Cap Trung The

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC LỰA CHỌN, THI CÔNG,

THỬ NGHIỆM & BẢO DƯỠNG CÁP NGẦM TRUNG THẾ

1. Việc chọn đúng thông số kỹ thuật của cáp lực


+ Hiện nay lưới điện trung thế hầu hết đều sử dụng loại cáp cách điện XLPE, do vậy
cần đưa ra qui định hoặc hướng dẫn có liên quan đến việc chọn thông số kỹ thuật của
cáp ngầm dựa trên một số đặc điểm chính sau:
- Kết cấu & chủng loại cáp
- Đặc điểm thi công của tuyến cáp (chôn trực tiếp, đi trong ống bọc hoặc đi trong
mương cáp)
- Điện áp vận hành max
- Phụ tải vận hành max, tính chọn tiết diện cáp (theo điều kiện phát nóng & việc chọn
mật độ dòng hợp lý)
- Môi trường làm việc & địa hình nơi lắp đặt tuyến cáp.

2. Về công tác thiết kế, lựa chọn vật từ & biện pháp kỹ thuật thi công tuyến cáp
ngầm
- Cần tính toán trước: phương án sửa chữa, xử lý hư hỏng và dò tìm sự cố về sau . (Ví
dụ: Nếu cáp ngầm đi theo dọc cầu cần lưu ý đến sự co giãn của dầm cầu, bố trí cáp ở
vị trí dễ tiếp cận, đảm bảo an toàn đồng thời thuận lợi cho việc thi công và sữa chữa,
dò tìm sự cố sau này).
- Cần lưu ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cáp khi vận hành và các biện
pháp bảo vệ thích hợp nhằm chống tác động về mặt cơ, hóa.
- Hiện nay trên lưới điện sử dụng rất nhiều loại cáp của nhiều hãng, nhiều cấp điện áp
và đặc tính cơ khác nhau. Do dùng vật tư chưa phù hợp với điện áp vận hành (Vd: cáp
sử dụng hiện nay có loại Umax là 20; 22; 24kV đối với cấp 24kV hoặc 30, 32, 35kV
đối với cấp 35; 38,5kV...) nên khi chạm đất một pha, các pha khác vật liệu không chịu
được điện áp chạm đất lâu dài, gây phóng điện. Một số nhà sản xuất cáp có sản phẩm
đảm bảo an toàn, tuổi thọ như: GORSE, LG(LS)-VINA, SIEMENS, HEESUNG,...
- Sử dụng đúng các loại vật tư, phụ kiện đối với các đầu cáp & đầu nối cáp (loại trong
nhà hoặc ngoài trời, loại co lạnh hoặc co nóng). Ngoài ra yêu cầu phải đúng nguồn
gốc, xuất xứ và nên dùng các nhãn hiệu có chất lượng ổn định (Mỹ, Ý, Đức, Ấn độ ...)
- Việc thi công đầu cáp, đầu nối cáp ngầm chưa đúng kỹ thuật như: cắt gọt các lớp
cách điện, bán dẫn; các vết cắt xâm phạm vào lớp cách điện chính... Tình trạng như
vậy khi thí nghiệm mới ban đầu không phát hiện được nhưng sau thời gian vận hành
hơi ẩm, nước xâm nhập vào làm suy giảm cách điện tại chỗ khuyết tật, gây phóng
điện. Bên cạnh đó việc nối đất lớp vỏ kim loại của cáp không tốt, không đúng qui trình
cũng gây sự cố trong vận hành.

3. Các biện pháp nhằm đảm bảo chất lượng đối với tuyến cáp ngầm đảm bảo vận
hành tin cậy trong suốt tuổi thọ thiết kế
+ Đảm bảo lựa chọn từ những nhà sản xuất cáp có chất lượng ổn định mang tính dài
hạn đã qua kiểm chứng trên thực tế (dựa trên tần suất hư hỏng)
+ Yêu cầu các nhà sản xuất cáp phải thực hiện các hạng mục thử nghiệm xuất xưởng
theo tiêu chuẩn hiện hành (đề nghị áp dụng thống nhất tiêu chuẩn IEC về cáp để có thể
áp dụng đối với các nhà sản xuất ngoài nước, mặt khác tiêu chuẩn TCVN thường là
phiên bản rút gọn về một số hạng mục thử của tiêu chuẩn IEC nên không đánh giá
được toàn bộ chất lượng của cáp)
+ Việc thử nghiệm xuất xưởng cần được chứng kiến bởi đại diện của người mua & cần
qui định rõ thành phần này (phải là người thuộc bộ phận kỹ thuật & bộ phận thí
nghiệm có kinh nghiệm trong việc giám sát hoạt động thử nghiệm). Trong một số
trường hợp cần thiết phải tiến hành một số hạng mục type test (đưa vào trong điều
khoản hợp đồng) đối với mẫu cáp được lấy xác suất ngẫu nhiên để đảm bảo độ ổn định
của dây chuyền sản xuất và chất lượng cáp theo thông số kỹ thuật đã đăng ký.
+ Lựa chọn nhà thầu thi công, lắp đặt cáp có năng lực & kinh nghiệm. Cần ban hành
qui trình thi công lắp đặt đối với tuyến cáp ngầm & tổ chức giám sát chặt chẽ việc thi
công tuyến cáp nhằm đảm bảo đúng qui trình đã đề ra. Việc làm đầu cáp & đấu nối cáp
phải do những người đã qua đào tạo, có kinh nghiệm trong việc thực hiện đảm bảo
đúng qui trình (do nhà sản xuất hoặc do chủ đầu tư ban hành).
+ Nước ta là một trong những nước nhiệt đới, gió mùa có độ ẩm rất cao, chính vì vậy
bề mặt của đầu cáp dễ bị đọng nước. Chủ yếu là các đầu trong tủ máy cắt, do hơi ẩm
dưới rãnh cáp bốc hơi lên mà các máy hút ẩm không hút đến được sinh phóng điện bề
mặt, lâu ngày dòng rò tăng dần, gây phá hỏng bề mặt của đầu cáp... Nếu không phát
hiện kịp thời sẽ gây sự cố phóng điện làm hỏng đầu cáp.
+ Công tác thi công lắp đặt cáp ngầm cần tuân thủ đúng qui trình, đặc biệt việc thi
công kéo cáp qua các đoạn cua cần tuân thủ nghiêm ngặt về bán kính cong để tránh
ứng suất cơ học tác động thường xuyên lên cách điện của cáp (đây là nguyên nhân
chính thường gây nên sự cố cáp ngay tại điểm uốn cong); công tác làm đầu cáp phải
đảm bảo loại trừ được nước xâm nhập vào bên trong ruột cáp thông qua các đầu nối về
điện với thiết bị khác như máy biến áp, đường dây trên không (bụng cáp phải cao hơn
đầu cáp, nếu thấp hơn phải có biện pháp ngăn ngừa nước xâm nhập);…. nhằm hạn
chế nguy cơ tiềm ẩn sự cố do công tác lắp đặt gây ra.
+ Do xác suất hư hỏng đối với tuyến cáp ngầm thường xảy ra tại các đầu cáp và các
điểm đấu nối cáp do vậy cần cân nhắc giữa số lượng các điểm nối và chiều dài của
từng đoạn cáp để có biện pháp kiểm tra phù hợp trong quá trình thi công tuyến cáp
(Nên có qui định về việc kiểm tra từng bước đối với tuyến cáp trong quá trình thi công
& khối lượng hạng mục kiểm tra cụ thể)
+ Nếu là cáp ngầm cấp cao thế (cấp 110kV trở lên thường đi kèm với các trạm GIS)
cần quan tâm thêm đến việc đảm bảo chất lượng của vỏ bọc cáp để có nhận thức tốt
hơn trong việc bảo quản, giữ gìn và trong công tác lắp đặt.

4. Về công tác quản lý tuyến cáp ngầm:


+ Cần vẽ & lưu các số liệu liên quan đến tuyến cáp ngay từ lúc thi công để thuận tiện
cho việc theo dõi, kiểm tra, chẩn đoán & xử lý sự cố đối với tuyến cáp về sau (vẽ bản
đồ tuyến cáp kèm theo các chi tiết về tọa độ, độ sâu, chiều dài cụ thể của từng đoạn
cáp, vị trí của các điểm đấu nối cáp)
+ Tại các vị trí của các điểm nối giữa các đoạn cáp cần bố trí hộp bao che có thể truy
xuất được, bên trên phải cắm mốc định vị. Cần xem xét việc qui định đối với tuyến cáp
ngầm quá dài (xét về cự ly) hoặc có nhiều điểm nối cần xen kẽ các điểm đấu nối kiểu
hở (theo dạng đấu nối các đầu cáp theo cách thông thường & bố trí tại các vị trí trên
mặt đất ở trong tủ ngoài trời) với mục đích tạo thuận tiện cho việc kiểm tra, chẩn đoán
đánh giá trong định kỳ hoặc xử lý khi có sự cố.

5. Việc nghiệm thu & đóng điện tuyến cáp mới:


- Cần ban hành qui định về khối lượng hạng mục thử nghiệm nghiệm thu đối với loại
cáp XLPE và tránh việc áp dụng phương pháp và tiêu chuẩn thử nghiệm cũ trước đây
theo Tiêu chuẩn ngành (thường áp dụng cho loại cáp dầu có vỏ bọc chì PILC và các
cáp cách điện su, PVC). Việc áp dụng thử nghiệm cao áp DC đối với cáp XLPE qua
các kiểm nghiệm thực tế là nguyên nhân làm giảm tuổi thọ cáp sau khi đưa vào vận
hành trở lại.
- Lưu ý đến việc kiểm tra đánh giá chất lượng vỏ bọc cách điện của bên ngoài cáp và
tình trạng đấu đất của vỏ cáp (tránh đấu đất 2 đầu để ngăn ngừa dòng điện cảm ứng
chạy trong vỏ cáp gây hiện tượng phát nóng)
- Để giúp đánh giá chất lượng của các đầu bò cáp có thể áp dụng việc đo PD bằng p/p
sóng siêu âm khi đặt điện áp thử AC vào cáp (với trị số điện áp pha hoặc dây).
- Cần áp dụng p/p thử nghiệm cao áp tần số thấp (VLF) thay cho thử nghiệm cao áp
AC, DC đối với cáp XLPE vì tính hiệu quả trong đánh giá và khả năng áp dụng tại
hiện trường (thiết bị thử có kích thước gọn, dễ vận chuyển và có khả năng kết hợp với
các p/p chẩn đoán khác : tangδ, PD)
- Đánh giá chất lượng toàn tuyến cáp bằng các p/p tiên tiến : đo PD, đo tang ở điện áp
AC hoặc VLF để có số liệu gốc ban đầu (dùng cho việc so sánh với các số liệu đo về
sau đối với tuyến cáp)

6. Việc theo dõi, kiểm tra đánh giá chất lượng tuyến cáp sau khi đưa vào vận
hành:
- Cần có chiến lược hợp lý để đánh giá tình trạng tuyến cáp ngầm sau khi đưa vào vận
hành bằng việc áp dụng những phương pháp kiểm tra, giám sát hoặc thử nghiệm mang
tính chẩn đoán tiên tiến. Mục đích là nhằm phát hiện sớm những khiếm khuyết hoặc
hư hỏng ở tuyến cáp để có biện pháp xử lý kịp thời với phương châm phòng ngừa sự
cố là chính. Cần loại bỏ những p/p thử nghiệm thông lệ không hiệu quả đã áp dụng
trước đây và chuyển hướng sang các công nghệ chẩn đoán tiên tiến (off-line lẫn on-
line) mang tính không phá hủy thay cho các thử nghiệm cao áp, trong đó cần chú trọng
đến các p/p kiểm tra & phát hiện phóng điện cục bộ (PD) trong cáp.
- Các tuyến cáp ngầm cần được tổ chức kiểm tra, thử nghiệm đánh giá sau mỗi lần xảy
ra những sự cố nghiêm trọng (ngắn mạch, phóng điện sét, quá tải hoặc do các các thiên
tai gây ra) để đảm bảo sự toàn vẹn và độ tin cậy vận hành.
- Để nhanh chóng rút ngắn thời gian, hỗ trợ tốt công tác phán đoán, dò tìm khắc phục
sự cố về cáp ngầm trong quá trình lắp đặt, quản lý vận hành tuyến cáp cần phải lưu trữ
các thông tin sau:
Chủng loại cáp.
Địa hình, môi trường lắp đặt. (Ví dụ: Nơi có nhiều phương tiện giao thông qua
lại với tải trọng lớn, nơi có xảy ra động đất, nơi thường bị ngập nước,….)
Lịch sử, những sự kiện đã xảy ra từ lúc lắp đặt, trong quản lý vận hành. (Ví dụ:
Việc cải tạo, xây dựng, chỉnh trang mặt bằng đô thị tại khu vực có tuyến cáp có
thể sẽ tác động và ảnh hưởng đến tuyến cáp đang vận hành, ….)
Các thông số thí nghiệm trong suốt quá trình quản lý vận hành.
Sơ đồ bản vẽ hoàn công tuyến cáp thực tế tại hiện trường (chiều dài, độ nông
sâu của từng đoạn, các điểm nối, chiều dài dôi ra dự phòng, những đoạn cáp đi
vòng phát sinh ra ở công đoạn thi công lắp đặt, …)
Các tuyến cáp ngầm cùng đi song hành.
- Quan tâm đến việc định kỳ theo dõi tình trạng bên ngoài tại các đầu cáp và điểm nối
cáp để phát hiện dấu hiệu bất thường do việc phóng điện cục bộ gây ra (bằng mắt,
bằng các máy chụp ảnh nhiệt và thiết bị đo PD bằng sóng âm) để có biện pháp xử lý
kịp thời trong quá trình vận hành tuyến cáp.

7. Việc phân tích hư hỏng, định vị điểm sự cố & xử lý sự cố:


- Thực trạng hiện nay gặp phải khó khăn và tốn thời gian ở một số tuyến cáp ngầm
trong quá trình dò tìm điểm sự cố là:
Chưa rõ thông tin cụ thể về tuyến cáp (loại cáp, vị trí thực tế các điểm nối trong
tuyến cáp, số lượng điểm nối,…)
Chưa rõ về chiều dài thực tế lắp đặt tuyến cáp so với hồ sơ thiết kế.
Chưa rõ về một số thông tin bổ trợ.
- Cần xây dựng qui trình điều tra sự cố riêng đối với tuyến cáp ngầm để chuẩn hóa
chung toàn EVNCPC và giúp công tác khắc phục & xử lý sự cố được nhanh chóng và
có hiệu quả.
- Xem xét phân cấp mang tính phối hợp giữa các đơn vị thí nghiệm của các công ty
điện lực với Cty Thí nghiệm điện trong việc phân tích hư hỏng, định vị điểm sự cố.
- Xây dựng và phê duyệt đơn giá phù hợp về việc chẩn đoán, phân tích hư hỏng &
định vị sự cố thống nhất trong EVNCPC.
- Tiếp tục đầu tư thêm các trang thiết bị thử nghiệm chẩn đoán cáp tiên tiến, giao đơn
vị có lực lượng cán bộ, kỹ sư có chuyên môn sâu, đã qua đào tạo & có kinh nghiệm lâu
năm khai thác sử dụng để phục vụ chung trong toàn Tổng Cty.
- Cần tổ chức đánh giá kỹ lại tình trạng của tuyến cáp sau khi bị sự cố trước khi lên
phương án xử lý để tránh rủi ro sau khi đóng điện lại tuyến cáp bằng việc ban hành qui
định thống nhất về khối lượng kiểm tra, thử nghiệm cần thực hiện.
- Chuẩn hóa và có khuyến cáo chung về việc sử dụng chuyên các loại vật tư, phụ kiện
có chất lượng ổn định dùng trong việc làm các đầu bò và đầu nối cáp để thuận tiện cho
công tác mua dự phòng nhằm đáp ứng nhanh cho công tác xử lý sự cố tại các đơn vị
trong Tổng Công ty.
- Thường xuyên thống kê theo dõi các hư hỏng, sự cố của các tuyến cáp ngầm để xác
định nguyên nhân chính và có biện pháp khắc phục phù hợp đồng thời phổ biến cho
toàn Tổng Cty học tập & rút kinh nghiệm hàng năm thông qua các hội thảo chuyên đề.
- Từng bước chuẩn hóa việc thi công, lắp đặt tuyến cáp ngầm và đào tạo đội ngũ
những người thực hiện việc làm đầu cáp, đầu nối cáp phải có tay nghề cao nhằm đảm
bảo chất lượng cáp ngay từ lúc đưa vào vận hành.

You might also like