Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 54

Hướng dẫn sửa Mainboard

25-09-2008 | lqv77 | 167 phản hồi »

* Chuẩn bị đồ nghề:

- Card test main (không thể thiếu) nếu có điều kiện thì trang bị một “card test main” lọai
support port 80h và 84h, có luôn cổng LPT càng tốt (hoặc loại dùng cả cho desktop lẫn
Laptop). Xem thêm bài “Card Testmainboard toàn tập“.

Dòng P2 Chỉ có khe PCI hổ trợ Port 80H và 84H

- CPU các loại: thông dụng nhất là Sokket 478, và soket 775.

- RAM các lọai: thông dụng nhất là SD-RAM, DDR, DDR2.

- Bộ nguồn lọai tốt.

- Máy khò nhiệt, mỏ hàn, đồng hồ đo VOM, máy cấp nguồn.

- Các thiết bị khác đắc tiền hơn nên trang bị khi bạn là cửa hàng lớn: máy nạp chip BIOS
ROM (khỏang 500-1000$), máy hiện sóng, máy đóng chip (khoảng 2000$), đế làm chân
chip (khoảng 150$), lưới làm chân chip các lọai (khỏang 15$/cái).

- Linh kiện thay thế các lọai: Mosfet, Ic nguồn, chipset, chip SIO, chip LAN, chip Sound,
chip Bios ROM, tụ lọc nguồn các lọai…

1. Lỗi chấn thương vật lý:


- Một kỹ thuật IT kinh nghiệm khi cầm một mainboard nghi ngờ hỏng sẽ quan sát thật kỹ
xem có bị “chấn thương vật lý” hay không ??? Một vết trầy xước, có thể gây ra ngắn
mạch hoặc đứt mạch. Các slot ram, khe mở rộng PCI, AGP, PCIx… có bị chập mạch hay
không. Nhiều bạn máy đang chạy, tháo ra thử 1 thanh RAM thế là máy “đi luôn” lại đổ
cho RAM giết main. Nhưng sự thật do bất cẩn thao tác không đúng cách đã làm các slot
tiếp xúc chập nhau dẫn đến chết main.

- Lỗi cháy, nổ hay phù tụ thì rất dễ phát hiện bằng mắt thường và tôi đã đề cập đến trong
bài viết “Mainboard và các pan căn bản”

- Các vết bẩn do côn trùng xâm nhập để lại như dán, chuột… sẽ gây chập chờn không ổn
định thậm chí chạm chập và dẫn đến chết mainboard.

- Việc vệ sinh mainboard thật sạch và quan sát thật kỹ ban đầu rất có ích cho công việc
sửa chữa mainboard.

2. Lỗi kích nguồn không được:

- Các nguyên nhân chính:

• Chết Mosfet đảo nối đường PS-On với chip SIO.


• Hỏng thạch anh 32k cho chipset Nam.
• Hở chân hoặc lỗi chipset Nam.
• Hở chân hoặc lỗi chip SIO.

- Mạch kích nguồn thông dụng có 3 dạng chính:


—————
- Trước tiên, cần kiểm tra mức nguồn 5V (hoặc trên 2.5V) tại chân công tắc (PWR như
trong hình). Nếu mất thì dò xem mức nguồn này do chip SIO hay chip NAM cấp. Khò lại
hoặc thay chip, kết thúc bước này phải có mức nguồn 5V ở chân công tắc.

- Kiểm tra xem mạch kích nguồn thuộc dạng nào: Dò từ chân màu xanh lá đến chip SIO
(như hình minh họa). Nếu có 1 đường đo được =0 thì sẽ nằm ở dạng 2 hoặc dạng 3.

- Còn nếu tất cả các đường đều > 0 thì sẽ nằm dạng 1. Khi đó cố gắn tìm 1 mosfet nhí bị
lỗi (thường là chập sẽ gây ra cắm nguồn chạy ngay, hoặc đứt) khu vực giữa dây xanh lá
và chip SIO.
- Nếu nằm dạng 3 thì phải khò lại chip SIO hoặc thay chip SIO. Nên nhớ phải thay đúng
trị số trên IC. Thường là Wxxxx hoặc ITxxxx.

- Nếu nằm ở dạng 2 thì hơi mệt, vì cả 2 chip Nam và chip SIO phải OK hết thì mới kích
nguồn được.

- Ngoài ra nhiều trường hợp thạch anh của chipset Nam bị lỗi cũng là cho chip Nam
không hoạt động. Nên thay thử thạch anh này trước khi xử lý chipset Nam.

3. Kiểm tra các đường cấp Nguồn cho RAM: (Chưa cần cắm CPU)

- Gắn cẩn thận Card test main vào khe PCI. Kích PS ON, quan sát các led trên Card
TEST Main.
- Các led báo nguồn chuẩn +5V, -5V, +12V, -12V , 3.3V.
- Lưu ý đường 3.3V đối với main sử dụng SDRAM sẽ sử dụng trực tiếp nguồn này nếu
mất, hãy kiểm tra các pin VDD (6, 18, 26, 40, 41, 49, 59, 73, 84) của slot RAM (Tham
khảo bài viết “Các pinout các giao tiếp máy tinh“) để biết vị trí của các pin. Hoặc kiểm
tra các pin 3.3V của khe cắm PCI.
- Riêng DDRAM chỉ sử dụng nguồn 2.5V nên trên mạch sẽ có mạch ổn áp 2.5V từ nguồn
3.3V hoặc nguồn 5V (Kiểm tra các con FET xung quanh khe cắm RAM và các chân
VDD tương tứng (7, 15, 22, 30, 38, 46, 54, 62, 70, 77, 85, 96, 104, 108, 112, 120, 128,
136, 143, 148, 156, 164, 168, 172, 180).
- Các chân nguồn cho DDR2:

- Các chân nguồn cho DDR3:

- Nếu mất thì tiếp tục kiểm tra các con FET xung quanh chân RAM, hoặc IC dao động
nguồn cấp cho các con FET này. Thay IC hoặc thay FET.

- Tụ lọc nguồn cho RAM phù hay khô đẫn đến main chập chờn lúc chạy lúc không và
thường báo lỗi RAM vô cớ.

4. Mạch cấp nguồn cho RAM, chip cầu Nam, chip cầu Bắc, khe AGP, PCIx:

- Dạng cho RAM:

- Dạng cho chipset:


- Dạng 1:

Dạng 2:

Dạng 3:
Dạng 4:

- Dạng 5:

- Dạng 6:

- Dạng 7:
- Dạng 8:

5. Kiểm tra đường nguồn cấp cho chip Nam và AGP hoặc PCIx:

- Tương tự như RAM, xung quanh chip Nam có 1 hoặc vài con FET cấp nguồn cho chip
Nam.

- Tương tự với AGP và PCIx. Một số trường hợp AGP dùng chung nguồn với chip Nam.

- Đối với đa số mainboard, ta chỉ cần cắm nguồn mà không cần cắm CPU là có thể kích
nguồn để kiểm tra. Khi đó ta sẽ đo nguồn cấp cho RAM. Nếu nguồn cấp cho RAM chưa
OK thì phải sửa phần này trước đến khi OK mới làm bước tiếp theo.

6. Kiểm tra nguồn cấp cho CPU:

- Nguồn RAM OK, thì ta sẽ cắm CPU vào và kích nguồn.

- Lưu ý, khi chưa lắp CPU vào thì nguồn cấp cho CPU sẽ bằng 0v.

- Kiểm tra các đường cấp nguồn cho CPU. (Các con FET to xung quanh socket gắn CPU,
đo tại chân các cuộc dây đồng to quấn quanh 1 lõi hình vòng sẽ có mức nguồn tương ứng
với nguồn cấp cho CPU).
- Hiện tượng ngắn mạch dẫn đến mất nguồn cấp cho CPU rất thường xảy ra. 70-80%
main chết đều do bệnh này. Nếu con FET nào bị ngắn mạch khi bật máy rờ tay sẽ rất
nóng.

- Kế đó là các IC dao động nguồn – rất thường xảy ra, IC driver cấp cho chân G các con
FET.

- Một số trường hợp nguồn có nhưng không ổn định sẽ dẫn đến “kén” CPU do nguồn
không cấp ra được đúng nguồn nuôi CPU làm CPU không chạy. Lỗi này đa phần do các
tụ lọc nguồn CPU bị phù hoặc khô, thay hết là tốt nhất.

- Xem thêm bài “Mạch cấp nguồn cho CPU trên mainboard” tôi phân tích kỹ hơn về
mạch này.

- Xem thêm bài “Kinh nghiệm thay Mosfet tương đương” dành cho mainboard.

7. Kiểm tra tín hiệu xung RESET:

- Sau khi tất cả các đường nguồn đều tốt: Nguồn RAM, nguồn CPU, nguồn Chipset,
nguồn AGP… ta lưu ý đến tín hiệu xung reset (lưu ý đèn led RESET trên card test
mainboard).

- Sau khi kiểm tra các led báo nguồn OK, led RESET sẽ sáng lên 0.5s rồi tắt là xung
Reset đã tốt. Mất xung reset là đèn reset không sáng hoặc sáng hoài.

- Khi mất xung reset cần lưu ý các nguyên nhân:

• Jumper CLEAR CMOS không cắm vào Main


• Mất nguồn 1,8V cấp cho Chipset
• Hỏng mạch Clock Gen (chưa có xung Clock)
• Mất nguồn 1,5V cấp cho Chipset
• Mất tín hiệu P.G từ nguồn ATX cấp xuống Main qua dây mầu xám
• Mạch VRM có sự cố (không có tín hiệu VRM_GD)
• Chưa gắn CPU vào Mainboard – mạch VRM không hoạt động
• Hỏng mạch ổn áp cho RAM hoặc cho Card AGP
- Lưu ý thêm: nếu các phép kiểm tra trên đều cho kết quả Tốt thì chip Nam có thể đã hở
chân hoặc bị lỗi. Khò lại hoặc thay chip Nam.

8. Kiểm tra xung clock chính cấp cho mainboard và CPU:

- Đèn led Clk trên card test sáng cho thấy mạch dao động chính cho mainboard đã tốt.

- Sau khi nguồn cho CPU ok thì kiểm tra ic dao động (nằm gần thạch anh). Bước này cần
phải có “máy hiện sóng” nếu không thì thay thử thạch anh, khò lại hoặc thay ic dao động.

- Vị trí của chíp xung clock chính cho mainboard và CPU:


9. Chip BIOS ROM bị lỗi:

• sau các bước kiểm tra trước: xung Clock, nguồn CPU, nguồn RAM, nguồn
chipset, xung Reset đã OK mà mainboard vẫn chưa chạy thì hơi gây go.
• Và các lỗi sau đây đa số là do kinh nghiệm được đút kết:
1. CPU không tương thích (mainboard không support tới)
2. CPU tiếp xúc không tốt (tháo ra gắn lại, vệ sinh mặt tiếp xúc đối với
socket 775)
3. Hở socket gắn CPU (do họat động lâu ngày và nhiệt độ cao)
4. Lỗi chip BIOS ROM (tháo chíp BIOS ROM ra vệ sinh, nếu không thì nạp
lại thử)
5. Hở chíp cầu Bắc (phải hấp chip hoặc đóng lại chip, cái này phải có máy
đóng chip mới làm được)
• Nếu mainboard đã chạy nhưng lại treo ngay màn hình CMOS thì đa phần là do hở
chip cầu NAM .
10. Tra thông số báo trên card test main:

- Nếu các bước trên đều OK nhất định card test main sẽ hiển thị quá trình POST và hiển
thị các mã lệnh POST. Bảng tra đầy đủ nhất tại đây:

http://www.postcodemaster.com/

11. Các khó khăn trong khi sửa main:

- Linh kiện thay thế như các IC dao động, chip IO, chipset rất khó mua hoặc là phải mua
số lượng lớn và mua từ Trung Quốc. Nếu mua lại ở VN thì rất đắc tiền. Tốt nhất là tự sưu
tầm các main hư để lấy đồ “dớt”.

- Thiết bị chuyên dụng rất đắc tiền (như đã nêu ở phần đầu)

Cách đo kiểm tra một mainboard để xác


định hư hỏng
26-12-2009 | lqv77 | 59 phản hồi »

Nhiều bạn đặt vấn đề với tôi là: Không cần học sửa mainboard, chỉ cần biết cách đo đạt
và xác định chính xác main hư và hư ở chổ nào mà thôi. <– Đó chính là lý do có bài viết
này.
Yêu cầu trình độ: Vọc sỹ.
Tối thiểu: phải biết xài VOM kim hoặc số tùy.

Bắt đầu:

I. Cắm nguồn vào main và đo (chưa kích nguồn đầu nhé):

1. Dây tím phải đủ 5V: thiếu thì phải kiểm tra bộ nguồn rời coi OK chưa, nếu nguồn rời
OK mà cắm vào main bị sụt áp thì coi chừng chạm tải đâu đó: thường là Chip NAM,
LAN, Sound, SIO…

2. Dây xanh lá phải có 5V (hoặc 2v5 đến ~5v) : chân nào không quan trọng nhưng nếu
cắm nguồn vô mà không có 5V thì cũng mệt. Vì nó = 0V thì nguồn phải chạy, mà chưa
kích công tắc mà nguồn chạy <– Lỗi tự kích nguồn.

3. Chân A14 khe PCI phải có 3V3:

Đây là chân nguồn cấp trước 3v3 cho chipset Nam, mất 3v3 này thì chip Nam không hoạt
động và chắc chắng sẽ không kích được nguồn. Mất 3V3 này thường do chết IC 1117
hoặc chạm, chết chip Nam.

4. Chân kích nguồn ps_on phải có 5V:

Khi đã có 3v3, thạch anh 32Mhz OK thì chip Nam sẽ cấp trực tiếp (hoặc thông qua SIO)
5V kích cho 1 chân của nút công tắt (câu ra mặt thùng CPU) PS_ON. Mất 5V kích này
thường do lỗi SIO hoặc chip Nam.
II. Kích nguồn: <– Kích không được nguồn thì kiểm kỹ lại các bưới trên và tự kết luận
main hư gì nhé.

III. Kích nguồn, quạt quay, máy không boot, không lên hình, đo tiếp:

1. Đo Nguồn RAM:

DDR1: Chân số 7 hoặc chân 143 như hình phải có 2V5:

DDR2: Phải có 1V8

DDR3: Chân 51 phải có 1V5


Nếu mất nguồn RAM thường do chết FET hoặc chết IC giao động nguồn RAM.

2. Đo nguồn BUS RAM (VTT) phải có 1V25 cho DDR1

Mất nguồn Bus Ram dẫn đến: không cắm RAM thì kêu tit tit, cắm RAM vào im re nhưng
cũng không chạy (như dạng lỗi chip Bắc).

3. Nguồn chipset (có khi chung nguồn AGP/PCIx):

Đo chân S các mosfet công suất khu vực giữa 2 chipset phải có 1V5.
Nếu mất nguồn này khi kích nguồn chipset lập tức nóng rang (thậm chí nóng đến chết
tươi luôn).

4. Nguồn Vcore cấp cho CPU:

Đo tại chân các cuộn dây giống nhau xung socket gắn CPU: phải có từ 1v1 ~ 1v8
Mất nguồn này CPU sẽ lạnh tanh và chắc chắn mainboard không chạy.

Nếu chỉ dùng VOM thì đến đây là kết thúc. Chúc các vọc sỹ thành công chuẩn đoán bệnh
mainboard với VOM.

Mainboard: chip cầu Bắc các lỗi thường


gặp và cách xử lý
Chip cầu Bắc – Northbridge: Hay còn gọi là Memory Controller Hub (MCH).

Cách nhận dạng:

• Chip lớn nhất trên Mainboard.


• Thường được gắn thêm 1 miếng tản nhiệt.
• Nằm gần CPU và RAM.
Hình dạng thực tế:

Nhiệm vụ:
• Liên lạc giữa các thiết bị CPU, RAM, AGP hoặc PCI Express, và chip cầu nam.
• Một vài loại còn chứa chương trình điều khiển video tích hợp, hay còn gọi là
Graphics and Memory Controller Hub (GMCH) hay VGA onboard.

Lỗi thường gặp:

• Không nhận dạng CPU (CPU không chạy, tương tư như hở socket CPU)
• Không nhận RAM (Trường hợp nguồn RAM đã đủ): không gắng RAM thì loa
Beep kéo dài gắng RAM vô thì không beep nữa hoặc beep liên tục.
• Không nhận VGA (trường hợp nguồn AGP hoặc PIC-E đủ) (hoặc mất VGA
onboard) Card Test Main báo code 25 hoặc 26 (dĩ nhiên là card lọai tốt nhé, card
test dỏm thì main mới mới thì cứ báo lỗi 26 bất cứ là chạy hay bị lỗi gì cũng 26).
• Chạm, chết chip Bắc: Rất dễ kiểm tra thông qua các tụ lọc nguồn trên lưng. Lỗi
này bắt buộc phải thay. Phải có máy hàn chip BGA chuyên dùng thì mới thao tác
được. Đối với laptop thì việc này “rất bình thường”, nếu bạn muốn sửa laptop OK
thì nên “luyện” làm chip trên mainboard PC cho thật OK thì sẽ tự tin khi làm với
laptop.
• Hở các chân bi BGA: rất thường xảy ra với mainboard laptop đã sử dụng trên 1
năm. Nhẹ thì có thể hấp lại nhưng tốt nhất nên xả ra, làm lại chân bi BGA và
đóng lại. Đối với mainboard laptop, nên “độ” lại phần tản nhiệt cho chip thì sẽ
kéo dài thời gian “tái” bệnh hơn.
Cách xử lý:

• Không nhận dạng CPU (Card Test hiện C0, FF hoặc không hiện gì): có thể do hở
socket (đè mạnh thử thì chạy) vệ sinh socket, hấp lại socket (nếu dạng chân gầm).
• Tất cả 3 lỗi thường gặp nêu trên đều phải hấp lại chip Bắc hoặc tháo chip Bắc ra
làm chân đóng vô lại hoặc phải thay chip Bắc khác.

Mainboard: Chip cầu Nam những lỗi


thường gặp và cách xử lý
23-03-2009 | lqv77 | 19 phản hồi »

Chip cầu NAM – South Bridge Chip (I/O Control Hub: ICH)

Cách nhận dạng:

- Lớn thứ nhì trên main (chỉ thua Chip cầu Bắc)

- Có 2 chip lớn, chíp thứ nhất là cầu Bắc thì chip còn lại là chip cầu NAM.
Dạng chip NAM thông dụng

Nhiệm vụ:

- Quản lý và giao tiếp với các thành phần như: các khe PCI, giao tiếp USB, chip Sound,
chip LAN, BIOS ROM, chip SIO (Riêng SIO sẽ quản lý: Keyboard, mouse, FDD, COM,
LPT)

Lỗi thường gặp:

- Không kích được nguồn (thường gặp nhất). Kết hợp với chip SIO sẽ điều khiển mạch
ngắt, mở nguồn.

- Mất xung reset (rất thường gặp)

- Chập chờn, không nhận, hoặc nhận mà không chạy các thiết bị như USB, HDD, CD,
khe cắm PCI…

Cách xử lý:

- Riêng lỗi không kich nguồn sẽ có 1 bài riêng, tuy nhiên sau khi xác định lỗi là do chip
NAM thì cách xử lý sẽ tương tự như chip Bắc. Đó là “hấp” lại chíp, “đá” chip, “làm chân
lại” hoặc thay chip mới.
Mainboard: Bios Rom các lỗi thường gặp
và cách sử lý
25-03-2009 | lqv77 | 23 phản hồi »

BIOS – Basic I/O System – Hệ thống xuất nhập cơ bản

Cách nhận biết:

- Hình dáng thông thường:

- Hình chữ nhật có vạt 1 góc gồm 32 chân,


gắn trong một sóc két (như hình) hoặc hàn dính vào mainboard.

- Lọai đời mới: dạng flash; chip dán 8 chân


Hoặc chip 8 chân ghim bình thường:

Nhiệm vụ:

- Giao tiếp mức cơ bản nhất với người dùng từ lúc bật công tắt cho đến lúc hệ điều hành
bắt đầu được load vào bộ nhớ mà ta gọi là BOOT.

- Cho phép thiết lập các cấu hình như: chọn ổ đĩa khởi động, chỉnh ngày giờ hệ thống, đặt
mật khẩu bảo vệ…

Các lỗi thường gặp:

- Chip BIOS lỗi sẽ gây ra lỗi kich nguồn quay, máy không boot được. Lỗi này chỉ xác
định khi đã kiểm tra các lỗi về nguồn và CPU xong.

- Báo lỗi: Bios check sum error,


Cách xử lý:

- Nếu lên hình mà báo lỗi là do hết pin nuôi CMOS hoặc đã cài đặt trình CMOS setup sai.

- Lỗi không boot (ngòai lỗi nguồn và CPU ra) thì cần nạp lại chip BIOS.

Mainboard: Chip SIO các lỗi thường gặp


và cách xử lý
25-03-2009 | lqv77 | 29 phản hồi »

Chip Super I/O viết tắt là SIO

Cách nhận biết:

- Hình chữ nhật, khoảng 4 cm vuông trên có chữ ITE, Winbond, SMSC… như hình;
Tránh nhầm lẫn chip SIO với chip LAN onboard (có cùng kich thước nhưng thường đi
kèm một thạnh anh 25.000) một số ít chip sound onboard cũng có cùng kích thước nhưng
ít thấy hơn. Thông dụng nhất vẫn là 3 loại chip này nên cũng ít nhầm lẫn.

Nhiệm vụ:

- Kết hợp với chipset NAM quản lý việc kích nguồn và tắt nguồn cho main.

- Quản lý bàn phím, chuột, FDD, LPT.

Các lỗi thường gặp:

- Không kích được nguồn (rất phổ biến) tuy nhiên vẫn còn phụ thuộc vào chip NAM và
có khi có thêm mosfet đảo hay IC damper bên ngoài.

- Chập chờn Reset lại liên tục (như lỗi RAM) tốt nhất khi gặp thì nên vệ sinh thật kỹ hàn
lại chân SIO trước khi kiểm tra tiếp đến các thành phần khác.
- Không nhận các thiết bị như keyboard, mouse, FDD, LPT. Một số trường hợp do chạm
các tụ lọc nhiễu gần các cổng keyboard, mouse chỉ cần xả bỏ các tụ này là OK.

Cách xử lý:

- Lỗi không kích nguồn thì sẽ có bài phân tích riêng, ở đây khi xác định lỗi ở chip SIO thì
sẽ hàn lại chân, khò lại chân, hoặc thay chip mới.

- Hàn lại chân SIO chủ yếu cho nhựa thông loãng vào dùng mỏ hàn dạng dao vuốt đều
trên các hàng chân. Nhiệt độ của đầu mỏ hàn + nhựa thông loãng sẽ làm các mối hàn tiếp
xúc tốt hơn.

- Một số người thì thích dùng máy khò nhiệt thay vì mỏ hàn dạng dao. Cách làm này
cũng tương tự nhau. Vẫn phải dùng nhựa thông loãng kết hợp nhiệt độ của máy khò. Tuy
nhiên số khác thì vẫn dùng cả 2 cách coi như an tâm hơn.

- Khi thay SIO, tháo bỏ đầu chụp của máy khò (dùng trực tiếp đầu lớn) đảo đều đầu khò
trên lưng chip tránh tập trung 1 chổ quá lâu dễ gây chết chip. Dùng cọng thép “tháo IC”
xuyên qua 2 hàng chân chip rồi nâng nhẹ chip lên khi chì vừa chảy. Khi tháo chip SIO
quan trọng nhất là đừng làm công các chân, khi đó lúc hàn lại vào main sẽ đỡ cực hơn.

- Nếu thay SIO, phải lưu ý đúng số hiệu, mã code trên lưng. Đôi khi chỉ khác biệt nhỏ
cũng không tương thích và làm mainboard hoàn toàn không hoạt động. Số ít trường hợp
thay khác số chút đĩnh vẫn chạy như thường, nhưng rất ít.

Mainboard: Mạch tạo xung clock các lỗi


thường gặp và cách xử lý
04-04-2009 | lqv77 | 18 phản hồi »

Cách nhận dạng:

• Mạch gồm 1 IC Clock và một Thạch anh 14.3 đi kèm.


• Chỉ cần tìm được Thạch anh 14.3 thì IC bên cạnh chính là IC clock.
Nhiệm vụ:

• Thạch anh 14,3MHz tạo ra dao động chuẩn là 14,3 MHz, sau đó các mạch tạo
xung Clock sẽ lấy dao động chuẩn từ thạch anh rồi nhân với một tỷ lệ nhất định
tạo ra các tần số xung Clock khác nhau cung cấp cho các thành phần của
Mainboard.
Lỗi thường gặp:

• Mất xung clock dẫn đến mainboard hoàn toàn tê liệt. Khi mất xung clock kich
nguồn quạt quay máy không boot.

Cách kiểm tra:

• Sau khi kiểm tra các mức nguồn chính trên mainboard như Vcore, nguồn RAM,
AGP, chipset Bắc, NAM thì quan sát đèn CLK. Nếu đèn sáng thì mạch xung
clock tốt.

Cách xử lý:

• Hàn, Khò lại IC clock.


• Thay thử thạch anh 14.3 (phải đúng 14.3)
• Thay IC clock (phải đúng số hiệu)
Nếu sau khi xử lý, kiểm tra lại thấy đèn CLK sáng là mạch tạo xung clock đã họat động
tốt.

Lưu ý khi thay IC Clock:

Tên IC Clock hình dưới đây là ICS 952603DF (hàng cuối cùng) nhé.

Lỗi nâng cao:

- Trên thực tế, xung clock đã có ở khe PCI (đèn clk sáng) chưa hẳng đã có xung clock
đến tòan bộ các bộ phận trên mainboard như: CPU, chipset Bắc, Nam, sound, LAN…

- Việc kiểm tra xung clock tại các vị trí khác yêu cầu phải có “máy hiện sóng” và thợ có
kinh nghiệm mới kiểm tra được.

- Phần này các cao thủ tự nghiên cứu nhé.

Mainboard: Kích nguồn không được,


quạt không quay
25-03-2009 | lqv77 | 53 phản hồi »

Nên xem bài: Chip cầu NAM và Chip SIO trước khi xem bài này.

Mạch kích nguồn cho mainboard

Các thành phần của mạch:

• Chân Power On (màu xanh lá cây) của giắc cắm 20pin / 24pin của bộ nguồn ATX
cắm lên mainboard.
• Nguồn 5V STB (dây tím cấp trước).
• Nguồn 3V3 STB được hạ áp từ 5V STB (Đo chân A14 Khe PCI)
• Công tắc Power On nối với 2 pin Power ON trên panel pin.
• Chip SIO.
• Chip cầu NAM, Thạch anh 32M cho chip NAM.
• Mosfet đảo hoặc IC đệm (nếu có).

Mạch có 3 dạng chính:


Khi chưa kich nguồn (chưa
bấm công tắc):
• Chân Xanh là phải có từ 2.5 -> 5V
• Nguồn 5V STB; dây tím phải có 5V
• Nguồn 3V3 STB (chân A14 khe PCI) phải có 3V3.
• 2 Pin kết nối với nút Power On trên thùng máy phải có một chân từ 2.5V -> 5V.
• Chip SIO và Chip cầu NAM không nóng

Khi kích nguồn (bấm nút công tắc):

• Chân xanh lá = 0V.


• Nguồn 5V STB vẫn đủ 5V
• Nguồn 3V3 vẫn đủ 3V3
• Chip Nam hơi ấm lên tí.

Lỗi thường gặp: Mainboard Kích nguồn không được.

Nguyên nhân và cách xử lý:

Bước 1: Đo dây tím 5V STB phải có và đủ. Nếu sụt xuống ~4.5V hoặc thấp hơn là có
vấn đề. Rút dây nguồn ra khỏi main, kích nguồn rời đo lại thử nếu đủ 5V mà cắm vào
Main mà chỉ còn 4V5 hoặc thấp hơn là có chạm mạch. Nếu chạm mạch thì kiểm tra mạch
ổn áp 3V3 STB cấp trước (sẽ có bài viết riêng), chip SIO, chip Nam, chip LAN, Sound
(nếu có). Một trong các chip vừa nêu mà chạm thì sẽ không kích được nguồn. Nếu chip
LAN hoặc Sound chạm (rờ phỏng tay) thì xả bỏ trước (không ảnh hưởng đến hoạt động
của main).

Bước 2: Kiểm tra nguồn 3V3 cấp trước tại chân A14 khe cắm PCI (hàng trên cột thứ
14 từ trái sang – Xem hình minh họa)

Mạch ổn áp 3V3 này thường dùng 1 IC ổn áp 3v3 họ 1117 hoặc họ 1084, 1085, 1086.
Thường thấy nhất vẫn là 1117. Chân 3 vào 5V STB, chân 2 ra đúng 3V3. Các main đời
củ thì không dùng IC mà dùng mạch với 1 vài mosfet hoặc transistor để ổn áp.
Nếu mất 3V3 tại chân 2 thì xả ra
đo nội trở IC và mạch. Nếu nội trở vị trí chân 2 ~0 ôm thì 99% chạm chip Nam.

Bước 3: Đo nguồn kích 5V ps-on (có thể thấp hơn chút xíu không sao) tại chân PS-ON
(2 chân cắm nối với công tắc nguồn 1 chân là ps-on 1 chân nối mass – xem hình).

Nếu mất 5V tại chân ps-on này thì kiểm tra xem chân này đi vào chip nào? SIO hay chip
Nam –> chip đó hở mạch hoặc lỗi.

- Dò mạch (thang đo ôm x1) chân kích PSON và chip SIO. Nếu có trở kháng ~0 ôm ->
Dạng 3: Chân kích PS-ON do SIO quản lý

- Trường hợp còn lại là: Chân kích PS-ON do chipset NAM quản lý

Bước 4: Kiểm tra xem có mosfet đảo hay không?


- Dò mạch (thang đo ôm x1) chân Xanh lá và các chân chip SIO. Nếu không có trở kháng
~0 ôm -> có mosfet đảo hoặc ic đệm

- Ở dạng này: Chân xanh lá không vào trực tiếp chip SIO mà phải qua một mosfet đảo
(hoặc IC đệm). Thường thì mosfet này (hoặc IC đệm) chết dẫn đến không kích được
nguồn. Tìm ra mosfet đảo này thay là OK. Trường hợp khác mosfet đảo bị chập D-S thì
máy cứ luôn trong trạng thái “chạy” bật nguồn tự chạy, hoặc shutdown xong tiếp tục
“chạy”. <– Trường hợp này cũng thường gặp.

Bước 5: Kiểm tra xem chip NAM có bị nóng không (lúc chưa kích nguồn)

• Nếu cấp nguồn vào (chưa kích nguồn) mà chip NAM lập tức nóng rang thì 100%
chết chip NAM.

Bước cuối cùng:

• Còn lại là hở chân chip NAM, lỗi chip NAM hoặc lỗi chip SIO.
• Vài trường hợp riêng do hỏng thạch anh giao động của chip NAM (thay thử).
• Hai tụ pi nối từ 2 chân thạch anh bị rỉ –> Xả bỏ thử luôn nhé.
• Nếu chip SIO lỗi: hở chân thì hàn lại hoặc lỗi thì thay luôn.
• Nếu chipset Nam lỗi: thì Hấp lại chip, không được thì tháo chipset ra làm chân
đóng vô lại, vẫn không được thì thay chipset khác.

Mainboard: Bật công tắc quạt quay 1 – 2


vòng rồi tắt
10-01-2009 | lqv77 | 55 phản hồi »

Nếu kích nguồn quạt nhíc nhẹ hoặc quay vài vòng rồi tắt thì 100% do chập tải các đường
nguồn chính trên main như: 12V, 5V, 3v3, 12V (4pin).

1. Chạm mạch VRM:

• Thường gặp nhất, để lọai trừ, ta thử rút jack cắm 12V (4pin) và kích nguồn lại
thử. Nếu quạt quay bình thường thì vấn đề nằm ở mạch VRM tạo áp Vcore cho
CPU.
• Xem thêm bài: VRM mạch cấp vcore cho CPU
• Thường do chập 1 hoặc nhiều mosfet: Để kiểm tra đo lần lượt các MOSFET
khu vực này nếu thấy chạm G-D thì 100% MOSFET đó chết. Nếu không chắc thì
phải dùng máy khò nhiệt để xả MOSFET ra khỏi mainboard và đo rời bên ngoài.
• Do chập IC giao động: Nếu đo MOSFET mà không phát hiện chạm chập, đa
phần do chạm IC giao động. Chỉ cần xả IC giao động này ra để loại trừ khả năng
chạm chập. Các IC thông dụng như ADP3180, ADP3181, ADP3168, ADP3188,
RT9245, RT9248, ISL6312… thì có bán mới ngoài ra đều phải “dớt” từ
mainboard “xác” mà thôi.
• Do chập IC driver: Tương tự như IC giao động, thường thì IC driver chết thì
phải có thêm MOSFET chết hoặc IC giao động chết.
• Nếu đã cày nát mạch Vcore mà vẫn chưa tìm ra “thủ phạm” gây ra chạm chập,
hãy kiểm tra kỹ các tụ 6V3/2200MF hoặc các tụ bi lọc nguồn xung quanh mạnh
hay nằm chính giữa socket gắn CPU. Nhiều trường hợp do chạm chip Bắc (đo trở
kháng các tụ gốm nhí trên lưng chip Bắc để xác định). Nếu chạm chip Bắc thì
phải có máy đóng/ xả chip chuyên dùng thì mới thay được. Còn với máy khò thì
cao thủ lắm củng phải kết hợp bếp ga mini, bếp điện hay bếp hấp chip chuyên
dùng may ra mới “xuất thủ” nổi.

2. Chạm nguồn RAM, nguồn AGP hoặc nguồn chipset:

• Kiểm tra các mosfet trong khu vực này.


• Đo trở kháng các đường nguồn này. Hoặc đo trở kháng các tụ gốm nhí trên lưng
chip Bắc như trường hợp 1 đã nêu.

3. Chạm chip Nam

• Ít thấy hơn, vì khi kích được nguồn thì 1 phần của chip Nam đã họat động rồi. Xui
lắm mới bị thôi. Cách xác định như phần 4 bên dưới.

4. Chạm các thành phần khác:

• Như chip SIO, chip sound onboard, chip LAN onboard… chỉ có cách kích ép
nguồn ATX hoặc cấp nguồn rời (dùng bộ cấp nguồn cho laptop) cho từng đường
áp chính rồi rờ tay thử coi chip nào nóng bất thường để xác định.
• Các trường hợp do chạm chip LAN onboard hoặc sound onboard chỉ cần tháo bỏ
là OK.

Mainboard: Kích nguồn quạt quay, máy


không boot, không lên hình
26-03-2009 | lqv77 | 57 phản hồi »

Đây là lỗi thường gặp nhất ở mainboard. Vì một trong các thành phần trên main hư đều
dẫn đến tình trạng như trên.

Trong trường hợp này trợ thủ đắc lực nhất chính là “Card Test Mainboard“. Cần tang bị
một card test hổ trợ nhiều đời main, báo lỗi chính xác (một số card bị đơ lỗi C0, C1, D0,
D1 và nhất là đơ tại mã 26 trong khi mainboard vẫn chạy bình thường <– Nếu gặp lọai
card này thì khó lòng mà sửa được main cho tốt được). Xem thêm các bài viết về card
test main trên BLOG của lqv77 tôi (Bài 1 – 2 – 3).
Bước 1: Kiểm tra nguồn cấp cho CPU (Vcore)

- Để kiểm tra, tốt nhất là trang bị 1 CPU tải giả. Khi gắn CPU tải giả vào nếu mạch còn
chạy lập tức sẽ có mức nguồn Vcore tại đầu cuộn dây ngay. Một số trường hợp dùng
CPU thiệt mạch vẫn không chạy. Nên tôi khuyên là nên dùng CPU tải giả. Thêm vào đó
trên lưng CPU tải giả còn có check point của các mức áp chuẩn để đo kiểm tra ngay như
Vcore, PG_good, Reset…

- Chi tiết về mạch này tôi đã có bài viết: Mạch cấp nguồn cho CPU. Trong bài viết này
tôi chỉ hướng dẫn thêm cách kiểm tra và gợi ý cách sửa chữa cho mạch này mà thôi.

- Hình trên là sơ đồ mạch cấp nguồn cho


CPU. Mạch gồm 1 IC tạo xung (điều xung) 1 IC đảo pha (có khi 2 IC này nhập thành 1)
L1 là cuộn dây ở ngỏ vô. Hai mosfet (có khi là 3 mosfet) kết hợp với 1 cuộn dây (L2 như
hình) sẽ tạo ra 1 pha cho áp Vcore cấp cho CPU. Và có bao nhiêu cuộn dây ở ngỏ ra thì
sẽ có bấy nhiêu Pha. Ta chỉ lưu ý: áp ra đo được ngay tại đầu ra của cuộn dây chính là
Vcore (khoảng 1V2 -> 1V5 tùy theo CPU).

- Đây là 1 sơ đồ mạch thực tế gồm 3 pha. 1 IC


tạo xung, 3 IC đảo pha, 6 mosfet, 3 cuộn dây ở ngõ ra. Như hình thì ta thấy 3 đầu cuộn
dây đấu chung nên dễ thấy áp tại đây sẽ bằng nhau.
- Nếu đo tại đầu cuộn dây có 1V2 -> 1V5
thì coi như mạch Vcore đã “chạy” và CPU phải nóng lên.

- Nếu mất áp tại đây thì CPU sẽ không chạy và mainboard sẽ hòan tòan không chạy (Đa
số mainboard hư chổ này).

- Vì vậy: khi mainboard không chạy việc đầu tiên là “Kiểm tra áp Vcore”.

Nếu mất áp Vcore (rất thường xảy ra) thì:

Xem bài viết: Mainboard mất áp nguồn Vcore và cách xử lý

Bước 2: Kiểm tra tín hiệu xung clock

Bước 3: Kiểm tra tín hiệu reset.

Bước 4: Card test main phải chạy

Bước 5: Kiểm tra nguồn cấp cho chipset

Bước 6: Kiểm tra nguồn cấp cho RAM và bus RAM.

Bước 7: Kiểm tra và nạp thử chip BIOS ROM nếu cần.

Bước 8: Màn hình phải hiện lên, phải có tiếng Beep;

Bước 9: Kiểm tra kết nối bàn phím chuột


Mainboard: Xung reset lỗi thường gặp và
cách xử lý
05-04-2009 | lqv77 | 25 phản hồi »

Sau khi kiểm tra các mức nguồn cấp trên main bo đều tốt, xung CLK cũng tốt thì chúng
ta sẽ quan tâm đến “xung Reset”.

Vậy xung reset là gì ?

- Rất nhều bạn tắc mắc về điều này, comments hoặc post vào forum thậm chí gởi mail hỏi
lqv77 tôi vậy “xung reset” là gì?

- Để dễ hình dung tôi có 2 ví dụ:

1. Nói về nguyên cái máy tính trước nhé: Khi ta bấm nút power ON của máy tính,
trước tiên máy tính sẽ thực hiện quá trình POST (Power ON Salf Test) tạm dịch
“các phép kiểm tra cơ bản khi bật nguồn” 1 dạng điểm danh toàn bộ các thiết bị
khi gọi đến thiết bị nào thì thiết bị đó phải trả lời “có” nếu không thì nó sẽ gọi mãi
và mã tên của nó sẽ hiện hòai trên “card test” hay còn gọi là “post card”. Nếu đã
“điểm danh” xong thì nó sẽ hiện mã FF trên card test và tiến hành load phần boot
trong ổ cứng để khởi động hệ điều hành. Hơi khó hiểu, thôi qua ví dụ 2.
2. Nói vu vơ cái nhé. Bạn vào lớp: lớp trưởng sẽ điểm danh trước giờ học. Lớp
trưởng gọi ai người đó trả lời “có” sau khi tất cả đều “có” thì lớp trưởng mới báo
với giáo viên là tất cả đều “đủ” <– Cái “đủ” này chính là xung reset sau cùng phát
lên trên card test. Còn nếu lớp trưởng kêu tên thằng V mà thằng V không trả lời,
thế là thằng lớp trưởng cứ kêu V hòai <– Cái này là dạng đèn “Reset” sáng hòai
và ta biết rằng Lớp chưa “đủ” và mạch reset không hoàn hảo hay còn gọi là mất
xung reset. Còn nếu thằng lớp trưởng nghĩ học thì rất dễ hiểu đèn reset sẽ không
sáng vì không có thằng điểm danh lấy ai trả lời, lấy ai báo cáo <– Mất xung reset.

- Trở lại với mainboard: khi mạch reset “điểm danh” tất cả các thành phần trên main, nếu
có thành phần nào không trả lời thì đèn reset sẽ sáng hòai -> Mạch reset lỗi. Còn tất cả
đều đủ thì đèn reset sẽ sáng rồi tắt -> Mạch OK. Còn đèn không sáng thì 100% mạch
reset bị hỏng.

Cách kiểm tra “xung Reset”:


Quan sát đèn Reset trên card test. Nếu đèn
sáng rồi tắt là mạch reset tốt. Khi đó ta cần xác định lại bằng cách nấn nút reset nếu đèn
cũng sáng rồi tắt khi ta thả nút reset là mạch reset hệ thống tốt. Còn đèn reset không sáng
hoặc đèn reset sáng hòai thì cũng đều là mạch reset bị lỗi.

Lỗi thường gặp:

Vậy lỗi của mạch reset này là “mất tín hiệu reset”: cả hai trường hợp đèn reset không
sáng hoặc đèn reset sáng hòai đều là “mất tín hiệu reset”.

Cách xử lý:

- Cần nhớ là chúng ta đã kiểm tra tất cả các mức nguồn cấp cho mainboard và xung clock
đã tốt rồi mới kiểm tra xung reset này.

- Sau đây là các nguyên nhân dẫn đến mất xung reset:

1. Jumper CLEAR CMOS không cắm vào Main <- Cái này là lãng nhách nhất
2. Mất nguồn 1,8V cấp cho Chipset
3. Mất nguồn 1,5V cấp cho Chipset
4. Hỏng mạch ổn áp cho RAM hoặc cho Card AGP
5. Hỏng mạch Clock Gen (chưa có xung Clock)
6. Chưa gắn CPU vào Mainboard – mạch VRM không hoạt động
7. Mạch VRM có sự cố (mất áp Vcore)
8. Lỗi chipset NAM.

- Rỏ ràng, nguyên nhân thứ nhất thật lãng nhách. Còn các nguyên nhân từ 2 đến 7 là
thuộc về các bước kiểm tra nguồn. Chỉ còn lại chipset NAM. Vì vậy nếu mất xung reset
thì kiểm tra Jumper Clear Cmos, kiểm kỹ lại các mức áp nguồn, còn lại là chipset NAM.

- Kinh nghiệm thực tế thì đa phần là do chipset NAM (vì mình đã phải kiểm nguồn từ
bớc trước, còn jumper clr cmos thì phải kiểm tra ngay từ đầu). CHo nên phải “Hấp” lại
chip, “đá” chip, “làm lại chân” hoặc thay chip khác.

Mainboard: Kiểm tra đã đầy đủ vẫn chưa


chạy
17-04-2009 | lqv77 | 33 phản hồi »

Vấn đề này tôi đã đề cập trong bài viết “Các bước kiểm tra quan trọng khi sửa chữa”
nhưng nhiều bạn vẫn thắc mắc và gởi câu hỏi cho tôi. Nên tôi tách ra thành 1 bài riêng
vậy.

Các bước kiểm tra đã đầy đủ nghĩa là:

• 1. Kích nguồn được (đè luôn nút ps-on phải tắt nguồn).
• 2. Có xung clock.
• 3. Các nguồn đủ – bao gồm:
• 3.1 Nguồn CPU: Vcore
• 3.2 Nguồn RAM, buss RAM
• 3.3 Nguồn chipset Bắc, NAM, nguồn AGP (nếu có)
• 4. Xung reset OK (sáng rồi tắt, kích nút reset phải sáng rồi tắt)

Đến đây mà CPU chưa chạy, card test vẫn in re (card xịn thì sẽ báo NO hoặc 4 dấu – - – -
) ý là CPU chưa chạy. Card đểu thì sẽ báo C0, FF hoặc không báo gì.

Nhiều bạn sẽ rất lúng túng.

Ta phân tích lý thuyết chút xíu: Chip NAM cơ bản đã họat động vì mạch kích nguồn có
sự tham gia của chip NAM và có xung Reset thì gần như chip Nam đã OK.

Một câu chuyện rất đáng để quan tâm như sau:

Một bạn (tôi xin phép dấu tên) kiểm tra đến bước này rồi không hiểu nghĩ sao đè chip
NAM ra đập vì cho rằng chip NAM chưa chạy hoặc chip NAM lỗi nên CPU chưa chạy.
Bạn cho rằng mình có “máy đo socket và đường Data từ chipset Bắc đến CPU đã tốt và
máy báo đường Data từ chipset Bắc đến chip NAM bị lỗi - máy báo vậy” thế là đè chip
NAM ra đập cho chip NAM chết tươi luôn. Hậu quả là sau khi đập chip NAM xong,
main từ “đầy đủ” chuyển sang “trạng thái” mới “không kích được nguồn” <– Bó tay với
bạn này. Tôi càng bó tay và không hình dung ra cái máy “cực kỳ thông minh” của bạn
như thế nào mà “xác định” được đường data từ chipset Bắc đến socket là tốt và đường
data từ chipset Bắc đến chipset Nam bị lỗi. Tôi hỏi bạn tại sao lại đè chipset NAM ra đập
bạn nói vì máy đo của bạn rất chính xác và vì theo kinh nghiệm của bạn ấy là chip NAM
chưa chạy.

- Bỏ qua câu chuyện trên, trở lại vấn đề. Sở dĩ tôi nói chip NAM cơ bản đã họat động vì
rỏ ràng mạch kích nguồn có sự tham gia của chip NAM, mạch reset thì cũng có sự tham
gia của chip NAM. Nếu đã kích được nguồn, có reset thì cơ bản là chip NAM đã chạy
(còn chạy có bị lỗi hay không thì sẽ tính sau).

- Vấn đề là tại sao CPU chưa chạy? Xem sơ đồ sau:


- Để CPU chạy thì trước tiên CPU phải
“tiếp xúc tốt” với socket và socket phải tiếp xúc tốt với mainboard. Do một số socket
CPU không phải dạng chân cắm xuyên qua mainboard mà là lọai chân gầm như dạng
chipset.

- Để xác định CPU có tiếp xúc tốt với socket thì chỉ còn cách nhìn bằng mắt thường coi
các chân cpu và khe tiếp xúc của socket có tiếp xúc tốt hay không. Nếu là socket 478 thì
có thể tháo miếng chụp màu trắng ra để vệ sinh các chân đồng. Socket 775 thì quan sát kỹ
các chân tiếp xúc (rất dễ bị vênh, gẫy chân).

- Để xác định socket (lọai chân gầm) có “tiếp xúc” với main board hay không (chân gầm
thì có trời mới biết). Nhẹ thì khi ta đè mạnh CPU có thể tiếp xúc trở lại và CPU sẽ chạy.
Nặng thì ta phải “hấp” socket lại cho các chân chì tiếp xúc lại. Nặng nữa thì phải thay
luôn cả socket (vì socket không thể làm chân lại như chipset).

- Bước này, một số trang web có giới thiệu 1 thiết bị gọi là “test socket” và theo tôi thì
thiết bị này nếu có thể sẽ kiểm tra xem các chân của socket có tiếp xúc tốt với mainboard
hay không mà thôi. Do tôi chưa có mua về test thử nhưng tôi dám chắc rằng bạn mà tôi
nêu trong ví dụ trên chỉ có thiết bị test socket này thôi. Mà bạn lại nói “máy test đường
data” gì gì đó nghe “mất hồn”.
- Về nguyên tắc thì thiết bị này sẽ cấp nguồn riêng (có thể là pin hoặc adapter) rồi thông
qua socket từng chân sẽ có nội trở so với mass thì sẽ sáng 1 led. Nếu chân nào không tiếp
xúc với main thì nội trở là vô cùng và led đó sẽ không sáng. <– Kết luận, chỉ xác định là
các chân của socket có tiếp xúc tốt với mainboard hay không mà thôi. Hoàn toàn không
có việc “đường data từ chipset Bắc đến CPU là OK”. Thiết bị này tôi đã đề nghị cty mua
về để test thử coi “thực sự” như thế nào và tôi sẽ có bài review thiết bị này sau.

- Trở lại bài, CPU tiếp xúc tốt với socket, socket tiếp xúc tốt với mainboard rồi. Nguồn
Vcore cấp cho CPU OK – CPU sẽ nóng lên (cái này phải test bằng CPU tải giả vì khi ta
đo trên tải giả là đo trong chính socket còn khi ta đo ở cuộn dây vẫn còn bên ngòai
socket). Xung clock, power good, reset (đều đo bằng CPU tải giả hết). Nếu đã OK luôn
thì còn lại cũng chính là chipset Bắc.

- Rỏ ràng ta thấy chipset Bắc đứng giữa và làm trung gian cho CPU và chip NAM mà
chip NAM đã chạy, CPU đã chạy (nóng lên) thì còn lại chỉ có duy nhất thằng chipset Bắc
này. Tôi đã đề cập đến trong bài riêng về chipset Bắc rồi. Tuy nhiên nhắc lại luôn, các
đường mạch đẫn đến chip Bắc nếu đứt thì khó mà nhận ra (quan sát thật kỹ một số main
có các đường nối mạch không phủ nhủ như dạng cầu chì để khi có sự cố thì sẽ gây đứt
mạch bảo vệ chip Bắc) cả mặt trên và mặt dưới của mainboard. Các đường này dẫn đến
CPU, RAM, AGP hoặc VGA out và chipse NAM.

- Nếu giả sử các đường buss này không bị đứt (đứt mà mình không thấy thì cũng bó tay,
hoặc đứt mạch bên các lớp trong thì cũng bó tay) thì vấn đề còn lại là lỗi do chipset Bắc.

- Nhẹ thì chỉ bị hở, đè mạnh sẽ chạy, hấp chip Bắc lại sẽ chạy tốt. Nặng hơn tí, phải “đá”
nhẹ cho các chân chì tiếp xúc lại, vẫn không được thì tháo chip ra làm chân đóng lại, vẫn
không được thì chỉ còn cách “thay chip mới”.

- Nói luôn cho đầy đủ, nếu thay chip mới vẫn không chạy thì… chia tay sớm bớt đau khổ,
đã làm đến bước này mà không chạy thì đố cao thủ nào làm cho chạy nổi. Hoặc giả ta đã
bỏ xót một bước nhỏ nào, chịu khó kiểm lại thử một lần nữa nhé.

- Sau khi chip Bắc OK, CPU sẽ chạy, lúc này card test main sẽ phải chạy thường thì C0,
C1… D0, D1…E… nếu gắng loa beep có thể se có tiếng beep… Nếu code nhảy lung
tung thì nạp lại chip BIOS rồi tính tiếp. Nếu cứ chết đơ ở mã 26 thì chuẩn bị tiền mua
card test xịn là vừa. Còn nếu cứ C0 hoặc FF hòai thì cũng nên nghĩa đến chuyện mua
card test xịn mà xài.

Mainboard: Không nhận keyboard và


mouse
10-09-2009 | lqv77 | 17 phản hồi »
Cần phân biệt giao tiếp keyboard và mouse chuẩn là cổng ps/2 nhé. Còn cổng USB chỉ là
phụ hoặc cho đến khi nào cổng ps/2 bị bỏ đi.

Trong bài này tôi chỉ đề cập bàn phím và


chuột chuẩn PS/2 thôi nhé.

Đầu cắm bàn phím và chuột thì như nhau, đều có 6 chấu cắm (như hình) nhưng chỉ dùng
4 chấu thôi còn 2 chấu kia (NC2; NC6: chưng cho đẹp).

Sơ đồ nguyên lý:

Theo sơ đồ trên ta thấy: nếu đứt cầu chì làm mất 5V thì chắc chắn cả chuột và bàn phím
đều sẽ tê liệt. Nếu các đường Data+, Data- mà bị “gián đoạn” thì kết quả cũng tương tự.
Nếu có 5V thì dò thông mạch các được Data vào chip SIO là OK. Nếu mạch thông tốt thì
lỗi chi còn lại là chip SIO.

Các lỗi thường gặp:

- Đứt cầu chì –> mất 5V cấp cho 2 công PS/2.

- Các đường data đều có các tụ bi lọc nhiễu (xem hình dưới) và các tụ lọc nhiễu này lâu
ngày sẽ bị rỉ <– xả bỏ hết là OK (Rất thường xảy ra)
- Lỗi chip SIO <– Thường xảy ra. Khò lại, hoặc phải thay luôn là OK.

Mainboard: Các bước kiểm tra quan


trọng khi sửa chữa
05-04-2009 | lqv77 | 65 phản hồi »
1. Kiểm tra mạch kích nguồn:
- Đa số main đều không cần CPU (trừ một số main INTEL là bắt buộc phải có CPU mới
kích được nguồn).
- Nếu kích nguồn không được thử tháo giắc 12V (4pin) ra kích thử nếu được thì vấn đề
100% nằm ở mạch VRM bị chạm chập.
- Kích ép: nếu lỗi chỉ là mosfet đảo hay gì đó nhẹ, kíc ép sẽ chạy bình thường. Kích ép
mà cũng không được thì chạm chập nặng rồi đó.
- Đo 5V (hoặc 2v5–>5V) tại pin PS-ON. Nếu mất: Dò Pin PS-ON -> Chip NAM hay
SIO. Vào thằng nào đập thằng đó. (Nếu chip NAM thì kiểm nguồn và thay thử thạch anh
của chip nữa nhé)
- Dò mosfet đảo (hoặc IC đảo): chân xanh -> (qua) cổng đảo (hay trực tiếp)-> SIO ; Đập
cổng đảo hoặc SIO.

Hư hỏng chính: chết mosfet đảo, lỗi SIO, lỗi chip NAM.

2. Xung clock: sẽ chạy ngay khi kích được nguồn mà chưa cần cắm CPU, Kiểm tra CLK
và sửa ngay bước 2 này. Thường chỉ khò lại, thay thạch anh và thay IC clock là hết bài.

3. Kiểm tra các mức nguồn:


- Vcore; mạch VRM <– Quan trọng và dài dòng nên không nêu thêm.
- Nguồn RAM <– Quan trọng thứ 2 sau Vcore.
- Nguồn chipset NAM, BẮC, AGP <– Quan trọng thứ 3 nhất là pan nóng chip do nguồn
cấp cho chip sai.
4. Xung reset:
- Thường thì xong việc kiểm tra nguồn thì phải có reset nếu không chỉ còn chip NAM.
Hấp, đá, làm lại chân hoặc thay.

5. Đủ tất cả mà vẫn không boot, card test chưa chạy:


- Chỉ còn socket CPU và chip Bắc <– Lỗi này 10 cao thủ chết hết 10
- Phải đập socket trước (tháo nắp vệ sinh, hấp socket…)
- Kế đó đập chip Bắc (Hấp, đá, làm lại chân, thay) <– Cực và khó nhất (chủ yếu do thiếu
tool).

6. BIOS:
- Thực ra pan bios chỉ nằm cuối cùng thôi nhưng vì bước 5 thì quá chua nên mọi người
hay làm bước 6 này trước “hy vọng” chụp mũ được.

Kết luận:

- Khá nhiều người vướng bước 5. Đành chịu hết bài rồi thì trả thôi. Mình thua đem
ra thằng khác cũng thua thôi đừng lo trừ phi chổ nào đủ tool và đủ điều kiện làm. Nói
thiệt làm ban bước 5 này chua hơn giấm. Chừng ế hàng thì mới chịu làm chứ không thì

.
- Trên đây là “bài bản” để xử lý những bệnh “bình thường” của mainboard thôi. những
bệnh lạ dạng “khùng khùng”, “chập chờn”, “khó hiểu”… thì để dành cho mọi người tự
nghiên cứu (mò đó mà).
- Trên nguyên tắc là còn biết cách nào thử được thì cứ thử.
- Những “chiêu” nhỏ nhặt như tháo pin, clear cmos (đôi khi khách làm mất cái jum CLR
CMOS cũng làm main không chạy). Tháo bios ra khỏi socket cạo sạch chân hay “tắm”
với “ô mô”, thậm chí chỉ đứt mạch môt chút xíu… thì những người thợ “có kinh ngiệm”
đều đã làm rồi nên tôi không nhắc làm gì.

Mainboard: Kinh nghiệm thay thế


MOSFET tương đương
23-01-2009 | lqv77 | 29 phản hồi »

Bài viết này theo yêu cầu của chichip. Cùng một số bạn thắc mắc làm sao để thay thế
tương đương các MOSFET trên mainboard.

Trước tiên thử làm các bước tôi thường


làm khi chưa biết con MOSFET đó là con gì. Vào http://alldatasheet.com để tra cứu. (Có
gắn thực tập cách sử dụng trang Web này và Google để tìm thông tin liên quan đến bất kỳ
linh kiện điện tử nào, ở bài này tôi muốn nói đến là MOSFET).

Đầu tiên tôi sẽ thực hành với MOSFET mang tên 60N03 tra bằng alldatasheet thì được
tên đầy đủ là NTD60N03 dòng chịu đựng 60A (Cái này quan trọng nhất) áp chịu đựng
28V.

Tiếp tục thực hành với 1 con MOSFET khác 85N03 được tên đầy đủ là NTP85N03 hoặc
NTB85N03 dòng: 85A, áp 28V

Tương tự cho một đóng con dưới đây:

96NQ03 (PHP/PHB/PHĐ6NQ03LT) 75A, 25V


90N02 (NTB90N02, NTP90N02) 90A, 24V
88L02 (GE88L02) 88A, 25V
85N03 (NTP85N03, NTB85N03) 85A, 28V
80N02 (NTD80N02) 80A, 24V
78NQ03 (PHD78NQ03) 75A, 25V
70NH02 (STD70NH02) 70A, 24V
70T03 (AP70T03GH, SSM70T03H) 60A, 30V
60N03 (NTD60N03) 60A, 28V
60T03 (AP60T03) 45A, 30V

Đến đây thì dường như có cái gì đó gọi là “quy ước” đặc tên cho MOSFET. Tên
MOSFET tạm được mã hóa như sau:

CCCXXCxx
Trong đó CCC đầu tiên là 3 ký tự đại diện của hãng sản xuất
Kế đến XX từ 60 đến 96 chỉ dòng chịu đựng. Rỏ ràng số càng lớn thì dòng chịu đựng
càng lớn (Cái này là quan trọng nhất) khi thay thế chủ yếu nhìn vào số này tốt nhất là
lấy bằng hoặc cao hơn là OK.

Từ đây ta tạm kết luận, khi thay MOSFET cho mainboard lưu ý dòng chịu đựng phải
bằng hoặc cao hơn MOSFET cần thay. Nếu chết con 60N03 thì có thể thay bằng 70NH03
hay 80N02 và tương tự.

Dĩ nhiên là vẫn có một số trường hợp ngọai lệ là MOSFET không đặt tên theo quy tắc
nêu trên như các con tôi thường gặp dưới đây:

P45N02 45A, 20V


09N03 (25V/30A)
55N03 (25V/30A)
18N06 (NTD18N06, NTP18N06, NTB18N06) 15A, 60V Khu vực Chipset
15N03 (ẠPN03) 15A, 30V

P3055LD (STP3055, MTP3055) 12A, 60V Khu vực Chipset

AP9916H 35A, 18V


APM2045 5A, 20V

Vài trường hợp nó không phải là MOSFET mà chỉ là IC ổn áp như các con dưới đây (Ổn
áp nguồn RAM, chipset, AGP…)

LM1117 <=> EZ1117 <=> L1117 ==> Ổn áp 5V ra 2.5V hoặc 3.3V


APL1085 (AME1805) ổn áp 3.3V
FAN1084 (APL1084) ổn áp 3.3V ra 1.5V
EZ1587 ổn áp 3.3V

Kết luận: Khi thay MOSFET nên tra datasheet và chọn MOSFET có dòng chịu đựng từ
bằng hoặc cao hơn (Dĩ nhiên là phải lấy MOSFET từ mainboard khác nhé)
Các mainboard đời cũ MOSFET thường chịu dòng thấp hơn các main đời mới hơn.

Mainboard: Mạch cấp nguồn CPU – by


lqv77
15-12-2008 | lqv77 | 43 phản hồi »

• Hướng dẫn sửa mainboard


• Các bước kiểm tra quan trọng khi sửa chữa
• Cách đo kiểm tra mosfet
1. Thành phần mạch:

• Nguồn cấp 12V đầu 4 pin


• IC giao động
• Các IC driver
• Các Mosfet công suất
• Các cuộn dây (xung quanh CPU, đặc trưng để nhận biết)
• Tụ lọc nguồn vào 16V/1200FF… 3300MF
• Tụ lọc nguồn Vcore 6.3V/820MF…3300MF

2. Cách nhận biết và bố trí mạch trên mainboard:

- Các cuộn dây, tụ lọc và mosfet xung quanh CPU.

- Mạch này dễ thấy bằng cách bố trí các link kiện bao gồm 2, 3 hay 4 cuộn dây 2 hay 3
mosfet ứng với mỗi cuộn dây và vô số tụ hóa xung quanh socket cắm CPU.

- Ở mạch này, khi ta chưa cắm CPU (Pentium 4 trở lên) vào socket thì sẽ không có nguồn
(nếu có là mạch bị lỗi). Khi ta cắm CPU vào thì mạch tự động cấp đúng nguồn mà CPU
cần. Để đo kiểm tra nguồn cấp cho CPU ta đo tại chân các cuộc dây. Lưu ý trong các
cuộc dây trên có 1 cuộn lọc ngõ vào sẽ có mứa áp 12V các cuộn lọc ngõ ra mới chính là
nguồn cấp cho CPU.

- Nếu cắm CPU mà main không hổ trợ cũng sẽ không có nguồn Vcore ở ngõ ra. Để khắc
phục, dùng CPU tải giả để kiểm tra mạch VRM là tốt nhất.

3. Sơ đồ tổng quát:

4. Sơ đồ nguyên lý thực tế của mạch:


- Các mạch trên, sử dụng 1 IC một để điều xung và 0, 1, 2 hoặc 3 IC để driver cho các
mosfet họat động. Vcore chính là nguồn cấp cho CPU.

5. Phân tích vận hành mạch:

- Đối với đa số mainboard, ta chỉ cần cấp nguồn cho mainboard (chưa cắm thêm bất cứ gì
kể cả CPU và RAM) là có thể kích nguồn được rồi. Với vài trường hợp riêng (nhất là
mainboard của hãng Intel), phải gắng CPU thì mới kích nguồn được.

- Khi kích nguồn đã chạy, việc đầu tiên là kiểm tra xem nguồn cấp cho RAM đã có và đủ
hay chưa (sẽ có bài viết cụ thể liên quan đến vấn đề này). Kế đó kiểm tra xem nguồn cấp
cho CPU đã có hay chưa.

- Lưu ý: Khi ta chưa cắm CPU mức nguồn cấp cho CPU sẽ luôn luôn bằng không. Nếu
có áp có nghĩa là mạch đã bị lỗi. Khi cắm CPU vào nếu CPU đó yêu cầu áp 1.25V (Cái
này thì tùy mỗi loại CPU, tham khảo trang chủ INTEL hoặc tài liệu kèm theo CPU để
biết chính xác mức nguồn yêu cầu của mỗi loại CPU) thì mạch phải đáp ứng đúng. Tức
phải có 1.25V tại ngõ ra Vcore.

6. Vận hành mạch:


- Khi có tính hiệu Power Good (pin 19 IC RT9241 – hình đầu tiên), pin 16, 17 sẽ có tính
hiệu điều xung PWM1, PWM2 kích qua IC driver (pin 1,2 IC RT9602) xung lái ở Pin 4,
12, 7, 9 điều khiển sự đóng ngắt của các MOSFET để tạo ra nguồn chính VCORE.

- Nguồn chính VCORE này sẽ cấp cho CPU. Kế đó, CPU sẽ hồi đáp về các pin 1, 2, 3, 4,
5 (IC RT9241) để xác định mức nguồn yêu cầu. Tương ứng như bảng dưới đây. Nếu
không nhận được tín hiệu này lập tức ngừng cấp xung PWM tức sẽ không có áp VCORE
ở ngỏ ra.

Click vào
để xem rỏ

7. Datasheet của một số IC điều xung, driver cấp nguồn cho CPU:
- ADP3110 – ADP3180 – ADP3181 - ADP3188 - ADP3163 – ADP3168 – ADP3198 –
ADP3416 – ADP3418 – ADP3421 –

- FAN5019 - FAN5090

- ISL6316 - ISL6556 - ISL6561 - ISL6566

- RT9241 – RT9245 – RT9600 – RT9603 – RT9602 -

8. Các lỗi thường gặp:

- Chạm các mosfet dẵn đến mất nguồn CPU. Nặng sẽ gây hư cả bộ cấp nguồn. Dễ thấy
các mosfet này sẽ nóng rất mau sau khi mở máy chừng vài phút. Hoặc có thể đo nguội
bằng cách tháo 2 chân G và S ra khỏi mainboard.

- Chết các IC giao động, điều xung, driver. Lỗi này rất thường xảy ra và chỉ có cách thay
mà thôi.

-Các tụ lọc nguồn bị phù hoặc khô gây ra tình trạng kén CPU. Cẩn thận khi thay thế các
tụ. Nên thay các tụ có trị số từ bằng đến lớn hơn và phải giống nhau cho các tụ lọc ngõ ra
CPU.

- Tháo hết các linh kiện chính trong mạch vẫn còn hiện tượng chập nguồn. Do chập
chipset Bắc. Do một số mainboard, chip Bắc dùng chung nguồn với Vcore cấp cho CPU.

You might also like