Su That Ve Cac Noi Dung To Cao

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Sự thật về các nội dung tố cáo “đã được kết luận” ở Cục Sở hữu trí tuệ

việt Nam
Thứ tư, 15/10/2014 22:20:51(GMT+7)
(NB&CL) - Sau khi Báo Nhà báo và Công luận đăng bài phản ánh về một số vụ
việc tiêu cực ở Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có
công văn gửi cơ quan chức năng cho rằng, các vụ việc theo đơn thư tố cáo đều
đã có kết luận, đề nghị báo chí thận trọng, tiếp cận thông tin hai chiều, tránh
bị…lợi dụng. Trong một công văn khác, lãnh đạo Bộ này còn yêu cầu xử lý báo
chí đưa tin “không trung thực”. Tuy nhiên, qua những gì ghi nhận hai chiều, sẽ
dễ dàng nhận ra ai mới là người “không trung thực”...

Hình ảnh ông Phạm Mạnh Hào làm việc với Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới để bàn về dự án số hoá kho dữ liệu sáng chế
(nhưng ông Hào lại cho biết không biết gì về dự án này)

Đã kết luận hay… bỏ qua hết?


Theo đơn thư gửi đến và các cơ quan chức năng, từ năm 2013 đến nay, hàng loạt sự việc cán
bộ Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã có đơn tố cáo, kiến nghị hoặc phát biểu công khai trước
các hội nghị hoặc bằng công văn gửi đến Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ, Thanh tra Bộ
và các cơ quan chức năng (Xem bảng 1).

Những dấu hiệu sai phạm thì rất nhiều nhưng mặc kệ những đơn thư và nhiều ý kiến phát
biểu trực tiếp đề nghị Bộ trưởng xử lý nhưng suốt 3 năm qua, Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ
có một lần duy nhất thanh tra tại Cục Sở hữu trí tuệ. Kết luận thanh tra số 840/KL-BKHCN
ngày 29-3-2013 về việc thanh tra hành chính và thanh tra việc thực hiện các quy định của
pháp luật về phòng chống tham nhũng tại Cục Sở hữu trí tuệ đưa ra những nhận định hết
sức… nhẹ nhàng: “Cục chưa thực hiện đầy đủ theo định kỳ chế độ báo cáo về phòng, chống
tham nhũng", “Thực hiện chưa đúng các quy định về thu nộp và quản lý, sử dụng lệ phí, còn
để tình trạng toạ chi tại đơn vị đối với nguồn này”. Chưa đồng tình với kết luận này, trong
một công văn gửi Đoàn thanh tra, lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ đã kiến nghị phải thanh tra
thêm 4 dự án đã được đầu tư hàng chục tỷ đồng nhưng có các vấn đề vướng mắc. Công tác

1
phòng chống tham nhũng tuy thực tế rất nhiều vấn đề nhưng bản kết luận cũng chỉ sơ sài về
các thủ tục hành chính, những sai phạm liên quan đến 4 dự án thông tin, dự án xây dựng nhà
9 tầng, liên quan đến việc tạm ứng tiền ngoài sổ sách, hụt két, liên quan đến toạ chi, các gói
mua sắm năm 2011, thanh toán qua ngân hàng Ngoại thương sai quy định…đều không được
đoàn thanh tra xử lý. Theo kiến nghị của lãnh đạo Cục thì những vấn đề trên chính là một
trong những nguyên nhân liên quan đến đơn thư nặc danh, liên quan đến việc mất đoàn kết
của Cục nhưng đã không được đoàn Thanh tra quan tâm, xem xét.

Những thông tin trên đủ cho thấy, việc Bộ Khoa học và Công nghệ báo cáo cơ quan chức
năng rằng mọi nội dung đơn thư tố cáo đều đã có kết luận là không đúng, có dấu hiệu lừa dối
dư luận.

Lòng vòng né tránh trách nhiệm


Làm việc với báo chí, ông Phạm Mạnh Hào- Chánh văn phòng Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam-
giải thích, việc ông mang 2 tỷ đồng cho doanh nghiệp vay là không đúng vì đó là số tiền tôi
tạm ứng cho công ty thi công ngôi nhà 9 tầng của Cục. Vốn ngân sách cấp có hạn nên phải
ứng từ nguồn quỹ của Cục để thi công. Việc làm Quyết định nói là giả mạo được ông Hào
giải thích “chúng tôi làm theo yêu cầu của kho bạc để hợp thức hoá thủ tục thanh toán mà
thôi”. Về việc lãng phí mua sắm thiết bị, ông Hào thấy “không có gì sai vì để bảo đảm cho
một đơn vị lớn thế này hoạt động thì phải có thiết bị dự phòng, để thiết bị trị giá gần một tỷ
đồng trong kho là bình thường”.Còn với đơn thư tố cáo trùng lắp giữa hai dự án số hoá kho
dữ liệu sáng chế và dự án của WIPO thì ông Hào cho rằng “tôi cũng không biết có trùng lặp
không vì tôi chỉ tham gia dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về sáng chế. Dự án của WIPO do họ
tài trợ và họ thực hiện, tôi không liên quan nên không biết”

Thật là một cách lòng vòng né tránh trách nhiệm. Ồng Hào quên rằng, tại văn bản làm việc
giữa Cục Cảnh sát Kinh tế và Cục Sở hữu trí tuệ ngày 26-6-2014 có chữ ký thừa nhận của
ông Hào đã ghi rõ: “Việc ông Phạm Mạnh Hào- Chánh văn phòng, bà Lê Bích Hoa – Phụ
trách kế toán, Tô Thị Mỹ Hà – Thủ quỹ dùng 2 tỷ đồng tiền thu phí của Cục Sở hữu trí tuệ
cho một công ty vay để sử dụng trong xây dựng cơ bản mà không hạch toán vào sổ sách kế
toán hơn 5 tháng là vi phạm chế độ quản lý tài chính. Tuy nhiên sau đó số tiền 2 tỷ đồng đã
được thu hồi trả lại cho Cục, không bị mất. Việc ông Trần Việt Hùng, nguyên Cục trưởng Cục
Sở hữu trí tuệ ký quyết định số 1518/QĐ-SHTT ngày 14-7- 2011 trong khi đã nghỉ hưu là
không đúng thẩm quyền…”. Nếu chỉ là “tạm ứng” thì tại sao Cục Cảnh sát kinh tế lại ghi rõ
là “cho vay”. Việc mua sắm tài sản lãng phí cũng đã được Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ là sai
quy định, không thể né tránh trách nhiệm với lãng phí lên tới hàng tỷ đồng như vậy. Dấu hiệu
tiêu cực liên quan tới ông Hào tại hai dự án số hoá kho dữ liệu còn rõ hơn khi chúng tôi đã
xác thực đầy đủ bằng chứng về việc ông Hào làm việc với WIPO để triển khai dự án. Lẽ ra
với hai dự án có nhiều phần việc trùng nhau, phải kế thừa những phần việc đã hoàn thành
nhưng các cá nhân lại mập mờ rút ruột khoản tiền không nhỏ từ ngân sách Nhà nước.

Tổ chức Đảng, cơ quan thanh tra có mất sức chiến đấu?


Với rất nhiều vấn đề nghiêm trọng nêu trên nhưng làm việc với báo chí, ông Trần Minh
Dũng- Chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ- đưa ra nhiều phát biểu rất thiếu trách
nhiệm. Về vụ việc sai phạm trong ghép đơn cấp bằng sở hữu độc quyền kiểu dáng công
nghiệp, ông Dũng cho biết không đi sâu vào chuyên môn mà chỉ đi vào nội dung tố cáo là có
“cố ý làm trái” hay không. “Chúng tôi thấy rằng không có cố ý làm trái, không thấy có động
cư vụ lợi". Khi phóng viên nêu rõ việc năm 2012, lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ đã có văn bản
kết luận nêu rõ có 3 sai phạm xung quanh vụ việc này thì tại sao kết luận thanh tra không
tham khảo nội dung này thì ông Dũng lại lòng vòng giải thích “chúng tôi không đi sâu vào

2
chuyên môn”dù ông vẫn thừa nhận việc phân định đúng sai trong vấn đề ghép đơn là rất phức
tạp. Đưa ra một kết luận liên quan đến kỹ thuật chuyên ngành mà “không căn cứ vào chuyên
môn” thì không hiểu ông Chánh thanh tra căn cứ vào cái gì? Thật là một câu trả lời vô cùng
thiếu trách nhiệm.

Còn về việc tại sao đơn thư tố cáo và các ý kiến phát biểu phản ánh rất nhiều vụ việc sai
phạm nhưng Bộ và cơ quan chức năng mới chỉ có kết luận về vụ việc ghép đơn mà chưa có
kết luận các vụ việc khác, ông Dũng giải thích: Thanh tra không xử lý vì nhiều vụ việc do cấp
Cục phải xử lý. “Tôi chả nhận được văn bản của công an, cũng chả ai báo cáo vấn đề này. Kết
luận thanh tra 840 chỉ đề cập thế vì tôi chỉ thanh tra hành chính, không đi vào vụ việc. Nếu
công trình có sai phạm gì phải đề nghị thanh tra riêng. Còn tại sao nhiều vụ việc mà không
thanh tra. Anh hỏi thế thì phải hỏi Bộ trưởng chứ, phải biết tôi ở cấp nào, ở cấp tham mưu
thôi”. Lấy ví dụ như kiến nghị thanh tra sai phạm ở dự án nhà 9 tầng, ông Dũng nói: “Tôi chỉ
thanh tra hành chính, tôi không đi vào những cái cụ thể. Những cái đó ấn vào, xây dựng cơ
bản thì có bố đoàn thanh tra cũng không làm được”. Còn về sự im lặng trước nhiều đơn thư,
kiến nghị, ông Dũng lại giải thích rằng, nhiều người viết dạng thư, kiến nghị nhưng lại bắt
giải quyết theo quy trình đơn tố cáo. Bộ trưởng có thể trả lời, có thể tiếp nhận đơn kiến nghị
rồi nói tôi cảm ơn, tôi sẽ điều hành chứ không cần trả lời. Cũng trong phát biểu với báo chí,
ông Dũng còn cho rằng: “Tình hình ở Cục Sở hữu trí tuệ là bất ổn, rối ren, động vào đâu nát
đến đấy. Việc bất ổn này có rất nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan chứ chỉ do
đồng chí Cục trưởng thì đã xử lý rồi nhưng nó có cả khách quan, liên quan đến tập thể ban
lãnh đạo. Còn về Thanh tra anh không có đề nghị thì tôi làm sao vào cuộc được”. Thiết nghĩ
cơ quan thanh tra là cơ quan chức năng có nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý, tham mưu xử lý những
thông tin liên quan tới tiêu cực, tham nhũng. Thế mà với ông Chánh thanh tra này, dù cho
rằng đơn vị cấp dưới “nát”, dù nhận được nhiều đơn thư phản ánh tiêu cực vẫn không xử lý,
không tham mưu, không chỉ đạo cấp dưới xử lý thì không hiểu ông có hoàn thành nhiệm vụ
không. Ông Chánh thanh tra sẽ giải thích ra sao khi chính năm 2013, lãnh đạo Cục Sở hữu trí
tuệ đã đề nghị ông thanh tra làm rõ thêm những vướng mắc ở 4 dự án nhưng ông đã…im
lặng. Đâu là sự thật sau sự im lặng này?

Làm việc với lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ, chúng tôi còn phát hiện ra sự yếu kém, dấu hiệu
mất sức chiến đấu của tổ chức Đảng trước những tiêu cực. Ngay cả khi Cục Cảnh sát Kinh tế
có văn bản nêu rõ: “Xét thấy những sai phạm trên chưa gây hậu quả thiệt hại nên Cục cảnh
sát Kinh tế kết thúc quá trình xác minh và đề nghị Cục sở hữu trí tuệ họp xét xử lý nội bộ, rút
kinh nghiệm để ổn định đơn vị”, nhưng lãnh đạo Cục này vẫn… bất lực vì không kiểm điểm
được ai. Ông Phạm Mạnh Hào là người vừa làm sai pháp luật trong khoản cho vay 2 tỷ đồng
vừa vi phạm làm giả mạo quyết định của Cục trưởng nhưng đến nay ông này vẫn…không
chịu làm bản kiểm điểm trách nhiệm dù Cục trưởng đã hai lần có văn bản yêu cầu.

Làm việc với báo chí, ông Hoàng Văn Tân- Bí thư Đảng uỷ Cục Sở hữu trí tuệ- bao biện:
"Tôi nói với thanh tra Bộ nếu cứ moi nhau những cái như thế này moi cả năm không hết.
Liên quan tới vụ xây cái nhà này, cơ quan điều tra vào làm việc và đã công bố kết luận, lẽ ra
phải kiểm điểm các cá nhân liên quan nhưng do chúng tôi nhiều việc nên chưa làm”

Được biết, theo quy định của Điều lệ Đảng, khi có đơn thư tố cáo và có dấu hiệu đảng viên,
tổ chức Đảng vi phạm với nhiều vụ việc như ở Cục Sở hữu trí tuệ, lẽ ra Đảng uỷ, Uỷ ban
Kiểm tra Đảng uỷ Cục này phải kiểm tra bất thường các cá nhân và tập thể có dấu hiệu vi
phạm. Thế nhưng, gần 3 năm qua, chưa có hoạt động nào thể hiện vai trò công tác kiểm tra,
giám sát hướng vào những vụ việc có dấu hiệu sai phạm. Phải chăng tổ chức Đảng, Uỷ ban
Kiểm tra, cơ quan thanh tra đã tê liệt, mất sức chiến đấu vì những sự im lặng khó hiểu?

3
Bảng 1

 Chí Công

4
5
Khi kho tàng sáng chế quốc gia bị “gặm
nhấm”
23/10/2014
|
Toàn bộ kho tàng dữ liệu quốc gia về các sáng chế khoa học của Việt Nam từ năm 1984 đến 2010 có số lượng lên tới
550.000 trang mô tả. Đó là vốn quý của quốc gia, là một “kho vàng” thực sự. Thế nhưng, quá trình xây dựng kho
vàng ấy lại tiềm ẩn những điều khuất tất, bất ổn khiến kho vàng bị “gặm nhấm” và nguồn lực trí tuệ quốc gia bị lãng
phí nghiêm trọng bởi những động cơ tiêu cực và việc làm thiếu minh bạch ở Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Bộ Khoa
học và Công nghệ)...

Năng lượng Mới số 367


Từ mục tiêu xây một kho tàng quý giá
Kỹ sư Vũ Hồng Khánh, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Khánh Hòa, H ải Phòng là m ột nhà
khoa học nổi tiếng với nhiều sáng chế như máy nghiền tôm, cá đ ể làm m ắm, máy s ản xu ất
vành xe đạp tự động, máy sản xuất tinh bột s ắn. G ần đây, ông còn có thêm hai sáng ch ế
“khủng” là máy điều chế hydro từ nước và máy tái chế rác thải thành nhiên li ệu sinh h ọc vô
cùng hữu dụng, đã được cấp bằng sáng chế độc quy ền. Đây là m ột phát minh b ạc t ỉ nh ưng
chưa bán được cho ai. Gần đây nữa, công trình lò đốt rác của ông nông dân ng ười Thái Bình
Bùi Khắc Kiên lại gây xôn xao dư luận. Người thì b ảo đây là công trình đ ẳng c ấp th ế gi ới,
người lại bảo vô lý, không khả thi. Tác giả thì khẳng định công trình có giá tr ị nh ư đinh đóng
cột và sẵn sàng đối chất với bất kỳ nhà khoa học nào. Còn B ộ Khoa h ọc và Công ngh ệ thì
cũng không thể nào đưa ra được quyết định rõ ràng về sự vi ệc.

Lẽ ra, những sản phẩm của các nhà khoa học như ông Khánh, ông Kiên s ẽ đ ược khách hàng
trong nước và quốc tế biết đến nhiều hơn, rõ hơn, xác thực tính khả thi hi ệu qu ả h ơn c ũng nh ư
có thể bán được sản phẩm nếu như nó được số hóa, cập nhật vào kho tàng dữ liệu quốc gia về
sáng chế và hòa mạng Internet, cùng kho tàng sáng chế c ủa Tổ chức S ở h ữu trí tu ệ Th ế gi ới
(WIPO). Thế nhưng, điều đó là không thể, cho dù Cục S ở h ữu trí tu ệ Việt Nam đã đ ược Nhà
nước đầu tư dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về sáng chế và trung tâm tra cứu” với tổng
đầu tư hơn 7 tỉ đồng, đã hoàn thành từ năm 2010. Cũng cùng thời gian này, WIPO đã tài tr ợ s ố
tiền 115.000USD (hơn 2,2 tỉ đồng) để số hóa toàn bộ kho t ư li ệu sáng chế Việt Nam. Th ế
nhưng, một điều kỳ quặc là cả hai dự án này đến nay đ ều không đ ạt đ ược m ục tiêu đ ề ra c ũng
như không được công bố rõ ràng kết quả nghiên cứu. Hơn th ế, kho vàng này còn có d ấu hi ệu
bị “gặm nhấm”.

6
Một hoạt động của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới với các nhà khoa học Cục Sở hữu trí tu ệ Việt
Nam
Ý tưởng thành lập một kho dữ liệu số hóa về toàn b ộ các sáng chế c ủa Vi ệt Nam t ừ tr ước đ ến
nay đã là niềm ao ước từ lâu của các nhà khoa h ọc. Ng ười ta v ẫn th ường nói v ề xu th ế h ội
nhập quốc tế, về việc khoa học công nghệ trở thành lực lượng s ản xu ất tr ực ti ếp nh ưng đi ều
đó thật khó khả thi khi mà biết bao công trình, sáng chế c ủa Việt Nam v ẫn ch ỉ n ằm trong nhà
kho của Cục Sở hữu trí tuệ, trong những ngôi nhà thâm tr ầm, c ũ k ỹ, v ẫn chỉ là nh ững b ản mô
tả giấy phủ bụi thời gian. Nếu nó được số hóa, được đưa lên m ạng, đ ể m ọi nhà khoa h ọc,
doanh nghiệp, khách hàng đều có thể tra cứu, nghiên c ứu thì kho tàng ấy có th ể s ản sinh giá
trị gia tăng, mới có thể trở thành sản phẩm hàng hóa. Từ mục tiêu đ ẹp đ ẽ đó, n ăm 2008, C ục
trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam trình tờ trình xây dựng c ơ s ở d ữ li ệu qu ốc gia v ề sáng ch ế
và trung tâm tra cứu với tổng mức đầu tư khái toán kho ảng 7 t ỉ đ ồng, Th ứ tr ưởng B ộ Khoa
học và Công nghệ khi đó là ông Nguy ễn Quân (nay là B ộ tr ưởng) đã phê duy ệt ngay. Theo
Quyết định số 1927/QĐ-BKHCN ngày 8-9-2008 của B ộ, m ức đ ầu t ư 7 t ỉ đ ồng đ ược l ấy t ừ ngu ồn
vốn thu phí, lệ phí được để lại của Cục Sở hữu trí tu ệ Việt Nam. Ban qu ản lý d ự án đ ược thành
lập do ông Phạm Phi Anh, Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tu ệ làm Trưởng ban. Ông Ph ạm M ạnh
Hào, Chánh văn phòng Cục được giao làm Phó trưởng ban. Th ời gian th ực hi ện d ự án trong
năm 2009-2010.

Cùng thời điểm này, ngày 22-1-2009, Cục Sở hữu trí tu ệ Việt Nam chính th ức đ ề xu ất d ự án s ố
hóa tư liệu sáng chế của Việt Nam với WIPO để WIPO tài trợ kinh phí th ực hi ện d ự án này và
sau đó đã được WIPO chấp thuận. Tháng 4-2010, đoàn công tác c ủa WIPO đã đ ến Hà N ội làm
việc tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam để nghe báo cáo về vi ệc thực hiện dự án và gi ải ngân s ố
tiền đã cam kết tài trợ dự án. Đến cuối năm 2010, cả hai dự án được hoàn thành.

Đến thực tế “đẽo cày giữa đường”...


Như vậy, với tổng số tiền đầu tư lên tới hơn 9 tỉ đồng, lẽ ra các nhà khoa h ọc Việt Nam đã có
một kho tàng tư liệu sáng chế hoàn hảo, đáp ứng tốt mục tiêu nghiên c ứu và ứng d ụng mà
theo quyết định của Bộ Khoa học và Công nghệ, dự án sẽ cho ra đ ời 3 c ấu ph ần chính g ồm:
Cơ sở dữ liệu quốc gia về sáng chế (số hóa), trung tâm tra c ứu (g ồm h ạ t ầng công ngh ệ thông
tin và phần mềm tra cứu), cơ sở sản xuất công báo sở hữu công nghiệp dạng đĩa quang.

Thế nhưng, tiền rót nhiều gấp hơn 3 lần quốc tế mà dự án vẫn không đ ạt m ục tiêu nh ư mong
muốn. Kế hoạch đề ra dự án hoàn thành năm 2010 nhưng thực tế ph ải đ ến tháng 12-2012 d ự
án cơ sở dữ liệu quốc gia về sáng chế mới được đưa vào sử dụng. Còn dự án số hóa sáng chế
theo tài trợ của WIPO thì theo chính báo cáo của lãnh đ ạo C ục v ới đoàn thanh tra vào tháng
1-2013 là “đã nghiệm thu nhưng sản phẩm chưa đủ, đạt để đưa vào sử dụng”.

7
Trên trang web của Cục Sở hữu trí tuệ ngày 11-10-2014, kho dữ liệu sáng chế quốc gia vẫn chỉ
là phiên bản thử nghiệm chưa được hoàn thiện dù dự án đã được nghiệm thu cách đây 3 năm
Gọi là “cơ sở dữ liệu quốc gia”, “trung tâm tra cứu” nhưng trên thực tế suốt 4 năm qua, các dữ
liệu sáng chế vẫn chỉ được tích hợp nguồn tư liệu sáng chế từ năm 1984 đến 2010. Toàn b ộ
các sáng chế mới của Việt Nam từ năm 2010 đến nay v ẫn không đ ược tích h ợp khi ến cho
hàng trăm nghìn công trình nghiên cứu vẫn ngủ yên trong tủ kính, không được đưa vào cơ sở
dữ liệu quốc gia cũng như quốc tế, chẳng khác nào đã xây được kho nh ưng lúa v ẫn đ ể ngoài
trời, không được mang vào kho cất trữ để chế biến, sử dụng.

Không dừng ở đó, một số cán bộ, nhân viên còn phát hi ện thêm d ấu hi ệu tiêu c ực, rút ru ột
ngân sách Nhà nước từ hai dự án số hóa này. Bà Nguy ễn Thị Kim Loan, cán b ộ tài chính c ủa
Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam là một trong những người đầu tiên phát hi ện ra nh ững b ất c ập và
đặt câu hỏi nghi ngờ về sự chồng chéo giữa dự án số hóa do WIPO tài tr ợ và d ự án xây d ựng
cơ sở dữ liệu quốc gia về sáng chế từ nguồn ngân sách Nhà nước. Tại một lá đ ơn ki ến ngh ị và
một lần phát biểu trực tiếp trước hội nghị, bà Loan đã đề nghị Bộ trưởng Bộ Khoa h ọc và Công
nghệ Nguyễn Quân chỉ đạo làm rõ nghi vấn về sự chồng chéo giữa hai dự án. Tuy nhiên, ki ến
nghị này không được xử lý.

Ngày 20-5-2014, một chuyên viên công tác tại Trung tâm Thông tin C ục S ở h ữu trí tu ệ ti ếp
tục có đơn gửi trực tiếp Bộ trưởng Nguyễn Quân phản ánh thêm nhiều bất c ập c ủa hai d ự án.
Dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về sáng chế sau 4 năm kết quả thể hiện tại trang web của Cục Sở
hữu trí tuệ mới chỉ là phiên bản thử nghiệm với s ố li ệu c ập nh ật đ ến n ăm 2010. Ph ần m ềm còn
hiển thị nội dung “phiên bản thử nghiệm” “không đảm bảo toàn b ộ n ội dung là chính xác so
với bản gốc”. Hai dự án đều có chung một kết quả là s ố hóa kho t ư li ệu sáng ch ế c ủa Vi ệt
Nam từ năm 1984 đến 2010, cả hai dự án đều do nhà thầu là Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật
tin học và truyền thông (ISE) thực hiện. Đơn thư kiến nghị Bộ trưởng Nguy ễn Quân chỉ đạo làm
rõ có sự thất thoát tài sản Nhà nước trong vi ệc lồng ghép hai d ự án này không? Tuy nhiên,
cũng như kiến nghị của bà Loan, kiến nghị này đã không được xem xét, làm rõ.

Những bằng chứng xung quanh các nghi vấn


Để làm rõ hơn những thông tin liên quan đến dấu hiệu tiêu c ực t ại hai d ự án s ố hóa kho d ữ
liệu sáng chế, chúng tôi đã làm vi ệc với nhiều cán b ộ liên quan và lãnh đ ạo c ơ quan ch ức
năng của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ.

Trao đổi với báo chí, ông Phạm Mạnh Hào, Chánh văn phòng C ục S ở h ữu trí tu ệ Vi ệt Nam, Phó
trưởng ban chỉ đạo dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về sáng chế và trung tâm tra c ứu
khẳng định: Ông không biết gì về dự án số hóa t ư li ệu sáng chế do WIPO tài tr ợ vì ông ch ỉ
tham gia dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về sáng chế. Ông Hào cũng cho rằng, hai d ự án có hai
mục tiêu khác nhau nên không có sự trùng lặp, chồng chéo như đ ơn th ư ph ản ánh. Ông Hào
cũng cho hay ông không biết kết quả của dự án của WIPO ra sao cũng như công ty nào là đ ơn
vị trúng thầu dự án này.

8
Tuy nhiên, thực tế những gì phóng viên xác minh hoàn toàn trái ng ược v ới đi ều ông Ph ạm
Mạnh Hào trả lời báo chí. Theo hồ sơ chúng tôi thu th ập đ ược, ngày 25-9-2009, Phó c ục
trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam Phạm Phi Anh đã có thư chính thức gửi WIPO v ề vi ệc l ựa
chọn Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật tin học và Truy ền thông (ISE) là nhà th ầu th ực hi ện d ự án.
Thư còn nêu rõ chính ông Phạm Mạnh Hào được giao phụ trách nhóm đánh giá 3 hồ sơ thầu
cho phía WIPO xem xét là đối tác thực hiện dự án số hóa tư liệu sáng chế b ằng ti ền c ủa WIPO
tài trợ. Đồng thời, ông Phạm Mạnh Hào còn thay mặt Giám đốc dự án s ố hóa do WIPO tài tr ợ
Phạm Phi Anh tiếp và làm việc với đoàn công tác của WIPO đ ể gi ải ngân s ố ti ền đã cam k ết
tài trợ cho dự án. Ngày 26-12-2010, ông Hào thay mặt bên A ký nghi ệm thu kh ối l ượng hoàn
thành gói thầu số hóa tư liệu sáng chế với Công ty ISE. Nh ững thông tin trên khi ến chúng tôi
đặt câu hỏi, vì lý do gì ông Phạm Mạnh Hào lại gian d ối khi trao đ ổi v ới phóng viên v ề vi ệc
mình không biết gì về dự án WIPO tài trợ?

Bức thư nêu rõ, chính ông Phạm Mạnh Hào được giao phụ trách nhóm đánh giá 3 hồ sơ thầu
cho phía WIPO
Cũng liên quan tới hai dự án, theo hồ sơ chúng tôi thu thập được, còn th ể hi ện s ự vênh nhau
giữa các số liệu. Cả hai dự án đều có chung một nội dung là s ố hóa ngu ồn t ư li ệu kho sáng
chế của Việt Nam từ năm 1984 đến 2010, với số lượng đều là 8.800 sáng chế nh ưng t ại d ự án
cơ sở dữ liệu quốc gia về sáng chế có tổng mức đầu tư hơn 7 tỉ đồng (đ ược nghi ệm thu vào
ngày 25-8-2009), số lượng trang tài liệu đã quét và xử lý là 417.925 trang. Trong khi đó, t ại d ự
án số hóa kho tư liệu sáng chế do WIPO tài trợ (được chính ông Hào báo cáo v ới WIPO đ ể gi ải
ngân vào tháng 4-2010) thì số trang được số hóa và giải ngân là 550.000 trang.

Còn theo thông tin tại biên bản bàn giao tài liệu s ố hóa g ồm m ột đ ĩa c ứng ch ữa 8.800 sáng
ông Trần Lê Hồng, Giám đốc Trung tâm thông tin tiếp
chế được số hóa mà
nhận khi kết thúc dự án , số lượng trang mô tả sáng chế không vượt quá
315.000 trang, thấp hơn 235.000 trang so với khối lượng WIPO đã thanh toán và th ấp
hơn 132.075 trang so với khối lượng gói thầu số hóa do ngân sách Nhà n ước đã thanh toán
cho ISE là 417.925 trang. Theo hợp đồng kinh tế ký v ới ISE thì chi phí cho vi ệc s ố hóa kho d ữ

9
liệu quốc gia về sáng chế gần 1,5 tỉ đồng. Còn kinh phí đ ược gi ải ngân c ủa WIPO là
115.000USD (hơn 2,4 tỉ đồng). Chỉ riêng những con s ố trên nhân v ới đ ơn giá s ố hóa m ỗi trang
dữ liệu đã cho thấy số tiền bị “rút ruột” của mỗi dự án lên tới hàng trăm triệu đồng (chưa
bàn đến việc hai dự án có trùng nhau hay không?). Đây là m ột v ấn đ ề cho th ấy dấu hiệu tiêu
cực cần được xác minh, làm rõ.
Về việc có hay không sự trùng lặp giữa hai dự án, làm vi ệc v ới phóng viên, ông Lê Hùng
Dũng, Giám đốc ISE thừa nhận, công ty là đơn v ị trúng th ầu c ả hai d ự án. Ông D ũng cho bi ết,
hai dự án có thể có hai mục tiêu khác nhau song các đi ểm chung mà ông D ũng th ừa nh ận
khi trao đổi với phóng viên là cả hai dự án đều có chung công vi ệc s ố hóa ngu ồn thông tin
kho sáng chế của Việt Nam từ năm 1984 đến 2010. Quá trình th ực hi ện hai d ự án có th ể khác
nhau về mức độ yêu cầu chất lượng file được số hóa, đuôi file, chất l ượng hình ảnh, gi ải nén...
nhưng đều có chung các khâu công vi ệc như: Thống kê, phân lo ại và v ệ sinh tài li ệu, scan,
quét và xử lý ảnh, photo tài liệu...

Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam


Qua những thông tin trên đủ cho thấy, dấu hiệu trùng lặp giữa hai d ự án, gây lãng phí ngu ồn
ngân sách Nhà nước là có cơ sở. Lẽ ra, với tư cách đại di ện cho chủ đ ầu t ư, các ông Ph ạm
Mạnh Hào, Phạm Phi Anh phải rà soát, xây dựng các gói th ầu sao cho khách quan, khoa h ọc,
kế thừa được các phần công việc trùng lặp hoặc đã hoàn thành c ủa m ột trong hai d ự án đ ể
tiết kiệm ngân sách Nhà nước. Thế nhưng, dường như đã có một sự th ỏa thu ận ng ầm, nh ắm
mắt làm ngơ nào đó để sự nhập nhèm, chồng chéo giữa hai dự án là k ẽ h ở đ ể “ăn không” m ột
khoản chi phí khá lớn?

Một điều đáng buồn nữa là tất cả những nội dung trên đã đ ược cán b ộ C ục S ở h ữu trí tu ệ Vi ệt
Nam trực tiếp phản ánh với lãnh đạo Bộ Khoa học và Công ngh ệ cùng Chánh thanh tra B ộ.
Song ông Chánh thanh tra đã vi ện dẫn nội dung đơn chỉ là đ ơn ki ến ngh ị, không ph ải là đ ơn t ố
cáo để né tránh làm rõ dấu hiệu tiêu cực, lãng phí của hai dự án. Tại buổi làm vi ệc v ới báo chí
ngày 7-10-2014, ông Trần Minh Dũng, Chánh thanh tra B ộ Khoa h ọc và Công ngh ệ l ại nh ắc đi
nhắc lại điệp khúc “nếu có đơn kiến nghị từ Cục thì mới vào thanh tra”, “cái đó ph ải h ỏi B ộ
trưởng chứ, tôi chỉ là cấp tham mưu”, “nếu báo chí nêu rõ bằng chứng, tôi sẽ vào cuộc ngay”.

Thiết nghĩ với những thông tin nêu trên, đã đủ cơ sở để lãnh đạo và Thanh tra Bộ Khoa h ọc và
Công nghệ vào cuộc, làm rõ việc kho vàng dữ li ệu sáng chế qu ốc gia đã và đang b ị “g ặm
nhấm”!

Công Hoàng

http://petrotimes.vn/khi-kho-tang-sang-che-quoc-gia-bi-gam-nham-220881.html

10

You might also like