Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Thứ … ngày … tháng … năm 2017

PHIẾU TỰ HỌC MÔN TIẾNG VIỆT


TUẦN 26
HS: …………………… (Thời gian: 40 phút)
Lớp: 3…
Nhận xét của giáo viên: …………………………………………………………………………..................
………………………………………………………………………………………………………...................
A. ĐỌC VĂN BẢN SAU
HỘI MÙA THU
Màn đêm buông xuống. Da trời căng mịn và êm như nhung. Giữa bầu trời mênh mông, ông
trăng hiện ra vành vạnh, trong như một mâm cỗ chan chứa ánh vàng. Cả dòng sông, cả những tàu
dừa ngả xuống nước, cả những bông sen đang e ấp cũng vùng vẫy trong suối vàng vô tận, lấp lánh.
Đêm hội bắt đầu trong tiếng vỗ tay rì rào của rừng cỏ, trong muôn vàn âm thanh khác lạ của đất trời
và nước. Những chàng đom đóm như những ngọn đèn sáng lập lòe bay nhẹ nhàng quanh sân khấu
kết bằng lá cỏ khô tỏa mùi ngai ngái. Những giọng hát, những điệu múa chan hòa trong hương sen
thơm thoang thoảng. Mặt ai cũng vui tươi, rạng rỡ như được thắp đèn. Khi chàng Dế Mèn bước lên
sân khấu, tiếng cười đùa lắng đi. Tất cả lặng im. Chỉ có tiếng đàn như được tiếp sức sống, khi dịu
dàng, khi rủ rỉ như dòng suối bạc trong suốt luồn lách trong rừng thu, khi âm u, huyền bí khi lanh
lảnh như tiếng chim. Đất trời như nín thở. Những bầy cá thôi giỡn trăng, nhẹ nhàng nép bên lá sen
mát rượi. Những cô cậu hàng xóm giương mắt nhìn Dế Mèn khâm phục.
(Theo Internet)
B. DỰA VÀO NỘI DUNG BÀI ĐỌC, KHOANH VÀO CHỮ CÁI ĐẶT TRƯỚC CÂU TRẢ
LỜI ĐÚNG NHẤT:
Câu 1: Hội mùa thu diễn ra vào thời điểm nào trong ngày?
a. Rạng sáng
b. Hoàng hôn
c. Đêm tối
Câu 2: Trong bài tác giả đã nhắc đến những âm thanh gì?
a. Tiếng vùng vẫy trong suối vàng.
b. Tiếng vỗ tay rì rào của rừng cỏ, tiếng đàn của Dế Mèn, tiếng chim hót.
c.Tiếng vỗ tay rì rào của rừng cỏ,tiếng hát, tiếng cười đùa của vạn vật, tiếng đàn của Dế Mèn.
Câu 3: Vì sao khi chàng Dế Mèn biểu diễn, tất cả lại trở nên yên lặng?
a. Vì tiếng đàn của Dế Mèn thật tuyệt vời.
b.Vì tiếng đàn của Dế Mèn rất to, át đi tất cả các tiếng động khác.
c. Vì tiết mục của Dế Mèn không đặc sắc.
Câu 4: Bộ phận nào trong câu: “Khi chàng Dế Mèn bước lên sân khấu, tiếng cười đùa lắng đi.”
trả lời cho câu hỏi “Cái gì?”.
a. Chàng Dế Mèn. b. Tiếng cười đùa. c. Sân khấu.
Câu 5: Câu: “Những chàng đom đóm như những ngọn đèn sáng lập lòe bay nhẹ nhàng quanh sân
khấu kết bằng lá cỏ khô tỏa mùi ngai ngái.” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
a. So sánh
b. Nhân hóa
c. Cả so sánh và nhân hóa
Câu 6: Câu nào dưới đây có sử dụng biện pháp nhân hóa?
a. Đom đóm bay lập lòe.
b. Những bầy cá thôi giỡn trăng, nhẹ nhàng nép bên lá sen mát rượi.
c. Tiếng đàn lanh lảnh như tiếng chim.
C. THỰC HIỆN CÁC YÊU CẦU DƯỚI ĐÂY:
Câu 1: Hãy điền vào chỗ trống để hoàn thành bảng sau:
Ông trời ngoi lên mặt biển Hậu vệ gió thường thận trọng
Tròn như quả bóng em chơi Ý đồ trong mỗi đường chuyền
Bóng được thủ môn sóng sút Ngay phút đầu đã chủ động
Lên sân vận động - bầu trời Kèm người thật chặt trên sân.
So sánh Nhân hóa
Sự vật 1 Đặc điểm Dấu hiệu Sự vật 2 Sự vật Từ ngữ thể hiện sự nhân hóa
giống nhau so sánh
tròn như trời ông, ngôi lên mặt biển
-

Câu 2: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:
Nếu chú ý lắng nghe ta sẽ thấy tiếng ban ngày chẳng giống tiếng ban đêm. Ban ngày là con trai
mạnh dạn xô bồ hối hả. Còn ban đêm là con gái ý tứ rón rén nhẹ nhàng. Lúc con gà báo hiệu bình
minh ta bắt gặp bao âm thanh của ngày mới bắt đầu.
Câu 3: Em hãy gạch chân từ dùng sai trong các câu dưới đây và thay thế bằng từ đúng:
a) Trăng sáng vành vạnh.

............................................................................................................................................................
b) Sóng vỗ lách cách.

..........................................................................................................................................................
Câu 4: Mùa xuân – mùa của lễ hội với các trò chơi đặc sắc. Em hãy kể lại một trò chơi dân
gian (chơi cờ, đấu vật, kéo co, ném còn, đá cầu, đua thuyền, bịt mắt bắt dê…) trong một lễ hội
mà em đã biết.
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................

You might also like