Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 51

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THAM GIA XÉT GIẢI THƢỞNG
‘’NHÀ KINH TẾ TRẺ UEH’’ NĂM 2017

TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG, ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC


NGOÀI VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM:
PHƢƠNG PHÁP ARDL

Thuộc nhóm chuyên ngành khoa học: KINH TẾ

Mã số đề tài:……………..

TP. Hồ Chí Minh, tháng 3 /2017


i

TÓM TẮT

Bài nghiên cứu áp dụng mô hình ARDL đồng liên kết do Pesaran và Smith (1998),
Pesaran và cộng sự (2001) phát triển, nhằm tìm hiểu sự tồn tại của mối quan hệ dài
hạn giữa tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ điện năng và đầu từ trực tiếp nước ngoài ở
Việt Nam trong giai đoạn 1986 – 2014. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phương pháp
Toda Yamamoto (1995) để kiểm chứng mối quan hệ nhân quả Granger giữa tăng
trưởng kinh tế và tiêu thụ điện năng; tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Kết quả chỉ ra, tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa tăng trưởng kinh
tế và tiêu thụ điện năng; mối quan hệ nhân quả một chiều từ đầu tư trực tiếp nước
ngoài đến tăng trưởng kinh tế.

Từ khóa: Tiêu thụ điện năng, Tăng trưởng kinh tế, Tác động nhân quả Granger.
ii

MỤC LỤC

MỤC LỤC ................................................................................................................. ii

DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iv

DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................v


CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1
1.2. Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu .......................................................................2

1.3. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu .................................................................2

1.4. Bố cục đề tài .....................................................................................................3

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ............................................................4


2.1. Tình hình điện năng Việt Nam .........................................................................4

2.1.1. Nhu cầu và mức tiêu thụ điện năng ............................................................4

2.1.2. Tình hình sản xuất điện năng .....................................................................5

2.2. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ nhân quả giữa
tiêu thụ điện năng và tăng trưởng kinh tế ................................................................8

2.3. Các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ nhân quả giữa FDI và tăng trưởng
kinh tế ....................................................................................................................19

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................21


3.1. Phương trình hồi quy ......................................................................................21
3.2. Phương pháp ARDL .......................................................................................21
3.3. Phương pháp Toda Yamamoto để kiểm định nhân quả Granger ...................23

3.4. Dữ liệu ............................................................................................................24

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN ..........................26


4.1. Kiểm định tính dừng .......................................................................................26
4.2. Kiểm định đường bao (Bound test) ................................................................26
4.3. Kết quả ước lượng mô hình ARDL ................................................................27
iii

4.4. Kiểm định nhân quả Toda-Yamamoto ...........................................................29

4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu .........................................................................30

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................32


5.1. Kết luận ...........................................................................................................32
5.2. Một số hàm ý chính sách ................................................................................32
5.3. Hạn chế của đề tài. ..........................................................................................33

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................34


PHỤ LỤC .................................................................................................................39
iv

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 ..........................Một số nghiên cứu ủng hộ Feedback hypothesis

Bảng 2 ..........................Một số nghiên cứu ủng hộ Conservation hypothesis

Bảng 3 ..........................Một số nghiên cứu ủng hộ Growth hypothesis

Bảng 4 ..........................Một số nghiên cứu ủng hộ Neutrality hypothesis

Bảng 5 ...........................Thống kê mô tả các biến số

Bảng 6 ..........................Kiểm định tính dừng

Bảng 7 ..........................Kết quả kiểm định đường bao (Bound test)

Bảng 8 ..........................Kết quả ước lượng dài hạn

Bảng 9 ..........................Các kiểm định chẩn đoán

Bảng 10 ........................Kết quả ước lượng mô hình sai số hiệu chỉnh

Bảng 11 ........................Kiểm định nhân quả Granger theo phương pháp Toda

Yamamoto
v

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 ..................... Tiêu thụ điện năng 2014 theo khu vực

Hình 2 ..................... Sản lượng điện năng và công suất thiết lập năm 2014

Hình 3 ..................... Sản lượng điện năng và công suất thiết lập năm 2015

Hình 4 ..................... Mục tiêu cơ cấu nguồn điện Việt Nam

Hình 5 ..................... Đồ thị biểu diễn xu hướng của các biến số

Hình 6 ..................... Kết quả kiểm định CUSUM và CUSUMSQ


1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1. Lý do chọn đề tài

Điện năng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đời sống con người
và tiến bộ xã hội, là yếu tố đầu vào thiết yếu để đạt được mục tiêu phát triển bền
vững ở các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Mức tiêu thụ điện năng ở các quốc gia đang phát triển ngày càng gia tăng nhanh
chóng nhằm bắt kịp tốc độ phát triển kinh tế, gia tăng dân số và tốc độ công nghiệp
hóa (OECD, 2007). Nhu cầu của thế giới về năng lượng sơ cấp được dự báo tăng
nhanh, đạt 1.4% mỗi năm cho đến 2035 (theo kịch bản chính sách của International
Energy Agency đưa ra), trong khi đó, các quốc gia không thuộc nhóm OECD sẽ đối
mặt tốc độ tăng trưởng chóng mặt, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ (UNEP, 2011).
Tuy nhiên, với dự báo tốc độ gia tăng nhu cầu điện năng như vũ bão, đặt ra nhiều
thách thức phát sinh mà thế giới sẽ phải đối mặt, như giá nhiên liệu hóa thạch tăng
mạnh và biến động phức tạp, vấn đề biến đổi khí hậu (nóng lên toàn cầu) phần lớn
xuất phát từ việc tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch (UNEP, 2011).
Nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả giữa tiêu thụ điện năng và tăng trưởng
kinh tế không còn quá mới mẻ. Nghiên cứu mang tầm ảnh hưởng của Kraft và Kraft
(1978) được xem là nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu về mối quan hệ giữa tiêu thụ điện
năng và tăng trưởng kinh tế; tác giả phát hiện được mối quan hệ nhân quả một chiều
từ tăng trưởng kinh tế đến tiêu thụ điện năng tại Mỹ trong giai đoạn 1947‒1974. Kể
từ đây, nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa tiêu thụ điện năng và tăng trưởng
kinh tế bằng nhiều phương pháp đã được tiến hành, tại các thời điểm khác nhau; bắt
đầu là các bài nghiên cứu riêng lẻ cho từng quốc gia, sau dần là các bài nghiên cứu
phân tích nhiều nhóm nước hay các khu vực kinh tế và xem đó là thước đo cho các
quyết định chính sách đúng đắn. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Canh (2012) chỉ ra
mối quan hệ nhân quả dài hạn từ tăng trưởng kinh tế đến tiêu thụ điện năng. Trong
khi đó, Trần Thị Mai (2015) lại tìm thấy mối quan hệ nhân quả một chiều trong cả
ngắn hạn và dài hạn từ tiêu thụ điện năng đến tăng trưởng kinh tế.
Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển, phụ thuộc nhiều vào
năng lượng, đặc biệt là điện năng; và do đó, đối mặt với tốc độ tăng trưởng nhanh
chóng của tiêu thụ điện năng trước sức ép ngày một lớn từ nền kinh tế mở rộng,
2

công cuộc công nghiệp hóa và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu sau giai đoạn cải
cách thị trường 1986. Tổng mức tiêu thụ điện năng của Việt Nam gia tăng nhanh
chóng, từ mức 22 tỷ kWh năm 2000 lên đến 125 tỷ kWh năm 2014 (EIA, 2017).
Trong năm 2014, với mức 53,9% của mức tiêu thụ điện năng tổng thể, khu vực
công nghiệp chiếm mức tiêu thụ điện năng lớn nhất, tiếp đó theo sau là khu vực dân
cư (35,6%) và khu vực dịch vụ (4,8%). Do vậy, từ những thực tế trên, tác giả tiến
hành tìm hiểu lại mối quan hệ giữa tiêu thụ điện năng và tăng trưởng kinh tế Việt
Nam, nhằm củng cố các kết quả về mối quan hệ nhân quả, giúp ích cho các nhà
hoạch định trong vấn đề chính sách năng lượng và phát triển kinh tế.

1.2. Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu

Bài nghiên cứu tiến hành tìm hiểu mối quan hệ nhân quả giữa tiêu thụ điện
năng và tăng trưởng kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Từ
kết quả đó mà tác giả xem xét đưa ra các khuyến nghị góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế hơn.
Câu hỏi nghiên cứu gồm:
- Có tồn tại quan hệ nhân quả giữa tiêu thụ điện năng và tăng trưởng kinh tế
không?
- Có tồn tại quan hệ nhân quả giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng
kinh tế không?
- Tiêu thụ điện năng và đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực đến
tăng trưởng kinh tế không?

1.3. Phƣơng pháp và dữ liệu nghiên cứu

Bài nghiên cứu áp dụng mô hình ARDL (Autoregressive Distributed Lag) và


phương pháp kiểm định nhân quả Toda‒Yamamoto để tìm hiểu mối quan hệ nhân
quả giữa tiêu thụ điện năng, đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam trong giai đoạn 1986–2014. Dựa theo nghiên cứu của Tang (2009) và
Ibrahiem (2015), cũng như những nghiên cứu khẳng định tầm quan trọng của FDI
đến tăng trưởng kinh tế (Li và Liu, 2005; Maji và Odoba, 2011); tác giả quyết định
xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ điện năng và đầu tư trực tiếp
nước ngoài bằng phương trình hồi quy tuyến tính logarit tự nhiên như sau:

trong đó:
3

: GDP thực bình quân đầu người (đơn vị: US$);


: tổng tiêu thụ điện năng (đơn vị: tỷ Kilowatt giờ);
: dòng vốn ròng đầu tư trực tiếp nước ngoài (BOP, đơn vị: US$).
Dữ liệu từ năm 1986 đến 2014 cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (dòng vốn
ròng) và GDP thực bình quân đầu người được thu thập từ kho dữ liệu World
Development Indicators (WDI); trong khi đó, tổng tiêu thụ điện năng được thu thập
từ nguồn dữ liệu U.S. Energy Information Administration (EIA).

1.4. Bố cục đề tài

Ngoài chương mở đầu giới thiệu và danh mục tài liệu tham khảo, bài nghiên
cứu được kết cấu thành 4 chương:
Chương 2: Giới thiệu khung phân tích, các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ
giữa tiêu thụ điện năng và tăng trưởng kinh tế, cùng phương pháp nghiên cứu;
Chương 3: Trình bày phương pháp nghiên cứu và dữ liệu;
Chương 4: Các kết quả thực nghiệm và thảo luận;
Chương 5: Nêu ra các kết luận và hàm ý chính sách.
4

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2.1. Tình hình điện năng Việt Nam

2.1.1. Nhu cầu và mức tiêu thụ điện năng

Tiêu thụ điện năng tổng thể ở Việt Nam đang tiếp túc gia tăng nhanh chóng
trong những năm qua, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Sự tăng trưởng này đã và đang đáp ứng cho công cuộc công nghiệp hóa và hội nhập
với nền kinh tế toàn cầu sau giai đoạn cải các thị trường 1986.
Về cơ cấu tiêu dùng, trong năm 2012, khu vực công nghiệp chiếm tỷ trọng
lớn nhất trong tổng mức tiêu thụ điện năng cuối cùng (-38%), trong khi khu vực dân
cư chiếm 31% và ngành giao thông chiếm 21%. Dịch vụ thương mại và công cộng
cũng như nông lâm nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ. Trong năm 2014, với mức
53.9% của mức tiêu thụ điện năng tổng thể, khu vực công nghiệp chiếm mức tiêu
thụ điện năng lớn nhất, tiếp đó theo sau là khu vực dân cư (35.6%) và khu vực dịch
vụ (4.8%).

Nông nghiệp
Dịch vụ 1.50% Hoạt động khác
4.80% 4.20%

Công nghiệp,
53.90%
Khu dân cư,
35.60%

Nguồn: Minh họa dựa theo GDE (2015)


Hình 1. Tiêu thụ điện năng 2014 theo khu vực
5

2.1.2. Tình hình sản xuất điện năng

Nhiều năm qua, sản lượng điện năng hàng năm của Việt Nam tăng hơn mười
lần, từ 8.6 TWh trong năm 1990 lên 145.5 TWh vào năm 2014 và 164.31 TWh năm
2015 (EVN, 2015A; IoE, 2016). Sự gia tăng hàng năm trong giai đoạn này ước tính
từ 12 – 15%, gần như gấp đôi tốc độ tăng trưởng của GDP (EVN, 2015B). Dựa theo
EVN (2015A), công suất phát điện thiết lập tổng thể vào khoảng 35 GW trong năm
2014. Tuy nhiên, phòng thương mại châu Âu lại ước tính con số này rơi vào khoảng
21 – 23 GW. Điều này tương đương mức công suất đỉnh xấp xỉ 22.21 GW trong
năm 2014 (EuroCham - 2015).
Ở đây, thủy điện, khí đốt tự nhiên và than đá là những nguồn năng lượng sơ
cấp quan trọng nhất để sản xuất điện năng. Năm 2014, thủy điện chiếm tỷ trọng lớn
nhất – 37.62%, tiếp theo là khí đốt – 30.89% và than đá – 25.86%. Ngoài thủy điện,
năng lượng tái tạo chỉ chiếm một phần nhỏ.

Thủy điện Than Thủy điện nhỏ Gió


38% 26% 3% 0.04%

Khác
CCGT 0.49%
31%

Nhập khẩu
2%
6

Vi sinh
Diezel
0.45% Thủy điện nhỏ
0.21% 5.63%
Dầu
2.68%
Gió
0.15%

Gas
Than
21.89%
28.94%

Thủy điện
40.04%

Nguồn: Minh họa dựa theo EVN (2015A) và số liệu từ IoE


Hình 2. Sản lượng điện năng và công suất thiết lập năm 2014 (từ trên xuống)

Nhập khẩu
Năng lượng tái 1.50%
tạo 3.70%

Than Tuabin gas


34.40% 30.00%

Thủy điện
30.40%
7

Năng lượng tái tạo


5.04% Nhập khẩu
1.40%

Than
33.50% Tuabin gas
22.50%

Thủy điện
37.30%

Nguồn: Minh họa dựa theo EVN (2015A) và số liệu từ IoE


Hình 3. Sản lượng điện năng và công suất thiết lập năm 2015 (từ trên xuống)

Năm 2015, năng lượng từ than đá đạt 34.4%, chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp
theo là thủy điện – 30.4%, khí đốt – 30.0%. Ngoài thủy điện, năng lượng tái tạo chỉ
chiếm một phần nhỏ - 3.7%.
Trước sức ép từ sự gia tăng nhanh chóng và liên tục của nhu cầu điện năng,
đòi hỏi các chiến lược phát triển cũng như mở rộng sản lượng, công suất phát điện
được ưu tiên hàng đầu. Thời gian qua, đặc biệt trong mùa khô, tình trạng giảm sản
lượng điện năng có thể xảy ra do các nhà máy thủy điện không thể hoạt động hết
công suất. Một vấn đề khác, đó là hệ thống điện có khoảng cách quá xa các trung
tâm tiêu thụ điện năng chính như Hà Nội hay Hồ Chí Minh. Các nhà máy thủy điện
lớn chủ yếu được xây dựng ở phía Bắc và Tây Nguyên; các nhà máy điện chạy bằng
than nằm chủ yế ở các huyện ở phía Đông Bắc. Để đáp ứng sự chênh lệch này, lưới
điện cao áp 500 kV đã được triển khai xây dựng, kết nối hai miền Bắc và Nam, các
trung tâm tiêu thụ và các nhà máy sản xuất lớn.
Trong sửa đổi kế hoạch phát triển quốc gia VII (sửa đổi PDP 7), được sự
chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ ngày 18 tháng 3 năm 2016, tốc độ tăng trưởng
8

GDP trung bình được dự đoán đạt mức 7% trong giai đoạn 2016 – 2030. Để đáp
ứng nhu cầu điện năng trong nước, sửa đổi PDP 7 đặt mục tiêu cho mức điện năng
thương phẩm đạt 235 – 245 tỷ kWh vào năm 2020, 352 – 379 tỷ kWh vào năm
2025, 506 – 559 tỷ kWh vào năm 2030. Các mục tiêu sản lượng điện và xuất khẩu
đạt 265 – 278 tỷ kWh vào năm 2020, 400 – 431 tỷ kWh vào năm 2025, và 572 –
632 tỷ kWh vào năm 2030. Theo kế hoạch phát triển quốc gia sửa đổi, than đá sẽ là
nguồn năng lượng quan trọng nhất trong giai đoạn 2020 – 2030, chiếm đến 42.7%
vào năm 2020, 49.3% vào năm 2025 và 42.6% vào năm 2030. Cơ cấu nguồn điện
được minh họa trong hình 4.

Hình 4. Mục tiêu cơ cấu nguồn điện Việt Nam

2.2. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc đây về mối quan hệ nhân
quả giữa tiêu thụ điện năng và tăng trƣởng kinh tế

Nhiều nghiên cứu trước đây trên thế giới tập trung tìm hiểu các mối quan hệ
qua lại giữa tiêu thụ điện năng (hay năng lượng) và tăng trưởng kinh tế, xem đó là
thước đo cho các quyết định chính sách đúng đắn. Trong trường hợp tồn tại mối
quan hệ nhân quả hai chiều giữa tiêu thụ điện năng và tăng trưởng kinh tế -
feedback hypothesis, điều đó chỉ ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai biến số; tiêu thụ
9

điện năng và tăng trưởng kinh tế bổ sung cho nhau, một sự gia tăng trong tiêu thụ
điện năng kích thích tăng trưởng kinh tế và ngược lại (Shahbaz và Lean, 2012).
Trong khi đó, nếu tồn tại mối quan hệ nhân quả là một chiều, nhưng từ tăng trưởng
kinh tế đến mức tiêu thụ điện năng - conservation hypothesis, điều đó có thể phản
ánh nền kinh tế ít phụ thuộc vào điện năng; do đó, các chính sách bảo tồn điện năng
(chẳng chẳng hạn sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả; sử dụng thiết bị hiệu
suất cao, ít hao tốn điện,…) tác động rất ít hoặc không có tác động bất lợi lên tăng
trưởng kinh tế (Mehrera, 2007). Trường hợp ngược lại, quan hệ nhân quả một chiều
từ mức điện năng tiêu thụ đến tăng trưởng kinh tế - growth hypothesis chỉ ra vai trò
quan trọng của điện năng đến tăng trưởng kinh tế, và điều đó có thể hiểu theo nghĩa
một sự giảm thiểu trong tiêu thụ điện năng có thể làm chậm đà tăng trưởng kinh tế.
Một cú sốc tiêu cực trong tiêu thụ điện năng có thể làm gia tăng giá cả điện năng,
các chính sách bảo tồn điện năng có thể tác động tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế
(Shahbaz và Feridun, 2012). Trong trường hợp không có mối quan hệ nhân quả
giữa tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ điện năng - neutrality hypothesis, điều đó phản
ảnh sự thất bại của các chính sách bảo tồn điện năng lên tăng trưởng kinh tế
(Apergis và Danuletiu, 2014).
Nghiên cứu mang tầm ảnh hưởng của Kraft và Kraft (1978) được xem là
nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu về mối quan hệ giữa tiêu thụ điện năng và tăng trưởng
kinh tế; tác giả phát hiện được mối quan hệ nhân quả một chiều từ tăng trưởng kinh
tế đến tiêu thụ điện năng tại Mỹ trong giai đoạn 1947‒1974. Soytas và cộng sự
(2001) cũng điều tra, nghiên cứu vấn đề tương tự, sử dụng phương pháp VECM
nhưng đi đến một kết quả tương đối khác, tiêu thụ điện năng có ảnh hưởng tích cực
đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Ebohon (1996) nghiên cứu mối quan hệ nhân
quả giữa tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế ở hai quốc gia Tanzania và
Nigeria; kết quả thực nghiệm chỉ ra tồn tại mối quan hệ hai chiều giữa các biến số ở
hai quốc gia, khẳng định vai trò của năng lượng, đóng vai trò quan trọng trong phát
triển kinh tế ở hai quốc gia. Nghiên cứu của Belloumi (2009) sử dụng kỹ thuật đồng
liên kết Johansen nhằm tìm hiểu mối quan hệ đồng liên kết giữa tiêu thụ năng lượng
và tăng trưởng kinh tế cho Tunisia trong giai đoạn 1971-2004. Sử dụng mô hình
vectơ sai số hiệu chỉnh để tìm hiểu mối nhân quả Granger giữa các biến số, tác giả
phát hiện quan hệ nhân quả hai chiều trong dài hạn giữa hai biến số. Tang (2009)
kiểm tra mối quan hệ giữa tiêu thụ điện năng, đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng
10

trưởng kinh tế cho Malaysia và kết quả cho thấy quan hệ nhân quả hai chiều giữa ba
biến số.
Ouédraogo (2010) nghiên cứu mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng và tăng
trưởng kinh tế ở Burkina Faso trong giai đoạn 1968-2003. Burkina Faso là quốc gia
phụ thuộc nhiều vào tiêu thụ năng lượng, do đó, không quá khó đoán khi tăng
trưởng kinh tế và năng lượng tiêu thụ có mối quan hệ nhân quả hai chiều. Nghiên
cứu của Esso (2010) áp dụng mô hình đồng liên kết ngưỡng cho bảy quốc gia châu
Phi, nhằm tìm hiểu mối quan hệ nhân quả giữa tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng
kinh tế, kết quả chỉ ra tại Bờ Biển Ngà xuất hiện mối quan hệ nhân quả hai chiều,
trong khi đó, Congo và Ghana chỉ tồn tại mối quan hệ nhân quả một chiều từ tăng
trưởng kinh tế đến tiêu thụ năng lượng. Nghiên cứu của Nondo và cộng sự (2010)
áp dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng nhằm tìm hiểu quan hệ dài hạn giữa tiêu thụ
năng lượng và tăng trưởng kinh tế cho 19 quốc gia thu nhập thấp ở châu Phi
(COMESA) trong giai đoạn 1980-2005. Kết quả chỉ ra tồn tại mối quan hệ dài hạn
giữa tăng trưởng và tiêu thụ điện năng ở các quốc gia này. Waqas và cộng sự (2013)
kiểm tra mối quan hệ giữa việc tiêu thụ điện năng bình quân đầu người và thu nhập
thực tế bình quân đầu người; cùng với mối quan hệ giữa việc tiêu thụ năng lượng
bình quân đầu người và tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Pakistan, sử dụng phương pháp
đồng liên kết Johansen và quan hệ nhân quả Granger. Kết quả cho thấy điện năng
tiêu thụ bình quân đầu người và tốc độ tăng trưởng kinh tế tác động nhân quả qua
lại lẫn nhau, kết quả tương tự với đó là mối quan hệ giữa điện năng tiêu thụ trên đầu
người và tăng trưởng kinh tế.
Kargı (2014) tìm thấy quan hệ nhân quả hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế và
điện năng tiêu thụ hộ gia đình cùng điện năng tiêu thụ trong ngành công nghiệp.
Kyophilavong và cộng sự (2015) nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế,
tiêu thụ năng lượng và độ mở cửa thương mại ở Thái Lan bằng phương pháp đồng
kết hợp Bayer và Hanck; kết quả xác nhận sự hiện diện của mối quan hệ đồng liên
kết giữa các biến và sự tồn tại của mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa tăng trưởng
kinh tế và tiêu thụ năng lượng, và giữa tiêu thụ năng lượng và mở cửa thương mại.
Ngoài ra còn có các nghiên cứu như Kasperowicz (2014) cho Ba Lan; các
nghiên cứu của Nazlioglu và cộng sự (2014), Aslan (2014) cho Thổ Nhĩ Kỳ;
Ibrahiem (2015) cho Ai Cập. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cho các nhóm quốc gia
như Bildirici (2012) cho các quốc gia châu Phi; Bayar và Özel (2014) nghiên cứu
11

cho 21 quốc gia mới nổi;…Sơ lược một vài các kết quả nghiên cứu trên được trình
bày trong bảng 1.
Bảng 1.
Các nghiên cứu ủng hộ Feedback hypothesis (EC Y)
Phƣơng
Tác giả Quốc gia Giai đoạn Biến số Quan hệ
pháp
Ebohon Nigeria, 1960 – 1984
Granger GDP, EC EC Y
(1996) Tanzania 1960 – 1981
Belloumi Granger, EC Y
Tunusia 1971 – 2004 GDP, EC
(2009) VECM (dài hạn)
ARDL, EC Y
Tang GDP, EC,
Malaysia 1970 – 2005 ECM- FDI
(2009) FDI, Dân số
Granger Y
Ouedraogo
Burkina-Faso 1968 – 2003 ARDL GDP, EC EC Y
(2010)
Esso Threshold
Bờ Biển Ngà 1970 – 2007 GDP, EC EC Y
(2010) cointegration
Nondo và 19 quốc gia
Panel VEC, EC Y
cộng sự châu Phi - 1980 – 2005 GDP, EC
Granger (dài hạn)
(2010) (COMESA)
Algeria, Ai
Cập, Morocco,
Bildirici Nigeria, Nam MS-VAR
1970 – 2010 GDP, EC EC Y
(2012) Phi, Sudan, causality
Togo, Tunisia,
Zimbabwe
Waqas và
Cointegration,
cộng sự Pakistan 1975 – 2009 GDP, EC EC Y
Granger
(2013)
JJ ECres
GDP, EC
Kargi cointegration, Y
Thổ Nhĩ Kỳ 1970 – 2010 dân cư, EC
(2014) Eangle- ECind
công nghiệp
Granger Y
GDP, Vốn
Kasperowicz EC Y
Ba Lan 2000 – 2012 OLS, Granger (C), Việc
(2014) C Y
làm, EC
Bayar, Özel 21 quốc gia mới Pedroni, Kao
1991 – 2011 GDP, EC EC Y
(2014) nổi cointegration
Nazlioglu và Cointegration,
cộng sự Thổ Nhĩ Kỳ 1967 – 2007 Granger tuyến GDP, EC EC Y
(2014) tính
Aslan ARDL,
Thổ Nhĩ Kỳ 1968 – 2008 GDP, EC EC Y
(2014) Granger
12

Bayer-Hanck
Kyophilavong GDP, EC,
cointegration,
và cộng sự Thái Lan 1971 – 2012 Trade EC Y
VECM-
(2015) openness
Granger
Ibrahiem Granger, GDP, EC, EC Y
Ai Cập 1980 – 2011
(2015) ARDL FDI FDI Y
Ghi chú: EC – Electricity Consumption (Mức tiêu thụ điện năng); Y – Economic Growth (Tăng trưởng kinh
tế)

Ngoài ra, nghiên cứu của Bento (2011) khẳng định sự tồn tại của mối quan
hệ đồng liên kết tuyến tính dài hạn giữa tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng và
FDI cho Bồ Đào Nha. Hơn nữa, kết quả của nghiên cứu này còn chỉ ra có một mối
quan hệ cùng chiều giữa tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ năng lượng; mối quan hệ
ngược chiều giữa FDI và tiêu thụ năng lượng. Isik (2010) kiểm tra mối quan hệ giữa
việc tiêu thụ khí đốt tự nhiên và tăng trưởng kinh tế ở Thổ Nhĩ Kỳ bằng phương
pháp ARDL và thấy rằng tiêu thụ khí đốt tự nhiên ảnh hưởng tích cực đến sự tăng
trưởng kinh tế trong ngắn hạn, trong khi lại ảnh hưởng tiêu cực trong dài hạn.
Waqas và cộng sự (2013) kiểm tra mối quan hệ giữa việc tiêu thụ điện năng
bình quân đầu người và thu nhập thực tế bình quân đầu người; cùng với mối quan
hệ giữa việc tiêu thụ năng lượng bình quân đầu người và tốc độ tăng trưởng kinh tế
ở Pakistan, sử dụng phương pháp đồng liên kết Johansen và quan hệ nhân quả
Granger. Kết quả cho thấy điện năng tiêu thụ bình quân đầu người và tốc độ tăng
trưởng kinh tế tác động nhân quả qua lại lẫn nhau, kết quả tương tự với đó là mối
quan hệ giữa điện năng tiêu thụ trên đầu người và tăng trưởng kinh tế. Banafea
(2014) cũng sử dụng phương pháp đồng liên kết và mô hình ECM, tìm thấy mối
quan hệ một chiều chạy từ tăng trưởng kinh tế đến tiêu thụ năng lượng ở Saudi
Arabia trong ngắn hạn, trong khi dài hạn thì ngược lại. Kargı (2014) tìm thấy quan
hệ nhân quả hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế và điện năng tiêu thụ hộ gia đình
cùng điện năng tiêu thụ trong ngành công nghiệp.
Hwang và Yoo (2014) đã phân tích các quan hệ nhân quả trong ngắn hạn và
dài hạn giữa tăng trưởng kinh tế, phát thải CO2 và tiêu thụ năng lượng cho
Indonesia; kết quả chỉ ra sự tồn tại của mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa lượng
xả thải CO2 với tiêu thụ năng lượng; quan hệ nhân quả một chiều từ tăng trưởng
kinh tế đến tiêu thụ năng lượng và lượng xả thải CO2. Lin và Jr (2014) cũng tìm
thấy mối quan hệ nhân quả một chiều chạy từ tiêu thụ năng lượng đến tăng trưởng
kinh tế cho Nam Phi bằng cách áp dụng một phương pháp bootstrap phi tham số.
13

Kyophilavong và cộng sự (2015) nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế,
tiêu thụ năng lượng và độ mở cửa thương mại ở Thái Lan bằng phương pháp đồng
kết hợp Bayer và Hanck; kết quả xác nhận sự hiện diện của mối quan hệ đồng liên
kết giữa các biến và sự tồn tại của mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa tăng trưởng
kinh tế và tiêu thụ năng lượng, và giữa tiêu thụ năng lượng và mở cửa thương mại.
Ngoài các nghiên cứu phân tích cho từng quốc gia riêng lẻ, nhiều tác giả
khác nhau trên thế giới kiểm định mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ
năng lượng/điện năng thông qua dữ liệu của nhiều quốc gia, khởi đầu là nghiên cứu
của Yu và choi (1985), nghiên cứu chỉ ra sự hiện diện của quan hệ nhân quả giữa
tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ năng lượng, nhưng kết quả khác nhau giữa các quốc
gia. Masih và Masih (1996) kết luận mối quan hệ nhân quả khác nhau giữa việc tiêu
thụ điện năng và tăng trưởng kinh tế; trong đó, tác giả ủng hộ “growth hypothesis”
ở Ấn Độ, “feedback hypothesis” cho Pakistan, “conservation hypothesis” cho
Indonesia và “neutrality hypothesis” cho Singapore, Philippines và Malaysia.
Soytas và Sari (2003) kết luận sự hiện diện của “conservation hypothesis” ở Ý và
Hàn Quốc, “feedback hypothesis” ở Argentina, và “growth hypothesis” ở Thổ Nhĩ
Kỳ, Pháp, Đức và Nhật Bản.
Bảng 2.
Một số nghiên cứu ủng hộ Conservation hypothesis (Y → EC)
Phƣơng
Tác giả Quốc gia Giai đoạn Biến số Quan hệ
pháp
Wolde- Algeria, Congo, ARDL,
Rufael Ai Cập, Ghana, 1971 – 2001 Toda GDP, EC Y EC
(2005) Bờ Biển Ngà Yamamoto
Cameroon,
Wolde- Gabon, Ghana, ARDL,
Rufael Nigeria, Senegal, 1971 – 2001 Toda GDP, EC Y EC
(2006) Zambia, Yamamoto
Zimbabwe
Esso Threshold
Congo, Ghana 1970 – 2007 GDP, EC Y EC
(2010) cointegration
JJ
Canh cointegration, Y EC
Việt Nam 1975 – 2011 GDP, EC
(2011) Engle- (dài hạn)
Granger
Dynamic Y EC
Banafea
Ả rập Saudi 1971 – 2012 VECM GDP, EC (ngắn
(2014)
Eangle- hạn)
14

Granger
GDP, EC,
Hwang, Yoo ECM-
Indonesia 1965 – 2006 phát thải Y EC
(2014) Granger
CO2
Y EC
Abdullah ECM- GDP, EC, FDI
Pakistan 1975 – 2008
(2013) Granger FDI EC
(dài hạn)
Akinwale và VAR,
cộng sự Nigeria 1970 – 2005 ECM- GDP, EC Y EC
(2013) Granger
GDP, EC,
Ấn Độ, Thổ Nhĩ
Bildirici và EC và sản
Kỳ, Nam Phi,
cộng sự 1978 – 2010 ARDL lượng công Y EC
Nhật Bản, Anh,
(2012) nghiệp, giá
Pháp, Italy
EC
Bildirici,
ARDL,
Kayıkcı Albania 1980 – 2009 GDP, EC Y EC
Granger
(2012)
Adom Toda
Ghana 1971 – 2008 GDP, EC Y EC
(2011) Yamamoto
Ciarreta,
Granger
Zarraga Tây Ban Nha 1971 – 2005 GDP, EC Y EC
tuyến tính
(2007)
Hye, Riaz ARDL, Y EC
Pakistan 1971 – 2007 GDP, EC
(2008) Granger (dài hạn)
Ghi chú: EC – Electricity Consumption (Mức tiêu thụ điện năng); Y – Economic Growth (Tăng trưởng kinh
tế)

Abdullah (2013) kiểm tra các mối quan hệ nhân quả giữa tiêu thụ điện năng,
tăng trưởng kinh tế và FDI ở Ấn Độ và Pakistan; kết quả cho thấy: tại Pakistan, tồn
tại mối quan hệ nhân quả một chiều trong dài hạn, chạy từ FDI và tăng trưởng kinh
tế đến tiêu thụ điện năng, trong khi đối với Ấn Độ các mối quan hệ nhân quả chạy
từ tiêu thụ điện năng và FDI đến tăng trưởng kinh tế và cũng từ tiêu thụ điện năng
và tăng trưởng kinh tế đến FDI. Dogan (2014) kiểm định mối quan hệ giữa tiêu thụ
năng lượng, tăng trưởng kinh tế trong bốn quốc gia tiểu vùng Sahara, tác giả chi ra
“growth hypothesis” chỉ tồn tại ở Kenya và không có mối quan hệ nhân quả nào tồn
tại ở Congo, Benin và Zimbabwe.
Azam và cộng sự (2015) nghiên cứu mối quan hệ giữa năng lượng tiêu thụ
và tăng trưởng kinh tế ở Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Singapore và
thấy rằng năng lượng tiêu thụ có mối quan hệ dài hạn với tăng trưởng kinh tế trong
15

gần năm nước. Sari và cộng sự (2008) đã kiểm tra mối quan hệ giữa năng lượng tiêu
thụ (than, nhiên liệu hóa thạch, thủy điện, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, gỗ
và chất thải) với sản lượng công nghiệp và việc làm tại Mỹ, thông qua mô hình
ARDL, tác giả rút ra kết luận về sự tồn tại của các quan hệ đồng liên kết giữa các
biến số.
Yildirim và cộng sự (2012) áp dụng phương pháp Toda-Yamamoto và kiểm
định nhân quả bootstrap-corrected cho dữ liệu Hoa Kỳ, các tác giả tìm thấy “growth
hypothesis” giữa tiêu thụ năng lượng sinh khối - chất thải và tăng trưởng kinh tế, và
không mối quan hệ nhân quả nào được tìm thấy giữa tăng trưởng kinh tế và các loại
năng lượng tái tạo khác (năng lượng sinh khối, năng lượng thủy điện, năng lượng
địa nhiệt,…). Pao và Fu (2013) nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
các loại hình năng lượng được sử dụng ở Brazil, tác giả tìm thấy kết quả khác nhau
như “conservation hypothesis” giữa tiêu thụ năng lượng phi tái tạo và tăng trưởng
kinh tế, “growth hypothesis” giữa tiêu thụ năng lượng tái tạo (loại trừ thủy điện) và
tăng trưởng kinh tế và “feedback hypothesis” giữa tăng trưởng kinh tế và tổng mức
tiêu thụ năng lượng tái tạo.
Ocal và Aslan (2013) áp dụng mô hình ARDL và phương pháp quan hệ nhân
quả Toda-Yamamoto để ước lượng mối quan hệ giữa việc tiêu thụ năng lượng tái
tạo và tăng trưởng kinh tế ở Thổ Nhĩ Kỳ; tác giả chỉ ra rằng năng lượng tái tạo ảnh
hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và kết quả kiểm định nhân quả ủng hộ
“conservation hypothesis”. Tiwari (2014) áp dụng kiểm định nhân quả Granger với
dữ liệu Hoa Kỳ và tìm thấy “feedback hypothesis” giữa tăng trưởng kinh tế và các
loại hình năng lượng tiêu thụ (tiêu thụ khí đốt tự nhiên, tiêu thụ năng lượng sơ cấp
và tổng mức tiêu thụ năng lượng tái tạo);“conservation hypothesis” giữa tăng
trưởng kinh tế và tiêu thụ than; “growth hypothesis” giữa tăng trưởng kinh tế và
tổng điện năng tiêu thụ.
Leitao (2014) áp dụng chuỗi thời gian (OLS, GMM, VECM và nhân quả
Granger) để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, lượng phát thải carbon
dioxide, toàn cầu hóa và năng lượng tái tạo tại Bồ Đào Nha, và ông kết luận rằng
năng lượng tái tạo, lượng khí thải carbon dioxide, toàn cầu hóa có tương quan
dương với tốc độ tăng trưởng kinh tế, và kết quả kiểm định quan hệ nhân quả chỉ ra
“conservation hypothesis” giữa năng lượng tái tạo và tăng trưởng kinh tế. Lin và
Moubarak (2014) kết luận rằng, tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều trong dài
16

hạn giữa tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ năng lượng tái tạo ở Trung Quốc bằng cách
áp dụng phương pháp Granger. Shahbaz và cộng sự (2015) áp dụng phương pháp
ARDL, phương pháp RWA (rolling window approach) và quan hệ nhân quả
Granger để kiểm định mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng tái tạo và tăng trưởng
kinh tế ở Pakistan; ngoài ra, tác giả còn bổ sung thêm biến vốn và lực lượng lao
động vào mô hình. Kết quả chỉ ra, tiêu thụ năng lượng tái tạo, lao động và vốn thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, ngoài ra tác giả ủng hộ “feedback hypothesis” giữa việc
tiêu thụ năng lượng tái tạo và tăng trưởng kinh tế.
Sadorsky (2009) kiểm tra mối quan hệ giữa thu nhập và tiêu thụ năng lượng
tái tạo cho các nền kinh tế mới nổi, và bằng cách áp dụng phương pháp đồng liên
kết bảng (panel cointegration), ông kết luận rằng thu nhập thực bình quân đầu người
ảnh hưởng tích cực đến tiêu thụ năng lượng tái tạo bình quân đầu người. Apergis và
Payne (2011) ước lượng mối quan hệ giữa việc tiêu thụ năng lượng tái tạo, phi tái
tạo và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia phát triển và đang phát triển, tác giả phát
hiện quan hệ nhân quả hai chiều giữa các biến số trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Ngoài ra, Apergis và Payne (2012) áp dụng mô hình panel-ECM và quan hệ nhân
quả Granger giữa mức tiêu thụ điện năng tái tạo và phi tái tạo với tăng trưởng kinh
tế từ dữ liệu của các quốc gia trung tâm châu Mỹ; các tác giả tìm thấy mối quan hệ
giữa tiêu thụ năng lượng tái tạo với tăng trưởng kinh tế; chấp nhận “growth
hypothesis” trong ngắn hạn và “feedback hypothesis” trong dài hạn; ngoài ra, các
tác giả cũng tìm thấy quan hệ hai chiều giữa tiêu thụ điện năng phi tái tạo và tăng
trưởng kinh tế trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Bảng 3.
Một số nghiên cứu ủng hộ Growth hypothesis (EC → Y)
Tác giả Quốc gia Giai đoạn Phƣơng pháp Biến số Quan hệ
Tiểu vùng
Lee Sahara, Panel ECM,
1971 – 2001 GDP, EC EC → Y
(2005) Kenya, FMOLS
Ghana
Wolde- Benin, ARDL,
Rufael Congo, 1971 – 2001 Toda GDP, EC EC → Y
(2006) Tunisia Yamamoto
Odhiambo
Tanzania 1971 – 2006 ARDL GDP, EC EC → Y
(2009)
Belloumi VECM, EC → Y
Tunusia 1971 – 2004 GDP, EC
(2009) Granger (ngắn
17

hạn)
Quedraogo Burkina
1968 – 2003 ARDL GDP, EC EC → Y
(2010) Faso
Kebede và 20 quốc
cộng sự gia châu 1980 – 2004 MAED model GDP, EC EC → Y
(2010) Phi
Bekhet, EC Y
VECM, GDP, EC, FDI,
Othman Malaysia 1971 – 2009 EC FDI
Engle-Granger Lạm phát-CPI
(2011) EC CPI
Dynamic
Banafea Ả rập EC → Y
1971 – 2012 VECM GDP, EC
(2014) Saudi (dài hạn)
Eangle-Granger
GDP, EC, Tiêu
Lin, Jr Bootstrap phi thụ năng
Nam Phi 1971 - 2010 EC Y
(2014) tham số lượng, Việc
làm
Abdullah EC Y
Ấn Độ 1975 – 2008 VECM-Granger GDP, EC, FDI
(2013) FDI Y
Mỹ, Trung GDP, EC, EC
Bildirici và
Quốc, và sản lượng
cộng sự 1978 – 2010 ARDL EC Y
Canada, công nghiệp,
(2012)
Brazil giá EC
Bildirici,
Bungaria 1971 – 2009
Kayıkcı ARDL, Granger GDP, EC EC Y
Slovakia 1982 – 2009
(2012)
Ghi chú: EC – Electricity Consumption (Mức tiêu thụ điện năng); Y – Economic Growth (Tăng trưởng kinh
tế)

Apergis và Danuletiu (2014) sử dụng phương pháp nhân quả Canning và


Pedroni (2008) kiểm chứng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiêu dùng năng
lượng tái tạo cho 80 quốc gia và kết luận quan hệ nhân quả hai chiều giữa mức tiêu
thụ năng lượng tái tạo và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Kazar và Kazar (2014)
đã nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển và giá trị ròng sản xuất điện năng tái tạo
cho 154 nước, sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng và phát hiện sự hiện
diện của quan hệ nhân quả hai chiều trong ngắn hạn, và kết luận rằng mối quan hệ
nhân quả khác nhau cả trong ngắn hạn và dài hạn tùy thuộc vào mức độ phát triển
con người. Omri và cộng sự (2015) sử dụng mô hình dữ liệu bảng động cho 17
quốc gia phát triển và đang phát triển nhằm kiểm định mối quan hệ giữa tiêu thụ
điện hạt nhân và tiêu dùng năng lượng tái tạo với tăng trưởng kinh tế; kết luận chỉ ra
các kết quả chưa thống nhất giữa các quốc gia và quan hệ nhân quả một chiều chạy
từ tăng trưởng kinh tế tới tiêu thụ năng lượng tái tạo với dữ liệu bảng toàn cầu.
18

Bảng 4.
Một số nghiên cứu ủng hộ Neutrality hypothesis (Y EC và EC Y)
Tác giả Quốc gia Giai đoạn Phƣơng pháp Biến số Quan hệ
Wolde-Rufael ARDL,
Kenya, Sudan 1971 – 2001 GDP, EC Không
(2006) Toda Yamamoto
Huang và
Nhóm nước thu Panel VAR,
cộng sự 1972 – 2002 GDP, EC Không
nhập thấp GMM-SYS
(2008)
Cameroon,
Esso Threshold
Nigeria, Kenya, 1970 – 2007 GDP, EC Không
(2010) cointegration
Nam Phi
Nazlioglu và Cointegration,
cộng sự Thổ Nhĩ Kỳ 1967 – 2007 Granger phi GDP, EC Không
(2014) tuyến
Ciarreta,
Granger phi
Zarraga Tây Ban Nha 1971 – 2005 GDP, EC Không
tuyến
(2007)
Narayan,
Prasad Ba Lan 1960 – 2002 Granger GDP, EC Không
(2008)
Öztürk, Albania,
Acaravcı Bulgaria, 1980 – 2006 ARDL GDP, EC Không
(2010) Romania
Ghi chú: EC – Electricity Consumption (Mức tiêu thụ điện năng); Y – Economic Growth (Tăng trưởng kinh
tế)

Nhìn chung, các nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả giữa tiêu thụ điện năng
và tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia chưa cho thấy kết quả thống nhất. Sự khác
biệt trong kết quả đầu ra có thể phụ thuộc nhiều vào phương pháp kinh tế lượng, dữ
liệu đầu vào cùng giai đoạn nghiên cứu. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Canh (2012)
chỉ ra mối quan hệ nhân quả dài hạn từ tăng trưởng kinh tế đến tiêu thụ điện năng
(Y → EC), ủng hộ giả thiết conservation. Trong khi đó, Trần Thị Mai (2015) lại tìm
thấy mối quan hệ nhân quả một chiều trong cả ngắn hạn và dài hạn từ tiêu thụ điện
năng đến tăng trưởng kinh tế (EC → Y), ủng hộ giả thiết growth. Từ những thực tế
trên, tác giả tiến hành tìm hiểu lại mối quan hệ giữa tiêu thụ điện năng và tăng
trưởng kinh tế Việt Nam, nhằm củng cố các kết quả về mối quan hệ nhân quả, giúp
19

ích cho các nhà hoạch định trong vấn đề chính sách năng lượng và phát triển kinh
tế.

2.3. Các nghiên cứu trƣớc đây về mối quan hệ nhân quả giữa FDI và
tăng trƣởng kinh tế

Các nghiên cứu trước đây trình bày các kết quả không thống nhất về mối
quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, hoặc là tác động hai chiều, một chiều hay
không có tác động nhân quả. Tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa tăng
trưởng đầu ra và FDI trong nghiên cứu của Shan và cộng sự (1997) ở Trung Quốc –
nước nhận FDI lớn nhất trong số các nước đang phát triển. Sridharan và cộng sự
(2009) tìm thấy hai mối quan hệ nhân quả trong các quốc gia BRICS (Brazil, Nga,
Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) sau khi tự do hóa tài chính diễn ra. Thứ nhất, tăng
trưởng kinh tế và FDI thúc đẩy qua lại lẫn nhau ở Brazil, Nga và Nam Phi trong khi
đó, FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo một chiều tại Ấn Độ và Trung Quốc. Bên
cạnh đó, Omisakin và cộng sự (2009) khám phá mối quan hệ một chiều chạy từ FDI
đến tăng trưởng sản lượng ở Nigeria sau đợt thay đổi bộ máy cơ cấu năm 1986.
Trang và Lân (2006) áp dụng OLS và GMM, phân tích mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong
giai đoạn 1996 – 2005; kết quả chỉ ra FDI và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ hai
chiều, FDI tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam và tăng trưởng cũng
chính là nhân tố thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam. Nghiên cứu của Miankhel và
Thangavelu (2009) bằng phương pháp VECM và kiểm định nhân quả Granger cũng
chỉ ra được mối quan hệ trong dài hạn giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở các quốc
gia Ấn Độ, Malaysia và Chile. Chakraborty và Basu (2002) tìm hiểu mối quan hệ
giữa FDI và tốc độ tăng trưởng của Ấn Độ trong giai đoạn 1974 – 1966, bằng mô
hình VECM phát hiện trong dài hạn FDI có tác động cùng chiều với GDP và độ mở
của thương mại, tuy nhiên lại không đáng kể trong ngắn hạn. Kudan và Gu (2010)
chứng minh mối quan hệ một chiều chạy từ FDI đến GDP ở Nepal – một trong
những quốc gia mở cửa nhất ở khu vực Nam Á, trong giai đoạn 1980 – 2006.
Các nghiên cứu khác khám phá các bằng chứng yếu hoặc không đủ bằng
chứng khẳng định mối quan hệ nhân quả giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. De Mello
(1999) nghiên cứu mẫu dữ liệu của 32 quốc gia phát triển và đang phát triển,
Magnus và Fosu (2008), nghiên cứu cho Ghana trong giai đoạn 1970 – 2000,
Shimul và cộng sự (2009), tìm hiểu cho Bangladesh, từ 1973 – 2007. Một số nghiên
20

cứu ở Malaysia cũng cho thấy các kết quả pha trộn dựa trên nhiều mẫu dữ liệu thời
gian và phương pháp kinh tế lượng. Khor (2001) tìm thấy mối quan hệ hai chiều
bằng mô hình dữ liệu thời gian và kiểm định nhân quả Granger. Pradhan (2008) xác
nhận FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Malaysia trong giai đoạn 1970 – 2004. Tuy
nhiên, không nhiều bằng chứng được tìm thấy khi sử dụng phương pháp Toda
Yamamoto và ARDL trong giai đoạn 1970 – 2005. Pradhan (2009) chia sẻ những
phát hiện tương tự khi sử dụng dữ liệu bảng trong giai đoạn 1970 – 2007 cho năm
quốc gia ASEAN. Tóm lại, việc xem xét các nghiên cứu trước đây cho thấy việc
cần thiết khi đưa thêm biến số FDI vào trong mô hình hồi quy, giúp cung cấp các
bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt
Nam.
21

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Phƣơng trình hồi quy

Dựa theo nghiên cứu của Tang (2009) và Ibrahiem (2015), cũng như những
nghiên cứu khẳng định tầm quan trọng của FDI đến tăng trưởng kinh tế (Li và Liu,
2005; Maji và Odoba, 2011); tác giả quyết định xem xét mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế, tiêu thụ điện năng và đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng phương trình
hồi quy tuyến tính logarit tự nhiên như sau:

trong đó:
: GDP thực bình quân đầu người (đơn vị: US$);
: tổng tiêu thụ điện năng (đơn vị: tỷ Kilowatt giờ);
: dòng vốn ròng đầu tư trực tiếp nước ngoài (BOP, đơn vị: US$).

3.2. Phƣơng pháp ARDL

Bài nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa tăng trưởng kinh
tế, tiêu thụ điện năng và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam bằng cách áp
dụng phương pháp tự hồi quy phân phối trễ (Autoregressive Distributed Lag -
ARDL), được giới thiệu bởi Pesaran và Smith (1998), Pesaran và cộng sự (2001).
Tác giả sử dụng phương pháp ARDL đồng liên kết bởi nhiều lợi ích khi so sánh với
các phương pháp khác như Engle và Granger (1987), Johansen (1988), và Johansen
và Juselius (1990): i) mô hình có thể được ước lượng mà không quan tâm các biến
số dừng tại I(0), I(1) hay hỗn hợp giữa chúng, tức chỉ cần đảm bảo các biến số dừng
tối đa tại bậc 1 (Pesaran và cộng sự, 2001; Acaravci và Ozturk, 2012); ii) có thể
tránh được vấn đề nội sinh và kết quả ước lượng mô hình ARDL đối với mẫu dữ
liệu nhỏ đáng tin cậy hơn (Pesaran và cộng sự, 2001; Ghatak và Siddiki, 2001); iii)
các hệ số ngắn hạn và dài hạn có thể được ước lượng cùng một lúc và mô hình sai
số hiệu chỉnh có thể hợp nhất sự điều chỉnh ngắn hạn và cân bằng dài hạn mà không
phải lo việc bỏ sót các thông tin dài hạn (Ahmed và Long, 2013). Phương trình của
mô hình ARDL được viết như sau:
22

∑ ∑

trong đó, là sai phân hạng tử, là biến phụ thuộc, và là các
biến độc lập, là phần sai số nhiễu trắng và , , lần lượt là các tham số dài
hạn.
Trước khi ước lượng mô hình ARDL, bước đầu tiên, ta phải chắc chắn các
biến số chỉ dừng tại I(0) hoặc I(1) để đảm bảo giả định kiểm định đường bao (bound
test). Tiếp đó, bước thứ hai, độ trễ của mô hình được lựa chọn dựa trên tiêu chuẩn
thông tin Akaike (Akaike Information Criterion) và sau đó ước lượng phương trình
(2) bằng phương pháp bình phương tối thiểu (OLS). Thống kê F được tính toán để
xem xét sự tồn tại của mối quan hệ dài hạn giữa các biến số. Giả thiết không của
việc không tồn tại quan hệ đồng liên kết, Ho: và giả thiết nghịch
tồn tại quan hệ đồng liên kết, H1: ; chúng ta kết luận các biến số
có mối quan hệ đồng liên kết khi giả thiết không, tức Ho bị bác bỏ, điều đó đồng
nghĩa với việc tồn tại mối quan hệ dài hạn cân bằng giữa các biến số.
Giá trị thống kê F sau khi tính toán, sẽ được so sánh với hai cột giá trị tới
hạn, phát triển bởi Pesaran và cộng sự (2001), trong đó cột thứ nhất giả định các
chuỗi dữ liệu dừng tại I(0), trong khi cột còn lại giả định các chuỗi dừng tại I(1).
Nếu giả trị thống kê F vượt qua giá trị tới hạn của các đường bao trên (upper
bounds), ta bác bỏ giả thiết không, dù cho chuỗi dữ liệu có dừng tại I(0) hay I(1).
Nếu giá trị thống kê F thấp hơn các đường bao dưới (lower bounds), giả thiết không
không thể bác bỏ dù cho chuỗi dữ liệu dừng tại I(0) hay I(1); và kết luận cho kiểm
định đồng liên sẽ được cân nhắc nếu giá trị thống kê F nằm giữa hai đường bao.
Bước thứ ba, nếu quan hệ dài hạn tồn tại giữa các biến số, mô hình sai số hiệu chỉnh
được ước lượng dựa trên phương trình sau:

∑ ∑ ∑
23

Kết quả của số hạng sai số hiệu chỉnh ( ) thể hiện tốc độ điều chỉnh
để trở về trạng thái cân bằng sau một cú sốc ngắn hạn. Các kiểm định chẩn đoán
được thêm vào nhằm đảm bảo mức độ phù hợp của mô hình ARDL, bao gồm tương
quan chuỗi, phương sai sai số thay đổi, dạng hàm và kiểm định phân phối chuẩn;
kiểm định độ ổn định thông qua kiểm định tổng tích lũy của phần dư (CUSUM:
Cumulative Sum of Recursive Residuals) và tổng tích lũy hiệu chỉnh của phần dư
(CUSUMSQ: Cumulative Sum of Square of Recursive Residuals) cũng được tính
toán thêm vào.

3.3. Phƣơng pháp Toda Yamamoto để kiểm định nhân quả Granger

Với mục đích kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các biến số, bài nghiên
cứu sử dụng kiểm định Wald hiệu chỉnh (MWALD), được đề xuất bởi Toda và
Yamamoto (1995) nhằm hạn chế các nhược điểm trước đây của phương pháp nhân
quả Granger truyền thống - vấn đề đặc tả sai mô hình và lựa chọn độ trễ (Guajarati,
1995) cùng vấn đề hồi quy giả mạo (Huang và cộng sự, 2004). Phương pháp Toda
và Yamamoto (1995) được thực hiện dựa trên hồi quy mô hình vectơ tự hồi quy
(VAR) chứa các biến số bậc gốc (thay vì tại sai phân bậc nhất, như kiểm định nhân
quả Granger), qua đó giúp giảm thiểu rủi ro do việc xác định sai bậc liên kết của
chuỗi dữ liệu (Mavrotas và Kelly, 2001). Việc áp dụng phương pháp Toda
Yamamoto đảm bảo các kiểm định thống kê cho quan hệ nhân quả Granger có phân
phối tiệm cận chuẩn, giúp các kết quả kiểm định tin cậy hơn. Tiếp theo, xét mô hình
VAR cho ba biến số , và

∑ ∑ ∑

∑ ∑ ∑

∑ ∑ ∑

∑ ∑ ∑
24

∑ ∑ ∑

∑ ∑ ∑

trong đó, là độ trễ của mô hình VAR, được lựa chọn bởi tiêu chuẩn thông tin
Akake và Schwarz; là bậc liên kết cao nhất của chuỗi dữ liệu, thu được từ
kiểm định tính dừng của ba biến số. Xét phương trình (4), tác động nhân quả
Granger lên hay nếu ; tương tự phương trình (5),
tác động nhân quả Granger lên hay nếu .
Phương pháp kiểm định Toda và Yamamoto có thể được thực hiện bất kể các biến
số có dừng tại bậc gốc, bậc một hay sai phân bậc hai, đồng liên kết hay không đồng
liên kết.

3.4. Dữ liệu
ln(Y) ln(EC) ln(FDI)
8.0 5.0 24

7.5 4.5 22

4.0
7.0 20
3.5
6.5 18
3.0
6.0 16
2.5
5.5 14
2.0

5.0 1.5 12

4.5 1.0 10
1986 1990 1994 1998 2002 2006 2010 2014 1986 1990 1994 1998 2002 2006 2010 2014 1986 1990 1994 1998 2002 2006 2010 2014

Nguồn: Dữ liệu WDI và EIA

Hình 5. Xu hướng của các biến nghiên cứu

Dữ liệu theo năm trong bài nghiên cứu được lấy từ 1986 đến 2014, tổng cộng
29 quan sát. Xu hướng biến động của các biến nghiên cứu theo thời gian được trình
bày trong hình 5.
Bảng 5.
Thống kê mô tả các biến số
Biến số Trung bình Trung vị Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch chuẩn
lnY 6,202 6,107 7,627 4,576 0,861
lnEC 3,108 3,091 4,828 1,435 1,101
lnFDI 20,559 21,237 22,983 10,597 2,809
Nguồn: Phân tích của tác giả từ số liệu WDI và EIA.
25

Trong đó, Y‒GDP thực bình quân đầu người (đơn vị: US$) và FDI‒dòng vốn
ròng đầu tư trực tiếp nước ngoài (BoP, đơn vị: US$) được thu thập từ nguồn dữ liệu
World Development Indicators (WDI); trong khi đó, EC‒tổng tiêu thụ điện năng
(đơn vị: tỷ Kilowatt giờ) được thu thập từ nguồn dữ liệu U.S. Energy Information
Administration (EIA). Thống kê mô tả cho các biến số được thể hiện qua bảng 5.
26

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kiểm định tính dừng

Đầu tiên, tác giả kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu để đảm bảo không
biến số nào dừng tại sai phân bậc hai, độ trễ tối ưu được xác định tự động bằng tiêu
chuẩn thông tin Akaike (Akaike Information Criterion). Phương pháp ADF
(Augmented Dickey-Fuller), PP (Phillips-Perron) đều chỉ ra các biến số không dừng
tại sai phân bậc hai; cụ thể, biến lnY dừng tại bậc gốc, biến lnEC dừng tại sai phân
bậc nhất – I(1) tại mức ý nghĩa 5%, trong khi các kết quả kiểm định ADF và PP chỉ
ra lnFDI dừng tại ranh giới I(0)/I(1).

Bảng 6.
Kiểm định tính dừng
ADF (Augmented Dickey-Fuller) PP (Phillips-Perron)
Biến số Sai phân bậc
Bậc gốc Sai phân bậc I Bậc gốc
I
-12,14 -4,600
lnY
(0,000)*** (0,005)***
-1,920 -3,362 -1,920 -3,436
lnEC
(0,618) (0,022)** (0,618) (0,018)**
-2,748 -8,731 -5,383
lnFDI
(0,079)* (0,000)*** (0,000)***
Ghi chú: ***,**,* tương ứng với mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%.
Nguồn:Phân tích của tác giả

4.2. Kiểm định đƣờng bao (Bound test)

Bước thứ hai. độ trễ của mô hình ARDL được lựa chọn thông qua tiêu chuẩn
thông tin Akaike, kết quả bậc của mô hình là ARDL (1, 2, 3) với ràng buộc độ trễ
tối đa ban đầu của mô hình là 3. Tiếp theo, giá trị kết quả thống kê F được tính toán
là 11.5624 lớn hơn giá trị tới hạn của đường bao trên (upper bound) tại mức ý nghĩa
1%; do đó, giả thiết không bị bác bỏ, hay nói cách khác, tồn tại mối quan hệ dài hạn
giữa các biến số. Kết quả trình bày trong bảng 7.
27

Bảng 7.
Kết quả kiểm định đường bao (Bound test)
Giá trị thống kê F Mức ý nghĩa Các giá trị tới hạn cho kiểm định đường bao
(F-statistics) (Sig. level) I(0) Bound I(1) Bound
1% 4,13 5
***
11,5624 5% 3,1 3,87
10% 2,63 3,35
Đồng liên kết tồn tại khi giá trị thống kê F cao hơn đường bao trên tại mức ý nghĩa 1%.
Ghi chú: *** tương ứng với mức ý nghĩa 1%.
Nguồn: Tính toán của tác giả.

4.3. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình ARDL

Kết quả bảng 8 chỉ ra được rằng các hệ số của lnECt và lnFDIt đều có giá trị
trống kê tại mức ý nghĩa 1% và tương quan dương đến biến phụ thuộc lnYt. Hệ số
của lnECt bằng 0,6005 nghĩa là 1% gia tăng của tiêu thụ điện năng sẽ dẫn tới sự gia
tăng 0,6005% của GDP thực bình quân đầu người; tương tự, hệ số lnFDIt bằng
0,2457, nghĩa là 1% gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài dẫn đến sự gia tăng
0,2557% trong GDP thực bình quân đầu người.
Bảng 8.
Kết quả ước lượng dài hạn
Biến phụ thuộc = lnYt
Biến hồi quy Hệ số Thống kê t (p-value)
lnECt 0,6005 14,888 (0,0000)***
lnFDIt 0,2457 6,8829 (0,0000)***
Hằng số 0,8172 1,3021 (0,2102)
Ghi chú: *** tương ứng với mức ý nghĩa 1%.
Nguồn: Tính toán của tác giả.

Bảng 9 trình bày kết quả các kiểm định chẩn đoán của mô hình, gồm kiểm
định tương quan chuỗi, phương sai thay đổi, dạng hàm và phân phối chuẩn. Kết quả
chỉ ra các giả thiết không đều không thể bác bỏ tại mức ý nghĩa 10%, do đó, đủ cơ
sở để khẳng định tính phù hợp của mô hình.
28

Bảng 9.
Các kiểm định chẩn đoán
Kiểm định Giá trị thống kê Xác suất (p-value)
Tương quan chuỗi
1,5665 0,2411
(Serial correlation LM)
Phương sai sai số thay đổi
1,9505 0,1176
(Heteroskedasticity)
Phân phối chuẩn
0,7493 0,6875
(Normality test)
Dạng hàm
2,2120 0,1564
(Functional Form)
Nguồn: Tính toán của tác giả.

Mô hình sai số hiệu chỉnh được ước lượng và trình bày tại bảng 10. Điều
quan trọng là hệ số của số hạng sai số hiệu chỉnh mang dấu âm và có ý nghĩa thống
kê tại mức 1%, và hệ số này bằng -0.588. Hệ số sai số hiệu chỉnh cho biết tốc độ
hiệu chỉnh của tăng trưởng kinh tế về trạng thái cân bằng sau cú sốc ngắn hạn trong
mô hình. Bên cạnh đó, hệ số của các biến giải thích đều có mức ý nghĩa thống kê tại
10%. Do đó, có thể khẳng định tiêu thụ điện năng và đầu tư trực tiếp nước ngoài tác
động đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn.
Bảng 10.
Kết quả ước lượng mô hình sai số hiệu chỉnh
Biến hồi quy Hệ số Thống kê t (p-value)
ΔlnECt 0,4256 1,9846 (0,0636)*
ΔlnFDIt 0,1086 10,203 (0,0000)***
ECM (-1) 0,5880 22,913 (0,0000)***
ECM = lnY – (0.6005×lnEC + 0.2457×lnFDI – 0.8172)
Ghi chú: ***,* tương ứng với mức ý nghĩa 1% và 10%.
Nguồn: Tính toán của tác giả.

Cuối cùng, độ ổn định của mô hình được xem xét thông qua kiểm định tổng
tích lũy phần dư – CUSUM và tổng tích lũy hiệu chỉnh của phần dư – CUSUMSQ.
29

Hình 6 trình bày kết quả kiểm định, đường CUSUM và CUSUMSQ (đường nét liền
màu xanh) đều nằm trong dải tiêu chuẩn tại mức ý nghĩa 5% (đường nét đứt màu
đỏ); do đó, ta kết luận các hệ số ước lượng của mô hình đều ổn định.

12 1.6

8
1.2

4
0.8

0.4
-4

0.0
-8

-12 -0.4
1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014

CUSUM 5% Significance CUSUM of Squares 5% Significance

Nguồn: Phân tích của tác giả

Hình 6. Kết quả kiểm định CUSUM và CUSUMSQ

4.4. Kiểm định nhân quả Toda-Yamamoto

Sau khi kiểm định đường bao (bound test) và ước lượng mô hình ARDL, các
kết quả chỉ ra tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa tăng trưởng kinh tế và mức tiêu thụ
điện năng, và giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Do đó, tác giả
sẽ áp dụng phương pháp Toda Yamamoto để kiểm định nhân quả Granger giữa các
biến số, với giả thiết không là không có quan hệ nhân quả; và kết quả được trình
bày ở bảng 11.
Bảng 11.
Kiểm định nhân quả Granger theo phương pháp Toda Yamamoto
Giả thiết không Thống kê Chi-sq Xác suất
(Null-hypothesis) (Chi_sq. statistic) (p-value)
lnEC không tác động nhân quả Granger lên lnY 9,5209 0,0493**
lnFDI không tác động nhân quả Granger lên lnY 16,024 0,0030***
lnY không tác động nhân quả Granger lên lnEC 8,2316 0,0835*
lnY không tác động nhân quả Granger lên lnFDI 4,5645 0,3350
lnEC không tác động nhân quả Granger lên lnFDI 0,4219 0,9806
lnFDI không tác động nhân quả Granger lên lnEC 4,0131 0,4042
Ghi chú: ***,**,* tương ứng với mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%.
Nguồn: Tính toán của tác giả
30

Kết quả chỉ ra, tồn tại mối quan hệ nhân quả Granger một chiều từ đầu tư
trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế (lnFDI lnY) tại mức ý nghĩa 1%.
Trong khi đó, với mức ý nghĩa 10%, tồn tại mối quan hệ nhân quả Granger hai
chiều giữa mức tiêu thụ điện năng và tăng trưởng kinh tế (lnEC ↔ lnY).

4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Bài nghiên cứu đã tìm ra bằng chứng về mối quan hệ nhân quả giữa tiêu thụ
điện năng, đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Kết quả chỉ ra, tồn tại
mối quan hệ đồng liên kết giữa tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ điện năng và đầu tư
trực tiếp nước ngoài; đồng thời, tiêu thụ điện năng và đầu tư trực tiếp nước ngoài
đều tương quan thuận với tăng trưởng kinh tế. Kết quả này phù hợp với các nghiên
cứu trước đây như Tang (2009), Ibrahiem (2015), Li và Liu (2005), Maji và Odoba
(2011).
Tiêu thụ điện năng và tăng trưởng kinh tế bổ sung cho nhau, phụ thuộc lẫn
nhau, một sự gia tăng trong tiêu thụ điện năng kích thích tăng trưởng kinh tế và
ngược lại. Việt Nam là một đất nước có nền kinh tế phụ thuộc vào năng lượng.
Năng lượng nói chung hay điện năng nói riêng là đầu vào quan trọng của rất nhiều
ngành sản xuất thương mại, đóng một vai trò rất quan trọng trong công cuộc đổi
mới đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hơn thế nữa, ngành năng lượng (ngành
điện) chiếm tỷ lệ khá lớn so với các ngành khác trong GDP cả nước. Chính vì vậy
việc gia tăng tiêu thụ điện năng sẽ thúc đẩy ngành năng lượng phát triển mạnh mẽ
và đa dạng hóa thêm các sản phẩm điện năng phục vụ cuộc sống cùng với đó là thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, khi tăng trưởng kinh tế chiều thướng đi lên thì
đồng nghĩa các công ty, xí nghiệp ngày càng mở rộng quy mô đầu tư,sản suất làm
cho nhu cầu tiêu thụ điện năng tăng cao; thêm vào đó, đối với các cá nhân khi mà
mức thu nhập tăng lên sẽ gia tăng về nhu cầu sử dụng các thiết bị điện tử cơ bản
như ti vi, tủ lạnh, máy giặt, laptop, điều hòa…. Điều này lí giải về kết quả của mối
quan hệ giữa tiêu thụ điện năng và tăng trưởng kinh tế.
Đặc biệt theo Quy hoạch điện VII (2011) định hướng nhiệt điện than sẽ
chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành sản xuất điện trong giai đoạn 2011 – 2030,
một phần lí do chi phí sản xuất tương đối rẻ (xếp sau thủy điện) và nguyên nhân
chính là do tiềm năng thủy điện hiện nay ở Việt Nam không còn nhiều và chịu ảnh
hưởng từ thời tiết với tình trạng thiếu điện vào mùa khô và thừa điện vào mùa mưa
có khi còn gây ngập lụt kết hợp với mưa to bão lũ, điều này gây mất cân đối trong
31

nguồn cung điện cả năm. Tuy nhiên, việc tỷ trọng nhiệt điện than chiếm tỷ trọng lớn
như thế sẽ gây nhiều thiệt hại lớn về môi trường như các hiện tượng hiệu ứng nhà
kính do nhiều khí thải CO2. Thách thức mà các nhà hoạch định chính sách Việt
Nam là cần phải thiết kế chính sách năng lượng sao cho vừa tăng trưởng kinh tế vừa
bảo vệ mội trường. Do đó, tác giả đề nghị các nhà hoạch định chính sách tăng việc
sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như thủy điện, năng lượng mặt trời, gió và năng
lượng địa nhiệt,...vừa có thể giảm khí thải CO2 mà không có tác dụng phụ vừa đáp
ứng nhu cầu tiêu thụ điện năng,hơn thế nữa năng lượng tái tạo còn có ý nghĩa quan
trọng trong việc thúc đẩy công nghệ, tạo thêm nhiều việc làm và phát triển đất nước.
Đặc biệt, năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng được bổ sung liên tục và không
thể bị cạn kiệt và vì các nguồn năng lượng này là tự nhiên nên chi phí nhiên liệu và
bảo dưỡng thấp. Tuy nhiên, một hạn chế chung cho tất cả năng lượng tái tạo là chi
phí đầu tư ban đầu lớn, công nghệ hiện đại yêu cầu trình độ nhân lực cao và hơn hết
là rất khó khăn sản xuất ra một sản lượng điện lớn để đáo ứng kịp thời với nhu cầu
sử dụng.
Kết quả ước lượng cho thấy FDI có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam. Giải pháp được đưa ra là thu hút các dòng vốn FDI chảy vào
Việt Nam tập trung trong các ngành năng lượng và ngành công nghệ cao. Ngoài ra,
chính phủ phải cần ưu tiên một tỷ lệ chi phí tài chính đáng kể để tập trung đào tạo
và giáo dục lực lượng lao động trình độ cao đối với các hoạt động nghiên cứu và
phát triển công nghệ môi trường liên quan đến điện năng tái tạo. Đây là điều kiện
rất quan trọng của một quốc gia để vừa thu hút được vốn FDI vào vừa kiểm soát
được các hạn chế từ việc thu hút vốn FDI vào quá tràn lan.
32

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Điện năng góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống xã
hội, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.
Mục đích của bài nghiên cứu nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế,
tiêu thụ điện năng và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Tác giả sử dụng
phương pháp ARDL đồng liên kết và kiểm định nhân quả Toda-Yamamoto, nhằm
tìm hiểu các mối quan hệ nhân quả dài hạn giữa các biến số. Kết quả chỉ ra, tồn tại
mối quan hệ đồng liên kết giữa tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ điện năng và đầu tư
trực tiếp nước ngoài; đồng thời, tiêu thụ điện năng và đầu tư trực tiếp nước ngoài
đều tương quan thuận với tăng trưởng kinh tế. Số hạng sai số hiệu chỉnh mang dấu
âm và có ý nghĩa thống kê; bên cạnh đó, các kiểm định chẩn đoán, kỹ thuật
CUSUM và CUSUMSQ để kiểm định tính ổn định của mô hình đều khẳng định độ
phù hợp của các kết quả đầu ra trong mô hình ARDL. Thêm vào đó, kiểm định nhân
quả Toda-Yamamoto chỉ ra mối quan hệ nhân quả một chiều từ đầu tư trực tiếp
nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế; mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa tăng
trưởng kinh tế và tiêu thụ điện năng, ủng hộ feedback hypothesis.

5.2. Một số hàm ý chính sách

Thời gian qua, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc đáp
ứng nhu cầu tiêu thụ điện năng tăng như vũ bão, tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển
kinh tế, gia tăng dân số và công nghiệp hóa. Với kết quả của nghiên cứu chỉ ra, tồn
tại mối quan hệ hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ điện năng, tức là một
sự gia tăng trong tiêu thụ điện năng sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế và ngược lại,
tăng trưởng kinh tế đòi hỏi sự đáp ứng của điện năng tiêu thụ. Do đó, Việt Nam cần
nỗ lực hơn nữa trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành điện, gia tăng sản lượng điện để
đáp ứng như cầu phát triển kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, trong khi nhu cầu điện năng ngày càng lớn, thì việc cung ứng
điện năng đang đối mặt với nhiều vấn đề và thách thức, đặc biệt là sự cạn kiệt dần
nguồn nhiên liệu hóa thạch nội địa, giá dầu tăng mạnh và biến động phức tạp, làm
Việt Nam phụ thuộc nhiều hơn vào giá năng lượng thế giới. Bên cạnh đó, việc tiêu
thụ nhiên liệu hóa thạch sẽ phát sinh các hậu quả tai hại đến môi trường, gây tình
33

trạng biến đổi khí hậu, ấm lên toàn cầu. Chính vì vậy, việc khai thác và chuyển đổi
sang các nguồn năng lượng thay thế bao gồm các nguồn năng lượng tái tạo trong
giai đoạn tới sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về kinh tế, xã hội, an ninh năng
lượng và bảo vệ môi trường. Năng lượng tái tạo là năng lượng thu được từ các
nguồn tự nhiên như gió, mặt trời, thủy điện, nhiên liệu sinh học, địa nhiệt và do đó,
chúng được xem là năng lượng sạch; chuyển đổi và khai thác năng lượng sạch sẽ
không chỉ bảo vệ môi trường mà còn góp phần tăng thu nhập và việc làm (UNEP,
2011).
Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tiềm năng về năng lượng tái
tạo lớn không chỉ ở khu vực mà còn ở thế giới. Năng lượng tái tạo của Việt Nam
như là năng lượng gió, điện mặt trời và sinh khối (khí sinh học, rác thải và bã mía,
thực vật khác...) mới chỉ khai thác được một phần, còn chủ yếu ở dạng tiềm năng.
Vì vậy, để ngành năng lượng tái tạo phát triển mạnh hơn trong thời gian sắp tới, từ
từ thay thế năng lượng truyền thống, Nhà nước cần ban hành các chính sách ưu đãi
đất đai, hạ tầng và cơ chế giảm chi phí nhập khẩu linh phụ kiện phục vụ sản xuất
năng lượng tái tạo. Đặc biệt là thu hút các nguồn FDI liên quan đến ngành năng
lượng và ngành công nghệ cao. Cùng với đó lực lượng lao động của Việt nam có
trình độ học vấn cao, chuyên môn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và hệ thống tài
chính phát triển sẽ cản trở được các hạn chế nếu như nguồn vốn FDI được thu hút
vào quá tràn lan. Để làm được điều này cần phải nỗ lực rất lớn về lĩnh vực này và
chính phủ cần đưa ra cơ chế thích hợp để khu vực công và khu vực tư hợp tác một
cách thuận lợi.

5.3. Hạn chế của đề tài.

Bài nghiên cứu đã lấy dữ liệu từ các nguồn uy tín và chỉ ra các kết quả
đáng tin cậy trong giai đoạn nghiên cứu. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế nhất
định như chỉ phân tích một quốc gia riêng lẻ, thời gian nghiên cứu hạn chế điển
hình việc thu thập số liệu của điện năng tiêu thụ chưa cập nhật tới thời điểm hiện tại
mà chỉ kéo dài tới 2014. Đầu tiên, tác giả mong muốn mở rộng bài nghiên cứu này
cho cả khu vực ASEAN bởi mối quan hệ của Việt Nam với các quốc gia trong khối
ASEAN. Thứ hai, dữ liệu thu thập trong thời gian gần với thời điểm hiện tại
hơn.Mở rộng hai điều trên để có thể dự báo các biến động kinh tế, từ đó, xây dựng
các giải pháp, chính sách phù hợp cho Việt Nam.
34

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Abdullah, A. (2013). Electric power consumption, foreign direct investment and


economic growth. World Journal of Science, Technology and Sustainable
Development, 10 (1), 55-65.
Acaravci, A., & Ozturk, I. (2012). Electricity consumption and economic growth
nexus: A multivariate analysis for Turkey. The Amfiteatru Economic Journal,
14 (31), 246-257.
Adom, P. K. (2011). Electricity consumption-economic growth nexus: The
Ghanaian case. International Journal of Energy Economics and Policy, 1 (1),
18-31.
Ahmed, K., & Long, W. (2013). An empirical analysis of CO2 emission in Pakistan
using EKC hypothesis. Journal of International Trade Law and Policy, 12 (2),
188-200.
Akinwale, Y., Jesuleye, O. & Siyanbola, W. (2013). Empirical analysis of the
causal relationship between electricity consumption and economic growth in
Nigeria. British Journal of Economics, Management & Trade, 3 (3), 277-295.
Apergis, N., & Payne, J. E. (2011). On the causal dynamics between renewable and
non-renewable energy consumption and economic growth in developed and
developing countries. Energy Systems, 2, 299-312.
Aslan, A., Apergis, N., & Yildirim, S. (2014). Causality between energy
consumption and GDP in the US: Evidence from wavelet analysis. Frontiers
in Energy, 8 (1), 1-8.
Banafea, W. A. (2014). Structural breaks and causality relationship between
economic growth and energy consumption in Saudi Arabia. International
Journal of Energy Economics and Policy, 4 (4), 726-734.
Bayar, Y., & Özel, H. A. (2014). Electricity consumption and economic growth in
emerging economies. Journal of Knowledge Management, Economics and
Information Technology, 4 (2), 15-33.
Bekhet, H. A., & Othman, N. S. (2011). Causality analysis among electricity
consumption, consumer expenditure, gross domestic product and foreign
direct investment: Case study of Malaysia. Journal of Economics and
International Finance, 3 (4), 228-235.
Belloumi, M. (2009). Energy consumption and GDP in Tunisia: Cointegration and
causality analysis. Energy Policy, 37, 2745-2753.
35

Bildirici, M. (2012). The relationship between economic growth and electricity


consumption in Africa: MS-VAR and MS-Granger causality analysis. MPRA
Paper No. 40515.
Bildirici, M. E., & Kayıkcı, F. (2012). Economic growth and electricity
consumption in emerging countries of Europa: An ARDL analysis. Economic
Research, 25 (3), 538-559.
Bildirici, M. E., Bakirtas, T., & Kayikci, F. (2012). Economic growth and electricity
consumption: Auto regressive distributed lag analysis. Journal of Energy in
Southern Africa, 23 (4), 29-45.
Canh, L. Q. (2011). Electricity consumption and economic growth in Vietnam: A
cointegration and causality analysis. Journal of Economics and Development,
13 (3), 24-36.
Ciarreta, A., & Zárraga, A. (2007). Electricity consumption and economic growth:
Evidence from Spain. Biltoki 2007.01, Universidad del País Vasco, 1-20.
Ebohon, O. J. (1996). Energy, economic growth and causality in developing
countries: A case study of Tanzania and Nigeria. Energy Policy, 24, 447-453.
Engle, R. F., & Granger, C. W. J. (1987). Cointegration and error correction:
Representation, estimation, and testing. Econometrica, 55 (2), 251-276.
Esso, L. J. (2010). Threshold cointegration and causality relationship between
energy use and growth in seven African countries. Energy Economics, 32,
1383-1391.
Ghatak, S., & Siddiki, J. (2001). The use of the ARDL approach in estimating
virtual exchange rates in India. Journal of Applied Statistics, 28 (5), 573-583.
Gujarati, D. (1995). Basic Econometrics 3rd ed., New York: McGraw-Hill.
Huang, B. N., Hwang, M. J., & Yang, C.W. (2008). Causal relationship between
energy consumption and GDP growth revisited: A dynamic panel data
approach. Ecological Economics, 6, 41-54.
Hwang, J. H., & Yoo, S. H. (2014). Energy consumption, CO2 emissions, and
economic growth: evidence from Indonesia. Quality and Quantity, 48, 63-73.
Hye, Q. M. A., & Riaz, S. (2008). Causality between energy consumption and
economic growth: The case of Pakistan. The Lahore Journal of Economics, 13
(2), 45-58.
Ibrahiem, D. M. (2015). Renewable electricity consumption, foreign direct
investment and economic growth in Egypt: An ARDL approach. Procedia
Economics and Finance, 30, 313-323.
36

Johansen, S. (1988). Statistical analysis of cointegration vectors. Journal of


Economic Dynamics and Control, 12 (2-3), 231-254.
Johansen, S., & Juselius, K. (1990). Maximum likelihood estimation and inference
on cointegration with applications to the demand for money. Oxford Bulletin
of Economics and Statistics, 52 (2), 169-210.
Kargi, B. (2014). Electicity consumption and economic growth: A long-term
cointegrated analysis for Turkey, International Journal of Economics and
Finance, 6 (4), 285-293.
Kasperowicz, R. (2014). Electricity consumption and economic growth: Evidence
from Poland. Journal of International Studies, 7 (1), 46-57.
Kebede, E., Kagochi, J., & Jolly, C. M. (2010). Energy consumption and economic
development in Sub-Sahara Africa. Energy Economics, 32, 532-537.
Kraft, J., & Kraft, A. (1978). On the relationship between energy and GNP. Journal
of Energy and Development, 3 (2), 401-403.
Kyophilavong, P., Shahbaz, M., Anwar, S., & Masood, S. (2015). The energy-
growth nexus in Thailand: Does trade openness boost up energy consumption?
Renewable and Sustainable Energy Reviews, 46, 265-274.
Lee, C. C. (2005). Energy consumption and GDP in developing countries: A
cointegrated panel analysis. Energy Economics, 27, 415-427.
Li, X., & Liu, X. (2005). Foreign direct investment and economic growth: An
increasingly endogenous relationship. World Development, 33 (3), 393-407.
Lin, B., & Jr, P. K. (2014). Energy consumption and economic growth in South
Africa reexamined: A non-parametric testing approach. Renewable and
Sustainable Energy Reviews, 40, 840-850.
Maji, A., & Odoba, A. J. (2011). An investigation of the impact of foreign direct
investment on economic growth in Nigeria. International Business and
Management, 3 (1), 232-238.
Mavrotas, G., & Kelly, G. (2001). Old wine in new bottles: Testing causality
between savings and growth. Manchester School, 69, 97-105.
Mehrara, M. (2007). Energy consumption and economic growth: The case of oil
exporting countries. Energy Policy, 35, 2939-2945.
Narayan, Paresh, K., & Prasad, A. (2008). Electricity consumption-real GDP
causality nexus: evidence from a bootstrapped causality test for 30 OECD
countries. Energy Policy, 36, 910–18.
37

Nazlioglu, S., Kayhan, S., & Adiguzel, U. (2014). Electricity consumption and
economic growth in Turkey: Cointegration, linear and nonlinear Granger
causality. Energy Sources, Part B: Economics, Planning, and Policy, 9 (4),
315-324.
Nondo, C., Kahsai, M. S., & Schaeffer, P. V. (2010). Energy consumption and
economic growth in COMESA countries. RESEARCH PAPER 2010-1.
Odhiambo, N. M. (2009). Energy consumption and economic growth nexus in
Tanzania: An ARDL bounds testing approach. Energy Policy, 37, 617-622.
OECD. (2007). OECD contribution to the United Nations Commission on
Sustainable Development 15. Energy for sustainable development.
Ouédraogo, I. M. (2010). Electricity consumption and economic growth in Burkina-
Faso: A cointegration analysis. Energy Economics, 32, 524-531.
Öztürk, I., & Acaravcı, A. (2010). Electricity consumption-growth nexus: Evidence
from panel data for transition countries. Energy Economics, 32 (3), 604-608.
Pesaran, M. H., & Smith, R. J. (1998). Structural analysis of cointegrating VARs.
Journal of Economic Surveys, 12 (5), 471-505.
Pesaran, M. H., Shin, Y., & Smith, R. J. (2001). Bounds testing approaches to the
analysis of level relationships. Journal of Applied Econometrics, 16, 289-326.
Shahbaz, M., & Feridun, M. (2012). Electricity consumption and economic growth:
Empirical evidence from Pakistan. Quality and Quantity, 46, 1583-1599.
Shahbaz, M., Loganathan, N., Zeshan, M., & Zaman, K. (2015). Does renewable
energy consumption add in economic growth? An application of
autoregressive distributed lag model in Pakistan. Renewable and Sustainable
Energy Reviews, 44, 576-585.
Tang, C. F. (2009). Electricity consumption, income, foreign direct investment, and
population in Malaysia: New evidence from multivariate framework analysis.
Journal of Economic Studies, 36 (4), 371-382.
Toda, H. Y., & Yamamoto, T. (1995). Statistical inference in vector autoregressions
with possibly integrated processes. Journal of econometrics, 66 (1), 225-250.
Trần Thị Mai. (2015). Mối quan hệ nhân quả giữa sản lượng điện tiêu thụ và tăng
trưởng kinh tế ở các nước ASEAN. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế
TP.HCM.
U.S. Energy Information Administration (EIA). International Energy Statistics.
Truy cập ngày 10/03/2017.
UNEP. (2011). Renewable energy, Investing in energy and resource efficiency.
38

Waqas Ahmed Kalid Zaman Sadaf Taj Rabiah Rustam Muhammad Waseem
Muhammad Shabir. (2013). Economic growth and energy consumption nexus
in Pakistan. South Asian Journal of Global Business Research, 2 (2), 251-275.
Wolde-Rufael, Y. W. (2005). Energy demand and economic growth: The African
experience. Journal of Policy Modeling, 27, 891-903.
Wolde-Rufael, Y. W. (2006). Electricity consumption and economic growth: A time
series experience for 17 African countries. Energy Policy, 34, 1106-1114.
39

PHỤ LỤC

A. Bộ dữ liệu cho ba biến số: Tăng trƣởng kinh tế (Y), tiêu thụ điện
năng (EC) và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI)

Năm Y EC FDI 2000 6.071508 3.091042 20.98409

1986 6.08023 1.435085 10.59663 2001 6.106761 3.218876 20.98563

1987 6.386296 1.504077 16.15382 2002 6.167738 3.401197 21.05974

1988 5.996141 1.609438 15.85413 2003 6.274502 3.526361 21.09483

1989 4.576337 1.757858 15.21915 2004 6.408371 3.663562 21.1995

1990 4.585293 1.84055 19.00847 2005 6.550365 3.806662 21.39314

1991 4.962606 1.902108 19.74294 2006 6.680443 3.951244 21.59873

1992 4.970845 1.931521 19.9766 2007 6.823514 4.077537 22.62537

1993 5.243124 2.066863 20.64671 2008 7.060144 4.189655 22.98284

1994 5.437883 2.219203 21.38828 2009 7.116694 4.317488 22.75141

1995 5.663031 2.397895 21.3001 2010 7.195625 4.454347 22.80271

1996 5.820231 2.564949 21.59665 2011 7.34127 4.543295 22.72879

1997 5.889583 2.70805 21.52077 2012 7.469967 4.644391 22.84768

1998 5.887772 2.833213 21.23669 2013 7.553583 4.70953 22.90932

1999 5.925529 2.944439 21.06827 2014 7.626726 4.828314 22.94247


40

B. Kiểm định tính dừng cho các biến số bằng phƣơng pháp ADF và PP

Kiểm định tính dừng cho Y tại bậc gốc - ADF


Null Hypothesis: Y_VIET has a unit root
Exogenous: Constant, Linear Trend
Lag Length: 2 (Automatic - based on SIC, maxlag=6)

t-Statistic Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic -12.13691 0.0000


Test critical values: 1% level -4.356068
5% level -3.595026
10% level -3.233456

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Kiểm định tính dừng cho Y tại bậc gốc - PP


Null Hypothesis: Y_VIET has a unit root
Exogenous: Constant, Linear Trend
Bandwidth: 18 (Newey-West automatic) using Bartlett kernel

Adj. t-Stat Prob.*

Phillips-Perron test statistic -4.600171 0.0053


Test critical values: 1% level -4.323979
5% level -3.580623
10% level -3.225334

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Residual variance (no correction) 0.068006


HAC corrected variance (Bartlett kernel) 0.007717

Kiểm định tính dừng cho FDI tại bậc gốc - ADF
Null Hypothesis: FDI_VIET has a unit root
Exogenous: Constant
Lag Length: 1 (Automatic - based on SIC, maxlag=6)

t-Statistic Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic -2.747543 0.0794


Test critical values: 1% level -3.699871
5% level -2.976263
10% level -2.627420

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.


41

Kiểm định tính dừng cho FDI tại bậc gốc - PP


Null Hypothesis: FDI_VIET has a unit root
Exogenous: Constant
Bandwidth: 0 (Newey-West automatic) using Bartlett kernel

Adj. t-Stat Prob.*

Phillips-Perron test statistic -5.383882 0.0001


Test critical values: 1% level -3.689194
5% level -2.971853
10% level -2.625121

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Residual variance (no correction) 0.733945


HAC corrected variance (Bartlett kernel) 0.733945

Kiểm định tính dừng cho FDI tại bậc 1 - ADF


Null Hypothesis: D(FDI_VIET) has a unit root
Exogenous: Constant
Lag Length: 0 (Automatic - based on SIC, maxlag=6)

t-Statistic Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic -8.731493 0.0000


Test critical values: 1% level -3.699871
5% level -2.976263
10% level -2.627420

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Kiểm định tính dừng cho EC tại bậc 1 - ADF


Null Hypothesis: D(EC_VIET) has a unit root
Exogenous: Constant
Lag Length: 0 (Automatic - based on SIC, maxlag=6)

t-Statistic Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic -3.361706 0.0217


Test critical values: 1% level -3.699871
5% level -2.976263
10% level -2.627420

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.


42

Kiểm định tính dừng cho EC tại bậc 1 - PP


Null Hypothesis: D(EC_VIET) has a unit root
Exogenous: Constant
Bandwidth: 2 (Newey-West automatic) using Bartlett kernel

Adj. t-Stat Prob.*

Phillips-Perron test statistic -3.436011 0.0184


Test critical values: 1% level -3.699871
5% level -2.976263
10% level -2.627420

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Residual variance (no correction) 0.000965


HAC corrected variance (Bartlett kernel) 0.001090

C. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình ARDL cùng các kiểm định liên quan

Mô hình ARDL(1, 2, 3)
Dependent Variable: Y_VIET
Method: ARDL
Date: 02/22/17 Time: 14:05
Sample (adjusted): 1989 2014
Included observations: 26 after adjustments
Maximum dependent lags: 2 (Automatic selection)
Model selection method: Akaike info criterion (AIC)
Dynamic regressors (3 lags, automatic): EC_VIET FDI_VIET
Fixed regressors: C
Number of models evalulated: 32
Selected Model: ARDL(1, 2, 3)

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.*

Y_VIET(-1) 0.411958 0.060572 6.801108 0.0000


EC_VIET 0.425577 0.318924 1.334415 0.1997
EC_VIET(-1) -0.635116 0.468579 -1.355407 0.1930
EC_VIET(-2) 0.562680 0.277452 2.028025 0.0585
FDI_VIET 0.108552 0.020916 5.189823 0.0001
FDI_VIET(-1) 0.056924 0.015744 3.615625 0.0021
FDI_VIET(-2) -0.056832 0.017042 -3.334879 0.0039
FDI_VIET(-3) 0.035822 0.012458 2.875445 0.0105
C -0.480535 0.329181 -1.459791 0.1626

R-squared 0.998576 Mean dependent var 6.208056


Adjusted R-squared 0.997906 S.D. dependent var 0.908935
S.E. of regression 0.041589 Akaike info criterion -3.254527
Sum squared resid 0.029404 Schwarz criterion -2.819032
Log likelihood 51.30885 Hannan-Quinn criter. -3.129120
F-statistic 1490.511 Durbin-Watson stat 1.566464
Prob(F-statistic) 0.000000
43

Kết quả bound test


ARDL Bounds Test
Date: 03/11/17 Time: 00:24
Sample: 1989 2014
Included observations: 26
Null Hypothesis: No long-run relationships exist

Test Statistic Value k

F-statistic 11.5624 2

Critical Value Bounds

Significance I0 Bound I1 Bound

10% 2.63 3.35


5% 3.1 3.87
2.5% 3.55 4.38
1% 4.13 5

ARDL Cointegrating And Long Run Form


Original dep. variable: Y_VIET
Selected Model: ARDL(1, 2, 3)
Date: 03/11/17 Time: 00:24
Sample: 1986 2014
Included observations: 26

Cointegrating Form

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

D(EC_VIET) 0.425577 0.214439 1.984604 0.0636


D(EC_VIET(-1)) -0.562680 0.218598 -2.574042 0.0197
D(FDI_VIET) 0.108552 0.010639 10.202817 0.0000
D(FDI_VIET(-1)) 0.021011 0.010145 2.070956 0.0539
D(FDI_VIET(-2)) -0.035822 0.008482 -4.223430 0.0006
CointEq(-1) -0.588042 0.025664 -22.912867 0.0000

Cointeq = Y_VIET - (0.6005*EC_VIET + 0.2457*FDI_VIET -0.8172 )

Long Run Coefficients

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

EC_VIET 0.600538 0.040336 14.888218 0.0000


FDI_VIET 0.245672 0.035693 6.882940 0.0000
C -0.817177 0.627585 -1.302097 0.2102
44

5
Series: Residuals
Sample 1989 2014
4 Observations 26

Mean 1.46e-15
3 Median 0.000456
Maximum 0.069586
Minimum -0.052981
2 Std. Dev. 0.034295
Skewness 0.023595
Kurtosis 2.169696
1

Jarque-Bera 0.749267
Probability 0.687541
0
-0.06 -0.04 -0.02 0.00 0.02 0.04 0.06

Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:

F-statistic 1.566548 Prob. F(2,15) 0.2411


Obs*R-squared 4.492366 Prob. Chi-Square(2) 0.1058

Heteroskedasticity Test: Breusch-Pagan-Godfrey

F-statistic 1.950494 Prob. F(8,17) 0.1176


Obs*R-squared 12.44336 Prob. Chi-Square(8) 0.1325
Scaled explained SS 3.111229 Prob. Chi-Square(8) 0.9272

Ramsey RESET Test


Equation: ARDL_VIET
Specification: Y_VIET Y_VIET(-1) EC_VIET EC_VIET(-1) EC_VIET(-2)
FDI_VIET FDI_VIET(-1) FDI_VIET(-2) FDI_VIET(-3) C
Omitted Variables: Squares of fitted values

Value df Probability
t-statistic 1.487281 16 0.1564
F-statistic 2.212005 (1, 16) 0.1564
45

D. Kết quả kiểm định nhân quả Granger bằng phƣơng pháp Toda
Yamamoto (1995)

VAR Granger Causality/Block Exogeneity Wald Tests


Date: 03/11/17 Time: 00:27
Sample: 1986 2014
Included observations: 23

Dependent variable: Y_VIET

Excluded Chi-sq df Prob.

EC_VIET 9.520909 4 0.0493


FDI_VIET 16.02427 4 0.0030

All 27.69351 8 0.0005

Dependent variable: EC_VIET

Excluded Chi-sq df Prob.

Y_VIET 8.231606 4 0.0835


FDI_VIET 4.013153 4 0.4042

All 12.83539 8 0.1176

Dependent variable: FDI_VIET

Excluded Chi-sq df Prob.

Y_VIET 4.564503 4 0.3350


EC_VIET 0.421853 4 0.9806

All 5.735449 8 0.6768

You might also like