Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

Chào mọi người hôm nay Tú sẽ chia sẻ về mô hình trồng nấm bào ngư xám thực tế tại Long

Khánh – Đồng Nai và giải đáp những thắc mắc của bà con nông dân về vấn đề kinh tế ở loại
nấm này. Thực hư về chuyện phôi nấm bào ngư đạt 300g mà vẫn lỗ vẫn huề vốn, trong khi
đó nhiều người làm rất thành công nhưng tại sao mình lại thất bại?

#I. Thị trường bào ngư xám


Bắt đầu từ giữa năm 2016 trở đi nấm bào ngư xám bắt đầu được bà con nông dân trồng
với số lượng vượt trội kèm theo thị trường tiêu thụ lớn, tuy không phải là mới nhưng
do sự thoái trào của các loại nấm khác không mang lại lợi ích kinh tế đã giúp bào ngư
trở thành cây nấm kinh tế hiện nay.

Bào ngư xám cây nấm kinh tế

Bào ngư xám được nói tới ở bài viết này vì đơn giản là nó mang lại giá trị kinh tế cao
hơn so với các giống nấm sò khác như sò trắng, hay bào ngư nhật… đây là loại nấm giá
trị dinh dưỡng cao thơm ngon đặc biệt là khả năng phát triển tốt hoàn toàn phù hợp với
khí hậu ôn đới Việt Nam. Với những lợi thế về thiên nhiên khu vực Đông Nam Bộ có
nhiều lợi thế để phát triển loại nấm này và cho ra sản lượng tương đối tốt.
Được xem là cây nấm kinh tế với lợi nhuận tương đối ổn định nên nên thu hút rất nhiều
người nông dân, hộ gia đình,… muốn tham gia sản xuất hoặc mở rộng mô hình. Chính
vì vậy, nhu cầu tìm tới những địa điểm sản xuất để mua phôi nấm bào ngư chất lượng
ngày càng nhiều. Nhưng thành công thì ít thất bại thì nhiều, gần như những người mới
chập chững tìm hiểu bước vào nghề gần như là thua lỗ may mắn thì huề vốn. Sau đây
Tú sẽ phân tích một cách tường tận chi tiết nguyên nhân vì sao.

#II. Chi phí đầu tư trồng nấm bào ngư xám.


Vốn bỏ ra cho người mới bắt đầu sẽ bao gồm 2 khoản tiền đó là Giàn trại và Phôi giống,
các lần trồng tiếp theo chúng ta chỉ cần bỏ tiền ra mua phôi.
Đối với những nơi nuôi trồng ở Long Khánh gần như trại được thiết kế để có thể treo
phôi với số lượng rất lớn (có thể mọi người chưa biết Long Khánh được xem là cái nôi
và nơi sản xuất nấm lớn nhất nước), thuận lợi cho việc chăm sóc thu hái.
Nếu đã có sẵn kho bãi đủ điều kiện trồng nấm thì chúng ta có thể hàn kệ chữ A, I, để
chứa bịch, điều này giúp hạn chế được chi phí nhưng chỉ thích hợp trồng với số lượng
ít khoảng 5000 bịch đổ lại.

Vốn đầu tư trồng bào ngư: Giàn trại + Phôi giống

Mọi người lưu ý chi phí Tú đưa ra ở đây chỉ ở mức tương đối, vì có nhiều cách xây
dựng giàn trại khác nhau, giá nguyên vật liệu các vùng miền cũng không giống nhau.
Số tiền bỏ ra để làm giàn trại chỉ cần 1 lần duy nhất, trung bình khoảng 3 năm sau chúng
ta mới cần bảo dưỡng thay thế một số bộ phận xuống cấp. Tuy nhiên trong quá trình sử
dụng sẽ có hư hao nhưng việc bảo dưỡng không đáng kể.

Khởi nghiệp: Vốn đầu tư trồng nấm bào ngư xám (10.000 bịch phôi)

60m2 (10×6) 30.000.000 VNĐ

10.0000 phôi 27.000.000 VNĐ

Vận chuyển 3.000.000 VNĐ

Treo bịch 1.500.000 VNĐ

Tổng chi phí 62.500.000 VNĐ

#III. Lợi nhuận trồng nấm bào ngư xám


Cũng như mức giá ở trên, ở đây Tú cũng chỉ đưa ra con số tương đối ở mức trung bình
thấp, sao cho sát với thực tế nhất. Tú nghĩ khi xem xong bảng giá trên tin chắc rằng sẽ
có nhiều người ngạc nhiên nhưng chưa đâu sau khi xem tiếp tục bảng giá dưới đây mọi
người còn bất ngờ nữa.

Lợi nhuận 10.000 phôi bào ngư

Sản lượng Nấm Bào Ngư (200 gram/bịch) 22.000


2000kg VNĐ/1kg

Bịch thải 6.000.000 VNĐ

50.000.000
Tổng tiền
VNĐ

Tiền lãi (-31.500.000)/4 tháng 18.500.000 VNĐ

Tiền lãi 12 tháng (3 đợt trồng) 55.500.000 VNĐ

Lưu ý: Mức giá 22.000đ/1kg là do thương lái thu mua vào ngày thường và có thể lên
tới 28.000 – 30.000 vào mùa cao điểm thậm chí 35.000 – 40.000 giáp tết hay các ngày ăn
chay… Mức lợi nhuân được đưa ra ở đây ở mức thấp và trung bình để khi sản xuất nếu
năng xuất chưa đạt bà con sẽ không bị bỡ ngỡ, thực tế lợi nhuận sẽ giao động rất nhiều.
Mọi người nên nhớ làm kinh tế là phải thực tế chứ không phải làm trên giấy với những
con số màu hồng, sẽ có những nơi vì lợi nhuận họ sẽ không bao giờ công bố những con
số thật như Tú đưa ra ở trên.
Xem giá nấm/phôi bào ngư xám hiện nay được cập nhật thường xuyên.

#IV. Mô hình trồng nấm bào ngư hiệu quả

Mô hình trồng nấm bào ngư hiệu quả

Trồng nấm bào ngư làm sao để đạt năng xuất cao nhất chúng ta phải có định hướng rõ
ràng, sau đây Tú xin chia sẻ mô hình đã được nhiều bà con nông dân ở Long Khánh áp
dụng trong nhiều năm nay đã và đang thành công.
 Một năm 3 đợt thời gian 3.5 – 4 tháng (khí hậu miền nam thuận lợi có thể trồng
quanh năm).
 Một đợt tối đa 4 tháng: Tránh rủi ro do sâu bệnh, hư phôi… và để bịch thải có
giá (thu mua làm nấm rơm)
 Một phôi cho ra nấm từ 8 – 10 lần
 Kiểm soát sản lượng nấm ra bằng cách đóng mở nắp ở cổ phôi.

Với mô hình này đã giúp nhiều bà con nông dân thoát nghèo (được nhà nước áp dụng
trong việc xóa đói giảm nhiều), ổn định kinh tế. Không dừng lại ở đó nhiều hộ/tấm
gương đi lên từ công việc trồng nấm vã đã rất thành công.

Thực tế rút kết từ mô hình


Mục này Tú sẽ chia sẻ những khúc mắc mà gần như những ai mới bước vào nghề đều
gặp, tại thời điểm bài viết này được chia sẻ thì chưa có bất kỳ một bài viết nào nói đúng
thực tế trọng tâm về cây nấm bào ngư xám này.

Sản xuất nấm bào ngư, kinh nghiệm thực tế

1. Giá phôi bào ngư xám


Khi Tú trả lời giá phôi cho khách hàng rất nhiều người sốc bảo sao lại rẻ đến vậy, vì
đây là giá chung gần như ở tất các nơi sản xuất phôi giống Long Khánh và chỉ chênh
lệch rất nhỏ +- 100đ/bịch. Đơn giản vì họ sản xuất theo giá nguyên liệu (phụ thuộc đa
phần vào mùn cưa cao su), một bịch phôi người sản xuất chỉ lãi tầm vài trăm đồng là
cao lắm đấy mọi người, chưa kể thời tiết bất ổn làm thiệt hại phôi giống thì coi như lỗ
nặng.
2. Năng xuất nấm

Một phôi đạt 180 – 220g, nhiều người khá sốc vì sao năng xuất kém vậy, trong khi đó
có một số nơi cam kết 250 – 300g (đa phần là chưa bao giờ trồng thực tế chỉ nghe
những nơi bán hứa hẹn và thực hiện những con số trên giấy). Với bịch kích thước
tiêu chuẩn ở Long Khánh nặng 1,2kg năng xuất cho ra tối đa có thể tới 240g nếu thời
tiết tốt, người chăm sóc tốt nhưng phải kéo dài thời gian có thể hơn 4 tháng thậm chí 5
hoặc 6 tháng. Lý do vì sao không nên để vậy mọi người nên xem lại mô hình trồng nấm
hiệu quả phía trên.

 Phôi càng để lâu khả năng nhiễm bệnh càng nhiều, rủi ro tăng cao
 Phải có thời gian nghỉ giữa các đợt để vệ sinh giàn trại
 Phôi khai thác quá sức dẫn đến suy kiệt dinh dưỡng khó có thể tái sử dụng để
trồng nấm khác.

3. Tỷ lệ ra nấm (2 hình thức giao phôi)

 Bịch đen: Phôi sau khi cấy meo xong là giao ngay để người treo tự ủ, ở phương
thức này rủi ro rất cao vì người treo không có kỹ thuật ủ bịch kéo tơ, giàn trại
hoàn toàn không đạt chuẩn để ủ bịch. Tỷ lệ hao hụt sau khi kéo tơ đạt và có thể
cho ra nấm tương đối cao, nhẹ thì 10% nặng hơn là 20%, nếu không thuận lợi có
thể tới 30 – 40%. Chúng ta sẽ mất thời gian đi loại bỏ từng phôi bị hư, tăng khả
năng nhiễm bệnh trong quá trình sản xuất.
 Bịch trắng: Phôi đã được ủ và tơ đã kéo trắng mang về treo khoảng 30 ngày sau
có thể cho ra nấm ngay, tỷ lệ đạt 99,9%, hoàn toàn không có rủi ro nếu so với
phương thức bịch đen ở trên.

4. Đầu ra cho nấm bào ngư

Tìm được đầu ra ổn định có thể xem là vấn đề cực kỳ nan giải với những nơi trồng nấm
cá biệt hoặc quá xa Đồng Nai. Nếu nơi trồng nấm ở những nơi xung quanh Tình Đồng
Nai việc tìm được thương lái thu mua không hề khó, nhưng ở quá xa khó có thương lái
nào chịu thu mua với số lượng ít mà quãng đường quá dài. Nhưng mọi người đừng
buồn, đó cũng có thể là lợi thế của mình đấy vì ít người cạnh tranh giá nấm sẽ cao hơn
hẳn các nơi khác, điều quan trọng là phải tìm được các nơi để sỉ nấm như ở chợ hay các
cửa hàng… Vậy trước khi trồng nấm chúng ta phải tìm hiểu kỹ thị trường tại địa
phương.
5. Lợi nhuận

Ít hay nhiều cái này không thể nói được vì nó sẽ phù hợp với mỗi người mỗi hoàn cảnh
khác nhau. Tất cả vẫn phụ thuộc vào tư duy và hành động của bản thân mỗi người trong
vấn đề làm kinh tế. Tham khảo tấm gương làm giàu từ nấm bào ngư xám tại đây.
Sau khi xem tới đây mọi người thấy thế nào, có muốn tiếp tục tìm hiểu không?

#V. Kỹ thuật trồng nấm bào ngư


Tú xin giới thiệu về cách trồng nấm công nghệ cao tức là nấm sẽ được cho ra ở đầu bịch
bằng phương pháp đóng và mở nắp, ưu điểm là có thể kiểm soát được sản lượng nấm
cần cung cấp. Có thể mọi người cũng đã biết phương pháp cũ nấm cho ra trên thân bằng
cách rạch bịch và ra rất khó kiểm soát dẫn tới mất giá.

Kỹ thuật trồng bào ngư xám hiệu quả

1. Đặc điểm sinh trưởng bào ngư xám


Đặc tính sinh học

Nấm bào ngư hay còn gọi là Nấm sò (nấm dai) thuộc họ Pleurotaceae, có nhiều loại,
khác nhau về màu sắc, hình dạng, khả năng thích nghi với các điều kiện nhiệt độ.
(Nguồn wikipedia)
Quả thể nấm có đường kính trung bình từ 4 -10cm, mặt trên màu xám trắng, mặt dưới
và thịt nấm có màu trắng.

Đặc tính sinh học nấm bào ngư xám

Môi trường sống

Nhiệt độ thích hợp để nấm phát triển giao động biên độ khá rộng từ 28 – 36oC.
Nồng độ CO2 trong nhà trồng cao hơn 0,06%. cuống nấm sẽ dài, tai nấm nhỏ.
Ánh sáng khuếch tán có thể đọc sách được hoặc tối hơn 50 – 150 lux.
Độ thông thoáng vừa phải, không có gió nóng lùa trực tiếp.
Độ ẩm môi trường: 70% – 85%.
Dinh dưỡng sử dụng trực tiếp nguồn xenlulo.
Thời vụ trồng nấm

Thời tiết Miền Nam có sự chênh lệch không cao giữa các mùa nên đều có thể trồng
quanh năm.

2. Phương pháp chăm sóc


Thời gian phôi nấm ra lứa đầu tiên trung bình 60 ngày kể từ ngày đóng bịch ở nhiệt độ
trung bình 30oC, nhưng vào những thời điểm có độ ẩm cao (mùa mưa) hay nhiệt độ thấp
25 – 28oC có thể 45 – 50 ngày đã có thể cho quả thể.
Bà con nông dân khi mua phôi trắng nên hỏi nơi sản xuất ngày đóng bịch và dựa vào
các yếu tố ở trên để biết chính xác thời điểm cho ra nấm thích hợp. Đối với phôi được
vận chuyển ở đoạn đường xa nên cần có thời gian 15 – 30 ngày giúp phục hồi bịch.

Cách chăm sóc nấm bào ngư xám

Trước khi lấy


Vệ sinh giàn trại bằng vôi bột
phôi

(1) Ngày 1 – 7 Treo bịch ngay sau khi lấy về và giữ khô trại

(2) Ngày 8 – 14 Tưới nước nền làm mát và giữ ẩm 1 lần

(3) Ngày 15 Rút bông vệ sinh cổ và đậy nắp nhựa, tưới nền 1 lần

(4) Ngày 16 – Tưới phun sương trên trần xuống, tưới nền đảm bảo độ ẩm trên
22 75%

(5) Ngày 23 – Tiếp tục tưới như trên và cần tưới sốc nhiệt khoảng 30 phút vào
24 buổi tối

(6) Ngày 25 Mở nắp nhựa, tưới giữ ẩm trên 75%

(7) Ngày 25 – Nấm hình thanh quả thể, giai đoạn này vẫn phải tưới phun
29 sương giữ ẩm trên 75%

(8) Ngày 29 Thu hoạch, vệ sinh cổ và đậy nắp.


Các lần tiếp theo chu kỳ sẽ lặp lại từ ngày 15.

Bảng số liệu trên chỉ ở mức tương đối do Tú dựa trên điều kiện thời tiết trung bình 30
– 32oC nên chỉ mang tính chất tham khảo.
*Giai đoạn (3) có thể rút ngắn hoặc dài ra tùy vào thời điểm, như khí hậu mát có độ ẩm
cao chỉ cần 7 ngày
*Giai đoạn (4) (5) thời gian sẽ lâu hơn cho các lần tiếp theo.
Lưu ý: Trong 10.000 phôi nếu muốn 2.000 phôi ra nấm chúng ta cần thực hiện giai đoạn
(3) > (7), 8000 phôi còn lại để nguyên.
Tóm tắt quy trình ra nấm

Bà con nông dân nếu cảm thấy rắc rối quá ở cách chăm sóc, Tú tóm tắt ngắn gọn một
chu kỳ như thế này cho dễ hiểu.

 Giai đoạn 1: Cần thời phục hồi để ra nấm phải đóng nắp (7 – 10 ngày)
 Giai đoạn 2: Tưới sốc nhiệt lạnh (dùng vòi tưới trực tiếp) so với nhiệt độ trung
bình môi trường (2 ngày)
 Giai đoạn 3: Mở nắp và hình thành quả thể (4 – 5 ngày)
3 giai đoạn hình thành nấm bào ngư

Vệ sinh xử lý nhà trồng nấm

Làm nhà trồng nấm ưu tiên mái lá và nền đất cao ráo thông thoáng tránh ẩm thấp ngập
úng. Hạn chế làm bằng mái tôn nền xi măng vì giữ độ ẩm rất khó, làm giảm năng xuất
nấm. Nhà trồng nấm phải thưng bạt và lưới cước để giảm thiểu ánh sáng với côn
trùng. Chúng ta có thể kết hợp trồng cây xung quanh trại để giảm nhiệt độ điều hòa
không khí, tạo điều kiện nấm phát triển tốt.
Trước khi đưa nấm vào nhà nuôi trồng ta cần khử trùng nhà nấm bằng vôi bột cứ
100gr/1m2 rải đều xung quanh nền nhà nấm. Phôi được treo trên mỗi dây với số lượng
15 – 18 bịch cách mặt đất khoảng 30cm tùy theo chiều cao khi thiết kế xây dựng trại.
Trong quá trình nuôi trồng nền trại luôn sạch sẽ, nên vệ sinh ngay sau khi thu hái nếu
có nhiều tạp chất giúp phòng tránh sâu bệnh triệt để.
Vệ sinh xử lý giàn trại trước khi nuôi trồng

Cách tưới nước

Nước tưới nấm (Độ pH là 6.5 – 7.5) phải sạch, không phèn, không chứa chất độc hại
nấm nên lọc nước qua bể lọc là tốt nhất và nên tưới phun sương thật mịn. Tưới nước
nhiều hay ít tùy theo ẩm độ không khí của nhà nuôi nấm trung bình 2 – 4/ngày, với trời
mưa có thể tưới ít hoặc không cần tưới.
Không tưới trực tiếp vào miệng phôi (dễ mốc và úng bịch) mà phun xịt tạo mưa nhẹ rơi
từ trên xuống, tưới ướt các vách, nền nhà để tạo độ ẩm không khí cần thiết cho nhà
trồng nấm.
Tưới nước khi đang có quả thể ở dạng phun sương, lượng nước ít nhưng kéo dài thời
gian tưới sao cho nhìn bề mặt mũ nấm có lớp nước đọng lại. Trong thời gian này nấm
rất cần độ ẩm, thiếu nước nấm sẽ cằn cỗi, ăn rất dai, nếu tưới nhiều nước, nấm sẽ có
màu vàng.
Có thể dùng chlorine (1,6 mg/Lít nước) để khử trùng nước tưới nếu không được sạch,
với cách này phải để mở nấp bồn nước và để qua đêm mới dùng để tưới nấm.
Cách thu hoặch (hái) nấm
Nấm mọc tập trung thành cụm nên khi nấm đủ lớn cần hái cả cụm với 2 – 3 tai lớn và
một số tai nhỏ. Dùng tay nắm lấy phần cuống nấm kéo nhẹ và lấy hết cả chân nấm, khi
hái xong phải quan sát nếu còn sót lại chân nấm phải lấy sạch (vệ sinh kỹ giảm thiểu
nguy cơ nhiễm bệnh). Dùng nắp nhựa đậy phôi lại sau 7 – 10 ngày thì mở nắp để thu
tiếp tục.
Sau đó, tiếp tục chăm sóc như lúc ban đầu và cứ như vậy lặp lại từ 5 -10 lần là kết thúc
quá trình thu hái. Mỗi đợt cách nhau 15-25 ngày.

Hái cả cụm khi thu hoạch bào ngư

Cách bảo quản nấm bào ngư tươi

Hái nấm xong phải để nấm nơi thoáng mát, sau đó dùng dao cắt sạch phần chân nấm
(không còn màu vàng) và gọt nhẹ các tạp chất còn sót lại, cho vào túi nilon thổi hơi
buộc kíng miệng túi, với cách này có thể được trong ngày ở điều kiện thời tiết mát. Nếu
muốn bảo quản lâu 2 – 3 ngày phải cho túi nấm vào phòng mát hoặc tủ lạnh với mức
nhiệt 16 – 18oC.
Bảo quản nấm bào ngư sau khi hái

Lưu ý: Muốn bảo quản nấm tốt nhất trong thời gian dài, thu hái sau khi tưới nước ít nhất
là 3 giờ, để tai nấm khô ráo không bị ướt.
Cách phơi hoặc sấy khô: Dùng tay xé nhỏ nấm theo chiều dọc thành từng cọng giúp
nấm nhanh khô và tiện khi chế biến. Phơi dưới ánh nắng khoảng 3 ngày hoặc đem sấy
ở nhiệt độ 40 – 45oC trong vài giờ đầu, khi nấm đã se khô nâng nhiệt độ lên tối đa 50 –
55oC. Cho vào túi nilong kín để bảo quản.

3. Bệnh trên nấm bào ngư


Ruồi vàng: Bị ấu trùng ruồi ăn xung quanh bịch phôi, nên dùng viên long não đập vỡ
nhỏ, bọc vào túi vải mùng treo cách nhau 1m theo hướng đi hái nấm sẽ xua côn trùng.
Hoặc dùng bình xịt pha loãng dầu tràm 10% để xịt xung quanh vách nhà. Dùng khói
xông liên tục trong 24 giờ sẽ giúp tiêu dệt ruồi dấm. Sẽ có nhiều cách thực hiện nhưng
phải xen kẽ các biện pháp khác với nhau không nên dùng một biện pháp lâu dài dẫn tới
lờn thuốc.
Mốc xanh và Mốc đen: Đa phần do vệ sinh cổ không kỹ sau khi thu hoạch, hoặc tưới
bằng nguồn nước nhiễm bệnh trực tiếp vào miệng nấm quá nhiều. Cũng có thể do khí
hậu không thuận lợi làm phôi bị nhiễm bệnh. Yếu tố này chủ yếu do xử lý dàn trại chưa
kỹ, chăm sóc chưa đúng kỹ thuật, nếu gặp phải chỉ cần đem những bịch bị bệnh ra khỏi
trại và cách ly ở một nơi xa an toàn.

Mốc xanh do chăm sóc chưa đúng kỹ thuật

Thoái hóa giống: Phôi đã trắng hoàn toàn nhưng khi cho ra nấm lại bị đen từ trên đầu
phôi kéo hết bịch, nấm khi nhú ra được như những đầu que tăm bị vàng và chết từ từ.
Cách xử lý tốt nhất là loại bỏ toàn bộ những phôi bị hư và báo cho nơi sản xuất phôi
xem lại meo nấm đã sử dụng.
Nấm bào ngư bị vàng và héo từ từ

Những hình ảnh này có lẽ chưa nơi bán phôi giống nào công bố, thoái hóa giống là hoàn
toàn có thể xảy ra khi khi meo giống được lai tạo nhiều lần. Khi gặp vấn đề này thì gần
như thiệt hại hoàn toàn, chỉ có thể bán phôi thải, mọi người có thể xem hình ảnh dưới
đây nguyên một lô 10.000 phôi bị thoái hóa, thiệt hại cho người sản xuất là rất lớn. Đa
phần khi mua phải bịch giống thoái hóa sẽ được bên bán hỗ trợ đền bù cho lô mới, nếu
đơn vị này làm ăn uy tín. Đây là điều không bên nào muốn vì gây thiệt hại cho cả đôi
bên.
Phôi nấm bào ngư bị hư do thoái hóa giống

Nhìn hình ta có thể thấy phôi trắng kéo tơ 100% nhưng sau khi đem treo lại bị đen
ngược lại thậm chí là chưa rút bông. Nguyên nhân nằm ở khâu nhân giống chiếm 80%
và 10% do vận chuyển (nhận biết là bịch bị ngay từ lúc chưa cho nấm hoặc cho được
đợt đầu). 10% do quá trình chăm sóc (nhận biết khi đã cho nấm được 2 – 3 đợt trở lên
mới bị) nên xem lại khâu xử lý nước – vệ sinh cổ phôi – giàn trai.
Dùng thìa nhỏ để vệ sinh cổ nấm sau thu hoạch

#VI. Lời khuyên


Thời gian nuôi trồng trong 4 tháng trở lại, để hạn chế nguồn bệnh cho các đợt trồng
tiếp theo và những lần ra nấm ở giai đoạn này thường rất lâu có khi tới 15 – 20 ngày
với sản lượng cực thấp.
Cân đối đầu vào đầu ra hợp lý, tránh trường hợp không thể tìm được đầu ra.
Nghiên cứu kỹ thị trường và khu vực trồng nấm chuẩn bị thực hiện.
Nên trồng thử 10.000 phôi nấm bào ngư trước nếu thành công nên tăng công suất lên
20.000 để tận dụng được nhân lực tối đa của 1 người và lợi nhuận cao hơn.
Đôi khi có nghiên cứu hàng trăm trang giấy, thông tin báo đài cũng không bằng một lần
chúng ta thực nghiệm chúc mọi người thành công.

Hãy để lại bình luận bên dưới nếu có thắc mắc, hoặc đóng góp chia sẻ kinh nghiệm.

Nguồn: https://caynamviet.com/bich-phoi-nam-bao-ngu-xam

You might also like