Role 4

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 14

Áp dụng các chức năng riêng của rơle

Mỗi loại rơle P441 và P442 có một cột trong menu được gọi là cột cấu hình
’Configuration’. Tác dụng của từng chức năng bảo vệ riêng trong vận hành
được miêu tả trong mục sau.
2.1 Cột cấu hình
Được chỉ ra trong bảng sau:
Bảng chức năng Giá trị cài đặt mặc định Các cài đặt có sẵn để
chọn
Cấu hình
Khôi phục các cài đặt Không khôi phục Không khôi phục
mặc định Toàn bộ cài đặt
Cài đặt nhóm 1
Cài đặt nhóm 2
Cài đặt nhóm 3
Cài đặt nhóm 4
Nhóm cài đặt Chọn qua Menu Chọn qua Menu
Chọn qua dao diện cáp
quang
Các cài đặt có hiệu lực Nhóm1 Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Lưu các giá trị thay đổi Không làm việc Không làm việc
Lưu
Huỷ bỏ
Nguồn để sao lưu Nhóm 1 Nhóm 1, 2, 3 hoặc 4
Đích sao lưu Không làm việc Không làm việc
Nhóm 1, 2, 3 hoặc 4
Nhóm cài đặt 1 Chọn Chọn hoặc không chọn
Nhóm cài đặt 2 Không chọn Chọn hoặc không chọn
Nhóm cài đặt 3 Không chọn Chọn hoặc không chọn
Nhóm cài đặt 4 Không chọn Chọn hoặc không chọn
Chức năng khoảng cách Chọn Chọn hoặc không chọn
Chức năng dao động CS Chọn Chọn hoặc không chọn
Chức năng quá I dp (I >) Không chọn Chọn hoặc không chọn
Quá dòng thứ tự nghịch Không chọn Chọn hoặc không chọn
Đứt dây dẫn Không chọn Chọn hoặc không chọn
Quá dòng chạm đất Không chọn Chọn hoặc không chọn
Quá dòng chạm đất có Chọn Chọn hoặc không chọn
hướng
Bảo vệ điện áp Không chọn Chọn hoặc không chọn
BV 50BF và I > Chọn Chọn hoặc không chọn
Giám sát Chọn Chọn hoặc không chọn
Kiểm tra hệ thống Không chọn Chọn hoặc không chọn

Tự động đóng lại trong Chọn Chọn hoặc không chọn


Các nhãn đầu vào Hiển thị Không hiển thị or hiển
thị
Các nhãn dầu ra Hiển thị Không hiển thị or hiển
thị
Tỉ số TI, TU Hiển thị Không hiển thị or hiển
thị
Ghi sự kiện Không hiển thị Không hiển thị or hiển
thị
Ghi nhiễu loạn Không hiển thị Không hiển thị or hiển
thị
Cài đặt đo lường Không hiển thị Không hiển thị or hiển
thị
Các cài đặt thông tin Hiển thị Không hiển thị or hiển
thị
Các thử nghiệm Hiển thị Không hiển thị or hiển
thị
Các giá trị đặt Chính Chính và bổ xung
Mục đích của cột cấu hình là cho phép vào cấu hình chung của rơle từ một
trình đơn trong menu. Bất kỳ chức năng nào không được cho phép hoặc
không cho hiển thị trong cột này thì sẽ không suất hiện trong menu chính
của rơle.
2.2 Bảo vệ khoảng cách chống sự cố pha.
Rơle P441, P442 có 5 vùng khoảng cách chống các sự cố pha như chỉ ra trên
hình 1.
Hình 1: Các đặc tính đa giác cho các sự cố pha.
Toàn bộ các phần tử bảo vệ khoảng cách chống các sự cố pha có đặc tính
hình đa giác và có hướng được chỉ ra như sau:

• Vùng 1,2 và 3 - Là các vùng hướng thuận sử dụng trong các sơ đồ


khoảng cách truyền thống. Chú ý Vùng 1 có thể mở rộng tới Vùng
Z1X khi có yêu cầu mở rộng sơ đồ vùng 1.

• Vùng P - Là vùng có thể lập trình, có thể chọn là vùng có hướng thuận
hoặc hướng ngược.

• Vùng 4 - Vùng hướng ngược. Chú ý rằng vùng 3 và 4 có thể phối hợp
để có thể làm việc như vùng hướng thuận với offset ngược.
2.3 Bảo vệ khoảng cách chống các sự cố chạm đất:
P441 và P442 có 5 vùng bảo vệ các sự cố pha- đất, như chỉ ra trên hình 2 -
đồ thị trở kháng vòng đất

Hình 2: Các đặc tính tứ giác chống các sự cố chạm đất.


Toàn bộ các phần tử bảo vệ chống sự cố chạm đất có dạng đặc tính đa giác
phẳng, và có hướng như các vùng bảo vệ khoảng cách pha. Vùng với của
các phần tử bảo vệ chạm đất sử dụng đặc tính có bù tầm với sự cố pha đất
tương ứng. Các hệ số bù như sau:

• kZ1 - Cho vùng 1 (và vùng 1X);

• kZ2 - Cho vùng 2;

• kZ3/4 - Chia bởi cả hai vùng 3 và 4;

• kZp - Cho vùng P.

2.4 Các cài đặt cho vùng khoảng cách.


Chú ý: Các vùng bảo vệ khoảng cách riêng có thể đưa vào làm việc hoặc
không bằng bảng trạng thái chức năng vùng khoảng cách. Đặt bít phù hợp
lên 1 sẽ đưa vùng đó vào làm việc và đặt về 0 sẽ bỏ vùng khoảng cách đó
(vùng không cho hoạt động). Chú ý vùng 1 luôn luôn được kích hoạt, nên
vùng 2 và 4 cũng cần kích hoạt khi có yêu cầu sử dụng trong các sơ đồ bảo
vệ có kênh truyền.
2.4.1 Vùng với
Toàn bộ các vùng trở kháng cho bảo vệ sự cố pha được tính toán trong dạng
số phức:
2.4.2 Các giá trị đặt thời gian:
Duy trì thời gian vùng 1(tZ1) thường được đặt 0s, tác động cắt tức thời.
Nhưng thời gian duy trì vùng 1 cũng có thể áp dụng trong trường hợp thành
phần thoáng qua DC trong dòng sự cố lớn, và đối với các máy cắt cũ có thể
không cắt được dòng điện khi chưa đi qua điểm 0.
Duy trì thời gian vùng 2(tZ2) được đặt để phối hợp với thời gian loại trừ sự
cố vùng 1 đối với các đường dây liền kề. Tổng thời gian loại trừ sự cố bao
gồm thời gian tác động vùng 1 cộng với thời gian tác động của MC. Thời
gian giới hạn cho phép phải được đặt (tính) cho các phần tử vùng 2 để bảo
vệ trở về sau khi loại trừ sự cố trên đường dây liền kề của bảo vệ đường dây
liền kề đó và đồng thời cũng để có đường biên an toàn. Thời gian duy trì tối
thiểu của vùng 2 là 200ms. Khoảng thời gian này có thể được điều chỉnh khi
có yêu cầu phân biệt với vùng 2 của bảo vệ khác hoặc được đặt trễ hơn đối
với bảo vệ dự phòng của đường dây liền kề.
Duy trì thời gian vùng 3(tZ3) thường được đặt với tính toán tương tự vùng 2,
trừ phi rơle cần phối hợp với thời gian loại trừ sự cố vùng 2 đường dây tiếp
theo phía trước. Thời gian tác động tối thiểu của vùng 3 thường khoảng
400ms. Nó cũng có thể được thay đổi để phối hợp với bảo vệ dự phòng của
đường dây liền kề.
Thời gian đặt cho vùng 4(tZ4) phải phối hợp với bất kỳ bảo vệ nào của các
đường dây liền kề theo hướng ngược. Nếu vùng 4 chỉ sử dụng cho sơ đồ
khoá thì thời gian tZ4 có thể đặt với giá trị cao.
2.4.3 Bù dòng dư cho các phần tử bảo vệ chạm đất:
Trong các trường hợp sảy ra sự cố chạm đất, dòng đất (thu nhận được theo
dạng véc tơ tổng của 3 dòng pha đưa vào rơle: Ia +Ib + Ic) được đưa vào tính
toán trong vòng pha - đất. Do vậy tầm với vòng pha-đất của bất kỳ vùng nào
cũng phải được mở rộng thêm bằng hệ số nhân (1+kZ0) so với tầm với thứ tự
thuận (đối với các sự cố không kèm theo chạm đất) của các phần tử chống sự
cố pha tương ứng. kZ0 là hệ số bù dòng dư và được tính như sau:
Trị số ⏐kZ0 ⏐ = (Z0 -Z1)/3.Z1 Ie tính theo tỉ lệ
Góc kZ0 ⏐kZ0 ⏐ = ∠(Z0 -Z1)/3.Z1 Đặt theo độ.
Trong đó:
Z1 = Tổng trở thứ tự thuận của đường dây hoặc cáp;
Z0 = Tổng trở thứ tự không của đường dây hoặc cáp.
Các hệ số bù riêng cho mỗi vùng (KZ1, KZ2, KZ3/4 và KZp) cho phép quản
lý chính xác hơn vùng với đối với các phần tử chống sự cố chạm đất, các
phần tử này được đặt để với quá ra ngoài đường dây được bảo vệ, chẳng hạn
như bao trùm cả các mạch đường dây khác mà có sự khác biệt về tỉ lệ tổng
trở thứ tự không so với thứ tự thuận.
2.4.4 Tính toán điện trở đặt cho các phần tử chống sự cố pha - đất:
Các rơle P441, P442 có các phần tử bảo vệ sử dụng đặc tính tứ giác, như vậy
điện trở vùng đặt (RPh) được đặt độc lập với vùng tổng trở theo đường
dây/đường cáp được bảo vệ. RPh định rõ giá trị lớn nhất của điện trở sự cố
cộng với tổng trở đường dây, vùng khoảng cách sẽ tác động với giá trị này
không tính đến vị trí điểm sự cố trong vùng. Như vậy giới hạn tầm với điện
trở về phía trái hay phía phải của mỗi vùng được thay thế bằng +RPh và
-RPh về hai phía trong đặc tính tổng trở của đường dây tương ứng. RPh
thường được đặt cho mỗi vùng cơ sở, bằng cách sử
dụng R1Ph, R2Ph và RpPh. Chú ý rằng vùng 3 và 4 có phần điện trở vùng
R3Ph/R4Ph.
Khi rơle được đặt theo tổng trở nhất nhứ, RPh phải được đặt trùm điện trở sự
cố pha - pha lớn nhất có thể. Nói chung RPh phải được đặt lớn hơn điện trở
hồ quang sự cố lớn nhất đối với các sự cố pha - pha, được tính toán như sau:
Ra = (28710 x L)/If1.4
RPh ≥ Ra
Trong đó:
If = dòng sự cố pha - pha nhỏ nhất có thể(A)
L = Khoảng cách dây pha lớn nhất (m)
Ra = Điện trở hồ quang, tính theo công thức Warrington (Ω).
Thông số điển hình đối với Ra được cho trong bảng 1 dưới đây theo các giá
trị khác nhau của dòng sự cố pha nhỏ nhất.
Khoảng cách Điện áp cơ If = 1A If = 5A If = 10A
dây pha(m) sở hệ thống
2 33 3.6Ω 0.4Ω 0.2Ω
5 110 9.1Ω 1.0Ω 0.4Ω
8 220 14.5Ω 1.5Ω 0.6Ω
Bảng 1: Điện trở hồ quang điển hình tính toán theo công thức Warringtơn.
Giới hạn điện trở sự cố pha lớn nhất phải được ghạn chế để tránh việc cắt
nhầm bởi vùng lấn của tải. Như vậy R3Ph và các giá trị đặt cho giới hạn
điện trở sự cố pha khác cũng phải được đặt để tránh trường hợp tải nặng nhất
có thể đối với với xuất tuyến.Ví dụ được chỉ ra như trên hình 3 dưới đây,
trong đó trường hợp tải nặng nhất là điểm Z được tính từ:
Biên độ tổng trở ⏐Z⏐ = kV2/MVA
Góc pha vượt trước ∠Z = cos-1(PF)
Trong đó:
kV = Điện áp định mức đường dây(kV);
MVA = Tải lớn nhất, trường hợp quá tải ngắn hạn khi cắt một dường dây
trong mạch đường dây song song;
PF = Hệ số công suất kéo theo xấu nhất.

Hình 3: Giới hạn điện trở để tránh vùng tải.


Như chỉ ra trên hình vẽ, R3Ph-R4Ph được đặt để tránh điểm Z bằng một
đường biên phù hợp. Vùng 3 không được với quá 80% khoảng cách từ
đường đặc tính tổng trở (đường biểu diễn bằng nét chấm chấm) đến điểm Z.
Tuy vậy khi chức năng khoá dao động công suất được sử dụng thì có đặc
tính tổng trở rộng hơn bao vùng 3 và 4 để đảm bảo tải không lấn được nhờ
vào đặc tính này. Vì lý do này, R3Ph được đặt ≤ 60% khoảng cách từ đường
đặc tính tổng trở tới điểm Z. Giá trị đặt nên áp dụng giữa giá trị tính toán
nhỏ nhất và lớn nhất.
Để đạt được sai số nhỏ nhất cho giới hạn vùng thì giới hạn điện trở của mỗi
vùng thường không nên đặt lớn hơn 10 lần giới hạn vùng tương ứng để tránh
rơle làm việc với quá hoặc hụt vùng khi đường dây được bảo vệ đang phát
hay nhận công suất tại thời điểm bắt đầu sự cố. Giới hạn điện trở của bất kỳ
vùng nào khác không thể đặt lớn hơn R3Ph và như vậy vùng 4 thường được
sử dụng để xác định hướng ngược trong các sơ đồ khoá liên động hoặc cho
phép với quá, các phần tử vùng 2 sử dụng trong sơ đồ phải thoả mãn R2Ph
≤(R3Ph-R4Phx80%).
2.4.5. Tính toán giới hạn điệ trở cho các phần tử chống sự cố chạm đất:
Gía trị đặt giới hạn điện trở của các phần tử chống sự cố chạm đất rơle(RG) nên
được đặt bao toàn bộ điện trở sự cố chạm đất, để tránh việc tác động với tổng
trở tải nhỏ nhất. Điện trở sự cố bao gồm điện trở hồ quang và điện trở nối đất
cột(tower footing). Ngoài ra để đạt được giới hạn điện trở với độ chính xác cao
thì giới hạn(vùng với) điện trở của bất kỳ vùng khoảng cách nào bình thường
không được đặt lớn hơn 10 lần điện trở giới hạn vòng đất tương ứng.
Điện trở giới hạn điển hình trung bình thường là 400Ω nhất thứ. Cũng tương
tự như tổng trở tải phải tránh như đề cập trong mục 2.4.4, giá trị R3G được
đặt để tránh điểm Z bằng một đường biên phù hợp. Vùng 3 không được với
ra ngoài 80% khoảng cách từ đường đặc tính tổng trở(đường chấm chấm
trên hình 3) tới điểm Z.
Đối với các sự cố chạm đất điện trở cao, có thể không có phần tử khoảng
cách nào có thể tác động. Trong trường hợp này cần phải có bảo vệ chạm đất
bổ xung, ví dụ sử dụng rơle bảo vệ DEF có trợ giúp bằng kênh truyền.
2.4.6.Ảnh hưởng của hỗ cảm trong cài đặt bảo vệ khoảng cách:
Khi đường dây không vận hành song song(2 mạch) luôn có hỗ cảm giữa hai
mạch. Hỗ cảm thứ tự thuận và thứ tự nghịch có giá trị nhỏ có thể bỏ qua
nhưng hỗ cảm thứ tự không là đáng kể và nó ảnh hưởng đến phép đo của
rơle trong suốt thời gian có sự cố chạm đất khi đường dây vận hành song
song.
Hỗ cảm thứ tự không làm cho bảo vệ khoảng cách có thể làm việc với vùng
với quá hay hụt vùng phụ thuộc vào hướng của dòng thứ tự không chạy trên
đường dây song song. Dẫu vậy nó có thể chỉ ra rằng việc tác động vượt tầm
với hay hụt vùng không ảnh hưởng đến việc phân biệt của rơle khi vận hành
đường dây song song (ví dụ. không thể sảy ra trường hợp rơle tác động với
quá tầm với đối với các sự cố bên ngoài đường dây được bảo vệ và cũng
không thể tác động hụt vùng đối vơí những trường hợp mà không có vùng 1
gối lên). Sơ đồ có kênh truyền trợ giúp đương nhiên phản ứng với các sự cố
trong đường dây được bảo vệ và không phản ứng khi có sự cố sảy ra bên
ngoài đường dây.
2.4.7. Ảnh hưởng của hỗ cảm đối với giá trị đặt vùng 1:
Đối với trường hợp như chỉ ra trên hình 4, trong đó một mạch của đường
dây song song đang tách khỏi vận hành và được nối đất ở cả hai đầu đường
dây, nếu sảy ra
sự cố trên thanh cái đầu phía xa có thể gây ra việc cắt nhầm do các phần tử
bảo vệ chạm đất vùng 1. Cũng có thể làm giảm giới hạn vòng đất vùng 1 áp
dụng trong trường hợp này bằng cách sử dụng một nhóm cài đặt mở rộng
trong rơle, trong đó hệ số bù dòng đất kZ1 được đặt ở trị số thấp hơn giá trị
bình thường (điển hình là giá trị ≤ 80% của giá trị kZ1 thông thường).

Hình 4: Bù giới hạn vùng 1


2.4.7. Ảnh hưởng của hỗ cảm đối với giá trị đặt vùng 2:
Hình

You might also like