Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 40

Mục Lục

Lời nói đầu ........................................................................................................................ 4

Phần I: Tương thích điện từ EMC ..................................................................................... 6

1.1 Giới thiệu về nhiễu và EMC – Tương Thích Điện Từ............................................... 6

1.2 Các loại nhiễu điện từ ........................................................................................... 6

1.3 Cơ chế khớp nối.................................................................................................... 8

1.3.1 Khớp nối truyền dẫn ...................................................................................... 9

1.3.2 Khớp nối dòng điện cảm ................................................................................. 9

1.3.3 Khớp nối điện dung – tụ điện ........................................................................ 10

1.3.4 Khớp nối từ ................................................................................................. 10

1.3.5 Khớp nối bức xạ .......................................................................................... 10

1.4 Kiểm soát và quản lý EMC................................................................................... 10

1.4.1 Mô tả các thiệt hại ....................................................................................... 10

1.4.2 Pháp luật và các cơ quan quản lý .................................................................. 11

1.4.3 Thiết kế EMC .............................................................................................. 12

1.4.4 Kiểm tra EMC ............................................................................................. 14

Phần II: Ảnh hưởng của sóng điện từ đến sức khỏe của bác sĩ và nhân viên làm việc ở
phòng X – Quang ............................................................................................................ 18

2.1 Tổng quan về bức xạ tia X được sử dụng trong X- Quang chuẩn đoán hình ảnh
18

2.1.1 Phát hiện ra tia X:....................................................................................... 18

2.1.2 Cách tạo ra tia X ........................................................................................ 19

2.1.3 Bức xạ tia X ............................................................................................... 22

2.1.4 Phổ tia X .................................................................................................... 23

2.1.4.1 Bức xạ kìm hãm ..................................................................................... 23

2.1.4.2 Bức xạ đặc trưng .................................................................................... 24

2.1.4.3 Bức xạ tổng hợp ..................................................................................... 24

2.2 Bảo vệ an toàn bức xạ trong X- Quang chuẩn đoán hình ảnh ........................... 26
2.2.1 Bảo vệ an toàn đối với các tia X .................................................................... 26

2.2.2 Kiểm tra bức xạ sóng điện từ tại các cơ sở X-quang ........................................ 27

2.2.3 Các nguyên tắc cơ bản và tổ chức bảo vệ an toàn ........................................... 28

2.2.4 Bảo vệ an toàn đối với X-quang chẩn đoán .................................................... 30

2.2.5 Các biện pháp bảo vệ an toàn bức xạ cho mỗi nhóm đối tượng bị chiếu xạ ....... 31

2.3 Bảo vệ chống bức xạ trong xây dựng phòng X – Quang chuẩn đoán ....................... 32

2.3.1 Hiện trạng các phòng X-quang chẩn đoán ở Việt Nam ................................... 33

2.3.2 Thiết kế phòng chụp X-quang chẩn đoán đạt tiêu chuẩn ................................. 34

2.3.3 Nhưng điều cần chú ý trong thi công xây dựng phòng X-quang chẩn đoán ...... 38

Trích dẫn ......................................................................................................................... 40


Mục lục hình ảnh
Hình 1. 1 Phương thức khớp nối nhiễu điện từ EMI ..................................................9
Hình 1. 2 ESD pistol – Súng ESD ............................................................................16

Hình 2. 1 Ảnh chụp X quang bàn tay trái của vợ ông Rơnghen do chính ông
Rơnghen thực hiện vào ngày 23 tháng 01 năm 1896 trong một buổi thuyết trình ...18
Hình 2. 2 Ống Rơnghen ............................................................................................19
Hình 2. 3 Ống Cooldge .............................................................................................20
Hình 2. 4 Bóng X-quang trong nha khoa ..................................................................21
Hình 2. 5 Bóng X-quang Trong máy chụp X-quang thông thường ..........................21
Hình 2. 6 Bóng X-quang trong các máy CT hoặc CAT ............................................22
Hình 2. 7 Biểu đồ bức xạ liên tục và bức xạ rời rạc với năng lượng tia X biến đổi từ
5 keV đến 80 keV ......................................................................................................24
Hình 2. 8 Năng lượng liên kết giữa các quỹ đạo với hạt nhân nguyên tử. ...............24
Hình 2. 9 Phòng chụp X-Quang ................................................................................33
Hình 2. 10 Phòng chụp X-quang không đủ tiêu chuẩn điện tích ..............................34
Hình 2. 11Cấu trúc phòng X-quang đạt tiêu chuẩn...................................................35
Hình 2. 12 Một cơ sở X-quang gồm các phòng riêng biệt ........................................36
Lời nói đầu
Hiện nay việc sử dụng các nguồn bức xạ - sóng điện từ trong tự nhiên và
nhân tạo trong việc chuẩn đoán và điều trị rất phổ biến ở nước ta như: “Các thiết bị
chiếu, chụp X-Quang thông thường; máy chụp cắt lớp điện toán; các thiết bị chụp
mạch; máy giá tốc tuyến tính; các thiết bị xạ trị….”. Do tính nguy hiểm của các tia
bức xạ nên người sử dụng khi vận hành các thiết bị cần nắm vững và tuân thủ các
hệ thống pháp quy, các tiêu chuẩn và nội dung về an toàn bức xạ để đảm bảo an
toàn cho chính các bác sĩ và nhân viên cũng như các bệnh nhân.
Trong đó , phương pháp sử dụng máy phát tia X để chiếu, chụp ảnh chuẩn
đoán bệnh trong y tế ở nước ta suốt nhiều thập kỷ qua mới chỉ đơn thuần nhìn nhận
ở khía cạnh lợi ích và hiệu quả có tính chất hiển thị của phương pháp. Còn cách sử
dụng, giới hạn sử dụng kĩ thuật này, tức là những đòi hỏi nghiêm ngặt về mặt
chuyên môn và kĩ thuật của phương pháp, bao gồm nhiểu yếu tố đã không được đề
cập, không được xem xét đến. Qua công tác điều tra, thống kê, đánh giá thực trạng
an toàn bức xạ nhiễu tại các địa phương trong cả nước đã cho thấy: chỉ xét riêng vấn
đề an toàn đảm bảo bức xạ trong ngành Y tế hay ảnh hưởng của sóng điện từ trong
ngành Y tế , cụ thể là trong lĩnh vực chiếu, chụp X – Quang chuẩn đoán hình ảnh
vẫn còn thấy tồn tại những vấn đề mà về phương diện xã hội cũng như cuộc sống
cần phải được đánh giá, xem xét một cách đúng mực và nghiêm túc. Thực tế cho
thấy, việc chiếu, chụp X – Quang chuẩn đoán bệnh trong ngành y tế của nước ta từ
trước đến nay thực sự là chưa đảm bảo yêu cầu về an toàn bức xạ; sự giám sát; kiểm
soát và quản lý mang tính pháp quy của Nhà nước đối với các loại hình hoạt động
này vẫn còn chưa được chặt chẽ và lỏng lẻo.
Chúng ta không phủ nhận những lợi thế và những hiệu quả thiết thực trong
việc chuẩn đoán bệnh cho bênh nhân do phương pháp này mang lại. Tuy nhiên, nếu
thực hiện việc chụp, chiếu ảnh X – Quang mới dừng lại ở góc độ khả năng chuẩn
đoán bênh qua hình ảnh của phương pháp này mà không nhận thức cẩn trọng đến
những hậu quả hết sức tại hại, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cho cuộc sống
thậm chí là những rủi ro, nguy hiểm cho chính các bác sĩ, các kĩ thuật viên sử dụng
máy móc chiếu, chụp X – Quang; cho các bệnh nhân phải chiếu chụp chuẩn đoán
hình ảnh. Điều này có nghĩa là khi chiếu, chụp X – Quang chuẩn đoán bệnh trong Y
tế phải được kiểm soát và quản lý nghiêm ngặt. Khi thực hành phải tuân thủ những
quy định nghiêm ngặt, các giới hạn, các đặc trưng kĩ thuật trong phương pháp, đảm
bảo thực hiện tốt các yêu cầu về che chắn an toán bức xạ sóng điện từ đến sức khỏe
của các bác sĩ và nhân viên.
Về mặt xã hội, để thực hiện quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này, tại nhiều
nước trên thế giới, nhất là các nước công nghiệp phát triển, Nhà nước thực hiện ban
hành các các văn bản pháp quy, các tài liệu khuyến cáo, hệ thống các tiêu chuẩn kĩ
thuật…. quy định cụ thể các điều kiện hoạt động, quy định bảo đảm yêu cầu của
luật pháp, các yêu cầu chuyên môn về kĩ thuật nhằm thực hiện và thực thi quản lý
an toàn bức xạ sóng điện từ đối với các cơ sở liên quan , ở đây cụ thể là các phòng
chụp chuẩn đoán hình ảnh X – Quang.
Ở nước ta, trên thực tế hệ thống văn bản pháp quy, các tài liệu hướng dẫn
chuyên môn, hệ thống các tiêu chuẩn kĩ thuật đáp ứng cho công tác quản lý Nhà
nước về mặt này đang còn chưa đầy đủ và hoàn thiện đáp ứng cho công tác quản lý
đạt được hiệu quả hơn, bảo đảm được lợi ích thiết thực đối với người bệnh, đối với
môi trường sống tự nhiên cho con người nói chung, đặc biệt là đảm bảo các quyền
lợi, đảm bảo an toàn cho các bác sĩ, các kĩ thuật viên X – Quang trong ngành Y tế
Vì vậy là một sinh viên thạc sĩ viễn thông làm việc tại Bệnh viên Đa Khoa
tỉnh Thái Bình, Em đã chọn Đề tài:”Ảnh hưởng của sóng điện từ đến sức khỏe của
bác sĩ và nhân viên làm việc ở phòng X – Quang”. Và với mong muốn rằng qua đề
tài này có thể giúp cho mọi người có đầy đủ kiến thức về máy X – Quang thường
quy, cũng như đưa ra các phương pháp đảm bảo an toàn bức xạ sóng điện từ cho
các bác sĩ cũng như các bệnh nhân. Để nghiên cứu đề tài này em xin chân thành
cảm ơn thầy giáo TS. Lâm Hồng Thạch giảng viên Viện Điện tử viễn thông – Đại
học Bách Khoa Hà Nội và cũng như các anh chị làm trong phòng chụp các lớp X –
Quang tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Thái Bình đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài kết
thúc môn “Tương Thích Điện Từ”.
Nội dung đề tài em xin trình bày:
Phần 1: Tương thích điện từ
Phần 2: Ảnh hưởng của sóng điện từ đến sức khỏe của bác sĩ và nhân viên
làm việc ở phòng X – Quang
Phần I: Tương thích điện từ EMC
1.1Giới thiệu về nhiễu và EMC – Tương Thích Điện Từ
Là ngành kĩ thuật điện liên quan đến sự tương tác không chủ định, giữa truyền
và nhận tín hiệu năng lượng điện từ gây ra các ảnh hưởng không mong muốn như
nhiễu điện từ - EMI “Electromagnetic Interference” hoặc thậm chí là các thiệt hại
về vật lý trong các thiết bị đang hoạt động. Mục tiêu của EMC là hoạt động chính
xác của các thiết bị khác nhau trong môi trường điện từ phổ biến.[1]
EMC gồm 3 lớp vấn đề chính bao gồm:
- Lớp thứ nhất: Emission – phát xạ là sự tạo ra năng lượng điện từ, dù là chủ
định hay vô tình, bởi một số nguồn và sự phóng thích của nó vào môi trường. EMC
nghiên cứu những phát sinh không mong muốn và các biện pháp đối phó có thể
được thực hiện để giảm các phát sinh không mong muốn.
- Lớp thứ 2 tính nhạy cảm, là xu hướng của thiết bị điện, như là các nạn nhân,
bị sự cố, hoặc phá vỡ sự có mặt của các phát xạ không mong muốn, gọi là nhiễu tần
số vô tuyến “RFI – Radio Frequency Interference”. Khả năng miễn dịch chống lại
với tính nhạy cảm, là khả năng của các thiết bị hoạt động chính xác khi có sự hiện
diện của RFI, và các chuẩn thiết bị tuân theo khuôn phép được biết đến tính nhạy
cảm hoặc miễn dịch.
- Lớp thứ ba được nghiên cứu đó là sự ghép nối, đây là cơ chế mà các nhiễu
phát ra đến các tác nhân bị ảnh hưởng
Sự giảm nhiễu và dẫn tới tương thích điện từ có thể đạt được bằng cách giải
quyết các vấn đề, Ví dụ: làm giảm nguồn gây nhiễu, ức chế đường dẫn khớp nối và
/hoặc làm miễn dịch các nạn nhân tiềm ẩn. Trong thực tế, nhiều kĩ thuật được sử
dụng chẳng hạn như nối đất và che chắn, áp dụng cho cả 3 vấn đề.
1.2Các loại nhiễu điện từ
Tùy theo cách chia theo nguồn và đặc tính của tín hiệu hoặc nguồn gốc của
nhiễu điện từ. Ta có các cách chia sau:
 Ta có thể chia làm 2 nhóm: Nguồn nhiễu tự nhiên và nguồn nhiễu nhân tạo.
- Nguồn nhiễu tự nhiên:
Có thể tia chớp và các nguồn năng lượng vũ trụ
Ví dụ 1: Tia chớp: Phóng thích điện từ giữa sự giao thoa các đám mây và giữa
các đám mây và mặt đất. Tùy từng hoàn cảnh thì các nhiễu điện từ có độ nghiệm
trọng xác nhau theo 3 trường hợp. Trong trường hợp 1: Các tia chớp tấn công bất cứ
vật dẫn điện nào sẽ gây ra sự thay đổi lớn trong hệ thống khi vượt quá điện áp định
mức 100-220kV được tạo với mặt đất phụ thuộc vào trở kháng của mặt đất. Trường
hợp 2 liên quan đến các đám mây tích điện có trường điện từ 1-10 kVm−1 tại giới
hạn mặt đất, khi tia chớp tất công vùng phóng điện của đám mây “ứng dụng trong
việc phát hiện và theo dõi các cơn bão tiềm ẩn”. Trường hợp 3 sự thay đổi nhanh
chóng của dòng điện dọc theo đường truyền phát ra dải rộng từ RF tới 50-100Mhz
“Phát hiện và theo dõi các cơn bão”. Thực tế thì tia chớp đã phá hủy các hệ thống
năng lượng, vô tuyến và hàng không gây ra các thiệt hại lớn về người và của.[2]
Nguồn năng lượng mặt trời và vũ trụ. Thay đổi trong tầng điện ly nguyên nhân bởi
phát ra từ mặt trời nguyên nhân vấn đề là đường truyền radio do sự phản xạ khác
nhau giữa các tầng điện ly (trong băng tần 2 -30 MHz) và cho thông tin vệ tinh bởi
đường truyền tầng điện ly (150-500 MHz). Bức xạ từ các nguồn vũ trụ tạo ra một
kênh truyền RF tại mặt đất nó quan trọng trong độ rộng 100 - 1000MHz.[2]
- Nguồn nhân tạo:
Hiện tượng phóng xả tĩnh điện.ESD“ hiện tượng phóng/xả tĩnh điện xảy ra khi
hai vật có điện thế khác nhau được đưa đến gần hoặc chạm vào nhau, ở trường hợp
vật tích tĩnh điện với năng lương lớn còn phát ra tia lửa điện trong quá trình phóng
xả tĩnh điện”. Đây chính là nguyên nhân cho các thiệt hại trong hệ thống điện tử ô
tô và thiệt hai trong các vi mạch trong quá trình con người xử lý và nổ khi tiếp
nhiên liệu máy bay gần đây. [2]
EMP – ElectroMagnetic Pulse bom xung điện từ là loại vũ khí phá hoại các cơ
sở vật chất điện và điện tử. Thường được tạo ra nhờ sử dụng vụ khí hạt nhân gây nổ
nhờ hiệu ứng compton, Ngoài ra nhờ các kĩ thuật phi hạt nhân như các vi sóng có
công suất cao “ví dụ bom FCG – Flux compression generator” cũng là 1 loại bom
xung điện từ [3] ,[2]
Và nhiều trường hợp khác có thể tham khảo tại trích dẫn [2]
 Ta có thể chia thành 2 nhóm: Nhiễu liên tục và nhiễu theo xung thành từng đợt khác
nhau
- Nhiễu liên tục
Sóng lan truyền (CW- continuous wave), nhiễu phát sinh từ những nguồn lan
truyền ở một dải tần số nhất định. Loại này được phân chia tự nhiên thành các loại
phụ theo dải tần số
o Tần số âm thanh, từ tần số rất thấp đến khoảng 20kHz. Tần số lên đến
100KHz đôi khi có thể được phân loại như âm thanh. Các nguồn bao gồm: Nguồn 1
các đơn vị cung cấp điện, gầy dây nguồn điện, đường dây và trạm biến áp; Nguồn 2
thiết bị xử lý âm thanh chẳng hạn như bộ khuếch đại âm thanh và loa, Nguồn 3: giải
điều chế của một sóng mang tần số cao như đài truyền thanh FM
o Nhiễu tần số radio (RFI), thường từ 20kHz đến giới hạn trên tăng liên tục khi
công nghệ đẩy lên cao hơn. Các nguồn bao gồm: các đường truyền không dây và
tần số vô tuyến điện, máy thu phát truyền hình, thiết bị khoa học và y tế (ISM),
mạch xử lý số vi điều khiển
o Nhiễu băng thông rộng có thể được lan truyền qua các phần của một trong
các dai tần số hoặc tất cả dải tần số , không có tần số đặc biệt nào được nhấn mạnh.
Các nguồn bao gồm: Năng lượng mặt trời, máy hàn hồ quang điên….
- Nhiễu theo xung thành từng đợt khác nhau
Một xung điện từ EMP – electromagnetic pulse, đôi khi được gọi là “ transcient
disturbance”, phát sinh ở nơi mà nguồn phát ra một quang năng lượng ngắn. Năng
lượng thường là băng thông rộng theo tự nhiên, mặc dù nó thường kích thích một
phản ứng sóng sin. Nguồn phân chia thành các sự trường hợp và lặp đi lặp lại.
Các nguồn của các sự trường hợp EMP bị cô lập bao gồm:
o Các switch trong các mạch điện bao gồm các tải như rơ le hoặc động cơ điện,
xả tĩnh điện ESD và sấm sét điện từ LEMP và xung điện hạt nhân NEMP
o Nguồn lặp đi lặp các trường hợp EMP đôi khi là cac xung lặp đi lặp lại như
xe máy điện, các hệ thống đánh lửa điện chẳng hạn như trong động cơ xăng và hoạt
đổng chuyển mạch liên tục của mạch điện kĩ thuật số.
1.3Cơ chế khớp nối
Trật tự cơ bản của một nguồn nhiễu, khớp nối đường dẫn và yếu tố bị ảnh
hưởng, máy thu hoặc dòng sink sẽ được thấy trong hình dưới đây. Nguồn và yếu tố
bị ảnh hưởng thường là các thiết bị phần cứng điện tử, định nghĩa nguồn có thể là
các hiện tương như một tia sấm, xả tĩnh điện ESD hoặc một số trường hợp đặc biệt,
vụ nổ Big bang từ vũ trụ.

Hình 1. 1 Phương thức khớp nối nhiễu điện từ EMI


Có 4 cơ chế khớp nối cơ bản: truyền dẫn, điện dung, từ tính hay dòng điện cảm
và bức xạ. Các đường truyền ghép nối có thể được phân chia thành một hoặc nhiều
cơ chế ghép nối làm việc cùng nhau. Ví dụ đường dẫn thấp hơn trong sơ đồ bao
gồm các phương thức dòng điện cảm, truyền dẫn và điện dung.
1.3.1 Khớp nối truyền dẫn
Khớp nối truyền dẫn xảy ra khi đường nối giữa nguồn và một máy thu được
hình thành bằng cách tiếp xúc điện trực tiếp với vật dẫn, ví dụ như đường truyền,
dây dẫn, cáp, các dòng trên bản mạch cứng PCB hoặc vỏ kim loại
Nhiễu truyền dãn cũng được đặt trưng bởi cách nó xuất hiện trên các dây dẫn
khác nhau:
- Phép nối chung hoặc trở kháng nối chung (chi tiết trong trích dẫn [5]): nhiễu
sẽ xuất hiện ở pha (theo cùng một hướng) trên hai dây dẫn.
- Ghép nối các chế độ khác nhau: Nhiễu sẽ xuất ở ở phase đầu ra trên 2 dây
dẫn (theo hướng đối diện)
1.3.2 Khớp nối dòng điện cảm
Ghép nối dòng điện cảm xảy ra khi nguồn và máy thu bị cách nhau bởi một
khoảng cách ngắn (thường ít hơn một bức sóng). “Ghép nối dòng điện cảm” có thể
chia làm 2 loại, cảm ứng điện và cảm ứng từ. Nó thường được gọi là cảm ứng điện
như các ghép nối điện dung hay tụ điện, và sự cảm ứng từ như là ghép nối dòng
điện cảm.
1.3.3 Khớp nối điện dung – tụ điện
Khớp nối điện dung xảy ra khi một điện trường khác nhau tồn tại giữa 2 dây dẫn
lân cận thường ít hơn một bức sóng, gây ra sự thay đổi điện áp trên dây dẫn tiếp
nhận
1.3.4 Khớp nối từ
Khớp nối từ hoặc khớp nối điện dung xảy ra khi một sóng mang từ trường khác
tồn tại giữa hai dây dẫn song song có khoảng cách nhỏ hơn một bức sóng, gây ra sự
thay đổi điện áp dọc theo dây dẫn tiếp nhẫn
1.3.5 Khớp nối bức xạ
Khớp nối bức xạ hoặc khớp nối điện từ xảy ra khi nguồn và tác nhân bị ảnh
hưởng bị cách ly bởi một khoảng cách lớn, thường là nhiều hơn một bức sóng.
Nguồn và tác nhân bị ảnh hưởng hoạt động như các atennas vô tuyến: Nguồn phát
ra hoặc bức xạ một sóng điện từ lan truyền qua không gian giữa chúng và được
nhận bởi tác nhân bị ảnh hưởng.
1.4Kiểm soát và quản lý EMC
Tác động gây ảnh hưởng tổn hại của nhiễu điện từ đặt ra những rủi ro không thể
chấp nhận được trong nhiều lĩnh vực công nghệ và cần phải kiểm soát sự can thiệt
của nhiễu điện từ giảm rủi ro đến mức chấp nhận được
Kiểm soát nhiễu điện từ EMI và đảm bảo EMC bao gồm các nguyên tắc có liên
quan:
- Mô tả mối đe dọa
- Thiết lập các tiêu chuẩn về các nguồn và mức độ nhạy cảm
- Thiết kế để tuân thủ các tiêu chuẩn
- Kiểm tra việc tuân thủ tiêu chuẩn
Đối với một số thiết bị phức tạp hoặc mới lạ, điều này có thể yêu cầu phải có kế
hoạch kiểm soát EMC chuyên dụng để tóm tắt việc áp dụng trên và xác định thêm
các tài liệu cần thiết
1.4.1 Mô tả các thiệt hại
Đặc điểm của vấn đề yêu cầu sự hiểu biết về:
- Nguồn nhiễu và tín hiệu
- Khớp nối tới các vật chịu ảnh hưởng
- Bản chất của sự ảnh hưởng cả về điện và các thành phần của sự cố
Nguy cơ gây ra bởi mối đe dọa này thương mang tính chất thống kê, vì vậy rất
nhiều công việc về đặc tính và thiết lập tiêu chuẩn ảnh hưởng dựa trên việc giảm
xác suất EMI gây ra xuống mức chấp nhân được, chứ không phải là sự loại trừ chắc
chắn nó.
1.4.2 Pháp luật và các cơ quan quản lý
1.4.2.1Cơ quan quản lý và các tiêu chuẩn:
Một số tổ chức, cả trong nước và quốc tế, đều nỗ lực để thúc đẩy hợp tác quốc tế
tạo ra các tiêu chuẩn hóa bao gồm việc xuất bản các tiêu chuẩn EMC khác nhau, khi
có thể tiêu chuẩn được phát triển bởi một tổ chức có thể được thông qua với sự thay
đổi rất ít hoặc không có sự thay đổi của ai khác. Điều này giúp cho một hệ thống
chuẩn hóa khắp Châu Âu bao gồm:
 Ủy ban kĩ thuật điện quốc tế IEC – International Electronic Commission
trong đó có nhiều ủy ban làm việc toàn thời gian về các vấn đề của tương thích điện
từ EMC bao gồm:
- Ủy ban kĩ thuật 77 ( TC 77 –Technical Committee 77), làm việc về sự tương
thích điện từ giữa các thiết bị bao gồm các mạng networks.
- Ủy quốc tế đặc biệt về nhiễu vô tuyến điện Comité International Spécial des
Perturbations Radioélectriques – CISPR
- Ủy ban tư vấn về tương thích điện từ ACEC – Advisory Committee on
Electromagnetic Compatibility phối hợp công việc của IEC về tương thích điện từ -
EMC giữa các ủy bản này
 Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO – International Organization for
Standardization, công bố tiêu chuẩn cho ngành công nghiệp ô tô
Trong số các tổ chức quốc gia chính:
 Châu âu
- Ủy ban tiêu chuẩn Châu Âu (CEN – Comité Européen de Normalisation)
- Ủy ban Châu Âu về tiêu chuẩn kĩ thuật điện (CENELEC – Comité Européen
de Normalisation Electrotechniques)
- Viện tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu (ETSI – European Telecommunications
Standards Institude)
 Mỹ
- Ủy ban liên lạc Liên Bang (FCC – The Federal Communications
Commission)
- Hiệp hội kĩ sư ô tô ( SAE – Society of Automotive Engineers)
- Ủy ban kĩ thuật vô tuyến hàng không (RTCA – Radio Technical Commission
for Aeronautics)
 Anh: Viên tiêu chuẩn Anh (BSI – British Standards Institution )
 Đức: Hiệp hội điện, điện tử và công nghệ thông tin (VDE – Verband der
Elektrotechnik, Elektronik und Informationstechnik)
1.4.2.2Luật pháp
Việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế hoặc các tiêu chuẩn quốc gia được tạo ra
bởi từng quốc gia đó. Các quốc gia khác nhau có thể yêu cầu sự tuân thủ các tiêu
chuẩn khác nhau.
Theo luật Châu Âu, các nhà xưởng sản xuất thiết bị điện tử được yêu cầu phải
chạy thử EMC để tuân thủ việc bắt buộc ghi nhãn CE. Chỉ thị châu âu 2004/108/EC
( trước đây là 89/336/EEC) về xác định các quy tắc về sản xuất các thiết bị điện
trong Liên mình Châu Âu, các thông tin khác được đưa ra trong danh sách hướng
dẫn của EMC cụ thể xem ở trích dẫn [4]
1.4.3 Thiết kế EMC
1.4.3.1Tiếp đất và che chắn
Tiếp đất và che chắn nhằm mục đích giảm phát xạ - phát thải hoặc chuyển EMI
ra xa yếu tố bị ảnh hưởng tiềm năng bằng cách cung cấp một đường thay thế, đường
dẫn trở kháng thấp. Các kĩ thuật bao gồm:
 Các thiết bị tiếp đất hoặc đấu nối đất sao cho thiết bị âm thanh hoặc mặt
phẳng đất cho sóng vô tuyến RF. Sự phối hợp cũng phải đáp ứng các quy định an
toàn.
 Các cáp che chắn, nơi mà dây tín hiệu được bao quanh bởi một lớp dẫn điện
bên ngoài được nối đất ở một hoặc cả hai đầu
 Vỏ che chắn. Một vỏ kim loại dẫn điện sẽ hoạt động như một lá chắn giao
thoa. Để tiếp cận các bộ phận, như một vỏ thường được làm bằng các bộ phận (như
một hộp và nắp); một RF gasket có thể được sử dụng tại các khớp để giảm thiểu số
lượng giao thoa mà rò rỉ qua các khớp. Các RF gasket có nhiều loại khác nhau. Một
gasket bằng kim loại thường có thể là dây bện hoặc một dải phẳng để tạo ra nhiều
“fingers”. Khi cần có chất chống thấm, một cơ sở đàn hồi có thể được ngâm tẩm
bằng các sợi kim loại xắt nhỏ phân tán vào bên trong hoặc các sợi kim loại bao phủ
bề mặc hoặc cả hai
1.4.3.2Các biện pháp chung khác
 Tách và lọc tại các điểm quan trọng như các đầu cáp và các switches chuyển
đổi tốc độ cao, sử dụng các cuộn cảm RF và / hoặc các phần tử RC. Bộ lọc dòng
thực hiện các biện pháp giữa một thiết bị và một dây dẫn
 Kĩ thuật đường dây truyền tải cho cáp và dây dẫn như cân bằng tín hiệu khác
nhau và đường dẫn trở lại, và kết hợp trở kháng.
 Tránh các cấu trúc antenna như vòng lặp dòng điện tuàn hoàn, cấu trúc cơ
học cộng hưởng, trở kháng cáp không cân bằng hoặc lớp vỏ bọc kém
1.4.3.3Giảm phát xạ - giảm phát thải
Các biện pháp bổ sung để giảm phát xạ hay phát thải bao gồm:
 Tránh các thao tác chuyển đổi chế độ hoạt động không cần thiết. Chuyển đổi
các chế hoạt động cần thiết phải được thực hiện chậm như kĩ thuật cho phép
 Các mạch gây nhiễu (với rất nhiều hoạt động chuyển mạch) cần được tách
biệt về mặt vật lý với phần còn lại của thiết kế.
 Các đỉnh cao cũng xung tín hiệu có thể sử dụng phương pháp tràn phổ, trong
đó các thành phần khác nhau của mạch phát ở các tần số khác nhau
 Bộ lọc sóng hài
 Thiết kế hoạt đông tại các giới hạn tín hiệu thấp, giảm năng lượng có sẵn cho
phát xạ ( phát thải)
1.4.3.4Độ nhạy cảm
Các biện pháp bổ sung để giảm độ nhạy cảm bao gồm:
 Cầu chì, thiết bị chuyển mạch và ngắt mạch
 Chất hấp thụ ít
 Thiết kế để hoạt động ở mức tín hiệu cao hơn, giảm mức giới hạn nhiễu
trong so sánh.
 Các kĩ thuật sửa lỗi trong mạch số. Chúng có thể được thực hiện trong phần
cứng, phần mềm hoặc kết hợp cả hai.
 Các kĩ thuật tín hiệu khác nhau hoặc các phương thức nhiễu khác để định
tuyến tín hiệu
1.4.4 Kiểm tra EMC
Cần phải kiểm tra để xác nhận một thiết cụ thể đáp ứng các tiêu chuẩn bắt buộc.
Nó chia thành rộng rãi vào kiểm tra phát xạ - phát thải và kiểm tra nhạy cảm.
Các địa điểm kiểm tra ngoài trời, hoặc OATS, là những địa điểm tham khảo
trong hầu hết các tiêu chuẩn. Chusg đặc biệt hữu ích cho việc kiểm tra lượng phát
xạ - phát thải của các hệ thống thiết bị lớn.
Tuy nhiên, kiểm tra RF của một mẫu vật lý thường được thực hiện trong nhà,
trong buồng kiểm tra EMC chuyên dụng. Các loại buồng bao gồm không phản xạ,
phản hồi và tế bào điện từ ngang gigaertz (tế bào GTEM)
Đôi khi mô phỏng điện từ tính toán được sử dụng để kiểm tra các mô hình ảo
giống như tuân thủ tất cả các kiểm tra, điều quan trọng là thiết bị kiểm tra, bao
gồm phòng thí nghiệm hoặc vị trí và bất kì phần mềm nào được sử dụng, được hiệu
chuẩn và duy trì đúng.
Thông thường, một đợt kiểm tra nhất định cho một thiết bị cụ thể sẽ yêu cầu một
kế hoạch kiểm tra EMC và báo cáo kiểm tra tiếp theo. Chương trình kiểm tra đầy đủ
có thể yêu cầu một vài tài liệu
1.4.4.1Kiểm tra phát thải – phát xạ
Mức phát thải – phản xạ thường được do bằng cường độ trường bức xạ và lấy
xấp xỉ cho giá trị phát xạ - phát thải của các dây cáp và dây dẫn. Các cường độ
trường điện từ ( từ tính) và trường điện dung ( điện) là hiệu ứng trường gần và chỉ
quan trọng nếu thiết bị được kiểm tra ( DUT – device under test) được thiết kế cho
vị trí gần các thiết bị điện khác.
Thông thường một máy phân tích phổ được sử dugj để đo mức phát thải của
DUT trên một dải tần số rộng ( miền tần số). Các bộ phân tích quang phổ chuyên
dụng để kiểm tra EMC có sẵn, được gọi là máy thu đo kiểm EMI hoặc máy phân
tích EMI. Các thiết bị này kết hợp băng thông và thiết bị phát hiện theo tiêu chuẩn
quốc tế EMC. Các EMI nhận cùng với các đầu dò đặc biệt thường có thể được sử
dụng cho cả phát xạ được tiến hành và bức xạ. Các bộ lọc chọn lọc trước cũng có
thể được sử dụng để giảm hiệu ứng của các tín hiệu ngoài bang tần ở mặt trước máy
thu.
Đối với phát xạ được tiến hành, các đầu do điển hình bao gồm LISN ( mạng ổn
định trở kháng dòng) hoặc AMN ( mạng lưới nhân tạo) và kẹp dòng RF
Đối với phép đo bức xạ phát xạ, antennas được sử dụng làm đầu dò. Các
antennas tiêu biểu được chỉ định bao gồm dipole, log-periodic, thiết kế xoắn ốc hình
nón. Phát xạ bức xạ phải được đo theo mọi hướng xung quanh DUT.
Một số xung phát xạ được mô tả hữu ích hơn bằng cách sử dụng một máy hiện
sóng oscilloscope để nắm bắt được dạng xung sóng trong miền thời gian
1.4.4.2Kiểm tra độ nhạy cảm
Kiểm tra độ nhạy cảm của trường bức xạ thường lien quan đến nguồn năng
lượng xung quanh RF hoặc xung năng lương EM và nguồn atenna bức xạ để định
hướng năng lượng của các nhân tố bị ảnh hưởng tiềm ẩn hoặc các thiết bị được
kiểm tra
Kiểm tra điện áp dẫn và tính nhạy cảm hiện nay thường lien quan đến một bộ
tao tín hiệu cao hoặc xung, và một loại máy biến áp khác để đưa tín hiệu để đo
kiểm.
Sự miễn dịch trong một khoảng được sử dụng để kiểm tra tính miễn nhiễm của
DUT đối với nhiễu điện bao gồm các sấm sét và chuyển nhiễu. Trong xe cơ giới,
các bài kiểm tra tương tự được thực hiện trên pin và các đường tín hiệu
Kiểm tra sự phóng điện điển hình thường được thực hiện với máy phát tia lửa
điện gọi là “ ESD pistol – súng lục ESD” được thấy trong hình vẽ bên dưới. Các
xung năng lượng cao hơn, như mô phỏng ESD của sét – tia chớp hoặc của hạt nhân,
có thể yêu cầu một kẹp dòng lớn hoặc 1 antenna lớn bao quanh DUT. Một số
antenna lớn đến mức chúng được đặt ngoài trời, phải cẩn thận không gây ra nguy cơ
EMP đối với môi trường xung quanh
Hình 1. 2 ESD pistol – Súng ESD
1.5Các nhà sản xuất thiết bị kiểm tra EMC
Aeroflex Inc. Là một công ty của mỹ sản xuất thiết bị kiểm tra, vi mạch và vi
mạch tích hợp, các thành phần và hệ thống được sử dụng cho truyền thong không
dây. Trụ sở chính ở Plainview, NewYork. Có thể tham khảo trên trang aeroflex.com
Anritsu là một tập đoàn đa quốc gia Nhật Bản trong thị trường thiết bị điện tử
viễn thông. Là một nhà tiên phong toàn cầu sản xuất mạng điện thoại vô tuyến đầu
tiên trên thế giới. Có thể tham khảo trên trang anritsu.com
Keysight (trước đây là Agilent và trước đó bộ phận kiểm tra và đo lường của
Hewlett-Packard) là một công ty của mỹ sản xuất các thiết bị kiểm tra và đo lường
điện tử và phần mềm. Tham khảo trên trang keysight.com
National Instruments Corporation là công ty đa quốc gia của Mỹ. Có trụ sở tại
Austin Texas, nó là nhà sản xuất thiết bị kiểm tra tự động và phần mềm thiết bị ảo.
Các ứng dụng phổ biến bao gồm thu nhập dữ liệu, điều khiển thiết bị. Tham khảo
trên trang ni.com
1.6Kết luận
Thông qua “Chương I Tương thích điện EMC”. Chúng ta hiểu được thế nào là
tương thích điện từ, các nguồn gây nhiễu và các tác hại hậu quả nghiêm trọng do
tương thích điện từ cụ thể là nguồn nhiễu gây ra. Đồng thời giúp chúng ta hiểu được
các tiểu chuẩn EMC quốc tế. Và giúp chúng ta hiểu tại sao phải tuân thủ các tiểu
chuẩn EMC để tránh các hậu quả không đáng xảy ra do các nguồn nhiễu gây ra. Sau
đây chúng ta sẽ đi tiếp tới “Chương II: Ảnh hưởng của sóng điện từ đến sức khỏe
của bác sĩ và bệnh nhân tại phòng chụp X – Quang” để thấy vai trò quan trọng của
EMC trong thực tế.
Phần II: Ảnh hưởng của sóng điện từ đến sức khỏe của bác sĩ và
nhân viên làm việc ở phòng X – Quang
2.1Tổng quan về bức xạ tia X được sử dụng trong X- Quang chuẩn đoán
hình ảnh
2.1.1 Phát hiện ra tia X:
Năm 1895, khi cho một ống tia catốt hoạt động, Rơn-ghen nhận thấy từ vỏ
thủy tinh đối diện với catốt có một bức xạ không thấy được phóng ra. Bức xạ này
tác dụng lên các tấm kính ảnh vốn được gói kín và được đặt trong hộp kín. Rơn-
ghen gọi loại bức xạ này là tia X. Ngày nay, đôi khi người ta gọi đây là tia Rơn-
ghen để tỏ lòng kính trọng ông.
Kết luận rút ra từ các thí nghiệm tiếp theo của Rơn-ghen là: Mỗi khi một chùm
tia catốt, tức là một chùm electron có năng lượng lớn -đập vào một vật rắn thì vật đó
phát ra tia X.

Hình 2. 1 Ảnh chụp X quang bàn tay trái của vợ ông Rơnghen do chính ông
Rơnghen thực hiện vào ngày 23 tháng 01 năm 1896 trong một buổi thuyết trình
2.1.2 Cách tạo ra tia X
Ngày trước người ta sử dụng ống Rơnghen nhưng sau này người ta dùng bóng
cooledge.
2.1.2.1Ống Rơn-ghen
a) Cấu tạo:
Ống Rơn-ghen là một bình cầu (chứa khí áp suất thấp - gọi là khí kém) bên
trong có 3 điện cực:
- Catốt có dạng chõm cầu có tác dụng làm các electron bật ra tập trung tại tâm
của bình cầu.
- Anốt là điện cực dương ở phía đối diện với catốt ở thành bình bên kia.
- Đối catốt là một điện cực (thường được nối với anốt). Ở bề mặt của đối catốt
là một kim loại có nguyên tử lượng lớn và khó nóng chảy.
b) Hoạt động:
Đặt vào giữa anốt và catốt một hiệu điện thế không đổi (khoảng vài chục kV)
thì electron bứt ra từ catốt được tăng tốc rất mạnh. Khi đập vào đối âm cực, các
electron bị đột ngột hãm lại và làm phát ra tia X. Người ta gọi tia X là bức xạ hãm.

Hình 2. 2 Ống Rơnghen


2.1.2.2Ống Coolidge
a) Cấu tạo
Ban đầu, ống Cooligde có dạng một bình hình cầu bên trong là chân không và
có 2 điện cực:
- Catốt là một chõm cầu có tác dụng làm tập trung các electron về phía tâm
của bình cầu.
- Một dây tim để nung nóng catốt (để catốt phát ra electron) được cấp điện nhờ
một nguồn điện riêng.
- Anốt là điện cực dương. Bề mặt của anốt là một lớp kim loại có nguyên tử
lượng lớn và khó nóng chảy. Để giải nhiệt cho anốt người ta đôi khi cũng chế tạo
sao cho có thể đưa một dòng nước chảy luồn bên trong anốt.
b) Hoạt động
Khi đặt một hiệu điện thế (xoay chiều hoặc một chiều) vào hai cực của ống
Coolidge thì electron được tăng tốc mạnh và đến đập vào anốt, xuyên sâu vào lớp
vỏ nguyên tử của chất làm anốt, tương tác với các lớp electron ở các lớp trong
cùng làm phát ra tia X.
Hiệu điện thế ở hai cực của ống Cooldge từ vài chục kV đến khoảng 120 kV.

Hình 2. 3 Ống Cooldge


Hiện nay người ta đã chế tạo các loại ống tia X có hình dạng khác nhau dù về
nguyên tắc thì giống như ống Coolidge:
Hình 2. 4 Bóng X-quang trong nha khoa

Hình 2. 5 Bóng X-quang Trong máy chụp X-quang thông thường


Hình 2. 6 Bóng X-quang trong các máy CT hoặc CAT
2.1.3 Bức xạ tia X
Tia X là một dạng bức xạ ion hóa, sinh ra do sự chuyển đổi năng lượng qua
nhiều bước: từ điện năng sang động năng rồi cuối cùng là nhiệt năng và bức xạ tia
X.
Nguồn điện năng: nhờ một trường rất mạnh tạo ra do một điện áp cao thế (cỡ
từ vài trục tới 150 kV) đặt vào giữa hai cực của anốt và catốt của bóng X quang.
Nguồn năng lượng này truyền cho chùm tia điện tử bức xạ từ catốt khiến cho chùm
điện tử được gia tốc, đạt được động năng rất lớn từ vài chục tới hàng trăm keV và
chuyển động với vận tốc rất cao. Mối quan hệ giữa động năng và vân tốc điện tử
được thể hiện qua công thức sau.
1
E = 𝑚𝑒 × 𝑣𝑒 (2.1)
2

E: động năng điện tử


𝑚𝑒 : khối lượng của điện tử (9.1× 10−31 kg)
𝑣𝑒 : vận tốc của điện tử
Khi va vào vật cản (anốt) chùm điện tử sẽ đột ngột giảm tốc độ. Tại đây,
chùm điện tử gia tốc (phân biệt với điện tử nằm trên quỹ đạo của nguyên tử tấm
đích) tương tác với các nguyên tử của tấm đích theo những khả năng sau:
- Điện tử gia tốc có thể va chạm với nhiều điện tử khác nằm trên các quỹ đạo
của nguyên tử tấm đích, tạo ra bức xạ kích thích. Bức xạ này chủ yếu là bức xạ
nhiệt chiếm 99%
- Điện tử gia tốc có thể tương tác trực tiếp với một hạt nhân nguyên tử tấm
đích tạo ra bức xạ tia X có năng lượng bằng năng lượng của điện tử gia tốc.
- Điện tử gia tốc có thể tương tác trực tiếp với một số hạt nhân nguyên tử tấm
đích tạo ra bức xạ tia X có năng lượng thấp hơn năng lượng của điện tử gia tốc theo
mức độ khác nhau tùy thuộc vào số lần tương tác.
- Điện tử gia tốc có thể đẩy một điện tử trên quỹ đạo tấm đích ra khỏi quỹ đạo
của nó. Tương tác này tảo ra bức xạ tia X có năng lượng bức xạ đặc trưng cho vật
liệu chế tạo tấm đích.
2.1.4 Phổ tia X
Bức xạ tia X do các loại tương tác nói trên tạo ra có thể phân làm hai loại với
nhưng đặc trưng riêng biết là bức xạ hãm còn gọi là bức xạ liên tục và bức xạ đặc
trưng còn gọi là bức xạ rời rạc
2.1.4.1Bức xạ kìm hãm
Ba loại tương tác đầu là nhưng tương tác phổ biến được gọi là bức xạ kìm
hãm (Bremstralung). Đây là bức xạ sinh ra nhiệt năng (chiếm 99% động năng của
chùm tia điện tử) và tia X mức năng lượng biến thiên liên tục từ thấp đến cao do
vậy loại bức xạ này còn được gọi là bức xạ liên tục
Bước sóng nhỏ nhất (nm) của chùm tia X được tính như sau
ℎ𝑐 ℎ𝑐 (2.2)
𝜆𝑚𝑖𝑛 = =
𝐸𝑚𝑎𝑥 𝑘𝑉𝑝

Ở đây 𝐸𝑚𝑎𝑥 được tính bằng keV


(6.62 × 10 −34 𝐽−𝑠𝑒𝑐)(3 × 108 𝑚/𝑠𝑒𝑐)( 109 𝑛𝑚/𝑚) (2.3)
𝜆𝑚𝑖𝑛 =
𝑘𝑉𝑝(1.6 × 10−16 𝐽/𝑘𝑒𝑉)
1.24
𝜆min = (2.4)
𝑘𝑉𝑝

Bước sóng 𝜆𝑚𝑖𝑛 với đơn vị (nm)


Như vậy bức xạ tia X là bức xạ đa sác nghĩa là phổ của của nó gôm nhiều tần
số với bước sóng trong giải từ 10 pm đến 100 pm.
Hình 2. 7 Biểu đồ bức xạ liên tục và bức xạ rời rạc với năng lượng tia X biến đổi từ
5 keV đến 80 keV
2.1.4.2Bức xạ đặc trưng
Nếu điện tử gia tốc có năng lượng đủ lớn, khi tương tác với tấm đích, nó có
thể đẩy bật khỏi quỹ đạo nhưng điện tử năm trên các quỹ đạo bên trong của nguyên
tử tấm đích. Khi đó nhưng điện tử tại các quỹ đạo có mức năng lượng cao hơn sẽ tự
động chuyển chỗ, chiếm lấy vị trí này để lấp đầy lại quỹ đạo. Quá trình chuyển mực
năng lượng sẽ bức xạ ra tia X. Nhưng tia X loại này có mức năng lượng đặc trưng
cho nguyên tốc của chất liệu chế tạo anốt. Dạng bức xạ này gọi là bức xạ đặc trưng.
Khác với bức xạ liên tục, bức xạ đặc trưng chỉ sinh ra tia X có năng lượng rời rạc và
phổ tia X cũng là phổ rời rạc
Năng lượng của tia X đặc trưng là chênh lệch năng lượng liên kết giữa hai quỹ
đạo khi điện tử chuyển mức.

Hình 2. 8 Năng lượng liên kết giữa các quỹ đạo với hạt nhân nguyên tử.
2.1.4.3Bức xạ tổng hợp
Bức xạ đặc trưng kết hợp với bức xạ liên tục tạo thành bức xạ tia X tổng hợp
Số lượng tia X đặc trưng trong phổ bức xạ phụ thuộc vào trị số kV tấm đích
(anốt) được chế tạo với tungsten
- Khi hiệu điện thế ≤ 70 kVp thì 100 % là bức xạ liên tụ
- Khi hiệu điện thế = 80 kVp thì 10 % là bức xạ đặc trưng, 90 % là bức xạ liên
tục
- Khi hiện điện thế ≥ 150 kVp thì 28 % là bức xạ đặc trưng, 72 % là bức xạ
liên tục
- Trong thực thế loại máy X quang thường, sử dụng bóng X quang cho chế tạo
bởi tungsten, bức xạ đặc trưng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trng bức xạ chung số điện áp cao
thế thương dùng không quá 100 kVp.
- Ảnh hưởng của các tham số, yếu tố tới chất lượng và số lượng tia X bức xạ.
- Đặc điểm của chúm tia X có thể biểu hiện qua 2 yếu tố: chất lượng và số
lượng:
- Chất lượng là năng lượng toàn bộ của chùm tia X.
- Số lượng là số photon có trong chùm tia X.
- Chất lượng và số lượng của chùm tia X chịu tác động của nhiều tham số và
yếu tố trong đó chủ yêu là: kVp, mA, mAs, dạng sóng chỉnh lưu, tấm lọc … Những
ảnh hương nói trên của tham số đến đặc điểm của chùm tia X
- Sự thay đổi kvp ảnh hưởng đến số lượng của cả hải loại bức xạ, nhưng chỉ
ảnh hưởng đến chất lượng của bức xạ liên tục.
- Sự thay đổi mA, mAs chỉ ảnh hưởng đến số lượng của cả hai loại bức xạ.
- Sự thay đổi loại nguồn chỉnh lưu sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng
bức xạ liên tục và chỉ ảnh hưởng đến số lượng của bức xạ đặc trưng
- Tấm lọc sẽ làm tang chất lượng và làm giảm số lượng bức xạ liên tục cũng
như bức xạ đặc trưng.
- Những đặc trưng cơ bản của tia X
- Không nhìn thấy bằng mắt thường.
- Có thể đâm xuyên qua hầu hết mọi vật chất nhờ có năng lượng rất cao và
bước sóng cực ngắn.
- Khi xuyên qua vật chất, tia X bị hấp thụ. Độ suy giảm của tia X, nói cách
khác là độ hấp thụ tia X phụ thuộc vào các loại vật chất khác nhau ví dụ chì có độ
hấp thụ cao hơn so với nhôm. Trong cơ thể người, xương có độ hấp thụ cao hơn cơ
và các mô mềm khác nên cần chọn cần chọn đúng liều tia cần thiết cho từng loại
thăm khám.
- Sau khi xuyên qua cơ thể người bệnh, cường độ chùm tia X bị suy giảm, sự
suy giảm này không đồng đều mà phụ thuộc vào độ hấp thụ của các tổ chức nằm
trên đường đi của tia X, do vậy chùm tia lối ra mang trong nó những thông tin về
các bộ phận bên trong cơ thể. Nhờ tính chất này tia X được dùng để tạo ảnh đối
tượng cần thăm khám trên màn hình (phim X quang, màn huỳnh quang hoặc bóng
tăng quang)
- Ngoài tác dụng tạo ảnh quang tuyến, tia X có hại cho sức khỏe, giống như
bức xạ ion hóa khác tia X phá hủy tế bào cơ thể và có thể gây ra một số bệnh nếu
liều lượng tia vượt quá mức độ cho phép, vì vậy phải hạn chế tác dụng có hại của nó
xuống mức tối thiểu bằng cách sử dụng các phương tiện phòng ngừa thích hợp như
áo chì, kính chì,…
- Những tia X nằm trong vùng bước sóng dài có năng lượng và khả năng đâm
xuyên thấp, nhiều tia ko xuyên thấu được tới phim và không có tác dụng tạo ảnh,
những tia này được gọi là tia mềm, ngược lại gọi là tia cứng. trong số tia mềm,
những tia có bước sóng dài nhất là tia có hại, chũng chỉ làm tăng liều vô ích trên cơ
thể người bệnh do vậy người ta phỉa lọc những tia này bằng cách đặt những tấm
nhôm dày khoảng 2mm hoặc vật liệu khác có độ hấp thụ tương đương trên đường đi
của tia X, thương các tấm lọc được bố trí ngay tại của sổ bóng X quang.
2.2Bảo vệ an toàn bức xạ trong X- Quang chuẩn đoán hình ảnh
2.2.1 Bảo vệ an toàn đối với các tia X
Không giống như các đồng vị phóng xạ phát ra bức xạ liên tục, các thiết bị
phát tia X có thể bặt tắt tùy ý. Khi máy hoạt động, suất liều từ máy có thể cao hơn
nhiều so với suất liều từ các nguồn phóng xạ kín nhỏ. Vì vậy, thiết bị này phải được
điều khiển như thế nào để người điều khiển không bị chùm tia trực tiếp chiếu xạ lên
bất kỳ một phần nào của cơ thể và không để một người nòa khác ngẫu nhiên bị
chiếu xạ. Các nguyên tắc chung được áp dụng để bảo vệ bức xạ cá nhân như sau:
- Huấn luyện thích đáng cả các nhân viên điều khiển hoặc sử dụng thiết bị phát
tia X theo đúng quy trình vận hành đúng đắn và có thể hiểu biết về mối nguy hại
liên quan.
- Hạn chế kích thước chùm tia đến mức cần thiết nhỏ nhất bằng cách sử dụng
phương tiện che chắn hoặc cả hệ chuẩn trục được lắp đặt ngay trong thiết bị.
- Sử dụng phin lọc thích hợp để loại bỏ bức xạ mền.
- Điều khiển thiết bị trong buống được che chắn bất kỳ nào có thể. Bộ phận
điều khiển phải đặt ngoài phòng chụp và phải có lắp đặt các khóa liên động để ngăn
cản việc mở máy khi của đang mở.
- Phát các tín hiệu bao hiệu có thể nghe được và nhìn được mỗi khi máy đang
hoạt động hoặc sắp hoạt động.
- Xác nhận tác dụng kiểm soát bằng một hệt thông kiểm xạ khu vực và cá
nhân.
Các biện pháp áp dụng trong một trường hợp cụ thể phụ thuộc vào loại công
việc và hoàn cảnh tại chỗ. Ví dụ, trong các ứng dụng y tế, sự yên tâm và an toàn của
bệnh nhân có tầm quan trọng lớn và có tác động đến các biện pháp bảo vệ được
người điều khiển thực thi.
2.2.2 Kiểm tra bức xạ sóng điện từ tại các cơ sở X-quang
Một số cơ sở X-quang là một cơ sở, mà ở đó có sử dụng các thiết bị phát tia X
cho các mục đích khác nhau ví dụ như chẩn đoán y tế, chụp hình bức xạ công
nghiệp… Một phần quan trọng trong quá trình đưa vào hoạt động một cơ sở X-
quang bất kỳ, hoặc các cơ sở tạo ra các bức xạ ion hóa khác là tiến hành kiểm tra
bức xạ toàn diện. Cần chú ý đặc biệt đến các điểm yếu trong che chắn, ví dụ như
các chỗ nối trong vật liệu che chắn, các cửa sổ nhìn, các cửa ra vào, và các lỗ hoặc
các dây dẫn. Việc kiểm tra thường được tiến hành khi máy hoạt động ở mức điện áp
và dòng cao nhất với các chế độ làm việc bình thường và sau đố là ở các chế độ
khác.
Ví dụ, hãy xét một cơ sở X-quang, trong đó chùm tia X phát ra dự tính nằm
trong mặt phẳng nằm ngang và các khu vực bên cạnh được che chắn bằng các bức
tường dày. Nếu định hướng của máy thay đổi và chùm tia bây giờ hoạt động theo
hướng thẳng đứng thì liệu các mức bức xạ ở trên và ở bên dưới có chấp nhận được
không? Nên nhớ là nếu một sự thay đổi như vậy là có thể thì tình thế đố rất có khả
năng xảy ra vào một ngày nào đó. Nếu phát hiện được các bức xạ quá cao xảy ra
trong các vùng lân cận thì cần áp dụng các biện pháp để ngăn ngừa hoặc ít nhất là
báo hiện về tình trạng đó. Điều này có thể được thực hiện bằng cách ngăn cản cơ
học chùm tia hoạt động ngoài các giới gian quy định, tạo các lớp che chắn bổ sung,
hoặc lắp đặt các thiết bị kiểm xạ có tín hiệu báo động tại khu vực đó. Nói chung, hai
phương pháp đầu được ưa chuộng hơn.
Rõ ràng là các câu hỏi thuộc loại này phải được xem xét ngay ở giai đoạn thiết
kế nhưng điều chủ yếu để khẳng định sự an toàn của cơ sở là đo trực tiếp. Việc điều
tra được lặp đi lặp lại định kỳ, đặc biệt là khi có một sự thay đổi bất kỳ trong quy
trình vận hành.
Cần cẩn thận khi lựa chọn các thiết bị kiểm xạ các tia X. Vấn đề chính là vấn
đề đáp ứng năng lượng. Nhiều thiết bị đo làm việc rất tốt đối với các tia X năng
lượng cao và tia gamma nhưng lại đánh giá thấp nghiêm trọng liều suất của tia X
dưới khoảng 100 kVp. Đối với các công việc đòi hỏi năng lượng thấp, các thiết bị
đo sử dụng buồng ion hóa với cửa sổ mỏng có thể là thích hợp nhất mặc dù đôi khi
chúng thiếu độ nhạy. Một số vấn đề khác có thể xảy ra khi các thiết bị dạng xung
(ví dụ ống G-M) được sử dụng là các thiết bị này có thể bị bão hòa khi suất liều tia
X cao nhưng bề ngoài chúng vẫn có vẻ làm việc bình thường. Điều này là do bản
chất xung của các tia X cho phép thiết bị đó hồi phục giữa các xung. Do vậy, thiết
bị này sẽ ghi lại tốc độ của các xung tia X chứ không phải suất liều trung bình. Điều
này may là ít xảy ra vấn đề tương tự trong các thiết bị có thiết kế hiện đại mặc dù nó
vẫn có thể xảy ra do lỗi.
Độ an toàn của cơ sở được đánh giá cuối cùng bằng các liều bức xạ mà người
điều khiển thiết bị và người làm việc ở các khu vực lân cận nhận được. các mức liều
này được đo bằng các hộp phim mặc dù rằng một số cơ sở hiện nay dùng các liều kế
nhiệt huỳnh quang. Sử dụng một số hộp phim hoặc thiết bị kiểm xạ khác thường
xuyên đặt ở nhưng vị trí cố định xung quanh cơ sở thường chung rất gia trị. Nên
nhớ là các máy kiểm xạ cá nhân thường nhỏ về diện tích. Các tia X, đặc biệt là loại
dùng trong chụp hình tinh thể, có diện tích rất nhỏ. Rất có thể là một chùm tia
không chiế và liều kế cá nhân nhưng tuy nhiên vẫn chiếu xạ vào nhân viên đó.
2.2.3 Các nguyên tắc cơ bản và tổ chức bảo vệ an toàn
Bảo vệ an toàn bức xạ trong y tế có nhưng vấn đề riêng biệt vì sức khỏe và sự
khôi phục của bệnh nhân là quan trọng bậc nhất. Khi một lượng hoạt độ lớn đưa và
cơ thể một bệnh nhân thì nó còn có thể gây nguy hại bức xạ đáng kẻ cho các nhân
viên y tế, các bệnh nhân khác và người nhà bệnh nhân. Các biện pháp bảo vệ bức xạ
được thảo luận trước đây như che chắn, khoảng cách, thời gian và bao kín có thể
không được áp dụng theo cách bình thường. Tuy nhiên, theo định nghĩa thông
thường, bệnh nhân đó vẫn phải được chăm sóc thích hợp mà không goi tổn hại quá
mức cho nhưng người khác.
Các nguyên tắc bảo vệ an toàn bức xạ cơ bản trong y tế là:
- Việc khám và điều trị bệnh bằng bức xạ chỉ được thực hiện khi chúng đem
lại lợi ích lớn hơn các phương pháp khác.
- Tại bất cứ nơi nào có thể, mọi việc khám chỉ được tiến hành trong các đơn vị
đặc biệt (khoa, phòng, ban …) chuyên về bức xạ hoặc các buồng bệnh chuyên biệt.
- Liều cho bệnh nhân phải được giảm đến mức thấp nhất có thể bằng cách sử
dụng nhưng kỹ thuật tốt nhất hiện có và phải thực hiện các biện pháp để giảm đến
mức thấp nhất có thể liều trên các bộ phận khác của cơ thể.
- Cần thực hiện các biện pháp thông thường để giảm liều trên cơ quan sinh
dục, ví dụ đối với cá tia X là hạn chế kích thước trường chiếu và trang bị các tấm
che chắn.
- Luôn luôn đặc biệt cân nhắc trước khi chỉ định chiếu xạ cho phụ nữ mang
thai và trẻ em.(quy tắc 10 ngày: một vấn đề thực tiễn nghiên trọng thường xảy ra là
khi phụ nữ nhận một loạt các lần chiếu xạ X-quang liên quan đến vùng bụng hoặc
hông và sau đó phát hiện ra là trong thời gian đó người phụ nữ này đang mang thai.
Mối nguy hại còn tồi tệ hơn nếu thai đang trong nhưng tuần tuổi thai đầu tiên. Một
giải pháp duy nhất cho vấn đề này là chỉ để nhưng phụ nữ đang tuổi sinh đẻ bị chiếu
xạ tia X ở vùng bụng và hông trong vòng 10 ngày đầu sau nguỳa bắt đầu có kinh
nguyệt hàng tháng, đó là lúc chắc chắn họ không mang thai. Giải pháp này được gọi
là quy tắc 10 ngày, và mặc dù nó gây ra một số vấn đề về tổ chức và sắp xếp thời
gian nhưng nói chung hiện nay nó được chấp nhận ở nhiều nước.)
- Mọi phép chẩn trị sử dụng bức xạ phải được tiến hành theo cách giảm tới
mức thấp nhất liều bức xạ gây cho nhưng người khác.
Tổ chức và trách nhiện bảo vệ an toàn bức xạ ở tất cả các cơ sở y tế sử dụng
bức xạ đều phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về an toàn và kiểm soát
bức xạ của quốc gia sở tại. Nói chung, trách nhiềm cao nhất về đảm bảo an toàn bức
xạ trong một cơ sở y tế sử dụng bức xạ thuộc về người quản lý cơ sở đó. Thẩm
quyền của người quản lý được thực hiện thông qua người phụ trách an toàn của cơ
sở dựa trên sự y quyền. Người phụ trách an toàn bức xạ của một cơ sở thường có
trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn theo quy định trong
quá trình sử dụng bức xạ tại cơ sở đó.
Điều quan trọng là tất cả các nhân viên có thể bị chiếu xạ trong quá trình làm
việc cần được hướng dẫn về bản chất của các mối nguy hại bức xạ và các biện pháp
đề phòng cần thiết.
Các tính chất nguy hại bức xạ và phương pháp bảo vệ tùy thuộc vào từng loại
bức xạ và có thể chia ra làm hai loại:
- Bảo vệ an toàn đối với nguồn bức xạ kín
- Bảo vệ an toàn đối với nguồn bức xạ hở
Các nguồn bức xạ kín ở đây bao gồm không chỉ các chất phóng xạ được bao
kín phát ra bức xạ 𝛽 ℎ𝑜ặ𝑐 𝛾 mà còn cả các thiết bị phát bức xạ như các máy phát xạ
tia X, máy gia tốc điện từ, máy phát nơtrôn. Về mặt cơ bản, sự khác biệt giữa nguồn
kín và nguồn hở ở chỗ, không kể khi xảy ra tai nạn, còn thì không có vấn đề về
nhiễm bẩn phóng xạ đối với loại thứ nhất.
2.2.4 Bảo vệ an toàn đối với X-quang chẩn đoán
Các máy phát tia X, hay máy X-quang, là nguồn kín chính dùng để chẩn đoán
với một số kỹ thuật phù hợp với nhưng ứng dụng khác nhau. Kỹ thật thông dụng
nhất, giống như trong chụp hình bức xạ công nghiệp, là chụp các bộ phận cơ thể
bằng cách đặt phần cơ thể cần giám giữa máy X-quang và một tấm phim ảnh. Cận
thận chọn chất lượng (điện áp) của tia X và loại nhữ tương ảnh thích hợp sao cho có
thể thu được một hình ảnh chất lượng tốt mà chỉ gây một liều khá thấp cho bệnh
nhân. Ví dụ, bằng kỹ thuật số tốt nhất hiện nay, tia chụp lồng ngực có thể gây một
liều thấp cỡ 100 𝜇Sv cho ngực của bệnh nhân trong khi liều điển hình là vào cỡ
1.000 𝜇Sv. Liều trên cơ quan sinh dục sẽ thấp hơn nhiều giá trị này với điều kiện
kích thước của chùm tia được điều chỉnh thích hợp sao cho cơ quan này năm ngoài
trường của chùm tia chính. Trong nhiều trường hợp một bệnh nhân cần phải chụp
X-quang nhiều lần, nhưng rõ ràng là số lần chụp phải được giảm đến mức thấp nhất.
Liều đối với bác sỹ chụp X quang được giảm đến mức thấp nhất bằng cách
thiết kế an toàn cho phòng chụp tốt, vì dụ như bố trí một buồng nhỏ có che chắn để
người chụp có thể đúng trong điều đó điều khiển máy. Đôi khi có các khó khăn khi
chụp như phải đỡ bệnh nhân trẻ em ở vị trí chụp. Nếu khôngthể sử dụng một bộ đỡ
và dây chằng thì bố hoặc mẹ của em bé đứng bên canh để giữ bé tốt hơn là để nhà
quang tuyến làm việc đó, vì bố mẹ em bé ít bị chiếu xạ thương xuyên như vậy một
vấn đề tương tự xảy ra khi chụp X-quang răng nếu không thể kẹp phim vào đúng vị
trí trong miệng. Trong trường hợp này bệnh nhân cần tự mình giữ phim hơn là để
nha sỹ hoặc các nhân viên y tế giữ.
Một điểm quan trọng cần nhớ trong việc chụp X-quang trong y tế là chỉ một
lớp che chắn mỏng cũng có thể giảm được liều đáng kể vì các tia X được dùng có
năng lượng khá thấp (thường nhỏ hơn 100 kVp). Ví dụ, các vật liệu pa chì hiện có
sẵn có thể dùng các tạp dề và găng tay tương đương với khả năng che chắn của
khoảng 1 mm chì.
Ngoài các nguy hại do chùm tai chính, các tia X còn có thể bị tán xạ từ bệnh
nhân hoặc từ các vật liệu gần đấy và tạo ra một mối nguy hại nữa.
2.2.5 Các biện pháp bảo vệ an toàn bức xạ cho mỗi nhóm đối tượng bị chiếu xạ
Khi nhân viên làm việc với nguồn bức xạ, mà chủ yếu là nguồn phóng xạ kín
và máy phát tia X, để giảm liều chiếu ngoài tại vị trí người làm việc, có thể sử dụng
3 biện pháp như sau đây:
- Giảm thời gian làm việc: liều tích lũy người làm việc trong vùng có một suât
liều xác định tỷ lệ thuận với thời gian mà người này có mặt tại vùng đó. Do vậy liều
của người này có thể được kiểm soát được bằng các giới hạn thời gian có mặt trong
vùng đó.
- Tăng khoảng cách từ người đến nguồn: vì suất liều tỷ lệ thận với thông lượng
nên suy ra suất liều cũng theo định luật nghịch đảo bình phương khoảng cách.
- Tăng chiều dày vật che chắn bức xạ (đối với máy X -quang di động : áo chì
bảo vệ tốt có độ dày 0,5 mm ): Đây là phương pháp được ưa chuộng vì nó thực sự
tạo ra điều kiệm là việc an toàn, trong khi dựa vào khoảng cách và thời gian chiếu
xạ có thể cần kiểm soát hành chính liên tục đối với các nhân viện.
Giới hạn liều:
a) Đối với nhân viên bức xạ
Chiếu xạ nghề nghiệp đối với mọi nhân viên bức xạ phải được kiểm soát sao
cho :
- Liều hiệu dụng toàn thân trong một năm được lấy trung bình trong 5 năm
liên tục không được vược quá 20 mSv.
- Liều hiệu dụng toàn thân trong một năm riêng lẻ bất kỳ không được vượt quá
50 mSv.
- Liều tương đương trong một năm đối với thể tinh thể của mắt không vượt
quá 150 mSv.
- Liều tương đương trong một năm đối với tay chân và da không vượt quá 500
mSv.
b) Đối với dân chúng
- Liều hiệu dụng toàn thân trong một năm không được vượt quá 1 mSv .
- Trong các trường hợp đặc biệt liều hiệu dụng có thể tăng tới 5 mSv cho một
năm riêng lẻ, như liều hiệu dụng cho trung bình 5 năm liên tục không vượt quá 1
mSv trong một năm.
- Liều tương tương trong một năm đối với thủy tinh thể của mắt không vượt
quá 15 mSv.
- Liều tương đương trong một năm đối với chân tay hoặc da không được vượt
quá 50 mSv.
c) 3. Đối với người thăm, người trợ giúp bệnh nhân
- Giới hạn liều được lập ra trong điều này sẽ không áp dụng cho những người
chăm sóc bệnh nhân, có nghĩa là các cá nhân bị chiếu trong khi tình nguyện trợ giúp
bệnh nhân (khác với những công việc hoặc nghề nghiệp của họ) trong khi tiến hành
các xét nghiệm hoặc điều trị, hoặc khách đến thăm bệnh nhân, bởi vậy:
- Liều của một cá nhân bất kỳ tham gia chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân và khách
đến tham cần phải được kiềm chế sao cho liều bức xạ không vượt quá giá trị 5 mSv
trong cả thời kỳ bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị.
- Liều chiếu với các trẻ em đến thăm bệnh nhân đang sử dụng dược chất
phóng xạ cũng phải được kiềm chế ở mức nhỏ hơn 1 mSv
2.3Bảo vệ chống bức xạ trong xây dựng phòng X – Quang chuẩn đoán
2.3.1 Hiện trạng các phòng X-quang chẩn đoán ở Việt Nam
Hiện nay với sự phát triển ngày càng cao của thiết bị y tế, giá thành ngày càng
rẻ, nền kinh tế phát triển cộng nhu cầu người dân tăng lên, việc sử dụng các thiết bị
X- Quang đặc thù không còn chỉ giới hạn trong các Bệnh viện như trước kia mà
ngay cả các đơn vị y tế tư nhân cũng có khả năng trang bị thiết bị này. Chính việc
sử dụng rộng rãi đó đã đặt ra một vấn đề không nhỏ là đảm bảo an toàn khi xây
dựng phòng thiết bị sử dụng máy X-Quang và các máy tia phóng xạ khác.

Hình 2. 9 Phòng chụp X-Quang


Đã xuất hiện một thực trạng ở nhiều nơi là các cơ sở y tế tư nhân đi thuê văn
phòng, nhà ở tư nhân để làm phòng khám chữa bệnh đặc thù, các phòng này chỉ
được duy tu sửa chữa sơ sài mà không biết rằng nó cần tuân thủ những quy định
nghiêm ngặt trong xây dựng các phòng khám kiểu này. Hầu hết các cơ sở này
không nghĩ đến sự phải bảo vệ cho các dạng tia phóng xạ của các loại máy sử dụng
tia phóng xạ để tránh tác động xấu đến môi trường của các phòng khám chữa bệnh.
Các phòng có sử dụng máy phát sinh ra chất phóng xạ phải được bảo vệ, che chắn
tuyệt đối không cho các tia phóng xạ lọt ra hành lang hoặc các không gian khác làm
ảnh hưởng đến sức khoẻ của mọi người.
Hình 2. 10 Phòng chụp X-quang không đủ tiêu chuẩn điện tích
2.3.2 Thiết kế phòng chụp X-quang chẩn đoán đạt tiêu chuẩn
Trong đời sống hiện nay, nguồn bức xạ đã góp phần đáng kể trong sự phát
triển của xã hội. Bên cạnh đó, bức xạ còn là mối nguy hiểm tác hại đến cuộc sống
lâu dài của con người và môi trường nếu không được quan tâm, không được đầu tư
đủ điều kiện an toàn và kiểm soát chặt chẽ thì đây là một tác hại rất nguy hiểm đối
với nhân viên y tế, người bệnh và môi trường...
Bên cạnh những tác dụng của việc chụp X - Quang, tia X rất độc hại, nếu chụp
X-Quang không được tiến hành trong điều kiện an toàn, phòng chụp, thiết bị chụp
không đạt tiêu chuẩn an toàn do Bộ Y tế và tổ chức Y tế thế giới đề ra, cùng với
việc đội ngũ bác sĩ chụp X - Quang không được trang bị đầy đủ kiến thức thì quả là
điều nguy hiểm đối với người bệnh. Theo các chuyên gia y học, tổn thương khi bị
nhiễm xạ biểu hiện ở nhiều cơ quan như tủy xương (ngừng hoạt động), niêm mạc
ruột (tiêu chảy, sụt cân), máu (nhiễm độc), da (ban đỏ, viêm da, sạm da), giảm sức
đề kháng cơ thể, vô sinh, ung thư... Đặc biệt, phụ nữ đang mang thai chụp X-
Quang là điều hết sức nguy hiểm đối với thai nhi. Bức xạ là một trong những tác
nhân có thể liên quan tới bệnh tật, gây ra sự tổn thương bức xạ ở mức phân tử, tế
bào và hệ thống cơ quan của con người.
Cán bộ y tế thường xuyên tiếp xúc với bức xạ ion hay gặp phải những biểu
hiện cụ thể từ việc ảnh hưởng bức xạ, có nhiều người đã vô sinh, suy giảm bạch
cầu, sùi tay, sinh con dị dạng quái thai, ung thư hoặc nhẹ thì mẫn cảm dị ứng.
Hình 2. 11Cấu trúc phòng X-quang đạt tiêu chuẩn
Theo tiêu chuẩn thiết kế phòng chuẩn đoán hình ảnh: X - Quang, CT-
Scanner, MRI shielding room thì phải đảm bảo các yêu cầu:
- Kết cấu công trình phải đảm bảo độ bền vững (sử dụng khung cột thép, bê
tông cốt thép). Tường gạch và các vật liệu hoàn thiện bao che.
- Nền, sàn không được có bậc thang, không chênh cốt hoặc ngưỡng cửa, lát
gạch ceramic, granit, tấm vinyl hoặc phủ sơn đặc biệt; đảm bảo phẳng, nhẵn, không
trơn trượt, chịu được hoá chất, chống thấm, chống tĩnh điện và dễ vệ sinh.
- Trường hợp đặt tại các tầng trên (lầu): sàn phải đảm bảo an toàn bức xạ cho
các tầng phía dưới.
- Tường phải được hoàn thiện bằng các giải pháp: trát, ốp vật liệu bền vững,
sơn silicat; đảm bảo lớp che phủ bề mặt phẳng, nhẵn, mỹ quan, chống thấm. Tường
bên trong các phòng chiếu, chụp phải sử dụng vật liệu cản tia xạ (chì lá, vữa barit,
cao su chì).
- Tường bên trong khu vực hành lang và các phòng có chuyển cáng, xe và
giường đẩy phải gắn thanh chống va đập ở độ cao từ 0,7 đến 0,9m (tính từ sàn).
- Trần bên trong phòng và hành lang phải có bề mặt phẳng, nhẵn (không bám
bụi) và chống thấm, cách nhiệt tốt. Trần bên trong các phòng, hành lang có lắp đặt
các thiết bị chiếu sáng, phòng cháy, chữa cháy, điều hoà không khí và các thiết bị
kỹ thuật (có các giải pháp kết cấu đảm bảo lắp đặt thiết bị). Trần bên trong các
phòng chụp phải trát bằng vữa barit hoặc ốp vật liệu cản tia xạ (nếu có tầng trên).
- Cửa chắn tia bức xạ phải đảm bảo các yêu cầu: Cánh cửa bọc vật liệu cản tia
(chì lá, cao su chì....). Có đèn hiệu, biển cảnh báo bức xạ ở ngang tầm mắt ở mặt
phía bên ngoài phòng. Cửa đóng mở nhẹ nhàng, đảm bảo kín không để lọt tia xạ khi
chiếu, chụp.
- Cửa sổ phải đảm bảo các yêu cầu sau: Có khuôn, cánh cửa bằng gỗ hoặc kim
loại (nhôm, thép) kết hợp với kính trong hoặc mờ để chiếu sáng tự nhiên và có chốt
đóng an toàn.
- Các phòng đặt thiết bị X - Quang, máy chụp cắt lớp và máy cộng hưởng từ
không bố trí cửa sổ để đảm bảo an toàn bức xạ, che chắn sóng điện từ. Phòng đặt
thiết bị phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn (không để tia xạ lọt ra
bên ngoài; không để lọt ánh sáng vào phòng rửa phim...).
- Hộp chuyển đồ gắn trên phòng tráng rửa phim thông với các bộ phận chức
năng. Ô kính quan sát phải đảm bảo các yêu cầu sau: Ô kính chì đảm bảo khả năng
cản tia bức xạ

Hình 2. 12 Một cơ sở X-quang gồm các phòng riêng biệt


Một cơ sở X quang tối thiểu phải gồm các phòng riêng biệt sau đây:
- Phòng chờ (hoặc nơi chờ) của bệnh nhân;
- Phòng đặt máy X - Quang;
- Phòng xử lý phim (phòng tối);
- Phòng (hoặc nơi) làm việc của các nhân viên bức xạ.
Phòng chờ (hoặc nơi chờ) của bệnh nhân phải tách biệt với phòng máy X -
Quang. Liều giới hạn ở mọi điểm trong phòng này không được vượt quá liều giới
hạn cho phép là 1 mSv/năm...
Phòng đặt máy X - Quang đáp ứng các yêu cầu sau:Thuận tiện cho việc lắp
đặt, vận hành thao tác máy, di chuyển an toàn bệnh nhân. Khi tính toán, thiết kế độ
dầy của tường, trần, sàn và các cửa của phòng X - Quang phải chú ý đến đặc trưng
của thiết bị (điện thế, cường độ dòng điện), thời gian sử dụng máy, hệ số chiếm cứ
bên ngoài phòng X quang mà tính toán chiều dày thích hợp cho từng bức tường,
cửa, trần, sàn nhà. Đặc biệt ở các chỗ giáp nối giữa tường và các cửa hoặc giữa các
bức tường của phòng máy X - Quang phải được thiết kế, xây dựng bảo đảm mức
bức xạ rò thoát ra ngoài không vượt quá 1 mSv/năm (không kể phông bức xạ tự
nhiên). Các bức tường của phòng X - Quang phía ngoài có lối đi lại phải bảo đảm
liều bức xạ cho phép trong một năm không được vượt quá 1 mSv (không kể phông
bức xạ tự nhiên).
Mép dưới của các cửa thông gió, các cửa sổ không có che chắn bức xạ của
phòng X - Quang phía ngoài có người qua lại phải có độ cao tối thiểu là 2 m so với
sàn nhà phía ngoài phòng X - Quang;
Phải có đèn hiệu và biển cảnh báo bức xạ ở ngang tầm mắt gắn phía bên ngoài cửa
ra vào phòng X - Qquang. Đèn hiệu phải phát sáng trong suốt thời gian máy ở chế
độ phát bức xạ;
Việc lắp đặt máy X - Quang phải bảo đảm: khi máy hoạt động, chùm tia X
không phát ra hướng có cửa ra vào hoặc hướng có nhiều người qua lại và phải được
che chắn bảo vệ tầm nhìn của mắt khỏi nguồn bức xạ. Chiều cao tấm chắn phải trên
2 m kể từ sàn nhà, chiều rộng tấm chắn tối thiểu là 90 cm và độ dầy tương đương là
1,5 mm chì;
Các phòng có bố trí 2 máy X - Quang thì mỗi khi chiếu, chụp chỉ cho phép vận
hành 1 máy;
Tuỳ theo mỗi loại máy mà bàn điều khiển được đặt trong hoặc ngoài phòng
X - Quang. Phải có kính chì để quan sát bệnh nhân và phải bảo đảm liều giới hạn tại
bàn điều khiển không được vượt quá 20 mSv/năm từ là 10 mSv/h (không kể phông
bức xạ tự nhiên).
Kích thước phòng X - Quang quy định như sau: Phòng X - Quang không có
bàn bệnh nhân, diện tích của phòng không được nhỏ hơn 12m2, kích thước một
chiều không nhỏ hơn 3m; Phòng X- Quang có trang bị bàn bệnh nhân cố định hay
di động, diện tích của phòng không được nhỏ hơn 14m2, kích thước một chiều
không nhỏ hơn 3m; Phòng X- Quang có trang bị bàn bệnh nhân có thể lật nghiêng
được, diện tích của phòng không được nhỏ hơn 20m2, kích thước một chiều không
nhỏ hơn 3,5m; Nếu máy X -Quang có bản thiết kế phòng của nhà sản xuất kèm
theo, kích thước phòng tối thiểu phải không nhỏ hơn kích thước quy định bởi nhà
sản xuất. Đối với các phòng X-Quang có kích thước nêu trên, tủ điều khiển phải
đặt ở bên ngoài phòng X -Quang. Phòng xử lý phim phải biệt lập với phòng X -
Quang, phải bảo đảm liều không ảnh hưởng đến quá trình xử lý phim và bảo đảm
cho các phim chưa xử lý không bị chiếu quá liều 10 mGy/tuần (1,13 mR/tuần),
không kể phông bức xạ tự nhiên. Cửa ra vào phòng xử lý phim không bị chiếu bởi
các tia trực tiếp.Hộp chuyển catset đặt trong phòng X -Quang phải có vỏ bọc có độ
dày tương đương là 2mm chì.
Phòng hoặc nơi làm việc của nhân viên bức xạ phải biệt lập với phòng máy X -
Quang. Liều giới hạn cho phép tại bất kỳ điểm nào trong phòng không được vượt
quá 1 mSv/năm (không kể phông bức xạ tự nhiên).
2.3.3 Nhưng điều cần chú ý trong thi công xây dựng phòng X-quang chẩn
đoán
Cũng cần chú ý khi thi công các phòng đặc thù X - Quang thì các phòng sử dụng
chất phóng xạ không nên làm cửa sổ kính, vì lớp kính này bình thường không được
mở. Nếu có yêu cầu làm cửa kính thì các lớp kính phải là kính ngậm chì để phóng
xạ không xuyên qua được.
Tường, sàn, trần những căn phòng sử dụng chất phóng xạ phải có lớp trát ngăn
phóng xạ. Lớp vữa chống phóng xạ gồm xi măng trộn với bột Sulfat Barium
(Barium Sulfate). Barium Sulfate có công thức phân tử là BaSO4, khối lượng phân
tử là 233.43 g/mol, chất này có màu trắng tinh thể, dung trọng là 4.5 g/cm3, điểm
chảy là 1580 oC, khả năng hoà tan trong nước là 0.00115 g/L (18oC).
Trong xây dựng thường sử dụng Barium Sulfate dưới dạng bột nghiền từ quặng
nguyên thô. Để tạo lớp vữa trát ngăn sự xuyên qua của phóng xạ thường dùng vữa
trộn bột Barium Sulfate với xi măng theo tỷ lệ 1 phần xi măng và 4 phần bột
Barium Sulfate. Chiều dày lớp vữa trát tối thiểu là 40 mm và thường làm với chiều
dày 60 mm.
Lớp vữa trát quá dày phải trát ít nhất thành 3 lớp, lớp nọ gần khô mới trát lớp
tiếp theo. Để lớp vữa không tụt, sụt phải ghim lên tường lưới thép sợi nhỏ đan mắt
cáo để giữ vữa. Ngoài cùng trát vữa xi măng làm lớp hoàn thiện, vừa bảo vệ lớp vữa
bên trong vừa kiêm lớp trang trí.
Và chú ý đặc biệt khi thi công tường chì, phải có biện pháp an toàn đặc biệt vì
chì làm con người bị ngộ độc, nhất là có hại cho trẻ em. Nếu chì vào cơ thể có thể
gây ra: trí thông minh bị sút giảm, vấn đề về hành vi, vấn đề về tăng trưởng, bệnh
thiếu máu, tổn hại đến thận, lãng tai.
Tóm lại, việc xây dựng và thi công phòng chống tia đặc thù và phóng xạ là đặc
biệt quan trọng, điều này không những phải nằm trong tư tưởng của các cá nhân,
chủ tư nhân kinh doanh y tế, bác sỹ mà trong cả kiến thức của những người làm xây
dựng cũng không thể thiếu, điều đó mới góp phần tạo nên một ngành xây dựng
phục vụ nhu cầu sức khỏe thực sự cho nhân dân.
Trích dẫn
[1] Electromagnetic compatibility
“https://en.wikipedia.org/wiki/Electromagnetic_compatibility”
[2] P.A Chatterton and M.A Houlden. EMC – Electromagnetic Theory to Pratical
Design, J.Wiley & Sons,1991
[3] http://khoahoc.tv/bom-xung-dien-tu-ke-huy-diet-hang-loat-thiet-bi-dien-21114
[4] Các danh sách tiêu chuẩn kiểm tra EMC
“https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_common_EMC_test_standards”
[5] Learn EMC website: Common-Impendace Coupling”
http://learnemc.com/common-impedance-coupling”
[6] Bernhard Keiser, Principles of Electromagnetic Compatibility, Artech House
[7] John Kraus, Electromagnetics, Mc Graw Hill
[8] David M. Pozar, Microwave Engineering, University of Massachusetts
[9] Phan Anh, Trường điện từ và Truyền sóng, NXB Đại học Quốc gia Hà nội, 2000
[10]Phạm Minh Việt, Kỹ thuật siêu cao tần NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2000.

You might also like