Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

LÝ LUẬN & PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐẠI HỌC

LÂM NGUYÊN TÀI


Giảng viên Tiếng Anh, Trung Quốc và Hán Nôm
Phó Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ Đại học An Giang

I. GIỚI THIỆU :
Qua kinh nghiệm thực tiển trong công cuộc xây dựng đất nước, Đảng đã khẳng định vai
trò và công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đến năm 2020 đưa
nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, đặt nhiệm vụ hàng đầu bảo đảm xây dựng thành
công CNXH ở nước ta. Để thực hiện nhiệm vụ này, Đảng và Nhà nước cũng đã quyết định về
định hướng chiến lược và mục tiêu, nhiệm vụ trên hai lĩnh vực : Giáo dục-đào tạo và Khoa học-
công nghệ, hai lĩnh vực có ý nghĩa hết sức quan trọng trước mắt cũng như lâu dài trong sự
nghiệp xây dựng đất nước cũng như thích ứng với xu thế và trào lưu tiến bộ trên thế giới một khi
đã sẵn sàng hội nhập khu vực và toàn cầu trong mọi lĩnh vực nhất là lĩnh vực tri thức đang sôi
động hiện nay: kinh tế, giáo dục, văn hóa, công nghệ thông tin và quốc phòng…
II. BỐI CẢNH VÀ HIỆN TRẠNG GIÁO DỤC Ở NƯỚC TA:
Trong lịch sử cận đại của đất nước ta, hơn bao giờ hết, giáo dục phổ thông và nâng cao
(general and higher education) được đặc biệt quan tâm và phổ quát đến như thế. Quy mô giáo
dục cũng không ngừng tăng lên và cũng đang không ngừng điều chỉnh để phù hợp với các điều
kiện bảo đảm chất lượng , khắc phục dần tình trạng mất cân đối trong các cấp học và bậc học.
Các trường sư phạm thu hút ngày càng đông HSSV với chất lượng đầu vào ngày càng cao, đáp
ứng nhu cầu cung cấp giáo viên. Mọi người đều thấy rõ sự cần thiết của việc tiếp thu nền giáo
dục trong con người như thể sự không thể khiếm khuyết về dinh dưỡng đủ cho sự phát triển của
cơ thể.
Trong nghị trình toàn cầu về giáo dục của Liên Hiệp quốc, UNESCO đã khẵng định :
Học để biết, học để làm, học để làm người và học để chung sống với người khác. Đối với bối
cảnh đất nước ta, học để mà “đuổi kịp các nước phát triển” còn là tiêu chí bổ sung rất bức xúc
hiện nay. Với số lượng 2,1 triệu lượt học sinh thi vào đại học năm 2001 là một minh chứng hùng
hồn cho nhu cầu cấp bách ấy. Nền giáo dục đại học đang phải gòng gánh một trách nhiệm vô
cùng to lớn. Theo tiến trình phát triển xã hội, nền giáo dục cao này cũng đang bị thử thách bởi
trách nhiệm cộng đồng (public accontability) . Các cơ quan quản lý giáo dục, cũng như bản thân
các trường đại học và đội ngũ giảng viên phải có giải trình trước công luận về chất lượng và
phương pháp giảng dạy hiệu nghiệm tại môi trường giáo dục này. Họ phải giải thích đang tiến
hành làm gì nhằm đáp ứng mục tiêu GD, vì sao việc làm như thế đóng vai trò quan trọng trong
qui trình thực hiện nhiệm vụ GD, đồng thời họ cũng phải giải thích việc đưa ra các tiêu chuẩn
đánh giá cho sự thành đạt của người học , mức độ hoàn thiện khi những tiêu chuẩn này được đáp
ứng và đáp ứng như thế nào v.v. Rõ ràng tất cả những vấn đề này hết sức tế nhị.
Thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ cạnh tranh về công nghệ sinh học, điện tử và vật liệu mới. Trong
hiện trạng giáo dục đào tạo bậc đại học ở nước ta, trong các lần hội nghị về giáo dục, cũng đã

1 of 4
giải trình và cho thấy được những tồn tại, yếu kém như: cơ cấu còn lệch lạc, chất lượng toàn
diện còn thấp kém, đội ngũ giáo viên còn thiếu thốn, chưa đủ sức để tạo ra một sự chuyển biến
mạnh mẽ về chất lượng, nhất là cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại “tối thiểu” ở các cơ sở
giáo dục tuy có chú trọng nhưng đầu tư chưa đủ, hoặc đang xuống cấp và còn lạc hậu so với yêu
cầu v.v.. Nói chung do không đảm bảo cân đối giáo dục, không có chính sách cụ thể khả thi từ
đào tạo, để có thể sử dụng được sau đào tạo, để cho thấy quá trình đào tạo là phù hợp, có tiền đề,
phù hợp với cơ cấu kinh tế và điều kiện phát triển của địa phương; chưa có định hướng rõ rệt
cũng như chế độ ưu đãi sử dụng và công bằng xã hội còn nhiều hạn chế; CS GD còn nặng về cơ
chế hành chánh bao cấp; sự khiếm khuyết năng lực trong công tác quản lý là những cốt lõi của
vấn đề!
III. KHÁI QUÁT CÁCH TIẾP CẬN VỚI VIỆC HỌC CỦA SINH VIÊN NGÀY NAY :
Do những điều bất cập nêu trên, hình như đa phần sinh viên đương bị giam cầm trong
quỹ đạo “học để đi thi”, để có được “mãnh bằng” tiến thân, và mọi thước đo đều lấy đó làm
chuẩn: Tỉ lệ lên lớp, tốt nghiệp, được giải này nọ v.v… Giá như tất cả những thứ đó đều thực
chất thì tỉ lệ trên có ý nghĩa, nhưng đâu phải tất cả đều thực chất. Đưa đến việc tiếp cận của sinh
viên với việc học của họ đều mang tính bề mặt ( surface learning). Họ đặt trọng tâm chỉ vào việc
hoàn thành các yêu Cầu của nhiệm vụ học tâp mà nhà trường đặt ra. Sinh viên tiếp cận việc học
của họ như là một nhiệm vụ mà trong đó trách nhiệm của họ là tái sinh (reproduce) ra những gì
thầy giáo của họ làm . Trong phòng học, họ nghĩ rằng công việc phải làm là ghi chép lời thầy
giảng. Xung lực này được thể hiện rất rõ mà sinh viên phản ứng với những tư liệu được trình
bày trên tờ phim trong (transperancy) mà thầy giáo đặt lên máy đèn chiếu (OHP). Trong sự tiếp
cận này, sinh viên chỉ biết tập trung vào các thông tin cục bộ không liên hệ gì với nhau, hay chỉ
dày công ghi nhớ thông tin nhằm với mục đích là để kiểm tra mà thôi v.v…Do đó họ ngại đọc
thêm, tự nghiên cứ sưu tra và truy cập những kiến thức hiện đại liên quan đến lĩnh vực của bộ
môn. Thói quen không tự điều khiển trong nhiệm vụ học tập này hạn chế khả năng sáng tạo của
sinh viên. Tuy nhiên, một số mặt âm về thái độ, sự nhiệt tâm, trình độ năng lực của giáo viên là
yếu tố chủ quan cho sự học còn lạc hậu này.
Nguyên nhân đưa đến tình trạng sinh viên tiếp cận việc học của họ theo định hướng bề
mặt còn phải nói đến sự bất công của xã hội, chỉ chạy theo hình thức văn bằng mà lơ là hay
không đặt trọng vào thực tài của con người. Sự khiếm khuyết về năng lực quản lý của các cơ
quan quản lý giáo dục cũng là một trong những cản trở cho sự tiếp cận việc học tiên tiến và thực
tiễn hiện đại và hiệu nghiệm mà sinh viên nhiều nước trên thế giới đang lựa chọn và theo đuổi .
IV. YÊU CẦU MỚI NHẰM HƯỚNG SV ĐẾN SỰ TIẾP CẬN VIỆC HỌC MỚI:
Nhiều lý thuyết cũng như nguyên lý dạy học hiệu nghiệm ở bậc đại học đã được ra đới
ngõ hầu làm đòn bẩy thúc đẩy động cơ học tập của sinh viên tiến dần đến thực tiễn và nhu cầu
cuộc sống, khích lệ sinh viên đặt trọng tâm vào sự hiểu biết mà vẫn duy trì được cấu trúc cũa
NV học tập; biết vận dụng những khái niệm khoa học tự điều khiển giải quyết mọi tình huống
có vấn đề phát sinh; nhận thức được kiến thức mới lĩnh hội, rồi đào sâu nghiên cứu và liên hệ
với kiến thức đã biết; giữa lý thuyết và thực tiễn; giữa sự kiện và chứng cứ và, dựa vào khái
niệm khoa học đã chiếm lĩnh, tổ chức và cấu trúc các kiến thức thành một hệ thống một cách
khoa học, logic và toàn vẹn. Giúp sinh viên tiếp cận việc học có tính cách chiều sâu ( deep

2 of 4
learning) – Khái niệm mới được Paul Ramsdem khám phá và đưa ra trong quyển “ Learning to
Teach in Higher Education”, London, 1992 – Sự tiếp cận này được biết đến trong các cuộc
phỏng vấn khi sinh viên mô tả tư tưởng và việc làm của chính họ. Sinh viên học theo cách tiếp
cận chiều sâu nói về so sánh giữa các ý tưởng, các cuộc tranh luận hoặc chứng cứ ở các khóa
trình khác nhau và trong phạm vi các phần khác nhau của cùng khóa trình đều dựa trên cơ sở
sưu tra về sự tương đồng và dị biệt của vấn đề.
Để khích lệ sinh viên học theo cách tiếp cận khoa học này, trong các nguyên tắc hiệu
nghiệm được đưa ra, nguyên lý về sự nhiệt tâm, hứng thú trong giảng dạy chịu ra công đầu tư
và giải thích rõ ràng của người thầy đóng một vai trò làm đòn bẩy thúc giục SV có động cơ học
tập xác đáng và ảnh hưởng rất lớn đối với SV trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập có tính hiệu
nghiệm rất cao.
Sự đầu tư tìm hiểu về các thông tin cần thiết và cập nhật thông qua nhiều nguồn để lồøng
vào khoá trình dạy sẽ aó tác dụng hướng SV hiểu và thấy rõ viễn cảnh đầy hứa hẹn của điều mà
họ đang học. Sự giới thiệu về thành tựu khoa học công nghệ thông qua việc truy cập thông tin
trên mạng của người thầy có thể kích thích lòng đam mê bộ môn cho sinh viên; một mặt thể hiện
sự gắn bó và say mê có đầu tư đối với môn dạy của người thầy.
Sự ứng dụng và thích ứng kịp thời công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp giảng
dạy chẵng hạn, có thể thực hiện đổi mới công cụ giảng trên lớp, người thầy sử dụng đèn chiếu
với các bảng phim được chuẩn bị sẵn và được trình bày bằng máy tính thông qua bộ LCD với
chữ in rõ ràng, hình vẽ chi tiết, chính xác và đẹp mắt. Với tư duy và phương pháp đổi mới này,
sv không bị thụ động mải lo ghi chép mà dành thì giờ nghe giảng tư duy. Người thầy có thể
lồng ghép trong bài giảng của mình với sự hỗ trợ của phần mềm để giờ học sinh động là một
cuộc cách mạng trong công tác giảng dạy hiện đại. Đối với sinh viên, thông qua lối dạy này, họ
có thể dễ tiếp cận với các phương tiên công nghệ thông tin mới trong qua trình học tại lớp và tự
học tại nhà. Khi tình huống có vấn đề xãy ra, họ có thể, không chút khó khăn tựn giải quyết vấn
đề thông qua việc truy vập giải đáp và tìm thông tin ở các website mà thầy giáo đã giới thiệu địa
chỉ. Như “Google search”, “ABC search”, “ Ask Me”, “Ask Jeeves Answer”, Search frog” v.v…
đây là những người luôn bên cạnh ta để giúp giải quyết vấn đề.
Trong 3 mô hình cơ bản – Truyền thống, Thông tin và Kiến thức, việc Dạy và học qua
mạng internet là một công nghệ hiện đại mà hiện nay các nước trên thế giới đang thực hiện ở
môi trường giáo dục. Nước ta cũng đang ở gia đoạn quá độ và đang phấn đấu hướng tới công
nghệ này. Nếu như mỗi người thầy đều thiết kế giáo trình bài giảng trên cơ sở trang web, thì
sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận việc nghiên cứu, truy tra, bổ sung các thông tin mà họ đang
cần một cách lý thú và có tính tự giác rất cao.
Nói chung, việc bản thân người thầy có ý tiếp cận PPDH hiện đại, phấn đấu ứng dụng
CNTT vào đổi mới PPGD sẽ tác động tích cực tới kết quả học tập của sinh viên hoàn chỉnh hơn,
thực tiễn hơn và hiệu nghiệm hơn. Vì vậy, theo thông tin được biết, mục tiêu từ năm 2002-2005
là giáo viên sẽ sử dụng khoảng 5-10% thời gian giảng dạy và học tập được thực hiện thông qua
CNTT và các phương tiện hiện đại khác.

3 of 4
V. KẾT LUẬN:
Chúng ta đang sống trong thời đại mà áp lực ngày càng cao của KHCN đã đặc ra những
đòi hỏi mới rất cao và rất khắc khe về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực từ các trường đại học.
Trong Hội thảo chất lượng đào tạo Đại học toàn quốc lần thứ II đã được tổ chức tại Đà Lạt vừa
qua, có gần 100 báo cáo của các nhà khoa học, các nhà quản lý các trường đại học trong cả nước
đều xoay quanh vấn đề nóng bổng này. Nghị trình của hội thảo chủ yếu tập trung vào “Những
vấn đề về dạy học Đại học và Sau đại học”. Trước bối cảnh đất nước ta hiện nay, đòi hỏi về
GDĐH là một yêu cầu bức xúc cho mỗi người thầy đứng trên bục giảng phải suy ngẫm. “ Không
có học trò dốt mà chỉ có người thầy dốt mà thôi” là câu nói sâu sắc từ đáy lòng làm thức tĩnh
con tim duy ngã của mọi người chúng ta.
LÂM NGUYÊN TÀI
Bài đăng trên “Tập san Đại học An Giang” Tháng 11/2004
HOME

4 of 4

You might also like