Lop 5 CD PP Gia Thiet Tam - Danh Cho PH - Phan 1 (Co Ban) - V1.0 (20161222) PDF

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

Lớp 5 – Phương pháp giả thiết tạm (Cơ bản) Facebook.

com/Lê Hòa Hải - Group: Hoctoancungthaylehoahai

THẦY LÊ HÒA HẢI


[Điện thoại: 097.529.0903
Facebook: Lê Hòa Hải]

---------

Hà Nội, 12/2016

LH: Thầy Hải (097 529 0903) – SN 7/814 đường Láng hoặc SN 48/139 Lê Thanh Nghị, HN 1
Lớp 5 – Phương pháp giả thiết tạm (Cơ bản) Facebook.com/Lê Hòa Hải - Group: Hoctoancungthaylehoahai

CHUYỀN ĐỀ TOÁN LỚP 4 -5 DÀNH CHO PHỤ HUYNH

Lời ngỏ:

Thưa các anh/ chị phụ huynh. Qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, em nhận thấy
rằng, đa số các anh/ chị phụ huynh bắt đầu thấy khó khăn với những dạng toán giúp con học bài
khi con bước vào lớp 4, lớp 5.

Lớp 4, 5 là lớp quan trọng là nền tảng để cho con có được kiến thức vững chắc để bước vào cấp 2.

Hiểu được điều đó, em đã soạn một vài chuyên đề mà các phụ huynh thường gặp khó khăn, hay
hỏi trên các diễn đàn, nhằm giúp các phụ huynh làm chủ được phương pháp giải toán tiểu học, để
giúp con mình học tập tốt nhất.

Em hi vọng tài liệu sẽ hữu ích cho anh chị . Em xin cảm ơn!

PHƯƠNG PHÁP GIẢ THIẾT TẠM

I. Nhắc lại lý thuyết cho con

Phương pháp giả thiết tạm là một phương pháp giải toán dùng để giải các bài toán về tìm hai số

khi biết tổng của hai số đó.

Khi giải dạng toán này, ta giả sử có một giả thiết (điều kiện) nào đó không có trong thực tế hay

không có trong điều kiện đã cho của bài toán, nhằm tạm thời bỏ qua sự xuất hiện của một đại

lượng, rồi dựa vào tình huống tính đại lượng thứ hai. Sau đó tính đại lượng còn lại.

II. Các bài toán thường gặp

Bài 1.1. (Bài toán cổ - Bài toán điển hình)

Vừa gà vừa chó

Bó lại cho tròn

Ba mươi sáu con

Một trăm chân chẵn

Hỏi mấy gà, mấy chó?

LH: Thầy Hải (097 529 0903) – SN 7/814 đường Láng hoặc SN 48/139 Lê Thanh Nghị, HN 2
Lớp 5 – Phương pháp giả thiết tạm (Cơ bản) Facebook.com/Lê Hòa Hải - Group: Hoctoancungthaylehoahai

[Anh/ chị hướng dẫn con]

Phân tích:

Rõ ràng 36 con không thể là gà cả (vì khi đó có 2 x 36 = 72 chân!), cũng không thể là chó cả (vì

khi đó có 4 x 36 = 144 chân!).

Bây giờ ta giả sử 36 con đều là chó cả (đây là giả thiết tạm), thì số chân sẽ là: 4 x 36 = 144 (chân).

Số chân dôi ra là: 144 - 100 = 44 (chân)

Sở dĩ như vậy là vì số chân của mỗi con chó hơn số chân của mỗi con gà là: 4 - 2 = 2 (chân).

Vậy số gà là: 44:2 = 22 (con).

Số chó là: 36 - 22 = 14 (con).

Bài giải:

Một con gà có 2 chân, 1 con chó có 4 chân.

Giả sử tất cả đều là gà, vậy tổng số chân sẽ là:

36 x 2 = 72 (chân)

Vì tổng số chân theo bài ra là 100 chân nên số chân bị thiếu là:

100 – 72 = 28 (chân)

Khi đem mỗi con chó thay cho một con gà thì số chân tăng lên là: 4 – 2 = 2 chân.

Vậy do còn thiếu 28 chân nên số con chó cần thay cho số con gà là:

28 : 2 = 14 (con)

Số gà là:

36 – 14 = 22 (con)

Đáp số: Gà: 22 con, Chó: 14 con.

LH: Thầy Hải (097 529 0903) – SN 7/814 đường Láng hoặc SN 48/139 Lê Thanh Nghị, HN 3
Lớp 5 – Phương pháp giả thiết tạm (Cơ bản) Facebook.com/Lê Hòa Hải - Group: Hoctoancungthaylehoahai

Bài 1.2. (Bài toán gà và thỏ - Bài toán điển hình)

Bác nông dân nuôi tất cả 30 con gà và thỏ. Tổng cộng có 100 chân. Tìm số gà và số thỏ bác nông

dân nuôi.

[Anh/ chị hướng dẫn con]

Bước 1: Giả sử tất cả đều là gà (hoặc thỏ)

Bước 2: Tính số chân còn thiếu (hoặc dôi ra) so với đề bài đã cho (tổng số chân)

Bước 3: Tính số con thỏ (hoặc con gà) dựa vào chênh lệch số chân của giả thiết so với bài cho.

Bước 4: Tính số con còn lại.

Bài giải:

Một con gà có 2 chân, 1 con thỏ có 4 chân.

Giả sử tất cả đều là gà, vậy tổng số chân sẽ là:

30 x 2 = 60 (chân)

Vì tổng số chân theo bài ra là 100 chân nên số chân bị thiếu là:

100 – 60 = 40 (chân)

Khi đem mỗi con thỏ thay cho một con gà thì số chân tăng lên là:4 – 2 = 2 chân.

Vậy do còn thiếu 40 chân nên số con thỏ cần thay cho số con gà là:

40 : 2 = 20 (con)

Số gà là:

30 – 20 = 10 (con)

Đáp số: Gà: 10 con, thỏ: 20 con.

LH: Thầy Hải (097 529 0903) – SN 7/814 đường Láng hoặc SN 48/139 Lê Thanh Nghị, HN 4
Lớp 5 – Phương pháp giả thiết tạm (Cơ bản) Facebook.com/Lê Hòa Hải - Group: Hoctoancungthaylehoahai

Bài 1.3. Một tốp thợ dùng 10 đoạn ống nhựa gồm hai loại dài 9m và 6m để lắp đặt một đoạn

đường ống dài 72m. Hỏi tốp thợ phải dùng mỗi loại mấy ống để khi lắp đặt không phải cắt một

ống nào?

[Anh/ chị hướng dẫn con]

Bài giải:

Giả sử cả 10 đoạn ống đều là loại 6m, vậy tổng chiều dài lắp được là:

10 x 6 = 60 (m)

Vì tổng chiều dài theo bài ra là 72m nên số mét ống bị thiếu là:

72 – 60 = 12 (m)

Khi thay mỗi ống loại 6m bằng ống loại 9m thì chiều dài tăng lên là: 9 – 6 = 3 (m)

Vậy do còn thiếu 12m nên số ống 9m cần thay cho ống 6m là:

12 : 3 = 4 (ống)

Số ống loại 6m là:

10 – 4 = 6 (ống)

Đáp số: ống 6m: 6 ống, ống 9m: 4 ống.

Bài 1.4. Bạn Ngọc Bích tham gia thi giải 30 câu hỏi trong cuộc thi giải toán qua mạng. Mỗi câu

trả lời đúng được 5 điểm. Mỗi câu trả lời sai mất 10 điểm. Cuối cùng bạn Ngọc Bích được 105

điểm. Hỏi bạn Ngọc Bích đạt được bao nhiêu câu trả lời đúng?

Bài giải:

Giả sử bạn Ngọc Bích trả lời đúng cả 30 câu hỏi, thì số điểm thu được là:

30 x 5 = 150 (điểm)

Vì số điểm của bạn Ngọc Bích là 105 điểm, nên số điểm thừa ra là:

150 – 105 = 45 (điểm)

Khi thay mỗi câu trả lời đúng bằng một câu trả lời sai thì số điểm giảm là: 5 + 10 = 15 (điểm)

Vậy do thừa ra 45 điểm nên số câu trả lời sai là:

LH: Thầy Hải (097 529 0903) – SN 7/814 đường Láng hoặc SN 48/139 Lê Thanh Nghị, HN 5
Lớp 5 – Phương pháp giả thiết tạm (Cơ bản) Facebook.com/Lê Hòa Hải - Group: Hoctoancungthaylehoahai

45 : 15 = 3 (câu sai)

Số câu trả lời đúng là:

30 – 3 = 27 (câu đúng)

Đáp số: 27 câu đúng

Bài 1.5. Trong một bữa tiệc, có tất cả 100 người lớn và trẻ em. Trong khi một người lớn có thể ăn

hết 3 chiếc bánh sữa, thì 3 trẻ em mới ăn hết được một cái. Sau bữa tiệc, mọi người đã ăn hết 100

chiếc bánh sữa. Hỏi có bao nhiêu người lớn, bao nhiêu trẻ em tham dự?

[Anh/ chị hướng dẫn con]

Lưu ý: Đối với bài này, phải thay 3 người lớn bằng 3 trẻ em, thì số bánh giảm mỗi lần thay là: 3 x

3 – 1 = 8 chiếc.

Như vậy, để giảm 200 chiếc thì cần số lần thay là: 200 : 8 = 25 lần thay, mỗi lần thay là 3 trẻ em

nên số trẻ em là: 25 x 3 = 75 trẻ em.

Bài giải:

Giả sử 100 người đều là người lớn, thì số bánh đã ăn là:

100 x 3 = 300 (chiếc)

Vì số bánh đã ăn là 100 chiếc, nên số bánh thừa ra là:

300 – 100 = 200 (chiếc)

Khi thay ba người lớn bằng ba trẻ em thì số bánh giảm là: 3 x 3 – 1 = 8 (chiếc)

Vậy do thừa ra 200 chiếc nên số trẻ em là:

200 : 8 x 3 = 75 (trẻ em)

Số người lớn là:

100 – 75 = 25 (người lớn)

Đáp số: 75 trẻ em ; 25 người lớn

LH: Thầy Hải (097 529 0903) – SN 7/814 đường Láng hoặc SN 48/139 Lê Thanh Nghị, HN 6
Lớp 5 – Phương pháp giả thiết tạm (Cơ bản) Facebook.com/Lê Hòa Hải - Group: Hoctoancungthaylehoahai

* Các bài tương tự:

Bài 2.1. Một số tiền 65 000 đồng gồm 19 tờ giấy bạc loại 5000 đồng và loại 2000 đồng. Hỏi mỗi

loại có bao nhiêu tờ?

Bài 2.2. Có 7 sọt đựng tất cả 775 quả vừa cam vừa quýt. Mỗi sọt cam đựng 85 quả và mỗi sọt

quýt đựng 145 quả. Hỏi có bao nhiêu sọt cam, bao nhiêu sọt quýt?

LH: Thầy Hải (097 529 0903) – SN 7/814 đường Láng hoặc SN 48/139 Lê Thanh Nghị, HN 7

You might also like