Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Họ và tên MSSV Nhiệm vụ

Đỗ Tuấn Anh 20140063 Biên tập nội dung phần Hành động ý chí

Hoàng Tuấn Anh 20140083 Nhóm trưởng, thuyết trình phần Tình huống

Dương Đức Duy 20160751 Triển khai ý tưởng và Thiết kế Slide

Nguyễn Công 20142406 Biên tập nội dung phần Kỹ xảo


Kiên

Ngô Việt Long 20142664 Thuyết trình phần Lý thuyết

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG – NHÓM 15


Câu hỏi:
a. Hành động đánh vi tính: Sau một thời gian học tập tích cực ở trung tâm vi tính bạn A
giờ đã có thể đánh vi tính bằng 10 ngón tay rất diêu luyện (nhanh, chính xác)
b. Hành động dậy sớm để học bài: khi được hỏi về bí quyết của sự thành công trong học
tập thì B đã cho biết là, hằng ngày bạn thường dạy sớm (vào lúc 4-5h sáng) để học bài.
Để có thể làm được việc bày, B đã phải tự rèn luyện trong một thời gian dài với sự quyết
tâm rất cao và với sự giúp đỡ của cha mẹ nhất là thời gian đầu, nhưng bây giờ mọi việc
đều đã thành nếp
c. Hành động đánh răng: phần lớn chúng ta đều đánh răng vào buổi sáng (sau khi ngủ
dậy) và vào buổi tối (trước khi đi ngủ), nhưng có một số người theo lười khuyên của nha
sĩ đã tiến hành hành dộng này (đánh răng) sau mỗi bữa ăn cơm (tức sáng, trưa, tối)
d. hành động bơi của các vận động viên
e. hành động hút thuốc lá: ai cũng biết hút thuốc lá là có hại đối với sức khỏe nhưng
nhiều người không bỏ được
1. Xác định những hành động nào là kỹ xảo, những hành động nào là thói quen? Tại sao?
2. Hãy xác định hành động nào là kỹ xảo mới – cũ, kỹ xảo tiến bộ - lỗi thời, hành động
nào là thói quen tốt (có lợi) – xấu (có hại)
3. Hãy tìm thêm một số ví dụ về kĩ xảo (tiến bộ - lỗi thời), đặc biệt là những hành động tự
động hóa trong hoạt động học tập
4. Các con đường hình thành kĩ xảo (tiến bộ) và thói quen tốt (có lợi) và các biện pháp
khắc phục những kĩ xảo cũ (lỗi thời) và thói quen xấu (có hại)

Trả lời câu hỏi:


1+2)
a/ Hành động đánh máy vi tính là kĩ xảo, Nó là hành động hóa đã được luyện tập. Lúc bắt
đầu học làm quen với máy tính, bạn A chỉ đánh được vài ngón, tốc độ chưa được nhanh.
Nhưng sau đó A dần quen và trải qua thời gian luyện tập đã có thể đánh vi tính bằng 10
ngón tay rất điêu luyện (nhanh-chính xác)
b/Hành động dậy sớm là thói quen. Bạn B hàng ngày dậy từ sớm để học bài (4-5h sáng),
hành động đó lặp đi lặp lại lâu dần ổn định, thành nếp rất khó thay đổi, được đánh giá cao
về đạo đức
c/Hành động đánh răng là thói quen. Đa phần chúng ta đánh răng 2 lần 1 ngày (sáng và
tối) vì hành động đó diễn ra thường xuyên từ khi chúng ta còn nhỏ, trở thành nếp sống.
Một số nghe theo lời khuyên nha sĩ, cố gắng thay đổi, củng cố thường xuyên việc đánh
răng sau bữa cơm (sáng, trưa và tối). Từ đó thay đổi thói quen cũ, hình thành thói quen
mới có lợi.
d/Hành động bơi của các vận động viên là kĩ xảo.Các vận động viên trải qua quá trình
luyện tập tích cực dần dần các động tác bơi nhuần nhuyễn, thành thạo hơn. Việc bơi này
được đánh giá về mặt thao tác, độ thành thục của động tác. Nếu không luyện tập, củng cố
thường xuyên khả năng bơi của các vận động viên sẽ suy yếu dần đi.
e/Hành động hút thuốc lá là thói quen. Tuy biết hút thuốc là có hại cho sức khỏe, nhưng
do hành động này đã thực hiện thường xuyên trước đó, in sâu thành nếp, rất khó thay đổi.
Vậy nên biết vậy nhưng nhiều người vẫn không bỏ được.Đây là thói quen xấu.
Để phân biệt rõ hơn giữa kĩ xảo và thói quen ta sẽ so sánh các điểm giống và khác nhau
giữa chúng:
*Giống nhau:
- Kĩ xảo và thói quen đều là hành động tự động hóa
- Cả hai đều có cơ sở sinh lý là hành động
- Con đường hình thành của kĩ xảo và thói quen thường thông qua kinh nghiệm hoặc trải
nghiệm
- Thói quen và kĩ xảo mang tính chất thuần thục và lặp lại trong hành động
*Khác nhau:
- Kĩ xảo: là hành động ý chí đã tự động hóa nhờ luyện tập
- Thói quen: là hành động tự động hóa ổn định, trở thành nhu cầu của con người. Nếu nhu
cầu đó không được thỏa mãn thì người này cảm thấy khó chịu, có khi đau khổ, day dứt.

Thói quen Kĩ xảo


Mang tính chất nhu cầu nếp sống Mang tính chất kĩ thuật

Được đánh giá về mặt đạo đức Được đánh giá về mặt thao tác
(Trong đó có cả thói quen tốt và thói quen (Thao tác có nhuần nhuyễn hay không,
xấu) nhanh hay chậm)

Luôn gắn với tình huống cụ thể Ít gắn với tình huống
(ví du: ngủ dậy sau khi ăn) (ví dụ: đánh máy này quen có thể đánh
máy khác tốt)

Bền vững ăn sâu vào nếp sống Ít bền vững nếu không được luyện tập

Hình thành bằng nhiều con đường: tự Hình thành chủ yếu do luyện tập có mục
giác, bắt chước và ôn tập đích

3) Một số ví dụ về:
Thói quen:
+ xếp hàng khi vào lớp
+ đặt báo thức thức dậy vào 6h sáng, vài tháng sau có thể thức dậy vào tầm đó (khoảng
6h) mà không cần báo thức
Kĩ xảo:
+ Bạn A quyết tâm học thật giỏi tiếng Anh, cậu chăm chỉ học và luyện các kĩ năng hàng
ngày bất cứ khi nào rảnh rỗi. Một thời gian sau, cậu đã có thể sử dụng tiếng Anh một
cách thành thạo
+ Nhờ miệt mài luyện chữ suốt nhiều năm ròng, từ một người chữ xấu, Cao Bá Quát trở
thành một người vô cùng nổi tiếng viết chữ đẹp
4)*Con đường hình thành:
- Kỹ xảo: luyện tập có mục đích, nghĩa là do sự lặp lại có mục đích, có hệ thống các thao
tác, dẫn tới sự củng cố và hoàn thiện hành động
- Thói quen tốt: có nhiều phương pháp
+ do tự giác
+ do ôn tập
+ do bắt chước
+ do giáo dục
*Một số biện pháp khắc phục:
- Kĩ xảo lỗi thời: thay thế, cập nhật bằng các kỹ xảo mới tiến bộ hơn
VD:
- Thói quen xấu: (theo tạp chí Time)
Chiến đấu với từng thói quen
Charles Duhigg, tác giả cuốn Power of Habit (tạm dịch: Sức mạnh của thói quen) cho
rằng việc cố gắng thay đổi hoàn toàn, cùng một lúc sẽ rất khó khăn và cho kết quả thiếu
ổn định. Thay vào đó, con người nên coi sự thay đổi là mục tiêu lâu dài. Đôi khi, chỉ cần
loại bỏ được hoàn toàn một thói quen xấu thôi thì chất lượng cuộc sống của bạn cũng đã
tốt lên rất nhiều rồi.
Do đó, bạn không nên quá ép buộc bản thân mà chỉ cần quyết tâm thay đổi mỗi lần một
thói quen ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của mình mà thôi.
Không cần dừng lại, nhưng đếm thật kỹ
Đôi khi bạn không cần cố gắng loại bỏ hoàn toàn một thói quen xấu. Thay vì vậy, hãy cố
gắng kiếm soát sự nhàm chán, lặp lại của thói quen đó. Lý thuyết liên quan mà nhà kinh
tế học hành vi Howard Rachlin đưa ra là: Khi bạn muốn thay đổi một hành vi, mục tiêu
nên làm là giảm dần khả năng biến đổi của hành vi thay vì tập trung vào chính hành vi
đó.
Lấy ví dụ, bạn không cần bỏ hẳn thuốc lá mà nên cố gắng hút cùng số lượng điếu thuốc
trong vòng một ngày, hoặc kiểm soát số lần lướt Facebook trong vòng một giờ ở con số
nhất định. Sau một thời gian dài, những thói quen “ít biến thiên” sẽ được tiêu giảm dần
một cách vô thức.
Thay đổi môi trường xung quanh
Thay vì tự gây áp lực để thay đổi bản thân ngay lập tức, bạn nên thay đổi môi trường
sống xung quanh mình. Nghiên cứu của Viện Đại học Duke (bang Bắc Carolina, Mỹ) cho
thấy 40% hành động hằng ngày của con người là kết quả của thói quen chứ không phải
quyết định cá nhân. Do đó, cần cố gắng đừng để bản thân có lí do áp dụng thói quen vào
cuộc sống.
Bạn có thể thử áp dụng “phương pháp 20 giây” của nhà văn Shawn Achor. Ví dụ, nếu
bạn cảm thấy bản thân xem quá nhiều tivi, nên tháo pin ra khỏi điều khiển từ xa để "dời
lịch thói quen" lại, từ đó giảm dần thời gian dành cho truyền hình.

Thư giãn
Alex Korb, nhà tâm thần học công tác tại Viện Đại học California (thành phố Los
Angeles, Mỹ) khẳng định con người sẽ ra quyết định tốt hơn khi đầu óc được thư giãn.
Khi bạn giải tỏa căng thẳng, sự kiểm soát của vỏ não đối với các thói quen sẽ được tăng
cường. Do vậy, không nên tạo quá nhiều áp lực cho bản thân.
Không cần loại bỏ, hãy thay thế
Các nhà khoa học chứng minh rằng con người càng quyết tâm loại bỏ hoàn toàn một thói
quen thì lại càng dễ có khả năng “tái hợp” với chúng. Do vậy, chúng ta nên chú ý các dấu
hiệu, hành vi của bản thân mỗi khi thực hiện một thói quen xấu, từ đó thay thế chúng
bằng những thói quen tích cực khác.
Một ví dụ thường thấy về điều này là nhiều người chọn cách nhai kẹo cao su (chewing
gum) để từ bỏ dần thói quen hút thuốc lá.
Lên kế hoạch
Việc lên kế hoạch cụ thể về thời gian, địa điểm sẽ giúp bạn tránh xa khỏi cám dỗ. Các
nhà khoa học khẳng định việc xác định rõ ràng thời gian, địa điểm thực hiện một hành vi
gì đó sẽ giúp khả năng đó được hoàn thành đúng mục tiêu tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba
lần.
Tha thứ cho bản thân
Giáo sư Richard Wiseman khuyên chúng ta nên coi những lần thất bại khi từ bỏ các thói
quen tiêu cực là bước lùi tạm thời, chứ không nên vì đó mà từ bỏ cả quá trình cố gắng.
Tự cảm thông sẽ giúp con người có thêm động lực phấn đấu và kiểm soát bản thân tốt
hơn.
Thay đổi để bản thân trở nên tốt đẹp hơn là cả một quá trình tiêu tốn nhiều thời gian, do
đó bạn cần để bản thân vấp ngã.
Học tập bạn bè
Luôn luôn “chọn bạn mà chơi”. Nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho thấy các nhóm
bạn bè có thể gây ảnh hưởng đến thói quen ăn uống, sinh hoạt, thậm chí mục tiêu về sự
nghiệp của từng cá nhân.
Một người bạn năng động, quyết đoán có thể giúp bạn dần loại bỏ điểm yếu ngại ngùng,
hay do dự. Một người bạn “cuồng phòng gym” có thể giúp bạn giảm lượng thức ăn không
tốt cho sức khỏe hàng ngày... Do đó, một người bạn tốt sẽ luôn có ảnh hưởng tích cực
đến lối sống và thói quen của bạn.

You might also like