Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

VÀI SUY NGHĨ

VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC & GIÁO DỤC SÁNG TẠO


Th.s Lâm Nguyên Tài
PGĐ Trung tâm Ngoại ngữ
Giảng viên Khoa Sư phạm
Trường Đại học An Giang

(Đăng trên Số kỳ 25 ra ngày 23/6/2002 tạp chí chuyên ngành “Giáo dục và Thời đại”
Cơ quan chủ quản của Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam)

Keywords: Đổi mới Giáo dục Việt Nam, đổi mới, sáng tạo, giáo dục tố chất

Sáng tạo là nguồn gốc của nền văn minh loài


người. Xã hội loài người bằng nỗ lực không ngừng
sáng tạo cái mới đạt tới sự tiến bộ phát triển về mọi
mặt. Chính bản thân con người cũng thông qua cái
sáng tạo mới, không ngừng được hoàn thiện và nâng
cao. Trong nền khoa học kỹ thuật đột phi mãnh tiến
như vũ bảo hiện nay, sự sáng tạo đối với tác động
đẩy mạnh cho sự phát triển kinh tế xã hội thì lại
vượt xa hẵn so với bất kỳ thời đại nào, đạt đến một
cường độ “không tiền” (khoáng hậu). Khả năng sáng tạo của một nước, một dân tộc đã
mật thiết quan hệ đến sự thịnh suy của quốc gia. Chính vì vậy, nổ lực nâng cao tố chất
sáng tạo, yếu tố cơ bản cho óc sáng tạo của con người, đã trở thành một nhiệm vụ vô cùng
cấp bách và trọng yếu ngày nay. Cũng như các nước khác, ngành giáo dục Việt Nam
đương nhiên phải gòng gánh một trách nhiệm nặng nề về bồi dưỡng, phát triển khả năng
sáng tạo cho những người kế thừa. Song, giữa “giáo dục” và “sáng tạo” lại không phải lúc
nào cũng luôn tồn tại sự tương quan bất khả nghịch biến, như khái niệm gần đây tại diễn
đàn giáo dục ở nhiều nước: “giáo dục đào tạo có sức mạnh song trùng - vừa có khả năng
đào tạo và bồi dưỡng tinh thần sáng tạo của con người, đồng thời cũng vừa có khả năng
làm chế ngự nó“. Đương nhiên, một nền giáo dục tương thích có thể đủ sức thi triển công
việc bồi dưỡng và đào tạo năng lực sáng tạo, đồng thời cũng nâng cao được tố chất sáng
tạo cho những người tiếp thụ giáo dục; ngược lại, nền giáo dục không phù hợp có thể đè

Creative & Innovative Education- Lam Nguyen Tai Page 1 of 7


bẹp và bóp chết tinh thần sáng tạo của học sinh sinh viên (HS). Như vậy, tăng cường giáo
dục mang tính sáng tạo mới, theo thiển kiến cá nhân của tôi, trước hết phải thẩm định lại
bản thân của nền giáo dục, phải làm lại công cuộc đổi mới sáng tạo từ chính nền giáo dục.
Qua quá trình tích lũy kinh nghiệm công tác trong ngành, cũng vì khuôn khổ của bài viết,
tôi chỉ phân tích về các biểu hiện giáo dục vẫn thường xãy ra ở nhiều trường hiện nay đã ít
nhiều làm ảnh hưởng đến tinh thần sáng tạo cho đội ngũ kế thừa.

Nói rằng giáo dục đào tạo có sức mạnh


song trùng, vừa có khả năng bồi dưỡng lại
cũng vừa ngăn chặn và làm sút giảm tinh thần
sáng tạo của HS không phải không có cơ sở.
Vì lúc truyền tải tri thức cho HS, “giáo dục”
có thể vô tình chỉ tạo lập khuôn mẫu; khi huấn
luyện tư duy nó có thể xua đuổi đi cảm xúc
linh tính của đối tượng tiếp thụ; cũng như khi cái “thể” được chú trọng thì cái “tính” lại có
nhiều khả năng bị bỏ sót đi; hay ta chỉ chú trọng qui phạm mà đã ngang nhiên chiếm mất
hẵn sự tự do của HS v.v... Sức mạnh song trùng thường xuyên sản sinh tay đôi là thế.
Ngành giáo dục hiện nay đang dốc sức nhằm thực thi hữu hiệu đổi mới phương pháp dạy
học cho phù hợp với yêu cầu bức xúc của xã hội, đó chính là bồi dưỡng cho HS tối đa về
mặt chính diện và khống chế ở mức tối đa về tác dụng phản diện của nó. Trong chương
trình nghị sự về giáo dục của Liên hiệp quốc trong những năm qua, khái niệm “học để
sinh tồn” cũng đã đưa ra nhiệm vụ phức tạp của nền giáo dục trên phương diện bồi dưỡng
sáng tạo, “duy trì sức sáng tạo con người mà không từ bỏ việc đặt nó vào nhu cầu cuộc
sống ban đầu; truyền thụ văn hóa nhưng không lấy mô thức sẵn có để chế ngự người được
truyền thụ; khuyến khích họ phát huy thiên tài, năng lực và phương thức biểu đạt cá nhân,
nhưng không phụ trợ hình thành chủ nghĩa cá nhân; chú ý mật thiết tính độc đáo, tính
năng đặc biệt của cá nhân nhưng không quên sáng tạo cũng là một hoạt động tập thể.”
Nắm vững việc xử lý mối quan hệ biện chứng giữa những cái thứ đó chính là kiến thức rất
cần thiết của nền giáo dục sáng tạo.

Creative & Innovative Education- Lam Nguyen Tai Page 2 of 7


Do sự tồn tại khách quan của“sức mạnh song trùng”, từ gốc độ bồi dưỡng sáng tạo,
giáo dục rất cần thiết phải thường xuyên tiến hành sự tự điều tiết và tự kiểm điểm. Điều
còn chưa vừa ý là, như dư luận xã hội thường lên tiếng, nhiều người vẫn cứ thờ ơ và xem
thường vấn đề này, cứ một mực chạy theo số lượng và nâng cao chất lượng với một ý
nghĩa còn hạn hẹp. Nếu mọi người chúng ta bình tĩnh thẩm xét lại cơ cấu giáo dục hiện
nay và tiến hành phân tích đối chiếu “sức mạnh song trùng” như đã đề cập trên, ta sẽ dễ
dàng phát hiện rằng do từ trước tới nay khái niệm “sáng tạo” chưa thực sự được chú trọng,
nên trong giáo dục đào tạo còn tồn tại lớn những nhân tố cũ kỹ, phiến diện và cấp công
cận lợi, từ đó phần lớn nếu không nói là toàn bộ mô thức chỉ nghiên về kỹ năng tri thức và
năng lực cho thi cử, lộ ra các đặc trưng rõ nét như giáo học theo kiểu tiêm chích nhồi nhét,
giáo điều, tung thâm đơn hướng, phiếm luận hóa lý tính và giáo học theo kiểu quản thúc
khắc khe. Cùng lúc với chức năng truyền nhận phiến diện làm cho óc sáng tạo của HS bị
trì trệ và áp chế. Sau đây là một vài suy nghĩ còn tương đối phổ biến ở khằp nơi:

1. Giáo học theo kiểu nhồi nhét. Mặc dù sự phản đối kịch liệt của cộng đồng xã
hội đối với kiểu giáo học nhồi nhét đơn hướng này như thường được đề cập những năm
gần đây, song dù sao kiểu tiêm nhập kiến thức trong đào tạo vẫn là phương thức giáo dục
hiện đang chiếm chủ vị trong phương pháp dạy học ngày nay. Hiện tượng thầy giảng trò
ghi vẫn còn là hiện tượng rất phổ biến trong lớp học. Đặc điểm của kiểu dạy học này là
thầy luôn ở chủ vị thống trị cứ nhồi nhét ồ ạc kiến thức vào cho trò, còn trò thì tiếp thụ
một cách bị động. Phương thức dạy học như thế sở dĩ được thịnh hành vì nó ăn khớp với
kết cấu giáo dục “lấy tri thức làm trung tâm”. Trường kỳ không mệt mõi cứ “nhồi vịt”,
“rót vào” như thế vẫn phát huy được tác dụng tiếp thu và chiếm lĩnh khái niệm tri thức
khoa học cho HS. Nhưng rõ ràng nó đã làm cho óc sáng tạo của họ bị trì trệ đi. Một là do
bị kìm hãm trong trạng thái bị động lâu dài, đưa đến tinh thần chủ thể và tính chủ động
của HS bị suy yếu đi, ảnh hưởng trầm trọng đến sự hình thành nhân cách sáng tạo. Hai là
cứ lần lượt tiêm nhập vào năng lực tiếp thu của HS như thế, thì ý thức của HS về các tình
huống có vấn đề, năng lực chiếm lĩnh và năng lực nghiên cứu cần thiết cho óc sáng tạo
dần dần bị suy thoái do không được khai thác và huấn luyện.

Creative & Innovative Education- Lam Nguyen Tai Page 3 of 7


2. Giáo học theo kiểu giáo điều. Biểu hiện chủ yếu là trọng về lý luận, coi nhẹ
thực tiễn; trọng về kết luận, phản đối chất vấn. Chẵng hạn như trong biên soạn giáo trình
chỉ theo đuổi tiêu chí nhằm hoàn chỉnh về hệ thống, nhưng lại coi nhẹ về thực tế học tập
và cuộc sống của HS. Trong quá trình dạy học, chỉ đặc biệt chú trọng củng cố và ứng dụng
về công thức và kết luận, còn những phát sinh của kết luận thì lại bỏ qua hay chỉ lướt nhẹ
qua loa. Khi giải đáp các loại bài tập, HS đều được đòi hỏi buộc phải thuộc bài theo khuôn
mẫu, tuyệt đối tuân thủ phạm thức cố định và phải căn cứ theo đáp án tiêu chuẩn, nếu có
sơ sót chút ít, cũng đều phải mang số phận “bị trừng trị” chẵng hạn. Sự nguy hại của kiểu
giáo học giáo điều này là tư tưởng của HS dần dà bị gò bó và kìm hãm, làm cho họ e ấp,
rụt rè sợ phạm sai v.v.. Có nhiều người nghiên cứu vì sao đa số HS sợ làm văn, kết quả
nghiên cứu cho thấy một trong những nguyên nhân chủ yếu là do có quá nhiều hạn chế và
quy phạm được nhấn mạnh cho bài làm văn, từ đó làm hạn chế cho HS không thể bày tỏ ý
nghĩ của mình một cách tự do được. Hai là do còn xa cách với cuộc sống thực tế, trong
quá trình sản sinh kiến thức, HS phải đương đầu chỉ là những qui định cứng nhắc, từ đó
không sao tánh khỏi cảm xúc khô khan, đơn điệu và chán ngấy, làm xói mòn đi sự nhiệt
tình theo đuổi và khám phá tri thức của họ.

3. Giáo học theo kiểu “tung thâm đơn hướng”. Tức là kiểu giáo học này chỉ nhằm
tập trung sức vào “đào hố thâm sâu”, chỉ yêu cầu chiều sâu tri thức và nan giải vấn đề,
nặng về thâm nhập chiều đứng, nhẹ về mở rộng chiều ngang, chỉ chú trọng về “đề cương
ôn thi” của giáo trình mà bất cập những thứ khác. Chỉ biết thỏa mãn phương thức đơn nhất,
sự chính xác của gốc độ đơn nhất mà không suy nghĩ gì đến sự biến đổi phụ của hệ lý
luận... Thì giờ giành cho dạy học thì ngắn, mức độ thi cử thì đòi hỏi cao. Do vậy, chỉ lo
toan tập trung cái chủ điểm mà hầu như không hề có liên tưởng về sự biến hóa, liệt kê hay
mở rộng. Giáo học theo phương thức “tung thâm” này quả là thích ứng cho cuộc “thí
chiến” khốc liệt, nhưng trách nhiệm của kiểu “đánh chiều sâu trận địa” hẹp hòi và đơn
nhất này ảnh hưởng rất rõ nét đối với yếu tố cơ bản cho óc sáng tạo của HS. Một là vì hạn
hẹp hóa bối cảnh học tập. Ai cũng thừa nhận rằng sáng tạo cần phải có một độ quảng
khoát nhất định. Hai là do coi nhẹ công việc huấn luyện tư duy mở rộng, làm bất lợi cho

Creative & Innovative Education- Lam Nguyen Tai Page 4 of 7


việc bồi dưỡng tính đa hướng, tính trôi chảy và tính biến thông của tư duy; cũng như làm
bất lợi cho việc hình thành phẩm chất tư duy mang tính sáng tạo của HS..

4. Giáo học theo kiểu phiếm luận hóa lý tính. Tức là trọng lô-gic, xem nhẹ trực
quan; trọng lý tính, xem thường cảm tính. Không cần biết đến nội dung học tập mang tính
chất gì, cứ mang ra phân tích lý giải, diễn dịch lô-gic theo “tiêu chuẩn hóa” việc xử lý.
Ngữ văn vốn là một học thuật chứa đựng rất phong phú nội hàm nhân văn, giá trị tình cảm
và thú vị thẩm mỹ, nhưng một tác phẩm tuyệt hảo lại thường bị đem ra phân tích tứ tán,
làm cho nó trở thành một đống “linh kiện” được bài trí ngăn nắp, rất lô-gic nhưng đã mất
hết sinh khí tự nhiên của nó. Chính vì vậy, HS tiếp thu một trước tác với tinh thần không
cần cảm ngộ, mà chỉ cần dùng lô-gic lý tính để “chiếm lĩnh” mà thôi. Giáo dục nghệ thuật
vốn rất mang tính tình cảm điển hình, nhiệm vụ cơ bản của nó chính là làm cho HS cảm
nhận được cái đẹp, thể nghiệm được cái hay, từ đó hướng dẫn họ phát hiện và sáng tạo ra
cái hay đẹp khác. Điều này dễ thấy ở các học thuật âm nhạc và mỹ thuật, chỉ một chút sơ ý
sẽ làm cho nó trở thành một học thuật nhằm huấn luyện kỹ năng và tiếp thụ tri thức. Học
thuật nhân văn là thế, còn những học thuật tự nhiên khác nếu chỉ chú trọng lô-gic mà xem
nhẹ trực quan lại càng phải được xem xét cho thấu đáo. Trong một tạp chí khoa học nước
ngoài mà tôi có dịp đọc qua, đưa ra một tình huống rằng trong giờ làm bài tập toán “điền
chổ trống” về hướng kim chỉ giờ của đồng hồ. Toàn thể học sinh phương Đông không
chút chần chờ nào bèn “động bút” lập ngay phương trình để giải tìm đáp số; còn học sinh
phương Tây thì lại .... lập tức “động thủ” vặn chỉnh kim đồng hồ ngay trên đồng hồ của
họ, cũng để ... giải tìm đáp số! Lại càng khả thán là, sau khi nghe nói đến việc “vặn đồng
hồ”, học sinh phương Đông lại tỏ vẻ rất ngạc nhiên, họ không thể hiểu nổi “ liệu bài tập
toán không cần lập phương trình vẫn có thể giải được không?”

Tuy nhiên lý tính và lý luận lô-gic quả là kỹ năng tất yếu không thể thiếu được
trong việc nâng cao yếu tố cơ bản của HS, nhưng quá phiếm luận về lý tính có thể kìm
hãm đi tính giác ngộ, trực giác và linh cảm của họ. Nghiên cứu về bộ não cũng cho biết
rằng tư duy lý luận và ngôn ngữ là chức năng của bán cầu não trái; còn những tư duy hình
tượng phi lô-gic lại thuộc chức năng của bán cầu não bên phải. Bán cầu não trái mạnh hơn
về tính lệ thường, qui phạm, còn bán cầu não phải lại có liên hệ mật thiết với phát hiện và

Creative & Innovative Education- Lam Nguyen Tai Page 5 of 7


sáng tạo. Xem thường hình tượng và trực quan, hiễn nhiên là bất lợi cho khai thác bán cầu
não bên phải và bất lợi cho việc huấn luyện tư duy sáng tạo cái mới.

5. Giáo học kiểu quản thúc khắc khe. Đây là kiểu dạy học chỉ dựa vào cưỡng chế,
không dựa vào tự giác. Hay nói cách khác, chỉ quan tâm về “cưỡng ép”, chớ không cần để
ý đến “tự do”; nghiêm khắc chớ không khoan dung; chỉ háo huấn đạo chớ không thích
khuyến khích; chuộng sửa sai lại tiếc rẻ tán thưởng. Quan hệ thầy trò đa phần là quan hệ
quản chế và bị quản chế. Không khí trong lớp thường xuất hiện là căng thẳng, trầm ngâm
hay kìm nén. Lúc bấy giờ những hành vi tư tưởng của học sinh đa phần đều nạp vào môi
trườngï bị quản thúc khắc nghiệt này, thời gian lẫn không gian đều bị chiếm lĩnh theo kiểu
cưỡng chế bởi “khổ học pháp”. Trong môi trường giáo dục như thế, hầu như HS đã mất
hết không còn chỗ nào để vui chơi, tự do xử lý công việc của mình và tự do học tập theo
hướng riêng. Họ mất hết cả tính tự chủ và độc lập. Như vậy, bồi dưỡng“ óc sáng tạo” cho
họ chỉ còn là ước mơ ảo vọng “utopian”!

Qua sự thể hiện


ở 5 kiểu giáo học phổ biến
trên, vấn đề “huấn luyện tố
chất sáng tạo” cho HS, trên
thực tế còn là điều bất cập
của nền giáo dục hiện nay.
Tạo nên tình trạng trên, phải nói là có liên quan đến cơ cấu giáo dục còn nhiều bất cập và
bất hợp lý của ta hiện nay, tình trạng chạy theo cạnh tranh lên lớp hay thi vào đại học là
một minh chứng hùng hồn. Một phần nguyên nhân cũng do một thời gian dài khiếm
khuyết về sự theo đuổi phương thức “bồi dưỡng sáng tạo”, khiếm khuyết về sự nhận thức
quan hệ biện chứng trong giáo dục, giữa tự chủ và khống chế, giữa tri thức và giáo điều,
giữa cảm tính và lý tính, giữa mở rộng và thu hẹp, giữa tự do và quy phạm... do vậy, với
phương châm đổi mới phương pháp dạy học nhất là trong thời kỳ của nền kinh tế tri thức
hiện nay, tất cả chúng ta đều không mệt mõi, dốc hầu hết toàn lực cho mục tiêu phát triển,
nhưng không khéo sẽ chỉ thiên hướng một mặt mà không chú ý đến mặt kia của vấn đề,

Creative & Innovative Education- Lam Nguyen Tai Page 6 of 7


hay chưa đủ sức tạo nên một sự chuyển biến lớn cho giáo dục bồi dưỡng sáng tạo, thì trái
lại để cho lực mặt trái chế ngự sáng tạo lại chiếm được một ít thế mạnh hơn.

Ths. Lâm Nguyên Tài


An Giang

* Một số thông tin và luận cứ tham khảo từ nguồn của các Websites về lý luận giáo dục
đương đại (Reference):
- www.twedu.com; www.singedu.com ...
- Yang, L.S. Journal of Creative Behavior, 1999. Beijing
- Botkin, J.W., Elmandjra, M. & Malitza, , M. No Limits to Learning, Oxford,
New York, Toronto, Sudney, Frankufurt: Pergamon Press, 1979.

Creative & Innovative Education- Lam Nguyen Tai Page 7 of 7

You might also like