Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 9

CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH ĐÀO TẠO: KẾ TOÁN


CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên Môn học: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN


Mã Môn học:
Thời gian thực hiện Môn học: 45 giờ; (Lý thuyết:30 giờ; Thực hành: giờ, thí nghiệm,
thảo luận giờ, bài tập: 12 giờ; Kiểm tra: 3 giờ)
I. Vị trí, tính chất của Môn học:
- Vị trí: Môn học được bố trí sau khi sinh viên học xong các môn học chung,
nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính 1 và trước các môn học, Môn học đào tạo chuyên
môn nghề.
Tính chất: Là Môn học đào tạo nghề bắt buộc
II. Mục tiêu Môn học:
- Về kiến thức: Học phần Tổ chức công tác kế toán cung cấp cho sinh viên kiến
thức chuyên ngành về các vấn đề kế toán trong các doanh nghiệp nói chung cũng như tổ
chức bộ máy kế toán, hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán…
-Về kỹ năng: Sau khi học xong học phần Học phần Tổ chức công tác kế toán cung
cấp các kỹ cứng và kỹ năng mềm phù hợp với yêu cầu chuẩn đầu ra. Cụ thể: sau khi học
xong học phần Tổ chức công tác kế toán sinh viên phải biết vận dụng các kiến thức đã
học để tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán trong một doanh nghiệp. Sinh viên
vận dụng các kiến thức đã học để xử lý các tình huống và vấn đề liên quan đến tổ chức kế
toán trong doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nhưng vẫn phải đảm
bảo tính hiệu quả. Đồng thời trong quá trình thảo luận và thuyết trình nhóm, sinh viên sẽ
rèn luyện được một số các kỹ năng như: hoạt động nhóm, thuyết trình, …
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:Rèn luyện cho sinh viên thái độ học tập và
nghiên cứu một cách khoa học và nghiêm túc; phát triển các kỹ năng làm việc độc lập và
kỹ năng làm việc nhóm cho người học.
III. Nội dung Môn học
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
Tên các bài trongMôn học Thời gian (giờ)
Số Tổng số Lý Thực Kiểm
TT thuyết hành, bài tra
tập
1 Chương 1 Những vấn đề chung về tổ chức 7 7
công tác kế toán
1. Khái niệm đơn vị kế toán trong doanh
nghiệp
2. Sự cần thiết và ý nghĩa của tổ chức công
tác kế toán trong các đơn vị
2 3. Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán
4. Nội dung tổ chức công tác kế toán ở các
đơn vị
Chương 2 Tổ chức bộ máy kế toán trong 8 5 2 1
doanh nghiệp
3 1 Những vấn đề chung về tổ chức bộ máy kế
toán ở doanh nghiệp
2 Các mô hình tổ chức bộ máy kế toán ở đơn
vị
3 Các bộ phận kế toán trong doanh nghiệp
Chương 3 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán 8 6 2
4 và công tác hạch toán ban đầu
1 Chứng từ kế toán
2 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán và hạch
toán ban đầu
3 Nội dung tổ chức hệ thống chứng từ kế
toán và hạch toán ban đầu
4 Tổ chức lập và luân chuyển chứng từ kế
toán trong doanh nghiệp
Chương 4 Tổ chức hệ thống tài khoản kế 7 4 2 1
toán
1 Tài khoản và hệ thống tài khoản kế toán
2 Nguyên tắc và căn cứ tổ chức hệ thống tài
khoản kế toán ở đơn vị
3 Nội dung tổ chức hệ thống tài khoản kế
toán ở đơn vị
Chương 5 Tổ chức thực hiện chế độ sổ kế 8 4 4
toán
1 Sổ kế toán
2 Tổ chức thực hiện các quy định pháp luật
về sổ kế toán
3 Lựa chọn hình thức kế toán và hệ thống sổ
kế toán áp dụng
4 Quy trình mở sổ, ghi sổ, sửa sổ và khóa sổ
kế toán
Chương 6 Tổ chức thực hiện hệ thống báo 7 4 2 1
cáo kế toán và công tác kiểm tra kế toán
1 Đối tượng sử dụng thông tin kế toán và yêu
cầu của thông tin kế toán cần sử dụng
2 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán ở đơn vị
3 Tổ chức công khái báo cáo tài chính
4 Tổ chức kiểm tra công tác kế toán ở đơn vị

Cộng 45 30 12 3

2. Nội dung chi tiết


Chương 1 Những vấn đề chung về tổ chức công tác kế toán (7 tiết) Thời gian:
giờ
Mục tiêu:
Sau khi hoàn thành chương học, học viên có thể nắm được:
- Các khái niệm cơ bản của đơn vị kế toán trong doanh nghiệp
- Thấy được sự cần thiết và ý nghĩa về nội dung của tổ chức công tác kế toán trong đơn vị
- Nắm được nguyên tắc và nội dung cơ bản của tổ chức công tác kế toántrong đơn vị
1. Khái niệm đơn vị kế toán trong doanh nghiệp
2. Sự cần thiết và ý nghĩa của tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị
3. Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán
4. Nội dung tổ chức công tác kế toán ở các đơn vị
Chương 2 Tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp (8 tiết) Thời gian: giờ
Mục tiêu:
Sau khi hoàn thành chương học, học viên có thể nắm được:
- Nắm được sự cần thiết của việc tổ chức bộ máy kế toán trong đơn vị kế toán
- Xác định được các mô hình kế toán trong doanh nghiệp
- Xác định được các bộ phận kế toán trong doanh nghiệp
- Người học có thể giải quyết được các bài tập tình huống liên quan tới Quyền hạn trách
nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong việc hoạt động của bộ máy kế toán và người làm
công tác kế toán trên thực tế
1 Những vấn đề chung về tổ chức bộ máy kế toán ở doanh nghiệp
2 Các mô hình tổ chức bộ máy kế toán ở đơn vị
3 Các bộ phận kế toán trong doanh nghiệp
Chương 3 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán và công tác hạch toán ban đầu nghiệp (8
tiết) Thời gian: giờ
Mục tiêu:
Sau khi hoàn thành chương học, học viên có thể nắm được:
- Các khái niệm về chứng từ kế toán và công tác hạch toán ban đầu
- Những nội dung mang tính pháp lý của chứng từ kế toán
- Nắm được những yêu cầu trong việc lập, ký chứng từ và những qui định về bảo quản
lưu trữ chứng từ
Người học có thể giải quyết được các bài tập tình huống liên quan tới việc xác định
những qui định của pháp luật liên quan đến chứng từ và quá trình luân chuyển chứng từ
trên thực tế
1 Chứng từ kế toán
2 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán và hạch toán ban đầu
3 Nội dung tổ chức hệ thống chứng từ kế toán và hạch toán ban đầu
4 Tổ chức lập và luân chuyển chứng từ kế toán trong doanh nghiệp
Chương 4 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán (7 tiết) Thời gian: giờ
Mục tiêu:
Sau khi hoàn thành chương học, học viên có thể nắm được:
- Khái niệm về Tài khoản và hệ thống tài khoản kế toán
- Hiểu được nguyên tắc và căn cứ tổ chức hệ thống tài khoản kế toán ở đơn vị
- Nội dung tổ chức hệ thống tài khoản kế toán ở đơn vị
Người học có thể giải quyết được các bài tập tình huống liên quan tới việc xác định
những qui định của pháp luật liên quan đến tài khoản kế toán, mở tài khoản chi tiết liên
quan.
1 Tài khoản và hệ thống tài khoản kế toán
2 Nguyên tắc và căn cứ tổ chức hệ thống tài khoản kế toán ở đơn vị
3 Nội dung tổ chức hệ thống tài khoản kế toán ở đơn vị
Chương 5 Tổ chức thực hiện chế độ sổ kế toán (8 tiết) Thời gian: giờ
Mục tiêu:
Sau khi hoàn thành chương học, học viên có thể nắm được:
- Khái niệm về sổ kế toán
- Nắm được những yêu cầu trong tổ chức thực hiện quy định pháp luật về sổ kế toán
- Nắm được những nội dung mang tính pháp lý của những qui định về báo cáo tài chính
- Xác định được hình thức kế toán và hệ thống sổ kế toán áp dụng
- Hiểu được quy trình mở sổ, ghi sổ, sửa sổ và khóa sổ kế toán
Người học có thể giải quyết được các bài tập tình huống liên quan tới việc xác định
những qui định của pháp luật liên quan đến sổ kế toán, quy trình mở sổ, ghi sổ, sửa sổ và
khóa sổ kế toán
1 Sổ kế toán
2 Tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về sổ kế toán
3 Lựa chọn hình thức kế toán và hệ thống sổ kế toán áp dụng
4 Quy trình mở sổ, ghi sổ, sửa sổ và khóa sổ kế toán
Chương 6 Tổ chức thực hiện hệ thống báo cáo kế toán và công tác kiểm tra kế toán
(7 tiết) Thời gian: giờ
Mục tiêu:
Sau khi hoàn thành chương học, học viên có thể nắm được:
- Đối tượng sử dụng thông tin kế toán và yêu cầu của thông tin kế toán cần sử dụng
- Xác định được tổ chức báo cáo kế toán trong đơn vị, công tác công khai báo cáo tài
chính, kiểm tra công tác kế toán tại đơn vị
- Hiểu được quy trình mở sổ, ghi sổ, sửa sổ và khóa sổ kế toán
Người học có thể giải quyết được các bài tập tình huống liên quan tới việc xác định
những qui định của pháp luật liên quan đến báo cáo tài chính trên thực tế
1 Đối tượng sử dụng thông tin kế toán và yêu cầu của thông tin kế toán cần sử dụng
2 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán ở đơn vị
3 Tổ chức công khái báo cáo tài chính
4 Tổ chức kiểm tra công tác kế toán ở đơn vị
IV. Điều kiện thực hiện Môn học
1. Phòng học: Phòng học lý thuyết đúng tiêu chuẩn.
2. Trang thiết bị máy móc: Bảng, phấn, Máy chiếu, Máy chiếu Projector, Máy tính.
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:
- Tài liệu bài giảng
- Giáo trình Môn học Luật Kế toán
- Các tài liệu tham khảo khác.
4. Các điều kiện khác:
 Phòng thực hành đủ điều kiện thực hành.
V. Nội dung và phương pháp đánh giá
1. Nội dung:
- Kiến thức:Đánh giá thông qua bài kiểm tra viết, trắc nghiệm đạt được yêu cầu sau:
+ Học viên phải nắm được các kiến thức cơ bản của Tổ chức công tác kế toán bao gồm:
Tổ chức bộ máy và người làm kế toán; Tổ chức thực hiện chế độ chứng từ kế toán; Tổ
chức vận dụng hệ thống tài khoản và xây dựng quy trình hạch toán; Tổ chức thực hiện
chế độ sổ kế toán; Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo kế toán; Tổ chức thực hiện chế độ
kiểm tra kế toán; Tổ chức thực hiện chế độ kiểm kê tài sản; Tổ chức thực hiện chế độ lưu
trữ tài liệu kế toán.
- Kỹ năng: Đánh giá kỹ năng thực hành của học viên:
- Tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp
- Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán và công tác hạch toán ban đầu
- Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
- Tổ chức thực hiện chế độ sổ kế toán
- Công tác tổ chức thực hiện hệ thống báo cáo kế toán và công tác kiểm tra kế toán -
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có thái độ nghiêm túc trong học tập và nghiên cứu.
2. Phương pháp:
- Hình thức kiểm tra hết môn có thể chọn một trong các hình thức sau:
 Đối với lý thuyết :Viết, vấn đáp, trắc nghiệm.
 Đối với thực hành : Bài tập thực hành.
- Thời gian kiểm tra:
 Lý thuyết: Không quá 90 phút.
 Thực hành: Không quá 2 giờ.
- Thực hiện theo đúng qui chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong
dạy nghề hệ chính qui ở quyết định 14/2007/BLĐTB&XH ban hành ngày 24/05/2007
của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH.
VI. Hướng dẫn thực hiện Môn học
1. Phạm vi áp dụng Môn học
- Chương trình Môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ cao đẳng
nghề cao đẳng kế toán.
- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài
học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy.
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập Môn học
- - Để giúp người học nắm những kiến thức cơ bản cần thiết, sau mỗi chương
cần giao các câu hỏi, bài tập để người học tự làm ngoài giờ. Các câu hỏi chỉ ở mức độ
đơn giản, trung bình phù hợp với phần lý thuyết đã học.
- Yêu cầu sinh viên thực hành và làm các bài tập nhóm (các chuyên đề)
- Khi giảng dạy giáo viên có thể sử dụng kết hợp máy vi tính, máy đèn chiếu,
áp dụng các loại giáo án điện tử.
- Đối với giáo viên, giảng viên:
Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học chuẩn bị
đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy.
- Đối với người học:
3. Những trọng tâm cần chú ý:
4. Tài liệu tham khảo:
[1] Bộ môn Kế toán (2017), Giáo trình tổ chức công tác kế toán, Trường Đại học Quảng
Bình.
[2] Lưu Đức Tuyên (2011), Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp, NXB Tài
chính, Hà Nội.
[3] Bộ Tài chính (2014), Thông tư 200/2014/TT– BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 về
việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp.
[4] Phan Đức Dũng (2008), Hướng dẫn thực hành kế toán thuế và báo cáo thuế, NXB
Lao động – Xã hội.
[5] Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh (2012), Tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp,
NXB Phương Nam.
[6] Võ Văn Nhị (2010), Hướng dẫn thực hành kế toán trên sổ kế toán, NXB Tài chính.
[7] Quốc hội (2015), Luật Kế toán – Bộ luật số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm
2015.
[8] Trần Đình Tuấn (2014), Tổ chức công tác kế toán, NXB Đại học Thái Nguyên, Thái
Nguyên.
[9] Đặng Văn Sang (2013), Hướng dẫn thực hành lập sổ sách kế toán báo cáo tài chính
và báo cáo thuế GTGT theo phương pháp thủ công, NXB Kinh tế.
5. Ghi chú và giải thích (nếu có):
Quảng Bình, ngày tháng năm
HIỆU TRƯỞNG

PGS.TS Hoàng Dương Hùng

You might also like