Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Lên Men Thu Nhận Vitamine B12

I. Giới thiệu khái quát về B12 & sản xuất B12:

1. Vitamine B12:
•Vitamin B12 còn gọi là 5,6 dimetylbenzyldimazol cobamit xianit hay các tên
khác như cyancobalamin, eritrotin.
•CTPT C63H90N14O14PCo trong phân tử có chứa kim loại Coban. Thường ở
dạng kết tinh, kích thước nhỏ, màu đỏ sẫm, không mùi vị, bền với nhiệt nhưng bị
mất hoạt tính bởi kim loại nặng, chất oxy hóa khử và để lâu ngoài ánh sáng
•Chức năng: Chữa bệnh thiếu máu ác tính, bệnh viêm dây thần kinh ngoại
biên, tham gia quá trình trao đổi chất của cơ thể,…

2. Sản xuất B12:


•Việc tổng hợp B12 rất khó, chủ yếu nhờ vào phương pháp vi sinh vật (xạ
khuẩn, vi khuẩn sinh metan, vi khuẩn và tảo đơn bào).
•Hiệu suất quá trình phụ thuộc vào giống vi sinh vật, thành phần môi trường
và điều kiện nuôi cấy, trong đó việc sản xuất từ vi khuẩn Propionibacterium
shemanii đạt hiệu quả cao nhất.

II. Giới thiệu về Propionibacterium shemanii:


•Vi khuẩn Propionibacterium shermanii:
•Là dạng trực khuẩn nhỏ xếp thành từng đôi hoặc từng chuỗi ngắn, sống kị
khí hoặc hiếu khí không bắt buộc. trong điều kiện kị khí, vk này có dạng hình
tròn nhỏ ( dkinh từ 0.5 – 0.6µ m) đứng riêng hoặc liên lket thành từng chuỗi và
khi hiếu khí có dạng hình que.
•Vk phát triên mạnh ở dkien kị khí, tế bào hok di động và gram dương, không
có enz protease ngoại bào.
•Sinh trưởng tốt trong điều kiện pH 4.5 – 7.5 nhưng tạo ra vit B12 nhìu nhất
trog khoảng pH 5.8 – 7.5.

III. Tiến trình lên men sản xuất:


1. Nguyên liệu: Trong quá trình lên men sử dụng vi khuẩn
propionibacterium shermanii có thể sử dụng các nguồn nguyên liệu sau
đây,
•Rỉ đường là phế liệu chứa nhiều đường không kết tinh trong sản xuất đường
từ mía hoặc củ cải đường (chiếm khoảng 3 – 3.5%) với hàm lượng chất khô
chiếm khoảng 80 – 85% trong đó đường chiếm 60% với 40% sarcharose & 20%
là fructose và glucose.

Ưu điểm của rỉ đường: giá rẻ, khối lượng lớn dồi dào, dễ sử dụng 7 nguồn cung
cấp phổ biến.

Trong đó có chứa mật đô lớn các vi sinh vật, chủ yếu là các vi sinh vật tạo màng
và gây chua vì vậy sử dụng fluosilicate natri 2/10000 với trọng lượng mật rỉ để
bảo quản.
•Hèm rượu: là sản phẩm phụ của quá trình lên men ethanol, chất khô chiếm
tỷ lệ thấp vào khoảng 10%.

Ưu điểm: rẻ tiền, dễ kiếm và tận dụng nguồn phế liệu.


•Ngoài ra môi trường còn có thể tận dụng thêm là dịch Whey tuy nhiên dịch
Whey có thành phần dinh dưỡng tốt nên sẽ là môi trường thuận lợi cho các vi
sinh vật khác phát triển → cản trở đối với vi khuẩn lên men tạo B12.
•Vì vậy nguồn nguyên liệu phù hợp cho việc sản xuất B12 ở đây là dùng mật
rỉ đường (từ mía đường hoặc củ cải đường).
2. Xử lý nguyên liệu:

Nguồn nguyên liệu rỉ đường có một số hạn chế sau: hệ keo được tạo thành bởi
proteine và pectin → độ nhớt cao → cản trở quá trình trao đổi chất của tế bào vi
sinh vật. ngoài ra thì chính hệ keo này sẽ làm cho sản phẩm thu nhận được có
màu sẫm rất khó làm sạch sản phẩm. vì vậy trước khi sử dụng cần phải xử lý sơ
bộ bằng tác nhân H2SO4 (3.5 kg/tấn rỉ đường) với các hình thức:

ở nhiệt độ thường khuấy trộn trong vòng 24h.

ở 850C, khuấy đều & ly tâm xử lý trong vòng 6h.

tiến hành ly tâm ở pH 4 và nhiệt độ từ 120 – 1250C.

Vi sinh vật:

Nguồn giống:

vi khuẩn propionibacterium shermanii có thể được phận lập từ nhiều nguồn khác
nhau nhưng ở đây sử dụng dịch whey thu nhận từ quá trình sản xuất phomai để
phân lập chủng vi sinh vật mong muốn.
ngoài ra chúng ta có thể liên hệ với các nơi cung cấp giống có sẵn ở trong và
ngoài nước. ưu điểm của việc làm này là chất lượng giống được đảm bảo cũng
như thời gian bảo quản.

nâng cao chất lượng giống: có thể tiến hành bằng một trong các cách sau:

huấn luyện thích nghi:

cải thiện giống:

bảo quản giống:

việc bảo quản giống vi sinh vật là sau quá trình bảo quản các tính trạng quan
trọng của giống không bị mất hoặc bị giảm dựa trên nguyên tắc làm giảm quá
trình trao đổi chất và giảm quá trình hô hấp của vi sinh vật thông qua việc kiểm
soát các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm và lượng không khí tiếp xúc trực tiếp. cụ thể,
một số phương pháp được sử dụng để bảo quản giống vi sinh vật:

phương pháp cấy truyền và bảo quản lạnh: dựa trên sự trao đổi chất theo một
khoảng thời gian nhất định.

Phương pháp bảo quản trong đất hoặc cát: dựa trên nguyên tắc là làm giảm độ
ẩm của đất hoặc cát sau khi vô trùng.

Phương pháp bảo quản giống trong hạt ngũ cốc: nuôi trực tiếp vi sinh vật trong
hạt ngũ cốc đã hấp chín nhằm tạo bào tử để đem đi sấy rồi bảo quản ở nhiệt độ
lạnh.

Phương pháp bảo quản trong lớp dầu: cách ly vi sinh vật với không khí để hạn
chế quá trình hô hấp của vi sinh vật.

Phương pháp bảo quản theo phương pháp đông khô: giảm độ ẩm của canh
trường nuôi cấy ở nhiệt độ thấp trong điều kiện chân không.

Phương pháp làm lạnh đông: trộn vi sinh vật vào các chất phụ gia.

Cụ thể ở đây chúng ta bảo quả chủng Propionibacterium shermanii bằng phương
pháp:

Giữ giống trong môi trường thạch nghiêng với glucose, KH2PO4, (NH4)2SO4.

Trong môi trường bổ sung thêm cao ngô hoặc nước chiết trái cây.

Nuôi vi khuẩn ở điều kiện nhiệt độ 28 – 320C trong thời gian 7 – 8 ngày và sau
đó bảo quản lạnh, cấy truyền định kỳ mỗi tháng một lần.
Sở dĩ chúng ta chọn phương pháp này để bảo quản giống vi sinh vật trên là do
phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, chi phí rẻ tiền.

Môi trường nuôi cấy: glucose (20g), cao ngô (20g), (NH4)2SO4 (3g), K2HPO4
(2g), CoCl2.6H2O (0.02g), nước cất (1l) và pH từ 6.8 – 7 được xác định bằng
bromthimol với việc sử dụng NaHCO3 10% và dd H2SO4 10%.

Lên men:

Thu nhận sản phẩm:

Notes: ở mỗi khâu cần nêu những phương pháp có thể áp dụng và đưa ra phương
án tối ưu để chọn với lý do tương ứng.

You might also like