Bản Chất Hãng.R.coase

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 17

Chöông trình giaûng daïy kinh teá Fulbright Kinh teá hoïc Vi moâ Baûn chaát cuûa haõng

Nieân khoùa 2006-2007

Bản chất của Hãng

Nguồn gốc, Tiến hóa, và Phát triển


Hiệu chỉnh bởi
Oliver E. Williamson
Sidney G. Winter

Bản chất của Hãng (1937)


R. H. COASE

Lý thuyết kinh tế học trước đây đã thất bại trong việc đưa ra giả định rõ ràng về hãng. Khi
xây dựng một lý thuyết, các nhà kinh tế học thường bỏ qua các nền tảng trên đó lý thuyết này
được dựng nên. Nhưng sự xem xét này là thiết yếu, không những chỉ để ngăn ngừa sự hiểu
lầm và tranh cãi phát sinh do thiếu hiểu biết về các giả định cơ sở của một lý thuyết, mà còn
bởi vì đối với kinh tế học điều cực kỳ quan trọng là phán đoán tốt khi chọn lựa giữa các
nhóm giả định đối chọi nhau. Ví dụ, người ta cho rằng từ “hãng” sử dụng trong kinh tế học
có thể khác với từ hãng sử dụng trong “đời thường”.1 Vì lẽ lý thuyết kinh tế học đang đi theo
xu thế khởi đầu sự phân tích với từng hãng riêng lẻ chứ không phải với cả ngành,2 nên càng
cần, không những phải đưa ra một định nghĩa rõ ràng cho từ “hãng”, mà còn phải làm rõ sự
khác biệt giữa nó và một hãng trong “thế giới thực”, nếu nó có tồn tại. Bà Robinson đã nói
rằng “hai câu hỏi phải đặt ra về một nhóm giả định trong kinh tế học là: Chúng có dễ vận
dụng không? Và chúng có phù hợp với thế giới thực tại không?”3 Cho dù, như Bà Robinson
chỉ ra, “thường xảy ra trường hợp một nhóm (giả định) này dễ kiểm soát hơn, trong khi một
nhóm khác lại có tính thực tế hơn”, vẫn có thể có những phân nhánh lý thuyết ở đó các giả
định có thể vừa dễ kiểm soát vừa có tính thực tế. Tác giả hy vọng chứng tỏ bài viết sau đây
có thể đưa ra một định nghĩa cho hãng không những chỉ thực tế tức là nó tương ứng với ý
nghĩa thực tế của một hãng trong thế giới thực, mà còn dễ vận dụng bởi hai trong số những
công cụ mạnh nhất của phân tích kinh tế học do Marshall xây dựng, ý tưởng về cận biên và
thay thế, kết hợp chung cho ta ý tưởng thay thế tại mức cận biên.4 Đương nhiên, định nghĩa
của chúng ta phải “gắn kết với những mối quan hệ chính thức mà tư duy có thể hình dung
một cách chính xác”.5

1
Joan Robinso, Kinh tế học là một Chủ đề Nghiêm túc (1932), 12
2
Xem N. Kaldor, “Cân bằng của Hãng”, Tạp chí Kinh tế số 44 (1934) 60-76.
3
Op. cit., 6.
4
J. M. Keynes, Tham luận trong Tiểu sử (1933), 223-24.
5
L. Robbins, Bản chất và Ý nghĩa của Khoa học Kinh tế (1935), 63.

R.H. Coase 1 Bieân dòch: Töø Nguyeân Vuõ


Hieäu ñính: Vuõ Thaønh Töï Anh
Chöông trình giaûng daïy kinh teá Fulbright Kinh teá hoïc Vi moâ Baûn chaát cuûa haõng
Nieân khoùa 2006-2007

Khi đi tìm một định nghĩa cho hãng, trước tiên chúng ta nên xem hệ thống kinh tế theo cách
thông thường của nhà kinh tế học. Chúng ta hãy xem xét mô tả của Sir Arthur Salter về hệ
thống kinh tế.6 “Một hệ thống kinh tế bình thường sẽ tự vận hành, và vì vậy không nằm dưới
bất kỳ sự kiểm soát tập trung nào cả. Nó không cần sự giám sát tập trung. Trong toàn bộ các
hành vi và nhu cầu của con người, cung được điều chỉnh theo cầu, và sản xuất được điều
chỉnh theo tiêu dùng, bởi một qui trình mang tính tự động, co giãn và có tính đáp ứng”. Nhà
kinh tế học xem hệ thống kinh tế như đang được điều phối bởi cơ chế giá cả và xã hội trở
thành, không phải là một tổ chức, mà là một cơ thể sống.7 Hệ thống kinh tế “tự vận hành”.
Điều này không có nghĩa rằng các cá nhân không lập kế hoạch gì cả. Các cá nhân nhìn xa
thấy trước và chọn lựa. Điều này nhất thiết sẽ như thế nếu có trật tự trong hệ thống đó.
Nhưng lý thuyết này giả định rằng sự điều động các nguồn lực lại phụ thuộc trực tiếp vào cơ
chế giá cả. Quả thực, thường nó được coi là lời phản biện đối với hệ thống kế hoạch hóa tập
trung khi cho rằng hệ thống này chỉ cố gắng làm những việc đã được thực hiện bởi cơ chế giá
cả.8 Mô tả của Sir Arthur Salter, tuy thế, đưa ra một bức tranh rất kém hoàn chỉnh về hệ
thống kinh tế của chúng ta. Bên trong một hãng, lời mô tả này chẳng phù hợp chút nào. Ví dụ,
trong lý thuyết kinh tế chúng ta thấy rằng sự phân bổ các nhân tố sản xuất giữa các mục đích
sử dụng khác nhau được quyết định bởi cơ chế giá cả. Giá của nhân tố A ở X trở nên cao hơn
ở Y. Vì thế, A di chuyển từ Y sang X cho đến khi sự chênh lệch giữa giá ở X và giá ở Y biến
mất, trừ trường hợp nếu nó vẫn được bù đắp bằng những lợi thế chênh lệch khác. Vậy mà
trong thế giới thực, chúng ta thấy có nhiều lĩnh vực ở đó điều này không áp dụng được. Nếu
một nhân viên di chuyển từ ban phòng Y sang ban phòng X, anh ta đi không phải do sự thay
đổi trong giá so sánh tương đối, mà bởi vì cấp trên ra lệnh anh ta làm điều đó. Chúng ta có
thể trả lời cho những người phản đối kế hoạch hóa với lý do là vấn đề đã được giải quyết bởi
biến động của giá cả bằng cách chỉ ra cho họ thấy rằng có kế hoạch hoá trong nội bộ hệ
thống kinh tế của chúng ta, tuy hơi khác với kế hoạch hoá của cá nhân như đã nêu ở trên và
giống với những gì thường được gọi là kế hoạch hoá kinh tế. Ví dụ đưa ra ở trên là tiêu biểu
cho một bộ phận lớn trong hệ thống kinh tế hiện đại của chúng ta. Đương nhiên, các nhà kinh
tế học đã không bỏ qua dữ kiện này. Marshall đưa thêm tổ chức như là một nhân tố sản xuất
thứ tư; J. B. Clark gán chức năng điều phối cho nhà doanh nghiệp; Giáo sư Knight đưa ra
người quản lý là người điều phối. Như D. H. Robertson chỉ ra, chúng ta thấy “những hòn đảo
năng lực hữu thức trong đại dương hợp tác vô thức này trông giống như những cục bơ đang
kết đông trong một thùng sữa đánh bơ”.9 Nhưng xét theo lập luận cho rằng sự điều phối sẽ
được thực hiện bởi cơ chế giá cả, thì tại sao một tổ chức như thế lại cần thiết? Tại sao lại có
“những hòn đảo năng lực hữu thức” này? Bên ngoài hãng, biến động của giá cả sẽ điều động
sản xuất, được điều phối thông qua một loạt các giao dịch trao đổi trên thị trường. Bên trong
hãng, các giao dịch thị trường này bị xoá bỏ và chủ doanh nghiệp-nhà điều phối thay thế vai

6
Mô tả này được trích với sự chấp thuận của D. H. Robertson, Kiểm soát ngành công nghiệp (1923),
85, và của Giáo sư Arnold Plant, “Xu thế Quản trị Kinh doanh”, Economica số 13 (1932) 45-62. Nó
xuất hiện trong Kiểm soát Vận tải tàu biển Liên hiệp, trang 16-17.
7
Xem F. A. Hayek, “Xu thế Tư duy Kinh tế”, Economica số 13 (1933) 121-37.
8
Xem F. A. Hayek, op. cit.
9
Op. cit., 85.

R.H. Coase 2 Bieân dòch: Töø Nguyeân Vuõ


Hieäu ñính: Vuõ Thaønh Töï Anh
Chöông trình giaûng daïy kinh teá Fulbright Kinh teá hoïc Vi moâ Baûn chaát cuûa haõng
Nieân khoùa 2006-2007

trò của cơ cấu thị trường phức tạp với vô vàn giao dịch trao đổi để điều động sản xuất.10 Rõ
ràng đây là những phương pháp điều phối sản xuất thay thế nhau. Tuy nhiên, dựa vào dữ kiện
rằng nếu sản xuất được điều tiết bởi biến động giá cả, sản xuất có thể được tiến hành mà
chẳng cần tổ chức nào cả, thì liệu chúng ta có thể hỏi tại sao lại có các tổ chức?
Đương nhiên, mức độ theo đó cơ chế giá cả bị bỏ qua lại thay đổi rất lớn. Trong một
cửa hàng bách hoá, việc phân bổ các nhóm ngành hàng khác nhau vào những vị trí khác nhau
trong toà nhà có thể được thực hiện bởi người nắm quyền kiểm soát, hoặc có thể là kết quả
của việc đấu thầu cạnh tranh bằng giá để giành mặt bằng. Trong ngành bông vải Lancashire,
người dệt vải có thể thuê điện năng và mặt bằng nhà xưởng và có thể mua trả chậm máy dệt
và sợi.11 Nhưng sự điều phối các nhân tố sản xuất khác nhau lại thường được tiến hành mà
không cần đến sự can thiệp của cơ chế giá cả. Như một bằng chứng, mức độ “liên kết (hay
tích hợp) dọc,” vốn có quan hệ đến việc bỏ qua cơ chế giá cả, khác nhau rất lớn giữa các
hãng và ngành công nghiệp.
Theo tôi, ta có thể giả định rằng “dấu ấn” để phân biệt hãng là ở chỗ cơ chế giá cả
(trong nội bộ hãng) đã bị bỏ qua. Đương nhiên như Giáo dư Robbins đã chỉ ra, dấu ấn này
“có liên quan đến một mạng lưới chi phí và giá cả tương đối ở bên ngoài”,12 nhưng điều quan
trọng là khám phá bản chất chính xác của mối quan hệ này. Sự phân biệt này giữa phân bổ
nguồn lực bên trong một hãng và phân bổ nguồn lực trong một hệ thống kinh tế được ông
Maurice Dobb mô tả rất sinh động khi thảo luận khái niệm nhà tư bản của Adam Smith:
“Người ta bắt đầu thấy rằng có một điều gì đó còn quan trọng hơn cả những mối quan hệ bên
trong mỗi nhà máy hay mỗi đơn vị do một người “đầu lĩnh” chèo lái; có những mối quan hệ
giữa người đầu lĩnh này với phần còn lại của thế giới kinh tế bên ngoài lãnh địa trực tiếp của
ông … người đầu lĩnh bận rộn với việc phân công lao động bên trong mỗi hãng và ông lập kế
hoạch và tổ chức một cách hữu thức”, nhưng “ông lại liên quan đến chuyên môn hoá kinh tế
với phạm vi lớn hơn, trong đó chính ông ta chỉ đơn giản là một đơn vị chuyên môn hoá. Ở
đây, ông đóng vai trò như một tế bào trong một cơ thể sống lớn hơn, hoàn toàn vô thức về vai
trò lớn hơn đó mà ông hoàn thành”.13
Nhớ rằng trong khi các nhà kinh tế học xem cơ chế giá cả như một công cụ điều phối,
họ cũng chấp nhận chức năng điều phối của “nhà doanh nghiệp”, điều chắc chắn quan trọng
là phải tìm hiểu tại sao điều phối là việc của cơ chế giá cả trong trường hợp này, nhưng lại là
việc của nhà doanh nghiệp trong trường hợp khác. Mục đích của bài viết này là bắc một nhịp
cầu cho cái dường như là một hố sâu ngăn cách trong lý thuyết kinh tế giữa một bên là giả
định (được đưa ra vì những mục đích nhất định) rằng nguồn lực được phân bổ bởi phương
tiện cơ chế giá cả, và bên kia là giả định (được đưa ra vì những mục đích nào đó khác) rằng

10
Trong phần còn lại của bài này tôi sẽ sử dụng thuật ngữ entrepreneur (nhà doanh nghiệp) để chỉ
người hoặc những người thay thế cơ chế giá cả, trong một hệ thống cạnh tranh, trong vai trò điều
động các nguồn lực.
11
Nghiên cứu ngành công nghiệp Dệt, 26.
12
Op. cit., 71.
13
Nhà doanh nghiệp Tư bản và Tiến bộ Xã hội (1925), 20.Cf., kể cả, Henderson, Cung và Cầu (1932),
3-5.

R.H. Coase 3 Bieân dòch: Töø Nguyeân Vuõ


Hieäu ñính: Vuõ Thaønh Töï Anh
Chöông trình giaûng daïy kinh teá Fulbright Kinh teá hoïc Vi moâ Baûn chaát cuûa haõng
Nieân khoùa 2006-2007

sự phân bổ này phụ thuộc vào nhà doanh nghiệp-nhà điều phối. Chúng ta phải giải thích,
trong thực tế, cơ sở nhờ đó sự chọn lựa giữa hai giả định thay thế này được thực hiện.14

II
Nhiệm vụ của chúng ta là tìm cách khám phá tại sao hãng lại xuất hiện trong một nền kinh tế
trao đổi và chuyên môn hóa. Cơ chế giá cả (được xem xét thuần túy từ góc độ điều động các
nguồn lực) có thể bị bỏ qua nếu mối quan hệ thay thế nó được ưa chuộng vì mục đích tự thân
của chính nó. Chẳng hạn như nếu một số người thích làm việc dưới sự điều khiển của một
người nào khác, thì những cá nhân đó sẽ chấp nhận ít tiền hơn để làm việc cho người này, và
các hãng sẽ tự nhiên ra đời từ tình trạng đó. Nhưng dường như điều này không thể là một lý
do quan trọng, vì trên thực tế dường như xu hướng trái ngược đang xảy ra vì con người
thường thích được tự mình làm chủ.15 Tất nhiên, khi một người mong muốn, không phải là bị
người khác kiểm soát mà là được kiểm soát và có quyền lực đối với người khác, thì người đó
có thể sẵn lòng hy sinh điều gì đó để có thể điều khiển người khác; nghĩa là, họ sẽ sẵn lòng
trả cho những người khác nhiều tiền hơn mức mà những người đó có thể nhận được theo cơ
chế giá cả để có thể điều khiển họ. Nhưng điều này cho thấy rằng những người điều khiển
phải trả tiền để có thể làm điều đó, và họ không được trả tiền để điều khiển, điều này rõ ràng
cũng không đúng trong đa số các trường hợp.16 Các hãng còn có thể tồn tại nếu người mua ưa
chuộng hàng hóa do hãng sản xuất hơn các hàng hóa khác; nhưng ngay cả trong những lĩnh
vực nơi ta cho rằng sự ưa chuộng (dù chúng có hiện hữu đi chăng nữa) cũng chẳng quan
trọng chút nào, thì ta vẫn nhìn thấy các hãng trong thế giới thực.17 Do đó phải có những yếu
tố nào khác liên quan.
Lý do chính để thu được lợi nhuận từ việc thành lập hãng dường như là do có một chi
phí khi sử dụng cơ chế giá cả. Chi phí dễ thấy nhất của “tổ chức” sản xuất thông qua cơ chế

14
Thật dễ thấy khi Nhà nước nắm lấy quyền điều khiển một ngành công nghiệp thì, khi lập kế hoạch
ngành, Nhà nước đang làm điều mà trước đây được làm bởi cơ chế giá cả. Điều thường không được
nhận biết là bất kỳ nhà doanh nghiệp nào khi tổ chức các mối quan hệ giữa các ban phòng của mình
thì cũng đang làm cái có thể được tổ chức thông qua cơ chế giá cả. Vì thế, có điểm hợp lý trong câu
trả lời của Ông Durbin cho những ai nhấn mạnh các vấn đề khó khăn trong kế hoạch hoá kinh tế là
cùng những vấn đề khó khăn đó phải được giải quyết bởi những nhà doanh nghiệp trong hệ thống
cạnh tranh. (Xem “Giải tích Kinh tế trong một Nền kinh tế Kế hoạch”, Tạp chí Kinh tế số 46 [1936]
676-90. Sự khác biệt quan trọng giữa hai trường hợp này là kế hoạch hoá kinh tế được áp đặt lên công
nghiệp trong khi các hãng ra đời một cách tự nguyện, cho nên có một liều lượng kế hoạch hoá “tối
ưu”!
15
Cf. Harry Dawes, “Di chuyển Lao động trong ngành Công nghiệp Thép”, Tạp chí Kinh tế số 44
(1934) 84-94, nêu ra các trường hợp “con đường chuyển nghề sang mở tiệm bán lẻ và đi bán bảo
hiểm bởi những người có tay nghề cao lương cao do khát vọng (thường là mục đích chính trong cuộc
đời của người công nhân) được độc lập” (86).
16
Tuy thế, điều này không phải là hoàn toàn kỳ lạ. Một số chủ cửa tiệm nhỏ kiếm ít tiền hơn là người
phụ tá của mình.
17
G. F. Shove, “Tính không hoàn hảo của Thị trường: Lưu ý Thêm”, Tạp chí Kinh tế số 44 (1933)
113-24, n. 1, chỉ ra rằng các ưa chuộng đó có thể tồn tại, mặc dù ví dụ ông đưa ra là hầu như ngược
lại với trường hợp đưa ra trong bài.

R.H. Coase 4 Bieân dòch: Töø Nguyeân Vuõ


Hieäu ñính: Vuõ Thaønh Töï Anh
Chöông trình giaûng daïy kinh teá Fulbright Kinh teá hoïc Vi moâ Baûn chaát cuûa haõng
Nieân khoùa 2006-2007

giá cả là công việc khám phá mức giá nào là phù hợp.18 Chi phí này có thể được giảm thiểu,
nhưng sẽ không loại bỏ được, bởi sự ra đời của các chuyên gia chuyên bán loại thông tin này.
Chi phí đàm phán và đúc kết một hợp đồng riêng biệt cho mỗi giao dịch trao đổi diễn ra trên
thị trường cũng cần phải được đưa vào xem xét.19 Một lần nữa, trong một số thị trường nhất
định, ví dụ hợp đồng mua bán sản phẩm thô trên sàn giao dịch (produce exchanges), một kỹ
thuật được tạo ra nhằm tối thiểu hóa các chi phí hợp đồng này; nhưng không loại bỏ được
chúng. Đúng là hợp đồng không bị loại bỏ khi hãng tồn tại nhưng chúng được giảm bớt rất
nhiều. Đương nhiên, một nhân tố sản xuất (hay người chủ sở hữu nhân tố đó) không cần phải
lập ra cả một loạt hợp đồng với những nhân tố mà ông ta đang hợp tác bên trong hãng đó,
như sẽ phải cần thiết nếu sự hợp tác này là kết quả trực tiếp của cơ chế giá cả vận hành. Cả
loạt hợp đồng này được thay thế chỉ bởi một hợp đồng. Đến đây, điều quan trọng là phải chú
ý đến đặc tính của hợp đồng mà một nhân tố tham gia khi được sử dụng bên trong một hãng.
Theo hợp đồng này, nhân tố đó, với mức lương thưởng nhất định (có thể cố định hay thay
đổi) đồng ý tuân theo các chỉ thị của một nhà doanh nghiệp trong những giới hạn nhất định.20
Điều cốt yếu của hợp đồng này là nó chỉ nên nêu ra những giới hạn đối với quyền năng của
nhà doanh nghiệp. Trong phạm vi những giới hạn này, ông ta có thể theo đó điều động các
nhân tố sản xuất khác.
Tuy thế, còn có những bất lợi khác – hay chi phí – của việc sử dụng cơ chế giá cả.
Việc lập hợp đồng dài hạn cho việc cung cấp một hàng hóa hay dịch vụ nào đó có thể là điều
đáng làm. Lý do có thể là nếu một hợp đồng được lập ra cho một giai đoạn dài hơn, (thay vì
nhiều hợp đồng ngắn hạn hơn) thì ta có thể tránh được một số chi phí nhất định của việc lập
ra từng hợp đồng riêng lẻ. Hoặc, do thái độ đối với rủi ro của những người liên quan, họ có
thể ưa chuộng lập hợp đồng dài hạn hơn là hợp đồng ngắn hạn. Bây giờ, do khó khăn về dự
báo, hợp đồng cung cấp hàng hóa hay dịch vụ có thời hạn càng dài, thì càng ít có khả năng,
và quả thật thế, càng ít đáng mong muốn để cho người mua phải qui định chi tiết phía bên kia
trong hợp đồng sẽ phải làm gì. Rất có thể người cung cấp dịch vụ hay hàng hóa có thái độ
bàng quan trong việc chọn cái nào trong nhiều hướng hành động, nhưng điều này lại không
đúng đối với người mua hàng hóa hay dịch vụ đó. Nhưng người mua cũng có thể sẽ không
biết ông ta muốn nhà cung cấp hành động theo hướng hành nào. Do đó, dịch vụ đang được
cung ứng được thể hiện bằng ngôn từ chung chung, các chi tiết chính xác được gác lại về sau.
Các điều khoản được nêu ra trong hợp đồng là những giới hạn về gì việc người cung cấp
hàng hóa hay dịch vụ được kỳ vọng phải làm. Còn chi tiết về những việc này không được
nêu ra trong hợp đồng nhưng được quyết định sau đó bởi người mua. Khi việc điều động

18
Theo N. Kaldor, “Một Ghi chú Phân loại tính xác định của cân bằng”, Điểm lại các Nghiên cứu
Kinh tế (1934) 122-36, nó là một trong những giả định của lý thuyết tĩnh cho rằng “Mọi cá nhân đều
biết tất cả giá cả liên quan”. Nhưng rõ ràng điều này là không đúng trong thế giới thực.
19
Sự ảnh hưởng này được Giáo sư Usher lưu ý khi thảo luận sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Ông
nói: “Việc liên tục mua bán các sản phẩm mới hoàn tất một phần chỉ đơn giản là lãng phí năng lượng”
(Nhập môn Lịch sử Công nghiệp Anh Quốc (1920), 13.) Nhưng ông không phát triển ý tưởng cũng
như không xem xét tại sao các hoạt động mua bán đó vẫn tồn tại.
20
Có khả năng không cần phải ấn định các giới hạn đối với quyền hạn của nhà doanh nghiệp. Đây sẽ
là sự nô lệ tự nguyện. Theo Giáo sư Batt, Định luật về Chủ và Thợ (đầy tớ) (1933), 18, một hợp đồng
như thế sẽ vô hiệu và không thể thực thi.

R.H. Coase 5 Bieân dòch: Töø Nguyeân Vuõ


Hieäu ñính: Vuõ Thaønh Töï Anh
Chöông trình giaûng daïy kinh teá Fulbright Kinh teá hoïc Vi moâ Baûn chaát cuûa haõng
Nieân khoùa 2006-2007

nguồn lực (trong phạm vi giới hạn của hợp đồng) trở nên phụ thuộc vào người mua theo cách
này, mối quan hệ mà tôi gọi bằng từ “hãng” có thể được xác lập.21 Vì thế có khả năng một
hãng sẽ ra đời trong những tình huống mà hợp đồng rất ngắn hạn là không thoả mãn. Rõ ràng
sự xuất hiện của hãng còn trở nên quan trọng hơn trong trường hợp dịch vụ – lao động – so
với trường hợp mua hàng hóa vừa kể trên. Trong trường hợp hàng hóa, các điều khoản chính
có thể được nêu ra trước và các chi tiết sẽ được quyết định sau sẽ là những điều thứ yếu.
Chúng ta có thể tóm lược phần tranh luận này bằng cách nói rằng sự vận hành của
một thị trường tạo ra một chi phí nhất định, và bằng cách thành lập một tổ chức và cho phép
một ai đó nắm quyền (một “nhà doanh nghiệp”) điều động các nguồn lực, thì ta có thể tiết
kiệm một số chi phí vận hành thị trường nhất định. Nhà doanh nghiệp phải thực hiện chức
năng của mình với chi phí thấp hơn, phải tính đến việc ông ta có thể tìm kiếm được các nhân
tố sản xuất với giá thấp hơn các giao dịch thị trường mà ông ta thay thế, bởi vì luôn luôn có
khả năng quay về thị trường mở nếu ông ta không làm được điều này.
Tính không chắc chắn là một vấn đề thường được coi là rất có liên quan đến việc
nghiên cứu sự cân bằng của hãng. Dường như một hãng sẽ không có lý do ra đời nếu như
mọi thứ đều chắc chắn. Nhưng những người, chẳng hạn như Giáo sư Knight, lấy phương
thức thanh toán làm dấu ấn phân biệt của hãng – thu nhập cố định được bảo đảm cho một số
người tham gia vào hoạt động sản xuất, còn người đầu lĩnh nhận phần thu nhập còn lại
(thường không cố định) sau khi trừ đi tất cả chi phí – dường như đang đưa ra một luận điểm
không liên quan gì đến vấn đề chúng ta đang xem xét. Một nhà doanh nghiệp có thể bán dịch
vụ của mình cho một người khác với một số tiền nhất định, trong khi tiền thanh toán cho
nhân công của mình có thể chỉ là một phần của lợi nhuận.22 Một câu hỏi có ý nghĩa dường
như là tại sao sự phân bổ nguồn lực lại không được thực hiện trực tiếp bởi cơ chế giá cả.
Một nhân tố khác cần phải lưu ý là các giao dịch trao đổi trên thị trường và cũng
những giao dịch đó được tổ chức bên trong một hãng thường được đối xử khác nhau bởi các
chính phủ hoặc các cơ quan có thẩm quyền quản lý. Nếu chúng ta xem xét sự vận hành của
thuế bán hàng, rõ ràng đó là một sắc thuế trên các giao dịch thị trường và không đánh trên
cùng những giao dịch đó được tổ chức bên trong hãng. Bây giờ vì có những phương pháp “tổ
chức” thay thế nhau – bởi cơ chế giá cả hay bởi nhà doanh nghiệp – một qui định của chính
phủ như thế sẽ cho ra đời các hãng mà trong điều kiện ngược lại chẳng có lý do gì để tồn tại.
Nó sẽ cung cấp một lý do để cho ra đời một hãng trong một nền kinh tế trao đổi và chuyên
môn hoá. Đương nhiên, nếu các hãng đã tồn tại từ trước, một biện pháp như thuế bán hàng
chỉ có xu hướng làm cho chúng trở nên lớn hơn so với trường hợp ngược lại. Tương tự, cơ
chế hạn ngạch và các phương pháp kiểm soát giá – ngầm cho thấy rằng có sự phân phối hạn
chế, và điều này không áp dụng đối với các hãng sản xuất các sản phẩm đó cho chính hãng
mình, bằng cách tạo lợi thế cho những hoạt động được tổ chức bên trong hãng chứ không
thông qua thị trường – nhất thiết khuyến khích sự tăng trưởng của các hãng. Nhưng khó để
tin rằng chính những biện pháp như vừa mới nêu trong đoạn này đã là nguyên nhân cho sự ra

21
Đương nhiên, không thể vạch một đường ranh sắc rõ để xác định có một hãng hay không. Có thể có
nhiều hoặc ít sự chỉ huy điều khiển. Nó tương tự với câu hỏi có hay không mối quan hệ chủ và thợ
hay chủ sở hữu và người đại diện. Xem phần thảo luận vấn đề này ở bên dưới.
22
Quan điểm của Giáo sư Knight được xem xét chi tiết hơn dưới đây.

R.H. Coase 6 Bieân dòch: Töø Nguyeân Vuõ


Hieäu ñính: Vuõ Thaønh Töï Anh
Chöông trình giaûng daïy kinh teá Fulbright Kinh teá hoïc Vi moâ Baûn chaát cuûa haõng
Nieân khoùa 2006-2007

đời của các hãng. Tuy nhiên, các biện pháp như thế có xu hướng tạo ra kết quả này nếu các
hãng đã không tồn tại vì các lý do khác hơn.
Vậy, đây là những lý do tại sao các tổ chức như các hãng lại tồn tại trong một nền
kinh tế trao đổi chuyên môn hoá trong đó giả định chung là việc phân phối các nguồn lực
được “tổ chức” bởi cơ chế giá cả. Vì thế, hãng bao gồm hệ thống các mối quan hệ ra đời khi
sự điều động các nguồn lực phụ thuộc vào một nhà doanh nghiệp.
Cách tiếp cận vừa được phác thảo dường như khá tiện lợi vì nó có khả năng cung cấp
một ý nghĩa khoa học cho những lời phát biểu liên quan đến quy mô lớn hơn hay nhỏ hơn
của một hãng. Một hãng trở thành lớn hơn khi các giao dịch tăng thêm (cũng có thể là các
giao dịch trao đổi được điều phối thông qua cơ chế giá cả) được tổ chức bởi nhà doanh
nghiệp và trở thành nhỏ hơn khi ông ta từ bỏ việc tổ chức các giao dịch đó. Câu hỏi nổi lên là
liệu ta có thể nghiên cứu các xung lực quyết định qui mô của hãng. Tại sao nhà doanh nghiệp
lại không tổ chức bớt đi một giao dịch hay tăng thêm một giao dịch? Thật thú vị để nhắc lại
Giáo sư Knight cho rằng:
Mối quan hệ giữa hiệu quả và qui mô là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất
của lý thuyết, tương phản với mối quan hệ đối với một nhà máy, phần lớn là một vấn
đề mang tính cá nhân và tình cờ lịch sử chứ không phải là những nguyên tắc chung có
thể nhận thức được. Nhưng vấn đề này lại thiết yếu một cách kỳ lạ bởi vì khả năng
thu lợi do độc quyền tạo ra một động cơ mạnh mẽ để hãng mở rộng một cách liên tục
và không giới hạn, sức mạnh đó phải được đối trọng bởi một sức mạnh nào đó ngang
bằng làm cho tính hiệu quả giảm xuống (trong việc tạo ra thu nhập bằng tiền tệ) cùng
với sự tăng trưởng qui mô, nếu sự cạnh tranh ranh giới lãnh thổ vẫn tiếp tục tồn tại.23
Dường như Giáo sư Knight cho rằng không thể giải quyết một cách khoa học những yếu tố
quyết định qui mô của hãng. Dựa trên khái niệm về hãng đã xây dựng ở trên, bây giờ chúng
ta sẽ thử cố gắng làm việc này.
Người ta cho rằng sự ra đời của hãng chủ yếu là do sự tồn tại của các chi phí thị
trường. Dường như câu hỏi đúng chỗ sẽ là (tách khỏi những cân nhắc về độc quyền của Giáo
sư Knight), tại sao, nếu bằng cách tổ chức người ta có thể loại bỏ một số chi phí nhất định và
quả thực có thể cắt giảm chi phí sản xuất, cần phải có các giao dịch thị trường?24 Tại sao lại
không có trường hợp tất cả sản xuất được thực hiện bởi một hãng lớn? Có thể có những lời
giải thích chắc chắn.
Thứ nhất, khi một hãng trở nên lớn hơn, suất sinh lợi cho chức năng của nhà doanh
nghiệp có thể sẽ giảm dần, nghĩa là chi phí tổ chức những giao dịch tăng thêm bên trong

23
Rủi ro, Không chắc chắn và Lợi nhuận, Lời tự cho Tái bản, Loạt Tái bản của Trường Kinh tế học
Luân Đôn, Số 16 (1933).
24
Có một số chi phí thị trường nhất định chỉ có thể được loại bỏ bằng cách loại bỏ “chọn lựa của
người tiêu dùng” và đó là chi phí của hoạt động bán lẻ. Dễ thấy rằng những chi phí này có thể cao đến
mức mà người dân sẽ sẵn lòng chấp nhận phân phối theo khẩu phần bởi vì sản phẩm tăng thêm nhận
được là xứng đáng để đánh mất quyền chọn lựa.

R.H. Coase 7 Bieân dòch: Töø Nguyeân Vuõ


Hieäu ñính: Vuõ Thaønh Töï Anh
Chöông trình giaûng daïy kinh teá Fulbright Kinh teá hoïc Vi moâ Baûn chaát cuûa haõng
Nieân khoùa 2006-2007

hãng có thể tăng.25 Tự nhiên, sẽ phải đạt đến một điểm tại đó chi phí tổ chức thêm một giao
dịch bên trong hãng bằng với chi phí khi tiến hành giao dịch đó trên thị trường mở, hay bằng
với chi phí tổ chức bởi một nhà doanh nghiệp khác. Thứ hai, có thể là khi số giao dịch được
tổ chức tăng lên, nhà doanh nghiệp không thể đặt các nhân tố sản xuất vào những mục đích
sử dụng ở đó giá trị của chúng là lớn nhất, nghĩa là không thể khai thác các nhân tố sản xuất
một cách tốt nhất. Một lần nữa, phải đạt đến một điểm tại đó tổn thất thông qua lãng phí
nguồn lực bằng với chi phí thị trường của giao dịch trao đổi trên thị trường mở hay bằng với
tổn thất nếu giao dịch đó được tổ chức bởi một nhà doanh nghiệp khác. Cuối cùng, giá cung
ứng của một hoặc nhiều nhân tố sản xuất có thể tăng lên, bởi vì các “lợi thế khác” của một
hãng nhỏ là lớn hơn các lợi thế đó của một hãng lớn.26 Đương nhiên, điểm thực sự tại đó sự
mở rộng của hãng dừng lại có thể được xác định bởi một kết hợp gồm những nhân tố nêu
trên. Hai lý do thứ nhất đưa ra ở trên có thể tương ứng nhiều nhất với lời diễn đạt của nhà
kinh tế học “suất sinh lợi giảm dần của quản lý”.27
Một luận điểm đã được đưa ra trong đoạn văn trước cho rằng một hãng có xu hướng
mở rộng cho đến khi chi phí tổ chức thêm một giao dịch bên trong hãng ngang bằng với chi
phí tiến hành cùng giao dịch đó bằng phương tiện một trao đổi trên thị trường mở hay bằng
với chi phí tổ chức bên trong một hãng khác. Nhưng nếu hãng chấm dứt mở rộng tại một
điểm thấp hơn chi phí thị trường trên thị trường mở và tại một điểm bằng với chi phí tổ chức
bên trong một hãng khác, thì trong hầu hết các trường hợp (ngoại trừ trường hợp “kết hợp”28)
điều này sẽ hàm ý rằng có một giao dịch thị trường giữa hai qui trình này, mỗi bên có thể tổ
chức nó ít tốn kém hơn chi phí thị trường thực sự. Nghịch lý này sẽ được giải quyết như thế
nào? Nếu chúng ta xem xét một ví dụ, thì lý do cho vấn đề này sẽ trở nên rõ ràng. Giả sử A
đang mua một sản phẩm từ B và cả A lẫn B đều có thể tổ chức giao dịch thị trường này ít tốn
kém hơn chi phí hiện nay của nó. Chúng ta có thể giả định hiện nay B không chỉ tổ chức một
qui trình hay một công đoạn sản xuất, mà rất nhiều. Vì thế nếu A muốn tránh một giao dịch
thị trường, A sẽ phải tiếp quản tất cả các qui trình sản xuất do B kiểm soát. Trừ khi A tiếp
quản tất cả các qui trình sản xuất, một giao dịch thị trường vẫn sẽ tiếp tục tồn tại, mặc dù nó
là một sản phẩm khác biệt được mua. Nhưng trước đây chúng ta đã giả định rằng khi mỗi nhà
sản xuất mở rộng anh ta trở nên ít hiệu quả hơn; chi phí gia tăng để tổ chức các giao dịch mới

25
Lập luận này giả định rằng các giao dịch trao đổi trên thị trường có thể được xem là có tính đồng
nhất; điều này là rõ ràng không đúng trong thực tế. Phần dưới đây sẽ tính đến sự phức tạp này.
26
Để biết phần thảo luận về sai biệt của giá cung các nhân tố sản xuất đối với các hãng có qui mô
khác nhau, xem E. A. G. Robinson, Cơ cấu của Ngành Cạnh tranh (1932). Có lúc người ta nói rằng
giá cung của năng lực tổ chức tăng lên khi qui mô của hãng tăng lên bởi vì con người thích làm thủ
trưởng của doanh nghiệp nhỏ độc lập hơn là trưởng của ban phòng trong một doanh nghiệp lớn. Xem
Jones, Vấn đề Tín nhiệm (1921), 531, và Macgregor, Kết hợp Công nghiệp (1935), 63. Đây là một
lập luận phổ biến của những người cổ súy Hợp lý hoá. Người ta nói rằng các đơn vị càng lớn thì càng
hiệu quả, nhưng do đầu óc cá nhân của những nhà doanh nghiệp nhỏ hơn, họ ưa chuộng độc lập, mặc
dù rõ ràng thu nhập sẽ cao hơn vì Hợp lý hoá sẽ giúp họ hiệu quả hơn.
27
Đương nhiên, thảo luận này là ngắn và không hoàn chỉnh. Để có bài thảo luận thấu đáo hơn về vấn
đề này, xem N. Kaldor, “Cân bằng của Hãng”, Tạp chí Kinh tế số 44 (1934) 60-76, và E. A. G.
Robinson, “Vấn đề Quản trị và Qui mô của Hãng”, Tạp chí Kinh tế số 44 (1934) 242-57.
28
Định nghĩa của thuật ngữ này được đưa ra dưới đây.

R.H. Coase 8 Bieân dòch: Töø Nguyeân Vuõ


Hieäu ñính: Vuõ Thaønh Töï Anh
Chöông trình giaûng daïy kinh teá Fulbright Kinh teá hoïc Vi moâ Baûn chaát cuûa haõng
Nieân khoùa 2006-2007

sẽ tăng lên. Có thể là chi phí của A để tổ chức các giao dịch trước đây được tổ chức bởi B sẽ
lớn hơn chi phí của B để làm cùng điều đó. Vì thế A sẽ tiếp quản toàn bộ tổ chức của B chỉ
khi nào chi phí của anh ta để tổ chức công việc của B là không lớn hơn chi phí của B với một
liều lượng bằng với chi phí tiến hành một giao dịch trao đổi trên thị trường mở. Nhưng một
khi việc sử dụng một giao dịch thị trường trở nên có lợi, thì cũng có lợi để phân chia sản xuất
theo cách để chi phí tổ chức thêm một giao dịch trong mỗi hãng đều như nhau.
Cho đến đây ta vẫn giả định rằng các giao dịch trao đổi diễn ra thông qua cơ chế giá
cả là có tính đồng nhất. Quả thực, không có gì lại có thể đa dạng hơn các giao dịch thực tế
đang diễn ra trong thế giới hiện đại của chúng ta. Điều này dường như ngầm cho thấy rằng
chi phí tiến hành các giao dịch trao đổi thông qua cơ chế giá cả sẽ sai biệt đáng kể cũng như
chi phí tổ chức các giao dịch này bên trong hãng. Vì thế dường như có khả năng là, tách khỏi
vấn đề suất sinh lợi giảm dần, chi phí tổ chức một số giao dịch bên trong hãng có thể lớn hơn
chi phí tiến hành các giao dịch trao đổi đó trên thị trường mở. Điều này ngầm cho thấy rằng
có các giao dịch trao đổi được tiến hành thông qua cơ chế giá cả, nhưng có phải điều đó có
nghĩa là sẽ phải có nhiều hơn một hãng hay không? Rõ ràng là không, đối với tất cả các lĩnh
vực trong hệ thống kinh tế, ở đó sự điều động các nguồn lực không phụ thuộc trực tiếp vào
cơ chế giá cả, đều có thể được tổ chức bên trong một hãng. Những nhân tố đã thảo luận trước
đây dường như là những vấn đề quan trọng, mặc dù khó có thể nói liệu “suất sinh lợi giảm
dần của quản lý” hay là giá cung của các nhân tố gia tăng là điều quan trọng hơn.
Do đó, giữ các yếu tố khác không đổi, một hãng hãng sẽ có xu hướng trở nên càng
lớn hơn khi:
a. Chi phí tổ chức càng thấp hơn và các chi phí này càng tăng chậm hơn cùng với sự
gia tăng số lượng các giao dịch được tổ chức.
b. Nhà doanh nghiệp càng ít có khả năng phạm sai lầm hơn và sự gia tăng số sai lầm
là càng nhỏ hơn cùng với sự gia tăng số lượng các giao dịch được tổ chức.
c. Sút giảm càng nhiều hơn (hay gia tăng càng ít hơn) trong giá cung của các nhân tố
sản xuất đối với các hãng có qui mô càng lớn hơn.
Ngoài sự sai biệt về giá cung ứng của các nhân tố sản xuất giữa các hãng có qui mô
khác nhau, có vẻ là chi phí tổ chức và tổn thất do sai lầm sẽ tăng lên cùng với sự gia tăng về
phân bố theo không gian của các giao dịch được tổ chức, về tính bất tương đồng của các giao
dịch, và về xác suất của thay đổi giá cả tương ứng.29 Khi nhiều giao dịch hơn được tổ chức
bởi một nhà doanh nghiệp, các giao dịch đó sẽ có xu hướng hoặc là khác nhau về chủng loại
hoặc là diễn ra ở những địa điểm khác nhau. Điều này cho ta thêm một lý do tại sao tính hiệu
quả có xu hướng giảm xuống khi hãng trở nên lớn hơn. Các phát minh với xu hướng mang
các nhân tố sản xuất lại gần nhau hơn, bằng cách giảm bớt sự phân bố theo không gian, sẽ có

29
Khía cạnh này của vấn đề được N. Kaldor nhấn mạnh, op. cit. Tầm quan trọng của nó trong mối
liên kết này được E. A. G. Robinson lưu ý trước đây, Cấu trúc của Ngành Cạnh tranh (1932), 83-106.
Quan điểm này giả định rằng một sự gia tăng trong xác suất biến động giá cả sẽ làm tăng chi phí tổ
chức bên trong một hãng nhiều hơn là nó làm tăng chi phí thực hiện một giao dịch trao đổi trên thị
trường - điều này là rất có thể.

R.H. Coase 9 Bieân dòch: Töø Nguyeân Vuõ


Hieäu ñính: Vuõ Thaønh Töï Anh
Chöông trình giaûng daïy kinh teá Fulbright Kinh teá hoïc Vi moâ Baûn chaát cuûa haõng
Nieân khoùa 2006-2007

xu hướng làm gia tăng qui mô của hãng.30 Những thay đổi như điện thoại và điện tín với xu
hướng làm giảm chi phí tổ chức theo không gian sẽ có xu hướng làm gia tăng qui mô của
hãng. Tất cả những thay đổi có tính cải thiện kỹ thuật quản lý sẽ có xu hướng làm gia tăng
qui mô của hãng.31/32
Cần lưu ý rằng định nghĩa về hãng được đưa ra ở trên có thể dùng để cho ra những ý
nghĩa chuẩn xác hơn cho các thuật ngữ “kết hợp” và “tích hợp”.33 Có một kết hợp khi các
giao dịch trước đây được tổ chức bởi hai hay nhiều nhà doanh nghiệp nay được tổ chức bởi
một nhà doanh nghiệp. Điều này sẽ trở thành tích hợp khi nó liên quan đến việc tổ chức các
giao dịch trước đây được tiến hành giữa các nhà doanh nghiệp trên thị trường. Một hãng có
thể mở rộng theo một hoặc cả hai cách này. Toàn bộ “cơ cấu của ngành công nghiệp có cạnh
tranh” trở thành dễ kiểm soát với kỹ thuật phân tích kinh tế thông thường.

III
Các nhà kinh tế học không hoàn toàn bỏ qua vấn đề được khảo cứu trong phần trước và bây
giờ cần thiết phải xem xét tại sao những lý do nêu ở trên về sự ra đời của một hãng trong một
nền kinh tế trao đổi chuyên môn hóa lại được ưa chuộng hơn những lời giải thích khác.
Có lúc người ta cho rằng lý do để có sự tồn tại của một hãng có thể được tìm thấy
trong phân công lao động. Đây là quan điểm của Giáo sư Usher, một quan điểm được Ông
Maurice Dobb tiếp nhận và mở rộng. Hãng trở thành “kết quả của sự phức tạp ngày càng
tăng của phân công lao động … Sự gia tăng của dị biệt hóa kinh tế tạo ra nhu cầu cần có một
sức mạnh hội nhập nào đó mà nếu thiếu nó sự dị biệt hoá sẽ sẽ sụp đổ trong hỗn loạn; và
chính vì sức mạnh tích hợp này trong một nền kinh tế dị biệt hoá mà các hình thức công

30
Điều này hoá ra là sự quan trọng của xử lý đơn vị kỹ thuật bởi E. A. G. Robinson, op. cit., 27-33.
Đơn vị kỹ thuật càng lớn, thì sự tập trung các nhân tố càng lớn và vì thế có khả năng là hãng sẽ lớn
hơn.
31
Cần lưu ý rằng hầu hết các phát minh sẽ làm thay đổi cả chi phí tổ chức lẫn chi phí sử dụng cơ chế
giá cả. Trong những trường hợp đó, việc phát minh có xu hướng làm cho hãng lớn hơn hay nhỏ hơn
sẽ phụ thuộc vào tác động tương đối lên hai nhóm chi phí này. Ví dụ, nếu điện thoại làm giảm chi phí
sử dụng cơ chế giá cả nhiều hơn là nó làm giảm chi phí tổ chức, thì nó sẽ có tác động làm giảm qui
mô của hãng.
32
Minh hoạ về các lực lượng động này được Maurice Dobb đưa ra, Phát triển Kinh tế của Nga (1928),
68. “Với sự kết thúc tình trạng lao động cưỡng bức thì nhà máy, một cơ sở ở đó công việc được tổ
chức dưới chiếc roi da của người giám thị, mất đi lý do tồn tại cho đến khi điều này được khôi phục
với sự ra đời máy móc động lực sau 1846”. Điều quan trọng là nhận biết rằng sự chuyển biến từ hệ
thống hộ gia đình sang hệ thống nhà máy không phải chỉ đơn giản là tình cơ lịch sử, nhưng được thúc
đẩy bởi những lực lượng kinh tế. Điều này được chứng tỏ bởi dữ kiện không thể chuyển từ hệ thống
nhà máy sang hệ thống hộ gia đình, như trong ví dụ của Nga, cũng như ngược lại. Chính vì tính chất
của chế độ nông nô mà cơ chế giá cả không được phép vận hành. Do đó, cần phải có sự điều khiển
chỉ huy từ một người tổ chức nào đó. Tuy nhiên, khi chế độ nông nô qua đi, cơ chế giá cả được phép
vận hành. Mãi đến thời máy móc kéo công nhân vào một chỗ thì vẫn có lợi để thay thế cơ chế giá cả
và một lần nữa hãng ra đời.
33
Điều này thường được gọi là “mở rộng hàng dọc”, còn kết hợp được gọi là “mở rộng tùy tiện”

R.H. Coase 10 Bieân dòch: Töø Nguyeân Vuõ


Hieäu ñính: Vuõ Thaønh Töï Anh
Chöông trình giaûng daïy kinh teá Fulbright Kinh teá hoïc Vi moâ Baûn chaát cuûa haõng
Nieân khoùa 2006-2007

nghiệp là chủ yếu quan trọng”.34 Câu trả lời cho lập luận này là một điều dễ thấy. “Sức mạnh
tích hợp trong một nền kinh tế dị biệt hoá” đã tồn tại sẵn dưới hình thức cơ chế giá cả. Có lẽ
thành quả chính yếu của khoa học kinh tế là nó đã chứng tỏ được rằng không có lý do gì để
tin rằng chuyên môn hoá phải dẫn đến hỗn loạn.35 Lý do mà Ông Maurice Dobb đưa ra vì thế
là không thể chấp nhận được. Điều cần phải giải thích là tại sao một sức mạnh tích hợp (nhà
doanh nghiệp) cần phải được thay thế cho một sức mạnh tích hợp khác (cơ chế giá cả).
Những lý do thú vị nhất (và có lẽ được chấp nhận rộng rãi nhất) được đưa ra để giải
thích điều này là những lý do được tìm thấy trong cuốn “Rủi ro, Không chắc chắn và Lợi
nhuận” của Giáo sư Knight. Chúng ta sẽ xem xét chi tiết hơn quan điểm của ông.

Giáo sư Knight mở đầu với một hệ thống trong đó không có tình trạng không chắc
chắn:
Hành động như những cá nhân với sự tự do tuyệt đối nhưng không có cấu kết, người
ta tin rằng con người đã tổ chức đời sống kinh tế với sự phân công lao động sơ cấp và
thứ cấp, việc sử dụng vốn v.v., đã phát triển đến điểm thường thấy ở Mỹ ngày hôm
nay. Sự kiện chính đòi hỏi vận dụng trí tưởng tượng là tổ chức bên trong của các
nhóm hoặc cơ sở sản xuất. Trong điều kiện hoàn toàn không có tình trạng không chắc
chắn, mọi cá nhân đều có kiến thức hoàn hảo về tình hình, sẽ chẳng có cơ hội cho bất
cứ điều gì mang bản chất quản lý có trách nhiệm hay kiểm soát đối với hoạt động sản
xuất. Ngay cả các giao dịch marketing hiểu theo bất kỳ ý nghĩa thực tế nào cũng sẽ
không diễn ra. Dòng chảy của nguyên liệu và dịch vụ sản xuất đến với người tiêu
dùng sẽ hoàn toàn tự động diễn ra.36
Giáo sư Knight nói chúng ta có thể tưởng tượng sự điều chỉnh này như là “kết quả
của một tiến trình thử nghiệm kéo dài tạo ra bởi một mình phương pháp thử-và-sai sót” (trial-
and-error), trong khi không cần thiết phải “tưởng tượng mọi người lao động làm một cách
chính xác đúng việc vào đúng thời điểm trong một trạng thái ‘hài hoà được xác lập từ trước’
với công việc của những người khác. Có thể có những người quản lý, giám thị, v.v., vì mục
đích điều phối hoạt động của các cá nhân”, mặc dù những người quản lý này sẽ thực hiện
một chức năng thuần túy thường nhật, “mà chẳng có bất kỳ loại trách nhiệm nào cả”.37
Giáo sư Knight viết tiếp:
Khi đưa thêm yếu tố không chắc chắn – thực tế có sự thiếu hiểu biết (hay vô mình) và
sự cần thiết phải hành động theo phán đoán thay vì kiến thức – vào tình trạng như
vườn địa đàng này, tính chất của nó thay đổi hoàn toàn … Trong điều kiện không
chắc chắn thì làm việc, thực hiện hành vi, thực sự trở thành một bộ phận thứ cấp của

34
Op. cit., 10. Có thể tìm đọc quan điểm của Giáo sư Usher trong cuốn Nhập môn Lịch sử Công
nghiệp Anh Quốc của ông (1920), 1-18.
35
Cf. J. B. Clark, Phân phối Của cải (1899), 19, nói về lý thuyết trao đổi như là “lý thuyết tổ chức xã
hội công nghiệp”.
36
Rủi ro, Không chắc chắn và Lợi nhuận, 267.
37
Op. cit., 267-68.

R.H. Coase 11 Bieân dòch: Töø Nguyeân Vuõ


Hieäu ñính: Vuõ Thaønh Töï Anh
Chöông trình giaûng daïy kinh teá Fulbright Kinh teá hoïc Vi moâ Baûn chaát cuûa haõng
Nieân khoùa 2006-2007

đời sống; vấn đề hay chức năng sơ cấp là quyết định làm cái gì và làm nó như thế
nào.38
Thực tế không chắc chắn mang lại hai đặc tính quan trọng nhất của tổ chức xã hội:
Trước hết, hàng hóa được sản xuất cho một thị trường, dựa trên sự tiên liệu hoàn toàn
chung chung về các nhu cầu, chứ không phải để thoả mãn sự mong muốn của chính
nhà sản xuất. Nhà sản xuất nhận trách nhiệm dự báo nhu cầu của người tiêu dùng.
Thứ hai, công việc dự báo và đồng thời phần lớn việc điều động công nghệ và kiểm
soát đối với sản xuất vẫn tập trung vào một tầng lớp nhỏ hẹp gồm các nhà sản xuất,
và khi đó chúng ta gặp một nhóm chức năng kinh tế mới, nhà doanh nghiệp … Khi có
tồn tại sự không chắc chắn và công việc ra quyết định làm cái gì và làm nó như thế
nào chiếm uy thế cao hơn việc thực hiện các hành vi, thì tổ chức bên trong của các
nhóm sản xuất không còn là một vấn đề bàn quang hay chi tiết máy móc. Tập trung
hoá chức năng ra quyết định và kiểm soát là điều bắt buộc, tiến trình “thủ trưởng hoá”
là điều tất yếu.39
Thay đổi cơ bản nhất là:
Hệ thống trong đó những người tự tin và mạo hiểm sẽ chấp nhận rủi ro hay trấn an
những người nghi ngại và lo sợ bằng cách bảo đảm cho họ một mức thu nhập xác
định để bù lại cho việc phải thực hiện nhiệm vụ với những kết quả cụ thể … Với bản
chất con người như chúng ta biết, việc một người bảo đảm một mức thu nhập xác
định cho một người khác (để đổi lại một kết quả cụ thể) sẽ không thực tế hoặc rất
hiếm khi xảy ra ngoại trừ người này được trao quyền điều khiển công việc của người
kia. Và ngược lại, bên thứ hai sẽ không tự đặt mình dưới sự điều khiển của bên thứ
nhất nếu thiếu sự bảo đảm đó … Kết quả của sự chuyên môn hoá chức năng nhiều lớp
này là doanh nghiệp và hệ thống tiền lương tiền công của ngành. Sự tồn tại của nó
trên thế giới này là kết quả trực tiếp của tình trạng không chắc chắn.40
Những đoạn trích này cho ta phần tinh túy trong lý thuyết của Giáo sư Knight. Tình
trạng không chắc chắn có nghĩa là con người phải dự báo các nhu cầu trong tương lai. Vì thế,
ta thấy một giai cấp đặc biệt nổi lên để điều khiển hoạt động của những người khác mà họ
bảo đảm trả tiền công. Nó vận hành tốt bởi vì phán đoán tốt thường gắn liền với sự tự tin vào
phán đoán của chính mình.41
Dường như Giáo sư Knight phơi mình cho người khác phê bình trên một số bình diện.
Thứ nhất, như chính ông chỉ ra, việc một số người có óc phán đoán tốt hơn hoặc có tri thức
tốt hơn không có nghĩa rằng họ chỉ có thể kiếm thu nhập từ điều đó bằng cách chính mình
phải tích cực tham gia vào sản xuất. Họ có thể bán lời khuyên hay tri thức. Mọi doanh nghiệp
đều mua dịch vụ của một loạt các nhà cố vấn. Chúng ta có thể tưởng tượng ra một hệ thống
trong đó tất cả mọi lời khuyên hay tri thức được mua khi cần thiết. Một lần nữa, có khả năng

38
Op. cit., 268.
39
Op. cit., 268-95.
40
Op. cit., 269-70.
41
Op. cit., 270.

R.H. Coase 12 Bieân dòch: Töø Nguyeân Vuõ


Hieäu ñính: Vuõ Thaønh Töï Anh
Chöông trình giaûng daïy kinh teá Fulbright Kinh teá hoïc Vi moâ Baûn chaát cuûa haõng
Nieân khoùa 2006-2007

thu về tiền thù lao từ tri thức hay óc phán đoán tốt hơn không phải bằng cách tích cực tham
gia vào sản xuất mà bằng cách giao kết hợp đồng với những người đang sản xuất. Một
thương nhân mua lô hàng sẽ được giao trong tương lai là một ví dụ minh hoạ cho điều này.
Điều này chủ yếu minh hoạ luận điểm cho rằng hoàn toàn có khả năng để bảo đảm trả thù lao
với điều kiện một số hành vi nhất định được thực hiện mà không cần phải điều khiển việc
thực hiện các hành vi đó. Giáo sư Knight nói “với bản chất con người như chúng ta biết, việc
một người bảo đảm một mức thu nhập xác định cho một người khác (để đổi lại một kết quả
cụ thể) sẽ không thực tế hoặc rất hiếm khi xảy ra ngoại trừ người này được trao quyền điều
khiển công việc của người kia.” Chắc chắn điều này là không đúng. Phần lớn các công việc
được thực hiện theo hợp đồng, nghĩa là người ký hợp đồng được bảo đảm một số tiền nhất
định với điều kiện anh ta thực hiện một số hành vi nhất định. Nhưng quan hệ này không kéo
theo bất kỳ sự điều khiển nào cả. Tuy nhiên, nó có cho thấy rằng hệ thống giá cả tương đối
đã bị thay đổi và sẽ có một sự sắp xếp mới cho các nhân tố sản xuất.42 Việc Giáo sư Knight
nêu lên rằng “bên thứ hai sẽ không tự đặt mình dưới sự điều khiển của bên thứ nhất nếu
không có sự bảo đảm đó” là không dính líu gì đến vấn đề chúng ta đang xem xét. Cuối cùng,
điều quan trọng là phải chú ý rằng ngay cả trong trường hợp của một hệ thống kinh tế trong
đó không có tình trạng không chắc chắn, Giáo sư Knight cho rằng sẽ có những người điều
phối, mặc dù họ chỉ thực hiện một chức năng thường nhật. Ông nói thêm ngay rằng họ sẽ
“chẳng chịu bất kỳ loại trách nhiệm nào cả”, điều này làm nổi lên câu hỏi thế ai trả lương cho
họ và tại sao? Ta thấy dường như không có một chỗ nào Giáo sư Knight đưa ra lý do tại sao
cơ chế giá cả sẽ bị thay thế.
IV
Cần phải xem xét thêm một điểm nữa và đó là cân nhắc tính phù hợp của phần thảo luận này
đối với câu hỏi chung về “đường chi phí của hãng”.
Có lúc người ta giả định rằng một hãng bị giới hạn về qui mô trong điều kiện cạnh
tranh hoàn hảo nếu đường chi phí dốc lên,43 trong khi với điều kiện cạnh tranh không hoàn
hảo, hãng bị giới hạn qui mô bởi vì sẽ không có lợi để sản xuất vượt quá mức sản lượng tại
đó chi phí biên bằng doanh thu biên.44 Nhưng rõ ràng một hãng có thể sản xuất nhiều chứ
không chỉ có một sản phẩm và, vì thế, chẳng lộ ra một lý do nào tại sao đường chi phí dốc
lên trong trường hợp cạnh tranh hoàn hảo hay sự kiện chi phí biên sẽ không luôn luôn thấp
hơn doanh thu biên trong trường hợp cạnh tranh không hoàn hảo lại giới hạn qui mô của
hãng.45 Bà Robinson46 đưa ra giả định đơn giản hoá rằng chỉ có một sản phẩm được sản xuất.

42
Điều này cho thấy không thể có một hệ thống doanh nghiệp tư nhân nếu thiếu sự tồn tại của các
hãng. Mặc dù trên thực tế hai chức năng của doanh nghiệp, thực sự có ảnh hưởng đến hệ thống giá
tương đối bằng cách dự báo các nhu cầu và đáp ứng phù hợp với những dự báo đó, và việc quản lý,
chấp nhận hệ thống giá tương đối như vốn có, thường được thực hiện bởi cùng những con người, vậy
mà dường như cần phải giữ họ tách biệt về lý thuyết. Điểm này được thảo luận nhiều hơn dưới đây.
43
Xem Kaldor, op. cit., và Robinson, Vấn đề Quản trị và Qui mô của Hãng.
44
Ông Robinson gọi điều này là giải pháp Cạnh tranh Không hoàn hảo cho sự tồn tại của hãng nhỏ.
45
Kết luận của Ông Robinson, op. cit., 249, n. 1, hoá ra là hoàn toàn sai lầm. Đi theo ông là Horace J.
White, Jr., “Độc quyền và Cạnh tranh Hoàn hảo”, Tạp chí Kinh tế Mỹ số 26 (1936) 645, n. 27. Ông
White phát biểu “Rõ ràng là qui mô của hãng bị giới hạn trong điều kiện cạnh tranh độc quyền”.

R.H. Coase 13 Bieân dòch: Töø Nguyeân Vuõ


Hieäu ñính: Vuõ Thaønh Töï Anh
Chöông trình giaûng daïy kinh teá Fulbright Kinh teá hoïc Vi moâ Baûn chaát cuûa haõng
Nieân khoùa 2006-2007

Nhưng rõ ràng là quan trọng để tìm hiểu số lượng sản phẩm mà một hãng sản xuất được xác
định như thế nào, trong khi chẳng có một lý thuyết nào với giả định rằng thực sự chỉ có một
sản phẩm được sản xuất lại có thể tạo ra ý nghĩa thực tiễn rất lớn.
Người ta có thể đáp lại rằng trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, vì lẽ mọi thứ được
sản xuất ra đều có thể bán với mức giá hiện hành, thì chẳng có nhu cầu phải sản xuất thêm
bất kỳ sản phẩm nào khác. Nhưng lập luận này bỏ qua sự kiện có thể có một điểm tại đó sẽ ít
tốn kém hơn để tổ chức các giao dịch trao đổi một sản phẩm mới so với tổ chức nhiều hơn
nữa các giao dịch trao đổi sản phẩm cũ. Điểm này có thể được minh hoạ theo cách sau đây.
Hãy tưởng tượng, theo kiểu của von Thunen, có một thành phố nhỏ, là trung tâm tiêu dùng,
và các ngành công nghiệp được bố trí theo những vòng tròn xung quanh tâm điểm này. Điều
kiện này được minh hoạ trong giản đồ dưới đây, trong đó A, B và C là các ngành công
nghiệp khác nhau.

Hãy tưởng tượng một nhà doanh nghiệp bắt đầu kiểm soát các giao dịch trao đổi từ điểm x.
Bây giờ khi ông mở rộng hoạt động trong vùng sản phẩm (B), chi phí tổ chức tăng lên cho
đến một điểm bằng với việc tổ chức một sản phẩm không tương tự nằm gần hơn. Khi hãng
mở rộng, kể từ điểm này sẽ bao gồm thêm nhiều hơn một sản phẩm (A và C). Cách xử lý này
cho vấn đề rõ ràng là không hoàn chỉnh,47 nhưng nó là cần thiết để chứng tỏ rằng chỉ đơn
giản chứng minh rằng đường chi phí dốc lên không thể gây ra hạn chế đối với qui mô của

46
Kinh tế học về Cạnh tranh Không hoàn hảo (1934).
47
Như đã trình bày ở trên, vị trí chỉ là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến chi phí tổ chức.

R.H. Coase 14 Bieân dòch: Töø Nguyeân Vuõ


Hieäu ñính: Vuõ Thaønh Töï Anh
Chöông trình giaûng daïy kinh teá Fulbright Kinh teá hoïc Vi moâ Baûn chaát cuûa haõng
Nieân khoùa 2006-2007

hãng. Cho đến đây chúng ta chỉ mới xem xét trường hợp cạnh tranh hoàn hảo; trường hợp
cạnh tranh không hoàn hảo sẽ lộ rõ hơn.
Để xác định qui mô của hãng, chúng ta phải xem xét chi phí thị trường (tức là các tổn
phí khi sử dụng cơ chế giá cả), và chi phí tổ chức các nhà doanh nghiệp khác nhau và khi đó
chúng ta có thể xác định bao nhiêu sản phẩm sẽ được sản xuất bởi mỗi hãng và hãng sẽ sản
xuất sản lượng bao nhiêu cho mỗi sản phẩm. Vì thế, hoá ra Ông Shove48 trong bài viết về
“Cạnh tranh không hoàn hảo” đã đặt những câu hỏi mà cơ chế đường chi phí của Bà
Robinson không thể trả lời được. Những nhân tố nêu trên hoá ra là những điều phù hợp.

V
Bây giờ chỉ còn lại một việc; và đó là, xem thử khái niệm đã xây dựng cho hãng có phù hợp
với cái tồn tại trong thế giới thực tại không. Chúng ta có thể tiếp cận tốt nhất câu hỏi cái gì
tạo nên một hãng trên thực tế bằng cách xem xét mối quan hệ pháp lý thường được gọi với
cái tên “chủ và thợ” hay “người sử dụng lao động và người lao động”.49 Thực chất của mối
quan hệ này là như sau:

(1) Người thợ phải có nghĩa vụ cung cấp dịch vụ của mình cho người chủ hoặc cho
những người khác thay mặt cho chủ, nếu không thì hợp đồng này là một hợp đồng
mua bán hàng hóa hay tương tự.
(2) Người chủ phải có quyền kiểm soát công việc của người thợ, hoặc tự chính mình
hoặc thông qua một người đại diện hay một người thợ khác. Chính cái quyền kiểm
soát hay can thiệp, quyền bảo người thợ khi nào phải làm việc (trong giờ làm việc) và
khi nào không được làm việc, và việc phải làm và làm việc đó như thế nào (theo điều
kiện của công việc đó) là đặc tính chủ đạo trong mối quan hệ này và phân biệt rạch
ròi người thợ với một nhà thầu độc lập, hoặc với một người được thuê chỉ để trao cho
người thuê mình thành quả từ lao động của mình. Trong trường hợp thứ hai, nhà thầu
hay người được thuê thực hiện không nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của người thuê
mình khi làm việc hoặc thực hiện dịch vụ; anh ta phải định hình và quản lý công việc
của mình sao cho có thể tạo ra kết quả mà anh ta đã ký hợp đồng thực hiện.50

48
G. F. Shove, “Tính không hoàn hảo của Thị trường”, Tạp chí Kinh tế số 43 (1933), 115. Liên quan
đến gia tăng cầu ở các khu ven đô thị và tác động lên mức giá mà các nhà cung cấp bán ra, Ông
Shove đặt câu hỏi “… tại sao không phải là những hãng cũ mở các chi nhánh ở các khu ven đô thị?”
Nếu lập luận trong bài đó là đúng, đây là một câu hỏi mà cơ chế của Bà Robinson không thể trả lời.
49
Khái niệm pháp lý “người sử dụng lao động và người lao động” và khái niệm kinh tế về hãng là
không giống nhau, vì lẽ hãng có thể hàm ý kiểm soát đối với tài sản của một người khác cũng như đối
với lao động của họ. Nhưng sự đồng nhất của hai khái niệm này đủ gần để cho một xem xét về khái
niệm pháp lý có giá trị khi thẩm định sự đáng giá của khái niệm kinh tế.
50
Batt, Định luật Chủ và Thợ, 6.

R.H. Coase 15 Bieân dòch: Töø Nguyeân Vuõ


Hieäu ñính: Vuõ Thaønh Töï Anh
Chöông trình giaûng daïy kinh teá Fulbright Kinh teá hoïc Vi moâ Baûn chaát cuûa haõng
Nieân khoùa 2006-2007

Như thế chúng ta thấy chính sự chỉ huy điều khiển là cốt lõi của khái niệm pháp lý về “người
sử dụng lao động và người lao động”, cũng hoàn toàn giống như khái niệm kinh tế đã phát
triển ở trên. Thật thú vị để lưu ý rằng Giáo sư Batt còn nói thêm:
Điều phân biệt người đại diện với người thợ (đầy tớ) không phải là có hay không có
tiền công cố định hay chi trả tiền thù lao cho công việc thực hiện, mà chính là sự tự
do khi một người đại diện thực hiện công việc được thuê làm làm.51
Do đó, chúng ta có thể kết luận định nghĩa chúng ta đưa ra là gần đúng với hãng khi xem xét
nó trong thế giới thực tại.
Định nghĩa của chúng ta, vì thế, là thực tế. Nó có dễ kiểm soát không? Điều này cần
phải rõ ràng. Khi chúng ta xem xét một hãng sẽ lớn chừng nào nguyên tắc cận biên áp dụng
phù hợp. Câu hỏi luôn luôn là sẽ có lợi hay không để đưa thêm một giao dịch trao đổi nằm
dưới người nắm quyền tổ chức này? Ở mức cận biên, chi phí tổ chức bên trong hãng sẽ bằng
hoặc là với chi phí tổ chức trong một hãng khác hoặc là với chi phí phải tốn khi để cho giao
dịch đó “được tổ chức” bởi cơ chế thị trường. Các doanh nhân sẽ liên tục thử nghiệm, kiểm
soát nhiều hơn hay ít hơn, và theo cách này, mức cân bằng sẽ được duy trì. Điều này tạo ra vị
trí cân bằng cho một phân tích tĩnh. Nhưng rõ ràng các nhân tố động cũng rất quan trọng, và
khảo sát tác động mà những thay đổi này tạo ra trên chi phí tổ chức bên trong hãng và trên
chi phí thị trường nhìn chung sẽ giúp ta giải thích tại sao các hãng trở nên lớn hơn hay nhỏ
hơn. Như thế chung ta có một lý thuyết về cân bằng di động. Phân tích ở trên hoá ra còn làm
rõ mối quan hệ giữa sáng kiến hay doanh nghiệp và ban quản lý. Sáng kiến có nghĩa là dự
báo và hoạt động thông qua cơ chế giá cả bằng cách thiết lập các hợp đồng mới. Ban quản lý
chỉ phản ứng trước các thay đổi giá cả, sắp xếp lại các nhân tố sản xuất nằm dưới quyền kiểm
soát của mình. Việc các nhà doanh nghiệp thường kết hợp cả hai chức năng là một kết quả rõ
ràng của chi phí thị trường đã thảo luận ở trên. Cuối cùng, phân tích này giúp chúng ta có thể
phát biểu chính xác hơn ý nghĩa của “sản phẩm biên” của nhà doanh nghiệp. Nhưng việc mổ
xẻ chi tiết điểm này sẽ dẫn chúng ta đi xa hơn nhiều so với nhiệm vụ tương đối đơn giản là
định nghĩa và làm rõ.

Câu hỏi thảo luận (của nhóm giảng viên)


1. Miêu tả một số hoạt động kinh tế có thể được tổ chức và điều phối hoàn toàn dựa vào
cơ chế giá cả của thị trường mà không cần có sự hình thành (và điều phối bên trong
nội bộ) hãng.
2. Miêu tả một số hoạt động kinh tế chỉ có thể được tổ chức hoàn toàn dựa vào cơ chế
điều phối trong nội bộ hãng mà không cần và không thể dựa vào cơ chế giá cả của thị
trường.
3. Từ những ví dụ trên, nhận xét về sự khác biệt giữa hai cơ chế điều phối bằng giá cả
trên thị trường và cơ chế điều phối trong nội bộ hãng.
4. Theo Ronald Coase, những lý do chính cho sự xuất hiện và tồn tại của hãng là gì?

51
Op. cit., 7.

R.H. Coase 16 Bieân dòch: Töø Nguyeân Vuõ


Hieäu ñính: Vuõ Thaønh Töï Anh
Chöông trình giaûng daïy kinh teá Fulbright Kinh teá hoïc Vi moâ Baûn chaát cuûa haõng
Nieân khoùa 2006-2007

5. Theo Ronald Coase, nếu giữ các yếu tố khác không đổi, một hãng hãng sẽ có xu
hướng trở nên càng lớn hơn khi nào? Thử liên hệ với thực trạng thiếu vắng doanh
nghiệp dân doanh lớn của Việt Nam. Từ góc độ chính sách công, theo anh, chị, để có
những doanh nghiệp dân doanh lớn thì nhà nước cần phải thực hiện những chính sách
nào? Từ góc độ của doanh nghiệp, để phát triển thì họ cần (và có thể) thực hiện
những chính sách nào?
6. Ronald Coase giải thích nguyên nhân nằm đằng sau hiện tượng lợi ích kinh tế theo
quy mô có thể giảm dần như thế nào?

R.H. Coase 17 Bieân dòch: Töø Nguyeân Vuõ


Hieäu ñính: Vuõ Thaønh Töï Anh

You might also like