Do Thi Phuong Ha

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

HIỆU QUẢ CỦA BỔ SUNG MEN TIÊU HÓA PEPSIN – B1 ĐẾN KHẨU PHẦN

CỦA TRẺ EM TỪ 2-5 TUỔI TẠI CỘNG ĐỒNG

Đỗ Thị Phương Hà*, Lê Bạch Mai, Cao Thị Thu Hương


Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Hà Nội

TÓM TẮT
Nghiên cứu thử nghiệm can thiệp mù đơn có đối chứng trên cộng đồng được thực hiện để đánh giá hiệu
quả của bổ sung men tiêu hóa Pepsin-B1 kết hợp tư vấn chế độ ăn tới khẩu phần của trẻ em từ 2-5 tuổi
tại huyện Thanh Oai, Hà Nội vào tháng 10-12/ 2011. Đối tượng nghiên cứu là 97 trẻ từ 24-60 tháng tuổi
có nguy cơ suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng vừa, gồm 45 trẻ ở nhóm can thiệp được bổ sung men
Pepsin-B1 và 52 trẻ ở nhóm đối chứng được bổ sung viên Placebo. Liều lượng: trẻ 2-3 tuổi: 2 viên 250mg/
ngày chia 2 lần; trẻ 4-5 tuổi: 3 viên 250mg/ngày chia 2. Cả 2 nhóm đều được tư vấn chế độ ăn. Can thiệp
kéo dài 3 tuần. Kết quả cho thấy bổ sung men tiêu hóa Pepsin-B1 có tác dụng tăng mức tiêu thụ thực phẩm
và cải thiện giá trị dinh dưỡng của khẩu phần, đặc biệt là tăng năng lượng, protein, lipid, retinol, calci, và
kẽm và tăng tỷ lệ trẻ đáp ứng mức nhu cầu khuyến nghị về năng lượng, protein và vitamin B1, quan sát
rõ nhất sau 10 ngày can thiệp. Nghiên cứu này cho thấy bổ sung men tiêu hóa Pepsin-B1 kết hợp tư vấn
chế độ ăn có hiệu quả cải thiện được khẩu phần của trẻ em từ 2-5 tuổi có nguy cơ suy dinh dưỡng và suy
dinh dưỡng tại cộng đồng.

Từ khóa: Pepsin B1, trẻ em, suy dinh dưỡng, khẩu phần

I. ĐẶT VẤN ĐỀ lượng lớn protein không chỉ phục vụ cho quá
trình phát triển bình thường mà còn giúp trẻ
Ở Việt Nam trong hàng thập kỷ qua, tỷ lệ phục hồi dinh dưỡng [2]. Do vậy, đối với trẻ
suy dinh dưỡng (SDD) đã giảm nhiều, nhưng bị suy dinh dưỡng, ngoài việc thực hành nuôi
hiện nay tình trạng trẻ suy dinh dưỡng vừa dưỡng trẻ theo đúng nhu cầu thì việc bổ sung
chiếm chủ yếu và phổ biến trong cộng đồng men Pepsin là cần thiết để giúp trẻ tăng cường
[1]. Do vậy, các giải pháp tích cực, hiệu quả khả năng tiêu hóa protein trong quá trình phục
để giảm thấp hơn nữa tỷ lệ SDD ở trẻ em Việt hồi dinh dưỡng và đảm bảo phát triển [3, 4].
Nam vẫn rất cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
Protein giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với Carbohydrat hay glucid là nguồn cung cấp
cơ thể người, đặc biệt là đối với trẻ em nhằm năng lượng quan trọng nhất của cơ thể. Các
đáp ứng nhu cầu cho quá trình tạo hình, sự thực phẩm chứa carbohydrat sau khi ăn vào
đổi mới về thành phần tế bào để xây dựng nên được tiêu hóa thành glucose, hấp thu và chuyển
các tế bào, mô, cơ quan trong cơ thể, cung cấp hóa thành năng lượng để phục vụ cho các hoạt
nguyên liệu cần thiết để tạo thành các dịch tiêu động của cơ thể. Vitamin B1 hay Thiamin là
hóa, nội tiết tố, emzyme là các chất quan trọng thành phần của thiamin pyrophosphat (TPP)
điều hòa các quá trình chuyển hóa cũng như hoạt động như một coenzym trong hai loại
hoạt động sinh lý của các chức phận cơ thể. phản ứng oxy hóa-khử carboxyl và transketol
Quá trình tiêu hóa protein được bắt đầu ở dạ hóa, rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa
dày dưới tác dụng của men Pepsin do tế bào glucid và cần thiết cho tổng hợp acid béo [5].
chính của dạ dày tiết ra. Ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ Trong não người trưởng thành, con đường
bị suy dinh dưỡng, việc tiết Pepsin của dạ dày chuyển hóa pentose chỉ chiếm một phần rất
có thể bị hạn chế, trong khi trẻ cần tiêu thụ một nhỏ, nhưng trong não trẻ em đang phát triển,

*Tác giả: Đỗ Thị Phương Hà Ngày nhận bài: 08/02/2017


Địa chỉ: Viện Dinh Dưỡng Ngày phản biện: 27/2/2017
Điện thoại: 0912 474 550 Ngày đăng bài: 20/03/2017
Email: dothiphuongha@dinhduong.org.vn

Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 2 - 2017 125


trên 50% chuyển hóa đường đi theo con đường đang mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính (sởi,
này. Ngoài ra Thiamin cũng có vai trò quan viêm phổi...), rối loạn tiêu hóa cấp tính khi bắt
trọng trong chuyển hóa protein là chuyển đổi đầu can thiệp và trẻ đã sử dụng các loại men
acid amin tryptophan thành niacin và quá trình tiêu hóa, vi chất dinh dưỡng... trong 1 tháng
chuyển hóa của leucin, isoleucin và valin. trước khi can thiệp; bà mẹ không cam kết và
không có khả năng để thực hiện chế độ ăn theo
Để phục hồi trẻ bị suy dinh dưỡng protein hướng dẫn.
năng lượng thì cùng với việc cung cấp đủ các
chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein, năng lượng 2.3 Cỡ mẫu
thì việc tăng cường tiêu hóa, hấp thu các chất
Công thức tính cỡ mẫu so sánh trung bình
này là vô cùng cần thiết. Việc tiêu thụ thực phẩm
2 nhóm:
động vật giàu protein đã được nhiều nghiên cứu
chứng minh có liên quan tới sự tăng trưởng tốt n = 2{(Z + Z) / }2
hơn ở trẻ nhỏ [6]. Hiện nay Viện Dinh dưỡng
đã nghiên cứu sản xuất men tiêu hóa Pepsin-B1 Trong đó: n là cỡ mẫu, tương ứng với độ
[7]. Hiệu quả của bổ sung men tiêu hóa Pepsin tin cậy 90% thì Z = 1,65 và lực mẫu 90% thì
đã được chứng minh trên chuột thí nghiệm [8] Z = 1,28; uớc tính sự khác biệt  về mức độ
trong việc cải thiện có ý nghĩa lượng thức ăn tăng khẩu phần protein giữa nhóm can thiệp và
nhóm chứng sau 3 tuần can thiệp là 14.9g (theo
trung bình, cân nặng, chiều dài của nhóm bổ
khảo sát thử), với độ dao động = 24.7 thì cỡ
sung men Pepsin so với lô chứng. Việc bổ sung
mẫu cần cho mỗi nhóm là 47 trẻ, cộng thêm
Pepsin và vitamin B1 không những làm tăng
10% dự kiến bỏ cuộc. Vậy mỗi nhóm cần 52
khả năng dung nạp và tiêu hóa protein ở thực
trẻ. Tổng cỡ mẫu là 104 trẻ cho 2 nhóm.
phẩm, chống rối loạn tiêu hóa mà còn giúp tăng
cường chuyển hóa glucid. Để có thể ứng dụng 2.4 Chọn mẫu
rộng rãi các sản phẩm men tiêu hóa Pepsin-B1
trong phòng chống SDD ở trẻ em, cần có các Sàng lọc đối tượng: Cân toàn bộ trẻ 2-5
thử nghiệm đánh giá hiệu quả của bổ sung men tuổi (24-60 tháng) của 2 xã. Hỏi tiền sử bệnh,
Pepsin-B1 tới khẩu phần của trẻ em 2-5 tuổi khám lâm sàng phát hiện bệnh nội khoa và dị
SDD tại cộng đồng. tật cơ thể, hoàn cảnh kinh tế gia đình. Phân loại
TTDD theo Z-score cân nặng / tuổi [4]. Lập
danh sách trẻ có tình trạng dinh dưỡng (TTDD)
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -3SD ≤ WAZ-score < - 1SD).
Chọn mẫu: dùng phương pháp ngẫu nhiên
2.1 Thiết kế nghiên cứu
đơn lấy 52 trẻ đáp ứng tiêu chí lựa chọn ở một
Thử nghiệm can thiệp mù đơn có đối chứng xã vào nhóm can thiệp và 51 trẻ ở một xã vào
trên cộng đồng. nhóm chứng.

2.2 Thời gian nghiên cứu 2.5 Can thiệp cho mỗi nhóm nghiên cứu

Từ tháng 10-12/ 2011. Nhóm chứng: Người chăm sóc trẻ được tư
vấn chế độ ăn theo thực đơn thiết kế sẵn và trẻ
2.3 Đối tượng nghiên cứu được bổ sung viên nang placebo.
Trẻ 2-5 tuổi (24-60 tháng) có nguy cơ SDD Nhóm can thiệp Pepsin-B1 (PB1): Người
và SDD độ 1 có -3SD ≤ Z-score cân năng theo chăm sóc trẻ được tư vấn chế độ ăn theo thực
tuổi (WAZ) < - 1SD của 2 xã thuộc huyện đơn thiết kế sẵn và trẻ được bổ sung viên nang
Thanh Oai, Hà Nội. Pepsin-B1 250 mg.
Tiêu chuẩn loại trừ: Trẻ mắc các bệnh bẩm Thời gian can thiệp là 3 tuần và theo dõi 2
sinh, dị tật cơ thể, bệnh nội khoa mạn tính; hoặc tuần sau can thiệp.

126 Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 2 - 2017


2.5.1 Tư vấn chế độ ăn Hỏi ghi khẩu phần của trẻ: Khẩu phần của
trẻ được đánh giá bằng phương pháp hỏi ghi
Toàn bộ trẻ của 2 nhóm được tư vấn chế độ
khẩu phần 24 giờ qua theo mẫu phiếu điều tra
ăn. Người chăm sóc trẻ của 2 nhóm được tư vấn
thiết kế sẵn có sử dụng quyển ảnh và một số
trực tiếp về chế độ ăn theo thực đơn đã thiết
công cụ đo lường thực phẩm hỗ trợ [4]. Trẻ
kế sẵn phù hợp nhu cầu dinh dưỡng khuyến
đang đi mẫu giáo thì khẩu phần trẻ ăn ở trường
nghị theo tuổi, giới và cân nặng của trẻ [5, 6]
được cân đong trực tiếp tại trường.
và yêu cầu thực hiện theo đúng thực đơn đã
cung cấp để đảm bảo trẻ được ăn đủ khẩu phần Đánh giá khẩu phần: Khẩu phần của trẻ
và khuyến khích trẻ ăn hết khẩu phần. Nếu trẻ được đánh giá bằng mức tiêu thụ thực phẩm,
đi học mẫu giáo thì cô giáo cho trẻ uống thuốc giá trị dinh dưỡng của khẩu phần (năng lượng
trước bữa ăn trưa và theo dõi khẩu phần của trẻ khẩu phần, cân đối khẩu phần, mức tiêu thụ
để ghi chép vào phiếu theo dõi. protein và các chất dinh dưỡng khác), mức đáp
2.5.2 Bổ sung men tiêu hóa Pepsin-B1 ứng của khẩu phần theo nhu cầu dinh dưỡng
khuyến nghị (NCDDKN) đối với từng lứa tuổi
Sản phẩm bổ sung: Sản phẩm Pepsin-B1 [5].
đã được nghiên cứu sản xuất, kiểm nghiệm
chất lượng tại Viện Dinh dưỡng và công bố 2.7 Xử lý số liệu
chất lượng sản phẩm tại Cục An toàn vệ sinh
Nhập và xử lý sô liệu bằng phần mềm WHO
thực phẩm – Bộ Y tế. Thành phần viên nang
Anthro và SPSS 15.0. Trẻ uống đủ 90% số viên
Pepsin-B1: Pepsin: 250mg, Vitamin B1: 1mg
nang (38/42 viên đối với trẻ 2-3 tuổi hoặc 76/84
và tá dược vừa đủ. Thành phần viên nang
viên đối với trẻ 4-5 tuổi) được đưa vào phân
Placebo gồm: Glucose, tinh bột Lactose, bột
talc, gelatin, Magiê Stearat vừa đủ. Để đảm bảo tích. Các biến số được kiểm định phân bố chuẩn
nguyên tắc mù của nghiên cứu: hai loại viên bằng Kolmogorov-Smirnov test. Sử dụng t-test
nang Pepsin-B1 và Placebo được đóng gói bao (phân bố chuẩn) hoặc Mann-Whitney U test
bì giống nhau, chỉ khác ký hiệu ở thùng giấy và (không phân bố chuẩn) để so sánh 2 biến liên
người tham gia nghiên cứu không được biết trẻ tục. Sử dụng x2 test hoặc Fisher’s Exact test,
thuộc nhóm can thiệp hay nhóm chứng và viên MC Nemar test để so sánh hai tỷ lệ giữa 2
nang là Pepsin-B1 hay Placebo. nhóm tại cùng thời điểm hoặc một nhóm tại
trước và sau can thiệp. Giá trị p < 0,05 là mức
Cách bổ sung: Liều lượng: trẻ 2-3 tuổi: 2 có ý nghĩa thống kê.
viên/ngày chia 2 lần; trẻ 4-5 tuổi: 3 viên/ngày
chia 2 lần. Cách uống: uống vào trước bữa ăn 2.8 Vấn đề đạo đức nghiên cứu
trưa và trước bữa ăn tối 30 phút. Trẻ có thể nuốt
Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh
cả viên nang với nước hoặc đối với trẻ nhỏ có
học của Viện Dinh dưỡng đã thông qua.
thể bóc vỏ nang ra rồi hòa bột thuốc với nước
để uống.
2.5.3 Theo dõi và giám sát III. KẾT QUẢ

Cán bộ của Viện Dinh dưỡng giám sát việc Số trẻ tham gia đủ bốn đợt điều tra và uống
uống thuốc và thực hiện chế độ ăn. > 90% số viên nang phát ra thì được đưa vào
phân tích. Tổng cộng là 97 trẻ, 45 trẻ nhóm bổ
2.6 Thu thập số liệu
sung Pepsin-B1 và 52 trẻ nhóm chứng. Tỷ lệ
Các chỉ tiêu đánh giá được thu thập vào thời nam-nữ, tuổi trung bình TTDD của hai nhóm
điểm ban đầu (BĐ) trước can thiệp, giữa kỳ trẻ không khác nhau. Tỷ lệ nam - nữ của hai
(GK): sau 10 ngày, cuối kỳ (CK): sau 21 ngày nhóm trẻ nghiên cứu không khác nhau. Tuổi
và 2 tuần sau khi can thiệp kết thúc (SCT), bao trung bình của trẻ nhóm chứng (44,3 tháng) cao
gồm: hơn của nhóm can thiệp (41,9 tháng) tuy nhiên

Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 2 - 2017 127


sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Cân nhiên tình trạng dinh dưỡng của 2 nhóm nghiên
nặng trung bình của nhóm ĐC cao hơn so với cứu đánh giá bằng cả 3 chỉ số đều không khác
nhóm Pepsin-B1 (do tháng tuổi cao hơn) tuy nhau có ý nghĩa thống kê (Bảng 1).

Bảng 1. Đặc điểm chung của hai nhóm nghiên cứu

Nhóm Pepsin-B1 (n=45) Nhóm chứng (n=52)


n % n %
Nam (n, %) 22 48,9% 26 50%
Nữ (n, %) 23 51,1% 26 50%
Tuổi (TB ± SD) - tháng 41,9 ±9,7 44,3 ± 9,9
Cân nặng (kg, TB ± SD) 11,5 ±1,2* 12,0 ±1,4*
Chiều cao (cm, TB ± SD) 90,3 ± 5,7 92,2 ±6,3
WAZ (TB ± SD) -2,2 ±0,5 -2,0 ±0,6
HAZ (TB ± SD) -2,1 ±0,7 -2,0 ±0,7
WHZ (TB ± SD) -1,3 ±0,5 -1,2 ±0,7
Tỷ lệ trẻ nhẹ cân độ 1 71,1** 42,3**
*p < 0,05, t-test độc lập; **p<0,01, t-test độc lập

Bảng 2. Mức tiêu thụ thực phẩm của hai nhóm trẻ tại các thời điểm điều tra

Nhóm thực Ban đầu Giữa kỳ Cuối kỳ Sau can thiệp


Nhóm N
phẩm TB±SD TB±SD TB±SD TB±SD

Ngũ cốc (g) PB1 45 152,6±59,5 186,3±81,8 188,9±74,5 167,7±93,5*


  Chứng 52 155,3±60,7 198,6±73,2 182,6±63,0 186,0±69,2*
PB1 45 2,4±3,7** a,l,v
10,9±5,6*** a,e
9,3±14,2 e,l
11,8±8,3*** v
Dầu mỡ (g)
Chứng 52 4,4±4,5** m 6,9±5,2**e 7,6±25,0 e,m 5,5±9,3***
Đậu hạt và PB1 45 2,7±6,2* v
7,4±15,7 8,9±13,8 15,9±16,9*** v
chế phẩm
Chứng 52 4,5±4,8* a, v 4,9±1,9 7,0±11,8 a 17,6±32,8*** v
(g)
PB1 45 92,3±63,0** b 148,2±106** b,k 86,4±118,2 k 101,4±115,4
Rau, quả (g)
Chứng 52 65,1±79,8** c,i 103,8±97,4** c 82,7±70,9 114,7±132,3 i

Thịt và Thủy PB1 45 57,2±41, 6 a,n,v


97,9±50,4 a
95,7±58,2** n
72,4±42,2 v
sản (g) Chứng 52 66,7±47,5 86,0±59,9 e 67,2±42,3** e 71,9±36,0
PB1 45 36,7±23,6*** c,n
34,7±80,6** c
20,2±23,3 n
15,0±25,6*
Trứng (g)
Chứng 52 9,7±17,3*** n
22,3±53,4** e
29,9±45,2 e,n
14,6±37,7*
PB1 45 153,6±111,7 c
133,5±116,1 c
153,9±206,0 161,6±130,2*
Sữa (g)
Chứng 52 131,8±115,4 140,2±123,2 138,0±118,8 108,4±91,6*

Bánh kẹo PB1 45 13,8±27,2** 6,5±17,0 e


14,3±26,3** e
22,8±42,5
(g) Chứng 52 23,5±31,2** a,i
7,7±21,7 a,g
24,4±23,2** g
10,9±30,3 i
Mann-Whitney U test so sánh giữa 2 nhóm tại các thời điểm: *p<0,05, ** p<0,01, *** p<0,001
Wilcoxon test so sánh giữa BĐ-GK, GK-CK, BĐ-CK, BĐ-SCT: c,e,m: p<0,05; b,i,k: p<0,01; a,n,g,l: p<0,001

128 Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 2 - 2017


Bảng 1 cho thấy mức tiêu thụ thực phẩm chứng nhưng lại cao hơn có ý nghĩa thống kê
thuộc các nhóm ngũ cốc, dầu mỡ, rau quả, so với nhóm chứng ở giữa kỳ (10,9 ± 5,6 g/
thịt và thủy sản có xu hướng tăng cao ở giữa ngày và 6,9 ± 5,2 g/ ngày, p < 0,001) và 2 tuần
kỳ so với ban đầu ở cả 2 nhóm nhưng nhóm sau can thiệp (11,8 ± 8,3 g/ngày và 5,5 ± 9,3g/
Pepsin-B1 tăng nhiều hơn nhóm chứng và ngày, p < 0,001). Mức tiêu thụ thịt và hải sản
duy trì hoặc giảm nhẹ ở điều tra cuối kỳ và không khác nhau giữa 2 nhóm lúc ban đầu và
2 tuần sau can thiệp. Sự khác biệt rõ nhất là ở cuối kỳ tăng cao hơn ở nhóm Pepsin-B1 so
mức tiêu thụ dầu mỡ và đậu và chế phẩm với nhóm chứng (95,7 ± 58,2 g/ ngày và 67,2 ±
của nhóm Pepsin-B1 ban đầu thấp hơn nhóm 42,3 g/ ngày, p < 0,01).

Bảng 3. Giá trị dinh dưỡng khẩu phần của 2 nhóm nghiên cứu tại các thời điểm

Ban đầu Giữa kỳ Cuối kỳ Sau can thiệp


Nhóm N
(TB±SD) (TB±SD) (TB±SD) (TB±SD)

Năng lượng PB1 45 874,3±298,2 1.179,7±334,7* 1.169,1±410,8 1.128,7±249,3


(Kcal) Chứng 52 941.5±308,6 1.064,4±241,4 *
1.085,3±226,9 1.037,9±217,6
PB1 45 34,6±13,4 48,9±15,6* 47,9±16,8 43,2±13,1
Protein (g)
Chứng 52 37,1±11,6 41,5±14,0* 40,2±10,5 43,0±12,5
PB1 45 21,8±10,5 32,8±10,7* 31,3±17,7 36,5±12,8
Lipid (g)
Chứng 52 23,8±9,5 27,8±11,0* 29,4±11,1 25,0±10,1
PB1 45 135,4±50,0 172,8±60,3 174,6±66,1 157,3±39,4
Glucid (g)
Chứng 52 145,3±56,9 162,7±38,0 165,9±33,8 161,1±38,2
PB1 45 259,2±191,1 278,1±188,8c 301,0±255,6 309,3±460,6a
Retinol
Chứng 52 265,1±300,1 262,1±644,5 c
249,6±210,9 160,5±153,2a
PB1 45 0,9±0,2a 0,9±0,3* 1,0±0,4a 0,8±0,3
B1 (mg)
Chứng 52 0,8±0,4 a
0,8±0,3* 0,7±0,3 a
0,8±0,3
PB1 45 30,3±29,2 52,4±46,6 30,3±34,3 27,3±34,3b
C (mg)
Chứng 52 33,8±33,7 50,6±60,9 38,7±35,2 44,5±38,4b
PB1 45 369,6±197,4 449,2±269,1a 420,8±280,1 433,5±275,4a
Ca (mg)
Chứng 52 340,0±220,1 354,1±239,2a 374,1±233,6 367,2±410,a
PB1 45 5,1±4,7 6,8±2,0 6,1±2,4 5,5±1,9
Fe (mg)
Chứng 52 4,9±2,1 6,8±2,7 5,3±1,8 6,0±3,8
PB1 45 4,0±1,6 5,8±1,5 c
5,7±2,3** 4,1±1,1
Zn (mg)
Chứng 52 4,6±1,7 4,7±2,0 c
4,6±1,3** 4,5±1,2
t-test so sánh 2 nhóm PB1 và Chứng: *p < 0,05, **p < 0,01, ***p < 0,001
Mann-Whitney U test so sánh 2 nhóm PB1 và Chứng: a p < 0,05, b p < 0,01, c p < 0,001

Bảng 2 cho thấy tại thời điểm ban đầu, không năng lượng (1.179,7 ± 334,7 Kcal/ ngày và
có sự khác biệt về giá trị dinh dưỡng khẩu 1.064,4 ± 241,4 Kcal/ ngày; p < 0,05), protein
phần giữa 2 nhóm, trừ đối với khẩu phần B1 (48,9 ± 15,6 g/ ngày và 41,5 ± 14,0 g/ ngày, p
của 2 nhóm không thay đổi qua các thời điểm < 0,05), lipid (32,8±10,7g/ ngày và 27,8 ± 11,0
GK, CK và đều cao hơn ở nhóm Pepsin-B1 so g/ ngày; p < 0,05), retinol (278,1 ± 188,8 µg/
với nhóm chứng. Tại giữa kỳ, khẩu phần của ngày và 262,1 ± 644,5 µg/ ngày; p < 0,001),
nhóm Pepsin-B1 cải thiện rõ rệt với các mức calci (449,2 ± 269,1 mg/ ngày và 354,1 ± 239,2

Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 2 - 2017 129


mg/ ngày, p < 0,05) và kẽm (5,8 ± 1,5 mg/ ngày ngày, p < 0,05) của nhóm Pepsin-B1 cao hơn
và 4,7 ± 2,0 mg/ ngày, p < 0,001) đều cao hơn có ý thống kê so với nhóm chứng.
có ý nghĩa thống kê so với nhóm Chứng. Tại
cuối kỳ tuy khẩu phần năng lượng và các chất Hình 1 cho thấy mức đáp ứng nhu cầu năng
dinh dưỡng của nhóm Pepsin-B1 có xu hướng lượng khuyến nghị không khác nhau giữa 2
cao hơn nhóm chứng nhưng chỉ có khẩu phần nhóm và chỉ đạt 63,3% và 66,5%. Mức đáp ứng
kẽm (5,7 ± 2,3mg/ngày và 4,6 ± 1,3 mg/ ngày, nhu cầu năng lượng khuyến nghị của cả 2 nhóm
p < 0,01) và vitamin B1 là khác biệt có ý nghĩa đều tăng ở giữa kỳ nhưng nhóm Pepsin-B1 cao
thống kê. Tại 2 tuần sau can thiệp kết thúc, chỉ hơn nhóm chứng (85,4% và 75,7%, p < 0,05),
có khẩu phần Retinol (309,3 ± 460,6 µg/ ngày duy trì và giảm nhẹ ở điều tra cuối kỳ và 2
và 160,5 ± 153,2 µg/ ngày, p < 0,05) và calci tuần sau can thiệp ở cả 2 nhóm nhưng nhóm
(433,5 ± 275,4mg/ ngày và 367,2 ± 410mg/ Pepsin-B1 vẫn luôn cao hơn nhóm chứng.

*p<0,05 **p<0,01

Hình 1. Mức đáp ứng NCDDKN về năng lượng Hình 2. Mức đáp ứng NCDDKN về protein
của 2 nhóm nghiên cứu của 2 nhóm nghiên cứu

Mức đáp ứng nhu cầu Protein khuyến nghị ở 99%; p < 0,05) và cuối kỳ (115,8% và 95,8%;
nhóm Pepsin-B1 chỉ đạt 84,8% lúc ban đầu và p < 0,01). Hai tuần sau khi can thiệp kết thúc
không khác nhau so với nhóm chứng (87,7%) mức đáp ứng nhu cầu protein của 2 nhóm vẫn
nhưng đã tăng lên và cao hơn có ý nghĩa thống đạt mức khuyến nghị và không khác nhau có ý
kê so với với nhóm chứng ở giữa kỳ (118,2% và nghĩa thống kê (Hình 2).

Bảng 4. Tỷ lệ trẻ đáp ứng nhu cầu khuyến nghị

Tỷ lệ trẻ có khẩu phần đáp ứng


Ban đầu Giữa kỳ Cuối kỳ Sau can thiệp
nhu cầu khuyến nghị
PB1(n=45) 6,7 26,7* 31,1** 19,0*
Năng lượng (%)
Chứng (n=52) 7,7 9,6* 7,7** 3,9*
PB1 (n=45) 26,7 68,9** 57,8 a
55,6
Protein (%)
Chứng (n=52) 30,8 38,5** 38,5 a
50
PB1 (n=45) 46,7** 84,4 77,8 71,1
Vitamin B1 (%)
Chứng (n=52) 73,1** 73,1 73,1 82,7
Fisher's Exact test : *p< 0,05, **p<0,01, a p=0,057

130 Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 2 - 2017


Bảng 3 cho thấy ban đầu không có sự khác sau CT ở nhóm chứng lần lượt là tăng từ 6,7%
nhau giữa 2 nhóm và chỉ có 6,7% và 7,7% trẻ so với 7,7% (BĐ) lên 26,7% so với 9,6% (p <
đáp ứng nhu cầu năng lượng; 26,7% và 30,8% 0,05) (GK); 31,1% so với 7,7% (p < 0,01) (CK)
trẻ đáp ứng nhu cầu protein. Tỷ lệ trẻ đáp ứng và 19,0% so với 3,9% (p < 0,05) (SCT). Tỷ lệ trẻ
nhu cầu vitamin B1 ở nhóm Pepsin-B1 thấp hơn có khẩu phần đáp ứng nhu cầu protein ở nhóm
nhóm chứng (46,7% và 73,1%, p < 0,01) nhưng Pepsin-B1 đều tăng cao so với ban đầu và cao hơn
đã tăng lên bằng nhau ở giữa kỳ. Tỷ lệ trẻ đáp có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng từ 26,7%
ứng nhu cầu năng lượng tăng ở nhóm Pepsin-B1 so với 30,8% (BĐ), tăng lên 68,9% và 38,5% (p
trong khi không thay đổi, thậm chí giảm ở 2 tuần < 0,01) (GK), 57,8% và 38,5% (p = 0,058) (CK).

Bảng 5. Tỷ lệ % năng lượng từ protein, lipid, glucid khẩu phần của 2 nhóm

% Năng lượng từ P/L/G


Nhóm Pepsin B1 Nhóm chứng
Ban đầu
2-3 tuổi 16,1/22,5/61,4 16,7/27,7/55,6
4-5 tuổi 15,5/22,5/62,0 15,5/22,8/61,7
Giữa kỳ
2-3 tuổi 15,7/25,0/59,3 15,9/25,1/59,0
4-5 tuổi 16,8/26,1/57,1 15,0/23,0/62,1
Cuối kỳ
2-3 tuổi 17,4/27,0/55,6 15,9/26,7/57,4
4-5 tuổi 16,1/22,8/61,1 14,3/23,4/62,4
2 tuần sau can thiệp
2-3 tuổi 15,4/27,7/56,9 15,2/25,2/59,6
4-5 tuổi 15,0/29,3/55,7 16,4/21,0/62,6

Tỷ lệ năng lượng khẩu phần từ protein đều IV. BÀN LUẬN


đạt mức khuyến nghị 12-15% ở cả 2 nhóm và
tại các thời điểm (Bảng 4). Ở trẻ 4-5 tuổi, tỷ lệ Do bổ sung viên Pepsin-B1 có tác dụng
năng lượng từ các chất sinh năng lượng là cân tăng cường tiêu hóa protein và glucid, ngoài ra
đối, đáp ứng mức khuyến nghị cả về protein và vitamin B1 còn giúp làm tăng cảm giác ngon
chất béo ở cả 2 nhóm tại các thời điểm. Nhóm miệng nên việc bổ sung men Pepsin-B1 cùng
Pepsin-B1 có tỷ lệ năng lượng từ lipid tăng cao với hướng dẫn chế độ ăn theo thực đơn đã giúp
ở giữa kỳ và 2 tuần sau can thiệp, còn ở nhóm cải thiện khẩu phần năng lượng và các chất dinh
chứng tỷ lệ này hầu như không thay đổi. Ở trẻ dưỡng chính (protein, lipid, retinol, calci, kẽm)
2-3 tuổi, tỷ lệ năng lượng từ lipid của nhóm tăng cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê ở
Pepsin-B1 tăng cao hơn ở GK, CK và 2 tuần nhóm Pepsin-B1 so với nhóm chứng. Kết quả
SCT so với ban đầu nhưng đều thấp hơn so với này cho thấy hiệu quả của bổ sung Pepsin-B1
mức NCDDKN là 35-40%. Tỷ lệ năng lượng từ tới cải thiện khẩu phần của trẻ, đặc biệt là năng
lipid của nhóm chứng hầu như không thay đổi lượng và protein. Kết quả này cũng tương tự
giữa các thời điểm điều tra. nghiên cứu của Từ Ngữ và cộng sự (2005) [5]

Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 2 - 2017 131


cũng cho thấy cải thiện khẩu phần ở trẻ được dinh dưỡng của khẩu phần tại GK của nhóm
tư vấn chế độ ăn dùng thực phẩm có bổ sung Pepsin-B1 so với nhóm Chứng với năng lượng
vi chất dinh dưỡng. Khẩu phần vitamin B1 của (1.179,7 ± 334,7 Kcal/ ngày so với 1.064,4 ±
trẻ ở nhóm chứng không thay đổi, trong khi ở 241,4 Kcal/ ngày); protein (48,9 ± 15,6 g/ ngày
nhóm can thiệp do mức tiêu thụ thực phẩm tăng so với 41,5 ± 14,0 g/ ngày); lipid (32,8±10,7g/
nên khẩu phần vitamin B1 cũng tăng rõ rệt từ ngày so với 27,8 ± 11,0 g/ ngày) và một số vi
46,7% trẻ có khẩu phần vitamin B1 đáp ứng chất dinh dưỡng như retinol, calci và kẽm. Tỷ
nhu cầu khuyến nghị lên 84,4% ở GK và 77,8% lệ trẻ đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng ở nhóm
ở CK nên việc bổ sung vitamin B1 là cần thiết Pepsin-B1 cao hơn so với nhóm chứng. Tỷ lệ
để đáp ứng đủ nhu cầu khuyến nghị. Ngoài ra, trẻ có khẩu phần đáp ứng nhu cầu protein ở
do vitamin B1 là vitamin tan trong nước, nếu nhóm Pepsin-B1 đều tăng cao so với ban đầu
vượt quá nhu cầu của cơ thể thì sẽ được đào và cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm
thải ra ngoài theo nước tiểu nên việc bổ sung chứng ở GK. Hiệu quả của bổ sung Pepsin-B1
vitamin B1 là hoàn toàn an toàn. kết hợp với tư vấn chế độ ăn đến khẩu phần của
trẻ 24-59 tháng rõ nhất ở GK tức sau 10 ngày
Do trẻ nhỏ 2-3 tuổi có NCDDKN về lipid can thiệp.
cao nên trong giai đoạn can thiệp, tuy tỷ lệ
năng lượng từ lipid có tăng nhưng vẫn thấp hơn
nhiều so với khuyến nghị là 35-40% nên vẫn TÀI LIỆU THAM KHẢO
cần tăng tỷ lệ năng lượng từ lipid và giảm năng
lượng từ glucid hơn nữa. 1. Viện Dinh dưỡng. 10 năm chương trình mục tiêu
phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở Việt Nam
Giá trị dinh dưỡng khẩu phần gồm năng (1998-2008). Viện Dinh dưỡng, 2009.
lượng, protein, lipid, retinol, calci, kẽm không 2. Digease TM. Fungal diatase and pepsin. The
khác biệt ban đầu nhưng lại tăng cao có ý nghĩa integral role of enzyme supplementation in the
thống kê ở nhóm Pepsin-B1 so với nhóm chứng management of various digestive disorders. http://
ở GK cho thấy việc bổ sung men Pepsin-B1 có www.emediwritewebsite.com/images/products/
hiệu quả cải thiện khẩu phần rõ rệt nhất sau 10 Digease.pdf.
3. Schade S, Schilling R. Effect of Pepsin on the
ngày bổ sung. Nếu bổ sung men tiêu hóa kéo
absorption of food vitamin B12 and iron. AJCN,
dài có thể làm giảm khả năng bài tiết dịch tiêu
1967; 2(6): 636-640.
hóa của cơ thể và dễ dẫn đến tình trạng lệ thuộc 4. Yu B, Lee T, Chiou P. Effects of sources of
vào việc bổ sung này. Do đó có thể cần có thêm protein and enzyme supplementation on protein
nghiên cứu để có thể xem xét hướng dẫn thời digestibility and chime characteristics in broilers.
gian sử dụng men tiêu hóa hiệu quả có thể giúp Br Poult Sci, 2002; 43(3): 424-31.
cải thiện tốt khả năng tiêu hóa, cải thiện khẩu 5. Bộ Y tế. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người
phần mà không gây phản tác dụng về khả năng Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2007.
bài tiết men tiêu hóa tự nhiên của cơ thể, mà lại 6. Allen L. Gillespie S. Improving child growth.
giúp tiết kiệm chi phí. In: What works? A review of the efficacy and
effectiveness of nutrition interventions. ACC/
SCN: Geneva in collaboration with the Asian
V. KẾT LUẬN Development B ank, Manila, 2001.
7. Giáp Văn Hà, Lê Thị Thái, Phạm Văn Hoan.
Nghiên cứu sản xuất thử men tiêu hóa Pepsin bổ
Nghiên cứu này cho thấy việc bổ sung men
sung vitamin B1. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực
tiêu hóa Pepsin-B1 cùng với tư vấn chế độ phẩm, 2007; 3(1): 40-47.
ăn đã cải thiện mức tiêu thụ thịt và hải sản ở 8. Nguyễn Văn Rư. Nghiên cứu tạo chế phẩm
GK và CK tăng cao hơn ở nhóm Pepsin-B1 so protease nguồn gốc động vật, thực vật ứng dụng
với nhóm chứng (95,7 ± 58,2 g/ ngày so với trong phòng chống suy dinh dưỡng. Luận án tiến
67,2 ± 42,3 g/ ngày). Cải thiện rõ rệt giá trị sĩ dược học. Trường đại học Dược Hà Nội, 2002.

132 Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 2 - 2017


EFFECT OF ENZYM SUPPLEMENTATION OF PEPSIN B1 ON DIETARY
INTAKE OF CHIDREN AGED 2-5 YEARS IN THE COMMUNITY

Do Thi Phuong Ha, Le Bach Mai, Cao Thu Huong


National Institute of Nutrition, Hanoi

A single blind controlled community intervention received diet counseling. The intervention last
was performed to assess the effects of Pepsin-B1 for 21 days. Results: Pepsin-B1 supplementation
supplementation in combination with diet in combination of diet counselling upon their
counselling on dietary intake of children aged age and nutritional status could improve dietary
2-5 years in Thanh Oai district, Hanoi, Vietnam intake namely energy, protein, lipid, retinol, calci
in October - December, 2011. There were 97 and zinc intake of the children clearly after 10
children aged 24-60 months at risk or being days of intervention. Pepsin-B1 supplementation
moderately underweight, 45 children belongs to in combination with nutrition counseling improve
the group of Pepsin-B1 supplementation and 52 dietary intake of children aged 2-5 years who were
children receiving Placebo in the control group. at risk or being underweight in the community
Dosages: children aged 2-3 years: 2 capsules
250mg/day for 2 times; children aged 4-5 years: Keywords: Pepsin B1, children, underweight,
3 capsules 250mg/day for 2 times. Both group food intake

Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 2 - 2017 133

You might also like