Suy Nghĩ Về Giáo Dục Tố Chất Việt Nam - By Tai Lam

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

VÀI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ GIÁO DỤC TỐ CHẤT TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Th.s. Lâm Nguyên Tài


Giảng viên Khoa Ngôn ngữ Hiện đại
Trường Đại học Cerritos, USA
Giám độc Trung tâm Ngoại ngữ An Giang
Nguyên Giảng viên
Tiếng Anh, Trung Quốc và Hán Nôm
PGĐ. Trung tâm Ngoại ngữ
Đại học An Giang

Trong lịch sử cận đại của đất nước ta,


hơn bao giờ hết, giáo dục phổ thông và nâng cao
(general and higher education) được đặc biệt
quan chú và phổ quát đến như thế. Thể hiện
những năm gần đây, quy mô giáo dục cũng
không ngừng tăng lên và cũng đang không
ngừng điều chỉnh để phù hợp với các điều kiện
bảo đảm chất lượng , khắc phục dần tình trạng
mất cân đối trong các cấp học và bậc học. Hàng năm, cuộc chạy đua của các học tử vào
các học phủ bậc cao ngày càng gay gắt hơn. Các trường sư phạm thu hút ngày càng đông
HSSV với chất lượng đầu vào ngày càng cao. Mọi người đều thấy rõ sự cần thiết của việc
tiếp thu nền giáo dục trong con người như thể sự không thể khiếm khuyết về dinh
dưỡng đủ cho sự phát triển của cơ thể.
Trong nghị trình toàn cầu về giáo dục của Liên Hiệp quốc, UNESCO đã khẳng
định : Học để biết, học để làm, học để làm người và học để chung sống với người khác.
Đối với bối cảnh đất nước ta, học để “đuổi kịp các nước trong khu vực ” còn là tiêu chí bổ
sung rất bức xúc hiện nay. Với số lượng học sinh thi vào đại học mỗi năm một tăng là một
minh chứng hùng hồn cho nhu cầu cấp bách ấy. Nền giáo dục đại học đang phải
gòng gánh một trách nhiệm vô cùng to lớn. Theo tiến trình phát triển xã hội, nền giáo dục
nâng cao này cũng đang bị thử thách bởi trách nhiệm cộng đồng (public accountability).
Các cơ quan quản lý giáo dục, cũng như bản thân các trường đại học và đội ngũ giảng viên
phải có giải trình trước công luận về chất lượng và phương pháp giảng dạy hiệu

Giáo dục Tố chất trong trường Đại học – Lâm Nguyên Tài Page 1 of 8
nghiệm tại môi trường giáo dục này. Phải giải thích với nhân dân, chúng ta (CB quản lý
và giảng dạy) đang tiến hành làm gì nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục ấy; vì sao việc làm
như thế đóng vai trò quan trọng trong qui trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục; đồng thời ta
cũng phải giải thích việc đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá cho sự thành đạt của SV cũng như
mức độ hoàn thiện khi những tiêu chuẩn này được đáp ứng và đáp ứng như thế nào v.v. Rõ
ràng tất cả những vấn đề này hết sức tế nhị.
Giáo dục đại học nhận lãnh ba chức năng vô cùng to
lớn và quan trọng: Bồi dưỡng nhân tài, nghiên cứu khoa học
và phục vụ xã hội. Nhưng nhiêm vụ chủ yếu và căn bản nhất
là đào tạo nhân tài có tố chất cao cho xã hội. Những năm gần
đây, chất lượng và đổi mới sáng tạo trong quản lý và đào tạo
con người luôn là đề tài nóng bỏng và sốt dẽo được xã hội quan tâm. Trong các hội thảo
về chất lượng đào tạo đại học toàn quốc lần thứ II đã được tổ chức tại cá nơi những năm
qua, cũng như hội thảo khoa học mới vừa tổ chức tại TP.HCM bàn về “các giải pháp
cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục đại học” đã quy tụ trên 100 báo cáo (2001) và trên
40 tham luận (2004) và nhiều hơn của những năm gần đây của các chuyên gia giáo dục,
nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục và cán bộ giảng dạy các trường đại học trong và ngoài
nước. Nghị trình của hội thảo chủ yếu tập trung gần như đồng thuận đi đến sự nhấn mạnh
về yếu tố quan trọng nhất, đó là “tố chất con người”.
Trong thập kỷ nay, qui mô chiêu tuyển SV liên tục tăng trưởng ở bình diện rộng.
Nhưng song song với qui mô phát triển về số lượng khá nhanh như thế, ta cũng nên tĩnh
táo để nhận ra rằng trong tình hình tài nguyên giáo dục bậc cao còn nhiều giới hạn như
hiện nay, đào tạo mà không có chất lượng hay chất lượng kém, thì sự khuếch trương về số
lượng quả không phải là sự phát triển thật sự. Đó là sự lãng phí về tài nguyên giáo dục, là
sự phá hoại môi trường phát triển đối với nền giáo dục đại học. Thiết nghĩ mỗi chúng ta,
những người làm công tác giáo dục cần phải xây dựng ở mình một “phát triển quan”, “chất
lượng quan” và “sáng tạo quan” thật chính xác, từ tư tưởng giáo dục, mục tiêu giáo dục,
chế độ giáo dục đến quản lý giáo dục và nội dung giáo dục, thật sự xem công tác nâng
cao và giáo học tố chất là nhiệm vụ hàng đầu của công tác nhà trường, nên đặt ở vị trí trung
tâm.

Giáo dục Tố chất trong trường Đại học – Lâm Nguyên Tài Page 2 of 8
Trong phần thảo luận về tình hình giáo dục của các đại biểu tại phiên họp Quốc hội
tiến hành ở những năm về trước và gần đây, nhiều đại biểu cũng đã thẳng thắn chỉ ra hàng
loạt những yếu kém, bất cập về giáo dục hiện nay: khoa cử nặng nề, kiến thức truyền đạt
nhằm ứng phó các kỳ thi, chưa chú trọng xây dựng tư duy sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu
cho HSSV; dối trá trong giáo dục, khiếm khuyết về năng lực trong quản lý… đang đẩy
giáo dục Việt Nam đứng trước thách thức của sự tụt hậu. Quả thật chưa lúc nào như hiện
nay mà đề tài về chất lượng giáo dục được dư luận quần chúng đặc biệt quan tâm đến như
thế.
Thế kỷ 21 là thế kỷ cạnh tranh mạnh về công nghệ sinh học, điện tử và vật liệu mới.
Trong hiện trạng giáo dục đào tạo bậc đại học ở nước ta, trong các lần hội nghị về giáo dục,
cũng đã giải trình và cho thấy được những tồn tại, yếu kém như: cơ cấu còn lệch lạc, chất
lượng toàn diện còn thấp kém, đội ngũ giáo viên còn thiếu thốn, chưa đủ sức để tạo ra một
sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, nhất là cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại “tối
thiểu” ở các cơ sở giáo dục tuy có chú trọng nhưng đầu tư chưa đủ, hoặc chỉ đầu tư bên
ngoài chứ không hay chưa đầu tư mạnh về bên trong, thiết bị đang xuống cấp và còn lạc
hậu so với yêu cầu v.v.. Nói chung do không đảm bảo cân đối giáo dục, không có chính
sách cụ thể khả thi từ đào tạo, để có thể sử dụng được sau đào tạo, để cho thấy quá trình
đào tạo là phù hợp, có tiền đề, phù hợp với cơ cấu kinh tế và điều kiện phát triển của địa
phương; chưa có định hướng rõ rệt cũng như chế độ ưu đãi sử dụng và công bằng xã hội
còn nhiều hạn chế; chính sách giáo dục còn nặng về cơ chế hành chánh bao cấp; sự khiếm
khuyết năng lực trong công tác quản lý là những cốt lõi của vấn đề!

CÁCH TIẾP CẬN VỚI VIỆC HỌC CỦA SINH VIÊN NGÀY NAY
Do những điều bất cập của nền giáo dục nước ta hiện
nay, đưa đến công tác trọng tâm của trường đại học: đào tạo
và bồi dưỡng con người có tố chất cao còn là ước mơ xa vời.
Hiện nay chúng ta phải thừa nhận rằng đa phần SV đương bị
giam cầm trong quỹ đạo “học để thi”, để có được “mãnh bằng” tiến thân, và mọi thước đo
xã hội đều lấy đó làm chuẩn: Tỉ lệ lên lớp, tốt nghiệp, được giải này nọ v.v… Do vậy đưa

Giáo dục Tố chất trong trường Đại học – Lâm Nguyên Tài Page 3 of 8
đến việc tiếp cận của SV với việc học của họ đều mang tính bề mặt (surface learning,
Ramsden, 1992). Họ đặt trọng tâm chỉ vào việc hoàn thành các yêu cầu của nhiệm vụ học
tập mà nhà trường đặt ra. SV tiếp cận việc học của họ như là một nhiệm vụ mà trong đó
trách nhiệm của họ là tái sinh (reproduce) ra những gì thầy giáo của họ làm, chớ
không làm gì mới hơn. Trong lớp, họ nghĩ rằng công việc trọng tâm phải làm là ghi chép
lời thầy giảng. Xung lực này được thể hiện rất rõ khi SV phản ứng với những tư liệu được
trình bày trên tờ phim trong (transperancy) mà thầy giáo đặt lên máy đèn chiếu (OHP). Đối
với hầu hết thầy giáo, máy OHP dùng để minh họa một chủ điểm trong tiến trình thảo luận,
thì đa số SV lại xem việc ghi chép hết các chi tiết trên tờ phim là việc làm quan trọng.
Trong sự tiếp cận này, SV chỉ biết tập trung vào các thông tin cục bộ không liên hệ với
nhau, hay chỉ dày công ghi nhớ thông tin nhằm với mục đích là để kiểm tra mà thôi… Do
đó họ ngại tìm hiểu đọc thêm, tự nghiên cứu sưu tra và truy cập những kiến thức hiện đại
liên quan đến lĩnh vực của bộ môn. Thói quen không tự điều khiển trong nhiệm vụ học tập
này làm hạn chế khả năng sáng tạo của SV. Tuy nhiên, một số mặt âm khác như về thái độ,
sự nhiệt tâm, trình độ năng lực của thầy giáo còn là yếu tố chủ quan cho sự học còn lạc hậu
này.
Hiện nay, các chủ trương về lớp học mang tính dân chủ, người học và người dạy
đều bình đẳng, lấy người học làm trung tâm, hình thức dạy học chủ yếu về thảo luận v.v.
đều là các đề tài sốt dẽo của giới giáo dục chúng ta. Nhưng vẫn còn thường được hiểu và
nghe nhắc đến một khái niệm (có thể bằng từ tương đương), đó là “dẫn đạo” (Guiding).
“Dẫn đạo” là như thế nào? Tức là người dạy hướng dẫn người học hành động hướng tới
một mục tiêu nào đó. Người học có thể tạm chưa rõ về mục tiêu này, nhưng người dạy thì
đã rõ như ban ngày (vì là đạo diễn). Do đó người dạy ở thế chủ động vững như đinh dìu
dắt người học đang ở thế còn bị động mơ hồ mung lung, cả hai bắt đầu nhắm về hướng chỉ
định xuất phát. Cũng có lúc thầy giáo còn tỏ vẻ “vô tư”, cứ để cho người học tự lao mình
vào tìm tòi và khám phá, nói cho hoa mỹ tức là “chủ động học tập”. Song, nếu thấy người
học có trệch hướng khỏi quỹ đạo, thì người dạy bèn phong tỏa hướng đi đó ngay, và hướng
người học đi vào “chính đạo” để tiến đến chung điểm đã định sẵn. Tiết học sử dụng theo
giáo học pháp dẫn đạo này, từng mắt xích của toàn bộ bài giảng đều được cấu thành theo
kiểu dẫn dụ người học. Đánh giá chất lượng tiết dạy, thật ra là xem mức độ tinh xảo về

Giáo dục Tố chất trong trường Đại học – Lâm Nguyên Tài Page 4 of 8
thiết kế và xây dựng những câu hỏi trong lớp, cũng như xem bản lĩnh dẫn dụ của người
dạy mà thôi.

Trong quyển sách “Giáo dục Tố chất tại Hoa Kỳ” của GS. Huang Quan Yu, Tiến sĩ
Giáo dục Quản lý học tại Trường Đại học Miami, Hoa Kỳ cho rằng trong nhà trường Mỹ,
không có tồn tại đúng hay sai về quan điểm, mà chỉ có sự khác nhau về quan điểm mà thôi.
Vì thế, mới sinh ra cuộc tranh luận bình đẳng giữa thầy trò. Trong giờ học, hễ có vần đề gì
thuộc dạng kiến giải, thì thầy giáo không thể phán định đúng sai thuộc về ai. nếu thầy giáo
nhất quyết muốn biểu đạt quan điểm của riêng mình, thì phải nói rõ đây cũng chỉ là kiến
giải của cá nhân. Nghĩa là thầy giáo không thể “gán” quan điểm của riêng mình cho người
học, cũng không thể lấy kiến giải của mình làm tiêu chí cho sự phán đoán thị phi.

YÊU CẦU MỚI NHẰM HƯỚNG SV ĐẾN SỰ TIẾP CẬN VIỆC HỌC MỚI
Nhiều lý thuyết cũng như nguyên lý đổi mới dạy
học hiệu nghiệm ở bậc đại học đã lần lược được ra đời ngõ
hầu làm đòn bẩy thúc đẩy động cơ học tập của SV tiến dần
đến thực tiễn và nhu cầu cuộc sống, khích lệ SV đặt trọng
tâm vào sự hiểu biết mà vẫn duy trì được cấu trúc của
nhiệm vụ học tập; biết vận dụng những khái niệm khoa
học tự phát hiện vấn đề, tự nêu vấn đề, tiến tới tự điều khiển giải quyết mọi tình huống khi
có vấn đề mới phát sinh. Tiếp cận việc học mang tính chiều sâu (deep learning) – Khái
niệm mới được Paul Ramsden khám phá và đưa ra trong quyển “ Learning to Teach in
Higher Education”, London, 1992 – đã gây sự đặc biệt chú ý cho giới giáo dục quốc tế. Sự
khám phá về khái niệm học bề mặt và chiều sâu của Ramsden đã nổi lên từ cuộc nghiên
cứu theo kinh nghiệm về cách tiếp cận việc học của sinh viên ở Thuỵ Điển, Hong Kong,
Đài Loan, Hoa Kỳ, Anh Quốc, Úc và một số khu vực khác. Khái niệm tiếp cận chiều sâu
này được biết đến trong các cuộc phỏng vấn khi SV mô tả tư tưởng và việc làm của chính
họ. SV học theo cách tiếp cận chiều sâu khi nói về so sánh giữa các ý tưởng, các cuộc tranh
luận hoặc chứng cứ đều dựa trên cơ sở sưu tra về sự tương đồng và dị biệt của vấn đề. Để
khích lệ SV học theo cách tiếp cận khoa học này, ngoài các nguyên tắc hiệu nghiệm được

Giáo dục Tố chất trong trường Đại học – Lâm Nguyên Tài Page 5 of 8
đưa ra, nguyên lý về sự nhiệt tâm, hứng thú trong giảng dạy, ra công đầu tư và giải thích
rõ ràng của người thầy đóng một vai trò làm đòn bẩy thúc giục SV có động cơ học tập xác
đáng và ảnh hưởng rất lớn đối với SV trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập có tính hiệu
nghiệm cao.
Một điều nữa là trong giáo dục đại học hiện
nay, thiết nghĩ điều quan trọng không phải chỉ
nhìn khía cạnh SV học tốt môn học đó như thế
nào, mà phải xem việc thầy giáo truyền thụ cho
SV năng lực học tập ra sao. Trên các diễn đàn giáo
dục ở các nước và khu vực ở Châu Á xung quanh
ta như Trung Quốc, Đài Loan, Hongkong, Singapore, Malaysia …, đã đưa ra quan điểm
mới xung quanh về vấn đề này. Theo GS. Wang Yi You, nguyên Phó Hiệu trưởng trực
Trường Đại học Bắc Kinh, nêu lên vấn đề đào tạo rèn luyện hai loại thái độ và năng lực
tương quan cho SV là điều tối quan trọng. Theo GS. Wang, trước hết, SV phải có thái độ
học tập tự chủ và tích cực, phải có sự đam mê học tập và khát vọng cầu tri. Trên cơ sở đó
mới sinh ra năng lực học tập chủ động và tự chủ. Đồng thời rèn luyện cho SV có thái độ
như thế nào để chung sống với cộng đồng, thái độ tôn trọng và đối xử bình đẳng với người
khác. Từ đó mới có thể hình thành năng lực tổ chức và giao lưu với cộng đồng. Trong xã
hội này, không có việc gì mà một mình có thể độc lập hoàn thành được, cái gọi là “làm
người” và “làm việc” là thế, cái chính cũng là muốn làm tốt quan hệ đãi nhân xử thế trong
xã hội, đây chính là điều mà quan yếu đến thành bại của sự nghiệp. Hai loại thái độ và năng
lực trên đây là yêu cầu cơ bản đối với nhân tài của thế kỷ mới.
Làm thế nào để phát huy được tiềm năng và tính chủ thể của SV, đây là mấu chốt
quan trọng của giáo dục tố chất và giáo dục đổi mới sáng tạo mà nền giáo dục đại học nước
ta đang chủ xướng. Nhà trường nên chủ xướng và hướng dẫn loại học tập chủ động này.
Giảng viên tố chất cao khi giảng bài không chỉ quan trọng hóa ở chỗ làm cho SV hiểu bài,
mà là phải gây được cảm hứng học tập cho SV, làm cho SV thích môn học, để rồi mong
sao chính mình cũng có thể theo đuổi tác nghiệp này, từ đó mới lao mình vào nghiên cứu
về phương diện liên quan của học thuật. Liệu có thể gây cảm hứng cho SV tiếp tục học tập
thêm nữa hay không, mới là tiêu chí xét hiệu quả của một môn khoá trình.

Giáo dục Tố chất trong trường Đại học – Lâm Nguyên Tài Page 6 of 8
Sự đầu tư tìm hiểu của người thầy về các thông tin cần thiết và cập nhật thông qua
nhiều nguồn để lồng vào khoá trình dạy cũng đóng một nhân tố rất quan trọng, vì nó sẽ có
tác dụng hướng SV hiểu và thấy rõ viễn cảnh đầy hứa hẹn của điều mà họ đang học. Sự
giới thiệu về thành tựu khoa học công nghệ thông qua việc truy cập thông tin trên mạng
internet có thể kích thích lòng đam mê bộ môn cho SV; một mặt thể hiện sự gắn bó và say
mê có đầu tư đối với môn dạy của người thầy. Sự ứng dụng và thích ứng kịp thời công
nghệ thông tin để đổi mới phương pháp giảng dạy đã được giới thiệu rất nhiều trên nhiều
diễn đàn giáo dục. Người thầy có thể sử dụng phương tiện công nghệ thông tin hiện đại
nhằm thu hút sự chú ý của SV. Lồng ghép trong bài giảng của mình với sự hỗ trợ của phần
mềm để giờ học sinh động là một cuộc cách mạng trong công tác giảng dạy hiện đại.
Đối với SV, thông qua lối dạy này, họ có thể dễ tiếp cận với các phương tiên công
nghệ thông tin mới trong quá trình học tại lớp và tự học tại nhà. Từ đó có thể phát hiện và
đặt vấn đề. Khi phát hiện vấn đề, họ có thể, không chút khó khăn tự giải quyết nó thông
qua việc truy cập giải đáp và tìm thông tin ở các website “đại sư” mà thầy giáo đã giới
thiệu địa chỉ. Như “Google search”, “Baidu Search”, “ABC search”, “Ask Me”, “Ask
Jeeves Answer”, “Search frog”… bằng tiếng Anh, hay các thứ tiếng khác hoặc SV có
thể truy cập vào vô số các website rất bổ ích bằng nhiều thứ tiếng (Tiếng Anh, Trung,
Pháp, Việt…), nơi đây giúp SV giải quyết các trở ngại hoài nghi về học thuật và các lĩnh
vực khác, một điều kiện tiện lợi biết dường nào đối với các chuyên ngành liên quan rất sát
với SV Việt Nam do yếu tố lịch sử, triết học, ý luận, văn hóa…SV các trường đại học của
các nước và khu vực thuộc hệ ngôn ngữ Trung-Ấn (Indo-Chinese) có thể dễ dàng giao lưu
với nhau trên các diễn đàn về văn hoá và KHCN... cũng như các thư viện đại học Âu Mỹ,
các thư viện điện tử của các trường đại học trọng điểm của Hoa Kỳ, Úc, Trung Quốc v.v.
luôn mở cửa đón chào các SV trên toàn thế giới.
Trong 3 mô hình cơ bản – Truyền thống, Thông tin và Kiến thức, việc dạy và học
qua mạng internet là một công nghệ hiện đại mà hiện nay các nước trên thế giới đang thực
hiện ở môi trường giáo dục. Nước ta cũng đang ở giai đoạn quá độ và đang phấn đấu hướng
tới công nghệ này. Theo thông tin, mục tiêu trong vài năm tới, khoảng 5-10% hoặc nhiều
hơn thời gian giảng dạy và học tập của thầy và trò phải được thực hiện thông qua CNTT

Giáo dục Tố chất trong trường Đại học – Lâm Nguyên Tài Page 7 of 8
và các phương tiện hiện đại khác. Tuy nhiên, do điều kiện khiếm khuyết về cơ sở vật chất,
cơ cấu và thể chế, thì giáo dục công nghệ hiện đại theo ý muốn vẫn còn là vấn đề thời gian.
Chúng ta đang sống trong thời đại mà áp lực ngày càng cao của KHCN đã đặt ra
những đòi hỏi mới rất cao và rất khắc khe về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực từ các
trường đại học. Trước bối cảnh đất nước ta hiện nay, đòi hỏi về chất lượng giảng dạy là
một yêu cầu bức xúc cho mỗi người thầy đứng trên bục giảng phải suy ngẫm. Có điều là
“Không có học trò dốt mà chỉ có người thầy dốt mà thôi” quả là câu nói thật sâu sắc từ đáy
lòng làm thức tỉnh con tim duy ngã của mỗi chúng ta.

Ths. Lâm Nguyên Tài

Nguồn tham khảo (Reference):


1. http://lsn.curtin.edu.au/learn_online/teaching/tutindex.html
(Teaching to Improve Student Learning)
2. http://www.jyb.com.cn/gb/jybzt (Báo Giáo dục Trực tuyến Trung Quốc)
3. Biggs, J.B.(1999). Teaching for Quality Learning at University: What the
student does. Open University Press, Buckingham.
4. Ramsden, P. (1992). Learning to teach in Higher Education. London.
4. Biggs, J.B., & Collis, K.F.(1982). Evaluation the Quality of Learning. Sydney:
Academic Press.
6. Huang, Q.Yu (1999). Giáo dục Tố chất tại Hoa Kỳ. USA.

Giáo dục Tố chất trong trường Đại học – Lâm Nguyên Tài Page 8 of 8

You might also like