Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

ĐỀ CƯƠNG LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG

Câu 1: Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của tổ chức lao động khoa học?
Khái niệm: Tổ chức lao động khoa học được hiểu là tổ chức lao động dựa trên cơ sở phân
tích khoa hoc các quá trình lao động và điều kiện thực hiện chúng, thông qua việc áp dụng
vào thực tiễn những biện pháp được thiết kế dựa trên những thành tựu của khoa học và kinh
nghiệm sản xuất tiên tiến.

Ý nghĩa:
 Về mặt kinh tế : TCLĐKH cho phép nâng cao năng xuất lao động và tăng cường hiệu
quả của sản xuất nhờ tiết kiệm lao động sống và sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất
hiện có, TCLĐKH là điều kiện không thể thiếu được để nâng cao năng xuất lao động
và hiệu quả của sản xuất.
 Về mặt xã hội : Tổ chức lao động khoa học không chỉ nâng cao năng xuất lao động và
hiệu quả của sản xuất, mà còn có tác dụng giảm nhẹ lao động và an toàn lao động,
đảm bảo sức khoẻ cho người lao động làm cho người lao động không ngừng hoàn
thiện chính mình, thu hút con người tự tham gia vào lao động cũng như nâng cao trình
độ và văn hoá của họ.
Nhiệm vụ:
 Về mặt kinh tế : Tổ chức lao động khoa học có nhiệm vụ bảo đảm tăng hiệu quả sản
xuất trên cơ sở tăng năng xuất lao động, tiết kiệm vật tư tiền vốn. Để giải quyết được
nhiệm vụ này thì phải thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế những lãng phí về mọi
mặt của người lao động.
Về xã hội : Tổ chức lao động khoa học có nhiệm đảm bảo thường xuyên nâng cao
trình độ văn hoá, trình độ chuyên nghiệp vụ, tay nghề cho người lao động, tạo bầu
không khí hoà hợp, những điều kiện thuận lợi để hạn chế ở mức thấp nhất những yếu
tố gây trở ngại lao động, bằng mọi cách nâng cao mức độ hấp dẫn của lao động tiến
tới hướng biến lao động thành nhu cầu thiết yếu của con người.
 Về mặt tâm lý : Tổ chức lao động khoa học có nhiệm vụ đảm bảo cố gắng tạo ra
những điều kiện thuận lợi để hạn chế tới mức thấp nhất những bất lợi của môi trường
và của tính chất công việc để bảo vệ sức khỏe, duy trì khả năng làm việc của người
lao động.

Câu 2: Khái niệm và nội dung của tổ chức lao động khoa học?
Khái niệm: Tổ chức lao động khoa học được hiểu là tổ chức lao động dựa trên cơ sở phân
tích khoa hoc các quá trình lao động và điều kiện thực hiện chúng, thông qua việc áp dụng
vào thực tiễn những biện pháp được thiết kế dựa trên những thành tựu của khoa học và kinh
nghiệm sản xuất tiên tiến.

Nội dung:
 Xây dựng các hình thức phân công và hiệp tác lao động hợp lý phù hợp với thành tựu
đạt được của khoa học kỹ thuật hiện đại, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,
tạo điều kiện không ngừng nâng cao năng suất của người lao động.
 Nghiên cứu và phổ biến những thao tác và phương pháp lao động hợp lý nhằm đạt
năng suất lao động cao, giảm nhẹ lao động cũng như đảm bảo an toàn lao động cho
công nhân.
 Tổ chức và phục vụ hợp lý nơi làm việc.
 Cải thiện điều kiện làm việc và xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
 Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ lành nghề của công nhân, tăng
cường kỹ thuật và tổ chức thi đua.
 Tổ chức trả lương phù hợp với số lượng và chất lượng lao động, kích thích vật chất và
tinh thần cho người lao động.

Câu 4: Đặc điểm lao động của ngành vận tải biển và ảnh hưởng của nó đến công tác tổ
chức lao động và tiền lương?
Lao động trong ngành vận tải biển là lao động xa đất liền, xa Tổ quốc, làm việc trong cả
ngày lễ Tết, Chủ nhật.
Với đặc điểm này phải xây dựng cho đội ngũ thuyền viên chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp
lý, phải bố trí ca làm việc và nghỉ ngơi thích hợp. Bên cạnh đó phải sử dụng chế độ đãi ngộ
lao động, chế độ đào tạo và sử dụng lao động phù hợp.
Lao động của ngành vận tải biển phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên thời tiết.
Đối với cán bộ thuyền viên trên tàu lao động của họ xảy ra trong điều kiện sóng gió, thậm chí
trong cả những trận bão lớn, những điều kiện này xyả ra thất thường với mức độ khác nhau.
Điều này đòi hỏi ở họ ngoài sự hiểu viết về nghề nghiệp còn phải có một thể lực tốt, một sức
chịu đựng dẻo dai vì thế chế độ bồi dưỡng của họ thật đặc biệt.
Lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại và chật hẹp.
Đối tượng lao động là hàng hóa cho nên lao động của công nhân bốc xếp là khuân vác, chèn
lót, điều chỉnh và điều khiển máy móc thiết bị,...; lao động của thuyền viên là vận hành, điều
khiển,... trong điều kiện nóng bức, độc hại và chật hẹp như hầm máy, hầm hàng, trong kho,
ngoài bãi,...
Lao động phụ thuộc nhiều vào tình hình hàng hóa.
Tình hình hàng hóa trong nghành vận tải biển do các nhân tố sau quyết định
o Tính chất lý hóa của hàng hóa
o Khối lượng hàng và kết cấu của hàng hóa
o Điểm bắt đầu và kết thúc của việc vận chuyển và di chuyển hàng hóa
o Tính bất bình hành và mức độ căng thẳng về hàng hóa
Điều này đòi hỏi việc điều động phương tiện, thiết bọ phù hợp, việc bố trí nhân lực phải hợp
lý tránh lãng phí sức lao động hoặc tăng cường sức lao động.

Lao động bao gồm nhiều ngành, nhiều nghề.


Bao gồm lao động thủ công, cơ giới, nghề điện, cơ khí, sửa chữa..... một mặt nó đòi hỏi phải
đảm bảo đầy đủ các dạng lao động này, mặt khác phải xác định mối quan hệ thống nhất và tỷ
lệ cân đối giữa các dạng lao động.

Câu 5: Khái niệm và các hình thức phân công lao động trong doanh nghiệp.
Khái niệm: Phân công lao động là sự chia nhỏ toàn bộ các công việc của doanh nghiệp để
giao cho từng người hoặc nhóm người thực hiện, đó chính là gắn từng người lao động với
nhưng nhiệm vụ phù hợp với khả năng của họ.
Hình thức phân công lao động trong doanh nghiệp:
Phân công lao động theo chức năng: là sự phân chia công việc và bố trí công nhân theo vị
trí vai trò của từng chức năng lao động trong quá trình sản xuất sản phẩm. Theo sự phân công
này toàn bộ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp chia làm ba nhóm chức năng chính:
công nhân chính, công nhân phục vụ và nhân viên quản lý. Sự phân công này có hợp lý hay
không khi tỷ trọng của từng chức năng và tỷ lệ giữa các chức năng có hợp lý hay không, do
đó nhiệm vụ cảu tổ chức lao động khoa học là phải xác định được tỷ lệ cân đối giữa các
nhóm chức năng này.
Phân công lao động theo chức năng giúp cho người lao động làm việc đúng phạm vi trách
nhiệm của mình, không hao phí thời gian làm những công việc khống đúng chức năng mà
nhờ đạt năng suất lao động cao hơn.
Phân công lao động theo công nghệ: là sự tách riêng các loại công việc khác nhau theo tính
chất của quy trình công nghệ, là hình thức phân công dựa vào tính chất và đặc điểm của công
cụ lao động và quy trình công nghệ mà đề ra những yêu cầu đối với công nhân về hiểu biết kỹ
thuật và thời gian lao động. Đây là sự phân công lao động theo nghề, nó phụ thuộc vào kỹ
thuật và công nghệ sản xuất.
Hình thức phân công này có tác dụng nâng cao kỹ năng kỹ xảo cho người lao động do tăng
nhanh năng suất lao động giảm chi phí đào tạo, tạo điều kiện cơ khí hóa tự động hóa quá trình
sản xuất, cho phép tiết kiệm tối đa lao động sống, chp phép nâng cao trình độ tổ chức và thời
gian lao động hợp lý.

Phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc: là sự tách riêng các công việc
khác nhau tùy theo tính chất phức tạp của công việc. Hình thức phân công này nhằm sử dụng
trình độ lành nghề của công nhân phừ hợp với mức độ phức tạp của công việc.
 Mức độ phức tạp của cồng việc được đánh giá theo ba tiêu thức:
o Mức độ chính xác về công nghệ khác nhau
o Mức độ chính xác về kỹ thuật khác nhau
o Mức độ quan trọng khác nhau
 Trình độ lành nghề của công nhân thể hiện ở hai mặt:
o Sự hiểu biết của công nhân về quy trình công nghệ, về thiết bị
o Kỹ năng lao động và kinh nghiệm sản xuất
Theo sự phân công này trình độ lành nghệ của công nhân được sử dụng đúng chỗ nếu không
sẽ lãng phí sức lao động.

Câu 6: Khái niệm và các hình thức hiệp tác lao động trong doanh nghiệp?
Khái niệm: Hiệp tác lao động là sự phối hợp nhất định các dạng lao động đã được chia nhỏ
do sự phân công nhằm sản xuất sản phẩm. Hiệp tác lao động là hậu quả trực tiếp của phân
công lao động, phân công lao động càng sâu sắc thì hiệp tác lao động càng chặt chẽ, nói cách
khác hiệp tác lao động là một hình thức lao động trong đó nhiều người làm việc có kế hoạch
sát cánh cùng nhau trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Các hình thức hiệp tác lao động:
Hiệp tác về mặt không gian là hình thức tổ chức lao động tập thể phổ biến trong sản xuất,
bao gồm:
Tổ chuyên môn: là tổ có sự hợp nhất giữa các công nhân có cùng một nghề nhưng trình độ
lành nghề khác nhau như công nhân lái xe nâng, lái đế.....
Tổ tổng hợp: là tổ có sự hợp nhất giữa các cônhg nhân có nghề khác nhau nhưng cùng hoàn
thành tất cả các công việc của quá trình sản xuất.
Do tiến bộ kỹ thật tổ tổng hợp chia thành:
Tổ tổng hợp có sự phân công đầy đủ: là tổ có sự hợp nhất giữa các công nhân có nghề
khác nhau nhưng mỗi người trong tổ chỉ thực hiện công việc theo nghề và trình độ chuyên
môn của mình.
Tổ tổng hợp có sự phân công không đầy đủ: là tổ có sự hợp nhất giữa các công nhân có
nghề khác nhau nhưng mỗi người trong tổ ngoài chuyên môn chính còn thực hiện một số
công việc khác của tổ.
Tổ tổng hợp không có sự phân công: là tổ có sự hợp nhất giữa các công nhân có nghề
khác nhau nhưng mỗi người trong tổ thực hiện tất cả công việc của tổ.

Hiệp tác về thời gian là sự tổ chức các ca làm việc trong một ngày đêm, bao gồm:
Đảo ca thuận nghỉ chủ nhật: là hình thức đảo ca mà sau khi một tổ công nhân làm việc trong
suốt một tuần ở một ca nào đó sang tuần sau họ làm việc ở ca tiếp theo.
Đảo ca nghịch chủ nhật: là hình thức đảo ca mà sau khi một tổ công nhân làm việc trong suốt
một tuần ở một ca nào đó sang tuần sau họ làm việc ở ca trước đó.
Đảo ca liên tục không nghỉ chủ nhật: là hình thức đảo ca mà các tổ công nhân thay nhau làm
việc ở các ca và thay nhau nghỉ cả ngày.
Chú ý: theo hình thức hiệp tác này cần phải xác định số ngày làm việc cần thiết để đảo ca. Số
ngày đó ngắn hay dai phụ thuộc vào mức độ nặng nhọc, căng thẳng của công việc.

Ngoài ra còn tổ theo ca và tổ thông ca:


Tổ theo ca là tổ sản xuất làm việc theo một ca
Tổ thông ca là tổ sản xuất làm việc theo nhiều ca để hoàn thành một khối lượng công việc
nhất định.

Câu 7: Qúa trình sản xuất và bộ phận hợp thành?


Khái niệm: Qúa trình sản xuất là hoạt động của con người nhằm tạo ra sản phẩm như ý
muốn.
Nội dung:
Qúa trình sản xuất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động lên đối tượng
lao động để tạo ra sản phẩm. Việc tạo ra sản phẩm phải trải qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn
từ khi chuẩn bị đến khi nghiệm thu sản phẩm và từng hình thức lao động để tao ra từng sản
loại sản phẩm khác nhau. Nhưng nhìn chung quá trình lao động nào cũng gồm ba quá trình:
Qúa trình chuẩn bị: là việc chuẩn bị máy móc thiết bị, tài liệu và phân công công việc cho
công nhân ....
Qúa trình công nghệ: là quá trình tạo ra sản phẩm
Qúa trình kiểm tra, phục vụ sản xuất và nghiệm thu sản phẩm

Câu 8: Khái niệm, trình tự tiến hành hoàn thiện các thao tác và phương pháp lao động
hợp lý?

Khái niệm: Thao tác LĐ là yếu tố của QTLĐ, là bộ phận của bước công việc, bao gồm tổng
hợp các động tác, được tạo bởi các cử động LĐ.
Phương pháp LĐ là cách thức hoạt động của CN trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ sản xuất. Hay nói cách khác phương pháp LĐ là sự kết hợp các thao tác, động
tác và cử động.
Trình tự tíên hành xd và hoàn thiện thao tác và phương pháp LĐ hợp lí:
A, Các cách xd:
- Dựa trên PT, hợp lí hóa phương pháp của một CN tiên tiến.
- Dựa trên so sánh, phân tích phương pháp và thao tác LĐ của các CN với nhau mà lựa
chọn được phương pháp và thao tác LĐ tiên tiến.
B, Trình tự các bước xd:
- Bước 1: Lựa chọn đối tượng PT và đối tượng nghiên cứu.
Từ đối tượng nghiên cứu là CN với trình độ lành nghề trung bình tiên tiến mà đối tượng
phân tích có thể là toàn bộ phương pháp và thao tác LĐ hoặc 1 hay một số thao tác động tác
nào đó.
Thông thường nghiên cứu các BCVsau:
+ Những công việc thường xuyên lặp lại và tương đối ổn định.
+ Những công việc tốn nhiều hao phí thời gian
+ Những công việc đòi hỏi phải tíên hành bằng LĐ thủ công
+Những công việc gây mệt mỏi nhiều
+ Những BCV đơn điệu.
- Bước 2: Phân tích đánh giá thực trạng của phương pháp LĐ hiện có.
+ Phân chia nhỏ bước công việc thành các bộ phận hợp thành
+ Miêu tả, lượng hóa phương pháp và thao tác LĐ thực tế một cách toàn diện bao gồm cả
ND và sự diễn ra của chúng trong ko gian, thời gian.
+ Trên cơ sở tài liệu thu thập được, tiến hành phân tích, đánh giá phương pháp và thao tác
LĐ đó về mặt hiệu quả Ktế, td tâm sinh lí với người LĐ.
- Bước 3: Thiết kế phương pháp và thao tác LĐ hợp lí trên cơ sở các tài liệu PT và đánh
giá trên theo yêu cầu sau:
+ Giảm bớt số lượng động tác, bằng cách loại bỏ các động tác thừa, kết hợp một số động
tác có thể
+ Tạo ra các động tác có quỹ đạo ngắn
+ Đảm bảo nhịp độ và nhịp điệu làm việc hợp lí.
+ Đảm bảo chế độ làm việc của máy móc thiết bị có NS cao nhất.
+ Tận dụng các khả năng cơ khí hóa LĐ đến mức tối đa.
- Bước 4: áp dụng phổ biến các phương pháp và thao tác LĐ
Để có thể áp dụng và phổ biến rộng rãi các phương pháp và thao tác LĐ tiến tíên, phải đào
tạo, huấn luyện CN, đồng thời phải đảm bảo các điều kiện tổ chức và kĩ thuật.
Có thể đào tạo huấn luyện CN trực tiếp hoặc gián tiếp ( thông qua báo chí, hệ thống thông
tin kĩ thuật,…)

Câu 9: Khái niệm và nội dung của tổ chức nơi làm việc:

Khái niệm:
Nơi làm việc là 1 phần diện tích và không gian (vùng hoạt động) của một hay một nhóm
CN, được trang bị những phương tiện vật chất, kĩ thuật cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ sx
được giao.
Nội dung:
Tổ chức NLV là tổng họp các biện pháp nhằm tạo ra một NLV có đầy đủ các trang thiết bị
cần thiết để thực hiện QTLĐ với hiệu suất cao màg vẫn đảm bảo sức khỏe và khả năng làm
việc của CN
ND của Tổ chức NLV gồm :
A, Thiết kế NLV:
Thiết kế NLV là quá trình lựa chọn, dự tính, tính toán mọi yếu tố tại NLV khi tiến hành xd
1 nơi làm việc mới hoặc tổ chức lại NLV cũ nhằm tạo ra một NLV tối ưu
Nội dung của thiết kế NLV:
- Lựa chọn các thiết bị phụ, thiết bị chính, các dụng cụ các trang thiết bị phù hợp với
ĐTLĐ và SLĐ.
- Lựa chọn các hình thức bố trí các thiết bị, các dụng cụ, các ĐTLĐ trên mặt bằng tại
NLV một cách hợp lí
- Nghiên cứu và thiết kế các phương pháp và thao tác LĐ hợp lí tạo ra các tư thế LĐ
thuận lợi nhằm kéo dài thời gian làm việc của CN
- Hợp lí hóa các điều kiện LĐ như đảm bảo ánh sáng, không khí và màu sắc thích hợp
- Thiết kế hình thức phục vụ theo chức năng, phục vụ phải kịp thời, đồng bộ và đảm
bảo chất lượng
- Tính các chỉ tiêu KT- Kĩ thuật tại nơi làm việc.
B, Trang bị NLV:
Trang bị NLV là cung cấp cho NLV những thiết bị, dụng cụ cần thiết để CN thực hiện
QTLĐ. Yêu cầu trang thiết bị vừa đủ, đồng bộ và đảm bảo chất lượng.
Nội dung của trang bị NLV:
- Trang bị về mặt kĩ thuật: Là việc cung cấp cho NLV những phụ tùng, dụng cụ cần
thiết và các tài liệu kĩ thuật. Khi trang bị phải xét đến 1 loạt các yêu cầu sau: Vệ sinh, Kĩ
thuật, an toàn LĐ, tiện lợi khi sd, hình dáng và màu sắc thích hợp
- Trang bị về mặt tổ chức: Là việc cung cấp cho NLV những đồ dùng và các đối tượng
khác tạo điều kiện làm việc và đảm bảo an toàn cho người LĐ (đảm bảo quá trình sx)
Trang bị NLV phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại hình sản xuất, loại thiết bị chính,
ĐTLĐ, và đặc điểm công việc
C, Bố trí NLV:
Bố trí NLV là sự sắp xếp các trang thiết bị , dụng cụ… trong ko gian tại NLV để thực hiện
QTLĐ
Bố trí NLV phải đạt được các yêu cầu sau:
- Về mặt sx phải tạo ra chu kỳ sx ngắn nhất, hướng di chuyển của CN ngắn nhất
- Về mặt vệ sinh LĐ: bố trí hợp lí NLV tạo tư thế thoái mái trong QTLĐ, đảm bảo an
toàn LĐ và thẩm mĩ LĐ.

Câu 10: Khái niệm và nội dung của phục vụ nơi làm việc:
Khái niệm:
Phục vụ NLV là quá trình tổ chức đáp ứng các nhu cầu cho NLV để QTLĐ diễn ra liên
tục, nhịp nhàng với hiệu suất cao.
Nội dung:
Nhu cầu phục vụ:
Tùy theo đặc điểm của NLV mà quyết định các nhu cầu phục vụ để nuôi dưỡng QTLĐ.
Nhu cầu phục vụ bao gồm:
+ Chuẩn bị sản xuất
+ Cung cấp dịch vụ
+ Nhu cầu điều chỉnh, sủă chữa, kiểm tra và nghiệm thu
+ Nhu cầu về năng lượng, nhu cầu về sinh hoạt
+ Nhu cầu về giữ gìn trạng thái công trình, nhà cửa trong quá trình làm việc.
Hệ thống phục vụ:
+ Phục vụ tập trung: Tất cả các nhu cầu trên do một trung tâm phục vụ đáp ứng và nó
thường áp dụng cho loại hình sx hàng loạt và hàng loạt lớn
+ Phục vụ phân tán: Là các nhu cầu phục vụ do tổ đội phân xưởng tự phục vụ và nó
thường áp dụng cho loại hình sx hàng đơn chiếc và hàng loạt nhỏ.
+ Phục vụ hỗn hợp: Là một số nhu cầu do trung tâm phục vụ đáp ứng, còn 1 số các nhu
cầu khác do tổ đội phân xưởng tự phục vụ.
Chế độ phục vụ:
+ Chế độ phục vụ trực nhật: Là chế độ phục vụ việc phục vụ được tiến hành khi có nhu
cầu phục vụ xuất hiện, áp dụng đối với loại hình sx hàng đơn chiếc và hàng loạt nhỏ.
+ Chế độ phục vụ theo kế hoạch: Mọi nhu cầu phục vụ được thưc hiện theo 1 kế hoạch đã
vạch sẵn.
+ Chế độ phục vụ theo tiêu chuẩn: Chế độ phục vụ hoàn chỉnh nhất , mọi nhu cầu phục vụ
được tiến hành theo một tiêu chuẩn và phục vụ theo tiêu chuẩn đó.
Yêu cầu phục vụ:
+ Đảm bảo tính kế hoạch là giảm lãng phí về TG và các dạng vật chất khác.
+ Đảm bảo tính dự phòng
+ Đảm bảo tính đồng bộ
+ Đảm bảo tính kinh tế ( tiêu hao ít nhất về LĐ sống và LĐ vật hóa)

Câu 11: Khái niệm, phân loại điều kiện lao động và biện pháp cải thiện điều kiện lao
động?
Khái niệm:
Điều kiện LĐ là tổng hợp các nhân tố phát sinh trong MT sx có ảnh hưởng đến sức khỏe
và khả năng làm việc của người LĐ.
Phân loại:
- Nhóm điều kiện về tâm sinh lí: Sự cănh thẳng về thể lực, thần kinh, tư thế LĐ, tính đơn
điệu của LĐ, nhịp độ LĐ.
- Nhóm điều kiện vệ sinh phòng bệnh môi trường: Vi khí hậu (nóng,lạnh), độ ẩm, ánh
sáng, màu sắc, không khí, sự tiếp xúc với môi trường độc hại tia hồng ngoại, tử ngoại…
- Nhóm điều kiện về tâm lí XH: Bầu ko khí tập thể trong QTLĐ, tác phong của người lãnh
đạo, khên thưởng, kỉ luật và điều kiện để thể hiện thái độ của người LĐ,
- Nhóm điều kiện về thẩm mĩ LĐ: Bố trí không gian sx tại NLV và sự phù hợp thẩm mĩ,
âm nhạc, trang trí, cảnh quan MT.
- Nhóm điều kiện chế độ làm việc và nghỉ ngơi: Sự luân phiên giữa làm việc và nghỉ giải
lao. độ dài thời gian nghỉ và hình thức nghỉ.
Mỗi nhân tố khác nhau có mức độ ảnh hưởng đến khả năng làm việc và sức khỏe của con
người là khác nhau.
Cải thiện điều kiện LĐ:
- Thay thế các thiết bị, các quy trình công nghệ phát sinh ra các yếu tố độc hại bằng các
thiết bị, quy trình công nghệ ít phát sinh ra các yếu tố độc hại trên
- Tách CN ra khỏi môi trường độc hại bằng cách cơ khí hóa tự động hóa QTSX
- Cải thiện điều kiện vệ sinh phòng bệnh môi trường, đảm bảo các yêu cầu về thẩm mĩ
LĐ và tâm lí LĐ.
- Sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân để giảm bớt mức độ tác động của các yếu
tố MT đến con người.
- Hạn chế mức độ tác động đến cơ thể con người bằng cách tăng cường sức khoẻ cho
CN

Câu 12: Khả năng làm việc của con người trong ca 8h?
Lúc bắt đầu vào ca, CN không đạt khả năng làm việc tối đa ngay mà phải mất 1 khoảng TG
để làm quan dần với công việc. Khoảng TG này dài hay ngắn tùy thuộc vào dạng lao động và
ca làm việc ngày hay đêm. Tiếp theo đó tới thời kì ổn định, thời kì này năng suất LĐ của CN
đạt cao nhất, sau đó thời kì mệt mỏi xuất hiện. Mệt mỏi ngày càng tăng cho đến khi nghỉ giữa
ca. Sau khi nghỉ giữa ca khả năng làm việc của CN như trước thời kì nghỉ giữa ca nhưng độ
dài của thời kì vào việc, thời kì ổn định ngắn hơn, thời kì xuất hiện mệt mỏi dài hơn.
*, Khả năng làm việc của con người cũng như sự mệt mỏi sẽ ko giống nhau đối với những
loại LĐ khác nhau. Nó phụ thuộc vào điều kiện sx cụ thể :
- Đối với thời kì vào việc nó phụ thuộc vào tính chất công việc, cho nên độ dài thời kì
này của một số công việc chỉ kéo dai trong khoảng 10’ nhưng cũng có loại công việc kéo dài
trong khoảng 1-2 tiếng. Đối với LĐ trí óc, thời kì vào việc là ngắn nhất, nó phụ thuộc vào
thâm niên sx. Còn độ dài của thời kì vào việc ở giai đoạn sau khi nghỉ giữa ca phụ thuộc vào
độ dài của thời kì giữa ca.
- Đối với thời kì ổn định, độ dài của thời kì này phụ thuộc vào cường độ LĐ, sự căng
thẳng về thể lực, thần kinh và mức tiêu hao năng lượng của cơ thể con người trong QTLĐ.
- Đối với thời kì xuất hiện mệt mỏi thì độ dài của thời kì này phụ thuộc vào tính chất
công việc và khi xuất hiện mệt mỏi phải cho CN nghỉ để tránh xảy ra tai nạn LĐ.

Câu 13: Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý?
Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí là phương tiện khắc phục mệt mỏi, là biện pháp để tăng
NSLĐ.
Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí bao gồm:
- Chế độ làm việc và nghỉ ngơi trong ca
- Chế độ làm việc nghỉ ngơi trong ngày
- Chế độ làm việc nghỉ ngơi trong tuần, trong tháng, trong năm.
Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi trong ca:
a, Xác định thời điểm bắt đàu và kết thúc ca làm việc trong ngày:
Không nên bắt đầu ca làm việc quá sớm, kết thúc ca quá muộn vì nó đều ảnh hưởng đến
khả năng làm việc và sức khỏe con người trong quá trình LĐ.
Đối với DN 1 ngày làm việc 2 ca thì ca 1 nên bắt đầu từ 6h30
Ca 2 kết thúc trước 24h
Đối với DN 1 ngày làm 3 ca thì ca 3 nên bắt đầu trước 24h
b, Xác định thời điểm và độ dài của thời điểm nghỉ giữa ca:
Thời kì nghỉ giữa ca có một vai trò đặc biệt quan trọng, nếu bố trí nghỉ chậm quá làm
giảm NS của thời kì cuối trước khi nghỉ giữa ca và làm cho CN khôi phục ko hết sức lực. Nếu
bố trí quá sớm làm giảm NSLĐ chung của cả ca và làm cho khả năng LĐ của con người ở
giai đoạn sau khi nghỉ giữa ca giảm rất nhanh.
Vì vậy độ dài và thời điểm của thời ki nghỉ giữa ca trước hết phải đảm bảo khôi phục hết
sức lực cho CN nhưng ko được kéo dài quá vì nó ảnh hưởng đến độ dài của giai đoạn sau. Do
đó thời điểm nghỉ giữa ca thích hợp nhất là sau khi cho CN làm việc liên tục 4 tiếng thì bắt
đầu cho nghỉ giữa ca và độ dài của thời kì nghỉ giữa ca trong khoảng từ 45 – 60 phút. Đối với
ca 6 tiếng ko có thời kì nghỉ giữa ca.
c, Xác định số lần và độ dài của các lần nghỉ ngắn trong ca:
Khi xd chế độ làm việc và nghỉ ngơi cần phải chú ý xác định số lần và độ dài của các lần
nghỉ ngắn trong ca. Ko được cho CN nghỉ 1 cách tùy tiện, nếu nghỉ tùy tiện sẽ ko xuất phát từ
những cơ sở khoa học và ko có tác dụng khôi phục khả năng làm việc cho CN, từ đó phá vỡ
tính đồng bộ và tính liên tục của QTSX, dẫn đến kết quả sx giả. Do đó việc quy định số lần
và độ dài của các lần nghỉ ngắn trong ca có một vai trò quan trọng, nó phụ thuộc vào đặc
điểm của công việc và điều kiện LĐ. Đối với ca làm việc đêm thì số lần và độ dài của các lần
nhiều hơn ca làm việc ngày.

Câu 14: Khái niệm các mức lao động và đặc điểm các mức lao động?
Một số khái niệm về MLĐ:
- MLĐ là lượng LĐ hao phí cần thiết để hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm hay một khối
lượng công việc nào đó trong điều kiện tổ chức kĩ thuật nhất định.
- MLĐ bao gồm:
+ MTG: là lượng TG hao phí cần thiết để hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm hay một công
việc nào đó ứng với mức độ phức tạp nhất định của công việc trong điều kiện tổ chức kĩ thuật
nhất định với cường độ LĐ trung bình.
+ MSL: là lượng sản phẩm qui định cho 1 CN hoặc 1 nhóm CN phải hoàn thánh trong 1
đơn vị TG trong điều kiện tổ chức kĩ thuật nhất định.
+ Mức phục vụ: Là số lượng đơn vị thiết bị quy định cho 1 CN hoặc 1 nhóm CN phải
phục vụ or số lượng CN quy định phải phục vụ 1 đơn vị thiết bị hay một nơi làm việc trong
điều kiện tổ chức kĩ thuật nhất định.
Đặc điểm MLĐ:
- Đều xd trong điều kiện tổ chức kĩ thuật nhất định ( tổ chức LĐ, cơ sở vật chất kĩ
thuật)
- Thể hiện được cả số lượng, chất lượng công việc.
- MLĐ do 1 CN hoặc 1 nhóm CN thực hiện.
- MLĐ phải là mức trung bình tiên tiến.
- MLĐ phải được xd trên cơ sở ngày làm việc 8 tiếng

Câu 15: Khái niệm, ý nghĩa và nội dung của định mức kỹ thuật lao động?
Định mức kĩ thuật LĐ: Là quá trình nghiên cứu tính toán MLĐ cho từng hình thức LĐ trên
cơ sở áp dụng những thành tựu đạt được của Khoa học – kĩ thuật và các hình thức tổ chức LĐ
khoa học. Định mức kĩ thuật LĐ tạo ra MLĐ có căn cứ kĩ thuật.
Ý nghĩa định mức kĩ thuật LĐ:
- Công tác định mức kĩ thuật LĐ tạo ra mức LĐ có căn cứ kĩ thuật. Nó là cơ sở để xác
định 1 số chỉ tiêu quan trọng trong DN như NSLĐ, đơn giá lương, quỹ lương và số lượng LĐ
trong DN.
- Là cơ sở để dự kiến lựa chọn và tính tóan các hình thức tổ chức LĐ hợp lí
- Việc áp dụng MLĐ có căn cứ Kĩ thuật vào sx là sự thể hiện trực tiếp việc áp dụng
khoa học kĩ thuật mới vào việc khai thác triệt để mọi khả năng của DN.
- Thông qua việc áp dụng MLĐ có căn cứ kĩ thuật mà tổ chức LĐ, tổ chức sx của DN
được cải tiến làm tăng NSLĐ, tăng hiệu quả sxkd của DN.
ND của định mức kĩ thuật LĐ:
Nhiệm vụ của ĐMKTLĐ là txd mức LĐ có căn cứ kĩ thuật vào thực tiễn sx nhằm đảm bảo
tăng nhanh và ko ngừng NSLĐ, tăng khối lượng sp
Để đạt nhiệm vụ trên thì công tác ĐMKTLĐ gồm các ND sau:
- Nghiên cứu và phân chia QTLĐ thành các bộ phận hợp thành. Xác định kết cấu hợp lí
của các bộ phận đó cũng như trình tự thực hiện chúng trong quá trình LĐ, loại bỏ những bất
hợp lí gây lãng phí TGLĐ để xd 1 thao tác và phương pháp LĐ hợp lí.(QTSX-QTSX bộ phận
– BCV – Thao tác - Động tác)
- Nghiên cứu năng lực sx tại nơi làm việc ( nghiên cứu đklđ, chế dộ làm việc nghỉ ngơi,
tình hình tổ chức phục vụ nơi làm việc, số lượng và chất lượng của máy móc thiết bị cũng
như tình hình sử dụng chúng, số lượng và chất lượng CN). Qua nghiên cứu đề xuất các biện
pháp khắc phục và cải tiến công tác tổ chức và phục vụ NLV.
- Nghiên cứu phân chia thời gian làm việc trong ca, xác định TG làm việc hợp lí sau
khi đã loại trừ các TG lãng phí.
- Dùng một số phương pháp khảo sát TG làm việc để xác định TG hao phí của các bộ
phận hợp thành, tiến hành thu thập số liệu, PT và xử lí số liệu thu thập được để xd 1 MTG,
mức đó chính là MLĐ có căn cứ kĩ thuật.
- áp dụng mức này vào thực tế sx, thông qua thực tế có thể phải điều chỉnh lại mức 1
lần nữa sao cho phù hợp với đksx cụ thể, có như vậy mức mới mới có thể tồn tại được.

Câu 16: Kết cấu hao phí thời gian làm việc trong ca?
- Khái niệm: Thời gian làm việc trong ca là thời gian trong đó CN có nhiệm vụ hoàn
thành công việc được giao.
- Độ dài của thành phần TG này phụ thuộc vào tính chất sản xuất và đặc điểm LĐ của
từng ngành và được pháp luật quy định, DN ko được sửa đổi.
- Theo thực tế phát sinh, TG trong một ca được chia làm 3 bộ phận:
+ TG nghỉ giữa ca do PL quy định khi xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi
+ TG định mức là thời gian cần thiết để thực hiện nhiệm vụ sx và nó bao gồm: TG chuẩn
kết, TG tác nghiệp, TG phục vụ, TG nhu cầu
+ TG lãng phí

Đặc điểm các thành phần TG trong ca:


A, Thời gian chuẩn kết:(Tck)
Là TG cần thiết phải tiêu hao để CN chuẩn bị NLV, phân công công việc cũng như việc
thu dọn NLV và bàn giao công việc cho ca sau.
Đ2 của thành phần TG này: chỉ phát sinh ở đầu ca và cuối ca, chỉ tiêu hao một lần trong
ca. Do vậy độ dài của thành phần TG này phụ thuộc vào loại hình sx, công nghệ sx, tình hình
tổ chức và phục vụ NLV.
B, Thời gian tác nghiệp (Ttn):
Là TG trực tiếp thực hiện các BCV. TG người CN sử dụng CCLĐ tác động lên ĐTLĐ để
tạo sản phẩm.
Đ2 của thành phần TG này: Phát sinh nhiều lần trong ca và được lặp đi lặp lại nhiều lần.
Độ dài của thành phần TG này chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ TG của ca.
TG tác nghiệp được chia làm 2 thành phần:
+ TG tác nghiệp chính: là TG người CN sử dụng CCLĐ tác động trực tiếp vào ĐTLĐ để
tạo ra sản phẩm.
+ TG tác nghiệp phụ: là TG mà người CN thực hiện 1 số thao tác phục vụ cho quá trình
tạo sản phẩm.
Ví dụ: trong quá trình nâng hàng thì TG lập mã hàng và TG di chuyển là TG phụ.
C, TG phục vụ NLV (Tpv):
Là TG cần thiết để duy trì khả năng làm việc của máy móc thiết bị phục vụ, đảm bảo trật
tự NLV và tạo điều kiện cho NLV hoạt động liên tục.
Đ2 của thành phần TG này: Phát sinh 1 vài lần trong ca. Số lần và độ dài của các lần phụ
thuộc vào đặc điểm công nghệ và tình hình tổ chức phục vụ NLV.
Theo tính chất phục vụ TG phục vụ được chia làm 2 thành phần:
+ TG phục vụ tổ chức: TG di chuyển NLV, thu dọn trong QT làm việc
+ TG phục vụ về mặt kĩ thuật: TG điều chỉnh, sửa chữa máy móc thiết bị.
D, TG nhu cầu (Tnc)
Là TG cần thiết phải tiêu hao để duy trì khả năng làm việc cho CN và để giải quyết một số
nhu cầu cá nhân.
Độ dài của TG này được xác định qua việc hợp lí hóa chế độ làm việc và nghỉ ngơi, phụ
thuộc vào số lượng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong từng công việc cụ thể.
TG này gồm 2 loại: Nghỉ giải quyết nhu cầu cá nhân và TG nghỉ giải lao.
E, TG lãng phí (TLP)
- Lãng phí do CN: như CN đi muộn về sớm, nghỉ giải lao tùy tiện, hoặc làm những công
việc không quy định trong nhiệm vụ sx.
- Lãng phí do tổ chức: là những lãng phí do những thiếu sót do công tác tổ chức gây nên
như chờ giao nhiệm vụ, máy hỏng không có thợ sửa chữa, ko có dụng cụ sửa chữa.
- Lãng phí do kĩ thuật: là những lãng phí do thiếu sót trong công tác kĩ thuật gây nên như
máy hỏng đột xuất, thực hiện sai quy trình…
- Lãng phí do khách quan: mất điện, thời tiết, chờ chủ hàng…

Câu 17: Nêu sự khác nhau giữa phương pháp chụp ảnh và phương pháp bấm giờ?
Phương pháp chụp ảnh Phương pháp bấm giờ
- Nghiên cứu xác định hao phí TG - Nghiên cứu xác định hao phí TG
trong suốt một ca trong từng bộ phận, từng bước
công việc
- Đối tượng là tổ CN - Đối tượng là 1 CN
- Xác định LP trông thấy và ko trông - Xác định LP ko trông thấy
thấy và các nguyên nhân phát sinh - Xác định số lần khảo sát
nó - Phải kết hợp với phương pháp chụp
- Không cần xác định số lần khảo sát ảnh mới xác định được Ms cho
- Xác định được Ms cho 1 CN, 1 tổ 1CN, 1 tổ CN
CN

Câu 18: Khái niệm, nội dung của phương pháp chụp ảnh thời gian làm việc?
Khái niệm: Phương pháp chụp ảnh là phương pháp cho phép nghiên cứu TG hao phí trong
suốt 1 ca, từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc ca.
Nội dung:
A, Chuẩn bị khảo sát:
- Người khảo sát phải nắm chắc mục đích chụp ảnh (xd mức, xd tiêu chuẩn) và chọn đối
tượng khảo sát thích hợp, đối tượng là một tổ CN or 1 CN có trình độ lành nghề trung bình
tiên tiến và SLĐ bình thường.
- Nghiên cứu tình hình tổ chức NLV và tình hình sd CNghệ, máy móc thiết bị và các đk lđ
- Giải thích cho CN nắm rõ mục đích của việc khảo sát để họ tạo điều kiện thuận lợi cho
người quan sát, khảo sát thích hợp.
- Chuẩn bị đầy đủ phương tiện chụp ảnh
B, Tiến hành khảo sát:
- Người khảo sát theo dõi toàn bộ quá trình làm việc của 1 CN hoặc tổ CN trong ca và ghi
toàn bộ quá trình đó vào phiếu chụp ảnh.
- Phương pháp ghi chép đồi hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể, phải tách từng loại TG hao
phí ko ghi kết hợp
- yêu cầu khi ghi phải xác định TG hao phí và TG lãng phí và nguyên nhân phát sinh
chúng đồng thời tranh thủ ghi thêm các đk ghi chú để GT sau này.
C, Tổng hợp và PT kết quả:
- Xác định TG hoàn thành và lượng LĐ hao phí của từng công việc phát sinh trong ca
- Tiến hành phân loại TG, việc phân loại phải theo đúng ND, mục đích của từng công việc
phát sinh trong ca.
- Lập bảng tổng hợp các hao phí thời gian cùng loại, xác định TG lãng phí và nguyên nhân
phát sinh chúng
- Xác định khả năng tăng TG tác nghiệp trong 1 ca, cân đối TG làm việc hợp lí sau khi đã
loại trừ thời gian lãng phí
D, Kết luận:
- Xác định tỉ lệ tăng NSLĐ nhờ khắc phục những lãng phí TG trong ca
IW1 = (TLP / TTN )*100 (%)
Trong đó: TLP TG lãng phí trông thấy trong 1 ca
TTN TG tác nghiệp thực tế phát sinh
- Xác định tỉ lệ tăng NSLĐ do tiết kiệm các thành phần TG ( chuẩn kết, phục vụ và nhu
cầu)
IW2 = (TTK /TTN) * 100 (%)
Trong đó: TTK: Thời gian lãng phí không trông thấy trong ca
- Xác định tỉ lệ tăng NSLĐ do giảm các lãng phí TG trong ca:
IW = IW1 + IW2
- Xác định các nguyên nhân gây lãng phí thời gian, phân tích và đề xuất các biện pháp
nhằm giảm TG lãng phí, tăng TG tác nghiệp trong ca.
- Xác định MSL

Câu 19: Khái niệm, nội dung của phương pháp bấm giờ?
Khái niệm: Là phương pháp nghiên cứu xác định hao phí TG của từng bộ phận bước công
việc, xác định kết cấu và trình tự thực hiện các thao tác, động tác cũng như thời hạn hoàn
thành chúng.
Nội dung:
A, Chuẩn bị khảo sát:
- Chọn đối tượng khảo sát và vị trí quan sát thích hợp cho người khảo sát
+ Đối tượng khảo sát là 1 CN có trình độ lành nghề trung bình tiên tiến và sức khỏe bình
thường
+ Vị trí quan sát của người khảo sát không ảnh hưởng đến quá trình làm việc của CN và
quan sát thuận lợi nhất.
- Phân chia QTLĐ thành các bộ phận hợp thành, tiến hành loại bỏ các bước LĐ bất hợp
lí để xd BCV có kết cấu LĐ hợp lí.
- Xác định rõ, chính xác giới hạn các động tác, thao tác dựa vào sự thay đổi vị trí từng
bộ phận cơ thể con gnười
- Xác định số lần khảo sát, việc xác định dựa trên 2 nguyên tắc sau:
+ Thời hạn hoàn thành các động tác, thao tác càng ngắn thì số lần bấm giờ càng nhiều
+ Chênh lệch giữa các kết quả khao sát càng lớn thì số lần bấm giờ thì số lần bấm giờ
càng phải nhiều để lấp được những khoảng trống trong kết quả khảo sát.
- Giải thích cho CN nắm rõ mục đích của việc khảo sát
- Chuẩn bị đầy đủ đồng hồ bấm giây, phiếu bấm giờ có ghi đầy đủ cá đề mục yêu cầu
của phiếu.

B, Tiến hành khảo sát:


Người quan sát dùng đồng hồ bấm giây theo dõi từng động tác thao tác của CN và ghi vào
phiếu bấm giờ thời điểm bắt đầu và kết thúc của từng thao tác, động tác đó. Những lần đo
gián đoạn hoặc hỏng phải co ghi chú rõ ràng.
C, Tổng hợp và PT kết quả:
Các kết quả khảo sát được về TG hao phí của các động tác, thao tác lập nên 1 dãy số,
trong dãy số đó có các con số hoàn toàn khác nhau. Sự chênh lệch càng lớn thì chất lượng của
dãy số càng thấp.
Có hai phương pháp kiểm tra chất lượng của dãy số:
- Kiểm tra theo mức độ ổn định của dãy số:
Tính hệ số ổn định thực tế của dãy số:
kođ = xmax/xmin
Nếu kx < ky thì dãy số đảm bảo chất lượng
Nếu kx > ky thì dãy số không đảm bảo chất lượng. Trong trường hợp này ta loại bỏ 2 giá
trị nhỏ nhất và lớn nhất của dãy số rồi tiến hành kiểm tra theo điều kiện trên.
Nếu loại trừ 20% các giá trị trong dãy số mà vẫn chưa đảm bảo ổn định thì ta phải loại bỏ
dãy số và tiến hành khảo sát lại từ đầu.
- Kiểm tra theo tiêu chuẩn 3
Nếu dãy số ko đảm bảo chất lượng
Nếu dãy số đảm bảo chất lượng
Trong đó: khoảng cách giữa giá trị đột biến và giá trị bình quân của dãy số không chứa
giá trị đột biến
độ lệch trung bình của dãy số không chứa giá trị đột biến.
Sau khi dãy số đảm bảo chất lượng, cộng dãy số và chia chúng cho số lần quan sát còn lại
ta xác định được thời hạn hoàn thành từng động tác, thao tác và thời hạn hoàn thành BCV
D, Kết luận:
- Xác định tổng TGTN do chụp ảnh so với tổng TGTN do bấm giờ xác định
- Tiến hành xác định các lãng phí ko trông thấy và nguyên nhân phát sinh chúng để từ đó
đề xuất khả năng tiết kiệm TGLĐ và tăng TGTN trong 1 ca.
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc áp dụng các thao tác và phương pháp LĐ tiên
tiến cho CN.

Câu 20: Nêu Khái niệm và đặc trưng của qui trình công nghệ xếp dỡ hàng hóa? Cho ví
dụ minh họa.
Khái niệm:
- Quy trình công nghệ XD hàng hóa là quá trình thực hiện một phương án XD nhất
định trong công tác xếp dỡ hàng hóa ở cảng
- QTCNXD hàng hóa thể hiện quá trình người CN sử dụng SLĐ của mình tác động lên
hàng hóa một số CCLĐ để tạo ra sp
- Sản phẩm của quy trình là sự dịch chuyển hàng hóa trong phạm vi nội bộ Cảng(trong
ko gian)
Các yếu tố đặc trưng của quy trình:
+ Loại hàng và tính chất lí hóa của hàng
+ Phương án XD
+ Thiết bị XD chính trong quy trình
+ Công cụ mang hàng
+ Khoảng cách dịch chuyển hàng hóa trong hầm tàu
+ Khoảng cách dịch chuyển hàng hóa trong Cảng
+ Số lượng CN trong quy trình
Tất cả các yếu tố trên xác định toàn bộ lượng LĐ hao phí để thực hiện quy trình
Ví dụ: QTCN tàu – bãi đối với hàng rời chỉ co 6 yếu tố
Bãi – tàu đối với hàng rời chỉ có 5 yêu tố
Tàu – kho đối với hàng bách hóa có đủ 7 yêu tố

Câu 22: Nêu khái niệm, kết cấu của qui trình công nghệ xếp dỡ hàng hóa?
Khái niệm:
- Quy trình công nghệ XD hàng hóa là quá trình thực hiện một phương án XD nhất
định trong công tác xếp dỡ hàng hóa ở cảng
Kết cấu:
- QTCNXD hàng hóa phân thành các BCV công nghệ. BCV công nghệ là sự cố định
đồng thời cả 3 yếu tố: SLĐ, ĐTLĐ và NLV. Khi ta thay đổi 1 trong 3 yếu tố trên thì tạo
thành một BCV công nghệ mới.
- Để nghiên cứu BCVCN để xd định mức kĩ thuật LĐ thì BCVCN được phân thành các
loại sau:
+ Phân theo trình tự thực hiện: BCV ban đầu – BCV dịch chuyển 1 – BCV chuyển giao 1 –
BCV dịch chuyển 2 – BCV chuyển giao 2 - ….. – BCV kết thúc.
+ Phân theo vị trí làm việc: BCV hầm tàu, BCV cần trục, BCV cầu tàu, BCV trên đường vận
chuyển, BCV trong kho hoặc ngoài bãi
- Trong QTCNXD hàng hóa :
+ BCV ban đầu thực hiện công việc lấy hàng từ vị trí đầu tiên của nó bằng công cụ mang
hàng và tùy theo phương án XD mà BCV ban đầu là khác nhau
+ BCV dịch chuyển nhằm dịch chuyển 1 đơn vị hàng hóa từ NLV này sang NLV khác
+ BCV chuyển giao nhằm chuyển giao 1 đơn vị hàng hóa giữa hai BCV dịch chuyển liền
nhau
+ BCV kết thúc thực hiện công việc sắp đặt hàng hóa vào vị trí cuối cùng theo quy trình.
- Trong QTCNXD hàng hóa BCV dịch chuyển và BCV chuyển giao là 2 BCV trung
gian. Lượng LĐ hao phí ở các BCV khác nhau là khác nhau nhưng cùng 1 BCV nếu thực
hiện ở hai quy trình khác nhau thì lượng LĐ hao phí khác nhau

Câu 23: Nêu qui luật của quy trình công nghệ xếp dỡ hàng hóa?
QTCNXD hàng hóa bao gồm nhièu BCVCN khác nhau. Mỗi BCVCN lại bao gồm nhiều
thao tác, các thao tác và động tác ở một số BCV có tính chất tương tự nhau và có thể giống
nhau , chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và tuân theo quy luật sau:
Quy luật 1 : Các BCV và các thao tác trong QTCNXD hàng hóa được hoàn thành theo một
trình tự nhất định có tính liên tục và kế tiếp nhau.
- Tính liên tục của BCV CN được thể hiện như sau: BCV ban đầu – BCV dịch chuyển
1 – BCV chuyển giao 1 - …… - BCV kết thúc
- Tính liên tục của các thao tác được thể hiện như sau:
+ BCV ban đầu: LMH – QSK – TK – MH - QSH
+ BCV dịch chuyển: TK- MH – CH - TH – MK – CK
+ BCV kết thúc: QSH – TH – MK – QSK – DMH
+ BCV chuyển giao có thể thực hiện các thao tác của BCV ban đầu hoặc các BCV kêt
thúc tùy theo phương án XD
Quy luật 2: Tính liên tục của QTCNXD hàng hóa được đảm bảo bởi việc thực hiện các thao
tác như nhau trong các BCV liền nhau, đó là những thao tác liên kết.
Ví dụ: QTXD tàu – xe (hàng bao)
BCV ban đầu BCV dịch chuyển BCV kết thúc
QSH CH QSH
MH MH TH TH
LMH DMH
TK TK MK MK
QSK CK QSK

Quy luật 3: Các BCV ban đầu và BCV kết thúc bao gồm thao tác lập mã hàng và dỡ mã
hàng để thực hiện việc lấy hàng và xếp hàng theo yêu cầu của QTCN
Quy luật 4: Các thao tác MKH, TH và MH, TKH có trong QTCHXD có sử dụng công cụ
mang hàng. Chúng được thực hiện bằng các thao tác thủ công, cơ giới hoặc tự động hóa
Quy luật 5: Thao tác CH, CK trong các BCV dịch chuyển, được thực hiện bằng các thao tác
cơ giới và tự động hóa.
Quy luật 6 : Các thao tác QSH, QSK trong các BCV ban đầu kết thúc và chuyển giao. Việc
quan sát có thể do 1 CN hoặc 1 nhóm CN thực hiện.

Câu 24: Khái niệm về tiền lương, thực chất của tiền lương?
1. Thực chất của tiền lương:
Trong nền sx hàng hóa nhiều thành phần của nước ta hiện nay đã thể hiện rõ ràng sự tách
rời giữa quyền sử dụng và quyền sở hữu về TLSX với các mức độ khác nhau.
Đối với các thành phần KT tư nhân, SLĐ đã rõ ràng trở thành hàng hóa bởi vì người LĐ
là người sd TLSX, là người làm thuê cho người chủ SH về TLSX và là người bán SLĐ cho
người chủ SH và được người chủ SH trả công. Còn đối với các thành phần KT Nhà nước,
TLSX thuộc SH NN, tập thể cán bộ CNV từ giám đốc cho đến các CNV là người làm thuê
cho NN, được NN trả lương. ở đây NN giao quyền sd về TLSX cho DN chứ ko giao quyền
SH.
SLĐ là 1 trong những yếu tố cơ bản của QTSX nên tiền lương hay tiền công là vốn đầu tư
ứng trước quan trọng nhất, là giá cả hàng hóa SLĐ, là một phạm trù của sx, yêu cầu phải tính
đúng, tính đủ khi thực hiện QTSX
SLĐ là yếu tố của QTSX nên cần phải được bù đắp sau khi đã hao phí, do đó tiền lương
hay tiền công cần phải được thực hiện thông qua quá trình phân phối và phân phối lại TN
quốc dân dựa vào hao phí LĐ và KQ LĐ mỗi người. Vì vậy tiền lương hay tiền công là một
phạm trù của phân phối.
SLĐ cần phải được TSX thông qua các tư liệu sinh hoạt tiêu dùng, thông qua quỹ tiêu
dùng cá nhân. Vì vậy tiền lương hay tiền công là một phạm trù của tiêu dùng.
Tóm lại, tiền lương hay tiền công là 1 phạm trù KTế tổng hợp quan trọng trong nền sx
hàng hóa nhiều thành phần của nước ta hiện nay.
2. Khái niêm:
- Tiền công: Là số tiền người sd SLĐ trả cho người bán SLĐ thuộc các khu vực ngoài
Nhà nước.
- Tiền lương: Là số tiền mà người LĐ nhận được từ người sd SLĐ của họ thanh toán,
căn cứ vào số lượng và chất lượng LĐ mà họ đã tiêu hao trong QTSX. Hay nói cách khác
tiền lương là số tiền mà NN trả cho người LĐ dựa vào các thang bảng lương hoặc phụ cấp.
- Tiền lương danh nghĩa: Là số tiền mà người sd SLĐ trả cho người bán SLĐ căn cứ
vào hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên trong việc thuê LĐ
- Tiền lương thực tế: Được biểu hiện qua khối lượng hàng hóa tiêu dùng và các dịch vụ
khác mà người LĐ mua được bằng tiền lương danh nghĩa của họ.
Do đó giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế có mối quan hệ mật thiết với nhau
và phụ thuộc vào giá cả hàng hóa tiêu dùng, các loại dịch vụ khác thể hiện qua công thức
sau:
Ithực tế = Idn / I gc
Trong đó: Itt : chỉ số tiền lương thực tế
Idn : chỉ số tiền lương danh nghĩa
Igc : Chỉ số giá cả

Câu 25: Khái niệm, yêu cầu và nguyên tắc của tổ chức tiền lương?
Nội dung cơ bản của tổ chức tiền lương là xác định được những chế độ và phụ cấp lương
cũng như tìm được các hình thức trả lương phù hợp nhằm nâng cao NSLĐ, phát triển sx và
cải thiện đời sống vật chất tinh thần của người LĐ
1. Yêu cầu :
- Bảo đảm TSX SLĐ và ko ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người

- Làm cho NSLĐ ko ngừng nâng cao
- Đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu khi lựa chọn hình thức trả lương cho cán
bộ, nhân viên trong DN
2. Nguyên tắc:
a, Phù hợp với qui luật phân phối theo LĐ:
Quy luật phân phối theo LĐ đòi hỏi phải xác định chính xác lượng LĐ hao phí và xác định
chính xác tiền lương có thể bù đắp lại lượng LĐ đã hao phí đó.
Lượng LĐ hao phí có thể xác định theo 2 cách:
- Xác định bằng năng lượng tiêu hao trong QTSX sản phẩm ( biểu hiện qua số lượng
sản phẩm – trả lương sản phẩm )
- Xác định bằng TG LĐ ( chủ yếu trả lương TG tuy nhiên tiền lương có thể xác định
theo nhiều cách song phải phù hợp với lượng LĐ hao phí đã bỏ ra.
Lsp = Q1. Đg
LTGi =( LCbi / ncđ ). ntti
Trong đó: ncđ : TG chế độ
Ntt : TG thực tế i
b, Trả lương ngang nhau cho những người LĐ như nhau:
Nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc phân phối theo số lượng và chất lượng LĐ. Và
được cụ thể hóa ở một điểm là khi quy định tiền lương, tiền thưởng và các khỏan thu nhập
khác không phân biệt tuổi tác, dân tộc, giới tính, thâm niên; nếu lượng LĐ hao phí bỏ ra trong
1 đơn vị TG như nhau thì được hưởng lương và các khoản thu nhập bằng nhau
Ví dụ: lương của mỗi người trong tổ CN ngoài tính hệ số cấp bậc còn có thêm hệ số thành
tích.
c, Đảm bảo tốc độ tăng NSLĐ nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương:
Nguyên tắc này đảm bảo cho nền sx XH ko ngừng phát triển; nó là cơ sở để hạ giá thành,
hạ giá cả, tăng tích lũy và tăng TN cho người LĐ.
IW = WTH / WKH > IL = LTH / LKH
Trong đó: WTH : NSLĐ thực hiện LTH: Lương bình quân thực hiện
WKH : NSLĐ kế hoạch LKH: Lương bình quân kế hoạch
Trong thực tế có trường hợp IW < IL lấy khấu hao trả lương do ko có lãi
d, Đảm bảo mqh hợp lí về tiền lương bình quân giữa những người LĐ làm các nghề khác
nhau trong nền KTQD:
Nguyên tắc này do các nhân tố khách quan sau đây xác định:
- Do mức độ phức tạp về kĩ thuật giữa các ngành trong nền KTQD khác nhau dẫn đến
trình độ lành nghề bình quân khác nhau do đó tiền lương bình quân khác nhau
- Do đk LĐ giữa các ngành khác nhau
- Do tầm quan trọng của mỗi ngành đối với nền KTQD là khác nhau
- Do mức sinh hoạt giữa các vùng là khác nhau, do đó các DN phân bổ tại các vùng
khác nhau có chỉ số giá mức sinh hoạt khác nhau, dẫn đến tiền lương bình quân khác nhau:
Ví dụ:
LttDN: lương tối thiểu của DN
: Hệ số lương bình quân (thể hiện mức kĩ thuật)

Ni: số người hưởng lương ở cấp bậc i


ki : hệ số lương của người thứ i
: Hệ số phụ cấp bình quân (thể hiện đk Lđ)

Còn CT: LttDN = LttNN – LttNN ( 1 + kđc )(thể hiện nhân tố 3,4 )
Trong đó: kđc = k1 + k2
k1 hệ số điều chỉnh theo ngành
k2 hệ số điều chỉnh theo vùng
e, Đảm bảo mối quan hệ hợp lí giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế:
Câu 27: Khái niệm, điều kiện áp dụng và các hình thức trả lương theo thời gian?
1. Khái niệm:
Hình thức trả lương theo TG là tiền lương thanh tóan cho người LĐ căn cứ vào trình độ kĩ
thuật và thời gian công tác của họ.
Hình thức này có nhược điểm so với các hình thức trả lương khác là tiền lương người LĐ
nhận được chưa gắn liền với KQLĐ của mỗi người. Vì vậy nó ko mang lại cho người LĐ sự
quan tâm đầy đủ đối với thành quả LĐ của mình.
2. Điều kiện áp dụng:
Hình thức trả lương này áp dụng để tính lương cho cán bộ nhân viên không trực tiếp tạo
ra sản phẩm cho DN và thường áp dụng đối với những công việc đòi hỏi đảm bảo chất lượng
cao, những công việc đã cơ khí hóa, tự động hóa hoặc những công việc chưa xd được MLĐ.
3. Cách tính lương TG:
A, Tính lương căn cứ vào TG làm việc thực tế, vào mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của
công việc, vào mức độ hoàn thành công việc mà người LĐ đảm nhiệm (cách tính này ko dựa
vào hệ số lương)
V
Công thức tính: Li  m t ni .hi (Đ)
 ni .hi
i 1
Trong đó: Vt : Quỹ tiền lương của bộ phận hưởng lương theo TG
Vt = Vc - ( Vsp + VK )
Vc : Quỹ tiền lương trả cho người LĐ trong DN
Vsp: Quỹ tiền lương của bộ phận hưởng lương theo sản phẩm
VK : Quỹ tiền lương của bộ phận hưởng lương theo khóan
m: số người của bộ phận hưởng lương theo TG
ni : số ngày công làm việc thực tế của người thứ i
hi : hệ số lương căn cứ vào mức độ phức tạp, tính trách nhiệm , mức độ hoàn
thành công việc mà người thứ i đảm nhiệm:
d  d 2i
hi  1i .k
d1  d 2

k: mức độ hoàn thành công việc. Hoàn thành tốt k = 1,2


Đối với GĐ, PGĐ và kế toán trưởng nếu hoàn thành chỉ tiêu LN k = 1,2
Nếu hoàn thành công việc k = 1
Nếu ko hoàn thành công việc k = 0,7
d1i : tổng số điểm căn cứ vào mức độ phức tạp mà người thứ i đảm
nhiệm. Việc xác định d1i căn cứ vào tính tư duy, chủ động sáng tạo, mức độ hợp tác thâm
niên trong công việc.
d2i : tổng số điểm xét đến tính trách nhiệm của công việc người thứ i
đảm nhiệm. Khi xác định d2i căn cứ vào tính quan trọng của công việc, trách nhiệm của quá
trình thực hiện đối với công việc, trách nhiệm đối với tài sản, đối với tính mạng con người.
d1i, d2i được xác định căn cứ vào bảng sau:
Công việc đòi hỏi cấp trình độ d1i d2i
Từ ĐH trở lên 45 - 70 1 – 30
CĐ và trung cấp 20 - 44 1 – 18
Sơ cấp 7 - 19 1–7
Ko qua đào tạo 1-6 1-2
d1, d2 tổng số điểm xét đến mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của
công việc giản đơn nhất trong DN.
B, Trả lương căn cứ vào mức độ phức tạp, tính trách nhiệm, mức độ hoàn thành công
việc, số ngày công làm việc thực tế (Hệ số lương xét theo nghị định 205)
Lương của người thứ i xác định theo công thức sau:
Li = L1i + L2i
L1i: Lương theo nghị định 205 (Lương cố định)
L1i = (LCbi / ncđ ) . ni (đ)
ncđ số nagỳ làm việc theo chế độ
ni số ngày làm việc thực tế
L2i : Lương theo hiệu quả sxkd của người thứ i
V  VCD
L2i  mt ni .hi
 ni .hi
i 1
VCĐ quỹ lương cố định của bộ phận hưởng lương theo TG và
m
VCD   L1i
i 1

Câu 28: Khái niệm, tác dụng, điều kiện áp dụng và ưu nhược điểm của hình thức trả
lương sản phẩm?
1. Khái niệm
Hình thức trả lương sản phẩm là hình thức dùng để tính lương cho 1 CN hoặc 1 nhóm CN
theo số lượng sản phẩm mà họ làm ra với chất lượng nhất định trong TG xác định
2. Tác dụng:
- Quán triệt đầy đủ hơn nguyên tắc trả lương theo số lượng, chất lượng LĐ. Nó gắn
chặt việc trả lương với kết quả sx của mỗi người, do đó kích thích nâng cao NSLĐ để tăng
TN.
- Khuyến khích người LĐ ra sức học tập văn hóa – khoa học kĩ thuật – nghiệp vụ để
nâng cao trình độ lành nghề ra sức phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, cải tiến phương pháp
LĐ, sử dụng tốt máy móc thiết bị để nâng cao NSLĐ
- Thúc đẩy công tác QLDN nhất là công tác QL người LĐ
3. Điều kiện áp dụng:
- Phải xd MLĐ có căn cứ khoa học để tạo cơ sở xác định đơn giá tiền lương chính xác.
- Tổ chức phục vụ tốt NLV, hạn chế tới mức tối đa mức tổn thất về TGLĐ, sẽ tạo đk
hoàn thành và hoàn thành vượt mức KH sản lượng
- Thực hiện tốt công tác thống kê, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm sx ra
- Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho người LĐ để họ thấy rõ mục đích
của việc hưởng lương theo sản phẩm, tránh khuynh hướng chạy theo số lượng mà ko chú ý
đến chất lượng đến việc tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu đến việc sd tốt công suất của máy
móc thiết bị.
Câu 29: Trình bày ý nghĩa, nhiệm vụ và yêu cầu của kế hoạch hóa lao động?
ý nghĩa:
Trong bất kỳ quá trình sx nào cũng phải sd đầy đủ 3 yếu tố: LĐ,CCLĐ, ĐTLĐ. Trong đó
SLĐ là yếu tố quyết định của QTSX. Bất kì một DN nào cũng phải quy định 1 tỉ lệ cân đối
giữa số lượng cán bộ CNV thích ứng với trình độ phân công LĐ đã đạt được.
Việc phân phối và sd SLĐ trong các DN phải có KH, việc KHH số lượng cán bộ CNV
đảm bảo phân phối hợp lí SLĐ và đảm bảo sd SLĐ có hiệu quả cao.
KH số lượng CBCNV còn có mối quan hệ chặt chẽ với KH sản lượng, KH năng suất, KH
giá thành, KH tài chính và KH tiền lương và là cơ sở. Nhờ có KHHSLĐ mà kết cấu SLĐ
trong DN hoàn thiện hơn.
KHSLĐ nhằm đảm bảo đầy đủ LĐ cho sx, đảm bảo sự hợp lí giữa trình độ chuyên môn
với mức độ phức tạp của công việc, đảm bảo quỹ lương và hạ giá thành sản phẩm.
Nhiệm vụ:
- Dựa vào khối lượng sx của kế hoạch và các mức LĐ để xác định số lượng CBCNV
trong DN
- Đảm bảo kết cấu hợp lí về SLĐ của DN phù hợp với đặc điểm sx của DN trên cơ sở
cân đối nhu cầu SLĐ.
Yêu cầu:
- Sử dụng hợp lí nhất SLĐ của DN về các mặt: TGLĐ, trình độ lành nghề, số lượng LĐ
và kết cấu SLĐ.
- Chú ý hạ thấp mức LĐ cho 1 đơn vị sản phẩm
- Giảm bớt số lượng CNV ngoài kinh doanh cơ bản và cán bộ trong bộ máy quản lí.
Nâng cao tỉ trọng CN trực tiếp sx.

Câu 30: Phân loại lao động trong doanh nghiệp vận tải biển?
CN trực tiếp sx: Bao gồm những người tham gia trực tiêp quá trình tạo sản phẩm chính cho
DN.
Đối với XNXD là CN xếp dỡ, CN cơ giới
Đối với XNVC là các thuyền viên trên các tàu vận chuyển hàng hóa.
CNV phục vụ: bao gồm những người phục vụ cho quá trình sx ra sp chính của DN
Đối với XNXD là nhân viên kho hàng, nhân viên giao nhận, CN sửa chữa, thuyền viên
trên các tàu phục vụ
Đối với XNVC là TV dự trữ, TV trên các tàu phục vụ, Các CN sửa chữa tàu thường
xuyên.
Nhân viên quản lý: Bao gồm những người thực hiện các chức năng tổ chức và QLDN.
+ Nhân viên kĩ thuật: là những người tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn công tác kĩ thuật trong
DN
+ Nhân viên kinh tế: là những người tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn các hoạt động sản xuất
kinh doanh của DN và số người phục vụ cho các hoạt động đó.
+ Nhân viên hành chính: là những người làm công tác hành chính, quản trị, và phục vụ
cho công tác hành chính
+ Nhân viên khác như nhân viên y tế,..
Câu 31: Trình bày ý nghĩa, nhiệm vụ, yêu cầu và những nguyên lý cơ bản của kế hoạch
hóa tiền lương?
Ý nghĩa:
- Tiền lương là hình thức chủ yếu để quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, là
cơ sở để tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên và trích bảo hiểm xã hội, là một
trong những yếu tố cơ bản nhất của giá thành.
- Kế hoạch hóa tiền lương nhằm đảm bảo cân đối giữa tiền lương và sản lượng, tiền
lương với năng suất lao động, tiền lương danh nghĩa với tiền lương thực tế, đảm bảo
sử dụng hợp lý sức lao động thông qua các chỉ tiêu kế hoạch hóa lao động - tiền
lương.
Nhiệm vụ:
- Quán triệt đầy đủ nguyên tắc phân phối theo lao động
- Áp dụng các chế độ tiền ;ương, tiền thưởng một cách thích hợp để thực hiên việc kích
thích vật chất cho người lao động, nhằm thúc đẩy tăng năng suất lao động
Yêu cầu:
- Phải giữ vững mối quan hệ hợp lý giữa tốc ộ tăng năng suất lao động với tốc độ tăng
tiền lương bình quân
- Nâng cao năng suất lao động, phát triển sản xuất trên cơ sở tăng thu nhập cho người
lao động
- Tạo điều kiện quản lý chặt chẽ quỹ tiền lương
Những nguyên lý cơ bản của kế hoạch hóa tiền lương:
- Công tác kế hoạch hóa tiền lương cùng với việc điều chỉnh tiền lương phải đảm bảo
phân phối tiền lương theo số lượng và chất lượng lao động. Năng suất lao động phải
tăng nhanh hơn tiền lương bình quân.
- Xem xét mối quan hệ giữa năng suất lao động và tiền lương thực tế.
- Kế hoạch hóa tiền lương bao gồm xây dựng tổng quỹ lương, tiền lương bình quân và
mức chi phí tiền lương.
- Kế hoạch hóa tiền lương phải thuyết minh và tính riêng cho từng khoản tiền lương để
có thể quản lý và cải tiến quỹ tiền lương.

Câu 32: Khái niệm, nhiệm vụ và các chỉ tiêu phương pháp tính NSLĐ
Khái niệm:
Năng suất LĐ là hiệu quả năng lực LĐ của con người trong một đơn vị TG. Nó được biểu
hiện bằng lượng sản phẩm được sáng tạo ra trong một đơn vị TG hoặc lượng TG hao phí để
sáng tạo ra một đơn vị sản phẩm.
Tăng NSLĐ là nâng cao hiệu quả năng lực LĐ của con người trong một đơn vị TG. Nó
được biểu hiện bằng là sự tăng thêm số lượng sản phẩm do LĐ sáng tạo ra trong một đơn vị
TG hoặc giảm bớt TG hao phí để tạo ra một đơn vị sản phẩm.
- NSLĐ cá nhân: là NSLĐ chỉ kể đến hao phí LĐ sống vừa phải bỏ ra để tạo ra 1 sản
phẩm. Hao phí LĐ sống được bù đắp bằng tiền lương.
- NSLĐ XH: là NSLĐ kể cả hao phí LĐ quá khứ đã được vật hóa trong đối tượng LĐ
và được thể hiện bằng giá thành sản phẩm.
Nhiệm vụ của KHNSLĐ:
- Xác định khả năng tăng NSLĐ theo khả năng cao nhất có thể thực hiện được trên cơ
sở khai thác triệt để mọi khả năng tiềm tàng của DN.
- Đề xuất các biện pháp tổ chức kĩ thuật để đảm bảo thực hiện mức NSLĐ đã xác định
ở trên (Đầu tư trang thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật cải tiến, hiện đại hóa
quy trình; nâng cao trình độ lành nghề, tổ chức và phục vụ tốt NLV; kết cấu hợp lí
SLĐ)
NSLĐ biểu thị bằng các chỉ tiêu:
A, Năng suất LĐ tính bằng hiện vật hoặc hiện vật quy đổi:
Là dùng số hiện vật hoặc hiện vật quy đổi của từng loại sản phẩm để thể hiện mức NSLĐ
của một CN hoặc 1 công nhân viên.
Phạm vi áp dụng: với những DN sx những mặt hàng bằng hiện vật hoặc hiện vật quy đổi.
Công thức tính: W = SQ1 / N (sản phẩm / người)
Trong đó: W: NSLĐ của 1 CN hoặc 1 CNV
SQ1: Sản lượng tính bằng hiện vật (sản phẩm)
N: Số lượng CN hoặc CNV (người)
- Ưu điểm: Chính xác, ko chịu ảnh hưởng của biến động giá cả.
- Nhược điểm: Chỉ dùng để tính với sản phẩm hiện vật hoặc hiện vật quy đổi.
B, NSLĐ tính bằng giá trị:
Tất cả các sản phẩm thuộc DN được quy ra bằng tiền để tính NSLĐ của 1 CN hoặc 1
CNV.
Phạm vi áp dụng: Đối với tất cả các DN sxkd đặc biệt những DN có nhiều loại sản phẩm
khác nhau mà ko thể tính bằng hiện vật.
Công thức tính: W = T / N ( đồng/người)
Trong đó: T : tổng giá trị sản phẩm của DN (đồng)
Ưu điểm: Phạm vi sử dụng rộng rãi
Nhược điểm: Ko khuyến khích CN tiết kiệm vật tư và vật tư rẻ, ko chính xác phụ thuộc
biến động giá cả.

C, NSLĐ tính bằng TGLĐ:


Công thức tính: W = ST / Q ( TG/ sản phẩm )
Trong đó: ST là Tổng TG hao phí để sx ra lượng sản phẩm trong kỳ tính toán
Q là số lượng sản phẩm trong kì tính toán
Phạm vi áp dụng: Đối với DN sxkd hiện vật.
Ưu điểm: Phản ánh cụ thể MTG LĐ để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm
Nhược điểm: Tính toán phức tạp.

Câu 33: Trình tự lập kế hoạch NSLĐ bằng phương pháp trực tiếp:
Phân tích tình hình thực hiện NSLĐ kì báo cáo:
Việc tiến hành PT tình hình thực hiện KH năm báo cáo được tiến hành vào tháng 9 hàng
năm. Số liệu thu thập để PT chủ yếu dựa vào số liệu của 8 tháng đầu năm. qua số liệu 8 tháng
đầu năm và thực tế sx sẽ tiến hành dự tính khả năng hoàn thành kế hoạch của tháng 9 và quý
4 từ đó ước tính MLĐ của cả năm.
Cần phải xác định được các nhân tố làm giảm NSLĐ, nhân tố làm tăng NSLĐ, nhân tố
nào chưa khai thác, nhân tố nào đã khai thác hết… Khai thác như thế nào các nhân tố đó
Xác định khả năng tăng NSLĐ:
Xác định tỉ lệ tăng NSLĐ do ảnh hưởng các nhân tố:
- Nhân tố tiến bộ kĩ thuật:
Ip1 = IW . d . k /100 (%)
Trong đó: IW tỉ lệ tăng NSLĐ do áp dụng kĩ thuật mới
d tỉ trọng CN sử dụng kĩ thuật mới so với tổng số CNV trong DN
k hệ số giữa TG sd tiến bộ kĩ thuật so với TG trong năm kế hoạch.
k = Tsd / 12 Tsd số tháng sử dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật.
- Nhân tố nâng cao quỹ TG làm việc:
Ip2 = (T1 – T0).100/To (%)
Trong đó: T1, T0 Tổng số TG làm việc của một CN kì kế hoạch và kì báo cáo
- Nhân tố do nâng cao trình độ lành nghề cho CN
Ip3 = R. (V1 - V0 ) /Vo (%)
Trong đó: R : tỷ lệ những CN được nâng cao trình độ lành nghề so với tổng số CN trong
DN Vo : mức độ hoàn thành KH của CN trước khi nâng cao trình độ lành nghề
V1 : ………………………………....... sau …………………………………

- Nhân tố thay đổi kết cấu SLĐ:


Ip4 = [(100 – C1)/(100 – C2)].100 – 100 (%)
Trong đó: C1,C0 tỉ lệ CN phụ trong kì kế hoạch và kì báo cáo so với tổng số CN trong kì.
Khi đó: Tỉ lệ tăng NSLĐ do ảnh hưởng của các nhân tố đến NS kì kế hoạch:
 I 
I P   (1  Pi .100  100
 100  (%)
Trong đó: IPi: tỉ lệ tăng NSLĐ do ảnh hưởng của nhân tố i

You might also like