Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Cách trị sỏi thận dân gian được nhiều người sử dụng nhất

Những nguyên nhân gây nên bệnh sỏi thận


Sỏi thận (tiếng Anh là Kidney stone) là những viên sỏi bên trong thận. Sỏi thận được được
tạo thành từ muối khoáng và axit. Sỏi thận có nhiều nguyên nhân. Trong kịch bản chung,
sỏi thận hình thành khi nước tiểu trở nên tập trung, cho phép các khoáng chất kết tinh và
dính lại với nhau.

Sỏi thận di chuyển có thể đau đớn. Những đau đớn của sỏi thận thường bắt đầu ở phía
sau ngay dưới xương sườn, và chuyển tới bụng dưới và háng. Những cơn đau có thể thay
đổi khi di chuyển sỏi thận qua đường tiểu.

. Ngoài các thuốc giảm đau và uống nhiều nước, điều trị thường không cần thiết. Tuy
nhiên, điều trị có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận tái phát ở những người có nguy cơ gia tăng.

Cách trị sỏi thận dân gian hiệu quả nhất.


Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận
Có rất nhiều nguyên nhân gây sỏi thận nhưng có thể nói là do uống ít nước; ít vận động,
không ăn sáng thường xuyên và cho cơ chế đào thải và hấp thu kém.
Do uống ít nước:

Các chuyên gia cho rằng, uống ít nước sẽ khiến hệ tiết niệu ít việc, lượng nước tiểu lưu
cữu, trở nên đậm đặc, chất đọng lại tăng lên, như thế dễ hình thành nên sỏi thận và sỏi
đường tiết niệu. Do đó, bạn hãy uống đủ lượng nước mỗi ngày để làm tăng lượng bài tiết
nước tiểu, làm loãng nước tiểu cũng như làm giảm thấp nồng độ tinh thể trong nước tiểu,
có lợi cho phòng chống sỏi thận và làm cho sỏi bài tiết ra ngoài. Vì vậy, bạn hãy uống đủ
2.000ml nước mỗi ngày ngay cả khi không khát nhé và tốt nhất là nên uống nước lọc.
Không ăn bữa sáng thường xuyên

Bỏ bê bữa sáng thì như thế nào? Có một số tài liệu viết như thế này: Rất nhiều người do
vội đi làm, đi học vào buổi sáng mà không ăn sáng, cũng có người do sợ béo nên không ăn
sáng. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng mà các chuyên gia cho rằng
dẫn tới bệnh sỏi thận. Bởi sau một đêm dài, cơ thể của bạn cần bổ sung một lượng calo
nhất định để tiếp tục những hoạt động của ngày hôm sau.

Theo tôi việc bỏ bê bữa sáng mà gây sỏi thận là chưa có khoa học chứng minh rõ ràng. Đối
với những người làm việc nhẹ, ngồi văn phòng, đang là đối tượng thừa cân thì nhịn buổi
sáng vẫn được, vẫn tốt cho cơ thể. Thời gian này cơ thể rút lượng mỡ trong người để cung
cấp năng lượng, điều đó giúp cho cơ thể giảm cân, trường hợp này phải thực hiện thườn
xuyên và lâu dài để phản xạ có điều kiện hình thành thì bạn không cảm giác đói buổi sáng
nữa. Bạn nên uống 300- 500ml nước ấm thay cho ăn càng tốt và có thể tránh được sỏi
thận.

Túi mật sẽ bài tiết dịch mật vào buổi sáng, chuẩn bị trước cho việc tiêu hóa thức ăn. Nếu
bạn không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu
hơn, thời gian dài như thế, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ
trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi thận. Do đó, đừng vì vội vàng hay sợ tăng cân
mà bạn “bỏ quên” bữa sáng nhé. Bởi nó có thể là nguyên nhân dẫn tới bệnh sỏi thận đó.
Hấp thu và đào thải kém:

Hấp thu kém: Cái gì hấp thu kém? cơ quan nào hấp thu kém? Các bạn có thể hiểu rằng,
dạ dày có khả năng tiêu hóa thức ăn bởi các dịch vị da dày tiết ra. Sau khi nghiền nát của
răng miệng, dạ dày làm mềm thức ăn và đưa xuống ruột non, ruột non cùng với các dịch vị
ở đó tiêu hóa thêm biến thức ăn thành các dưỡng chất dể hấp thu và thẩm thấu qua thành
ruột non đi vào máu qua gan cung cấp cho cơ thể. Trường hấp thu kém các dưỡng chất dư
thừa trong đó can xi, phốt pho, magie…. và các loại muối khoáng khác kể cả các loại mỡ v
v… đẩy ra ngoài bằng con đường tiểu hoặc đại tiện gây ô nhiễm cơ thể.

Đáo thải kém: Cơ quan đào thải bao gồm thận qua đường tiểu, đại tiện qua hậu môn. và
các tuyến mồ hôi…qua các lỗ chân lông. Các cơ quan này làm việc không bình thường gây
ách tắc nên tích tụ các chất cặn bả thành sỏi.
Ít vận động

Việc bạn không vận động nhiều trong ngày cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh sỏi thận. Bởi
khi đó, không có lợi cho việc hấp thụ canxi, khiến lượng canxi bài tiết vào nước tiểu tăng
lên, gây ra bệnh sỏi thận hoặc viêm đường tiết niệu. Cùng với đó, thành bụng cơ thể lỏng
lẻo, gây ra sa nội tạng, chèn ép ống mật, làm cho dịch mật không bài tiết được sẽ tích tụ
dẫn tới bệnh sỏi thận. Do đó, mỗi ngày sau giờ làm việc, bạn nên dành khoảng 30 phút để
tập thể dục thể thao để tránh bị sỏi thận nhé.

Ăn quá nhiều thức ăn có dầu mỡ, giàu protit và chất béo làm tăng hàm lượng choresterol,
hình thành sỏi thận. Do vậy, bạn nên ăn nhiều hoa quả tươi và những thực phẩm làm giảm
choresterol như nấm, mộc nhĩ, tỏi, hành tây… Đồng thời, nên hạn chế các thức ăn chứa
dầu mỡ và chất béo.
Dấu hiệu của bệnh sỏi thận
Dấu hiệu của bệnh sỏi thận lúc đầu rất khó nhận biết vì khi đó sỏi còn rất nhỏ. Vì vậy bệnh
sỏi thận có thể diễn ra một cách âm thầm và chỉ thể hiện khi đã có sỏi trong thận. Khi có tác
động mạnh (đi xe vào đường mấp mô, gồ ghề, nhiều ổ gà,…) hay hoạt động mạnh (chạy,
nhảy, mang vác nặng, cử động mạnh,…) hoặc do thay đổi tư thế sẽ xuất hiện cơn đau ở
vùng thắt lưng, có thể đi kèm rối loạn tiểu, khó chịu, trướng hơi, đầy bụng, buồn nôn và
nôn.

Sỏi thận thường có những triệu chứng âm thầm và chỉ biểu hiện rõ khi đã có sỏi trong thận.
Đau bụng thường đau dữ dội (gọi là cơn đau quặn thận), đau vùng thắt lưng nhất là phía
thận có sỏi, nếu sỏi thận hai bên thì đau toàn bộ vùng thắt lưng, đau xuyên cả ra hông,
lưng. Tuy vậy, có trường hợp do sỏi nằm ở vị trí bể thận, sỏi to cho nên chỉ đau âm ỉ.

Một số trường hợp đau thắt lưng từng cơn. Đầu tiên đau ở hai hố thắt lưng, rồi lan ra bụng,
xuống bụng dưới và xuống đùi.

Bên cạnh triệu chứng đau, tiểu ra máu có thể gặp trong sỏi thận. Đái máu chính là biến
chứng thường gặp của sỏi thận do di chuyển, cọ sát của sỏi. Đái máu có thể làm nước tiểu
có màu đỏ (chảy máu nhiều) mắt thường nhìn thấy được (chảy máu đại thể), trường hợp rỉ
máu phải xét nghiệm nước tiểu mới thấy được (chảy máu vi thể).
Khi sỏi xuống đến phần dưới của đường tiểu (niệu quản, bàng quang) người bệnh hay
buồn đi tiểu và triệu chứng thường gặp là đau thắt lưng, đái buốt, đái dắt, đái són. Nếu có
kèm theo nhiễm khuẩn đường tiết niệu (thận, niệu quản hoặc bàng quang) sẽ xuất hiện đái
đục (nước tiểu có mủ) và có thể đái ra sỏi.

Biến chứng sỏi thận thường gặp nhất là cản trở đường tiểu làm ứ đọng nước tiểu gây tổn
thương thận, suy thận, đặc biệt khi có nhiễm khuẩn đường tiểu đi kèm. Cần lưu ý, khi
người bệnh sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau thắt lưng, đái buốt, đái dắt, đái mủ là
dấu hiệu của viêm thận – bể thận cấp do biến chứng của sỏi thận.

Suy thận là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng tới nhiều chức năng của cơ thể, gây tăng
huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ
của người bệnh. Sỏi thận rất dễ tái phát (10 – 50%).
Cách trị sỏi thận dân gian hiệu quả, đơn giản tại nhà
Cách trị sỏi thận dân gian bằng các loại rau củ quả quen thuộc như: lá ngò gai, lá ngổ, trái
thơm,… đã được ông cha ta áp dụng và lưu truyền từ lâu đời khi y học còn chưa phát triển,
tây y cũng chưa phát triển nhiều. Sau đây là 5 cách chữa sỏi thậndân gian hiệu quả và
được nhiều người sử dụng nhất.
Cách trị sỏi thân dân gian bằng rau ngò gai

Ngò gai (mùi tàu) là một loại rau gia vị rất quen thuộc dùng trong chế biến món ăn hàng
ngày tạo mùi thơm hấp dẫn và kích thích vị giác. Bên cạnh đó, ngò gai còn có công dụng
vô cùng quan trong trong chữa bệnh sỏi thận giúp loại bỏ các viên sỏi và có thể không cần
đến phẫu thuật.
Về công dụng chữa bệnh của ngò gai, theo đông y, ngò gai có tính ấm, vị đắng, mùi thơm
hắc thường dùng để chữa các chứng bệnh như: Sơ phong thanh nhiệt, giảm đau, hành khí
tiêu thũng, thông khí, giải độc, giải nhiệt, kiện tỳ, kích thích tiêu hoá, khử mùi hôi hiệu quả.
Đáng chú ý nhất là dùng ngò gai có thể loại bỏ được sỏi thận hiệu quả được dân gian tin
dùng từ lâu mang lại hiệu quả khả quan.
Cách trị sỏi thận dân gian bằng ngò gai.
Bài thuốc áp dụng như sau:

Bạn lấy một nắm lá mùi tàu rửa sạch, hơ trên lửa cho héo rồi cho vào nồi, đổ 3 chén nước
vào đun nhỏ lửa cho tới khi còn 2 bát là được. Chia bài thuốc ra làm 3 lần uống hết trong
ngày vào trước mỗi bữa ăn. Với nam giới cần uống nước rau mùi tàu khoảng 7 ngày, nữ
giới 9 ngày để “tống” hết sỏi thận ra bên ngoài.
Cách trị sỏi thận dân gian cây rau ngổ

Cây rau ngổ hay còn gọi là rau om, ngổ hương,… không chỉ là một loại rau thơm mà cũng
có dược tính dùng để chữa bệnh rất tốt. Trong số các bài thuốc dân gian chữa bệnh sỏi
thận không thể không nhắc tới bài thuốc từ cây rau ngổ.
Theo các chuyên gia của phòng khám đông y Tâm Lĩnh, rau ngổ có vị cay, thơm, hơi chát,
tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khái, giải độc, tiêu thũng, trừ viêm, chống sưng, giảm
đau, sát trùng đường ruột. Rau ngổ thường được dùng để chữa bệnh tiểu đường, trị sỏi thận,
sốt nóng, chống lão hóa, ngừa ung thư… rất hiệu nghiệm.
Bài thuốc trị sỏi thận từ rau ngổ được thực hiện như sau:

Người bệnh lấy rau ngổ đem rửa thật sạch, giã nhỏ lấy nước, sau đó cho thêm chút muối
vào hòa đều để uống ngày 2 lần vào sáng và chiều (uống liền trong 7 ngày).
Hoặc bạn có thể làm sinh tố rau ngổ tươi để uống. Mỗi lần lấy khoảng 50 – 100g rau ngổ
tươi xay làm sinh tố uống. Áp dụng liên tục trong khoảng 15 – 30 ngày sẽ làm tan sỏi hiệu
quả.
Cách trị sỏi thận dân gian bằng quả dứa

Cách trị sỏi thận dân gian bằng quả dứa (trái thơm) được đánh giá khá cao trong việc đào
thải các viên sỏi nhỏ. Nhiều bệnh nhân áp dụng cách chữa này phản ánh họ thấy những
cơn đau dữ dội do sỏi di chuyển giảm hẳn sau khi uống nước dứa nướng.
Cách chữa sỏi thận dân gian bằng dứa được thực hiện như sau:

Bạn chỉ cần mua 1 quả dứa về rửa sạch, khoét 1 lỗ để nhồi phèn chua vào sau đó đem
nướng chín, vắt lấy nước để uống hằng ngày. Cũng có ý kiến khác cho rằng ngoài nướng
dứa cũng có thể đem dứa hấp cách thủy cùng phèn chua, sau đó gọt sạch vỏ, ăn cả nước
lẫn cái.
Cách trị sỏi thận dân gian bằng đu đủ xanh

Vì nhựa đu đủ là thành phần chính của bài thuốc chữa sỏi thận nên bạn cần chọn quả đu
đủ bánh tẻ, không non quá cũng không già quá, càng tươi càng tốt, tầm 400g là vừa.

Cách trị sỏi thận dân gian bằng đu đủ xanh.


Cách làm là cắt đầu và đuôi của quả đu đủ, moi hết ruột ra ngoài, để nguyên cả vỏ cho vào
ít muối rồi hấp cách thủy.

Nên ăn món này sau bữa ăn để không cảm thấy xót ruột. Nếu thấy khó ăn quá có thể chấm
với ít đường. Nhiều trường hợp có sỏi thận dưới 10mm chỉ cần áp dụng bài thuốc này
trong 7 ngày là đã tiêu sỏi.
Cách trị sỏi thận dân gian bằng chuối hột
Chuối hột đặc biệt là chuối hột rừng rất tốt để chữa bệnh sỏi thận. Trong dân gian có nhiều
bài thuốc chữa sỏi thận bằng chuối hột, tiêu biểu là 2 bài sau:

Dùng hột chuối phơi khô tán thành bột mịn, hằng ngày dùng một nhúm nhỏ hòa vào nước
cho tan ra rồi uống

Chọn 1 quả chuối hột non, vắt lấy 1 chén nước nhỏ rồi cho thêm chút muối để uống
Trên đây là 5 cách trị sỏi thận dân gian được nhiều bệnh nhân áp dụng và thành công. Tuy
nhiên chỉ nên áp dụng chúng với những viên sỏi nhỏ, với sỏi có kích thước lớn hoặc đã
xuất hiện biến chứng người bệnh nên tìm đến những cách chữa chuyên sâu hơn.

You might also like