You are on page 1of 339

^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^

hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com

History E-Books: HD300306009


Compiled by Rosea
Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 và 1984 ( P I)
CHIẾN CÔNG NÀY KHÔNG PHẢI CỦA RIÊNG TÔI

Nguyễn Phúc Ấm, ghi theo lời kể của Hoàng Hữu Yên, trung đội trưởng, đại đội 5, tiểu đoàn 12*,
đoàn Sao Vàng.

Trận địa pháo 85 ly chúng tôi chốt giữ trên đồi 33 bên ngã tư Đồng Đăng, một điểm cao án ngữ
toàn bộ vùng thị trấn này. Trung đội tôi thực hành bắn theo yêu cầu hiệp đồng của đoàn 12 bộ
binh. Ngày từ sớm tinh mơ ngày 17-2 ấy, hàng trăm khẩu pháo từ bên kia biên giới đồng loạt trút
đạn vào vùng trận địa, phá hỏng hết các mạng thông tin, cắt đứt hoàn toàn liên lạc giữa chúng tôi
với đoàn 12, với cả cơ quan chỉ huy trực tiếp của mình phía sau nữa.
Không có sự chỉ đạo của cấp trên, không hiệp đồng chiến đấu được với đơn vị bạn, pháo địch thì
nổ dày đặc xung quanh, bộ binh của chúng lại có nhiều mũi chọc thẳng vào chân chốt mình và
bao khó khăn khác, pháo thủ thiếu, súng bộ binh thiếu làm tôi vô cùng lo lắng.
"Dẫu sao cứ phải bám chắc trận địa đã". Tôi nghĩ vậy rồi nhắc anh em ra cả vị trí chiến đấu, bình
tĩnh theo dõi địch, sẵn sàng chờ lệnh. Mặt khác tôi cử Bùi Xuân Phục, chiến sĩ thông tin duy nhất
của trung đội vượt qua làn đạn và vòng vây địch đi nối lại các đường dây.
Gần 1 giờ qua. Rồi 90 phút qua, máy điện thoại vẫn bị ngắt. Không ai rõ Phục đang ở đâu, gặp
nguy hiểm gì ? Sau này chúng tôi mới biết Phục bị địch bủa vây, suốt 3 ngày đêm liền chúng dịnh
bắt sống anh, song anh đã anh dũng và mưu trí đánh trả, mở đường về với đơn vị.
Khoảng 7 giờ sáng, anh Điển, người cán bộ đại đội dày dặn kinh nghiệm chiến đấu và Hoàng
Tĩnh, thông tin 2W đã được cấp trên cử đến trận địa của trung đội chúng tôi. Chúng tôi ôm nhau,
nước mắt trào ra vì xúc động.
- Không bắt được liên lạc với đoàn 12, cứ đánh thôi, Yên ạ. Thấy địch là chủ động đánh, mệnh
lệnh của trên đấy !
Anh Điển bảo tôi vây. Thế là rõ. Có phương hướng rồi chúng tôi sẽ phát huy được sức mạnh của
mỗi người và sức mạnh của tập thể trên trận địa này. Tôi báo cáo tình hình địch, trình bày
phương án chiến đấu và xin ý kiến bổ sung của anh Điển. Chúng tôi nhất trí với nhau : đánh theo
phương án 2, một trường hợp hiếm hoi, một phương án mà có 2 kế hoạch : chặn đánh bộ binh
địch, bảo vệ chốt, bảo vệ pháo; đồng thời vẫn thao tác pháo, đánh các mục tiêu lớn từ xa, phát
huy tính năng vũ khí chính của mình. Hai nhiệm vụ đều cấp thiết, song lực lượng của chúng tôi
quá ít, 2 khẩu pháo mà vẻn vẹn chỉ có 10 người, so với tiêu chuẩn biên chế thì thiếu 6 người rồi,
nay lại chia đôi có đảm đương nổi không.
- Chẳng còn cách nào khác đâu. Cứ phân công đi anh Điển. Tôi xung phong đảm nhiệm một
mình một khẩu đội đó.
- Ai cũng như yên thì ổn quá rồi.
Anh Điển cười nói thế, rồi bố trí : tôi phụ trách khẩu đội 1 vừa chỉ huy, vừa quan sát vừa kiêm
thao tác bắn. Bài sẽ tiếp đạn. Khẩu đội số 2, anh Điển phụ trách kiêm quan sát, số 1 có Lộc,
Congở vị trí số 2. Sắp xếp vậy chúng tôi đã rút được nửa quân số, toả ra xung quanh chốt, phối
hợp với các chiến sĩ công an vũ trang và dân quân đánh chặn các mũi tiến quân của bộ binh
địch.

8 giờ kém 15, 1 tiểu đoàn địch ùn ùn kéo lên quả đồi phía tây Đồng Đăng. Chúng tôi nhích cự li
bắn về 1.400m và 2 khẩu đội cùng giật cò. Từ sớm, pháo địch không ngớt bắn vào đây, giờ thấy
trận địa phát hoả, chúng càng bắn mãnh liệt hơn. Khẩu đội 2 mới bắn đến phát thứ 7 thì súng bị
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
mảnh đạn găm vào một số thiết bị, phải dừng bắn để sửa chữa. Nhận thêm phần của bạn, tôi
nâng tốc độ bắn phóng liên tiếp những trái đạn 85 ly vào đội hình địch. Bắn tới phát thứ 20 thì
tiểu đoàn bộ binh này rối loạn, số sống sót xô nhau chạy té xuống bên kia dốc. Qua kính quan
sát, tôi nhìn rõ xác chúng nằm chồng tréo, ngang dọc khắp mặt đồi.
Đợt tiến công thứ nhất thất bại, địch cho 4 xe tăng vừa bắn dữ dội vào trận địa chúng tôi, vừa
dẫn đầu một cánh quân khác tiến qua điểm cao 300 đánh vào khu pháo đài. Pháo 85 ly mà vớ
được tăng thì còn gì bằng. Tôi ước lượng lại khoảng cách, dịch cự li về 1.250m và bắt được
ngắm vào chiếc đi sau chứ không phải chiếc đi đầu. 4 phát đạn nổ, chiếc xe tăng này bốc cháy. 3
chiếc đi trước hoảng hốt muốn rút lui, song đám cháy chặn mất đường rồi, tiến lên lại không
dám, nó đành chết đứng tại chỗ, phụt lửa tới tấp vào chúng tôi. Pháo nổ ầm ầm 4 phía, mảnh
đạn bay vèo vèo quanh người nhưng ai còn nhớ đến nguy hiểm khi 3 mục tiêu không di động
đang đứng chềnh ềnh trước mũi súng của mình. "Hãy bình tĩnh bắn ăn chắc từng chiếc một". Tôi
tự nhắc mìh thế và nảy cò. Bị trúng đạn, 2 chiếc xe tăng bốc cháy. Chiếc đi đầu không dám bắn
nữa, rồ máy, chồm lên đỉnh 300, tụt xuống mé trái điểm cao. Phía ấy có bộ binh ta chốt. Chắc xe
tăng này cũng bị anh em ta thịt nốt thôi.
Giữa lúc tôi đang bắn xe tăng thì các chiến sĩ bộ binh, trong đó có cả anh em trung đội tôi vẫn
đánh chặn địch dưới chân đồi. Chúng liên tục mở các đợt tiến công hòng chiếm cho được trận
địa pháo này, song đều bị quân ta đẩy lui. Anh em vừa đánh vừa reo hò động viên tôi ghê lắm.
mỗi lần bắn cháy một xe tăng, tôi lại nghe nhiều tiếng hô vọng tới :
- Hoan hô Hoàng Hữu Yên !
- Hoan hô dũng sĩ diệt xe tăng bành trướng !
- Anh Yên ơi, yên tâm nổ súng nhé. Chúng tôi còn ở đây thì bọn bộ binh địch không bước nổi tới
chân chốt này đâu.
Tới lúc tôi bắn cháy chiếc thứ 4 (1 trong 2 xe tăng địch chạy từ Na Sầm về Đòng Đăng) thì anh
em không nén nổi niềm vui, nhiều đồng chí hối hả chạy lên ôm chầm lấy tôi mà gì, mà hôn, mà
khen hết lời...
- Kìa buông ra nào. Chiến công này có phải của riêng mình đâu. Không có các cậu đánh địch bảo
vệ pháo, bảo vệ trận địa thì mình bắn sao được. Thôi buông ra, về cả vị trí đi, địch nó kéo đến kia
kìa.
Tôi phải nói thế, anh em mới chịu toả về các tuyến chốt của mình.
Trời chuyển sang chiều lúc nào chẳng ai để ý nữa. Giờ mới được phút giây yên lòng, và giờ
cũng mới nhớ tới bữa cơm trưa, mới thấy đói. Nhưng anh nuôi Dư mải đánh địch, quên cả nấu
cơm rồi, mà bọn địch bắn phá liên tục, muốn nấu cơm cũng chẳng được. Chúng tôi lấy lương
khô ra ăn, ăn dè sẻn, 2 người 1 gói thôi.
Ngồi ăn uống nhàn rỗi mới thương khẩu pháo hỏng. Miếng lương khô chưa nhai hết, tôi đã bỏ
đấy, đi chữa pháo. Anh Điển thay tôi, sang chỉ huy khẩu đội 1. Cùng với anh có khẩu đội trưởng
Phạm Văn Thanh, Hợi số 1 và Khang ở vị trí số 3. "Êkíp" mới đổi nhau xuống chân dốc chặn địch
mà ! Cho đến lúc địch tiếp tục phản pháo, bộ binh chúng xuất hiện ở dãy đồi trước mặt thì tôi
cũng sửa chữa xong khẩu pháo thứ 2. Đợt tiến công đầu tiên của địch vào buổi chiều bị thất bại,
song khẩu pháo thứ 2 lại hỏng. Thấy pháo ta bắn thưa thớt, địch cho 2 xe vận tải chở đầy lính từ
Hữu Nghị quan tới đổ quân tiếp viện. Xe chúng vừa dừng bánh, anh Điển cùng Thanh, Hợi và
Khang đã bắn liền 6 quả đạn rất chính xác. 2 xe cùng tan tành. Có lẽ khó còn lấy 1 tên khỏi
thương vong. Song ngay khi ấy, địch huy động mọi cỡ pháo bắn vào trận địa rất ác liệt. Thanh và
Hợi bị thương. Khẩu đọi 1 cũng hỏng nhiều bộ phận : khoá nòng bị đất đá phủ đầy, tay đóng mở
chờn, trự quay máy hướng bị cong, giá ngắm lệch và kính ngắm thì mất tác dụng. Thế là 2 khẩu
pháo đều tê liệt hoàn toàn. Từ đấy đến tối địch không mở tiếp đợt tiến công nào nữa.
Đêm tới chậm chạp. Hình như trong đời, chưa bao giờ tôi mong đêm xuống nhanh như thế.
Bóng đen vừa phủ đầy các vực sâu, tôi đã lôi hòm đồ nghề ra, vừa lục lọi các phụ tùng, linh kiện,
vừa đọc cho Hoàng Tĩnh bức điện báo cáo về trung đoàn. Tôi kể vắn tắt 1 ngày chiến đấu, giới
thiệu một số gương đánh giặc dũng cảm rồi báo cáo tình trạng hỏng hóc của 2 khẩu pháo. Cuối
cùng tôi hứa với trên, sẽ chữa pháo ngay trong đêm để kịp hôm sau giội lửa vào đầu giặc.
Công việc này không cần nhiều người. Chỉ có tôi và Bài ở lại, còn tất cả triển khai xuống các
tuyến hào dưới chân chốt, sẵn sàng đánh địch tập kích. Hai anh em mò mẫm sửa chữa suốt đêm
ấy, lại kéo sang cả sáng hôm sau mới xong mấy việc : thay bệ khoá nòng từ khẩu 2 sang khẩu 1,
dùng dầu madút rửa các thiết bị quá bẩn, uốn thẳng tay quay máy hướng, gọt giũa lại các đường
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
ren bị chờn, toét... Riêng giá ngắm thì không sao khắc phục được.
Nhớ lại 1 lần được đại đội phân công lên lớp bài "quy chỉnh, hiệu chỉnh" tôi có đặt ra 1 câu hỏi
cho anh em thảo luận : "Không có kính ngắm, pháo 85 ly có bắn được xe tăng không ?" Ai nấy
bàn cãi sôi nổi lắm. Người bảo bắn được người bảo không. Phần tôi tôi nghĩ kính ngắm phải
theo đường ngắm qua lỗ kim hoả qua dan chỉ miệng nòng tới điểm xạ. Khi biết cự li, biết tốc độ
xe tăng, quy định vật chuẩn sẵn, tăng chạy đến là bóp cò, có thể trúng thôi. Và lúc giải đáp, tôi
kết luận : "Nhất đinh bắn được". Học lí thuyết tôi nói thế, bây giờ tình huống đã xảy ra, tôi phải có
hành động để chứng minh.
Câu chuyện ngày huấn luyện giúp tôi có thêm quyết tâm hơn, tôi quyết định, tiếp tục nổ súng
đánh địch không chờ sửa chữa giá ngắm nữa. Anh Điển ủng hộ ngay ý kiến này. Các chiến sĩ
trong khẩu đội thì vừa tin, lại vừa muốn thể hiện một tình huống đã học nên chuẩn bị súng đạn
hăng hái lắm. Và chiều hôm ấy, khẩu súng thiếu giá ngắm của chúng tôi đã đánh 2 trận khá tốt.
Trận thứ nhất hồi 13 giờ, với 4 phát đạn, bắn cháy 1 xe tăng trên đường 1A, cự li 2.800m. Trận
thứ 2 hồi 15 giờ, với 13 phát đạn, phá huỷ hoàn toàn 4 khẩu lựu pháo 122 ly đặt trước Hữu Nghị
quan, cự li 4.500m. Tất cả các lần bắn tôi đều ngắm qua nòng, đạn đi chính xác.
Cũng buổi chiều này, pháo địch từ khắp nơi bắn vào trận địa chúng tôi nhiều hơn, điên cuồng
hơn. Bộ binh địch cũng tiến công vào xung quanh chốt đông hơn, ồ ạt hơn, cán bộ chiến sĩ dưới
chân chốt chiến đấu rất kiên cường dũng cảm. Nhiều đồng chí bị thương vẫn không rời tay súng.
Xác giặc nằm la liệt trước chiến hào. Anh em đánh giỏi, chặn địch, đẩy lùi địch, bảo vệ pháo.
Vừa đánh, các đồng chí ấy vừa reo hò, cổ vũ tôi không ngớt :
- Anh Yên ơi, xe tăng xuất hiện kia kìa. Cho con "bọ hung" bành trướng về chầu ông Bành Tổ
thôi !
- Hoan hô ! Pháo 85 ly dập nát 4 thông pháo 122 ly của địch rồi !

Không được đụng tới Việt Nam, NXB QĐND 1979.

* : tức tiểu đoàn 12 thuộc trung đoàn pháo 68, sư đoàn 3 Sao Vàng.

LUỐN SÂU ĐÁNH HIỂM

Minh Tiến, ghi theo lời kể của Nguyễn Văn Thành, đại đội 1, tiểu đoàn 45.

Tối hôm đó, đơn vị chúng tôi rời bản Bốc Thượng. Trước lúc xuất kích, có chiến sĩ còn nói đùa :
"Hôm nay là ngày Quốc tế Phụ nữ, các bạn biết rồi chứ. Chúng mình phải đánh một trận thật
tuyệt để báo công gửi về cho mẹ, cho vợ và người yêu".
Chúng tôi mang theo bên người lương khô đủ ăn 3 ngày, còn tất cả là súng đạn và thủ pháo. Lực
lượng luồn sâu của tiểu đoàn có 3 mũi : mũi 1 có 20 đồng chỉ, anh Đào Văn Quân, chính trị viên
đại đội 1 làm chỉ huy trưởng. Anh Quân là cán bộ trẻ trong đơn vị, mới 25 tuổi, quê ở Tứ Kì, Hải
Hưng. Đại đội phó Tường Duy Chính là chỉ huy phó. Mũi 2 là mũi phụ, có 19 chiến sĩ. Còn lại là
bộ phận cối 82 ly do anh Dương chỉ huy, có nhiệm vụ bắn kiềm chế địch, đề phòng chúng phản
ứng vào đội hình của đơn vị. 3 cán bộ chỉ huy của 3 mũi đều là những chiến sĩ đã dày dặn chiến
đấu trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
2 đêm hành quân, đến bản Na Toòng thì được lệnh dừng lại để trinh sát. Ở đây chúng tôi đã gặp
3 dân quân dẫn đường. Đó là 2 cô gái Phan Thị Hoa, Lã Thị Sự và anh Vương Văn Ngô. Anh chị
em này đều là những chiến sĩ thuộc đơn vị dân quân khu Thanh Sơn, đã từng đánh địch từ
những ngày đầu khi bọn Trung Quốc xâm lược mới đặt chân vào thị xã Cao Bằng. Theo các
chiến sĩ dân quân, chúng tôi đưọc lệnh đi sâu vào khu chiến, nơi địch đóng dày đặc trên các đồi
Thiên Văn, Pháo Đài... Riêng ở đồi Thiên Văn có tới 1 trung đoàn, hàng ngày chúng canh gác
trên đoạn đường ra vào cửa ngõ thị xã. Nhiệm vụ của tiểu đoàn đặc công chúng tôi là phải đánh
nhanh rồi tản nhanh, nếu không sẽ bị hãm trong vòng vây của địch.

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Bộ đội ta đào xong công sự thì trời vừa sáng. Bỗng từ đài quan sát báo tới : địch bắt đầu xuất
hiện. Nhưng chỉ là 1 chiếc xe tải từ tài Hồ Xìn chạy tới. Đến chân đồi Nả Cay, nó dừng lại. Những
tên lính Trung Quốc nhảy xuống xe và đi vào khu giao thông để bôc hàng rồi vào bản cướp bóc.
Chốc chốc, chúng lại khiêng ra xe nào gà, nào vịt, nào lợn. Các chiến sĩ căm giận lắm nhưng vẫn
phải nén lòng chờ đợi, không đánh vào bọn này mà chờ những đơn vị lớn hơn.
Đến 8 giờ 30, 8 chiếc xe tải khác lại vẫn từ Tài Hồ Xìn chạy về thị xã. Trên xe chúng chất đầy
những bao hàng và những chiếc xe đạp hỏng. Đó là những thứ chúng cướp được ở dọc đường.
Chiếc xe đầu đã chạy lọt vào đúng trận địa phục kích mà chúng tôi vẫn chưa được lệnh đánh.
Hàng chục con mắt và đôi tai chiến sĩ cứ căng ra và đỏ dồn về phía anh Quân và tiểu đoàn
trưởng Hoàng Mạnh Thời để chờ đợi, chỉ sợ mình không nghe kịp lệnh để rút nụ xoè tung lựu
đạn xuống đầu địch. Và cứ mỗi chiếc xe giặc chạy qua tầm súng, chúng tôi lại một lần hồi hộp,
chờ lệnh nổ súng.
Bỗng có lệnh :
- Hãy bình tĩnh, đã có công luồn sâu 3 ngày vào lòng địch thì phải biết nén căm giận để đánh 1
trận thật giòn giã.
Nửa giờ sau, lại có tiếng động cơ râm ran từ thị xã Cao Bằng vọng đến. Đài quan sát báo có 17
chiếc xe chở đầy lính và đạn tên lửa H12 sắp chạy qua trận địa.
Bây giờ thì được đánh thật rồi. Từ hầm súng, chúng tôi như muốn bật cả dậy. Phan Thị Hoa, Lã
thị Sự-các cô gái du kích Thanh Sơn tay thoăn thoắt buộc từng băng AK vào nhau, và mở sẵn
nắp thủ pháo trao cho từng chiến sĩ.
Chúng tôi nằm trên dốc ta-luy trong xuống mặt đường nhìn rõ từng hòn đá nhỏ. Chiếc xe thứ
nhất đã lao qua. Rồi chiếc thứ 2, thứ 3. Ba chiếc đầu chở đạn. Những chiếc sau đều chở lính,
chúng đội mũ sắt, xếp hàng bảy đầy ắp.
Khi chiếc xe cuối cùng vào đúng vị trí khoá đuôi thì Nguyễn Văn Sinh được lệnh nổ súng. Trên
vai anh, quả đạn B41 vọt ra khỏi nòng, cắm vào thùng xe nổ tung. Trong đám lửa màu da cam
hiện rõ từng tên lính bị hất tung lên rồi ném xuống mặt đường. Phát đạn B41 của Sinh cũng là
khẩu lệnh của trận đánh. Tiếp đó là tiếng thủ pháo, lựu đạn nổ xen lẫn từng tràng liên thanh của
AK dồn dập đánh địch.
Ở vị trí phía trước chặn đầu, Hà Văn Nhạc bắn 3 viên AK báng gấp, đúng vào mặt tên lái. Hắn
cúi gập người, buông tay vôlăng, chiếc xe lảo đảo thúc đầu vào vách ta-luy dựng đứng, bật trở
lại, xoay nửa vòng chắn ngang đường. Chiếc thứ 2 lách sang trái tìm đường thoát. Đại đội phó
Tường Duy Chính đứng vụt dậy, tựa vào thành hào ngắm bắn 1 quả B41. Đạn tên lửa H12 trên
xe bị đốt cháy nổ tung liên tiếp. Thế là cả đội hình 14 chiếc còn lại với hơn 500 tên lính nằm gọn
trong tầm súng và biển lửa*. Chỉ huy trưởng Đào Văn Quân chỉ huy các chiến sĩ Lợi, Công, Đề
và anh dân quân Vương Văn Ngô đánh tạt sườn. Anh Quân bắn luôn 6 phát B41 vào 6 chiếc xe
đang nối nhau, bóp còi inh ỏi để tìm đường tẩu thoát. Nhưng chúng còn chạy vào đâu. Bọn lính
từ tren xe nhảy xuống chỉ kịp giúi đầu xuống sàn xe hoặc nằm rạp xuống 2 bên rãnh thoát nước.
Từ trên cao, chiến sĩ ta chỉ việc bỏ lựu đạn, thủ pháo, bắn AK xuống. Xác địch chết chồng tréo
lên nhau trông thật thảm hại.
Bỗng 1 tên xách được khẩu trung liên từ thùng xe lao ra đường chạy đến bụi tre và nằm xuống
định bắn trả. Hắn chưa kịp bắn, Hà Văn Triệu đã nhanh hơn, đưa điểm ngắm vào cái đầu trọc
của hắn kéo một loạt ngắn AK. Đó là tên lính duy nhất định chống cự trong đám 1 tiểu đoàn giặc
đi trên đoàn xe đã bị tiêu diệt gọn.
Chúng tôi đang đánh thì 1 tình huống xảy ra nằm ngoài dự kiến của thủ trưởng Thời. Đó là hàng
trăm tên địch chốt trên các đồi Thiên Văn và Yên Ngựa khi nghe tiếng súng nổ và ngọn lửa bốc
cao dưới mặt quốc lộ 3 đã bỏ luôn súng, rủ nhau chạy lên đồi cao nhìn xuống nơi đồng bọn bị
tiêu diệt. Nắm đúng thời cơ, trung đội trưởng cối 82 ly ra lệnh đánh. Hàng chục quả đạn đã được
tính toán kĩ lưỡng phần tử bắn nối đuôi nhau giội lửa xuống đầu địch, tiêu diệt hơn 100 tên nữa.
Tất cả trận đánh chỉ diễn ra trên 20 phút. Khi bọn địch phản ửng thì đơn vị chúng tôi đã nhanh
chóng theo 3 chiến sĩ dân quân thọc qua bản Nà Cay, trở về vị trí tập kết.
Về đến nơi, lúc chia tay đơn vị, cô gái dân quân người Tày Phan Thị Hoa nắm tay anh Đào văn
Quân, nói giọng tha thiết :
- Nếu em được vào bộ đội, em sẽ tình nguyện vào đơn vị đặc công của các anh...
Còn chúng tôi nghĩ, nếu lần sau có những trận đánh được phối hợp với anh chị em dân quân
như thế này thì đơn vị lập công càng lớn hơn...
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com

Không được đụng tới Việt Nam, NXB QĐND 1979.

* : thực tế sau này ta xác minh đoàn xe địch có hơn 200 tên. Ngoài ra một bộ phận địch cũng kịp
chống trả trước khi bị diệt hoàn toàn. Có thể do đội hình phải trải dài ra để đánh toàn bộ đoàn xe
17 chiếc nên đ/c Nguyễn Văn Thành không nắm được những điều này. Tuy nhiên, đây vẫn là
một trận thắng xuất sắc.

TÌM ĐỊCH MÀ ĐÁNH

Phương Quang, ghi theo lời kể của Hoàng Văn Khoáy, đại đội phó đại đội 3 công an vũ trang
Cao Bằng.

Công việc chuẩn bị lên đường đánh địch đã xong. Mặc dù trên vai đeo lủng lẳng balô, súng đạn,
cuốc xẻng, nhưng tôi vẫn cảm thấy chưa yên tâm, tôi liền chạy vội vào nhà lấy thêm 4 quả B40
đeo sau lưng. Những lúc bình thường, vai đeo chiếc balô với khẩu AK đã cảm thấy nặng. Vậy
mà giờ đây không hiểu sao tôi vẫn chạy đi băng băng.
Lúc ấy là 3 giờ sáng. Đơn vị đã tập hợp đông đủ. Tiếng chính trị viên Nguyễn Viết Hảo vang
trong đêm :
- Hiện giờ địch có khoảng 1 trung đoàn, chúng đang di chuyển từ An Lạc đến xã Đức Quang.
Nhiệm vụ của chúng ta là cùng với bộ đội địa phương và dân quân chặn đánh chúng ở bản Nà
Hát, không cho chúng tràn vào huyện Quảng Hoà.
Chúng tôi khẩn trương lên đường.
Từ nơi đơn vị đóng quân đến toạ độ X trên 30km. Đường rừng nhiều đoạn khúc khuỷu, khó đi.
Trên vai mang nặng súng đạn, mồ hôi ai nấy đều vã ra.
Sau 1 đêm hành quân, chúng tôi đã đến địa điểm tập kết an toàn. Vừa đến nơi chưa kịp đặt balô,
pháo địch đã bắn vào bản Nà Hát, cách đơn vị đóng quân chưa đầy 100m. Tiếng pháo nổ mỗi
lúc càng dữ dội. Toàn đơn vị khẩn trương đào hầm hào, công sự chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu.
Còn tôi được phân công cùng 3 chiến sĩ đi quan sát trận địa. Càng đi sâu vào rừng, không khí
càng vắng lặng. Vừa ra khỏi bìa rừng, tôi thấy 2 người đàn ông ăn mặc quần áo người Nùng, vai
đeo súng đạn đi về phía mình. Người đi đầu cao to, đội mũ lưỡi trai trông rất giống bọn phản
động Trung Quốc.
- Cẩn thận, bọn thám báo.
Tôi ra hiệu cho các chiến sĩ chuẩn bị nạp đạn. Bỗng tôi nảy ra ý định cần bắt sống 2 tên này đem
về khai thác. 2 người lạ mặt đi khỏi con suối, họ rẽ ngang rồi lẩn vào rừng. Tôi cùng các chiến sĩ
đuổi theo. Khi gần đến nơi, tôi thấy người đi đầu trông quen quen. Đúng là bác Thài rồi ! Nhưng
sao bác ấy lại ở đây ? Tôi khẽ gọi :
- Có phải bác Thài không ?
- Ai đấy ?
- Tôi đây, Khoáy đây !
- Anh đi đâu bây giờ ?
- Đi đánh địch bác ạ !
- Chúng nó chuồn về bản Nhảng cả rồi !
- Bác có thể dẫn đường cho chúng tôi được không ?
- Đơn vị của anh có bao nhiêu người ?
- Đông lắm không thể đếm được.
- Vậy thì tốt quá. Chúng tôi đang đi tìm đồng chí xã đội trưởng để lấy thêm súng đạn. Bây giờ
gặp các anh ở đây thì còn gì bằng.
Được người dẫn đường tin cậy, chúng tôi thấy yên tâm. Mỗi gnười ăn vội miếng lương khô rồi
tiếp tục hành quân đến bản Nhảng.
cuộc hành quân kéo dài 4 tiếng đồng hồ. Khoảng 8 giờ tối, chúng tôi mới tới bản Nhảng. Đơn vị
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
dừng chân tạm nghỉ ở khu vực rừng rậm. Tôi cùng 2 chiến sĩ xuống bản tìm cán bộ địa phương.
Nhưng lạ thay không thấy 1 bóng người. Chỉ thấy những ngôi nhà đổ nát, hoang vắng cùng
những đống tro tàn và những cột nhà cháy dở bốc lên mùi khét lẹt. Bên cạnh những ngôi nhà
cháy dở là những công sự hàm ếch dày chi chít, vết tích của bọn Trung Quốc xâm lược để lại.
Chúng tôi quan sát xung quanh, thấy 1 xác người bị địch đốt cháy. Còn cảnh đau thương nào
hơn thế nữa. Bỗng tôi nhớ lại câu chuyện hôm trước bà con ở Hoà An kể lại : bọn địch hung ác
hơn cả thú dữ. Chúng tràn vào huyện Quảng Hoà chém giết, đốt phá không chán tay, rồi bắt đi
16 cô gái thay nhau hãm hiếp. Về sau chúng tẩm xăng đốt cả 16 cô. Càng nghĩ tôi càng căm thù
lũ giết người man rợ.
Đêm ấy chúng tôi dừng chân ở bản Nhảng. Trong lúc anh em nghỉ, tôi cùng 2 đồng chí dân quân
đi gài mìn đề phòng địch tấn công bất ngờ. Gần về sáng, trời đổ mưa, lại thêm muỗi vắt nhiều
như trấu, không ai ngủ được. Xa xa, vẳng lại tiếng pháo cầm canh của địch bắn vu vơ. Tôi thức
dậy, cùng đại đội trưởng Yên và trung đội trưởng Khánh giở tập bản đồ ra xem.
Đại đội trưởng Yên hỏi chúng tôi :
- Nên cho anh em ở lại đây mai phục hay hành quân đến địa điểm khác ?
- Cứ theo tiếng súng của địch thì chúng còn cách ta không xa. Nếu chúng ta mai phục ở đây chờ
địch vào mới đánh, tôi e không có lợi. Vì địa hình ta thấp, vả lại nếu trường hợp bất trắc sẽ
không có đường cơ động. Vì vậy ngay bây giờ chúng ta phải cho anh em hành quân đến bản
Lẻn, bí mật đánh làm chúng không kịp trở tay.
Ý kiến của tôi được ban chỉ huy nhất trí ngay.
5 giờ sáng, sương mù còn bao phủ khắp núi rừng. cuộc hành quân lại tiếp tục. Khoảng 3 giờ
chiều, trinh sát báo về, địch đang tràn vào bản Lẻn. Chúng chia làm 2 tốp. Tốp đi đầu có khoảng
200 tên, mang theo súng đạn, vừa đi chúng vừa xì xồ với nhau toàn tiếng Bắc Kinh, tôi gnhe rõ
nhưng không hiểu. Tốp thứ 2 có khoảng 400 tên, đang kéo nhau trên một đường vòng tiến vào
bản Lẻn.
Thời cơ diệt địch đã đến. ban chỉ huy đại đội hội ý chớp nhoáng. Toàn đơn vị chia 3 hướng bao
vây chia cắt tiêu diệt địch. Tôi được phân công chỉ huy một mũi gồm 8 bộ đội và 5 dân quân đánh
chính diện. Còn 2 tổ khác do đại đội trưởng Yên chỉ huy đánh bọc phía sau.
Thằng đich rất chủ quan. Trên đường hành quân mệt mỏi, chúng dừng lại ngồi nghỉ, một số đi
tìm nước uống tập trung ở giếng Cô So.
"Kì này, chúng mày sẽ chết với ông". Tôi nghĩ vậy rồi cùng binh nhì Nông Văn Quyết vận động
đế 1 mô đá to, cách địch chưa dầy 100m. Từ địa hình rất thuận lợi đó, tôi chỉnh lại khẩu AK rồi
nín thở bóp cò. Tiếng súng phá tan bầu không khí yên lặng. Cùng lúc đó, các cỡ súng của ta từ 3
phía đồng loạt nổ. Bị đánh bất ngờ, bọn địch không kịp trở tay, đội hình rối loạn. Chúng chạy tứ
tung. Một toán chạy lên đồi ẩn nấp. Thừa cơ, khẩu trung liên của Tô Minh Đại và Nông Trọng
Tuyền liên tục nhả đạn, bọn chúng không còn đường chạy thoát. Chúng chết nằm ngổn ngang
khắp quả đồi.
Nghe thấy tiếng súng nổ, bọn địch đi trước quay lại dùng súng lớn bắn vào đội hình ta rồi cho
quân dàn hàng ngang kéo đến bao vây. Vừa đi chúng vừa thổi kèn "toe toe". Thằng chỉ huy đầu
đội mũ, một tay cầm batoong, một tay cầm súng ngắn, miệng hò hét ra oai :
- Tả khoai ! Tả khoai ! (đánh nhanh ! đánh nhanh !- chú thích của sách)
Đợi cho chúng đến đúng tầm bắn, từ trên đồi cao, tôi cùng Phương, Khoả... nổ súng. Lũ giặc lộn
nhào từ trên cao lăn xuống chân đồi. Bọn còn lại xông lên như những con thiêu thân. Vừa lúc đó,
khẩu trung liên của đồng chí Đại liên tục nhả đạn. Cuộc chiến đáu kéo dài 1 tiếng đồng hồ. Địch
mở 2 đợt đánh tới nhưng đều bị chúng tôi đánh lại, buộc chúng phải lùi ra x.
Trưa ngày 14-3, tôi được phân công cùng 2 đồng chí dân quân đi gài mìn ở những nơi xung yếu
quanh bản Pò Púng. Lúc quay về tôi đã thấy địch đang tiến vào nơi đơn vị đóng quân. Tôi luồn
rừng chạy lên núi đá. Địch phát hiện ra tôi. Chúng bắn đuổi theo. Tôi cố sức leo lên 1 quả đồi
tranh, bỗng nghe có tiếng "rẹt rẹt" trên đầu. Biết là súng của địch, tôi nằm rạp xuống đất, lăn mấy
vòng. Tôi bị địch bao vây. Một tên nói bằng tiếng Việt, giọng lơ lớ :
- Thằng chỉ huy của mày chết rồi, đầu hàng mau !
- Này thì đầu hàng !
Tôi nghiến răng ném 1 quả lựu đạn vào đội hình địch. Bọn chúng nằm rạp xuống đất. Nhân lúc
địch đang hoang mang, tôi bồi tiếp 1 băng đạn, mấy tên giặc chết gục. Tôi chạy tắt theo 1 thung
lũng, về đơn vị.
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com

Không được đụng tới Việt Nam, NXB QĐND 1979.

CHỐT BÊN CẦU SỐ 4

Nguyễn Xuân Thái

Sau loạt đạn pháo của địch nổ dữ dội, chúng cho 2 đại đội đánh vào chốt của tiểu đội Đỗ Văn
Hoà. 1 đại đội từ đồi sân bay đánh xuống, 1 đại đội từ ngã ba Kim Tân theo quốc lộ đánh ra. Anh
đặt ngón tay trên vòng cò khẩu đại liên, quay sang nói với 1 chiến sĩ rất trẻ :
- Địch ỷ thế đông quân nên chủ quan. Đợi chúng đến thật gần ta mới bắn. Loạt đạn đầu tiên phải
thật chính xác, phải làm cho chúng kinh hoàng.
Đúng như Hoà nhận định, chưa gặp sự giáng trả của ta, bọn địch cứ dàn hàng ngang mà tiến.
Vừa đi chúng vừa bắn như vãi đạn. Địch cách trăm mét, 50 mét... Hoà bắn, khẩu đại liên trong
tay Hoà rung lên. Các cỡ súng đồng loạt trút lửa vào đội hình địch. Hàng chục tên xâm lược chết
ngổn ngang trên đường, bên bờ suối cạn. Bọn sống sót vội vàng tháo chạy, lẩn vào rừng. Thấy
giặc hoảng sợ, Hoà liền bật khỏi công sự và hô lớn :
- Xung phong !
Ước, Hào, Thiệp xách súng vọt theo Hoà. Hoà và anh em cắp tiểu liên rượt theo những tên sóng
sót. Chỉ những tên xâm lược co cẳng chạy trước tiên là thoát chết. Lúc ấy, đại liên địch từ đồi
Tháp Nước bắn xuống, nhưng đã muộn. Hoà cho anh em vận động lên chốt phòng ngự. Anh
quay nòng đại liên của mình về phía đại liên của địch. Khi đã nhìn rõ hoả điểm này, Hoà chỉnh lại
đường ngắm. Anh bắn liên tiếp 3 loạt dài. Khẩu đại liên địch câm họng. Mất hoả lực, bọn địch tụt
xuống bên kia đồi. Số quân của chúng ở đó gần 1 tiểu đoàn mà phải chùn lại.
Một lát sau, Hào, chiến sĩ dân quân phát hiện 1 toán địch có 3 tên, tên đi sau mang theo bộ đàm.
Đây là tổ thám báo. Hoà nhận định như vậy khi nhận được báo cáo của Hào. ANh tỏ chức ngay
1 tổ đi diệt. Hoà giao đại liên cho Ước và dặn :
- Cảnh giới phía trước. Sẵn sàng chi viện cho chúng tôi nhé !
Hoà vẫy tay bảo Hào theo anh vận động tắt rừng phía sau toán địch. Nguyễn Thiệp dẫn 1 tổ thọc
vào sườn chúng. Hoà nấp vào một gốc cây khi nhìn thấy 3 tên lính áo đen đang dò dẫm từng
bước. Vừa đi chúng vừa quan sát xung quanh. Tên khoác máy bộ đàm chốc chốc dừng lại nghe
ngóng. Hoà nói nhỏ với Hào :
- Cố gắng bắt sống. Cùng lắm mới nổ súng tiêu diệt.
Nói xong Hoà khoát tay ra hiệu cho Hào cùng tiếp cận. Rừng im ắn. 2 người nghe rõ cả tiếng lá
cây va vào nhau xào xạc. Xa xa, tiếng súng vọng lại. Bỗng "rắc". Một cành cây khô phía trái anh
bị gãy. 3 tên địch hoảng sợ, mạnh thằng nào thằng nấy chạy. Một loạt tiểu liên phía ấy nổ vang.
Thế là hỏng rồi. Hoà bật lên như lò xo. Bám sát 1 tên, anh siết cò, tiếp theo là 1 loạt AK rất chính
xác. Cả 3 tên thám báo ngã gục. Thiệp chạy lại, nhận lỗi :
- Mải bám sát nó, tôi không để ý tới cành cây khô tai hại ấy.
- Chà tiếc thật ! Thôi khẩn trương thu súng, máy bộ đàm và chú ý khám xét kĩ giấy tờ mà chúng
mang theo.
Về chốt đưọc một lúc, Thiệp lại phát hiện 2 tên thám báo nữa. Chúng đã lẻn vào ngay sát chốt
của ta. Thiệp vẫy tay ra hiệu cho anh em toàn chốt biết. Trước khi bí mật tiếp cận, Hoà dặn mọi
người :
- Lần này cố gắng bắt sống kì được.
Nhưng vì khoảng cách giữa ta và địch quá gần nên anh em vừa triển khai đội hình thì 2 tên địch
đã đánh hơi thấy. Chúng cắm đầu chạy thục mạng. Song, cũng như số phận những tên trước, 2
tên đều bị trúng đạn.
Mất hẳn 2 toán thám báo, bộ binh địch chỉ lấp ló trên đồi Tháp Nước, không dám xuống chiếm
cầu.
Đến 3 giờ chiều, đang ăn cơm, nghe ầm ì tiếng xe địch, mọi người đều buông đũa. Tiếng xe tải
dội alị mỗi lúc một gần. Chiếc xe mỗi lúc to dần. Trên xe, giặc lố nhố. Đây là dịp tốt nhất để thiêu
cháy hàng chục tên xâm lược một lúc.
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
- Bắn thôi anh Hoà ! - Ước, chiến sĩ dân quân nôn nóng.
Khi nhìn rõ khuôn mặt những tên lính ngồi trên xe như nêm lại, Hoà mới ra lệnh :
- Bắn !
Một lưới lửa bung ra chụp lấy xe địch. Chiếc xe khựng lại, bùng cháy. Hoà nhìn rõ hàng chục tên
cứ ngồi vậy mà gục xuống. Những tên khác hoảng hốt nhảy xuống xe, nhưng chỉ chạy được vài
bước là bị diệt ngay trên mặt đường, lửa trên xe ngùn ngụt bốc lên.
Cay cú trước thất bại này, bọn địch từ trên đồi Tháp Nước dùng trung liên, đại liên bắn tới tấp
vào chốt của ta. Địch gọi pháo 130 ly, cối 120 ly giội vào trận địa của các chiến sĩ ta hơn 1 tiếng
đồng hồ. Sau đợt pháo, anh em đã có mặt trên công sự, sẵn sàng đánh bộ binh. Nhưng bọn địch
vẫn không dám tràn xuống. Đến mờ tối, chúng lại cho 3 tên thám báo mò vào thăm dò lực lượng
ta. Nhưng số phận những tên này cũng đã được định sẵn. Ngay loạt đạn đầu, anh em đã diệt 2
tên. 1 tên chạy cuống cuồng, gặp cái hố phòng không của đồng bào ta, nó rúc ngay vào. Huê vọt
lên phía hầm. Anh vung tay ném vào hầm 1 quả lựu đạn. Nhưng Huê vừa bỏ tay xuống, 1 loạt
AK từ trong cái miệng hố đen sì vút đến. Huê hi sinh. Hoà vội chạy lại, anh rút chốt quả lựu đạn
quăng vào cái miệng hố đen ngòm ấy. Nhưng sau tiếng nổ, 1 loạt AK lại bay vèo qua mang tai
Hoà. Thằng này ngoan cố thật. Không nén nổi căm giận, Hoà giương súng B40 lên, mắm môi lại,
bóp cò. Cái hầm vỡ ra, tràn ngập khói màu da cam. Tên giặc bị đền tội và khẩu súng của nó đen
thui.
Ngày hôm ấy, 5 tay súng của các chiến sĩ công an vũ trang Hoàng Liên Sơn và 3 chiến sĩ dân
quân xã Kim Tân (TX Lào Cai) đã làm nên sự tích anh hùng bên cầu số 4 : bắn cháy 2 xe vận tải
quân sự, diệt 3 toán thám báo, bẻ gẫy nhiều đợt xung phong của 1 tiểu đoàn địch, diệt trên 100
tên, thu nhiều súng. Cầu số 4 mãi mãi là niềm tự hào của quân và dân thị xã Lào Cai.

Không được đụng tới Việt Nam, NXB QĐND 1979.

TRÊN TRẬN ĐỊA BẾN ĐỀN

Ngọc Đản

Suốt 1 ngày hành quân, các chiến sĩ tiểu đoàn công binh 15, đoàn H45 bộ đội Hoàng Liên Sơn
mới đến khu vực Bến Đền. Tiểu đoàn trưởng Lê Khắc Lai giữ nguyên bức điện trên tay, hối hả
tìm chính trị viên Vũ Tiến Thành. Gặp Thành, tiểu đoàn trưởng Lai mừng rỡ, anh nói giọng điềm
tĩnh :
- Cấp trên giao nhiệm vụ cho ta phải chốt chặt, chặn địch ở khu vực Bến Đền. Có khả năng ngày
mai chúng sẽ đánh sớm. Theo phương án 1, các đại đội phải chuẩn bị chiến đấu ngay.
Chính trị viên Thành nhất trí. Anh đề nghị tiểu đoàn trưởng cùng đi kiểm tra việc xây dựng trận
địa của đại đội 3. Nhờ ánh chớp của đạn pháo địch bắn chung quanh, 2 người lần theo lối mòn
nhỏ lên điểm chốt chặn quân xâm lược thọc sườn từ bản Mường Trang sang. Vừa đi họ vừa trao
đổi ý kiến. Cả 2 tin tưởng vào chiến sĩ ta dũng cảm, thông thạo địa hình, tổ chức chiến đấu tốt
nhất định sẽ đánh thắng trận đầu.
Ở đại đội 3 cũng như đại đội 2, các chiến sĩ khẩn trương đào công sự. 6 đêm thức trăng, căng
thẳng nhưng không ai tỏ ra mệt mỏi. Thành nhắc đại đội trưởng Nguyễn Công Thiệu chú ý phổ
biến kinh nghiệm chiến đấu cho từng tổ.
Sang hôm sau, khi các chiến sĩ nuôi quân vừa đưa cơm lên chốt về thì hàng loạt đạn pháo địch
dập xuống liên tục gần 1 giờ. Sau đó, 1 trung đoàn quân Trung Quốc xâm lược tiến công theo 2
mũi đúng như phương án chiến đấu của tiểu đoàn dự kiến. Cánh quân chủ yếu của chúng vượt
qua chợ Bến Đền. Đại đội địch đi đầu theo cầu treo và vượt ngầm suối Bo, gặp ngay chốt của
trung đội 4 do Nguyễn văn Phúc chỉ huy. Các chiến sĩ chờ chúng đến gần khoảng 100m mới nổ
súng.
Bị đánh liên tục trên đường tiến quân, đến đây chúng lại bị đánh bất ngờ phải quằn lại. Phía sau,
bọn địch vội vã giạt sang bên phải, lợi dụng thành đường để ẩn nấp. Phối hợp ăn ý, từ quả đồi
bên cạnh, phân đội hoả lực của đại đội 3 rót đạn cối chính xác, băm nát đội hình địch, buộc
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
chúng phải tháo lui.
Quân giặc tức tốc gọi pháo bắn như vãi đạn vào trận địa đại đội 2. 4 khẩu đại liên của quân xâm
lược đặt trên điểm cao 168 bắn rát mặt đồi, cày tung đất đá, bụi mù. Đại đội phó Đỗ văn Ân nép
bên thành hào nhìn bao quát trận địa. Ân nắm được thủ đoạn của quân xâm lược, nhắc các tổ
chú ý bám địch. Mấy lần lợi dụng hoả lực mạnh, chúng cố bám mép đường tiến lên nhưng đều bị
các chiến sĩ ta phát hiện và đánh bật sang bên kia suối. Nước suối trào lên xác giặc.
Phía chốt của đại đội 3, các chiến sĩ đang nóng lòng chờ đánh quân xâm lược. Pháo địch chưa
ngừng bắn nhưng Phan Ngọc thắng ở tung đội xe máy phát hiện 1 tốp địch đang men theo bờ
suối, đi vào trận địa. Thắng vội điều chính tầm khẩu cối 60 ly, nổ súng. Quả đạn của anh nổ
chính xác đến mức cả mấy tên lính đều bị hất tung lên. 1 thằng áp vào ngách đá liền bị chính trị
viên Nguyễn Văn Ky bắn 1 viên AK, hắn đổ gục xuống. Các chiến sĩ bắn đuổi theo địch, Ky vội
vàng ngăn lại, nhắc nhở phải tiếp kiệm đạn.
Từ đó đến chiều, họ còn đánh thêm 2 trận nữa, diệt hơn 30 tên. Nguyễn Văn Phúc bị thương,
quấn 1 vòng băng trắng tùm đầu, đôi mắt sáng rực lửa căm thù quân cướp nước, đôi tay anh
nắm chắc khẩu B41, không chịu lui về tuyến sau. Bấy giờ, bọn giặc xâm lược đang vơ vét thóc
gạo của đồng bào ta ở Mường Trang. Chúng đuổi bắt cả trâu, lợn, gà. Tiếng la hét của quân giặc
và của súc vật chen lẫn tiếng súng hỗn loạn. Mấy chiến sĩ trinh sát được phái đi nắm địch ngay
trong đêm.
Ban chỉ huy tiểu đoàn họp khẩn trương dưới hầm dã chiến. Mùi khói đạn pháo địch bắn hồi chiều
còn khét nồng. Tiểu đoàn trưởng Lê Khắc Lai bị thương nặng được mang về trạm phẫu thuật,
chính trị viên Vũ Tiến Thành chủ trì cuộc họp. Sau khi nghe các đồng chí chỉ huy các đơn vị báo
cáo tình hình, Vũ Tiến Thành kết luận :
- Trận đầu ta đã thấng, địch thua đau nhưng chúng còn nhiều mưu mô xảo quyệt. Nhiệm vụ của
chúng ta là phải giữ vững thế trận Bến Đền, không để địch lấn thêm một tấc đất.
Sau khi họp bàn và được giao nhiệm vụ cụ thể trong các phương án đánh địch, mọi người trở về
đơn vị. Nhưng Nguyễn Văn Ky vẫn nán lại, anh xin được tiến công chốt địch ở điểm cao 168.
Khuôn mặt Ky gầy rộc hẳn đi, quầng mắt sâu trũng, hàng ria mép mọc không đều, lởm chởm.
Anh nói với chính trị viên Thành, giọng kiên quyết :
- Đề nghị đồng chí giao nhiệm vụ này cho đại đội 3. Phải chủ động tiến công địch, làm cho quân
xâm lược mất ăn, mất ngủ, lúc nào cũng phải nơm nớp lo sợ.
Vũ Tiến Thành xúc động, anh nhắc lại lời của đồng chí chính trị viên đại đội rồi nói tiếp :
- Ban chỉ huy tiểu đoàn đã nghiên cứu và nắm chắc tình hình địch ở điểm cao này. Nhất trí giao
nhiệm vụ cho đại đội 3.
Kế hoạch tiêu diệt quân xâm lược ở điểm cao 168 được ban chỉ huy đại đội nghiên cứu kĩ một
lần nữa. Đại đội quyết định đánh ngay trong đêm. 24 chiến sĩ do chính trị viên Nguyễn Văn Ky và
đại đội trưởng Trần Công Thiệu dẫn đầu, vượt suối, bám theo đường dây nói, áp sát vị trí chỉ huy
của địch. Bọn lính Trung Quốc ngủ vật vờ trong các bụi cây, góc lều. Sau nhiều ngày đi cướp
phá, bị quân và dân ta đánh cho no đòn, chúng không còn hung hăng như trước.
Trung đội trưởng Trần Văn Bình cắt xong đường dây liên lạc của địch, vừa đúng giờ nổ súng.
Tất cả các tay súng đồng loạt nhả đạn. Bị đánh bất ngờ, quân xâm lược hoảng loạn. Pháo sáng
của chúng bắn tứ tung. Mũi phía đông và phía nam, các chiến sĩ ta ném lựu đạn, đánh tạt sườn
địch. Mũi chính diện, Nguyễn Văn Ky và 7 chiến sĩ dũng mãnh đánh vỗ mặt. Địch có số quân
đông gấp hàng chục lần, bắn như vãi đạn. Bị nhiều vết thương nhưng Ky vẫn nghiễn răng chịu
đựng, cố sức ném liền 6 quả lựu đạn vào sở chỉ huy địch, diệt hàng chục tên.
Sau 30 phút đánh giáp mặt, các chiến sĩ ta diệt gọn sở chỉ huy địch. Cả tiểu đoàn quân xâm lược
phải gọi pháo bắn vào trận địa để tháo chạy, bỏ mặc đồng bọn bị thương và nhiều vũ khí đạn
dược.
Làm chủ điểm cao 168, thế trận Bến Đền thêm vững chắc.
Mấy ngày tiếp theo nữa, bọn giặc xâm lược vẫn không sao nhích lên được. Trận địa Bến Đền chi
chít pháo và các loại hoả lực của địch. Trước chốt đại đội 2, hơn 120 xác giặc nằm ngổn ngang.

TRẬN ĐẦU TIÊU DIỆT XE TĂNG GIẶC

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com

Khánh Toàn

(Lược bớt một đoạn)


Lệnh lên đường truyền đi toàn đại đội 10. Lê Văn Thời bật người dậy, đeo balô trên người và ôm
khẩu B41 lao đi. Toàn đại đội có mặt đông đủ. Mọi người khẩn trương lên xe. Chiếc ôtô rú ga
chuyển bánh, vượt qua cầu sông Bằng, đi vào thị xã Cao Bằng rồi chạy thẳng lên hướng Hoà
An. Sương đêm dăng màn trên đỉnh núi, thấm vào vai áo từng người ướt đẫm. Cái lạnh của vùng
cao không thể làm dịu bớt sự nóng lòng của mỗi chiến sĩ chờ phút giáp mặt quân thù.
Cả đại đội triển khai theo các tuyến công sự có sẵn. Tiểu đội B41 của Thời dàn đội hình trên
đoạn hào đầu tiên. Đi về phía sau là những lối mòn dẫn qua sườn đồi, có thể cơ động rất thuận
lợi. Nhận xong vị trí, Thời lắp đạn vào súng, tính cự ly bắn ở nhiều tình huống khác nhau để khi
xe tăng địch tới là có thể nổ súng được ngay. Dọc tuyến chiến đấu, đại đội cũng đã làm xong
công tác chuẩn bị và sẵn sàng nổ súng khi có lệnh tiến công.
Từ hướng Hoà An có tiếng xe tăng vọng tới mỗi lúc một gần. 2 chiếc xe tăng đi đầu đã vào trận
địa. Trên tháp pháo, chúng sơn hình cờ đỏ sao vàng để đánh lừa sự chú ý của ta. 2 khẩu pháo
trên nóc 2 chiếc xe tăng hướng về phía trước. Nhìn chúng đi nghênh ngang trên đường nhựa,
Thời căm giận sôi lên. Anh đã thò ngón tay trỏ vào cò súng định diệt luôn. Nhưng rồi Thời kịp
nhớ ra : phải đợi toàn bộ đội hình của chúng lọt vào trận địa mới được nổ súng.
Khi 2 chiếc xe đến gần cuối đội hình của đại đội, vẫn chưa thấy toán sau đi tới. Nếu không diệt
ngay, chúng sẽ tiến sâu vào Cao Bằng. Đại đội trưởng Hồng kịp thời lệnh cho 2 tay súng B41
bắn. Tiếng súng nổ. 1 chiếc xe tăng đã bốc cháy ngay tại chỗ. Chiếc thứ 2 hốt hoảng xoay ngang
định vòng trở lại. Nhưng muộn rồi, Nguyễn Quang Anh, người bạn đồng hương của Thời đã vọt
khỏi công sự, nã quả B41 vào ngang thân nó. Chiếc xe tăng địch bị trúng đạn khựng lại. Ngay lúc
đó, 1 bác nông dân người Nùng từ trong nhà chạy ra. Bác đến cạnh Thời, nói nhỏ :
- Bộ đội ơi ! Xe tăng hỏng mà thằng địch còn sống đó. Nó đang mở nắp xe ra kìa.
Thời vội đeo khẩu AK và vác súng B41 lên vai chạy theo bác nông dân dẫn đường. Khi đến nơi,
anh thấy thằng giặc đã nhảy khỏi xe. Nó đang tìm đường chạy trốn. Nhanh như cắt, Thời điểm
xạ luôn 1 viên AK thật chính xác. Tên giặc trúng đạn, rống lên rồi ngã vật bên xác chiếc xe tăng.
Thời nhảy lên nóc xe chiếu đèn pin vào kiểm tra. Tất cả chúng nó đã bị tiêu diệt. Thời nhanh
chóng trở về vị trí của mình.
Ngay sau đó, 1 đoàn xe tăng địch ầm ầm lao tới. Thời đếm rõ từng chiếc một. Chúng cứ tưởng 2
chiếc đi đầu đã làm được nhiệm vụ mở đường nên cứ ngạo mạn tiến. Chiếc đi đầu đã lọt đúng
vào tầm bắn.
Một tiếng nổ dữ dội. Quả đạn B41 từ công sự của Thời đã lao đi. Chiếc xe tăng đi đầu trúng đạn,
bốc khói đen xịt. Cả tốp xe tăng địch ùn lại xoay ngang, hạ nòng súng bắn quét 2 bên đường.
Nhưng không có tác dụng. Tầm đạn của chúng quá cao trên tầm công sự bám sát mép đường
của bộ đội ta.
- Đồng chí Thời, luồn về phía sau, diệt bằng được chiếc xe tăng cuối cùng.
Đại đội trưởng Hồng ra lệnh. Thời xách khẩu B41 vòng vệ con đường mòn sau bản để tiếp cận
gần xe tăng địch. 5 phút sau anh đã bám sát chiếc xe sau cùng. Địa hình ở đó hơi trống trải. Chỉ
có vài cây cối lưa thưa. Địch rất dễ phát hiện. Đứng ở trong sân nhà, lợi dụng bức tường bắn ra
chăng ? Không được, cự li quá xa, rất dex trật mục tiêu. Bắn không trúng chiếc xe này thì quân
địch dễ tháo chạy trở lại thị trấn Hoà An, thời cơ diệt gọn cả đoàn xe địch sẽ không còn. Suy nghĩ
giây lát, Thời quyết định một cách đánh táo bạo hơn. Anh đã vọt ra khỏi bức tường và bám sau
xe tăng để bắn.
Mải bắn phía trước, bọn địch không biết rằng chúng đang hở 1 khoảng trống ở phía sau nên
Thời đã tiếp cận xe tăng địch được thuận lợi. Khi cách xe tăng khoảng 10m, Thời đưa súng lên
vai ngắm mục tiêu rất nhanh, bóp cò. Quả đạn từ phía Thời bắn đi đã lao chúng vào phần cuối xe
tăng địch. Một luồng lửa màu da cam loé lên, rồi một luồng khói xám xịt toả ra trùm lấy thân hình
bất động của nó. Biết chắc hiệu quả của viên đạn bắn đi, Thời lui về phía sau bức tường quan
sát. Không thấy tên địch nào sống sót nhảy ra, anh mới yên tâm chạy về vị trí cũ để tiếp tục diệt
những chiếc xe còn lại. Trên đường về, Thời gặp Màu, 1 chiến sĩ giữ AK. Màu bảo Thời :
- Phía trước, xe tăng địch bị diệt gần hết rồi. Đại đội trưởng bảo anh đón sẵn ở đó, đề phòng còn

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
có xe địch tới.
Nghe Màu truyền lệnh của đại đội, Thời xách súng quay lại ngay. 2 người đi được một đoạn,
thấy tiếng súng bắn xối xả về phía trung đội 2.
- Tiếng súng ở đâu đó ?
- Có lẽ trên xe tăng địch.
- Không phải, tầm đạn rất gần mặt đất Màu à. Có thể bọn địch trong xe còn sống đã xách súng
xuống nấp ở nơi nào đó bắn chăng.
- Cũng có thể thế lắm.
2 người im lặng quan sát một lúc thì phát hiện ra mấy tên địch đang giấu mình trong bụi tre, bắn
đại liên về phía trước. Thời lấy khẩu Ak của Màu nhưng Màu đã ngăn lại và nói :
- Bụi tre vướng lắm, 3 thằng địch lại nấp kín ở gốc cây, bắn AK khó trúng. Có thể nó sẽ lủi mất.
ANh dùng B41 bắn để diệt luôn cả khẩu đại liên. Tụi này nguy hiểm lắm.
- Ờ, thế cũng hay đó !
Thời quyết định bắn B41."Một quả B41 đổi 3 tên địch và 1 khẩu đại liên là được rồi". Nghĩ vậy,
Thời vội đi vòng ra phía sau lưng địch, đứng nép vào gốc cây, đưa khẩu B41 lên vai, lấy đường
ngắm. Một tiếng nổ lớn, khẩu đại liên văng ra cùng với xác 3 tên giặc.
Vừa về đến chỗ Màu, Thời thấy 1 chiếc xe tăng địch đang ẩn mình dưới một thửa ruộng trũng
ven đường, quay nòng pháo bắn vào trong bản. Thời bò lết theo bờ mương, vận động theo
hướng xe tăng để diệt. Đang bò, bỗng Thời nghe thấy 1 tiếng nổ lớn. 1 chiến sĩ khác trong đại
đội đã kịp thời nổ súng, tiêu diệt chiếc xe tăng cuối cùng của địch trong trận đánh.
Trận địa đã thưa dần tiếng súng. Đoàn xe tăng của địch có 13 chiếc, đã bị đại đội 10, tiểu đoàn 9,
đoàn B46 tiêu diệt toàn bộ, nằm phơi xác trên đoạn đường thuộc xã Nam Tuấn, huyện Hoà An
(Cao Bằng).

TIẾNG SÚNG NGƯỜI DAO

Xuân Ba

Buổi sáng hôm ấy, như thường lệ, ông già Phùn Cắm Ngăn vác dao lên thăm nương. Nhìn
những vạt ngô mới nhú uống no sương đêm, đang vươn những búp lá mập mạp, xanh mởn, ông
vui lắm.
Mấy hôm trước, ông già Cắm Ngăn lo quá, không khéo đợt ngô trỉa sau tết của hợp tác xã Tình
Pha bị héo vì sương muối mất. May quá, 2 hôm nay lại mưa phùn, ngô lên hết, đều tăm tắp. Đến
cuối nương, ông bỗng sững lại : ngô ở đây bị xéo nát bởi những vết giày dép còn hằn trên nền
đất ướt. Thôi đúng rồi, bọn xấu bên Trung Quốc, bên kia con suối lại mò sang phá rồi, chắc là nó
vừa qua đây, vết giày còn mới. Sao lại nhiều vết giày thế này. Lúc rẽ qua vạt lau, lối đi xuống
suối, ông già giật thót người : bọn Trung Quốc tụ tập rất đông ở phía con suối sau bản Tình Pha.
Chúng đang loay hoay tìm chỗ đặt những khẩu súng gì đó trông như cây chuối, nòng súng chĩa
về phía bản ông. Nó tập à ? Không phải, dải đất ven suối ấy là đất của ta. Ô, thế là nó chiếm đất
ta rồi, nó sắp đánh bản Tình Pha rồi. Từ tết đến giờ, dân quân bản Tình Pha tập hăng lắm vì
được biết thế nào bọn xấu Trung Quốc cũng đánh sang.
Lẹ làng như một con mèo, ông chạy thật nhanh vef bản, tìm đến nhà xã đội trưởng. Nó đi chợ
Bình Liêu mất rồi ! Lúc này bản Tình Pha vắng lắm, bà con và dân quân trong bản đi chợ Bình
Liêu gần hết. Ông già Cắm Ngăn như có lửa đốt trong bụng. Chỉ tẹo nữa thôi, bọn quỷ ấy sẽ tràn
xuống. Bọn nó ông không lạ. Hồi gần tết năm ngoái, nó lẻn sang giết mất 3 người ở bản ông
đang làm nương. Thỉnh thoảng nửa đêm nó còn sang bản ông bắt lợn, gà và gài mìn ở sân nhà
cán bộ nhưng đèu bị dân quân tóm được.
Phải chặn ngay chúng lại. Chạy về Mỏ Toòng báo cho bộ đội biên phòng và dân quân biết ?
Không kịp nữa rồi ! Ông già Cắm Ngăn liền chạy ngay về nhà đánh thức con trai là Phùn Tắc
Sình. Phùn Tắc Sình chạy sang nhà bên gọi thêm 2 đứa con ông chú cũng là dân quân. Ông già
Phùn Cắm Ngăn đứng giữa 3 người nói :
- Ta chỉ có 3 khẩu K44 và 1 súng kíp, người lại ít, nó thì đông lại có súng lớn. Nhưng mình không
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
sợ, phải chặn nó lại. Bộ đội và dân quân bên Mỏ Tòong nghe tiếng súng sẽ đến ngay thôi.
4 người dưới sự chỉ huy của ông Phùn Cắm Ngăn bí mật luồn theo con đường hẻm lần ra suối.
Trước mặt họ, khoảng hơn 1 đại đội giặc Trung Quốc đang tản ra, mò tìm mìn và chông của dân
quân để gỡ. Bọn còn lại, sau khi đặt pháo xong đang ăn cơm trong các lùm cây rậm rạp, nhưng
chúng ăn rất khẽ như chuột ăn trộm ngô. Mọi người nhận định : chúng chưa bắn pháo, đợi bọn
trinh sát gỡ hết mìn, nhổ hết chông, chúng mới bắn dọn đường cho bọn đi sau ào lên. Theo lệnh
ông Phùn cắm Ngăn, 4 người chiếm 4 vị trí có lợi, khống chế được cả khoảng trống trước mặt,
đợi bọn gỡ mìn nhổ chông mò tới gần mới bắn.
Bọn giặc rón rén nhích dần, nhích dần từng tí một. Mặc cho tên chỉ huy thúc lên nhưng bọn lính
sợ giẫm phải mìn, đạp phải chông vẫn cứ loay hoay nhấp nhổm như kiến lửa cắn dưới bụng,
không dám bò nhanh. Chúng gỡ cũng tài : số mìn và chông chúng nhổ được khá nhiều mà chưa
có đứa nào vướng phải. Chỉ có 1 thằng lớ ngớ bị chông xóc vào hông, kêu ớ lên một tiếng, liền
bị thằng nằm bên đấm cho một quả vào mồm, liền im thít. Thấy vậy, ông già Phùn Cắm Ngăn liền
nghĩ ra 1 cách. Ông nhẹ nhàng bò tới chỗ con trai và 2 đứa cháu, nói nhỏ :
- Đừng bắn nó chết, cứ nhằm bắn vào tay vào chân nó. Bị thương nó sẽ lăn lộn như con gấu
trúng đạn, mìn gài bên sẽ nổ, chúng nó sẽ chết nhiều.
30 bước chân, rồi 15 bước... Thấy chúng nó vào gần tới trước mặt, chắc ăn như bắn con nai,
con hoẵng, ông già hô to :
- Bắn !
4 tiếng súng nổ vang, phá tan cảnh tĩnh mịch của núi rừng. 4 tên giặc đang nhổ chông, mìn bị
những viên đạn găm vào tay, vào chân, cuống cuồng lăn sang một bên. Thế là những quả mìn
gài bên cạnh chúng cũng nổ dậy đất, mấy thằng đang bò phía sau cũng tan xác. Bọn còn lại bật
dậy, hoảng loạn đạp lên nhau tháo chạy. Bọn lính pháo đang ăn cơm trong các lùm cây không
hiểu ra sao, nhốn nháo cả lên.
Thấy không còn giữ đưọc bí mật nữa, bọn giặc sau một lúc hoảng hồn bèn nổ súng. Đủ các loại
súng bắn tới tấp về phía bản. Trong lúc đạn giặc nổ rầm trời, 4 người thoăn thoắt đổi vị trí, nhanh
nhẹn áp sát địch, bình tĩnh nổ súng. Bọn địch vừa không biết lực lượng ta có bao nhiêu mà chỉ
thấy súng nổ khắp nơi, vừa rất sợ đạp phải chông mìn nên không dám tiến. Chúng nằm một chỗ
mà bắn như vãi đạn. Một lúc sau, đạn pháo địch bắt đầu bắn vào bản. 1 đại đội địch được pháo
yểm trợ, liều lĩnh vọt qua bãi chông tiến về phía bản. Thấy không đủ sức chặn chúng lại, ong già
Phùn Cắm Ngăn dẫn con và 2 đứa cháu luồn qua khe, vừa để đánh vào phía sườn địch, vừa
nhử chúng vào bãi mìn và chông đã được ta bố trí từ trước.
Trên đường vận động, lúc lao qua một vạt nương, không may Phùn Tẩu bị tụi giặc phát hiện
thấy. 1 tràng AK vang lên ghim vào người Phùn Tẩu. ANh ngã xuống. Phùn Tắc Sình lao tới ôm
lấy Phùn tẩu lăn xuống khe. Bọn giặc không tiến nữa, chúng hò hét nhau vòng lại định bắt sống
Phùn Tắc Sình. Phùn cắm Ngăn nấp sau một tảng đá lớn, nhoài người lên bắn trả. Lúc đó, bộ
đội và dân quân Mỏ Toòng đã kịp thời chi viện. Tiếng súng của ta nổ giòn giã, bọn giặc sống sót
liền cuống cuồng tháo chạy, bỏ mặc những đứa chết và bị thương nằm kêu la thảm thiết. Đợt
tiến công của chúng bị đánh tan. Nhưng bỗng có 1 toán giặc xô tới chỗ Phùn Tắc Sình, tuy
không bắt được anh, nhưng chúng đã cướp được xác Phùn Tẩu chạy mất.
Hơn 1 giờ sau, bọn địch xốc lại lực lượng, tổ chức đợt tiến công khác lên chốt. Đợi cho bọn giặc
tới gần, 1 tiểu đội dân quân và bộ đội được ông già Cắm Ngăn dẫn đường đã dũng mãnh đánh
tạt sườn địch, lùa chúng vào bãi mìn bên suối. Tiếng mìn nổ dậy đất, hàng chục tên giặc tan xác.
Bọn còn lại giạt vào bãi chông, lúng túng không ra được, la hét om sòm...
Vô cùng căm thù bọn giặc tàn bạo đã giết hại Phùn tẩu, chớp thời cơ cánh quân địch tiến vào
bản đang bị quân ta ghìm đầu đánh cho tơi tả, Phùn Tắc SÌnh nhanh nhẹn vòng lại phía sau lưng
chúng. Đoán chắc lũ giặc thế nào cũng hành hạ thi thể Phùn tẩu, thương bạn quá, Phùn tắc Sình
cố tìm nơi bọn giặc giấu xác Phùn Tẩu. Nhưng đi một đoạn dài, anh chỉ thấy xác giặc Trung
Quốc nằm ngổn ngang, đạn và súng của chúng ném lại vung vãi. ANh liền đeo thêm 2 khẩu AK
còn đầy đạn của giặc. Thấy một đám giặc khoảng 10 tên đang xúm lại một chỗ, Phùn Tắc Sình
rẽ qua những tán cây lúp xúp, nhích lại gần. Anh nhằm vào giữa đám giặc lia 1loạt đạn. Chúng
liền tản ra, nhằm về phía anh bắn loạn xạ rồi tháo chạy, hút vào khu đồi cây rậm rạp. Một lát sau,
Phùn Tắc SÌnh thận trọng tiến lên phía trước, thấy 3 tên chết gục bên cạnh đống khoai sống
chúng vừa moi được của dân bản.
Trời đã về chiều, trận địa im tiếng súng. 8 đợt tấn công lên bản Tình Pha của địch đều bị đánh
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
lui. Vì hoảng sợ nên chúng không dam ùn lên nữa. Nhưng Phùn Tắc SÌnh sau khi đào xong công
sự cùng bộ đội và dân quân vẫn không chịu nghỉ. Ông Phùn cắm Ngăn cũng xin ở lại chiến đấu,
không chịu về bản. Nghĩ tới Phùn Tẩu, Phùn Tắc Sình lại xách súng, vượt qua một thung lũng
hẹp, đi tìm. Lúc này đã gần tối, sương chiều phủ trắng đồi nương. Qua bãi mìn địch vướng phải
lúc sáng, anh thấy xác 5 tên địch còn nằm đó.
Lần qua khe cạn, tới gần con suối làm đường biên giới, Phùn Tắc Sình dừng lại. Trên lưng dốc
có tiếng lạo xạo. Anh bò lên, thấy khoảng 20 tên địch đang bu quanh xác Phùn tẩu. Từ đây, chạy
tắt đường xuống chốt của bộ đội và dân quan không xa, rất có thể bọn này sẽ thọc xuống sau
lưng ta. Anh bí mật tiến dần lên dốc. Bọn giặc vẫn không hay biết gì. Chúng moi được tờ giấy
trong túi Phùn Tẩu (Phùn Tắc Sình chắc là tờ giấy Phùn Tẩu thường chép bài hát mới, hay bỏ
vào túi để lúc nào cũng có thể học hát được) và đang tranh cãi... Một thằng cao lớn, dáng chừng
chỉ huy, đứng dậy xua tay và rút con dao găm sáng loáng ra... Nhanh như chớp, Phùn Tắc SÌnh
chuyển 4 vị trí và nổ 4 loạt đạn vào lũ giặc. Liền đó, anh vớ 1 hòn đá quăng mạnh vào bên cạnh.
Tưởng lựu đạn, bọn còn lại hoảng hốt vứt cả súng, thu mình lăn lông lốc xuống suối. Đồi khá dốc
nên chúng lăn rất nhanh. Phùn Tắc SÌnh liền lao tới xốc Phùn Tẩu lên vai, nhanh chóng ngược
lên đỉnh dốc, ào qua mấy vạt nương. Trước mắt anh đã là chốt của bộ đội và dân quân Tình Pha,
Mỏ Toòng...
Hôm sau, ngày 18-2, ông Phùn Cắm Ngăn vẫn ở lại trên chốt cùng với con trai. Mọi người
khuyên ông về di sơ tán cùng dân bản nhưng ông không nghe. Ông tìm tới đồng chí chỉ huy, đề
nghị :
- Bắn cái thằng giặc Trung Quốc này dễ hơn bắn con nai con chồn. Mày cho tao khẩu súng khác
bắn đưọc nhiều đạn hơn khẩu súng kíp này, như thế nó sẽ chết nhiều nữa.
Liền sau đó, ông già Phùn Cắm Ngăn vui sướng đón nhận khẩu AK còn bóng loáng nước thép,
khẩu này ta thu được của giặc hôm 17-2 ngay trên chốt bản Tình Pha, xã Đồng Tâm, huyện Bình
Liêu quê nhà.

CHIẾN CÔNG CỦA ĐỒNG CHÍ NUÔI QUÂN

Hà Phạm Phú, ghi theo lời kể của Phạm Hồng Trường, dân tộc Thái, chiến sĩ tiểu đoàn 3 Mường
Khương.

(Lược bớt 1 đoạn).


Chiều ngày 17-2, tổ nuôi quân của tôi phải rời vị trí lên một bản người Pa Dí ở Sa Pả theo ban
chỉ huy tiểu đoàn. Bếp của chúng tôi đặt ở một nhà dân gần suối nước, cách hang đá của thủ
trưởng tiểu đoàn ở một quãng xa xa, khoảng 1km.
Tổ anh nuôi của chúng tôi lúc ấy còn tập trung chứ chưa phân tán như bây giờ, gồm có anh nuôi
trưởng tên là Quý, chiến sĩ tiếp phẩm tên là Thêm và tôi.
Buổi sáng ngày 18, chúng tôi dậy rất sớm nấu cơm, nắm thêm cho mỗi người một nắm để ăn
trưa. Tôi đi đưa cơm về thì trời đã gần trưa. Mặt trời sắp lên tới đỉnh đầu. Lúc ấy nghe tiếng súng
nổ ran cả 4 phía. Ngày hôm trước súng cũng nổ nhiều nhưng không nhiều bằng hôm nay. Tôi nói
với Quý :
- Phải nấu cơm sớm Quý ạ ! Sợ chiều đánh giặc không nấu được đâu.
- Phải đấy !
Quý đồng ý. Tất cả 3 chúng tôi bắt tay vào chuẩn bị bữa cơm chiều. Tiếng súng rộ lên rất gần.
Tiếng AK, tiếng lựu đạn, tiếng ĐKZ rối vào nhau. Bỗng có mấy dân quân ở một chốt gần đấy
chạy qua, gọi với vào :
- Địch tràn lên đông lắm !
Chúng tôi không kịp hỏi gì thì họ đã biến mất sau những khóm cây. Quý bảo :
- Chạy lên trận địa của tiểu đoàn !
Quý nói xong, cùng Thêm khoác súng chạy đi luôn. lúc ấy nồi nước dang sôi. Tôi nghĩ cho gạo
vào còn kịp chán. Nếu địch không lên được, anh em còn có cơm để ăn. Cho gạo xong, vừa bước
ra khỏi nhà, tôi đã thấy giặc lố nhố trên đầu dốc. Đông lắm, không thể đếm được bao nhiêu. Nếu
tôi chạy theo đường cái lên hang, sẽ chạy qua mặt chúng. Thế nào chúng cũng bắn chết. nghĩ
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
vậy, tôi chạy tạt ra sau nhà, nơi có mấy công sự bắn của dân quân đã làm từ trước, bên cạnh
một hang đá nhỏ.
Vũ khí của tôi có 1 khẩu AK với 4 băng đạn và 3 quả lựu đạn lúc nào cũng đeo ở bên người. Địa
thế chỗ tôi ẩn nấp rất tốt. Tôi nhìn được chúng còn chúng không nhìn được tôi. Tôi chọn một chỗ
nằm vừa có vật che đỡ vừa quan sát được địch. Chúng bám vào nhau mò lên. Có mấy thằng
xông vào nhà bếp. Tôi bắn 1 loạt. Chúng rú lên, lùi lại, sau đó tràn lên đông hơn. Tôi bắn nữa,
nhìn rõ mấy thằng ngã gục không dậy được.
Thủ trưởng hỏi tôi bắn chết bao nhiêu tên ? Tôi không đếm. Lúc đánh nhau tôi không nghĩ đến
đếm xem bao nhiêu thằng chết. Nhưng tôi tin rằng chúng chết không ít.
Để tiết kiệm đạn, tôi cứ bắn từng loạt ngắn 2, 3 viên một. Nói thế, thủ truwỏng đừng nghĩ rằng
bọn Trung QUốc không bắn lại ác liệt. Nơi ẩn nấp của tôi chỉ giữ được bí mật lcú đầu. Rồi chúng
cũng phát hiện ra, dùng cối nã vào. Tôi rút vào trong hang đá nhỏ. Ở đây tôi nhìn thấy 1 thằng
thổi kèn nhô lên trên một gò đất cao. Cứ mỗi lần nó rúc kèn bọn giặc lại tràn lên. À ra thế ! Tại
thằng này nên chúng nó lên đông. Tôi đưa đường ngắm vào ngực nó, điểm xạ. Thằng giặc đổ
sập xuống. Bọn giặc chững lại một lúc. Tôi cũng chưa dám rút khỏi hang đá nhỏ. Tôi đã bắn hết
3 băng đạn. Nòng súng nóng đỏ cả lên. Chờ cho nòng súng nguội thì biết đến bao giờ ? Bọn giặc
nó xông lên tiếp thì làm sao ? Tôi liều đem nòng súng nhúng vào vũng nước rỉ ra từ khe đá còn
đọng lại. Khi xong trận tôi kể lại, các thủ truwỏng bảo như thế cũng được.
Quả nhiên sau khi củng cố, bọn giặc lại hò hét xông lên. Chúng hô "Tả ! Tả !" và những gì nữa tôi
nghe không hiểu. Tôi nghĩ, đạn chỉ còn 1 băng, phải tìm cách trở về với tiểu đoàn. Đành phải bỏ
nồi cơm lại thôi. Bữa chiều nay anh em sẽ bị đói. Nghĩ vậy tôi thấy tức bọn giặc quá chừng. Sao
không có ai xuống đây tiếp sức với tôi để lấy cơm đi ? Lúc ấy tôi nghĩ thế vì tôi chưa biết địch
tràn lên đông đến mức nào, đâu đâu cũng phải chặn địch cả.
Bắn thêm mấy loạt đạn vào 1 tốp giặc gần nhất, tôi men theo bờ đá, lợi dụng cây cối che khuất,
bám vào từng rễ cây, gờ đá tìm đường về phía hang đá lớn của tiểu đoàn.
Không thấy tiếng súng nổ từ phía sau nhà bếp của ta, bọn giặc tràn vào phá phách. Tôi vòng trở
lại, nấp sau một hẻm đá để quan sát địch. Không nhìn thấy rõ, nhưng nghe tiếng động, tôi có thể
biết chúng cướp cái gì và phá cái gì. Từ trên cao nhìn xuống, tôi thấy 4, 5 thằng ngồi túm tụm
trên bãi cỏ, mở thịt hộp ăn. Tôi tức đến lộn ruột. Chúng cướp thịt hộp của ta chứ chúng làm gì có
mà ăn. Tôi tháo 1 quả lựu đạn, rút chốt rồi lẳng vào giữa đám. Không biết chúng có chết cả
không. Bọn chúng sợ hãi bắn loạn cả lên, nhưng bắn vào rừng mênh mông thì trúng tôi thế nào
được.
Về tới chốt của tiểu đoàn thì trời chạng vạng tối. Đánh xong trận đó rồi, tôi nghĩ thằng giặc nó
giết được mình khó hơn là mình diệt nó.

NGƯỜI CON ANH HÙNG CỦA ĐẤT BIỂN

Nguyễn Minh

Từ chiều hôm trước đã có nhiều dấu hiệu báo trước sắp xảy ra một trận đánh lớn. Đồng chí
Vượng, cửa hàng trưởng cửa hàng Pò Hèn nói với Hoàng Thị Hồng Chiêm :
- Giặc sắp đánh đấy. Cháu tính kĩ đi, cái gì cần thiết thì để lại, cái gì chuyển được xuống Tràng
Vinh thì cho bốc ngay chiều nay.
- Vâng ạ !
Chiêm trả lời đồng chí Vượng và trong giây lát cô đã tính toán xong những việc cần kíp phải làm
trước.
Chiêm nhanh chóng sơ tán được một số mặt hàng tránh xa chỗ cũ, nơi mà cấo trên cho biết là
địch có thể đánh sang. Trời tối, Chiếm và các đồng chí Vượng, Thắng, chủ tịch xã, Định y sĩ ở lại
trong cửa hàng để ngày mai chuyển tiếp hàng hoá. Đêm ấy, khi đi ngủ Chiêm không quên đặt
khẩu súng đã lắp sẵn đạn bên cạnh mình. Đó cũng là tác phong sẵn sàng chiến đáu đã trở thành
thói quen của Chiêm. Từ khi được cấp trên thông báo bọn phản động trong giới cầm quyền Bắc
Kinh đang ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta, tinh thần sẵn sàng chiến đấu của dân quân tự vệ
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Móng Cái rất cao. Cũng như chị em khác, đi đâu, Chiêm đều giắt bao đạn, lựu đạn, mang theo
súng.
Sáng sớm ngày 17-2, hàng loạt đạn pháo của giặc Trung Quốc từ bên kia biên giới bắn dồn dập
sang Pò Hèn, Thán Phún. Chúng bắn vào các điểm cao, vào những nơi chúng nghi là có nhân
dân và bộ đội. Những mảnh đạn bay xoèn xoẹt, đập vào vách núi, cắm vào hàng cây ven đường.
Nhiều quả đạn pháo nổ ngay trước sân nhà ở. Nhìn xuống chân đồi, Chiêm đã thấy lố nhố lũ
giặc Trung Quốc được bọn phản động người Hoa dẫn đường. Trong đêm, bọn này đã lén lút
theo các khe hẻm mò vào đây, Chiêm quay vội vào nhà.
Trong cuộc hội ý chớp nhoáng dưới 1 chiếc hầm chữ V, có nắp dày, làm ở góc nàh, Hoàng Thị
Hồng Chiêm, một tay cầm 2 quả lựu đạn, một tay cầm khẩu CKC, nói :
- Bọn lính Trung Quốc tràn sang rồi. Giặc đang định bao vây cửa hàng. Bác Vượng và các anh
vượt ra trước, em ở lại yểm hộ.
Thấy mọi người phân vân, Chiêm càng quả quyết hơn :
- Chúng ta có ít súng, nhiều người ở lại là không có lwọi đâu. Em đánh được mà !
Chiêm là một chiến sĩ của trung đoàn 8 làm đường Ba Chẽ, chuyển về cửa hàng Pò Hèn tháng
5-1975. Vì vậy đồng chí Vượng rất tin Chiêm. Anh đồng ý để Chiêm ở lại yểm hộ cho 3 người ra
trước.
Chiêm nói :
- Bây giờ thế này, em sẽ ném 1 quả lựu đạn vào đám đông quân giặc. Lợi dụng lúc chúng nằm
xuống tránh đạn, 3 anh vọt ra ngoài.
Không chờ mọi người bàn bạc thêm, Chiêm đã mở lựu đạn, rút dây. Lựu đạn xì khói. Chiêm nói
như ra lệnh :
- Các đồng chí ra theo hướng lựu đạn !
Chiêm ném lựu đạn. một tiếng nổ rất đanh, rất vang. Nhiều tên lính sơn cước bị mảnh lựu đạn
cắm vào mặt, vào bụng. Địch hoảng sợ liền tản ra, nằm sát xuống đất. 3 người vọt ra khỏi nhà,
chạy ra phía sau.
Nghe tiếng chân người, địch biết là bị lừa, chúng lồm cồm bò dậy, bắn theo.
Địch hò nhau tiến về phía căn nhà. Chúng đông quá mà Chiêm chỉ còn 1 quả lựu đạn với khẩu
súng có vẻn vẹn 10 viên đạn lắp sẵn.
Bọn giặc đã đến gần lắm rồi. Chiêm vung mạnh tay ném quả lựu đạn còn lại vào tốp giặc. Lựu
đnạ nổ, bọn giặc lại nằm xuống. Chiêm xách súng chạy qua hướng lựu đnạ vừa nổ, vọt lên đồi,
nơi có trận địa chốt của đồn công an nhân dân vũ trang số 209, cách cửa hàng của Chiêm
khoảng 100m. Đạn của giặc bắn theo chiu chíu.
Sắp tới trận địa của công an vũ trang, Chiêm thấy 2 người trên đồn chạy xuống, hét to :
- Chị Chiêm, địch tiến công mạnh. Chị đừng lên !
- Nó tiến công mạnh, tôi phải cùng các đồng chí chiến đấu !
Khi Chiêm lên đến nơi thì gặp bác Vượng, Thắng và Định cũng đang chiến đấu ở đó. gặp đại đội
phó Hoạ, Chiêm nói vội :
- Anh Hoạt ơi, anh phân việc cho em đi !
- Cô Chiêm ! Cô lên thật đúng lúc, Lượng đang nhắc cô bên kia !
Đại đội phó Hoạ đang chỉ huy anh em chiến đấu, nhưng khi nghe tiếng Chiêm báo cáo, vẫn dành
cho cô gái một câu nói vui như thế.
Chiêm và Lượng đã quen nhau qua những buổi tập bóng chuyền, tập biểu diễn văn nghệ. Hạ sĩ
Bùi Anh Lượng có tiếng là cây đập tốt trong đội bóng chuyền của đồn công an. Trong đêm liên
hoan văn nghệ, Lượng và Chiêm cùng hát bài "Trước ngày hội bắn".
Tình yêu đã đến với họ và anh em trên đồn công an vũ trang đã coi Chiêm như người nhà.

Đại đội phó Hoạ giao nhiệm vụ cho Chiêm tiếp đạn tới các hướng chiến đâu và băng bó cho anh
em bị thương để đưa về tuyến sau. Quần sắn cao, tóc búi gọn, Hoàng Thị Hồng chiêm xông xáo
và vác đạn đến các hưóng chiến đấu. Khi vác đạn tới công sự hướng nam, Chiêm đến bên cạnh
Khổng Tiến Dũng nói :
- Dũng bắn, để chị ném lựu đạn !
Dũng và Chiêm đã anh dũng chiến đấu chặn địch ở một hướng đẩy lùi 3 đợt tiến công của địch.

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Chiêm cơ động đến một đoạn hào phía trước, gặp 2 chiến sĩ bị thương nặng, Chiêm dìu 2 người
vào hầm kèo. Vừa quay ra, Chiêm gặp 1 toán giặc nhảy xuống hào. Chúng định bắt sống Chiêm,
Chiêm nép mình vào một góc hào, bình tĩnh giương súng, bóp cò. 4 tên đi đầu bị trúng đạn, chết
gục. Những tên đi sau không dám hung hăng nhảy xuống hào nữa. Nhưng từ một hướng khác,
bọn giặc lại bất ngờ lao lên. Thấy ở đây chỉ có 1 tay súng đánh trả, và lại alf tay súng con gái,
bọn giặc liền lên tiếng gọi hàng. Chiêm thét to :
- Hàng này !
Quả lựu đạn vút đi từ tay Chiêm. 2 tên giặc chết gục. Chiêm bị thương vào tay trái, máu nhuộm
đỏ cánh áo. Mừng từ phía trái đường hào chạy tới. Mặc dù bị thương, cả 2 người vẫn nổ súng
đánh chặn giặc.
Không thấy Chiêm tiếp đạn cho mình, Khổng tiến dũng nóng ruột chạy đi tìm. Gặp Chiêm bị
thuwong, Dũng xé áo mình băng cho chị. Chiêm nói :
- Dũng đến băng cho anh Mừng trước. Anh ấy bị thương nặng hơn chị. Ta chiến đấu đến cùng,
Dũng ạ !
Qua nhiều đợt tiến công liên tục không chiếm được đỉnh Pò hèn, giặc liền nã tới tấp đạn pháo
130 ly và cối 82 ly vào trận địa của ta. Nhiều đoạn hào giao thông bị sụt lở, những mảnh đạn
pháo cày tung đất đá. Quân giặc xốc lại lực lượng, mở đợt tấn công mới. Những tên chỉ huy cầm
súng ngắn, phất cờ thúc lính liều lĩnh xông lên.
Cuộc chiến đáu tiếp theo vô cùng gay go và ác liệt. Một số chiến sĩ bị thương. Địch đến gần, các
chiến sĩ dùng võ thuật và lưỡi lê đánh địch.
Đang chiến đấu, Chiêm nghe Hoàng Tiến Cờ gọi :
- Chị Chiêm, anh Hoạ hi sinh rồi !
Chiêm chạy đến hầm, nơi anh Hoạ được đồng đội mang vào. Chiêm nâng 2 cánh tay anh, đặt
lên ngực rồi phủ tấm chăn lên người anh.
Nghe tiếng giặc la hét, Chiêm lao ra khỏi hầm, ráng sức ném liền 2 quả lựu đạn vào toán giặc.
Chiêm bị thương lần thứ 2. Đạn găm trúng chân, Chiêm lảo đảo ngã xuống thành hào. Một lần
nữa, Khổng Tiến Dũng lại lao đến băng cho Chiêm và đưa Chiêm vào hầm. Nghe Dũng báo cáo
súng CKC của chiêm đã hết đạn, đồng chí Chuyên, người được cử thay thế Hoạ chỉ huy liền
chạy vào hầm gặp Chiêm nhưng chiêm đã ra ngoài công sự để quan sát tình hình địch. Chuyên
trao khẩu súng ngắn của Hoạ cho Chiêm :
- Súng của Hoạ đây, chị chiến đấu để trả thù cho Hoạt !
Chiêm cầm khẩu K54 trở lại vị trí chiến đấu. Lợi dụng thành hào, chiêm bình tĩnh ngắm bắn từng
tên giặc. Phía trái, Chuyên đang chiến đấu rất anh dũng, vừa tiêu diệt địch ở hướng anh, vừa
bắn hỗ trợ cho Chiêm.
Bọn giặc vẫn liều lĩnh xông tới, chúng bắn trung liên quét mặt đồi. Chiêm lại bị thương rất nặng ở
cột sống. Chị ngã xuống và không bao giờ tỉnh dậy nữa. Chiếc áo màu vàng nhạt, điểm hoa tím
mà chị vẫn thích mặc đã nhuốm đỏ.
Hoàng Thị Hồng Chiêm, cô gái đẹp nết đẹp người ấy đã anh dũng hi sinh trên mảnh đất biên giới
thiêng liêng của Tổ quốc khi bước vào tuổi 25. Bà con huyện Hải Ninh gọi Hoàng Thị Hồng
Chiêm là Người con gái anh hùng của đất biển, còn các chiến sĩ công an nhân dân vũ trang đồn
biên phòng Pò Hèn thì gọi Hoàng Thị Hồng Chiêm là đồng đội anh hùng của chúng tôi.

MÌNH VÀ 50 QUẢ LỰU ĐẠN

Nguyễn Phúc Ấm, chuyện Giàng A Sình, dân tộc Mèo, chiến sĩ đại đội 3, tiểu đoàn 2, bộ đội
huyện Sình Hồ, tỉnh Lai Châu.

Thằng giặc Trung Quốc đánh vào trận địa mình sớm lắm. Con chim cà hoánh chưa báo sáng,
súng nó đã nổ lọp bọp dưới suối rồi. Song trận địa chốt của mình ở tít trên cao, anh em bảo đo
được những 1.262m nên bọn giặc còn đang lò dò tận dưới chân dốc, đơn vị mình đã ra hào
chiến đấu hết, súng lên đạn sẵn sàng. Chỉ có mình chịu để 2 bàn tay không thôi !
Mình cũng có súng chứ, 1 khẩu AK còn mới, báng đỏ như sắc hoa piót ven bản Chởi Ngò, quê
mình ấy. Nhưng thằng Lò Văn Hoà, người Thái, bên tiểu đội 4 nó mượn đi công tác từ chiều qua
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
rồi. Nó để lại khẩu M79 mà mình có biết bắn đâu. Với lại, tiểu đội 4 không cho lấy, nó bảo phải để
cho tiểu đội nó làm hoả lực mạnh.
- Tiểu đội trưởng à, mình không có súng, bảo mình làm gì ?
Mình hỏi tiểu đội trưởng Học người Kinh thế. Nó nghĩ một tí rồi vỗ vai mình :
- Không lo, ối việc. Sình vác đạn B40, B41 ra đây cho tiểu đội. Lát nữa ta bắn chết địch rồi lấy
súng địch mà đánh.
Mình theo đường hào chạy đi. Lắp đạn và chuyển xong cơ số đạn cho tiểu đội, hết việc, chân tay
mình lại buồn thiu.
- Tiểu đội trưởng à, còn việc gì nữa, phân công đi.
Mình lại giục. Địch vẫn chưa tới, chỉ bắn pháo đoành đoành lên đỉnh chốt. Tiểu đội trưởng ngó
ngược ngó xuôi, chẳng tìm ra việc gì cho mình. Bỗng nó cười giòn rồi ghé tai mình bảo :
- Này, tớ thấy trong kho còn khẩu súng bắn tỉa. Vào nói khéo với cậu quân khí, nó cho mượn
Sình ạ.
Cậu quân khí tốt thật. Mới hỏi một câu nó đã choàng dây súng vào vai mình giục :
- Súng mới bóc tem, cậu là người bắn viên đạn đầu tiên đó. Trở lại trận địa ngay đi, tớ nghe súng
nổ nhiều rồi.
Quả như thế, mình về đến hướng tiểu đội 5 của mình chốt thì địch đã lố nhố đầy lưng dốc. ANh
em trong tiểu đội vẫn im lặng chờ địch, không ai bắn cả. Chỉ có bọn giặc bắn, đạn bay qua miệng
hào rào rào.
Thấy mình vác súng về, tiểu đội trưởng Học hớn hở nói :
- Súng AK, CKC là tầm gần, súng bắn tỉa này phải bắn từ xa, Sình bấn xem nào.
Mình vác súng lên bờ công sự, rê đầu ruồi vào giữa mặt 1 tên giặc, nẩy cò. Phát thứ nhất, 1
thằng đổ. Phát thứ 2, mình nhắm bắn vào thằng ngậm kèn đồng, nó ngã vật. Mình sướng quá, lại
nâng súng, siết cò. 3 viên đạn bay đi, sao có mỗi thằng khiêng đạn ngã nhỉ. "Cái tay mừng quá,
thành run rồi". Mình nghĩ thế rồi ghì súng thật chặt, bóp cò cẩn thận hơn. Song 2 viên đạn này
đều trượt cả. Mình nổ thêm 3 phát, chỉ bắn chết được 1 thằng nữa thôi. Địch ào tới gần, súng
của anh em nổ mau và vang lắm, bọn địch ngã chồng lên nhau, rú thét ầm ĩ như con thú bị trúng
tên. Giờ mới thấy chán khẩu súng bắn tỉa của mình. Nó không bắn liên hồi được. Địch vào sát
mà lạch rạch mãi mới nổ được 1 lần, chậm quá. Hết đợt chiến đấu thứ nhất, mình trả cây súng
cho tiểu đội trưởng :
- Tiểu đội trưởng à, mình không thích nó nữa đâu. Mình bò ra chỗ địch chết tìm khẩu súng khác
đây.
Tiểu đội trưởng Học giữ tay mình :
- Đừng, chỗ địch chết còn xa hào, nguy hiểm lắm. Sình lên trên đại đội trưởng, may ra có khẩu
nào dự trữ chăng.
Mình sang hầm đại đội trưởng Nhâm, nó bảo không còn súng nhưng bày cách cho mình đánh
bằng lựu đạn, rồi dặn mình :
- Sình không trở về chỗ tiểu đội nữa, trụ lại phía hậu cứ đề phòng địch tập hậu. Một mình một
hướng đấy, đánh được không ?
- Được chớ, nhưng phải nhiều lựu đạn, lúc nào có súng đại đội trưởng cho mình mượn nhé.
Mình vào hầm ngủ lôi quần áo bỏ ra ngoài, xách chiếc balô không chạy tới kho đạn. Cậu quân
khí vẫn tốt lắm, nó cho mình đầy một balô. Đến vị trí chiến đấu, mình xếp lựu đạn từng hàng
trước mặt, đếm được 36 quả chứ ít đâu, mà mình cứ muốn nữa, muốn tròn 50 song phải phần
anh em chứ. Nghĩ vậy, mình bò tới các ngách hào, bò ra những chỗ địch vừa tràn đến, chúng nó
thu hết xác và súng rồi, nhưng lựu đnạ còn lăn lóc khối ra. Mình bỏ đầy túi quần, đầy mũ, đếm đủ
14 quả mới bò trở về.
Đại đội trưởng Nhâm lo xa mà đúng thật. Mình vừa chuẩn bị xong trận địa thì thằng Trung Quốc
mò tới. Nó vẫn đánh ở 3 mé kia, xong cho quân đánh vòng cả phía sau này để vây chốt mình.
Giá có súng, mình cứ ngồi tại chỗ tỉa nó từ xa đấy, nhưng chỉ có lựu đnạ thôi, hpải chạy đến gần
nó mà đánh vậy. Nó muốn giữ bí mật, tiến về phía mình im ắng lắm. Song mình nhìn thấy hết.
Mình toài khỏi hào, lăn tròn xuống dốc, nấp sau các bụi cây ở bờ đá, đến gần nó, nó vẫn không
hay. Mình tung liền 3 quả lwụu đạn vào bọn đông nhất. Chờ nó dồn nhau lại, mình văng luôn 4
quả nữa. Không biết chết bao nhiêu đứa đâu. Mình muốn đánh lâu mà hết lựu đạn, đành phải về
hào, tiếc quá !
Ngỡ nó còn chán mới đánh lên vì phải giải quyết chuyện thằng chết, rồi phải thăm dò ta nữa, nên
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
về tới hào, mình bỏ cả đấy, chạy sang báo cáo đại đội trưởng. AI ngờ, quay về tới nơi, nó đã bò
lổm ngổm từng đám trên dốc rồi. Thế là mình mở chốt lựu đạn liên tục, cứ thấy chỗ nào đông là
mình chụp lựu đnạ xuống, 4, 5 thằng hốt hoảng nhảy tọt vào đoạn hào phía dưới. Mình thót ngay
đến, tống liền 2 quả lựu đạn, chúng nằm nhăn răng cả ra. Đợt tiến công đầu tiên của địch ở
hướng mình kết thúc. Nó kéo xác nhau, chạy thục mạng xuống chân đồi.
Các đợt tiến công khác của địch cũng đại loại thế thôi, mình chẳng nhớ hết đâu. Mà có nhớ cũng
khó nói hết cái lwòi lắm. Chỉ biết rằng từ lúc con chim cà hoánh chưa báo sáng đến lúc con chim
coóc co báo đêm về lcú 6 giờ chiều, nó đã tiến cong lên chốt đại đội 3 mình 10 lần. Cả 10 lần nó
đều bị đại bại, bị đánh bật ra khỏi chốt, bỏ lại rất nhiều xác chết.
Đêm xuống, tiểu đội trưởng Học tới nắm tay mình giật giật mãi, khen :
- Giàng A Sình đánh giỏi lắm. Ngày mai cả đại đội thi đua với Sình đấy. Thử nhớ xem diệt bao
nhiêu tên để định mức phấn đấu cho anh em nào.
- Mình nhận diệt được 50 đứa.
- Ớ, nhiều hơn chứ !
- 50 thằng là nhiều. Thành tích phải chia đều cho anh em, mình không nhận thêm đâu, tiểu đội
trưởng à !

Trong cuộc họp mặt "Tuổi trẻ anh hùng bảo vệ Tổ quốc" do Trung ương Đoàn TNCS HCM tổ
chức, tại hội trường Ba ĐÌnh, Hà Nội, các đại biểu rất xúc động khi nghe Giàng A Sình báo cáo
về chiến công đánh thắng giặc Trung Quốc xâm lược. Khuôn mặt bầu bĩnh, cái miệng hay cười
càng làm cho Giàng A Sình rất trẻ so với tuổi 22 của anh.
Khi kể hết chuyện, giọng Giàng A SÌnh trở nên hồn nhiên. Anh tươi cười :
- Mình nói hết rồi ! Mình xuống đây ! Mình chào các đại biểu !
Cả hội trường Ba ĐÌnh rộn ràng vỗ tay hoan hô Giàng A Sình, chiến sĩ dũng cảm dân tộc Mèo,
tỉnh Lai Châu.

DÂN QUÂN LỒ SỬ THÀNG

Nguyễn Trần Thiết, ghi theo lời kể của Giàng Lao Vu, xã Lồ Sử Thàng, huyện Mường Khương,
tỉnh Hoàng Liên Sơn.

Cán bộ bảo mình kể chuyện chỉ huy dân quân 6 xã đánh giặc Trung Quốc. Mình nói tiếng phổ
thông chưa thạo, cán bộ lại không có ai biết dịch tiếng Mèo. Mình nói, cán bộ chịu khó nghe.
Ngày 1-3-1979, cán bộ Cầu, phó bí thư huyện uỷ và thủ trưởng Khánh huyện đội phó bảo mình :
"Địa hình, địa vật xã Lồ Sử thàng rất hiểm trở. Bác tập hợp dân quân 6 xã đang có mặt tại đây
chỉ huy anh em chiến đấu.
Mình nhận lời. Mình tìm gặp Giàng Xeo Pao. Thằng Pao là con thứ 2 của mình đang làm xã đội
trưởng. Nó với mình cùng là đảng viên. Nó đi bộ đội 7 năm, đánh Mĩ nhiều nên nó có kinh
nghiệm hơn mình. Nó bảo :
- Trái (Bố) lo tổ chức dân quân 5 xã bạn. Cần 1 chỉ huy phó giúp trái về quân sự và 1 người giúp
trái về hậu cần.
Thằng Pao đánh giặc nhiều. Ngày phục viên nó mang về nhà cả tập bằng khen, huy hiệu Chiến
sĩ thi đua, huân chương. Nó bàn :
- Muốn mọi người cùng đánh giặc Trung Quốc, gia đình mình phải làm gương trước.
Mình có 7 đứa con trai (không có con gái) thì 5 đứa đã được phát súng. Thằng giàng Xeo Lử
không được nhận vào dân quân vì nó thọt chân từ nhỏ và thằng Giàng Vần Sèng đã quá tuổi.
Nghe tin dân quân toàn xã Lồ Sử Thàng ở lại đánh giặc Trung Quốc, Sèng yêu cầu mình :
- Trái cho con xin khẩu súng !
Ồ, mình làm gì có súng. Mình khuyên Sèng :
- Nho (Con) đến trụ sở hỏi ông Pao và ông Hồ xem ?
Giàng Vần Hồ là con thứ 5 của mình, là em ruột của Sèng. Hồ cũng đi bộ đội từ 1970. Năm
1976, Hồ phục viên, được giao làm chính trị viên phó xã đội. Mình gọi Pao và Hồ là ông để nhắc
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
nhủ Sèng : ngày thường Sèng là chủ nhiệm hợp tác xã, là anh cả trong gia đình nhưng khi đã
nhận súng Sèng phải chịu để các em chỉ huy.
Xã đội trưởng Giàng Xeo Pao cấp cho anh ruột khẩu CKC và phân công Sèng về tiểu đội 2.
Trong tiểu đội này đã có Giàng Xeo Lù. Lù đến gặp mình, mặt lộ vẻ không vui :
- Già (Cụ) Xon ơi (mình là dểu (ông nội) của Lù nhưng Lù đã có con. Lù gọi mình là cụ thay con).
Già Xon bắt chú Pao cho trái Sèng sang tiểu đội khác.
Mình không đồng ý. Việc quân sự do xã đội phụ trách, mình can thiệp sao được. Mình hỏi Lù :
- Trái Sèng ở cùng tiểu đội, sênh trừ (cháu) gặp trở ngại gì ?
Đúng là thằng Lù có những điều khó xử. Thương bố, nó muốn gánh vác mọi phần việc lao động
cho bố, gác thay cho bố. Có mặt bố, nó không được tự do đùa nghịch. Mình an ủi nó :
- Trái Sèng chưa quen làm dân quân, sênh trừ phải ở cùng tiểu đội để giúp đỡ trái chứ.
Lù nghe lời mình. Mọi việc quân sự ở Lồ Sử Thàng mình giao hẳn cho thằng Pao, thằng Hồ, việc
hậu cần mình phải bàn với bí thư chi bộ Sùng Pao Sấn (người Mèo) và chủ tịch xã Ly Sử Thàng
(người Nùng). Thàng hỏi :
- Dân quân 6 xã có bao nhiêu người ? Hiện nay đang ở thôn nào ?
Việc này mình đã giao cho Ma Sần Chín. Chín là người Mèo thuộc xã Sừ Ma Tủng. Mình chọn
Chín làm chỉ huy phó vì Chín đã làm trung đội trưởng ở bộ đội. Chín vẽ bản đồ, dự kiến bố trí 42
dân quân ở xã Tả Gia Khâu ở Xia Trải, xã Lao táo 23 người ở Phìn Chư, xã Dìn Chín 12 người ở
Xín chải, xã tả Ngài Chồ 56 người ở Ngài Phòng Chồ, xã Sừ Ma Tủng 62 người ở Cốc Cáng và
90 dân quân xã Lồ Sử Thàng ở Lồ Suối thàng. Chủ tịch Thàng nêu ý kiến :
- Dân quân Lồ Sử Thàng không phải nuôi, ai về nàh người nấy mà ăn. Mình đến các thôn khác
giao cho mỗi gia đình 3, 4 người.
Người Mèo mình mến khách lắm. Khách đến chơi, chủ nàh có rượu, thịt gà, thịt lợn đều đem ra
mời. Trường hợp trong nhà chỉ còn bột ngô cũng đem nấu để khách và chủ cùng ăn. Không ai
chê cái bụng người Mèo mình đâu.
Ngày 1-3 đã qua. Chỉ huy phó Ma Sần Chín cùng với mình và chủ tịch Ly Sử thàng đến các làng
để kiểm tra trận địa cũng như nơi ăn chốn ở của dân quân. Dân quân ở lưng chừng núi đá cao.
Mình trèo hết ngọn núi này sang ngọn núi khác. Anh em dân quân chọn mỗi người một phiến đá
làm công sự. Nằm ở đây, anh em bắn trúng lính Trung Quốc đi dưới đường dễ hơn đi săn thú.
Con thú dữ còn có cái mũi để đánh hơi người lạ, còn bọn lính Trung Quốc xâm lược có giương
cặp mắt cú vọ lên cũng khó phát hiện nơi ẩn nấp của dân quân. Dân quân có công sự hang hốc
rất tốt. Nằm trong công sự, tha hồ cho địch bắn đại bác, đại liên, trung liên, súng trường cũng
khó trúng phải người. Nếu nó lên đông quá, không chống cự nổi, dân quân sẽ rút vào hang luồn
lên đỉnh núi hoặc tránh sang ngách khác. Cán bộ đừng cười mình. Nhiều cán bộ đã chê kế
hoạch rút lui của mình. Mình khó xử quá. Anh em dân quân không có lựu đạn, mỗi người chỉ có
vài chục viên đạn với khẩu súng trường nên không đủ sức phòng thủ lâu dài. Từ ngày 17-2 nhiều
anh em dân quân đã đánh địch, đã dùng hết số lựu đạn và gần hết cơ số đạn mà chưa được bổ
sung.
Mình đi về các thôn. Đã đến bữa cơm chiều ngày 2-3-1979. Chủ tịch Ly Sử Thàng đang gặp
chuyện khó xử : số người ở gia đình nào cũng tăng vọt lên. Chủ nhà không bằng lòng. Với người
Mèo, cán bộ không được nói sai. Nhân dân tin ở cán bộ. Gia đình này có khả năng nuôi 8 người,
cán bộ gửi 10 người cũng được. Người Mèo mình sẵn sàng nhịn đói để nhường cơm cho khách.
Cũng gia đình đó, nếu ngày đầu cán bộ gửi 2 người, đến bữa lại có 3 người tới ăn là chủ nhà
thắc mắc. Chủ tịch Ly Sử Thàng bối rối không biết nên giải quyết thế nào cho phải. Mình cũng bí.
Mình hỏi Giàng Cố Séng, bí thư thanh niên xã Lao Táo :
- Xã mày có bao nhiêu dân quân ?
- 23.
- Tại sao những 40 người ăn ?
- Mình mới nhận thêm 17 đứa.
Chủ tịch Ly Sử Thàng cộng cộng, trừ trừ, đếm đi đếm lại vẫn có thêm 20 suất ăn. Hỏi lại mình
mới biết là có các anh công an vũ trang đồn Pha Long, mấy anh tự vệ nông trường Nậm Chảy và
anh Khuê, anh Khôi, anh Kỳ, cán bộ miền xuôi lên công tác ở xã Sừ Ma Tửng. Lực lượng của
mình như vậy là có hơn 300 người thuộc đủ các dân tộc Mèo, Kinh, Nùng, Dao, Pa Dí, tu Dí... và
người nào cũng có súng, có chỗ ẩn nấp tốt để chờ giặc đến.

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Ngày 3-3-1979, mình nghe dân đồn là quân Trung QUốc sắp kéo vào Lồ Sử Thàng. Mình muốn
cử người đi trinh sát nhưng biết chọn ai ? Thằng Sèng con mình nhiều tuổi, đi alị dễ dàng nhưng
nó lại chưa biết quân sự. Thằng Pao đi trinh sát thì ai thay nó chỉ huy dân quân cả xã. Thằng Hồ
khoẻ mạnh, to như con gấu, không thể cho nó đi lại giữa ban ngày. Nếu nó bị giặc bắt, giặc sẽ
giết nó ngay.
Mình bàn với chỉ huy phó Ma Sần chín. Chín nêu ý kiến :
- Ta giao cho bí thư chi bộ Sùng Pao Sấn.
Ồ, ý Sần Chín hay quá. Bí thư chi bộ nhỏ người, da ngăm đen, trông bề ngoài như trẻ con chăn
trâu, lại biết nói tiếng Quan Hoả nên rất dễ trà trộn, giả làm người dân. Mình trao đổi với Sùng
Pao Sấn. Sấn nhận lờ. Nó kiếm sợi dây thừng buộc ngang lưng, tay cầm con dao rựa cùn, đi đến
Nà Cổ, Mao Sao Chẩy... Có những tên lính Trung Quốc đi tuần tiễu gặp nó hỏi :
- Ê thằng kia, mày đi đâu ?
- Con ngựa nhà mình bị lạc, bố mình bắt đi tìm. Ở vùng cao mình con ngựa quý lắm. Chỉ có con
ngựa mới đủ sức đi nhanh, đi xa, trèo cao, mang nặng. Người Mèo, người Nùng, người Nhắng
quý ngựa như quý con của mình.
Những tên lính Trung Quốc không bắt bí thư chi bộ Sùng Pao Sấn. Sùng pao Sấn cầm con dao
cùn đi đến nhiều nơi, ghi nhớ nơi nào có quân Trung Quốc, về báo lại cho mình.
Sáng ngày 4-3-1979, mình định điều quân ra phục kích đánh vào các đoàn xe trên đường
Mường Khương-Pha Long. Mình giao việc cho thằng Pao xã đội trưởng. Pao rủ em ruột nó là
Giàng Vần Hồ cùng đi trinh sát với bí thư chi bộ để tìm chỗ cho dân quân nằm chờ địch. Mấy
đứa vừa đến Pạc Là đã trông thấy lính Trung Quốc đi đông nghịt trên đường. Hôm qua bí thư chi
bộ Sùng Pao Sấn báo cáo là có mấy nghìn lính Trung Quốc tập trung ở các hướng Lũng Pâu, Sừ
Ma Tủng, Lao Táo... có cả pháo 130 ly, cối 82 ly. Mình đoán là quân giặc sẽ hành quân theo
đường cái Mường Khương đi Pha Long, nhưng không trúng cái bụng giặc. Xã đội trưởng Pao và
chỉ huy phó Ma Sần Chín cũng đoán sai. Được bọn phản động người Hoa ở địa phương báo tin,
giặc Trung Quốc đã bất ngờ kéo quân vào hướng Cốc cáng để bắt dân quân. Dân quân ở trên
núi cao nhưng bị núi khác chặn trước mặt nên không nhìn xa được. Thằng Hồ lo lắng, đề nghị :
- Anh Pao, em chạy nhanh về báo động cho dân quân !
- Không kịp đâu, phải bắn súng !
Bí thư chi bộ Sùng Pao Sấn nêu ý kiến :
- Bắn súng sẽ lộ bí mật !
Thằng Pao không nghe, nó chĩa nòng súng CKC về phía Lồ Sử Thàng bắn luôn 3 phát. Sau này
lúc kiểm điểm trận đánh, ai cũng nhận cách xử trí của thằng Pao là đúng. Nghe tiếng súng báo
động, anh em dân quân chạy vội về vị trí. Cán bộ đừng cười nhé. Kỷ luật của dân quân không
nghiêm như bộ đội đâu. Chưa thấy bóng giặc, dân quân thường thích bỏ súng đi xuống làng bản
uống rượu, nói chuyện với con gái. Mình là chỉ huy, mình không ngăn nổi đâu. Nếu không có
tiếng súng của thằng Pao, mình biết anh em ở đâu mà gọi về cho đủ.
Nghe tiếng súng nổ, quân Trung Quốc tiến chậm hơn. Chúng xả đạn đại liên, trung liên, tiểu liên
vào chỗ vừa phát ra tiếng nổ. Thằng Pao, thằng Hồ và bí thư chi bộ Sùng pao Sấn đâu còn dại
dột chịu nằm yên tại chỗ. 3 đứa chạy vào trong hang núi gần nhất rồi tìm đường về xã. Ở bên
dưới, quân Trung Quốc kéo đi rất đông. Nằm ở lưng chừng núi, anh em dân quân tỉa dần từng
thằng. Kẻ địch không biết đạn từ hướng nào bay tới. Dân quân các dân tộc vùng cao mình thích
đi săn nên đứa nào cũng giỏi bắn súng. Mình già rồi, mắt kém nhưng cũng bắn trúng. Suốt cả
ngày 4-3, quân Trung Quốc vào tới đâu cũng bị đánh.
Cán bộ hỏi mình là đứa nào bắn giỏi nhất ? Mình chả biết đâu. Khi đánh nhau mình không còn là
chỉ huy nữa. Mình đói, anh em dân quân cũng đói. Chủ tịch Ly Sử Thàng cũng đói. Nhân dân
chạy vào hang cả, chả còn ai nấu cơm cho dân quân. Mình không có cấp dưỡng, không có nồi
to, không có tiền. Chủ tịch xã Ly Sử Thàng bằng lòng xuất tiền quỹ mua cho dân quân 6 xã một
con trâu giá 300 đồng nhưng mình không ưng giết thịt. Ôi, làm chỉ huy khó quá. Mình chả biết hỏi
ý kiến ai. Huyện ủy, huyện đội và tiểu đoàn bộ đội địa phương đang chặn địch ở Cao Sơn, mình
không đến gặp được. Con trâu mua rồi, ai sẽ làm thịt, ai đưa thịt trâu đến các xã, ai nấu cơm để
dân quân ăn với thịt trâu ? Khó quá. Mình đành nhịn đói. Mình hạ lệnh cho dân quân cùng nhịn
đói. Người vùng cao mình nhịn đói quen rồi. Anh em dân quân chui vào hang ngủ.
Tối ngày 4-3, mình triệu tập chỉ huy các xã về Lồ Sử thàng. Về dự có Giàng Phên Chiu, phó chủ
tịch xã Dìn Chín, Ma Xeo Kháng, trung đội trưởng dân quân xã Tả Gia Khâu, Giàng Sấn Dùng,
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
trưởng công an xã Lao Táo... Nghe báo cáo mình ưng bụng lắm. Dân quân xã nào cũng đánh
giặc và trận địa xã nào cũng hứng chịu vài trăm quả đạn đại bác và súng cối, nhưng chỉ mấy
trường hợp đáng tiếc xảy ra. Ở xã Lồ Sử Thàng có 1 dân quân hy sinh là Hoàng QUán Dính. 1
người bị thương là Giàng Xeo Lùng.
Sáng ngày 5-3-1979, pháo 130 ly, cối 82 ly của Trung Quốc giội rất nhiều vào dãy núi Phình Dư.
Mình quyết định dẫn 30 dân quân trong đó có thằng Pao, thằng Hồ, chủ tịch Thàng, bí thư Sấn
cùng chỉ huy phó Ma Sần Chín rời trận địa sang Cốc Cáng. trời sáng rồi. trông rõ địch đông như
kiến trên núi Phình Dư, chỉ huy phó Ma Sần Chín đề nghị :
- Địch đông lắm. Chúng ở trên cao, ta ở dưới thấp, không nên bắn.
Mình không đồng ý. Địch chưa biết quân mình đông hay ít, chưa biết mình ở chỗ nào, hãy bắn
cho chúng 1 loạt phủ đầu đã. Mình hạ lệnh bắn. Cả 30 tay súng có đủ trung liên, AK, K44 đều
bắn cùng một lúc. Địch bắn trả ngay. Chúng nó nhè cái đồi cao phía Cốc Cáng để bắn. Đúng lúc
đó có đủ các loại súng từ Cốc Cáng bắn sang Phình Dư. Ờ mình không hiểu tại sao. Địch ở
Phình Dư hay Cốc Cáng ? Phình Dư ở gần mình, mình trông rõ là địch, như vậy Cốc cáng là bộ
đội ta ? Đồi Cốc cáng cao hơn Phình Dư, mình không nhìn rõ người đi lại trên đồi. Hoá ra thằng
địch ở Phình Dư và Cốc Cáng bắn nhau. Chúng nó bắn nhau lâu quá. Mãi đến chiều ngày 5-3
chúng nó mới thôi bắn nhau. Mình sướng bụng lắm. Trong trận này dân quân không có người
nào bị thương mà địch chết tới cả trăm đứa.
Trong lúc địch rút, nó đốt hết cả 46 nóc nhà của thôn Lồ Sử Thàng. Nhà mình cũng bị giặc đốt.
Chuyện này mãi đến khi giặc rút lui mình mới biết. Hôm đó mình còn nghĩ gì đến nhà. Tối ngày 5-
3, mình phải ra lệnh cho dân quân 6 xã chuyển sang huyện Xi Mi Cai. Cán bộ đừng phê bình
mình. Mình đói lắm. Anh em cũng đói. Suốt 2 ngày đánh nhau chả ai được ăn uống gì. Do thiếu
kinh nghiệm mà ! Trước khi chuyển mình hỏi ý kiến các anh Khôi, anh Kỳ, anh Khuê và các anh
công an vũ trang. Muốn cho dân quân nằm trụ đánh giặc, cần đạn và lương thực. Mình sẽ góp ý
kiến để cán bộ rút kinh nghiệm.
Sang đến Xi Mi Cai, các cán bộ bảo mình kể lại trận chiến đấu Lồ Sử Thàng. Mình đâu có biết
chỉ huy. Mình không biết địch chết bao nhiêu. Ở xã Lồ Sử thàng, nhiều người dân trông thấy địch
có 1 đoàn 29 con ngựa. Lính Trung Quốc cho xác chết vào cái bao, dặt cái bao lên chiếc giá sắt
(để giữ xác chết khỏi cong lại). Mỗi con ngựa thồ một chuyến được 4 xác. 29 con ngựa đi 4
chuyến, mình nhân lên thành 464 đứa chết, nhưng có 1 con ngựa chỉ thồ 2 xác nên số địch chết
là 462. Ồ, sao địch chết nhiều vậy ? Cán bộ bảo mình quay về xã điều tra. À đúng rồi ! Ngày 5-3
chúng nó bắn nhầm nhau ở Cốc Cáng-Phình Dư nên chết rất nhiều.
Mình chỉ huy chưa giỏi, nhưng mình không sợ giặc Trung Quốc đâu. Nếu giặc Trung Quốc còn
sang Mường Khương nữa, cán bộ cứ giao việc cho mình. Mình có kinh nghiệm hơn, mình sẽ
đánh giỏi hơn.

GIỮ CHỐT

Nguyễn Trọng Tạo, viết về Siều Ngọc Tân, dân tộc Tày, tiểu đội trưởng C5, D64, F741* bộ đội
Hoàng Liên Sơn.

Siều Ngọc Tân bước đến mỏm đá bằng. Anh ngồi xuống tựa khẩu AK vào vai. Sương mù dày
đặc vây quanh Tân, vây quanh đồi đá. Lạnh. Có lẽ gần 3 giờ sáng. Phiên gác của Tân đã qua 1
lần con tắc kè đánh lưỡi. 3 đồng chí mới bổ sung cho đơn vị hảo lực của đại đội, 1 đi công tác
cho tiểu đoàn, còn lại 4 anh em phải thay nhau gác đêm, thay nhau làm anh nuôi và xách nước
tắm giặt. 4 anh em 4 dân tộc khác nhau : Tân người Tày, Hoà người Kinh, Huầy người Dao và
Sừ người Mèo. Lúc ngồi vui mỗi người kể 1 chuyên quê mình thú lắm. Cái khiếu kể chuyện tân
không có nhưng Tân biết thổi kèn. Tiếng kèn của Tân lúc nhặt lúc khoan, lúc tràm lúc bổng nghe
như tiếng suối, tiếng chim rừng réo rắt, xa vời. Hoà cứ say tít. Và Tân mỗi lần cất tiếng kèn lên lại
nhớ về bản mình, đó là 1 bản nhỏ thuộc xã Du Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Hoàng Liên Sơn.
bây giờ nó cách Tân hàng trăm cây số, hàng trăm ngọn núi. Nỗi nhớ quê làm Tân bâng khuâng.
Nhưng đôi mắt mất ngủ nhiều đêm lại trĩu xuống. Tân dụi mắt mấy lần nhưng mi mắt vẫn nặng
trịch. Anh lấy trong túi ra hộp dầu cao, xoa vào mí mắt. cay nhưng đỡ buồn ngủ hơn. cái hộp dầu
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
này quan trọng lắm. Khi giao phiên gác là phải giao cả lọ dầu cẩn thận. Đối với thằng giặc thâm
hiểm này mà ngủ gật trong lúc gác là nguy với nó.
Đoành ! Oành...
Bỗng một tiếng mìn nổ dưỡi bãi gianh ven suỗi. Rồi 1 loạt tiếng nổ nữa. Rồi tiếng người kêu rú...
"Bọn giặc vấp mìn rồi !" Tân sung sướng. ANh chạy về hầm ngủ đánh thức tiểu đội dậy.
- Cia gì đấy tiểu đội trưởng ? - Hoà vớ lấy khẩu súng dựng bên vách hầm hỏi.
- Bọn giặc vấp mìn, cả tiểu đội về vị trí chiến đấu !
- Bọn Trung Quốc mò sang vớ, có đông không ? Huầy hỏi.
- Không thấy, mù dày quá, chắc đông.
Lại tiếng mìn nổ và tiếng kêu la ở bãi gianh gần hơn. Tân ra lệnh :
- Đồng chí Huầy, đồng chí Hoà sang sườn phải. Tôi và đồng chí Sừ giữ sườn trái. Mỗi cánh
mang theo 1 thùng đạn. Mỗi người mang 20 lựu đạn.
- Rõ !
Vừa lúc đó, đại đội trưởng Hoàn chạy đến. Anh đã chạy xuống các chốt của trung đội 1, trung đội
2 và bây giờ đến chốt của Tân, kiểm tra và truyền đạt mệnh lệnh chiến đấu. Đại đội trưởng cho
biết là bọn địch đang cho lính lên phá mìn để tràn qua các bãi gianh dưới chân đồi.
- Đay là thời cơ tốt nhất để các đồng chí tiêu diệt chúng !
Bọn địch vượt qua bãi mìn, chúng cụm lại, và tiếng kèn nổi lên. Toe...tò tí te...toẹ toẹ...Toe... Bọn
bộ binh theo tiếng kèn ma quái tràn qua bãi cỏ gianh dưới chân đồi đá. Đại đội trưởng Hoàn định
trở lại chốt đại đội bộ, nhưng tháy địch tràn lên gần, anh lên đnạ khẩu AK và chỉ huy luôn tiểu đội
của Tân chiến đấu.
- Nhằm tốp có thằng cầm súng ngắn ! Tiếng Hoàn nói bình tĩnh. Rồi anh gằn giọng : "Bắn !"
Khẩu trung liên của tân rung lên. Điểm xạ AK của Sừ và Hoàn nổ giòn giã đèu đặn. Thằng cầm
súng ngắn ngã dúi. Bọn lính đi sau chết lăn xuống sưòn đồi. Nhiều thằng chạy tạt sang hai bên,
bị vấp mìn, xác tung lên. Ở cánh phải, tiếng súng của Huầy và Hoà cũng nổ dồn dập. Đại đội
trưởng Hoàn ra lệnh :
- Đợi chúng đến gần hãy bắn, tiết kiệm đạn !
Thấy tiếng súng thưa hơn, bọn giặc lại hò hét nhào lên. Đạn chúng bay chiu chíu. Lần này, liều
mạng hơn, chúng dàn thanhdf hàng ngang, hoàng dọc mà tiến. Đại đội trưởng Hoàn chạy sang
cánh phải phối hợp với Huầy và Hoà. Ở cánh trái còn lại Tân và Sừ.Địch chỉ còn cách 1 tầm lựu
đạn. Sừ ném liền 2 quả vào giữa đám đông. Tân quét trung liên. Những thằng sống sót bị đạn
sau lưng bắn lên. Chúng giãy đành đạch trong đám cỏ gianh.
Một lúc sau, địch mở đợt tấn công mới lên các chốt của trung đội 2.
Hoàn chạy lại nói với tân :
- Đồng chí cho tiểu đội sửa sang công sự. chuẩn bị cho trận đánh mới. Tôi phải về chốt chỉ huy.
Tân đứng nghiêm, nói dõng dạc :
- Đại đội trưởng hãy tin ở chúng tôi. Còn người còn chốt.
tần nhìn theo đại đội trưởng Hoàn. dáng anh khuất vào chỗ ngoặt của giao thông hào rồi hiện lên
dưới chân đồi đá. Tiếng súng vẫn nổ rộ lên ở dọc các chốt của trung đội.

8 giờ. Pháo địch bắn vào đồi Đá Cao. tân phấn đoán chúng dùng pháo chuẩn bị mở đường cho
bộ bihn và ra lệnh cho tiểu đội nấp vào các hầm ếch dọc giao thông hào. Tân vừa ẩn nấp vừa
quan sát. Chung quanh đồi Đá Cao không có bóng 1 thằng giặc nào. Chúng đang dồn quân đánh
vào các chốt bạn.
Như vậy là bọn địch gờm chốt của tân. Chúng đã húc đàu vào đá. Phải nói địa hình của chốt đồi
Đá cao thuận lợi hơn so với các chốt A4, A6 mà địch đang dồn quân đánh lên. Tiếng súng đánh
trả phía chốt A4 nổ dữ dội một lúc rồi thưa dần. Lựu đạn nổ chống lên nhau. Rồi tiếng lựu đạn
cũng thưa dần. Hết đạn chăng ? Tân cồn cào lo lắng. Anh muốn yểm trợ cho chốt A4 nhưng xa
quá. Và trong tiếng đạn pháo réo gầm, mảnh pháo lia cheo chéo, Tân rướn người lên và trông
thấy đồi A4 bị phủ một màu xanh lét. Bọn địch đã chiếm đồi A4 và tràn sang đánh chiếm đồi A6.
Sau này Tân mới biết là trung đội trưởng Hà Văn Khánh đã chỉ huy chốt A6, A10 đánh trả cho
đến viên đạn cuối cùng.
Bọn địch cậy đông quân, tiếp tục nhào lên chia cắt các chốt của ta. Bọn phản động gnười hoa
dẫn đường cho địch cắt chi viện của tiểu đoàn xuống đại đôi, đại đội xuống các tẻung đội. Và

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
chốt đồi Đá Cao của tiểu đội Tân đã nắm trong vòng vây của chúng. Bây giờ là 2 giờ chiều.
Pháo địch ngừng bắn.
Thường thì sau khi pháo ngừng bắn địch sẽ đẩy bộ binh lên. Tân ra lệnh cho tiểu đội chuẩn bị
chiến đấu. Xong anh vác những tảng đất đá bị pháo làm sập xuống lòng hào đặt lên thành công
sự. Nắng chiều màu vàng bỗng xạm đen từng vạt phía trước. Đó là nhưng bãi gianh bị đạn ĐKZ
địch đốt cháy. Tân phát hiện những tốp địch đội mũ vải chân quấn xà cạp chia làm 3 mũi tiến lên
đồi đá. "À thì ra thằng này cậy đông, lên càng đông càng dễ bị tiêu diệt. Không lo giặc đông, chỉ
lo ít đạn thôi !". Tân nói ý nghĩ này với Sừ rồi bảo :
- Sừ và tôi phối hợp với nhau thật tốt nhá. Khi tối bắn Sừ tung lựu đạn, khi tôi tung lựu đạn Sừ
bắn. Nhớ phải thay đổi vị trí luôn đó.
Sừ nhìn Tân gật gật đầu :
- Sừ làm được mà. Bọn nó lên rồi vớ.
Tiếng kèn toẹ toẹ nổi lên dưới chân đồi. Thằng chỉ huy đầu để tóc, vung khẩu súng ngắn có
mảnh vải chéo màu đỏ lên, cười hô hố và nói 1 cau bằng tiếng trung Quốc. Tân nghe không hiểu.
Tức sôi máu nhưng nghiến răng cố chờ nó đến gần hơn. Ước chừng địch chỉ còn cách mũi súng
của mình khoảng 30 thước, tân bóp cò. Vỏ đạn văng toé sang bên, nóng ran. Khẩu trung liên cứ
rê ngang, rê ngang. Tiếng lựu đạn của Sừ nổ bên phải rồi ở bên trái. Phía cánh phải, tiếng súng
của Hoà và Huầy cũng nổ giòn.
Địch bị đẩy xuống bãi gianh cháy. Chúng lại co cụm hò hét om sòm. Vừa lúc đó, Sừ kêu to :
- Địch lên chốt đại đội rồi !
Tân nhìn sang chốt đại đội phía xa. Ngọn đồi đó được thay bằng màu xanh xám trong nắng. Thế
là đồi đại đội mất. Đại đội trưởng Hoàn hy sinh và đại đội hpải rút lui để bảo toàn lực lượng vì
thiếu đạn.
Lúc này dưỡi chân đồi đá địch lại hò nhau tràn lên.
- Sừ, bắn trung liên !
- Rõ.
Tân trao trung liên cho Sừ và anh đặt 5 quả lựu đạn lên bờ công sự. Tân vừa ném lựu đạn vừa
bắn tiểu liên. Bọn giặc chững lại một lúc ở bãi gianh cháy. Nhưng chúng không giạt xuống như
lần truwóc mà cứ nhào lên thành tốp, thành đám đông hơn.
Tình thế gay go quá rồi. Lúc này Tân quyết định dùng quả đạn B41 đầu tiên. Đạn B41 phải để
dành mãi. Có 4 quả thôi mà.
Quả đạn B41 kéo 1 vệt lửa vàng bay vào đám địch đông nhất, chúng bị đốt cùng với những tiéng
kêu khiếp đảm. Vậy là đợt tấn công thứ 4 của chúng lên đồi Đá Cao bị đẩy lùi.

Tân chạy qua hầm ở lấy mấy túi gạo sấy vòng sang cánh phải đưa cho Hoà và Huầy 2 túi. Đói
quá mà Hoà và Huầy vẫn không muốn ăn.
- Ăn đi, lấy sức mà đánh tiếp !
Huầy nằm xoài, lúc nãy cậu ta bị một hòn đá sạt qua hông còn đau. Tân nhìn xuống sườn đồi
trước ụ súng của Huầy và Hoà, động viên :
- Cố giữ chốt cho đến tối nhá. Nếu hết đạn thì tối dễ rút hơn.
Nói xong, Tân trở về cánh trái. Bỗng anh thấy 3 phát pháo hiệu xanh từ dưới chân đồi phụt lên
trời.
- Chúng sắp bắn pháo đấy ! Tân kêu to.
Tiếng Tân vừa dứt, hàng loạt tiếng nổ chói tai đã vang lên xung quanh. Đạn cối 82, đạn ĐKZ,
đạn pháo khoan nổ dữ dội. Chợt Tân nghe thấy cánh phải có 3 phát AK nổ. Hoà và Huầy gọi cấp
cứu chăng ? Tân nghĩ vậy và lách chiến hào chạy sang cánh phải. Trận địa của Hoà và Huầy bị
đạn pháo. Hoà bị mảnh đnạ vào cổ, máu chảy nhiều. Huầy bị ngất nằm đè lên khẩu AK. Tân vội
vàng xé chiếc áo lót băng cho Hoà rồi dìu Huầy dậy. Nhưng Hoà bị thương quá nặng, ngước cặp
mắt nhìn Tân chằm chằm như bảo là cố gắng đừng để chốt lọt vào tay giặc, rồi cậu ta tắt thở.
Huầy mê man trên tay Tân. Tân chạy vội về cánh phải nói với Sừ :
- Sừ đưa Huầy vượt bãi chuối ven suối Nậm Na về trạm phẫu ngay. Để chốt mặc tôi.
Sừ ngập ngừng một lát như không muốn để Tân ở lại một mình. Nhưng Tân đã ra lệnh, Sừ xốc
khẩu AK và đeo 2 quả lựu đạn vào người, chào Tân :
- Tiểu đội trưởng ở lại.

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Sừ cõng Huầy đi rồi, Tân chọn 1 hang đá bên công sự chôn cất bạn. Anh đứng lặng trước nấm
mộ được đắp bằng những tảng đá nâu, mặc tiếng đạn pháo vẫn nổ ầm oàng xung quanh. Tân
nén khóc trở về công sự chiến đấu. Anh chống tất cả lựu đnạ thành 1 đống và lắp đạn vào 3
khẩu súng : trung liên, AK và B41. Tân làm xong tất cả những việc ấy thì pháo địch cũng vừa
ngừng bắn.

5 thằng địch vượt qua bãi gianh cháy xông lên. Tân nhìn rõ từng thằng một. Chúng đều đội mũ
vải có gắn ngôi sao đỏ, mặc quần áo Tô Châu màu xanh. 2 thằng có súng đi trước. 1 thằng
mang chiếc ba lô nặng đi giữa. 2 thằng cầm mỗi tay 1 quả lựu đạn đi sau. Chúng đi thưa qua.
Tân bỗng thấy ấm ức. Địch lên nhiều không lo lại lo chúng lên ít ? Biết diệt thằng nào trước bây
giờ ? Giá chúng cứ dàn hàng ngang như lúc nãy, quạt trung liên sướng tay biết chừng nào. Nó
lên ít thế này, bắn phí đạn quá ! Tân nghĩ ngợi một lát rồi anh quyết dịnh hạ 2 thằng có súng
trước. Pằng pằng...pằng pằng... 2 điểm xạ AK của Tân nổ đanh và gọn. 2 thằng cầm súng ngã
lăn quay. Thằng mang ba lô lấy súng của thằng vừa ngã bắn lên. Hắn chỉ cách Tân chừng vài
chục mét. Tân lại bóp cò. Thằng mang ba lô ngã khuỵu xuống. 2 thằng sau tung lựu đạn lên,
nhưng lựu đnạ nổ cách Tân khá xa, mảnh đạn bay vèo vèo qua đầu. Khẩu AK của Tân lại rung
lên. 2 thằng ném lựu đạn không thằng nào chạy thoát.
Bỗng 3 phát pháo hiệu xanh lại bay vút lên như lúc nãy. Pháo địch lại bắn vào đồi Đá Cao. Một
quả đạn pháo nổ trước mặt hất Tân xuống lòng hào. Tân ngất đi một lúc lâu. Tỉnh dậy, tiếng đnạ
pháo đã ngững. Tân thấy máu chảy ở mũi, ở 2 tai ướt lạnh. Địch lại lên. Quên cả đau đớn, Tân
choàng dậy ôm lấy khẩu trung liên đã lắp đạn sẵn, bắn 3 băng liền. Mặc những đứa chết, bọn
sống đạp lên xác đồng bọn tiến.
Chợt tân nhìn thấy khẩu súng B41 bên cạnh, anh bỏ trung liên, chộp lấy. Đợi chúng lên gần nữa,
gần nữa... Tiếng kèn toẹ...toẹ của chúng vẫn vang lên nửa như trêu tức Tân, nửa như chửi
mắng đám binh lính của chúng.
Bọn địch tới gần, không thấy hoả lực bắn trả. Chúng hò hét gọi hàng bằng một thứ tiếng Việt lơ
lớ. Đồi Đá Cao vẫn lặng lẽ đứng đó, sừng sững trong ánh chiều buông xuống. Chỉ có tiếng đnạ,
tiếng hò hét của chúng dội vào đồi đá vọng trở lại như tiếng tử thần từ nơi xa xôi nào đấy đáp về.
Đám lính tràn vào vòng ngắm của Tân. Ngon rồi. Tân bóp cò. Một vệt khói trắng đặc che lấp cả
mặt Tân. Quả đạn B41 nổ "roành" giữa đội hình làm cỏ một mảng lớn kẻ thù. "Roành"... 1 quả
nữa. Những thằng sống sót xô nhau chạy. "Quả nữa chăng ?" Tân tự hỏi, và anh tự trả lời :"Để
dành đã !". ANh xốc khẩu AK lên bắn tiếp 3 băng, đoạn xách trung liên chạy sang mỏm phải.
Tằng tằng tằng... Tằng tằng tằng... Đội hình địch bị dồn xuống chân đồi, rúm lại.
Tân quay lại mỏm trái, chợt nghe tiếng kèn âm ỉ khác thường. Sau tiếng kèn, những thằng địch
sống sót thất thểu bước về phía mép suối biên giới, khuất sau bãi cây lá to như lá dong riềng.
Bọn chúng thu quân !
Bóng chiều chậm rãi bò lan xuống sườn đồi cùng với những đám sương mờ ảo mỏng manh. Tân
thấy đói. Anh chợt nghĩ đến chiếc ba lô của thằng lính mang trên lưng lúc nãy. Nó ngã cách công
sự chừng vài chục mét. Có lương khô chăng ? Tân bò men vách đá xuống sường đồi. Chiếc ba
lô đựng những chiếc hòm có cạnh vuông vức nằm đè lên xác thằng lính. Tân mở ra, nhưng trong
chiếc ba lô không có lương ăn mà có 2 thùng đạn. Mừng quýnh anh mang ba lô đạn bò đến bên
1 cái xác khác mở dây lựu đạn móc vào ngón tay nó, lấy khẩu súng văng bên cạnh nó. Rồi trở lại
chiến hào.
Tân nâng những viên đạn bóng nhoáng trên tay và thấy an tâm hơn. Còn người, còn đạn còn
chiến đấu với kẻ thù...

Bây giờ thì Siều Ngọc Tân đã gặp lại những người đồng đội của anh. Moi người xúm quanh Tân
và đòi anh kể chuyện 1 mình bám chốt, đánh giặc. Nhưng Tân chỉ nói hồn nhiên :
- Có gì đâu mà kể. các đồng chí cũng đều lập công lớn cả.
Siều Ngọc Tân cười. Tiếng cười của người con trai Tày 21 tuổi thật hồn nhiên, thật khoẻ và đầy
sức sống.

Kì tích áo chàm T1, NXB Văn hoá 1979.


Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
GIỮA RỪNG QUẾ CAO BA LANH

Văn Tùng, viết về Hoàng Sinh Lỳ, dân tộc Tày, công nhân lâm trường Bình Liêu, Quảng Ninh.

Hoàng Sinh Lỳ đang đắp nốt các ngách hào bỗng nghe tiếng gọi lớn :
- Cháu ơi, Lỳ ơi, cả nhà mày bị giặc Trung Quốc bắt rồi.
Lỳ bỏ rơi cái xẻng, mồ hôi toát ra. Anh nhìn kĩ người vừa gội.
- Chú Thâu, sao chú lên được đây ? Gia đình cháu thế nào hở chú ?
Lỳ lấy bình tông rót ra một bát nước chè quế đặc đã nguội mời chú. Chú Thâu ngồi bên ụ súng
tay lăm lăm con dao rừng vừa thở vừa nói, mặt chú vẫn còn xám ngoét vì lạnh và mệt. Mấy sợi
tóc bạc bết nước mưa phủ xuống thái dương.
- Chúng vào Phai Lầu lúc 3 giờ sáng, chúng lùa hết đàn bà trẻ con. Ôi chao ! Thằng cún Liêu con
cái Ất, mày biết không...
Chú nghẹn ngào không kể thêm được nữa, đôi mắt chú ngầu đỏ lên, da mặt đang tái nhợt bỗng
rần rần những đường máu. Chú đứng hẳn dậy :
- Cho tao cây súng, tao giúp chúng mày một tay.
Cả 5 anh em giữ chốt đều là công nhân lâm trường Bình Liêu thuộc đại đội 3 tự vệ quây quần
quanh chú. Ai cũng thấy uất. Họ đứng ngồi không yên.
Lỳ lấy lại bình tĩnh an ủi chú thâu :
- Không phải đến lúc này ta mới biết bộ mặt ghê tởm của chúng. Rồi sẽ có cách chú ạ. Bây giờ
cháu đưa chú đến chỗ đồng bào sơ tán. Chú giúp chúng cháu công việc ở đó tốt hơn.
Chú Thâu nhất quyết không đi, mãi sau cả 5 anh em xúm vào thuyết phục chú mới nghe.
Đã 10 ngày ròng rã, ruột gan đại đội phó Hoàng SInh Lỳ lúc nào cũng như có lửa đốt. Không
phải do việc cả nhà anh bị giặc Trung Quốc vây bắt cùng với bà con trong xã mà chính là vì cả
đơn vị anh chưa được nổ phát súng nào.
Các đồng chí đã nhiều lần đề nghị anh báo cáo lên trên cho đơn vị ra Phai Lầu tham gia đánh
giặc cùng các đơn vị bạn. Nhưng lần nào gặp cấp trên Lỳ cũng buồn bã ra về để rồi phải làm
công tác tư tưởng rất khó khăn cho anh em. tiểu đoàn chỉ giải thích ngắn gọn : "Các đồng chí
chớ sốt ruột, hãy chuẩn bị tốt hơn nữa, sẽ có dịp các đồng chí lập công...".
Ở Phai Lầu, công an biên phòng phối hợp với 1 đơn vị tự vệ lâm trường do đồng chí Khuỷu chỉ
huy ngày nào cũng đánh bật hàng chục đợt tấn công của giặc, hất chúng về bên kia biên giới.
Con suối cạn từ Hái Nạc quan Bắc Cáp đến tràng Nhi ngày nào cũng có xác giặc.
Đại đội phó Hoàng SInh Lỳ theo dõi rất sát các trận đánh. Anh thường tổ chức cho cả đơn vị học
tập rút kinh nghiệm. Vì Vậy tuy chưa giáp mặt quân thù nhưng anh em đã hiểu biết về bọn xâm
lược Trung Quốc khá tường tận. Ngày 27-2, sau những thất bại liên tiếp, giặc tổ chức 1 cuộc tiến
công gồm nhiều mũi quyết chiếm Phai Lầu và vượt qua dãy cao Ba Lanh để tiến vào sâu nội địa
ta.
Từ 6 cho đến 9 giờ sáng các cỡ pháo và cối của giặc thi nhau trút đạn sang các bản làng của ta.
Cả một vùng đồi, rừng rung lên, mịt mù khói đạn. Hoàng SInh Lỳ đi lại dưới hào đến bên từng
người động viên anh em :
- Hôm nay thế nào cũng được trực tiếp chiến đấu, các đồng chí cứ bình tĩnh. Đánh quân Trung
Quốc không khó đâu. Ở Phai Lầu hôm trước chỉ có 1 tổ thông tin với 10 đồng chí công an biên
phòng mà đánh tan 1 tiểu đoàn địch, các đồng chí đều biết cả đấy.
Chốt của Lỳ tuy có 5 anh em thôi nhưng đủ Kinh, tày, Nùng... ANh em tin tưởng Lỳ, người chỉ
huy trẻ mưu trí và dũng cảm của họ, anh em động viên lại Lỳ :
- Đại đội phó cứ yên tâm, anh em ai cũng có thù với giặc, anh em sẽ đánh cho chúng biết tay.
Cả một khu rừng quế trước mắt Lỳ nghiêng ngả mỗi lần hàng loạt pháo và cối của giặc rót tới. Lỳ
biết những cây quế này mỗi năm đem lại cho nhà nước ta không ít ngoại tệ. Biết bao mồ hôi và
cả nước mắt, xương máu của ông cha đã đổ xuống trên dãy đồi, rừng Cao Ba Lanh này để tạo
nên nguồn của cải lớn đó. Cứ nghĩ đến tội ác giết hại đàn bà, trẻ con, phá hoại kinh tế, phá hoại
sản xuất, chiếm đất, lấn rừng để vơ vét của cải cho đến mưu đồ đen tối của bọn phản động
Trung Quốc muốn thôn tính nước ta, cả người Lỳ lại nóng bừng căm giận.
Có lệnh trên báo xuống cho biết địch đang tập trung quân để vượt qua ngọn đồi đơn vị Lỳ đang
chốt giữ. Do đó trên tiếp sức cho đơn vị Lỳ 3 khẩu trung liên nữa. thế là chỉ có 5 người nhưng

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
hoả lực mạnh, anh em ai nấy đều rất phấn khởi.
Muốn vượt qua đồi quế, địch chỉ có cách là theo con đường độc nhất từ Phai Lầu vào, ngoài ra
lối nào cũng cheo leo hiểm trở, lại có chông mìn, cạm bẫy giăng đầy.
Hoàng SInh Lỳ rất tự tin ở cách bố trí của anh, Lỳ nói với anh em :
- Giặc dù đông người đến đâu đi nữa chúng cũng phải dẫn xác vào cái ngách này. Đây là cái rọ
mà ta nhử địch chui vào để diệt.
Lúc đấy là 9 giờ 30, Lỳ nghe một hồi kèn ở dưới chân đồi toẹ...toẹ...toẹ như người mắc nghẹn.
Biết giặc tổ chức tấn công. Lỳ hô :
- Chuẩn bị chiến đấu !
Anh nhô người lên quan sát. Giặc ken vào nhau như một lũ kiến bò lên. Lúc này trời mưa nặng
hạt. Một thằng được che ô đi giữa đội hình, chiếc ô đen có viền trắng. Tên lính che ô cho thằng
chỉ huy ấy mang một cái ống nhòm trước ngực. Hắn cao to, đầu trần mặc cho mưa xối.
Anh em muốn bắn nhưng Lỳ chưa phát lệnh. Lỳ đã học tập kinh nghiệm ở Phai Lầu rồi. Lỳ nói :
- Để chúng vào thật gần. Khi nào thấy được cái cúc áo của chúng mới bắn.
Những cây quế bị tiện đứt giữa thân, bật gốc, cháy xém tung những lớp vỏ màu vàng mật quý
giá vương vãi khắp ngọn đồi làm cho Lỳ càng xót xa căm uất. ANh tỳ chặt cây trung liên đếm 1,
2, 3, 4... Anh đếm để ước lượng cự ly giữa bọn giặc và mũi súng của đơn vị anh.
Bỗng có tiếng giục ở sau :
- Gần quá rồi anh Lỳ ơi !
Lỳ quay lại, đó là Mã dì Thanh, anh thanh niên niên Nùng rất hăng hái của đơn vị đang đứng ngồi
không yên.
Lỳ cười :
- Gần nữa đã !
Bọn giặc chẳng hay biết gì cả cứ cúi đầu, cặp súng thoe tiếng kèn toẹ toẹ lóp ngóp trèo lên.
Lỳ đã trông rõ hàng cúc áo trên ngực và cái sao đỏ trên mũ nó. Anh hô :
- Bắn !
3 cay trung liên, 1 cây K50 chụm vào một mục tiêu quét. Cây CKC của Lừng điểm xạ đĩnh đạc
tằng...tằng...tằng. Nhiệm vụ của nó là nhằm thằng chỉ huy.
Một lúc sau Lỳ rướn người lên mở to đôi mắt quan sát nhưng chẳng còn thấy tên giặc nào nữa,
chỉ nghe rộ lên tiếng rên la.
Lỳ vọt ra khỏi hố bắn :
- Các đồng chí xem kìa !
Mấy anh em cùng nhau đếm nhưng không sao đếm xuể !
Đợt 1 giặc vừa nổ súng đã bị diệt gọn.
Lỳ đề nghị anh em khẩn trương chuẩn bị tiếp. Anh nói :
- Bây giờ chúng biết có ta ở đây rồi, không được chủ quan đâu !
Lỳ chuẩn bị 3 cái bệ bắn mới cách chỗ cũ chừng mươi mét, anh đề nghị anh em cũng làm như
vậy.
Trời mưa to, 5 anh em đều ướt cả, có người muốn nghỉ nhưng Lỳ động viên :
- Hầm hố tốt sẽ tránh được thương vong và tạo điều kiện diệt được nhiều địch !
Người nào cũng toát cả mồ hôi nhưng đều theo gương Lỳ. Trong khi anh em làm, Lỳ đã bí mật
chuẩn bị cả một ấm chè quế đặc sánh, thơm phức. Vừa nghỉ tay được một lát, đồng chí Lừng lại
phát hiện có địch lên. Lỳ lại quan sát kĩ thấy chỉ thấy độ mươi thằng, đứa nào cũng đeo một bó
dây trên vai. A, chúng đi lấy xác đồng bọn.
Lỳ bảo anh em đừng bắn vì bọn này chắc là dọn đường cho lũ khác lên, hãy chờ lũ sau đông
hơn.
Quả thật chúng buộc xác đồng bọn vài ba thằng vào một và cứ thế kéo lê như kéo một bó củi
khô. Thảm hại cho những thằng bị thương đang rên la cũng chịu chung số phận đó. 5 anh em
nhìn nhau lắc đầu không hiểu chúng là thứ người gì.
Thấy cái cảnh chúng đối xử với nhau như vậy mọi người càng xôn xang khi nghĩ đến cha me,
anh chị của mình đang bị chúng bắt giữ.Nhờ lượng khoan hồng của mấy anh em mà bọn giặc lấy
dược xác và kéo bọn bị thương đi. Nhưng chỉ một loáng sau pháo và cối của chúng lại bắn. Kì
này chúng định băm cái đỉnh đồi hay sao mà các đợt pháo cối nổ như liền nhau tạo thành một
chuỗi rên chứ không nghe rõ từng tiếng nổ một nữa. Đất đá tung bay mù trời. Cả 5 anh em đều
cởi áo che cho súng. Nhờ có công sự tốt bọn giặc chỉ tốn đạn chứ chẳng làm gì được. bây giờ
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
ngọn đồi quế quang rta vì cây cối đổ nghiêng ngả khá nhiều. Ai nấy đều hết sức xót ruột, càng
xót ruột họ càng thầm hứa quyết tâm tiêu diệt địch.
Đúng 12 giờ trưa, địch tấn công lên đồi lần thứ 2 với 2 mũi. Một mũi đi theo đường cũ vẫn rất
đông, một mũi vòng theo cánh trái mở đường mới qua những vách đa và bụi cây rậm rạp.
Các bài bản : pháo bắn, kèn thổi, quân tiến lặp lại như cũ không hề thay đổi. Hình như chẳng có
thằng nào được tập tành kĩ thuật cá nhân, lăn lê bò toài hay sao mà tất cả cứ dựng đứng như
trời trồng lao lên làm bia cho các cỡ đạn của ta.
Chỉ khác trước, lần này chúng lên den nghịt, tên cầm kèn đi tít sau cùng và vừa tiến lên chúng
vừa bắn B40, ĐKZ, cối 60 ly tập trung vào đỉnh đồi mà chúng biết chắc có quân ta.
Lỳ bảo Lừng :
- Cậu lấy đường ngắm chính xác dứt điểm tên chỉ huy !
Lừng quỳ xuống, đưa súng tì lên miệng hào, kéo thước ngắm ở độ xa 500m (nó ở tít dưới chân
đồi).
Đoàng ! cái kèn trên mồm nó văng ra. Viên đạn kéo một đường thật chính xác. Tất cả anh em
cùng reo lên "Tuyệt quá !".
Không nghe tiếng thổi kèn, bọn giặc chững lại. Thời cơ thuận lợi, Lỳ hô lớn : "Xung phong !".
Từ trên cao đánh tạt xuống, các cỡ súng của ta quạt đỏ nòng như dội nước sôi vào bọn giặc.
Thêm nữa tinh thần chúng đã bạc nhược vì thấm đòn trận đầu, chúng đạp lên nhau tháo chạy
như vịt.
- Sắp hết đạn rồi anh Lỳ ơi ! Cả Khảo, Hiệp, Thanh, Lừng đều báo cho Lỳ biết như vậy. Đó là sự
báo động đáng lo ngại nhất lúc này.
Lỳ cho anh em đếm lại cơ số đạn của mình. Gay go quá, riêng Lỳ từ sáng tới giờ đã bắn gàn 800
viên, các anh em khác cũng đều đã bắn 600-700 viên.
Lỳ đưa cây trung liên cho Mã dì thanh dặn :
- Cậu ở lại chỉ huy anh em chiến đấu. Coi chừng cánh trái, tuy ít nhưng mà nguy hiểm đấy. Mình
sang bên đồi bộ đội điện về tiểu đoàn xin thêm đạn.
Nói xong Lỳ vút đi ngay, một lúc sau anh trở lại.
- Tiểu đoàn cho biết sáng nay chúng huy động 3 trung đoàn đánh sang ta đấy các cạu ạ. Chúng
xuất phát từ Đồng tông, Bản Pạc và nhiều địa điểm khác trên đất Trung Quốc. các mặt trận đang
chiến đấu quyết liệt, tiểu đoàn yêu cầu chúng ta lấy vũ khí địch đánh địch, tiểu đoàn không thể
tiếp thêm đạn đâu !
Mã Dì Thanh đề ra sáng kiến :
- Bọn cánh trái đang lên đấy, chúng không đông lắm đâu, chùng đại đội thôi. Ta vây bắt để lấy
súng đạn.
Anh em khen phải nhưng nhìn đi nhìn lại chỉ vẻn vẹn có 5 người.
5 người làm sao vây bắt cả đại đội địch được.
Lừng, Khảo, hiệp tham gia hiến kế :
- Đánh chia cắt, diệt tốp đầu lấy súng rồi diệt tốp sau. cánh trái đi đường khúc khuỷu làm sao ồ ạt
tiến lên được mà lo.
Thế là một kế hoạch diệt địch để lấy vũ khí được vạch ra.
Nhưng ngay lúc đó, tiếng kèn toẹ toẹ...toẹ dưới chân đồi lại thổi rộ lên và mấy thằng đi đầu bên
cánh trái đã lò do men theo bờ đá định chiếm đỉnh cao đánh xuống.
Tình hình rất căng thẳng, anh em đã có người lo không giữ được chốt. Hoàng SInh Lỳ suy nghĩ
một lát rồi quyết định ngay :
- Các đồng chí đánh bật cánh trái còn để tôi giữ mặt giữa này cho !
Một mình Lỳ giữ mặt giữa sao ? Cả 4 anh em đều không nhất trí nhưng Lỳ đã nghiêm chỉnh nhắc
lại :
- Đây là mệnh lệnh, các đồng chí chấp hành !
Lỳ vừa quay về vị trí cũ thì bọn địch đã lố nhố trước mặt anh. Bên cánh trái, Lừng, Khảo, Hiệp,
thanh cũng đã nổ súng. Lỳ thấy những thằng địch rơi từ trên cao xuống vực. Mấy quả ĐKZ nổ
sát cnạh Lỳ. Khói đạn chưa tan, Lỳ đã nhanh chóng nhổm dậy chúc đầu khẩu trung liên xiết cò.
Hơn chục tên giặc đổ gục ngay trước mặt anh. Bọn đi sau nằm rạp xuống mặc cho tên chỉ huy ở
tít sau thúc kèn toẹ toẹ liên hồi. Phát hiện 1 khẩu AK với 3 băng đạn nằm chéo trên lưng tên giặc
gần nhất, Lỳ nhảy ra khỏi công sự nhanh như sóc lao đến. Đưa được cây AK và 3 băng đạn về
hào, Lỳ gọi Hiệp đến giao ngay cho anh và dặn :
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
- Quét hết cánh ấy xong, anh em có thể sang đây với mình.
Bên phía thanh, Khảo, Lừng, hiệp từng tràng AK và trung liên vang lên. Lỳ biết các đồng chí
đang diệt cánh ấy. Anh yên tâm và rất tin tưởng...
Khẩu trung liên của Lỳ chỉ còn 2 băng đạn, anh phải bắn dè xẻn nhưng lại almf sao để địch
không phát hiện ta ít người, thiếu đạn.
Lỳ di động trên 3 bệ bắn mà anh đã chuẩn bị sau đợt tiến công đàu. Bây giờ 3 cái bệ bắn ấy thật
lợi hại, anh để khẩu trung liên ở giữa, bên trái là khẩu AK. Sáng kiến của anh làm cho địch không
thể phán đoán lực lượng ta.
Một lớp địch khác lại lên, có thằng vừa đi vừa khóc. Lỳ hiểu rồi, chúng đã mất tinh thần do đó
không còn sức chiến đấu dù đông đến mấy và bị thúc ép đến đâu. Phải nhân cơ hội này quạt
mạnh thì sẽ nắm chắc phần thắng. Quả thật, bọn giặc vừa đến lưng chừng dốc thì khựng lại,
nhao nhác nhìn nhau. Không hề chậm trễ, Lỳ xốc cây trung liên, đứng thẳng lên lao xuống dốc.
Một quả B40 vút qua bên tai Lỳ phả sức nóng làm cháy xém một đám tóc, viên đạn lao thẳng vào
cái bệ tì Lỳ đã đặt cây trung liên làm bùng lên ngọn lửa đỏ rực. Lại 1 quả ĐKZ nổ cách Lỳ mấy
mét. Bọn địch thấy Lỳ xốc trung liên lao xuống nên chúng hoảng hốt phóng bừa các loại đnạ lên.
Không có cách nào khác, Lỳ phải kéo hết 1 băng trung liên. Thấy Lỳ như con hổ dữ, chẳng biết
sợ súng đạn là gì, bọn giặc xéo lên nhau mà chạy.
Còn 1 băng trung liên cuối cùng. Lỳ lắp vào nhằm tên chỉ huy. Nó giãy lên mấy cái rồi nằm im.
Lúc này trước mặt Lỳ súng đạn đnạ địch vứt lại không thiếu thứ gì. Lỳ tựa vào gốc cay một lát
cho đỡ mệt và lau mồ hôi trên trán. Phía chan đồi, một lũ giặc rát đông đang tháo chạy ra khỏi
Phai Lầu.
Súng rộ lên ở Phai Lầu nhưng chỉ một lát là im bặt. Gần tối, liên lạc của tiểu đoàn báo tin tất cả
bọn địch đã bị đánh bật về bên kia biên giới.
Giữa rừng quế Cao Ba Lanh, 5 anh em chia nhau đi thu súng đạn của địch chuẩn bị cho cuộc
chiến đấu mới. Trận địa của ta hoàn toàn được giữ vững. 8 điểm chốt khác trên dãy cao Ba Lanh
cùng với chốt của 5 anh em C3 kết thành bức tường thành sừng sững không có sức mạnh nào
công phá nổi.
Hoàng SInh Lỳ được anh em công nhận là 1 người chỉ huy dũng cảm và mưu trí. Năm nay anh
vừa tròn 24 tuổi. trên ngực anh lấp lánh Huy chương "Tuổi trẻ anh hùng bảo vệ tổ quốc".

Kì tích áo chàm T1, NXB Văn hoá 1979.

CHÚNG TÔI KHÔNG THỂ CHẾT

Đắc Trung, ghi theo lời kể của đồng chí Nông Thanh Phi-ao, dân tộc Nùng, chiến sĩ công an vũ
trang đồn C5, Lạng Sơn.

Trạm quân y tiền phương của F3 đặt trong 1 eo núi hẹp, 2 bên là vách đá lởm chởm. Mấy chiếc
lán làm tạm khung sắt, mái bạt, kiểu nhà dã chiến của bộ đội cao xạ. Từ quốc lộ vào có 1 đường
mòn ngoằn ngoèo ô tô có thể đi được, chạy gần như song song với 1 dòng suối nhỏ nước trong
vắt.
Tôi được chuyển về đấy từ 6 giờ sáng và lúc này là 9 giờ (ngày 2-3-1979). Tôi tìm lối ra suối tắm
giặt. Mặt trrời đã nhô cao nhưng sương mù vẫn lởn vởn bay ngang sườn núi. Phía đầu nhà trực
ban, 1 chiếc ô tô cứu thương sơn màu xanh lá cây đang rú máy. Cạnh đấy có mấy đồng chí
quân y đang đứng, chốc chốc lại quay lại nhìn vào phía lán như ngóng ai. Tôi vừa bước ra khỏi
đoạn hào cách chiếc ô tô khoảng 5m thì cũng từ 1 ngách hào gần đó, 1 thương binh bị vào chân
trái chống nạng tập tễnh bước ra. Gần như cả 2 chúng tôi cùng ngước nhìn nhau và cùng kêu
lên :
- Hùng !
- Phi-ao !
Hùng nhào tới,, 2 chúng tôi ôm chầm lấy nhau. Nghẹn ngào không nói được lời nào. Mấy lần tôi
định hỏi sao Hùng lại có thể sống mà trở về được tới đây nhưng cứ định nói thì cổ lại nghẹn tắc,
nước mắt cứ trào ra. Hùng cũng thế, mấy lần định hỏi tôi câu gì đó mà không sao nói được. Còi
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
ô tô lại réo lên vẻ cáu gắt. Hùng giơ tay chỉ xuống phía đó, tôi ghé vai dìu Hùng đi.
Cửa đóng sầm lại, xe rú máy rồi bò nhanh. Hùng cố thò cổ ra, ngoái lại giờ tay vẫy tôi. Còn tôi cứ
đứng lặng đi ở đó mãi, tay vẫy, mắt nhìn hút theo chiếc ô tô cho đến khi nó khuất vào sau một
mỏm đá trước mặt, lòng xốn xang buồn vui lẫn lộn.
Tôi ngồi xuống hòn đá bên bờ suối, nhìn ra phía chân trời xa, ở đó tiếng trọng pháo vẫn nổ cấp
tập từng đợt. Và trước mắt tôi hình ảnh cuộc chiến đấu lại hiện ra rất rõ nét.

Phía tây nam thị trấn Đồng Đăng cách Hữu Nghị quan khoảng gần 3 cây số có 1 pháo đài rất
kiên cố được xây dựng từ thời Pháp. Pháo đài hình bầu dục, tường dày 2m, có 3 tầng, mỗi tầng
lại được ngăn thành 4 ô vuông thông nhau bằng 1 cửa nhỏ và từ tầng nọ lên tầng kia có cầu
thang xây nhiều bậc. Đó là 1 công trình quân sự kiên cố đúc bằng bê tông cốt thép. Toàn bộ
pháo đài được đặt sâu trong lòng đất trên ngọn 1 quả đồi. Từ xa nhìn đến chỉ thấy cây cỏ bao
phủ thành 1 lớp màu xanh thẫm. Đến tận nơi mới phát hiện 2 cửa, nói đúng hơn là 2 đường
hầm. Cửa phía bắc dài khoảng 1m dẫn vào tầng thứ nhất. Cửa phía nam dài tới 20m dẫn vào
tầng thứ 2. Đây là vị trí phòng ngự rất quan trọng bởi nó án ngữ đầu mối giao thông cả đường bộ
và đường sắt chạy sang Trung Quốc. Tầng thứ nhất do 2 tiểu đội bộ đội thuộc F3 chốt giữ và
tầng thứ 2 do đồn công an vũ trang C5 chúng tôi đảm nhiệm. Cố nhiên trong chiến đấu chúng tôi
đều có phương án hợp đồng với nhau.
5h30 ngày 17-2-1979, pháo các cỡ đặt từ đất Trung Quốc đien cuồng nã đạn sang pháo đài và
nhiều nơi thuộc khu vực đồn chúng tôi phụ trách. Lập tức cả đơn vị triển khai theo đội hình chiến
đấu. 7 giờ, bọn Trung QUốc xâm lược tập trung 1 sư đoàn có xe tăng dẫn đầu hùng hổ vượt qua
mốc 16 tràn vào lãnh thổ nước ta. Chúng chia làm 2 mũi. Mũi thứ nhất có 6 xe tăng thọc sâu tấn
công chúng tôi từ bên trái và phía sau. Mũi thứ 2 theo đường 1B tới gần ga Đồng Đăng rồi vòng
đánh vào bên phải. Xe tăng tiến tới đâu, bộ binh lớp lớp đông như kiến tiến theo tới đấy. Đương
đầu với đội quân xâm lược khổng lồ có xe tăng và pháo binh yểm hộ, chúng tôi chỉ có ngót 100
tay súng. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt. Bọn Trung Quốc xâm lược tấn công hòng
chiếm pháo đài nhưng lần nào chúng cũng bị chúng tôi đánh bật trở lại. Suốt từ sáng sớm ngày
17-2 đến hết ngày 22-2, địch vẫn không thể nào xoay chuyển được tình thế. 6 ngày đêm đánh
nhau liên tục, khắp nơi ngổn ngang xác giặc, mặt đất bị cày xới, khói bụi mù mịt. Mùi khét của
thuốc đnạ, của nàh cửa và cây cối cháy, mùi hôi thối tanh tưởi của xác chết xông lên rất khó
chịu.
Sáng sớm ngày 23-2-1979, địch tăng cường thêm xe tăng và quân tiếp viện, sau gần 1 giờ tập
trung nhiều cỡ pháo nã đnạ cấp tập xuống pháo đài và trận địa chúng tôi, từng đoàn xe tăng và
nấp sau là bộ binh địch ào ạt tràn lên theo tiếng kèn trận hối hả và dưới sự thúc ép của những
tên chỉ huy tàn ác, hèn nhát đứng ở phía sau sẵn sàng bắn chết bất kì tên lính nào chậm chạp.
Sau 1 tuần lễ chiến đấu ở vào tình thế bất lợi, tuy thế chúng tôi rất vững vàng trụ chắc ngoài
chiến hào, đợi địch đến thật gần mới nổ súng.
Cánh trái, bấy giờ chỉ còn tôi, Bái, Kết và Phong. Chiến hào bị đạn xuyên từ xe tăng bắn vào phá
hủy, nhiều đoạn đất đá lập đầy. Trước mặt, cách tôi độ hơn trăm mét, 1 chiếc xe tăng bò lên. Tới
gần một mô đá nó chững lại. Nắp xe bật mở, 1 tên chui ra đứng bên tháp pháo vung tay hò hét
kêu gào bọn bộ binh xung phong. Rê nòng khẩu trung liên, lấy điểm xạ thậtc hính xác, tôi xiết cò
cho đi 3 viên đạn. Lập tức tên chỉ huy hung hãn đứng trên xe tăng lộn cổ xuống. Chiếc xe dừng
hẳn, xoay nòng pháo về phía tôi. Tôi luồn hào di chuyển vị trí rồi tới tấp nã đạn vào bọn bộ binh
cùng với AK và thủ pháo của Bái, Kết, Phong. Địch chết gục nằm la liệt. Những tên đi sau vẫn bị
chỉ huy thúc ép đạp qua xác đồng bọn xông lên. 1 quả pháo nổ giữa đội hình, cả 3 đồng chí Kết,
Phong, Bái đều bị thương. Tôi chưa kịp nhào tới cứu thì 2 quả pháo khác lại nổ trúng chỗ đó. Đất
đá tung lên phủ kín tất cả. Khói đạn pháo vừa tan đã thấy 4, 5 tên Trung QUốc nhày vào chiến
hào cách tôi 3, 4m. Không cần ngắm, tôi kẹp trung liên vào nách xiết cò. Cả 5 tên chết gục tại
chỗ. Từ khắp nơi quanh pháo đài, địch tràn lên đông như kiến, chỉ thấy màu xanh của những bộ
quân phục vải Tô Châu ùn ùn chuyển động. Chúng đã chiếm được nóc pháo đài, bốn năm tốp
đang vội vã đặt đại liên quay về phía tôi.
Không thể trụ lại được ngoài chiến hào, tôi vừa bắn vừa lùi cho đến khi hết đạn. Còn quả lựu đnạ
cuối cùng, tôi cầm tay, nếu chúng xông vào bắt sống, tôi sẽ giật chốt an toàn và ít ra cũng dăm

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
bảy thằng cũng phải chết. Tới cửa pháo đài, tôi co chân đạp tấm gỗ dày lệch nghiêng. Tôi là
người cuối cùng vào được đường hầm an toàn. Địch chiếm pháo đài, lúc đó khoảng hơn 5 giờ
chiều*.
Đường hầm dẫn vào pháo đài tối quá, không nhìn thấy gì, 2 đồng chí đã vào trước ôm lấy tôi, sờ
khắp người không tháy bị thương vội kéo đi. Mới bước được mấy mét địch đã xông tơi cửa hầm
nhưng không đứa nào dám vào, chỉ quăng lựu đnạ và xả súng máy bắn xuống.
Lực lượng ta còn rất ít. Trong pháo đài lúc này ngoài chúng tôi còn có độ 50 đồng bào. Hầu hết
là đàn bà trẻ em từ dưới thị trấn Đồng Đăng chạy lên tránh đnạ pháo từ sớm ngày 17. Đồng bào
đã giúp chúng tôi nấu cơm, tiếp đnạ, săn sóc thương binh. Nhiều người ra chiến đấu cùng chúng
tôi và hy sinh anh dũng. Vì đông người nên thức ăn thức uống dự trữ của chúng tôi đã sắp hết.
Chỉ còn dăm cân mì sông và mấy lít nước cạn dưới đáy phi.
Trong pháo đài tối om và ngột ngạt vì hơi người, ầm ĩ tiếng trẻ con khóc lặng đi vì khát nước,
khát sữa. Một đồng chí thương binh nào đó đau quá đã cố nén nhwung tiếng rên vẫn bật ra. Màu
máu tanh tưởi, mùi phân, mùi nước giải hôi thối nồng nặc. Mệt quá, khát quá tôi ngồi dựa lưng
vào 1 góc tường, đầu choáng, người ớn lạnh và buồn nôn vô cùng. Bỗng "Ầm...! ...Ầm!" 2 tiếng
nổ khủng khiếp nối nhau. Pháo đài rung chuyển. Tiếp đó hàng chục, hàng trăm tiếng nổ chói tai
rung óc. Hơi khói cay sè, đen đặc cuồn cuộn ùa vào từng căn phòng trong pháo đài. Tiếng kêu
nhốn nháo :
- Địch giật bộc phá lấp đường hầm rồi !
- Địch thả lựu đạn cay các đồng chí ơi ! AI có khăn ướt thì đậy ngay lên mặt đi.
Một giọt nước uống còn không có, đào đâu ra khăn ướt. Tiếng trẻ con sặc sụa rồi lặng đi. Mấy
đồng chí thương binh kêu rú lên, nấc nấc hai ba cái rồi lịm. Tôi bò sợ soạng lần về lỗ thông hơi
để thở nhưng từ ngoài địch nhét lựu đạn cay vào nổ choang choác. Quan ánh lửa tôi thấy đàn bà
trẻ em nằm la liệt, co quắp, giãy giuạ. Một thứ khói gì rất lạ ộc vào họng cháy bỏng và lửa cháy
bừng bừng. Địch phun hơi độc hoá học và phun xăng xuống đốt, tôi thoáng nghĩ rồi ngất lịm.
Tỉnh dậy tôi thấy tức thở quá. Tiếng nổ vẫn ầm ầm. Máu ựa ra từ miệng, từ mũi, từ tai. Tôi bò đi
sờ trong đống xác người nằm co quắp ấy xem có ai còn sống không. Tấ cả dường như đã chết.
Tới 1 góc tường tôi sờ thấy 1 người còn sống. Qua giọng nói thều thào, yếu ớt tôi nhận ra Hùng.
Hùng bị thương vào đùi máu ra nhiều nển ất mệt. May Hùng to, thể lực tốt, vết thương nhẹ ở
phần mềm thôi, nếu không chắc đã chết. Lần sờ bò qua mấy xác chết không rõ của ai, chúng tôi
tháy còn sống : Hà Văn Chiết, Bùi Duy Thanh, Nguyễn Đoan Hạnh, Trần Cường, Nguyễn Văn
Năm, Phạm Văn Chiến và mấy đồng chí nữa. Họ nằm gục vào 1 góc tường ẩm ướt.
Mệt quá, tôi ngất lịm đi từ lúc nào. Khi tỉnh dậy thấy xung quanh im ắng một cách ghê sợ. Một
cmả giác chết chóc, alnhj lẽo khiến tôi rùng mình. Không khí loãng ra, dễ thở hơn. Lúc này là ban
ngày hay ban đêm ? Chúng tôi đã nằm trong pháo đài bao lâu rồi ? "Đoành !...Đoành !..." thỉnh
thoảng địch mới lại thả xuống 1 quả lựu đạn cay. Có lẽ chúng tôi đã hy sinh gần hết, chỉ cần giết
nốt những ai còn ngắc ngoải bằng mấy quả lựu đạn. Tôi tỉnh hẳn, khẽ gọi :
- Có ai còn sống không ?
- Còn.
- Còn.
-...
Ba bốn người lên tiếng. Chúng tôi bò lại gần nhau. 13 đồng chí còn sống, trong đó có mình Hùng
bị thương. Đồng chí Chiến là bí thư chi Đoàn và là người đảng viên duy nhất chủ trì cuộc họp.
Bọn Trung Quốc xâm lược dã man trả thù bằng cách giết chúng tôi, hèn hạ hơn chúng bắt chúng
tôi phải chết dần, chết mòn quằng quại trong đau đớn dưới đáy sâu tăm tối của pháo đài. Chúng
tôi bàn nhau phải bằng mọi cách vượt ra, phải sống mà trở về để tố cáo tội ác này cho mọi người
biết và để tiếp tục chiến đấu. Nhưng ra bằn cách nào ? Đường hầm bị phá sập, thành pháo đài
lại dày. Chúng tôi quyết định khoét đất đá trong đường thông hơi chui ra. Đường thông hơi này
lớn hơn tất cả xây bằng gạch nối từ đáy tầng cuối cùng của pháo đài (đường kính 60 phân dài
khoảng hơn 30 thước) xuyên chéo trong lòng đất chui ra ngoài sườn đồi. Cửa đường ống đó
được đặt trong 1 lô cốt tường cũng xây bằng gạch. Nhưng cái lô cốt này đã bị phá hủy từ khi
phát xít Nhật đánh sang, bởi thế đất đá đã đổ xuống lấp kín. Chúng tôi quyết định đào thông và
chui ra bằng lối đó, công việc thật vô cùng vất vả. Chúng tôi lần lượt thay nhau đào. Đường ống
nhỏ, chỉ 1 người chui vào được, dùng mũi xẻng chọc gnược lên cho đất tơi ra, đùn qua dưỡi
bụng, lấy 2 chân đạp đạp xuống. và những người khác lại dùng 2 tay cào cào đảy ra nền pháo
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
đài. Đường hầm tối như bưng và ngột ngạt rất khó thở. Tôi đào. 2 cánh tay nhức buốt. Đầu đau
nhói như có ai dùng dùi xoáy vào thái dương. Mệt muốn gục xuống, tôi vẫn cố. Cho tới khi tay
không giữ nổi cán xẻng nữa, đầu nặng quá không sao cất lên được, tôi gục xuống ngất đi. Không
biết anh em đã chui vào kéo tôi ra từ lúc nào. Tỉnh dậy tôi khát quá. Khát tơqí cháy cổ. Lưỡi cứng
lại, khô rát. Không có tí nước bọt nào, muốn nói mà không sao nói được, chỉ ú ớ. Tôi sờ soạng
mò tìm cái bát sắt hy vọng có chút nước nào anh em mới dè sẻn rót ra để dành cho chăng,
nhưng chỉ thấy chiếc bát khô khốc. 5 cân mì sống và mấy lít nước chúng tôi dùng hết sức tằn
tiện cốt đê cầm hơi, khỏi chết thôi, tới nay đã hết. Tôi bò tới 1 góc tường, ở đấy hơi người, hơi
xác chết bốc lên đọng lại thành từng hạt nước li ti, chỉ đủ làm cho mặt ngoài của tường ẩm lạnh.
Tôi cố há to miệng, thè lưỡi liếm những hạt nước li ti đó. Thật ra nước cũng chẳng đủ ướt đầu
lưỡi nhưng dù sao nó cũng man mát làm cơn khát phần nào dịu lại. Tự nhiên cái sáng kiến ấy
của tôi được anh em coi như một phát minh. Thế là lần lượt cứ sau một đợt chui vào ống moi
đất, chui ra chúng tôi lại bò tới chỗ này đặt lưõi vào tường "uống khan" như thế. Xác đồng đội và
đồng bào bị chúng giết hại đã lên mùi. Không có nới chôn cất, chúng tôi phân công 6 đồng chí
tiếp tục đào đuwòng ống, còn lại chuyển tất cả thi hài của các tử sĩ và đồng bào ta lên tầng thứ
nhất của pháo đài, sửa sang áo quần và tư thế nằm cho thoải mái. Nỗi đau đớn và thương xót
đồng bào đồng chí, sự căm hờn đến cực độ trước hành động tàn ác của bọn Trung Quốc xâm
lược khiến chúng tôi lặng đi, răng nghiến chặt, càng hun đúc trong lòng chúng tôi 1 quyết tâm sắt
đá không gì chuyển nổi : phải sống, trở về đơn vị để tiếp tục chiến đấu, để bắt lũ giết người man
rợ đó phải trả món nợ này.
Sức chúng tôi mỗi lúc một kiệt. 5 đồng chí gục xuống không còn gượng dậy được nữa chỉ nằm
thoi thóp thở. Còn lại vẻn vẹn có 8 người : tôi, Chiết, Chanh, Hạnh, Cường, Năm, Dũng và Hùng.
Hùng bị thương không chui vào đường ống được nhưng anh rất hăng hái, vui vẻ động viên
chúng tôi. Hùng mới 22 tuổi, quê Hà Bắc, học dở lớp 9 anh tình nguyện đi bộ đội và được
chuyển sang công an vũ trang. Khát nước khô cổ, giọng nói chỉ thều thào thôi, nhưng đôi khi
Hùng vẫn hát cả một đoạn ca quan họ Bắc Ninh cho chúng tôi nghe. bài hát nói về một vùng quê
đầm ấm, một cuộc hẹn hò trong đêm trăng. Tôi người dân tộc Nùng nhưng gia đình lại ở gần thị
trấn nên được nghe, được đọc nhiều về các vùng quê trù phú miền xuôi.
Tôi mới lấy vợ. Vợ tôi yêu và thương tôi lắm. Nghe Hùng hát tôi nhớ vợ quá. Tôi nghĩ bụng phải
sống, nhất định pjải sống để trở về đơn vị chiến đấu trả thù bọn xâm lược Trung Quốc rồi xin
phép thủ trưởng Ý về với vợ mấy hôm. Tự nhiên tôi thấy khoẻ thêm, cứ lấy tay mà cào đất đá.
Mặc dầu cả 10 đầu ngón tay đã toét ra, có ngón bật cả móng thế mà tôi chẳng thấy đau gì lắm.
Đêm ấy tôi mệt quá đang nằm thiếp đi thì thấy đồng chí Chiết khẽ lay lay gọi :
- Phi-ao ơi, đường ống thông rồi. Ra thôi !

* : 1 hồi ức khác của đ/c Nông Thanh Phi-ao có hơi khác (theo tôi có lẽ lỗi do các tác giả). Cộng
với một vài kí sự có nói đến chuyện quân ta tổ chức mở đường máu phá vây ở pháo đài Đồng
Đăng, có thể phỏng đoán là chỉ có một bộ phận phá vây thành công, số còn lại bị kẹt trong pháo
đài, trong đó có đ/c Nông Thanh Phi-ao.

Tôi sướng quá choàng dậy. Đường ống thông thật rồi ư ? Bây giờ nên thế nào ? Địch còn bao
vây kín, phải bí mật mà ra, phải lợi dụng bóng đêm lừa chúng mà thoát. Tôi bàn để tôi và Hùng
ra sau cùng, 6 đồng chí cứ ra trước đừng đợi nhau, ra đông dễ lộ. Đặc biệt phải nghe ngóng,
thận trọng. Sau khi Chiết, Chanh, Hạnh, Cường, Năm và Dũng ra được rồi, tôi và Hùng mới ra.
Chân trái đau Hùng bò rất khó khăn, tôi cứ phải từ phía sau đẩy anh nhoài từng tí "Cố lên Hùng
ơi ! Cố lên sắp sống trở về rồi !". Tôi thì thào động viên Hùng, Hùng chỉ thở ì ạch không trả lời, tôi
biết anh mệt và đau lắm. Cố nhoài, cố nhoài, cả 2 chúng tôi cùng mệt, thở như kéo bễ. Bỗng
Hùng khẽ kêu lên :
- Đây rồi ! Chà...à...
Cùng lúc đó một luồng không khí mát lạnh ngọt ngào ùa vào mũi tôi. Sướng quá. Tôi dạng 2
chân vào thành cống giữ cho người chắc đẻ Hùng đạp chân phải vào đầu tôi, rướn người chui
lên. Cố ! Cố tý nữa đi ! Đươc rồi. Hùng nằm vật bên miệng ống, thở.
- Không việc gì chứ ?

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
- Sống...rồi.
Hùng còn mệt không thể đi ngay được. Để cậu ấy nằm đó, tôi bò ngược vào pháo đài sờ lại xem
có đồng chí nào còn sống thì đưa ra nốt. Tối quá, tôi lần tới từng góc sờ tìm nhưng không ai còn
sống. Tôi đứng dựa vào tường bùi ngùi ứa nước mắt. Lòng đau thắt, cổ nghẹn tắc, tôi thì thầm :
"Các đồng chí và đồng bào ở lại. Chúng tôi ra trước để trả thù. Rồi chúng tôi sẽ vào đưa các
đồng chí và đồng bào ra sau".
Ra khỏi đường ống ngầm, tôi và Hùng nối nhau bò trường xuống chân đồi. Lúc ấy độ 12 giờ
đêm. Lạnh, khát, vừa bò chúng tôi vừa há miệng hớp lấy những hạt sương li ti đọng trên ngọn
cỏ, mắt nhìn khắp mọi phía, tai chăm chú nghe ngóng. Đó đây bập bùng dôi ba đống lửa cháy
nơi bọn địch đang tụ tập giết lợn, mổ trâu và tranh nhau các thứ vừa cướp được. Chúng tôi bò
ngoằn ngoèo tránh xác những tên giặc nằm ngổn ngang. Mùi tanh hôi xốc lên nôn nao, buồn nôn
quá. Thì ra bọn Trung Quốc không những dã man với đồng bào ta mà ngay đối với đồng đội,
chúng cũng chẳng thương xót gì. Bao nhiêu tư trang trong nguwòi những tên xấu số đã bị đồng
bọn moi hết, còn xác chúng thì vẫn nằm phơi trên mảnh đất xa lạ đầy sỏi đá làm mồi cho ruồi
bâu, quạ mổ và ròi bọ đục khoét. Đêm yên tĩnh hơn. Đôi khi dội lên vài tràng đại liên vu vơ hoặc
mấy quả đạn pháo cỡ nhỏ. Tới 1 dòng suối, cả 2 đứa khoái quá, uống cho một chập thoả thích
bõ những ngày khát cháy họng trong pháo đài, rồi lại bò đi. Gần sáng rồi, phải rẽ theo hướng nũi
đá tìm chỗ lánh tạm. Khỏi cầu Pá Mật, tới rừng tre thưa, tôi kiếm cho Hùng 1 cây gậy thật chắc
vừa để chống vừa để làm vũ khí. 2 đứa lại dìu nhau đi. Qua chân đồi gặp một mảnh vườn nhỏ
còn mấy bụi sắn. Tôi nhổ lên được 4 củ. Mừng quá chúng tôi lau sạch đất dùng răng bóc vỏ rồi
nhai liền. Chao ôi, sao mà ngon mà ngọt vậy, ăn đến đâu tỉnh táo và khoể ra đến đấy. Đến một
khe đá, trên có nhiều bụi cây rậm rạp che khuất chúng tôi nằm đó nghỉ. Bấy giờ đã sáng rõ. Mặt
trời nhợt nhạt ốm yếu nhô lên và sương mù tan dần. Tôi băng lại vết thương cho Hùng. Đạn
xuyên qua đùi, mất nhiều máu da Hùng tái xanh và mệt mỏi lắm. Đặt Hùng nằm lọt vào giữa khe
đá, tôi đứng dậy vén lá cây quan sát. Từ trên cao tôi có thể nhìn rất rộng, rất xa. Cả một vùng
dân cư bị tàn phá hết. Địch đông nghịt 2 bên đường 1B và lố nhố trên các đỉnh cao xung quanh.
Chúng tôi nằm ôm nhau trong khe đá, cố ngủ lấy một giấc cho lại sức.
Đêm xuống, chúng tôi lại dìu nhau đi. Tới chân núi, thấy 1 cây chuối rừng gãy gục, tôi bóc hết bẹ
lấy cái ruột nõn chia nhau. Đắng, chát quá không thể nào nuốt nổi, đành vứt đi rồi lại bò tiếp,
vượt qua đường 1B xuống khu ruộng bậc thang.
Tưởng có thể lợi dụng địa hình cao thấp khác nhau thì dễ tránh địch, nào ngờ cái chân của Hùng
đau quá không đi nổi, cũng không bò nổi. Cứ một lúc cả 2 đứa lại trượt hẫng ngã lộn nhào từ
trên cao hàng mét xuống và Hùng cố nén chịu đau, ôm chân quằn quại. Một lần, 2 đứa vừa bò
tới 1 góc bờ ruộng thì thấy 1, 2 rồi 3 bóng den đi tới. Địch hay ta ? 2 đứa nín thở nằm ép vào mô
đất cạnh một bụi cỏ và nghe tiếng chúng nói xì xồ với nhau. À, tụi thám báo. Tên thứ 3 suýt đạp
vào đầu tôi. Lúc đó tay tôi đã cầm sẵn quả lựu đạn-quả lựu đnạ tôi vẫn giữ từ trận đánh cuối
cùng truwóc khi địch chiếm pháo đài-và Hùng nắm chắc đầu gậy sẵn sàng chiến đấu. Địch đi,
chúng tôi lại bò, và lại ngã. Thấy đã khuya lắm rồi mà 2 đứa vẫn quanh quẩn trèo lên ngã xuống
trong cái khu ruộng bậc thang lầy lội này, Hùng ôm lấy tôi giọng xúc động :
- Phi-ao ơi, Hùng không đi nổi đâu. Dắt díu nhau thế này cả 2 cùng chết. Phi-ao nhường cho
Hùng quả lựu đạn, mình sẽ nằm lại đây, đợi sáng nếu bọn địch phát hiện hò nhau ra bắt sống,
Hùng sẽ thí mạng cùng chúng nó. Còn Phi-ao cố tìm về đơn vị nói với các đồng chí trả thù cho
anh em và đồng bào đã hy sinh.
Tôi ôm lấy Hùng, nghẹn ngào :
- Phi-ao không bỏ Hùng đâu. Nhất định thế. Cố lên Hùng ơi, ôm lấy cổ để Phi-ao cõng.
Giằng co mãi Hùng mới chịu để tôi dìu đi. Độ 2 giờ sau chúng tôi gặp một lối mòn. Lối mòn đó
dẫn vào một bãi cỏ rộng, nhấp nhô những bụi cây sim, cây mua cao ngang bắp chân. Đi tới gần
giữa bãi chúng tôi mới nghe thấy tiếng người và nhiều bóng đen cựa quậy. Cả 2 cùng dừng lại.
Ngay phía trái, cách chúng tôi chỉ hơn 1m, có 3 tên địch đang nằm ngửa. Phát hiện ra chúng tôi,
1 tên vùng dậy vớ lấy súng quát lớn :
- Xuẩy (Ai) ?
Lộ rồi, tiến thoái lưỡng nan, chỉ còn cách chiến đấu. Tôi nhảy chồm đến, đạp quả lựu đạn vào
đầu nó. Nó kêu rống lên. Xung quanh tôi tất cả rùng rùng chuyển động. Tiếng kêu hốt hoảng lan
đi. Những loạt súng nổ dài. Địch báo động, chạy tán loạn như đèn cù. Lợi dụng lúc nhốn nháo đó
tôi vớ lấy chiếc mũ lưỡi trai của địch đội lên đầu và trà trộn vào đám hỗn quân hỗn quan ấy. Bắn
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
loạn xạ một lúc, bọn chúng chửi bới nhau ầm ĩ rồi lại nằm lăn ra ngủ. Tôi cũng chọn một chỗ gần
bụi cây mua, nằm xuống.
Độ hơn 1 giờ sau khi chúng đã ngủ say như chết tôi mới lặng lẽ lẻn đi, chỉ tiếc không xoáy được
1 khẩu súng nào vì khi ngủ chúng nó ôm chặt quá. Tôi quay lại tìm Hùng nhưng không thấy Hùng
đâu. Bò hết bụi cây này sang bụi cây khác vẫn không thấy. Có lẽ Hùng bị nó bắt rồi chăng ? Hay
Hùng đã hy sinh ? Liệu Hùng có thoát được không. Tôi vừa lo, vừa thương, nước mắt rưng rưng.
Tôi bò về phía dãy núi đá phía tây. Tới chân núi thì trời sáng hẳn. Thấy phía trước có 1 ngôi nhà
lá, tôi bò đến, may ra kiếm cái gì ăn được. Đói và mệt quá ròi. Bò tới nơi thấy cửa khoá, chủ nhà
chắc đã chạy đi xa. 2 lần tôi định nâng cửa lách vào nhưng đắn đo alị thôi. Người Nùng chúng tôi
coi chuyện ăn cắp xấu như giết trẻ con. Mà kỉ luật bộ đội cũng cấm không được lấy của dân. Tôi
không muốn ăn cắp, bò trở ra, qua gian chuồng trâu bỏ trống tôi thấy có 3 cái ngọn mía non trâu
ăn dở đã héo quắt nằm lẫn trong đám cỏ úa. Đói quá, thèm quá tôi nhặt, lau sạch đưa lên miệng
nhai. Bỗng có bóng người. Tôi giật mình nhìn xuống thấy 3 tên lính Trung Quốc đang vẫy tay ra
hiệu bắt sống tôi. Thì ra nó nhìn thấy và theo dõi tôi từ lâu. Vứt vội 2 ngọn mía, tôi vớ 1 hòn đá
ném tới rồi co chân chạy theo 1 khe đá ngược lên núi. Địch tưởng lựu đạn nằm gục mặt xuống.
Khi tôi chạy được một quãng chúng mới hò nhau đuổi. Chúng không bắn mà định bắt sống tôi.
Vốn dân miền núi tôi chạy rất nhanh. Nhiều mỏm đá dốc và sắc nhọn, tôi bám chặt và nhún mình
leo qua. May sao tới 1 cái hang nhỏ, tôi giả vờ rẽ ngoặt sang 1 mô đá phía trái nhưng lại bí mật
chui tọt vào cửa hang nấp vào 1 hõm đá rất kín. Địch troè lên tới nơi thì mất hút tôi. Ngay lúc đó
từng loạt đại liên từ quả núi bên cạnh nhằm 3 tên địch bắn tới. Chúng hốt hoảng kêu nhau tháo
chạy. Tôi mừng quá. Đoán chắc có quân ta ở gần đây, tôi chui ra khỏi hốc đá bò tới 1 cái hang
khác nằm thở. Vfa đêm ấy cứ theo hướng quả núi trước mặt tôi lần đi.
Độ 11 giờ khuya, nấp trong bụi cây tôi nghe có tiếng nói chuyện rồi 6, 7 người hiện ra. Họ đang
khiêng cáng vật gì.
- Có phải bộ đội ta đấy không ?
- Bộ đội ta đây. Đồng chí là ai ?
- Tôi là công an trên pháo đài Đồng Đăng về đây.
- Pháo đài Đồng Đăng à ? Thật không ? Nghe nói bọn chúng phun hơi độc vào giết hết anh em
và đồng bào ta rồi cơ mà ?
- Đúng. Chúng nó muốn giết nhưng chúng tôi không chịu chết.
1 đồng chí dừng lại bắt tay tôi. Thì ra nah em đi cáng tử sĩ của ta về chôn cất. Lòng tôi bỗng thấy
ngùi ngùi khi nhớ tới các đồng chí của tôi, tới gần 50 đồng bào bị bọn xâm lược giết hại. Tôi nhớ
6 đồng chí ra trước và nhớ Hùng. Các đồng chí còn sống không ? Bây giờ ở đâu ? Một nỗi buồn
thương bao trùm. Tôi im lặng bưóc đi.
1 giờ đêm hôm ấy chúng tôi về tới nơi đóng quân của đơn vị bộ đội và sau đó 2 giờ tôi được đi
cùng với 30 thương binh về trạm quân y tiền phương của F3.
Và tình cờ tôi đã gặp hùng ở đây.
Vừa gặp đã chia tay. Thời gian ngắn ngủi quá chúng tôi không nói được gì với nhau. Tôi cũng
không kịp hỏi Hùng đã thoát chết trở về bằng cách nào sau cái đêm lạc nhau ấy.
Xe ô tô đã chạy khuất từ lâu mà lòng tôi vẫn cồn cào xốn xang đầy xúc động.

Kì tích áo chàm, NXB Văn hoá 1979.

ĐẠI ĐỘI TRƯỞNG MƯU TRÍ

Ngọc Đản, viết về Hoàng Biên, dân tộc Tày, đại đội trưởng đại đội 3, đoàn 45 bộ đội Hoàng Liên
Sơn.

Trong căn hầm dã chiến, đại đội trưởng Hoàng Biên ngồi chắn ngang lối ra vào, chăm chú nhìn
bàn tay lấm láp bùn đất của đồng chí y tá đang xếp từng băng đạn AK vào mấy túi cóc balô. Phải
đến mấy phút im lặng như vậy. Anh xem đồng hồ : gần 1 giờ sáng rồi.
"Trận đánh sắp tới nên tiến hành cách nào ?" Câu hỏi ấy bao trùm mọi suy nghĩ của Biên suốt từ
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
chập tối. Thằng giặc khốn nạn này nhiều mưu thâm, mẹo hiểm lắm. Hơn nữa, chúng không tiếc
lính. Trả giá cho mỗi trận đánh nhỏ cũng hàng nghinãc chết là thường. Đối với ta cần phải làm
sao tiêu diệt nhiều sinh lực địch nhưng lại giữ được lực lượng của mình.
Chính trị viên đại đội và chiến sĩ truyền tin nhảy xuống hào râu tôm, đất rơi rào rào. Họ đi thẳng
tới hầm của đại đội trưởng. Ngọn đèn dầu được vặn to đột ngột, ánh sáng lấp loáng dần dần ổn
định, toả rộng, soi rõ từng cành cây lát trên nóc hầm. Biên ngồi nép vào một góc, nhường lối cho
2 người.
- Đồng chí không đi nghỉ cho lại sức ? Chính trị viên hỏi khi đang tìm chỗ kê khẩu AK.
Biên lấy mu bàn tay xoa mạnh 2 bên thái dương. Anh thấy tỉnh táo hẳn. Biên cười xuề xoà :
- Mình định tranh thủ ngủ một giấc thì các cậu lại đến. Nói vậy thôi, đói ngủ mà không ngủ nổi.
Này lại có chuyện gì đấy ?
Chính trị viên đại đội xoay lại, ngồi thoải mái rồi giơ tay chỉ người chiến sĩ truyền tin, nói từng
tiếng :
- Tiểu đoàn giao nhiệm vụ cụ thể cho ta : bằng mọi cách phải giữ vững đồi Yên Ngựa !

Cuộc hội ý cán bộ vào lcú 2 giờ sáng. Đại đội trưởng Biên nhấn mạnh thêm để các đồng chí
trung đội trưởng quán triệt yêu cầu, nhiệm vụ :
- Sẽ ác liệt đấy ! Các đồng chí phải giữ vững chốt. Phải nhớ, đánh nhưng bảo toàn lực lượng
mình. Tiêu diệt địch-giữ vững chốt, bảo toàn lực lượng, phải đạt cả 3 yêu cầu đó !
Giữ vững đồi Yên Ngựa này, Biên biết đơn vị anh sẽ phải đuwong đầu với vô vàn khó khăn, phải
xử lí nhiều tình huống phức tạp và phải chịu đựng hoả lực lớn của địch. Hồi kháng chiến chống
Pháp đội du kích Tày Nùng của abnr Thanh Loa quê anh đã chặn địch và diệt hàng trăm tên trên
đồi này đây. Truyền thống đó phải được phát huy.
Đồi Yên Ngựa án ngữ trước mặt Long Sành, nó không chỉ là tiền đồn của sở chỉ huy tiểu đoàn
mà còn là cái lá chắn bảo vệ một loạt điểm cao chugn quanh. Bọn Trung Quốc xâm lược không
thể ngờ rằng quả đồi thoai thoải ấy lại là 1 pháo đài thép, mấy chục lần hcú đầu lên chúng đều bị
đánh bật xuống, mặc dù chúng đã phải huy động 2 tiểu đoàn bộ binh và được tăng cường thêm
nhiều súng cối 82 ly, ĐKZ, pháo các cỡ. Biên giở cuốn sổ tay ghi chép tình hình quân số và vũ
khí còn lại của các trung đội, tiểu đội mà anh vừa tập hợp lúc hội ý. Quân số có giảm nhưng
không đáng ngại bằng việc sắp hết đạn. Trận cuối cùng trong ngày hôm qua, nhiều chiến sĩ bắn
hết đạn đã phải dùng báng súng choảng vào đầu những thằng bám được bờ công sự. Các trung
đội cử người về xin thêm đạn, lựu đạn, Biên chỉ biết hứa là chờ đến tối, phía sau sẽ chuyển lên.
Mãi gần 11 giờ đêm tiểu đoàn trả lwòi đó là cái khoản khó khăn nhất hiện nay, bởi phía sau, phía
trước đều đánh địch suốt mấy ngày nay nên cạn cả.
Một ý nghĩ loé lên trong đầu Biên. Anh muốn gặp chính trị viên đại đội.
- Này, Bình ! Bình !...
Biên lay gọi nhưng không có tiếng trả lời. Chiến sĩ y tá đang ngủ say. Anh vớ khẩu AK, nhẹ
nhàng kéo nấc kháo an toàn rồi men theo bờ hào sang hầm chính trị viên.
Sau khi nghiêm cứu đồi Yên Ngựa thật tỉ mỉ, đại đội trưởng Biên phác ra 1 kế hoạch như sau : 3
trung đội bố trí theo thế chân kiềng, sẵn sàng đánh địch ở 3 hướng; 1 tổ hoả lực mạnh gồm khẩu
đại liên của Nguyễn Ngọc, 2 chiến sĩ bắn B40 chốt bên phải đồi sẽ đánh địch ở hướng chủ yếu
bảo vệ điểm cao 368. Người chỉ huy mũi nhọn ấy là anh. Cái sáng tạo của cách đánh do đại đội
trưởng Biên đề xuất là phải bung xuống sườn đồi bám sát địch mà đánh chứ không cầm cự một
cách bị động trên đỉnh đồi. Cách đánh này sẽ tránh được thương vong không cần thiết lúc chưa
nổ súng. Hơn nữa bám sát địch nổ súng sẽ chính xác tiết kiệm đạn lại tạo thế bất ngờ. Kế hoạch
của Biên được chính trị viên hoan nghênh. Duy chỉ vấn đề Biên trực tiếp chỉ huy mũi hoả lực
chính thì gây nên sự bàn cãi. Có nhất thiết anh phải trực tiếp chỉ huy 1 tổ chiến đấu như vậy
không ? Lí lẽ và tình cảm của đại đội trưởng Biên làm chính trị viên xúc động. Anh tin ngọn cờ
tién công và tài chỉ huy của đại đội trưởng Biên lúc này sẽ thật sự là linh hồn, là góp thêm sức
mạnh của toàn đơn vị và đã nhất trí với phương án của Biên.

Cả đại đội chuẩn bị cho trận đánh mới bằng cách đào thêm chiến hào râu tôm nối các cụm chốt
phía trước. Đại đội trưởng Biên uống vội chén nước chè xanh nấu đặc rồi bước ra khỏi hầm.
Mấy hôm nay trời hửng nắng, đêm về sáng sương mù phủ khắp núi đồi một màu sữa trắng. Biên

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
tưởng tượng trước mắt là hình ảnh quê hương. Những ngôi nhà sàn cao và thoáng, phía sau
mái hiên đang toả khói, nhà nhà dều lo bữa cơm sáng trước lúc đi nương gieo lúa. Khói tan trên
mái nhà rồi hoà vào rừng núi cũng trắng đục như thế này đây !. Nhưng tất cả đều nhoà đi khi
Biên nghĩ đến cảnh tàn phá do bàn tay man rợ của bọn Trung Quốc xâm lược gây nên ở những
bản làng xung quanh. Cô gái Tày lúc nào cũng mặc chiếc áo chàm nổi lên giữa rừng núi, thường
ngày gặp anh trước cổng doanh trại chỉ mỉm cười hiền lành. Thế mà hôm qua, bắt được cô,
chúng nó đã cắt hai đầu vú và xẻ dọc đôi môi tươi rói rồi giết cô.
- Lũ giặc cỏ ! Quân khát máu !
Bất giác Biên bật ra lời nói, anh thấy nghèn nghẹn ở cổ...
- Đào thế này ăn thua gì. Thằng Tàu nó không thuwong cái đầu cậu đâu.
Phía trước mặt Biên, tiếng khẩu đội trưởng Nguyễn Ngọc nói với chiến sĩ nào đó rõ mồn một.
Biên suỵt khẽ :
- Nói nhỏ thôi ông Ngọc ơi !
Nghe tiếng đại đội trưởng, Ngọc nhẹ giọng :
- Sương mù dày quá thủ truwỏng ạ ! Không khéo cắm lưỡi xẻng vào chân mất !
Có tiếng cười khcú khích.
Biên đi dọc đường hào xuống phía cuối đồi. Mấy chiến sĩ trẻ mời nhập ngũ tháng 8 năm ngoái
đều quê Vĩnh Phú đang đào đắp, tôn cao bờ thành công sự. Nhìn xung quanh, anh tính khẩu đại
liên có thể cơ động khắp các vị trí. Biên thấy an tâm. Trận đánh mới mở đàu bằng mấy loạt đạn
pháo của địch bắn đuổi nhau, nổ quanh sườn đồi, vào lúc 7 giờ sáng. Tiếng trung đội trưởng
Hoa chốt ở phía sau hét lên, giọng khản đặc :
- Chúng nó mò lên đấy !
Pháo ĐKZ và cối 82 ly bắt đầu dập xuống trận địa đồi Yên Ngựa như co giật từng cơn.
Biên bắn liền 3 phát súng ngắn-hiệu lệnh choãi ra ngoài chốt, chặn địch từ chan đồi. 1 chiến sĩ
xách khẩu K63 vừa luồn hào vừa quay lại hỏi anh bạn đi sau :
- Tớ không hiểu sao đại đội trưởng lại chủ trương bung ra khỏi chốt xuống đây làm gì ?
- Rồi sẽ hiểu, tiến lên mau !
Anh bạn trả lời. Họ lại lao đi. Đứng trong chiếc hầm dã chiến ẩn sau ụ đất cao, Biên nhoi đầu lên
quan sát. Phía sườn đồi, mé trung đội 2 có mấy chiến sĩ chạy nhô cả đạn B40 gùi sau lưng lên
hkỏi thành hào. Đường hào ngoắt ngoéo nên có lúc khuất hơn. Biên thấy đỡ lo. Trận địa đồi Yên
NGựa không có 1 tiếng súng bắn trả. Mệnh lệnh tiết kiệm đạn được chấp hành nghiêm chỉnh.
Sau lưng mũi chốt chủ yếu có tiếng AK bắn găm, nổ đanh, gọn. Thằng địch cắn trộm, sa vào trận
địa của ta rồi. Bien thầm nghĩ. Phía trung đội 2 cũng bắt đầu nổ súng rộ lên.
Hoả lực địch tập trung bắn vào khu vực chốt chủ yếu nhwung đạn toàn nổ phía trên, quân ta đã
áp sát địch rồi nên không ai bị thương vong.
Bấy giờ anh abnj đeo súng K63 mới hiểu ra cái mưu của đại đội trưởng, mừng quá reo to :
- Đại đội trưởng giỏi quá ! Mưu cao quá !
Các chiến sĩ nhìn đại đội trưởng mỉm cười. Lan vốn quê xứ Nghệ-1 tuyển thủ súng AK nổi tiếng,
có tên như 1 cô gái nhưng cũng nổi tiếng nghịch, trố mắt ra vẻ quan trọng, nói từng tiếng : "Thủ
trưởng đã đưa chúng tôi vào bệ bắn và rút ngắn tầm đạn rồi đó ! Phen ni thì chúng hết "tả"." Biên
mừng thầm, đúng là ta đang ở thế thuận lwọi, thằng địch không ngờ là đối phương đã choãi
xuống, đón chúng ở đây.
- Không được chủ quan đâu nhé ! Tăng cường quan sát !
Biên nhắc các chiến sĩ nhưng trong lòng anh trào lên niềm vui thầm kín và tin tưởng một cách
chắc chắn vào thắng lwọi.
Hải căng mắt nhìn về phía mấy mảng cây xanh lúp xúp ẩn hiện trong sương mù.
- Thủ trưởng, có địch đấy !
Tất cả các mũi súng tập trung về hướng số 2. Các chiến sĩ đã nhận ra những tên xâm lược nhấp
nhỏm theo lòng khe. Chúng đi theo hình đầu nhọn, phía sau dãn rộng hơn.
- Có lệnh mới được nổ súng ! Bắn tiết kiệm đạn !
Biên lại nhắc, giọng khẽ nhưng nghe rõ.
Pháo địch vẫn nã liên hồi lên phía trên chốt.
Các chiến sĩ nén lòng chờ đợi. Mũi súng chúc xuống dàn, bọn địch đã trùm kín mấy lùm cây.
Thằng lính đi đầu tay lăm lăm khẩu B40. Bình chiến sĩ y tá nói nhỏ : "Để tớ khử thằng này !" rồi
rê nòng súng bám theo. Bọn xâm lược hình như trút được nỗi sợ phút đầu, chủ quan tiến lên
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
nghênh ngang.
Bình ngắm đúng ngực thằng lính đi đầu bóp cò. Tiếng nổ như om lại. Xác hắn đè lên khẩu súng,
đổ xuống lòng công sự. Từng loạt AK nổ giòn, rất đanh. Chiến sĩ B40 ngắm dọc đội hình địch
bắn liền 2 quả. Xác địch cuốn theo ngọn lửa màu da cam. Tiếng la hét kinh hoàng. Khẩu đại liên
của Ngọc bắn quét, đỏ nòng, xác địch ngổn ngang. Mấy thằng vượt qua chốt cũng quay đầu,
chạy bổ nhào xuống chan đồi. Biên bình tĩnh lấy điểm xạ, xuyên sườn từng đứa. Bọn phía sau,
mạnh thằng nào thằng ấy chạy...
Địch bỏ lại hàng trăm xác chết. Máu chúng tanh nồng. Các chiến sĩ khẩn trương thu vũ khí của
bọn xâm lược. Đại đội trưởng Biên khom lưng ôm 5 khẩu súng, tay nắm chặt 2 quả lựu đạn.
- Lên chốt đỉnh đồi, tha hồ súng đạn đây rồi.
Tiếng đại đội trưởng nghe rộn ràng. Các chiến sĩ biết cuộc chiến đấu còn tiếp tục.
Chưa bao giờ họ thấy Biên vui đến thế. Đôi mắt hõm sâu sáng trên nụ cười...

CÔ GÁI DẪN ĐƯỜNG

Tháng 4-1979
Lê Văn Vọng
Viết về Mỹ Màn Lai, người dân tộc Sán Dìu, quê bản Nà Lang, huyện Thanh Thủy, tỉnh Hà
Tuyên.

Cuộc họp do tiểu đoàn trưởng triệu tập đã kết thúc. Phương án tập kích bọn giặc trong khe núi
được vạch ra. 6 chiến sĩ, trong đó có Lai được nhận nhiệm vụ quan trọng này. 6 người chia làm
3 mũi. Mỹ Màn Lai, cô gái người dân tộc Sán Dìu tìm một con đường ngắn nhất, bất ngờ nhất để
đưa tiểu đội vào tiếp cận địch. Lai đi trước, cô bước nhanh. Những bước chân lanh lẹn như
bước chân con nai đi trong rừng. Khẩu AK mang ngang sườn, trông cô đẹp và khoẻ.
- Đây tới đó bao xa, cô Lai ?
Người chiến sĩ có thân hình to cao tên Khang đi sau hỏi.
- Cũng nhức chân đó.
- Lai đi nhiều lần chưa ?
- Không nhiều đâu mà, mỗi ngày 2 lần thôi. Rẫy nhà mình ở bên đồi ấy.
- Bây giờ có trồng gì không ?
- Ngô đẹp lắm, tốt lắm, nhưng chắc quân Trung Quốc phá hết rồi. Con thú còn giữ được chứ
thằng giặc này ác quá.
6 chiến sĩ vượt qua một mỏm đá không cao lắm. Họ bắt sang lối mòn và lại đi tiếp lên ngọn đồi
trồng toàn sa mộc. Những thân cây to bằng bắp chân gãy gục, xơ tướp, đất đá lổn nhổn. Chỉ
mấy năm nữa những thân cây khẳng khiu nhưng giỏi chịu đựng này sẽ trở thành khu rừng xanh
bạt ngàn, thế mà nay chúng đã phá trụi. Hôm qua, 1 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh tại đây.
Khi đi ngang ngôi mộ người chiến sĩ đó, Lai đã khóc. Nhưng cô không muốn cho ai biết mình
khóc. Ngồi thụp xuống quan sát phía trước rồi Lai đi tiếp. Đội hình lúc này hơi dồn lại.
- Đi dấn lên chứ.
Có người nhắc nhỏ đằng sau. Màn Lai bước nhanh hơn. Cô gái có bao giờ đi đêm nhiều, mà lại
trong hoàn cảnh địch tình căng thẳng thế này đâu. Mẹ thương cô không cho làm việc nặng. "Để
khi nào con về nhà chồng, đi làm thay cho nó". Người chồng chưa cưới của cô, anh Sìu Vẳn
Thìn có thân hình nở nang, đôi chân leo núi 3, 4 ngày chẳng mỏi. Không biết giờ này anh ở đâu
? Hôm đó anh có chạy thoát được không ? Càng nghĩ đến cha mẹ, đến vẳn Thìn, Màn Lai càng
buồn, càng căm tức bọn giặc Trung Quốc. Chúng đã làm gia đình cô tan tác...
Màn Lai dừng lại, trở vai đeo khẩu AK. 2 ngày nay được giữ khẩu súng, cô thích lắm. Hôm mới
về đơn vị, cô cứ bám theo đồng chí tiểu đoàn trưởng, nằn nì "Thủ trưởng cho em mượn khẩu
súng mà, em phải bắn chết thằng giặc đã giết bố mẹ em thôi". Rồi khi đuwọc súng, cô học cả
buổi tối. Ban ngày khi không có việc, cô lăn ra bãi cỏ tập ngắm, tập lắp băng, lên đạn...
Trận đánh đầu tiên, màn Lai hồi hộp đến nghẹn thở. Thỉnh thoảng cô lại bảo người bên cạnh :
"Khi nào bắn nói cho mình biết với". Đến hôm nay thì Màn Lai có vẻ dày dạn hơn rồi, nghĩa là đã
quen với tiếng súng, với cách bắn.
Quân địch chốt sau một con suối cạn chỉ toàn đá to như những chiếc mũ cối. bên trái là sông Lô,
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
bên phải là những vách đá cao ngất, khó lòng trèo lên ban đêm được. Chỉ có một cách là bám
bờ suối cạn rồi men theo vách đá đột nhập vào nơi trú quân của địch. Màn Lai còn có một con
đuwòng đi ngang lưng núi đá mà cô bảo rất ít người biết. Cô đang dẫn tiểu đội đi theo lối đó.
Tất cả dừng lại, mỗi người buộc vào tay miếng vải trắng làm ám hiệu. Bằng mắt thuwòng đã có
thể nhìn thấy những đống đen lố nhố quanh chân đồi, đó là nhwũng chiếc xe tăng địch. Theo
sáng kiến của Màn Lai, họ buộc dây thả mình từ lưng chừng vách đá xuống. Màn Lai xuống
trước. Cô xách súng ra đứng sau một gờ đá, cảnh giới. Bóng cô thấp nhỏ nhưng nhanh nhẹn.
Khi người chiến sĩ cuối cùng đã xuống, cô chạy lại ghé vào tận mặt anh nhìn xem ai rồi mới chỉ
hướng tiếp cận địch. Xong đâu đó cô lại chỉ hướng rút. Màn Lai đưa từng tổ tới vị trí xuất kích.
Khi cô trở lại, Khang nhìn đồng hồ, chỉ còn 10 phút nữa là tới giờ hiệp đồng với tiểu đoàn. màn
Lai thì thào :
- Tốt lắm rồi, anh à, mình cũng đi thôi.
Khang xốc khẩu B40 lên. Cả tiểu đội lcú này chia làm 3 mũi từ 3 hướng xọc thẳng vào nơi đóng
quân của địch. Sau 1 ngày tham chiến, bị thiệt hại nặng, bây giờ chúng lăn ra ngủ. Những chiếc
xe tăng quây thành một vòng bảo vệ phía ngoài lũ bộ binh nằm ngả nghiêng, chen chúc bên
trong. Hình như chúng nghĩ rằng với một địa thế hết sức hiểm trở thế này, các chiến sĩ ta dù có
cánh cũng không làm sao lọt vào cái thung lũng nhỏ ấy.
- Này - Khang hỏi khẽ.
- Gì đó anh ?
Màn Lai xích lại gần Khang hơn.
- Sao Màn Lai biết chúng là lính chủ lực quân đoàn 43* ?
- Hôm trước du kích bản với công an biên phòng bắt được 1 thằng thám báo sang đây dò la tin
tức.
- Nó khai như thế ?
- Nhiều nữa chứ, nhưng mình không được biết. Chủ tịch không giao súng cho mình, thấy thằng
giặc mà khong có gì để bắn, tức lắm.
- Ừ...
- Bây giờ anh đổi cái súng đó cho mình một lúc đi. Giọng Màn Lai năn nỉ tha thiết.
- Không được - Khang nói dứt khoát - Màn Lai chưa bắn được loại súng này đâu, khó lắm...
- Thì anh bảo cho mình với...
- Ô, Màn Lai không đủ sức khoẻ để bắn nó đâu, nó giật mạnh lắm, ngã mất !
- Không đâu, mình leo núi cả ngày chẳng mệt tí nào, alị còn đi cõng nước ngoài suối nữa...
- Bắn súng này mệt hơn leo núi, màn Lai à.
- ANh cứ cho mình bắn thử một lần thôi.
- Được, mai nhé, ngày mai mình sẽ tập cho Màn Lai bắn.
Khang và cô thiếu nữ Sán Dìu giấu mình sau mô đất mặc cả với nhau nhwũng điều như thế. Màn
Lai không được vui lắm song cũng phải chịu. Một ngọn gió đẩy những hạt sương va vào mặt.
Khang đưa tay sờ 2 gò má ươn ướt. Anh bỗng tỉnh táo lạ thường. Trước mặt 2 người là chiếc xe
tăng địch. Khối đen nặng nề như nấm mồ hoang. Màn Lai bấm Khang chỉ cho anh cái chấm nhỏ
thỉnh thoảng lại động đậy trên nấm mồ đó : tên lính gác. Họ cùng trườn lên, qua chỗ chiếc xe
tăng, êm nhẹ và bí mật. Những mảnh giấy gói lương khô của địch ném trắng cả đất. Mùi dầu xe
khét lẹt. Lũ bộ binh địch nằm vạ vật dưới nhwũng tấm bạt nhỏ, nhiều chỗ không đủ che, chúng
phơi cả mặt ra ngoài. Khang xem đồng hồ rồi bấm Màn Lai đứng lại, đợi đúng giờ để các tổ cùng
vào hết. Có tiếng cựa mình sột soạt trong chỗ bọn địch, rồi một giọng mê ngủ ú ớ vẳng lên nghe
không rõ. Tên lính ngồi gác trên tháp xe tăng khạc nhổ liên hồi. Bóng đêm dày đặc làm nó sợ. Im
lặng đến nghẹt thở. Màn Lai sốt ruột quay sang hỏi Khang :
- Sao lâu quá, hay bị lạc hết rồi ?
- Không đâu, Màn Lai cứ yên tâm.
Khang nói rất tự tin, vì anh biết các chiến sĩ đã thuộc rõ địa hình, hơn nữa lại chính là Màn Lai đã
dẫn họ đến tận vị trí.
Khang nghe cả tiếng thở của Màn Lai. Ngay cả anh nữa cũng vậy. Chiếc kim đồng hồ trên tay
Khang đã nhích tới giờ hẹn. Bỗng 1 tiếng súng hiệu nổ, tiếp đến, hoả lực của ta đồng loạt vang
lên.
Bọn địch nhốn nháo. Chúng xô nhau, la lối haỏng hốt.
- Lựu đạn !
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Giọng Khang quát to. Những quả lựu đạn từ 4 phía tới tấp ném vào. Tiếp theo là những tràng AK
đĩnh đạc. Chớp lửa lập loè. Đêm đen bị xé toạc từng mảng. Lũ giặc tối tăm mặt mũi, không biết
địch thủ - những chiến sĩ mưu trí - đã độn thổ lên ở chỗ nào. Chúng bắn bừa vào nhau. Khẩu
súng trong tay Màn Lai toé lửa liên hồi. Cô chạy tới sau một gò đất cao, một chùm đạn địch xỉa
vào đó. Cái bóng đen ấy lại vụt đi. Màn Lai lắp vào súng 1 băng đạn khác. Cô nhảy tới ngồi thụp
sau mô đá. Khang tiến đến. Màn Lai mừng quýnh, khoe :
- Mình bắn được 4 thằng rồi, mình trông thấy nó chết mà.
Theo đúng giờ hiệp đồng, Khang kéo Màn Lai vượt qua mấy chiếc xe tăng cháy ra phía ngoài.
Các tổ gặp nhau trên đồi sa mộc. Dưới trận địa lửa vẫn cháy đỏ một góc đồi. Tiếng đạn trong xe
tăng nỏ đì đùng. Cô thiếu nữ người Sán Dìu reo toáng lên, quên cả gìn giữ :
- Nó chết nhiều lắm vớ, mình thấy mà !
- Ngày mai tha hồ chúng nó nhặt xác. Khang nói.
Các chiến sĩ lại theo Màn Lai trở về. Ở nhà, đơn vị đang chờ họ, những người đã làm nên niềm
vui chiến thắng, trong đó có công sức của Mỹ Màn Lai cô gái dẫn đường thông minh và gan góc.

Kì tích áo chàm T1, NXB Văn hoá 1979.

* : thực ra quân đoàn 43 của TQ tham chiến trên hướng Lạng Sơn. Có lẽ có sự nhầm lẫn, hoặc
tên thám báo đã cố tình khai sai.

CUỘC CHIẾN ĐẤU KHÔNG CÓ TIẾNG SÚNG.

Đắc Trung.
Mèo Vạc, 3-1979.
Viết về Hoàng Xuân Nở, dân tộc Tày, chiến sĩ công an nhân dân vũ trang đồn Lũng làn, Hà
Tuyên.

Đồn Công an nhân dân vũ trang biên phòng Lũng Làn* (Mèo Vạc, Hà Tuyên) nằm trên 1 quả đồi
rất đẹp cách biên giới khoảng 600m. cán bộ chiến sĩ ở đây thuộc nhiều dân tộc : Tày, Nùng,
Mèo, Dao, Sán chỉ... Mỗi người đều mang những nét dáng đặc biệt của dân tộc mình, nhưng họ
đều có cái chung, đó là lý tưởng và phẩm chất của người chiến sĩ. Bởi thế họ thương nhau như
anh em ruột thịt.

Tôi đến đây công tác vào giữa tháng 8-1978, 1 tuần sau khi xảy ra cuộc chiến đấu rất dũng cảm
của 3 chiến sĩ công an ta chống lại 40 tên xâm lược Trung Quốc.
Làm việc với trưởng đồn Hoàng Văn Tài nắm tình hình chugn xong, tôi gặp gỡ một số chiến sĩ
trò chuyện và tối đó xin phép được ngủ chung với Hoàng Xuân Nở, người đã dùng tay không với
võ thuật cao cường đấm chết 8 tên côn đồ Trung Quốc, đánh bị thương nhiều tên khác và cứu
được 2 đồng đội khỏi bị địch bắt cóc trong cuộc chiến đấu này.
Một đêm tâm sự chắc được nghe nhiều chuyện hay để viết, tôi hy vọng thế, nhưng rất tiếc đêm
đó Nở phải gác ca một mãi 10 giờ khuya mới từ trạm tiền tiêu về. Dựa súng vào sát vách đầu
giường, Nở tháo bao đạn, cởi quần áo ngoài rồi chui vội vào chăn với tôi. thấy tôi còn thức, Nở
hỏi :
- Cán bộ đợi mình lâu có buồn không ? Đừng giận mình há, mình phải đi gác mà.
- Không giận Nở đâu, không buồn đâu. Mình đợi Nở về kể chuyện đấy.
- Mình không biết kể chuyện đâu. Mà không có chuyện gì kể đâu. cán bộ bảo mình làm gì, mình
làm thôi.
- Đồng chí Nở quê bản nào ? Bản có đẹp không ? Đại khái đôi ba nét về dân bản chẳng hạn, kể
cho mình với.
- Ừ chuyện đó thì mình biết, mình kể được thôi. Mình wỏ bản Ngọc Hội, huyện Chiêm Hoá đấy.
Con suối Kơ Loong nước trong lắm chảy qua. Xung quanh có nhiều rừng rậm, nhiều thú dữ nữa.

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Hổ vẫn vào bắt trộm lợn, gấu vẫn vào ăn vụng mật ong đấy.
- Thế dân bản không đánh gấu, đánh hổ à ?
- Có, dân bản có đánh chứ.
- Ở bản có ai giết được hổ không ?
- Ké Thi giết được hổ đấy. Ké thi giỏi võ lắm mà. Ngày giặc Pháp còn chiếm bản, Ké Thi đánh
chết 1 thằng có dao găm, súng lục. Mình nghe dân bản kể thế. bây giờ Ké Thi già như cái cây cổ
thụ, râu trắng tóc trắng như hoa ban, hoa mận, da nâu như gỗ sến gỗ táu, uống rượu như uống
nước nhưng Ké vẫn làm trùm phường săn bản mình, làm ké già đứng đầu bản mình, vẫn dạy võ
cho người Tày trẻ bản mình. Ké nói ai ai cũng thích nghe.
- Thế đồng chí Nở có được Ké Thi dạy cho bài võ nào không ?
- Có chứ. Ké Thi dạy cho mình nhiều bài võ hiểm lắm, cả bài võ Ké đấm chết thằng tây có dao
găm súng lục ấy. Đi CAVT mình lại được học thêm nhiều bài võ nữa. Mình thích tập võ lắm mà.
- Nở đi công an lâu chưa ?
- Chưa lâu đâu, mới 2 mùa hoa ban thôi.
- Hôm đi có vui không ? Ké Thi dặn gì không ?
- Ồ, vui lắm mà. Dân bản đánh cồng kéo đến nhà sàn lớn. Con gái mặc váy đẹp, áo đẹp, đeo
nhiều vòng bạc ở cổ, hát tặng mình nhiều bài hát hay, cho mình quyển sổ, cho mình cái bút, cho
mình nhiều chiếc khăn thêu hoa. Chủ tịch xã dặn mình đi đừng bỏ về, tập luyện giỏi, đánh giặc
giỏi, nếu được cái bằng khen gửi về cho dân bản biết. Còn Ké Thi rót cho mình 1 chén rượu
ngâm cao xương con hổ Ké đã giết được. Ké bảo nếu gửi được cái giấy khen của cấp trên về,
Ké sẽ thưởng cho cái vuốt con hổ chúa, vật quý của Ké đấy.
- Tập võ có vất vả không ?
- Ồ, vất vả lắm chứ. Tối nào, sớm nào cũng phải tập mà. Bỏ tập như bỏ cơm, không được đâu.
Cán bộ có thấy nhiều bao cát treo ở cành cây quanh đồn không ? Để tập đấy. Đấm vào cát, đá
vào cát, lao đầu, đập mặt, đập ngực vào cát. Lúc đầu đau lắm. tay chân sưng to, tím lại buốt tận
óc. Ngâm vào nước nóng lại khỏi. Lại đấm nữa, đá nữa, quen đi hết đau thôi. Phải chia ra từng
đôi một, hai ba người một tập đánh nhau cho quen. Mệt lắm thôi, nhưng bây giờ quen rồi. Tay
rắn lại rồi, chân rắn lại rồi. Đấm vào cây chuối, cây chuối gãy ngay, đá vào cây chuối, cây chuối
đổ ngay. Người khác đấm mình, mình đỡ được, đấm lại được. Nhiều người khác đánh mình,
mình đánh lại được. Cấp trên bảo muốn làm công an biên phòng phải giỏi võ, giỏi bắn súng mới
đánh được thằng giặc, đánh được thú dữ trong rừng. Mình muốn làm công an, mình phải tập võ,
tập bắn súng nhiều lắm.
Tôi xoay người quàng tay ôm lấy Nỏ và vô cùng thèm muốn có được cái cơ thể cường tráng, to
khoẻ, bắp thịt rắn chắc của anh. Ở người chiến sĩ ấy toát ra một sức mạnh dữ dội, một niềm tin
chắc chắn và một bản lĩnh vững vàng mà không phải ai muốn cũng có được. Bởi đó là kết quả
của sự nhận thức sâu sắc về nghĩa vụ, là kết tinh truyền thống thượng võ của cha ông để lại và
là sản phẩm cả quá trình luyện tập nghiêm túc của người chiến sĩ. Nằm bên Nở tôi thấy mến,
thấy tin, thấy kính phục anh vô hạn.
Khuya rồi, tôi bảo Nở ngủ, lấy sức mai còn đi tuần tra biên giới.

Hôm sau, tôi theo Nở đi về phía giữa cột mốc 23 và 24. Rừng ở đây thưa. Tiếp với chân đồi là
một vạt đất rộng rất bằng phẳng. Đó là những nương ngô, nương sắn, hoặc mới gieo, mới mọc,
hoặc mới lên nham nhở chưa kịp dọn cỏ. Bên phải chúng tôi là con suối Lũng Ly rộng khoảng
3m, nông choèn, nước trong vắt có thể nhìn thấy rất rõ từng viên sỏi trắng muốt, nằm dưới đáy
và những con cá tung tăng bơi lội. Suối Lũng Ly được coi là đường phân chia ranh giới giữa ta
và Trung Quốc. Lúc ấy khoảng hơn 9 giờ. Bầu trời mùa thu dịu mát. Nắng vàng nhạt rải nhẹ.
Màn sương bị xé nát cuốn đi hết phô màu xanh biếc bạt ngàn trùng điệp và hùng vĩ. Từng bầy
chim gọi nhau líu ríu. Tiếng nước chảy róc rách đều đều. Một thứ âm thanh đặc biệt của rừng gợi
trong lòng mảnh đất biên cương Tổ quốc mình, đối với những chiến sĩ biên phòng dũng cảm và
gan góc, đối với đồng bào các dân tộc ít người đang sinh sống ở đây. Họ là những tấm áo giáp
đầu tiên góp phần che chở, bảo vệ cho sự bình yên của đất nước.
Bên kia suối, cách chúng tôi không đầy 2km là đồn biên phòng Lũng Hồ của Trung QUốc. Rải rác
quanh đấy là những mái nhà tranh lô nhô của 1 công xã nhỏ. Mấy năm trước đây, khi tình hữu
nghị giữa 2 nước chưa bị họ chà đạp, giày xéo, mỗi buổi chiều công an biên phòng Trung Quốc

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
vẫn thường ra ngồi chơi bên bờ suối Lũng Ly trò chuyện, vui cười với công an biên phòng ta.
Điếu thuốc lá cấu làm đôi, gói kẹo sẻ nửa quẳng qua suối mời nhau. Đồng bào 2 dân tộc có thể
được phép qua suối thăm hỏi, chơi bời, uống rượu cần, mổ bò, mổ lợn mời nhau trong những
dịp cưới xin hội hè. Nhưng từ khi bọn cầm quyền phản động Bắc Kinh thi hành chính sách thù
địch với Việt Nam, mọi quan hệ đẹp đẽ đó đều bị chấm dứt. Những họng súng đen ngòm từ đất
Trung Quốc chĩa sang Việt Nam. Những tên thám báo nham hiểm từ Trung Quốc lén lút đột nhập
sang đất Việt Nam để dò la, trinh sát, chui rúc vào tận các bản làng lôi kéo, kích động, mua
chuộc, đe doạ, chia rẽ đồng bào các dân tộc. Chúng liên tiếp tiến hành hàng trăm vụ lấn đất
khiêu khích, xuyên tạc, vu khống đường lối chính sách của ta.
Chấp hành nghiêm chỉnh chỉ thị của cấp trên, đồng bào các dân tộc, chiến sĩ công an ta đã đoàn
kết chặt chẽ, kiên nhẫn nén căm thù xuống, tìm mọi cách giải thích, tố cáo những hành động xâm
lược thô bạo của chúng, tuyệt đối không được nổ súng nếu không có lệnh.
Nhưng bất chấp thiện chí của ta, kẻ thù mỗi ngày một ngang ngược, một tàn bạo, buộc đồng bào
và chiến sĩ ta phải có cách tự vệ. và trận chiến đấu không cân sức, không có tiếng súng diễn ra
quyết liệt tại đây vào ngày 10-8-1978 đã trả lời cho bọn xâm lược biết thế nào là sức mạnh của
chúng ta...
Nở dẫn tôi đến gần một tảng đá nhô cao khỏi mặt đất và thong thả kể cho tôi nghe về trận đánh
hôm đấy :
- Đồn trưởng tài bảo mình với Dương, Định đi tuần tra. Lúc ấy sương tan hết rồi, có nhiều nắng
rồi. Đến chỗ này thì thấy nhiều người Trung Quốc... Độ hơn 40 người vượt suối Lũng Ly sang
phá rẫy làm nương trên đất của ta. Chúng mình xuống giải thích, bảo đây là đất của người Việt
Nam, người Trung Quốc không được tự tiện sang làm như thế. Vi phạm chủ quyền Việt Nam.
Mấy thằng xô đến. Trông nó quen lắm. Mình nhớ ra rồi, nó là bộ đội biên phòng Trung Quốc đấy.
Nó cải trang thành người Mèo, cũng cầm dao, cầm búa, cầm rìu như nhiều người khác, nó sang
phá cây, đốt rẫy chiếm đất. Mặt chúng nó hầm hầm, nó nói láo, nó văng tục, nó giơ dao doạ
chém. Không giải thích được đâu, bọn này muốn đánh ta đây, mình bảo với Dương thế. Dương
bảo tất cả quay về đồn báo cáo. Đồn trưởng cử thêm Sắm và Bình đi nữa. thế là chúng mình có
5 người. Đến nơi chưa kịp giải thích gì, bọn Trung Quốc đã xông tới định đánh. Căng thẳng rồi.
Dương bảo Sắm chạy về đồn báo cáo, còn Bình chạy về bản Pìn Lò xin thêm lực lượng của dân
quân ra tiếp ứng. Còn lại 3 chúng mình, bọn địch quây lấy, tách mỗi người ra một góc. Thấy
mình to khoẻ hơn, bọn nó bu lại. Một đứa đứng trước mình, nó giơ cao cái búa, lưỡi búa to bằng
bàn tay sáng loáng bổ xuống thẳng đầu, mình nhoài người tránh. Nó mất đá bổ luôn vào đầu
thằng đứng sau mình, máu phọt ra chết tươi. 2 thằng ở 2 bên xô vào định khoá tay mình, mình
gạt thật nhanh, nhảy cao đạp rất mạnh vào sườn chúng nó. cả 2 đứa đều ngã lộn nhào. lại 2
thằng khác từ phía trước xô đến. Mình co 2 tay lại lao toàn thân lên đấm, cả 2 thằng ôm lấy ngực
rồi gục xuống. Càng đánh càng hăng máu lên. Mình căm thù chúng nó, thế là mình không sợ
chúng nó. Phải đánh thật quyết liệt để chúng nó biết tay công an Việt Nam, để chúng nó biết rằng
đất Việt Nam là của người Việt Nam, không cho phép mình muốn làm gì thì làm. Mình nghĩ thế,
chắc Dương và Định cũng nghĩ như mình thôi. Chúng nó xúm đến dùng gậy phang mình, mình
nhoài người tránh. Mỗi lần tránh mình lại đấm hăọc đá vào mỏ ác, vào sườn một đứa. Gậy
chúng nó không đánh trúng mình lại trúng đứa khác. Một tên to béo xông tới co chân đá hạ bộ
mình. Mình xoay nòng khẩu AK xuống đỡ. Nó đá mạnh lắm, mũi súng đâm thủng mu bàn chân
nó, máu phọt ra. Nó kêu "Ối !" một tiếng rồi lăn ra một bụi cây quằn quại. Mệt quá rồi, mĩnh uống
tấn thở, chúng nó cũng thở, hai bên gườm gườm nhìn nhau. Mình liếc sang Dương và Định. Hai
đồng chí đánh giỏi lắm, mấy đứa nằm gục đấy rồi. Bỗng 1 thằng to cao nhảy từ trên mô đá xuống
trước mặt mình, mắt trắng dã như mắt chó sói, 1 tay ắnm chắc, khuỳnh ra, 1 tay cầm con dao
găm nhọn sáng ánh thép, lưng hơi cúi. À thằng này có võ thuật đây. Nó là công an biên phòng
cải trang đáy. Phải cướp dao găm nó, giết nó, mình nghĩ thế. Mình nhớ tới bài võ Ké Thi dạy. Nó
chồm đến bổ dao găm xuống, mình né tránh gạt mạnh. Nó đâm trượt. Bọn xung quanh chỉ đứng
xem thôi. Chắc nó đợi xem thằng này giết mình thế nào. Được, xem nó giết tao hay tao giết nó,
mình nghĩ thế. Nó lại chồm tới đâm tạt trái. Mình lại né tránh gạt. Nó mất đà xuýt ngã. Nó tức
lắm, mắt đỏ như mắt trâu đien, quai hàm bạnh ra, răng nghiến nghiến. Lần này nó lừa miếng lâu
lắm, làm ra vẻ đâm bổ thượng nhưng nó bất ngờ xoay người vòng tay đâm tạt phải. Mình đoán
được mưu nó. Mình co chân đá mạnh, con dao văng ra. Mình nhào theo chiếm được. Nó chồm
đến cướp, lại bị mình co chân đạp thúc vào bụng. Nó ngã lộn một vòng. Mình dậy được, nó cũng
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
dậy được. Nó vớ lấy gậy một thằng đứng bên vung lên bổ xuống đầu mình. Mình tránh được,
túm lấy cổ tay nó kéo mạnh, tay kia xốc dao găm vào ngực nó. Máu ộc ra. Nó chết ngay.
Mình mệt quá. 11 thằng xô đến. Nó tugn dây sắn rừng kéo mình ngã ngửa rồi hò nhau đè mình
xuống. Nó đám, nó đạp, nó đá... Mình đau lắm. Nó cướp mất súng, mất đạn của mình rồi trói
chặt tay mình ra sau lưng. Mình nằm nghiêm thở lấy sức. Liếc nhìn, mình thấy Dương, Định
đang bị chúng nó kéo sang bên kia suối. Làm thế nào bây giờ ?
Tròi được mình rồi nó để 2 đứa coi, còn mấy thằng đi chặt cây làm đòn khiêng. Mình lựa chiều
cọ tay vào cạnh hòn đá sắc. Sợi dây sắn rừng xơ tướp, mình vặn tay đứt luôn. Mình vùng dậy
lao đến đấm gục 2 thằng gần nhất, nhảy vào qua suối. hăng máu lắm rồi, căm uất lắm rồi, mình
xông vào đánh chúng nó. Định và Dương bung ra được cũng đánh chúng nó, vuwọt suối về đất
mình.
Đúng lúc ấy Sắm và Bình dẫn công an và dân quân ta chạy đến. Bọn nó sợ, cướp 3 khẩu súng
rồi chạy trốn mất.
5 ngày sau, ta đấu tranh, 3 thằng công an biên phòng Trung Quốc ở đồn Lũng Hồ phải đem 3
khẩu súng mà nó cướp của mình, Định, Dương trả lại ta. Nó bảo hôm ấy 8 thằng của nó chết
ngay trên đất ta, về đến Trung Quốc chết thêm 12 thằng nữa. Những đứa khác bị thương không
khỏi, mang tật suốt đời. Biết ặmt chúng mày chửa, còn động đến đất của người Việt Nam thì còn
phải chết nữa, mình định bảo 3 thằng công an Trung Quốc thế, lại thôi. Không nói nó cũng hiểu
mà.

Hoàng Xuân Nở xốc súng lên vai, kéo tôi đi dọc bờ suối Lũng Ly. Trời cao và xanh. Nắng vàng
rực rỡ. tôi hỏi :
- Thế bản Ngọc Hội biết đồng chí Nở giết được giặc trung Quốc chưa ?
- Biết rồi mà. Mình được cái giấy khen, lại được cấp trên thưởng 5 ngày nghỉ phép. Nhưng mình
không về phép đâu, phải ở lại đánh chúng nó chứ. Chúng nó chết nhưng không chừa đâu, vẫn
khiêu khích đấy.
- Đồng chí Nở có gửi giấy khen về cho dân bản mừng không ?
- Mình gửi về rồi. Gửi cho chủ tịch xã một nửa, cho Ké Thi một nửa. Mình bảo với Ké Thi rằng
những bài võ Ké Thi dạy mình đánh giặc Tàu tốt lắm đấy.

Kì tích áo chàm T1, NXB Văn hoá 1979.

NGÔI SAO BIÊN CƯƠNG QUÁCH VĂN RẠNG.

Trời biên giới tháng hai đằm đằm những sương, những mây.
Rạng đặt ba lô lên mép chiến hào. Anh cởi hàng khuy áo và bỏ chiếc mũ bông ra. Anh em trong
chiến hào reo lên, Cầm ở ụ súng gần đó cất giọng hồ hởi:
-Hoan hô Quách Văn Rạng. Rạng về đúng lúc quá!
-Quà tết của bản Mường Thanh Hóa đâu? Bánh chè lam Lê Lợi đâu? Thuốc lào ngon Thạch
Thành đâu?
-Đã tìm được “em” chưa thì báo cho anh em mừng…
Anh em kéo đến vây quanh Rạng và hỏi dồn. Cầm tinh nghịch xoa ngón tay lên sống mũi của
Rạng: “Ôi cái mũi bóng loáng lên như thế này thì trăm phần trăm đã có “em” rồi. Rạng cười rộng
mở:
-Ở bản Mường mình năm nay vui lắm, lành nhiều, lời ăn tiếng ở cứ đẹp như hoa nỏ tháng giêng
thôi các cậu ạ.
-Thôi biết rồi, Tết thì ở đâu mà chả vui. Rạng thú thật đi, nói nhỏ thôi cũng được, đã “cưa” được
em nào chưa?
Đôi má Rạng đỏ dạy lên như má cô gái. Anh xắn cao ống tay áo, giơ cổ tay lên… Anh em đều
hiểu: động tác ấy của Rạng đã thay cho câu trả lời rồi đấy. Lặng đi một giây rồi tất cả cười ồ lên.
Ụ súng chiến hào như cùng ấm lên trong giá rét của buổi chiều tháng hai. Cổ tay Rạng đã có một
vòng chỉ đỏ thắm buộc chặt, chặt đến nỗi hằn cả cổ tay rắn chắc của anh lên. Rạng nói dí dỏm
nghe vui và buồn cười đáo để: “ông bố mình nói rằng: Rừng đã sinh cây thì rừng có lá, nước đã
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
sinh cá thì nước có khe. Lo gì, con trai Mường như loại mình đi đâu mà chẳng bén tươi duyên
con gái có đôi lông mày đẹp cong như trăng đầu tháng…”.
-Thế thì cô gái Mường ấy dặn Rạng những gì nào, kể cho anh em nghe đi, “câu lạc bộ” dăm phút
đi!
-Ấy, cô ấy dặn mình hay lắm, nghe cứ ngọt như miếng măng giang đầu mùa thôi.
-Dặn gì nào, anh Rạng ơi…
Rạng chia quà cho anh em. Đó là những phong chè làm thơm nức, những gói thuốc lào nổi tiếng
ở quê Thạch Thành của Rạng hút trong điếu cày Ngọc Trạo (nơi làm điếu cày đẹp vùng Thanh
Hóa) kêu giòn như súng đại liên. Rạng mở bó mía Đường Chèo (mía ngon Thanh Hóa) vừa mêm
vừa ngọt, mật như ứa đến lớp vỏ tím hồng ra chia cho anh em. Tối đó, ngồi trong ngách chiến
hào, Rạng vừa lau khẩu súng AK vừa rủ rỉ kể chuyện cho Cầm, cho anh em trong tiểu đội nghe,
Rạng kể về cô gái Mường xinh đẹp đã dặn dò anh: “Dù anh có đi đâu xa, xa đến chín rộc mười
đèo, dù có gặp cô gái nào đẹp rờ rờ như cành cam chín vàng thì lòng anh cũng phải vững, đừng
có khi cứng khi mềm như tre non gặp cơn gió cuốn. Anh phải nhớ rằng ở bản Mường này, nơi
mẹ anh nằm ở móng tông (nhà lớn) sinh anh dưới sàn đốt hết một đống củi khô, trên nhà ăn hết
nửa bồ muối nướng, ở đó đã có người con gái dốc lòng đợi, dốc lòng chờ anh như vải lanh chỉ
nhuộm nước chàm xanh mới thấm… Anh phải về với người con gái đó. Người đó, những ngày
anh đi xa vẫn như nhìn thấy dấu chân anh trong con suối đục đấy…”.
Thế nhưng Rạng đã tạm biệt cô gái, tạm biệt những lời hẹn hò yêu thương (Lời hẹn hò đầu tiên
trong đời thì trời mưa nhớ lặng, trời nắng càng thương-con trai, con gái Mường Rạng đã nói vậy)
để trở về trận địa trước phép một tuần. Rạng kể cho Cầm nghe: “Mình ở nhà, đứng cứ bồi hồi,
ngồi lại không yên mỗi khi nghĩ tới các cậu. Bông rau ngọt ai bắt nên đắng, rừng lặng thế này ai
giục gió rung cây. Chỉ có bọn giặc bên đó, chúng độc như con rắn cạp nong, độc như con ong có
đốm. Hồi mình sang bên ấy với anh Tăng gặp con Trịnh Bảo Ngọc, phiên dịch cho thằng đồn
trưởng biên phòng đồn Hà Khẩu, trông nó mượt như con cáo cái. Nghe nó ăn vặn nói vẹo mình
bực cứ như cắn phải quả đào non trái vụ. Nó đã khiêu khích đồn biên phòng Nặm Chẩy. Nó phục
kích bắt cóc anh em mình ở đồn biên phòng Na Lốc. Nó bắn súng cối sang đồn I-Tý… Ta sang
đấu tranh buộc nó nhận tội. Nó lại ngang ngược nói: “Đó là biện pháp ngăn chặn tích cực, phải
trừng trị kẻ gây ra tội ác mới giữ yên biên cương…”. Nó đổi trắng thay đen… Mình cứ nghĩ tình
thế căng thẳng như thế này rồi thế nào cũng xẩy ra chiến sự. Mà đông ta đứng ở mũi nhọn tiền
tiêu giáp mặt với nó. Mấy hôm nay nghe đài nói nó khiêu khích nhiều, mình cứ sợ… các cậu…
-Sợ chúng tôi diệt hết phần giặc của anh chứ gì-Cầm nói chen vào.
-Ừ đúng thế đấy, Cầm ạ-Rạng cười vui.
-Thế anh Rạng đã vào thăm mẹ Thèn chưa?
-Rồi, mẹ vui lắm. Mẹ đỏ lửa rán ngay chiếc bánh dầy để dành từ hôm Tết. Mình có ăn hết bánh,
mẹ mới cho đi.
-Anh mang quà ra biếu mẹ không?
-Có. Cặp bánh chưng nếp rẫy thơm nức, ông bố mình buộc bốn lạt màu đỏ thắm. Mẹ cứ hỏi
mình cây quế ấy mang về trồng trên đất rừng Mường có sống không? Mình kể lại chuyện cây
quế đất núi Hoàng Liên mà mẹ bảo đem về trồng để càng thêm sâu tình, nặng nghĩa, để mùa
xuân hương thơm hoa quế nở trong ấy, mùa hè mùi cay vỏ quế trong ấy bay ra tận đất Lao Cai
này, cho cả bản Mường nghe. Mẹ cười vui lắm. Mình nhìn đuôi mắt mẹ như toả ra bao nhiêu là
tin vui, Cầm ạ!
Rạng và Cầm quý mẹ Thèn lắm. Mẹ Thèn là người dân tộc Tày. Nhà mẹ ở cuối phố Đầu Cầu
này, ở ngay sát bờ đông Nậm Thi. Mẹ nhận Rạng và Cầm là con nuôi của mẹ. Mẹ bảo rằng,
Rạng nhìn thất mặt trời trước Cầm nên Rạng là anh. Mẹ có hai người con. Anh con trai của mẹ
cũng là chiến sĩ biên phòng. Anh ở tận đồn A-Pa-Chải bên Lai Châu. Cô con gái út của mẹ làm
công nhân đóng dứa hộp ở tận nhà máy hoa quả Kim Tân. Ông bố thì đầu năm 1951 đã bị bọn
thổ phỉ Chấu Quang Lồ giết. Ngày ấy ông làm du kích. Mẹ ở nhà một mình. Lúc rảnh rỗi, Rạng và
Cầm thường xuống nhà chăm sóc mẹ, giúp mẹ trồng luống rau, rào cái bờ, trát bức vách hoặc
xách nước sông lên đầy bể để mẹ dùng. Mấy hôm truớc, Rạng và Cầm làm giúp mẹ cái hầm chữ
A để tránh đạn giặc bắn sang. Những khi trở trời, hoặc nghe đài báo tin có đợt gió bắc tràn tới,
Cầm lo cho mẹ viên thuốc ho, thuốc cảm sốt; Rạng tìm nắm lá sả, lá hương nhu, lá quế, nấu nồi
nước để mẹ xông. Mẹ Thèn quý Rạng và Cầm như con đẻ. Những hôm có nồi xôi nếp cẩm
thơm, có tấm bánh nếp ngon, có chiếc bánh dầy dẻo, mẹ thường để dành phần cho Rạng, cho
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Cầm. Mẹ Thèn trồng những cây thuốc quý: đương qui, tam thất, bạch truật, đỗ trọng… ở vạt đất
tốt bên mé sông. Mẹ bảo những cây thuốc đó, mẹ không bán. Mẹ cất rượu xèo, rượu ngô thật
ngon, tăm cứ sủi đứng lên, châm lửa vào chát thành ngọn xanh, ngọn vàng, mẹ mới đóng vào lọ
để ngâm những vị thuốc quí đó. Mẹ Thèn để dành rượu thuóc đó cho những đứa con người
Kinh, người Mường trực chiến trên trận địa dùng để có thêm sức khỏe. Có lần ngồi quanh bếp
lửa ấm, Rạng và Cầm nghe mẹ Thèn kể chuyện về những cây gỗ quý nhất ở miền đất núi Hoàng
Liên này. Giọng mẹ trầm và sâu lắng. Giọng của người từng trải, từng chứng kiến biết bao điều
vui, buồn ở vùng đất biên ải này. Rạng và Cầm ngồi nghe nhận thấy trong giọng nói của mẹ,
trong ánh mắt sâu lắng, trên gương mặt nhăn nheo của mẹ một nỗi lòng yêu quí vùng đất núi
Hoàng Liên này biết chừng nào. Mẹ bảo: khi già và chết đi, mẹ chỉ muốn mình biến thành hòn sỏi
để đắp cao thêm, làm vững chãi thêm vùng đất núi nơi mẹ từng sống; biến thành hạt đất để bồi
tốt thêm mảnh nương mẹ từng trồng lúa, trồng ngôi; hoặc biến thành hòn đá mài để con cháu
mài sắc mũi kim khâu mảnh áo chàm, thêu đường chỉ đẹp… Cầm và Rạng ngồi im. Các anh
chăm chú nhìn ngọn lửa bén cành thông sa mu, toả ra hương thơm nhẹ. Mẹ Thèn kể cho các
anh nghe về cây quế, cây sơn, về hương thơm ngát của gõ trầm sống trên núi cao, mọc trong
rừng rậm ở miền đất núi Hoàng Liên này:
-Các con ạ! Người Tày mẹ quý cây quế lắm. Người Dao sống ở lưng núi cũng có phong tục là
chọn đồi đất tốt trồng quế làm của hồi môn cho con gái đi lấy chồng. Cây quế tốt sống lâu năm
trong rừng rậ, ít người biết nó. Người Kinh, người Tày đều có câu nói vui tai: “Cây quế giữa
rừng, thơm tho ai biết, ngát lừng ai hay!”. Thế nhưng người Tày mẹ đi tìm quế thì cứ đứng
ngược chiều gió mà ngửi, mùi thơm từ phía nào bay đến thì phía ấy có quế tốt đấy con ạ! Cây
quế, từ vỏ, cành, lá, rễ, hạt đều làm được thuốc cả: thuốc ho, thuốc đau xương, thuốc đau mắt,
đau bụng; làm thức ăn, làm hương thắp, dầu quế đắt lắm. Bởi vậy người Tày, người H''''mông,
người Dao ở đây đều ví: người làm được nhiều việc tốt, điều lành, làm được nhiều việc có ích
cho dân, cho bản thì được xem như cây quế lâu năm đấy mà.
Hôm ấy, mẹ Thèn kể chuyện về cây sơn có nhựa đẹp và gỗ trầm thơm cho Rạng, cho Cầm
nghe. Mẹ nói rằng ở trong rừng rậm có cây gió bầu. Bản thân nó không có trầm hương. Khinào
cây bị nấm độc xuyên qua thì vỏ cây tiết nhựa chống loài nấm đó. Ở đoạn đó gỗ sẽ đẹp và có
mùi thơm. Đoạn đó là gỗ trầm hương. Cây già mục đi, đoạn gỗ đó còn mãi mãi. Khi đốt gỗ, gỗ có
hương thơm ngào ngạt. Nó quý lắm, đắt lắm. Mẹ Thèn bảo, ở bản Tày xưa nay ai từng chịu khó,
chịu khổ làm được việc lành, để tiếng thơm lại cho con cháu mai sau thì được ví như gỗ trầm
hương. Về cây sơn, mẹ Thèn cũng kể vui như vậy. Mẹ còn nói vui câu: “… một đồng, một giỏ
không bỏ nghề trầu; một đồng một bầu không bỏ nghề sơn”. Mẹ nói, ở bản Tày của mẹ, ai đẹp
người, đẹp nết và ăn ở với nhau có nghĩa có tình bền đượm thì được xem như cây sơn. Trong
câu chuyện vui, mẹ Thiền kể tối đó, Rạng và Cầm đều hiểu được cái ý sâu xa và thâm thuý của
mẹ. Bà mẹ người Tày muốn nói với hai đứa người Kinh, người Mường rằng: Mẹ muốn các con
của mẹ làm được nhiều điều lành, điều tốt để tiếng thơm lại mau sau, xứng đáng như cây quế,
cây trầm ấy…

Đêm ấy, Rạng ôm Cầm ngủ trong ngách hào trên lưng đồi Pháo Đài. Đồi Pháo Đài bên cạnh bờ
con sông Nậm Thì xanh trong, chia đôi biên giới. Con sông chỉ rộng hơn trăm mét. Bắc qua sông
là chiếc cầu Hồ Kiều. Bờ sông bên kia là tuyến phòng thủ của Trung Quốc. Thị trấn Hà Khẩu gần
tháng nay, giặc đã chuyển dân đi. Đường phố, nhà cửa đã trống vắng. Đứng ở đồi Pháo Đài nhìn
sang, Rạng đã thấy rõ giặc đào đường hào ngang dọc, hầm hố chi chít ở các chân đồi, bờ sông.
Chúng cấu trúc trận địa phòng ngự, bến, cầu vượt sông, bệ súng chĩa sang ta. Trên dải đồi cao
bờ sông trong những rặng cao su đã bị chúng đào khoét đất đỏ lòm như những ung nhọt lở
loét… chúng xây dựng lô cốt, đài quan sát, mở đường xe ô tô lên. Chúng chuyển pháo, cối lên
đó để bắn sang ta, khống chế những điểm cao của ta. Đêm đêm từ bên đó ánh đèn pha loang
loáng quét sang đất ta. Tiếng gầm, tiếng rú của xe tăng, xe xích nặng nề. Và hàng tháng nay, liên
hồi kỳ trận là tiếng nổ mìn phá đá mở đường rung đất núi. Rồi cả tiếng loa nữa, chúng chõ sang
hàng chùm, miệng loa to như miệng thúng, chúng chõ loa vào thị xã, chúng bắc loa dọc bờ sông.
Chúng ra rả nói xấu ta, xuyên tạc đường lối hoà bình của ta… Chúng rập rình họa binh đao đã rõ
ràng. Phía bên ta, đồi Pháo Đài là điểm cao án ngữ đầu cầu Hồ Kiều, án ngữ một phía đường
vào thị xã. Đồi Pháo Đài, cái tên đó những người già ở phố Lao Cai này đã kể lại cho Rạng nghe

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
rằng: ngày trước để chống tai họa tham lam của các triều đình phong kiến bên đó xâm lấn đất
biên giới ta các thời vua nước ta đã lập những đội quân trấn phòng biên ải ở đây và đóng trụ trên
ngọn đồi này. Thời nào quân xâm lăng tràn tới, chúng cũng bị sức kháng cự quyết liệt của quân
ta chặn đánh ở bờ sông này. Và, khi bọn thực dân Pháp cướp nước ta, triều đình Mãn Thanh đã
tiến hành một cuộc chiến tranh không tuyên bố rất ác liệt vào biên giới Việt Nam và cả vùng biển
trong những năm 1884-1885. Chúng hòng đòi sát nhập vùng Bắc Ninh, Bắc Giang, vùng tả ngạn
sông Hồng và lưu vực sông Thái Bình về đất Tầu. Không thực hiện được âm mưu xâm chiếm
lãnh thổ, triều đình nhà Thanh quay sang dùng nhiều thủ đoạn về quân sự, chính trị, kinh tế,
ngoại giao trong việc cắm mốc biên giới, nhằm lấn sâu về phía Việt Nam, đường biên giới vốn có
giữa hai nước. Qua đó, chúng đã chiếm mất của ta khu vực Giang Bình-Pha Khung ở đông bắc
Móng Cái; các tổng Bát Tràng, Kiến Duyên ở phía bắc Hoành Mô; tổng Đèo Luông ở Cao Bằng;
tổng Tu Long ở Hà Giang… Trên tuyến biên giới bộ, chúng cố giành lấy các ưu thế địa hình.
Từ đó, bọn Mãn Thanh, rồi bọn Quốc dân Đảng đã liên tiếp quấy rối hòng gậm nhấm dần từng
tấc đất vùng biên giới Việt Nam. Chỉ trong vòng 10-15 năm sau khi ký các hiệp ước hoạch định
biên giới Pháp-Thanh 1887-1895, lúc đó thực địa lập bản đồ chính qui, bọn thực dân Pháp đã
nhận thấy một số cột mốc biên giới đã bị mất hoặc bị Tàu xê dịch, nhiều đoạn đã lấn sang đất
Việt Nam. Viên giám đốc sở địa dư Đông Dương hồi đó đã kêu về tình hình trên: “Trước một
nước Trung Hoa hoàn toàn vô chính phủ, đặc biệt trong năm 1900, các đồn trưởng và quan lại
Trung Quốc đã gây ra cuộc “viễn du” của các cột mốc biên giới trên hầu hết toàn bộ đường biên
giới Bắc Kỳ-Quảng Tây. An Nam mất thêm một số vùng đất nữa”. Thời kỳ Tưởng thống trị, chúng
liên tiếp gây ra nhiều vụ lấn đất Việt Nam, chúng bất chấp các qui định pháp lý ghi trong côgn
ước 1887-1895.
Trong thư đề ngày 10-9-1947 gửi cao uỷ Pháp, một chuyên gia về địa lý đã bác bỏ những yêu
sách lấn đất mà Tàu đề ra: “Những tham vọng của nhà cầm quyền Trung Quốc là tuyệt đối không
thể chấp nhận được. Họ liên kết lòng dạ xấu xa nhất với sự ngu dốt hoàn toàn nên các kỹ thuật
viên bản đồ Trung Quốc cho rằng, những giải đất mà họ vừa tranh lấn được bằng cách dịch cột
mốc, là của Trung Quốc”.
Để ngăn chặn sự lấn chiếm của nước Tàu vào biên giới Việt Nam, từ lâu có pháo đài cố thủ ở
ngọn đồi biên giới này. Pháo đàu đã được xây và cải tiến nhiều lần. Cái pháo đài còn đến hiện
nay đã được xây bằng bê tông cốt thép vững chãi vào năm 19914. Và chiếc cầu có cái tên “Cầu
Hồ Kiều”, thì xưa tên thật của nó là cầu Trấn Phòng. Những cái tên “Cầu Trấn Phòng”, “Đồi Pháo
Đài” ở nơi địa đầu biên giới này đã nói lên cái địa thế hiểm yếu, cái tính chất quyết liệt luôn đối
đầu với giặc trong mọi thời thế ở đây. Đồi Pháo Đài nhô cao bên ngã ba sông, Sông Hồng chảy
về gặp sông Nậm Thi.
Trên quả đồi hiểm yếu đó là trận địa phòng thủ tiền tiêu của các chiến sĩ biên phòng. Phủ lên quả
đồi này là cả một mùa xuân biên giới: cây thông non đang mởn mơ là mới, mây trời bảng lảng
vướng vất nom như cây nến trắng; cây bồ đề, cây long não chen những cây quế đang đâm hoa
phảng phất mùi thơm nhẹ. Rất nhiều cây đào núi đang độ mùa hoa rực rỡ, mơ mận nở trắng
trông như sóng tuyết trong mây. Mới hôm qua thôi, ngày mồng 5, mồng 6 tết, bà con, các em
thiếu nhi lên thăm trận địa mang quà tết lên cho các anh. Những cô Vui, cô Hoa trong đội văn
nghệ thị xã kết nghĩa với trận địa đã hát cho Cầm, cho các chiến sĩ biên phòng ở đây nghe bài
“Khúc hát tặng người chiến sĩ gác đêm”.
… Ở bao đêm rồi mà anh vẫn thức, mắt sáng ngời chan chứa yêu thương, giữa núi rừng bừng
lên bếp lửa, khúc hát đêm nay, khúc hát yêu thương… Anh ở trong đêm nghe tiếng ru hời quê
mẹ, vọng gác vào đêm yên tĩnh vô cùng. Gửi lời các anh trăm nghìn khúc hát, mà âm vang nghe
khúc nhạc quê hương…
Cầm đã chép được bài hát có lời thơ đẹp đó. Các cô đã tập cho Cầm hát. Cô Hoa hỏi thăm Rạng
và khi biết Rạng được về ăn tết với bản Mường quê nha, cô Hoa gửi Cầm giữ cho Rạng gói kẹo
tết và dặn Cầm lúc Rạng về, Cầm nhớ hát bài đó cho Rạng nghe. Lúc chia tay, cô Hoa còn nói
vui với Cầm: “Cây đào có cành hoa nở đẹp nhất ở bên ụ súng đó, anh phải giữ trọn vẹn đấy nhé.
Đội văn nghệ chúng em dành tặng anh Rạng cây đào đẹp ấy đấy”.
Đêm 16-2, đêm mồng 6 tết, Cầm hát cho Rạng nghe bài hát đó. Hát xong Cầm cấu tai Rạng:
-Cô Hoa văn nghệ “đẹp rờ rợ như cành cam chín vàng” có cảm tình với Rạng đó, trông có bằng
người đã buộc chỉ vào tay và dặn Rạng không?
-Con mắt mình giờ nó hỏng đi rồi Cầm ạ. Mình trông các cô gái đều đẹp, đều thơm như rễ trầm,
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
như hoa quế và đáng quý như những lóng tre nạc cả thôi…
Đêm ấy, đêm 16 tháng 2, bên kia sông, phía đất giặc im ắng hơn bất cứ đêm nào. Rạng nằm hầu
như không ngủ. Trong ngách chiến hào có lớp cỏ khô trải dầy làm đệm, nhưng hơi đất, hơi đá
hai bên bờ núi xông ra, vẫn rét. Cầm nằm xếp thìa với Rạng. Rạng thường nói vui với anh em,
nằm như thế là nằm theo dạn con tằm non quấn trong búp lá, ấm lắm. Đêm ấy Rạng rầm rì kể
chuyện bản Mường cho Cầm nghe, ngoài trời sương muối đầy, gió núi hun hút. Rạng vốn biết
nhiều chuyện hay. Hàng ngày anh cứ rủ rỉ kể cho anh em nghe, Anh kể có duyên và cuốn hút
đáo để. Chuyện gì Rạng kể cũng gây ấn tượng vui cho cả tiểu đội, “Ít nhất là xua tan cái rét đi,
làm cho chiến hào ấm lên được hàng giờ”-Cầm thường nói như thế mỗi lần nghe Rạng kể xong.
Bên ụ súng của Rạng, trên cành đào xum xuê lá có “cô giao liên vui tính”. Nó hót, nó nhảy nhót
từ sớm đến tôi làm cho trận địa thêm vui. Ban đầu chỉ có Rạng gọi thế. Rồi cả tiểu đội cũng thấy
vui vui và cũng quen gọi thế. Đó là một con chim chào mào, hôm đi tuần tra Rạng bắt được trong
bụi ruối. Vừa mang về đến chân đồi, Rạng đã gọi tướng lên: “Có “cô giao liên vui tính” lên thăm
ta anh em ơi”. Cả tiểu đội tuởng thật chạy ùa ra. Rạng bỏ con chim đội mũ chào mào nhung vào
lồng và kể cho anh em nghe câu chuyện của dân tộc anh nói về mối tình của một đôi trai gái.
Rạng kể rằng, ở vùng Mường quê Rạng ngày xưa có chàng Hồ Liêu đẹp trai, săn bắn giỏi.
Chàng diệt thú dữ để bản Mường được yên vui. Những lần giặc phương Bắc kéo sang cướp
bản, phá rừng, nhiều tên đã ngã dưới mũi tên, lưỡi mác của Hồ Liêu. Một hôm Hồ Liêu ”vờ ấm
đầu”, anh cho con chào mào cái mũ đẹp để nói đội, nó đi mời cô gái đẹp nhất bản Mường, đẹp
như con ong chúa, đến thăm. Cô gái đó tên là Út Lót. Cô có ngón tay thon nhủ lá hành, cái lưng
cúi cắt lứa mềm còn như tầu lá mía uốn. Cô chưa mở tiếng đã hé miệng cười chúm chím như
đoá hoa cà chờ nắng sớm. Đôi lông mày cô cong như cánh trầu cuốn… Hồ Liêu dặn con chim
chào mào để nó nói với nàng Út Lót rằng: “Nếu em là chiếc nón đẹp, anh được đội thì không
ngày ngày mưa cho rách lá, không đội ngày nắng cho nát vành…”. Con chào mào đội mũ đẹp
đến hỏi nhưng nàng Út Lót không đến thăm người tình được. Út Lót đã gửi chào mào một gói xôi
gấc ngon tượng trưng cho mối tình đẹp của cô, mang về làm tin cho Hồ Liêu. Chào mào thèm
quá ăn vụng và còn nữa thì dấu vào đuôi. Vì vậy ngày này con chim chào mào đỏ một vùng đuôi
như thế này và nó hót rất hay, lại rất đa tình! Rạng cười. Anh giơ tay nhìn vòng chỉ rồi nói thêm:
“Không biết có phải vì tích đó không mà ngày nay cô gái Mường xinh đẹp buộc vòng chỉ đỏ thắm
vào tay cho mình, có lẽ đó là mầu đỏ ở nắm xôi gấc của Út Lót đấy”. Anh em biết Rạng bịa thêm
ra, và cùng cười vui vẻ…

Đêm nay trong ngách chiến hào, Rạng nằm không ngủ, anh lại kể cho Cầm nghe về chuyện bản
Mường của anh. Rạng bảo tết này bố anh vừa trong 70 tuổi. Ông uống rượu nhiều hơn mọi tết,
rồi ông nói với Rạng và bà con trong họ rằng: “Xưa, người Mường ta khổ lắm, thân đen như con
cua dưới đồng, nước mắt chảy hoài như cơn mưa tháng chín, nhìn ra bốn phương rừng chỉ thấy
gió lớn nặng sương. Đêm nằm lo, lưng không bén giường, ngày rủ nhau vào rừng kiếm củ mài
như đàn ong đi tìm nhuỵ hoa, con gái Mường thì má quả trôi, môi quả trám. Người Mường ta
phải chịu kiếp chết khô như cây tre, chết trên đồng liều thân cho quạ, chết dưới suối liền xác cho
cá mương mương… Thời ấy qua rồi, bản Mường ta ngày nay, người Mường ta ngày nay vui lắm
rồi. Ở xóm thì vui lắm, lành nhiều. Về nhà thì vui từ sân, vui lên nhà. Ngoài đồng thì lúa tốt đằng
đằng, khóm trúc xanh, khóm trúc vàng đều như biết hát… Người Mường đã như con cá gặp
khúc sông sâu, như con trâu gặp mùa cỏ tốt. Con gái cứ đẹp như ong chúa cả thôi. Người
Mường nhìn thấy nhau là nhìn thấy nụ cười như mùa xuân đi ra ngả rừng nào cũng nhìn thấy
hoa nở. Thằng Rạng và lớp con trai Mường ta lúc nhỏ là con của xóm bản, lớn lên là con dân,
con Đảng. Chúng mày phải theo Đảng, đi giữ cho người Mường ta mãi mãi cuộc sống như thế
này. Cuộc sống không bao giờ phải đi tìm củ mài trong rừng rậm nuôi nhau nữa. Cầm cũng hầu
như không ngủ. Cầm chăm chú nghe, Rạng lại kể: Người Mường mình có câu chuyện cảm động
lắm về lịch sử củ mài. Ngày xưa bản Mường mình có một nhà đông con, bố mẹ không nhớ hết
tên từng đứa. Người chồng tên là Đang, vợ tên là Pang. Vợ chồng tần tảo làm nương ruộng nên
không đến nỗi túng thiếu. Nhưng lúc ấy có bọn giặc phương Bắc sang cướp nước ta. Chúng độc
ác, chúng cướp hết lúa ngô trong nhà, cướp cả giống lúa màu sau. Vợ chồng phải vào rừng tìm
rêu đá, lá cây về nuôi con. Các con đói, suốt ngày cứu kêu: “Đói lắm bố mẹ ơi”. Thương con, vợ
chồng tránh mắt giặc, xin lúa giống, lên rừng phát rẫy tỉa lúa. Ở nhà đàn con đói quá kéo nhau ra

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
rừng kiếm ăn. Suốt đêm chúng kêu “Đói lắm bố mẹ ơi”. Trong rừng nghe tiếng con kêu, vợ chồng
Đang, Pang lòng đau như cắt, càng căm thù lũ giặc phương Bắc, vợ chồng thay nhau nói với
con: “Các con ơi lúa đã lên xanh. Các con ơi thù giặc đừng bao giờ quên”. Đến ngày lúa chín, cả
hai vợ chồng đã kiệt sức, nhưng khi nghe tiếng đàn con kêu đói thì đều gắng sức nói to: “Các
con ơi, lúa đang chín”… Và khi mẻ gạo đầu tiên đã giã xong thì hai vợ chồng đồ ngay một chõ
xôi lên, chia ra từng nắm, giấu lũ giặc đem ngay về nhà cho các con. Nhưng khi về đến nhà thì
không thấy đứa con nào nữa. Nhưng, từ rừng sâu vẫn vọng về tiếng kêu “Đói lắm bố mẹ ơi”. Hai
vợ chồng thương con, vừa khóc vừa khiêng rá xôi vào rừng vẫn không gặp con. Hai người kiệt
sức không thể theo tiếng vọng của núi rừng mà tìm con được nữa, liền đặt rá xôi xuống và cố gọi
“các con ơi ra đây với bố mẹ mà ăn xôi”. Tiếng gọi vừa dứt thì đàn chim từ các ngả bay đến đậu
đen cả khu rừng. Chim hót “Đang, Pang, Đang Pang! Chúng con ăn quả đã quen, còn xôi xin
nhường bố mẹ”. Lúc đó hai vợ chồng mới biết đàn con của họ vì đói quá đã hoá ra chim cả rồi.
Già yếu, vừa thương xót con, vừa căm thù lũ giặc phương Bắc bắt người Mường phải sống kiếp
chim, kiếp thú, vợ chồng gục đầu vào rá xôi mà chết. Thấy bố mẹ chết thảm quá, đàn chim kêu
vang rừng rồi lấy những nắm xôi đắp mồ cho bố mẹ. Về sau, chỗ chon hai vợ chồng Đang, Pang
mọc lên một loại cây lạ, có củ. Củ có bột trắng và luộc chín thơm dẻo như xôi. Đó là củ mài.
Người Mường chúng mình nói rằng vợ chồng người nghèo khổ đó đã hoá ra củ mài để cứu
những người cùng cảnh như mình. Còn đàn thì hóa ra chim Đang, Pang thường kêu vang rừng
vào mùa lúa chín để nhắc lại cảnh khổ của bố mẹ ngày xưa, và nhắc người Mường đừng bao
giờ quên mối thù đối với lũ giặc phương Bắc đã tràn xuống cướp nước ta, ức hiếp dân ta.
Cứ 10 phút một lần, đài quan sát lại đều đặn báo về trận địa “Bên kia sông vẫn im ắng. Một sự im
ắng khác thường”. Rạng ôm lưng Cầm thiu thiu ngủ. Nơi ngã ba của hai dòng sông Hồng và
sông Nậm Thi nước vãn xoáy réo. Càng gần về sáng, trời biên giới càng đầy mây, sương.
Bỗng giặc dội pháo sang. Bọn ăn cướp đã bất ngờ tiến công ta. Chúng bắn đủ các loại pháo,
súng cối, cả tên lửa H12 sang. Trong phút chốc đất trời vùng thị xã Lao Cai như vỡ tung ra ngập
chìm trong lửa khói và tiếng nổ. Lửa cháy ở Kim Tân, lửa cháy ở Vạn Hoà. Tên lửa phá sập nhà
máy điện, phá nổ nhà máy hoa quả. Tên lửa nổ trên những điểm cao chúng nghi có trận địa
phòng thủ của ta. Đồi Pháo Đài bị hàng ngàn phát đạn pháo và tên lửa cầy xới, thiêu đốt. Địch
định dùng lợi thế ban đầu đánh dập đầu ta. Đội trưởng Táng hạ lệnh: “Ấn nút”. Khối bộc phá nổ
dậy như sấm. Chiến sĩ biên phòng của đơn vị Rạng đánh sập cầu Trấn Phòng. Rồi pháo ta lên
tiếng đánh trả. Cầu phao giặc bắc qua sông Nậm Thi bị gãy. Xe pháo giặc đổ nhào xuống sông.
Trong những giây phút đầu tiên đó, biết bao sự ác liệt đã xẩy ra ở xung quanh chân đồi Pháo Đài
này. Lợi dụng ư thế ban đầu, giặc Bắc Kinh cố sống, cố chết liều mở nhiều đường vượt sông
tràn vào thị xã. Từ chiến hào trên đồi Pháo Đài, Quách Văn Rạng đứng nhìn xuống bờ sông. Đất
dưới chân anh chao đảo như đưa võng. Xung quanh anh mịt mù lửa khói. Pháo đài phòng thủ
được xây dựng trước đây, giặc Bắc Kinh đã bắn sập ngay từ sáng sớm 17. Cây thông sa mu,
cây dẻ, cây quế bị đạn pháo phạt đổ ngổn ngang trên đồi. Và những cây mận đang nở hoa trắng
chát đen vì đạn tên lửa. Cây đào núi đẹp nhất trận địa đang nở rộ, cây đào mà cô Hoa và đội văn
nghệ ngày tết lên thăm trận địa nói rằng để dành tặng Quách Văn Rạng trong dịp xuân này, nay
bật gốc nắm bắc qua đoạn chiến hào sụt lở. Xa tý nữa, ở chân đồi, phố Đầu Cầu lửa đang bốc
cháy ngùn ngụt. Rạng không nhìn rõ gì ngoài 30 mét, vì sương mây dầy, vì khói đạn. Đứng bên
Rạng là chiến sĩ Lê Hồng Cầm. Khẩu B.40, Cầm vẫn nắm chắc. Rạng và Cầm không nói ra,
nhưng cùng chung một điều lo lắng. Mẹ Thèn bây giờ ở đâu. Nhà cửa của mẹ có bị giặc đốt phá
không… Trong giây phút đó, giây phút đứng trong chiến hào khói lửa mù mịt, dưới làn đạn pháo
của giặc, bỗng các anh nhớ lại, hình dung lại khung cảnh vùng đất trời Lao Cai này. Vùng đất
ngày đêm các anh canh giữ, bốn mùa như được dọn lại trong một ngày. Những buổi bình minh
êm ả, những chiều hoàng hôn sương trắng, những buổi trưa nắng rừng ấm áp, có bóng dánh
của mùa hè và ban đêm gió lạnh của mùa đông. Các đỉnh núi cao xung quanh mây sương phủ
như bọc chóp trắng. Từ thung lũng, sớm sớm mây như bông mới bật tuôn lên vá vào các mái
núi. Và chiều chiều, mây lại thu về thung lũng trông như biển sóng trào… Mùa xuân, ở vùng núi
non Lao Cai, hoa đào rực rỡ, hoa mận hoa lê trắng như tuyết, hoa xèo trên nương nở đủ bảy sắc
cầu vồng, núi non mơn mởn một mầu chồi non lá mới ve vuốt mắt nhìn. Dưới chân đồi, dòng
Nậm Thi hiền hoà xanh trong in bóng hoa, bóng núi, con đường “hữu nghị” màu son chạy ven
bờ, nom như hai đường chỉ mầu thêu viền trên tà áo. Thoảng trong gió núi, hương hoa quế ngạt
ngào từ những đồi quế bà con người Dao trồng làm của hồi môn cho con gái bay tới. Xa hơn tý
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
nữa là những khu “rừng cấm” xanh non lộc biếc của người H''''mông. Ở đó, buổi sớm, buổi chiều,
tiếng chim kêu như dàn nhạc lớn: tiếng chim chính uỷ núi gù ấm ngọt, tiếng chào mào ngập
ngừng, tiếng sáp sậu rộn rã, tiếng chích choè líu lo, tiếng con chim xanh véo von thánh thót, tiếng
con khướu hót bổng trầm như muốn báo tin vui cho bầu bạn biết: nó sắp có lứa đôi hay đang làm
tổ mới… Và, ở đó trong màn sương sớm thường rộn lên tiếng gà rừng gáy nghe lanh lảnh như
tiếng kèn đồng. Những lúc ấy, trong ngách chiến hào, Rạng thường nói với Cầm: “Không biết
con gà rừng nó có linh cảm thế nào mà biết được trời sắp sáng nhỉ? Nó ngửi được hơi sương
lạnh buổi tàn đêm, hay nó có giác quan đặc biệt mà từ đỉnh núi Hoàng Liên này nhìn thấy ánh
bình minh dậy sớm”.
Xa tý nữa là dải đất Mường Khương. Ở đó tên các bản của người H''''mông nghe thật hùng vĩ:
bản Mặt Trời Mọc, bản Lưỡi Dao Sắc, bản Vàng Bạc, bản Mía Ngọt, bản Vách Đá Lớn… Ở đố,
quê hương của người H''''mông ngày đêm vui tiếng khèn bay lượn trên đồi cao, lũng rộng. Ở đó
có biết bao thiên anh hùng ca của người H''''mông chống giặc Hán sang cướp bản, phá rừng. Ở
đó có những chàng trai “đẻ bên cửa bếp, chết trên cửa trời”, cưỡi ngựa, lưng đeo súng, tay cầm
đàn môi, lấy núi làm thang bắc lên thăm cô gái trong ngày hội “Xây xán” mùa xuân… Xa hơn tý
nữa là vùng Xín Mã Cái, có núi đá hoa cương Lũng Phúng. Núi cao nghìn mét rực rỡ trong nắng
xuân, che chắn ngọn gió độc từ phương Bắc lùa sang. Núi đá hoa cương như cái mốc thiên
nhiên trên biên giới. Trên đỉnh núi đỏ thắm lá cờ Tổ quốc. Bà con mười dân tộc ở đây đã nói: “Từ
đó là đất nước Bác Hồ”… Phía xa bên kia cầu Cốc Lếu, phía bản Vai, bản Quang, Mường Hum,
Mường Vi… là bản của người Giáy. Nơi ấy, mỗi ngọn cỏ, mỗi càng hoa đều thấm đậm câu hát
ân tình “Hỏi cây mận hoa trắng, hỏi cây đào hoa hồng, hỏi cây dẻ bờ ao, hỏi cây lát bờ suối…
ngày ngắn em nhớ ngắn, ngày dài em nhớ dài. Ngày ngắn em nhớ anh hai lần, ngày dài em nhớ
anh ba lần…”.
Khung cảnh vùng đất trời Lao Cai khoảnh khắc như hiện lên trong tầm mắt của Rạng, của Cầm.
Các anh yêu quý nó. Nó đã gắn bó với chiến hào, với trận địa của các anh. Đất biên giới là quê
hương của các anh. Trận địa, chiến hào là nhà của các anh. Tổ quốc, gần gũi nhất của các anh
là đó. Nhân dân gần gũi và đùm bọc các anh là ở đó…

Rạng áp má xuống đất mép chiến hào nghe. Trong tiếng nổ chát chúa của đạn pháo tiếng rít xé
gió của tên lửa… Rạng nhận ra có tiếng ì ầm rung đất núi. Tiếng rung đất mỗi lúc một gần hơn,
mạnh hơn… Rạng khom người chạy về phía đội trưởng Tăng:
-Báo cáo đồng chí, có lẽ xe tăng giặc đã vượt sông tiến vào thị xã.
-Từ hướng nào?
-Theo tôi, cầu Hồ Kiều đã sập, chúng sẽ bắc cầu phao phía bản Phiệt. Chúng vòng phía sau ta.
Anh đội trưởng cũng đã nhận ra tiếng rung đất của xích xe tăng giặc phía đường vào thị xã Lao
Cai. Anh nhìn về phía đó qua làn khói và mây sớm dầy đặc.
-Chúng định hất điểm cao này xuống bờ sông!
-Tôi xin chặn đánh.
Đội trưởng Tăng nhìn Rạng. Trong ánh mắt của anh có chút đắn đo: “Rạng vừa về trận địa tối
hôm qua. Sức khỏe Rạng thế nào, đã nên để Rạng đi chưa”. Tăng là người giới thiệu Rạng vào
Đảng. Tăng hiểu Rạng lắm. Sau lễ kết nạp Rạng trong chiến hào, Tăng gợi ý Rạng nên về nghỉ
phép. Rạng nên đưa niềm vui lớn này của mình về báo cáo với gia đình, với bản Mường trong
dịp tết để bố mẹ và bà con càng vui hơn. Rạng do dự, rồi anh trả lời Tăng: “Tình hình biên giới
đang căng thẳng, hàng ngày giặc cứ gườm gườm nhìn sang ta, chúng gây sự lúc nào không
biết. Đơn vị ta đang phải tăng cường bảo vệ, sau tết tôi nghỉ phép cũng không muộn. Nếu tôi về
phép dịp này lỡ xảy ra chuyện gì rồi như sấm động ở cuối núi đầu rừng tôi biết đơn vị ở đâu, biết
nguồn nào chụm vào suối nào mà tìm”. Tăng cười: “Rạng cứ yên tâm về ăn tết vui vẻ với bản
Mường. Tôi biết đã bốn, năm tết nay Rạng xa nhà rồi đấy. Ở nhà, Rạng chăm nghe tin trên đài
phát thanh nhé. Nếu có chuyện gì xẩy ra thì về nhanh với anh em, đừng chờ điện của đơn vị”.
Rạng đã làm đúng lời dặn dò đó của đội trưởng Tăng. Anh trở về trận địa trước khi trận chiến
đấu xẩy ra gần 40 tiếng đồng hồ.
Đoán trước ý đắn đo của đội trưởng, Rạng đứng nghiêm nói to:
-Anh cho tôi đi và để Cầm hiệp đồng yểm hộ cho tôi.
Sự đắn đo, phân vân biến đi trong ánh mắt của người đội trưởng. Anh nói gọn:

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
-Được. Lập công xuất sắc, Rạng nhé.
Rạng vác khẩu B.40 và mang theo khẩu AK đã lên đạn. Chiến sĩ Lê Hồng Cầm dắt lựu đạn
quanh mình, anh mang thêm bốn quả đạn B.40 sau lưng và tay xách khẩu AK. Hai người tụt
suống dốc núi. Rạng quay lại nhắc Cầm: “Bám sát mình nhé”. Giặc từ bên kia sông đã chuyển
tầm bắn. Đạn pháo, đạn tên lửa rít lên xé gió, bay qua đầu hai người nổ ở phía Vạn Hoà, phía
nhà máy điện, nhà ga. Rạng chạy trước. Anh rẽ cây đổ, anh luồn quần áo cành gẫy nhẩy qua
hầm hào sụt lở. Rạng thoăn thoắt, thoăn thoắt. Người Rạng cong lại, anh nhảy những bước cực
dài. Lúc ấy Cầm mới biết hết tài của anh con trai Mường giỏi săn thú ở đất rừng Thanh Hoá.
Cầm đã nghe Rạng kể rằng, ngày ở nhà, Rạng đã làm được đủ loại bẫy để bắt chim, bắt thú.
Rạng làm bẫy răng cưa kẹp chân để bắt hổ, bắt nai; Rạng làm bẫy gài súng, bẫy sụt hầm để diệt
lợn rừng ra phá lúa; Rạng làm bẫy cần có dây thắt vào cổ đẻ bắt gà gô, gà lôi ven rừng… Có lần
một con hoẵng bị bẫy kẹp chân, kêu vang rừng và tha cả bầy chạy, Rạng cầm dao rồi nghe theo
hướng rừng có tiếng hoẵng kêu mà chạy tìm. Rạng băng qua rừng lau rậm, băng qua rừng vầu,
băng qua bãi cỏ tranh. Rạng chạy tắt rừng đón đầu con hoẵng. Gặp hoẵng rồi, hoẵng ra sức
chạy, Rạng cầm đuôi ra sức kéo lại. Người và hoẵng giằng co với nhau, quần nhau nát cả vạt cỏ.
Con hoẵng kiệt sức chịu thua Rạng. Ở bản Mường của Rạng mỗi lần nghe tiếng nai kêu thảng
thốt trong rừng vắng, hoặc tiếng hoẵng “tác” hay gà gô gáy trên nương là bà con lại cười, lại gọi
Rạng: “Rạng ơi, con thú nó đang van lậy mày tha cho nó được sống đấy”…
Cầm gắng sức chạy theo cho kịp Rạng. Anh ngã dúi dụi vào một cây dẻ bật gốc. Rạng quay lại,
anh nhảy qua quả pháo giặc vừa bắn sang không nổ, đỡ Cầm dậy. Rạng xách luôn cho Cầm
khẩu súng Ak để Cầm chạy theo kịp anh. Sắp đến dốc “Máy nước” đầu thị xã thì Rạng đã nghe
tiếng rú của xe tăng giặc gần lắm rồi. Tiếng xích nghiên xuống đường đá làm cho đất núi dưới
chân Rạng như rung lên bần bật. Nhưng Rạng chưa nhìn thấy xe tăng vì đường ngoằn nghèo
chạy ven núi và phía trước là bờ cây của dải đồi thấp che khuất. Rạng đứng lại nhìn đoạn đường
mờ trong khói súng, nói với Cầm:
-Nó chạy từ hướng này vào thị xã?
-ĐÚng, vì cầu phao ở phía bản Phiệt mà.
-Vị trí bắn chỗ này được không, Cầm?
Đó là một mỏm đồi nhô ra khiến con đường phải uốn cong sang bên. Và chỗ anh đứng chiến đấu
với tim đường một đoạn thẳng. Cầm nhìn rồi trả lời:
-Được.

Rạng bắc súng B.40. Anh lấy chạng ba của cây dẻ làm bệ tỳ. Anh chọn quả đạn lắp vào đầu
súng, chờ. Rạng lên đạn khẩu AK để bên cạnh. Liền bên đó, sau một gờ đất nhỏ, Cầm nằm
giương súng AK chờ mục tiêu. Cầm bẻ ngọn lá che mũi súng. Anh chăm chú nhìn xuống đoạn
đường phía trước. Đoạn đường đá đẹp và thẳng tắp là cửa ngõ đi vào thị xã Lao Cai. Những
mùa xuân trước, mùa trồng cây xanh tươi đất nước, đoàn thanh niên đơn vị biên phòng của Cầm
cùng với thanh niên thị xã đã trồng nên, đã chăm chút những hàng bạch đàn, những hàm lim
xum xuê hai bên. Có nhiều cây đã chứng kiến những kỷ niệm đẹp đẽ của tình bạn trồng chung
cây trong buổi đầu gặp gỡ. Có nhiều cây ở thân còn đẹp dòng chữ khắc tên, khắc lời hẹn hò của
đôi lứa về ăn phiên chợ, gặp nhau… Giờ đây hàng cây đã bị đạn giặc phá đổ, đã phạt cụt ngọn,
gẫy cành, tên lửa giặc đã đốt cháy đen. Đoạn đường ấy mấy hôm trước đây, các chị người
H''''mông mặc váy hoa, đội vòng khăn hoa đẹp như đàn bướm hoa xoè bay giữa mùa sấm mới,
đuổi ngựa thồ hàng về thị xã, về ăn phiên chợ tết. Những đàn em bé người Giáy, người Tày,
người H''''mông đi học qua đay ríu rít tiếng nói, tiếng cười trong mỗi sớm, mỗi chiều nghe vui như
bầy chim núi. Trên đoạn đường ấy, hàng ngày, những đàn ngựa thồ nặng muối thơm, vải đẹp,
chăn ấm, thuốc men, phong thư, tờ báo… lên vùng cao cho bà con ở tận Pha Long, Mường
Khương… Và nữa, trên đoạn đường ấy những chuyến xe chở người lên mở mang nông trường
làm giàu cho đất nước; rồi từ đó, xe lại chở nặng dứa thơm, chè ngon, mận hậu, lê thơm đủ năm
mùi đất Hoàng Liên, về xuôi. Đoạn đường ấy Cầm và các chiến sĩ biên phòng thường nói vui là
đoạn đường chở mùa xuân đến sớm với miền xuôi, chở nặng ân tình từ vùng xuôi lên đất núi.
Giờ đây, Cầm đang chờ xe giặc trên đoạn đường ấy… Cầm nhìn về phía sau. Lửa từ mé nhà ga
đang cháy ngùn ngụt. Nhà cửa của khách sạn sập đổ… Xa hơn tý nữa là ngọn khói đen đang
bốc cao từ phía nhà máy điện, là lửa đang thiêu đốt xóm Vạn Hoa… Giặc Bắc Kinh đang đốt phá

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
đất nước ta. Mồ hôi, công sức và xương máu của bà con ta, chắt chiu, tằn tiện bao năm trời nay
giặc đang biến nó thành tro bụi… Cầm cảm thấy đau đớn, xót xa và căm giận lũ giặc. Trong
khoảng khắc ấy, Cầm cảm nhận thấy mảnh đất anh nằm đây, bên cạnh Rạng, nó thiêng liêng
lắm, quý báu lắm. Nó như là máu thịt của anh. Mỗi ngọn cỏ, mỗi cành lá, mỗi viên sỏi, hạt cát…
đều như đang quắc mắt nhìn Rạng, nhìn anh đang nói với các anh: “Các anh hãy cứu lấy, giữ lấy
chúng tôi. Chúng tôi là một phần của Tổ quốc Việt Nam mà các anh yêu quý. Hay các anh
Campuchia tâm chạy lui để mặc chúng tôi cho lũ giặc Bắc Kinh dầy xéo…”. Thứ ngôn ngữ ấy chỉ
có người lính như các anh lúc ôm khẩu súng nằm chờ kẻ thù đến mới hiểu nổi. Đó là lời nói rung
động nhất, thiêng liêng nhất, đối với anh, đối với Rạng. Trong tiểu đội, Cầm và Rạng gắn bó với
nhau như ruột thịt. Cầm yên Rạng, quý Rạng. Rạng và Cầm ngủ chung với nhau trên đệm cỏ,
trong một ngách hào, chia cho nhau bất cứ một thứ gì có thể chia sẻ được, từ lá thư nhà gửi đến
cùng đọc đến tấm bánh nếp bà mẹ dưới phố gửi lên cùng chia nhau. Cầm và Rạng thường nói
với nhau, nói với anh em trong tiểu đội rằng: Người Việt của Cầm và người Mường của Rạng
nguồn gốc xa xưa vốn là anh em ruột thịt, gần nhau lắm, là hai ngành của một gốc chung… Cái
thuở xa xưa ấy có một nàng tiên tên là Ngu Cơ vốn là con Hươu Sao xinh đẹp. Hươu Sao Ngu
Cơ một lần ra uống nước bên dòng suối mát, tình cờ gặp chàng Cá Chép đẹp trai. Chàng vốn là
Long vương (vị chúa tể dưới nước) hôm ấy bơi lội rong chơi ngắm cảnh trần gian. Đôi bên gặp
đã tưởng chừng không dứt ra được. Hươu Sao và Cá Chép liền kết duyên vợ chồng. Ăn ở với
nhau ít lâu bên bờ suối, Hươu Sao có mang. Năm ấy trời đạn hạn, dòng suối khô cạn cả. Giữa
lúc trời nắng chang chang, Hươu Sao mệt nhọc, nàng đến một gốc cây bên suối nằm vật vã, lần
lượt sinh được một trăm con: năm mươi trai, năm mươi gái. Lũ con vừa đẻ ra đã kêu khóc đòi
ăn, đòi uống. Từ mấy hôm không có giọt nước nào vào bụng nên bầu sữa của Ngu Cơ đã lép
kẹp. Còn chồng nàng-chàng Cá Chép, thì từ khi lòng suối cạn khô, đã bỏ đi vùng vẫy những nơi
sông cả, vũng sâu. Khi Cá Chép trở về nhìn thấy đàn con đói khát giữa lúc trời làm hạn hán kéo
dài, có cơ chúng chết hết. Cá Chép bàn với vợ: “Nàng là Hươu Sao thích chạy nhảy trong rừng,
ta là Cá Chép thích tung tăng dưới nước, lối sống không hợp nhau, âu chia đôi đàn con vậy…”.
Nói rồi vợ chồng ngậm ngùi, từ biệt nhau. Chàng Cá Chép dẫn năm mươi con bơi thẳng ra miền
cửa sông, ven biển lập ra dòng vua Áo Vàng, trấn giữ miền biển đông. Ấy là tổ tiên người Việt
của Cầm. Nàng Hươu Sao dẫn con lên sinh sống trên miền đồi núi, rừng già lập ra dòng vua Áo
Chàm trấn giữ miền đất núi. Nàng trị nước rất anh minh, trăm họ ai nấy đều vui sướng. Ấy là tổ
tiên người Mường của Rạng… Đã mấy lần rồi, Cầm rủ Rạng về quê anh chơi. Rạng định rằng
nếu biên giới yên ổn, thì mùa hè này, còn bẩy ngày phép nữa, anh sẽ vè thăm nhà Cầm. Cầm
hẹn lúc ấy, Cầm sẽ chiết cho Rạng giống cây lòng đỏ trứng gà của nhà Cầm. Cây có quả to và
ngon. Cầm nói, mùa quả chín trông đẹp như những trái tim vàng treo trước mắt. Quê Cầm ở bên
con sông Châu Giang, một vùng quê trù phú có bãi đay xanh ngát bên sông; có hàng nhãn lồng
quả to và ngon, mật cứ như ứa ra ngoài lớp vỏ mỏng. Cầm thường nói với Rạng, quê anh có
xưởng dệt thảm đay, gần hai trăm cô gái trong làng qui tụ về đó. Người đẹp lại khéo tay, dệt ta
tấm thảm hoa nổi, hoa chìm cứ tuơi roi rói trên lớp đay thơm... Cầm còn nói Rạng, quên anh có
xưởng mộc đóng tủ chè, trong xưởng có nhiều ông thợ giỏi nghề chạm trổ cổ truyền. Trong con
chuột, con chim các ông chạm gắn ở rèo tủ, chú mèo hoa vồ rồi mới biết đó là chuột gỗ. Suốt
ngày người cả xóm nghe tiếng đục, tiếng chàng, tiếng bào gỗ, tiếng đổi vàng ăn cưa, vui lắm.
Nhà Cầm ở bên trường cấp ba, trường đó năm nào cũng có học sinh giỏi đi thi toàn quốc về môn
văn. Cầm học ở trường đó. Cho đến nay anh vẫn quý nhất và nhớ mãi cô giáo Kim Oanh vợ chú
bộ đội quay phim (Cầm vẫn quen gọi thế) dậy môn sử ký. Tiếng cô giảng ngọt ngào và có sức
truyền cảm lắm. Cầm mê nhất là những giờ được nghe cô kể chuyện về các anh hùng quân đội;
chuyện ông cha ta đánh giặc giữ nước… Giờ đây ngủ trong chiến hào nhiều đêm Cầm vẫn mơ
anh đang được ngồi nghe cô giáo giảng bài… Cầm nói với Rạng, nếu về thăm quê Cầm thì chắc
Rạng sẽ thích lắm. Rạng muốn mua gì để làm kỷ niệm đưa lên bản Mường, Cầm sẽ tìm mua
bằng được, sẽ đưa lên đến nơi cho Rạng… Trong giây phút đó, Cầm nhớ đến tất cả… Tiếng bà
mẹ gọi Cầm, tiếng cô bạn học cùng lớp mà Cầm thường gửi cặp sách đưa về để anh đi đá bóng;
tiếng anh em kể chuyện vui trong chiến hào; tiếng “cô giao liên vui tính” hót… Tiếng hát của cô
Hoa, cô Vui: “Anh ở trong đêm nghe tiếng ru hời quê mẹ… Gửi tới anh khúc hát yêu thương…”
sao tình cảm thế, ấm lòng thế… Tất cả đang quấn quýt xung quanh Cầm đây, quanh mảnh đất ở
cửa ngõ Lao Cai này, Cầm và Rạng đang ôm súng nằm chờ giặc. Tất cả đang trông chờ các
anh, đang thì thầm, đang thôi thúc, đang kêu gọi các anh.
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Không chiếm được mỏm đồi nhỏ án ngữ đường vào thị xã, giặc bỏ. Chúng thúc quân tiến vòng
sâu vào phía sau lưng: phía Phố Mới, Nhà Ga. Chúng cô lập mỏm đồi. Chúng thiết lập vòng vây
xung quanh mỏm đồi. Chúng chõ loa từ ba phía lên gọi nheo nhéo: “Hỡi các anh bộ đội Việt
Nam. Các anh đã bị vây chặt bốn phía. Các anh chống lại quân giải phóng Trung Quốc hùng
mạnh chỉ như lấy cỏ non chống trời, như lấy chứng chim sẻ chọi với đá Thập Van Đại Sơn. Các
anh nên ra hàng thì không những không bị trừng trị mà còn được các cấp chỉ huy quân giải
phóng ban thưởng xứng đáng”(!).
Rạng nói với Cầm:
-Cầm thấy không, không làm gì được mình, thì chúng lại dở trò lừa phỉnh, dụ dỗ mình. Cầm ạ,
nghe bọn giặc Bắc Kinh nói, mình lại nhớ ông bố mình có lần kể chuyện về người Mường ở vùng
Giao Lão, Dựng Tú (Lam Sơn). Ở đó bà con đã tôn Lê Lợi, Lê Lai là Đạo Cham, (thủ lĩnh cầm
đầu vùng Mường). Người Mường đã giúp lương thực nuôi quân, đào hào đắp lũi, xây căn cứ
chống giặc Minh. Bao lần người Mường che chở Lê Lợi và nghĩa quân thoát khỏi những cuộc
vây quét của giặc… Ông bố mình nói rằng: “Từ xưa tổ tiên người Mường đã dạy: đừng nghe lời
vịt. Nghe lời vịt thì mất trứng, nghe lời gà thì mất vườn, nghe lời bọn giặc thì chỉ có mất nước
thôi”. Đúng thế đấy Cầm nhỉ!
Phía chân núi, bọn giặc vẫn lải nhải kể chuyện đã tiến quân đến đâu, đã chiếm vùng đất nào. Và
chúng bịa ra những đơn vị của ta tan rã… Trong chiến hào, Rạng xé vạt áo của anh băng vết
thương cho Cầm. Bắp chân phải của Cầm đã sưng to lên. Máu chảy nhiều. Máu thấm đỏ cả một
đám đất nơi ụ súng. Cầm bị mất nước. Đôi môi anh khô nẻ. Hai hố mắt trũng sâu. Nước da anh
rám khô. Giọng anh nói như lạc đi. Rạng rất thương Cầm. Anh biết Cầm đã nén nhịn lắm. Cầm
biết hai ngày nay rồi không còn gì để ăn nên anh cũng không kêu khát nữa. Anh biết rằng, nếu
anh kêu chỉ làm Rạng thêm lo lắng mà thôi. Vì bếit tìm nước ở đâu trên mỏm đồi đạn cày xới và
bốn bề giặc đang vây này. Rạng đặt tay lên vết thương Cầm, nóng ran và mạch máu giật mạnh.
Rạng thương Cầm trào nước mắt. Rạng nhìn ra vùng đồi bị tên lửa đốt cháy đen, anh muốn tìm
sợi dây “vú trâu” trong lòng có dòng nước ngọt; cây chuối rừng để lấy nõn, hay một nắm lá chua
cho Cầm nhai để đỡ được cơn khát cháy cổ này. Nhưng xung quanh đều không có. Và hai ngày
này rồi có còn gì để ăn nữa đâu. Rạng lại nhớ đến chuyện con chim “Đang Pang” kêu. Nhưng
đào đâu ra củ mài. Thuốc kháng sinh cũng không có. Rạng hỏi Cầm:
-Cầm còn bao nhiêu đạn?
-Một băng và một quả lựu đạn.
-Mình còn một quả B.40, nửa băng AK và quả lựu đạn của cô tự vệ trao cho Cầm ạ. Tình hình
này mình nghĩ rằng ta nên rút về tuyến chiến đấu thứ hai…
Cầm nhìn Rạng không nói, Rạng sợ Cầm hiểu nhầm ý định rút về của mình, nói thêm:
-Cầm ạ, không phải mình sợ hy sinh mà tính chuyện chạy lui đâu. Ta đã chiến đấu kiên cường,
nhưng vũ khí còn rất ít, lương thực không còn gì, thuốc men không có để giữ vết thương cho
Cầm. Mình lo cho Cầm lắm. Có mình về, đơn vị sẽ tăng thêm sức chiến chiến đấu, anh em sẽ
đưa Cầm đi cấp cứu. Vả lại ở đây ta đã nằm trong vòng vây của địch rồi.
Cầm im lặng, rồi anh nói nhỏ:
-Cũng được, nhưng Rạng cứ để tôi ở lại đây. Tôi sẽ chặn giặc. Rạng để lại cho tôi quả lựu đạn
nữa.
Đã hiểu ý Cầm, Rạng nghiêm giọng:
-Không. Mình là tiểu đội trưởng. Đồng chí phải tuân lệnh mình mà. Mình sẽ cõng Cầm ra khỏi
vòng vây của giặc.
-Rạng ạ, tôi đã bị thương nặng.
-Không, mình không thể bỏ đồng chí được. Chờ trời tối, sương xuống dầy hơn tý nữa, ta sẽ đi
mà.
-Rạng ơi-giọng Cầm nhỏ dần-Rạng nghe tôi. Tôi đã bị thương, tôi ở lại chặn giặc. Nếu cần, tôi sẽ
hút giặc về phía tôi để Rạng mở được đường ra. Có tôi đi, Rạng sẽ bị vướng. Biết đâu lại cả
hai… Chi bằng mình tôi chịu. Rạng về với đơn vị, về với anh em chiến đấu. Rạng chuyển lời
tôi…
-Không được đâu Cầm ạ. Mình còn thì Cầm còn. Cầm đừng nghĩ như thế…
-Rạng nên nghe tôi.
Bàn tay Rạng vẫn để nguyên trên vòng băng vết thương của Cầm, Máu vẫn chảy nhiều. Vạt áo
của Rạng xé ra băng, máu đã thấm đẫm. Rạng thoáng thấy trên vành môi khô cháy tái xám của
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Cầm như đang run lên. Rạng lo cho Cầm lắm. Đói. Kiệt sức. Nhưng nếu như chia sẻ được dòng
máu trong cơ thể mình cho Cầm; nếu như san sẻ phần sức lực còn lại của mình cho Cầm được,
Rạng sẽ tự nguyện, Rạng nhìn thẳng vào đôi mắt của Cầm:
-Cầm! Tôi nhắc lại. Tôi còn thì Cầm còn. Tôi không thể bỏ Cầm ở lại đây. Tôi sẽ cõng Cầm về
đơn vị. Chừng mấy giờ rồi Cầm?-Rạng trùm chiếc khăn len màu ghi đá lên đầu Cầm cho anh
được ấm hơn.
Nghe Rạng hỏi giờ, Cầm nhìn Rạng không nói. “Giá bây giờ có một cái đồng hồ”, bất giác Rạng
lại nhớ về câu chuyện chiếc đồng hồ. Ấy là vào dạo cuối năm 1978, ngày bọn giặc Bắc Kinh
dựng ra vụ “nạn kiều”. Chúng tung bọn thám báo, gián điệp sang đe dọa, xúi dục bà con người
Hoa gây ra nhiều điều rắc rối về an ninh chính trị cho ta ở cái thị xã biên giới này. Ở đây, bà con
người Hoa đã bao đời sinh sống làm ăn yên ổn với nhân dân ta. Một số bà con sang đây để tìm
đường sống từ cuối thời nhà Minh và chế độ phong kiến Mãn Thanh. Đợt hai là sau cuộc nông
dân khởi nghĩa (Thái bình thiên quốc) bị thất bại, vào những năm 1860. Bọn phong kiến đàn áp,
thẳng tay chém giết nên họ kéo nhau sang ta tránh nạn. Rồi nữa đợt ba, họ sang đây vào đầu
thế kỷ này, những năm 1950 trở về trước: Vào thời kỳ chiến tranh Trung Nhật (1935-1945); vào
thời kỳ Trung Quốc nội chiến 1945-1949. Nhất là năm 1949, khi Trung Quốc giải phóng lục địa,
bọn tàn quân Tưởng Giới Thạch tràn sang đây, chúng kéo theo cả bầu đoàn thê tử… Ở thị xã
Lao Cai này, có dòng họ đã sang ta từ mười lăm đến mười tám đời, có dòng họ sang mười ba
đời, có dòng họ mới sang ta một đời. Đó là lớp người chạy sang tránh đại loạn cách mạng văn
hóa những năm 1966-1970. Họ sang nước ta cũng có nhiều lý do, mục đích khác nhau: làm ăn
sinh sống, trốn tránh tội ác và không ít tên là bọn cầm đầu, hoặc tay chân bọn phản cách mạng,
thổ phỉ có sự chỉ đạo của chính quyền Trung Quốc. Bọn này vẫn liên lạc bí mật sang bên kia biên
giới. Từ trước tới nay, không một vụ thổ phỉ bạo loạn nào, không một vụ lộn xộn nào về chính trị
gây rối chống chính quyền ta ở đất Lao Cai này và vùng núi các huyện xugn quanh như Pha
Long, Mường Khương, Bát Xát,… lại không có bàn tay của bọn người Hoa làm nòng cốt. Và
nguy hiểm hơn nữa là bọn gián điệp được chúng cài cắm lâu dài ở đất ta. Nhiều người trong số
họ mang tâm trạng sống theo thời, tuỳ lúc. Một số thì xử sự bội bạc với người Việt Nam và đất
nước Việt Nam đã từng đùm bọc cưu mang họ những khi họ gặp hoạn nạn. Nên cuối năm 1978
khi bị bọn giặc Bắc Kinh kích động thì họ nghe theo. Họ kéo nhau đông nghìn nghịt có hàng
nghìn người, bê cả tủ cả giường, dắt cả chó cả lợn, đào cả mồ mả ông cha bọc trong bao tải
khiêng ra đầu cầu Hồ Kiều đòi về Tổ quốc vĩ đại! Số chưa kịp đi thì đập phá nhà cửa, hò hết gây
rối trị an trong các phố xá Lao Cai. Ngày ấy, Rạng được phân công làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh
vùng đầu cầu. Hàng ngày, Rạng và anh em ta giúp đỡ bà con thật sự muốn về sống bên ấy, và
cũng hết lòng giúp đỡ bà con muốn ở lại sống hữu nghị trong tình nghĩa anh em lâu đời với nhân
dân ta, theo đường lối nhân đạo đúng đắn của Đảng ta; nhưng cũng thật sự chuyên chính với
những tên có tội ác gây rối trị an, xúi dục bà con làm điều xấu. Có một hôm, giữa đêm khuya,
thảng thốt tiếng muông kêu, sương già, sương non rơi ướt áo, Rạng gác ở bờ sông Nậm Thi.
Bỗng anh nghe có tiếng động nhẹ trên mặt nước sông. Rạng nằm rạp xuống bên bờ sông. Anh
lấy mặt phẳng dòng sông để làm chuẩn quan sát. Lát sau, từ chỗ mặt nước sông động đậy đó có
hai chấm đen nhô lên. Chúng đứng yên một lúc nghe ngóng. Thấy yên tĩnh, chúng lội vào bờ.
Và, tiếng sột soạt nổi lên. Chúng mở nói ny-lông. Rạng nằm yên quan sát. Chúng lấy quần áo ra
mặc vào, lấy mũ bông ra đội và đi giầy vải. Chúng tìm lối đi lên đường “Hữu Nghị”. Rạng bấm
đèn pin vào mặt chúng và quát to:
-Đứng lại-Tiếng mở khoá nòng súng của Rạng làm xáo động màn đêm yên tĩnh. Hai bóng đen từ
sông vừa lội lên đã “chững chạc” trong những bộ quân phục chỉnh tề của “anh bộ đội”.
-Giơ tay lên. Các anh đã vi phạm chủ quyền của nước Việt Nam.
-Xin anh, chúng em dại dột.
-Các anh đã phạm tội giả mạo bộ đội.
-Chúng em xin chịu tội.
Ánh đèn xanh vẫn chiếu thẳng vào mặt chúng. Rạng đã nhận ra chúng rồi. Tên Mã Xìn và tên
Chu Phính. Chúng là những tên người Hoa ở Phố Chợ thị xã Lao Cai. Hai hôm trước đây, chúng
đã gây rối và xúi dục người xấu hành hung bộ đội ta rồi chạy sang bên kia. Nay chúng mò về
định gây tội ác nữa. Tên Mã Xìn lết đến quỳ sụp dưới chân Rạng:
-Em xin anh tha cho, chúng em có món quà nhỏ-Nó vội đặt dưới chân Rạng một gói to. Nó bảo
trong đó có 10.000 đồng, hai chiếc nhẫn vàng và hai đồng hồ tự động loại tốt của Nhật-Anh nhận
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
rồi tha cho chúng em. Chúng em sẽ bơi ngay về bên kia sông. Như thế anh vẫn giữ được kín,
không ai biết chuyện gì mà chúng em cũng được trót lọt. Sau này hai nước có xảy ra xung đột gì,
chúng em thề rằng sẽ nhớ đến anh…
Tên Chu Phình nói thêm:
-Xin anh mở rộng lượng hồng ân cho. Về bên ấy, chúng em không dám quên anh.
-Im ngay, tôi là chiến sĩ biên phòng Việt Nam. Chúng tôi không làm cái trò bẩn thỉu đó. Các anh bị
bắt. Chống lệnh, tôi nổ súng…

Đêm. Sương muối càng dầy hơn. Rét lắm. Xa xa lửa từ các đám cháy nhà, cháy phố, cháy kho;
lửa đốt các nhà máy, các cửa hàng, các trại chăn nuôi, trại trẻ; lửa từ nơi có quân giặc tràn tới
chiếm ở, lập loè trong sương. Thỉnh thoảng ở các đám cháy đó có tiếng nổ lốp đốp của mắt tre,
của chum vại, của các loại đồ dùng gia đình. Và cũng từ đám cháy đó có tiếng lợn hét vang đêm,
tiếng người kêu thất thanh nghe rùng rợn. Trong gió lạnh, nồng nặc mùi khét của lúa gạo bị cháy;
mùi tanh lợm của xác súc vật bị lửa thiêu lẫn với mùi khét lẹt của thuốc súng. Cả thị xã Lao Cai
chìm trong sự chết chóc và khói lửa của lũ giặc Bắc Kinh. Thỉnh thoảng có vài tràng súng máy rồ
lên như điên loạn; có dăm quả đạn pháo nổ vu vơ làm dấy lên những đám cháy mới… Rạng
buộc lại cái khăn len trùm đầu cho Cầm. Anh xé nốt ống quần dài còn lại quấn chặt vết thương
cho Cầm và cũng để lúc anh đi cho đỡ vướng. Rạng cõng xốc Cầm lên lưng. Vai anh vác khẩu
B.40. Trước ngực anh đeo khẩu AK, đạn đã lên nòng. Quả lựu đạn duy nhất còn lại là của cô
Lan tự vệ trao cho, anh mở nắp, để sẵn vòng dây kíp nổ… Rạng dò dẫm từng bước đi xuống dốc
đồi. Rạng tránh các hố pháo, tránh các gốc cây đổ, tránh các cành cây để chân bị thương của
Cầm không va vào. Rạng vừa đi vừa nghe ngóng. Chốc chốc anh dừng lại để nghiêng ngó, quan
sát phía trước. Ba ngày nay, Rạng ở trên trận địa, anh không biết rõ tình hình địch ở dưới này.
Anh không biết rõ địch đã chiếm những đâu, chúng cụm lại trong đêm ở chỗ nào. Rạng nghe
tiếng súng tiểu liên, tiếng súng trường, tiếng lựu đạn nổ khắp nơi trong thị xã, nổ dậy lên khắp
các khu phố, anh đoán rằng có lẽ ta đang giành giật với địch từng mái nhà, từng góc phố. Như
thế có nghĩa là kẻ địch đã tràn vào thị xã và đến được nhiều nơi rồi. Anh thở hổn hển, có lúc mắt
hoa lên. Rạng loạng choạng. Anh dừng lại lấy sức rồi lại lần từng bước, bước đi. Đã hai hôm nay
anh không ăn, không uống không đi giải, không chợp mắt… mắt anh lúc nào cũng nóng bừng vì
căng thẳng. Thế mà giờ đây, anh không hiểu vì sao anh lại có một sức lực dư thừa và sự tỉnh táo
để chịu đựng được như thế. Rồi lúc này còn cõng được cả Cầm, vác cả súng đi trong đêm. Cầm
nóng hôi hổi như một khối than đỏ trên lưng Rạng. Cầm đã lên cơn sốt từ chiều. Máu ở vết
thương của Cầm chảy xuống ướt chân anh.
Cầm nói nhỏ vào tai Rạng:
-Rạng à! Rạng để tôi lại đây thôi, Rạng về nhanh với đơn vị. Tôi cần một quả lựu đạn. Tôi sẽ đổi
năm, bẩy tên giặc.
-Không! Ta sẽ về được với anh em. Cầm đừng nghĩ thế.
-Tôi bị thương rồi. Tôi chỉ làm khổ anh em thôi, làm khổ Rạng thôi…
Một loạt phát của giặc từ bên kia sông bắn sang nổ ùng oàng ở phía Kim Tân cắt ngang lời nói
của Cầm. Lửa loá sáng. Lại thêm mấy nóc nhà nữa bốc cháy. Ánh lửa chấp chới trong đêm.
Rạng vội ngồi sụp xuống sau bờ lau mé đường sắt. Anh tận dụng ánh lửa để quan sát phía
trước. Bỗng Rạng kéo Cầm nằm rạp xuống, Rạng đã nghe ở phía trường cấp hai Vạn Hoà có
tiếng bọn giặc í ới gọi nhau. Rạng ghé vào tai Cầm: “Có địch gần lắm rồi”. Rạng dìu Cầm bò
xuống phía bờ lau bên đường sắt. Phía ấy rất rậm cỏ. Để Cầm nằm đó, Rạng bò đi tìm chỗ an
toàn cho Cầm nằm. Tìm được rồi. Anh đưa Cầm vào trong một cái cống thoát nước xuyên lòng
đường. Rạng vơ mấy cây lau bị đạn phạt đứt che cửa cống lại. Rạng nói với Cầm:
-Nằm im nhé. Cầm đưa khẩu AK cho mình. Cậu gác chân lên vòng cống đẻ máu đỡ chảy.
Không đợi Cầm trả lời, Rạng vứt cả mũ bông đang đội trên đầu lại cho Cầm, anh ôm khẩu B.40
và cắp tiểu liên bò theo dọc mé đường sắt. Rạng cố bò nhanh ra xa miệng cống.
Ở thị xã Lao Cai này, bọn giặc Bắc Kinh ban ngày lùng sục vào từng phố, từng nhà để cướp phá,
bắn giết, vơ vét không từ một thứ gì. Chúng lấy từ quần đùi, áo lót đã nhàu cũ của phụ nữ, của
trẻ em cho đến chai nước mắm nấu dở, lọ tương ớt đã vơi, cái xoong sứt quai, cái thìa vẹt lưỡi.
Cái màn rách, cái vỏ chăn vá… chúng cũng vơ bỏ vào bai tải. Cái ghế ngồi, cái giường mọt
chúng cũng tháo ra bó lại chất lên lưng ngựa đưa về Tổ quốc Trung Hoa vĩ đại (!). Bà con ở thị

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
xã Lao Cai đã nói rằng, từ xưa đến nay bọn giặc cướp nước nào cũng đều độc ác, cũng đáng
nguyền rủa cả, nhưng không có bọn giặc nào lại bẩn thiểu, lại đê tiện như lũ giặc bành trướng
Bắc Kinh này. Chúng còn độc ác, đê tiện và bẩn thiểu vào loại bậc thày bọn thổ phỉ đi cướp
thắng cố ở các phiên chợ miền núi…
Nhưng ban đêm thì chúng co về ẩn trong các ngách hầm khoét lõm vào vệ đường. Giờ đây bọn
giặc ẩn ngách hầm ở dọc đường mạn trường học Vạn Hoà chắc đã nhìn thấy Rạng qua ánh lửa
của các đám cháy. Chúng í ới gọi nhau. Chúng bắn lên trời hai phát pháo sáng để xác định mục
tiêu. Rồi, đạn súng trung liên chúng bắn như đổ dồn về phía Rạng. Rạng cố bò xa chỗ cống thoát
nước nơi Cầm đang nằm. Cầm bò ra sát miệng cống, anh vạch mấy cây lau gẫy nhìn ra. Cầm
thấy những luồng đạn kẻ lửa bay chíu chíu đan trên mặt đường. Đạn va vào bờ đá loé lên từng
chùm lửa. Bọn giặc chiếu đèn đến. Từ phía sau, Cầm nhìn rõ Rạng vẫn nằm im. Bọn giặc cũng
đã nhìn rõ anh rồi. Chúng đông lắm. Còn nghe rõ bọn chúng hò hét. Bọn chúng thổi kèn tý toe.
Có lẽ chúng báo động chiến đấu. Tất cả bọn ẩn trong các ngách hầm bên vệ đường đều nháo
nhác chạy ra. Chúng lại bắn mấy loạt súng máy nữa về phía Rạng. Lợi dụng bóng tối, Rạng cắp
súng lăn xuống rãnh nước bên vệ đường. Từ trong đám giặc ở phía trường Vạn Hoà có tiếng
nheo nhéo:
-Chản chồ! Chản chồ! (Đứng lại! Đứng lại!)
-Thải xâu! Thải xâu! (Giơ tay! Giơ tay!)
Rồi lũ giặc cắp súng chạy ùa về phía Rạng. Cầm nhìn thấy rõ khoảng khắc ấy Rạng chồm dậy.
Anh quì chân vào mép đường. Anh lia cả băng súng AK về phía giặc. Chúng ngã xuống. Chúng
nhốn nháo kêy hét hỗn loạn. Chúng đạp lên nhau chạy lùi trở lại. Rồi chúng lại bắn như đổ đạn
về phía mé đường nơi Rạng vừa chồm dậy. Nhưng lúc ấy thì Rạng đã chạy lên nằm chen vào
trong số xác giặc vừa ngã xuống. Bọn giặc bắn dữ dội. Chúng bắn đủ loại súng bộ binh chúng
có. Chúng bắn chừng 5 phút. Thấy không có sự phản ứng, chúng ngừng bắn. Rồi bỗng có tiếng
con gái nói eo éo từ phía lũ giặc:
-Chú bộ đội Việt Nam! Chú bị vây rồi. Chú ra hiệu hàng đi, chú sẽ được sống. Quân giải phóng
Trung Quốc hùng mạnh sẽ đối xử tốt với chú-Vẫn tiếng đứa con gái ấy nhắc lại hai ba lần câu nói
đó. Thấy im lặng, lũ giặc hô nhau xô ra. Lần này chúng chiếu đèn sán về mé đường nơi ban nãy
Rạng nấp. Bỗng từ đám xác giặc chết, Rạng nhổm cao. Một luồng lửa phụt ra. Quả B.40 đỏ lừ từ
phía anh bay vào nổ đanh ở phía giặc trong trường Vạn Hoà. Chúng lại hét lên, lại xô nhau chạy
nháo nhác. Chúng lùi lại phía mé trường. Rồi chúng lại bắn về phía Rạng.
Im tiếng súng, tiếng đứa con gái từ phía giặc lại eo éo cất lên:
-Chú bộ đội Việt Nam. Chú đừng dại dột, đừng chiến đấu tuyệt vọng. Quân giải phóng hùng
mạnh đã vây chặn chú cả bốn phía rồi. Chú như cá trong lưới, như chim trong lồng. Chú hàng
đi…
Rạng vẫn nằm im giữa những xác giặc chết. Chúng chưa phát hiện ra chỗ mới của anh.

Trong lòng cống, Cầm thấy mặt mình nóng bừng lên. Rồi cả người cũng nóng bừng bừng lên.
Anh cảm thấy mình như không bị thương, không đau đớn gì hết. Người anh run lên. Không phải
vì sợ hãi, mà vì căm tức lũ giặc, vì lo lắng cho Rạng, vì thương Rạng phải đơn độc chống chọi
với lũ giặc có đến hàng trăm thằng. Anh muốn xông ra lắm. Anh nghĩ nếu xông ra, mình sẽ vòng
từ phía sau Vạn Hoà tới, mình sẽ bắn xối xả vào lũ giặc để phối hợp với Rạng, để mờ đường cho
Rạng… Nhưng giờ đây, trong tay anh không còn gì nữa ngoài con dao găm đeo bên mình. Trong
giây lát, Cầm tự trách mình. Sao mình lại không kiên quyết ngăn Rạng lại từ trên ấy. Nếu nghe
mình, Rạng cứ để mình nằm lại ở trận địa thì đâu đến nỗi lâm vào thế hiểm nghèo này. Có phải
vì mình không? Có phải vì cái vết thương của thằng Cầm khốn khổ này không mà dẫn Rạng đến
cảnh này. Rạng đã hết lòng, hết sức vì mình như thế. Giờ đây mình làm được gì để hỗ trợ chiến
đấu với Rạng, cứu Rạng. Cầm cắn nát cây lau bắc qua cửa cống ngang tầm miệng lúc nào
không biết. Cầm lại trách Rạng. Sao Rạng lại không nghe mình. Rạng không tính được tình
huống đang ở trong vòng vây của giặc. Bây giờ biết làm thế nào, Rạng ơi! Nếu như mình hy sinh
đổi lấy nắm, bảy mạng giặc vì mình đã mất sức chiến đấu rồi, còn được. Đằng này, Rạng hy sinh
giữa lúc cuộc chiến đấu mới bắt đầu thì… Bỗng chúng quét đèn sáng về phía Rạng. Chúng soi,
tìm. Thấy yên lặng, tưởng Rạng đã trúng đạn, lần này bọn giặc thận trọng, dò dẫm, lom khom đi
tới. Chờ chúng đến gần, Rạng tung quả lựu đạn cuối cùng ra. Tiếng nổ đinh tai, bóng giặc đổ

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
xuống trong chớp lửa. Trong lòng cống, Cầm biết đây là quả lựu đạn cuối cùng của Rạng. Quả
lựu đạn mà cô tự vệ nhà máy có tên là Lan đã trao cho Rạng từ trên đồi… Rồi Cầm nhìn thấy
Rạng bật dây, Rạng cầm khẩu AK giương lên xông thẳng vào đám giặc đang nhốn nháo. Chúng
bủa vây lấy anh. Đèn pha, đèn pin chúng dồn cả vào phía anh. Chúng bắt được anh. Chúng hò
reo. Bốn năm chiếc đèn pin sáng xanh của chúng soi vào mặt Rạng.
Cầm nhìn rõ bóng một đứa con gái từ trong đám giặc bước về phía Rạng. Mụ cầm lấy cánh tay
của Rạng. Giọng mụ uốn éo:
-Thưa chú bộ đội Việt Nam. Quân giải phóng Trung Quốc khâm phục tinh thần quả cảm của chú.
Giờ đây chú đã bị bắt. Mặc dù chũ đã gây tổn thất nhiều cho quân giải phóng, nhưng quân giải
phóng không giết chú mà chỉ yêu cầu chú khai chú ở đơn vị nào. Chú là bộ đội chính qui hay là
quân địa phương…
Rạng vẫn đứng im. Đứa con gái đưa bàn tay đeo găng trắng phủi nhẹ bụi trêm vai áo lấm láp
của Rạng. Nó kéo lại cổ áo của Rạng cho ngay ngắn. Nó khoác chiếc áo mưa lên người Rạng.
Rồi vẫn cái giọng uốn éo ấy-Lần này thì Cầm để ý nghe, vì anh cảm thấy cái giọng nói ấy sao
quen quen. Cái giọng mà anh như đã nghe thấy ở đâu rồi:
-Thưa chú bộ đội Việt Nam. Quân giải phóng rất nhân đạo. Chú nói đầy đủ đi, chú sẽ được đưa
về thăm Bắc Kinh. Chú sẽ được phong chức cao. Nếu chú cộng tác với quân giải phóng, chú sẽ
được sung sướng. Chú sẽ là vị chỉ huy ở vùng Lao Cai này…
Rạng nhìn trừng trừng vào mặt đứa con gái. A, Rạng đã nhận ra mặt nó rồi. Đúng mặt nó rồi, cái
mặt bầu bầu như mặt thớt, đôi lông mày tỉa còn bằng sợi chỉ đen và mái tóc thì cắt ngắn ngang
vai. Nó không nhận ra Rạng. Có lẽ vì mặt anh nhem nhuốc khói đạn, bùn đất và hốc hác qua
mấy ngày chiến đấu. Áo anh lại rách nát, quần cụt cả hai ống và máu từ vết thương của Cầm
thấm đỏ cả quần áo. Nó không nhận ra càng có lợi. Rạng nghĩ vậy. Nó là con Trịnh Bảo Ngọc.
Mười lăm năm nay nó làm phiên dịch cho đồn công an biên phòng Hà Khẩu, bên kia cầu Hồ
Kiều. Mới đây nghe các đồng chí trinh sát biên phòng nói rằng, bề ngoài nó là phiên dịch, là
người của Hải quan Trung Quốc kiểm tra hàng hoá của khách qua lại cầu Hồ Kiều, nhưng chính
nó là con tình báo, ngầm chỉ huy lưới gián điệp Trung Quốc cài cắm người sang nước ta. Và, nó
là một trong những tên đầu sỏ bầy ra nhiều trò gian giảo gây rắc rối cho ta trong việc chúng dựng
nên vụ “nạn kiều” ở vùng Lao Cai này. Nó khéo giấu mặt và đã leo từ con phiên dịch nhãi ranh
lên đến mụ trung tá chỉ huy mạng lưới tình báo! Trước đây, lúc hai nước còn hữu hảo, những
ngày lễ, ngày tết, ngày vui của hai bên chúng mời anh em ta sang chơi. Đội trưởng Tăng sang,
Rạng sang, Cầm sang… Chính con Trịnh Bảo Ngọc này đã ra tận giữa cầu Hồ Kiều đón. Nó có
động tác giang rộng hai tay thơm nức nước hoa ra niềm nở bắt thật chặt. Khi vào nhà, nó trọng
vòng rót rượu Mao Đài mời uống, mở thuốc lá Đại Tiền Môn mời hút. Nó ân cần đến chí thiết. Nó
hỏi han từng người về gia đình, vợ con, về quên quán và những công việc làm… Nó có tài dò
biết cho được ai thích món hàng gì bên ấy, đắt mấy, ở tận đâu nó cũng tìm bằng được để đưa về
tặng. Đôi mắt dài đuôi, sắc và đen lay láy nom khôn ngoan đến ranh mãnh nhìn ai cũng như đắm
đuối, say mê, như sẵn sàng san cửa sẻ nhà cho họ, như điều đó thường nói ở cửa miệng với
anh em ta: bên này là hậu phương lớn, bên này là chỗ dựa vững chắc cho các bạn, bên này sẽ
sẵn sàng chết vì các bạn (!)… Các bạn Việt Nam và bên này là một. Rạng nhhớ có lần bên
chúng mời các chiến sĩ biên phòng ta sang xem phim, nó kéo ghế mời Rạng ngồi gần nó. Nó chỉ
lên hình ảnh trong bộ phim chúng nó chiếu “Giúp Việt chống Mỹ”, rồi ghé vào tai Rạng nói nho
nhỏ: “Trông chúng tôi và các bạn rất giống nhau, giống nhiều lắm. Đúng chúng ta là anh em chí
thiết như Mao chủ tịch nói mà. Chúng ta gần gũi nhau như môi với răng, gắn bó như keo với
sơn. Đồng chí chiến sĩ biên phòng Việt Nam thân mến ạ (!)”. Rồi nó cũng vuốt nhẹ lên vai áo
Rạng như thế này. Sự khôn khéo đến gian giảo như thế, nó hòng che mắt ta. Những lần đội
trưởng Tăng sang, Rạng sang, anh em ta sang nó “ân tình” như thế và lúc về, nó đều tiễn ra tận
giữa cầu Hồ Kiều. Lần nào cũng vậy, nó đều trao cho mỗi người một hói hạt hướng dương rang
thơm giòn, ăn rồi cứ nhớ mãi hương vị ấy! Những lần gặp sau này, khi quan hệ hai bên căng
thẳng thì lại chính nó trở mặt như trở bàn tay. Lần ấy dạo tháng 10 năm 1978, chúng bắn sang
đất ta, ta gọi đồn trưởng biên phòng bên ấy sang để đấu tranh đòi chúng chấm dứt. Con cáo cái
này cũng sang với tên đồn trưởng. Nó đóng vai trò phiên dịch. Nhưng chính là đạo diễn và uốn
nắn những lời lẽ của thằng đồn trưởng khi nó nói với ta. Thế là mang tiếng đồn trưởng biên
phòng nói, nhưng chính ra là “mụ chủ tình báo Trịnh Bảo Ngọc” nói. “Lúc ta mở rượu Lúa mới ra
mời, tên đồn trưởng biên phòng bên ấy đưa tay ra toan cầm lấy chén thì Trịnh đã ngăn khéo lại.
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Nó tuơi cười rất lịch sự nói với ta và lừ mắt cho tên đồn trưởng: ấy, đồng chí đồn trưởng của
chúng tôi còn trẻ lắm, mới ra trường, không quen uống rượu đâu”.
Tên đồn trưởng đặt ngay chén rượu xuống, mặt nó tái xám. Nụ cười trên môi nó khựng lại, tắt
ngay rồi như mếu. Từ đó Rạng không thấy tên đồn trưởng này xuất hiện nữa. Còn lần mới đây,
chỉ trước tết mấy hôm thôi, bọn thám báo bên ấy sang bắt cóc một chiến sĩ của ta ở đồn biên
phòng Na Lốc. Đội trưởng Tăng và Rạng sang đồn Hà Khẩu đấu tranh. Chính con Trịnh này đã
xua tay không tiếp. Mặt nó bì bì. Nó nói: “Đợi chỉ thị của cấp trên”. Nó đóng sầm cửa lại rồi đi ra
đầu cầu, ra hiệu cho bọn lính nổi kèn báo động. Đôi tay nó, đôi tay đã từng giang rộng bắt chặt
tay Rạng một cách trọng vọng, nâng chén rượu Mao Đào mời Rạng, trao cho Rạng gói hạt
hướng dương, và nay cũng chính đôi tay đó lại khoác lên vai Rạng chiếc áo che mưa… Rạng
rung mạnh đôi vai. Chiếc áo rơi xuống đất. Nó lại nhặt lên, lại khoác lên vai Rạng. Nó nói, giọng
mơn trớn, mồi chài:
-Thưa chú-Xin nói lại để chú biết rằng, quân giải phóng Trung Quốc rất khâm phục tinh thần quả
cảm của chú. Nhưng giờ chú đã bị bắt. Quân giải phóng của Mao chủ tịch rất nhân đạo sẽ không
giết chú nhưng nói cho chú biết rằng, một ngàn một triệu người Trung Quốc không bao giờ chịu
thua Việt Nam! Việt Nam lo hết đạn, chứ Trung Quốc không sợ hết người! Quân giải phóng yêu
cầu chú khai báo rõ ràng. Nếu chú thực lòng cộng tác, chú sẽ sung sướng, sẽ được phong chức
cao. Chú suy nghĩ đi…
-Câm đi!-Rạng hét lên. Con Trịnh giật thót mình lùi ra một bước-Mày nói lại với bọn cướp nước
kia rằng-Rạng chỉ ra xung quanh-Tao là chiến sĩ quân đội Việt Nam. Tao không hề biết hàng lũ
giặc. Nghe rõ chưa?-Rạng nhìn thẳng vào mặt nó.
Tên giặc có vóc người cao lớn đeo súng ngắn quay lại. Nó nói với Trịnh một tràng dài. Rồi Trịnh
kéo một thằng béo lùn mặc áo dạ tím than, đội mũ dạ, chân đi ủng đến đầu gối ra một phía bàn
gì với nhau. Rạng nhìn theo tên mặc áo dạ tím đó. Anh ngờ ngờ nó. Và rồi anh cũng đã nhận ra
mặt nó. Nó chính là thằng Mã Xìn ở Phố Chợ Lao Cai, nó gây tội ác rồi chạy về bên kia. Nó
không nhận ra anh vì hôm anh bắt nó trong đêm. Còn hôm nó ở trong nhà giam, anh đã đến bí
mật nhìn nó để nhận dạng. Và nó thì không nhìn thấy anh. Nhưng rồi do một sơ xuất của chiến sĩ
canh giữ, nó đã trốn nhà giam chạy về bên ấy. Nay nó lại sang với lũ giặc để gây tai hoạ. Con
Trịnh với thằng Mã Xìn thì thầm với nhau một lúc rồi Trịnh quay lại phía Rạng:
-Thưa chú! Chú đừng nổi nóng vô ích. Chú đừng chết phí hoài khi tuổi còn rất trẻ. Sức lực và tài
năng như chú sẽ xứng đáng với cương vị người chỉ huy to. Chỉ cần chú nói hết những điều quân
giải phóng cần biết, chú sẽ được thoả mãn mọi yêu cầu trong cuộc sống.
-Quân cướp nước-Rạng quát to-Hãy cút về bên kia. Mày nói với tất cả bọn cướp nước rằng hãy
cút ngay về bên kia biên giới-Rạng chỉ thẳng tay vào mặt lũ giặc đứng xung quanh. Chúng vội lùi
dạt ra. Hai mắt Rạng nhìn như hai chớp lửa-Đây là đất nước Việt Nam. Chúng mày đừng dở
giọng giả nhân, giả nghĩa đối với chúng tao!…
Bỗng tên chỉ huy xông tới. Nó nhìn thẳng vào mặt Rạng. Mắt Rạng mở to. Anh trừng trừng nhìn
nó. Đôi mắt anh vẫn như hai chớp lửa. Như sợ hãi cái nhìn ấy, sợ hãi ánh mắt ấy, nó lùi lại. Nó
biết rằng không thể khuất phục được con người như Rạng, nó hét lên một tiếng gì nghe man rợ
như tiếng thú đói. Nó rút con dao găm ra, nhảy xổ tới đâm phầm phập vào mắt Rạng. Nhưng vẫn
không cắt được lời hô vang đất núi của Rạng: “Bọn giặc bành trướng cút hết về nước!”.
Nằm trong lòng cống, Cầm nghe, Cầm chứng kiến tất cả. Anh đau đớn hệt như lưỡi dao của bọn
giặc đâm trúng vào mắt anh… Mấy lần anh vùng dậy nhưng đều bị ngã gục. Giữa lúc ấy, bỗng
Cầm nhớ tới một điều gì, nhớ tới một bài sử ký mà Cầm đã học từ hồi cấp I. Bài học nói về
người anh hùng trong thời kỳ dân tộc ta chống giặc phương Bắc.
… Trong trận Mà Trò bên bờ sông Hồng, quân ta anh dũng chặn đường tiến quân của giặc
Nguyên. Bảo nghĩa vương Trần Bình Trọng sa vào tay giặc. Kẻ thù tìm hết cách dò hỏi tình hình
quân ta. Chúng dưa nhiều vàng bạc, châu báu, gái đẹp ra dụ dỗ, ông vẫn không thèm. Giặc hỏi
ông có muốn làm vương đất Bắc không? Ông lớn tiếng quát vào mặt chúng: “Ta thà làm ma
nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc!”. Và, không dụ dỗ, mua chuộc được Trần Bình
Trọng, giặc đã giết ông.
Chuyện đó xảy ra vào giờ ngọ ngày 29 tháng giêng năm Ất Dậu (26-2-1285).
Nhớ đến câu chuyện đó, Cầm lại nghĩ đến Rạng. Rạng thật xứng đáng là con cháu vị anh hùng
ấy. Và lũ giặc Bắc Kinh kia cũng chính là nòi giống của giặc Nguyên man rợ, độc ác cướp nước
ta thuở nào.
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Cầm nhắm mắt lại. Anh cắn chặt răng! Làm sao mà cầm lòng, mà chịu được khi nhìn thấy kẻ thù
hành hạ đồng đội của mình. Cầm ước ao có một khẩu súng hay một quả lựu đạn anh sẽ lăn xả
vào kẻ thù. Anh sẽ hy sinh để cứu Rạng. Anh cứ nghĩ vì anh mà Rạng làm cảnh này.
Bên ngoài, giữa vòng vây của giặc, giọng Rạng vẫn sang sảng: “Quân giặc cướp nước. Quân da
mãn…”.
Tên chỉ huy giặc, rồi tên giặc mặc áo dạ đen xô tới. Chúng rút dao đâm vào mắt Rạng. Rạng
loạng choạng, anh ngã khuỵ xuống, máu ở mắt anh vọt ra. Năm, sáu ánh đèn pin của giặc rọi
vào anh. Ánh đèn pha dọi vào anh. Rạng đau đớn. Nhưng tiếng anh vẫn vang vọng: “Đả… đảo
bọn giặc Bắc Kinh…”. Lũ giặc hò hét. Chúng nói lên những tiếng gì như tiếng của loài thú dữ.
Chúng dùng lưỡi lê đâm, dùng dao chém vào người Rạng. Chúng chặt nát thi thể Rạng…
Gần sáng, trời biên giới bắt đầu đổ mưa phùn. Đêm ấy đất Lao Cai rất lạnh. Những đám cháy ở
các nhà, các phố, các ngõ xóm đã tàn dần. Các đỉnh núi cao xung quanh mây sương phủ dày
như bọc chóp trắng. Biêt đã bị lộ vị trí trú quân, sợ ta tập kích nên khi giết Rạng xong, bọn giặc
vội vã bỏ trường Vạn Hoà. Chúng mang cả xác lính chết và bọn bị thương chuồn xuống mạn
dưới.
Cầm bò ra mé cửa cống nghe ngóng. Cầm không còn cảm thất rét, không còn cảm thất mưa gió
gì nữa. Người anh nóng bừng lên. Xung quanh anh đất trời, núi non đều như nóng bừng lên.
Trước mắt anh những vòng tròn đỏ, vàng, xanh, tím cứ quay cuồng, quay cuồng bay tua tủa, rồi
cơ man nào là đom đóm toả quanh anh. Trên đầu anh và ngay dưới đất, mảnh đất nơi anh đang
nằm đây lửa cháy rừng rực. Bốn phía đều sáng bừng lên, sáng đến loá mắt, rồi đột ngột đen xỉn
lại. Và bão, và gió, và cơn lốc nữa từ đâu tràn về dâng lên cuốn bay tất cả. Rồi tất cả núi non đều
như rung rinh, sụt lở. Nơi anh nằm đây cũng sụt lở, cũng rung rinh. Anh cảm thấy mình như đang
rơi lơ lửng giữa không trung. Cầm khóc: “Rạng ơi, có phải vì Cầm, có phải vì Rạng quá thương
Cầm, có phải vì Rạng không nghe lời Cầm mà Rạng bị giặc giết đau đớn như thế không?”.
Cầm kéo chiếc khăn len đang trùm đầu xuống, anh buộc chặt vết thương. Anh bò ra vệ đường
sắt. Tay Cầm nắm chặt chuôi dao găm. Cầm thầm nghĩ, nếu gặp giặc anh sẽ sống mái với nó và
quyết không để nó bắt sống.
Cầm bò dần về phía trường Vạn Hoà, nơi bọn giặc đã giết Rạng. Bỗng anh nhìn thấy ba bóng
đen từ đồi lau bò xuống. Những bóng đen tiến sát bên bụi lau anh nằm, nhưng không nhìn thấy
anh. Ba bóng đen chậm rãi, thận trọng di động trong màn sương rồi cũng bò về phí trường Vạn
Hoà như anh. Cầm nhích người lên gần hơn tý nũa để quan sát. Và. Anh đã nghe được tiếng nói
rất nhỏ, chỉ như thì thào. Anh đã nhận ra tiếng của một cô gái với người bên cạnh: “Anh bộ đội
có vóc người to hơn mà tao đưa quả lựu đạn tên là Rạng. Anh thâm thấp là anh Cầm”.
Cầm đã nhận ra đó là các cô tự vệ từ trận địa rút về. Nhưng sao các cô lại còn nằm trong bụi lau
này? Tiếng thì thào lại cất lên từ phía các cô tự vệ: “Thế thì còn một anh nữa ở đâu, hay cũng….
ấy… rồi”. Tiếng cô gái hỏi lại cắt ngang dòng suy nghĩ của Cầm. Cầm bò nhích lên. Anh gọi nho
nhỏ:
-Các đồng chí tự vệ ơi, có cô nào tên là Lan không? Tôi đây, Cầm đây. Anh Rạng bị chúng giết
rồi.
-Em đây, Lan đây. Anh Cầm ơi!
-Tôi tưởng các cô đã về tuyến sau!
-Chúng em gặp địch phục kích. Chiến đấu hết đạn nên chúng em phải ẩn trong đồi lau này. Sao
các anh xuống đây?
-Tôi bị thương. Anh Rạng cõng tôi xuống và gặp địch ở đây.
Ba cô tự vệ bò đến bên Cầm. Lan vội cởi chiếc áo ấm mặc ngoài khác lên người Cầm. Cô nói
với Cầm:
-Thương anh Rạng quá. Chúng em định bò đến tìm các anh đây.
Cả bốn người cùng bò về phía trường Vạn Hoà nơi giặc giết Rạng. Chúng hất Rạng xuống vệ
đường. Lan ôm anh lên. Hai cô tự vệ cùng Lan đưa anh vào một góc vườn. Cầm cúi xuống nhìn.
Anh không còn nhận ra Rạng nữa. Lũ giặc đã đâm, đã chém Rạng, tay chân anh gần như sắp rời
ra… Cầm và ba chiến sĩ tự vệ không tìm được cái gì để đào huyệt. Họ đặt anh nằm ngay ngắn
trong một đoạn hào. Cầm vuốt mặt cho anh. Họ vừa khóc vừa dùng đôi bàn tay bới đất đắp nấm
mộ cho anh. Cầm, Lan xếp một hàng đá quanh mộ anh làm dấu. Xong, Cầm nhìn ra xung quanh
để nhận hướng rồi anh bò đến chỗ Rạng đã chiến đấu.
-Anh Cầm tìm gì? Lan hỏi.
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
-Tôi muốn tìm khẩu súng B.40 của anh Rạng đã bắn.
-Em đi với anh.
Cầm và cô tự vệ đã nhặt được khẩu súng B.40 bên vệ đường chỗ Rạng bắn phát đạn cuối cùng.
Rạng đã đập nát máy ngắm của súng. Cầm nói với Lan rằng: “Nó đã lập công với anh Rạng. Sau
này mỗi khi nhìn thấy nó, chúng ta nhớ tới anh Rạng. Cô đưa nó đến giấu trong lòng cống chỗ
bụi lau kia kìa, hộ tôi với” (Khẩu súng B.40 này hiện nay để ở Bảo tàng của Bộ đội biên phòng).
Lan và các chiến sĩ tự vệ đã cóng Cầm xuyên rừng về trạm cứu thương của mặt trận.
Giặc Bắc Kinh thua, rút chạy. Đất núi Hoàng Liên vào độ cuối tháng ba. Hoa lê, hao mận vẫn còn
nở trắng cành. Cánh hoa lê, cánh hoa mận trắng trong một mầu tinh khiết. Mầu trắng đó như kết
vành trắng nhỡ thương những chiến sĩ đã quả cảm ngã xuống giữ miền đất núi. Bà con thị xã
Lao Cai và đồng đội của Rạng dã đến đắp to nấm mồ cho anh. Nấm mồ anh kề bên trường học
của các em nhỏ xóm Vạn Hoà. Các chiến sĩ tự vệ nhà máy đến. Cô Lan đến. Những người đã
cùng với anh chiến đấu chung một chiến hào đến đứng vây quanh anh. Cô Lan đứng lặng trước
tấm bia liệt sĩ có ngôi sao vàng rực rỡ trong vành hoa đỏ cắm trên mộ anh. Lòng nhớ thương
anh dâng lên. Cô khóc.
Cô xúc thêm xẻng đất đắp cao thêm phần mộ cho anh mà cứ tưởng như chất thêm sự nhớ
thương anh trong lòng mình.
Ngày hội mừng chiến thắng, đội văn nghệ từng lên trận địa thăm anh, hát cho các anh nghe đã
đến đây với anh. Giờ đây các cô đã trồng bên phần mộ anh cây đào. Các cô chămchút cho cây
đào tuơi tốt để mỗi mùa xuân đến, mùa chiến thắng đến, hoa đào đất núi Hoàng Liên nở đỏ là
nhớ tới anh, mãi dâng lên anh những mùa hoa trọn vẹn. Cô Hoa đứng lặng người, hai dòng
nước mắt lăn trên gò má. “Anh Rạng ơi, bài hát chúng em tặng anh, anh chưa được nghe trong
ngày tết ấy… Nhưng lời bài hát đó, mãi mãi quấn quít với cây đào những mùa hoa nở, lời hát ấy
nó mãi mãi quấn quít bên tấm bia có ngôi sao vành đỏ mang tên anh”.
Hàng ngày các bà mẹ ở Vạn Hoà, ở phố Lao Cai đi qua đây lên thăm anh. Mẹ Thèn lên thăm
anh. Bà mẹ người Tày cắm nắm hương lên phần mộ đứa con người Mường mẹ từng yêu quí.
Trong hương thơm có mùi quế cay nồng, có mùi trầm hương ngọt ngào, ấm đượm… Gốc những
cây hương nhuộm màu sơn thắm đỏ, chặt bền. Ngày nào mẹ từng kể cho anh nghe về những
cây gỗ quí ấy trên đất núi Hoàng Liên. Mẹ từng mong người con của mẹ mãi mãi được như
những cây gỗ quí đó để lại tiếng thơm cho mai sau. Giờ đây mẹ đau đớn lắm, đau đớn vì đứa
con của mẹ không còn. Nhưng mẹ thoả lòng vì Rạng của mẹ đã được như cây gió bầu để lại
khối gỗ trầm hương thơm mái mãi; như cây quế tốt biết dùng lớp vỏ làm thuốc quí cho người…
Đứa con mẹ xứng đáng lắm. Rạng vẫn sống mãi, lành thơm mãi, đẹp bền mãi, như hương thơm
của cây gỗ quí: Cây quế, cầy trầm…
Các cháu nhỏ đi học qua đây; và bạn bè thân yêu của anh đi qua đây để liên chiến hào trên điểm
tựa nơi anh đã từng chiến đấu, đều ghé vào thăm anh, cắm lên phần mộ của anh những bông
hoa rực rỡ dâng hương thơm trong gió núi Hoàng Liên. Hương hoa thơm ngát đó như quyện với
tiếng giảng bài ngọt ngào của cô giáo trong trường học Vạn Hoà: “Chúng ta tự hào rằng, chúng
ta xứng đáng với truyền thống của ông cha mình, ông cha từng quát vào mặt lũ giặc cướp nước:
“Thà làm ma nước Nam, không thàm làm vương đất Bắc”. Ngày nay thời đại Hồ Chí Minh, chúng
ta có những anh bộ đội biên phòng đã “dũng cảm trước giặc, vì nước quên thân…” như lời Bác
Hồ dạy…”.
Khi xuất viện trở về với đội ngũ, Lê Hồng Cầm đã đến ngay với Quách Văn Rạng. Vết thương ở
chân anh đã được đồng đội cứu chữa lành lặn, nhưng sự đau thương và căm giận trong lòng
anh thì mãi mãi vẫn còn chảy máu. Cầm đứng lặng trước phần mộ của Rạng. Cầm kêu lên:
Rạng ơi. Tôi sẽ tìm về đến quê Rạng, đến tận bản Mường của Rạng ở Thạch Thành, Thanh Hoá
xa xôi nhưng rất gần gũi đó. Tôi sẽ tìm gặp người con gái Mường, người đã cột sợ chỉ hẹn ước
yêu thương vào cổ tay anh; người đã nói với anh những lời ân tình, chung thuỷ; người đã ví
mình như: “tấm vải lanh chỉ chờ nước chàm xanh mới thấm”. Tôi sẽ nói với người con gái
Mường ấy rằng: bọn giặc Bắc Kinh cướp nước đã cướp mất Rạng, người thân yêu nhất của cô,
đã cướp mất người đồng chí thân thiết của của chúng tôi, của các chiến sĩ biên phòng. Chúng ta
đừng bao giờ quên mối thù này. Chúng ta bắt bọn giặc cướp nước phải trả gấp năm, gấp mười
món nợ đó. Còn anh, anh Quách Văn Rạng thân yêu, anh vẫn sống mãi và đẹp như mùa hoa
đào đất núi Lao Cai, vẫn mãi mãi là ngôi sao sáng trên điểm tựa giữa đỉnh núi Hoàng Liên này.
Bỗng có tiếng chim hót xa xa, từ phí đồi quế vẳng đến. Tiếng hcim ngập ngừng rồi lảnh lót kéo
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
dài rung lên hoà vào âm vang của gió núi. Cầm đưa mắt nhìn về phía đó: “Ôi tiếng hót của con
chim chào mào… nghe quen quá, nhớ quá đi thôi….”

MẶT TRẬN LẠNG SƠN 1979

(Trích kí sự lịch sử Sư đoàn Sao Vàng)

Về tình hình sư đoàn 3 Sao Vàng và tỉnh Lạng Sơn trước ngày 17-2-1979 (Tóm tắt).

Tháng 6-1976, trước những âm mưu của giới cầm quyền Bắc Kinh, Bộ Tổng Tham mưu
QĐNDVN điều sư đoàn 3 Sao Vàng của Quân khu 5 ra phía bắc, làm nhiệm vụ thường trực cơ
động của Quân khu 3 và của Bộ.
Ngày 13-7-1976, chuyến xe đầu tiên của sư đoàn 3 lên đường. Đầu tháng 8-1976, cuộc hành
quân cơ giới dài 1.400km của sư đoàn đã kết thúc. Các cơ quan và nhân dân 2 huyện Lục Nam,
Lục Ngạn (Hà Bắc) tích cực giúp đỡ sư đoàn ổn định nơi đóng quân.
Từ tháng 8-1976, sư đoàn 3 vừa làm nhiệm vụ thường trực cơ động, sẵn sàng chiến đấu vừa
làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế, huấn luyện chiến sĩ mới cho Quân khu 3.

Thời gian này sư đoàn còn đang thực hiện chính sách phục viên, xuất ngũ cho bộ đội. Nhận tháy
những khó khăn, phức tạp khi bước vào chiến đấu ngay do thiếu cán bộ cơ sở, chuyên môn kĩ
thuật do ra quân hàng loạt, sư đoàn đã chủ trương động viên những cán bộ, chiến sĩ có kinh
nghiệm, trình độ ở lại giúp đào tạo các cán bộ, pháo thủ, y tá, thông tin, huấn luyện chiến sĩ mới.
2 tiểu đoàn huấn luyện chiến sĩ mới và đào tạo hạ sĩ quan được tổ chức, các lớp đào tạo y tá,
báo vụ, pháo thủ liên tục mở. Nhờ đó trong thời gian ngắn sư đoàn đã có hàng ngàn chiến sĩ
nòng cốt đủ khả năng chiến đấu. Đây là 1 chủ trương sau này được đánh giá là nhạy bén và kiên
quyết.
Mọi công việc vừa hoàn thành thì trung tuần tháng 7-1978, sư đoàn 3 được lệnh về QK1 phòng
thủ ở đông nam Cao Lạng.

Lạng Sơn cũng như các tỉnh biên giới khác, có địa hình chủ yếu là đồi núi kế tiếp, xen kẽ nhau.
Tỉnh có 10 huyện thì 5 huyện nằm dọc biên giới với chiều dài 253km (từ cột mốc 1 đến mốc 61),
bắc giáp Quảng Tây (TQ), đông giáp Quảng Ninh, tây giáp cao Bằng, nam giáp Hà Bắc với các
con đường chiến lược 1A, 1B, 4A, 4B. Tuyến đường sắt chạy song song với đường 1A từ Hà
Nội đến mốc số 0 ở Hữu Nghị Quan.
Lạng Sơn là tỉnh biên giới gần Hà Nội nhất (150km), có đường sắt, đường bộ, thuận tiện cho di
chuyển lực lượng. Vì vạy khi chiến tranh nổ ra nhất định đây sẽ là hướng tiến công chủ yếu của
TQ.

Trung tuần tháng 7-1978, toàn sư đoàn 3 cùng trung đoàn pháo 166, trung đoàn cao xạ 272 của
quân khu và nhiều đơn vị trực thuộc khác của Bộ đã có mặt ở Lạng Sơn.
Ngày 9 và 10-8-1978, Đảng ủy sư đoàn họp, thông qua phương án phòng ngự của sư đoàn.
Những ngày sau đó, một đợt mở đường, xây dựng trận địa diễn ra sôi nổi và khẩn trương. Bộ đội
và nhân dân Lạng Sơn tất cả đều đổ ra mặt đường, trên các điểm cao. Bộ tư lệnh sư đoàn vừa
đôn đốc xây dựng trận địa, vừa cho các đơn vị ôn luyện, học tập. Sau 5 tháng, hơn 113.500 mét
khối đất đã được đào đắp, gần 20.000 công sự được xây dựng, hàng trăm bãi mìn hỗn hợp, bãi
vật cản được bố trí và ngụy trang dọc biên giới.

Đầu tháng 10-1978, Bộ Chỉ huy ặmt trận thống nhất nam Cao-Lạng được thành lập do đ/c
Nguyễn Duy Thương, tư lệnh sư đoàn 3 làm chỉ huy trưởng, đ/c Hoàng Trường Minh, uỷ viên
TW Đảng, bí thư tỉnh ủy Cao Lạng làm chính uỷ. Thành phần BCH còn có các đ/c đại diện UBND
tỉnh, BCHQS tỉnh, ty công an và thị đội Lạng Sơn. Song song, ban chỉ huy thống nhất các huyện
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
cũng được thành lập gồm huyện ủy, huyện đội và cán bộ chỉ huy trung đoàn. Theo chỉ thị trên,
BCH mặt trận thống nhất nam Cao Lạng rút một số cán bộ sư đoàn 3 về tăng cường cho các
trung đoàn của tỉnh, tiểu đoàn của huyện đồng thời đảm nhiệm bồi dưỡng, huấn luyện kxi chiến
thuật cho địa phương. Các tiểu đoàn bộ đội địa phương của thị xã Lạng Sơn và các huyện Văn
Lãng, Cao Lộc bố trí trong đội hình các trung đoàn chủ lực do trung đoàn chỉ huy.
Đến cuối tháng 1-1979, trận địa phòng gnự thê đội 1 của sư đoàn căn bản được xây dựng xong
với chiều dài 60km. Trận địa thê đội 2 cũng đang đưọc triển khai. Khu phòng gnự của sư đoàn
tuy chưa hoàn chỉnh nhưng đã được chuẩn bị súng đạn, công sự, lương thực, nước uống khá
chu đáo.
Ở biên kia biên giới, quân TQ cũng làm tương tự.

Đầu tháng 7-1978 xảy ra vụ nạn kiều, hàng vạn gia đình người Việt gốc Hoa kéo qua Hữu Nghị
QUan. Ngày 12-7, phía TQ đột ngột đóng cửa khẩu khiến số người này phải sống trong cảnh
màn trời chiếu đất. Ngày 25-8, giữa lúc các nhân viên y tế và một số phụ nữ Vn đang chăm sóc
những người Hoa đau yếu thì TQ cho côn đồ từ bên kia biên giới tràn sang dùng dao quắm, gậy
gộc hành hung. Các chiến sĩ đồn 193 bộ đội biên phòng ở Hữu Nghị Quan đã kiên quyết đánh trả
bọn địch, và Lê Đình Chinh, người chiến sĩ ưu tú đã anh dũng hy sinh trong lúc trừng trị những
hành động côn đồ của giặc.
Ngay sau đó, một phong trào thi đua, học tập gương anh dũng của Lê Đình Chinh đã dấy lên
khắp các đơn vị. Chiến sĩ trinh sát mới nhập ngũ Nguyễn Văn Tân của trung đoàn 12 trong một
lần đi tuần tra bị một toán lính Trung Quốc nhảy ra bắt cóc. 1 tên lao tới ôm chặt lấy tân, rất
nhanh, anh lộn người né tránh, rút dao cắm vào giữa lưng hắn. Đó là tên lính TQ đầu tiên bị
chiến sĩ sư đoàn Sao Vàng tiêu diệt.

Cuối năm 1978, thượng tướng Chu Huy Mân, chủ nhiệm tổng cục Chính trị; đại tưóng Văn tiến
Dũng, bộ trưởng Quốc phòng; trung tướng Lê Trọng Tấn, Tổng Tham mưu trưởng; trung tướng
Hoàng Minh Thảo, giám đốc Học viện Quân sự lần lượt lên thăm và kiểm tra tình hình sư đoàn.

Sau sự kiện Hữu Nghị Quan 25-8-1978, tỉnh ủy và UBND Lạng Sơn cho các xưởng cơ khí toàn
tỉnh ngừng sản xuất hàng, tập trung làm chông sắt, cọc sắt xây dựng trận địa phòng ngự. Dân
quân sát cánh cùng bộ đội và biên phòng tuần tra, sẵn sàng trừng trị bọn thám báo đột nhập vũ
trang, khiêu khích.

Mùa xuân 1979, sư đoàn 3 nhận được lẵng hoa do Chủ tịch Tôn Đức thắng gửi tặng. trong buổi
lễ đón nhận, chính uỷ sư đoàn Nguyễn Khắc hào bày tỏ sự cảm ơn và hứa : "Nếu kẻ thù liều lĩnh
xâm phạm biên giới Tổ quốc, sư đoàn kiên quyết đánh thắng chúng ngay từ trận đầu, thắng liên
tục, thắng giòn giã để bảo vệ biên giới Tổ quốc...".

Hơn một tháng sau đó, ngày 17-2-1979, chiến tranh biên giới chính thức bùng nổ.

NGÀY 17-2-1979
(Trích kí sự lịch sử Sư đoàn Sao Vàng)

Đầu tháng giêng, khi cuộc chiến đấu ở biên giới phía tây nam bước vào giai đoạn kết thúc (ngày
7-1-1979, theo yêu cầu của bạn, Quân đội Nhân dân Việt Nam cùng với quân giải phóng
Campuchia tiến vào giải phóng Phnom Penh) thì ở biên giới phía bắc, các lực lượng vũ trang và
nhân dân ta cũng được lệnh tăng cường cảnh giác, sẵn sàng giáng trả bất kì hành động đien
cuồng nào của bè lũ phản động Bắc Kinh.
Bấy giờ đang là mùa xuân nhưng bầu không khí ở biên giới Việt-Trung lúc nào cũng căng thẳng.
Một cuộc tiến công xâm lược trên quy mô lớn của địch đang được gấp rút chuẩn bị. Tính đến
ngày 16-2-1979, 9 quân đoàn thuộc 5 đại quân khu trong số 11 đại quân khu của chúng, 4 sư
đoàn địa phương, 1.908 khẩu pháo từ 85mm đến 152mm cùng hàng trăm dàn hoả tiễn của 41
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
trung đoàn đã được lệnh chuẩn bị tiến công ồ ạt sang lãnh thổ Việt Nam.
Với 1 lực lượng quân số và vũ khí to lớn như vậy, bọn bành trướng Bắc Kinh chủ định tiến công
trên 2 hướng : hướng chủ yếu từ Cao Bằng đến Quảng Ninh; hướng thứ yếu từ thị xã Lào Cai
đến Phong Thổ, Hà Tuyên. Trên 2 hướng này, chúng sẽ tiến công vào 6 khu vực trong đó có 3
khu vực trọng điểm là 3 thị xã Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn. Trong 3 khu vực kể trên, thị xã
Lạng Sơn, nơi sư đoàn 3 bố trí trận địa bảo vệ được coi là khu vực chủ yếu nhất, vì đó là bàn
đạp tốt nhất để tiến tới Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ.
Hứa Thế Hữu, nguyên tư lệnh đại quân khu Quảng Châu, người cộng sự thân thiết của Đặng
Tiểu Bình được bổ nhiệm làm tư lệnh mặt trận. Dương Đắc Chí, tư lệnh đại quân khu Vũ Hán,
người từng chỉ huy cuộc chiến tranh ở Triều Tiên trước đây được giao nhiệm vụ đặc trách chỉ
huy các cuộc hành quân trực tiếp xâm lưọc Việt Nam. Cả 2 tên tướng cáo già này đinh ninh chỉ
trong 2 ngày 17, 18 với một lực lượng quân sự áp đảo chúng sẽ làm chủ Cao Bằng-Lạng Sơn-
Lào Cai để tiếp tục mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược vào sâu lãnh thổ Việt Nam. Sở dĩ chúng
chọn thời gian này và chọn ngày 17-2 là ngày khởi đầu cuộc tiến công vì cho rằng lúc đó đại bộ
phận lực lượng của ta còn đang giải quyết hậu quả ở mặt trận Tây Nam và ngày 17 còn là ngày
cuối tuần, ngày mà dư luận thế giới thường ít quan tâm đến tình hình quốc tế. nếu giành được
thắng lợi trọn vẹn trong 2 ngày, chúng sẽ đặt dư luận vào một việc đã rồi. Mặt khác, bất ngờ tiến
công trên toàn tuyến biên giới phía bắc, chúng hy vọng có thể buộc các lực lượng chủ lực của
Việt Nam đang làm nhiệm vụ quốc tế ở campuchia phải rút về nước. Nhờ thế bọn tàn quân Pol
Pot sẽ thôi bị truy kích và có điều kiện phục hồi trở lại.

3 giờ 30 phút sáng ngày thứ bảy, 17-2-1979, mặt đất 3 huyện Trà Lĩnh, Hà Quảng, Quảng Hoà
(Cao Bằng) rung lên dữ dội trong tiếng nổ tội ác của đạn pháo đủ các loại từ bên kia biên giới
bắn sang, mở đầu cho cuộc tiến công xâm lược quy mô trên tuyến biên giới của bọn phản bội
Bắc Kinh.

Sau loạt đạn pháo đầu tiên của quân Trung Quốc, Bộ tư lệnh sư đoàn 3 nhận được điện khẩn
của Bộ Tư lệnh Quân khu 1 : "Địch bắn pháo và có khả năng tiến công Cao Bằng. Hướng sư
đoàn 3 cần tăng cường cảnh giác và nhanh chóng tổ chức đơn vị sẵn sàng chiến đấu".
Ngay sau đó, cán bộ chủ trì các cấp đang tập huấn ở sư đoàn và quân khu được lệnh nhanh
chóng về đơn vị và mệnh lệnh chiến đấu được chuyển ngay xuống các điểm tựa, các trận địa
hoả lực toàn sư đoàn.
5 giờ sáng, giữa lúc bầu trời còn dày đặc sương mù, pháo địch bắt đầu bắn phá trên đất Lạng
Sơn. Dọc tuyến biên giới từ mốc số 15 (Văn Lãng) đến mốc số 45 (Lộc Bình), dọc trục đường 1A
từ Hữu Nghị Quan đến Tam Lung, dọc trục đường 1B từ Thâm Mô đến Đồng Uất và các điểm
cao quanh thị trấn Đồng Đăng dày đặc khói đạn.
Mở đầu cuộc tiến công vào Lạng Sơn, địch dùng lực lượng của 2 quân đoàn 55 và 43, 1 trung
đoàn bộ binh địa phương, 3 tiểu đoàn xe tăng thiết giáp, được pháo binh chi viện tối đa tiến công
trên 2 hướng :
- Hướng chủ yếu do 2 sư đoàn tăng cường, 2 tiểu đoàn xe tăng của quân đoàn 55 đảm nhiệm
đánh chiếm thị trấn Đồng Đăng, Tam Lung, Khôn Làng, Tân Yên tổ chức thành 3 cánh.
+Cánh chủ yếu do sư đoàn 163 tăng cường 1 tiểu đoàn xe tăng bắt đàu từ cửa khẩu Hữu Nghị
Quan tiến theo đường bộ, đường sắt đánh chiếm Đồng Đăng, Pháo Đài, điểm cao 339, Thâm
Mô, 505, 423 và ngã ba đưòng 1A, 1B.
+Cánh phối hợp do sư đoàn 164 tăng cường 1 tiểu đoàn xe tăng xuất phát từ mốc 15, 16 đánh
chiếm xã Tân yên, tân Thanh, cắt đứt đường 4A từ Đồng Đăng đi Na Sầm, chiếm các điểm cao
386, 438 thọc ra Con Khoang chiếm Khôn Làng.
+Cánh vu hồi do 1 trung đoàn bộ binh trang bị gọn nhẹ xuất phát từ mốc 19, 20 bí mật luồn lách
vượt qua điểm cao 811, 675, 611 đánh chiếm điểm cao 409, khu đồi Chậu cảnh, cắt đứt đường
1A tại ngã ba Tam Lung, cô lập Đồng Đăng.
- Hướng thứ hai do quân đoàn 43 đảm nhiệm tổ chức thành 2 cánh. Một cánh do sư đoàn 127 từ
mốc số 32-33 đánh vào Bản Xâm, Lục Quyên, Bản Trang, Ba Sơn... Cánh còn lại do sư đoàn
128 và 1 tiểu đoàn xe tăng từ mốc số 43, 45 đánh chiếm Chi Ma, điểm cao 392, 623, bản Khoai,
bản Khiêng. Ngoài ra còn 1 trung đoàn địa phương đánh chiếm Bản Rọi (Cao Lộc) để mở đường

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
tiếp tế bằng ngựa thồ cho cánh vu hồi vào Tam Lung.
Với ưu thế về lực lượng, lại chủ động về thời gian tiến công và có "lực lượng thứ năm" cài cấy từ
lâu trên đất Việt Nam, thê đội 1 gồm quân đoàn 55 và quân đoàn 43 được lệnh bí mật bất ngờ
bao vây tiêu diệt 2 trung đoàn 12, 141 (sư đoàn 3) của ta ở sát biên giới, tạo bàn đạp cho thê đội
2 (quân đoàn 54) thọc vào tiêu diệt trung đoàn còn lại của sư đoàn 3 và chiếm thị xã Lạng Sơn
vào ngày hôm sau, 18-2-1979.
Chúng dự tính, với thủ đoạn bí mật luồn sâu tạo thế chia cắt kết hợp với đòn tiến công áp đro ở
chính diện, đối phương sẽ nhanh chóng bị cô lập, rối loạn, chỉ có đầu hàng hoặc bị tiêu diệt.

Ngay sau khi địch bắn những loạt pháo đầu tiên vào Lạng Sơn, các đơn vị pháo binh ta đã lần
lượt giội đạn xuống các trận địa pháo và đội hình tiến công của bộ binh địch. trên các điểm tựa,
cán bộ chiến sĩ nhanh chóng ra các chiến hào đánh trả quyết liệt với bộ binh và xe tăng địch.
Nhiều nơi, bộ đội đánh giáp lá cà với địch ngay trước cửa hầm, trước sân cỏ hất chúng xuống
sườn đồi. Các cây cầu từ Thanh Loà, Bản Xâm về thị xã Lạng Sơn bị các chiến sĩ ta phối hợp
với lực lượng địa phương phá sập.
Trên các huyện Tràng Định, Lộc Bình cũng như trên toàn tuyến biên giới từ Quảng Ninh đến lai
Châu, quân và dân các dân tộc cũng nổ súng chặn đánh quyết liệt các cánh quân khác của địch
đang ỷ thế đông ồ ạt tràn qua các cột mốc biên giới.
Ngày 17-2-1979, một ngày hết sức bình thường, một ngày mà mọi người dân Việt Nam đang lao
động, xây dựng đất nước trong hoà bình bỗng trở nên một cái mốc trong lịch sử chống ngoại
xâm oanh liệt của đất nước. Một kẻ thù mới đã lộ rõ nguyên hình với bộ mặt thâm hiểm ghê tởm,
đày tội ác và một cuộc chiến đấu mới lại bắt đầu với dân tộc ta.

Những ai đã từng một lần đi qua Đồng Đăng đều không thể nào quên được thị trấn biên giới nhỏ
bé này. Vào những phiên chợ, trên những con đường rải đá, dồn dập tiếng vó ngựa và vang lên
tiếng khèn của những chàng trai từ rẻo cao đổ xuống. Rồi những cô gái các dân tộc duyên dáng,
những ông ké bán thuốc nam, những bát hủ tiếu ngon nổi tiếng...
Đồng Đăng nằm cách Hữu Nghị Quan 3km về phía nam và cách thị xã Lạng Sơn 14km về phía
bắc. Ở phía nam thị trấn là các điểm cao Pháo Đài, Thâm Mô, 339, ở phía đông nam là Phai
Môn, Chậu Cảnh...
Đồng Đăng, Văn Lãng là hướng phòng ngự do trung đoàn 12 đảm nhiệm. Địch đã chuẩn bị hết
sức công phu cho cuộc tiến công vào khu vực này nhằm tiêu diệt nhanh chóng trung đoàn 12,
chiếm gọn thị trấn Đồng Đăng trong chốc lát. Ngoài việc tập trung vào đây 2 sư đoàn bộ binh, 1
trung đoàn xe tăng có chi viện của 6 trung đoàn pháo binh, trong đếm 16-2-1979, chúng đã tung
các tổ thám báo mang theo bộc phá lọt vào Đồng Đăng móc nối với bọn phản động lập thành các
toán vũ trang phục sẵn các ngã ba đường, bờ suối, các cây cầu để ngăn chặn lực lượng ta từ
phía sau chi viện lên. Trong khi đó, trước giờ nổ súng bọn điệp ngầm bí mật cắt các đường dây
điện thoại giữa trung đoàn 12 với sư đoàn và với các tiểu đoàn, các trận địa pháo. Chúng định
giáng vào trận địa phòng ngự của ta không chỉ bằng lực lượng bộ binh áp đảo mà còn định đẩy
trung đoàn 12 vào tình thế cô lập, xé lẻ, không chỉ huy, không liên lạc được với mọi chi viện của
cấp trên.
Mờ sáng ngày 17-2-1979, khi đồng bào ta đang ngon giấc, bất thần hàng ngàn quả đạn pháo
địch giội xuống thị trấn Đồng Đăng và các điểm cao khu vực phòng ngự của trung đoàn 12. Lợi
dụng tiếng nổ và khói đạn, bộ binh địch nhào tới dùng bộc phá phá hàng rào biên giới cho xe
tăng tràn qua. Đạn pháo vừa dứt, bọn lính Trung Quốc đã xuất hiện trong tầm bắn của súng bộ
binh. Nhiều nơi, bộ đội vừa nhảy xuống giao thông hào là cưỡi lên đầu địch. Trung đoàn trưởng
và chính ủy trung đoàn trên đường ra vị trí chỉ huy phía trước cũng bị địch phục đánh, xe bị hỏng.
Các anh phải xuyên rừng lên sở chỉ huy, ở đấy các sĩ quan tác chiến báo cáo, địch cũng đã vào
tới khu vực đài quan sát. Điện thoại đi các nơi không liên lạc được. rõ ràng chúng định bưng tai
bịt mắt, xé lẻ trung đoàn ra để tiêu diệt ngay trong trận đầu này. Nhưng vốn đã từng hoạt động
độc lập ở vùng sâu trong những năm đánh Mĩ, ban chỉ huy trung đoàn một mặt ra lệnh cho cán
bộ cơ quan cùng các chiến sĩ vệ binh, trinh sát tổ chức đánh hất địch ra khỏi sở chỉ huy, mặt
khác cho các chiến sĩ thông tin đi nối lại đường dây và dùng liên lạc bộ để chỉ huy các đơn vị.

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Điều làm cho sở chỉ huy trung đoàn yên tâm là trừ khu vực đại đội 41 đã im tiếng súng còn hầu
như tất cả các điểm tựa trên trận địa phòng ngự của trung đoàn tiếng súng vẫn nổ rát. Ở điểm
cao 339, xen lẫn tiếng la của địch còn vang lên tiếng reo hò của bộ đội ta, chứng tỏ không những
bộ đội ta đang đánh địch àm còn đánh thắng nữa.

Đúng như vậy, mặc dù không bắt liên lạc được với trung đoàn nhưng theo phương án, các tiểu
đoàn, đại đội đều chủ động chặn đánh quân địch đang như những con lũ hung dữ tràn tới. cũng
như trận đánh Mĩ đầu tiên trước đây ở Thuận Ninh, các chiến sĩ ngạc nhiên khi thấy bọn giặc
dàn hàng ngang lao lên trận địa như những con thiêu thân. Tiếng kèn đồng, tiếng còi rúc kéo
theo những tiếng hô "tả, tả" điên dại phát ra từ miệng bọn lính cùng với những loạt đạn bắn như
xé lên đỉnh đồi.

Ở khu vực Tân Yên, Tân Thanh, trong trạng thái như vậy, tiểu đoàn 5 phải đánh trả với hơn 1
trung đoàn địch có hàng chục xe tăng yểm trợ. Cán bộ tiểu đoàn, đại đội vừa chỉ huy đơn vị, vừa
cầm súng chiến đấu bên cạnh các chiến sĩ để nhắc nhở những điều cần thiết đối với những
chiến sĩ lần đầu ra trận. Chính nhờ đó, ở các điểm tựa của tiểu đoàn, chiến sĩ ta đã đánh lui mọi
đợt tấn công ồ ạt của địch. Ở Bản Thấu, trung đội phó Nguyễn Văn Vĩnh cùng tiểu đội trưởng Bùi
Viết Bình đã xách B40, B41 vận động xuống sườn đồi chặn đánh một cánh quân thọc sườn có 4
xe tăng dẫn đầu, bắn cháy liên tiếp 2 chiếc. 2 chiếc còn lại tháo chạy bị các chiến sĩ đồn biên
phòng Tân Thanh bắn cháy 1 chiếc. Chiếc cuối cùng hốt hoảng nhào xuống chân đồi nhưng lại
sa vào hầm chống tăng của các chiến sĩ công binh. Đó là những chiếc xe tăng đàu tiên của quân
xâm lược bị tiêu diệt trên trận địa sư đoàn Sao Vàng. Các chiến sĩ ta ở các điểm tựa xung quanh
đều reo hò trước chiến công xuất sắc ấy. Ở đại đội 1 cao xạ 37mm, chiến sĩ thông tin Nguyễn
Đức Thuần trên đường đi nối đường dây phát hiện xe tăng địch đang tiến vào trận địa đã cùng tổ
diệt tăng của đại đội quần nhau với chiếc xe tăng địch, bị chúng dùng nòng pháo gạt xuống
nhưng vẫn tìm cách nhảy lên và cuối cùng đã nhét được lựu đạn vào trong xe tăng, sau đó cùng
đồng đội truy đổi tiêu diệt tên chỉ huy, thu súng đạn và tài liệu.

Ở khu vực Hữu Nghị Quan, địch dùng 1 tiểu đoàn, lợi dụng thế dốc của đồi Ra Đa ồ ạt tiến công
sang đồn biên phòng 193 và dùng 2 tiểu đoàn bộ binh kết hợp với xe tăng đánh vào cụm điểm
tựa của đại đội công binh trung đoàn 12. Đây là vị trí địch cố sống cố chết chiếm cho bằng được
để đưa xe tăng và các phương tiện kĩ thuật chi viện cho mũi tiến công chủ yếu của chúng vào thị
trấn Đồng Đăng.
Tại khu vực này, cuộc chiến đấu đã diễn ra quyết liệt ngay từ những phút đầu tiên. Bọn địch từ
đồi Ra Đa tràn xuống cùng với 1 chi đội xe tăng lợi dụng suối cạn tổ chức đánh thọc sườn phải
của đồn 193 nhưng cả 2 mũi chính diện và thọc sườn đều bị những đồng đội của anh hùng liệt sĩ
Lê Đình Chinh chặn đứng lại.
Cách Hữu Nghị Quan 500m, ở khu vực cống Ba Cửa, đại đội công binh trung đoàn 12 và các
đơn vị dân quân xã Bảo Lâm do đồng chí Sáu, bí thư đảng ủy xã trực tiếp chỉ huy cũng chặn
đánh dữ dội một mũi tiến công khác của địch. Do địa hình quá rộng, đại đội công binh phải căng
mỏng lực lượng ra nhiều hướng. Tiểu đội Trần Ngọc Sơn đảm nhiệm một hướng phòng ngự ở
phía tây bắc phải giãn thưa đội hình để đối phó với 1 đại đội địch. Các chiến sĩ trong tiểu đội của
Sơn còn rất trẻ, phần lớn quê ở Hà Bắc, chỉ có mình Sơn quê Hà Nội. Vào các buổi tối, Sơn
thường tự hào kể cho các chiến sĩ trong tiểu đội nghe về chiến công của người chú ruột Trần
Ngọc Xuân, anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân và thầm hứa sẽ chiến đấu thật xứng
đáng với chú nếu quân Trung Quốc dám tràn vào trận địa của tiểu đội.
Sau một hồi đánh địch, vào đợt tiến công thứ 3 của chúng, tiểu đội Sơn chỉ còn 1/3 quân số và
đến lần tiến công thứ 5 chỉ còn một mình Sơn, lúc đó cũng bị thương vào cánh tay phải. Sau khi
băng lại vết thương, như một con sóc, Sơn di chuyển nhanh nhẹn từ phải qua trái, vừa bắn tiểu
liên, vừa bắn B40, vừa tung lựu đạn xuống đội hình dày đặc của địch. Cứ như vậy cho đến 14
giờ, địch không sao vượt qua được cống Ba Cửa để tiến vào Đồng Đăng. Bên phải Sơn, tiếng
súng ở trận địa trung đội dân quân xã Bảo Lâm vẫn nổ rát. Trước mặt Sơn, 75 tên lính Trung
Quốc chết gục. 16 giờ, Sơn lại bị thương vào chân và trong tay chỉ còn 1 quả lựu đạn. bên dưới,
địch đang la hét tràn lên. Sơn bình tĩnh ném quả lựu đạn cuối cùng và 1 vầng lửa da cam của
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
đạn B40 địch đã trùm kín người anh. Chiều ngày hôm ấy, Sơn đã cùng với đồng đội của mình
dừng lại mãi mãi ở tuổi 20. Anh đã sống và chiến đấu xứng đáng với nguời chú ruột của mình
mà anh luôn lấy làm mẫu mực.
Cụm điểm tựa Hữu Nghị Quan sau này được đánh giá rất cao vì đã chặn đứng được một lực
lượng đáng kể của địch trong một thời gian nhất định, giảm bớt được lực lượng của chúng trên
hướng phòng ngự chủ yếu của sư đoàn. Đặc biệt là đơn vị dân quân xã Bảo Lâm đã bám trụ
suốt cả quá trình chiến đấu, tổ chức những trận đánh nhỏ lẻ vào đội hình địch, gây tình trạng
căng thẳng phía sau lưng chúng. Cụm chốt Hữu Nghị Quan là một biểu hiện hết sức sinh động
của tình đoàn kết, hiệp đồng chiến đấu giữa 3 lực lượng dân quân, bộ đội biên phòng và bộ đội
chủ lực.

Cũng trong buổi sáng ngày 17-2-1979 lịch sử ấy, tại cụm điểm tựa Đồng Đăng, 2 trung đoàn địch
phối hợp với xe tăng và pháo binh đánh chiếm các điểm cao Pháo Đài, 339, Thâm Mô. Ở điểm
cao 339, ngoài lực lượng phòng ngự chủ yếu là đại đội 61 và 1 trung đội của đại đội 62 còn 2
khẩu pháo 85mm của tiểu đoàn 12 trung đoàn pháo 68.
Các chiến sĩ ở cụm điểm tựa này hiểu sâu sắc rằng mất các điểm cao họ đang chiếm giữ, Đồng
Đăng sẽ hoàn toàn lọt vào tay giặc và thị xã Lạng Sơn sẽ bị uy hiếp từ phía bắc. Vì vậy bằng mọi
giá họ quyết hy sinh chiến đấu để bảo vệ các điểm cao ấy. 2 khẩu pháo 85mm trên điểm cao 339
đã đóng góp một phần quan trọng trong việc bảo vệ trận địa phòng ngự chủ yếu này của sư
đoàn.
Ngay từ những ngày đầu tiên đặt chân lên đất Lạng Sơn, rút kinh nghiệm trong chiến đấu phòng
ngự Hoài Ân năm trước, bộ tư lệnh sư đoàn đã nghiên cứu bố trí thế trận pháo binh thành nhiều
tầng, xen kẽ đội hình bộ binh để chi viện cho toàn khu vực, nhất là hướng phòng ngự chủ yếu.
Theo đề nghị của các cán bộ chỉ huy trung đoàn pháo 68, sư đoàn không chỉ đưa pháo 85mm
lên chiếm lĩnh điểm cao 339 mà tất cả các trận địa pháo của trung đoàn đều được đưa lên chiếm
lĩnh các điểm cao. Ai cũng biết, sức mạnh của pháo binh sẽ được tính bằng cấp số nhân nếu có
thế trận hoàn chỉnh, hiểm hóc, tạo được bất ngờ, tập trung được sức mạnh trong phòng ngự
cũng như khi phản kích.
Hôm ấy, khi địch ồ ạt tiến lên điểm cao Thâm Mô, Pháo Đài, 339, đại đội phó Nguyễn Văn Điển
quyết định cho các khẩu đội đánh theo phương án 2 : rút một số pháo thủ dùng súng bộ binh bảo
vệ trận địa, số còn lại sử dụng 2 khẩu pháo 85mm chi viện cho Pháo Đài và bắn xe tăng địch.
Nhưng mới bắn được đến viên đạn thứ 7 thì một quả pháo địch nổ ngay bờ công sự, khẩu đội 2
hỏng thiết bị ngắm phải dừng lại. Khẩu đội 1 được lệnh tăng tốc độ bắn. Độ chính xác và hiệu
quả cao của pháo bắn thẳng đã có tác dụng cùng với chiến sĩ trên Pháo Đài đánh bật nhiều đợt
tiến công của 1 tiểu đoàn địch.
9 giờ sáng, khi phát hiện 4 chiếc xe tăng đang bám đuôi nhau lên điểm cao 300, trung đội phó
Hoàng Hữu Yên chỉ huy khẩu đội 1 bắn cháy 2 chiếc. 2 chiếc còn lại hốt hoảng bỏ chạy.
Bằng lối đánh đó, lát sau, trung đội yên lại bắn cháy 1 trong 2 xe tăng ở hướng Na Sầm xuống.
Đến 16 giờ, bắn tan một cụm địch ở sân bóng Đồng Đăng và 2 xe chở đầy lính từ Hữu Nghị
Quan chạy tới.
Trận địa 339 với các dũng sĩ kiên cường suốt ngày 17-2 đã trở thành một chướng ngại trên
đường tiến quân của bộ binh và xe tăng địch. Chúng tập trung rất nhiều pháo tầm xa, pháo đi
cùng, pháo xe tăng quyết tiêu diệt trận địa này. vào lúc 17 giờ, 3 chiến sĩ bị thương, khẩu đội 2
hỏng nòng, khẩu đội 1 hỏng kim hoả và bệ khoá nòng.
Thấy trận địa pháo 85mm của ta im lặng đột ngột, địch ào ạt mở một đợt tiến công vào Thâm Mô,
Pháo Đài, 300. Trên đường số 4, 4 chiếc xe tăng gầm rú tiến vào Đồng Đăng.
Trước tình hình đó, yên đề xuất tháo kim hoả khẩu 2 lắp vào khẩu 1, ngắm bắn trực tiếp qua
nòng. Ý kiến đơn giản nhưng đưa ra đúng lúc làm mọi người hết sức phấn chấn. Một lát sau,
trận địa pháo 85mm lại sống dậy. Bằng 3 quả đạn, Hoàng Hữu yên lại bắn cháy 1 xe tăng trên
đưòng số 4. 3 chiếc còn lại chưa kịp phản ứng thì những loạt đạn pháo của đơn vị bạn đã kịp
thời trút xuống tiêu diệt toàn bộ tốp xe tăng này. Đó là trận địa pháo cồn Chủ do trung đội trưởng
Nguyễn Trường Sơn chỉ huy. Phát hiện xe tăng địch đông mà trận địa 339 chỉ bắn phát một, Sơn
chủ động ra lệnh các khẩu đội lấy phần tử, kịp thời nổ súng chi viện. Sau khi tốp xe tăng địch bị

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
tiêu diệt, khẩu đội của Hoàng Hữu yên còn bắn được 18 viên đạn nữa làm tê liệt trận địa pháo
122mm của địch mới kéo đến chân điểm cao 402.

Trong lúc các cán bộ và chiến sĩ ở cụm chốt Đồng Đăng đang nổ súng đánh địch quyết liệt thì
Hoàng Quý Nam đại đội trưởng đại đội 42 cùng một số đông cán bộ chủ trì các đơn vị dự lớp tập
huấn của sư đoàn đang trên đường cấp tốc trở về đơn vị.
Hoàng Quý Nam là 1 cán bộ trẻ. Anh nhập ngũ năm 1971, mới tốt nghiệp sĩ quan và về trung
đoàn được hơn 1 năm nay. Đó là 1 cán bộ sôi nổi, tự tin và quyết đoán, những đức tính cần thiết
đối với 1 cán bộ chỉ huy quân sự. Hôm đó nam, Minh và một số cán bộ trong tiểu đoàn 4 về đến
doanh trại thì cả khu nhà trước đây nhộn nhịp giờ vắng tanh vắng ngắt. Nam xuống bếp, gặp
mấy chiến sĩ nuôi quân, anh lấy 1 khẩu AK, vài băng đạn rồi cùng Minh chạy về điểm cao Pháo
Đài, nơi đại đội Nam đang chốt giữ.
2 người chạy tới ngã tư đường sắt và đường 1B thì gặp 3 chiếc xe tăng địch đang bắn về phía
trường cấp 1 gần đấy. Anh và Minh vội tạt xuống con suối nhỏ để tránh đạn. Tại đây, Nam lại
mượn được khẩu B40 và 3 quả đạn.
Nam và Minh nhanh nhẹn chạy vòng lên đón đầu 3 chiếc xe tăng. 2 tiếng nổ của đạn B40 dội
xuống khe suối và lát sau khuôn mặt nhễ nhại mồ hôi của Nam hiện ra ở chân dốc. Anh đưa trả
khẩu B40, tiếc rẻ :"Bực quá, chỉ có 3 quả đạn thì quả thứ ba lại bị thối !". Mọi người nối nhau
vượt qua đường. Cách họ một quãng, 2 chiếc xe tăng đang bốc cháy.
Đó là chiến công đầu tiên của Hoàng Quý Nam.

Trong cuộc tiến công vào trận địa sư đoàn 3 của quân Trung Quốc xâm lược, điều làm cho bộ tư
lệnh sư đoàn suy tính khá nhiều là quy mô, lực lượng lớn ngoài dự kiến và thủ đoạn vu hồi khá
sâu, khá phổ biến của chúng.
Qua sơ bộ nắm tình hình, sư đoàn đang phải đương đầu với gần 2 quân đoàn địch có xe tăng,
pháo binh yểm trợ. Đó là lực lượng quá lớn so với khả năng sư đoàn hiện có. chúng đã thực
hiện các mũi vu hồi nguy hiểm ở Tam Lung (cách thị xã lạng Sơn 7km) và Con Khoang, sau lưng
trận địa phòng ngự chủ yếu. Ngày đầu chiến đáu, do được tập dượt nhiều lần theo phương án từ
trước, với tinh thần tích cực tiến công, trận địa sư đoàn vẫn giữ vững. Nhưng liệu các đơn vị có
đứng vững được trong những ngày tiếp theo không ?
Vấn đề cấp bách là phải xác định rõ mũi tiến công chủ yếu của chúng để tập trung sức mạnh
đánh bại nó. Không khẳng định rõ được vấn đề này hoặc phán đoán sai lệch nhất định chúng sẽ
chọc thủng trận địa ta. Các cánh quân vu hồi của địch hết sức nguy hiểm, không những nó tạo
thế chia cắt trận địa của sư đoàn mà còn ngăn chặn chi viện của ta từ phía sau lên phía trước.
Tuy nhiên, tổ chức những mũi vu hồi quá sâu vào khu vực phòng ngự của ta, địch đã gặp những
trở ngại lớn và bộc lộ nhiều mặt yếu : chúng nằm quá xa sự chỉ huy của cấp trên. Địa hình xa lạ,
việc tiếp tế trở nên khó khăn trong điều kiện vận chuyển còn lạc hậu, rất dễ bị ta chặn đánh, chia
cắt, cô lập và tiêu diệt. Những trận đánh trong ngày đầu của ta ở tam Lung và Song Áng là
những biểu hiện cụ thể.
Ở ngã ba Tam Lung, địch vừa xuất hiện đã bị tiểu đoàn 1 và đại đội công binh trung đoàn 2 chặn
đánh phía trước, tiểu đoàn địa phương thị xã nổ súng phía sau, toàn bộ quân địch phải dừng lại
không dám tiến ra đường 1A, phải kéo ĐKZ và trọng liên 12,8mm lên sườn đồi khống chế mặt
đường, đồng thời giở thủ đoạn tàn sát đốt phá đối với nhân dân ta ở Bản Phân, khu công nhân
địa chất.
Trên cánh đồng Song Áng, khu vực Con Quyền, Con Khoang, mũi vu hồi chiến thuật của địch đã
bị 1 trận thua rất đậm. Hôm ấy, sau khi các chiến sĩ trinh sát, vệ binh chặn bộ binh địch trước sở
chỉ huy trung đoàn ở điểm cao 438, địch ùn ùn theo đường hẻm đổ vào Song Áng để tiến ra
đường 1B thực hiện ý định vu hồi và chia cắt toàn bộ trận địa phòng ngự của trung đoàn 12 với
hậu phương. Nhận thấy tính chất nguy hiểm của cánh quân này, trung đoàn trưởng Nguyễn
Xuân Khánh và chính ủy Đồng Sĩ tài quyết định dùng đại đội 63, lực lượng cơ động của trung
đoàn do cán bộ tiểu đoàn 6 trực tiếp chỉ huy, cơ động từ điểm cao 339 về Con Khoang, hình
thành thế vây cắt tiêu diệt cụm quân chủ yếu trên cánh đồng Song Áng, một thung lũng nhỏ hẹp
nằm lọt giữa dãy núi Con Khoang, Con Quyền và điểm cao 438. Mệnh lệnh chuyển đi qua các
chiến sĩ truyền đạt.

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
20 phút sau khi nhận lệnh, đại đội 63 đã bố trí hoàn chỉnh một trận phục kích vận động, lối đánh
sở trường của đơn vị. Việc đầu tiên được đặt ra với cán bộ tiểu đoàn 6 là phải nhanh chóng cắt
địch ra không cho chúng dồn vào Song Áng quá đông (lúc đó địch ở Song Áng đã có khoảng 1
tiểu đoàn và đang tiếp tục tràn vào theo hướng Mỹ Cao), đồng thời phải đánh từ phía sau và bên
sườn, đẩy chúng ra đồng trống để tiêu diệt.
9 giờ sáng, giữa lúc địch đang ngênh ngang xếp hàng dọc kéo vào Song Áng thì mũi khoá đuôi
của trung đội 3 đã luồn rừng bất ngờ đánh thốc vào đội hình địch, dùng đại liên vít chặt con
đường độc đạo từ Mỹ Cao vào Song Áng. Ngay lúc đó, từ bìa rừng, 2 trung đội còn lại xuất kích
dưới sự chi viện của đại liên. Bị đánh một lúc từ nhiều phía, đội hình địch rối loạn. Chúng la hét,
ằnm bẹp dưới đồng trống bắn trả. Các chiến sĩ đại đội 63 chia thành từng tổ, cắt địch ra từng
mảng để tiêu diệt. từ phía sau, địch vẫn cố tràn lên cứu nguy cho đồng bọn nhưng chúng đã bị tổ
khoá đuôi chặn đứng lại. Đại đội hoả lực của tiểu đoàn cũng quay nòng bắn thốc vào lưng viện
binh địch.

Trận đánh 1 chọi 4-5 của đại đội 63 trên cánh đồng Song Áng diễn ra ngày một quyết liệt. các
chiến sĩ quân khí, y tá vừa làm nhiệm vụ của mình vừa cầm súng chiến đấu. Chính trị viên Phạm
Hồng Giỏi bị thương, chính trị viên phó Việt, 1 học viên sĩ quan về thực tập lên thay thế.
Càng cố gắng chống đỡ, địch càng lâm vào tình trạng tuyệt vọng. Đường rút lui bị chặn, quân
viện bị đánh tơi tả, không còn cách nào khác, chúng liều mạng tổ chức một bộ phận đánh lên
Con Khoang, định dựa vào hang đá cầm cự. nhưng ở sườn núi Con Khoang, chúng đã gặp trung
đội dân quân xã Hồng Phong do Trần Văn Trung chỉ huy đánh bật trở xuống.
Hôm ấy trần Văn trung vừa cho anh em đưa bà con còn lại trong xã sơ tán vào hang đá, vừa lo
tổ chức lực lượng chốt giữ ngoài cửa hang. Mọi việc vừa xong thì tiếng súng bên ngoài đã rộ lên.
vài giờ sau, địch liều lĩnh đánh lên cửa hang nhưng cả 3 lần tiến công chúng đều bị đánh bật ra
đồng trống. Đến đây, toàn bộ cụm quân của mũi vu hồi vào Song Áng đã bị tiêu diệt. Một số tên
chạy lên phía bắc định vòng ra đường 1B nhưng bị các chiến sĩ vận tải, thông tin của tiểu đoàn
đánh tiếp 1 trận nữa. Tối hôm đó, địch bắn hàng ngàn quả đạn hpáo vào cánh đồng Song Áng
để xoá dấu vết thất bại. Một tên tù binh sau này bị tiểu đoàn 5 bắt ở cầu Khánh Khê đã thú nhận
:"Hôm 17-2-1979, 1 tiểu đoàn của chúng tôi đã bị tiêu diệt gần hết ở chân điểm cao 438".
Đối với đại đội 63, đây là 1 trận đánh không cân sức, nhưng với ý thức chấp hành mệnh lệnh
nghiêm túc, tận dụng được lợi thế về địa hình và vận dụng chiến thuật thích hợp nên đã hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ.
Những trận đánh trên đã mở ra khả năng tổ chức phản kích của ta và thấy được những mặt yếu
của địch. tuy vậy chúng có 5 sư đoàn tiến công trong khi sư đoàn 3 chỉ có thể huy động tối đa
đưọc 5 tiểu đoàn cơ động phản kích. Đánh vào đâu, với quy mô nào là một tính toán căng thẳng.
Đêm 17-2-1979 thường vụ đảng uỷ và bộ tư lệnh sư đoàn họp, xác định : hướng tiến công chủ
yếu của địch sẽ là Đồng Đăng-Lạng Sơn và các mũi vu hồi Tam Lung, Con Khoang chính là để
giải quyết nhanh việc chiếm Đồng Đăng, làm bàn đạp thọc vào Lạng Sơn. Bẻ gãy các mũi vu hồi
này thì thế trận của ta ở Đồng Đăng sẽ được giữ vững. Cuộc họp đang diễn ra sôi nổi thì có điện
của Tổng Tham mưu trưởng và Chủ nhiệm Tổng cụ Chính trị. Các đồng chí khen ngợi sư đoàn
đã giữ vững thế trận, diệt hàng ngàn tên địch, bắn cháy 13 xe tăng, xe bọc thép của địch trong
ngày chiến đấu đầu tiên; thông báo cho sư đoàn những thắng lợi của quân dân ta trên toàn tuyến
biên giới và nhắc sư đoàn phải đặc biệt chú ý hướng tiến công Đồng Đăng và mũi vu hồi vào tam
Lung của địch, phải tăng cường công tác chính trị tư tưởng và công tác đảm bảo vật chất để bộ
đội đánh thắng.
Từ phân tích cụ thể về địch, ta, qua chỉ đạo của Bộ, bộ tư lệnh sư đoàn quyết định : dựa vào trận
địa có sẵn, trụ bám kìm địch trên tất cả các hướng; sư đoàn sẽ tập trung lực lượng cơ động mở
những trận phản kích vào hướng tiến công chính của địch. trước mắt, đánh bại cánh quân vu hồi
của chúng để giữ vững thế trận của ta ở Đồng Đăng. Đây là 1 chủ trương kịp thời và chính xác
làm căn bản cho xác định mục tiêu, sử dụng lực lượng của sư đoàn trong quá trình chiến đấu,
tránh được tình trạng rải đều lực lưọng, "be bờ" đối đầu với địch. Ngay đêm đó, tham mưu
trưởng sư đoàn Bùi Quốc Miện, chủ nhiệm chính trị Lê Văn Quýt cùng một số cán bộ cơ quan
xuống trung đoàn 12 tăng cường chỉ huy, tổ chức lại mạng thông tin liên lạc từ sư đoàn đến trung
đoàn và các điểm tựa. Tiểu đoàn cao xạ 37mm được lệnh bám giữ Thâm Mô. Lực lượng cơ

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
động của trung đoàn 2 bước vào chiến đấu ở Tam Lung. cũng đêm đó, Bộ Tư lệnh Quân khu 1
điều tiểu đoàn 1 thuộc trung đoàn 197 Bắc Thái tăng cường cho sư đoàn 3.
suốt đêm 17, cả sư đoàn thức trắng chuẩn bị cho những trận đánh ngày hôm sau. Trên những
con đường lớn 1A, 1B, 4A, 4B người đi lại cuồn cuộn. Nhân dân sơ tán xuống những làng bản ở
phía sau, bộ đội đổ ra phía trước. Xe đón dân, xe chuyển quân nối nhau chạy trên mặt đường.
thỉnh thoảng một chiếc xe tải đỗ cạnh một đoàn quân. Ba bốn cô nữ nhân viên mặc tạp dề xanh
đứng trên thùng xe gọi to :"Đồng chí chỉ huy cho anh em mua hàng bách hoá. Cửa hàng bách
hoá thị xã đây !".
Thị xã Lạng Sơn sối động. Những cơn gió mùa ào ạt tràn lên các mái nhà, các đường phố không
chỉ mang theo hơi lạnh mà còn cuốn theo mùi thuốc súng nồng nặc, mùi khét của cỏ cây bị đốt
cháy từ phía trước tràn về. trên đường, từng đoàn người gồng gánh, dắt díu nhau qua cầu Kỳ
Lừa xuôi theo đường 1A. Đó là những người dân từ Cao Lâu, Xuất Lễ, Thanh Loà... suốt 1 ngày
chạy giặc mới về đến đây. Có người chẳng kịp mang theo thứ gì ngoài bộ quần áo mặc trên
người. Có trẻ em chưa đầy tháng. Họ kể cho nhau tội ác quân Trung Quốc đối với bản làng
mình. Chuyện chúng vây trường cấp 1 rồi xả súng bắn chết cả giáo viên và học sinh, chuyện
những xe ca trên đường đi Lộc Bình bị chúng chặn cướp của cải rồi bắn chết hành khách.
Chuyện cửa hàng bách hoá và nhà ga Đồng Đăng bị chúng xông vào cướp hàng hoá, hãm hiếp
nhân viên... Cứ thế, người phía trước nói với người phía sau, nhân dân nói với bộ đội, làm nung
nấu thêm mối căm giận quân Trung Quốc xâm lược.
Đêm hôm ấy, đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam phát đi bản tuyên bố của Đảng và Chính phủ
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thông báo cho nhân dân cả nước và nhân dân thế
giới về hành động điên cuồng, trắng trợn của nhà cầm quyền Bắc Kinh. bản tuyên bố tố cáo tội
ác của 60 vạn quân Trung Quốc dã man, đốt phá nhà cửa, phá hoại các công trình kinh tế,
trường học, bệnh viện, đánh đập, hãm hiếp, bắn giết, vơ vét tài sản... Bản tuyên bố kêu gọi
:"Theo lời dạy của Hồ Chủ tịch kính yêu, không có gì quý hơn độc lập tự do, một lần nữa toàn
quân, toàn dân ta, gái, trai, già, trẻ đoàn kết một lòng, triệu người như một, nhất tề đứng dậy
quyết chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc..."

Hưởng ứng lời kêu gọi thiêng liêng ấy, một lần nữa cả nước lại vào trận.

NHỮNG ĐIỂM CAO BẤT TỬ


(trích kí sự lịch sử Sư đoàn Sao Vàng)

Trong khi những tiếng thét phẫn nộ :"Hãy chặn đứng bàn tay của bọn Trung Quốc xâm lược",
"Kiên quyết bảo vệ Việt Nam, ủng hộ Việt Nam chiến đấu", "Không được đụng tới Vệt Nam"...
đang vang lên ở khắp nơi trên thế giới thì ở Lạng Sơn, hưởng ứng lời kêu gọi của tỉnh uỷ và
UBND tỉnh, một phong trào thi đua "Quyết đánh thắng quân Trung Quốc xâm lược" đã diễn ra ở
khắp nơi.
Các đơn vị tự vệ, dân quân được bổ sung thêm quân số, trang bị; nhiều đại đội, trung đội được
điều lên tăng cường cho tuyến một. Cơ quan an ninh tỉnh được lệnh tăng cường hoạt động, phân
loại những phần tử xấu, lập các phương án quét sạch "lực lượng thứ năm" của địch, đạp tan kế
hoạch gây bạo loạn từ bên trong của chúng.
Từng đoàn xe tải của Hà Bắc, Bắc Thái, Hà Nội... chở đạn, chở hàng nối nhau ngược lên Lạng
Sơn. Đoàn tàu hoả Hà Nội-Đồng Mỏ được lệnh tăng chuyến, chở quân, chở phương tiện lên
biên giới, chở đồng bào sơ tán về phía sau. Lực lượng vũ trang các tỉnh, thành phố từ Bình Trị
Thiên trở ra được lệnh chuẩn bị gấp rút đi chiến đấu. Nhân dân khắp nơi trong cả nước sục sôi
khí thế đánh giặc bảo vệ quê hương. Trước hoạ xâm lăng, cả dân tộc ta lại nhất tề đứng lên xiết
chặt đội ngũ.

Sáng ngày 18-2-1979, sư đoàn mở trận phản kích đầu tiên với quy mô trung đoàn thiếu vào cánh
quân vu hồi của địch ở Tam Lung. một trong những mục tiêu chủ yếu của trận tiến công là phải
chiếm lại các điểm cao Chậu Cảnh, đồi Địa Chất, Bản Phân, những vị trí quan trọng tại Tam
Lung vừa bị địch chiếm.
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Chậu Cảnh là ngọn đồi cao gồm 4 mỏm nằm án ngữ ngay bên cạnh khúc lượn của đường 1A.
Đại đội 5 (tiểu đoàn 2) sau khi pháo ngừng bắn đã lao thẳng lên đánh chiếm tầng công sự thứ
nhất. Một loạt đạn đại liên của địch bắn chặn, đại đội trưởng Đồng Văn Sinh hy sinh, chính trị
viên Hải ra lệnh cho bộ đội xung phong tiếp. Cả đại đội tràn lên đánh chiếm tầng công sự thứ hai.
Chính trị viên Hải vừa dẫn đầu mũi chính diện vượt qua một sườn đồi bỗng đứng khựng lại lảo
đảo rồi ngã vào lòng đại đội phó Dự. "Trả thù cho anh Hải, anh Sinh !". Dự hô lớn rồi bật dậy dẫn
tổ chính diện đánh thốc lên tuyến công sự địch. Khí thế tiến công của chiến sĩ ta làm cho quân
địch khiếp sợ.
30 phút sau, đồi Chậu Cảnh im hẳn tiếng súng. Xác địch nằm rải rác ở cả 4 mỏm đồi. Những tên
sống sót vất súng, chạy thục mạng về điểm cao 409. Ở hướng quan trọng, tiểu đoàn 1 cũng đã
làm chủ Bản Phân, đồi Địa Chất.
Vậy là 2 cánh quân vu hồi của địch ở đường 1A và 1B bị giáng đòn đau ở Chậu Cảnh và Song
Áng. Trên các điểm tựa, bộ đội ta vẫn trụ bám kiên cường đẩy lui hàng tiểu đoàn, trung đoàn
địch tiến công. Điều đó làm bọn chỉ huy địch cay cú. Ngày 18-2 đã trôi qua nhưng thị xã Lạng
Sơn, nơi kế hoạch hội quân của chúng sau 48 tiếng đồng hồ vẫn còn quá xa và đầy nguy hiểm.
Chúng tiếp tục ném thêm 2 trung đoàn bộ binh nữa để chia cắt bằng được con đường 1A, 1B.
rạng sáng ngày 19-2-1979 lợi dụng sương mù và sử dụng một lực lượng pháo binh chi viện dày
đặc, địch đã chiếm lại được đồi Chậu Cảnh và điểm cao Khôn Làng.

Phải đánh những trận phản kích với quy mô lớn hơn trên cả 2 hướng : tiêu diệt bọn địch phía
trước và bọn địch phía sau không cho chúng ùn lên để giữ vững thế trận. Đó là quyết định của
bộ tư lệnh sư đoàn đêm 19-2-1979. Theo kế hoạch này, ngay sáng 20-2-1979 sư đoàn mở 2 khu
vực tiến công. Khu vực 1 (hướng chính) dùng trung đoàn 2 có chi viện trực tiếp của hoả lực sư
đoàn, tiêu diệt địch ở đồi Chậu Cảnh, mở thông đường 1A lên Đồng Đăng. Khu vực 2 dùng tiểu
đoàn 7 và tiểu đoàn cong binh 15 quét sạch địch từ Khôn Làng đến Con Khoang mở thông
đường 1B lên cụm điểm tựa 339, Thâm Mô, Pháo Đài, nơi vẫn đang diễn ra những trận chiến
đấu giằng co quyết liệt từ sáng 17-2-1979. Các trận địa pháo được điều chỉnh để vừa chi viện
trực tiếp cho bộ binh tiến công vừa bắn phá các trận địa pháo và các cụm quân địch ở phía sau.
Một cuộc chạy đua với thời gian, với địch diễn ra căng thẳng suốt đêm 19. Nhiều trận địa pháo
được bố trí lại trên hướng chủ yếu. Sở chỉ huy trung đoàn 2, các đài quan sát pháo binh cũng
tiến lên phía trước, áp sát khu vực chiến đấu của trung đoàn. Các đơn vị bộ binh tăng cường cho
các hướng cũng được lệnh gấp rút đến vị trí chiếm lĩnh trước khi trời sáng. Riêng tiểu đoàn 7
phải vượt quãng đường dài hơn 50km trong điều kiện thiếu xe vận chuyển. Nhưng nhờ xử trí linh
hoạt của cơ quan tham mưu và hậu cần sư đoàn, nhờ sự chi viện kịp thời của tỉnh Lạng Sơn nên
đơn vị đã đến trận địa đúng kế hoạch bằng những chiếc xe kéo pháo, xe tải và đội xe Hải Âu của
tỉnh.
5 giờ ngày 20-2-1979, tiểu đoàn 7 và đại đội 1 công binh sư đoàn do trung đoàn 12 chỉ huy bất
ngờ đánh chiếm điểm cao Khôn Làng. Các chiến sĩ xung kích do đại đội trưởng Nguyễn Nho
Bông chỉ huy đã táo bạo thọc thẳng lên trận địa địch, tiêu diệt gần hết 1 đại đội, mở đầu cho
những đợt phản kích mới.

Trong khi đó, tiểu đoàn 3 (trung đoàn 2) đang nôn nóng chờ sương mù tan để đánh chiếm đồi
Chậu Cảnh. Đây là trận đầu tiên của tiểu đoàn đánh quân Trung Quốc xâm lược. Lực lượng của
tiểu đoàn còn rất sung sức cả về số lượng lẫn chất lượng. Trăm phần trăm cán bộ, chiến sĩ xung
phong nhận nhiệm vụ chiến đấu ở tuyến một.
7 giờ sáng, giữa lúc địch đang đi lại lộn xộn ở mỏm 2, sư đoàn trưởng ra lệnh cho pháo binh nổ
súng. Những viên đạn pháo bắn thẳng 85mm, pháo bắn vòng cầu liên tiếp trùm xuống 4 mỏm đồi
Chậu Cảnh 1 biển lửa. Các điểm cao 409, 611, 675, những điểm tựa ở sau lưng chúng cũng nổ
cháy dữ dội. Trong khi đó, các chiến sĩ tiểu đoàn 3 nhanh chóng đánh chiếm bàn đạp đồi sắn.
Đại đội 10, mũi chủ yếu của tiểu đoàn, khi pháo binh vừa ngừng bắn đã đánh thốc lên đồi Chậu
Cảnh dưới sự chỉ huy của đại đội trưởng Phan Bá Mạnh. Vừa sử dụng M79, vừa chỉ huy 2 khẩu
đại liên và 2 khẩu cối 60mm, Mạnh kịp thời chi viện cho các chiến sĩ đánh chiếm mỏm 2 trong
vòng 10 phút. Tại mỏm đồi này 2 anh em Nguyễn Đức Vượng và Nguyễn Đức Huệ cùng nhập
ngũ một ngày, vừa yểm trợ nhau xung phong, vừa nhặt hàng chục quả lựu đạn của địch ném trả

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
chúng, diệt hơn 30 tên địch. Tên tiểu đoàn trưởng chỉ huy mỏm 2 rối rít gọi điện xin rút lui nhưng
hắn chỉ nhận được 1 bức điện trả lời cụt lủn : "Các anh giữ được thì sống, không giữ được thì
chết".
Ở hướng quan trọng, sau khi đánh chiếm tầng công sự thứ nhất, các chiến sĩ đại đội 11 vừa
xung phong lên tầng thứ hai đã bị đạn 12,8mm ở điểm cao 675 bắn thúc vào sườn. Rất nhanh,
tiểu đoàn trưởng Đỗ Ngọc Ngòi đề nghị sư đoàn bắn pháo kiềm chế điểm cao 675 và ra lệnh cho
đại đội 10 từ mỏm 2 đánh qua mỏm 1 chi viện cho đại đội 11. Bị ép từ 2 phía, bọn địch ở mỏm 1
bung ra tháo chạy, bỏ lại những tên bị thương chưa kịp băng bó đang lăn lộn trên mặt đồi. Sau 1
giờ chiến đấu, điểm cao Chậu Cảnh lại sạch bóng giặc. Hơn 200 tên địch phơi xác trên đỉnh đồi.
Tổ quay phim của Phan Sĩ Lan cùng xung phong với bộ đội, đã kịp thời ghi vào ống kính những
hình ảnh thảm hại của quân Trung Quốc xâm lược.
Trận tiêu diệt tiểu đoàn địch ở đồi Chậu Cảnh của tiểu đoàn 3 là kết quả của tinh thần chấp hành
mệnh lệnh nghiêm túc, khẩn trương của cán bộ, chiến sĩ và kết quả chuẩn bị công phu của các
đơn vị hoả lực. Pháo bắn thẳng cũng như pháo bắn vòng cầu đã góp một phần chiến công lớn
trong trận chiến đấu xuất sắc này.
Sau trận phản kích thắng lợi ở Chậu Cảnh, tiểu đoàn 7 (thiếu) chiếm lại điểm cao Khôn Làng lần
thứ hai vào ngày 21-2 và trận vận động tiến công của tiểu đoàn 1 và 4 ở khu vực Thâm Mô ngày
22-2 làm cho các cánh quân vu hồi của địch bị thiệt hại nặng. Từ hung hăng, ào ạt, địch bắt đầu
chững lại để dồn quân, dồn phương tiện, đánh lấn dần từng mục tiêu. Điều này chứng tỏ chúng
đang rất lúng túng về chiến thuật, chiến dịch. Bọn lính Trung Quốc từ chỗ hò hét "tả ! tả !" lao lên
theo tiếng kèn và hiệu lệnh đã bắt đầu bỏ chạy khi bị pháo bắn hoặc bộ binh ta phản kích. Trên
hướng phòng ngự của tiểu đoàn 5 ở Bản Thấu, từ sau trận thất bại ngày 18-2-1979, địch chưa
dám tổ chức tấn công thêm lần nào. Tại Tam Lung, chúng chỉ dùng pháo bắn phá hoại trận địa
của ta ở Chậu Cảnh. Địch tập trung lực lượng để đánh chiếm khu vực Pháo Đài, Thâm Mô, 339.
Mỗi ngày, chúng bắn hàng vạn quả đạn pháo lên các điểm tựa và thay quân liên tục. Trung đoàn
này bị đánh giập đầu, chúng đưa trung đoàn khác lên thay thế. Mỗi ngày chúng tổ chức 7-10 lần
tiến công, có khi dùng lực lượng gần 1 sư đoàn cùng tiến công để đánh vào các điểm tựa chưa
đầy 2 tiểu đoàn của ta.
Các chiến sĩ trung đoàn 12, các chiến sĩ pháo binh, công binh đã chiến đấu dai dẳng, quyết liệt,
gian khổ. Hàng ngàn tên địch bị đền tội, hơn 20 xe tăng của chúng bị bắn cháy, nhưng lực lượng
của ta cũng vợi dần. Súng đạn phải dồn lại cho người còn sống. Bộ đội ban ngày quần nhau với
địch, ban đêm sửa sang công sự, giải quyết thương binh, tử sĩ. Các chiến sĩ vận tải, cán bộ,
chiến sĩ cơ quan đêm nào cũng len lỏi giữa các cụm quân địch tiếp đạn, nước, lương thực thực
phẩm cho các điểm tựa. Những nắm cơm vắt đêm đêm mang lên trận địa nhiều khi thấm máu
của các chiến sĩ nuôi quân, liên lạc, y tá. Các chiến sĩ bảo vệ cụm điểm tựa Đồng Đăng đã làm
sống lại một Cây Rui, một Đầu Tượng, 174 trên đất Lạng Sơn và ở đó một lần nữa họ lại trở
thành bất tử.
Bọn địch càng cay cú vì tổn thất và vì những tham vọng ban đầu chưa thực hiện được. Đã 5
ngày trôi qua nhưng thị xã Lạng Sơn vẫn còn xa cách hàng chục km và đội quân hàng vạn tên
của chúng vẫn còn bị ghìm cứng lại trước những ngọn đồi nhỏ bé tưởng như lúc nào cũng chỉ có
mấy chục chiến sĩ ta canh giữ và chỉ cách biên giới chưa đầy 4km. Hãng thông tấn AFP lúc bấy
giờ đã nhận xét : "So với quân đội Việt Nam, một quân đội dày dạn chiến đấu, quân đội Trung
Quốc tỏ ra có sức phản công yếu. Mới gặp quân địa phương của Việt Nam họ đã bị chặn lại và bị
tổn thất nặng".
Tuy nhiên chúng vẫn còn tiềm lực nên sau mỗi lần thất bại, chúng càng điên cuồng hơn, thủ
đoạn càng thâm hiểm hơn. Nhưng trước khi lên được Pháo Đài, Thâm Mô, 339 chúng đã phải
chịu một tổn thất nặng nề, và cụm điểm tựa Đồng Đăng đã chói ngời trong trang sử sư đoàn với
những chiến công tuyệt vời của các dũng sĩ đã hy sinh chiến đấu để bảo vệ những điểm cao ấy.

Không chiếm được các điểm cao Pháo Đài, Thâm Mô, 339, địch không thể làm chủ được Đồng
Đăng, không thể dồn quân đánh vào Tam Lung để tới thị xã Lạng Sơn được. Vì thế đến ngày 21-
2, chúng tung toàn bộ lực lượng dự bị của quân đoàn 55 vào khu vực Đồng Đăng và quân đoàn
54 dự bị chiến dịch cũng được lệnh áp sát biên giới Lạng Sơn nhằm tạo một ưu thế gấp hàng

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
chục lần về binh hảo lực để đánh vào cụm điểm tựa Đồng Đăng.
Phân tích địch-ta, bộ tư lệnh sư đoàn chủ trương kìm cánh quân địch ở Tam Lung để dồn sức
tăng cường cho hướng chủ yếu Đồng Đăng. Ngay đêm 20-2, sư đoàn phó Đới Ngọc Cầu và phó
chính uỷ Nguyễn Ngọc San được lệnh xuống tăng cường chỉ huy trung đoàn 12. Các trận địa
pháo được bổ sung thêm quân số và đạn. Nhiều chuyến hàng đã vượt qua khu vực Tam Lung
lên chi viện cho cụm điểm tựa Đồng Đăng.

Cụm điểm tựa bảo vệ Đồng Đăng : Thâm Mô, Pháo Đài, điểm cao 339 như 3 chân kiềng đứng ở
phía tây nam thị trấn Đồng Đăng. Trong những ngày qua, 3 điểm tựa đã dựa vào nhau duy trì
cuộc chiến đấu. Bọn địch tràn lên Pháo Đài thì trận địa 339, thâm Mô dùng hoả lực đánh vào sau
lưng và bên sườn chúng. Khi địch đánh lên Thâm Mô thì các chiến sĩ ta ở Pháo Đài, 339 lại làm
công việc đó... Địch đã bao lần phải thay đổi thủ đoạn để đánh chiếm các điểm tựa này : từ đánh
ào ạt xoay sang đánh lấn từng bước, đánh đồng loạt một lúc không được phải xoay sang đánh
chiếm từng mục tiêu vẫn không được. Giờ đây chúng phải tăng quân để chuẩn bị đánh một lúc
cả 3 điểm tựa.

Thâm Mô là 1 ngọn đồi có 5 mỏm kéo dài từ ngã ba đường 1A, 1B đến sát phía nam thị trấn
Đồng Đăng, do đại đội 2 (tiểu đoàn 4) và đại đội cao xạ 37mm chốt giữ. Từ rạng sáng ngày 17-2,
cùng với xe tăng, bộ binh địch đã tạo thành thế vây ép cô lập đại đội cao xạ và đại đội 2 với các
đơn vị khác. Từ đó, suốt ngày này qua ngày khác, những trận chiến đấu liên tục diễn ra trên đồi
thâm Mô. Địch đã 2 lần chiếm được hầu hết trận địa ta nhưng được chi viện của trung đoàn, tiểu
đoàn 4 đã đánh hất địch xuống.

Mờ sáng ngày 22-2, sau khi tăng lực lượng, sư đoàn 163 địch có xe tăng và pháo binh chi viện
mở đợt tiến công toàn diện vào cả 3 điểm cao Thâm Mô, Pháo Đài, 339. Những trận chiến đấu
giằng co quyết liệt diễn ra trên các mỏm đồi Thâm Mô. Các chiến sĩ y tá, nuôi quân, liên lạc cũng
quần đánh địch từ khu nhà văn hoá đại đội đến hầm chỉ huy. Địch chết lớp này, chúng thay lớp
khác và tới 10 giờ, các mỏm 1, 2, 3 rơi vào tay địch. từ đó trận địa của đại đội 2 ở mỏm 5 mỗi lúc
một căng thẳng vì đạn pháo và đạn đại liên địch. Sau 5 ngày chiến đấu, lực lượng cơ động của
trung đoàn đã bị tỏn thất và địa đội 2 chỉ còn lại 20 chiến sĩ, do chính trị viên Phạm Ngọc Yểng và
Phan Văn Thắng, học viên Học viện Hậu cần về thực tập chỉ huy. Đại đội trưởng Nguyễn Văn
Toàn đã hy sinh ngay từ đợt tiến công đầu tiên của địch vào sáng ngày 17-2.
Sau khi đại đội trưởng hy sinh, Yểng và Thắng trở thành chỗ dựa, linh hồn của đơn vị. 2 người
thường đảm nhiệm 2 hướng đánh và hết sức tin tưởng nhau. Trên ngọn đồi không rộng lắm này
đã xuất hiện biết bao sự tích anh hùng mà chỉ khi giặc đến, phẩm chất và khả năng của từng
chiến sĩ mới được bộc lộ hết. Chiến sĩ nuôi quân Nguyễn Hữu Dũng, 19 tuổi, suốt 5 ngày chiến
đấu là 5 ngày đêm len lỏi giữa các ổ phục kích của địch, bất chấp đnạ pháo ác liệt mang cơm tới
từng mỏm đồi cho bọ đội, có lần gặp địch đã dùng dao găm diệt địch thu súng.
Khẩu súng trên tay Phạm Ngọc Yểng là khẩu tiểu liên của đại đội trưởng. Trước khi hy sinh, mặc
dù không nói được, anh vẫn dồn sức trao khẩu súng cho Yểng như gửi phần trách nhiệm của
anh cho bạn.
14 giờ, địch lại nổi hiệu kèn tấn công. trên đỉnh đồi, tiếng nói của chính trị viên Phạm Ngọc Yểng
vang lên : "Các chiến sĩ đại đội 2 tiểu đoàn 4 hãy dũng cảm tiêu diệt quân cướp nước, giữ vững
trận địa". Tiếp đó là tiếng súng đánh trả của ta rộ lên. Ở hướng trung đội 3, cuộc chiến đấu đang
diễn ra dọc các hào giao thông. biết lực lượng ta có hạn, địch cứ thúc quân tràn lên. Bộ đội ta
đánh địch bằng mọi thứ trong tay, từ súng đạn đến đất đá và tay không. Bản thân Phan Văn
Thắng cũng giật súng địch đánh địch và lấy báng súng quật vào đầu chúng.
Ở trung đội do Phạm Ngọc Yểng chỉ huy, khi địch ùa vào tầng công sự thứ nhất, các chiến sĩ ta
đồng loạt ném lựu đạn theo tiếng hô của yểng rồi xông tới. Một trận giáp lá cà diễn ra. Một tên
địch bất ngờ lao tới húc đầu vào bụng Yểng làm anh ngã ngửa, khẩu tiểu liên văng sang một
bên. Tên giặc theo đà chồm lên người Yểng. Nhưng nó bỗng giật nảy người, 2 tay buông khỏi cổ
Yểng, đổ vật xuống bên cạnh. Đồng chí liên lạc nhoài người đỡ Yểng. 2 người ôm chầm lấy
nhau. Vẫn luôn theo sát chính trị viên, đồng chí liên lạc đã kịp thời kết liễu tên giặc cứu sống
Yểng.
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Càng về chiều, trận đánh trên đồi Thâm Mô càng diễn ra quyết liệt. Địch dồn quân, dồn đạn để
chiếm nốt mỏm đồi cuối cùng trước khi trời tối, nhưng chúng vẫn bị ghìm lại ở tầng công sự thứ
nhất. Các chiến sĩ còn lại trong đại đội dồn lên đỉnh đồi.
Xẩm tối, địch lại ồ ạt tổ chức đợt tiến công cuối cùng. Yểng và Thắng chia nhau mỗi người phụ
trách một tổ chiến đấu. Lúc đó trận địa chỉ còn 10 chiến sĩ. Từ tầng công sự thứ nhất, địch bám
nhau lao tới. Khẩu AK của Yểng hết đạn. Anh rút súng ngắn đánh địch. Một tên giặc to béo nhảy
bổ vào người anh. yểng né tránh làm nó lỡ đà rồi giơ thẳng tay nện khẩu K54 vào sọ nó.
Tổ của Thắng cũng liên tiếp đánh địch hết đợt này đến đợt khác. Đich chiếm gần hết công sự
chiến đấu của tổ. Lựu đạn hết, đạn tiểu liên chỉ còn 1 băng. Giữa lúc đó tin Phạm Ngọc Yểng hy
sinh làm mọi người lặng đi. Thắng ra lệnh cho các chiến sĩ trong tổ rút về chỗ Yểng. Khi ấy, Yểng
vẫn ngồi tựa lưng vào vách hào, bàn tay phải còn nắm chặt khẩu K54, đôi mắt bất động vẫn mở
to nhìn thẳng về phía trước. Bên cạnh anh, khẩu AK của đại đội trưởng đã bật lê cũng nằm lặng
lẽ. Thắng cúi xuống, bàn tay run run vuót mắt cho Yểng. Anh bàn với mọi người phải giữ gìn 2
khẩu súng và mai táng thi hài Yểng thật chu đáo...

Cuộc chiến đấu ở mỏm 5 đồi Thâm Mô tiếp tục kéo dài cho đến 20 giờ bọn Trung Quốc mới lên
được công sự cuối cùng.

Từ đó, với lòng thương tiếc và yêu mến sâu sắc, các chiến sĩ trung đoàn 12 gọi đồi Thâm Mô là
đồi Phạm Ngọc Yểng.
Còn gia đình Phạm Ngọc Yểng khi biết tin này đã viết thư cho trung đoàn 12. Bức thư có đoạn :
"Gia đình tôi vô cùng đau xót khi nhận được tin cháu Yểng hy sinh. Bởi vì đối với tất cả mọi
người trong gia đình, Yểng là người con hiếu thảo, người anh rất mực yêu thương của các em
nhỏ... Không thể nào kể xiết nỗi đau buồn của gia đình khi mất đi một người con thân yêu !
Nhưng các đồng chí ơi, hôm nay, cố nén đau thương viết thư gửi tới các đồng chí, tôi không
muốn nói tới điều ấy mà muốn nói rằng gia đình tôi rất tự hào về cháu và rất căm thù bọn xâm
lược... Gia đình tôi thành thật cảm ơn Đảng, cảm ơn các cán bộ và anh em chiến sĩ đã rèn luyện
dìu dắt cháu Yểng trở thành một con người biết chiến đấu đến cùng và dũng cảm hy sinh cho sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc ! Cám ơn các chiến sĩ trung đoàn Tây Sơn đã gắn tên cháu Yểng với núi
sông để cháu sống mãi với đất nước..."
Đối với sư đoàn Sao Vàng trong những ngày quyết liệt này càng thấy rõ phẩm chát cao quí của
mỗi cán bộ, chiến sĩ, càng biết ơn những người mẹ Việt Nam đã sinh ra và gửi đến cho sư đoàn
những người con ưu tú biết sống, hy sinh và chiến đấu xứng đáng để hoàn thành nhiệm vụ một
cách vẻ vang.

Cùng với Thâm Mô, cuộc chiến đáu của chiến sĩ ta ở điểm cao Pháo Đài suốt mấy ngày qua
cũng diễn ra vô cùng khốc liệt.
Điểm tựa Pháo Đài là 1 dải đồi có 6 mỏm nằm ở mé tây nam thị trấn Đồng Đăng, cách biên giới
chưa đầy 2km. Trên một mỏm đồi phía đông nam, trong cuộc xâm lược nước ta trước đây, thực
dân Pháp rồi phát xít Nhật đã xây dựng 1 pháo đài kiên cố để kiểm soát đường xe lửa, đường
1A, 1B và thị trấn Đồng Đăng. Pháo đài có 3 tầng xây bằng đá và bê tông cốt thép, dày 0,8 đến
1,2m, 2 tầng dưới là 1 hệ thống đường ngầm chữ chi khép kín dài khoảng 350m. Dọc 2 bên
đường hầm chính mở ra nhiều căn hầm rộng chưa được hàng chục người. Từ tầng hầm thứ 3
có con đường ngầm chạy thẳng ra thị trấn Đồng Đăng. Bên trên những đường hầm đó là lớp đất
dày 20-30m. 5 góc pháo đài là 4 lô cốt và 1 nhà mái bằng nửa chìm nửa nổi xây bằng bê tông
cốt thép dày 1,2m. Giữa và xung quanh Pháo Đài có nhiều ụ súng đồng thời là lỗ thông hơi cho
các tầng dưới. Pháo Đài có 2 cửa. Cửa chính ở phía đông từ nhà mái bằng và một cửa ở phía
nam. Những năm trước đây, núp dưới danh nghĩa sang giúp nhân dân ta chống chiến tranh phá
hoại của Mĩ, quân đội Trung Quốc đã để tâm nghiên cứu Pháo Đài. Trước khi rút về nước, chúng
phá sập đường hầm ra thị trấn Đồng Đăng, đánh hỏng cửa phía nam và phá hỏng toàn bộ hệ
thống dây điện trong Pháo Đài. Tuy vậy Pháo Đài vẫn còn là 1 vị trí kiên cố có thể chịu đựng
được nhiều loại bom pháo trong những cuộc tiến công của địch.
Pháo Đài là 1 trong những điểm tựa then chốt của trung đoàn 12 do đại đội 42 (tiểu đoàn 4) đảm
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
nhiệm. Để chiến đấu thắng lợi, trong những ngày chuẩn bị, đơn vị đã xây dựng một hệ thống hào
giao thông và công sự bao quanh Pháo Đài kéo dài từ mỏm 1 đến mỏm 6. Vị trí chỉ huy của đại
đội đặt ngoài Pháo Đài vì Pháo Đài có giá trị trú ẩn nhiều hơn một vị trí chiến đấu. Đương nhiên
trong những tình huống gay cấn, Pháo Đài là nơi giấu quân tốt để từ đó ta mở những mũi phản
kích diệt địch.

Nắm được giá trị chiến thuật của dãy điểm cao Pháo Đài, quân đoàn 55 địch tập trung xe tăng và
bộ binh định đánh chiếm điểm tựa này ngay buổi sáng đầu tiên. Hàng ngàn quả đạn pháo giội
xuống Pháo Đài suốt hàng tiếng đồng hồ. Pháo vừa dứt, xe tăng, bộ binh địch đã xuất hiện trước
trận địa và những cuộc tiến công ồ ạt của chúng được tiến hành từ nhiều phía lên Pháo Đài.
Hôm đó đại đội trưởng và một số cán bộ trung đội đi tập huấn. Chính trị viên Nguyễn Bát và Ngô
Chí Khán, học viên trường sĩ quan chính trị về thực tập nắm quyền chỉ huy đơn vị. Đêm 16-2, Bát
lên mỏm đồi phía bắc kiểm tra trận địa và ngủ luôn với chiến sĩ ở đấy. Khi địch tràn vào, anh chỉ
huy trung đội tiền tiêu đánh lui mấy đợt xung phong của chúng và anh dũng hy sinh.
Không bắt liên lạc được với tiểu đoàn, nhưng được các điểm tựa Thâm Mô và 339 chủ động chi
viện, Ngô Chí Khán tổ chức đơn vị bám các hào giao thông và công sự đánh trả địch hết đợt này
đến đợt khác. Nhưng do lực lượng chênh lệch nên ngày 17-2 địch chiếm được 4 mỏm phía bắc.
Đại đội 42 chiến đấu giữa bốn bề quân địch từ đó.

Không thực hiện được ý định chiếm Pháo Đài ngay buổi đầu, rạng sáng ngày 18-2, lấy các mỏm
phía bắc làm bàn đạp, kết hợp với các cánh quân phía tây và phía đông, chúng đánh lên Pháo
Đài quyết liệt hơn. Suốt ngày hầu như lúc nào cũng có tiếng súng nổ trên 2 mỏm cuối cùng của
Pháo Đài. Không chi viện được cho Pháo Đài bằng xung lực, trung đoàn 12 ra lệnh cho các trận
địa pháo và các điểm tựa Thâm Mô, 339 thay nhau bắn các loại hoả lực vào các cánh quân địch,
phối hợp với các chiến sĩ trên Pháo Đài đánh xuống. Địch dùng xe tăng dẫn đầu bộ binh xung
phong nhưng bị pháo 85mm, cối 120mm của ta tiêu diệt. Chúng kéo pháo 85mm tới phía bắc
Pháo Đài ngắm bắn trực tiếp vào từng công sự của ta nhưng cũng bị pháo bắn thẳng và pháo
bắn vòng cầu của ta phá hủy. Được chi viện có hiệu quả của các đơn vị bạn, các chiến sĩ trên
Pháo Đài ngày hôm đó dù chỉ còn lại 27 tay súng vẫn kiên quyết giữ vững trận địa, đẩy lùi 10 đợt
tiến công của hàng nghìn quân địch.
Ở trung đội Nguyễn Đình Đức, sau khi địch bỏ chạy, thấy 1 xe tăng chúng mắc kẹt ở đoạn suối
sâu. Không bỏ lỡ thời cơ, Đức ra lệnh cho chiến sĩ yểm hộ rồi nhảy khỏi công sự trườn xuống
chân đồi, chui vào gầm xe buộc chùm lựu đạn 4 quả vào xích ở đoạn đầu máy. Một tiếng nổ dậy
lên. Bọn giặc hốt hoảng bật nắp xe lao ra ngoài bỏ chạy. Nhưng trên đường trở về, địch ở mỏm
đồi phía bắc đã phát hiện thấy Đức và anh đã hy sinh bởi 1 loạt đạn đại liên của chúng.
Nguyễn Đình Đức hy sinh, nhưng tinh thần tiến công tiêu diệt địch của anh đã nếu gương cho
các chiến sĩ quyét bảo vệ Pháo Đài.
Thấy ở Pháo Đài ta vẫn giữ được, đêm hôm đó, gần 20 chiến sĩ biên phòng thuộc đoàn Thanh
Xuyên sau những trận đánh quyết liệt ở sát biên giới đã tìm đường lên Pháo Đài. Một số đồng
bào ta ở Đồng Đăng cũng tìm lên Pháo Đài. Người nào cũng lấm đầy bùn đất, áo quần bị rách
nhưng tất cả đều ánh lên niềm vui được gặp bộ đội. Họ kể cho chiến sĩ nghe những hành động
giết chóc, bắn phá, bắt bớ của bọn lính Trung Quốc đối với đồng bào ta ở Đồng Đăng. Thực ra
suốt 2 ngày nay, từ trên Pháo Đài các chiến sĩ đã chứng kiến tội ác dã man của giặc gây ra ở thị
trấn nhỏ bé này ngay từ những loạt pháo đầu tiên của quân Trung Quốc. Những ngôi nhà đổ
sụp, bốc cháy, những tiếng kêu thét của phụ nữ, trẻ em, những cảnh đánh đjap xua đuổi tàn
nhẫn đồng bào tới nơi tập trung. Tất cả chỉ cách Pháo Đài mấy trăm mét. tình cảm đối với nhân
dân đốt cháy trong lòng chiến sĩ niềm phẫn uất cao độ.
Cũng đêm ấy, tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Thu cùng một số cán bộ, chiến sĩ cơ quan, vận tải,
lách qua các cụm quân địch tới Pháo Đài kiểm tra trận địa, tiếp đạn, lương thực, thực phẩm và
vận chuyển thương binh về phía sau. Tiểu đoàn trưởng cho biết, tuy địch có bao vây chia cắt
nhưng trận địa phòng ngự của trung đoàn vẫn giữ vững. Trước mắt còn khó khăn do lực lượng
ta có hạn nên phải tổ chức chặt, bám chắc trận địa và phối hợp thật tốt với các đơn vị không cho
chúng chiếm Pháo Đài.

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Ngày 19-2, những trận bắn pháo dữ dội của địch từ nhiều hướng dồn vào Pháo Đài. Nguy hiểm
nhất là trận địa pháo 85mm của địch vừa bí mật kéo lên đồi 440, đồi Không Tên và trận địa ĐKZ
ở mỏm phía bắc Pháo Đài. Chưa kịp nghe tiếng nổ đầu nòng đã thấy đạn pháo địch cày trước
công sự. Chúng còn tổ chức bọn bắn tỉa bám sát các cán bộ chỉ huy và các xạ thủ súng máy của
ta. Một số chiến sĩ đã hy sinh, bị thương vì bọn bắn tỉa này.
Có thêm các chiến sĩ biên phòng, lực lượng bảo vệ Pháo Đài thêm vững. Do nối lại được thông
tin nên việc chỉ huy của trung đoàn, tiểu đoàn đối với Pháo Đài cũng chặt chẽ hơn. Các trận địa
pháo sư đoàn, trung đoàn và đơn vị bạn xác định toạ độ khu vực bắn chặn và kìm hoả lực địch
chính xác, đúng thời cơ. Địch tiến công từ phía đông bị cối 120mm và súng máy của tiểu đoàn 6
ở điểm cao 339 giáng vào lưng. Chúng tiến công từ phía đông và phía nam bị đại đội 2 ở đồi
Thâm Mô bắn lướt sườn. Những tốp địch tiến vào gần Pháo Đài bị chiến sĩ ta dùng lựu đạn, tiểu
liên tiêu diệt. cứ như vậy, suốt ngày 19-2 địch vẫn không chiếm được Pháo Đài, mặc dù một số
cánh quân của chúng đã vượt qua dãy Pháo Đài, Thâm Mô tiến hành bao vây điểm cao 339 và
cắt đường 1B ở Con Khoang, Khôn Làng.
Đêm 19-2, đại đội trưởng Hoàng Quý Nam và trung đội trưởng Phạm Hồng Minh cùng các chiến
sĩ trinh sát vào tới Pháo Đài. Mọi người phấn khởi xúm quanh Nam, ai cũng thấy vững vàng hơn
vì họ biết rõ về những cán bộ ưu tú của mình. Vẻ mặt Nam thoáng buồn vì thấy đại đội của mình
chỉ còn mấy chục người. Mở đàu cuộc họp, Nam nói với anh em : "Tôi xin lỗi các đồng chí vì
không về được sớm hon do phải đánh địch dọc đường. Nhưng còn Pháo Đài, thế trận của trung
đoàn ta còn đứng vững. Địch ở xung quanh ta nhưng trung đoàn, sư đoàn ta lại ở xugn quanh
địch". Niềm lạc quan của Nam đã tăng thêm lòng tin cho từng chiến sĩ. Đêm đó, nam đi khắp trận
địa điều chỉnh lực lượng, thống nhất phương án, thống nhất chỉ huy với các chiến sĩ biên phòng.

Ngày 20-2, địch bắt đầu dùng thủ đoạn đánh dần từng bước thay cho thủ đoạn đánh ào ạt. Cụm
điểm tựa nam Đồng Đăng là mục tiêu đầu tiên của chúng. Lúc này, Pháo Đài, Thâm Mô, 339 như
mũi tên cắm sâu vào đội hình địch trên trận địa phòng ngự của sư đoàn. Pháo Đài là đỉnh của
mũi tên ấy. Xe tăng, xe kéo pháo chở bộ binh từ mốc 16 theo đường 4A, từ Hữu Nghị Quan theo
đường 1A ùn ùn đổ về Đồng Đăng, liên tiếp tiến công lên Pháo Đài, Thâm Mô, 339. Ngày hôm
ấy, sư đoàn mở những trận phản kích đánh vào cánh quân vu hồi từ Khôn Làng đến Con
Khoang, Thâm Mô, buộc địch phải dồn quân đối phó. Các chiến sĩ trên Pháo Đài vừa chặn đánh
các cánh quân tiến công lên trận địa mình, vừa chủ động dùng hoả lực bắn vào phía sau đội hình
quân địch đang tràn lên điểm cao 339 và Thâm Mô. Mỗi lần như vậy, các chiến sĩ ở chốt tiền tiêu
đồi Thâm Mô lại nhảy lên hoan hô làm cho không khí chiến đấu tuy ác liệt nhưng phấn chấn, tin
tưởng. Ngày hôm đó, đại đội 42 bắn cháy 2 xe tăng, 1 xe kéo pháo, diệt gần 100 tên địch.

Ngày 21-2, địch dồn quân quanh Pháo Đài đông hơn, bắn pháo dữ dội hơn. Hoàng Quý Nam
vẫn đứng ở vị trí chỉ huy của mình ở ngay trận địa hoả lực. bên phải là trung đội do Phạm Hồng
Minh chỉ huy. Bên trái là các chiến sĩ bộ đội biên phòng do Ngô Chí Khán chỉ huy. các cụ già, em
nhỏ và thương binh nặng được chuyển xuống tầng hầm thứ 2. Như một con thoi, Nam chạy đi
chạy lại giữa các tổ động viên bộ đội, tấm vải dù rách toạc từng mảng. Bọn địch bắn tỉa ở mỏm
đồi phía bắc mấy lần bắn hụt Nam và các đồng chí chỉ huy trung đội. Nam bố trí bộ phận phục
bắn trả lại hạ một số tên.
Trận địa ĐKZ của chúng khống chế gắt gao cửa Pháo Đài, nơi thường xuyên qua lại giữa bộ
phận chiến đấu và anh em thương binh, cũng là nơi có thể đại đội của anh phải rút về cố thủ.
Nam quyết định phải diệt bằng được trận địa hoả lực của địch. Anh hợp đồng với Khán và các
chiến sĩ biên phòng kèm bọn bộ binh, trung đội của Minh kèm bọn xe tăng, rồi thận trọng trườn ra
hào giao thông bất ngờ đứng dậy bắn liên tiếp 2 quả B41, 1 quả vào cụm chỉ huy, 1 quả vào trận
địa ĐKZ. Nam là 1 cán bộ không những chỉ huy giỏi mà còn sử dụng thành thạo nhiều loại vũ khí
: AK, M79, B40, B41, trung liên, đại liên và cả súng cối.
14 giờ chiều, giữa lúc Nam đang giương khẩu B41 nhắm vào 1 ổ trọng liên của địch thì 1 quả
đạn B41 của chúng đã đẩy anh ngã xuống, đùi bên phải dập nát. Nam không nói được câu nào
nhưng đôi mắt của anh như nói lên tất cả. Một đôi mắt trong trẻo, mở to như muốn níu giữ lấy
hình ảnh những khuôn mặt thân yêu của đồng đội. Năm ấy Hoàng Quý Nam vừa tròn 27 tuổi.
Sau khi Hoàng Quý Nam hy sinh, địch tổ chức thêm nhiều đợt xung phong và chiếm được mỏm

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
đồi phía tây bắc Pháo Đài. Khán, Minh, Thức cùng với những chiến sĩ còn lại rút về mỏm Pháo
Đài. Số thương binh và đồng bào được chuyển xuống tầng hầm thứ 3. Một đợt tiến công nữa
của địch bị đẩy lui nhưng trung đội trưởng Thức hy sinh, Khán bị thương lần thứ 2.

vào ngày cuối cùng, Phạm Hồng Minh, người thay thế Hoàng Quý Nam đã huy động toàn bộ lực
lượng bám giữ quanh Pháo Đài. Đó là ngày địch vừa đưa lực lượng dự bị vào đánh đồng laọt lên
toàn bộ cụm điểm tựa nam Đồng Đăng. Cũng như ở Thâm Mô hôm đó, nhiều cuộc chiến đấu
giáp lá cà đã diễn ra quanh cửa Pháo Đài. Có lúc Minh phải gọi các trận địa pháo của ta bắn
trùm lên Pháo Đài để đẩy lùi đợt tiến công ào ạt của địch, nhưng rồi máy thông tin lại hỏng. Các
chiến sĩ ta chỉ còn 2 vị trí chiến đấu ở cửa Pháo Đài. Một số thương binh nặng khi tỉnh dậy, nghe
tiếng kêu gọi của Phạm Hồng Minh cũng bò lên cửa Pháo Đài tham gia chiến đấu. Mọi người đều
xác định : thà hy sinh chứ không chịu để quân Trung Quốc bắt sống. Nhưng lực lượng quá
chênh lệch, sau mấy lần tiến công bằng súng phun lửa, địch đã tràn lên được bề mặt Pháo Đài.
Những thất bại suốt 5 ngày quanh Pháo Đài làm chúng lồng lên. Sau khi không kêu gọi được các
chiến sĩ ta đầu hàng, chúng chở bộc phá tới đánh sập cửa chính, dùng súng phun lửa, thả lựu
đạn, bắn đnạ hoá chất độc vào các lỗ thông hơi. Các cụ già, em nhỏ sau những ngày đói khát đã
kiệt sức, dần dần lả đi ở các căn hầm vòm. Những chiến sĩ bị thương nặng cũng lần lượt hy sinh.
Pháo Đài chỉ còn lại Phạm Hồng Minh và một số chiến sĩ bị thương nhẹ. Trước tình hình ấy Minh
quyết định tổ chức đánh địch mở đường máu để đưa lực lượng còn lại ra khỏi Pháo Đài.

Nếu như tên tuổi Phạm Ngọc Yểng và các chiến sĩ bảo vệ Thâm Mô đã được các chiến sĩ ta gắn
liền với tên sông núi thì tên tuổi Hoàng Quý Nam cùng các chiến sĩ bảo vệ điểm cao Pháo Đài đã
được lưu lại trong lòng cán bộ chiến sĩ sư đoàn Sao Vàng và quân dân Lạng Sơn bằng những
bài ca mà cho đến nay mỗi khi hát lên vẫn làm xúc động lòng người :

Ta hát lên, ngợi ca Pháo Đài Đồng Đăng


Ta hát lên, tên anh Hoàng Quý Nam
Trước quân thù sống bất khuất, hiên ngang
Vì nhân dân chết anh dũng vẻ vang.

(Theo ca cảnh quan họ "Pháo Đài Đồng Đăng" của Nguyễn Phiết)

TRƯỚC CỬA NGÕ THỊ XÃ LẠNG SƠN


(Trích kí sự lịch sử Sư đoàn Sao Vàng)

Đêm 22-2, thường vụ đảng uỷ và bộ tư lệnh sư đoàn họp. Vấn đề trung tâm được đưa ra thảo
luận là nên đưa trung đoàn 12 lập trận địa mới hay tiếp tục tổ chức đánh chiếm lại các trận địa
vừa bị mất trên hướng chủ yếu ở Đồng Đăng ? Có ý kiến cần tập trung toàn bộ lực lượng khôi
phục lại các điểm cao Thâm Mô, Pháo Đài, 339 bởi giá trị chiến dịch của nó có tính chất quyết
định đối với việc bảo vệ Lạng Sơn. Mất khu vực cửa ngõ này, mũi vu hồi của địch ở Tam Lung
có điều kiện tiến về Lạng Sơn nhanh hơn vì nó không còn bị đe doạ từ phía sau lưng. Có ý kiến
nếu tập trung sức của sư đoàn để phản kích thì sẽ khôi phục được trận địa vì ở Thâm Mô và
điểm cao 339 ta vẫn còn giữ được một phần đất để làm bàn đạp, nhưng sự tiêu hao sinh lực sẽ
lớn. thêm nữa, địch vẫn liên tiếp tăng quân và đang dồn lực lượng vào hướng chủ yếu. Diệt hết
lớp này, lớp khác lại tràn đến thay thế. Trong khi ấy lực lượng ta có hạn, nhất là trung đoàn 12
phải tính đến từng người. Do đó không thể đánh theo lối "đá bóng" như vậy mãi được.
Giữa chừng hội nghị, đồng chí Lê Thanh phó tư lệnh Quân khu 1 đến. Sau khi nghe tóm tắt tình
hình và những ý kiến thảo luận của hội nghị, đồng chí nhất trí với quyết định của sư đoàn điều
trung đoàn 12 tổ chức trận địa phòng ngự ở đường 1B. Đồng chí nhắc sư đoàn những ý kiến của
Bộ về mũi vu hồi ở Tam Lung, địch đã không thực hiện được ý định thì bây giờ khi chiếm được
Thâm Mô, Pháo Đài, 339 chúng sẽ biến mũi vu hồi Tam Lung thành hướng tiến công chính. Bởi
vậy, sư đoàn phải nhanh chóng tập trung sức củng cố ngay thế trận để chặn đánh địch ngay

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
trong ngày mai vì trung đoàn 870 địch đã tập kết dưới chân điểm cao 811.
Từ tình hình cụ thể của sư đoàn và những ý kiến của đồng chí phó tư lệnh quân khu, bộ tư lệnh
sư đoàn quyết định đưa trung đoàn 12 và tiểu đoàn 1 Bắc Thái (tức tiểu đoàn 1 của trung đoàn
197 Bắc Thái-chiangshan) về lập trận địa mới trên hướng đường 1B từ Nà Pia đến Lũng Pảng.
Đồng thời tập trung lực lượng bộ binh, pháo binh trên đường 1A sẵn sàng đánh phủ đầu trung
đoàn 870 địch khi chúng bước vào tác chiến.

Suốt đêm hôm ấy, sư đoàn 3 khẩn trương di chuyển. tiểu đoàn 5 sau những ngày chiến đấu
dũng cảm ở khu vực Tân Yên được lệnh qua Đồng Uất. Tiểu đoàn 4 và 6 rời khu vực Thâm Mô,
339 tới khu vực Chóc Vỏ, 393. Tiểu đoàn 1 và 7 nhanh chóng từ Thâm Mô, Khôn Làng trở lại
nam Tam Lung làm lực lượng cơ động cho sư đoàn. Tiểu đoàn 1 Bắc Thái chiếm lĩnh trận địa ở
Nà Pia, Khôn Làng. Các đơn vị trực thuộc cũng được bố trí lại theo đội hình phòng ngự của từng
hướng.
Để phục vụ cho sư đoàn điều chỉnh lực lượng, cơ quan hậu cần các cấp làm việc rất khẩn
trương, linh hoạt. Công tác hậu cần chiến dịch thực hiện tốt một phần do chi việc của hậu
phương và cấp trên kịp thời, đắc lực, kết hợp với sự nỗ lực, năng động của các cán bộ, chiến sĩ
từ cơ quan đến các đơn vị vận tải, quân y, các kho, trạm, xưởng quân giới. Chủ nhiệm hậu cần
sư đoàn Nguyễn Xuân Khá cùng các trưởng ban trong mọi cuộc di chuyển đều có mặt ở các mối
đường kiểm tra, đôn đốc, bổ sugn kịp thời các mặt cho từng đơn vị theo đúng yêu cầu nhiệm vụ.
Trong khi đó, các sĩ quan tham mưu, chính trị cũng xuyên rừng, lội suối đến các trận địa tham gia
thực hiện các phương án chiến đấu.
Đêm rời khỏi khu vực Đồng Đăng gợi các chiến sĩ trong sư đoàn nhớ tới đêm rời khu vực Bồng
Sơn vào mùa thu ănm 1972. Khung cảnh hoang vắng của những bản làng mà sư đoàn hành
quân qua, tội ác dã man của bọn bành trướng đã đốt cháy thêm lòng căm thù sâu sắc của cán
bộ chiến sĩ đối với quân xâm lược.
Mọi người đều hiểu trong hình thái phòng ngự của sư đoàn lúc đó, việc chủ động tổ chức lại trận
địa là 1 quyết định chính xác. Sư đoàn cần có thời gian dù là rất ngắn để củng cố lực lượng. Mặt
khác, tổ chức phòng ngự ở khu vực mới sư đoàn có điều kiện tập trung được lực lượng mạnh để
tăng cường cho hướng phòng ngự chủ yếu, mở các đợt phản kích với quy mô trung đoàn nhằm
đánh quỵ các lực lượng đột kích chính của địch.

Cuộc di chuyển đội hình đã diễn ra một cách chủ động và bí mật, đến nỗi sáng 23-2, ở nhiều nơi
địch vẫn bắn pháo rồi xung phong ồ ạt lên các trận địa đã trống không. 7 ngày liên tiếp tổ chức
tiến công, ném vào họng súng của đối phương hàng ngàn binh lính, hàng trăm xe tăng, xe cơ
giới và pháo binh, bọn xâm lược Trung Quốc tiến được vẻn vẹn 4km. Người ta nói rằng đó là
một tốc độ tiến quân chậm nhất, tổn thất và tốn kém nhất so với bất kì cuộc chiến tranh xâm lược
nào trong lịch sử.
Bị Hứa Thế Hữu và Dương Đắc Chí thúc ép, vì 1 tuần lễ rồi vẫn chưa đánh tan được sư đoàn
Sao Vàng để tới Lạng Sơn, sau khi chiếm được khu vực Đồng Đăng, bộ chỉ huy địch trên hướng
Lạng Sơn chủ trương không để cho đối phương kịp hồi sức đã tổ chức đánh ngay vào khu vực
phòng ngự của sư đoàn ở Tam Lung. Chúng đinh ninh có bàn đạp Đồng Đăng với nhiều trận địa
pháo vừa được thiết lập và sư đoàn 3 đã bị thiệt hại nặng nề ở Thâm Mô, Pháo Đài, 339 không
thể nào đứng vững được trước đòn tiến công tập trung cao độ của chúng. Nhưng một lần nữa
chúng phải trả giá cho sự chủ quan hợm mình đó.

7 giờ 30 ngày 23-2-1979, hầu như toàn bộ lực lượng pháo binh địch trên hướng Lạng Sơn đều
đổ đạn vào cụm điểm tựa Tam Lung. Bỗng nhiên, trong những phút cuối của trận mưa đạn ấy,
đài quan sát trung đoàn 2 báo cáo, pháo địch còn bắn nhưng 1 tiểu đoàn bộ binh của chúng
đang di chuyển dưới trung tâm toạ độ bắn phá hoại ấy. Nhận thấy địch đang có thủ đoạn mới,
trung đoàn trưởng Nguyễn Lư vội cầm máy yêu cầu tiểu đoàn 3 ở Chậu Cảnh báo cáo cụ thể.
Một lát, tiểu đoàn trưởng Đỗ Ngọc Ngòi cho biết, sau khi bắn đạn thật, địch bắn pháo giấy lên
trận địa ta cho bộ binh tiếp cận. Anh đã thông báo cho bộ đội biết và đang chuẩn bị chiến đấu.
Trung đoàn trưởng thở phào. Anh điện cho tiểu đoàn 2 nhắc địch đang nghi binh bắn pháo giấy
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
để chiếm Phai Môn. Chú ý cảnh giác và đánh cho thật tốt.
Vừa buông ống nói, anh đã nghe tiếng súng rộ lên trên trận địa của tiểu đoàn 3. Đinh ninh với thủ
đoạn bắn pháo giấy, địch ùn ùn kéo lên Phai Môn, một điểm cao nằm cách khu đồi Chậu Cảnh
500m về phía nam. Sở dĩ lần này địch tiến đánh Phai Môn trước vì Phai Môn là một mắt xích
trọng yếu trong trận địa phòng ngự bảo vệ Lạng Sơn của sư đoàn. Chiếm được Phai Môn, địch
sẽ khống chế khu đồi Chậu Cảnh, Bản Phân và các khu vực khác. Nhưng ở điểm cao này, sư
đoàn 3 đã chuẩn bị 1 trận giáng trả đích đáng đối với bọn xâm lược bằng đòn tiến công chặt chẽ
giữa bộ binh và pháo binh. Suốt đêm 22-2, mặc dù vừa trải qua một ngày chiến đấu khốc liệt, sư
đoàn đã nhanh chóng hoàn chỉnh thế trận phòng ngự mới, tập kết toàn bộ lực lượng cơ động
của mình trên hướng chủ yếu, xác định toạ độ bắn cho pháo binh vào các khu vực dự kiến tác
chiến, đặc biệt đã bí mật đưa trận địa pháo 85mm bắn thẳng lên điểm cao 417 cách Phai Môn
chưa đầy 1km để chi viện trực tiếp cho bộ binh. Tất cả khối công việc khổng lồ đó chỉ diễn ra
trong 1 đêm, khiến cho địch khi ào ạt tràn lên Phai Môn đã hứng chịu một trận tập kích bất ngờ,
dữ dội của pháo binh ta giáng xuống. Đội hình chúng lạp tức rối loạn, số xông lên đỉnh đồi bị các
chiến sĩ địa đội 10 đánh hất xuống, số tụt xuống suối bị pháo ta giã vào. Hàng trăm tên địch đã
bỏ mạng trong những đợt tiến công ấy.
Sau lần xung phong thứ 6, địch buộc hpải rút về điểm cao 611 và 409. Lập tức sư đoàn ra lệnh
cho trung đoàn 2 dùng lực lượng cơ động cắt rừng đánh thốc vào sườn đội hình chúng. Hàng
trăm xác chết nằm ngổn ngang trên đường rút chạy của chúng.
Một tiếng đồng hồ sau, trinh sát sư đoàn báo cáo, 1 cánh quân địch từ Đồng Đăng xuống nhập
bọn với đám tàn quân vừa thua trận lại kéo vào Phai Môn. Bộ tư lệnh sư đoàn nhận định địch đã
tung lực lượng dự bị vào để chiếm bằng được Phai Môn. Lập tức, lệnh chiến đấu được truyền
ngay xuống các đơn vị.

14 giờ, khi pháo địch đang bắn lên trận địa Phai Môn, sư đoàn ra lệnh cho pháo binh ta bắn trùm
lên cụm xuất phát tiến công của địch ở dưới chân đồi. Sau đó, khi địch thực hành xung phong thì
lực lượng cơ động của trung đoàn 2 cũng được lệnh xuất kích diệt địch từ lưng chừng đồi, phối
hợp với đại đội 10 từ đỉnh đồi đánh xuống. Trận kịch chiến diễn ra hàng tiếng đồng hồ.
Giữa 4 về là địch, đại đội 10 dưới sự chỉ huy của đại đội trưởng Phan Bá Mạnh và chính trị viên
Nguyễn Xuân Phúc đã bình tĩnh đánh trả hết toán quân này đến toán quân khác của chúng. Mỗi
người đều khoác trên mình 2, 3 khẩu súng để diệt địch. Đại đội trưởng Phan Bá Mạnh vừa dùng
AK vừa bắn B40, ở đâu khó khăn là có anh. Trong một lần di chuyển, anh đã trúng 1 quả đạn
ĐKZ của địch. Phan Bá Mạnh hy sinh để lại tấm gương chiến đấu oanh liệt và niềm thương tiếc
vô hạn cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị. Thay thế Mạnh, chính trị viên Nguyễn Xuân Phúc tiếp
tục chỉ huy đơn vị đánh hất địch xuống chân đồi, giữ vững trận địa.

Không chiếm được Phai Môn, địch dồn quân đánh vào Chậu Cảnh lúc 15 giờ 45. Tại đây địch
không ngờ toàn bộ đội hình tiến công của chúng đã phơi lưng một cách lộ liễu trước trận địa
pháo bắn thẳng của sư đoàn và các trận địa hoả lực của trung đoàn 2. Một trận bắn pháo dữ dội
và chính xác của ta đã giáng xuống đội hình dày đặc của địch. Trong cảnh hoảng loạn của
chúng, trung đoàn 2 ra lệnh cho một bộ phận tiểu đoàn 3 xuất kích, tiến công từ bên sườn, phối
hợp với các chiến sĩ từ trên điểm tựa đánh xuống. Hàng trăm xác địch bỏ lại trận địa, đánh dấu
thất bại nặng nề của trung đoàn 870 địch sau 12 lần tiến công vào Tam Lung.
Nắng chiều tắt dần trên các điểm cao. Không gian trở lại yên ắng. Một ngày chiến đấu căng
thẳng nữa đã trôi qua. Dưới các thung lũng về phía bắc, địch đang lặng lẽ thu thập tàn quân và
quát nạt nhau qua sóng đài 2W vì không tìm thấy "thủ trưởng số 2" (mật danh của tên trung đoàn
phó). Hơn 1.000 tên địch bị tiêu diệt trong ngày hôm đó.

Vào lúc 15 giờ ngày hôm ấy, đồng chí Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị thay mặt Quân uỷ Trung
ương và Bộ Quốc phòng dẫn đầu đoàn cán bộ lên kiểm tra hướng Lạng Sơn, tới sở chỉ huy làm
việc với bộ tư lệnh sư đoàn 3. Sư đoàn trưởng đã báo cáo với đồng chí Chủ nhiệm Tổng cục
Chính trị toàn bộ diễn biến và kết quả chiến đấu trong 7 ngày qua với tất cả những ưu điểm,
thiếu sót trong công tác chỉ huy, bảo đảm cũng như tinh thần chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ.
Khi sư đoàn trưởng trình bày xong, đồng chí Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị nói đại ý : so với
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
những ngày đầu đánh Mĩ, sư đoàn đã vận dụng chiến thuật nhạy bén và chững chạc hơn nhiều.
Bộ đội có bản lĩnh vững vàng nên trong mọi tình huống vẫn độc lập tác chiến và đánh khá tốt ở
nhiều khu vực. Phải nhanh chóng phát huy những hành động anh hùng, bất khuất của cán bộ,
chiến sĩ và những phân đội đã đánh giáp lá cà, đánh bằng mọi thứ vũ khí, quả cảm, quên mình
bảo vệ trận địa. Đồng chí còn cho biết 7 ngày vừa qua sư đoàn đã đánh với ba phần tư lực
lượng của 2 quân đoàn địch có hàng trung đoàn xe tăng yểm trợ. Đó là một cố gắng rất đáng kể.
Tuy vậy những thiếu sót về tổn thất vũ khí, phương tiện và duy trì kỉ luật chiến trường đối với cơ
sở cần chú ý nghiêm khắc hơn. Các khu vực phòng ngự phải có kế hoạch bảo đảm để bộ đội có
thể trụ bám được. Thị xã Lạng Sơn vẫn đang là mục tiêu của địch nên sắp tới sư đoàn còn phải
đánh với những lực lượng đông hơn, ác liệt hơn. Trước mắt, sư đoàn điều chỉnh thế bố trí trận
địa như vậy alf kịp thời và cần thiết. Địch càng tiến vào sâu, tốc độ phát triển càng chậm, tổn thất
càng tăng. Đó là dấu hiệu của sự thất bại và nhất định chúng sẽ thất bại nặng như đã từng thất
bại ở biên giới Xô-Trung năm trước.

Ngày hôm đó, trên toàn tuyến biên giới, địch bị chặn đứng lại trước các mục tiêu then chốt của
chúng. Ở Cao Bằng, 2 quân đoàn 41, 42 và 1 sư đoàn độc lập có xe tăng yểm trợ đã bị đánh
thiệt hại nặng ở Tà Sa, Nà Ngần, Bản Chan, Tĩnh Túc, Khâu Đôn, Khâu Chỉ... Ở Lào Cai, 4 sư
đoàn của 2 quân đoàn 13, 14 và 2 tiểu đoàn xe tăng bị bám đánh liên tục ở tây Lào cai, Cốc Sân,
Thanh Bình, Bản Lầu, ga Phố Mới... Ở Hà Tuyên, Quảng Ninh, tiếng súng chặn địch vẫn vang
lên từ ngày 17-2-1979. Càng tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam, địch càng lúng túng. các mục tiêu
chiến dịch đặt ra trong 48 giờ đồng hồ đến nay vẫn chưa đạt được. Cay cú, Hứa Thế Hữu và
Dương Đắc Chí quyết định tung thêm các đơn vị bộ binh, pháo binh, xe tăng, lấy các binh đoàn
chủ lực làm lực lượng đột phá, đánh chiếm bằng được các mục tiêu quy định, trong đó thị xã
Lạng Sơn là mục tiêu chủ yếu của chúng.

Sau hội nghị đảng uỷ sư đoàn đêm 23-2 và những chỉ thị của đoàn kiểm tra Quân ủy Trung
ương, sư đoàn gấp rút bố trí thế trận trên hướng đường 1B, điều chỉnh lực lượng phòng giữ ở
hướng đường 1A. Đại tá Nguyễn Ngọc Diệp, cục trưởng cục nhà trường, người sẽ thay thế
chính ủy sư đoàn Nguyễn Khắc Hào đi nhận nhiệm vụ mới, cùng các phái viên Bộ Tổng Tham
mưu, phái viên QK1 xuống thẳng trung đoàn 12 hướng dẫn rút kinh nghiệm chiến đấu, tham gia
tổ chức thực hiện phương án mới và động viên quyết tâm chiến đấu của bộ đội.
Bộ Tư lệnh QK1 tăng cường cho sư đoàn các đơn vị binh chủng kĩ thuật : B72, A72, xe tăng,
công binh. Tự vệ các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy quanh thị xã Lạng Sơn được trang bị thêm
súng đạn. Bộ đội địa phương các huyện Văn Quan, Chi Lăng, Hữu Lũng, các tiểu đoàn trực
thuộc huyện Gia Lâm, Đông Anh, Thanh trì, Từ Liêm mới được nhân dân Hà Nội gửi lên Lạng
Sơn sẵn sàng ra tuyến trước tham gia chiến đấu, biểu hiện sinh động ý chí đánh địch từ xa của
quân dân Hà Nội bảo vệ Thủ đô yêu dấu.
Suốt 3 ngày 24, 25, 26-2, mặt trận Lạng Sơn lắng dịu. Trong khi ta khẩn trương bố trí lại thế trận
phòng ngự thì địch cũng gấp rút chuẩn bị cho những đợt tiến công mới. Quân đoàn 54 dự bị
chiến dịch cùng sư đoàn 129 (quân đoàn 43) được tung nốt vào khu vực tác chiến. Trong khi đó,
từ phía sau những cuộc dồn quân, thay quân của chúng vẫn khẩn trương thực hiện. Hàng ngàn
xe tải phủ bạt kín chạy thâu đêm sang tận Đồng Đăng đổ lính, đổ hàng. Tuyến xe lửa Bằng
Tường-Nam Quan tăng ngày 4 chuyến, chở từ 2.000-3.000 quân và hàng ngàn tấn phương tiện.
Khác với ngày 17-2, các cánh quân vu hồi lần này không thực hiện trước khi nổ súng mà triển
khai trong quá trình tiến công với độ sâu từ 4-6km.

6 giờ 05 sáng 27-2-1979, một đợt tiến công mới của quân Trung Quốc xâm lược vào trận địa
phòng ngự của sư đoàn 3 bắt đầu. Với 3 sư đoàn bộ binh (129, 160, 161), 90 xe tăng, 500 khẩu
pháo các cỡ của 12 trung đoàn pháo binh, 4 tiểu đoàn tên lửa, địch đã ồ ạt tiến công trên một
chiều dài 20km từ xã Hồng Phong huyện Văn Lãng đến xã Cao Lâu huyện Cao Lộc.
Bằng một lực lượng đông gấp 3 trên 1 về số lượng đơn vị, 6 trên 1 về binh lực và hoả lực, địch
tin chắc sẽ nhanh chóng phá vỡ trận địa phòng ngự của sư đoàn 3. Nhưng ở khắp nơi chúng đã
bị chặn đứng và đánh trả dữ dội.

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Suốt ngày hôm đó, sư đoàn 129 địch không sao đột phá nổi trận địa cơ bản của trung đoàn 141.
Các chiến sĩ tiểu đoàn 8 và tiểu đoàn địa phương huyện Cao Lộc đã cản phá nhiều đợt xung
phong của 1 trung đoàn địch bằng các bãi mìn liên hoàn, các trận tập kích hoả lực, xung lực. Mỗi
thước đất đi Bản Xâm, Thanh Loà đều thấm đầy máu giặc.

Ở hướng đường 1B, sư đoàn 161địch cũng bị ghìm lại trước trận địa của trung đoàn 12. Tiểu
đoàn 1 Bắc Thái, đơn vị đảm nhiệm khu vực then chốt của trung đoàn, hợp đồng chặt chẽ với
tiểu đoàn 5 và được sự chi viện kịp thời của tiểu đoàn pháo 23 đã đánh lui 11 đợt xung phong
của hơn 1 trung đoàn địch có 40 xe tăng yểm trợ. Riêng đại đội 1 ở phía bắc điểm cao 500 đã
quần lộn với 2 tiểu đoàn địch. Tiểu đội 7 khi hết đạn đã nhất loạt dùng lưỡi lê, báng súng đánh
giáp lá cà với chúng. Gần 600 tên địch và 7 xe tăng bị tiêu diệt trong ngày hôm đó.

Ở hướng đường 1A, trung đoàn 2 cùng một lúc vừa chặn đánh sư đoàn 160 địch từ phía bắc
xuống, vừa đánh với 1 cánh quân vu hồi của sư đoàn 161 địch từ hướng tây bắc thọc sang.
Những trận chiến đấu không cân sức diễn ra dai dẳng trên các mỏm đồi Không Tên, Chuồng Cu,
417, 477 từ sáng sớm đến tối mịt. cùng với bộ binh, các pháo thủ tiểu đoàn 11 trung đoàn pháo
68 đã chiến đấu hết sức kiên cường trên các trận địa bắn thẳng Cồn Chủ, 417. Vừa tiêu diệt xe
tăng, trận địa hoả lực địch, các pháo thủ vừa hạ thấp nòng pháo bắn tung từng tốp lính khi chúng
la hét tràn lên định chiếm trận địa.

14 giờ ngày hôm đó, trong khi các trận đánh dồn dập diễn ra khắp nơi, 1 tiểu đoàn địch lặng lẽ
luồn qua phía sau tiểu đoàn 1, bất ngờ đánh chiếm điểm cao 800, nơi đặt đài quan sát pháo binh
sư đoàn. Mất điểm cao 800, trận địa phòng ngự của trung đoàn 2 bị một lỗ rò chiến thuật lớn. DO
đó, mặc dù đã đánh thiệt hại nặng trung đoàn 850 địch (trung đoàn này mới được tung vào thay
thế trung đoàn 870), tiêu diệt hàng ngàn tên, thế trận của ta ở phía tây đường 1A từ tây Cốc Chủ
đến điểm cao 417 đã bị chọc thủng. Địch ùn ùn dồn tới từ phía điểm cao 800.
Biết tổ chức đánh chiếm điểm cao 800 không kịp nữa, bộ tư lệnh sư đoàn ra lệnh cho tiểu đoàn 6
nhanh chóng lập trạn địa từ khu vực Kéo Càng nối liền với trận địa tiểu đoàn 3 ở đông Quán Hồ.
Đồng thời ra lệnh cho trung đoàn 141 củng cố thêm các điểm tựa, nhất là điểm cao 449. Tất cả
đều phải gấp rút hoàn thành trước khi trời sáng.

Trước đó 2 ngày, vào chiều 25-2, tại Mai Sao, đồng chí Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đã họp với
các đồng chí chỉ huy tiền phương QK1, đại diện tỉnh ủy, bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn và các
cán bộ chủ chốt của các sư đoàn ở mặt trận Lạng Sơn. tại cuộc họp quan trọng này, đồng chí
công bố quyết định của Bộ Quốc phòng về việc thành lập quân đoàn 14 thuộc Quân khu 1 và
thành lập Bộ chỉ huy thống nhất Lạng Sơn. Các đơn vị nằm trong đội hình quân đoàn gồm sư
đoàn 3, sư đoàn 327, sư đoàn 337 (đang từ QK4 ra), sư đoàn 338 và sau này có thêm sư đoàn
347 cùng với các đơn vị trực thuộc.
Quân đoàn 14 được thành lập đáp ứng đòi hỏi việc tăng cường lực lượng và chỉ huy thống nhất,
hình thành những quả đám mạnh của lực lượng chủ lực đồng thời báo hiệu một đợt phản kích
trên quy mô lớn nhằm tiêu diệt quân Trung Quốc trên mặt trận Lạng Sơn.
Đêm hôm ấy, tư lệnh quân đoàn 14 tới sở chỉ huy sư đoàn 3. Sau khi nắm lại tình hình khu vực
tác chiến, đồng chí truyền đạt ý định của tiền phương QK1: các đơn vị pháo binh, xe tăng trước
đây tăng cường cho sư đoàn 3 này sẽ do quân đoàn trực tiếp chỉ huy. Sư đoàn 337 chính thức
đảm nhiệm chiến đấu tại cầu Khánh Khê. từ ngày 28-2, sư đoàn 327 sẽ bước vào chiến đấu,
đảm nhiệm phòng ngự tại thị xã Lạng Sơn và thị trấn Kỳ Lừa. Những quyết định đó đã tạo điều
kiện cho sư đoàn 3 tạp trung sức diệt địch bảo vệ trận địa, chặn bước tiến của chúng.
Chiếm được khu vực Tam Lung và điểm cao 800, bộ chỉ huy quân sự địch liền ra lệnh cho các
đơn vị của chúng tiến công thị xã Lạng Sơn vào sáng 28-2. Chúng khẳng định lực lượng sư đoàn
3 không còn bao nhiêu và không chịu nổi lần tiến công áp đảo này. Nhưng một lần nữa chúng đã
tính nhầm.

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Suốt ngày 28-2-1979 rồi ngày 1, 2-3, tuy đã đổ vào hướng tiến công này gần 5 sư đoàn bộ binh,
địch vẫn không sao vượt nổi đoạn đường 4km để vào thị xã. Những trận đánh nảy lửa đã diễn ra
tại đông và tây Quán Hồ (nam Tam Lung). Các tiểu đoàn bộ binh, các đại đội hoả lực 12,7mm,
ĐKZ, cối 82mm của ta được pháo binh chi viện đã trụ bám đánh trả dai dẳng trên từng đoạn
đường, từng mỏm đồi. Mỗi thước đất ở đây đều thấm đầy máu giặc. Mỗi khúc đường, mỗi ngọn
đồi đều ghi dấu tích anh hùng của các chiến sĩ ta quyết hy sinh chiến đấu để bảo vệ trận địa.
Trên đồi Kéo Càng, đại đội 61, đơn vị anh hùng đã từng nổi tiếng với chiến công Cây Rui năm
1972 và mới đây ở điểm cao 339, đã lại đánh 1 trận vô cùng oanh liệt.

Hôm ấy (28-2), 3 tiểu đoàn địch từ 3 hướng đánh vào Kéo Càng, nơi chúng được báo là có sở
chỉ huy trung đoàn 2, đơn vị đã làm cho chúng tổn thất nặng nề và khốn quẫn hơn chục ngày nay
ở Tam Lung. Những cay cú và tổn thất đó giờ đây được chúng đổ vào đồi Kéo Càng. Một ngọn
đồi mấy trăm mét vuông chúng bắn liên tục nửa tiếng đồng hồ bằng đủ thứ đạn pháo và hoả tiễn.
Sau đó bọn bộ binh chia thành nhiều mũi luồn rừng ào tới. Nhưng sở chỉ huy trung đoàn 2 đã di
chuyển. Đại đội 61 do chính trị viên Nguyễn Văn Biết và chính trị viên phó Bùi Đình Hưng chỉ huy
đang chờ chúng. Được chi viện của trận địa 12,7mm, đại đội 61 đã đánh trả quyết liệt. Từng
công sự, từng gốc cây đều trở thành điểm tựa vững chắc của các chiến sĩ. Cuộc chiến đấu kéo
dài từ sáng đến chiều. Địch bị diệt hàng trăm tên nhưng vòng vây của chúng quanh đại đội 61
mỗi lúc càng hẹp lại. Thấy trước kết cụ có thể xảy ra, Nguyễn Văn Biết ra lệnh cho Bùi Đình
Hưng nhanh chóng đưa anh em thương binh ra. Thấy Hưng do dự, Biết nói : "Chúng ta phải còn
người để xây dựng đơn vị nếu muốn tiếp tục chiến đấu !". Hưng và số anh em vừa ra khỏi một
lúc thì đạn pháo địch lại giội xuống đồi Kéo Càng và sau đó là tiếng súng AK, B40 rộ lên từng
chặp hàng tiếng đồng hồ nữa mới ngừng hẳn. Chính trị viên Nguyễn Văn Biết và các chiến sĩ của
anh đã chiến đấu tới người cuối cùng, viên đạn cuối cùng.
Cũng như Phạm Ngọc Yểng, Hoàng Quý Nam, Phan Bá Mạnh ở Thâm Mô, Pháo Đài, Chậu
cảnh, Nguyễn Văn Biết và chiến sĩ đại đội 61 đã chiến đấu như những anh hùng. Mọi người vẫn
nhớ nghị quyết hội nghị bất thường của chi bộ đại đội 61 ở điểm cao 339 khi hàng trung đoàn
địch có xe tăng yểm trợ bao vây tiến công lên trận địa trong mấy ngày đầu chiến tranh : "Chúng
ta quyết bảo vệ 339 như đại đội ta đã từng bảo vệ Cây Rui năm xưa !". Và những đảng viên, cán
bộ, chiến sĩ đại đội 61 đã thực hiện quyết tâm đó một cách trọn vẹn. Họ đã bảo vệ trận địa 339
với những khẩu 85mm bắn thẳng làm xe tăng, bộ binh địch kinh hồn; những khẩu cối 120mm,
82mm bắn đâu trúng đó và cuối cùng là những trận chiến đấu bằng AK, B40, súng trường hết
ngày này qua ngày khác giữa 4 bề quân địch, kể cả khi Pháo Đài, Thâm Mô đã bị địch chiếm.
Một lần nữa, các chiến sĩ đại đội 61 lại làm cho địch phải khâm phục. 1 đại đội ta đã đương đầu
với lực lượng gần 1 trung đoàn của chúng và đã chiến đấu tới cùng chứ không chịu để bị bắt
sống, cũng không hề nghĩ đến chuyện rút lui mặc dù vẫn còn có điều kiện làm việc đó.
Tất cả những điều ấy dường như không thể tưởng tượng được đối với bọn xâm lược. Mấy ngày
qua, những trận địa mà chúng chiếm được chứng tỏ đối phương chẳng có lực lượng bao nhiêu,
và những người hy sinh chỉ còn những khẩu súng đã hết sạch đạn, đã bật sẵn lưỡi lê hoặc chỉ
còn 1 đoạn súng gãy nát nắm trong tay.

Rạng sáng ngày 2-3-1979, sau khi tung thêm sư đoàn 162 dự bị chiến dịch của quân đoàn 54,
bộ chỉ huy quân sự địch ra lệnh cho 6 sư đoàn cùng tiến công trên nhiều hướng hòng chiếm thị
xã Lạng Sơn ngay ngày hôm đó. Nhưng một lần nữa chúng lại không thực hiện được ý định
tưởng đã cầm chắc phần thắng ấy.
Sau những đợt bắn pháo và hoả tiễn điên cuồng lên trận địa ta, xe ătng, bộ binh địch từ các ngả
tràn ra như kiến cỏ. Những trận kịch chiến bắt đầu từ đó. Trung đoàn 42 (sư đoàn 327) của ta
chặn đánh cánh quân địch ở bắc thị trấn Kỳ Lừa. Lực lượng còn lại của tiểu đoàn 6 (trung đoàn
12) và trung đoàn 2 (sư đoàn 3) chặn đánh cánh quân địch ở bắc Tam Thanh nhằm bẻ gãy 2
gọng kìm của chúng. Trung đoàn pháo 166, trung đoàn cao xạ 272 vừa chi viện cho bộ binh vừa
bắn vào đội hình xe tăng và bộ binh địch trên đồng trống. Đại đội 5 xe bọc thép K63 xuất kích
đánh địch từ Tam Thanh đến Kỳ Lừa. Khu vực tác chiến cứ ngày một loang ra trên một chính
diện rộng. Từ Tùng Huống đến Lục Khoang, từ Tam Thanh đến bắc sông Kỳ Cùng những trận
chiến đấu diễn ra không lúc nào dứt.

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Trên trận địa phòng ngự của trung đoàn 141, kết hợp với những trận phản kích, trung đoàn thực
hiện có hiệu quả nhwũng trận tập kích bằng hoả lực, gây cho địch nhiều thiệt hại. Chỉ sau 2 ngày
tiến công, sư đoàn 129 địch đã phải tung lực lượng dự bị vào đối phó với những trận đánh của
ta. Ở điểm cao 449, 473, tiểu đoàn 7 và 8 giành đi, giật lại với địch mỗi ngày 5, 6 lần, có trận ta
và địch giành nhau từng đoạn àho, từng công sự. Địch đánh vào sở chỉ huy trung đoàn, các
đường dây điện thoại và toàn bộ hệ thống liên lạc bị cắt đứt. Tuy vậy các đơn vị vẫn chủ động
đánh địch và đến ngày 2-3 tiếng súng vẫn nổ dữ dội trên điểm cao 614.
Trên hướng đường 1B, trung đoàn 12 từ sáng ngày 28-2 lại bước vào những trận quyết chiến
mới.
Bị chặn đứng trước trận địa tiểu đoàn 1 Bắc Thái và tiểu đoàn 5, sư đoàn 161 địch vội vã tổ chức
những cánh quân vu hồi, đánh chiếm điểm cao 555, 559, ngầm Khánh Khê và phong toả bờ bắc
sông Kỳ Cùng. Đường 1B đoạn Điềm He đi Đồng Uất bị địch khống chế. Trung đoàn 12 trở thành
đơn vị tác chiến trong lòng địch từ đó.

Ngày 1 và 2-3, địch ném thêm lực lượng dự bị vào nhưng thế trận của trung đoàn 12 vẫn được
giữ vững. Hàng loạt các trận đánh vận động tiến công, tập kích, phục kích liên tiếp được thực
hiện trên các điểm cao 500, 607, 300, đồi Lê Đình Chinh, ngã ba Đồng Uất... tiêu diệt hàng ngàn
tên địch. Trong đó trận tập kích điểm cao 500 của đại đội 1 tiểu đoàn công binh sư đoàn và trận
phục kích trên đường 1B là những trận đánh xuất sắc.

Rạng sáng ngày 1-3-1979, 20 chiến sĩ đại đội 1 do đại đội trưởng Nguyễn Nho Bông chỉ huy,
bằng 1 trận tập kích chớp nhoáng đã đánh thiệt hại nặng 1 đại đội địch, khôi phục lại điểm cao
500 bị chúng chiếm từ mấy hôm trước.
Tiếp đó là những trận phản kích quyết liệt. Địch nhiều lần tổ chức lực lượng đông gấp bội để
chiếm lại điểm cao này nhưng đều bị đại đội 1 đẩy bật trở xuống. Đại đội trưởng Nguyễn Nho
Bông nhắc anh em bám chắc công sự rồi dẫn theo 2 chiến sĩ tổ chức 1 mũi đánh tạt sườn đội
hình tiến công của địch. Với vận động được hơn 20m, 2 chiến sĩ trúng đạn hy sinh. Còn lại một
mình, Bông vẫn không từ bỏ mũi tạt sườn mà anh cho rằng chỉ có nó mới đẩy bật được quân
địch ra khỏi trận địa của đại đội. Vận động thêm một quãng ngắn nữa, Bông nhìn thấy 1 tên giặc
nấp sau một bụi cây đang giương khẩu B41 về phía trận địa ta định bóp cò. Nhanh như cắt,
Bông nhào tới giật khẩu súng trên tay nó. Thằng giặc hốt hoảng chồm dậy giằng trở lại. Bông lựa
thế, co chân đạp mạnh vào bụng dưới khiến nó kêu rú lên, ngã vật trên mặt đất. Thuận tay, Bông
vung khẩu B41 đập một nhát vào đầu nó. Bỗng từ bên phải, 1 tên khác với khẩu CKC đã giương
lê nhảy xổ vào Bông. Anh né tránh đường lê rồi rút khẩu K54 bắn vào gáy nó. Cùng lúc, Bông
phát hiện 1 khẩu đại liên địch đang thay băng. Anh ném 1 quả lựu đạn diệt luôn ụ đại liên đó.
Bị đánh đứt đôi đội hình một cách đột ngột, địch phải tụt xuống dưới chân điểm cao, bỏ dở cuộc
tiến công mà chúng đã nắm chắc phần thắng. Đánh tạt sườn là chiến thuật mà hầu như trận nào
Nguyễn Nho Bông cũng thực hiện, có khi chỉ 1 tổ, thậm chí 1 người, và bao giờ cũng đạt được
kết quả tốt. Có trận đánh đêm, mũi tạt sườn của Bông đi lẫn vào đội hình địch. Anh em chỉ nghe
thấy tiếng Bông thét lớn : "Đánh, nó đấy, bắn đi !". Tiếng súng rộ lên. Lát sau Bông chạy về, ngón
tay út bị gãy nhưng hỉ hả : "Mình với nó rúc chung một chiếc hầm, sờ thấy mũi nhau nên chỉ diệt
được 7 tên, tiếc quá !".
Có thể nói không quá rằng, trong những ngày quần lộn giữa đội hình phản kích của địch, cùng
với tinh thần chiến đấu lạc quan, gan dạ của các chiến sĩ trung đoàn 12 và các đơn vị trực thuộc
trong sư đoàn, ý chí và hành động chiến đấu của Nguyễn Nho Bông là một biểu hiện hết sức
sống động về kảh năng tiến công mưu trí, quyết liệt.
Những năm trước đây, trung đoàn 12 đã biến con đường số 19 thành con đường chết đối với
bọn Mĩ-Ngụy-Nam Triều Tiên thì hôm nay, trung đoàn lại biến đường 1B, đường Hoàng Văn Thụ
thành mồ chôn xác quân Trung Quốc xâm lược. Sườn phía tây thị xã Lạng Sơn vẫn được trung
đoàn 12 giữ vững.

Trụ bám với các chiến sĩ sư đoàn 3 là những trung đội dân quân, những tập thể cán bộ, nhân
viên các cơ quan xí nghiệp, các cửa hàng bách hoá huyện, xã. Trên một đoạn sông Kỳ Cùng ở
ngầm Khánh Khê, mẹ Lê Thị Lởi, chi hội trưởng phụ nữ xã Nhạc Kỳ, huyện Văn Lãng không sợ
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
hy sinh, ác liệt, ngày đêm bám bến, bám thuyền đưa bộ đội qua sông. Anh em gọi bến đò này là
"Bến đò mẹ Lởi", "Bến đò mẹ Suốt xứ Lạng". bác nông dân người Tày Hoàng văn Phát, xã Phú
Xá đã cùng với du kích ở lại, vừa đánh địch bảo vệ làng bản vừa giã gạo tiếp tế cho bộ đội, khi
cần bác trở thành chiến sĩ liên lạc của bộ đội trinh sát trung đoàn. Mặc dù có chỉ thị sơ tán triệt
để của tỉnh, huyện nhưng nhiều người dân vẫn tình nguyện ở lại và họ đã trở thành những chiến
sĩ bám trụ kiên cường.

Ngày 2-3-1979, Bộ tư lệnh quân đoàn 14 quyết định điều sư đoàn 3 về làm nhiệm vụ cơ động
cho quân đoàn. Riêng trung đoàn 12 và các đơn vị phối thuộc ở hướng đường 1B vẫn được lệnh
: "Kiên quyết giữ vững trận địa, làm bàn đạp cho quân đoàn mở những đợt phản kích mới".
Nhận được mệnh lệnh của sư đoàn, đảng ủy và cán bộ chỉ huy trung đoàn 12 hạ quyết tâm
"Phòng ngự kiên cường, quyết đường 1B thành mồ chôn xác giặc". Mọi người đều hiểu bọn giặc
đang cố sống cố chết khai thông con đường chiến lược quan trọng này để cơ động lực lượng và
phương tiện trong chiến đấu tiến công của chúng. Giữ vững được trục đường 1B, trung đoàn sẽ
chặn đứng được cánh quân vu hồi chiến dịch qua Ba Xã-Sài Hồ và Tu Đôn-Đồng Mỏ trong kế
hoạch đánh chiếm thị xã Lạng Sơn của chúng.
Thực hiện ý định đó, đêm 2-3, đại đội 51 (tiểu đoàn 5) được lệnh tổ chức 1 trận vận động phục
kích ở đông đường 1B, đoạn từ Chốc Bình đến Lũng Pảng.

8 giờ sáng ngày 2-3-1979, gần 100 tên địch lặng lẽ tiến vào hướng phục kích của đại đội, định
đánh ngược lên sở chỉ huy trung đoàn 12, phối hợp với cánh quân từ Khôn Làng phát triển
xuống.
Khi tốp đi đầu của địch vào cách khẩu đại liên của Hoàng Văn Hùng độ 20m, đại đội phó Nguyễn
Văn Đức ra lệnh nổ súng. Cùng lúc, khẩu đại liên của Nguyễn Văn Vượng từ sườn núi quét đạn
xuống đội hình địch đang rối loạn. Trận địa cối 60mm cũng bắn chính xác vào khu vực Chốc Bình
và chân điểm cao 649, không cho địch rút chạy về phía sau. Đúng lúc đó, các tổ xung kích do
chính trị viên Nguyễn Văn Chiến chỉ huy đồng loạt lao thẳng lên mặt đường tiêu diệt địch. Tiểu
đội trưởng Trần Trọng Thường và chiến sĩ Nguyễn Hải Đăng dùng lựu đạn, tiểu liên, cuối cùng
dùng lưỡi lê đánh giáp lá cà với địch.
Sau 30 phút chiến đấu, hơn 70 tên địch bị tiêu diệt, đại đội 51 hy sinh 1 đồng chí.

Cùng với những trận đánh của các chiến sĩ trung đoàn 12 trên đường 1B, các chiến sĩ trung
đoàn 4 và 52 (sư đoàn 337) từ ngày 27-2 đến ngày 2-3 liên tục chiến đấu quyết liệt với địch từ
điểm cao 649, ngầm Khánh Khê tới điểm cao 595, tiêu diẹt hơn 1.000 tên, thu nhiều vũ khí, bắt
tù binh, đập tan cánh quân vu hồi của địch vào phía sau trung đoàn 12. Những trận đánh của sư
đoàn 337 ở khu vực cầu Khánh Khê không những có ý nghĩa quân sự mà còn có giá trị tinh thần
rất lớn đối với trung đoàn 12 trong việc giữ vững trận địa trên đường 1B. Bởi vậy cho đến chiều
4-3, ngày quân Trung Quốc mở đợt tiến công ồ ạt vào thị xã Lạng Sơn, các chiến sĩ trung đoàn
12 và các đơn vị trực thuộc vẫn giáng vào sau lưng đội hình tiến công của địch những đòn hết
sức nặng nề. Trên điểm cao 607, tiểu đoàn 1 bắc Thái kiên cường đánh lui hàng chục đợt tiến
công của địch, diệt 200 tên. Trận địa phòng gnự của trung đoàn 12 trên đường 1B vẫn được giữ
vững.

Hoạt động độc lập, trụ bám vững chắc sau lưng đội hình tiến công của địch là một trong những
nét đặc trưng truyền thống chiến đấu của trung đoàn 12. Nhờ những kinh nghiệm chiến đấu ở
phía nam Bình Định, những kinh nghiệm đánh cắt giao thông địch trên đường số 19 trong kháng
chiến chống Mĩ, lại có sự chỉ huy trực tiếp và chi viện kịp thời của các đơn vị bạn, trung đoàn 12
mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về tiếp tế lương thực, đạn dược, cứu chữa thương binh vẫn
thường xuyên tổ chức những đợt phản kích làm chậm bước phát triển của địch trên hướng tiến
công chủ yếu.

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Tối ngày 4-3, giữa lúc sư đoàn 3 đang khẩn trương củng cố tổ chức, chuẩn bị làm nhiệm vụ mới
theo mệnh lệnh của Bộ tư lệnh quân đoàn 14 thì được tin, chiều hôm đó bằng một trận tiến công
ồ ạt, 1 cánh quân của địch đã vượt sông Kỳ Cùng, chiếm điểm cao 340 và một bộ phận của cánh
quân này đã vào tới thị xã Lạng Sơn. Trong khi đó, cánh quân vu hồi của sư đoàn 128 địch cũng
chiếm sân bay Mai Pha, điểm cao 391 ở tây nam thị xã.

Đêm hôm đó, tại sở chỉ huy tiền phương, Bộ tư lệnh quân đoàn 14 thông qua phương án phản
kích tiêu diệt địch ở thị xã Lạng Sơn và thị trấn Đồng Đăng. Trong phương án này, sư đoàn 3
được giao nhiệm vụ chia cắt và thọc sâu vào giữa và phía sau đội hình chiến dịch của địch, tạo
điều kiện cho các sư đoàn bạn tiến công trên chính diện thị xã Lạng Sơn. Đến lúc ấy mọi người
mới nhận thấy hết ý nghĩa và giá trị chiến dịch của vị trí bàn đạp mà trung đoàn 12 đang kiên
cường giữ vững ở đường 1B-một đàu cầu xuất phát tiến công hết sức lợi hại.
Phân tích tình hình, Bộ tư lệnh quân đoàn chỉ rõ : địch tới thị xã Lạng Sơn đã phải qua những
thước đất đẫm máu với hàng ngàn sĩ quan, binh lính chết và bị thương, hàng trăm xe pháo bị
phá huỷ. Chúng đã tung vào hướng này 8 sư đoàn bộ binh nhưng vẫn phát triển rất chậm. Điều
đó chứng tỏ chúng đông nhưng không mạnh. Trong trận tới, lực lượng ta còn sung sức. Các sư
đoàn 327, 337, 338 hầu như còn nguyên vẹn. Sư đoàn 3 chiến đấu liên tục có tổn thất nhưng đã
được củng cố và vẫn là 1 đơn vị mạnh, có kinh nghiệm. Pháo mặt đất đã được tăng cường các
loại hoả khí hiện đại. Đây là lúc tốt nhất để ta mở trận phản kích lớn, diệt lớn quân địch, tiến tới
quét sạch chúng khỏi biên giới nước ta.

Đêm hôm đó và ngày hôm sau, những cuộc chuyển quân khản trương, bí mật nhưng náo nức
diễn ra quanh thị xã Lạng Sơn. Những đoàn quân, những đoàn xe hối hả đổ về phía bắc. Xe kéo
pháo, tên lửa, xe tăng, xe chở đạn chạy không ngớt trên các trục đường 1A, 1B và các đường
ngang mới mở để vào chiếm lĩnh trận địa. Trên đèo Sài Hồ, những dàn ăng ten rađa mới dựng
quay hối hả. Quân đoàn 2 chủ lực của Bộ đã tập kết phía sau đội hình quân đoàn 14... Nhìn cảnh
ấy, mọi người thầm nghĩ : 1 trận Chi Lăng mới lại sắp đổ ụp xuống đầu quân Trung Quốc xâm
lược.

Giữa lúc quân và dân Lạng Sơn đang sôi sục chuẩn bị thì do thiệt hại nặng và trước nguy cơ bị
tiêu diệt, trưa ngày 5-3, nghĩa là chưa đày 1 ngày vào thị xã Lạng Sơn, nhà cầm quyền Trung
Quốc vội vã ra lệnh cho bọn xâm lược rút khỏi lãnh thổ nước ta.
Trận phản kích lớn của quân đoàn đã không xảy ra, nhưng mọi người đều thấy lòng mình phấn
chấn tự hào bởi kẻ thù đã thừa nhận thất bại trên toàn tuyến biên giới, thất bại ngay trên địa đầu
Tổ quốc nước ta. Điều cay đắng trong sự thất bại của chúng là đối phương chỉ mới sử dụng một
phần nhỏ lực lượng chủ lực, lực lượng chủ yếu chiến thắng chúng là lực lượng địa phương và
nhân dân các dân tộc.
Sau này, nhiều nàh bình luận phương Tây đã tính rằng, trong 2.000 năm với bao phen tràn sang
đất Lạng Sơn, chưa bao giờ quân Trung Quốc xâm lược lại mất nhiều thời gian để đi một quãng
đường ngắn như vậy. Ước tính mỗi ngày chúng chỉ đi được 0,8km. Và có lẽ đây cũng là lần mà
bọn Trung Quốc tập trung quân đông nhất nhưng cũng là lần tiến quân ì ạch nhất để rồi phải ôm
đầu rút chạy sớm nhất.
....

Tổng kết chiến đấu, sư đoàn 3 Sao Vàng, trong thế trận chung của toàn tuyến biên giới đã tiêu
diệt hơn 11.000 tên địch, đánh thiệt hại nặng 2 trung đoàn, diệt gọn 4 tiểu đoàn, 6 đại đội, bắn
cháy và phá hủy 124 xe quân sự (có 82 xe tăng, xe bọc thép), gần 100 khảu pháo cối và nhiều
phương tiện chiến tranh khác.
...

17 ngày đêm đánh quân Trung Quốc xâm lược là 17 ngày đêm cán bộ, chiến sĩ toàn sư đoàn
tiếp tục phát huy truyền thống "đối tượng kẻ thù nào cũng đánh thắng" và tỏ rõ quyết tâm đánh
thắng trận đầu, trên tuyến đầu biên giới. Chưa có chiến dịch nào trong lịch sử đơn vị, sư đoàn

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
phải đánh trả 1 lực lượng địch đông như thế (gấp 9 lần). Cũng chưa có chiến dịch nào khí phách
anh hùng của 2 thế hệ chiến sĩ cũ và mới lại nảy sinh rạng rỡ đến thế. Chỉ qua 17 ngày đêm
chiến đấu, hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ đã chiến đấu tới viên đạn cuối cùng và anh dũng hy sinh.
7 đơn vị, 6 cán bộ, chiến sĩ đã được Quốc hội, Chính phủ tặng danh hiệu Đơn vị anh hùng và
Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân. Nhiều phần thưởng cao quý khác gồm hàng ngàn
huân chương các loại, bằng khen, giấy khen đã được trao tặng cho cán bộ, chiến sĩ trong sư
đoàn. Riêng trung đoàn 12, đơn vị nổ súng đầu tiên và cũng là đơn vị dứt chiến sau cùng đã nêu
1 tấm gương sáng trên các điểm cao Pháo Đài, Thâm Mô, 339 và giữ vững trận địa phòng ngự
của mình giữa 4 bề quân địch ở khu vực đường 1B xứng đáng là ngọn cờ đầu của sư đoàn trong
cuộc chiến đấu mới.
...

Kẻ thù trực tiếp, nguy hiểm, thâm độc vẫn đang ở trước mặt sư đoàn và quân dân cả nước ta,
nhưng chiến công cũng đang chờ chúng ta ở phía trước.

Diễn biến chiến đấu của sư đoàn 3, 17/2/1979-5/3/1979.

PHÁO ĐÀI ĐỒNG ĐĂNG

Dương Mạnh Hải, ghi theo lời kể của đồng chí Nông Thanh Phi-ao và các chiến sĩ công an vũ
trang đồn C5, Lạng Sơn.

Từ đầu năm 1979 tình hình biên giới mỗi ngày một căng thẳng. Bọn phản động Trung Quốc ráo
riết chuẩn bị chiến tranh. Những vụ gây rối khiêu khích, lấn chiếm đất đai... càng nhiều và càng
trắng trợn. Các tổ trinh sát tiền tiêu của ta liên tiếp thông báo về những tin tức khẩn cấp. Mọi
phương án tác chiến đã được chuẩn bị chu đáo và phổ biến xuống tận các chiến sĩ. Chúng tôi
luôn luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Ở địa bàn này, một trong số những căn cứ phòng thủ
kiên cố và đầy tin cậy là pháo đài Đồng Đăng. Trong cuộc chiến tranh vừa qua tại đây đã diễn ra
cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt giữa chúng tôi và bọn Trung Quốc xâm lược.

Pháo đài nằm phía tây nam thị trấn Đồng Đăng, cách Hữu Nghị Quan khoảng 2 cây số. Nó được
xây dựng từ thời Pháp/ Pháo đài hình bầu dục, tường dày 2m, có 3 tầng, mỗi tầng lại được ngăn
thành 4 ô vuông thông nhau bằng một cửa nhỏ, tầng nọ lên tầng kia có cầu thang xây nhiều bậc.
Toàn bộ pháo đài đều đổ bằng bê tông cốt thép và đặt sâu trong lòng đất trên một ngọn đồi. từ
xa nhìn tới chỉ thấy cây cỏ phủ kín, đến tận nơi mới phát hiện ra 2 đường hầm cũng đúc bằng bê
tông cốt thép dẫn vào tầng thứ nhất và tầng thứ hai của pháo đài. Đây là vị trí phòng ngự rất
quan trọng bởi nó án ngữ đầu mối giao thông cả đường bộ và đường sắt từ ta sang Trung Quốc.
Chốt giữ pháo đài này có 2 đơn vị : 2 tiểu đội bộ đội thuộc F3 và phân đội 5 chúng tôi. Cố nhiên
trong chiến đấu chúng tôi đều có phương án hợp đồng với nhau.

Đêm 16-2, đồn trưởng Hoàng Văn Ý, chính trị viên Phùng Đắc Sình và đồn phó Trần Hà Bắc
dường như không ngủ. ba người phân công nhau bám sát các chốt tiền tiêu nắm tình hình địch.
Sổ trực ban chiến đấu chi chít những dòng chữ viết vội. Phía bên kia biên giới xuất hiện nhiều
dấu hiệu lạ : những đốm lửa, những tiếng động cơ máy nổ ầm ỳ di chuyển và trên không trung
xuất hiện nhiều tần số sóng mới. Có thể địch đang điều thêm quân và bố trí lực lượng.

5 giờ 30 ngày 17-2-1979, pháo các cỡ của địch đặt từ đất Trung Quốc điên cuồng nã đạn sang
pháo đài và nhiều nơi thuộc khu vực đồn chúng tôi phụ trách. Lập tức chúng tôi triển khai theo
phương án chiến đấu. Trời sáng dần. Pháo chuyển làn. 7 giờ, bộ binh địch bắt đầu tấn công.
Chúng có khoảng 1 sư đoàn, xe tăng dẫn đầu hùng hổ vượt qua mốc 16 tràn sang lãnh thổ nước
ta. Bọn xâm lược chia làm 2 mũi. Mũi thứ nhất có 6 xe tăng thọc thật sâu tấn công chúng tôi từ
bên trái và phía sau. Mũi thứ hai theo đường 1B tới gần ga Đồng Đăng thì vòng lên đánh vào
bên phải. Đương đầu với đội quân lớn có xe tăng, pháo binh yểm hộ, chúng tôi chỉ có vẻn vẹn
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
100 tay súng. Cuộc chiến đấu chắc chắn sẽ diễn ra rất ác liệt nhưng chúng tôi không hề nao
núng. Ỷ thế quân đông, hoả lực nhiều, bọn Trung Quốc tràn lên. Tiếng kèn, tiếng còi, tiếng quát
tháo, tiếng reo hò hoà trong muôn vàn tiếng nổ gầm rít của súng đạn. Địch tưởng có thể tiêu diệt
ngay chúng tôi để chiếm pháo đài.

Hàng chục chiếc xe tăng điên cuồng lồng lộn quanh pháo đài, súng các cỡ trên xe bắn xối xả
cùng với đạn cối, đạn pháo phía xa rót đến. cả khu vực ngập chìm trong khói lửa. Cánh bên trái
do đồn phó Trần Hà Bắc chỉ huy. Anh dẫn đầu một mũi, lợi dụng hào sâu và địa hình mấp mô
luồn rất nhanh về phía trước đón đầu 3 chiếc xe tăng đang tăng tốc độ lao đến. Chiếc thứ nhất
phát hiện ra họ, tên giặc bật nắp xe nhô đầu lên cao xoay nòng khẩu thượng liên 12 ly 7 chúc
xuống bắn xối xả tới. Đạn nối nhau cày đất mịt mù. Đồn phó Bắc vẫy tay ra hiệu cho Trường
cùng mình theo một đoạn hào cắt chéo trận địa đánh chiếc xe thứ hai vừa tách khỏi đội hình
chạy về cửa pháo đài. Từ trên cao chúng tôi tập trung hoả lực bắn xuống chi viện. Nấp sau một
mô đá, anh Bắc dùng AK quét từng loạt kìm đầu bộ binh địch, tạo điều kiện cho Trường tiếp cận
mục tiêu. Xách khẩu B40, như con sóc, Trường bò rất nhanh. Chiếc xe tăng không hề biết số
phận nó đang bị đe doạ vẫn hùng hổ xông đến, khẩu pháo trên tháp quay rè rè lên hướng pháo
đài nã đạn tới tấp. Chọn được địa hình thuận lợi, Trường kê nòng súng lên mô đá, bắn đón. Quả
đạn đỏ lừ lao đi cắm phập vào xe tăng. Nó khựng lại, rùng mình, cố bò lết thêm một đoạn nwũa
rồi bùng cháy. Từ trên nóc xe, 3 tên giặc lái chui ra, chúng chưa kịp nhảy xuống đất đã bị những
luồng đạn AK thẳng căng của đồn phó Bắc quét tới diệt gọn. Chúng tôi phấn khởi quá reo hò ầm
ĩ. Chiếc xe tăng bốc cháy dữ dội, khói lửa tuôn cuồn cuộn, đạn trong xe nổ ầm ầm. Thấy đồng
bọn bị diệt, những chiếc xe sau sợ hãi đứng tại chỗ, dùng tất cả các cỡ súng bắn như đổ đạn về
mọi phía. Bọn bộ binh cũng hoang mang không kém. Chúng dồn ứ lại. Tiếng hò la, quát tháo,
tiếng còi, tiếng kèn loạn xị. Đồn trưởng Ý đứng dậy dõng dạc ra lệnh :
- Cối và đại liên, bắn !
Khẩu đại liên trong tay tôi rung lên. Nhất vừa nâng đạn vừa sung sướng quát to :
- Bắn đi ! Bắn nữa đi ! Chúng nó chết nhiều quá các cậu ơi !
Những quả đạn cối rót rất chính xác vào giữa đội hình giặc. 6 chiếc xe tăng sợ hãi nghiến bừa
lên xác lính chạy về phía bên phải. Không bỏ lỡ thời cơ, đồn phó Bắc dẫn đầu một mũi xung kích
vừa dùng AK, thủ pháo tiêu diệt bộ binh mở đường, vừa chạy theo lối tắt đón đánh xe tăng. Địch
trên xe đã phát hiện thấy anh. Chúng tập trung hoả lực bắn chặn đường. Tên chỉ huy tay vung
vung khẩu súng ngắn miệng gào lên :
- Tả ! Tả !
Bọn lính lại thúc nhau tràn tới. Nhất đập mạnh tay vào vai tôi nói to :
- Bắn bỏ mẹ chúng nó đi, Phi-ao ơi !
Tôi rê nòng khẩu đại liên về hướng ấy cùng với khẩu trung liên của Kết quét đi từng mảng bộ
binh địch. Lợi dụng thời cơ, Lê Minh Trường ôm khẩu B40 vào bụng lăn tròn mấy vòng tới tiếp
cận mục tiêu. Bỗng Trường oằn mình lên quằn quại. Đồn phó Bắc quay lại nhào tới ôm Trường
bò nhanh xuống một ngách hào. Lát sau dường như đã băng bó cho Trường xong, chúng tôi
thấy anh vẫy tay ra hiệu cho các chiến sĩ bắn yểm hộ, rồi xách khẩu B40 lao vun vút dưới làn hoả
lực dày đặc của địch chạy lên đánh chiếc xe tăng thứ ba. Tên xạ thủ đại liên vừa bật nắp xe nhô
đầu định chúc nòng súng xuống bắn liền bị tiêu diệt ngay. Cự ly gần quá, chiếc xe tăng gầm lên,
định chồm tới nghiền nát anh Bắc. bỗm "ầm", quả đạn của anh phóng đến, chiếc xe tăng bốc
cháy. Tất cả bọn trong xe không còn sống đứa nào. Súng các cỡ của địch từ nhiều ngả tập trung
bắn như trút đạn tới. Trên thành pháo đài nhìn xuống chúng tôi chỉ thấy mịt mù lửa khói... Kết chỉ
xuống phía ấy nói trong hơi thở :
- Anh Bắc có lẽ bị...
Một cảm giác đau nhói xốc lên khiến tay tôi run run. Đúng rồi, 1 chiến sĩ đang cõng anh trên lưng
chạy. ĐỊch hò nhau đuổi theo. Tôi xoay nòng khẩu đại liên nghiến răng xiết cò. 2 khẩu trung liên
ở cánh phải cũng tập trung bắn yểm hộ. Kết nhào xuống cùng với 2 đồng chí khác đưa anh Bắc
lên cửa pháo đài. Anh bị thương vào bụng và ngực. Vết thương khá nặng, máu ra nhiều, môi
nhợt nhạt, da tái xám, tóc bết lại. Sau đợt phản kích quyết liệt bị đánh bật xuống, địch tập trung
nhiều khẩu cối bắn lên. Mấy chúng tôi xúm lại chỗ anh Bắc. Anh mệt lắm, mắt lờ đờ nhìn từ
người này qua người khác. Giọng thều thào đứt quãng, anh nói :

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
- Phải chiến đấu đến cùng. Các đồng chí... mỗi chúng ta phải là... là một pháo đài. Mình không
sống được. Xin... chào....
Chúng tôi không khóc, mặc dù nước mắt cứ ứa ra, dàn dụa. Phân công 1 đồng chí cõng anh vào
trong pháo đài còn chúng tôi vội vã trở về vị trí chiến đấu. Đúng lúc ấy địch lại tấn công. Sau
những đợt pháo bắn cấp tập, bộ binh của chúng nấp sau xe tăng tràn lên.

Ở cánh phải, 3 chiếc xe tăng đã vào được cổng đồn. chúng chồm lên húc đổ hết nhà này qua
nhà khác, sau đó quay nòng pháo bắn về chúng tôi. Chính trị viên Phùng Đắc Sình từ chỗ khẩu
đội súng cối chạy đến ra lệnh cho tôi chuyển hoả lực sang chi viện cho cánh phải. Vừa chọn
được vị trí đặt súng, bộ binh địch đã tràn tới. Chúng bắn lên như mưa. Hoả lực của ta, hoả lực
của địch đan cài vào nhau nổ hỗn loạn không thể nào phân biệt nổi. Chúng tôi điếc đặc chỉ dùng
tay ra hiệu hoặc quát vào tai nhau. Trên một mô đá cao có 2 thằng lính Trung Quốc đang cầm cờ
phất chỉ hướng cho xe tăng bắn. Tôi lấy điểm xạ thật chính xác, xiết cò, cả 2 tên đều chết lộn
nhào xuống, quằn quại một lát rồi nằm im. Phát hiện ra chỗ chúng tôi, địch tập trung bắn tới. Ở
địa hình trống trải này bắn đại liên dễ lộ, sẽ làm mồi cho cối và pháo xe tăng. Tôi hạ khẩu đại liên
xuống, nhào sang bên vớ khẩu trung liên của 1 đồng chí bộ đội thuộc F3 vừa bị thương, lắp cả
băng đạn đầy và không cần ngắm cứ nhằm phía trước nơi bộ binh địch đang tràn lên mà bắn. 1
chiếc xe tăng bất ngờ từ phía trái hùng hổ lao tới. Nó mạo hiểm leo theo sườn dốc dùng đạn
xuyên nã thẳng vào chiến hào. Tình thế hết sức nguy hiểm, nếu không tiêu diệt được nó ngay bộ
binh địch sẽ lợi dụng thời cơ lên chiểm cửa pháo đài. Chính trị viên Sình mồ hôi nhễ nhại từ phía
trái chạy sang, anh chưa kịp cử chiến sĩ nào xuống đánh, bỗng chúng tôi thấy một người đang
cúi lom khom chạy về chiếc xe tăng. Lê Minh Trường ! Đúng rồi, Trường bị thương mà... Địch
phát hiện thấy anh, chúng bắn xối xả đuổi theo. Trường ngã dúi ngã dụi, lại nhỏm lên chạy, tay
xách một túi lựu đạn. Chúng tôi dồn hoả lực bắn kìm đầu bộ binh địch yểm hộ cho Trường. Cự ly
giảm dần, hoả lực trên xe tăng không có tác dụng ở khoảng cách ấy, nó lồng lên lao thẳng đến
trước mặt anh. Trường nhoài người sang bên, nép mình vào một mỏm đá nhô cao.

Chúng tôi vừa lo lắng, vừa hồi hộp theo dõi. Chiếc xe quay ngoắt lại chồm tới. Trường vung tay,
tung một chùm lựu đạn vào giữa xích xe. "Ầm", một cột lửa bùng lên. Chiếc xe tăng quay vòng
hai vòng rồi mất đà cứ thế lăn xuống vực nằm chết dí dưới suối. Chúng tôi không thấy Trường
đứng dậy. 1 đồng chí trong tổ bất chấp những luòng đạn dày đặc của địch chạy lao xuống ôm lấy
Trường chạy lên. Anh bị thêm 2 vết thương nữa. Không nói được câu nào, Trường chỉ ngước
đôi mắt đen láy nhìn chúng tôi như muốn dặn dò điều gì mà không nói nên lời. Nhưng chúng tôi
hiểu. Nhìn đôi mắt của anh, bằng hành động anh đã làm, chúng tôi hiểu lời trối trăn của anh cũng
như lời dặn dò của đồn phó Trần Hà Bắc : phải chiến đấu đến cùng, mỗi chúng tôi phải là một
pháo đài bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Trường hy sinh, trong túi áo ngực còn
một bức thư chưa gửi - thư viết cho Bích Đào, người yêu của anh đang học trường trung cấp
thương nghiệp. Chúng tôi sẽ thay anh gửi bức thư ấy đến tận tay cô và sẽ viết một bức thư khác
kể lại tỉ mỉ hành động dũng cảm và cái chết đẹp đẽ, anh hùng của Trường. Bích Đào ơi, chị hãy
đặt niềm tự hào lên trên sự đau khổ. Chúng tôi nguyện sẽ noi gương Trường và quyết trả thù
cho đồng chí ấy.
Chúng tôi cũng sẽ viết một bức thư dài gửi cho mẹ của Trường, một cô giáo đã đứng tuổi, hiền
lành, rất giàu lòn thương con. Bố Trường là một cán bộ chỉ huy trong quân đội. Suốt những năm
chống Mĩ, ông lăn lộn trong chiến trường miền Nam và đã hy sinh anh dũng. Trường tình nguyện
nhập ngũ sau khi biết tin bố mất. Anh được chọn vào công an vũ trang. Sau 3 tháng huấn luyện,
Trường xin lên nhận nhiệm vụ trên tuyến biên giới nóng bỏng này. Trong cuộc sống Trường là
một người bạn tốt, một chiến sĩ mẫu mực và trong chiến đấu anh đã nêu cho chúng tôi một tấm
gương cao đẹp về lòng dũng cảm. Chúng tôi vĩnh biệt Trường, tay cầm chắc súng trở về vị trí
chiến đấu với lòng tự tin và ý chí quyết chiến được nâng cao gấp bội.

Sau nhiều đợt tấn công đều bị chúng tôi đánh bật, địch lui quân ra xa. và pháo cối từ các trận địa
lại điên cuồng nã đạn xuống pháo đài. Tất cả ngập chìm trong khói lửa. Tai điễc đặc, chúng tôi
chỉ còn cảm thấy đất rùng rùng liên tục dưới chân và hơi nóng phả vào mặt tức thở. Trời đã về
chiều. Gió hơi se lạnh. Đôi khi lại lất phất mấy hạt mưa bụi. Trước mặt chúng tôi, xác giặc chết
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
ngổn ngang và xa xa chỗ mấy chiếc xe tăng bị bắn cháy khói vẫn bốc lên cuồn cuộn. Núi đồi tím
sẫm dần. Bóng đêm trùm xuống rất nhanh. Trận địa trở lại yên tĩnh hơn. Lợi dụng trời tối chúng
tôi tiến hành chôn cất tử sĩ, băng bó cho thương binh. Sau một ngày chiến đấu liên tục, đói, mệt
nhưng đồng chí nào cũng rất bình tĩnh, vững vàng, sẵn sàng đón đợi những trận chiến đấu khác.
Một số quả đồi xung quanh đã bị địch chiếm, khắp nơi những đống lửa cháy bập bùng. thỉnh
thoảng lại dội lên vài ba tràng súng bắn vu vơ. Tổ 3 người gồm tôi, Kết, Bái ngồi gác trước cửa
pháo đài và sẵn sàng bắn yểm hộ cho các đồng chí khác bò xuống lật xác bọn địch chết dưới
chân đồi lấy vũ khí. Khoảng nửa đêm, Bái khẽ cấu vào vai tôi ra hiệu. Tôi nhìn theo hướng tay
Bái chỉ thấy nhấp nhô mấy bóng đen đang thận trọng bò vào. Địch ! Tôi bí mật phân công Bái và
Kết rẽ ra hai bên, tôi ở giữa, tạo thành thế bao vây địch. Chúng vẫn không hay biết gì. Khi cự li
chỉ còn độ 6m, tôi liên tiếp ném 2 quả lựu đạn, Kết quét 1 tràng AK và Bái ném 1 quả lựu đạn
nữa. Toàn bộ bọn thám báo bị tiêu diệt.

Hôm sau, từ 5 giờ sáng địch đã tập trung pháo kích xuống trận địa. Và liền sau đó chúng tổ chức
tấn công. Lần này chúng tăng cường thêm xe tăng và bộ binh quây kín quanh pháo đài. Chính trị
viên Sình tới các tổ động viên tinh thần chiến sĩ. Chúng tôi hiểu trận đánh sắp diễn ra sẽ vô cùng
ác liệt. Phía cổng đồn gần gốc cây gạo, 1 chiếc xe tăng đang bò lên. Trên nắp pháo có 1 tên to
béo tay cầm cờ phất, miệng gào thét thúc lính tấn công. Từ phía trái, Hội vận động xuống. Anh
đĩnh đạc bắn 1 loạt AK. Tên chỉ huy chết lộn cổ. Chiếc xe tăng vẫn hùng hổ chạy vòng tìm đường
lên dốc. Bọn bộ binh hò hét theo sau. Xạ thủ B40 Đỗ Văn Dưỡng chạy như bay xuống đón đầu.
Lợi dụng khe cạn, anh tìm được vị trí bắn thích hợp. Chiếc xe tăng vừa chồm tới chỉ cách Dưỡng
không đầy chục mét, anh bóp cò. Quả đạn phóng thẳng vào bụng xe, một cụm lửa bùng lên và
khói đen tuôn cuồn cuộn. Chiếc đi sau hốt hoảng quay đầu tháo chạy ngược trở lại liền bị tổ ĐKZ
của các chiến sĩ bộ đội thuộc F3 bắn cháy. Mất chỗ dựa, lũ bộ binh chạy nháo nhào hỗn loạn. 2
khẩu cối 60 ly đặt trên nóc pháo đài rót xuống rất chính xác cùng các loại hoả lực bộ binh của
chúng tôi từ chiến hào bắn đến. Địch chết như ngả rạ, chúng hò nhau tháo chạy. Theo kế hoạch
đã hợp đồng, tổ của Hội phản kích quyết liệt hất địch tụt xuống khe suối cạn, nơi chiếc xe tăng
địch bị Trường đánh đứt xích nằm đó. Chỗ ấy hai bên là dốc cao, vận động rất khó khăn. Hàng
trăm lính địch chen chúc nhau dồn xuống tránh đạn liền bị tổ của Dưỡng dùng B40, lựu đạn phục
sẵn đánh dập đầu, tiêu diệt một phần.

Cuộc tấn công quy mô ấy lại thất bại. Địch lui quân ra xa tầm hoả lực của ta. Sau hơn một ngày
chiến đấu, chúng đoán biết được lực lượng và thế trận của ta. Lần này địch thay đổi chiến thuật.
Chúng đánh chiếm các mỏm núi xung quanh rồi từ đó dùng cối, đại liên và các hoả lực tầm xa
khác khống chế chúng tôi liên tục, để yểm hộ cho bộ binh tấn công. Đạn bắn xuống chiến hào
như mưa. Quân ta bị thương và hy sinh mỗi lúc một tăng. Đạn dự trữ đã cạn, chúng tôi phải bắn
rất tiết kiệm. Trong khi đó địch lại tổ chức tấn công. Một tên chỉ huy cưỡi trên lưng con ngựa màu
xám, tay cầm súng ngắn, tay cầm kèn thúc lính.
- Bắn bỏ mẹ cái thằng đốn mạt kia đi ! Kết quát vào tai tôi.
Tôi điểm xạ 3 viên, thằng giặc gục xuống. Địch vẫn ào ạt xông lên. Chính trị viên Sình trực tiếp
chỉ huy mũi bên trái nơi phải đương đầu với lực lượng lớn của địch. Tiếng nổ hỗn loạn. Khói lửa
mù mịt. Khẩu trung liên của tôi nòng đỏ rực, đạn rơi gần, bắn không còn chính xác nữa. Tôi bỏ
sang bên, vớ khẩu AK của đồng chí Nhất vừa hy sinh để lại, nghiến răng xiết cò. Tiếng nổ chồng
lên nhau. Bọn giặc bị quét đi từng mảng.
Trời đã gần trưa. Hơi hoe nắng. Hai đồng chí anh nuôi Nghinh và Chính đem cơm ra tận chiến
hào. Theo sau họ lại còn 1 co gái nào nữa ? À, chị Tâm. Tâm là vợ đồng chí Mai Kiên Chanh.
Chị công tác ở toà án nhân dân huyện Hà Quảng (Lạng Sơn) lên thăm chống mấy hôm nay. Khi
chiến sự xảy ra, chị tâm nặng nặc đòi được cấp vũ khí để tham gia chiến đấu và tỏ ra là một tay
súng vững vàng, dũng cảm. Phải vất vả lắm các chiến sĩ nuôi quân mới nấu được cơm đem tới
trận địa. Họ cho cơm nắm vào ba lô khoác đi phát cho từng người. Biết bao lần bị bắn xuýt chết,
bao lần bị pháo vùi họ mới tới được đây. Người nào cũng mệt mỏi, quần áo lấm đày bụi đất.
Chính ghếch nòng khẩu AK lên mép hào, hất hàm bảo tôi :
- Cậu tranh thủ nhét nhiên liệu vào dạ dày đi, tó cảnh giới cho. Ác liệt đấy, phải chén cho thật no
mới đủ sức đánh lâu dài với chúng nó.

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Tôi với lấy nắm cơm từ tay Chính đưa lên miệng nhai, một tay vẫn đặt vào cò súng và chăm chú
nhìn địch. Đói mà ăn chẳng biết ngon, nhai cơm cứ như nhai trấu. Địch lại tràn lên. Tôi vừa nhai
vừa bắn, nắm cơm hai ba lần phải cầm lên đặt xuống, bẹp dí, dính đầy bụi đất, nhai cứ lạo xà lạo
xạo, cứ nuốt bừa.
Địch lên đông quá, hết lớp này đến lớp khác. Tôi nhét vội nắm cơm vào túi quần, nhưng túi quần
đầy đạn, liền đặt xuống trước mặt, bắn. Các loại hoả lực của ta đánh trả rất quyết liệt. Địch chết
nhiều nhưng vẫn liều lĩnh xông đến. Bốn bề xung quanh khói lửa mù mịt. Địch đã áp sát chiến
hào. 1 tên nhảy vào, mũi súng của nó chỉ cách tôi không đầy 1m. Tôi vội gạt ra và bóp cò luôn.
Súng nổ, nó chết liền. Giữa lúc ấy anh Mai Kiên Chanh chạy đến chi viện. Anh bảo tôi :
- Cứ bình tĩnh, bắn bỏ mẹ chúng nó đi !
Địch lại tràn vào. Chúng gào thét, kêu la ầm ĩ. Nòng khẩu AK của tôi nóng đỏ lên. Tôi quăng lựu
đạn, ở cự li gần như vậy dùng lựu đạn thật nguy hiểm nhưng không còn cách nào khác. Bỗng tôi
thấy anh Chanh lảo đảo ôm lấy đầu, một dòng máu chảy loang nhanh xuống má.
- Phi-ao ơi mình bị thương rồi !
- Anh vào hầm đi để tôi trả thù cho !
Tôi quăng tiếp 1 quả lựu đạn nữa.
- Tớ chưa chết được đâu !
Nói rồi anh lại kẹp AK vào nách quét gần hết băng về phía địch. tôi kéo anh xuống. Vừa lúc ấy
chị Tâm và 1 đồng chí cứu thương đến đưa anh vào pháo đài. 1 quả lựu đạn của địch quẳng tới
xì xì ngay dưới chân, tôi vội cúi xuống nhặt ném trả. Bấy giờ ở cánh trái chỉ còn tôi, Bái, Kết và
Phong. Chiến hào bị đạn xuyên từ xe tăng bắn phá, nhiều đoạn đất đá lấp đầy. Bộ binh địch
xông lên ào ạt. Chúng tôi phải buộc túm 2, 3 quả lựu đạn lại với nhau ném cùng một lúc. Bỗng 1
quả pháo cỡ lớn nổ trúng đội hình, cả 3 đồng chí Phong, Bái, Kết đều bị thương. Tôi chưa kịp lên
cứu thì 1 quả khác lại nổ cách chỗ đó không xa, đất đá tung lên lấp đi tất cả. Tôi bị sức ép, ngực
tức, đầu choáng, ắmt hoa. Khói đạn vừa tan đã tháy 4, 5 tên Trung Quốc nhảy vào chiến hào chỉ
cách tôi ba bốn mét. Không kịp ngắm, tôi kẹp súng vào nách xiết cò. Cả 5 tên chết gục tại chỗ.

Sau đó địch tổ chức 3 đợt tấn công nữa nhưng đều bị chúng tôi đánh bật xuống. Trời gần tối địch
thổi còi thu quân lùi ra xa. Không gian trở lại yên tĩnh và bóng đêm nặng nề trùm xuống. Sau khi
cùng các đồng chí cứu thương đưa Phong, Bái, Kết vào trong pháo đài, tôi trở lại chiến hào tìm
nhặt những băng đạn, những khẩu súng vương vãi rồi đứng tựa lưng vào một tảng đá nhìn
xuống chân đồi. Ở đấy lố nhố nhiều toán giặc Trung Quốc đang đốt lửa nấu ăn hoặc tranh nhau
những của cải vừa cướp được. Đứng bên tôi là Chiến và Chít. Chiến là bí thư chi đoàn và mới
được kết nạp vào Đảng ngay sau trận chiến đấu ác liệt chiều hôm qua. Anh vốn gầy, sau mấy
ngày đánh nhau liên tục, Chiến càng hốc hác mệt mỏi nhưng đôi mắt vẫn sáng long lanh. Chiến
lắp những viên đạn rời vào băng súng AK, ngước nhìn tôi im lặng rồi chăm chú nhìn xuống chân
đồi nơi có rất nhiều đốm lửa lập loè. Tôi biết Chiến đang nghĩ tới những đồng chí đã anh dũng hy
sinh, nghĩ tới những trận chiến đấu ác liệt sắp tới. Nhìn Chiến và Chít với vẻ đăm chiêu tư lự,
lòng tôi bỗng cồn cào xúc động. Tự nhiên hình ảnh của đồn phó Trần hà Bắc, của Lê Minh
Trường, của Nhất, Phong... hiện lên với gương mặt cương nghị, dũng cảm, và bên tai tôi lại văng
vẳng những lời trối trăn dặn dò của họ : "Phải chiến đấu đến cùng. Mỗi chúng ta phải là một pháo
đài để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc !".
Tôi nâng khẩu súng trên tay thầm hứa với các đồng chí đã khuất, chúng tôi nguyện chiến đấu tới
hơi thở cuối cùng, nguyện xứng đáng là những chiến sĩ biên phòng, những pháo đài vững chắc
của Tổ quốc.

Những chiến sĩ tiền tiêu, NXB Thanh niên 1979.

Sư đoàn 338 (tóm tắt).

Năm 1978, sư đoàn 338 đang làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế thì được lệnh của Bộ, gấp rút hoàn
thành biên chế tổ chức thành sư đoàn bộ binh 338 trực thuộc Quân khu A (Quân khu 1 ?). Với
hơn 200 cán bộ và 800 chiến sĩ còn lại, sư đoàn khẩn trương xây dựng các đơn vị, tiếp nhận
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
quân bổ sung, vũ khí, khí tài... tổ chức thành 3 trung đoàn bộ binh 460, 461, 462, trung đoàn
pháo binh 208, cùng 6 tiểu đoàn và 1 đại đội trực thuộc. Đồng chí Đào Dũng là sư đoàn trưởng,
đồng chí Nguyễn Đức Quang là quyền chính uỷ sư đoàn.

Tháng 10-1978, sư đoàn 338 được lệnh cơ động về địa bàn phụ trách, đảm nhiệm phòng ngự
trên địa bàn liên quan đến 3 tỉnh, với chính diện 57km, chiều sâu 80km. Sở chỉ huy và căn cứ
hậu phương cơ bản bố trí ở đông nam điểm cao 364, sở chỉ huy và căn cứ hậu cần tiền phương
ở nam điểm cao 515.

Sáng sớm 17-2-1979, chiến tranh biên giới phía Bắc bùng nổ. Ở nhiều nơi, quân địch đã tiến sâu
vào đất ta. Sư đoàn 338 nhận được điện của Quân khu : "Địch đã dùng lực lượng tiến công ta
trên toàn tuyến biên giới. Các đơn vị vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất. Các sư đoàn,
các tỉnh ở biên giới vào báo động cấp 1. Khi địch tấn công vào khu vực phòng thủ phải dùng mọi
vũ khí tiêu diệt bộ binh, xe tăng địch. Các đơn vị phòng không sẵn sàng đánh máy bay địch. Sở
chỉ huy các cấp vào vị trí chỉ huy. Các đơn vị, các tỉnh phía sau chuẩn bị hầm hào phòng tránh
máy bay địch tập kích. Các đường giao thông biên giới vào nội địa phải cắt dây điện thoại, phá
cầu giao thông ngăn cơ giới địch. Bảo đảm thông tin liên lạc, báo cáo kịp thời".
Sau khi nhận lệnh, sư đoàn đã cho các đơn vị vào vị trí sẵn sàng chiến đấu. Tuy nhiên trên
hướng phòng ngự của sư đoàn địch vẫn chưa có hoạt động gì lớn.

Lúc 12 giờ trưa 17-2-1979, địch cho 1 đơn vị quân địa phương tập kích chiếm điểm cao 899.
Trung đoàn 460 đã sử dụng 1 đơn vị trinh sát có cối 60mm, cối 82mm và đại liên yểm trợ tấn
công chiếm lại điểm cao. Địch bỏ chạy.
Ở một hướng khác, địch tấn công chiếm điểm cao 476, 549. Bộ đội địa phương của ta không
hoàn thành nhiệm vụ, để mất trận địa. Lực lượng đi đầu của địch tiếp tục đánh chiếm sang điểm
cao 424 và pháo kích chuẩn bị vào khu vực điểm cao 427.

Cũng trong ngày đầu, sư đoàn nhận được điện của Bộ : "Bộ biểu dương các lực lượng vũ trang,
bán vũ trang đã tích cực đánh tỉa, tiêu diệt nhiều địch. Bộ ra lệnh : tích cực tiêu diệt sinh lực địch,
tích cực đánh vào sau lưng địch bằng mọi cách, công binh phá cầu đường làm rối đội hình, rối
chỉ huy của địch. Sử dụng đặc công đánh vào kho tàng và lực lượng địch..."
Sư đoàn 338 quyết định mở đợt hoạt động thứ nhất nhằm tiêu diệt sinh lực địch, cải thiện thế
trận, giảm bớt cường độ hoạt động của địch trên hướng sư đoàn bạn (sư đoàn 3 ?).

Sư đoàn đã sử dụng tiểu đoàn địa phương 131, dùng một bộ phận sinh lực và hoả lực của bản
thân, tập kích tiêu hao địch trên điểm cao 899, diệt 1 trung đội.
Hướng trung đoàn 460 được pháo binh sư đoàn chi viện có nhiệm vụ tấn công vào khu vực sau
lưng địch, tiêu diệt các cụm quân địch, phá huỷ các phòng tuyến, phương tiện giao thông, căn cứ
hậu cần...
16h30 ngày 22-2-1979, pháo binh sư đoàn nổ súng.
17h00, trung đoàn 460 (thiếu tiểu đoàn 3) hình thành 3 mũi xuất kích tiến công địch, trong khi đó,
hoả lực sư đoàn bắn phá các mục tiêu phía bắc sông.
Trận chiến đấu diễn ra quyết liệt. Dựa vào công sự vững chắc, hầm ngầm, địa đạo, địch chống
trả điên cuồng. Có chỗ chúng cụm lại trong ngôi nhà tầng. 1 chiến sĩ ta đã dũng cảm xông lên,
dùng bộc phá đánh sập ngôi nhà. Công binh vào sâu trong lòng địch 20km, phá huỷ 2 cầu, mỗi
cầu dài 24m.
Địch cố thủ trên điểm cao. Tiểu đoàn 2 bao vây địch trên điểm cao này, tổ chức phòng thủ tại chỗ
từ 22 đến 25-2-1979. Tiểu đoàn 1 tiếp tục đánh phát triển qua sông 10km.
Kết thúc trận đánh, trung đoàn 460 hoàn toàn làm chủ trận địa, tiêu diệt 1 đại đội địch diệt 80 tên,
đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn địch diệt 320 tên, phá huỷ triệt để 2 cầu, đánh sập một khu doanh
trại và san bằng đồn của chúng. Sau khi thu dọn chiến trường, đúng 5 giờ (ngày 23-2 ?) toàn đội
hình trở về trận địa phòng ngự an toàn.

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Hướng trung đoàn 461 (thiếu tiểu đoàn 5) được hoả lực ĐKB của sư đoàn chi viện, đã nhân lúc
địch đứng chân chưa vững tổ chức tập kích điểm cao 476. Tiểu đoàn 4 đảm nhiệm hướng chủ
yếu, tiểu đoàn 6 (thiếu đại đội 10) đảm nhiệm hướng thứ yếu và làm đội dự bị).
05h00 (ngày 23-2 ?) pháo binh nổ súng chi viện.
05h30 trung đoàn 461 sử dụng hoả lực bản thân bắn kiềm chế.
06h20, quân ta xung phong chiếm đồi Không Tên, tiêu hao nặng 1 tiểu đoàn địch, diệt 450 tên.
Số địch còn lại phải rút lên đỉnh điểm cao 476 cố thủ. Sau nhiều đợt tấn công bị địch lợi dụng địa
thế chống trả quyết liệt, trung đoàn 461 phải rút về vị trí phòng thủ.

Để phối hợp với trung đoàn 461, sư đoàn 338 đã điều tiểu đoàn 9 (trung đoàn 462) dùng hoả lực
bản thân kiềm chế nghi binh địch ở điểm cao 396. Trên dãy điểm cao 400 ta cũng diệt được một
số địch. Đồng thời, toàn bộ trung đoàn 462 được lệnh cơ động chuẩn bị tác chiến. Trung đoàn
196 bộ đội địa phương cũng được lệnh tập kết về vị trí trung đoàn 462 cũ. Cụm pháo binh sư
đoàn gồm 3 đại đội lựu pháo triển khai ở nam và bắc sông.

Kết thúc đợt hoạt động thứ nhất, sư đoàn 338 tiêu diệt được 1.000 quân địch, trong đó diệt gọn 1
đại đội, đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn phòng ngự phía trước, đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn ứng
chiến của địch. Phá huỷ 2 cầu, khu doanh trại của địch. Phá huỷ 4 súng ĐKZ, 2 xe quân sự, 2 xe
công binh, thu một số vũ khí trang bị.

Trên toàn tuyến biên giới, địch tăng cường binh hoả lực, tăng cường độ tấn công lấn sâu vào nội
địa nước ta.
Ở hướng phòng ngự chủ yếu của sư đoàn 338, địch có 1 sư đoàn, có cụm pháo binh sư đoàn
chi viện trực tiếp và pháo binh của cấp trên chi viện từng đợt, chủ yếu bắn phá các cụm chốt của
ta. Ở các hướng khác, lực lượng địch duy trì như cũ nhưng triển khai đánh chiếm sâu vào các
hướng phòng ngự của ta.
Địch tổ chức tấn công chiếm điểm cao 404, triển khai trận địa pháo lên điểm cao 427, 592 bắn
phá các mục tiêu trong thị trấn. Ở phía sau, chúng tăng cường lực lượng dự bị hình thành thế
tấn công đánh chiếm.
Địch đã dùng hoả lực mạnh của pháo binh bắn phá đội hình ta. Chúng tổ chức nhiều thê đội thay
nhau tấn công điểm cao 538, có ngày trên 10 đợt. Khi bị chặn đánh chúng giãn đội hình, dùng
pháo bắn dồn dập rồi lại tổ chức tấn công. Ở một hướng khác chúng cũng tổ chức hoả lực mạnh
để đánh chiếm thị trấn.

Sư đoàn 338 lúc này được bổ sung trung đoàn 196, tiểu đoàn 124 và 125 bộ đội địa phương. Sư
đoàn quyết định mở đợt hoạt động thứ hai.

Mở đầu, tiểu đoàn địa phương 131 đánh địch, khôi phục lại tuyến phòng thủ của tiểu đoàn ở biên
giới. Quân ta tổ chức giành lại những địa bàn bị địch chiếm, chủ yếu tiêu diệt địch ở đông nam
điểm cao 538. Trung đoàn 460 đã tác chiến với nhiều quy mô khác nhau như đánh phản kích của
đại đội, đánh tập kích của tiểu đoàn, trung đoàn (thiếu). Cuộc chiến đấu ở hướng này diễn ra
quyết liệt, phức tạp và kéo dài liên tục. Tiêu biểu là ngày 2 và 3-3-1979, quân ta liên tục tập kích
bằng hoả lực, xung lực vào sườn và sau lưng địch. Trên điểm cao 538, ta và địch giành giật
nhau từng tấc đất. Đại đội 10 (tiểu đoàn 3) đã kiên cường đẩy lui nhiều đợt tấn công của địch,
diệt nhiều tên.
Sau 5 ngày chiến đấu liên tục, quân ta đánh bại nhiều đợt tiến công của địch, giữ vững trận địa,
diệt 900 tên.

Hướng trung đoàn 461, do áp lực địch mạnh, trung đoàn chủ yếu dùng hình thức chốt giữ điểm
cao. Có ngày quân ta tổ chức 4-5 lần phản kích diệt địch. Trung đoàn 461 đã tiêu diệt 350 tên,
tiêu hao nặng 1 tiểu đoàn địch, giữ vững trận địa và tuyến đường được giao.

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Hướng trung đoàn 462, cả 3 tiểu đoàn đều phải đánh trả nhiều trận tấn công của địch ở phía bắc
sông.
05h00 ngày 27-2-1979, sau hơn 2 giờ bắn pháo dồn dập, địch dùng 1 trung đoàn vượt sông tiến
vào trận địa chốt của ta. Trung đoàn 462 đã chặn đánh quyết liệt. Tiểu đoàn 9 có ngày phải đánh
trả 5-7 lần tấn công của địch. Tình huống phức tạp, quân ta phải tổ chức trung đoàn thiếu phản
kích nhiều lần. Ở hướng này, 2.000 tên địch bị tiêu diệt.

Trung đoàn pháo 208 kịp thời triển khai, thường xuyên bắn phá đội hình địch, chi viện cho bộ
binh chiến đấu hoặc chiến đấu độc lập. Trung đoàn đã diệt 600 tên, bắn cháy 1 kho đạn của địch
ở bên kia biên giới.

Kết thúc đợt chiến đấu thứ hai, sư đoàn 338 phối hợp với lực lượng địa phương đã đánh 10 trận,
diệt 3.900 tên địch, diệt gọn 1 đại đội, đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn, bắn cháy 1 kho đạn, 2 xe
quân sự (1 xe chở lính, 1 xe chở vũ khí).

Trước tình hình địch có triệu chứng rút lui. Sư đoàn 338 quyết định mở đợt hoạt động thứ ba.

Hướng trung đoàn 460 và tiểu đoàn địa phương 125 đã tác chiến nhiều trận với quy mô tiểu
đoàn tăng cường, chiếm lại một phần điểm cao 538, diệt 200 tên. Tuy nhiên quân ta vẫn chưa
giành lại được những khu vực đã mất. Sư đoàn ra lệnh cho trung đoàn giữ vững những điểm
cao còn lại, không cho địch hát triển vào sâu, không cho chúng tăng viện, kìm giữ lực lượng địch,
hỗ trợ cho hướng chủ yếu của sư đoàn.

Hướng trung đoàn 461, ta dùng 1 tiểu đoàn vây hãm địch trên điểm cao 413 và khống chế không
cho địch trên điểm cao 476, 549 nống lấn ra, dùng trung đoàn thiếu chiếm địa hình có lợi, ngăn
chặn không cho địch rút lui hoặc tăng viện.

Hướng trung đoàn 462 là hướng chủ yếu của sư đoàn.


05h00 ngày 5-3-1979, pháo binh sư đoàn nổ súng bắn phá điểm cao 404, 427, 592. Sau đó,
trung đoàn 462 vượt sông chia làm 3 mũi tiến công. Tiểu đoàn 7 tấn công điểm cao 404. Tiểu
đoàn 9 tấn công điểm cao 427. Tiểu đoàn 8 tiến vào các bản địch đang chiếm giữ. Tiểu đoàn địa
phương 124 vượt sông tiến vào thị trấn, phối hợp với trung đoàn 462 đánh vu hồi quân địch.
Trung đoàn 462 tổ chức nhiều đợt tấn công điểm cao 404, 427 nhưng không thành công. Số
thương vong của ta tăng nhiều, trung đoàn phải dùng lực lượng lớn, có pháo sư đoàn và tiểu
đoàn lựu pháo 122mm mặt trận mới tăng cường yểm trợ, chia làm nhiều mũi mới đẩy lùi được
quân địch. Tiểu đoàn 8 thừa thắng phát triển diệt 1 đại đội địch, khi phát triển lên điểm cao 358
thì bị chặn lại.
Tiểu đoàn địa phương 124 phát triển chậm nên chưa thực hiện được kế hoạch. Tiểu đoàn 2
(trung đoàn 196) trên đường tiến quân bị pháo địch bắn chặn, không phát triển được. Tiểu đoàn
3 (trung đoàn 196) đã vượt sông vào điểm cao 427 nhưng chưa tiếp cận được mục tiêu. Như vậy
mục tiêu đánh chính của các đơn vị đều chưa thực hiện được. Trong khi đó, trung đoàn pháo
208 chỉ còn nửa cơ số đạn lựu pháo 122mm, đạn ĐKB đã hết.

Địch co cụm đối phó tại chỗ. Ta hình thành thế bao vây, tiêu diệt từng bộ phận. Hoả lực sư đoàn
đạn dược không được cung cấp đầy đủ, hoả lực các trung đoàn tổ chức không chu đáo nên
không phát huy được sức mạnh. Sư đoàn chủ trương : xốc lại lực lượng, dùng hoả lực các tiểu
đoàn, trung đoàn, hoả lực bộ binh chi viện cho bộ binh củng cố và đánh lấn từng khu vực. Xin
cấp trên tăng viện gấp hoả lực để tiêu diệt lực lượng địch đang bị bao vây.
Sau khi được tăng cường tiểu đoàn lựu pháo của sư đoàn 320 đạn dược đầy đủ, sư đoàn 338 tổ
chức tiểu đoàn này chiếm lĩnh trận địa và chuẩn bị bắn, đồng thời đưa tiểu đoàn 1 (trung đoàn
196) là đội dự bị bước vào chiến đấu kết hợp dùng hoả lực chi viện để nâng cao tốc độ tiến công
của trung đoàn 462.
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
03h00 ngày 11-3-1979, trung đoàn 462 và tiểu đoàn 3 (trung đoàn 196) tiến công đánh chiếm
toàn bộ các mục tiêu. Sau 2 ngày chiến đấu, do hoả lực của ta yếu, khả năng tấn công không
mạnh, chốt chặn không chặt nên đã để một số quân địch chạy thoát.

Đến 10h00 ngày 13-3-1979, trận chiến đấu toàn sư đoàn kết thúc. Trong đợt chiến đấu thứ ba,
sư đoàn 338 đã tổ chức đánh trên 10 trận, diệt 2.700 quân địch, đánh thiệt hại nặng 1 trung đoàn
bộ binh và 1 trung đoàn pháo binh.

Kết thúc chiến dịch, sư đoàn 338 đã đánh 28 trận với quy mô từ đại đội đến trung đoàn, có hiệp
đồng binh chủng... Tiêu diệt khoảng 7.500 tên địch. Đánh thiệt hại nặng 1 trung đoàn, 5 tiểu đoàn
bộ binh và 1 trung đoàn pháo binh, diệt gọn 3 đại đội, thu một số vũ khí đồ dùng và trang bị quân
sự của địch. Phá huỷ 7 khẩu đại liên, 11 khẩu ĐKZ, 6 khẩu lựu pháo 122mm, 6 dàn H12, 2 khẩu
cối 120mm, 4 xe quân sự, 2 xe công binh, phá huỷ 2 cầu của địch, bắn cháy 1 kho đạn.
...
Do lập được nhiều thành tích trong chiến đấu, sư đoàn 338 đã được Quốc hội và Chính phủ tặng
thưởng 4 huân chương Quân công hạng ba, 4 huân chương Chiến công hạng nhất, 10 huân
chương Chiến công hạng nhì, 102 huân chương Chiến công hạng ba. Đồng chí Lý Trung Phẩm,
đại đội 10, tiểu đoàn 3, trung đoàn 460 được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân.

NGƯỜI KĨ SƯ ĐỊA CHẤT ĐÁNH GIẶC

Trần Hồ Vân

Dứt đợt pháo kích đầu tiên của giặc, kĩ sư Nguyễn Bá Lại vọt ra ngay cửa hầm chứ A quan sát
địch. Trước mặt anh, bọn lính Trung Quốc đã chiếm được 1 ngọn đồi cao, đặt súng máy bắn
xuống thung lũng Sinh Quyền. Lửa cháy ở thung lũng lan sang mấy căn phòng của tổ kĩ thuật,
nơi ấy là phòng làm việc của Nguyễn Bá Lại và đồng đội của anh. Lửa cháy lan sang cả khu nhà
của cán bộ, công nhân viên đoàn địa chất 305.
Trong căn hầm thấp, cùng với Nguyễn Bá Lại còn có các anh : kĩ sư địa chất Trần Dự, kĩ sư địa
vật lí Chu Bá Đảng, các cán bộ trung cấp Phạm Việt Hùng, Kiều Như Thiện và 2 cô gái Nguyễn
Thị Sang và Phạm Thị Nhuần, tất cả đều sẵn sàng chiến đấu như Nguyễn Bá Lại. Trận đánh này
là trận đầu tiên trong cuộc đời các chiến sĩ tự vệ vùng mỏ này.
Trong tiếng réo của đạn cối 82 ly, Lại nghe rất rõ tiếng Hùng :
- Hai anh chịu trách nhiệm một cửa, tôi một cửa.
Hùng vừa dứt lời, 1 tốp giặc đã xông lên gần cửa hầm. Đó là những tên lính sơn cước cao lênh
khênh, vai quấn áo ngụy trang loang lổ, chân đi giày có đế bọc sắt, đang cầm súng AK nhảy lên.
Chúng cách cửa hầm chừng 30m, rồi 20m. Lại đưa khẩu K63, kê lên cửa hầm bắn 1 loạt ngắn.
Nhưng thế đất ở cửa hầm không chắc, đạn đi thấp. Thấy vậy, Nguyễn Thị Sang và Phạm Thị
Nhuần liền chạy lại và bám chặt cửa hầm, rướn cao người làm giá súng cho Nguyễn Bá Lại và
Chu Bá Đảng bắn.
Ở cửa hầm bên kia, Phạm Việt Hùng đang anh dũng tiêu diệt địch.
Ngay từ những loạt đạn đầu, tổ chiến đấu của Nguyễn Bá Lại đã tiêu diệt được nhiều địch.
Những tên đi sau thấy những tên liều lĩnh đi đầu bị chết nhiều, không dám hung hăng xông lên
nữa.
... Mặt trời lên cao. Giặc tiến công đợt thứ 6 vào tổ chiến đấu của Lại. Đát đá bị cày lên vì đạn
pháo của giặc, mùi khét lẹt. Con đường hào dẫn đến cửa hầm đã bị sụt lở nhiều đoạn. Bọn lính
sơn cước bỏ lối đánh vỗ mặt, quay sang đánh vu hồi từ cánh trái. Chúng lợi dụng vách đá làm
vật cản để tiến lên đánh ở hướng này. Do địa hình phức tạp nên địch tiến thuận lợi hơn hướng
vỗ mặt.
Nguyễn Bá Lại cùng đồng đội đang hội ý chớp nhoáng để tìm cách đánh địch, bỗng từ ngoài cửa

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
hầm có tiếng lao pin ré lên. Đó là tiếng nói lơ lớ của tên phản động người Hoa dẫn đường cho
giặc.
- Hàng này !
Hùng căm giận ném 1 quả lựu đạn vào tốp giặc. Đảng và Dự ném lựu đạn tiếp theo. Lợi dụng
mấy bụi chuối um tùm và căn nhà kho án ngữ phía trước, Lại vọt lên bắn tỉa từng tên giặc.
Xác giặc ngổn ngang từ cửa hầm đến sân phòng kĩ thuật. Máu giặc loang đỏ mặt đất. Nhiều tên
khiếp sợ, bắn bừa đạn vào dãy nhà hai bên rồi tháo chạy xuống lũng núi. Nguyễn Bá Lại động
viên anh em :
- Bọn này thế đông, nhưng ta cứ đánh mạnh và tìm cách đánh tốt là chúng phải sợ thôi.
Giữa lúc Nguyễn Bá Lại đang mải đánh địch từ phía vườn chuối thì 1 tên giặc vọt lên từ chân
dốc. Nhanh trí, Phạm Việt Hùng quay nòng súng K63 tiêu diệt luôn tên này, giải nguy cho
Nguyễn Bá Lại. Nhưng chính lúc đó, 1 tên khác đã xông lên rút lựu đạn, ném vào cửa hầm khép
giữa 2 cành xà nu. Rất nhanh, Nguyễn Bá lại quay súng sang diệt được tên giặc đó. Quả lựu đạn
trong hầm xì khói. Nguy hiểm quá, không một chút do dự, Nguyễn Bá Lại liền xoay người nằm đè
lên quả lựu đạn. Một tiếng nổ rất âm dưới người anh, Nguyễn Bá Lại đã anh dũng hy sinh.
Thương nhớ Lại và căm thì giặc đã dồn lên ánh mắt và tay súng của các chiến sĩ tự vệ. Từ căn
hầm chữ A, 6 chiến sĩ twụ vệ động viên nhau noi gương Nguyễn Bá Lại, giữ vững ý chí chiến
đấu. Khẩu súng K63 của Lại được giao cho Nguyễn Thị Sang và Phạm Thị Nhuần tiếp tục chiến
đấu.
Ngày hôm đó, tổ chiến đấu của Nguyễn Bá Lại đã anh dũng đánh lui và tiêu diệt trên 20 đợt tiến
công của địch.

Kĩ sư địa chất Nguyễn Bá Lại, quê ở vùng biển Diên Điển, tỉnh Thái Bình. Hồi còn nhỏ anh là một
học sinh rất thông minh. Học hết lớp 10 phổ thông, thi tốt nghiệp vào loại giỏi, Nguyễn Bá Lại
được cử đi học ở Liên Xô. Sau những năm tháng hăng hái học tậ trên ghế nhà trường nước bạn,
Nguyễn Bá Lại về nước và tình nguyện lên Hoàng Liên Sơn công tác.
Nguyễn Bá Lại thường tâm sự với bạn bè về nỗi khao khát trong nghề nghiệp của mình :
- Theo mình, đối với những người làm công tác địa chất thì môi trường để công tác tốt nhất là ở
cơ sở của mình.
Pìn Ngan Chải, từ vùng đất thân yêu ấy, Nguyễn Bá Lại đã ấp ủ một phương án xây dựng mỏ
đồng lớn ở vùng rừng núi Bát Xát (Hoàng Liên Sơn). Ba năm nay con đường khoa học đầy triển
vọng đang mở rộng đối với Nguyễn Bá Lại. Anh vừa hoàn thành một báo cáo khoa học rong mùa
tìm quặng tháng 12-1978. Nhưng bọn Trung Quốc xâm lược, kẻ thù độc ác đã tràn sang và
Nguyễn Bá Lại đã cầm súng chiến đấu kiên cường như một dũng sĩ.

ĐỒNG ĐỘI CỦA ANH

Văn Tùng, ghi theo lời kể của Phàn Văn Dậu, dân tộc Tày, sinh viên trường đại học Dược Hà Nội.

Tôi là Phàn Văn Dậu, 22 tuổi, quê ở Quảng Hoà tỉnh Cao Bằng. Tôi đang học năm thứ 3 khoa
Dược chính trường đại học Dược Hà Nội. Giữa tháng 2-1979, mẹ tôi ốm nặng, nhà trường cho
tôi nghỉ phép mấy hôm. Về đến nhà tôi thấy bà con trong xã đang tích cực chuẩn bị mọi mặt để
chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược.
Được sự săn sóc của gia đình, mẹ tôi đã đỡ nhiều. Tôi định trở về Hà Nội ngày 18-2-1979 theo
đúng hạn phép nhưng sáng 17-2-1979, các tuyến xe từ Cao bằng đi các nơi đều đình chỉ. Tôi trở
lại nhà, lúc này địch đã đánh vào một số địa phương ở Cao Bằng. Tôi đưa mẹ tôi sơ tán vào
rừng cùng với bà con trong xã, dặn dò cô em gái ở lại săn sóc mẹ, còn tôi trở về nhà vì bà ngoại
tôi già yếu quá không đi xa được. Tôi định đưa bà tôi đến cái lán gần nhà. Ở đây đang có một số
cụ già trong xã sơ tán, nhưng bà tôi không chịu đi. Cụ bảo :
- bà già rồi, bà làm gì chúng nó mà chúng nó giết bà !
Tôi chuẩn bị gạo nước và vài thứ cần thiết cho cụ, an ủi cụ và hứa sẽ quay lại. Bà tôi nhìn theo
nói :
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
- Cháu cứ đi làm việc nước, bà trông nhà cho !
Tôi quyết định đi tìm xã đội để xin tham gia chiến đấu. Đồng chí xã đội trưởng Vi Văn Viết lúc này
quá bận, tôi đi tìm suốt một ngày mà không sao gặp được. Mãi đến tối mịt tôi trở về trụ sở, may
mắn lúc đó đang có cuộc họp ở đây. Sốt ruột quá không thể chờ tan họp, tôi vào ngay. Là con
em các dân tộc trong xã nên đồng chí nào cũng biết tôi, tuy vậy tôi vẫn xuất trình giấy tờ đầy đủ.
Anh Viết hỏi tôi :
- Bây giờ đồng chí yêu cầu chúng tôi việc gì nào ?
Tôi ngập ngừng một lúc rồi thành thật đề nghị :
- Báo cáo đồng chí, tôi xin 1 khẩu súng và yêu cầu phân phối tôi về đơn vị chiến đấu.
Anh Viết nhìn tôi chưa trả lời, anh quay sang hội ý với các đồng chí trong ban chỉ huy xã đội. Tôi
nghe anh nói : "Cậu ấy học dược, theo tôi có thể sắp xếp vào Ban y tế, còn súng thì thế nào các
đồng chí nhỉ, liệu...".
Nghe vậy tôi lo quá, vội vàng trình bày lại :
- Báo cáo các đồng chí, ở trường tôi đã được tập quân sự, tôi sử dụng được K44, CKC, AK. Đề
nghị các đồng chí cho tôi chiến đấu.
Bàn bạc một lúc, cuối cùng các đồng chí vẫn xếp tôi vào ban y tế nhưng cấp cho tôi 1 khẩu CKC
và 20 viên đạn. Anh Viết động viên tôi :
- Anh em hiểu nguyện vọng của đồng chí nhưng hiện nay vấn đề săn sóc thương binh đặt ra rất
lớn. Về vũ khí thì đồng chí thông cảm, bây giờ đã cấp phát hết rồi. Nhưng súng đạn làở ta ra mà
thôi... Làm y tế nhưng khi cần đồng chí có thể tham gia chiến đấu cùng với anh chị em dân quân.
Anh Viết nheo mắt nhìn tôi cười hóm hỉnh. Tôi hiểu ý anh muốn bảo tôi hãy đánh giặc để lấy
súng giặc đấy.
Tôi mừng quá, nhận súng đạn và cám ơn các đồng chí.
Tối ấy tôi về nhà để xem bà tôi cơm nước ra sao và chuẩn bị thêm cho bà tôi mấy thứ nữa. Mờ
sáng hôm sau với 2 túi lương tôi đi tìm ban y tế theo sự chỉ dẫn của Viết. Thật chẳng may, tôi
đến Lũng Nhùng thì được tin các đồng chí y tế vừa mới chuyển về Lũng Phúc, chỉ còn để lại 3
nữ dân quân chuẩn bị đón thương binh ở tuyến trước.
Nhiều trận chiến đấu quyết liệt đã diễn ra ở Khau Chỉ, ngọn đèo quan trọng án ngữ con đường
dẫn đến Lũng Phúc qua sông Bằng Giang.
Tôi đang lưỡng lụ chưa biết tính toán thế nào thì từ tuyến trước có 7 đồng chí thương binh được
đưa đến trạm. Các đồng chí đều thuộc đoàn 567 đã chiến đấu ở Khau Chỉ nhiều ngày và bị
thương khá nặng. Người bị đạn xuyên ở đùi trái, người bị gãy chân, người bị vào quai hàm... tất
cả các trường hợp đều đã được tuyến trước cấp cứu rất chu đáo. Tôi gặp đồng chí Thanh,
người phụ trách di chuyển anh em thương binh để tự giới thiệu và lao ngay vào công việc.
Lúc này chúng tôi có tất cả 5 anh chị em : chị Thiên, chị Nhân, chị Mùi, dân quân xã, tôi ở ban y
tế, đồng chí Thanh, bộ đội đoàn 567. Nhiệm vụ của chúng tôi là bảo vệ và chuyển số thương
binh này về tuyến sau an toàn. Tình hình lúc này đã hết sức khó khăn do địch chiếm nhiều điểm
cao chung quanh Lũng Nhùng, chúng đang theo con đường từ Lũng Nhùng đi Lũng Phúc cũng
tức là con đường chúng tôi sẽ chuyển thương binh đi qua. Chúng tôi chỉ có 5 người nên phải
dùng cách di chuyển theo từng chặng, vừa đi vừa tổ chức chiến đấu nếu gặp địch.
Trước hết chúng tôi phải vượt dèo Lũng Nhùng càng sớm càng tốt. Ngọn đèo này rất hiểm trở,
cả bên trái và phải đều có núi cao. Nếu địch chiếm giữ cả 2 bên thì khó lòng mà vượt qua.
Chặng đầu tiên chúng tôi tổ chức chuyển thương binh từ Lũng Nhùng đến ngã ba Mỏ Nước. Ngã
ba này có đường đi Lũng Phúc, Lũng Mười và đường ra sống Bằng. Vị trí ngã ba đã quan trọng
nhưng còn quan trọng hơn là tại đây có giếng nước ngọt fuy nhất dùng cho các bản làng chung
quanh. Cái giếng này bà con địa phương gọi là mỏ vì nó chìm sâu trong một hốc đá lớn. Dù trời
nắng hạn đến đâu mỏ nước cũng luôn đầy ắp do có nhiều mạch ngầm rất mạnh. Mùa hè nước
mát lạnh, trong vắt, màu đông nước lại hơn âm ấm, cho vào bát có thể thấy một màn hơi mỏng
bốc lên. Do đó có người gọi mỏ nước này là Giếng Tiên, cũng có người gọi là Giếng Thần. Nhân
dân trong vùng giữ gìn mỏ nước rất chu đáo. Cách Mỏ Nước không xa có một xóm nhà dân đã
sơ tán hết. Chúng tôi chọn một nhà rộng rãi, sạch sẽ để chuyển anh em thương binh vào đó.
Cứ 4 người cáng 2 thương binh thì 1 người ở lại để trông nom và canh gác.
Tôi và đồng chí Thanh chia nhau làm việc này. Thanh là người cùng huyện với tôi. Tôi được
nghe Thanh kể về những tấm gương chiến đấu kiên cường của các đồng chí thương binh. có
đồng chí đã diệt hàng trăm địch như đồng chí Tình. Có đồng chí bị thương lần thứ nhất không
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
chịu rời trận địa, bị thương lần thứ hai lại giấu đồng đội để tiếp tục chiến đấu, đến khi máu ra
nhiều quá ngất đi anh em mới biết. Qua câu chuyện đồng chí Thanh kể tôi cũng hiểu được bộ
mặt vừa tàn ác vừa hèn hạ của giặc, hiểu được lối đánh của chúng. Trong 2 cuộc kháng chiến
trước tôi còn bé nên chưa có cơ hội tham gia chiến đấu.
Cơ hội ấy nay đã đến. Qua 1 ngày làm việc rất vất vả nhưng tôi thấy phấn khởi và tự động viên
mình phải cố gắng hơn nữa. Trước mắt tôi là tấm gương đồng chí Thanh. Đồng chí Thanh hơn
tôi 1 tuổi, vào bộ đội vừa đúng 1 năm nhưng mọi hành động của đồng chí đều làm tôi cảm phục.
Lúc nào cũng vậy, vừa mới đưa thương binh đến nơi, mồ hôi đang đầm đìa, trong khi chúng tôi
ngồi nghỉ thì Thanh vẫn luôn tay. Khi thì đồng chí tranh thủ nấu nước cho chúng tôi uống, khi thì
chuẩn bị thức ăn cho thương binh. Đồng chí nói :
- Tôi quen rồi, không biết mệt. Tôi chỉ mong sao đưa được nhanh anh em thương binh về nơi an
toàn để sớm cứu chữa. Tôi phải trở lại đơn vị để cùng chiến đấu với anh em.
Đồng chí Thanh không bao giờ nề hà, từ chối việc gì. Đồng chí giúp thương binh trong mọi
trường hợp, từ việc rất nhỏ trong sinh hoạt như thay băng, đổ bô cho đến bảo vệ anh em. Đồng
chí tự tay bón cho thương binh ăn, kể chuyện vui cho thương binh nghe để đỡ đau mặc dù đồng
chí không phải y tá, y sĩ gì cả. Khi nào tôi lau rửa hoặc thay băng cho anh em thương binh cũng
đều có mặt Thanh cả. ANh tận tình giúp tôi và chia sẻ sự đau đớn với đồng đội.
Suốt ngày vất vả, đi lại hàng mấy chục cây số nhưng đêm đến đồng chí Thanh bảo chúng tôi ngủ
còn anh thức canh. Cứ mỗi lần thương binh nào đau đớn quá đồng chí Thanh liền có mặt bên
cạnh an ủi, giúp đỡ.
Sau khi hoàn thành tốt đẹp chặng đường di chuyển đầu tiên, chúng tôi chia nhau đi nắm tình
hình địch để chuyển tiếp chặng hai. Nhưng đường đã bị tắc.
Độ 4 giờ sáng hôm ấy, Thanh đánh thức tôi dậy và bảo :
- Chiều hôm qua tôi nghe súng nổ gần, có thể hôm nay địch sẽ vào đây. Ý kiến đồng chí thế nào
?
Tôi suy nghĩ hồi lâu rồi nói :
- Tôi đồng ý với phán đoán của đồng chí, bây giờ chỉ có cách chuyển thương binh đi nơi khác
thôi.
Đồng chí Thanh rút từ trong túi ra một chiếc bản đồ. Hai chúng tôi chụm đầu trên bản đồ để bàn
cách phân tán thương binh vì chưa thể vượt qua vòng vây của địch.
Bàn vừa xong thì trời sáng. Cùng lúc ấy tiếng súng rộ lên ở phía Lũng Nhùng. Đồng chí Thanh
đánh thức 3 đồng chí nữ dậy và yêu cầu các đồng chí giúp cho việc hân tán thương binh.
Tôi lên đèo Lũng Nhùng để nắm tình hình địch.

Khi tôi đến đỉnh đèo thì địch đã ở dưới chân đèo. Nếu chạy về báo tin ắt không kịp. Tôi liền bắn 3
phát súng báo hiệu. thế là ta biết có địch đến và địch thì biết có ta trên đèo. Như trên đã nói, con
đèo này rất hiểm trở, hai bên là núi cao áp sát mặt đường. Địa thế này rất thuận lợi cho việc
đánh địch. Tôi quyết định bám điểm cao này. Tôi chọn những ngách núi và những phiến đá có
thể dùng làm vật che khuất để chuẩn bị chiến đấu. Tôi định bụng phải kìm giữ quân địch ở đây
càng lâu càng tốt để cho đồng đội phân tán xong thương binh. Tôi sẽ bắn đến viên đạn cuối cùng
rồi rút vào rừng (đồng chí Thanh vừa cho tôi thêm 50 viên). Tôi nghĩ rằng phải đánh địch từ xa,
nếu để chúng đến gần một mình tôi khó ngăn chặn vì quá đông. Nhưng đánh sao cho chúng
hoảng sợ để làm chậm bước tiến mới đạt yêu cầu khi trong tay tôi chỉ có khẩu CKC. Tôi quyết
định diệt bọn chỉ huy trước. Trong lúc tôi đang căng mắt ra để phát hiện thằng cầm súng ngắn,
cầm cờ hoặc cầm kèn thì 1 tên to cao, đầu trần trèo lên mỏm đá ngếch ống nhòm lên phía tôi lia
qua lia lại. Tôi đoán nó nghe 3 tiếng súng của tôi, nó biết tôi đang gọi đồng đội đến. Nếu nó nghĩ
như vậy thì rất tốt vì nó sợ rồi đấy. Tôi nhằm luôn thằng này. Hồi ở trường tôi đã được bắn đạn
thật súng CKC đạt 26 điểm. Tôi bình tĩnh giữ đúng yếu lĩnh và xiết cò. Tôi thấy thằng mang ống
nhòm lấy tay phải chộp lấy bả vai bên trái của nó, dúi dúi mấy cái rồi ngoẹo xuống trên mỏm đá.
Nó bị thương nhưng chưa chết. Tôi chờ một lát, quả tôi đoán không sai, 2 thằng lính bò lên đỡ
thằng này xuống. Thế là tôi chỉnh lại đường ngắm (khẩu CKC này ăn sang trái nhiều), bắn tiếp 3
phát nữa và nhảy sang ngách núi khác. Tôi chú ý quan sát bọn địch, thấy một số đã nằm xuống.
Tôi biết chúng đã sợ. Vừa lcú đó có 2 thằng mang 1 khẩu B41 trèo lên chỗ tên chỉ huy lúc nãy.
Tôi nhận ra khẩu B41 nhờ cái loa đằng sau súng. Tôi quyết định khử tên anỳ trước lúc nó phụt

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
tôi. Bấy giờ tôi bắn tỉnh lắm. Tôi cho thằng này 1 phát trúng ngay giữa ngực bởi tôi thấy 2 tay nó
với lên, người ngửa ra lộn xuống vực. Thằng mang đạn cho nó không biết chui đằng nào nhìn
mãi không thấy. Một lúc sau chúng cho cối dập lên đỉnh đèo. Chẳng có hầm hào gì cả tôi đành
nằm bên ria đường. Tôi mừng thầm vì như vậy là kế hoạch của tôi đã đạt. Tôi nhẩm tính từ lúc
tôi bắn thằng chỉ huy đến lúc chúng dập hết đợt cối ít ra là nửa tiếng đồng hồ, như vậy anh
Thanh và các chị có thời gian phân tán thương binh rồi.
Nhưng trong lúc cối đang dập ầm ầm tôi nghe tiếng gọi :
- Dậu ơi, Dậu đâu ?
Tôi nhận ra ngay là anh Thanh, tôi đáp :
- Tôi ở đây, không việc gì cả.
Anh Thanh bò đến ôm chầm lấy tôi :
- Nghe tiếng súng biết là cậu đánh tớ lên ngay.
Tôi kể sơ qua diễn biến cho Thanh nghe, anh cười khen tôi bình tĩnh và biết đánh. Tôi hỏi Thanh
về tình hình thương binh, Thanh cho biết xã đội tăng cường cho mấy dồng chí nữa nên đã phân
tán anh em kịp thời rồi.
Có thêm anh Thanh, chốt chúng tôi giờ vững hơn trước nhiều. Anh Thanh chia cho tôi 3 quả lựu
đạn và 8 viên CKC.
Chúng tôi lấy lương khô ra ăn. Ăn xong khát nước quá. Anh Thanh giành lấy bình tông đi xuống
Mỏ Nước. Anh Thanh vừa đi thì địch tổ chức tiến công lên đỉnh đèo. Chúng theo 2 rìa đường,
mỗi tốp độ mươi tên cứ nối đuôi nhau. Bây giờ tôi không còn lo lắng gì đến việc phân tán anh em
thương binh nữa. tôi thay đổi cách đánh nhằm tiêu diệt được nhiều địch. Tôi tìm vị trí thích hợp
để bắn xuyên táo. Phát đầu tôi bắn trượt, phát thứ hai trúng tên giặc đi sau, nó ngã va vào đồng
bọn nhưng tên này đã hắt nó qua một bên và cứ thế đi thẳng, chẳng đoái hoài gì đến tiếng rên la
của bạn.
Thế là tôi đã bắn 2 viên àm chưa viên nào xuyên táo được. Tôi chuyển sang ngắm thằng đi đầu.
Thằng này đã đến gần, nó rất ngông nghênh như không hề biết có tôi trên này. Tôi tức lắm. tôi
để đầu ruồi lệch sang phải và nín thở siết cò. Thằng giặc ự lên một tiếng rồi đổ sập xuống.
Có lẽ bọn giặc phát hiện bên ta ít người nên chúng vừa thổi kèn vừa phất cờ cho tất cả bọn còn
ở dưới chân đèo ào lên kín cả mặt đường. Tôi giương súng chuẩn bị bắn thì Thanh chạy tới. Anh
trao cái bình tông đầy nước cho tôi. Khát quá tôi uống ngay. Thanh đến chỗ mô đá tôi vừa nấp, tì
khẩu AK lên quạt liền 3 băng. Tôi dướn người lên thấy bọn giặc chững lại. Tôi ước chừng ít nhất
10 tên đã gục tại chỗ. Anh Thanh bảo tôi :
- Ta rút thôi, cậu xuống trước di.
Thanh tiếp tục bắn. Tôi quay lại nhìn cái đỉnh đèo lần nữa và vẫy Thanh cùng xuống.
Hai chúng tôi vào rưng, đến vùng chúng tôi phân tán thương binh. Quá trưa thì địch lố nhố trên
các điểm cao xung quanh.
Bây giờ vấn đề nước trở nên rất nghiêm trọng vì cái mỏ nước nằm dưới tầm đạn và sự khống
chế của địch. Anh em thương binh thường xuyên cần nhiều nước. Tôi và Thanh bàn cách trữ
nước. Tối đó, chúng tôi 6 anh chị em - 5 người chúng tôi và bây giờ thêm đồng chí Ún, dân quân
địa phương mới được bổ sung, chia nhau đi lấy nước. Chúng tôi vào nhà dân tìm những vật gì
có thể đựng được nước đều tập trung lại. Chúng tôi chuyển nước cả đêm không ngủ. Lấy được
nước về chúng tôi lại phải tìm cách đun lên, một phần để uống, một phần pha với muối rửa vết
thương cho anh em.
Ngày hôm sau bọn giặc cũng sục đi tìm nước và chúng phát hiện Mỏ Nước. Chúng tôi bàn với
nhau phải tiếp tục tìm hết cách đưa anh em thương binh về nơi an toàn vì một số vết thương đã
có triệu chứng xấu, hơn nữa tình hình ăn ở tại đây rất nguy hiểm. Nhưng không còn cách nào
khác là tổ chức chuyển thương binh ban đêm. Tối hôm sau, tôi và Thanh đi trinh sát đường và
Ún đi lấy nước. Ba chúng tôi vừa đến gần ngã ba mỏ nước thì gặp địch. Chúng đang tụ tập xung
quanh mỏ nước. Đồng chí Ún đi trước ném 2 quả lựu đạn. Nghe tiếng nỏ và phát hiện ra Ún, bọn
giặc lao đến định bắt sống anh. Nhưng Ún đã nhanh chóng chĩa AK quét làm nhiều tên chết và bị
thương. Một mình Ún giữa vòng vây nhưng anh rất bình tĩnh. Chúng tôi gnhe tiếng AK của anh
nổ rất đĩnh đạc tằng...tằng...tằng 3 phát một. Lúc này tôi và Thanh bố trí đánh thọc sườn để giải
vây cho Ún. Chúng tôi ném 4 quả lựu đạn vào giữa đội hình địch, chúng giãn ra. Biết lực lượng
ta không ít, địch lợi dụng đêm tối chạy hết. Chúng tôi tiến sát mỏ nước tìm Ún và thấy đồng chí bị
thương nặng nhưng trong tay vẫn giữ 3 chiếc bình tông đầy nước đang tìm cách bò về. ún nói :
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
- Để tôi ở đây, các đồng chí mang nước về cho anh em thương binh.
Tôi và Thanh xé áo băng vết thương cho Ún, thay nhau cõng đồng chí về. Anh em thương binh
nghe kể câu chuyện này ai cũng cảm động. Tình hình ngày một gay go, có lúc tôi và đồng chí
Thanh phải yểm hộ cho nhau xông ra lấy nước giữa ban ngày. Tôi đã thấm mệt vì đêm nào cũng
thức săn sóc anh em. Các vết thương của anh em ngày càng tiến triển xấu. Tôi lo quá. Rất may
là giữa lúc đó thì xã đội đã cử nhiều đoàn đi tìm và tổ chức đưa chúng tôi về hậu cứ an toàn.

Mấy hôm sau, bộ đội địa phương Cao Bằng cùng các lực lượng dân quân từ đèo Khau Chỉ đánh
thẳng vào Lũng Nhùng, Lũng Nô, Lũng Phúc... Bọn giặc Trung Quốc xâm lược tháo chạy về phía
sông Bằng. Thế là xã tôi sạch bóng quân thù. Các đồng chí giục tôi về thăm nhà.
Qua các bản làng bị giặc tàn phá tan hoang, tôi xót xa nghĩ đến mẹ tôi, bà tôi, đến nhà cửa
không biết giờ ra sao.
Vừa đến đầu làng, lòng dạ tôi đã thấy bồn chồn. Tôi chạy một mạch đến ngõ, cất tiếng gọi :
- Bà ơi, bà ơi, cháu về đây !
Không thấy động tĩnh gì cả. Bước qua mảnh sân con, tôi thấy đò đạc trong nhà bị giặc mang ra
sân đập phá nát hết : giường, ghế, bàn, tủ gãy vụn, chiếc chăn bị băm ra từng mảnh... Tôi lách
qua khe cửa đến chỗ bà tôi nằm. Không thấy giường và bà tôi đâu cả, chỉ thấy trên mặt đất một
vũng máu tím sẫm, đông khô kéo dài một vệt ta cửa sau đến bể nước. Tôi đâm bổ theo vệt máu
đó, nước mắt trào ra. Tôi lại gọi :
- Bà ơi, bà ơi !
Tôi hy vọng bà tôi bị thương và còn ẩn đâu đây. Nhưng vừa bước thêm mấy bước, tôi lặng
người đứng lại. Cổ họng tôi tắc nghẹn vì căm uất không bật ra được tiếng khóc.
Bà tôi bị giặc giết. Bên cạnh thi thể bà có con dao cùn gia đình tôi thường dùng bổ củi còn vấy
máu. Bà tôi bị 2 viên đạn vào ngực và bụng. Giặc lấy dao chặt cả hai chân bà tôi vứt ở mỗi góc
sân một khúc. Người tôi nóng bừng, tay tôi nắm chặt quả lựu đạn, nước mắt cứ trào ra, bên tai
tôi như còn văng vẳng tiếng nói của bà : "Bà làm gì chúng nó mà chúng nó giết bà !"...

LŨNG LÀN VÀO TRẬN

Phạm Ngọc Toàn

Buổi sớm lạnh giá ở vùng cao nguyên Mèo Vạc bắt đầu một cách không bình thường. Ngay từ 6
giờ sáng, khi những lưng núi còn chìm xong làn sương nặng nề màu trắng đục, đã nghe thấy
từng loạt tiếng nổ rung chuyển. Những trái đạn cối 120 ly, 82 ly rít xoèn xoẹt, hất tung từng bựng
lửa đỏ khé ngay giữa sân đồn biên phòng Lũng Làn. Thượng uý đồn trưởng Lộc Viễn Tài giật
chiếc thắt lưng nặng trĩu mấy quả lựu đạn và khẩu súng ngắn, chạy ra cửa hô to :
- Tất cả ra vị trí chiến đấu !
Dứt đợt pháo bắn kéo dài hơn nửa tiếng đồng hồ, bọn bộ binh Trung Quốc bắt đầu ồ ạt từ mốc
138 kéo xuống. Chúng tiến theo đường mòn, có lẽ vì sợ mìn của ta. Trong chiến hào, các chiến
sĩ ta đã sẵn sàng. Mọi nòng súng đều hướng về bọn địch đang lúc nhúc kéo xuống. Đồn trưởng
Tài hô :
- Tất cả đợi lệnh tôi !
Không thấy ta động tĩnh gì, bọn lính Trung Quốc càng chủ quan. Lộc Viễn tài đã nhìn rõ những
khuôn mặt sùm sụp, nhưng cặp mắt lấc láo của mấy tên mặc quần áo đen đi đầu.
Khi còn cách đồn khoảng 100m, tên chỉ huy của chúng thổi kèn xung phong. Tiếng kèn "te te"
vừa cất lên, cả đám địch ồ ạt xô nhau chạy tới. Vừa chạy chúng vừa bắn về phía đồn. Đạn đại
liên, cối 60 ly, AK của chúng cày tung đất đá trước chiến hào của chiến sĩ ta. Đợi cho địch lọt vào
bãi trẩu, một bãi rộng cách đồn chừng 50m, Tài ra lệnh điểm hoả mìn định hướng. Mìn không nổ.
Có lẽ dây điện đã bị pháo địch bắn đứt. Tài nhảy vào cầm khẩu đại liên của Ly bắn 2 loạt vào
bọn địch. Hàng chục tên Trung Quốc xâm lược ngã gục ngay từ loạt đạn đầu của Lộc Viễn tài.
Lập tức các cỡ súng của ta dồn dập trút đạn vào bọn địch. Đội hình địch ùn cả lại. Mấy chục tên
chết gục tại chỗ. Những thằng bị thwưong kêu la ầm ĩ. Bọn sống sót chạy tản ra, nấp vào các mô
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
đá, bụi rậm bắn trả. Từ mỏm đồi cạnh đồn, 2 chiến sĩ Hoàng Đọ và Nguyễn Văn Định nhanh
chóng lấy tầm, hướng, rót những phát đạn cối chính xác vào bãi trẩu. Không chịu nổi làn đạn
mãnh liệt của quân ta, bọn Trung Quốc xâm lược phải tháo chạy trở lại hướng mốc 138.
Trong lúc cuộc chiến đấu ở đồn đang diễn ra quyết liệt thì từ hướng mốc 140, một cánh quân
khác của bọn Trung Quốc xâm lược vượt qua biên giới, tiến vào ngã ba Ngàn Tủng. Chúng dùng
đại liên, trung liên, B41, cối 60 ly bắn dồn dập lên điểm cao hòng chế áp hoả lực ta tại đây, ngăn
cản điểm cao chi viện cho đồn. Nhưng ngay tại ngã ba Ngàn tủng, tổ đón lõng của 3 chiến sĩ :
Chốc, Ngạn, Hương đã chờ chúng. Để cho bọn Trung Quốc tới gần, Chốc mới xả từng loạt trung
liên vào giữa dội hình địch. Nhạn và Hương cũng bồi tiếp lựu đạn và quét AK vào chúng. Từ trên
điểm cao, trung đội trưởng Nguyễn Quang Minh và các chiến sĩ Hoàng Nguyên Ngọc,Hoàng Chí
Thanh, Trần Quốc Dũng dùng 2 khẩu cối 60 ly rót đạn xuống ngã ba Ngàn Tủng. Hoàng Văn
Đông quét từng loạt đại liên xuống những cụm địch đang rối loạn. Bị hoả lực của ta bắn chính
xác vào giữa đội hình, đại liên và súng cối địch câm miệng. Hơn 80 tên Trung Quốc xâm lược
đền tội tại ngã ba Ngàn Tủng. Bọn sống sót chạy tán loạn về phía biên giới. Vấp phải mìn của ta
cài sẵn, nhiều tên nữa chết và bị thương. Cánh quân địch tiến vào qua mốc 140 bị tiêu diệt, quằn
lại.
Sau khi bọn địch tháo chạy, chính trị viên Vọng cử Nguyễn Quang Minh dẫn một tổ 6 đồng chí
vượt qua 4 cây số đường dốc xuống chi viện cho đồn. Đạn cối địch từ các trận địa bên Trung
Quốc vẫn bắn chặn xung quanh đồn và dọc các đường mòn. Các chiến sĩ băng qua làn đạn cối
của địch mà tiến. Chạy tới đồn, sau khi báo cáo với đồn trưởng Lộc viễn tài, tổ của Minh được
phân công chia đi bổ sung cho các hướng. Chính trị viên phó Lưu Đình Toàn đang công tác ở
xóm Phìn Lò, nghe súng nổ cũng dẫn 2 chiến sĩ và 6 dân quân chạy 7km về tới đồn. Sau khi hội
ý với đồn trưởng, Toàn đi tới các vị trí nắm tình hình chiến đấu và động viên cán bộ, chiến sĩ
quyết tâm tiêu diệt thật nhiều địch, bảo vệ đồn, bảo vệ biên giới của Tổ quốc.
Bọn Trung QUốc xâm lược cứ sau mỗi đợt pháo cấp tập là lại ồ ạt tiến quân nhưng đều bị hoả
lực của chiến sĩ ta đẩy bật ra. Lần thứ 3, đạn cối của chúng lại tới tấp rơi xuống đồn. Trung sĩ
Nguyễn Vũ Dương và hạ sĩ Nguyễn Hồng Phong nhận thấy lần nào bọn địch cũng tiến qua khe
núi trước mặt. Dương báo cáo với đồn trưởng Lộc Viễn Tài :
- Thủ trưởng cho chúng tôi xuất kích, đánh tạt sườn chúng nó. Chúng tôi sẽ chặn nó từ khe đá
kia.
Đồn trưởng Tài đồng ý. Dương và Phong xách súng luồn theo đường hào ra ngaòi đồn. Các anh
phải vượt qua nửa cây số đường có nhiều chỗ trống trải. Đạn cối địch vẫn nổ vung vãi, mảnh
đạn, đất đá văng rào rào. Dương và Phong khéo léo lợi dụng địa hình, địa vật tiến đến chân núi
đá.
Mặc cho bụi rậm, gai góc cào xước quần áo, da thịt, 2 chiến sĩ nhanh chóng trèo qua những bậc
đá tai mèo chênh vênh, chiếm vị trí có lợi. Vừa lúc ấy, địch lại ồ ạt tiến qua khe núi. Đạn cối của
ta từ phía đồn rót xuống. Bọn địch tản ra, nấp sau các mô đá, bắn trả dữ dội. Từ trên vách đá,
Dương và Phong vừa bắn vừa chuyển vị trí, nhằm vào đầu bọn giặc mà tỉa từng tên một. Khoảng
cách 2 chiến sĩ với lũ địch rất gần, nhưng vách đá dựng đứng, rậm rạp, tiếng đạn nổ hỗn loạn,
chúng không làm gì nổi các anh. Cứ thế, Dương và Phong bắn hết một gnười 3 băng đạn, diệt
hơn 40 tên địch.
Có mấy lần thấy 2 tên địch cõng nhau, Dương bắn xuyên táo luôn. Từ trên cao, 2 chiến sĩ thấy rõ
đạn cối của Vàng Khái Hùng bắn trúng cụm địch đông nhất. Tên chỉ huy địch đội mũ kêpi, miệng
thổi kèn sừng dê đang vung tay thúc lính thì bị đạn cối hất tung lên. Tên lính cầm cờ nửa đỏ nửa
vàng và tên đeo máy thông tin 2W lucnáo cũng kè kè bên thằng chỉ huy cũng chết ngay tại chỗ.
Mất tên cầm đầu, bọn lính Trung QUốc hốt haỏng kéo nhau tháo chạy về mốc 138.
Lúc này đã hơn 11 giờ trưa, Dương và Phong trở về đồn lấy thêm đạn. Sau đó 2 người lại lên
núi đá. Lần này đồn trưởng Tài cử thêm Nguyễn Quang Minh, Nguyễn Văn Minh và Nhạn cùng đi
với Dương. Địch bắn pháo khoảng nửa tiếng rồi lại thúc nhau tràn xuống. Làn này chúng không
dám đi giữa khe núi mà tản ra 2 bên. Buổi trưa nhưng sương mù về nhiều. Chỉ có đại liên và
súng cối bắn xa được. Khẩu đại liên của Nguyễn Văn Ly và Bùi Văn Hùng bắn quét vào hai bên
khe núi. Trong khi phần lớn cánh quân địch đi sau còn lố nhố ở mốc 138 thì Vàn Khái Hùng
chính cối, bắn liền 8 quả. Bọn địch bị cối dập trúng đầu, bật trở lại phía Trung Quốc. Bọn đi trước
còn bám ở hai bên khe núi, bị 5 đồng chí ta từ trên cao bắn xuống, chúng chết và bị thwưogn
nhiều tên, kêu la ầm ĩ. Những tên sống sót chạy ngược trở lại. Từ đó trở đi, chúng liên tục bắn
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
súng cối vào đồn và các mỏm cao xung quanh. Trong khi bắn pháo uy hiếp ta, bọn địch cho quân
xuống lấy xác đồng bọn. Sương mù càng về chiều càng dày. Đứng từ đồn không nhìn thấy địch.
Phía khe núi, tiếng súng thỉnh thoảng lại ran lên. Những chớp lửa của đạn cối vẫn liên tiếp loé
lên giữa màn sưong. Khói đạn đen kịt quyện với sương mù xám nhờ, đặc xệt. Những trận địa cối
của địch từ bên kia biên giới bắn như đổ đạn xuống khu vực đồn. Đồn trưởng Lộc Viễn Tài nhận
định : "Địch bị ta đánh lui nhiều lần nên dùng pháo binh phá huỷ trận địa ta, sát thương lực lượng
ta và có thể chúng lợi dụng lúc pháo bắn để nhặt xác đồng bọn". Anh hạ lệnh cho các hướng
tăng cương quan sát, đồng thời cho khẩu đội súng cối của Đọ, Hùng tiếp tục bắn vào khe núi.
Từ trên vách đá, 5 đồng chí trong tổ Nguyễn Vũ Dương nhìn xuống chỉ thấy sương mù trắng đục
che kín hết cả. Thỉnh thoảng, sau nhưng vầng lửa của đạn súng cối ta nổ, lại gnhe tiếng bọn địch
kêu la, rên rỉ từ dưới vọng lên. Bóng áo xanh của những tên địch ở gần thấp thoáng hiện lên
trong sương mù. Chớp thời cơ, các tay súng siết cò. Địch lại kêu thét, chạy lịch bịch. Các cỡ
súng của chúng bắn trả như vãi đạn. Các chiến sĩ ta lắng nghe, hễ thấy tiếng địch kêu rên,
khiêng nhau sột soạt, lịch bịch ở đâu là bắn vào chỗ đó. Cứ thế giành giật với địch cho đến đêm,
khi không thấy động tĩnh gì nữa, 5 chiến sĩ mới trở về đồn.
Sáng hôm sau, trung đội trưởng nguyễn Vũ Dương dẫn một tổ 8 chiến sĩ ra huwóng mốc 138
trinh sát. Trên bãi trẩu, dọc đường mòn, khe đá, sườn dốc còn ngổn ngang súng, bao đạn, mặt
nạ, bi đông... do địch vứt bỏ để tháo chạy. Đâu đâu cũng gặp những mảnh quần áo, bông băng
thấm máu bên cạnh những vệt máu loang lổ trên mặt đất. Xác tên chỉ huy địch nằm sấp, 2 tay co
quắp như muốn cào cấu cả đám cỏ giập nát, ám khói. Dương và các chiến sĩ thấy 7 xác lính
Trung Quốc mà đồng bọn của chúng không lấy về được. Các chiến sĩ ta còn thu được 7 khẩu
súng, 600 viên đạn, 5 mặt nạ phòng độc, 5 bi đông, 3 lá cờ nửa đỏ nửa vàng, chiếc kèn sừng dê
của tên chỉ huy và một số đồ dùng quân sự khác.
Sau chiến công đầu xuất sắc : tiêu diệt hơn 200 tên giặc Trung Quốc xâm lược, cán bộ và chiến
sĩ đồn Lũng Làn khẩn trưong củng cố trận địa, rút kinh nghiệm và bổ sung phương án đánh địch,
sẵn sàng đập tan những cuộc tiến công mới của bọn Trung Quốc xâm lược, bảo vệ vững chắc
biên giới thân yêu của Tổ quốc.

Không được đụng tới Việt Nam, NXB QĐND 1979.

Đồn biên phòng Lũng Làn, trong 2 ngày 17-2 và 18-2-1979 đã phải liên tục đánh trả các cuộc tiến
công của 1 trung đoàn địch có pháo binh yểm trợ. Toàn thể cán bộ, chiến sĩ của đồn đã kiên
cường chiến đấu, nhiều lần phải đánh giáp lá cà bằng dao găm, lưỡi lê, báng súng để đẩy lùi
quân địch. Trong 20 ngày đêm chiến đấu, đồn Lũng Làn đã tiêu diệt 700 tên địch, thu nhiều vũ
khí, quân trang, quân dụng, cứu thoát 200 người dân. Thượng uý đồn trưởng Lộc Viễn Tài, vừa
chỉ huy đơn vị vừa trực tiếp dùng 5 loại vũ khí quần nhau với địch, diệt 25 tên. Đồng chí Lộc Viễn
Tài đã anh dũng hy sinh - LSBĐBP

TRẬN CHIẾN ĐẤU GIỮ CỬA MƯỜNG KHƯƠNG

Lê Văn Xiêm.
4-1979.

Đoàn 16 thành lập chưa đầy 1 tháng. Anh em vừa mới chân ướt chân ráo từ các đơn vị về, chưa
kịp biết hết mặt, thuộc hết tên nhau đã lĩnh thêm 2 cơ số đạn, hành quân lên Hoàng Liên Sơn
chuẩn bị đánh nhau với bọn phản động Trung Quốc. Chưa có thời gian để làm lễ ra mắt, đi bảo
vệ biên giới đã. Sự mất còn của đất nước lúc này là lớn nhất, không cần nghi thức câu nệ.
Tình hình biên giới căng thẳng từ mấy năm nay. Ngay sau khi ta giải phóng Sài Gòn, chúng đã
cho quân lén lút sang đất của ta trộm trâu bò, chặt cây lấy gỗ, chôn lẫn cột mốc sang đất ta.
Nhưng căng thẳng nhất là từ giữa năm 1978 đến nay chúng càng trắng trợn, gây gổ, hành hung

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
cán bộ, công an ta, phục kích bắn lén đồng bào ta. Bộ mặt xâm lược cứ dần dần phơi bày.
Quân địch đã áp sát biên giới. từ 1 trung đoàn rồi 1 sư đoàn, rồi 2, 3 sư...
Đoàn 16 được giao nhiệm vụ cùng các đồn dọc biên giới Hoàng Liên Sơn lập tuyến phòng ngự.

Trời tối dần. núi rừng chuyển sang màu than. Chính trị viên Tòng giở bản đồ, bấm đèn pin xem
lại một lần nữa. Địa hình Mường Khương anh chưa quen lắm. Anh em trong đại đội cũng vừa
mới đến, cảnh vật còn lạ lẫm. Cái cổ họng này sẽ là nơi đánh nhau quyết liệt đây. Vì nó là cửa
ngõ, muốn chiếm Hoàng Liên Sơn, địch phải qua Mường Khương. Đại đội của Tòng có nhiệm vụ
bảo vệ cái cổ họng đấy. Tuy đã khảo sát địa hình, lập phương án chiến đấu cặn kẽ nhưng anh
vẫn chưa yên tâm.
Đại đội tổ chức làm 3 chốt. ban chỉ huy chia xuống các trung đội. Tòng đi với trung đội 1. Chính
trị viên phó Lưu chỉ huy trung đội 2. Đây là trung đội tiên phong chốt tại điểm xung yếu, đối diện
núi Cô Tiên. Dũng chỉ huy 1 tiểu đội ở mũi tiên phong này. Lưu và Dũng nhất trí với nhau bám
thắt lưng địch mà đánh.

- Ai đấy ?
- Mình đây, Dũng đây !
- Anh Dũng, anh chưa ngủ à ?
Tăng nhận ra bóng dáng cao lớn của tiểu đội trưởng.
- Tăng vào ngủ đi, tôi gác cho. Dũng trìu mến nhìn đồng chí trẻ nhất tiểu đội mới nhập ngũ được
mấy tháng. Đang tuổi ăn, tuổi ngủ, vậy mà đêm nào cũng thức 3, 4 tiếng liền. Nhìn Tăng lúc nào
cũng có thể lăn ra ngáy như sấm, Dũng lại nhớ thằng em đang chiến đấu ở biên giới Tây Nam.
Nó cũng tầm tuổi Tăng.
- Anh phải ngủ đi một tí chứ - Tăng khẽ bảo - mấy đêm nay anh thiếu ngủ.
- Không sao, anh thức quen rồi ! Dũng nói. Người chiến sĩ trẻ im lặng nhìn Dũng một lát rồi quay
vào lán. Đúng là mấy đêm nay Dũng không chợp mắt. Là người nhiều tuổi nhất, anh thấy mình
không thể ngủ được. tình hình căng quá mức rồi. Bọn giặc lại tung thám báo, biệt kích sang ta
ngày càng nhiều, àm anh em trong tiểu đội toàn lính trẻ, hễ đặt mình xuống là ngáy ran, nói mê
lảm nhảm rất dễ lộ. Dũng phải thức. Nói là thức quen nhưng thực ra Dũng cũng rất buồn ngủ.
Mấy ngày nay mắt anh cứ díp lại. Lúc nào buồn ngủ quá, Dũng lại lấy dầu cù là bôi vào khoé mắt
và dùng khăn tay thấm nước lau mặt cho tỉnh. Biện pháp này đã làm mắt anh cay xè, đỏ quạch
và có lúc mờ đi, nhìn xa chục mét, một người hoá ra hai, ba.
Đêm nay Dũng thấy bồn chồn thế nào. Phần vì buổi chiều nhận điện của ban chỉ huy đại đội :
"Chuẩn bị đánh địch.", phần vì lá thư của Thúy Hoài, vợ chưa cưới của anh. Hoài báo tin cô sắp
đi bộ đội. thế là ý định cuối năm nay làm lễ cưới đành gác lại.
Dũng đưa mắt nhìn ra cánh rừng trước mặt. Núi Cô Tiên trong đêm đen thẫm giống hình một
người con gái nằm ngủ. Gió bấc thổi lạnh buốt. Đâu đó đưa đến mùi hương hoa thơm man mác.
Anh quay vào lán, im lặng nhìn 6 chiến sĩ trong tiểu đội nằm ôm nhau ngủ, không màn, không
chăn. Đêm nay lệnh sẵn sàng chiến đấu nên anh em mang luôn cả giày, thắt nguyên cả dây lưng
bao đạn mà ngủ. Anh khẽ đi qua, xua lũ muỗi rừng bay như trấu trên mặt họ.
Phía đông màu trời ửng dần. Ngôi sao mai đã xuất hiện sau màn sương như một con mắt chờ
đợi. Dũng say sưa ngắm nhìn núi rừng hiện ra trong ánh bình mình. hồi ở phân đội thuyền Hà
Nam Ninh, anh cứ tưởng bình minh trên biển là đẹp nhất, nhưng khi lên đây, Dũng nhận ra bình
minh có vẻ đẹp riêng. Những ngọn núi xô bồ, in hình lên màu hồng chân trời nom như một bức
sơn mài thủy mạc.
Bỗng Dũng nghe có tiếng nổ đề ba, rồi tiếng rít...
- Pháo ! - Dũng quát lớn - Tất cả ra chiến hào !
Anh lao đi, các chiến sĩ trong tiểu đội bật dậy chạy.

Pháo địch bắn dồn dập vào các điểm cao chúng nghi có quân ta bố trí. Trận địa chốt trung đội 2
chìm trong khói lửa. Đạn nổ tung đất đá, mảnh kêu chiu chíu, rạch nát không gian.
Ngớt trận pháo, chính trị viên phó Lưu bắc ống nhòm quan sát, nhưng khói bụi mù trời, chẳng
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
nhìn thấy gì.
- Xe tăng ! - từ căn hầm bên cạnh, tiếng tiểu đội trưởng Dũng vang lên. Mọi người im lặng, nín
thở lắng nghe. Đúng là tiếng xe tăng.
Lưu gọi Dũng và trung đội trưởng Tuynh tới. Ba người hội ý chớp nhoáng và thống nhất cách
đánh.
- Các tiểu đội chuẩn bị chiến đấu ! Lưu hô lớn. tiếng khoá nòng vang lên lách cách.
- Theo lệnh tôi, các tiểu đội xuất kích ! Lưu hạ lệnh. các chiến sĩ vọt khỏi chiến hào, theo đội hình
chiến đấu, băng rừng.
Tiểu đội Dũng đánh mũi chính diện. Anh cầm B40, dẫn tiểu đội luồn nhanh xuống phía đường
cái. Dáng người cao lớn, nhanh nhẹn của anh lách rất lẹ qua các gốc cây, bụi rậm. Theo sau là
các chiến sĩ trong tiểu đội. Tiếng xe tăng địch mỗi lúc một gần.
Một phiến đá to chênh vênh chặn bước tiến của họ. Phiến đá cao chừng 4, 5m, hõm hàm ếch
không thể nhảy xuống được. Dũng suy nghĩ giây lát, không thể vòng qua, chậm mất, xe tăng địch
tới gần rồi. Nhìn xuống, thấy có cành cây, dũng nảy ra một quyết định. Anh nhảy xuống, một tay
đón bắt cành cây ấy. Nhưng một sợi dây leo nằm ngang quàng đúng người Dũng, treo người
anh lơ lửng giữa không trung. Bỗng nhoàng nhoàng ánh lửa. Hàng trăm viên đạn từ đâu bay tới
đập vào vách đá chan chát. Tiếng súng từ núi Cô Tiên vọng sang. Té ra bọn địch đã ém ở đó từ
trước, chúng phát hiện ra trung đội anh xuất kích. Hàng loạt quả đạn cối lại bay sang. Lửa khói
mù mịt.
Dũng bình tĩnh ném khẩu B40 xuống trước rồi gỡ sợi dây đu mình nhảy xuống. Sau anh, các
chiến sĩ trong tiểu đội lần lượt nhảy theo.
Toàn trung đội đã tiếp cận con đường đi Mường Khương. Đoàn xe địch gồm 6 chiếc gầm rú lao
tới. Dũng lắp quả đạn B40 vào súng. Anh nói to với chính trị viên phó Lưu :
- Để tôi nện thằng đi đầu, anh Lưu nhá !
Lưu mỉm cười nheo mắt đồng ý. Chiếc xe tăng địch lao tới. Dũng hồi hộp quá. Anh nâng súng
lên, lấy đường ngắm, rồi lại hạ súng xuống. Chờ nó tới gần nữa. Mà sao tay run quá thế này ?
Phải bình tĩnh, bình tĩnh. Dũng nghe tim mình đập rộ lên. Đây là lần đầu tiên trong đời anh chạm
trán với xe tăng địch. Dũng lại nâng súng lên...
- Ầm ! Quả đạn lao tới phía sau chiếc xe tăng, nổ dữ dội. Nó dùng lại chốc lát. Dũng dụi mắt
quan sát. Nhưng kìa, nó lại rú máy vọt lên.
- Chưa cháy ! Dũng lẩm bẩm. Anh lắp tiếp quả đạn khác vào súng.
Chiếc thứ hai lại lao đến. Dũng thấy một luồng lửa từ chỗ Lưu phóng tới trùm lấy chiếc xe.
- Cháy rồi ! Dũng nghe thấy tiếng hô rất nhỏ. Lúc này anh mới hay 2 tai mình bị ù.
Chiếc thứ 3 xuất hiện. Nó mở hết tốc độ vượt qua chiếc xe tăng vừa bị Lưu bắn cháy. Dũng
ngắm đón, bóp cò. Quả đạn cắm xuống dưới xích xe, nổ bùng. Chiếc xe tăng dừng lại, run rẩy,
gầm gừ rồi chợt vùng chạy và khuất nhanh sau cua đường.
Những chiếc đi sau được đà vọt lao theo.

Dũng hạ súng chống tăng xuống xách tay. Anh thấy hoang mang.
- Sao bắn không trúng, anh ? Tăng phía sau, mặt đỏ gay bò lại hỏi Dũng. Dũng bối rối.
- Không biết tại sao. Chắc mình chạy xa quá nên tay run. Với lại cự li hơi xa.
- Đúng là cự li chưa tốt Dũng ạ - chính trị viên phó Lưu nói sang - nhưng không sao, nó vào rồi
quyết không cho nó ra nữa. Chuẩn bị đánh bộ binh.
Thấy xe tăng đã vượt được ổ đề kháng của ta, bộ binh địch từ trên núi Cô Tiên và cánh rừng hai
bên đường lao ra. Chúng vừa chạy, vừa hò hét bắn như điên.
- Tách bọn này ra khỏi xe tăng ! Chính trị viên phó Lưu ra lệnh.
Dũng dẫn tiểu đội lao ra đường cái. Anh trao khẩu B40 cho tăng và cầm tiểu liên AK.
Bộ binh địch tràn tới. Dũng trông rõ mặt từng tên xâm lược. Chúng hung hãn như một bầy thú
dữ. Chờ địch tới thật gần anh ra lệnh nổ súng. Ngay từ loạt đạn đầu nhiều tên xâm lược đổ
xuống.
- Xung phong ! Dũng hô lớn. Anh lao dậy, kẹp AK vào nách xông ra đường cái. toàn tiểu đội
đồng loạt lao lên cắt đội hình bộ binh địch, dồn chúng dạt ra hai bên. Cùng lúc 2 mũi bọc sườn
do Lưu và Tuynh chỉ huy đánh quật bất ngờ. Bọn xâm lược chết hàng loạt. Số còn lại không tài
nào đuổi kịp xe tăng.

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Lưu gạt mồ hôi trán. Khuôn mặt đen nhẻm của anh bóng loáng. Toàn trung đội rút vào vách núi.
Phía cầu Mường Khương vọng lại tiếng nổ của B40. Lưu biết các đồng chí trong đại đội mình
đang chặn đánh xe tăng trong ấy.
Dũng đề xuất bám đường để diệt cơ giới địch. Đôi lông mày anh nhíu lại, vung tay chém xuống.
- Hồi sáng ta bố trí hơi xa nên bắn trật. Giờ phải bám sát nó mà diệt mới chắc.
- Ai chỉ huy tiểu đội đánh xe tăng ? - Lưu hỏi.
Dũng cầm B40 đã lắp đạn sẵn, bước tới.
- Báo cáo, tôi !
Lưu nhìn người tiểu đội trưởng có khuôn mặt vuông, đầy cương nghị. Anh nắm chặt bàn tay rắn
chắc của Dũng.
Tiểu đội đánh xe tăng gồm Tân, Dũng phụ trách B40 và 2 chiến sĩ Tăng, Vượng yểm hộ. Còn
anh em rút lên chốt bắn khống chế địch trên núi Cô Tiên, không cho chúng xông ra cứu xe tăng.
Dũng chui vào nấp trong gầm chiếc xe tăng Lưu bắn cháy hồi sáng. Nâng súng kiểm tra đường
ngắm thấy hơi thấp, Dũng bò lên xích xe nhưng vị trí này cũng không thuận lợi. Bọn địch trên
tháp pháo dễ phát hiện. Cuối cùng anh quyết định bố trí dưới rãnh thoát nước bên đường. Tân
nấp sau đuôi chiếc xe tăng cháy, ngoảnh nhìn Dũng cười ranh mãnh.

Đúng như dự đoàn của trung đội, đoàn xe tăng địch hùng hổ vào tận cầu Mường Khương, bị
trung đội 1 đón đánh, 1 chiếc bỏ xác trên cầu. Chúng vội vã quay lại tháo chạy.
Dũng chỉnh đi chỉnh lại hướng ngắm. Lần này anh không thấy hồi hộp nữa. Tiếng xe tăng địch
vọng tới mỗi lúc một gần. Rồi chiếc đầu tiên xuất hiện. Nó chạy điên cuồng. Dũng phân công Tân
diệt thằng này.
Tân rê nòng súng bám sát mục tiêu từ xa. Khi chiếc xe tăng đã tới tầm bắn, một luồng lửa lao đi.
Nó khựng lại rồi bất chợt lao lên, trườn qua trước mặt Tân và Dũng.
- Chưa cháy phải không ? - Tân hổn hển hỏi Dũng và rướn cổ nhìn theo. Dũng ra hiệu cho Tân
nằm xuống. Anh phát hiện một làn khói xanh bốc lên trên chiếc xe tăng.
- Sẽ cháy ! Quả nhiên chiếc xe tăng chạy được vài trăm mét bỗng bùng lên, đạn pháo trong xe
nổ dữ dội.
Chiếc thứ hai xộc tới. Tên lái phát hiện thấy Tân. Nó lùi xe lại hòng dùng xích xe nghiến nát anh.
Dũng chọn hướng đón đầu phóng đạn. Tháp pháo văng lên trời, tên giặc lộn cổ xuống đất. Nó
còn sống, lóp ngóp bò đến chiếc xe tăng ngay bên cạnh Tân.
- Giết đi Tân ! Dũng quát lớn. Để khỏi phí đạn, Tân dùng một hòn đá đập vào đầu tên xâm lược,
kết liễu đời nó.
Dũng lấy quả đạn thứ hai lắp vào súng. Nhưng vòng khoá văng mất từ lúc nào. Những chiếc
cánh xoè ra làm anh không thể lắp nhanh được. Trong lúc đó chiếc xe tăng thứ ba đã lao tới.
Tên địch trên tháp pháo phát hiện thấy Dũng. Nó rê nòng khẩu 12 ly 7 hướng tới. Dũng lăn
nhanh sang trái trước lúc một tràng đnạ găm xuống đúng chỗ anh vừa nằm. Hai chiến sĩ Vượng,
Tăng dùng AK bắn ghìm đầu tên địch xuống yểm hộ cho Dũng. Chiếc xe tăng chồng lên, nó định
chà nát DŨng. Anh vội đứng dậy, vừa chạy vừa lắp đạn. Khối sắt đồ sộ lồng lộn. Khoảng cách
giữa chiếc xe tăng và Dũng mỗi lúc một ngắn, chỉ còn chưa đầy 5m. Không kịp bắc súng lên vai,
cũng không kịp ngắm, Dũng kẹp súng ngang sườn bóp cò. Anh thấy một quầng lửa dữ dội phụt
lên trước mặt rồi vật xuống, ngất đi.
Tỉnh dậy, Dũng thấy chiếc xe tăng đang cháy. Hơi nóng làm mặt mũi, tóc và áo quần anh cháy
xém.
- Em bị thương rồi anh Dũng !
Đang bàng hoàng trong đám khói lửa mù mịt, Dũng bỗng nghe có tiếng gọi. Anh bò tới và nhận
ra Tân bị thương. Anh gọi Vượng tới, bảo Vượng dìu Tân lên chốt.
Chiếc xe tăng thứ tư lao đến, lồng lộn điên cuồng khi phía trước 3 chiếc xe cháy chặn mất
đường đi. Nó húc vào một chiếc hòng mở đường chạy. Dũng lắp tiếp quả đạn vào súng, bò tới.
Anh thích thú quan sát tên giặc cùng đường này. Chiếc xe tăng rú máy, lùi lại rồi phóng tới lao
vào một chiếc đang cháy. Nhưng bỗng nó nghiêng dần, nghiêng dần, đoạn đường dưới mình nó
sụt lở bất ngờ. Chiếc xe tăng địch lật nhào xuống. Bọn giặc sống sót trong xe lóp ngóp bò ra.
Tăng dùng AK quét. Tên giặc lái vòng ra phía trước, bò tới trước mặt Dũng, tay phải nó cầm
khẩu súng ngắn. Dũng móc quả lựu đạn bên sườn lẳng tới. Tên giặc chết tan xác.

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Đạn cối cấp tập dội đến nổ xung quanh Dũng. Anh biết bọn địch trên núi Cô Tiên bị trung đội anh
ghìm chân lại, không ra cứu xe tăng được, bắn xuống. Trong tiếng nổ điên loạn, Dũng nghe có
tiếng rên. Anh bò tới và nhận ra Tăng bị thương. Mảnh đạn văng trúng chân và bụng. Dũng xé áo
của mình băng cho tăng.

Trời tối từ lâu lắm. con tắc kè đâu đó sau một ngày hoảng hốt vì tiếng súng đạn giờ bỗng gáy lên
mấy tiếng gọi nhau càng làm cho cánh rừng đêm thêm hoang vắng. Trong im lặng, thỉnh thoảng
vang lên một tiếng nổ của đạn pháo trong những chiếc xe tăng đang cháy dưới đường.
Dũng đã mệt lắm. Anh sờ soạng lần từng gốc cây nhích lên. Trên lưng anh, Tăng nửa mê nửa
tỉnh, thỉnh thoảng lại rên giọng yếu ớt :
- Anh Dũng, em không sống được đâu... anh để em ở lại...
- Không, anh còn sống là em còn sống ! Đừng nghĩ bậy. Dũng an ủi Tăng, nước mắt muốn ứa ra.
- Em còn lá thư viết cho thầy mẹ trong ba lô... Nếu có sao, anh gửi hộ.
- Tăng, em không chết được đâu !
Chắc giờ này mọi người đang sốt ruột chờ anh và Tăng. Suốt ngày đánh nhau không kịp ăn
uống gì cả, bụng anh thắt vào xương sống nhưng Dũng không thấy đói. Ý nghĩ lớn nhất của anh
lúc này là tìm cho nhanh về đơn vị.
- Anh Dũng ơi, em khát nước quá. Tiếng Tăng lại ú ớ.
- Anh cũng khát lắm nhưng bây giờ làm sao kiếm ra nước được ? Em gắng chịu một lát nữa.
Sắp đến nơi rồi. Dũng bảo vậy cho Tăng bớt lo chứ thực ra đơn vị ở đâu Dũng cũng chưa biết.
Chỉ nhắm ngọn đồi đi ngược lên. Anh thoáng nghĩ tăng sẽ không sống được qua đêm nay. Vết
thương cậu ấy nặng lắm, ra nhiều máu quá. Hơi thở của Tăng không đều nữa, có lúc ngừng hẳn,
Dũng phải lay gọi. Lòng thương Tăng lúc này nhân thêm gấp bội.
Đến bên một bụi lồ ô, Dũng đặt Tăng xuống nghỉ lấy sức và ghé vào tai Tăng động viên.
- Ngày mai các anh sẽ chuyển em về tuyến sau. chữa lành vết thương rồi em sẽ được về thăm
nhà một chuyến. Dũng nói rồi âu yếm nhìn gương mặt người chiến sĩ trẻ măng, tròn và đẹp như
mặt con gái.
Dũng bỗng hốt hoảng. Anh ghé sát và nhận ra Tăng đã tắt thở. Anh ôm choàng lấy Tăng, gọi
thảng thốt :
- Tăng ! Tăng ơi ! Tăng !
Tim Dũng thắt lại, nhói đau. Thế là từ nay không còn cậu Tăng bé nhỏ mà mỗi lần nhìn, Dũng lại
nhớ thằng Trung, thằng em ruột đang chiến đấu ở biên giới Tây Nam. Hai dòng nước mắt trào ra
nóng hổi lăn trên gò má anh.
Dũng đứng dậy, ôm tăng trong tay bước đi. Lòng căm thù trào lên nghẹn cổ.
Chợt phía trước có tiếng động. Dũng đặt Tăng xuống. Anh rút quả lựu đạn cầm tay. Tiếng động
mỗi lúc một gần. " Có thể bọn thám báo !". Dũng thoáng nghĩ. Một bóng người xuất hiện, điệu
nhớn nhác như tìm tòi cái gì. Dũng chuẩn bị một thế võ. Anh nhận ra dáng đi của chính trị viên
phó Lưu.
- Anh Lưu - Dũng nhảy tới nắm lấy tay Lưu. Lưu lùi lại một bước rồi anh ôm choàng lấy Dũng,
giọng nghẹn ngào.
- Tưởng các cậu lạc rồi !
- Anh em bình yên cả chứ anh ?
- Không ai việc gì. Thế Tăng đâu ?
- Tăng hy sinh rồi. Dũng rên rỉ trong cổ. Anh bước tới bế tăng lên. Lưu đỡ lấy Tăng trong tay
Dũng và lặng lẽ đi lên điểm chốt...

Những chiến sĩ tiền tiêu, NXB Thanh niên 1979.

Sáng 17-2-1979, địch dùng 21 xe tăng từ cửa khẩu theo đường số 8 tấn công vào Mường
Khương. Các chiến sĩ đại đội 11 thuộc trung đoàn biên phòng 16 đã chặn đánh, bắn cháy 3 xe
tăng ngay từ đầu. Dựa vào xác xe tăng địch, đại đội 11 tiếp tục chiến đấu đánh bật quân địch.
Quân ta đã bắn cháy 5 xe tăng, bắn hỏng 3 chiếc khác, buộc số xe tăng địch còn lại phải chạy về
bên kia biên giới. Một tài liệu của Ấn Độ cũng ghi nhận bộ đội Việt Nam đã hạ được 8 trong 18 xe
Allrights reseved by Rosea
HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
tăng Trung Quốc ở trận này.
Sáng 18-2-1979, địch tiếp tục tấn công chốt của đại đội 11 ở núi Nà Khuy. Đại đội đã phối hợp
với tự vệ lâm trường và nhân dân địa phương đánh lui 11 đợt xung phong của địch, diệt 300 tên -
LSBĐBP

Allrights reseved by Rosea


HD300306009 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com

History E-Books: HD300306010


Compiled by Rosea
Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 và 1984 ( P II)
Bài viết của Tô Mai Hồng (Xu Meihong, lẽ ra phải là Hứa Mai Hồng chứ nhỉ ?), một cựu sĩ quan
tình báo cao cấp từng phục vụ 15 năm trong quân giải phóng nhân dân Trung Hoa, vợ của Larry
Engelmann, một giáo sư từng dạy tại đại học San Jose State University ở tại California, Hoa Kỳ.
Xu Meihong đã ra điều trần trước Ủy ban tình báo của Thượng viện Mĩ, và viết bài Chinese
Ordeal đăng trên tạp chí Vietnam của CCB Mĩ.

Tác giả đánh giá nguyên nhân, kết quả cuộc chiến theo góc nhìn của người TQ. Và do được lấy
từ một trang web chống cộng nên không loại trừ khả năng trong đó có những chi tiết được cố tình
bịa đặt nhằm bôi nhọ Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bài post dưới đây chỉ sửa về mặt từ ngữ cho
phù hợp với cách dùng của người Việt Nam (VD : Trung Cộng sửa thành Trung Quốc, Cao Miên
sửa thành Campuchia...) và giữ nguyên nội dung - chiangshan.

Trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất giữa Pháp và Việt Nam và nhất là trong trận
Điện Biên Phủ, thì sự hỗ trợ của Trung Quốc đối với Việt Nam không những được coi như là vô
cùng quan trọng mà còn có tính quyết định nữa. Qua cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai
giữa miền Bắc và miền Nam với đồng minh Hoa Kỳ thì Trung Quốc cũng đã từng tỏ ra rất tích
cực trong việc giúp đỡ nước "anh em xã hội chủ nghĩa" của họ.

Nhưng qua năm 1972, sau khi tổng thống Nixon viếng thăm Bắc Kinh rồi tiếp theo việc hai nước
Trung-Mĩ tiến dần đến bình thường hóa quan hệ ngoại giao, thì quan hệ giữa Việt Nam và Trung
Quốc ngày càng trở nên lạnh nhạt. Sau khi Chu Ân Lai rồi đến Mao Trạch Đông qua đời vào năm
1976, thì những mâu thuẫn giữa đôi bên ngày càng tăng thêm và trở nên trầm trọng.

Đáng ghi nhất là vụ tranh chấp chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Nam
Hải (biển Đông), vụ chuyển "lậu" những hàng hóa của Trung Quốc qua biên giới phía bắc Việt
Nam, vụ ngược đãi kiều dân Trung Quốc ở Việt Nam và cuối cùng là vụ kình chống chế độ
Khmer Đỏ ở Campuchia do Trung Quốc bảo trợ.

Qua mùa thu năm 1978, Việt Nam phát động chiến dịch khủng bố Hoa kiều và trục xuất họ ra
khỏi Việt Nam, đồng thời Việt Nam ra lệnh oanh tạc các căn cứ của Khmer Đỏ ở dọc biên giới
Việt Nam-Campuchia. Đến tháng 7-1978, Trung Quốc ra lệnh hủy bỏ tất cả các dự án viện trợ
cho Việt Nam. Tháng 11 cùng năm đó, Việt Nam ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Liên Xô,
địch thủ nguy hiểm nhất của Trung Quốc, đồng thời Việt Nam chấp nhận cho Liên Xô được
quyền sử dụng các căn cứ không quân và hải quân của họ kể cả căn cứ Cam Ranh.

Trước những hành động khiêu khích của Việt Nam, Đặng Tiểu Bình trong chuyến công du
Singapore vào tháng 11-1978, đã tuyên bố như sau về Việt Nam : "Trung Quốc đã từng viện trợ
cho họ 200 tỷ USD, đó là chưa kể mồ hôi và xương máu của dân chúng tôi đã đổ ra để giúp cho
họ, để rồi sự việc ngã ngũ như thế này đây ! Cần phải trừng trị những kẻ vong ân bội nghĩa này
mới được". Và để trả lời những đe dọa của Đặng Tiểu Bình, ngày 24-12-1978, Việt Nam tấn
công CPC, đuổi quân Khmer Đỏ chạy ra biên giới Thái Lan, và chiếm thủ đô Phnom Penh. Đối
với Trung Quốc, hành động tấn công CPC đã chứng tỏ rõ rệt ý đồ muốn làm bá chủ Đông Dương
của Việt Nam, một hành động mà Trung Quốc không bao giờ chấp nhận. Chỉ còn một giải pháp

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
duy nhất để cứu Thái Lan và dạy cho Việt Nam một bài học là dùng biện pháp quân sự, và Trung
Quốc đã cho dàn 225,000 quân dọc theo biên giới Hoa Việt. Ngày 17-2-1979, quân đội Trung
Quốc bắt đầu tấn công. Trọng pháo của Hồng quân nhã đạn dữ dội vào vị trí của quân đội Việt
Nam khiến cho một phóng viên Hoa Kỳ ở trong vùng phụ cận ví cuộc pháo kích này giống như
một cuộc oanh tạc của những pháo đài bay B52, có khác là ở thời gian, vì B52 chỉ oanh tạc
khoảng hơn một phút thôi, còn cuộc pháo kích này kéo dài hơn 20 phút, và sau đó, 85,000 quân
Trung Quốc tràn qua biên giới, xuất phát từ 26 địa điểm khác nhau.

Cuộc chiến tranh "trừng phạt" này kéo dài 16 ngày, từ 17-2, đến 5-3-1979, là một cuộc chiến ác
liệt và đẫm máu, vì chỉ trong một thời gian ngắn mà tổn thất của Hồng quân Trung Quốc - căn cứ
theo bản báo cáo lên thượng cấp - có thể xấp xỉ với số tổn thất của quân đội Hoa Kỳ trong cuộc
chiến tranh Đông Dương thứ hai.

Một sĩ quan Hồng quân Trung Quốc từng tham gia cuộc chiến cho biết : "Đây là một cuộc chiến
đẫm máu và vô cùng man rợ. Những bạn đồng ngũ của tôi - nhưng không tham gia các trận
đánh ở Triều Tiên hay ở Ấn Độ hoặc chưa từng tham gia một cuộc chiến tranh nào khác - đã cho
biết là họ không thể nào tưởng tượng được chiến tranh dã man, tàn độc như vậy. Một số lớn
đơn vị được đưa ra mặt trận đã không được chuẩn bị kỹ càng về tinh thần cũng như về vũ khí,
nên họ đã phải trả một giá rất đắt : đó là mạng sống của họ. Chỉ có một điều duy nhất làm cho
anh em binh sĩ vô cùng hể hả là việc san bằng thị xã Lạng Sơn thành bình địa, mà chính bản
thân tôi đã được chứng kiến tận mắt. Vụ phá hoại này đã làm cho chúng tôi vui lòng vì chúng tôi
muốn trả thù bọn Việt Nam và như một cấp chỉ huy của chúng tôi từng nói "đó là một cái hôn tạm
biệt " để cho bọn Việt Nam luôn luôn nhớ mãi chúng ta. Không phải riêng gì Lạng Sơn, mà tất cả
các thị xã dọc theo biên giới Việt-Trung đều bị san bằng trước khi quân đội chúng ta rút lui khỏi
Việt Nam; và chúng tôi không bao giờ ân hận hết, có đi chăng nữa là rất tiếc không có cơ hội để
san thành bình địa hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng".

Mấy tuần trước khi chiến tranh bùng nổ, quân đội Việt Nam đã mở chiến dịch khiêu khích Hồng
quân và sau đây là lời khai của một sĩ quan nhân chứng : "Binh sĩ chúng tôi rất bực tức khi bị
khiêu khích và nghĩ rằng bọn Việt Nam tưởng là chúng cũng mạnh tương đương với chúng ta vì
được xếp vào hàng thứ 3 trên thế giới về quân lực, cho nên giờ đây chúng nghĩ rằng chúng
muốn tác oai tác quái gì cũng được, vì chúng là bá chủ hiện nay trên bán đảo Đông Dương về
lãnh vực quân sự ".

Sau khi chiến tranh chấm dứt, chúng tôi có cơ hội để nghiên cứu và phân tích những bản báo
cáo về hành quân tại các chiến trường thì thấy rằng Hồng quân Trung Quốc đã trả một giá quá
đắt cho cuộc thắng trận này vì chưa được chuẩn bị kỹ càng trước khi tham gia cuộc chiến. Có rất
nhiều đơn vị được đánh thức dậy từ sáng sớm tinh sương để chuẩn bị hành trang xong là lên
đường ra mặt trận. Và qua ngày hôm sau là đã tham gia chiến đấu rồi. Còn đạn dược thì có rất
nhiều lô đã quá hạn sử dụng từ lâu, cho nên lắm khi đạn tuy rơi trúng mục tiêu nhưng lại không
nổ. Trong khi đó thì chúng tôi đã tìm thấy trong những vị trí mà chúng tôi đánh chiếm được của
Việt Nam vô số vũ khí hiện đại được tiếp tế trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương thứ hai, còn
đa số đạn dược của chúng ta gửi ra mặt trận được sản xuất trong thập niên 1950. Một số binh sĩ
xử dụng hoả tiễn chống tăng đã bị địch bắn chết vì mặc dầu đạn đã trúng đích rồi nhưng lại
không nổ. Tuy nhiên trong cái rủi lại có chỗ may là nhờ đó mà về sau đồng chí Đặng Tiểu Bình
mới phát động chiến dịch đổi mới vũ khí.

Thật đáng tiếc là chúng ta không chịu rút ra những kinh nghiệm của quân đội Hoa Kỳ trong cuộc
chiến ở Việt Nam. Chúng ta tin rằng Hoa Kỳ đã thua trận vì quân đội của họ không có niềm tin
khi lâm chiến. Chính Chủ tịch Mao đã từng bảo chúng ta là một đội quân dù cho có vũ khí tối tân
mấy đi nữa mà binh sĩ không có niềm tin ở mục tiêu chiến đấu của họ, thì họ không bao giờ
mang lại chiến thắng cho chính họ được.

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Nếu chúng ta tin và thực sự tin là khi chúng ta dùng hết tiềm năng quân sự của chúng ta vào
cuộc chiến tranh " trừng phạt " này, thì quân đội của Việt Nam sẽ tan vỡ ngay trong vài giờ, và
chúng ta sẽ chiếm Hà Nội, Hải Phòng trong một hay hai ngày mà thôi. Sau khi trừng phạt xong
bọn vong ân bội nghĩa thì chúng ta rút quân về ngay. Nhưng đáng tiếc thay, mọi việc đến với
chúng ta không được suôn sẻ cho lắm. Và chúng ta đã phải trả một giá rất đắt cho cuộc chiến
thắng này. Một trong những vấn đề quan yếu trong cuộc chiến là việc sử dụng sao cho hữu hiệu
đoàn quân cơ giới của chúng ta, căn cứ vào địa hình, địa vật của miền sơn cước Việt Nam cũng
như rút ra những kinh nghiệm mà Hoa Kỳ đã thu thập được trong chiến tranh Đông Dương lần
thứ hai . Nhưng rất tiếc là chúng ta không chịu học hỏi những kinh nghiệm của Hoa Kỳ trong khi
điều động các đoàn quân thiết giáp của chúng ta. Đó là một hành động có thể nói là ngu xuẩn, vì
mặc dầu chúng ta đã điều động các trung đoàn thiết giáp vượt qua biên giới trước tiên mà vẫn
không nắm được ưu thế. Sau đây là một trường hợp điển hình:

Một nữ cán bộ Việt Nam đóng chốt tại một vị trí sát ngay biên giới, đã dùng hoả tiễn (có lẽ là
B40/B41) phá hủy lần lượt từng chiếc thiết giáp của chúng ta và đã phá liền 7 chiếc. Những
trường hợp như thế này đã xảy đến cho rất nhiều trung đoàn, gây thiệt hại rất lớn cho Hồng quân
của chúng ta.

Có những đơn vị thiết giáp tiền sát nhận được lệnh phải vượt qua những chiếc cầu ở biên giới
nhưng cấp chỉ huy không biết ước lượng sức chịu đựng của những chiếc cầu này nên đã cho
đoàn xe chạy qua cầu cùng một lượt - thay vì cho qua từng chiếc một - nên cầu bị gãy và cả
đoàn chiến xa rơi cả xuống sông. Sở dĩ xảy ra những chuyện đáng tiếc như thế là vì các sĩ quan
chỉ huy thiết giáp của chúng ta nghĩ rằng sĩ quan công binh của Việt Nam có trình độ cao, nhưng
sự thật lại không phải thế.
Và đây là một trường hợp thật là hiếm có: một đoàn thiết giáp trên đường tiến quân gặp phải một
ngọn đồi cao, dốc đứng choáng cả lối đi. Viên sĩ quan chỉ huy đơn vị - vì muốn tiến nhanh - nên
đã ra lệnh cho tất cả các xe thiết giáp phải trực chỉ leo thẳng lên đỉnh đồi. Vì độ dốc của đồi quá
cao nên một số xe bị lật ngược trước khi lăn xuống chân đồi. Viên chỉ huy vẫn cứ ngoan cố, cho
rằng vì lái xe kém nên xe mới bị lật, nên vẫn duy trì lệnh tiến quân. Cuối cùng 6 thiết giáp bị lật và
không sử dụng được nữa. Còn viên sĩ quan chỉ huy đơn vị này thì bị truy tố ra trước tòa án của
mặt trận.

Rất nhiều binh sĩ đã bị đưa ra xử trước tòa án mặt trận trong cuộc chiến tranh "trừng phạt " này.
Tuy nhiên chỉ trong quân đội mới được biết những tin tức này mà thôi chứ đối với quần chúng thì
những tin này vẫn bị ém nhẹm.

Sự thiệt hại về nhân mạng cũng như về vũ khí tuy lớn nhưng cũng không lớn bằng sự thiệt hại
về uy tín của Hồng quân, vì mọi yếu kém của quân đội đã được phơi bày ra hết nhất là về
phương diện kỷ luật và tuân hành mệnh lệnh.

Vì bất tuân thượng lệnh mà từng xảy ra chậm trễ trong khi hành quân : tại một ngã tư vùng biên
giới gần thị xã Lạng Sơn, một số lớn xe cộ của nhiều đơn vị đồng thời đến nơi đây cùng một lúc;
và chả có đơn vị nào chịu nhường quyền ưu tiên cho đơn vị nào, nên chỉ trong chốc lát một cảnh
kẹt xe hỗn loạn xảy ra ngay trước mắt (Giá có một đơn vị pháo của ta rót xuống thì hết kẹt xe
ngay). Lúc bấy giờ trong quân đội chúng ta chưa có vụ mang huy hiệu trên quân phục vì cấp lãnh
đạo cho rằng mọi người lính đều ngang nhau, nên không thể nào phân biệt được ai là sĩ quan và
ai là lính. Vì giao thông bị tắt nghẽn quá lâu nên vị tư lệnh lộ quân XLI (quân đoàn 41 ? Có lẽ đơn
vị khác vì quân đoàn 41 TQ tham chiến ở Cao Bằng) bèn đứng ra điều động sự giao thông, giống
như tướng Patton đã từng làm khi ông chỉ huy quân đoàn III ở châu Âu. Nhưng khổ một nỗi là có
một số sĩ quan trẻ ở các đơn vị khác, không thuộc lộ quân XLI nên nhất định không chịu nghe
theo mệnh lệnh của ông và cứ đòi cho bằng được quyền ưu tiên qua trước vì họ không biết ông
ta là ai. Thậm chí có người sỉ vả rằng ông là ai mà dám đứng ra dành quyền điều khiển việc giao
thông tại nơi đây ? Khi ông cho biết mình là tư lệnh lộ quân XLI thì tiếng la ó lại càng to hơn nữa,

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
vì họ cho rằng làm gì có chuyện một vị tư lệnh của một lộ quân lại chịu hạ mình xuống làm nhiệm
vụ của một anh quân cảnh. Rồi trong tiếng la ó lại có xen lẫn tiếng : "Vậy tôi đây là tham mưu
trưởng Hồng quân", hoặc "Còn tôi là Đặng Tiểu Bình thì ông nghĩ sao?". Trong lúc đó, một số sĩ
quan phụ tá tư lệnh lộ quân XLI chạy đến giải thích thêm, nhưng cũng chả có ai chịu nghe và
cuối cùng họ đi đến xô xát nhau làm cho người nào người nấy quần áo bê bết bùn. May sao, khi
đó có một viên sĩ quan cao cấp kịp thời chạy đến và nhận diện được vị tư lệnh lộ quân XLI, và
các viên sĩ quan đang tranh chấp nhau cũng biết mặt viên sĩ quan đến sau cùng, nên mọi việc đã
được dàn xếp ổn thỏa. Cần nên ghi nhớ đây là một chuyện có thật. Và sau đó mọi sự việc đã
được báo cáo lên lãnh tụ Đặng Tiểu Bình. Hai năm sau cuộc chiến tranh " trừng phạt Việt Nam" ,
lãnh tụ Đặng Tiểu Bình ra lệnh mọi binh sĩ của Hồng quân đều phải mang huy hiệu về quân hàm
của họ trên bộ quân phục.

Một sĩ quan khác được phỏng vấn kể tiếp: "Rất nhiều binh sĩ của Hồng quân đã bị thiệt mạng vì
bị chính quân ta pháo kích. Sở dĩ có chuyện đáng tiếc như vậy là vì sĩ quan pháo binh của chúng
ta không được huấn luyện kỹ càng hoặc trong các đơn vị pháo binh không có sĩ quan trinh sát để
cho tọa độ tác xạ, nên xạ thủ chỉ bắn phỏng chừng mà thôi. Nếu đi sâu vào vấn đề thì nguyên do
cũng chỉ tại thiếu sự liên lạc giữa các vị chỉ huy từng vùng của mặt trận".

Vấn đề tiếp liệu cũng gặp nhiều khó khăn vì chúng ta đưa ra mặt trận quá nhiều quân. Chúng tôi
không rõ cấp chỉ huy của quân đội Hoa Kỳ đã rút ra được gì trong khi chiến đấu với quân đội Việt
Nam, chứ theo chúng tôi thì đánh nhau với Việt Nam không cần phải đưa ra thật nhiều quân mà
chỉ cần đưa ra một số đơn vị được huấn luyện thật kỹ càng, nhất là về chuyên môn. Một vấn đề
khác nữa là cấp chỉ huy của chúng ta cho rằng không dùng không quân để yểm trợ cho bộ binh
cũng có thể thắng được Việt Nam; vì Việt Nam có rất nhiều tên lửa SAM do Liên Xô cung cấp,
những tên lửa phòng không này đã từng hạ nhiều pháo đài bay B52 của Hoa Kỳ, nên cấp chỉ huy
của chúng ta mới dè dặt khi nói đến việc sử dụng không quân.

Khi phát động chiến tranh rồi mới thấy là chúng ta thiếu hẵn phương tiện để liên lạc và phối hợp
hành động giữa các đại đơn vị cùng được lệnh tấn công một mục tiêu chung. Đó là trường hợp
của 2 sư đoàn tuy được lệnh tiến chiếm một thị xã nhỏ mà vẫn cứ tưởng là chỉ có riêng đơn vị
của mình được lệnh này mà thôi. Ba sư đoàn được lệnh đánh chiếm Lạng Sơn và ai cũng tưởng
rằng thị xã này có rất nhiều quân Việt Nam trấn giữ. Trước khi tấn công, pháo binh của ta đã nhả
liên tục hàng trăm ngàn viên đạn đại bác trong vòng 8 tiếng đồng hồ vào thị xã này. Nhưng đến
khi vào chiếm Lạng Sơn, chúng ta mới thấy đó là một thị xã bỏ ngỏ và chỉ có khoảng vài trăm
thường dân còn sống sót nhưng đều bị điếc vì cuộc pháo kích, cho nên chúng ta cũng đã "giải
thoát" hộ cho họ. Khi cuộc chiến sắp chấm dứt, chúng ta đã huy động toàn bộ học viên sĩ quan
trường công binh của Hồng quân đến đặt mìn trong từng nhà một của thị xã Lạng Sơn, tất cả
những xác chết của dân chúng đều được chất thành từng đống và cũng được quấn mìn; khi mọi
việc phá hoại được chuẩn bị xong xuôi,ai nấy đều rút ra khỏi thị xã, thì viên chỉ huy mới nhấn nút
cho mìn nổ. Và Lạng Sơn, thị xã lớn nhất của Việt Nam ở vùng biên giới kể từ nay đã trở thành
bình địa và coi như đã bị xóa tên trên bản đồ thế giới.

Trong khi tiến xuống phía nam, một số lớn binh sĩ của chúng ta bị thiếu ngủ ngày này qua ngày
khác, nên khi có lệnh dừng lại để nghỉ ngơi là anh em rất hoan nghênh. Nhưng nào có nghỉ được
phút nào đâu vì du kích Việt Nam chỉ rình có cơ hội đó để phục kích chúng ta. Đó là chưa kể hầm
chông thì có khắp nơi, làm cho binh sĩ của chúng ta thiệt mạng cũng khá nhiều. Có nguồn tin cho
hay là nhiều rừng tre ở vùng Thanh Nghệ Tĩnh đã trở nên xơ xác vì tre đã bị đốn để làm hầm
chông ở trên vùng Việt Bắc nhằm làm chậm cuộc tiến quân của quân ta.

Nạn mìn bẫy cũng làm cho quân ta chết khá nhiều, và vì vậy mà quân ta ít khi bắt tù binh vì gặp
bất cứ dân Việt Nam nào họ cũng đều bắn hạ cho hả cơn giận. Về phía Việt Nam, binh sĩ họ
cũng có những hành động tương tự như quân của chúng ta. Cho nên sau khi ngưng chiến và
trao đổi tù binh thì chỉ có một số rất ít thôi vì đa số thì đã bị giết chết cả rồi.

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Một trong những điều làm cho binh sĩ của chúng ta bực tức nhất là nữ du kích Việt Nam. Trong
khi tiến phía nam, chỗ nào đã đi qua rồi là chúng ta coi như vùng đó là nơi an toàn, nhưng sự
thật thì không phải như thế vì trên nội địa Việt Nam không có nơi nào có thể gọi là nơi an toàn
đối với chúng tôi cả. Một đoàn xe tăng T59 đi hàng một trên một con đường núi nhỏ hẹp. Gặp
khúc quanh ngặt, xe dẫn đầu phải chạy rất chậm mới có thể quẹo được; nhưng trong khi rẽ thì lổ
châu mai dùng để nhắm vẫn đứng yên bất động, không quay theo hướng của chiếc xe. Và chính
lúc đó là lúc mà tên du kích dùng súng của bắn vào lổ châu mai và giết chết người lái xe. Lái xe
của 7 chiếc xe tăng đều bị giết chết khi họ muốn quẹo xe và cả đoàn cơ giới đành phải dừng lại
vì không có bộ binh đi theo hộ tống, và ai cũng tưởng đã gặp phải sức chống cự của một lực
lượng hùng hậu của địch. Rồi mọi xe tăng đều bắt đầu xạ kích lung tung vì không thấy mục tiêu.
Khi dứt tiếng súng thì cảnh vật lại trở về im lặng với cây rừng. Sau đó một chốc, một đại đội bộ
binh được điều đến để lục soát trong vùng. Cuối cùng họ bắt được một nữ du kích Việt Nam với
một khẩu súng. Viên chỉ huy đoàn xe giận quá bèn cho lột trần cô ta, trói cả tay chân rồi ném ra
giữa đường. Ông ta nhảy lên một chiếc xe và lái xe này chạy qua chạy lại nhiều lần qua cô gái
cho đến khi chỉ còn một mớ thịt bầy nhầy trải trên mặt đường núi. Trong khi đó binh sĩ của ông ta
lên tiếng cổ vũ rầm rĩ vang cả khu rừng. Cảnh tượng này cho ta thấy rằng Hồng quân của chúng
ta không phải thiếu về vũ khí tối tân, mà thiếu sự chuẩn bị về tâm lý khi phát động cuộc chiến
tranh "trừng phạt Việt Nam". Chúng ta cứ tưởng rằng cuộc chiến này sẽ là một cuộc chiến tranh
qui ước và người dân thường không tham gia cuộc chiến như một người lính. Nhưng họ có biết
đâu ở Việt Nam mọi người dân đều là lính cả; và chính điều này đã cho ta thấy là chúng ta chưa
bao giờ chịu rút tỉa những bài học từ kinh nghiệm đã qua của Hoa Kỳ.

Phụ nữ Việt Nam thường hay giả vờ chào đón chúng ta, nhưng khi đến gần thì họ ném lựu đạn
vào chúng ta hoặc cầm lựu đạn nhảy vào giữa đám quân của ta để cùng chết. Có một lần có một
cô gái dân sự Việt Nam bị thương và được đưa vào điều trị tại một bệnh viện dã chiến của Hồng
quân. Khi vào trong bệnh viện cô ta cho nổ quả lựu đạn mang trong người để tự sát và cũng để
giết luôn một số người của chúng ta nữa.

Nói đến sự dã man của cuộc chiến tranh này thì quả thật không có bút nào tả xiết, nhất là khi
binh sĩ Việt Nam đối xử với tù binh Trung Quốc. Mỗi khi chúng bắt được nữ binh của chúng ta,
việc đầu tiên là chúng chia nhau hãm hiếp và sau đó chúng giết họ và quẳng xác lại để cho
chúng ta tìm. Có lúc chúng hãm hiếp xong còn dùng dây kẽm gai xiên qua vú của những nữ tù
binh ta, làm thành từng xâu năm sáu người để cho họ không thể di chuyển được. Có nhiều
trường hợp chúng bắt nữ tù binh của chúng ta ngồi trên những chiếc xiên tre vót nhọn, hoặc khi
bị họ từ chối thì chúng đá cho họ té nhào lên trên những cây xiên này. Binh sĩ của chúng ta khi
nghe kể lại những hành động dã man của quân đội Việt Nam thì họ rất căm thù và sau đó họ
cũng đối xử như vậy với nữ tù binh Việt Nam (rõ ràng đây là một chiêu nhằm kích động binh lính
TQ). Một khi binh sĩ ta đã nổi cơn thịnh nộ thì họ cũng biết bắn, giết, đốt phá nhà cửa như điên,
và họ rất lấy làm vui thích khi có dịp để trả thù lại quân đội Việt Nam.

Trong cuộc chiến tranh "trừng phạt " này, chúng ta đã áp dụng chính sách tiêu thổ đối với Việt
Nam. Ngay trong vùng Lạng Sơn có mỏ "lân tinh", chúng ta đã cho công binh tháo gỡ toàn bộ
máy móc và dụng cụ dùng để khai thác hầm mỏ này mang về Trung Quốc. Những gì không
mang đi được như đường sá, nhà cửa, các con đường hầm, đều bị phá sạch.

Đối với người ngoại quốc, nhất là đối với Hoa Kỳ - nước đã thất bại ở Việt Nam - thì Trung Quốc
đã không thành công trong cuộc chiến tranh "trừng phạt Việt Nam", nhưng sự thật thì ngược lại
vì nhờ có cuộc chiến tranh này mà quân đội Trung Quốc đã rút được rất nhiều ưu khuyết điểm
để ngày càng tiến bộ thêm lên.

Tù binh VN. Đây có lẽ là 1 đơn vị bộ đội địa phương và trang bị không được đồng bộ. Sử dụng
cả súng phóng lựu M79 của Mĩ và tiểu liên K50 (PPSh41) từ thời chiến tranh thế giới.

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Lính Trung Quốc sửa cầu. Điều này cho thấy cây cầu đã bị lực lượng vũ trang Việt Nam phá để
cản bước quân địch.

Cái này thì phải nhờ mấy bác đi bộ đội vào kiểm tra lại. Tớ đã từng đọc tài liệu mà ở đó người ta
khẳng định: ngay cả một lính nam VN khoẻ mạnh cũng chỉ bắn liên tiếp được 3 đến 4 phát B40,
B41 được thôi. Một phụ nữ VN mà bắn đến 7 phát liên tiếp chỉ là điều viễn tưởng

Đạn B40, B41 có lực phản hồi cực mạnh, đòi hỏi người bắn phải có sức khoẻ rất tốt. Cố bắn đến
phát thứ 4 thì có thể được nhưng bắn xong sẽ bị trào máu mũi, máu mồm... và có khả năng...
ngất xỉu đấy

Cái này thì bác tranhoangtho nói đúng đấy, khó có ai bắn liên tiếp được 7 phát B40/41 được.
Ngay cả khi được trang bị đủ cả mũ che tai, mà thường là trong chiến tranh chả ai đeo cả. Riêng
trong trường hợp mà chiangshan kể trên có thể cô nữ " cán bộ " đó đã bắn cháy 7 xe tăng thật
nhưng mà là trong suốt trận đánh đánh { một trận đánh giữ chốt có thể kéo dài vài ngày }.

TỪ THẮNG MĨ TỚI THẮNG GIẶC BÀNH TRƯỚNG

Minh Tiến, ghi theo lời kể của Nguyễn Văn Loan


chính trị viên đại đội 3, tiểu đoàn 1, đoàn An Lão*.

Tôi vào bộ đội được 8 năm, từ một chiến sĩ trưởng thành lên cán bộ, nhưng chưa bao giờ xa đại
đội 3, tiểu đoàn 1, đoàn An Lão này lấy 1 tháng. Anh em bảo tôi là lính cựu nhất của đơn vị thì
cũng đúng. Năm 1972 tôi tham gia chiến dịch Quảng Trị, giải phóng thị xã Đông Hà**, sau đó
theo đơn vị vào chiến trường Khu 5, đánh Mĩ ở Quảng Nam-Đà Nẵng cho đến khi bước vào
chiến dịch Mùa Xuân đại thắng năm 1975.

Tôi còn nhớ buổi sáng ngày 16-4, hôm đó tôi được lệnh dẫn 2 chiến sĩ trong tổ của mình là
Phạm Văn Mưu và Nguyễn Văn Quân đi chặn địch ở nam thị xã Phan Rang. Chúng tôi mang
theo mỗi người 1 khẩu súng, 6 băng đạn, còn lựu đạn thì giắt kín thắt lưng. Từ sáng đến trưa, 3
chúng tôi vẫn nép mình trong những bờ cây lúp xúp ở 2 bên đường để đợi địch, nhưng chỉ thấy
hàng trăm chiếc xe chở bà con di tản từ Nha Trang chạy về Biên Hoà. Sốt ruột, Quân liền hỏi tôi :
- Anh Loan ạ, biết đâu tụi lính chẳng trà trộn trong đám bà con đó ?
Tôi dặn Quân và Mưu phải hết sức kiên trì, nóng máy là không ăn. Tin trinh sát buổi sáng cho
biết bọn sĩ quan của bộ tư lệnh tiền phương quân đoàn 3 ngụy, sau khi chạy khỏi thị xã vẫn còn
lẩn khuất đâu đây, chưa ra khỏi cánh đồng muối Cà Ná. Bỗng từ một bờ ruộng bên kia, tôi thấy
có một tốp người đang len lỏi theo những hàng cây đi lên đường. Mặt mũi đứa nào đứa nấy hốc
hác, quần áo lấm láp đầy bùn, vẻ mặt sợ hãi. Nhanh chóng, tôi ra lệnh cho Quân và Mưu vận
động sang bên kia đường. Vọt đến trước mặt chúng, tôi cắp ngang khẩu AK, đẩy nấc khoá an
toàn rồi quát :
- Hàng thì sống, chống thì chết ! Giơ tay lên !
Thế là cả bọn 7 tên, không đứa nào bảo đứa nào đều giơ tay lên trời. Được tôi và Quân yểm hộ,
Mưu bước đến chĩa súng vào một tên cao nhưng gầy, mặt vuông, râu lún phún ở cằm rồi hỏi :
- Mày tên gì ?
- Dạ, tôi là Nguyễn Vĩnh Nghi, trung tướng, tư lệnh quân đoàn 3 tiền phương.
- Súng mày đâu ?
- Dạ, thưa tôi không còn súng nữa.
Mưu đưa mắt hỏi tên thứ hai :
- Còn mày ?
- Thưa, tôi là Phạm Ngọc Sang, chuẩn tướng, tư lệnh sư đoàn không quân số 6, phụ tá cho ông
này. Thưa, tôi còn súng, còn đủ cả băng đạn.
Nói xong, hắn đặt khẩu súng ngắn lên lòng bàn tay. Tôi nhanh chóng tiến đến tước ngay khẩu
2006 Allrights reseved by Rosea
HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
súng và chỉ vào máy điện đài đeo lủng lẳng trước ngực hắn, hỏi tiếp :
- Cái này của mày còn nói được không ?
- Dạ thưa, một đêm ngâm nước, có lẽ hỏng rồi.
Tôi hỏi đến 5 tên khác. Tất cả bọn chúng đều nằm trong bộ chỉ huy quân đoàn 3 ngụy, có tên làm
cận vệ cho tên Nghi. Chúng tôi dẫn chúng về đơn vị thì trời vừa tối. Sáng hôm sau tôi tiếp tục
dẫn tổ của mình đi chặn địch, bắt thêm được 65 tên khác, trước khi đơn vị được lệnh hành quân
tham gia giải phóng Sài Gòn.
Khẩu AK số hiệu 6907 của tôi trong trận đó, giờ còn để ở phòng truyền thống sư đoàn. Hôm bàn
giao nó tôi cứ tiếc mãi. Tôi nói với chính uỷ Biền :
- Chính ủy cứ cho tôi giữ khẩu súng đó. Xa nó thì tôi nhớ lắm !
Nhưng chính ủy không nghe, anh nói :
- Khẩu AK bây giờ không còn là của cậu nữa. Nó là kỉ vật chung của cả sư đoàn. Mình thay cho
cậu khẩu K54 mới toanh. Được chứ ?
Sau ngày miền Nam giải phóng, trong thời gian huấn luyện tôi được đề bạt làm cán bộ trung đội
rồi làm chính trị viên đại đội 3 này.
Tháng 7-1976, tôi được nghỉ phép 15 hôm, đó là chuyến phép đầu tiên trong đời bộ đội. Tôi cưới
vợ trong kì phép đó. Vợ tôi là một bạn gái học sinh cùng quê Lục Ngạn, Hà Bắc, và sau đó chúng
tôi có con.

Đơn vị chúng tôi được lệnh hành quân lên Lạng Sơn làm nhiệm vụ và đã chiến đấu suốt trong
thời gian qua với bọn giặc Bắc Kinh, từ đầu đến cuối chiến dịch.
Buổi sáng ngày 18-2, sau 1 ngày 1 đêm thúc quân lên chiếm các điểm cao ở khu vực Đồng Đăng
không xong, bọn chúng liền đánh chiếm chốt đơn vị tôi. Lúc đó tôi đi với trung đội 2, bên cạnh là
các chiến sĩ bắn trung liên Nguyễn Đình Lập, Nguyễn Văn Bình. Khoảng 8 giờ 20 thì tôi nhận
được thông báo có triệu chứng địch sắp tiến công. Chỉ 1 lúc sau, pháo địch đã bắn gấp vào trận
địa, vào các mỏm 2 bên, sau đó chúng ồ ạt xông lên. Tiếng kèn sừng dê, tiếng kèn đồng ré lên
trong tiếng đạn các cỡ. Chúng đặt khẩu đại liên trên 1 quả đồi Chậu Cảnh bắn chéo cánh sẻ vào
đội hình phòng ngự của 2 trung đội ta. Đạn tuôn xối xả. Tôi hỏi Bình :
- Cậu có cách nào kiềm chế nó không ?
- Báo cáo, có !
Nói xong, Bình cúi rạp người, bắn 1 loạt ngắn trung liên nhưng đạn đi thấp cắm vào đất, bụi mù.
Bình chuyển điểm ngắm, bắn tiếp, trúng ngay 1 tên đỡ băng đạn đại liên. 1 thằng khác nhảy lên
đúng vào lúc tôi vừa xoay khẩu AK về phía nó. Tôi bóp cò, 2 tên địch trúng đạn, chết ngay tại
chỗ. Diệt được khẩu đại liên rồi, đã đỡ 1 phần đạn thẳng nhưng hoả lực cối 60 ly của chúng lúc
này có phần dữ dội và ác liệt hơn. Chúng bắn theo kiểu ô vuông, quả nọ cách quả kia chưa đầy
3m, mảnh bay rào rào. Tôi động viên :
- Cối địch bắn nhiều đó, nhưng phải để mắt vào thằng bộ binh, chớ để nó leo lên.
Tôi nói chưa xong thì phía sau, 3 cái bóng đã nối nhau vụt lên. Đó là những tên lính Bắc Kinh
đầu tiên vượt qua được tầm lựu đạn của chúng tôi, đánh vu hồi. Bỗng tôi nghe tiếng đạn nổ rất
âm và sau đó là tiếng báng súng nện xuống một nhát. Một ý gnhĩ loé lên trong tôi : "Ta hay địch
ở đó ?".
Thì ra chiến sĩ Tĩnh tiểu đội 4 đã đoán trước được thủ đoạn của thằng địch, cậu ta nép mình vào
đoạn ngoặt của hào, giơ súng sát ngực tên đi trước bóp cò rồi quay báng súng nện vào đầu tên
đi sau. 2 tên chết tại chỗ, tên thứ 3 vội vàng tuột xuống dốc như kiểu trẻ con ngã cầu trượt. Cũng
ngay lúc đó, cậu Hợp, trung đội phó trung đội 2 nhanh chóng điều động chiến sĩ mình, nhảy ra
công sự, chia đồi hình đánh vòng sang quả đồi Bằng, tiêu diệt tại chỗ 30 tên lính Trung Quốc
ngay dưới chân dốc.
Đánh từ 8 rưỡi đến 15 giờ thì toàn đại đội tôi đã diệt được hơn 200 tên và thu được 38 khẩu
súng, trong đó có 2 khẩu B41 còn đạn thì 7, 8 hòm gì đó. Được trung đoàn chi viện, sang các
ngày 19, 20 và 21-2, đại đội vẫn đánh địch xung quanh khu vực các ngọn đồi Công Bình, đồi
Bằng, đồi Chậu Cảnh, giành đi giật lại với địch, có ngày chiến đấu đến 20 đợt, một số anh em bị
thương nhưng chốt vẫn vững. Tôi bị thương ở cánh tay vào sáng 22-2, vết thương ra nhiều máu,
không nâng được khẩu AK lên để bắn, có lúc ngất đi và anh em đã đưa tôi về bệnh xá trung

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
đoàn lúc nào không biết. Ba bốn ngày nằm sau hậu tuyến, tôi nhớ đơn vị quá, ai còn ai mất. Đơn
vị chỉ còn anh Quế là cán bộ cấp trưỏng. Tôi nhớ cậu Bình, cậu Lập, cậu Nhất những tay súng
mới vào trận đầu mà đã lập công xuất sắc. Tôi giơ thử cánh tay phải lên tập, ban đầu đau tưởng
ngất đi nhưng rồi dễ chịu dần. Vết thương tuy chưa lành nhưng có phần nào đỡ đau nhức. Tôi
nảy ra ý định rời bệnh xá để lên chốt. Không lên chốt lúc này cảm thấy không sao chịu được,
nhưng nếu tôi đề nghị thì chắc không được mà thêm rắc rối cho các anh phụ trách. Tôi xé mảnh
giấy trong sổ công tác và viết :

"Kính gửi anh Khuynh phụ trách bệnh xá trung đoàn


Trước khi về lại chốt đáng lẽ tôi phải đến gặp các anh nhưng tôi trình bày thì các anh sẽ không
chấp nhận. Tôi nằm ở bệnh xá trung đoàn đúng 4 đếm, 3 ngày rồi. Vết thương ở cánh tay đã đỡ,
tôi không quên ơn đó của các bác sĩ, y tá. Hiện nay anh em đại đội 3 đang chiến đấu trên đồi Địa
Chất, đồi Chậu Cảnh, tôi là 1 chính trị viên, 1 bí thư chi bộ nên phải có mặt ở chốt để động viên,
nắm đơn vị cùng anh em chiến đấu. Lúc bị thương, tôi chưa kịp trao đối công việc với một ai
trong đơn vị. Tôi chịu nhận khuyết điểm với các anh về việc chấp hành chưa tròn nội quy của
bệnh xá nhưng nếu tôi không có mặt ngoài đó lúc này thì tôi cảm thấy chưa tròn trách nhiệm.
Cũng có thể tôi suy nghĩ chưa đầy đủ lắm, nhưng thú thực với các anh, không lên chốt lúc này tôi
cảm thấy không chịu được. Tôi viết thư này và nhờ đồng chí Huấn, chiến sĩ đại đội 3 nằm cùng
lán gửi các anh.

Bệnh xá ngày 26-2-1979


Kính thư
Nguyễn Văn Loan
chính trị viên đại đội 3 tiểu đoàn 1

Tôi gấp lá thư vào 1 cái phong bì, để đầu giường Huấn rồi dặn :
- Các anh ấy có gay quá thì cậu nói giùm là mình sốt ruột quá nên đã ra đi từ đem hôm qua.
Nói xong tôi xốc balô và một mạch theo đường tải đạn đi về ga Tam Lung để lên chốt. Trong màn
sương mờ đục, tiếng súng lặng, thỉnh thoảng nghe tiếng pháo cầm canh của quân ta đang rót lên
khu vực Đồng Đăng. Con đường dốc đi lên điểm cao Công Bình mọi ngày là thế, bây giờ tôi thấy
dài hơn. Dọc đường, tôi tranh thủ quan sát các quả đồi để tìm dấu vết còn lại sau các trận đánh.
Ở đồi Công Bình, tôi đếm được 120 cái vỏ băng cá nhân của lính Trung Quốc vất dọc lối đi
nhuốm đầy máu. Một vài cái cáng làm bằng 2 đoạn tre tươi, giữa quấn dây thừng kiểu mắt cáo,
dùng để khiêng những thằng bị thương hoặc chết.
Tới 1 lối nhỏ ở đồi Chậu Cảnh, tôi nhìn thấy 3 xác lính Trung Quốc nằm úp lên nhau đã bốc mùi
thối.
Đi hết quãng nữa, bỗng tôi gnhe tiếng anh em reo to :
- Chính trị viên lên rồi anh em ơi !
Thế là không ai bảo ai, các chiến sĩ đều chạy ra quây quần lấy tôi. Anh em mừng lắm, 1 chiến sĩ
nói :
- Mấy bữa xa anh, tụi tôi rất nhớ, nhưng đơn vị vẫn kiên quyết đánh thắng giặc Trung Quốc bành
trướng.
Tôi ôm chặt vai Bình và hỏi :
- Bình giết được bao nhiêu tên rồi ?
- Báo cáo, bằng các bạn. Hai chục tên.
Tôi hỏi 1 chiến sĩ khác :
- Các cậu có bắt được tên tù binh nào không ?
- Chưa bắt được anh ạ. Làm thế nào để tóm gọn một lô như hồi anh tham gia chiến dịch Hồ Chí
Minh năm 1975, bắt một lúc 2 thằng tướng.
- Yên chí, nó còn thua đau, còn dốc quân vào đây thì anh em ta còn thời cơ bắt hàng đoàn.
Động viên anh em xong, tôi đi gặp ngay anh Quế để hội ý công việc. Chuẩn bị cho đơn vị đánh
lâu dài.
Anh Quế nói với tôi :
- Mấy bữa anh đi viện, anh em ở nhà đánh tốt lắm, nhất là anh em trẻ. Cậu Bình, cậu Hợp, chỉ
2006 Allrights reseved by Rosea
HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
qua 1 trận là học được cách đánh của cán bộ, phán đoán đúng ý đồ của địch, diệt chúng từ lúc
chúng mới có ý định tiến công lên chốt. Cả 3 trung đội đánh rất đều.
Tôi cũng nghĩ như thế. Chiến sĩ phần lớn rất trẻ, lại có trình độ văn hoá, có lòng yêu thương và
tự hào dân tộc rất cao, có chí căm thù giặc sâu sắc, tiếp thu kĩ thuật, chiến thuật nhanh. Sức
mạnh 1 người hoá thành 5 thành 10. Sức mạnh của đại đội cũng bẻ gãy hàng chục đợt tấn công
của trung đoàn 870 địch trong suốt 1 tuần đầu chiến đấu.
Hội ý xong, chúng tôi đi tiếp đến từng ngách hào, nơi các chiến sĩ đang sẵn sàng nổ súng.

Không được đụng tới Việt Nam, NXB QĐND 1979.

* : có lẽ là trung đoàn 2, thuộc sư đoàn 3 Sao Vàng.

** : đơn vị giải phóng TX Đông Hà năm 1972 là trung đoàn 36 và 88 thuộc sư đoàn 308. Có lẽ
tiểu đoàn của đ/c Nguyễn Văn Loan sau này đã được nhập vào sư đoàn 3-thời điểm 1972 đang
chiến đấu ở Bình Định.

Lính TQ bị quân và dân Việt Nam bắt là tù binh ở Hoàng Liên Sơn...

Cám ơn các bác đã cho ý kiến.


Như trên em đã nói là chỉ sửa từ ngữ chứ không can thiệp vào nội dung. Theo đúng bài của mấy
bác CCCB mà em lấy về thì viết là "phá một lèo", em đã chỉnh lại là "phá liền", tất nhiên với cách
hiểu là bắn lần lượt và có nghỉ giữa chừng.
Các bác đọc bài về trận phục kích đoàn xe TQ sẽ thấy có tay súng VN đã bắn tổng cộng 6 phát
B41. Trận đánh diễn ra trong khoảng 20 phút. Xin hỏi các bác cựu binh liệu có thể làm được điều
đó không, nếu như bắn 3 phát rồi nghỉ 10 phút mới bắn tiếp và người bắn có thể lực tốt (đặc
công) ?

Xe tăng Trung Quốc bị diệt.


Thiếu xe chở quân buộc xe tăng phải cõng theo bộ binh, đạn dược dự trữ, cách sử dụng kém cỏi
trên địa hình đồi núi phức tạp cộng với sức chiến đấu mạnh mẽ của Việt Nam, đã khiến thiết giáp
Trung Quốc phải nhận những thiệt hại nặng nề : 60% xe tăng tham gia chiến dịch bị cháy hoặc
hỏng (nguồn : www.sino-defence.com).

Lực lượng quân đội Trung Quốc trong chiến dịch 1979 :

Theo www.china-defense.com)

Mặt trận phía đông, do tướng Xu Shiyou (Hứa Thế Hữu), tư lệnh ĐQK Quảng Châu, uỷ viên BCT
đảng TQ chỉ huy, gồm :

- Quân đoàn chủ lực 41 gồm các sư đoàn bộ binh 121, 122, 123.
- Quân đoàn chủ lực 42 gồm các sư đoàn bộ binh 124, 125, 126.
- Quân đoàn chủ lực 43 gồm các sư đoàn bộ binh 127, 128, 129.
- Quân đoàn chủ lực 50 (thiếu) gồm các sư đoàn bộ binh 148, 150.
- Quân đoàn chủ lực 54 gồm các sư đoàn bộ binh 160, 161, 162.
- Quân đoàn chủ lực 55 gồm các sư đoàn bộ binh 163, 164, 165.
- Sư đoàn bộ binh 58 thuộc quân đoàn chủ lực 20.
- Sư đoàn bộ binh độc lập địa phương quân tỉnh Quảng Tây.
- Trung đoàn xe tăng độc lập số 5 thuộc ĐQK Quảng Châu.

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
- Sư đoàn pháo binh số 1.
- Sư đoàn pháo cao xạ 70.

Mặt trận phía tây, do tướng Yang Dezhi (Dương Đắc Chí), tư lệnh ĐQK Côn Minh chỉ huy, gồm :

- Quân đoàn chủ lực 11 gồm các sư đoàn bộ binh 31, 32, 33.
- Quân đoàn chủ lực 13 gồm các sư đoàn bộ binh 37, 38, 39.
- Quân đoàn chủ lực 14 gồm các sư đoàn bộ binh 40, 41, 42.
- Sư đoàn bộ binh 149 thuộc quân đoàn chủ lực 50.
- Sư đoàn bộ binh độc lập địa phương quân tỉnh Vân Nam.
- Trung đoàn xe tăng độc lập số 1 thuộc ĐQK Côn Minh.
- Sư đoàn pháo binh số 4.
- Sư đoàn pháo cao xạ 65.

Theo kí sự lịch sử Sư đoàn Sao Vàng : lực lượng TQ có 9 quân đoàn chủ lực, 4 sư đoàn địa
phương, 1.908 khẩu pháo (chưa kể hoả tiễn).

Theo Ngoại giao Việt Nam của Lưu Văn Lợi :

Lực lượng TQ được huy động từ 5 đại quân khu. Cụ thể :


Hướng Lạng Sơn có quân đoàn 43, 54, 55.
Hướng Cao Bằng có quân đoàn 41, 42.
Hướng Hoàng Liên Sơn-Lào Cai có quân đoàn 13, 14.
Hướng Lai Châu có quân đoàn 11.
Về binh chủng có 2.558 khẩu pháo và 550 xe tăng, xe bọc thép.
Trong cuộc tấn công đầu tiên sáng 17-2-1979, tổng số lính TQ cả bộ binh, pháo binh, tăng-thiết
giáp... là gần 100.000 người.

Theo Chinese Aggression : How and Why it failed của Nguyen Huu Thuy (NXB Ngoại Ngữ, Hà
Nội, 1979) :
Lạng Sơn : 3 quân đoàn.
Cao Bằng : 2 quân đoàn.
Lào Cai : 2 quân đoàn.
Lai Châu : 2 sư đoàn.
Quảng Ninh : 2 sư đoàn.
Hà Tuyên : 1 sư đoàn.
Lực lượng tuyến 1 là 5 quân đoàn và một số sư đoàn độc lập, với 200.000 quân.
Lúc cao điểm lực lượng TQ lên tới 600.000 quân, gồm 44 sư đoàn thuộc 11 quân đoàn của 5 đại
quân khu : Côn Minh, Quảng Châu, Vũ Hán, Thành Đô và Bắc Kinh.
Binh chủng : 550 xe tăng thiết giáp, 480 pháo, 1.260 cối các cỡ.

Theo The Sino Vietnamese War của Li Man Kin, Kingsway International Publications, 1981, quân
TQ có tổng cộng 17 sư đoàn với 225.000 quân.

Theo The Sino-Vietnam War-1979: Case Studies in Limited Wars, Colonel G.D. Bakshi, lực
lượng TQ có 17 sư đoàn tham chiến từ đầu, sau đó tăng lên 25 sư đoàn, tổng cộng 250.000
quân. Lực lượng này được rút từ Dã chiến quân số 3-dã chiến quân lớn nhất của TQ (thực ra chi
tiết này không chính xac, vì từ năm 1955 cấp binh đoàn và Dã chiến quân đã được bãi bỏ, trong
quân giải phóng TQ biên chế cao nhất chỉ còn là cấp quân đoàn).

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com

Ngoài ra theo một số tài liệu khác TQ cũng đã chuẩn bị 1.700 máy bay các loại và 211 tàu chiến
của hạm đội Nam hải sẵn sàng phía sau (nhưng không tham chiến).

Lực lượng quân đội Việt Nam trong chiến dịch 1979 :
(Tạm thời chưa thống kê được từ tư liệu VN).

Theo The Sino-Vietnam War-1979: Case Studies in Limited Wars : lực lượng biên phòng và dân
quân bố trí dọc biên giới khoảng 150.000 người. Ngoài ra có 5-7 sư đoàn bộ binh bố trí dọc theo
2 phòng tuyến, từ Yên Bái tới Quảng Yên để bảo vệ Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ.

Theo www.orbat.com :
Tuyến 1 :
Gồm các sư đoàn : 3 Sao Vàng, 304, 325b, 338, 346, 374; các trung đoàn 43, 49, 244, 576.
Mỗi tỉnh có 1 tiểu đoàn địa phương.

Tuyến 2 :
Gồm các sư đoàn 242, 312, 327, 329, 431; các trung đoàn 98, 196; lữ đoàn 38; 27 đại đội công
an vũ trang.

Khu vực HN có quân đoàn 1 và 2.


(chi tiết này không chính xác, quân đoàn 1 đang ở Ninh Bình, còn quân đoàn 2 ở CPC).

Theo The Sino Vietnamese War :

Trung đoàn 12.


Trung đoàn 141.
Trung đoàn 197.
Trung đoàn pháo 68 thuộc sư đoàn 3.
Trung đoàn pháo 188.
Trung đoàn pháo 190.
Trung đoàn pháo 166.
Trung đoàn 42 (sư đoàn 327).
Trung đoàn 192.
Trung đoàn 254 (sư đoàn 354).
Trung đoàn 741.
Trung đoàn công an vũ trang 16.
Trung đoàn thị xã Lào Cai.
Tiểu đoàn 2 độc lập.
Tiểu đoàn 3 độc lập.
Trung đoàn 193.
Trung đoàn 194.
Trung đoàn 95.
Trung đoàn 121 (sư đoàn 345).
Trung đoàn 147 (sư đoàn 316A).
Trung đoàn 148 (sư đoàn 316A).
Trung đoàn 677 (sư đoàn 346).
Trung đoàn 246 (sư đoàn 346).
Trung đoàn 851.
Trung đoàn độc lập 123.

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Trung đoàn 751.
Trung đoàn pháo 681 thuộc sư đoàn 346.

Thông tin từ www.china-defense.com :

Sư đoàn 325B.
Sư đoàn 338.
Sư đoàn 3.
Sư đoàn 473.
Sư đoàn 304.
Sư đoàn 346.
Trung đoàn 224.
Trung đoàn 567.
Trung đoàn 576.
Trung đoàn 43.
Trung đoàn 49.

Sư đoàn 312.
Sư đoàn 431.
Sư đoàn 327.
Sư đoàn 329.
Sư đoàn 242.
Trung đoàn 196.
Lữ đoàn 38.
Trung đoàn 98.

Sư đoàn 345.
Sư đoàn 332.
Sư đoàn 305.
Trung đoàn 192.
Trung đoàn 123.
Trung đoàn 199.
Trung đoàn 193.
Trung đoàn 741.
Trung đoàn 183.
Sư đoàn 316A.

Bác nào biết tiếng Trung dịch hộ ở đây : http://www.china-


defense.com/forum/index.php?showtopic=2505&st=40 vì tên các địa danh sau khi dịch bằng
altavista loạn cả lên, em chịu.

Tụi này đang thi midterm, đang thấy oải thì đọc được truyện này của bạn nên lại càng quyết tâm
học.

Nhìn mấy thằng Tàu học cùng lớp mà thấy ghét quá. Nhưng bọn Mỹ ở đây nhiều thằng cũng
ghét tàu không kém gì việt nam đâu.

Tổng kết về cuộc chiến theo các bên :

Phía Trung Quốc :

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Tuyên bố chính thức do Bộ Tổng tham mưu QGPND TQ đưa ra : tổng thiệt hại của quân giải
phóng TQ là 6.954 chết, 14.800 bị thương và 240 bị bắt. Thiệt hại của Việt Nam là 60.000 chết
và bị thương, 1.600 bị bắt.

Theo The Sino Vietnamese War Trung Quốc tuyên bố đã tiêu diệt được trung đoàn 12, sư đoàn
316A, 345, 346 của Việt Nam.
Báo cáo nội bộ ban đầu của Quân giải phóng TQ tuyên bố đã diệt được và đánh thiệt hại nặng
sư đoàn 316A, 325B, 327, 338, 345, 346 của VN. Tổng cộng 19 trung đoàn và 25 tiểu đoàn, 35
đồn biên phòng (?). Diệt 55.000 người VN và bắt 2.173 người, thu 916 pháo cối, 1.606 RPG, 236
súng tự động, phá huỷ 54 xe tăng thiết giáp, 781 pháo cối (!). Gài lại trên đất VN 8 vạn quả mìn
(một số nguồn khác lại cho rằng số mìn gài lại lên tới hàng trăm ngàn quả).

Quân đoàn 41 diệt được 5.581 lính VN và bắt 320 người.


Quân đoàn 42 diệt được 4.605 lính VN và bắt 389 người.
Quân đoàn 43 diệt được 5.168 lính VN và bắt 101 người.
Quân đoàn 55 diệt được tới 10.786 lính VN và bắt 310 người. Riêng sư đoàn 163 của quân đoàn
này diệt được tới 5.293 lính VN.
(www.china-defense.com)

Phía Việt Nam :

Theo Chinese Aggression : How and Why it failed, Trung Quốc chết và bị thương 62.500 lính,
mất 280 xe tăng thiết giáp, 270 xe quân sự, 115 khẩu pháo cối.
Trong đó :
Mặt trận Lạng Sơn : diệt 19.000 lính TQ, phá hủy 76 xe tăng, thiết giáp và 52 xe quân sự, 95
khẩu pháo-cối và giàn phóng hoả tiễn, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 4 tiểu đoàn
(có hơi khác biệt so với kí sự Sư đoàn Sao Vàng).
Mặt trận Cao Bằng : diệt 18.000 lính TQ, phá hủy 134 xe tăng, thiết giáp và 23 xe quân sự, tiêu
diệt và đánh thiệt hại nặng 7 tiểu đoàn.
Mặt trận Hoàng Liên Sơn (Lào Cai) : diệt 11.500 lính TQ, phá hủy 66 xe tăng, thiết giáp và 189
xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 4 tiểu đoàn.
Mặt trận Quảng Ninh, Lai Châu và Hà Tuyên : diệt 14.000 lính TQ, phá hủy 4 xe tăng, thiết giáp,
6 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn.
Tính theo thời gian : trong tuần đầu tiên số thương vong của TQ là 16.000 người, đến 28-2 là
27.000 người, đến 5-3 là 45.000 người, đến 18-3 là 62.500 người.
Các tư liệu khác của VN cơ bản thống nhất với thống kê này.

Đánh giá của phương Tây :

Theo Brassey''''''''''''''''s Encyclopedia of Military History and Biography và The Sino Vietnamese
War :

Trung Quốc : chết 26.000, bị thương 37.000, bị bắt 260, thiệt hại 420 xe tăng thiết giáp, 66 khẩu
pháo cối.
Việt Nam : chết 30.000, bị thương 32.000, bị bắt 1.638, thiệt hại 185 xe tăng thiết giáp, 200 khẩu
pháo cối, 6 dàn tên lửa.

Theo The Chinese People’s Liberation Army: “Short Arms and Slow Legs” : TQ mất 60.000 quân
với 26.000 chết.

Theo B&J : giai đoạn 1979-1982 có hơn 50.000 người chết của cả hai bên.

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Theo Vietnam in Military Statistics (1995), Michael Clodfelter; WPA3, www.time.com có 20.000
người chết của cả hai bên.

Theo SIPRI 1988, Eckhardt, thiệt hại của cả hai bên là 21.000 về binh sĩ và 9.000 về dân thường.

Theo S&S : TQ có 13.000, VN có 8.000 người chết.

(http://users.erols.com/mwhite28/warstat5.htm#Sino-Vietnamese)

Theo FIGHTING TO MAKE A POINT: POLICY-MAKING BY AGGRESSIVE WAR ON THE


CHINESE BORDERS, quân đội TQ bị thương vong 46.000 người và mất 400 xe tăng.

Một tài liệu hải ngoại đưa ra con số : TQ tổn thất 60.000 quân và 280 xe tăng, VN tổn thất 30.000
người gồm cả bộ đội và dân thường. Không rõ nguồn.

Con số nào đúng ? Điều chắc chắn là cả hai bên đều sẽ cố phóng đại thương vong của đối
phương. Đồng thời, phải thấy rằng hầu hết các tài liệu nước ngoài đều khẳng định quân đội TQ bị
thiệt hại nặng, do đó khó có chuyện VN thiệt hại nặng hơn TQ mà họ lại không đề cập đến.
Theo cá nhân tôi, con số của S&S hợp lí nhất. Có lẽ TQ có 13.000-14.000 và khoảng 25.000 bị
thương, VN có 8.000 người chết và khoảng 15.000 người bị thương, trong đó thiệt hại của lực
lượng vũ trang là khoảng 6.000-7.000 hy sinh, 10.000-12.000 người bị thương.
Một số liệu khác được thành viên chenium (forum china-defense.com) trích lại từ 1 forum khác,

khá gần với phỏng đoán trên :


Tổng quân số tham gia : 558.952 người.
Tổng thiệt hại : 34.551 người.
Trong đó :
* Thiệt hại trong chiến đấu : 32.355 người.
- Chết : 7.814.
- Bị thương : 23.586.
- Mất tích : 955.
* Thiệt hại không trong chiến đấu : 2.196 người.
- Bệnh tật : 1.348.
- Chết vì tai nạn : 61.
- Bị thương vì tai nạn : 787.
Tổng cộng : 8.830 chết và 24.373 bị thương.
Trong đó số quân huy động rất sát với số liệu VN.
---chiangshan---

em đọc cái này bao nhiêu lần rồi mà vẫn ko chán , hehe các bác còn chưa đưa nhiều bức ảnh
quân đội TQ bị chết và bị tan thây ra vì cuộc chiến tranh này , có một số tài liệu còn cho bít rằng
ko phải chỉ có lực lượng vũ trang chiến đấu mà còn có cả người dân , cả nữ và họ chiến đấu rất
anh hùng và thông minh , có cô gái khi bị bắt đã rút chốt lựu đạn ra cùng chết luôn với mấy thằng
Trung Quốc , rồi tóm lại rằng chuyền thống của chúng ta chống lại Trung Quốc ăn vào máu của
mỗi người Việt Nam ta rồi , nhân dịp này ta hãy nhớ về chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa và hãy
luôn luôn cảnh giác trước mọi âm mưu của bọn Trung QUốc

Vì sao toàn là T34 trong khi Việt Nam đã sử dụng T54 trong CT chống Mĩ ? Rõ ràng là trưng bày
1 chiếc T54 sẽ oách hơn là 1 chiếc T34 cổ lỗ. Có thể là quân Trung Quốc đã chiếm được một
doanh trại huấn luyện của bộ đội tăng thiết giáp Việt Nam, và thu được những xe tăng trên ở đó.
Cũng xin bàn thêm về con số thiệt hại 420 xe tăng (TQ) và 185 xe tăng (VN) mà the Sino-

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Vietnamese War đưa ra. Đây là con số rất khó tin. Đối với TQ, bản thân VN cũng chỉ công nhận
diệt 280 xe tăng thiết giáp TQ, và con số này phù hợp với mức tổn thất 60% trên 500 xe tăng
tham gia chiến dịch mà TQ đưa ra. Đối với VN, do không kịp chuyển quân lên nên tổn thất xe
tăng chỉ ở những đơn vị sẵn có. Và nếu đã có sẵn khoảng 200 xe tăng thì điều lạ là cả hai bên
không thấy ghi nhận một trận đụng độ xe tăng nào.
Có thể ở đây tác giả ghi nhận thiệt hại của cả xe tăng thiết giáp và các xe quân sự khác -
chiangshan.

Cái chuyện bọn ghẻ thu được xe tăng T34 của ta, có lẽ là ở Lào Cai, tớ ko có nguồn mà nghe
những người cùng quê đi tẩn ghẻ ở mạn đó kể, rằng thị xã Lào Cai ngay sát biên giới, ngay ngày
đầu tiên bọn ghẻ ập vào chiếm luôn , có lẽ sót mấy cái T34 ở trong đó ko chạy kịp.

Hồi hè em lên Cao Bằng chơi, được nghe một ông trước là giám đốc nhà máy nước ở mỏ thiếc
ông ấy kể về đánh nhau hồi 79. Ông ấy lúc đấy được trực tiếp tướng Đàm Văn Ngụy giao nhiệm
vụ từ giám đốc nhà máy chuyển thành chỉ huy đánh nhau. Ông ấy kể nhiều chuyện khá hay.
Theo lời ông ấy thì ngày đầu tiên, bọn Tàu nó cẩu được xe tăng qua biên giới ở khu vực gần
hang Pacbo rồi cứ thế tiến về thị xã Cao Bằng. Ta hoàn toàn bị bất ngờ, không phải vì không biết
là nó tấn công, mà là không ngờ là nó cẩu được xe tăng qua núi rồi đánh ngay vào sau lưng
mình. Thế nên có một số đơn vị bị đánh từ sau lưng, phải phá huỷ vũ khí nặng rồi phân tán rút
lui. Khi xe tăng Tàu tiến vào đến thị trấn Đông Khê thì cả thị trấn đã bỏ chạy hết, chỉ có duy nhất
một cô điện báo viên bưu điện dũng cảm đã ở lại và điện về thị xã Cao Bằng là quân Tàu đã vào
đến Đông Khê.
(các bác cứ nhìn bản đồ Việt Nam là thấy là cả đường số 4 chạy dọc theo biên giới toàn là đồi
núi, ta chỉ phòng thủ ở một số điểm có đường giao thông thôi nên Tàu nó vượt qua núi là chả có
anh bộ đội nào ra cản).
Thị xã Cao Bằng trở nên nháo nhác. Tuy nhiên, khi lực lượng tiền tiêu của Tàu vào đến thị xã thì
chỉ còn duy nhất một chiếc xe tăng (không hiểu sao không có thằng nào đi tùng thiết, chắc bị luộc
hết rồi). Và thế là chiếc xe này đã bị nhân dân Cao Bằng tóm gọn bằng cách đem chăn ra chùm
kín lại, nó không nhìn thấy đường, lại bị quây nên không còn cách nào khác là đầu hàng. Sau đó
thì nhân dân thị xã đã di tản hết. Trong suốt cuộc chiến 79, cả thị xã chỉ có hai người bị giết.
Cũng theo lời ông bác thì chỉ ngay sau đó, không biết chính xác thời gian vì em quên mất, quân
ta đã tổ chức tiến công, tiêu diện gọn một đơn vị xe tăng Tàu. Chuyện hài hước là ở chỗ, phe ta
đi trên xe tải truy kích nó theo đường từ thị xã đến thác Bản Dốc, do là quân phục hai bên màu
na ná nhau, xe tăng nó cũng sơn màu xanh, co sao đỏ vàng nên hai bên cứ tưởng đồng đội.
Thành ra phe ta lại "xin các đồng chí nhường đường". Chạy quá hơn chục km, mãi không thấy
địch, hỏi dân mới biết là mình vừa vượt qua xong. Lúc đấy mới quay lại choảng, luộc không xót
một cái nào. Ông bác mà em kể bảo là sau trận đánh, ông ấy chui vào xe định tháo mấy cái bóng
điện tử (đồ này hồi đấy đắt lắm) nhưng lại đi tháo toàn mấy cái bóng chống sét của xe, về lại phải
vứt đi.
Cũng theo ông bác thì bọn Tàu chết nhiều hơn ta hàng chục lần, nhưng tại vì nó đông quá. Các
bác cứ tính, ta một đại đội 100 người giữ chốt, nó cho một trung đoàn tấn công, thì tỷ dụ mỗi bác
hạ được 10 thằng rồi mới hy sinh thì mình cũng không đủ người để đánh. Chưa kể đạt dược. Mà
bọn Tàu thì xác chúng nó không mang về nước hay chôn đâu, chúng nó xếp thành đống rồi cho
ít thuốc nổ là xong. Kể cả chú nao lính Tàu bị thương hơi nặng một tí thì cho ra sau tường và
quay mặt lại. Dân Cao Bằng thấy xác lính Tàu nhiều quá nên lấy về nấu cao thành Cao Bành
trướng.

Theo tư liệu của phía TQ, hướng Cao Bằng quân PLA đã tập trung toàn bộ trung đoàn xe tăng
của quân đoàn 42 đột phá, chọc thủng phòng tuyến của ta. Do xe TQ sơn cờ hiệu VN nên nhiều
đơn vị ta dọc đường bị bất ngờ (cũng giống trường hợp ở trên). Sau đó phía VN tiến hành phá
đập, tạo thành bức tường nước cắt đôi cuộc tiến quân của gần 200 xe tăng, thiết giáp, xe cơ giới
địch trong mấy ngày liền.

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Sau topic có tên "Chiến tranh biên giới 79-84" nhưng không thấy mô tả mặt trận Vị Xuyên-Thanh
Thủy (Hà Giang) đâu cả. Các trận đánh không lớn nhưng cũng dai giẳng và ác liệt lắm. Những
người đã tham gia mặt trận Quảng Trị năm 1972 cũng đều công nhận không kém ác liệt!!!

Những người đã từng có mặt tại Vị Xuyên-Thanh Thủy những năm 1983-1985 chắc không bao
giờ quên được nhũng địa danh: Thung lũng Ma, Cối xay thịt, thác gọi hồn cùng với cầu treo
Thanh Thủy và cánh đồng Hang Dơi!

các bác nè nhìn cái chú trong ảnh đội mũ cối nhìn hùng dũng nhỉ , em xem cái ảnh này ttrên
trang web Trung QUốc mà thấy tự hào , hehe nhìn hiên ngang vãi lúa , các bác có công nhận ko

Tôi đọc sách thấy có nói về lính ta ở Qủang Trị 72 , có chú bắn liền 20 phát B40,B41, sau về điếc
mất 3 tháng.
Theo tôi nghĩ, đã xông trận, sống chết gang tất, thấy nó xông lên là có cái gì bắn cái nấy, không
lẽ bắn B40 ,B41 tới phát thứ 4,5 là bỏ xuống theo sách???Còn sức thì còn bắn chứ ,các cậu
nhỉ...

Các bác post bài hay quá. Những tư liệu như thế này ít được phổ biến công khai. Tôi không hiểu
sao báo chí và sách vở ở VN hầu như ít khi đề cập đến chiến tranh với TQ và Campuchia. Sách
Giáo khoa Lịch sử cũng thế, nói về kháng chiến chống Mỹ thì rất tỉ mỉ, còn nói về chiến tranh với
Campuchia và TQ thì chỉ vài dòng.
Về cuộc chiến năm 79 thì những tài liệu, báo chí nước ngoài (Anh, Nhật, Mỹ...) mà tôi được đọc
đều công nhận TQ đã thất bại và chịu tổn thất nặng. Cụm từ "dạy cho VN một bài học" của Đặng
Tiểu Bình thường được nhắc đến với ý nghĩa mỉa mai.
Tuy nhiên các tài liệu tôi đọc cũng cho rằng, sau chiến tranh VN cũng đã chịu gánh nặng rất lớn.
Từ sau năm 79 cho đến tận nửa đầu những năm 90, TQ luôn duy trì một lực lượng quân sự lớn,
trải dài khắp tuyến biên giới. Để đối phó lại, VN cũng phải trải quân dọc theo biên giới. Có lúc lực
lượng hai bên lên đến con số hàng trăm ngàn lính. Xung đột lớn nhỏ diễn ra liên miên. Chuyện
này kéo dài suốt mười mấy năm trời, góp phần lớn làm cho kinh tế VN kiệt quệ, không ngóc đầu
lên được. Đó là chưa kể gánh nặng quân đồn trú ở Campuchia, bị bọn Khơme đỏ chơi bài du
kích quấy phá liên tục. Thử hỏi các bác, duy trì mấy trăm ngàn quân trong tình trạng sẵn sàng
chiến đấu, ở cả hai mặt Nam và Bắc suốt mười mấy năm liền, làm sao nền kinh tế ọp ẹp của VN
chịu cho thấu. Nói dại, bây giờ chiến tranh như năm 79 nổ ra lần nữa thì thành tựu kinh tế mười
mấy năm qua lại trôi sông trôi biển hết.

Các cậu cứ tranh cãi nhau mãi về bắn được mấy phát B40, có lần lên Lạng Sơn xem bắt trâu,
mấy ông chủ đưa con trâu vào giá đóng sẵn mãi không được, có 1 chi chạy lên bẻ sừng một cái
con trâu ngã lăn ra ngay... Có cậu nào láng cháng với con gái Lạng Sơn cũng lên dè chừng đấy!
(nói vậy thôi chứ lúc nào cũng nhẹ nhàng thì thua sao được?)

Gửi các bác : nên giữ bình tĩnh và tránh dùng từ ngữ gây kích động khi nói về Trung Quốc.

Trong cuộc chiến 79, cũng có rất nhiều người Hoa sống ở VN, do không chịu dẫn "đại quân" đi
lùng bắt cán bộ, bộ đội VN đã bị lính TQ bắn chết. Dân tộc nào cũng có người xấu kẻ tốt cả.

Trích từ bài của tang_long_ngoa_ho :

Các bác kể chuyện ngày xưa . Giờ tôi xin kể một chuyện mới đây thôi.
Cách đây mấy tháng tôi có gặp một cựu chiến binh TQ ở bắc kinh trên một chuyến xe khách . Khi
phát hiện tôi là người viet nam ông ta thích lắm , bảo là mấy chục năm rồi mới gặp lại một người
vn.

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Ông ta kể là hồi đó ông ta chiến đấu ở viet nam , bị thương , lạc đơn vị và được người vn cứu.
Quên không hỏi là ai , dân thường hay bộ đội đã cứu ông này. Ông ta còn nói là rất ngạc nhiên
khi được đối phương tha chết và cứu sống như thế.
Do bất đồng ngôn ngữ nên không hiểu hết câu chuyện của ông ấy . Nhưng tôi được ông cho biết
là lính TQ hồi đó hành quân và chiến đấu cũng gian khổ lắm .
Ông còn cho biết thêm là ông không thích mỹ và phục người viet nam vì TQ không đánh được
mỹ còn vn thì đánh được
Qua thái độ của ông ta với tôi thì có thể biết là ông ta rất có thiện cảm với người vn . Có thể một
đơn vị nào đó của ta đã nhân đạo với đối phương , và để lại lòng biết ơn trong con người đó.

Một khuảnh khắc đầy tình người trong chiến tranh . Một góc nhìn khác về đối phương của một
người bên kia chiến tuyến.
Tôi nghĩ vậy

To bác phaphai : những tư liệu về giai đoạn từ năm 1982 trở đi em sẽ dần dần gửi lên sau. Hiện
đang tập trung về riêng năm1979 cho dễ theo dõi. Tài liệu về mặt trận Vị Xuyên-Thanh Thủy do
quá gần nên rất ít, rất mong bác nào có thì hỗ trợ với.

Tôi có anh bạn, hiện đang làm ở trong Đảng uỷ tỉnh Lâm Đồng, cùng thi Tiến sỹ với tôi hồi tôi còn
ở Việt nam, trước chiến đấu chống Mỹ, rồi được điều ra phía Bắc đánh trận Vị xuyên, nhưng ở
thê đội hai dự bị, không trực tiếp đánh trận nào nhưng nhìn tận mắt.

Anh kể đơn vị anh ấy hi sinh một người thì quân Trung quốc chết 13-14 tên. Súng bắn hết băng
đạn là phải bỏ xuống cầm khẩu khác lên bắn, vì nếu không thì đạn chỉ rơi lọp bọp trước mặt vì
nòng súng đã nóng đỏ hết lên rồi.

Lựu đạn không kịp ném từng quả một, vì địch tràn lên đông quá, ta lại có quá ít người đóng trên
chốt (vì nếu đóng đông thì pháo địch dập mấy quả là hi sinh hết).

Đơn vị anh ấy mở sẵn chốt an toàn lưu đạn, cứ năm quả lựu đạn cho kẹp vào giữa một đốt tre
chẻ đôi và buộc lại. Khi địch tràn lên thì mở dây văng một phát là cả một chùm lựu đạn bay vào
đám quân địch. Có thế thì mới kịp.

Quân Trung quốc có trận chỉ mấy hàng đầu có súng, vì hàng sau có súng cũng không bắn được
vì vướng lưng hàng đằng trước (đánh lên dốc mà). Hàng đằng trước chết thì hàng đằng sau lên
nhặt súng của hàng đằng trước chiến đấu tiếp, cứ như vậy. Đấy là cách để bọn Trung quốc dùng
để chống bị quân ta thu mất vũ khí ?.

Về sau Nga viện trợ cho súng máy hạng nặng 37 nòng (?) (tôi tưởng là súng 37 ly, hỏi lại, nhưng
anh ấy khẳng định là súng có 37 nòng - tôi thực sự đến bây giờ vẫn chưa nhìn thấy loại súng
như vậy nên cũng hơi nghi nghi). Có loại súng đấy rồi thì yên tâm, cứ từ đồi nọ bắn chéo sang
đồi kia để bảo vệ nhau. Địch chết bị trúng đạn bắn văng đi mấy mét, đẩy dạt hết cả một mũi tiến
công lệch về một bên, cứ như là cánh đồng lúa bị gió thổi.

Bọn Trung quốc lại zốt, khi bị bắn đáng lẽ tản ra, thì chúng nó lại cứ cụm lại với nhau (chắc là
thằng nọ muốn dùng thằng kia làm bia đỡ đạn). Sau đó cối của ta cứ thế giã vào cái đám đông
đấy.

Anh ấy còn kể nhiều khi phải ném lựu đạn bằng súng cao su. Tháo chốt lựu đạn rồi căng dây
phóng đi, lựu đạn bay xa cũng được 50, 60m và nổ trên không nên diện tích sát thương càng
cao. Bọn tàu có nằm lăn xuống đất tránh vẫn cứ chết như thường, thế nên chúng nó lại càng rúc
đầu vào nhau để tránh mảnh đạn. Cái hay nữa của kiểu phóng lựu đạn này là bọn lính tàu do sợ

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
lại cứ ngước ngước mắt lên dõi xem lựu đạn bay đến đâu để còn nằm tránh, nên không ngắm
bắn chiến sỹ ta được, chỉ vãi đạn thôi.

Tôi cũng nghe nói là trong điều kiện bình thường để đảm bảo an toàn không ai bắn quá 2 viên
B40, vì nếu không bị điếc tai, sẽ không còn cảm giác chiến đấu. Nhưng trong chiến tranh, tình
hình gấp gáp, giặc đông, đằng nào mình không bắn nó thì mình cũng chết, nên một người buộc
phải bắn 7 quả tôi nghĩ không phải là lạ. Trong chiến tranh chống Mỹ, chị Ngô Thị Tuyển còn vác
được hai hòm đạn cao xạ 98Kg, trong khi người nặng có 38kg.

Còn nói về số bị chết, thằng chinese PhD student ngồi cùng office với tôi nói là nó đọc được ở tài
liệu Trung quốc là quân trung quốc chết hơn 20.000 nghìn quân chính quy, và đem quân sang
việt nam chỉ có 200.000 thôi. Nếu như tài liệu của nó nói là chết 20,000 thì chắc thực tế sẽ chết
30,000.

Còn tài liệu "Các local conflict từ sau chiến tranh thế giới thứ II" mà tôi đọc được ở thư viện
trường tôi hồi còn học ở bên Anh thì, ở Chương về sino-vietnam conflict, các tác giả nói là Quân
đội Trung quốc thừa nhận chết 20 nghìn quân, và quân việt nam the same. Trung quốc sai lầm
khi quá tự tin về victory over Vietnam. Quân Trung quốc từ năm 1949 cho đến 1979 không đánh
nhau trận nào, cựu chiến binh thế chiến và Triều tiên trong quân đội không còn ai nữa nên không
có kinh nghiệm. Trong khi đó, quân đội Việt nam thì ngược lại, đánh nhau liên tục từ năm 1945
nên kinh nghiệm đầy mình, địa phương quân lại toàn cựu chiến binh giải ngũ, tự giác cầm vũ khí
ra trận tác chiến độc lập luôn trong những ngày đầu mà không đòi hỏi cần phải tổ chức bài bản,
nên TQ bị thiệt hại nặng.

Thấy ông chú ruột chiến đấu ở quân khu hai nói là về sau chống đánh lấn chiếm chết mới nhiều.
Ta địch có lẽ ngang nhau. Còn năm 79 thì chưa đánh lớn địch đã rút rồi. Đại quân hai bên chưa
có dịp gặp gỡ.

Tài liệu giải mật về cuộc chiến Hoa Việt 1979

Lâm Lễ Trinh

Lý do - Quyết định - Hậu quả và những bài học tương lai

Để bao vây Trung quốc và làm suy yếu thế lực của Hoa Kỳ tại Á châu, tháng 6.1969 Leonid
Brezhnev đề nghị với các quốc gia, từ Trung Đông đến Nhựt Bổn, hình thành một tổ chức an ninh
chung bảo vệ hòa bình và an lạc trong khu vực. Riêng ở Đông dương, chủ đích của Nga là hất
ảnh huởng Mỹ và Tàu ra khỏi bán đảo, kiểm soát vịnh Cam Ranh và các hải cảng chiến lược, hỗ
trợ các đảng và thể chế mạc xít, đồng thời đặt các nước Đông dương trong vòng lệ thuộc Điện
Cẩm Linh bằng cách viện trợ quân sự và kinh tế. Kế hoạch này thành công. Việt Nam là trường
hợp điển hình.

Sau ngày "giải phóng Sàigòn" Liên Sô tăng số cố vấn tại Lào từ 100 lên 500, giúp 500 triệu mỹ
kim cho ngân sách VN tài khóa 1976 và 3 tỷ đô la cho kế hoạch ngũ niên 1976-1980 của Hà nội.
Bắc Kinh, trong lúc đó, chỉ viện trợ tượng trưng 200 triệu, báo tin không cấp ngân khoản mới cho
1977 và ngày 27.9.1976, tại diễn đàn Liên Hiệp quốc, Ngoại trưởng Kiều Quán Hoa một mặt tố
Nga trám khoảng trống ở Á châu và mặt khác, cảnh cáo các thành viên Đông Á đừng bao giờ
"đón cọp vào ngã sau trong khi đuổi chó sói ra cửa trước". Với ước mong được thu nhập vào
COMECON, Hội đồng Tài trợ Kinh tế Hỗ tương CS, Hà nội theo sát con đường Sô viết chống
Tàu. Khi Đảng Lao động VN nhóm Đại hội lần thứ 4 tại Hà nội, cuối 1976, đưới sự giám sát của lý
thuyết gia Mikhail A. Suslov, trưởng phái đoàn Sô viết......................

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Cuối 1977, sau khi tham khảo ý kiến Trung quốc, Cam Bốt đoạn giao với VN. Đầu năm 1979, số
cố vấn và chuyên viên sô viết tại VN tăng từ 5000 lên 8000. Nhiều diễn biến dồn dập xẩy ra,
khiến cho Bắc kinh và Hà nội không tránh được đụng độ trực tiếp:

+ Lý do đụng độ Việt - Hoa. Tổng quát, có bốn lý do chính yếu:


1.- Liên sô xử dụng Vịnh Cam Ranh và ký Hiệp ước thân hữu với VN. Tháng 6.1978, không khí
căng thẳng khi Phó Thủ tướng Đặng Tiểu Bình báo tin hủy bỏ viện trợ cho VN, phản đối việc trục
xuất 110.000 người Việt gốc Hoa và công bố Trung quốc đã giúp cho CSVN hơn 20 tỷ mỹ kim từ
1950 đến 1978. Hà nội liền tố ngược các lãnh tụ Tàu là phản động. Hai quốc gia CS Albania và
Lào cũng hùa theo chỉ trích Bắc Kinh. Đồng thời, Phạm Văn Đồng lên tiếng xin bình thường hóa
bang giao với Hoa Kỳ. Mười hôm sau, giới truyền thông rầm rộ tung tin Liên sô được phép lập
căn cứ quân sự tại Cam Ranh và Đà nẵng. Phần thưởng của sự nhân nhượng này là Mạc Tư
Khoa bựt đèn xanh cho Hà nội xúc tiến thực hiện và điều khiển "Liên bang Đông Dương".
Ngày 3.11,1978, Nga và Việt ký Hiệp ước Thân hữu và Hợp tác, trong đó điều 6 đặc biệt ghi rằng
đôi bên sẽ áp dụng "các biện pháp thich nghi và hữu hiệu để bảo vệ hòa bình và an ninh" nếu
một trong hai nước bị đe dọa hay tấn công. Trong dịp viếng Thái Lan, Đặng Tiểu Bình sỉ vả VN là
"Cuba của phương Đông", bắt tay với đế quốc để xây mộng bá chủ và đe dọa Thái Bình Dương
và Thế giới.
2.- VN chiếm đóng Cam Bốt. Tại Hội nghị Genève 1954, Chu Ân Lai thuyết phục Phạm Văn Đồng
cho rút quân khỏi Cam Bốt và công bố tôn trọng chủ quyền nước này. Năm 1958, Bắc kinh và
Nam Vang trao đổi sứ thần và ký Hiệp ước hữu nghị và bất xâm phạm. Tháng 11.1963, sau vụ
đảo chính TT Ngô Đình Diệm, Sihanouk yêu cầu các cơ quan Mỹ rời xứ Chùa Tháp và Trung
quốc cảnh cào Hoa Kỳ không được xâm nhập đồng minh nhược tiểu này. Tháng 3.1970, tướng
Lon Nol lật đổ Sihanouk. Một tháng sau, các dân tộc Đông dương nhóm thượng đỉnh tại
Guangzhou gồm có Bắc Việt, Pathet Lào và Khờ me Đỏ (lúc đó còn liên kết với Sihanouk). Khờ
Me Đỏ nhận viện trợ của Bắc kinh và tuy không tin Hà nội, vẫn liên tục cấp nơi ẩn nấp cho các
lực lượng Việt cộng mỗi khi chúng bị Quân đội VNCH đẩy lui. Vì lý do lịch sử, địa dư và chiến
thuật, Cam Bốt đã từng là chư hầu của VN. Miên luôn luôn lo sợ bị nuốt trửng ngay trong những
năm cộng tác thân thiện với Hà nội (1970 - 1975). Sau tháng 4.1975, Khờ Me Đỏ hoàn toàn trông
cậy vào sự che chở của Trung quốc. Tháng 9.1975, Chu Ân Lai sắp xếp cho Sihanouk trở về
Nam Vang "để đuổi Bắc Việt ra khỏi xứ " nhưng ê kíp Pol Pot, Ieng Sary và Khieu Samphan nhất
quyết đốt giai đoạn biến Cam Bốt đầu hôm sớm mai thành một "nước xã hội chủ nghĩa vẹn toàn",
bất chấp lời khuyên của Chu. Những biện pháp quá khích được đem ra thi hành gấp làm cho xứ
hỗn loạn. Tháng chạp 1976, khi phái đoàn chuyên viên Tàu của Fang Yi sang giúp Miên thì đã
quá chậm: quần chúng kiệt sức, thợ thuyền, công chức và trí thức bị tiêu diệt, quân đội tan rã,
gần 4000 lính Miên (do Việt cộng huấn luyện năm 1976) bị tẩy trừ. Từ 1975 cho đến 1978, Chính
phủ Khờ Me Đỏ đòi bộ đội Việt rời xứ nhưng các đơn vị này chỉ di tản về biên giới và tại đây, hai
bên nhiều lần đụng độ đẫm máu.
Cuối 1976, Đại hội 4 Đảng Lao Động nhóm để đổi tên thành Đảng CS Việt Nam và chấp thuận
đề án của Lê Duẩn xúc tiến việc thiết lập Liên bang Đông Dương bằng cách thuyết phục và nếu
cần, áp lực quân sự Miên và Lào gia nhập. Tháng 2.1978, Ủy ban Trung ương quyết nghị xóa
chế độ Pol Pot qua 4 giai đoạn: tố cáo đường lối khát máu của Khờ Me Đỏ, tấn công Bắc kinh
viện trợ Nam Vang, xúi dân Miên nổi loạn và tận dụng lá bài Sô viết. Ngày 7.1.1979, với sự đồng
ý và hỗ trợ vũ khí của Mạc Tư Khoa, 100.000 quân Việt tràn ngập Cao Miên và toàn thắng sau 2
tuần lễ. Trung quốc không can thiệp, để tránh lún vào vũng lầy chiến tranh như Hoa Kỳ. Tuy
nhiên, Đặng Tiểu Bình cảnh cáo rằng trong tương lai, Bắc kinh sẽ "lấy những quyết định ngoài ý
muốn vì hòa bình". Theo tạp chí Tàu cộng Geng Biao, 1.500 Hoa kiều bị kẹt lại ở Cam Bốt và
phần đông đã gia nhập hàng ngũ Khờ Me Đỏ để chống VN. Ngày 8.1. 79, Hội đồng Nhân Dân
Cách Mạng, do bù nhìn Heng Samrin cầm đầu, được Hà nội công nhận. Chính quyền Thái thận
trọng đứng ngoài. Lời kêu cứu của Sihanouk với Liên Hiệp Quốc rơi vào sa mạc. Pol Pot rút vào
rừng để kháng chiến. Ngày 18.2.1979, Miên và Việt ký Hiệp ước Thân hữu và Hợp tác có giá trị
25 năm, công khai hóa việc quân đội Việt chiếm đóng Cộng hòa Nhân Dân Cam Bốt và đặt chính
thức xứ này dưới chiếc dù quân sự của Hà nội. Trước đó hai năm, ngày 18.7.1977, Lào và VN đã

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
ký một Hiệp ước hữu nghị tương tợ. Liên bang Đông Dương thực hiện xong. Bằng võ lực.
3.- Tranh chấp Việt - Hoa về lãnh thổ. Từ lâu, đề tài cãi vã giữa VN và Trung quốc xoay quanh ba
khu vực:
a)- Một biên giới chung dài trên 797 cây số, được thực dân Pháp và Trung Hoa ấn định năm
1887 trong một Thỏa ước và bổ túc năm 1895. Cuối thập niên 70, cả Hoa và Việt khiếu nại lẫn
nhau về vị trí của 300 cột trụ phân ranh.
b)- Vịnh Bắc Việt, còn gọi là Beibu Gulf / Bắc Bộ Gulf hay Gulf of Tonkin. Hai Thỏa ước vừa kể
không nói rõ lằn ranh thuộc phần kiểm soát của mỗi nước. Tháng 10.1977, cuộc hội nghị tại Bắc
kinh không giải quyết được dứt khoát vấn đề.
c)- Gây cấn nhất là chuyện dành hai nhóm quần đảo Hoàng Sa (hay Paracels/Xisha) và Trường
Sa (hay Spratlies/Ninsha). Khu vực này hệ trọng cho cả Trung quốc và VN về chiến thuật và dầu
khí. Hoàng Sa, Trường Sa, cùng với một số đảo lân cận khác như Pratas Reef và Macclesfield là
những trạm thông thương giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Bởi thế Phi Luật Tân, Đài
Loan, Nam Dương, Nhựt, Brunei v..v.. cũng đòi chia phần. Mỹ và Nga theo sát vấn đề. Nga nắm
thế thượng phong vì kiểm soát được Vladivostok, Cam Ranh và Đà nẵng. Ngày 4.9.1958, Bắc
Kinh công bố chủ quyền trên Trường Sa và Hoàng Sa. Quân đội VN đã tái chiếm được 6 đảo
nhỏ. Từ 1974 cho đến 16.2.1979, theo Renmin Ribao, số ra ngày 14.5.1979 và bản ghi chép
"SRV Memorandu " đề ngày 16.3.1979, có tất cả 3535 vụ xô xát Việt -Hoa tại biên giới (trong sổ
sách Trung cộng) và 4333 vụ (chiếu tài liệu VN).
4.- Hà nội trục xuất Hoa kiều làm cho tình hình căng thẳng tột độ. Đa số Hoa kiều tại VN di cư từ
hai tỉnh Quảng Đông va Phước kiến, sau Trận giặc Nha phiến (1840- 1842). Họ cần cù làm ăn,
sống đoàn kết và không tham gia chính trị. Tại Nam Việt, trước 1975, hơn phân nửa tổng số
1.300.000 người Hoa ủng hộ Chính phủ quốc gia. Sau Tết Mậu thân 1968, từ 75 đến 80% không
có thiện cảm với CS. Chỉ một số ít hoạt động cho Hà nội. Trước 1975, năm người Việt gốc Hoa
được bầu vào Hạ Viện. Tại Chợ lớn, người Hoa tổ chức thành 5 bang: Quảng Đông, Phước kiến,
Triều châu, Hẹ và Hakka, mỗi bang được đại diện bởi một bang trưởng chọn theo lối đầu phiếu.
Họ có một Phòng Thương mãi, một bệnh viện đặt tên Chung Cheng, một số trường học và báo
chí. Tháng 8.1956, Tổng Thống Ngô Đình Diệm ban hành sắc lệnh buộc Hoa kiều bỏ quốc tịch
Tàu và nhập tịch VN nếu muốn tiếp tục hành nghề. Tháng 4.1957, thẻ lý lịch ngoại quốc bị coi
như vô giá trị............................

Đầu 1977, Việt - Hoa căng thẳng. Chính quyền Hà nội đuổi người Tàu sống tại các tỉnh biên giới
về Trung quốc. Tháng 5. 1978, trong vòng 13 hôm, con số này vượt lên đến 57.000, không kể
320.000 người bị đẩy đi vùng kinh tế mới và 50.000 bị tịch thu tài sản. Nhà Nước CHXHCN còn
công bố cho phép ra đi vĩnh viển những ai mang chiếu khán Hồng kông, Đài Loan hay Pháp.
Ngày 29 tháng 6, VN chính thúc gia nhập COMECON, Bắc kinh liền cúp viện trợ hoàn toàn, hồi
hương 880 chuyên viên và đóng cửa Sứ quán. Hà nội ra lệnh cho Tòa Tổng lãnh sự Tàu ngưng
hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh. Ba lãnh sự quán Việt ở Nam Ninh, Côn Minh và Quảng
Đông củng phải rút lui. Từ tháng 9. 1978, trong Tạp chí CS và tờ Quân Đội Nhân Dân, nhà cầm
quyền Việt Nam bắt đầu kêu gọi dân chúng sẵn sàng chống lại "chủ nghĩa bành trướng của nước
lớn và ý đồ bá quyền của bọn Hán phong kiến." Liên hệ Việt - Hoa "môi hở răng lạnh" tan thành
mây khói. Câu nói của Hồ "Việt và Hoa vừa là bạn, vừa là anh em" chua cay hơn lúc nào hết.
+Đặng Tiểu Bình chuẩn bị chiến tranh.
Chu Ân Lai qua đời đầu năm 1976 và Mao Trạch Đông, chín tháng sau. Nội tình Trung quốc xáo
trộn vì ba sự kiện hệ trọng:
1.- chiến dịch sôi nổi chống nhóm Tứ Quái của Jiang Qing, vợ Mao, đầu não xách động Cách
Mạng Văn Hóa.
2.- việc thi hành chậm trễ kế hoạch Bốn Hiện Đại Hóa do Chu đề xướng để canh tân kỹ nghệ,
canh nông, quốc phòng và khoa học.
3.- sự tranh quyền ráo riết giữa Đặng Tiểu Bình và Tổng bí thơ Hoa Quốc Phong, lãnh tụ của
"Phe Bất Cứ Gì" (=bất cứ gì chủ tịch Mao nói và làm đều đúng cả!). Cuối 1978, sau hai lần bị khai
trừ, Đặng phục hồi quyền lực, nắm đa số trong Chính trị bộ và Ủy ban trung ương Đảng CS, giữ
chức Tổng tư lệnh quân đội, thi hành chính sách của Chu và xét lại đường lối Mao ít. Đặng bắt
tay nghiên cứu cách giải quyết khủng hoảng với láng giềng VN. Trung quốc cảm thấy bị đe dọa

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
trong quyền lợi và thách đố bởi một nước đàn em hung hăng, phản bội và tự hào là nước mạnh
quân sự thứ ba trên địa cầu.
Theo Gs Irving Janis và Leon Mann, Đặng Tiểu Bình hành động thực tế và thận trọng qua 3 giai
đoạn. Trước hết, thu thập đầy đủ dữ kiện bên ngoài (chiến lược toàn cầu của nước Tàu, chiến
lược Đông dương của VN, sự nhúng tay của Liên sô, vấn đề Cam Bốt, tranh chấp biên giới, Hoa
kiều tại VN, yếu tố Hoa Kỳ, dư luận thế giới) và dữ kiện bên trong như: lợi ích và các giá trị của
Trung quốc, phản ứng tâm lý quần chúng trong nước, khả năng của quân đội Tàu, ảnh hưởng
chiến tranh đối với mức phát triển kinh tế quốc gia..v..v.. Thứ nữa, tham khảo ý kiến và đạt được
sự đồng thuận của các cơ cấu trong đảng CS: Chính trị bộ, Ủy ban Trung ương và Quân ủy Hội.
Sau hết, hành động để giữ vững quyết định đến cùng.
Hà nội ký Hiệp ước Hữu nghị với Liên sô và cưỡng chiếm Nam Vang là hành động khiêu khích
thêm, buộc Bắc kinh phải trả đũa. Ngày 15.12.1978, Hoa Kỳ công nhận Trung Hoa. Đặng Tiểu
Bình liền bay qua Hoa Thịnh Đốn hội kiến với Tổng thống Jimmy Carter, báo tin riêng sẽ tấn công
VN và trấn an Mỹ rằng nhà cầm quyền nước ông biết tự chế. Ngày 1.1.1979, hai nước bang giao
chính thức. Đặng cũng viếng Nhựt và một số quốc gia Đông Á để dò xét phản ứng. Tất cà đều lo
ngại về ý đồ tương lai của VN, đồng minh của Mạc Tư Khoa. Trở về Bắc Kinh, Đặng điều chỉnh
kế hoạch. Thay vì gởi quân qua Cam bốt giúp Khờ Me Đỏ và để tránh mang tiếng với Thế giới là
"mưu đồ bành trướng", Trung quốc quyết đánh thẳng vào VN dưới hình thức "phản công tự vệ",
không dùng hải lực không quân, trong một thời gian giới hạn và chỉ nhắm vào vùng biên giới.
Đặng muốn dạy cho nhóm lãnh tụ tại Bắc bộ phủ "một bài học quân sự đich đáng".
Mục phiêu thật của "sự trừng phạt" là gì? Tiêu hủy vài sư đoàn, căn cứ chiến lược hay chiếm một
giải đất biên phòng của đối phương? Đặng không cho biết thâm ý. Dù sao, theo học giả King C.
Chen, "chiến tranh trừng phạt, the Punitive War" tượng trưng cho chính sách đối ngoại của Bắc
Kinh tại Á châu từ 1949. Hành quân năm 1979 chống VN được chuẩn bị chu đáo như cuộc đụng
độ Hoa - Ấn năm 1962 và không hấp tấp như trường hợp Trung cộng tham chiến ở Triều tiên hay
vụ Nga sô can thiệp ở Tiệp khắc và Hung Gia lợi.

+ Bài học quân sự 1979.


Năm 1938, Mao giải thích như sau quan điểm của Lê nin về chiến tranh: "Khi chính trị mở rộng
đến mức không còn tiến tới được bằng đường lối thông thường thì chiến tranh bùng nổ để san
bằng các trở ngại gặp phải". Lê nin từng viết: "Chiến tranh chỉ là chính trị nối tiếp bằng những
phương tiện khác". Câu này dựa vào ý kiến của Karl Von Clausewitz: "Chiến tranh không phải là
hành vi đơn giản của chính sách mà là một lợi khí chính trị đích thực, một sự tiếp tục của hoạt
động chính trị với phương thức khác". Cuộc chiến để sát phạt VN, dù núp dưới danh xưng phản
công tự vệ, được khởi xướng đúng theo chủ trương trên đây. Các lãnh tụ Trung quốc đã cân
nhắc quyết định của họ hai năm (1977-1979), với hy vọng bình thường hóa bằng võ lực mối bang
giao Hoa - Việt. Muốn thành đạt, chiến tranh nhân dân cần hội một số điều kiện: đảng và quân
thống nhất, quần chúng hỗ trợ, đất nước hậu tiến, vũ khí quy ước, kỹ thuật lạc hậu, ngoại xâm đe
dọa và đấu tranh trường kỳ.

Trước tháng 2.1979, Trung quốc có 3,600.000 quân nhân tại ngũ và 175 sư đoàn tại 11 vùng
chiến thuật. Võ khí gồm có 10.000 chiến xa, 20.000 giàn phóng hỏa tiễn, 16.000 cà nông và
phương tiện chuyên chở rất lạc hậu. Hải quân có 30.000 thủy thủ, 75 tiềm thủy đỉnh. Hạm đội
Bắc Hải có 300 chiến hạm, Đông hải: 450 và Nam hải: 300. Lực lượng không quân có 400.000
phi công, 5000 chiến đấu cơ cũ và lỗi thời, loại Mig 15,17,19 và 80 Mig 21. Đặng Tiểu Bình là
Tổng Tư lênh hành quân, với 2 phụ tá Xu Xiangqian và Nie Rongzhen, tướng Gen Biao giữ chức
Tham mưu trưởng. Về phía VN, tổng quân số lên đến 600.000 phân chia 200.000 tại Cam bốt,
100.000 tại Lào, 100.000 tại Nam Việt, và 200.000 ở Bắc Việt. Xung quanh Hà nội có 5 sư đoàn
và 4 lữ đoàn. Dài theo biên giới Trung hoa, VN có 150.000 dân quân tổ chức thành 6 sư đoàn địa
phương và một trung đoàn. Không lực Việt có 300 chiến đấu cơ (70 Mig 19, 21 Mig 17, và một số
F 5 tịch thu của Mỹ năm 1975). Hải quân Việt có 2 chiếc PETYA Sô viết với hỏa tiến chống tiềm
thủy đỉnh, và 60 tàu tuần tiễu.
Cuộc "hành quân sát phạt" kéo dài 16 ngày, chia thành 2 giai đoạn: 1)- Từ 17 đến 26.2.1979.
Ngày 17 thàng 2, lúc 5 giờ sáng, theo chiến thuật "biển người", 100.000 Tàu, được chiến xa hỗ

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
trợ, tràn vào Lạng Sơn, (phía Đồng Đăng), Cao Bằng, Đồng Khê, Mông Cáy, và Lào Cai sau khi
pháo kích mãnh liệt. Sự tiến quân, mau lẹ lúc dầu, lần hồi bị địa phương quân Việt chận lại và
bao vây. Các đơn vị chính quy VN tập trung về phía Nam Cao Bằng và Lạng Sơn để đánh tiêu
hao những sư đoàn đối phương. Số tổn thương của hai bên đều nặng nhưng khó kiểm chứng.
Phía Trung quốc chiếm được Lào Cai, Cao Bằng và chuẩn bị tấn công Lạng Sơn nhưng không
có ý định tiến về Hà nội. Đồng thời, Bắc Kinh công bố sẽ rút quân đội "sau khi hoàn tất mục tiêu".
Trong thời khoảng đó, Liên Sô đưa 7 chiến hạm tuần tiễu dài theo hải phận VN và ngày 21 tháng
2, gởi tuần dương hạm Sverdlov và một khu trục hạm Krivak vào Nam Hải. Vũ khí Nga được
không vận từ Calcutta và một phái đoàn quân sự sô viết bay qua Hà nội. Mạc Tư Khoa yêu cầu
Tàu rút binh.

2)- Từ 27.2 đến 5 tháng 3. Chiến cuộc tiếp diễn ở Lào Cai, Cao Bằng và Mông cáy nhưng tập
trung mạnh nhất vào Lạng Sơn, cách Đèo Hữu Nghị lối 10 dặm và Hà nội 85 dặm. Với hai sư
đoàn mới đến từ Đồng Đăng và Lộc Bình, Trung vất vả tấn công các ngọn đồi quanh tỉnh. Việt
chống cự mãnh liệt và còn đột nhập vào ba thị trấn Guangxi, Malipo và Ninping ở bên kia biên
giới. Ngày 3 tháng ba , Lạng Sơn thất thủ. Đồng Đăng và Cẩm Dương bị san bằng nhưng các
đơn vị Việt tiếp tục đánh tại Lộc Bình và Mông cái. Ngày 5 tháng 3, Chính quyền Bắc Kinh một
mặt công bố đã chiếm được các tỉnh lỵ Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai và 17 quận, gây thiệt hại
nặng cho 4 sư đoàn Việt và mặt khác, cảnh cáo Hà nội không được cản trở sự rút lui của Quân
đội Nhân dân Trung quốc. Cùng một ngày, Bắc bộ phủ tổng động viên toàn quốc. Ngày 7 tháng
3, VN xác nhận đồng ý cho đối phương rút quân "để tỏ thiện chí hòa bình". Tại Nga, Thủ tướng
Kosygin và Tổng bí thơ Brezhnev cực lực lên án Trung quốc, tiếp tục cho không vận võ khí và
canh chừng hải phận VN. Cuba cho biết sẵn sàng gởi quân trợ chiến Hà nội. Tại Liên Hiệp Quốc,
với sự ủng hộ của Hoa Kỳ, khối Asean kiến nghị đòi "các lực lượng ngoại quốc rút ra khỏi khu
vực" mà không lên án Bắc Kinh. Ngày 16.3.1979, không còn đơn vị Tàu cộng nào ở VN. Theo
tinh thần kiến nghị Asean thì VN tại Cam Bốt cũng phãi hồi hương quân đội chiếm đóng. Hội
Đồng An ninh LHQ rốt cuộc không có ra quyết nghị nào. Một nhà ngoại giao chua chát phê bình:
"Khi tranh chấp xẩy ra giữa các đại cường, Liên Hiệp Quốc biến mất!".
+Thẩm lượng "bài học quân sự 1979
1.- Thiệt hại của đôi bên. Dưới đây là bản kê khai thiệt hại căn cứ vào tài liệu mỗi phía, trích từ
quyển sách "China''''''''''''''''s War With Việt Nam, 1979" của Gs King G. Chen , trang 114:
Trung Quốc Việt Nam
Tử thương 26.000 30.000
Bị thương tích 37.000 32.000
Tù chiến tranh 260 1.638
Chiến xa, quân xa 420 185
Bích kích pháo, súng 66 200
Giàn hỏa tiễn 0 6

Hoa lẫn Việt đều tuyên bố thắng trận nhưng không xứ nào hoàn thành mục tiêu chính yếu. Trung
quốc không hủy được một sư đoàn Việt nào, không chấm dứt được xung đột tại biên giới, không
ép được các đơn vị Việt rút khỏi Cam Bốt và củng không thuyết phục nổi VN thay đổi chính sách
đối với Hoa kiều. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã gây ra tại Hà nội sự nghi ngờ về thực tâm của Mạc Tư
Khoa can thiệp bằng võ lực để chống Trung cộng ở VN. Mặt khác, khối Asean đã lên tiếng ủng
hộ Tàu trong cố gắng chận chủ nghĩa bành trướng của CS Việt tại Đông Á và, dưới khía cạnh
này, gây thiệt hại cho nền kinh tế Việt không ít. Ngày 26.3.1979, Jiefangjun Bao viết trong bài xã
luận: "Cuộc chiến 1979 đã làm sáng tỏ những ý kiến sai lệch về vấn đề chiến tranh và một số vấn
đề khác". Không thấy báo xác định rõ vấn đề gì. Sáu tháng sau, nhân lễ kỷ niệm 30 năm thành
lập Cộng hòa Nhân Dân Trung quốc, Tổng trưởng Quốc Phòng Xu Xiangqian trình bày quan
điểm trong tạp chí "Quân Đội": "Như chúng ta biết, trong lịch sử chiến tranh, có nhiều cuộc thất
trận không vì nhân lực yếu hay võ khí kém, nhưng bởi tư tưởng quân sự lạc hậu và chỉ huy sai
lầm. Một kết luận thực tế là năm 1979, tại VN, các lãnh tụ Trung Hoa vừa dạy đối phương và vừa

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
thu thập một bài học hữu ích: Quân đội Trung Hoa không thể thắng một cuộc chiến tân tiến trước
khi được hiện đại hóa về võ khí và chiến lược.

Đối với VN, hậu quả của cuộc chiến nặng nề hơn, về nhiều phương diện:
1) Trong vòng một năm, 1979-1980, vì lý do an ninh và cũng vì nhu cầu chiếm đóng Miên và Lào,
ngân sách quốc phòng tăng rất mạnh. Lục quân vượt từ 600.000 bộ binh lên một triệu, Hải quân
từ 3.000 thủy thủ lên 12.000 và Không quân từ 12.000 phi công lên 15.000. không kể ngân khoản
khổng lồ để mua võ khí, tàu chiến và phi cơ.
.......................

3) Về kinh tế, hai kế hoạch ngũ niên 1976- 1980 và 1981- 1985 thất bại thê thảm. Đồng bạc phá
giá 100%. Giá sinh hoạt tăng phi mã. Lợi tức đầu người dưới 300 mỹ kim năm 1984. Ngày
30.4.1984, tại phiên họp ở La mã, Chương trình Liên Hiệp quốc về Thực phẫm cắt bỏ 5,3 triệu đô
la viện trợ cho VN.

2- Hậu quả quốc tế.


A) Thái độ của Khối Asean: Từ 1979, chính sách của Asean có tính cách liên tục. Trong thời gian
tháng 2 đến tháng 8, 1979, phần đông các nước thành viên âm thầm tán đồng cuộc hành quân
của Bắc Kinh nhưng sau đó kêu gọi chính thức chấm dứt xung đột. Từ tháng 9 đến tháng 6.1982,
Asean khuyến cáo VN rút quân khỏi Cam Bốt để quốc gia này tổ chức bầu cử tự do. Việc Trung
quốc ngưng xô xát với VN giúp xúc tiến giải pháp. Từ tháng 6.1982 về sau, Asean vận động
thành lập một liên minh chính trị do Sihanouk lãnh đạo trong khi vẫn áp lực Hà nội. Kết quả là
tháng 7.1982, Hội nghị Ngoại trưởng 3 nước Đông Dương ra thông cáo đề nghị rút một phần
quân Việt khỏi Cam Bốt, lập một hành lang an ninh giữa Thái và Miên và tổ chức Hội nghị Đông
Á.
B) Các quốc gia khác trên thế giới - Khi chiến tranh Hoa-Việt nổ lớn, Tiệp khắc, Hung Gia Lợi, Lỗ
Ma Ni, Bulgarie, Cuba và Lào chỉ trích mạnh Bắc kinh. Nhựt và Tây Đức cắt viên trợ vì VN chiếm
Cam Bốt. Ấn độ công nhận Chính phủ Heng Samrin để phản đối Trung quốc. Nam và Bắc Hàn
im lặng, giữ thế trung lập. Mỹ có cảm tình với Đặng Tiểu Bình vì lo ngại Liên sô bành trướng,
theo dõi tình hình và khuyên hai đối phương tự chế.
+++
Ba yếu tố căn bản đã ảnh hưởng sâu đậm cuôc chiến 1979: Quyền lợi quốc gia và chiến lược - Ý
thức hệ CS và Lòng ái quốc. Một số vấn đề đã khích động nhóm người lãnh đạo có trách vụ
quyết định. Tuy nhiên không một ai nghĩ rằng nước Tàu thực sự bị đe dọa về mặt an ninh vào
thời khoảng đó. Trung quốc và Việt Nam không đi đến chiến tranh toàn diện vì cả hai thuộc phe
xã hội chủ nghĩa. Tinh thần yêu nước và "mặc cảm huynh trưởng tự tôn" thúc đẩy Bắc kinh đòi
hỏi đất đai, với mong ước tái lập ảnh hưởng cũ trong vùng. Tình anh em lâu đời giữa hai quốc gia
láng giềng ngăn họ kéo dài một cuộc chiến đẫm máu. Bởi thế, sự đọ sức được giữ ở mức trung,
may thay!
Điểm khác đáng lưu ý là vai trò của lãnh đạo. Đúng thế, lãnh đạo đẻ ra chính sách. Và chính
sách vẽ đường cho ngoại giao. Nhân cách Đặng Tiểu Bình chi phối cuộc khủng hoảng 1979
được mệnh danh "chiến tranh của Đặng Tiểu Bình". Đặng mưu trí, nhẫn nại, liều lĩnh và thực tiễn.
Đối diện là Lê Duẩn, không có kinh nghiệm sâu sắc về nước Tàu vì ở tù ngoài Côn đảo trong giai
đoạn Việt Minh kháng chiến 1940 - 1950 với sự ủng hộ duy nhất và nhiệt tình của Bắc Kinh.

Một bài học quân sự thứ hai: Tháng 4.1985, Quân đội VN tảo thanh biên giới Thái - Miên, Son
Sann hù dọa Hà nội rằng Trung quốc chuẩn bị một bài học khác. Mùa đông 1984- 1985, VN
thành công dẹp phiến loạn Miên. Lại có tin đồn giống như thế. Tại Bắc kinh, Đặng Tiểu Bình, Lý
Chấn Nhiệm và Hoàng Hoa không bỏ hẳn ý định này. Giới truyền thông Tây phương, chính giới
Hoa Kỳ và Nghị sĩ Henry Jackson cũng tiên đoán bi quan.
KẾT LUẬN:

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Trung Hoa - thành công hay thất bại - mãi mãi sẽ là mối ám ảnh của nước Việt Nam bé nhỏ.
Ngược lại, Việt Nam luôn luôn là khúc xương khó nuốt của anh chàng khổng lồ phương Bắc.
Đồng sàng nhưng dị mộng. Buộc phải sống chung hòa bình.
LÂM LỄ TRINH

Trích từ bài của Jparrow :

Hmm mọi người đọc thử một số ý kiến về vụ 1979 , mấy đọan này em trích trong sách của Lý
Quang Diệu , đây là lời ghi lại đoạn hội đàm của ông ta với Đặng Tiểu Bình , tất nhiên cả 2 đều ở
phía đối lập Việt Nam , Đặng của Trung Quốc trong khi Lý rất chống +:

"..... ông ta <Đặng Tiểu Bình> đưa ra một quan sát bao trùm về những việc Liên Xô đã làm ở
Châu Âu , Trung Đông , châu Phi , Nam Á và sau cùng là Đông Dương . Liên Xô đã đạt được ưu
thế tại Việt Nam .Nhiều người không hiểu tại sao các quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam lại
xấu đi như thế , và tại sao Trung Quốc lại có các hành động như cắt viện trợ , mà việc đó lại càng
khiến VN thân Liên xô hơn . Câu hỏi nên đặt ra là tại sao Việt Nam chọn lựa ngả hẳn theo Liên
Xô khi điều đó không có lợi cho họ? Câu trả lời là vì một "giấc mơ ấp ủ nhiều năm về một liên
bang Đông Dương thống nhất " .Trung Quốc không tán thành điều này và Việt Nam đã xem TQ
như là cản trở lớn nhất trong việc xây dựng liên bang này. TQ đã kết luận là VN sẽ không thay
đổi quan điểm và sẽ trở nên nghi kị TQ hơn.Việc bùng nổ vấn đề người Hoa tại Viện Nam là một
trong những biểu hiện như thế . Sau khi suy xét kĩ Trung Quốc đã quyết định cắt viện trợ.
Đặng nói tổng giá trị viện trợ của TQ dành cho Việt Nam đã lên tới hơn 10 tỷ USD , theo thời giá
lúc đó thì là hơn 20 tỷ .Khi Trung Quốc ngưng viện trợ , Liên Xô phải cáng đáng một mình .Khi họ
không kham nổi thì chuyển qua khối COMECON để chia gánh nặng với các nước Đông Âu , Việt
Nam cũng muốn lập quan hệ với Nhật ,Mỹ ....... và ngay cả Singapore nữa. Trong vòng mười
năm, ông ta nói , Trung Quốc sẽ xem tới việc thuyết phục Việt Nam . Tôi <Lý quang diệu> thầm
nghĩ Đặng có một tầm nhìn rất xa , hoàn toàn khác hẳn những nhà lãnh đạo Mỹ.
Đặng nói vấn đề thực sự và cấp bách là khả năng Việt Nam kiểm soát hoàn toàn Campuchia,
Trung Quốc sẽ làm gì ? Ông ta hỏi như một cách nêu vấn đề . Việc Trung Quốc làm sẽ tuỳ vào
Việt Nam hành động tới đâu , ông tự trả lời như thế. Ông ta lặp lại điều này nhiều lần , không nói
thẳng tới một cuộc phản kích vào Việt Nam . Ông ta nói nếu Việt Nam thành công trong việc kiểm
soát toàn Đông Dương , nhiều nước Châu Á sẽ đứng trước mối đe doạ . Liên Bang Đông Dương
mở rộng ảnh hưởng sẽ phục vụ cho mục tiêu toàn cầu của Liên Xô muốn tiến vào phía Nam vào
vùng biển Ấn Độ Dương . Vai trò của Việt Nam sẽ giống như một Cuba ở phương Đông , Liên Xô
đang tăng cường lực lượng hạm đội tại Thái Bình Dương . Thế giới đã chứng kiến rối loạn trong
hai năm qua tại Việt Nam , Afghanistan , Iran và Pakistan , tất cả đều cho thấy xu hướng tiến về
phía Nam của Liên Xô....."
".... trong bữa tối ông ta rất lịch sự và thân thiện , nhưng vẫn còn căng thẳng .Việc Việt Nam tấn
công vào Campuchia vẫn còn làm ông bận chí .Khi tôi hỏi gặng - Trung Quốc sẽ làm gì bây giờ
,khi mà tướng Kriangsak ,thủ tướng Thái đã tỏ ra ủng hộ Trung Quốc bằng cách tiếp đón Đặng
rất long trọng ở BangKok , ông ta lại nói vắn tắt rằng điều đó còn tuỳ thuộc Việt Nam sẽ hành
động tới đâu . Tôi có ấn tượng rằng nếu Việt Nam không vượt sông Mekong , thì sẽ không có gì
nguy hiểm , như nếu họ vượt thì Trung Quốc sẽ có hành động.
........Tại dinh thống đốc ở Fanling , Hồng Kông , trong một kì nghỉ , tôi đã gặp Davis Bonavia ,
một chuyên gia về Trung Quốc từng làm cho tờ Times ở London . Ông ta nghĩ lời cảnh báo của
Đặng chỉ là đe dọa xuông vì hải quân Liên Xô đang có mặt ở biển Nam Trung Quốc . Tôi nói rằng
đã gặp Đặng 3 tháng trước và ông ta là một người ăn nói rất cân nhắc. Hai ngày sau , 19/2/1979
, quân đôi Trung Quốc tấn công vào biên giới Bắc Việt Nam .
Trung Quốc tuyên bố rằng các mục tiêu hành động quân sự này rất hạn chế và kêu gọi Hội đồng
bảo an Liên Hợp Quốc có biện pháp tức thời và hữu hiệu ngăn chặn VN chiếm đóng Campuchia .
Chiến dịch kết thúc trong vòng 1 tháng . Họ chịu tổn thất nặng nhưng đã cho VN thấy là bằng bất
cứ giá nào , họ vẫn có thể tiến sâu vào VN , tàn phá làng mạc thị trấn trên đường tiến quân và rút
lui , như họ đã làm vào ngày 16/3/79.
Trong cuộc tấn công vào VN , Đặng nói công khai rằng TQ đã chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh
2006 Allrights reseved by Rosea
HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
có thể xảy ra với Liên Xô , và cho rằng một bài học cho VN cũng là một bài học cho Liên Xô .
Liên Xô đã không tấn công Trung Quốc . Báo chí phương Tây mô tả hành động trừng phạt của
Trung Quốc như một thất bại . Còn tôi thì tin rằng nó đã thay đổi dòng lịch sử Châu Á . Việt Nam
hiểu rằng TQ sẽ tấn công khi họ vượt quá Campuchia vào đến đất Thái . Liên Xô không muốn bị
vướng vào một cuộc chiến dai dẳng ở một nơi xa xôi tại Châu Á. Họ có thể có một hành động
mau chóng có tính quyết định đối với Trung Quốc , nhưng Trung Quốc đã không cho họ là như
thế bằng cách tuyên bố rằng hành động quân sự của Trung Quốc là một hành động "trừng phạt "
và không có ý chiếm đóng VN . Như Đặng đã tiên đoán , Liên Xô đã phải chịu gánh nặng trong
việc ủng hộ Việt Nam . việc mà họ đảm nhận thêm 11 năm nữa cho đến 1991 , khi Liên Xô tan
rã. Khi chuyện này xảy ra , Việt Nam đồng ý rút quân khỏi Campuchia vào tháng 10/1991."

Nó dồn cục lại như thế này thì có thể bắn cháy 7 cái xe tăng một lúc không nhỉ ? Hay là nện cho
mấy loạt BM-21 ?

Pháo nó bắn cũng gớm đấy chứ, tôi nhớ là năm 1988 nhân ngày 1/10 quốc khánh Tung Của nó
bắn 10.000 quả đạn trong 1 ngày

nghe bài hát Gửi em ở cuối sông Hồng mà em thấy ngày xưa người lính thật lòng được quý
trọng , công nhận rằng công tác tư tưởng của mình ngày đó cũng tuyệt vời thật ,xét ngay bản
thân mình nghe bài hát đó hay nhỉ các bác

Bạn chiangshan và các bạn khác đã đưa nhiều thông tin về lực lượng TQ tấn công xâm lược VN
năm 1979, tôi xin đưa lên đây tài liệu " Các lực lượng vũ trang TQ 1978 " của Viện quốc tế
nghiên cứu chiến lược Anh, in trong tạp chí Cán cân quân sự năm 1978-1979 .

Dân số TQ { 1978 } hiện có khoảng 960-975 triệu người. Chế độ nghĩa vụ quân sự đang được
thực hiện với thời hạn : lục quân từ 2 đến 4 năm, không quân 4 năm, hải quân 5 năm.
Tổng số lực lượng quân chính quy là 4.325.000, gồm :
Lục quân : 3.600.000 { số tròn }. Các đơn vị chủ yếu có : 121 sư đoàn bộ binh, 3 sư đoàn đổ bộ
đường không, 40 sư đoàn pháo binh { kể cả pháo phòng không }, 11 sư đoàn thiết giáp, 15 sư
đoàn công binh, 150 trung đoàn độc lập. Các lực lượng địa phương có : 70 sư đoàn bộ binh và
130 trung đoàn độc lập.
Trang bị nặng có : khoảng 10.000 xe tăng các loại, từ xe tăng lội nước kiểu 60 { coppy PT-76 của
LX } đến xe tăng T-54, T-59 { cũng theo mẫu của LX }, 3.500 xe thiết giáp chở quân, gần 18.000
đại bác từ súng phòng không 37mm đến pháo mặt đất 130,152mm.
Hải quân : 300.000 { kể cả 30.000 lính không quân của hải quân và 38.000 lính thuỷ đánh bộ }
với khoảng 1.400 tàu các loại từ tàu quét mìn, phóng lôi, tuần tiễu đến tàu khu trục, tàu ngầm.
Trong đó đại bộ phận là tàu nhỏ, chẳng hạn có 300 giang hạm, 400 pháo hạm { tất cả đều do LX
viện trợ từ những năm 50-60, hoặc sản xuất theo mẫu của LX }.
Không quân : 400.000, gồm cả lực lượng phòng không. Trang bị khoảng 5.000 máy bay chiến
đấu các loại, phần lớn là loại MiG-15, MiG-17 { khoảng 4.500 chiếc }. Máy bay vận tải có khoảng
gần 1.000 chiếc, gồm 450 máy bay cánh cố định và cả 500 máy bay của hàng không dân dụng {
lúc cần có thể huy động vận chuyển quân sự }.
Toàn TQ chia làm 11 Đại quân khu. Mỗi Đại quân khu có 2-3 phân khu.
Các sư đoàn bộ binh tập hợp thành 40 quân đoàn. Thông thường 1 quân đoàn có 3 sư đoàn bộ
binh, 3 trung đoàn pháo binh. Có một số quân đoàn được tổ chức thêm 3 trung đoàn thiết giáp.
Tất cả các sư đoàn tuy thuộc quyền quản lý của các Đại quân khu nhưng đều do trung ương
điều động, chỉ huy.
Ước tính số sư đoàn có thể được phân bố ở 5 vùng { không kể pháo binh, công binh } như sau :
- Vùng Bắc và Đông Bắc { các đại quân khu Thẩm Dương và Bắc Kinh } : 55 sư đoàn chủ lực và
25 sư đoàn địa phương.
- Vùng Bắc và Tây Bắc { các đại quân khu Lan Châu và Tân Cương } : 15 sư đoàn chủ lực và 8
sư đoàn địa phương.

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
- Vùng Đông và Đông Nam { các đại quân khu Tế Nam, Nam Ninh, Phúc Châu và Quảng Châu,
gồm cả đảo Hải Nam } : 32 sư đoàn chủ lực và 22 sư đoàn địa phương.
- Vùng trung tâm { đại quân khu Vũ Hán } : 15 sư đoàn chủ lực và 7 sư đoàn địa phương.
- Vùng Tây và Tây Nam { các đại quân khu Thành Đô và Côn Minh } : 18 sư đoàn chủ lực và 8
sư đoàn địa phương.
Hải quân được chia thành 3 hạm đội, triển khai trên 3 khu vực :
- Hạm đội Bắc Hải : khoảng trên 300 tàu, bố trí từ cửa sông Áp Lục đến Nam Liên, Vân Cảng,
dựa vào 3 căn cứ lớn là Thanh Đảo, Lữ Thuận và Lữ Đại.
- Hạm đội Đông Hải : khoảng trên 450 tàu rải dài từ Vân Cảng đến Đường Sơn, dựa vào các căn
cứ Thượng Hải, Châu Sơn và Thiên Bảo.
- Hạm đội Nam Hải : khoảng 300 tàu rải từ Đường Sơn đến biên giới VN, dựa vào các căn cứ
Hoàng Phố, Trạm Giang, Du Lâm.

Các bác sưu tầm tài liệu giỏi thật. Chúng ta đọc theo kiểu gạn đục khơi trong, tự tìm lấy cho mình
câu trả lời về cuộc chiến năm 79, và tổng quát hơn nữa là về mối quan hệ giữa VN và TQ.
Bản thân tôi có dịp tiếp xúc với nhiều người TQ. Đa số họ là những người bạn cùng trang lứa
(hơn hai mươi). Có thể nói không có ai có bất kỳ thành kiến nào về VN cả. Đối với họ VN là một
quốc gia nhỏ ở phía Nam, là bạn của TQ, và nói thẳng ra là chẳng đáng quan tâm (người TQ đều
có tư tưởng mình là nước lớn, coi thường những nước khác). Khi tôi hỏi về cuộc chiến năm 79
rất ít người biết. Có người biết thì họ lại bảo rằng, "Chắc bọn tự trị dân tộc Choang (chú thích:
khu tự trị Quảng Tây) bọn nó vớ vẩn thế nào ấy chứ, bọn tao chẳng có liên quan gì cả". Có
người thì quả quyết là TQ không hề tấn công VN mà chỉ "phòng vệ" thôi, rồi họ kể chuyện bộ đội
VN tấn công sang TQ, đặc công VN luồn sâu vào lãnh thổ TQ, nã cối vào sân bay Nam Ninh...
Theo cảm nhận của riêng tôi thì người TQ có tư tưởng "nước lớn" đối với VN, nhưng tuyệt nhiên
không coi VN là kẻ thù. Kẻ thù số một của TQ chính là Nhật Bản. Nói thật TQ ghét Nhật Bản còn
gấp mấy lần VN ghét TQ.
Ngẫm nghĩ lại VN đối với TQ cũng có phần giống Campuchia đối với VN. Khi tôi nghĩ về
Campuchia, tôi hình dung đó là một quốc gia nhỏ, không đáng kể. Có điều tôi không hề thù ghét
hay có thành kiến xấu về họ. Tuy nhiên người Campuchia thì hơi bị thành kiến về VN đấy các
bác ạ. Thằng bạn tôi sang Campuchia du lịch, khi đi lang thang trong khu Angkowat thì bị một
chú bảo vệ chặn lại. Khi biết nó là người VN thì tay kia liền hỏi, "Mày sang đây làm gián điệp cho
VN hả?". Thằng bạn tôi xém nữa thì nổi khùng lên.

Đến năm 1985, 11 Đại quân khu của Trung Quốc đã được tổ chức lại thành 7 Đại quân khu.

1. Đại quân khu Thẩm Dương gồm các phân khu Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang.
2. Đại quân khu Bắc Kinh gồm các phân khu Hà Bắc, Sơn Tây, Nội Mông.
3. Đại quân khu Lan Châu gồm các phân khu Cam Túc, Thiểm Tây, Tân Cương, Ninh Hạ, Thanh
Hải.
4. Đại quân khu Tế Nam gồm các phân khu Sơn Đông, Hà Nam.
5. Đại quân khu Nam Kinh gồm các phân khu Giang Tô, Triết Giang, An Huy, Phúc Kiến, Giang
Tây.
6. Đại quân khu Quảng Châu gồm các phân khu Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc, Hải
Nam.
7. Đại quân khu Thành Đô gồm các phân khu Vân Nam, Tây Tạng, Quý Châu, Tứ Xuyên.

Cả 7 Đại quân khu này đều đã từng có lực lượng tham chiến ở mặt trận biên giới Hà Giang của
Việt Nam.

(nguồn : www.china-defense.com)

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Chiếc trực thăng Mi-6 này, mang số hiệu 7609 đã được Không quân Nhân dân Việt Nam dùng để
chuyển quân, vũ khí, khí tài phục vụ chiến đấu trong chiến tranh biên giới với Trung Quốc. Hiện
được trưng bày tại Bảo tàng Không quân.

Nói thêm một chút về biên chế của quân đội TQ { thời điểm 1978 - 1979 }

- Một quân đoàn bộ binh TQ có khoảng 50.000 người { khoảng 6.000 sĩ quan với 44.000 lính }
gồm 3 sư đoàn bộ binh, 3 trung đoàn pháo và có thể có thêm một số trung đoàn thiết giáp.
- Một sư đoàn có khoảng 12.900 lính gồm 3 trung đoàn bộ binh, 1 trung đoàn pháo { cả pháo mặt
đất, chống tăng và phòng không }, 1 trung đoàn thiết giáp.
- Một trung đoàn có 3 tiểu đoàn bộ binh và các đại đọi súng máy phòng không, súng cối, súng
không giật, súng máy hạng nặng.
Quân đội TQ tổ chức theo kiểu tam tam chế cộng thêm các đơn vị yểm trợ. Bên cạnh hệ thống
chỉ huy quân sự là hệ thống cán bộ chính trị từ cấp đại đội trở lên.
Các đơn vị quân đội TQ trang bị các loại vũ khí thông thường như CKC, AK, B-40/41, các loại
pháo { cỡ lớn nhất là 152mm }. Ngoài ra còn một số rocket tầm ngắn H-12 { cự ly bắn trên 10km
}.

Shenyang: Thẩm dương


Jilin: Cát lâm
Gansu: Cam túc
Shaanxi: Thiểm tây
Xinjiang: Tân cương
Ningxia: Ninh hạ
Jiangsu: Giang tô
Zhejiang: Triết giang
Fujian: Phúc kiến
Guizhou: Quí châu
Sichuan: Tứ xuyên

Chú chiangshan có cảm ơn anh không thì bảo, anh post tiếp về chiến thuật " biển người " của
Tung Của đây này :

Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, trên bờ bên này sông Áp Lục, vào mờ sáng ngày 25/11/1950
quân Mỹ đã sửng sốt kinh ngạc khi nhìn thấy lớp lớp sóng bộ binh quân " Chí nguyện " ào ạt
xông lên tiến công. Cảnh tượng lớp người này ngã xuống, lớp người khác lại xông lên đủ làm
cho quân Mỹ khiếp đảm. Tập đoàn quân 8 Mỹ đã liên tục rút lui trong suốt hơn một tháng và mãi
đến ngày 31/12/1950, khi về đến vĩ tuyến 38, quân Mỹ mới dừng lại được để xây dựng tuyến
phòng ngự.
Bài học rút ra từ trận chiến kể trên : Quân đội TQ là một trong những quân đội đông người nhất
thế giới, có những kinh nghiệm chiến đấu nhất định. Khi nghiên cứu về cách đánh của quân " Chí
nguyện " TQ tại Triều Tiên, phía Mỹ đã nhận xét như sau :
Trước khi mở chiến dịch tiến công, quân TQ thường tiến công thăm dò để xác định các điểm yếu
trong bố trí trận địa của đối phương { đặc biệt là những khu vực tiếp giáp giữa hai đơn vị, trận địa
pháo, sở chỉ huy phía trước, v,v,,, }
Việc di chuyển lực lượng của quân TQ từ các vùng hậu phương tới địa điểm tập kết thường được
tiến hành ban đêm. Họ thường dùng ban ngày để cất giấu lực lượng.
Do hệ thống tiếp vận hậu cần thô sơ nên việc di chuyển cũng như trú quân của quân TQ có thể
tiến hành dễ dàng, bí mật, ít chịu ảnh hưởng của địa hình, đường sá và thời tiết.
Mục tiêu của từng trận tấn công thường được quy định cụ thể và khi đạt được mục tiêu quân TQ
thường dành thời gian củng cố bộ đội, bổ sung đạn dược, quân số, chuyển pháo lên phía trước.
Quân TQ rất giỏi về nguỵ trang và lợi dụng địa hình, địa vật. Người ta thường nhắc nhiều đến
chiến thuật " biển người " của quân TQ. Nhưng đây không phải là một nguyên tắc bất di bất dịch,

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
quân TQ thường chia thành nhiều mũi tiến công, có hướng chủ yếu, hướng thứ yếu. Khi cần
hướng thứ yếu có thể biến thành chủ yếu và ngược lại.
Các sĩ quan chỉ huy trong quân đội TQ thường có thái độ máy móc. Một khi cấp trên đã vạch ra
kế hoạch hành động thì cấp dưới cứ theo đó mà tiến hành trong bất kỳ tình huống nào, dù rằng
trên thực tế tình hình đã diễn biến khác trước.
{ Trích từ Các chiến dịch trong cuộc chiến tranh Triều Tiên do Phòng Nghệ thuật quân sự thuộc
Học viện quân sự Mỹ West Point xuất bản }.
Nhưng Việt Nam năm 1979 khác xa so với Triều Tiên năm 1950 và quân đội Việt Nam cũng khác
xa quân đội Mỹ. Vậy TQ đã chuẩn bị cho cuộc tấn công vào Việt Nam năm 1979 như thế nào ?
Xin xem hồi sau sẽ rõ...

Chúng ta đều đã khá quen với cái tên Lê Đình Chinh. Và đây là trận đánh mà anh đã tham gia :

Giữa năm 1978, xảy ra vụ "nạn kiều", hàng ngàn người Hoa đổ về cửa khẩu Hữu Nghị để sang
Trung Quốc. Ngày 12-7-1978, phía Trung Quốc đột ngột đóng cửa khẩu, khiến cho số người Hoa
ở đây dồn lại đến hơn 4.000, sống trong những điều kiện khó khăn, mất vệ sinh, đau ốm...

Ngày 25-8-1978, các cán bộ một số cơ quan, nhân viên y tế, phụ nữ Việt Nam... đang chăm sóc
cho những người Hoa đau yếu dưới sự bảo vệ của 25 chiến sĩ đồn Hữu Nghị và đại đội 6 (trung
đoàn biên phòng 12), thì lúc 8h30, bọn côn đồ Trung Quốc, vũ trang bằng dao, gậy, gạch đá
được sự hỗ trợ của 500 công an Trung Quốc tràn sang tấn công. Các chiến sĩ biên phòng đã
kiên quyết đánh trả, quật ngã hàng chục tên xâm lược, bảo vệ người của ta.
Trước tình hình căng thẳng, cấp trên điều thêm lực lượng đồn Hữu Nghị, đại đội 4B, đại đội 6
thuộc trung đoàn 12 đến tiếp viện. Bằng gậy, đá tước của địch, các chiến sĩ ta giao chiến với
địch trên đồi Pò Tà Hèn và các khu vực xung quanh đồn Hữu Nghị. Tiểu đội trưởng Lê Đình
Chinh thuộc đại đội 6 đã đánh gục 4 tên côn đồ, cứu được 1 chị cán bộ và 1 chiến sĩ của ta đang
bị địch hành hung. Bị ném đá vào gáy, máu chảy đầm đìa nhưng anh vẫn xông lên đánh địch.
Một tên Trung Quốc dùng gậy ngáng, Lê Đình Chinh vừa ngã xuống, nhiều tên đã xô lại chém
bằng dao quắm....

Đến 10 giờ, địch phải cụm lại trên mỏm Pò Tà Hèn.


Đến 16 giờ, sau khi được tăng cường lực lượng các đại đội của tiểu đoàn 1 (trung đoàn 12), các
mũi xung kích của ta đồng loạt xông lên tiến công các chốt địch chiếm đóng trái phép. Cuộc
chiến đấu giá lá cà bằng vũ khí thô sơ, tay không và võ thuật diễn ra rất ác liệt. Đến 17h25, toàn
bộ bọn Trung Quốc phải tháo chạy về bên kia biên giới. Hơn 4.000 người Hoa cũng ùa theo.
Chiến sĩ ta nhanh chóng dàn hàng, dùng dây thép gai, chông, mìn chuẩn bị sẵn rào chặt biên
giới, không cho địch đẩy só người Hoa trở lại.

Đây là một trận đánh xuất sắc của đồn Hữu Nghị và trung đoàn biên phòng 12, đã đập tan âm
mưu gây hấn, lấn chiếm của địch. Liệt sĩ Lê Đình Chinh được truy tặng danh hiệu Anh hùng các
lực lượng vũ trang nhân dân.

(Theo Lịch sử bộ đội biên phòng).

Hôm nay 17-2-2005, kỉ niệm tròn 26 năm chiến tranh biên giới.

Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới


Gọi đoàn quân ta vào cuộc chiến đấu mới
Quân xâm lược bành trướng dã man
Đã giày xéo mảnh đất tiền phương
Lửa đã cháy và máu đã đổ trên khắp dải biên cương

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Đất nước hàng ngàn chiến công
Đang sục sôi ý chí hào hùng
Những Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa
Đang gọi tiến đến những chặng đường xa

Việt Nam ơi nước Việt yêu thương


Lịch sử đã trao cho mình một sức mạnh thiêng liêng
Mang trong mình còn lắm vết thương
Đã vùng dậy thẳng ra chiến trường
Vì một lẽ sống cao đẹp
Vì Độc lập, tự do

Bộ đội biên phòng là những đơn vị đầu tiên phải chịu những mũi tiến công của địch. Vào sáng
17-2-1979, địch tấn công vào 47 trên 63 đồn biên phòng dọc biên giới.
Đồn biên phòng Pò Mã (Lạng Sơn) phục kích ở xã Tri Phương (Tràng Định) diệt hơn 60 tên địch,
sau đó tổ chức sơ tán hơn 10.000 người dân ra khỏi khu vực chiến sự.
Đồn biên phòng Pha Long (Quảng Ninh) từ 17-2 đến 20-2-1979 liên tục chiến đấu với 1 trung
đoàn địch, diệt gần 400 tên. Trong toàn chiến dịch, đồn đã tiêu diệt 800 tên địch, làm bị thương
400 tên khác.
Đồn biên phòng Xi Là Lầu (Lai Châu), vừa vũ trang đánh địch, vừa tổ chức giúp đỡ, sơ tán nhân
dân, truy quét bọn phản động trong vùng. Đồn đã diệt 600 tên địch, bắt 5 tên phản động, chỉ điểm
và 2 tên thám báo. Đồng chí Vừ A Phù, tiểu đội trưởng nuôi quân của đồn đã chỉ huy anh em
đánh lui 2 đợt tiến công của địch. Khi bị thương và hết đạn, đồng chí đã dùng tay không bóp cổ
chết tên địch, cướp súng để chiến đấu.
Tại Tràng Định (Lạng Sơn), trong khi đại đội 3 thuộc tiểu đoàn 1 (trung đoàn biên phòng 12) đang
chiến đấu chống trả địch thì căn hầm có 8 thương binh ta bị địch phát hiện. Quân địch ném bộc
phá vào trong. Thiếu uý Triệu Toàn Tăng đã dũng cảm ôm quả bộc phá lao ra ngoài quăng trả
vào quân địch và dùng AK bắn. 7 thương binh ta được cứu sống. Đồng chí Triệu Toàn Tăng đã
anh dũng hy sinh.
.............
Trong toàn chiến dịch, các lực lượng bộ đội biên phòng đã tiêu diệt được gần 10.000 tên địch,
bắn cháy 42 xe tăng, thiết giáp, 18 xe kéo pháo, bắt sống 100 tù binh, bắt 800 tên phản động, chỉ
điểm, thám báo của địch, thu nhiều vũ khí. 13 đơn vị, 17 cán bộ chiến sĩ được phong danh hiệu
Đơn vị Anh hùng và Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

(Theo Lịch sử bộ đội biên phòng T1).

bác chiangshan quả thật là có nội công thâm hậu , bác cố gắng lên bác nhé em chỉ có mỗi 5* để
động viên bác cho tinh thần bác thêm sáng suốt để phục vụ anh em . cảm ơn bác rất nhiều vì
nhiều tài liệu của bác làm tinh thần yêu nước của chúng ta được nâng cao và luôn cảnh giác
trước âm mưu của bọn tàu Khựa

17/2/1979

Lúc đó emmới 5 tháng trong bụng mẹ!


Lúc đó thằng K bạn thân mới chưa đầy 30 ngày hình hài......Và Bố nó đã ngã xuống ngay hôm
đầu tiên lửa khói ! Hơn chục năm B, về nhà kịp gửi lại nó và lại lên phía Bắc .....

Kính chúc các Cựu binh khoẻ, chúng em mãi biết ơn các anh !
Chúc các chiến sĩ trên chốt ngày nay khoẻ, vui và dũng mãnh!

Gửi các Bác chút tin từ vnexpress :

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Việt Nam khẳng định chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa

"Lập trường của Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được nhiều lần nói rõ. Việt
Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền không thể tranh
cãi của mình đối với hai quần đảo", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng tuyên bố hôm qua.

Ông nói như vậy khi được hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc tiến hành thăm
dò, khảo sát tại các khu vực thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng nêu rõ, bất kỳ việc làm nào của một nước khác
đối với hai quần đảo trên mà không được sự chấp thuận của Việt Nam đều là vi phạm chủ quyền
và các quyền chủ quyền của Việt Nam đối với các khu vực này.

Trước đó, Tân Hoa Xã đưa tin lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Quốc tiến hành khảo sát
đảo san hô dưới biển với quy mô lớn ở vùng biển Tây Sa, tức Hoàng Sa của Việt Nam.

Những kẻ chỉ huy cuộc xâm lược Việt Nam :

Tướng Hứa Thế Hữu (Xu Shiyou), tư lệnh Đại quân khu Quảng Châu, tổng tư lệnh chiến dịch và
trực tiếp chỉ huy hướng tiến công vào biên giới đông bắc Việt Nam (Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng
Ninh).

Tướng Dương Đắc Chí (Yang Dezhi), tư lệnh Đại quân khu Côn Minh, chỉ huy hướng tiến công
vào tây bắc Việt Nam (Hà Giang, Hoàng Liên Sơn - Lào Cai, Lai Châu).

Gọi là tướng cáo già cũng không sai, vì Hứa sinh năm 1904, còn Dương sinh 1911, đều là những
chỉ huy cấp trung đoàn thời Vạn Lý Trường chinh và được phong tướng năm 1955. Thời kỳ nội
chiến, Hứa là tư lệnh binh đoàn 11 (tương đương tập đoàn quân) thuộc Dã chiến quân số 3
(tương đương Phương diện quân), Dương là tư lệnh binh đoàn 19 thuộc Dã chiến quân Bắc
(Tức Dã chiến quân số 5).

Tướng Vi Quốc Thanh (Wei Quoqing), Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân giải phóng nhân dân
Trung Quốc.
Tướng Vi những năm 1950-1954 từng là cố vấn quân sự của tướng Võ Nguyên Giáp và đã có
một số đóng góp cho chiến thắng của Việt Nam. Vi được phong tướng năm 1955.
Trong cuộc tấn công "trừng phạt Việt Nam" Vi không tham gia chỉ huy, nhưng ông ta chính là tác
giả của câu nói nổi tiếng : "Bắc Kinh sẽ dạy cho Việt Nam một bài học !" ngày 13-12-1978, trong
một cuộc họp ở Trung Nam Hải.

....TQ đã chuẩn bị cho cuộc tấn công vào VN năm 1979 như thế nào ?

Trước hết ta sẽ thử tìm nguyên nhân tại sao TQ lại phát động cuộc chiến tranh này vào thời điểm
tháng 2 năm 1979. Theo tôi có mấy nguyên nhân sau :
- Về tình hình VN : sau hơn 1/3 thế kỷ chiến tranh, vừa thống nhất đất nước, VN lại mất 2 năm
đối phó với cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam do Pônpốt - Iêngxari phát động. Kinh tế chưa hồi
phục lại gặp mấy năm mất mùa, thiên tai liên tiếp. Nền kinh tế đối ngoại thì bị cấm vận.
Phần lớn lực lượng quân đội chính quy của VN lại đang tập trung ở phía Nam và Cambodia. Tại
vùng biên giới Việt - Trung lực lượng của VN mỏng, chủ yếu là quân địa phương khó được tiếp
viện kịp thời trong thời gian ngắn.
Vùng biên giới phía Bắc của VN có đông Hoa kiều sinh sống, họ kéo về TQ khá nhiều sau cái gọi
là vụ " nạn kiều " 1978. TQ có thể sử dụng hiểu biết của họ về địa bàn này. Thực tế lính sơn
cước của TQ có khá đông là Hoa kiều tù VN về.

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Từ nhiều năm trước TQ đã có sự chuẩn bị cho cuộc chiến tranh này. { Bác phaphai và các cựu
chiến binh vùng Vị Xuyên - Thanh Thuỷ chắc còn nhớ dọc theo con đường từ thị xã HG lên cửa
khẩu Thanh Thuỷ - con đường do TQ giúp ta xây dựng - trồng rất nhiều hoa gạo và trồng cách
đều nhau bám theo bờ sông Lô. Những cây gạo này là lộ tiêu khá chuẩn cho pháo từ TQ câu
sang, nhất là nếu đứng trên 1509 - Lão Sơn.}.
- Về tình hình nội bộ TQ : Đặng Tiểu Bình vừa trở lại đỉnh cao quyền lực rất muốn chứng tỏ mình
và thúc đẩy nhanh quá trình " 4 hiện đại hoá " mà quan trọng nhất là hiện đại hoá quân đội. Đã
17 năm sau xung đột Trung - Ấn, lần này là lần xuất quân
ra nước ngoài lớn nhất của quân đội TQ, các tướng lĩnh trong quân đội TQ muốn thể hiện mình.
Hơn nữa dưới con mắt họ VN và quân đội VN chưa thể sánh ngang với " Quân giải phóng TQ ",
họ đã từng đẩy lui quân Mỹ tại Triều Tiên cơ mà ! { giá mà không có trận Nhân Xuyên khéo họ
còn thắng Mỹ ấy chứ !? }.
- Về đối ngoại : Họ không tin LX sẽ thực hiện cam kết của mình với VN trong " Hiệp ước hợp
tác... Xô - Việt ". Với Mỹ, ngày 28/01/1979 Đặng đi Mỹ tìm sự ủng hộ của Mỹ. OK ! tổng thống
Catơ cũng muốn " chơi con bài TQ đến cùng ", vả lại vết thương VN vẫn còn rỉ máu ! ---> Đặng
được Mỹ " bật đèn xanh ".

Ngay sau khi về tới Bắc Kinh, ngày 09/02/1979 Đặng họp Quân Uỷ TW để thông báo kết quả
chuyến công du và xét duyệt lần cuối kế hoạch xâm lược VN. Thực ra từ 12/1978 Bắc Kinh đã
mở hội nghị thông qua kế hoạch và thúc đẩy hoàn thành gấp các mặt tồn tại của công cuộc
chuẩn bị chiến tranh. Hội nghị trên đã quyết định đặt quân đội TQ ở tư thế sẵn sàng chiến đấu
cao, đặc biệt là các quân đoàn, các đơn vị không quân, hải quân tại các đại quân khu Quảng
Châu, Côn Minh, Vũ Hán. Những đơn vị này được bổ sung theo biên chế thời chiến. VD : một
trung đoàn của quân đoàn 50 { sau này được sử dụng trên hướng Cao Bằng } đã được bổ sung
1.200 lính, trong đó có 500 đã đến hạn giải ngũ bị giữ lại và 700 tân binh. Hầu hết các trung đoàn
đều được củng cố cấp tốc, đưa quân số lên trên 3.000 lính.
Trong quân đội mở đợt học chính trị cấp tốc. Binh lính học trong 3 ngày, sĩ quan học dài hơn với
nội dung chủ yếu như sau : " VN vong ân bội nghĩa ", " VN xâm lấn biên giới, giết hại dân thường
TQ ", " VN là Cuba phương Đông ", " là bá quyền khu vực ", TQ phải thực hiện một cuộc tấn công
" hạn chế về không gian và thời gian " , " đánh sập huyền thoại về tài bách chiến bách thắng của
VN " và " dạy cho VN một bài học ".
Sau hội nghị Quân Uỷ TW 09/02/1979 các đơn vị sẽ tham chiến được lệnh kéo về tập kết tại các
vùng gần biên giới VN. Người ta nhìn thấy nhiều đoàn xe lửa chở đầy binh sĩ, xe tăng, pháo binh
cùng nhiều đoàn xe tải, mỗi đoàn có hàng trăm ô-tô chạy ngang qua Nam Ninh và Côn Minh. Các
sân bay ở Vân Nam, Quảng Tây cũng chứa đầy máy bay. Thành phần lực lượng được huy động
gồm quân của 10 trong số 11 đại quân khu của TQ.
Tổng số quân TQ huy động vào cuộc chiến tranh này lên tới trên 600.000 quân { tên các đơn vị
cụ thể chiangshan đã post ở trên }. Vũ khí nặng gồm 3.000 khẩu pháo, 550 xe tăng-thiết giáp,
211 tàu chiến, hàng nghìn máy bay sẵn sàng ở phía sau { theo nguồn tin tình báo phương Tây
TQ đã điều động, chuẩn bị 1.700 máy bay các loại }.
Tướng Hứa Thế Hữu - tư lệnh đại quân khu Quảng Châu - { cánh hẩu của Đặng } được cử làm
tổng tư lệnh cuộc " Nam chinh " và trực tiếp chỉ huy hướng Cao Bằng - Lạng Sơn. Tướng Dương
Đắc Chí - tư lệnh đại quân khu Côn Minh chỉ huy hướng tấn công vào Lào Cai.
Đây là lực lượng quân TQ được huy động đông nhất trong lịch sử xâm lược VN của các triều đại
Trung Hoa trước đây { Thế kỷ XI : 300.000 quân Tống, thế kỷ XIII : 500.000 quân Nguyên, thế kỷ
XVIII : 200.000 quân Thanh }. Và lịch sử lại được lặp lại, quân TQ sau một tháng tiến hành cuộc
chiến tranh xâm lược VN lại cũng ôm đầu máu chạy về. Diễn biến chính của một tháng chiến
tranh đã xảy ra như sau :

To bác dongadoan, về bài của bác ở trang trước http://ttvnol.com/quansu/476742/trang-11.ttvn


Thật ra chiến thuật "biển người" không phải là lớp lớp người xông lên. Chính chiến thuật của
Đức trong WW2 mới là lớp lớp người, mỗi lớp một hàng ngang xông lên. Từ Nga trở về Đông,
chiến thuật của quân đội đều rất sâu. Chiến lược biển người của TQ là nhiều mũi quân sâu dầy,
làm địch phải rút lui liên tục tránh bị bao vây chia cắt. Trong các trận đánh cụ thể, chiến thuật là
2006 Allrights reseved by Rosea
HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
các mũi tiến quân đông đặc và sâu thọc tốt bằng lực kéo dài vào trận địa phòng ngự. Đây là
chiến thuật dùng để tân công khi ta đã có một lực lượng trội. Bản chất của Giải Phóng Quân TQ
là tìm cách tránh đánh nhau, nuôi được lực lượng lớn quân đội và sĩ quan để dùng trong thời
gian ngắn.
Triều Tiên, thật sự TQ đã sai lầm khi áp dụng chiến lược-chiến thuật này. Thực tế lúc đó, Mac
Athur bất chấp lời khuyên không ngoan từ hậu phương, cho rằng TQ không than chiến và chỉ
nhìn thấy địch là quân Bắc Hàn. Do đó, ông đã đưa quân đội phát triển thành một đường hẹp và
kéo dài dọc bờ biển Tây. Ở bờ Đông, ông bỏ qua những chỗ khó, nên chưa bao giờ ông làm chủ
hoàn toàn bờ đông Bắc Hàn, chỉ là xen kẽ nhau. Với đường hẹp bên bờ Tây như vậy, TQ dễ
dàng tiến theo sống giữa bán đảo, phát triển ra bờ biển theo những thung lũng, chia cắt Mac
Athur. Kết quả là những bờ biển bị bao vây từ trong bờ phải tháo chạy theo đường biển về nam.
Không phải chiến lược, chiến thuật TQ thắng mà tương quan lực lượng TQ đông gấp 3 Mỹ trong
khi Mac Athur không tính đến TQ tham chiến, mới là lý do chính Mac Athur phải lui.
Đến khi Mỹ đã hoàn thành việc rút lui, thì máy bay và pháo hạm của họ đã cho "biển người TQ
biết thế nào là lễ độ". Một điều ngu ngốc nữa, là trong khi Mỹ tìm mọi cách rút kinh nghiệm, thì
TQ tìm mọi cách huyênh hoang về "chiến thắng". Mỹ vừa ra khỏi WW2, với một đống máy bay và
chiến hạm, xe tăng và súng máy, lại có thể sợ một đội quân rất kém trang bị cơ giới dùng thịt đè
người ????? May cho TQ, máy bay LX thắng lợi lớn trước không quân liên hiệp quốc, không thì
kết cục bi đát nữa với TQ.
Về chiến tranh chiều sâu, VN cũng tổ chức rất sâu, nhưng với địa hình thưa lực lượng, đặc biệt
cơ động, người VN đã tìm ra những phương pháp để đi bộ mà cơ động hơn cơ giới. Hồng Quân
WW2 dựa vào những binh đoàn thiết giáp có độ cơ động cũng khủng khiếp luôn, đè bẹp các
tuyến phòng thủ mạnh nhất hàng trăm km một ngày trên mũi tiến công. Chiến thuật Hồng Quân
thừ kế những mũi tiến công của kỵ binh Mông Cổ. Như vậy, dù ở đâu thời nào, chiến tranh chiều
sâu cũng dựa vào sự cơ động. Còn TQ, họ lại dựa vào biển lính đi bộ.

Trong khi em gõ, không nhìn thấy bác bốt bài trên. Em thêm tí.
Nhân Xuyên, thật nhục nhã cho TQ, đây có lẽ là ví dụ đau đớn cho sự huyênh hoang "chiến
thắng", khi bại trận thảm hại. Mac Athur là tác giả đổ bộ Nhân Xuyên lần đầu, cắt lượng lượng
mạnh nhất Bắc Hàn với hậu phương, cứu Nam Hàn tưởng như đã chết rồi. Một thời gian ngắn
sau, rất ngắn, TQ lại dính chưởng lần nữa. Đây không phải lần đầu người Tầu đại bại ở bãi biển
đặc biệt này. Thuỷ triều cao (10 mét), bán đảo có 3 mặt biển, thật nguy hiểm cho quân trên bờ
khi đối phó với hạm đội mạnh. Hạm đội đắt giá và mạnh hơn của Từ Hy cũng đã bị tầu chiến
Nhật nhấn chìm ở đây. Thói huyên hoang, tự huyễn hoặc những thất bại chua cay thành "chiến
thắng", có phải là nguyên nhân Tầu Khựa nối tiếp chết ở đây không. Từ thời cổ đại, các cuộc
chiến tranh ở Triều Tiên đều lấy thuỷ quân đánh bộ là lực lượng quan trọng nhất, thế mà Tầu tiến
quân khi hầu như không có hải quân và rất yếu không quân.

To huyphuc : ở bài ấy tớ cũng có viết thế này :

Người ta thường nhắc nhiều đến chiến thuật " biển người " của quân TQ. Nhưng đây không phải
là một nguyên tắc bất di bất dịch, quân TQ thường chia thành nhiều mũi tiến công, có hướng chủ
yếu, hướng thứ yếu. Khi cần hướng thứ yếu có thể biến thành chủ yếu và ngược lại.

Thực ra chiến thuật chủ yếu của TQ là : đầu nhọn đuôi dài. Tuy nhiên khi gặp đối thủ yếu hơn,
cần đánh nhanh thắng nhanh, TQ cũng vẫn áp dụng cái món " biển người " ấy. Trong cuộc chiến
tranh năm 1979 sai lầm của TQ là đã quá coi thường lực lượng địa phương quân cũng như " Dê
cu dê ka " của VN.

Trong chiến tranh Triều Tiên chiến thuật biển người của TQ qủa thật không thuần túy là đội hình
hàng ngang nhiều lớp . TQ thường tấn công ban đêm và đội hình di chuyển dần vào phòng tuyến
UN theo những cột dọc . Ở khỏang cách 1 Km chúng tu họp thành từng nhóm trong cột dọc . . Ở
khỏang cách 500m chúng chia thành tổ tam tam . Ở khỏang cách dưới 300m chúng mới dàn

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
hàng ngang và đồng loạt xung phong vào phòng tuyến mẽo . Ban ngày rất ít khi chúng tấn công
vì sợ hỏa lực mạnh và máy bay mẽo . chúng rất coi trọng tổ ba người hổ trợ cho nhau . lối đánh
này TQ dùng rất nhiều ở Triều tiên . trên mặt trận lớn chúng đồng loạt xô vào trận cả sư đoàn
đông đảo hành quân thành những khối đông và trải rất dài . hàng nghìn con người đồng loạt
xung trận thì quả là biển người rồi .
Tớ có cái Link họ phân tích khá tỉ mỉ chiến thuật biển người của TQ ở Triều tiên .
http://www-cgsc.army.mil/carl/download/csipubs/historic/hist_c2_pt1.pdf

Một tháng phiêu lưu chiến tranh của Trung Quốc xâm lược đã diễn ra như sau:
Trên hướng Lạng Sơn : chúng chia thành ba cánh quân, mỗi cánh từ 1 đến 2 sư đoàn:
-Cánh chủ yếu từ cửa Hữu Nghị thọc theo đường 1A đánh vào thị trấn Đồng Đăng, tiến chiếm
Tam Lương là coi như đã hoàn thành nhiệm vụ giai đoạn 1.
-Cánh thứ hai đánh qua bản Sâm vào Cao Lộc, hình thành mũi thọc ngang sườn.
-Cánh thứ ba đánh qua Chi Ma, chiếm Lộc Bình để ép phía đông và nam thị xã Lạng Sơn, hỗ trợ
cho cánh chủ yếu thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2 là đánh chiếm thị xã Lạng Sơn.
Cả ba cánh quân nói trên đều bị quân dân địa phương của ta chặn đánh, ghìm chân tại chỗ suốt
ba ngày liền. Ngày 20-2-1979, chúng phải tăng thêm quân để tăng hiệu lực đột phá. Lần này,
chúng mở đợt tiến công rộng ra các điểm cao trên dọc đường 1 để hỗ trợ cho đại quân tiến
xuống phía nam Đồng Đăng. Nhưng mỗi bước tiến của chúng đều bị quân dân ta đánh trả quyết
liệt: chúng bị đánh ở khắp nơi, cả phía trước lẫn sau lưng và hai bên sườn đội hình hành quân.
Vì vậy cuộc tiến quân của chúng buộc phải nhích lên từng bước rất chậm, có nơi còn bị đẩy lùi.
Nhìn chung, cuộc chiến đấu đã diễn ra ác liệt tại các điểm cao 417, 608, 800, 556 và 473. Hàng
nghìn tên giặc Trung Quốc xâm lược đã bị diệt trên quãng đường số 1A này. Riêng trong trận
đánh địch ngày 27-2-1979, các chiến sĩ ta đã loại khỏi trung đoàn 850 của địch ra khỏi vòng
chiến đấu. Đặc biệt, ở khu vực cầu Khánh Khê trên đường số 1B, các chiến sĩ ta đã chặn đứng
cả 1 sư đoàn và 1 tiểu đoàn xe tăng địch, gây cho chúng nhiều thiệt hại nặng nề.
Riêng trên mặt trận Lạng Sơn, từ ngày 17-2-1979 đến 18-3-1979, gần 19.000 tên giặc Trung
Quốc đã bị tiêu diệt; 128 xe quân sự địch (trong đó có 76 xe tăng-xe bọc thép), 98 khẩu pháo,
súng cối và hỏa tiễn của địch bị bắn cháy và phá hủy. Quân dân địa phương Lạng Sơn đã thu
được hàng trăm súng và nhiều đồ dùng quân sự.

Trên hướng Cao Bằng : địch dùng 2 quân đoàn tăng cường, chia làm hai cánh lớn: một cánh từ
tây bắc theo hướng Thông Nông-Hà Quảng và một cánh từ phía đông nam qua Thủy Khẩu-
Quảng Hóa vòng lên cùng hợp điểm đánh chiếm tiến công Cao Bằng. Đồng thời, chúng còn cho
hai mũi phối hợp tiến công Thất Khê-Na Sầm.
Trong quá trình tiến công, cả hai cánh quân chính đều bị các lực lượng vũ trang địa phương Cao
Bằng chặn đánh quyết liệt.
Cánh tây bắc có xe tăng đột phá mở đường bị chặn đánh tại Hòa An. Mũi đánh vào Trà Lĩnh-
Trùng Khánh bị đánh ở ngay sát đường biên giới, riêng ở cột mốc 62 chúng bị tập kích mất gần
hết 1 tiểu đoàn ở đồi Chông Mu.
Cánh đông nam bị chặn ngay ở đèo Khâu Chia-Phục Hòa. Chỉ trong 5-6 ngày đầu, 1 sư đoàn đã
bị thiệt hại nặng mà vẫn không vượt qua được đèo.
Như vậy là toàn bộ các cánh, các mũi của địch đều bị chặn đánh, không những bị đánh trước
mặt mà còn luôn luôn bị đánh ngang sườn và sau lưng. Lực lượng vũ trang địa phương của
chúng ta tuy ít nhưng đã cùng dân quân, tự vệ giữ vững các chốt chặn địch ở Khau Đồn (tây thị
xã Cao Bằng), cầu Tài Hồ Xìn, các chốt đông Nguyên Bình cản phá nhiều đợt tiến công ác liệt
của địch cho đến ngày buộc địch phải tháo chạy.
Tổng cộng, trong 30 ngày chiến đấu, quân dân Cao Bằng đã diệt hơn 18.000 tên, bắn cháy và
phá hủy 134 xe tăng-xe bọc thép và 23 xe quân sự.

Trên hướng Hoàng Liên Sơn : địch cho nhiều sư đoàn tiến công từ tây bắc vòng qua đông bắc thị
xã Lao Cai. Chúng tổ chức thành nhiều mũi đánh vào Bát Xát, Mường Khương và thị xã Lao Cai.
Chúng bị chặn đánh ở khu vực Quang Kim, ngã ba bản Phiệt, khu phố Duyên Hải (trong thị xã
Lao Cai). Đến ngày 24-2-1979, chúng đã phải tung hết lực lượng dự bị vào chiến đấu, nâng tổng
2006 Allrights reseved by Rosea
HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
số quân trên hướng Hoàng Liên Sơn lên tới trên 2 quân đoàn.
Tính đến ngày 18-3-1979, ngay trên dải đất Hoàng Liên Sơn đã có hơn 11.500 tên địch bị diệt,
255 xe quân sự địch (trong đó có 66 xe tăng-xe bọc thép) bị phá hủy.

Tại nhiều khu vực khác, quân Trung Quốc xâm lược cũng bị đánh tả tơi.
Ở Lai Châu, 1 quân đoàn địch đã tiến đánh dọc theo đường 10 vào Nậm Cúm-Phong Thổ.
Nhưng chỉ hai ngày đầu, chúng đã bị diệt trên 750 tên và 2 tiểu đoàn bị thiệt hại nặng. Ngày 10-
2-1979, ở Pò Tô (cạnh đường số 6), 17 đợt tiến công liên tiếp của địch đều bị bẻ gãy. Tới 3-3-
1979, cả trận địa pháo địch, gồm 4 giàn hỏa tiễn H12 ở Hội Luông đã bị ta phản pháo hủy diệt.
Ở Quảng Ninh, địch dùng 2 sư đoàn tiến công Thán Phún, Pò Hèn, Đồng Văn và pháo kích vào
thị xã Móng Cái. Nhưng tất cả đều bị đẩy lùi. Ở Pò Hèn, chỉ trong ngày đầu, chúng đã bị diệt 450
tên. Ở Thán Phún, chúng tiến công tám lần lên điểm cao 404 song lần nào cũng bị chặn đứng ở
chân điểm cao. Vì thế, đến ngày 19-2-1979, chúng đã phải co rút về bên kia biên giới.
Ở Hà Tuyên, khoảng 1 sư đoàn địch định đánh chiếm Đồng Văn-Mèo Vạc-Thanh Thủy, song bị
đánh trả mạnh nên không thực hiện được ý định, đành phải rút lui.

Trên toàn chiến trường biên giới, nơi nào quân TQ cũng bị đánh đau nên đến ngày 06/03/1979,
chúng buộc phải tính chuyện rút quân.
Không rút cũng không được, lúc này VN đã điều các sư đoàn thuộc 2 quân đoàn 2,3 ra phía Bắc.
Có những sư đoàn đi bằng máy bay bỏ hết trang bị cá nhân tại phía Nam, bay ra Bắc nhận lại
đầy đủ trang bị và lên thẳng biên giới. Các đơn vị thuộc quân đoàn 1 cũng đã áp sát tuyến đầu.
Nếu TQ không tuyên bố rút quân thì sẽ phải chịu " một bài học " còn nặng nề hơn nữa.

Đây là những lời tự thú của lính TQ :

Hoàng Tống Miên, thuộc trung đoàn 448, sư đoàn 150, quân đoàn 50 vào hỗ trợ cho đám quân
rút lui ở Cao Bằng, còn ghi trong cuốn sổ tay của y: “ Ngày 8-3-1979, đại đội tôi bị chết 6 (có đại
đội phó), bị thương 11; đại đội 6 chết 3, bị thương 9. Ngày 9-3-1979, đại đội 5 chống trả ba lần
phản kích của quân Việt Nam, bị thương vong 24 người; đại đội súng cối 82 bị thương 3 người;
đại đội 2 chết đại đội phó, bị thương 4. Sang ngày 10-3-1979, quân Việt Nam pháo kích đúng vào
sở chỉ huy. Đang mong rút thì sáng 11-3-1979, nhận được lệnh ngày mai rút. Mừng quá". Thế
nhưng, Hoàng Tống Miên đã mừng quá sớm! Vì đúng vào ngày 11-3-1979, cả trung đoàn của y
bị băm nát giữa lúc đang tiếp tục gây tội ác và bản thân y cũng bỏ xác trên trận địa.
Và đây nữa :
Lâm Phu Gia, đại đội trưởng, trong cánh quân TQ trên hướng Cao Bằng, bị ta bắt làm tù binh thú
nhận : " Tiến vào đất VN, chúng tôi đã rất thận trọng, nhưng trận đánh đã xảy ra ngay với chúng
tôi, một trận đánh ác liệt mà chúng tôi không lường trước được. Đại đội tôi có 113 người bị đánh
tan tác, tôi không sao tập hợp lại được". Một tù binh thuộc trung đoàn 448 khai : " Trung đoàn tôi
đến ngày 11 và 12/03/1979 mới bị đánh. Cán bộ đại đội, tiểu đội mỗi người chạy một ngả, vứt cả
súng đạn, chẳng ai chỉ huy ai. Bị thương vong nhiều cả ba tiểu đoàn chỉ còn là một mớ hỗn độn".
Trong cuốn nhật ký quân ta thu được trên xác Tạ Danh Cao, lính thông tin thuộc trung đoàn 495
trong quân đoàn tấn công vào Lạng Sơn, người ta đọc thấy những dòng sau : " Nhiệm vụ của
trung đoàn tôi là đánh luồn sâu để cắt đường rút của quân VN và bắt bằng được thật nhiều tù
binh. Tôi theo một tiểu đoàn bí mật thọc vào Nà Hồi thì gặp ngay hỏa lực ngầm của quân VN bắn
rất ác liệt vào toàn bộ đội hình, khiến một số bị thương vong ngay từ phút đầu. Tiểu đoàn ra lệnh
dùng B-40, ĐKZ tiêu diệt đối phương nhưng không được, đành để lại một trung đội kìm địch còn
tiểu đoàn thì vòng qua hướng khác. Đến điểm cao 348, chúng tôi lại gặp địch. Cả bốn đại đội đều
đánh mà không được. Đại đội 4, tiểu đoàn 2 vào đột phá cũng bị đẩy ra, còn một đại đội của
trung đoàn 3 mới đánh qua loa đã rút về phía sau... Ở điểm cao 339, chúng tôi vấp phải một đại
đội quân VN bố trí ở khu vực có nhiều hang đá nên rất khó đánh. Một chuyện đau đầu lạ lùng đã
xảy ra là đạn pháo của một đơn vị nào đó cứ rót vào đầu tiểu đoàn chúng tôi. Tiểu đoàn trưởng
Lý tức quá, yêu cầu báo cáo về trung đoàn song pháo vẫn cứ choảng vào trận địa chúng tôi.
Trong khi trung đoàn luôn luôn truy hỏi tại sao không chấp hành mệnh lệnh, thì pháo vẫn tiếp tục
nổ trên đầu, cả đơn vị tôi chẳng biết chui vào đâu, chết và bị thương đã tới một nửa. Binh lính
2006 Allrights reseved by Rosea
HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
buồn bực, chỉ huy tức tối. Sau khi kiểm tra mới biết là chính pháo binh của ta bắn vào đầu quân
ta. Đến 18h, trung đoàn ra lệnh cho tiểu đoàn tôi quay về...".

Số phận bi thảm của Hoàng Tống Miên, Tạ Danh Cao và Lâm Phu Gia phải chăng cũng là số
phận của đội quân Trung Quốc xâm lược:
-62.500 tên bị loại khỏi vòng chiến đấu (hơn 1/10 tổng số quân tham chiến), trung bình mỗi ngày
bị tiêu diệt hơn 2.000 tên.
-3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn bị tiêu diệt hoặc bị đánh thiệt hại nặng.
-550 xe quân sự (trong đó có 280 xe tăng-xe thiết giáp), 115 khẩu pháo và súng cối cỡ lớn bị phá
hủy.

Thử cái xem post bài được chưa, thấy báo Nga viết năm 1987 chúng ta bị rơi
một MIG 21 vì bay vươt qua biên giới, có ai biết vụ này không???

Bác tôi biết chuyện này..... Máy bay rơi trên lãnh thổ của ta. Nhưng phi công nhảy dù thì lại rơi
sang vùng Trung quốc chiếm giữ. Phi công bị bắt. Mãi sau này, đến năm 1993, khi hai nước bình
thường hoá, anh mới được trả về.

Những năm 89, 90 tôi vẫn nhớ Đài Tiếng nói Việt nam thường xuyên có bài kêu gọi phía Trung
quốc trao trả phi công Trần Tôn cho Việt nam vì anh bay lạc sang Trung quốc trong điều kiện thời
tiết xấu

Ngày đấy tôi cũng tin như thế.

Nói thêm về tên lửa Hồng Kỳ của Trung quốc:


Loại này bắt chiếc thiết kế Sam2, chúng viện trợ sang Việt nam những năm ta đánh Mỹ, nên ta
nắm khá rõ tính năng. Tên lửa chất lượng tồi, hay bị tai nạn khi phóng, hay bay không điều khiển
và rơi xuống đất, phá huỷ luôn cả cơ sở mà nó đáng lẽ phải bảo vệ an toàn khỏi không quân Mỹ.
Thế nên Quân chủng Không quân, một mặt vẫn cảm ơn sự giúp đỡ chí tình của các đồng chí

Trung quốc , một mặt điều tất cả các đơn vị có trang bị tên lửa Trung quốc lên vùng núi để
tránh tai nạn. Chuyện này do bác Năm, hiện làm bảo vệ ở trường Đại học Kinh tế quốc dân, từng
là Trung tá Tên lửa những năm chống Mỹ, kể với lớp bọn tôi hồi 1997, năm kỷ niệm 25 năm
Xmas bombing.

Bác ơi, thế này thì hoá ra bọn Trung quốc cũng không chết nhiều lắm đâu. Một ngày một đại đội
chết có 3 người thì không phải là nhiều lắm.

Bác cho em hỏi, thương vong có nghĩa là chết hay bao gồm cả chết và bị thương (bị loại khỏi
vòng chiến đấu)?

Ngày xưa thấy các cụ bảo ta bắn cháy nhiều máy bay địch lắm, em cứ hiểu là cháy tức là tiêu rồi,
hoá ra các cụ lại bảo là trong số đấy chỉ có một số ít là "rơi tại chỗ" là tiêu thôi. Có nghĩa là phần
nhiều bắn cháy nhưng không rơi, địch vẫn bay về nhà.

Ta thì cứ báo cáo số bắn cháy nghe cho nó oách. Phía mình bảo bắn cháy và rơi hơn 4000 máy
bay Mỹ. Mỹ bảo thực rơi có gần 1.500 chiếc. Chênh nhau đến hơn 2.000 chiếc thì quá nhiều.

Nhưng mà kể ra cũng có tác dụng tuyên truyền tốt. Không nói thể chẳng biết ai có đủ lòng tin để
chiến đấu đến ngày thắng lợi không?!

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Thế đơn vị của bác hy sinh bao nhiêu?

Đơn vị ông cậu em đánh ở Campuchia cứ 2 tháng phải bổ sung quân số một lần, thế nhưng đại
đội lúc thường chỉ có 30 tay súng vào mỗi thời điểm. Thương binh và chết nhiều lắm. Vậy thì
chẳng ở phía Bắc thì thế nào.

Em nghe nói thời đấy mình còn xài cả súng phun lửa của Liên Xô. Cứ gọi là. Như kiểu nướng
kiến ý. TQ mang 600k quân sang cơ mà, em nghĩ nó cũng phải thương vong nhiều lắm mới rút,
không thì nó còn tiến sâu nữa nếu như thương vong của bọn nó chỉ có khoảng 2000->3000 như
bọn nó nói. Con số này chắc phải nhân 20 lần lên (TQ với mình đều là những nước có truyền
thống nói giảm, nói tránh về sự thật)
Cái này muốn có số liệu chính thức chắc khó lắm.Chả thằng nào muốn lòi ra những thương vong
nghiêm trọng của mình đâu.

Nhìn những cái hố chôn tập thể của bọn khựa thì thấy rõ, nếu như thương vong ít vậy và với
nhân mạng bọn nó mang sang đông vậy sao không chôn cất tử tế cho lính của nó. ==> Bọn khựa
chết chắc chắn là cơ số. Đào hố chôn ko xuể nên mới phải chôn tập thể.....

Báo cáo bác ! " thương vong " có nghĩa là vừa " vong mạng " vừa " bị thương " bác ạ ! Vậy là bị
loại khỏi vòng chiến đấy.
Còn "Một ngày một đại đội chết có 3 người thì không phải là nhiều lắm." thì bác phải xem lại thời
điểm của những dòng ghi chép trên : ngày mà đại đội 6 chết 3 người ấy là ngày 8/03/1979, trước
đó 2 ngày tức 6/03/1979 TQ đã tuyên bố rút quân và quân đoàn 50 của Hoàng Tống Miên được
tung vào trận chỉ để yểm hộ cho tàn quân của các đơn vị khác rút lui mà thôi. Quân yểm hộ mà
còn " toi " như thế thì bọn đi trước húc đầu vào " ổ kiến lửa " còn " vong mạng " nhiều hơn nhiều
bác ơi !

Quân TQ bị thiệt hại nặng, nhưng VN cũng tổn thất đáng kể, đặc biệt là về cơ sở vật chất, tính
mạng dân thường :
Kể từ mờ sáng ngày 17/02/1979 khi quân TQ tràn sang VN đến lúc rút đi, bất cứ nơi nào quân "
Giải phóng TQ " đặt chân tới, nơi đó chỉ còn lại một cảnh hoang tàn, đổ nát. Quân TQ đốt phá tất
cả những gì nhìn thấy, không kể đó là kho tàng, nhà dân, trường học, cơ quan hay công trường.
Những gì có thể vơ vét được đều không được bỏ lại, từ máy móc, quặng mỏ, cho đến những đồ
dùng gia đình như hòm xiểng, chăn màn, quần áo.
Tại Phong Thổ { Lai Châu } quân TQ đã vét sạch một kho của cửa hàng bách hoá trị giá 50.000
đồng { Năm 1979 thì 50.000 đồng lớn lắm }. Không chỉ thế, quân TQ còn bắt trâu, bò, lợn gà,
thậm chí những nhà có cột, kèo, gỗ ván tốt đều bị dỡ ra chất lên ô-tô hoặc ngựa thồ chở về
nước.

Đi đôi với cướp bóc là tàn phá triệt để : Phố Lu { thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn } là một thị trấn có
5.000 dân, quân TQ chỉ đóng được ở đây có 3 ngày mà đã đốt trụi thị trấn này gồm 200 nóc nhà,
phá sập nhà ga, bưu điện, đốt kho lương thực. Trên đoạn đường sắt từ Phố Lu đến Phố Mới dài
hơn 30 km, thanh ray nào cũng bị phá đứt từng đoạn dài từ 25 đến 30 cm bằng những khối bộc
phá nhỏ. Cầu sắt Cam Đường - Phố Lu bị bộc phá đánh tung cả hai mấu cầu. Cách đánh phá
này rõ ràng là có nghiên cứu trước, cố tình gây khó khăn cho việc phục hồi sau này.
Ở thị trấn Sa Pa, một thị trấn nghỉ mát hoàn toàn không có bất cứ một công trình quân sự nào,
nhưng cũng bị huỷ diệt triệt để.
Quân TQ đặt mìn cho nổ tung tất cả từ các biệt thự, nhà an dưỡng, thậm chí cả đài tưởng niệm
liệt sĩ và trạm vật lý địa cầu vốn cung cấp thông tin khí tượng cho cả TQ.
Thị xã Cao Bằng xinh đẹp nằm trên bờ sông Hiến, sông Bằng bị tàn phá nặng nề nhất. Bệnh viện
đa khoa lớn nhất tỉnh chỉ còn là đống gạch vụn. Trường phổ thông cấp I-II do quỹ UNICEF xây
dựng chỉ còn trơ lại khung sắt cong queo. Thậm chí chúng còn thù ghét cả đến vật vô tri, vô giác
: đặt mìn đánh đỏ cột điện, dùng lê đâm thủng nồi nhôm, xoong chảo, lấy mã tấu rạch nát ghế

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
mây, đổ hàng thùng thìa nhôm của cửa hàng bách hoá ra đường rồi cho xe tăng nghiến nát.

Theo thống kê, chỉ trong 30 ngày quân TQ đã tàn phá ở 6 tỉnh biên giới như sau :
- Số thị xã bị huỷ diệt : 4/4
- Số xã bị phá huỷ : 320/320
- Diện tích nhà bị tàn phá ở các thị xã : 600.000 m2
- Số trường phổ thông các cấp bị phá : 735/904
- Số bệnh viện, bệnh xá bị phá huỷ : 428/430
- Số nông trường bị tàn phá và cướp bóc : 41/41
- Số lâm trường bị phá hoại : 38/42
- Số xí nghiệp, hầm mỏ bị phá và cướp đi : 81
- Số trâu bò, lợn bị giết và bị cướp : 400.000 con
- Diện tích hoa màu bị phá huỷ : 80.000 ha
Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân ở 6 tỉnh biên giới bị mất nhà cửa và tài sản, phương tiện
sinh sống.

Nhưng không chỉ có thế, quân TQ còn phá huỷ các di tích lịch sử, điển hình là di tích Pác Bó.
Kinh hoàng nhất là tàn sát và giết hại dân thường....

Chào Dongadoan, cậu ở 313 à. Tớ ở 314 đây. Sau bọn tớ là 33, sư đoàn 2 lần anh hùng đấy.
Hôm dẫn trinh sát họ đi, họ hỏi sao mình không lấy lại chỗ này, chỗ kia, tớ chỉ nói "mật" trên này
còn nhiều lắm, chờ các anh lên "húp", ngay sau hôm bàn giao, Tầu nó lên lấy mất 1 hầm, đặc
công phải lên lấy lại và phòng ngự, làm mất 1 đại trưởng đặc công. Đúng là mật để họ húp thật.
Ngay sau đó tớ ra quân và đơn vị san Yên Minh. Nghe đâu vẫn còn chịu vài trận pháo nữa trước
khi yên hẳn.

Chào bác ! em ở E212/ F313 nhưng em ở trên ấy hồi 88. Chẳng còn đánh nhau mấy nữa, chỉ
thỉnh thoảng cắc bụp vài phát ở Bốn hầm và Cô Ích, chỉ còn pháo thôi - pháo thì vô tư thưởng
thức. Lúc ấy chắc bác ra quân rồi.
Bây giờ nhiều lúc vẫn nhớ Làng Pinh, Nà Cáy ra phết, bác ạ !

TRẬN PHÒNG NGỰ Ở NÀ NÔI - BẢN THẤU (LẠNG SƠN)


của tiểu đoàn 5, trung đoàn 12, sư đoàn 3, quân đoàn 14, Quân khu 1.
Từ 17-2-1979 đến 22-2-1979.

Theo Kinh nghiệm chiến đấu ở biên giới phía bắc (đại đội - tiểu đoàn), NXB QĐND 1991.
Sách do Cục Huấn luyện chiến đấu, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam biên soạn.

ĐỊA HÌNH

Nơi tác chiến là vùng núi cách mốc 14-15 và biên giới Việt-Trung 2,5km về phía tây, cách thị trấn
Đồng Đăng 7km về phía tây bắc. Trong khu vực núi có độ cao trung bình 300-400m, phần lớn là
núi đất liên tiếp, một số núi đá ở phía đông và bắc.

Điểm cao 360 án ngữ trục đường từ biên giới ra đường 4A, khống chế trục đường đoạn tây và
nam Bản Thấu, trong tầm bắn hiệu quả của súng bộ binh (500-700m), thuận tiện cho ta dùng hoả
lực ngăn chặn địch.
Dãy 300 kéo dài từ Nà Nôi đến Nà Lanh án ngữ ngã tư đường 4A và đường vào xã Văn Thụ, có
thể khống chế 1-2km đường 4A chạy ngang trước mặt, bảo vệ được hai bên sườn và phía sau
điểm cao 360, có thể chặn địch đánh vào xã Văn Thụ để ra đường 1B và địch tiến công theo trục
đường 4A cả 2 phía từ Đồng Đăng lên Na Sầm và ngược lại.
2006 Allrights reseved by Rosea
HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Các điểm cao 381, 340 Khéo Kha, bắc 308 có thể chặn địch vu hồi vào sườn tây bắc 360 và ngã
tư Nà Lanh và tiến từ Na Sầm về Đồng Đăng.

Đường 4A từ Đồng Đăng lên Văn Lãng trải nhựa xe cơ giới đi lại tót, đường từ mốc 15 qua Bản
Thấu ra đường 4A qua Nà Lanh và xã Văn Thụ ra đường 1B ở Lũng Uất là đường đất, xe cơ giới
cơ động khó khăn (nhất là từ Nà Lanh ra Lũng Uất). Cả 2 trục đường trên địch có thể dùng xe
tăng. Ngoài ra có nhiều đường mòn theo khe suối, khe núi, bộ binh tiện cơ động và bí mật. Sông
Hang Vai phía tây đường 4A nhêìu chỗ lội qua được, các suối khác nhỏ, ít nước cơ động không
ảnh hưởng.
Trong những ngày chiến đấu có gió mùa đông bắc kèm mưa, đường bị lầy lội, buổi sáng có
sương mù, quan sát hạn chế.

Tón lại, địa hình thuận lợi cho ta phòng ngự, có thể liên hoàn, đánh được địch tiến công trên
nhiều hướng và địch tiến công phải triển khai ở cánh đồng đánh lên điểm cao.

TÌNH HÌNH ĐỊCH

Đến 16-2, qua thông báo tiểu đoàn chỉ biết địch tập trung quân sát biên giới, làm đường, có thể
sẽ tấn công. Thông tin về lực lượng, công tác chuẩn bị của địch cấp trên chưa có thông báo mới
nên tiểu đoàn không nắm được.

TÌNH HÌNH TA

Tiểu đoàn 5 thuộc trung đoàn 12, sư đoàn 3 được chuyển vào hòng ngự ở Lạng Sơn từ tháng 7-
1978. Tiểu đoàn biên chế 3 đại đội bộ binh và 1 đại đội hoả lực. Quân số, trang bị tương đối đủ.
Cán bộ đại đội, tiểu đoàn đã qua chống Mĩ. Chiến sĩ nhập ngũ tháng 7-1978 chưa qua chiến đấu,
đã qua huấn luyện nhưng chất lượng còn thấp.
Tiểu đoàn đã làm hoàn chỉnh hệ thống công sự cho bộ binh và hoả lực. Mức độ vững chắc của
công sự không cao vì làm bằng gỗ đất, phổ biến chịu được đạn cối 82mm. Đã đào hào chống
tăng (khoảng 20m) hía đông bắc 360 và bố trí 2 bãi mìn phía tây mốc 14-15.
Ngoài cơ số đạn, lương thực thường xuyên, ở đại đội, tiểu đoàn có lượng dự trữ vật chất từ 7-15
ngày. Tiểu đoàn thường xuyên phái trinh sát, các toán tuần tiễu của 2 đại đội phía trước phối
hợp với dân quân và công an vũ trang bám nắm và sẵn sàng đánh địch.

Nhiệm vụ chiến đấu :


Tiểu đoàn được tăng cường 2 khẩu súng máy cao xạ 12,7mm phòng ngự trên hướng thứ yếu
của trung đoàn, từ 300 Bản Trang đến ngầm Kéo Kha, chiều sâu hết dãy 300 Nà Nôi (rộng
khoảng 4km, sâu khoảng 3km), ngăn chặn địch tiến công hướng mốc 14-15-Bản Thấu-Nà Lanh-
Văn Thụ, phối hợp với đơn vị bạn bảo vệ biên giới.
Đơn vị bạn trong khu vực có đồn công an vũ trang Bản Thấu và 1 trung đội dân quân.

Kế hoạch tác chiến :


- Hướng phòng ngự : hướng chủ yếu đông và đông bắc từ mốc 14-15 vào 360-Nà Lanh, hướng
thứ yếu tây bắc từ Văn Lãng-ngầm Kéo Kha-Nà Lanh.
- Đại đội 53 : tăng cường 2 khẩu 12,7mm và 1 khẩu ĐKZ hòng ngự trên hướng chủ yếu, bố trí ở
360-Nà Trang, trận địa cảnh giới ở nam ngã ba Bản Thấu.
- Đại đội 52 : phòng ngự trên hướng thứ yếu, bố trí ở 340, bắc 308, 381.
- Đại đội 51 : phòng ngự phía sau và là lực lượng cơ động của tiểu đoàn.
- Hoả lực tiểu đoàn gồm : trung đội cối 82mm (2 khẩu), trung đội 12,7mm (2 khẩu), 1 khẩu đội
ĐKZ do tiểu đoàn 5 chi viện chung, bố trí trận địa ở tây ngã tư Nà Lanh và 300 Nà Nôi.
- Vị trí chỉ huy tiểu đoàn ở tây nam Nà Lanh.
2006 Allrights reseved by Rosea
HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Trong một tháng xâm lược VN, quân TQ đã gây ra những tội ác man rợ như cướp bóc, phá hoại
và tàn sát dân thường :
- Ngày 09/03/1979, 4 ngày sau khi TQ tuyên bố rút quân, tại hợp tác xã Hồng Ngọc, thuộc thôn
Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng, quân TQ đã dùng gậy tre, búa, dao
quắm, tiểu liên giết 43 người phần lớn là cụ già, phụ nữ và trẻ em. Phóng viên Ki-ta-ba-ra của
báo A-ca-ha-ta { Nhật Bản } sau khi đi thăm nơi này đã viết như sau :
Vùng này bị quân TQ chiếm đóng, nay đã trở thành đống gạch vụn. Tôi đã nhìn thấy nhiều hố
được đào rải rác khắp nơi. Trong những đống gạch vụn đó, người ta liên tiếp tìm thấy thi thể
những người bị quân TQ tàn sát. Nhìn xuống một cái giếng, nơi mà thi thể những người bị giết
hại đã bị ném xuống, tôi thấy nhiều xác trẻ em đầu cắm xuống bùn hoặc nằm ngửa tay chân
ngập trong nước. Tôi có thể đếm được 14 xác chết, chỉ nhìn thấy ở phía trên, chưa biết còn bao
nhiêu xác người bị lấp trong đó...
- Ông Đỗ Viết Phấn người xã Bảo Lâm, huyện Văn Lãng, Lạng Sơn, thoát khỏi tay của quân TQ
kể lại :
Lần theo đường mòn, tôi chạy theo đồng bào sơ tán, đụng phải một tốp lính TQ tập kich, tôi bị
chúng bắt. Chúng trói chặt 2 tay tôi, chúng đóng đinh vào cây rồi băt tôi dựa vào đó. Lính TQ thi
nhau đánh tôi, sau đó tên phiên dịch nói :
- Mày hãy dẫn quân giải phóng TQ đến nơi bố trí của quân VN thì sẽ được sống !
Tôi không chịu, chúng dùng roi mây quất vào mặt hàng trăm lần làm tôi ngất đi, khi bị dẫn đến
Hin Phát gần Văn Lãng thì gặp bộ đội ta nổ súng, tôi chạy thoát. Tôi gặp lại 2 con và được biết
mẹ tôi đã bị quân TQ tròng dây vào cổ cho 2 tên kéo 2 đầu cho đến chết.

DIỄN BIẾN

Ngày 17-2-1979

04h30 : bộ phận tuần tiễu của đại đội 53 phát hiện bên kia mốc 15 có nhiều tiếng động và tiếng
người, anh em đang xác minh, chưa báo cáo thì khoảng 05h20, cùng với lúc phía Đồng Đăng có
nhiều tiếng súng, pháo cối địch bắn dồn dập sang ta từ hàng rào sát biên giới đến Nà Lầu, Bản
Thấu. Đồng thời địch dùng thuốc nổ phá hàng rào cho xe tăng, bộ binh vượt qua biên giới.
Vào thời điểm địch nổ súng, tiểu đoàn mất liên lạc với trung đoàn (đến 06h00 mới liên lạc được
nhưng trong ngày 17-2-1979 gần như chiến đấu độc lập vì sở chỉ huy trung đoàn cũng bị tấn
công).

05h30 : địch vượt biên giới ở mốc 14-15.


Tại mốc 15 khoảng 1 tiểu đoàn địch và xe tăng vừa vượt qua biên giới đã bị tổ tuần tiễu nổ súng
diệt một số tên, sau đó lui về Na Lầu. Địch triển khai thành 2 mũi, một mũi khoảng 1 đại đội cùng
xe tăng tiến vào Na Lầu để lên 460 (đông Bản Thấu), một mũi tiến theo đường để vào phía nam
Bản Thấu.
Tại mốc 14 khoảng 1 tiểu đoàn vượt biên giới, theo đường Nà Hán đánh vào phía bắc Bản Thấu.
Mũi này không gặp lực lượng ta ngăn chặn.
Địch tiến vào Nà Lầu bị tổ tuần tiễu và trinh sát tiểu đoàn gồm 6 đồng chí chặn đánh. Một số tên
bị diệt, phía sau địch triển khai đội hình, dùng hoả lực chế áp sau đó bộ binh xung phong. Tổ
tuần tiễu nổ súng ngăn chặn nhưng do địch đông và xung phong ào ạt nhiều mũi nên anh em
phải rút về Bản Thấu.
Trung đội ở trận địa cảnh giới lúc này đã chiếm lĩnh trận địa, kịp thời chặn được mũi tiến công
vào nam Bản Thấu. Toán tuần tiễu của ta bắn gần hết đạn đã phải lui về phía sau, một số chạy
sang cả trận địa đại đội 52 ở 381.
Trong lúc trận địa cảnh giới chiến đấu, đại đội 53 đã ra chiếm lĩnh trận địa, tiểu đoàn trưởng ở sở
chỉ huy nghe súng nổ nhiều, tuy không được báo cáo nhưng vẫn lệnh cho đại đội 51 phái 1 trung
đội và 1 khẩu ĐKZ ra tăng viện cho đại đội 53.
Đến 12h00 địch vẫn chưa vào được Bản Thấu.

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
12h30 : hoả lực đi cùng của địch bắn chế áp vào đồn công an vũ trang Bản Thấu và trận địa
cảnh giới. Sau đó bộ binh xung phong. Lực lượng tăng viện, công an vũ trang, trung đội cảnh
giới và hoả lực đại đội 53, cối 82mm của tiểu đoàn đánh trả quyết liệt, bắn cháy 2 xe tăng, diệt
nhiều bộ binh, đẩy lui các đợt xung phong của địch.

14h00 : tiểu đoàn trưởng cho các đơn vị rút về trận địa cơ bản. Địch chiếm được Bản Thấu, đưa
thêm bộ binh, xe tăng và triển khai trận địa pháo ở đông Nà Lầu.

15h00 : hoả lực địch bắn mãnh liệt vào trận địa đại đội 53 ở 360 và đại đội 51 ở Nà Lanh. Sau đó
xe tăng địch theo đường dẫn bộ binh đánh vào 360 và 300 Nà Trang.
Trong lúc xe tăng địch tiến vào, cối 82mm của tiểu đoàn (đã cơ động lên tây nam 360) phối hợp
với các loại hoả lực của đại đội 53 ( kể cả 12,7mm) bắn tập trung mãnh liệt vào đội hình địch, bọ
binh của chúng phải dừng lại, 4 xe tăng đi trước vào đến chân điểm cao phía đông bắc gặp hào
chống tăng không tiến được. Ta dùng B41 và ĐKZ bắn cháy 1 xe tăng, 3 chiếc còn lại phải chạy
lùi, dùng pháo bắn vào trận địa ta.

16h00 - 22h00 : địch liên tiếp xung phong 2-3 lần đều bị ta đánh lui, hoả lực địch lại chế áp trận
địa đại đội 52, đòng thời bộ binh địch tiếp tục dồn lên bổ sung cho các phân đội phía trước bị tiêu
hao và bám được phía dưới chân mỏm bắc 360 đến đông bắc 300 Nà Trang, đào công sự.
Cối 82mm, 60mm của ta bắn chặn không cho địch vào thêm và mở rộng.

24h00 : sau một đợt hoả lực chế áp, một bộ phận địch khoảng 20-30 tên đột nhập được một
phần mỏm bắc 360. Súng cối của tiểu đoàn và hoả lực đại đội bắn chặn địch phát triển, các trung
đội giữ vững trận địa còn lại.
Sau khi nắm tình hình, tiểu đoàn trưởng quyết định dùng đại đội 51 và 53 phản kích khôi phục
trận địa.

Ngày 18-2-1979 :

Lực lượng phản kích cơ động của tiểu đoàn đã triển khai xong trước 05h30.

05h45 : hoả lực tiểu đoàn và đại đội 51, 52 bắn dồn dập vào đội hình địch trên mỏm bắc 360,
quanh chân điểm cao 300 Nà Trang và 360. Sau 10 phút, súng cối bắn ra ngã ba đến nam Bản
Thấu, chi viện bộ binh xung phong.
Đại đội 53 : 1 trung đội (chủ yếu) đánh từ phía tây bắc lên mỏm bắc 360, 1 trung đội theo đường
đông năm lên sườn đông bắc 360.
Đại đội 51 : 1 trung đội (chủ yếu) đánh theo sườn đông đến sườn bắc 300 Nà Trang, 1 trung đội
đánh theo sườn tây đến sườn bắc 300 Nà Trang, phối hợp với đại đội 53 diệt địch ở chân hai
điểm cao và hai bên trục đường.
Địch bị đánh bất ngờ, một số bị diệt, số còn lại từ mỏm bắc bỏ chạy xuống phía ngã ba. Một xe
tăng địch chạy lui bị tụt xuống mép đường, bọn lái xe mở cửa bỏ chạy (chiếc xe tăng vẫn đang
nổ máy, tiểu đoàn điện cấp trên xin người lái nhưng không có, sau phải phá). Pháo cối địch ở
Bản Thấu bắn vào trận địa ta cho bộ binh chúng rút chạy.
Sau 20 phút chiến đấu, ta khôi phục mỏm phía bắc, đánh bật địch ở chân các điểm cao.

Từ trưa 18-2-1979 đến 21-2-1979 :

Địch củng cố công sự ở Bản Thấu và một số điểm cao xung quanh, dùng pháo cối bắn vào trận
địa ta, phái trinh sát luồn vào Nà Lanh bị ta bắt sống 1 tên.
Tiểu đoàn 5 của ta trnah thủ củng cố trận địa, bổ sung đạn dược, giải quyết thương binh, tử sĩ.

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com

Ngày 22-2-1979 :

05h30 : pháo cối địch ở Bản Thấu và Đồng Đăng bắn vào trận địa tiểu đoàn 5.

08h30 : địch tiến công từ 3 hướng :


- Khoảng 1 tiểu đoàn từ Bản Thấu đánh vào phía bắc và đông bắc 360, 300 Nà Trang.
- Khoảng 1 tiểu đoàn cùng xe tăng theo đường 4A từ Hang Chui đánh vào phía đông nam 300
Nà Noi và nam 300 Nà Trang.
- Khoảng 1 đại đội vu hồi theo đường hang Mới-Cốc Lĩnh đánh vào phía tây nam 300 Nà Noi
(phía sau đjai đội 51 và tiểu đoàn bộ).

Sau khi nắm tình hình, tiểu đoàn trưởng hạ quyết tâm diệt mũi vu hồi trước nên cho đại đội 51 và
53 tích cực ngăn chặn địch, đại đội 52 phái 1 trung đội cơ động xuống Nà Lanh đánh quân vu
hồi.
Đại đội 51 và 53 của ta đã đánh lui các đợt xung phong của địch trên 2 hướng Bản Thấu và Nà
Nôi, giữ vững trận địa. Cán bộ chiến sĩ cơ quan tiểu đoàn bộ cùng các phân đội trực thuộc chặn
đánh mũi vu hồi.
Cùng thời gian trên, 1 trung đội (10 đồng chí) của đại đội 52 do đại đội phó chỉ huy cơ động tới
tây bắc Nà Lanh, tiểu đoàn trưởng trực tiếp giao nhiệm vụ hiệp đồng sau đó chỉ huy hoả lực
12,7mm và cối chi viện trung đội của đại đội 52 xung phong. Địch bị đánh bất ngờ cả phía trước
và bên sườn, một số bị diệt, số còn lại bỏ chạy về Cốc Lĩnh ra đường 4A.

09h30 - 17h30 : sau khi không thực hiện được vu hồi, địch tập trung lực lượng mở nhiều đợt
xung phong lên 360 và 300 Nà Nôi-Nà Lanh. Đại đội 51 và 53 đã đánh lui các đợt xung phong
nhưng không đủ sức đánh bật địch khỏi chân các điểm cao.
Khảong 17h30 địch đột nhập được vào phía đông bắc 360 và 300 Nà Trang, đông 300 Nà Nôi-
Nà Lanh. Đại đội 51 và 12,7mm phải lui về phía trong ngăn chặn địch phát triển, súng cối 60mm
của 2 đại đội, cối 82mm của tiểu đoàn bắn chặn ngã ba Bản Thấu và đường 4A (đông 300 Nà
Lanh).

20h30 : đại đội 51 và 53 đã bị thương vong một số, đạn gần hết, sức chêín đấu giảm không đủ
sức giữ được lâu và phản kích. Cùng thời điểm, tiểu đoàn 4 và 6 ở Thâm Mô-339 (Đồng Đăng)
cũng bị địch đột nhập trận địa.
Trung đoàn ra lệnh cho tiểu đoàn lui về tuyến phòng ngự mới ở tây bắc Lũng Uất cùng các đơn
vị khác giữ vùng núi đá Bình Trung.

22h00 : tiểu đoàn trưởng tổ chức và chỉ huy các đơn vị yểm hộ lẫn nhau lần lượt rời vị trí, đến
05h00 ngày 23-2-1979 đã về vị trí quy định an toàn.

KẾT QUẢ CHIẾN ĐẤU :

Trận ngày 17 và 18-2-1979, ta diệt 200 tên, bắn cháy 5 xe tăng, phá huỷ 1 xe tăng.
Trận ngày 22-2-1979 không thống kê được thương vong của địch.

CON ĐƯỜNG LỊCH SỬ HÀ NỘI – LẠNG SƠN

19-4-1979 – Thành phố Lạng Sơn vắng vẻ, bọn Trung Quốc rút đi đã phá hầu hết những tòa nhà
quan trọng. Chúng không chiếm được toàn bộ thành phố, và cũng chỉ vào được trong ba ngày,
ba ngày luôn luôn bị quân ta phản công, nhưng cũng đủ thì giờ để chúng biến Lạng Sơn thành
một nơi hoang tàn. Cảnh Lạng Sơn rất nên thơ với những hàng cây long não đã già, một khung

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
cảnh núi bao bọc, núi đá vôi dựng đứng với nhiều hang động, chen giữa những đồi đất đỏ thoải
mái; khắp nơi đồi nào cũng mang trên mình những vệt dài, như những mạchmáu, đó là những
chiến hào bà con đã đào từ mấy tháng nay.
Sông Kỳ Cùng nước trong xanh, hai bờ khá cao; chúng đã phá sập cầu ô tô và hỏa xa, đồng bào
phải gánh gồng lội qua sông, may mà chưa đến mùa mưa. Qua sông là phố Kỳ Lừa, và hai động
Tam Thanh Nhị Thanh; chúng cho bộc phá hang động, chỉ vì đây là những nơi mà nhân dân Việt
Nam thường nhắc nhỡ, còn về quân sự thì chẳng có ý nghĩa gì. Cũng như chúng đã phá tan di
tích Pác Bó. Nhớ lại chỉ thị của vua Minh cho Trương Phụ phải hủy sạch sách vở và các di tích
văn hóa để người Việt Nam quên hết cả nguồn gốc truyền thống dân tộc.
Qua bờ bắc sông Kỳ Cùng, đường xe lửa bị bóc, cầu cống sụp đổ, đường ô tô lâu lâu lại mang
những lỗ sâu hoắm do pháo gây ra. Hai bên đường một số thanh niên các bản làng đã trở về
chăm sóc đồng ruộng, người già và trẻ con còn phải ở lại dưới xuôi. Đồng Đăng: nhà ga và thị
trấn đầu tiên tiếp đón khách từ xa đến Việt Nam hay Việt kiều về nước bằng xe lửa. Nhà ga tan
tành, thị trấn hoàn toàn vắng người, từ đó đến biên giới là trận địa, là no man’s land.
Vào đồn công an vũ trang. Gọi là đồn, thực ra là nhà một đồng bào gia đình đã sơ tán. Chúng tôi
ngỏ ý muốn đến tận cửa quan Hữu Nghị quay phim. Nói đến mấy chữ Hữu Nghị quan chúng tôi
không khỏi trầm ngâm. Ngày xưa các hoàng đế Trung Quốc ngạo mạn gọi là Trấn Nam quan
(cửa đè phương Nam), từ hai nghìn năm đã bao lần các triều đại Trung Quốc cho quân qua đây
sang xâm lấn nước ta. Rồi cách mạng hai nước thành công, cửa ải đổi là Mục Nam quan (cửa
nhìn về phương Nam), rồi Hữu Nghị quan. Mới ngày nào đây đường ô tô xe lửa liên vận còn qua
lại như con thoi, nối liền Việt Nam và Trung Quốc, nối liền nước ta với các nước anh em.
Thế mà ngày nay ... anh em công an vũ trang bảo đoàn chúng tôi bỏ xe lần theo đường sắt đã bị
phá mà đi bộ tới biên giới. Một tiểu đội công an vũ trang đi trước vừa đi vừa dò mìn, vừa dò xem
bên kia có bắn sang không, sau đó mới cho đoàn quay phim bước tới. Chính tiểu đội nầy đêm
hôm trước đã dò khúc đường nầy rồi, các đồng chí về đồn chợp ngủ chốc lát lại được lệnh dẫn
chúng tôi đi. Phải dò thật kỹ, vì luôn luôn chúng cho bọn thám báo vượt biên đặt mìn tận đến
thành phố Lạng Sơn, hoặc bắn vào người đi qua; từ bên kia biên giới chúng cũng bắn sang. Bọn
thám báo là những người Hoa trước kia ở nước ta, quen thuộc đường sá, nói tiếng Việt rất sỏi,
chúng trà trộn vào bà con đi lại, hay đêm đêm luồn sang đặt mìn trên đường sá, vào các cơ
quan. Chỉ huy Trung Quốc sử dụng triệt để đội quân thứ năm nầy, xem nó là một vũ khí chiến
lược trong cuộc chiến tranh xâm lăng Việt Nam. Những người Hoa về nước được huấn luyện
thành những đội quân biệt kích, gọi là sơn cước, luồn qua đường núi đường rừng, đánh vào phía
sau các đồn biên phòng, đánh phá kho tàng cơ quan cầu cống, tung tin làm cho nhân dân hoang
mang; hướng dẫn cho quân Trung Quốc đánh vào những nơi hiểm yếu. Từ trước, trong các làng
xã, thị trấn, thành phố một bọn mật vụ người Hoa đã tổ chức một mạng lưới phá hoại, chuẩn bị
sẵn sàng đón “đại quân”. “Đại quân” tiến vào chúng đánh phá tiếp tay, rồi làm chỉ điểm hướng
dẫn quân xâm lược bắn giết đồng bào, đặc biệt giết cán bộ; người Hoa nào còn ở lại chúng buộc
làm chỉ điểm, không chịu chúng bắn tại chỗ.
Cách cửa quan vài trăm mét có thể thấy rõ lính Trung Quốc chĩa súng, và từ xa một vành rađa
quay không ngớt. Cảm giác đứng trước một bầy cú vọ trương mắt rình mồi. Nhớ lại năm 1967,
đến gần đây tôi ngỏ ý muốn qua cửa quan, các đồng chí địa phương bảo: đến đấy phiền lắm !
Họ sẽ mời vào, tặng anh một quyển sách đỏ, anh phải cảm ơn, chúng chụp ảnh anh cầm quyển
sách, rồi hôm sau đăng lên báo là cán bộ Việt Nam ca tụng Mao Chủ tịch và hoan nghênh đại
cách mạng văn hóa. Dĩ nhiên làkhông bao giờ ta tán thành cách mạng văn hóa, thực chất là một
cuộc tranh giành quyền bính trong nội bộ đảng Trung Quốc, dẫn đến giết hại nhau chết hàng
mấy triệu người. Không khí ở Hữu nghị quan đã lạnh nguội từ những năm ấy; sau đến Nixon qua
Bắc Kinh, tình hình càng căng, rồi từ 1975, chúng lâu lâu lại cho người xịch các mốc biên giới,
cho người cày lấn, sang ở lấn vào đất Việt Nam. Dân ta, lực lượng vũ trang của ta phải mời họ
trở về, lúc đầu còn đấu khẩu, sau đến đấu bằng tay chân, rồi gậy gộc, chúng cho côn đồ giết hại
cán bộ ta. Đâu có phải để thêm hai ba kilômét vào 10 triệu kilômét vuông của Trung Quốc ! Rồi
đến ngày 17-2.
Từ tặng quyển sách đỏ đến sẵn ssàng nhả đạn vào ai đến gần biên giới, thực chất chỉ là một
đường lối. Quyển sách đỏ không thành công, không tìm ra được một Pol Pot Việt Nam, chúng
phải cho “đại quân” vượt biên giới.

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Quí mến anh em công an vũ trang quá ! Trên một tuyến biên giới 1.500 km, giữa rừng núi trập
trùng, leo đèo lội suối, thiếu nước uống, ăn củ rừng là chuyện thường, anh em phải ngày đêm
giữ sao cho chúng không xích được một mét biên giới, phải bảo vệ làng bản, phải đối đầu với
bọn thám báo, bọn sơn cước, và phải chịu những mũi tấn công đầu tiên của quân xâm lược.
Chúng rất căm ghét anh em, tìm hết cách tiêu diệt anh em. Đời đời nhớ ơn các anh !
Tôi về khách sạn nhân dân Lạng Sơn ngủ. Một nửa khách sạn bị đánh đổ, năm nửa còn lại, có
cảm tưởng không biết đổ lúc nào, trong lúc mình đang ngủ cũng nên. Đêm đêm nghe súng anh
em bảo vệ thành phố săn đuổi bọn thám báo. Sáng hôm sau từ giã Lạng Sơn; một phút ngừng
lại trước tấm biển nhỏ cắm ngay giữa đường phố, ghi tên anh phóng viên của Đảng Cộng sản
Nhật BảnTanako, bị bọn xâm lược bắn chết ngày 7-3, hoa chung quanh tấm biển vẫn tươi, đồng
bào hàng ngày không quên người đồng chí từ xa đến chiến đấu chung với chúng ta.
.....
Hà Nội, 22-4-1979
NGUYỄN KHẮC VIỆN

TRẬN PHÒNG NGỰ Ở ĐIỂM CAO 300 (HOÀNG LIÊN SƠN)


của đại đội 2, tiểu đoàn 1, trung đoàn 254 bộ đội địa phương Hoàng Liên Sơn.
Từ 18-2-1979 đến 18-2-1979.
(Nguồn : KNCĐ...).

ĐỊA HÌNH

Nơi chiến đấu là dãy điểm cao 300 cách biên giới Việt-Trung 1km về phía đông, cách thị xã Lào
Cai 7km về phía đông bắc.

Điểm cao 300 là nhánh núi đất về phía tây nam dãy 343, thấp dần về phía đông bắc tới bờ sông
Nam Chi Hồ, nơi có đường biên giới với Trung Quốc. Xung quanh 300 có nhiều mỏm liên quan
đến trận chiến gồm : phía bắc có 280A, 280B, tây bắc có 180A, 180B, 240, 254, tây nam có
280C. Trong số đó, mỏm 280C rộng hơn cả kéo dài và thấp dần về phía tây bắc.
Nhìn chung địa hình phía tây bắc xoải và rộng địch có thể vượt biên và triển khai lực lượng thuận
lợi. Tuy nhiên khi tấn công địch phải từ dưới thấp đánh lên, các mỏm gần nhau (khoảng 200m),
có yên ngựa nối liền, trong tầm bắn hiệu quả của súng bộ binh, cấu trúc trận địa phòng ngự có
thể chi viện lẫn nhau tốt. Mỏm 300 và ba mỏm 280 còn có thể khống chế phía tây, tây bắc là
hướng nhiều khả năng địch tấn công.
Xung quanh 300 là rừng cây to xen lẫn cây non, tầm nhìn hạn chế, sẵn vật liệu làm công sự.
Có một số đường mòn phía tây nam từ biên giới vào Na Quynh, Nậm Sưu.
Phía tây bắc có 2 suối nhỏ chảy về phía đường biên, tương đối kín đáo địch có thể lợi dụng bí
mật cơ động lực lượng tiếp cận trận địa ta. Phái tây nam 240, 254 là sông Nam Chi Hồ chảy từ
Trung Quốc sang Việt Nam nối với sông Hồng ở phía tây, độ dốc cao, địch ít khả năng vượt
sông.

TÌNH HÌNH ĐỊCH

Địch đối diện : cấp trên không thông báo nên đại đội không rõ lực lượng, phiên hiệu, chuẩn bị và
ý đồ của chúng.
Trước ngày 16-2-1979 : địch tiến hành bí mật gỡ mìn của ta ở tây bắc 254, một số lần tổ tuần tra
của ta phát hiện vài toán bộ binh địch vào trinh sát phía tây 254, ta nổ súng, địch chjay về bên kia
biên giới.

TÌNH HÌNH TA
2006 Allrights reseved by Rosea
HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Đại đội 2 thuộc tiểu đoàn 1, trung đoàn 254 bộ đội địa phương Hoàng Liên Sơn cùng tiểu đoàn
phòng ngự ở khu vực Bản Quẩn-Bản Phiệt-300 từ tháng 11-1978. Quân số, trang bị của đại đội
tương đối đủ. Hầu hết chiến sĩ nhập ngũ tháng 4-1978.

Về huấn luyện : chiến sĩ chỉ học hết chương trình huấn luyện tân binh, học và tập theo phương
án phòng ngự của đại đội. Chất lượng huấn luyện chưa cao.
Trận địa : đã có đủ công sự và hầm ẩn nấp. Hào giao thông của trung đội phòng ngự hướng chủ
yếu ở sườn tây nam 280C đã nối liền các tổ và các tiểu đội sâu 1m, sườn phía đông mới sâu
0,4-0,6m. Các trung đội khác mới có một số đoạn hào nối các tổ.
Đại đội có 1 đài quan sát ở 280C, hàng ngày các trung đội phái 1 tổ tuần tiễu xung quanh phạm
vi phòng ngự. Đại đội liên lạc với tiểu đoàn bằng điện thoại, với các trung đội bằng liên lạc bộ.

Nhiệm vụ của đại đội 2 : được tăng cường 1 máy VTĐ và 1 điện thoại, được hoả lực tiểu đoàn
chi viện phòng ngự trên hướng thứ yếu của tiểu đoàn, ngăn chặn địch tấn công từ biên giới vào
hướng tây 300, sẵn sàng làm lực lượng cơ động cho tiểu đoàn.
Các đơn vị bạn : phía nam dọc theo đường 4D là hướng phòng ngự chủ yếu của tiểu đoàn, có
các đại đội 1, 3, 4 và chỉ huy tiểu đoàn. Phía bắc và đông bắc có tiểu đoàn 2 trung đoàn 254
phòng ngự ở Bản Lầu-312.

Kế hoạch của đại đội :


- Hướng phòng ngự : chủ yếu phía tây nam (từ Na Quynh lên), thứ yếu phía tây và tây bắc (từ
biên giới vào 280C, 254).
- Trung đội 2 tăng cường 1 khẩu B41, phòng ngự trên hướng chủ yếu ở 280C.
- Trung đội 3 phòng ngự trên hướng thứ yếu ở mỏm 180A tây bắc 280C và 240.
- Trung đội 1 thiếu 1 tiểu đội phòng ngư phía sau ở 300, 280B, sẵn sàng cơ động đánh địch ở tây
nam 280C.
- Tiểu đội 3 trung đội 1 là dự bị của đại đội, sẵn sàng đánh địch đột nhập và cơ động xử trí các
tình huống khác, bố trí ở sườn nam 280C.
- Hoả lực đại đội : 2 cối 60mm, 2 đại liên và 1 B41 bố trí ở sườn đông nam và tây nam 280C, chi
viện cho bộ binh.
- Vị trí chỉ huy đại đội ở 280C, trong đội hình trung đội 2.

DIỄN BIẾN
Đêm 16 rạng ngày 17-2-1979

Các tổ tuần tiễu phát hiện địch bí mật theo khe suối phía tây bắc vượt biên giới, một bộ phận đã
vào sương đông 254, một bộ phận vào phía đông bắc 280A.
Sau khi báo cáo tình hình, phán đoán hướng tiến công chủ yếu của địch, được tiểu đoàn trưởng
đồng ý, ngay trong đêm đại đội chuyển hướng phòng ngự chủ yếu sang phía đông bắc, điều
chỉnh đội hình và bổ sung nhiệm vụ :
- Trung đội 2 đưa tiểu đội 5 và 1 tổ của tiểu đội 6 sang sườn tây nam phòng ngự cùng tiểu đội 4
phòng ngự ở sườn đông bắc 280C, sẵn sàng đánh địch tấn công từ phía bắc và đông bắc tới.
- Trung đội 1 đưa thêm 2 tiểu đội để tiểu đội 1 đủ phòng ngự ở 280B, sẵn sàng đánh địch tấn
công từ 280A sang.
- Hoả lực đại đội : tiểu đội cối chuyển sang trận địa dự bị ở sườn tây nam 280C, tiểu đội đại liên
và B41 chuyển sang bố trí ở sườn đông bắc 280C chi viện cho bộ binh.

Ngày 17-2-1979

05h00 : trung đội 1 và 3 báo cáo phát hiện nhiều bộ binh địch ở 280A và 254. Sau khi báo cáo
tiểu đoàn, đại đội trưởng cho bắn 6 quả cối 60mm sang 280A nhưng không thấy địch phản ứng.

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
05h10 - 05h30 : trời chưa sáng rõ địch đã nổ súng tấn công trận địa ta : 1 mũi khoảng 1 đại đội
từ 280A (hướng đông bắc) đánh vào mỏm 280B, 1 mũi khoảng 1 trung đội từ khe suối phía bắc
đánh lên 280C.
Sau khi nhận định tình hình, đại đội trưởng chỉ huy trung đội 1 và 2 nổ súng, lệnh cho đại liên,
súng cối 60mm bắn vào đội hình chủ yếu của địch ở 280A và khe suối phía bắc chi viện cho
trung đội 1 và 3.
Sau 20 phút chiến đấu, mũi tiến công phía bắc của địch bị trung đội 2 đánh lui. Mũi phía đông
bắc địch đông, xung phogn ào ạt, lực lượng ta ít, công sự sơ sài nên địch đột nhập được mỏm
280B và 300, tiểu đội 1 và 2 phải lui về sườn đông nam 280C ngăn chặn địch phát triển.
Địch cũng dừng lại. Đại đội trưởng điều chỉnh đội hình và điều 1 khẩu B41 ra cùng trung đội 1
chặn địch.

06h00 - 06h45 : pháo địch ở bên kia biên giới, cối 82mm, 60mm ở 280A bắn vào 280C. Sau đó
bộ binh xung phong (lần 2).
Một mũi khoảng 1 đại đội từ khe suối đánh lên sườn bẵc 280C. Một mũi khoảng 2 trung đội từ
300 đánh lên sườn đông bắc 280C.
Hướng tây bắc địch không xung phong, chỉ dùng hoả lực từ 254 bắn sang trận địa trung đội 3.
Cùng lúc này, đại đội mất liên lạc với tiểu đoàn. Đại đội trưởng chỉ huy trung đội 1 và 2 chiến
đấu, cho cối 60mm, 2 khẩu đại liên chi viện 2 trung đội.
Trung đội 1 và 2 đồng loạt nổ súng chặn đánh, cả hai phía địch không tiến lên được. Nắm thời
cơ, trung đội trưởng trung đội 1 chỉ huy hoả lực chi viện tiểu đội 2 xuất kích đánh vào sườn đội
hình địch ở đông bắc 280C.
Sau 30 phút chiến đấu, địch bị diệt một số, còn lại tháo chạy về 300 và 280. Phía sườn bắc 1 xạ
thủ đại liên của ta hy sinh, địch lên chiếm được một phần trận địa tiểu đội 4 (trung đội 2) và khẩu
đại liên 1.
Đại đội trưởng kịp thời chỉ huy trung đội 2 dùng hoả lực chặn địch phát triển, giữ vững trận địa
còn lại, cho cối 60mm bắn vào đội hình địch ở khe suối phía bắc, đại liên 2 (phái bên phải) bắn
chéo vào sườn bọn địch đang tiến vào giao thông hào của tiểu đội 4.
Trung đội trưởng trung đội 2 dùng tiểu đội 6 bố trí ở sườn tây nam vận động theo giao thông hào
phối hợp với 1 tổ của tiểu đội 5 phản kích.
Sau 15 phút chiến đấu, trung đội 2 chiếm lại trận địa. Địch bị diệt một số, phải bỏ xác lại, bọn còn
sống chạy xuống khe suối bị cối 60mm diệt thêm một số. Ta thu lại khẩu đại liên 1 và thu thêm 4
súng, 1 máy VTĐ 2W, một số mặt nạ phòng độc.

07h00 - 09h00 : địch không xung phong, dùng pháo bắn rải rác vào trận địa ta và tăng thêm quân
đi theo suối phía bắc sang 300, 280A, 280B.
Thời gian này đại đội trưởng tranh thủ cho đơn vị củng cố công sự. Đồng thời lệnh cho trung đội
3 cho tiểu đội 8 và 9 xuất kích phối hợp với một mũi của trung đội 2 đánh vào sườn đội hình địch
ở sườn bắc 280C. Ta chỉ diệt được một số tên, sau đó phải nhanh chóng lui về trận địa.

09h00 - 09h35 : sau một đợt pháo cối chế áp ngắn, bộ binh địch tấn công trên 3 hướng vào
280C (lần 3) : một mũi khoảng 1 trung đội từ 300 đánh vào sườn đông bắc, một mũi khoảng 1 đại
đội từ khe suối đánh lên sườn phía bắc, hai mũi lực lượng khoảng 1 đại đội từ 254 đánh vào tiểu
đội 8 (trung đội 3) và tiểu đội 6 (trung đội 2) ở sườn tây bắc.
Đại đội trưởng nắm được lực lượng địch tấn công trên các hướng, đã cho cối 60mm, đại liên bắn
vào mũi chủ yếu của địch ở sườn và khe suối phía bắc, tây bắc, chi viện cho trung đội 2 và 3.
Hướng trung đội 1 dùng hoả lực chặn địch đồng thời chi viện tiểu đội 2 xuất kích đánh vào sườn,
diệt một số tên, còn lại phải lui về 300.
Hướng trung đội 3 : cả 2 toán địch đánh vào tiểu đội 6 và 8 đều bị hoả lực ta chặn lại không tiến
được.
Hướng trung đội 2 : tiểu đội 4 và 5 đã tích cực ngăn chặn nhưng địch tiếp tục thay nhau xung
phong, đến 09h20 đột nhập được một phần trận địa tiểu đội 4 ở sườn phía bắc.
Đại đội trưởng cho đại liên và cối 60mm bắn chặn địch, dùng tiểu đội dự bị (4 đồng chí) phối hợp

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
với tiểu đội 5 và 6 phản kích (lần thứ 2). Đến 09h35 ta chiếm lại trận địa, địch tháo chạy bỏ lại
một số xác. Ta thu 6 súng.

10h00 - 16h00 : địch không tiến công, chỉ dùng pháo cối bắn vào trận địa ta. Đại đội tranh thủ
củng cố công sự, bổ sung đạn.
Sau 10 tiếng mất liên lạc, đến 16h00 tiểu đoàn thông báo bằng điện thoại các đại đọi 1, 3, 4 đã
lui về phòng ngự ở tuyến 2 lúc 13h00. Đại đội 2 tiếp tục phòng ngự đến khi có lệnh mới.

16h00 : pháo cối địch lại chế áp trận địa ta và bộ binh tấn công lần thứ 4 vào 280C.
Hướng đông bắc : một mũi khoảng 1 đại đội từ 300 đánh sang. Hướng tây nam, một mũi khoảng
2 trung đội luồn theo suối triển khai ở đông nam 240 đánh lên.
Đại đội trưởng cho cối 60mm, đại liên, M79 bắn vào đội hình chính của địch ở 300 chi viện trong
trung đội 1 và 2. Lệnh cho trung đội 1 dùng tiểu đội 2 và tiểu đội dự bị phối hợp xuất kích ra đánh
địch ở sườn đông bắc (300 sang), trung đội 3 cho tiểu đội 7 ở 240 xuất kích phối hợp với tiểu đội
6 (trung đội 2) đánh địch ở sườn tây nam. Trong thời gian này đại đội lại mất liên lạc với tiểu
đoàn.

16h30 : phía đông bắc, khoảng 10 tên địch đột nhập một đoạn hào của tiểu đội 1 trong lúc tiểu
đội 2 và tiểu đội dự bị chưa phản kích, nhưng được đại liên chi viện, trung đội trưởng đã chỉ huy
2 tiểu đội phản kích đánh bật địch.
Phía tây nam tiểu đội 6 và 7 diệt một số tên, còn lại bỏ chạy về khe suối phía tây nam.
Trên cả 2 hướng địch rút về các vị trí đã chiếm và ngừng tấn công.

Đêm 17 rạng ngày 18-2-1979 :

Đại đội trưởng rút trung đội 3 về phòng ngự ở sườn tây bắc 280C (như vậy cả đại đội phòng ngự
trên 1 mỏm) và chuẩn bị đánh địch hôm sau.

Ngày 18-2-1979 :

05h00 : địch dùng pháo cối bắn vào trận địa ta và triển khai tấn công lên 280C.
Mộ mũi khoảng 1 đại đội từ 254, 180B phía tây bắc đánh vào trung đội 3. Một mũi khoảng 1 trung
đội từ khe suối phía bắc đánh vào trung đội 2.
Lần này đại đội trưởng để địch đến cách trận địa 40-50m mới ra lệnh nổ súng, cối 60mm bắn vào
khe suối phía bắc, 2 đại liên chi viện bộ binh trên 2 hướng. Trung đội 3 cho tiểu đội 7 phối hợp tổ
của tiểu đội 9 xuất kích đánh vào sườn địch từ tây bắc vào.

05h20 : trên cả 2 hướng địch bị diệt một số, còn lại hải lui về các vị trí cũ. Cối 60mm, M79 của ta
bắn vào đội hình rút lui của địch. Địch dùng cối 82mm ở 280B bắn vào trận địa ta cho quân
chúng rút.

05h20 - 17h00 : địch không tấn công, chỉ dùng pháo cối bắn vào trận địa ta.
Lúc 17h00, sau đợt pháo bắn, bộ binh địch ở các hướng hò hét xung phong nhưng không tấn
công.

18h00 : đại đội nhận lệnh tổ chức lui về trận địa phòng ngự mới trong đội hình tiểu đoàn.

KẾT QUẢ CHIẾN ĐẤU

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Ta diệt khoảng hơn 100 tên địch, thu 10 súng AK và CKC, 1 máy VTĐ 2W, một số mặt nạ phòng
độc.
Bên ta hy sinh 8 đồng chí, bị thương 3 đồng chí.

TRẬN PHỤC KÍCH Ở NÀ CÁP (CAO BẰNG)


của đại đội 3, tiểu đoàn đặc công 45 của Bộ.
Ngày 10-3-1979.

(Nguồn : KNCĐ).

ĐỊA HÌNH

Nà Cáp là vùng núi nhưng độ cao thấp nằm bên trcụ đường số 3 ngoại vi thị xã Cao Bằng 2km
về hía tây bắc. Nơi phục kích ở độ cao 200m là đoạn đường đào nên có nhiều chỗ vách đường
tương đối cao, có thể bố trí hoả lực bắn xuống và khi chặn được đầu cuối đội hình thì địch khó
đối phó.
Xung quanh Nà Cá có một số nhà dân và một số cơ quan như trường Đảng, công ty cầu đường,
trạm máy kéo, lâm nghiệp... Nhà ở tập trung từ km3 đến km4, trồng nhiều cây ăn quả, kín đáo
địch khó quan sát, tiện cho bộ đội triển khai đội hình, giấu quân bí mật.
Đường số 3 từ thị xã chạy sát bờ nam sông Bằng Giang nối với đường 166 ở ngã ba Bản Lầy
lên Hoà An, Hà Quảng về phía tây bắc, từ ngã ba về phía tây nam là đường 3B qua Khâu Đồn về
Nguyên Bình, Bắc Kạn. Đoạn đường này ở giữa hai nơi địch chiếm giữ Khâu Đồn và thị xã nên
địch phải sử dụng để vận chuyển, cơ động... ta có điều kiện phục kích.
Sông Bằng Giang ở bắc đường 3, từ bờ sông đến đường trên đoạn Nà Duốc rộng khoảng 200m
đủ chiều sâu để ta bố trí đội hình.
Dân trong khu vực đã sơ tán. Ở Nà Tòng còn 25 dân quân và 2 cán bộ đoàn thanh niên ở lại
chiến đấu.

Tóm lại địa hình từ Nà Đuốc đến ngã ba Giang Cung (dài 2km, rộng 200m) có thể phục kích
thuận lợi, trong đó đoạn Nà Cầu đến ngã ba Gia Cung (1km) bất ngờ hơn cả vì gần đường và chỉ
cách thị xã 1,5km nên địch chủ quan song cần phải hết sức giữ bí mật khi chiễm lĩnh trận địa,
giấu quân và có biện pháp chặn địch tiếp viện.

TÌNH HÌNH ĐỊCH

Cuối tháng 2-1979, sau khi chiếm Khâu Đồn (cách thị xã 7km về phía tây) và thị xã, địch bị tiêu
hao lực lượng phải dừng lại củng cố, đồng thời đưa thê đội 2 vào để phát triển về phía đông và
đông bắc đánh chiếm Trùng Khánh, Quảng Hoà, Trà Lĩnh.
Hàng ngày địch dùng xe tải chở quân, để tiếp tế từ phía biên giới theo đường 166 vào Cao Bằng
và đồ vơ vét của ta chở về Trung Quốc. Xe đi theo đoàn từ 30-40 chiếc, có xe cảnh giới, tuần
tiễu đi trước, mỗi xe cách nhau 50-70m, tốc độ không lớn vì đường ngoằn ngoèo, không tổ chức
chốt đường, chưa bị đánh nên rất chủ quan.
Khi bị phục kích có khả năng địch từ thị xã ra tăng viện theo hai đường nam và bắc sông, từ
Khâu Đồn tới ít khả năng hơn. Ngoài ra còn dùng pháo cối bắn chặn khi ta lui quân.

TÌNH HÌNH TA

Tiểu đoàn đặc công 45 của Bộ biên chế, trang bị chưa đầy đủ đã chiến đấu một số trận từ tháng
2-1979, đạt hiệu suất cao. Tiểu đoàn đang chuẩn bị đánh địch ở thị xã Cao Bằng, Nguyên Bình
và trên trục đường 3B Cao Bằng-Nguyên Bình.

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Ngày 8-3-1979 : tiểu đoàn được giao nhiệm vụ đến Bản Sắng cách Nà Cáp 8km về phía tây
nam, bắt liên lạc với dân quân, nắm tình hình tổ chức đánh địch.
Ngày 9-3-1979 : tiểu đoàn tiến hành cho bộ đội chuẩn bị ở vị trí tập kết còn cán bộ đi nghiên cứu
địa hình gồm tiểu đoàn trưởng, đại đội trưởng đại đội 1 và 3, 10 chiến sĩ, bảo vệ, thông tin.
12h00 : bộ binh đi trinh sát đến Nà Tòng, liên lạc với dân quân, nắm tình hình.
17h00 : lợi dụng trên đường không có địch, bộ phận trinh sát xuống đường nghiên cứu, xác định
kế hoạch chiến đấu đồng thời giao nhiệm vụ cho đại đội 3 (thiếu 1 trung đội) thực hiện trận đánh.
19h00 : bộ phận trinh sát về Nà Tòng, tiểu đoàn trưởng điện cho đơn vị hành quân từ Bản Sắng
lên Nà Tòng (6km).

Đại đội 3 thiếu 1 trung đội được giao nhiệm vụ phục kích cơ động trên đường số 3 từ km3 (tây
ngã ba Gia Cung) đến km4 (đông Nà Cá). Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, cơ động về Bản Sắng
nhận nhiệm vụ chiến đấu tiếp. Khi chiến đấu được hoả lực của 1 trung đội cối 82mm của tiểu
đoàn (bố trí ở điểm cao 313) bắn kiềm chế địch ở đồi Thiên Văn phía tây thị xã.
Trận địa phục kích : từ tây ngã ba Gia Cung đến trạm máy kéo, dài khoảng 1.000m đánh xe và
bộ binh địch cơ động trên đường 3 từ Khâu Đồn về Cao Bằng và ngược lại. Đoạn phục kích chủ
yếu từ đông công ty cầu đường đến tây nam trạm lâm nghiệp (700m). Chặn đầu wỏ ngã ba Gia
Cung, khoá đuôi ở đông trạm máy kéo.

Đội hình chiến đấu :


- Bộ phận chặn đầu : 1 tiểu đội do một trung đội phó chỉ huy bố trí ở bắc đường 3 (cách đường
10-15m).
- Bộ phận khoá đuôi : 1 tiểu đội do một trung đội phó chỉ huy bố trí ở bắc và nam đường 3.
- Bộ phận chủ yếu : 4 tiểu đội do đại đội trưởng trực tiếp chỉ huy bố trí ở bắc đường 3.
- Bộ phận đối diện : không tổ chức riêng mà do tổ bố trí phía nam đường của tiểu đội khoá đuôi
phụ trách.
- Chặn viện do 2 tiểu đội chặn đầu, khoá đuôi phụ trách.

DIỄN BIẾN (tham khảo thêm kí sự Luồn sâu đánh hiểm).

Ngày 10-3-1979

03h00 - 04h30 : đại đội 3 cơ động từ Nà Tòng vào triển khai chiếm lĩnh trận địa thuận lợi, giữ
được bí mật, an toàn. Sau khi vào vị trí, các bộ phận không đào công sự vì gần đường sợ lộ bí
mật, mà chỉ lợi dụng địa hình, địa vật làm vị trí bắn và ngụy trang kín đáo chờ địch.
Liên lạc giữa các bộ phận và với tiểu đoàn thông suốt (dùng VTĐ phát tín hiệu theo quy ước).

07h15 : 1 xe vận tải bịt kín mui từ Cao Bằng đi về hướng Khâu Đồn chạy qua trận địa không phát
hiện được ta bố trí.

08h30 : 8 xe vận tải từ phía Khâu Đồn chạy về Cao Bằng, trong đó có 3 xe chở mỗi xe 1 khẩu
14,5mm và 10 tên lính.
Ta không nổ súng vì lúc đó trời rất nhiều sương mù và VTĐ phát nhầm mật hiệu. Số xe trên chạy
thoát. Ta vẫn giữ được bí mật.

08h50 : nhiều tiếng động cơ từ phía Khâu Đồn tới, ít phút sau có 1 xe tải chở 14 tên lính chạy
vào, dừng lại kho của ta bên phía nam đường khuân đồ đạc. Sau đó 16 xe vận tải nữa tiến vào
trận địa. Mỗi xe cách nhau khoảng 60m, trong số đó có 10 xe chở đầy lính (khoảng hơn 200 tên),
2 xe chở 2 dàn H12, 1 xe thông tin và 3 xe chở đạn (tổng cộng 17 xe).
Sau khi báo cáo tiểu đoàn trưởng, đại đội trưởng lệnh cho các bộ phận giữ bí mật, sẵn sàng nổ
súng.

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
08h55 : toàn bộ đoàn xe địch lọt vào trận địa, xe đầu đã tới gần ngã ba Gia Cung, đại đội trưởng
phát lệnh tấn công.
Các bộ phận đồng loạt nổ súng áp đảo quân địch. Ngay từ loạt đạn đầu, B40, B41 của ta bắn
cháy một số xe trong đó có xe đi đầu, đi cuối. Đoàn xe ùn lại, số bộ binh sống sót nhảy từ trên xe
xuống lúng túng tìm chỗ ẩn nấp, đội hình rối loạn không đối phó được.
Nắm thời cơ, đại đội trưởng ra lệnh dùng lựu đạn, thủ pháo và các loại hoả lực khác từ trên cao
bắn xuống lòng đường, nhiều xe bốc cháy, nhiều tên địch bị chết, bị thương.
Cùng thời gian trên, trung đội cối 82mm bố trí ở 313 bắn 150 phát kiềm chế quân địch ở đồi
Thiên Văn, diệt nhiều tên.

09h25 : ta xung phong xuống đường, phá huỷ nốt những xe còn lại và tiêu diệt những tên còn
chống cự. Sau 30 phút trận đánh kết thúc.

09h40 : đại đội 3 nhanh chóng rời khỏi trận địa về Nà Tòng, sau đó về Nà Sắng an toàn.

KẾT QUẢ CHIẾN ĐẤU

Ta diệt 300 tên địch (tính cả kết quả cối bắn vào đồi Thiên Văn), phá hủy 17 xe vận tải, 2 dàn
H12 cùng nhiều thiết bị thông tin, vũ khí bộ binh, đạn dược..., thu 1 khẩu AK.
Bên ta bị thương 2 đồng chí.
Tiêu thụ đạn dược : 17 viên đạn B40, B41; 320 quả lựu đạn và thủ pháo; 150 quả đạn cối 82mm;
1.500 viên đạn K56.

Ơi những cánh thiên thần...


Rạch bầu trời chớp lửa...

TRẬN PHỤC KÍCH Ở BẢN SẨY (CAO BẰNG)


của đại đội 10, tiểu đoàn 9, trung đoàn 81, sư đoàn 346 Quân khu 1.
Ngày 18-2-1979.

(Nguồn : KNCĐ).

ĐỊA HÌNH

Bản Sẩy thuộc xã Bế Triều huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng ở về phía đông bắc đường 166 (thị xã
Cao Bằng đi Hà Quảng), cách thị xã Cao Bằng 12km về phía tây bắc, cách biên giới Việt-Trung
và mốc 113 khoảng 30km về phía đông nam.

Bản Sẩy ở độ cao khoảng 240m, dài khoảng 600m, rộng khoảng 300m, có hai xóm : xóm 1 ở
giáp đường, xóm 2 cách xóm 1 khoảng 50-100m về phía bắc. Xung quanh các xóm có lũy tre
tương đối dày và kín đáo tiện giấu quân, giữ được bí mật, bất ngờ. B40, B41 và các loại hoả khí
khác có thể bắn xuống mặt đường, bộ binh xung phong ra đường hơi khó (vướng tre). Trong bản
nhà ở thưa, làm bằng gỗ và xây gạch, có vườn, cách nhau 50-70m, khi cần có thể chiến đấu
trong làng được. Phái bắc, tây và tây nam là cánh đồng lúa nước, bùn không sâu xe tăng vẫn đi
được, hpía đông và đông bắc là các đồi trồng dứa, dong... xa khoảng 1km là núi cao, rừng rậm
khi cần cơ động được kín đáo.

Đường 166 từ mốc 113 qua Hà Quảng, ngã ba Đôn, huyện lị Hoà An theo đường 3 về thị xã Cao
Bằng. Đường rộng 4-5m, trải đá dăm xe cơ giới đi lại thuận tiện, có một số đường mòn qua lại
giữa các bản.

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Phía tây Bản Sẩy có sông Bằng Giang rộng 30-40m chảy theo hướng tây bắc-đông nam, đoạn
ngang Bản Sẩy cách đường 1km, bờ cao 2-3m, nước cạn qua lại dễ dàng. Hai suối phía tây bắc
và đông nam cách nhau 2km, rộng 6-7m, đoạn địa hình này có thể chứa 20-30 xe khi di chuyển,
nếu 2 cầu bị phá xe khó ra khỏi trận địa phục kích.

Dân cư chủ yếu là người Tày-Nùng, chỉ có dân quân ở lại còn đã sơ tán hết. Dân tốt, nhiệt tình
giúp đỡ bộ đội.

Tóm lại, đoạn đường Bản Sẩy-Mạ Quan có thể tổ chức phục kích đánh xe, khi cần thiết dựa vào
địa hình làng mạc chuyển vào phòng ngự ngăn chặn địch, tạo thời cơ cho lực lượng ở thị xã
chuẩn bị chiến đấu.

TÌNH HÌNH ĐỊCH

Sau khi chiếm Thông Nông (tây bắc thị xã 30km), Thạch An (đông nam thị xã 35km), để phối hợp
với các hướng Trà Lĩnh, Trùng Khánh, ngày 18-2-1979, 1 sư đoàn tăng cường địch có 1 phân
đội xe tăng phái đi trước từ Thông Nông tiến theo đường 166 về thị xã Cao Bằng. Ta không nắm
được ý định, lịch trình cụ thể.

TÌNH HÌNH TA

Đại đội 10 của tiểu đoàn 9, trung đoàn 81, sư đoàn 346 Quân khu 1 chuyển vào phòng ngự cuối
năm 1978. Đơn vị đã qua huấn luyện một số môn trong đó có chiến thuật phòng ngự.
Cán bộ đại đội và một số cán bộ trung đội đã qua chiến đấu. Chiến sĩ nhập ngũ năm 1977, 1978
chưa qua chiến đấu.
Tổ chức biên chế của đại đội tương đối đủ. Quân số tham gia chiến đấu có 100 đồng chí, ngoài
ra có đồng chí phó chính ủy trung đoàn, phó chính trị viên tiểu đoàn đi cùng.
Trang bị vũ khí có 1 khẩu ĐKZ 82mm, 1 khẩu cối 82mm, 2 khẩu cối 60mm, 12 khẩu B41, 1 khẩu
đại liên, 7 khẩu trung liên, 60 AK và 1 máy VTĐ.

Nhiệm vụ chiến đấu :


Ngày 17-2-1979, đại đội 10 đang phòng ngự ở đèo Mã Phục cách thị xã 11km về phía đông bắc.
22h00 cùng ngày được lệnh cơ động về xã Đức Long cách thị xã 20km về phía tây bắc ngăn
chặn địch từ Thông Nông tiến theo đường 166 về thị xã.
Sau khi nhận lệnh, đại đội tiến hành chuẩn bị và hành quân bằng 4 xe vận tải lúc 04h00 ngày 18-
2.
05h30 ngày 18-2-1979, xe đến Bản Vạn cách vị trí quy định 10km dừng lại nghỉ. cán bộ tranh thủ
hội ý xác định nơi sẽ chặn địch.
Trong lúc đang hội ý thì nghe tiếng súng phía tây bắc và thấy bộ binh địch xuất hiện cách khoảng
600-700m, sau khi trao đổi, đồng chí phó chính uỷ cho đơn vị quay lại chọn địa hình có lợi đánh
địch.
Xe về đến Bản Sẩy thấy địa hình có lợi, đồng chí phó chính ủy cho đại đội triển khai lực lượng.

Ý định chiến đấu :


- Trận địa phục kích : đoạn đường dọc theo xóm 1 dài 500-600m, chặn đầu ở đông nam xóm 1
(sát sông Bằng Giang), khoá đuôi ở cầu phía đông trạm xá. Đoạn chủ yếu giữa xóm 1 (200-
300m). Phục kích gần đường cách khoảng 15-20m.
- Bộ phận chặn đầu và bộ phận chủ yếu gồm trung đội 4 và 5 (trung đội 5 bố trí ở một nửa xóm 1
về phía thị xã, trung đội 4 ở nửa xóm còn lại).
- Bộ phận khoá đuôi, chặn địch đánh vào làng và cơ động : trung đội 6 bố trí ở phía tây bắc xóm
1 và 2.
2006 Allrights reseved by Rosea
HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
- Hoả lực ĐKZ, cối, đại liên do đại đội nắm chi viện chung, bố trí phía sau giữa trung đội 4 và 6.
Đại đội trưởng đi cùng trung đội 4, phó chính trị viên đại đội đi cùng trung đội 5, đại đội phó đi
cùng trung đội 6.

DIỄN BIẾN (tham khảo thêm kí sự Trận đầu tiêu diệt xe tăng địch).

Ngày 18-2-1979

07h10 : đại đội vừa vào hết trong bản chưa triển khai xong thì có 4 xe tăng địch, mỗi xe chở
khoảng 10 tên lính đi cách nhau 50m chạy qua Bản Sẩy về phía Cao Bằng. Địch không phát hiện
ta bố trí ở đây mặc dù lúc đó cạnh đường còn 2 xe vận tải của ta chưa giấu kịp.

07h20 : đại đội triển khai xong đội hình. Cùng lúc đó có 3 xe tăng (cách tốp đi đầu 500-600m)
chở bộ binh tiến vào trận địa. Xe địch đến giữa trận địa, khoảng đầu đội hình trung đội 5, đại đội
trưởng ra lệnh nổ súng. B41 của 2 trung đội diệt ngay 3 xe tăng này, bộ binh trên xe bị trung liên,
AK tiêu diệt.
Các xe chạy sau tốp thứ hai dừng lại bên kia cầu, triển khai quanh trạm xá ở bên tây đường
dùng pháo trên xe và hoả lực bộ binh (ngồi trên xe) bắn mạnh vào luỹ tre và trong bản, sau đó
cho xe vừa chạy vừa bắn (mỗi xe cách nhau 50-60m) định vượt qua Bản Sẩy để tiến vào thị xã.
Trung đội 4 và 5 lợi dụng mô đất, khóm tre ẩn nấp để địch vượt qua cầu vào sâu trong trận địa
(gần hết phạm vi trung đội 4) mới nổ súng diệt tiếp 5 xe tăng này và số bộ binh trên xe. Trong
khoảng thời gian này không thấy 4 xe đi đầu quay lại.
Sau đợt chiến đấu, đại đội trưởng cho củng cố đội hình, giả quyết thương binh tử sĩ, bổ sung
đạn, sửa sang công sự.

14h00 : 4 xe tăng đi đầu lúc trước quay lại tiến vào trận địa.
Đại đội trưởng ra lệnh để xe lọt vào giữa trận địa trung đội 5 mới được nổ súng.
4 xe địch vừa đi vừa thăm dò thận trọng, đến 14h30 lọt vào trận địa trung đội 5. Đồng chí phó
chính trị viên đại đội ra lệnh nổ súng. B41của ta bắn trúng, cả 4 xe bốc cháy (1 xe do đồng chí
phó chính trị viên bắn). Số bộ binh trên xe nhảy xuống chống cự sau ít phút thì bị tiêu diệt.

15h00 : trận đánh kết thúc.

KẾT QUẢ CHIẾN ĐẤU

Ta diệt 150 tên địch, bắn cháy 12 xe tăng, thu 1 đại liên, 3 AK cùng một số đạn, khí tài khác.
Bên ta hy sinh 4 đồng chí, bị thương 12 đồng chí.

Bộ phận địch bị tiêu diệt trong trận chiến đấu này là đại đội 6 thuộc trung đoàn xe tăng của quân
đoàn 42, cùng một số bộ binh, công binh hộ tống. Phía TQ cũng đã phải thừa nhận trận phục
kích đã gây thiệt hại nặng nề cho chúng (theo www.china-defense.com).

Chắc là kết quả thương vong hai bên đúng vì ta có điều kiện đếm xác địch.

chiangshan à, tớ có suy nghĩ hay là ta chỉ ghi tên địa danh viết tắt, hoặc A1, A2, ...Bởi vì nếu

mình ghi chi tiết quá, thám báo của Tàu trong ttvnol này nó copy được thì bỏ xừ . Nó cứ tập
hợp dần từng trận này là nghiên cứu ra được cách đánh cơ bản và sở trường của ta thì phiền.

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Nó nắm được rồi thì sẽ muốn sang lần nữa lắm đấy.

Tết vừa rồi có bài báo nói về lãnh đạo nhà nước đi chúc Tết người Hoa cho biết có đến hơn 1
triệu người Hoa ở Việt nam mình đấy. Trong số này có rất nhiều người có quan hệ huyết thống
với người Hoa ở nước khác, như ở Nam Trung quốc, Sinh, Malay, Thai, Anh, Mỹ. Số này chẳng
tin được đâu.

Chỗ tớ có mấy Việt nam sang học tự túc, hỏi ra hoá ra cũng là người tàu. Lúc đầu có biết đâu,
mình bảo họ vào ttvnol. Đến khi thấy chúng nó phàn nàn diễn đàn quá anti-china thì mình mới
biết. Chúng nó chửi CP mình đuổi ông bà nó về TQ 30 năm về trước.

Xin hỏi mấy bác cựu binh, phaphai và dongadoan, tại sao diệt nhiều địch như vậy mà lại chỉ thu
có 3 AK ?

Thấy nhiều người ở quê lên biên giới chiến đấu ngày trước kể ngày đó lắm lúc tàu cũng ba thằng
mới 1 thằng có súng. Ra trận thằng sau nhặt súng của thằng trước bị thương vong mà đánh tiếp.
Hai bác từng giữ chốt, không biết có thấy thực sự như vậy không?

Cám ơn bác đã nhắc nhở, quả là em sơ suất thật, quên không nghĩ đến điều này.
Thực ra, cũng vì em thấy tài liệu này giống như để tham khảo thôi, không phải để huấn luyện
trực tiếp. Tìm đọc nó trong thư viện (dân sự) không khó khăn gì. Vả lại, phần tổng kết rút kinh
nghiệm trận đánh... em đã bỏ đi không post lên rồi.
Có mấy sơ đồ chiến sự, trong đấy có 1 cái về khu vực đỉnh 1509, em định post nhưng để cho
chắc sẽ thôi vậy.

Bác spirou, RW nếu thấy có gì không ổn xin cứ tùy ý chỉnh sửa.

Vụ "nạn kiều" năm 78, không biết cụ thể nhưng em tin chắc có bàn tay của CP TQ. Hồi đấy ở
gần nhà bà em (ở HN), Hoa kiều chiếm khách sạn, dùng cọc màn đánh bị thương mấy anh dân
phòng và công an khu vực.

Quân TQ cũng có truyền thống giống quân ta là : không để mất vũ khí, khí tài trong chiến đấu.
Còn cụ thể trong trận đánh mà chiangshan kể thì đây chỉ tính số súng còn sử dụng được, chưa
kể số bị hỏng, bị phá huỷ { từng ấy quả B-40/41 và lựu đạn mà tương vào thì còn gì nữa }.
Hồi 79 thế nào thì không biết, chứ hồi 88-89 tớ ở trên ấy lính Tàu trang bị khá lắm, gì chứ hậu
cần thì ăn đứt ta rồi.
Cái này bác phaphai thêm vào nhé !

TRẬN PHÒNG NGỰ Ở NHẠC SƠN


của tiểu đoàn 3, trung đoàn 192 bộ đội địa phương Hoàng Liên Sơn.
Từ 17-2 đến 18-2-1979.
(Nguồn : KNCĐ).

ĐỊA HÌNH

Nơi chiến đấu là vùng núi phía tây thị xã Lào Cai, giáp phía nam biên giới Việt-Trung, cách từ
0,2-3km. Núi có độ cao 200mgồm nhiều mỏm, khoảng cách các mỏm trong tầm bắn của súng bộ
binh.
Phía bắc và đông bắc có các mỏm 140A, 140B, 160, phía tây bắc có dãy 167, 240, phía trong có
các dãy 225, 200, 212, 269 có nhiều mỏm. Địa hình ở đây thuận lợi cho ta tổ chức phòng ngự,
địch khó tấn công hay vượt sông. Có vài điểm thuận lợi cho địch triển khai.

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Sông Hồng rộng 150-200m, sâu 2m là chướng ngại vật thiên nhiên cho ta, địch chỉ có thể vượt
sông ở vài đoạn, ta có điều kiện dùng hoả lực tiêu diệt.
Đường 4D, địch có thể dùng xe tăng thọc sâu chia cắt quân ta.

TÌNH HÌNH ĐỊCH

Địch đối diện là quân đoàn 13 và sư đoàn Sơn cước (?).


Trước ngày 17-2-1979, địch nhiều lần cho thám báo vượt sông sang trinh sát khu vực thị xã và
các dãy Nhạc Sơn, tổ chức bắn tỉa, đào công sự trên các điểm cao phía bắc thị trấn Hồ Khẩu. Bố
trí cụ thể ta không nắm được.
Tình hình chuẩn bị tiến công của địch cấp trên chưa có thông báo nên tiểu đoàn chưa nắm được.

TÌNH HÌNH TA

Tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn 192 bộ đội địa phương Hoàng Liên Sơn, mới thành lập ngày 27-7-
1978.
Quân số, biên chế 3 đại đội bộ binh, 1 đại đội hoả lực.
Cán bộ trung đội trở lên và một số tiểu đội trưởng đã qua chiến đấu, trình độ và tư tưởng còn
hạn chế. Chiến sĩ nhập ngũ tháng 8-1978 chưa qua chiến đấu, trình độ chưa đáp ứng yêu cầu.
Vũ khí trang bị tương đối đầy đủ, cối 82mm, súng 12,7mm. Đạn dự trữ 2-3 cơ số. Lương thực dự
trữ 1 tháng.
Trận địa có công sự đầy đủ nhưng độ vững chắc chưa cao vì làm bằng gỗ đất.

Tiểu đoàn 3, được hoả lực trung đoàn chi viện có nhiệm vụ phòng ngự ở 140A, 140B, 160, 200,
phối hợp với dân quân tự vệ bảo vệ thị xã, dẹp bạo loạn trong khu vực.
- Đại đội 9 tăng cường 1 ĐKZ 82mm, 1 máy VTĐ phòng ngự hướng chủ yếu, bố trí ở 160 và
cảnh giới ở đông bắc 167.
- Đại đội 11 tăng cường 1 ĐKZ 82mm, 1 máy VTĐ, phòng ngự hướng thứ yếu, bố trí ở 140A,
140B.
- Đại đội 10 phòng ngự phía sau và làm lực lượng cơ động, bố trí sau 200, cảnh giới ở mỏm 1
đông nam 255.
- Đại đội hoả lực gồm 2 cối 82mm và 1 khẩu 12,7mm ở 140A; 2 cối 82mm và 1 khẩu 12,7mm ở
mỏm 6 dãy 200.

DIỄN BIẾN

Ngày 17-2-1979

05h00 - 08h10 : lúc 05h00 pháo cối địch bắn chuẩn bị vào 160, 140A, 140B, 200. Bộ binh địch
thực hành vượt sông Hồng trên 2 bến : hướng thứ yếu 1 tiểu đoàn bộ binh vượt ở bắc 167,
hướng chủ yếu 2 tiểu đoàn bộ binh vượt ở bắc 240, hướng này ta không phát hiện.
Ý định của địch : hướng thứ yếu đánh chiếm 167, trận địa cảnh giới và 160, hướng chủ yếu theo
đường Bát Xát-Lào Cai đánh chiếm 255, bất ngờ đánh lên 200 là trận địa phía sau của ta.
Khi địch đã qua sông tiến vào trận địa, hoả lực địch bắn mạnh vào đội hình địch, đồng thời trung
đội 1 của đại đội 9 phối hợp với tự vệ thị xã nổ súng chặn địch đánh vào trận địa cảnh giới ở
sườn đông 167. Đến 07h00, trung đội 1 rút về 160, địch chiếm được 167, tổ chức đánh sang 160
từ 07h30 đến 08h10 đều bị đại đội 9 đánh lui, phải xuống chân điểm cao củng cố.
Trong thời gian trên, hướng thứ 2 của địch chiếm 255 đang triển khai đánh lên 200.

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
09h00 - 10h00 : địch trên hướng thứ yếu không chiếm được 160, chỉ để lại 1 bộ phận kiềm chế,
còn lại phối hợp với hướng chủ yếu từ phía bắc từ phía bắc đánh lên mỏm 1 dãy 200, còn
hướng chủ yếu từ phía tây bắc đánh lên mỏm 2, 3 dãy 200.
Cả 2 hướng bị tổ cảnh giới và trung đội 1 của đại đội 10 đánh lui đợt xung phong đầu tiên, nhưng
tổ cảnh giới ở mỏm 1 phải lui về sau. Đến 09h30 địch xung phong lần thứ hai lên mỏm 2-3 dãy
200 nhưng vẫn bị đánh lui.
Cùng thời gian trên, đại đội 9 cho 1 tiểu đội bộ binh do 1 trung đội trưởng chỉ huy xuất kích ra
phía tây nam đánh vào sườn bộ phận địch đang tiến lên mỏm 1 dãy 200, diệt một số tên, số còn
lại phải rút chạy.
Sau khi phát hiện ý định địch tậ trung chiếm 200, tiểu đoàn trưởng cho đại đội 10 cơ động 1 trung
đội ở mỏm 4-5 của 200 ra tăng cường mỏm 2-3.

10h00 - 14h30 : địch xung phong lần thứ 3, bị ta đánh lui.


Lúc này xe tăng địch đã qua sông, theo đường Bát Xát tiến vào trận địa ta phối hợp với bộ binh
xung phong lần thứ tư. Đại đội 10 dùng cối bắn vào bọn bộ binh, ĐKZ ở 140A cơ động sang
sườn tây phối hợp với 3 tổ bộ binh mang B41 xuất kích. Ta đánh lui đợt xung phong thứ tư của
địch, bắn cháy 6 xe tăng và bắn hỏng 1 chiếc, diệt nhiều bộ binh.
Sau 5 giờ chiến đấu, 2 trung đội của đại đội 10 bị thương vong, sức chiến đấu giảm. Đại đội cho
trung đội còn lại ra tăng cường.

15h00 : sau khi tăng quân, địch triển khai 3 mũi từ tây bắc đánh lên mỏm 2-3 của 200. Được hoả
lực tiểu đoàn và đại đội bạn chi viện, đại đội 10 đã đánh lui đợt xung phong thwú năm.

17h00 - 17h30 : một bộ phận địch chiếm được đoạn hào vòng ngoài phía tây mỏm 2, ta lui về giữ
mỏm 3. Lợi dụng lúc đại đội 10 chưa kịp tổ chức hoả lực ngăn chặn và phản kích, lúc 17h10 cả 2
toán địch cùng tràn sang mỏm 3. Đại đội 3 tích cực ngăn chặn nhưng lực lượng bị tổn thất,
không giữ được phải lui về mỏm 4-5. Địch chiếm mỏm 2-3 lúc 17h30 và dừng lại củng cố, ngừng
tấn công.
Như vậy sau 1 ngày chiến đấu với 1 trung đoàn địch, ta mất 1 trận địa cảnh giới của đại dội 9 và
1 điểm tựa trung đội của đại đội 10 ở phía sau. Đại đội 11 gần như chưa chiến đấu.
Địch đã tiến được 4km và đã thực hiện được ý định chia cắt phòng ngự của tiểu đoàn.

21h00 - 23h00 : tiểu đoàn được tăng cường 44 dân quân và 44 tự vệ thị xã. Sau khi đánh giá
tình hình, tiểu đoàn trưởng xác định phải giữ 200 và điều chỉnh đội hình :
Đại đội 10 : 1 trung đội (14 người) và 2 tiểu đội dân quân (28 người) ở mỏm 4-5 dãy 200; 1 tiểu
đội (4 người) cùng 1 tiểu đội dân quân và 1 khẩu 12,7mm ở 269. Lực lượng còn lại của đại đội
10 và dân quân bố trí ở mỏm 7-8-9 dãy 200.
Đại đội 9 rút khỏi 160 về phòng ngự cùng đại đội 11 ở 140A, 140B.

Ngày 18-2-1979

05h30 - 07h30 : địch tiếp tục tấn công. Một mũi từ mỏm 2-3 đánh sang mỏm 4-5, một mũi từ 255
tiến sang 212 đánh vào 269, một mũi từ đường 160 đánh lên 160.
Ta đánh trả quyết liệt, đánh lui đợt xung phong đầu tiên của địch. Bộ binh lui ra, dùng pháo cối
bắn vào trận địa ta. Riêng 160 ta đã rút nên địch chiếm dễ dàng.

08h00 - 09h00 : địch tấn công lần 2 vào 269, 200, 140B.
Đại đội 10 và dân quân ở mỏm 4-5 đánh chặn, nhưng do địch đông, xung phong ào ạt nên bộ
phận này phải lui về mỏm 7-8, địch chiếm được mỏm 4-5.
Bộ phận phòng ngự 269 chỉ ngăn chặn được một thời gian thì địch đột nhập một phần trận địa, ta
vẫn giữ nửa phía đông nam.
Ở 140B, đại đội 11 đánh lui các đợt xung phong của địch, giữ vững trận địa.

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
12h00 : hướng đại đội 10 đã mất gần hết trận địa, đại đội 9 và 11 vẫn giữ được nhưng tiểu đoàn
đã bị chia cắt.
Tiểu đoàn trưởng quyết định cho đại đội 9 và 11 rút về Vị Kim, tiểu đoàn bộ rút về Nam Cường,
chỉ để lại một bộ phận đại đội 10 và dân quân chặn địch bảo đảm cho tiểu đoàn lui quân gồm : 1
tiểu đội (6 người) và 2 khẩu cối 82mm và 25 dân quân ở mỏm 7-8 dãy 200. Một tổ 4 người và 1
khẩu 12,7mm cùng 1 tiểu đội dân quân ở 269, do 1 trợ lý tham mưu tiểu đoàn chỉ huy.

13h00 - 16h00 : địch tiếp tục tấn công. Ta đánh lui các đợt xung phong thứ ba và thứ tư của
địch. Đến lần thứ năm, địch chiếm được 269. Mỏm 7-8 dãy 200 ta vẫn giữ được, đến 16h00 mới
rời trận địa.

KẾT QUẢ CHIẾN ĐẤU

Trong 2 ngày tiểu đoàn 3 (thực chất 2 đại đội chiến đấu) đã ngăn chặn hướng tiến công của 1
trung đoàn địch, bắn cháy và bắn hỏng 7 xe tăng, diệt vài trăm bộ binh, hạn chế tốc độ tiến công
thị xã Lào Cai của địch.
Số tổn thất của ta không thống kê được.

Tuy nhiên, vì nhiều lí do khách quan và chủ quan nên tiểu đoàn đã không hoàn thành nhiệm vụ.

Giai đoạn chiến tranh sau 79 :

Trước khi bùng nổ trở lại năm 1984, trước đó năm 1981 còn diễn ra một số cuộc giao tranh, lực
lượng TQ tham gia trận chiến ở Gao Lin Shan là trung đoàn biên phòng 15 và sư đoàn bộ binh
42 quân đoàn 14, ở Fa Car Shan là sư đoàn 3 biên phòng tỉnh Quảng Tây (theo www.orbat.com).
Phía VN cũng ghi nhận xung đột giai đoạn này ở Hà Tuyên, Cao Bằng, Lạng Sơn. Đặc biệt, trong
đó có dải bình độ 400 ở Cao Lộc (Lạng Sơn) đã bị quân TQ chiếm đóng từ 1981-1997 (nguồn :
Ngoại giao Việt Nam). Nhưng nói chung xung đột năm 1981 không lớn.

Ngày 28-4-1984, quân đội Trung Quốc tấn công đánh chiếm đỉnh 1509 (Lão Sơn)
Giai đoạn tấn công gồm sư đoàn 40 quân đoàn 14 đánh chiếm Lao Shan (Lão Sơn), trung đoàn
122 sư đoàn 41 quân đoàn 14 đánh chiếm Hu Dong Shan, sư đoàn 31 quân đoàn 11 đánh chiếm
Jer Yan Shan (Giả Âm Sơn?).
Từ đỉnh 1509 (nằm ngay trên đường biên), TQ theo sống núi lấn dần xuống các bình độ phía
dưới, cũng như nhiều điểm tựa xung quanh.
Ở Hà Tuyên đã diễn ra nhiều trận giành giật quyết liệt, nhất là ở 1509 và núi Bạc (Giả Âm Sơn).

Các đơn vị TQ tham chiến giai đoạn 1984-1988 (nguồn : www.china-defense.com).

Đại quân khu Côn Minh :

- Sư đoàn bộ binh 31 (quân đoàn 11).


- Sư đoàn bộ binh 32 (quân đoàn 11).
- Sư đoàn bộ binh 40 (quân đoàn 14).
- Sư đoàn bộ binh 41 (quân đoàn 14), gồm trung đoàn bộ binh 122, 123 và trung đoàn biên
phòng 15.
- Sư đoàn pháo binh số 4, ĐQK Côn Minh.

Thời gian tham chiến : tháng 4-1984 đến tháng 4-1985.

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Thiệt hại : 766 chết (gồm cả công nhân dân sự ?).
Trong đó :
- Cao điểm Lao Shan và Ba Li He Dong Shan : 651 chết.
- Cao điểm Zheyin Shan : 115 chết.
- Trận ngày 12-7 : trung đoàn 119 và 122 thiệt hại 61 chết.
- Trung đoàn 118 : 198 chết.
- Trung đoàn 96 : 41 chết, 298 bị thương.

Đại quân khu Nam Kinh :

- Sư đoàn bộ binh số 1 (quân đoàn 1).


- Sư đoàn bộ binh 36 (quân đoàn 12).
- Sư đoàn pháo binh số 3, ĐQK Phúc Châu.
- Sư đoàn pháo binh số 9, ĐQK Nam Kinh.

Thời gian tham chiến : tháng 12-1984 đến tháng 5-1985.

Thiệt hại : 404 chết.


Trong đó :
- Sư đoàn bộ binh số 1 : 359 chết.
- Sư đoàn bộ binh 36 : 38 chết.
- Sư đoàn pháo binh số 9 : 7 chết.

Đại quân khu Tế Nam :

- Sư đoàn bộ binh 138 (quân đoàn 46).


- Sư đoàn bộ binh 199 (quân đoàn 67), được tăng cường trung đoàn 598 sư đoàn bộ binh 200.
- Sư đoàn pháo binh 12, ĐQK Tế Nam.

Thời gian tham chiến : tháng 5-1985 đến tháng 4-1986.

Thiệt hại : không rõ tổng số.


- Trung đoàn 199 thiệt hại 300 thương vong từ 30-5 đến 11-6-1985.
- Trung đoàn 595 thiệt hại 120 chết và 1 bị bắt (ngày 2-12-1985).
- Trung đoàn 597 thiệt hại hơn 20 chết trong trận tấn công cao điểm 405.

Đại quân khu Lan Châu :

- Sư đoàn bộ binh 61 (quân đoàn 21).


- Sư đoàn bộ binh 139 (quân đoàn 47), được tăng cường trung đoàn 421 sư đoàn bộ binh 141.
- Lữ đoàn pháo binh số 1, ĐQK Lan Châu.

Thời gian tham chiến : tháng 4-1986 đến tháng 4-1987.

Thiệt hại : 164 chết, 962 bị thương.

Đại quân khu Bắc Kinh :

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
- Sư đoàn bộ binh 79 (quân đoàn 27), được tăng cường trung đoàn 241 sư đoàn bộ binh 81.
- Sư đoàn bộ binh 80 (quân đoàn 27).
- Sư đoàn pháo binh 14 (gồm trung đoàn pháo binh 10 và 37), ĐQK Bắc Kinh.

Thời gian tham chiến : tháng 4-1987 đến tháng 4-1988.

Thiệt hại : 63 chết, 172 bị thương.

Đại quân khu Thành Đô :

- Sư đoàn bộ binh 37 (quân đoàn 13).


- Sư đoàn bộ binh 38 (thiếu trung đoàn114) (quân đoàn 13).

Thời gian tham chiến : tháng 4-1988 đến tháng 10-1989.

Thiệt hại : không rõ.

Lực lượng trinh sát và đặc nhiệm :

Tháng 12-1984 đến tháng 5-1985 :

- Đơn vị trinh sát số 1 thuộc quân đoàn 20, ĐQK Vũ Hán.


- Đơn vị trinh sát số 2 thuộc quân đoàn 43, ĐQK Quảng Châu.
- Đơn vị trinh sát số 3 thuộc quân đoàn 50, ĐQK Thành Đô.
- Đơn vị trinh sát số 4 thuộc quân đoàn 54, ĐQK Vũ Hán.
- Đơn vị trinh sát số 5 thuộc quân đoàn 55, ĐQK Thành Đô.

Thiệt hại : 6 chết, 9 bị thương.

Tháng 5-1985 đến tháng 6-1986 :

- Đơn vị trinh sát số 6 thuộc quân đoàn 46, ĐQK Tế Nam.


- Đơn vị trinh sát số 7 thuộc lữ đoàn 44, quân đoàn đổ bộ đường không số 15.

Tháng 9-1985 đến tháng 7-1986 :

- Đơn vị trinh sát số 8, ĐQK Tân Cương.


- Đơn vị trinh sát số 9 thuộc quân đoàn 19, ĐQK Lan Châu.
- Đơn vị trinh sát số 10 thuộc quân đoàn 21, ĐQK Lan Châu.

Thiệt hại : 21 chết.


Trong đó 20 chết trong trận tấn công cao điểm 1828 đêm 18-3-1986.

Tháng 9-1986 đến tháng 12-1987 :

- Đơn vị trinh sát số 11 thuộc quân đoàn 24, phân khu Bắc Kinh và Thiên Tân, ĐQK Bắc Kinh.
- Đơn vị trinh sát số 12 thuộc quân đoàn 38, ĐQK Bắc Kinh.

Thiệt hại : 7 chết, 1 mất tích.


2006 Allrights reseved by Rosea
HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Tháng 12-1987 đến tháng 1-1989 :

- Đơn vị trinh sát số 13 thuộc quân đoàn 16, ĐQK Thẩm Dương.
- Đơn vị trinh sát số 14 thuộc quân đoàn 40, ĐQK Thẩm Dương.
- Đơn vị trinh sát số 15 thuộc quân đoàn 64, ĐQK Thẩm Dương.

Thiệt hại : gần 20 chết.

-------------------------------------
Khi em nói dải bình độ 400 bị TQ chiếm từ 1981-1997 không có nghĩa là nó được trao trả năm
1997. Mà là đến thời điểm cuốn NGVN xuất bản năm 1997 thì nó vẫn bị chiếm.

Năm 1995, lớp bọn mình đi huấn luyện quân sự, các giáo viên luôn lấy các chiến dịch phòng ngự
chống lấn chiếm và chiến dịch tái chiếm dãy bình độ 400 làm ví dụ của bài giảng.

10 năm rồi không còn nhớ rõ nữa, nhưng giáo viên (Trung tá) giảng là ta bắn vào đấy tổng cộng
20 vạn quả đạn pháo và cối các loại, hy sinh hàng nghìn chiến sỹ. Nhưng khi sinh viên vặn hỏi có
lấy lại được không thì thầy giáo không trả lời.

Trong một bài giảng có một trận đánh như sau:

Ta bắn chuẩn cực kỳ dữ dội, sau đó bộ binh tràn lên không gặp sức chống cự. Bộ phận tấn công
đã điện về Sư đoàn là hoàn thành nhiệm vụ, vì bộ đội đã "bu" gần hết xung quanh đỉnh.

Thế nhưng đúng lúc ấy địch phản pháo đột ngột. THeo bản năng, bộ đội ta ào ạt nhảy vội xuống
hào để tránh thương vong. Nhưng lúc này mới biết toàn bộ chiến hào đã bị gài mìn. Bộ đội ta
trúng mìn liên tục, thương vong nặng. Số còn lại do dự còn trên mặt đất chưa dám xuống hào
cũng bị pháo bắn hất tung, nên đành phải nhảy tiếp xuống dưới hào, nhưng cố chọn chỗ nào mìn
đã nổ (nơi thương binh tử sỹ vẫn đang vật vã).

Sau hơn 1 phút pháo bắn, địch trú sẵn ở các địa đạo bố trí dưới chiến hào bật nắp nhô lên, dùng
súng trung liên quét dọc theo đội hình ẩn nấp của ta làm toàn bộ các chiến sỹ hy sinh. Riêng trận
này mất hơn 300 người.

Pháo ta bắn phản pháo không có tác dụng. Chỉ có một số rất ít chiến sỹ chạy thoát về tuyến sau.

Chiến thắng dễ dàng chỉ cần chủ quan sơ hở một trận là mất đất. Mà người T chỉ cần thế thôi, họ
mất cái họ thừa nhất (người) và giành được cái ta quý nhất.
Mà nói chung đánh nhau kiểu này (đánh lấn, nhùng nhằng) thì ta chỉ có thiệt. Cũng như vậy với
biển.
Vậy thì giải pháp lâu dài và bền vững là gì?

Tui cũng băn khoăn một vấn đề nữa: Thuyền tiềm lực ngày càng mạnh, nuôi quân 3 năm dùng
quân một ngày. Tiền mua súng ống vũ khí tỷ lệ với tốc độ phát triển kinh tế. Vậy nên nhân dân
Thuyền thì chắc cũng muốn hòa bình nhưng lãnh đạo thì không. Và nước nào sẽ là nơi để họ ra
oai với thế giới trong thời gian tới? (cái này theo tôi là chắc chắn, chỉ có là thời điểm nào thôi) Sẽ
là nước yếu nhất trong mắt xích các lân cận. Và sau đó thì phản ứng của Nam Cực tiên ông thì
ra sao?

Các bác cho ý kiến nhé.

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
TRẬN PHÒNG NGỰ Ở BÌNH ĐỘ 1100 (VỊ XUYÊN - HÀ TUYÊN)
của đại đội 2, tiểu đoàn 1, trung đoàn 2, sư đoàn 3, quân đoàn 14 Quân khu 1.
Ngày 2-12-1985.
(Nguồn : KNCĐ).

ĐỊA HÌNH

Nơi xảy ra chiến đấu là bình độ 1100 nằm trên dãy núi đất 1509, cách đỉnh 1,5km. Giữa bình độ
1100 và 1000 là mỏm 1050. Phía tây bắc bình độ 1100, cách 50m là đồi tiền tiêu, chỉ cách địch
100m là nơi hai bên thường tranh chấp, bên trái đồi tiền tiêu là đồi chè địch có thể đánh vào
sườn trái trận địa.
Ngang với đồi chè, cách 800m về phía tây, giữa bình độ 1200 và 1100 là đồi Không Tên, có thể
ngăn chặn địch vu hồi vào sườn trái hoặc luồn vào phía sau.
Trong khu vực pháo hai bên bắn phá nhiều nên bề mặt đất tơi vụn, chỉ còn ít cây cối.
Hàng ngày thường có sương mù từ chiều đến 7-8 giờ sáng, hôm tác chiến có sương mù cả
ngày.

TÌNH HÌNH ĐỊCH

Tháng 4-1984, sau khi chiếm 1509 và 722, địch tiếp tục lấn sang đất ta đến bình độ 1200 phải
dừng lại, xây dựng trận địa phòng ngự tiếp xúc với ta.
Địch thường xuyên bắn pháo, tung biệt kích, thám báo sang trinh sát trận địa ta. Ngày 30-5-1985
địch bắn hàng ngàn quả đạn pháo trong suốt 24 tiếng và cho 1 trung đoàn bộ binh từ đỉnh 1509
đánh xuống 1100, bản Nậm Ngặt, đồi Không tên nhưng bị ta đánh thiệt hại nặng, phải chạy về
1509.
Từ 11-6 đến 7-10-1985 địch thường xuyên bắn phá, dùng cả đạn hoá học và nhiều lần tấn công
cả ban ngày và ban đêm nhưng đều bị ta đánh lui.
Mùa khô năm 1985, lực lượng địch vào thay phiên. Phòng ngự ở 1509 là trung đoàn 603, sư
đoàn 201, quân đoàn 67 Đại quân khu Tế Nam. Địch tổ chức đánh lấn trên toàn tuyến nhằm cải
thiện thế trận, phá thế xen kẽ, lấn dũi trên hướng Nậm Ngặt của ta.
Cuối tháng 11-1985 địch tăng cường bắn phá, trinh sát. Trong 4 ngày từ 28-11 đến 1-12-1985
địch bắn 3.000 viên đạn pháo và hoả tiễn vào khu núi đá phía đông và khu núi đất. Riêng 1100
ngày 28-11-1985 địch bắn 300 viên, ngày 29-11 và 30-11 mỗi ngày bắn 100 viên. Ngày 1-12-
1985 địch không bắn vào 1100.

TÌNH HÌNH TA

Trận địa ta ở 1100 và 1050 có hầm kèo bằng gỗ và bê tông, chịu được đạn cối 120mm. Hệ thống
công sự, giao thông hào, chiến hào đảm bảo tốt cho chiến đấu. Hào cơ động giữa các trung đội
và về tiểu đoàn đảm bảo đi lại thuận tiện trong mọi tình huống. Giữa 1100 và 1050 có một đường
hào đi lại, cấu trúc đặc biệt để ngăn chặn địch phát triển (đặc biệt thế nào thì không nói được hè
hè).
Hệ thống vật cản là các bãi mìn chống bộ binh trên hướng đồi tiền tiêu, nhưng địch bắn phá đã
làm mất tác dụng.Tháng 2-1985, cấp trên tăng cường trung đoàn 2, sư đoàn 3 cho mặt trận.
Ngày 22-4-1985 thay phiên phòng ngự, lấy phiên hiệu là trung đoàn 981, sư đoàn 356 Quân khu
2.
Tiểu đoàn 1 được lệnh hòng ngự hướng núi đất xã Thanh Đức, phía tây Thanh Thủy.

Đại đội 2, tiểu đoàn 1 tham gia chiến đấu với quân số 80 người. Vũ khí có 2 khẩu cối 60mm, 2
khẩu đại liên, 9 khẩu trung liên, 6 khẩu B40 và B41, 2 khẩu M79, còn lại là AK. Được tăng cường
1 khẩu cối 60mm và 1 khẩu 12,7mm.
2006 Allrights reseved by Rosea
HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Chiến sĩ đa số nhập ngũ năm 1983, 1984, một số năm 1981.
Cán bộ chiến sĩ được huấn luyện tốt, tinh thần, quyết tâm cao, đã nắm được nhiệm vụ, phương
án chiến đấu và đã có kinh nghiệm sau gần một năm phòng ngự.
Sau đợt chiến đấu ngày 7-10-1985 đại đội 2 vào phòng ngự ở 1100, 1050 thay đại đội 1.
Một trung đội và 1 đại liên ở đồi tiền tiêu và Gò chè.
Hai trung đội và 2 khẩu cối 60mm phòng ngự phía sau ở 1100.
Một trung đội và 1 cối 60mm, 1 khẩu 12,7mm, 1 đại liên phòng ngự ở 1050 và làm lực lượng cơ
động.

Đơn vị bạn trong khu vực : bên phải là đại đội 5, tiểu đoàn 5, trung đoàn 153 ở trận địa lấn dũi
bản Nậm Ngặt, bên trái alf đại đội 3 ở đồi Không Tên, phía sau là đại đội 1 thiếu ở bình độ 1000
đến 900.
Trong chiến đấu đơn vị được hoả lực tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn và tiểu đoàn 1, 2 và trung
đoàn 153 chi viện gồm : 2 tiểu đoàn pháo 76,2mm và 122mm gồm 18 khẩu, 2 đại đội cối
106,7mm và 120mm gồm 4 khẩu; 2 đại đội và 1 trung đội cối 82mm gồm 10 khẩu. Ngoài ra có
pháo binh quân khu.

DIỄN BIẾN

Từ 28-11-1985 đến 1-12-1985

Pháo địch bắn phá. Đại đội đôn đốc các phân đội tăng cường cảnh giới, ẩn nấp bảo vệ lực
lượng, sửa chữa công sự. Sẵn sàng chiến đấu.

Ngày 2-12-1985

Địch tiến công trên cả 3 khu vực : Pha Hán, đông bắc 685 (khu núi đá) và bắc Thanh Đức (khu
núi đất).

03h00 : bộ phận trực chiến ban đêm (50% quân số) ở đồi tiền tiêu và gò chè nghe tiếng động
trước tiền duyên, dùng cối 60mm và M79 bắn vào những nơi đó. ĐỊch không phản ứng.

04h00 : bộ đội ra vị trí trực chiến 100%.

06h30 : trời vẫn còn sương mù dày đặc, tầm quan sát hạn chế nhưng pháo cối địch bắt đầu bắn
chuẩn bị trên toàn hướng phòng ngự của trung đoàn. Riêng phạm vi từ bình độ 1100 đến 700
địch bắn 20.000 viên đạn pháo cối trong 2 giờ. Nhiều công sự của ta bị sụt lở.
Trong lúc pháo bắn chuẩn bị, 2 tiểu đoàn bộ binh địch từ 1509 triển khai tấn công :
Hướng chủ yếu : mũi 1 khoảng 1 tiểu đoàn từ 1200 theo sống núi đánh xuống đồi tiền tiêu, mũi 2
khoảng 1 đại đội tăng cường từ sườn tây đánh gò chè.
Hướng vu hồi : mũi 3 khoảng 1 đại đội tăng cường theo sườn đông bắc (tây Nậm Ngặt) đánh vào
1050 cắt phía sau 1100.
Hướng phối hợp : 1 mũi khoảng 1 đại đội từ hía bắc đánh xuống trận địa lấn dũi của đại đội 5 ở
Nậm Ngặt, 1 mũi khoảng 1 đại đội từ tây 1400 đánh xuống đồi Không tên. 2 mũi này bị ta đánh
lui.
Từ lúc pháo bắn, tuy bị mất liên lạc với phân đội phòng ngự nhưng trung đoàn phán đoán địch
tấn công nên đã cho súng cối bắn chặn trước tiền duyên 1100, gò chè, bắc Nậm Ngặt và vào
trận địa địch ở 1200 đến 1300 và 1509, đồng thời báo cáo sư đoàn, đề nghị pháo binh sẵn sàng
chi viện.

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
08h30 : cuối giai đoạn pháo bắn chuẩn bị, địch bắn đạn nổ không mảnh vào 1100 từ 7-10 phút
(từ 1050 xuống vẫn bắn đạn sát thương). Đồng thời bộ binh của hai mũi hướng chủ yếu nhanh
chóng tiếp cận trận địa ta, chiến sĩ cảnh giới không phát hiện nên bộ đội vẫn ở trong hầm tránh
pháo. Khi đã vào sát chiến hào, cùng một lúc địch xung phong bất ngờ và đột nhập trận địa. Đồi
tiền tiêu và 1100 ta bị hy sinh 2 và bị thương 7 đồng chí. Gò chè hy sinh 7 đồng chí, chỉ còn 2
đồng chí chiến đấu.
Sau khi đột nhập, địch phát triển đánh vào bên trong. Mũi 1 chia làm 2 bộ phận đánh sang sườn
đông và lên đỉnh nơi bố trí đại liên. Mũi 2 chia làm 2 bộ phận đánh vào sườn tây nơi có hầm chỉ
huy đại đội và bọc phía nam 1100.
Lúc này pháo cối ta vẫn bắn chặn trước tiền duyên và trên đỉnh 1509. Đại đội trưởng đang ở đồi
tiền tiêu thấy địch đã kịp thời báo cáo tiểu đoàn đồng thời ra lệnh cho bộ đội chiến đấu.
Trung đoàn nắm được tình hình đã tập trung toàn bộ súng cối của trung đoàn, tiểu đoàn 1, tiểu
đoàn 5 trung đoàn 153 (sắp vào thay phiên) bắn mãnh liệt bao bọc quanh tiền duyên từ tây gò
chè đến đông 1050, yêu cầu pháo sư đoàn và quân khu bắn từ bình độ 1200 trở lên. Hoả lực ta
từ cối 82mm trở lên bắn cách mép hào 100m, cối 60mm bắn sát mép hào rất chính xác đã chia
cắt lực lượng địch phía sau, cô lập bọn đã đột nhập trận địa.
Bên trong điểm tựa, bộ đội ta chiếm giữ các cửa hầm đánh địch. Mũi 1 nhiều tên bị diệt, số còn
lại không phát triển được. Mũi 2, một toán 7-8 tên mang bộc phá tới gần hầm đại đội trưởng,
chiến sĩ trong hầm phát hiện, dùng lựu đạn tiêu diệt. Cùng lúc đó, đại liên và 12,7mm của ta ở
1050 bắn mãnh liệt vào đội hình địch diệt nhiều tên, số còn sống phải chạy trở ra (1 tên bị
thương nằm sát mép hào phía tây, chiến sĩ ta kéo xuống một lcú sau thì chết).
Pháo cối của ta vẫn bắn chặn địch. Tiểu đoàn và trung đoàn đã điều động lực lượng lên tăng
viện : đại đội 1 (thiếu 1 trung đội) tăng cường 1 trung đội của đại đội 6 (lên tăng cường cho tiểu
đoàn 1 từ lúc pháo địch bắn chuẩn bị) lên 1050 thực hành phản kích sang 1100. Bộ phận phản
kích triển khai thành 3 mũi phối hợp với đại đội 2 đánh bật quân địch ra khỏi trận địa, lúc tháo
chạy địch phải bỏ lại nhiều xác.
Sau khi khôi phục trận địa, đại đội 2 được tăng cường trung đội của đại đội 6 tiếp tục phòng ngự
ở 1100, còn đại đội 1 (thiếu 1 trung đội) phòng ngự ở 1050.
Trong lúc đại đội 1 phản kích, trung đoàn điều đại đội 6 (thiếu 1 trung đội) tăng cường cho tiểu
đoàn 1 bố trí ở bình đọ 900-1000 làm lực lượng cơ động và điều 1 trung đội của đại đội 7 lên bố
trí ở trận địa đại đội 6, sẵn sàng tăng cường cho tiểu đoàn 1.

09h00 - 13h40 : địch tổ chức 4 lần xung phong, mỗi lần cách nhau từ 1 giờ đến 1 giờ 30 phút.
Trước khi xung phong địch dùng pháo cối bắn chế áp và vẫn chia làm 3 mũi như lần một. Cả 4
lần địch đều bị lực lượng ta, có pháo cối chi viện đánh ngay trước trận địa không để vào gần
chiến hào. Chúng chỉ kịp lấy xác đồng bọn rồi rút ngay.

15h00 : sau lần xung phong thứ 5 bị ta đánh lui, địch phải rút về 1509 và ngừng bắn pháo.
Ban đêm địch bắn 43 quả pháo sáng để thu dọn chiến trường. Đại đội 1 ra thay phiên cho đại đội
2.

KẾT QUẢ CHIẾN ĐẤU

Ta diệt 170 tên, đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn và 1 đại đội của trung đoàn 603 địch, thu một số
vũ khí, quân trang. Địch bỏ lại 30 xác trước chiến hào tiền duyên, 7 xác trong trận địa và trên nóc
hầm đại đội trưởng.

Bên ta hy sinh 11 đồng chí, bị thương 21 đồng chí.


Tiêu thụ đạn dược :
Đạn pháo các loại : 2.350 viên. Cối 106,7mm và 120mm : 1.120 viên. Cối 82mm : 3.400 viên. Cối
60mm : 990 viên. Lựu đạn : 1.000 quả.

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Cám ơn Chiangshan, nhờ tài liệu của cậu mà tớ biết được mình đã đánh nhau với bọn nào, hồi
đó Quân khu chỉ thông báo tình hình phía Tầu đến cấp quân đoàn thôi, còn thỉnh thoảng bắt
được sóng của bọn tầu trong bộ đàm thì (mấy con Hoa kiều) nó hỏi đơn vị mình rõ đến tiêu đoàn
(Hồi đó muốn biết đơn vị sắp làm gì cứ hỏi mấy bà hàng nước). Nhưng chắc cũng như phía mình
phiên hiệu quân Tầu khi vào đánh nhau cũng đều thay đổi. Chắc là bác Chiangshan đọc trong
các tài liệu tập huấn, nếu bác có thời gian tìm hiểu, nên xem thêm tài liệu lịch sử của các sư
đoàn F313, F314, F33 (ngoài ra còn có F320-chỉ khoảng độ 1 tuần ở L. P. thôi), thì có thể biết
được phiên hiệu thực của các đơn vị tham gia mặt trận Vị Xuyên trong những năm 1983-1995
(tiểu đoàn tớ hồi đó nhận 685 và các bình độ 400-bốn hầm-L. P. là cứ và kho của E-1509 cho
đến lúc tớ ra quân, vẫn do lính Tầu chiếm ).

Đúng là cả ta và Tầu mỗi khi thay quân đơn vị mới đều sử dụng phiên hiệu giả. Em xem trên
forum của bọn Tàu, đến tận bây giờ tài liệu chúng nó vẫn chỉ biết được phiên hiệu giả, bên ta giữ
bí mật giỏi thật !
Bác phaphai ở đấy từ năm 83 chắc biết rõ mấy trận đầu tiên trên đỉnh 1509 chứ ạ. Bọn Tầu bảo
là ngày 12-7-1984 ta dùng 6 trung đoàn của 316 và 356 đánh 1 trung đoàn phòng ngự Tầu ở
1509 thất bại, bỏ lại 3.700 xác ! Em không tin mấy.

TRẬN PHÒNG NGỰ Ở PHA HÁN (HÀ TUYÊN)


của đại đội 5, tiểu đoàn 3, trung đoàn 2, sư đoàn 328 Đặc khu Quảng Ninh.
Từ 23-9-1985 đến 26-9-1985.
(Nguồn : KNCĐ)

ĐỊA HÌNH

Nơi xảy ra chiến đấu chính ở bình độ 400-500 bên phía sườn đông nam điểm cao 1310, xã Minh
Tân, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên. Nơi đây là núi đá, độ dốc 35-40 độ, phía bắc toàn là đá, độ
dốc lớn hơn, khó làm công sự. Phía nam có một số lèn đá xen lẫn đất, cấu trúc công sự được.
Trong khu này có nhiều hang hốc tự nhiên, có thể cải tạo thành công sự. Phía tây và tây nam
giáp sông L địa hình trống trải, bị hoả lực địch khống chế.
Nơi phòng ngự ở thấp hơn địch, địch quan sát rõ trận địa ta.

TÌNH HÌNH ĐỊCH

Địch đối diện là một bộ phận thuộc quân đoàn 14. Từ tháng 4-1984 địch lấn sang ta, bố trí ở A5,
M13, A6, A7, Z1, Z2... xây dựng thành các điểm tựa có công sự vững chắc (các tên này là mật
danh do bộ đội đặt, không có trên bản đồ).
Hàng ngày pháo cối bắn không thành quy luật sang phía ta.
Bố trí phòng ngự cụ thể, công tác chuẩn bị tấn công của địch ta chưa nắm được.

TÌNH HÌNH TA

Trung đoàn 2, sư đoàn 328 Đặc khu Quảng Ninh vào thay phiên phòng ngự từ tháng 4-1985, lấy
phiên hiệu trung đoàn 983, sư đoàn 314.

Đại đội 5, tiểu đoàn 5 trước khi vào phòng ngự đã được củng cố, huấn luyện bổ súng. Biên chế 3
trung đội bộ binh và 2 tiểu đội hoả lực. Quân số các trung đội từ 21-23 người.
Riêng trung đội 1 có 21 người (trung đội trưởng,tiểu đội 1 : 5 người, tiểu đội 2 : 8 người, tiểu đội
3 : 7 người) được tăng cường 1 y tá, 1 thông tin, 8 xạ thủ M79, cối, đại liên và có 2 đại đội hó đi

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
cùng. Tổng quân số 33 người.
Trang bị của đại đội thiếu và chưa đồng bộ.
Công sự : chịu được đạn pháo 122mm, có một số hầm bê tông và giao thông hào về phía sau.
Vật cản : bãi mìn chống bộ binh ở phía bắc trung đội 1.
Đơn vị bạn : bên phải ở bình độ 600-700 là đại đội 6, chếch về bên phải phía sau là đại đội 7.
Bên trái là các đơn vị thuộc sư đoàn 313.

Nhiệm vụ :
Đại đội 5 được tăng cường 1 khẩu 12,7mm, 1 ĐKZ 82mm và hoả lực cấp trên chi viện, phòng
ngự hướng thứ yếu ở bình độ 400-50, ngăn chặn địch tấn công từ A5, A6, A7.
- Trung đội 1 tăng cường 1 M79, 1 đại liên, 1 khẩu cối 60mm, 1 máy VTĐ 2W phòng ngự hướng
chủ yếu ở bình độ 400-500.
- Trung đội 2 và 3 phòng ngự phía sau (500-600m) ở bình độ 300-500.
- Hoả lực gồm ĐKZ, súng 12,7mm, đại liên, cối 60mm đi cùng trung đội 2, 3 do đại đội nắm chi
viện chung.

DIỄN BIẾN

Từ 13-9 đến 22-9-1985

Pháo địch ở Na Ma, Ma Tiên, cối phía sau M13 bắn phá thường xuyên cả ngày đêm vào trận địa
phòng ngự tiểu đoàn và sở chỉ huy trung đoàn.
Riêng trận địa trung đội 1 (đại đội 5) từ 18-9 đến 22-9 địch dùng pháo bắn thẳng, cối 100mm và
160mm, pháo lựu bắn đạn khoan tập trung vào các ổ chiến đấu ở tiền duyên và đường hào cơ
động về phía sau nhằm phá huỷ công sự, sát thương lực lượng ta, chặn đường tiếp tế và gây
tâm lý căng thẳng cho bộ đội.
Bộ binh địch ở A5, A6, A7, Z1, Z2, M13 củng cố công sự, ban đêm bắn súng, ném lựu đạn voà
những nơi nghi ngờ.
Chiều 22-9-1985, vận tải trung đoàn đưa gỗ lên, địch dùng pháo 85mm bắn, ta hy sinh 8 đồng
chí và bị thương 16 đồng chí.

Ngày 23-9-1985

Pháo địch bắn cầm canh vào đại đội 5, đại liên, 12,7mm ở M13, A7 bắn nhiều vào trận địa tiểu
đội 1 và 3.

04h30 : pháo địch bắn dồn dập vào trung đội 2, 3 và đường hào từ đại đội lên trung đội 1.
Trong khi đó bộ binh địch bí mật tiế cân trận địa trung đội 1, khắc phục mìn ta không phát hiện.

04h45 : trên hướng tiểu đội 3, một chiến sĩ đi lấy nước về bị địch bám theo nhưng không biết. Tại
vị trí gác, đồng chí Xá phát hiện nhiều bóng người. Hỏi người lấy nước biết không ai đi cùng nên
đồng chí Xá khẳng định là địch, ra hiệu cho đồng chí lấy nước nằm xuống và ném lựu đạn về
phía các bóng đen. Lựu đạn nổ và không thấy tên nào nữa. Nghe tiếng nổ, đồng chí Minh tiểu
đội trưởng chỉ huy tiểu đội ra chiếm lĩnh công sự, bắn 5 viện đạn vạch đường về hướng đại đội,
tiểu đoàn báo cáo địch tấn công.
Cùng lúc đó, pháo cối địch bắn sâu vào trận địa phía sau và sở chỉ huy trung đoàn. Đại liên,
12,7mm, ĐKZ, pháo bắn thẳng ở đường biên bắn vào trung đội 1. Trên hướng tây bắc tiểu đội 1
và 3 đã thấy địch triển khai trước tiền duyên.
Tại hang chỉ huy số 13, đồng chí Sơn y tá gác nghe tiếng súng phía tiểu đội 3 và đạn vạch
đường đã báo cáo đồng chí Thu đại đội phó. Đồng chí Thu báo động cho các bộ phận phía sau,
cho bắn 10 quả đạn cói 60mm trước trận địa tiểu đội 3, phái đồng chí Thái trung đội trưởng lên
2006 Allrights reseved by Rosea
HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
chỉ huy tiểu đội 1 và cho liên lạc bắn 5 phát đạn vạch đường về hướng đại đội 6 thông báo địch
tiến công.

05h05 - 06h00 : bộ binh địch xung phong.


Hướng thứ nhất phía tiểu đội 3 khoảng 1 đại đội đánh vào khu bắc : 2 trung đội đánh hang số 2
và vu hồi chia cắt nơi tiếp giáp khu bắc và khu nam, 1 trung đội đánh vào công sự số 1.
Hướng thứ hai phía tiểu đội 1 khoảng 1 đại đội đánh vào khu nam : 1 trung đội đánh vào hố gác
và công sự số 7, 2 trung đội đánh vào công sự đại liên số 10 và vu hồi chia cắt phía sau, đánh
vào trận địa cối 60mm, ngăn chặn đường cơ động từ đại đội ra.
Các tiểu đội đã ra vị trí chiến đấu. Cối 82mm, 60mm bắn vào phía trước tiền duyên chi viện trung
đội 1. Pháo binh bắn vào A5-Z2.
Hướng tiểu đội 3 : ngăn chặn được các mũi xung phong, diệt nhiều tên. Đến 06h00 tiểu đội hy
sinh 3 đồng chí, địch ào lên bám sát công sự số 1 và cửa hang số 2. Chiến sĩ ta lợi dụng ngách
đá bắn chặn, yểm hộ nhau lui về giữ các hang phía sau.
Hướng tiểu đội 1 và khẩu đội đại liên, địch vào sát hố gác phía trước trận địa, ta lui về công sự
bắn chặn. Tiểu đội trưởng hy sinh. Trung đội trưởng cử tiểu đội trưởng tiểu đội 2 lên thay và cho
người về hang 13 báo cáo, đại đội hó cho cối 60mm bắn chi viện.
Sau khi chiếm hố gác, địch đưa ĐKZ, B41 bắn vào công sự 7 và trận địa đại liên 10. Lúc 06h00,
tiểu đội 1 hy sinh 2 và bị thương 3 đồng chí, khẩu đội đại liên hy sinh 3 đồng chí. Số còn lại phải
yểm hộ nhau lui về giữ hang 8 chặn địch. Địch chiếm được công sự 7 và 10.
Hướng khẩu đội cối 60mm : chiến sĩ thấy trước chiến hào có người đã báo cáo, đại đội phó
chính trị kiểm tra biết rõ là địch đã ra lệnh nổ súng chiến đấu. Lúc này địch đã áp sát trận địa, sau
ít phút đánh trả ta hy sinh2 và bị thương 2 đồng chí, còn lại phải lui về hang chỉ huy 13. Địch tràn
lên chiếm được trận địa cối lúc 06h00, một bộ phận địch chốt lại trên một đoạn hào từ đại đội ra
trung đội 1, cắt dây điện thoại.
Phía tiểu đội 2 : đồng chí đại đội phó chỉ huy anh em ngăn chặn được địch phát triển, giữ vững
trận địa.

Tóm lại đến 06h00 địch đã đột nhập trên cả 3 hướng, chiếm khu bắc công sự 1 và hang 2, khu
nam công sự 7, 10 và trận địa cối 60mm, một đoạn hào về đại đội. Ta hy sinh 12 và bị thương 5
đồng chí, mất 1 đại liên và 1 cối 60mm, đạn dược tiêu hao nhiều.
Tiểu đội 1 còn 2 đồng chí, tiểu đội 3 còn 4 đồng chí, tiểu đội 2 còn 8 đồng chí, và một số cán bộ
trung, đại đội, y tá, thông tin. Tổng cộng trên dưới 20 người (trong đó một số bị thương) đã lui về
giữ các cửa hang chặn địch. Cùng lúc này bị mất liên lạc với đại đôi.

07h30 : pháo cối địch bắn chi viện cho bộ binh chúng đánh bên trong cứ điểm.
Trên khu bắc, địch bám vào hang 3, 4 và cho một mũi đánh sang tiểu đội 2 ở hang 14, 15.
Tiểu đội 3 vẫn ngoan cường chặn địch. Sau 2 giờ chiến đấu bị hy sinh thêm 1 đồng chí, 3 anh
em còn lại đều bị thương vẫn dùng M79 và lựu đạn đánh trả, đạn ít, địch đông nên phải yểm họ
nhau lui về phía tiểu đội 2.
Trên khu nam địch tập trung B41, đại liên bắn mạnh vào hang 8, bộ binh từ 2 phía đánh tới. Tiểu
đội 1 còn 2 đồng chí vẫn chiến đấu đến 07h45 lui về hang 13 cùng tiểu đội 2 và chỉ huy đại đội
chiến đấu.

08h00 : địch chiếm hang 8, một bộ phận phát triển đánh hang 13 phối hợp với một bộ phận từ
trận địa cối đánh lên.
Tại hang 13 còn 2 cán bộ đại đội và 4 chiến sĩ. Địch bắn B41, AK, ném lựu đạn kết hợp gọi hàng.
Ta chống trả quyết liệt. Địch không vào được nhưng vây chặt bên ngoài. Đại đội phó quyết định
phá vây rút về hang 14 cố thủ. Hai cán bộ đại đội vượt trước sang được hang 14, còn 4 chiến sĩ
không sang được. Sau đó địch dùng bộc phá đánh sập cửa hang, 4 đồng chí này hy sinh.
Trung đội 1 chỉ còn giữ được hang 14 do 5 đồng chí tiểu đội 2 và cán bộ đại đội cố thủ. Vài chiến
sĩ tiểu đội 1 và 3 còn lại lợi dụng ngách đá ẩn nấp chờ trời tối rút.
Sau khi cơ bản chiếm được mục tiêu, pháo địch bắn thưa dần và rút bớt bộ binh.

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
11h30 : địch đánh hang 14. Ta đánh trả. Đồng thời sư đoàn bắn 3 phát B72 xung quanh hang,
buộc địch phải lui về.
Pháo cối ta vẫn bắn vào trước trận địa trung đội 1 và vào A5-M13-A6.

19h00 : số anh em tiểu đội 3 về đại đội báo cáo. Đại đội trưởng báo cáo trên và đề nghị pháo cối
bắn trùm lên vị trí yểm hộ cho quân ta rút. Lợi dụng kết quả pháo cối bắn, số anh em còn lại đã
rút về được.

Ngày 24-9-1985

Sau khi chiếm điểm tựa, lực lượng địch bố trí phòng ngự khoảng 1 đại đội : khu bắc trước đây
tiểu đội 3 giữ có khoảng 2 trung đội, khu nam trước đây tiểu đội 1, 2 giữ có 1 trung đội.
Đại đội 5 được tăng cường 1 trung đội của đại đội 10 được lệnh phản kích, có hoả lực cấp trên
chi viện gồm 2 đại đội cối 120mm và 160mm, 1 đại đội pháo 85mm, 2 tiểu đoàn háo 105mm và
122mm.
Bộ phận chủ yếu có 13 đồng chí do tiểu đoàn phó chỉ huy, đánh hang 13, 8.
Bộ phận thứ yếu 1 có 1 đồng chí do đại đội trưởng chỉ huy đánh hang 14, 15, chặn địch từ khu
bắc phản kích.
Bộ phận thứ yếu 2 có 7 đồng chí do trung đội trưởng trung đội 1 chỉ huy đánh công sự 10, 7.
Bộ phận dự bị có 1 trung đội của đại đội 10 (tiểu đoàn 6).
Bộ phận hoả lực gồm 1 cối 60mm và 1 đại liên.

24h00 : đại đội hoàn tất công tác chuẩn bị.

Ngày 25-9-1985

03h00 : các bộ phận vào chiếm lĩnh vị trí triển khai. Đến 04h23 hoàn tất.

05h00 : hoả lực chi viện bắt đầu bắn, bộ binh còn cách địch 200m. Tiểu đoàn hó cho các bộ
phận vào tiếp, còn cách trận địa cối cũ 50m không còn giữ được bí mật nên đã nổ súng tấn công.

06h00 :
Bộ phận chủ yếu chiếm được trận địa cối cũ, phát triển chiếm hang 13.
Bộ phận thứ yếu 1 chiếm được hang 14.
Bộ phận thứ yếu 2 tiến qua vọng gác phía tây nam không thấy địch đã vào đánh chiếm được
công sự 10.
3 mũi bị hoả lực địch ngăn chặn, chưa phát triển được.

06h10 :
Đại liên, ĐKZ địch bắn ngăn chặn ta, đồng thời lực lượng tại chỗ chia làm 3 mũi phản kích.
Ta dựa vào khu vực đã chiếm đánh trả và gọi pháo cối bắn trùm lên đội hình địch. Quân phản
kích phải chạy về A5 và hướng đông bắc.
Hoả lực ta chuyển sang các mục tiêu ở đường biên và bắn vào khu bắc kiềm chế địch. Các bộ
phận phát triển : bộ phận chủ yếu chiếm hang 12, chi viện thứ yếu 2 chiếm hầm9, 7, hang 8, thứ
yếu 1 chiếm hang 15, chiếm đầu đoạn hào ngang giáp khu bắc chặn địch phản kích sang.

08h00 : ta chiếm lại khu nam, hy sinh 4 và bị thương 7 đồng chí.

08h00 - 10h00 : địch dùng pháo cối bắn và cho 1 tiểu đoàn vận động từ A5, A6 xuống bình độ
500 (khu bắc).
Đại đội 5 củng cố công sự, sẵn sàng chiến đấu, lùng sục các hang hốc và đề nghị tăng cường

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
lực lượng để hôm sau đánh tiếp. Pháo 2 bên vẫn bắn cầm canh. Đại đội 5 thỉnh thoảng bắn sang
khu bắc kiềm chế địch.

20h00 : trung đoàn ra lệnh cho đại đội 10 chiếm khu bắc trong đêm. Ta tổ chức trinh sát nhưng
gặp định gác không vào sâu được. Tiểu đoàn 5 đề nghị sáng 26-9 tấn công.
Pháo ta vẫn kiềm chế vị trí địch dọc đường biên.

Ngày 26-9-1985

04h03 : trinh sát trung đoàn lên nắm lại tình hình địch, nhưng địch đã rút lúc 03h00 mà tiểu đoàn
5 không biết do bộ phận thu tin kĩ thuật báo chậm.
Sau khi kiểm tra, tiểu đoàn cho lực lượng vào phòng ngự lại.

KẾT QUẢ

Ngày 23-9-1985 : ta diệt 100 tên địch. Bên ta hy sinh 17 và bị thương 8 đồng chí, mất 1 đại liên
và 1 cối 60mm.

Ngày 26-9-1985 : ta diệt 100 tên địch, thu 2 AK, 300 viên đạn K56, 34 viên đạn B41 và ĐKZ, 40
quả lựu đạn, 15kg thuốc nổ, 10 xẻng bộ binh, 2 bộ quân phục. Bên ta hy sinh 4 và bị thương 7
đồng chí.

Mạn phép bác phaphai em copy bài bác sang đây cho nó sinh động

Từ nãy đọc chủ đề này thấy nói nhiều đến Trận Lão Sơn ngày 28 tháng 4 năm 1984 tại Hà
Giang!
Không hiểu Lão Sơn có phải là Cao điểm 1509 không? Thời gian đó tôi cũng đang đánh nhau ở
đó, nhưng không bao giờ được nghe đến Lão Sơn. Không biết thông tin từ phía nào nhưng
những năm đó đánh nhau thì cứ 3 lính tầu 1 khẩu CKC với 2 ba lô lựu đạn. Ngoài trận trên đỉnh
1509 mà sau đó ta mất, các trận khác ít khi tập trung được quá 1 trung đội để tấn công vì địa
hình vùng Hà Giang rất hiểm trở, nhiều mìn và cả phía ta lẫn phía Tầu đều nhiều pháo. Pháo nói
chuyền nhiều hơn ngưòi. Một chiến dịch mà chết đến trăm người thì bọn tớ tải thương và tử sỹ sẽ
chết trước.
Lại nói đến pháo Tầu. Đúng là trước đây (trong kháng chiến chống Pháp), pháo binh Việt Nam
phải học của Tầu. Trước khi vào đánh nhau cũng nghe nói nhiều đến tài thiện xạ của pháo binh
Tầu, nhưng chỉ vài lần chạy pháo bắng thẳng (85mm) của Tầu ở đoạn đường phản gương
(khoảng hơn 2 cây số) mà không hề hấn gì thì chẳng còn tin những lời bình nữa. Dẫn chứng là
đoạn đường từ km3 Hà Giang đến gần Làng P dài gần 18 km rất nhiều đoạn thẳng tăp, xe ta vẫn
chạy cả ban ngày và ban đêm vẫn thắp đèn nhưng cả mấy năm tớ ở trên đấy không có một xe
nào bị pháo Tầu bắn hỏng cả (toàn bộ dẫy Bình độ 800 và 1250 bên kia biên giới là các trận địa
pháo TTầu). Có hôm từ trên đồi thấy 2 trận địa pháo Tầu bắn từ 6 giờ sáng đến gần 6 giời tối vào
trận địa 105 dưói chân đồi bên bờ sông Lô, tớ nghĩ chắc sẽ không còn khẩu pháo nào nguyên
vẹn, vì hàng ngày đi qua thấy hội pháo thủ thời sau này lười lắm, không như các anh thời đánh
Mỹ, nắp hầm pháo nổi đắp đát dầy chưa quá 1 gang tay. Nhưng chiều tối xuống hỏi thăm thì thấy
các khẩu pháo còn nguyên, hố đạn chi chít: Hỏi được nghe trả lời "1 ông bị thương, 1 khẩu pháo
hỏng nghẹ". Hàng ngày chỉ thấy khổ cho các rừng cây và nương chè của dân chịu trận pháo Tầu
(báo chí hồi ấy thưòng đưa tin - Hôm nay phía Trung Quốc pháo kích hơn 10.000 quả đạn... - Tụi
tớ không đến được nhưng chắc không sai lắm đâu. Nhưng trên ấy lính ta quen rồi nên chết thêm
1 người cũng không dễ lắm đâu (có thời gian tớ cũng đã phải nằm trong hang phẫu để thống kê
thương binh, tử sỹ)!!

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Pháo binh Tầu tại các khu vực dọc biên giới sino-VN còn có lợi thế là từ cuối những năm 60'''' khi
lính Tầu sang làm đường đã đo đạc tọa độ từng vị trí (không biết người Tầu đã có âm mưu từ lúc
nào).
Tư liệu do bạn huyphuc1981_nb đưa ra: "Trận đó xảy ra vùng suối Vị Thuỷ, nơi có điạ thế thuận
lợi cho Tầu nhất biên giới " chưa hoàn toàn chính xác: Suối đó là suối Thanh Thủy, nhưng nếu đó
là trận đánh trên Cao điểm 1509 thì còn cách suối Thanh Thủy khá xa. Lợi thế trên đó không phải
là do địa hình, mà là do đường giao thông từ Hà Nội lên (ngay cả bây giờ cũng vẫn là vấn đề
lớn). Còn về địa hình thì lính ta lợi thế hơn nhiều do thông tạo và không ngờ nghệch như lính Tầu
(ít nhất cũng trong những năm ấy).

"Quy mô và phạm vi của chiến cuộc 84-85 tuy nhỏ hơn 79 nhưng không kém phần khốc liệt. Tẹo
nữa thì đã có tổng động viên roài "
Cái ông vothuong_81 này thông tin chẳng chính xác gì cả. Đấy chưa phải là 1 cuộc chiến tranh,
chỉ là 1 cuộc xung đột biên giới "cứa cho VN chảy máu" là câu nói của phía Tầu. Sẽ không bao
giờ có tổng động viên, tớ học đại học xong vẫn đi lính là do nghĩa vụ. Từ HGiang về đến HN
khoảng gần 300 cây đi từ 6 giờ sáng đến tận gần 6 giời sáng hôm sau trên xe khách hồi bấy giờ
vì vậy hồi năm 1979 phía bên này tương đối bình yên do khả năng tiến thẳng về HN của Tầu
không thể có!
Còn đặc công, ở đâu không biết chứ ở trên ấy có bao giờ họ đi đến hơn 1 trung đội, thỉnh thoảng
họ cũng có những trận rất hay vì thế bọn Tầu rất tức. Nhưng đổi nhau là các giàn H12 khi thấp
thoáng bóng áo dù. Nhưng cũng không chỉ áo dù đâu mà cả áo chít be (áo sỹ quan), ngay cả khi
thấy lính tóc ngắn (trong quân đội không được để tóc dài-nhưng lính ở lâu trên chốt sẽ không cắt
tóc) cũng đều bị dọa bằng hàng giờ đạn pháo.
Lính thì lúc nào chả như nhau. Đang là thanh niên, xa gia đình... hàng tuần về thị xã HGiang nộp
báo cáo, bao giờ tớ cũng có quả "cầu bi" của đặc công, mặc dù lệnh của Quân khu, lính từ trên
chốt về thị xã không được mang lựu đạn trên người!
Lại nói đến tóc dài: lính ta tại khu vực Thanh Thủy kể cả sỹ quan đều để tóc dài, mặc quần đùi
(mùa đông hay mùa hè đều vậy) để đi lại, leo dốc không vướng víu, cổ, tay đều đeo vòng nhôm
tự làm lấy từ vỏ đạn. Vì vậy chính hôm đổi tiền mới (đổi tiền năm 1985) đơn vị đã bắt được 1
thám báo Tầu vì nó mặc một bộ Tô Châu mới cứng, tóc cắt ngắn rất chỉnh tề làm cho đám lính ta
nghi ngay. (Khu trên ấy mặc dù hầm ta-Tầu chỉ cách nhau 1 tầm đá ném nhưng ít thám báo do
mìn dầy đặc, chỉ cần bước ra khỏi lối mòn vào chỗ có cỏ là dính mìn cóc rồi).
Còn cuộc xung đột biên giới ấy thì tớ là người được tham gia. Ý đồ cao hơn của cấp trên thì
không biết nhưng được chứng kiến những gì diễn ra hàng ngày trong thời gian ấy (nhập nhũ 9/83
ra quân 12/85 trừ 3 tháng huấn luyện).
Lính ta đánh nhau đoàng hoàng lắm chứ không lèm nhèm như phía Tầu đâu. Không mất công tổ
chức bao nhiêu đài phát thanh ca ngợi TQTH vĩ đại để nhét vài viên thuốc vào trong cái nút phíc,
gài quả lựu đạn vào trong gói hàng thả trôi trên sông... để hại mấy người thuyền chài...Tính gan
dạ của lính VN thì phía Tầu cũng phẩi công nhận.
Nếu ai bây giờ lên Thanh Thủy, nhìn qua sông Lô là dãy 1250, trên sườn hồi ấy là các khẩu "cao
xạ" 37, 12''''6 và DKZ để bắn rượt đuổi lính vận tải gạo, đạn vào hàng Dơi. Nhưng bọn này cũng
ít khi bị dính ở đấy lắm, trừ các cậu dát quá không dám chạy nữa làm mục tiêu chết cho pháo
phòng không nó ngắm bắn.
(Ai lên đó, ngang qua Thanh Thủy hòn núi đá tay trái là Điểm cao 685, nừa phía này lính ta, nửa
phía kia hầm Tầu, còn hòn núi đá trước mặt bị lính Tầu chiếm hoàn toàn.
Trước khi ngoặt hồi ấy còn có xác 1 chiếc xe tăng và 1 chiếc zill 3 cầu của ta bị bắn hỏng từ 1979
là chỗ tụi này tập kết trước khi chuẩn bị chạy đến tận cầu "khỉ" qua suối Thanh Thủy để vào hang
Giơi. Cánh đồng trước mặt rộng cũng khoảng 1 km. Nếu bị cối nó bắn thì phải vừa chạy vừa đếm
để nằm xuống trước khi loạt cối tiếp nổ. Khu vực đó được gọi là cối xay thịt vì trừ các ngày 2-9, 1-
10... lúc nào cũng ầm ầm của tiếng đạn nổ, nằm phía ngoài hang Giơi nhìm lên vách đá trông
như hàn điện do mảnh đạn văng vào vách đá tóe lửa ra.
Như vậy đấy, để hiểu là cái trận gì đó mà phía Tầu nói nhiều về "chiến thắng" thật sự nó như thế
nào.
Cậu vo_thuong_81 vẫn chưa hiểu thật đâu: Thực sự trên mặt trận Vị Xuyên 83-85 chỉ nằm trọn

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
trong thung lũng Thanh Thủy thôi. Vì đến đầu năm 85 điểm cao 1509 đã bị Tầu chiếm mất rồi.
Chắc bây giờ cũng không còn là bí mật, xung quanh cao điểm 685 chỉ có khoảng 2 đại đội thiếu
của tiểu đoàn tớ. Ban đầu bọn tớ lên làm đơn vị tăng cường, sau đó trung đoàn tiếp quản từ đơn
vị bạn, nhưng lực lượng phía trên chỉ có vậy, do vậy không thể có chuyện các gia đình... Cũng có
một số đơn vị khác (không kể pháo binh) như công binh... từ HN lên và các cậu ấy số không may
ở khu vục được bọn tớ coi là an toàn nhưng vẫn dính pháo.
Nếu nói đến tính ác liệt thì mật độ pháo đối với 1 diện tích hẹp như vậy nhiều người đã tham gia
mặt trận Quảng Trị năm 1972 cũng nói là chưa hơn.
Nhưng cuộc sống của lính trên ấy tuy ác liệt nhưng cũng rất vui: các đồi chè sau khi bị pháo bắn
như được đốn đao tha hồ nhặt đọt theo công thức "2 tôm 1 tép" và ngồi sao chè bằng tay, vì thế
ở HGiang mà nói đến chè chốt thì không ai không biết. Lính gọi là chè mật chuột, nước pha xong
cắm tăm xuống không được mà vẫn xanh ngắt. Đi đào ong đất, tổ chức không kém chuẩn bị
chiếm lại 1 hầm của Tầu....
Chỉ buồn nhất là những lúc về Thị xã hồi ấy chỉ nghe các bài hát "tết này con không về", "rừng lá
xanh"...

Năm 88 em ở đó thì quãng đường nguy hiểm này đã được đào một đường hào, có tên là "
Đường hào mùa xuân ". Hồi ấy nó không bắn bằng 37mm với DKZ đâu, toàn 12,7mm với CKC
Sniper thôi. Lúc ấy em không dám mặc áo chít gấu toàn mặc áo lính, vì Tàu tuyên bố " Đổi một
xe đạn lấy một sĩ quan VN cũng đổi ".

"Trung đoàn 2, sư đoàn 328 Đặc khu Quảng Ninh vào thay phiên phòng ngự từ tháng 4-1985, lấy
phiên hiệu trung đoàn 983, sư đoàn 314.
Đại đội 5, tiểu đoàn 5 trước khi vào phòng ngự đã được củng cố, huấn luyện bổ súng. Biên chế 3
trung đội bộ binh và 2 tiểu đội hoả lực."
Đây có thể là đơn vị tớ, nhưng Quảng Ninh là cái thời rất xa trước đó vì từ hồi dưới Bắc Quang
nó đã là 314 và thuộc QK II(83 là lúc phần lớn bọn tớ nhập ngũ, không biết lúc đặt tên có còn ý
nghĩa khác không). Nhưng địa điểm và một số thông tin chưa chính xác. Nhũng chỗ ấy không
giáp Sông Lô và quân số được bổ sung không phải là trước khi vào phòng ngự-bọn tớ nhận
quân từ Quảng trị, Sóc Sơn và Hà Nam Ninh (hồi ấy) từ hồi đầu năm. Khi vào, như đã nói ở trên
bọn tớ chỉ là quân tăng cường cho 313, ngay khi vào tiểu đoàn đã là thê đội dự bị cho 1 E khác
là lính Hải Phòng (cũng là dự bị của 313) tấn công 4 hầm. Trận ấy không thành công, nhưng
cũng không mất nhiều người lắm (tuần ấy tớ bị phái xuống nằm trong hang phẫu). Sau khi E
chính thức vào bọn tớ mới tiếp quản của 313 và sau này giao cho 33 từ Cam-Pu-Chia về (không
biết có phải phiên hiệu thật không). Ngay từ đầu năm bọn tớ còn được nghe là tháng 10 năm ấy
sẽ được ra, vì vậy đi đâu cũng nói "bao giờ cho đến tháng 10... như tên 1 bộ phim hồi ấy.

Còn một chuyện này nữa, khẩu cối 61 hỏng là do lính ta, không hiểu sao, lính của đơn vị tớ được
huấn luyện rất kỹ, 1 băng AK, đứa nào cũng bắn được đủ 16 loạt không tắc cú mà không phải để
ý gì, thế mà lại đút đạn ngược đầu (và tất nhiên 2 cậu ấy hy sinh. Bây giờ cái quả đồi (phía bên
trái đường sau khi đi qua 1 cái cầu nhỏ ngay trước khi đi vào TX HG -hồi đó, bây giờ nó nằm
trong TX và quả đồi đã bị đào mất 1 nửa) là nghĩa trang của ĐV tớ. Khi ra quân, tớ cũng có bảo
bác lái xe ca dừng lại để xuống thắp hương cho các bạn đồng đội. Bây giờ các gia đình liệt sỹ đã
lên đưa họ về quê hết rồi.

Đoạn đường mà Dongadoan nói đến tụi này gọi là đoạn mặt gương, 12 ly 8 hay DK-37 từ 1250
đều không bắng được đến đấy, từ trên đi xuống phía bên trái là mấy hầm pháo bắn thẳng của
mình. Ngày xưa là 76 ly 2 sau đó mình thay bằng thằng "giơ cao đấm khẽ" 82 mm (tiếng đề pa
rất to nhưng bên kia chỉ nghe bụp một cái thôi). Còn đối diện (vì thế gọi là mặt gương) cũng là
các lỗ pháo bắng thẳng của Tầu (trông chỉ là các chấm đen đen thôi). Trên đấy ở các phía khác
chắc cũng có dùng súng bắng tỉa, nhưng ở phía này mà thấy được miệng hầm thì pháo bắng
thẳng nó nói chuyện trước (chạy ở đoạn mặt gưong ấy thỉnh thoảng cũng có 1 cái hầm ếch
nhưng không ai dám chui vào vì 82 bên kia cũng được sử dụng để bắng tỉa-đã 1 lần đưa công

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
văn mình đã phải chạy như vậy vì bắt đầu xuống nó đang bắn đạn khoan, nhưng được một lúc
thấy khói đùm trên mặt đường chỉ còn cách vừa chạy vừa nằm như qua cánh đồng Hang Giơi.
bữa đó hội sỹ quan trung đoàn bộ chạy ra đón họ chỉ trách tại sao liều vậy).

Nhưng em cũng hơi băn khoăn thấy bác bảo pháo tàu bắn không xuất sắc lắm. Ông chú ruột em
đi hậu cần QK 2 trên Hoàng Liên Sơn nói chỗ ông ấy lộ ra mục tiêu nào là pháo nó xơi chính xác
luôn, mà thường chỉ tốn vài ba viên đạn (chắc nó bắn thẳng?). Đêm tối đất tàu đường xá, xe cộ
đi lại sáng trưng, còn bên mình thì tịnh không một đốm sáng vì sợ pháo dập. Đến cái xe bò dùng
để kéo hàng, hở ra cái nào chưa nguỵ trang kịp, là y rằng quay đi quay lại đã thấy đạn pháo nổ
đến đùng một cái đi tiêu luôn.

Trong thư viện quốc gia hà nội có một cuốn lịch sử trung đoàn pháo gì gì đấy, có từ thời đánh
Mỹ. Trong chương nói về đánh tàu thì thấy ngắn tủn có chục trang, kể về một trận tập kích pháo
chính xác vào sư đoàn bộ của quân Tàu đóng ở lưng chừng núi. Sau đó ta khẩn trương sơ tán
pháo. Pháo ta vừa lui ra ra được 100m thì hố pháo bị trúng đạn chính xác luôn. Trên đường kéo
pháo ra cũng bị địch bắn chặn quyết liệt. Nhưng cũng may địch bắn đón, theo toạ độ tính trước
mà chưa quan sát được thực tế lui pháo của ta nên pháo ta không bị thiệt hại.

Trong chương này có nói đến tinh thần bộ đội trước đó nói chung đánh giá pháo ta "lép vế" với
pháo tàu. Nhưng Trung đoàn qua trận đánh này đã củng cố lại niềm tin vào sức chiến đấu của
pháo binh ta.

TRẬN TIẾN CÔNG A6b (VỊ XUYÊN - HÀ TUYÊN)


của đại đội 5, tiểu đoàn 5, trung đoàn 567, sư đoàn 322, quân đoàn 26 Quân khu 1.
Ngày 31-5-1985.
(Nguồn : KNCĐ).

ĐỊA HÌNH

Mỏm A6 thuộc sườn đông dãy núi đá 400 (cao khoảng 200m), cách biên giới Việt Trung (mốc
12-13) khoảng 1,5km về phía đông nam.
Tiếp giáp về phía đông A6 có đồi đá Pháp; từ đông bắc sang tây bắc có đồi Đài, đồi Cô X, đồi
chuối, đồi Cây Khô, mỏm A5, A23; phía tây mỏm A22 (A6 cách các mỏm trên khoảng 200-300m);
phía nam có hang Gió (cách 200m), hang Dơi, hang Mán, hang Làng Lò (500-100m) thuận lợi
cho giấu quân.
Mỏm A6 là núi đá tai mèo không liền khối, rộng 70m, dài 130m, phía đông và tây dốc gần như
thẳng đứng, phía nam và bắc dốc thoài. Từ sườn nam sang tây bắc dốc thẳng đứng hình thành 2
tầng, khó phát triển khi tấn công (phải đi vòng sang đông nam). A6 gồm 2 mỏm, nối với nhau
bằng một yên ngựa thấp, địch chiếm A6b, ta chiếm A6a cao hơn không đáng kể. Cây cối đã bị
pháo 2 bên bắn trụi.

TÌNH HÌNH ĐỊCH

Từ tháng 4-1984 địch tiếp tục mở rộng phạm vi lấn chiếm sang đất ta nhưng bị chặn lại ở khu
vực bắc suối Thanh Thuỷ.
Phòng ngự trực tiếp tiếp xúc với ta ở A6b-A5-đồi Chuối-Cây Khô là tiểu đoàn 2 và ở 400-233 là
tiểu đoàn 1 thuộc trung đoàn 595 sư 199, quân đoàn 67 Đại quân khu Tế Nam của TQ. Sư đoàn
199 vào thay phiên từ 18-5-1985 vẫn lấy phiên hiệu đơn vị phòng ngự cũ là sư đoàn 40 quân
đoàn 14 Đại quân khu Tế Nam.
Địch bố trí phòng ngự ở A6b như sau :
Phía nam : ổ số 1 có 3-4 tên. Ổ số 2 có 4-6 tên. Ữ số 3 có 3-4 tên, có 1 trung liên.
2006 Allrights reseved by Rosea
HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Phía bắc và đông bắc : ổ số 4 có 7-10 tên, trang bị 1 trung liên, 1 đại liên, 3 khẩu B41, 2 giá H12
ứng dụng mỗi giá 2 ống, 1 máy VTĐ, 1 ống nhòm hồng ngoại. Ữ số 5 có 4-5 tên, trang bị 1 trung
liên, 1 khẩu B41, 1 giá H12 ứng dụng 2 ống. Ữ số 6 có 7-10 tên là sở chỉ huy đại đội, có 3 máy
VTĐ, 1 ĐT.
Phía bắc và phía tây : ổ số 7 có 3-4 tên, trang bị 1 cối 60mm. Ữ số 8 có 4-5 tên. Ữ số 10 có 2-3
tên.
Trên đỉnh có ổ số 9, có 4-5 tên, trang bị 1 đại liên có tầm kiểm soát rộng, 1 B41. Ữ số 3 và 4 là ổ
cảnh giới.
Tổng cộng địch có 40-55 tên, trang bị 2 đại liên, 4 trung liên, 5 B41, 3 giá H12 ứng dụng 6 ống.
Mỗi ổ ngoài trang bị AK còn có hàng trăm lựu đạn, mìn, mặt nạ phòng độc, thiết bị thông tin...
Công sự của địch là bao cát hoặc xếp đá cao khoảng 0,4m, khoét lỗ bắn và thả lựu đạn. Bên
ngoài công sự buộc lựu đạn giật nổ. Trước công sự 8-10m địch cài mìn ĐH dưới đất, trên cây,
trên nhũ đá... phía tiếp xúc với ta gài mìn đè nổ và vướng nổ chống bộ binh cả loại chế sẵn và
ứng dụng (nhét 6 thỏi TNT vào ống bơ và gắn bộ phận gây nổ).
Ban ngày địch hạn chế đi lại (có lúc phải bò), ban đêm phái 3 tổ cảnh giới ra phía tiếp xúc với ta,
tung thám báo, biệt kích, tiếp tế cho A6b.
Trong quá trình chiếm đóng địch bị ta bắn tỉa, tập kích nên tinh thần binh lính đã xuống thấp.

TÌNH HÌNH TA

Trung đoàn 567, sư đoàn 322 vào thay phiên từ 4-4-1985, lấy phiên hiệu trung đoàn 982, sư
đoàn 313.
Phía ta, phòng ngự ở đồi Pháp, đồi Cô X, đồi Đài, A6a, 200, A21 tiếp xúc với địch là tiểu đoàn 4
và 6 của trung đoàn 567, sư đoàn 322, quân đoàn 26 Quân khu 1, tiểu đoàn 5 là lực lượng cơ
động.
Để thực hiện đánh chiếm A6b, ta đã huấn luyện đại đội 4 tiểu đoàn 5. Nhưng từ 4 đến 7-5-1985,
địch tấn công lấn chiếm trận địa ta, đại đội 4 được đưa vào phòng ngự. Nhiệm vụ được trao cho
đại đội 6, trong quá trình triển khai, đại đội 6 gặp nhiều khó khăn, quyết tâm không cao, một số
chiến sĩ bỏ ngũ... vì vậy cuối cùng nhiệm vụ đánh chiếm và chốt giữ lại A6b được giao cho đại
đội 5.

Đại đội 5 tham gia chiến đấu 83 đồng chí (3 trung đội + 2 cối 60mm) trên tổng số 111 người, đại
đội huấn luyện khá, quyết tâm cao, đoàn kết và kỉ luật tốt.
Đại đội 5 được tăng cường 1 phân đội trinh sát, 1 tiểu đội công binh, 1 tổ hoá học (4 người với
32 quả đạn M72 cháy), 1 tiểu đội vô tuyến điện có nhiệm vụ đánh chiếm A6b và chốt lại.
Nhiệm vụ :
Trung đội 1 : 21 đồng chí, tăng cường 3 công binh, 3 trinh sát, 2 hoá học, 2 thông tin (cộng 31
người), trang bị 5 B41, 1 B40, 2 M72, 27 AK, 6 quả MĐH10, 6 ống bộc phá. Chia làm 6 tổ (1 tổ
dự bị) đánh từ hướng đông nam diệt ổ số 4, 5, phát triển diệt ổ 6, 9, chiếm sườn đông bắc A6b,
chặn quân phản kích từ đồi Cây Khô và A5.
Trung đội 2 : 17 đồng chí, tăng cường 3 công binh, 3 trinh sát, 2 hoá học, 2 thông tin (cộng 27
người), trang bị 2 B41, 1 B40, 2 M72, 12 AK, 4 quả MĐH10. Chia làm 2 tổ đánh từ nam tây nam
diệt ổ 1, 2, 3, phối hợp với trung đội 3 diệt ổ 7, 8, chiếm sườn tây nam A6b, chặn quân phản kích
từ A22 (400).
Trung đội 3 (thiếu tiểu đội 9) : 14 đồng chí, tăng cường 3 công binh, 3 trinh sát, 2 thông tin (cộng
22 người), trang bị 3 B41, 9AK, 4 quả MĐH10. Chia làm 2 tổ, đánh từ tây bắc diệt ổ 7, 8, chiếm
sườn bắc và tây bắc A6b, chặn quân phản kích từ A5, A22, A23.
Tiểu đội 9 : 13 đồng chí, tăng cường 2 thông tin (cộng 15 người), trang bị 1 B41, 1 B40, 8 AK bố
trí ở phía đông A6a làm dự bị.
Đạn dược : B41 7 viên/khẩu, M72 8 viên/khẩu, AK 150 viên/khẩu, mỗi chiến sĩ trang bị 6 thủ
pháo và 20 lựu đạn.

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Hoả lực yểm trợ của tiểu đoàn 4 và 6 từ 5 điểm tựa xung quanh có nhiệm vụ kiềm chế đồi Chuối,
Cây khô, A22, A23 gồm : 9 cối 60mm, 3 khẩu ĐKZ82, 17 B41, 4 khẩu 12,7mm, 3 khẩu MK19, 1
đại liên.
Hoả lực của cấp trên có : 20 súng cối 82mm của trung đoàn 567, 6 khẩu pháo 76,2mm, 19 khẩu
pháo 105mm và 122mm.
Đại đội 6 tiểu đoàn 4 đảm nhiệm vận tải đạn, gạo, nước và thương binh tử sĩ.
Đại đội 11 tiểu đoàn 6 đảm nhiệm chuyển gỗ, bao cát làm công sự.

DIỄN BIẾN

Ngày 22-5-1985

Đại đội 5 vào tập kết ở hang Làng Lò cách A6b 1km.

Ngày 28 và 29/5/1985

Đại đội 5 triển khai ở A6a, hang Gió, Cây si, A21 đúng kế hoạch, an toàn. Trong quá trình trinh
sát ta phát hiện thêm ổ số 10. Trong ngày hôm đó, tiểu đoàn 4 dùng ĐKZ bắn sang 400 diệt 6
công sự và 1 tổ cảnh giới của địch.

Ngày 30/5/1985

Địch ở A6b bắn súng cối sang A6a làm ta hy sinh 1 và bị thương 2 đồng chí. Mũi chủ yếu trung
đội 1 phải dồn lực lượng lại thành 5 tổ (1 tổ dự bị).

24h00 : đại đội trưởng kiểm tra các bộ phận lần cuối và báo cáo với tiểu đoàn.

Ngày 31/5/1985

03h00 : đại đội 5 bắt đầu chiếm lĩnh trận địa.

04h45 : ta hoàn tất việc chiếm lĩnh trận địa, chậm 30 phút so với kế hoạch do trung đội 3 vướng
bãi mìn phải đi vòng.
Trung đội 1 cách bãi MĐH của địch 10m, 2 tổ cách địch 40m.
Trung đội 2 bố trí hàng dọc cách địch 20m.
Trung đội 3 bố trí hàng dọc cách địch 70m.

04h47 : trung đoàn phát lệnh bằng VTĐ, hoả lực của ta bắn xuống các điểm tựa của địch.
Từ A21, ĐKZ của ta bắn vào ổ số 8 làm chuẩn cho trung đội 3. Cối 60mm từ đồi Cây Gạo bắn
xuống 400, A6b, đồi Cây Khô, đồi Chuối. Cối 82mm tây 673 (trận địa Phong Lan) bắn vào đồi
Cây Khô 1 quả đạn sáng làm hiệu lệnh
Địch bị bất ngờ không phán đoán được ý định của ta nên không phản ứng được gì.
Trên các hướng ta dùng B40, B41, M72 bắn vào các mục tiêu mở đường.

04h55 : Ta xung phong.

Hướng trung đội 1, MĐH không nổ. Ta dùng 5 ống bộc phá đánh để mở đường. Do sót mìn, khi
xung phong có 1 đồng chí bị thương.
Hai toán địch cảnh giới bên ngoài không còn. Tổ 1 đi đầu đánh ổ số 4, địch ném lựu đạn ra, ta
tung thủ pháo vào, sau 5 phút chiếm được tầng trên. 3 tên địch nằm chết ngoài công sự. Ta đánh
tiếp xuống tầng dưới, diệt 3 tên và bắt sống 1 tên, thu 3 khẩu B41 và 1 máy VTĐ, 1 ống nhòm

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
hồng ngoại. Tổ 3 đánh ổ số 5. Sau khi B41 bắn sập kè đá, trung đội trưởng chỉ huy đánh lướt
qua dùng B41 yểm trợ cho tổ 2 đồng chí Tuyến và Quang theo hào đá dùng thủ pháo đánh tiếp ổ
số 9. Đồng chí Quang chiếm được khẩu đại liên bắn truy theo bọn địch đang chạy về ổ số 6.
Địch ở đồi cây Khô bắn cối 60mm chặn ta. Lúc này ta chưa chiếm được ổ số 6 và 8, địch từ đó
phản kích lên ổ số 9, tổ 2 người của ta phải rút về ổ số 5.
Sau khi chiếm lại ổ số 9, địch chia làm 2 mũi, mỗi mũi nửa tiểu đội tập trung phản kích 4 lần vào
ổ số 4, 5 đều bị ta dùng lựu đạn đánh lui.

Hướng trung đội 2, sau khi MĐH nổ, ta xung phong không ai bị thương vong. Đồng chí Thêm
dùng B41 bắn vào ổ số 2. Địch ở 400 dùng ĐKZ bắn tới, đồng chí này hy sinh. Tiểu đội trưởng
Kha lên thay bắn tiếp cũng bị trúng đạn hy sinh.
Sau khi diệt toán cảnh giới, đánh chiếm được ổ số 3. Ta dùng B41, B40 bắn tiếp vào ổ số 1, 2
chi viện cho bộ binh đánh vào. Khi sục vào không còn địch.
Liên lạc với đại đội trưởng bị gián đoạn. Đồng chí Thu đại đội phó chính trị phán đoán trung đội 1
gặp khó khăn lệnh cho trung đội 2 để một bộ phận giữ khu đã chiếm, còn lại phát triển lên bình
độ trên nhưng gặp vách đá và mìn không đi được. Lực lượng trung đội 2 chuyển sang hỗ trợ
trung đội 1 và 3.

Hướng trung đội 3, MĐH không nổ. Ta dùng B41 bắn vào bãi mìn để mở đường. Khi xung phong
mìn nổ làm đồng chí Khánh trung đội phó 3 chiến sĩ bị thương (sau đó 2 đồng chí hy sinh).
Lúc xung phong chia làm 2 mũi cùng đánh ổ số 8 và 10. Chiếm được ổ số 10 trước còn ổ số 8 vì
vách đá cao không lên được. Bị mất liên lạc với đại đội trưởng, đồng chí Khiêm đại đội phó ra
lệnh cho trung đội 3 để lại một tổ giữ ổ số 10 số còn lại chuyển sang hướng ổ số 4 (trung đội 1
đã chiếm) để đánh tiếp sang ổ số 8.

05h15 : đại đội 5 đã làm chủ ổ số 1, 2, 3, 4, 5, 10, địch còn cố thủ chống cự ở ổ số 6, 7, 8, 9.
Đại đội trưởng quay về ổ số 4 báo cáo tiểu đoàn và điều lực lượng vào đánh tiếp. Chiến sĩ ta
xuống báo trong ổ số 6 địch đang gọi điện.
Sau khi B41 bắn, tổ 4 do đại đội phó Khiêm chỉ huy đánh ổ số 6, tổ 5 đánh ổ số 9 và 8. 5 phút
sau ta chiếm được. Địch nằm chết quanh các hốc đá. Ữ số 6 còn 2 xác chết và nhiều vũng máu,
3 máy VTĐ vẫn có tiếng nói. Bọn còn sống chạy về A5.
Trong khi ta tấn công, địch ở ổ số 7 bỏ chạy ta không biết. Đến 5h35 ta vào chiếm nốt ổ số 7.
Trận đánh chiếm A6b kết thúc. Ta nhanh chóng triển khai phòng ngự.

7h00 : pháo địch bắn trùm lên A6b, địch tổ chức tấn công Cô X, đồi Đài.

07h30 - 21h00 : địch từ A5 và A23 theo 2 hướng 5 lần tấn công A6b. Mỗi hướng từng đại đội
địch thay phiên nhau xung phong liên tục.
Từ 1-6 đến 3-6-1985 địch tấn công tiếp 7 lần nữa.
Các đợt xung phong đều bị đại đội 5 (ngày 31-5 và 1-6) và đại đội 7 (ngày 2 và 3-6) đẩy lui. Hoả
lực ta phát hiện sớm đánh nhiều lần vào quân địch khi chúng đang tập kết hoặc cơ động. Các
toán vào gần được bị bộ binh ta đánh lui.

Đêm 1/6/1985 đại đội 5 bàn giao trận địa cho đại đội 7 tiểu đoàn 4.

KẾT QUẢ CHIẾN ĐẤU

- Trận tấn công A6b (31-5-1985):


Địch bỏ lại 25 xác. Đài quan sát của ta còn phát hiện ở hướng đồi Cây Khô địch khiêng ra 28
cáng.
Ta : hy sinh 4 và bị thương 15 đồng chí. Ta bắt 1 tù binh, thu 1 đại liên, 2 trung liên, 3 súng B41,
4 AK, 3000 lựu đạn, nhiều đạn AK, B41, 4 máy VTĐ, 1 điện thoại, 1 ống nhòm hồng ngoại.
2006 Allrights reseved by Rosea
HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
- Trận chống địch phản kích (31-5 đến 1-6-1985) : đại đội 5 hy sinh 13 đồng chí và bị thương 24
đồng chí. Không thống kê được số thiệt hại của địch.
- Tiêu thụ đạn dược (trong cả 2 trận):
M72 : 32 quả; B40, B41 : 280 quả.
Bộc phá ống : 8 ống; MĐH10 : 8 quả.
Thủ pháo : 65 quả; lựu đạn : không thống kê được.
Cối 60mm : 5000 viên, cối 82mm : 5200 viên.
ĐKZ : 70 viên, đạn pháo : 5920 viên.
12,7mm : 4000 viên; K56 : 9000 viên; Đại liên : 9000 viên.

Riêng trong trận tấn công bắn 500 viên đạn cối 82mm, 98 viên đạn 76,2mm, 494 viên đạn
105mm và 122mm.

Đúng là pháo nói chuyện nhiều hơn người thật !

Trong trận chiếm A6B sáng 31-5, theo phía ta, địch bỏ lại 25 xác chết và bị bắt 1 tên; ta hy sinh
4, bị thương 15. Theo phía TQ, ngoài 211 (A6B) ta còn tấn công vào các điểm 140, 142, 156,
166 thất bại, thiệt hại hơn 300 người (?!), đây là chiến dịch phản kích mang tên N-1 của trung
đoàn 982. Điểm cao 211 ta chiếm được 2 vị trí TQ trên đó, vị trí thứ 3 địch vẫn giữ được (?!). ,
điểm cao 156 ta chiếm được nhưng địch rút xuống hầm và phản kích chiếm lại. Trong tất cả các
trận trên TQ chết 21, bị thương 81, bị bắt 1.

A6b, vị trí 1 và 2 do ta chiếm.


(Có lẽ hơi khó tin là suốt thời gian dài như vậy ta không chiếm nốt được vị trí 3, hoặc địch còn
giữ được như thế mà không phản kích chiếm lại được. Chưa kể tiếp tế cho số quân trên đó).

Sau đó quân TQ nhiều lần phản kích chiếm lại A6B, nhưng đều bị quân ta đánh lui.
Theo phía ta, từ 1 đến 3-6-1985, ta hy sinh 13, bị thương 24, không rõ số thương vong của địch.
Theo phía TQ thì địch mở nhiều đợt phản kích trong 44 ngày, dùng cả đặc nhiệm nhưng đều thất
bại và bị thiệt hại nặng, từ 1 đến 11-6-1985 quân TQ bị chết 120 tên, bị thương một số lớn. Trung
đoàn 595 (sư đoàn 199, quân đoàn 67) TQ bị tê liệt. Phía VN cũng nhiều lần tiến công và bị chết
hơn 300 người (?). Ngày 8-9-1985, TQ chiếm lại A6B chỉ với 1 chết, 3 bị thương (?). Trong suốt
11 tháng chiếm đóng, sư đoàn 199 bị chết hơn 300 tên.

Trận đánh chiếm và phòng ngự A6b là một trận đánh xuất sắc, gây cho địch nhiều thiệt hại, được
phía ta đánh giá cao và bản thân TQ cũng tốn khá nhiều giấy mực về trận đánh.

Lính TQ bị thương trong trận đánh ở A6b.

Các mốc giao tranh chính, nhờ bác phaphai kiểm tra hộ. Do TQ đưa ra :

12/7/1984
20-21/12/1984
15/1/1985
8/3/1985
19-20/7/1985
23/9/1985
28/1/1986
19/10/1986
6/1/1987
23/4/1987

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Bác phaphai có biết tổn thất của phía ta là bao nhiêu không. Bọn TQ nhận chết 3.000 quân và
tuyên bố VN chết 18.000, thậm chí 42.000 !
Hồi trước em xem TV thấy nói nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên có 1.700 mộ. Có lẽ phía ta hy
sinh khoảng 2.000.

Một số nguồn nước ngoài cho rằng số tử vong của 2 bên từ 1.000-3.000.

Chú này nhảy vào công sự của ta, vừa được chụp ảnh xong thì 1 phút sau được bộ đội ta cho
một phát, chết luôn tại chỗ !

"Bất chấp đạn pháo VN, các thành viên đội biệt kích xúm lại quanh người đồng đội đã anh dũng
ngã xuống..." - bọn Tầu chú thích thế. Còn nói ngắn gọn là đi kéo xác chú vừa bị bắn chết về !

Một trong 2 người đó là anh người làng em, tên là Nhân. Chắc là lúc ác liệt quá nên vội vàng
thành ra...
Bác ở HN thì hôm nào mời bác đi uống bia. Ông anh họ em cũng ở trên chốt hồi ấy, nhập ngũ
cùng đợt với anh Nhân, rất tha thiết gặp lại bạn chiến đấu cũ.
PM cho em nếu bác rảnh nhé.

Tại ku Răng Đốm chỉ coi trong fas - chứ nhớ có lần cái vụ tàu phun lửa zippo teo có nói đến cái
phóng lựu này - nhưng hình như không có nói đến model - ku MK 19 phóng lựu ít được nhắc đến
vì nó là vũ khí dành cho hai quân - thường được đặt trên Tuần Giang Đỉnh - mẽo - RCP hay
Riverine Craft Patrol - hay các Giang Tốc Đỉnh - PBR- Patrol Boat Riverine - Trong mấy web mẽo
nói về CTVN - có nhắc đến MK 18 rồi MK19 - trang bị cho tàu cao tốc của SEAL tại VN - hay
trang bị cho các Giang đỉnh mẽo ở đồng bằng sông Cửu Long .

Vô : http://www.riverinesailor.com/Weaponry.htm nói về tụi MOBILE RIVERINE FORCE - TASK


FORCE 117 ở Kiên Giang nè .

còn TASK FORCE 116 thì ở Bình Thủy - Cần Thơ - theo cách phân bố của River Patrol Force thì
:

River Division 51 Can Tho/Binh Thuy


River Division 52 Sa Dec (later Vinh Long)
River Division 53 My Tho
River Division 54 Nha Be River
Division 55 Danang

Kiếm thêm nè : http://www.mrfa.org - đủ đồ chơi hết - có luôn vụ Vũng Rô với TASK FORCE 115

Trở lại con MK 19 này - như vậy là chứng tỏ nó có mặt ở sẵn nhà mình - nên chắc là chuyển lên
phía bắc sau này cũng là điều dễ hiểu

Gửi Chianghan: "Bác phaphai có biết tổn thất của phía ta là bao nhiêu không. Bọn TQ nhận chết
3.000 quân và tuyên bố VN chết 18.000, thậm chí 42.000 !"
Con số thật không bao giờ được biết, dù bên nào đi nữa, nhưng chỉ có 1 thông tin duy nhất là
thời gian đó ta không bao giờ có đủ tưng ấy quân trên Vị Xuyên để mà chết đâu!!!!

Về vũ khí trên Vi Xuyên hình như tâ có BKĐ (hình như 1 ngựa chỉ chở được 1 quả), pháo 122
(qua đầu bọn tớ nổ thêm 1 cái trước khi chui xuống đất), BM13 (quay đít lại hướng biên giới, xe
nào bắng xong chạy ngay để hậu quả cho tụi lính xung quanh-tiêng kêu như hồi 1972 B52 ở Hà
Nội). Mỗi MK (chiến dịch), nếu không phải tham gia trực tiếp tụi này chuẩn bị đón xem vì còn đẹp
2006 Allrights reseved by Rosea
HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
hơn cả pháo hoa ở Hà Nội bây giờ! nhưng chỉ sau gần 1 giờ là chui vào hầm cho nhanh để tránh
phản pháo từ phía Tầu!

Thiệt hại của phía ta có thể tính đơn giản như tớ đã nói, quả đồi bên trái qua cái cầu Hà Giang
(hhòi đó là trước khi đi vào TX), bây giờ đã bị bạt đi 1 nửa (có thể bạt đi 1 nửa) là nghĩat trang
của đơn vị tớ (tính sơ sơ đi, các mộ có thể cách nhau bao nhiêu và nếu có phủ kín cái quả đồi
con con đó cũng có thể làm được bao nhiêu mộ!).

Quên mất, về vũ khí hồi đó ta cũng có thử AT1 hay AT2 gì đó (tên lửa dòng dây định để phá các
trận địa bắn thẳng của pháo tầu), nhưng tụi điều khiển chúng hèn quá, vừa bắn đã lủi ngay vào
hầm tên lửa mất điều khiển không thể bắn trúng được,sau thôi không sử dụng nữa!

Tớ không phải là pháo binh nên không thạo lắm, thấy nói là BM 13, giàn phóng là các thanh sắt
như trong ảnh đặt trên xe GRAD, nhưng quả đạn dài gần hết giàn phóng chứ không ngắn như
vậy đâu. Xe đỗ thành hàng ở con đường song song với đường HG-Thanh Thủy, quay đít lại phía
mặt trận, xe nào bắn xong đi ngay. Các xe giàn phóng đi được một lúc pháo Tầu mới bắn trả lại.
Tớ cũng không biết Tầu hồi ấy có rada hay không, nhưng hình như các trận địa 130 và 122 ở
dọc đưòng đi (các trận địa 82 ở gần hơn) không bao giờ bị hỏng pháo cả. Cũng giống như hồi
đánh Mỹ, một trận địa chính, có kèm theo mấy trận địa giả. Khi ta bắn pháo thấy lửa chớp ở mọi
nơi. Còn xe chở đạn và thực phẩm vào L. P. chạy ngày không nói, chạy đêm đều bật đèn pha (tớ
thỉnh thoảng vẫn phải theo xe ra và về từ TX HG). Thỉnh thoảng cũng có lính ở trên xe bị chết
hoặc bị thương do mảnh đạn pháo nhưng cả thời gian tớ ở trên ấy không có xe nào bị bắn hỏng
cả. Về sau mấy cậu ra quân sau nói có 1 xe chở thịt hộp, chắc lái xe mới, bị pháo bắn đuổi, chui
xuống gầm cầu trốn, xe mới bị bắn hỏng! Dọc đường từ cây số 3 đến tận gần L. P. chỉ có mấy
cây gạo và cây sữa là còn sống, những cũng hầu như công còn một cành lá nào. Ở khu vực ấy
cũng không có 1 cái nhà dân nào vì đã bị bắn cháy hết. Nhưng hồi năm ngoái xem trên TV thấy
ca ngợi xã ấy (hình như tên là Quyết Tiến, hay cái gì Tiến ấy) được khen ngợi là làm kinh tế giỏi!

Tớ có thể mô tả cái giàn phóng đó vì trước khi lên chốt, đơn vị nằm chờ ở Xã Tân Tiến (nằm
cạnh HG), trưóc khi bắn các xe pháo đỗ ở trong thôn, chập tối mới bò ra con đường ấy, bắn
xong đi ngay. Bọn tớ hay ra đấy hái ra dớn, thấy xe tên lửa ra là phải chạy về ngay để chui vào
hầm vì ngay sau đó là Tầu phản pháo. Còn BKĐ (không biết tên thật của nó là gì) thì quả đạn rất
to, lúc bay lên như một cái thuyền lửa, nổ phía bên kia rất to. Cối 160, quả đạn nặng gần 50 kg,
hố to như hố bom B52. Bọn tớ trên đỉnh núi đá đạn rơi sát bên nghe tiếng đuôi nó lắc hút-hút và
nổ dưới chân núi như bom. Trên ấy, pháo mình bắt sát hầm mình, Tầu chỉ dám bắn xa vị trí lính
Tầu thôi, còn gần chúng chỉ dám dùng cối. Nhưng thỉnh thoảng tụi lính pháo binh cũng bị phạt,
phải lên vác bê tông xây dựng hầm pháo bắn thẳng vì bảo quản vũ khí tồi, liều phóng ẩm pháo
hụt tầm rơi cả vào hầm mình (miệng hầm mình hưóng về phía HG.)

Trước có chủ đề về radar pháo binh rồi, nhưng chắc ở box KTQS bị khoá.

Nguyên lý của radar phản pháo là nhanh chóng xác định được toạ độ của pháo bên kia. Muốn
vậy rada quét liên tục vào hướng có khả năng bị bắn tạo nên một màng điện từ. Khi đạn pháo đối
phương xuyên vào màng điện từ thì active hệ thống theo dõi quỹ đạo, từ đó tính được điểm xuất
phát của quả đạn tức là trận địa pháo bên kia.

Để radar phát hiện được thì đạn phải bay bổng lên hình vòng cung. Còn đạn bắn thẳng khó bị
phát hiện, phải dùng trinh sát.

Công nghệ này đòi hỏi kỹ thuật radar kết hợp với máy tính. Bao giờ nước Nam ta là được đây!

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Xin kể lại câu chuyện được nghe của một vị tiền bối kể lại về mặt trận Vị Xuyên, trận đánh đồi
852:
Khựa chiếm được đồi 852, bố trí công sự cực kỳ vững chắc. Kinh nghiệm của Khựa trong chiến
tranh Triều Tiên về đào địa đạo là thiên hạ vô địch. Đồi 852 có ý nghĩa như một cái chốt trên toàn
trận địa, nên Trung Quốc lựa chọn các thành phần rất tinh nhuệ lên giữ chốt. Trong suốt 3 ngày,
Việt Nam dùng phi pháo bắn gần như huỷ diệt trận địa rồi cho bộ binh xung phong, lên lần nào
chết lần ấy, thương vong gần 200 người mà không chiếm được đồi.
Đêm thứ 3, thay đổi cách đánh, đưa một đại đội đặc công bí mật tiếp cận trận địa, có vị tiền bối
mà tôi nhắc đến tham gia. Lần này, lực lượng TQ đóng chốt tưởng Việt Nam hoặc đã nản, hoặc
nếu có đánh thì cũng như những lần trước, dùng hoả lực chế áp rồi mới tấn công. Trong đêm, đại
đội đặc công có 82 người tiếp cận mục tiêu rồi tấn công trận địa, hầu hết là bằng vũ khí lạnh. Lúc
nhẩy vào chiến hào địch, có 5 người vướng mìn chết ngay trước khi xâm nhập, trận tấn công gần
như bị lộ, nhưng cũng đã có hơn 30 người lọt được vào tuyến chiến hào một, số còn lại bị bắn
chặn thương vong thêm một số và sau đó buộc phải rút. Lúc đó, Trung Quốc chưa phát hiện ra
lực lượng Việt Nam đã thâm nhập tuyến chiến hào đầu tiên, vì tất cả những thằng trực vị trí đều
bị giết bằng dao, đến lúc toán đặc công toả ra các vị trí khác thì lính Trung Quốc mới phát hiện
ra. Đặc công Việt Nam dùng lựu đạn và thuốc nổ TNT ném vào các hầm chỉ huy và tập trung
quân, và dùng dao cận chiến diệt số lính Trung Quốc ngoài các đường hào. Lính Trung Quốc
bắn loạn xạ tứ phía, hầu hết nấp trong hầm bắn mà không giám xông ra ngoài, vì thế phần lớn bị
diệt bằng thuốc nổ. Khoảng 45 phút thì hầu hết lính TQ bị giết sạch, bắt được 18 tù binh trong đó
có thằng tiểu đoàn trưởng. Thằng này khoảng 40 tuổi, rất giỏi võ tàu, biết tiếng Việt, sau đó thách
đặc công ta đánh nhau tay đôi. Nó giết được 3 đặc công Việt Nam trước khi bị người thứ 4 đâm
trúng tim. Sau về tổng kết trận này, ngoài số bị thương vì mìn và phi pháo ngoài trận địa, số lọt
vào trận địa chỉ bị chết có 4 người, thì có 3 người bị thằng TQ này giết. Chỉ huy đại đội sau đó
được thưởng huân chương nhưng cũng bị kỷ luật vì vô tổ chức, thí mạng lính.

Còn BKĐ (không biết tên thật của nó là gì) thì quả đạn rất to, lúc bay lên như một cái thuyền lửa,
nổ phía bên kia rất to
----------------------------------------------------------------

Nó là đạn ĐKB thì đúng hơn BKĐ bác ạ ! nó còn được gọi là " Phóng bom " hồi mới đưa vào sử
dụng { khoảng năm 72-73 gì đấy }.
Hoá ra bác đã từng ở cây số 3 à ? trước khi lên chốt, cứ của trung đoàn em ở đấy đó. Được
nghe pháo, xem truyền đơn của TQ lần đầu tiên cũng ở đấy. Hồi ấy mới lên nghe pháo bắn chui
tọt vào hầm, đến lúc nhìn ra thấy mọi người vẫn đi lại bình thường mới biết là pháo truyền đơn.
Bị mấy tay cùng Ban cười thối mũi, xấu hổ chết được. Sau nghe mãi thành quen, đến lúc lên
chốt không có tiếng pháo cầm canh thì lại không ngủ được. Còn nhớ mãi tờ truyền đơn nó bắn
sang trước khi trung đoàn lên chốt, nó in ba thứ tiếng TQ, Kinh, tiếng dân tộc { quên mất là dân
tộc gì - nhưng gần đấy chỉ có mấy bản người Tày }, nội dung là : Tạm biệt B25, kính chào B16,
còn số đạn rỉ này để phần B13 { Giữ chốt trước B13 của mình là B16, trước nữa là B25 mà }.

Nó doạ lính B13 mình đấy mà. Với lại B13 vốn là sư chủ lực thiện chiến của QK nhị, hồi năm 84
chính B13 đã áp dụng thành công chiến thuật : dùng hoả lực mạnh chống chiến thuật biển người
của TQ, sau đợt ấy sư trưởng Đ.T.TR được phong anh hùng lần thứ 2.

"Xin kể lại câu chuyện được nghe của một vị tiền bối kể lại về mặt trận Vị Xuyên, trận đánh đồi
852"
Hồi ở trên đó cũng có biết mấy lần về các trận đánh của đặc công (bọn Tầu rất ghết mầu áo rằn),
có 1 trận họ luồn sâu vào đất Tầu, đánh xong luồn đường khác trở về, nhưng không biết giết
được bọn nào mà chỉ nói trước các hầm đều phơi áo may ô, chắc là bọn sỹ quan cấp to. Còn
trận sau là lúc tớ vừa ra quân, còn ở ngoài TX HG. Ngay hôm quân 33 vừa lên tiếp quản thay
bọn tớ (đã kể về lúc dẫn trinh sát họ đi -có mời họ lên húp mật ong trên 685), đã bị Tầu tấn công
lấy mất 1 hầm, đặc công phải lên lấy lại nhưng bàn giao cho 33 xong họ lại bỏ mất, đặc công

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
phải phòng ngự giữ hầm và vì không thạo phòng ngự bằng lính bộ binh nên đã mất 1 đại đội
trưỏng - chắc là cái vụ này đấy!

Gửi Dongadoan: "Với lại B13 vốn là sư chủ lực thiện chiến của QK nhị"
Tớ không nói cậu đâu, nhưng không biết cậu có nghe đến 982 không? Chính 313 của các cậu
làm mất 1509, 982 (E thôi) họ lên lấy lại đưọc, cũng như trận tớ vừa tả đặc công ở trên, bàn giao
lại cho 313, vòng được khác (đi sâu vào đất TQ) về đến nơi đã thấy lính đơn vị 313 nhận bàn
giao ở TX rồi. Hình như Tâu nó lên lấy lại không thấy bóng một anh lính VN nào, mặc dù nó cũng
sợ chần pháo gần 1 ngày trước khi lên. Từ đó 1509 bị chiếm cho đến lúc tớ ra quân. Thực ra
cũng thông cảm cho lính 313 hồi đấy. Nhiều ông đi nghĩa vụ (3 năm) mà ở đã 7 năm trên đó rồi!
(nhưng những ai xem thông tin ở đâu nói lính VN chết nhiều ở 1509 thì không có đâu - tớ khẳng
định lại lần nữa, hồi ấy ta chẳng có đủ nhiều quân trên các điểm cao ấy để mà chết như vậy đâu
- mà ở đây nói F hay E thì chỉ là đơn vị thuộc E hay F thôi, ai đã từng ở trên ấy mới thấy là chuẩn
bị lực lượng, hậu cần ở cái khu vực ấy khó thế nào rồi, còn phía Tầu thì nó làm ngay đường xe ô
tô ngầm lên thẳng trên 1509).

em là lính mới do chưa biết chỗ viết bài trả lời nó nằm ở đâu nên cứ quote đại 1 bài của mọi
người để viết

mọi người cho em hỏi là khi china đánh VN thì có nge chú em kể lại là mình có dùng đến điện và
dùng súng gây mê hàng loạt của LX để trị thằng tàu này,ai biết về chuyện thì hãy post lên cho
em biết với

Cái ấy thì công nhận rồi, nhưng đánh nhau phải có thắng có thua chứ bác ! Bác không tính cho
chúng em những khi ở Bốn hầm, Không tên chỉ có một b tăng cường một khẩu 14,5mm 2 nòng
mà đuổi chạy tán loạn cả mấy e Tàu ư ? Sau đợt ấy ông Trì nhà em chả được phong anh hùng
lần 2 đấy thôi. Năm ấy { 1984 } em không ở đấy, vì năm 88 em mới học xong và về đơn vị nhưng
trong phòng truyền thống f, e đều có kể về chiến thắng f357 { không biết có chính xác không ? }
của đại quân khu BK mà.

Tở đã nói rồi còn gì, không trách cậu, mà cũng không trách 313. Họ nói 313 đã được hứa sẽ
được đổi, nhưng mãi không đổi, chắc vì vậy lính mới bỏ chốt. Đầu năm 85 họ cũng nói tháng 10
bọn tớ được xuống nhưng tớ ở trên đó đến gần hết tháng 12. Hồi mới lên, đến trận địa bắn
thẳng (đầu tiên là 76 ly 2, sau là 82 (các cậu nói 85) gặp mấy cậu pháo thủ của 313 đã ở lính 7
năm (nghĩa vụ chỉ có 3 năm)!
Những năm đó, trên hầm thì tiếng súng nổ ầm ầm, nhưng dưói TX thì xe cúp chạy ầm ầm và các
quán cà phê mờ vẫn nhạc vàng, đèn mầu nhấp nháy. Sư tương phản quá lớn, không như thời
đánh Mỹ, đâu đâu cũng đều đồng cam cộng khổ!

Đại quân khu Bắc Kinh :


- Sư đoàn bộ binh 79 (quân đoàn 27), được tăng cường trung đoàn 241 sư đoàn bộ binh 81.
- Sư đoàn bộ binh 80 (quân đoàn 27).
- Sư đoàn pháo binh 14 (gồm trung đoàn pháo binh 10 và 37), ĐQK Bắc Kinh.
Thời gian tham chiến : tháng 4-1987 đến tháng 4-1988.
Thiệt hại : 63 chết, 172 bị thương.

Theo www.china-defense.com thì giai đoạn 1984-1985 chỉ có quân của ĐQK Côn Minh và Nam
Kinh tham chiến (bọn này thì đúng là bị thiệt hại rất nặng). Có lẽ F357-ĐQKBK (?) chỉ là phiên
hiệu giả.

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com

Cách tính phiên hiệu đơn vị chủ lực TQ khá đơn giản . Lấy số hiệu quân/sư đoàn x3, rồi -0,
1, 2 ra số hiệu sư/trung đoàn.

Bác phaphai, dongadoan có biết bây giờ đỉnh 1509 do ta hay TQ kiểm soát không ?

Chả như các bác , " nói có sách , mách có chứng " , em được nghe mấy mẩu chuyện về bọn Tàu
cũng post lên đây .
Em có nghe kể , hồi Tàu đánh ta năm 79 , chúng nó dùng chiến thuật " biển người " , quân ta đã
làm nhiễm điện một khúc sông ( cái này là LX cung cấp ) , chúng nó ( chủ yếu là dân binh ) chết
như rạ . Còn việc đại liên bắn đỏ nòng là chuyện không hiếm . Bọn khốn này toàn xua dân binh
lên trước làm bia cho ta bắn ( tốn đạn ) , quân chính quy đi sau cùng . Như thế thì việc chúng nó
" thương " mạng dân ta mới là lạ đấy , hình như Lỗ Tấn có tổng hợp lại là " Lịch sử Trung Hoa
chỉ thấy ăn thịt người và ăn thịt người " ( không nhớ nguyên văn ) . Chúng nó tiến vào đất ta , ăn
cướp từng cái cuốc cái xẻng , giết người thì khỏi nói .
Việc quan hệ giữa ta với nó thể hiện " bằng mặt mà không bằng lòng " từ giữa những năm 60 cơ
. Tuy nhiên nó không thể không viện trợ cho ta đánh Mỹ , thứ nhất là như thế ta mới thành phên
giậu cho nó được , tiếp nữa là nó cũng đang cần được sự hỗ trợ từ khối XHCN nên đây là một
sự thể hiện . Ta thì không có lý do gì để từ chối nhỉ ?
Hồi 67 hay 68 gì đấy , nó có đòi ta trả lại các khoản viện trợ lương thực mà nó đã cho ta . Lúc ấy
, ta cũng đang thiếu nhiều nhưng cụ Hồ cũng ra lệnh chuyển số gạo mà Liên Xô việc trợ vừa
chuyển đến lên phía bắc . Trên mỗi ô tô , cụ cho một băng rôn đề : " Đồng bào Việt Nam thắt

lưng buộc bụng trả nợ cho các đồng chí Trung Quốc anh em ! " . Sau nó lấy một ít , chắc
thấy ôi mặt quá nên thôi .
Cũng thời gian đấy , bọn nó cho đúc một bức tượng Mao rõ to ở gần cửa khẩu của ta . Cái
tượng này , Mao lại chỉ thẳng về phía VN , oai lắm ! Nhưng ta cũng cho làm một tấm bảng ,

thẳng theo hướng tay chỉ của Mao , đề : " Không có gì quí hơn đọc lập tự do ! " . Cuối cùng

cái tượng cũng bị dỡ đi ( chắc nấu ra làm đạn pháo , em đoán thế , ).
Em cũng có một cuốn về các gương chiến đấu , có cả của cuộc chiến chống Khựa nữa , tìm
được em gõ lên sau .
Mà sao ta không hỏi chuyện mấy cậu bên box Hà Giang , Lạng Sơn , ... nhỉ ?

TRUNG ĐỘI ÉN VÀ ĐƯỜNG DÂY THÔNG TIN

Nguyễn Trung Kiên, ghi theo lời kể của Lưu Xuân Én, dân tộc Tày, trung đội trưởng thuộc đại đội
7, tiểu đoàn 26, trung đoàn 604 bộ đội thông tin.

Sáng sớm ngày 17-2-1979, từ sở chỉ huy đoàn H68 pháo binh, qua máy điện thoại Én nhận
được lệnh của đồng chí Quắc, trung đoàn trưởng trung đoàn thông tin 604 :
- Đồng chí có nhiệm vụ truyền đạt mệnh lệnh của trung đoàn : đại đội 7 nhanh chóng triển khai
và củng cố 2 đường dây theo phương án 2.
Bọn bành trướng Bắc Kinh đã nổ súng xâm lược nước ta. Những loạt đạn pháo dồn dập từ biên
giới vọng lại. "Phải truyền đjat lệnh của trung đoàn tới đại đội thật nhanh và chính xác !". Nghĩ
vậy, Én bước vội ra khỏi gian nhà nhỏ của sở chỉ huy trung đoàn, rẽ chéo theo sườn đồi ra
đường. Én chạy. Quãng đường từ sở chỉ huy đoàn H68 về đại đội chỉ có 2km mà sao lúc đó Ém
thấy dài thế. Khẩu AK đập đập bên sườn, tay Én ghìm chặt đầu súng. Như thế sẽ giảm tốc độ
chạy, Én luồn dây súng qua đầu, đặt khẩu AK lên vai, như thế chạy nhanh hơn mà...
Én được giao nhiệm vụ tổ chức trung đội 3 và một số đồng chí thuộc trung đội 4 làm đường dây

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
tới đoàn H54. Én thấy trách nhiệm với mình lớn quá.
Tuyến đường dây do Én phụ trách cũng không dài lắm đâu, chỉ khoảng 15km thôi. Nhưng rải dây
và bảo đảm thông tin trên địa hình rừng núi, sông suối, sườn đồi và vách đá chênh vênh, lại thực
hiện trong một thời gian gấp như thế là phải cố gắng nhiều lắm đấy. "Đúng 11 giờ đêm 17-2
đường dây phải thông suốt". Đó là nhiệm vụ của trên giao cho Én và đồng đội.
Trong đêm tối kéo dây, mọi người lần theo từng mét đường, vượt qua những lũng đồi, con suối,
lùm cây, men theo những vách đá. Làm việc khẩn trương lắm. Như là chống bão ấy mà. Đêm
càng về khuya đường dây càng được anh em kéo dài... Những mét dây cuối cùng đã được mắc
xong. Thế là tuyến đường dây được hoàn thành trước thời gian quy định. Mấy anh em xúm lại
ôm lấy nhau. Vui quá.

Khoảng 1 giờ sáng 18-2-1979, Én đang ngủ, chắc là ngủ say lắm. Hai đêm thiếu ngủ mà. Bỗng
đồng chí Thạch đại đội trưởng gọi Én dậy bảo là đường dây H54 bị mất liên lạc. Én đề nghị đại
đội cho Én đi cùng đồng chí Dần đại đội phó ra tuyến cùng các chiến sĩ sửa dây.
Anh Dần và Én đi xe đạp. Chiếc xe của đại đội đã dùng lâu rồi nhưng vẫn còn chắc chắn. Hai
anh em thay nhau lai. Anh Dần đạp khoẻ lắm. Nhiều lần lên dốc, dốc cũng cao đấy, Én định nhảy
xuống chạy theo xe nhưng anh Dần bảo "Cứ ngồi yên, đạp xe cho nhanh !". Én ngồi thật sát lưng
anh Dần để xe đỡ nặng. Khẩu AK nằm gọn trên vai trái, lắp đầy băng đạn. Đi được gần nửa
đường, bỗng Én áp hẳn má phải vào lưng anh Dần và nói với anh một câu thật vui. Lúc đó Én
mới biết áo anh Dần đã ướt đẫm mồ hôi từ lúc nào.
Én cùng tổ 7 lên tuyến kiểm tra và sửa dây. trời tối, anh em lần từng mét dây, khi qua suối, qua
lũng, lúc vượt sườn đồi, men theo vách đá... Lạ thật. Không thấy chỗ đứt. Hay là máy hỏng và
dường dây vẫn tốt. Anh em bảo nhau phải thận trọng, tỉ mỉ kiểm tra từng mét dây, từng chỗ
ngoặt.
- Đây rồi Én ơi ! - Thắng như reo khẽ, gọi Én.
Én quay lại. Đúng đây rồi. Thì ra kẻ địch xảo quyệt, lắm mưu nhiều kế là thế : chúng cắt hẳn một
đoạn dây dài bằng một gang tay, bỏ đi. Thay vào đó cũng bằng một đoạn dây điện nhưng không
có ruột, chỉ có vỏ nhựa, nó nối lại rất kín đáo, khó phát hiện đấy.
Khi Én cùng anh em sửa xong đường dây, trời đã hửng sáng rồi. Những loạt pháo đã gầm vang
trời và tiếng súng các loại vọng tới dồn dập như thúc vào vách núi.

Ngày 19-2-1979, đồng chí Thạch bảo Én bàn giao đường dây H54 cho đơn vị bạn. Trung đội Én
nhận nhiệm vụ mới là bám theo sở chỉ huy trung đoàn H18. Đây là một đơn vị bộ binh cơ động
đánh địch tại hướng đông bắc quốc lộ 7.
Khoảng 3 giờ sáng ngày 20-2, đồng chí chủ nhiệm chính trị trung đoàn H18 điện cho Én biết sở
chỉ huy trung đoàn chuẩn bị thay đổi vị trí. Én cử 2 đồng chí đi đón người của trung đoàn theo
quy định. Nhưng đã gần sáng rồi Én vẫn chưa nhận được tin 2 đồng chí đi tiền trạm. Hay có
chuyện gì đã xảy ra ? Én nóng ruột quá. Én quay điện về đại đội hỏi vịt rí mới của đơn vị H18.
Giọng nói của đồng chí Nhất chính trị viên phó đại đội vang lên trong máy :
- Bằng mọi giá các đồng chí phải bám được sở chỉ huy trung đoàn.
Én cử tiếp 2 đồng chí đi tìm sở chỉ huy trung đoàn, đồng thời tổ chức các tổ tiếp tục thu dây từ
tổng đài Kánhh Thượng về trại A, và từ trại C về nơi quy định.
Trời đã sáng hẳn. Tiếng pháo lớn và các loại súng của địch bắn phá và của ta đánh trả dồn dập,
âm vang cả khu rừng. Lúc đó 10 cuộn dây từ trại C lên sở chỉ huy trung đoàn H18 đã nằm gọn
trong khu vực chiến sự ác liệt. Én quyết định cùng 2 đồng chí lên tuyến thu dây. Khi Én thu được
2 cuộn thì pháo 130mm, cối 82mm, H12 của địch bắn rất mạnh. Những mảnh đạn pháo cắm vào
đất, đập vào vách đá chan chát.
- Nằm xuống, lăn sang phải ! - Én thét lên.
Thắng lăn luôn mấy vòng. Khi lưng vừa chạm vào vách đá thì cũng là lúc quả đạn pháo địch nổ
ngay cạnh chỗ Thắng vừa đứng. Thật may là Thắng đã kịp lăn ngoăt vào góc đường gấp khúc
gần như hình thước thợ nên không việc gì. Cứ như vậy, với những quả đạn pháo bắn vào khu
vực đang thu dây thì Én và anh em lại lợi dụng địa hình nằm tránh, còn những dàn H12 bắn quá
tầm thì anh em vẫn thu và cuộn dây bằng những động tác thành thạo của chiến sĩ thông tin. Thế
là 8 cuộn dây đã nằm gọn trên vai 3 người. 2 cuộn bị đứt, nát quá nhiều vì pháo địch phải bỏ lại.

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Én cùng đồng đội khoác dây và phương tiện nhanh chóng vượt khỏi vạt đồi yên ngựa, luồn theo
thung lũng đi về phía sở chỉ huy trung đoàn H18. Lúc đó bộ binh địch cách Én và đồng đội gần
1km.
Trung đội Én hành quân gấp về làng Đo. Tối đó Én cùng 8 đồng chí mang đầy đủ phương tiện
thông tin đi về hướng làng Lượt. Cũng lcú này, đồng chí Quang chính trị viên đại đội và đồng chí
Khán liên lạc đang đi tìm Én.
Sau khi anh Quang và Én nắm chắc vị trí và hướng triển khai mạng thông tin của sở chỉ huy
trung đoàn H18, Én quay lại tổ chức trung đội khẩn trương rải dây, mắc máy. Lúc đó đã 11 giờ
đêm rồi. Thắng leo lên một phiến đá to và cao, đặt dây vào một cái gạc hai rồi nâng cao dây luồn
qua phía trong một cành cây to. Thắng nói với Én, giọng có vẻ thách thức :
- Mắc dây như thế này, bọn thám báo có cắt cũng còn phải ốm xương !
Đêm đã khuya lắm rồi. Núi rừng tĩnh mịch vô cùng. Chỉ một tiếng chim kêu rất nhỏ thôi cũng
nghe rõ mà...
Ở khu vực Khe Dùng, nơi sở chỉ huy trung đoàn đang đóng cũng là nơi chiến sự đang diễn ra ác
liệt. Để bảo đảm tốt cho công tác chỉ huy chiến đấu, kịp thời tổ chức lực lượng cơ động diệt địch,
sở chỉ huy cần thay đổi vị trí kịp thời những khi cần thiết. Lúc đầu ở Khe Dùng, sau đó về làng
Lượt, rồi về làng Đo, làng Có. Mỗi lần sở chỉ huy trung đoàn thay đổi vị trí là một lần thử thách
tinh thần và sức lực hoàn thành nhiệm vụ của trung đội Én đấy.
Khối lượng dây thu vào nhiều lắm rồi. Mỗi đồng chí đã mang tới 4 cuộn. Anh em đã nhiều đêm
mất ngủ, nhiều bữa không ăn. Khi hành quân cơ động có đồng chí đã mang vác tới 60kg đấy.
Nhiều lúc Én mệt quá không bước nổi cái chân nữa. Nhưng lạ thật, bụng đói mà vẫn vui được,
nhiều người mệt mà vẫn nói đùa được. Vừa làm, anh em vừa động viên nhau mà.

Ban chỉ huy tiểu đoàn 26 chuyển về làng Gạo. Đồng chí Thuật chính trị viên tiểu đoàn nhắc lại
nhiệm vụ của trung đội Én là phải luôn bám chắc sở chỉ huy đoàn H18.
Tối 24-2, pháo địch bắn dữ dội vào quanh khu vực trung đoàn. Đường dây đứt liên tục, có giờ
đứt tới 4 lần. Đến 12 giờ đêm hôm đó, sở chỉ huy trung đoàn cơ động vào Cốc San. Én kịp thời
tổ chức trung đội làm nhanh đường dây và hoàn thành lúc 4 giờ sáng ngày 25-2. Ngày hôm đó
pháo địch bắn vào khu vực làng Có và Cốc San nhiều lắm. Bọn giặc tinh thật, Én chắc là có thám
báo chỉ điểm thôi. Nhưng rừng núi nhiều nên khó nhìn thấy nó lắm. "Đoành, đoành...", Én nghe
những tiếng đạn pháo gầm réo, nổ vang đến kinh tai. Những mảnh đạn pháo đập vào vách đá rồi
văng ra rơi tõm xuống dòng suối.
Đường dây lúc này bị đứt nhiều rồi. Nhưng bộ đội mình vẫn dũng cảm, chẳng ngại nguy hiểm,
không sợ hy sinh, kiên quyết nối lại đường dây. Đơn vị không ai bỏ nhiệm vụ đâu.
Én đang tìm một đầu dây bị đứt để nổi lại, bỗng nghe Hùng gọi :
- Én ơi - Hùng chạy lại gần, nói nhỏ hơn - có 3 bóng người vừa đi qua đây. Họ không nhìn ra
chúng mình. Tớ nghi là thám báo hay trinh sát của địch.
Én dừng tay, gọi Thắng lại nối tiếp dây. Én và Hùng quay lại chỗ đó. Hùng bảo Én đi rẽ lối tắt qua
một lũng hẹp đón đường thì có thể gặp.
- Ai, đứng lại ?
Én giật mình. Lần này thì 1 trong 3 cái bóng người lạ ấy lại nhìn thấy Én và Hùng trước. Họ vừa
hô, vừa chĩa súng về phía Én. Tiếng mở khoá an toàn và tiếng lên đạn kêu lách cách. Én vội hô :
- Ta đây, đừng bắn !
Ngón tay trỏ của Én đã đặt vào cò súng AK lúc nào không biết. Én đã sẵn sàng nổ súng. Én
không hô là tôi đâu. Kinh nghiệm của bộ đội mình đấy. Hô "ta đây" rồi "đừng bắn" là rất an toàn
khi gặp bộ đội mình, và nếu gặp địch thì cũng dễ xử trí mà (không hiểu ?). Bọn Trung Quốc nó có
thám báo, biệt kích dẫn đường, chỉ điểm. Chúng lại còn đóng giả bộ đội mình nữa.
Sau khi 2 bên nhận ra nhau, anh em mừng quá. Một trong 3 người lạ mặt ôm luôn Én và Hùng.
Ôm chặt lắm, báng súng AK đập mạnh vào hông Én, đau đấy. Thì ra họ là chiến sĩ trinh sát của
đoàn H18 đi nắm tình hình địch. Trung đoàn đang tổ chức một lực lượng vòng phía trái Cốc San,
bất ngờ đánh tạt sườn địch. Thế là én nghĩ ngay đến đường dây của trung đội, rất có thể bị hư
hỏng vì chiến sự và phải thay đổi đường dây theo yêu cầu chiến đấu.
Đúng như dự đoán của Én đấy. Khoảng 7 giờ tối ngày 25-2 đường dây của trung đội đã nằm trên
tuyến tiếp giáp giữa bộ binh ta và bộ binh địch. "Bằng mọi giá phải bám được sở chỉ huy trung

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
đoàn, bảo đảm thông tin chỉ huy của quân khu". Đó là mệnh lệnh chiến đấu của tiểu đoàn, trung
đoàn và cũng là quyết tâm bám dây, bám máy của trung đội Én mà. Én định giải quyết bằng cách
cho đường dây vượt qua phía sau làng Cung, kéo về trạm 12, cách đường đi Lu khoảng 4km.
Nhưng sau khi nắm tình hình, Én được dân quân làng Cung cho biết hướng mắc dây sẽ gặp 2
bãi mìn lớn của một đơn vị công binh của ta. Khó quá. Én gọi điện hỏi ban chỉ huy đại đội. Anh
Dần đồng ý với Én. Én hội ý các cán bộ tiểu đội rồi cử người đi gặp công binh để nắm rõ hướng
rải dây vòng tránh bãi mìn.
Trời đã gần sáng rồi mà đường dây vẫn chưa xong. Bọn giặc thường đánh lớn khi trời sáng. Én
lo lắm. Én không sợ chết đâu. Chỉ nghĩ khi địch đánh mà đường dây thông tin lại chưa xong thì
Én buồn lắm.
Én đang cùng Thắng giở nhanh một cuộn dây thì những loạt đạn pháo địch đã nổ rồi. Sáng hôm
ấy, chúng đánh sớm thế. Én không ngờ hôm ấy địch lại bắn pháo vào tuyến đường day của
trung đội. Chúng bắn nhiều quá. Những tiếng nổ của pháo 130mm, cối 82mm, H12 mỗi lúc một
dồn dập. Én ù cả tai. Những mảnh đạn cày tung đất đồi, những cành cây bị chém đứt tả tơi. Mấy
cây chuối rừng gục đổ. Thắng bị thương mất rồi. Một mảnh đạn pháo đã găm đúng đùi phải, máu
ra nhiều lắm. Én vội xé áo lót băng cho Thắng rồi cõng Thắng tạt ngang sườn đồi trồng chè, rẽ
xuống phía ngoặt của thung lung. Én bảo : "Thắng nằm nghỉ tạm đây. Đường dây gần hoàn
thành rồi, chốc nữa mình lại ngay mà !". Én trở lại tuyến dây, bỗng nghe tiếng gọi lại :
- Anh Én, nguy hiểm đó !
Én vòng lại chỗ mấy chiến sĩ, nói với anh em : "Các đồng chí ạ, chúng ta kiên quyết hoàn thành
đường dây càng nhanh càng tốt. Hiện nay các chiến sĩ ta đang anh dũng đánh địch trên các
điểm cao. Có những đồng chí đã anh dũng hy sinh. Chúng ta hãy xứng đáng là chiến sĩ thông tin
trong chiến đấu !".
Ờ, không hiểu vì sao lúc đó Én lại nói được những câu như thế !

Sau khi đánh thắng giặc Trung Quốc, anh Quang bảo Én báo cáo thành tích của trung đội. Én
thấy khó quá.
Én lấy quyển sổ nhật kí, giở ra xem. Quyển sổ đã mất bài, nhàu nát lắm rồi. Nhiều ngày Én
không ghi. Én nhẩm tính, cộng thử. Sợ sai nhiều, Én hỏi anh em trong trung đội, các thủ trưởng
đjai đội. Cuối cùng Én báo cáo : từ 17-2 đến 7-3, trung đội Én đã rải và thu dây bằng 280km, sửa
140 lần đường dây bị đứt, bị chập do pháo địch bắn và bọn thám báo phá hoại. Còn thành tích
của Én chỉ có ít thôi. Nhiều người mới làm được mà. Anhe m trong đơn vị hăng hái, dũng cảm.
Én lại được thủ trưởng trung đoàn, tiểu đoàn và ban chỉ huy đại đội động viên và giúp đỡ nhiều
đấy.
Én không biết kể chuyện đâu. Chiều qua cô giáo Hoàng Bích Xuân nói với Én : "Chú Én hôm nào
kể chuyện chiến đấu cho các cháu học sinh nghe nhé !". Én chỉ cười và bảo : "Cô giáo à, Én kể
chuyện không vui đâu. Các cháu thích nghe chuyện cầm súng bắn giặc cơ. Én chỉ đi rải dây điện
thoại thôi, các cháu học sinh cũng làm dược mà !".

Không được đụng tới Việt Nam, NXB QĐND 1979.

Những nghi vấn về "pháo 37 nòng" trong CTBG

Pháo / súng nhiều nòng được thiết kế với mục đích tăng cao vận tốc bắn và giảm độ nóng của
nòng súng. Khẩu súng nhiều nòng đầu tiên do Gattling chế tạo ra.

Pháo / súng nhiều nòng có nhiều cỡ nòng, có 3 loại súng nhiều nòng dùng đạn súng bộ binh hiện
đại:
1. Mini-minigun 6 nòng 5.56 mm, dùng đạn 5.56 X 45 NATO.
2. Minigun 6 nòng, 7.62 mm, dùng đạn 7.62 X 51 NATO
3. Súng 4 nòng của Liên Xô cũ, dùng đạn 7.62 X 54 mm

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Súng nhiều nòng phát huy tác dụng chủ yếu trên máy bay hoặc tàu thuỷ, lý do:
- Xạ trường rộng --> cần vận tốc bắn cao
- Di chuyển với vận tốc cao, nếu đứng tại chỗ thì cũng trong trạng thái cân bằng động ( dập dềnh
) --> cần vận tốc bắn cao để tăng sác xuất trúng đạn
- Khả năng cơ động tốt với tải trọng lớn ---> có thể chở nhiều đạn .

Do đó không có nhiều lý do để bộ binh xài súng nhiều nòng. Thực tế , phần lớn các xe chiến đấu
đều chỉ trang bị súng 1 nòng, trừ xe tải vũ trang trong CTVN có trang bị minigun để chống chiến
tranh du kích, cái này từ từ sẽ post lên. ( cái này là xe tải chất súng lên thùng sau, hoặc chất 1
con M113 hỏng lên thùng sau, kụ AKM chắc chắn biết )

Trong CTBG phía bắc, việc tiếp tế hết sức khó khăn bởi nhiều lý do: địch đánh bất ngờ, cường
độ cao, phía ta chủ yếu là dân quân, tự vệ và biên phòng. Như vậy, riêng có đủ đạn để tiếp tế
cho một khẩu đại liên 1 nòng hay không cũng là một vấn đề lớn, chứ đừng nói đến 4 nòng, 6
nòng, hay 37 nòng.

Súng nhiều nòng, do khối lượng lớn, lại cồng kềnh, nên việc để nó xuất hiện trên một chốt / điểm
cao nào đó cũng là vấn đề thứ hai .

Nghi vấn thứ ba về việc xuất hiện của súng nhiều nòng ( bắn thẳng ) là , với chiến tranh diễn ra
chủ yếu trên chiến hào, một ổ hoả lực mạnh có thể đứng nguyên một chỗ mà bắn là bao lâu ?
ngay DKZ hay B40 bắn xong một phát là phải di chuyển vị trí ngay, nếu đứng yên khó lòng bắn
tiếp phát nữa mà pháo thủ không sao. Trong khi đó, súng nhiều nòng không thể cơ động bằng bộ
binh do khối lượng nặng và cồng kềnh,

Nghi vấn thứ tư là, với điều kiện xạ trường như trong CTBG, liệu một khẩu nhiều nòng có phát
huy tác dụng như một khẩu 1 nòng không ?

Với những nghi vấn trên, tôi xin phép đặt một dấu hỏi vào việc sử dụng súng nhiều nòng trong
CTBG, chứ chưa nói đến súng bao nhiêu nòng ( à, mà súng kíp 2 nòng thì các đ/c trừ ra nhá ).

Vậy, nếu súng 37 nòng có thật, thì chỉ có thể là súng bắn cầu vồng, chở và tác xạ trên xe cơ giới
, sử dụng từ xa ( chứ ko fải từ chiến hào ). Kết luận lại, nó chính là xe phóng pháo phản lực.

Đây là cái xe gun-truck, tức là xe tải gắn súng máy, sử dụng trong CTVN.
Người ta lấy một cái xe tải, bọc thép cho buồng lái, chất bao cát lên thùng xe, sau đó lắp lên
thùng xe 4-6 khẩu súng máy, bao gồm:

- Minigun M134, 6 nòng 7.62mm


- M2 HB 12.7mm
- M60 7.62mm

Trong hình phía trên, chiếc xe này được trang bị 2 khẩu M2 ( hướng ra phía đầu xe và cuối xe )
và 2 khẩu minigun ( hướng ra 2 bên hông xe ). Có tất cả 3 loại gun truck
1. thùng xe + bao cát + súng máy
2. tháo bỏ thùng xe và lắp hệ thống phòng không gồm 4 khẩu M2 HB vào
3. Tháo bỏ thùng xe và đặt một sát xi M113 cũ lên ( bỏ xích, bỏ máy , có thể là tận dụng một
chiếc M113 cũ hỏng ). Trên M113 có sẵn 2 M60 và 1 M2 có khiên thép chắn đạn.

Mình nhớ khi anh bạn mình chiến đấu ở đấy kể chuyện được súng 37 nòng hỗ trợ, mình cứ
tưởng súng cao xạ 37 ly hỏi đi hỏi lại, nhưng anh ấy khẳng định là súng 37 nòng. Đã nghi hay là

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
pháo phản lực, nhưng vì từ trước đến nay biết mỗi dàn pháo phản lực 40 nòng nên không luận
ra được.

Một phần nữa là theo anh ấy kể, ta bắn trực xạ, địch bị đạn bắn tung hết cả lên, rồi các cánh
quân dạt hết sang cả một bên như đồng lúa bị gió thổi. Nói thế thì bố ai mà luận ra được là pháo
phản lực được.

Nhưng mà hai bác Chuông nguyện và bác Phaphai có thông tin gì không cho bọn em biết với !

Giàn Rocket NDL-40 Của Indo dùng rocket 70mm loại dùng trên trực thăng có 40 ống phóng có
thể bắn trực xạ . bắn cầu vòng tầm 6Km . giàn rocket LAU-3 dùng rocket Hydre-70 trước đây Mỹ
gắn trên trực thăng trong chiến tranh VN có mấy loại khác nhau gồm 32 ống phóng , 19 ống
phóng và 7 ống phóng . Nếu Ta tận dụng vũ khí Mỹ để lại ghép chung giàn 32 với giàn 7 ống vậy
ta đã được giàn 37 ống phóng và rocket 70mm của trực thăng chuyên cho bắn trực xạ hơn là
bắn cầu vồng . ( Đây chỉ là suy đoán cá nhânTôi thôi ) . Giàn LAU của mỹ hình dáng tròn quay
trông giống hệt cây súng nhiều nòng .
Link của LAU-3 , Hydra-70mm

Buồn ngủ quá nên cộng 32 với 7 thành 37 heheeee....có lẽ để dể ghép người ta lấy đi 2 ống từ
giàn 32 như vậy mới ra 37 nòng ??? Các giàn rocket trực thăng của Nga thì ra sao ? Bác nào
rành vũ khí Nga xem thử .

Các ống rocket còn cồng kềnh và nặng hơn súng nhiều nòng, việc tiếp tế cho nó cũng khó khăn,
và việc bắn từ chiến hào là không thể , vì rocket khi bắn từ máy bay được ngắm bằng máy ngắm
quang học, bắn bằng điện và không điều khiển được đường ngắm. Muốn điều khiển đường
ngắm thì xạ thủ trên phi cơ phải chỉnh phi cơ ngắm vào mục tiêu . Các ống rocket có thể bắn
theo loạt hoặc bắn một lúc cả dàn, nhưng khi bắn xong nạp lại cũng rất mệt chứ không đơn giản,
việc di chuyển rocket dưới chiến hào cũng khó khăn, hơn nữa việc chiến đấu dưới chiến hào
chật chội, trên các điểm cao cũng chật chội nốt không đủ khoảng cách an toàn cho luồng lửa
phản lực phụt ra.
Các ống rocket này, cũng như súng nhiều nòng được thiết kế làm vũ khí tấn công dành riêng cho
máy bay, tàu chiến nên người sáng tạo nhất cũng không nghĩ ra việc lôi nó xuống chiến hào làm
vũ khí vòng thủ đâu.

" Cao bành trướng " được đồn là toàn nấu bằng xương bánh chè của Bành trướng !? Cái này có
vẻ không đáng tin cho lắm.
Còn phòng tuyến hai là tuyến phòng thủ chiến lược được xây dựng dọc theo sông Cầu { gần
trùng khít với chiến tuyến Như Nguyệt của Lý Thường Kiệt }. Ngày ấy { 1979 } các cơ quan đều
phải cử người đi tham gia.

Ở trong nam có thời dân quân tự vệ toàn dùng đồ mẽo, từ AR15 đến M60. Bây giờ thì ít hơn rùi.
Nghe nói ta vẫn còn có vài xưởng sản xuất M16A1 đến bây giờ vẫn còn chạy. Nhưng không biết
có làm ra được gì không

Phòng tuyến sông Cầu bắt đầu được thiết lập ngày 15-3-1979. Lúc đó dân Hà Nội hơn 30.000
người (đoàn Nguyễn Huệ) được điều đến để xây dựng tuyến phòng thủ.
Ở gần chỗ nhà em hồi ấy người ta cũng cho dựng chiến lũy. Cẩu đến cả mấy khối bêtông để làm
lô cốt.
Papa em thì đi lĩnh vũ khí về huấn luyện cho cơ quan cùng với mấy ông cựu binh.

NHỮNG CHIẾN SĨ PÒ HÈN

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Huy Khoát

Từ Ban chỉ huy công an nhân dân vũ trang tỉnh, Tảo đi thẳng về đồn biên phòng Pò Hèn, nơi anh
được cử làm chính trị viên. Chỉ huy trưởng tiểu khu 76 tiễn anh đến tận cửa rừng, vẻ mặt đăm
chiêu, tư lự, ông xiết chặt tay Tảo căn dặn : "Phải tìm ra được cách đánh tốt nhất, diệt được
nhiều địch, giữ được đất, bảo vệ được dân và không bị tiêu hao lực lượng". Suốt chặng đường
dài 25 cây số, tảo luôn nghĩ tới điều đó. Hơn 2 năm qua lăn lộn khắp biên giới Tây Nam, quần
nhau với bọn phản động Căm-pu-chia khi hoạt động ở rừng núi, lúc trong đầm lầy... Tảo và đơn
vị của anh luôn tìm ra cách đánh thích hợp. Nay được điều về biên giới phía Bắc, đương đầu
thực sự với bọn giặc Trung Quốc có biết bao mưu ma chước quỷ, đòi hỏi anh phải suy nghĩ để
tìm ra cách đánh mới.
Mãi 3 giờ chiều Tảo mới tới đồn. Đồng chí trực ban niềm nở mời anh vào hầm ban chỉ huy. Đồn
trưởng đi họp vắng, chỉ có đồn phó Đỗ Sĩ Hoạ ở nhà. Hoạ có vóc người đậm chắc, nước da
ngăm đen. Từ đài quan sát trên đồi Quế, anh vừa về tới hầm thì gặp Tảo. Ánh mắt ngời lên niềm
hân hoan. Hoạ xiết chặt tay anh, cười :
- Anh về thật đúng lúc. Từ hôm trên tỉnh điện xuống, chúng tôi mong anh quá. Mấy ngày nay tình
hình biên giới căng thẳng lắm, rất có thể bọn Trung Quốc gây chuyện đánh lớn. Vất vả đấy anh
ạ.
Mới gặp Hoạ lần đầu mà tảo thấy như đã quen từ lâu. Tảo hơn Hoạ đến sáu bảy tuổi, người cao
như cột buồm, vào nhà hầm cứ phải cúi lom khom, tính tình điềm đạm chín chắn. Anh thả ba lô
xuống chiếc phản gỗ kê sát vách hầm, lấy điếu cày tra một mồi thuốc rõ to, đĩnh đạc châm lửa rít,
ngửa cổ nhả khói rồi chậm rãi nói :
- Tôi mới về chưa nắm được nhiều tình hình nên sẽ bàn với anh từng việc cụ thể. Bây giờ anh
cho tôi đi quan sát trận địa và thăm anh em chiến sĩ.
Sau khi nhờ đồng chí công vụ lo thu xế việc ăn ở, Hoạ dẫn chính trị viên đi. Hoàng hôn buông
nhẹ nhàng. làn sương mỏng đã choàng xuống núi Pa-nai. "Nếu chiến sự xảy ra, địch sẽ tràn
sang rất đông. Nên lập tuyến phòng thủ nhiều lớp để hỗ trợ nhau. Muốn lấy ít thắng nhiều phải
tìm ra cách đánh hiệu quả cao nhất, phải đấu dũng và đấu trí...", bỗng Hoạ nhớ lại những kỉ niệm
về chuỗi ngày chiến đấu giữ thành cổ Quảng Trị. Bom đạn như mưa trút, tai điếc đặc, lăn lộn
trong khói lửa và máu hàng tháng trời nhưng không ai có một ý nghĩ nào khác là quyết đánh và
quyết thắng.
Hai người đi qua thị trấn Pò Hèn. Hương quế lan bay, trùm toả, vây bọc lấy họ. Bao mồ hôi công
sức của nhân dân góp lại mới xây dựng nên cơ ngơi này : bệnh viện, cửa hàng bách hoá, trường
học, trụ sở ủy ban, lâm trường bộ... tất cả còn tươi màu ngói mới. Nó là nơi để bà conc ác dân
tộc về đây tụ hội, trao đổi kinh tế và văn hoá.
Dòng sông Ka-loonh nước trong vắt soi rõ cả đáy, nhấp nhô những tảng đá lớn đen trũi như lưng
trâu. Chiếc cầu bắc ngang sông láng xi măng phẳng mịn có 13 hàng cọc tiêu hai bên nhịp. Hàng
cọc thứ 7 ở giữa. Hoạ nói với Tảo :
- Mỗi lần đại diện đồn biên phòng Trung Quốc sang làm việc với ta, khi về, họ cố ý bắt tay chúng
tôi ở hàng cột số 1 này, với dụng tâm định chiếm cả dòng sông Ka-loong.
Tảo khẽ gật đầu, vẻ tư lự. Họ bước lên trạm kiểm soát. Trước cửa trạm là một bồn hoa trồng đủ
cả hồng, huệ, cúc... Một chiến sĩ đang tưới cho những khóm đồng tiền, lay dơn, ngân nga hát :
"Tuổi trẻ giữ gìn biên cương
Biên giới là quê hương..."
Người chiến sĩ ngẩng đầu lên chào. Hoạ bắt tay anh ta, quay lại giới thiệu với Tảo :
- Đây là đồng chí Lượng thuộc đội kiểm soát hành chính - thường trực cửa khẩu.
Tảo cười. Lượng thu dọn mấy thứ rồi cùng hai người chỉ huy về chốt đồi A.
- Đồng chí Lượng làm việc ở trạm kiểm soát lâu chưa ?
- Báo cáo thủ trưởng, tôi mới từ đội công tác vận động quần chúng chuyển về.
- Đồng chí có nhận xét gì khi ở mỗi nhiệm vụ công tác ?
- Thưa thủ trưởng, tôi có nhiều nhận xét, nhiều kỉ niệm lắm. Nhưng điều mà toi rút ra một cách
chắc chắn khi làm công tác cơ sở là đồng bào ta yêu nước và tin tưởng tuyệt đối ở Đảng. Còn từ
khi về trạm kiểm soát cửa khẩu này tôi thấy rằng bọn Trung Quốc luôn nuôi dưỡng thủ đoạn để

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
tiến hành xâm lược ta. Tôi có thể kể để thủ trưởng nghe rất nhiều về dã tâm của họ.
Tảo gật đầu. Bỗng anh đập nhẹ vào vai Lượng chỉ xuống chân đồi. Ở đấy có một cô gái mặc
quần đen, áo quân phục cũ đứng, vẻ như chờ đợi ai. Lượng cố dấu một nụ cười kín đáo. Họ đi
về phía ấy. Tới gần, nhận ra người quen, đồn phó Hoạ cười vui vẻ :
- Kìa, chào cô Chiêm ! Chờ Lượng hả ? (Cô gái đỏ mặt bẽn lẽn cúi xuống). Hàng hoá đưa lên đã
phân phối xong chưa ?
- dạ xong rồi ạ.
Hoạ quay lại giới thiệu với Tảo :
- Đây là cô Chiêm, nhân viên cửa hàng bách hoá dưới thị trấn, con dâu của đồn ta đấy anh ạ.
Mọi việc ở đồn cô ấy đều tham gia như một chiến sĩ trong biên chế. Còn chú rể thì... đây - anh
đập mạnh vào vai Lượng khiến cậu chàng thẹn, mặt cứ đỏ chín như trái cam Bố Hạ - Trai Xuân
Hào, gái Bình Ngọc, đẹ đôi quá phải không anh ?
Tảo vẫn mỉm cười :
- Chúc hai bạn hạnh phúc, công tác và chiến đấu tốt.
Để chữa thẹn, Chiêm nói với Hoạ :
- Báo cáo thủ trưởng em lên xin thêm vũ khí.
- Ờ nhỉ - Hoạ cảm thấy có lỗi khi điều đề xuất chính đáng đó của Chiêm đã mấy hôm nay mà anh
quên. Hoạ hất hàm bảo Lượng - Cậu lo liệu việc đó giúp cô Chiêm nhé.
...

Tảo và Hoạ đã đi vào sâu trong đường hầm. Cùng đi còn có Lãm, tiểu đội trưởng. Hầm xuyên
núi đào theo kiểu thợ mỏ, đến đâu dựng cột, đặt giầm, chèn thật chắc mới đào tiếp. Tảo lay từng
cột tỏ ý hài lòng.
Ba người đến một ngách hào trên chốt đồi A thì gặp Lượng. Bên anh là 2 bố con ông già người
Dao : cụ Đường Dĩ Tắc và anh Đường Chống Quay. Ông già từ chỗ sơ tán về thị trấn mua muối
rẽ vào đây thăm con - anh là tự vệ lâm trường - biết sắp đánh nhau với Trung Quốc, ông nằng
nặc đòi ở lại chiến đấu. Nói thế nào cũng không nghe.
- Bố còn nhớ con không ? - Đồn phó Hoạ cầm bàn tay to, chai sần của ông lão hỏi.
- Ồ, cán bộ đã lên nhà tao, đã sống với người Dao, tao không quên đâu vớ.
Tảo đặt tay lên khẩu súng trung liên và nâng mấy băng đạn sạch bóng ngắm nghía rồi hỏi Quay :
- Súng tốt không ?
Quay cười :
- Ò không biết đâu. Người bắn tốt, súng tốt, người bắn không tốt, súng không tốt mà.
- Thế đồng chí Quay bắn có tốt không ?
- Không con thú nào chạy thoát trước cái súng của mình đâu. Thằng giặc chạy đến trước cái
súng này cũng chết như con thú thôi, chết nhiều nữa vớ.
- Làm thế nào để nó chết nhiều ?
- Ồ, phải nấp cho kín, phải khôn hơn nó, bắn nó bất ngờ, lừa nó vào bẫy chông, bẫy mìn... nhiều
cách lắm mà.
Tảo và Hoạ xiết chặt tay ông già và anh thanh niên người Dao. Các anh đã đi hầu khắp các trận
địa phòng ngự. Chỗ nào chiến sĩ và đồng bào ta cũng bình tĩnh sẵn sàng chiến đấu.

Ngày 17-2-1979, lúc ấy khoảng 5 giờ sáng. Sương mù dày đặc, gió lạnh hun hút. Hạ sĩ Nguyễn
Thế Điều gác ca cuối cùng, súng trong tay, anh thận trọng đi về phía bờ sông Ka-loong, mắt
chăm chú nhìn, tai lắng nghe. Từ phía bên kia xuất hiện những âm thanh lạ, dấu hiệu của một
cuộc điều quân. Bằng phản xạ rất nhạy, Điều biết chuyện gì sắp xảy ra. Anh bắn luôn 3 phát
pháo hiệu báo động. Hàng tuần lễ nay các chiến sĩ công an vũ trang Pò Hèn ăn ngủ tại chiến
hào. Một phút sau họ đã ở thế sẵn sàng chiến đấu. Từ phía đồn biên phòng của địch, 2 phát
pháo hiệu xanh vút lên. Lập tức cối 120mm, 82mm, 60mm... đặt từ đất Trung Quốc điên cuồng
nã đạn sang trận địa ta và các khu vực xung quanh đồn. Tiếng nổ dữ dội trùm lên nhau, đất giật
liên hồi và lửa khói mù mịt. Nửa giờ sau trời sáng hẳn, bộ binh địch bắt đầu tấn công. Chúng chia
làm 3 cánh quân tràn sang đất ta. Cánh thứ nhất gồm 1 tiểu đoàn vượt mốc 12 chia làm 3 mũi,
thọc sâu đánh úp ta từ bên phải và phía sau đồn. Cánh thứ hai gồm 1 tiểu đoàn tràn qua eo suối
Tài Thồng Thình chia làm 2 mũi, một đánh lên cao điểm đồi Quế và một vào cổng đồn. Cánh thứ

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
ba gồm 2 tiểu đoàn tràn qua cầu Cửa Khẩu chia làm 3 mũi đánh trực diện. Tất cả các mũi đều có
chó chiến đấu và nhiều loại súng bộ binh. Đương đầu với 4 tiểu đoàn địch có pháo các cỡ yểm
trợ, phía ta chỉ vẻn vẹn 61 tay súng (Đây có lẽ chỉ tính riêng quân số của đồn biên phòng, nhưng
lực lượng dân quân tự vệ chắc cũng không ít). Biết chắc cuộc chiến đấu ác liệt nhưng cán bộ
chiến sĩ ta đều rất bình tĩnh, quyết tâm chiến đấu tới cùng. Phía cổng đồn, địch cậy có pháo yểm
hộ, quân đông hò hét tràn lên. Khổng Tiến Dũng mới nhập ngũ 8 tháng, nép mình trong một
ngách hào bên phải. Chếch về phía trái là Túc. Dũng và Túc cùng quê vốn là bạn thân từ khi học
lớp 1, cùng đi công an vũ trang một ngày và cùng được về đồn biên phòng này. Hai chàng lính
trẻ ấy vốn vui tính, lém lỉnh và rất thương nhau. Một củ sắn nướng bẻ làm đôi, bánh xà phòng
chia mỗi đứa một nửa, thư nhà, kể cả thư người yêu gửi tới đọc chung...

Túc nháy mắt với Dũng chỉ về phía địch rồi dơ hai ngón tay lên móc vào nhau. Dũng cười, móc
tay gật đầu đáp lại. Một loạt đạn đại liên quét tới cắm phầm phập vào mép chiến hào trước mặt
Dũng làm tung đất, bụi mù. Địch đã tới sát hàng rào thứ nhất cách chiến hào của ta không đầy
50m. Tốp đi đầu có 5 tên và 1 con chó chiến đấu. Chuyên hướng nòng khẩu AK lấy đường
ngắm. 3 viên bay đi. Con chó rú lên giãy giụa rồi nằm im. Dũng và Túc bắn từng loạt tiếp theo,
nhiều tên giặc gục tại chỗ. Từ đồi Quế, khẩu đại liên trong tay Hà quét dữ dội hất địch xuống.
Hoả lực của ta từ bên trái cổng đồn đồng loạt nổ phối hợp kẹp địch vào giữa. Những tên sống
sót chạy xuống vạt ruộng thấp gần đó. Đấy chính là bãi chông mìn. Những tiếng nổ nối tiếp nhau.
Giặc bị nhử vào "trận địa chết" của ta. Nhiều tên giãy đành đạch tên hàng chục mũi chông xiên
qua ngực hoặc bị mìn xé xác.

Đồn phó Hoạ đang chỉ huy mũi chính diện. Để mở đường cho bộ binh tiến, địch tập trung các loại
hoả lực cối 82mm, cối 60mm, ĐKZ, B40... dội bão lửa vào đồn. Một tên giặc đang ghếchd dầu
khẩu B41 lên mô đá. Chuyên chỉ cho Quảng, 2 người cùng bắn. Tên giặc chết đè lên súng. Thấy
chúng dồn lại phía ngã ba, Hoạ nghĩ ngay ra cách đánh mới : tập kích bất ngờ...
Công sự do Hoạ thiết kế có một hệ thống hầm ngầm luồn ra ngoài hàng rào. Cuộc chiến đấu giữ
thành cổ Quảng Trị giúp anh có bài học kinh nghiệm đó : phải cơ động bí mật ngay trong tuyến
phòng thủ. Hoạ trao đổi cách đánh với Mật và Chuyên. Kế hoạch được thực hiện ngay. Chuyên
điều hoả lực áp đảo địch phía bên phải, thu hút chú ý của chúng. Trong khi đó Mật dẫn một tổ
mang AK và nhiều lựu đạn luồn hầm ngầm hướng về phía trái. Một phút sau, bọn địch kinh
hoàng khi trong lòng đất, ngay sát đội hình chúng, hàng chục họng súng đồng loạt quét và lựu
đạn từng chùm ném vào nổ dữ dội. Tên chỉ huy còn đang ngơ ngác chưa kịp hiểu đối phương từ
đâu xuất hiện đã bị bắn chết. Tung hoành phá tan đội hình tấn công của địch xong, đội quân từ
dưới lòng đất chui lên ấy lại mau chóng biến nhanh vào lòng đất.

Bị thất bại nặng, địch thu quân ra xa và lập tức các cỡ pháo của chúng lại điên cuồng dội xuống
khắp trận địa. Lửa khói bao trùm tất cả. Nửa giờ sau địch tổ chức đợt tiến công thứ hai. Lần này
chúng tăng cường lực lượng đánh thọc câu cánh phải và áp đảo mãnh liệt cao điểm đồi Quế
hòng vây bọc, cô lập đồn với phía sau. Tiểu đội Lãm và Lượng phải đương đầu với lực lượng
địch đông gấp bội. Lượng nhào tới vịt rí từng chiến sĩ động viên. Anh nhìn sang phía giữa đồn.
Cuộc chiến đấu ở đó đang diễn ra ác liệt, súng các cỡ nổ liên hồi. Lượng biết dưới đó có Hồng
Chiêm của anh. Một quả cối nổ rất gần hất Lượng ngã dúi. Ngồi dậy, Lượng thấy một toán địch
đang nối nhau tiến về phía trái. Anh vẫy tay gọi 2 chiến sĩ theo mình. Họ lăn xuống một khe cạn,
nấp sau những bụi cây sa mộc ken dầy và ràng ràng um tùm, mau chóng bí mật đến đón đầu.
Cự ly chỉ độ 7m. "Bắn !". Tiếp theo tiếng Lượng hô, cả 3 khẩu AK cùng nhả đạn. Bọn địch chết
quá nửa, số còn lại hốt hoảng chạy ngược trở lại. Chúng điều quân tăng cường cho mũi này,
hình thành 2 gọng kìm vây bọc. Khẩu trung liên của Đường Chống Quay bắn trả dữ dội, nhiều
lần hất địch khỏi mép chiến hào. Một khẩu trung liên của địch bên mô đá phía trái xả đạn về phía
Quay. Lương ôm súng vào bụng lăn xuống. Anh ném lền 2 quả lựu đạn. Hoả lực địch câm bặt.
Bỗng Lượng lảo đảo ôm ngực quằn quại. Máu đỏ loang áo. Cụ Đường Dĩ Tắc chồm tới bế
Lượng vào hầm. Lượng hy sinh. Cụ già người Dao khóc nấc lên rồi khẽ đặt anh xuống, vớ lấy
khẩu AK chạy ra chiến hào chặn địch.
Đồi Quế là cao điểm rất lợi hại, địch tập trung pháo cối nã đạn xuống đồng thời tổ chức bộ binh
2006 Allrights reseved by Rosea
HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
tấn công lên. Khẩu đại liên của Hà bắn rất dữ dội. Bọn giặc lần lượt chết gục trước mũi súng của
anh. Một tên liều chết bò lên. Lợi dụng mô đá, nó kê khẩu B40 phóng đạn tới. Khẩu đại liên lật
nghiêng, Hà bị thương nặng, tóc cháy xém, da mặt bỏng sạm. Lợi dụng thời cơ, địch tràn lên.
Tình hình hết sức nguy ngập. Hoạ lập tức điều tổ của Chuyên tới yểm hộ nhưng không kịp. Địch
chỉ còn cách Hà khoảng 5m, bỗng vô cùng bất ngờ, anh vùng dậy vớ lấy khẩu đại liên, nghiến
răng xiết cò. Bọn giặc chết chồng lên nhau, số sống sót chạy tán loạn. Phía trước mặt đồn, cuộc
chiến đấu diễn ra ác liệt hơn. Địch tăng quân tiếp viện, tập trung hoả lực bắn như đổ đạn vào các
chốt của ta.
Một tốp 5 tên địch xông vào chiến hào. Hoạ quay nòng AK quét tới, 3 thằng chết, 2 thằng sống
sót nhảy vào một ngách khác quăng lựu đạn đến. Khói trùm lên. Hoạ gục xuống. Chuyên lao tới
bắn chết 2 tên địch. Anh ôm lấy đồn phó. Hoạ nhìn Chuyên :"Để tôi nằm lại đây. Phải chiến đấu
đến cùng. Xin chào...". Hoạ hy sinh. Chuyên đặt Hoạ xuống, lấy chiếc mũ mềm đính quân hiệu
đậy lên mặt anh rồi vùng dậy hô lớn :
- Trả thù cho thủ trưởng Hoạ, bắn !
Hồng Chiêm một mình một mũi chặn địch. Khẩu súng của Chiêm hết đạn. Chị ném nó vào góc
hào, cúi xuống lấy khẩu AK của Mừng bắn tiếp. Một viên đạn xuyên qua cánh tay trái, Chiêm kẹp
súng vào nách phải nghiến răng bóp cò. Xác giặc đổ trước mặt chị. Khẩu AK thứ hai lại hết đạn.
Chiêm quật gãy súng rồi lấy khẩu súng ngắn của Hoạ tiếp tục chiến đấu. Giữa lúc ấy Khổng Tiến
Dũng từ đồi Quế chạy xuống. Thấy máu chảy ướt đẫm vai áo Chiêm, Dũng xé áo định băng lại
cho chị. Nhưng Chiêm xua tay gạt đi :"Băng cho đồng chí Mừng trước...". Nói ròi Chiêm chạy ra
ngách hào ném 2 quả lựu đạn vào tốp địch đang tràn lên. Mừng bị thương vào ngực, bụng, máu
ra nhiều, thiếp đi. Một khẩu đại liên xối đạn về phía Hồng Chiêm. Địch lại xông đến. Từ chiếc loa
rất to đặt bên kia cầu Cửa Khẩu, tiếng một tên người Việt gốc Hoa gào lên :
- Hỡi cán bộ và binh lính công an Việt Nam, các anh đã bị bao vây, mau mau hạ vũ khí đầu hàng
!
Đúng là giọng tên Phúc Phàn. Hắn đã từng sống ở Pò Hèn nhiều năm, được đồng bào ta đùm
bọc, giờ đây lại giở giọng phản phúc. Lập tức Khoát quát trả :
- Chúng tao không bao giờ đầu hàng. Chúng tao quyết chiến đấu đến cùng !
Một tràng đại liên từ phía ta quạt sang, chiếc loa vỡ tan.

Phía bên phải đồn, dưới sự chỉ huy của chính trị viên Tảo, cuộc chiến đấu mỗi lúc một quyết liệt.
Được sự yểm hộ của pháo, bộ binh địch tràn vào được nhà ban chỉ huy. Lò, xạ thủ B40 bị
thương gãy chân trái, gục xuống. Khổng Tiến Dũng chạy tới định lấy súng của Lò bắn địch,
nhưng Lò không chịu :
- Để tớ bắn, cậu chưa bắn quen B40.
Anh cố lấy sức đứng dậy bằng chân phải, nghiêng đầu ngắm và bóp cò. Quả đạn đỏ lừ lao ra.
Bọn địch trong nhà ban chỉ huy chết hết. Một tốp 5 tên xông vào nhà bếp. Lập tức Vang ném vào
đó 2 quả lựu đạn diệt 3 tên, 2 tên sống sót chạy ra bị Dũng dùng AK diệt nốt.
Chính trị viên Tảo hoàn toàn mất liên lạc với đồi Quế giữa lúc ở đó cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt.
Lá quế khô gặp lửa bốc cháy khói mù mịt, địch hò nhau tràn lên áp sát hàng rào. Chí ra lệnh
điểm hảo. Những tiếng nổ nối nhau. Một dãy mìn định hướng cùng nổ. Xác chúng tung lên cùng
với đất đá.
Khổng Tiến Dũng theo chiến hào chạy ngược về cổng đồn. Lúc này 2 cánh quân địch sáp nhập
được với nhau tấn công. Anh lắp 1 băng AK mới lấy được của địch vào súng bắn từng loạt mở
đường chạy tới chỗ Quảng. Không biết Quảng đã bị thương tới lần thứ mấy, máu me đầy người,
một tay gãy nát nằm gục bên chiến hào. Dũng nhào tới ôm Quảng rồi xé áo băng cho anh.
Quảng lắc đầu nhìn Dũng, nói trong hơi thở :
- Dũng ơi, cầm lấy khẩu AK của Quảng. Giết hết chúng nó đi...
Nói tới đó anh tắt thở. Dũng nghẹn ngào :
- Quảng, Quảng ơi...
Dũng đặt Quảng xuống, vuốt mắt cho anh rồi đứng dậy. Một viên đạn bay sát đầu hất tung chiếc
mũ mềm của Dũng xuống hào. Anh nhìn lên. Địch xông tới ngay trước mặt. Dũng xiết cò khẩu
AK của Quảng. Tên đi đầu chết sấp dưới chân anh. Bọn địch tràn vào chiến hào. Một tên xông
tới đâm Dũng, anh né tránh. Từ phía sau Cờ xốc lê vào lưng, nó chết ngay. Bốn năm tên nữa

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
xông đến. Dũng quát to :
- Anh Cờ, nó đâm đấy !
Cờ né đầu tránh mũi lê của một tên từ thành chiến hào phóng xuống, đồng thời rất nhanh anh
nắm tay nó kéo mạnh. Nó lộn cổ xuống. Bằng miếng võ điêu luyện anh đấm nó gục tại chỗ.
Thằng thứ hai xông tới đâm. Anh gạt được lê nó sang bên, đá móc. Nó gục tiếp. Từ ngách hào
gần đấy, một tên khác bắn sang. Máu vọt ra từ ngực. Cờ hy sinh. Căm quá, Dũng quét gần hết
băng AK, giết chết nó và 2 tên gần đấy. Khi quay lại đã thấy một tên phóng lê tới. Dũng gạt
nhanh và đánh báng súng vào hạ bộ, nó ngã gục. Bên trái năm bảy tên xông đến. Dũng nghiến
răng quét hết băng AK, ném liền 2 quả lựu đạn rồi vọt khỏi hào sang một ngách hầm khác chạy
về phía cổng đồn.

Cuộc tấn công thứ 5 bị bẻ gãy. Địch thổi còi thu quân lùi ra xa và gọi pháo bắn cấp tập vào trận
địa thật dữ dội để chuẩn bị cho những cuộc tấn công khác.

Những chiến sĩ tiền tiêu, NXB Thanh niên 1979.

Chào các bác. Em bị ốm, nằm bẹp, nay mới được góp chuyện.
Em không rõ pháo 37 nòng trên thế nào. Miêu tả là địch tung lên thì chắc là giàn phòng ĐKB.
Cùng thời điểm ta thửa của LX ĐKB hồi chống Mỹ, nhà ta cũng tự chế giàn phóng tương tự . Bác
Hồ đã cùng xem bắn thử hai thứ này trước khi trang bị. Giàn phóng của ta (em quên tên rùi, bác
nào nhớ và biết rõ tả lại) có tính năng tồi hơn ĐKB Liên Xô nên ít thấy được sử dụng.
Hồi em tốt nghiệp, có lập trình tính cho ông bạn ở HVKTQS một giàn phóng nhỏ. Nhưng đây là
giàn phóng rất nhỏ, đạn chính là lựu đạn mỏ vịt. Chuyện hài hước không thể tưởng. Phương
trình tính toán thuốc nổ còn lại của Mỹ không có,tính chất thuốc nổ được đo trong bom thí
nghiệm một cách rất ẩu, mà thuốc nổ cũng quá hạn, tính năng không ổn định. Phương trình
chung (thuật phóng) thì không thể làm kịp trong giới hạn một đồ án tốt nghiệp, em sử dụng lại
của gã Nguyễn Học Dân, con ma buôn máy tính cũ, hắn giả tưởng thuốc nổ Liên Xô và áp suất
trên mặt cắt bằng nhau. Nhưng cấu tạo súng lại là loại khí động, lợi thế là 2 tuye đổi chiều khí
thoát, mặc định lại có áp suất trong một mặt cắt rất khác nhau, sự chênh lệch này tạo lợi thế so
với thuật phóng khác. (Đây là nguyên lý Maniman, Thuỵ Điển, thuốc phóng được đốt trong buồng
đốt, tăng tốc qua tuye giữa, thổi thẳng vào đuôi đầu đạn, giảm tốc và quay ngược lại, thoát về
sau qua tuye thoát để giảm giật, thuật phóng này có lợi điểm là áp suất ở đuôi đầu đạn cao, nòng
ngắn mà vẫn hiệu quả)
Thế mà thằng cha Hồng (hồi đó hắn hướng dẫn 15 thằng tốt nghiệp một lúc để đủ số lượng làm

giáo sư . Bọn em biết rằng không thể tính được trong điều kiện như vậy nên chế tạo kết
quả giả và vẽ đồ thị (ngon, giờ ông bạn em trong Sài Gòn khá rùi). 10 quả lựu đạn xếp hàng dọc
trong nòng, em cười baỏ là tốc độ rất khác nhau do ra khỏi nòng không cùng lúc, sơ sơ lựu đạn
trải thành một hàng dọc (nếu bắn được). Các bác bít không, cha Hồng đem thiết kế í chế tạo thử

, kết quả: phát đầu tiên thổi tung cả giàn .

Quay về chuyện "hậu 79" đến năm 1988-1989, lúc đó 325 trực chốt Vị Xuyên. Lính chủ yếu là
nhập ngũ 1985-1987 Thanh Hoá, Huế, Hà Nội. Điểm cao của ta ở dưới, lính Tầu có thể thấy ta
ăn cơm với gì cơ. Tầu 3 tháng thay quân 1 lần, ta bộ binh thì 6 tháng, các lính khác không có
hạn đổi quân chính xác. Lúc này là thời điểm khó khăn nhất với quân đội, sĩ quan xin ra quân
hàng loạt. Xã hội ở trong gia đoạn cực nghèo mà lại bắt đầu phân hoá. Chỉ tội những thằng giầu
lên hồi ấy hầu hết là buôn lậu, trộm cắp..v..v nay hầu hết số giầu lên đó chẳng ra sao, nhưng ảnh
hưởng tinh thần lúc đó mạnh. Ở gần điểm cao 1500, điểm cao 2000 là trung đoàn 95, vừa lên thì
Tầu ra oai bắn cháy sạch nhà chỉ huy, ông Trần Xuân Loạn (quê Thái Bình, sau trận này được
tiên 2 bước từ trung đoàn trường lên sư phó rồi sư trưởng 325) ra lệnh nhân số đạn pháo của
Tầu lên gấp 3 rồi cũng bắn trả vào nhà chỉ huy nó, thế là nó thôi. Được vài tháng, Tầu thay quân,

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Tầu mới có một thằng râu quai nón rất to, cứ mỗi sáng tập thể dục bằng cách quăng sang ta mấy
quả lựu đạn lớn (hai bên cách nhau 40 mét), có hôm cơm vừa dọn ra thì bụi phủ kín, lính ta tức
quá, thế là sáng hôm sau, thằng chả vừa ưỡn người ra quăng lựu đạn thì ăn trọn một quả M79
vào bụng, quả lựu đạn của nó nổ tiếp bụi mù một góc. Lính ta và Tầu chung một đường tiếp
nước dọc một khe suối sâu, Tầu bắn vào đấy rồi nghỉ, ta cũng vậy, thay nhau nghỉ để lính có
nước ăn. Bọn mới lên cử thám báo ra chặn, ta không tiếp được nước một lần, liền bắn cầm canh
vào khe ấy, thế là nó phải nghỉ pháo vài hôm (như là biết lỗi). Trước khi về, ông anh em kỷ niệm
một cái thắt lưng Tầu (ông ấy bò sang ăn trộm, bị kỷ luật, nhưng hồi đó lính đã qua chiến đấu rất
thương nhau nên không có hậu quả lớn). Cứ mỗi lần thay quân lại như vậy, Tầu mới lên thì hung
hăng, cuối đợt thì thay lựu đạn bằng thuốc lá ném sang mời nhau.
Tầu như vậy, nó quá ức vì vụ 79, tìm trăm phương ngàn kế để bõ tức (nước lớn gì mà đê tiện).
Như 1984, 1985, nó dùng cỡ 3 quân đoàn tràn sang cố chiếm giữ một vài điểm cao của ta để
"thắng lợi"(năm 1984, cả sư đoàn của nó được hỗ trợ bằng vũ khí hiện đại nhất nó có, tấn công
một đại đội của ta rồi viết trong sử Tầu: "vượt qua 10 cứ điểm Việt Nam"). Nội bộ, nó gào lên với
dân Tầu và Quốc Tế : "đây là các điểm cao chiến lược cực quan trọng". Nó giải thích: "làm Việt
Nam chảy máu" bằng chiến tranh lâu dài. Nhưng kết quả, chính lính Tầu "chảu máu" như vậy.
Trong những năm tháng khó khăn nhất, tinh thần lính ta xuống thấp nhất, nhưng lính ta lúc đó lại
hiểu ra thế nào là phận người lính, cái nợ non sông phải trả nơi biên cương. Ý thức bảo vệ biên
giới hình thành rõ ràng thay cho những câu sáo rỗng "quyền và nghĩ vụ" của bọn chuột hậu
phương. Trong khi đó, hầu hết các vùng đất Tầu đã cử thanh niên đến đây, chúng nhanh chóng
hiểu ra một cuộc chiến chán đời, chỉ ba tháng để chúng hiểu được những gì mà hậu phương
chúng hô hào, chúng biến thành những kẻ gượng gạo thực hiện nhiệm vụ phi lý phi nghĩa, chúng
trở về và truyền rộng rãi sự rệu rã của tinh thần quân giải phóng Tầu. Năm đó, điện ảnh quân đội
Tầu thực hiện một bộ phim về Vị Xuyên, bộ phim ngu ngốc thô thiển như tinh thần những kẻ gây
chiến hồi đó. Trong phim, đặc công Việt Nam rất dũng cảm thiện chiến, nhưng làm tình như gà
(???? ), và cuối cùng bại trận !!!!!. Bộ phim được công chiếu và lần đầu tiên, hiếm hoi, bị phản đối
quyết liệt, như là một biểu tượng của thô thiển, dốt nát, cuồng vọng hiếu chiến, đê hèn trong thất
bại. Sau đó, báo quân đội Tầu lại đăng ảnh cùng bài viết về một "anh hùng", các lính Tầu xếp
hàng chào bà mẹ lên thăm con trên chốt, thì con bà đã chết gục lên khẩu ĐKZ, bài ảnh này lại
nhận được phản đối, phản đối một cách nhẹ nhàng nhưng rất quyết liệt. Ngoài nước Tầu, bài
báo được trính dẫn rộng rãi như biểu tượng cho thái độ cố gượng chiến tranh của Tầu, cuộc
chiến tranh mà những người gây ra và thực hiện đã kiên cường, bền bỉ, quyết liệt làm mất niềm
tin của dân Tầu với quân đội của họ.

Cái giàn đó nhà ta đặt tên là A-12, là Ka-chiu-sa tháo rời để mang vác, tầm bắn 9.600m. Sau có
ĐKB của Nga bắn 10.800m nên ít sử dụng (ĐKB hay ĐKZB nghĩa là ĐKZ chiến đấu ở B - miền
Nam).
Em nghĩ ĐKB cồng kềnh như thế, nếu ghép 37 nòng thì tốn quá nhiều mà rất khó tiếp đạn, di
chuyển... Vả lại mấy loại hoả tiễn như ĐKB, BM21 đều có tầm bắn lớn, chắc nhà ta sẽ dùng yểm
trợ từ xa chứ không bắn trực tiếp.

Một số tính năng của BM1-GRAD


Tính năng kỹ thuật
Cỡ đạn, mm 122
Chiều dài hỏa tiễn, mm 2870
Trọng lượng, kg 56,4-66
Trọng lượng phần đầu đạn, kg 6,4
Trọng lượng xe, kg 13700
Tầm bắn Min, m 5000
Tầm bắn Max, m 20380
Độ chính xác (độ phân tán), m 90
Số ống dẫn hướng ( số nòng) 40
Thời gian chuẩn bị để chiến đấu, phút 3,5
Thời gian nạp đạn, phút ( trường hợp dùng hệ thống xe nâng để nạp theo bloc) 5

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Công suất động cơ, sức ngựa 180
Vận tốc hành quân Max, km/h (theo đường nhựa) 85
Quãng đường, km 1040
Số bánh xe 6х6
Năm chính thức đưa vào sử dụng trong quân đội 1963

Ở các nước Ả rập, châu Mỹ La Tinh, Châu Á, tùy theo điều kiện địa phương và sử dụng hệ thống
này có cải tiến. Phần bệ phóng số ống phóng có thể xuống đến 30 ống. Phần xe có thể sử dụng
các loại xe khác nhau từ ZIL-131 đến xe ISUZU của Nhật Bản. Hệ thống này đã được sử dụng
thành công trong thập kỷ 70-80 tại nhiều điểm trên thế giới : Á, Phi, Mỹ La-Tinh.
Các dạng đầu đạn sử dụng cho BM1-GRAD
1- Đầu đạn nổ sát thương ( văng ) : 9M21OF
2- Đầu đạn nổ sát thương ( văng ) : 9M28OF hoặc 9M22U
3- Complex 7 đầu đạn để tạo nhiễu Radio 9M519-1 ….7
4- Đầu đạn với catxet 3M16 để rải mìn sát thương bộ binh từ xa.
5- Đầu đạn với catxet 9M28K để rải mìn chống tăng từ xa.

Còn phòng tuyến 2 là nơi tập trung hoả lực mạnh nhất lúc bấy giờ, các bác nhà mình chỉ chờ cho
TQ vào đến phòng tuyến 2 sẽ xử . nhưng TQ ko tấn công vào sâu được , có những điểm mình
còn đấnh thọc hẳn qua biên giới, tiểu đoàn của ông bác em còn đánh sang đất TQ mấy ngày
liền, đến khi thấy nó có nhiều bật lửa và phích nước quá mới biết là sang đất TQ

Pháo phản lực giàn phóng nhiều ống ghép lại đối với lính VN thì không có gì lạ hết . Nó quá quen
thuộc từ vài chục năm rồi . Súng có đến 37 nòng bắn trực xạ thì chưa ai trong chúng ta tìm được
bằng chứng cụ thể . Nhưng súng 7 nòng thì đã có đây . 7 súng phóng lựu 62mm ghép lại với
nhau . Đủ nhẹ để khiêng vác . Đủ mạnh để bắn áp đảo bộ binh .

Sao bác không hỏi luôn ông ấy ở đơn vị nào và đánh nhau ở mặt trận nào.
Ngoại giao Việt Nam công nhận quân ta đã phản kích đánh vào 2 thành phố biên giới của TQ là
Malypo (đối diện với Hà Giang) và Ninh Minh (đối diện với Lạng Sơn). Đặc công chắc cũng
không thiếu.
Kí sự sư đoàn 338 cũng có nói về chuyện sư đoàn này đánh sang diệt 1 căn cứ TQ.

Nhưng theo em thì chắc là pháo cao xạ 37mm vì trong tập ký sự "Chiến hào biên giới" (cả thơ cả
ký) có 1 chuyện kể về một tiểu đoàn pháo cao xạ phòng không 37mm được bố trí gần biên giới
để đón lõng máy bay địch nhưng chưa thấy máy bay đâu thì đã thấy xe tăng mang ngôi sao "bát
nhất" xông tới, thế là pháo thủ lẫn chỉ huy nhảy xuống chiến hào dùng sung bộ binh đánh địch.
Về sau quân Tàu đông quá tràn lên, chỉ huy đành cho sử dụng pháo cao xạ 37mm hạ nòng bắn
trực xạ. Trong đó cũng miêu tả cảnh quân TQ khiếp sợ như thế nào khi gặp lưới lửa khủng khiếp
này. Bác nào có tập ký sự này thì post lại cho em xem với, lâu quá em quên phéng mất rồi

Thực hiện phương châm tác chiến "Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng" trong cuộc Tổng tiến
công và nổi dậy Xuân 1975, cán bộ, chiến sĩ phòng quân giới và cán bộ, công nhân các xưởng
quân giới miền Nam (gọi tắt là Quân giới Miền) cũng "thần tốc" cải tiến vũ khí trong biên chế
nhằm tăng cường hoả lực cho các đơn vị chiến đấu.
*Lắp súng đại liên K.57 lên xe bọc thép K.63. Xe bọc thép K63 (do Trung Quốc chế tạo) bố trí
một khẩu 12,7mm lên phía trước, nhưng bị hạn chế góc tà. Khắc phục nhược điểm đó, cán bộ kỹ
thuật phòng quân giới cùng cán bộ, công nhân xưởng OX.1 đã "thần tốc" nghiên cứu thiết kế giá
và khoét một lỗ ở phía trước mũi xe để lắp thêm súng đại liên K57. Súng được bố trí để có thể
bắn được mục tiêu từ 7m trở ra. Hai bên thành xe được mở thêm nhiều lỗ nhỏ để bộ binh ngồi
trên xe có thể bắn được tiểu liên AK và ném lựu đạn ra ngoài. Sau khi cải tiến và thử nghiệm, xe
bọc thép K63 được đưa đi chiến đấu ngay.
*Đưa súng ĐKZ lên xe M113. Để tăng thêm hoả lực chiến đấu cho bộ đội ta, cán bộ, công nhân

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
xưởng OX.1 đã thử nghiệm thành công việc lắp súng ĐKZ lên xe M113 do ta thu được của địch.
Súng được đặt ở vị trí thuận lợi để xạ thủ có thể nạp đạn và ngắm bắn dễ dàng, không ảnh
hưởng đến các hoạt động khác trong xe. Xe M113 lắp súng ĐKZ-75mm có khả năng đánh trả xe
M113 và tăng M41 hoặc tiến công các cứ điểm, lô cốt kiên cố của địch.
*Cải tiến phương pháp đúc thuốc sản xuất bộc phá phá rào. Đây là sáng kiến của Z24, đưa năng
suất làm việc của 12 ngày bằng cả tháng trước đó. Sau 20 ngày liên tục sản xuất, với nỗ lực cao
độ của toàn thể cán bộ, công nhân từ cơ quan đến công xưởng, ngày 26-4-1975, sản phẩm cuối
cùng của kế hoạch đột xuất đã xuất xưởng gửi ra mặt trận. Đợt sản xuất cao điểm của Quân giới
B2 kết thúc thắng lợi với 6.809 quả bộc phá phá rào và 3.621 quả MĐH-10 được xuất xưởng.

Việt nam giỏi quá

Topic này tớ không bỏ sót một bài nào hoặc các topic liên quan đên tẩn nhau với tầu. Đọc xong
những bài đó tớ cảm thấy rất sướng, nhất là những chuyện kể có thêm gia vị của bác Cao Sơn.
Hôm qua tớ đem những chuyện oanh liệt ra kể với một bác là lính động viên cũng đi đánh tầu ở
những năm đó. Bác ấy nghe xong rồi chậc lưỡi - Đấy là ở đâu chứ ở chỗ anh làm gì có, bọn tầu
nó bắn dập dập cả ngày quân mình không dám thò đầu ra chỉ đến khi nào tiếp tế lương thực mới
tìm cách chui ra còn không thì ở trong hang hết. 6 tháng thay quân một lần nên những anh cũ
người xanh lét, như chết rồi có khi còn phải dìu do ở trong hang quá lâu. Bác ấy còn kể nhiều
anh quân ta rất liều, lên của hầm giao lưu với lính tầu, ném đồ cho nhau, đến khi thấy nó chuẩn

bị bắn pháo thì lính ta chui vào hầm . Bác còn nói - lính Hà Nội những năm đó lên rất nhiều
nhưng con số chết và bị thương lại ít hơn các tỉnh khác.
Tớ nghe bác ấy kể mà ngao ngán quá - xin hỏi các bác đã từng đi lính có thực sự có những

chuyện đó không nhẩy

Trận đánh này, sau đó tài liệu tổng kết của ta đánh giá nguyên nhân chính dẫn đến không hoàn
thành nhiệm vụ là do sai lầm trong phán đoán và chỉ huy của tiểu đoàn trưởng.
Tiểu đoàn đã bố trí rất cứng, với 2 đại đội phía trước trên hướng mà bác huyphuc nói, bờ sông
dốc và chật hẹp, địch rất khó vượt sông và có vượt được cũng rất khó khăn trong việc triển khai
tấn công. Nhưng lại để hở sườn. Thực tế quân Tầu không dại gì chọn một địa điểm bất lợi như
vậy để vượt sông. Chúng đã chọn hướng khác, ở đây bờ sông bằng phẳng và rộng hơn. ĐỊch đổ
bộ không gặp sự ngăn cản nào của ta rồi chọc thẳng vào tuyến sau của tiểu đoàn (1 đại đội), bỏ
qua những điểm tựa phía trước.
Trong quá trình chiến đấu tiểu đoàn trưởng xử trí kém linh hoạt. 2 đại đội phía trước mới đánh
một vài trận đã vội vã cho rút bỏ vị trí. Trong khi đó, đại đội kia, lực lượng đã mỏng lại bị phân tán
và thương vong vẫn để nguyên vị trí, phải liên tục chiến đấu với số quân địch đông từ 3-4 lần
(cấp tiểu đoàn) mà không nhận được bất kì chi viện nào.
Kết quả là ngày hôm sau, khi đại đội này đã kiệt sức, địch không khó khăn để chiếm trận địa.
Tiểu đoàn của ta phải bỏ chốt trong điều kiện còn sung sức, 2 đại đội gần như nguyên vẹn và 88
dân quân tự vệ mới tăng cường.

àh các bác ơi nhắc đến bác Cao Sơn em mới nhớ là có được post laịh bài của bác Cao sơn ko vì
chuyện của bác ấy cũng hay , ngày xưa nó gây sốc bên LSVH vì chuyện bác ấy kể rất mộc mạc
và rất chất lính , nhất là mấy đoạn 5 ngày lạc sang đất tầu , hay có đoạn nói : đi ! mình còn trẻ
chưa có vợ con gì , nếu có chết thì cũng chết vì quên hương , có bác còn bảo đọc đến đoạn đó
thấy khoé mắt cay cay , bác nào có thời gian thì post lại bài đó đi nếu ko vài hôm nữa em hết bận
là em biên tập lại bài của bác CAo Sơn ngày xưa đó

Thằng em sinh năm 79 nhờ bác Trường Sơn và các đàn anh phân tích một chút , tại sao trong
chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, lực lượng tình báo ta dự đóan chính xác giờ xuất kích cũng
2006 Allrights reseved by Rosea
HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
như ngày tiến công của B52 tại Guam, Utapao, ... mà chúng ta nhiều nơi vẫn bị bất ngờ trong
những ngày đầu của năm 79, thậm chí địch và ta gần như đối mặt với nhau.

Tôi đươc một bác an ninh kề là hồi đó mình có được một điệp viên của ta bao chính xác ngày
giờ, nhưng tin này ko đc đánh gia cao vì ông này là người Việt gốc Hoa.

Theo bác, việc trục xuất Hoa kiều tuy có tiêu cực xong mặt tích cực về an ninh và chính trị trong
thời điểm bất khả kháng, đằng nào cũng phải cầm súng tay bo với Tàu ( cái này của cụ Lê
Duẩn). Hày mà xem ra bọn Tàu nó gài vào mình đông hơn mình gài vào nó phải ko các pác

Tôi tổng kết qua chiến tranh năm 79 có bổ xung thêm vai trò của ông anh Cả với mục đích xem
là lúc đó ta nhận được vũ khí gì, pháo 37 nòng hay là loại khác.
26 năm trước đây, tháng 3 năm 1979 kết thúc cuộc chiến kéo dài hơn 1 tháng giữa Việt nam và
Trung quồc. Hai đất nước châu Á này có chung một đường lối, nhưng lại chênh lệch nhau về
tiềm lực kinh tế, quốc phòng, về dân số và diện tích lãnh thổ. Trong cuộc chiến tranh này Trung
quốc đã bị thua. Đạo quân khoảng 600 000 quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân TQ mất
62.5 ngàn người bị tử trận, khoảng 280 xe bọc thép và xe tăng, 118 pháo và vũ khí nặng.
Nguyên nhân để Trung quốc thực hiện “Đòn phản công” Việt nam là tháng 12 /1978, tâp đoàn
quân 120 nghìn bộ đội Việt nam tấn công vào Căm- Pu –Chia nơi mà dân tộc Căm-Pu –Chia bị
diệt chủng bởi chế độ Pôn Pôn. Ở đây tôi không phân tích nguyên nhân xâu xa của cuộc chiến
tranh này, nhưng đứng trên quan điểm tình hình thế giới hiện nay thì cũng phải Tự Hào rằng Việt
nam chúng ta cũng sử dụng sức mạnh quân đội can thiệp ra nước ngoài để Bảo vệ Quyền lợi
của Tổ Quốc, bỏ qua Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, không khác gì Mỹ bây giờ. Có điều là
Việt nam làm điều này vào năm 1979, còn Mỹ thì vào năm 2002 đối với IRAQ và tính chất cuộc
chiến có khác nhau. Đối với Việt nam là nhằm bảo vệ quyên lợi Tổ Quốc và công dân Việt nam (
Việt kiều) ở nước ngoài đồng tiêu diệt chế độ diệt chủng Pôn-Pôn, cứu nhân dân Căm-Pu-Chia.
Trung quốc với nhà „kiến trúc sư“ là Đặng Tiểu Bình ủng hộ tích cực chế độ Khơ-Me đỏ đã quyết
định “Dạy cho Việt nam một bài học”, trong khi 85% lực lượng quân đội Việt nam đang ở Căm-
Pu-Chia.
Rạng sang ngày 17/2/1979, 7 cánh quân của Quân Đội giải phóng nhân dân Trung quốc sau 30-
40 phút của hỏa lực pháo binh dọn đường đã tấn công đồng loạt phòng tuyến của Quân Đội
Nhân Dân Việt nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc. Cần phải nói thêm rằng, Đặng Tiểu Bình
lúc này kiêm giữ chức Tổng Chỉ huy của Bộ tổng Tham mưu quân đội Quân Đội giải phóng nhân
dân Trung quốc. Hướng tấn công thứ nhất bao gồm 2 cánh quân, tấn công vào hướng Cao
Bằng. Mũi tấn công chính bao gồm 5 cánh quân đánh vào phía Đông –Bắc thị xã Lạng Sơn, cách
Hà Nội chỉ có 141 km. Một mũi nữa tấn công vào hướng Tây –Bắc, thị xã Lai Châu. Chống lại tập
đoàn quân hùng hậu này của Quân Đội Giải Phóng Nhân dân Trung Quốc chỉ có 01 sư đoàn
chính qui của Việt nam, 01 sư đoàn bộ đội địa phương, lực lượng Biênphòng, dân quân và du
kích. Chiến thuật chính trong tác chiên quân sự của quân đội Giải phóng Nhân dân Trung quốc
lúc bấy giờ là chiến thuật “Biển người”, không khác nhau xa bao nhiêu với chiến tranh Triều Tiên.
Phản ứng của Moscow lúc đó gần như tức thời dựa trên cơ sở hiệp ước hợp tác toàn diện Việt-
Xô 03/11/1978. Moscow đã đặt quân khu Viễn Đông và quân khu Si-Bê-Ri trong tình trạng báo
chiến đấu. Quân đội Xô- Viết với khoảng 250.000 người và 25 đơn vị cơ giới có không quân yểm
hộ bắt đầu tập trung (mobilized and concentrated) dọc biên giới phía bắc Xô- Trung phía
Manchuria ( Mãn Châu-lý), gây áp lực đe dọa tấn công Trung Quôc,nếu Trung quốc không rút
khỏi Việt nam.
Bộ tổng tham mưu Xô-Viết đã thành lập ngay nhóm tác chiến gồm 20 các chuyên gia quân sự và
cố vấn cho các binh chủng khác nhau. Chỉ huy nhóm tác chiến là tướng dầy dạn kinh nghiệm
Genady Obaturov (Геннадий Обатуров). Sáng ngày 18/02/1979 nhóm này đã đến Hà nội và
nghe báo cáo và làm việc với Đại Tướng Lê Trọng Tấn và Bộ trưởng bộ quốc phòng Văn Tiến
Dũng về tình hình măt trận Cuối cùng thì Genady Obaturov cũng gặp được trực tiếp với Tổng Bí
Thư Lê Duẩn, một việc mà không phải đơn giản lúc bấy giờ, và thuyết phục được việc chuyển
quân khẩn cấp từ Căm-Pu-Chia về theo đường xe lửa và cầu hàng không AN-12 (được thành
lập khẩn cấp). Sau đó đưa ra việc thành lập đường viện trợ cho Việt nam hệ thống tên lửa mặt
2006 Allrights reseved by Rosea
HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
đất BМ-21 (Grad) . Ngày 5/03/1978 Bắc Kinh tuyên bố bắt đầu rút quân hạn chế và dần dần khỏi
Việt nam. Nhưng các hoạt đông quân sự chính chỉ kết thúc vào ngày 18/03/1979. Việt nam mất
hơn 45. 000 ngôi nhà, 900 trường học, 428 bệnh viện và các trung tâm y tế, 25 hầm mỏ, 55 xí
nghiệp và nhà máy.
Về mặt quân sự, trong chiến tranh 79 Trung quốc thua Việt nam , nhưng lại thu được nhiều „Lợi
Lộc“ và chiến thắng trên nhiều „Mặt Trận“ khác. Ở đây tôi chỉ đề cập đến vấn đề quân sự thuần
túy. Đó là sau cuộc chiến tranh này Trung Quốc cũng rút nhiều kinh nghiệm, quyết định thực hiện
công cuộc cải cách và hiện đại hóa quân đội.
PS: Nếu không đúng chủ đề thi steppy phiền MOD xóa giùm. Cám ơn !!
Cám ơn bạn kqndvn đã cho tôi cảm hứng viết bài !!!

....cuối năm 1977, trên tuyến biên giới Việt - Trung đã xảy ra một số việc phức tạp về chủ quyền
lãnh thổ quốc gia. Tỉnh ủy Lai Châu theo dõi chặt chẽ tình hình, chủ trương giải quyết mềm dẻo
và linh hoạt; sao cho vừa đảm bảo chủ quyền biên giới, vừa giữ được mối quan hệ hữu nghị
giữa hai Nhà nước. Bên cạnh những thắng lợi trên các mặt kinh tế - xã hội, an ninh - quốc
phòng, về công tác xây dựng Đảng, củng cố chính quyền cũng như các đoàn thể quần chúng;
Đảng bộ cũng nhận thấy những khó khăn, tồn tại cần có biện pháp khắc phục kịp thời, đó là: Hệ
thống quản lý và chỉ đạo của các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể từ trên xuống cơ sở
chưa thực mạnh; chưa đề ra được phương hướng sản xuất, cơ cấu kinh tế của từng vùng; một
bộ phận quần chúng nhân dân ý thức làm chủ chưa cao; một số ngành chưa phát huy được
những thế mạnh sở trường...

Cuối năm 1978, tình hình biên giới các tỉnh phía Bắc nói chung và Lai Châu nói riêng, ngày càng
trở nên căng thẳng; phía Trung Quốc ráo riết đẩy mạnh các hoạt động quân sự ở biên giới. Song
song với hành động quân sự, họ còn phát động một cuộc chiến tranh tâm lý, tìm mọi cách chia rẽ
nội bộ ta, chia rẽ nhân dân các dân tộc. Trước tình hình trên, Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo thành
lập các đội công tác ở 23 xã biên giới Việt - Trung, thuộc 3 huyện: Phong Thổ, Sìn Hồ, Mường
Tè và một số xã nội địa có vị trí đặc biệt quan trọng; xây dựng phương án cụ thể phòng chống
bạo loạn, xưng vua, nổi phỉ và chủ động đối phó với mọi tình huống xấu nhất. Cũng trong năm
1978, Trung ương tăng cường cho Lai Châu 610 cán bộ, gồm những cán bộ của quân đội, của
các ngành Trung ương và một số tỉnh bạn. Đi đôi với nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biên
giới, tỉnh chỉ đạo các huyện tiếp tục phát triển hơn nữa về kinh tế - văn hóa - xã hội; phát động
phong trào: "Quyết thắng Đông - Xuân, toàn dân quân sự hóa". Tính đến tháng 12/1978, toàn
tỉnh có 11 nghìn cán bộ chiến sỹ thuộc lực lượng quân chính quy, 38 nghìn người thuộc
lực lượng dân quân tự vệ. Ởcác xã, các công - nông - lâm trường, xí nghiệp đều thành lập
3 lực lượng với hàng chục nghìn người tham gia và được trang bị các loại vũ khí chiến
đấu. Theo sự chỉ đạo của tỉnh, các đơn vị vào cuộc với những đóng góp và quyết tâm cao nhất
của ngành mình, để làm tốt công tác hậu cần khi chiến sự xảy ra.

Bằng thiện chí hòa bình, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã làm tất cả những gì có thể
nhằm tránh một cuộc xung đột biên giới. Nhưng "cây muốn lặng, gió không đừng", ngày
17/2/1979 Trung Quốc đã vô cớ phát động một cuộc tấn công quân sự nhằm vào 6 tỉnh biên giới
phía Bắc Việt Nam, trong đó có Lai Châu. Đáp lời kêu gọi của Đảng và Chính phủ, thực hiện
mệnh lệnh chiến đấu của Bộ Quốc phòng và Quân khu II; quân và dân Lai Châu đã phát huy
truyền thống yêu nước kết hợp với chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đoàn kết một lòng, tiến hành
những trận đánh trả ngoan cường bảo vệ toàn vẹn chủ quyền đất nước. Sau 23 ngày đêm chiến
đấu vô cùng dũng cảm và mưu trí, chúng ta đã buộc quân địch phải rút chạy về bên kia biên giới.
Để ghi nhận thành tích chiến đấu và phục vụ chiến đấu của các địa phương, Chính phủ đã tặng
thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì cho quân và dân Lai Châu; tặng Huân chương
Kháng chiến hạng Nhất cho quân và dân huyện Phong Thổ, hạng Nhì cho huyện Sìn Hồ và
hạng Ba cho huyện Mường Tè. Ngoài ra, còn hàng chục đơn vị vũ trang và cá nhân trong
tỉnh được tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân", cùng nhiều tặng
thưởng Huân, Huy chương các loại.

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Hi các Bác ,
Liệu có phải loại này là lọai các bác đang cần tìm không? Tớ phải nhờ mãi mấy thằng bạn tớ ở
Nga mới tìm được cái này đấy. Có thể bộ đội ta dùng thêm lọai nào nữa của Tầu chăng??
đây là loại súng 9K132" GRAD -P" loại một nòng để vận chuyển bằng sức người dùng chủ yếu
cho lối đánh du kich. Được thiết kế tại Liên xô theo yêu cầu đặc biệt của chính phủ ta năm 1965.
Ban đầu đưa ra 02 phương án thiết kế. 1-đặt trên xe GAZ-69, 2- mang vác được bằng bộ binh,
nhưng chính phủ ta đặt đặt sự chọn vào phương án 2. Năm 1966 GRAD -P được đưa vào sản
xuất hàng loạt. Năm 1968 chính bộ đội đã dùng lọai súng này để nã đạn vào sân bay Tân Sơn
Nhất. Ngoài quân đội ta ra, thì súng GRAD -P được quân tình nguyện Cu-Ba sử dụng tại châu
Phi, và các chiến binh Palestine sử dụng để thực hiện các vụ oanh tạc người Do thái. Quân đội
Liên-Xô không dùng loại súng này. Ưu điểm lớn nhất của GRAD -P là tính ổn định và độ bền.
Đặc tính kỹ thuật: 9K132 "GRAD-P"
1- Cỡ đạn: 122 mm thuộc đạn hoả tiễn phản lực.
2- Tổ bắn 4 người
3- khối lượng: 55 kg
4- Kích thước khi triển khai chiến đấu:
dài 2500 mm, rộng 1500 mm, cao 2500mm
5- Khối lượng đạn: 46 kg
6- Vận tốc bắn 1 viên / 1 phút
7- Tầm bắn Max: 10,8 km/

Khẩu ĐKZ-B mà bác steppy post ở trên dài gấp đôi khẩu ĐKZ-C mà tớ post. Đây là những thông
số của ĐKZ-C :
Pháo phản lực mang vác do LX cải tiến từ mẫu ĐKZ-B theo yêu cầu của VN. Gồm :
- Thiết bị phóng : 9P-132M
- Nặng : 51 kg
- Dài : 1250mm
- Dùng đạn : 9M-22M1kiểu phá mảnh {có vòng đen để phân biệt với đạn ĐKZ-B}, nặng 47,8kg
- Tầm bắn : 9000m {có vòng cản}, hoặc 15000m {không có vòng cản}
Được quân giới VN cải tiến thành các kiểu : ĐC-1, ĐC-2, ĐC-30, C-20...có uy lực lớn hơn.

Anh hùng liệt sĩ Trần Trọng Thường

Đồng chí Trần Trọng Thường sinh năm 1958. Sinh quán tại xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà.
Dân tộc Kinh. Nhập ngũ tháng 6 năm 1977. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hy sinh ngày 3
tháng 3 năm 1979 tại Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn, khi đó đồng chí là tiểu đội trưởng, đại đội 51,
tiểu đoàn 5, trung đoàn 2, sư đoàn 3 Quân khu 1.

Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc tháng 2 năm 1979, Trần Trọng Thường chỉ huy
tiểu đội, chiến đấu cực kỳ dũng cảm diệt hàng trăm tên địch, riêng đồng chí 47 tên, thu 1 súng.
Từ ngày 17 dến 23 tháng 2 năm 1979, đơn vị đồng chí chiến đấu ở phía tây bắc Đồng Đăng, tỉnh
Lạng Sơn. Mặc dù quân số địch đông gấp bội, lại có pháo binh yểm trợ, đánh phá ác liệt, mở
nhiều đợt tấn công vào trận địa của ta, Trần Trọng Trường vẫn bình tĩnh chờ địch đến gần mới
nổ súng, diệt 7 tên và chỉ huy tiểu đội diệt nhiều tên khác. Từ 25 đến 28, địch lại tổ chức một lực
lượng lớn đánh vào trận địa của đơn vị, đồng chí đã động viên đơn vị giữ vững tinh thần chiến
đấu, đánh lui các cuộc tiến công của địch, tiêu diệt nhiều sinh lực, riêng đồng chí diệt 39 tên.
Ngày 2 tháng 3, quá trình chiến đấu hết đạn, đồng chí dũng cảm xông lên dùng báng súng đánh
chết 1 tên. Ngày 3 tháng 3, trong lúc dẫn đầu một đơn vị chiến đấu, đồng chí bị trúng đạn của
địch đã anh dũng hy sinh. Đồng chí được tặng thưởng một Huân chương quân công hạng III.
Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Trần Trọng Thường được Chủ tịch nước cộng hoà XHCN Việt Nam
truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.

Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Xuân Kim

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Đồng chí Nguyễn Xuân Kim sinh năm 1952, sinh quán tại xã Lạc Long, huyện Kinh Môn. Dân tộc
Kinh. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hy sinh ngày 17 tháng 2 năm 1979 tại mặt trận phía
Bắc, khi đó đồng chí là thượng sĩ, quyền đại đội trưởng đại đội 6, tiểu đoàn 2, trung đoàn 192 bộ
đội địa phương Hoàng Liên Sơn, Quân Khu 2.

Từ tháng 6 năm 1972 đến tháng 4 năm 1975, đồng chí chiến đấu ở chiến trường Trị- Thiên, lập
nhiều thành tích xuất sắc. Tháng 2 năm 1979, đơn vị đồng chí được giao nhiệm vụ giữ chốt Cốc
San ở huyện Bát Sát, tỉnh Lào Cai. Ngày 17 tháng 2, địch cho một tiểu đoàn có pháo binh, xe
tăng yểm trợ, chia làm nhiều mũi, từ nhiều hướng đánh phá ác liệt vào trận địa của ta, Nguyễn
Xuân Kim vẫn bình tĩnh chỉ huy đơn vị, chờ địch đến gần mới nổ súng, tiêu diệt nhiều tên địch.
Đồng chí bị thương lần thứ nhất, tự băng bó, tiệp tục chiến đấu. Bị thương lần thứ hai, đồng chí
bị ngất, khi tỉnh lại, đồng chí tiếp tục chỉ huy đơn vị, tổ chức lực lượng đánh vào sườn và phía
sau lưng địch. Bị thương lần thứ ba, do vết thương quá nặng, bị ngất nhiều lần, nhưng mỗi lần
tỉnh lại, đồng chỉ vẫn chỉ huy đơn vị chiến đấu. Khi thấy địch đến gần, đồng chí mang hết sức còn
lại, gượng dậy, dùng lựu đạn, tiểu liên AK đánh thẳng vào đội hình địch. Trong trận chiến đấu
này, đơn vị đồng chí đã bẻ gẫy 8 đợt tiến công của địch, diệt trên 200 tên, riêng đồng chí diệt 60
tên. Nguyễn Xuân Kim đã khi sinh sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đồng chí được thưởng
một Huân chương quân công hạng III, một Huân chương chiến công hạng II, 2 lần được tặng
Danh hiệu dũng sĩ. Ngày 20 tháng 12 năm 1979, đồng chí được Chủ tịch nước Cộng hoà XHCN
Việt Nam truy tăng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.

Anh hùng liệt sĩ Phạm Xuân Huân

Đồng chí Phạm Xuân Huân sinh năm 1948. Sinh quán tại xã Việt Hoà, huyện Cẩm Giàng, nay
thuộc phường Cẩm Thượng, thành phố Hải Dương. Dân tộc Kinh. Nhập ngũ tháng 4 năm 1968.
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hy sinh ngày 28 tháng 2 năm 1979 tại biên giới phía Bắc,
khi đó đồng chí là trung uý, đại đội trưởng đại đội 10, tiểu đoàn 6, trung đoàn 148, sư đoàn 316
Quân khu 2. (Không rõ đây là F316 được QĐ3 phối thuộc cho QK2, hay F316A mà các tư liệu TQ
đã nói đến. Xin nhờ những bác có khả năng kiểm tra hộ).

Từ năm 1968 đến năm 1975, Phạm Xuân Huân tham gia chiến đấu ở chiến trường Lào, sau đó
là chiến trường miền Nam, lập nhiều thành tích xuất sắc. Tháng 2 năm 1979, trong cuộc chiến
đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, đồng chí chỉ huy đơn vị diệt 250 tên địch, riêng đồng chí diệt 45
tên.

Ngày 22 tháng 2 năm 1979, địch huy động số quân khá đông, có pháo binh yểm trợ, đánh phá
vào trận địa của đơn vị, Phạm Xuân Huân vẫn bình tĩnh, chỉ huy mưu trí, linh hoạt, vừa đánh địch
phía chính diện, vừa đánh bên sườn và sau lưng, đơn vị đồng chí tiêu diệt hàng trăm tên địch,
đánh lui nhiều đợt tiến công, giữ vững trận địa

Đến ngày 23 tháng 9 năm 1979, địch huy động một tiểu đoàn, có pháo binh yểm trợ, đánh vào
trận địa của đồng chí, Phạm Xuân Huân, bình tĩnh, dũng cảm, chỉ huy đơn vị chiến đấu quyết liệt,
giành giật từng mét giao thông hào, từng công sự chiến đấu, khi hết đạn, đồng chí đã dùng dao
găm đánh giáp lá cà. Trong trận này, đồng chí diệt 45 tên địch.

Ngày 28 tháng 2, năm 1979, sau nhiều lần thất bại nặng nề, địch huy động một lực lượng lớn,
chia làm nhiều hướng, nhiều mũi đánh vào trận địa ta. Đồng chí chỉ huy đơn vị chiến đấu suốt từ
sáng đến chiều, đánh lui nhiều đợt tiến công của địch và anh dũng hy sinh, sau khi hoàn thành
nhiệm vụ.

Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương quân công hạng III, 3 Huân chương chiến công
hạng III và một danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ.

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Phạm Xuân Huân đã được Chủ tịch Nước cộng hoà XHCN Việt
Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.

Anh hùng liệt sĩ Đỗ Chu Bỉ

Đồng chí Đỗ Chu Bỉ sinh năm 1952. Dân tộc Kinh. Sinh quán tại xã An Lâm, huyện Nam Sách.
Nhập ngũ....... Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hy sinh ngày 1 tháng 3 năm 1979

Khi tuyên dương anh hùng, đồng chí ở đại đội 6 công an vũ trang tỉnh Quảng Ninh. Ngày 1 tháng
3 năm 1979, Đỗ Chu Bỉ trực tiếp chỉ huy giữ chốt A1, vị trí án ngữ tuyến đầu, cách biên giới
300m, cách đồn biên phòng Hoành Mô 400m. Ở vị trí quan trọng như vậy, để chiếm vị trí chốt
A1, địch đã tập trung pháo binh các loại, bắn liên tiếp suốt 1 tiếng đồng hồ. Pháo vừa dứt, 4 tiểu
đoàn địch ào ạt xông lên. Trong tình huống đó, Đỗ Chu Bỉ vẫn bình tĩnh chờ cho địch đến gần rồi
mới hạ lệnh cho đơn vị đồng loạt nổ súng, bắn mãnh liệt vào đội hình của địch, hàng chục tên bị
tiêu diệt, sau đó tiếp tục đánh bại hàng chục lần tiến công của địch. Bị thất bại nặng nề, chúng lùi
lại cho pháo binh bắn cấp tập vào trận địa, khi pháo chuyển làn, bộ binh lại ào ạt xông lên. Lần
này chúng chiếm được giao thông hào bên phải chốt, Đỗ Chu Bỉ vẫn bình tĩnh chỉ huy phân đội
dùng lưỡi lê, lựu đạn, báng súng đánh giáp lá cà, đẩy địch ra khỏi chiến hào. Sau thất bại của 2
lần tiến công, địch tăng viện một tiểu đoàn, chia thành 2 mũi: Một mũi đánh đồn biên phòng
Hoành Mô, một mũi đánh chốt A1. Đỗ Chu Bỉ chỉ huy cả đơn vị đánh địch cả hai hướng, diệt 20
tên. Đồng chí bị thương vào tay, vào sườn, vẫn không rời trận địa. Cuộc chiến đấu kéo dài, ngày
càng ác liệt, trời lại mưa, chiến hào lầy lội, đồng chí tổ chức đưa thương binh, tử sĩ sang chốt A2,
tiếp tục bảo vệ chốt A1. Địch liên tiếp phản công, đồng chí vẫn bình tĩnh chỉ huy đơn vị chiến đấu
và đã hy sinh tại mặt trận.Với thành tích chiến đấu liên tục, ngoan cường, dũng cảm, đồng chí
cùng đơn vị lập công xuất sắc, được truy tặng Huân chương chiên công hạng nhât và thăng
quân hàm trung uý. Ngày 19 tháng 12, năm 1979, Đỗ Chu Bỉ được Chủ tịch nước cộng hoà
XHCN Việt Nam truy tăng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.

Quên mình vì đồng đội


Lâm Phương

Trên biên giới phía bắc năm ấy, ở hướng Lào Cai, những người lính tự vệ địa chất sát cánh cùng
bộ đội, dân quân và bà con các dân tộc, kiên cường bảo vệ từng tấc đất biên cương. Và có một
người con của địa chất đã ngã xuống, hy sinh thân mình để cứu đồng đội. Đó là Anh hùng liệt sĩ
Nguyễn Bá Lại. Anh Trần Dự, kỹ sư địa chất, bạn chiến đấu của người anh hùng kể : "Những
ngày cuối năm 1978 đầu 1979, tiểu đoàn tự vệ địa chất được lệnh tăng cường luyện tập, đào
hào đào công sự chiến đấu. Khi đó, tôi là khẩu đội trưởng đại liên, anh Nguyễn Bá Lại là trung
đội trưởng tự vệ kỹ thuật. Rạng sáng ngày 17-2, chúng tôi chuẩn bị thay ca trực chiến, bỗng đất
trời như vỡ ra trong tiếng nổ của các loại vũ khí. Cuộc chiến bắt đầu. Anh Nguyễn Bá Lại có vị trí
chỉ huy chiến đấu trong một hầm chữ A trong có 6 người (2 nữ tự vệ). Tôi cũng ở trong số đó vì
không kịp chạy về khẩu đội nên nhập luôn vào đây. Chúng tôi đã chống trả được các đợt tấn
công của đối phương cho đến 14 giờ ngày hôm đó. Mắt như mờ đi, tai ù và miệng thì đắng ngắt
vì khói súng. Bất ngờ, một quả lựu đạn của đối phương “đánh lỗ đáo” đúng vào hầm. Rất nhanh,
anh Nguyễn Bá Lại nằm đè lên và một tiếng nổ nhức óc. Tôi đứng cạnh, bị ngã xuống và ngất đi.
(Tham khảo kí sự Người kĩ sư địa chất đánh giặc). Tỉnh lại, mới hay 6 người đã được anh Lại
cứu sống.Anh Dự ngừng lời, cố nén xúc động và mắt thì hoe đỏ". Tôi hỏi : "6 người đó giờ ở
đâu?", anh Dự kể tiếp : "Ngoài tôi ra, là Chu Bá Đảng, kỹ sư địa vật lý, nay đã nghỉ hưu ở Hà
Tây. Phạm Viết Hùng, trung cấp địa vật lý, chiến sĩ thi đua toàn quốc, nghỉ hưu ở Phủ Lý, Hà
Nam. Kiều Như Thiện, trung cấp địa vật lý, nghỉ hưu ở Phú Thọ. Nguyễn Thị Nhuần, trung cấp
họa đồ, nghỉ hưu cùng quê anh Hùng. Nguyễn Thị Sang, trung cấp địa vật lý, nay ở Phổ Yên,
Thái Nguyên". - Khi đó anh Lại đã có gia đình chưa ? - Có rồi, vợ anh là Nguyễn Thị Hồng, quê ở
Thụỵ Trình, Thái Thụỵ, Thái Bình. Lúc đó, anh chị đã có một cháu gái 3 tuổi, chị là giáo viên cấp
2 dạy ở xã và cháu trai ngày ấy mới 2 tháng tuổi, nay học Trường đại học Mỏ-địa chất để nối

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
nghiệp bố. Anh Lại khi đó đã có giấy nghỉ phép, nhưng xảy ra chiến sự, anh chiến đấu rồi hy sinh
nên chưa biết mặt con trai. Hằng năm, ngày giỗ anh, chúng tôi vẫn thắp hương tưởng nhớ.
Chúng tôi như được sinh ra lần thứ hai vậy. Tôi thường về thăm quê anh. Thời gian càng lùi xa,
chúng tôi càng thấy hành động của anh thật anh hùng (anh được tuyên dương Anh hùng LLVT
nhân dân năm 1996). Và thật đúng phẩm chất con người anh trước đó-sinh ra trong một gia đình
cách mạng (có chị và anh hy sinh trong kháng chiến) được đào tạo ở nước ngoài. Khi về nước,
anh đã tình nguyện lên Tây Bắc, vượt mọi khó khăn thiếu thốn, vừa làm, vừa học, tranh thủ dạy
văn hóa, ngoại ngữ cho đồng nghiệp. Anh trưởng thành rất nhanh, là Trưởng phòng kỹ thuật trẻ,
là bí thư chi đoàn và 4 năm liền là Chiến sĩ thi đua”. Bây giờ, trên con đường vào mỏ đồng Sinh
Quyền, mỏ đồng lớn nhất của nước ta, nơi năm xưa anh Nguyễn Bá Lại chiến đấu và hy sinh, có
một tấm bia tưởng niệm các liệt sĩ là những cán bộ, công nhân Liên đoàn địa chất Tây Bắc đã
ngã xuống trong sự nghiệp điều tra thăm dò địa chất và bảo vệ mỏ. Trong danh sách này, có tên
anh hùng-liệt sĩ Nguyễn Bá Lại. Tại quê hương, tên anh đã được đặt cho những cánh đồng,
những con đường, đội thiếu niên, cho trường học. Anh sống mãi với quê lúa Thái Bình, sống mãi
trong lòng những người địa chất Việt Nam.

Anh hùng Đào Văn Quân

Đồng chí Đào Văn Quân sinh năm 1950. Sinh quán tại xã Cộng Lạc, huyện Tứ Kỳ. Dân tộc Kinh.
Nhập ngũ tháng 2 năm 1971. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam,

Khi tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung uý chính trị viên bộ đội đặc công, tiểu đoàn 45 Bộ
tư lệnh đặc công. Từ năm 1972-1974, đồng chí chiến đấu ở chiến trường Trị - Thiên, hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ được giao. Năm 1979, trong cuộc chiếu đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, đồng
chí cùng đại đội trưởng chỉ huy đơn vị chiến đấu rất dũng cảm, mưu trí, có nhiều cách đánh táo
bạo, đạt hiệu suất chiến đấu cao. Đại đội của đồng chí đã tiêu diệt 640 tên địch, phá huỷ 18 xe, 2
dàn hoả tiễn, 5 tấn đạn, 1 khẩu đại liên. Riêng đồng chí Quân đã diệt 90 tên địch, bắt sống 1 tên,
phá huỷ 1 dàn hoả tiễn H12, bắn cháy 8 xe quân sự, thu 1 súng. Ngày 21 tháng 3 năm 1979, đơn
vị đồng chí trên đường hành quân vào thị xã Cao Bằng, bị địch phục kích, địch tập trung hoả lực
bắn ác liệt vào đội hình của ta. Trong tình huống bị động, đồng chí rất bình tĩnh, động viên đồng
đội, nhanh chóng tổ chức đội hình chiến đấu, đánh địch liên tục suốt từ sáng đến chiều, diệt 130
tên, bắt sống 4 tên, phá huỷ 1 đại liên. Trong trận này, riêng Đào Văn Quân diệt 10 tên, bắt sống
1 tên, phá huỷ một đại liên, thu một súng. Ngày 18 tháng 3 năm 1979, sau 2 ngày kiên trì bí mật
phục kích một đoàn xe 18 chiếc, chở đầy lính lọt vào trận địa phục kích của đơn vị. Khi nổ súng,
đồng chí đã nhanh chóng diệt chiếc xe đi đầu, cả đoàn xe ùn lại, Đào Văn Quân cùng đại đội
trưởng chỉ huy đơn vị đánh mãnh liệt vào đội hình địch. Bị tấn công bất ngờ và thương vong lớn,
địch hốt hoảng bỏ chạy, đơn vị đồng chí đã nhanh chóng truy kích, diệt hoàn toàn đoàn xe 18
chiếc, phá 2 giàn hoả tiễn H12, diệt 50 tên (Tham khảo kí sự Luồn sâu đánh hiểm). Đồng chí
được thưởng 1 Huân chương quân công hạng III. Ngày 20 tháng 12 năm 1979, được Chủ tịch
nước cộng hoà XHCN Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.

Tôi đọc trên trang nhà medal of hornor thấy nhiều chú lính Mỹ cũng hy sinh giống như thế này và
được truy tặng. Nhưng không biết từ khi nào, sau khi đào công sự, lính Mỹ bao giờ cũng đào
thêm một cái lỗ con , rộng bằng nửa cái mũ sắt, sâu bằng chiều dài khẩu súng trường ở ngay
giữa công sự. Khi có lựu đạn lẳng vào công sự, chú lính nào nhanh chân đá được quả lựu đạn
xuống lỗ thì thương vong giảm hẳn. Không biết bộ đội mình có đào cái lỗ chống lựu đạn như thế
không ?

Em thử lập 1 danh sách các đơn vị của ta trong chiến dịch tháng 2-1979, dưới đây là những đơn
vị đã được thẩm định chắc chắn 100% là có tham gia chiến đấu. Những bác nào có điều kiện xin
kiểm tra và bổ sung hộ.

Đơn vị / Mặt trận / Thời gian tham chiến

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Sư đoàn bộ binh 3 / Lạng Sơn / 17-2-1979.
Sư đoàn bộ binh 311 / Cao Bằng / (?)
Sư đoàn bộ binh 316 / Hoàng Liên Sơn (?) / 17-2-1979 (?).
Sư đoàn bộ binh 323 / Quảng Ninh / (?)
Sư đoàn bộ binh 328 / Quảng Ninh / (?)
Sư đoàn bộ binh 325B / Quảng Ninh / 17-2-1979 (?).
Sư đoàn bộ binh 338 / Lạng Sơn (?) / 17-2-1979.
Sư đoàn bộ binh 346 / Cao Bằng / 17-2-1979.
Sư đoàn công binh 334 / Hoàng Liên Sơn / (?).
...

Trung đoàn biên phòng 12 / Lạng Sơn / 17-2-1979.


Trung đoàn biên phòng 16 / Hoàng Liên Sơn / 17-2-1979.
Trung đoàn bộ binh 42 sư đoàn bộ binh 327 / Lạng Sơn / 28-2-1979.
Trung đoàn bộ binh 4 sư đoàn bộ binh 337 / Lạng Sơn / 28-2-1979.
Trung đoàn bộ binh 52 sư đoàn bộ binh 337 / Lạng Sơn / 28-2-1979.
Trung đoàn bộ binh 43 / Quảng Ninh / 17-2-1979.
Trung đoàn bộ binh 192 / Hoàng Liên Sơn / 17-2-1979.
Trung đoàn bộ binh 254 / Hoàng Liên Sơn /17-2-1979.
Trung đoàn bộ binh 218 / Hoàng Liên Sơn / 17-2-1979.
Trung đoàn bộ binh 741 / Hoàng Liên Sơn / 17-2-1979.
Trung đoàn bộ binh 567 / Cao Bằng / 17-2-1979.
Trung đoàn bộ binh 852 / Cao Bằng / (?)
Trung đoàn bộ binh 196 / Lạng Sơn (?) / (?).
Trung đoàn công binh 245 / Hoàng Liên Sơn / (?).
Trung đoàn pháo binh 166 / Lạng Sơn / (?).
Trung đoàn pháo binh 268 / Hoàng Liên Sơn/ 17-2-1979
Trung đoàn cao xạ 272 / Lạng Sơn / (?).
Trung đoàn thông tin 604 / Hoàng Liên Sơn / 17-2-1979.
...

Tiểu đoàn 1 trung đoàn bộ binh 197 Bắc Thái / Lạng Sơn / 23-2-1979.
Tiểu đoàn 2 Sình Hồ / Lai Châu / 17-2-1979.
Tiểu đoàn 3 Mường Khương / Hoàng Liên Sơn / 17-2-1979.
Tiểu đoàn địa phương 124 / Lạng Sơn (?) / (?).
Tiểu đoàn địa phương 125 / Lạng Sơn (?) / (?).
Tiểu đoàn địa phương 131 / Lạng Sơn (?) / (?).
Tiểu đoàn địa phương thị xã Lạng Sơn / Lạng Sơn / 17-2-1979.
Tiểu đoàn địa phương Cao Lộc / Lạng Sơn / 17-2-1979.
Tiểu đoàn địa phương Văn Lãng / Lạng Sơn / 17-2-1979.
Tiểu đoàn đặc công 45 / Cao Bằng / 17-2-1979.
Tiểu đoàn tự vệ gang thép / Cao Bằng / 17-2-1979.
Tiểu đoàn tự vệ địa chất / Hoàng Liên Sơn / 17-2-1979.
Tiểu đoàn lựu pháo 122mm sư đoàn 320B / 11/3/1979.
...

Đại đội 5 thiết giáp K63 / Lạng Sơn / 2-3-1979.


63 đồn biên phòng dọc biên giới (quân số từ đại đội thiếu đến đại đội).
...

Ghi chú : gọi là sư đoàn nhưng có thể chỉ có một bộ phận của sư đoàn đó tham chiến. Ngoài ra
có những sư đoàn mới không được biên chế đủ quân số và trang bị, chỉ có từ 1-2 trung đoàn bộ
binh trong đội hình.

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Ngoài ra :
- Các đồn biên phòng, các đơn vị công an vũ trang, dân quân, tự vệ các bản làng, xã, huyện, thị
xã, thị trấn, nông trường, lâm trường, xí nghiệp... thuộc 6 tỉnh biên giới.
- Các đơn vị tuyến sau ra tăng cường, ví dụ như các tiểu đoàn địa phương huyện Gia Lâm, Đông
Anh, Thanh Trì, Từ Liêm (Hà Nội) được đưa lên Lạng Sơn, có thể đã tham chiến hoặc chỉ làm dự
bị.

Thú vị thật.
Hôm nay, em đọc lại quyển Sư đoàn 10 và phát hiện ra là từ sau 1975, sư đoàn 316 không còn
nằm trong đội hình Quân đoàn 3 (thay vào là sư đoàn 31). Như vậy có khả năng 316 đã được
điều lên phía bắc.

Như vậy, sư đoàn 316a mà TQ nói có thể là sư đoàn 316 "thật", có thể là đơn vị khác (sư đoàn
313 chẳng hạn, theo lời bác dongadoan, 313 ở Lào Cai và trong chiến dịch 1979 cũng bị tổn
thất).

Tớ cám phục bác quá, một mình bác giũa bầy sói mà bác chiến đấu vô cùng dũng cảm. Nhất là
quả "VN assaulted, Chinese body left behind" . Tớ đăng ký acc định vào giúp sức nhưng
chiến trường đã bình yên trở lại. À bác Spirous co bài thơ của Lý Thường Kiệt= tiếng Hán ko,
nêu có thi Post lên cho anh em lam vũ khí khi cần thiết. Phải kêu gọi anh em vào hợp sức mỗi khi
"Tổ Quốc lâm nguy ", bọn nó đông quá đánh một mình không lại.


Thần

南國山河南帝居
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
絕然定分在天書
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư
如何逆鹵來侵犯
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
汝等行看取敗虛
Nhữ đẳng hành khán thủ bại hư

Dịch thơ (Khuyết danh)


Thần

Sông núi nước Nam vua Nam ở


Rành rành đã định ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời

Trên forum china-defense.com có số liệu thương vong này của TQ (dẫn lại từ 1 forum khác ,
Tầu có đến cả trăm forum về chiến tranh với VN).

Tổng quân số tham gia : 558.952 người.


Tổng thiệt hại : 34.551 người.
Trong đó :
* Thiệt hại trong chiến đấu : 32.355 người.
2006 Allrights reseved by Rosea
HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
- Chết : 7.814.
- Bị thương : 23.586.
- Mất tích : 955.
* Thiệt hại không trong chiến đấu : 2.196 người.
- Bệnh tật : 1.348.
- Chết vì tai nạn : 61.
- Bị thương vì tai nạn : 787.

Sơ sơ ra là quân đội TQ có khoảng 8.830 chết và 24.373 bị thương. Cao hơn gấp rưỡi con số
mà TQ chính thức thừa nhận.

Tớ đang ôn thi, mà cứ ngó thấy bọn tàu vỗ ngực xưng Middle Kingdom- Trung Nguyên là tức nổ
đom đóm rồi, phải viết bài chửi. Anh em ta đông đông thì họp nhau lập thành group lấy tên là Đại
Việt- Great Viet cho oai.

Tôi ủng hộ bác Spirou, thấy tụi nó cứ Tàu, Ấn chửi nhau rồi đem Việt vô làm "ví dụ" so sánh, xâm
lược này nọ mà tức wá. Bị cái các forum này phải có group mới cãi được, xin vô box Ý thì tụi nó
kh cho, chẳng lẽ vô box Tàu, nick tui là vietbỉd, nhân topic này muốn kêu gọi anh em biết IT lập
group VN với.

Nó đây mấy bác:

http://www.network54.com/Forum/242808

Nick tớ là dongda, name là Quang Trung rồi, nhanh tay lẹ chân . Bây giờ bọn Tàu đang bị
vây đánh ở chủ đề : Chinese vice premier cancels meeting with Japan''s Koizumi & JSDF will
station F15 to Okinawa in 2008 against China''s threat.

Lẽ ra tớ đã viết thêm vài bài ủng hộ NB rồi, ai dè anh em cùng chí hướng như Ấn Độ, Mỹ, Nhật
Bản từ chống Tàu quay ra chửi commie. Thế là tớ đành đánh bài chuồn

Hiện tại trên những đỉnh đồi ở huyện Sóc Sơn-Hà Nội vẫn còn tồn tại những hệ thống công sự
như thế này. Tớ đã có dạo đi hái sim ở trên đó thế nên mới biết được sự tồn tại của hệ thống
giao thông hào này. Phải nói là tốn rất nhiều công sức vì đất đồi rất rắn. Mà giao thông hào thì
chạy qua cả đỉnh quả đồi , và sâu lút đầu người. (tớ chỉ có đi chơi thôi mà lên được tới đỉnh đồi
thì thở không ra hơi).

Nick của tôi bên ấy cũng giống bên này Phudongthienvuong . Các Bác vào đang ký thử xem sao
. Bọn Tầu bên ấy cũng đông và thâm hiểm lắm chúng ta vào đông hổ trợ nhau . To Bác Spirou
Tôi mới dẫn chúng vào cái bẩy sino-vietnam border conflict . Cái bẫy ấy tôi thấy anh em mình
trên này có nhiềi tài liệu và hình ảnh ác chiến lắm . Chúng đang re-rising military power là sự thật
ta không thể cải được . Nhưng chúng đua vũ trang cho dân tầu nghèo kiết xác và nuôi cho béo
mập nền công nghiệp quốc phòng Nga và châu âu cũng là sự thật . Dù thắng hay không có cơ
hội để chưởi bọn Middle kingdom bành trướng bá quyền vẫn thấy khoái các Bác ạ hihihi.....

"nhân tiện nói với các bác là em cũng có nick ở trong cái diễn đàn gì đó

http://www.network54.com

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
hehe nick của em là king_simba pass là 2002q1 , tại em có tiếng ANh kém nên bác nào giỏi cứ
lấy nick đó chửi chết bà chúng nó đi"

Chuối thế, anh tạo ra cái forum dùng nick của em nhưng đến khi cần các pw no gửi vào email thi
không check được thế là xong phim.

Có ai cho mượn cái nick vào chọc ngoáy cái. Làm cái chủ đề "China - A giant with the AQ
thought" để chọc cho mấy chú khựa một cái

Các anh ở đây cứ đánh/táng cho Tàu hết quả này đến quả khác...kinh khủng nhỉ.Chỉ sợ một
ngày nào đó...các anh đi làm về trên chiếc xe ccfs hay hongqi gì đó,lúc đó vợ đang coi phim
chưởng trên CCTV,con thì đang học thêm tiếng Hoa,về nhà biếu ba mẹ một gói đông trùng hạ

thảo,rồi kéo cái ghế made in China ra,mở máy tính Lenovo lên rồi post bài tiếp...
Các anh ơi,năm 1979 -> 2005 là 26 năm rồi,TQ a-qui là TQ trước năm 80,TQ bây giờ thiếu gì
hình nè http://www.skyscrapercity.com/forumdisplay.php?f=403 .....

Người Việt Nam chúng ta không sợ chiến tranh nhưng cái chính vẫn là yêu hoà bình.Chiến thắng
trong CTBG thật oai hùng và vinh quang,và chủ đề này đươc mở ra để chúng ta không lãng quên
nó.Các anh cứ tranh cãi với mấy thằng Tàu trên net54 tiếp đi,tôi hoan nghênh vì vấn đề ở đây là
sự thật lịch sử thôi ta đã thắng phải thuyết phục họ là ta thắng thế thôi.
Nhưng post rồi tự hoan hô tự tuyên dương là ta đã đánh được nó một quả roài ôi sướng quá
rằng Vn ta thể nào cũng hơn mấy thằng mắt lép đó......tệ hơn là chọc ngoáy thì liệu có sôvanh,có
AQ quá không?
Nên làm cho xã hội Vn này ngày một tốt hơn thì hay hơn.
Tôi ở www.skyscrapercity.com cũng đang có flame war chống một anh ba Tàu nè,hehe Trung-
Việt đánh lộn bao gờ cũng vui cả,cảnh giác nhưng đửng nuôi dưỡng lòng hận thù,hận thù nhưng
đừng trở nên hiếu chiến

To Quang Trung,Dong Da,Sat That,ChiLang,Hoang...I''ve read all your posts against


chinese.YOU ARE REAL VIETNAMESE . Con cháu chúng ta sau này có còn được ăn cơm
Việt,ở đất Việt...hay không là nhờ những con người Việt Nam như các bạn.I love YOU.
To Excuter : Chắc chắn là người Việt Nam nào cũng vẫn còn phải nghiến răng căm giận bọn giặc
Tầu đã xâm phạm lãnh hải và giết bà con ngư dân ta đầu năm nay chứ ?
Như một bạn đã nói :đối với TQ, chúng ta cần ngủ mở cả hai mắt ,Excuter à !

đất nước đang cần nững thanh niên có cái tay, có khối óc và có lòng yêu nước!cHúng ta có thể
xài hàng china, chúng ta có thể xem phim china nhưng tinh thần vẫn là tinh thần Việt, bản sắc
Việt và ý chí quyết tâm thay hàng china bằng hàng việt Nam!Vì đất nước tiến lên anh em!

Vâng,TQ sẽ áp dụng chính sách ru ngủ rất nguy hiểm....nhưng đối với một số....họ sẽ cảnh
giác...chúng sẽ làm họ thức đến mệt phờ ra...sau đó bán cho cái giường

Đừng để TQ nhìn ta bằng con mắt khinh thường,nói ta là chỉ giỏi khôn lỏi...bạn hiều ý tôi
chứ....điểm yếu lớn của bọn Tàu lại chính là sự thâm hiểm của nó,cái mà cộng đồng thế giới ghét
chúng....vì vậy đừng cãi nhau tay đôi với chúng,đừng cho mọi người hiểu nhầm là ta rốt cuộc chỉ
là cùng một bọn hiếu chiến như chúng.okeeê.

Có thể đây là cảnh trao trả tù binh 2 bên.


- Trong cái ảnh thứ nhất, chú này đầu quấn băng, và ở trên có cái cờ trắng (hoặc cờ chữ thập

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
đỏ).
- Nếu nhập ngũ không thể tổ chức bôi bác đến mức cho lính đứng thay quần áo ngay giữa

đường, nhất là phía xa xa có mấy cô gái đứng


- Mấy anh lính VN có thể là bộ phận làm nhiệm vụ trao trả tù binh nên đeo băng chữ thập đỏ
(bình thường lính quân y VN chỉ đeo thêm túi thuốc, không đeo băng).
- Trong ảnh hai, có thể là trang phục mà VN cấp cho tù binh khi trao trả nên có mũ cối (để ý là chỉ
có 1 chú chịu đội). Mặt mũi đám này trông đều cau có, khổ sở

Về trường hợp máy bay VN bị TQ bắn rơi trong chiến tranh biên giới.

14h15 ngày 5-10-1987, chiếc MiG-21P làm nhiệm vụ trinh sát do thượng úy (?) Trần Tôn lái khi
bay trên vùng trời Quảng Tây đã bị 3 tên lửa đất đối không địch bắn trúng. Anh nhảy dù được
nhưng lại bị lính biên phòng TQ bắt giữ.

Dây là thời kỳ cả hai bên đều tiến hành nhiều hoạt động trinh sát vào sâu lãnh thổ đối phương,
cả trên không, trên biển và trên bộ. Theo một nguồn tin chưa kiểm chứng, trong những năm này,
không quân VN đã nhiều lần dùng Su-22 tấn công các vị trí của TQ dọc biên giới.

Bác Phù Đổng hơi lo lắng quá, đây là thời kỳ 2 nước trong tình trạng chiến tranh và chiến sự vẫn
diễn ra ở biên giới. Nhất là TQ còn đang lấn chiếm vào đất ta ở rất nhiều nơi thì việc VN tung
máy bay trinh sát, kể cả có chủ động đánh sang đất TQ cũng là hành động tự vệ bình thường.
Dùng không quân chiến đấu thì cũng như dùng pháo binh bắn trả lại pháo Tầu thôi.
Con WZ-5 em post ở trên ấy, chính trên trang www.sinodefence.com của TQ cũng công nhận là
đã dùng nó để do thám trên không phận VN mà !

Một trường hợp tương tự nhưng diễn ra trước đó (theo lời kể của 1 số thành viên TTVN ở các
topic khác) :

Tháng 8-1978, một máy bay tiêm kích J-6 (Chicom MiG-19) của không quân TQ đã xâm nhập
sâu vào lãnh thổ VN ở khu vực Xuân Thủy, Nam Định. Chiếc J-6 đã bị 2 chiếc MiG của không
quân VN truy đuổi và bắn rơi tại chỗ trước sự chứng kiến của nhân dân trong khu vực.
Viên phi công TQ bị tiêu diệt, xác được trao trả cho phía TQ.

2006 Allrights reseved by Rosea


HD300306010 http:// hoanghai.net.ms
History E-Books: HD310306014
Compiled & Published by Rosea
Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 và 1984 ( P III)
Cuộc xâm lăng biên giới VN năm 1979 của Trung Quốc

Ðầu năm 1979, Trung Quốc xua quân tràn sang biên giới Việt Nam, với sự tuyên truyền là để
"dạy cho Việt Nam một bài học".

Cuộc xâm lăng biên giới Việt Nam bắt đầu vào ngày 17 tha''ng 2, 1979. Theo cuốn sách "China''s
War with Vietnam", King C. Chen, Stanford, CA, Hoover Institution, Press, 1987), sau hai tuần lễ
giao chiến dữ dội giữa hai bên, Trung Quốc tuyên bố đã chiếm được ba trong sáu thị xã nằm địa
đầu giới tuyến, là Cao Bằng, Lạng Sơn, và Lào Kay. Hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn ở gần nhau.
Còn Lào Kay và Cao Bằng nằm hai bên tỉnh Hà Giang. Ðiều này chứng tỏ Trung Quốc đã tiến
quân tràn qua biên giới bằng ít nhất là ba ngã. Các thị xã Lào Kay, Cao Bằng và Lạng Sơn tương
đối dễ đến từ Trung Quốc. Lào Kay tiếp giáp với biên giới hai nước và có trạm giao thông với
Trung Quốc. Trạm thông thương biên giới thứ hai, và quan trọng hơn, là ải Nam Quan, tức Hữu
Nghị Quan phía bắc thị xã Lạng Sơn. Bắc Kinh rất khó điều quân tới Lai Châu và Hà Giang, vì
đường Quốc Lộ 2 thông thương giữa hai nước qua Hà Giang khá cheo leo, rặng Hoàng Liên Sơn
chắn ngang biên giới tây bắc rất hiểm trở và khó vượt qua.

Căn cứ trên địa hình các tỉnh và lời tuyên bố của Bắc Kinh, thì cánh quân phía tây từ Vân Nam
tiến sang chiếm được Lào Kay rồi tiến về phía đông theo Quốc Lộ 70 dọc bắc ngạn sông Hồng.
theo lời kể lại của một số sĩ quan bị bắt đi tù "cải tạo" trên rặng núi Hoàng Liên Sơn, thì họ được
đảng CSVN cấp tốc di chuyển về phía nam trong thời gian đó.

Cánh quân phía tây tràn sang biên giới không gặp nhiều chống cự khi chiếm thị trấn Lào Kay
nằm sát biên giới. Nhưng sau đó thì bị chận lại vì thung lũng sông Hồng và sông Lô quá hiểm trở.
Ðường xe hỏa xuyên quốc gia chạy dọc theo bắc ngạn sông Hồng cũng là một cản trở vì có quá
nhiều cầu đã cũ bên sườn núi thẳng vách và dễ bị phá vỡ.

Cuộc tiến quân hai đạo ở phía đông của Bắc Kinh sang Cao Bằng và Lạng Sơn sau này được
xác nhận bởi hai ký giả Robert Storey và Daniel Robinson ("Vietnam", Lonely Planet Publications,
3rd Edition, 1995, trang 506 và 517). Cánh quân xâm chiếm Lạng Sơn hùng hậu hơn cánh quân
tấn công Cao Bằng, xuất phát từ tỉnh Quảng Ðông tràn qua biên giới từ ải Nam Quan, chiếm các
phố thị địa đầu là Ðồng Ðăng, rồi theo Quốc Lộ 4 tiến xuống phố Kỳ Lừa và thị xã Lạng Sơn.

Theo ký giả Bruce Elleman, ("Sino-Soviet Relations and the February 1979 Sino-Vietnamese
Conflict", 1996), lực lượng của Trung Quốc có khoảng 250 ngàn ("quarter million men"), chia làm
nhiều đạo quân ồ ạt tràn sang biên giới nhưng đã bị quân địa phương trấn thủ tiền đồn dùng du
kích chiến làm chậm cuộc tiến quân trong khi chờ đợi quân chính quy được điều động từ miền
Nam Việt Nam lên tiếp ứng.

Theo Cameron W. Barr, The Christian Science Monitor - International, Oct 3/1997, được bà
Nguyễn Thị Dương trước kia ở Lạng Sơn nhưng nay cư ngụ tại Ðồng Ðăng cho biết, quân Trung
Quốc tràn sang biên giới tiến về thị xã Lạng Sơn. Tại đây, họ gặp sức kháng cự của quân phòng
vệ (town''s defenders) và phải tiến chiếm từng căn nhà. Vì vậy mà một phần lớn của thành phố
Lạng Sơn đã đổ nát tan hoang sau hơn một tuần chịu đựng lửa đạn từ hai phía.
Sau 16 ngày xâm chiếm các vùng biên giới lãnh thổ Việt Nam, đột nhiên vào ngày 5 March, 1979
Bắc Kinh rút hết quân về. Họ tuyên bố mục đích cho Hà Nội "một bài học" đã đạt. Thế nhưng
cuộc rút lui của họ đã xảy ra cùng lúc với hai sự kiện làm cho dư luận chú ý:

Nhiều đơn vị chính quy của bộ đội CSVN đang được điều động từ miền Nam lên miền biên giới
để chuẩn bị ứng chiến khi quân Trung Quốc tràn xuống sâu hơn trong nội địa.

Trung Quốc gài lại phía nam biên giới trên hai triệu quả mìn chôn trên các lối đi hay đồng ruộng,
và trên các đồi núi, với mục đích là ngăn chặn sự truy kích từ đằng sau trong khi đoàn quân triệt
thoái về nước (BBC News Online: "China Ends Huge Mine Clearing Programme," Asia-Pacific,
August 12, 1999). Một tài liệu khác của BBC ("China Clears Thousands of Landmines on
Vietnamese Border", January 6, 1998) tổng số diện tích các bãi mìn dọc biên giới lên đến 20 triệu
mét vuông bao gồm 120 vùng gần 1300 cây số dọc theo biên giới từ Lai Châu sang Hải Ninh.
("Qiu Daxiong, deputy commander of the Guangxi Military Area Command, said the mine clearing
operation, is expected to clear 120 zones on nearly 20 million sq.m. of ground"). Mìn gồm 18 loại
khác nhau, chỉ có dụng cụ gỡ mìn tối tân và chuyên gia thông thạo mới tháo gỡ được. Có nhiều
đồi chôn mìn cỏ mọc quá cao, không thể rà được dù là dụng cụ tối tân, phải dùng đến chất nổ
làm nổ cả bãi mìn. Cuộc tháo gỡ mìn được thực hiện từ năm 1993 mãi đến tháng 8 năm 1999
mới hoàn tất.

Nhu cầu của "Trung Quốc dạy cho Việt Nam một bài học" đã để lại thương vong khá lớn cho cả
hai bên. Chỉ trong hai tuần, tổng số tổn thất của hai đạo quân của Bắc Kinh lên tới trên 20 ngàn,
tức gần 1/10 quân số tham chiến (Storey and Robinson, trang 506). Những vũ khí đã gây cho
Trung Quốc nhiều tổn thất nhất lại chính do họ viện trợ cho Bắc Việt trong cuộc chiến Việt Nam.
Tổng số tử vong của hai bên lên tới 56 ngàn người ("The Bloodshed In South-east Asia", Rod
Paschall, The Quarterly Journal of Military History, Nov. 14, 1999), hơn cả số tử vong của quân
đội Mỹ trong trên 10 năm tham chiến tại Việt Nam

Theo hai tác giả Robert Storey và Daniel Robinson, thị xã Lạng Sơn và quận Ðồng Ðăng, cách
Lạng Sơn 20 cây số về hướng bắc, đã bị tàn phá trong trận chiến 1979. Hiện nay, phần lớn thành
phố vẫn chưa được sửa chữa, và thường được chỉ cho du khách xem như là một bằng cớ về sự
hung hãn của người Tàu ("evidence of Chinese aggression").

CHỖ ĐỨNG

Lương Sĩ Cầm

Mười hai chiến sĩ công binh tập trung cả ở hầm ngủ của khẩu đội đại liên. Nồi mì ăn liền của
quản lý Hiền mang đến thật đúng lúc. Trong lúc anh em ăn xì xoạp, quản lý Hiền vẫn lặng lẽ ngồi
chờ trên một súc gỗ. Con người thường ngày hoạt bát thế bỗng dưng đêm nay kín tiếng giấu
mình vào một ngách hào khiến tiểu đội trưởng Đệ phải thốt lên :
- Sao hôm nay trời âm u thế hở anh Hiền ? Anh em chúng tôi có điều gì sơ suất với anh chăng ?
Hiền chỉ cười lặng lẽ. Bất chợt, Đệ hỏi :
- Anh bàn giao công việc quản lý cho cậu Lượng xong cả rồi chứ ?
- Xong rồi.
- Vậy bao giờ anh vù về tỉnh nhận nhiệm vụ mới ?
Hiền chưa kịp trả lời, Đệ nắm lấy tay anh giật giật mấy cái liền, giọng hơi tếu :
- Đường về hậu phương rộng mở, phen này "mã hồi"...
Hiền hất mạnh tay Đệ, đứng phắt dậy :
- Cậu ăn nói gì thế ? Về về cái gì ?
- Ơ kìa, sao anh lại nổi nóng ?
Chẳng nói chẳng rằng, Hiền cúi xuống xách chiếc xoong không quay gót. Anh nghe loáng thoáng
tiếng 2 chiến sĩ nằm trong hầm kèo nói với nhau :
- Ông Hiền tự dưng đâm ra mát tính...
- Nóng ruột mong nước mã hồi thì có. Vờ vịt thế thôi chứ rời chân khỏi chiến hào Ma Lù Thàng là
vui vẻ ngay.
Hiền giận tái mặt. "Đứa nào vừa nói hệt giọng thằnh Hạnh !". Nghe mà tê tái cả ruột gan. Hiền
hình dung những nụ cười chế nhạo của chiến sĩ, lòng anh cứ hừng hực như lửa đốt. Hiền xộc
vào hầm chính trị viên Trục, Trục đang ngồi trước tấm bản đồ khổ rộng, đăm chiêu suy nghĩ.
Hiền lặng lẽ ngồi ghé xuống bên. Nếu địch tấn công sang nhất định chúng sẽ cắt bộ phận đó ra
tiêu diệt trước khi đánh vào đồn biên phòng ta... Nhìn những nếp nhăn bị dồn ép giữa 2 hàng
lông mày trên vầng trán xạm đen của Trục, Hiền nghĩ :"Ở đây, lúc này, một người cầm súng cần
thiết và đáng quý biết bao nhiêu". Trục quay lại, bất ngờ cùi tay va trúng vai Hiền :
- Ơ, Hiền đấy à ? Đến từ bao giờ ? Bàn giao cho Lượng ổn cả rồi chứ ?
Hiền gật đầu. Đôi môi anh mím chặt, mắt lộ vẻ băn khoăn.
- Sao trông mặt cậu khó đăm đăm thế kia ?
- Có lý do đấy thủ trưởng ạ.
- Bốn mươi tư con bò chuyển lùi về cây số 10 có người chăn dắt hẳn hoi rồi chứ ?
Hiền gật.
- Tiểu đội hậu cứ đã giao trách nhiệm cho Minh phụ trách rồi chứ ?
Hiền lại gật. Gương mặt anh lầm lì vẻ bực dọc pha lẫn hờn dỗi. Đại uý Trục phá ra cười :
- À, chắc cậu lại để bụng thằng Hào vì câu nói đùa của hắn phải không ? Nó nói cái gì nhỉ, ờ, đàn
bò của nó cũng đòi ở lại húc chết bọn bành trướng, không chịu sơ tán về tuyến sau. Cậu chạnh
lòng vì câu nói ấy chứ gì. Chiến sĩ trẻ của ta vô tâm, vô tính, không có bụng dạ gì xấu đâu.
Đột nhiên Hiền nổi giọng vùng vằng :
- Tôi giận anh đấy.
- Giận tôi ?
- Phải. Tôi không giận cậu Hào, cậu Hạnh. Trong hoàn cảnh chiến đấu chiến sĩ có quyền đòi hỏi
chỉ huy phải nêu gương, có quyền kiểm tra nghiêm khắc thái độ của bất cứ ai trước cái sống và
cái chết.
- Cậu đừng vòng vèo nữa, nói thẳng vào vấn đề nghe nào.
- Anh là chính trị viên, trước hết xin hỏi anh, trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, chỗ đứng của
người chiến sĩ biên phòng ở đâu ?
- Ở tuyến đầu chứ ở đâu nữa.
- Và vị trí người đảng viên ?
- Ở mũi nhọn cuộc chiến đấu ấy.
- Thế thì tại sao các anh cứ giục tôi bàn giao nhanh để về tuyến sau nhận nhiệm vụ khác. Tôi
phát ngượng với anh em về chuyện ấy.
Trục nghe Hiền nói một thôi dài, vẻ sửng sốt ban đầu tan dần. Anh giơ cả 2 tay ra phía trước
giọng hồ hởi :
- Trời ơi, cứ tưởng có chuyện gì ghê gớm. Nguyện vọng của cậu chính đáng nhưng việc điều
động cán bộ là quyền cấp trên.
- Tôi đề nghị được ở lại. Tình hình mỗi ngày một căng, bỏ mặt trận về tuyến sau. Không ! Chiến
sĩ sẽ nhìn tôi bằng nửa con mắt. Tự tôi cũng thấy xấu hổ.
Trục nắm chặt tay Hiền biểu lộ sự thông cảm lẫn yêu mến chân thành :
- Đã là chỉ thị cấp trên thì khỏi bàn cãi. Nhưng may cho cậu là BCH tỉnh mới điện xuống : "Đình
chỉ mọi sự điều động, thuyên chuyển, tất cả tập trung cho việc bố trí lực lượng chuẩn bị chiến
đấu". Cậu được ở lại !
Hiền đang ngồi, bật đứng dậy, đụng đầu vào nóc hầm đánh cộp. Đau điếng nhưng cậu chàng cứ
cười tít : "Cấp trên rất chi là sáng suốt !" rồi cúi xuống sờ soạng trong ngách hầm.
- Cậu làm cái gì vậy ?
- Tìm đôi thùng, có đây không ?
- Để làm gì ?
- Gánh nước. Phải dự trữ nước phòng đánh nhau lâu dài.
- Công việc của cậu giờ không phải là gánh nước. Ngồi xuống đây !
Trục trải tấm sơ đồ trận địa phòng ngự ra trước mặt, kéo chiếc đèn dầu lại gần.
- Mặt tây và tây nam ta bố trí 3 tiểu đội. Tiểu đội Ca phụ trách đoạn từ cây sung đến cổng đồn.
Tiểu đội cơ quan và tiểu đội Ban đảm nhiệm cánh trái từ cổng đồn tới cửa địa đạo cũ. Ban chỉ
huy dự kiến đây là hướng tấn công chủ yếu của địch. Mình được phân công phụ trách hướng
này. Bây giờ mình giao cho cậu chỉ huy 2 tiểu đội cánh trái. Phương án chiến đấu cậu đã tham
gia thảo luận rồi. Giờ hãy nghiên cứu kĩ trên sơ đồ, chuẩn bị nắm quân mà chỉ huy.
Trong lúc Hiền cúi xuống tấm sơ đồ, nghiên cứu phương án chiến đấu, Trục quay máy gọi đồn
trưởng Năm :
- Alô ! hết phiên trực anh ghé qua chỗ tôi, ta cùng trao đổi nhé ! Tôi đã bố trí công tác cho đồng
chí Hiền như đã bàn !

5 giờ sáng ngày 17-2-1979, hàng chục khẩu pháo từ Trung Quốc nã đạn sang khu vực đồn biên
phòng Ma Lù Thàng. Lửa khói mù mịt. Cát, sỏi, đất, đá tung lên cao, những cành cây bị phạt tơi
tả.
"Bắt đầu rồi !", chính trị viên Trục nói với đồn trưởng Năm. Trận pháo kích của địch đối với họ
như một việc tất nhiên. Họ chia tay đi về hai ngả trận địa. Phía cổng đồn Hiền cùng xạ thủ trung
liên Tý đang loay hoay đặt súng và kiểm tra xạ giới. Sương mù dày đặc. Trục chỉ nhận ra cái
dáng thanh thanh của Hiền với chiếc mũ mềm kéo sụp xuống ngập thái dương. Hai người vẫn
bình thản thao tác trong lửa khói đạn pháo, khắp nơi chiến sĩ sôi nổi chuẩn bị chiến đấu. Trục đi
kiểm tra một lượt rồi lại trở về cổng đồn, chờ đợi dấu hiệu bộ binh địch xuất hiện. Đồn biên
phòng Ma Lù Thàng bước vào trận đánh với tư thế đĩnh đạc. Trời chưa sáng hẳn. Hàng loạt ánh
chớp loé lên tiếp theo những tiếng nổ chát chúa.
Trục đi ngang chỗ Hiền, vỗ vào vai anh :
- Còn thắc mắc về chỗ đứng nữa hay thôi ?
Giữa âm thanh hỗn loạn của trận pháo kích, Hiền cố lắng nghe nhưng tiếng được tiếng mất. Anh
né vào vách hào trả lời :
- Chỗ đứng này bắn tốt anh ạ, cậu Tý thích lắm.
Trục cười. Cũng là nói đến chỗ đứng cả. Bỗng một ánh chớp nhoàng, tiếp theo là tiếng nổ muốn
xé rách màng tai. Khói đen mù mịt. Một cây bạch đàn đổ sập ngang chiến hào ngay trên đầu
Trục. Hiền đứng dậy, rũ sạch cát bụi, lá cây trên mũ, nhìn Trục cười.
Trận mưa pháo vẫn không ngớt. Lượng, quản lý mới mang cơm nắm lần theo đường hào phân
phát cho anh em. Hiền giữ Lượng lại. Anh rút từ trong túi da đeo bên người một tút thuốc lá :
- Cậu mời anh em mỗi người một điều. Lấy sức mà đánh thằng Tàu. Quà tỉnh uỷ Lai Châu tặng
tớ giữ để chờ dịp này đấy.
Lượng đi rồi, Hiền trở về cánh trái. Khẩu trung liên đặt sẵn trên gờ hào. Hai chiến sĩ ngồi mãi
trong một chiếc hầm kèo chắc chắn. Hiền hỏi, gần như gào giữa những tiếng nổ nhức óc :
- Ai cảnh giới ở đây ?
- Tôi ạ - Hạnh, một chiến sĩ có gương mặt trẻ trung, rắn rỏi ngước mắt nhìn Hiền không chớp,
nhanh nhảu trả lời.
- Chiến sĩ cảnh giới không ngòi trong hầm, hiểu chưa ? Nếu địch mò vào thì ai là người phát hiện
thay anh.
Hạnh vội đứng lên, lách mình ra vị trí quy định, khẩu AK khoác hờ trên vai. Thỉnh thoảng anh ta
lại liếc trộm Hiền. Hiền nhận ra ngay trong vẻ nhanh nhẹn cố ý của Hạnh có ẩn một cái gì đó
không tự nhiên, lúng túng là khác. Anh nhớ lại những câu châm biếm của cậu ta trên hầm công
binh đêm qua và lặng lẽ mỉm cười. Hiền trao cho Quân và Hạnh mỗi người một điếu thuốc lá,
giọng hơi trịnh trọng :
- Hút đi cho ấm cổ rồi cố mà đánh một trận cho xứng đáng lòng tin cậy của tỉnh uỷ và đồng bào
Lai Châu.
Quân, xạ thủ trung liên, cầm điếu thuóc, niềm vui lộ ra mặt :
- Ấy thế mà cậu Hạnh bảo trên quản lý hết thuốc thẳng rồi. Quà Tết còn lại đây hả anh Hiền ?
Câu nói vô tình của Quân chạm nọc Hạnh khiến cậu ta càng lúng túng. Hiền nghĩ thầm : " Đúng
cậu này đêm qua mò lên hầm công binh tán dóc". Anh lại cười mỉm, quay về hầm của mình.
Hạnh rụt cổ lại, nói với Quân :
- Ông ấy bàn giao vừa xong thì bị kẹt lại ở đây.
- Có cậu bị kẹt lại thì có... sao cậu hay nghĩ xấu về người khác vậy ?
- Tớ ấy à, chưa nổ súng đã biết ai ăn ai.

Đúng 6 giờ 15 phút, bộ binh địch tấn công.


Một quả mìn định hướng quét sạch toán địch đi đầu định vượt qua suối. Thế là cuộc chiến đấu ở
hướng tây bắc bắt đầu. Đồn trưởng Năm gọi máy lên trận địa cối :
- Dập mạnh vào đoạn từ đầu cầu đến suối cạn. Địch đã đến suối cạn rồi. Sương mù dày đặc à ?
Cứ bắn theo phần tử đã tính...
Phía cổng đồn xạ thủ trung liên Tý không giấu được vẻ sốt ruột :
- Sương mù thế này có hại nhau không, tầm nhìn bị chặn hẳn lại không thể nào bao quát xạ giới.
Bao giờ mới quang quẻ cho hở trời !
Hiền đặt tay lên vai Tý :
- Sương mù bịt mắt ta, cũng bịt mắt cả thằng địch. Cậu tính, 30 phút bắn pháo vừa qua, nếu bọn
trinh sát chỉnh được tầm, hướng như lúc trời quang thì khối anh em mình dính rồi.
Cứ nghe tiếng súng của ta và địch từ hướng tây bắc đủ biết cuộc chiến đấu ở đầu suối cạn dữ
dội biết chừng nào. Có thể đếm được những đợt tấn công của địch căn cứ vào lúc bộ binh
ngừng bắn để hoả lực cối, B41, ĐKZ dọn cửa mở xung phong.

6 giờ 30 phút, một cánh quân địch vượt suối Nậm Cúm quãng bến tắm đánh thẳng vào tiểu đội
của Ca. Chớp lửa nhoàng nhoàng. Đất đá bay rào rào. Ngay từ phút đầu cuộc chiến đấu đã vô
cùng ác liệt. Bến tắm là quãng quân ta cài mìn dày đặc. Mìn nổ ùng oàng liên tục. Địch đã thí
mạng mấy lớp lính để vượt lên bám lấy mép đường 12. Hiền băn khoăn : "Tại sao địch bỏ lửng
hướng tây nam ? Ban chỉ huy dự đoán đây là hướng tấn công chính cơ mà !". Tiếng của Trục
gào lên trong máy điện thoại : "Bắn mạnh vào bến tắm Thạch ơi ! Địch thí lính để phá bãi mìn.
Nện cho tới vài chục quả vào đấy !". Trước khi 2 khẩu cối lên tiếng thì các khẩu đại liên đặt trên
chiến hào ba đã bắn xối xả xuống đó, nơi quân địch đang thúc nhau lên bờ. Hiền cố nghe tiếng
mìn định hướng phía tiểu đội Ca nhưng chẳng thấy. "Thằng cha gan thật, đánh tỉnh thế mới
chắc. Nhưng sao địch lại bỏ hướng do mình phụ trách ?". Trận đánh càng đi dần vào giờ phút
quyết định, tiếng súng càng rộ lên, Hiền càng băn khoăn tự hỏi như vậy. Anh đứng cạnh Tý,
căng mắt nhìn ra cổng đồn nhưng chẳng thấy bóng dáng một thằng địch. Cơn bão lửa đang chụp
xuống đồn biên phòng, nhưng ở góc anh đứng vẫn im ắng chẳng khác gì vùng mắt bão. tại sao
thế nhỉ ? Phải chăng địch có ý định bóc lần lượt từng mảng một, ngoạm từng miếng một ?
Bỗng nhìn về bên phải anh nhận ra một toán địch đeo mặt nạ phòng độc đã vượt đường 12, lấp
ló bên kia nhà khách. Hiền bấm vai Tý :
- Chúng liều mạng, cố đánh vào đoạn hào của tiểu đội Ca, ta phải yểm hộ mạnh cho bên ấy. Tý
chú ý nhé, lúc nào chúng nó tạt ngang từ nhà khách sang nhà trực ban thì bắn chặn ngay.
Khoảng cách 2 nhà là 15m. Hướng này hơi chéo đấy, phải mở rộng xạ giới.
Tý không nói gì, lặng lẽ lấy đường ngắm. Nhà trực ban ở sát cổng đồn, cách Tý 30m. Bắn sang
phía nhà khách vướng nhiều thứ quá, góc bắn lại rất hẹp. Thấy Tý loay hoay mãi, Hiền hỏi :
- Ổn không ?
- Vướng mấy gốc bạch đàn.
- Vậy cậu cứ điểm xạ ngắn rồi lại hướng súng thật nhanh qua vật chướng ngại, đừng lia băng
dài.
Chợt Hiền kêu lên :
- Kìa chúng nó !
Loạt đạn trung liên của Tý át mất tiếng Hiền. Nhìn đầu súng vừa rung vừa giật, Hiền biết Tý bắn
vội, tay cò chưa đằm. Anh chụp lấy, dùng vai khẽ hích Tý sang bến, bắn từng chập 3 viên một.
Khoảng trống giữa nhà khách và nhà trực ban vừa lố nhố bóng lính địch giờ quang hẳn. Có thể
nhìn rõ 3 thân hình đang quằn quại. Một thằng khác, 2 tay ôm chặt gốc bạch đàn, miệng cứ
ngoạm vào lớp vỏ trắng mốc. Chân nó giãy lia lịa đạp lên đầu, lên cổ những thằng chết. Mấy tên
còn lại đã hoàn hồn, nấp sau nhà khách bắn trở lại. Đạn bay chiu chíu, cày bụi mù trước mặt
Hiền và Tý, khẩu trung liên của họ đã trở thành mục tiêu của các cỡ súng địch. Tý nhận lại súng
từ tay Hiền :
- Anh cứ để mặc em. Lần đầu, tay em hơi run.
Từ một ngách hào, đại uý Trục nhô ra, bụi đất trộn mồ hôi bê bết trên trán và hai bên má. Anh
cười, hai hàm răng trắng loá. Thấy Hiền anh nói ngay :
- Chuẩn bị tinh thần quần nhau với địch cả ngày đấy !
Vừa lúc ấy chiến sĩ trực điện thoại gọi, Trục vội chạy đi. Khi quay lại, nét mặt anh sầm hẳn xuống
:
- Anh Năm báo tin đỉnh đồi Pò Chừ Chùng phía bắc đã bị địch chiếm lúc 7 giờ rưỡi. Đơn vị bạn
đã rút về hướng Ma Ly Pho. Địch không đánh vào trận địa hoả lực của ta, có lẽ chúng xốc thẳng
xuống đường 12 chỗ cây số 6 để cắt đứt mọi sự chi viện từ tuyến sau với đơn vị mình.
Hiền cắn chặt môi dưới. Mắt anh không rời quãng trống giữa nhà khách và nhà trực ban. Tý đặt
ngón tay vào cò súng, nét mặt căng thẳng.
Từ đầu kia chiến hào, khuôn mặt đen nhẻm của tiểu đội trưởng Ca ló ra. Ca giơ tay vẫy. Hiền
chớp luôn : "Anh Trục, ca gọi tôi !" và vội lao đi. Bóng anh khuất sau vách hào gãy góc. Chỉ thấy
chiếc mũ mềm nhấp nhô trong màn khói.
Ca nắm lấy tay Hiền :
- Anh yểm hộ cho em nhé !
- Đánh vào đâu ?
- Bọn đeo mặt nạ trông dữ tướng nhưng non gan. Đến bây giờ, có thêm 1 đại đội tăng cường
chúng mới dám xông vào chỗ cây sung.
- Sao cậu không nổ mìn ? Chờ nóng cả ruột !
- Chúng nó đi đông nhưng như có ma dắt, toán nào cũng chệch ra ngoài hướng mìn quét. Em
tiếc, không đành ăn non.
Hiền đấm mạnh vào vai ca một cú đau điếng (mãi 1 tháng sau trận đánh Ca vẫn nhớ cú đấm
này) :
- Trời ơi, há miệng chờ súng ! Nó đi chệch hướng thì cậu phải dùng hoả lực dồn nó lại chứ lại
chịu à ?

Sương mù loãng dần, nhưng khói đạn không tan nhanh được, cứ lơ lửng trên mặt đồi. Địch
chuyển sang đội hình hàng ngang. Cùng lúc chúng vượt đường 12 tràn lên. Hiền đưa mắt phỏng
đoán vị trí 2 quả mìn định hướng đặt so le.
- Ca nhớ nhé, sau lúc trung liên cùng quét mạnh, cậu bấm là vừa. Mình tổ chức hoả lực hỗ trợ.
- Em chập cả 2 khối pin cho chắc. Chín vôn.
- Được !
Hiền cúi người nhao đến các khẩu đội súng máy. Anh chỉ thị mục tiêu cho từng xạ thủ. Mật độ
hoả lực địch tăng lên đột ngột. Hiền chăm chú theo dõi cuộc phản kích mới của bọn lính đeo mặt
nạ. Anh khom người đứng cạnh Vinh :
- Bắn !
Hầu như cùng một lúc, 3 khẩu trung liên bắn xối xả tạo thành 2 bờ lửa ép chúng vào một hành
lang có vẻ an toàn. Ca điểm hoả mìn. Trước mặt, cách chiến hào 30m, hai quầng lửa bùng lên.
Trong khoảnh khắc cái góc bé nhỏ ấy của trận địa im lặng hoàn toàn. Tiếng súng, tiếng ò la,
tiếng kèn thúc quân đều câm bặt. Khói đen tan dần để lộ một mảng đồi trơ trụi, ngổn ngang
những thân hình bất động. Hai trung đội đi đầu của địch bị giết sạch.
Trục chạy tới, nắm tay Hiền và Ca lắc mạnh :
- Đánh hay lắm, quét cả mảng !
Họ nhìn nhau cười.
- Chúng nó lại chuẩn bị giã xuống đầu ta một trận pháo nữa cho mà xem ! - Ca nói.
Quả nhiên, nửa phút sau, hàng loạt đạn cối nổ khắp trận địa. Không gian như bị băm xé, dồn
nén. Nhiều quãng hào sụt lơt. Các chiến sĩ tạm ẩn mình trong các ngách hầm kiên cố. Trục nói :
- Thế là chúng ta biết được võ dùng hoả lực của thằng Tầu rồi. Cậu thấy thế nào ?
- Đáng lẽ ta chỉ đánh 1 quả thôi, còn quả thứ hai phải đợi đợt xung phong tiếp theo của địch. Như
vậy hiệu quả chiến đấu sẽ tăng gấp đôi.
Trục lặng nhìn gương mặt hao hao gầy của Hiền và nhớ lại trong hồ sơ của Hiền có lưu lá đơn
tình nguyện nhập ngũ. Dưới lá đơn có xác nhận của giám đốc nông trường Điện Biên : "Cháu
Hiền, học sinh lớp 10, là con trai đồng chí Nguyễn Văn Viên, chiến sĩ Điện Biên, trung úy chuyển
ngành, cháu đã lấy máu ký tên vào lá đơn này. Đề nghị cơ quan quân sự địa phương chấp
nhận". Cái chữ ký màu nâu sẫm ấy của Hiền, Trục vẫn nhớ như in. Vẻ điềm tĩnh kia như nung
nấu sự dày vò đến đau khổ để tìm ra phương pháp chiến đấu. Là chính trị viên có kinh nghiệm,
Trục thấy đó là nhân tố tư tưởng quan trọng. Lâu nay Trục chỉ mới nhìn ở Hiền một số mặt công
tác như tổ chức đời sống vật chất cho bộ đội, đảm bảo 3kg thịt trên một đầu người hàng tháng,
bố trí kế hoạch tăng gia chăn nuôi, tiếp phẩm đâu vào đấy. Còn cái khoản ký tên bằng máu Trục
vẫn cho đó là nét tâm lý nồng nhiệt dễ thấy ở lớp thanh niên sắp bước vào đời. Mới đây thôi,
Trục báo cho Hiền biết cấp trên sắp bố trí cậu ấy về làm côn tác hậu cần tiểu khu Điện Biên. Ở
đó có Dương, vợ Hiền đang dạy học. Hiền trả lời : "Sắp đánh Tầu xâm lược, tôi xin ở lại, sống
với Ma Lù Thàng, chết với Ma Lù Thàng !". Trục vẫn nghĩ rằng Hiền "bốc". Giờ đây, giữa những
tiếng nổ rung chuyển vách đất, giữa làn khói đen xộc vào mũi đến khó thở, lặng lẽ quan sát Hiền,
Trục bỗng nhận ra trước mặt mình là một con người khác với cậu Hiền quản lý.

Xen lẫn tiếng pháo, có tiếng lựu đạn nổ rời rạc nhưng rất đanh. Hiền vụt đứng lên nhìn sang bên
trái. Dưới gốc bạch đàn, cách chiến hào chừng 15m, một chiến sĩ đang xoáy nắp quả lựu đạn,
chuẩn bị ném tiếp. Hiền thét lên :
- Ngừng ném lựu đạn !
Người chiến sĩ đã luồn ngón tay vòng vòng khuy dây giật, đứng im. Hiền đã đến bên cạnh anh ta.
Mấy chiến sĩ cùng đứng sững lại, nhìn Hiền. Có chuyện gì vậy ?
- Các đồng chí không thấy lựu đạn ném đi vướng vào cây hay sao ?
Giọng Hiền bực bội. Nhìn những gốc bạch đàn bị mảnh lựu đạn xé tước, các chiến sĩ hiểu ngay
khuyết điểm của họ.
Một cậu còn cố phân bua :
- Địch khiếp mìn định hướng dạt cả sang phải. Chúng dồn đống sau nhà khách và nhà trực ban
kia kìa !
- Vậy phải tìm cách khác mà đánh chứ !
Trục đứng áp mình vào vách hào, nhìn về phía nhà khách và nhà trực ban. Thật khó mà đoán
được ý đồ của địch. Chúng dạt sang phải, nấp sau hai ngôi nhà là do sợ mìn hay có ý định đánh
về cổng đồn. Hiền hỏi :
- Có nên rời chiến hào xung phong đánh bật bọn địch nấp sau nhà không ? Theo tôi ta điều một
tổ...
ca nói dứt khoát :
- Dùng súng và lựu đạn từ chiến hào đánh ra không ăn thua. Tôi thấy cách anh Hiền gọn đấy !
- Hử ! - Trục thốt lên một tiếng bâng quơ, vì anh đang mải nghĩ về âm mưu của địch.
Hiền nhấn mạnh :
- Phải thoát ly chiến hào anh ạ. Xuất kích trước khi chúng ngừng bắn pháo để giành bất ngờ.
- Bọn mới đến cũng tạt sang phải, chứng tỏ địch chuyển hướng đánh cổng đồn. Đến lượt Hiền
cho anh em vào trận.
- Vâng, xin sẵn sàng ạ.
- Xuất kích đông không ăn, sẽ bị hoả lực lướt sườn của địch quét rụi. Chỉ cần vài ba tay...
- Tôi xin đánh vào nhà trực ban !
- Tôi xin được phối hợp với anh Hiền, đánh vào nhà khách !
- Đồng ý, mỗi mũi chỉ cần một người. Hoả lực yểm hộ phải tổ chức chu đáo. Chú ý hai sườn !
Một lát sau, từ hầm vang lên tiếng nói của Trục trong máy điện thoại :
- Trận địa hoả lực đâu ?... Đồng chí Lam đó hả ? A lô, tập trung hoả lực 2 khẩu đại liên bắn kiềm
chế bên trái nhà trực ban và bên phải nhà khách cho Hiền và Ca đánh lựu đạn... Đánh góc chết
ấy phải dùng lựu đạn... Sương mù tan rồi, từ trên ấy nhìn xuống dưới này rõ chứ ?... Phải, xuất
kích trước khi địch ngừng bắn cối...
Trong lúc Ca chỉ thị mục tiêu cho xạ thủ trung liên của mình, Hiền quay về cánh trái gọi Ban,
Hạnh, Quân, Tý lại.
- Các đồng chí hiểu rồi chứ. Chúng nó lấy nhà trực ban làm bàn đạp đánh cổng đồn. Ta đánh
trước chúng sẽ mất chỗ đứng. Yêu cầu bắn kiềm chế liên tục không cho một tên nào vòng qua
đầu hồi bắn vào anh em ta, rõ chưa ?
- Rõ !
Hạnh còn cố hỏi thêm :
- Tổ nào đánh vào nhà trực ban ?
- Tôi.
- Một mình anh ?
- Chỉ cần một người.
Hạnh cắn môi, đăm đắm nhìn Hiền. Lòng tràn đầy xúc động và ân hận. Anh hạ giọng :
- Anh cứ tin ở tay súng của tôi, anh Hiền ạ !
Từ cổng đồn, Ca gọi to :
- Anh Hiền ơi, Vinh bị thương rồi !
Liền đó, lệnh của Trục cất lên dõng dạc :
- Điều Đường, xạ thủ B40 sang cánh phải !
Đường nhanh nhẹn xách súng lách qua sau lưng Hiền, chạy đến. Y tá Gắt dìu Vinh về tuyến sau
băng bó. Hiền lao nhanh sang cánh phải. Nhìn nét mặt căng thẳng của Ca, anh biết Ca đang lo
lắng về sự vắng mặt của Vinh trong giờ phút quan trọng này. Ca than phiền :
- Tay cậu ta trúng đạn thì làm ăn thế nào được cơ chứ ! Mất một xạ thủ cừ !
- Không phải ca cẩm nữa. Cấp trên tăng cường cho cậu một B40 rồi. Nào, ta xuất kích chứ ?
Giọng Hiền chững chạc. Chỉ riêng điều ấy đủ làm Ca vững bụng. Có lẽ hơn ai hết, Ca rất tin
tưởng ý chí và bản lĩnh chiến đấu của Hiền. Trước đây, có thời kỳ Hiền làm công tác cơ sở ở
vùng Ma Ly Pho. Sau khi Hiền rời địa bàn, Ca mới đến. Là người đi sau được thừa hưởng thành
quả xây dựng phong trào của người đi trước, Ca càng có dịp đánh giá toàn bộ những đóng góp
quý báu, những bài học mà Hiền để lại. Vì vậy, khác với một số anh em, Ca cho rằng tâm trạng
băn khoăn và tính cáu kỉnh biểu lộ ở con người Hiền mấy ngày gần đây không phải do sự nôn
nóng muốn chóng trở về hậu phương. Ngược lại, đó chính là sự biểu hiện sự đòi hỏi chỗ đứng
chính đáng của người chiến sĩ, của người đảng viên trong cuộc chiến đấu chống bọn bành
trướng xâm lược.

Ca giắt từng quả lựu đạn quanh lưng, khoác AK lên vai, hỏi Hiền :
- Anh mang theo mấy quả ?
- Đủ dùng !
Một viên đạn cối bay đến. Ca vội kéo Hiền ngồi thụp xuống lòng hào. Quả đạn nổ. Khói đen cùng
đất cát bay mù mịt. Hiền kéo Ca đứng dậy :
- Tranh thủ màn khói này, xuất kích !
Hai người bật dậy, nhảy lên bờ chiến hào. Tiếng súng của ta rộ lên bất ngờ ngay khi đợt bắn phá
của địch chưa chấm dứt. Hiền bò nhanh như rắn săn mồi. Nhà trực ban đã ở ngay trước mặt.
Thỉnh thoảng Hiền lại ngước lên, nhìn chằm chằm vào cánh cửa lớn đóng chặt. Chỉ cần một mũi
dao lách vào khe hở sát mặt đất, bẩy nhẹ là chốt nâng lên cho hai cánh cửa bung ra. Phát hiện
điều đó, anh nghĩ ra cách đánh rất bất ngờ. Cùng với Hiền, Ca cũng đang tiến dần đến nhà
khách. Quãng đường từ chiến hào đến nhà trực ban chưa đầy 30m, sao mà dài vậy. Nghe rõ
tiếng đại liên gõ nhịp trên đồi cao, tiếng trung liên của Tý, của Quân, của Hạnh giòn giã. Hiền đã
bò tới sát thềm nhà. Một loạt đạn đại liên bắn chéo, đạn găm ngay trước mặt. Bụi vôi bắn tung
toé. Có lẽ địch bên kia suối cạn đã phát hiện. Lại một loạt nữa. Cánh cửa lớn bị đạn xăm lỗ chỗ.
Hiền dán mình xuống thềm, rút dao nậy chốt cửa. Một viên đạn chạy suốt cánh tay, da thịt bị xẻ
một đường. Cánh cửa bung ra. Hiền lao vào nhà, đập 2 cánh cửa sổ bật tung. Anh ném liền 4
quả lựu đạn. Hiền chỉ kịp nhìn thấy vạt sân sau đầy lính Trung Quốc. Sau đó lửa khói trùm lên tất
cả.

Trục đưa tay đón Hiền trở lui, kéo anh xuống chiến hào. Ca cũng trở về vị trí xuất phát. Anh rút
băng buộc vết thương cho Hiền. Đáp lại cái nhìn ái ngại của ca, Hiền hỏi đùa :
- Vào nhà khách có gặp khách không ?
- Anh ném quả thứ nhất rồi mà em vẫn chưa mở được cửa sổ, lo quá. Đạp được cửa, thấy địch
gần quá, em thả luôn một dây 4 quả.
Phía cây sung, tiếng súng, tiếng lựu đạn nổi lên dữ dội. Hiền chưa kịp chạy tới đó thì Cầu đã
cõng một người trên lưng, nặng nhọc lê từng bước về phía anh.
- Đường bị rồi à ? - Hiền hỏi rồi nói tiếp - đừng chuyển về tuyến sau vội, đặt Đường ở hầm của
tôi. Chớ để ảnh hưởng tới anh em trong tiểu đội Ban. Họ sắp bước vào trận quyết liệt đấy.

Xế chiều, bọn Trung Quốc vẫn chưa vào được chiến hào một, nhưng phía ta số thương vong đã
lên tới 15 người. Khẩu đại liên của Dũng bị phá hủy, đạn K53 còn lại dồn hết cho 3 khẩu thượng
liên ở tuyến trước. Ban chỉ huy điều 1 tổ công binh làm công tác cứu thương ở tuyến sau ra tăng
cường cho Ca và Hiền. Hai chiến sĩ Tòng Văn Kim và Cà Văn O được cử về cánh phải, lao ngay
đi. Trục tìm đến chỗ Hiền :
- Chúng nó chiếm mất đoạn hào từ suối cạn vào rồi. Ta quyết giữ chiến hào hai, đoạn cột cờ và
phía sau nhà chỉ huy.
- Có dấu hiệu địch lại tập trung lực lượng chuẩn bị đánh sang cánh trái anh ạ.
Trục nhìn ra hướng nhà trực ban, nhiều toán giặc lố nhố. Dưới mép đường, xuất hiện nhiều bóng
áo xanh Tô Châu. Hiền nắm lấy tay Trục :
- Đánh chứ anh ?
- Hay là ta bung ra phản kích ?
- Nên tổ chức 1 tiểu đội vòng ra bãi sông...
- Ý kiến rất hay.
Mũi phản kích do đại uý Trục trực tiếp chỉ huy. Hiền chọn 3 đồng chí vượt đường 12 chiếm giữ lô
cốt cũ của Pháp ngoài bãi sông. Tiểu đội trưởng Ban cùng Trường, Hạnh vòng ra xa hơn rồi bất
ngờ tập kích đằng sau lưng địch. Trước khi xuất phát, Hiền nắm lấy tay Ban và Hạnh, dặn :
- Nhanh chóng, bí mật tiếp cận cự ly 100m là ăn chắc !
Bàn tay Hạnh giữ chặt tay Hiền :
- Anh bỏ qua cho em, anh Hiền nhé. Em đã có nhưng ý nghĩ sai về anh.
- Hãy nghĩ đến trận đánh Hạnh ạ. Mình sẽ bắn trung liên yểm hộ các cậu. Tay này còn chắc lắm.
Hiền giơ tay phải lên đập nhẹ vào vai Hạnh. Trục dẫn 2 tổ vượt đường. Lợi dụng lùm cây, bụi cỏ,
anh em nhanh chóng mở một mũi đánh vòng sau lưng địch. Hiền quay lại cổng đồn, đến cạnh Tý
:
- Nào, Tý hãy cầm AK để tôi trực tiếp bắn trung liên yểm hộ anh em !

Từ chiến hào một, hoả lực các cỡ của ta tuôn xối xả về hướng bến tắm, cổng đồn, nhà khách,
nhà trực ban. Ở những nơi ấy địch đang củng cố công sự làm bàn đạp. Hiền bắn từng loạt ngắn
nhưng đều đặn vào những toán địch đang bò lóp ngóp hòng áp sát nhà trực ban. Địch bắn trả dữ
dội. Thế là tổ Hiền đã thu hút được hoả lực của chúng. Anh căng mắt nhìn ra bãi sông. Sương
mù tan từ lâu. Cỏ dại mọc um tùm, che khuất các chiến sĩ đang bí mật vận động tới mục tiêu.
Hiền phát hiện ra một chiếc mũ mềm thấp thoáng sau bụi lau cách mặt đường chưa đầy trăm
mét. Từ phía ấy rộ lên hàng loạt AK đanh và gọn.
- Ăn rồi !
Hiền xiết mạnh cò súng bắn vào những toán lính địch đang hoảng hốt vì trận tập kích bất ngờ,
chạy từ mặt đường 12 lên sườn đồi.
Bỗng đồn trưởng Năm thông báo qua điện thoại : "Sáu xe tăng địch xuất hiện ở đầu cầu Hữu
Nghị. Có khả năng chúng đánh thẳng vào cổng đồn, cắt đôi đội hình ta. Trận địa đầu suối cạn
thuận lợi cho bắn tăng đã bị địch chiếm. Các đồng chí quyết tâm giữ vững cổng đồn !". Chỉ trong
5 phút ban chỉ huy điều đến cho Hiền 2 khẩu B40, 1 do tiểu đội phó Quân phụ trách rút từ chiến
hào hai, 1 do Phú phụ trách rút từ tiểu đội Sơn. Đúng lúc này, 2 khẩu cối hết đạn. 8 chiến sĩ
được giao súng bộ binh tăng cường cho tuyến hai. Hiền đứng cạnh Phú, gần cổng đồn. Ba chiếc
xe tăng dừng lại ở đầu cầu dùng pháo 37 ly (?) bắn thẳng lên đồi chè không chế trận địa hoả lực
ta. Ba chiếc khác theo đường 12 vòng xuống cổng đồn. Nó vừa chạy vừa bắn. Cự ly mục tiêu
25m. Hiền lệnh cho Phú bắn. Quả B40 lao đi kéo theo cái đuôi lửa chói mặt, lao phập vào khối
thép màu cỏ úa có 2 chữ "Bát Nhất" đỏ lòm bên sườn. Chiếc xe tăng đi đầu khựng lại. Khói đen
trong mình nó tuôn ra mỗi lúc một dày đặc. Thấy đồng bọn trúng đạn, chiếc xe tăng thứ hai vội vã
quay ngang định chuồn. Xích bên phải nó đè lên một quả mìn. Cùng lúc, quả B40 từ khẩu súng
của Quân cũng lao trúng thân nó. Hai bựng lửa bùng lên. Hiền ra hiệu cho Phú và Quân di
chuyển để đón chiếc xe tăng thứ ba. Một loạt đại liên găm ngay trước mặt anh. Tiếng đạn chiu
chíu. Một quả cối bắn tới, Hiền ngồi thụp xuống. Tiếng nổ làm anh choáng váng. Lại một quả
nữa. Vách hào chuyển rung. Hiền thấy mát lạnh ở đùi, lát sau mới tê tê buốt buốt. Máu từ vết
thương ứa ra ướt đẫm một ống quần. Anh khó nhọc lê đi tìm y tá Gắt. Một chiến sĩ bị đạn xuyên
mông nằm ở góc hầm chờ chuyển về phía sau. Hiền nhận ra Trường, đồng chí nuôi quân rất
chịu khó và tháo vát. Trường vừa tham gia cuộc phản kích do đại uý Trục chỉ huy. Gắt băng bó
cho Hiền. Anh gượng cười :
- Mảnh găm vào phần mềm, chẳng đến nỗi nào.
Rồi cố đứng dậy, nhúc nhắc cái chân bị thương, anh nén nỗi đau đớn dưới vẻ mặt trầm tĩnh. Một
chiến sĩ bị thương được cõng vào hầm. Hiền thay đổi hẳn sắc mặt : "Hào đấy ư ?". Hào bị
thương vì lựu đạn, tay trái và mặt lấm tấm vết máu, mảnh gang giắt đầy người.
Chiến sĩ khiêng thương đã đến. Trường và Hào được chuyển đi. Đến lượt Hiền. Y tá Gắt đỡ anh
dậy, định khiêng đi nốt. Hiền bặm môi nói :
- Địch sắp đánh vào khu khu địa đạo và nhà cơ quan. Gắt chuyển anh em đi nhanh lên, tôi ở lại
yểm hộ.
Hiền đứng áp bụng vào thành hào, dùng cả 2 tay nhắc khẩu trung liên đặt vào vị trí. Anh thao tác
chậm chạp. Mỗi cử động dường như được tính toán chi ly, làm sao ít phải tốn sức và ít gây đau
đớn. Tiếng đại liên của địch rộ lên. Hai ba khẩu cùng bắn sang đường hào lộ thiên. Một đồng chí
khiêng thương ngã chúi xuống lòng hào rồi lại lồm ngồm bò dậy cố vượt qua đoạn trống trải. Có
tiếng súng máy nổ rất gần. Địch bắn rất rát vào đoạn hào ngược dốc. Hiền quay phắt lại. Khẩu
trung liên trong tay anh đĩnh đạc bắn trả bọn địch lúc ấy đã vượt được sang cánh trái. Súng nổ
ran khắp nơi. Khó phán đoán đâu là ta, đâu là địch. Sau khi chiếm chiến hào giáp suối cạn ở
hướng tây bắc, địch đánh toả ra hai cánh. Chúng ép dần chiến sĩ ta về hướng nam. Ban chỉ huy
dồn tập trung sức kháng cự ở rừng nứa. Tại đó có đầu mối đường hào dẫn lên trận địa hoả lực,
trạm quân y, thông tin... Ở tuyến trước chỉ còn 2 tổ của Hiền giữ cửa địa đạo. Tiếng lựu đạn chát
chúa vang lên khắp nơi. Địch đã lọt vào sân đồn. Bắt đầu xuất hiện hình thái chiến đấu từng
cụm. Những ngôi nhà gạch chưa bị phá hủy, những bức tường đổ nát chia cắt trận địa ra nhiều
mảnh. Ta và địch quần nhau quanh từng căn hầm, từng góc nhà, ngã ba đường hào...

Hiền lia một băng đạn về phía vườn rau, nơi địch đang tìm chỗ đặt súng B41. Một chiến sĩ mặt
đen nhẻm từ cổng đồn chạy xộc đến, kêu lên :
- Anh Hiền ơi ! Thằng Khâu !
- Cái gì vậy Kim, Khâu nào ?
- Thằng Khâu lái máy kéo ở Điện Biên ấy mà !
Hiền thoáng nghĩ đến một người Việt gốc Hoa tên là Phù Văn Khâu ở trạm cơ khí nông nghiệp
Điện Biên, trước đây do bố anh phụ trách. Thằng Khâu bỏ đi Trung Quốc từ tháng 8 năm ngoái
cùng vọ và 4 con. Trong hơi thở hổn hển, Tòng Văn Kim kể :
- Em vừa hạ xong 2 thằng thì gặp 1 tên nằm xoài dưới đất giơ hai tay ôm lấy chân em mà van
xin. Em nhận ra thằng Khâu thường đưa máy xuống cày ruộng hợp tác Nọong Luống quê em.
Miệng hắn kêu xin đừng giết nhưng tay lại quặt ra sau lưng rút lựu đạn. Lúc ấy trông mắt hắn
mới man dại chứ. Em phóng một đường lê rất ngọt kết liễu thằng phản bội ấy rồi.
Kim cười một cách hồn nhiên. Nghe xong, Hiền không tỏ ra giận dữ hay thương hại tên Khâu ấy.
Nó là một kẻ xâm lược ắt phải đền nợ máu. Có thế thôi. Ý nghĩ của Hiền xoáy vào trận đánh
giằng co trong sân đồn. Phải đối phó cả hai mặt. Phía trước địch đang chuẩn bị đánh vào đoạn
chiến hào cuối cùng. Phía sau, địch đã lọt vào sân đồn, sắp đánh nhà kho. Chợt ở khu chăn
nuôi, bọn lính không biết từ xó xỉnh nào xông ra, đuổi bắt gà. Thời cơ diệt địch xuất hiện bất ngờ.
- Bắn !
Từ chiến hào ba, hầu như cùng một lúc tiếng súng phối hợp rộ lên. Những tên lính Trung Quốc
ngã vật trên sân. Có thằng giãy giụa quay cuồng, có thằng nằm im bất động. Hiền mới bắn vơi
nửa băng đạn đã thấy tê dại cả chân. Vết thương tụ máu bắt đầu tấy lên, nhức nhối. Anh buông
súng, bám chặt bờ hào cố đứng để quan sát. Chợt anh vỗ vai Kim :
- Chúng nó xông vào cướp kho Kim ơi. Chẹn cửa mà đánh, nhanh lên ! Hình như tiểu đội cậu
Sơn cũng đang vận động xuống sân đồn kia kìa.
Như một mũi tên, Kim xách AK lao đi. Anh vọt lên khỏi miệng hào, lách giữa hai hồi nhà, lần về
phía kho. Hiền không ngừng quan sát. Anh đưa tay cầm khẩu trung liên. Một bàn tay khác áp
nhẹ lên bàn tay anh, khẽ ẩy ra. Giọng của Hạnh điềm tĩnh lạ thường :
- Anh giao súng cho em. Em bắn được. Anh nằm xuống nghỉ đi.
Hiền giao súng nhưng không chịu nằm.
- Vị trí của ta trở thành một cái chốt lợi hại, Hạnh ạ. Phải giữ đến cùng.
Khẩu trung liên của Hạnh hướng chếch sang phải, bắn liên tục về phía chuồng lợn. Nhiều toán
địch đã tràn đến đó. Hiền dùng khuỷu tay hích vào sườn hạnh :
- Bắn chia cắt, không cho bọn trên sân đồn xuống khu chăn nuôi !
Khẩu trung liên đặt ở đây lợi hại vô cùng. Chiến sĩ ta từ chiến hào ba không phát huy được hoả
lực khống chế địch. Bọn địch lọt vào chuồng lợn bị bịt đường ra. Chiến sĩ ta dùng lựu đạn quăng
vào, tiêu diệt hết. Địch dồn một lực lượng từ sân đồn đánh tràn xuống, và từ đường 12 một mũi
đột kích của chúng chọc thẳng vào vị trí cố thủ ở cửa địa đạo. Hạnh bỗng khuỵu xuống. Tay rời
khỏi súng, Hiền vội vã ôm lấy. Cầu nhận ra Hiền đã bị thương lần thứ ba. Anh chạy lại cửa hầm.
Cánh tay trái của Hiền bị gãy không thể cầm súng được nữa. Hùng chạy lại thông báo :
- Có tín hiệu cho các tổ rút về chiến hào ba !
Tiếng súng bộ binh địch nổ ran. Cầu hỏi Hiền :
- Sao anh ? Cho cả 2 tổ rút lên đồi chứ ? Chỉ còn một lối là đường hào lộ thiên qua yên ngựa
phía đông.
- Cho anh em rút ngay, tôi yểm hộ - Giọng Hiền trở nên kiên quyết lạ thường. Sắc mặt anh nhợt
nhạt. Vết thương thứ ba ra máu nhiều. Anh giằn mạnh từng tiếng :
- Hùng, Hạnh ! Rút nhanh lên còn đợi gì nữa !
- Chúng em phải mang anh ra bằng được.
- Không kịp rồi. Ra cả ba lúc này thì chết hết. Để lựu đạn lại đây ! Tôi yểm hộ các đồng chí rút !
- Không thể thế được ! Dù có chết em cũng mang anh ra.
- Đây là mệnh lệnh, chấp hành ngay !
Hạnh lặng lẽ tháo quả lựu đạn cuối cùng đặt trước mặt Hiền. Nước mắt giàn giụa. Không giấu
nổi xúc động, Hùng khóc. Hiền đứng đó, giữ chắc khẩu AK, lẩy nấc cò bắn phát một.
- Hạnh và Hùng đi đi ! Báo cáo với ban chỉ huy rằng tôi bị thương và tự chọn chỗ đứng ở cửa địa
đạo tuyến một này !
Hai chiến sĩ chạy đi. Họ lần theo đường hào lộ thiên, vượt lên yên ngựa. Đạn bắn đuổi của địch
kêu chiu chíu. Hạnh lắng nghe tiếng súng AK bắn phát một rất đĩnh đạc vang lên sau lưng anh.
Tiếng súng của Hiền yểm hộ cho 2 thương binh cuối cùng rời chiến hào.

BA NGÀY CHIẾN ĐẤU Ở MA LÙ THÀNG

Đào Phương

Chiến sĩ công an nhân dân vũ trang Tòng Văn Kim, người dân tộc Thái, đồn 33 Lai Châu kể.

Sáng ngày 17-2-1979.


Trời rét đột ngột. Sương mù bao phủ mờ mịt, chưa nhìn rõ mặt người. 6 giờ kém 15 phút, địch
bắt đầu điên cuồng dội pháo 130 ly, 105 ly và ĐKZ sang phía trận địa ta. Chúng tôi đã chờ đợi từ
2 tháng nay, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với tình hình. Anh em đã thể "Quyết tâm đánh thắng
địch từ trận đầu, ngày đầu, giờ đầu, thắng chúng từ bất cứ phương nào tới...". Chúng đã gây ra
bao nhiêu chuyện rắc rối bấy lâu nay ở biên giới : dời cột mốc vào trong địa phận Việt Nam để
cướp đất, thả thám báo biệt kích quấy rối, bắt cóc dân quân, tự vệ, phụ nữ, phục kích, sát hại
cán bộ ta...
Chúng tôi rất tỉnh táo. Ở cái đất Ma Lù Thàng này, chúng tôi thuộc địch từng chân tơ kẽ tóc.
Chúng giở dói trò gì là biết ngay.

Hai tiếng rưỡi đồng hồ chúng nhả pháo ì oàng vào đồn công an vũ trang, trong khi anh em chúng
tôi đã vận động ra ngoài ngồi đốt thuốc lá chờ bộ binh địch. 8 giờ 30, lính Trung Quốc tràn qua
cầu Hữu Nghị. Từ trong hầm kèo, tôi được lệnh cùng 6 đồng chí Cà Văn O, Lò Văn Inh, Lầu A
Khua, Nguyễn Văn Ba, Nguyễn Văn Hùng và Lê Xuân Đường vận động tới gần chân cầu, phối
hợp với tổ 4 người gồm các đồng chí Phạm Văn Sơn, Tao Văn Nó, Nguyễn Văn Hoài, Hoàng
Văn Quân. Trên cao, pháo của bộ đội địa phương phối hợp tuyệt đẹp, "căn" khá chính xác vào
đoàn quân mù quáng. Chúng tôi bảo nhau chờ địch đi thật gần mới quạt AK, quăng lựu đạn. Đại
liên, trung liên, B40, B41 của ta quay về phía đó. Chúng tôi bắn mỏi tay, cứ nhằm vào giữa đội
hình của chúng mà nổ súng. Chúng chết nằm rải ra khắp cầu.
Một xe tăng địch bốc cháy... hơn 200 tên địch còn lại hốt hoảng lùi về... Pháo địch vẫn yểm trợ
cho chúng. Trận chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt. Chúng tưởng lấy "biển người" áp đảo được ta
nhưng đã sai lầm. Hơn 1 tiếng qua đi chẳng giúp được gì cho chúng cả.
Lần thứ ba, địch liều chết xông sang. Chúng thay đổi đội hình, cho 2 xe tăng đi đầu, tiếp đến lũ
bộ binh, sau đó lại tiếp theo xe tăng... Bình tĩnh để chiếc xe tăng thứ nhất lọt vào vòng ngắm,
đồng chí Đường bắn 1 quả B40. Một khối lửa màu da cam từ chiếc xe tăng bốc lên, 5 tên lính
trong xe cháy thui. Đồng chí Đường bị trúng đạn, hy sinh.
Tổ chúng tôi được lệnh vận động ra sát chân cầu "bám thắt lưng địch mà đánh", kinh nghiệm
chống Mỹ của chiến trường miền Nam. Phải rất linh hoạt. Quả nhiên địch uổng công khi dội pháo
vào vị trí cũ của chúng tôi. Anh em nghỉ giải lao, hút thuốc lá và nhá lương khô, chờ đánh địch
đợt mới.

...Địch quyết khép vòng vây 2 phía, định bắt sống chúng tôi. Chúng ép dần, ép dần quây chúng
tôi vào thế gọng kìm. Giữa lúc hiểm nghèo, tiểu đội phó Tao Văn Nó, 21 tuổi, người dân tộc Lự
bàn với anh em :
- Tớ giả làm chỉ huy Trung Quốc hô lính chúng xông lên, các cậu tung lựu đạn mở đường máu
mà rút nghe !
Chúng tôi im lặng tin tưởng.
Đồng chí Nó nằm rạp xuống hào hô to :
- Tả khoái ! Tả khoái ! (Đánh nhanh ! Đánh nhanh !).
Lính địch ào lên... Thế là được dịp chúng tôi quăng lựu đạn. Chúng tôi dẫm lên xác giặc thoát
khỏi vòng vây. Lính địch rất khổ với chỉ huy : nếu tên nào không tiến lên, chỉ huy giơ súng bắn
chết. Có những tên lính vừa đi vừa khóc sướt mướt. Không tiến cũng chết, tiến lên thì thoát sao
khỏi mũi súng của quân đội Việt Nam !
Đồng chí Tao Văn Nó đi đâu tôi không rõ nữa. Tôi đinh ninh anh đã hy sinh. Không ngờ sau này
gặp lại ở cây số 4 mới nghe anh kể - anh vẫn chiến đấu hăng say tới chiều ở một mũi khác, rồi bị
thương, anh băng qua suối Nậm Pún, luồn sau lưng địch về địa điểm an toàn...

Tôi xin kể tiếp chuyện chiến đấu : lúc này trong hào, chúng tôi gặp anh em ở một số mũi khác.
Tôi còn 1 băng đạn AK cuối cùng, bắn hết 3 băng rồi. Khi thấy 1 tên đeo mặt nạ đương lê ba lô
cướp được của anh em ta, tôi nhằm nó bắn 1 phát. Nó ngã ngửa. Thấy túi áo nó to phồng, tôi
nắn, bên trong có một phong lương khô nó vừa xoáy của kho ta. Tôi lật người nó, dưới có 1 khẩu
CKC và 1 quả lựu đạn. Tôi tước luôn. Lúc này vũ khí đối với chúng tôi vô cùng quý giá !
Đương cùng đồng đội len lỏi trong hào, tôi bỗng nghe có tiếng gọi :
- Kim ơi ! Kim ơi !
Tôi ngạc nhiên nhìn kỹ, thì ra là thằng Khâu, người Việt gốc Hoa, nó bị thương máu đầy mặt, gẫy
đùi, nằm ngửa. Trước đây nó là công nhân lái máy cày ở huyện Điện Biên, thường xuống các
hợp tác xã nông nghiệp địa phương. Lúc đó tôi là kế toán... Thời gian sau đó thằng Khâu trốn về
Trung Quốc rồi đi lính.
Thằng Khâu nói :
- Tôi lạy anh ! Anh đừng giết tôi ! Hãy tha cho tôi.
Tôi chưa biết tính sao, bỗng thằng Khâu ngoắt tay về phía sau lưng, có ý tìm kiếm lựu đạn. Tôi
chợt hiểu, nhanh tay đưa lê đâm nó. Nó rống lên rồi từ từ nhắm mắt...
Nó đã biến chất qua thời gian đi lính Trung Quốc, nếu tôi không cảnh giác, e có lẽ nguy hiểm !
Tôi vác khẩu AK tiến lên, bỗng phát hiện phía trước có 4 tên giặc. Tôi lợi dụng cây chuối đổ nằm
ngang hào, tì súng bắn ngay. Lần lượt cả 4 tên bị tôi bắn tỉa rơi xuống chân núi. Đồng chí chuẩn
úy Hiền, cán bộ quản lý bị thương vào tay vẫn chiến đấu. Tôi đang băng bó cho anh thì địch xông
tới. Hiền kê AK vào vai tôi bắn vỗ mặt quân thù. Sau đó anh hy sinh...

...3 giờ chiều. Chúng thập thò vào kho. Một chiến sĩ ta giơ súng AK lên. Tôi cản lai. Cứ cho
chúng vào đông đã. Đồng chí Sơn biết tiếng Trung Quốc, nói là chúng đương kháo nhau vớ
được rất nhiều kẹo bánh, thuốc lá, rượu chanh trong kho của công an vũ trang. Anh em chưa kịp
ăn tết mà. Chúng gọi nhau í ới. Hai thằng lính được cử canh gác ngoài. Thực ra 2 thằng vừa
gác, vừa lấm lét nhìn vào trong kho, vì thấy bọn đi trước đương trnah nhau ăn uống. Vốn tham
lam, sợ bị mất phần, 2 tên lính gác ào vào. Chúng tôi quăng 6 quả lựu đạn vào kho. Thằng nào bị
thương chạy ra, ăn đạn AK chặn lối cửa. Thế là cả lũ chết không còn một mống !
Một cánh khác của địch lọt vào phía chuồng lợn. Chúng tôi dành dụm 2 năm nay nuôi đàn lợn cải
thiện. Trên 30 con loại 40, 50 cân, có con trên 1 tạ, có con ngót 2 tạ. Bọn lính Trung Quốc ném
lựu đạn cay vào chuồng để lợn say chúng dễ bắt. Có tên kéo được lợn khỏi chuồng. Lợn cắn lại.
Tiếng kêu la inh ỏi. Lợn rống lên. Bọn Trung Quốc bị trúng đạn cũng rống lên. AK chúng tôi quét,
lựu đạn được bồi thêm nhiều quả. Trung liên cơ động khép chặt lối thoát của quân ăn cướp.
Chúng tôi vận động lên đồi. Địch phát hiện thấy tôi, bắn chặn đầu không cho lên. Đạn của tôi gần
hết. Địch xông vào lòng hào. Tôi điều chỉnh súng về nấc bắn phát một để tiết kiệm đạn. Thằng
nào đến gần tôi mới bấm cò. Địch ùn lại. Liên tiếp chúng tung lần lượt 4 quả lựu đạn. Tôi nhặt
từng quả tung trả lại. Bốn quả ném trả lại đã giết chết gần chục thằng. Chúng ăn đòn thấm thía.
Tôi còn 1 quả lựu đạn định bụng dành cho mình ở phút cuối cùng, quyết không để chúng bắt
sống. Một tên lính Trung Quốc dương súng bức tôi đi dọc hào. Tôi không hiểu sao nó lại không
bắn. Có lẽ nó định bắt sống tôi hay súng nó hết đạn ? Tôi giả vờ làm động tác ném lựu đạn. Nó
bỏ chạy. Tôi nhảy vội lên hào vận động tới một cửa hầm. Pháo địch rót tới tấp vào hào. Tôi bị hất
đi xa chừng 4m và ngất đi không biết gì nữa...

khoảng 6 giờ chiều, lúc tỉnh dậy tôi thấy mình nằm trong một căn hầm kèo. Ánh sáng mờ mờ ảo
ảo. Thấy có bóng người, tôi quát :
- Ai ?
- Em đây... Em ở C5, bộ đội tải thương...
Một tiếng con gái trong trẻo đáp lại. Tôi lại gần, đấy là một cô gái khá xinh. Sau này tôi biết tên cô
là Hà. Cô gái bị thương ở đùi máu ra nhiều. Lúc này tôi mới để ý đến vết thương của cô. Máu rỉ
chảy qua chiếc khăn tay. Tôi tìm được một chiếc áo rách băng cho cô. Nhưng vẫn chưa yên tâm.
Tôi chợt nảy ý là bò về lán gần đấy xem có gì để băng không. Lúc này tôi rất mệt, vì bị sức ép
của pháo. Tôi bò, tôi toài, tôi ngất đi... lại tỉnh, lại bò. Cuối cùng tôi về tới lán, vớ được 4 quả lựu
đạn, 7 túi gạo sấy, 1 chai mật ong và đặc biệt là 2 cuộn băng. Tôi trở lại chỗ hà, băng bó cho cô
cẩn thận. Hà đòi uống nước, tôi khuyên :
- Trong lúc máu ra nhiều, thầy thuốc nhủ không nên uống nước nhiều. Nguy hiểm lắm !
- Anh không thương em à ?
- Thương em nên mới nói thế đấy ! Em có thể uống chút ít mật ong, mà cũng không nên uống
nhiều...
Hà nhấp nhấp mật ong. Tình hình khá nguy hiểm, tôi bàn với Hà là phải rời khỏi nơi này. Hà
đồng ý. Tôi cõng Hà lết về phía bờ sông. Thực ra tôi bò bằng cùi tay. Một tay đỡ chân trái đau
của Hà. Được năm thước, chúng tôi ngất đi, Hà tỉnh dậy trước tôi. Mãi sau tôi mới tỉnh, nhìn thấy
Hà đang ngồi khóc sụt sịt :
- Em sợ anh chết quá !
Tôi an ủi Hà. Chúng tôi biết sức mình không thể dìu nhau đi xa được. Tôi dặn Hà :
- Em đừng sợ, cứ ở đây chờ anh. Nó chỉ rót cối và pháo thôi chứ đêm tối chúng nó không dám
vào đây đâu ! Thế nào anh cũng trở lại cứu em.
Lúc đó chừng 3 giờ đêm ngày 18-2. Hà ứa nước mắt khi từ biệt tôi. Tôi để lại cho Hà 1 quả lựu
đạn, 2 túi gạo sấy và chai mật ong. Tôi cứ đinh ninh thể nào mình cũng quay lại cứu người đồng
đội ấy...
Khó khăn lắm tôi mới lết nổi ra bờ sông Nậm Na. Đoạn đường từ hầm chúng tôi nằm ra bờ sông
chỉ có hơn trăm mét mà chạng vạng sáng tôi mới tới nơi. Tôi chợt nhìn thấy một chiếc xuồng
máy của đơn vị công an vũ trang. Máy bị bọn Trung Quốc phá rồi. Xuồng trôi lơ lửng xuôi dòng.
Trên xuồng có 2 đồng chí bị thương khá nặng : đồng chí Trường, công an vũ trang bị thương ở
hông, đồng chí Lương, bộ đội địa phương bị 8 vết ở đùi và ngực, không đi được. Ở đây tôi gặp
một số thương binh nhẹ là các cậu Nghị A, Nghị B, Hùng, Hào và 2 đồng chí nữa tôi không nhớ
tên, xuống xuồng tính chuyện xuôi dòng sông. Suối chảy xiết đưa xuồng xuôi xuống cây số 4.
Gặp đoạn dốc, xuồng chòng chành tưởng như muốn hất chúng tôi xuống nước. Nếu hất xuống,
chắc chắn chúng tôi sẽ chết đuối vì đều là thương binh ! Tôi nhảy vào chèo xuồng vì tôi quen tay,
xuồng đi thuận chiều hơn. Thận trọng lắm chúng tôi cũng qua được cây số 6, nơi địch cụm lại. Vì
mới qua sông, chúng thấy đêm tối rất sợ, không dám mò đi đâu.
Sang phía cây số 6 bên kia sông, chúng tôi dừng lại nghỉ, lấy gạo sấy đổ nước vào, gạo dẻo ra.
Chúng tôi ăn nghiến ngấu, ngon lành.
Toàn đoàn bàn chuyện đối phó với địch ở cây số 6 vì nghe thấy tiếng chân người lội sang sông.
Phân công chớp nhoáng : tôi và 2 đồng chí Nghị, Hào bị thương nhẹ ở lại chiến đấu. Nghị bị
thương vào bụng còn Hào bị nát tay.
Tôi hỏi đồng chí Hào :
- Tay cậu đau giật chốt lựu đạn sao được ?
Hào trả lời, vẻ rất kiên quyết :
- Tớ lấy răng cắn thôi !
Tôi đành phải giữ Hào lại, còn 5 đồng chí thương binh nặng tôi đưa vào cánh rừng bên.
Đang loay hoay bố thì nghe có tiếng nói lao xao :
- Nói nho nhỏ thôi !
Tôi bấm vào vai Hào :
- Đúng là cánh ta rồi !
Chúng tôi dò dẫm lại gần. Té ra là đồng chí Phạm Văn Trục, chính trị viên đại đội đơn vị tôi. Thủ
trưởng nhận ra tôi, ôm lấy mừng mừng tủi tủi :
- Tớ tưởng cậu chết rồi ? Anh em ra sao ?
Tôi báo cáo qua tình hình chiến đấu, và đặc biệt nhấn mạnh trường hợp chị bộ đội tên là Hà bị
thương nằm ở phía cây số 4.
Thủ trưởng ra lệnh :
- Bất cứ khó khăn thế nào chúng ta cũng phải đi cứu cô Hà ! Dù cô ấy đã hy sinh thì cũng phải
đưa xác cô ấy về bằng được !
Đồng chí cử thêm 2 anh bộ đội, trong đó có 1 quân y sĩ, và tôi sang sông trở về chỗ cũ tìm Hà.
Tôi hồi hộp, nao nao trong dạ, sợ chuyện chẳng lành đã xảy ra. Tôi gọi to :
- Hà ơi ! Hà ơi !
Không nghe thấy tiếng đáp lại. Tôi càng lo. Tôi đi chậm lại, lắng nghe, dò dẫm. Té ra vì ở tận bên
trong nên Hà không nghe thấy. Hà ngồi đó, mắt ngấn lệ !
- Em biết thế nào anh cũng quay lại cứu em.
Hà khóc thút thít, tôi gắt :
- Thôi bây giờ mọi chuyện qua rồi, đừng khóc nữa !
Đồng chí quân y tiêm thuốc trợ lực cho Hà, và băng lại chu đáo chỗ vết thương ở đầu gối của
Hà. Lúc này Hà đã tỉnh... hà vịn vai tôi, nhúc nhắc đi...

Ngày 19-2.
Tôi cùng đoàn thương binh hơn chục người, vừa bộ đội địa phương vừa công an vũ trang tìm
đường về quân y Phong Thổ. Thương binh nặng để lâu, e nguy hiểm ! Đường dài 35 cây số.
Càng dài thêm ra vì toàn đoàn sức lực cùng kiệt. Đói mệt, đau, máu ra nhiều. Có vết thương tấy
mủ. Trên núi cao vang tiếng pháo của bộ đội. Tôi xung phong bò đi tìm. Tôi ngất đi nhiều lần mới
tới được doanh trại. Hai đồng chí bộ đội nhảy ra, súng lắp lưỡi lê chĩa ngang mặt !
- Ai ? Giơ tay lên !
Tôi trả lời :
- Tôi ở trong đồn 33 chiến đấu ra !
Nghe tiếng tôi, đồng chí đại đội trưởng đơn vị ấy đi ra. Tôi trình bày cặn kẽ.
Sau đó đồng chí ấy điện gọi ô tô cấp cứu của tỉnh và lệnh lấy lương khô đem đến cho chúng tôi
ăn. Chờ đến sáng không có ô tô. Đại đội trưởng cử bộ đội khiêng anh em thương binh. Dọc
đường về quân y Phong Thổ chúng tôi gặp khó khăn không ít. Nhưng cũng lại gặp may mắn. Một
đồng bào bên đường giúp chúng tôi khiêng cáng, một đồng bào khác về lán sơ tán đem ra nhiều
nắm xôi to. Chúng tôi ăn no nê. Mấy tiếng sau, chúng tôi lần tới cây số 15. Gặp một chuyến ô tô
bộ đội chở đạn, nhờ điều đình, chúng tôi lên xe về được tới quân y Phong Thổ.

Kì tích áo chàm T1, NXB Văn hoá, 1979.

hôm qua chẳng biết em lang thagn đến đâu mà kiếm được mộtt số tài liệu về ngoại giao Việt
trung , đây là tại liệu theo dạng hồi ký và dài khoảng 350 trang , nói chung có râtz nhiều vấn đề
và cả quan hệ của ta và các nước ĐNÁ , về Campuchia, về việc TQ lôi kéo Lào về phía nó thế
nào , nhiều lắm , rồi lần gặp nhau ở THành Đô , vị viết quyển hồi ký này từng là thứ trưởng ngoại
giao và cũng từng là ĐSQ của ta ở THái Lan , các bác bảo em có nên Post ko , tất nhiên là có
chọnk lọc và nếu post thì postj ở đây được ko , đọc lắm chỗ thấy tức lắm đúng là thằng Khựa
đểu vãi lúa các bác ạh

Bản chất giữa hai cuộc chiến tranh khác hẳn nhau, không gian, thời gian, chiến thuật chiến lược
khác hẳn nhau nên không thể so sánh tâm lý chiến một cách cào bằng được. Bên cạnh đó, bọn
Tầu rất quen thuộc với phong tục tập quán của mình, lại đã từng là "ông thầy", "người bạn lớn"
của mình từ trước Cách mạng tới giờ. Trước đó thì có hơn 1000 năm chúng nó cai trị mình, nên
gì thì gì cũng không thể mạnh miệng nói tâm lý chiến của chúng nó thua Mỹ được.

Em còn nhớ cách đây hơn chục năm, đêm nào em cũng bật đài Bắc Kinh để nghe đọc truyện
Tam Quốc, Tây Du Ký với lại học tiếng Tầu. Dần dần nó nhiễm vào mình --> sử Tầu còn thuộc
hơn cả sử VN, khi viết lách thì cũng thích lấy dẫn chứng từ truyện Tầu ra hơn. Trong khi mấy cái
đài do Mỹ tài trợ thì em chẳng mấy khi nghe.
Thằng 3 tào này láo thật bữa nào mình truyền đơn lại, thằng nào muốn đỡ chết đói thất nghiệp
qua đây làm công nhân ha ha.Hồi thằng mỹ truyền đơn nó hay lên trực thăng và phóng cái loa
xuống "hãy về với chính phủ quốc gia" nghe mà oải

Em thấy các bác sử dụng dongda , bachdang , chilang mà nói chuyện với Tầu thì chúng cười
khoài trá. Một bệnh cỗ hữu, thâm căn, cố đế (mẹc-em dùng toàn Hán) của chúng là sĩ hão. Sau
mỗi trận thắng, đều tự ru ngủ mình, và mãi chúng không biết rằng không thể đánh được phương
Nam.
Đống Đa, là trận thua đau nhất nhà chúng. Sau chiến tranh Kỷ Dậu, vua Thanh cho vẽ 6 bức hoạ
lớn, mô tả cuộc hành quân thắng lợi lớn. Vô duyên, hai bức duy nhất còn lại về nhà ta?????
Bây giờ, các bác có nghe thấy thất bại lớn nhất của quân Nguyên là gì không, là hạm đội đánh
Nhật gặp bão chứ gì??? có ai nói đến 30 vạn rồi hơn 50 vạn quân đánh Nam Quốc đâu. Như
1979, "bài học nhớ đời" là ta, chứ có phải nó đâu. Tất nhiên, ta và nó đều thiệt, nhưng thằng ngu
gây chiến rồi thảm bại là nó chứ. Hoành tráng, khi quân đoàn 2 với trang bị mạnh và mới cứng
áp sát xứ Lạng, chuẩn bị tấn công vào bọn không đánh lại quân du kích đại phương nhà ta, thì
chúng thoả thuận rút quân: ta không được đánh. Nể tình giao hảo, ta nhận lời, còn chúng ngay
sao đó tổ chức lễ đón đoàn quân chiến thắng hoành tráng. Thế nên, nước Tầu, những kẻ ngu
ngốc thì luôn muốn hiếu chiến, khổ cho những kẻ khôn phải can. Có khi, bọn Tầu khôn lơị dụng
bọn Tầu ngu lèo lá của ta chút lợi.
Nói chung là dân Tầu coi Kỷ Dậu là cuộc hành quân thắng lợi lớn các bác ạ.

Có vẻ ku antey phạm lỗi nhận định về mặt thời điểm. Theo tớ được biết, thời gian đầu là VN bị
động, toàn quân địa phương chiến thôi. Đến khi quân chủ lực áp sát, chuẩn bị tung đòn "nắm
đấm sắt" thì TQ tuyên bố rút lui. Đến thập niên 80 thì quân TQ chơi đòn thả mìn nguỵ trang thành

đồ chơi, phích nước,.. thả dọc theo sông Hồng sát thương người dân Việt Nam. Nếu antey
vào thư viện, tìm đọc lại các báo nhân dân, quân đội nhân dân thời kỳ đó sẽ đọc được truyện
này.

Không hề nhầm tý nào đâu anh đừng phán xét vội , em biết tận mặt nhân chứng đã từng liên tục
hàng không vận quân từ TP HCM ra Hà Nội . Theo lời kể thì ông ta 1 ngày bay chừng 5-7
chuyến . 1 chuyến chở độ gần 1 đại đội (trên 100 người ) . Về phi đội bay thì ông ta không cho
biết là có bao nhiêu nhưng tính hạo cũng thấy 1 chiếc 1 ngày chở được 500-700 lính , chỉ cần 5
chiếc thôi là trong 2 ngày có thể hàng không vận 1 sư đoàn bộ binh biên chế thiếu . Ra Hà Nội sẻ
bổ sung biên chế hoả lực và trang thiết bị thế là thành sư đoàn biên chế chiến đấu .
Cho em hỏi cái này nhé , nếu không bị động thì làm sao phải hàng không vận gấp rút . Anh
không đưa ra lý lẽ xác đáng để bác thông tin em đưa ra thì đừng bác bỏ nó vội vàng vậy .

Nói về lực lượng tại chỗ thì phía ta cũng không hoàn toàn là dân quân du kích, tính cả bộ đội chủ
lực, bộ đội địa phương và biên phòng thì lực lượng ta tương đương 10 sư đoàn chính quy (bộ
binh), chưa kể một số đơn vị binh chủng do tình huống nên cũng chiến đấu như bộ binh, đối lại là
khoảng hơn 30 sư đoàn bộ binh TQ.
Số quân được không vận từ CPC về thì em không rõ là có kịp chiến đấu không. Sách lịch sử
QĐ2, QĐ3 không thấy ghi nhận điều này.

Em cũng nghĩ là ta bị động nhưng không bất ngờ về chuyện TQ đánh mà về thời điểm ban đầu.
Thiệt hại nhiều chủ yếu cũng trong những ngày này. Sau 1 tuần thì đỡ hơn. Không vận gấp quân
về chắc là đề phòng TQ đánh xuống sâu hơn.

Vấn đề phải chăng là:


1. Đâu là lực lượng tham chiến chính thức trong năm 1979?
2. Thời điểm lực lượng chính qui (bổ sung) tham chiến?
Có lẽ nên giải thích thêm một chút. Như huyphuc nói chỉ có du kích địa phương chiến đấu là
không đầy đủ. Quân địa phương thời kỳ đó được hiểu là lực lượng tại chỗ, bao gồm: Biên phòng,
bộ đội địa phương, công an vũ trang, dân quân du kích,... các mẩu chuyện trong topic này của
changshian nói rất rõ về các lực lượng này. Mấy ngày đầu của cuộc chiến, lực lượng tham chiến
trực tiếp chính là các lực lượng này. Và cũng chính lực lượng quân địa phương này đã chặn
đứng đà tiến về HN của quân TQ.
Việc không vận thêm quân từ miền Nam ra khá logic. Vì tất cả lực lượng của quân khu III thời
điểm đó đã bị căng ra chốt giữ các vị trí. Do đó để phòng ngừa phạm vi cuộc chiến lan rộng, việc
bổ sung lực lượng dự bị bằng cách nhanh nhất (không vận) là hợp lý. Tôi đã từng được chứng
kiến cuộc hàn huyên tâm sự của 2 cựu lãnh đạo thành phố HP và QN về việc phối hợp xây dựng
phương án phòng thủ năm đó. ( Trải dài từ Móng Cái, Hạ Long, Cát Bà về đến Đồ Sơn, ... ) Theo
các cụ, năm đó có một số thiết bị quân sự được viện trợ qua Cảng Hải Phòng

trong đó có loại dùng để đặc biệt tiếp đón "biển người" - xe tự hành gì đó.

Trở lại 2 vấn đề nêu trên, để trả lời 02 câu hỏi chính xác chắc phải tìm lục lại sách truyền thống
của các quân khu (khó kiếm). Còn các tư liệu truyện, sách, web chỉ mang tính tương đối. Tuy
nhiên, xét theo thời gian cuộc chiến quá ngắn (mười mấy ngày), thì tôi nghiêng về giả thuyết chỉ
có lực lượng địa phương tham chiến hơn. Vì mấy lý do:
1. Được nghe khá nhiều cựu binh tham chiến năm 1979 kể chuyện trong dịp kỷ niệm ngày thành
lập quân khu III.
2. Các sách, truyện được khá nhiều thành viên TTVN trích dẫn. (Vui lòng tìm đọc trong box này
và bên box lịch sử văn hoá).
3. Xét riêng việc di chuyển một lực lượng lớn chỉ là chuyện nhỏ. Vấn đề là việc tái trang bị, việc
thảo luận bố trí lực lượng, việc lên phương án phối hợp hợp đồng tác chiến, xây dựng phương
án tác chiến dựa trên địa hình địa vật, ... không thể một sớm một chiều mà xong. Chưa kể việc
chính yếu lúc đó là lập vành đai phòng thủ bảo vệ các thành phố, tỉnh quan trọng như Hà Nội,
Hải Phòng, Quảng Ninh... Các công việc chuẩn bị xong thì cũng tiêu ít nhất một tuần. Mà khi đó
thì quân TQ tuyên bố... chạy

Không biết ai nhanh nhảu nhé , anh vừa viết tránh đi cái vụ có không vận ra , sau đó có bằng
chứng thì anh lại viết là chuẩn bị cả tuần mới xong thế là anh khẳng định không vận chả có ý
nghĩa gì mà chẳng đựa ra bằng chứng cụ thể .
Anh xem lại đi nhé xem trận chiến kéo dài trong bao lâu . Bài viết của em đã phân tích rỏ là trong
2 ngày có thể vận chuyển 1 sư đoàn thiếu ra Hà Nội .
Nếu không có lực lượng bổ sung này thì liệu lực lượng tại chổ sẻ được cơ động chặn đánh chủ
động hay là phòng thủ chủ động để rút về bảo vệ các khu vực trọng yếu . Còn cái vụ lực lượng
chủ lực sắp tung ra thì TQ rút quân , vậy lực lượng chủ lực đó ở đâu ra ? Nếu không có lực
lượng ấy thì TQ có rút về hay tiến thêm chút nửa . Đừng phán xét vội vàng thế nhé , thông tin là
thông tin , đừng bóp méo nó bằng cách này hay cách khác . Việc có không vận ra là hoàn toàn
có thực và nó có đóng góp dù ít dù nhiều cho việc bảo vệ thành công lảnh thổ vào năm 79 .

Chốt lại là thê này:


- Chiến đấu ở biên giới phía Bắc tháng 2 năm 1979 chủ yếu là lực lượng dân quân tụ vệ, bộ đội
địa phương và biên phòng (hồi đó hình như gọi là công an vũ trang thì phải).
- Quân đoàn 2 được lệnh để lại khí tài nặng ở mặt trận Tây Nam, gấp rút di chuyển ra Bắc bằng
không vận.
- Quân đoàn 2 chưa trực tiếp chiến đấu thì Trung Quốc rút quân.
- Không vận cả 1 sư đoàn chỉ cần 3 ngày, nhưng lên kế hoạch chiến đấu cho sư đoàn đó có thể
mất đến 3 tuần.

Là gì có các cầu không vận nối đến tận xứ Lạng.


Các đơn vị, như Quân đoàn 2, hành quân nhẹ ra Bắc bằng cầu không vận, tập kết và lĩnh trạng
bị nặng mới từ LX, cũng không vận sang. Việc tập kết vừa hoàn thành, hành quân đến Lạng Sơn
thì Tầu rút.
Tập kết là vì đơn vị phải băm nhỏ ra, không vận trong nhiều tuần.
Bác Ăn Hành Tây này cứ tưởng có cầu không vận LX là cả quân đoàn sáng ở CPC, chiều oánh
Lạng Sơn ngay được. 2 Tuần là cả một kỳ tích hành quân rồi, chứ oánh ngay như bác Ăn Hành
Tây thì ảo tưởng quá, như là Thần Đèn.

Đến lúc này càng chứng tỏ anh trịch thượng , vấn đề xoáy vào ở đây là việc không vận , em đưa
ra thì anh bảo là em đưa sai lầm nhận định thời điểm .....này nọ vậy không phải anh đang bác bỏ
ý kiến về vai trò đóng góp của lực lượng này không ? Hay anh nói cho vui , nói thử nghe xem
nào ??
Chúng ta đang xoáy vào vấn đề không vận thì anh lôi chuyện ngoài đời vào , anh cũng chả đưa
được một dẩn chứng hay luận cứ cụ thể về ý kiến của anh trong việc không vận quân từ miền
nam (mà anh cho là em nhận định sai lầm về thời điểm )

Còn về quân sự thì này nhé :


Bài học của con người từ WWII đó chính là khi chiến đấu luôn luôn phải có một lực lượng dự bị
hùng hậu . Lực lượng dự bị đóng vai trò là lực lượng bổ sung vào những khâu yếu trên chiến
trường hoặc tập trung vào mủi đột phá chủ lực hổ trợ việc tiến công cũng như bổ sung lực lượng
chiến đấu cho mũi đột kích chủ lực .
Vào năm 1979 khi quân chủ lực đang đánh Polpot thì TQ đánh ta . Chiến thuật đúng đắn nhất
của nghệ thuật quân sự ở đây phải là phòng thủ chủ động .
Cụm từ phòng thủ chủ động nghĩa là vầy : các lực lượng thông thường sẻ chia làm 2 hoặc 3
toán. Lực lượng thứ nhất đóng vai trò hậu vệ ở lại chiến đấu cho các lực lượng còn lại rút .
Lực lượng rút lui thành công lại mau chóng chiếm lĩnh vị trí hiểm trở , đào hào , thiết lập hệ thống
hoả lực và lại đóng vai trò lực lượng hậu vệ bảo vệ cho lực lượng thứ nhất rút lui . Chiến thuật
này không giử được đất nhưng quân địch khi tiến đánh liên tục vấp phải các trận địa phòng ngự
có chiều sâu khiến địch chậm tốc độ lại và liên tục bị thiệt hại . Lực lượng thứ 3 hoặc 4 thông
thường sẻ đóng vai trò là lực lượng du kích ở lại sau trận địa để phá hoại hậu cứ địch hoặc đóng
vai trò dự bị cho 2 lực lượng nêu trên .
Vậy vấn đề đưa ra ở đây là gì : chúng ta phải vừa đánh vừa lui , và chiến thuật trên sẻ mau
chóng rút cạn khả năng chiến đấu của các binh sỉ phải vừa hành quân xong lại đào hào , đào
hào xong lại chiến đấu , chiến đấu rồi lại hành quân . Phải có một lực lượng bổ sung để yểm
trợ Nếu không có lực lượng bổ sung này thì chỉ sau vài ngày sử dụng chiến thuật trên sẻ không
còn người nào còn sức để đánh .
Vậy khi không có lực lượng bổ sung thì chọn lựa đúng đắn nhất là rút lui chủ đông . Nghĩa là rút
lui có tổ chức , các đơn vị rút lui lần lượt để yểm trợ sườn cho nhau theo thế cài răng lược , tránh
việc rút lui vô tổ chức khiến 1 số đơn vị bị rớt lại và bị cô lập dẩn đến bị xoá sổ . Trong thời gian
rút lui thì phá cầu phá đường làm địch chậm lại , chờ bổ sung lực lượng và tái tổ chức lại
phòng thủ ở những vị trí then chốt (chẳng hạn như Hà Nội và Hải Phòng ) Nói đến đây vẩn là
cần bổ sung thêm lực lượng .
Phân tích trên cho thấy nếu không có một lực lượng bổ sung liên tục từ tình hình năm 1979 sẻ
khác hẳn . Không phải tất các lực lượng được không vận ra đều trực tiếp tham gia chiến đấu như
vai trò của việc không vận này là không thể bỏ qua . Nếu không nắm rỏ nghệ thuật quân sự ta có
thể dể dàng phán xét là lực lượng này không chiến đấu nhiều nên chả có vai trò gì nhiều , bay ra
cho tốn xăng hết chuyện rồi lại đi tàu lửa về thế thôi .
Quay lại tình hình năm 1979 chúng ta có thể dể dàng nhận thấy là quân ta chiến đấu theo
phương án 1 , đó là phòng thủ chủ động (phòng thủ và rút lui , nhưng lại chủ động chặn đánh )
khiến TQ thiệt hại nặng nề . Điều này cũng chứng tỏ trình độ quân sự của VN vào thời đó là cực
kỳ cao , việc tổ chức phòng thủ chủ động và các lực lượng dự bị bổ sung không bao giờ là dể
dàng . Ngoài ra việc tổ chức không vận mau chóng và thành công cũng thể hiện mức độ sẳn
sàng chiến đấu và triển khai nhanh của ta . Nhạy một chút khi nhận xét là ta có thể thấy khi đánh
Polpot quân ta sử dụng trực thăng rất tài tình , cũng trực thăng vận rồi phượng hoàng vồ mồi
........ , khi đánh năm 1979 thì bài học về chuẩn bị lực lượng , tiến khả công lui khả thủ của LX
(đầu WWII LX thất bại trong 2 việc trên ) được ta sử dụng rất khéo léo . Napoleon có câu có thể
dịch nôm na là như vầy :" Đừng bao giờ đánh nhau với một kẻ thù quá nhiều nếu bạn
không muốn dạy tất cả nghệ thuật quân sự của bạn cho họ " . Trong quá trình đấu tranh bảo
vệ đất nước nghệ thuật quân sự của ta liên tục được hoàn thiện qua các cuộc chạm trán với Mỹ,
Pháp, Nguỵ kết hợp với việc áp dụng thành công các bài học từ lịch sử có thể khiến Ta có thêm
nhiều lòng tự tin hơn về nghệ thuật quân sự của Ta .

Thế đã nhé , còn về chuyện văn phong lủng củng thì anh greenline chê thì em nhận khuyết điểm
, lúc còn đi học thì tập làm văn của em toàn 5 điểm . Tuy nhiên khi tranh luận thì em chả bao giờ
đá qua đá lại , luôn luôn có luận cứ rỏ ràng và vấn đề đưa ra rất rỏ ràng .

Ê ku em, câu này vốn bắt nguồn từ Lycurgus, vua Sparta. Ông này ra luật quy định người Sparta
không được tiến hành chiến tranh thường xuyên hoặc kéo dài với cùng một kẻ thù, sợ họ sẽ học
được mưu mẹo của Sparta (NHỮNG ANH HÙNG HY LẠP CỔ ĐẠI - PLUTARCH - NXB Trẻ,
2003).

Nhân tiện, tớ cũng có nhận xét: Mỹ đánh Việt Nam kéo dài bằng không quân, do đó hệ thống
phòng không của ta có một thời gian trở thành hệ thống phòng không mạnh nhất thế giới. Kết
quả là ĐBP trên không.

Cảm ơn anh đã đính chính , giờ thì cả Napoleon lẩn Lycurgus đều chết cả rồi , không thì sẻ có 1
vụ kiện nhau về bản quyền của mấy nhân vật nổi tiếng này đây

trong cuộc chiến này hình như LX cũng tham gia đó.
tôi có 1 ông bác ỡ Bác Giang có kẽ chuyện :lúc sáng sớm ngũ dậy thì đã thấy quân cũa LX nhăy
dù xuống đầy cánh đồng.
có ai kiễm chứng được chuyện này không ?

Việc này có xảy ra trong thời gian 17-2-1979 đến 18-3-1979 không ?
Vì :
Thứ nhất, Bắc Giang là khu vực mà TQ không tiến đến được.
Thứ hai, cả sách báo VN, Nga, TQ đều không ghi nhận việc LX trực tiếp tham gia, còn viện trợ
vũ khí hay giúp VN chuyển quân từ CPC về thì có.
Xét hoàn cảnh lúc đó cũng ít có khả năng LX tham chiến.

Lính LX nhảy dù chắc là phối hợp tập trận với VN. Thời kì xung đột biên giới cũng không hiếm
lắm.

Vũ khí trong chiến tranh biên giới

Trang bị bộ binh của VN và TQ về cơ bản là giống nhau, ngoại trừ một số vũ khí kiểu mới được
TQ đưa vào sử dụng trong giai đoạn 1984-1991.

- Súng trường tấn công AK-47/Type-56 và các phiên bản.


- Súng trường tự động SKS/Type-56, K-63/Type-63.
- Súng chống tăng RPG-2/B-40/Type-56, RPG-7/B-41/Type-69.
- Trung liên RPD/Type-56, RPK.
- Đại liên SG-43/K-53/57/Type-53/57, DshKM/K-63/Type-63.
- Trọng liên phòng không DShKM 38/46/Type-54 12,7mm, ZPU/Type-56/58 14,5mm.
- Súng cối Type-63 60mm, M1937/1943/Type-53/67 82mm.
- Súng không giật : ĐKZ 75mm (Type-56-2), ĐKZ 82mm (B-10/Type-65).

Các loại vũ khí trên được cả hai bên sử dụng, trang bị cho bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và
công an vũ trang (biên phòng).
Đối với VN, dân quân tự vệ và một số đơn vị bộ đội địa phương còn sử dụng cả súng trường
Mosin Nagant/K-44, tiểu liên PPSh-41/K-50, PPSh-43/K-53.
Sau chiến dịch 1979, nhiều vũ khí bị quân đội TQ loại khỏi biên chế như SKS, K-63, B-40, các
loại đại liên, trọng liên PK được thay thế bằng các vũ khí hiện đại hơn.

Trong chiến tranh biên giới, cả 2 bên đều sử dụng các loại súng/pháo cao xạ này làm hoả lực
chống bộ binh rất hiệu quả

Pháo phản lực H-12 (Type-63/81) 107mm 12 nòng của TQ, được cả hai bên sử dụng trong chiến
tranh biên giới.
Pháo phản lực Type-70 130mm 19 nòng, dàn phóng lắp trên xe bọc thép K-63 (Type-63), được
TQ sử dụng, biên chế thành các đại đội thuộc tiểu đoàn pháo binh thuộc trung đoàn bộ binh cơ
giới.
Pháo phản lực BM-21/Type-81 122mm 40 nòng, được VN dùng lần đầu năm 79. TQ không được
LX cung cấp loại này. Năm 79, một số khẩu đội chiếm được của VN được chuyển về TQ, được
nghiên cứu và copy.

Pháo phản lực Type-84 253mm của TQ.


Súng phun lửa LPO-50, có trong biên chế của cả VN và TQ. Nhưng trong chiến tranh biên giới
thì TQ dùng nhiều hơn để chống lại bộ đội VN ẩn nấp trong hang hoặc hầm ngầm.
Tên lửa chống tăng B-72 (AT-3), được VN sử dụng. TQ cũng có bản copy là HJ-73 nhưng không
thấy ghi nhận là có sử dụng.
Xe tăng T-34/85 của VN. Ở trang 7 đã có ảnh của vài chiếc T-34 bị bắn cháy hay bị chiếm. Vì
sao lại là loại xe tăng cổ lỗ này mà ngay từ thời chống Mỹ đã rất ít được sử dụng thì vẫn còn là
dấu hỏi.

Các loại xe tăng được TQ sử dụng trong chiến dịch 79

Xe tăng hạng trung T-59 (Type-59/T-54)


Xe tăng lội nước PT-76

Xe tăng lội nước PT-85 (Type-63)


Xe tăng nhẹ Type-62, loại chiếm đa số trong chiến tranh biên giới. Do vỏ thép mỏng nên dùng B-
40 cũng có thể dễ dàng tiêu diệt loại xe tăng này.

Xe bọc thép chở quân K-63 (Type-63/YW-531). Thời điểm 79 mỗi trung đoàn xe tăng TQ chỉ
được biên chế 1 đại đội 10 chiếc K-63. Việc thiếu xe chở quân này đã gây ra nhiều thiệt hại cho
xe tăng và bộ binh TQ trong cuộc chiến.
Một đại đội xe K-63 của VN cũng đã tham gia chiến đấu ở Lạng Sơn tháng 3-1979.
Trực thăng Mi-8, cả 2 bên đều có và chủ yếu làm nhiệm vụ tải thương, vận chuyển quân, vũ khí,
khí tài...

Tiêm kích J-6 (MiG-19), TQ sử dụng để trinh sát, 1 chiếc đã bị không quân VN bắn rơi tháng 8-
1978.
Máy bay trinh sát không người lái WZ-5, được TQ copy từ AQM-34 của Mĩ và sử dụng

Radar pháo binh của TQ. Bộ đội đặc công VN đã từng luồn sâu, tập kích diệt gọn một trạm radar
như vậy.
Chiều nay tớ đi lướt hàng sách báo cũ thấy quyển này!

Tớ upload ảnh lên trước cho nó nóng sốt!


Mạng yếu quá các bác ạ!Em upload mãi mà không được!
"dân quân xã Yên Minh cùng với bộ đội đã đánh trả quân bành trướng xâm lược vào ngày 30-4-
1984"
History E-Books: HD310306015
Compiled & Published by Rosea
Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 và 1984 ( P IV)

dân quân xã Yên Minh cùng với bộ đội đã đánh trả quân bành trướng xâm lược vào ngày 30-4-
1984"
Hôm trước nghe ông thầy dạy QS (thiếu tá) kể chuyện liên quan đến chiến tranh biên giới, có
một chi tiết hơi bất ngờ. Nguyên tắc trong chiến đấu thì bao giờ cũng phải bắn tiêu diệt tên chỉ
huy trước tiên, sau đó là tên thông tin, tiếp nữa là tên giữ hoả lực mạnh. Nhưng theo ông này thì
kinh nghiệm đánh TQ năm 79 là không được bắn sĩ quan hoặc lính thổi kèn hiệu xung phong vì
nếu bọn này chết thì lính TQ hoặc rút xuống chân đồi, hoặc nằm im tại chỗ không xung phong,
khi đó chúng sẽ gọi pháo dập dữ dội lên trận địa ta.
Em nghe thấy nghi ngờ vì những chuyện ông này kể phần lớn là mang màu sắc thêu dệt . Nhất
là lính nó nằm im không xung phong thì càng làm mồi cho cối, còn pháo thì không cần chết chỉ
huy nó cũng vẫn dập ấy chứ.
Nhưng cũng nảy sinh thắc mắc là giả sử trong chiến đấu mà xảy ra tình huống đại đội trưởng,
đại đội phó, chính trị viên đều hy sinh thì trong các trung đội trưởng ai sẽ đảm nhiệm chỉ huy
chung ?

Bản đồ của TQ về khu vực trận đánh này (của xinhui forum china-defense.com).

Theo ghi nhận của TQ, trận đánh ngày 23-9-1985, trung đoàn bộ binh 414 (sư đoàn bộ binh 138)
chiếm được chốt 395 do đại đội 5 tiểu đoàn 5 (trung đoàn bộ binh 983 VN bảo vệ), thu gần 60
súng bộ binh, sau đó đẩy lui các đợt phản kích của VN. Pháo TQ bắn tổng cộng 10.462 viên.
Quân TQ chết 10, bị thương 16. Quân VN thương vong 153 người. Một người bị lính TQ bắt là
binh nhất Chen Wenyong (Trần ?) quê ở Đông Anh, Hà Nội, sinh tháng 1-1963, nhập ngũ tháng
2-1982 (???).

Như vậy là có rất nhiều điểm trái ngược giữa tư liệu các bên. Nhờ bác phaphai kiểm chứng giúp,
nhất là trường hợp bị bắt ở trên.

Người dân các tỉnh biên giới chạy giặc


Sau khi quân kẻ cướp bị đuổi đi:
Em cũng xin góp tí chuyện về pháo binh Tàu. Ông già em hôm tàu nó đánh là lái tàu hoả đang
trên ga Lạng Sơn. Lúc nó đánh ông già em cũng hoảng vì pháo nó bắn như mưa đỏ cả trời. Thế
nhưng nhà ga và đường tàu ko dính 1 quả nào. Đến lúc nhận lệnh rút ông già em mới đi bộ dọc
theo đường tàu về mình.Trong khi đấy đường bộ thì nó bắn cho nát bét. Ông già mình cũng
khôn.

Xe tăng TQ tấn công một điểm cao của ta (năm 1979).

Cao điểm 116 (số hiệu TQ), ngày 15-1-1985 (?) bị pháo binh VN bắn hơn 8.000 quả đạn.
Trong Guiness VN, một pháo thủ của ta trong 2 giờ đã nạp liền 296 quả đạn. Vậy 1 đại đội (6
khẩu), 1 tiểu đoàn (12 khẩu), 1 trung đoàn (36 khẩu) sẽ bắn bao nhiêu quả ?
Tuy nhiên so với pháo binh TQ thì số lượng này chưa là gì.
Một trận địa pháo của VN (ảnh của bác lei_lord_demon)
Hồi trước em thắc mắc về chuyện pháo ta bố trí trống trải, tuy nhiên cũng có thể đây là trận địa
dã chiến, bắn xong rút luôn.
Ngày 2-4-1984, lính đặc nhiệm TQ đã tập kích trận địa pháo tiểu đoàn 12, trung đoàn pháo binh
457, sư đoàn bộ binh 313 của ta. Theo những thông tin "từ phía VN" (nghe trộm điện đài, nhưng
không rõ có chính xác không) thì phía VN có 20 người hy sinh, 11 khẩu lựu pháo cùng một số vũ
khí bộ binh, xe vận tải, phương tiện thông tin liên lạc và đạn dược bị phá hủy. Nói cách khác, cả
một tiểu đoàn pháo của ta đã bị xoá sổ.

Tuy nhiên, theo lời bác Đoàng, cựu binh sư đoàn 313 thì "chỉ nghe anh em kể lại là bọn nó mò
vào và làm thịt mấy chú lính gác của ta và tọng được mấy quả thủ pháo vào nòng của 2 khẩu
pháo 105 thì bị phát hiện và chẳng chú Khựa nào quay về được !".

Đây mới đúng là radar pháo binh Type-701 của TQ. Bọn Tầu ca ngợi nó rất nhiều.
TQ duyệt binh mừng "chiến thắng" năm 1979.
Biếm hoạ của báo chí phương Tây .
Về trận đánh đầu tiên trên đỉnh 1509-Lão Sơn. Phần lớn thông tin lấy từ china-defense.com.

Núi Lão Sơn, cao 1.422m so với mực nước biển nằm trong lãnh thổ VN, thuộc xã Thanh Thủy,
huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên (nay là Hà Giang), có cao độ lớn nhất trong toàn chiến trường
Thanh Thủy. Đỉnh 1509 của nó nằm ngay trên đường biên giới, sống núi nằm dọc theo hướng
tây bắc. Sau cuộc chiến năm 1979, 1509-Lão Sơn được quân đội VN xây dựng thành một vị trí
phòng ngự quan trọng, từ đó họ có thể mở các cuộc đột kích vào lãnh thổ TQ (tất nhiên điều này
do TQ nói).
Ở 1509, lực lượng phòng ngự của VN theo phía TQ là ở cấp tiểu đoàn. Tuy nhiên, điều này có
thể là phóng đại, lí do là địa hình khu vực khá hiểm trở không thể cho phép bố trí một số quân
lớn như vậy chỉ trên một đỉnh (thực tế các trận địa phòng ngự khác của VN đều ở cấp đại đội trở
xuống).

Năm 1984, quân đội TQ tiến công đánh chiếm 1509. Sự kiện này được coi là chính thức mở màn
cuộc chiến biên giới Việt-Trung lần thứ hai.
05h50 ngày 28-4-1984, trung đoàn bộ binh 118 thuộc sư đoàn bộ binh 40, quân đoàn 14, Đại
quân khu Côn Minh được pháo binh chi viện với mật độ cao tấn công đỉnh 1509. Ngoài ra quân
TQ cũng tổ chức đánh chiếm một số cao điểm khác ở xung quanh.
06h24, bộ binh TQ bắt đầu xung phong.
Phía TQ đánh giá là chỉ vấp phải sức kháng cự yếu. Tuy nhiên qua nhiều thông tin của phía TQ
thì không hoàn toàn như vậy. Trung đoàn 118 của TQ phải đến 15h30 mới hoàn toàn chiếm
được đỉnh 1509 sau khi đơn vị phòng ngự hy sinh đến người cuối cùng. Đặc biệt, có 4 nữ chiến
sĩ cố thủ trong hang đá, không chịu đầu hàng và lính TQ đã phải dùng súng phun lửa mới tiêu
diệt được những cô gái kiên cường này. Quân TQ cũng bị thương vong nặng : trung đoàn 118 bị
chết 198 lính cùng một số bị thương. Trong đó một tiểu đoàn của trung đoàn này có tới 70%
quân số bị loại khỏi vòng chiến.

Tiếp sau đó là những đợt phản kích của VN.


Ngày 11-6-1984, lúc 03h00, một lực lượng cấp tiểu đoàn của VN đã tấn công 1509. Mặc dù bộ
đội VN đã đột kích được vào trong trận địa địch nhưng sau đó đã bị đẩy lùi.

Ngày 12-7-1984, được coi là trận đánh lớn nhất của giai đoạn 1984-1991. Theo phía TQ, phía
VN đã huy động 6 trung đoàn bộ binh thuộc các sư đoàn bộ binh 312, 313, 316 và 356 để tấn
công 1 trung đoàn bộ binh TQ phòng ngự ở 1509. Quân TQ được sự yểm trợ của hàng vạn quả
đạn pháo đã đẩy lui cuộc tấn công. Theo phía TQ thì VN bị tổn thất rất lớn, riêng số xác bỏ lại
trận địa là 3.700 ! Một con số chưa bao giờ có kể cả trong các trận đánh với Mỹ.
Đối chiếu với thông tin do bác phaphai cung cấp, thông tin trên là quá phóng đại. Trên thực tế,
toàn bộ chiến trường Thanh Thủy chỉ có diện tích 5-6km2, không thể bố trí được một lực lượng
quá khổng lồ như vậy (hãy so sánh với trận ĐBP, phía VN có 10 trung đoàn trong lòng chảo
Mường Thanh, nhưng đó là một chiến trường rộng hàng trăm km2). Theo thông tin của VN, trung
đoàn bộ binh 982 của sư đoàn bộ binh 313 đã tái chiếm thành công 1509. Nhưng sau đó bộ
phận phòng ngự vì nhiều lí do đã tự ý bỏ chốt và TQ chiếm được 1509 lần thứ hai. Kể từ đây
không có thêm trận phản kích nào nữa. Từ 1509, quân TQ lấn xuống tới bình độ 1200 thì bị chặn
lại, bộ đội VN giữ được từ bình độ 1100 trở xuống.

Các trận giành giật tiếp tục diễn ra, chủ yếu với quy mô đại đội, ác liệt nhất trong những năm
1984-1987. Từ đó trở về sau, giao tranh bộ binh ít dần, hai bên chủ yếu sử dụng pháo. Trận
đụng độ bộ binh cuối cùng diễn ra ngày 13-2-1991

Bác Trường Sơn ơi ! Theo em thì tất cả 99% thông tin của Tào về những cuộc chiến tranh gần
đây họ tham gia mà có thể tin được thì e rằng ...Heo Nái cũng biết leo cây mất thôi Bác ạ . Cứ
như theo họ ta bao giờ cũng hy sinh 10 lần nhiều hơn số toi mạng của họ . Trong khi thực tế tất
cả báo chí thông tin trên khắp thế giới đều cho rằng " Đôi bên thiệt hại rất nặng nề " tuy nhiên "
Tào thiệt hại nặng hơn Ta " vì vậy tất cả thông tin quốc tế ngoài Tào đều cho là Ta đã chiến
thắng trong chiến tranh biên giới dù trả giá khá đắt . Và đó cũng chính là lý do khiến lảnh đạo
chóp bu của tụi Tào vội vả hiện đại hoá quân đội họ ngay lập tức với mọi giá ngay sau chiến
tranh . Với trình độ của Tào ngày nay thì thật là khó nói , tuy nhiên với trình độ Tào của thời ấy
hơn nữa những sư mạnh nhất của chúng còn đang nằm canh chừng USSR ở phía bắc vào thời
điển đó , các sư vào đánh ta chỉ là bọn hạng 2 thôi nên kết quả dù người đông thế mạnh Tào vẫn
chết loạn cả là không gì khó hiểu . Trận Lão Sơn có lẻ khác hơn , Tào tập trung mọi tinh anh của
nó hy vọng giữ lại chút danh dự của quân đội Tào không bị tan theo mây khói miền núi biên giới .
Dù thông tin của Ta ít nhiều cũng mang tính tuyên truyền nên có hơi đưa lên cao số thương vong
của Tào Tuy nhiên thông tin ta vẫn chính xác hơn nhiều vì em thấy nó gần với thông tin quốc tế
hơn . Cái web China-defense hình như em thấy có vẻ mang giọng điệu chủ nghĩa quân phiệt cực
đoan kiểu mới đặc trưng của thanh niên Tào Lao hiện đại thì phải Bác ạ . Em thấy tên Sino-
defense ít nhiều cũng dễ tin hơn chút tiếc là nó không có nhiều thông tin về chiến tranh như tên
China-defense . Không biết có Bác nào có thông tin từ các phía khác không ạ ?

Để tham khảo thôi mà bác Việt. Ngoài mình và Tầu ra thì thông tin đều rất chung chung.

Nhân tiện nói thêm với các bác là không chỉ có TQ mới tuyên bố quân ta chết nhiều đâu. Có
trang hải ngoại còn tuyên bố là riêng từ Đồng Đăng về Lạng Sơn có 40 pháo đài bằng bê tông
chứa tổng cộng 40.000 quân VN (mỗi pháo đài 1.000 quân), bị TQ tiêu diệt là 70.000 người (các
bác lưu ý, TQ "chỉ" nhận diệt khoảng 50.000 lính ta trên cả 6 tỉnh). Thế mới kinh.

Lấy trên trang của RFA. Không hiểu số liệu thương vong là từ đâu.
Nga ghi nhớ vai trò của Liên Xô cũ trong cuộc chiến tranh Việt-Trung năm 1979
2004.03.22

Sergei Blagov
Liên bang Nga vẫn ghi nhớ vai trò to lớn của Liên Xô cũ trong cuộc chiến tranh Việt-Trung năm
1979. Chẳng hạn, vào ngày 19 tháng 3, tờ báo Izvestia (Nga) bình luận rằng “Liên Xô cũ đã gốp
phần quyết định và chiến thắng của Việt Nam.” Tờ báo Izvestia nhắc lại về vai trò của Trưởng cố
vấn quân sự Liên Xô tại Việt Nam, Ðại tướng Guennady Obaturov.

Đúng 25 năm qua, nhiều diễn biến xẩy ra, khiến cho Bắc Kinh và Hà Nội không tránh được đụng
độ trực tiếp. Lý do chính là Hà Nội theo sát con đường Liên Xô chống Trung Quốc, tranh chấp
Việt-Hoa về lãnh thổ, và việc Việt Nam chiếm đóng Campuchia. Từ cuối năm 1978, nhà cầm
quyền Việt Nam bắt đầu kêu gọi dân chúng sẵn sàng chống lại "chủ nghĩa bành trướng của
nước lớn và ý đồ bá quyền của bọn Hán phong kiến." Liên hệ Việt-Trung "môi hở răng lạnh" tan
rã.

Mặt khác, vào ngày 3 tháng 11, 1978, Liên Xô và Việt Nam ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác,
trong đó điều 6 đặc biệt ghi rằng đôi bên sẽ áp dụng "các biện pháp thích nghi và hữu hiệu để
bảo vệ hòa bình và an ninh" nếu một trong hai nước bị đe dọa hay tấn công. Liên Xô được phép
lập căn cứ quân sự tại Cam Ranh và Đà Nẵng. Đầu năm 1979, số cố vấn và chuyên viên Liên Xô
tại Việt Nam tăng lên 8.000. Phần thưởng của sự nhân nhượng này là Moscow bật đèn xanh cho
Hà Nội xúc tiến thực hiện và điều khiển "Liên bang Đông Dương".

Tiếp theo Việt Nam chiếm đóng Campuchia. Vào ngày 7 tháng 1, 1979, với sự đồng ý và hỗ trợ
vũ khí của Moscow, 100,000 quân Việt Nam tràn ngập Campuchia và toàn thắng sau 1 tuần lễ.
Nên cuộc "hành quân trừng phạt" của Quân đội Nhân dân Trung Quốc bắt đầu vào ngày 17
tháng 2, năm 1979, lúc 5 giờ sáng, theo chiến thuật "biển người", đến 600,000 lính Tàu tràn vào
Lạng Sơn, (phía Đồng Đăng), Cao Bằng, Đồng Khê, Mông Cáy, và Lào Cai sau khi pháo kích
mãnh liệt. Ngày 3 tháng 3, các tỉnh lỵ Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai và 17 quận thất thủ.

Đáng lưu ý, Ðại tướng Obaturov bắt đầu chuẩn bị sang Việt Nam từ cuối năm 1978. Theo Tướng
Yevstafy Melnichenko, cựu chuyên viên Bộ tham mưu Liên Xô, Mạc Tư Khoa đã biết trước Trung
Quốc sẽ đánh Việt Nam nên nhóm cố vấn do Tướng Obaturov dẫn đầu đã được thành lập từ đầu
tháng 2, năm 1979. Ðại tướng Obaturov (1915-1996), nhà chuyên môn về xe tăng, từng trực tiếp
thăm gia hai vụ Liên Xô can thiệp quân sự ở Tiệp Khắc (1968) và Hungaria (Hungary, năm
1956). Vào ngày 19 tháng 2, nhóm cố vấn quân sự Liên Xô bao gồm tổng cộng 20 viên tướng đã
bay qua Calcutta và đến Hà Nội.

Sau khi làm việc với Ðại tướng Văn Tiến Dũng và Tổng Tham mưu trưởng Lê Trọng Tấn, Tướng
Obaturov đã trực tiếp đến vùng Lạng Sơn và gần như bị lính Tàu giết hại. Tiếp theo, Tướng
Obaturov đã gặp tổng bí thư Lê Duẩn và thuyết phục lãnh đạo Hà Nội rút một lữ đoàn từ
Campuchia chuyển sang vùng Lạng Sơn. Phần lớn lữ đoàn đó do các máy bay vận tải Nga An-
12 vận chuyển. Sau khi lữ đoàn Việt Nam từ Campuchia đã đến biên giới phía Bắc, sự tiến quân
Trung Quốc, mau lẹ lúc đầu, lần hồi bị chận lại.

Moscow cũng yêu cầu Tàu rút quân khỏi Việt Nam. Thủ tướng Alexey Kosygin và Tổng bí thư
Leonid Brezhnev cực lực lên án Trung Quốc. Căn cứ vào Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Xô-
Việt, Điện Kremlin đã tập trung 25 sư doàn gần biên giới giữa Siberi và Trung Quốc, đe dọa
trừng phạt Bắc Kinh nếu họ không ngưng chiến dịnh chống Việt Nam. Sau đó, đến ngày 17
tháng 2, 1979, không còn đơn vị Trung Quốc nào ở Việt Nam.

Số tổn thương của hai bên đều nặng. Phía Trung Quốc đã có đến 60,000 quân thương vong,
mất 280 xe tăng, trong khi phía Việt Nam đã có đến 30,000 quân và dân thường thương vong.
Việt Nam lẫn Trung Quốc đều tuyên bố thắng trận nhưng không bên nào hoàn thành mục tiêu
chính yếu. Trung Quốc không tiêu diệt được một sư đoàn Việt Nam nào, không chấm dứt được
xung đột tại biên giới, không ép được các đơn vị Việt Nam rút khỏi Campuchia. Đối với Việt Nam,
hậu quả của cuộc chiến khá nặng nề. Trong vòng một năm, 1979-1980, ngân sách quốc phòng
Việt Nam tăng rất mạnh, lục quân vượt từ 600,000 bộ binh lên một triệu vì lý do an ninh và cũng
vì nhu cầu chiếm đóng Campuchia và Lào. Vào những năm 1979-1982, Ðại tướng Obaturov tiếp
tục hướng dẫn chiến dịch lục quân Việt Nam ở Lào và Campuchia.

đọc 1 số trận đánh thì không biết có phải quân phòng thủ VN thường phạm 1 sai lầm là chờ đối
phương lại gần mới nổ súng hay không. Lý do là để tiết kiệm đạn và bắn chính xác, nhưng hay bị
tràn ngập!

Tôi thì tin là ta chủ quan coi thường bọn Tầu nên mới phải không vận gấp rút như vậy vì thông tin
tình báo của Liên Xô thời điểm có cho ta biết là nó sẽ đánh. Nhưng chắc là nhà ta đang tự hào
quá về thắng Mỹ nên nghĩ thằng ranh con ghẻ nào dám đụng vào mình.

Chuyện chờ địch lại gần mới nổ súng có lẽ là truyền thống chung của VN từ thời chống Pháp-
Mỹ, tiết kiệm đạn và nhất là không tạo khoảng cách đủ lớn để địch dùng phi pháo sát thương.

Một bài khác :


-------------------------------------------------------------------
Trận Chiến Biên Giới Việt Trung năm 1979

Ngày thứ Bảy 17 tháng 2 năm 1979, lúc 3 giờ 30 sáng, pháo binh quân đội Trung Hoa bắt đầu
pháo kích ào ạt vào các vị trí quân sự các huyện Tiên Lĩnh, Hà Quảng thuộc tỉnh Cao Bằng, mở
đầu cho cuộc tấn công quy mô trên một chiến tuyến dài hơn 1 ngàn cây số dọc theo biên giới
Việt-Trung , từ Lai Châu đến Móng Cái.

Ngay buổi sáng ngày 17 tháng Hai năm 1979, quân đội Trung Hoa đã tấn công 39 mục tiêu dọc
theo biên giới hai nước, trong đó có 26 mục tiêu bị tấn công bằng cấp tiểu đoàn trở lên. Riêng
Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai bị tấn công bằng cấp sư đoàn. Tổng số quân Trung Hoa vượt biên
giới trong ngày đầu chiến dịch khoảng 80 ngàn. Con số này tăng dần cho tới ngày cuối của chiến
dịch lên tới trên 150 ngàn. Đó là không kể hàng mấy trăm ngàn binh sĩ khác giữ nhiệm vụ yểm
trợ hay trừ bị phía sau. Chỉ huy tổng quát mặt trân là Hứa Thế Hữu, ủy viên trung ương đảng,
kiêm tư lệnh quân khu Quảng Châu (gồm hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây). Hứa Thế Hữu đặt
bộ tư lệnh tại Nam Ninh (Quảng Tây). Phụ tá cho Hứa Thế Hữu là Dương Đắc Chí, từng nổi
danh khi phụ tá cho Bành Đức Hoài trong chiến tranh Triều Tiên. Trong những ngày đầu, Hứa
Thế Hữu trực tiếp chỉ huy tấn công mặt trận Cao Bằng, Lạng Sơn, còn Dương Đắc Chí phụ trách
tấn công Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang. 2 quân đoàn 13, 14 được giao trách nhiệm tấn công Lai
Châu, Lào Cai. 2 quân đoàn 41, 42 tấn công Cao Bằng, còn những quân đoàn 43, 54, 55 tấn
công mạn Lạng Sơn và Quảng Ninh.

Bên phía Việt Nam, phòng thủ biên giới Việt Hoa là trách nhiệm của những quân khu I, II III. Tư
lệnh quân khu I là Đàm Quang Trung, người Tày, cận vệ cũ của ông Hồ Chí Minh, được cử thay
cho Chu Văn Tấn. Quân khu này gồm cả Cao Bằng lẫn Lạng Sơn nên chịu áp lực nặng nhất của
quân Trung Hoa. Trong những ngày đầu, trách nhiệm phòng vệ Lạng Sơn được giao cho
Nguyễn Văn Thương, tư lệnh sư đoàn 3. Tư lệnh quân khu II là Vũ Lập, phụ trách phòng thủ Lai
Châu, Lao Cai và Hà Giang.Tư lệnh quân khu III là Nguyễn Quyết, trách nhiệm vùng châu thổ
sông Hồng và có lẽ cả đặc khu Quảng Ninh do Sùng Lãm chỉ huy. Bộ Tổng Tham mưu quân đội
Việt Nam ở Hà Nội trực tiếp theo dõi, giám sát và điều hợp mặt trận.

Trong những ngày đầu của trận chiến, dựa vào quân số đông đảo, Hứa Thế Hữu cho áp dụng
chiến thuật biển người để tấn công. Tại Lai Châu, quân Trung Hoa đánh Gò Tô, Phong Thổ trên
đường tiến về tỉnh lỵ. Tại hướng quan trọng Lào Cai, 2 sư đoàn tấn công vào thị xã và các xã lân
cận, như Thanh Bình, Bản Cầu. Tại Hà Giang, họ tấn công Bản Kiệt, La Quỳnh.

Hướng quan trọng thứ hai là Cao Bằng cũng bị 2 sư đoàn tấn công. Tại Quảng Ninh, 2 trung
đoàn Trung Hoa tấn công Than Phún, Cao Ba Lanh. Riêng tại mục tiêu chủ yếu Lạng Sơn, quân
Trung Hoa tấn công theo thế gọng kìm bằng hai hướng. Hướng thứ nhất là 2 sư đoàn 163, 164
vuợt Hữu Nghị Quan tấn công Đồng Đăng, cửa ngõ phía Bắc Lạng Sơn. Hướng thứ hai là 2 sư
đoàn 127, 128 đánh từ phía Đông vào các tiền đồn ở Bản Xâm, Đồng Nội, Hải Yến.

Tại khắp nơi, quân Trung Hoa gặp phải sự kháng cự mãnh liệt. Quân Việt Nam, nhờ vào vị trí cố
thủ hiểm trở, công sự kiên cố, binh sĩ thiện chiến nhiều kinh nghiệm nên trong đợt tấn công đầu
vẫn giữ vững được vị trí. Với sự yểm trợ hùng hậu và hữu hiệu của đủ loại pháo binh, từ đại bác
đến hỏa tiễn, họ đã gây cho quân Trung Hoa tổn thất nặng nề về nhân mạng, nhất là ở các mặt
trận Lạng Sơn, Cao Bằng.

Chiến thuật biển người mà Hứa Thế Hữu áp dụng hiển nhiên đã trở nên lỗi thời trước tác dụng
của những vũ khí hiện đại. Phía Lai Châu, Lào Cai, quân Trung Hoa bị tổn thất ít hơn vì Dương
Đắc Chí không tấn công chính diện, mà dựa vào điạ thế rừng núi hiểm trở để chuyển quân khi
tấn công. Vì số tổn thất quá cao, mấy ngày sau, tuy Hứa Thế Hữu còn giữ chức tư lệnh mặt trận,
nhưng quyền chỉ huy các cuộc hành quân được giao cho Dương Đắc Chí. Sau đó, tuy chiến
thuật biển người bị bãi bỏ, hỏa lực pháo binh và thiết giáp được sử dụng nhiều hơn, nhưng quân
Trung Hoa vẫn dựa vào ưu thế quân số đông đảo để tấn công bất kể tổn thất. Các công sự
phòng thủ của Việt Nam dù kiên cố đến đâu cũng dần dần bị phá sập, và quân Trung Hoa cuối
cùng cũng chiếm được một số mục tiêu. Riêng tại Lạng Sơn, sư đoàn 163 của Trung Hoa chiếm
được Đồng Đăng ngày 22-2-1979.

Trong những ngày 24, 25, 26 trận chiến tương đối lắng dịu. Quân Trung Hoa bị tổn thất nặng và
thiếu tiếp liệu nên không thể tiếp tục tấn công. Việt Nam vẫn giữ các sư đoàn chính quy của
quân đoàn I đóng quanh Hà Nội, điều động các tiểu đoàn dân quân từ các huyện ngoại thành Hà
Nội, như Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Lâm lên bổ sung quân số .

Mờ sáng ngày 27-2-1979 , sau khi được bổ sung và tiếp liệu đầy đủ, quân Trung Hoa mở một
đợt tấn công mới. Trong vòng 1 ngày, các thị xã ven biên Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Hà
Giang lần lượt bị thất thủ. Sau khi chiếm Lào Cai, quân Trung Hoa tiếp tục tiến về phía Nam dọc
quốc lộ số 2 tiến đánh Cam Đường.

Tại hướng tấn công chính Lạng Sơn, Trung Hoa tung vào trận đánh 6 sư đoàn, với hàng trăm xe
thiết giáp và đại bác yểm trợ Phía Việt Nam, các đơn vị phòng thủ chính gồm các sư đoàn 3,
327, 338, 347 và sư đoàn 337 mới từ quân khu IV ra tăng cường, kết hợp lại thành quân đoàn 14
để thống nhất chỉ huy. Sư đoàn 308 của quân đoàn I cũng có thể đã được gửi lên tiếp ứng.

Kể từ ngày 27 tháng 2, quân Trung Hoa liên tục tấn công hai mặt, và dù quân VN đã chống trả
mãnh liệt, tuyến phòng thủ quanh Lạng Sơn thu hẹp dần. Bộ Tổng Tham mưu Việt Nam điều
động quân đoàn 2 chính quy gồm hai sư đoàn 325 và 304 đang hành quân tại phía nam
Campuchia di chuyển bằng xe lửa và máy bay vận tải Antonov của Liên Xô khẩn cấp về lập
tuyến phòng thủ sau quân đoàn 14 để bảo vệ châu thổ sông Hồng. Nhưng việc tiếp ứng Lạng
Sơn không còn kịp nữa. Thị xã bị pháo kích suốt mấy ngày đêm, cuối cùng quân Trung Hoa xâm
nhập được thị xã, và quân đội hai bên phải chiến đấu ác liệt trên đường phố. Tới khuya đêm 4
tháng 3, quân Trung Hoa hoàn toàn làm chủ thị xã Lạng Sơn. Ngày hôm sau, Trung Hoa tuyên
bố đã đạt được mục đích dạy cho Việt Nam một bài học, đơn phương ngưng bắn, và hứa sẽ rút
quân.

Tuy nhiên, vì còn bận dùng công binh phá sập hết những công sự, đồn bót, cầu đường, nhà cửa,
trường học, chợ buá, nhà máy, bệnh viện ... ở các thị xã chiếm đóng, nên cuộc lui quân của
Trung Hoa kéo dài đến ngày 16-3-1979 mới hoàn tất. Với bao đau thương đổ nát, với hàng mấy
chục ngàn binh sĩ thương vong, cả hai bên đều tuyên bố thắng trận.

(Theo Hoàng Dung )


--------------------------------------

Có vài vấn đề cần kiểm tra lại :

1. Có chuyện diễn ra chiến đấu trên đường phố bên trong thị xã Lạng Sơn không ?
Cuốn "Sư đoàn Sao Vàng" nói rằng phòng thủ ở thị xã Lạng Sơn và thị trấn Kỳ Lừa là sư đoàn
bộ binh 327 (hoặc một bộ phận của sư đoàn), nhưng không ghi nhận có chiến đấu đường phố ở
thị xã như một số nguồn phương Tây. Bài viết của Xu Meihong (trang 6) thì nói rằng trong thị xã
không có quân phòng thủ.

2. Quân TQ có chiếm được thị xã Lai Châu và Hà Giang không ?


Đây là những hướng phụ, địa hình khó khăn với không nhiều quân được huy động, trong khi thị
xã Lai Châu cách biên giới tới >40km, Hà Giang >20km.

3. Vì sao thị xã Cao Bằng ở sâu nhất (gần 50km) lại bị chiếm sớm nhất (nếu không kể Lào Cai
nằm sát biên giới) ngày 28-2 trong khi Lạng Sơn cách biên giới có 17km lại giữ được đến 4-3 ?
Theo tư liệu về trận phục kích ở Bản Sẩy, Cao Bằng (trang 14) thì sáng 18-2 bộ binh và xe tăng
địch đã vào cách thị xã có 20km.

Nếu VN chủ quan đến mức ấy thì đã không điều một số sư đoàn từng qua chống Mỹ lên phía
bắc, thành lập nhiều đơn vị mới và xây dựng hệ thống phòng thủ đâu bác ạ. Em có thể khẳng
định điều này. Trong tập ký sự "Trên biên giới phía bắc" xuất bản tháng 1-1979 đã đề cập đến
việc TQ điều quân lớn áp sát biên giới và phỏng đoán là đối phương sẽ tấn công.

Còn trong chiến tranh giữa 2 quốc gia chung đường biên giới thì bên bị tấn công lúc nào chẳng
bị động trong thời điểm ban đầu.

Việt Nam biết thừa Tàu sẽ đánh Việt Nam từ lúc chuổn bị đánh Campuchia. Lúc Việt Nam chuổn
bị đánh Campuchia, Pol Pốt lúc đó cầu cứu tên lùn Đặng để Tàu đổ quân vào Campuchia chống
đỡ quân Việt nhưng chú lùn lúc đó đang phải lo củng cố cái ghế ở nhà và chắc cũng biết thừa
quân Tàu sẽ bị nghiền nát ở Campuchia nên không giám làm mà chỉ hứa là nếu VN đánh
Campuchia thì Tàu sẽ dạy Việt Nam một bài học chỉ ở biên giới phía bắc. Việc VN không thèm
rút quân ở Campuchia về biên giới phía bắc là muốn chứng tỏ cho Tàu biết rằng VN đếch sợ Tàu
và cũng muốn dùng các lực lượng du kích địa phương để tiêu hao lực lượng quân Tàu. Nếu Tàu
trở mặt đánh xuống đồng bằng sông Hồng thì quân chính quy VN lúc đó sẽ đợi và đánh ở đây.
VN chỉ bắt đầu rút quân về khi có một ông tướng Liên Xô mà tôi quên tên sang thăm biên giới
phía bắc lúc đánh nhau và mém bị toi mạng ở đó. Sau chuyến viếng thăm này, ông tướng LX
này bắt đầu thuyết phục các tướng lĩnh VN nên rút một số quân ở Campuchia về củng cố phòng
tuyến sông Hồng. Lúc đó VN mới bắt đầu một số quân về bằng máy bay vận tải của LX. Nhưng
lúc đó chú lùn Đặng cũng đã thấm đòn nên rút quân về. Cũng phải kể là lúc đó LX đã cử một số
tàu chiến đến đậu ở vịnh Bắc bộ. Có lẽ chú Đặng cũng sợ mấy chiếc tàu LX nên rút quân sớm.
Chú lùn Đặng chỉ tính đúng một nước trong cuộc chiến tranh xâm lược VN là LX sẽ không giám
động đậy đánh Tàu giúp VN nếu Tàu chỉ đánh VN ở sáu tỉnh biên giới phía bắc. Nhưng trước khi
đem quân đánh VN, Tàu cũng đã lo xa di chuyển hết số dân ở các tỉnh giáp với biên giới LX để
đề phòng LX đem quân đánh.

Xung đột biên giới giai đoạn 1981 (www.china-defense.com).

Từ tháng 1-1980, lực lượng VN thuộc trung đoàn bộ binh 52 (sư đoàn bộ binh 337) chiếm lĩnh
trận địa trên điểm cao Far Ca Shan cao 500m, mở các cuộc đột kích vào lãnh thổ TQ. Ngày 5-5-
1981 , sư đoàn bộ binh 3 quân địa phương Quảng Tây của TQ tiến công đánh chiếm điểm cao
này.

Tình hình sau đó tương tự như ở Vị Xuyên, phía VN tập trung một số đơn vị thuộc trung đoàn bộ
binh 2 (sư đoàn bộ binh 337), trung đoàn đặc công 198, lữ đoàn công binh 514 cùng với vũ khí
nặng như pháo, cối 160mm, tên lửa và xe tăng phản kích. Nhiều lần diễn ra đánh giáp lá cà,
giành giật quyết liệt từng phần của điểm cao nhưng các đợt phản kích này đều không thành
công. Xung đột kéo dài từ 5-5-1981 đến 31-6-1981. Số tổn thất của TQ là 78 chết, 106 bị thương.
Số tổn thất của VN là 705 chết, 513 bị thương, 135 pháo cối (!!!), 2 xe tăng và 14 xe vận tải.

Thông tin của VN về những trận đánh ở đây không có hoặc gần như không có. Chẳng hạn chỉ có
1 dòng cụt lủn như "Ngày 16-5-1981 quân dân VN trừng trị bọn bành trướng Bắc Kinh ở bình độ
400 xã Thanh Loà, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn" (bình độ 400 bị chiếm đóng từ năm 1981).
Trận này theo phía TQ cũng khá ác liệt. Bộ đội VN xung phong vào được và đã diễn ra đánh giáp
lá cà bên trong cứ điểm. Tổn thất của VN là 110 người, thương vong của TQ có thể vào khoảng
1 trung đội.

Theo em thì chuyện bộ đội ta tổn thất nhiều là có thật. Theo phía ta thì phòng ngự Lạng Sơn giai
đoạn này là sư đoàn bộ binh 3 Sao Vàng, một đơn vị khá sừng sỏ, nhưng sư đoàn cũng không
thành công trong việc tái chiếm bình độ 400.
Tuy nhiên số liệu TQ không tin được, ngay trong các nguồn TQ cũng sai lệch nhau, ví dụ như
trận ngày 10-5-1981 có nơi bảo VN mất 14 người, có nơi bảo VN mất hơn 80 người.

Hồi trước Thành cổ Hà nội còn mở cửa cho dân vào chơi bời, em có qua Cục tác chiến cũ thấy
có tấm bản đồ Vị xuyên được vẽ trên giấy pơluya(?) cỡ A0 vẫn đang dán trên tường. Bản đồ có

vẽ các bố trí cơ bản của ta và địch, hướng tấn công. Em đóng cửa....xé xuống vác về.
( hic, em xin lỗi vì đã táy máy.) Các bác có thích, để em scan lên.

Võ Quốc Tuấn nên cẩn thận với những lời mời chào thế này. Cách đây ít lâu, tớ thấy trung đội
các chiến sĩ bảo vệ Hoàng Thành họp về vụ mất một tấm bản đồ quan trọng được treo trong
thành. Các đồng chí ấy điều tra ráo riết lắm nhưng vẫn chưa tìm ra thủ phạm (nghi là mật thám
Tàu trà trộn vào lấy).

Nay đã có manh mối rồi đây, chuẩn bị lập chiến công mừng 2/9 thôi !

nvl ơi, tôi với bác lên chỗ bảo vệ Hoàng thành, xì bác voquoctuan vụ bản đồ này đi. Kiếm ít xiền
2/9 đi chơi chứ nhỉ.

Em nhớ năm 79 khi ấy em còn nhỏ thôi nhưng lúc ấy không khí chiến tranh đã quá gần rồi. Ở HN
rất nhiều cơ quan, trường học đã chuẩn bị sơ tán còn bộ đội, dân quan tự vệ có mặt khắp nơi.
Loa phóng thanh ngày nào cũng đưa tin " chiến thắng " nhưng cũng ngần ấy thông báo sẵn sàng
sơ tán gửi đến nhà. Nhà em cũng gửi thư hoả tốc về quê để báo sắp về sơ tán. Trên đê sông
Hồng các trận địa pháo phòng không và trên hè các hào chiến sự đã đào khắp nơi rất khó cho
bọn trẻ như em vượt qua để về nhà. Khi ấy em có hỏi cậu em là Trung tá khi tranh thủ ghé nhà
và biết quân Tàu đã tiến đến sông Cầu cách HN có hơn 60Km và trận đánh có thể diễn ra vào
tuần tới.
Nhưng rồi đột nhiên chiến tranh chấm dứt mà hồi đó bọn trẻ như em không biết vì sao mà chỉ
biết quân Tầu đã bị đánh bại !!! vè sau mới biết thực tế không hoàn toàn như vậy.
Về sau em mới có được tài liệu mật về tình hình khi ấy. Tài liệu in bằng roneo nên giờ không còn
nữa như em vẫn nhớ hồi ấy khi cậu em mang về em đã phải đóng kín cửa thắp đèn dầu để đọc.
Em nhớ khi ấy tài liệu nói trong những ngày ấy ta chuyển được bao nhiêu quân từ Tây Nguyên
và Nam Căm Bốt về... hầu như bộ đội bỏ lại toàn bộ vũ khí và trang bị cá nhân theo tàu và máy
bay đi thẳng ra Hn và được trang bị ngay tại HN rồi lên gấp Hà Bắc.
Trong khi Vn chuyển quân , LX tuyên bố vô cùng cứng rắn với TQ và hạm đôi TBD cũng lên
đường sang VN và lập cầu viện trợ khẩn cấp ở HP.
Trước những tổn thất QS lớn và cơ sở hậu cần chưa đáp ứng cho việc vượt sông trong khi tiềm
lực VN tăng vọt bên kia chiến tuyến TQ đã làm chưa dám manh động. Cuối cùng áp lực chính trị
Quốc tế, cán cân QS thay đổi khi lực lượng dự bị VN tăng cao đã khiến TQ phải chùn bước và
cuối cùng rút quân.

Ối trời ơi, bác có nhầm nhọt không đấy, làm gì có chuyện quân Tầu tiến được đến sông Cầu???
Thế có mà nó chiếm được Việt Trì rồi chắc?

Bác khongquen25 này nhớ nhầm mất rồi!


79 thì em chưa đẻ nhưng hồi em còn bé (đầu những năm 80) người lớn vẫn hay kể chuyện đánh
Tàu (trẻ con thằng nào mà nghịch ngơm láo lếu thì bị mắng là "trông mày như quân bành trướng
TQ ý"). Em chỉ thấy những người quê (hoặc có người quen) ở Lạng Sơn kể chuyện dân mình
chạy quân Tàu thế nào (ông trẻ em ở thị xã Lạng Sơn bị tàu ghẻ pháo kích cũng chạy vào trong

núi kịp nhưng mà điếc luôn hai tai) chứ còn những người ở tỉnh khác có thấy ai kêu ca gì
đâu!

Chắc bị CA đến nhà tóm rồi

hôm nọ em có gặp một cựu chiến binh.nhà ông này ở trên lạng sơn.em nghe ông ấy kể hồi đánh
nhau quân ta kéo cả pháo 105mm lên đồi gần biên giới KHỰA .ông này bảo là pháo mình đặt
trên đó bắn sang tận CÔN MINH của TQ.nhưng em ko hiểu là giai đoạn 1979-1984 ta kéo pháo
lên đó hay là giai đoạn sau.

Pháo đặt ở Lạng Sơn bắn đến tận Côn Minh thì không biết là loại siêu pháo gì nhỉ ?

Pháo 105mm của ta chỉ bắn được 11km thôi, có đặt ngay trên đường biên thì cũng làm sao bắn
tới Côn Minh được, 200km là ít.

bác nói có lí lắm.em ko tin là có loại pháo bắn đến tận côn minh.chắc là cái lão bộ đội già đó nhớ
nhầm nhưng em đã từng lên lạng sơn rồi.đúng là có pháo 105 mm đặt trên đồi để bắn khựa thật.

Có khi là bắn vào ĐQK Côn Minh đấy, vì lúc chưa sáp nhập thì ĐQK Côn Minh của Tàu gồm cả
Vân Nam

Vài số liệu về hoạt động chống phá VN của TQ : theo Ngoại giao Việt Nam của Lưu Văn Lợi thì
trong thời gian 1979-1984 đã có :

- 7.500 vụ khiêu khích vũ trang của lính TQ, xảy ra từ nhỏ cho đến cấp đại đội, tiểu đoàn, thậm
chí trung đoàn.
- 1.500 tên thám báo, biệt kích bị phát hiện.
- 2.000 lần tốp máy bay tiến hành trinh sát, tập trận, xâm phạm không phận VN.
- Hàng trăm lần tốp tàu thuyền vũ trang khiêu khích, trinh sát hải phận VN.

Thời gian diễn ra xung đột ở Vị Xuyên luôn có trên dưới 10 sư đoàn bộ binh TQ đóng sát biên
giới. Chỉ riêng trong năm 1985 TQ đã tiến hành 20 đợt pháo kích lớn với 800.000 quả đạn pháo
lớn vào lãnh thổ VN (lưu ý là đạn pháo lớn).

Gửi lời chúc tới cả nhà nhân ngày Quốc khánh 2-9.
Không phải em “địa phương cục bộ”, hôm rồi tìm thấy trong cuốn “Đơn vị, cá nhân Anh hùng lực
lượng vũ trang tỉnh Thanh Hóa” thấy có khá nhiều Anh hùng trong Chiến tranh Biên giới. Em xin
post lên đây góp phần cùng chiangshan và các bác trong công cuộc kháng Tàu này.

Anh hùng liệt sỹ Lê Đình Chinh


Lê Đình Chinh, sinh năm 1960, quê ở xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Trú
quán: Nông trường Sông Âm, huyện Ngọc Lạc, tỉnh Thanh Hóa. Khi hy sinh đồng chí là thượng
sĩ, tiểu đội trưởng, đại đội 6, tiểu đoàn 2, trung đoàn 12, Bộ Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang,
đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Ở gia đình Lê Đình Chinh là người con ngoan, ở trường phổ thông Lê Đình Chinh là học sinh giỏi
toàn diện, là đội viên tốt. Lê Đình Chinh luôn luôn gương mẫu, hăng hái phấn đấu, rèn luyện tốt,
được mọi người rất quí mến.
Được vào lực lượng Công an nhân dân vũ trang, Lê Đình Chinh học tập ,rèn luyện hăng say,
luôn luôn nêu cao ý thức kỷ luật, trưởng thành nhanh chóng và vững chắc.
Lê Đình Chinh đã tham gia chiến đấu nhiều trận chống quân Pôn Pốt-Iêng Xa-ri gây chiến tranh
biên giới Tây Nam. Đồng chí đã diệt và làm bị thương nhiều tên địch, góp phần tích cực bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh biên giới của Tổ quốc.
Ngày 26 tháng 8 năm 1978, hàng chục tên côn đồ và công an Trung Quốc cải trang đã vượt biên
giới sang đất ta hành hung cán bộ, phụ nữ và nhân dân địa phương. Lê Đình Chinh đã mưu trí
tấn công địch bằng tay không, đánh gục hàng chục tên côn đồ và công an Trung Quốc góp phần
tích cực cùng đơn vị và nhân dân đánh đuổi bọn côn đồ Trung Quốc gây rối về bên kia biên giới,
đồng thời giải tỏa được số người Hoa ùn tắc ở cửa khẩu Hữu Nghị. Giữ vững được an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên phòng Ải Bắc.
Lê Đình Chinh đã anh dũng hy sinh, nêu gương sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng
trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã kịp thời tuyên dương công trạng và truy
tặng đồng chí Huy hiệu “Vì thế hệ trẻ”; phát động trong thế hệ trẻ Việt Nam phong trào “Sống
chiến đấu rực lửa anh hùng như Lê Đình Chinh”.
Ngày 31 tháng 10 năm 1978, Lê Đình Chinh được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Anh hùng Nguyễn Nho Bông


Nguyễn Nho Bông sinh năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở xã Trường Giang, huyện Nông Cống, tỉnh
Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 9 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy,
đại đội trưởng đại đội 1 công binh, tiểu đoàn 15 sư đoàn 3, Quân khu 1, Đảng viên Đảng Cộng
sản Việt Nam.

Trong cuộc chiến đấu chống xâm lược tháng 2 năm 1979, Nguyễn Nho Bông chỉ huy đơn vị
chiến đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, diệt 270 tên địch, phá hủy 3 xe tăng, thu 40 súng các
loại, riêng đồng chí diệt được 39 tên, bắn cháy 1 xe tăng, thu 6 súng.
Ngày 19 tháng 2 năm 1979, một tiểu đoàn địch đóng trên điểm cao 438 (tây Đồng Đăng) bắn phá
ác liệt để ngăn chặn bước tiến của ta. Đồng chí chỉ huy chiến đấu rất dũng cảm, linh hoạt, đánh
nhanh, đánh mạnh, diệt được 1 đại đội, chiếm lại được điểm cao này. Riêng đồng chí diệt được
10 tên địch.
Ngày 20 tháng 2 năm 1979, địch cho 2 tiểu đoàn có hỏa lực mạnh, được pháo binh chi viện, bắn
phá ác liệt hòng chiếm lại điểm cao 438. Tuy quân số hao hụt, Nguyễn Nho Bông đã cùng chính
trị viên động viên giữ vững quyết tâm cho bộ đội kiên quyết đánh địch, giữ vững trân địa. Trận
này đơn vị đồng chí diệt 100 tên địch thu 8 súng.
Ngày 4 tháng 3 năm 1979, Nguyễn Nho Bông chỉ huy đơn vị phối hợp cùng đơn vị bạn diệt một
đại đội địch, có xe tăng yểm trợ, đánh lui các cuộc tấn công của chúng. Quá trình chiến đấu,
đồng chí dũng cảm mưu trí giật súng B40 từ trong tay địch, đập chết một tên, một tên khác
giương lê định đâm, Nguyễn Nho Bông nhanh chóng dùng súng ngắn bắn bị thương rồi cướp
súng đâm chết tên địch này. Khi địch bỏ chạy, đồng chí đuổi theo, dùng súng, lựu đạn tiêu diệt
địch. Kết quả trong trận này, riêng đồng chí diệt được 29 tên, bắn cháy 1 xe tăng.
Hành động dũng cảm của đồng chí đã có tác dụng động viên, lôi kéo mọi người noi theo. Đồng
chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng 3, 2 Huân chương chiến công giải
phòng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng 3.
Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Nguyễn Nho Bông được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Anh hùng liệt sỹ Phan Bá Mạnh

Phan Bá Mạnh sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã Tiến Nông, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh
Hóa, nhập ngũ năm 1972. Khi hy sinh đồng chí là trung úy, đại đội trưởng đại đội 10, tiểu đoàn 3,
quân khu 1, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 1972 đến tháng 4 năm 1975, Phan Bá Mạnh tham gia chiến đấu ở chiến trường khu 5,
lập nhiều chiến tích đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công Giải phóng hạng 3.
Trong chiến đấu chống quân xâm lược tháng 2 năm 1979, đồng chí đã nêu cao tinh thần dũng
cảm, chỉ huy mưu lược, linh hoạt, dù địch đông gấp nhiều lần cũng cương quyết đánh. Phan Bá
Mạnh đã chỉ huy đơn vị tiêu diệt hàng trăm tên địch, đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn địch. Trong
quá trình chiến đấu đồng chí dùng 4 loại súng (AK, trung liên, B40, M79) của những đồng chí đã
hi sinh, diệt 35 tên địch.
Ngày 23 tháng 2 năm 1979, địch bắn phá dữ dội để yểm trợ cho bộ binh của chúng (đông hơn
hơn ta hàng chục lần) tấn côgn vào trận địa do đại đội đồng chí đảm nhiệm. Phan Bá Mạnh đã
bình tĩnh, chờ địch đến gần mới cho đơn vị đồng loạt nổ súng diệt hết lớp địch này đến lớp địch
khác, đánh lui nhiều đợt tấn công của chúng. Riêng đồng chí diệt gần chục tên.
Hành động dũng cảm của đồng chí đã có tác dụng nêu gương cho toàn đơn vị học tập. Phan Bá
Mạnh đã anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 1 Huân chương chiến công
giải phòng hạng ba, 12 bằng khen và giấy khen.
Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Phan Bá Mạnh được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Trong diễn đàn tớ thì tin của bác này với bác chiangsan thì nhà em không có gì phải lăn tăn .
Còn tiến đến cách hanội 60 km mà ăn thua gì , bọn nó chỉ còn cách hà nội 30km thôi nữa là , các
bác hỏi lại xem bởi vì em nghe kể về chuyện này cũng nhiều , cũng được kể như bác khongquen
;... rồi đùng một cái có tin mình chiến thắng , không hiểu tại sao luôn . Sau này mới biết là TQ nó
chỉ vui chơi thế thôi chứ nó cũng chả có ý định vô tới hà nội mà làm gì, chứ nó mà muốn vô thì
sá gì 60km với 30km ? Nói là quân đội của nó lúc đó kém hiện đại , dỏm ...blah blah...cũng không
hẳn đâu các bác . Cỡ như mình nó mà chỉ có ý định chừng 30% thôi cũng đủ .

Đúng là sá chi 60Km vô HN cũng được nữa . Nhưng cần triệu Xác lính Tào Lao lót đường . Mới
sơ sơ ngoài biên ải cắn trộm qua tí chút đã chết thối cả đất Bác ạ . Lúc đấy Taò và Nga đang là
kẻ thù lực lượng chính đang trông chừng cửa Bắc nhà Tào . Lấy đâu ra tinh nhuệ mà đòi vào
Nam dễ dàng hả Bác . Theo tôi nếu ngày Xưa Tào nhất định phải vào HN rồi mới rút thì ngày nay
đâu phải kế hoặch dân số chi cho khổ khỏi dẫn đến tệ nạn giết bé gái nữa vì kế hoặch chỉ được
sinh 1 con trong khi Tào khóai cu hơn .

Nếu vào được cách HN có vài chục km thì nửa miền Bắc bị chiếm rồi, kiểu gì Tầu cũng khoe ầm
lên rồi.
Theo em không có chuyện đó đâu các bác ạ.
Năm 1979 mũi tiến sâu nhất của ghẻ vào VN có lẽ là Sapa. Từ Lai Châu vào đến Sapa khoảng
17 km.

Với phương tiện chiến tranh của BC thì chiếm được Miền Bắc NV phải trả giá ít nhất là 200000
lính! Nhất là khi đánh đến Hà Nội, có thể BC sẽ bị chặn đứng ở cửa ngõ Hà Nội, và một thất bại
như Stalingrad cũng khiến Đặng không muốn đặt mình vào vị thế phiêu lưu như vậy!
Mục đích của Đặng đã đạt được khi lấy được lòng tin của Mẽo khi đặt mình vào vị trí đối địch của
LX và khối Vacsava!
Vậy thì việc gì Đặng không rút quân về nước?

Mũi vào sâu nhất của TQ là 45km ở thị xã Cao Bằng. Ở Lạng Sơn và Lào Cai khoảng 15km.

Kế hoạch của Đặng là tiến hành một cuộc chiến tranh hạn chế (limited war) nhằm "dạy cho VN
một bài học". Mục tiêu đánh chiếm là các thị xã, thị trấn giáp biên giới chứ không phải Hà Nội
nên sau khi chiếm được những nơi này thì Bắc Kinh lập tức tuyên bố rút quân.
Trước đây từng có ý kiến (hình như dẫn từ sách của nhà báo Australia Burchett) là để phối hợp
với cuộc tiến công vào miền Bắc VN, TQ còn dự định đánh VN qua đường CPC (cùng với quân
Khmer Đỏ) vào miền Nam, qua đường Lào vào miền Trung và hải quân từ biển vào. Đây có lẽ
chỉ là thêu dệt thêm vì hội nghị Bộ Chính trị ĐCSTQ từ 15-11 đến cuối tháng 12-1978 đề nghị
đưa quân đến hỗ trợ Khmer Đỏ và một bộ phận hải quân đến "thăm" các cảng của CPC đã bị
bác bỏ. Cuộc họp này cũng đánh giá LX sẽ không tấn công lớn mà chỉ có khả năng can thiệp ở
quy mô nhỏ và vừa và TQ đủ sức để đối phó (nguồn : Ngoại giao Việt Nam).

Diễn biến chiến sự thì rõ ràng là không phải TQ "thắng như chẻ tre", khi gặp lực lượng chuẩn bị
tốt như ở Lạng Sơn (mặc dù một phần lớn vẫn là tân binh) thì mãi đến 4-3 quân TQ mới vào
được thị xã chỉ cách biên giới 15km và cách Hà Nội 150km. Thậm chí nhiều điểm trên đất TQ
còn bị VN phản công đánh trả. Các đơn vị ứng chiến với TQ đa số là công an biên phòng, bộ đội
địa phương tỉnh, huyện, một số sư đoàn tân binh mới lập cùng dân quân tự vệ mà đã khó khăn
như thế. TQ chắc chắn không dại mà tiến tiếp về Hà Nội khi mà chờ tiếp đón họ lúc này sẽ là các
quân đoàn thiện chiến với đầy đủ pháo binh, tăng thiết giáp, không quân... sẵn sàng ở tuyến 2.
Lúc này cái giá phải trả sẽ lớn hơn nhiều. Và nếu TQ vào gần Hà Nội quá thì không loại trừ khả
năng xe tăng, tên lửa, máy bay mới viện trợ sẽ được lính LX lái thẳng từ Hải Phòng lên tham
chiến !

Mũi quan trọng nhất chiếm được Lạng Sơn, cách Hà Nội chỉ hơn trăm km (chim bay hay scud
bay), tuy nhiên vất vả lắm chiếm xong Lạng Sơn thì Tàu cũng tuyên bố rút quân luôn!

Mục tiêu của Tầu là dạy cho VN 1 bài học. Chiếm được Lạng Sơn là đạt được mục đích (sau đó
là đồng bằng, nhiều quân, nhiều pháo thì có lợi thế... trên lý thuyết, so sánh với việc quân ta
thắng ĐBP kéo về HN), bởi thế Tầu rút. (đợi vài hôm nữa thì đánh nhau to, VN chuẩn bị đưa cả
Không quân vào tham chiến).

Tổng kết thì VN phòng thủ có hiệu quả!!! (tất nhiên câu hỏi tiếp sẽ là tại sao lại mất LS...), vì lính
VN thiện chiến hơn, vừa mới trải qua 30 năm chiến tranh, lính Tầu từ sau chiến tranh Triều tiên
không còn đụng độ thực sự nữa!!! ngoài ra quân giải phóng có 1 cái dở nữa là thực hiện chế độ
"bình đẳng" sỹ quan cũng như lính ăn mặc giống nhau, ra trận không phân biệt được thành ra
communication rất tai hại và lộn xộn.

Mặt khác thì VN nhận được 1 bài học. Nói như ông Trần Bạch Đằng: " cứ tưởng thắng Mỹ thì có
cho kẹo cũng không thằng nào dám đụng đến VN", đấy là cái nhầm tai hại!!!

Em nghe một thằng hàng xóm Tàu nói chuyện thì nó bảo hồi đấy chúng nó rút kinh nghiệm của
bọn Mỹ ở Khe Sanh.
Mỹ ở Khe Sanh bị ta bắn tỉa thiệt hại rất nhiều, vì quân hàm Mỹ màu vàng, trắng trên nền đen,
nhìn từ xa, sĩ quan trông khác hẳn lính. Bọn Tàu lột sạch quân hàm đi để tránh bị VN bắn tỉa. Mỹ
thì khôn hơn, sau này thay quân hàm chiến đấu bằng chỉ đen trên nền xanh lục đậm, trông từ xa
khó phát hiện mà ở gần vẫn phân biệt được .
Thêm vào đó lính Tàu không phải chỉ có lột quân hàm, mà còn có nhiều lính già nhưng cấp vẫn
thấp. Nhìn qua ko biết được ai là lính trơn, ai là sỹ quan cao cấp được, trừ chỉ huy trực tiếp mình
quen mặt.

Cái vụ phân biệt sĩ quan và lính của quân Tàu thì lính ta có một kinh nghiệm thế này : Hồi 79, hệ
thống chỉ huy của Tàu còn rất cổ lỗ trước khi xung phong bao giờ cũng có một hồi kèn đồng hoặc
kèn sừng dê thổi te...te ?! (như kiểu chiến tranh Triều Tiên), chỉ huy bao giờ cũng cầm một lá cờ
đuôi nheo đỏ để phất chỉ huy lính. Quân ta muốn diệt chỉ huy của chúng chỉ việc ngắm vào chú
nào cầm cờ hồng hoặc đứng cạnh thằng thổi kèn và...bùm...chíu ...thế là xong.
Sau này, những năm 8x thì thằng chỉ huy bao giờ cũng luẩn quẩn cạnh cái máy 2w, nên chỉ việc
tìm cái đầu anten lá lúa mà cả cái một quả cối hoặc B-41 là...hết phim !

Bác Đoành có thể nói thêm là đối với bộ đội ta thời kỳ đó thì phân biệt thế nào không. Địch không
biết đã đành, nhưng với ta mà không phân biệt được thì cũng phiền phức.

Ta thì...lính đương nhiên phải biết chỉ huy trực tiếp của mình rồi. Còn chỉ huy khác thì chỉ cần
nhìn ai đeo súng ngắn và xà cột thì chắc chắn là...sếp !
Mà chú gọi anh thế hử ?

Em nghe nói hồi chống Pháp và đầu chống Mỹ bộ đội ta cũng dùng kèn làm hiệu lệnh xung
phong (có lúc dùng trống nữa). Chắc học của Tầu.
Thế sau này quân ta không dùng cờ, kèn thì lên lạc, chỉ huy lúc đang chiến đấu thế nào hả các
bác.

Ta có khá nhiều ám hiệu chỉ huy, hoặc bài bản là dùng pháo hiệu, điện đàm (chỉ huy cấp cao),
dùng tín hiệu tay, chân, điểm xạ AK, hoặc tiếng nổ của hỏa khí (B4x, DKZ, đại liên). Thường kế
hoạch tấn công được chuẩn bị ký, bộ đội học nhiệm vụ trên sa bàn, nên chỉ cần tín hiệu chỉ huy
trực tiếp của từng phân đội trong tấn công là đủ.

Trong phòng thủ, dùng hữu tuyến, vô tuyến, và liên lạc viên

Trận tổng công kích ở ĐBP, lúc đầu tưởng 1 tấn thuốc nổ to nên sử dụng làm hiệu lệnh toàn
chiến trường, dẫn tới nhiều đơn vị không nghe thấy tấn công chậm. May mà tính thần cao, thấy
đơn vị bạn đánh thì cũng đánh theo nên đỡ thiệt hại.

2-79 ta có cẩu mấy khẩu vua chiến trường của Mẽo ra Lạng sơn đặt trên đồi bắn xuống Khựa
chết như rạ. sau đó phải gọi chúng nó sang khuân thịt xương về nhưng chúng nó đòi chôn tại
chỗ, ta không chịu phải làm căng chúng nó mới chịu hót đống phân ấy về đấy. pháo tự hành
được trực thăng chở ra hẳn hoi đấy nhé bác ạ.

Nghe có vẻ hơi khó tin. Vua chiến trường là pháo tự hành tầm xa, vác lên đỉnh đồi bắn xuống thì
chả lấy gì làm hiệu quả vì loại này bắn trực xạ kém do tốc độ nạp siêu chậm. Còn vụ dùng trực
trăng không vận thì cũng làm ơn cho tôi biết loại trực thăng nào cẩu nổi thằng khổng lồ này với.

Tôi đọc cuốn "Cuộc chiến tranh giữa những người anh em đỏ" - ta đổi lại thành cuốn "Chân lý
thuộc về ai" của ông nhà báo Bơtsét (quên tên nguyên bản tiếng Anh) người Úc. Đại thể theo
nghiên cứu của ông này thì xét vể mặt quân sự là Việt Nam thắng trong cuộc Chiến tranh biên
giới 79. Vì đây là cuộc chiến mà phía Việt Nam chiếm ưu thế về kinh nghiệm trận mạc, vũ khí,
trang thiết bị quân sự, không quân ta cũng làm chủ bầu trời. Có điều, nói gì thì nói, hồi 79 - 80, cả
nước đang lao đao vì kinh tế sa sút, có thêm một cuộc xung đột vũ trang kiểu đấy, dù có thắng đi
nữa thì cũng khốn nạn!
Nói thêm về khả năng chiến đấu của QDNDVN thời kỳ đầu 80: chưa nói đến kinh nghiệm, năng
lực của chiến sỹ, chỉ nói về phần trang bị thôi thì chúng ta cũng thuộc loại khá nhất ĐNA về mặt
chất lượng và số lượng (sau này thì thôi không tính). Hồi quân mình sang Campuchia, lúc đến
sát biên giới Thái làm dân Thái Lan sợ vãi linh hồn, bọn phân tích quân sự quốc tế thì nhận xét
đểu rằng, lúc đó VN có tiến sang Thái Lan, chắc chỉ có nạn kẹt xe ở Bankok là cản được đường
tiến của Vi xi thôi. Tôi nghe chuyện của ông lớp trưởng thời đại học của tôi (nguyên là thượng úy
quân đội, đánh ở Campuchia, xuất ngủ về đi học), ông ấy nó hồi đánh Pôn Pốt, súng đạn của
mình dồi dào lắm. Chỉ cần ở đâu phát hiện thấy ba chú KhMe đỏ thôi là đã gọi pháo giã như giã
tỏi rồi. Hệt như hồi mình đánh Mỹ bị Mỹ gõ hỏa lực như vậy đấy. Lão ấy còn kể, có lần lùa được
một toán Pôn Pốt lên 1 quả đồi, các ông ấy chẳng việc gì xung phong lên cho mệt, cứ vây chặt
xung quanh rồi lấy pháo bắn liên hồi kỳ trận. Cũng tưởng chỉ làm cho bọn nó thiệt hại bớt rồi
xông lên cho đỡ tốn xương máu, ai ngờ lúc lên đến nơi thì bọn nó bị pháo bắn chết sạch, chính
ông ấy cũng rùng mình vì sợ mà. Nhưng chính ông này cũng kể là bọn Pôn Pốt đánh du kích
tởm lắm. Lính mình ở đó, nhiều ông cũng hóa điên vì sợ mà

Thế các bác có biết kết quả của cuộc chiến này ta mất bao nhiêu đất không?
Tui không biết chính xác là bao nhiêu, nhưng diện tích đất nước ta từ sau chiến tranh và hiệp
định biên giới với anh CN: từ khoảng 336.300Km2 (số liệu từ thời 8x, 9x) còn 330.991Km2 (số
liệu hiện nay). Thế là mất khoảng hơn 5.000Km2 - toàn theo số liệu mấy bác ở Sông Trong cung
cấp cả.

Ở Vị Xuyên thì không nhiều lắm. Địch lấn vào đất ta khoảng 1,5km trên chiều dài khoảng 6-7km.
Những nơi khác chiều sâu bị lấn chiếm cũng tương tự. Không rõ sau khi ngưng chiến năm 89 TQ
có trao trả lại điểm nào không.

Mấy trang web chống đối chế độ (tôi không muốn dùng chữ chống cộng) ở hải ngoại cũng chỉ
dám bù lu bù loa là sau Hiệp định biên giới Việt Nam mất cho Trung Quốc 700km2 thôi.
Chưa bàn đến việc thay đổi địa giới do nguyên nhân tự nhiên, sai số đo đạc, tính toán sau 20
năm.

Trong những cuốn sách địa lí, lịch sử dành cho học sinh cấp 3 những năm 8x cũng chỉ ghi lãnh
thổ VN 330.000 km thôi.

Có thể tui nhớ nhầm, bác nào còn tài liệu của VN từ thời 8x thì xem lại. Tui mới kiểm tra lại vài
trang web cho thấy diện tích VN (số liệu 8x) ~331.700Km2, thế thì cũng mất hơn 700Km2.

Chưa bao giwò có tài liệu nào chính thức nói Việt Nam có diện tích 336.000 kM2 cả.
Về hiệp định Biên giới với tàu thì các chú nghe đọc cái đe''o gì cũng phải nghĩ 1 tí chứ?? chả
thằng đe''o nào dám bán đất của Tổ tiên cả đâu?? chỉ có thằng tuyên bố "biên giới Mĩ kéo dài
đến Vĩ tuyến 17 " thôi hê hê

số liệu gần nhất là 339000 km2!Chưa tính hải đảo + Biển!Sau khi đánh Khựa Vn ta cũng chẳng
mất tất đất nào, tuy 1 số điểm cao đang tranh chấp!
Mà Trận đánh năm 1979 và 1984 thì ta là chiến tranh tự vệ, Tàu Khựa thì chiến tranh bành
trướng!Nói cho công bằng thì thằng Khựa thua đau, hi sinh cả chục nàng mạng mà chỉ gậy cho
ta thiệt hại về Ktế chứ còn cục diện chiến tranh thì kô thay đổi gì cả, quân ta vẫn ở Cam đấy
thoai!

Em xem lại cái bản đồ hành chính VN mua ngày xưa thì thấy số liệu năm 1999 là 329.240km2
các bác ạ.

Sách lịch sử của những năm 70s, 80s vẫn dạy là diện tích nước VN là 329, 600 km vuông (làm
tròn). Mấy con số trên 330,000 km vuông có vẻ phóng đại quá, chắc là đã được tính thêm diện
tích Little Saigòn ở CA, Mỹ
Theo tài liệu của CIA thì diện tích của VN la 329, 540 km vuông. Tham khảo tại
http://www.cia.gov/cia/publications/factbook/geos/vm.html

Hy vọng Mỹ không "cấu kết" với VN để bào chữa cho việc "dâng đất, nhượng biển" như một số
kẻ thối mồm vẫn nghĩ.

Hình như là thằng Khựa sắp đánh mình hay sao


Em chỉ đoán nó đánh trên đất liền

Được~! Anh cho chú lên biên giới!

À, chú chiangsan xem hộ anh ngày 30/4/1984 có trận nào đánh nhau ở Yên Minh không? Nghe
bảo trận này phòng thủ thành công, diệt khoảng 300 thằng.

Chianshan à, cậu chỉ đúng ở phía dưới này thôi. Tại khu vực Vi Xuyên từ Làng P. đi lên sỹ quan
cũng như lính mình đều quần cộc, áo dài (áo sỹ quan theo đúng quy định chít bo kiểu áo bay
nhưng trên ấy họ mặc áo lính), tóc dài gần xõa vai (lúc ra quân bọn tớ bị tập trung cắt tóc). Chỉ
có lính khác sỹ quan là đeo nhiều vòng bạc (thực ra bằng nhôm cắt từ đạn và vỏ đạn ra). Chỉ sỹ
quan được sử dụng AK, còn đều dùng hỏa lực mạnh hết (tối thiểu RPĐ).

Tớ ra quân vài tháng trước khi chiến tranh BG kết thúc, lúc đó đơn vị chuyển sang Yên Minh
(Trung đoàn 2 là 881, các tiểu đoàn từ 1-3 tức là 5-7, còn F3 chắc là 314, QKII, được thành lập
từ 1 đơn vị từ QK I sang, gốc của QK II chỉ có F313, đơn vị sau là F31 cũng không phải của QK
II). Tuy vậy cũng biết được là sau đó phía TQ rút hết sang kia cột mốc, kể cả CĐ 1509!

Bác phaphai cho em hỏi một chút. Em thấy bác hay nói đến từ "hầm", vậy "hầm" ở đây là 1 công
sự của ta hay là một chốt (gồm nhiều công sự). Nếu là cách thứ nhất thì thường trên điểm cao
của ta quân số và trang bị mỗi "hầm" như thế nào, khi chiến đấu "hầm" này có liên hệ được với
"hầm" kia không ?
Còn nữa, bác kể chốt của bác là núi đá, quân ta phải mặc quần đùi cho dễ leo trèo. Vậy tại sao
lại dùng RPD mà không dùng AK báng gập hay M79 cho đỡ vướng. Em đọc thấy bảo chiến sĩ
đánh chốt núi đá của địch ở Vị Xuyên thường dùng lựu đạn nhiều hơn súng vì không vướng và
khó lộ vị trí.

Có 2 loại hầm trên ấy: ví dụ như vị trí 4 hầm (BĐ 400)-> đó là các hầm núi đất, đào sâu vào trong
núi (cả hầm pháo bắn thẳng 83 hay 76,2 cũng như vậy) chống bằng cột bê tông. Các hầm này
miệng hướng về phía Hà Giang (tất nhiên là hầm TQ thì hướng về phía TQ rồi), rất bị đe dọa bởi
pháo ta hụt tầm (đơn vị tớ có 1 đại đội pháo 120 có hôm bị thương mất hơn chục người do 1 quả
pháo nổ trong hầm, mà lúc đó chỉ có pháo ta đang bắn).
Còn ở các khu vực núi đá như 685 thì mỗi hầm chỉ có 1 hoặc 2 người dựng bằng các khúc gỗ
ngắn dựa 1 bên vào khe đá lát bằng bao cát nhỏ và ngụy trang phía ngoài bằng đá (AK trong
trường hợp này mang lên chỉ để chống hầm). Ở trong những hầm như vậy cả ngày chỉ cúi khom
khom, đêm mới bò ra lập những cho bao cát hở ra do pháo bắn. Những hầm này thì đối mặt trực
tiếp với pháo bắn thẳng của TQ, đặc biệt là DK. Những hầm do pháo bắn rung đã lở mất lộ bao
cát (rất tiếc là hồi đó vỏ bao cát lại mầu xanh rêu thẫm) sẽ bị DK nó bắn vỡ. Những ngày trời
mưa, cơm nắn đưa lên chỉ được ăn ở giữa, vì bùn trộn với phân và nước tiểu mà cầm tay ăn
phải sẽ bị kiết ngay.
Còn chuyện vũ khí thì thực ra RPD cũng không nhiều, chủ yếu là lựu đạn (buộc dây chỉ ném ra
còn để có ánh lửa quan sát nữa), M79, cối 61, B41 và M72... Lính ở đơn vị loại súng nào cũng
dùng được (trong đơn vị có khoảng gần 20 đại học và cao đẳng!). Ngoài các chiến dịch lớn đạn
bắn đẹp hơn pháo hoa bây giờ, còn lại nếu nói tấn công cấp trung đội chắc cả hai phía công lại
chưa được 20 người nhưng pháo sẽ bắn hàng giờ (cũng cả 2 phía)! Hồi đó có thấy cả xe chuyên
gia Nga lên tận đỉnh 812 (phía trên L. P.).
Nói thêm về tổ chức của quân đội ta thời kỳ chiến tranh biên giới 1979 :

Sau khi kết thúc chiến tranh chống Mỹ, đến tháng 7-1976, cả nước được tổ chức lại thành 6
quân khu :
- Quân khu 1 ở phía bắc, thành lập trên cơ sở Quân khu Tây Bắc và Quân khu Việt Bắc cũ.
- Quân khu 3 ở châu thổ sông Hồng và vùng Đông Bắc, thành lập trên cơ sở Quân khu Tả Ngạn
và Quân khu Hữu Ngạn cũ.
- Quân khu 4 ở Bắc Trung Bộ, thành lập trên cơ sở Quân khu 4 và Quân khu Trị-Thiên cũ.
- Quân khu 5 ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, thành lập trên cơ sở Quân khu 5, Quân khu 6 và
Mặt trận Tây Nguyên cũ.
- Quân khu 7 gồm Thành phố Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ.
- Quân khu 9 ở phía Nam, thành lập trên cơ sở Quân khu 8 và Quân khu 9 cũ.

Ngoài ra :
- Quân khu 2 thành lập ngày 21-6-1978 gồm các tỉnh Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Lai Châu, Sơn
La, Vĩnh Phú.
- Quân khu Thủ đô thành lập ngày 5-3-1979 trên cơ sở Bộ Tư lệnh Thủ đô.
- Đặc khu Quảng Ninh thành lập ngày 20-4-1979 trên cơ sở tách tỉnh Quảng Ninh ra khỏi Quân
khu 1. Đến 14-8-1987 hợp nhất với Quân khu 3.

Trong một thời gian ngắn hàng chục sư đoàn bộ binh mới và nhiều đơn vị binh chủng được
thành lập (trong đó có nhiều đơn vị vũ khí mới như không quân chống ngầm của Hải quân, tên
lửa đất đối đất của Pháo binh, tên lửa đất đối biển của Hải quân...).

Lực lượng chủ lực trực thuộc Bộ Quốc phòng gồm 4 Quân đoàn :
- Quân đoàn 1 - binh đoàn Quyết Thắng, gồm sư đoàn bộ binh 308, 312, 390; lữ đoàn pháo binh
45; lữ đoàn tăng thiết giáp 202; sư đoàn phòng không 367; lữ đoàn công binh 219 và trung đoàn
thông tin 240. Sau đó tháng 7-1987 tăng cường thêm sư đoàn bộ binh 303 Quân khu 3.
Tư lệnh : thiếu tướng Nguyễn Hoà.
- Quân đoàn 2 - binh đoàn Hương Giang, gồm sư đoàn bộ binh 304, 306, 325; lữ đoàn pháo binh
164; lữ đoàn tăng thiết giáp 203; sư đoàn phòng không 673; lữ đoàn công binh 219 và trung
đoàn thông tin 463. Sau đó tháng 7-1987 tăng cường thêm sư đoàn bộ binh 353 Quân khu 1.
Tư lệnh : thiếu tướng Nguyễn Hữu An.
- Quân đoàn 3 - binh đoàn Tây Nguyên gồm sư đoàn bộ binh 10, 31, 320; lữ đoàn pháo binh 40;
lữ đoàn tăng thiết giáp 273; trung đoàn phòng không 232, 234; lữ đoàn công binh 7 và trung
đoàn thông tin 29.
Tư lệnh : thiếu tướng Nguyễn Kim Tuấn.
- Quân đoàn 4 - binh đoàn Cửu Long gồm sư đoàn bộ binh 7, 9, 341; lữ đoàn pháo binh 24; lữ
đoàn tăng thiết giáp 22; trung đoàn phòng không 71; lữ đoàn công binh 25 và trung đoàn thông
tin 26. Sau khi sư đoàn bộ binh 341 ra Bắc được tăng cường các sư đoàn bộ binh 307 và 309
Quân khu 5.
Tư lệnh : thiếu tướng Hoàng Cầm.

Trong và sau khi chiến tranh 1979 kết thúc, 6 Quân đoàn khác được thành lập :

- Quân đoàn 5 tức Quân đoàn 14 - binh đoàn Chi Lăng thuộc Quân khu 1 thành lập ngày 2-3-
1979 gồm sư đoàn bộ binh 3, 327, 337, 338, 347; trung đoàn pháo binh 166; trung đoàn tăng
thiết giáp 407; trung đoàn phòng không 272; trung đoàn công binh 514.
Tư lệnh : thiếu tướng Hoàng Đan. Chính ủy : đại tá Phí Triệu Hàm.
- Quân đoàn 6 thuộc Quân khu 2 thành lập ngày 16-4-1979, gồm các sư đoàn bộ binh 316, 335,
345 cùng một số đơn vị binh chủng.
Tư lệnh : đại tá Nguyễn Năng. Chính ủy : đại tá Nguyễn Công Trang.
- Quân đoàn 7 trực thuộc Bộ thành lập ngày 16-4-1979, gồm các sư đoàn bộ binh 341, 342, 343
và một số đơn vị binh chủng.
Tư lệnh : thiếu tướng Nguyễn Thế Bôn. Chính ủy : đại tá Nguyễn Trọng Dần.
- Quân đoàn 8, tức Quân đoàn 26 - binh đoàn Pắc Bó thuộc Quân khu 1 thành lập ngày 16-7-
1979, gồm các sư đoàn bộ binh 311, 322, 346; trung đoàn pháo binh 188; trung đoàn phòng
không 814; trung đoàn công binh 522.
Tư lệnh : đại tá Đàm Văn Ngụy. Phó chính ủy : đại tá Ngô Bằng Khê và đại tá Nguyễn Như
Thuyết.
- Quân đoàn 34 thuộc Quân khu Thủ đô thành lập ngày 23-1-1980.
- Quân đoàn 68 thuộc Quân khu 3 thành lập ngày 23-1-1980.

Trong năm 1979 và 1981, các sư đoàn bộ binh 308 (Quân đoàn 1) và 320 (Quân đoàn 3) cũng
được tổ chức thành các sư đoàn bộ binh cơ giới, biên chế mỗi sư đoàn có 3 trung đoàn bộ binh,
1 trung đoàn pháo binh, 1 trung đoàn phòng không, 1 trung đoàn xe bọc thép cùng các tiểu đoàn
: xe tăng, trinh sát xe tăng, hoả tiễn, pháo chống tăng, thông tin, công binh, sửa chữa.

Bác phaphai cho em hỏi là khoảng năm 87 (nếu em nhớ không nhầm thì bác lên đợt này) việc
tiếp tế đạn dược cho anh em có thiếu thốn không? Hồi trước em có xem đoạn clip của Tàu nó
quay năm 87 thì vũ khí trang thiết bị của nó ngon lành lắm. Mà hình như là nó chiếm ưu thế hơn
ta thì phải.

87 tớ không biết, vì ra quân từ 24/12/85. Nhưng hồi 83 - 85 thì ta chỉ kém Tầu cái khoản công
binh làm đường thôi, còn pháo không những không kém, mà có phần còn hơn: 122, 130, 105,
83, BM13 và DKB.... Hồi ấy thấy đủ (bắn chứ không phải chỉ đặt đâu, tớ đã mô tả mỗi khi có
chiến dịch pháo bắn còn đẹp hơn pháo hoa ở HN bây giờ)! Lính bộ binh bọn tớ còn mỗi nhiệm
vụ vác thịt mình chống chọi với pháo Tầu (để trả đũa pháo ta-nó bắn truyền đơn sang nhờ hủy 3
núi đạn gỉ để khỏi ảnh hưởng đất đai bên Tầu).

Tớ không được mang khẩu này, chỉ có AK nhưng cũng chi thỉnh thoảng bắn chim, còn chỉ lựu
đạn.
M79 thì không chỉ lính Tầu mà lính ta hồi chống Mỹ cũng ngán lắm, vì nó bắn cầu vồng, không
cần bắn trực tiếp vẫn gây được sát thương. Tuy vậy tại các khu vực núi đá ở Vị Xuyên nó cũng
chỉ là loại đạn nhỏ, tiếng nổ cả người bắn lẫn người bị bắn đều không nghe được, không có tác
dụng dọa lắm! (ở đấy pháo lớn nói chuyện với nhau là chính!).

Ở trên ấy bác đã lần nào phải đối đầu trực tiếp với bộ binh Tàu chưa? Theo lời các bác kể thì
nếu đụng nhau chắc chỉ khoảng cỡ tiểu đội là cùng. Mà giai đoạn sau 84 thì hình như chỉ có ta
lên tái chiếm điểm cao thì phải. Tàu nó chỉ giữ cao điểm và phản kích??

Theo Military Balance thì mỗi sư đoàn BB của VN có từ 5.000-12.000 quân. Sư đoàn BBCG chắc
sẽ có quân số cao nhất này (12.000 quân so với 8.000-9.000 quân của sư đoàn BB thường đủ
biên chế). Trung đoàn PB, PK, T-TG quân số thường chỉ có vài trăm người.

Tuy nhiên theo cá nhân em thì tổ chức sư đoàn BBCG như vậy quá cồng kềnh, chưa chắc đã
hiệu quả. Với địa hình VN chỉ nên tổ chức BBCG thành các lữ đoàn cơ động.

Quy mô trung đội chắc chỉ ở khu núi đá thôi. Những trận ở 1509 (núi đất) Tàu tấn công cấp tiểu
đoàn tăng cường đến trung đoàn. Ngay trận ở bình độ 400-500 của 1310 hay A6B đều là núi đá
quân số tấn công của ta và Tàu đều ở cấp đại đội tăng cường.

Ở trên đấy lính ta có đội mũ sắt như lính Tàu không bác phaphai, hay là chỉ đội mũ mềm ?
Em thấy pháo Tàu giai đoạn này nhiều khủng khiếp, lại toàn 152 ly hạng nặng. Không biết có gây
thiệt hại gì cho ta không.

sau 84 thì hình như chỉ có ta lên tái chiếm điểm cao thì phải. Tàu nó chỉ giữ cao điểm và phản
kích??
Không phải như vậy! Cuối 83, đầu 84 Tâu nó chiếm mất 1509, ta có lấy lại nhưng sau đó không
ai giũ lại bị nó lấy mất. Tại Thanh Thuỷ, nó lấn sâu vào nước ta hơn 1 km và xây dựng các loại
hầm cố thủ tại những chỗ chiếm được. Phía ta cũng làm các hầm cố thủ. Hầm Tầu miệng quay
về phía Tầu và hầm ta quay về phía ta. Sau thời gian đó chiếm thêm 1 hầm của nhau rất khó. Khi
vận chuyển nuớc lên các hầm chốt của đơn vị bằng can nhựa (kiểu ba lô), nước phải đổ đầy,
nếu không bọn tầu nghe thấy gọi pháo bắn, hoặc ném lựu đạn sang. Do vị trí miện hầm pháo từ
phía sau có thể bắn lọt vào trong hầm được.
Đơn vị cũng mấy lần tham gia chiếm dịch để lấy lại vị trí 4 hầm ở 400 nhưng không được. Trước
khi ra quân, đơn vị rút sang Yên Minh, Sư 31 lên tiếp quản làm ta bị mất mất 1 hầm và 1 đại
trưởng đặc công!
(đơn vị trước khi rút sang Yên Minh còn bị 1 trận mưa lớn làm sập hầm nữa-nhưng hầm này là
hầm lớn, đào sâu trong núi đất chứ không phải loại hầm cá nhân ở núi đá 685)

Bác kể thêm về mấy trận này được không ạ. Tại sao lại không lấy lại được, ta có bị thương vong
không (Tàu thì lúc nào cũng bảo ta chết hàng trăm người nhưng không có số liệu của ta để bác
lại). Còn trận chiếm lại 1509 có ác liệt lắm không ạ.

Các trận ở 1509 không phải của đơn vị tớ, mà của F313, họ bỏ chốt sau đó 1 đơn vị tăng cường
(bọn tớ ban dầu, lúc tham gia bình độ 400 cũng là quân tăng cường), bên Lạng Sơn (không rõ
lắm vì phiên hiệu trên ấy thay đổi hết-đó là 982) họ lên lấy lại được, bàn giao lại cho 313 và đánh
tiếp 1 vòng qua cả bên kia biên giới, lúc về đến HGiang đã thấy những người tiếp nhận trận địa
bàn giao cũng ở HGiang rồi!!
Nói chung đánh nhau hồi ấy nó cũng gần giống như bây giờ rồi, trên chốt thì chiến đấu, dưới này
thì không thiếu cái gì cả, từ cà phê nhạc đến các kiểu tiêu cực (các thanh bên tông lính phải vác
vai lên tận đỉnh núi làm hầm chốt bị rút hết xi măng, hầm vừa làm xong đã sụp-mà đất đào hầm
phải vận chuyển tận sang bên kia triền núi để khỏi lộ).
Còn lúc đánh Bình độ 400 đơn vị tớ cũng làm thê đội dự bị, vào tấn công lão tiểu đoàn trưởng
bắt lính mang cơ số phòng ngự, kể cả gạo ăn cho lên lúc nổ bộc phá, lính còn rải tới tận thung
lũng Hang Giơi chưa vào xong. Nhưng mà bảo ta thiệt hại nhiều thì cũng chẳng có người mà
chết đâu. Trận ấy cũng chẳng tấn công được, Mìn Claymor do công binh 313 chuẩn bị và bị lắp
ngược, không quét đưọc hàng rào và mìn của Tầu mà lại quét lính ta đang chuẩn bị xung phong
ở phía sau.
Trận ở Yên Minh tớ đã ra quân, chỉ nghe bọn về sau kể lại cũng chẳng có gì đặc biệt lăm, trân ấy
đơn vị có 1 anh hùng, nhưng chúng chỉ bảo khi sang Yên Minh không còn ác liệt như ở Vị Xuyên
vì pháo Tầu thưa hơn hẳn!
Đánh nhau hồi đó cũng buồn cười lắm, tuần nào cũng về Thị xã nộp báo cáo, muốn biết tuần tới
đơn vị làm gì chỉ cần vào gặp bà bán nước, khai rõ tên đơn vị là các bà ấy đọc vanh vách tấn
công ở đâu, chuẩn bị phải vác bao nhiêu đạn....
Bắt bộ đàm gặp mấy em Việt "gốc mít" vừa hô "thấu xẻng, chiêu thâu..." các em đã đọc vanh
vách phiên hiệu đơn vị mình, còn phía mình chỉ được QK thông báo đang đánh nhau với quân
đoàn nào thôi.
Nhưng lính mình thì phía Tầu cũng phải công nhận gan lì và đánh giỏi và xin các cậu đừng bao
giờ tin những thông tin trên các trang của Tầu: lính mình hồi đó ở trên ấy không đông lắm đâu để
mà chết như vậy. Cấp tiểu đoàn cũng chỉ biên chế hơn trăm 1 ít thôi! Bọn tớ có thể đọc trích
ngang từn anh trong đơn vị (dù đơn vị cũng được bổ sung 1 đợt khoảng tháng 8-9/1985).

Bác ơi bác kể tiếp đi tụi em sinh ra sau chiến tranh nên biết ít cũng nhờ các bác mà chúng em
biết được những trang sử hào hùng của dân tộc ta, hồi đó bác ăn uống có khó khăn lắm không,
chắc bác cũng không có điều kiện tắm rửa, và cho em hỏi sau này những hầm hố và điểm cao
đó chúng ta chiếm lại khi nào hay bọn chúng trả lại khi nào

Hà Giang những năm 83-85 (đến 86 ít dần và hình như đến cuối 86 thì chấm dứt hẳn) không thể
nói là chiến tranh (mặc dù cũng rất ác liệt). Phía Tầu nói là cứa để VN chảy máu!. Bọn tớ cứ theo
rõi tình hình biên giới phía Tây Nam (thực chất là ở Căm Pu Chia), nếu mình mở chiến dịch truy
quét tàn quân Polpot ở CPC thì trên ấy Tầu cũng bắt đầu đánh. Nếu tớ có biết được một ít thông
tin chỉ vì là thống kê của 1 đơn vị, ngoài công việc 1 lính trơn của 1 đơn vi đang tham gia tác
chiến dưới dạng tăng cường (lúc đầu là D tăng cường, sau đó E tăng cường) và khu vực phụ
trách của F chính là phía trên (Yên Minh - Quảng Bạ, khi F31 vào thay thì đơn vị cũng rút hết
sang hướng của F)-như tải đạn, cơm, thương binh, tử sỹ, tham gia trong thê đội dự bị tấn công,
còn thường xuyên phải đi khắp các vị trí của D, thường xuyên phải về dưới thị xã nộp các loại
báo cáo. Lúc ra quân chỉ mang quân hàm hạ sỹ !
Nhưng thực ra cũng chưa ngắm bắn trực tiếp vào một anh lính Tầu nào (hình như trong đơn vị
cũng có rất ít người có cái may mắn này, mà chủ yếu là bắn gián tiếp-tớ đã nói là AK chỉ để cho
sỹ quan thôi).
Lính trong đơn vị, số lên trực tiếp từ Bắc Quang, sử dụng vũ khí rất thành thạo do được tập rất
kỹ, nếu phát cho 1 băng AK đầy thì hầu như lính ai cũng bắn đủ 16 nhịp, không 1 viên tắc cú (tuy
vậy trận đầu tiên ở C6 vẫn có 1 khẩu cối 61 bị bỏ đạn ngược đầu vào-chiến tranh mà), chỉ có sỹ
quan thì tớ đã chứng kiến buổi bắn tập K54 của 5 sỹ quan, sau 3 lần, bia số 8, 25 mét mà không
một phát rách áo!.
Mấy ông sỹ quan đã tham gia ở Quảng Trị, lúc huấn luyện nói phét như thần, lên đó dúm dó lại.

Trích từ "thế giới thế kỷ XX những sự kiện quân sự" của Viện lịch sử quân sự-Bộ quốc phòng do
NXB Quân đội nhân dân ấn hành.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------
Từ 17-2-1979, các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ
Tổ quốc trên toàn tuyến biên giới phía Bắc. Trên các hướng, lực lượng vũ trang địa phương, một
số đơn vị chủ lực và nhân dân các dân tộc đã chiến đấu ngoan cường, bảo vệ từng tấc đất
thiêng liêng của Tổ quốc.
Trước tinh thần chiến đấu anh dũng của các lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam, sự
phản đối của dư luận quốc tế, ngày 5-3, chiến sự tạm lắng xuống, lực lượng vũ trang và nhân
dân Việt Nam giành thắng lợi bước đầu trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Tuy vậy, chiến sự còn
tiếp diễn và tình hình biên giới phía Bắc Việt Nam vẫn căng thẳng kéo dài trong nhiều năm cho
đến hết thập niên 80
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------

Các bài viết sinh động về từng trận đánh của quân ta với CHÍ NỔ thì nhiều bài của các bác
"thực chiến" đã phân tích tỉ mỉ cụ thể rồi. E chỉ đưa thêm 1 chi tiết là , trong giai đoạn tiến như vũ
bão của CHÍ NỔ , BỘ CHÍNH TRỊ đã có phương án xấu nhất là dời "bộ chỉ huy" vào SG. Tài liệu
này E đã được đọc, nhưng vì vẫn thuộc tối mật nên đợi vài chục năm nữa được bạch hoá lúc đó
chuyên mục này (nếu TTVNOL còn tồn tại) sẽ có thêm nhưng tư liệu sinh động bổ sung.

Nếu các bạn để ý đoạn "giành thắng lợi bước đầu trong chiến tranh bảo Vệ tổ quốc" ở đoạn trên
đã phảng phất điều này (E phải mang theo cuốn sách để post lên đây cho chính xác từng chữ)

Ngẫm chuyện xưa để nói chuyện nay, qua cuộc chiến 1979 (ta bị bất ngờ) thì chúng ta càng
phải cảnh giác với mấy anh Chí Nổ. Dù làm ăn hay giao lưu văn hoá thì vẫn phải cảnh giác kẻo
sau này con cháu chúng ta lại phải nói tiếng Quan Thoại thì nằm dưới đất chúng ta chỉ biết
"ngậm ngùi nơi chín suối" mà thôi.
Qua đây E muốn những ai có "tinh thần Việt" ko bao giờ nói chuyện với nhau gọi China là
Trung Quốc mà gọi là Chí Nổ, Tàu huặc Khựa gì gì cũng được miễn ko gọi là Trung Quốc.

Em thấy gọi là ghẻ thì hay nhất mặc dù em đang ở đất nước nó, hôm đi cái bảo tàng quân sự có
mua được 1 bộ đĩa 3 tập, chiến tranh Việt-ghẻ, Ấn -ghẻ, Nga-ghẻ. Xem cái đĩa nó quay (có màu
hẳn hoi) làm cực kì cẩn thận, chiếu các tư liệu nó giúp đỡ mình trong chiến tranh thế nào, rồi lí
do đánh VN ra sao, rồi đoạn cuối quay cảnh sau khi đánh VN đoàn quân trở về trong sự hân
hoan của nhân dân, xem như một cuộc chiến chính nghĩa, mk xem mà lộn ruột!
Tội nghiệp! Thế là bọn Tàu con lại được nhồi sọ tiếp về lịch sử "vĩ đại" của cha anh chúng.
Cứ như vậy chẳng trách cái suy nghĩ bành trướng vẫn còn tồn tại một cách mạnh mẽ trong đầu
óc lũ này...Chúng sẽ mãi chẳng bao giờ được dạy rằng những gì chúng có ngày nay đã là quá
nhiều so với cái chúng vốn có.
Đ/c junbk có thể tường thuật lại rõ hơn hay là đưa lên đây một vài tư liệu xem nó thế nào chứ
nhỉ?

Mấy hôm nay đi lang thang bên room Dulich đọc mấy bài về Tây Bắc . Em ngac nhiên sao bây
giờ năm 2005 rồi nhưng nhiều vùng trên gần biên giới phía tây bắc hoàn toàn không có đường
giao thông gì hết . Xe không thể vào được . Thậm chí xe máy vào cũng khó , Cứ toàn là cuốc bộ
thôi . Nếu như thế ta làm sao tiếp tế cho bộ đội trong hoàn cảnh chiến tranh ? không lẻ dùng đội
quân cửu vạn như thời Điện Biên Phủ à ? Trực thăng của ta thì quá ít . không rõ Ta có hế hoặch
phát triển giao thông cho vùng đất xa xôi ấy không nhỉ ? Ngày trước đọc sách thấy họ bảo trong
chiến tranh biên giới cả hai phía VN và Tào đều gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tiếp tế cho
tiền phương . Quả thật tình hình không có đường giao thông phải toàn dùng quân cửu vạn cho
tiếp tế trong chiến tranh hiện đại thì khó thật chứ .

Cái chỗ mà mình khó vào thì thằng Khựa cũng khó vào thôi. Những chỗ Tây Bắc mà mọi người
lọ mọ vào là những vùng bản heo hút, chưa phát triển kinh tế, làm đường thì ko có ngân sách và
kinh tế cũng chưa PT. Phía đấy thì tầu không đánh đâu vì núi cao ngút ngàn. Hơn nữa phía đấy
lại giáp Lào. Chỉ có phía Lào Cai Sâp là thuận lợi ( năm 79 nó cũng đánh hướng này) thì mình
cũng chuẩn bị hết mọi thứ rồi

Tôi nghe ông già kể là, trước đây quân Tàu xâm phạm lãnh thổ Liên Xô, thấy im im cứ xông lên
thì bị vây đằng sau bằng dây thép gai ( do trực thăng thả ) đằng trước thì bị dàn pháo phản lực
dập như kiểu quét nhà, thiệt khoảng 6 sư đoàn. Nghe nói sau này thằng nào sống cũng phát rồ
vì biển lửa khủng khiếp quá.

Sau này khi xảy ra sự kiện tháng 2.79 ở biên giới phía bắc, Việt nam mình tham gia vội vào khối
Vacxava, đồng thời Liên Xô áp sát quân đội vào biên giới TQ, đông thời chi viện cho Việt Nam 1
( không nhớ rõ ) đơn vị không quân. Trên các điểm cao thì trực thăng triển khai cẩu pháo phản
lực được viện trợ lên( chắc định tái lập hoả lực như đã diễn ra trước đây ở biên giới TQ- LX)

Mà loại này thì ai cũng biết rồi đấy, kể cả phát xít Đức cũng nếm mùi rồi.

Bác nào có thông tin cụ thể về chuyện này không? Chứ vua chiến trường mà triển khai được
như thế hay sao?

Còn tình hình sơ tán, năm 79 em gái tôi ( trong bụng mẹ ) cũng suýt được di chuyển vào miền
Trung rồi đấy ạ !!! May mà mọi chuyện kết thúc.

Chắc là despair lớn hơn tui rùi, thế thì tui gọi bằng bác! Bác có biết là thằng Tàu nó cũng có H12
không? Mà về mật độ hoả lực của nó thì hơn hẳn mình! Việt Nam không phải là Liên Xô! Các
làng bản ở vùng Vị Xuyên còn phải chuyển sâu vào nội địa vì H12 của Tàu thì bác rõ!

Tôi chỉ muốn nói đến động thái của Liên Xô sau khi Việt Nam mình vội vàng ký tham dự vào khối
quân sự Vacsava thôi ( trước đó còn chần chừ )

Tôi cho rằng Liên Xô đã viện trợ 1 lực lượng đáng kể pháo phản lực, ( đã thực hiện triển khai ),
kể cả 1, 2 trung đoàn máy bay chiến đấu ... cho Việt Nam, để bảo vệ thành viên mới của Khối.
Trước đó cũng có rồi nhưng số lượng và cách đánh khác ( đánh du kích, tháo rời từng quả và
làm giá bệ ngắm bắn cơ động ). Cách triển khai kiểu con nhà nghèo thì đâu có đáng sợ khi đánh
trực diện. Nhưng khi Liên Xô giúp thì có khác đấy nhé. Liệu Tàu có sợ không?

Có bị khùng mới nói Vietnam tham gia vào khối Varsovie...


Các nước ko liên kết thì đâu phải là khối do Liên xô lập ra, mà LX cũng không có chân trong khối
này! Không liên kết được lập ra từ trước năm 1975 cơ mà.
Sau 1975 Viet nam tham gia cái gọi là " Hội đồng tương trợ kinh tế " gồm các nước xã hội chủ
nghĩa.
Cuối những năm 70 Vn và LX còn kí hiệp ước hữu nghị và hợp tác.

Thời điểm tháng 2 năm 79 chính là expiry date của hiệp ước hữu nghị giữa Liên Xô và TQ. Sau
ngày đó TQ không vi phạm nếu tấn công 1 đồng minh của Liên Xô.
Hình như tôi nhầm, nhưng rõ ràng Việt Nam và Liên Xô ngay lúc đó phải ký một thoả thuận bảo
vệ lẫn nhau.

As promised, China''''''''''''''''s military offensive against Vietnam began on 17 February 1979, within
three days of the 29th anniversary of the 1950 Sino-Soviet Treaty. As Deng had announced, from
the very beginning China conducted a limited action against Vietnam. Not only were many of
China''''''''''''''''s best troops stationed along the Sino-Soviet border, but Beijing decided not to
deploy the estimated 500 fighters and bombers it had stationed in the area. In response to
China''''''''''''''''s attack, the USSR sent several naval vessels and initiated a Soviet arms airlift to
Vietnam. On 22 February 1979, Colonel N. A. Trarkov, the Soviet military attach‚ in Hanoi, even
threatened that the USSR would "carry out is obligations under the Soviet-Vietnam treaty;"
elsewhere, however, Soviet diplomats made it clear that the USSR would not intervene as long
as the conflict remained limited. (John Blodgett, "Vietnam: Soviet Pawn or Regional Power?" in
Rodney W. Jones and Steven A. Hildreth, eds., Emerging Powers Defense and Security in the
Third World (New York, Praeger Publishers, 1986), 98). The USSR clearly had no intention of
risking a full-scale war with China for the sake of Vietnam.

............

Meanwhile, increasing signs of Soviet-Vietnamese cooperation also appeared during the summer
of 1978, as Vietnam asked to become a member of Comecon. In addition, government sources in
the United States reported that by August 1978 as many as 4,000 Soviet advisors were in
Vietnam. During September 1978, the USSR began carrying out increased arms shipments to
Vietnam, both by air and by sea, which included "aircraft, missiles, tanks, and munitions." Finally,
all of these signs of improving Soviet-Vietnamese relations came to fruition on 3 November 1978,
when Vietnam and the USSR signed a Treaty of Friendship and Cooperation. There was no
doubt that this treaty was aimed at China, since the sixth clause stated that Vietnam and the
USSR would "immediately consult each other" if either is "attacked or threatened with attack . . .
with a view to eliminating that threat." Reportedly, this treaty also included a secret protocol
granting Soviet military forces access to Vietnam''''s "airfields and ports." (Ramesh Thaku and
Carlyle Thayer, Soviet Relations with India and Vietnam (New York, St. Martin''''s Press, 1992),
61.)

Although Vietnam claimed that it signed this treaty with the USSR to stop Chinese "adventurist"
acts, Chinese leaders in Beijing undoubtedly saw this as part of Moscow''''s efforts to pressure
China into backing down and renewing the unequal terms of the 1950 Sino-Soviet Treaty

..................

In 1978 that relationship had deteriorated to the point where protecting it was no longer a
consideration, and circumstances in Cambodia confirmed the need for Vietnamese-Soviet military
cooperation. In spite of Vietnam''s needs, it is likely that the November 1978 Treaty of Friendship
and Cooperation was imposed by the Soviets as a condition for military assistance. As a result of
the treaty, the Vietnamese granted the Soviets access to the facilities at Da Nang and Cam Ranh
Bay. Use of the bases represented a substantial regional strategic gain for Moscow, whose naval
bases in the Pacific Ocean, until then, had been limited to the Soviet Far East.

vì phía TQ đã tuyên bố sẽ rút quân về ,nên Liên xô không cần làm phản ứng quân sự với TQ
rồi,có phải thế không các bác ạ?
nhưng có điểu mà mình không hiểu là: trong giai đoàn đầu chiến tranh 1979,tại sao chúng tôi
không đưa quân đoàn chủ lực sang biên giới để quyết chiến quyết thắng đánh quân địch và bảo
vệ Lạng Sơn và Cao Bằng, chả lẽ những bộ đội tinh nhuệ này chỉ coi trọng bảo vệ thủ đô Hà Nội
hay sao. Mình cũng nghe nhiều dân biên giới kể là trên thực tế chính dân quân đã có sự đóng
góp to lớn nhất trong trận chiến đó, chứ không phải là các sư đoàn chính quy. vì dân quân cùng
với các bộ đội biên phòng và bộ đội địa phương đã làm trì trề nhiều cho cuộc tấn công của địch.

Các Quân đoàn là các lực lượng cơ động chiến lược của quốc gia thì việc điều động không thể
tùy tiện phải tùy thuộc tình hình cụ thể. Hơn nữa lúc đó chỉ còn lại duy nhất Quân đoàn 1 (các
Quân đoàn 2, 3, 4 đang chiến đấu ở CPC) nên phải ưu tiên bảo vệ những địa bàn quan trọng,
những hướng có nguy cơ cao hơn... Ngoài ra còn phụ thuộc điều kiện ở đó sử dụng chủ lực có
phát huy tác dụng không (địa hình hiểm trở quá thì chủ lực, tăng, pháo cũng không phát huy
được hơn địa phương bao nhiêu). Bác xem diễn biến thì cũng thấy là ở Cao Bằng quân TQ vào
được sâu nhất nhưng VN cũng không đưa các QĐ lên đó mà đưa sang hướng Lạng Sơn.

Các đơn vị xe tăng của VN bố trí ở sâu phía trong và chỉ bắt đầu chuyển lên vào cuối tháng 2. Ở
sát biên giới chỉ có một số bộ phận xe tăng thiết giáp nhỏ tham gia chiến đấu.

Về không quân, theo lời bác kqndvn, đã sẵn sàng chiến đấu ngay từ những ngày đầu nhưng
không được lệnh đánh của Bộ Chính trị. Chỉ có máy bay vận tải và trực thăng tham gia chuyển
quân và khí tài cho mặt trận. Ngoài ra cũng có ý kiến cho rằng cả hai bên không muốn xung đột
lan rộng nên không sử dụng không quân (cả phía TQ cũng vậy).

Dân quân có vai trò rất quan trọng nhưng không bao giờ là lực lượng quyết định thắng bại của
cuộc chiến, bất kể chiến tranh 79 hay cuộc chiến nào. Dân quân chỉ có tác dụng tiêu hao địch để
tạo điều kiện cho chủ lực đánh các trận quyết định.
15 trung đội dân quân có thể gây cho địch thiệt hại lớn hơn rất nhiều so với 1 tiểu đoàn chủ lực
nhưng khả năng ngăn chặn địch lại không bằng.

Bên này thiếu gì hình tù binh TQ, đem lên cho nó xem.
Mà cái đám đó mà là người Việt, tui đi bằng đầu.

Lang thang trên net, tình cờ tìm được bài viết này.

Nguời anh hùng của giây phút vinh quang


Những người lính phong danh anh như thế
Viên đạn cuối anh bắn vào vách đá
Khắc tên mình trên dải đất biên cương.

Đêm tối của ngày 22 tháng 2 năm 1979, những người lính đại đội 3, tiểu đoàn 1, trung đoàn An
Lão, sư đoàn Sao Vàng- mặt trận Lạng Sơn "tóm" được một thanh niên nhỏ nhắn, nhanh nhẹn,
da đen xin vào chiến đấu.

Trong túi anh có lá đơn "Kính gửi các thủ truởng đơn vị quân đội nhân dân Viẹt Nam" Tôi còn bản
chép lại lá đơn đó hẹn năm sau hoặc gần đây sẽ post lên.
Anh có thẻ thương binh chống Mỹ, (nhập ngũ năm 1975) và thẻ sinh viên khoa toán đại học tổng
hợp HN. Anh đã được cầm súng chiến đấu... đến sáng không còn nữa, đồng đội xác nhận hy
sinh vì ko tìm thấy, cũng ko mấy ai nhớ người trong 8 tiếng màn đêm và lửa đạn.

Trôi qua, năm 1980 đơn vị đề nghị trung đoàn truy tặng liệt sỹ, và phải đến năm 199 mấy được
công nhận.

Một ngày vừa qua tôi đến khoa toán, đoàn truờng ĐH KHTN, ko ai biết anh, và gặp một người
cùng khoa thời đó xác nhận có Một Phạm Quang Thành đã vi phạm kỷ luật, bỏ đi chiến đấu, ko
về.

Đất nước cần tráng sỹ, cần nhiều tráng sỹ,...hơn,... tiến sỹ lúc chiến tranh. Nếu như anh PQT về
chắc ko bị kỷ luật.

Địa chỉ quê LS Phạm Quang Thành;


xóm 2

thôn Mỹ Bổng
xã Việt Hùng
huyệnVũ Thư
Thái Bình.

Tôi đã đưa phần sự việc lên đây, kính anh PQT

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam


Độc lập -Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN XIN CHIẾN ĐẤU

Kính gủi các thủ trưởng trong đơn vị quân đội nhân dân Việt Nam
Tên tôi là: Phạm Quang Thành, là học sinh năm thứ nhất khoa toán trường đại học Tổng hợp Hà
Nội. Tôi xin trình bày một việc sau đây:

Sau khi nghe sự kiện 4 giờ sáng ngày 17-2-1979 bọn phản động Trung Quốc đã xâm phạm lãnh
thổ nước ta, lòng tôi như lửa đốt. Tôi không thể ngồi yên học hành khi đồng bào và đồng chí của
tôi đang đổ máu trên tuyến đầu Tổ quốc bảo vệ từng tấc đất thân yêu. Tôi đã làm đơn xin đi
chiến đấu, nhưng vi tôi là một người lính đã trở về trường học tập nên việc xin nhập ngũ là rất
khó. Chính vì vậy tôi đã đi từ Hà Nội lên đây và sẽ xin vào công tác ở bất cứ đơn vị cầm súng
đánh giặc. Tôi biết đó là một khuyết điểm của mình, nhưng đánh xong giặc tôi sẽ xin chịu trách
nhiệm trước Đảng, trước nhân dân với khuyết điểm của mình. Là một đoàn viên thanh niên cộng
sản mang tên Bác Hồ vỹ đại. Tôi càng tự hào bao nhiêu thì tôi càng hiểu trách nhiệm của mình
bấy nhiêu. Trong khi tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc đang vang vọng trong lòng. Vậy, tôi khẩn
thiết đề nghị các thủ trưởng hãy cho tôi sống và chiến đấu tại nơi đây. Tôi xin hứa sẽ hoàn thành
bất kỳ nhiệm vụ gì cấp trên giao phó. Được như vậy tôi chân thành cảm ơn

Hà Nội ngày 19/2/1979


Người làm đơn
(đã ký tên)
Phạm Quang Thành
------------
Mặt sau lá đơn
-Hy sinh anh dũng ngày 22-2-1979 tại đồi Thâm Mô, phía nam Đồng Đăng*
-Năm 1980, đơn vị lập danh sách truy tặng liệt sỹ, đề nghị phong quân hàm: Thượng sỹ, trung đội
trưởng, trước kia là binh nhất, chiến sỹ, thương binh trong kháng chiến chông Mỹ, cứu nước.**

Người chép lại đơn lần 2


Ngày 26.9.1981
Ký tên
đơn vị HT 1a. 6220 L.Sơn.

Kính gửi anh Quế

Anh Quế thân mến!

Em vẫn hỏi thăm những người bạn đã đến thăm anh, biết anh chị và các cháu mạnh khỏe, năm
2000 anh làm nhà, mọi điều tốt đẹp đến với anh. Không rõ tướng Nam Khánh giúp anh những gì,
anh vẫn nhìn Thủ trưởng như ngày khoác AK đi với chính ủy NK dằng dặc khúc ruột miền Trung
(QK 5)

Hai mươi ba năm nay em chưa viết thư cho những người bạn lính nhưng chúng em vẫn gặp
nhau vào một ngày quy ước. Nay em lẩn thẩn viết cho anh trên Nét, không hy vọng anh nhận
được, em muốn phần nào giải thoát những ám ảnh của một thời cầm súng, muốn nhắc nhớ kỷ
niệm và cũng muốn chia sẻ với "khách hàng" của mạng VNN.

Những gương mặt đồng đội thân yêu và đau khổ vẫn chập chờn trong ký ức, có lúc về trong mơ
khiến em sợ. Mấy năm nay em ít mơ nhớ về 20 năm trước có lẽ thời gian đã xóa đi, làm cho ký
ức màu trắng.

Những giấc mơ súng đạn, những cuộc săn đuổi và trốn chạy, những bóng đen trước mũi súng,
bóng người trong đêm là một sự thực trong mơ anh Quế ạ .Em bị ám ảnh nhất hình ảnh đang
học rồi có giấy gọi vào quân ngũ. Có lẽ đó là một điều nghiệt ngã và oan trái của chiến tranh đã
hiện hình trong tâm trí lúc lặng yên giấc ngủ. Nó đeo bám em, nhiều đêm giật mình xem có phải
tạm biệt mái trường lần nữa không. Thực tế số phận em đã được định đoạt từ ngày giã từ tuổi
thơ, mái trường thân yêu với bao bè bạn, ước mơ.

Đó là giấc mơ đáng nguyền, còn sự thật những tháng năm cách đây 20-25 năm em đã quên
nhiều.
***
Tháng 2- 1979, anh về Tết, sáng 17 như mọi ngày anh em nhắc nhau đi trồng sắn thì súng nổ,
đơn vị bị bất ngờ trước hành động ăn cướp của bên kia. Cuộc đối đầu bất đắc dĩ của lịch sử đã
diễn ra, chúng em vào vị trí đã định và các chiến sỹ chúng ta đã chiến đấu anh dũng, em đi theo
đội hình đại đội 3 khoác chiếc máy vô tuyến 2W. PRC 25 chiến lợi phẩm trong kháng chiến
chống Mỹ. Mệnh lệnh giữ chốt, số thương vong, tình hình phía địch truyền đi theo mật khẩu toàn
bằng số.

Giặc quái lắm anh ạ, chúng đi vòng phía sau theo thung lũng, súng bộ binh vô tác dụng, hai bên
chưa dùng pháo binh sợ bắn nhầm. Chẳng bên nào muốn thương vong ngay trận đầu nên đều
thận trọng, tiểu đoàn vẫn vững trận địa nhưng giặc đã tràn khắp nơi theo chiến thuật biển người
vào sâu lãnh thổ. Trong đội hình giặc có nhiều thằng không súng, đi tay không, đi hôi của, chúng
ưu tiên lấy thứ ăn được như bắt lợn, lấy lương thực, cướp cả áo quần, nhiều thằng giặc lúc chết
trong túi còn củ khoai, miệng nhá khoai sống trắng bã.

Một ngày trôi qua chưa mấy thương vong. Địch chiếm được một vài điểm cao, gần trận địa ta.
Đồi núi nhiều làm sao tiểu đoàn mình đủ quân chốt chặn.
Ngày 19 tiểu đoàn vận động tấn công ban đêm, được anh em đánh giá đó là trận đẹp nhất, đạn
bắn mưa sao băng, hỏa lực mạnh yểm trợ. Giặc rút nhanh để tránh thương vong, anh em mình
chiếm lại đồi Thâm Mô- Chậu Cảnh.

Sáng 19 anh trả phép, về đơn vị trong tiếng hô tin cậy của anh em, từ trận đó anh em đặt anh
biệt danh "thần chiến tranh" anh đã thể hiện bài bản của người lính chống Mỹ, người chỉ huy đại
đội dũng cảm, mưu trí đưa anh em vào đội hình chặn giặc, đợi chúng đến đúng tầm đạn mới
đồng loạt nổ súng. Có anh, người lính vững tâm, lính trẻ reo hò khi anh biểu diễn bắn súng M79
(loại cối cá nhân của Mỹ, đạn nhỏ như quả lêkima mà sát thương khủng khiếp bởi vô số viên bi
trong đó.) Anh nâng súng theo tầm tay và "cóc" chính xác vào đám xâm lược ẩn náu ven đồi.

Ngày 20 hai bên giằng co thử sức "trâu bò"


Ngày 21 địch đánh lấn và vòng sâu vào bản nhà dân bắt một số người không kịp chạy, chúng bỏ
qua một số vị trí chốt chặn của tiểu đoàn, chúng lì lợm tiến sâu vào lãnh thổ. Đêm đó, những tên
lính xâm lược đã rõ địa hình ban ngày, chúng mò mẫm vào hầm hào C1, vào hầm chỉ huy C1
.Thằng Cường người Từ Liêm là liên lạc C1 đã kịp hạ một thằng to vật vã. Cường bảo: "đến lượt
tôi gác, thấy một bóng đen to đùng tụt xuống hào ngay mũi súng, tôi xỉa luôn, hôm đó không kịp
thì tôi sẽ bị nó xỉa và hầm chỉ huy đại đội ăn vài trái bộc phá" .Tuấn gạo Từ Liêm chiếm vị trí chắc
chắn, di chuyển liên tục, bắn rất nhiều nhưng địch chỉ bị thương phải kéo nhau chạy.

Ngày 22 suốt đêm địch bắn pháo dữ dội vào các chốt, có lẽ đó là ngày đau thương. Trong chiến
trận biên giới, tiểu đoàn mình chịu thiệt hại nhiều nhất ngày hôm đó. Chúng em dưới hầm, rồi
chuyển vào địa đạo (hầm to trong núi). Thằng Bình chứng kiến chùm H12 của giặc bắn nát đồi và
nó bị thương, thoát chết nhờ chiếc dây lưng bị mảnh pháo làm đứt rồi chạm cột sống; thằng
"Minh đen" chuyển thành Minh sứt là do một viên đạn thẳng lướt qua môi, miệng xưng vù nói
ngọng; anh Vỳ tiểu đoàn phó thấy ba lô ướt đẫm, thì ra viên đạn đã thâu qua vài hộp thịt cá và
mắc lại ở một hộp. Cái ba lô sau lưng đã dụ con mắt, viên đạn thằng giặc chui vào.

Rất nhiều hình ảnh anh dũng của chiến sỹ ta. Thằng Sướng Quảng Ninh chỉ huy tiểu đội cối 60,
bắn hết đạn vào quân thù rồi bỏ về phía sau, tiểu đội đại liên của C3 đã chặn đứng đoàn xe giặc
ở ga Tam Lung trong nửa buổi sáng. Tại vị trí đặt đại liên ấy, tháng sau là một nghĩa trang nhỏ có
vài chục nấm mồ chiến sỹ, dân chúng nữa.

Ngày 23-27 chúng ta vừa đánh vừa rút, súng đạn vơi, đội hình mỏng trên 14 km quốc lộ từ Đồng
Đăng về thị xã Lạng Sơn, giặc đi như vào chỗ không người.

Ngày 27 có lẽ là giặc thể hiện tối đa hỏa lực pháo binh tầm xa. Chúng bắn trước, bắn sau chia
cắt đội hình ta. Anh em mình phải lui để cho tuyến sau lên thay thế.Một mặt trận nhiều thứ quân
giăng bên sông Kỳ Cùng, người lui kẻ tiến, khỏe dìu bị thương, chết chôn vội, nhiều anh em bị
kẹp giữa đành gặm mía còn sót lại sang xuân mà sống cho đến đầu tháng 3. Tiểu đoàn mình có
hai chiến sỹ bị giặc bắt, tháng 6 được trao trả, thằng K Hải Hưng về qua nghĩa trang nhổ bia ghi
tên nó, thằng T bị thương và bị bắt rất căm phẫn bởi giặc đối xử tàn bạo. Chúng trói kéo người bị
thương, về bên biên giới đám thường dân định xông vào đánh, chúng giam ở trại chăn nuôi, đang
ăn thì chúng rửa chuồng trại!

Đầu tháng 3 bên kia cũng tuyên bố rút nhưng chúng rút chậm. Lực lượng phía sau của ta mạnh
lắm.Khi về Ba Xã, ở trong nhà vắng chủ nhìn ra thấy đội hình xe tăng, pháo binh mình tiến lên
mạnh mẽ, di chuyển nhanh để tránh bọn gian, bọn biệt kích giả dân gọi pháo địch.

7-3 lúc nhà báo Nhật bị bắn chết tại ngã tư trên phố LS. Lúc đó chúng em đi thu dây thông tin.
Một thị xã hoang tàn, những tòa nhà bị giặc ốp ba quả mìn, ở hai đầu, một giữa cho nổ tung
nhưng không xụp. Em không thể hiểu nổi hành động man rợ đó đã qua hơn 2000 năm không hề
phục thiện?
Vùng chiến sự lúc đó thuộc kiểm soát của sư đoàn 337. Khi chúng em xuất trình lệnh của trung
đoàn, mấy tay lính ở trạm nhìn em nói: "trẻ như thằng này nướng thịt thơm lắm". Câu nói như
đùa, như nhắn hãy cẩn thận, đôi lúc vẫn rợn người anh Quế ạ!

Ngày 7-3 chúng ta đánh trận cầu KKhê cho hả giận. Đêm đó pháo ta bắn dữ dội, em và H gác
đêm thấy trời sáng rực, giữa tháng H đến thấy xác địch trôi trên sông. Sau này được biết trận cầu
KKhê trên Ql 1B LS, trận ở thị xã Cao Bằng và ở Cốc San-Bản Phiệt Lào Cai, mỗi trận chiến
pháo binh ta đã tiêu diệt và làm bị thương 1000 tên giặc, báo chí ta và đài Tây đánh giá là hiệu
suất cao nhất của chiến tranh bảo vệ biên giới.

Tên giặc cuối cùng ôm bộc phá đánh cầu KKhê được phong "anh hùng xâm lược", đài chúng ra
rả la lên. Tháng 6 đơn vị hành quân qua cầu KKhê thấy vết bộc phá chỉ bằng cái nong tằm mà
thằng giặc đó được phong danh.

Anh Quế thân mến! sau đó là những ngày gian khổ, đơn vị lui vào dải 2 của tuyến một cách biên
giới dưới 10 km để củng cố đội hình, nhận lính mới, và hành quân diễn tập liên miên. Anh được
lên chức tiểu đoàn phó, quân hàm trung úy. Thời ấy chức trước hàm, nay hàm trước tìm chức
sau.

Em không còn nhớ đã bao lần đi theo đội hình của cả sư đoàn vận động hành quân, áo xanh của
lính xanh hơn lá rừng, rồi áo lính bạc phếch như áo người"móc cống". Ngày ấy lính nói đồ "móc
cống" là chỉ sự ăn mặc ở quá khổ của anh em mình. Lúc đó, em không cảm nhận hết nỗi khổ vì
trước kia em có sướng gì, vừa đi học lại vừa đi làm. Cũng như bao người lính em không quan
tâm đến khó nhọc, quần áo rách xấu hổ với ai? là người lính có gì mặc đó nhưng cái đói và cái
rét thì không thể quên. " Trâu đói hóa ghẻ, trẻ đói hóa sài" anh Quế ạ. Lần đầu tiên và duy nhất,
em được thằng Hạnh quê Đà Bắc, Hòa Bình dùng kim băng nhể ở tay ra 2 con ghẻ cái đặt lên
móng tay thấy ghẻ bò và nó giết "bép"

Lựu đạn nổ giữa đêm trong nhà dân bản Phai Cam , 6 chiến sỹ C1 bị thương, không hiểu tại sao
đêm đó anh em ngủ đảo chiều, sau nữa lại nổ ở D3, thằng Th Gia Lâm mất, vừa hôm trước đi lấy
gạo nó còn gọi chào em. Độc dược thù giết nhau "vô tư" ở chợ TĐ, em ở hang, ra sông tắm, ghẻ
lở dầy người, lần về phép mẹ và bạn gái thương lắm; lên đồi hái củi, chặt trộm tre vầu, canh chốt
không xuống núi cũng là may nhưng buồn lắm, chơi cờ bài ăn thuốc lá cuộn, hết thuốc lá thì
không dám chơi bài ăn cơm, lấy áo của nhau.

Đói, rét đã làm em ngã trong một cuộc hành quân giữa trưa tháng 6, may mà Mịu Hoà Bình kịp
đỡ không thì "sống cũng thành tật" . Em không có tấm hình nào ngày ấy, bây giờ chỉ còn duy
nhất tấm hình của mình được đứa em cắt ra từ tấm hình chụp đôi trong ngày nó đưa em đi khám
sức khỏe.

Tấm hình "vĩnh biệt" tuổi học trò.

Lúc chiến chinh, mặt em xanh xao, thấy bạn bè bảo thế, nhưng chỉ một thời gian sau lại được gọi
là "H mập" để phân biệt với thằng "H cao". Lần đói ngã rồi ốm đó, em vào bệnh xá Trung đoàn
được ăn nghỉ một tuần là khỏe, cũng là lần duy nhất đến nay.

Nhớ thương đồng đội, sống trong khe núi gió sương hun hút, bới bát cơm gạo hẩm nguội lạnh
trong chiếc rổ rá đặt trên đất, chẳng có gì ăn đành đi cấu rau riếp cá, hái ớt rừng hòa nước muối
cho ấm bụng.

Mùa thu xứ Lạng tuyệt vời, nắng lên soi rõ sương bay thành dòng vào lán trại, anh em đào giếng
lấy nước nguồn trong xanh tắm giặt. Thằng Lộc khuyên em: sẵn củi đun nước tắm cho sạch, sau
đó nó lấy lá cây so đũa thả vào nồi nước tắm để trị ghẻ… Lần sau em vào núi trèo hái lá bưởi
tắm gội thơm như con gái. Thôi thì đói cơm cho sạch người, rách không cần vá, thiếu gạo thì ăn
rau hoa quả…

Những năm tháng chiến chinh em ăn nhiều hoa trái, rau quả lắm, quả gì ăn được là ăn từ đầu vụ
đến cuối vụ, nhất là mận, mía, dứa, móc cọp, củ cải…có lẽ vì thế mà một đứa từ Camphuchia về,
da tái mét nhìn thấy em nó bảo " nước da như anh H là hay"

Bản năng sống, từ bé em đã thế, ăn hoa quả suốt ngày thay cơm và bây giờ em có thể chỉ uống
bia bụi với rau xào nhiều tỏi, ít dầu thực vật hằng tuần vẫn ngon bụng. Một lần chuyện với nhà
chùa về thực đơn, sư cười mà rằng "con tu hành nhanh đắc đạo"

Em sẽ viết tiếp những ấn tượng những tháng năm đó. Từ hồi trở về, như muôn người em bươn
bả kiếm ăn, theo bọn đào vàng, chạy chợ, xin làm việc linh tinh, rồi chạy xe, đi học,…

Quê anh ở huyện Mỹ Đức, Hà Tây, xóm Mít, em không nhớ xã .(Em coi qua bì thư chị gửi anh
ngày đồn trú ở bến sông Giang)

Ký ức đã trắng xóa, nhạt nhòa trong dòng mưa thời gian. Chúng em vẫn nhắc anh và đến thăm
anh vào một lúc nào đó.

Em.

TB. Con chó thổ bốn mắt em và anh K tặng anh, anh cho thằng H mang về, nay “con cháu”
chúng thế nào. Hồi đó em muốn nuôi nó nhưng anh thích…

---
Hóa đá hết rồi một thuở sống xa hoa

Anh Quế thân mến!

Là người lính, niềm tự hào còn mãi là mặc quân phục đứng dưới quân kỳ, khoác súng hát tiến
quân ca. Sư đoàn ba của chúng ta mang tên Sao Vàng- tên huân chương cao quý nhất của đất
nước. Chính ủy, Chính trị viên tiểu đoàn và lớp đàn anh trong KCCM đã kể chuyện truyền thống
sư đoàn cho thế hệ em trong những ngày ở biên giới phía Bắc.

Sư đoàn Sao Vàng thành lập năm 1966 ở giốc Bà Bơi tỉnh Bình Định, cách đèo Cù Mông không
xa. Ngày ấy em còn ở tuổi học "vỡ lòng, vỡ ruột" chim non. Sư đoàn đã hoàn thành sứ mệnh vẻ
vang, chặn đường tàn quân giặc thất trận ở Cao nguyên mùa xuân năm 1975. Trận đánh cuối
cùng của SĐ trong chiến dịch HCM tại cầu Cỏ May trên quốc lộ 51 Biên Hòa- Bà Rịa Vũng Tàu.
Tiếp đó sư đoàn lại ngược về cao nguyên truy quét Fun-Rô. Anh Bình lính 74, kể những cuộc
truy quét Fun Rô qua những nhà mồ, vào hang ổ sờ chăn chiếu bọn phỉ còn hơi ấm mà chúng
lẩn rất nhanh. Sau này em có dịp đi qua một số địa danh của SĐ trong KCCM, đến những huyện
mà trung đoàn mang tên.

Năm 1976, Sư đoàn chuyển ra Bắc… Những vị tướng lĩnh của chúng ta đã chọn mặt gửi vàng
vào sức cơ động của SĐ 3. Tháng 8- 1978, SĐ đã có mặt ở Lạng Sơn, tham gia xử lý đám người
gây rối ở cửa khẩu Hữu Nghị tháng 8 năm đó bằng đòn nghi binh,… thế là họ ù té về bên kia
không thiệt mạng nào, chấm dứt trò ăn vạ, ăn ảnh của báo chí phương Đông- Tây. Chỉ một Chiến
sỹ biên phòng Lê Đình Chinh hy sinh đêm ấy.( Sự thật của vụ này lính ta biết rõ và im lặng- một
ngày nào đó sẽ có người tường trình, cùng nhiều vụ khác, chiến tranh buộc phải giành chiến
thắng . Giặc nhiều thủ đoạn thâm độc "
Trên tuyến chính Lạng Sơn tháng 2-1979, SĐ đã hoàn thành nhiệm vụ trấn giữ biên cương.
Xương máu người lính Sao Vàng đã góp vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ Quốc. Em
nghe một thống kê nói rằng:

Lá cờ sư đoàn SV trĩu nặng huân chương anh hùng của các tập thể, cá nhân; số thương binh, liệt
sỹ SĐ đã đến gấp BA lần biên chế của sư đoàn gồm ba trung đoàn bộ binh mang tên ba huyện
của Bình Định và các đơn vị khác:

-TĐ 2- An Lão ( trung đoàn của anh và em);


-TĐ 12- Tây Sơn mắc giữa vòng vây của giặc từ ngày 17 đến 10 -3 - 79 với sự hy sinh quá lớn
(thằng Diện quê Ứng Hòa lạc vào tiểu đoàn mình làm liên lạc cho anh đã kể chuyện những ngày
sống chiến đấu trong "biển giặc"
-TĐ 141 mang tên huyện Hoài Ân, trấn ở Cao Lộc, Lộc Bình với địa hình khá rộng;
-Trung đoàn 68 pháo binh;
-Các tiểu đoàn trực thuộc sư đoàn.

Những người lính chống Pháp, Mỹ nay cùng chiến hào với chúng em bảo vệ Tổ quốc đã minh
chứng :

" Nam quốc sơn hà Nam đế cư"


Đã nhắc lại với giặc " Nước Nam ta có chủ"

Hình như ngày 10-3 -79 khi súng vẫn nổ, tại BX hậu cứ của SĐ, TBT LD. đến thăm, tuyên dương,
động viên chiến sỹ SĐ (sau này em mới biết).

Và hôm đó sơ xuất một chút thì chúng em mất mạng bởi tai nạn hy hữu cho những thước phim
đúng người nhưng giả trận địa.

Đoàn làm phim quay hình ảnh chiến sỹ bắn DKZ, cối 82. Mấy đứa chúng em đứng sau, gần khẩu
cối 82 .Quả DK bay vào khe núi, khói mù mịt, quả cối u u bay vào bầu trời tháng Ba, một quả cối
rơi "phập" trước mâm cối đôi mét,.. tất cả bỏ chạy, em vượt qua rào vườn té xấp,.. nhưng đạn
không nổ, tay chỉ huy chợt nhớ các quả đạn cối đã tháo đầu nổ. Em quay lại coi thấy quả đạn rơi
vỡ hòn đá gan gà, rúc sâu xuống đất,… liệu có quả đạn cối nào bắn lên rồi rơi vào chính nòng
súng nó thoát ra. Không.

Trong chiến tranh, đã có chiến sỹ bắn B 41 quên không giật nắp an toàn đầu quả đạn, khác gì
quẳng bắp hoa chuối vào xe tăng địch.

Cũng trong những ngày đó em gặp đoàn thanh niên thành phố Hà Nội (chủ yếu là sinh viên đại
học Sư phạm I) lên hát ca khúc chính trị. Lúc em đến thì họ đã hát xong, họ hát ngay trên ruộng
rạ, bên con đường đỏ ngầu đất đá xe qua, bên nấm mồ ai đó vội chôn. Em có giây phút lơ ngơ
nhìn nhóm người tuổi trẻ, em nhìn huy hiệu đoàn trên ngực cô gái lớn hơn em, chiếc huy hiệu đó
được tháo ra gài trên ngực áo thằng Hợp. Mãi sau này em biết đó là cô Quỳnh Liên ca sỹ , cán
bộ đoàn của ĐHSP I và gần đây mới biết đó là vợ (đầu và cũ) của nhà thơ Trần Hòa Bình, tác giả
bài "thêm một" gì đó rồi sinh chuyện.

Những thanh niên, sinh viên một lần dũng cảm.

Nhầm lẫn và không biết tên thành LS (vô danh), nhầm cũng xong bởi đều là con em mình trứng
gà trứng vịt. Nhưng không ai muốn nhầm hài cốt. Cấp trên yêu cầu lính thêu trên ngực áo tên
đơn vị, tên em " H…Db1. AL" là ở trung đội thông tin thuộc tiểu đoàn 1, trung đoàn An Lão. Một
cái tên rất âm lịch, lính hay tán chuyện.
Con trai cầm kim chỉ khâu túm ra chữ. Chúng em tìm mấy cô gái đi đào hào, mấy cô ở bản thêu,
các em buồn thương biết đó là gì! Ngày bé, em chứng kiến các anh bộ đội đặc công chia tay các
mẹ, các mẹ mang rổ trứng gà vịt tặng bộ đội, có mẹ khóc, một anh vui vẻ viết tên quê hương lên
quả trứng nói rằng: "vào B, nổ súng trận đầu, con sẽ viết thư về cho mẹ báo tin vui". Không ai thư
về!

Sau này áo quần rách quá, một lần em được xuống chợ tìm vào hiệu may quen, được chủ mời
cơm, cho con gái vá đồ miễn phí… cô gái tên T kém em 2 tuổi, rất quý em, hỏi chuyện nhiều em
không nhớ, nhớ mãi T xinh, cao gần bằng em, mắt đen, tóc mượt lắm, môi miệng tươi, mũi nhỏ
nhắn hay nhìn em cười. Bây giờ gặp, em không quên người.

Sau đó em không dám nhờ như thế, ít qua lại nhà T. Chúng em đem áo mới đi đổi đồ ăn. No vẫn
hơn lành, đói sợ hơn rách. Một lần chính ủy NDMạc thấy lính rách quá, ông động viên: "đúng
phẩm chất người chiến sỹ ".

Kính gửi anh Q

1-Hồi tân binh, em được CTV gọi lên lập danh sách, phân loại lính. Em hiểu người lính nào “dân
đen, ngắn học” vào một danh sách gủi D, gủi E chuẩn bị đi chiến đấu ở Tây Nam. Trong danh
sách, em biết HA trẻ tuổi, sau đó em đã nói “mày được đi CĐ” và HA đã đảo ngũ, sau này bạn nó
kể đêm nó vượt đồi trốn về HN khổ lắm, khổ nữa là bố nó lên thăm không gặp con, buồn quá.
CTV biết chuyện, chắc do HA nói ra tại sao trốn về và CTV doạ đưa em toà án binh có lẽ vì “tiết
lộ BMQS” và em bị phạt đaỳ, hắt hủi. Em nghĩ đã là người lính thì lúc nào cũng sẵn sàng đi chiến
đấu. Sau đó cả Trung đoàn lần lượt ra đi. Có người sỹ quan doạ lính “phải đi chiến đấu” lính quặc
lại “ được đi chiến đấu” . Câu nói của lính tuyệt vời.

Ngày đó, TĐ huấn luyện đã đưa ra toà một quân nhân “chí phèo” cào chân bôi nhựa xương rồng,
phù nề dễ sợ, một chú lính đuổi chém B trưởng. Phiên toà xử lính trước ngày ra trận. Quân đội
tuyệt vời, chỉ như vậy mới xua tan hèn nhát, vô kỷ luật. Sau này tại mặt trận, D mình cũng xử một
lính chiến vô kỷ luật bằng cách cắt túi áo quân phục, xích tay cho đi trại.

Về Hà Nội, đến nay em mới biết sự hy sinh của HA, và bố HA đã mất, nhà nó chuyển đi đâu
không biết. Gương mặt những người lính không trở về em còn nhớ ít nhiều.

2-Chuyện này thì không phải lỗi: Hôm chúng em đang gác thì có tiếng pháo nổ dữ dội, yên lặng,
hai tiếng sau, 11 cáng thương binh với hai người khênh, một người chạy theo để đổi vai. Em đến
lật vải coi, thấy các thương binh nặng quá rồi- người sắp chết, sợ lắm. Người lính gắng sức cáng
đồng đội mình ra trạm xá Sư đoàn, đến 20 cây số thì sức nào chịu đựng được. Đoàn thương binh
đi được gần 1 km thì em chợt nghĩ cần dẫn họ vào trạm xá trung đoàn lấy xe đưa nhanh ra trạm
xá sư đoàn. Có lẽ lần đâu em chạy hết sức mình, đứt hơi và kịp đoàn thương binh, họ quay lại
vào trạm xá trung đoàn, hy vọng sẽ khá hơn. Em quay về, đội trưởng gác mắng em : “ không phải
việc của mày” Em nín lặng.

3-Một lần nữa, em được trợ lý hậu cần giao dẫn lính đi lấy gạo, thực phẩm. Em không biết nhận
bao nhiêu, do hai đầu ghi chép số lượng. Giữa đường gặp quán ăn, bọn lính dụ em, cho em ăn
bát mỳ, uống ly rượu, chuyện trò để chúng lấy lạc đem bán rẻ cho dân. Em mặc kệ, đằng nào
cũng là ăn, không trước thì sau. Kết quả là thiếu hụt 20 kg thực phẩm. Cùng là lính, tặng nhau
mạng sống không tiếc thì mấy ký lô đậu phộng là cái gì.

Bình độ 400-CL, tháng 5 nóng lửa tha em,


Vị Xuyên năm ấy em ở xa.

(thư sau CT được TL sưu tầm


BÌNH ĐỘ 400*

Đêm tháng Năm vào Bình độ Bốn Trăm


Đoàn xe trôi êm êm, tầm đại bác
Thuốc súng tanh, lá rừng kêu xào xạc
Chúng no máu rồi không cắn nữa đâu?

Lắc lư xe quan tài vượt về sau


Máu dỏ xuống đường cuốn vào cát bụi
Lại xe quan tài vượt lên lầm lũi
Tốp thương binh bê bết máu mặt, mày

Đám cướp kia Thánh, Phật dạy ăn chay


Chẳng kiêng gì ngày Rằm, mồng Một !
Đạn cày xới đất tơi trồng cây tốt
Tưới máu người cướp, giữ đất biên cương.

Tư lệnh Hoàng Đang trận này cầm quân


Ông bảo rằng: Sống, chết, thời, vận, số !
Cả Trung đoàn ào ào như thác lũ
Bình độ Bốn Trăm bình địa trận người.

Những chàng trai sống, chết trận này ơi!


Mưa đổ xuống ông Trời tuôn nước mắt
Ơn nhớ mãi thân người đi giữ đất
Người trở về ăn, sống, ở ra sao ?
---
*dải đất Việt Nam thuộc huyện Cao Lộc Lạng Sơn , mùa hè năm 1981

Het trang 52
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com

History E-Books: HD200506038


Compiled & Published by Rosea

ChiÕn tranh Biªn Giíi V


(Mét c©u chuyªn kh¸ hay vµ c¶m ®éng, sù ®óng sai th× xin ch­a bµn ®Õn nh­ng nh÷ng g×
mµ t¸c phÈm nµy mang l¹i cho ng­êi ®äc th× cã lÏ trªn c¶ hiÖu qu¶ tuyªn truyÒn, Rosea ®·
hiÓu v× sao d©n téc ta l¹i cã thÓ tr­êng tån bÊt diÖt ngay c¶ khi bªn c¹nh m×nh lóc nµo
còng lµ bon GhÎ. V× lÝ do thËt ®¬n gi¶n, chóng ta cã nh÷ng ng­êi con anh dòng bÊt khuÊt
– M¾t m×nh mµ kh«ng bÞ cËn th× cã lÏ m×nh còng xin ®i lÝnh, lµm lÝnh g¸c chèt hoÆc chÝ Ýt
còng lµ lÝnh biªn phßng, quyÕt kh«ng ®Ó cho bän GhÎ lÊn cña ta thªm mét tÊc ®Êt nµo
n÷a, vµ tiÕn tíi lµ ta sÏ ®ßi l¹i nh÷ng vïng ®Êt lµ cña ta mµ bÞ bän GhÎ lÊn chiÕm)

fhfjfgtjgfkghkgkg

Đây là 1 chuyện của bác Cao Sơn, mạn phép post lên cho mọi người xem lại:
Xúc động quá kể không biết có đầu có đũa không.
Ngày đấy em thuộc Tiểu đoàn 5, trung đoàn 692 ( đoàn Thanh Xuyên, đơn vị trước đây của Lê
Đình trinh), sư 301, Quân khu TĐ lên tăng cường cho mặt trận. Lên đến Bắc Quang, cách thị xã
HG khoảng 80km thì lính đào ngũ hơn nửa. Sợ quá các bác ạ.

Em thì lúc đấy 17 tuổi, bẻ gẫy sừng trâu nên còn máu. Từ thị xã HG, rẽ phải đi lên cổng trời
Quản bạ. Đây goi là cửa tử vì pháo TQ suốt ngày giã cua. Bọn em hành quân bộ. Chập tối, cả
đơn vị dừng chân nghỉ ăn cơm. Cơm xong, em với thằng Toản cầm găng gô xuống suối múc
nước lên đun pha trà. Đột nhiên có nhiều tiếng nổ dữ dội. TQ pháo kích đấy. Đất đá bay rào rào.
Em với thằng Toản ngã dúi ngã dụi. Sợ không thở được. 15 phút thì pháo dứt, Toản nămg cạnh
em không nhúc nhích. Em lay nó dậy, nó không núc nhich. Nó đi rồi các bác ạ.
Sau đó, em ở trên ấy 6 tháng. Bọn em tiếp quản của đặc công. Nếu em không nhầm thì đấy lính
của M113. Đại hình điểm cao đấy rất buồn cười. Phái bên TQ thì rất dốc và có nhiều vật cản,
phía bên ta thì thoai thoải và trống trơn. CHính vì vậy, bên kia mới tổ chức đánh theo phân dội 3
người. Đánh kiểu đó, bộ binh ta khoác thét vì đại hình trống trải.

Em sẽ kể tiếp cho các bác 6 tháng trên ấy em đánh đám ra sao. bây giờ cho em đi ngủ đã

Allrights reseved by Rosea


HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com

Em vừa đi Sơn la về. Em kể tiếp nhé. Hôm nọ kể đến đoạn thằng Toản về chầu ông vải rồi phải
không?
Trong kỹ thuật QS, mỗi nước có môt lực lượng dọn chiến trường riêng của mình. Mỹ lấy không
quân làm lực lượng dọn chiến trường. Liên xô lấy tên lửa. TQ thì dùng pháo binh. Chính vì vây,
chiến thuật của chúng nó là rót pháo. Cấp tập, dồn dập vào những vị trí chúng cho là trọng yếu.
Khoảng 30 phút sau klhi pháo bắn, bộ binh mới xông trận. Đó là lý do tại sao bọn Tàu khaói chơi
pháo thế. Những chuyện thêu dệt là pháo tầu bắn giỏi đến mức đạn chui vào nòng pháo ta là
phét lác. Khi pháo bắn, trinh sát pháo phải nằm trong trận địa pháo để báo về hiệu chỉnh. Có khi
pháo dập luôn cả vào vị trí đang ẩn nấp.
Sau trận pháo đầu tiên. Em đã hiểu thế nào là chiến trường. BỌn em thu don đồ đạc nhanh
chóng và hành quân tiếp.
Khi lên đến chôt. Thật kỳ lạ. Bọn em vừa qua 3 tháng huấn luyện bản lề, quân lệnh như sơn, tóc
tai quần áo chỉnh tề. Nhưng trên này, lính chốt trông như người rừng. Họ thực hiện 3 không:
1. Không mặc quần áo mới ( chỉ người chết mới thay quần áo mới)
2. Không cắt tóc cạo râu( Sợ vận đen)
3. Không bắt tay và chào tạm biệt ( sợ tạm biệt rồi mãi mãi không về)
Bọn em nhanh chóng vào hầm. Gọi là hầm cho oai, pháo dập trúng thì 10 hầm như thế cũng
không tránh nổi. Em cùng hầm với thằng Chính. Thằng này quê Hải hưng, nói ngọng, núc nào
cũng mơ ước được ăn nòng nợn.
Thằng Chính lên đây 3 tháng, nó đánh 5 trận rồi. Em hỏi nó có sợ không. Nó bảo trận đầu sợ đ...
bắn được. Nằm dưới hầm, thò súng lên trời kéo một băng.
Thế đã nhé, mai em lại kể tiếp

Kể tiếp nhé...
Thằng Chính cùng hầm hơn em 3 tuổi đời. Nó nhập ngũ trước em 3 năm. Đúng ra, giờ này nó
phải ở quê cày ruộng rồi mới phải. Nó bảo, hôm đó, chúng nó đã được ra quân. Đơn vị cách nhà
ga 15 km đi bộ. Một số thằng cầm được quyết định là về ngay. Một số còn lưu luyến anh em, ở
lại đêm cuối với anh em, mai đi sớm ra ga. Chính cũng vậy, 3 năm ăn cùng mâm, ngủ cùng
giường với nhau, còn một đêm hàn huyên, nên nó ở lại. Không ngờ, đêm hôm đó, bọn Tàu giở
chứng. Toàn đơn vị được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao độ. Những cậu nào về từ
chiều thì thôi, cậu nào còn ở lại thì phải ở lại để chiến đấu. Vậy là nó phải ở lại và hôm nay đang
ngồi với em trong hầm chữ A, bên kia là đất Tầu.
Em là lính mới, nhiều cái bỡ ngỡ chưa biết, Chính phải chỉ bảo từng ly từng tý. Chẳng hạn như
là, ra khỏi hầm phải đội cái nồi cơm điện nặng 1,4kg. Đầu em thì nhỏ, đội vào cứ lủng là lủng
lẳng. Em nghĩ chỉ chẳng cần mảnh đạn mảnh pháo, chỉ cần hòn đá rơi vào cái mũ sắt này em
cũng lộng óc mà chết.
Đầu hầm luôn đặt một khẩo cối cá nhân 60 và 2 hòm đạn đã nhồi liều phóng. Chính bảo em
tranh thủ mà ngủ, ngủ được lúc nào là ngủ ngay. Bọn Tàu nó đánh không kể giờ đâu. Chính
kiểm tra lại cơ số đạn, kéo cơ bẩm, khoá an toàn, đặt súng xuống rồi nằm ôm. Một lát thì thấy nó
gáy như sấm.
Em ra khỏi hầm, nhìn ngó các hầm xung quanh. Các hầm được nối với nhau bằng giao thông
hào. Em chạy qua mấy hầm chơi, tìm mấy thằng cùng đơn vị. Có mấy thằng đang khóc tu tu. Em
cũng hơi hãi nhưng không đến mức ấy. Đại đội trưởng nhắn em về hầm. Giọng nói ông mêm
mỏng đến không ngờ. Sau này em mới hiểu, trên này, cái sống và cái chết cách nhau gang tấc.
Mọi người luôn cảm thấy cần nhau, dựa vào nhau để sống, vì vậy, không có chủ nghĩa quân
phiệt như của mấy ông sỹ quan dưới kia.

Em lại phải đi thổi cơm cho các cháu, hẹn kể tiếp cho các bác vào hôm sau. Lần sau gay cấn
đấy: đánh nhau bên đất Tầu

Cơm nước xong rồi, kể tiếp nhé.


Đêm hôm ấy, em không ngủ được. Hoàn toàn không phải vì sợ, mà thấy tiếc thời gian cho giấc
ngủ. Cứ nghĩ rằng, mình ngủ và chẳng biết liệu ngày mai mình có dậy không, thế là lại cố căng

Allrights reseved by Rosea


HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
mắt để thức.
Một đêm yên tĩnh trôi qua.
Sáng sớm, thằng Chính dậy. Nó đứng ***** ngay trước cửa hầm. Một tay cầm vòi phun lung
tung, một tay cầm quả đạn cối to bằng cái bắp ngô thả vào khẩu cối 60. Tiếng nổ đầu nòng làm
em giật mình, vơ khẩu súng, đội mũ sắt lao ra cửa hầm. Thằng Chính cười hềnh hệch bảo đấy là
bắn cầm canh. Em kêu phí đạn thế, Tàu nó sang thì lấy đâu ra đạn mà đánh. Thằng Chính bảo,
phải bắn cho chúng nó biết chủ quyền của VN ở trên điểm cao này. Các hầm xung quanh cũng
thế, anh em vừa ***** vừa bắn, ngoạn mục lắm.
Trời sáng rõ, em leo lên hầm nhìn sang bên tàu. Cũng rừng cũng núi như ở bên ta. Sao nó còn
muốn lấy đất ta làm gì?
8h sáng, em được lệnh tập trung. Khả năng hôm nay lại đánh. Một trung đội được lệnh vòng ra
sau đánh vào lưng khi tấn chúng tấn công điểm cao. Em nằm trong nhóm đó. Thằng Chính nhìn
em đầy lo âu, nó không chào tạm biệt, chỉ bảo em cẩn thận.
Bọn em xuất phát, có trinh sát dẫn đường. Hành trang gọn nhẹ: lương khô, nước, 2 quả lựu đạn,
súng và 100 viên AK.
Trinh sát là thằng Sơn rùa, quê ở Đan phượng, trước là lính trung đoàn 72, trinh sát luồn sâu. Cu
cậu cũng mới được điều lên đây. Riêng nó có la bàn và bản đồ. Địa điểm tập kết thì chỉ mình nó
biết.
Đi đến chiều. Bọn em dừng lại ăn lương khô. Mặt thằng Sơn tái ngắt, không hiểu vì đói hay mệt.
Ăn xong nó lại giục anh em đi mau. Nó truyền lệnh xuống phía dưới cho những người đi sau xoá
dấu vết. Bỏ mẹ, sao lại phải thế? Sao lại phải xoá dấu vết. Em chưa có kinh nghiệm chiến trường
nhưng cũng thấy nghi ngờ.
Trời tối. Bon em dừng chân ở một thung lũng. Mọi người tản ra, không được nói chuyện, ko
được hút thuốc, không có ánh lửa. Em tiến đến chỗ Sơn rùa. Nó đang cầm cái đèn pin bịt vải đen
chỉ khoét một lỗ bằng hạt gạo soi bản đồ. Em hỏi lạc đường rồi đúng không Sơn. Nó nhìn em sợ
hãi hỏi sao biết. Em bảo thấy mày bắt xoá dấu vết là tao ngờ rồi. Sơn bảo, bỏ mẹ, lạc vào đất tầu
5 cây rồi. Em tí ***** ra quần. Bây giờ mà gặp lính Tàu, chắc chắn cái thung lũng này thành cối
xay thịt. Sơn bảo, có nên nói cho anh em biết không. Em bảo, nên nói để anh em chuẩn bị tinh
thần. Trung đội phần lớn là lính mới như em, một số lính cũ, cũng chỉ đánh dăm ba trận thôi,
không lại được với lính thời chống Mỹ. Thoạt đầu mọi người rất hoang mang, sau cũng ổn định
dần. Em bảo, tối nay ta cố mà ngủ. Nếu đánh thì đánh, chết thì chết. Đời trai, một xanh cỏ, hai đỏ
ngực, lo gì.
May quá, một đêm yên tĩnh bên Tàu đã trôi qua.
Trời tang tảng sáng, bọn em quyết đinh nhằm hướng nam tiến. Không cần trinh sát, không cần la
bàn, không cần cắt góc phương vị, cứ hướng nam là về đất Việt rồi. Mệnh lệnh được ban ra,
tuyệt đối bí mật, gặp địch, mọi người tản thật nhanh. Nếu bị phát hiện. Lính mới không được nổ
súng, để lính cũ bắn trước.
Đi được khaỏng 2 tiếng, bên sườn núi bên cạnh có tiếng đá rơi rào rào. Anh em vội vang tản ra
mỗi người mỗi hướng. Không biết bọn Tàu đã phát hiện ra mình chưa. Không khí như đông đặc
lại, thời gian ngừng trôi, ai nấy căng thẳng.
Một tràng AK đột nhiên ré lên, phá tan sự im lặng. Bên kia nhốn nháo, bên ta nhốn nháo. Thằng
Tạo, quê ở phúc thọ, sợ quá tay ríu vào cò súng không gỡ ra được. Bên tàu đã phát hiện ra ta.
Chúng chưa biết bên ta có bao người. ta cũng chưa biết chúng thuộc đơn vị nào, binh chủng
vào, bộ đội biên phòng hay sơn cước. Sau tràng AK lỡ làng kia, lập tức ta nổ súng áp đảo ngay.
Bây giờ em mới hiểu tại sao chỉ có lính cũ được bắn. Khi chưa biết thực lực của nhau, các bên
thường nghe tiếng súng để đoán trình độ tác nghiệm chiến trường của nhau. Nếu tiéng điểm xạ
đều, tằng tằng...tằng tằng. Cứ 2 phát một, đều như giã cua, không nhanh, không chậm, ắt hẳn
tay cơ cao, đánh trận nhiều. Lính mới thường làm một tràng dài, bắn vọt lên giời, sau đó lại im
bặt. Riêng khoản điểm xạ, sâu tay cò không lo tắc cú, em bắn hơi bị chuẩn. Lúc đó em hơi sợ,
lẩm bẩm bài:'''''''' tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới..." lấy lại được khí thế ngay. Bọn Tàu
nhốn nháo chạy ngược chạy xuôi. Chúng có chừng một đại đội, đóng vắt vẻo bên sưòn núi.
Chúng đang đánh răng rửa mặt buổi sáng. Chắc chúng mới đến đêm qua vì chiều qua chúng em
qua đây không gặp. Em vừa bắn vừa di chuyển. Khoảng 10 phút sau, em hết sợ, máu căng phần
phật trên mặt. Em mang có 100 viên đạn nên bắn rất tiết kiệm. Trong iều kiện thế này, lấy đạn

Allrights reseved by Rosea


HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
của đich là điều không tưởng. Bọn Tàu bắt đầu ổn định, chúng cũng đoán ta không đông, chúng
bắt đầu triển khai tấn công. Tả khoai ầm ỹ như đi chơ.
Vừa đánh vừa rút. Rút không nhanh chúng chặn khe núi đằng kia thì ngồi đấy đợi nó nhằm từng
thằng nó xơi. Bọn tàu cũng nhìn thấy điều đó, chúng bắt đầu triển khai quân chặn đượng rút của
bọn em. Bọn em chạy phía dưới, chúng chạy phía trên. Vừa chạy vừa bắn như phim Mỹ. Khi còn
cachs khe núi một quãng nữa, súng rổ rát mang tai. Em và mấy người nữa, trong đó có thằng
Tạo, chặn lại cho mọi người rút lui. Mọi người nhanh chóng vượt qua khe núi. Em và nhóm ở lại
bình tĩnh chặn các đợt phản công của địch. Đạn mọi người để lại cho bọn em khá nhiều. Thằng
Tạo nổi hứng bỏ AK, dùng trung liên RBK bắn như vãi trấu. Thằng Luyện dùng AK và khẩu M79,
thi thoảng lại đệm một quả như tiếng pháo đùng. Bọn em cầm cự khaỏng 1 tiếng. Thằng Luyện
bị một viên xuyên qua bắp tay, may chỉ vào phần mềm. Cái mũ sắt của em bẹp một góc, không
hiểu bị bắn lúc nào. May thế cơ chứ, nếu không, chắc vỡ tan thiên linh cái rồi còn đâu.
Khi biết chắc chắn anh em đã thoát khỏi tầm nguy hiểm, bọn em rút lui.

Hôm nay kể thế thôi nhé. mai kể tiếp phần: năm ngày lạc bên đất tàu

Tiếp đây, chuyện đánh Tầu tiếp đây....


Sau khoảng một tiếng. Bọn em bắt đầu rút. Phía bên kia cũng ngừng tấn công. Em kiểm lại cơ số
đạn dược. Thấy còn đủ để đánh trận nữa. Thằng Tạo lấy một quả lựu đạn mỏ vịt, rút gần tụt
chốt, buộc vào sợ dây chuối, chăng ngang đường đi. 5 thằng chạy nhanh qua hẻm núi. Chạy
khoảng nửa tiếng thì dừng lại thở. Thằng nào mặt mũi cũng đen nhẻm vì khói súng. Bây giờ mọi
người mới chú ý đến vết thương của thằng Luyện, máu vẫn chưa cầm, ri rỉ chảy qua lớp băng.
Mặt nó tái xanh vì sợ và vì mất máu. Nó khát nước, em đưa cho nó cái bi đông. Nó uống được 2
hớp em giằng lại, uống càng nhiều càng mất máu. Có tiếng lựu đạn nổ sau khe núi. Thằng Vinh,
quê ở ba vì, cười sằng sặc. Ít nhất cũng phải đi 2 thằng Khựa. Em bảo, nghỉ thế thôi. Tiếng nổ
vừa rồi chứng tỏ bọn nó đã vượt qua khe núi. Chạy không mau thì thành bia di động cho chúng
nó bắn bây giờ.
Lúc ở lại chặn địch, thằng nào cũng thích có nhiều súng đánh cho nó máu. Bây giờ cần rút nhanh
thấy lỉnh kỉnh quá. Thằng Tạo ngoài khẩu AK còn khẩu Trung liên. Thằng Luyện bị thương, tự đi
được là may lắm rồi, khẩu AK và khẩu M79 chia cho thằng Vinh và thằng Minh vác. Em xách túi
đạn M79, đâu còn mươi quả gì đấy, nặng cũng kha khá.
Bọn em tính nhẩm trong đầu, đường chim bay về VN khảng 2 đến 3 km. Trèo đèo lội suối vòng
vo đến 10 km là cùng. Đi nhanh chỉ hết 2 tiếng. Cả bọn mừng khấp khởi. Dọc đường còn bình
luận lính sơn cước của Tàu thua xa dân quân tự vệ của mình.
Bên kia sườn núi bỗng có 2 con đại bằng bàng núi bay vọt lên, lượn mấy vòng trên không mà
chẳng chịu xuống. Em là người HN, nhưng vẫn theo ông đi săn. Em hiểu rằng có người ở đấy.
Vậy thì chết rồi. Thảo nào thấy bọn nó ngừng tấn công. Anh em đã vội coi thường lính sơn cước.
Chúng nó thôi tấn công để triển khai các mũi bắt sống anh em đây mà. Em bảo mọi người dừng
lại hội ý nhanh. Tình hình là không thể đi qua con đường trước mặt. Hai bên là núi đá, vách dựng
đứng. Có trèo được lên thì cũng chạm bọn tàu phiá bên kia. Chúng nó là lính sơn cước. Xuất
thân là dân miền núi, leo núi nhanh hơn chạy bộ. Mình toàn dân đồng bằng, có mỗi thằng Vinh
người ba vi, ở đấy còn có núi. Leo thi với bọn tàu cầm chắc caí thua. Tiến lên không được, lui lại
không song. Anh em ngồi xuống phiến đá bên đường, ngó nghiêng tìm chỗ nấp. Đánh nhé, chết
thì thôi. Cả năm anh em chưa ai lấy vợ. Chết rồi, bố mẹ khóc một ngày là nguôi ngoai. Thằng
Luyện có người yêu rồi. Lúc nhập ngũ có ăn nằm với cô ấy. Chẳng hiểu có đậu giọt máu nào
không. Nó sụt sịt ngồi khóc. Anh em chia nhau đều chỗ đạn. 5 thằng phá lệ chia tay nhau, nói lời
vĩnh biệt, thằng nọ mong thằng kia sống để về chăm dưỡng bố mẹ của nhau. Cứ hi vọng thế
thôi. Chứ ai cũng cầm chắc cái chết. Sau màn chia tay, thằng nào thằng nấy vào vị trí sẵn sàng
chiến đấu. Em chọn một phiến đá cao. Tựa lưng vào vách núi, mặt hướng ra đoạn đường vừa
qua. Đằng nào cũng chết thì phải chết cho oai.
Một ý nghĩ loé lên. Chỗ nguy hiểm nhất là chỗ an toàn nhất. Bọn Tàu đang đuổi theo ta, tai sao ta
không đi ngựoc lại chỗ chúng nó. Ít ra là thoát được trận này. Sau đó tuỳ cơ ứng biến. Em gọi
mọi người, trình bày phương án. tất cả đồng ý. Em bảo mọi người bây giờ mình đang chơi trò

Allrights reseved by Rosea


HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
mèo đuổi chuột. Vì vậy phải nhanh, gọn, giấu bớt súng đi chạy cho nhanh. Năm thằng lập tức
quay ngược trở lại. Em vẫn giữ khẩu M79 vì nó cũng không nặng lắm.
Đúng như dự đoán, đi được một lúc thì bọn em gặp bọn Tàu. Chúng đi không nhanh, cẩn thẩn
nhưng không lục soát dọc đường. Chúng nghĩ là bọn em đã chạy xa. Chúng đợi bọn em gặp
cánh phục kích nổ súng thì chúng mới khép vòng vây. Chính vì điều đó, chúng đi qua chỗ 5
thằng nấp mà không hề hay biết. Em nhìn rõ từng thằng đi qua, thằng nào thằng ấy đi trên đá
như bay. Chúng chẳng to hơn anh em là mấy, nhưng rắn rỏi hơn nhiều. Khi thằng cuối cùng đi
qua, đợi một lát cho an toàn, bọn em ra khỏi chỗ nấp. Thằng Tạo lại đ ái ra quần vì sợ. May lần
này nó không bóp cò súng. Em bảo mọi người, bây giờ quay lại chỗ chúng nó đóng quân hôm
qua. Trốn đấy là an toàn nhất. Vì khoảng 1,2 giờ nữa, 2 cánh quân gặp nhau, chúng sẽ xới tung
cả cánh rừng này để truy lùng bọn em. Vì vậy, nơi ít có khả năng tìm kiếm chính là chỗ chúng
vừa đóng quân.
Khi bọn em trở lại đến khe núi hồi sáng đánh nhau, chỗ quả lựu đạn nổ, không hề có vết máu.
Lựu đạn mỏ vịt khi bật chốt, sáu đến bảy giây sau mới nổ. Chắc là chúng kịp chạy. Bọn em thận
trọng leo lên lưng chừng núi. Mười mấy cái xác được xếp ngay ngắn, bọc bên ngoài bằng một túi
nilon màu xanh, in ngôi sao bát nhất và chữ Tàu loằng ngoằng. Chúng nó đã kịp căng lều dã
chiến. Chắc bên trong có thương binh vì bọn em nghe thấy tiếng la hét đau đớn vọng ra. Thằng
Vinh bảo trèo lên phía trên bọn Tàu rồi kiếm hốc đá nào ẩn náu. Em bảo lên trên dễ coi động tĩnh
của bọn tàu, nhưng sểnh chân, có hòn đá nào rơi xuống thì xong phim. Xuống thấp hơn chúng
nó, khéo vẫn theo dõi được mà lại an toàn hơn.
Bình thường, chắc mấy thằng phải cãi nhau ỏm tỏi tranh nhau ai bắn trúng, Tàu chết nhiều. Bây
giờ không ai còn tâm trí để đùa. Bọn em kiếm hốc đá ẩn tạm vào, giở lương khô ra ăn. Lương
khô chỉ còn một ngày ăn. Bọn em không dám ăn nhiều, sợ phải ở lại đây vài ngày cho đến khi
bọn Tàu rút lui.
Đến chiều, hai cánh quân gặp nhau đã rút về. Chúng nói oang oang. Tiếc là em không hiểu tiếng
tầu để nắm tình hình. Mọi người thấy thế bảo đên nay rút luôn. Em vốn cẩn thận, bảo suy nghĩ
cái đã. Em quyết đinh ở lại đêm nay, đến sáng mai nếu không thấy chúng đổi quân thì rút. Đêm
hôm đó, anh em thay nhau gác. Mệt đờ đẫn nhưng chẳng dám ngủ.
Đến sáng, một số lính Tàu rời khỏi doanh trại, Chúng đi đổi ca cho bọn phục kích bọn em suốt
đêm qua. May chưa. Nếu đêm qua bọn em mò mẫm về chắc bị chúng tóm sống.

Lần sau lại tiếp nhé. Bây giờ em lại bận mất rồi

Em vừa bị vợ mắng, bảo là ông rỗi hơi. Bây giờ bọn thanh niên nó thích chuyện "giăng hoa", ai
thèm nghe ông kể chuyện đánh đấm. Kệ con mụ già ấy. Em cứ tiếp tục nhé:
Ngày hôm đó là một ngày dài nhất trong đời em. Em có cảm giác một ngày dài 100 tiếng chứ
không phải 24 tiếng như mọi khi. Thằng Luyện mất nhiều máu, yếu lắm rồi. Nằm bệt trong hốc
đá, thiêm thiếp ngủ. Thằng Tạo thì ngưòi khai lòm. Thằng này đến lạ. Vào trận đánh đấm không
đến nỗi nào, cừ ra phết. Thế mà cứ trước lúc đánh thì lại hay ti rỉn ra quần. Thằng Vinh tựa đầu
vào tảng đá. Ngủ mơ, cười tủm tỉm một mình. Thằng này ăn khoẻ như trâu, chắc đang mơ được
một bữa tuý luý. Thằng Minh ngồi một chỗ, không ngủ, không nói năng, mắt mở thao láo vô hồn,
tay mân mê chốt an toàn quả lựu đạn. Em động viên tinh thần mọi người. Thành cổ quảng trị bé
bằng cái nong tằm. Bộ đội ta rúc từ dưới cống ngầm đánh cả tháng có sao đâu. Bây giờ ở đây,
rừng núi đại ngàn mịt mùng thế này. Bọn Khựa tìm chúng ta sao được. Anh em yên tâm, kiểu gì
tao cũng có cách.
Em là thằng ít tuổi nhất bọn. Em nhập ngũ khi mới 17. Các chú ở phường còn bắt em xin chữ ký
phụ huynh vào đơn nhập ngũ. Ngày về đơn vị huấn luyện. Ma mới bị ma cũ bắt nạt. Em đánh
từng thằng không nương tay. Kết quả là bị thuyên chuyển sang đơn vị chiến đấu. Nhưng được
cái, anh em nể phục, tin yêu, bảo gì nghe nấy. Nghe hơn cả mấy ông sỹ quan chỉ huy.
Chỉ một phút núng chí vào lúc này. Hậu quả sẽ khôn lường. Em bảo thằng Minh đưa em quả lựu
đạn đang cầm trong tay. Chỉ sợ nó nghĩ quẩn, liều mạng với mấy thằng Tàu thì nguy. Đến lúc
này, em thấy cần phải sống, cần phải về, không được manh động.
Mọi người đói lả. Không dám ăn nhiều lương khô. Em bảo, thôi ăn đi, ăn hết đi để lấy sức mà về
đến VN. Tối nay, tao sẽ đi kiếm đồ ăn dự trữ. Thằng Vinh nghe thấy thế, cười rạng rỡ, cho một

Allrights reseved by Rosea


HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
phong 702 vào mồm, nhai nhồm nhoàm. Thiếu nước, nó bị nghẹn. mãi mới nuốt được. Em bò
xuống khe lấy nước cho anh em. Đói thì 30 ngày mới chết, khát thì chỉ 3 ngày là chết.
Mấy thằng Tàu đang tắm dưới suối. Em chỉ cách chúng nó khoảng 20m. Quần áo, súng đạn
chúng vứt đầy trên bờ. Ngon quá, nếu mà không sợ bị lộ, em nấp ở đây, kéo một băng, máu bọn
Tàu sẽ hoà với nước suối, chảy về xuôi, gột rửa cho những linh hồn đồng đội đã ngã xuống vì
quê hương.
Buổi chiều, chúng nó lại đổi quân. Chúng quyết bắt sống anh em. Em lẩm bẩm, may bọn này là
lính sơn cước, trèo núi thì nhanh nhưng hơi bị ngu. Gặp lính biên phòng, dùng chó nghiệp vụ
đánh hơi thì bọn em không thoát được.
Tối đến, anh em đã xơi hết khẩu phần lương khô. Em sẽ đột nhập doanh trại bọn tầu, kiếm cái
ăn. Định mặc mỗi cái quần đùi và mang theo con dao găm cho gọn nhẹ. Thấy không ổn. Lính hà
nội cởi quần áo ra da trắng như cục bột. Không trăng không sao, kẻ kém mắt cũng phát hiện ra.
Em lại mặc quần áo vào, kể ra cũng hơi vướng víu, nhưng chịu đuợc.
Bọn Tàu đang ăn tối. Chúng cũng tổ chức sáu người một mâm như quân đội ta. Mỗi thằng một
bát canh, to bằng cái chậu rửa đ ít của chị em. Mùi thức ăn bay ra làm em nuốt nước bọt ừng ực.
Không khéo tiếng nuốt nước bọt gây ra tiếng động lộ thì chết. Em không nuốt nữa, nứơc dãi túa
ra 2 bên mép, chảy cả xuống cổ. Một thằng ăn xong, bô lô ba la cái gì đó rồi đi ra ngoài. Nó đứng
ngay cạnh em, cởi khuy quần rồi đ ái tồ tồ. Đái mãi không hết. ăn nhiều uống nhiều thế kia cơ
mà. Em không dám thở, sợ nó nghe thấy. Gần quá. Em có cảm giác, quàng tay một cái, làm đến
roẹt, đứt ngay động mạch cảnh, kêu đằng giời. Tay nắm chuôi dao, tay kia sờ vào lưỡi xem có
đủ độ sắc làm một nhát không. Nếu nó nhìn thấy em, chỉ cần có một hành động bất thường, em
sẽ thịt nó ngay. Rồi sau tính tiếp. May quá, nó đ ái xong, đứng vung vẩy cho hết nước rồi vào
lán.
Chúng nó đã ăn xong. Bọn nuôi quân đang thu dọn bát đĩa. Em bò vào gần bếp dã chiến. Mắt em
hoa lên: thịt hộp, lương khô, thực phẩm để tràn trề trong những hòm gỗ thông sơn màu xanh
***** ngựa.
Em lấy một cái túi bẩn vứt ở đấy, cho một số đồ ăn vào, bò ra. Vừa đi vừa nghĩ không biết chúng
nó có phát hiện ra mất túi không. Liều quá. Thôi thây kệ, chắc chả chú ý đến cái túi này đâu, mà
hình như chúng nó vứt đi rồi thì phải.
Xuống đến nơi. Mấy anh em mồ hôi vã như tắm. Chúng nó ngồi dưới sợ hơn em bò lên. Chúng
nó lo cho em. Em bảo, sợ cái đ... gì. Tao mà không đi lính, thì chắc tao cũng đi ăn cắp. Thầy tử vi
xem cho tao lúc tao mới sinh bảo thế. Em pha trò nhưng không thằng nào dám cười. Chúng nó
sợ quá, mất cả khôn.
Em dùng lưỡi lê, mở hộp thịt, bón cho thằng Luyện. Nó trệu trạo nhai, mãi không nuốt được. Em
đành cho nó húp nước thịt. Em bảo nó cố mà ăn. Ăn để sống. Sống để về xem cái đứa kia có
mắn đẻ không. Nó cười cười nồi lại thiếp đi. Cánh tay nó đã cầm máu, nhưng nhiễm trùng, sưng
to, đỏ lựng như bắp chuối. Người nó nóng hầm hập.
Lại một đêm không dám ngủ. Em bị bệnh nghiến răng, ngủ là nghiến ken két. Trời đất âm u thế
này, tiếng nghiến răng vang cả cây số. Bọn Tàu trên kia mà nghe thấy, có không biết là tiếng
nghiến răng của người, cũng tưởng của thú. Phệt cho một quả na xuống đây thì chết oan. Em
bật lưỡi lê. Ngồi tựa vào vách đá, mở mắt trừng trừng. Thi thoảng cái đầu lại gật xuống. Mũi lê
đâm vào trán, tỉnh ngủ ngay.

Thế thôi nhé. Mai lại tiếp

Đây, tiếp đây.


Đã sang đến ngày thứ tư bên đất Tầu. Sáng hôm đó, chúng vẫn đổi quân phục kích. Em bảo mọi
người cố chờ nốt hôm nay. Nếu tối nay, chúng rút bọn phục kích về, bọn em sẽ rút trong đêm.
Ban ngày, ngủ gà gủ gật. Anh em chia nhau cảnh giới xem động tĩnh của bọn Tàu trên sườn núi.
Đến chiều, ca thằng Vinh gác, nó vội lay em dậy, bảo ra xem lạ lắm. Em trườn ra ngoài, tìm một
chỗ kín đáo, lấy thêm cây rừng che cho chắc chắn, chăm chú quan sát. Hình như bọn Tàu tăng
thêm quân. Lính Tầu ở đâu kéo về đông lắm. Chết rồi, thế này thì không có cơ hội rút về đêm
nay rồi. Mồ hôi rịn ra ướt cả áo. Nhưng mà lạ thật. Có thằng bị thương, đi đứng tập tễnh. Có bọn
khiêng xác, nhiều lắm. Thôi đúng rồi, bọn này chính là bọn tấn công điểm cao mà trung đội em sẽ

Allrights reseved by Rosea


HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
đánh vu hồi đây. Tức là trận chiến đã xảy ra. Ở đây khuất núi, không nghe được tiếng súng. Anh
em ơi, ở nhà có ai việc gì không? Chính ơi, mày có còn để sáng sáng ***** sang đất Tầu nữa
không? Mà trung đội em không biết có kịp về đến nơi tập kết để táng nhau với bọn này không?
Em trở lại vị trí trú ẩn. Trao đổi tình hình và nhận định với anh em. Cũng có khả năng, bọn tầu
thương vong thế này, chúng sẽ rút vào đêm nay hoặc sáng mai. Cũng có thể, đại đội sơn cước
đang đóng trên kia, là lực lượng hỗ trợ cho đơn vị đánh điểm cao. Nhưng bất ngờ gặp bộ đội ta,
suy đoán tình hình không chính xác nên cố thủ ở đây. Mà cũng có thể, cả đơn vị này nhập vào
một, củng cố đội hình, lấy địa điểm này làm căn cứ rồi lại tiếp tục đánh lấn sang đất ta. Em cứ
suy nghĩ miên man mà không có lời giải đáp cụ thể. Em bảo thằng Vinh, lên theo dõi tiếp xem
chúng có căng thêm lều bạt dã chiến không. Thằng Vinh báo về, hình như chúng đang thu dọn.
Bọn em thở phào.
Đến chiều. Chúng vẫn chưa có dấu hiệu chuyển quân. Em bắt đầu thấy lo. Thương binh mới
rống như bò trong mấy lều quân y. Bọn nó vẫn đổi ca đi phục kích.
Tối hôm đấy, mọi người ăn tiếp chỗ thực phẩm lấy trộm của bọn Tầu. Bây giờ bọn chúng đông
quá, em không dám mạo hiểm trộm cắp một lần nữa. Một đêm căng thẳng và không ngủ lại trôi
qua.
4h sáng, thằng Tạo lay lay em thì thầm, chúng nó đang rút. Chúng nó đang rút thât. Chúng đang
xuống núi. May quá, đường chúng leo xuống cách xa bọn em cả trăm mét. Nó mà xuống đường
này có khi anh em không kịp chạy.
Em hội ý nhanh. Rút thôi. Nhưng không rút theo đường cũ. Sẽ rút theo đường vòng qua quả núi
kia. Nếu vẫn còn bọn phục kích. Mình sẽ xuất hiện sau lưng chúng nó. Mình chủ động, nó bị
động. Mình sẽ đánh vượt mặt chúng nó để về. Bọn Tàu ở đây chắc cũng rút khá xa, chúng
không kịp gửi quân viện trợ đâu. Mà quân viện trợ có đến nơi, thì có lẽ mình đã ngồi rung đùi
uống rượu trong hầm rồi. Còn bọn phục kích trong lòng thung lũng này, không sợ lắm, vì chúng
mệt mỏi lắm rồi. Vả lại, lúc đó, mình trên cao, nó dưới thấp, thoải mái mà nện.
Bọn em kiểm tra lại đạn dược. Không đến nỗi tồi. Khó khăn nhất là thằng Luyện, nó không đi
được nữa, mê man, mụ mị. Em bảo thằng Tạo và thằng Vinh hai đứa 2 bên dìu thằng Luyện. Khi
nào gặp địch thì quảng nó vào hốc đá nào rồi đánh. Em đi trước, 2 thằng dìu Luyện đi giữa,
thằng Minh đi cuối.
Bọn em đi chậm vì có thương binh, vả lại đi chậm để dò đường và nghe ngóng.
Quả như em dự đoán. Đi được 2 tiếng, trời đã sáng rõ, em phát hiện ra bọn phục kích. Chúng có
khoảng hơn 10 thằng.Chúng đang tập thể dục cho người ngợm đỡ mỏi vì cả đêm nằm phục.
Theo thường ngày thì giờ này chúng sắp đổi ca. Vì vậy chúng rất mất cảnh giác. Phía trước
chúng có rất nhiều tảng đá để che chắn, nhưng sau lưng chúng, đối diện với bọn em lại tơ hơ.
Chúng không nghĩ là bọn em đi đường này. Em ra hiệu cho mọi người. Tìm chỗ nghỉ ngơi cho
Luyện. Nó đã tỉnh, nó thều thào xin quả lựu đạn. Nó chỉ đủ sức để nếu có mệnh hệ gì thì dùng
răng cắn chốt quả lựu đạn. Một giọt nước mắt lăn trên gò mà nó. Em thấy cay sống mũi, nhưng
không còn thì giờ nữa. Em nhanh chóng tìm vị trí chiến đấu. 3 thằng kia cũng vậy. Thằng Tạo đi
khom, vừa đi vừa lấy tay gại gại đũng quần. Chắc lại ti rỉn rồi. Cả bốn thằng cùng đồng loạt nổ
súng và hô xung phong. Thét xung phong chứ không còn là hô nữa. Cho khí thế, cho áp đảo. 5,6
thằng Tàu gục ngay sau loạt đạn đầu tiên. Lũ còn lại nháo nhác như ong vỡ tổ. Thằng vội đi lấy
súng. Có thằng đang ị hớt hải không kịp kéo quần cứ thế bò lê tìm chỗ nấp. Bọn em tiếp tục bắn,
bình tĩnh tiêu diệt từng thằng. Bọn tàu bắt đầu bắn trả. Đạn đập bôm bốp voà vách đá xung
quanh em. Thằng Tạo ném một quả lựu đạn về phái sau tảng đá. Cùng với tiếng nổ là vài cái mũ
bay lên. Bọn Tàu bị đánh bất ngờ, lại vào thời điểm bất ngờ, khiến chúng không kịp trở tay. Trận
đánh kéo dài độ 20 phút. Mấy thằng Tầu còn sống đã bắn hết đạn. Lúc cuống chúng chỉ kịp vớ
lấy súng. Mỗi khẩu cùng lắm có 30 viên. Chúng không dám bò ra chỗ để đạn, thằng nào bò ra
em bắn rát rạt. Chúng cởi áo may ô mắc lên đầu súng xin hàng. Chúng không dám đợi viện binh
ở phái bên kia núi, trong thung lũng. Chỉ sợ bọn em tung thêm mấy quả lựu đạn thì chấm dứt.
Em bảo thằng Tạo và thằng Minh bắn iểm trợ, em và thằng Vinh bò ra bắt chúng nó. Đầu tiên,
em vứt hết vũ khí đạn dược của chúng xuống vực. Sau tảng đá, có 6 thằng Khựa, mặt mũi tái
mét, run rẩy. Có thằng vẫn đang mặc quần đùi. Có thằng chưa kịp lấy súng. Thằng Vinh bảo bắn
hết chúng nó đi trừ hậu hoạ. Em bảo không được. Chúng nó là tù binh. Vinh cãi nhưng mình có
đem về VN được đâu. Em bảo Vinh trói chân trói tay bọn nó lại đã. Vinh sợ đi rồi thì chúng sẽ cởi

Allrights reseved by Rosea


HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
trói cho nhau. Em bảo cứ yên tâm. Sau khi trói tay trói chân từng thằng, em trói 6 thằng quay
lưng vào với nhau. Gài một quả lựu đạn rút gần tuột chốt vào nút trói. Chúng mà gỡ, chốt tụt. 6
thằng đang dính chặt thế này, chạy đường giời. Trừ khi có thằng khác đến gỡ. Số súng còn lại,
thằng Vinh tháo qui lát, vứt thật xa xuống vực. Thằng Tạo đã kịp thời mót được mấy phong
lương khô của bọn Khựa, đưa cho thăng Vinh một thanh. Lương khô bọn này ăn ngon hơn của
ta.
Em ra hiệu rút nhanh. Theo như dự tính, khoảng một tiếng sẽ gặp nốt toán còn lại. Lần này đánh
sẽ gay go hơn vì chúng nó cũng chủ động. Mình chỉ có lợi điểm là ở trên cao và bí mật về lực
lượng.
Không đầy một tiếng, cánh quân kia xuất hiện. Không đông như toán trước, nhưng chúng tiến
cẩn thận hơn. Vừa đi, chúng vừa tìm địa thế ẩn nấp. Em ra hiệu cho mọi người tản ra. Phương
án tác chiến lần này phải thật bài bản. Đầu tiên bắn rát xung quanh toán quân, khiến chúng co
cụm lai, em sẽ dùng M79 phệt cho chúng chết có bầy, xuống âm ty có bạn có bè. Mọi việc diến
ra như mong muốn. Nhóm đầu tiên, vụt một quả M79 chơi 6 thằng. Bọn còn lại biết có bên ta có
hoả lực mạnh, chúng không co cụm nữa. Bên chúng có một khẩu trung liên, khạc đạn điếc nhĩ.
Chúng còn độ 5 tên, như vậy là tương đối cân bằng lực lượng. Bây giờ cứ thong thả mà đánh.
Bọn viện trợ có tới được cũng phải mất nửa ngày đường. Trận chiến có vẻ căng thẳng, lựu đạn 2
bên đều không nắm tới. Em lấy cái mũ sắt cướp được của bọn tàu, đội lên đầu súng, thò một
chút xem sao. lập tức đạn va choang choang, tay rung bần bật. Vị trí của em thế là mất thế
thượng phong rồi. Chắc là lúc em tụt xuống để thay băng đạn thì chúng trồi lên đây. Em tính kế
trườn ra chỗ khác. Khó quá, mình giơ cái mũ mà đã thế. bây giờ quăng thân ra khác gì bị thịt.
Đang suy nghĩ lung mung thì chợt nhìn thất khe hở giữa 2 phiến đá, to gần bằng cái bát. Giời
thương ta rồi, khác gì lỗ châu mai đâu. Em kê súng vào khe hở, tìm mục tiêu. Mấy chú thấy em
không bắn, nhấp nha nhấp nhổm, có lúc thò cả nửa đầu lên khỏi chỗ ẩn nấp. Em bình tĩnh lấy
đường ngắm. Cái đầu kia kìa, của thằng gĩư trung liên. Em nín thở bóp cò. Cái đầu bật ngửa ra
đằng sau. Tiếng mũ sắt đập vào đá kêu loảng xỏang. Bọn Tầu thấy vậy vội thụp xuống, anh em
vội trồi lên lấy đường ngắm trước. Thế thượng phong laị thuộc về ta. Em bảo mỏi người bắn áp
đảo để em bò lên ném lựu đạn. Anh em bắn rát ràn rạt, không thằng tàu nào dám ngóc đầu lên.
Em vừa bò vừa lăn, chỉ sợ cậu nào chúi mũi súng xuống đất thì em tiêu đời. Em rút chốt quả lựu
đạn thứ nhất, buông mỏ vịt cho búa đập vào nụ xoè, đếm đến 3 mới ném. Quả thứ 2 cũng thế.
Mỗi một quả, hi vọng một tằng chầu diêm vương. Anh em tranh thủ lúc chúng rối trí, thay đổi vị trí
ẩn nấp có lợi hơn. Vừa di chuyển, vừa nhả đạn. Bọn tàu bắt đầu rút chạy, chúng còn 3 tên. Lần
này thì anh em quyết không để sổng trừ hậu hoạ.
Sau khi tiêu diệt tên cuối cùng. Mọi người nhìn nhau vui mừng, nhưng không ai nói gì. Bốn anh
em thay nhau rìu Luyện. Cứ nhằm thẳng hướng nam mà tiến. Đến chiều tà, không biết đã về đến
đất Việt hay chưa. Đang đi, bỗng dưng em bị ai đó ôm chặt chân, đẩy ngã dúi về phái trước.
Ngay lập tức bị một cái bao tải chùm lên mặt, tay bị trói nghiến. Em ho sặc sụa vì cái bao tải hôi
quá. Sơ sểnh quá đi mất anh em ơi, đánh mãi không ai chết, bây giờ lại bị chúng nó bắt sống.
Em còn đang ho, chưa kịp hoàn hồn, nghe thấy tiếng lào xào báo cáo tiểu đội trưởng bắt được 5
thằng tàu, trong đó có một thằng bị thương. Giời ơi, hoá ra là quân ta. Em thét lên. Người nhà,
người nhà. Cậu tiểu đội trưởng nghe thấy thế vội bảo anh em bỏ cái bao tải trùm kín mặt bọn
em. Em thều thào đọc mật khẩu: Quê hương, quê hương... Cậu tiểu đội trưởng sững người một
lúc rồi bảo mật khẩu đã thay đổi. Em bảo em đánh nhau bên kia năm ngày nên không biết thay
đổi thế nào, chỉ biết mật khẩu cũ hỏi Quê hương, trả lời Đất mẹ. Cậu tiểu đội trưởng bỗng xẩy xổ
đến ôm chầm lấy em, miệng lẩm bẩm, lính 301 hả? Mọi người tưởng các cậu đi rồi. Hôm qua
vừa có điện từ chỉ huy mặt trận xuống các đơn vị nêu gương hi sinh anh dũng của các cậu.
Thế là bọn em về được đến VN, sau năm ngày đấu trí đấu súng. Em cũng không hiểu, sau này
các ông nhà văn viết truyện toàn lấy ở đâu đâu, còn vụ của em thì không thấy ai đả động đến,
hay là vì điều gì tế nhị chăng.

Kì sau em sẽ kể tiếp trận đánh của anh em ở nhà.

Bọn em cũng không kịp hỏi những người lính vừa bắt bọn em thuộc đơn vị nào. Gặp người nhà
là mừng lắm rồi. Họ bảo về chỗ họ ăn uống, nghỉ ngơi rồi về đơn vị sau. Em hỏi đơn vị em còn

Allrights reseved by Rosea


HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
cách bao xa, đi như thế nào. Cậu tiểu đội trưởng bảo một người lính dẫn đường rồi dùng máy
2W gọi về sở chỉ huy, thông báo về tình hình của bọn em.
Hoá ra chỗ này chẳng xa đơn vị em là bao nhiêu, vòng qua mấy quả đồi trọc, trèo lên con dốc đi
một đoạn là thấy. Chỉ có một đoạn đưòng chừng 5km đường chim bay mà bọn em đi hết 5 ngày.
Bây giờ nghĩ lại, vẫn thấy tởn.
Anh em đơn vị nghe báo bọn em về. Mừng quá, nhiều người chân đất cởi trần chạy xuống chân
dốc đón. Thằng Sơn rùa vừa chạy vừa khóc hu hu. Gặp em, nó bảo tao tưởng bọn mày không
về tao ân hận cả đời. Em bảo trinh sát luồn sâu mà đi rừng như c ứt Anh em không cho bọn em
đi, họ bảo bọn em đã quá mệt, bọn em xứng đáng để họ khênh lên núi. Một phần vì mệt, một
phần không muốn phụ lòng tốt của mọi người, mấy thằng nằm tơ hơ ra cho anh em khiêng. Mọi
người đưa luôn bọn em về tiểu đoàn. Tiểu đoàn trưởng là lính đánh Mỹ. Gan ông là gan cóc tía.
Ông đã từng đánh giáp la cà cùng lúc với 2 thằng Mẽo. Ông chạy ra đón từ đầu chiến hào. Ông
vỗ vai, lắc lắc rồi ôm từng thằng. Mắt ông ngấn nước. Ông bảo chúng mày khá lắm, lính mới mà
thế này thì có thằng giặc nào mà ta không thắng. Ông nói tiếp, hồi trưa, ông có nghe thấy tiếng
súng bên kia bên giới, ông hỏi sở chỉ huy xem có đơn vị nào tác chiến bên ấy không. Trên sở chỉ
huy cũng không biết gì. Ông không dám nghĩ là mấy thằng còn sống đang choảng nhau với địch.
Ông đoán là bọn Tàu bắn nhầm nhau.
Thằng Luyện được đưa ngay về tuyến sau trong đêm hôm ấy. Mãi sau này em mới gặp lại nó,
một ống tay áo gió thổi bay phất phơ. Nó bảo cánh tay ấy bị hoại tử, phải tháo khớp.
Em báo cáo chuyện không mang được súng về vì lý do bảo toàn tính mạng. Tiểu đoàn trưởng
trầm ngâm. Ông là lính già, đánh hàng trăm trận, ông biết việc bảo toàn vũ khí đạn duợc rất khó.
Nhưng quân lệnh là như thế. Mất súng là có tội. Ông sẽ xem xét tình tiết cụ thể để báo cáo cho
trung đoàn sau.
Em về đến hầm, thằng Chính đang ngồi đợi. Nó nhìn em cười. Nó bảo may cho bọn em, nó
không tạm biệt nên em còn sống để về. Em bảo, 5 thằng bọn tao còn vĩnh biệt mà bây giờ vẫn
sống nhởn thì sao? Nó cười, tí nữa thì thiếu một thằng buổi sáng cùng nó đ ái sang đất Tầu. Mà
bây giờ phải cẩn thận đấy. Bọn Tàu đang ở gần lắm, nó dùng súng bắn tỉa, suýt nữa thì tao cụt
mất chim. Nói xong nó cười nắc nẻ.
Em lăn vào hầm, bảo nếu bọn bộ binh Tàu tấn công thì đánh thức, còn pháo bắn thì mặc kệ, cho
em ngủ một bữa. Nói chưa dứt câu, răng em đã nghiến kèn kẹt.
Cũng không biết là em ngủ bao lâu. Có lẽ phải một ngày một đêm. Khi em bừng mắt là gần
chiều. Thằng Chính đang ngồi lau súng ở cửa hầm. Nó hỏi đói không, ăn cơm đi. Bữa nào nó
cũng đi lấy cơm cho em, sợ em thức giấc thì có cái ăn ngay. Em đói quá, và một lúc hết ngay
đống cơm nguội. Nó bảo, đại đội phó chính trị xuống bảo khi nào thức thì viết bản tường trình.
Em hỏi lại, bản tường trình mất súng hay bản báo công? Nó bảo không rõ và ngạc nhiên, ơ thế 2
cái đấy khác nhau à?
Lúc này em mới nhớ đến trận đánh vừa rồi. Em hỏi nó chuyện đánh đấm thế nào? Nó kể:
" Bố t iên s ư cái bọn Tàu. Sau khi bọn mày đi nửa ngày, pháo bắt đầu giót xuống điểm cao". Em
hỏi lại, cối hay pháo? Nó à lên "chắc là cối. Chúng bắn lâu lắm, lâu hơn mọi khi nhiều lần. Mà
lính mình đã làm sạch cả một vùng, làm sao mà trinh sát pháo của nó vẫn bò vào trận địa để hiệu
chỉnh nhỉ. Bọn nó bắn trúng lắm". Em bảo, cối thì cần đ... gì trinh sát, ở bên kia nó dùng ống
nhòm cũng chỉnh được. Nó lại ừ nhỉ. Đúng là đồng chí nông dân, đánh trận mãi mà vẫn chưa
phân biệt được cối với pháo. Nó tiếp" Tao có dám bò ra khỏi hầm đâu, nằm bẹp gí. Đại đội
trưởng đội mũ sắt, theo giao thông hào đến từng hầm động viên anh em chiến sỹ. Ông ấy bảo tý
nữa là nó đánh lên đấy. Chuẩn bị tinh thần. Chẳng bảo thì tao cũng chuẩn bị tinh thần. Oánh đến
trận thứ 6 mà không biết sau cối thì bộ binh xung trận thì ngu quá mày nhỉ". Em hưởng ứng, ngu
thật! Nó lại tiếp tục" Lần này khác, không đợi pháo... à... cối dứt, súng bộ binh của Tàu đã nổ chí
chát dưới chân điểm cao. Bỏ mẹ. Trên vẫn giã cối, dưới bộ binh vẫn xung trận. Chắc đợi bộ binh
áp sát trận địa thì cối mới dừng đây. Bên ngách bên cạnh, trung liên của thằng Lượng đã réo rắt
nhả đạn. Mả b ố khẩu súng ấy như ma làm, lúc thì bắn hay thế, lúc thì hóc liên tục. Tao đội mũ
sắt, lao ra ngoài. Mảnh đạn cối bay vèo vào trên đầu. Dưới chân dốc. Bọn Tàu đang tranh thủ
triển khai chiến thuật. Chúng lợi dụng khi cối bắn thì anh em mình rúc cả dưới hầm. Một quả đạn
cối thối liều, rơi ngay dưới chân dốc. Đạn nó giết chúng nó. Ba bốn thằng bay lên phất pha phất
phơ. Đúng là đạn của chúng nó mà. Gần thế, cối mình sao bắn được.

Allrights reseved by Rosea


HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com

Có lẽ hôm nay chỉ kể được đến đây thôi. Lúc nãy uống bia, chữ nghĩa say sạch cả rồi. Mai nhé,
nhất định ngày mai sẽ tiếp tục...

Tiếp đây, chuyện của anh em trên chốt đây. Hôm nay viết được ít. Mong các bác thông cảm nhé
Em hỏi lại, cối nó nện chính xác lắm à? Quân nhà mình thương vong nhiều không? Chính kể
tiếp:" lúc đầu thì anh em chui tịt dưới hầm ếch, bịt tai nhắm mắt thây kệ nó bắn. Sau thấy bộ binh
chúng triển khai nên ai nấy vào vị trí chiến đấu. Lúc ấy bắt đầu thương vong nhiều. Cái hầm của
thằng Trung kia kìa... đấy... chỗ hố đạn đấy. 3 thằng đi một lúc. Thằng Trung chỉ tìm thấy cái đùi
phải với cái mũ sắt. Tội nó quá, nó mới lấy vợ". Em kêu thế à và bảo nó kể tiếp đi, đừng lam man
quá. Nó tiếp: " Bọn này nó hiểm quá. Nó triển khai bộ binh đểu dụ lính mình ra khỏi hầm để cho
cối nện. Mà lúc ấy, quân mình đã nghĩ đến chuyện ấy đâu. Cứ sợ bất cẩn một chút, bộ binh nó
ào lên thì hối không kịp. Mấy bố sỹ quan chạy đôn chạy đáo hò hét anh em vào vị trí chiến đấu.
Sợ bỏ mẹ, mảnh đạn bay rèo rèo trên đầu như thế ai mà chẳng sợ." Em hỏi lại, sao mình không
ào xuống đánh bỏ mẹ chúng nó đi. Chính bảo: " Mày ngu, đ... hiểu gì về binh pháp, mình chỉ cần
dốc quân ra khỏi vị trí cố thủ, là bộ binh nó rút ngay về bên kia. Lúc đó không chỉ là mấy khẩu cối
đểu đang bắn, mà cả họ hoả lực nhà chúng nó trút lửa vào mình. Chạy về cũng chả kịp." Em à
lên một cách ngớ ngẩn. Đúng là em chưa có nhiều kinh nghiệm chiến trường. Mấy ngày choảng
nhau bên kia, một phần là bản năng cá nhân, một phần là sự thông minh đột xuất giữa cái chết
và cái sống. Mà có lẽ, phần nhiều là may mắn nên mới thoát chết. Giờ về trạng thái bình thường,
thấy mình ngô nghê thật. Thằng Chính lại kể tiếp " Ông Lượng, tiểu đoàn trưởng lo sốt vó, theo
ông ấy dự tính thì giờ cái trung đội của mày phải thịt xong lũ cối rồi chứ. Sao mà chúng nó vẫn
ngang nhiên khạc đạn thế kia. Ông động viên anh em, sống chết cũng phải bám chiến hào nhé.
Đội bom đội đạn để bám chiến hào. Sểnh một tý là mất điểm cao đấy. Mà lúc ấy, bọn tàu vẫn
không xông lên, cũng chẳng rút lui. Thi thoảng chúng lại bắn cạch cạch đùng đùng trêu ngươi.
Đạn cối vẫn nện đều đặn. Ông Lượng liên lạc với sở chỉ huy xem có tin tức của trung đội mày ko.
Trên đấy bảo không. Ông ấy càng lo. Tao cáu quá, lấy khẩu B41 của thằng Tình bò xuống phía
dưới, tìm cái thằng cạnh đùng ấy, phụt cho nó một phát. Trượt mới đau chứ. Lúc ấy cuống, tao
quên mẹ nó mất B41 lấy đường nhắm ngược với chiều gió. Tao lại lấy xuôi chiều gió như B40.
Có mỗi viên đạn, bắn xong thấy tiếc quá, bao nhiêu công mới bò được xuống đây, giờ bắn trượt
lại hết đạn. Mà cái khẩu B41 này, hết đạn khác gì cái tuýp nước đâu mày nhỉ, vô dụng quá. Tao
lại bò lên. Ông Đại đội trưởng đang gào khản cổ, lạc giọng, yêu cầu triển khai cái này, triển khai
cái kia. Thương binh bắt đầu nhiều. Phần lớn là bị mảnh đạn. Trung đội 24 ( quân y) chạy ngược
chạy xuôi không hết việc. Ông Luợng thương lính quá. Thế gọi là nướng quân đây. Ông ra lệnh
chia nhau ra mà xuống hầm tránh đạn. Chỉ giữ lại trên này ít thôi. Chắc ông đọc được chiến thuật
của mấy thằng Khựa dưới kia. Toàn bộ những người nằm trên đều phải bắn. Không trúng cũng
bắn, không có địch cũng bắn. Bắn rát vào để bộ binh chúng không có cơ hội tiến lên. Anh em
toàn tụt dưới hào, giơ súng lên đầu nhả đạn đấy chứ. Thay phiên nhau như thế. Lượng thương
binh giảm hẳn. Đến chiều, cối ngừng bắn, bộ binh chúng cũng rút. Ông Lượng nhận xét tính
hình, nếu chúng nó dùng chiến thuật này, chắc chắn tối nay chúng sẽ không đánh. Chúng sẽ
đánh vào ngày mai, cốt để lính ta nhìn thấy mà chui ra khỏi hầm để hứng pháo. Thế là tối hôm đó
tao ngủ một giấc ngon lành.

Tiếp nhé.
" Hôm sau, cả buổi sáng, toàn bộ mọi người chuẩn bị tinh thần chiến đấu. Mấy thằng hôm qua bị
thương nhẹ cũng không chịu lui về tuyến sau. Vài thằng nghĩ ra sáng kiến lấy mũ sắt của anh em
dưới hầm, đội liền 2 cái cho chắc chắn, bám trụ ngoài chiến hào.
Đến trưa, bọn tàu vẫn không có động tĩnh gì. Không hiểu chúng nó định giở trò gì đây? Chúng
định chơi kiểu xa luân chiến ư? Đợi cho lính nhà mình kiệt sức và thương vong nhiều mới tấn
công ư? Tao đề nghị ông Luợng cho một số anh em dũng cảm, mang theo hoả lực mạnh, bò
xuống, cận chiến khiêu khích. Ông Lượng không đồng ý, ông ấy bảo sẽ đánh thế nhưng không
phải là lúc này. Bây giờ cái quan trọng nhât là khoá mõm những khẩu cối lại. Mà lúc ấy bọn mày
ở đâu nhỉ, đi hơn một ngày rồi còn gì?". Em lẩm bẩm, thôi, kể kiếp đi, biết rồi còn hỏi làm gì.
Thằng Chính tiếp: " Đến trưa, mọi người đang ăn, mặt đất rung lên bần bật, đất đá rơi rào rào.

Allrights reseved by Rosea


HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Mọi người bật dây, xách súng sách mũ chạy ra. Chúng nó tăng cường thêm hoả lực mày ạ. Rõ
ràng là tiếng nổ của pháo 105 xen lẫn cối 82. Bọn Tàu lại bắt đầu triển khai quân. Ông Lượng ra
lệnh giữ nguyên chiến thuật hôm qua để bảo toàn lực lượng. Bọn tàu bắn độ 1 tiếng thì thấy đạn
rơi lung tung, không chụm nữa, sau thấy thưa dần rồi tắt hẳn. Ở đây nghe thấy tiếng súng vọng
về. Ông Lượng không kìm được, nhẩy lên khỏi chiến hào hô: " Trung đội 4 khoá mõm được hoả
lực rồi. Đại đội 2 bảo vệ điểm cao, 2 trung đội còn lại của đại đội1 theo tôi đánh xuống phía dưới.
Anh em hô xung phong ầm ỹ, vừa hô vừa tập hợp lực lượng. Dưới núi, bọn Tàu bắt đầu hoang
mang. Chúng không giữ được bình tĩnh như hôm qua nữa. Bọn nó bắt đầu vỡ trận. Không có
cối, pháo iểm trợ là bọn nó hoảng rồi. Ông Lượng dẫn 2 trung đội xuống, vừa tiếp cận vừa bắn. 2
trung đội lại chia thành nhiều nhóm nhỏ. Mỗi nhóm khoảng 4,5 người. Nhóm nào cũng có hoả
lực, ít ra thì trung liên, không thì B40 hoặc M79. Bọn Tàu cũng đánh trả, vừa đánh vừa rút". Em
hỏi Chính lúc đó ở trên hay ở dưới. Nó bảo: '''''''' Ở trên, tao thuộc ở trung đội hoả lực cơ mà.
Quân mình đánh cho chúng nó ra xa, rơi vào tầm ngắm của trung đội tao. Lúc ấy cối mình mới
nện. Sướng tay lắm mày ạ. Bộ đội mình được lệnh lui quân, không đánh tiếp nữa. Ông Lượng
bảo đánh nữa là lọt vào vòng vây của nó. Bởi lực lượng đánh chiếm điểm cao thật sự chưa xuất
hiện, chúng còn đang ém quân đợi lệnh. Thằng Quân mông béo bò nhấp nha nhấp nhổm, bị bắn
mất một miếng thịt sấn, không ngồi được la oai oái." Em hỏi tiếp, thế đêm hôm ấy nó có đánh
không? Chính bảo:" Không, đêm hôm ấy nó không đánh. Ông Luợng đoán sai. Chẳng hiểu vì
sao nó không đánh. Nhưng mới sáng sớm thì nó đánh. Chắc nó đợi cả đêm lính mình thức, gần
sáng quá mệt rồi thì nó mới đánh. Đêm qua lính nó sang đông quá. Chỗ nào cũng tháy chúng nó.
Đằng trước, đằng sau, hai bên đều thấy bọn quấn xà cạp. Ông Luợng lo quá. Không nghĩ là
chúng đông thế này. Lực lượng đánh tập hậu thì có mỗi trung đội mày. Hôm qua đã chiến với
bọn cối rồi, không biết thương vong thế nào. Mà có còn nguyên vẹn thì cũng mỏng lắm so với
chúng nó.
Chúng bắt đầu tấn công. Chúng áp sát điểm cao nhanh lắm. Khẩu trung liên của thằng Lượng
đang nổ như pháo rang bỗng câm tịt. Tao tưởng nó dính rồi, vội bò sang ngách bên ấy. Nó đang
ngồi thụp xuống móc vỏ đạn hóc. Khẩu súng lại giở chứng, bây giờ chỉ bắn cắc bụp như súng
trường. Tao bảo thằng Luởng vất mẹ nó khẩu ấy đi, lấy AK mà đánh. Nhanh lên không nó tràn
vào bây giờ. Tầm bắn lúc ấy khoản 100 đến 300 mét, lựu đạn vô dụng. Vài anh em chỉnh lại
hướng bắn của cối 60, nện thẳng vào chúng nó. Cối bắn gần thế nguy hiểm lắm, mình chết như
chơi. Nhưng thây kệ, Chúng nó đông quá mà. Ông Lượng chạy đi chạy lại. Ông gọi điện về trung
đoàn yêu cầu tăng thêm quân. Chúng nó khép vòng vây rồi. Bắt đầu thấy tiếng súng của trung
đội tập hậu. Ông Lượng mừng quá, động viên anh em đánh mạnh vào. Quanh tao bỗng sáng
nhoà, nóng hừng hực. Bỏ mẹ, chúng nó thổi B40 đấy. Tiếng súng của thằng Lượng tắt hẳn. Vài
cụm lửa kèm theo tiếng nổ lớn giữa lực lượng chúng nó. Lúc ấy, tao cũng chẳng hiểu là hoả lực
gì. Bọn nó nhốn nháo, chạy tứ tung. AK của tao bắn nẩy tưng tưng, tê tay quá. Khẩu của mày là
đời sau, có khuyết chống nẩy. Khẩu của tao khác đ... khẩu cạcbin. Tao chạy sang lấy khẩu súng
của thằng Lượng. Nó tựa lưng vào vách hào, mắt vẫn mở trừng trừng. Máu rỉ ra từ tai và mũi.
Tao cũng chẳng kịp vuốt mắt cho nó. Vơ vội khẩu súng là nhổm lên táng tiếp. Bọn tàu bắt đầu
chia nhỏ quân ra theo từng nhóm. Một vài nhóm đã tiến đến gần ta lắm rồi. Tao thấy ông đại đội
trưởng rút súng ngắn ra bắn. Ông này có vấn đề hay sao ấy? Lúc đấy thì oai với ai mà dùng
súng ngắn. AK của thương binh ngổn ngang dưới giao thông hào sao không lấy. Súng ngắn bắn
xa 50 m mà trúng tao gọi ông ấy bằng cụ ngay. Hình như sau đó ông ấy cũng thấy sự bất hợp lý,
ông ấy đổi súng sang CKC. Vẫn dở hơi, loại này cắc bụp 5,6 phát lại hì hục lắp đạn. Tao gần hết
đạn, may quá lúc ấy phía sau chuyển đạn lên. Tao bảo sao không lắp sẵn vào hộp tiếp đạn cho
anh em, bọn nó bảo thiếu người. Bên ngách hầm gần đấy bị sụt vách, hở tơ hơ. Mấy thằng bên
đấy bò sang ngách bên này Cho nó có anh có em. Thắng nào thằng ấy mồm toàn đất. Thằng
Kiên vị một viên rẹt qua tai, máu chảy ròng ròng. Nó chúng chẳng chịu băng bó, nó bảo để thế tý
là khô miệng ngay, như đỉa cắn là cùng. Mệnh lênh được ban xuống. Bằng mọi cách phải bám
trận địa, kể cả phải đánh giáp la cà. Còn một người thì còn đánh. Tao nghĩ chả đánh thì chạy đi
đâu, việc gì phải lên gân lên cốt, đúng là mấy bố sỹ quan chính trị.
Vị trí của trung đội 4 thất thủ rồi. Một vài thằng tàu đã nhảy xuống được chiến hào. Bên ấy đang
đánh giáp la cà. Tiếng thét của ta, tiếng khóc của tàu nghe to hơn cả tiếng súng. Cứ đến đùm
một cái đi luôn thì không sao. Bị lê đâm vào người chết từ từ đau bỏ mẹ. Thằng Kiên vừa bắn

Allrights reseved by Rosea


HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
vừa di chuyển sang phía trung đội 4. May quá mình lại đẩy bật chúng ra khỏi chiến hào. Bọn
dưới lên chưa kịp vì ta bắn rát quá. Bọn trên bị ta thịt hết. Bên ấy, địa hình địa vật có lợi cho bên
nó, anh em bị thương khá nhiều. Bọn Tàu cũng nhìn thấy được vấn đề, chúng tập hợp lực lượng
khoét sâu vào vị trí phòng thủ của trung đội 4. Ông Lượng lập tức triển khai, chia lửa ở các nơi
xung quanh về đấy. Chúng nó cũng chẳng làm gì được hơn.
Tiếng súng của trung đội tập hậu rộ lên, gần lắm rồi. Phía bên này thấy bọn Tàu co lại thằng bắn
lên trên, thằng bắn xuống dưới. Ông Lượng nhìn thấy vội kéo một trung đội đánh xuống phiá ấy.
Ông ấy đoán sau lưng chúng là trung đội đánh hậu. Phải đánh xuống để mở đường cho chúng
nó lên đây. Y như rằng, trên đánh xuống, dưới đánh lên, bọn tàu dạt sang sang một bên. Trung
đội đánh hậu vừa đánh vừa giật lùi để lên chốt. Trên này phải ngừng bắn, thi thoảng bắn tỉa phát
một thôi. Sợ luống cuống lại nện vào lưng nhà mình. Trung đội đánh hậu thiệt hại mất 1/3 quân
số. Đấy, mấy hôm sau thằng Sơn rùa với ông Trung đội trưởng phải ngồi hầm viết bản kiểm
điểm đấy. May mà lập công chuộc tội, diệt được đại đội cối." Em lại phải nhắc nó kể tiếp, thằng
này hay con cà con kê ngan ngỗng lắm
" Lại một lần nữa, Bọn tàu nhảy được vào chiến hào. Lần này ở đoạn mé đồi dưới kia kìa. Chúng
nó đông lắm, đến vài chục thằng. Chui được vào chiến hào rồi chúng nó đánh loang ra 2 bên.
Bên ấy yêu cầu trên này đánh thẳng xuống, trùm đạn lên cả ta lẫn đich, thế thì mới giữ được.
Nếu không, chúng cố thủ được chỗ ấy, Lấy chỗ đó làm cơ sở để đánh tiếp, ta còn mất nữa. May
qua, nửa tiếng sau ta lấy lại đuợc. Chiến sỹ ta hầu như chẳng còn ai. Một vài thằng còn sống vì
bị thương rồi giả chết nên thoát. Thằng Tiến, hình như ở gần nhà mày, chết đè lên một thằng
Tàu. Gỡ mãi mới ra. Tay trái ôm cổ, tay kia vẫn nắm chặt cán dao, lưỡi dao cắm sâu vào bụng
thằng Khựa. Thương lắm.
Đánh đến chiều muộn thì chúng nó bắt đầu rút. Tao hoa mắt, tai điếc đặc. Bọn nó rút cũng không
thu được hết xác. Hôm sau anh em phải đi dọn, nôn mãi về nhà không hết. Mày thấy không, đến
hôm nay mày về mùi vẫn nồng nặc đấy thôi. Đến chiều thì lính ở mấy điểm cao khác cũng đên
chi viện. Lúc đấy trận gần tàn rồi. Đến để hôi chiến lợi phẩm à?" Em bảo, sao lại mất quan điểm
thế. Các điểm cao khác cũng phải giữ chứ, đi hết thì để đấy cho không chúng nó à?. Thằng
Chính cười hềnh hệch. Nó bảo nó biết chứ, nhưng nó cứ thích nói thế cho sướng mồm đấy.
Trận đấy ta giữ được điểm cao. Gọi là thắng cũng đươc. Nhưng nói thật, không hoành tráng như
phim đâu. Trước đây, em là thằng thích xem phim chiến đấu của Liên xô. Đánh rồi mới thấy
chiến trường không giống phim. Khốc liệt hơn nhiều. Tàn bạo hơn nhiều.
Thi thoảng em vẫn gặp lại anh em, nhất là dịp 22 tháng 12. Mấy anh em ngồi lại với nhau, uống
dăm ba chén rượu, nhắc lại chuyện cũ. Năm nào cũng thế, chuyện chỉ có vậy thôi nhưng đều
cảm thấy như vừa hôm qua. Cứ gặp là ôm nhau, như ở dưới chân dốc sau năm ngày đi lạc.
Thằng Sơn rùa giờ lang thang ở HN kiếm sống. Nó ngồi khâu giầy ở ngõ Hào nam. Nếu ai vô
tình đi qua, sẽ thấy một người đàn ông có đôi mắt cười, cái lưng gù, cặm cụi đuờng kim mũi chỉ.
Nó lấy vợ cũng giống như đi lạc đường. Tính nó thế. Lấy nhau một năm thì vợ bỏ.
Thằng Tạo giờ làm thợ khoan móng. Nó lang thang đi khắp các công trình. Thi thoảng về HN lại
ghé thăm em.
Thằng Vinh về Ba vì nuôi bò. Giờ nó không ăn khoẻ nữa rồi. Chắc tại bú sữa bò nhiều quá đây
mà.
Thằng Minh bán đồ gỗ ở Đê la Thành. Em cũng chẳng nhơ số nhà bao nhiêu. Hôm vừa rồi qua
nhà nó. Nó cho một cái kệ ti vi. Thằng này vẫn chưa lấy vợ. Hình như sau trận ấy cậu bị thọt cà,
mất khả năng chiến đấu...

Nếu các bác thấy không chán. Em sẽ kể tiếp chuyện trung đội đánh hậu đánh bọn cối thế nào.
Nhưng phải thư thư cho em, vì tuần sau em đi công tác mất rồi.

Tiếp đây bà con ơi. Định để sang tuần mới kể tiếp, nhưng thấy bà con sốt ruột quá nên trưa nay
phải ngồi viết đấy...
Trung đội rút nhanh qua hẻm núi. Trung đội truởng ra lệnh chạy thật nhanh. Ông có vẻ đã mất
bình tĩnh. Trung đội trưởng mới tốt nghiệp lục quân, đeo lon thiếu uý. Ông lên đây mới 3 tháng.
Thằng Sơn vừa chạy vừa giở bản đồ ra xem. Anh em thấy thế mắng:
_ Mày xem bản đồ để đưa anh em vào sâu đất Tầu lần nữa à?

Allrights reseved by Rosea


HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
_ Đừng lắm mồm, tao xem để không chui vào bãi mìn của nó. Sơn lầu bàu.
Phải rồi, mải đánh, mải rút, không ai lưu ý đến chi tiết đó. Bây giờ thằng Sơn rùa nhắc, mọi
người bỗng rợn tóc gáy. Tốc độ bỗng chùng xuống, chẩm hẳn lại. Một vài cậu lúc rút thì chạy
trước, bây giờ khiêm tốn đi phía sau. Trung đội trưởng không dấu được vẻ mặt lo âu. Ông hỏi:
_ Có cậu nào được huấn luyện tương đối kỹ về tháo gỡ mìn không?
Không có tiếng trả lời. Hầu hết anh em mới huấn luyện 3 tháng. Nguyên tắc kích nổ và cấu tạo
của các loại mìn nhiều người còn không nắm rõ. Nói gì đến kinh nghiệm và bản lĩnh gỡ mìn.
Trung đội đã dừng hẳn lại. Mọi người có cảm giác, chỉ bước thêm vài bước nữa thôi. Mìn lá, mìn
cóc sẽ nhẩy tưng tưng và phát nổ, cướp đi đôi chân của mỗi người. Bỗng có người từ phía dưới
đi lên, đó là Thắng, người Vĩnh tuy, Hà nội. Thắng bảo:
_ Báo cáo trung đội trưởng. Để em chạy trước cho. Mọi người chạy sau em 50m. Nếu em lạc
vào bãi mìn thì mọi người biết đường mà tránh.
_ Cả tôi nữa. Sơn rùa xung phong. Tôi có lỗi trong việc xác định phương hướng dẫn đến hoàn
cảnh này. Tôi sẽ chạy cùng Thắng.
Không còn cách nào khác. Trung đội trưỏng chấp nhận phương án trên. Thằng Sơn vẫn cầm
tấm bản đồ. Ít ra, một cách tương đối để xác định đường rút an toàn. Khi Sơn kể cho tôi đến
đoạn này. Tôi chợt liên tưởng đến một bộ phim của Liên xô. Các chiến sỹ Hồng quân đã dùng
một chú chó, phá mìn mở đường máu cho Hồng quân rút lui.
Thằng Thắng, trước khi nhập ngũ nó là thợ mộc. Cùng tiểu đội với tôi, một hôm tôi bảo. Nhà văn
gọi là " văn sỹ", người soạn nhạc là " nhạc sỹ".... mày là thợ mộc, gọi là "mộc sỹ" nhé. Cái tên
Thắng "mộc sỹ" bắt đầu từ đấy.
Thắng và Sơn chạy trước. Đoạn nào thấy an toàn, chúng nó chạy rất nhanh. Đoạn nào thấy nghi
ngờ, Thắng lấy cái cành cây cào cào phía trước rồi mới nhẹ nhàng, cẩn thẩn đặt chân.
Toàn bộ trung đội không gặp bất cứ một bãi mìn nào. Thật may mắn. Quá trưa, Trung đội bỗng
sững lại vì nghe thấy tiếng nổ đầu nòng vọng lại. Trung đội trưởng ra lệnh dừng quân. Ông cùng
mấy cậu tiểu đội truởng hội ý và quyết đinh thay đổi hướng rút. Ông bảo:
_ Nhiệm vụ của chúng ta là tiêu diệt đại đội hoả lực của địch, sau đó đánh tiếp vào sau lưng bọn
tấn công điểm cao. Hôm qua ta đã đi lạc. Bây giờ chúng ta sẽ rẽ phải, tiếp cận mục tiêu. Toàn
trung đội chú ý, chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu.
Không có tiếng đáp trả. Thực ra, ở hoàn cảnh này, ai cũng căng như dây đàn và luôn sẵn sàng
trong tình trạng chuẩn bị chiến đấu cao độ. Trung đội đổi hướng. Tiến quân một cách thận trọng.
Trung đội trưởng đã xác định được vị trí của đại đội hoả lực địch. Ông phổ biến phương án tác
chiến và ra hiệu cho từng nhóm áp sát trận đại cối.
Trận địa cối của địch khá kiên cố. Chúng lợi dụng địa hình núi đá để đặt súng. Mỗi một khẩu, có
3 cối thủ. Cứ 3 khẩu cối lại có một thằng tiểu đội trưởng dùng ống nhòm quan sát và báo cự ly
hiệu chỉnh cho 3 khẩu mình phụ trách. Bọn tàu đang mải mê bắn. Chúng không hề hay biết có bộ
đội ta ở gần đấy.
Trung đội trưởng nhận thấy tình hình bất lợi. Thứ nhất, đo địa hình phức tạp, các hốc đá chúng
chọn để đặt cối như công sự tự nhiên. Thứ 2, lực lượng của ta hơi mỏng so với địch. Ông đang
phân vân chưa biết tìm cách đánh nào cho hợp lý thì một chiến sỹ tên là Khuê, người hàng Bạc,
hiến kế: " Báo cáo, cho hoả lực của mình leo cao hơn, phía này. Từ trên đỉnh núi, chắc chắn trận
địa chúng hở. Khi tấn công, đừng nhằm vào chúng vội. Ta dùng hoả lực nhằm vào hòm đạn bắn
trước. Đạn nổ, khác gì bom đâu. Lúc ấy, chả cần tiêu diệt lũ Tàu kia, chúng nó cũng tự chết".
Một ý kiến hay và thông minh. Trung đội trưởng cho triển khai phương án tác chiến mới.
Sau khi phân đội hoả lực đã leo lên trên núi, nhìn xuống, quả như dự đoán. Trận địa đã mở ra rất
nhiều, nhưng không phải là toàn bộ. Cũng chẳng sao. Hở chỗ nào, đánh chỗ ấy đã. Lính cối mà
tác chiến như bộ binh chắc chắn kém hiệu quả. Hoả lực của trung đội được tập trung: M79, B40.
Sau tiếng hô bắn của tiểu đội trưởng. Lửa khạc ra từ các họng súng của ta. Khoảng 5. 6 khẩu cối
tung lên. Đạn cối nổ rầm trời. Lũ còn lại ngơ ngác vội vớ súng bộ binh đánh trả. Hoả lực của ta
bắt đầu di chuyển để tìm vị trí thích hợp hơn. Thêm một vài khẩu cối bay lên trời. Các chiến sỹ
dùng AK phía dưới bắt đầu bám trận địa để đánh. Bọn địch nhốn nháo lắm. Chúng vừa bắn lên
trên núi để hạn chế hoả lực, vừa bắn xuống dưới để đẩy lùi tấn công của bộ đội. Không phải
thằng Tàu nào cũng có súng. Vì đây là đại đội cối, mỗi khẩu đội chỉ được trang bị 1 khẩu AK và
cả đại đội có thêm 1 vài khẩu trung liên và B40. Bên vách núi nơi hoả lực ta đang tác chiến thấy

Allrights reseved by Rosea


HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
một vài cụm lửa bùng lên. Chúng bắt đầu thổi B40 lên trên ấy. Chỉ trong một thời gian ngắn. Bọn
Tàu đã ổn định được đội hình. Một số vẫn tiếp tục cho những khẩu cối còn lại nhả đạn. Một số cố
thủ trong những hốc đá đánh trả bộ đội ta. Tuy chúng không đủ súng, nhưng vì địa hình có lợi
cho chúng nên tình hình khá căng thẳng. Bên ta không còn cách nào khác để tiếp cận. Đạn cối
vẫn nổ cạch đùng một cách như trêu tức. Trung đội trưởng căng thẳng. Có lẽ đời ông, đây là lần
đầu tiên ông gánh vác trách nhiệm nặng nề như thế này. Không khí bỗng ngột ngạt như có con
quái vật nào hút hết Oxy.
Thắng "mộc sỹ" bò đến bên trung đội trưởng. Nó bảo
_ Anh bảo anh em tập trung thủ pháo lại đây, bắn iểm trợ cho em nhé. Em bò lên, dùng thủ pháo
chọi lại với mấy thằng chó này.
Trung đội trưởng ra hiệu tập trung thủ pháo lại. Vài anh em nữa xung phong. Mỗi thằng quấn
khoảng chục quả xung quanh người. Bỏ lại số đạn AK mang theo, chỉ giữ một băng đầy lắp luôn
vào súng. Thắng chỉnh lại khoá nòng cho về nấc bắn phát một. Thế cho tiết kiêm.
Thắng phân công cho anh em, mỗi người tiếp cận theo một hướng. Cứ men theo vách đá mà bò.
Chúng nó có nhìn thấy cũng chẳng bắn được đâu. Nhưng càng bí mật càng tốt.
Bốn anh em bắt đầu xuất phát. Chưa đầy 2 phút sau, thằng Thông nhổm dậy, giật người một cái
rồi đổ ngang trên phiến đá. Máu phun ra 3,4 chỗ trên người. Tay nó vẫn nắm chặt quả lựu đạn
chưa kịp rút chốt. Thằng Sơn rùa thấy bỏ súng lại lăn theo vách đá, tiếp cận kéo thằng Thông
xuống. Sơn gỡ quả lựu đạn từ tay Thông, quấn dây thủ pháo quanh người và bò lên đánh tiếp.
Phía dưới. AK của ta và của địch vẫn nổ rền. Bọn cối vẫn cạch đùng. Hoả lực trên núi của ta tiêu
diệt thêm 2 khẩu cối nữa. Không thấy B40 của ta bắn nữa. Chắc là hết đạn.
Thằng Thắng ''''''''mộc sỹ" đã tiếp cận ổ thứ nhất. Nó lăn một vòng, tung quả thủ pháo về phía
bọn Tàu. Sau tiếng nổ của lựu đạn thấy Thắng chồm lên nổ mấy phát súng. Ổ đề kháng thứ nhất
bị tiêu diệt trong nháy mắt. Thằng thắng lúc ấy bị một vết thwong ở bắp chân. Không biết là do
đạn bắn hay chính mảnh lựu đạn nó ném gây ra. Thắng xé quần ga rô cho máu ngừng chảy. Nó
bắt đầu tiếp cận ổ đề kháng thứ 2.
Mấy anh em cũng bắt đầu ném lựu đạn. Không may mắn như Thắng. Có cậu bị bọn địch ném
trả. Một cậu bị thương không di chuyển được nữa. Nằm giữa các phiến đá la oai oái. Thắng đã
tiếp cận ổ thứ 2. Nó lại ném lựu đạn. Lần này nó giữ lâu hơn mới ném. Lựu đạn nổ khi còn cách
mặt đất khoảng 2 m. Các mảnh đạn như lưới chụp xuống ổ đề kháng. Chúng nó không chết hết.
Thằng bị thương vẫn ngoan cố bắn trả. Thằng Sơn cũng bò đến nơi. Nó phệt một phát AK. Tiếng
súng kia tắt hẳn.
Bộ đội ta đã bắt đầu thấy dễ thở. Lựa theo địa hình bắt đầu tấn công lên trên. Các ổ đề kháng
của địch bị vỡ trận. Chúng bắt đầu rút. Khi rút bao giờ cũng hở sườn. Làm bia di động cho mấy
cậu thiện xạ.
Hoả lực của ta trên vách núi cũng bắt đầu rút xuống, nhập với đội ở dưới tấn công bọn còn lại.
Cối của bọn Tàu đã ngừng bắn. 30 phút sau, ta đã làm chủ trận địa. Trung đội trưởng ra lệnh phá
huỷ vũ khí đạn dược của chúng. Không truy đuổi lũ tàn binh. Thu dọn tử sỹ và chuyển thưong
binh về tuyến sau. Rút nhanh để tiếp tục đánh phối hợp với điểm cao như kế hoạch

Mấy hôm nay bận bịu quá. Không viết đwọc nhiều. Kính biếu bà con một đoạn viết về cuộc sống
của anh em trên đấy.
Sau trận đánh bảo vệ điểm cao ấy. Đơn vị bị thương vong nhiều. Lính mới lại được tăng cường
từ tuyến sau lên. Tôi nghiễm nhiên trở thành lính cũ, mặc dù thời gian lên đây chỉ hơn họ vài
ngày.
Người này kể cho người kia, người kia kể cho người kia nữa. Năm thằng bọn tôi trở thành câu
chuyện hàng ngày của mọi người. Tôi đi đến đâu, cũng được mọi người chào đón nồng hậu.
Thậm chí có lần, sang đơn vị bạn chơi, mọi người còn kéo bằng được vào hầm chỉ để hỏi "có sợ
không?". Tất nhiên, sợ chứ, nhưng về nhà thì mới thấy sợ. Lúc ấy hăng máu lắm, sợ thì chắc
không về đến nhà được rồi.

Nghe truyện xúc động quá.


Bây giờ bọn trẻ sung sướng, chẳng biết chúng nó có còn nghĩ đến cha anh nhiều không.

Allrights reseved by Rosea


HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Những người trực tiếp chiến đấu kể bao giờ cũng thực tế hơn mấy ông nhà văn quân đội.

Xin bác phi công cho biết đây là chuyện của bác hay là bác copy của ai vậy?

Em vừa đọc chuyện của bác, vừa nhìn sang mấy thằng sinh viên tàu mà chỉ muốn nó biết tiếng
Việt để đọc được những chuyện như thế này. Mấy thằng nó vẫn nói với mình là TQ không thèm
chấp Việt nam năm 79. Lại đang kêu dân Việt nam vừa bị bắn chết ở biển Thanh hoá là cướp
biển. Hận chúng nó không tưởng được. Ở đây mình hàng ngày phải sống với cả một đống bọn
tàu mà vẫn phải cười đùa với chúng nó. Cũng may thấy bọn Mỹ ở đây có vẻ cũng ghét thằng tàu.

Hiếm khi mà được đọc truyện xúc động như thế này bác kể tiếp cho anh em nghe nhé

Cảm ơn Bác đã post lại truyện này của Bác Cao Sơn, em cứ tưởng tèo téo teo không
được đọc lại nữa, lần này phải copy ra word thôi!
Truyện này của Bác Cao Sơn, đã gây " sốt " tại Lịch sử văn hoá cách đây chừng ngót hai
năm !

Đọc xong càng thấy tinh thần


" Đánh cho sử thi Nam quốc anh hùng chi hữu chủ " các bác ạ

Các bác kể chuyện hay quá, sao không post luôn vào topic Chiến tranh biên giới luôn cho dễ
theo dõi.

Cuộc chiến biên giới năm 79 tuy có làm thiệt hại cho VN nhưng đó là một sự thất bại của TQ.Lý
do là đường lối quân sự lạc hậu không thích hợp,sau chiến tranh với VN các nhà quân sự của
TQ đã bắt đầu nhận ra việc phải thay đổi đường lối quân sự và bắt tay vào cải tổ quân đội,sau
chiến tranh vùng Vịnh thì việc canh tân quân đội của TQ được đẩy nhanh hơn tạo tiền đề cho
một lực lượng quân sự hùng hậu ngày nay.Cuộc chiến năm 79 là một thắng lợi về quân sự của
VN nhờ vào sự hiểm trở của địa hình và tinh thần chiến đấu của quân dân,Được sự ủng hộ và
viện trợ của LX và một số nước anh em .Trước khi tấn công VN,TQ đã chuẩn bị sẵn sàng về mặt
ngoại giao đối với hai nước HK và LX,các nước trong khu vực.

Cảm ơn bạn Phicon!


Bên phía bọn tớ (Thnah thủy) thì lại không có được nhũng chuyện ly kỳ như vậy. Diện tích đánh
nhau chỉ khoảng 3-4km2. Điểm cao 685 lại nằm sâu trên đất Việt Nam đến gần 3 km. Hâm ta và
hầm Tầu chỉ cách nhau 1 tầm đá ném. Vì vậy để gùi nước từ hang dơi lên can nước phải được
đổ đầy để tránh tiến nước lóp bóp. Trên đó, gọi là hầm chốt, nhưng thực tế chỉ là những hõm đá
nhỏ, lính ta lợi dụng để xếp cây và bao cát (rất đáng tiếc lại là các bao cát nhỏ hơn cái gối, màu
xanh rêu) và xếp đá phủ ngụy trang bên ngoài (vì đây là núi đá). Không thể còn một hòn đá nào
cỡ 1 người ôm, vì DKZ phía bên 1250 sẽ bắn cho đến khi hòn đá đó nát nhỏ. Vì vậy hầm cũng
chỉ đủ chỗ để ngồi khom khom. Những cái hầm đó mà ban ngày bị pháo bắng nhiều, hở bao cát
ra cũng sẽ bị DKZ bắn vỡ luôn. Tối lại phải bò ra dùng đá lấp kín các bao cát đi.

Xin lỗi, có phải là trong trường hợp này, quân địch đã lấn được sâu vào trong lãnh thổ của ta hơn
3km?

Sau khi bình thường hoá quan hệ, anh đã có điều kiện lên lại chiến trường xưa chưa? chỗ bị
địch chiếm bây giờ thuộc ta hay mất vĩnh viễn rồi?

Cảm ơn anh.

Allrights reseved by Rosea


HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Trả lời câu hỏi " Xin lỗi, có phải là trong trường hợp này, quân địch đã lấn được sâu vào trong
lãnh thổ của ta hơn 3km?
Sau khi bình thường hoá quan hệ, anh đã có điều kiện lên lại chiến trường xưa chưa? chỗ bị
địch chiếm bây giờ thuộc ta hay mất vĩnh viễn rồi?"
Chúng tôi đã lên thăm lại chiến trường cũ, biên giới đã được trả về vị trí cũ của nó (muốn sang
Tầu bây giờ phải đi qua cửa khẩu, nằm ở cầu Thanh Thủy (cuối con suối cùng tên-sát ngay bên
sông Lô).
Còn những bản ngày xưa dân đi sơ tán hết hiện nay đã rất đông đúc, có lần trên TV còn ca ngợi
xã Tân Tiến là địa phương làm kinh tế giỏi. Thật mừng.
Còn Thanh Thủy bây giờ cũng là 1 thị trấn rất sầm uất, Hà Giang to hơn ngày ấy rất nhiều rồi!
Vẫn chưa có điều kiện tham lại Làn P (đấy là tên trên báo hồi ấy, tên thật là Làng Ping) trong đó
có thung lũng Ma.

Chào các bạn.

Mình thỉnh thoảng có chui vào đây đọc. Hôm nọ đọc được chuyện của cao son, lần ra dấu chân
hắn bên DL, hoá ra người quen. Hôm nọ thấy bạn nào đó bảo Sơn sinh năm 72, sau đó lấy mốc
84 trừ đi 72 bằng 12 tuổi {bị modxoá mất rồi}. Các bạn không chú ý đến mốc thời gian, Sơn sinh
năm 71, năm 88, 89 súng vẫn còn nổ.

Phai Phai. Mình là lính 312 {85_89}, cũng từng nằm trên Hà Giang vào thời kỳ căng thẳng {cuối
85 đầu 86}, sau đó 88 lại lên đó một lần nữa. Cậu ở đơn vị nào thế.

Cao Son. Ông bốc phét kinh quá. Nếu tôi nhớ không nhầm, ông là lính quân đoàn 2 bên Long
hải, Lào cai chuyển sang cơ mà nhỉ, đâu phải QKTD. Chuyện hầm bà làng ở những đâu với đâu
ông lôi vào chuyện của ông. Tôi thấy sự thật không nhiều. Này, tôi còn giữ một số ảnh của ông
thời kỳ đấy.Quả là bây giờ rất đáng quí. Hôm vừa rồi bắt vợ lục tung gác xép, tìm được mấy cái
ảnh của ông thời lính. Giờ ông đã nhận ra tôi là ai chưa.

Nếu muốn lấy lại ảnh thì phải hối lộ đấy nhé. Ảnh chụp 17năm rồi, hỏng gần hết, nhưng vẫn
nhận ra ông đấy, mai tôi đi scan đã

Hà hà, giữ đúng lời hứa, hôm qua tôi đi scan, hom nay bốt nhé.

Ông thông cảm, tại cái gác xép nhà tôi nó dột, nên ảnh bị ướt, hỏng hết.
Đây, tuổi 17 đây này. Giờ thì ông đã nhận ra ai chưa?

Allrights reseved by Rosea


HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com

Em đang họp giao ban đầu tuần thấy điện thoại nheo nhéo của mấy đứa em bảo co anh nào post
ảnh của anh hồi quân ngũ. Họp xong em nhào vào đây ngay.
Em nhận ra anh rồi. Cho em xin, đừng post thêm nữa, người ta cuời cho.

Chuyện em thêm mắm thêm muối đã bị anh em tổng xỉ vả em chừa rồi. Anh tha cho em.

Anh cho em xin lại chỗ ảnh cũ nhé. Hầm em dính pháo mất sạch chẳng còn gì. Cho em xin số dt
để liên lạc.

Kính anh.

Ngày trước đọc bài của bác Cao Sơn, em tin sái cả cổ. Giờ nghe chính bác ấy xác nhận đã nói
dối. Thất vọng não nề. Hu hu

Trả lại lòng tin cho em

Allrights reseved by Rosea


HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Tớ cũng thế ! hoá ra đ/c Cao Sơn còn đi lính sau mình, lên chốt cũng sau nốt !
To CS : bạn đã ở Vị Xuyên vào thời gian nào vậy ?

Tôi nghĩ các bác không nên trách Cao Sơn. Chỉ riêng việc bác ấy sống và chiến đấu trên đó đã
đáng trân trọng rồi. Hì hì, có mắm muối thì anh em ta mới thấy hay chứ, mà toàn dựa trên tình
tiết có thật chứ bịa được đâu.

Mà bác chiên_hữu cũng ác quá, có gì post phát message cho Cao Sơn là được rồi, lôi lên đây
làm gì.

Lính tráng xưa nay vẫn nổi tiếng là một tấc tới trời mà. Thế nó mới vui. Tớ vẫn vote cho Cao Sơn
5 sao cộng với 2 sao cho công bịa truyện như thật. hehhee.

Được anh em cho 2 chữ "đại xá" thế là mình mừng rồi.

Các tình tiết mình viết đều là thật cả đấy, có điều là của các anh em cùng đơn vị và khác đơn vị.
Mình chọn lọc rồi nhét vào một bối cảnh có nhân vật "tôi" cho nó liền mạch. Thế nó mới máu, nhỉ.

Trước sau gì em vẫn ủng hộ bác Cao Sơn


Khi em oe oe thì TQ nó tẩn mình được hơn tháng, Bố em cũng đọng viên rồi, phòng tuyến 2 !
May mắn là bây giừ đi làm về em vẫn chào Bố mỗi ngày

Em cũng thấy bác chiến-hữu "ác quá" bác ạ . Bây giờ bác Cao Sơn ra đường lại bị người ta
nhận diện ném đá thì bỏ xừ. Bác Cao Sơn thích xoá hình thì liên lạc với bác Mod làm hộ cho.

Em vẫn thấy tôn trọng bác Cao Sơn (tuy hơi thất vọng). Hy vọng tuy bác sáng tác nhưng vẫn
dựa trên các tình tiết có thật.

Bây giờ đến lượt bác chiến hữu kể chuyện cho anh em đi.

Vậy giống tớ rồi, lúc tớ 2 tuổi, bố tớ là phóng viên chiến trường, từ mặt trận về ôm con dòi trong
giày bò ra, bà già tức quá đá ra khỏi phòng. Ông kể, nhiều khi phải lội qua xác lính Shino để lên
trực thăng. Mà này, sao thấy nói là có lúc tụi nó bắn cả đại bác giấy, sau đợt pháo giấy bay đầy
trời.
Nghe kể có anh lính B40, còn 2 quả đạn thấy một đám hơn chục thằng Khựa đang núp chơi một
phát đi hết. Về bị kỷ luật vì đến lúc tank vào thì không có đạn bắn, lạ nhỉ!

Nếu không có chú Nga đem máy bay chở một lữ đoàn từ biên giới Tây Nam về chi viện thì câu
nói của Đặng chắc có lẽ thành hiện thực bởi vì lực lượng chủ chốt của ta đều đưa qua bên CPC
rồi thì còn đâu mà đánh với đấm. Chỉ còn lại mấy anh dân quân mà thôi.

Chuyện của Bác Phicông hay quá, tôi nghĩ là Bác viết văn như thế này mấy ông nhà văn quân
đội chắc phải ngả mũ chào.
Tôi đã đọc hết bài của Bác rồi rất hay như là cuốn tiểu thuyết ấy.
- Million Thank - Million Thank- Million Thank- Million Thank- Million Thank- Million Thank- Million

Allrights reseved by Rosea


HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Thank- Million Thank- Million Thank- Million Thank- Million Thank- Million Thank- Million Thank-

Million Thank- Million Thank- Million Thank- Million Thank

Năm 79 thì ông bà già em cũng đã sẵn sàng tái ngũ nhưng chưa được gọi. Cả nhà em đã nhốn
nháo rồi, mà cả Hà Nội đua nhau bán nhà cửa, đồ đạc, sống gấp đủ biết tình hình nghiêm
trọng đến đâu. Khối người đã tính chạy vào Nam tránh giặc rồi các bác ợ. Cậu ruột em là trung
úy, đại đội trưởng bộ binh trực tiếp đánh nhau trên đấy, sau trận chiến được phong lên đại úy
trước hạn. Tình hình cũng không oai như các bác nói đâu, Ghẻ rút là tổng hợp của nhiều yếu tố;
chính trị, quân sự, ngoại giao... chứ không đơn giản là bị ta đánh thua rồi chạy đâu. Năm 1988,
nhân sự kiện Ghẻ uy hiếp Trường Sa của ta, nhà em nói chuyện thời cuộc và em đã được một
câu nhớ đời. Đó là khi em bảo "Mình đánh Ghẻ tan tác năm 79 mà giờ nó dám đánh mình sao?"
Cả nhà bao nhiêu người lớn cười rộ lên, cậu em bảo là "Mày lớn mà chả khôn, nghe đài báo thì
rồi chết con ạ". Hồi đầu năm nay em có nói chuyện lại thì cậu em cũng nói "Nó như thằng anh
lớn, thỉnh thoảng bắt nạt mình. Cái chính là mình nhỏ bé hơn nó nên luôn luôn phải chịu lép là
điều tất yếu". Cậu em là lính giữ thành cổ Quảng Trị 72, trực tiếp đánh Ghẻ trên biên giới 79, bây
giờ là sĩ quan cao cấp trong quân đội, độ máu chắc không phải giới thiệu, em nghĩ ông ấy không
nói chơi.

Nếu Ghẻ định chiếm đóng nước ta thật thì các bác nghĩ là ta chống nổi chăng? Các bác nghĩ ta
là thiên thần hay sao? Đánh ta chỉ là mấy chục sư đoàn của hai đại quân khu thực sự ghẻ, toàn
lính địa phương không thiện chiến, trang bị xoàng xĩnh. Dù nó mất đến một tháng và mấy chục
ngàn người để chiếm được các vị trí dọc biên giới, nhưng nếu nó thực sự muốn tiến nữa thì các
bác nghĩ một quân đoàn 1 nhỏ nhoi có đỡ được Hà Nội không? Nhất là khi các vị trí hiểm yếu
vùng biên đã mất sạch, từ Lạng Sơn về Hà Nội bao xa? Dù mất mát mấy chục ngàn người thật
nhưng con số đó so với Ghẻ thì đáng bao nhiêu? Chỉ có Việt Nam thiếu súng đạn chứ Ghẻ
không thiếu người, cái này chắc các bác nghe nhàm tai rồi. Nếu so đọ tổng lực với đủ tăng,
pháo, không quân, hải quân... thì chúng ta đỡ được chăng (chưa kể nuk)? Các bác nên nhớ là
dù chúng ta có lịch sử ngàn năm chống Ghẻ thì cũng chả mấy khi chúng ta chặn đứng được Ghẻ
ở cửa ngõ nước nhà, chủ yếu là rút lui đánh du kích. Đó là khi con người còn quá nhỏ bé trước
thiên nhiên, thiên nhiên là bạn của chúng ta trong công cuộc kháng chiến. Ngày nay, khi sức
mạnh con người đã có thể xoay chuyển thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ con người thì yếu tố
địa lợi đâu còn như xưa. Nó chỉ có thể giúp chúng ta kéo dài cuộc chiến chứ không giúp được
chúng ta giữ đất. Do đó, em không nghĩ Ghẻ rút đơn giản là vì bị ta đánh thua. Nói về thắng thua
thì mỗi bên có cái được có cái mất, thật khó để khẳng định tuyệt đối. Ở đây cũng đã có nhiều bác
đưa ra nhiều nguồn thông tin và nghiên cứu đa chiều, đa diện, em không nhắc lại. Nhưng em
khẳng định là không đủ cơ sở để nói ta thắng lợi huy hoàng, kể cả về mặt quân sự (dù Ghẻ chết
nhiều hơn ta). Chừng nào chúng ta chỉ ra được rằng Ghẻ rút lui đơn thuần vì thất bại quân sự thì
lúc đó mới tạm coi là chúng ta chiến thắng về quân sự. Đội quân tấn công thường chịu nhiều
thiệt hại hơn quân phòng ngự, cái đó hiển nhiên đúng. Liên Xô tổn thất biết bao nhân mạng trong
chiến tranh thế giới thứ 2, nhưng vẫn được coi là chiến thắng đó thôi. Chiến thắng quân sự chỉ
đến khi bên tấn công đánh tan rã quân đội đối phương, chiếm được đất, thu được dân; hoặc bên
phòng ngự đánh tan rã quân tấn công, giữ được đất, giữ được dân. Với định nghĩa như vậy, hầu
như không thể xác định được một chiến thắng quân sự rõ ràng cho những cuộc xung đột hiện
đại kiểu như chiến tranh biên giới 1979, vì không có bên nào đánh tan được quân đội đối
phương cả. Có thể có chiến thắng quân sự một phần nhưng khó có chiến thắng quân sự tuyệt
đối như kiểu chúng ta đánh tan mấy chục vạn quân Nguyên-Mông thời xưa. Nếu Ghẻ điên lên
đánh tiếp đến cùng thì chắc quân đội chúng ta tan rã chứ không phải quân Ghẻ. Ghẻ bị thiệt hại
lớn chứ không bị tan rã vì nó có lực lượng dự trữ dồi dào phía sau, và nó hoàn toàn có thể đánh
tiếp nếu thích. Túm lại, những nguyên nhân rút lui của Ghẻ bao gồm các yếu tố sau:

- Thứ nhất: Mục tiêu chính của Ghẻ là đánh phá làm suy yếu Việt Nam chứ không phải là chiếm
đất. Năm 1979 Ghẻ phá nát gần như toàn bộ các tỉnh biên giới, gây thiệt hại nặng nề về người
và của cho Việt Nam. Những năm sau đó, xung đột liên miên với Ghẻ làm chậm sự phát triển
Allrights reseved by Rosea
HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
của kinh tế Việt Nam, gây bất ổn cho nền kinh tế - xã hội trong một thời gian dài. Điều này thì
Ghẻ công khai tuyên bố, các bác ở đây đã đưa ra nhiều dẫn chứng. Ghẻ cũng có ý dằn mặt Việt
Nam và chứng tỏ cho Việt Nam thấy Liên Xô cũng chẳng dám phản ứng mạnh, do đó không thể
là chỗ dựa lâu dài cho Việt Nam. Từ đó có thể thấy, Ghẻ rút quân một phần là vì đã đạt được
mục đích nhất định. Có bác nói Ghẻ không đạt được mục đích kéo quân Việt ra khỏi Campuchia,
cái này em đồng ý. Nhưng có mấy khi trong đời các bác đạt được tất cả mục đích của mình, đạt
được một số kha khá thì cũng coi là đạt yêu cầu chứ, Ghẻ cũng vậy thôi.

- Thứ hai: Áp lực chính trị-ngoại giao rất lớn. Sau một thời gian xây dựng và củng cố quan hệ với
chú Sam, giờ đây Ghẻ muốn bước ra khỏi cái bóng của Gấu để vươn mình trở thành ông lớn.
Mà ông lớn thì quan trọng là cái sĩ diện, không lẽ lại chơi tới số với một thằng bé hơn mình nhiều
lần? Thật chả coi ra làm sao! Mặt khác, Gấu cũng gây sức ép mạnh (dù khó có khả năng Gấu
đánh Ghẻ giải vây cho ta) và Sam thì ngay từ đầu đã không muốn cuộc chiến lan rộng. Cộng
đồng quốc tế đang đổ dồn con mắt vào cuộc chiến vì cái tên Việt Nam đã quá quen thuộc, dù
muốn tát thằng trẻ con Việt Nam phát nữa thì thằng-muốn-làm-người-lớn như Ghẻ chắc cũng
chùn tay khi thấy bà con lối xóm cứ nhìn mình chằm chằm. Việt Nam tuy bé mà nổi tiếng, lại
thêm giỏi khóc lóc nên Ghẻ cũng ngại dây dưa. Ghẻ rút vì áp lực ngoại giao không cho phép Ghẻ
chơi bẩn, điều này có thể phương hại đến mục tiêu chiến lược xa hơn.

- Thứ ba: Ghẻ chịu tổn thất quân sự ngoài dự tính. Em xin khẳng định với các bác là thiệt hại
năm 79 không quá lớn so với tiềm lực quân sự của Ghẻ, nhưng nó vượt quá dự tính ban đầu và
cuộc chiến kéo dài quá mức cần thiết. Nếu sau 1 tháng nó chiếm được Hà Nội thì chắc dù mất
đến 200-300 ngàn lính nó cũng chơi chứ tiếc gì 60 ngàn, cái chính là nó không kịp thực hiện
được các nhiệm vụ quân sự trước khi áp lực chính trị-ngoại giao trở nên khó chịu. Đây cũng có
thể coi là một thất bại về quân sự của Ghẻ, nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất làm cho Ghẻ
rút.

Cái chính mà em muốn thưa với các bác là ở chỗ, thay vì nghĩ cách mua vũ khí trang bị đánh
Ghẻ, hãy tìm những cách ít tốn tiền hơn mà lại có lợi cho dân cho nước. Hãy làm cho Ghẻ không
có ý định (và không dám?) đánh mình, hơn là nghĩ cách đánh lại Ghẻ. Tương quan hai nước giờ
đã khác rất nhiều, chạy đua với Ghẻ chỉ làm cho ta chảy thêm nhiều máu mà rồi chẳng bao giờ
bằng được nó. Tại sao Malaysia, Singapore, Thái Lan... sức mạnh quân sự kém Việt Nam nhiều
mà chả thằng nào sờ đến? Tại sao Đài Loan chỉ một bước chân là Ghẻ dẫm bẹp mà vẫn đứng
yên? Tại sao mấy thằng châu Âu nhỏ xíu như kiểu Luxemburgh mà chả thằng nào thèm chiếm?
Hãy mở rộng các mối quan hệ ngoại giao, hãy tập trung phát triển kinh tế, hãy làm cho Việt Nam
thực sự là bạn bè, là chỗ làm ăn hấp dẫn cho tất cả những thằng nhà giàu. Hãy kêu gọi nước
ngoài đầu tư trực tiếp thật nhiều, hãy đào tạo ra nhiều người Việt Nam thật giỏi, hãy tạo dựng
hình ảnh một Việt Nam hòa bình, thịnh vượng, hiếu khách thay vì hình ảnh của một con ngoáo
ộp mang trên mình những vết sẹo chiến tranh. Hãy làm cho người ta cần mình hơn là thương
hại. Nếu mình thực sự cần thiết cho nhiều thằng khác thì Ghẻ dù có muốn nuốt ta ắt cũng sẽ có
nhiều người bênh, mà nếu đụng chạm quyền lợi thật sự thì nó tẩn nhau thật chứ không chỉ đứng
ngoài can đâu.

Hãy thử xem lại xem hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế như thế nào. Cho đến nay, đa
số người nước ngoài nếu có biết thì cũng chỉ biết đến Việt Nam anh hùng, giỏi đánh nhau, không
nhiều người biết là Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Người Việt vẫn được coi là hiếu
chiến, dù rất thông minh và cần cù. Việt Nam vẫn được coi là một "người anh em đỏ", đồ đệ của
Ghẻ. Vậy nếu những nhận thức này không thay đổi, khi Ghẻ đánh ta lần nữa thì người ta có coi
là chuyện một quốc gia xâm chiếm một quốc gia khác hay không? Hay nó chỉ là chuyện trong
nhà giữa "hai người anh em đỏ"?

Ghẻ với ta chưa bao giờ là bạn và cũng không bao giờ có thể là bạn, với Ghẻ ta chỉ là một phiên
bang không hơn không kém. Tất cả những thằng Ghẻ mà em gặp, già trẻ lớn bé, học ít học

Allrights reseved by Rosea


HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
nhiều, nội địa hay khách, đều có cái suy nghĩ rằng Việt là một phần tất yếu của Ghẻ, dù nhiều
thằng trong số ấy biết cách che giấu suy nghĩ này một cách khéo léo. Rất tự nhiên, nhiều thằng
Tây ngu ngơ cũng nghĩ như vậy. Chúng ta cần thay đổi hình ảnh ấy, bằng lời nói, bằng việc làm,
để người ta biết đến Việt như là một quốc gia, một dân tộc độc lập, có chủ quyền và nhất thiết
không phải là phiên bang của Ghẻ. Để rồi nếu có gì xảy ra thì ít nhất người ta cũng biết đường
mà chửi, mà bênh chúng ta. Trước mắt, dù muốn hay không thì chúng ta cũng phải chịu lép.

Để giữ mình, không nhất thiết lúc nào cũng phải dùng vũ khí.

(Trong lúc nóng nếu em có nhỡ viết câu nào chữ nào phạm húy thì xin các Mod cứ xóa, xóa bao
nhiêu cũng được. Em xin đội ơn lắm lắm!)

Khả năng quân Tầu bị Liên Xô cho ăn chưởng vào lưng, thọc thẳng vào căn cứ của nhà nước
Tầu vùng Đông Bắc khó xảy ra. Chúng ta mất miền Bắc, Tầu tung Hải quân đánh chiếm Đồng
Hới. Ta trước sau không cứu được nhau, mất Hà Nội. Các đơn vị kéo vào núi đánh du kích, thiệt
hại nặng nề.
Một cuộc trường chinh kháng chiến nữa lại diễn ra, nhưng không phải 9 năm hay 20 năm, mà chỉ
2 năm. Kịch bản như hệt các cuộc kháng chiến cũ. Quân ta chia làm hai cánh kỳ và chính.

Một tiến dọc bờ biển, sử dụng không quân và các căn cứ lớn dọc bờ biển khống chế hải quân
đich. Đàn máy bay MIG-19 và MIG-21 cải tiến khuất phục trước SU-22, MIG-21 hiện đại và có
thể (tin đồn) MIG-23.
Địch tập trung ở vùng đồng bằng Thanh Nghệ và Bắc Bộ, lợi thế cơ giới. Ở Thanh, như Quảng
Trị hồi đánh Mỹ, bị những cánh quân hướng tây kéo xuống phải rút. Ta mất 6 tháng cải tạo lại
đường Trường Sơn từ Tây Thanh Hoá và Bắc Lào về Bắc Bộ. Sau đó, mũi tiến quân chính (lấy
kỳ làm chính), từ Hoà Bình, Tây Thanh Hoá đông tiến, địch không bao giờ tổ chức được một
hành lang an toàn dọc đường 1 và đường 2.
Ta không nể ông anh đã giúp đỡ bao năm nữa, vì đã chiếm Hà Nội, không cho rút lui. Cả thế giới
gây áp lực, hiệp định được ký, đổi tù binh lấy chiến phí. Thu hồi Hoàng Sa. Tầu bé lặng lẽ bỏ
Trường Sa.
Không phải thứ trưởng tầu bị cách chức, mà quân đội Tầu biến mất dạng trong chính quyền. Một
cuộc thanh toán đẫm máu "thỏ chết bẻ cung" diễn ra với chóp bu quân đội Tầu thất nghiệp. Lính
Tầu thì đi học nghề.

Còn kịch bản lớn hơn, Tầu huy động hai Hạm Đội cực lớn (mượn, lúc đó ứ có), môt chiếm Đồng
Hới, một chiếm Đà Nẵng. Điều đó đảm bảo khoa học quân sự phương Tây (bao giờ cũng đánh
Đà Nẵng trước). Ta lại theo vua hàm Nghi, rút về sơn phòng bên Lào. Ngay ngày hôm sau, các
nhà máy quân sự và căn cứ lớn nhất của tầu ở đông bắc bị phá huỷ. Mất cân bằng lực lượng
dẫn đến uy hiếp trược tiếp khối Vacsawa. Cầu hàng không khổng lồ xuất hiện. Quân tầu khốn
đốn vì xe tăng lạc hậu, mà vũ khí cầm tay không phải 12,7mm và B-41 nữa. Cơ giới Tầu buộc
phải tập trung trong các căn cứ lớn ven biển với vành đai trắng xung quanh. Các tuyến đường
giao thông bộ hoàn toàn tắc vì SAM-7 và ATGM-3. Tầu bé và Nam Hàn ngọ nguậy, vì việc Tầu bị
giải tán chính quyền đang hiện ngày một rõ. Ấn Độ tràn sang biên giới, chiếm Tây Tạng. Giai
đoạn cuối là các đơn vị mới đã huấn luyện vũ khí mới xong, đang đầy kinh nghiệm chiến tranh 30
năm, xuất phát từ Nam Lào, Nam Bộ bắc tiến. Đường tiếp vận biển bị SU-22 cắt, từng khối lớn
Tầu bị chia cắt ven biển Đông. Tầu yêu cầu đình chiến cứu quân, nhưng không được đáp ứng

Chắc bác này cứ quen nghĩ là nước ta là nước nhỏ, nên Trung Hoa vĩ đại cả tỉ người, chỉ cần
mỗi người dân Tàu nó đứng ở biên giới mà tiểu sang thì cả nước ngập lụt?!

Xin thưa là nước ta cóc phải nước nhỏ! Dân số thứ 13 thế giới, đất rộng hơn nước Anh. Binh lực
thời đấy cũng hai triệu người chính quy, nếu cần gọi hết đàn ông trong tuổi lính thì cũng chắc cỡ
hơn 10 triệu lính. 60 vạn của thằng Tàu là cái gì! Nó có thể huy động được bao nhiêu lính? Hồi ở
Allrights reseved by Rosea
HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Triều tiên đánh Mỹ tử chiến thế mà nó cũng chỉ huy động tổng cộng chừng 1 triệu thôi mà đa số
là dân công. Mạnh như Mỹ mà cóc dám đem quân ra Quảng Bình, giữ Khe Sanh đựơc 1 tí rồi
cũng phải rút.

Nhưng công nhận là có nhiều người sợ Tàu thật mặc dù ta mới vừa thắng Mỹ xong. Bởi vậy đại
tướng Lê Đức Anh đã nói là phải dạy lịch sử, nhắc đi nhắc lại chiến thắng của ta nếu không thì
vài năm sau bọn trẻ VN không tin rằng ta có thể thắng Mỹ!!

Bác Cavalry nói hay lắm, em chỉ xin nói thêm với bác ybsad

Ừ, đúng là xét toàn lực ta không bằng Ghẻ, nhưng Ghẻ cũng có cái khó của nó,
1- Bác bảo thằng khổng lồ như nó thì cần bao nhiêu quan để giữ dân, giữ đất, không phải muốn
mang xuôi nam bao nhiêu quân thì mang, WW2 đã chỉ ra rằng nếu một quốc gia huy động hơn
2% dân số ra trận thì nó sẽ nhanh chóng hụt hơi vì kiệt sức, vậy suy ra Ghẻ cao lắm chỉ huy
động được vào quân đội để đi đánh nhau cỡ 100 triệu quân, còn phải giữ LX, phòng Ghẻ nhỏ,
chống nổi dậy ở Tây Tạng, bảo vệ trong nước, vậy tối đa được bao nhiêu?

2- Không phải cứ có nhiều quân thì đánh được, bác đã nghe câu một người đương ải trăm người
khó vượt chưa, địa hình nước ta nhỏ, chỗ rộng nhất cũng không đủ để triển khai đến một tập
đoàn quân theo hàng ngang, lại bị sông núi chia cắt nhiều, xét về thực tế thì không thể tổ chức
phối hợp cỡ tập đoàn quân trên cùng một hướng được, do đó chỉ có thể xuống từng 2-5 quân
đoàn một, hơn nữa khu biên giới hiển trở dễ đánh du kích không phải là nơi có lợi cho vận tải.
Vây bác thử tính xem Ghẻ chịu được các hậu quả về KT, CT và QS trong bao lâu.

Bác thông thái này cho em nhắc lại nhé, em nói ta là nước nhỏ so với Ghẻ. Để tránh làm cho bác
hiểu "nhỏ" theo nghĩa cơ bắp đơn thuần, em muốn nói thêm là nước ta nhỏ và yếu hơn hẳn so
với Ghẻ. Bác thấy nước ta có cái gì to hơn, mạnh hơn Ghẻ thì chỉ ra giúp em với. Còn nếu bác
so nước ta với nước Anh thì em cũng xin chiều lòng bác mà thưa thế này ạ: Dân số nước ta,
diện tích nước ta đều to hơn nước Anh cả nhưng nó tiêu tiền bảng Anh còn ta tiêu tiền đồng Việt
Nam, thu nhập đầu người của nó bằng bao nhiêu lần ta? Nước Anh giàu mạnh hơn hay là ta
giàu mạnh hơn? Vị trí của nước Anh trên trường quốc tế so với ta thế nào mà bác so sánh thú vị
thế? Số dân đứng thứ 13 trên thế giới, diện tích lớn hơn nước Anh chả nói lên được cái mẹ gì
hết, trừ mỗi cái tên Việt Nam làm cho nước ngoài luôn luôn liên tưởng tới một nước nghèo!

Bác bảo dân mình không thiếu người, thế nếu giả sử bác có huy động được 10 triệu lính đi
chăng nữa (em không chắc là có bác trong đó hay không) thì lính của bác cầm d.. để bắn chúng
nó à? 10 triệu lính của bác ăn gì, mặc gì, lấy gì để đánh nhau? Có ông nội thằng Gấu cũng
không viện trợ nổi cho bác 10 triệu súng đâu bác ạ, đừng nói là bác tự chế được 1 triệu súng kíp
nhá. Có gần 10 năm đánh nhau lẻ tẻ trên biên giới mà kinh tế nước ta đã kiệt quệ rồi, đánh nhau
tổng lực thì bác có lấy gạch đá ra mà đánh lại Tàu được không? Trong khi đó Tàu nó đã tự sản
xuất được súng đạn, tên lửa, xe tăng, tàu bò, máy bay... và viện trợ cho mình từ lâu rồi (chưa kể
nuk). Bác huy động cả nước được 10 triệu lính mà Tàu chỉ có 60 vạn đánh bác thôi á? Bác tính
lại chứ em thấy logic của bác không ổn tẹo nào. Cứ cho là mỗi bên huy động được 10% dân số
làm lính đi đánh nhau đi (tăng lên cho Việt Nam hẳn 20%), bác cứ ước lượng xem mỗi bên có
bao nhiêu lính, chưa kể trang thiết bị vũ khí. Nếu bác cứ muốn chứng minh là mình giàu mạnh
hơn Ghẻ thì em cũng xin chịu không dám cãi nữa.

Còn chuyện sợ Tàu hay không sợ Tàu hay không lại là một chuyện khác. Bác cho là bác không
sợ, vậy bác nghĩ là em sợ nó sao? Em đi học đi làm chả bao giờ chịu kém một thằng Tàu nào
hết, vậy em có cần phải sợ nó không? Nhưng không sợ không có nghĩa là phải đối đầu với nó để
chứng minh cái sự anh hùng rơm của mình. Anh hùng mà làm gì khi dân thì đói, nước thì nghèo?
Anh hùng mà làm gì khi hàng năm phải ngửa tay xin tiền của hết thằng nọ đến thằng kia? Anh
hùng mà làm gì khi người ta nhìn mình thấy thương hơn là thấy nể? Nếu đối đầu chạy đua với
Allrights reseved by Rosea
HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Tàu để dân vẫn đói, nước vẫn nghèo thì em chả bao giờ làm. Vả lại ngày xưa còn xin được tiền
của Gấu chứ bây giờ em đố bác xin được của thằng nào cái gì. Gần 10 năm sau đổi mới với bao
nhiêu hứa hẹn, bây giờ bác xin tiền của ai cũng khó vì chúng nó biết hết bài vở khóc lóc của bác
rồi. Do vậy, bác muốn mua cái gì thì xì tiền túi ra, nếu không thì vay. Thực ra viện trợ của Gấu
trước đây cũng là vay chứ nó có cho không mình đâu, trả toàn bằng gạo, rồi sau không có để trả
cứ ỳ ra nó xóa cho một ít, còn lại bao nhiêu anh em vẫn còn đang kéo cày trả nợ đất khách kia
kìa bác. Bác cứ tính hộ em để mua một cái tàu lớp nọ lớp kia, một cái máy bay, một dàn tên
lửa... thì bằng xây bao nhiêu cầu cống, đường xá, bao nhiêu trường học, bệnh viện, bằng bao
nhiêu học bổng cho sinh viên, bằng bao nhiêu khoản cho vay hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, bằng
bao nhiêu phần trăm GDP hàng năm... Bác sẽ thấy chạy đua vũ trang nó ăn vào máu thịt của
dân đến mức độ nào, nó làm kiệt quệ kinh tế nước nhà đến bao nhiêu. Do vậy, không nhất thiết
là chạy đua bằng mọi giá, chi tiêu cho quốc phòng vẫn cần nhưng không thể chạy đua, nhất là
chạy đua với thằng Ghẻ.

Vậy giữa một đằng là anh hùng ăn xin, một đằng là nhà giàu nhũn nhặn bác chọn cái nào? Mà
bây giờ ăn xin cũng khó lắm rồi bác ơi, thế giới bây giờ toàn thằng khôn.

Sợ hay không sợ cũng chỉ nằm ở chỗ có đủ tri thức hay không mà thôi.

Khiếp, với logic đó thì ta thua Mỹ mới phải đạo.


Bạn đừng lấy ý kiến người trong cuộc để chứng minh. Thưa bạn một người lính từng 40 ngày
nằm trong Thành cổ nói: "hồi đấy đánh thì cứ đánh chứ chuyện chiến thắng ai cũng nghĩ là xa
lắm, trong thâm tâm cũng nghi ngờ chiến thắng lắm".
Người này sau KC chống Mỹ, sang K đủ 10 năm, báo tử hụt 1 lần, chắc độ chiến cũng ko fải bàn
cãi nhỉ.
Bạn bảo nó có nuk, thế Mỹ không có nuk à???
Bạn bảo nó tự sản xuất vũ khí, thế Mỹ nó nhận viện trợ của ai???
Bạn bảo nó đông, thế Mỹ + ĐM + ngụy ít chắc???

Chiến trận hiện đại, đến LX còn chả nghĩ VN đánh nổi Mỹ.
Đánh Pháp 9 năm, Mỹ 20 năm ~ 30 năm kinh nghiệm chinh chiến mà không hơn thằng Tầu đánh
đâu thua đấy à?

Kịch bản: Sau 5 năm đầu chiến tranh, Tầu mới có những kinh nghiệm nhất định đối phó với 1tr
Việt quân. Chấ tlượng vũ khí kém hơn Mỹ, thậm chí trên 1 số mặt kém hơn cả quân VN làm
thương vong và tổn thất đến mức khủng khiếp. Khối Vacssava đứng đầu là Nga chẳng ưa gì
chệt, vẫn bơm tiếp - mặc dù rất hạn chế - viện trợ cho VN. Sau 75, có được vùng đất từ Cao
nguyên đến miền Tây màu mỡ, chuyện lương thảo không còn nặng nề như kháng chiến chống
Mỹ. Hết kế hoạch 5 năm thứ nhất, quân khựa co cụm ở các thành phố lớn và bờ biển, lại phải
nhường lại nông thôn miền Bắc, miền Trung cho VC. Với tâm lý ngàn đời ghét khựa, bộ máy
ngụy quyền không có bất kỳ giá trị nào trong việc bình định.
Tiềm lực quân sự cạn kiệt. Bị LX rút vòi, các hệ thống khí tài dần xếp xó do thiếu trang bị, phụ
tùng. Với các vũ khí tự chế được, khựa không thể duy trì một ưu thế đáng kể nào về mặt hỏa lực
đối với Việt quân. Không B52, không tàu sân bay, các máy bay của khựa đều là loại nhỏ, lại thiếu
hệ thống trinh sát và điều khiển hiện đại như của Mỹ, các máy bay này tiến hành chiến tranh như
WW2. Lực lượng phòng không và không quân của Việt nhàn nhã hơn rất nhiều trong việc bảo vệ
không phận. Các sân bay mặt đất bị đánh phá bằng pháo kích và đặc công liên tục, việc bay ném
bom trở thành duy trì biểu tượng.
Còn lại 2 ưu thế là pháo binh và bộ binh, đáng tiếc việc duy trì đội quân hàng triệu người ở VN
yêu cầu năng lực hậu cần vượt quá khả năng. Đường sắt không thể sử dụng do bị phá hoại,
đường không không đáng kể, chỉ còn đường biển. Từ các cảng, những con đường hậu cần luôn
là con đường chết chóc. Qua những miền nông thôn tiêu điều của VN, với hàng tiểu đoàn hộ
tống, rất nhiều chuyến hàng vẫn mang danh tử thần.

Allrights reseved by Rosea


HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Thế ai thắng ai thua nhỉ???

Nếu như đánh giá và nhận xét về cuộc chiến lúc bấy giờ thì tớ cũng không tin là Khựa có thể làm
được 1 chuyện gì hơn Mĩ + Đồng minh . Có nghĩa là cùng lắm cũng chỉ kéo dài cuộc chiến đưọc
2 năm , sau đấy sẽ bị những thiệt hại và tổn thất nghiêm trọng đến nỗi hậu cần nước nhà không
chịu nổi nhiệt . Và việc rút quân là hiển nhiên . Lúc đó Tầu không đủ mạnh như Mĩ để duy trì 1
cuộc chiến mười mấy năm đâu .
Nếu như nhận xét về mối quan hệ của Việt Nam và Trung Quốc thời hiện nay thì mình đồng ý với
bạn . Việt Nam là 1 nước nhỏ , kinh tế chỉ mới đang trên đà phát triển . Do vậy chúng ta cần hoà
bình hơn bao giờ hết . Việc bắt tay với các nước trên thế giới là rất cần thiết . Không kể đó là Mĩ
hay ghẻ .

Hoang

Làm bạn và tranh thủ sự ủng hộ đúng là truyền thống, bản chất của ta rồi, nhưng muốn làm bạn
thì cũng phải có gì đấy mới nói chuyện được chứ. Chung quy cũng là phải có thực lực thôi chứ
"mồm mép" thì không đủ đâu.
Mình nghĩ rằng để giàu mạnh và hạnh phúc, có nhiều nước chọn con đường yên phận, trở thành
"chư hầu" của nước lớn, nhưng với Việt Nam thì hạnh phúc phải bắt đầu từ hai chữ "độc lập, tự
do". Độc lập có nghĩa là tự bước đi bằng chính đôi chân của mình và tự do là được sống theo
đúng truyền thống văn hóa. Lịch sử luôn phải "tay đôi" với kẻ mạnh chứng tỏ Việt Nam luôn sẵn
sàng hy sinh tất cả cho điều đó. Nó đã nằm trong máu, có muốn khác đi cũng không được.
Nguyễn Trung Trực chẳng từng khẳng định chừng nào làm cỏ hết nước Nam thì người Nam mới
từ bỏ ý định ấy.
Ngán ngại Tàu chỉ là động lực thúc đẩy tụi nó, là chưa đánh đã thua. Dựa hơi các nước lớn có
thể sống yên thân, no ấm nhưng sợ rằng lúc đó Việt Nam chẳng còn là Việt Nam nữa vì xưa nay
ông bà ta chỉ biết có "đầu đội trời chân đạp đất" thôi.

Rất khảng khái, đúng là VN ta còn tương lai. Nhớ đăng ký nghĩa vụ quân sự nhé

Công nhận là đọc bài của bác em thực sự mở rộng được tầm mắt. Em đồng ý với bác ở nhiều
mặt và đặc biệt là ý kiến của bác là muốn thằng tầu nó không đụng đến mình thì phải tập trung
phát triển về kinh tế, ngoại giao để cả thế giới biết đến Việt Nam.
Vấn đề nữa mà mọi người đặt ra giả thiết là nếu thằng tàu đánh tới cùng thì tình hình liệu sẽ như
thế nào? Theo em thằng tàu sẽ chiếm được Hà Nội. Nhưng có lẽ chúng sẽ không trụ được lâu
được. Việt Nam so với thằng tàu chỉ như một đứa trẻ con với thằng anh lớn. Nhưng em vẫn tin
vào sức mạnh của con ngườii Việt Nam chúng ta. Trong lịch sử mỗi lần đánh Việt Nam chúng
đều đánh chiếm được Thăng Long cả đó là điều không phủ nhận được. Nhưng sau đó lại bị đánh
bật trơ r ra và thất bại thảm hại. Điều đó chứng tỏ con người Việt nam không đơn giản. Chúng ta
nhỏ chúng ta không thể đối đầu trực diện đó là điều tất nhiên quan trọng là chúng ta vẫn bảo vệ
toàn ven nền độc lập dân tộc.

Thông tin tuyên truyền một chiều khiến cho lắm người còn ảo tưởng về sức mạnh kinh người
của Việt Nam. Nếu quân đội Việt Nam giỏi đến mức đánh cho Mỹ tan tác như vậy thì đã giải
phóng miền Nam từ 64-68, chứ đợi làm gì đến sau 73 khi Mỹ và chư hầu rút hết quân (cùng với
phần lớn bộ máy yểm trợ chiến đấu). Chúng ta thắng cuộc chiến tranh chứ không hoàn toàn
thắng trên chiến trường đánh Mỹ, chúng ta thắng quân đội VNCH có Mỹ và chư hầu giúp sức
chứ không phải đánh thắng quân Mỹ. Hãy xem lại xem quân ta thắng được quân Mỹ bao nhiêu
trận trên chiến trường, thương vong hai bên sau mỗi lần đụng độ và địa bàn đánh chiếm được.
Nên nhớ, quân Mỹ chỉ có mấy trăm ngàn (lúc cao điểm nhất, kéo dài không lâu) và phải bao bọc
cho một quân đội VNCH kém thiện chiến, so với hai triệu chiến binh Việt Nam lão luyện (kể cả du
kích). Vậy mà ta không thể thống nhất được đất nước sớm hơn, thế thì quân Mỹ có kém như các
bác nói không? Mỹ rút quân chủ yếu là do sức ép chính trị - ngoại giao trong nước cũng như

Allrights reseved by Rosea


HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
quốc tế quá dữ dội, và đặc biệt là sự chuyển hướng trong quan hệ quốc tế (khi Sam kết thân với
Ghẻ thì cuộc chiến Việt Nam mất dần giá trị sử dụng). Mỹ mới mất 50 ngàn người lính thì nó đau
nó tiếc, xã hội nó quằn quại đến mức phải rút quân. So sánh ơi là so sánh!

Mỹ thua vì Mỹ không có lý do để tiến hành chiến tranh ở Việt Nam. Còn trong đầu thằng Ghẻ lúc
nào cũng nghĩ Việt Nam là thuộc về nó, thằng Ghẻ nào cũng vậy cả nên đánh Việt Nam dân nó
có thằng nào phản đối đâu, cho đến tận bây giờ luôn. Mỹ lạ nước lạ cái, chứ Ghẻ đâu có lạ gì khí
hậu, địa hình, con người Việt Nam? Chắc Ghẻ không ngu đến mức chiếm đóng Việt Nam lâu dài
làm gì cho các ông mơ đánh du kích, nhưng cứ nhìn mức độ tàn bạo của Ghẻ đối với dân ta thì
biết hậu quả sẽ ra sao. Nếu Ghẻ dấn thêm quyết đánh xuống Hà Nội thì liệu quân đoàn 1 nhỏ
nhoi có đỡ nổi không? Rồi sau khi chiếm được nó lại biến Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái
Nguyên... thành một Lạng Sơn nữa, sau đó rút quân thì các bác tính sao? Các bác thử tính xem
mất thêm mấy mươi cái kế hoạch năm năm nữa để có internet cho các bác tán phét như bây
giờ?

Đến năm 2005 rồi, khi mà cả thế giới đang đi tới xu hướng ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau trên
nhiều mặt rồi mà vẫn còn nhiều ông ôm khư khư cái câu khẩu hiệu "độc lập tự do" cứng nhắc từ
mấy mươi năm trước. Những câu này là trong sách dạy học sinh lớp 6 từ cách đây 20 năm rồi
ông bạn ạ. Nếu tự đi trên đôi chân của mình thì trong túi ông phải có tiền, tủ lạnh của ông phải có
thức ăn và người ông phải mặc quần áo chứ không phải là dí súng vào người thằng khác. Trong
một thế giới hòa trộn lẫn nhau này ông định nghĩa thế nào là sống cho đúng truyền thống văn
hóa Việt? Muốn sống theo đúng truyền thống văn hóa Việt thì đề nghị ông đừng mặc quần bò,
hãy mặc áo dài khăn đóng, mời ông ăn trầu, nhuộm răng đen và đi guốc. Ông đừng phản bác lại
ý kiến bố mẹ, ông đừng nắm tay con gái, đừng có sơ soạng linh tinh và giả sử bố mẹ ông có
nhắm cho đám nào thì ông cũng cố mà lấy, dù con đấy hôi nách hay sứt môi lồi rốn.

Hô khẩu hiệu thì dễ lắm, biết làm và làm được mới khó. Đố ông dựa được vào thằng nào trong
cái thời buổi này đấy, nếu ông không làm lợi cho nó thì nó cho ông vào sọt rác, ở đâu cũng vậy
thôi. Ông phải làm cho thằng khác dựa vào mình thì ông mới sống được, chứ bây giờ mà ông
còn nghĩ là ông đưa nước ông, dân tộc ông dựa vào thằng khác được à? Phải làm cho thằng
khác cần mình, phải gắn quyền lợi của mình vào với nó thì có gì nó mới bênh ông. Nếu không
phải thế thì không hiểu cái thực lực mà ông nói trên kia là cái gì hay cũng là khẩu hiệu nốt?

Không hiểu cái ảo tưởng về một Việt Nam vĩ đại còn làm khổ dân tộc này đến bao giờ? Xin hãy
nhớ cho rõ: Việt Nam đang nghèo, Việt Nam đang lạc hậu, Việt Nam đang yếu, mà đã là năm
2005 rồi đấy! Tiện đây em cũng xin chấm dứt nói chuyện chủ đề này vì thấy không còn nhiều
điểm đáng nói. Chào các bác em ngược

Các ông chẳng hiểu gì về quân sự cả.


Các ông tưởng thằng Tầu muốn huy động bao nhiêu quân sang VN cũng được sao? Một quả
đạn pháo nặng đến mấy chục kg, một hòm đạn AK bắn được bao lâu? Một người ăn và uống hết
bao nhiêu kg/ ngày?
Ngày xưa quân Mỹ đánh nhau với mình một người lính của nó ngoài chiến trường phải có 25
người phục vụ. Vậy chỉ cần thằng tầu bằng nửa số người phục vụ thì 10 triệu quân sang đây
phải có 125 triệu người phục vụ đó. Vậy liệu nền kinh tế có chịu được không? Lào cai, Hà giang,
Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng tôi đã đi hết rồi, toàn đường độc đạo. và chỉ có mỗi Lạng Sơn
đến bây giờ mới có đường giao thông thuận lợi chứ còn các tỉnh khác thì xe tăng hay vận tải của
tTầu xuông đến HN chắc cũng còn chỉ độ vài chiếc vì phần lớn đều chết vì tai nạn rồi.
Ngày xưa đánh Mỹ quân mình chết chủ yếu là do phi pháo và bom và không quân, còn chết vì
AR15 và M16 thì ít lắm. Trận nào mà chúng nó bị mất liên lạc với trung tâm là trận đấy chúng nó
thành liệt sỹ hết.. Điển hình như ở thung lũng Yadrăng, Làng Vây, Vạn Tường. Đấu tay đôi bằng
súng bộ binh thì những thằng lính to xác chỉ là cái bia thịt.
Trên diễn đàn này có ai đó nói là Mỹ bảo vệ vòng ngoài? Còn lâu nhé, xem lại đi. Đầu tiên nó chỉ

Allrights reseved by Rosea


HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
là những đơn vị bảo vệ các căn cứ không quân, hậu cần, cảng biển. Mãi đến năm 1965 nó mới
bắt đầu chiến dịch tìm và diệt.( các tướng lĩnh của Mỹ hồi đó gọi là tìm và né). Chẳng thấy Việt
cộng đâu mà chỉ thấy toàn quân mình chết nên chúng nó rất sợ. Khi nghe thấy súng nổ là chúng
nó chui hết xuống hầm hào và alo về trung tâm chỉ huy Xivi loạn cả lên, khỏi cần mật khẩu luôn.
Từ năm 1964 đến 1969 chúng nó đã mất 50 nghìn quân, và khoảng 150 nghìn lính bị loại khỏi
vòng chiến đấu vĩnh viễn. Nếu không có trực thăng cứu thương và công tác cấp cứu tốt thì chắc
chắn số chết phải hơn 100 nghìn quân. Có nhiều thằng phòi hết ruột ra ngoài, mất cả hai chân ,
mất cả chim mà chúng nó vẫn cứu được. Các ông xem phim thì thấy cứ thằng nào nói ngày xưa
tham chiến ở VN là đã doạ được ối người. Sau mậu thân 68 thì Mỹ bắt đầu rút quân và lính Mỹ
không dám bén mảng ra ngaòi nữa, đến năm 1971 rút gần hết. Năm 1973 thì rút hết.
Trở lại vấn đề chiến tranh với Tầu: Chỉ có một đường duy nhất có thể tiến được xuống Hà Nội là
đường Lạng Sơn. Hoặc là từ Cao Bằng đi theo đường Đông Khê rồi cũng ra Lạng Sơn chứ còn
theo đường Cao Bằng >Bắc cạn thì không thể đi được vì đến cầu Thài Hồ Xìn thì đã bị phá rồi.
Mà núi non ở đó thì khỏi cần súng ống, cứ ở trên núi lấy đá mà ném thì xe tăng cũng thủng chứ
chưa nói đến mấy thằng Tầu chân đất. Đường Lào cai và Hà giang cúng không thể về được vì
quá dài và cũng hiểm trở. Vậy phòng liệu có về HN bằng con đường Lạng Sơn có khả thi không?
Tôi cho là không vì:
+ Quân đoàn chủ lực vẫn còn nằm ở hướng này.
+ Đường hiểm trở và cũng độc đạo( không phải to như bây gờ mà cũng không phải là đường bây
giờ, ngày xưa đi trong Đồng Mỏ ). Nếu đánh ít quân và ít chiến xa thì không đủ sức để xuyên
thủng các trận địa phong ngự dọc hai bên đường còn nếu phải dồn nhiêu quân và dồn chiến xa
sẽ bị chiến thuật phục kích chặn đầu khoá đuôi thời đánh Mỹ giết chết.
+ Nếu giả sử nó chọc thủng được phòng tuyến của mình ở Đồng Mỏ , tiến vào sâu hơn thì chúng
lấy gì để bắn, lấy gì để ăn. Hết lương thảo chắc cũng thự tan vì dân trên đó đói khổ làm gì có
lương thảo để mà cướp.
+ Xét về trình độ tác chiến thì hầu hết những người tham gia chống Mỹ vẫn còn ở tại địa
phương, kinh nghiệm đầy mình. Chỉ cần trang bị súng là tập hợp chiến đấu ngay được. Thậm chí
còn điêu luyện hơn lính chính quy. Mà hồi đó làng xã nào chẳng có lính chiến trước 75 giải ngũ.
Còn đạn dược thì hồi đó ta ở miền Bắc ta không thiếu.
Tôi có gặp nhiều người tham gia chiến đấu chống Tầu hiện vẫn còn làm lãnh đạo của các Tỉnh ,
Huyện của Lào, Hà, Cao, Lạng , Quảng các ông ấy kể lại là đánh giết Tầu thì dễ nhưng vì nó
đông hơn gấp nhiều lần bắn không xuể. Nòng súng đỏ là chuyện bình thường.
Ngoài ra lúc đó nhiều nước lên tiếng phản đối nên nó cũng phải run tay chứ.
Nhưng xét cho cùng là nó biết không thể thắng được nên rút lui trong danh dự. Nếu nó thắng
được mình thì tôi gì nó không vào HN bê cái tháp rùa về khoe.

Đại ca hungdung75az nói quá đúng! Trước đây đệ cũng có đọc được tài liệu nào đó nói đại khái
như vậy. Thằng Tàu hồi đó chiến thuật rất dốt. Trong khi đó ta vừa bước ra khỏi cuộc kháng
chiến chống Mỹ nên còn rất nhiều kinh nghiệm chiến đấu. Mà dân ta được cái đánh nhau giỏi,
chịu khổ lại quen rồi nên chiến tranh chỉ là chuyện nhỏ. Đệ còn nhớ trong một bộ phim tài liệu
của Đức nói về chiến tranh Việt Nam khẳng định người Mỹ ko thể nào chiến thắng được ở chiến
tranh Việt Nam. Trong đó dẫn chứng, 1 lính du kích VC, với 2 nắm cơm - 1 khẩu AK, 1 khẩu B40
có thể quấy rối cả một trại quân Mỹ trong 3 ngày (chủ yếu là làm cho nó sợ, mất ăn mất ngủ). 1
sư đoàn được báo cáo là gần như bị tiêu diệt nhưng 6 tháng sau lại thấy xuất hiện ( được trang
bị thô sơ hơn) và chiến đấu dũng mãnh. Đấy các huynh thấy đấy, thế thì có bố quân đội nào trên
thế giới chịu được quân nhà mình cơ chứ. Chiến đấu du kích lại là bản chất chiến đấu vốn có
của dân tộc ta rồi. Bọn Khửa dù có tiến được sâu nữa thì cũng chịu được mấy hồi. Giầu như
thằng Mẽo còn chịu ko nổi nữa là bọn Khửa mới bước ra khỏi Cách mạng văn hoá (cái này thì
khỏ nói về sự ngu ) Ko rút sớm trong danh dự mới là lạ.
Viva Việt Nam.

Bác lại coi thường đối thủ quá rồi . Đành rằng lính Mĩ phụ thuộc nhiều vào khí tài quân sự nhưng
chúng nó đánh nhau cũng không vừa đâu xem chiến tranh thế giới thì biết. Thằng Tàu cũng vậy.
Phải cảnh giác kẻo lại như IRAQ thì trắng mắt ra ! Mà trên diễn đàn không thiếu người hiểu biết
Allrights reseved by Rosea
HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
sâu sắc về quân sự . Thậm chí có một vài đồng chí đã từng bị Tàu nện pháo tơi bời vào những
năm 1988 ở Vị Xuyên đấy.

Ờ, Tàu không chủ trương dùng KQ trong không phận Việt nam vì nó tuyên bố là "chiến tranh hạn
chế". Nhưng vi phạm không phận Việt nam để khiêu khích thì đài báo ngày đấy nói là cả năm
phải hàng trăm vụ.

Tôi nhớ một cái rơi ở Bắc Giang, còn chiếc ở Nam định theo Jet_Ace thì không biết.

Năm 81, 82 đi xem triển lãm Giảng Võ có thấy xác chiếc máy bay rỗ như tổ ong ở đó, có biển ghi
là máy bay Trung quốc bị bắn rơi.

Cuộc chiến tranh với Trung Cộng hoàn toàn có thể tránh được, nếu ngoại giao lúc đó khôn khéo
hơn. Nó là nước lớn, vừa giúp mình đánh Mỹ xong, thằng CPC là thằng em ruột nó và là một đất
nước có chủ quyền. Tất nhiên chính quyền nó có tội ác chống lại loài người nhưng nếu lức đó
mình không đánh vội mà củng cố , trang bị cho Hun-xen thậm chí bí mật đem quân sang trong
trang phục của quân Hun-xen để thành lập một chính phủ đối lập với Khơ me đỏ rồi từ đó thông
qua con đường ngoại giao vận động hành lang lấy danh nghĩa là phù Hun diệt Khơ. Khi danh đã
chính, ngôn đã thuận thì chắc chắn rằng sẽ có nhiều nước ủng hộ mà Nga, Mỹ, Thái Lan, Nhật
Bản, Đức, Anh Pháp sẽ ủng hộ đầu tiên.
Nhưng lúc đó mình quá hung hăng, bất chấp luật pháp quốc tế mình chiếm CPC trong vòng một
tuần. Mình nghĩ mình thắng Mỹ mình qua mạnh rồi , ai cũng sợ=> chủ quan khinh địch. Năm
1978-1979 mình mất rất nhiều đất với Khơ. Mãi sau mới rút kinh nghiệm, CPC định dùng 25 sư
đoàn làm một phát đến tận SG. Nhưng mình đã chuẩn bị kịp và làm thịt hết rồi trên đà tiến thẳng
sang Phnômpênh. Nếu xe tăng và máy bay mất phanh thì chắc là đã sang dạo trên đường phố
Băng cốc rồi chứ không phải vào sâu 2,5Km như báo chí đã đưa.
Bản thân khi đang đánh CPC, mình được Ấn cung cấp các thông tin tình báo là Khựa đang tập
trung quân rất đông dọc biên giới V-T và nhận định sẽ đánh mình mình còn không tin. Nhận định
là nó không dám đánh. Sự thật thì........... Cũng may là bà con dân tộc và các chiến sỹ biên
phòng, dân quân chiến đấu tuyệt vời với một lòng tin tuyệt đối với tổ quốc. Mình lùi thì tổ quốc lùi
vào đâu. Nhiều chiến sỹ không chuyên, nhiều dân quân, nhiều già trẻ trai gái đã chiến đấu đến
mẩu lê, báng súng của mình và gục ngã trên chiến hào. Họ đã tô thắm cho mảnh đất và lá cờ
của Việt Nam. Nhưng mỗi lần đi công tác lên đó thăm lại người ta tôi vẫn thấy người ta vẫn
nghèo như ngày nào. Nhà vẫn là nhà tre, vách thủng lung tung, cơm không đủ no, áo không đủ
ấm. Liếc sang trụ sở chính quyền mà chạnh lòng. Ngồi ăn một bữa cơm thịt thú rừng mà cảm
thấy mình có tội, vì một bữa ăn của mình có thể nuôi được một gia đình họ trong một năm.
Nhưng biết làm sao được khi mình cũng chỉ là hạt cát trong cái 84 triệu người này thôi.
Trở lại câu vận mệnh của đất nước. Tôi thấy có ai đó quá mơ hồ về vị trí của một quốc gia. Ví dụ
nhé, vào bàn nhậu mà trong túi chẳng có lấy một xu thì anh bạn mình mời mình vẫn thấy thiếu tự
tin chắc là trong bữa nhậu chỉ lo nghĩ rằng không biết thằng bạn mình nó có đủ tiền trả hay
không. Bất kỳ quốc gia nào cũng phải phát triển song song kinh tế với quốc phòng. Nếu chỉ một
thì coii như không phát triển gì. Nếu anh không mạnh về quân sự (tuy chỉ đủ để phòng thủ thôi)
thì trong tiếng nói quốc tế giao bang anh chẳng có ý nghĩa gì cả. Ví dụ: Nhật bản, Nam Hàn, kinh
tế tăng trưởng thần kỳ nhưng quốc phòng thì lẹt đẹt nên hậu quả bây giờ người ta cho Nhật và
Nam hàn đang chạy đua vũ trang, gây bất ổn khu vực( do mua quá nhiều vũ khí mới trong lúc
này), nếu quan tâm từ trước thì đâu phải khổ sở trong việc bố trí cho các mối đe doạ như vậy.
Việt nam chúng ta cung vậy thôi, trong hoàn cảnh nhiễu nhương, chân lý đang thuộc về( và sẽ
mãi mãi) kẻ mạnh thì học mọt it miếng võ phòng thân là việc phải làm. Không có võ có ngày mất
mạng,, mà mất ngay tại nhà mình cơ.
Chúng ta phải mạnh cả về quân sự và kinh tế thì mới có vị trí trên bản đồ hợp tác được. Và theo
tôi giải pháp để đòi đất, đòi biển, đòi đảo là:
+Cải cách sâu rộng và triệt để hơn nữa các cơ quan công quyền
+Đẩy mạnh và quy hoạch lại các phương án trong chiến lược( không phải chiến thuật nhé)
chống tham nhũng
Allrights reseved by Rosea
HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
+ Tiến hành hoà giải dân tộc, để đưa những con người có tâm có tài về phụng sự tổ quốc
+ Bầu chọn một tổng công trình sư xứng xứng đáng như Hồ Chủ Tịch để thu hút nhân tài trong
thiên hạ
+ Mở rộng giao bang, đa dạng hoá các mối quan hệ để giảm dần sự chi phối và phụ thuộc của
Trung Quốc.Thực ra quan hệ này lợi ích vẫn chưa rõ ràng vì xét về quân sự Khựa luôn luôn kiềm
chế ta, lấn chiếm dất đai. Xét về kinh tế mình xuất sang nó 3 tỷ thì nó xuất sang mình 5 tỷ, mà
hàng của nó đâu phải là máy móc tân tiến hay công nghệ mới gì đâu. CHủ yếu là gà vịt, ốc biêu
vàng, dây chuyền sản xuất đường mía, ( Xe máy, quần áo, dầy dép, và các mặt hàng tiêu dùng
khác)
+ Cải cách hệ thống ngân hàng và đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp kinh doanh không
thuộc lĩnh vực quốc phòng an ninh
+ Quan tâm xây dựng kinh tế miền núi, hải đảo, vùng sâu vùng xa
+Tổ chức thi tuyển công chức công khai minh bạch hàng năm
Có như vậy chúng ta mới phát triển kinh tế 10 đến 14% năm và bền vững được. Lúc đó kinh tế
của ta sẽ vượt TQ( GDP/đầu người) và hơn hẳn TQ về mọi chỉ số phát triển. Đến khi mình sánh
vai với Nhật, Hàn liệu TQ có trả Hoàng Sa không? Trả Hữu Nghị Quan không? Ví như Nhật đòi
Nga quần đảo Curin, không phải trả 2 đảo mà trả 4 đảo thì mới nói đến chuyện bình thường và
đầu tư nhé. Xem họ mà cảm thương nước mình.
Thôi đi làm đây, có thời gian sẽ port tiếp

Cu em xem phim nào nói thế đấy ?


Thứ nhất: du kích thì không gọi là lính, và lính thì không gọi là du kích. Do đó không tồn tại cái
gọi là "lính du kích"
Thứ hai, khi bắn B40 tạo ra một quầng lửa rộng, đốt cháy cỏ sau lưng, nhìn từ xa hàng trăm mét
vẫn thấy. Thời gian một viên M79 nện vào mục tiêu đó dưới 2 sec. Tầm bắn hữu dụng của M79
xa hơn tầm của B40.
Thứ ba, khi lính Mỹ đã tập trung thành trại --> quân số tương đương đại đội trở lên , chắc chắn
sẽ có xạ thủ bắn tỉa để counter sniper của đối phương. Với xạ thủ bắn tỉa thì đối phương có quấy
rối bằng súng bắn tỉa cũng toi nữa là AK.
Tóm lại : 99% là xuyên tạc với dụng ý không tốt ( ví von VC như quân khủng bố Iraq ).

BTW: các bác ko nên tiếp tục chủ đề theo hướng tranh luận vô ích. Ai có hình post lên. Thế ạ.

Ông bạn nếu làm ở bộ Ngoại giao hay bộ tổng Tham Mưu thì tôi đành chịu thua. Nếu ông bạn
làm nơi khác thì nhờ người mượn cho 1 quyển 50 năm đối ngoại của Việt Nam. Trong đó có
phân tích tình hình điều kiện của đất nước, ngoại giao, quân sự, và cả những chuyện thâm cung
bí sử nữa. Nhưng tiếc rằng quyển đó ghi là lưu hành nội bộ và đóng chữ mật nên tôi không thể
làm gì hơn là đăng tải những gì còn nhớ được lên diễn đàn này.
Ông bạn tưởng là thằng Tầu tự dưng nó mang quân sang nó đánh mình ư? Tất cả các cuộc
chiến tranh đều phải tạo cớ cho dù đó là sự thật hay giả tạo. Phát xít Đức tấn công Balan cũng
phải lấy tù binh giả làm lính Balan rồi tấn công vào quân Đức để dựng kịch bản. Pháp tái chiếm
VN cũng phải mượn cớ tước vũ khí của Nhật. Mỹ đánh Irắc cũng phải tạo bằng chứng giả về vũ
khí giết người hàng loạt. Vậy nếu năm 1979 mình không đánh CPC thì TQ nó đánh mình vì lý do
gì? Những năm đó khi thằng Đặng lùn trở lại nắm quyền nó đang tiến hành cải cách kinh tế, bắt
tay với phương tây, dại gì mà nó chơi mình để các nước khác quay lưng với nó.
Còn nói về cấm vận thì mình đánh CPC là các nước phát triển nó quay sang cấm vận kinh tế
luôn chứ đâu phải đợi đến khi mình chiếm đóng. Mình mất cơ hội để nối lại quan hệ bình thường
với Mỹ( khi đó ông Cát tơ làm tổng thống mang quan điểm ôn hoà). Đang muốn tranh thủ mình
để tránh sự đổ bộ của TQ và Nga Xô bành trướng xuống phía nam. Đây sai lầm nghiêm trọng
nhất và là bài học đau xót nhất trong lịch sử ngaọi giao của dân tộc, đánh mất một hình ảnh VN
yêu chuộng hoà bình và tôn trọng luật pháp quốc tế. Liệt sỹ 7 năm ở CPC nhiều hơn 9 năm
kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược.
Còn bao nhiêu người nữa vẫn nằm trong lòng đất khách chưa tìm được. Kinh tế sau chiến tranh
kiệt quệ thì 16 năm sau hoà bình càng kiệt quệ hơn bởi cái nhìn lệch lạc về xã hội và về chính
Allrights reseved by Rosea
HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
mình. Sai lầm này đã được cố Tổng bí thư Nguyên Văn Linh nói trong đại hội VI của đảng rồi.
Nếu hồi đó vượt qua được tư tưởng anh hùng rơm, tư tưởng đam mê quyền lực của một số ít
người. Vì dân vì nước mà bớt đi tính kiêu căng tự mãn, gạt mọi hận thù để đi đến một quốc gia
đoàn kết, công bằng thì bây giờ thế hệ của tôi, của bạn đâu cần ra sức mà tưởng tượng thằng
Tầu nó nhòm ngó giang sơn, xã tắc Việt nam. Mà bây giờ có khi tôi hoặc bạn đang ở đâu đó bên
TQ với tư cách của một nhà đầu tư , ông chủ chứ không phải là một du học sinh , một cán bộ
ngoại giao sang giơ tấm bản đồ phân bua là đất của tôi.
Điều này không phải là tôi nghĩ ra mà là tư tưởng lớn của người sáng lập ra nhà nước VNDCCH,
các vua nhà Lý, Trần, Lê, Quang trung đã làm. Ai nợ máu nước mình nhiều như nước Pháp
nhưng Hồ chủ tịch đã gạt mọi hiềm khích bắt tay với Pháp và cho Pháp được đặc quyền xây
dựng kinh tế trên toàn cõi Việt Nam ( Cuộc thương lượng năm 1946) chỉ tiếc năm đó thằng toàn
quyền Đông dương nó ỉm đi và xuyên tạc về VNDCCH nên Đờ gôn đã bỏ qua một cơ hội tốt để
tránh đổ máu cho cả hai phía mà sau này ông đã viết trong hồi ký của ông.
Khi về Việt nam Hồ chủ tịch bắt tay với ai trước? Xin thưa đó là Mỹ và đồng minh Tưởng.
Khi dành được độc lập Hồ chủ tịch đã mời những ai vào chính phủ? Xin thưa là những người
không cùng tư tưởng nhưng cùng vì VN. Ngay cả những người đối nghịch với mình như Bảo Đại
cũng được mời làm cố vấn cho chính phủ.Lúc đó nhiều nhân sỹ , chí sỹ yêu nước đã rời nơi gấm
hoa về với đất mẹ mặc dù trong họ không có dòng máu cộng sản.
Xa hơn một chút là khi Quang Trung đánh tan quân Thanh cũng đã cho người đóng giả mình
sang TQ để đặt mối quan hệ giao bang, Lý Thường Kiệt đánh tan quân Tống cũng phải để cho
họ con đường thoát và giữ hoà khí hai nhà Tống Lý. Vua Trần Lê cũng vậy.
Vậy thời nay chúng ta thì sao? Chúng ta vẫn vì sỹ diện, vẫn vì những tư tưởng hẹp hòi, kỳ thị,
vẫn đam mê quyền lực một cách thái quá. Trên khắp Việt Nam này ai chẳng có người thân ngã
xuống cả 2 phía. Chiến tranh đã lùi xa , xin cũng đừng gời lên những nỗi đau mất mát. 44 triệu
đông bào miền bắc vui thì cũng có 40 triệu đồng bào Miền Nam đau khổ vì đã có người nằm
xuống ở bên kia bờ quan điểm. Tôi nó đây không phải là có tư tưởng không đấu tranh hay phản
động đâu nhé. Đây là những gì tôi biết được khi đi công tác, khi được ngồi ăn cơm với người ta.
Hồi đầu tôi cũng nghĩ đi theo Mỹ chết cũng chẳng oan, nhưng đến khi nghĩ lại nêu hồi đó nhỡ
VNCH lấp đuợc sông Bến Hải ( giả thiết thôi nhé) tiến ra bắc và họ cũng kỷ niệm rầm rộ ngày
thống nhất đất nước và trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng rầm rộ từ tiêu diệt bọn tay
sai Trung Cộng thì những người có người thân nằm xuống như tôi sẽ nghĩ gì?
Tôi nghĩ rằng khôn khéo trong ngoại giao, phát triển trong kinh tế, giỏi võ và nghĩa hiệp thì không
ai dám động đến Đất mẹ của chúng ta cả. Còn cứ lẹt đẹt, cứ hận thù thế này thì đất mẹ của
chúng ta ngày càng bị thu hẹp, thậm chí còn bị xoá tên trên bản đồ thế giới.
Mong rằng chúng ta đóng góp nhiều ý kiến hơn nữa để đưa đất mẹ đi lên và đòi lại được( thậm
chí chuộc lại) những gì chúng ta đã mất.

Bác nói thế nào ấy! em đâu bảo đấy là du kích. Đó là lính, nhưng chủ yếu chỉ có nhiệm vụ quấy
nhiễu, bắn xong là té. Mục đích ko phải để tiêu diệt địch mà chủ yếu chỉ là quấy rối nó mà thôi.
Còn lính bắn tỉa, thì lính Mỹ đâu phải nó đóng ở nơi chống trải, mà có thể chỉ là các bốt mà thôi,
bác cũng biết nước ta dọc miền trung toàn là rừng núi. Lính bắn tỉa nào mà có thể canh được tất
cả các hướng đây. Dù cho ngày đó nó có kính hồng ngoại (hơi xa xỉ thời đó) thì cũng có ngắm
được khi lính nàh mình núp ở sau cây, gò không vậy? Em chỉ nói thế thôi và em thấy thông tin ấy
chẳng có gì là xuyên tạc cả, tên phim thì em ko nhớ, vô cùng cáo lỗi ko thì em cũng đã đưa lên
rồi, em chỉ nhớ nó có chiếu hẳn hoi trên đài truyền hình VN. Chúc mọi người vui vẻ

Lúc đó tôi nghe nói không quân của ta máy bay hiện đại hơn thằng tàu ghẻ.
CÓ câu chuyên chiếc quần đùi của thằng tàu ghẻ Bac nào biết chưa?
Có hàng phở tàu rất ngon ở Tạ Hiện, hoá ra là trong nồi nước phở có cài quần đùi....

Đói thì đói cũng chơi, giàu mà để làm gì khi mà thỉnh thoảng mấy thằng Khửa lại cho tàu hải
quân ra chơi mấy tàu đánh cá của mình, làm ngư dân mình chết ( nói đến lại uất). Thằng Khửa
ấy chẳng bao giờ tha cho mình đâu, nếu có cơ hội thì nó chơi mình ngay. Em có đọc một tài liệu
( của ông ngoại - là đại tá về hưu) nói về nhận định của bộ chính trị ta trong suốt những năm từ
Allrights reseved by Rosea
HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
khi bon Khửu đánh ta cho đến khi mình bình thường hoá quan hệ với nó (năm 1991). Trong tài
liệu đó có nhấn mạnh rất rõ là bọn Khửa nói tóm lại là CNXH nhưng nặng hơn cả là chủ nghĩa bá
quyền. Nó mãi mãi vẫn là một nước bá quyền mà thôi. Nếu mình mà lơ là cảnh giác là nó sẵn
sàng nuốt mình ngay. ( Chưa chắc đã bằng quân sự nhưng thằng nay ma mãnh lắm). Mà thực tế
hiện nay, đối với nước mình thì bọn phản động chỉ diễn biến hoà bình, các nước ĐNÁ thì coi như
đã yên ổn, chỉ có thằng Khửa là đe doạ ta trực tiếp bằng QS. Quần đảo Trường Sa còn đó, nó
chả thèm nhỏ dãi ra ấy chứ. Hạm đội TBD của Nga lại rút đi rồi. May mà bi giờ mình còn vào
ASEAN nên đối thoại còn cân bằng chứ một mình mình mà ngồi đàm phán với nó trước đây thì
chỉ có nước chuẩn bị ten ten. Đúng là mình đang ngồi cạnh một tên cướp ngày ấy chứ. Nhưng
cũng may Đảng ta sáng suốt nên luôn đề phòng. hee

Hồi đó Thằng ĐẶNG bảo VN xua đuổi Hoa Kiều, chiếm CPC là Tiểu bá (LX là Đại bá) nên dạy
cho VN bài học.
Lúc đó nhiều Hao Kiều về Tàu lắm mà. Tôi cũng đã nghe chuyện của 1 bà ng Hoa ở Thái Bình
kể là có ng đến tận nhà vận động đi TQ mà.
Lê Đình Trinh bị mấy thằng lính tàu mặc giả côn đồ chém chết ở cửa khẩu LS.
Lúc đó ông nào mà mặt mũi giống tàu thì khó mà yên ổn lắm.

Tôi viết cũng khá đầy đủ về bài học của chúng ta rồi nhưng xin giải thích thêm:
+ Chúng ta nếu bằng đường lối ngoại giao khôn khéo đã tránh được cuộc chiến. Còn gây chiến
và quấy rối thì biên giới nước nào chẳng vậy? Thời nào chẳng vậy, bây giờ ai lên Cao Bằng xem
thác Bản Dốc xem, mình xây nhà trên đất mình , cách cột mốc hơn 1km mà nó vẫn sang nó đập
đó thôi. Trên biển máu của bà con và chiến sỹ mình vẫn đổ đó thôi.
+ Đất nước vừa thoát ra khỏi cuộc chiến tranh với 90% cơ sở hạ tầng bị phá, kinh tế hoàn toàn
phụ thuộc vào viện trợ. Các nước trên thế giới đang rất phấn khởi vì VN đã thoát ra khỏi cuộc
chiến tranh. Bản thân tổng thống Ford năm 1975 cũng đã vui mừng vì chiến tranh đã chấm dứt.
Nhiều nước đang bắt tay với Việt Nam và đây là cánh cửa rộng để ta đi ra với thế giới.
+ TQ là một nước lớn, khi lâm trận thì chẳng thể biết được bên nào thắng bên nào thua nhưng
thiệt hại về kinh tế là điều không phải bàn cãi. Năm 1975 đến 1985 dân ta không có cơm để ăn,
áo để mặc. Ai làm nông nghiệp thì kha hơn song ai là cán bộ công chức thời đó thì chắc không lạ
gì đi xếp hàng từ 2 giờ sáng để mua sắn, hạt bo bo, ngô, gạo mốc chứ? Trong khi đó hàng tỷ
USD được ném vào cuộc chiến.
Mọi người phản đối tôi nhưng tôi thấy rằng thời buổi này không có tiền thì đừng mơ mà mua cái
này cái nọ. Phải giầu đã, phải khôn ngoan, linh hoạt, biết tận dụng các cơ hội để giảm thiểu sự
đe doạ. Hành động vũ lực chỉ là biện pháp của kẻ võ biền. Dân ta có câu lạt mềm buộc chặt hay
lấy nhu thắng cương. Máy bay hiện đại là trên 30 triệu USD một chiếc, tầu chiến hiện đại hàng
trăm USD một chiếc, chiếc nào ngon lên đến hàng tỷ USD chưa kể đến chi phí bảo dưỡng , vận
hành. Ngân sách VN lấy đâu ra đầu tư nhiều như vậy? Nếu chạy đua vũ trang thì đất nước này
liệu có chịu đựng được không? Nếu để đủ duy trì lực lượng hiện tại và bảo dưỡng đình kỳ (
không kể mua vũ khí mới) VN cũng phải cần đến 2,5 tỷ USD rồi. Cái khoản này đã là quá sức
chứ chưa nói đến khoản khác đâu.
Xem phát triển kinh tế các ông cứ tưởng 8%/năm là oai a? Đứng thứ 2 thế thế giới là oai a?
Nước ngoài nó khen, nó đọng viên thôi. Xem cơ cấu xuất khẩu thì biết được chất lượng phát
triển. Vẫn là dầu thô ( theo bộ trưởng bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng thì hết dầu thô ngân sách
chờ vào đâu) 6tỷ USD, may mặc, giày dép, thuỷ sản , đồ gỗ , hàng điện tử. Vẫn là xuất nguyên
liệu thô và hàng nông sản. Khi nào VN xuất được hàng tỷ USD hàng hoá có hàm lượng chất xám
cao như phần mềm, hàng điện tử, đồ gia dụng, máy móc công nghệ cao thì hãy nghĩ đến chuyện
có nhiều tiền nhé.
Các ông cứ mơ hồ về sự phát triển của quân sự , kinh tế nhưng các ông biết là các vũ khí của
mình đều có độ an toàn cực thấp không? Phi công thì sợ khi lên máy bay. Thuỷ thủ thì hạm tầu,
bộ binh thì sợ đạn nổ khi nào chẳng biết và tất cả đã quá cũ. 3 con SU30 thì đem ra doạ được
ai? Mấy chục con Su 27 chắc chỉ đủ cho hệ thống phòng không hiện đại nó ăn gỏi trong vòng vài
phút. Kinh tế thì sao? Vẫn nghèo, tiền chủ yếu là tham nhũng mà có ( 1/3 quan chức được hỏi trả
lời đã từng và sẵn sàng nhân hối lộ http://vietnamnet.vn/chinhtri/2005/11/517669/ ). Đây là cuộc
Allrights reseved by Rosea
HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
phỏng vấn khoảng 6 ngàn người ở tất cả các ngành nghề. Ai vào miền tây quảng trị chưa nhỉ?
Bà con Paco, Vân kiều vẫn còn ở những căn nhà tranh dột nát từ 40 năm trước đó (đó là ven
đường, nhưng vào sâu hơn nữa chắc là tồi hơn) còn bên cạnh là những toà nhà đồ sộ của trụ sở
chính quyền. Lên vùng tây bắc, rồi các tỉnh biên giới tây nguyên, dọc các tỉnh miền trung, đông
nam bộ mà xem. Dân vẫn nghèo vẫn đói khổ như ngày nào, mua cho họ buồng chuối, con gà là
họ mừng cuống lên cảm ơn rối rít. Và thật xấu hổ khi chỉ mấy phút sau những cuộc vui tiền triệu,
những mùi chai rượu ngoại đắt tiền của mấy ông chính quyền , lãnh đạo công ty nhà nước và
chúng tôi át hết cả mùi sắn bung, mùi ngô nướng và mùi kham khổ của họ. Không hiểu sao chỗ
nọ chỉ cách chỗ kia vài mét . Thật buồn
Mọi người cứ nghĩ là mình mua sắm vũ khí mới mà thằng Tầu công nó không biết mua chắc?
Mình mua một nó mua một trăm, mình bắn nó một nó bắn 1000. Nói ra đây không phải là sợ nó
nhưng để thấy rằng mình vẫn thua kém nó về mọi mặt. Nên chúng ta phải dùng mưu để nói
chuyện với nó chứ không phải bắn pháo hay tên lửa sang đất nó.
Nên chúng ta đừng bao giờ hão huyền, đùng bao giờ để tình cảm chi phối những việc làm của
chúng ta. Nhìn sang Đài Loan, họ giầu như thế nhưng vẫn rất tiết kiệm. sang Việt Nam làm việc
cơm ăn có 9.000 đòng một bữa mà họ không dám ăn. Nhật bản , Hàn Quốc cũng vậy, cực kỳ tiết
kiệm và làm việc thì như một cái robót, không biết thời gian và mệt mỏi là gì. Họ giàu hơn cũng
đúng thôi. Mình nghèo cứ đỏ cho hoàn cảnh, đổ cho cơ chế đổ cho thiên nhiên khắc nghiệt, các
nước khác nó khó gấp vạn lần mình.
Theo quan điểm của tôi muốn đòi được Hoàng Sa, giữ được Hoàng Sa mỗi người chúng ta phải
tự vươn lên, vượt lên chính mình và hơn đối phương về mọi mặt( xin đùng nghĩ là Việt Nam có
hơn Mỹ mà vẫn chiến thắng Mỹ đấy nhé, Xét về chung cuộc VN vẫn hơn Mỹ về mọi mặt). Còn
không thì đến cái tháp rùa cũng chưa chắc đã giữ được.
Cái chính là nó luôn muốn chơi mình chứ đâu phải mình ko nhận ra là mình còn nhiều cái yếu.
Mình cũng muốn đối thoại lắm chứ, sau cải cách mình luôn muốn quan hệ ngoại giao với tất cả
các nước. Cái này đã được khẳng định trong " 6 đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN"
trong Đại hội Đảng 7 (1991). Hiện tại, nước mình có một địa vị nhất định trên TG về ngoại giao
nhưng các huynh thấy thằng Khửa nó có coi luật pháp Quốc tế ra gì ko? Như Đài Loan ko có Mỹ
bảo hộ nó chẳng cho toi luôn. Nó lại là nước lớn, nhiều nước có rất nhiều quyền lợi tai nó nên
các huynh có thấy nước nào phản ứng nếu nó gây hấn với một nước nhỏ như mình ko? Khi tàu
hải quân của nó bắn chìm tàu đánh cá của ta là chết 12 thuyền viên các huynh có thấy nước nào
phản đối nó trên mặt trận ngoại giao hay ko? hay chỉ là đưa tin như một tai nạn, xung đột mà
thôi. Nếu khi mà nó gây hấn ở TS, sau đó viện cớ tấn công mình (hạn chế như năm 79) thì sao?
các huynh lúc đó chắc nghĩ còn LX áp lực ngoại giao hay là một số nước nào khác đây? Nói tóm
lại là như ở trên đệ đã nói, mình đang ngồi cạnh một tên cướp, mà cướp thì bất chấp cần gì biết
đến luật pháp đây. Mặc dù bây giờ ta còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng vẫn luôn phải đề phòng.
Cũng tại ta ko hiểu sinh ra thế nào mà lại nằm cạnh ngay một nước lớn có chủ nghĩa bá quyền
như vậy. Viva Việt Nam

Đăng lại ở đây một bài tôi đã đăng ở box LSVH. Theo đó, bạn có thể tham khảo thêm một cuốn
sách nữa của nước ngoài về cuộc chiến.

Bài sau trích từ cuốn: Why Vietnam invaded Cambodia -


Political culture and the causes of war. Tác giả: Stephen J. Morris. Stanford University Press.

Gần hai thập kỉ trước khi là thuộc địa của Pháp, quan hệ giữa Cambot và Vietnam phụ thuộc rất
nhiều vào sự tranh gìành quyền lực giữa các thành viên trong gia đình hoàng gia. Quân đội các
nước Malays, Thai, Vietnam thường được thỉnh cầu cho việc tranh giành quyền lực đó. Đến đầu
thế kỉ thứ 18 thì chỉ còn hai nước mạnh là Thai và Vietnam có ảnh hưởng lớn tới chính trường
Cambot. Sự ảnh hưởng này khi thuộc Thai, khi thuộc Vietnam nhưng đa phần Vietnam có ảnh
hường lớn hơn. Đổi lại việc bảo hộ này là việc nhượng bộ lãnh thổ hay vật cống (có thể mang
tính tượng trưng). Trước sự ảnh hưởng của hai nước láng giềng, trong những năm đó cũng có
những cuộc nổi dậy của người Cambot, thường là chống lại quân của nước đang bảo hộ tại bản
Allrights reseved by Rosea
HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
địa và chưa một nhà lãnh đạo Cambot nào lại đối đầu cùng một lúc với hai nước trên cùng một
lúc. Ta sẽ hiểu thêm về chính quyền của Polpot sau này.

Pol Pot và một số sinh viên khác trở về Cambot vào năm 1953. Họ gia nhập mặt trận Issarak
thân Viet (giải phóng Khơ me) do Ngoc Minh Son lãnh đạo vào những ngày cuối của cuộc chiến
chống thực dân. Một điểm chú ý ở đây: sẽ lầm lẫn nếu đánh giá vai trò của Pháp trong việc hình
thành Khơ me đỏ, vì một số thành viên chủ yếu của Pol Pot, tiêu biểu là Nuon Chea và Ta Mok
chưa bao giờ đặt chân tới Pháp. Nhóm này đã leo nhanh lên các vị trí lãnh đạo của Đảng cách
mạng nhân dân Khơ me vào năm 1960. Đảng này được đổi tên thành Đảng lao động Cambot, rồi
Đảng cộng sản Cambot (KCP). Vào năm 1963 Pol Pot được bầu là Tổng bí thư. Cũng vào năm
đó, do sự đàn áp của cảnh sát của Sihanuk, hầu hết thành viên của Đảng phải bỏ thành phố về
các vùng rừng núi và tổ chức lại chống chính quyền Sihanuk.

Bàn một chút về chính sách của Quốc vương Sihanuk đối với Vietnam. Vào tháng 1 năm 1963
ông viết: Dù ông ta là Gia Long, Hồ Chí Minh hay Ngô Đình Diệm, không một người Vietnam nào
có thể ngủ ngon cho tới khi có thể xâm chiếm, bắt làm thuộc địa và tiêu diệt toàn bộ người
Cambot" (Cambodian News, Janủay 1963, p. 4) Tuy vậy, khác với Pol Pot, ông có một cách nhìn
khác: " Trong quan hệ của tôi với Vietnam, tôi luôn chấp nhận một quan điểm thực tế. Trời đã tạo
Vietnam là một nước láng giềng với gần 60 triệu dân ( vào năm 1960s) gấp gần 8 lần Cambot.
Đỏ hay xanh đều là láng giềng nguy hiểm cả." Quốc vương Sihanuk bị đảo chính bởi Lon Nol vào
tháng 3 năm 1970. Lon Nol theo đuổi chính sách quét sạch VC ra khỏi Cambot.

Quay lại với KCP, tại hội nghị Đảng vào tháng 9 năm 1971, ban lãnh đạo KCP nhận định rằng
Vietnam là kẻ thù nguy hiểm nhất của Cambot với cùng quyết định là trục xuất toàn bộ cán bộ và
quân đội Vietnam tại Cambot. Cần chú ý rằng khi quyết định này được đưa ra, lực lượng chính
phủ Lon Nol còn đông gấp nhiều lần quân Khơ me đỏ. Chính sách này bắt đầu được thực hiện
từ năm 1971 với nhiều vụ bắt cóc và thủ tiêu cán bộ Vietnam. Vào thời điểm này, quan hệ giữa
KCP và Đảng Cộng sản Vietnam bên ngoài vẫn còn tỏ ra tốt đẹp, qua các thư xin lỗi bắn nhầm...
Quan hệ ngày càng xấu đi và vào năm 1972 được chính thức hóa. Vào năm 1972, Khơ me đỏ có
khoảng gần 40,000 quân. Hiệp định Paris được kí kết, hầu hết các đoàn quân chủ yếu của
Vietnam được rút ra khỏi Cambot. Nhũng lực lượng còn lại luôn chịu sự quấy phá và ám sát thủ
tiêu của Khơ me đỏ. Quan điểm của Hanoi giai đoạn này cho quân đội tại Cambot như sau: "
Nếu Khơ me đỏ muốn xâm phạm chỗ đóng quân của ta thì chúng ta chỉ trả miếng vừa đủ để tự
vệ nhưng chúng ta ko được nổ súng trước. Chúng ta chỉ cần dọa quân anh em. Hạn chế tổn thất
một cách tối đa". Tại sao thì chúng ta có thể hiểu.
Ngay sau khi giành được quyền lực vào tháng 4 năm 1975, Khơ me đỏ thực hiện một cuộc thanh
trừng tàn bạo nhất trong lịch sử của các nước cộng sản. Tất cả các cư dân thành phố thị trấn
đều bị đẩy về nông thôn. Tất cả những người được cho la có quan hệ với chế độ trước đều bị xử
tử, cấm tôn giáo, tàn phá chùa chiền, buộc các vị sư phải làm nông dân... Bị ảnh hưởng nặng bởi
Mao, KCP tuyên bố sẽ làm cuộc Đại nhảy vọt, Đại Đại nhảy vọt qua chính sách tự cung, tự cấp.

Chính sách thù địch của Pol Pot đối với Vietnam vẫn được theo đuổi. Tuy nhiên, KCP cũng có
quan điểm tương tự đối với Thailand. Vào tháng 1 năm 1977, khoảng 200 lính Khơ me đỏ tấn
công 4 làng của Thai dọc biên giới giết hại 29 thường dân và một cảnh sát. Những cuộc tấn công
vượt biên này kéo dài tới tháng 4. Vào tháng 7, 300 lính Khơ me đỏ đụng độ với quân đội Thai.
Vào tháng 8, 200 lính vượt biên giới tấn công 3 làng của Thailand.. Vào tháng 11, Khơ me đỏ
đồng loạt tấn công 10 làng của Thai dọc biên giới. Quan điểm của chính phủ Thai là KCP ko
đứng đàng sau các cuộc tấn công. Nhưng vào 15 tháng 12, 200 lính Khơ me tấn công các làng
Thai dọc biên giới giết 16 dân thường. Chính phủ Thai ko phản đối với hi vọng xây dựng một ko
khí tốt đẹp. Tuy nhiên các cuộc tấn công của Khơ me đỏ kéo dài cho tới năm 1978 và tạm kết
thúc với sự can thiệp của TQ. Vào tháng 9 năm 1978, Ieng Sary tuyên bố cử đại sứ tới Bankok.

Allrights reseved by Rosea


HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Trở lại quan hệ với Vietnam. Vào thời điểm tháng 4 năm 1975, Khơ me đỏ có khoảng 230 tiểu
đoàn với quân số khoảng 60000 quân. Quân Bắc Việt ước tính 500000 quân. Tuy nhiên, vào đầu
tháng 5, Khơ me đỏ đã tấn công các đảo Vietnam trong vịnh Thailand. Mặc dù bị ngạc nhiên,
quân Vietnam đã đáp trả thích đáng. Vào cuối tháng 5, Vietnam đã chiếm lại được các đảo, bắt
khoảng 300 tù binh. Vào ngày 2 tháng 6 Pol Pot đón tiếp Nguyễn Văn Linh và thông báo rằng đó
là do sự hiểu lầm về địa lý. Biểu hiện thù địch đối với Vietnam tạm lắng.

2 năm sau, Khơ me đỏ đã chủ ý chọn ngày kỉ niệm giải phóng miền Nam để tấn công hai tỉnh An
giang và Châu đốc., đốt nhà và giết hại hàng trăm người. Hanoi bị sốc bởi cuộc tấn công.

Trong vòng tháng 4 và tháng 5, Khơ me đỏ đã thực hiện các vụ tấn công có hệ thống vào các
làng biên giới của Vietnam. Khoảng hai quân đoàn được tập trung tại biên giới gần Tây Ninh và
cuối tháng 5, lực lượng này đã mở một cuộc tấn công lớn vào lãnh thổ Vietnam. Tuy nhiên,
Vietnam vẫn gửi lời chúc mừng tới Pol Pot vào ngày 27 tháng 9 năm 1977 nhân kỉ niệm KCP.

Một kí giả người Hungary, Kandor Dura đã được mời tới thực địa để chứng kiến tội ác Khơ me
đỏ đối với Vietnam. Nhiều cuộc gặp tại địa phương được bố trí. Nhiều lãnh đạo vùng đã phát
biểu: Có một thế lực lớn đang đứng đằng sau và đang làm phức tạp thêm tình hình. Nhiều vị còn
chỉ đích danh TQ. Tuy nhiên đột ngột toàn bộ tài liệu của phóng viên này bị tịch thu và chỉ được
trao trả vào cuối năm 1977.

Cho tới tháng 9. Hanoi vẫn hi vọng có thể tránh được một cuộc chiến tranh toàn diện. Vào tháng
12, chiến sự biên giới căng thẳng thêm. Hanoi bắt đầu dùng máy bay, pháo và khoảng 20000
quân tấn công đe dọa vào Svay Rieng, chỉ cách HCMC khoảng 55 dặm. Hanoi hi vọng với đòn
này có thể kéo Khơ me đỏ vào vòng đàm phán, nhưng chỉ làm tăng tính thù địch của KCP. Vào
ngày 31 tháng 12 năm 1977, Cambot tuyên bố mối quan hệ với Vietnam tạm thời xấu trầm trọng
với những lực lượng xâm lược Vietnam. Vào đầu tháng 1 năm 1978 Vietnam rút quân khỏi
Cambot. Hanoi thông báo với phóng viên mục đích của cuộc phản công là làm dịu tính hung hãn
của Khơ me đỏ. Nhưng điều đó hoàn toàn ko có tác dụng. Vào năm 1977, quân đội Cambot có
khoảng 77000 quân. Bộ máy tuyên truyền của KCP tuyên bố: Vietnam là một nước lớn với 50
triệu dân và làm thế nào để Cambot, một nước với dân số chỉ có 8 triệu chiến thắng Vietnam.
Chúng ta thắng họ đơn giản bởi chúng ta phải thắng họ. Theo con số, mỗi người chúng ta phải
giết 30 người Vietnam. Theo con số này, một lính Cambot bằng 30 lính Vietnam. Nếu chúng ta
có quân số là 2 triệu thì sẽ tương ứng là 60 triệu người Vietnam. Chúng ta ko cần 8 triệu người,
chúng ta chỉ cần 2 triệu quân để nghiền nát 50 triệu người Vietnam và chúng ta vẫn còn 6 triệu
người còn lại."
Vào cuối tháng 5 năm 1978, đụng độ tiếp tục xảy ra trên biên giới giữa hai bên.
............
............
Vào ngay 25 tháng 12 năm 1978, Vietnam quyết định tấn công toàn diện Cambot với 3 quân
đoàn khoảng 150000 quân. Họ giành quyền kiểm soát Phnom Penh vào 7 tháng 1 năm 1979.
Ban lãnh đạo Khơ me đỏ bị tiêu diệt gần nửa chạy tới vùng bắc của đất nước. Ban đầu họ định
tấn công trực diện với quân Vietnam nhưng do thiệt hại quá nặng, Khơ me đỏ chuyển sang chiến
tranh du kích.

Quyết định quân sự của Vietnam chống lại việc xâm phạm lãnh thổ và tấn công cư dân bởi quân
Khơ me đỏ là hoàn toàn có thể hiểu được. Tất nhiên, VN đã có trách nhiệm trong việc tạo tính
thù địch trong dân Cambot đối với họ trong việc cố giành quyền kiểm soát phong trào cộng sản
Cambot trong các thập kỉ cách mạng và chiến tranh. Nhưng VN đã dừng can thiệp trực tiếp ngay
sau năm 1975. Trên thực tế, cho tới năm 1978, lãnh đạo VN đã đáp trả các vụ tấn công của
Cambot một cách tự vệ cả về mặt quân sự cũng như chính trị. Quyết định này biểu hiện cam kết
tự vệ của VN và sự khôn ngoan của họ ko muốn làm mất mặt TQ.

Allrights reseved by Rosea


HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Cuộc chiến năm ´79 là một loạt các sự mâu thuẫn, đối nghịch. Một nước nhỏ hơn với lực lượng
quân sự yếu hơn "dám" tấn công xâm chiếm một nước tương đối lớn hơn. Đồng minh chủ yếu
của Cambot, TQ cũng yếu hơn về mặt quân sự với đồng minh chủ yếu của VN , Liên Xô. Trong
lịch sử, dân Cambot thường coi dân VN là những kẻ xâm lược, mặc dù, Thailand mới chính là
nước có nhiều cuộc tấn công chiếm đất nhất đối với dân Cambot nhưng có lẽ khác biệt chủ yếu
về tín ngưỡng cũng là một lí do. Các vua Việt muốn áp đặt đạo Phật VN thuộc dòng Mahayana (
giống ở TQ), lên dòng Theravada ở Cambot. Đó chính là lí giải tại sao dân Cambot hận dân VN
nhiều hơn dân Thai cho đến tận ngày nay.

Cuộc chiến nào cũng có mặt lợi và mặt hại. Đối với VN , đó là sự chấm dứt và loại bỏ được một
chính phủ thù địch, luôn tìm cách gây hấn, xâm chiếm.... giúp nhân dân Cambot thoát được một
chế độ diệt chủng tàn bạo. Nhưng VN cũng đã phải trả một cái giá ko nhỏ. Rất nhiều chiến sĩ
quân đội VN đã ngã xuống trên mảnh đất quê người. VN đã "sa lầy" vào Cambot gần 10 năm
trời. Cuộc chiến giành độc lập, thống nhất đất nước đã bị cuộc chiến Cambot làm tổn hại nhiều.
Ngoài Liên Xô, Vietnam đã gần như bị cô lập hoàn toàn với thế giới. Tất nhiên, đó cũng do tác
động của Mỹ, nước bại trận đã tìm cách hạ thấp vị thế, gây khó dễ cho VN. Chi phí duy trì quân
đội tại nước ngoài là ko nhỏ, chưa kể cuộc chiến biên giới với TQ năm 1979, lẻ tẻ đến 1985 đã
dẫn đến hệ lụy là ta phải duy trì một lượng quân lớn tại các tỉnh phía Bắc để phòng tránh một
cuộc tấn công tương tự.

Cuộc chiến với Cambot sẽ thật "hoàn hảo", nếu ngay sau cuộc chiến từ hai đến ba năm, VN trao
trả quyền lực quản trị Cambot cho Liên hiệp quốc. Giả thiết rằng tình cảnh lúc đó các nước
phương Tây đồng loạt bao vây cấm vận Việt Nam, ủng hộ Khơme đỏ. Thailand mở cửa nuôi
dưỡng Khơme đỏ tại vùng giáp ranh biên giới. Cộng vào đó là sự ủng hộ ra mặt bằng quân sự
của TQ. Vậy nếu rút ngay mà không có chắc thì Vietnam sẽ bị hở sườn. Chính phủ mới sẽ không
chịu nổi đòn tấn công đầu tiên của Khơme đỏ. Và với đà thắng đó, lịch sử sẽ lập lại.

Hình như ngày đó ở LHQ và các nước phương Tây, khái niệm nhân quyền, tội ác chống lại loài
người, tội ác diệt chủng bị "mờ" đi. Vietnam bị bao vây, cấm vận chỉ vì mỗi cái tội là "dám" thắng
Mỹ.

Đệ cũng đồgn ý là việc ta đem quân sang CPC là hoàn toàn đúng đắn nhưng chỉ có điều là
chúng ta phải duy trì quân ở CPC quá lâu. Tuy nhiên, thực tế vẫn khẳng định sự đúng đắn của ta
trong quyết định đưa quân vào CPC.

Tướng mà không thích đánh nhau mới là lạ, đấy là ông tướng mù. Ông tướng chỉ không thích ra
trận thôi còn ở nhà mà nướng quân và lên sao thì ai chẳng thích. Ông biết lính khổ như thế nào
khi tham chiến không? Dân khổ thế nào khi nhường nốt miếng sắn cho lính không? Nếu người
dân VN không vì cái tổ quốc này thì chắc bây giờ là một tỉnh hay một bang của người khác rồi,
còn đâu có những lá cờ đỏ sao vàng như ngày hôm nay. Dữ nước đâu phải chỉ mua sắm vũ khí,
đâu chỉ là ra đòn tiêu diệt đối thủ là yên thân. Giết thằng này có thằng khác có độ thích nghi cao
hơn, tàn bạo hơn. Giữ được nước hay không là phụ thuộc vào dân chứ không phải là mấy cái
máy bay tầu bò đó. Khi mà một người dân là một người lính thì cả thế giới này cộng lại cũng
không dám đụng đến một cái cây ngọn cỏ của Việt Nam. Các ông cứ để dân nghèo mãi xem, rồi
không những Tầu cộng mà còn nhiều thằng khác nó xâu xé cái đất nước này đấy. Chỉ mỗi mấy
cái bản ở Tây Nguyên thôi mà hàng sư đoàn đã phải giam chân ở đó rồi, chưa kể đến công an,
lực lượng đặc biệt suốt ngày đêm ăn chực nằm chờ ở dọc biên giới. Nếu ở miền bắc giáp biên
giới cũng vậy xem sao? Vũ khí gì để giữ người giữ đất đây?
Còn năm 1946 ( có lẽ không liên quan đến đến chủ đề này nhưng cũng xin được nói luôn) không
có ngoại giao khôn khéo( hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 và tạm ước Việt Pháp 14/9/1946) thì 20
vạn quân Tưởng + Lũ mắt xanh mũi lõ nó làm gỏi cả CP VNDCCH rồi, sự hết lòng vì dân ( chia
lại ruộng đất giảm tô 25% , ra sắc lệnh bãi bỏ thuế thân và nhiều thuế vô lý khác, sắc lệnh bình
dân học vụ 8/9/1945) đã giúp cho dân tộc VN có được ngày 7/5 đó? Phương án phải đánh nhau

Allrights reseved by Rosea


HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
là phương án được Hồ chủ xếp vào hàng thứ yếu, bắt buộc mà thể hiện rõ nhất trong lời kêu gọi
toàn quốc kháng chiến" chúng ta càng nhân nhượng giặc pháp càng lấn tới" nên bắt buộc chúng
ta phải đánh.
Trở lại năm 1979 chúng ta đã làm hết về mặt ngoại giao chưa? Xin thưa là chưa, chúng ta vẫn ỷ
thế mạnh ( lúc đó mọi người đều cho là VN mạnh thứ 4 thế giới về quân sự) mà phớt lờ các cảnh
báo của Ấn Độ, của Pháp , Liên Xô. Lúc đó các chuyên gia ngoại giao khuyên ta nên tranh thủ
Liên hiệp quốc, nuôi Hun xen đủ mạnh để thành lập chính phủ trước sau đó dưới ngọn cờ diệt
Khơ phù Hun để danh chính ngôn thuận vào CPC. Lúc đó sẽ không phải bị cấm vận về mọi mặt
mà lại tạo được 1 hình ảnh Việt Nam nghĩa hiệp.
Thật buồn cười khi phản đối Mỹ xâm lược Irắc ( Hút xen cũng phạm tội ác chống lại loài ngườ và
sau khi lật đổ Hút xen mới dựng CP bù nhìn lên, vì trong nước chưa có chính phủ đối lập) mà lại
cho mình đánh CPC theo cách như vậy là đúng ( giống hệt kịnh bản của Mỹ - đánh xong mới
dựng Hunxen lên- khác là Mỹ đánh còn kéo thêm chư hầu còn mình thì chẳng kéo ai, mặc dù
kinh tế còn cực nghèo). Như vậy là bản chất không thể biện minh cho hành động( mặc dù Khơ là
thằng diệt chủng, và uy hiếp trực tiếp đến an ninh quốc gia). Dù bất kỳ lý do gì chăng nữa khi
đem quân vào một nước có chủ quyền, có chính phủ hợp pháp mà không được LHQ chấp thuận
thì việc đó là sai.
Nhiều thằng sẽ lợi dụng cái sai đấy để đe doạ ( có cớ mà) mình. Bản thân thằng Tầu trong thời
kỳ đó chỉ muốn gây sự thôi chứ chưa có ý định đánh. Cái sai lầm của người đứng đầu có thể giết
chết cả một dân tộc là ở chỗ đó. Tôi rất mong có nhiều Hồ Chủ Tịch trên đất nước này.

Tôi chả biết Hun Sen hay Heng Samrin là ai. Chỉ biết là lính Pol Pot nó vào An Giang, Tây Ninh
cắt cổ mổ bụng mấy nghìn đồng bào thôi ! Chỉ cần thế là đủ để đi đánh đám diệt chủng đấy rồi.

Có nói. Tình báo Ấn Độ nó cung cấp tin này chứ không phải là Nga so. Sự tập trung quân nhiều
chỉ khi mình bắt đầu đánh CPC còn trước đó chỉ đủ đẻ quấy nhiễu thôi, từ khi mình đánh CPC
đến khi nó đánh mình là 1 tháng rưỡi. Tin này được Ấn Độ cung cấp trước khi nó đánh mình 1
tháng nhưng các vị vẫn cho rằng nó không giám đánh.Sự chuẩn bị gấp gáp biểu hiện trong việc
chuẩn bị sơ sài về phương án tác chiến và đảm bảo hậu cần. Phương tiện chiến tranh nên nó
mới gặp nhiều khó khăn và tổn thất nhiều như vậy. Nếu nó chuẩn bị ký hơn và nghiên cứu mình
kỹ hơn thì chắc chắn nó sẽ tiến được sâu hơn cho đến khi chạm trán với quân chủ lực. Mục tiêu
của nó chắc xuống đến HN chứ không phải chỉ dừng ở Lạng sơn và Cao Bằng đâu.

Theo em đc biết thì ,trong giai đoạn và thời điểm lúc đó việc tấn công tiêu diệt "hoàn toàn" Khơ
me đỏ là "hợp lý" .Bởi lúc đó khả năng ta luôi dưỡng tương lai cho Hunxen là rất mờ mịt,Khơme
đỏ đã mạnh động 1 cách cực đoan ,...hằn thù dân tộc trong chúng về người VN là rất lớn..(lại
đưọc TÀU đỡ đầu cho những hành động đó, có thể là có cam kết của TÀU),hơn thế Khơme đỏ
cũng ko nghĩ đc rằng : sự chịu đựng... mất mát...hi sinh.. của dân tộc VN qua 2 cuộc chiến tranh
đã là quá đủ cho đến ngày toàn thắng 1975,sự chịu đựng đó ko cho phép để có bất kỳ 1 hành
động tàn sát nào nữa tiếp diễn với ngưòi dân VN , sau 1975.Khơme đỏ đã đi qua xa giới hạn
chịu đựng của người VN,Khơme đỏ cũng không thể hình dung đc hành động đó có thể kết liễu
chế độ của chúng một cách nhanh chóng như vây.Khơme đỏ đã giết hại rất nhiều KIỀU BÀO ta
tại CPC,tàn sát dã man những xã vùng biên ,đưòng lối đối ngoại lúc đó của CPC với VN ta là ko
thể chấp nhận đc, sự xúc phạm danh dự tới 1 dân tộc đã phải chiến đấu để bảo vệ truyền thống
bản sắc của mình suôt 1000 năm .

cho cac bác đọc"...Uỷ ban trung ương đảng CS VN tỏ ra kiên quyết khi họp bí mật ở HN để quyết
định điều cần làm đối với vấn đề CPC,sau khi đã rõ ràng rằng những đề nghị ngừng bắn của họ
bị bác bỏ 5/12/1978.vì nhóm Ponpot đã ngăn cản mọi cố gắng đi đến 1 giải pháp hoà bình ,và
như vậy 1 cuộc xâm chiếm quân sự đã trở thành 1khả năng.Nhưng UỶBAN TW ĐẢNG vẫn chọn
con dưòng đúng đằng sau các lực lượng chống Ponpot bên trong ĐCS CPC và ủng hộ họ với lục
luợng quân sự VN nếu tỏ ra là cần thiết...................SỰ CHỊU ĐỰNG LÀ QUÁ GIỚI HẠN,cuối
cung giáng sinh năm 1978 ,mười hai sư đoàn VN khoảng 120000 quân ,với xe tăng và xe bọc
thép đổ qua biên giới tràn vào CPC với 1 tốc độ làm kinh ngạc những người quan sát.Cuộc tấn
Allrights reseved by Rosea
HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
công đã đc đích thân tham mưu trưởng quân đội VN tướng VĂN TIẾN DŨNG chỉ huy.Tướng
Dũng là người phụ trách quân giải phong NAM VN trong cuộc tiến công cuối cũng năm 1975
.Các lực lưong Khơme đỏ đã phạm phải 1 số sai lầm cổ điển .Trả lời lại 1 số thăm dò bước đầu
của VN ,Ponpot tập trung hơn nửa tất cả lực lượng cảu mình để đối phó với cuộc tấn công của
quân VN ở "Mỏ vẹt" hoặc vung"Lưỡi câu".Lúc đó tướng Dỵ NG tấn công xuyên sườn từ PLAYCU
và TÂY NINH.............."

Em đc biết quyết định đánh Khơme ,ko phải là quyết định đơn độc phớt lờ cảnh báo của
ÂĐ,LX,...như bác nói,quyết định đó đã đc cân nhắc trong 1 khoảng thời gian khá dài,và với sự
nhất chí ủng hộ của khối XHCN ...

Ừ, đồng ý!
hungdung75az hùng dũng quá nhỉ. Cậu quên mất là tướng của ta đa số là nông dân đi lính, lâu
và có công, đủ trình thì lên tướng. Oánh nhau thì đi ra mặt trận chứ không nằm nhà!

Theo "Biên niên sử ngành quân khí VN", từ tháng 8/1977 Cục Vũ khí đã có lệnh triển khai sản
xuất mìn, lựu đạn và chuyển trạng thái chiến đấu các kho vùng Tây Nguyên và Nam Bộ "để đối
phó với tình hình phức tạp ở biên giới Tây - Nam".
Nhịn nó 2 năm trời mới đánh đấy, các anh hùng võ mồm ạ! Hàng vạn đồng bào và hàng nghìn
chiến sĩ hy sinh trong 2 năm ấy để cản mấy thằng đi theo dấu cây thốt nốt đấy ạ.

Về chiến tranh biên giới Tây Nam, tôi xin đóng góp một số thông tin như sau để các bạn tham
khảo :
Có thể chia quan hệ Việt Nam – Cam-pu-chia từ hoà bình đến chiến tranh (1975-1979) thành hai
giai đoạn :
1. Từ 1975-1977 : Trong giai đoạn này đã diễn ra các xung đột nhỏ ở dọc biên giới Tây Nam.
Đặc biệt là các vụ Khme đỏ đánh chiếm đảo Thổ Chu, Phú Quốc, giết hại dân thường VN. Trong
giai đoạn này VN chưa đánh giá đúng bản chất của Khme đỏ cũng như những tính toán của lực
lượng này và những thế lực đứng sau nó nên đã không coi xung đột biên giới là chủ trương của
lãnh đạo CPC. Do đó, phía VN chủ trương giải quyết hoà bình cách tranh chấp, giữ hoà khí và
chưa đánh trả quyết liệt. VN thúc đẩy xúc tiến đàm phán để giải quyết xung đột.
2. Từ 1977-1978 : Giai đoạn này tần số những lần gây chiến của Khme đỏ và quy mô tăng đột
biến. Qua tìm hiểu và đánh giá VN đã nhận rõ nguyên nhân các cuộc xung đột. Chính vì vậy VN
kiên quết đánh trả và đồng thời kiên trì đề nghị phía CPC thương lượng, vận động quốc tế giúp
VN thương lượng với CPC (qua trung gian TQ, Không Liên Kết, LHQ nhưng không thành vì nhân
tố TQ)

Nguyên nhân chiến tranh biên giới Tây Nam


1. Bối cảnh : Cuộc chiến tranh này diễn ra cuối thời chiến tranh lạnh. Mỹ mới rút khỏi ĐNÁ lục địa
và đang phải tiến hành củng cố vị trí của mình trong thế giới « tự do ». Liên Xô và Trung Quốc
đều lợi dụng tình thế cải thiện quan hệ với Mỹ. Đây là giai đoạn hoà hoãn thứ hai giữa hai cường
quốc Xô-Mỹ trong suốt chiến tranh lanh. Quan hệ quốc tế trong khu vực ĐNÁ nói chung và Đông
Dương nói riêng chịu tác động của các mâu thuẫn lớn giữa LX-Mỹ; LX-TQ; TQ-VN.
2. Mục tiêu của Polpot và nguyên nhân cuộc chiến tranh :
Thứ nhất, Polpot lựa chọn mô hình cộng sản nông thôn của Mao Trạch Đông là nền tảng lý luận
xây dựng CNXH. Theo lý luận này, trong chiến tranh, « nông thôn bao vây thành thị », đưa cách
mạng từ rùng rú về thành phố. Còn trong xây dựng hoà bình, vai trò của nông dân là trên hết.
Không cần trí thức, không cần thành phố. Cả nước là một cánh đồng. Tiến lên CNXH bằng cái
đòn gánh và nồi cơm to (thuyết này của MTĐ nêu ra khi tiến hành CM công nghiệp không thành
công đầu những năm 50). Chính vì vậy, Polpot đã tiến hành những « cải cách » nhằm làm trong
sạch hoá xã hội CPC : loại trừ trí thức, tiểu tư sản, tầng lớp bóc lột (Việt kiều, Hoa kiều, Thái
kiều…). Đối lập mô hình XHCN ở CPC với mô hình ở VN. Tiến hành tuyên truyền chống VN để
loại trừ những phần tử thân VN trong Đảng Cộng sản CPC không tuân theo định hướng mao-ít

Allrights reseved by Rosea


HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
của Polpot. Đánh ra bên ngoài cũng là một giải pháp giải quyết vấn đề nội bộ. Lý do tương tự
cũng phù hợp với trường hợp TQ năm 1979.
Thứ hai, Polpot có tư tưởng « dân tôc » quái thai. Trong nước thì tiến hành đàn áp, diệt chủng
nhưng lại nêu cao ngọn cờ dân tộc chủ nghĩa bằng việc tuyên truyền cho một nhà nước CPC
tương xứng với hào quang của Đế chế Angco khi thịnh vượng nhất với lãnh thổ bảo gồm Nam
bộ VN và phần Đông Thái Lan. Đây là một ám ảnh của không chỉ Polpot mà còn của nhiều Đảng
phái CPC hiện nay nhằm lôi kéo cử trị. Polpot một phát động chiến tranh với VN (tất nhiên với hy
vọng chiến thắng) nhằm lấy lại vùng đất Khme Kromm.
Thứ ba, chúng ta phải kể đến sự mâu thuẫn giữa VN và Đảng CS CPC (Khme đỏ). Từ 1954,
Đảng CS CPC bất đồng đường lối với VN. Cho rằng VN đã bán rẻ CPC trên bàn đàm phán tại
Geneve, ký hiệp định này trên lưng cách mạng CPC và Lào. Thực chất tại Geneve, đoàn VN đã
hết sức đấu tranh để đoàn Đảng CS CPC và đoàn Pathet Lào tham dự. Nhưng do tính toán của
các cường quốc và do thực lực của hai lực lượng này, họ đã không được tham dự đồng thời
trong Hiệp định Geneve, hai lực lượng này không được phân chia vùng tập kết (tức vùng chiếm
đóng) mà phải giải giáp và gia nhập chính quyền hoà giải. Trong chiến tranh chống Mỹ, VN vừa
ủng hộ Đảng CS CPC vừa có quan hệ tốt với chính quyền trung lập CPC do Hoàng Thân Xi-ha-
núc đứng đầu. Trong khi Đảng CS CPC lại chống lại chính quyền của Xi-ha-núc. Năm 1973, VN
ký Hiệp định Paris với Mỹ. Polpot cho rằng một lần nữa VN lại ký hiệp định trên lưng cách mạng
CPC vì Hiệp định này chỉ có giá trị đối với VN và vô hình chung đẩy CPC thành mục tiêu chiến
tranh của Mỹ. Thực tế là sau 1973, Mỹ tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền Nguỵ ở
Phnôm-pênh và ném bom gây nhiều thiệt hại cho Đảng CS CPC. Trong thời gian này, Poltpot đã
dần triển khai chính sách chống VN thông qua việt loại trừ khỏi ban lãnh đạo những phần tử thân
VN và nhích dần về phía TQ.
Thứ tư, sau khi giải phóng Phnôm-pênh, tháng 4/1975, Polpot cho rằng CPC đã thắng Mỹ. Trên
cở sở « lạc quan cách mạng », Polpot cho rằng CPC hoàn toàn có thể thắng cả VN nhất là trong
bối cảnh có sự trợ giúp của TQ. Vì vậy Khme đỏ đã sớm sắp đặt kế hoạch đánh VN.
Thứ năm, những tồn tại lịch sử giữa VN và CPC bị Polpot công cụ hoá. Miền Nam là lãnh thổ cũ
của Angkor, hồi ức về sự đối xử dã man của lính VN dưới thời chúa Nguyễn Ánh, lính Cộng
hoà…
Thứ sáu, sai lầm chủ quan của VN. Như trên đã nói, từ năm 1975, CPC đã nhiều lần gây xung
đột. Nhưng do thiếu thông tin, quá tin vào « bạn bè », VN đã không sớm nhận ra bản chất của
Khme đỏ để có biện pháp đối phó hoặc răn đe sớm hơn. Không sớm nhận thức được rõ vai trò
của TQ (đến giữa năm 78 ta mới nhận biết được mối liên hệ này).
Thứ bảy, vai trò « thày dùi » không thể phủ nhận của TQ. TQ là người cung cấp lý luận, trang bị
vũ khí, cố vấn, hứa hẹn giúp đỡ và thúc gục Polpot đánh VN.
Về vấn đề CPC, ông Trường Chinh có viết (ND ngày 24/11/1979): Cuộc chiến tranh xâm lược
của bè lũ Polpot Ieng Xary chống VN thực chất là một cuộc chiến tranh của tập đoàn phản động
trong giới cầm quyền Bắc Kinh, do Bắc Kinh tổ chức, nuôi dưỡng và chỉ đạo. Nó nằm trong kế
hoạch từng bước kiềm chế, làm suy yếu và thôn tính VN.
Văn kiện Đại hội V ĐCS Viêt-nam viết : Trung quốc " thúc đẩy bè lũ tay sai Polpot mở rộng và
tăng cường chiến tranh ở biên giới Tây Nam nước ta hòng đánh chiếm nhiều vùng rộng lớn từ
Hà Tiên đến Tây Ninh, tạo cơ hội cho bọn phản động trong Việt Nam nổi dậy lật đổ cách mạng.
Phối hợp với kế hoạch này, Trung Quốc dựng lên cái gọi là "sự kiện nạn kiều", "cắt viện trợ", rút
chuyên gia, tìm đủ cách gây rối cho ta về chính trị, kinh tế, tăng sức ép quân sự dọc biên giới
phía Bắc nước ta và ở Biển Đông... Trung Quốc xúi giục bọn Polpot cự tuyệt mọi đề nghị thiện
chí của VN (VKĐH V TI,tr 25-26)

Các mốc lớn cuộc chiến tranh :


- Khiêu khích, xung đột : 04/5/1975 : CPC đánh Phú Quốc; 8/5/75 : đánh Hà Tiên - Tây ninh; 10/5
: đánh Thổ chu. Năm 1975 gây ra 100 vụ xung đột; năm 1976 : 280 vụ; đầu năm 1977 : 185 vụ.
- 30/4/1977 : Chiến tranh biên giới (vào thời điểm này đã xảy ra chiến tranh biên giới chứ không
phải đển 12/1978 như một số bạn đã nêu).
- 31/12/77 : Cắt quan hệ ngoại giao.
- 23/12/1978 : Khme đỏ tập trung 19/23 sư đoàn, đánh sang Việt nam. Việt nam đánh lại, truy

Allrights reseved by Rosea


HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
kích và đáp lời kêu gọi của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước CPC đã giúp nhân dân CPC lật
đổ chế độ diệt chủng.

Các biện pháp đấu tranh ngoại giao của phía VN nhằm giải quyết chiến tranh biên giới tây nam
- 4/1976 : Thoả thuận họp hội nghị cấp cao giữa hai Đảng
- 5/1976 : Hội nghị trù bị họp, thoả thuận : hai bên giáo dục nhân dân, tránh va chạm; mọi va
chạm phi được giải quyết trên tinh thần hữu nghị, tôn trong lẫn nhau; Ban liên lạc điều tra, giải
quyết các cuộc va chạm.
- 7/6/1976 : Trung ương Đảng và chính phủ Viêt-nam gửi thư đề nghị gặp phía CPC. (18-6 CPC
trả lời : găp khi hết va chạm)
- 10/1977 Thứ trưởng Phan Hiền gặp đoàn Polpot ở Bắc kinh, đề nghị đàm phán về biên giới
(khme đỏ yêu cầu chấm dứt xung đột biên giới đã).
- 31/12/1977 : Chính phủ Viêt-nam ra tuyên bố sẵn sàng gặp phía CPC
- 1/1978, Thứ trưởng Phan Hiền găp phía CPC ở Bắc kinh(CPC yêu cầu VN thừa nhận đã xâm
lược thì gặp)
- 4/1/1978 : VN phê phán gián tiếp Trung Quốc trong vấn đề CPC
- 5/2/1978 : Tuyên bố của chính phú VN gồm 3 điểm : (1) Chấm dứt xung đột, cách ly quân hai
bên, rút về 5 km ; (2) Đàm phán ký hiệp ước tôn trọng độc lập, chủ quyền,toàn vẹn lãnh thổ,
không xâm lược, lật đổ ; (3) Thoả thuận hình thức bảo đảm quốc tế.
- 10/3/1978 : Qua TTK LHQ, đề nghị LHQ giúp hai bên ngồi vào đàm phán
- 3/1978 : Đề nghị Xrilanca, chủ tịch phong trào KLK giúp VN gặp CPC
- 10/4/1978 : Bộ trưởng ngoại giao VN gửi công hàm nhắc lại nội dung 5/2/1978
- 6/6/78 : BNG VN gửi công hàm nhắc lại đề nghị ngày 5/2/78 và hai điểm : (1) Chấm dứt hoạt
động quân sự, lưc lượng vũ trang rút về 5 km ; (2) Bàn địa điểm họp hai bên.
(12-4 CPC bác bỏ, nêu 3 vấn đề : biên giới, âm mưu lật đổ, quan hệ đặc biệt)
- 27/6/1978 : TTXVN bác bỏ lời vu cáo 24/6/78 của IENGXARY về kế hoạch VN làm đảo chính
cùng với CIA.
- 7/1978 : tại hội nghị ngoại trưởng KLK Beograt VN đưa dự thảo nghị quyết kêu gọi VN và CPC
giải quyết xung đột
- 23/12/1978… đoạn này tất cả các bạn đều đã biết và sau đó là giải phóng CPC.

Đánh giá việc VN giải quyết chiến tranh biên giới tây nam, giúp nhân dân CPC lật đổ chế độ diệt
chủng Polpot
- Giai đoạn đầu 1975-77 : Ta chưa thấy rõ bọn Polpot; còn coi là cộng sản chân chính : chủ
trương không đánh trả nên bị thiệt hại.
- Các biện pháp đấu tranh ngoại giao với CPC đã nêu được thiên chí muốn giải quyết xung đột
băng đàm phán, song chưa nêu rõ trên dư luận quốc tế việc Việt Nam sẽ vào CPC là phòng vệ
chính đáng, vừa để truy kích địch, vừa giúp nhân dân CPC lật đổ chế độ diệt chủng, thậm chí lúc
đầu còn Viêt nam tuyên truyền không có quân VN ở CPC. Điều này dẫn đến thế giới nghi ngờ
tính toán của Viêt nam.
- Về mặt quân sự : Sử dụng chiến thuật không phù hợp. Nhiều nhà nghiên cứu quân sự đã mô tả
chiến thuật này là « ném đá ao bèo » hoặc « xua gà ». Chính vì vậy, mặc dù giành chiến thắng
nhanh chóng nhưng không tiêu diệt được sinh lực địch, chỉ xua tan, không bắt được đầu sỏ do
đó địch mau chóng cụm lại.
- Chưa chuẩn bị tổt lực lượng cho một kể hoạch hậu Polpot. Việc Đảng của Hênh Somrin thành
lập tại Viêt Nam quá muộn dẫn đến tính hợp pháp của đảng này trên thế giới chưa cao. Đảng
này cũng không đủ mạnh để đảm nhận vai trò lãnh đạo CPC sau chiến tranh.
- Sai lầm lớn nhất của Viêt Nam là việc ở lại CPC quá lâu, bị cuốn vào chiến tranh du kích với vị
trí bất lợi. Đúng như một bạn đã nói, chúng ta có lẽ đã có giải pháp nào hay hơn thế. Chẳng hạn
sau đó rút về nước, yêu cầu LHQ vào giám sát (tất nhiên khả thi hay không sẽ phụ thuộc vào TQ
với vai trò là thành viên thường trực HĐBA LHQ)… Hậu quả của việc chúng ta phải ở lại là rất
lớn cả về kinh tế, chính trị, ngoại giao… Đến năm 1991 khi Hiệp định Paris về CPC được ký kết
chúng ta mới phần nào thoát khỏi gánh nặng này.

Allrights reseved by Rosea


HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Về nguyên nhân chiến tranh biên giới phía Bắc xin có một số thông tin cùng các bạn như sau :
Để đánh giá đúng nguyên nhân cuộc chiến này trước hết phỉa xem lại quan hệ giữa VN và TQ từ
1975 trở đi. Trong giai đoạn 1975-1978, Việt nam vẫn coi TQ là nước XHCN do đó chủ trương
phát triển quan hệ với TQ như với các nước XHCN khác, giải quyêt các vấn đề giữa hai nước
qua thương lượng. Tuy nhiên trong quan hệ hai nước đã nảy sinh một số vấn đề.

1. Việc Trung Quốc cắt viện trợ đã cam kết với VN :


Có thể nói cắt viên trợ là một bộ phận trong chính sách của TQ nhằm ép VN theo định hướng
của TQ, phục vụ mục tiêu bình thường hoá quan hệ với Mỹ, tăng cường mở rộng ảnh hưởng ở
ĐNA.
Trong hai năm 1969-1970, để phục vụ tiếp xúc với Mỹ, ép VN giảm nhịp độ chiến tranh thống
nhất VN và giảm đàm phán với Mỹ ở Paris, Trung Quốc liên tục giảm viện trợ cho Việt Nam.
Riêng về viện trợ quân sự, TQ chuyển dần sang viện trợ vũ khí phòng thủ nhằm giảm khả năng
tiến công của quân đội VN. Tiếp tục đặt vấn đề viện trợ của TQ trong yêu cầu VN giảm quan hệ
với LX, thậm chí khuyên VN từ chối viện trợ của LX. Mao tuyên bố : TQ có thể bao VN hết nếu
VN thôi nhận viện trợ của LX. Ý đồ của TQ bộc lộ rõ là âm mưu độc quyền công cụ hoá chiến
tranh VN trong đàm phán với Mỹ.
Ngược lại trong hai năm 1971-1972, TQ lại tăng viện trợ nhằm gây sức ép với phía Mỹ trong
đàm phán Trung - Mỹ. Đồng thời giai đoạn này tình hình chiến trường căng thẳng hơn nhiều nên
phái VN cũng yêu cầu TQ và LX tăng viện trợ thêm. Năm 1973, lãnh đạo tuyên bố giữ nguyên
mức viện trợ trong 5 năm cho VN. TQ muốn duy trì nguyên trạng VN (chia cắt hai miền như Triều
Tiên và đúng với thoả thuận giữa TQ và Mỹ ở Thượng Hải) nên chuyển hẳn viện trợ vũ khí tiến
công sang vũ khí phòng thù nhằm ngăn cản khả năng VN giải phóng và thống nhất. Đến cuối
năm 1975, TQ chấm dứt mọi viện trợ không hoàn lại cho VN. Cuối năm 1977 TQ chấm dứt cho
vay. Căng thẳng trong vấn đề viện trợ, cho vay và chuyên gia TQ ngày càng tăng cao. Sau khi
tiến hành rút chuyên gia khỏi nhà máy dệt Vĩnh Phú tháng 5/1978, giữa tháng 5/78, TQ tuyên bố
cắt 21 công trình TQ đang giúp VN, cuối tháng 5/78, cắt 51 công trình , tháng 7/78, TQ rút toàn
bộ chuyên gia, cắt toàn bộ viện trợ.
Có thể nói viện trợ của TQ cho VN trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ phục vụ một cách sát
sao chính sách của TQ đối với Mỹ và khu vực. Đúng như câu nói mà nhiều người đều đã từng
nghe : TQ đánh Mỹ đến người VN cuối cùng. Viện trợ này một mặt để nuôi chiến tranh ở VN
nhằm thúc đẩy đàm phán Mỹ - Trung. Mặt khác viên trợ này nhằm buộc VN nằm trong quỹ đạo
của TQ, gạt ảnh hưởng của LX đối với VN và thông qua VN sẽ tăngg cường ảnh hưởng trong
khu vưc. Nên biết rằng trong suốt giai đoạn này TQ lớn tiếng ủng hộ các phong trào CS mao-ít
tại các nước khác trong khu vực với ý đồ sử dụng lựclượng này và cộng đồng người Hoa như là
tiền trạm cho chính sách của TQ trong khu vực.
2. Vấn đề xung đột biên giới VN – TQ 1975-1978.
Tranh chấp biên giới là một trong những đặc điểm quan hệ VN-TQ kể từ khi hai nước tồn tại như
la hai quốc gia. Trong các tranh chấp này hầu TQ luôn là bên chủ động tạo vấn đề thông qua di
dân, mua chuộc các nhóm dân tộc thiểu số ở vùng biên hoặc lấn chiếm bằng quân sự, xâm
canh…Trong giai đoạn này, khiêu khích biên giới là bộ phận trong chính sách của Trung Quốc
chống Việt Nam nhằm gây mất ổn định cho Việt Nam, ép VN nằm trong quỹ đạo ảnh hưởng của
TQ. Những hành động lấn chiếm của TQ diễn ra một cách hệ thống ngay từ sau khi Hiệp định
Geneve được ký kết nhưng đến khi VN thống nhất, TQ tăng cường hơn nữa các hoạt động này.
Bị vong lục Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 14/2/79 nêu tóm lược lịch sử biên giới Việt Nam -
Trung Quốc từ các công ước ký kết giữa Chính phủ Pháp và triều đình Mãn Thanh 1887, 1895.
Trong đó ghi rõ những vi phạm của Trung Quốc : năm 1974 : 179 vụ; 1975 : 294 vụ; 1976 : 812
vụ; 1977 : 873 vụ (tổng cộng từ 1974-1977 : 2158 vụ). Từ năm 1975-1977 : 1.500 lần tàu thuyền
TQ xâm phạm vùng biển VN.
Kể từ tháng 9/78 khi Trung Quốc chấm dứt đàm phán về người Hoa, Trung Quốc đẩy
mạnh hoạt động chuẩn bị chiến tranh ở biên giới, điều động hàng chục sư đoàn, đem
nhiều vũ khí dụng cụ chiến tranh tới biên giới. Đồng thời Trung Quốc kích động người
Hoa gây rối ở vùng biên giới, tăng cường hoạt động vũ trang xâm phạm lãnh thổ Việt
Nam. - Các bác chú ý đoạn này hộ tôi cái nhé

Allrights reseved by Rosea


HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Tháng 1/1979, Đặng Tiểu Bình khi thăm Mỹ, Nhật đã đe doạ "cho Việt Nam một bài học cần
thiết", "cần phải trừng phạt Việt Nam". Theo hãng tin ANSA từ Nữu Ước ngày 23/1/79 : “Trung
Quốc đã chuẩn bị kế hoạch mở một cuộc xâm lăng vào Việt Nam".

3. Vụ "nạn kiều", người Hoa


Gây vụ "nạn kiều" nằm trong chính sách chống Việt Nam của Trung Quốc nhằm gây rối cho Việt
Nam, phá hoại kinh tế của Việt Nam (do người Hoa bỏ công việc, ra đi hàng loạt) tạo tâm lý
chống Việt Nam trong nhân dân Trung Quốc ép VN phải nhân nhượng trong vấn đề biên giới,
CPC…
Ở Việt Nam có trước 1978 có khoảng hơn một triệu người Hoa, nhiều người Hoa là tư sản. Từ
24/3/1978 Việt Nam tiến hành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh. Do nắm vai trò chính
trong kinh tế tư nhân ở Miền Nam, người Hoa là lực lượng bị ảnh hưởng nhiều nhất của chính
sách này. Nhân dịp này, cuối tháng 4/1978, Trung Quốc chủ động nêu ra vụ "nạn kiều"
Đây thực ra là một vấn đề khá nan giải. Từ tháng 5/1955, hai Đảng Việt Nam - Trung Quốc tho
thuận là Hoa kiều ở Việt Nam do ĐLĐ Việt Nam phụ trách : Đại sứ quán Trung Quốc không cấp
hộ chiếu cho người Hoa, chỉ cấp "chứng minh thư du lịch" theo danh sách của Việt Nam.
Ở miền Nam, theo chính sách của chính quyền NĐD, từ 1956 hầu hết Hoa kiều phải vào quốc
tịch Việt Nam, trở thành người Việt gốc Hoa.
Như vây thực chất ở VN không còn thừa nhận khái niệm Hoa kiều mà chỉ có cộng động người
Việt gốc Hoa. Họ là những công dân VN và phải chịu pháp luật VN như mọi công dân khác.
Nhằm gây hận thù dân tộc, kích động tâm lý chống Việt Nam trong nhân dân Trung Quốc, TQ đã
tung tin tuyên truyền đe doạ, lôi kéo người Hoa của Trung Quốc để gây vụ "nạn kiều". Từ đầu
1977, trong người Hoa có tin đồn : Trung Quốc ủng hộ CPC chống Việt Nam. Chiến tranh Trung
Quốc - Việt Nam sẽ xảy ra. Người Hoa ở Việt Nam sẽ bị thiệt hại, phi rời Việt Nam nhanh. Chính
phủ Trung Quốc kêu gọi người Hoa về nước, ai không về là phản bội Tổ quốc.
Trung Quốc quyết định từ 1/9/78 cấp lữ hành chứng thay cho hộ chiếu cho Hoa kiều chưa có hộ
chiếu Trung Quốc. Ngày 8/8/1978, hai bên họp cấp thứ trưởng, song không tho thuận được gì do
phía Trung Quốc họp để tuyên truyền, kích động người Hoa, gây tâm lý chống Việt Nam trong
nhân dân Trung Quốc.
Cũng ngày 8/8/1978 xung đột ở cửa khẩu Bắc Luân, Quảng Ninh. Các ngày 10, 11, 13, 19,
20/8/1978, đặc biệt ngày 25/8/1978, TQ kích động người Hoa khiêu khích ở Hữu Nghị quan làm
2 người chết, 25 bị thương (7 bị thương nặng). Thủ đoạn của TQ còn thâm hiểm ở chỗ sau khi
kêu gọi người Hoa về TQ, tập trung người Hoa ở các cửa khẩu, hải cảng TQ lại không mở cửa
khẩu hay cho tầu đến đón người Hoa gây ra tình trạng lộn xộn. Đặc biệt ngày 19/8/1978, Trung
Quốc bắt đầu yêu cầu Việt Nam nhận lại người Hoa (đến đây thì thủ đoạn “thâm nho nhọ đít”
như một số bạn nói đã lộ mặt)

Nguyên nhân của cuộc chiến tranh 17/2/1979 :

1. Một số nhà nghiên cứu cho rằng Trung Quốc đánh Việt Nam vì Việt Nam chống Trung Quốc,
thể hiện qua các sự kiện lớn :
- Vấn đề người Hoa
- Việt Nam liên minh với Liên Xô, góp phần thực hiện chiến lược của Liên Xô bao vây Trung
Quốc, mở rộng ảnh hưởng ở khu vực ảnh hưởng truyền thống của Trung Quốc.
- Lật đổ đồng minh của Trung Quốc ở CPC, xây dựng liên minh đặc biệt Việt Nam-Lào-CPC, trái
với chiến lược của Trung Quốc ở ĐNA''.
2. Một số ý kiến khác cho rằng : Trung Quốc đánh Việt Nam chủ yếu nhằm phục vụ việc điều
chỉnh chiến lược toàn cầu của Trung Quốc : đi với Mỹ và phương Tây nhằm tranh thủ vốn và
khoa học kỹ thuật của họ phục vụ 4 hiện đại hoá (đánh cho người ta xem); phá thế 2 cực Xô-Mỹ,
xác lập thế 3 cực Xô-Mỹ-Trung gii quyết công việc thế giới; phục vụ chiến lược của Trung Quốc
ở ĐNA''.

Những ý kiến nêu ở phần (1) đáng để suy nghĩ, song cần cân nhắc thêm các khía cạnh :
- Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam từ 1974, liên tục xâm phạm, khiêu khích biên
Allrights reseved by Rosea
HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
giới trong những năm về sau, trước khi có vụ người Hoa, trước khi Việt Nam ký với Liên Xô hiệp
ước hữu nghị và hợp tác và vào CPC giúp nhân dân CPC lật đổ chế độ diệt chủng.
- Người Hoa ở CPC bị bọn Polpot đối xử tệ hại, song Trung Quốc không phản ứng, ngược lại,
còn viện trợ cho chúng.
- Anbani chống Liên Xô gay gắt, liên tục, song từ 1971, Trung Quốc đã giảm viện trợ cho Anbani,
không cử đoàn Đảng sang dự đại hội Đảng Anbani và từ 7/7/1978 đã cắt hoàn toàn viện trợ, rút
chuyên gia về nước vì những lý do kỹ thuật. Những mốc đó gắn với các mốc điều chỉnh chiến
lược của Trung Quốc : 1971 đón Kissinger và 1972 đón Nixon.
- Việt Nam đã nêu quan hệ đặc biệt với Lào và CPC từ 1976; đã ký Hiệp ước hữu nghị và hợp
tác với Lào ngày 18/7/1977, song Trung Quôc không phản ứng.

Trong Bản báo cáo của Chính phủ VN trước Quốc hội tháng 5/1979 nêu rõ nguyên nhân của
cuộc xâm lược của Trung Quốc là :
- Tiêu diệt một bộ phận lực lượng vũ trang của ta, phá hoại tiềm lực quốc phòng và kinh tế,
chiếm đoạt đất đai của ta, kích động bạo loạn.
- Buộc chúng ta từ bỏ trách nhiệm giúp đỡ Campuchia, tạo điều kiện cho bọn Polpot-Ieng sary
đẩy mạnh hoạt động chống lại nhân dân Campuchia, khôi phục ách thống trị của chúng.
- Tranh thủ sự tín nhiệm của Mỹ và các nước đế quốc đối với Trung Quốc, cầu mong các nước
đế quốc liên minh chặt chẽ hơn nữa với Trung Quốc, giúp Trung Quốc nhiều hơn để thực hiện kế
hoạch 4 hiện đại hoá hòng nhanh chóng ngoi lên địa vị một cường quốc siêu đẳng, để chống Việt
Nam, chống Liên Xô, chống lại các trào lưu cách mạng thế giới.
- Thị uy với các nước ĐNA'', gỡ thể diện của chúng sau thất bại nặng nề ở CPC.

Thực tế TQ còn muốn trừng phạt VN vì đã làm hỏng tiến trình hoàn hoãn Mỹ -Trung do việc VN
giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc. Làm cho thoả thuận của TQ với Mỹ ở Thượng Hải vô
nghĩa và như vậy làm cho khả năng thống nhất TQ với Đài Loan trở nên khó khăn.
Ngoài ra, việc TQ đánh VN cũng là để giải quyết các vấn đề nội bộ. Như nhiều bạn đã phân tích,
ĐTB mới trở lại nắm quyền nhưng định hướng 4 hiện đại hoá không được chấp nhận bởi tất cả
các phe phái. Vị trí chính trị của họ Đặng chưa thực sự được bảo đảm. Trong bối cảnh đó đánh
VN sẽ chuyển dịch trọng tâm dự luận TQ ra ngoài tạo điều kiện cho Đặng tiến hành cải cách như
đã định. Thực tế lịch sử TQ đã nhiều lần chứng minh thủ đoạn chính trị này của giới cầm quyền
TQ : Tể tướng Vương An Thạch khi tiến hành cải cách cũng đánh Đại Việt để đánh lạc hướng dư
luận. Dưới thời Mao, những xung đột biên giới với Ấn Độ, LX cũng gắn liền với những khủng
hoảng chính trị nội bộ sau Đại nhảy vọt, Trăm hoa đua nở hay Đại Cách mạng văn hóa.

Nguyên nhân từ phía VN :


- Không có đánh giá đúng về TQ ngay từ đầu. Thực ra sau Geneve, VN đã phần nào nhận ra
được thâm ý của TQ và trong suốt kháng chiến chống Mỹ, VN đều cảnh giác với những gì TQ
thúc giục chúng ta : Cách mạng văn hoá, trường kỳ kháng chiến không đàm phán với Mỹ, không
nhận viện trợ của LX, đưa quân tình nguyện TQ sang đánh Mỹ ở VN, để TQ đứng ra làm trung
gian đàm phán với Mỹ… VN vẫn có một phần tin vào sự hợp tác “vô tư” của TQ nên khi gặp vấn
đề từ năm 1975 đã không xử lý đúng đắn được.
- Không đánh giá đúng vấn đề CPC để dẫn đến phải đưa quân vào CPC tạo cớ cho TQ đánh VN
với sự ủng hộ ngầm hoặc công khai của Mỹ và các nước ASEAN đặc biệt là Thái Lan.
- Không cân bằng được quan hệ giữa VN-TQ và VN-LX. Tạo cớ cho TQ tố cáo VN liên minh với
LX để bao vây TQ.

Tóm lại cuộc chiến ở biên giới phía Bắc, nếu nhìn từ cả hai phía thì khó tránh khỏi. Một mặt TQ
đã chuẩn bị cuộc chiến này như là một con bài trong quan hệ với Mỹ và ASEAN (TQ tuyên bố :
“đánh cho người ta xem”). Mặt khác TQ cũng cần có chiến tranh để giải quyết các vấn đề nội bộ.
Và cuối cùng những thiếu sót của VN cũng đã góp phần làm cho cuộc chiến nổ ra.
Mặc dù TQ không dạy được cho VN bài học mong muốn là phải thần phục TQ, nhưng thực tế
cho thấy VN cũng nhận được nhiều bài học qua vụ này. Bài học lớn nhất là bài học sống như thế
nào với thằng láng giềng vừa to khoẻ, vũ phu, tham lam, giảo hoạt. Con người ta có nhiều thứ có
Allrights reseved by Rosea
HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
thể lựa chọn được (kể cả vợ, chồng) nhưng cha mẹ, anh em, họ hàng và thằng hàng xóm thì
không. Chính vì vậy truyền thống VN đã để lại câu nói chỉ đạo cho ứng xử với làng giềng là :
“bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Trong khi đó VN lại đi tìm kiếm một ông anh ở rất xa (LX)
để chọc tức một thằng láng giền gần. Bài học thứ hai, VN là nước nhỏ (như Cụ Hồ nói : nước
nhược tiểu) thì tốt nhất không nên giây vào cuộc chơi của các nước lớn. Mà nếu vì quyền lợi của
mình bị xúc phạm mà phải tham gia vào thì giữ cân bằng trong quan hệ vơi các nước lớn là an
toàn nhất. Không nên thực hiện “nhất biên đảo”. Các nước lớn sẵn sàng hy sinh lợi ích của các
nước nhỏ để đạt mục tiêu của mình. Nam tư, Hy lạp đã bị LX vứt bỏ trong chiến tranh TG II đã là
ví dụ. Và chính trong vụ việc này thái độ của LX cũng đủ cho VN một bài học. Mặc dù ĐTB đã
tuyên bố sẽ “dạy cho VN một bài học” từ 31/1/1979, nhưng LX vẫn làm ngơ cho dù đã ký Hiệp
ước với VN trong đó có điều khoản tương trợ khi bị xâm lược và bị đe doạ xâm lược. Thực chất
tuyên bố của Đặng ở Mỹ và sau đó ở Nhật không chỉ nhằm vào Mỹ và đồng minh hay VN mà còn
là câu xin phép LX : tớ sắp đánh thằng VN, cậu có ý kiến gì không. Sự im lặng của LX là câu trả
lời đồng ý : cậu cứ việc đánh, tớ sẽ kiếm chác tí trong vụ này… Và sau đó, tháng 5/1979, LX
được VN đồng ý cho vào cảng Cam Ranh.

Hàng vạn hàng ngàn người trả giá gì ở đây? Hay là cái giá của sự ngu xuẩn, trả giá việc đánh
bóng tên tuổi?. Rồi sa lầy nghiêm trọng , rồi phải bàn giao cho LHQ, cũng may là thế giới đổi
chiều nếu không LHQ nó không chịu nhận, LX ngả mũ thì đến bây giờ VN chẳng có nổi cái máy
tính và mạng Internet để anh em minh ngồi tán ngẫu như thế này .Nhưng cuộc chiến cũng đã kịp
làm cho bao nhiêu thế hệ phải còi xương và suy dinh dưỡng.Tôi còn nhớ mãi khi hai người cậu
tôi hy sinh ở phía Tây Huế ông bà ngoại tôi gạt nước mắt động viên người cậu còn lại và 2 anh
trai tôi lên đường. Nhưng khi có lệnh năm 78 đi CPC ông bà tôi phản ứng quyết liệt. Nhất quyết
không cho đi với lý do đất nước mình thống nhất rồi còn việc của người ta mình đừng xen
vào,bây giờ tôi thấy họ có lý khi làm điều đó. Anh thứ 2 của tôi cũng chết vì bị phục kích và đến
bây giờ bẫn chưa tìm được xác ,Khi nhận được tin báo tử ông bà và mẹ tôi không còn đứng
vững được nữa. May lần đó bố tôi ở chiến trường Lào về nghỉ phép nên cả nhà cũng có chỗ
dựa. Ai có nỗi đau mất người thân thì mới thấy hết được sự tàn khốc của cuộc chiến này. Ai
cũng thừa biết dân tộc CPC là đồ phản phúc từ những năm đầu thế kỷ 20 (vì thế Ông Hồ mới
quyết đinh giải tán ĐCS Đông Dương) gió chiều nào nó theo chiều đó,nó áp dụng ngay chiến
thuật mình vừa dạy nó, đánh giai giẳng. Ngày nó là dân, đêm nó là quân, lấy gài mìn phục kích
làm chính. Hồi đầu dân nó còn quý bộ đội rồi sau đó nó quay sang căm gét, vì mình đâu phân
biệt được dân và quân, để bảo vệ tính mạng lính ta xả bừa vào bất kỳ nơi nào nghi ngờ và có vật
lạ chuyển động. Dân nó chết vì lính mình cũng rất nhiều. Mình càng đánh càng thiệt hại nặng,
chứ hồi đầu sang nó không có khả năng chống cự. Đánh một lèo đến Phnômpênh. Khơ trả giá
đắt khi đem quân chủ lực ra nghênh chiến mặt đối mặt với mình. Đến bây giờ người ta cứ tuyên
truyền rằng dân nó biết ơncông mình thế này thế nọ nhưng đó là mình tự kể công mình thôi chứ
còn ai đã từng sang CPC thì biết, dân nó vẫn còn ghét và căm thù mình lắm. Nó bảo mình chiếm
đất, và đe nẹt nó đấy.
Mọi người bảo đem quân đánh nó là đúng ư? Vậy bây giờ CPC là của ai? Người thượng chạy
sang đất ai, và bàn đạp để nó chống phá mình xuất phát từ đâu? Không phải cái sai lầm có thể
chứng minh được ngay một lúc và không pahỉ ai cũng nhận ra. Mỗi ngày một hy vọng là ngày
mai se tiêu diệt được nó rồi đến 9 năm cũng chẳng tiêu diệt nổi.Nếu không coi là sai lầm thì mình
đâu chịu rút quân, đúng không?
Nhiều người trên diễn đàn này cho rằng TQ đánh mình là tất yếu và là sự chuẩn bị nhiều năm?
Đánh nhau khó lắm đấy, phải có lý do để đánh trừ những thằng cùn như Hutxen. TQ năm đó có
10 đầu 20 tay cũng không dám đánh VN mà không có lý do vì:
+ Đặng đang cải cách kinh tế, kết thân phương tây.
+ Mỹ hồi đó đang muốn bình thường hoá với ta ( thể hiện ở việc quyết định trao trả ĐSQ của
VNCH cho ta), mà lúc đó TQ đang đẩy mạnh quan hệ với Mỹ
Kết cục là để cái cớ ngon để thằng Tầu nó đánh mình, đến bây giờ TQ vẫn chi phối được CPC.
Hậu quả keo theo đến giờ chưa có con số chính thức nhưng cực kỳ nặng nề. Thiệt hại trực tiếp
và thiệt hại do cấm vận.

Allrights reseved by Rosea


HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Theo em thì ta chiếm đóng Campuchia là có kết qủa đấy chứ.Nếu ta không diệt tận gốc rễ
Ponpot thì làm sao biên giới cũa ta yên ổn đến hôm nay.Nếu ta không dứt điểm vào thời gian đấy
thì chiến tranh sẽ xãy ra dài dài ơ biên giới , nó cứ chiếm rồi ta đuổi nó về thì mệt lắm.Còn bây
giờ ta đã dựng được một chính quyền thân VN rồi đấy.Tuy là có mất mát hy sinh, nhưng cũng
đáng chứ Bác Hungdung 75 ah.Thằn Ponpot nó khùng lắm, đồng bào nó mà nó còn diệt chủng
nữa là.Nếu không diệt nó thì, nó trả toàn bộ hận thù lịch sử lên dân tộc ta lúc đấy thì không ai
gánh nổi đâu.Vì vậy không phải như bác nào ấy bảo là chính quyền ta thời đó thích đánh nhau
đâu.Bác tưỡng tượng xem thằng khùng Ponpot mà nắm chính quyền đến bây giờ thí Mỹ sẽ diệt
nó trước ta nhỉ.( vì thằng Khùng này nó ác hơn cả Sadamhutsen)

Hồi xưa tôi luôn tin tưởng thế. Chỉ đến khi mấy thằng Thuỵ điển cùng lớp nó chỉ cho mấy cái
sách dịch của LXô (không nhớ tên) mới biết chỉ có Liên xô và Ấn độ ủng hộ thôi. Các nước xã
hội chủ nghĩa thì không ý kiến gì vì đợt đó Liên xô cũng đang đánh Apganistan và ép khối phải
ủng hộ. Kinh nghiệm Tiệp khắc bị Liên xô đưa quân sang đánh năm 1968 làm các nước đó phải
cân nhắc.

Theo cuốn sách đó thì sau khi Việt nam ở lại Campuchia quá lâu mà không tiến hành bầu cử và
rút quân, cũng như cho Liên hợp quốc vào điều tra, hàng loạt nước đã cô lập ngoại giao với Việt
nam, trong đó có cả những nước gần gũi nhất với ta là Đông Âu và Đông Bắc Âu. Cái này trong
bài của Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, cựu trợ lý của mấy đời tổng bí thư, phát biểu trước Đại hội Đảng
trù bị, được đưa lên Internet hồi đầu năm cũng nói tương tự.

Tất nhiên hệ quả này còn là do có cả sức ép của Mỹ + Trung quốc nữa. Đến nỗi nhiều tổ chức
quốc tế cũng đình chỉ hoàn toàn quan hệ với Việt nam (World bank và IMF chẳng hạn).

Cho đến năm 1988, Việt nam muốn quay lại chính trường quốc tế, yêu cầu đặt ra đầu tiên của
Liên hợp quốc và các nước, đặc biệt là khối láng giềng Đông Nam Á và TQuốc, là ta phải rút
quân khỏi Campuchia, tổ chức bầu cử, trả lại tài sản cho Campuchia, ký hiệp định đất đai với
Campuchia... gì đấy nữa tôi không nhớ hết. Sau đó thì mới có đàm phán cho VIệt nam quay lại.
Do đó từ năm 88-89 ta rút đại quân ra khỏi Campuchia, và bắt đầu quá trình đàm phán hoà bình
ở Giacácta, thủ đô Indonexia. Đoàn nhà ta do Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch dẫn
đầu (ông vừa mới mất).

Sau khi LHợp Quốc vào Campuchia xong thì mới bắt đầu tiến trình đàm phán bình thường hoá
TQ-VN, Mỹ-VN, Pháp-VN, ĐNÁ-VN.

Sách tôi đọc năm 2002 ở Anh, được in năm 97 gì đấy, dịch từ tiếng Nga sang tiếng Pháp và Anh.

Đừng nói cùn như vậy, khi nào chú trực tiếp cầm súng, chú có người thân ngã xuống .Khi nào
chú có điều kiện đi thực tế khắp các bản làng của Việt Nam. Đi sang CPC, và các nước trên thế
giới người ta nói cho mình nghe những gì suy nghĩ về mình thì lúc đấy hãy nhận xét là ai thối
mõm nhé. Còn bao giờ vẫn có cảnh khen nhau thô thiển, có cảnh chỉ nghe điều thuận không
nghe điều nghịch thì tất cả rồi sẽ vẫn lẹt đẹt và suốt ngày chỉ biết ôm gối ngồi lo thằng Tầu nó có
tha mạng mình hay không.
Ông qdndvn nói đúng, chẳng có ma nào nó thèm ủng hộ cái lối hành xử theo kiểu cao bồi đó của
mình. Đến khi sa lầy không cứu vãn nổi nó ép cho lòi cả mắt. Giá nào cũng gật vội đó thôi. Kết
quả là 30 năm đánh Mỹ gian khổ là vậy thì còn có gạo mà ăn còn 10 năm đánh thằng CPC (làm
điều tốt đẹp) thì sắn không có mà húp. Hồi đó nó còn bắt cho mượn cảng, mượn đất để đưa
quân và phương tiện vào giám sát rút quân và thi hành lệnh ngừng bắn, cũng may mà có thằng
Thái Lan và mấy thằng tây âu nó bênh chứ không thì còn nhục nữa. Ai có tài liệu đàm phán để
rút quân post lên cho anh em mở rộng tầm nhìn chút?
Hồi đầu thì nó còn vcần mình (vì lúc đó Liên Xô và các nước Đông âu vẫn còn) còn sau khi Liên
Xô cải cách nó biết thừa là LX sụp thì nó chẳng thèm chơi với mình nữa. Đến bây giờ lại chạy đi
Allrights reseved by Rosea
HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
lạy nó có phải là nhục không? Nếu tỉnh táo hơn thì mình nói chuyện với tư cách là người nó cần
chứ?
Không nhanh chóng thoát khỏi cái quan điểm lỗi thời của TQ mình sẽ mãi mãi là thằng cu em
của TQ thôi. Hiểu chưa?
Sau bao nhiêu năm bị nó o bế, bây giờ khi mở rộng quan hệ với các nước lớn, các nước giầu nó
mới chịu dẫn xác sang xoa dịu một chút đó. Kế hoạch của Hồ Cẩm Đào là đến APEC năm 2006
mới tiện họp rồi ghé thăm luôn đấy. Nhưng trước tình hình mới nó phải gấp gáp sang để động
viên nốt mấy chiến sỹ chống Mỹ còn lại. Chơi với thằng nhà giầu mình cũng được mát mặt chứ.
Lá rách đùm lá rách còn rách hơn. Đi cạnh thằng giầu cũng ít bị bắt nạt hơn. Cái lợi rõ ràng : Mỹ
là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, đến EU còn các nước ''anh em" thì xuất đi không
thấy tiền về, xuất sang nó của ngon vật lạ còn nó xuất sang mình toàn ốc biêu vàng, gà cúm , lơn
bệnh, hoa quả tẩm thuốc độc, nhà máy đường( riêng cai ngành này chủ yếu là thiết bị nhập từ
TQ -trừ vài ba nhà máy do nước ngoài và cty cổ phần đầu tư-và số nợ khó đòi lên đến hơn 7
nghìn tỷ đồng- đủ 20 cái SU30 đấy- nợ không có khả năng thanh toán hơn 6 nghìn tỷ và số lỗ luỹ
kế hơn 4 nghìn tỷ đồng).
Nên giữ được nước thì phải giầu có. Ví như có thương bố thương mẹ không có tiền thì lấy đâu
bệnh viện tốt, lấy đâu cơn ngon quần sao ấm mà cho mẹ mặc dù là trong bụng rất thương. Muồn
giầu có thì phải chịu khó làm việc suy nghĩ làm sao có lợi cho dân tộc mình nhất ( không có bạn
bè vĩnh viễn , chỉ có lợi ích dân tộc là vĩnh viễn). Tránh những va chạm không cần thiết, đôi khi
cũng phải biết chịu nhục( Câu Tiễn còn nếm cả phân để rồi có cơ hội dành lại giang sơn. Mình
yếu hơn phải biết lấy hoà khí làm đầu, chịu khó hoà nhập kinh tế để đưa đất nước đi lên. Đưa
nhiều thằng nhà giầu nó vào nhà mình chơi dụ nó ngồi uống nước, tán phét để chờ trời sáng chứ
không phải là chạy đua với nó về quân sự. Ngày xưa nhà tranh vách đất thì chó gà ỉa thoải mái,
bây giờ nhà 3 tầng lát ngạnh mem hay sàn gỗ rồi thì chịu kho đem gà chó về quê. Chỉ cần nó
tương cho mấy quả tầm trung thì VN phát triển đến điểm xuất phát.
Còn cái Trường Sa dồn tiền vào nhanh chóng xây dựng thành các khu du lịch, xây thêm mấy cái
sòng bạc, các cụm dân cư , xây mấy cái nhà máy lọc nước ngọt, xây mấy cái nhà máy chế biến
hải sản và khu hậu cần để phục vụ cho đánh bắt thuỷ sản, xây đi cái sân bay để lấy chỗ cho mấy
cái su hào lên xuống. Rồi đem dân ra đó ở cho đông đúc,tàu bè to nhỏ đậu thật nhiều. Khu nào
xa đem BP, Epson, Standard Oil, Mobil, Total, DOG vô rồi cho nó làm rồi để tỷ lệ ăn chia hậu
hĩnh vào xem xem nó có làm gì được không.
Còn Hoàng Sa thì thế hệ tôi và các ông đừng mong đòi. Hãy mở cửa và chịu khó làm ăn, khấm
khá lên và khi nào bằng Nhật thì đem vàng USD và cả lựu đạn sang tận nhà thằng Tổng bí thư
nói chuyện với nó. Có tiền sẽ mua được hết.

Cụ Nguyễn Cơ Thạch mất rồi à, tiếc thật, đọc hồi kí của ông Trần Quang Cơ đến đoạn cụ Thạch
mắng vỗ mặt Từ đôn Tín của Trung Quốc mà sướng.
Bạn nào đọc cuốn hồi kí trên sẽ thấy về sau mình giữ Campuchia không hẳn là chỉ để backup
cho Hunsen đâu.

hungdung75az bức xúc quá nhỉ?


Có tiền mua được hết à??? Sao thằng Nam Hàn không lấy tiền, rồi vay tiền mẽo thêm vào mua
mẹ nó thằng Bắc Hàn đi, suốt ngày lo nơm nớp làm gì???
Có tiền sao thằng Mẽo nó không bỏ tiền ra mua mẹ nó mấy cái tổ chức khủng bố như AlQuaeda
đi, đánh đấm lằng nhằng cả chục năm rồi mèo vẫn hoàn mèo???

Cứ tưởng có tiền làm gì cũng được à??? Ngu!!! Ngậm miệng nhịn nó như con cún thì nó được
thể nó đè tiếp ngay, chứ ở đấy mà làm với chả ăn!!!
Ra cái điều dạy dỗ

Đừng bực mình và vô văn hóa như vậy. Tin mới cho ông bạn nghe đây tin không thì tùy. Đang
mặc cả với nhau, trước sau gì thì Nam Hàn và Mỹ sẽ mua được Bắc Hàn thôi. Một đât nước mà
không có điện thoại di động, không có internet, không có cơm để ăn và 3 năm vừa rồi khoảng 1
triệu người đã bị chết đói và chết rét. Bây giờ ông bạn cứ chú ý trên bàn đàm phán nhé, đầu tiên
Allrights reseved by Rosea
HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
là viện trợ kinh tế sau đấy là viện trợ bằng tiền , tiếp theo là tìm chỗ cho gia đình nhà Kim hạ
cánh và sau đó là bỏ chế độ còn hàng rào thì còn lâu nó mới bỏ. Nam hàn giờ cho của thối ấy
chắc gì nó đã nhận, nếu không có sự trợ giúp của quốc tế còn lâu nó thu nạp cái bầy người
nguyên thuỷ ấy. Đến giàu có như Tây Đức khi nhận Đông Đức về cũng phải mặc cả mãi với các
NATO chứ khi LX sụp đổ rồi chắc gì nó chịu nhận?
Trung Quốc đang rất nỗ lực để động viên Bắc Hàn chiến đấu đến người dân cuối cùng. Nhưng
xem ra mấy cuộc hội ngộ của dân bắc Hàn tại nam Hàn đã làm cho nỗ lực của TQ trở nên vô
nghĩa. Cộng với việc Nam Hàn cho xây dựng khu kinh tế hỗn hợp bên khu phi quân sự ở bên
Bắc Hàn càng làm cho TQ điên đầu. Rồi chắc chắn sự ngoan cố không thể cưỡng được xu thế đi
lên của thế giới đâu. Các ông cứ bênh bắc Hàn chứ mấy cái thằng khùng đó nó có vũ khí hạt
nhân thì chưa biết có chuyện gì xảy ra. Ông tưởng là nó bắn vào Mỹ, nó bắn vào Nhật, vào Hàn,
vào Đài Loan là các ông sướng hả? Lúc đó nó rút toàn bộ vốn đầu tư ở Việt Nam về để tái thiết
nước nó thì tôi và ông ra đứng đường liền. Năm 2001 thằng Binladen nó mới chơi cho Mỹ một
phát sơ sơ mà kinh tế thế gới tụt đến 1% và không tiến được vào năm kế tiếp. Đầu tư nước
ngaòi vào VN ảnh hưởng nghiêm trọng và kinh tế VN không đạt được tốc độ tăng trưởng dự
kiến. Năm nay lạy trời mưa thuận gió hoà , Bác Khải đi công du Mỹ một chuyến mà kinh tế khởi
sắc chứ cứ ôm vai bó gối phải cầu cạnh TQ thì cái diễn đàn này chắc phải kiếm đến 18 nghìn cái
địa chỉ web may ra ông và tôi mới có điều kiện để nói phét, chứ không phải để ông gọi là thằng
Tàu, thằng Khựa.
Còn thằng Bắc Hàn ông cứ tưởng tưởng nước mình trong những năm 76 đến 85 thế nào thì bây
giờ Bắc Hàn nó như thế. Hay là hồi đó ông chưa đẻ? Nếu mà chưa đẻ thì chắc không biết được
một thời tem phiếu, một thời thủ kho to hơn thủ trưởng, nghe đài BBC phải chui vào trong chăn,
đánh điện về chịu tang ông bà phải một tuần mới đến nơi, hạt bo bo ăn vào thế nào đi ị ra vẫn
nguyên như thế. Kể ra có khi nhiều người cho là cổ tích nhưng đó là sự thật. Ông thích đánh
nhau thì ông cứ việc đi đánh còn tôi đánh nhau chán rồi.

Chú càng nói càng chẳng hiểu biết gì. Thằng Mỹ mà không đánh nhau thì kinh tế thằng Mỹ còn
lâu mới phát triển được. Thậm chí nó đang nhào nặn ra một Biladen và Zacauy để có cớ đánh
nhau. Bản chất kinh tế của thằng Mỹ xưa đến nay là vậy. Khi kinh tế trì trệ nó lại phải choảng
nhau. Ở đây có ai chuyên gia về kinh tế giải thích hộ chú kien098 chút.

Không dánh trước thì sẽ đánh sau ... việc VN đưa quân vào Căm chỉ làm nhanh thêm quá trình
đó thôi. Nói chung anh bạn không muon biet điều đó, nếu ko, ko bao giờ có đoạn TQ chuận bị
quân lực dọc biên giới. Nếu hai mặt giáp công anh bạn bảo VN có mất nước ko? Anh ban muon
VN thanh mot tinh cua TQ vao thap ky 80 thi noi luon cho nhanh, tranh luan lam gi cho lam
chuyen.

Này cái bửu bối gì của anh bạn post lên cho bà con xem hay nói phét. Thế bửu bối ko có đoạn
TQ tập trung quân chuẩn bị tấn công VN từ lúc nào à??? bửu bối gì mà chán thế vứt đi cho
nhanh.

Theo đệ thì cuộc chiến ở CPC và biên giới phía Bắc đều là những cuộc chiến mà nước ta ko thể
tránh được. Vì thực tế việc cuộc chiến này nổ ra ko phải do quyết định của mình ta. Nếu ta ko
đánh sang CPC thì ko sớm thì muộn nó cũng tấn công lớn ta (có thể là vài ba năm sau). TQ cũng
vậy, cái đó ko thể bằng ngoại giao trong một vài năm mà có thể giải quyết được. Hay là khi nó
tấn công tổng lực sang ta ( với trang thiết bị tốt hơn) rồi ta ở nhà cầm cự phản công (ko tấn công
sang CPC) để rồi đợi các nứơc trên thế giới phản đối ( cũng nên biết TQ ko bao giờ thông qua
một nghị quyết có lợi cho ta về vấn đề CPC), khi xung đột vào những năm 1975-1977 thì đâu có
nước nào phản đối CPC tấn công ở biên giới ta ( bằng đường ngaọi giao chính thức) . Đấy tình
cảnh thực tế nó là như vậy. Theo đệ cái này ta phải chấp nhận, ta chỉ đánh giá về khoảng thời
gian quá lâu khi ta đóng quân ở CPC mà thôi. Đệ trẻ người non dạ chỉ biết nói vậy, các huynh có
gì xin chỉ bảo đệ với

Allrights reseved by Rosea


HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Lâu lâu có người như cậu Hungdung này vào diễn đàn xem ra vui phết, sôi nổi hẳn, có "bia", để
anh em bắn, đúng là hùng dũng.

Hậu sinh chẳng biết nhiều lắm thông tin của các vị tiền bối, đặc biệt là vị trưởng lão chuyên khoe
xơi bo bo này. Sinh sau, tất ít hiểu biết hơn, hay... chậc, ngu hơn. Nhưng cũng xin tặng tiền bối 1
sao, cho khỏi tủi, vì hậu bối còn "kém xa" tiền bối nhiều lắm.

theo ông thực tế nó phải thế nào, ông đang ở đâu mà hô hào thực tế, hehe cứ về và thử một lần
cầm súng và đi tập quân sự xem , thực tế àh nghe đúng lắm nhưng cái khó rằng có những người
thì cứ hô hào , có những người chỉ võ mồm mà chẳng biết được rằng những cái khó khăn của
nước ta hiện nay, đúng là nước ta cần nhân tài và thật nhiều nhân tài lắm nhưng để sinh ra một
con người như Hồ Chủ tịch thì đúng là khó quá, tại sao trong những giờ phút vận mệnh đất nước
ngàn cân treo sợi tóc thì đất nước ta lại có một người con như cụ, hehe cứ học tập thật tốt ở P đi
rồi về VN xây dựng đất nước,

Mà em vừa nhận thấy là mới bị bác nào cho mấy con 1 *


Chắc là do em ủng hộ bác hungdung, nói thật các bác nghe, em chẳng quan tâm đến sao xẹt gì
đâu, có 0 cũng no vấn đề.

Cái vấn để, cái thực tế mà em nhận ra là Vn mình ko tiến lên được là bởi tính đố kị, ghen tị, lthiếu
tin tuởng lẫn nhau của 1 số cá nhân. Mà tính này thì ko chỉ ở Vn đâu, mà ở đâu cũng tồn tại, có
khác là ít hay nhièu thôi.

Hồ chủ tịch nhờ giỏi dùng nguời, làm cho toàn Đảng, toàn dân đoàn kết mới oánh thắng xâm
lược. Thế nhé, ko các bác lại suy diễn lung tung, em là trung với Đảng, hiếu với dân, em cũng
chẳng dám hô hào hay võ mồm vì sức người có hạn, mà đất nước lại lớn ! Chẳng có ai ngoài Hồ
chủ tịch làm được điều đó cho đến nay đâu !!!!

Sau cái vụ Campuchia thì Nam Tư, Albani và Bắc Triều Tiên theo chân Trung Quốc quay sang
chống VN. Bây giờ cả 3 thằng đó đều bi đát cả, đáng kiếp.

Bác này kém quá, đọc biết ngay là nói phét vì lần đầu tiên ra chiến trường mà nghe kinh nghiệm
trong đất Tàu cứ như đi lính cả chục năm rồi, hơn nữa đi mai phục để đánh úp bọn Tàu gì mà đi
cả ngày, nếu mai phục thì chỉ cách trận địa chính ít thôi

Ngày này năm xưa: Việt Nam rút khỏi Campuchia

Quân đội Việt Nam ở lại Campuchia 10 năm


Ngày hôm nay, 26-9, đánh dấu 15 năm sau khi Việt Nam hoàn tất việc rút quân ra khỏi
Campuchia (26-9-1989).
Đầu năm 1979, quân đội Việt Nam chiếm được thủ đô Phnom Penh. Pol Pot và lực lượng Khmer
Đỏ chạy trốn ra khu vực biên giới với Thái Lan.

Nước Cộng hòa nhân dân Campuchia được thành lập. Nhiều khía cạnh cuộc sống trước thời
Khmer Đỏ được phục hồi.

Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia, thân Việt Nam, giành thắng lợi trong cuộc bầu cử quốc
hội. Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế từ chối công nhân tân chính phủ. Lúc này, một chính phủ lưu
vong, bao gồm Khmer Đỏ và vua Sihanouk, vẫn giữ ghế tại Liên Hiệp Quốc.

Allrights reseved by Rosea


HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Năm 1986, Việt Nam nói đã bắt đầu rút một phần quân đội tại Campuchia. Các đợt rút quân tiếp
tục trong vòng hai năm kế tiếp, mặc dù khó biết được số lượng chính xác.

Tháng 4-1989, Hà Nội và Phnom Penh loan báo cuộc rút quân của Việt Nam sẽ hoàn tất trước
cuối tháng Chín của năm.

+Tác động quốc tế


Sự biến đổi thế cân bằng chiến lược quốc tế trong thập niên 1980 đã tác động đến các diễn biến
ở Đông Dương.

Quân đội Việt Nam vào Campuchia năm 1979 đánh lực lượng Khmer Đỏ

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, Leonid Brezhnev – trong bài diễn văn ở Tashkent tháng Ba
1982 – lần đầu tiên tuyên bố công khai là Moscow sẵn sàng cải thiện quan hệ với Trung Quốc.

Nhiều cuộc gặp nhằm làm tan băng quan hệ Xô – Trung diễn ra trước năm 1985, khi Mikhail
Gorbachev lên làm tổng bí thư tại Liên Xô.

Bắc Kinh yêu cầu Moscow đáp ứng ba điều kiện để bình thường hóa quan hệ: giảm quân Liên
Xô dọc biên giới Xô – Trung và Trung Quốc – Mông Cổ; rút quân Liên Xô khỏi Afghanistan; và
thôi ủng hộ việc Việt Nam đóng quân tại Campuchia.

Phát biểu tại Vladivostok tháng Bảy 1986, ông Gorbachev loan báo Liên Xô sẽ bắt đầu rút khỏi
Afghanistan trước cuối năm đó và sẵn sàng thảo luận việc rút quân khỏi Mông Cổ.

Sau diễn biến này, Bắc Kinh tập trung nỗ lực ngoại giao vào điều kiện thứ ba: Việt Nam cần rút
khỏi Campuchia.

Cần lưu ý trước đó vào năm 1985, trong hội nghị ngoại trưởng ba nước Đông Dương, đã có
tuyên bố chung bày tỏ mong muốn bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và ý định – lần đầu
tiên tuyên bố công khai – rút quân Việt Nam khỏi Campuchia trước năm 1990.

Nếu người ta đi theo quan điểm cho rằng Việt Nam xem cuộc xung đột ở Campuchia chủ yếu là
kết quả từ chính sách của Bắc Kinh, thì sự thay đổi chính sách của Việt Nam về vấn đề
Campuchia tất yếu gắn với sự thay đổi trong chính sách Trung Quốc của Hà Nội.

Bên cạnh đó, sự thay đổi trong cái nhìn về tình hình quốc tế, và những khó khăn kinh tế trong
nước đã buộc ban lãnh đạo ở Hà Nội khi đó thi hành các thay đổi chính sách.

Ngoại trưởng Việt Nam, Nguyễn Cơ Thạch được trích lời trong một cuộc phỏng vấn với Seki
Tomoda, giáo sư đại học châu Á (Asia University) ở Tokyo rằng: “Xu thế chung của thế giới lúc
ấy là nhắm đến hòa bình ở Campuchia. Và chúng tôi cho là Việt Nam có lợi khi giúp đỡ tiến trình
hòa bình bằng cách rút quân ra khỏi Campuchia.”

Lời nói này được trích trong bài viết của Seki Tomoda, “Detaching from Cambodia” (Tách khỏi
Campuchia), in trong quyển “Vietnam Joins the World” (Việt Nam gia nhập thế giới, 1997).

Theo Seki Tomoda, để thoát khỏi sự cô lập quốc tế và tận dụng các thay đổi quốc tế, Hà Nội mở
chiến dịch ngoại giao gồm bốn phần: thoát ra khỏi vũng lầy Campuchia, cải thiện quan hệ với các
nước trong ASEAN, bình thường hóa quan hệ với Mỹ và Trung Quốc.

Allrights reseved by Rosea


HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
+Diễn biến vùng Đông Nam Á
Một tuyên bố chung của ngoại trưởng Việt Nam và Indonesia năm 1987 đề nghị một cuộc gặp
không chính thức giữa các phe chính trị của Campuchia.

Việt Nam muốn thoát khỏi sự cô lập khi gia nhập các tổ chức như ASEAN

Nó dẫn đến các cuộc gặp Jakarta không chính thức vào tháng Bảy 1988 và tháng Hai 1989.

Yếu tố Thái Lan cũng xuất hiện ở đây: Tháng Tám 1988 chứng kiến thủ tướng Chatichai
Choonhavan lên nắm quyền tại Thái Lan.

Trong những năm trước đó, Hà Nội cáo buộc Thái Lan dính líu vào âm mưu bá quyền của Trung
Quốc.

Khi Chatichai Choonhavan trở thành thủ tướng, chính sách của Thái Lan với Việt Nam và chính
quyền thân Hà Nội ở Phnom Penh cũng bớt cứng rắn hơn.

Động thái của Chatichai chủ yếu thông qua biện pháp kinh tế để biến Đông Dương “từ chiến
trường thành thị trường”. Sự tăng trưởng kinh tế của Thái Lan trong thập niên 1980 cho phép
chính quyền Thái Lan nhìn Đông Dương như một thị trường hứa hẹn mà ở đó Thái Lan có thể
đóng vai trò quan trọng.

Tính đến trước năm 1990, nếu quan hệ ASEAN – Việt Nam đã cải thiện một bước, thì quan hệ
Việt – Trung chưa tiến xa như thế.

Khi cuộc đối thoại cấp ngoại trưởng – lần đầu tiên kể từ năm 1979 – tái tục tháng Giêng 1989,
Trung Quốc chỉ muốn thảo luận với Việt Nam về một vấn đề duy nhất: là việc rút quân của Việt
Nam khỏi Campuchia, chứ không bàn vấn đề bình thường hóa quan hệ.

Dù vậy, đã có hội nghị quốc tế Paris trong năm 1989, với đại diện 18 nước, bốn đảng chính trị
Campuchia, và tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Mục đích nhằm thương lượng giải pháp toàn diện
cho Campuchia.

Có ba mục tiêu chính của hội nghị hòa bình Paris: sự rút quân toàn bộ của Việt Nam, sự ngăn
Khmer Đỏ quay lại, và sự tự trị thật sự của người Campuchia.

Yếu tố ban đầu hoàn tất vào ngày 26-9-1989 khi Việt Nam hoàn tất việc rút quân khỏi
Campuchia.

Nhưng một thoả thuận toàn diện sẽ chỉ đến vào tháng 10-1991, khi có việc ký thỏa thuận hòa
bình Paris, để từ nay chính phủ Campuchia bắt đầu hướng về cộng đồng quốc tế cho nỗ lực tái
thiết và trợ giúp tài chính.

Quân sự Việt Nam sau Chiến tranh Lạnh

Bộ đội biên phòng đón tàu chiến USS Vandegrift của Hoa Kỳ ghé cảng Sài Gòn
Tại hội thảo Vietnam Update ở Singapore tháng 11-2004 vừa qua Giáo sư Carl Thayer, Học viện
Quốc phòng Úc đã trình bày bài viết của mình có tựa đề "Vietnam’s Foreign Relations: The
Strategic Defence Dimension" (Quan hệ Đối Ngoại của Việt Nam, Thước đo có tính Quốc phòng
Chiến lược).
Allrights reseved by Rosea
HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Trong bài viết, ông Carl Thayer phân tích các hình thức hợp tác quốc phòng của Việt Nam với
các nước trong các thập niên gần đây.

BBC đã phỏng vấn Giáo sư Carl Thayer về các điểm ông đề cập trong bài viết này.

Giáo sư Carl Thayer: Việc Liên Xô sụp đổ bất ngờ khiến Việt Nam ở vào thế bị động. Các khoản
viện trợ quân sự ngưng toàn bộ và ngay lập tức Việt Nam phải dùng ngoại tệ mạnh để mua thiết
bị quốc phòng của Liên Xô. Vào thời điểm đó Việt Nam cũng đối diện các mối đe dọa từ Trung
Quốc tại khu vực biển Đông. Với giai đoạn đầu của chính sách Đổi mới về kinh tế, Việt Nam bắt
đầu đi tìm các đối tác mới trên thế giới. Thế nhưng rồi Việt Nam lại thấy cần phải quay lại với đối
tác cũ. Đối tác chính vẫn là Nga và đối tác lớn kế tiếp là Ukraina, hay Belarus và các nước Đông
Âu. Kinh tế của Việt Nam trong những năm vừa qua tiếp tục phát triển và Việt Nam hiện nay chi
tương đối nhiều cho quân sự. Thế nhưng về cơ bản thì quân đội nhân dân Việt Nam thiếu các
phương tiện và thiết bị quân sự qui mô. Vũ khí cũng đã và đang cũ dần và thiếu phụ tùng thay
thế. Và hiện nay Việt Nam đang hiện đại hóa kho vũ khí của mình.

BBC: Giới quan sát nói rằng 60%-70% kho vũ khí của Việt Nam đã bị lỗi thời. Vậy sự lựa chọn
của Việt Nam là gì?

Giáo sư Carl Thayer: Vào thời điểm Liên Xô sụp đổ, Việt Nam đã thực hiện việc điều chỉnh về qui
mô và có tính chiến lược về quốc phòng. Họ phải bớt chi cho quốc phòng. Vào năm 1987 có tới
1.2 triệu lính trong các đơn vị chính qui và cho tới nay chỉ có chưa tới 500 ngàn lính. Rồi họ cũng
phải làm tất cả mọi thứ trong giai đoạn khó khăn như việc đại tu thiết bị và bảo dưỡng hết sức
cẩn thận để phục vụ cho các trung đoàn hay đơn vị ở vị trí sẵn sàng chiến đấu. Khi chúng ta nói
đến vũ khí lỗi thời, chẳng hạn như xe tăng, thì xe tăng mà Việt Nam còn có từ trước có thể là cũ
nhưng thiết bị ngắm bắn và bộ điều khiển bắn vẫn còn hoạt động khá tốt. Trong chiến tranh vùng
vịnh lần thứ nhất, các chuyên gia quân sự của Việt Nam đã quan sát tỷ mỉ những diễn biến trên
chiến trường và thấy rằng không có sự lựa chọn nào tốt hơn là phải hiện đại hóa quân sự. Họ
từng bước mua thiết bị quốc phòng. Chi tiêu cho quốc phòng của Việt Nam còn thua xa các
nước tại khu vực Đông Nam Á.

BBC: Ông có thể nói rõ thêm về việc hiện đại hóa quốc phòng của Việt Nam?

Tàu chiến và máy bay chiến đấu là hạ tầng qui mô của quân sự hiện đại

Giáo sư Carl Thayer: Ngoài việc mua sắm tàu chiến, máy bay, ..thì việc hiện đại hóa có thể hiểu
rằng họ tham gia cùng sản xuất, tức là có việc chuyển giao công nghệ. Có hai yếu tố cần lưu ý.
Thứ nhất là tàu chiến và chiến đấu cơ là hạ tầng quốc phòng. Thứ hai các thiết bị đưa lên máy
bay chiến đấu hay tàu chiến để tăng khả năng công phá của chúng. Chẳng hạn như không lực
của Việt Nam với phản lực MiG21. MiG21 là chiến đấu cơ thế hệ cũ, thế nhưng có thể nâng cấp
thiết bị điện từ thông qua hợp tác với Israel, Ấn độ, Nga hay Ukraina. Tức là có thể gửi các thiết
bị đó sang những nước này để nâng cấp rồi lại mang về Việt Nam.

BBC: Ông nói về các đối tác quân sự truyền thống của Việt Nam như Nga hay Ukraina. Theo ông
những thay đổi về chính trị tại những nơi như Ukraina có tạo những ảnh hưởng trong quan hệ về
hợp tác quân sự với Việt Nam hay không?

Giáo sư Carl Thayer: Tất nhiên là có. Nếu ta nhìn một bức tranh lớn hơn tại Đông Âu thì việc chủ
nghĩa xã hội sụp đổ tại đây. Chúng ta thấy có những thay đổi về dân chủ và quốc hội các nước
này đã thông qua luật hạn chế bán một số thiết bị cho những nước vi phạm nhân quyền. Cộng
hòa Czech là một trong những nước như vậy. Và Hungary không có liên hệ quân sự với Việt
Nam. Về góc độ hợp tác giữa Ukraina và Việt Nam, hầu hết các thiết bị Việt Nam mua của
Allrights reseved by Rosea
HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Ukraina được xem là chủ yếu dùng cho mục đích quốc phòng chứ không phải làm thay đổi cán
cân quyền lực. Tức là không được dùng để đàn áp các nhóm trong nước như các nhóm cỗ vũ
cho dân chủ hay các nhóm đấu tranh cho tự do tôn giáo. Do đó nếu có những sức ép tại Ukraina
nhằm hạn chế hợp tác quân sự với Việt Nam vì các lý do về nhân quyền thì người ta có thể biện
luận rằng không có thiết bị hay vũ khí nào mà Việt Nam mua của Ukraina tạo ra những ảnh
hưởng về thực trạng nhân quyền tại Việt Nam trong khi Việt Nam tự bảo vệ mình. Thế nhưng
những đối tác giàu tiềm năng như tôi vừa đề cập là Cộng hòa Czech và Hungary đã cấm bán
thiết bị quân sự và vũ khí cho Việt Nam.

BBC: Ông đề cập rằng việc chấm dứt xung đột Campuchia đã mở ra giai đoạn hợp tác quân sự
mới cho Việt Nam. Điều này có nghĩa là xung đột tại Campuchia đã đẩy Việt Nam vào thế bất lợi
về góc độ nâng cấp thiết bị quốc phòng và hợp tác với các nước trong khu vực?

Trung Quốc đầu tư nhiều cho quân sự trong những năm qua

Giáo sư Carl Thayer: Xung đột Campuchia đã đẩy Việt Nam vào thế bất lợi. Việt Nam bị cô lập
và nhiều nước không muốn quan hệ với Việt Nam. Thế nhưng cho tới khi Việt Nam đồng ý rút
quân khỏi Campuchia và tỏ ý đi đến một thỏa thuận chính trị tại Campuchia thì Thái Lan là nước
đã khởi đầu trong khối ASEAN. Thủ tướng Thái lúc đó tuyên bố rằng muốn thấy chiến trường trở
thành thương trường. Tức là lúc đó Việt Nam đã có quan hệ đối ngoại trở lại với Thái Lan trước
khi Việt Nam trước khi Việt Nam chính thức rút quân khỏi Campuchia. Nó cũng đánh dấu việc
các nước láng giềng khác bắt đầu quan hệ lại với Việt Nam.

BBC: Nếu chúng ta nhìn vào số các đoàn quân sự các cấp của Việt Nam ra nước ngoài cũng
như các phái đoàn quân sự nước ngoài viếng thăm Việt Nam thì số các đoàn của các nước trong
vùng là khá cao. Điều đó chứng tỏ quan hệ với các nước láng giềng là khá quan trọng?

Giáo sư Carl Thayer: Có nhiều dạng trao đổi quân sự giữa Việt Nam và các nước trong vùng.
Giữa Thái Lan và Việt Nam thì việc bàn luận chủ yếu là những biến cố tại vùng lãnh hải giữa
Thái Lan và Việt Nam. Nơi đây có các ngư dân của nước này đánh bắt cá trong vùng nước của
nước kia và rồi có cả tàu hải quân tham gia bắt ngư dân và gây ra các tranh chấp. Chúng ta thấy
hai phía tổ chức tuần tiễu chung tại khu vực là khoảng 9 lần. Thế nhưng trong khi hai bên tỏ ý
muốn giải quyết vẫn đề này thì những nghi ngại vẫn tồn tại. Quan hệ quân sự giữa hai nước
cũng có những điểm khá lạ, chẳng hạn như trước đây tôi được biết rằng phía Thái Lan nói có thể
cung cấp cho Việt Nam các thiết bị thay thế mà họ mua được của Trung Quốc. Và để đổi lại thì
Thái Lan muốn Việt Nam trao cho Thái Lan các thiết bị mà Việt Nam giữ được của Hoa Kỳ hồi
năm 1975. Theo tôi thì đề nghị này không được thực hiện. Quan hệ quân sự của Việt Nam với
Lào là quan hệ gần gũi nhất. Lào là nước duy nhất Việt Nam hỗ trợ và đào tạo quân sự. Quan hệ
quân sự với Campuchia rất ít. Sự hiện diện của Việt Nam tại Campuchia tạo ra bất bình do đó
Việt Nam cũng không muốn đao to búa lớn tại đây. Nước láng giềng nữa là Trung Quốc. Việt
Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ. Họ chủ yếu cử các phái đoàn chính trị sang thăm
lẫn nhau để nói về hệ tư tưởng. Nói về việc đảng làm sao kiểm soát được quân đội. Và vai trò
của quân đội trong việc xây dựng kinh tế. Thế nhưng về quan hệ quốc phòng giữa hai nước theo
nghĩa hẹp thì Việt Nam và Trung Quốc không trao đổi và hợp tác gì.

BBC: Ngoài việc Việt Nam hiện đại hóa quân sự thì chúng ta thấy việc trao đổi các chuyến viếng
thăm của phái đoàn quân sự của Việt Nam với các nước và ngược lại. Hoạt động đó được xem
là ngoại giao quốc phòng đúng không?

Giáo sư Carl Thayer: Trong quá khứ Việt Nam là thành viên của khối Sô Viết và thấm nhuần tư
tưởng là Chủ nghĩa Xã hội bị Chủ nghĩa Đế quốc tấn công và lựa chọn đi theo chiến lược quân
sự của Liên Xô cũ, theo hiệp ước Warsaw và Việt Nam quan hệ với Ấn độ và Cuba. Vào đầu
Allrights reseved by Rosea
HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
thập niên 1990, tức là sau khi Việt Nam rút khỏi Campuchia, Việt Nam được xem là một nước
“bình thường”. Hòa nhập với các nước trong vùng. Và các liên hệ giữa bộ quốc phòng các nước
đôi khi cũng qua bộ ngoại giao. Tức là từ lúc Việt Nam có quan hệ quân sự với dưới 20 nước thì
nay đã có liên hệ quốc phòng với hơn 60 nước. Việt Nam cử 24 tùy viên quân sự sang các nước
và có 34 nước cử tùy viên quân sự sang Việt Nam. Chúng ta thấy Việt Nam có khẩu hiệu quen
thuộc đó là kết hợp giữa phát triển kinh tế với quốc phòng. Kết hợp giữa quốc phòng với ngoại
giao. Và kết hợp quốc phòng với an ninh. Do đó với khuôn khổ này thì Bộ Quốc Phòng đang
đóng vai trò rất năng động. Ngoài liên hệ với các đối tác truyền thống thì nay chúng ta thấy có cả
các đối tác rất mới như Brazil, Nam Phi, Bỉ, …

Trường Sa vẫn chưa có được giải pháp toàn diện

BBC: Trong nghiên cứu của mình ông cũng nói rằng Việt Nam áp dụng chiến lược cân bằng các
quan hệ hoặc đôi khi đi theo nước lớn hoặc đi theo đa số nhằm đảm bảo vị thế của mình. Thế
nhưng điều đó được thể hiện thế nào trong tranh chấp tại quần đảo Trường Sa?

Giáo sư Carl Thayer: Chúng ta đang nói tới sức mạnh của Trung Quốc với hình bóng quân sự
bao trùm lên khu vực Biển Đông. Có một số học giả cũng bàn luận về sự lựa chọn của Việt Nam
xích gần lại với Trung Quốc để khỏi bị ảnh hưởng xấu. Đối sách cân bằng theo các nhà hoạch
định chiến lược của Hoa Kỳ là việc thúc giục Việt Nam dựa vào Hoa Kỳ bởi họ đều chia sẻ lợi ích
chung là khống chế Trung Quốc. Thế nhưng các phân tích gia quân sự của Việt Nam nói rằng
lịch sử của Việt Nam với cường quốc phương bắc cũng không cho thấy chính sách theo nước
lớn là có lợi.Trong khi đó lịch sử của Việt Nam dựa vào thế mạnh quân sự của Liên Xô cũ quá
mức cũng cho thấy những điểm bất lợi. Do đó trong bài viết của mình tôi đề cập việc Việt Nam
sử dụng nhiều cách tiếp cận nhằm có các giải pháp thay thế hoặc dự phòng. Tức là một mặt thì
vẫn xây dựng quan hệ hữu hảo và hợp tác với Trung Quốc. Mặc khác thì Việt Nam cũng triển
khai tàu chiến và không lực tại khu vực như mối răn đe đối với Trung Quốc. Nếu đọc kỹ Sách
Trắng ra năm 2004 thì chúng ta thấy Việt Nam có những quan ngại lớn tại khu vực họ gọi là Biển
Đông tuy những quan ngại này không lớn như nói hồi năm 1988 khi Việt Nam dùng thuật ngữ
điểm nóng. Tôi nói chuyện với nhiều tuỳ viên quân sự của Việt Nam tại các nước. Trong các
cuộc nói chuyện riêng tư, họ luôn băn khoăn không biết Trung Quốc sẽ làm gì tại biển Đông. Và
hiếm khi thấy một tuỳ viên quân sự Việt Nam nào lại bình luận về những điểm tích cực đối với
Trung Quốc trong khu vực Biển Đông.

BBC: Điều đó có nghĩa là tranh chấp tại Biển Đông sẽ vẫn còn là vấn đề trong tương lai chứ
không có giải pháp nào hay thỏa thuận nào?

Giáo sư Carl Thayer: Việt Nam không đứng lẻ loi. Một khi Việt Nam là thành viên của ASEAN thì
tranh chấp tại đây là vấn đề của cả ASEAN. ASEAN và Trung Quốc đã mất nhiều năm đàm phán
cố gắng có được bộ luật ứng xử. Rốt cùng thì họ có được một đích ngắn hơn mục đích đề ra.
Tức là chỉ có được tuyên bố của các bên theo đó các bên nói duy trì hiện trạng và không dùng vũ
lực chống lại lẫn nhau. Sách Trắng của Việt Nam cũng như các nước ASEAN luôn nói rằng
tuyên bố này chỉ là bước khởi đầu của bộ luật ứng xử thôi, thế nhưng Trung Quốc phản đối vì họ
cho là bộ luật ứng xử sẽ có bản chất ràng buộc về pháp lý kìm hãm hành động của Trung Quốc.
Một mặt thì Việt Nam đưa du khách ra theo các tour du lịch, mặc khác thì Trung Quốc và
Philippine tuyên bố cùng thăm dò dầu khí, theo luật quốc tế thì các hoạt động cho mục đích kinh
tế trên khu vực đó sẽ là cơ sở để nói đó là lãnh thổ và chủ quyền. Do đó có những căng thẳng và
tức tối nào đó. Thế nhưng bộ máy quân sự đang lớn dần của Trung Quốc có nghĩa rằng cuối
cùng thì biển Đông sẽ trở thành cái hồ của Trung Quốc do vị thế và sức mạnh quân sự nổi trội
của Trung Quốc. Việt Nam có thể có khả năng răn đe về quân sự nhưng không có khả năng
chiếm giữ. Nước duy nhất có thể đối trọng được với Trung Quốc là Hoa Kỳ.

Allrights reseved by Rosea


HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com

Trung Quốc là con voi hiền?

Trung Quốc tăng tín dụng cho các công ty nội địa nhiều
Trong vòng 5 năm qua, Trung Quốc đã thể hiện là quốc gia có ảnh hưởng lớn tới các nước Châu
Á, tăng cường các liên hệ ngoại giao với các nước láng giềng và thiết lập các mối liên kết về
thương mại quan trọng tại khu vực châu Á.
Trung Quốc cam kết đẩy mạnh tự do mậu dịch với các nước trong khu vực và các quan chức
Trung Quốc và thuật ngữ mà các quan chức Trung Quốc thường dùng để nói về quan hệ song
phương đó là hai bên cùng có lợi hay ''''win-win''''.

Thủ tướng Ôn Gia Bảo của Trung Quốc gần đây còn dùng hình tượng con voi hiền lành để nói
rằng Trung Quốc không đưa ra đe dọa nào đối với các nước Đông Nam Á.

Các nhà quan sát cho rằng trước hết phải nói rằng ngoài những quan ngại về mối liên hệ về
chính trị và các quyền lợi về an ninh thì chúng ta thấy một số nước có các thỏa thuận kinh tế gần
đây với Trung Quốc cho thấy họ chịu một lực kéo nào đó của kinh tế Trung Quốc.

Thế nhưng với các thỏa thuận kinh tế song phương thì việc kinh tế Trung Quốc tăng trưởng
mạnh cũng đồng nghĩa với thực tế là họ sẽ hút rất nhiều nguồn tài nguyên và năng lượgn từ bên
ngoài và sẽ làm cho các nền kinh tế láng giềng với Trung Quốc phụ thuộc chặt chẽ vào nhu cầu
tại Trung Quốc.

Một loạt các nước tại Đông Nam á như Miến Điện và Campuchia mới đây đã có những thỏa
thuận kinh tế với Trung Quốc và đi kèm với những thỏa thuận kinh tế là những ảnh hưởng về
chính trị.

Khu chợ Bogyoke ở Rangoon Miến Điện

Campuchia, nơi có quan hệ gần gũi hơn với Bắc Kinh trong khuôn khổ kinh tế, chính trị và thậm
chí cả quan sự mà thậm chí một số quan chức Campuchia sợ rằng quan hệ đó là quá gần gũi
với Bắc Kinh.

Vào cuối năm ngoái Trung Quốc và Campuchia đã ký một thỏa thuận quân sự theo đó Bắc Kinh
sẽ cung cấp vốn để đào tạo quân sự cũng như cung cấp một số thiết bị. Và Campuchia cũng đã
nhận viện trợ để xây dựng một tuyến đường sắt nối tới tỉnh Vân Nam.

Trung Quốc đã cho Campuchia vay hơn 45 triệu đôla trong vòng hai năm qua và hầu hết các
khoản tiền này là khoản cho vay không tính lãi.

Vào tháng Tư vừa qua thì Thủ tướng Hunsen của Campuchia cũng đã tới Trung Quốc trong
chuyến đi thắt chặt hơn quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia.

Trung Quốc đang muốn trở thành quốc gia lãnh đạo tại Á châu và những chiến lược họ đang
thực hiện cho thấy điều này.

Cũng như đối với Campuchia, câu chuyện tương tự đã xảy ra tại Miến Điện, vào tháng ba năm
nay, phó thủ tướng Trung Quốc Ngô Nghi đã ở Rangoon để ký 24 thỏa thuận hợp tác kinh tế và
kỹ thuật với chính quyền quân nhân mà hiện đang bị cộng đồng quốc tế tảy chay và cấm vận
kinh tế vì lý do chính trị.
Allrights reseved by Rosea
HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com

Trung Quốc nói Nhân Dân Tệ ổn định ''''tốt'''' cho Á châu

Trung Quốc đã cho Miến Điện vay khoảng 200 triệu đô là với lãi suất rất thấp. Thế nhưng tại
Miến Điện giới chỉ trích cũng nói rằng Trung Quốc đang dùng Miến Điện để đổ hàng rẻ vào.

Hơn nữa họ cũng nói là Bắc Kinh cũng yêu cầu Rangoon cho các công ty Trung Quốc những ưu
đãi.

Cũng có tin rằng Trung Quốc đang hỏi ý kiến nhà chức trách Miến Điện về cái gọi là khu vực kinh
tế thân Trung Quốc ở gần Rangoon.

Gần đây Thái Lan cũng đã ký một thỏa thuận mậu dịch mới với Trung Quốc và giới kinh tế gia
cho rằng Trung Quốc đã có lợi về mặt xuất khẩu hơn là Thái Lan khi thỏa thuận đi vào giai đoạn
thực hiện.

Theo thỏa thuận giữa Trung Quốc và Thái Lan ký hồi tháng 10 năm ngoái, với giai đoạn đầu áp
dụng đối với các mặt hàng rau và hoa quả, thì các loại táo và lê rẻ tiền của Trung Quốc đã tràn
ngập Thái Lan đặc biệt là hoa quả từ tỉnh Vân Nam, nơi trồng nhiều rau và quả nhất tại Trung
Quốc.

Chẳng hạn như tỏi và hành từ Vân Nam nay rẻ hơn tỏi và hành trồng ở phía bắc Thái Lan.

Trong khi đó Thái Lan rất khó bán các loại trái cây đặc sản như sầu riêng hay mãng cầu sang
Trung Quốc.

Số liệu chính thức tại Thái Lan cho thấy trong 3 tháng đầu kể từ khi hai bên thực hiện thỏa thuận
ký cách đây 8 tháng, Thái Lan đã nhập rau và quả từ Trung Quốc hơn 200% trong khi Thái Lan
chỉ xuất khẩu mặt hàng cùng loại vào Trung Quốc tăng có 80%.

Điều tương tự xảy ra đối với các nước như Miến Điện, Lào hay Campuchia, việc mất cấn đối về
buôn bán trong mậu dịch song phương lại càng dễ thấy.

Miến Điện nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc với giá trị khoảng 900 triệu đôla trong khi họ chỉ
xuất được vào Trung Quốc khoảng 170 triệu đôla.

Trong khi đó Lào nhập khoảng 90 triệu đôla hàng hóa, ở mức gấp đôi so với số liệu ra vào năm
2002.

Tại Diễn đàn kinh doanh Châu Á tại đảo Hải Nam gần đây thì các nhà lãnh đạo Trung Quốc
khẳng định với những đại biểu rằng nếu Trung Quốc không đưa ra các cơ hội kinh tế cho khu
vực thì họ sẽ mất vị thế đang nổi trội.

Các đập thủy điện của Trung Quốc làm ảnh hưởng lưu vực sông Cửu Long

Một trong những thuật ngữ mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã dùng và nay tránh dùng để chỉ
Trung Quốc là sự lớn mạnh một cách ôn hòa.

Tức là ý họ muốn khẳng định rằng Trung Quốc mến chuộng hòa bình và không tìm đến vị trí bá
chủ.

Allrights reseved by Rosea


HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Cũng chính tại hội nghị này, thậm chí chủ tịch Hồ Cẩm Đào mặc dù dùng từ hoà bình và ôn hòa
tới 11 lần thì không dùng từ lớn mạnh để chỉ Trung Quốc.

Thế nhưng bất kể đó là từ lớn mạnh hay bá chủ hay từ gì mà Trung Quốc đang tránh dùng thì cái
gọi là tiêu chuẩn nước đôi cũng đang tồn tại.

Chẳng hạn trong khi họ đang có lợi nhiều trong giao thương với Tháo Lan thì đề xuất của Thái
Lan muốn Trung Quốc thực hiện thỏa thuận gọi là mở cửa bầu trời để tạo điều kiện dễ dàng hơn
cho hàng không hai nước khai thác dường như chưa nhận được hưởng ứng của Trung Quốc.

Bắc Kinh nói cho tới nay mới chỉ đồng ý nghiên cứu các đề xuất này.

Bắc Kinh hùng biện về hợp tác tài chính và mậu dịch tự do trong vùng lại không bao gồm cam
kết cho Ủy hội Sông Mekong.

Thế nhưng các con đập mà Trung Quốc xây để xảy 14 nhà máy điện thì lại ảnh hưởng trực tiếp
tới nguồn nước nơi con sông này chảy qua tại nhiều nước

Thế nhưng giới quan sát và học giả tại Trung Quốc nói rằng dường như Bắc Kinh về chiến lược
tỏ ra cam kết đảm bảo rằng Đông Nam Á hưởng lợi được từ tăng trưởng của Trung Quốc.

Thế nhưng họ cũng nói là các nước Đông Nam Á đang nhận thấy rằng các thỏa thuận với Trung
Quốc không phải là vô điều kiện.

Việt Nam ở đâu giữa Nam Bắc Hàn?

Bắc Triều Tiên: lãnh tụ kính mến Kim Chính Nhất với cha là lãnh tụ vĩ đại Kim Nhật Thành nay đã
qua đời
Bắc Triều Tiên nặng lời chỉ trích Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Việt Nam nhân vụ hàng trăm công dân
của họ được đưa đến Seoul tuần qua.
Ngày 03.08.2004 phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Bắc Hàn đã lên án Hoa Kỳ đóng vai trò "xúi giục"
Nam Hàn trong vụ "đưa đi hàng trăm người miền Bắc, đa số là phụ nữ và trẻ em, đến Nam Hàn
theo các nhóm sau khi dụ dỗ họ sang Việt Nam".

Bắc Triều Tiên còn nói: "Hoa Kỳ như muốn tính toán rằng họ có thể dùng vụ "đào tẩu" này để lật
đổ CHDCND Triều Tiên, như họ đã làm ở Đông Âu".

Bắc Triều Tiên muốn nói đến vụ chạy trốn của những người Đông Đức năm 1989 đưa đến sự
kiện bức tường Berlin sụp đổ.

Trong cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ ngoại giao Bắc Hàn cũng chỉ trích Việt Nam là đã
"thông đồng" với Nam Hàn trong vấn đề đưa người tị nạn sang Nam Hàn:

"Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên có đủ thông tin chứng minh rằng Việt Nam liên quan đến
âm mưu của nhà chức trách Mỹ và Nam Hàn trong việc dụ dỗ và bắt cóc các công dân Bắc Triều
Tiên. Qua việc dính líu vụ việc này, Việt Nam tự bộc lộ là họ có thể uốn mình trước mọi hành
động bội phản, từ bỏ ý thức căn bản về trách nhiệm và đạo đức giữa các quốc gia để đáp ứng
quyền lợi của mình."

Cuộc chiến giữa các nền văn minh

Allrights reseved by Rosea


HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Lê Hải
Biên tập viên Ban Việt Ngữ đài BBC

Tranh chấp trên biển Đông có khả năng kéo theo xung đột vũ trang
Học giả Samuel P. Huntington cho rằng thế giới đang hình thành theo thế phân chia giữa các
nền văn minh và như vậy chiến tranh toàn phần nếu có sẽ bắt nguồn từ cuộc chiến ở nơi giao
nhau giữa các nền văn minh.
Để bùng nổ một cuộc chiến như vậy, xung đột nơi giao điểm phải được các khối liên kết bậc hai
và bậc ba (nơi xung đột được giải quyết bằng đàm phán chứ không phải vũ lực) hậu thuẫn
mạnh.

Mặc dù cho rằng một cuộc chiến như vậy có nhiều khả năng bùng nổ giữa phe Hồi giáo và
Không-Hồi giáo, nhưng Huntington cho rằng hoàn toàn có thể bùng nổ cuộc chiến giữa hai nền
văn minh Hoa Kỳ và Trung Quốc, với nơi giao tranh là Việt Nam và biển Đông.

Theo phân tích của Huntington, tăng trưởng của Trung Quốc làm thay đổi tương quan lực lượng
giữa các nền văn minh cùng với cơ cấu quan hệ giữa các trung tâm văn minh.

Ông cho rằng vào khoảng năm 2010 hai miền nam - bắc bán đảo Triều Tiên thống nhất, còn Hoa
Kỳ thì rút quân khỏi đây và giảm mạnh lực lượng quân sự ở Nhật.

Cũng theo dự tính của Huntington thì khi đó Đài Loan đạt được thỏa thuận với Trung Quốc để có
được độc lập nhưng trên nghi thức công nhận quyền cai trị của Bắc Kinh, đổi lại là vị thế ở Liên
Hiệp Quốc trên cơ sở tương tự như Bạch Nga và Ukraina năm 1946.

Tăng trưởng của Trung Quốc làm thay đổi cân bằng thế giới

Huntington tính là năm 2010 khai thác dầu khí trên biển Đông phát triển mạnh, với Trung Quốc
chiếm đa số, nhưng không thiếu mặt Việt Nam mà sau lưng là các công ty dầu khí Hoa Kỳ.

Vì phải giữ viễn cảnh phát triển mà Trung Quốc sẽ gia tăng kiểm soát trên biển, còn Việt Nam thì
chống lại, dẫn đến đụng độ vũ trang giữa các tầu chiến.

Vẫn theo phân tích của Huntington thì Trung Quốc vì muốn rửa nhục cuộc chiến năm 1979 nên
sẽ xâm chiếm Việt Nam, khiến nước này cầu viện Hoa Kỳ.

Thế cờ khi đó sẽ tiếp diễn theo hướng là Trung Quốc cảnh báo Hoa Kỳ nên đứng ngoài, trong
khi Nhật và các nước châu Á khác thì do dự chưa biết định như thế nào.

Thế nhưng hành động mang hạm đội tầu sân bay của Hoa Kỳ vào khu vực cùng với lệnh cấm
vận sẽ khiến Trung Quốc tức giận tấn công từ trên không.

Theo sau diễn tiến đó tổng thư ký Liên hiệp quốc và Nhật Bản nhảy vào can nhưng chiến tranh
càng lan rộng ra khắp vùng Đông Nam Á.

Trong chương cuối của quyển Sự va đập giữa các nền văn minh, Huntington mặc sức để cho
cuộc chiến leo thang với Hoa Kỳ, châu Âu, Nga và Ấn độ vào một phe, còn bên kia là Trung
Quốc, Nhật Bản cùng đa số các nước Hồi Giáo.

Tài nguyên biển gây nguy cơ xung đột


Allrights reseved by Rosea
HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Tiếp tục phép tính lạnh lùng của cuộc chiến, Huntington cho rằng bất kể cuộc xung đột quân sự
có dùng đến vũ khí hạt nhân này được chấm dứt bằng cách nào đi nữa thì kế hoạch tái thiết thời
hậu chiến (theo mô hình tương tự như kế hoạch Marshall sau Đệ nhị thế chiến) sẽ khiến trung
tâm của thế giới chuyển dời về phương Nam: Nam Mỹ giúp Hoa Kỳ, châu Phi giúp châu Âu, và
Indonesia giúp châu Á.

Quan hệ quân sự trong vùng

Trung Quốc đã tổ chức hội đàm sáu bên về vấn đề hạt nhân Bắc Hàn
Thượng tướng Phùng Quang Thanh, thứ trưởng quốc phòng Việt Nam, vừa kết thúc chuyến
viếng thăm tới Seoul.
Theo báo Quân Đội Nhân Dân thì chuyến đi nhằm mục đích củng cố mối liên hệ quân sự với
Nam Hàn.

Ông Phùng Quang Thanh đã cùng Bộ trưởng quốc phòng Nam Hàn trao đổi ý kiến về tình hình
an ninh khu vực mà hai bên cùng quan tâm, hàm ý có vấn đề Bắc Hàn, một đồng minh lâu đời
của Việt Nam.

Giải thích về chuyến đi này, phóng viên Kavi Chongkittavorn hiện cộng tác với tờ the Nation tại
Bangkok giải thích:

Chongkittavorn: Tôi nghĩ rằng có hai vấn đề: một là lòng ước muốn của chính phủ Nam Hàn
muốn đạt đến thỏa ước hữu nghị và hợp tác, bởi vì Nam Hàn muốn nối theo bước của Nhật Bản.
Mặt khác là vì tình hình an ninh tại bán đảo Triều Tiên, vì Bắc Hàn từ hai năm nay không tham
dự Diễn Ðàn Khu Vực Hàng năm gọi tắt là RAF. Tôi nghĩ rằng các nước có chân trong diễn đàn
này rất mong Bắc Hàn trở lại bàn hội họp bởi vì vấn đề làm sao đạt đến hòa bình và an ninh là
một vấn đề cực kỳ quan trọng cho tất cả các nước ASEAN.

BBC: Nếu xét tới mối liên hệ có từ lâu đời giữa Bắc Hàn và Việt Nam, thì chuyến viếng thăm này
được đánh giá như thế nào?

Chongkittavorn: Tôi nghĩ rằng từ khi Việt Nam gia nhập cộng đồng quốc tế trong thập niên vừa
qua, thì Việt Nam cũng hiểu các khó khăn mà một quốc gia như Bắc Hàn phải trải qua, như là
làm sao để quốc tế công nhận và làm sao tạo thanh thế với quốc tế. Tôi nghĩ rằng Bắc Hàn cũng
sẽ chụp lấy thời cơ để tham dự Diễn Ðàn Khu Vực Hàng Năm. Quí vị nên nhớ là từ khi Bắc Hàn
gia nhập Diễn Ðàn hồi năm 2000, mà vốn đã làm cho nhiều nước trong vòng hy vọng rất nhiều,
thì nay vấn đề bán đảo Triều Tiên sẽ được các nước liên hệ bàn thảo rộng rãi ở diễn đàn cấp
vùng. Trước đây, cuộc xung đột Campuchia cũng đã được một số nước trong diễn đàn này bàn
thảo, và đó là một điều tốt.

=========================

Sức mạnh Trung Quốc luôn khiến nước khác phải e dè


Trên đây là trao đổi của phóng viên Kavi Chongkittavorn với đài BBC nhân chuyến đi của
Thượng tướng Phùng Quang Thanh tới Nam Hàn. Ông Chongkittavorn đã nhắc tới triển vọng
bàn thảo chủ đề Bắc Hàn tại diễn đàn khu vực, nơi đã từng họp bàn về cuộc xung đột
Campuchia.

Vậy Việt Nam có muốn sử dụng mối quan hệ với các nước khác để tạo ra một dạng đối trọng
nào đó với Trung Quốc, xét về quan hệ quân sự? Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học Viện Quốc
Phòng Úc giải thích:
Allrights reseved by Rosea
HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Thayer: Tôi nghĩ rằng phía Việt Nam đã biết rằng trong quá khứ, việc quá phụ thuộc vào một
cường quốc nào đó có thể trở thành thảm họa. Trong khi đó, xét về địa lý thì Trung Quốc vừa
rộng lớn vừa mạnh trong khi Việt Nam chỉ bằng một tỉnh nhỏ của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ
chẳng di dời đi đâu cả. Do đó, Việt Nam cần phải quan hệ tốt với Trung Quốc, đó là điều đang
diễn ra. Thế nhưng Việt Nam cũng không quá lệ thuộc vào Trung Quốc. Họ có quan hệ rộng mở
với cả Hoa Kỳ, và bằng cách đó, tạo ra sự cân bằng trong quan hệ với Trung Quốc.

BBC: Thế chuyện Việt Nam quan hệ với Hoa Kỳ có khiến Trung Quốc quan ngại hay không?

Thayer: Tôi nghĩ là có. Trong lịch sử, sự hiện diện của Mỹ tại bán đảo Đông Dương lúc nào cũng
làm cho Bắc Kinh quan ngại. Trước cuộc chiến chống khủng bố, Trung Quốc đang tạo ra những
ảnh hưởng mạnh tại khu vực này. Kể từ sau sự kiện 11/9, Hoa Kỳ đã gia tăng vai trò của họ trên
toàn Đông Nam Á, và quan hệ quân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, từ các chuyến viếng thăm của
Bộ Trưởng Quốc phòng, Tổng tư lệnh đến các chuyến viếng thăm khác, chắc chắn sẽ làm cho
Trung Quốc nghi ngờ và quan ngại.

BBC: Vậy Trung Quốc có thể làm được gì về chuyện này?

Thayer: Trung Quốc tìm cách tạo ảnh hưởng không chỉ với Việt Nam, mà với cả Đông Nam Á,
trong các lĩnh vực mậu dịch, kinh doanh và dần dần là với quốc phòng. Do đó, chúng ta phải thấy
rằng Trung Quốc bây giờ tự coi họ thực sự là một người trong cuộc. Bộ Quốc Phòng của Trung
Quốc cũng đưa ra một khái niệm mới về an ninh, ít nhất là từ năm 1997, nhấn mạnh tới quan hệ
đa phương. Có lẽ một phần là bởi vì quan hệ Trung Quốc và Hoa Kỳ là cuộc chơi không người
thắng kẻ thua; thế nhưng nếu nhìn góc độ phức tạp hơn thì không hẳn như thế. Trên thực tế,
Trung Quốc đã được chấp nhận là một người trong cuộc tại khu vực này. Do đó, Trung Quốc sẽ
quan ngại về ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực. Mặt khác, vì Trung Quốc được coi là một người
trong cuộc nên họ cũng được chào đón cả ở Việt Nam cũng như các nơi khác tại Đông Nam Á.

Bắc Hàn chỉ trích Việt Nam về người tỵ nạn

460 người tỵ nạn Bắc Hàn được chuyển tới Seoul bằng hai chuyến bay đặc biệt
Bắc Hàn vừa lên tiếng chỉ trích Việt Nam vì đã tham gia vào vụ 460 người tỵ nạn Bắc Hàn được
chuyển tới Nam Hàn tuần trước.
Thông tấn xã Bắc Triều Tiên trích lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này cáo buộc Việt
Nam "cấu kết với Hoa Kỳ và một số phần tử Nam Hàn trong việc dụ dỗ người Bắc Hàn tới Việt
Nam" để rồi sang Hàn Quốc.

Ý kiến thính giả

Đây là lần đầu tiên trong nhiều năm nay Bắc Hàn có chỉ trích nặng nề như vậy đối với Việt Nam,
nước mà cho tới nay vẫn im lặng về vụ người tỵ nạn Bắc Hàn.

Tình hình căng thẳng

Lễ kỷ niệm 10 năm ngày mất của người mà dân Bắc Hàn gọi là Lãnh tụ vĩ đại, ông Kim Nhật
Thành, hồi đầu tháng Bảy, một số người dân Nam Hàn gốc miền Bắc không được chính phủ cho
phép tới tham dự.

Quan hệ vốn chưa tan băng giữa hai miền Nam - Bắc lại thêm một lần căng thẳng.

Allrights reseved by Rosea


HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Thế nhưng phải đợi tới hơn nửa tháng sau, khi chuyến bay đặc biệt của hãng hàng không
Asiana hạ cánh xuống phi trường quân sự Sungnam gần Seoul với hơn 200 người tỵ nạn Bắc
Hàn trên khoang và một chuyến bay tiếp sau đó chở thêm hơn 200 người khác, thì không khí
giữa hai bên mới thực sự là nóng bỏng.

Việt Nam ... uốn mình trước hành động bội phản, từ bỏ ý thức trách nhiệm và đạo đức giữa các
quốc gia để mưu cầu quyền lợi riêng

Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên

Bắc Hàn lớn tiếng công kích cái mà họ gọi là ''dụ dỗ người Bắc Hàn'' bỏ trốn của Nam Hàn, và
cho rằng đây là âm mưu của Hoa Kỳ nhằm can thiệp chính trị vào Bắc Triều Tiên. Bộ Ngoại giao
Bắc Hàn tuyên bố:

"Gần đây nhà chức trách Nam Hàn, dưới sự xúi giục và chỉ đạo của Mỹ, đã bịa ra cái gọi là "sự
đào tẩu và chuyển giao hàng loạt người từ miền Bắc".

Họ đã đưa đi hàng trăm người miền Bắc, đa số là phụ nữ và trẻ em, đến Nam Hàn theo các
nhóm sau khi dụ dỗ họ sang Việt Nam theo từng giai đoạn qua ngả gần Bắc Hàn.

Không phải ngẫu nhiên mà vụ này được bịa đặt chưa đầy một tuần sau khi Hạ viện Mỹ thông qua
"dự luật nhân quyền về Bắc Hàn" hứa hẹn "trợ giúp tài chính" cho những "kẻ đào tẩu từ miền
Bắc".

Thế nhưng sự việc không chỉ dừng lại ở căng thẳng Nam Bắc Triều, cho dù có ''yếu tố Hoa Kỳ''
như Bắc Hàn cáo buộc.

Sự tham gia của Việt Nam với tư cách quốc gia trung chuyển của con số 460 người tỵ nạn Bắc
Hàn, nhiều người trong số đó đã ăn chực nằm chờ ở TP Hồ Chí Minh nhiều năm nay trước khi
được Nam Hàn tiếp nhận, đã làm cho Bắc Hàn hướng một phần sự chỉ trích quyết liệt về phía
người đồng chí lâu năm của mình. Bộ Ngoại giao Bắc Hàn:

"Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên có đủ thông tin chứng minh rằng Việt Nam liên quan tới
âm mưu của nhà chức trách Mỹ và Nam Hàn trong việc dụ dỗ và bắt cóc các công dân Bắc Hàn.

Qua dính líu vào vụ việc này, Việt Nam tự bộc lộ là họ sẵn sàng uốn mình trước mọi hành động
bội phản, từ bỏ ý thức căn bản về trách nhiệm và đạo đức giữa các quốc gia để mưu cầu quyền
lợi riêng của mình."

Bình Nhưỡng vẫn phải dựa vào viện trợ nước ngoài

Chỉ trích nặng nề

Chuyên gia về Việt Nam và châu Á tại Học viện quốc phòng Úc Carl Thayer nói ông ngạc nhiên
khi nghe tuyên bố nặng nề như vậy từ phía Bắc Hàn.

Ông cho biết quan hệ giữa Việt Nam và Bắc Hàn không phải lúc nào cũng thuận lợi. Hai bên đã
từng bất đồng sâu sắc xung quanh cuộc chiến Campuchia.

Allrights reseved by Rosea


HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
"Thế nhưng đây là lần đầu Bắc Triều Tiên chính thức chỉ trích Việt Nam nặng lời như vậy trong
nhiều năm nay.

Chỉ trích này của Bắc Hàn chắc chắn làm Việt Nam ngạc nhiên."

Việt Nam cho tới tận thời điểm này vẫn im lặng trước các bình luận và cáo buộc.

Tin cho hay chính phủ Nam Hàn đã được phía Việt Nam yêu cầu không tiết lộ lộ trình của hai đợt
người tỵ nạn, cũng bởi vì muốn tránh căng thẳng với Bắc Hàn và Trung Quốc là nước đang lưu
trú hàng trăm ngàn người tỵ nạn Bắc Hàn.

Trừ các trường hợp người đào tẩu Bắc Hàn trèo tường vào các đại sứ quán nước ngoài một
cách lộ liễu, Trung Quốc vẫn muốn giải quyết vấn đề một cách êm thấm và trong yên lặng, vì
quan tâm của Trung Quốc là thiết lập ổn định trên bán đảo Triều Tiên.

Thế nhưng con số quá lớn hàng trăm người trong một đợt vận chuyển như lần này không thể
không đánh động sự chú ý của dư luận.

Việt Nam và Bắc Hàn nay chỉ có một chút liên hệ về tình cảm

Chuyên gia về Việt Nam Carl Thayer

Có nhận định cho rằng cũng chính vì lo sợ mất lòng nước đàn anh Trung Quốc đã và đang hậu
thuẫn chính thể Bắc Hàn, mà quốc gia cộng sản này càng nặng lời với Việt Nam.

Tuy nhiên theo ông Carl Thayer, trong trường hợp quan hệ hai bên xấu đi, thì nước thua thiệt
hơn không phải là Việt Nam vì Bắc Hàn cần Việt Nam hơn là Việt Nam cần Bắc Hàn.

"Thực tế, quan hệ giữa Việt Nam và Nam Hàn nay phát triển tốt hơn và có lợi hơn là quan hệ với
Bắc Hàn.

Đối với người anh em từng chung ý thức hệ hồi thập kỷ 60 - 70 thì Việt Nam nay chỉ có một chút
liên hệ về tình cảm".

Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam, cũng tương tự như Trung Quốc, không hề muốn chứa chấp
người tỵ nạn Bắc Hàn.

Liệu có thêm dòng người đào tẩu?

Đợt người tỵ nạn lớn này cũng có thể đang gây ra những lo ngại rằng sẽ tiếp tục có thêm người
đào tẩu từ Bắc Hàn tới Việt Nam.

Tuy nhiên, ông Tim Peters là giám đốc tổ chức thiện nguyện Helping Hands Korea chuyên cứu
trợ người Bắc Hàn nhận xét, nguy cơ đó có xảy ra không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là
vào sự tiếp nhận của Nam Hàn.

Bắc Kinh đã phải chứng kiến dòng chảy tỵ nạn Bắc Hàn

Allrights reseved by Rosea


HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
"Liệu Nam Hàn có đủ sức đón nhận hàng trăm ngàn người đang ở Trung Quốc và các nước lân
cận để chờ được tiếp nhận hay không? Đó là một áp lực quá lớn."

Thế nhưng ông Peters cũng phải thừa nhận một điều là dù không được tiếp nhận thì vẫn có
người rời bỏ Bắc Hàn vì theo ông từng tận mắt chứng kiến, trong nhiều trường hợp người đào
tẩu Bắc Hàn chạy trốn khỏi đất nước của mình với cả một "sự quyết liệt".

Sự quyết liệt đó đã tiếp cho họ sức lực, để họ có thể vượt cả hàng ngàn cây số trong điều kiện
khắc nghiệt, để tới một nước thứ ba chỉ trong vòng có vài tháng.

Như vậy những gì xảy ra mới rồi với người tỵ nạn Bắc Hàn có thể chỉ là phần nổi của tảng băng
chìm còn lớn hơn và đe dọa hơn là người ta tưởng.

Làm gì mà ông nóng tính vậy? Tôi đang chứng minh tại sao đánh CPC mà phớt lờ các cảnh báo
của LHQ là sai lầm nghiêm trọng.
Nhiều người bảo không sai lầm? Đó là tầm nhìn ngắn đặc trưng của người Việt chúng ta ví như
làm con đường tại sao không tính là một ngày nào đó quốc gia sẽ giầu có, dân sẽ có ô tô và
đường 15 mét sẽ trở nên chật hẹp. Nếu chưa làm được 50m thì ta mở một con đường 15 mét
trước và cắm cột mốc giới để đấy và ghi cấm xây dựng. Khi nào có tiền làm tiếp sẽ đỡ được một
khoản tiền đến bù giả toả có hơn không? Hay là thích giải toả để vì cái gì khác? Còn đánh CPC
tại sao không lường trước là đánh vào thì cả thế giới nó lên án, bao vây, cấm vận và Trung Quốc
nó sẽ đánh mình? Để đến khi đánh rồi mới biết rằng không thể tiêu diệt được đối thủ, sa vào
chiến tranh du kích, rút đi thì coi như về cách đó 10 năm và quân chêt nhiều mà không giả quyết
được việc gì. Khi sang bên đó ngộ nhỡ sa lầy do thằng Pôn Pốt nó cự lại mãnh liệt +TQ nó xuôi
dòng về HN thì ông tính sao? Hay lấy luôn đất nó làm thủ đô? Ông bảo 23 sư đoàn CPC và quân
của TQ giáp công? Cứ tưởng tượng ra chứ ngay trong tuần 4 ngày đầu 19 sư đoàn chủ lưcthiện
chiến nhất của Pôn pốt đã bị xoá sổ bên đất Việt Nam, chỉ còn lại 4 sư bên nước nó thôi. Tham
gia trong trận đánh tiêu diệt này có sư 341 nơi hai ông anh tôi tham chiến. Ông anh đầu tôi kể lại
là chỗ ông anh tôi ít thằng thoát chết lắm.
Cái nữa các ông cứ bảo là mình biết TQ trước sau gì cũng đánh và nó chuẩn bị đánh mình từ
trước vậy tại sao lại không bố trí lực lượng phòng bị để đến khi nó đánh mới vác xác từ trong ra?
Hay là nó đi trước một bước xúi CPC đánh ông và kịch bản do nó đạo diễn là 100% ông sẽ đem
quân vào CPC để nó có cớ đánh ông?
Cái nữa là ông biết nó đánh ông tại sao khi tình báo Ấn Độ nó cung cấp tin cho ông trước đó 1
tháng ông vẫn không chịu chuyển quân ra để đối phó hay là ông chê nó không giỏi và không
đánh được ông? ( Thói ngạo mạn sẽ giết chết anh hùng)
Cho tôi một lời giả thích hỡi các chiến lược gia?
Còn bàn chút về bắc Hàn : Nó sắp chết đến nơi rồi. Bây giờ chỉ có mỗi thằng TQ nó sợ Mỹ nên
muốn giữ thôi, Dân nó cũng ngán đến tận cổ gia đình nhà Kim rồi.

Ông này nói cùn ha? Số liệu của ông cũng sai nốt. Ponpốt có 23 sư đoàn chủ lực, và chỉ 19 trên
23 sư đoàn tham chiến thôi trong ngày 22/12 thôi Và 19 sư đoàn này bị đánh tơi bời từ ngày 22
đến ngày 31/12/1978 rồi. Rất ít trong số đó chạy về được Phnongpenh. Sau đó bắt đầu thừa
thắng mới đánh phát đến 7/1/1979 thì làm chủ Pnongpenh luôn. Nhiều người ở HN tham gia trận
đó đó, đi hỏi người ta thử xem có phải không?
Ông càng nói càng sai, vì để ông diệt nó mà đem hết quân chủ lực đi trong khi đó như ông nói
biết TQ nó trước sau gì cũng đánh mà ông lại không có phòng bị vậy là ông đánh bạc rồi. Khác
gì để doanh trại trống mời Vân Trường vào xơi.Phạm phải sai lầm sơ đẳng của người cầm quân.
Nó có 19 sư đoàn thì cùng lắm đánh nó ông dùng 23 sư đoàn là cùng chứ gì? Sau năm 75 quân
số có hơn 1 triệu quân đấy ông kễnh ạ. Đứng thứ tư thế gới về sức mạnh đấy. Vì thế ông mới
tiến đánh nó để chứng minh sức mạnh của ông. Khi ông nó sang ngày 22/12 pháo ông bắn còn
hơn mưa đấy trên cái mảnh đất TX Tây Ninh bé tý tẹo. Nó chết gần hết rồi còn đâu mà đánh.

Allrights reseved by Rosea


HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Nói thật thì em đồng cảm với bác hungdzung ở nhiều điểm.
Ta cứ thích lấy thắng bại chiến trường quyết định ngoại giao,chứ thực ra đánh Cambốt cũng có
thể có nhiều kiểu,ví dụ đập tan quân chủ lực của nó rồi mặc cha nó đấy chẳng hạn.Nó quấy ta lại
đánh,đánh có cớ hẳn hoi,thọc một phát thật đau rồi lại rút.Đằng nào cũng vậy,vẫn phải bố quân
dọc biên giới,chỉ phòng ở tây nam có khi đỡ hơn là vừa đóng bên Cam vừa chốt phía bắc.

Nhưng nói ngược lại,làm thế ta cũng tệ hại chả khác gì thằng Do thái.Như bây giờ thế giới dần
thông cảm với ta về chuyện Cam,chứ giống thằng do thái có khi người ta ghét,mà ta làm gì có
Mẽo đứng sau,nguy cơ cấm vận hay tuyệt giao còn cao hơn.

Kiểu này hay khác,chẳng thấy một chút tương lai hoà bình hay sáng sủa nào hết,kể từ lúc ta bỏ
lỡ cơ hội bình thường hoá với Mẽo và ASEAN.
Nói chung em nghĩ các cụ ta thời đó vừa có phần hơi kiêu,vừa hơi rốt và cũng hơi tốt bụng quá
với Cam nữa (còn có tham hay không trời biết,em thì em chả rước nợ vào người làm gì).Cái hại
ai cũng thấy nhưng cũng khó phán xét các cụ làm sai được.

19 sư đoàn KR chỉ tan chứ không chết. Cái này các bác cứ đọc quân sử các sư đoàn hay quyển
Cuộc chiến tranh bắt buộc thì biết. Chỉ mấy tuần sau khi mất Phnom Penh là quân KR hồi lại,
nhiều nơi chúng còn phản công đánh tơi tả quân ta.

Từ 75-78 đánh KR bên ta có 80.000 thương vong, bằng 78% thương vong của 9 năm chống
Pháp. Các bác thấy là nó căng thế nào rồi đấy.

Từ năm 75 đến 78 thương vong đến hơn 80.000 bằng 78% so với 9 năm chống Pháp? Vậy còn
từ 79 - 89 thương vong bằng 22% của 9 năm chống Pháp? Các chuyên gia quân sự nghe ông
chiangshan nói có được không? Tổn thất ít vậy thì việc gì phải rút quân?Ở thêm 20 năm nữa thì
đã sao và người Việt mình đẻ thừa sức chỗ mất đó. Xin thưa với ông là số liệu lịch sử của mình
sửa liên tục để hợp với thời cuộc, và theo mục đichs chính trị cho từng thời kỳ. Ví như khi vào
nhận trợ cấp ODA không hoàn lại thì khai 70% xã nghèo, còn khi nào xét thi đua thành tích xoá
đói giảm nghèo thì số đó chỉ còn 25% thôi, mà cũng con người đó làm báo cáo. Ông biết là khi
đó nó mới chỉ quấy rối ở biên giới ông lấy đâu ra mà mất nhiều thế. Con số của ông đưa ra là
không đúng vì:
+ Tổn thất nhân mạng bằng và hơn 9 năm chống Pháp. Cái này chủ yếu tổn thất ở bên Căm.
Còn số liệu của ông đưa ra nếu có cũng chỉ là tuyên truyền về hậu quả của việc Pôn pốt
+ Khi đánh Căm tiến cực nhanh và dốc toàn lực và đánh trong hành tiến dĩ nhiên mất nhiều quân
hơn. Và chốt ở Căm 10 năm bị sa vào cuộc chiến không có giới tuyến vậy chết nhiều hay chết ít?
Nhiều hôm đang đi gặt lúa giúp dân còn bị thằng gặt lúa nó chơi cho 2 quả lựu đạn chết cả gần
chục ông. Chiến tranh du kích như vậy 10 năm mà ông bảo chết ít thì quả là lạ.
+ Các ông bảo TQ nó không biết đánh nhau, thổi kền te te khi xua quân và đánh theo kiểu biển
người thế mà chết có 60 nghìn vậy ông nấp trong hầm, lô cốt khi thủ sao chết nhiều thế? Vậy
quân mình không biết đánh nhau à?10 năm nay tôi đi khắp các tỉnh Tây Nam và sang cả Căm
tìm anh tôi tôi thấy các nghĩa trang phổ biến là chết năm 79. Mãi đến tháng 10 vừa rồi mới tìm
thấy ở Kiên Gian. Rất nhiều mộ vô danh, chứng tỏ là cuộc chiến lúc kiểm soát được lúc không và
có những lúc bị nó đánh cho không kịp đưa xác đồng đội đến nơi tập kết.

Em có 2 ý thế này, viết xong các bác có khóa hay cho 1* em cũng chịu. Box Kĩ thuật quân sự
nhưng Kĩ thuật đâu phải chỉ có trên truờng chiến truờng, cầm súng bắn nhau, lấy pháo, tên lửa
nện nhau??? Kĩ thuạt còn là Ngoại giao, Hậu quả của cuộc chiến ra sao, cái được cái mất chứ.

Ý thứ 1: Các bác bàn về Vn oánh cam bốt là đúng hay sai, cái đấy em ko dám bàn. Cái em muốn
nói là HIỆN TẠI ĐÂY NÀY, dân cambốt nó thiếu thiện camt với Vn và tôn sùng Tàu. Em đang học
cùng với các Sv cam bốt và nói chuyện với 1 số dân cam bốt ở Pháp, đó là sự thật, là HIỆN TẠI
!!!
Allrights reseved by Rosea
HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
Các bác thử tưởng tượng nhé: Vn nhìn thằng Tàu thế nào thì thằng Cam bốt nhìn ta như vậy.
Tất nhiên ta hơn thằng tàu, bản tính dân ta đa số là yêu hoà bình vì ta đã nếm trải quá nhiều
chiến tranh gian khổ rồi, còn thằng tầu thì đi gieo chiến tranh khắp nơi.

Ý thứ 2 : Bây giờ là thời đại nào rồi mà lúc nào ta cứ ngời 1 xó lo mai thằng tàu nó bắn dân mình,
mai nó oánh mình. Dân ta bây giờ dễ dàng đi làm việc, học tập, giao lưu vói cả Thế giới, sao ko
tận dụng điều này? Chính việc các bác lúc gặp bọn Tàu cứ gân cổ lên tranh cãi với chúng nó
càng chứng tỏ mình yếu, mình sợ phụ thuộc vào nó. Sao ko có ai có cái nhìn vượt hẳn lên nhỉ
??? Ta cứ coi nó như 1 nước rất bình thường, luôn vững vàng trước các thủ đoạn của nó thì nó
càng nể mình. Chứ ai đời gặp Tàu lúc nào cũng cãi mình là nước lớn, ko sợ chúng mày đâu,
chính thế mới càng chứng tỏ ta luôn coi nó là ông Kẹ, lúc nào trong đầu cũng ám ảnh về nó. Thế
chưa phải là nước lớn, nước lớn nói ít mà kẻ khác vẫn sợ, vẫn nể, cần gì khoe này nọ nhỉ ???
Người ta nói có liều lĩnh mới thành nghiệp lớn, vậy Vn ta sợ gì ????

Em là du học sinh tại Pháp, em mới 20 thôi, hiểu biết còn hạn chế, các bác nghe chối tai thì cứ
khoá vào, em cũng ko post thêm 1 bài nào nữa đâu.

Câu cuối: Tiền bối mà khôn là phải giúp đỡ hậu bối, chứ đừng làm tướng ở đây, đừng nói với
người khác với cái đầu quá TO. Nếu các bác làm tướng thật thì chắc chẳng chui vào xó xỉnh này
tán fét đâu ạ, còn nhiều viêc bộn bề lắm, thế mới là giúp dân, giúp Đảng !!!

Chào các tiền bối, em rút ạ, các bác cứ bàn đai sự nhé !!!

Quên mất, bác hungdung ạ, bác đừng có quá chú trọng phân tích những sai lầm hay thiếu sót
nhiều quá như thế. Chẳng ai hoàn hảo đâu, lịch sử thế giới đã chứng minh rồi, đến Einstein cũng
có 1 phần trắh nhiệm trong chiến tranh đấy ạ. VN như thế này là tốt lắm rồi, quan trọng là phải
phát triển mạnh và vững cắch như thời gian vài năm gần đây. Ở Pháp dân VN được quý và nể,
quý hơn dân Tàu bác ạ, nên cứ phải tự hào về VN, về các cuộc chiến đấu, về các chiến sĩ đã
ngã xuống mà cố gắng lầm việc, học tập giúp ích cho Tổ quốc.

Như cụ Giáp đă nói; VN là dân tộc anh hùng nhưng vẫn là anh hùng nghèo, cho nên phải tiến lên
!!!!

Ông cứ xem lại đi có phải có 1 triệu quân không nhé? Còn ông bảo dồn 90% quân chủ lực vào
Căm vậy ông cho rằng thằng TQ nó không bằng thằng Căm à? Hay là các chiến lược gia cho
rằng mình đánh thắng Mỹ rồi không thằng nào dám động đến mình?
Ông bảo sợ 2 mũi giáp công thì chính ông bị rồi đó thôi chứ cần đâu tưởng tượng hay suy luận.
Đang giơ ngực ra cho thằng Căm nó sờ thì mông đã có cái... của thằng Khựa thúc vào rồi( xin lỗi
bà con ttvnol nhé). Trình độ thằng Căm nó lùn chứ lúc đó nó củng cố lại rồi đánh chặn tiêu hao,
quấy rối thì còn lâu mới rút được. Đằng này sau khi thất thủ lại cay cú dốc toàn lực quyết một
phen sống mái. Lúc đó nếu nó khôn khéo và cự lại được ông + 600.000 quân TQ ở phía bắc
đánh rát thì ông tự đẩy ông vào chỗ khó. Vậy có phải là ông đánh bạc với vận mệnh của Đất
nước không?
Tôi thấy ông nên bớt chút thời gian ra mua mấy bông hoa và mấy nén nhang lên các tỉnh phia
bắc vái cho hương hồn các chiến sỹ biên phòng, dân quân tự vệ và những người dân vùng biên
đã ngã xuống vì sự ngu xuẩn và kiêu ngạo của các ông được rồi đó. Nhân thể cầm một ít tiền lẻ
lên mua cho người ta buồng chuối, con gà và mấy củ măng để người ta có tiền cho con đóng
học. Dân trên đó tốt lắm, họ không xin đâu, mua xong thì chịu khó mang về đừng vứt đi mà
người ta tủi.

cái ông hùng dũng oai phong này lằng nhằng quá, tui thì tui thấy ông nói yêu nước thì phải thực
tế là đúng rồi nhưng ông bảo mình đánh Cam mà phớt lờ LHQ là gay, về mặt lý thuết thì đúng
thế nhưugn nếu ko đánh thì năm ấy nó cho mẹ quân vào Sài gòn ăn cơm ở Sài gòn rồi, rồi còn
Allrights reseved by Rosea
HD200506038 http://danghoanghai.999.org
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
hoanghai.dang@gmail.com – hoanghai85lc@yahoo.com
đảo Phú Quốc rồi quần đảo Thổ Chu nứa, ko đánh nó thì ông cứ thử đến làng Ba Chúc xem sao,
ko đánh nó thì nó giết mẹ hết cả dân nó rồi,cái sai của mình là ở đó lâu quá, vả lại do ông LX trở
mặt để cho thằng Tung của nó quậyy ở TS năm 88 , nếu mà LX giúp mình vụ ấy thì vớ vẩn đến
giờ các đồng chí vẫn làm nhiệm vụ quốc tế đấy,

Nói năng thì công nhận cũng được nhưng mà sao ko lấy đường link rõ rằng để anh em xem
nguồn từ đâu, ai chẳng biết là lấy từ BBC nhưng chẳng may cái thằng nào đấy nó lại nói vi phạm
bản quyền của nó rồi lại bị lock diễn đàn như năm ngoái ấy, mà nếu Hungdung75 thicýh bàn về
vấn đề này anh em mình sang Lịch sử văn hóa đi, hay bảo các bác ấy mở lại thảo luận chúng ta
táng nhau chứ làm trò ở đây dễ gây ảnh hưởng đến anh em lắm

Nói năng hơi nóng tính anh em thông cmả nhé

Allrights reseved by Rosea


HD200506038 http://danghoanghai.999.org

You might also like