You are on page 1of 9

3/1/2018 Tap chi Han Nom so 4/2005

VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC
NHO HỌC Ở CẤP LÀNG XàQUA
TƯ LIỆU VĂN BIA
NGUYỄN HỮU MÙI

Việt Nam là nước có nền giáo dục Nho học lâu đời, từng đào tạo nhiều nhân tài làm rạng danh cho lịch sử dân tộc. Tuy vậy, trong các công trình
nghiên cứu về Nho học, khi đề cập đến giáo dục ở cấp làng xã, các tác giả trong và ngoài nước thường gặp phải khó khăn là thiếu hụt nguồn tư liệu,
làm hạn chế đến chất lượng công trình nghiên cứu. Thực tiễn nghiên cứu cho thấy, vấn đề giáo dục ở cấp làng xã đóng vai trò rất quan trọng, nó trang
bị cho phần đông học sinh những kiến thức nhất định để tham gia hoạt động xã hội, còn bộ phận nhỏ ưu tú hơn sẽ tiếp tục học tập ở cấp huyện, phủ…,
trở thành nguồn nhân lực cho các kỳ thi quốc gia. Vậy việc giáo dục cấp làng xã trước đây được tổ chức như thế nào trong điều kiện không được nhà
nước quan tâm giúp đỡ ? Bài viết sau đây sẽ cố gắng khắc họa phần nào về vấn đề đó qua nguồn tư liệu văn bia hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán
Nôm.

1. Xây dựng trường lớp

Việc sáng lập ra trường học trong cơ chế giáo dục ở Trung Quốc trong lịch sử là một nghĩa cử mang tính sáng tạo, trở thành sự nghiệp mang tính
chuyên môn. Ở Việt Nam, theo ghi chép của thư tịch, chúng ta chỉ biết đến các trường học được lập tại các lộ, phủ, châu và huyện, thuộc các triều từ
Trần đến Nguyễn, nằm trong diện quản lý của nhà nước, do các học quan đứng ra trông coi, kinh phí dựa vào nguồn trợ cấp của chính phủ. Còn
trường do dân thiết lập có từ bao giờ, hiện chưa được rõ.

Căn cứ vào văn bia, chúng tôi thấy vấn đề này được đề cập khá cụ thể, tập trung chủ yếu vào giai đoạn từ đầu thế kỷ XVIII trở về sau. Trong bia Học
xá điền thổ bi ký, tạo năm Chính Hòa thứ 23 (1702), hai xã Văn Trưng và Lăng Trưng, huyện Bạch Hạc (nay là xã Văn Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh
Vĩnh Phúc) cùng nhau bàn bạc, thấy rằng chưa thiết lập trường học thì “e việc học sẽ do từng hộ mời thầy, đi theo nếp cũ [trường tư], đó không phải
để dẫn rủ hậu học”. Họ đề xuất “Lập trường học là để chấn tác văn phong” muốn đoạt mũ áo cao sang ”không gì bằng con đường dựng trường mở
lớp”. Vì vậy “mọi người trong hai xã không hẹp hòi về gia sản, cùng nhau bỏ ra ruộng đất” dựng thành ngôi trường làng trên diện tích 3 sào đất(1).
Đây là tư liệu sớm nhất nói về việc xây dựng trường học trong văn bia nước ta mà chúng tôi biết đến.

Cuối thế kỷ XVIII, năm Cảnh Hưng 28 (1767), xã Phú Đa, cùng huyện Bạch Hạc cho rằng: “Hễ thành phong tục, không gì bằng ở việc học”, cùng
nhau quyên xuất gia tài trong dân được 800 quan tiền cổ, trích một phần tiền dựng hai dãy nhà học, mỗi dãy 5 gian, trên tòa đất tư ở xứ Doanh
Sung(2). Tương tự như cách làm đó, do dân một xã đảm nhiệm, còn có các xã Mục Xá, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông(3); xã Hạc Bổng, huyện Nghĩa
Hưng, tỉnh Nam Định(4). Hai xã này tuy không ghi rõ giành bao nhiêu ruộng đất cho việc dựng trường, nhưng đều khẳng định đã dựng xong trường
giành cho con em đến học tập.

Vào giữa thế kỷ XIX, năm 1853, nhà Nguyễn chính thức “Chuẩn cho các địa phương có nơi nào để ruộng đất công, tư làm trường hương học, để dạy
con em trong làng, trọng giáo hóa, hậu phong tục, thì đều cho tùy theo sự tiện lợi của dân”(5). Chỉ dụ đó thật sự có tác động tích cực đến việc dựng
trường tại nhiều địa phương. Vì vậy, vào năm Tự Đức thứ 8 (1855), xã Lại Thượng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây đã dựng xong hai ngôi trường(6).
Cùng thời gian này, thôn Trạch Lôi, xã Trạch Mỹ Lộc, huyện Phúc Thọ, cùng tỉnh, cũng tạo 2 ngôi: 1 ngôi 3 gian 2 trái; 1 ngôi 4 gian, đều dùng đất
công(7). Dân hai xã Văn Trưng, Lăng Trưng, huyện Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Yên, vẫn dùng hình thức liên kết, vừa tu bổ ngôi trường cũ, vừa dựng thêm
http://hannom.org.vn/web/tchn/data/0504v.htm#mui71 1/9
3/1/2018 Tap chi Han Nom so 4/2005

công(7). Dân hai xã Văn Trưng, Lăng Trưng, huyện Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Yên, vẫn dùng hình thức liên kết, vừa tu bổ ngôi trường cũ, vừa dựng thêm
10 gian trường mới, mua thêm 5 sào đất dùng cho trường học(8).

Những năm đầu thế kỷ XX, nhà nước bảo hộ Pháp thay đổi nền giáo dục cũ bằng nền giáo dục mới, mà thực chất là theo nền giáo dục Pháp học, thì
loại trường “theo cách thức kiểu Tây” cũng được phản ánh trong văn bia. Đó là hai ngôi trường học cấp tổng của tổng Tả Thanh Oai, huyện Thanh
Trì, tỉnh Hà Đông, tạo năm 1912 “dùng toàn gỗ lim, tường gạch lợp ngói”, chi phí hết 1070 đồng(9). Trường học tổng Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh
Hải Dương hoàn thành vào năm 1924, chi phí hết 4000 đồng(10).

Tư liệu văn bia còn ghi nhận vai trò cá nhân trong việc xây dựng trường học. Chẳng hạn như trường hợp Quan viên tử Lê Thúc Khải cùng vợ Nguyễn
Thị Thanh ở xã Đại Định, huyện Bạch Hạc cúng 3 mẫu ruộng, ao, vườn cho dân dựng trường vào năm 1756(11). Năm Gia Long thứ 2 (1803), ông Tri
sự Nguyễn Trọng Điển tự xuất một khu đất cho thôn Đông, xã Vĩnh Mỗ, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Yên dựng ngôi trường làng. Đến năm Thiệu Trị thứ
2 (1842), trường học bị hư hại, các ông Dương Xuân Nhật, Nghiêm Phúc Thọ hiệp cùng tuần phiên của địa phương này dựng lại tạo thành ngôi trường
mới(12).

Để trường học là nơi yên tĩnh, giành riêng cho học sinh học tập, nhiều địa phương đề ra những biện pháp quản lý rất cụ thể. Xã Lại Thượng, huyện
Thạch Thất quy định: “Những viên khoa mục trong thôn, người nào có thể tập hợp được 50 con em trong thôn đến học tập thì được thưởng 1 quan
tiền” (Điều 10). Đối với môi trường xung quanh trường lớp, người dân cũng quy định: “Những gia đình ở bốn phía trường học không được nấu rượu,
cãi nhau, trêu ghẹo phụ nữ, gây huyên náo ồn ào”. Hoặc: “Trước cửa trường học, mục đồng không được buộc trâu bò, cũng không được thổi sáo”
(Điều 9)(13). Còn thôn Đông, xã Vĩnh Mỗ, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Yên định ước bằng việc: “Cây cối trong diện thổ trạch của trường lưu giữ dùng
tu bổ trường lớp. Nếu ai tự ý chặt phá, định tội 3 quan tiền cổ” (Điều 6)(14)…

2. Đặt học điền

Tư liệu về đặt học điền khá dồi dào. Mục đích đặt học điền nói rõ trong nhiều văn bia. Trong bia Học điền bi ký có viết: “Đặt ruộng học là để khuyến
khích hậu học”(15). Hay: “Việc học mà có ruộng thì ý nghĩa của việc học sẽ được dài lâu”(16). Hoặc nói bao quát như của bia Học xá điền thổ bi
ký: “Lập học điền là để dẫn dụ hậu học, làm chấn tác văn phong”(17). Xuất phát từ nhận thức ấy, mỗi địa phương đều dựa vào khả năng của mình để
định liệu công việc. Ở cấp thôn, như thôn Phùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây đặt 2 mẫu ruộng(18); thôn Tri Chỉ, xã Đồng Cương,
huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Yên đặt 6 mẫu(19); thôn Chu Xã, xã Hữu Thanh Oai, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông đặt 6 mẫu 2 sào 12 thước(20). Ở cấp
xã, số ruộng đặt làm học điền cũng tương tự như của cấp thôn: xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đặt 3 mẫu(21); xã Vĩnh Khúc, huyện Quỳnh
Côi, tỉnh Thái Bình đặt hơn 3 mẫu(22); xã Hải Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đặt 4 mẫu 5 sào(23). Riêng ở cấp tổng, số học điền đặt ra lớn
hơn nhiều so với số học điền của xã và thôn. Trong bia học điền của tổng Sơn Bình, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Yên cho biết, tổng này đặt tổng cộng
là 16 mẫu(24).

Xét nội dung, việc đặt học điền thông qua hai hình thức là trích ruộng công của làng xã và huy động ruộng tư trong dân.

Hình thức trích ruộng công thấy ghi trên bia Học điền bi ký tạo năm Cảnh Hưng thứ 46 (1785) của xã Trạch Lộ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Trong
bia ghi các quan viên hương lão cùng toàn thể mọi người quyết định đặt 5 mẫu làm học điền(25). Tương tự như thế, lxã Đinh Xá, huyện Yên Lạc, tỉnh
Vĩnh Yên đặt 3 mẫu 2 sào(26). Một số địa phương khác, do nhu cầu đóng góp ruộng công cho học điền cấp tổng (tổng Sơn Bình, huyện Lập Thạch)
cũng tích cực tham gia, như các xã Hạ Phiên, Lai Thu, Triệu Xá (mỗi xã bỏ ra 3 mẫu 2 sào). Thôn Chu, thôn Bình Đô, thuộc xã Chu Đề, mỗi thôn xuất
1 mẫu 6 sào(27).
Hình thức huy động ruộng tư trong dân được ghi nhận nhiều nhất chiếm số lượng lớn trên hầu hết số bia học điền. Hình thức này, trước hết phải kể
http://hannom.org.vn/web/tchn/data/0504v.htm#mui71 2/9
3/1/2018 Tap chi Han Nom so 4/2005

Hình thức huy động ruộng tư trong dân được ghi nhận nhiều nhất chiếm số lượng lớn trên hầu hết số bia học điền. Hình thức này, trước hết phải kể
đến vai trò cá nhân của Cai tổng, tổng Sơn Bình được nhắc đến trong tấm bia hàng tổng kể trên: Ông tên Hoàng Tĩnh, người bản tổng, con của Hoàng
Thành, cựu Giáo thụ phủ Đoan Hùng, tự xuất gia tài gồm 3 mẫu 2 sào, giúp tổng chi phí cho việc học. Tổng đốc Đoàn Triển góp 2 sào 4 thước (28).
Hậu thần Phan Quốc Yến, người thôn Đông, xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang cúng cho xã 1 mẫu ruộng làm học điền(29). Hai ông là
Hoàng Đình Côn và Nguyễn Đức Gia ở xã Thổ Ốc, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên cùng mua hơn 3 mẫu ruộng, một nửa số này dành cho học điền, ghi
trên bia Học tế điền bi(30). Ba ông này là Nguyễn Hữu Vinh, Lê Đình Tráng, Nguyễn Gia Đài ở xã Ái Sơn, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa góp cho
xã một sào học điền(31). Tiếp đến là tập thể, như xã Đại Tự, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Yên (nay là xã Đại Tự, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) gồm 15
người, người nhiều góp 2 sào, kẻ ít góp 14 thước, tổng cộng được 1 mẫu 5 sào 9 tấc(32). Xã Mật Sơn, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, gồm 28 người,
người nhiều góp 5 sào, người ít góp 1 sào, tổng cộng được 4 mẫu 9 sào(33). Ở xã Ngọc Than, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây, ngoài 3 sào ruộng tư do mọi
người cúng tiến, còn có 49 người, trong đó có 13 vị Sinh đồ đóng góp về tiền, người nhiều 1 quan, người ít 7 mạch. Số tiền này hợp với 3 sào ruộng tư
đặt làm quỹ “hý lẫm” tức kho thóc dùng vào việc học(34). Xã Thổ Tang, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Yên góp được 2 mẫu 8 sào 1 thước 6 tấc, đặt tên là
“ruộng giữ gìn đạo thánh hiền” (Vệ đạo điền)(35). Song, có thể nói, tiêu biểu nhất cho hình thức huy động ruộng tư trong dân, là của xã Phù Chính,
huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên. Ở đây, vào năm Tự Đức thứ 20 (1867), có cả một phong trào quyên góp, ủng hộ việc học diễn ra rất sôi nổi, với hai
hình thức cung tiến ruộng tư và tiền. Kết quả thống kê cho biết : có 87 người tham gia, trong đó có 70 người góp ruộng, 18 người góp tiền. Trong số
người góp ruộng, người đóng nhiều là 3 sào (Hương trưởng Phan Kế Trường), người đóng góp ít là 2 thước (Phan Trọng Thiêm). Có 4 trường hợp liên
danh (Phan Văn Lâm, Trần Đình Lãm đóng 1 sào 4 thước; Phan Văn Tào, Phan Văn Thắng đóng 1 sào 10 thước; Hương trưởng Trần Phú Bằng, Trần
Phú Văn đóng 3 sào 4 thước; Trịnh Tiến Trân, Trịnh Tiến Cơ đóng 2 thửa vườn liền bờ). Trong số người cung tiến tiền mặt, người đóng nhiều là 10
quan (Đoàn Văn Du), người đóng ít là 3 quan (11người), tổng cộng được 76 quan. Nét đáng chú ý là, trong 87 người, chỉ 1 trường hợp là người ngoài
địa phương (Đoàn Văn Du, người xã Yên Lão Thị, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Yên), còn lại là người bản quán. Cũng trong số người này, trừ 5 vị Hương
trưởng (Phan Quang Phúc, Phan Trọng Dĩnh, Phan Thế Tương, Phan Khắc Trường, Trần Phú Bằng), 1 vị là Lý trưởng (Phan Duy Thanh), còn lại là
dân thường(36). Điều đó cho thấy việc đặt ruộng, tiền ở đây mang tính tự giác, do người dân lo liệu. Nó cũng cho thấy việc đặt ruộng học là khác với
việc xây dựng, trùng tu đình chùa.

Cũng như dựng trường, việc đặt học điền thường kèm theo một số điều khoản nhất định, nhằm quản lý và sử dụng tốt số ruộng vườn hiện có. Những
điều khoản này do chính làng xã đặt ra, có khi chỉ là 1 khoản, nhưng có khi là nhiều khoản. Nó cũng tùy từng nơi, từng lúc mà có những cách thức
quản lý khác nhau, sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương. Người dân xã Trạch Lộ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương ghi vắn tắt thành 1
khoản, quy định; “Nếu người nào vi phạm ruộng công học, toàn dân xã cùng nhau hội họp, tâu trình với quan ty để cảnh cáo người đó, giúp phong tục
tư đạo trở nên tốt đẹp”(37). Dân thôn Chu Xá, xã Hữu Thanh Oai, tỉnh Hà Đông dặn dò nhau; “Nếu kẻ nào dám bàn đến chuyện đem ruộng này [học
điền] làm việc khác để phá hoại học đường thì người ấy trở thành tội nhân muôn đời”(38). Người dân xã Lại Thượng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây
có 14 khoản, trong đó khoản thứ 5, ghi: “Hoa lợi của học điền không được tùy tiện chi vào việc khác”; Điều 6: “Ruộng học do 4 giáp trong xã chia
nhau cày cấy, mỗi mẫu nộp thóc hàng năm là 450 đấu. Ngoài số đó do người cày cấy được hưởng”; Điều 7: “Các thửa ruộng học, nếu bị xâm hại hoặc
sạt lở, đều do người cày cấy bảo vệ, bồi đắp”(39). Điều 2 của xã Phù Chính, huyện Vĩnh Tường, ghi: “Hạn định về số ruộng học, mỗi năm mỗi mẫu nộp
500 đấu thóc. Thuế công về số ruộng học do bản xã lĩnh chịu”(40).

3. Mời thầy dạy

Bên cạnh dựng trường, đặt học điền, việc mời thầy dạy là công việc tiếp theo, được các làng xã rất quan tâm, chú ý, xem đây là vấn đề quan trọng. Tuy
mỗi nơi có cách lựa chọn khác nhau, nhưng điểm chung của tất cả là các xã khi mời thầy về dạy, là tìm người giỏi, tận tâm với công việc, có kinh
nghiệm giảng tập. Hai xã Văn Trưng và Lăng Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên có cách làm riêng, xã không trực tiếp đứng ra mời thầy, mà ủy
quyền cho tập thể đảm nhận: “Giao cho quan viên và văn hội của hai xã cùng các thiện tín đứng ra giám sát để mời thầy giỏi” (Điều 2)(41). Chức sắc
http://hannom.org.vn/web/tchn/data/0504v.htm#mui71 3/9
3/1/2018 Tap chi Han Nom so 4/2005

xã Bồ Điền, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên, tự đứng ra mời thì quy định: “ Mời thầy giáo về dạy phải là người có khoa mục danh vọng” (Điều 3)
(42). Xã Phù Chính, cùng tỉnh Vĩnh Yên quy đình cụ thể hơn: “Đón thầy giáo làng phải là người đỗ Cử nhân hoặc Tú tài có danh tiếng” (Điều 1)(43).
Riêng xã Phú Vinh, huyện Yên Sơn, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây, quy định bắt buộc: “Mời thầy dạy tất phải hạng khoa mục, người ngoài xã có học
hạnh tốt, không lười biếng, để giúp giảng tập cho con em trong ấp” (Điều 8)(44).

Việc nuôi dưỡng thầy là vấn đề thiết thực ghi nhận trên nhiều văn bia. Sở dĩ như vậy, bởi như văn bia Học điền bi ký của xã Mục Xá, huyện Thanh
Oai, tỉnh Hà Đông cho biết: “Học quý ở được người thầy, mà việc dạy học không thể không nuôi dưỡng thầy”(45). Hơn nữa, như chúng ta biết, người
thầy giáo xưa, dù là người khoa bảng không ra làm quan, hoặc cáo quan trở về, hoặc những Cử nhân, Tú tài…, miễn là người thầy giáo ở cấp làng xã,
đều không thuộc diện nhà nước cấp lương bổng. Để giải quyết vấn đề này, các làng xã có cách làm của họ: “Đạo của việc học, rất quý có được người
thầy, mà lộc nuôi dưỡng thầy cần có học điền”(46). Tức phải dựa vào học điền, lấy hoa lợi của học điền, kể cả vườn, ao (nếu có), làm lương cho thầy.

Về thực chất, làng xã sẽ quản lý số học điền hiện có, giao người nào đó đủ điều kiện lĩnh canh, người đó chỉ phải nộp số thóc theo quy định cho thầy, số
dư mình sẽ được hưởng. Việc này được phản ánh trong bia học điền của xã Phù Chính, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên. Điều 2 quy định: “Hạn chế
về số học điền, mỗi mẫu mỗi năm nộp 500 đấu thóc. Thuế công của số ruộng học do bản xã lĩnh chịu”; Điều 3, ghi: “Phàm người nào lĩnh canh số
ruộng học, mỗi năm nộp thóc cho thầy vào 2 kỳ, một nửa nộp vào tháng 2, tháng 3 ; một nửa nộp vào tháng 10(47). Xã Bồ Điền, cùng huyện Vĩnh
Tường, cũng quy định tương tự : “Thóc hàng năm tăng thu mỗi sào [của xã], tổng cộng 1000 đấu, vào 2 vụ hạ, đông, Lý trưởng đứng ra thu nhận giao
cho thầy” (Điều 1) và “Số thóc có trên 6 mẫu học điền, cùng số thóc tăng thu mỗi sào, sẽ định làm lương đón thầy về dạy. Nếu nhà nào mời thầy tư về
dạy, không được dự vào khoản lương của thầy” (Điều 3)(48). Tuy nhiên, cũng có xã như Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường(49) và Đồng Tâm huyện Yên
Lạc(50), lại giao học điền cho chính học sinh của xã, cầy cấy, tự liệu lấy thóc làm lương trả thầy.

Để thầy yên tâm giảng dạy, nhiều xã còn đề ra một số hình thức ưu đãi hoặc kính biếu lễ vật cho thầy vào các dịp lễ tiết trong năm. Văn bia học điền
của xã Phù Chính, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên tại Điều 4 quy định: “Ruộng học [6 mẫu 2 thước] do thầy được chọn người lĩnh canh, người
trong ấp không được tranh chấp. Hoặc thầy giáo có người nhà lĩnh canh cũng được” và Điều 6: “Mỗi năm vào 3 tiết: Đoan ngọ, Thường tân, Nguyên
đán, mỗi tiết mừng thầy 2 quan tiền. Y phục hàng năm trị giá 6 quan giao cho thầy”(51). Hai xã Văn Trưng và Lăng Trưng huyện Vĩnh Tường cũng
ghi tại Điều 1: “Hễ là học điền hạng tốt (thượng hạng) thì giao cho thầy canh tác”. Hoặc Điều 5: “Nếu thầy đi thi, bản xã sẽ ứng lễ 2 quan tiền, Hội Tư
văn có ăn uống đều phải kính biếu thầy”(52). Riêng xã Phú Đa, huyện Vĩnh Tường có lệ thù lao khá đặc biệt, theo văn bia thì ngoài số thóc được
hưởng hàng năm theo quy định, thầy còn lĩnh thêm một khoản, gọi là “tiền tiễn khách” (tiễn khách tiền), gồm 1 quan. Số là, xã này hàng năm có lệ
khóa tập sĩ nhân, tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 8, mời thầy làm giám khảo, khi dự xong, xã trích tiền công “bồi dưỡng”, nên có lệ ấy(53).

Sinh thời, người thầy giáo được các làng xã đối đãi trọng hậu, còn khi qua đời? Tư liệu văn bia về vấn đề này không nhiều, song đủ giúp chúng ta hình
dung về một phong tục đẹp, là lo thờ tự chu đáo cho người thầy đã khuất. Đó là Tiên sinh họ Nguyễn, thụy Thành Ý, người xã Lãng Ngâm, huyện Gia
Bình, tỉnh Bắc Ninh(54); Tiên sinh họ Nguyễn, tự Huy Bảo, người xã Khúc Lộng, huyện Văn Giang, cùng tỉnh(55); Tiên sinh họ Nguyễn, tự Đình Lệ,
người xã Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương(56); Tiên sinh Đỗ Quang Húc, người xã Phú Hào, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định(57); Tiên sinh
họ Nguyễn, tự Trọng Quát, người xã Dị Nậu, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây(58); Tiên sinh Nguyễn Thiều, người xã Dị Nậu, cùng huyện(59). Tuy
trong số họ, có người làm quan (Tiên sinh Nguyễn Trọng Quát, giữ chức Tri huyện Vũ Tiên); có người là Nho sinh ở Tú lâm cục (Tiên sinh Nguyễn
Đình Lệ); có người thi Hội đỗ tam trường (Tiên sinh Nguyễn Huy Bảo) nhưng điểm chung đều là người mẫu mực về sư phạm, đức độ trong sáng, rất
đông học trò theo học, trong đó có nhiều người thành đạt khoa cử. Lúc mất các môn sinh truy ơn, góp tiền và ruộng gửi vào văn chỉ hàng xã để Hội Tư
văn lo thờ cúng hàng năm (môn sinh của Tiên sinh họ Nguyễn góp 10 đồng, 1 mẫu 5 sào ruộng; môn sinh của Tiên sinh Nguyễn Huy Bảo góp 100 quan
tiền, 1 mẫu ruộng; môn sinh của Tiên sinh Nguyễn Đình Lệ góp 10 quan tiền, 3 sào ruộng; môn sinh của Tiên sinh Đỗ Quang Húc đem 300 đồng chi
phí việc tang; môn sinh của Tiên sinh Đỗ Trọng Quát góp 2 sào và 10 thước ruộng; môn sinh của Tiên sinh Nguyễn Thiều góp 50 quan tiền, 3 sào
ruộng. Tất cả các vị này đều được bầu làm Hậu hiền. Ngoài ra một số môn sinh ở thôn Tiền, xã Trường Quang, tổng Cao Xá, huyện Nông Cống, tỉnh 4/9
http://hannom.org.vn/web/tchn/data/0504v.htm#mui71
3/1/2018 Tap chi Han Nom so 4/2005

ruộng. Tất cả các vị này đều được bầu làm Hậu hiền. Ngoài ra một số môn sinh ở thôn Tiền, xã Trường Quang, tổng Cao Xá, huyện Nông Cống, tỉnh
Thanh Hóa còn có lệ: “đến kỳ tế trong lễ tang (ngu tế) của thầy, mỗi người đóng 3 quan tiền” và “để tang thầy trong 3 năm”(60).

4. Giúp đỡ học sinh

Nếu việc dựng trường, đặt học điền, mời thầy dạy là những điều cần phải có để tổ chức học tập thì vấn đề học sinh là khâu sau cùng, đóng vai trò quan
trọng nhất. Điều đó có nghĩa, làng xã muốn con em mình học tập tốt, thi đỗ đạt làm quan, mang hoài bão giúp đời, còn cần phải giúp đỡ thêm cho học
sinh về vật chất. Chúng ta đều biết, với hệ thống văn bài, cũng như cách tổ chức thi cử xưa, người đi học muốn thành tài, đạt đến vinh quang, phải đầu
tư vào đó rất nhiều thời gian, công sức, có khi là cả đời người. Nói như vậy là bởi khi lập bảng người đỗ đại khoa trong công trình Các nhà khoa bảng
Việt Nam (do PGS.TS. Ngô Đức Thọ chủ biên. Nxb. Văn học, H. 1993) nhằm tìm hiểu độ tuổi thành đạt của họ, chúng tôi nhận ra rằng, số người đỗ
Tiến sĩ có độ tuổi dưới 20 quá ít: chỉ vẻn vẹn 59 người trên tổng số 2081 người biết được độ tuổi đỗ đạt 2,8%. Trong khi đó, người học sinh với tư cách
công dân, vẫn phải gánh chịu sưu sai tạp dịch do nhà nước cũng như làng xã đặt ra.

Để giúp học sinh giải quyết bớt phần khó khăn, trước hết làng xã tạo điều kiện thuận lợi về giấy bút và sách vở học tập cho họ. Xã Lại Thượng, huyện
Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây có cả một hòm sách dùng chung trong học sinh, tựa như ngày nay ta gọi là thư viện nhà trường, quy định rằng: “Các bộ
kinh sử trong hòm sách của trường thì các vị chức sắc trong làng mỗi năm phải 2 lần đem phơi vào các ngày trời nắng, có giao nhận, ghi chép đầy đủ,
không cho mượn mang về nhà. Ai vi phạm sẽ phải bồi thường” (Điều 12). Nếu người nào không có điều kiện mua sách vở, xã sẽ giúp đỡ: “Các văn sĩ
trong xã, mà số sách vở dùng ở nhà trường chưa đủ, sẽ tùy theo điều kiện của dân mua cho một bộ” (Điều 10)(61). Xã Phú Đa, không dùng hình thức
như trên, mà thưởng giấy viết cho học sinh căn cứ vào kết quả “đại tập” và “tiểu tập” của xã: nguyên xã có 3 mẫu ruộng “trát bút” giao cho Hội Tư
văn cày cấy, hễ vào 2 kỳ sóc vọng (mồng 1, ngày rằm) hàng tháng, xã chỉnh biện 1000 tờ giấy nhỏ, mời sĩ nhân đến dự. Ai dự “đại tập” có mặt tại bên
tả đường của sinh từ (đề thi gồm 1 bài thơ, hoặc một bài phú tứ lục). Người nào đỗ thứ nhất, được thưởng 300 tờ; đỗ thứ 2, thứ 3, mỗi người được
thưởng 200 tờ. Ai dự “tiểu tập” có mặt bên hữu đường của sinh từ (đề thi gồm câu đối hoặc phải đọc thuộc). Người nào đỗ thứ nhất, được thưởng 200
tờ; người nào đứng thứ 2 được thưởng 100 tờ (62).

Miễn sưu sai tạp dịch là biện pháp giúp đỡ tiếp theo của làng xã đối với học sinh, nhưng nó luôn đi kèm với điều kiện phải là người học tập đích thực,
có ý chí vươn lên. Có thể thấy điều này qua cách làm của xã Vĩnh Phúc, huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình. Người dân ở đây xác định: “Người đi học,
lúc nhỏ chưa gắng sức công phu, khi trưởng thành lại bức bách ở công dịch”. Vì vậy, quy định: “Người nào có chí chuyên cần ở việc học, các việc canh
điếm, canh thuế vụ, trông nom lúa màu, đắp đường sá, khơi hào rãnh sẽ nhất loạt cho miễn trừ, khiến họ không phải gián đoạn ở việc học”(63). Hay
thôn Đoài, xã Dạ Hạ, huyện Kim Anh, tỉnh Phúc Yên cũng quy định: “Hễ sĩ nhân chuyên cần việc học, phàm sưu sai tạp dịch có trong thôn, đều được
miễn trừ để trọng Nho đạo. Người nào vừa cày ruộng vừa học sẽ không được hưởng theo lệ này”(64). Các xã Trạch Lộ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải
Dương(65); Phù Chính, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên(66)… đều đưa ra các lệ giống như vậy.

Sau miễn sưu sai tạp dịch, là việc làng xã thưởng ruộng cho học sinh thấy ghi khá nhiều trên văn bia. Biện pháp này được xem là thiết thực để khuyến
khích mọi người trong xã say mê học tập. Đương nhiên, muốn nhận lấy suất ruộng, người học sinh phải đáp ứng được yêu cầu do làng xã đặt ra, mà
thông thường là vào kỳ khảo khóa 3 năm hoặc 1 năm, có sự chứng giám của quan viên chức dịch và người thầy giáo. Thôn Đông, xã Cảnh Thụy, huyện
Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang là như vậy: “Hễ học sinh trong thôn, cứ 3 năm mở 1 kỳ khảo khóa, tổ chức vào tháng 2, ruộng học đặt làm 3 hạng: hạng
nhất gồm 8 sào, hạng 2 gồm 7 sào, hạng 3 gồm 6 sào. Ai tinh thông văn lý đỗ hạng nhất, nhận số ruộng hạng nhất; ai đỗ hạng 2, nhận ruộng hạng 2; ai
đỗ hạng 3, nhận ruộng hạng 3”(67).

Ở mức độ khác, số ruộng thưởng ít hơn, là xã Vĩnh Phúc, huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình. Người dân vùng duyên hải có lệ: “Hàng năm vào dịp xuân5/9
http://hannom.org.vn/web/tchn/data/0504v.htm#mui71
3/1/2018 Tap chi Han Nom so 4/2005

Ở mức độ khác, số ruộng thưởng ít hơn, là xã Vĩnh Phúc, huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình. Người dân vùng duyên hải có lệ: “Hàng năm vào dịp xuân
tế, sẽ khảo tập sĩ tử trong xã, người nào đỗ đầu, thưởng 3 sào ruộng; người nào đỗ thứ 2, thưởng 2 sào 7 thước; người nào đỗ thứ 3, thưởng 1 sào 7
thước 5 tấc”(68). Tương tự là xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông (nay thuộc quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội) đặt 3 phần ruộng học, cộng 1 mẫu
9 sào, làm phần thưởng học sinh, ai đỗ vào hạng nào, nhận ruộng theo hạng đó(69). Còn xã Phú Nhi, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây đặt 5 thửa “ruộng
khoa trường”, cộng 8 sào 8 thước, cũng dùng làm phần thưởng cho học sinh(70). Có trường hợp như xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây
không thưởng bằng ruộng mà thưởng bằng thóc; bởi xã có quỹ “hý lẫm”, quy định hàng năm vào 2 kỳ sóc vọng mỗi tháng, học sinh có mặt tại đình
khảo hạch việc học, sĩ nhân theo thứ hạng mà lĩnh thóc từ quỹ công(71).

Bên cạnh việc thưởng ruộng, thóc là thưởng bằng tiền. Biện pháp này áp dụng cho học sinh có trình độ nhất định, tham dự các kỳ thi Hương và thi
Hội. Thôn Mục Xá, xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông định rằng: “Người nào dự trúng đại khoa, xã mừng 30 quan tiền, 1 bức trướng.
Cử nhân mừng 20 quan, 1 bài thơ. Tú tài mừng 10 quan, 1 đôi câu đối”(72) Xã Tốt Động, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Đông quy định cụ thể hơn:
“Người nào đỗ khoa trường hạng nhất giáp (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa) mừng 120 quan; hạng nhị giáp (Hoàng giáp) mừng 100 quan; hạng
Đệ tam giáp (Tiến sĩ) mừng 80 quan; hạng Phó bảng mừng 60 quan; hạng trung khoa (Cử nhân) mừng 40 quan; hạng tiểu khoa (Tú tài ) mừng 20
quan(73). Nhưng cũng có xã như Bảo Tàng của huyện Thiên Thi, tỉnh Hưng Yên, ngoài tiền mừng còn kèm theo cả ruộng: “Sĩ nhân đỗ đại khoa, mừng
tiền 15 quan, 6 sào ruộng; sĩ nhân đỗ trung khoa, mừng tiền 10 quan, 4 sào ruộng, sĩ nhân đỗ tiểu khoa cùng người được ban sắc, mừng tiền 5 quan, 2
sào ruộng”(74).

Ngoài những ưu đãi mà các làng xã dành cho học sinh như vừa đề cập, có những địa phương, như xã Bồ Điền, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên cấp
chi phí cho học sinh đi thi, mỗi người 1 quan, ghi tại Điều 4(75). Số tiền này không phải nhiều, nhưng là nguồn cổ vũ thiết thực đối với họ. Cũng cần
ghi nhận thêm, để khuyến khích học sinh học tập, mau đỗ đạt thành tài, nhiều địa phương có lệ cho người đi học được dự vào Hội Tư văn, một tổ chức
danh giá ở làng xã. Điều 2 trong tổng số 12 điều ước của thôn Đoài, xã Da Hạ, huyện Kim Hoa, tỉnh Phúc Yên ghi: “Gia nhập Hội Tư văn phải là người
trúng khoa trường”(76). Xã An Lão, huyện Thanh Hà cũng quy định: “Hễ người nào trong xã thi trúng khoa trường và có chức sắc được gia nhập vào
Hội Tư văn”(77). Thôn Đại Nhuận, xã Xuân Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh lại quy định chi tiết hơn: “Người nào mới thi đỗ khoa trường, làm lễ
yết thánh tại văn chỉ, gồm 1 miếng thịt lợn, giá tiền cổ 1 quan 2 mạch, 1 mâm xôi, 1 vò rượu, 1 hộp trầu cau, được gia nhập Hội Tư văn(78). Còn khi đỗ
đạt, họ được dựng bia ghi tên bày nơi văn chỉ, coi đó là nhân tài không chỉ cho dòng họ, mà cho cả quê hương xứ sở…

5. Một số nhận xét

Những vấn đề nêu trên: xây dựng trường lớp, đặt học điền, mời thầy dạy, giúp đỡ học sinh, đều ghi trên văn bia, đây là tư liệu của làng xã, do Trường
Viễn đông Bác cổ (Pháp) và Viện Nghiên cứu Hán Nôm sưu tầm, in rập thành thác bản trong nhiều năm của thế kỷ XX. Những tư liệu này đã được
chúng tôi giám định, đảm bảo sự tin cậy. Do vậy, có thể khẳng định rằng, có một nền giáo dục cấp tiểu học được mở ở cấp làng xã vùng đồng bằng Bắc
Bộ, vốn là nơi có truyền thống hiếu học và khoa bảng của cả nước. Đây là nền giáo dục do nhân dân đảm nhận, tự lo liệu cơ sở vật chất mà chủ yếu là
dựa vào ruộng đất. Nó tồn tại độc lập bên cạnh nền giáo dục quốc lập vốn do nhà nước thiết lập từ cấp huyện trở lên và thay thế cho vai trò của nhà
nước trong lĩnh vực giáo dục ở cấp cơ sở. Qua đó cho thấy vấn đề giáo dục học sinh vốn rất được các làng xã quan tâm, chú trọng. Họ đã giành những
điều kiện tốt nhất cho công cuộc giáo dục tại địa phương: trường lớp do dân xây dựng, mời thầy giáo là người giỏi, có đức hạnh, học sinh không phải
lao động chân tay, được miễn sưu sai tạp dịch, trợ cấp giấy bút, ban ruộng, mừng tặng khi đỗ đạt… Tất cả đều nhằm mục đích giáo dục con em thành
tài, cống hiến cho xã hội. Đó là kết luận rút ra từ chuyên khảo này.

N.H.M

http://hannom.org.vn/web/tchn/data/0504v.htm#mui71 TÀI LIỆU THAM KHẢO 6/9


3/1/2018 Tap chi Han Nom so 4/2005

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) (8) (17) (41) (52). Học xá điền thổ bi ký. Tạo năm Chính Hòa thứ 23 (1720) No14252­3.

(2) Hương Trại điều lệ. Tạo năm Cảnh Hưng thứ 28 (1767). No 14531.

(3) (45) (47) (53) (62) Học điền bi ký. Tạo năm Quang Trung 5 (1792). No 19615­7.

(4) Hạc Bổng xã bi ký. Tạo năm Tự Đức thứ 13 (1860). No 1894.

(5) Đại Nam thực lục, Quốc Sử quán triều Nguyễn, Tập 27, Nxb. KHXH, H. 1973, tr.410.

(6) (13) (39) (61) Hương học bi ký. Tạo năm Tự Đức thứ 8 (1855). No 17979/a,b.

(7) Hương học bi ký. Không ghi năm tạo. No 40727.

(9) (20) (28) (38) (43) Dẫn theo Vũ Băng Tú: Từ một tấm bia mới phát hiện của Đoàn Triển: biết được ngôi trường cách tân giáo dục ở một vùng quê, in
trong Thông báo Hán Nôm học năm 2002, Viện Nghiên cứu Hán Nôm xuất bản, H. 2003, tr.583.

(10) Lai Vu tổng tân học đường bi. Tạo năm Khải Định Giáp Tý (1924). No 41354­5

(11) Từ đường học điền bi. Tạo năm Cảnh Hưng 17 (1756). No 13933.

(12) (14) Học điền bi ký. Tạo năm Tự Đức 9 (1850). No 14907­8.

(15) (67) Học điền bi ký. Không ghi năm tạo. No 35123­4.

(16) Học điền bi ký. Tạo năm Tự Đức 13 (1860). No 14336.

(18) Học điền bi ký. Tạo năm Thiệu Trị thứ 3 (1843). No 41012­3.

(19) Tri Chỉ thôn học điền bi. Tạo năm Tự Đức thứ 4 (1851). No 15025­6.

(21) Từ chỉ bi. Tạo năm Tự Đức thứ 19 (1866). No 17355­6.

(22) (63) (68) (76) Tiên hiền bi ký. Tạo năm Cảnh Hưng thứ 13 (1731). No 4147­9.

(23) Tân đình bi ký. Tạo năm Gia Long thứ 14 (1815). No 45202­3.

(24) (27) Lập Thạch huyện Sơn Bình tổng học điền ký. Tạo năm Tự Đức thứ 7 (1854). No 15508­11.

(25) (65) Học điền bi ký. Tạo năm Cảnh Hưng thứ 46 (1785). No 13293­4.
http://hannom.org.vn/web/tchn/data/0504v.htm#mui71 7/9
3/1/2018 Tap chi Han Nom so 4/2005

(26) Đinh Xá hương hiền từ bi. Tạo năm Tự Đức thứ 13 (1860). No 14583­4.

(29) Học điền bi ký. Không ghi năm tạo. No 35123­4.

(30) Học tế điền bi. Tạo năm Chiêu Thống thứ 1 (1787). No 9766­7.

(31) Tư văn hợp nghĩ bi ký. Tạo năm Thành Thái thứ 4 (1892). No 16528­9.

(32) Tế điền học điền tu trí bi ký. Tạo năm Vĩnh Hựu thứ 4 (1738). No 14548­9.

(33) Học điền bi ký. Tạo năm Tự Đức Ất Hợi (1875). No 19524­5.

(34) Học điền di tập bi. Không ghi năm tạo. No 24650.

(35) (37 (49) Văn chỉ bi ký. Tạo năm Gia Long Giáp Tý (1804). No 13704­5.

(36) (40 (51) (66) Học điền bi ký. Tạo năm Tự Đức 20 (1867). No 14359­60.

(42) (48) (75) Bồ Điền điều ước bi ký. Tạo năm Tự Đức thứ 24 (1871). No 14203.

(44) Phú Vinh xã học điền bi ký. Tạo năm Tự Đức thứ 9 (1856). No 31465­6.

(46) Học điền bi ký. Tạo năm Minh Mệnh 6 (1825). No 1171­2.

(50) Tư văn bi ký. Tạo năm Minh Mệnh Tân Mão (1831). No 15177.

(54) Hậu hiền bi ký. Tạo năm Tự Đức thứ 28 (1875 ). No 35678­9.

(55) Tòng tự Tiên hiền bi ký. Tạo năm Gia Long thứ 5 (1806 ). No 11404­5.

(56) Hậu hiền bi ký. Tạo năm Cảnh Hưng thứ 25 (1764). No 9247.

(57) Văn hậu bi ký. Tạo năm Thành Thái thứ 3 (1891). No 16453.

(58) Phối hưởng bi ký. Tạo năm Minh Mệnh thứ 5 (1824). No 19941

(59) Như sơn chi thọ. Tạo năm Tự Đức thứ 33 (1880). No 19939.

(60) Dẫn theo Hoàng Lê: Một tấm bia đề cao truyền thống tôn sư trọng đạo, in trong Tạp chí Hán Nôm, số 1 (1998), tr.75.

(64). Bản thôn tạo thạch bi ký. Tạo năm Quang Trung thứ 5 (1792 ). No 6939­40.
http://hannom.org.vn/web/tchn/data/0504v.htm#mui71 8/9
3/1/2018 Tap chi Han Nom so 4/2005

(69) Dịch Vọng xã khoa phả. Tạo năm Thành Thái thứ 8 (1896). No 592.

(70) Phú Nhi xã văn hội bi. Tạo năm Giáp Dần (1794). No 7138­9.

(71) Học điền dị tập. Không ghi năm tạo. No 24650.

(72) Tư văn bi ký. Tạo năm Tự Đức thứ 26 (1873). No 25024­5.

(73) Tốt Động xã văn chỉ bi ký. Tạo năm Tự Đức thứ 35 (1882). No 24450­1.

(74) Bảo Tàng xã văn chỉ bi ký. Không ghi năm tạo. No 4741­2.

(77) Tiên thánh Tiên hiền bi ký. Tạo năm Vĩnh Hựu thứ 2 ( 1736). No 11483­6

(78) Văn hội bi ký. Tạo năm Cảnh Hưng thứ 23 ( 1762). No 4435­6./.

http://hannom.org.vn/web/tchn/data/0504v.htm#mui71 9/9

You might also like