Câu hỏi ôn tâp.Sinh thái Môi trường 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


-------------------- ---------***--------
CÂU HỎI ÔN TẬp CỦA HỌC PHẦN
Sinh thái Môi trường

Mã học phần:

Số tín chỉ: 3

Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

Câu hỏi ôn tập

1. Phân biệt các yếu tố môi trường và các yếu tố sinh thái?
2. Các định luật sinh thái?
3. Tại sao nói lượng mưa và độ ẩm là yếu tố giới hạn đối với đời sống của sinh vật trên
cạn? Nước có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của thuỷ sinh vật?
4. Sự bốc hơi nước qua bề mặt cơ thể có những vai trò tích cực và tiêu cực nào đối với
đời sống của sinh vât?
5. Đặc tính thích nghi của các loài thực vật sống trong điều kiện khô hạn?
6. Những đặc điểm hình thái, sinh lí và tập tính của động vật thích nghi với môi trường
nóng và khô hạn?
7. Những sinh vật ưa ẩm thường sống ở đâu? Cho ví dụ?
8. Tại sao nói ánh sáng là nhân tố sinh thái vừa có tác dụng giới hạn vừa có tác dụng
điều chỉnh?
9. Liên quan đến sự chiếu sáng người ta chia thực vật ra làm mấy nhóm? Hãy mô tả
những đặc tính cơ bản và sự phân bố của thực vật ưa sáng, ưa bóng và chịu bóng?
10. Hiểu biết về cây ngày dài và cây ngày ngắn? Những nhóm thực vật này thường phân
bố ở đâu?
11. Thế nào là đất? Nhờ cấu trúc dạng hạt, đất có những đặc điểm nổi bật gì thuận lợi
cho đời sống của sinh vật?
12. Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh lên sinh vật trong môi trường nước?
13. Một số loài cá thường đẻ trứng vào xoang áo của động vật thân mềm, thậm chí lên
đầu của một loài cá khác. Đó là mối quan hệ gì?
14. Hiện tượng thuỷ triều đỏ trong những vùng biển gần bờ thường gây tai hoạ cho nhiều
loài thuỷ sinh vật khác. Đó là mối quan hệ sinh học gì?
15. Cho biết định nghĩa về quần thể? Hãy giải thích tại sao quần thể là dạng tồn tại của
loài?
16. Thế nào là kích thước quần thể? Hãy chỉ ra ý nghĩa của 2 cực trị trong kích thước
quần thể?
17. Định nghĩa mật độ của quần thể? Mật độ có ý nghĩa như thế nào trong đời sống của
quần thể?
18. Các dạng tháp tuổi như thế nào có thể cho ta biết trạng thái phát triển số lượng của
quần thể đó? Dân số nước ta thuộc dạng cấu trúc nào? Vì sao?
19. Thế nào là cấu trúc giới tính và cấu trúc sinh sản? Trong sinh sản những hiện tượng
“ghép đôi”, “đa thê”, “đa phu” có ý nghĩa sinh thái như thế nào?
20. Hãy phân biệt 2 dạng dao động số lượng cơ bản của quần thể? Nguyên nhân nào dẫn
đến sự dao động số lượng theo chu kỳ? Cho các ví dụ về sự dao động số lượng theo
chu kỳ ngày đêm, chu kỳ mùa và chu kỳ nhiều năm?
21. Thế nào là nhóm loài ưu thế, nhóm loài thứ yếu và nhóm loài ngẫu nhiên? Vai trò
của từng nhóm loài?
22. Về mặt chức năng quần xã gồm những nhóm sinh vật nào? Chúng có vai trò gì trong
các quần xã sinh vật?
23. Sự xuất hiện của một loài vật dữ ảnh hưởng đến mối tương tác giữa hai loài con mồi
cạnh tranh nhau như thế nào?
24. Định nghĩa hệ sinh thái? Tại sao nói hệ sinh thái là một hê động lực hở, tự điều
chỉnh?
25. Các thành phần của hệ sinh thái? Nếu trong các thành phần đó mất đi nhóm động vật
tiêu thụ thì hệ còn là hệ sinh thái không? Hãy giải thích tại sao?
26. Hai loại chu trình sinh địa hoá là gì? Điểm khác biệt giữa chúng?
27. Dòng vào và dòng ra của chu trình dinh dưỡng là gì?
28. Mối quan hệ giữa năng suất sơ cấp thô, sự phân huỷ và chu trình dinh dưỡng là gì?
29. Mối quan hệ giữa quang hợp, sự phân huỷ và chu trình Cacbon?
30. Quá trình sinh học nào điều chỉnh sự trao đổi Cacbon giữa các hệ sinh thái trên cạn
với khí quyển?
31. Đặc trưng của các quá trình trong chu trình Nito: cố định đạm, amon hoá, nitorat
hoát và phản nitorahoa
32. Dòng vào và dòng ra của chu trình nitơ?
33. Nguồn cung cấp photpho trong chu trình photpho là gì?
34. Dòng vào chủ yếu của photpho trong các hệ sinh thái dưới nước là gì?
35. Nguồn cung cấp cho chu trình lưu huỳnh? Tại sao chu trình lưu huỳnh có các đặc
điểm của cả chu trình lắng đọng và chu trình khí?
36. Sau khi tích luỹ trong mô của thực vật, năng lượng được tiếp tục biến đổi ra sao?
Hiệu suất sử dụng năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng? Sự hao phí năng lượng khi
đi qua mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn được gây ra do những nguyên nhân
chủ yếu nào?
37. Các loại năng suất sinh học? Sự tự lập cân bằng của hệ sinh thái
38. Định nghĩa diễn thế sinh thái?Có mấy kiểu diễn thế sinh thái? Sự khác nhau cơ bản
của các cặp diễn thế: nội diễn thế và ngoại diễn thế, diễn thế sơ cấp và diễn thế thứ
cấp, diễn thế tự dưỡng và diễn thế dị dưỡng?
39. Hãy nêu 10 nguyên tắc đặc trưng cho quản lý hệ sinh thái?
40. Phú dưỡng là gì? Nguyên nhân gây phú dưỡng?
41. Tác động của phú dưỡng lên hệ sinh thái nước ngọt và con người?
42. Biện pháp khống chế hiện tượng phú dưỡng?
43. Hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính?
44. Ảnh hưởng của sự gia tăng hiệu ứng nhà kính đến môi trường trái đất?
45. Bài tập liên quan đến phổ bức xạ của trái đất và nhiệt độ của mặt trời.
46. Khái niệm và ảnh hưởng của mưa axit? Trình bày một ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của
mưa axit đến hệ sinh thái nông nghiệp hoặc hệ sinh thái nước
47. Biện pháp khống chế và kiểm soát mưa axit?
48. Ô nhiễm dầu và các nguồn gây ô nhiễm dầu?
49. Định nghĩa sa mạc hoá và nêu các nguyên nhân gây sa mạc hoá?
50. Hậu quả của sa mạc hoá?
51. Các biện pháp khắc phục và phòng chống sa mạc hoá?
52. Thế nào là mặn hoá? Ảnh hưởng của mặn hoá?
53. Định nghĩa và ảnh hưởng của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật?
54. Biện pháp để hạn chế dư lượng thuốc bảo vệ thực vật?
55. Khái niệm biến đổi khí hậu và các biểu hiện của biến đổi khí hậu?
56. Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu?
57. Tác động của biến đổi khí hậu và các biện pháp khắc phục?
58. Hiện trạng và xu hướng của tầng ozon?
59. Nguyên nhân của hiện tượng suy giảm tầng ozon?
60. Tác hại của sự phá huỷ ozon tầng bình lưu?
61. Hãy nêu những ứng dụng của sinh thái học trong việc nâng cao năng suất vật nuôi
cây trồng.
62. Chỉ thị môi trường là gì? Nêu ví dụ?
63. Hãy nêu sinh vật chỉ thị cho môi trường không khí?
64. Nêu khái niệm về dấu chân sinh thái và khoảng sử dụng môi trường.
65. Hãy nêu những biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường theo hướng thân thiện môi
trường và an toàn cho hệ sinh thái mà em biết.

You might also like