Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Sách.

“Giáo trình Tư pháp quốc tế”

PGS.TS. Nguyễn Bá Diến (chủ biên)

Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm xuất bản 2013

Cuốn dày 531 trang

Khổ 16x24, Bìa mềm

Giá bán: 150.000đ

Tư pháp Quốc tế là một ngành luật độc lập, một bộ môn khoa học độc lập và quan trọng trong hệ thống
khoa học pháp lý.

Việc nghiên cứu, học tập Tư pháp quốc tế ngày càng có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn to lớn. Đó là
vì hội nhập quốc tế đã và đang là một xu thế tất yếu khách quan của quá trình toàn cầu hóa các mối
quan hệ dân sự - kinh tế - thương mại, hôn nhân và gia đình…;

Là một vận hội nhưng đồng thời cũng là thách thức đối với mọi quốc gia – dù lớn hay bé, dù giàu hay
nghèo – trước thềm của thiên niên kỷ mới: Thế kỷ 21. Việt Nam đang thực sự hội nhập vào cộng đồng
quốc tế bằng cách tham gia ngày càng sâu sắc, toàn diện vào quy trình phân công lao động quốc tế và
quốc tế hóa mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Điều đó, tất yếu dẫn đến việc phát sinh ngày càng nhiều các
mối quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài thuộc các lĩnh vực dân sự - kinh tế - thương mại, hôn nhân
và gia đình, lao động… đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng pháp luật. Nhiều vấn đề pháp lý cần được điều
chỉnh như: năng lực pháp luật và năng lực hành vi của công dân, pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài; địa
vị pháp lý của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam; quan hệ hợp đồng giữa công dân,
pháp nhân Việt Nam với người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài; vấn đề trách nhiệm dân sự ngoài
hợp đồng có yếu tố nước ngoài; vấn đề thanh toán tín dụng quốc tế; quyền sở hữu và quyền thừa kế của
công dân Việt Nam ở nước ngoài và của người nước ngoài tại Việt Nam; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có
yếu tố nước ngoài; quan hệ lao động giữa bên Việt Nam với bên nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia
đình (kết hôn, ly hôn, quan hệ tài sản và nhân thân, quan hệ giữa cha mẹ và con, quan hệ giám hộ, quan
hệ nuôi con nuôi) giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và giữa những người nước ngoài với
nhau cư trú tại Việt Nam; vấn đề ủy thác Tư pháp quốc tế; vấn đề xác định thẩm quyền xét xử của cơ
quan tư pháp đối với các vụ án kiện mang tính chất dân sự quốc tế; vấn đề công nhận và cho thi hành
bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài; công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước
ngoài tại Việt Nam;..v.v
Với ý nghĩa đó, cuốn giáo trình này nhằm trang bị các kiến thức cơ bản, hiện đại, mở rộng và chuyên
sâu, có tính lý luận và thực tiễn… về một lĩnh vực hết sức rộng và phức tạp là Tư pháp quốc tế; góp
phần phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học tại Đại học Quốc gia Hà Nội cũng
như các cơ sở đào tạo và nghiên cứu Luật học ở nước ta.

Cuốn sách gồm 15 chương:

Chương I: Khái niệm về Tư pháp quốc tế và nguồn của Tư pháp quốc tế

Chương II: Lược sử các học thuyết cơ bản về Tư pháp quốc tế

Chương III: Xung đột pháp luật và việc áp dụng pháp luật nước ngoài

Chương IV: Chủ thể của Tư pháp quốc tế

Chương V: Quyền sở hữu trong Tư pháp quốc tế

Chương VI: Quyền tác giả trong Tư pháp quốc tế

Chương VII: Quyền sở hữu công nghiệp trong Tư pháp quốc tế

Chương VIII: Hợp đồng trong Tư pháp quốc tế

Chương IX: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Tư pháp quốc tế

Chương X: Thanh toán và tín dụng trong Thương mại quốc tế

Chương XI: Thừa kế trong Tư pháp quốc tế

Chương XII: Hôn nhân và gia đình trong Tư pháp quốc tế

Chương XIII: Quan hệ lao động trong Tư pháp quốc tế

Chương XIV: Tố tụng dân sự quốc tế

Chương XV: Trọng tài thương mại quốc tế

You might also like