Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 9

TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ

THANH NIÊN DÂN TỘC - MIỀN NÚI QUẢNG NAM




HỒ SƠ THIẾT BỊ DỰ THI
HỘI THI THIẾT BỊ ĐÀO TẠO TỰ LÀM
TỈNH QUẢNG NAM LẦN THỨ V – NĂM 2016

Tên thiết bị: MÁY PHAY MỘNG ĐA NĂNG


Nhóm nghề: SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN KHÁC
Nhóm tác giả: La Văn Tân – Trương Trọng Tùng
Đơn vị: Trường Trung cấp nghề Thanh niên Dân tộc - Miền núi
Quảng Nam

Quảng Nam, tháng 6 năm 2016

0
1. MỤC ĐÍCH, Ý TƯỞNG THIẾT KẾ:
Trên thực tế, tại các cơ sở sản xuất đồ mộc vừa và nhỏ cũng như tại phần
lớn cơ sở đào tạo nghề hiện nay, khi muốn gia công mối ghép mộng thì ta
thường sử dụng đục cầm tay, máy cưa, máy khoan hoặc máy đục lỗ mộng. Tuy
nhiên, những phương pháp trên tốn nhiều công lao động, độ chính xác không
cao, phải sử dụng nhiều máy, tiêu hao nhiều năng lượng.
Vì vậy, việc nghiên cứu chế tạo ra một loại máy có nhiều công năng và giải
quyết được những nhược điểm trên là một việc làm rất cần thiết. Xuất phát từ
thực tế trên, chúng tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và tự làm MÁY PHAY MỘNG ĐA
NĂNG TRONG GIA CÔNG SẢN PHẨM MỘC.
Máy phay mộng đa năng trong gia công sản phẩm mộc là một loại máy sử
dụng động cơ máy phay router, được đặt trong hệ thống điều khiển chép hình để
thực hiện nhiệm vụ phay sao chép hình ảnh từ bộ mẫu đã được chế tạo sẵn lên
phôi và tạo nên sản phẩm có hình dáng tương tự bộ mẫu đó.
Trong quá trình đào tạo nghề, máy phay mộng đa năng tạo được hứng thú
cho người học nhờ vào khả năng kích thích ý tưởng sáng tạo của học sinh và
giúp cho giáo viên truyền tải kiến thức, kỹ năng nghề cho học sinh dễ dàng hơn.
Qua đó, máy giúp học sinh hiểu được những kiến thức và rèn luyện được các kỹ
năng mà giáo viên muốn truyền đạt.
2. CẤU TẠO VÀ ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA THIẾT BỊ:
2.1. Cấu tạo máy
- Máy được cấu tạo gồm 5 bộ phận chính:
+ Khung máy;
+ Bàn gá phôi;
+ Bàn gá mẫu;
+ Cụm chuyển động xyz;
+ Động cơ.
Động cơ

Bàn gá phôi
Bàn gá vật mẫu

Cụm chuyển động


XYZ

Khung máy

1
Hình 1: Cấu tạo máy phay mộng đa năng
2.2. Đặc tính kỹ thuật
2.2.1. Khung máy
- Gia công bằng thép V5 và hàn thành khung. Kết cấu khung có dạng như
hình vẽ bên dưới. Khung bàn gia công có kích thước : 700 x 580 x 510 (mm)

Hình 2. Bản vẽ khung máy


2.2.2. Bàn gá mẫu
- Bàn gá mẫu có kích thước 280 x 200 x10 (mm)
- Cụm nâng hạ mặt bàn giúp chuyển động tịnh tiến lên xuống, có tác dụng
điều chỉnh mẫu và kích thước bề dày gỗ.
- Trên mặt bàn, có thước tựa chia độ và có vam kẹp chi tiết phôi. Giúp quá
trình điều chỉnh đa dạng các loại mộng gỗ.

Vam kẹp

Thước tựa

Mặt bàn

Cụm nâng hạ mặt bàn

Hình 3. Bản vẽ bàn gá mẫu

2
Vam kẹp: Sử dụng lạo vam kẹp dọc bán trên thị trường. Có giá thành thấp
và có nhiều ưu điểm cho việc kẹp phôi gỗ. Có các thông số kỹ thuật như sau:

+ Chiều cao kẹp tối đa : 70 mm


+ Bề rộng kẹp tối đa : 100 mm
2.2.3. Bàn gá phôi
- Bàn gá phôi 2 phần:
+ Êtô điều chỉnh : Giúp căn chỉnh mẫu khi thao tác, giúp điều chỉnh tịnh
tiến theo 2 trục X, Y
+ Mặt bàn : Trên mặt bàn có thước tựa và vam gỗ, Mặt bàn có thể
nghiêng nhiều góc độ khác nhau.

Hình 4. Bản vẽ bàn gá phôi

3
2.2.4. Cụm điều khiển chuyển động

Chuyển động trục X

Trục quét mẫu

Chuyển động trục Z

Chuyển động trục Y

Hình 5. Cụm chuyển động X, Y, Z


- Cụm chuyển động này giúp cho quá trình điều khiển máy được định
hướng xác định;
- Chuyển động theo trục X được thực hiện theo cơ cấu ray trụ ổ bi, Thanh
răng, bánh răng. Giúp quá trình chuyển động được nhẹ nhàng, chính xác
- Chuyển động theo trục Z là cơ cấu phụt nhún, khả năng đàn hồi tốt giúp
quá trình sử dụng được linh động
- Trên cụm chuyển động có gắn bi quét , thước điều chỉnh quá trình chuyển
động theo trục X
- Chuyển động theo trục Y được thực hiện gồm 1 trục liên kết với nhau
bằng 2 gối đỡ ổ bi, tạo ra chuyển động theo phương ngang
- Trên cụm chuyển động có gắn thêm trục quét mẫu, trục quét mẫu được
gắn đồng tâm với mũi phay gỗ.
2.2.4. Động cơ
Động cơ dùng dòng điện xoay chiều một pha. Có các thông số kỹ thuật như
sau:
- Hãng sản xuất: Makita
- Lượng điện tiêu thụ khi động cơ hoạt động liên tục: 1,500W
- Đường kính mũi phay: 10 mm
- Tốc độ không tải : 24,000 vòng/phút
- Tổng chiều cao: 210 mm
- Đường kinh tế: 160 mm
- Trọng lượng: 2,2 Kg

4
3. TÍNH SƯ PHẠM CỦA THIẾT BỊ:
- Thiết bị giúp truyền tải kiến thức về quy trình, kỹ thuật gia công các loại
mộng dùng trong sản phẩm mộc. Rèn luyện các kỹ năng gia công các loại mộng:
Mộng Thẳng đơn, mộng thẳng kép, mộng én, mộng tròn… trong các mô đun
nghề Mộc dân dụng và Mộc xây dựng trang trí nội thất;
- Thiết bị trực quan, dễ dàng thao tác, an toàn khi sủ dụng, phù hợp với thực
tế giảng dạy tạo được hứng thú kích thích quá trình học tập của học sinh;
4. TÍNH KHOA HỌC SÁNG TẠO CỦA THIẾT BỊ:
- Thiết bi được chế tạo hoàn toàn mới, với công nghệ kỹ thuật đơn giản,
bằng những vật liệu, linh kiện có sẵn trên thị trường nên thuận lợi cho việc chế
tạo, sữa chữa, và thay thế.
- Thiết bị hoạt động theo nguyên tắc sao chép đồng dạng, nguyên lý hoạt
động, vận hành, sử dụng đơn giản, phù hợp với quá trình giảng dạy cũng như
thực tế sản xuất.
- Thiết bị có khả năng nâng cấp, mở rộng ứng dụng, khi chương trình sửa
chữa, nâng cấp. Ví dụ: Gia công cầu thang, Làm trần,…..
5. TÍNH ỨNG DỤNG CỦA THIẾT BỊ:
5.1 Ứng dụng trong giảng dạy
Máy được dùng trong giảng dạy các bài thực hành của các mô đun thuộc
các nghề như: Gia công và thiết kế sản phẩm mộc, Mộc xây dựng và trang trí nội thất và
các nghề khác liên quan đến sản phẩm mộc. Máy được sử dụng trong dạy nghề của các mô
đun cụ thể như sau:
Nghề: Gia công và thiết kế sản phẩm mộc
Mã MĐ Tên Mô Đun Số giờ thực hành
MĐ14 Gia công mối ghép mộng 100
MĐ 15 Gia công mặt cong 80
MĐ 16 Ghép ván 80
MĐ 18 Gia công ghế tựa 100
MĐ 19 Gia công bàn làm việc 160
MĐ 20 Gia công gường đôi 3 vai 100
MĐ 21 Gia công bàn ăn 80
MĐ 22 Gia công tủ hồ sơ, tài liệu 100
MĐ 23 Gia công tủ áo 2 buồng 160
MĐ 24 Gia công ghế Salon 90
Nghề: Mộc xây dựng và trang trí nội thất
MĐ15 Gia công mộng 185
MĐ 17 Làm khuôn cửa, cánh cửa 134
MĐ 19 Ốp lát sàn, dầm, trần, tường 120
MĐ 20 Làm tủ bếp 118
MĐ 22 Đóng đồ mộc dân dụng 319

5
5.2 Ứng dụng trong sản xuất
- Thiết bị có chi phi sản xuất khá thấp, công dụng đa năng, phù hợp với
thực tế sản xuất. Nếu được áp dụng tại các cơ sở sản xuất đồ mộc, nhất là cơ sở
sản xuất vùng miền núi thì tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Thực tế trong quá trình sử dụng tại trường, máy đã được sử dụng rất hiệu
quả.
6. GIÁ THÀNH THIẾT BỊ:
Máy phay mộng đa năng được chế tạo từ các trang thiết bị, vật tư có sẵn
trên thị trường. Giá thành thiết bị là 10.000.000 đồng (Bằng chữ: Mười triệu
đồng chẵn)
7. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG, BẢO QUẢN, SỬA CHỮA:
7.1. Tạo mẫu
7.1.1. Nguyên tắc tạo mẫu
Máy phay mộng đa năng hoạt động theo nguyên tắc sao chép mẫu theo tỷ lệ
1:1 nên kích thước của mẫu mộng bằng với kích thước mộng của sản phẩm. Do
vậy, chúng ta tạo mẫu mộng theo đúng kích thước thực tế của mộng trong bản
vẽ thiết kế sản phẩm.
7.1.2. Vật liệu tạo mẫu
Vật liệu dùng tạo mẫu là nhựa cứng, ngoài ra có thể chọn vật liệu nhẹ, ít bị
biến dạng khi điều kiện thời tiết thay đổi.
7.1.3. Quy trình tạo mẫu
- Xác định mẫu sản phẩm cần gia công: Bàn, Ghế, Giường…
- Xác định các kích thước của các loại mộng trong sản phẩm. Ví dụ : Kích
thước mộng vai ghế : 30 x30x 10 mm
- Gia công mẫu mộng bằng nhựa cứng trên máy CNC
7.1.4. Một số mẫu mộng
- Mẫu mộng thẳng đơn: Mộng này có kích thước mộng 30x30x10 (mm)

6
- Mẫu nhiều mộng thẳng đơn

- Mẫu mộng én

7.2. Quy trình vận hành máy


a) Chuẩn bị: Trước khi vận hành cần kiểm tra máy, lắp lưỡi dao phù hợp
yêu cầu, chuẩn bị nguyên liệu, nguồn điện 1 pha – 220V.
b) Quy trình vận hành gồm có 6 bước
Bước 1. Kiểm tra máy và chuẩn bị nguyên vật liệu
- Sắp xếp nguyên vật liệu gần khu vực làm việc;
- Kiểm tra điều kiện làm việc của máy.
Bước 2. Chọn mẫu và gá mẫu
Bước 3. Gá phôi vào bàn gá phôi
- Đặt phôi vào bàn gá phôi, điều chỉnh tương quan giữa phôi và mẫu;
- Vam chặt phôi.
Bước 4. Bật máy chạy không tải
- Bật công tắc chạy không tải, nếu máy hoạt động bình thường thì tiếp tục
sang bước 5.
Bước 5. Tiến hành gia công
- Tay phải điều chỉnh tay cầm của khung máy, quét bi lên mẫu.
- Khi thực hiện phay phải thực hiện đúng tốc độ, tùy thuộc vào độ ăn dao
và độ cứng của gỗ. Khi phay các chi tiết cong có độ cong lớn, ta cần điều khiển

7
quỹ đạo trục dao đúng chiều thớ gỗ, tránh phay ngược thớ sẽ làm xù bề mặt sản
phẩm.
Bước 6. Kết thúc thao tác máy
- Điều chỉnh động cơ tiến về phía sau.
- Tắt máy và vệ sinh khu vực làm việc
c) An toàn lao động
- Trước khi tiến hành gia công cần phải kiểm tra máy cẩn thận.
- Người điều khiển phải mang bảo hộ lao động (quần, áo, khẩu trang,
kính…).
- Trong quá trình gia công, người điều khiển phải cho lưỡi dao ăn từ từ,
từng lớp tùy thuộc vào lượng ăn dao và độ cứng của gỗ.
7.3. Hướng dẫn bảo quản máy
- Để máy nơi khô ráo, thoáng mát, không được để nước làm ướt gây hư
hỏng máy và rò rỉ điện.
- Trong quá trình sử dụng, máy cần phải có chế độ bảo dưỡng định kỳ để
tăng độ bền.
- Sau khi hoàn thành công việc hoặc hết ca, người điều khiển phải tắt máy
và vệ sinh máy trước khi bàn giao.
7.4. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, Biện pháp khắc phục

STT Lỗi thường gặp Nguyên nhân Khắc phục


- Sự cố về dây dẫn, hoặc
1 - Bật máy không lên - Kiểm tra hộp công tắc điện
nguồn điện
- Bề mặt chi tiết xù
2 - Lưỡi dao cùn - Kiểm tra thay thế lưỡi dao
lông
- Kiểm tra và điều chỉnh bàn
3 - Chi tiết mộng bị xiên - Bàn gá phôi bị xiên
gá phôi
- Lưỡi phay không đảm
- Kích thước lỗ mộng - Kiểm tra lưỡi phay
4 bảo
không đảm bảo - Kiểm tra bi quét mẫu
- Bi quét mẫu lỗi

Quảng Nam, ngày tháng 6 năm 2016


NHÓM TÁC GIẢ

La Văn Tân Trương Trọng Tùng

You might also like