Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 59

Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

A. THI CÔNG PHẦN MÓNG

I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ THI CÔNG CỌC:

CỌC KHOAN NHỒI


Đặc điểm chung, các điều kiện cụ thể liên quan và ảnh hưởng đến quá trình thi công
công trình:
1.1. Đặc điểm chung của công trình
Quy mô công trình có:
+ Chiều dài công trình: 47 m.
+ Chiều rộng công trình: 19.6 m.
+ Kết cấu chịu lực chính của công trình là hệ hỗn hợp khung - lõi.
1.2. Điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn
Công trình có nền đất thuộc loại đất sét.
Cao trình mực nước ngầm: -2,5 m so với mặt đất tự nhiên, không có tính xâm thực và
ăn mòn vật liệu.
Móng cọc khoan nhồi đặt trên lớp lót bê tông mác 200. Cọc nhồi bê tông cốt thép
đường kính 600 mm dài 35m.
Vậy:
+ Điều kiện nền đất ở khu vực là tương đối tốt, do đó khi thi công khoan cọc đòi hỏi
các thiết bị khoan phải có sức phá nhất định để có thể khoan được qua lớp đất đó.
+ Vị trí mực nước ngầm ở không sâu nên sẽ ảnh hưởng đến việc thi công phần ngầm,
vì vậy cần có biện pháp hạ mực nước ngầm, chống sạt lở thành hố đào.
Vị trí địa lí
Công trình nằm trên khu đất trống trải, có trục đường giao thông chính ngang qua nên
có những thuận lợi và khó khăn sau:
• Thuận lợi:
+ Thuận lợi cho xe đi lại vận chuyển vật tư, vật liệu phục vụ thi công cũng như vận
chuyển đất ra khỏi công trường.
+ Công trình nằm trong nội thành nên điện nước ổn định, do đó điện nước phục vụ thi

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 1


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

công được lấy trực tiếp từ mạng lưới cấp của thành phố, đồng thời hệ thống thoát nước của
công trường cũng xả trực tiếp vào hệ thống thoát nước thành phố.
+ Công ty xây dựng có đủ khả năng cung cấp các loại máy, kỹ sư, công nhân lành
nghề.
• Khó khăn:
+ Do công trình nằm trong nội thành nên khi xây dựng phải có biện pháp che chắn cho
công trình, tránh gây bụi bẩn và mất mỹ quan của thành phố. Ngoài ra còn làm lưới bảo vệ
để tránh cho vật liệu, dụng cụ khỏi rơi từ trên cao, và trước mặt công trình phải làm 1 hàng
rào tạm trong thời gian thi công để dễ dàng cho việc quản lý cũng như bảo vệ tài sản trên
công trường.
Việc vận chuyển nguyên vật tư phục vụ cho công trường có thể bị ách tắc giao thông
do lưu lượng phương tiện giao thông lớn.
1.3. Phương pháp thi công tổng quát
a. Thi công móng
Móng của công trình sử dụng giải pháp móng cọc khoan nhồi. Việc lựa chọn phương
án thi công cọc căn cứ vào các yếu tố như:
+ Mặt bằng thi công.
+ Điều kiện thi công: Vì mặt bằng thi công công trình tương đối hẹp. Do đó ta chọn
phương án thi công cọc là: Thi công hạ cọc trước khi thi công đào đất.
b. Thi công đào đất
Việc thi công đào đất được tiến hành sau khi thi công xong cọc khoan nhồi.
Để rút ngắn thời gian thi công nên việc thi công ta chọn phương án thi công cơ giới là
chủ yếu, mặt khác kết hợp với thi công thủ công để làm công tác hoàn thiện hố móng.
Vì taluy tính toán giao nhau giữa các hố móng nên dự kiến sẽ chọn phương án đào đất
toàn bộ công trình, còn các đài cọc ta tiến hành đổ bê tông riêng cho từng đài. Lựa chọn
phương pháp thi công cọc khoan nhồi
1.4. Khái niệm cọc khoan nhồi
Cọc khoan nhồi là loại cọc được thi công bằng cách khoan tạo lỗ lấy đất ra khỏi lòng
cọc, sau đó lấp đầy lỗ bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ. Các lỗ cọc được tạo bằng cách khoan
xoay hay xúc dần đất trong lòng cọc. Quá trình thi công này ít gây ảnh hưởng đến các công
trình lân cận, vì vậy công nghệ này được áp dụng rộng rãi để xây dựng các công trình trong
thành phố.

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 2


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

Sử dụng cọc theo thiết kế có:


+ Đường kính cọc D = 600 mm.
+ Chiều dài cọc trong móng : L = 32.5 m.
+ Đài cọc là móng đơn cao 1.2 m.
a. Lựa chọn phương pháp thi công cọc khoan nhồi
a1. Phương pháp thi công ống chống
Với phương pháp này ta phải đóng ống chống đến độ sâu 6m và đảm bảo rút ống chống
lên được. Việc đưa ống và rút ống qua các lớp đất (nhất là cát pha) gặp rất nhiều trở ngại, lực
ma sát giữa ống chống và lớp cát lớn nên công tác kéo ống gặp nhiều khó khăn, đồng thời
yêu cầu máy có công suất cao.
a2. Phương pháp thi công phản tuần hoàn
Phương pháp khoan lỗ phản tuần hoàn tức là trộn lẫn đất khoan và dung dịch giữ vách
rồi rút lên bằng cần khoan. Lượng cát bùn không thể lấy được bằng cần khoan có thể dùng
các cách sau để rút bùn lên:
+ Dùng máy hút bùn.
+ Dùng bơm đặt chìm.
+ Dùng khí đẩy bùn.
+ Dùng bơm phun tuần hoàn
Đối với phương pháp này, việc sử dụng lại dung dịch giữ vách hố khoan là rất khó
khăn, không kinh tế.
a3. Phương pháp thi công bằng guồng xoắn
Phương pháp này tạo lỗ bằng cách dùng cần có ren xoắn khoan xuống đất. Đất được
đưa lên nhờ vào các ren đó. Phương pháp này hiện nay không thông dụng tại Việt Nam.
Việc đưa đất cát và đất sỏi lên là không thuận tiện.
a4. Phương pháp thi công dùng gầu xoay và dung dịch Bentonite giữ vách
Phương pháp này lấy đất lên bằng gầu xoay có đường khính bằng đường kính cọc và
được gắn trên cần Kelly của máy khoan. Gầu có răng cắt đất và nắp để đổ đất ra ngoài.
Dùng ống vách bằng thép (hạ xuống bằng máy rung 6÷8 m) để giữ thành, tránh sập
vách thi công. Sau đó vách được giữ bằng dung dịch vữa sét Bentonite.
Vách hố khoan được giữ ổn định nhờ dung dịch Bentonite. Quá trình tạo lỗ được thực

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 3


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

hiện trong dung dịch Bentonite. Trong quá trình khoan có thể thay đổi các gầu khoan khác
nhau để phù hợp với nền đất đào và để khắc phục các dị tật trong lòng đất.
Khi tới độ sâu thiết kế, tiến hành thổi rửa đáy hố khoan bằng phương pháp: Bơm
ngược, thổi khí nén hay khoan lại (khi chiều dày lớp mùn đáy > 5m). Độ sạch của đáy hố
khoan được kiểm tra bằng hàm lượng cát trong dung dịch Bentonite. Lượng mùn còn sót lại
được lấy ra nốt khi đổ bê tông theo phương pháp vữa dâng.
Ưu điểm: Thi công nhanh, việc kiểm tra chất lượng dễ dàng, thuận tiện, đảm bảo vệ
sinh môi trường và ít ảnh hưởng đến các công trình lân cận.
Nhược điểm: Phải sử dụng các thiết bị chuyên dụng giá đắt, giá thành cọc cao.
 Do phương pháp này khoan nhanh hơn và chất lượng đảm bảo hơn các phương pháp
khác nên hiện nay các công trình lớn ở Việt Nam chủ yếu sử dụng phương pháp này. Do đó
ta chọn phương pháp này để thi công cọc khoan nhồi.
1.5. Tiến hành thi công cọc:
a. Chọn máy thi công cọc
Độ sâu hố khoan so với mặt bằng thi công (coste ±0,0m) là -32.5 m; một loại cọc
đường kính D = 0.6m.
a1. Máy khoan
Cọc thiết kế có đường kính 600, chiều sâu 32.5m nên ta chọn máy KH-100 (Của hãng
Hitachi) có các thông số kỹ thuật sau:
+ Chiều sâu khoan: 43m
+ Đường kính lỗ khoan: 0,6-1,5m.
+ Chiều dài giá khoan: 19m
+ Tốc độ quay: 12‚24 vòng/phút.
+ Mômenquay:40‚51kN.
+ Trọng lượng: 36,8T
+ Áp lực lên đất:0,077Mpa

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 4


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

a2. Máy trộn Bentonite


Chọn máy BE-15A, máy trộn theo nguyên lý khuấy bằng áp lực nước do bơm li tâm:
+ Dung tích thùng trộn: 1,5m3.
+ Năng suất: 15‚18m3/h.
+ Lưu lượng: 2500 l/phút.
+ Áp suất dòng chảy 1,5kN/m2

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 5


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

a3. Chọn cần cẩu


Cần cẩu phục vụ công tác lắp cốt thép, lắp ống sinh, ống đổ bê tông, ...
 Chọn cần cẩu bánh xích E-2508 có các đặc trưng kỹ thuật:
+ Chiều dài tay cần: 30m
+ Chiều cao nâng móc lớn nhất: Hmax= 29m
+ Chiều cao nâng móc nhỏ nhất: Hmin= 19,2m
+ Sức nâng: Qmax= 25T
+ Tầm với lớn nhất: Rmax= 23m
+ Tầm với nhỏ nhất: Rmin= 9m.

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 6


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

Cung caá
p Chuaå
n bòmaë
t baè
ng, ñònh vòtim coïc Kieå
m tra coïc baè
ng maù
y kinh vó
nöôù
c

Kieå
m tra ñoäthaú
ng caà
n khoan (Kelly)
Ñöa maù
y khoan vaø
o ñuù
ng vòtrí
baè
ng maùy kinh vó

Troä
n vöõa
Khoan 3-5m ñeåchuaå
n bòhaï oá
ng vaù
ch Theo doõ
i ñoäthaú
ng Kelly
bentonite

Kieå
m tra vòtrí coïc,
Haï oá
ng vaù
ch
ñoäleä
ch taâ
m cuûa coïc

Beåchöù
a
dung dòch
Laá
y maãu ñaá t so saù
nh vôù
i
Bentonite Khoan ñeá
n ñoäsaâ
u thieá
t keá
taø
i lieä
u thieá
t keá

Kieå
m tra ñaát caù
t trong gaà
u laø
m saïch,
Thoå
i röû
a laø
m saïch hoákhoan
ño chieà
u saâu baè
ng thöôùc vaøquaûdoïi

Xöûlyù
Bentonite
Ñaë
t oá
ng bôm vöõ a beâtoâ
ng vaøoáng bôm Kieå
m tra chieà
u daø
i oá
ng caù
ch ñaù
y coïc
thu hoà
i
thu hoà
i vöõ
a seù
t Bentonite 25cm

Laø
m saïch laà
n2
Kieå
m tra laà
n cuoá
i chieà
u saâ
u hoákhoan

Thu hoài
Bentonite
Kieå
m tra ñoäsuït beâtoâ
ng, kieå
m tra ñoä
Ñoåbeâtoâ
ng daâng beâtoâ
ng ñeåthaù o oá
ng( ñaà
u oá
ng
caù
ch maët beâtoâng 1,5-3m
Beâtoâ
ng
thöông phaåm
Caé
t coá
t theù
p, ruù
t oá
ng vaù
ch
Kieå
m tra cao ñoï beâtoâ
ng

Kieå
m tra chaá
t löôïng coïc

Quy trình thi công cọc khoan nhồi


b. Các bước tiến hành thi công cọc khoan nhồi
Gồm các quá trình chính sau:
+ Công tác chuẩn bị.
+ Công tác định vị tim cọc.
+ Công tác hạ ống vách, khoan và bơm dung dịch bentonite.
+ Xác nhận độ sâu hố khoan và xử lí cặn lắng đáy hố cọc (khoan tạo lỗ).
+ Công tác chuẩn bị hạ lồng thép (vét đáy hố khoan).

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 7


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

+ Lắp đặt cốt thép.


+ Lắp ống đổ bê tông.
+ Thổi rửa hố khoan.
+ Đổ bê tông.
+ Rút ống vách tạm.
• Công tác chuẩn bị
Thi công cọc khoan nhồi là một công nghệ mới được áp dụng vào nước ta trong mấy
năm trở lại đây. Để có thể thực hiện việc thi công cọc khoan nhồi đạt kết qủa tốt cần thực
hiện một cách nghiêm chỉnh và kĩ lưỡng các khâu chuẩn bị sau:
+ Nghiên cứu kĩ lưỡng các bản vẽ thiết kế, tài liệu địa chất công trình và các yêu cầu kĩ
thuật chung cho cọc khoan nhồi, yêu cầu kĩ thuật riêng của người thiết kế.
+ Lập phương án kĩ thuật thi công, lựa chọn tổ hợp thi công thích hợp.
+ Lập phương án tổ chức thi công, cân đối giữa tiến độ, tổ hợp thiết kế nhân lực và giải
pháp mặt bằng.
+ Nghiên cứu thiết kế mặt bằng thi công. Coi mặt bằng thi công có phần tĩnh, phần
động theo thời gian gồm thứ tự thi công cọc, đường di chuyển máy đào, đường cấp và thu
hồi dung dịch Bentonite, đường vận chuyển bê tông và cốt thép đến cọc, đường vận chuyển
phế liệu ra khỏi công trường, đường thoát nước kể cả khi gặp mưa lớn và những yêu cầu
khác của thiết kế mặt bằng như lán trại, nhà làm việc, kho bãi, khu gia công...
+ Kiểm tra việc cung cấp các nhu cầu điện nước cho công trình.
+ Kiểm tra khả năng cung cấp thiết bị vật tư, chất lượng vật tư.
+ Xem xét khả năng gây ảnh hưởng đến khu vực và công trình lân cận về tiếng ồn bụi,
vệ sinh công cộng, giao thông...
Để thi công cọc khoan nhồi được liên tục theo qui trình công nghệ phải đảm bảo các
yêu cầu công nghệ sau:
• Bê tông
Yêu cầu về thành phần cấp phối
Bêtông dùng cho cọc khoan nhồi là bêtông thương phẩm với cấp độ bền thiết kế là B25.
Đổ bê tông cọc khoan nhồi trên nguyên tắc là dùng ống dẫn (phương pháp vữa dâng)
nên tỉ lệ cấp phối bê tông cũng phải phù hợp với phương pháp này (bê tông phải có đủ độ
dẻo, độ dính, dễ chảy trong ống dẫn):
+ Tỉ lệ nước - xi măng được khống chế ≤ 0,6

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 8


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

+ Khối lượng xi măng định mức trên 350(kg/m3) (thường 400 kg/1m3 bêtông).
+ Tỉ lệ cát khoảng 45%.
Độ sụt hình nón hợp lí là 18 ± 1,5(cm) (thường 14 ÷18 cm). Việc cung cấp bêtông phải
liên tục sao cho toàn bộ thời gian đổ bêtông 1 cọc được tiến hành trong 4 giờ.
Có thể sử dụng phụ gia để thỏa mãn các đặc tính trên của bê tông.
Đường kính lớn nhất của cốt liệu là trị số nhỏ nhất trong các kích thước sau:
+ Một phần tư mắt ô của lồng cốt thép.
+ Một nửa lớp bảo vệ cốt thép.
+ Một phần tư đường kính trong của ống đổ bê tông.
Để đảm bảo yêu cầu kĩ thuật phải lựa chọn nhà máy chế tạo bêtông thương phẩm có
công nghệ hiện đại, các cốt liệu và nước phải sạch theo đúng yêu cầu. Cần trộn thử và kiểm
tra năng lực của nhà máy và chất lượng bêtông, chọn thành phần cấp phối bêtông và các phụ
gia trước khi vào cung cấp đại trà cho đổ bêtông cọc nhồi.
Tại công trường mỗi xe bêtông thương phẩm đều phải được kiểm tra về chất lượng sơ
bộ, thời điểm bắt đầu trộn và thời gian khi đổ xong bê tông, độ sụt nón cụt. Mỗi cọc phải lấy
3 tổ hợp mẫu để kiểm tra cường độ. Phải có chứng chỉ và kết quả kiểm tra cường độ của một
phòng thí nghiệm đầy đủ tư cách pháp nhân và độc lập.
Thiết bị sử dụng cho công tác bêtông .
+ Bêtông trộn sẵn chở đến bằng xe chuyên dụng.
+ Ống dẫn bê tông từ phễu đổ xuống độ sâu yêu cầu.
+ Phễu hứng bê tông từ xe đổ nối với ống dẫn.
+ Giá đỡ ống và phễu.
• Cốt thép
Cốt thép được sử dụng đúng chủng loại mẫu mã được qui định trong thiết kế đã được
phê duyệt, cốt thép phải có đủ chứng chỉ của nhà sản xuất và kết quả thí nghiệm của một
phòng thí nghiệm độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân cho từng lô trước khi đưa vào sử
dụng.
Cốt thép được gia công, buộc, dựng thành từng lồng, dài 11,7m/1 lồng được vận
chuyển và đặt lên giá gần với vị trí lắp đặt để thuận tiện cho việc thi công sau này.
Chiều dài mối nối buộc ≥45d (d là đường kính thép chính), mối nối buộc phải chắc

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 9


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

chắn. Mối nối buộc của thép chính dùng dây thép buộc có đường kính ≥3,2(mm). Thép
chính và thép đai dùng dây thép buộc có đường kính ≥1 (mm). Mối nối thép đai dùng mối
nối hàn điện một bên, chiều dài đường hàn ≥ 15d.
Thép đai gia cường được buộc với thép chịu lực.
Cự li mép - mép giữa các cốt chủ phải lớn hơn 3 lần đường kính hạt cốt liệu thô của
bêtông.
Đai tăng cường nên đặt ở mép ngoài cốt chủ, cốt chủ không có uốn móc, móc làm theo
yêu cầu công nghệ thi công không được thò vào bên trong làm ảnh hưởng đến hoạt động của
ống dẫn bêtông.
Đường kính trong của lồng thép phải lớn hơn 100 mm so với đường kính ngoài ở chỗ
đầu nối ống dẫn bêtông.
Để đảm bảo độ dày của lớp bêtông bảo vệ cần đặt các định vị trên thanh cốt chủ cho
từng mặt cắt theo chiều sâu của cọc.
Theo TCXD 206 –1998 sai số cho phép chế tạo lồng cốt thép:

Hạng mục Sai số cho phép (mm)

Cự li giữa các cốt chủ ± 10

Cự li cốt đai hoặc lò xo ± 20

Đường kính lồng cốt thép ± 10

Độ dài lồng ± 50

• Dung dịch Bentonite


Trong thi công cọc khoan nhồi dung dịch Bentonite có ảnh hưởng lớn tới chất lượng
cọc:
+ Dung dịch cung cấp không đủ. Bentonite bị loãng, tách nước dễ dẫn đến sập thành
hố khoan, đứt cọc bê tông.
+ Dung dịch quá đặc, hàm lượng cát nhiều dẫn đến khó đổ bê tông, tắc ống đổ, lượng
cát lớn lắng ở mũi cọc sẽ làm giảm sức chịu tải của cọc.
Tác dụng của dung dịch Bentonite:
+ Làm cho thành hố đào không bị sập nhờ dung dịch chui sâu vào các khe cát, khe nứt,

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 10


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

quyện với cát rời dễ sụp lở để giữ cho cát và các vật thể vụn không bị rơi và tạo thành một
màng đàn hồi bọc quanh thành vách hố giữ cho nước không thấm vào.
+ Tạo môi trường nặng nâng những đất đá, vụn khoan, cát vụn nổi lên mặt trên để trào
hoặc hút khỏi hố khoan.
+ Làm chậm lại việc lắng cặn xuống của các hạt cát... ở trạng thái hạt nhỏ huyền phù
nhằm dễ xử lý lắng cặn.
Với việc sử dụng vữa sét Bentonite, thành của hố khoan được ổn định nhờ 2 yếu tố sau:
+ Dung dịch Bentonite tác dụng lên thành hố khoan một giá trị áp lực thủy tĩnh tăng
dần theo chiều sâu.
+ Các hạt nhũ sét sẽ bám vào thành hố khoan xâm nhập vào các lỗ rỗng trên vách hố
tạo thành một lớp màng mỏng không thấm nước và bền.
Vì vậy việc chuẩn bị sẵn đủ dung dịch Bentonite có chất lượng tốt giữ vai trò quan
trọng trong quá trình thi công và chất lượng cọc nhồi.
• Các đặc trưng của bùn khoan Bentonite
+ Dung trọng
+ Độ nhớt theo côn Marsh
+ Hàm lượng cát trong dung dịch
+ Độ lọc
+ Chiều dày lớp màng bùn
Bùn mới trước khi sử dụng phải có các thông số đặc trưng sau đây:
+ Dung trọng trong khoảng 1,01÷1,05.
+ Độ nhớt Marsh trên 35 giây.
+ Không được có hàm lượng cát.
+ Độ tách nước nhỏ hơn 30cm3.
+ Độ dày lớp vách dẻo (cake) nhỏ hơn 3mm.
Bùn bentonite sau khi khoan, đã làm sạch hố khoan phải có các chỉ tiêu sau:
+ Dung trọng dưới 1,20.
+ Độ nhớt Marsh từ 35 ÷ 40 giây.
+ Hàm lượng cát không vượt quá 5%.
+ Độ tách nước nhỏ hơn 40 cm3.
+ Độ dày lớp vách dẻo (cake) nhỏ hơn 5mm.
• Quy trình trộn dung dịch Bentonite
Quy trình trộn:
+ Đổ 80% lượng nước theo tính toán vào bể trộn .
+ Đổ từ từ lượng bột Bentonite theo thiết kế .
+ Đổ từ từ lượng phụ gia nếu có .

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 11


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

+ Trộn tiếp 15 ÷ 20 phút.


+ Đổ nốt 20% lượng nước còn lại.
+ Trộn 10 phút.
+ Chuyển dung dịch Bentonite đã trộn sang thùng chứa sẵng sàng cấp cho hố khoan
hoặc trộn với dung dịch Bentonite thu hồi đã lọc lại qua máy lọc cát để cấp lại cho hố khoan.
Trạm trộn dung dịch khoan tại công trường bao gồm:
+ Một máy trộn bentonite.
+ Một hoặc nhiều bể chứa hoặc xilo cho phép công trường chuẩn bị dự trữ đủ đề
phòng mọi sự cố về khoan (4 bể: 1 đựng nước dự trữ, 2 đựng dung dịch vừa trộn, 1 đựng
Bentonite thu hồi).
+ Một máy tái sinh đảm bảo việc tách các cặn lớn bằng sàng và cát bằng cyclon hoặc li
tâm.
• Một số chú ý khi sử dụng Bentonite thi công cọc khoan nhồi
Liều lượng pha trộn từ 30 ÷ 50 kg Bentonite /m3, tùy theo chất lượng nước.
Nước sử dụng: nước sạch, nước máy.
Chất bổ sung để điều chỉnh độ pH: NaHCO3 hoặc tương tự.
Tùy theo trường hợp cụ thể để đạt các chỉ tiêu mà qui định đề ra có thể dùng một số
chất phụ gia như: Na2CO3 (Natri Carbonate) hoặc NaF ( Natri Flurorua).
Trong thời gian thi công, bề mặt dung dịch trong lỗ cọc phải cao hơn mực nước ngầm
từ 2m trở lên, khi có ảnh hưởng của mực nước ngầm lên xuống thì mặt dung dịch phải cao
hơn mức cao nhất của mực nước ngầm 2,5m.
Trước khi đổ bê tông, khối lượng riêng của dung dịch sét trong kho ng từ 500mm kể từ
đáy lỗ phải nhỏ hơn 1,25; hàm lượng cát ≤ 8%, độ nhớt ≤ 28s để dễ bị đẩy lên mặt đất.
Khối lượng riêng và độ nhớt chọn phải phù hợp với điều kiện địa chất công trình và
phương pháp sử dụng dung dịch.
Ngoài dung dịch Bentonite có thể dùng chất CMC, dung dịch tổng hợp, dung dịch nuớc
muối... tùy thuộc vào điều kiện địa chất công trình.
1.6. Công tác định vị công trình và tim cọc
Dùng máy kinh vĩ để xác định vị trí đặt cọc.
Việc định vị được tiến hành trong thời gian dựng ống vách.
Định vị đài cọc trên mặt bằng
Trước khi đào người thi công cần phải kết hợp với người làm công việc đo đạc, trải vị

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 12


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

trí công trình trong bản vẽ ra hiện trường xây dựng. Trên bản vẽ thi công tổng mặt bằng phải
có lưới đo đạc và xác định đầy đủ tọa độ của từng hạng mục công trình, bên cạnh đó phải xác
định lưới ô tọa độ, dựa vào vật chuẩn sẵn có hay mốc dẫn xuất, mốc quốc gia, cách chuyển
mốc vào địa điểm xây dựng.
Trải lưới ghi trong bản mặt bằng thành lưới ô trên hiện trường và toạ độ của góc nhà để
giác móng. Chú ý tới sự mở rộng do phải làm mái dốc.
Khi giác móng cần dùng những cọc gỗ đóng sâu cách mép đào 2m, trên 2 cọc đóng
miếng gỗ có chiều dày 20mm, bản rộng 150mm, dài hơn móng phải đào 400mm. Đóng đinh
ghi dấu trục của móng và 2 mép móng. Sau đó đóng 2 đinh nữa vào thanh gỗ gác lên là ngựa
đánh dấu trục móng.
Căng dây thép d = 1mm nối các đường mép đào. Lấy vôi bột rắc lên dây thép căng mép
móng này lầm cữ đào.
Phần đào bằng máy cũng lấy vôi bột đánh dấu luôn vị trí.
Giác cọc trên mặt bằng.
Dùng máy kinh vĩ để xác định vị trí tim cọc.
Dùng 2 máy kinh vĩ đặt ở hai trục vuông góc để định vị lỗ khoan. Riêng máy kính vĩ
thứ 2, ngoài việc định vị lỗ khoan, phải dùng máy để kiểm tra độ thẳng đứng của cần khoan.
Để định vị trí của một điểm cần xác định trên mặt bằng ta làm như sau:
+ Ta chọn điểm A làm điểm mốc. Đặt máy kinh vĩ tại điểm A lấy hướng là điểm mốc
B. Mở góc bằng 𝛼, ngắm về hướng điểm M, cố định hướng và đo khoảng cách a theo hướng
xác định của máy sẽ xác định chính xác điểm M. Đưa máy đến điểm M và ngắm về điểm A,
cố định hướng và mở một góc 𝛽 xác định hướng điểm N. Theo hướng xác định đo chiều dài
b từ M sẽ xác định điểm N. Tiếp tục như vậy ta sẽ định vị được.

+ Đồng thời với quá trình định vị, xác định các trục chi tiết trung gian giữa MN và
NK. Tiến hành tương tự để xác định chính xác giao điểm của các trục và đưa các trục ra
ngoài phạm vi thi công móng, cố định các mốc bằng cột bê tông chôn sâu xuống đất.

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 13


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

Xác định tim cọc:


+ Sau khi giác móng công trình, trước khi khoan căn cứ vào các trục đã được xác định
tiến hành định vị các tim cọc như sau:
+ Đặt hai máy kinh vĩ tại hai điểm mốc A ,B nằm trên hai trục vuông góc nhau.Tại đó
hai công nhân trắc đạt ngắm hai tia vuông góc nhau,điểm giao nhau của hai hình chiếu hai tia
là tim cọc cần xác định.
Sau khi định vị xong tim cọc, đưa máy khoan vào vị trí để khoan mồi một đoạn khoảng
0,5m để hạ ống vách.
1.7. Công tác hạ ống vách, khoan và bơm dung dịch Bentonite
a. Cấu tạo ống vách
Ống vách là một ống thép có đường kính lớn hơn đường kính gầu khoan khoảng 10 cm,
ống vách dài khoảng 6m được đặt ở phần trên miệng hố khoan nhô lên khỏi mặt đất khoảng
0,6m.

b. Nhiệm vụ ống vách


Định vị và dẫn hướng cho máy khoan.
Giữ ổn định cho bề mặt hố khoan và chống sập thành phần trên hố khoan
Bảo vệ để đất đá, thiết bị không rơi xuống hố khoan
Làm sàn đỡ tạm và thao tác để buộc nối và lắp dựng cốt thép, lắp dựng và tháo dỡ ống
đổ bê tông.
Sau khi đổ bê tông cọc nhồi xong, ống vách sẽ được rút lên và thu hồi lại.
c. Phương pháp hạ ống vách
Phương pháp rung: Búa rung được sử dụng có nhiều loại. Có thể chọn đại diện búa
rung ICE 416. Bảng dưới đây cho biết chế độ rung khi điều chỉnh và khi rung mạnh của búa
rung ICE 416:

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 14


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

Chế độ Tốc độ động cơ Áp suất hệ kẹp Áp suất hệ rung Áp suất hệ hồi Lực li tâm
thông số (vòng/phút) (bar) (bar) (bar) ( Tấn )

Nhẹ 1800 300 100 10 ≈50

Mạnh 2150 ÷ 2200 300 100 18 ≈64

Búa rung để hạ vách chống tạm là búa rung thủy lực 4 quả lệch tâm từng cặp 2 quả
quay ngược chiều nhau, giảm chấn bằng cao su. Búa do hãng ICE (International
Construction Equipment) chế tạo với các thông số kỹ thuật sau:

Thông số Đơn vị Giá trị

Model KE-416

Mô men lệch tâm Kg 23

Lực ly tâm lớn nhất 645

Số quả lệch tâm KN 4

Tần số rung 800;1600

Biên độ rung lớn nhất Vòng/phút 13.1

Lực kẹp Mm 1000

Công suất máy rung KN 188

Lưu lượng dầu cực đại KW 340

Áp suất dầu cực đại lit/phút 350

Trọng lượng toàn đầu rung Bar 5950

Kích thước phủ bì:

- Dài: mm 2310

- Rộng mm 480

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 15


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

- Cao mm 2570

Trạm bơm:động cơ Đieze KW 220

Tốc độ Vòng/phút 2200

d. Quy trình hạ ống vách


Đào hố mồi: Khi hạ ống vách của cọc đầu tiên, thời gian rung đến độ sâu 6m, kéo dài
khoảng 10 phút, quá trình rung với thời gian dài, ảnh hưởng toàn bộ các khu vực lân cận. Để
khắc phục hiện tượng trên, trước khi hạ ống vách người ta dùng máy đào thủy lực, đào một
hố sâu 2,5 m rộng 1,5 x 1,5 m ở chính vị trí tim cọc. Sau đó lấp đất trả lại. Loại bỏ các vật lạ
có kích thước lớn gây khó khăn cho việc hạ ống vách (casine) đi xuống. Công đoạn này tạo
ra độ xốp và độ đồng nhất của đất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hiệu chỉnh và việc nâng
hạ casine thẳng đứng đúng tâm.
Chuẩn bị máy rung: Dùng cẩu chuyển trạm bơm thủy lực, ống dẫn và máy rung ra vị trí
thi công.
Lắp máy rung vào ống vách: Cẩu đầu rung lắp vào đỉnh casine, cho bơm thủy lực làm
việc, mở van cơ cấu kẹp chặt máy rung với casine, áp suất kẹp đạt 300bar, tương đương với
lực kẹp 100 tấn, cho rung nhẹ để rút casine đưa ra vị trí tâm cọc.
Rung hạ ống vách:
+ Từ hai mốc kiểm tra đặt thước để chỉnh cho vách casine vào đúng
tim. Thả phanh cho vách cắm vào đất, sau đó lại phanh giữ. Ngắm kiểm tra
độ thẳng đứng. Cho búa rung chế độ nhẹ, thả phanh từ từ cho vách chống đi
xuống, vừa rung vừa kiểm tra độ nghiêng lệch (nếu casine bị nghiêng, xê
dịch ngang thì dùng cẩu lái cho casine thẳng đứng và đúng tâm) cho tới khi
xuống hết đoạn dẫn hướng 2,5 m. Bắt đầu tăng cho búa hoạt động ở chế độ
mạnh, thả phanh chùng cáp để casine xuống với tốc độ lớn nhất.
+ Vách chống được rung cắm xuống đất tới khi đỉnh của nó cách mặt
đất 6m thì dừng lại. X dầu thuỷ lực của hệ rung và hệ kẹp, cắt máy bơm.
Cẩu búa rung đặt vào giá. Công đoạn hạ ống được hoàn thành.
Chú ý:
+ Khi hạ ống vách nếu áp lực ở đồng hồ lớn thì ta phải thử nhổ ngược lại và nhổ ống
vách lên chừng 2cm, nếu công việc này dễ dàng thì ta mới được phép đóng ống dẫn xuống
tiếp.

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 16


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

+ Do ống vách có nhiệm vụ dẫn hướng cho công tác khoan và bảo vệ thành hố khoan
khỏi bị sụt lở của lớp đất yếu phía trên, nên ống vách hạ xuống phải đảm bảo thẳng đứng. Vì
vậy, trong quá trình hạ ống vách việc kiểm tra phải được thực hiện liên tục bằng các thiết bị
đo đạc và bằng cách điều chỉnh vị trí của búa rung thông qua cẩu.
1.8. Công tác khoan tạo lỗ
Quá trình này được thực hiện sau khi đặt xong ống vách tạm. Đất lấy ra khỏi lòng cọc
được thực hiện bằng thiết bị khoan đặc biệt, đầu khoan lấy đất có thể là loại guồng xoắn cho
lớp đất sét hoặc là loại thùng cho lớp đất cát. Điểm đặc biệt của thiết bị này là cần khoan:
Cần có dạng ăng ten gồm 3 ống lồng vào nhau và truyền được chuyển động xoay, ống trong
cùng gắn với gầu khoan và ống ngoài cùng gắn với động cơ xoay của máy khoan. Cần có thể
kéo dài đến độ sâu cần thiết.
Trong khi khoan do cấu tạo nền đất thay đổi hoặc có khi gặp dị vật đòi hỏi người chỉ
huy khoan phải có kinh nghiệm để xử lý kịp thời kết hợp với một số công cụ đặc biệt như
mũi khoan phá, mũi khoan cắt, gầu ngoạm, búa máy...
a. Công tác chuẩn bị
Trước khi tiến hành khoan tạo lỗ cần thực hiện một số công tác chuẩn bị như sau:
+ Đặt áo bao: Đó là ống thép có đường kính lớn hơn đường kính cọc 1,6 ÷1,7 lần, cao
0,7÷1m để chứa dung dịch sét Bentonite, áo bao được cắm vào đất 0,3÷0,4m nhờ cần cẩu và
thiết bị rung.
+ Lắp đường ống dẫn dung dịch Bentonite từ máy trộn và bơm ra đến miệng hố khoan,
đồng thời lắp một đường ống hút dung dịch Bentonite về bể lọc.
+ Trải tôn dưới hai bánh xích máy khoan để đảm bảo độ ổn định của máy trong quá
trình làm việc, chống sập lở miệng lỗ khoan. Việc trải tôn phải đảm bảo khoảng cách giữa 2
mép tôn lớn hơn đường kính ngoài cọc 10cm để đảm bảo cho mỗi bên rộng ra 5cm.
+ Điều chỉnh và định vị máy khoan nằm ở vị trí thăng bằng và thẳng đứng, có thể dùng
gỗ mỏng để điều chỉnh, kê dưới dải xích. Trong suốt quá trình khoan luôn có 2 máy kinh vĩ
để điều chỉnh độ thăng bằng và thẳng đứng của máy và cần khoan.
+ Kiểm tra, tính toán vị trí để đổ đất từ hố khoan đến các thiết bị vận chuyển lấy đất
mang đi.
+ Kiểm tra hệ thống điện nước và các thiết bị phục vụ, đảm bảo cho quá trình thi công
được liên tục không gián đoạn.
b. Công tác khoan

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 17


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

Hạ mũi khoan:
+ Mũi khoan được hạ thẳng đứng xuống tâm hố khoan với tốc độ khoảng 1,5m/s.
+ Góc nghiêng của cần dẫn từ 78,50÷830, góc nghiêng giá đỡ ổ quay cần Kelly cũng
phải đạt 78,50÷830 thì cần Kelly mới đảm bảo vuông góc với mặt đất.

+ Mạch thuỷ lực điều khiển đồng hồ phải báo từ 45÷55 (kg/cm2). Mạch thuỷ lực quay
mô tơ thuỷ lực để quay cần khoan, đồng hồ báo 245 (kg/cm2) thì lúc này mô men quay đã đạt
đủ công suất.
Việc khoan:
+ Khi mũi khoan đã chạm tới đáy hố máy bắt đầu quay.
+ Tốc độ quay ban đầu của mũi khoan chậm khoảng 14-16 vòng/phút, sau đó nhanh
dần 18-22 vòng/phút.
+ Trong quá trình khoan, cần khoan có thể được nâng lên hạ xuống 1-2 lần để giảm
bớt ma sát thành và lấy đất đầy vào gầu.
+ Nên dùng tốc độ thấp khi khoan (14 vòng/phút) để tăng mômen quay. Khi gặp địa
chất rắn khoan không xuống nên dùng cần khoan xoắn ruột gà (auger flight) có lắp mũi dao
(auger head) Ø800 để tiến hành khoan phá nhằm bảo vệ mũi dao và bảo vệ gầu khoan, sau
đó phải đổi lại gầu khoan để lấy hết phần phôi bị phá.
+ Chiều sâu hố khoan được xác định thông qua chiều dài cần khoan. Rút cần
khoan:
+ Việc rút cần khoan được thực hiện khi đất đã nạp đầy vào gầu khoan, từ từ rút cần
khoan lên với tốc độ khoảng 0,3÷0,5 m/s. Tốc độ rút khoan không được quá nhanh sẽ tạo
hiệu ứng pít-tông trong lòng hố khoan, dễ gây sập thành. Cho phép dùng 2 xi lanh ép cần
khoan (kelly bar) để ép và rút gầu khoan lấy đất ra ngoài.
+ Đất lấy lên được tháo dỡ, đổ vào nơi qui định và vận chuyển đi nơi khác. Yêu
cầu:
+ Trong quá trình khoan người lái máy phải điều chỉnh hệ thống xi lanh trong máy
khoan dể đảm bảo cần khoan luôn ở vị trí thẳng đứng. Độ nghiêng của hố khoan không được
vượt quá 1% chiều dài cọc .
+ Khi khoan qua chiều sâu của ống vách, việc giữ thành hố được thực hiện bằng vữa
Bentonite.
+ Trong quá trình khoan, dung dịch Bentonite luôn được đổ đầy vào lỗ khoan. Sau
mỗi lần lấy đất ra khỏi lòng hố khoan, Bentonite phải được đổ đầy vào trong để chiếm chỗ.

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 18


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

Như vậy chất lượng Bentonite sẽ giảm dần theo thời gian do các thành phần của đất bị lắng
đọng lại.
+ Hai hố khoan ở cạnh nhau phải khoan cách nhau 2÷3 ngày để khỏi ảnh hưởng đến
bê tông cọc. Bán kính ảnh hưởng của hố khoan là 6 m. Khoan hố mới phải cách hố khoan
trước là L ≥ 5d.
+ Trình tự khoan cho từng cọc trên toàn công trình được thể hiện trong bản vẽ TC
01/03, trình tự này phải thõa mãn ba điều kiện:
1- Trong quá trình khoan người lái máy phải điều chỉnh hệ thống xi lanh trong
máy khoan dể đảm bảo cần khoan luôn ở vị trí thẳng đứng. Độ nghiêng của hố khoan không
được vượt quá 1% chiều dài cọc.
2- Đảm bảo để giao thông trên công trường không bị cản trở.
3- Khoan trong đất bảo hoà nước khi khoảng cách các mép hố khoan nhỏ hơn 1,5m
thì nên khoan cách quảng 1 lỗ, khoan lỗ nằm giữa hai cọc đã đổ bêtông thì tiến hành sau ít
nhất 24 giờ từ khi kết thúc đổ bêtông.
c. Kiểm tra hố khoan
Sau khi xong, dừng khoảng 30 phút đo kiểm tra chiểu sâu hố khoan, nếu lớp bùn đất ở
đáy lớn hơn 1m thì phải khoan tiếp nếu nhỏ hơn 1m thì có thể hạ lồng cốt thép.
Kiểm tra độ thẳng đứng và đường kính lỗ cọc: Trong quá trình thi công cọc khoan nhồi
việc bảo đảm đường kính và độ thẳng đứng của cọc là điều then chốt để phát huy được hiệu
quả của cọc, do đó ta cần đo kiểm tra cẩn thận độ thẳng đứng và đường kính thực tế của cọc.
Để thực hiện công tác này ta dùng máy siêu âm để đo.
Thiết bị đo như sau: Thiết bị là một dụng cụ thu phát lưỡng dụng gồm bộ phát siêu âm,
bộ ghi và tời cuốn. Sau khi sóng siêu âm phát ra và đập vào thành lỗ căn cứ vào thời gian
tiếp nhận lại phản xạ của sóng siêu âm này để đo cự ly đến thành lỗ từ đó phán đoán độ
thẳng đứng của lỗ cọc. Với thiết bị đo này ngoài việc đo đường kính của lỗ cọc còn có thể
xác nhận được lỗ cọc có bị sạt lở hay không, cũng như xác định độ thẳng đứng của lỗ cọc.
1.9. Xác nhận độ sâu hố khoan và xử lý cặn lắng đáy hố cọc
a. Xác nhận độ sâu hố khoan
Khi tính toán người ta chỉ dựa vào một vài mũi khoan khảo sát địa chất để tính toán độ
sâu trung bình cần thiết của cọc nhồi. Trong thực tế thi công do mặt cắt địa chất có thể thay
đổi, các địa tầng có thể không đồng đều giữa các mũi khoan nên không nhất thiết phải khoan
đúng như độ sâu thiết kế đã qui định mà cần có sự điều chỉnh. Trong thực tế, người thiết kế
chỉ qui định địa tầng đặt đáy cọc và khi khoan đáy cọc phải ngập vào địa tầng đặt đáy cọc ít

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 19


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

nhất là một lần đường kính của cọc. Để xác định chính xác điểm dừng này khi khoan người
ta lấy mẫu cho từng địa tầng khác nhau và ở đoạn cuối cùng nên lấy mẫu cho từng gầu
khoan.
Người giám sát hiện trường xác nhận đã đạt được chiều sâu yêu cầu, ghi chép đầy đủ,
kể cả băng chụp ảnh mẫu khoan làm tư liệu báo cáo rồi cho dừng khoan, sử dụng gầu vét để
vét sạch đất đá rơi trong đáy hố khoan, đo chiều sâu hố khoan chính thức và cho chuyển sang
công đoạn khác.
b. Xử lý cặn lắng đáy hố khoan
Ảnh hưởng của cặn lắng đối với chất lượng cọc: Cọc khoan nhồi chịu tải trọng rất lớn
nên để đọng lại dưới đáy hố khoan bùn đất hoặc Bentonite ở dạng bùn nhão sẽ ảnh hưởng
nghiêm trọng tới khả năng chịu tải của mũi cọc, gây sụt lún cho kết cấu bên trên, làm cho
công trình bị dịch chuyển gây biến dạng và nứt. Vì thế mỗi cọc đều phải được xử lí cặn lắng
rất kỹ lưỡng.
Có 2 loại cặn lắng:
+ Cặn lắng hạt thô: Trong quá trình tạo lỗ đất cát rơi vãi hoặc không kịp đưa lên sau
khi ngừng khoan sẽ lắng xuống đáy hố. Loại cặn lắng này tạo bởi các hạt đường kính tương
đối to, do đó khi đã lắng đọng xuống đáy thì rất khó moi lên.
+ Cặn lắng hạt mịn: Đây là những hạt rất nhỏ lơ lững trong dung dịch bentonite, sau
khi khoan tạo lỗ xong qua một thời gian mới lắng dần xuống đáy hố.
Các bước xử lý cặn lắng:
+ Bước 1:Xử lý că ̣n lắ ng thô: Đố i với phương pháp khoan gầ u sau khi lỗ khoan đã đa ̣t
đế n đô ̣ sâu thiế t kế dự định thì không đưa gầu khoan lên vô ̣i mà tiế p tu ̣c cho gầu xoay
để vét bùn đất cho đến khi đáy hố khoan hế t că ̣n lắ ng mới thôi.
+ Bước 2 : Xử lý că ̣n lắ ng ha ̣t min:
̣ Bước này sẽ đươ ̣c thực hiê ̣n trước khi đổ bê tông.
Có nhiề u phương pháp xử lý că ̣n lắ ng ha ̣t min.
̣
 Phương pháp thổi rửa khí nén :
Với phương pháp này dùng ngay ố ng đỗ bê tông để làm ố ng xử lý că ̣n lắ ng. Sau khi
lắp xong ống đổ bê tông, tiến hành lắ p đầ u thổ i rửa trên đầ u ố ng đổ . Đầ u thổ i gồ m 2 cửa,
mô ̣t cửa đươ ̣c nố i với ố ng dẫn để thu hồ i dung dich bentonite và bùn đấ t từ đáy hố khoan về
̣ mô ̣t cửa khác đươ ̣c thả ố ng khí nén  45, ố ng này dài khoảng 80%
̣ ̣c dung dich,
thiế t bi lo
chiề u dài của co ̣c.
Khi thổ i rửa khi nén ra đươ ̣c thổ i liên tu ̣c với áp lực 7kg/cm2 qua đường ố ng  45 sẽ

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 20


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

quay trở la ̣i thoát lên trên ố ng đõ ta ̣o thành mô ̣t áp lực hút ở đáy hố đưa dung dicḥ bentonite
và că ̣n lắ ng theo ố ng đỏ bê tông đế n thiế t bi ̣lo ̣c và thu hồ i dung dich.
̣ Trong suố t quá triǹ h
thổ i rửa này phải liên tu ̣c cấ p bù dung dicḥ bentonite để đảm bảo cao trình và áp lực của
bentonite lên hố đào không thay đổ i.
Thời gian thổi rửa theo phương pháp này vào khoảng 20-30 phút, sau khi ngừng cấ p
khí nén người ta thả ố ng đo đô ̣ sâu. Nế u lớp bùn lắ ng  10cm thì tiế n hành kiể m tra dung
dịch bentonite lấy từ đáy hố khoan. Lòng hố khoan được xem là sa ̣ch khi dung dich ̣ ở đáy hố
thỏa mañ .
+ Tỷ tro ̣ng  =1,04  1,2g/cm2
+ Đô ̣ nhớt   20" 30"
+ Đô ̣ PH= 9  12.
Phương pháp này có ưu điể m là không cầ n bổ sung thêm thiế t bi ̣gì và có thể dùng
cho bấ t cứ phương pháp thi công nào.
 Phương pháp luân chuyển bentonitte.
Theo phương pháp này người ta dùng mô ̣t máy bơm công suấ t khoảng 45  60m3/h
treo vào một sơ ̣i cáp và thả xuố ng đáy hố khoan nhưng luôn nằm trong ố ng đổ bê tông. Mô ̣t
đường ố ng có đường kính   80  10mm đươ ̣c gắ n vào đầ u trên của máy bơm và đươ ̣c cố
định vào cáp treo máy bơm. Ống này đưa dung dich ̣ bùn bentonite về máy lo ̣c. Trong quá
trình luân chuyể n dung dich ̣ bentonite luôn đươ ̣c bổ sung vào miê ̣ng hố khoàn và người ta
thường xuyên kiể m tra các chỉ tiêu của bùn bentonite bơm ra > khi dung dịch này đa ̣t chỉ tiêu
sa ̣ch và đo ̣ lắ ng đa ̣t yêu cầ u  10cm thì ngừng bơm và kế t thúc công đoa ̣n luân chuyể n
bentonite này.
Các phương pháp xử lí cặn lắ ng khác.
Có thể sử du ̣ng phương pháp khuấ y trôn că ̣n lắ ng lên rồ i lâ ̣p tức đổ bê tông vào, như
vậy cặn lắng ở mũi co ̣c không có nữa mà nó đã lẫn vào bê tông. Vì vâ ̣y, vấ n đề ở đây chỉ là
tăng cường chấ t lươ ̣ng bê tông ở phầ n mũi co ̣c hoă ̣c loại bỏ số bê tông có lẫn că ̣n lắ ng này.
1.10. Thi công cốt thép
Cốt thép cho cọc móng được chia thành 3 đoạn: 2 đoạn dài 11.7 m và 1 đoạn dài 5m,
mỗi đoạn là một lồng thép gồm 10 thanh cốt dọc Ø20, chiều dài mối nối chồng là 850mm,
chiều dài mối hàn từ 50 ÷ 200 mm, chiều cao đường hàn là 5 mm, cốt đai dùng thép tròn
Ø10 khoảng cách a = 200 mm.
Cứ cách khoảng 3m lại buộc vào lồng 3 miếng đệm bằng bêtông dày khoảng 7cm vòng

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 21


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

xung quanh để định vị lồng cốt thép trong hố khoan, không cho cốt thép nằm sát thành hố
khi đổ bêtông có thể làm hở cốt thép. Cách 2m ta tạo một đai Ø20 gia cường cho ống thép.
Địa điểm buộc khung cốt thép phải lựa chọn sao cho việc lắp dựng khung cốt thép được
thuận tiện, tốt nhất là được buộc ngay tại hiện trường. Do những thanh cốt thép để buộc
khung cốt thép tương đối dài nên việc vận chuyển phải dùng ôtô tải trọng lớn, khi bốc xếp
phải dùng cần cẩu di động. Ngoài ra khi cất giữ cốt thép phải phân loại nhãn hiệu, đường
kính, độ dài. Thông thường buộc cốt thép ngay tại những vị trí gần hiện trường thi công sau
đó khung cốt thép được xắp xếp và bảo quản ở gần hiện trường, trước khi thả khung cốt thép
vào hố lại phải dùng cần cẩu bốc chuyển lại một lần nữa. Để cho những công việc này được
thuận tiện ta phải có đủ hiện trường thi công gồm có đường đi không trở ngại việc vận
chuyển của ô tô và cần cẩu. Đảm bảo đường vận chuyển phải chịu đủ áp lực của các phương
tiện vận chuyển.
Khung cốt thép chiếm một không gian khá lớn nên ta khi cất giữ nhiều thì phải xếp lên
thành đống, do vậy ta phải buộc thêm cốt thép gia cường. Nhưng nhằm tránh các sự cố xảy
ra gây biến dạng khung cốt thép, tốt nhất ta chỉ xếp lên làm 2 tầng.
Các công tác chế tạo lồng cốt thép trên có thể thực hiện ngay ở hiện trường rồi đưa
xuống hố khoan. Yêu cầu cốt thép phải đảm bảo chất lượng. thép phải đúng chủng loại. kích
thước, không được han gỉ, bám bùn, bám bẩn, dầu mỡ, các liên kết buộc phải chắc chắn, khi
cẩu lắp không bị biến dạng, xiên lệch, cốt thép không bị tuột ra. Trước khi sử dụng cần phải
lấy mẫu cốt thép kiểm tra trong phòng thí nghiệm để đảm bảo các tính năng kĩ thuật.
a. Biện pháp buộc cốt chủ và cốt đai
- Bố trí cự ly cốt chủ như thiết kế cho cọc. Sau khi cố định cốt dựng khung, sau đó sẽ
đặt cốt đai theo đúng cự ly quy định, có thể gia công trước cốt đai và cốt dựng khung thành
hình tròn, dùng hàn điện để cố định cốt đai, cốt giữ khung vào cốt chủ, cự ly được người thợ
điều chỉnh cho đúng.
- Giá đỡ buộc cốt chủ: Cốt thép cọc nhồi được gia công sẵn thành từng đoạn với độ dài
đã có ở phần kết cấu, sau đó vừa thả vào lỗ vừa nối độ dài.
- Do vậy việc thi công các khung cốt thép có ngoài yêu cầu về độ chính xác khi gia
công và lắp ráp còn phải đảm có đủ cường độ để vận chuyển, bốc xếp, cẩu lắp. Do phải buộc
rất nhiều đoạn khung cốt thép giống nhau nên ta cần phải có giá đỡ buộc thép để nâng cao
hiệu suất.
b. Biện pháp gia cố để khung cốt thép không bị biến dạng
- Thông thường dùng dây thép để buộc cốt đai vào cốt chủ, khi khung thép bị biến dạng
thì dây thép dễ bị bật ra. Điều này có liên quan đến việc cẩu lắp do vậy ta phải bố trí 2 móc

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 22


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

cẩu trở lên.


- Lồng thép rất dễ bị biến dạng khi vận chuyển, bốc xếp, công việc sửa chữa những
khung bị dạng rất khó khăn và tốn nhiều thời gian. Để khắc phục tình trạng này cần bố trí
thêm cốt tạ dựng khung 18 (AII) vào trong lồng thép, cách 3m cho đặt một cốt dựng khung.
- Cho dầm chống vào trong khung để gia cố và làm cứng khung, khi lắp khung cốt thép thì
tháo bỏ dầm chống ra. Đặt một cột đỡ vào thành trong
hoặc thành ngoài của khung thép.
c. Thi công hạ lồng cốt thép
- Lồng cốt thép sau khi được buộc cẩn thận trên mặt
đất sẽ được hạ xuống hố khoan.

Vßng thÐp mòi cäc


Dùng cần cẩu nâng lồng cốt thép lên theo phương
thẳng đứng rồi từ từ hạ xuống trong lòng hố khoan, đến
khi đầu trên của lồng cốt thép cách miệng ống vách
khoảng 120 cm thì dừng lại. Dùng hai ống thép tròn 60
luồng qua lồng thép và gác hai đầu ống thép lên miệng
ống vách, để tránh trường hợp ống thép bị lăn dùng mỏ Chi tiÕt ®¸ y lång thÐp
hàn chấm hàn ống thép vào ống vách và vào lồng cốt H×nh 2.
thép.
- Tiếp tục cẩu lắp đoạn lồng thép tiếp theo như đã làm với đoạn trước, điều chỉnh để
các cây thép chủ tiếp xúc dọc với nhau và đủ chiều dài nối thì thực hiện liên kết theo yêu cầu
thiết kế.
- Sau khi kiểm tra các liên kết thì rút hai ống thép đỡ lồng thép ra và cần cẩu tiếp tục hạ
lồng thép xuống theo phương thẳng đứng. Công tác hạ lồng thép đựợc lặp lại cho đến khi hạ
đủ chiều sâu thiêt kế, lồng thép được đặt cách đáy hố đào 10 cm để tạo lớp bê tông bảo vệ.
- Lồng thép được đặt đúng có đài móng nhờ 3 thanh thép 16 đặt cách đều theo chu vi
lồng thép. Đầu dưới được liên kết với thép chủ còn đầu trên được hàn vào thành ống vách, ba
thanh thép này được cắt rời khỏi ống vách khi công tác đổ bê tông kết thúc.
- Để tránh sự đẩy nổi lồng cốt thép khi thi công đổ bê tông cần đặt ba thanh thép sắt
hình tạo thành một tam giác đều hàn vào ống vách để kìm giữ lồng thép lại, đồng thời dưới
đáy lồng thép phải có cấu tạo như hình.
- Phải thả từ từ và chắc, chú ý điều khiển cho dây cẩu ở đúng trục tim của khung tránh
làm khung bị vặn.
Chú ý: Khi hạ lồng thép phải buộc thêm 2 ống thép Ø50 đều xung quanh chu vi lồng.

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 23


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

Các ống này dùng để thả các thiết bị siêu âm kiểm tra chất lượng cọc sau này.
1.11. Lắp ố ng đổ bê tông
Tùy theo phương pháp xử lí cặn lắ ng, ố ng đỏ bê tông có thể đươ ̣c lắ p ngay sau khi hố
khoan xong để làm công việc thổi rửa, nhưng cũng có thể đươ ̣c lắ p chỉ để đổ bê tông sau khi
đã xử lí că ̣n lắ ng.
Lắp ống đổ Bêtông, đổ bêtông trong dung dịch Bentonite và đo mặt dâng bêtông
Có 2 cách nố i ố ng hiê ̣n nay là nố i bằng ren và nố i bắ ng cáp. Cách nố i băng cáp đươ ̣c sủ
dụng rộng rãi hơn nhanh hơn và dễ thao tác hơn. Chỗ nối thường có giăng cao su để ngăn
dung dịch bentonite thâm nhâ ̣p vào ố ng đổ và đươ ̣c bôi mỡ để tháo lă ̣p được dễ dàng.
Ống đổ bê tông đươ ̣c lắ p từng đoa ̣n từ dưới lên, để lắ p ông thuâ ̣n lơ ̣i người ta dùng
mô ̣t hệ giá đỡ đă ̣c biê ̣t đặt qua miê ̣ng ố ng vách, ố ng đỡ bê tông được đỡ treo vào miê ̣ng hố
vách qua giá đỡ này.
Đáy dưới của ố ng đổ bê tông đươ ̣c đă ̣t cách đáy hố khoan 20cm để tránh bi ̣tắ c ố ng do
đấ t đá dưới đáy hố đào nút la ̣i.
1.12. Công tác thổi rửa đáy hố khoan
Trước khi thi công đổ bêtông phải tiến hành thổi rửa hố khoan.
Ống thổi rửa chính là ống đổ bêtông cọc, ống được làm bằng thép có đường kính
250mm, chiều dài mỗi đoạn là 3m, các ống được nối với nhau bằng ren ngoài. Ống thổi rửa
được hạ xuống cách đáy hố khoan một đoạn 20cm để mùn khoan có thể tràn vào ống khi
bơm khí xuống.
Tiến hành lắp phần trên miệng. phần này có hai cửa, một cửa được nối với ống dẫn
Ø150 để thu hồi dung dịch Bentonite về máy lọc, một cửa để thả ống dẫn khí có đường kính
Ø45 mm xuống cách đáy hố từ 1 đến 1,5 m. Xong công tác lắp tiến hành bơm khí với áp suất
tính toán vào.
Trong quá trình thổi rửa phải liên tục bơm dung dịch Bentonite vào hố khoan từ phía
trên miệng sao cho mực nước trong hố khoan không thay đổi.
Ta dùng phương pháp thổi khí (air-lift). Việc thổi rửa tiến hành theo các bước sau:
1- Chuẩn bị: Tập kết ống thổi rửa tại vị trí thuận tiện cho thi công kiểm tra các ren nối buộc.
2- Lắp giá đỡ:
+ Giá đỡ vừa dùng làm hệ đỡ của ống thổi rửa vừa dùng để đổ bê tông sau này. Giá đỡ
có cấu tạo đặc biệt bằng hai nửa vòng tròn có bản lề ở hai góc. Với chế tạo như vậy có thể
dễ dàng tháo lắp ống thổi rửa.

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 24


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

+ Dùng cẩu thả ống thổi rửa xuống hố khoan. Ống thổi rửa có đường kính Ø250, chiều
dài mỗi đoạn là 3m. Các ống được nối với nhau bằng ren vuông. Một số ống có chiều dài
thay đổi 0,5m; 1,5m; 2 m để lắp linh động, phù hợp với chiều sâu hố khoan.
Đoạn dưới ống có chế tạo vát hai bên để làm cửa trao đổi gi a bên trong và bên ngoài. Phía
trên cùng của ống thổi rửa có hai cửa, một cửa nối với ống dẫn Ø150 để thu hồi dung dich
Bentonite và cát về máy lọc, một cửa dẫn khí có Ø45, chiều dài bằng 80% chiều dài cọc.
3- Tiến hành:
+ Bơm khí với áp suất 7atm và duy trì trong suốt thời gian ra đáy hố. Khí nén sẽ đẩy
vật lắng đọng và dung dịch Bentonite bẩn về máy lọc. Lượng dung dịch sét Bentonite trong
hố khoan giảm xuống. Quá trình thổi rửa phải bổ sung dung dịch Bentonite liên tục. Chiều
cao của nước bùn trong hố khoan phải cao hơn mực nước ngầm tại vị trí hố khoan là 1,5m để
thành hố khoan mới tạo được màng ngăn nước, tạo được áp lực đủ lớn không cho nước từ
ngoài hố khoan chảy vào trong hố khoan.
+ Thổi rửa khoảng 20÷30 phút thì lấy mẫu dung dịch ở đáy hố khoan lên để kiểm tra.
Nếu chất lượng dung dịch đạt so với yêu cầu của quy định kỹ thuật và đo độ sâu hố khoan
thấy phù hợp với chiều sâu hố khoan thì có thể dừng để chuẩn bị cho công tác lắp dựng cốt
thép.
1.13. Công tác đổ bêtông
Do hố khoan có ngập nước nên ta dùng phương pháp ống dẫn di chuyển thẳng đứng.
Trong quá trình đổ bê tông cần dùng cần trục nâng và hạ ống để cho bê tông dễ dàng đi
xuống, nhưng phải thỏa mãn điều kiện sau:
+ Khi đổ bêtông đầu tiên ống đổ phải ngập trong bêtông 3m.
+ Từ xe thứ hai ống đổ luôn ngập trong bêtông ≥2m.
+ Bêtông được đổ sau khi thổi rửa ≤3 giờ và đổ liên tục từ khi bắt đầu đến khi kết thúc
cho một cọc. Bêtông luôn được đổ đầy đến cổ phễu và cao hơn cốt thiết kế của đầu cọc từ
1,2÷1,5m để đập bỏ phần bêtông xấu ở đầu cọc. Để đảm bảo bê tông chứa đầy phễu rơi
xuống từ từ tạo thành cột bêtông liên tục, tránh phân tầng bê tông ta tạo một nút hãm bằng
bùi nhùi tẩm vải xi măng.
Ngoài ra nút hãm còn có tác dụng như một pittông đẩy dung dịch trong ống dẫn xuống
và đẩy mùn khoan ở mũi cọc tạo điều kịên cho bêtông chiếm chỗ.
a. Chuẩn bị
Thu hồi ống thổi khí.

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 25


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

Tháo ống thu hồi dung dịch Bentonite, thay vào đó là máng đổ bê tông trên miệng. Đổi
ống cấp thành ống thu dung dịch Bentonite trào ra do khối bê tông đổ vào chiếm chỗ.
Thiết bị và vật liệu sử dụng:
• Hệ ống đổ bêtông
+ Đây là một hệ ống bằng kim loại (Trime), tạo bởi nhiều phần tử . Được lắp phía trên
một máng nghiêng. Các mối nối của ống rất khít nhau. Đường kính trong phải lớn hơn 4 lần
đường kính cấp phối bê tông đang sử dụng. Đường kính ngoài phải nhỏ hơn 1/2 lần đường
kính danh định của cọc.
+ Chiều dài của ống có chiều dài bằng toàn bộ chiều dài của cọc.
+ Trước khi đổ bê tông người ta rút ống lên cách đáy cọc 25cm.
- Bê tông sử dụng:
Công tác bê tông cọc khoan nhồi yêu cầu phải dùng ống dẫn do vậy tỉ lệ cấp phối bê
tông đòi hỏi phải có sự phù hợp với phương pháp này, nghĩa là bê tông ngoài việc đủ cường
độ tính toán còn phải có đủ độ dẻo, độ linh động dễ chảy trong ống dẫn và không hay bị gián
đoạn, cho nên thường dùng loại bê tông có:
+ Độ sụt 17 2 cm (TCXD197-1997).
+ Cường độ thiết kế: B25.
+ Có thể du ̣ng phụ gia kéo dài thời gian đông kế t đồ ng thời với phu ̣ gia giảm nước (loa ̣i
R4 của Sika với tỉ lê ̣ 0,8-1%) đề phòng trong quá trình vâ ̣n chuyể n bị kéo dài cung như chờ
đơ ̣i tuyến thi công ta ̣i công trường.
Tại công trình do mặt bằng thi công chật hẹp do vậy công tác bê tông ta không trực tiếp
trộn lấy được mà dùng bê tông tươi. Trong những trường hợp thiếu một số lượng mà có thể
trộn tại công trường được ta thực hiện trộn tại công trường theo cấp phối sau
( Thi công cọc khoan nhồi – Pgs.Ts Nguyễn Bá Kế):

Xi Cốt liệu Cốt liệu Tỉ lệ Tỉ lệ Chất lượng phụ gia


Nước
măng nhỏ thô nước Xi cát Lượng trộn
3
(Kg/m3) (Kg/m ) (Kg/m3) (Kg/m ) măng (%)
3
(%) Tên
(Kg/m3)

326 178 316 992 54 45.6 Hợp chất 0.815

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 26


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

Sunfat
Canxi
No.5L

b. Đổ bêtông
- Với mẻ bê tông đầu tiên phải sử dụng nút bằng bao tải chứa vữa xi măng nhão, đảm
bảo cho bê tông không bị tiếp xúc trực tiếp với nước hoặc dung dich khoan, loại trừ khoảng
chân không khi đổ bê tông.
Bê tông được đổ từ xe chuyên dụng qua máng vào phể u của ố ng đổ bê tông. Bê tông
đẩy nút hãm đi tận đáy hố. Nhấc ỗng dẫn lên để nút hãm và bê tông tháo ra ngoài lập tức hạ
ống dẫn xuống để đoạn mũi ống dẫn ngập vào phần bê tông vừa mới tháo ra. Tiếp tục bơm
bê tông vào phễu và được đỏ liên tục. Bê tông được đưa xuống sâu trong lòng khối bê tông
đổ trước, qua miệng ống tràn ra xung quanh để nâng phần bê tông lúc đầu lên. Bê tông được
đổ liên tục đồng thời ống dẫn cũng cùng được rút lên dần với yêu cầu ống dẫn luôn chìm vào
trong bê tông khoảng 2-3m.
Vì vậy bê tông cần phải có độ linh động lớn để phần bê tông rơi từ phễu xuống có thể
gây ra áp lực đẩy được cột bê tông lên trên. Như vậy, chỉ có một lớp bê tông trên cùng tiếp
xúc với nước được đẩy lên trên và phá bỏ sau này. Phần bê tông còn lại vẫn giữ nguyên chất
lượng như khi chế tạo.
- Khi dung dịch Bentonite được đẩy trào ra thì cần dùng bơm cát để thu hồi kịp thời về
máy lọc, tránh không để bê tông rơi vào Bentonite gây tác hại keo hoá làm tăng độ nhớt của
Bentonite.
- Khi thấy đỉnh bê tông dâng lên gần tới cốt thép thì cần đổ từ từ tránh lực đẩy làm đứt
mối hàn râu cốt thép vào vách.
- Để tránh hiện tượng tắc ống cần rút lên hạ xuống nhiều lần, nhưng ống vẫn phải ngập
trong bê tông như yêu cầu trên.
- Ống đổ tháo đến đâu phải rửa sạch ngay. Vị trí rửa ống phải nằm xa cọc tránh nước
chảy vào hố khoan.
Để đo bề mặt bê tông người ta dùng quả dọi nặng có dây đo.
* Yêu cầu khi đổ bê tông:
- Tố c đô ̣ đổ bê tông
Quá trình đổ bê tông co ̣c phải liên tu ̣c vì gián đoa ̣n thì dễ sinh ra sự cố đứt co ̣c., mă ̣t
khác phầ n bê tông đổ trước bước vào giai đoa ̣n ninh kế t sẽ trở nga ̣i cho viê ̣c chuyể n đô ̣ng

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 27


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

của bê tông đổ tiế p theo trong ố ng dẫn.


- Tố c độ đổ bê tông nên khố ng chế khoảng 0,6m3/phút. Nế u tố c độ đõ quá lớn sẽ gây
ra lực lớn giữa bê tông và thành hố khoan gây ra lỡ đấ t làm giảm chấ t lươ ̣ng bê tông.
- Thời gian đổ bê tông.
Thời gian đổ bê tông mỗi co ̣c chỉ nên không chế trong vòng 4h, vì mẻ bê tông đổ đầ u
tiên sẽ bị đẩ y nổi lên trên cùng nên mẻ bê tông này nên có phụ gia kéo dài ninh kết để đảm
bảo nó không bi ̣ninh kế t trước khi kết thúc hoàn toàn viê ̣c đổ bê tông co ̣c.
- Ống đổ bê tông phải kín, cách nước, đủ dài tới đáy hố.
- Đô ̣ sâu của ố ng dẫn bê tông .
Miệng dưới của ống đổ bê tông ban đầ u cách đáy hố khoan 20 cm. Trong quá trình đổ
miệng dưới của ống luôn ngập sâu trong bê tông đoạn 2-3 m mu ̣c đích để đẩ y bê tông từ đáy
ố ng dẫn ra, bê tông dâng lên không để cho dung dich ̣ bentonite và bùn cát phiá trên lẫn vào
trong bê tông. Nhưng nếu ống dần cắ m quá sâu vào trong bê tông thì bê tông phầ n đáy của
ố ng chảy không thông và sẽ làm cho bê tông trong phễu ở đầ u ố ng dẫn bị tràn ra ngoài và rơi
tự do vào lỗ làm kém chất lươ ̣ng bê tông và làm giảm rấ t nhiề u khả năng giữ thành đấ t của
dung dich ̣ bentonite.
- Ở phần trên đầu cọc, khi đổ bê tông dưới nước thì không tránh khỏi bùn, că ̣n lắ ng lẫn
vào trong bê tông làm giảm chấ t của bê tông, do vâ ̣y để đảm bảo an toàn người ta thường đổ
bê tông co ̣c vươ ̣t lên mô ̣t đoa ̣n so với độ cao của thiế t kế khoảng 50cm.
• Tính toán khối lượng bêtông 1 cọc
Bêtông dùng cho cọc nhồi là bêtông thương phẩm từ trạm trộn cách công trường
15km, vận chuyển đến bằng xe vận chuyển bêtông chuyên dụng.
Thể tích bê tông cần đổ cho một cọc:
(Lcoc + 0.8).D2
VBT = p
4
Trong đó:
VBT: Thể tích bêtông cần đổ cho 1 cọc (m3).
Lcọc: Chiều dài cọc (m).
l: Đoạn bê tông xấu trên đầu cọc sẽ được đập bỏ (m).
D : Đường kính cọc (m).

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 28


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

(32.5 + 0.8) ´ 0.62


Þ VBT = p = 9.4(m3 )
4
Tuy nhiên khi thi công tạo lỗ khoan, đường kính lỗ khoan thường lớn hơn so với đường
kính ống thiết kế (khoảng 3-8 cm); vì vậy lượng bêtông cọc thực tế vượt trội hơn 10-20% so
với tính toán. Lấy khối lượng bêtông vượt trội là 15%, ta có thể tích bêtông thực tế của 1 cọc
là:
Vctt = 9.4x1.15 = 10.81 m3.
c. Chọn xe máy thi công bêtông cọc khoan nhồi
Chọn máy bơm bêtông
Khả năng làm việc của máy bơm bê tông:
Qmax. > f (Thiết kế thi công - Lê Văn Kiểm - NXB ĐHQG TP HCM, trang 69).
Trong đó:
Qmax: Năng suất lớn nhất của máy bơm;
m = 0,4 0,8: Hiệu suất làm việc của máy bơm;

: Lượng bê tông phải bơm.


f VBT 9.4
Chọn m= 0.7  Qmax> = = = 13.4 m3.
m m 0.7

Vì cọc có L>30 m nên thời gian cho phép đổ là 2 giờ.


13.4
Lượng bê tông cần đổ trong 1 giờ: Vh = = 6.7 (m3)
2
Chọn máy bơm mã hiệu S-95A, năng suất 13m3/h.

d. Xử lý Bentonite thu hồi


Bentonite sau khi thu hồi lẫn rất nhiều tạp chất, tỉ trọng và độ nhớt lớn. Do đó
Bentonite lấy từ dưới hố khoan lên để đảm bảo chất lượng để dùng thì phải qua tái xử lý.
Nhờ một sàng lọc dùng sức rung ly tâm, hàm lượng đất vụn trong dung dịch Bentonite sẽ
được giảm tới mức cho phép.
Bentonite sau khi xử lý phải đạt được các chỉ số sau (Tiêu chuẩn Nhật Bản):
+ Tỉ trọng : 1-1.1

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 29


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

+ Độ nhớt : 19-28 giây.


+ Hàm lượng cát< 4%.
+ Độ tách nước : < 40cm3.
+ Các miếng đất : < 5cm.
1.14. Công tác rút ống vách
Vì cọc xuyên qua lớp sét pha dẻo nhão và lớp bùn nên ống vách chỉ được rút sau khi
bêtông đã ninh kết (sau ít nhất là 4h kể từ khi đổ xong bêtông).
Trong công đoạn cuối cùng này, các giá đỡ, sàn công tác, neo cốt thép vào ống vách
đều được tháo dỡ, ống vách được kéo lên từ từ bằng cần cẩu. Phải kéo thẳng đứng để tránh
gây xê dịch tim của đầu cọc. Nên gắn một thiết bị rung vào ống vách để việc rút ống vách
được dễ dàng. Không gây hiện tượng thắt cổ chai ở cổ cọc nơi kết thúc ống vách.
Sau khi rút ống vách phải lấp cát vào mặt hố cọc nếu cọc sâu, lấp hố thu Bentonite tạo
mặt phẳng, rào chắn tạmm bảo vệ cọc. Không được phép rung động trong vùng hoặc khoan
cọc khác trong vòng 24 giờ kể từ khi kết thúc đổ bêtông cọc trong phạm vi 5 lần đường kính
cọc.
1.15. Công tác kiểm tra:
Kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi
Đây là công tác rất quan trọng, nhằm phát hiện các thiếu sót của từng phần trước khi
tiến hành thi công phần tiếp theo. Do đó, có tác dụng ngăn chặn sai sót ở từng khâu trước khi
có thể xảy ra sự cố nghiêm trọng.
Công tác kiểm tra có trong cả 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn đang thi công.
+ Giai đoạn đã thi công xong.
Kiểm tra trong giai đoạn thi công
Công tác kiểm tra này được thực hiện đồng thời khi mỗi một giai đoạn thi công được
tiến hành, và đã được nói trên sơ đồ quy trình thi công ở phần trên.
Sau đây có thể kể chi tiết như sau:
• Định vị hố khoan
+ Kiểm tra vị trí cọc căn cứ vào trục tốc độ gốc hay hệ trục công trình.
+ Kiểm tra cao trình mặt hố khoan.

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 30


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

+ Kiểm tra đường kính, độ thẳng đứng, chiều sâu hố khoan.


• Địa chất công trình
+ Kiểm tra, mô tả loại đất gặp phải trong mỗi 2m khoan và tại đáy hố khoan, cần có sự
so sánh với số liệu kh o sát được cung cấp.
• Dung dịch khoan Bentonite
+ Kiểm tra các chỉ tiêu của Bentonite như đã trình bày ở phần: "Công tác khoan tạo
lỗ".
+ Kiểm tra lớp vách dẻo (Cake).
• Cốt thép
+ Kiểm tra chủng loại cốt thép.
+ Kiểm tra kích thước lồng thép, số lượng th p, chiều dài nối chồng, số lượng các mối
nối.
+ Kiểm tra vệ sinh thép : gỉ, đất cát bám...
+ Kiểm tra các chi tiết đặt sẵn: thép gấp bảo vệ, móc, khung thép chống đẩy nổi,...
• Đáy hố khoan
+ Đây là công việc quan trọng vì nó có thể là nguyên nhân dẫn đến độ lún nghiêm
trọng cho công trình.
+ Kiểm tra lớp mùn dưới đáy lỗ khoan trước và sau khi đặt lồng th p.
+ Đo chiều sâu hố khoan sau khi v t đáy.
• Bêtông
+ Kiểm tra độ sụt.
+ Kiểm tra cốt liệu lớn.
Kiểm tra chất lượng cọc sau khi đã thi công xong
a. Phương pháp tĩnh
- Gia tải trọng tĩnh: Đây là phương pháp kinh điển cho kết quả tin cậy nhất.
Đặt các khối nặng thường là bê tông lên cọc để đánh giá sức chịu tải hay độ lún của nó.
Có 2 quy trình gia tải hay được áp dụng :
+ Tải trọng không đổi: Nén chậm với tải trọng không đổi, quy trình này đánh giá
sức chịu tải và độ lún của nó theo thời gian. Đòi hỏi thời gian thử lâu.

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 31


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

Nội dung của phương pháp: Đặt lên đầu cọc một sức nén; tăng chậm tải trọng lên cọc
theo một qui trình rồi quan sát biến dạng lún của đầu cọc. Khi đạt đến lượng tải thiết kế với
hệ số an toàn từ 23 lần so với sức chịu tính toán của cọc mà cọc không bị lún quá trị số định
trước cũng như độ lún dư qui định thì cọc coi là đạt yêu cầu.
+ Tốc độ dịch chuyển không đổi: Nhằm đánh giá khả năng chịu tải giới hạn của cọc, thí
nghiệm thực hiện rất nhanh chỉ vài giờ đông hồ.
Tuy ưu điểm của phương pháp nén tĩnh là độ tin cậy cao nhưng giá thành của nó lại rất
đắt.
Chính vì vậy, với một công trình người ta chỉ nén tĩnh 1% tổng số cọc thi công (tối
thiểu 2 cọc), các cọc còn lại được thử nghiệm bằng các phương pháp khác.
- Phương pháp khoan lấy mẫu:
Người ta khoan lấy mẫu bê tông có đường kính 50150mm từ các độ sâu khác nhau.
Bằng cách này có thể đánh giá chất lượng cọc qua tính liên tục của nó.Cũng có thể đem mẫu
để nén để thử cường độ của bê tông.
Tuy phương pháp này có thể đánh giá chính xác chất lượng bê tông tại vị trí lấy mẫu,
nhưng trên toàn cọc phải khoan số lượng khá nhiều nên giá thành cũng đẵt.
- Phương pháp siêu âm:
Đây là một trong các phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất. Phương pháp này đánh
giá chất lượng bê tông và khuyết tật của cọc thông qua quan hệ tốc độ truyền sóng và cường
độ bê tông. Nguyên tắc là đo tốc độ và cường độ truyền sóng siêu âm qua môi trường bê tông
để tìm khuyết tật của cọc theo chiều sâu.
Phương pháp này có giá thành không cao lắm trong khi kết quả có tin cậy khá cao, nên
phương pháp này cũng hay được sử dụng.
b. Phương pháp động
- Phương pháp động hay dùng là phương pháp rung.
- Nội dung của phương pháp:
Cọc thí nghiệm được rung cưỡng bức với biên độ không đổi trong khi tần số thay đổi.
Khi đó vận tốc dịch chuyển của cọc được đo bằng các đầu đo chuyên dụng.
Khuyết tật của cọc như sự biến đổi về chất lượng bê tông, sự giảm yếu thiết diện được
đánh giá thông qua tần số cộng hưởng.
 Nói chung các phương pháp động khá phức tạp, đòi hỏi cần chuyên gia có trình độ
chuyên môn cao.
SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 32
Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

Vậy Chọn phương pháp siêu âm để kiểm tra chất lượng cọc sau khi thi công.
1.16. Biện pháp tổ chức thi công cọc khoan nhồi
Trước khi thi công cọc khoan nhồi cần tiến hành dọn dẹp mặt bằng sạch sẽ, thoáng,
đảm bảo yêu cầu thi công. Tiến hành thi công cọc khoan nhồi theo trình tự hình vẽ trong bản
vẽ thi công TC: 01/03. Số lượng công nhân cần thiết trong một ngày là 40 người.
Sơ đồ mặt bằng bố trí các thiết bị thi công cọc khoan nhồi như hình vẽ (Đảm bảo 2 cọc
thi công liền nhau cách ≥ (5D và 5m).
Bêtông dùng cho cọc nhồi là bêtông thương phẩm cấp độ bền B25 lấy từ trạm trộn
Thành Phố vận chuyển đến bằng xe vận chuyển bê tông chuyên dụng (mỗi xe 6m3 bê tông).
Vì mặt bằng thi công cọc khoan nhồi thường rất bẩn mà đường giao thông bên ngoài
công trường là đường phố nên cần bố trí trạm rửa xe cho tất cả các xe ra khỏi công trường
(xe chở bêtông). Công suất trạm rửa xe phải đảm bảo để các xe đổ bêtông không phải chờ
nhau. Ta bố trí trạm rửa xe ở ngay sát cổng ra vào công trường.
Trình tự thi công cọc nhồi từ xa đến gần (tính từ cổng ra vào công trường) để đảm bảo
xe chở đất, xe chở bê tông không bị vướng vào cọc đã thi công
II. THI CÔNG ĐÀO ĐẤT MÓNG:
1. Chọn phương án đào đất.
a. Chọn biện pháp thi công:
Khi thi công đào đất có 2 phương án: Đào bằng thủ công và đào bằng máy.
+ Nếu thi công theo phương pháp đào thủ công thì tuy có ưu điểm là dễ tổ chức theo
dây chuyền, nhưng với khối lượng đất đào lớn thì số lượng nhân công cũng phải lớn mới
đảm bảo rút ngắn thời gian thi công, do vậy nếu tổ chức không tốt thì rất khó khăn, gây trở
ngại nhau dẫn đến năng suất lao động giảm, không đảm bảo kịp tiến độ.
+ Khi thi công bằng máy, với ưu điểm nổi bật là rút ngắn thời gian thi công, đảm bảo
kỹ thuật. Tuy nhiên việc sử dụng máy đào để đào hố móng tới cao trình thiết kế là không nên
vì một mặt nếu sử dụng máy để đào đến cao trình thiết kế sẽ làm phá vỡ kết cấu lớp đất đó,
làm giảm khả năng chịu tải của đất nền, hơn nữa sử dụng máy đào khó tạo được độ bằng
phẳng để thi công đài móng.

Vì vậy cần phải bớt lại một phần đất để thi công bằng thủ công. Việc thi công bằng thủ
công tới cao trình đế móng sẽ được thực hiện dễ dàng hơn bằng máy. Bên cạnh đó móng tại
vị trí vách cứng đặt dày nên máy đào không vào được nên phải đào bằng thủ công.
Þ Từ những phân tích trên, ta chọn kết hợp cả 2 phương pháp đào đất hố móng.
b. Chọn phương án đào đất
Khi thi công đào đất, căn cứ vào mặt bằng công trình, vào kích thước hố đào chiều sâu
đào đất, điều kiện thi công mà ta chọn phương án đào cho thích hợp.
SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 33
Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

Có các phương án sau:


+ Đào từng hố độc lập: Áp dụng khi kích thước hố đào nhỏ, hố đào riêng rẽ.
+ Đào thành rãnh: Áp dụng khi các hố đào nằm sát nhau theo một phương nào đó.
+ Đào toàn bộ mặt bằng công trình: Phương án này được áp dụng khi các hố đào nằm
sát nhau, kích thước mặt bằng nhỏ.
c
Việc thi công đào đất được tiến hành bằng
phương pháp đào đất cho toàn bộ công trình theo
phương án sau: kết hợp đào bằng máy và đào bằng d
thủ công.
+ Đợt 1: đào đất toàn công trình bằng máy từ mặt
đất tự nhiên(-0.9m) đến cao trình đỉnh cọc. H

+ Đợt 2: đào đất bằng thủ công từ cao trình đỉnh cọc
đến cao trình đáy đài.
b
Do mực nước ngầm sâu (nằm ngang với cao
trình dộ đáy đài) nên ta không cần bố trí biện pháp a
hạ mực nước ngầm. Để tiêu thoát nước mặt cho
công trình, ta đào hệ thống móng xung quanh công trình với độ dốc i=10% chảy về hố ga thu
nước và dùng máy bơm bơm đi.
Chọn hệ số mái dốc là: H/B = 1/0,5 (Vì đất sét pha)
Vì mặt đất tự nhiên có cao độ -0,9 m so với mặt đất thiết kế; đài móng có cao độ đáy
đài -2,5 m so với mặt đất thiết kế. Đầu cọc bê tông nhô lên so với cốt đáy đài 0,7 m. Do đó
độ sâu đào móng là Hm = 2.5-0,9 = 1,6m
Trong đó
+ Chiều sâu hố đào bằng máy: Hmáy = 1,6 – 0,7 = 0,9 m (từ mặt đất tự nhiên đến cao
trình đỉnh cọc)
+ Chiều sâu hố đào móng bằng tay: Ht = 0,7 m (từ cao trình đỉnh cọc đến cao độ đáy
đài).
2. Tính khối lượng đất đào:
Tổng diện tích mặt bằng công trình theo các trục định vị là 47 x 19.6 m2
H
Công thức tính khối lượng đất đào : Vm   (ab  (a  c)(b  d )  cd)
6
Trong đó:
a, b: Chiều dài và chiều rộng mặt đáy
c, d: Chiều dài và chiều rộng mặt trên
H: Chiều sâu của hố.
+ Thể tích thực (nguyên thổ) của hố móng là:
Vì tính thêm bề rộng móng ngoài trục định vị nên ta có: a = 47 +2×1+ 2×0.55=50.1m

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 34


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

b = 19.6+2×1+2×1.35+1.4=25,7m
Hm = 1,6m => B=0.8m (H/B = 1/0,5)
c = 50.1+2×0.8=51.7m
d = 25,7+2×0.8=27.3m
H
Vm   (ab  (a  c)(b  d )  cd)
6
1,6
  (50.1 25.7  (50.1  51.7)  (25.7  27.3)  51.7  27.3)  2158.5(m3 )
6
+ Khối lượng đất đào bằng máy:
H = 0.9m => B=0.45
c1 = c = 51.7m
d1 = d =27.3m
a1 = 51.7- 2x0.45= 50.8m
b1 = 27.3- 2x0.45= 26.4m
H 
Vmay    a1.b1  c.d  (a1  c ).(d  b1 ) 
6 
 0.9
 50.8  26.4  51.7  27.3  (50.8  51.7)  (26.4  27.3)
 6 
= 1238.52 (m3)
d2 3.14  0.62
+ Thể tích đầu cọc chiếm chỗ: Vcoc   0.7  87   0.7  87  17.21 m3
4 4
+ Khối lượng đất đào bằng tay:
Vt  Vm  Vmay  Vcoc  2158.5  1238.52  17.21  902.77(m3 )

III. TRÌNH TỰ THI CÔNG LẮP ĐẶT VÁN KHUÔN, CỐT THÉP CHO MÓNG:
 Lắp đặt cốt thép :
- Xác định tim trục vạch lên lớp bê tông lót sau đó đo ra hai bên để xác định biên rồi
lắp đặt cốt thép kê bê tông bảo vệ tiến hành đóng ván khuôn.
 Lắp đặt ván khuôn :
- Xác định tim trục theo hai phương và vạch dấu lên lớp bê tông lót
- Từ tim trục đo ra 2 bên theo hai phương để xác định kích thước của đáy móng để làm
dấu.
- Tùy thuộc vào kích thước móng có thể đóng thành hộp chữ nhật sau đó đưa xuống
hoặc lắp đặt từng tấm ván khuôn dưới đáy hố móng.
- Dùng nẹp, dùng chống đứng, chống xiên, chống ngang, cọc giữ ván khuôn thẳng đứng

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 35


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

ổn định.

IV. LỰA CHỌN VÀ TÍNH TOÁN KHẢ NĂNG CHỊU LỰC, ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA VÁN
KHUÔN.

4.1. Lựa chọn và tính toán ván khuôn cho 1 đài móng
a. Lựa chọn loại ván khuôn sử dụng

* Ván khuôn gỗ truyền thống


Là loại cốp pha được chế tạo từ những vật liệu gỗ có sẵn trong thiên nhiên, loại cốp pha
này được chế tạo bằng thủ công tận dụng được nguồn nguyên liệu địa phương, dựng lắp chủ
yếu bằng thủ công nên có đặc điểm là kích thước nhỏ.
Ưu điểm: Cốp pha này là dễ chế tạo, việc gia công lắp dựng ngay ở hiện trường, nên
chỉ hợp với những công trình nhỏ.
Nhược điểm: Mức độ cơ giới hoá thấp, thời gian thi công dài, sử dụng được ít lần nên
giá thường cao. Để bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, việc khai thác gỗ đã bị hạn chế, vì vậy
việc sử dụng loại cốp pha gỗ này có xu hướng thu nhỏ dần để tiến tới thay thế bằng các loại
cốp pha khác có nhiều ưu điểm hơn.
* Ván khuôn thép định hình
Là loại cốp pha được làm bằng thép,được chế tạo ở nhà máy theo một số kích thước
định hình, có thể dùng cho các kết cấu móng, cột , dầm, sàn...
Ưu điểm: Mức độ công nghiệp hoá cao, việc sử dụng như lắp, tháo dỡ đơn giản và
nhanh, sử dụng được nhiều lần, an toàn, giá thành hạ.
Nhược điểm: Mức độ đầu tư ban đầu lớn và các tấm cốp pha định hình không thoã mãn
cho tất cả các kết cấu, nhất là các công trình có kiến trúc đặt biệt. Tuy nhiên đây là loại cốp
pha có nhiều ưu điểm phù hợp với quá trình công nghiệp hoá nghành xây dựng, nên đang
được sử dụng rộng rãi, về tương lai vẫn còn được sử dụng nhiều.
Qua các yếu tố trên và đặc điểm công trình nên để đảm bảo an toàn trong công tác cốp
pha, đồng thời nâng cao hiệu suất cần trục ta dùng cốp pha thép Hòa Phát để làm cốp pha đổ
bê tông cho các kết cấu.

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 36


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

4.2.Tổ hợp ván khuôn


Sử dụng ván khuôn thép do công ty Hòa Phát - Hà Nội sản xuất.
+ Bề mặt ván khuôn là thép bản dày 3mm, thép CT3
+ Các sườn dọc và sườn ngang là thép xà gồ C8
+ Liên kết giữa thép bản và các sườn bằng các đường hàn liên tục có chiều cao đường hàn hf
= 4mm.

- Tấm ván khuôn thép định hình :

Đài móng M3: hình chữ nhật có kích thước 3m x 1.2m, cao 1m.
Tổ hợp ván khuôn cho đài như sau:
+ Ván khuôn đài móng dùng các tấm phẳng ghép ngang lại với nhau .
+ Chọn kích thước các tấm khuôn như sau: : Chọn tấm ván khuôn HP -1230
4.3. Tính toán ván khuôn
a. Xác định tải trọng:
- Tải trọng tác dụng lên ván khuôn đứng .
Tải tiêu chuẩn : qtc   .H   qd . Trong đó:

 .H  2500.0,75  1875kG / m 2 :Áp lực ngang của bê tông đổ.

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 37


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

  2500kG / m3 : Khối lượng riêng của bê tông.


H = 0,75m : Chiều cao mỗi lớp đổ bê tông phụ thuộc vào bán kính đầm dùi.

q d  qd 1  qd 2 . Trong đó:

qd 1  400kG / m 2 : tải trọng do đổ bê tông bằng máy bơm.


qd 2  200kG / m 2 : tải trọng đổ bằng xe rùa.
qd 1 , q d 2 : tra bảng 10.2 trang 148 sách “ Kỹ thuật thi công “ của TS.Đào Đình Đức
( chủ biên ); PGS.Lê Kiều.
Tuy nhiên, với cốp pha đứng thường khi đổ thì không đầm và ngược lại, do vậy :
 qd  max(qd1; qd 2 )  400kG / m2
=> qtc   .H   qd  1875  400  2275kG / m 2

Tải trọng tính toán : qtt  n. .H   nd .qd .


Trong đó:
n  nd  1,3 : hệ số vượt tải .
 qtt  1,3 1875  1,3  400  2957,5kG / m 2
b. Kiểm tra coffa thành đài móng (300x1200):

Tải trọng phân bố đều trên mét dài tác dụng lên ván khuôn thành 300x1200:
qtc  ( .H   qd ).b  2275.0,3  682,5kG / m

qtt  (n. .H   n.qd ).b  2957,5  0,3  887, 25kG / m

- Đặc trưng hình học: Jx = 28,46 (cm4) ; Wx=6.55 ( cm3)


Sơ đồ tính: các tấm coffa thành được gối tựa là các sườn đứng bằng gỗ 80x100,
chiều dài của tấm coffa là 1200, khoảng cách các sườn đứng là 700, xem sườn coffa
như dầm liên tục.

100 700 700 700 700 100

- Kiểm tra khả năng chịu lực theo cường độ ổn định của tấm coffa

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 38


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

qtt .l 2 887, 25  0, 72
M max    43, 47(kGm)
10 10
M 4347
  max   663, 7(kG / cm 2 )  R  2100(kg / cm 2 )
Wx 6,55
 thoả mãn về điều kiện cường độ.
- Kiểm tra theo điều kiện độ võng:
qtc .l 4 682,5 102  704
f    0, 021cm
128.E.J 128  2,1.106  28, 46
l 70
Độ võng cho phép: f    0,175  cm   0, 021 cm 
400 400
 thoả mãn về điều kiện độ võng.

c. Kiểm tra sườn dọc đỡ coffa đài móng (thép hộp vuông 100x50x2mm):
- Sơ đồ tính: Xem sườn đứng như dầm đơn giản gối lên sườn ngang và thanh chống xiên,
chịu tải từ ván thành truyền vào dưới dạng phân bố đều, các sườn đứng cách nhau
700mm.
- Tải trọng tiêu chuẩn tác dụng lên sườn đứng
qtc =2275.0,7 = 1592,5 (kG/m)
- Tải trọng tính toán tác dụng lên sườn đứng
qtt = 2957,5.0,7 =2070,25 (kG/m)
- Kiểm tra khả năng chịu lực theo cường độ ổn định
qtt .l 2 2070, 25  0, 7 2
M max    101, 44(kGm)
10 10
bn .ln3 bt .lt3 5 103 4, 6  9, 63
J     77,52cm4
12 12 12 12
J 77,52
W    15,5cm3
y 5
M 10144
  max   654, 45(kg / cm 2 )     2100(kg / cm 2 )
Wx 15,5
 thoả mãn điều kiện về cường độ.
- Kiểm tra theo điều kiện độ võng:
qtc .l 4 1592,5 102  704 12
f    0.0021cm
128.E.J 128  2,1.106  8 103
l 70
Độ võng cho phép: f    0,175  cm   0, 0042  cm 
400 400
 thoả mãn về điều kiện độ võng.
d. Kiểm tra sườn ngang
SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 39
Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

Vì cây chống được chống tại vị trí giao nhau giữa sườn đứng và sườn ngang nên sườn
ngang không chịu tải trọng phân bố đều và không bi uốn như vậy ta đặt sườn ngang theo cấu
tạo và khoảng cách các sườn ngang là 400mm

400
400
400
100

e. Kiểm tra khả năng chịu lực của thanh chống xiên K-102
Tải trọng tác dụng lên cây chống xiên theo phương ngang:
P  qtc .S  2275.0, 7.0, 4  637kg

Theo phương xiên 1 góc 450 là:


637
N  900.9( Kg )
cos450
 N   P  2000kG
=> Dùng thanh chống K-102 là đảm bảo.
Chiều dài sử dụng min : 2000 mm
Chiều dài sử dụng max : 3500 mm
Tải trọng khi nén : 2000 kg
Tải trọng khi kéo : 1500 kg
4.4. Tính toán coffa cổ móng :
- Trong phần tính toán coffa sau đây, chỉ tiến hành kiểm tra cho tấm coffa lớn nhất (chịu
tải lớn nhất). Lấy coffa 300x1200mm, để tính cho tiết diện cổ móng 600x600
SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 40
Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

a. Tải trọng tác dụng lên coffa:


- Áp lực vữa bê tông: P    H  2500  0, 75  1875  kG / m2  .
Trong đó:
+  = 2500 KG/m3 là trọng lượng riêng bê tông cốt thép.
+ H = R = 0,75.
R là bán kính tác dụng của đầm dùi lấy R = 0,75.
+ Tải trọng động do đổ bêtông vào ván khuôn:
pđ = 400 (kG/m2).
+ Tổng tải trọng tiêu chuẩn tác dụng:
qtc = P + Pđ =1875 + 400 = 2275 (kG/m2).
+ Tổng tải trọng tính toán là:
qtt = Ptc× n = 2275 × 1,3 = 2957.5 (kG/m2)
+ Tải trọng tiêu chuẩn tác dụng lên 1m dài 1 ván khuôn.
qtc= 2275 x 0.3 = 682.5 kG/m.
+ Tải trọng tính toán tác dụng lên 1 ván khuôn.
qtt = 2957.5 x 0.3 = 887.4 kG/m.
b. Tính khoảng cách giữa các gông:
+ Theo điều kiện bền:
M max
   
W
qtt .lg2
Trong đó: M max  ; W= 5,10 cm3
10

lg 
 .W .10  2100.5,1.10
 110 cm.
qtt 8, 784
+ Theo điều kiện biến dạng:
qtc .lg4 1
f   f 
128.E.J 400
6
128.EJ 3 128.2,1.10 .21,8
 l  3   129 cm.
400.qtc 400.6,825
Từ những kết quả trên ta chọn l = 50 cm. Nhưng tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà
bố trí khoảng cách các gông sao cho hợp lý hơn.
c. Chọn và tính toán gông.
Chọn gông thép là thép hình L7070 có J = 43,00 cm4 ; W = 13,1 cm3 .
Áp lực phân bố đều trên gông là:
qtt =2957,5  0,5 = 1478.75 (kG/m).

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 41


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

qtc = 2275  0,5 = 1137.5 (kG/m).


qtt .l 2 1478, 75  0,52
Mô men lớn nhất : M max    35,55 (KG m)
8 8
+ Điều kiện bền :    

 271,37     2100  kG / cm2 


M max 3555
Trong đó:   
W 13,1
+ Kiểm tra độ võng: Điều kiện f   f 
qtc .l 4 11,38  504
Trong đó: f    0.0062 cm
128.E.J 128  2,1.106  43
l 50
Độ võng cho phép: f    0,125  cm   0, 0062  cm  => thỏa mãn.
400 400
 Vậy chọn gông như trên là hợp lí.
d. Kiểm tra cây chống xiên.
Chọn cây chống xiên dài 1.4m
- Xác định lực dọc trong thanh chống xiên ( thanh chống góc 450):
l 1, 4
N  .q.cos   .2957,5.cos 450  1463,89 kG
2 2
- Kiểm tra độ ổn định của cây chống
N 1463,89
   58,56     120KG / cm 2 .
A 5.5

V. THI CÔNG BÊ TÔNG ĐÀI MÓNG:


1. Công tác chuẩn bị:
- Làm nghiệm thu ván khuôn, cốt thép trước khi đổ bê tông
- Nhặt sạch rác, bụi bẩn trong ván khuôn.
2. Công tác kiểm tra bê tông
Đây là khâu quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng kết cấu sau này.
Kiểm tra bê tông được tiến hành trước khi thi công ( Kiểm tra độ sụt của bê tông ) và sau khi
thi công ( Kiểm tra cường độ bê tông ).
3. Tính thể tích bêtông đài móng:
- Thể tích khối lượng bê tông đài móng
M1 = 3×7.9×1=23.7 m3
M2 = (3×4.2-2×0.5×1.5×0.9)×1=11.25m3
M3 = 3×1.2×1 = 3.6 m3
M4 = (3.5×3-0.5×1.8×2.3) ×1 = 8.43m3
SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 42
Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

M5 = 3×3×1= 9 m3
- Tổng thể tích bê tông đài móng
V =n1× VM1 + n2× VM2 + n3× VM3 + n4× VM4 + n5× VM5
= 23.7×1+ 11.25× 5+ 8× 3.6 + 4× 8.43 + 9× 9=223.47 m3
4. Chọn máy thi công bê tông đài móng
Chọn máy bơm bê tông
Sau khi ván khuôn móng được ghép xong và đã được kiểm tra ta tiến hành đổ bê tông
cho đài móng. Với khối bê tông 240,57 m3 dùng máy bơm bê tông để đổ bê tông cho móng
để tăng tiến độ.
Chọn máy bơm bê tông Putzmeister M43 với các thông số kỹ thuật sau:

Bơm Cao Bơm Ngang Bơm Sâu Dài (xếp lại)


(m) (m) (m) (m)
49,1 38,6 29,2 10,7

Lưu lượng áp suất Chiều dài xi Đường kính


(m3/h) bơm lanh (mm) xy lanh (mm)
90 105 1400 200

Ô tô bơm bê tông PUTZMEISTER M43


Ưu điểm của việc thi công bê tông bằng máy bơm là với khối lượng lớn thì thời gian
thi công nhanh, đảm bảo kỹ thuật, hạn chế được các mạch ngừng, chất lượng bê tông đảm
bảo.
Chọn xe vận chuyển bê tông thương phẩm
Chọn xe mã hiệu SB-92B có các thông số kỹ thuật như sau :

Độ Thời
Dung Công cao gian để
Dung tích tích suất Tốc độ đổ bê tông
Ô tô cơ Trọng lượng khi có
thùng thùng động quay phối ra
sở bê tông (tấn)
trộn (m3) nước cơ (v/phút) liệu
(m3) (W) vào tmin
(m) (phút)

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 43


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

KamAZ
6 0,75 40 9-14,5 3,5 10 21,85
-5511

Kích thước giới hạn : Dài 7,38 m; Rộng 2,5 m; Cao 3,4 m
Ô tô vận chuyển bê tông KAMAZ-5511
Chọn máy đầm bê tông
Việc thi công bê tông còn cần sử dụng phương tiện để đầm bê tông chọn loại đầm dài
có các thông só kỹ thuật:
- Chọn máy đầm dùi U21 có năng suất 6m3/h . Các thông số của đầm được cho trong
bảng sau:
Các chỉ số Đơn vị tính U21
Thời gian đầm bê tông giây 30
Bán kính tác dụng cm 20-35
Chiều sâu lớp đầm cm 20-40
Năng suất
- Theo diện tích được đầm m2/giờ 20
- Theo khối lượng bê tông m3/giờ 6

5. Đổ bêtông :
Sau khi hoàn thành công tác ván khuôn,cốt thép móng ta tiến hành đổ bê tông móng.
Bê tông móng được dùng loại bê tông thương phẩm B25, thi công bằng máy bơm bê tông.
Công việc đổ bê tông được thực hiện từ vị trí xa về gần vị trí máy bơm. Bê tông được
chuyển đến bằng xe chuyên dùng và được bơm liên tục trong quá trình thi công.
Bê tông được ô tô bơm vào vị trí của kết cấu : Máy bơm phải bơm liên tục. Khi cần
ngừng vì lý do gì thì cứ 10 phút lại phải bơm lại để tránh bê tông làm tắc ống. Khi đổ bê tông
phải đảm bảo :
Chia kết cấu thành nhiều khối đổ theo chiều cao. Bê tông cần được đổ liên tục
thành nhiều lớp có chiều dày bằng nhau phù hợp với đặc trưng của máy đầm sử dụng
theo 1 phương nhất định cho tất cả các lớp.
Nếu máy bơm phải ngừng trên 2 giờ thì phải thông ống bằng nước. Không nên để
ngừng trong thời gian quá lâu. Khi bơm xong phải dùng nước bơm rửa sạch.

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 44


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

6. Đầm bêtông :
- Khi đã đổ được lớp bê tông dày 30cm,sử dụng đầm dùi để đầm bê tông.
- Đầm luôn phải để vuông góc với mặt bê tông
- Khi đầm lớp bê tông thì đầm phải cắm vào lớp bê tông bên dưới (đã đổ trước)
10cm .
- Thời gian đầm phải tối thiểu: 15  60s.
- Đầm xong một số vị trí, di chuyển sang vị trí khác phải nhẹ nhàng, rút lên và tra
xuống phải từ từ.
- Khoảng cách giữa 2 vị trí đầm là 1,5 r o = 50cm.
- Khoảng cách từ vị trí đầm đến ván khuôn > 2d.
(d, ro : đường kính và bán kính ảnh hưởng của đầm dùi)
7. Bảo dưỡng bêtông:
+ Tiến hành bảo dưỡng cho bê tông như sau:
- Cần che chắn cho bê tông đài móng không bị ảnh hưởng của môi trường.
- Trên mặt bê tông sau khi đổ xong cần phủ 1 lớp giữ độ ẩm như bảo tải, mùn cưa...
- Thời gian giữ độ ẩm cho bê tông đài: 7 ngày
- Lần đầu tiên tưới nước cho bê tông là sau 4h khi đổ xong bê tông. Hai ngày dầu cứ sau 2h
đồng hồ tưới nước một lần. Những ngày sau cứ 3-10h tưới nước 1 lần.
+ Khi bảo dưỡng chú ý: Khi bê tông không đủ cường độ, tránh va chạm vào bề mặt bê
tông. Việc bảo dưỡng bê tông tốt sẽ đảm bảo cho chất lượng bê tông đúng như mác thiết kế.
8. Tháo dỡ ván khuôn móng:

Ván khuôn thành móng sau khi đổ bê tông 1  1,5 ngày khi mà bê tông đạt cường độ
25Kg/cm3 thì tiến hành tháo dỡ ván khuôn thành móng. Việc tháo dỡ tiến hành ngược với
khi lắp dựng, có nghĩa cái nào lắp sau thì tháo trước còn cái nào lắp trước thì tháo sau.

B. THI CÔNG PHẦN THÂN (DẦM, SÀN).


I. THIẾT KẾ VÁN KHUÔN PHẦN THÂN
Nhiệm vụ: Lập biện pháp thi công bê tông cốt thép cột, dầm, sàn tầng điển hình,
chiều cao tầng 3.6m .

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 45


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

1.1. Phân tích các phương án thi công cho công trình
a. So sánh phương án
- Thi công bê tông thủ công có ưu điểm là cơ động, có thể đến vị trí xa nhất trên mặt
bằng; không cần máy móc phức tạp, cồng kềnh; chi phí cho một ngày công là khá rẻ; không
đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao. Tuy nhiên, đổ bê tông thủ công có nhược điểm là chất lượng
sản phẩm không cao, chỉ trộn được mác bê tông dưới 250, cần số công nhân lớn, thời gian thi
công kéo dài nên nhiều khi không đảm bảo tiến độ. Mức độ an toàn thấp, nhất là đối với
công trình thi công phức tạp.
- Thi công bê tông cơ giới có ưu điểm rất lớn là thời gian thi công nhanh, giảm tối đa
số lượng công nhân tại công trường nên mức độ an toàn lao động cao hơn. Đảm bảo chất
lượng bê tông mác cao. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm là phải có máy
móc trang thiết bị cồng kềnh, yêu cầu đội ngũ công nhân và cán bộ kỹ thuật lành nghề. Mặt
bằng công trình phải đủ rộng.
b. Chọn phương án thi công
- Công trình có quy mô lớn. Diện tích mặt bằng là 47x21m. Đòi hỏi khối lượng bê
tông khá lớn, vận chuyển, cẩu lắp các cấu kiện là khó khăn đối với phương pháp thi công thủ
công. Do đó, chọn phương án thi công cơ giới kết hợp với thủ công để tận dụng những ưu
điểm của hai phương pháp này.
1.2. Chọn máy thi công
a. Máy bơm bê tông
- Sử dụng máy bơm bê tông để đổ bê tông dầm, sàn, cột .
- Chọn máy bơm có cần phải có tầm với đến phân nữa mặt bằng công trình. Chọn
công suất bơm của máy bơm sao cho thời gian hoàn thành đổ bê tông không quá dài (từ 2-3
giờ).
- Xe bơm bê tông có cần dùng xe có mã hiệu Putzmeister – 32Z12L có các thông số
kỹ thuật như đã trình bày ở phần thi công móng.
- Bơm bê tông cố định dùng bơm Putzmeister – BSA 2110 HP-D có các thông số kỹ
thuật:
+ Khối lượng: 8615 (kg)
+ Kích thước (dài x rộng x cao): 6813x1977x2502 (mm)
+ Công suất bơm (phía cần/ phía pít tông): 102/76 m3/giờ
+ Áp suất bơm (phía cần/ phía pít tông): 150/220 Bar
+ Đường kính ống bơm: 150mm
+ Kiểu van: S-2015D
+ Phểu chứa: RS 900HP, dung tích 600 lít, cao 1270mm.
- Ưu điểm của việc thi công bê tông bằng máy bơm là với khối lượng lớn thì thời gian

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 46


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

thi công nhanh, đảm bảo kỹ thuật, hạn chế được các mạch ngừng, chất lượng bê tông đảm
bảo.
b. Máy đầm bê tông
Chọn máy đầm dùi chạy điện của Hòa Phát, có các thông số kỹ thuật như đã trình bày
ở phần thi công móng.
1.3. Chọn thiết bị, phương tiện phục vụ thi công
a. Chọn loại ván khuôn, đà giáo, cây chống
Khi thi công bê tông cột, dầm, sàn, để đảm bảo cho bê tông đạt chất lượng cao thì hệ
thống cây chống cũng như ván khuôn cần phải đảm bảo độ cứng, ổn định cao. Hơn nữa để
đẩy nhanh tiến độ thi công, mau chóng đưa công trình vào sử dụng, thì cây chống cũng như
ván khuôn phải được thi công lắp dựng nhanh chóng, thời gian thi công công tác này ảnh
hưởng rất nhiều đến tiến độ thi công khi mặt bằng xây dựng rộng lớn, do vậy cây chống và
ván khuôn phải có tính chất định hình. Vì vậy sự kết hợp giữa cây chống kim loại và ván
khuôn thép đa năng khi thi công bê tông cột, dầm, sàn là biện pháp hữa hiệu và kinh tế hơn
cả.
- Sử dụng ván khuôn thép, giàn giáo PAL cây chống của công ty Hòa Phát.
- Chọn thanh đà đỡ ván khuôn sàn: đặt các thanh xà gồ bằng thép hộp theo hai
phương, đà ngang dựa trên đà dọc, đà dọc dựa trên giá đỡ chữ U của hệ giáo PAL. Ưu điểm
của loại đà này là tháo lắp đơn giản, có sức chịu tải khá lớn, hệ số luân chuyển cao. Loại đà
này kết hợp với hệ giáo chống kim loại tạo ra bộ dụng cụ chống ván khuôn đồng bộ, hoàn
chỉnh và rất kinh tế.
1.4. Chọn phương tiện vận chuyển lên cao
a. Chọn cần trục tháp
- Để phục vụ cho công tác bê tông, chúng ta cần giải quyết các vấn đề như vận
chuyển người, vận chuyển ván khuôn và cốt thép cũng như vật liệu xây dựng khác lên cao.
Do đó ta cần chọn phương tiện vận chuyển cho thích hợp với yêu cầu vận chuyển và mặt
bằng công tác của từng bộ phận công trình.
- Từ tổng mặt bằng công trình, ta thấy cần chọn loại cần trục tháp có cần quay ở phía
trên; còn thân cần trục thì hoàn toàn cố định (được gắn từng phần vào công trình), thay đổi
tầm với bằng xe trục. Loại cần trục này rất hiệu quả, gọn nhẹ và thích hợp với điều kiện công
trình.
Chọn cần trục tháp PHCT – 5015A.

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 47


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

b. Chọn máy vận thăng


Máy vận thăng dùng để vận chuyển vật tư, thiết bị,... theo chiều cao. Ngoài ra, còn
dùng để vận chuyển người. Vì thế máy vận thăng phải được thiết kế với hệ số an toàn cao,
đặt ở vị trí thích hợp và đảm bảo an toàn. Chọn vận thăng Hòa Phát mã hiệu HP-VTL
100.80, có các thông số kỹ thuật cơ bản sau:
+ Trọng lượng: 1 tấn – 1 lồng
+ Số người nâng được: 12
+ Tốc độ nâng: 38 m/phút
+ Chiều cao nâng tiêu chuẩn: 50m
+ Động cơ nâng: công suất 2x11 kW; điện áp 380/440
+ Kích thước lồng nâng: 2.6x1.3x2.2 (m)

1.5. Chuẩn bị thi công trên cao


- Làm hệ thống lưới an toàn cho công trường.
- Làm hệ thống chống bụi và chống vật liệu bay sang các công trình lân cận.
- Lắp hệ dàn giáo công tác phía ngoài, xung quanh công trình và neo vào sàn. Vị trí
neo có thể cách 2 tầng/1 neo.
- Tập kết ván khuôn.
- Tập kết cốt thép đã gia công vào vị trí quy định để chuẩn bị cho công tác cốt thép.
- Chuẩn bị giáo thi công, các dụng cụ phục vụ thi công.
- Bố trí người, tổ thợ vào từng công tác thi công.
II. TRÌNH TỰ THI CÔNG LẮP ĐẶT VÁN KHUÔN CỐT THÉP:
1. Cột.
- Để lắp dựng chính xác coffa cột trước hết ta cần xác định chính xác tim cột từ móng
dẫn lên từ mặt bằng thi công. Các bước được tiến hành như sau:
- Ta ghép coffa cột thành 3 mặt với chiều cao tấm coffa 1,5m.
+ Lồng coffa đã ghép vào cốt thép
+ Ghép tấm coffa còn lại vào
+ Tiếp tục ghép tấm coffa phía trên cao 1,5m
+ Lắp hệ gông, lắp các cây chống xiên.
+ Dung máy kinh vĩ điều chỉnh tim, điều chỉnh độ thẳng đứng kết hợp với dây dọi.
+ Định vị cố định các cây chống xiên và cáp neo.
SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 48
Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

+ Trong quá trình lắp ván khuôn cột ta dùng máy trắc địa, quả dọi để kiểm tra các phương.
2. Dầm - sàn.
-Xác định cao độ mặt sàn.
- Xác định cao độ mặt trên ván khuôn ( cao độ mặt trên ván khuôn = cao độ sàn-chiều
dày sàn)
- Lắp cột, lắp trụ giáo, lắp đà, lắp ván.
-Lắp giằng( dọc, ngang , xiên), bản đế..
- Sử dụng các chống xiên để chống 2 bên thành dầm.
- Chú ý 1 số chỗ dùng ván bù và chống gỗ ( chống thành dầm) thì sử dụng gỗ nhóm
VI ( W= 18%, Rk = 95, Ru = 120, Rn =120kG/cm2 )
3. Tường.
- Sau khi lắp dựng cốt thép thì tiến hành lắp ván khuôn tường.
- Ván khuôn tường lắp đứng được giữ cố định bằng các sườn đứng thép 100x50x20
a900, các sườn đúng được giữ bởi các sườn ngang ở bên ngoài có kích thước tương tự.
- Sử dụng chống xiên để cố định ván khuôn tường
4. Một số lưu ý khi thi công lắp dựng cốt thép.
- Cốt thép gia công xong phải bảo quản kho ráo không được làm rỉ sét, nếu thấy hiện
tượng rỉ sét thì phải tiến hành cạo sạch trước khi thi công
- Trong quá trình thi công không được làm cong vênh thép dàm sàn, cần phải kiểm tra
kĩ trước khi đổ bê tông.
- Hệ thống neo giữ phải đảm bảo an toàn cho người thi công.
5. Một số lưu ý khi lắp dựng ván khuôn.
- Đánh dấu trục và cao độ công trình và phải ở vị trí thuận lợi việc cho việc lắp dựng
và kiểm tra ván khuôn, tránh tình trạng khi kiểm tra bị vướng dàn giáo quá nhiều, hoặc khi di
chuyển trục, cao độ từ vị trí này đến vị trí khác gặp khó khăn ( do không kết hợp tốt giữa
người đánh dấu với người lắp đặt ván khuôn dàn giáo).
- Đối với các loại ván khuôn cột tường…nên bật mực theo chu vi bộ phận công trình (
hay chân ván khuôn) để cố định vị trí ván khuôn được chính xác.
- Ván khuôn thành bê tông của các kết cấu tường sàn, dầm cột, nên lắp dựng sao cho
phù hợp với việc tháo dỡ sớm mà không ảnh hưởng đến các phần ván khuôn và dàn giáo còn
lưu lại để chống đỡ ( như ván khuôn đáy dầm, sàn, cột chống )
- Lắp dựng ván khuôn và dàn giáo của các tấm sàn và các bộ phận khác của các nhiều
tầng cần đảm bảo điều kiện tháo dỡ từng bộ phận và di chuyển dần theo quá trình đổ và
đóng rắn của bê tông.
- Trụ chống của dàn giáo phải đặt vững chắc trên nền cứng, không bị trượt và không
bị biến dạng khi chịu tác động trong quá trình thi công.
- Khi lắp dựng ván khuôn cần có các mốc trắc đạc hoặc các biện pháp thích hợp để

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 49


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

thuận lợi cho việc kiểm tra trục và cao độ của các kết cấu.
- Khi ổn định ván khuôn bằng dây chằng và mốc neo thì phải tính toán , xác định số
lượng và các vị trí để giữ ổn định hệ thống ván khuôn khi chịu tải trọng và tác động trong
quá trình thi công.
- Trong quá trình lắp dựng ván khuôn cần cấu tạo một số lỗ thích hợp phía dưới để khi
cọ rửa nặt nền, nước và chất bẩn có chỗ thoát ra ngoài. Trước khi đổ bê tông, các lỗ này
được bịt kín lại.
- Kiểm tra và nghiệm thu công tác lắp dựng ván khuôn và dàn giáo trước khi tiến hành
các công tác khác.
III. TÍNH TOÁN KHẢ NĂNG CHỊU LỰC, ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA VÁN KHUÔN, DÀN
GIÁO, SÀN CÔNG TÁC:
3.1. Tính toán ván khuôn sàn: (sàn dày 120mm )
- Tấm coffa tiêu chuẩn lớn nhất và sử dụng phổ biến nhất để làm ván khuôn sàn là
1200x600x55 để tính.
- Các tấm cốt pha sàn liên kết với nhau bằng các jun nẹp mạ kẽm: Ø12. Được đỡ bằng
sườn ngang ( thép hộp 50x100 ) bên trên và sườn dọc ( thép IN 10 ) bên dưới và hệ thống các
giáo PAL để giữ ván khuôn chịu được tải trọng của bê tông và áp lực của đầm rung. Sau đó
ta tiến hành kiểm tra độ võng của tấm cốt pha cũng như của các thanh sườn chống thõa điều
kiện cho phép.
Tải trọng tác dụng.
- Tải trọng tác dụng lên 1m2 sàn được thể hiện ở bảng sau:

Tải trọng tiêu Hệ số vượt Tải trọng tính


Tải trọng
chuẩn(kg/m2) tải toán(kg/m2)

Trọng lượng bê tông 0,12×2500 = 300 1,2 360

Trọng lượng tấm cốp pha


15.62/(0.6×1.2)=22 1,1 24
tiêu chuẩn
Hoạt tải do người và dụng cụ
250 1,3 325
thi công
Tải trọng do đổ bê tông bằng
400 1,3 520
máy
Trọng lượng cốt thép 0.12×100 = 12 1,1 13
Tải trọng ảnh hưởng của
100 1,3 130
người và TBTC

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 50


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

Tổng tải trọng tác dụng lên


1084 1372
1m2 cốp pha sàn

- Tải tính toán trên 1m dài :


qtc  1084 1  1084kG / m
qtt  1372 1  1372kG / m
a. Sơ đồ tính:

M
- Coffa tiêu chuẩn 600x1200x55 có các đặc trưng hình học sau:
Jx = 30,58 (cm4) ; Wx = 6.68 (cm3)
M max
+ Theo điều kiện bền:    
W
qtt .ld2
Trong đó: M max  ; Wx = 6.68 (cm3)
10

ld 
 .W .10  2100  6, 68 10
 101 cm
qtt 13.72
Vậy chọn các sường ngang cách nhau một khoảng 600mm
b. Tính độ võng
Mô men lớn nhất :
qtt .l 2 1372  0, 62
M max    49.39kG.m
10 10
+ Điều kiện bền :    

 739.4     2100  kG / cm2 


M max 4939
Trong đó:   
W 6, 68

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 51


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

+ Kiểm tra độ võng: Điều kiện f   f 


qtc .l 4 10.84  604
Trong đó: f    0.017 cm
128.E.J 128  2,1.106  30,58
l 60
Độ võng cho phép: f    0,15  cm   0, 017  cm 
400 400
 thoả mãn về điều kiện độ võng.
c. Kiểm tra sườn ngang đỡ coffa sàn (thép hộp vuông 100x50x2mm):
- Sơ dồ tính: xem sườn đỡ sàn như dầm liên tục gối lên các cột chống có nhịp 1200mm và
các sườn ngang đặt cách nhau 600mm.

2
q l/ 10

-
-
- Tải trọng tiêu chuẩn tác dụng do sàn truyền vào
qtc  1084  0, 6  650.4kG / m
- Tải trọng tính toán tác dụng do sàn truyền vào
qtt  1372  0, 6  823.2kG / m
- Kiểm tra khả năng chịu lực theo điều kiện cường độ
qtt .l 2 823.2 1, 22
M max    118,54kG / m
10 10
bn .ln3 bt .lt3 5 103 4, 6  9, 63
J     77,52cm4
12 12 12 12
J 77,52
W    15,5cm3
y 5
qtc .l 4 6,5 1204
f    0, 065 cm
128.E.J 128  2,1.106  77,52

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 52


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

l 1200
Độ võng cho phép:  f     3  cm   0, 065  cm   thoả mãn về điều kiện độ võng.
400 400
d. Kiểm tra sườn dọc đỡ coffa sàn (thép IN 10):
- Sơ dồ tính: xem sườn đỡ sườn ngang như dầm liên tục gối lên các cột chống có nhịp
1200mm

- Lực tập trung do đà truyền vào


P  823, 2 1, 2  987.84kG
- Kiểm tra khả năng chịu lực theo điều kiện cường độ
M max 29698
   1916(kg / cm 2 )     2100(kg / cm 2 )
Wx 15,5
 thoả mãn điều kiện về cường độ.
- Kiểm tra theo điều kiện độ võng:
qtc .l 4 6,5 1204
f    0, 065 cm
128.E.J 128  2,1.106  77,52
l 1200
Độ võng cho phép: f    3  cm   0, 065  cm 
400 400
 thoả mãn về điều kiện độ võng.
e. Tính toán cột chống :
- Sử dụng giáo Pal (1200x1200) để giữ ván khuôn sàn tác dụng xuống
- Lực tác dụng lên một cây chống :

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 53


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

P  q.S  1372 1, 2 1, 2  1975KG   P  30000KG (Thỏa)


Chiều cao tầng : htầng = 3.6 m.
800 800 800 800 800 800 800 800 800 800 800 800

600 300
850 250

1200
4
2
850

6
850

1100
5
850

7800
1200
850

1100
850
850

400 600 400


250 850

400500 600 600 600 600 600 600 600 650 600 600 600 500 400
8000

MẶT BẰNG BỐ TRÍ SƯỜN NGANG, SƯỜN DỌC, HỆ GIÁO PAL

TRONG ĐÓ:
2.Sườn ngang.
3.Cột chống hệ giáo PAL.
5.Sườn dọc.
6.Cột chống đơn.

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 54


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

3.2. Tính toán coffa dầm:


a. Coffa đáy dầm:
- Dùng coffa sườn thép tiêu chuẩn 400x1200
-

120

600
480
55
100
300 800 300
1400

b. Tải trọng tác dụng lên coffa đáy dầm:

Tải trọng tiêu chuẩn Hệ số vượt Tải trọng tính


Tải trọng
(daN/m2) tải toán (daN/m2)

Trọng lượng bê tông 0,4×0,75×2500 = 750 1,2 900

Trọng lượng tấm cốp pha


0,4× 10,91/(0,4×1,2) = 9 1,1 9.9
tiêu chuẩn
Hoạt tải do người và dụng
0,4×250=100 1,3 130
cụ thi công
Tải trọng do đổ bê tông
0,4×400=160 1,3 208
bằng máy

Trọng lượng cốt thép 0,4×0,75×100=30 1,1 33

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 55


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

Tổng tải trọng tác dụng lên


1049 1281
1m2 cốp pha sàn

c. Kiểm tra coffa đáy dầm (400x1200):


- Đặc trưng hình học: Jx = 23,45 (cm4) ; Wx=5,26 ( cm3)
+ Các tấm coffa đáy dầm được gối lên gối tựa là các sườn ngang thép hộp 50x100.
+ Chiều dài của tấm coffa là 1200, khoảng cách các sườn ngang là 800, xem sườn coffa như
dầm liên tục.
- Kiểm tra khả năng chịu lực theo điều kiện cường độ
qtt .l 2 1281 0,82
M max    82kg.m
10 10
M 8200
  max   1559kg / cm 2     2100kg / cm 2
Wx 5, 26
 thoả mãn về điều kiện về cường độ.
- Kiểm tra theo điều kiện độ võng:
qtc .l 4 10, 49  804
f    0.068 cm
128.E.J 128  2,1.106  23, 45
l 80
Độ võng cho phép: f    0, 2cm  0, 068cm
400 400
 thoả mãn về điều kiện độ võng.
d. Coffa thành dầm:
- Dầm chính D4 là dầm có chiều cao lớn nhất, sau khi trừ sàn: h = 600-120=480mm
- Dùng tấm coffa thép 500x1200 và tấm góc trong dùng cho sàn 100x100x1200
e. Tải trọng tác dụng lên cofffa thành (500x1200):
- Áp lực vữa bê tông: P    H  2500  0, 75  1875  kg / m2 
Trong đó:
+  = 2500 KG/m3 là trọng lượng riêng bê tông cốt thép.
+ H = R = 0,75; R là bán kính tác dụng của đầm dùi lấy R = 0,75.
+ Tải trọng động do đổ bêtông vào ván khuôn: pđ = 400 (kG/m2).
+ Tổng tải trọng tiêu chuẩn tác dụng:
qtc = P + Pđ =1875 + 400 = 2275 (kG/m2).
+ Tổng tải trọng tính toán là:
qtt = Ptc× n = 2275 × 1,3 = 2957.5 (kG/m)
+ Tải trọng tiêu chuẩn tác dụng lên 1 ván khuôn.
qtc= 2275× 0.4 = 910 ( kG/m).
+ Tải trọng tính toán tác dụng lên 1 ván khuôn.

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 56


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

qtt = 2957.5× 0.4 = 1183 kG/m.

f. Kiểm tra coffa thành dầm (500x1200):


- Đặc trưng hình học: Jx = 23,48 (cm4) ; Wx=5,26 ( cm3)
Sơ đồ tính: các tấm coffa thành được gối tựa là các sườn đứng bằng gỗ 80x100, chiều
dài của tấm coffa là 1200, khoảng cách các sườn đứng là 800, xem sườn coffa như dầm liên
tục.
- Kiểm tra khả năng chịu lực theo cường độ ổn định của tấm coffa
qtt .l 2 1183  0,82
M max    75, 71(kGm)
10 10
M 7571
  max   1439,3(kG / cm 2 )  R  2100(kg / cm 2 )
Wx 5, 26
 thoả mãn về điều kiện cường độ.
- Kiểm tra theo điều kiện độ võng:
qtc .l 4 9,1 804
f    0.059 cm
128.E.J 128  2,1.106  23, 45
l 80
Độ võng cho phép: f    0, 2  cm   0, 059  cm 
400 400
 thoả mãn về điều kiện độ võng.
g. Kiểm tra sườn đứng đỡ coffa thành:
Sơ đồ tính: Xem sườn đứng như dầm đơn giản gối lên 1 nẹp gỗ và thanh chống xiên, chịu
tải từ ván thành truyền vào dưới dạng phân bố đều, các sườn đứng cách nhau 800mm.
- Tải trọng tiêu chuẩn tác dụng lên sườn đứng
qtc = (1875+400).0,8 = 1820 (kG/m)
- Tải trọng tính toán tác dụng lên sườn đứng
qtt = (1875+400).0,8.1,3 =2366 (kG/m)
- Kiểm tra khả năng chịu lực theo cường độ ổn định
qtt .l 2 2366  0,82
M max    151, 42(kGm)
10 10
M 15142  6
  max   113,5(kG / cm2 )  R  120(kG / cm2 )
Wx 8 10 2

 thoả mãn về điều kiện cường độ.


- Kiểm tra theo điều kiện độ võng:
qtc .l 4 18, 2  804 12
f    0.0042 cm
128.E.J 128  2,1.106  8 103

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 57


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

l 80
Độ võng cho phép: f    0, 2  cm   0, 0042  cm 
400 400
 thoả mãn về điều kiện độ võng.
h. Kiểm tra chống xiên cho thành dầm (gỗ 50x80):
1 1
N  .qtt .hdam .l.cos60= .(1875  400).1,3.0, 48.0,8.cos60=283.92 (kG)
2 2
N 283.92
   7.1(kG / cm 2 )  R  120(kG / cm 2 )
F 58
 thoả mãn về điều kiện cường độ.
i. Kiểm tra sườn đỡ coffa đáy ( Thép hộp50x100)
- Sơ đồ tính: xem sườn đỡ coffa đáy như dầm có đầu thừa gối lên 2 cấy chống cách nhau
800, nhịp giữa chịu tải trọng phân bố từ dầm truyền xuống hai đầu sườn chịu tải tập trung do
thanh chống xiên.

qtt
N N

Mmax
M

- Kiểm tra khả năng chịu lực theo điều kiện về cường độ
qtt .l 2 1281 0,82
M max    81.98(kGm)
10 10
M 8198  6
  max   98,3(kG / cm2 )  R  2100(kG / cm2 )
Wx 5 10 2

 thoả mãn về điều kiện cường độ.


2.7. Kiểm tra cột chống:
- Lực tác dụng lên một cột chống
1 tt 1
N (q .b.h  n. y.b.h.l )  (1281.0, 4.0,8  1,1.2500.0, 4.(0, 6  0,12).0,8)
2 2
 416.6kG   P   2000 KG
- Chiều dài cần thiết của cột chống:
H ct  H t  H dam  3600  600  3000
 chọn cột chống thép CH-65 như trên là hợp lý.

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 58


Đồ án KTTC1 GVHD: Ngô Đình Châu

SVTH: PHẠM VĂN TRUNG Trang 59

You might also like