Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 101

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH


_____________________________

TRẦN THỊ HIÊN

CÔNG TÁC DÂN VẬN TRONG XÂY DỰNG


NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN NAM ĐÀN,
TỈNH NGHỆ AN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Nghệ An, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
_____________________________

TRẦN THỊ HIÊN

CÔNG TÁC DÂN VẬN TRONG XÂY DỰNG


NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN NAM ĐÀN,
TỈNH NGHỆ AN HIỆN NAY

Chuyên ngành: Chính trị học


Mã số: 60.31.02.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Người hướng dẫn khoa học:


PGS.TS TRẦN VIẾT QUANG

Nghệ An, 2015


1

LỜI CẢM ƠN

Được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của Huyện ủy, HĐND,
UBND, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới và các ban, ngành, đoàn thể
huyện Nam Đàn, đặc biệt là PGS.TS. Trần Viết Quang - Phó Trưởng Khoa
Giáo dục Chính trị, Trường Đại học Vinh, học viên đã hoàn thành Luận văn
Thạc sĩ, chuyên ngành Chính trị học với đề tài “Công tác dân vận trong xây
dựng nông thôn mới ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An hiện nay”. Mặc dù quá
trình tìm hiểu, phân tích, đánh giá và khái quát, học viên đã nỗ lực cố gắng
hết mình, say sưa và tâm huyết, song đây là đề tài mới nên Luận văn không
thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót.
Học viên xin chân thành cảm ơn mọi sự quan tâm giúp đỡ, những ý
kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô, các đồng chí lãnh đạo huyện Nam
Đàn, những người làm công tác dân vận và bạn bè đồng nghiệp.

Vinh, tháng 10 năm 2015


Tác giả

Trần Thị Hiên


2

MỤC LỤC

Trang
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................1
MỤC LỤC.........................................................................................................2
MỞ ĐẦU...........................................................................................................3
NỘI DUNG.....................................................................................................10
Chương 1. CÔNG TÁC DÂN VẬN VÀ VAI TRÒ CÔNG TÁC DÂN VẬN
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI...................................................10
1.1. Dân vận và công tác dân vận................................................................10
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận........................................25
1.3. Xây dựng nông thôn mới và vai trò công tác dân vận trong xây dựng
nông thôn mới.............................................................................................30
Kết luận chương 1.......................................................................................39
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DÂN VẬN TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN...................40
2.1. Khái quát về huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.......................................40
2.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới của huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
.....................................................................................................................48
2.3. Tình hình công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới ở huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An..............................................................................60
Kết luận chương 2.......................................................................................71
Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC DÂN VẬN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Ở HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN.....................................................73
3.1. Quan điểm về công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới..........73
3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong xây
dựng nông thôn mới ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An..............................78
Kết luận chương 3.......................................................................................92
KẾT LUẬN.....................................................................................................93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................94
3
4

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn được Đảng và Nhà
nước đặc biệt quan tâm. Ngày 04/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 800/QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 với mục tiêu: Xây dựng cộng
đồng xã hội văn minh, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng hoàn
thiện; cơ cấu kinh tế hợp lý, các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến; gắn
nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ và du lịch; gắn phát
triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; từng bước thực hiện công
nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; xây dựng xã hội nông
thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, trình độ dân trí được
nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, hệ thống chính trị cơ sở vững
mạnh, an ninh trật tự được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của
người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Đây là một quyết tâm
chính trị hết sức to lớn với phạm vi thực hiện rộng, đòi hỏi sự vào cuộc
đồng bộ và tích cực của cả hệ thống chính trị.
Là một trong năm huyện được Trung ương chọn làm điểm chỉ đạo xây
dựng nông thôn mới, Nam Đàn xác định đây vừa là niềm vinh dự lớn, nhưng
cũng là thách thức không nhỏ, đòi hỏi toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân
phải nỗ lực cố gắng. Để đạt được mục tiêu trở thành huyện nông thôn mới
trước năm 2020, ngoài các nguồn lực hỗ trợ của cấp trên và các địa phương
trong cả nước, một trong những yếu tố hết sức quan trọng có tính quyết định
là phát huy tối đa vai trò của công tác dân vận để khơi dậy mạnh mẽ các
nguồn lực trong nhân dân, đảm bảo nhân dân thực sự là chủ thể của Chương
trình. Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu đã khẳng định “Dễ mười lần
5

không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong”, “Dân vận kém thì
việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.
Sau 4 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới, Nam Đàn đã gặt hái được một số thành quả đáng ghi nhận từ công
tác dân vận như: phong trào hiến đất làm đường, góp đất thực hiện chuyển đổi
ruộng đất từ ô thửa nhỏ sang ô thửa lớn, góp tiền xây dựng cơ sở hạ tầng,
cùng nhau đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, chỉnh trang nhà cửa, vệ sinh
môi trường, giữ gìn an ninh trật tự,... Toàn huyện có 4/23 xã bao gồm: Kim
Liên, Nam Cát, Nam Giang và Nam Trung đã được công nhận xã đạt chuẩn
quốc gia về nông thôn mới; 6/23 xã bao gồm: Nam Anh, Nam Xuân, Xuân
Hòa, Nam Nghĩa, Nam Thượng và Vân Diên đang nỗ lực phấn đấu để có thể
đạt chuẩn xã nông thôn mới; các xã còn lại đạt từ 10 - 16 tiêu chí. Nhìn
chung, bộ mặt nông thôn có nhiều tiến bộ và khởi sắc. Tuy nhiên, bên cạnh
những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế như: Một bộ phận nhân dân
chưa nhận thức đầy đủ về vai trò chủ thể của mình trong xây dựng nông thôn
mới; một số nơi vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, ngại khó nên việc huy động
nội lực trong nhân dân chưa tương xứng với tiềm năng; một số tiêu chí không
cần nhiều kinh phí nhưng chưa làm tốt công tác dân vận để người dân đồng
tình và tích cực hưởng ứng,... Để sớm trở thành một trong những huyện nông
thôn mới đầu tiên của cả nước, đòi hỏi cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ
sở phải hiểu đúng, hiểu rõ vai trò “chìa khóa vàng - chìa khóa vạn năng” của
công tác dân vận để tiếp tục huy động mạnh mẽ các nguồn lực vật chất và tinh
thần trong nhân dân, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng dân cư.
Về mặt lý luận, việc nghiên cứu về chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới, vai trò của công tác dân vận nói chung và công tác dân vận
trong xây dựng nông thôn mới nói riêng được nhiều nhà khoa học, nhiều cán bộ
lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, ban ngành, đoàn thể các cấp quan tâm nghiên cứu
6

và được đúc kết thành những công trình, những bài viết có giá trị. Một số nghiên
cứu liên quan đến đề tài đã được công bố như:
Nhóm công trình nghiên cứu vấn đề về công tác dân vận:
- Bài báo “Dân vận” đăng trên báo Sự thật ngày 15.10.1949 của X.Y.Z
(Chủ tịch Hồ Chí Minh); Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận của TS. Đỗ Quang Tuấn, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
- Phong cách dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh của TS. Thanh Tuyền,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
- Tác phẩm dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi toả sáng, soi
đường cho công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ mới của TS. Nguyễn Văn
Hùng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
- Tư tưởng dân vận của Hồ Chí Minh với việc xây dựng kỹ năng,
nghiệp vụ công tác dân vận của Lương Ngọc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2005.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác dân vận của hệ thống chính trị của
Đinh Hồng Vân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
- Cán bộ dân vận thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ, của TS. Trịnh Xuân
Giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
- 65 năm thực hiện tư tưởng dân vận Hồ Chí Minh của Hà Thị Khiết -
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Tạp chí Dân vận,
số 10-2014.
- Dân vận - vấn đề luôn luôn mới (qua nghiên cứu tác phẩm "Dân vận"
của Hồ Chí Minh) của GS.TS Mạch Quang Thắng, Tạp chí Lý luận chính trị,
8-2006,...
7

- Tư tưởng Hồ chí Minh về dân vận và vận dụng vào công tác dân vận
ở tỉnh Hải Dương, Luận văn Thạc sỹ, Chuyên ngành Hồ chí Minh học của Lê
Vân Thuỷ, 2008.
- Công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay,
Luận văn thạc sỹ Khoa học Chính trị của Hà Thị Ánh Nguyệt, Chuyên ngành
Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011.
- Tăng cường và đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân
vận trong tình hình mới của Nguyễn Duy Việt, Nxb Lao động, Hà Nội - 2014.
Các công trình nghiên cứu đã đưa ra những luận cứ, luận chứng khoa
học sát với tình hình thực tiễn, làm nổi bật vai trò của công tác dân vận trong
sự nghiệp cách mạng ở nước ta nói chung và tư tưởng của Hồ Chí Minh về
công tác dân vận nói riêng; chỉ rõ nội dung và lực lượng làm công tác dân
vận, yêu cầu đối với người cán bộ làm công tác dân vận.
Nhóm công trình nghiên cứu vấn đề về xây dựng
nông thôn mới:
- Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 6/42009 về ban hành Bộ tiêu
chí quốc gia về nông thôn mới.
- Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 về phê duyệt chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.
- Quyết định số 342/2013/QĐ-TTg ngày 20/2/2013 về sửa đổi một số
tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Nghị quyết 03/NQ-TU ngày 6/6/2011 của Tỉnh uỷ Nghệ An về việc
đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới
tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2020.
- Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 24/12/2010 của Huyện ủy Nam Đàn
về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới huyện
Nam Đàn giai đoạn 2010 - 2020.
8

- Xây dựng nông thôn mới phải là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của
Nguyễn Hoàng, Báo Điện tử Chính phủ ngày 16/05/2014.
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng ở cơ sở trong xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An của Nguyễn Hồ Cảnh, Trang Thông
tin điện tử, Trường Chính trị Nghệ An, ngày 23/11/2014.
Các công trình nghiên cứu đã đề cập nhiều nội dung quan trọng liên
quan đến quá trình phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn của Việt
Nam; làm rõ bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; đề xuất một số nhiệm vụ
và giải pháp để thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về xây
dựng nông thôn mới.
Nhóm công trình nghiên cứu vấn đề về công tác dân vận trong xây
dựng nông thôn mới:
- Công tác dân vận “đi trước, đi cùng, về sau” trong xây dựng nông
thôn mới của Nguyễn Mạnh Khôi - Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nghệ
An, Tạp chí Dân vận, số 9-2014.
- Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới ở Nam Định của Phạm
Văn Bằng - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nam
Định, Tạp chí Dân vận, số 7-2014.
- Công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới ở Yên Khánh của
Nguyễn Trung Kiên - Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng, Tạp chí Dân vận,
số 5-2013.
- Kết quả bước đầu trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong xây
dựng nông thôn mới của Nguyễn Duy Việt - Phó Trưởng Ban Dân vận Trung
ương, Tạp chí Dân vận, số 1+2-2013.
- Khối Dân vận xã với việc thực hiện xây dựng nông thôn mới của Võ
Đình Liên - Vụ trưởng Vụ Dân vận các Cơ quan Nhà nước Ban Dân vận
Trung ương, Tạp chí Dân vận, số 12-2012.
9

- Năm mới bàn về công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới của
Nguyễn Duy Việt - Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Tạp chí Dân vận,
số 1-2012.
- Nông dân tỉnh Thanh Hoá trong xây dựng nông thôn mới hiện nay,
Luận văn Thạc sỹ, Chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học của Đinh Thị
Bình, 2013.
- Kinh nghiệm huy động sức dân ở Nam Cát, Nam Đàn của Lương
Mai, Báo Nghệ An, số ra ngày 4/11/2014.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã làm sáng tỏ nhiều nội dung
về lý luận và thực tiễn liên quan đến vai trò của công tác dân vận và hiệu quả
của công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, chưa có công
trình nào nghiên cứu một cách hệ thống vai trò của công tác dân vận trong
xây dựng nông thôn mới hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên và với cương vị công tác của mình, tác
giả chọn vấn đề “Công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới ở huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An hiện nay” làm đề tài luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành
Chính trị học.
2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng và nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong xây dựng nông
thôn mới ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận về công tác dân vận trong xây dựng nông thôn
mới.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác dân vận trong xây dựng nông
thôn mới ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dân vận
trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
10

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


- Đề tài nghiên cứu vấn đề công tác dân vận nói chung và công tác dân
vận trong xây dựng nông thôn mới nói riêng.
- Tập trung khảo sát, nghiên cứu công tác dân vận trong xây dựng nông
thôn mới ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An từ năm 2010 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận; quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác dân vận và chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp như: phân tích và tổng hợp; thống kê
số liệu; phỏng vấn trực tiếp; điều tra bằng phiếu, trong đó phương pháp phân
tích và tổng hợp được xem là phương pháp chủ đạo.
6. Ý nghĩa của luận văn
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác dân vận trong xây
dựng nông thôn mới.
- Phân tích thực trạng công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới
ở Nam Đàn, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác dân
vận trong giai đoạn hiện nay ở một huyện điểm xây dựng nông thôn mới.
- Sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ cấp ủy, chính quyền, các
ban, ngành, đoàn thể trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành 3 chương.
11

NỘI DUNG
Chương 1
CÔNG TÁC DÂN VẬN VÀ VAI TRÒ CÔNG TÁC
DÂN VẬN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1.1. Dân vận và công tác dân vận


1.1.1. Khái niệm dân, dân vận và công tác dân vận
1.1.1.1. Khái niệm dân
Dân hay còn gọi "Nhân dân" là những người sống trong một khu vực
địa lý hoặc hành chính, trong một nước, sống trong nước hay ngoài nước; là
đông đảo những người dân, thuộc mọi tầng lớp, mọi giai cấp (trong đó công
nhân, nông dân, trí thức là các tầng lớp, giai cấp cơ bản) có quan hệ với bộ
máy lãnh đạo, cầm quyền, trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
dân, do dân, vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cơ cấu
giai cấp, các tầng lớp nhân dân cũng luôn luôn thay đổi theo các thời kỳ lịch
sử khác nhau và không ngừng phát triển theo sự phát triển của đất nước. Sự
biến động ấy bao gồm cả số lượng và chất lượng, về hoàn cảnh, điều kiện
sống, tâm tư tình cảm, nhận thức, hành động khác nhau.
Nhận thức đầy đủ về cơ cấu xã hội phong phú, đa dạng, tiềm năng to
lớn, sức mạnh trong nhân dân, đặc điểm, hoàn cảnh cụ thể của mỗi giai cấp,
tầng lớp nhân dân để hiểu đầy đủ, sâu sắc công tác dân vận và yêu cầu đặt ra
cho công tác dân vận trong tình hình mới đòi hỏi phải không ngừng đổi mới
nội dung, phương thức vận động cho phù hợp, có hiệu quả, thiết thực với
nhiệm vụ cách mạng và nhu cầu lợi ích, nguyện vọng chính đáng của các tầng
lớp nhân dân, khắc phục được bệnh chủ quan, đơn điệu, thiếu toàn diện.
- Dân vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của công tác dân vận
Dân là gốc của nước, là cội nguồn, gốc rễ của sức sống, sức bật của dân
tộc. Quy luật của muôn đời cho thấy, có dân là có tất cả và mất dân là mất tất
12

cả. Dân vừa là đối tượng của công tác dân vận, của các hoạt động và phong
trào mà Đảng, Nhà nước, các đoàn thể tác động; vừa là chủ thể của công tác
dân vận, hoạt động dân vận, bởi nhân dân cũng làm dân vận. Các hộ dân sinh
sống gần gũi bên nhau khi có những mâu thuẫn, xung đột, bất hòa mà biết
cùng nhau hòa giải để đi tới đồng thuận, để tăng cường đoàn kết, hợp tác, đây
là biểu hiện cụ thể nhất về nhân dân làm dân vận. Dân tham gia tuyên truyền
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, động
viên nhau vượt qua khó khăn, thử thách, làm công tác tư tưởng cho nhau để
thống nhất nhận thức và niềm tin, khẳng định dư luận xã hội lành mạnh,
chống các tin đồn, những xuyên tạc giả dối, những kích động, mị dân... đó
cũng là những biểu hiện của công tác dân vận, với vai trò nổi bật của người
dân, của cộng đồng dân cư.
- Vai trò của nhân dân trong xã hội
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, Nhân dân là chủ thể
sáng tạo ra lịch sử, là lực lượng quyết định sự phát triển của lịch sử, thể hiện ở
chỗ: Nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của mọi xã hội, trực tiếp sản xuất
ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của toàn xã hội; là lực
lượng trực tiếp hay gian tiếp sáng tạo ra các giá trị tinh thần của xã hội và
kiểm chứng các giá trị tinh thần ấy. Nhân dân là cội nguồn phát sinh những
sáng tạo văn hóa, tinh thần của xã hội, là lực lượng và động lực cơ bản của
mọi cuộc cách mạng và các cuộc cải cách trong lịch sử. Lịch sử nhân loại đã
chứng minh, không có một cuộc cách mạng hay cuộc cải cách xã hội tiến bộ
nào có thể thành công nếu như không xuất phát từ nguyện vọng, lợi ích của
đông đảo nhân dân, không được nhân dân tham gia.
Hồ Chí Minh, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta đã nhiều lần đề cập
và chỉ rõ "...Nhân nghĩa là nhân dân. Trong bầu trời không có gì quý bằng
nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân
dân. Thiện nghĩa là tốt đẹp, vẻ vang. Trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ
13

vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân" [30, tr.276]. "...Khi nhân dân
giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp đỡ
ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn" [28, tr.366].
Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, Đảng ta luôn nhất quán khẳng định: "Sự nghiệp cách mạng là của nhân
dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên những
thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và
nguyên vọng chính đáng của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó
mật thiết với nhân dân. Quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến
những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội
chủ nghĩa và của Đảng" [11, tr.65]. Bí quyết của mọi thành công trong lãnh
đạo và cầm quyền là tranh thủ được lòng dân: Đường lối, chính sách thuận
lòng dân, sự nghiệp của Đảng, của cách mạng trở thành sự nghiệp của nhân
dân. Có dân giúp đỡ, tin tưởng, ủng hộ và bảo vệ thì chế độ mới bền vững.
1.1.1.2. Khái niệm dân vận
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Dân vận là vận động tất cả lực
lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực
lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc
Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho" [27, tr.698].
Dân vận được hình dung không chỉ ở con người và tổ chức mà được
hình dung là một hoạt động, bao gồm cả tuyên truyền, giảng giải, thuyết phục,
vừa là phong trào xã hội, từ thi đua yêu nước, vận động đoàn kết, vừa là công
tác thực tế hàng ngày. Đó là công tác để xây dựng xã hội, tổ chức cuộc sống
cho các cộng đồng dân cư, tham gia xây dựng chính thể, thực hành dân chủ,
chống quan liêu tham nhũng, chống tham ô lãng phí.
Mục đích của dân vận là làm cho nhân dân trưởng thành cả ý thức dân
chủ và năng lực làm chủ, nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền nhà
nước và xây dựng các tổ chức, đoàn thể của mình. Qua dân vận mà Đảng,
14

Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể cũng trưởng thành, do khắc phục được
những yếu kém, lạc hậu, bất cập và phát huy được những ưu điểm, mặt mạnh,
đảm bảo cho các tổ chức thể hiện đúng tính chất dân chủ, thực sự là tiếng nói
và ý chí của dân, là thực hiện đúng sự trao truyền, ủy quyền của người dân,
thực hiện ý chí, quyền lực nhân dân, lợi ích, nguyện vọng của nhân dân. Tùy
thuộc trạng thái, tinh chất và kết quả dân vận như thế nào... mà niềm tin và
hành động của nhân dân, dựa trên các nền tảng khoa học, đạo đức và nhân
văn sẽ như thế ấy.
Dân vận như một hàn thử biểu, một chất chỉ thị màu cho thấy Đảng,
Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tất cả hệ thống chính trị có ảnh
hưởng, tác động đến dân như thế nào và uy tín đối với nhân dân, dân tộc và xã
hội sẽ ra sao? Nói cách khác, qua thực trạng và kết quả dân vận mà đánh giá
được tác dụng và ảnh hưởng của Đảng, Nhà nước và các tổ chức trong công
tác vận động nhân dân; vì lợi ích và quyền làm chủ của nhân dân.
Dân vận là thước đo của một xã hội phát triển, một nhà nước pháp
quyền, một nền dân chủ và hệ thống chính trị đổi mới, phát triển.
Tầm quan trọng đặc biệt của "Dân vận" đòi hỏi hệ thống chính trị, với
Nhà nước là giường cột phải thực sự là hệ thống chính trị của dân, do dân, vì
dân. Hệ thống chính trị hiện nay đang ra sức đổi mới để khắc phục những yếu
kém và phát huy dân chủ làm cho hệ thống chính trị thực sự là của dân để
phục vụ dân. Đổi mới toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực của đời sống, các thiết
chế và thể chế, trong đó có hệ thống chính trị để đáp ứng yêu cầu phát triển
bền vững, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và pháp chế
xã hội.
Trong khái niệm dân vận, rõ ràng có chủ thể và đối tượng, có hoạt động
để thực hiện những quan hệ tương tác và chuyển hóa, có nhiệm vụ và mục
đích, có nội dung và phương pháp thực hiện, có điều kiện để đảm bảo đạt
được kết quả và hiệu quả. Dân vừa là chủ thể, vừa là đối tượng, khách thể của
15

dân vận. Với tư cách chủ thể, dân vừa là người chủ, làm chủ, dân cũng vừa
làm dân vận, chứ không chỉ có Đảng hay các cán bộ chuyên trách dân vận
mới làm.
1.1.1.3. Khái niệm công tác dân vận
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh: Công tác dân vận là vận động nhân
dân làm cách mạng. Toàn Đảng phải làm công tác dân vận, phụ trách công tác
dân vận và chịu trách nhiệm cao nhất đối với công tác này bởi Đảng có trọng
trách lãnh đạo và cầm quyền. Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh, công tác dân vận
không phải là nhiệm vụ của riêng của một cá nhân cán bộ, đảng viên hay tổ
chức nào. Nghĩa là, mọi cấp chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, công
chức, viên chức, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang đều phải có trách nhiệm,
thường xuyên làm công tác dân vận.
Công tác dân vận của Đảng được thực hiện trong điều kiện "nước ta là
nước dân chủ" và do vậy người dân được biết, được bàn, được làm, được
kiểm tra các công việc của Đảng và Chính phủ, trong đó có "công tác dân
vận". Như vậy có thể hiểu rằng, trong công tác dân vận của Đảng không thể
không tính đến dự luận xã hội từ phía người dân. Điều này thể hiện đặc biệt rõ
trong bối cảnh mô hình dân vận ở nước ta đang biến đổi từ mô hình cũ đặc
trưng cho thời kỳ cách mạng, thời kỳ kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch
hóa tập trung quan liêu bao cấp sang thời kỳ đổi mới kinh tế theo cơ chế thị
trường. Nếu dân vận là vận động nhân dân làm cách mạng để thực hiện mục
tiêu giải phóng và phát triển, vì độc lập tự do của Tổ quốc và dân tộc, vì hạnh
phúc cuộc sống của con người, vì dân chủ và quyền làm chủ thực chất của
nhân dân thì công tác dân vận là công tác cách mạng do Đảng khởi xướng và
lãnh đạo thực hiện để đạt tới mục tiêu vĩ đại nêu trên. Cũng có thể hình dung
công tác dân vận là một nhiệm vụ cách mạng ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, ở
thời kỳ nào của cách mạng cũng có tầm chiến lược quan trọng. Đó cũng là
16

thực hiện một phương thức, một điều kiện căn bản đảm bảo cho cách mạng
thành công.
Công tác dân vận còn cần phải hình dung như một hoạt động diễn ra
trong đời sống xã hội, trước hết trong đời sống chính trị của Đảng, Nhà nước,
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Hoạt động đó phải tập hợp, thu
hút, lôi cuốn và thúc đẩy đông đảo toàn dân tham gia. Quần chúng nhân dân
tham gia vào hoạt động ấy, không phải ở tư thế thụ động, bị động, càng không
phải do áp lực, buộc phải tham gia như thực hiện một quyết định hành chính
nào. Hoàn toàn không phải như vậy, mà trái lại, chính quần chúng nhân dân
tham gia một cách chủ động, tự giác, tích cực vào hoạt động ấy với tư tư cách
chủ thể, tư cách người chủ, trên cơ sở dân giác ngộ, dân hiểu biết và dân tin
tưởng vào đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước. Trong việc xác định
vị thế và vai trò của dân tham gia vào công tác dân vận, cần phải quán triệt
quan điểm của Đảng từ vấn đề con người mà tập hợp đông đảo những con
người trong xã hội, đó là nhân dân.
Công tác dân vận của Đảng rất quan trọng. Trong điều kiện và bối cảnh
hiện nay, nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của dân, trình độ của dân đã khác xa so
với trước. Nhiều vấn đề mới, phức tạp luôn nảy sinh chưa hề có trong các giai
đoạn lịch sử trước đây. Giải quyết mối quan hệ giữa Đảng với dân lúc này đòi
hỏi nhận thức mới, năng lực trí tuệ mới, phương pháp và phong cách mới mà
nổi bật là khoa học - dân chủ - nhân văn. Đảng không chỉ lãnh đạo sự nghiệp
đổi mới mà toàn Đảng phải coi đổi mới là trường học thực tiễn vĩ đại, toàn
Đảng phải học tập trong trường học ấy với người thầy vĩ đại của mình là cuộc
sống, là dân tộc và nhân dân.
Công tác dân vận do Đảng trực tiếp lãnh đạo là nhiệm vụ, trách nhiệm
tổ chức thực hiện của Nhà nước, chính quyền các cấp; Mặt trận Tổ quốc, đoàn
thể các cấp làm nòng cốt, tham mưu. Công tác dân vận phải thu hút và lôi
cuốn sự tham gia, cộng đồng trách nhiệm, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác các
17

nguồn lực, phối hợp các nguồn lực và sáng kiến hoạt động của tất cả mọi
thành viên của hệ thống chính trị, của cộng đồng xã hội, dân tộc và tôn giáo,
kể cả sự tham gia của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Nhìn từ phía
phương diện công tác xã hội và hoạt động xã hội, công tác dân vận thông qua
các thiết chế tổ chức đại diện của quần chúng hoàn toàn có khả năng thu hút
sự hợp tác quốc tế bằng việc thiết lập các mối quan hệ với các đối tác tương
ứng (các hội và hiệp hội, các tổ chức đoàn kết, hữu nghị với các nước, quốc
tế, khu vực và thế giới, các tổ chức nhân đạo vì hòa bình...).
Để phát triển sự hợp tác, đoàn kết và hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam
với nhân dân các nước, còn phải đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao nhân
dân, một phương thức hỗ trợ rất có hiệu quả cho ngoại giao của Đảng và Nhà
nước, cùng đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước vì mục tiêu phục vụ cuộc
sống của nhân dân.
Công tác dân vận chính là toàn bộ hoạt động của Đảng Cộng sản nhằm
vận động, thuyết phục, tập hợp, hướng dẫn mọi tầng lớp nhân dân tiến hành
sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo. Thông qua công tác dân vận mà tăng
cường mối liên hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Trong điều kiện Đảng
cầm quyền xây dựng chủ nghĩa xã hội, mối liên hệ đó được thể hiện bằng
đường lối chính sách của Đảng và việc thực hiện đường lối chính sách đó
thông qua Nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, thông qua các
tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội và tổ chức Đảng. Mối liên hệ giữa Đảng và
nhân dân là một tất yếu khách quan để giành thắng lợi của cách mạng.
Công tác dân vận không chỉ là trực tiếp vận động mà còn có những
hoạt động không trực tiếp vận động: Dân vận chẳng những phải có người làm
tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng và chính
sách Nhà nước, tập hợp tổ chức phong trào thi đua trong nhân dân. Điều này
đã thường làm từ trước đến nay và rất cần thiết, phải thường xuyên coi trọng,
nhưng chưa đủ. Dân vận còn là những hoạt động của tổ chức trong hệ thống
18

chính trị và hoạt động của cá nhân ảnh hưởng làm thay đổi nhận thức, thay
đổi hành động của người dân theo chiều hướng tiến bộ, cách mạng. Như vậy
dân vận không chỉ có những hoạt động trực tiếp vận động nhân dân mà còn có
những hoạt động gián tiếp như: xây dựng đường lối, quan điểm, luật pháp, cơ
chế chính sách; sự trong sạch của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể; sự
gương mẫu của cán bộ, đảng viên, công chức, việc chức... Những hoạt động
không trực tiếp vận động này lại là yếu tố cơ bản, giải pháp cơ bản của công
tác dân vận. Vấn đề đặt ra ở đây là nghiên cứu và xây dựng quan điểm, giải
pháp cho công tác dân vận lại phải coi trọng việc nghiên cứu tìm ra cả trong
các giải pháp trực tiếp và giải pháp gián tiếp về xây dựng Đảng, Nhà nước
trong sạch, vững mạnh; đường lối, chủ trương, cơ chế chính sách thực sự vì
dân, do dân và xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức
gương mẫu cho nhân dân noi theo để làm cơ sở tuyên truyền, vận động nhân
dân tin Đảng, theo Đảng làm cách mạng.
Công tác dân vận phải chú ý việc an dân và quan trọng hơn là phải có
giải pháp để phát huy sức mạnh của nhân dân. Phải tập trung quan tâm lãnh
đạo, chỉ đạo chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, xây dựng đoàn kết và sự
đồng thuận trong nhân dân; đồng thời phải chăm lo tìm các giải pháp động
viên, bảo đảm phát huy quyền làm chủ và khơi dậy các tiềm năng, sức mạnh
trí tuệ, sự sáng tạo và sức mạnh nội lực của nhân dân; dựa vào dân để xây
dựng Đảng, chính quyền vững mạnh; dựa vào dân để thực hiện sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương,
đơn vị. Tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và
chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân,
tạo phong trào cách mạng rộng lớn, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện
thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Công tác Dân vận phải được phân công rõ trách nhiệm cho các tổ chức
trong hệ thống chính trị. Khi bàn tới công tác dân vận phải bàn tới đối tượng
19

dân vận là dân và ai làm dân vận, phân công trách nhiệm như thế nào. Nghị
quyết số 25 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về "Tăng cường
và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình
mới" đã chỉ rõ: "Công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị,
của mọi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các
đoàn thể nhân dân, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang. Trong đó Đảng lãnh
đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, Mặt trận, các đoàn thể làm tham mưu,
nòng cốt" [12, tr.2]. Đảng lãnh đạo chính quyền tổ chức thực hiện toàn bộ
công tác dân vận; Mặt trận, đoàn thể làm tham mưu nòng cốt là quan điểm
mới, là bước phát triển quan trọng về lý luận công tác dân vận của Đảng ta.
1.1.2. Nội dung và lực lượng làm công tác dân vận
1.1.2.1. Nội dung của công tác dân vận
Mục tiêu công tác dân vận của Đảng chính là mục tiêu chung của cách
mạng Việt Nam. Mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể đều
hướng tới mục tiêu: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, thực hiện dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước tiến lên
chủ nghĩa xã hội. Đảng ta chỉ rõ: “Các tổ chức Đảng từ Trung ương đến chi
bộ phải lấy công tác vận động và chăm lo lợi ích của quần chúng làm một nội
dung chủ yếu trong hoạt động của mình”.
Nội dung công tác dân vận của Đảng bao gồm hai vấn đề lớn là thực
hiện các nhiệm vụ chính trị và chăm lo lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân
dân.
Về thực hiện các nhiệm vụ chính trị, tổ chức Đảng và các tổ chức trong
hệ thống chính trị có nhiệm vụ:
Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao trình độ mọi mặt của nhân dân như
giáo dục chính trị - tư tưởng, giáo dục đạo đức, nếp sống; nâng cao trình độ
văn hóa, khoa học - kỹ thuật,… của nhân dân.
20

Tạo tiền đề vật chất và pháp lý để động viên, khích lệ, vận động nhân
dân tổ chức thành phong trào thi đua yêu nước nhằm thực hiện thắng lợi mọi
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội,
an ninh quốc phòng.
Vận động, tập hợp, khuyến khích nhân dân tham gia vào các loại hình
tổ chức khác nhau bao gồm: các đoàn thể chính trị - xã hội; các tổ chức xã hội
nghề nghiệp; tổ chức nhân đạo, từ thiện; tổ chức hữu nghị; các hình thức tổ
chức và hoạt động đa dạng khác như câu lạc bộ, các loại hình tự quản ở cơ sở,
tổ hòa giải, nhóm nhu cầu, sở thích,...
Về chăm lo lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân, tổ chức Đảng
và các tổ chức trong hệ thống chính trị có nhiệm vụ:
Cải thiện dân sinh, tức là chăm lo nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của mỗi người dân và cả cộng đồng dân cư, bao gồm các điều kiện về ăn,
ở, mặc, học hành, đi lại, bảo vệ sức khỏe, nghỉ ngơi, môi trường sống,…
Nâng cao dân trí: làm sao cho nhân dân ai cũng được học hành, được
nâng cao trình độ văn hóa, khoa học - kỹ thuật, được hưởng thụ văn hóa, nghệ
thuật, thông tin, được chăm lo lợi ích xã hội: y tế, thể thao, du lịch; chăm lo
lợi ích tâm tinh, thực hiện tự do tín ngưỡng; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Phát huy dân chủ, đảm bảo quyền làm chủ thực sự của nhân dân trên
các lĩnh vực của đời sống xã hội thông qua Nhà nước, các đoàn thể nhân dân
và làm chủ trực tiếp.
1.1.2.2. Lực lượng làm công tác dân vận
Trong mọi thời kỳ cách mạng, công tác dân vận luôn có tầm chiến lược
hết sức quan trọng, là một trong những nhân tố góp phần quyết định thắng lợi
của dân tộc. Vậy ai là người có trách nhiệm làm công tác dân vận? Trong bài
báo "Dân vận", Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Tất cả cán bộ chính quyền, tất
cả cán bộ Đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân (Liên Việt,
Việt Minh,...) đều phải phụ trách dân vận" [27, tr.699]. Qua thực tiễn cách
21

mạng, cũng như quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta có thể khẳng
định tất cả cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân đều là lực
lượng làm dân vận. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, mỗi thành
viên trong hệ thống chính trị phải làm công tác dân vận theo những phương
thức khác nhau và phải luôn phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình làm
dân vận.
Đảng phải đề ra đường lối, chính sách và phương thức lãnh đạo các giai
cấp, tầng lớp nhân dân một cách phù hợp để đường lối, chính sách của Đảng
đi vào lòng dân, khơi dậy và phát huy tính tích cực, sáng tạo của mỗi người
dân để mỗi người dân có thể phát huy nội lực, tự giác và quyết tâm đóng góp
trí tuệ, công sức, tiền của thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước. Muốn vậy, mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trước khi
thông qua, ban hành, cần trưng cầu dân ý và thực hiện đúng lời dạy của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, đó là: Luôn luôn gần gũi nhân dân; ra sức nghe ngóng và
hiểu biết nhân dân; học hỏi nhân dân; lãnh đạo nhân dân bằng cách tuyên
truyền, giải thích, cổ động, giáo dục, tổ chức, dựa vào nhân dân để thực hiện
nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định
“Có biết làm học trò dân, mới làm được thầy học dân" [28, tr.88-89]. Hiện nay,
chúng ta đang đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh, trong đó có nội dung học cách làm dân vận của Người. Rõ ràng, học cách
làm dân vận của Bác sẽ thu hút được trí tuệ của toàn dân, của toàn xã hội vào
việc hoạch định chính sách sát với thực tế, mang tính khả thi cao.
Dân vận không chỉ là công việc của Đảng, mà còn là công việc của
chính quyền. Chính quyền và cán bộ của chính quyền phải coi trọng và tham
gia công tác dân vận. Theo Hồ Chí Minh, mọi tổ chức, mọi quyền lực, mọi
cán bộ nhân viên Nhà nước đều không được quên rằng:
“Nhiệm vụ của Chính quyền ta và Đoàn thể ta là phụng sự nhân dân.
Nghĩa là làm đầy tớ cho dân.
22

Đã phụng sự nhân dân, thì phải phụng sự cho ra trò. Nghĩa là việc gì lợi
cho dân, thì phải làm cho kỳ được. Việc gì hại cho dân, thì phải hết sức tránh”
[28, tr.88].
Theo Hồ Chí Minh, Nhà nước làm việc là vì lợi ích của nhân dân do đó
Nhà nước phải là người đại diện trung thành của nhân dân. Mọi cán bộ, nhân
viên Nhà nước không thể là "quan cách mạng", mà phải là "đầy tớ" của nhân
dân, mà đầy tớ "làm việc cho nhân dân phải làm cho tốt". Phục vụ nhân dân
trở thành điều kiện tồn tại của Nhà nước, của Chính phủ. Hồ Chí Minh còn
nhấn mạnh: "Chính phủ nhân dân bao giờ cũng phải đặt quyền lợi dân lên trên
hết thảy" [28, tr.22]; "Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính
phủ" [27, tr.60].
Sức mạnh của Đảng, của Nhà nước là ở sự gắn bó máu thịt với nhân
dân. Trách nhiệm dân vận của cơ quan chính quyền xuất phát từ bản chất
của Nhà nước ta - Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Khi Đảng trở thành
Đảng cầm quyền, mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân chủ yếu thông qua
mối quan hệ giữa chính quyền với nhân dân. Chính quyền làm tốt thì Đảng
có uy tín; ngược lại, chính quyền phục vụ nhân dân không chu đáo, cán bộ
cửa quyền, hách dịch thì uy tín của Đảng sẽ giảm. Với chức năng và nhiệm
vụ quản lý nhà nước, quản lý xã hội, hầu hết các hoạt động của cơ quan
chính quyền đều có quan hệ với đông đảo nhân dân; tác động trực tiếp đến
đời sống vật chất và tinh thần, đến tư tưởng và tình cảm, đến việc thực hiện
các quyền và nghĩa vụ của công dân, cho nên cơ quan chính quyền, cán bộ
chính quyền phải làm công tác dân vận. Cấp uỷ Đảng phải lãnh đạo cơ
quan chính quyền thực hiện thường xuyên và có hiệu quả công tác dân vận
trên các lĩnh vực theo chức trách và khả năng của chính quyền.
Chính quyền làm dân vận bằng các chính sách đúng đắn trên tất cả các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng; bằng việc
tổ chức điều hành để giải quyết đúng đắn, hiệu quả các vấn đề liên quan đến
23

dân. Đồng thời, Chính quyền làm dân vận bằng việc phối hợp với Mặt trận
Tổ quốc, các đoàn thể động viên nhân dân tham gia các phong trào hành
động cách mạng và xây dựng chính quyền. Chính sách đúng, cơ chế tốt, khi
được phổ biến đến dân, dân hiểu rõ thì tự nó tạo ra sự phấn khởi, hào hứng
trong nhân dân, củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và
sự quản lý của Nhà nước. Chính sách và cơ chế tác động trực tiếp đến đời
sống của nhân dân, đến tư tưởng và hành động của nhân dân. Chính sách
đúng, cơ chế không tốt hoặc ngược lại thì không có phương pháp vận động
nào có thể làm cho nhân dân tin tưởng, phấn khởi và hành động có kết quả.
Hồ Chí Minh chỉ rõ:
Chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi.
Song từ nguồn gốc đi đến thắng lợi thực sự, còn phải tổ chức, phải đấu
tranh.
Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính
sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm
tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích [27, tr.520].
Do đó, cơ quan chính quyền và cán bộ chính quyền phải hiểu rằng
chính sách đúng, cơ chế tốt là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của Nhà nước,
của cơ quan chính quyền để phục vụ nhân dân và động viên, phát huy sức
mạnh của nhân dân.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân là người đại diện cho lợi ích
chung và lợi ích riêng của từng giai cấp, từng tầng lớp nhân dân, đồng thời là
cầu nối của Đảng, Nhà nước với nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:
"Những đoàn thể ấy là tổ chức của dân, phấn đấu cho dân, bênh vực quyền
của dân, liên lạc mật thiết nhân dân với Chính phủ" [27, tr.520]. Như vậy, bản
chất của đoàn thể nhân dân là tổ chức của dân, do đó vai trò của Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể nhân dân là phải vận động quần chúng bao gồm các giai
cấp, các tầng lớp trong xã hội tham gia vào các tổ chức của mình. Công tác
24

vận động quần chúng phải dựa trên chiến lược: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn
kết. Thành công, thành công, đại thành công!" [32, tr.607].
Đối với Mặt trận Tổ quốc, Hồ Chí Minh căn dặn:
Chính sách Mặt trận là một chính sách quan trọng. Công tác mặt trận là
một công tác rất quan trọng trong toàn bộ công tác cách mạng... Trong cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa,
Mặt trận dân tộc thống nhất vẫn là một trong những lực lượng to lớn của cách
mạng Việt Nam.
Chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ các tầng lớp nhân dân, động viên lực
lượng của nhân dân,...
Phải đoàn kết tốt các đảng phái, các đoàn thể, các nhân sĩ...
Phải đoàn kết các dân tộc anh em, cùng nhau xây dựng Tổ quốc...
Phải đoàn kết chặt chẽ giữa đồng bào lương và đồng bào các tôn giáo,...
[32, tr.605-606].
Hồ Chí Minh hết sức quan tâm đến công tác vận động, thu hút, tập hợp
đoàn viên, hội viên của các đoàn thể và các hội quần chúng để từ đó phát triển
phong trào không ngừng lớn mạnh. Người nhắc nhở Đoàn Thanh niên rằng:
"Nhiệm vụ của các bạn là phải tìm đủ mọi cách để gây một phong trào thanh
niên to lớn và mạnh mẽ" [27, tr.185]; đoàn viên, thanh niên luôn phải đi đầu
trong các phong trào cách mạng. Tổ chức "Đoàn Thanh niên Lao động phải là
cánh tay đắc lực của Đảng trong việc tổ chức và giáo dục thế hệ thanh niên và
nhi đồng thành những chiến sĩ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản" [32, tr.21]. Để thu hút, tập hợp lực
lượng đông đảo của đoàn viên, thanh niên cho sự nghiệp cách mạng, Người
còn căn dặn: "Về phần mình, thì Đoàn phải nghiên cứu tìm ra những hình
thức và phương pháp thích hợp để đoàn kết và tổ chức thanh niên một cách
rộng rãi và vững chắc, để làm tròn nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao phó
cho thanh niên, cho Đoàn" [30, tr.263].
25

Đối với phụ nữ, Hồ Chí Minh nhận thức rõ vị trí và vai trò quan trọng
của chị em trong sự nghiệp cách mạng, Người khẳng định: "Trong lịch sử
cách mệnh chẳng có lần nào là không có đàn bà con gái tham gia... Vậy nên
muốn thế giới cách mệnh thành công, thì phải vận động đàn bà con gái công
nông các nước" [24, tr.288]. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc tổ
chức, động viên, lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia vào sự nghiệp cứu
nước, xây dựng nước nhà. Người khẳng định:
"Phụ nữ ta chẳng tầm thường,
Đánh Đông, dẹp Bắc làm gương để đời" [25, tr.222].
Khơi dậy niềm tự hào của phụ nữ Việt Nam, Người động viên chị em
tham gia vào Hội Việt Minh, thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ. Người nói: "Hội
Liên hiệp Phụ nữ phải là lực lượng mạnh mẽ giúp Đảng động viên, tổ chức và
lãnh đạo phụ nữ tiến lên chủ nghĩa xã hội..." [32, tr.21].
Đối với nông dân, Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Vận động nông dân là phải
vận thế nào cho toàn thể nông dân động, nghĩa là: làm cho nông dân hiểu rõ
quyền lợi của dân tộc và của giới mình; làm cho nông dân vào Hội Nông dân
cứu quốc cho đông để phấn đấu cho mục đích của mình và tích cực tham gia
công cuộc kháng chiến kiến quốc" [27, tr.711].
Như vậy, theo Hồ Chí Minh, lực lượng làm công tác dân vận không chỉ
là lực lượng của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, mà còn là lực lượng của toàn
bộ hệ thống chính trị, đi đầu là các tổ chức Đảng, chính quyền rồi đến Mặt
trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân. Phải có nhận thức đầy đủ như vậy,
chúng ta mới thực sự đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận
theo quan điểm "Quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân" [27, tr.698]; "Trong
bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực
lượng đoàn kết của nhân dân" [30, tr.276].
26

1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận


1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của công tác dân vận
Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt
Nam, ông cha ta luôn biết dựa vào dân, phát huy lực lượng to lớn của toàn
dân để tiến hành cuộc đấu tranh chống thiên tai và chống giặc ngoại xâm. Bài
học “Nước lấy dân làm gốc” đã được áp dụng trong nhiều thời kỳ, tạo nên sức
mạnh để dân ta trường tồn, chấn hưng nền văn hoá dân tộc và chiến thắng
nhiều kẻ thù lớn mạnh hơn ta gấp bội lần.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy rất rõ sức mạnh to lớn của quần chúng
nhân dân khi được tổ chức, lãnh đạo. Vì vậy, Người luôn coi công tác vận
động nhân dân là công tác hết sức quan trọng, có tính chiến lược quyết định
thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn đạt chân lý
ấy bằng những lời giản dị. Bác nói: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân
dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”
[30, tr.276];
"Nước lấy dân làm gốc...
Gốc có vững cây mới bền,
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân" [27, tr.409-410].
Người coi dân là chủ xã hội, là gốc của nước, mọi quyền hành và lực
lượng đều phải ở nơi dân. Người luôn luôn tin ở nhân dân và đánh giá đúng
vai trò của nhân dân. Người khẳng định: “Cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng chứ không phải là sự nghiệp của cá nhân anh hùng nào. Thành công
của Đảng ta là ở nơi Đảng ta đã tổ chức và phát huy lực lượng cách mạng
vô tận của nhân dân” [32, tr.197]; “Kinh nghiệm trong nước và các nước
cho chúng ta biết: có lực lượng dân chúng việc to tát mấy, khó khăn mấy
làm cũng được. Không có, thì việc gì làm cũng không xong” [27, tr.295].
Vì vậy, Hồ Chí Minh luôn xem công tác dân vận là nhiệm vụ cốt yếu của
27

Đảng và của cả hệ thống chính trị. Theo Người, muốn làm cách mạng thành
công thì phải làm tốt công tác dân vận.
Trong bài báo “Dân vận” (đăng trên báo Sự thật ngày 15 tháng 10 năm
1949) thể hiện rõ nét sự quan tâm đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công
tác vận động nhân dân trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Hồ Chí Minh nêu lên những quan điểm, tư tưởng, phương châm, nội dung
và mục tiêu công tác vận động nhân dân rất sâu sắc, có tính chỉ đạo chiến
lược và có thể xem đây là một cương lĩnh trong công tác dân vận. Trước hết,
Người khẳng định vai trò hết sức to lớn, quan trọng của nhân dân đối với sự
nghiệp cách mạng nước ta. Người viết: “Quyền hành và lực lượng đều nơi
dân” [27, tr.698]. Sau đó, Người chỉ rõ thế nào là công tác dân vận và tầm quan
trọng của công tác này. Người viết: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của
mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn
dân...” [27, tr.698] là làm cho dân được làm chủ, được hưởng quyền dân chủ.
Người còn khẳng định: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng.
Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”
[27, tr.700].
Như vậy, theo Hồ Chí Minh, công tác dân vận có vị trí, vai trò hết sức quan
trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của cách mạng.
1.2.2. Hồ Chí Minh với những yêu cầu đối với
người cán bộ dân vận
Cán bộ dân vận là người trực tiếp gần gũi với dân, làm việc với dân nên
phải làm sao để dân nghe, dân tin và dân làm theo. Chủ tịch Hồ Chí Minh
khẳng định: "Những người phụ trách dân vận cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai
nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết
mệnh lệnh. Họ phải thật thà nhúng tay vào việc" [27, tr.699].
Như vậy, theo Hồ Chí Minh để công tác vận động có hiệu quả, người
cán bộ dân vận phải có phương pháp, tác phong công tác khoa học, sâu sát, tỉ
28

mỉ và thiết thực; tuyệt đối không được làm việc qua loa, đại khái, giản đơn;
hết sức tránh những biểu hiện lời nói không đi đôi với việc làm, hoặc "đánh
trống bỏ dùi". Cán bộ dân vận phải sống trong lòng dân, sát cơ sở, sát thực tế;
đến với nhân dân để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, giúp nhân
dân giải quyết các công việc cụ thể, đề xuất chính sách hoặc điều chỉnh chính
sách cho phù hợp; vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách.
Cán bộ dân vận không chỉ biết nói theo nghị quyết, hô hào động viên
quần chúng, mà phải "thật thà nhúng tay vào việc", thậm chí cầm tay chỉ việc
cho dân làm. Muốn vậy cán bộ dân vận phải có năng lực thực sự, có kiến thức ở
nhiều lĩnh vực công tác để cùng nhân dân thực hiện các công việc chung. Cán
bộ dân vận cần có khả năng tổ chức, vận động, thuyết phục; có phương pháp,
tác phong quần chúng và có tư cách phẩm chất cách mạng.
Đối tượng của cán bộ dân vận rất phong phú và đa dạng về trình độ nhận
thức, về quan điểm, chính kiến, nguyện vọng và quyền lợi khác nhau vì thế
trước một vấn đề nào đó thường khó để có sự nhất trí cao ngay từ đầu, thậm
chí có thể sẽ có nhiều ý kiến, quan điểm mâu thuẫn, đối lập. Người cán bộ
dân vận phải kiên trì lắng nghe, tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục
để đi đến nhất trí, từ đó mới cùng bàn bạc cách thức tổ chức thực hiện.
Người làm công tác dân vận phải có tác phong giản dị, chân thành, gắn
bó với nhân dân. Có như vậy nhân dân mới tin tưởng bộc lộ hết tâm tư,
nguyện vọng và cán bộ dân vận mới nắm bắt được tình hình một cách đầy đủ
và chính xác nhất để từ đó tham mưu cho cấp ủy, chính quyền có chủ trương,
đường lối đúng đắn và giải pháp thích hợp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phê
phán tác phong quan liêu "bàn giấy" của nhiều cán bộ, đảng viên như sau:
"Thích làm việc bằng giấy tờ thật nhiều. Ngồi một nơi chỉ tay năm ngón
không chịu xuống địa phương kiểm tra công tác và để chỉ vạch những kế
hoạch thi hành chỉ thị, nghị quyết của Đoàn thể cho chu đáo. Những chỉ thị,
nghị quyết cấp trên gửi xuống các địa phương có thực hiện được hay không,
29

các đồng chí cũng không biết đến" [27, tr.73]. Bệnh quan liêu, giấy tờ sẽ dẫn
đến hậu quả hết sức tai hại. Người từng khẳng định: "Cái lối làm việc như vậy
rất có hại. Nó làm cho chúng ta không đi sát phong trào, không hiểu rõ được
tình hình bên dưới, cho nên phần nhiều chủ trương của chúng ta không thi
hành được đến nơi đến chốn" [27, tr.73]. Tác hại hơn, bệnh quan liêu thường
đi liền với tác phong chuyên quyền, độc đoán, mất dân chủ. Đây là một trong
những nguyên nhân dẫn đến quan hệ Đảng - Dân bị giảm sút.
Để làm tốt công tác vận động nhân dân, người cán bộ dân vận còn phải
hiểu thấu đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà
nước; hiểu thấu cách làm, rồi đi vào quần chúng, khéo giải thích cho nhân dân
hiểu rõ thì sẽ tập hợp được sức mạnh, các tầng lớp nhân dân sẽ hăng hái hưởng
ứng, tham gia tích cực mọi công việc.
Muốn đạt hiệu quả trong công tác dân vận, cán bộ dân vận phải tin vào
lực lượng, sức mạnh của nhân dân và phải được dân tin. Trong quá trình lãnh
đạo cách mạng Việt Nam, bài học luôn luôn tin tưởng vào nhân dân, gắn bó máu
thịt với nhân dân là bài học quan trọng trong công tác dân vận của Đảng. Có dân
là có tất cả, biết dựa vào dân, phát huy tài dân, lòng dân, sức dân để vượt qua
mọi khó khăn, thử thách, đem lại thắng lợi cho cách mạng. Do đó, về lựa chọn
cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải lựa chọn "Những người liên lạc mật
thiết với dân chúng, hiểu biết dân chúng. Luôn luôn chú ý đến lợi ích của dân
chúng. Như thế, thì dân chúng mới tin cậy cán bộ và nhận cán bộ đó là người
lãnh đạo của họ" [27, tr.275].
Tạo được lòng tin trong nhân là vấn đề quan trọng trong công tác dân
vận. Một khi nhân dân đã mất niềm tin thì công tác vận động sẽ trở nên vô
nghĩa, hiệu quả thấp, thậm chí có thể tác động ngược lại. Muốn có niềm tin và
giữ được niềm tin, cán bộ dân vận phải luôn bắt đầu từ nguyên tắc "lấy dân
làm gốc" và "bao nhiêu lợi ích đều vì dân"; đồng thời phải có đầy đủ uy tín, tư
cách, đạo đức, tài năng để động viên, lôi cuốn và thuyết phục nhân dân.
30

Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên, người làm công tác
dân vận phải đầu tàu, gương mẫu. Theo Người, không gương mẫu, cán bộ,
đảng viên không làm dân vận được. Sự gương mẫu của người cán bộ dân vận
phải bằng hành động thiết thực, không được chỉ nói suông; phải thực sự xung
phong, đi đầu trong các phong trào tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm,
chống quan liêu mệnh lệnh, chống tham ô, lãng phí. Người viết: "Những
người phụ trách dân vận cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng
nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh. Họ phải
thật thà nhúng tay vào việc" [27, tr.699]; "Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm
gương cho người khác bắt chước... Nếu miệng thì tuyên truyền bảo người ta
siêng làm, mà tự mình thì ăn trưa, ngủ trễ; bảo người ta tiết kiệm, mà tự mình
thì xa xỉ, lung tung, thì tuyên truyền một trăm năm cũng vô ích" [27, tr.108].
"Nói miệng, ai cũng nói được. Ta cần phải thực hành. Kháng chiến, kiến quốc,
ta phải cần kiệm. Nhưng tự mình phải cần và kiệm trước đã. Trước hết, mình
phải làm gương, gắng làm gương trong anh em và khi đi công tác, gắng làm
gương cho dân. Làm gương về cả ba mặt: tinh thần, vật chất và văn hoá" [26,
tr.150]. "Tuyên truyền phải miệng nói tay làm, phải tuỳ hoàn cảnh mà tổ chức
giúp đỡ nhân dân thực sự, không phải chỉ dân vận bằng diễn thuyết. Muốn vậy
cán bộ phải làm gương mẫu" [28, tr.320]. "Cán bộ, đảng viên, đoàn viên phải
gương mẫu, phải thiết thực, miệng nói tay làm để làm gương cho nhân dân.
Nói hay mà không làm thì vô ích... cán bộ, đảng viên, đoàn viên phải miệng
nói tay làm, phải xung phong gương mẫu" [33, tr.136-137].
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nhấn mạnh vai trò của cán bộ trong
công tác dân vận; đồng thời Người cũng chỉ rõ ở nhiều nơi một số cán bộ xem
nhẹ công tác dân vận, quan liêu, mệnh lệnh, sống xa dân; không biết cách
tuyên truyền vận động; ít xuống cơ sở tiếp xúc dân; chỉ thích nói cho dân
nghe mà ít nghe dân nói nguyện vọng, tâm tư, nhu cầu của mình. Không ít
cán bộ, nhân viên trong cơ quan Nhà nước không biết cách tuyên truyền,
31

thuyết phục nhân dân, thích ngồi bàn giấy để ra các quyết định quản lý. Thái
độ quan liêu, thờ ơ, bàng quang của cán bộ, đảng viên trước những nguyện
vọng của dân sẽ dẫn đến suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, đối
với chính quyền.
Đối với người cán bộ dân vận phải tận tâm, tận tụy, yêu nghề, sẵn sàng
nhận nhiệm vụ ở mọi lúc, mọi nơi; phải say mê nghiên cứu, tìm tòi, tích lũy
kinh nghiệm, đề xuất những vấn đề liên quan đến nhân dân, vì lợi ích của
nhân dân; sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích của nhân dân, vì phong
trào chung; phải trăn trở trước những khó khăn trong đời sống xã hội; thường
xuyên sâu sát để lắng nghe, nắm bắt những vấn đề bức xúc, nổi cộm của dân,
tích cực đề xuất giải pháp giải quyết có hiệu quả để đem lại lợi ích cho nhân
dân. Người cán bộ dân vận “Có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân
dân và hoan nghênh nhân dân phê bình mình” [28, tr.293].
Nói tóm lại, cán bộ dân vận phải sống trong lòng dân, phải “Đến từng
ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, phải “Đi dân nhớ, ở dân thương, làm
dân tin”. Xây dựng đội ngũ cán bộ dân vận có phẩm chất đạo đức trong
sáng, có năng lực thực tiễn, sâu sát cơ sở, thực sự “Gần dân, hiểu dân, học
dân và có trách nhiệm với dân” là cơ sở của “Dân vận khéo”, là con đường
dẫn tới sự thành công "Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công" [27,
tr.700].
1.3. Xây dựng nông thôn mới và vai trò công tác dân vận trong xây
dựng nông thôn mới
1.3.1. Nông thôn và nông thôn mới
- Khái niệm “nông thôn”
“Nông thôn” là khái niệm thông dụng, nhưng có nội hàm rộng. Trong
quan niệm của người Việt, khái niệm “nông thôn” thường đồng nghĩa với
làng, xóm, thôn..., đó là môi trường kinh tế sản xuất chủ yếu với nghề trồng
lúa nước cổ truyền, không gian sinh tồn, không gian xã hội và cảnh quan văn
32

hóa xây đắp nên nền tảng tinh thần, tạo thành lối sống, cốt cách và bản lĩnh
của người Việt.
Khi bàn về khái niệm nông thôn, người ta thường so sánh nông thôn
với đô thị. Có ý kiến cho rằng, khi xem xét nông thôn nên dùng chỉ tiêu mật
độ dân số (số lượng dân cư ở nông thôn thấp hơn so với đô thị). Có quan điểm
cho rằng cần dựa vào tiêu chí trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng (cơ sở hạ
tầng nông thôn không phát triển bằng thành thị). Quan điểm khác lại cho rằng
nên dựa vào tiêu chí trình độ tiếp cận thị trường, phát triển hàng hoá để xác
định vùng nông thôn (nông thôn có trình độ sản xuất hàng hoá và khả năng
tiếp cận thị trường thấp hơn so với đô thị). Hay có quan điểm cho rằng vùng
nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp là chủ yếu, tức là nguồn sinh kế
chính của cư dân nông thôn trong vùng là từ hoạt động sản xuất nông
nghiệp... Những ý kiến này chỉ đúng trong từng khía cạnh cụ thể, từng nước
nhất định; phụ thuộc vào trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế, cơ chế áp dụng
cho từng nền kinh tế.
Như vậy, khái niệm “nông thôn” chỉ có tính chất tương đối, có thể thay
đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia
trên thế giới. Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam chúng ta có thể hiểu:
“Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông
dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá - xã hội
và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của
các tổ chức khác”.
Nông thôn nước ta là khu vực rộng lớn và đông dân nhất, đa dạng
về thành phần tộc người, về văn hóa; là nơi bảo tồn, lưu giữ các phong
tục, tập quán của cộng đồng.
Hệ thống xã hội nông thôn Việt Nam được khái quát theo bốn đặc trưng
cơ bản sau:
33

Một là, kết cấu hạ tầng của nông thôn cơ bản vẫn còn thấp kém, lạc
hậu.
Hai là, cơ cấu kinh tế nông thôn cơ bản vẫn mang tính thuần nông; cư
dân sinh sống ở đây đa phần là nông dân, các nhóm thợ thủ công nghiệp,
buôn bán nhỏ.
Ba là, quan hệ, tổ chức cộng đồng trong nông thôn truyền thống thường
diễn ra trong phạm vi làng, xã, dựa trên cơ sở huyết thống nên hết sức gần
gũi, gắn bó.
Bốn là, sinh hoạt văn hóa ở nông thôn mang tính cổ truyền, thể hiện
đậm nét bản sắc dân tộc.
- Khái niệm “nông thôn mới”
Hiện nay, có nhiều quan niệm, cách hiểu khác nhau xung quanh khái
niệm Nông thôn mới. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa X đưa ra mục tiêu xây dựng nông thôn mới là
“Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu
kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát
triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn
định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh
thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng
được tăng cường”. Quyết định số 800-QĐ/TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010 - 2020 xác định mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức
tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp,
dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn
dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo
vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân
ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [40, tr.1].
34

Với tinh thần đó, nông thôn mới có năm nội dung cơ bản: Một là, nông
thôn có làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; Hai là sản xuất bền
vững, theo hướng hàng hóa; Ba là đời sống vật chất và tinh thần của người
dân ngày càng được nâng cao; Bốn là bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và
phát triển; Năm là xã hội nông thôn được quản lý tốt và dân chủ.
Nông thôn mới còn thực hiện chức năng rất quan trọng - chức năng
sinh thái. Nếu sản xuất công nghiệp phát triển phá vỡ mối quan hệ tự nhiên
vốn có giữa con người và thiên nhiên, thì sản xuất nông nghiệp lại có chức
năng phục vụ hệ thống sinh thái, luôn luôn làm cho con người gần gũi, gắn
chặt với thiên nhiên và dung dưỡng thiên nhiên. Vì vậy, xây dựng nông thôn
cần hạn chế việc gạch hóa, bê tông hóa, phố hóa các làng quê truyền thống.
Nghị quyết Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định: “Triển khai xây
dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm cụ thể từng vùng theo các bước đi
cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn; giữ gìn và phát huy những truyền thống
văn hóa tốt đẹp của nông thôn Việt Nam. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng
nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư của
doạnh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động”.
1.3.2. Nội dung xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới ở nước ta hiện nay được xây dựng theo “Bộ tiêu chí
quốc gia về xây dựng nông thôn mới” của Chính phủ (ban hành kèm theo
quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009), bao gồm 19 tiêu chí: quy hoạch
và thực hiện quy hoạch; giao thông; thủy lợi; điện; trường học; cơ sở vật chất
văn hóa; chợ nông thôn; bưu điện; nhà ở dân cư; thu nhập; hộ nghèo; cơ cấu
lao động; hình thức tổ chức sản xuất; giáo dục; y tế; văn hóa; môi trường; hệ
thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; an ninh, trật tự xã hội được giữ
vững.
Các tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới có thể chia thành 5
nhóm, bao gồm: Nhóm tiêu chí Quy hoạch (có 1 tiêu chí); nhóm tiêu chí về
35

Hạ tầng kinh tế - xã hội (có 08 tiêu chí); nhóm tiêu chí về Kinh tế và Tổ chức
sản xuất (có 04 tiêu chí); nhóm tiêu chí về Văn hóa - Xã hội - Môi trường (có
04 tiêu chí) và nhóm tiêu chí về Hệ thống chính trị (có 02 tiêu chí).
- Về quy hoạch nông thôn mới
Đây là nội dung tiền đề phải được triển khai thực hiện trước một bước
để làm cơ sở thực hiện có hiệu quả các nội dung khác. Khi triển khai quy
hoạch phải rà soát, kế thừa, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch đã có, xây
dựng các quy hoạch theo yêu cầu của Chương trình xây dựng nông thôn mới
(quy hoạch chung, quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng, quy hoạch các khu
dân cư, quy hoạch sản xuất...).
- Về xây dựng cơ sở hạ tầng
Đây là nội dung quan trọng để thúc đẩy sản xuất, cải thiện điều kiện
sống của nhân dân. Để chuẩn bị thực hiện nội dung này, trước hết phải khảo
sát, đánh giá thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có và dựa trên các tiêu chí
về cơ sở hạ tầng của xã nông thôn mới để xác định những việc cần làm,
những công trình cần xây dựng, đưa ra nhân dân thảo luận, lựa chọn cách làm
và thứ tự ưu tiên làm trước, làm sau theo hướng với những công trình đã có
thì tập trung cải tạo, nâng cấp để đạt chuẩn, chỉ xây dựng mới những công
trình chưa có. Những công trình có yêu cầu kỹ thuật phức tạp, vốn lớn, mới
lập dự án đầu tư và đấu thầu thi công, còn chủ yếu chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ
thuật rồi tổ chức để nhân dân trong xã tự làm, có sự giám sát của cộng đồng.
Việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đòi hỏi một lượng vốn lớn, theo
quan điểm phát huy nội lực, vì vậy, cần tuyên truyền vận động, huy động sự
tham gia đóng góp của nhân dân với nhiều hình thức đa dạng, như đóng góp
bằng tiền, vật liệu, ngày công và hiến đất để phục vụ xây dựng các công trình
(mở rộng đường, xây dựng kênh mương, trường học, nhà văn hóa, trạm y
36

tế,...), kêu gọi sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, đóng góp xây
dựng quê hương của con em thành đạt đang công tác ở xa (cả trong nước và
nước ngoài)... Đồng thời, sự hỗ trợ ban đầu của ngân sách Nhà nước Trung
ương và địa phương có ý nghĩa rất quan trọng để tạo lòng tin và tạo đà cho
việc thực hiện Chương trình.
- Về phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân
Đây là một trong những nội dung quan trọng nhất của Chương trình, là
yếu tố quyết định sự phát triển bền vững, lâu dài của nông thôn mới, nhưng
cũng là nội dung khó nhất nên đòi hỏi các cấp, các ngành phải tập trung chỉ
đạo. Cùng với phát triển sản xuất, các tổ chức kinh tế tập thể được củng cố và
phát triển thêm, gắn liền với mô hình sản xuất mới, hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ,
là cầu nối giữa hộ nông dân với các đơn vị khoa học, doanh nghiệp và thị
trường.
- Về văn hóa, xã hội, môi trường
Quan tâm hơn đến phát triển giáo dục, y tế, nước sạch và vệ sinh môi
trường; cải tạo nhà ở (xóa nhà tạm), xây dựng ba công trình vệ sinh ở hộ gia
đình, phát triển các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, khôi phục
các lễ hội văn hóa truyền thống, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và
làm phong phú thêm đời sống tinh thần ở nông thôn.
- Về xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh
Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh vừa là mục tiêu, vừa là cơ sở
bảo đảm cho việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Để
thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới trước hết đòi hỏi
phải nâng cao vai trò làm chủ của cư dân sinh sống ở nông thôn, sự tham gia
chủ động, tích cực của mọi người dân, của tất cả các tổ chức trong hệ thống
37

chính trị ở cơ sở; đồng thời, thông qua đó củng cố, xây dựng được hệ thống
chính trị ở cơ sở vững mạnh, hoạt động có hiệu quả.
1.3.3. Vai trò công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới
1.3.2.1. Tuyên truyền, phổ biến để toàn Đảng, toàn dân nhận thức đúng
đắn về chủ trương, quan điểm, giải pháp, cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ
của mình trong xây dựng nông thôn mới
Cấp ủy, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các ban ngành, đoàn thể và cả hệ
thống chính trị phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt tạo thành những
đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong đời sống của nhân dân.
Cấp ủy ban hành nghị quyết, xây dựng kế hoạch triển khai nghị quyết
đến tận các chi bộ, phân công cán bộ, đảng viên đến họp và quán triệt cho
nhân dân ở các xóm.
Chính quyền thành lập Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các
thành viên; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể tổ chức họp xóm
thảo luận, nghiên cứu kỹ chương trình và các giải pháp tổ chức thực hiện.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân quán triệt, xác định trách
nhiệm cho đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân; lựa chọn nội dung
phù hợp để tham gia.
Mở các cuộc thi tìm hiểu, các chuyên mục, chuyên trang tuyên truyền
thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mở nhiều lớp tập
huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể và kỹ năng vận động tổ chức phong trào
quần chúng tham gia xây dựng nông thôn mới.
1.3.2.2. Tổ chức cho nhân dân tham gia xây dựng, giám sát việc thực
hiện quy hoạch, các đề án về nông thôn mới
Đề án xây dựng nông thôn mới thể hiện toàn diện các lĩnh vực phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và ảnh hưởng trực tiếp tới
đời sống, quyền lợi của nhân dân. Đây là một khối lượng công việc lớn và
mới ở nông thôn từ trước đến nay chưa có. Một mặt là để quán triệt cho dân
38

hiểu, nhưng mặt khác là phải huy động sự đóng góp của nhân dân ngay từ
khâu xây dựng đề án và lập quy hoạch.
Công việc lập dự án, quy hoạch có nhiều việc, nhiều khâu và liên quan
đến đất đai, nhà ở, đời sống của nhân dân, nên phải lấy ý kiến của nhân dân
nhiều lần, trình bày kỹ với nhân dân để nhân dân hiểu và tham gia. Sau khi
hoàn thành phải công khai đề án, quy hoạch tại các hội nghị và nơi công cộng
để nhân dân được biết cụ thể. Từ đó nhân dân sẽ tích cực ủng hộ, tích cực
đồng hành và giám sát quá trình thực hiện.
1.3.2.3. Tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng các
phong trào thi đua yêu nước nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn
mới
Phong trào thi đua yêu nước là động lực quan trọng thúc đẩy việc thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ở các địa phương. Công tác
dân vận phải khơi dậy mạnh mẽ tinh thần lao động, sáng tạo, tính tích cực,
chủ động của mỗi tổ chức, cá nhân. Hàng năm, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, cần lựa chọn phát
động các phong trào thi đua yêu nước, phong trào “dân vận khéo” cụ thể để
tạo thành những phong trào hành động cách mạng trên các lĩnh vực như
phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi; hiến đất làm đường, góp tiền xây dựng nông thôn mới; xây
dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn hóa; bảo vệ môi trường; toàn dân tham
gia bảo vệ an ninh tổ quốc; xây dựng khu dân cư tự quản; tố giác tội phạm,...
1.3.2.4. Tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp các nguồn lực
tham gia xây dựng nông thôn mới
Xây dựng Nông thôn mới là chương trình tổng hợp, là cuộc vận động
toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc
phòng, là nhiệm vụ trọng yếu của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
39

Xây dựng nông thôn mới được thực hiện theo phương châm nhà nước
và nhân dân cùng làm với chủ thể chính là cư dân nông thôn. Muốn chương
trình thành công phải phát huy tối đa hiệu quả các nguồn lực của cộng đồng
dân cư với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân
hưởng thụ”.
Các nguồn lực trong cộng đồng dân cư bao gồm: công sức, tiền của do
người dân và cộng đồng tự bỏ ra để chỉnh trang nơi ở của gia đình như: xây
dựng, nâng cấp nhà ở; xây mới và nâng cấp các công trình vệ sinh phù hợp với
chuẩn mới; cải tạo, bố trí lại các công trình phục vụ khu chăn nuôi hợp vệ
sinh; cải tạo lại vườn, ao để có thu nhập và cảnh quan đẹp; sửa sang cổng ngõ,
tường rào đẹp đẽ, khang trang; đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch
vụ của hộ gia đình để tăng thu nhập, nâng cao đời sống; đóng góp xây dựng các
công trình công cộng của làng (giao thông nông thôn, giao thông nội đồng,
kiên cố hóa kênh mương, xây dựng nhà văn hóa, thiết chế văn hóa, cổng làng,
vệ sinh công cộng, nghĩa trang nông thôn mới,...) bằng ngày công lao động,
tiền mặt, nguyên vật liệu, máy móc, trang thiết bị, hiến đất…
1.3.2.5. Phối hợp tham gia giải quyết những vướng mắc, vấn đề nảy
sinh trong quá trình xây dựng nông thôn mới
Chúng ta tiến hành xây dựng nông thôn mới từ một nền tảng còn lạc
hậu, cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập, đời sống của một bộ phận cư dân nông
thôn còn gặp nhiều khó khăn, trình độ nhận thức của người dân không đồng
đều. Do đó, để các địa phương hoàn thành 19 tiêu chí với 39 nội dung, chắc
chắc quá trình xây dựng nông thôn mới sẽ không thể tránh khỏi những khó
khăn, vướng mắc, những vấn đề nảy sinh trong trong quy hoạch và thực hiện
quy hoạch, mở rộng đường giao thông nông thôn, đóng góp kinh phí xây
dựng cơ sở hạ tầng,...
Hệ thống dân vận các cấp cần tích cực, chủ động tham mưu cho cấp ủy,
phối hợp chặt chẽ với chính quyền làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để
40

các tầng lớp nhân dân hiểu rõ vai trò và trách nhiệm làm chủ trong xây dựng
Nông thôn mới, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà
nước; kiên trì, sâu sát vận động, thuyết phục để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc,
giải quyết các vấn đề phát sinh, tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Kết luận chương 1
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là chủ trương
lớn của Đảng và Nhà nước, là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước và nhân
dân trong giai đoạn hiện nay. Đây là một cuộc cách mạng mang tính tổng hợp,
toàn diện cả về kinh tế, xã hội và chính trị ở nông thôn nhằm xây dựng nông
thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; có cơ cấu
kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; gắn nông nghiệp với phát
triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy
hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định; giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi
trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất
và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Xây dựng nông thôn mới là những việc làm, hành động cụ thể diễn ra
hàng ngày ở cơ sở, xã, thôn, xóm, bản và trong từng hộ gia đình, trong mỗi
hành vi ứng xử của mỗi con người đang sinh sống ở nông thôn. Không ai có
thể làm thay cư dân sinh sống ở nông thôn những nội dung về chỉnh trang nhà
ở, cổng ngõ, tường rào đẹp đẽ khang trang; xây dựng và cải tạo các công
trình, khu chăn nuôi hợp vệ sinh; cải tạo vườn ao để vừa có cảnh quan đẹp,
vừa có thêm thu nhập nâng cao đời sống; đầu tư sản xuất, kinh doanh để có
thu nhập cao; đóng góp kinh phí, ngày công để xây dựng cơ sở hạ tầng, các
công trình công cộng phục vụ đời sống dân sinh
Xây dựng nông thôn mới là một cuộc cách mạng, lẽ dĩ nhiên đây phải
là sự nghiệp của toàn dân. Đảng và Nhà Nước xác định xây dựng nông thôn
mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn xã xã hội, trong đó
41

công tác dân vận đóng vai trò hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định cho
sự thành công.
42

Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DÂN VẬN TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN NAM ĐÀN,
TỈNH NGHỆ AN

2.1. Khái quát về huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An


2.1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư
* Điều kiện tự nhiên
Nam Đàn là huyện đồng bằng nửa đồi núi, nằm ở hạ lưu sông Lam.
Phía Nam giáp huyện Đức Thọ và huyện Hương Sơn của tỉnh Hà Tĩnh, phía
Tây giáp huyện Thanh Chương và huyện Đô Lương, phía Bắc giáp huyện Đô
Lương và huyện Nghi Lộc, phía Đông giáp huyện Hưng Nguyên. Nam Đàn
cách thành phố Vinh 20km về phía Tây, diện tích tự nhiên 294 km 2, có 23 xã
và 1 thị trấn, trong đó có 5 xã miền núi thấp.
43

Huyện Nam Đàn nằm giữa hai dãy núi: Đại Huệ ở phía Bắc và Thiên
Nhẫn ở phía Tây Nam, bị chia cắt bởi con sông Lam tạo ra hai vùng tả ngạn
và hữu ngạn, bên cạnh đó còn có sông Đào chảy từ Ba ra (Thị trấn) xuống
Bến Thuỷ cho nên đồng bằng bị chia cắt bởi sông Lam và sông Đào. Vùng
đồi núi gần sườn Nam dãy Đại Huệ và sườn Đông Bắc dãy Thiên Nhẫn có
cao trình trên 200m, độ dốc trên 180.
Thời tiết và khí hậu của huyện Nam Đàn tương đối khắc nghiệt, nằm
trong vùng khí hậu chuyển tiếp, vừa mang đặc tính mùa đông lạnh của khí
hậu miền Bắc, vừa mang đặc tính nắng nóng của khí hậu miền Nam, được
chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9, mùa lạnh từ
tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là
1.637 giờ. Độ ẩm không khí bình quân năm 86%, tháng có độ ẩm cao nhất vào
tháng 1, 2, đạt > 90%, tháng có độ ẩm không khí thấp nhất vào tháng 7, chỉ đạt
74%.
* Dân số và nguồn nhân lực
Tổng dân số toàn huyện, tính đến 31/12/2013 có 152.112 người,
trong đó: nữ chiếm 50,58%. Tổng số hộ gia đình 40.029 hộ, trong đó hộ
nông nghiệp là 27.889 hộ, phân bố tương đối đồng đều giữa các vùng. Tỷ
lệ tăng dân số tự nhiên năm 2013 là 0,71%. Tổng số lao động trong độ tuổi
là 83.247 người chiếm 54,73% dân số, trong đó lao động nữ chiếm 52,4%;
lao động nông nghiệp 65,8%; lao động thiếu việc làm thời vụ là 10.700
người chiếm 12,85% tổng số lao động, trong đó nữ chiếm 39,2%. Tổng số
lao động đang làm việc là 73.679 người = 88,5% tổng số, trong đó ngành
nông nghiệp có 62.110 người = 84,3%, ngành công nghiệp - xây dựng cơ
bản có 3619 người = 4,9%, ngành dịch vụ có 7742 người = 9,96%, ngành
khác có 208 người = 0,28%.
44

Nguồn nhân lực lao động khá dồi dào. Hàng năm, có khoảng 2.000
người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm, chủ yếu là
học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Mức sống của người dân ngày càng được nâng cao nên chất lượng dân
số được cải thiện, tuổi thọ bình quân được nâng dần. Các chỉ số về thể lực
như chiều cao, cân nặng có nhiều tiến bộ qua các năm.
Lực lượng lao động của huyện khá dồi dào và có nhiều kinh nghiệm
trong lao động sản xuất. Tuy nhiên, lao động chủ yếu thuần nông nên trình độ
tay nghề còn thấp, trình độ chuyên môn kỷ thuật cao còn ít.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và xây dựng hệ
thống chính trị
2.1.2.1. Tình hình kinh tế
Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, giai đoạn 2010 - 2015 tăng bình quân
10,05%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 30 triệu đồng. Cơ
cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - thuỷ sản
từ 45,10% năm 2010 xuống còn 35,12% năm 2015; tỷ trọng ngành công nghiệp
- xây dựng tăng từ 28,93% năm 2010 lên 36,21% năm 2015; tỷ trọng ngành dịch
vụ tăng từ 25,97% năm 2010 lên 28,67% năm 2015.
Sản xuất nông nghiệp phát triển khá toàn diện, khai thác tốt mặt bằng
đất đai, thực hiện có hiệu quả việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tích cực áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là các loại giống có
hiệu quả kinh tế cao. Giá trị sản xuất đất nông nghiệp tăng cao, năm 2010
bình quân đạt 42 triệu đồng/ha/năm, đến năm 2015 đã có 100% đất nông
nghiệp đạt 70 triệu đồng/ha/năm, trong đó có 72% diện tích đạt trên 75 triệu
đồng/ha/năm trở lên.
Chăn nuôi phát triển đa dạng theo hướng trang trại, gia trại và sản xuất
hàng hoá; năng suất, chất lượng tổng đàn được nâng cao. Sản lượng thịt hơi
45

xuất chuồng năm 2015 đạt 12.277 tấn, tăng 20,66% so với năm 2010. Tỷ
trọng giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp chiếm 32,23%.
Công tác nuôi trồng, khai thác nguồn lợi thủy sản được thực hiện khá
tốt; một số con đặc sản được đưa vào chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Khuyến khích phát triển trang trại, một số trang trại được đầu tư, mở rông quy
mô và nâng cao hiệu quả sản xuất. Toàn huyện có 32 trang trại đạt từ 700 triệu
đồng trở lên/năm, tạo việc làm cho 1.460 lao động thường xuyên và 1.400 lao
động thời vụ. Công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng, cải tạo vườn tạp,
phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như hồng, chanh, quýt, đào...
được quan tâm.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển khá nhanh cả về số lượng,
quy mô và ngành nghề, thu hút được nhiều cơ sở công nghiệp lớn vào địa bàn
huyện và sản xuất có hiệu quả như: sản xuất bia, may mặc, công nghiệp công
nghệ cao. Một số sản phẩm tiếp tục tăng khá như gạch nung, cát, sỏi, đá hộc,
hàng may mặc, bia, chế biến lương thực... Sản lượng gạch nung đạt
105.000.000 viên, tăng 20.700.000 viên so năm 2010; cát, sỏi đạt
1.662.600m3, tăng 410.500m3 so năm 2010; đá hộc đạt 227.810m3; bia đạt
45.000.000 lít; may mặc đạt 7.200.000 sản phẩm; chế biến lương thực đạt
93.600 tấn; sản lượng nước sạch đạt 2.157.500m3.
Phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề; hiện nay toàn huyện có
2.085 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và 4 làng nghề, tăng 220 cơ sở và 2
làng nghề so với năm 2010, đã giải quyết việc làm cho 3.299 lao động.
Thu hút đầu tư được quan tâm chỉ đạo và đạt được nhiều kết quả. Trên
địa bàn một số nhà máy đi vào sản xuất đã giải quyết việc làm cho gần 6.500
lao động và tăng nguồn thu cho địa phương như: Nhà máy Bia Sài Gòn -
Sông Lam, nhà máy may xuất khẩu HAIVINA - Kim Liên, nhà máy sợi may
Nam Đàn - HANOSIMEX, phân xưởng số 1 - Dự án Tổ hợp công nghiệp
công nghệ cao của công ty VN - Nam Đàn Vạn An,… Ngoài ra, đã khởi công
46

xây dựng nhà máy nước thô tại Thị trấn; triển khai các công trình thuộc Dự án
phân lũ vùng năm Nam, xúc tiến đầu tư Dự án đường vành đai phía Bắc của
huyện…
Các hoạt động thương mại dịch vụ phát triển khá đa dạng, phong phú,
cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sản xuất của nhân dân. Số cơ sở kinh
doanh thương mại tăng từ 3.859 cơ sở năm 2010, lên 5.119 năm 2015; số lao
động tăng từ 7.659 lao động năm 2010 lên 10.119 lao động năm 2015; doanh
thu từ hoạt động dịch vụ thương mại tăng từ 824 tỷ đồng năm 2010, lên 1.005
tỷ đồng năm 2015.
Số cơ sở kinh doanh thương mại, số lao động hoạt động trong lĩnh vực
dịch vụ và doanh thu từ dịch vụ, thương mại tăng lên. Dịch vụ vận tải phát
triển nhanh và đa dạng, nhất là vận tải hành khách và vận chuyển hàng hóa.
Dịch vụ viễn thông tiếp tục phát triển, đến nay tất cả các cơ quan, trường học,
trụ sở các xã, thị trấn và nhiều hộ gia đình được kết nối sử dụng internet; các
loại hình dịch vụ truyền hình mới được sử dụng khá phổ biến… đáp ứng ngày
càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân.
2.1.2.2. Tình hình văn hóa - xã hội
* Giáo dục và Đào tạo:
Quy mô trường lớp ổn định, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của nhân
dân. Đến nay, toàn huyện có 79 trường học, bao gồm 27 trường Mầm non, 26
trường Tiểu học, 20 trường THCS, 1 trường PTCS, 5 trường THPT (trong đó có
51 trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 64,6%). Ngoài ra, có 1 Trung tâm Giáo dục
Thường xuyên, 1 Trung tâm Dạy nghề, 1 Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị và 24
Trung tâm học tập cộng đồng.
Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, chất lượng mũi nhọn có
chuyển biến. Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập tiểu học và phổ cập
trung học cơ sở, hoàn thành phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi; chất lượng đội
ngũ cán bộ quản lý và giáo viên được nâng lên, 100% giáo viên đạt chuẩn,
47

trong đó 86% đạt trên chuẩn; có 1.145 giáo viên giỏi huyện chiếm 61%, 221
giáo viên giỏi tỉnh chiếm 8,4%. Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng
xã hội học tập chuyển biến tích cực. Hiện nay 100% xã, thị trấn, cơ quan, đơn
vị xây dựng được quỹ khuyến học. Hàng năm, có 1.200 - 1.300 em thi đậu
vào các trường đại học, cao đẳng.
* Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng
Quan tâm triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về y
tế, công tác y học dự phòng, không để xảy ra các dịch bệnh lớn. Cơ sở khám,
chữa bệnh được tăng cường về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Quan tâm đưa các
tiến bộ khoa học kỷ thuật vào chẩn đoán và điều trị bệnh tại các cơ sở y tế. Hiện
nay, trên địa bàn có 1 bệnh viện đa khoa, 2 phòng khám khu vực; 24 trạm y
tế. Năm 2015 đạt 24 giường bệnh/1 vạn dân; có 83,3% xã, thị trấn đạt chuẩn
quốc gia về y tế; 68% dân số có thẻ bảo hiểm y tế; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy
dinh dưỡng giảm xuống còn 13,5%.
Các chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình được phối hợp thực hiện có
hiệu quả, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên năm 2015 ổn định dưới 7%o. Chất
lượng dân số và tuổi thọ bình quân được nâng lên.
* Văn hoá, thông tin, thể dục thể thao
Năm 2002, được Tỉnh chọn xây dựng huyện điểm về văn hoá, Nam
Đàn đã đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”
bằng các nội dung cụ thể như xây dựng thiết chế văn hoá thể thao đồng bộ,
xây dựng gia đình văn hóa, đơn vị văn hoá. Hiện nay, tỷ lệ gia đình văn hoá
đạt 84%; khối, xóm văn hoá đạt 68,1%, có 75% số xã cơ bản hoàn thành hệ
thống thiết chế văn hoá, thể thao theo chuẩn quốc gia; 100% xóm, khối có nhà
văn hoá. Ngoài ra, mỗi xã có 1 nhà văn hóa, 01 sân vận động; huyện có 01 nhà
văn hoá lớn, 03 nhà thi đấu thể thao đa chức năng và 02 thư viện.
Công tác thông tin, tuyên truyền được thực hiện khá tốt; hệ thống
truyền thanh từ huyện đến cơ sở được củng cố và phát huy hiệu quả. Đến nay,
48

toàn huyện có 23 đài truyền thanh không dây và 1 đài truyền thanh có dây. Tỷ
lệ phủ sóng phát thanh, truyền hình đạt 100%.
Công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn
hóa trên địa bàn được quan tâm thực hiện tốt. Các lễ hội truyền thống được
bảo tồn và tổ chức ngày càng thiết thực như: Lễ hội Làng Sen, Lễ hội Đền
Vua Mai, Lễ hội Đền Nhạn Tháp. Xây dựng một số công trình văn hóa tâm
linh có quy mô lớn như Đền thờ những người thân trong gia đình Bác Hồ (tại
núi Chung, xã Kim Liên), chùa Đại Tuệ (xã Nam Anh), chùa Viên Quang (xã
Nam Thanh),… Hiện nay, Nam Đàn là địa phương có số lượng di tích lịch sử
văn hóa nhiều nhất tỉnh Nghệ An (149 di tích, trong đó có 23 di tích cấp quốc
gia và 10 di tích cấp tỉnh), trong đó có nhiều di tích lịch sử có giá trị và lợi thế
để khai thác phát triển du lịch như: Khu Di tích Kim Liên, Cụm Di tích Vua
Mai, Nhà lưu niệm Phan Bội Châu, chùa Đại Tuệ...
Hoạt động thể dục, thể thao phát triển tốt. Phong trào “Rèn luyện thân
thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” ngày càng thu hút nhiều người tham gia và trở
thành nhu cầu không thể thiếu trong một bộ phận dân cư. Tỷ lệ người dân
tham gia luyện tập thường xuyên là 35%. Tại tất cả các xã, xóm, khối đều có
đội bóng đá, bóng chuyền, cầu lông; nhiều xóm, khối có câu lạc bộ văn hoá
văn nghệ, thể dục thể thao,...
* Công tác chính sách xã hội
Các chính sách xã hội được triển khai thực hiện kịp thời, đúng quy định,
nhất là chính sách đối với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội. Quan tâm
đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo, đến nay số hộ nghèo giảm xuống còn
996 hộ, chiếm tỷ lệ 2,5%, giảm 5.852 hộ nghèo so với năm 2010. Công tác đào
tạo nghề thực hiện tốt, số lao động qua đào tạo, tập huấn chiếm 55%. Từ năm
2010 đến nay tạo việc làm mới cho gần 17.000 người, trong đó hơn 7.000 lượt
người đi xuất khẩu lao động. Thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em,
có 24/24 xã, thị trấn đạt chuẩn xã, thị phù hợp với trẻ em. Hàng năm triển khai
49

thực hiện tốt các cuộc vận động ủng hộ xây dựng quỹ vì người nghèo và các
cuộc vận động vì mục đích nhân đạo, từ thiện khác.
2.1.2.3. Tình hình quốc phòng - an ninh
Quan tâm thực hiện công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc
phòng, an ninh; chú trọng tuyên truyền, nâng cao cảnh giác, đấu tranh làm
thất bại âm mưu thủ đoạn “diễn biến hòa bình” và hoạt động chống phá của
các thế lực thù địch. Thực hiện có hiệu quả 05 nội dung về xây dựng cơ sở an
toàn làm chủ - sẵn sàng chiến đấu. Tổ chức tốt các cuộc diễn tập phòng chống
lụt bão, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu sập đổ công trình cấp huyện; diễn
tập chiến đấu trị an kết hợp phòng chống thiên tai ở cấp cơ sở. Hàng năm,
hoàn thành công tác tuyển giao quân, chính sách hậu phương quân đội.
Chủ động nắm chắc tình hình, có nhiều chủ trương, biện pháp giải
quyết hiệu quả các vấn đề nổi lên về an ninh trật tự, đảm bảo tốt an ninh vùng
đặc thù, an ninh nội bộ, an ninh nông thôn, an ninh kinh tế, an ninh văn hóa -
tư tưởng, an ninh thông tin. Tích cực phòng ngừa, phát hiện, bắt giữ, xử lý
nghiêm các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. Đấu tranh kiên quyết với
các loại tội phạm, tệ nạn xã hội; tăng cường công tác quản lý nhà nước về trật
tự xã hội, quản lý chặt chẽ các công trình quan trọng về an ninh - quốc phòng;
củng cố và nâng cao chất lượng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc,
không để xảy ra "điểm nóng" và diễn biến phức tạp. Nhìn chung, tình hình an
ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội cơ bản được đảm bảo.
2.1.2.4. Xây dựng hệ thống chính trị
Tập trung xây dựng và củng cố hệ thống chính trị vững mạnh. Khẳng
định và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, điều hành của Chính quyền, công
tác tham mưu của các ban ngành, đoàn thể.
Triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết hội nghị lần thứ tư Ban
Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng
Đảng hiện nay" trong các tổ chức Đảng và từng đảng viên. Qua kiểm điểm đã
50

chỉ rõ được những khuyết điểm, yếu kém và xác định những việc cần làm
ngay sau kiểm điểm cùng các giải pháp khắc phục cho từng tập thể, cá nhân.
Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền và
các tổ chức chính trị - xã hội. Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong
Đảng. Thông qua quy chế làm việc, quy định rõ chức trách, nhiệm vụ, quyền
hạn của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực cấp ủy về chế độ tập thể
lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
2.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới của huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An
2.2.1. Công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng Nông thôn mới
* Công tác lập quy hoạch
Xác định rõ Quy hoạch là nội dung quan trọng, Ban chỉ đạo xây dựng
nông thôn mới huyện đã chỉ đạo các xã tập trung cao cho công tác quy hoạch,
tổ chức tập huấn, hướng dẫn các xã chọn tư vấn phối hợp lập quy hoạch. Sau
khi đơn vị tư vấn và xã lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới, Tổ thẩm định
nông thôn mới huyện đã tiến hành thẩm định thuyết minh, đồ án và bản đồ
quy hoạch, yêu cầu tất cả các nội dung trong đồ án quy hoạch phải được thể
hiện rõ trên bản đồ quy hoạch. Trên cơ sở đó tham mưu cho UBND huyện
phê duyệt. Năm 2010 chưa có xã nào đạt tiêu chí về quy hoạch; đến nay 23/23
xã đã đạt tiêu chí về quy hoạch.
* Quản lý quy hoạch
Để làm tốt công tác quản lý quy hoạch, UBND huyện đã chỉ đạo các xã
tổ chức công bố quy hoạch thông qua các cuộc họp xóm, sinh hoạt các chi
đoàn, chi hội, phóng to quy hoạch treo tại nhà văn hóa các xóm, một số cụm
pa-nô; tổ chức cắm mốc quy hoạch hệ thống giao thông và các khu chức
năng. Đến nay, các xã đã hoàn thành việc công bố quy hoạch và cắm mốc quy
hoạch.
51

* Xây dựng Đề án nông thôn mới


Thực hiện công văn số 327-PTNT/TGV, ngày 11/3/2011 của Ban chỉ
đạo chương trình nông thôn mới tỉnh Nghệ An về hướng dẫn xây dựng đề án
nông thôn mới cấp xã giai đoạn 2010 - 2020, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn
mới huyện đã ban hành Công văn số 344-BCĐ/NTM ngày 30/3/2011 triển
khai cho các xã thực hiện. Đến nay 23/23 xã đã hoàn thành việc xây dựng đề
án và đã được UBND huyện phê duyệt.
2.2.2. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân
Đây là một trong những nội dung chủ yếu, xuyên suốt quá trình thực
hiện xây dựng nông thôn mới và là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững,
lâu dài, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân nông thôn. Trong quá
trình thực hiện, cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ
sở đã tập trung chỉ đạo xây dựng mô hình phát triển sản xuất, nâng cao thu
nhập cho người dân, như: sản xuất rau màu hàng hóa của các xã Nam Xuân,
Nam Anh, Xuân Hòa, Nam Thanh, Trang trại Đại Phượng; rau bầu ngọt xã
Nam Thái, Nam Hưng; ớt cay xuất khẩu xã Hùng Tiến, Khánh Sơn, Nam
Cường; bò vỗ béo xã Hồng Long, Nam Cường; nuôi gà an toàn sinh học xã
Kim Liên, Nam Giang, Nam Cát... Đặc biệt là mô hình hoa lý, mướp đắng,
cây hẹ ở Nam Anh, Nam Xuân cho thu nhập 300 - 350 triệu đồng/ha/năm.
Hình thức tổ chức sản xuất được quan tâm củng cố và phát triển. Thực
hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU ngày 23/10/2010 của Ban Chấp hành Huyện
ủy về tiếp tục đổi mới và phát triển Hợp tác xã trên địa bàn, đến nay đã hoàn
thành việc giải thể 36/36 hợp tác xã cũ và thành lập được 30 hợp tác xã dịch
vụ Nông nghiệp mới bước đầu đi vào hoạt động có hiệu quả. Nhiều địa
phương đã thành lập được các tổ hợp tác duy trì hoạt động theo đúng qui định
tại Nghị định 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ và Thông tư
số 04/2008/TT-BKH ngày 09/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Một số hợp
tác xã và tổ hợp tác đã thực hiện mối liên kết với hộ nông dân và các doanh
52

nghiệp, tạo điều kiện ổn định cho đầu ra của sản phẩm và người nông dân yên
tâm sản xuất.
Năm 2010 mới chỉ có 01/23 xã đạt tiêu chí thu nhập, đến nay có 22/23
xã đạt tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất và nâng cao thu nhập theo quy định.
2.2.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu
Để đẩy mạnh việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các địa
phương đã phát động phong trào hiến đất mở rộng đường giao thông thôn
xóm, giao thông nội đồng và xây dựng các công trình phúc lợi khác. Với
phương châm tranh thủ sự đầu tư hỗ trợ từ bên ngoài, đồng thời phát huy nội
lực từ nhân dân, qua 4 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới, hệ thống hạ
tầng kinh tế - xã hội huyện Nam Đàn được đầu tư xây dựng khá đồng bộ.
Toàn huyện đã xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo nhiều công trình quan trọng,
cụ thể đã cứng hoá được 443,98 km đường giao thông nông thôn các loại,
trong đó nhựa hóa 118,43 km, bê tông hóa 325,55 km; kiên cố hoá 70 km
kênh mương, nâng tổng số km kênh mương được kiên cố hóa lên 360/518 km,
chiếm tỷ lệ 69,5%; xây dựng mới 14 trụ sở UBND xã; xây dựng mới 4 và
nâng cấp 03 nhà văn hóa xã; xây dựng mới 25 và nâng cấp 48 nhà văn hoá
xóm; xây mới và nâng cấp phòng học tại 42 trường học các cấp: Mầm non,
Tiểu học, THCS; xây mới 11 Trạm Y tế xã và nhiều công trình khác. Tổng
kinh phí huy động cho xây dựng cơ sở hạ tầng đạt trên 830 tỷ đồng.
Năm 2010, trên địa bàn huyện chưa có xã nào đạt tiêu chí về giao thông
(tiêu chí số 2), tiêu chí về thủy lợi (tiêu chí số 3) và mới chỉ có 9/23 xã đạt
tiêu chí về điện (tiêu chí số 4), 2/23 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất trường học
(tiêu chí số 5), 2/23 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa (tiêu chí số 6), 1/23
xã đạt tiêu chí về chợ nông thôn (tiêu chí số 7), 9/23 xã đạt tiêu chí về bưu
điện (tiêu chí số 8), 4/23 xã đạt tiêu chí về nhà ở dân cư (tiêu chí số 9). Đến
tháng 6 năm 2015 đã có 7/23 xã đạt tiêu chí về giao thông (tiêu chí số 2),
12/23 xã đạt tiêu chí về thủy lợi (tiêu chí số 3), 23/23 xã đạt tiêu chí về điện
53

(tiêu chí số 4), 14/23 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất trường học (tiêu chí số 5),
9/23 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa (tiêu chí số 6), 16/23 xã đạt tiêu chí
về chợ nông thôn (tiêu chí số 7), 23/23 xã đạt tiêu chí về bưu điện (tiêu chí số
8), 23/23 xã đạt tiêu chí về nhà ở dân cư (tiêu chí số 9).
2.2.4. Phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường
2.2.4.1. Phát triển văn hóa
Trên cơ sở xác định phát triển văn hóa theo chuẩn nông thôn mới vừa là
mục tiêu, vừa là nhiệm vụ có tầm chiến lược để đảm bảo cho sự phát triển bền
vững, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể từ
huyện đến cơ sở đã tích cực triển khai Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày
5/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án “Phát triển văn
hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”; Nghị quyết số 25-
NQ/HU ngày 12/7/2012 của Ban Thường vụ Huyện ủy Nam Đàn về việc xây
dựng và phát triển đời sống văn hóa huyện Nam Đàn giai đoạn 2012 - 2015,
có tính đến năm 2020” bằng nhiều chương trình, kế hoạch cụ thể.
Triển khai có hiệu quả các nội dung của phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa” như xây dựng gia đình văn hoá, nếp sống văn
hoá, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng dân cư… Chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể từ huyện đến cơ sở thường xuyên quan
tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa,
kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam để
vận động xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Hàng năm, chỉ đạo các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động và tổ chức cho
nhân dân đăng ký xây dựng gia đình văn hóa. Cuối năm, tiến hành bình xét và cấp
giấy chứng nhận cho các gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa; chỉ đạo các xóm bình xét
gia đình văn hóa tiêu biểu để khen thưởng nhân dịp tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết
toàn dân (ngày 18/11). Tổ chức liên hoan gia đình văn hóa tiêu biểu ở huyện và
cơ sở nhân ngày Gia đình Việt Nam để kịp thời biểu dương và nhân rộng các
54

mô hình gia đình tiêu biểu trên các lĩnh vực, gia đình làm kinh tế giỏi, gia
đình hiếu học, gia đình trẻ hạnh phúc, gia đình nhiều thế hệ chung sống mẫu
mực,… Hiện nay, tỷ lệ hộ gia đình văn hóa đạt 84%.
Song song với việc nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa, các
địa phương đã đẩy mạnh phong trào xây dựng xóm (khối) văn hóa bằng
những việc làm cụ thể như: vận động nhân dân thực hiện tốt nếp sống văn
minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; bài trừ các tệ nạn xã hội, hiện tượng
mê tín dị đoan; phát huy vai trò của các trung tâm văn hóa - thể thao xã, tổ
chức các hoạt động văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao nhằm nâng cao mức
hưởng thụ về văn hóa, thu hút cư dân nông thôn tham gia vào các hoạt động
văn hóa, thể dục, thể thao trên địa bàn; xây dựng cộng đồng nông thôn ổn
định về chính trị, dân chủ, hòa thuận, nhân ái giàu bản sắc dân tộc, có môi
trường xanh - sạch - đẹp - an toàn. Tỷ lệ xóm (khối) văn hóa đạt 68,1%.
Đẩy mạnh phong trào xây dựng thiết chế văn hóa thể thao đồng bộ với
phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”. Hầu hết các xóm đều tập
trung nâng cấp, xây dựng mới nhà văn hóa, khu thể thao gắn với phong trào
xây dựng làng văn hóa đảm bảo nhu cầu sinh hoạt văn hóa thể thao của nhân
dân địa phương. Các hoạt động văn hóa, thể thao được tổ chức thường xuyên
hơn nhằm xây dựng hạt nhân văn hóa, hạt nhân thể thao làm nòng cốt để duy
trì thường xuyên các phong trào. Hoạt động của nhà văn hóa, khu thể thao
xóm ngày càng đi vào nề nếp và chất lượng. Đến nay có 23/23 xã, 320/320
xóm có nhà văn hóa, trong đó có 15/23 xã và 196/320 xóm có nhà văn hóa đạt
chuẩn theo quy định.
Tăng cường, đa dạng hóa các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể
thao quần chúng ở nông thôn phù hợp các tầng lớp và lứa tuổi. Hàng năm, tổ
chức tốt các hội thi, hội diễn, giải thi đấu,… thu hút đông đảo các tầng lớp
nhân dân tham gia. Xây dựng và phát triển các loại hình câu lạc bộ như câu
lạc bộ Hát ví Phường Vải, Dân ca Ví giặm, Bóng chuyền, Cầu lông, Bóng
55

bàn, Gia đình thể thao, Tâm năng dưỡng sinh,… nhằm nâng cao đời sống văn
hóa tinh thần cho nhân dân.
Năm 2010, toàn huyện có 05/23 xã đạt tiêu chí về văn hóa; đến nay, có
12/23 xã đạt tiêu chí về văn hóa.
2.2.4.2. Giáo dục và Đào tạo
Với quyết tâm thực hiện đạt tiêu chí nông thôn mới về Giáo dục và Đào
tạo theo kế hoạch đã xác định, ngành Giáo dục và Đào tạo đã tích cực, chủ
động tham mưu nhiều giải pháp để triển khai xây dựng trường đạt chuẩn quốc
gia, nhất là giải pháp để đạt được tiêu chí về cơ sở vật chất trường học.
Thường xuyên quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, từ đó nâng cao
chất lượng giáo dục văn hóa và giáo dục đạo đức cho học sinh đạt chuẩn theo
quy định.
Tập trung chỉ đạo các trường tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ
năng; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lý học sinh;
tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống; đổi mới đồng bộ
phương pháp dạy, phương pháp học và kiểm tra, đánh giá; tăng cường cơ hội
tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; tiếp tục triển khai dạy
học ngoại ngữ theo chương trình mới ở những nơi có đủ điều kiện; duy trì,
củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
Tập trung đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý, chỉ đạo. Xây dựng đội
ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt
tình, tâm huyết và say mê sang tạo. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học và quản lý. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, xây
dựng quỹ khuyến học, khuyến tài; phát huy hiệu quả hoạt động của các Trung
tâm học tập cộng đồng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Nhìn chung, chất lượng giáo dục toàn diện được quan tâm, tỷ lệ huy
động trẻ 5 tuổi đạt 100%; giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục
tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS; tỷ lệ phổ cập giáo dục trên
56

toàn huyện đều đạt; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học THPT,
bổ túc, học nghề bình quân đạt trên 95%; 21/23 xã có tỷ lệ lao động qua đào
tạo trên 35%. Từ năm 2010 đến nay xây dựng được 18 trường đạt chuẩn quốc
gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 51/79 trường, đạt tỷ lệ 64,6%.
Năm 2010 mới chỉ có 2/23 xã đạt tiêu chí nông thôn mới về trường học, 5/23
xã đạt tiêu chí về giáo dục, đến nay đã có 14/23 xã đạt tiêu chí nông thôn mới
về trường học, 22/23 xã đạt tiêu chí về giáo dục.
2.2.4.3. Y tế
Để đạt được tiêu chí về y tế đòi hỏi trạm y tế xã phải đạt chuẩn quốc
gia theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế tại Quyết định số 3447/QĐ-BYT
ngày 22/9/2011 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn
2011 - 2020 và tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế đạt từ 70% trở lên.
Trong những năm qua, ngành y tế đã nỗ lực tham mưu đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng và trang thiết bị khá đồng bộ. Cơ sở vật chất của nhiều trạm y tế
xã đã được xây dựng theo đúng diện tích và quy mô nhà trạm, đội ngũ cán bộ
ngành y tế thường xuyên được bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ban đầu cho người dân tại các
tuyến y tế cơ sở. Quan tâm khám và điều trị cho đối tượng chính sách, người
cao tuổi, người nghèo,…
Chú trọng công tác tuyên truyền Luật Bảo hiểm Y tế và các chính sách
liên quan đến bảo hiểm y tế trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông
qua hội nghị, các lớp tập huấn, phát tờ rơi đến tận hộ gia đình, giải thích cho
nhân dân hiểu rõ về quyền và lợi ích của người tham gia bảo hiểm để người
dân tự nguyện và yên tâm mua bảo hiểm y tế.
Năm 2010, toàn huyện có 11/23 xã đạt tiêu chí nông thôn mới về y tế;
đến nay có 15/23 xã đạt tiêu chí nông thôn mới về y tế. Tỷ lệ người dân tham
gia bảo hiểm y tế bình quân đạt 68%.
57

2.2.4.4. Bảo vệ môi trường


Trên cơ sở xác định tiêu chí số 17 về môi trường là một trong những
tiêu chí khó thực hiện, nhưng là tiêu chí hết sức quan trọng làm nên sự thay
đổi về bộ mặt nông thôn mới nên cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn
thể từ huyện đến cơ sở đã hết sức quan tâm và triển khai nhiều biện pháp
nhằm bảo vệ môi trường như: ban hành Nghị quyết về tăng cường công tác
bảo vệ môi trường; tổ chức các chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, chỉ đạo
các xã tổ chức ngày vệ sinh môi trường hàng tháng; xây dựng bãi rác thải
tập trung; xây dựng hệ thống thoát nước ở khu dân cư; đẩy mạnh công tác xã
hội hóa, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường; lồng
ghép với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư”.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đẩy mạnh phong trào “Dân vận
khéo” trong bảo vệ môi trường như: xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”,
xây dựng hố xử lý rác thải tại gia, thực hiện ngày vệ sinh môi trường nơi
công cộng, ngày Chủ nhật xanh, đoạn đường tự quản, đoạn đường xanh -
sạch - đẹp,… Nhiều xã ký kết hợp đồng thu gom rác thải với công ty môi
trường đô thị Vinh nên đã hạn chế cơ bản tình trạng vứt rác bừa bãi không
đúng nơi quy định.
Tổ chức tập huấn, tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm về công
tác bảo vệ môi trường cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa
bàn. Đến nay, hầu hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tiến hành ký
cam kết bảo vệ môi trường và đã được phê duyệt. Hàng năm, UBND huyện
tiến hành các đợt kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, nên hạn chế tình trạng xả thải trực tiếp ra môi trường,
hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến môi trường.
Quan tâm vấn đề nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
Hiện nay trên địa bàn có 3 nhà máy nước sạch hoạt động có hiệu quả, cung
58

cấp nước sạch cho các hộ dân có nhu cầu, 2 nhà máy nước đang được gấp rút
triển khai thi công để đưa vào sử dụng. Hiện nay tỷ lệ hộ dân thị trấn dùng
nước sạch là 98%, tỷ lệ hộ dân nông thôn dùng nước hợp vệ sinh là 82%.
Quan tâm chỉ đạo công tác quy hoạch xây dựng nghĩa trang nông thôn
mới. Đến nay 23/23 xã đều có quy hoạch nghĩa trang, nhiều xã đã tổ chức xây
dựng nghĩa trang theo quy hoạch, có quy chế quản lý nghĩa trang theo quy
định, được nhân dân đồng tình, ủng hộ.
Sau hơn 4 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới, công tác vệ sinh môi trường ở khu vực nông thôn đã được cải
thiện rõ rệt. Hầu hết các hộ dân đã có ý thức xây dựng nếp sống ngăn nắp,
sạch sẽ, tự giác quét dọn nhà cửa, sân vườn và đoạn đường trước cổng nhà
mình. Nhìn chung, môi trường nông thôn được cải thiện về mọi mặt, không
có các hoạt động gây suy giảm môi trường sống.
Năm 2010, toàn huyện có 03/23 xã đạt tiêu chí về môi trường; đến nay
đã có 17/23 xã đạt tiêu chí này.
2.2.5. Xây dựng hệ thống tổ chức chính trị vững mạnh và giữ gìn
an ninh trật tự xã hội
2.2.5.1. Xây dựng hệ thống tổ chức chính trị vững mạnh
Tập trung xây dựng hệ thống tổ chức chính trị vững mạnh. Quan tâm
nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, vận động quần chúng của đội ngũ cán bộ
cơ sở. Các địa phương đã tích cực rà soát đội ngũ cán bộ theo tiêu chuẩn quy
định; thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng
cán bộ đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên thu hút nguồn nhân
lực chất lượng cao, sinh viên tốt nghiệp đại học xếp loại giỏi về công tác ở
các xã để tạo nguồn cán bộ cho các địa phương.
Ban Thường vụ Huyện ủy đã quan tâm chỉ đạo công tác nhân sự phục vụ
Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020 đảm bảo tiêu chuẩn, cơ cấu, tỷ lệ
59

cán bộ nữ, cán bộ trẻ. Thực hiện luân chuyển một số cán bộ trẻ về công tác tại
các đơn vị có phong trào còn yếu, các đơn vị có vị thế quan trọng để tăng cường,
củng cố hệ thống chính trị và thúc đẩy phong trào.
Bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các tổ chức
trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Tập
trung nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng, chính quyền, hoạt động
của các đoàn thể. Các xã hàng năm phấn đấu xây dựng Đảng bộ vững mạnh;
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Năm 2010, toàn huyện có 13/23 xã đạt tiêu chí về xây dựng hệ thống tổ
chức chính trị vững mạnh; đến nay đã có 15/23 xã đạt tiêu chí này.
2.2.5.2. Giữ gìn an ninh trật tự xã hội
Chỉ đạo các xã thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày
12/5/2011 của Ban Thường vụ Huyện ủy về lãnh đạo nâng cao chất lượng xây
dựng khu vực phòng thủ huyện và xây dựng cơ sở an toàn làm chủ - sẵn sàng
chiến đấu giai đoạn 2011 - 2015, Nghị quyết số 06-NQ/HU ngày 12/5/2011
của Ban Thường vụ Huyện ủy về đảm bảo an ninh trật tự trong tình hình mới.
Hàng năm, Ủy ban Nhân dân các xã đều xây dựng kế hoạch về công tác đảm
bảo an ninh trật tự; tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, biện pháp
bảo đảm an ninh, trật tự và “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
Lực lượng Công an các xã được xây dựng, củng cố ngày càng vững
mạnh. Hoạt động của lực lượng thường trực Công an xã và Công an viên
ngày càng nề nếp, hiệu quả; không để xẩy ra hoạt động phá hoại các mục tiêu,
công trình kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng, chống đối chính quyền, phá
hoại khối đại đoàn kết toàn dân; các hoạt động tuyên truyền, phát triển đạo
trái pháp luật. Hạn chế việc gây rối an ninh trật tự; mâu thuẫn, tranh chấp
phức tạp trong nội bộ nhân dân; hiện tượng khiếu kiện đông người, khiếu kiện
vượt cấp kéo dài. Nhìn chung, các tệ nạn xã hội cơ bản được kiềm chế, các
60

loại tội phạm ngày càng giảm, không có tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Hàng năm, phân loại thi đua có 90 - 95% tập thể công an xã đạt danh hiệu
“Đơn vị tiến tiến” trở lên.
Hiện nay 23/23 xã đã đạt tiêu chí về an ninh trật tự khá bền vững.
2.2.6. Những kết quả thực hiện theo bộ tiêu chí quốc gia về nông
thôn mới
Theo đánh giá hiện trạng năm 2010, 23 xã trên địa bàn huyện mới chỉ
đạt tổng 114 lượt tiêu chí, trong đó có 2 xã đạt 2 tiêu chí (Nam Hưng, Nam
Lĩnh), 6 xã đạt 3 tiêu chí (Nam Thanh, Xuân Lâm, Nam Tân, Nam Lộc, Nam
Phúc, Nam Cường), 3 xã đạt 4 tiêu chí (Vân Diên, Nam Anh, Nam Cát), 6 xã
đạt 5 tiêu chí (Nam Thái, Nam Nghĩa, Hùng Tiến, Hồng Long, Nam Xuân,
Khánh Sơn), 1 xã đạt 6 tiêu chí (Nam Thượng), 2 xã đạt 8 tiêu chí (Xuân Hòa,
Nam Trung), 2 xã đạt 9 tiêu chí (Kim Liên, Nam Kim) và 1 xã đạt 10 tiêu chí
(Nam Giang).
Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, tính đến thời
điểm tháng 6 năm 2015, 23 xã đã đạt tổng 340 lượt tiêu chí, tăng 226 lượt tiêu
chí, trong đó có 3 xã đạt 10 tiêu chí (Nam Tân, Nam Phúc, Nam Cường), 3 xã
đạt 11 tiêu chí (Nam Hưng, Xuân Lâm, Nam Lĩnh), 2 xã đạt 12 tiêu chí (Nam
Lộc, Khánh Sơn), 3 xã đạt 14 tiêu chí (Nam Thái, Nam Thanh, Hồng Long), 1
xã đạt 15 tiêu chí (Hùng Tiến), 1 xã đạt 16 tiêu chí (Nam Kim), 4 xã đạt 17 tiêu
chí (Vân Diên, Nam Thượng, Xuân Hòa, Nam Anh), 2 xã đạt 18 tiêu chí (Nam
Nghĩa, Nam Xuân) và 4 xã đạt 19 tiêu chí và đã được đón nhận bằng đạt chuẩn
quốc gia xây dựng nông thôn mới (Kim Liên, Nam Giang, Nam Cát, Nam
Trung).
61

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI
(Biểu số 1)
Số xã đạt được
Số xã đạt được
TT Tiêu chí Tháng 6 năm
Năm 2010
2015
1 Quy hoạch 0 23
2 Giao thông 0 7
3 Thủy lợi 0 12
4 Điện 9 23
5 Trường học 2 14
6 Cơ sở vật chất văn hóa 2 9
7 Chợ nông thôn 1 16
8 Bưu điện 9 23
9 Nhà ở dân cư 4 23
10 Thu nhập 1 22
11 Hộ nghèo 2 16
Tỷ lệ lao động có việc làm
12 1 23
thường xuyên
13 Hình thức tổ chức sản xuất 23 22
14 Giáo dục 5 22
15 Y tế 11 15
16 Văn hóa 5 22
17 Môi trường 3 17
Hệ thống tổ chức chính trị
18 13 15
xã hội
19 An ninh trật tự xã hội 23 23
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
2.3. Tình hình công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới ở
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
2.3.1. Những kết quả đạt được về công tác dân vận trong xây dựng
nông thôn mới ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
2.3.1.1. Kết quả trong công tác tuyên truyền, phổ biến về chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
62

Cấp ủy, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các ban ngành, đoàn thể và các
tổ chức trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở thường xuyên đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, phổ biến, tạo thành những đợt sinh hoạt chính trị sâu
rộng để toàn Đảng, toàn dân có nhận thức đúng đắn về chủ trương, quan
điểm, giải pháp và đặc biệt là hiểu rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong
xây dựng nông thôn mới.
Ban Chấp hành Huyện ủy ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày
24/12/2010 về việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới huyện Nam Đàn giai đoạn 2010 - 2020. Chỉ đạo UBND huyện căn
cứ vào Nghị quyết của Ban Chấp hành Huyện ủy, các văn bản của cấp trên để
xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, chi tiết cho từng năm và cho cả giai đoạn
2010 - 2020; hướng dẫn các xã xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch xây
dựng nông thôn mới ở xã; tổ chức đào tạo tập huấn cho cán bộ làm công tác
xây dựng nông thôn mới từ huyện đến cơ sở, đặc biệt là quan tâm tập huấn về
xây dựng quy hoạch, thẩm định quy hoạch, công tác lập kế hoạch và tổ chức
thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới; tổ chức tham quan mô hình
nông thôn mới trên địa bàn tỉnh và tỉnh bạn cho các thành viên Ban chỉ đạo và
các xã được chọn làm điểm. Chỉ đạo Đảng ủy các xã ban hành Nghị quyết cụ
thể về xây dựng nông thôn mới tại xã; trước khi ban hành Nghị quyết tổ chức
cho cán bộ, đảng viên và nhân dân góp ý dự thảo Nghị quyết tại hội nghị chi
bộ và các cuộc họp xóm để tranh thủ các ý kiến góp ý và tạo sự thống nhất,
đồng thuận. Uỷ ban Nhân dân các xã chỉ đạo, hướng dẫn các xóm động viên,
khuyến khích nhân dân chủ động chung tay, góp sức thực hiện tốt nội dung
xây dựng nông thôn mới. Các phòng, ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến xã
căn cứ vào Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ và theo chức năng nhiệm
vụ của mình để xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể nhằm tổ chức thực hiện có
hiệu quả. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc chủ trì phối hợp với các tổ chức chính trị -
xã hội thường xuyên phát động các phong trào thi đua để tạo sức mạnh toàn
63

dân tích cực tham gia thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới. Cấp ủy, chính quyền các xã xây dựng kế hoạch triển khai nghị
quyết đến tận các chi bộ; phân công cán bộ, đảng viên đến họp và quán triệt
cho nhân dân ở tất cả các xóm.
Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp huyện do đồng chí
Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban. Chỉ đạo các xã thành lập Ban chỉ đạo
và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên; phối hợp với Mặt trận Tổ
quốc, các đoàn thể tổ chức họp xóm thảo luận, nghiên cứu kỹ chương trình và
các giải pháp tổ chức thực hiện.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân quán triệt, xác định trách
nhiệm cho đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân; lựa chọn tiêu chí và
nội dung phù hợp để tham gia.
Mở các cuộc thi tìm hiểu, các chuyên mục, chuyên trang tuyên truyền
thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mở nhiều lớp tập
huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể và kỹ năng vận động tổ chức phong trào
quần chúng tham gia xây dựng nông thôn mới.
Trong 4 năm thực hiện, Khối dân vận đã chỉ đạo tổ chức 4 hội thi tìm
hiểu về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới bằng hình
thức sân khấu hóa (tổ chức thi từ xóm đến xã, cụm xã và chung kết tại huyện),
bao gồm: Ban Dân vận Huyện ủy chù trì phối hợp tổ chức hội thi “Dân vận
khéo”, Hội Nông dân huyện chù trì phối hợp tổ chức hội thi “Nông dân Nam
Đàn chung tay xây dựng nông thôn mới”, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện chù trì
phối hợp tổ chức hội thi “Phụ nữ Nam Đàn chung sức xây dựng nông thôn
mới”, Huyện Đoàn chù trì phối hợp tổ chức hội thi “Tuổi trẻ Nam Đàn xung
kích xây dựng nông thôn mới”. Ngoài ra, khối dân vận phối hợp chỉ đạo lên
1.883 băng rôn, 2.946 khẩu hiệu viết tường, 686 bảng biểu về bộ tiêu chí và
64

quy hoạch nông thôn mới treo tại nhà văn hóa xã và nhà văn hóa các xóm để
cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân biết và thực hiện.
Công tác tuyên truyền thực sự góp phần nâng cao nhận thức, ý thức
trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân
dân, từ đó thúc đẩy tiến trình xây dựng nông thôn mới ở Nam Đàn.
2.3.1.2. Kết quả tổ chức cho nhân dân tham gia xây dựng quy hoạch,
các đề án về nông thôn mới
Nội dung quy hoạch xây dựng nông thôn mới phải thể hiện rõ các nội
dung chính: quy hoạch không gian bố trí sử dụng đất sản xuất, hạ tầng kinh tế
- xã hội, khu dân cư. Trên cơ sở hiện trạng để điều chỉnh, bổ sung, xây dựng
quy hoạch phù hợp điều kiện kinh tế, xã hội, phong tục, tập quán của địa
phương và Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; đồng thời phù hợp với các
quy hoạch ngành, lĩnh vực của tỉnh và huyện.
Trên cơ sở xác định quy hoạch nông thôn mới có ý nghĩa hết sức quan
trọng, là cơ sở để xây dựng nông thôn mới một cách khoa học và có tính bền
vững, Ban chỉ đạo nông thôn mới huyện đã chỉ đạo các đơn vị cơ sở phải làm
thật tốt công tác dân vận trong quy hoạch, thể hiện qua việc người dân phải
được tham gia ý kiến ngay từ đầu, sau khi được UBND huyện phê duyệt phải
công khai rộng rãi trong cộng đồng dân cư, đồng thời tăng cường sự giám sát
của người dân trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND huyện huyện, 23/23 xã đã lựa
chọn đơn vị tư vấn xây dựng quy hoạch. UBND các xã thành lập tổ công tác
là những người hiểu biết thực trạng địa phương, có kinh nghiệm và khả năng
làm công tác dân vận phối hợp với đơn vị tư vấn khảo sát thực địa, xây dựng
dự thảo quy hoạch với những ý tưởng lớn, tổ chức lấy ý kiến góp ý rộng rãi
trong cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân. Nhiều ý kiến thiết thực của
65

người dân đã được tiếp thu, tạo tâm lý phấn khởi, tin tưởng trong cộng đồng
dân cư.
Sau khi được UBND huyện phê duyệt, 23/23 xã đã tổ chức họp dân để
công bố quy hoạch, đồng thời niêm yết công khai bản đồ quy hoạch tại trụ sở
UBND xã và nhà văn hóa các xóm. Quá trình thực hiện, Khối dân vận đã tích
cực phối hợp với chính quyền trong công tác tuyên truyền, vận động nên cơ
bản tạo được sự đồng tình, ủng hộ, chung sức, đồng lòng của người dân.
Nhiều nơi đã thực hiện rất tốt việc cắm mốc theo quy hoạch, tạo nên sự thay
đổi về nhận thức và trách nhiệm trong cộng đồng dân cư.
Từ quy hoạch đã được phê duyệt, các địa phương tiến hành xây dựng
và triển khai thực hiện các đề án xây dựng nông thôn mới. Song song với việc
coi trọng công tác dân vận trong quy hoạch, 23/23 xã đã hết sức quan tâm
công tác dân vận trong xây dựng và triển khai thực hiện các đề án xây dựng
nông thôn mới. Với phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra",
việc xây dựng đề án nông thôn mới được các địa phương lấy ý kiến rộng rãi
trong các cuộc họp dân. Đối với những công trình xây dựng do nhân dân đóng
góp, nhân dân được bàn và quyết định định mức huy động; đối với những
công trình xây dựng do nhà nước đầu tư nhân dân được biết và có quyền giám
sát theo quy định. Người dân được thảo luận, bàn bạc, lựa chọn thứ tự ưu tiên
trong quá trình xây dựng nông thôn mới với không khí dân chủ và đoàn kết
nên hầu hết đã tích cực ủng hộ, chung tay, góp sức, đồng hành cùng với cấp
ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể.
2.3.1.3. Kết quả tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng
các phong trào thi đua yêu nước nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng nông
thôn mới
66

Trên cơ sở xác định phong trào thi đua yêu nước là động lực quan trọng
để thúc đẩy việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ở các
địa phương, cấp ủy, chính quyền đã lãnh đạo, chỉ đạo 23 xã đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng các phong trào thi
đua yêu nước bằng các nội dung cụ thể.
Hàng năm, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, các ban, ngành, Mặt trận
Tổ quốc, đoàn thể và các xóm đã lựa chọn phát động các phong trào thi đua
yêu nước, phong trào “dân vận khéo” để tạo thành những phong trào hành
động cách mạng trên các lĩnh vực như: Mặt trận Tổ quốc đẩy mạnh phong
trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, "Toàn dân
tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc", "Xây dựng quỹ vì người nghèo”…; Hội
Nông dân đẩy mạnh phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi",
"Nông dân chung tay xây dựng nông thôn mới", "Nông dân tham gia bảo vệ
an ninh, quốc phòng"…; Hội Phụ nữ đẩy mạnh phong trào “Phụ nữ tích cực
học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Năm không ba
sạch”, “Mái ấm tình thương”,…; Đoàn Thanh niên đẩy mạnh phong trào
"Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”,
"Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp", “Thanh niên chung tay xây
dựng nông thôn mới”, “Thanh niên với bảo vệ môi trường”…; Hội Cựu chiến
binh đẩy mạnh phong trào “Cựu chiến binh nêu gương sáng, chung sức đồng
lòng hiến kế, hiến công xây dựng nông thôn mới”, “Xây dựng Tổ tự quản”,
“Xây dựng hố xử lý rác tại gia”, “Xây dựng và bảo vệ Đảng, Chính quyền
trong sạch, vững mạnh”…; các xóm đẩy mạnh phong trào phát triển kinh tế,
xóa đói giảm nghèo, hiến đất làm đường, góp đất chuyển đổi từ ô thửa nhỏ
sang ô thửa lớn, xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ môi trường, toàn dân
tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc, xây dựng khu dân cư tự quản,... Trong 4
năm, toàn huyện đã xây dựng được 918 mô hình, điển hình dân vận khéo
trên các lĩnh vực.
67

Về phát triển kinh tế, các mô hình "Dân vận khéo" trong chuyển đổi cơ
cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi, cải tạo vườn tạp, xây dựng các trang trại chăn
nuôi, xây dựng cánh đồng thu nhập cao, cánh đồng mẫu lớn; phát triển ngành
nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại,… được triển khai sâu rộng,
góp phần đưa kinh tế các địa phương không ngừng phát triển, tăng mức thu
nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 30 triệu đồng.
Về văn hoá - xã hội, các mô hình “Dân vận khéo” trong xây dựng đời
sống văn hoá ở khu dân cư, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng trường
đạt chuẩn quốc gia, bảo vệ môi trường, các hoạt động nhân đạo từ thiện,…
làm cho bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống văn hóa tinh thần của
người dân được cải thiện, tình làng, nghĩa xóm ngày càng nồng ấm. Hiện nay,
320/320 xóm có nhà văn hóa trở thành nơi sinh hoạt văn hóa cho cộng đồng
dân cư, hầu hết các hộ gia đình có hố xử lý rác thải tại gia.
Về quốc phòng - an ninh, nhiều ban ngành, Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể tổ chức ký kết chương trình phối hợp hoạt động với Công an, Ban
chỉ huy Quân sự huyện. Công tác dân vận tập trung tuyên truyền, vận động
nhân dân tham gia phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc"; xây dựng
nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân; xây dựng lực lượng
dân quân tự vệ, tổ tự quản, bảo vệ an ninh xóm, khối; hoạt động hoà giải tại
cộng đồng dân cư; toàn huyện có gần 2.000 tổ tự quản hoạt động có hiệu quả.
Công tác dân vận đã góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

2.3.1.4. Kết quả vận động nhân dân đóng góp các nguồn lực tham gia
xây dựng nông thôn mới
Trong 19 tiêu chí với 39 nội dung xây dựng nông thôn mới, có nhiều
tiêu chí và nội dung muốn thành công phải huy động được các nguồn lực
trong cộng đồng dân cư. Hệ thống dân vận từ huyện đến cơ sở đã tích cực vận
động nhân dân thực hiện vai trò chủ thể của mình qua việc chủ động đầu tư
68

công sức tiền của để chỉnh trang nhà cửa, ruộng vườn của gia đình, đóng góp
xây dựng các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng của địa phương (giao thông
nông thôn, giao thông nội đồng, kiên cố hóa kênh mương, xây dựng nhà văn
hóa, thiết chế văn hóa, cổng làng, vệ sinh công cộng, xây dựng nghĩa trang
nông thôn mới...) bằng ngày công lao động, tiền mặt, nguyên vật liệu, máy móc,
trang thiết bị, hiến đất…
Sau 4 năm thực hiện chương trình, hệ thống dân vận các cấp huyện
Nam Đàn đã vận động được 2.388 hộ, hiến 126.305 m2 đất, trong đó: đất vườn
37.908 m2, đất sản xuất 79.584 m2 (không kể người dân góp đất để thực hiện
chuyển đổi ruộng đất); phá dỡ 9.452 m2 bờ rào và cổng ngõ; tham gia gần
28.000 ngày công để làm đường giao thông; đóng góp cứng hoá được hơn
285 km đường giao thông nông thôn các loại, nâng tổng số km đường trục xã
đạt chuẩn lên 292/344 km, chiếm 85%; kiên cố hoá 70 km kênh mương, nâng
tổng số km kênh mương được kiên cố hóa lên 364/518 km, chiếm 70,2%: xây
dựng mới 14 trụ sở làm việc, 4 văn hóa xã, 25 nhà văn hóa xóm; nâng cấp 3
nhà văn xã, 48 nhà văn hóa xóm; xây mới và nâng cấp 42 phòng học tại 3 cấp
học: Mầm non, Tiểu học, THCS; xây mới 11 Trạm y tế xã và nhiều công trình
khác. Tổng kinh phí huy động cho xây dựng hạ tầng trên 830 tỷ đồng, trong
đó nhân dân đóng gần 230 tỷ đồng.
Thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 08/5/2012 của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy Nghệ An và Nghị quyết số 26/NQ-HU ngày 17/7/2012 của Ban Chấp
hành Huyện ủy Nam Đàn về tăng cường lãnh đạo thực hiện chuyển đổi đất
nông nghiệp để thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới, Khối Dân vận
các xã, Tổ Dân vận các xóm đã vận động nhân dân góp 416,25 ha đất sản
xuất, đóng góp 41,26 tỷ đồng để phục vụ cho công tác chuyển đổi, bình quân
mỗi sào nhân dân đóng góp từ 260.000 đến 350.000 đồng. Có thể khẳng định
kết quả chuyển đổi ruộng đất thành công hơn cả mong đợi: trước khi chuyển
đổi, trên địa bàn huyện có 177.302 thửa đất, sau chuyển đổi giảm xuống còn
69

96.003 thửa đất, giảm 81.299 thửa (= giảm 46%); trước khi chuyển đổi, đa số
các hộ có ruộng canh tác ở 5 - 6 vùng đất khác nhau, thậm chí có hộ 8 - 9
vùng, sau khi chuyển đổi, đại đa số các hộ chỉ còn 1- 3 vùng đồng (liền thửa);
đặc biệt nhiều khẩu chuyển đến nơi khác trong xã do lấy chồng hoặc di
chuyển chỗ ở, trong dịp chuyển đổi đã được điều chuyển diện tích về nơi ở
mới thuận lợi cho sản xuất.
2.3.1.5. Kết quả phối hợp tham gia giải quyết những vướng mắc, vấn
đề nảy sinh trong quá trình xây dựng nông thôn mới
Quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới ở Nam Đàn có một số khó
khăn, vướng mắc và một số vấn đề phát sinh như trình độ nhận thức, ý thức
trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn hạn chế; tư
tưởng bảo thủ, trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của nhà nước vẫn còn nên việc
huy động kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng nhiều nơi còn khó khăn; quy
hoạch và thực hiện quy hoạch nông thôn mới còn nhiều bất cập; công tác vệ
sinh môi trường ở một số nơi chưa tốt, nhất là tại các làng nghề; chưa quan
tâm toàn diện bộ tiêu chí, nhiều nơi hầu như chỉ tập trung vào một số tiêu chí
liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng; sản xuất nông nghiệp nhiều nơi vẫn
mang tính truyền thống, chưa có mô hình quy mô lớn về ứng dụng kỹ thuật
công nghệ cao; đời sống và thu nhập của một bộ phận nông dân còn thấp,
thiếu ổn định; nếp sống và sinh hoạt của người dân nông thôn còn nhiều lạc
hậu, nhà cửa, khuôn viên tường rào, các công trình phụ chưa được quan tâm
chỉnh trang; một số hộ dân không ủng hộ phong trào hiến đất làm đường, đòi
đền bù, gây khó dễ cho quá trình thực hiện tiêu chí về giao thông nông thôn...
Để khắc phục những khó khăn, vướng mắc và những vấn đề phát sinh,
hệ thống dân vận các cấp đã chủ động phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, vận động để người dân hiểu chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây
dựng nông thôn mới, về vai trò chủ thể và quyền lợi được hưởng từ chương
trình xây dựng nông thôn mới. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động,
70

cộng đồng dân cư ngày càng hiểu rõ vai trò, trách nhiệm là chủ thể nên đã tích
cực, chủ động tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới. Sau 4 năm thực
hiện, huyện Nam Đàn là một trong những đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh Nghệ An
về phong trào nhân dân hiến đất, góp tiền, đóng góp ngày công xây dựng
nông thôn mới.
2.3.2. Những hạn chế về công tác dân vận trong xây dựng nông
thôn mới ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
* Những hạn chế và nguyên nhân
Công tác tuyên truyền, phổ biến để toàn Đảng, toàn dân có nhận thức
đúng đắn về chủ trương, quan điểm, giải pháp, đặc biệt là hiểu rõ trách nhiệm
và nghĩa vụ của mình trong xây dựng nông thôn mới ở một số cơ sở chưa
được quan tâm đúng mức nên nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên
và nhân dân còn hạn chế.
Một số cấp uỷ, chính quyền, các phòng, ban, ngành, đoàn thể chưa thực
sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua "Dân vận khéo"
trong xây dựng nông thôn mới. Sự vào cuộc của hệ thống chính trị một số nơi
thiếu tích cực và đồng bộ. Nhiều nơi xây dựng mô hình còn mang tính hình
thức, chưa có chiều sâu, thiếu tính bền vững và sức lan toả. Một số nơi có
biểu hiện áp đặt, không sát thực tiễn.
Một số địa phương vận động nhân dân đóng góp các nguồn lực (hiến
đất; đóng góp tiền, của, ngày công lao động,...) tham gia xây dựng nông thôn
mới kết quả chưa cao, nhiều hộ gia đình chưa tích cực thể hiện vai trò chủ thể
trong xây dựng nông thôn mới; tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của
nhà nước vẫn còn trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Hệ thống dân vận một số nơi chưa tích cực và chủ động trong phối hợp
tham gia giải quyết những vướng mắc, vấn đề nảy sinh trong quá trình xây
dựng nông thôn mới.
* Những vấn đề đặt ra
71

Để triển khai thực hiện thành công 19 tiêu chí quốc gia về xây dựng
nông thôn mới ở các xã trên địa bàn huyện Nam Đàn là điều không hề đơn
giản. Nhiều vấn đề khó khăn, bất cập đặt ra đòi hỏi các cấp, các ngành phải
vào cuộc quyết liệt và phải phát huy tối đa vai trò của công tác dân vận:
Thứ nhất, nông thôn trước đây chưa có quy hoạch cụ thể, nhất là quy
hoạch dân cư, quy hoạch sản xuất, phát triển dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, thị
tứ và quy hoạch cấp thoát nước. Từ khi triển khai chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới, quy hoạch đã được lập và phê duyệt, tuy nhiên
chất lượng quy hoạch một số nơi chưa cao, công tác quản lý và thực hiện còn
nhiều bất cập, nhất là vấn đề mở rộng đường giao thông ở khu dân cư khi liên
quan đến việc phải di dời nhiều hộ gia đình.
Thứ hai, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa được đầu tư được quy
chuẩn, nhất là giao thông, điện, thuỷ lợi, trường học, trạm xá, trụ sở... chưa
đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn.
Thứ ba, sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, chưa hình thành được các
vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá tập trung, chất lượng chưa đảm bảo, việc
ứng dụng khoa học kỷ thuật vào sản xuất thâm canh còn hạn chế.
Thứ tư, kinh tế nông thôn phát triển còn chậm, nông nghiệp phát triển
chưa bền vững; đời sống của cư dân nông thôn tuy được cải thiện nhưng còn
ở mức thấp; tư tưởng trông chờ, ỷ lại vẫn còn trong một số bộ phận cán bộ và
nhân dân nên việc huy động các nguồn lực ở một số nơi gặp khó khăn.
Thứ năm, công tác vệ sinh môi trường, bảo vệ hàng lang an toàn giao
thông chưa được quan tâm đúng mức, tình trạng vứt rác thải bừa bãi, không
đúng nơi quy định, gây ô nhiễm còn xẩy ra.
* Bài học kinh nghiệm
Sau hơn 4 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới, huyện Nam Đàn rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
72

Thứ nhất, xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng hợp và
toàn diện về kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng và xây dựng hệ
thống chính trị. Để thực hiện chương trình có hiệu quả, hệ thống chính trị từ
huyện đến xã cần có quyết tâm chính trị cao nhất và huy động được sự vào
cuộc tích cực nhất của cộng đồng dân cư.
Thứ hai, đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền, vận động và "Dân
vận khéo" theo phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh “óc nghĩ, mắt trông, tai
nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”. Tuyên truyền phải cụ thể, ngắn gọn, dễ
hiểu, dễ nhớ để mọi người dân nhận thức đúng và đầy đủ về trách nhiệm,
nghĩa vụ của mình. Tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân
về quan điểm “Nhà nước và Nhân dân cùng xây dựng nông thôn mới”, trong
đó nhân dân đóng vai trò chủ thể, có ý nghĩa quyết định; chống tư tưởng trông
chờ và ỷ lại vào cấp trên. Kinh nghiệm của Nam Đàn cho thấy, nơi nào làm
tốt công tác tuyên truyền, vận động thì nơi đó nhân dân đồng tình ủng hộ và
khó khăn mấy cũng vượt qua.
Thứ ba, xây dựng nông thôn mới phải bảo đảm dân chủ, công khai và
minh bạch. Dân chủ phải được thực hiện trong tất cả các khâu, các quy trình
của công việc, từ quy hoạch và thực hiện quy hoạch, trong lựa chọn thứ tự ưu
tiên các nội dung cần làm trước, trong xây dựng dự án, đề án, trong đầu tư,
huy động sức dân, quyết toán công trình... Thực tiễn cho thấy, khi nhân dân
được biết, được bàn, được tham gia quyết định các nội dung công việc và
được hưởng lợi từ thành quả của mình làm ra, sẽ tạo ra được sự đồng thuận,
tạo được sức mạnh để chung sức, đồng lòng thực hiện nhiệm vụ.
Thứ tư, thường xuyên đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” và
các phong trào thi đua yêu nước trong xây dựng nông thôn mới bằng những
nội dung cụ thể trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội để huy động tối
đa sự vào cuộc của các tầng lớp nhân dân. Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc,
các ban ngành, đoàn thể cần căn cứ vào tình hình thực tiễn để lựa chọn xây
73

dựng các mô hình cụ thể, thiết thực và hiệu quả nhằm thúc đẩy quá trình
xây dựng nông thôn mới.
Thứ năm, xây dựng đội ngũ cán bộ có kỹ năng và ý thức làm công
tác dân vận, biết lắng nghe ý kiến của nhân dân, giải quyết kịp thời những
vướng mắc, vấn đề phát sinh cho cơ sở.
Kết luận chương 2
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp lâu dài của toàn Đảng, toàn dân,
của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó công tác dân vận đóng vai
trò hết sức quan trọng trong tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân
đoàn kết, phát huy nội lực, chung sức, đồng lòng thực hiện thắng lợi các tiêu
chí với các nội dung cụ thể để làm đổi thay diện mạo của nông thôn, nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
Công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới ở Nam Đàn những
năm qua đã thu được nhiều thành quả quan trọng như: đại đa số nhân dân đã
xác định được vai trò chủ thể của mình, nhiều hộ gia đình tự nguyện hiến đất
làm đường, hầu hết các hộ gia đình đồng tình góp đất thực hiện chuyển đổi
ruộng đất từ ô thửa nhỏ sang ô thửa lớn, góp tiền xây dựng cơ sở hạ tầng,
cùng nhau đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, chỉnh trang nhà cửa, vệ sinh
môi trường, giữ gìn an ninh trật tự,... Nhìn chung, bộ mặt nông thôn có nhiều
khởi sắc, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch đúng hướng, phong trào
văn hóa văn nghệ phát triển rộng khắp; đời sống vật chất và tinh thần của
người dân không ngừng được nâng cao là tiền đề để thực hiện thành công
chương trình xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên, so với yêu cầu, Nam Đàn vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém:
Một bộ phận nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về vai trò chủ thể của mình
trong xây dựng nông thôn mới; một số nơi vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại
nên việc huy động nội lực của nhân dân chưa tương xứng với tiềm năng; một
số tiêu chí không cần nhiều kinh phí nhưng chưa làm tốt công tác dân vận để
74

người dân đồng tình và tích cực hưởng ứng, số tiêu chí đạt được ở một số xã
còn thấp và thiếu tính bền vững nhưng chưa có giải pháp mạnh và đồng bộ...
75

Chương 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC DÂN VẬN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Ở HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN

3.1. Quan điểm về công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới
3.1.1. Công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới phải nhằm
tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, giữa nhân
dân với Đảng
Lịch sử cách mạng Việt Nam hơn tám thập niên qua đã chứng minh
mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam là mối
quan hệ gắn bó trong một chỉnh thể thống nhất. Sự thống nhất đó là nhân tố cơ
bản làm nên sức mạnh với những thắng lợi vĩ đại trong cách mạng giải phóng
dân tộc, trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Là người lãnh
đạo, nhưng toàn bộ sức mạnh của Đảng bắt nguồn từ mối quan hệ mật thiết giữa
Đảng với nhân dân. Chỉ khi nào mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân được phát
huy thì cách mạng mới thành công.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới hiện nay,
muốn thành công phải làm tốt công tác dân vận và muốn làm tốt công tác dân
vận rõ ràng phải tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân,
giữa nhân dân với Đảng. Muốn vậy, phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức
thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Nghị
quyết số 25 hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) về tăng cường và đổi mới sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” và các nghị
quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh
mẽ về nhận thức, trách nhiệm và hành động thiết thực của mỗi tổ chức đảng,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng
viên và nhân dân trong xây dựng nông thôn mới.
76

Nhân dân luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, bao giờ cũng mong
muốn Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, thật sự xứng đáng là người
lãnh đạo, dẫn dắt đi tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh. Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, giữa
nhân dân với Đảng trong xây dựng nông thôn mới, đòi hỏi cán bộ, đảng viên
thật sự mẫu mực, gương mẫu, đi đầu, gần dân, sát dân, giúp dân hăng hái
chung sức, đồng lòng xây dựng nông thôn mới.
3.1.2. Xây dựng nông thôn mới là công việc thường xuyên của mỗi
người, mỗi nhà, mỗi thôn xóm, từng địa phương và tất cả cùng chung sức
dưới sự lãnh đạo của Đảng
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là chủ trương
lớn và toàn diện để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của cư dân nông thôn. Đây là cuộc vận động rộng rãi, lâu dài, thu
hút các nguồn lực trong toàn xã hội cùng tham gia, trong đó cấp ủy Đảng và
chính quyền cơ sở đóng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; Mặt trận Tổ
quốc, các đoàn thể và cả hệ thống chính trị có nhiệm vụ tuyên truyền, vận
động; cư dân sinh sống ở nông thôn vừa là chủ thể thực hiện vừa là đối tượng
thụ hưởng thành quả đạt được.
Để chương trình thành công phải huy động được tối đa các nguồn lực
trong cộng đồng dân cư. Với phương châm dựa vào nội lực cộng đồng dân cư
là chính, xây dựng nông thôn mới phải là công việc thường xuyên của mỗi
người, mỗi nhà, mỗi thôn xóm và từng địa phương; tất cả cùng chung sức,
đồng lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Mỗi người, mỗi nhà, mỗi thôn xóm và từng địa phương phải xác định
vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới; từ đó tự nguyện, tự giác chung
tay, góp sức để hoàn thành 19 tiêu chí với 39 nội dung cụ thể trên các lĩnh
vực. Mỗi người, mỗi nhà cần phải thường xuyên có ý thức chỉnh trang nhà
cửa, ruộng vườn; chăm lo phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa ở khu
77

dân cư, xây dựng nếp sống văn hóa trong giao tiếp, ứng xử; thực hiện nếp
sống văn hóa trong việc cưới, việc tang và lễ hội; chấp hành tốt chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Mỗi thôn xóm và từng địa phương phải thường xuyên phát động phong
trào thi đua xây dựng nông thôn mới để huy động tối đa nội lực trong cộng
đồng dân cư, cũng như sự vào cuộc của mọi người, mọi nhà. Cấp ủy Đảng
thường xuyên sâu sát, thể hiện rõ vai trò lãnh đạo và thực hiện tốt phương
châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ” để tạo sự đồng thuận cao
trong các tầng lớp nhân dân.
3.1.3. Chủ thể xây dựng nông thôn mới là cư dân sinh sống ở nông
thôn; công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới phải tạo ra động
lực thúc đẩy phong trào quần chúng mạnh mẽ
Chủ thể xây dựng nông thôn mới là cư dân sinh sống ở nông thôn. Vai
trò chủ thể được thể hiện ở các điểm chính như: Người dân được tham gia ý
kiến vào bản quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới của xã theo nhiều
hình thức khác nhau; quyết định mức đóng góp ngày công, tiền của vào xây
dựng các công trình công cộng của địa phương; tự giác, chủ động thực hiện
chỉnh trang nhà cửa, khuôn viên, bờ rào và các công trình khác của gia đình
theo tiêu chuẩn nông thôn mới; chủ động tìm đến khoa học kỹ thuật để tăng
năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần. Và cộng đồng dân
cư sẽ quyết định việc gì làm trước, việc gì làm sau đảm bảo một cách khoa
học, hợp lý. Tóm lại, cư dân sinh sống ở nông thôn phải được biết và có trách
nhiệm được biết, được bàn, được làm, được hưởng thụ trong chương trình xây
dựng nông thôn mới.
Công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới phải tạo ra động lực
thúc đẩy phong trào quần chúng mạnh mẽ trong xây dựng nông thôn mới. Cấp
ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể và cả hệ thống chính trị phải thường
78

xuyên tuyên truyền sâu rộng mục đích, ý nghĩa của chương trình xây dựng
nông thôn mới để cư dân nông thôn tích cực, chủ động chung sức, đồng lòng
hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực, đặc biệt là
phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới như: phong trào hiến đất, góp
tiền xây dựng cơ sở hạ tầng; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; xây dựng
cánh đồng mẫu; xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; vệ sinh môi trường;
xây dựng tổ tự quản an ninh trật tự,...
3.1.4. Công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới là trách
nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên và các lực lượng
khác ở nông thôn
Đảng, Nhà Nước ta đã xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ
của cả hệ thống chính trị và của toàn xã xã hội. Cấp ủy Đảng, chính quyền
đóng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo điều hành trong quá trình xây dựng quy hoạch,
kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các thành viên tổ chức
cuộc vận động “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”, vận động mọi
tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới và
phải coi đây là việc làm thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị.
Xây dựng nông thôn mới là những việc làm, hành động cụ thể diễn ra
hàng ngày ở cơ sở thôn, xóm, làng, xã và trong từng hộ gia đình, trong mỗi
hành vi ứng xử của mỗi con người đang sống ở nông thôn. Có thể nói ý thức
tự giác của mỗi người dân là cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định thành
công hay thất bại trong xây dựng nông thôn mới.
Vậy ai là người hiểu cư dân sinh sống ở nông thôn nhất? Có lẽ đó
không ai khác là những cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở. Chính những
người này đã được nhân dân bầu chọn lên, có thể theo cách trực tiếp hoặc
79

gián tiếp, nên nhìn chung họ có tính thuyết phục cao với nhân dân. Cán bộ cơ
sở nói là được dân tin và làm theo.
Mặt khác, nếu chúng ta thừa nhận xây dựng nông thôn mới là một cuộc
cách mạng thì tất nhiên nó phải là sự nghiệp của quần chúng. Chỉ có quần
chúng mới tự thay đổi hành vi ứng xử, tự xây dựng nếp sống có văn hóa dưới
sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền; tự mỗi cụm cộng đồng dân cư sẽ cùng
nhau xây dựng hương ước, quy ước theo định hướng chung, rồi bảo ban nhau
tổ chức thực hiện nếp sống văn hóa nông thôn mới ở cơ sở.
Hơn thế nữa không ai làm thay người dân nông thôn được những nội
dung về chỉnh trang nơi ở của gia đình như: xây dựng, nâng cấp nhà ở; xây
dựng công trình vệ sinh; cải tạo lại khu chăn nuôi hợp vệ sinh; cải tạo lại
vườn ao để vừa có thu nhập, vừa có cảnh quan đẹp; sửa sang cửa ngõ, tường
rào đẹp đẽ khang trang; học hỏi nâng cao kiến thức; đầu tư sản xuất, dịch vụ
để có thu nhập cao; bỏ công, bỏ tiền xây dựng các công trình của làng, xã như
giao thông, cống rãnh, cổng làng…; bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa của
mỗi dân tộc; trong thực tế không thể có dân tộc này lại đi bảo tồn, phát triển
văn hóa cho một dân tộc khác, có chăng thì cũng chỉ tồn tại trong sách vở,
trên sân khấu hay trong các bảo tàng mà thôi…
Để người dân ý thức được việc đó thì không ai khác, đó là vai trò của
hệ thống chính trị cấp cơ sở; chính họ phải tuyên truyền, vận động, thuyết
phục người dân thấy được và vươn lên làm chủ chính cuộc sống hàng ngày
của họ.
Để khơi dậy sức mạnh nội lực từ nhân dân, đòi hỏi phải tăng cường
công tác dân vận. Và công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới thuộc
về trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên và các lực
lượng khác ở nông thôn.
80

3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác dân vận
trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò công tác dân vận trong xây
dựng nông thôn mới
Trước hết phải xác định rằng công tác Dân vận đóng một vai trò vô
cùng quan trọng trong sự nghiệp cách mạng nói chung và trong thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nói riêng. Làm tốt
công tác Dân vận có nghĩa là chúng ta đã tập hợp được đông đảo quần chúng,
tạo sự đoàn kết, đồng thuận cao trong thực hiện nhiệm vụ, đây là động lực
thúc đẩy mạnh mẽ phong trào quần chúng nhân dân làm cách mạng. Chính vì
lẽ đó việc nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác
dân vận cho cán bộ, đảng viên và các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là
đội ngũ làm công tác dân vận là việc làm hết sức quan trọng.
Để nâng cao nhận thức về vai trò công tác dân vận trong xây dựng
nông thôn mới, trước hết chúng ta phải làm tốt công tác tuyên truyền làm cho
mỗi cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân nhận thức được Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng,
được khởi đầu từ Nghị quyết số 26 hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Với mục tiêu xây
dựng Nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại,
cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với
việc đẩy nhanh thực hiện đô thị hoá; gắn phát triển nông thôn của huyện với
phát triển chung cuả các địa phương trong vùng để tạo sự phát triển bền vững,
thúc đẩy tiến trình phát triển theo hướng CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn;
xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa quê hương;
môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật
chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
81

Thứ hai là phải làm cho mỗi một người dân nhận thức được trong xây
dựng nông thôn mới, Đảng và Nhà nước đóng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo điều
hành thực hiện và có một số cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích để thúc
đẩy quá trình phát triển; còn vai trò chủ thể là cư dân nông thôn, phải bằng
nội lực (công sức, tiền của) của chính mình để xây dựng nông thôn mới; cư
dân nông thôn phải nhận thức cho được xây dựng nông thôn mới là xây dựng
cho chính bản thân mình, mình là người hưởng thụ.
Ba là tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong
phú, đa dạng. Tuyên truyền phải thường xuyên, cả bề rộng lẫn chiều sâu và
tuyên truyền có trọng tâm trọng điểm, làm cho mọi người dân nhận thức sâu
sắc, hiểu rõ và thấm nhuần chủ trương của Đảng, nhà nước về xây dựng nông
thôn mới...
Bốn là xác định cho được công tác dân vận là trách nhiệm của toàn
Đảng toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Công tác dân vận phải được đặt
lên hàng đầu, mà trước hết là cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu phải
quan tâm, gương mẫu làm tốt công tác dân vận.
3.2.2. Gắn công tác dân vận với thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
trong quá trình xây dựng nông thôn mới
Thực tiễn khẳng định “Dân chủ là chìa khóa vạn năng” để giải quyết
mọi vấn đề của xã hội. Thực hiện tốt công tác dân chủ, đồng nghĩa với sự
thành công trong thực hiện nhiệm vụ. Từ chỗ nhân dân được biết, được bàn,
được tham gia quyết định các nội dung công việc và được hưởng lợi từ thành
quả của mình làm ra, sẽ tạo ra được sự đồng thuận, tạo được sức mạnh để
chung sức, đồng lòng thực hiện nhiệm vụ. Dân chủ phải được thực hiện trong
tất cả các khâu, các quy trình của công việc, từ Quy hoạch và thực hiện quy
hoạch, trong lựa chọn ưu tiên các nội dung thiết thực cần làm trước, trong
xây dựng dự án, đề án, trong đầu tư, huy động sức dân, quyết toán công trình
và trong kiểm tra, giám sát, cần phải dân chủ và công khai minh bạch, cụ thể:
82

Trong quy hoạch và thực hiện quy hoạch: Để làm tốt công tác quy
hoạch và thực hiện quy hoạch, từng xã phải triển khai thành lập Ban Chỉ đạo,
Ban quản lý cấp xã và chỉ đạo các thôn, xóm tổ chức hội nghị nhân dân thành
lập Ban phát triển thôn, đại diện nhân dân khảo sát thực trạng và xây dựng kế
hoạch, lập quy hoạch của đơn vị mình. Sau khi xây dựng xong quy hoạch phải
đưa ra nhân dân bàn bạc, thảo luận cụ thể, xác định rõ những nội dung cần, lộ
trình, nguồn lực để thực hiện. Quy hoạch của xã, xóm phải được niêm yết
công khai rộng rãi và có sự phê chuẩn của cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau
khi được phê duyệt phải tổ chức công bố quy hoạch rộng rãi, cho mọi người
dân được biết. Tiến hành xây dựng Quy chế quản lý quy hoạch và từng bước
thực hiện quy hoạch. Quá trình thực hiện quy hoạch phải đưa ra nhân dân bàn
bạc để có lộ trình thực hiện và phù hợp với nguồn lực huy động tại thời điểm
cụ thể. Trong quá trình thực hiện quy hoạch, nếu phát hiện những bất cập cần
sửa đổi, bổ sung, phải kịp thời đưa ra nhân dân bàn bạc, thảo luận dân chủ tạo
sự đồng thuận, thống nhất cao, để trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh quy
hoạch. Các nội dung đề nghị điều chỉnh quy hoạch phải được cấp có thẩm
quyền phê duyệt mới được thực hiện.
Trong lựa chọn thứ tự ưu tiên: Xây dựng nông thôn mới có rất nhiều
nội dung. Để thực hiện thành công, tạo niềm tin cho nhân dân, trong quá trình
thực hiện cần căn cứ vào tình hình thực tiễn, các nguồn lực có thể huy động,
nguyện vọng của nhân dân để bàn bạc, lựa chọn thứ tự ưu tiên nội dung gì
làm trước, nội dung gì làm sau, trên cơ sở đảm bảo hoàn thành, thiết thực và
hiệu quả. Cần tránh tình trạng chỉ chú ý đến tiêu chí xây dựng cơ sở hạ tầng
mà quên đi các tiêu chí khác. Trong xây dựng cơ sở hạ tầng, phải thực sự dân
chủ trong việc lựa chọn công trình nào làm trước, công trình nào làm sau để
tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, từ đó nhân dân sẽ đồng tình, ủng hộ,
góp công, góp của. Nếu lựa chọn công trình xây dựng chỉ từ ý tưởng của cá
83

nhân, thiếu sự bàn bạc dân chủ, nhân dân sẽ thiếu niềm tin, thiếu ủng hộ, thậm
chí sẽ bức xúc và có tư tưởng chống đối.
Đối với những tiêu chí không cần nhiều kinh phí, phải quan tâm lựa
chọn ngay từ đầu và bằng mọi cách để tạo nên phong trào thi đua sôi nổi, rộng
khắp trong cộng đồng dân cư nhằm xây dựng bộ mặt nông thôn khởi sắc như
tiêu chí về môi trường, nếp sống văn hóa,...
Trong xây dựng và thực hiện các đề án: Cần phải bám sát chủ trương,
Nghị quyết của Đảng bộ, quy hoạch đã được phê duyệt để triển khai thực
hiện. Quá trình xây dựng phải căn cứ vào thực tiễn tình hình của địa phương,
xuất phát từ mục đích, nhu cầu, sự cần thiết, cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn để
xây dựng đề án. Nội dung đề án phải xác định rõ quy mô, công năng, thiết kế,
nguồn lực đảm bảo cho quá trình thực hiện. Thực hiện quy trình xây dựng đề
án đảm bảo đúng quy định của nhà nước và được thảo luận bàn bạc kỹ, dân
chủ và thống nhất cao trong nhân dân.
Trong đầu tư các dự án: Quá trình đầu tư dự án phải có trọng tâm,
trọng điểm, hiệu quả; tránh tình trạng dàn trải, kéo dài, kém hiệu quả. Trước
lúc quyết định đầu tư cần phải bàn bạc dân chủ để nhân dân được biết, được
bàn và tham gia thực hiện. Xác định rõ mục đích, yêu cầu, sự cần thiết đầu tư.
Tính toán hiệu quả kinh tế cần phải có một cách nhìn toàn diện, tổng thể, đáp
ứng lợi ích trước mắt, lợi ích lâu dài, hiệu quả kinh tế gắn liền với lợi ích xã
hội, đảm bảo cả về vật chất lẫn tinh thần cho nhân dân...
Trong huy động sức dân: Cần phải xem xét chu đáo, kỹ lưỡng tình hình
kinh tế, đời sống, mức thu nhập, sức đóng góp của người dân để xác định mức
huy động và thời điểm huy động.
Đối với việc vận động nhân dân hiến đất phải thực hiện dân chủ rộng
rãi, thực chất trong tất cả các khâu: Thông báo chủ trương đầu tư, kế hoạch,
dự án xây dựng, những vấn đề người dân được hưởng lợi sau khi công trình
được hoàn thành; thành lập ban vận động cấp xã, xóm; tổ chức hội nghị dân
84

chính tại xã để quán triệt nội dung dự án và triển khai kế hoạch vận động
nhân dân; phân công các uỷ viên Ban Chấp hành về dự họp chi bộ và họp
xóm để chỉ đạo triển khai; phô tô những văn bản cần thiết gửi cho các xóm
làm tài liệu nghiên cứu và tuyên tuyền thực hiện.
Đối với việc vận động nhân dân đóng góp kinh phí xây dựng cơ sở hạ
tầng, cần quan tâm làm tốt các việc như: Lập dự án, công khai cụ thể để nhân
dân biết và bàn bạc, thảo luận, quyết định mức đóng góp với sự định hướng
khéo léo của lãnh đạo địa phương, cấp uỷ, ban chỉ huy xóm; phát huy vai trò
của Ban Giám sát đầu tư cộng đồng trong quá trình xây dựng và phải quyết
toán rõ ràng, công khai khi công trình hoàn thành.
Huy động sức dân phải thực hiện theo các quy định của Pháp lệnh
34/2007/PL/UBTVQH khóa 11 với quan điểm “khoan thư sức dân”, tránh lạm
dụng huy động quá sức, đẩy người dân vào tình thế đã khó lại càng khó hơn.
Quá trình tổ chức thực hiện cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động làm
cho mọi người dân đều hiểu và chung sức, đồng lòng xây dựng nông thôn
mới.
Trong quyết toán các công trình: Quá trình tổ chức xây dựng công trình
cần phải nắm vững nguyên tắc, quy trình, thủ tục để quyết toán đảm bảo theo
quy định của Nhà nước. Sau quyết toán, phải công khai minh bạch trước toàn
thể nhân dân để nhân dân hiểu rõ các chi phí đã thực hiện. Đối với những
công trình do nhân dân đóng góp xây dựng, cần phải niêm yết quyết toán cụ
thể, rõ ràng tại nhà văn hóa xóm để mọi người dân đều có thể biết được nguồn
vốn mà mình đóng góp đã được sử dụng cụ thể như thế nào, từ đó tạo được
niềm tin trong nhân dân và nhân dân sẽ phấn khởi, đồng tình ủng hộ đóng góp
xây dựng các công trình tiếp theo.
Trong kiểm tra, giám sát: Kiểm tra, giám sát là nội dung không thể
thiếu trong công tác lãnh đạo. Lãnh đạo mà không kiểm tra, giám sát thì xem
như không lãnh đạo. Vì vậy kiểm tra, giám sát là một nội dung quan trọng
85

trong tất cả các lĩnh vực, nhất là kiểm tra tổ chức, cá nhân thực hiện đường
lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nội quy, quy chế địa
phương.
Đối với lĩnh vực xây dựng nông thôn mới, công tác kiểm tra, giám sát
phải được tăng cường để đảm bảo tính khách quan, thiết thực, hiệu quả; nhất
là kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, xây dựng và thực hiện các đề
án, dự án, công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn, để đảm bảo thực hiện
đúng quy hoạch, đề án đã được phê duyệt, các công trình đảm bảo chất lượng,
hiệu quả và có tính bền vững cao.
Công tác kiểm tra, giám sát cần phải bám vào quy định của Nhà nước
và các cấp có thẩm quyền ban hành. Ngoài các cơ quan có thẩm quyền như
Uỷ ban Kiểm tra Đảng các cấp, Thanh tra và các đoàn kiểm tra liên ngành
được thành lập của các cơ quan có thẩm quyền, thì Thanh tra nhân dân do Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc các cấp ra quyết định công nhận cần phát huy vai trò
giám sát cộng đồng trên địa bàn để phát huy quyền dân chủ của nhân dân,
thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo tính khách quan, chính xác, tìm
ra những ưu điểm, những việc tốt để biểu dương và nhân rộng, chỉ ra được
những khuyết điểm để kịp thời điều chỉnh uốn nắn, tránh tình trạng qua loa
chiếu lệ, dẫn đến lãng phí công sức, tiền của, thất thoát, thậm chí tham ô, gây
bức xúc trong nhân dân.
3.2.3. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” và các phong
trào thi đua yêu nước trong xây dựng nông thôn mới
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân vận kém thì việc gì cũng
kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Thực tiễn cách mạng Việt
Nam cũng đã chứng minh sâu sắc điều đó. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
xây dựng nông thôn mới ở các địa phương, các cấp, các ngành phải tập trung
đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” và các phong trào thi đua yêu
86

nước bằng các nội dung cụ thể trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã
hội, an ninh - quốc phòng và hệ thống chính trị.
“Dân vận khéo” trong phát triển kinh tế: Cần tập trung xây dựng, nhân
rộng các mô hình "Dân vận khéo", các phong trào thi đua yêu nước trong
chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi, cải tạo vườn tạp, xây dựng các
trang trại chăn nuôi, xây dựng cánh đồng thu nhập cao, cánh đồng mẫu lớn;
phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại; vận động
nhân dân chăm lo phát triển kinh tế bằng nhiều hình thức, tích cực lao động
sản xuất, làm ra của cải vật chất cho gia đình và xã hội, góp phần đưa kinh tế
các địa phương và kinh tế hộ gia đình không ngừng phát triển, tăng mức thu
nhập bình quân đầu người và nâng cao mức sống của người dân.
“Dân vận khéo” trong xây dựng đời sống văn hóa: Văn hóa là nền tảng
tinh thần của xã hội, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Trong xu thế hội
nhập toàn cầu hóa, chúng ta có nhiều cơ hội tiếp thu những giá trị văn hóa tốt
đẹp của nhân loại, song cũng không ít khó khăn thách thức, không thể tránh
khỏi sự du nhập các hoại hình văn hóa độc hại, phá hủy những nét đẹp văn
hóa, những thuần phong mỹ tục quý báu của cha ông để lại. Vì thế “Dân vận
khéo” trong xây dựng đời sống văn hóa là rất cần thiết và quan trọng, làm cho
mỗi người dân biết tiếp thu những tinh hóa văn hóa nhân loại, mà vẫn giữ
được bản sắc văn hóa dân tộc như tinh thần Nghị quyết Trung ương 5, khóa
VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc”.
Các mô hình “Dân vận khéo” trong xây dựng đời sống văn hoá ở khu
dân cư cần tập trung để xây dựng nếp sống văn hóa trong đời sống hàng ngày,
trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Tập trung một số nội dung cụ thể như ứng
xử văn minh, lịch sự; xây dựng tình làng nghĩa xóm tốt đẹp, gần gũi; tổ chức
tiệc cưới gọn nhẹ, tiết kiệm, tổ chức đám tang theo nếp sống mới; bảo vệ môi
trường xanh, sạch, đẹp; vận động nhân dân thực hiện tốt quy ước, hương ước
87

đã đề ra, đoàn kết, đồng sức, đồng lòng xây dựng quê hương... làm cho bộ
mặt nông thôn thực sự khởi sắc, đời sống văn hóa tinh thần của người dân
được nâng cao.
“Dân vận khéo” trong đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội: Công tác dân vận tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt
các chủ trường, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, nội
quy quy chế của địa phương; tích cực tham gia phong trào "Toàn dân bảo vệ
an ninh Tổ quốc"; xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân
dân vững chắc; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, tổ tự quản, bảo vệ an ninh
thôn xóm; hoạt động hoà giải tại cộng đồng dân cư. Không để các hiện tượng
tiêu cực, tại tệ nạn xã hội, các mâu thuẫn nảy sinh, tiềm ẩn gây mất ổn định
chính trị và trật tự an toàn xã hội. Kịp thời phát hiện những mâu thuẫn nảy
sinh và có phương án giải quyết hiệu quả, không để làm phức tạp tình hình.
Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” để đảm
bảo an ninh trật tự như: mô hình tổ tự quản liên gia; khu dân cư tự quản; thôn,
xóm thực hiện “bốn không” (không có người phạm tội; không có ma tuý;
không có tệ đánh bạc, uống rượu say gây rối trật tự và không có người vi
phạm luật lệ an toàn giao thông)…
“Dân vận khéo” trong huy động các nguồn lực (hiến đất, góp đất;
đóng góp kinh phí, ngày công,...): Để thực hiện thành công 19 tiêu chí với 39
nội dung xây dựng nông thôn mới, phải huy động được các nguồn lực trong
cộng đồng dân cư. Hệ thống dân vận từ huyện đến cơ sở cần tích cực “Dân
vận khéo” trong vận động nhân dân thực hiện vai trò chủ thể của mình thông
qua việc chủ động đầu tư công sức, tiền của để chỉnh trang nhà cửa, ruộng
vườn của gia đình; đóng góp xây dựng các công trình công cộng, cơ sở hạ
tầng của địa phương (giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, kiên cố hóa
kênh mương, xây dựng nhà văn hóa, thiết chế văn hóa, cổng làng, vệ sinh
88

công cộng, nghĩa trang nông thôn mới...) bằng ngày công lao động, tiền mặt,
nguyên vật liệu, máy móc, trang thiết bị, hiến đất…
Thực tiễn cho thấy để huy động được các nguồn lực xây dựng nông
thôn mới, các địa phương phải tăng cường công tác dân vận, mà phải là “Dân
vận khéo”. Phải khéo trong tuyên truyền, vận động, lựa chọn phương pháp và
thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Tuyên truyền, vận động phải thực hiện theo
phương châm của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Trọng dân, gần dân, hiểu dân và có
trách nhiệm với dân"; phải "biết từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng",
phải có nghệ thuật và phát huy vai trò của nhân tố điển hình, những người có
uy tín trong gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư; cần phát huy tối đa để
Người trong cuộc phân tích giữa mất và được trong tham gia hiến đất, đóng
góp kinh phí, ngày công; thực hiện vận động cán bộ, đảng viên trước, quần
chúng nhân dân sau với phương châm "Kiên trì, không nản chí và không bỏ
cuộc". Cần làm cho mỗi người dân nhận thức đúng đắn về trách nhiệm và
nghĩa vụ trong xây dựng nông thôn mới để từ đó sẵn sàng chung tay, góp sức,
đóng góp kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng phục vụ
đời sống dân sinh.
Quá trình vận động cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, nêu gương
sáng, kịp thời biểu dương, khen thưởng những người làm tốt, đồng thời khéo
léo động viên, nhắc nhở những người chưa tham gia thực hiện. Đối với trường
hợp chỉ biết hưởng thụ, đòi quyền lợi, né tránh nghĩa vụ, chây ỳ, không tham
gia đóng góp có tính chất hệ thống, cần làm rõ quan điểm, quyền lợi đi đôi
với nghĩa vụ và phải có thái độ kiên quyết từ chối những quyền lợi hợp pháp,
hợp lý đối với họ.
“Dân vận khéo” trong các hoạt động nhân đạo từ thiện, xóa đói giảm
nghèo: Hoạt động nhân đạo từ thiện là truyền thống, đạo lý của dân tộc Việt
Nam, thể hiện tình tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm là
rách nhiều. Cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân
89

tích cực tham gia các cuộc vận động vì mục đích nhân đạo, từ thiện, xóa đói,
giảm nghèo như: cuộc vận động ủng hộ quỹ vì người nghèo; quỹ đền ơn đáp
nghĩa; quỹ ủng hộ đồng bào các địa phương bị thiên tai, bão lụt; quỹ hỗ trợ
nạn nhân chất độc da cam điôxin; quỹ mái ấm tình thương, mái ấm công
đoàn… Cùng với công tác “Dân vận khéo” trong tuyên truyền, vận động, cần
thực hiện tốt việc quản lý và sử dụng quỹ có hiệu quả để hỗ trợ các đối tượng
chính sách, các hộ nghèo có điều kiện vươn lên.
Để phong trào “Dân vận khéo” thực sự có hiệu quả, tác động tích cực
đến hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, căn
cứ vào chức năng, nhiệm vụ, hàng năm, các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc,
đoàn thể và các xóm cần lựa chọn phát động các phong trào thi đua yêu nước,
xây dựng mô hình “dân vận khéo” cụ thể trên các lĩnh vực như: Mặt trận Tổ
quốc đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở
khu dân cư”, "Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc", "Xây dựng quỹ vì
người nghèo”…; Hội Nông dân đẩy mạnh phong trào "Nông dân thi đua sản
xuất, kinh doanh giỏi", "Nông dân chung tay xây dựng nông thôn mới",
"Nông dân tham gia bảo vệ an ninh, quốc phòng"…; Hội Phụ nữ đẩy mạnh
phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình
hạnh phúc”, “Năm không ba sạch”, “Mái ấm tình thương”,…; Đoàn Thanh
niên đẩy mạnh phong trào "Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội
và bảo vệ Tổ quốc”, "Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp", “Thanh
niên chung tay xây dựng nông thôn mới”, “Thanh niên với bảo vệ môi
trường”…; Hội Cựu chiến binh đẩy mạnh phong trào “Cựu chiến binh nêu
gương sáng, chung sức đồng lòng hiến kế, hiến công xây dựng nông thôn
mới”, “Xây dựng Tổ tự quản”, “Xây dựng hố xử lý rác tại gia”, “Xây dựng và
bảo vệ Đảng, Chính quyền trong sạch, vững mạnh”…; các xóm đẩy mạnh
phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, hiến đất làm đường, góp
đất chuyển đổi từ ô thửa nhỏ sang ô thửa lớn, xây dựng đời sống văn hóa, bảo
90

vệ môi trường, toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc, xây dựng khu dân
cư tự quản...
3.2.4. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với
công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, đặt
dưới sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là sự lãnh đạo của cấp ủy địa phương.
Muốn xây dựng nông thôn mới thành công phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ
đạo của của các cấp ủy Đảng đối với công tác dân vận. Cần quán triệt một
cách sâu sắc chủ trương của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông dân và
nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 khóa X; chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Nội dung cụ thể được thể hiện trên các
lĩnh vực công tác như sau:
Thứ nhất, cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận chính
quyền. Cấp ủy lãnh đạo chính quyền xây dựng kế hoạch, cụ thể hóa nghị
quyết của cấp ủy thành chương trình hành động, có lộ trình phù hợp, chỉ đạo
có trọng tâm, trọng điểm. Hàng tháng, hàng quý, tổng hợp kết quả thực hiện
báo cáo về cấp ủy để xử lý vướng mắc và tiếp tục bàn các giải pháp lãnh đạo
trong thời gian tới. Quá trình chỉ đạo thực hiện cần phối kết hợp hài hòa giữa
biện pháp chính quyền và công tác tuyên truyền vận động. Lấy phương châm
tuyên truyền vận động làm cốt lõi. Thực hiện tốt việc công khai dân chủ để
dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ.
Thứ hai, lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận của Mặt trận Tổ quốc, các
đoàn thể chính trị xã hội, các hội quần chúng làm tốt công tác tuyên truyền
vận động, đi sâu nắm bắt tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhân dân, kịp
thời giải đáp những vướng mắc của quần chúng nhằm tạo nên sự thống nhất
cao trong mọi tầng lớp nhân dân, mọi đối tượng quần chúng để có cơ sở tạo
điều kiện triển khai nhanh và đúng tiến độ Đề án xây dựng nông thôn mới của
UBND huyện. Quá trình lãnh đạo, cần giao trách nhiệm cho từng đoàn thể
91

đảm nhận những việc làm, công trình phù hợp, để các đoàn thể hoàn thành
nhiệm vụ, như: Mặt trận Tổ quốc đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; Hội nông dân chú trọng
vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng cánh đồng mẫu
lớn; Hội Phụ nữ vận động chị em phát động phong trào năm không ba sạch,
giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ,
hạnh phúc; Đoàn thanh niên đảm nhận công tác vệ sinh môi trường, xây dựng
nếp sống văn hóa trong việc cưới, lễ hội; Hội Cựu chiến binh tăng cường
công tác giáo dục truyền thống, xây dựng và bảo vệ Đảng, bảo vệ chính
quyền... Thường xuyên quan tâm nắm chắc tình hình thực hiện của đoàn viên,
hội viên trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới để tập trung làm
tốt công tác tuyên truyền, vận động; hàng tháng tổng hợp kết quả thực hiện
của địa phương và tổ chức mình để báo cáo với cấp ủy, chính quyền cùng cấp
và tham mưu đề xuất các giải pháp thực hiện có hiệu quả. Cần tạo điều kiện
để các đoàn thể chính trị xã hội tham gia vào việc thực hiện các chương trình,
dự án khuyến nông, dạy nghề, hỗ trợ việc làm, dịch vụ, vốn vay, vật tư nông
nghiệp, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật... cho nông dân.
Thứ ba, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Khối dân vận và
Tổ dân vận cơ sở trong vận động nhân dân xây dựng nông thôn mới. Cấp ủy
cần quan tâm lãnh đạo để Khối dân vận, Tổ dân vận chủ động, tích cực vào
cuộc trong công tác tham mưu, tuyên truyền, vận động. Quá trình vận động
cần phát huy vai trò của tất cả các thành viên trong Khối dân vận, Tổ dân vận;
phải kiên trì, nhẫn nại, bằng nhiều cách để thuyết phục nhân dân tích cực
hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới.
Thứ tư, lãnh đạo, chỉ đạo sự phối hợp giữa các lực lượng làm công tác
dân vận trong xây dựng nông thôn mới. Công tác dân vận không chỉ của riêng
ai mà của cả hệ thống chính trị. Làm công tác dân vận cũng không phải đơn lẻ
từng cá nhân, từng tổ chức, mà cần có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các
92

thành viên, các tổ chức trong hệ thống chính trị. Hàng tháng, cấp ủy cần tổ
chức giao ban với các tổ chức trong hệ thống chính trị để nghe kết quả thực
hiện, đồng thời lãnh đạo công tác phối hợp để các tổ chức đoàn thể, các lực
lượng làm công tác dân vận phải thực sự thống nhất trong lời nói và hành
động.
Thứ năm, lãnh đạo xây dựng chương trình ký kết phối hợp hoạt động
giữa các tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị với nhau, giữa đoàn thể với
chính quyền và các tổ chức liên quan, để cùng nhau phối hợp xây dựng nông
thôn mới có hiệu quả.
3.2.5. Xây dựng đội ngũ làm công tác dân vận đáp ứng yêu cầu
tăng cường công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, một khi đã có đường lối cách mạng
đúng thì cán bộ là khâu quyết định cho sự thành công. Người viết: “Muôn
việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, “Cán bộ là cái gốc
của mọi công việc”. Việc xây dựng độ ngũ cán bộ có năng lực cao, phẩm chất
đạo đức tốt là yêu cầu cần thiết, nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận.
Bởi vì người cán bộ làm công tác dân vận là những người đi vận động quần
chúng nhân dân làm cách mạng. Nếu bản thân không tốt, không có năng lực,
uy tín, phẩm chất đạo đức kém thì nói không ai nghe.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cán bộ dân vận phải thật sự “Óc
nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”.
“Óc nghĩ” là nói về tầm cao trí tuệ, về sự trăn trở trước công việc. Cần
xây dựng đội ngũ cán bộ dân vận có tư duy, hiểu biết sâu sắc về đường lối,
quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; nắm bắt kịp thời
tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.
“Mắt trông” là nói về tầm nhìn, sự bao quát. Cán bộ dân vận phải có cái
nhìn khách quan về sự vật, hiện tượng; tuyệt đối không được quan liêu, chỉ ngồi
bàn giấy, nghe điện thoại, nhận báo cáo rồi nhận định, phán xét.
93

“Tai nghe” là nói về sự lắng nghe để thấu hiểu, tiếp nhận và chắt lọc.
Cán bộ dân vận phải biết nghe dân nói để nói cho dân hiểu; phải đánh giá
đúng các thông tin để định hướng, dẫn dắt quần chúng.
“Chân đi” là nói về sự lăn lộn, sâu sát cơ sở. Cán bộ dân vận phải
giành thời gian đi cơ sở, trực tiếp tham gia tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho
cơ sở và người dân; tuyệt đối không được quan liêu, hành chính, nặng về làm
việc theo kiểu giấy tờ.
“Miệng nói” là nói về khả năng tuyên truyền, thuyết phục. Cán bộ dân
vận phải tuyên truyền, cổ động cho nhân dân tích cực tham gia các phong trào
thi đua yêu nước, các nhiệm vụ chính trị; nói với dân phải đơn giản, dễ hiểu,
tránh văn hoa, mệnh lệnh.
“Tay làm” là nói về khả năng thực hành. Cán bộ dân vận nói phải đi đôi
với làm; phải lấy hiệu quả công việc làm thước đo đạo đức và đánh giá mức
độ hoàn thành nhiệm vụ. Đây là yêu cầu hết sức quan trọng để tạo niềm tin
cho nhân dân.
Người cán bộ dân vận phải gắn bó với với công tác dân vận, say mê
nghiên cứu, tìm tòi, đề xuất những vấn đề liên quan đến nhân dân, vì lợi ích
của nhân dân; sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích của nhân dân, vì
phong trào chung; trăn trở trước những khó khăn trong xã hội như: đói nghèo,
bất công, mất dân chủ; sâu sát để lắng nghe, nắm bắt những vấn đề bức xúc,
nổi cộm của dân; đề xuất giải pháp giải quyết có hiệu quả để đem lại lợi ích
cho nhân dân.
Để xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận đáp ứng yêu cầu
tăng cường công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới, cần tập trung
thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong quy hoạch, đào tạo, bồi
dưỡng và bố trí cán bộ; đưa vào quy hoạch những người có đủ đức, tài, nhiệt
tình công tác, có tinh thần trách nhiệm cao, hết lòng vì nhân dân, vì phong
trào của địa phương. Cùng với quy hoạch, quan tâm công tác đào tạo, bồi
94

dưỡng, bố trí và sử dụng cán bộ hợp lý, phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ
và sở trường công tác. Thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra giám sát đội
ngũ cán bộ, kịp thời uốn nắn những tư tưởng, việc làm sai sót, lệch lạc; không
ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp cách
mạng nói chung và trong xây dựng nông thôn mới nói riêng.
Kết luận chương 3
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn, để công tác dân vận trong xây
dựng nông thôn mới có hiệu quả, quá trình thực hiện phải có quan điểm và
giải pháp đúng đắn. Về quan điểm, công tác dân vận trong xây dựng nông
thôn mới có 4 điểm cần lưu ý, đó là: Công tác dân vận trong xây dựng nông
thôn mới phải nhằm tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân
dân, giữa nhân dân với Đảng; xây dựng nông thôn mới là công việc thường
xuyên của mỗi người, mỗi nhà, mỗi thôn xóm và từng địa phương, tất cả cùng
chung sức dưới sự lãnh đạo của Đảng; chủ thể xây dựng nông thôn mới là cư
dân sinh sống ở nông thôn, công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới
phải tạo ra động lực thúc đẩy phong trào quần chúng mạnh mẽ trong xây
dựng nông thôn mới; công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới là trách
nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên và các lực lượng khác
ở nông thôn. Về giải pháp, có 5 nhóm vấn đề cần quan tâm thực hiện, đó là:
Nâng cao nhận thức về vai trò công tác dân vận trong xây dựng nông thôn
mới; gắn thực hiện công tác dân vận với tăng cường thực hiện Quy chế dân
chủ ở cơ sở trong quá trình xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh phong trào thi
đua “Dân vận khéo” và các phong trào thi đua yêu nước trong xây dựng nông
thôn mới; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của của các cấp ủy Đảng đối với
công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới; xây dựng đội ngũ làm công
tác dân vận đáp ứng yêu cầu tăng cường công tác dân vận trong xây dựng
nông thôn mới.
95

KẾT LUẬN

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một chủ
trương lớn của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Đây là một cuộc
cách mạng toàn diện cả về kinh tế, xã hội và chính trị ở nông thôn nhằm xây
dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; có
cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; gắn nông nghiệp với
phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị
theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định; giàu bản sắc văn hóa dân
tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống
vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu đã khẳng định “Dễ mười lần
không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong”, “Dân vận kém thì
việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Để đạt được
mục tiêu trở thành huyện nông thôn mới, Nam Đàn - một trong năm huyện
được Trung ương chọn làm điểm chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xác định
phải bắt đầu từ công tác dân vận, phải đồng hành cùng công tác dân vận để
khơi dậy mọi nguồn lực trong nhân dân, để cư dân sinh sống ở nông thôn thực
sự là chủ thể của chương trình.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, từ thực trạng xây dựng nông thôn mới và
vai trò công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới ở Nam Đàn, trong
khuôn khổ luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành Chính trị học, học viên đã mạnh
dạn đưa ra 4 quan điểm và đề xuất 5 nhóm giải pháp làm cơ sở tham khảo cho
các cấp ủy đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể nhằm phát huy hiệu quả
vai trò của công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới, góp phần tạo sự
đồng thuận, chung tay góp sức của các tầng lớp nhân dân, để Nam Đàn sớm
được công nhận là huyện nông thôn mới của cả nước.
96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Ban Dân vận Trung ương - Vụ nghiên cứu: Cẩm nang công tác Dân
vận, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2014.
[2]. Ban Dân vận Trung ương - Vụ nghiên cứu: Tập bài giảng về công tác
dân vận, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2014.
[3]. Ban Dân vận Trung ương: Nghiệp vụ công tác của cán bộ dân vận, Nxb
Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2014.
[4]. Ban Dân vận Huyện ủy Nam Đàn: Báo cáo thực hiện công tác dân vận
các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014 và 6 tháng đầu năm 2015.
[5]. Ban Dân vận Huyện ủy Nam Đàn: Báo cáo tổng kết phong trào thi đua
“Dân vận khéo” giai đoạn 2010 - 2015.
[6]. Phạm Văn Bằng - Ủy viên BTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nam
Định: Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới ở Nam Định, Tạp
chí Dân vận, số 7-2014.
[7]. Chính phủ: Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg về phê duyệt chương trình
mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.
[8]. Chính phủ: Quyết định 491/2009/QĐ-TTg về ban hành Bộ tiêu chí quốc
gia về nông thôn mới.
[9]. Chính phủ: Quyết định 342/2013/QĐ-TTg về sửa đổi một số tiêu chí của
Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
[10]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2006.
[11]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn Kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011.
[12]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 3/6/2013 Hội
nghị Trung ương 7 (khóa XI) về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới.
97

[13]. Đảng bộ huyện Nam Đàn: Báo cáo chính trị tại Đại hội khóa XXIV,
nhiệm kỳ 2005 - 2010; khóa XXV, nhiệm kỳ 2010 - 2015; khóa XXVI,
nhiệm kỳ 2015 - 2020.
[14]. Đảng bộ huyện Nam Đàn: Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 24/12/2010
về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới
huyện Nam Đàn giai đoạn 2010 - 2020.
[15]. Đảng bộ huyện Nam Đàn: Nghị quyết số 26/NQ-HU ngày 17/7/2012 về
tăng cường lãnh đạo thực hiện chuyển đổi đất nông nghiệp để thực hiện
mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
[16]. Trịnh Xuân Giới: Cán bộ dân vận thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2005.
[17]. Nguyễn Văn Hùng: Tác phẩm dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi
mãi toả sáng, soi đường cho công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ
mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2005.
[18]. Hà Thị Khiết - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung
ương: 65 năm thực hiện tư tưởng dân vận Hồ Chí Minh, Tạp chí Dân
vận, số 10-2014.
[19]. Hà Thị Khiết - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung
ương: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động
quần chúng trong tình hình mới, Tạp chí Dân vận, số 4-2013.
[20]. Nguyễn Mạnh Khôi - Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nghệ An: Công
tác dân vận “đi trước, đi cùng, về sau” trong xây dựng nông thôn mới,
Tạp chí Dân vận, số 9-2014.
[21]. Nguyễn Trung Kiên - Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng: Công tác dân
vận trong xây dựng nông thôn mới ở Yên Khánh, Tạp chí Dân vận, số 5-
2013.
98

[22]. Võ Đình Liên - Vụ trưởng Vụ Dân vận các CQNN, Ban Dân vận Trung
ương: Khối Dân vận xã với việc thực hiện xây dựng nông thôn mới, Tạp
chí Dân vận, số 12-2012.
[23]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[24]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[25]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[26]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[27]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[28]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[29]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[30]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[31]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[32]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[33]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[34]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[35]. Bài báo “Dân vận” đăng trên báo Sự thật ngày 15.10.1949 của X.Y.Z
(Chủ tịch Hồ Chí Minh).
[36]. Lương Ngọc (2005), Tư tưởng dân vận của Hồ Chí Minh với việc xây
dựng kỹ năng, nghiệp vụ công tác dân vận, in trong quyển "Vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh vào công tác dân vận trong thời kỳ mới", Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[37]. Trần Quang Nhiếp (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò nhân dân
trong sự nghiệp cách mạng, in trong quyển "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh vào công tác dân vận trong thời kỳ mới", Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
[38]. Mạch Quang Thắng: Dân vận - vấn đề luôn luôn mới (qua nghiên cứu tác
phẩm "Dân vận" của Hồ Chí Minh), Tạp chí Lý luận chính trị, 8-2006.
99

[39]. Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg về ban hành
Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
[40]. Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg về phê duyệt
chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010 - 2020.
[41]. Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 342/2013/QĐ-TTg về sửa đổi một
số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
[42]. Đỗ Quang Tuấn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận, in trong quyển
"Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác dân vận trong thời kỳ
mới", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2005.
[43]. Thanh Tuyền: Phong cách dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2005.
[44]. Ủy ban Nhân dân huyện Nam Đàn: Báo cáo thực hiện dân chủ ở cơ sở
các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014 và 6 tháng đầu năm 2015.
[45]. Ủy ban Nhân dân huyện Nam Đàn: Báo cáo thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới các năm 2011, 2012, 2013,
2014 và 6 tháng đầu năm 2015.
[46]. Đinh Hồng Vân: Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác dân vận của hệ thống
chính trị, in trong quyển "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác dân
vận trong thời kỳ mới", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2005.
[47]. Nguyễn Duy Việt - Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương: Năm mới
bàn về công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới, Tạp chí Dân
vận, số 1-2012.
[48]. Nguyễn Duy Việt - Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương: Kết quả bước
đầu trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong xây dựng nông
thôn mới, Tạp chí Dân vận, số 1+2-2013.
[49]. Nguyễn Duy Việt: Tăng cường và đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác dân vận trong tình hình mới, Nxb Lao động, Hà Nội - 2014.

You might also like