Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 155

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÃ THỊ THU HẰNG

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG IN VITRO


VÀ TRỒNG CÂY HOA CHUÔNG (SINNINGIA
SPECIOSA) TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

HUẾ, 2015
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÃ THỊ THU HẰNG

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG IN VITRO


VÀ TRỒNG CÂY HOA CHUÔNG (SINNINGIA
SPECIOSA) TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng


Mã số: 62 62 01 10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Lê Thị Khánh

2. PGS.TS. Trần Thị Thu Hà

HUẾ, 2015
i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Tất cả các nguồn thông tin trích dẫn trong luận án
đã được liệt kê trong tài liệu tham khảo. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm./.

Tác giả luận án

Lã Thị Thu Hằng


ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã hỗ trợ kinh phí học tập và
nghiên cứu thông qua đề án 911. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ tạo điều kiện của lãnh
đạo Đại học Huế, Lãnh đạo Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế.

Để hoàn thành luận án này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi xin chân thành
cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình về mặt khoa học của PGS.TS. Lê Thị Khánh
và PGS.TS. Trần Thị Thu Hà.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của quý Thầy, Cô giáo trong
khoa Nông học, Đại học Nông Lâm, Đại học Huế đã cho tôi những góp ý quý báu
và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các hộ nông dân ở các vùng trồng hoa truyền
thống của tỉnh Thừa Thiên Huế: xã Phú Dương, huyện Phú Vang; phường Thủy
Dương, thị xã Hương Thủy; xã Quảng An, huyện Quảng Điền đã giúp tôi xây dựng
các mô hình thực nghiệm của đề tài.

Luận án này dành tặng Bố Mẹ - người đã sinh thành, chịu nhiều vất vả để nuôi
dưỡng tôi nên người.

Cảm ơn sự động viên của chồng và các con tôi - những người đã truyền nhiệt
huyết để tôi hoàn thành luận án này.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm sâu sắc đến tất cả mọi người đã giúp tôi trong
việc hoàn thành luận án này mà tôi không kể tên hết được.

Xin trân trọng cảm ơn./.

Lã Thị Thu Hằng


iii

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................... i


LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... ii
MỤC LỤC .......................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ............................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................... xi
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 1
1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1

2. Mục tiêu của đề tài .............................................................................................. 3

2.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................................... 3


2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................................. 4

4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................................. 4

5. Những đóng góp mới của luận án ....................................................................... 5

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 6


1.1. Giới thiệu chung về hoa chuông ....................................................................... 6

1.1.1. Nguồn gốc và phân loại ............................................................................ 6


1.1.2. Đặc điểm thực vật học .............................................................................. 8
1.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa chuông ................................................ 10
1.1.4. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa chuông trên thế giới và ở Việt Nam ... 11
1.2. Kỹ thuật nhân giống hoa chuông và những yếu tố ảnh hưởng ....................... 14

1.2.1. Nhân giống hữu tính ............................................................................... 14


1.2.2. Nhân giống vô tính ................................................................................. 15
iv

1.2.3. Nhân giống vô tính in vitro cây hoa chuông .......................................... 16


1.2.4. Đặc điểm thời tiết khí hậu Thừa Thiên Huế và miền Trung Việt Nam . 24
1.3. Kỹ thuật ươm, trồng cây hoa chuông và những yếu tố ảnh hưởng ................ 25

1.3.1. Thời vụ ................................................................................................... 25


1.3.2. Giá thể trồng ........................................................................................... 26
1.3.3. Phân bón lá ............................................................................................. 28
1.3.4. Bấm ngọn................................................................................................ 32
1.4. Những kết quả nghiên cứu về cây hoa chuông............................................... 34

1.4.1. Nhân giống in vitro................................................................................. 34


1.4.2. Những nghiên cứu về kỹ thuật vườn ươm và vườn sản xuất ................. 38
1.4.3. Các nghiên cứu khác về cây hoa chuông ............................................... 40
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 44
2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 44

2.1.1. Giống ...................................................................................................... 44


2.1.2. Giá thể .................................................................................................... 45
2.1.3. Phân bón ................................................................................................. 45
2.1.4. Chất kích thích sinh trưởng .................................................................... 45
2.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 46

2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 47

2.3.1. Nội dung 1 .............................................................................................. 47


2.3.2. Nội dung 2 .............................................................................................. 51
2.3.3. Nội dung 3 .............................................................................................. 54
2.3.4. Nội dung 4 ............................................................................................... 56
2.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định ............................................. 58

2.4.1. Các chỉ tiêu trong nuôi cấy in vitro ........................................................ 58


2.4.2. Các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển ................................................ 59
v

2.4.3. Các chỉ tiêu về hoa, năng suất và chất lượng hoa .................................. 60
2.4.4. Các chỉ tiêu về đặc điểm sinh học .......................................................... 61
2.4.5. Phương pháp đánh giá chất lượng chồi in vitro và cây giống in vitro ... 61
2.4.6. Các chỉ tiêu theo dõi về sâu bệnh hại ..................................................... 61
2.4.7. Đánh giá hiệu quả kinh tế ....................................................................... 62
2.5. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 62

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 63


3.1. Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống in vitro cây
hoa chuông ..................................................................................................... 63

3.1.1. Giai đoạn tạo nguồn vật liệu khởi đầu ................................................... 63
3.1.2. Giai đoạn tạo sự phát sinh hình thái và nhân nhanh ............................... 65
3.1.3. Giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh ................................................................. 70
3.2. Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật ươm cây giống hoa
chuông in vitro giai đoạn vườn ươm.............................................................. 73

3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng cây giống in vitro đến khả năng
sinh trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm .... 74
3.2.2. Nghiên cứu xác định thời vụ phù hợp để đưa cây giống hoa chuông
in vitro ra trồng ở vườn ươm ................................................................. 76
3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại giá thể trồng đến khả năng sinh
trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm. ........... 78
3.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến khả năng sinh
trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm ............ 83
3.3. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng cây hoa chuông
thương phẩm - giai đoạn vườn sản xuất......................................................... 89

3.3.1. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng, phát triển
của cây hoa chuông ............................................................................... 89
3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến sinh trưởng,
phát triển của hai giống hoa chuông - giai đoạn vườn sản suất ............ 98
vi

3.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm bấm ngọn đến khả sinh trưởng
phát triển của hai giống hoa chuông - giai đoạn vườn sản xuất .......... 109
3.4. Tình hình sâu bệnh hại trên hoa chuông....................................................... 115

3.5. Kết quả thực nghiệm trồng cây hoa chuông thương phẩm tại tỉnh Thừa
Thiên Huế ..................................................................................................... 119

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................. 127


4.1. Kết luận ........................................................................................................ 127

4.2. Đề nghị ......................................................................................................... 128

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............... 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 130
PHỤ LỤC .............................................................................. Error! Bookmark not defined.
vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

ABA - Axít abscicic


ADN - Axít Deoxyribo Nucleic
ARN - Axít ribonucleic
ATP - Adenosin triphosphat
BA - 6-benzyl adenine
BVTV - Bảo vệ thực vật
cs - cộng sự
CCC - Chlormequat chlorid
CEC - Khả năng trao đổi cation (Cation exchange capacity)
đ/c - Đối chứng
EU - Liên minh Châu Âu
GA3 - Gibberellic axít
IAA - Axít indolylacetic
IBA - Axít indolyl butyric
lux - đơn vị đo cường độ ánh sáng
MS - môi trường Murashige và Skoog
NAA- Axít naphthylacetic
NADPH2 - nicotinamide adenine dinucleotide hydrogen phosphate
ppm - đơn vị minigam/lít
Q (calo) - Nhiệt lượng
TDZ - Thidiazuron
UDS - Đô la Mỹ
VCR - value cost ratio
2,4-D - Axít diclorophenoxy acetic
viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Nồng độ và thời gian xử lý nấm khuẩn bề mặt mẫu .................................20
Bảng 2.1. Các công thức thí nghiệm trong nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian
khử trùng và cơ quan nuôi cấy đến sự tạo nguồn vật liệu khởi đầu ở
hai giống hoa chuông ...............................................................................48
Bảng 2.2. Các công thức thí nghiệm trong nghiên cứu ảnh hưởng phối hợp của
BA và -NAA đến khả năng tái sinh chồi in vitro ở hai giống hoa
chuông ......................................................................................................49
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của thời gian khử trùng và cơ quan nuôi cấy đến sự tạo
nguồn vật liệu khởi đầu ở hai giống hoa chuông .....................................64

Bảng 3.2. Ảnh hưởng phối hợp của BA và -NAA đến khả năng tái sinh chồi
in vitro ở hai giống hoa chuông ...............................................................67
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ BA đến khả năng tăng hệ số nhân chồi và
sinh trưởng của chồi in vitro ở hai giống hoa chuông .............................69
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của nồng độ α-NAA đến sự hình thành rễ của chồi in vitro
ở hai giống hoa chuông ............................................................................71
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của khối lượng cây giống in vitro đến khả năng sinh
trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm...............75
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của các thời vụ ươm đến tỷ lệ sống và khả năng sinh
trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm...............77
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của các loại giá thể trồng đến tỷ lệ sống và thời gian sinh
trưởng của hai hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm. ........................79
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của các loại giá thể trồng đến khả năng sinh trưởng của
hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm. ................................80
Bảng 3.9. Một số đặc điểm sinh học của hai giống hoa chuông in vitro khi trồng
trên các loại giá thể khác nhau .................................................................82
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến khả năng sinh trưởng của
hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm .................................84
ix

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến một số đặc điểm sinh học
của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm ..........................85
Bảng 3.12. Tiêu chuẩn cây giống hoa chuông in vitro khi đưa ra vườn ươm và
xuất vườn ươm .........................................................................................87
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến thời gian các giai đoạn sinh trưởng,
phát triển của hai giống hoa chuông ........................................................91
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng và năng
suất của hai giống hoa chuông .................................................................93
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến chất lượng hoa của hai giống hoa
chuông ......................................................................................................96
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến các giai đoạn sinh trưởng,
phát triển của hai giống hoa chuông ........................................................99
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến khả năng sinh trưởng của
hai giống hoa chuông .............................................................................101
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến quá trình nở hoa của hai
giống hoa chuông ...................................................................................104
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến một số đặc điểm sinh học
của hai giống hoa chuông.......................................................................105
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến năng suất và chất lượng
hoa hoa của hai giống hoa chuông .........................................................107
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của thời điểm bấm ngọn đến các giai đoạn sinh trưởng,
phát triển của hai giống hoa chuông ......................................................110
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của thời kỳ bấm ngọn đến khả năng sinh trưởng của hai
giống hoa chuông ...................................................................................111
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của thời kỳ bấm ngọn đến năng suất và chất lượng hoa
của hai giống hoa chuông.......................................................................113
Bảng 3.24. Thành phần sâu bệnh hại chủ yếu trên hai giống hoa chuông .............116
Bảng 3.25. Một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của hai giống hoa chuông tại
các mô hình trình diễn ............................................................................120
x

Bảng 3.26. Năng suất của hai giống chuông thương phẩm trồng ở các mô hình
tại Thừa Thiên Huế ................................................................................123
Bảng 3.27. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cây hoa chuông thương phẩm
tại tỉnh Thừa Thiên Huế ........................................................................124
xi

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Bức họa đầu tiên về cây hoa chuông ...........................................................6

Hình 1.2. Sự đa dạng màu sắc của hoa chuông ...........................................................7

Hình 1.3. Các loại mô trên cây được sử dụng nuôi cấy ............................................17

Hình 2.1. Hai giống hoa chuông sử dụng trong nghiên cứu .....................................44

Hình 2.2. Sơ đồ tóm tắt các nội dung nghiên cứu của luận án..................................47

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông bằng nuôi
cấy đoạn thân mang mắt ngủ ....................................................................73

Hình 3.2. Sơ đồ quy trình kỹ thuật ươm cây hoa chuông in vitro.............................89

Hình 3.3. Sơ đồ quy trình kỹ thuật trồng cây hoa chuông thương phẩm ................119

Hình 3.4. Sơ đồ tóm tắt quy trình kỹ thuật nhân giống và trồng cây hoa chuông ..126
1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Hoa chuông (Sinningia speciosa) thuộc họ tai voi (Gesneriaceae), bộ hoa môi
(Lamiales), có nguồn gốc nhiệt đới (thuộc khu vực rừng nhiệt đới của Brazil ở Nam
Mỹ). Hoa chuông được phát hiện từ rất sớm (1785) nhưng chỉ thực sự được nuôi
trồng, nhân giống và lai tạo vào những năm 70 thế kỷ 18. Sau đó, hoa chuông được
trồng phổ biến ở nhiều nước trên thể giới như Hà Lan, Pháp, Đức… và được người
châu Âu chọn tạo ra nhiều giống hoa mới ngày nay [39].

Ở Việt Nam, hoa chuông là một trong những loại hoa mới được nhập nội với
nhiều ưu điểm: màu sắc, hình dáng hoa đa dạng, hương thơm thanh dịu, độ bền tự
nhiên của hoa dài và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như: trang trí
trong nhà, ban công, công viên, công sở,... Do vậy, hoa chuông đã nhanh chóng trở
thành một trong những loài hoa nhập nội có giá trị, đáp ứng được xu hướng ưa thích
các loài hoa mới lạ của người chơi hoa và sự quan tâm của người trồng hoa. Tuy
nhiên, nguồn cây giống đang được sử dụng tại Việt Nam chủ yếu là ở dạng hạt
(nhập nội từ Trung Quốc), chất lượng cây giống không cao (cây bị phân ly, tỷ lệ
mọc thấp,…) và không chủ động. Vì vậy, diện tích trồng hoa chuông còn rất ít, chủ
yếu phục vụ cho công tác nghiên cứu ở các Trường Đại học, Viện nghiên cứu,… ở
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Cây hoa chuông trong tự nhiên có thể được nhân giống bằng hạt, đoạn thân,
lá và củ [63]. Các phương pháp nhân giống truyền thống này thường cho hệ số
nhân thấp, cần số lượng lớn cây bố mẹ, tốn thời gian, phụ thuộc vào điều kiện thời
tiết và cây giống dễ bị thoái hóa qua quá trình canh tác lâu dài [107]. Để khắc
phục những hạn chế của các phương pháp nhân giống truyền thống và đảm bảo
nguồn cung cấp cây giống có chất lượng cao cho người sản xuất. Phương pháp
nhân giống vô tính bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật đã trở thành phương
pháp nhân giống rất có hiệu quả với hệ số nhân giống cao, cây giống tạo ra hoàn
2

toàn sạch bệnh, đồng nhất về kiểu hình, ổn định về tính di truyền và có thể sản
xuất được ở quy mô lớn.
Trong những năm vừa qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu nhân nhanh in
vitro cây hoa chuông: Nguyễn Quang Thạch và cs (2004); Dương Tấn Nhựt và cs
(2005); Eui và cs (2012); Ioja-Boldura và Ciulca (2013);… Tuy nhiên, những công
trình này mới chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu thử nghiệm mà chưa đi đến xây dựng
quy trình nhân giống cụ thể để tạo ra sản phẩm cây giống cung cây cho thị trường.

Thừa Thiên Huế là vùng giao thoa giữa 2 miền khí hậu Nam - Bắc nên hình
thành hai mùa rõ rệt trong năm là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài, chịu ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc nên lạnh và ẩm; Mùa khô chịu ảnh hưởng của gió
mùa Tây Nam nên nhiệt độ cao và khô. Đồng thời, Thừa Thiên Huế còn mang
những nét đặc thù của khí hậu vùng đồng bằng ven biển miền Trung (có chế độ bức
xạ phong phú, nền nhiệt độ cao và chế độ nhiệt tương đối ổn định). Đây là những
điều kiện thuận lợi để trồng các loài hoa có nguồn gốc ôn đới và nhiệt đới. Bên cạnh
đó, chơi hoa, thưởng thức hoa không chỉ là một thú chơi tao nhã mà nó đã trở thành
nét đẹp văn hóa của người dân cố đô (người dân có kinh nghiệm trồng hoa lâu đời).
Hơn nữa, Thừa Thiên Huế còn là trung tâm văn hoá, giáo dục, du lịch lớn và đặc
sắc của Việt Nam, hàng năm có rất nhiều sinh viên, khách du lịch trong nước và
quốc tế đến học tập thăm quan, tham dự các lễ hội,... nên nhu cầu trang trí làm đẹp
cảnh quan của một thành phố du lịch là rất cần thiết. Có thể nói, điều kiện tự nhiên
và xã hội đã tạo nên sự đa dạng cho các loài hoa xứ nóng, xứ lạnh có thể trồng trên
địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, kỹ thuật trồng hoa ở đây còn rất hạn chế, sản xuất hoa phụ
thuộc vào tự nhiên, bộ giống hoa còn nghèo nàn và chất lượng cây giống thấp,…
nên các sản phẩm hoa làm ra có năng suất và chất lượng không cao. Vì vậy, việc
nghiên cứu, phát triển các loại hoa nói chung và hoa chuông nói riêng ở Thừa Thiên
Huế là việc làm cấp thiết và được xem là giải pháp bền vững để mang lại hiệu quả
kinh tế cao.

Những năm gần đây, nhóm nghiên cứu hoa của Trường Đại học Nông Lâm,
Huế đã thu thập, đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống hoa
chuông trên các loại giá thể khác nhau tại Thừa Thiên Huế, đã chọn được hai giống
3

hoa chuông tốt nhất (giống hoa màu đỏ cánh kép, giống hoa màu trắng cánh đơn),
phù hợp với điều kiện sinh thái Thừa Thiên Huế và giá thể trồng thích hợp là hỗn
hợp đất phù sa, cát, phân chuồng và trấu hun, tỷ lệ (1:1:1:1) [6]. Tuy nhiên, để phát
triển được diện tích trồng cây hoa chuông trên quy mô lớn ở Thừa Thiên Huế, thì
những nghiên cứu cụ thể về kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật trồng cây thương phẩm…
cần được tiến hành có hệ thống để hạn chế được những yếu tố bất lợi về điều kiện
sinh thái và phát huy ưu điểm của giống. Từ đó, làm cơ sở khoa học để xây dựng
các quy trình kỹ thuật phục vụ sản xuất.

Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu kỹ
thuật nhân giống in vitro và trồng cây hoa chuông (Sinningia speciosa) tại tỉnh
Thừa Thiên Huế”.

2. Mục tiêu của đề tài

2.1. Mục tiêu tổng quát


Xác định được quy trình kỹ thuật hoàn chỉnh từ khâu sản xuất cây giống hoa
chuông in vitro có chất lượng tốt, đến trồng cây hoa chuông thương phẩm có năng
suất, chất lượng hoa cao và phát triển diện tích trồng cây hoa chuông ở tỉnh Thừa
Thiên Huế.

2.2. Mục tiêu cụ thể


- Xây dựng được quy trình kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông có
chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu sản xuất ở quy mô lớn.

- Xây dựng được quy trình kỹ thuật ươm cây giống hoa chuông in vitro ở giai
đoạn vườn ươm.

- Xây dựng được quy trình kỹ thuật trồng cây hoa chuông thương phẩm phù
hợp với điều kiện sinh thái Thừa Thiên Huế và phát triển diện tích trồng cây hoa
chuông ra diện rộng.
4

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1. Ý nghĩa khoa học


- Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học nhằm bổ sung
thông tin về cây hoa chuông, kỹ thuật nhân giống in vitro, kỹ thuật trồng cây hoa
chuông thương phẩm có năng suất cao, chất lượng hoa tốt để áp dụng vào sản xuất
có hiệu quả.

- Kết quả nghiên cứu làm cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo về
chọn tạo giống và ứng dụng kỹ thuật di truyền đối với cây hoa chuông.

- Là nguồn tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu
khoa học, trong lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ sản xuất giống và kỹ thuật
trồng hoa chậu.
3.1. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu cung cấp 3 quy trình kỹ thuật bao gồm: Quy trình kỹ
thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông; quy trình kỹ thuật ươm cây giống hoa
chuông sau nuôi cấy mô; quy trình kỹ thuật trồng cây hoa chuông thương phẩm,
phù hợp với điều kiện sinh thái Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung.

- Việc nghiên cứu xác định được quy trình kỹ thuật nhân giống và trồng cây
hoa chuông thương phẩm có năng suất, chất lượng hoa cao, phù hợp vơi điều kiện
sinh thái của địa phương, góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng hoa, tạo
thêm công ăn việc làm cho người lao động.
- Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng
thích hợp, bổ sung vào danh mục các loại cây trồng phi thực phẩm có giá trị trên
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung.
- Kết quả nghiên cứu góp phần phát huy thế mạnh của vùng và tận dụng
nguồn nhân lực có kinh nghiệm trồng hoa ở các vùng trồng hoa truyền thống của
địa phương.

4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài


- Thời gian thực hiện
 Nghiên cứu quy trình nhân giống in vitro cây hoa chuông được thực hiện từ
5

tháng 8/2012 đến tháng 3/2013.

 Nghiên cứu quy trình ươm cây giống sau nuôi cấy mô tế bào (giai đoạn cây
con ở vườn ươm) được thực hiện từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2013.

 Nghiên cứu quy trình trồng cây hoa chuông thương phẩm (giai đoạn vườn
sản xuất) được thực hiện từ tháng 8/2013 đến tháng 3/2015.

 Thực nghiệm trồng cây hoa chuông thương phẩm được thực hiện từ tháng
10/2014 đến tháng 3/2015.
- Địa điểm thực hiện
Các thí nghiệm của luận án được thực hiện tại Khoa Nông học, Trường Đại
học Nông Lâm Huế. Thực nghiệm trồng cây hoa chuông thương phẩm ở một số
vùng trồng hoa truyền thống tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Thực nghiệm 1: Tại vườn của gia đình ông Đặng Văn Tình, xã Phú Dương,
huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Thực nghiệm 2: Tại vườn của gia đình bà Nguyễn Thị Huệ, xã Quảng An,
huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Thực nghiệm 3: Tại vườn của gia đình ông Lê Bá Thông, phường Thủy
Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.

5. Những đóng góp mới của luận án

 Cung cấp được quy trình kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông, để tạo
ra cây giống có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu sản xuất ở quy mô lớn.

 Cung cấp được quy trình kỹ thuật ươm cây giống hoa chuông in vitro phù hợp
với điều kiện sinh thái của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và khu vực miền
Trung nói chung.

 Cung cấp được quy trình kỹ thuật trồng cây hoa chuông thương phẩm phù hợp
với điều kiện sinh thái của địa phương, có năng suất và chất lượng hoa cao, đáp
ứng nhu cầu của người chơi hoa và phát triển diện tích trồng cây hoa chuông ra
diện rộng.
6

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giới thiệu chung về hoa chuông

1.1.1. Nguồn gốc và phân loại


Cây hoa chuông được phát hiện đầu tiên ở vùng rừng nhiệt đới Brazil vào năm
1785. Năm 1815, hoa chuông được trồng ở Anh [41]. Năm 1817, người làm vườn ở
Anh tên là Conrad Loddiges đặt tên hoa chuông là Gloxinia speciosa (G. Lodd.)
(Hình 1.1), (G là viết tắt tên George Loddige). Người công bố thông tin về cây hoa
chuông là con trai của George Loddige tên là Conrad Loddiges [74] để vinh
danh nhà thực vật học người Đức Benjamin Peter Gloxin (1765-1794). Năm 1825,
hoa chuông được Conrad Loddiges đổi tên từ Gloxinia speciosa thành tên mới là
Sinningia speciosa để đúng định danh thuộc loài S. speciosa [39]. Năm 1877, hoa
chuông Sinningia speciosa được nhà thực vật học Hiern xác định có nhiều màu sắc
khác nhau, hoa có cấu trúc đối xứng (Hình 1.2) và tên khoa học về cây hoa chuông
được dùng từ đó đến ngày nay là Sinningia speciosa (G. Lodd.) Hiern [39]. Hầu
hết các loài của Sinningia sống chủ yếu ở khu vực rừng nhiệt đới Brazil ở Nam Mỹ.
Một số giống hoa chuông hiện nay là kết quả của sự lai tạo từ hai loài hoa của
Brazil: Sinningia speciosa và Sinningia maxima do những người làm vườn ở
Scotland thực hiện vào thế kỷ XIX [63].

Hình 1.1. Bức họa đầu tiên về cây hoa chuông Sinningia speciosa (G. Lodd.)
(Nguồn: [74])
7

Hình 1.2. Sự đa dạng màu sắc của hoa chuông (Nguồn:[39])

Các giống hoa chuông hoang dại đầu tiên được phát hiện ở Brazil có sự đa
dạng về màu sắc, kích thước và hình dáng hoa. Thông qua quá trình lai tạo và chọn
lọc, các giống hoa chuông trồng hiện nay có nhiều ưu điểm để phù hợp với thị hiếu
của người chơi hoa.

Cây hoa chuông (Sinningia speciosa hay Gloxinia speciosa), là loài hoa mới
được nhập nội vào nước ta trong những năm gần đây. Ở Việt Nam, hoa chuông còn
có nhiều tên gọi khác: hoa tình yêu (valentine), hoa thánh, tử la lan, tứ quý, mõm
chó biển, đại nhâm đồng, hồng xiêm…
Hoa chuông là cây thân thảo lưu niên, củ nằm dưới mặt đất, sống tự dưỡng thuộc:
Giới: Plantae (Thực vật)
Ngành: Magnoliophyta (Ngành Ngọc lan)
Lớp: Magnoliopsida (Lớp Ngọc lan)
Bộ: Lamiales (Bộ Hoa môi)
Họ: Gesmeriaceae (Họ Tai voi)
Chi: Sinningia (Chi Hoa chuông)
Loài: Sinningia speciosa.
Sinningia speciosa thuộc một họ lớn là Gesmeriaceae. Họ này có trên 2.500
loài [35], [66], [111], [112], [125], [127]. Thuộc bộ Lamiales [27], [92]. Hầu hết
8

chúng được phân bố ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chúng thường được tìm
thấy ở những nơi đất mùn, khe đá và rừng phủ mùn.

Hoa chuông rất đa dạng về màu sắc hoa và hình dạng hoa, kích thước bộ lá…
Chi Sinningia có khoảng 40-50 loài và vô số các loài lai. Hiện nay Sinningia
speciosa được trồng phổ biến trên thế giới như: Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Nhật,
Thái Lan, Brazil, Ấn Độ, Philippin… Ở điều kiện khí hậu lạnh, hoa chuông được
trồng như là cây một năm và chúng sẽ ra hoa vào mùa hè, vùng có điều kiện khí hậu
ấm hơn thì chúng có thể ra hoa quanh năm [63].

1.1.2. Đặc điểm thực vật học


- Rễ: Rễ cây hoa chuông thuộc loại rễ chùm, phần lớn phát triển theo chiều ngang,
ở tầng đất mặt từ 10 - 20 cm. Kích thước các rễ trong bộ rễ chệnh lệch nhau không
nhiều, số rễ tương đối nhiều nên khả năng hút nước và dinh dưỡng của cây rất mạnh.
Rễ phát sinh từ mầm rễ của hạt, từ củ, thân, cuống lá và những cơ quan sinh dưỡng tiếp
xúc trực tiếp với đất. Vì vậy, hoa chuông rất thích hợp trồng trên các loại giá thể tơi xốp,
chủ động điều chỉnh thành phần dinh dưỡng phù hợp để kích thích bộ rễ phát triển.

- Thân: Hoa chuông thuộc loại cây thân thảo có nhiều đốt giòn dễ gãy. Thân dạng
đứng hoặc bò. Kích thước thân to hay nhỏ, cao hay thấp, cứng hay mềm tùy thuộc
vào giống và thời vụ trồng. Trên thân có các mắt ngủ tiềm sinh ở giữa cuống lá và
thân. Thân có khả năng tái sinh nên được sử dụng để nhân giống vô tính.

- Lá: Lá đơn mọc đối trên thân không có lá kèm. Phiến lá mềm mỏng, có thể to hay
nhỏ hình thuôn hoặc oval, có màu sắc khác nhau (xanh đậm, xanh nhạt, xanh phớt
hồng...) tùy thuộc vào giống. Cây có ít lá, mặt trên lá bao phủ một lớp lông tơ mượt
như nhung, mặt dưới nhẵn, gân lá hình mạng, trung bình một chu kỳ sinh truởng của
cây có từ 5-18 lá trên thân chính. Vì vậy, lá góp phần làm tăng giá trị thẩm mỹ của
hoa và là cơ quan sinh dưỡng có thể sử dụng làm vật liệu để nhân giống vô tính.

- Hoa: Hoa hình chuông, cánh mướt như nhung và viền cánh hoa có gợn sóng. Hoa
khoe sắc, mọc ra từ nách lá, đơn lẻ hoặc thành chùm nhiều bông. Thời gian nở hoa
dài. Màu sắc hoa rất đa dạng, hầu như có tất cả các màu trong tự nhiên (trắng, tím, đỏ
hồng,...). Một bông có thể có một màu hoặc nhiều màu pha trộn. Hoa có hai dạng là
9

hoa đơn và hoa kép, hoa kép có nhiều vòng cánh, các cánh xếp xen kẽ nhau. Đường
kính bông hoa tùy thuộc vào giống và thời vụ trồng, trung bình khoảng 3-7 cm.

Hoa có hai dạng chính là hoa lưỡng tính và hoa đơn tính, đôi khi xuất hiện cả
những hoa vô tính.

Cấu tạo hoa gồm các bộ phận: đài hoa, cánh hoa, nhị hoa và noãn. Có hai cặp
nhị so le với nhau, trong đó có một nhị lép đính trên tràng hoa, các bao phấn dính
nhau thành từng cặp, có một nhụy hoa, vòi nhụy mảnh mai, núm nhụy chia thành
hai thùy. Ngoài ra, còn có thêm túi mật thu hút côn trùng (ong, kiến) và động vật
nhỏ (chim, ruồi, dơi) làm tăng khả năng thụ phấn của hoa nhờ côn trùng và gió.

Vì vậy, hoa chuông có thể đáp ứng được sự đa dạng về thị hiếu, sở thích của
người chơi hoa. Ngoài ra, cấu tạo hoa rất phù hợp để lại tạo, chọn lọc ra nhiều giống
mới có màu sắc và kiểu dáng hoa khác nhau.

- Quả và hạt: Quả có dạng quả nang (khi chín sẽ nứt ra theo 3 đường nứt dọc để
giải phóng các hạt), hạt nhiều và nhỏ (12.000 hạt/g), có nội nhũ.

Như vậy, cây hoa chuông vừa có khả năng nhân giống vô tính và nhân giống
hữu tính. Tuy nhiên, nhân giống bằng phương pháp hữu tính thường khó (khả năng
thụ phấn thụ tinh thấp ở những vùng sinh thái có nhiệt độ, ẩm độ… không phù hợp),
tỷ lệ cây mọc thường biến động, cây có thời gian sinh trưởng rất dài 5 - 6 tháng, cây
thường bị phân ly với tỷ lệ cao. Nhân giống vô tính được sử dụng phổ biến ở các
giống hoa chuông hiện nay.

- Sinh trưởng: Vô hạn (cây có củ, các chồi mới mọc nên từ củ, khi cây kết thúc
một chu kỳ sinh trưởng).

- Giai đoạn ngủ nghỉ: Bắt buộc, khi lá rụng hết [63]. Đặc điểm sinh trưởng này
của cây giúp cho người trồng hoa có thể tiếp tục sử dụng củ để làm giống cho vụ
sau khi cây kết thúc chu kỳ sinh trưởng. Các chồi mới mọc lên từ củ sẽ sinh
trưởng phát triển tốt cho năng suất và chất lượng hoa cao nếu được chăm sóc đúng
quy trình kỹ thuật.
10

1.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa chuông


- Nhiệt độ: Hoa chuông có nguồn gốc nhiệt đới nên đa số các giống hoa chuông
được trồng hiện nay đều ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp dao động từ 18 -
240C. Trong giai đoạn ra hoa, nhiệt độ 16 - 180C sẽ kéo dài thời gian ra hoa. Nhiệt
độ nhỏ hơn 100C cây ngừng sinh trưởng, gây tổn thương đến lá và hoa, khi nhiệt độ
lớn hơn 270C cây sinh trưởng nhanh. Yêu cầu điều kiện nhiệt độ này, vụ Đông
Xuân ở tỉnh Thừa Thiên Huế có thể đáp ứng để cây hoa chuông sinh trưởng phát
triển tốt, cho năng suất và chất lượng hoa cao.

- Ánh sáng: Ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân hóa mầm hoa và sự nở
hoa của cây hoa chuông. Hoa chuông ưa ánh sáng tán xạ. Ánh sáng trực tiếp sẽ
làm cháy lá, trong thời kỳ ngủ nghỉ cây không cần ánh sáng. Quang kỳ thích hợp
nhất để hoa chuông phát triển là khoảng 12 - 16 giờ chiếu sáng/ngày. Cường độ
ánh sáng thấp (270 lux) được chấp nhận với nhiệt độ mát 180C, mức ánh sáng từ
0,5 - 1,1 Klux hoặc cao hơn được khuyến cáo để cây phát triển số lượng nụ và hoa
tốt hơn. Vì vậy, trong sản xuất chúng ta có thể điều chỉnh thời gian và cường độ
chiếu sáng cho cây hoa chuông bằng cách dùng lưới đen che nắng, thắp đèn để điều
chỉnh sinh truởng phát triển của cây, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

- Đất: Hoa chuông là cây trồng cạn, bộ rễ ăn nông. Vì vậy, yêu cầu đất trồng phải
cao ráo, thoát nước tốt, tơi xốp và nhiều mùn, thích hợp với đất có pH từ 5,8 - 7.5.

- Ẩm độ và nước tưới: Hoa chuông là cây trồng cạn nên không chịu được úng. Tuy
nhiên, do cây có sinh khối lớn, bộ lá to nên cần nhiều nước, chịu hạn kém. Cây hoa
chuông sinh trưởng, phát triển thuận lợi nhất trong điều kiện ẩm độ đất từ 65 - 80%,
độ ẩm không khí từ 60 - 75%. Trong thời kỳ nở hoa nếu độ ẩm quá cao gây thối hoa
và sâu bệnh phát triển mạnh làm giảm chất lượng hoa và độ bền của hoa. Cây bị
úng trong giai đoạn ra hoa thì các núm hoa bị rụng và có thể gây chết. Khi cây ở giai
đoạn ngủ nghỉ, giảm lượng nước tưới cho cây. Bảo quản củ trong giai đoạn ngủ nghỉ ở
điều kiện mát mẻ nhưng phải khô ráo. Khi trồng nên sử dụng chậu thoáng và thoát
nước tốt. Tưới nước mỗi ngày phụ thuộc vào cường độ ánh sáng và nhiệt độ. Nên tưới
nước vào lúc sáng sớm, tưới nước xung quanh gốc cây, không tưới quá đẫm vì cây dễ
11

bị thối và nhiễm bệnh. Thiếu nước cây sinh trưởng kém, rút ngắn chu kỳ sinh trưởng.

Tóm lại: Từ những đặc điểm hình thái và những yêu cầu điều kiện sinh thái
cho thấy, cây hoa chuông có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt ở nhiều vùng sinh
thái của nước ta. Thừa Thiên Huế là vùng giao thoa giữa 2 miền khí hậu đặc thù
(miền Bắc và miền Nam) nên có điều kiện sinh thái phong phú, có mùa đông lạnh
(vụ đông xuân) và mùa hè nóng (vụ Hè Thu). Vì vậy, để đảm bảo cho sự sinh
trưởng, phát triển của cây hoa chuông trên địa bàn Thừa Thiên Huế được thuận lợi
(cân đối giữa cơ quan sinh dưỡng: thân, lá… với cơ quan sinh sản: hoa), nâng cao
năng suất và chất lượng hoa thương phẩm, cần tiến hành nghiên cứu trên các giống
cụ thể và áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng như: thời vụ, giá thể, phân bón…
phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng.

1.1.4. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa chuông trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.4.1. Trên thế giới
Ngày nay, sản xuất hoa trên thế giới đang phát triển một cách mạnh mẽ và trở
thành một ngành thương mại với giá trị sản lượng cao. Sản xuất hoa mang lại chuỗi
giá trị rất lớn cho nền kinh tế của các nước trồng hoa cây cảnh. Cùng chung xu
hướng phát triển của thế giới, sản xuất hoa ở các nước châu Á cũng đang phát triển
mạnh và cạnh tranh quyết liệt để chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ hoa. Diện tích trồng
hoa trên thế giới ngày càng mở rộng và không ngừng tăng lên.

Theo Sudhagar và Phil năm 2013, trên thế giới có hơn 145 quốc gia tham gia
vào việc trồng hoa và diện tích các loại cây hoa đang gia tăng đều đặn. Năm 2013
có khoảng 305.105 ha diện tích sản xuất hoa ở các nước trên thế giới, trong đó tổng
diện tích ở châu Âu là 44.444 ha, Bắc Mỹ 22.388 ha, Châu Á và Thái Bình Dương
215.386 ha, Trung Đông và Châu Phi 2.282 ha, Trung Phi và Nam Phi 17.605 ha.
Ấn Độ có diện tích lớn nhất với 88.600 ha, theo sau là Trung Quốc với 59.527 ha,
Indonesia: 34.000 ha, Nhật Bản 21.218 ha, Hoa Kỳ 16.400 ha, Brazil 10.285 ha, Đài
Loan 9.661 ha, Hà Lan 8.017 ha, Ý 7.654 ha, Vương quốc Anh 6.804 ha, Đức 6.621
ha và Colombia 4.757 ha. Hoa trồng trong nhà kính trên thế giới là 46.008 ha [114].
12

Theo Barbara và cs (2014), giá trị xuất khẩu hoa trên thế giới tăng trung bình
hàng năm 9% trong giai đoạn 2001 đến 2012 từ 7,1 tỷ đô la Mỹ năm 2001 lên 17,8
tỷ đô la Mỹ năm 2012. Trong đó hoa cắt cành tăng từ 47 % năm 2001 lên 49 % năm
2012 về tổng giá trị xuất khẩu hoa trên thế giới [30].

Sản xuất hoa thế giới tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở các nước châu Á, châu
Phi, châu Mỹ. Hướng sản xuất hoa trên thế giới là tăng năng suất và chất lượng,
giảm chi phí lao động, giảm giá thành sản phẩm. Mục tiêu sản xuất hoa hướng tới
là giống chất lượng cao và giá thành thấp. Châu Âu và Bắc Mỹ là thị trường tiêu
thụ hoa lớn nhất thế giới.

Sản phẩm hoa đã trở thành loại hàng hoá có khối lượng lớn trong mậu dịch
quốc tế nhưng do sự chênh lệch về trình độ khoa học kỹ thuật, sự khác biệt về điều
kiện môi trường sinh thái nên ở mỗi nước có tốc độ phát triển công nghệ trồng hoa
khác nhau. Trong mười năm qua, 5 nước xuất khẩu hoa đứng hàng đầu thế giới là
Hà Lan, Colombia, Kenya, Ecuador và Ethiopia [100].

Hoa chuông được phát hiện ở Brazil từ rất sớm (năm 1785) và hiện nay được
trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như: Anh, Đức, Hà Lan, Thái Lan, Trung
Quốc... Tuy nhiên, những thông tín thông kê cụ thể về diện tích trồng và tình hình
tiêu thụ cây hoa chuông ở các nước trồng hoa chưa được công bố riêng. Vì vậy,
diện tích trồng và tình hình tiêu thụ cây hoa chuông nói riêng cũng nằm trong xu thế
phát triển chung của các loại hoa ở các nước trồng hoa lớn.

1.1.4.2. Ở Việt Nam


Việt Nam có diện tích đất tự nhiên là 33 triệu ha nhưng diện tích trồng hoa chỉ
chiếm 0,06% diện tích đất tự nhiên và tập trung một số vùng trồng hoa truyền thống
như: Ngọc Hà, Quảng An, Tây Tựu (Hà Nội), Đằng Hải, Đằng Lâm (Hải Phòng),
Hoành Bồ, Hạ Long (Quảng Ninh), Triệu Sơn (Thanh hoá), Gò Vấp, Hóc Môn (TP.
Hồ Chí Minh), Đà lạt, Đức Trọng (Lâm Đồng), Sapa (Lào Cai)... tổng diện lích
trồng khoảng trên 13.000 ha [5].

Kỹ thuật sản xuất hoa ở Việt Nam, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm: trồng tự
nhiên ngoài đồng ruộng (phụ thuộc vào điều kiện thời tiết), sử dụng kỹ thuật nhân
13

giống truyền thống (cây giống được tạo ra từ hạt, củ, cành giâm,...),... Vì vây, các
sản phẩm hoa làm ra có năng suất, chất lượng không cao, do nguồn cây giống dễ bị
thoái hoa, sâu bệnh nhiều, đặc biệt là bệnh virut có khả năng lan truyền và phát
triển,... Ở một số vùng trồng hoa lớn, sản xuất hoa áp dụng kỹ thuật thâm canh cao
(trồng hoa trong điều kiện nhà lưới và sử dụng nguồn giống có chất lượng cao - cây
giống cây mô,...) đã được triển khai nhưng còn ở quy mô nhỏ. Tuy nhiên, đây là
phương pháp mà các nước trồng hoa tiên tiến đã ứng dụng từ lâu và mang lại hiệu
quả rất cao.

Các loại hoa được trồng ở Việt Nam rất đa dạng như hoa lan, ly, đồng tiền,
hồng, cẩm chướng,... Tuy nhiên, cây hoa chuông chưa được trồng phổ biến do các
giống hoa chuông mới được nhập vào nước ta, nguồn cung cấp giống bị động nên
diện tích trồng còn rất ít, chủ yếu phục vụ công tác nghiên cứu và tập trung ở Hà
Nội, Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh,... Ở khu vực miền Trung, cây hoa chuông chưa được
tiến hành trồng thử nghiệm để mở rộng diện tích.

Để phát triển sản suất hoa nói chung và hoa chuông nói riêng cần chú trọng
công tác nhập nội, chọn tạo và nhân nhanh các giống hoa chất lượng cao, thích nghi
với nhiều vùng sinh thái,... Đồng thời tăng cường tiếp nhận, chuyển giao các công
nghệ, tiến bộ kỹ thuật trong nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và phân phối
hoa để tăng hiệu quả, giá trị sản phẩm. Trong đó, vấn đề giống, kỹ thuật canh tác là
yếu tố quan trọng cần được quan tâm, đầu tư thích đáng.

1.1.4.3. Ở Thừa Thiên Huế


Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều vùng trồng hoa như xã Phú Mậu,
xã Phú Thanh, xã Phú Thượng huyện Phú Vang; xã Thủy Vân, xã Thủy Dương, xã
Thủy Thanh huyện Hương Thủy; xã Hương Xuân, xã Hương Hồ, xã Hương Vân
huyện Hương Trà nhưng chủ yếu là trồng các loại hoa cảnh truyền thống như hoa
cúc, hoa mai, xương rồng... Hiện nay, một số loại hoa nhập nội có giá trị kinh tế cao
như hoa lily, hoa hồng, các loại phong lan, hoa đồng tiền... đã bắt đầu trồng nhưng
với quy mô nhỏ và chủ yếu là do các đề tài, dự án tiến hành trồng thử nghiệm và
bước đầu khẳng định một số loài hoa mới có thể trồng trên địa bàn Tỉnh.
14

Sản xuất hoa ở Thừa Thiên Huế hầu như chưa có điều kiện tiếp cận với các
tiến bộ khoa học công nghệ mới. Các loại hoa được trồng quảng canh theo từng thời
điểm (ngày lễ, Tết,...), kỹ thuật trồng phụ thuộc vào kinh nghiệm của từng hộ gia
đình. Các sản phẩm hoa làm ra có chất lượng thấp do nguồn giống không đảm bảo
và kỹ thuật canh tác lạc hậu nên thị trường tiêu thụ chủ yếu là phục vụ nhu cầu hoa
của địa phương.

Ở Thừa Thiên Huế cây hoa chuông chưa được ai nghiên cứu, trồng thử nghiệm
để đánh giá khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái của địa phương. Vì vậy, để
phát triển diện tích trồng và nâng cao năng suất, chất lượng hoa thương phẩm, cần
phải tiến hành những nghiên cứu trên các giống cụ thể, đồng thời ứng dụng các biện
pháp kỹ thuật tiên tiến để sản xuất cây giống và trồng cây thương phẩm.

Tóm lại: Sản xuất và kinh doanh hoa không chỉ mang lại giá trị lớn về kinh
tế của đất nước mà còn góp phần đáng kể trong việc cải tạo môi trường sống và
phục vụ cho nhu cầu trang trí cộng đồng,... Thực tiễn sản xuất và thị trường tiêu
thụ hoa ở trong nước và trên thế giới trong những năm gần đây đang phát triển
mạnh mẽ. Vì vậy, đối với các giống hoa mới có giá thị thẩm mỹ và kinh tế cao nói
chung và cây hoa chuông nói riêng sẽ có nhiều cơ hội để phát triển mở rộng diện
tích trồng và thị trường tiêu thụ ngay trên địa bàn Thừa Thiên Huế và các vùng
trồng hoa trọng điểm cả cả nước.

1.2. Kỹ thuật nhân giống hoa chuông và những yếu tố ảnh hưởng

Trong tự nhiên cây hoa chuông được nhân giống bằng 2 phương pháp: nhân
giống hữu tính và nhân giống vô tính. Ở mỗi phương pháp đều có những ưu nhược
điểm nhất định.
1.2.1. Nhân giống hữu tính
Nhân giống hữu tính là hình thức dùng hạt để làm giống, cây con được hình
thành từ hạt. Đây là phương pháp nhân giống cây đơn giản, dễ làm, ít tốn kém và
không cần nhiều trang thiết bị. Hạt giống được hình thành do kết quả thụ tinh giữa
giao tử đực (hạt phấn) với giao tử cái (noãn). Từ hạt sẽ hình thành một cây mới
mang đặc tính của cả cây bố và cây mẹ (trong trường hợp thụ phấn chéo) hoặc
15

nghiêng hẳn về cây bố hoặc cây mẹ (trong trường hợp vô phối). Cây con mọc lên từ
hạt, thường tạo thành cây giống khỏe, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, khả
năng chống chịu cao (sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh), năng suất cao. Tuy nhiên,
phương pháp nhân giống hữu tính cũng nhược điểm là:

Hạt giống tạo ra có bản chất lai, có ưu thể lai, cây có tính dị hợp, cây thường
bị phân ly với tỷ lệ cao, tỷ lệ cây mọc thường biến động, cây có thời gian sinh
trưởng rất dài 5 - 6 tháng [107]… Mặt khác, phương pháp nhân giống bằng hạt
thường gặp nhiều khó khăn: khả năng thụ phấn thụ tinh thấp ở những vùng sinh thái
có nhiệt độ, ẩm độ… không phù hợp. Do đó, chất lượng hoa không cao, giá trị
thương phẩm thấp. Nên phương pháp nhân giống này ít được sử dụng trong sản suất.

Gill và cs (1994) chỉ ra rằng, đối với cây hoa chuông việc nhân giống bằng hạt
thường khó, có tỷ lệ thành công thường biến động và giá thành cao [47].

Kessler (1999) khẳng định, cây hoa chuông có thể nhân giống từ hạt. Hạt giống
cây hoa chuông rất nhỏ (12.000 hạt/g). Do đó, hạt giống nên được trộn với cát và gieo
trên giá thể trồng, chú ý không phủ hạt giống. Tưới nước thường xuyên và luôn giữ
nhiệt độ đất khoảng 20 - 24°C. Để quá trình nảy mầm tốt thì cường độ ánh sáng nên
nhỏ hơn 2.150 lux. Hạt hoa chuông thường nảy mầm sau gieo 2 - 3 tuần [63].

1.2.2. Nhân giống vô tính


Cây hoa chuông cũng có thể được nhân giống từ các cơ quan, bộ phận sinh
dưỡng của cây như thân, lá, củ,... Ðây là hình thức nhân giống vô tính phổ biến ở
nhiều loại cây trồng. Quá trình nhân giống vô tính có thể diễn ra trong tự nhiên và
nhân tạo [13]. Phương pháp nhân giống vô tính có nhiều ưu điểm:
- Giữ được những đặc tính di truyền của cây mẹ.
- Cây giống sau trồng sớm ra hoa.
- Thời gian nhân giống nhanh.
- Các đột biến có lợi khó bị mất đi do không phải trải qua quá trình phân bào
giảm nhiễm.
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, phương pháp nhân giống này vẫn còn bộc lộ
một số nhược điểm sau:
16

- Cây mẹ truyền bệnh virus sang cho cây con.


- Cây giống nhanh bị thoái hóa (sinh trưởng phát triển không đều, giảm giá trị
thương phẩm).
- Hệ số nhân thấp, cần số lượng lớn cây bố mẹ, tốn thời gian, phụ thược vào
điều kiện thời tiết và cây giống dễ bị thoái hóa qua quá trình canh tác lâu dài.
Để phát huy những ưu điểm và hạn chế nhược điểm của phương pháp nhân
giống vô tính truyền thống, công nghệ nhân giống in vitro cần được ứng dụng, để
tạo ra cây giống đồng nhất về kiểu hình, ổn định về di truyền, sạch bệnh... đáp ứng
nhu cầu sản xuất. Đây là kỹ thuật nhân giống đã được ứng dụng rộng rãi ở các nước
có ngành sản xuất hoa tiên tiến. Kỹ thuật nhân giống in vitro luôn được hoàn thiện
để đưa vào ứng dụng trong thực tiễn sản xuất.

1.2.3. Nhân giống vô tính in vitro cây hoa chuông


Nhân giống in vitro hay còn gọi là vi nhân giống, thường được sử dụng cho
việc ứng dụng các kỹ thuật nuôi cấy mô để nhân giống thực vật, bằng việc sử dụng
các bộ phận khác nhau của cây với kích thước nhỏ.

Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật là quá trình điều khiển sự phát sinh hình
thái của tế bào thực vật một cách có định hướng, dựa vào sự phân hóa và phản phân
hóa của tế bào trên cơ sở tính toàn năng của tế bào thực vật.

1.2.3.1. Tính toàn năng của tế bào


Haberland lần đầu tiên đã quan niệm rằng: mỗi một tế bào bất kỳ của một cơ
thể sinh vật đa bào đều mang toàn bộ thông tin di truyền (ADN) của sinh vật đó.
Khi gặp điều kiện thích hợp, mỗi tế bào đều có thể phát triển thành một cá thể hoàn
chỉnh. Tính toàn năng của tế bào là cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế
bào thực vật [117].

Như vậy, từ một tế bào (mô) bất kỳ trên cây (Hình 1.3) có thể điều khiển để
phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh, khi được nuôi cấy trong một môi trường thích
hợp có đầy đủ các điều kiện cần thiết cho tế bào thực hiện các quá trình phân hóa,
phản phân hoá.
17

Hình 1.3. Các loại mô trên cây được sử dụng nuôi cấy

1.2.3.2. Phân hoá và phản phân hoá tế bào


Quá trình phát sinh hình thái trong nuôi cấy mô tế bào thực vật, thực chất là
kết quả của quá trình phân hoá và phản phân hoá tế bào.

Cơ thể thực vật trưởng thành là một chỉnh thể thống nhất bao gồm nhiều cơ
quan chức năng khác nhau, trong đó có nhiều loại tế bào khác nhau. Tuy nhiên, tất
cả các loại tế bào đó đều bắt nguồn từ tế bào phôi sinh.

Sự phân hoá tế bào là sự chuyển các tế bào phôi sinh thành các tế bào của mô
chuyên hoá, đảm nhận các chức năng khác nhau của cơ thể.

Quá trình phân hoá của tế bào:

Tế bào phôi sinh Tế bào dãn Tế bào phân hoá chức năng

Tuy nhiên, sau khi tế bào phân hoá thành mô chức năng, chúng không hoàn
toàn mất đi khả năng phân chia của mình. Trong trường hợp cần thiết, điều kiện
thích hợp chúng có thể trở về dạng tế bào phôi sinh và phân chia mạnh mẽ. Đó là
quá trình phản phân hoá tế bào.

Tế bào chuyên hoá (mô) Tế bào phôi sinh [85], [91].

Ứng dụng kỹ thuật nhân giống in vitro đã mở ra một hướng phát triển mới
trong ngành nông nghiệp, giúp tăng sản lượng và chất lượng cây giống, đảm bảo
nguồn cung cấp cây giống có chất lượng tốt cho thực tiễn sản xuất.
18

1.2.3.3. Các giai đoạn trong quy trình nhân giống in vitro

Cho tới nay việc sử dụng phương pháp nhân giống in vitro đã được áp dụng
cho nhiều loại cây trồng (trên 400 loài). Giáo sư Murashige của trường Ðại học
California đã chia quy trình nhân giống in vitro làm ba giai đoạn [82] và một giai
đoạn tiếp sau in vitro:
1. Tạo vật liệu nuôi cấy khởi đầu in vitro

Giai đoạn này là bước thuần hoá vật liệu nuôi cấy. Các mẫu đã được khử trùng
và được nuôi cấy trong môi trường thích hợp để tạo ra các chồi mới. Giảm tỷ lệ mẫu
nhiễm bệnh, tăng khả năng tái sinh có vai trò quan trọng ở giai đoạn này. Theo
Yildiz (2012) [131], mô lấy từ cây non có khả năng tái sinh cao hơn từ cây trưởng
thành. Giai đoạn này thường kéo dài từ 4 - 6 tuần.
2. Nhân nhanh chồi, cụm chồi in vitro
Là giai đoạn then chốt của toàn bộ quá trình nhằm tạo ra hệ số nhân cao nhất.
Ở giai đoạn này các chồi được kích thích phát sinh thành nhiều chồi, mầm nhằm
cung cấp cho các lần cấy chuyển tiếp theo. Hệ số nhân phụ thuộc nhiều vào vai trò
của các loại phytohoocmon (thường là cytokynin).

3. Tạo cây hoàn chỉnh, huấn luyện cây con

Tạo cây hoàn chỉnh: Các chồi in vitro đủ tiêu chuẩn được chuyển sang môi
trường tạo rễ để tạo ra cây giống in vitro hoàn chỉnh với đầy đủ thân, lá, rễ. Trong
giai đoạn này, nồng độ cytokynin được giảm xuống và tăng nồng đô auxin nhằm
kích thích sự hình thành rễ.

Huấn luyện cây con: Là giai đoạn chuấn bị cho cây con chuyển ra ngoài hệ
thống vô trùng khi đã đạt kích thước nhất định.

4. Chuyển cây ra trồng ngoài điều kiện tự nhiên

Đây là giai đoạn chuyển cây in vitro từ trạng thái sống dị dưỡng sang sống
hoàn toàn tự dưỡng và thích nghi với điều kiện tự nhiên [51], [53]. Sự biến động
của các yếu tố như: thời tiết, đất đai, sâu bệnh,… gây nhiều khó khăn trong việc đưa
cây in vitro ra trồng ngoài tự nhiên.
19

Như vậy, cả bốn giai đoạn trong quy trình nhân giống in vitro đều có vai trò
quyết định đến khả năng ứng dụng thành công các quy trình nhân giống in vitro vào
thực tiễn. Tuy nhiên, đối với cây hoa chuông do toàn thân được phủ một lớp lông tơ
dày, thân lá chứa nhiều nước nên giai đoạn tạo vật liệu khởi đầu gặp nhiều khó khăn
(số lượng mẫu nhiễm và chết rất cao). Vì vậy, để tăng hiệu quả của giai đoạn này
cần lựa chọn được hóa chất khử trùng, thời gian khử trùng và cơ quan sinh dưỡng
đưa vào nuôi cấy.

1.2.3.4. Đặc điểm của cây giống in vitro


Cây giống in vitro khi đưa ra môi trường tự nhiên, gặp một số vấn đề như sau:
- Cây dễ bị mất nước do cấu trúc lá có lớp cutin trên bề mặt ít.
- Bộ máy quang hợp và lục lạp kém phát triển.
- Rễ của các chồi không có khả năng đồng hóa cabon và thường bị chết do
rễ được hình thành từ callus thân, cho nên mối liên kết rễ - không bào và thân
không tốt.
Vì vậy, trước khi đưa cây ra ngoài cần phải có các biện pháp xử lý để tăng
khả năng sống sót của cây. Các biện pháp đó gọi là tôi luyện cây trước khi đưa
cây ra ngoài.

Việc tôi luyện cây bao gồm:

- Giảm thể nước của môi trường.

- Giảm ẩm độ trong bình nuôi cây.

Cả 2 dạng xử lý nhằm phát triển chức năng của khí khổng và lớp cutin. Các
biện pháp có thể áp dụng như: đậy nút bình bằng các vật liệu có thể thoát hơi nước,
mở nắp bình trước khi trồng vài ngày, khi cho cây ra rễ in vitro điều chỉnh ánh
sáng, nhiệt độ cao hơn các giai đoạn trước… [85], [91].
Cây in vitro đã tôi luyện, khi chuyển ra vườn ươm có thể gặp các trở ngại khác
như nhiệt độ, ấm độ, dinh dưỡng bổ sung... Đặc biệt, trong điều kiện khí hậu miền
Trung Việt Nam, có mùa hè khô nóng và mùa đông lạnh ẩm, thì các nghiên cứu cụ
thể cần được thực hiện (thời vụ ươm, giá thể ươm, dinh dưỡng thích hợp,…), để
làm cơ sở khoa học khi đưa cây giống in vitro ra vườn ươm, nhằm giảm tỷ lệ chết,
20

cây thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên, tăng khả sinh trưởng. Đây là cơ sở lý luận
và thực tiễn để xây dựng quy trình kỹ thuật ươm cây giống hoa chuông in vitro ở
giai đoạn vườn ươm trong điều kiện cụ thể của mỗi vùng.

1.2.3.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ thuật nhân giống vô tính in vitro
a. Sự lựa chọn mẫu cấy

Theo Mantell và cs (1985) mẫu cấy thích hợp nhất cho nuôi cấy mô phải có
mô phân sinh hay những tế bào có khả năng biểu hiện tính toàn năng [77].

Mô non như đỉnh chồi nách, chồi ngọn hay chồi bất định sẽ tái sinh tốt hơn mô
già của cùng một cây. Thời vụ và giai đoạn sinh trưởng của cây mẹ có ảnh hưởng
hoàn toàn khác nhau tới khả năng tái sinh, phát sinh hình thái của mô nuôi cấy [50].

b. Phương pháp vô trùng mẫu

Mẫu vật trước khi đưa vào nuôi cấy, được xử lý vô trùng bằng các loại hóa
chất hoặc những tác động khác. Hoạt tính của hoocmon nội sinh ở mẫu vật nuôi
cấy, khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng từ môi trường vào tế bào, khả năng tái
sinh,… của mẫu cấy sẽ bị ảnh hưởng rõ rệt do các phương pháp xử lý vô trùng [32].

Vì vậy, đối với cây hoa chuông, để lựa chọn được phương pháp vô trùng
mẫu phù hợp sẽ tạo tiền đề thuận lợi cho các giai đoạn tiếp theo của quy trình
nhân giống in vitro.

Bảng 1.1. Nồng độ và thời gian xử lý nấm khuẩn bề mặt mẫu

Tác nhân vô trùng Nồng độ Thời gian xử lý Hiệu quả


(%) (phút)
Calcium hypochlorid (Ca(OCl)2) 9-10 5 - 30 Rất tốt
Sodium hypochlorid (NaOCl) 2 5 - 30 Rất tốt
Bạc Nitrat (AgNO3) 1 5 - 30 Tốt
Oxy già (H2O2) 10-12 5 - 15 Tốt
Nước Brôm (Br2) 1-2 2 - 10 Rất tốt
Thủy ngân clorua (HgCl2) 0,1-1 2 - 10 Đạt yêu cầu
Nguồn: [32]
21

c. Môi trường nuôi cấy

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây nuôi cấy mô
như nhiệt độ, ánh sáng, chất dinh dưỡng… trong đó dinh dưỡng khoáng giữ một vai
trò quan trọng [80], [88]. Thành phần hoá học của môi trường có vai trò quyết định
sự thành công của quy trình nuôi cấy mô tế bào thực vật. Mỗi loài cây, thậm chí mỗi
cơ quan hay mục đích nuôi cấy khác nhau, có yêu cầu khác nhau về thành phần môi
trường sử dụng [48], [128].

Hầu hết các loại môi trường cho nuôi cấy mô tế bào được các nhà nghiên cứu
sử dụng (50 - 70%) [26] là môi trường MS (Murashige and Skoog) [81]. Thành phần
chính của môi trường nuôi cấy mô tế bào bao gồm những nhóm chất chính sau đây:
* Các loại muối khoáng
- Các nguyên tố đa lượng
Có vai trò cấu trúc và chức năng, được sử dung trong môi trường nuôi cấy với
nồng độ trên 30 ppm. Gồm các nguyên tố: N, P, K, S, Mg, Ca [118].
- Các nguyên tố vi lượng
Có vai trò hoạt hóa các enzim, được sử dụng trong môi trường nuôi cấy với nồng
độ thấp hơn 30 ppm. Gồm các nguyên tố: Fe, B, Mn, Mo, Cu, Co, Ni [81], [118].

* Nguồn carbon hữu cơ

Mô và tế bào thực vật trong nuôi cấy in vitro sống chủ yếu theo phương thức
dị dưỡng, cũng có thể sống bán dị dưỡng nhờ vào khả năng quang hợp trong điều
kiện ánh sáng nhân tạo, nhưng rất yếu nên không đủ nguồn carbon hữu cơ cho sự
sinh trưởng phát triển của cây [122]. Vì vậy, trong môi trường nuôi cấy cần được bổ
sung nguồn carbon hữu cơ và thường dùng saccaroza, tùy theo mục đích nuôi cấy,
nồng độ có thể thay đổi từ 2 - 8% [67].

* Vitamin

Mô và tế bào nuôi cấy in vitro đều có khả năng tự tổng hợp được các loại
vitamin cần thiết, nhưng thường không đủ về lượng. Do đó, phải bổ sung thêm từ
bên ngoài vào, đặc biệt là vitamin thuộc nhóm B với nồng độ khoảng 1 ppm [89],
[126]. Bao gồm: vitamin B1, B2, B6…
22

Myoinositol có vai trò quan trọng cho sự phân chia tế bào vì thúc đẩy sự hình
thành thành tế bào (sinh tổng hợp polygalacturonic axit và pectin). Thường sử dụng
ở nồng độ cao 50 - 100 ppm.

* Nhóm chất tự nhiên

- Nước dừa: theo kết quả phân tích thành phần nước dừa [75], [76], [95], [119]
cho thấy trong nước dừa có nhiều nhóm chất cần thiết cho sự sinh trưởng của tế bào
như: các axit amin, axit béo, axit hữu cơ, đường, ARN, ADN, myoinositol, các chất
có hoạt tính auxin, các glucosit của xytokinin.

- Dịch chiết: dịch chiết nấm men, dịch chiết mầm lúa mì (mạch nha), dịch
chiết một số loại rau, quả tươi: khoai tây, chuối, cà rốt... [54].

* Chất làm đông môi trường

Các chất làm đông môi trường được sử dụng chủ yếu trong nuôi cấy mô là
agar, agarose và gellan gum [96]. Agar là một loại polysacarit của tảo (chủ yếu tảo
hồng- Rodophyta) được chiết suất từ rong biển từ những năm 1650 đến 1660 bởi
một người nhật tên là Minoya Tarozaemon. Agar khi ngâm nước ở 80oC sẽ chuyển
sang dạng sol và 40oC thì trở về trạng thái gel. Khả năng ngậm nước của agar cao (6
- 12 g/lít nước) [94]. Ở trạng thái gel nhưng agar vẫn đảm bảo cho các ion vận
chuyển dễ dàng. Vì vậy, thuận lợi cho sự hút dinh dưỡng của cây trong nuôi cấy mô.

* Các chất điều hòa sinh trưởng

Trong tự nhiên, cây có khả năng tự tạo ra các chất phytohoocmon, nhưng
trong nuôi cấy in vitro, các mô quá bé nên cần phải bổ sung vào môi trường nuôi
cấy để định hướng sự phát triển của mô nuôi cấy [118]. Các chất điều hòa sinh
trưởng thường được sử dụng ở nồng độ thấp (0,001 - 10 µM) nhưng có ảnh hưởng
rất lớn đến hiệu quả nuôi cấy. Dựa vào hoạt tính sinh học và hướng tác dụng, các
chất này được chia làm 5 nhóm.

- Các hợp chất auxin có vai trò kéo dài tế bào, tạo ưu thế đỉnh, hình thành rễ
bất định,… gồm các chất như IAA (indolylacetic acid), α-NAA (α-naphthylacetic
acid), 2,4-D (diclorophenoxy acetic acid), IBA (indolyl butyric acid)… Thông
23

thường, khi nồng độ auxin thấp sẽ kích thích sự tạo rễ, nồng độ auxin cao thì dẫn
đến sự hình thành callus [110].

- Các hợp chất cytokinin quyết định sự phân chia tế bào, thúc đẩy sự hình
thành và phát triển chồi,… gồm các chất như kinetin, BAP (5- benzyl amino purin)
và zeatin… Ở nồng độ cao (1 - 10 mg/l), cytokinin kích thích sự hình thành chồi bất
định nhưng ức chế sự tạo rễ. Các chất này được tổng hợp ở rễ và được vận chuyển
một cách thụ động lên phía trên.

- Các hợp chất gibberellin quyết định sự sinh trưởng của cây.

Quan trọng nhất trong nhóm này là gibberellin acid (GA3): có tác dụng kéo dài
lóng đốt, kích thích sự sinh trưởng của các mô phân sinh, chồi...

- Axit absisic chất ức chế sinh trưởng.

- Ethylen ức chế sinh trưởng gây sự già hoá.

Trong đó axit absisic và ethylen rất ít được sử dụng trong nuôi cấy mô tế bào [3].

d. Điều kiện nuôi cấy

Trạng thái môi trường, pH, nhiệt độ, ánh sáng, là những yếu tố ảnh hưởng đến
sự phát sinh cơ quan và hình thái của mô, tế bào thực vật.

Trạng thái môi trường:

Môi trường đặc: Được bổ sung 8 - 10% agar. Agar có độ ngậm nước cao, khả
năng di đông tốt, nhiệt đô nóng chảy là 80oC, nhiệt độ đông đặc là 40oC.

Môi trường lỏng: Sử dụng cho các mục đích nuôi cấy khác nhau, môi trường
nhân nhanh, nuôi cấy protoplast, dung dịch nuôi cấy huyền phù...

pH của môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu nhận các chất dinh
dưỡng từ môi trường vào tế bào. pH của môi trường nuôi cấy thích hợp cho đa số
các loại cây trồng dao động từ 5,5 - 6,0. Nếu pH thấp thì agar sẽ không đông sau khi
hấp khử trùng. Khi pH < 4 hoặc pH >7 thì sẽ làm kết tủa một số muối vô cơ và phân
giải một số chất hữu cơ sẽ làm chết cây.
24

Ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát sinh hình thái của mô
nuôi cấy. Các yếu tố ảnh hưởng như: cường độ chiếu sáng, chu kỳ chiếu sáng và
chất lượng ánh sáng.

Trong tạo chồi ban đầu và nhân chồi tiếp theo, cường độ ánh sáng phù hợp
nằm trong khoảng 2000 - 2500 lux. Nhưng trong giai đoạn tạo rễ, cây cần chiếu
sáng ở cường độ cao hơn để kích thích cây chuyển từ giai đoạn dị dưỡng sang tự
dưỡng, có khả năng quang hợp. Kết quả nghiên cứu của Vince-Pure (1994) [121],
Teresa và cs (2007) [116], đã chỉ ra nguồn ánh sáng và cường độ ánh sáng có ảnh
hưởng rõ rệt đến sự phát sinh hình thái của mẫu cấy và chất lượng cây giống.

Để mô cấy phát triển tốt thì phòng nuôi cấy phải thông thoáng và có nhiệt độ
thích hợp, nhiệt độ trong phòng nuôi cấy thường được giữ ở 25 - 280C [17].

1.2.4. Đặc điểm thời tiết khí hậu Thừa Thiên Huế và miền Trung Việt Nam
Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc miền Trung Việt Nam, là vùng giao thoa
giữa hai miền Nam Bắc (150 59’ 30’’- 160 44’ 30’’ độ vĩ Bắc), nên có chế độ bức xạ
phong phú, đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm và được chia thành
hai mùa rõ rệt trong năm.

Mùa mưa bắt đầu từ tháng IX đến XII, trùng với mùa bão, lượng mưa lớn
(2.800 - 2.900 mm) chiếm 60 - 70% tổng lượng mưa trong năm, nhưng phân bố
không đều giữa các tháng. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng mùa Đông lớn hơn
giữa các tháng mùa Hè. Từ tháng III đến tháng VI nhiệt độ tăng rất nhanh, tháng XI
đến tháng XII nhiệt độ giảm mạnh, do có sự kết hợp với gió mùa Đông Bắc lạnh.
Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng trong năm không quá cao. Biên độ
nhiệt của năm dao động trong khoảng 9 - 10oC (phụ lục 1).

Mùa khô, có nền nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình năm dao động khoảng 24 -
25,2oC, nhiệt độ trung bình tháng I khoảng 20oC thấp nhất trong năm. Trong mùa
Hè, tháng VI và tháng VII là 2 tháng nóng nhất, nhiệt độ trung bình dao động trong
khoảng 28,2 - 29,4oC, kết hợp với gió mùa Tây Nam khô nóng, lượng mưa nhỏ,
thường gây hạn hán. Điều này có ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng, phát
triển của các loại hoa nói chung và cây hoa chuông nói riêng.
25

Do đó, để trồng được hoa chuông, cần phải áp dụng một số biện pháp kỹ thuật
thích hợp trong quá trình ươm cây giống hoa chuông in vitro và trồng cây hoa
chuông thương phẩm như thời vụ ươm trồng, giá thể trồng, chế độ dinh dưỡng hợp
lý,… nhằm làm hạn chế những ảnh hưởng bất lợi của điều kiện thời tiết khí hậu,
tăng tỷ lệ cây sống, tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng phát triển tốt, làm
tiền đề để tăng năng suất và chất lượng hoa của cây hoa chuông thương phẩm.

1.3. Kỹ thuật ươm, trồng cây hoa chuông và những yếu tố ảnh hưởng

1.3.1. Thời vụ
Cơ thể và môi trường là một khối thống nhất. Cơ thể thực vật luôn chịu ảnh
hưởng của các nhân tố sinh thái: nhiệt độ, ánh sáng, nước, không khí (chủ yếu là
CO2 và O2), sâu bệnh hại… để tồn tại, sinh trưởng phát triển và tái tạo nên cơ thể
mới. Các nhân tố sinh thái thường thay đổi có tính chất chu kỳ theo ngày (sáng,
trưa, chiều, đêm), theo mùa trong năm (Xuân, Hạ, Thu, Đông). Các loài thực vật ở
các vùng sinh thái khác nhau, do quá trình chọn lọc tự nhiên lâu đời mà đã có phản
ứng thích nghi với các biến đổi có tính chu kỳ đó của các nhân tố sinh thái.

Cây hoa chuông có nguồn gốc nhiệt đới và đa số các giống hoa chuông được
trồng hiện nay đều ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp dao động từ 18 - 240C.
Cây hoa chuông cần nhiều ánh sáng nhưng không ưa ánh sáng trực xạ. Vì vậy, thời
vụ trồng không phù hợp sẽ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển, nở hoa và chất
lượng hoa của cây hoa chuông.

Để giảm thiểu các tác hại do các điều kiện ngoại cảnh bất thuận cho việc ươm
cây giống in vitro và trồng cây hoa chuông thương phẩm, cần xác định được thời vụ
ươm trồng phù hợp, để áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý…

Đối với từng vùng sinh thái khác nhau, việc bố trí thời vụ trồng phù hợp cho
một loại cây trồng cụ thể thường không giống nhau. Xác định thời vụ trồng cần căn
cứ vào các điều kiện sau:
- Đặc tính của giống: nguồn gốc của giống, thời gian sinh trưởng của giống,
yêu cầu điều kiện sinh thái của giống…
- Điều kiện sinh thái của vùng sản xuất.
26

- Điều kiện áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác.


- Tính chất đất.
- Tình hình xuất hiện sâu bệnh hại…

Các biện pháp kỹ thuật tác động sẽ phát huy được hiệu quả trên cơ sở nguồn
cây giống có chất lượng tốt và thời vụ trồng phù hợp.

1.3.2. Giá thể trồng


Giá thể là từ dùng để chỉ tất cả các vật chất bao quanh bộ rễ của cây trồng, các
loại giá thể khác nhau có ưu nhược điểm khác nhau và tùy theo mục đích trồng, loại
cây trồng mà chọn các loại giá thể thích hợp.

Giá thể bao gồm hỗn hợp của các vật liệu có thể giữ nước, tạo độ thoáng cho
sự phát triển của cây. Hỗn hợp này được dùng đơn lẻ hoặc phối trộn lại để tận
dụng ưu điểm từng loại: bột núi lửa, vỏ trấu hun, mùn dừa, than bùn, đá trân châu,
cát, sỏi,... Các loại giá thể này được dùng phổ biến trong ngành khoa học nghề
vườn [99].

Giá thể trồng cây có ưu điểm:

- Kiểm soát được pH, thành phần dinh dưỡng, các yếu tố gây bệnh và lây
truyền bệnh cho cây.

- Có khả năng giữ ẩm và thoáng khí tốt.

- Có khả năng tái sử dụng hoặc an toàn cho môi trường khi phân hủy.

Cây giống hoa chuông in vitro khi đưa ra trồng ngoài vườn ươm cần loại giá
thể giữ ẩm và thoát nước tốt, giúp cây ít bị mất nước trong giai đoạn đầu. Ở giai
đoạn vườn sản xuất, do cây có bộ lá lớn, nhiều nụ, hoa, bộ rễ chùm nên giá thể
trồng cần chứa nhiều chất hữu cơ mùn làm tăng độ xốp, điều hoà chế độ nước tưới
và chế độ nhiệt, giúp ổn định kết cấu các thành phần trong giá thể, tăng khả năng
hấp phụ và trao đổi ion làm cho giá thể có khả năng chịu nước, chịu phân cao, tăng
tính đệm, đảm bảo cho các phản ứng hoá học và ôxy hoá khử xảy ra bình thường,
tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt [99].
27

* Các loại giá thể được sử dụng

 Xơ dừa: Xơ dừa được lấy từ vỏ quả dừa, nghiền nhỏ và có thể làm khô đóng
thành bánh để dễ vận chuyển và bảo quản. Trước khi sử dụng cần loại bỏ chất chát
(tanin). Xơ dừa là giá thể có khả năng giữa ẩm và thông thoáng khí tốt nhưng nó dễ
gây úng cho một số loại cây trồng, có pH từ 6,5 - 7, có trọng lượng riêng thấp, tính
ổn định cao. Xơ dừa có thể sử dụng đơn lẻ hoặc phối trộn với các nguyên liệu khác
như than bùn, tro trấu, đất mùn theo tỷ lệ thể tích 1:2; 1:1, sẽ tạo ra loại giá thể có độ
tơi xốp cao, thông thoáng khí rất thích hợp để trồng rau hoặc trồng các cây hoa ngắn
ngày trong giai đoạn vườn ươm, trồng cây trong nhà kính mà không cần đất [61].

 Trấu hun: Trấu hun là mảnh vỏ lúa (sau khi đã lấy gạo) đem hun cháy
nhưng chưa thành tro. Trấu hun là giá thể hữu cơ, thoát nước tốt, thích hợp với
nhiều loại cây trồng. Trong trấu hun chứa một lượng lớn kali có tính kiềm, có thể tái
sử dụng và hoàn toàn sạch bệnh. Trấu hun là loại phế phẩm rất phổ biến trong nông
nghiệp. Cũng như xơ dừa, sử dụng trấu hun làm giá thể trồng cây mang lại hiệu quả
kinh tế cao [101].

 Cát: Đây là loại giá thể trơ điển hình và thường được sử dụng trong các hệ
thống mở. Trồng cây trên giá thể cát có lợi là dễ tìm kiếm, rẻ tiền và đơn giản khi sử
dụng. Cát tồn tại ở dạng hạt, độ lớn của hạt cát từ 0,1 mm đến 2 mm. Chúng được
rửa sạch, khử trùng sấy hay phơi khô trước khi sử dụng [101].

 Đất phù sa và phân chuồng: Là loại nguyên liệu thường được dùng để
phối trộn với các nguyên liệu khác làm giá thể ươm cây. Đất phù sa có chứa nhiều
dinh dưỡng nhưng dễ bị dí dẽ khi sử dụng đơn lẻ, cây sinh trưởng kém. Phân
chuồng được ủ hoai mục cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và góp phần làm tơi
xốp giá thể [101].

 Đất Tribat: Đất sinh học Tribat là một thành tựu mới của công ty công nghệ
sinh học Sài Gòn Xanh là hỗn hợp hữu cơ gồm có mùn, bột dừa có bổ sung N tổng
số, K2O tổng số, P2O5 tổng số, các trung vi lượng gồm Mg, Mn, Zn, Bo, Cu, Mo và
các cấp hạt khác nhau. Được sử dụng để trồng các loại rau, hoa, gieo ươm cây con
rất có hiệu quả [133].
28

Giá thể làm giá đỡ cho cây, cung cấp ẩm độ, độ thoáng khí và cải thiện độ pH,
đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng để thích hợp với từng đối tượng cây trồng.
Theo John và Harold (1999) [61], để tăng hiệu quả sử dụng nên phối trộn các loại
giá thể với nhau. Trước đây, người ta dùng các loại vỏ cây, mùn cưa, và vỏ bào
trong quá trình chế biến gỗ được dùng trực tiếp để làm giá thể trồng cây nhưng hiệu
quả không cao. Ngày này, thay vì sử dụng trực tiếp người ta đã phối trộn và xử lý
trước khi sử dụng nên khả năng giữ ẩm tăng, độ thông khí tốt, CEC cao [37].

Năm 1999, John và Harold đã nghiên cứu khả năng giữ ẩm của các loại giá thể
hỗn hợp bao gồm: đất, cát, than bùn với tỷ lệ (1:1:1); than bùn, ve cmiculite với tỷ
lệ (1:1); và vỏ ngũ cốc, cát, than bùn tỷ lệ (3:1:1). Kết quả nghiên cứu đã xác định
được khả năng giữ nước của hỗn hợp than bùn + vecmiculite là tốt nhất, kế đến là
hỗn hợp vỏ ngũ cốc + cát + than bùn và kém nhất là hỗn hợp đất + cát + than bùn.
Nhưng khi xét tính thông thoáng khí thì hai hỗn hợp giá thể than bùn + vecmiculite
và vỏ ngũ cốc + cát + than bùn tương đương nhau, hỗn hợp giá thể đất + cát + than
bùn là kém nhất trong 3 loại giá thể thử nghiệm [61].

1.3.3. Phân bón lá


Phân bón lá là hỗn hợp bao gồm các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi
lượng, một số chất điều hòa sinh trưởng và các chất phụ gia hỗ trợ kết dính, nhằm
giữ chất dinh dưỡng trên bề mặt lá để cây hấp thụ dễ dàng. Phân bón lá dùng để bón
phân qua lá, qua quả và qua thân cây.

* Tác dụng của phân bón qua lá

Phun chất dinh dưỡng qua lá sẽ tiết kiệm được phân bón, tiết kiệm thời gian
mà hiệu quả mang lại cao hơn nhiều so với dinh dưỡng qua rễ. Phương pháp này
càng có hiệu quả cao đối với các cây rau, hoa và cây giống các loại...

Khi sử dụng các chất có nồng độ thấp, các chất có hoạt tính sinh lý như các
chất điều hòa sinh trưởng, các nguyên tố vi lượng... thì chỉ có phun qua lá mới có
hiệu quả sinh lý và kinh tế nhất. Việc phun phân qua lá cũng là cách phục hồi nhanh
chóng cây trồng khi có dấu hiệu thiếu dinh dưỡng hơn là bón vào đất [13].
29

Nhiều loại phân bón lá được đề xuất sử dụng trong nông nghiệp ở nhiều quốc
gia trên thế giới. Ví dụ, ở Ai Cập, trong thời gian năm năm (1990 - 1995), 554 loại
phân bón mới được đăng ký, trong số đó có 285 loại là phân bón lá [42].

Nghiên cứu của Alexander và Schroeder (1987), Fageria và cs, Kannan


(2010) cho thấy tiềm năng lớn của phân bón lá như là một cách để giảm ô nhiễm đất
và nước ngầm [23], [44], [62].

Nghiên cứu của tác giả Pavlova và Michailova (2009) với tiêu đề “Phân bón lá
- lợi ích -20 năm nghiên cứu và ứng dụng”, đã chỉ ra rằng trong 20 năm nghiên cứu
và ứng dụng phân bón lá ở Bulgaria với thành phần dinh dưỡng (21%N, 5% P2O5,
10% K2O, 0,020% B, 0,014% Cu, 0,250% Fe, 0,002% Mn, 0,002% Mo và 0,018%
Zn) đã chứng tỏ hiệu quả về kinh tế, giảm ô nhiễm môi trường đất và góp phần làm
hạn chế việc sử dụng phân bón qua đất và tối ưu hóa việc sử dụng phân bón [93].

Việc phát hiện ra các chất kích thích sinh trưởng như auxin [124], gibberellin
[65], [84], [130], cytokinin [109], [110], các chất ức chế sinh trưởng như axit
abscisic [22], [73], [90], ethylen… và sử dụng các chất này làm phương tiện hóa
học để điều trỉnh quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng được coi như bước
tiến đầu tiên sử dụng chế phẩm phân bón qua lá cho cây trồng.

Phân sinh hóa cho cây trồng trên thị trường chủ yếu chứa các chất điều hòa
sinh trưởng như GA3, -NAA, IBA, Ethrel, CCC… Được sử dụng với nhiều mục
đích khác nhau: điều khiển thời gian ra hoa của cây cũng có nghĩa là điều khiển sự
cân bằng hoocmon chung trong cây. Người ta có thể làm cho cây trồng ra hoa sớm
hơn (sớm đạt cân bằng giữa tác nhân kích thích và ức chế) hoặc ngược lại, làm cho
cây đạt cân bằng hoocmon này muộn hơn để cây ra hoa quả muộn. Có thể sử dụng
các điều kiện ngoại cảnh hoặc các biện pháp kỹ thuật để điều khiển cân bằng
hoocmon chung đó của cây theo hướng có lợi cho con người.

* Cơ chế hấp thụ phân bón qua lá

Hầu hết các chất khoáng từ đất xâm nhập vào cây qua hệ thống rễ. Tuy nhiên,
các bộ phận khác của cây đặc biệt là lá cũng có khả năng hấp thu chất khoáng thông
qua khí khổng và tầng cutin mỏng. Đây là con đường hấp thu dinh dưỡng bị động
30

nên không cần năng lượng. Sự xâm nhập các chất khoáng vào cây qua bề mặt lá phụ
thuộc vào các yếu tố như: thành phần của các chất khoáng sử dụng, nồng độ chất
khoáng, pH của dung dịch chất khoáng, tuổi của lá và cây…

Cây xanh có thể hút chất dinh dưỡng ở dạng khí như CO2, O2, NH3 và NO2 từ
khí quyển qua lỗ khí khổng. Đầu thế kỷ XIX, bằng phương pháp đồng vị phóng xạ
các nhà khoa học đã phát hiện ra, ngoài các bộ phận lá, các bộ phận khác như thân,
cành, hoa, quả, đều có khả năng hấp thu dinh dưỡng [18].

Diện tích lá của cây bằng 15 - 20 lần so với diện tích đất do tán che phủ. Lỗ
khí khổng có kích thước dài 7 - 10 µm, rộng 2 - 12 µm, số lượng khá lớn, có thể
chiếm tới 1% diện tích lá, phân bố ở cả mặt trên và mặt dưới lá. Số lượng lỗ khí
khổng của từng loại cây khác nhau là không giống nhau. Muốn cho phân bón qua lá
mang lại hiệu quả cao nhất thì phải được phun lên bề mặt lá có nhiều lỗ khí khổng
và vào thời điểm khí khổng mở rộng hoàn toàn [20].

Cơ chế đóng mở khí khổng rất phức tạp chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại
cảnh như ánh sáng, độ ẩm không khí, độ ẩm đất, nhiệt độ và tình trạng sinh lý của
cây. Ánh sáng quá mạnh, độ ẩm quá khô, nhiệt độ cao hơn 30oC đều làm cho khí
khổng đóng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả khi sử dụng phân bón lá cần tưới nhẹ
nước trên bề mặt lá trước khi bón phân. Nên bón phân khi nhiệt độ không khí nhỏ
hơn 30oC, trời nắng nhẹ và cung cấp đủ nước cho cây qua rễ [19].

Các chất dinh dưỡng được cây vận chuyển tự do theo chiều từ trên xuống dưới
với vận tốc 30 cm/giờ. Dinh dưỡng hấp thụ qua lá nhanh hơn so với hấp thụ dinh
dưỡng thông qua đất [45], [62], [70], [123]. Do đó, năng lực hấp thu dinh dưỡng từ
lá cao hơn nhiều lần so với từ rễ. Cây có khả năng hấp thụ dinh dưỡng qua lá gấp 8
đến 20 lần so với khả năng hấp thu dinh dưỡng qua rễ bằng cách bón phân vào đất
[29]. Như vậy, việc bón phân qua lá cho cây luôn có hiệu suất đồng hóa các chất
dinh dưỡng cao hơn so với bón phân vào đất. Bón phân qua lá là biện pháp có tính
chiến lược của ngành nông nghiệp.
31

* Các loại phân bón lá thường sử dụng

Hiện nay, phân bón lá trên thị trường trong nước và trên thế giới rất phong
phú, có thể chia thành 3 nhóm chính:

+ Nhóm có các nguyên tố đa lượng và vi lượng phối hợp hoặc riêng rẽ.

+ Nhóm có thêm các chất kích thích sinh trưởng nhằm thúc đẩy sinh trưởng
hoặc thúc đẩy ra hoa kết trái, giảm tỷ lệ rụng quả, thúc đẩy quá trình chín hoặc xúc
tiến việc ra rễ.
+ Nhóm có chứa các loại thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh.
Trong đó, 2 nhóm trên được sử dụng rất rộng rãi trong sản xuất nhất là đối với
nhóm cây hoa cảnh.

Thông thường người ta chú trọng đến 3 nguyên tố chính: N, P, K với nhiều tỷ
lệ, tùy vào mục đích sử dụng, loài hoa, thời kì sinh trưởng của cây. Ngoài ra còn kết
hợp thêm các nguyên tố vi lượng khác như Cu, Fe, Zn, một số các vitamin cần thiết
khác và các chất điều hòa sinh trưởng.

Các loại phân bón lá khác nhau thường có tỷ lệ đạm, lân, kali (N:P:K) khác
nhau nhưng nổi bật lên là các tỷ lệ sau:
- 1:1:1 là tỷ lệ N:P:K bằng nhau
- 3:1:1 là tỷ lệ N cao
- 1:3:1 là tỷ lệ P cao
- 1:1:3 là tỷ lệ K cao
Ngoài ra, còn có các tỷ lệ khác nữa như: 3: 1: 2; 3: 2: 1; 1: 5: 8....

Ngoài việc quan tâm đến tỷ lệ các chất, người trồng hoa còn quan tâm tới nồng
độ các chất trong mỗi tỷ lệ. Công thức phân bón cao, khi tổng số khối lượng nguyên
chất của cả 3 chất lớn hơn 50% toàn bô khối lượng của phân. Ngược lại, các công
thức phân bón thấp khi tổng số khối lượng nguyên chất của cả 3 chất N, P2O5, K2O
thấp hơn 50% toàn bô khối lượng của phân.

Ví dụ: theo công thức của Lecoufle (1981) ta có:


Công thức cao: 30:10:10 (= 50%) tỷ lệ (3:1:1) sử dụng trong giai đoạn sinh
trưởng thân lá.
32

Công thức thấp: 10:18:10 (= 38%) gần bằng tỷ lệ (1:2:1), sử dụng trong giai
đoạn ra rễ kết hợp với công thức thấp: 10:10:20 (= 40%) tỷ lệ (1:1:2) dùng cho cây
khi ra hoa [68].

Phun phân bón lá Đầu trâu 902 (17:21:21) 1g/lít, 7 ngày một lần, cho cây hoa
lily Sorbonne có tác dụng kích thích nở hoa sớm từ 3 - 6 ngày, giảm tỷ lệ nụ bị thui
và tăng chất lượng hoa [4].

Để khắc phục hiện tượng rụng nụ và khô mầm hoa ở cây lily khi ở điều kiện
thiếu ánh sáng, có thể dùng phân bón lá STS có chứa bạc 0,1 mmol/l phun 1 - 2
lần/tuần khi nụ dài 2 - 3 cm.

Hoa cúc ra hoa mùa hè cũng có thể trồng để ra hoa trong vụ đông khi được xử
lý GA3 ở nồng độ 20 - 25 ppm (cúc trắng nhật, cúc tím lá nhọn, cúc phấn hồng hè).
Hoa nhài có thể ra hoa sớm hơn nếu được xử lý CCC ở nồng độ 1000 ppm.

Hoa loa kèn trắng có thể ra hoa sớm hơn so với đối chứng từ 5 - 7 ngày, khi
phun GA3 50 ppm sau trồng 90 ngày. Để nâng cao chất lượng hoa loa kèn trái vụ có
thể phun GA3 50 ppm 3 lần mỗi lần cách nhau 15 ngày hoặc phun GA3 80 ppm khi
cây mới hình thành nụ có tác dụng kéo dài quá trình ra hoa để tránh thu hoạch tập
trung. Xử lý GA3 với nồng độ 100 ppm trước khi trồng, sau đó định kỳ 30 ngày
phun 1 lần cho hoa nở sớm hơn, bông dài, nhiều mỏ và hoa bền hơn [5].

Như vậy, các loại phân bón lá có thành phần dinh dưỡng khác nhau, được sử
dụng rộng rãi cho nhiều loại hoa cây cảnh và mang lại kết quả to lớn trong sản xuất.
Tuy nhiên, đối với cây hoa chuông cho đến nay chưa có một nghiên cứu cụ thể nào
về phân bón được thực hiện, đặc biệt là ở Thừa Thiên Huế. Vì vậy, việc nghiên cứu
để xác định được loại phân bón lá có thành phần dinh dưỡng phù hợp cho cây giống
in vitro ở giai đoạn vườn ươm, cây thương phẩm ở giai đoạn vườn sản xuất có ý
nghĩa quan trọng để mở rộng diện tích trồng cây hoa chuông ở Thừa Thiên Huế.

1.3.4. Bấm ngọn


Ưu thế ngọn là hiện tượng phổ biến ở thực vật. Đó là sự ức chế của chồi ngọn
lên sự sinh trưởng của chồi bên, rễ chính lên rễ phụ. Nếu cắt bỏ chồi ngọn tức là
33

loại bỏ ưu thế ngọn thì các chồi bên được giải phóng khỏi trạng thái bị ức chế tương
quan của chồi ngọn và lập tức sinh trưởng.

Cơ quan chính tổng hợp auxin trong cây là chồi ngọn, sau đó được vận chuyển
khá nghiêm ngặt xuống các cơ quan phía dưới theo hướng gốc. Ngoài ra các cơ
quan còn non đang sinh trưởng cũng có khả năng tổng hợp một lượng nhỏ auxin
như: lá non, quả non, phôi hạt. Sự tồn tại chồi ngọn đã sản sinh ra lượng lớn auxin
và vận chuyển xuống phía dưới làm ức chế chồi bên sinh trưởng.

Như vậy, auxin có vai trò quan trọng trong hiện tượng ưu thế ngọn. Tuy nhiên,
các phytohoocmon khác cũng có vai trò quan trọng điều chỉnh hiện tượng này, đặc
biệt là xytokinin. Xytokinin hoàn toàn đối kháng với auxin trong trường hợp này:
xytokinin được được sản xuất ở rễ rồi được vận chuyển lên ngọn và sẽ có tác dụng
giải phóng chồi bên tức làm yếu ưu thế ngọn. Vì vậy, hiện tượng ưu thế ngọn được
điều chỉnh trong cây chủ yếu bằng tỷ lệ auxin/xytokinin. Tỷ lệ này càng cao thì ưu
thế ngọn càng mạnh mẽ, còn tỷ lệ này càng thấp thì sự phân cành càng chiếm ưu thế.
Khi đi từ ngọn xuống gốc thì tỷ lệ này càng giảm và ưu thế ngọn càng giảm dần [13].

Tamaki và Mercier (2007) cho biết auxin chủ yếu được sản sinh trong chồi
non, nụ non. Nó là chất ức chế tăng trưởng chồi nách. Khi các chồi ngọn được loại
bỏ, tác dụng ức chế bất hoạt, tăng cường sự phát triển của chồi bên thành cành
nhánh mới. Vì vậy, bấm ngọn là một biện pháp quan trọng để kích thích chồi bên
sinh trưởng. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, ngoài việc hạn chế ảnh hưởng của
auxin thì chồi bên còn được hoạt hóa, tăng sinh trưởng là do tác động của nguồn
cung cấp cytokinin từ rễ [115].

Tóm lại: Bấm ngọn là một trong các biện pháp kỹ thuật rất quan trọng để điều
chỉnh sinh trưởng, phát triển của các loại hoa cây cảnh và đặc biệt là điều chỉnh ra
hoa theo ý muốn, nhằm nâng cao chất lượng hoa thương phẩm. Vì vậy, đối với cây
hoa chuông, việc nghiên cứu áp dụng biện pháp bấm ngọn rất cần được thực hiện để
có thể cải thiện năng suất và chất lượng hoa. Biện pháp này sẽ phát huy hiệu quả
cao khi được kết hợp với các biện pháp kỹ thuật khác.
34

1.4. Những kết quả nghiên cứu về cây hoa chuông

1.4.1. Nhân giống in vitro


Scaramuzzi và cs (1999) đã thành công trong việc nhân giống cây hoa chuông
(Sinningia speciosa) bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro từ phiến lá và chồi. Với môi
trường nuôi cấy MS có bổ sung IAA và kinetin tỷ lệ mẫu sống là 80% và đạt 25 - 30
chồi/mẫu cấy. Với môi trường nuôi cấy MS có bổ sung IAA và BA tỷ lệ mẫu sống
là 80% và đạt 40 - 50 chồi/mẫu cấy [104].

Naz và cs (2001) đã nghiên cứu thành công kỹ thuật nuôi cấy mô cây hoa
chuông từ lá và sử dụng môi trường MS có bổ sung auxin và cytokinin với các nồng
độ khác nhau. Quá trình tạo chồi sử dụng môi trường MS có bổ sung 3mg BAP/l.
Quá trình tạo rễ sử dụng các chồi có chiều cao 2 - 2,5 cm và nuôi trong môi trường
MS có bổ sung NAA và IBA trong thời gian 4 - 5 tuần và đưa ra trồng trong vườn
ươm trên giá thể đất cát trong thời gian 20 ngày [83].

Fráguas và cs (2003) đã nghiên cứu tìm kiếm nguồn dinh dưỡng thay thế cho
NH4NO3 để bổ sung nguồn N vào môi trường nuôi cấy cây hoa chuông in vitro
(Gloxinia speciosa Lodd.). Tác giả đã thay NH4NO3 bằng cách sử dụng đạm urê.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, urê không thay thế NH4NO3 trong môi trường nuôi
cấy cây hoa chuông in vitro [46].

Jie (2004) đã nghiên cứu thành công kỹ thuật nuôi cấy mô cây hoa chuông từ
lá dùng môi trường MS có bổ sung 1 mg BA /l và 0,2 mg NAA/l để tạo callus. Để
tạo cây tác giả đã dùng môi trường MS có bổ sung 3 mg BA/l và 0,2 mg NAA/l và
quá trình tạo rễ sử dụng môi trường 1/2 MS có bổ sung 0,2 mg NAA/l [58].

Nguyễn Quang Thạch và cs (2004sử dụng HgCl2 0,1% để khử trùng mẫu cây
hoa chuông trong thời gian 10 phút cho kết quả tốt nhất, tỷ lệ mẫu sạch đạt 55%.
Môi trường tối ưu cho hệ số nhân: MS + 0,5 mg BA/l + 0,2 mg α-NAA/l, hệ số
nhân đạt 6,02 chồi sau 6 tuần nuôi cấy. Môi trường MS có lượng khoáng đa lượng
giảm đi một nửa cho khả năng tạo cây hoàn chỉnh tốt nhất. Sau 3 tuần nuôi cấy
100% cây có rễ đầy đủ, cây sinh trưởng mạnh. Giá thể tốt nhất để trồng cây con
tách từ lá giâm là giá thể trấu hun. Ra cây vào vụ hè, cây sinh trưởng, phát triển tốt,
35

chiều cao cây cấy mô sau trồng 2 tháng có thể đạt 7,07 cm. Ở giai đoạn trồng cây
thương phẩm, sử dụng giá thể đất + trấu hun + EM Bokashi 5 (tỷ lệ 4:8:1) và phun
NPK (21:21:21). Cây sinh trưởng phát triển tốt, năng suất, chất lượng hoa tốt ) [15].

Lê Hữu Cần và Nguyễn Thị Hồng Minh (2005) nghiên cứu ứng dụng công
nghệ in vitro trong nhân nhanh cây hoa chuông màu đỏ cánh đơn ở Thanh Hóa. Kết
quả nghiên cứu cho thấy: sử dụng HgCl2 0,1% trong 15 phút hoặc Ca(OCl)2 15%
trong 10 phút cho kết qủa khử trùng tốt nhất, tỷ lệ mẫu sống đạt 58%. Môi trường
nhân nhanh chồi tối ưu là MS bổ sung 0,7 mg Ki/l. Môi trường thích hợp để ra rễ là
MS bổ sung 1 g than hoạt tính/l. Giá thể thích hợp cho cây ở vườn ươm là trấu hun.
Cây ra vườn sản xuất sau trồng 60 ngày xuất hiện nụ và 90 ngày thì nở hoa [2].

Dương Tấn Nhựt và cs (2005) nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây hoa chuông
bằng phương pháp nuôi cấy đốt thân và xử lý ra rễ ex vitro. Kết quả nghiên cứu chỉ
ra rằng, đốt thân thứ 2 tính từ ngọn của cây hoa chuông cho sự tái sinh chồi nhiều
nhất trên môi trường MS có bổ sung 1 mg BA/l. Các chồi in vitro có thể xử lý bằng
1000 mg IBA /l hoặc 2000 mg α-NAA /l đều cho tỷ lệ ra rễ 100% sau 2 - 4 tuần
ươm [12].

Dương Tấn Nhựt và cs (2005) đã thực hiện đề tài nghiên cứu cơ sở “ thiết kế
hệ thống nuôi cấy bằng màng nylon dạng ống trong sự tái sinh chồi ở mảnh cấy
lá của Sinningia spp” [86]. Cùng thời gian này, đề tài về “Công nghệ tiên tiến
trong vi nhân giống một số cây quan trọng” trong đó Sinningia sp là một trong
những đối tượng được nghiên cứu [87].

Lia và cs (2009) đã nghiên cứu sự nhân nhanh trong ống nghiệm và thuần hóa
cây hoa chuông Sinningia hybrida. Nhóm tác giả đã sử dụng lá non có kích thước
trung bình làm vật liệu nuôi cấy, mẫu lá non đưa vào nuôi cấy được khử trùng bằng
Domestos 10% trong thời gian 30 phút, sau đó được rửa bằng nước cất 5 lần. Mẫu
sau khi khử trùng được nuôi cấy trong môi trường MS có bổ sung 0,5mg NAA/l, 2
mg BAP/l, sucrose 30g/l, agar 4 g/l, pH 5,8 để nhân nhanh. Cây hoa chuông nuôi
cấy mô tiếp tục được chuyển sang môi trường tạo rễ MS bổ sung 2 mg NAA/l. Cây
giống hoa chuông in vitro được đưa ra vườn ươm sử dụng giá thể bao gồm đá trân
36

châu và than bùn với tỷ lệ 1:1, chiếu sáng 16 giờ mỗi ngày với nhiệt độ 22 - 25oC,
độ ẩm 90% trong thời gian 2 tuần sau đó cây được đưa ra trồng, trong thời gian từ
khi cây trong ống nghiệm đến khi cây trưởng thành (khoảng 6 tháng) với tỷ lệ cây
sống đạt tỷ lệ 80% [72].

Xu và cs (2009) đã nghiên cứu thành công kỹ thuật nuôi cấy mô cây hoa
chuông từ lá theo hai cách. Cách thức nhất là tạo callus và chồi sau đó tạo rễ cho
cây bằng môi trường MS có bổ sung 2 mg BA/l và 0,2 mg NAA/l. Kết quả tỷ lệ tái
sinh chồi đạt 99,0%. Cách thứ hai là tạo callus và rễ sau đó tạo chồi bằng môi
trường MS có bổ sung 1 - 5 mg NAA/l. Hiệu quả của phương pháp này với tỷ lệ tái
sinh chồi đạt 90,4% [129].

Chae và cs (2012) đã nghiên cứu ảnh hưởng Ethylene đến sự phát triển chồi
của cây hoa chuông. Nhóm tác giả đã sử dụng môi trường có bổ sung 2 mg BAP/l và
0,1 mg NAA/l và có bổ sung với nồng độ khác nhau của cobancloxít (CoCl2),
aminoethoxyvinylglycine (AVG), và bạc thiosulphate (STS). Sự bổ sung của AVG,
CoCl2, và STS cải thiện đáng kể hệ số tái sinh chồi. Sự tăng trưởng chồi cao nhất khi
sử dụng STS với hàm lượng 5 mg/l và AVG, CoCl2 với nồng độ 1 mg/l [36].

Jiliang và cs (2012) nghiên cứu nhân giống cây hoa chuông từ nụ hoa có
đường kính khoảng 7 mm và lá non được cắt ra. Mẫu được khử trùng bằng HgCl2 ở
nồng độ 0,1% trong thời gian 8 phút và sau đó rửa ba lần bằng nước cất vô trùng.
Tiếp theo, chẻ nụ thành bốn phân đoạn theo chiều dọc và cắt các lá non thành các
mảnh khoảng 5 mm2. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả chỉ ra rằng, khả năng tái
sinh chồi của cây hoa chuông chịu ảnh hưởng bởi ánh sáng, kích thước của nụ hoa
và chất điều hòa sinh trưởng gibberellin acide (GA3) và cytokinin (BA). Trong môi
trường MS cơ bản có chứa 1 mg GA3/l và 0,5 mg BA/l đã mang lại 93,4% khả năng
tạo chồi của mẫu từ nụ và 86,7% từ lá non [59].

Eui và cs (2012) đã thực hiện nghiên cứu về việc sử dụng bạc nitrate và xử lý
putresxin nhằm cải thiện sự phát sinh cơ quan chồi ở Gloxinia. Nhóm tác giả sử
dụng mô lá cây hoa chuông để nuôi cấy trong môi trường MS có bổ sung BAP và
NAA. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng với môi trường MS có bổ sung 2 mg BAP/l
37

và 0,1 mg NAA/l cho kết quả cao nhất về tỷ lệ tạo chồi/mẫu cấy (12,3 ± 0,8) và
chiều cao chồi là (1,2 ± 0,1 cm) sau 6 tuần theo dõi. Khi bổ sung bạc nitrat là 7
mg/l đã làm tăng hệ số nhân chồi và sự phát triển của chồi lần lượt là (23,9 ± 1,6)
và (1,7 ± 0,2 cm) sau 6 tuần theo dõi. Tương tự, khi bổ sung putresxin với nồng độ
50 mg/l đã làm tăng số chồi (19,2 ± 1,6) và chiều cao chồi là (1,7 ± 0,2 cm). Sau
khi chuyển sang môi trường tạo rễ, cây nuôi cấy mô được đưa ra vườn ươm với tỷ
lệ sống đạt 90% [43].

Ioja-Boldura và Ciulca (2013) nghiên cứu ảnh hưởng của các chất kích thích
sinh trưởng đến khả năng nhân nhanh cây hoa chuông. Kết quả nghiên cứu chỉ ra
rằng, sự phối hợp 4 mg BA/l và 0,1 mg NAA/l là hiệu quả nhất cho sự hình thành
chồi/mẫu cấy [57].

Sharma (2013) đã nghiên cứu nâng cao khả năng tạo chồi của cây hoa
chuông từ lá. Mẫu lá được khử trùng bề mặt bằng dung dịch HgCl2 0,1% và
Bavistin 2%. Môi trường nuôi cấy tạo chồi là môi trường MS bổ sung 2 mg BAP/l
và 0,5 mg NAA/l trong thời gian 2 tuần số lượng trung bình chồi là 7,3 chồi/mẫu
cấy. Chồi sau đó được nuôi cấy trong môi trường tạo rễ MS có bổ sung NAA và
IBA. Cây hoa chuông in vitro được chuyển ra vườn ươm trên giá thể gồm đất sạch
và cát với tỷ lệ 1:1 [106].

Nhận xét: Ứng dụng kỹ thuật nuôi cây mô tế bào thực vật để nhân giống vô
tính in vitro cây hoa chuông, đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà
khoa học trên thế giới và trong nước. Tuy nhiên, ở Thừa Thiên Huế miền Trung của
Việt Nam chưa có một nghiên cứu cụ thể nào được thực hiện trên cây hoa chuông,
để tạo ra cây giống có chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái, phục vụ nhu
cầu sản xuất trên quy mô lớn tại địa phương. Một trong những ưu điểm mang tính
sáng tạo của kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật là: luôn được hoàn thiện để nâng
cao chất lượng cây giống và giảm giá thành sản phẩm. Vì vậy, từ những kết quả
nghiên cứu này sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn giúp chúng tôi nghiên cứu ứng
dụng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật để nhân giống vô tính in vitro cây hoa
chuông phù hợp với điều kiện sinh thái Thừa Thiên Huế.
38

1.4.2. Những nghiên cứu về kỹ thuật vườn ươm và vườn sản xuất
Satter và Wetherell (1968) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa quang hợp với ánh
sáng màu đỏ (bước sóng 600 - 700 nm) và tia hồng ngoại (700 - 780 nm) của cây hoa
chuông. Cây hoa chuông được bổ sung ánh sáng màu đỏ và tia hồng ngoại trong thời
gian 17 ngày (8 tiếng buổi tối). Kết quả thí nghiệm chỉ ra rằng khi cây hoa chuông
được bổ sung ánh sáng đỏ có chiều cao cây cao hơn cây đối chứng 134%, và khi cây
được bổ sung ánh sáng hồng ngoại thì chiều cao cây cao hơn cây đối chứng 238%.
Khi phối hợp ánh sáng đỏ và ánh sáng hồng ngoại để bổ sung ánh sáng cho cây thì
hàm lượng diệp lục trên một đơn vị diện tích lá cao hơn so với đối chứng [103].

Grimstad (1987) đã thực hiện nghiên cứu về tác dụng của bức xạ được bổ sung
với nhiều nguồn sáng khác nhau lên sự sinh trưởng và sự ra hoa của cây hoa
chuông. Các nguồn ánh sáng được so sánh ở ba cấp độ bức xạ (10; 14 và 18W/m2
trong phạm vi bước sóng 400 - 1000 nm). Tốc độ tăng trưởng và phát triển của cây
hoa chuông chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi cả hai yếu tố là nguồn ánh sáng và mức độ
bức xạ. Nguồn sáng có bước sóng lớn và cường độ chiếu sáng lớn đem lại tốc độ
phát triển, hàm lượng chất khô, đường kính tán lớn nhất [49].

Borochov và Shahar (1989) đã nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh
trưởng Mefluidide and Paclobutrazol đến sinh trưởng, ra hoa và khả năng chịu lạnh
của cây hoa chuông. Nghiên cứu chỉ ra rằng với lượng tưới Mefluidide 0.1 mg vào
gốc cây vẫn phát triển bình thường, nhưng khi tăng lên 1 mg cây có thể bị chết và
làm giảm khối lượng tươi (29 g/cây) và trọng lượng khô (2,7 g/cây) so với khối
lượng tươi (56,6 g/cây) và trọng lượng khô (4,9 g/cây) khi không tưới Mefluidide.
Sử dụng chất Paclobutrazol tưới gốc kích thích ra hoa với nồng độ 0,5; 1 mg làm
giảm kích thước tán, tăng kích thước nụ và giảm tỷ lệ tổn thương lạnh ở nhiệt độ
2oC trong thời gian 15 giờ so với không tưới Paclobutrazol [33].

Theo nghiên cứu của Borochov và Shahar năm 1989, hoa chuông là loại cây
nhạy cảm với nhiệt độ lạnh. Nhiệt độ thấp ở mức 10 - 120C thì cây hoa chuông có
thể chịu được nhưng sẽ ngừng sinh trưởng và các bộ phận như lá, hoa có thể bị tổn
thương [33].
39

Huiying và Qingying (2003) nghiên cứu quá trình giâm sống lá cây hoa
chuông. Nhóm tác giả đã cắt sống lá cây hoa chuông làm 2 đến 3 đoạn và giâm. Kết
quả có thể mọc được 2 đến 3 cây/mẫu giâm. Đây là một cách mới để nhân giống
cây hoa chuông, tuy nhiên tỷ lệ cây sống không cao [56].

Silva và cs (2003) chỉ ra rằng cây hoa chuông in vitro được ươm trên nền giá
thể gồm khoáng vermiculite và cát trong điều kiện nhiệt độ 26 ± 1ºC và được chiếu
sáng với cường độ ánh sáng là 35 mol/m2.s trong thời gian 16 giờ/ngày, trong 60
ngày cho kết quả tốt nhất về số chồi, trọng lượng khô, và số hoa [108].

Martín và cs (2003) đã nghiên cứu ảnh hưởng của axit salicylic


(C6H4(OH)COOH) tới chất lượng và biểu hiện ra hoa của cây hoa chuông in vitro.
Kết quả nghiên cứu cho thấy với axit salicylic tại nồng độ 10-8M phun vào cây hoa
chuông in vitro ở giai đoạn vườn ươm thì cây hoa chuông tăng diện tích lá 49% và
số lượng hoa tăng lên trung bình 3 hoa/cây so với đối chứng [78].

Salvador và Minami (2008) đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của các loại giá thể
trồng cây khác nhau lên sự sinh trưởng cây hoa chuông. Ba loại giá thể được sử
dụng bao gồm: vỏ cây thông, mùn giun đất, đá trân châu tỷ lệ (1:1:0,2); khoáng
vermiculite, mùn giun đất, đá trân châu tỷ lệ (1:2:0,5); than bùn thông thường, vỏ
cây bạch đàn tỷ lệ (1:1); than bùn, trấu hun với tỷ lệ (1:2). Kết quả chỉ ra rằng giá
thể thích hợp để trồng cây hoa chuông là hỗn hợp khoáng vermiculite, mùn giun
đất, đá trân châu tỷ lệ (1:2:0,5) [102].

Bharati và cs (2013) đã nghiên cứu nhằm tìm ra giá thể để ươm cây hoa
chuông in vitro phù hợp. Thí nghiệm gồm bốn loại giá thể: đất sạch; đất sạch, đá
trân châu tỷ lệ (3:1); đất, cát tỷ lệ (1:1) và đá trân châu. Cây giống hoa chuông in
vitro được rửa để loại bỏ sạch agar ở rễ sau đó được trồng trong khay chuyên dụng
và được đặt trên lưới thép, lưới thép được đặt trên một bể nước để duy trì điều kiện
ẩm, cây con được che bằng vòm phủ vải ẩm. Sau 10 tuần ươm, giá thể đất sạch + đá
trân châu tỷ lệ (3:1) cho kết quả tỷ lệ cây sống cao nhất là 79,02 % [31].

Lê Nguyễn Lan Thanh và cs (2014) đã nghiên cứu khảo sát khả năng sinh
trưởng và phát triển của 6 giống hoa chuông (G1, G2, G3, G5, G7 và G11) tại Tiền
40

Giang. Kết quả cho thấy tất cả các giống hoa chuông đều sinh trưởng, phát triển tốt
thích hợp cho việc sản xuất hoa chậu. Trong đó, có 2 giống tiềm năng phù hợp cho
việc sản xuất hoa chậu do có nhiều đặc tính nổi trội so với các giống còn lại. Giống
G5 có hoa kép, màu đỏ; thời gian ra hoa ngắn (57,3 ngày); đường kính hoa 6,1 cm;
có 8,1 hoa/cây; đường kính tán cây 18,9 cm; độ bền của hoa 5,3 ngày. Giống G11
có hoa kép, màu tím viền trắng; thời gian ra hoa ngắn 62,3 ngày; đường kính hoa
6,2 cm; có 8,5 hoa/chậu; đường kính tán cây 16,8 cm; độ bền của hoa 5,7 ngày [16].

Trên thế giới, cây hoa chuông được phát hiện từ rất sớm (năm 1785) với nhiều
giống hoa có màu sắc, kiểu dáng hoa khác nhau và được nhập nội vào nước ta từ
những năm 90 của của thế kỷ 20. Tuy nhiên, những nghiên cứu cụ thể về các biện
pháp kỹ thuật nhân giống và trồng cây thương phẩm chưa được thực hiện một cách
có hệ thống trên các vùng sinh thái khác nhau của nước ta. Đặc biệt, ở Thừa Thiên
Huế, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào được thực hiện trên cây hoa
chuông về các biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng cây thương phẩm.

1.4.3. Các nghiên cứu khác về cây hoa chuông


* Các nghiên cứu về bệnh hại
John và cs (1944) đã chỉ ra các triệu chứng của bệnh thối củ, rễ, thân và lá cây
hoa chuông. Lá bị tổn thương mọng nước màu nâu sẫm, mềm nhũn, vùng hoại tử có
đường kính khoảng 1 - 8 mm, có khi bệnh phát triển lan rộng vào cả phần cuống lá
và phần củ (ngay phần rễ bám vào củ bị thâm và nhũn). Nhóm tác giả đã xác định
được nguyên nhân bệnh gây thối ở củ, rễ, thân và lá cây hoa chuông do nấm
Phytophthora cryptogea gây ra [60].

Alfieri và Stokes (1968) đã thực hiện nghiên cứu về một loại tuyến trùng và
nấm Phytophthora ký sinh trên lá ở Gloxinia. Kết quả cho thấy sự thối lá, thối thân
ở Gloxinia do loài tuyến trùng sống ký sinh trên lá Aphelenchoides ritzemabosi
hoặc cũng có thể là do nấm Phytophthora cryptogea gây ra. Các biểu hiện bệnh do
tuyến trùng ký sinh và nấm khá giống nhau. Hóa chất kiểm soát bệnh hiệu quả là
Isotox hoặc Captan 50W [25].
41

Alfieri (1970), Busch và Smith (1978) chỉ ra rằng, cây hoa chuông thường bị
nhiễm bệnh thối thân do nấm Pythium sp và Collectotrichum sp gây nên. Các triệu
chứng của bệnh là cây không phát triển và dần bị héo. Tổn thương mọng nước và
nhũn bắt đầu xuất hiện toàn bộ gốc và lây nhiễm nhanh chóng vào cuống và lá. Rễ
cây bị bệnh sẽ bị đổi màu, mọng nước và hoại tử. Khi củ bị nhiễm bệnh sẽ có màu
nâu sẫm, có nhiều chỗ bị hoại tử tạo vùng lõm trên bề mặt mà có thể phát triển vào
bên trong. Trong thời gian cây bị nhiễm bệnh nếu độ ẩm lớn và nhiệt độ cao thì cây
bị bệnh sẽ chết rất nhanh [24], [35].

Busch và Smith (1978) đã thực hiện đề tài “Kiểm soát sự thối rễ và ngọn của
African violet và Gloxinia gây ra bởi Phytophthora nicotianae var.”. Các bệnh thối
rễ và ngọn cây hoa chuông thường xuất hiện khi cây bắt đầu ra hoa và nó làm cây
chết nhanh (có thể chết từ 10 đến 50% số cây). Bệnh này phát triển mạnh khi độ ẩm
cao. Kết quả đã xác định được thuốc Ridomil và Aliette có khả năng kiểm soát
100% căn bệnh này. Khi cây bị bệnh tưới 100ml dung dịch có chứa Ridomil với
nồng độ 125ppm vào đất bệnh sẽ được kiểm soát [35].

Randy và Engelhard (1980) đã công bố kết quả nghiên cứu “Hóa chất kiểm
soát căn bệnh do Myrothecium ở Gloxinia” [97]. Kết quả đã xác định được các hóa
chất kiểm soát bệnh tối ưu như Captafol 4F, Captan 50W hay Benomyl 50W. Một
nghiên cứu khác của hai tác giả này có tên “Sự thối rễ và ngọn ở Gloxinia và nhiều
loài khác thuộc họ Gesneriaceae gây ra bởi Phytophthora parasitica”. Kết quả cho
thấy đã xác định được Phytophthora parasitica là tác nhân gây bệnh thối rễ và ngọn
ở cây Gloxinia đồng thời cho biết đây là loài nấm gây bệnh ở 58 họ thực vật khác
nhau [98].

Lehman (1991) đã nghiên cứu về “Căn bệnh thối lá cây hoa chuông do tuyến
trùng gây ra”. Triệu chứng thối lá cây giống như bệnh do nấm Phytophthora
cryptogea gây ra. Tác giả đã xác định được hai loài tuyến trùng ký sinh trên lá gây
bệnh cho cây hoa chuông là Aphelenchoides fragariae và Aphelenchoides
ritzemabosi. Ở nhiệt độ từ 17 - 240C chúng có thể hoàn thành vòng đời chỉ trong
vòng 10 - 12 ngày. Biện pháp tốt nhất là vệ sinh sạch vườn cây, sử dụng nước sạch
tưới cây để kiểm soát nguồn bệnh [69].
42

Ann (1992) đã xác định được bệnh héo rũ hoa chuông do nấm Phytophthora
parasitica gây ra. Cây hoa chuông rất mẫn cảm với nấm Phytophthora parasitica.
Nấm Phytophthora parasitica thường tấn công vào phần gốc thân, những cây bị
nhiễm nấm Phytophthora parasitica thì phần cuối cuống lá bị đổi màu và bị teo lại,
khi bệnh phát triển, phần tổn thương dọc theo cuống lá và đến dìa lá làm cho cây
hoa chuông bị héo rũ và chết [28].

Heather và Benson (2010) nghiên cứu và công bố báo cáo đầu tiên về bệnh
thối ngọn gây ra bởi Phytophthora tropicalis trên cây Gloxinia ở Bắc Carolina,
Brazil. Những cây bị nhiễm nấm Phytophthora tropicalis phần lớn sẽ bị chết. Bộ rễ
những cây bị nhiễm bị hoại tử, vỏ rễ bong ra khi kéo nhẹ nhàng [52].

* Các nghiên cứu về sinh hóa và di truyền học

Mathieu và cs (2003) đã thực hiện nghiên cứu “Phân loại học và sự tiến hóa
của tộc Sinningieae (Gesneriaceae): Dẫn liệu đến phát sinh chủng loại bằng việc
phân tích sáu đoạn DNA lạp thể và nhân NCPGS”, trong đó, Sinningia speciosa là
một trong những đối tượng được nghiên cứu [79].

Verdan và cs (2009) đã nghiên cứu chiết xuất Anthraquinones và


ethylcyclohexane từ củ cây hoa chuông. Anthraquinones có tác dụng kích thích
niêm mạc ruột già, làm tăng tiết chất nhầy, tăng nhu động ruột, dùng để điều trị táo
bón. Ethylcyclohexane ứng dụng làm sạch hóa chất, lọc hóa chất, tổng hợp các chất
hữu cơ [120].

Hui và cs (2009) đã công bố nghiên cứu sự di truyền và di truyền học phân tử


về tính đối xứng của hoa chuông (Sinningia speciosa). Nghiên cứu khẳng định vai
trò của gen Sinningia CYC (SsCYC) có liên quan chặt chẽ với sự đối xứng ở cây
hoa chuông [55].

David và Pierce (2010) đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Hàm lượng DNA
trong nhân chi Sinningia (Gesneriaceae); sự biến đổi kích thước bộ gen cùng loài
và xác định đặc điểm bộ gen loài Sinningia speciosa”. Nhóm tác giả đã dùng nhiều
phép đo và đưa ra kết luận kích thước bộ gen xấp xỉ 633 × 10⁶ cặp nucleotid. Kết
43

quả này chỉ ra rằng cặp gen có kích thước khoảng 40% so với các kết quả công bố
trước đây [40].

David (2012) đã thực hiện nghiên cứu về tính đa dạng trong loài Sinningia
speciosa và vùng chuyển hóa khởi nguyên của việc nhân giống cây Gloxinia. Tác
giả đã sử dụng 8 loại hạt giống hoa chuông hoang dã từ các khu vực khác nhau trên
đất nước Brazil của các tác giả Zaitlin và Pierce, 2010 [132], Smith và cs, 2004
[113]. Tác giả đã phân tích ADN để đánh giá, so sánh và làm sáng tỏ sự khác nhau
giữa các giống hoa chuông hiện nay so với nguồn gốc của chúng [39].

Li và cs (2013) đã nghiên cứu gen miR159 và chuyển vào cây hoa chuông
nhằm kiểm soát và làm chậm quá trình nở hoa. Trong phát triển hoa, mức độ biểu
hiện của gen miR159 qua trung gian SsGAMYB và ảnh hưởng đến mức độ biểu
hiện của SsLEAFY (SsLFY) và ba gen Mads-box (SsAP1, SsAP3 và SsAG). Nhóm
tác giả kết luận, việc chuyển gen miR159 là một cách hiệu quả để kiểm soát và làm
chậm thời gian ra hoa ở cây hoa chuông, mang lại hiệu quả kinh tế trong trồng hoa
chuông thương mại [71].

Tóm lại: Để cây hoa chuông trở thành sản phẩm nông nghiệp phi thực phẩm
mang lại giá trị kinh tế cao trên địa bàn Thừa Thiên Huế thì việc ứng dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật mới trong nhân giống và trồng cây thương phẩm là việc làm rất
cần thiết. Trên cơ sở khoa học về nuôi cấy mô tế bào thực vật, điều kiện sinh thái của
địa phương và các yêu cầu kỹ thuật trồng hoa chuông nói chung. Cần tiến hành
nghiên trên các giống hoa chuông cụ thể, để có kết luận khoa học dựa trên cơ sở lý
luận và các nghiên cứu thực nghiệm, nhằm xây dựng quy trình nhân giống in vitro
cho cây hoa chuông, quy trình ươm cây giống hoa chuông in vitro ở giai đoạn vườn
ươm, quy trình trồng cây hoa chuông thương phẩm phù hợp, có năng suất cao và chất
lượng hoa tốt, phục vụ sản xuất cây hoa chuông ở quy mô lớn tại Thừa Thiên Huế và
khu vực miền Trung.
44

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Giống
Hai giống hoa chuông sử dụng để nghiên cứu là hoa màu đỏ cánh kép (hoa đỏ)
và hoa màu trắng cánh đơn (hoa trắng), được lựa chọn từ năm giống hoa chuông
nhập về từ Đà Lạt (Hình 2.1). Hai giống này sinh trưởng phát triển tốt, phù hợp với
điều kiện vụ Đông - Xuân của Thừa Thiên Huế và được thị trường rất ưa chuông [6].

Hình 2.1. Hai giống hoa chuông sử dụng trong nghiên cứu

Đặc điểm cơ bản của hai giống hoa nghiên cứu: Có nguồn gốc nhiệt đới (thuộc
khu vực rừng nhiệt đới của Brazil ở Nam Mỹ). Bộ lá to, đẹp, mọc đối xứng, mép lá
có răng cưa tù. Hoa khoe sắc, có hương thơm nhẹ, thời gian nở hoa dài (20 - 30
ngày). Thân thảo, có củ, màu xanh nhạt hoặc phớt tím, chiều cao cây từ 5 - 15 cm,
có nhiều lông nhung bao phủ. Sinh trưởng trong điều kiện ánh sáng tán xạ và thời
tiết khí hậu mát mẻ (18 - 26oC).

Bộ phận đưa vào nuôi cấy là: Đoạn thân mang mắt ngủ, lá non, nụ non.
45

2.1.2. Giá thể


Giai đoạn ươm cây giống in vitro, sử dụng một số loại giá thể: Đất phù sa, cát,
bột xơ dừa, đất Tribat, bột xơ dừa + trấu hun tỷ lệ (1:1).
2.1.3. Phân bón
Các loại phân bón qua lá sử dụng cho cả quá trình sinh trưởng phát triển của
cây (giai đoạn vườn ươm và vườn sản xuất):
- Phân bón đầu trâu 005: dạng tinh thể đóng gói 10 g/gói. Thành phần N:
30%, P2O5: 10%, K2O: 10%, Ca: 0,05%, Mg: 0,05%, Zn: 0,05%, Fe: 0,025%, Cu:
0,05%, Mn: 0,025%, B: 0,1%, GA3: 50 ppm, NAA: 50 ppm, NOA: 50 ppm.
- Humix (11:3:4): dạng dung dịch đóng chai 500 ml/chai. Thành phần: N:
11%, P2O5: 3%, K2O: 4%, Ca, Mg, Zn, Fe, Cu, Mn, B,…
- Greendelta-25 (29:10:10 + TE): Dạng tinh thể đóng gói, 10 g/gói. Thành
phần: N: 29%, P2O5: 10%, K2O: 10%, MgO: 25%, Zn: 81 ppm, Fe: 320 ppm, Cu:
33 ppm, Mn: 163 ppm, Mo: 8 ppm.
- Bacte 02 (32:11:10 + TE): Dạng tinh thể đóng gói, 20 g/gói. Thành phần: N:
32%, P2O5: 11%, K2O: 10%, CaO, MgO, Zn, Fe, Cu, Mn, B,…
- Growmore (30:10:10): Dạng tinh thể đóng chai, 100 g/chai. Thành phần: N:
30%, P2O5: 10%, K2O: 10%, Cu: 0,05%; Fe: 0,1%; Mn: 0,05%; Mo: 0,0005%; Zn:
0,05%.
- Phân bón lá F-GA3: dạng tinh thể đóng gói 15 g/gói. Thành phần: N: 30%,
P2O5: 10%, K2O: 15%, GA3: 0,2%.
- Dana 01: dạng tinh thể đóng gói 15 g/gói. Thành phần: N: 13%, P2O5: 13%,
K2O: 13%, α-NAA: 1000 ppm, β-NOA:1000 ppm, GA3: 3000 ppm, Bo: 200 ppm,
Zn: 100 ppm, Cu: 50 ppm, Fe: 100 ppm.
- Atonik 1.8 D: dạng dung dịch đóng gói 10 ml/gói. Thành phần: N: 2%,
P2O5: 5%, K2O: 5%, GA3: 4 g/lít, Zn: 100 ppm, B: 100 ppm, Cu: 100 ppm.
2.1.4. Chất kích thích sinh trưởng
- BA (6-benzyl adenine)
- α-NAA (α-naphthaleneaceticd)
46

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông.
- Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật ươm cây giống hoa chuông in vitro -
giai đoạn vườn ươm.
- Nghiên cứu xây dựng quy trình trồng cây hoa thương phẩm - giai đoạn vườn
sản xuất.
- Xây dựng thực nghiệm trồng cây hoa chuông thương phẩm tại tỉnh Thừa
Thiên Huế.

Toàn bộ nội dung nghiên cứu được tóm tắt theo sơ đồ hình 2.2.
47

Hoa màu đỏ cánh kép và màu trắng cánh đơn

Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống in vitro cây
hoa chuông (Nghiên cứu phương pháp khử trùng, nghiên cứu tái
sinh và nhân nhanh chồi, nghiên cứu tạo cây hoàn chỉnh)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của cây cấy mô ở giai đoạn vườn
ươm (Nghiên cứu khối lượng cây in vitro, thời vụ, giá thể, phân bón)

Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật trồng cây hoa thương
phẩm (Nghiên cứu thời vụ, phân bón, biện pháp bấm ngọn)

Thực nghiệm trồng cây hoa chuông thương phẩm

Sản xuất

Hình 2.2. Sơ đồ tóm tắt các nội dung nghiên cứu của luận án
2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Nội dung 1 (Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống in vitro cây
hoa chuông)
* Các công thức thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian khử trùng và cơ quan nuôi cấy
đến sự tạo nguồn vật liệu khởi đầu ở hai giống hoa chuông
Mục đích: Xác định được thời gian và cơ quan đưa vào nuôi cấy có hiệu quả
nhất để tạo nguồn vật liệu khởi đầu trong nhân giống in vitro cây hoa chuông.
Thí nghiệm gồm 12 công thức, tương ứng với 4 mốc thời gian và 3 cơ quan
khác nhau. Hóa chất khử trùng sử dụng là HgCl2 0,1% (thí nghiệm 2 yếu tố được tiến
hành độc lập trên 2 giống). Các công thức trong thí nghiệm này được trình bày trong
bảng 2.1
48

Bảng 2.1. Các công thức thí nghiệm trong nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian khử
trùng và cơ quan nuôi cấy đến sự tạo nguồn vật liệu khởi đầu ở hai giống hoa chuông

Công thức Thời gian (phút) Cơ quan


Công thức I Đoạn thân
Công thức II 5 Lá non
Công thức III Nụ non
Công thức IV Đoạn thân
Công thức V 7 Lá non
Công thức VI Nụ non
Công thức VII Đoạn thân
Công thức VIII 10 Lá non
Công thức IX Nụ non
Công thức X Đoạn thân
Công thức XI 15 Lá non
Công thức XII Nụ non
Môi trường nền được sử dụng cho các công thức thí nghiệm là: MS + 30%
Saccarose/l + 6%Agar/l.
Đánh giá thí nghiệm sau 02 tuần và số liệu được theo dõi 7 ngày/lần.

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng phối hợp của BA và -NAA đến khả năng tái
sinh chồi in vitro ở hai giống hoa chuông

Mục đích: Xác định được tổ hợp BA và -NAA ở nồng độ phù hợp, có ảnh
hưởng tốt nhất đến khả năng tái sinh chồi in vitro.
Nguồn mẫu là đoạn thân mang mắt ngủ (kế thừa kết quả của thí nghiệm 1)

Thí nghiệm gồm 13 công thức, tương ứng với 13 tổ hợp BA và -NAA ở các
mức nồng độ khác nhau (thí nghiệm 2 yếu tố được tiến hành độc lập trên 2 giống).
Các công thức trong thí nghiệm này được trình bày trong bảng 2.2.
Đánh giá thí nghiệm sau 08 tuần và số liệu được theo dõi 7 ngày/lần.
49

Bảng 2.2. Các công thức thí nghiệm trong nghiên cứu ảnh hưởng phối hợp của BA
và -NAA đến khả năng tái sinh chồi in vitro ở hai giống hoa chuông

Công thức BA α-NAA


(mg) (mg)
Công thức I (Đ/c) 0,0 0,00
Công thức II 0,00
Công thức III 0,01
0,5
Công thức IV 0,02
Công thức V 0,03
Công thức VI 0,00
Công thức VII 0,01
1,0
Công thức VIII 0,02
Công thức IX 0,03
Công thức X 0,00
Công thức XI 0,01
1,5
Công thức XII 0,02
Công thức XIII 0,03
Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BA đến khả năng tăng hệ số
nhân chồi và sinh trưởng của chồi in vitro ở hai giống hoa chuông
Mục đích: Xác định được nồng độ BA có ảnh hưởng tốt nhất đến hệ số nhân
chồi và sinh trưởng của chồi.
Nguồn mẫu là các chồi in vitro được tạo ra từ thí nghiệm 2, cắt chồi thành
từng đoạn mang mắt ngủ, cấy vào các công thức thí nghiệm.
Thí nghiệm gồm 6 công thức, tương ứng với 6 mức nồng độ BA khác nhau
(thí nghiệm 1 yếu tố được tiến hành độc lập trên 2 giống).
- Công thức I: MS + 0,0 mg BA/l + 30% Saccarose/l + 6% Agar/l (Đ/C).
- Công thức II: Đ/C + 0,1 mg BA/l.
- Công thức III: Đ/C + 0,3 mg BA/l.
- Công thức IV: Đ/C + 0,5 mg BA/l.
- Công thức V: Đ/C + 0,7 mg BA/l.
- Công thức VI: Đ/C + 1,0 mg BA/l.

Đánh giá thí nghiệm sau 06 tuần và số liệu được theo dõi 7 ngày/lần.
50

Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ -NAA đến sự hình thành rễ
của chồi in vitro ở hai giống hoa chuông
Mục đích: Xác định được nồng độ -NAA có ảnh hưởng tốt nhất đến sự ra rễ
của chồi in vitro.
Nguồn mẫu là các cụm chồi in vitro được tạo ra từ thí nghiệm 3 có kích thước
3 - 3,5 cm, tách riêng từng chồi, cấy vào các công thức thí nghiệm.

Thí nghiệm gồm 5 công thức, tương ứng với 5 mức nồng độ -NAA khác
nhau (thí nghiệm 1 yếu tố được tiến hành độc lập trên 2 giống).

- Công thức I: MS + 0,0 mg -NAA/l + 30% Saccarose/l + 6% Agar/l (Đ/C).


- Công thức II: Đ/C + 0,1 mg -NAA/l.
- Công thức III: Đ/C + 0,2 mg -NAA/l.
- Công thức IV: Đ/C + 0,3 mg -NAA/l.
- Công thức V: Đ/C + 0,5 mg -NAA/l.

Đánh giá thí nghiệm sau 04 tuần và số liệu được theo dõi 7 ngày/lần.
* Phương pháp lấy mẫu đưa vào nuôi cấy
Mẫu đưa vào nuôi cấy: Đoạn thân mang mắt ngủ, lá non, nụ non của hai giống
hoa chuông màu đỏ cánh kép và màu trắng cánh đơn
- Đoạn thân mang mắt ngủ: Chọn những cây khỏe đang trong thời kỳ sinh
trưởng sinh dưỡng, có kích từ 4 - 5 cm, cắt bỏ lá, rửa dưới vòi nước chảy, rửa bằng
xà phòng, rửa lại bằng nước cất vô trùng, xử lý hoa chất khử trùng. Cắt từng đoạn
có chứa mắt ngủ, kích thước từ 1 - 1,5 cm, cấy vào môi trường nền.
- Lá non: Chọn những lá non của những cây khỏe, đang trong thời kỳ sinh
trưởng sinh dưỡng, rửa dưới vòi nước chảy, rửa bằng xà phòng, rửa bằng nước cất
vô trùng, xử lý hóa chất khử trùng. Cắt thành từng mảnh có kích thước khoảng 1 x 1
cm, cấy vào môi trường nền.
- Nụ non: Chọn nụ của cây khỏe, có kích thước từ 2 - 3 cm, rửa dưới vòi nước
chảy, rửa bằng xà phòng, rửa bằng nước cất vô trùng, xử lý hóa chất khử trùng.
Dùng dao mũi nhỏ tách bỏ lớp lá đài và cánh hoa non, lấy toàn bộ phần đài nụ cắt
thành từng mảnh có kích thước từ 3 - 5mm, cấy vào môi trường nền.
51

* Phương pháp bố trí thí nghiệm


Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD), nhắc lại 3
lần, mỗi lần 10 mẫu, theo dõi 30 mẫu.
* Điều kiện thí nghiệm
Môi trường nuôi cấy cơ bản: Sử dụng môi trường dinh dưỡng khoáng
Murashige và Skoog (1962) [81], ký hiệu MS (Phụ lục 2).
pH môi trường: 5,8.
Khử trùng môi trường nuôi cấy bằng phương pháp khử trùng ướt ở nhiệt độ
121oC trong 15 phút.
Mẫu được nuôi ở điều kiện nhân tạo: nhiệt độ 25oC ± 2oC, nguồn chiếu sáng
đèn huỳnh quang, cường độ ánh sáng 2000 - 2500 lux.
* Các kỹ thuật áp dụng
Sử dụng các kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật thường quy.
* Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Từ tháng 8/2012 đến tháng 3/2013.
Địa điểm: Phòng thí nghiệm nuôi cấy mô tế bào, Bộ môn Di truyền - Giống,
Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Huế.
2.3.2. Nội dung 2 (Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật ươm cây giống hoa
chuông in vitro giai đoạn vườn ươm)
* Các công thức thí nghiệm
Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng cây giống in vitro đến khả
năng sinh trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm
Mục đích: Xác định được khối lượng cây in vitro phù hợp để ra ngôi cây giống
in vitro tốt nhất.
Giá thể trồng là cát và phân bón lá sử dụng là Growmore (30:10:10) (1 g/l
nước, phun 7 ngày/lần).
Thí nghiệm gồm 3 công thức, tương ứng với 3 mức khối lượng cây giống in
vitro khác nhau khi đưa ra vườn ươm, (thí nghiệm 1 yếu tố được tiến hành độc lập
trên 2 giống).
52

- Công thức I: Khối lượng cây: 0,2 - 0,5g/cây.


- Công thức II: Khối lượng cây: 0,6 - 0,9g/cây.
- Công thức III: Khối lượng cây: 1,0 - 1,5g/cây.
Đánh giá thí nghiệm sau 04 tuần và số liệu được theo dõi 7 ngày/lần.
Thí nghiệm 6: Nghiên cứu xác định thời vụ phù hợp để đưa cây giống hoa chuông
in vitro ra trồng ở vườn ươm
Mục đích: Xác định được thời vụ phù hợp để ra ngôi cây giống in vitro tốt nhất.
Giá thể trồng là cát và phân bón lá sử dụng là Growmore (30:10:10) (1 g/l
nước, phun 7 ngày/lần).
Thí nghiệm gồm 4 công thức, tương ứng với 4 thời vụ ra ngôi cây giống in vitro
trong năm (thí nghiệm 1 yếu tố được tiến hành độc lập trên 2 giống).
- Công thức I: Ra ngôi cây giống in vitro vào vụ Xuân (trồng 25/2/2013).
- Công thức II: Ra ngôi cây giống in vitro vào vụ Hè (trồng 25/5/2013).
- Công thức III: Ra ngôi cây giống in vitro vào vụ Thu (trồng 25/8/2013).
- Công thức IV: Ra ngôi cây giống in vitro vào vụ Đông (trồng 25/11/2013).
Đánh giá thí nghiệm sau 04 tuần và số liệu được theo dõi 7 ngày/lần.
Thí nghiệm 7: Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại giá thể trồng đến khả năng sinh
trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm
Mục đích: Xác định được loại giá thể phù hợp để cây giống in vitro sinh
trưởng tốt nhất ở giai đoạn vườn ươm.
Phân bón lá sử dụng là Growmore (30:10:10) (1 g/l nước, phun 7 ngày/lần)
Thí nghiệm gồm 5 công thức, tương ứng với 5 loại giá thể khác nhau để ươm
cây giống hoa chuông in vitro (thí nghiệm 1 yếu tố được tiến hành độc lập trên 2
giống).
- Công thức I: Đất phù sa.
- Công thức II: Cát.
- Công thức III: Bột xơ dừa.
- Công thức IV: Đất Tribat.
- Công thức V: Bột xơ dừa + Trấu hun tỷ lệ (1:1).
53

Đánh giá thí nghiệm sau 04 tuần và số liệu được theo dõi 7 ngày/lần.
Thí nghiệm 8: Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến khả năng sinh
trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm
Mục đích: Xác định được loại phân bón lá có thành phân dinh dưỡng phù hợp
cho cây giống in vitro sinh trưởng tốt nhất ở giai đoạn vườn ươm.
Giá thể trồng là cát.
Thí nghiệm gồm 5 công thức, tương ứng với 5 loại phân bón lá khác nhau, liều
lượng phân ở các công thức là như nhau (1 g/l nước, phun 7 ngày/lần), (thí nghiệm 1
yếu tố được tiến hành độc lập trên 2 giống).
- Công thức I: Nước lã (đ/c).
- Công thức II: Đầu trâu 005.
- Công thức III: Humix (11:3:4).
- Công thức IV: Greendelta-25 (29:10:10).
- Công thức V: Bacte 02 (32:11:10).
- Công thức VI: Growmore (30:10:10).
Đánh giá thí nghiệm sau 04 tuần và số liệu được theo dõi 7 ngày/lần.
* Phương pháp bố trí thí nghiệm
Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), nhắc
lại 3 lần, mỗi lần 28 cây (1 công thức/1 khay 84 lỗ), theo dõi 30 cây ngẫu nhiên.

* Điều kiện thí nghiệm


Cây giống in vitro có đủ thân lá, rễ, có kích thước tương đối đều: cây có 5 - 7
rễ, 6 - 8 lá, cao 5 - 5,5 cm, được huấn luyện làm quen với môi trường tự nhiên vào
thời gian cuối của cuối quy trình nhân giống in vitro (bình cấy giống in vitro được
chuyển ra ngoài phòng nuôi, để trong điều kiện ánh sáng nhẹ, mở nắp chai trong 2
ngày), cây không dập nát được sử dụng làm vật liệu nghiên cứu trong các thí
nghiệm ở giai đoạn vườn ươm.

Các thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện nhà lưới, có mái che mưa hoàn
toàn và lưới đen giảm 50% cường độ ánh sáng (có thể chủ động trải lưới và thu lưới
theo điều kiện thời tiết).
54

Cây giống được trồng trong khay xốp 84 lỗ/khay để ươm trồng. Kích thước
khay: dài x rộng x cao = 49 x 28 x 4,5 cm.

Giá thể trồng: Các loại giá thể trước khi sử dụng cho các thí nghiệm được phơi
trong điều kiện cường độ ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao, xử lý nguồn bệnh bằng
thuốc Basudin 10H (0,3 kg/m3 giá thể) và Vicarben (1 ml/l nước), đảm bảo độ ẩm
đạt 55 - 60%, sau đó phủ nilon kín và ủ trong 7 - 10 ngày, nhằm hạn chế nguồn sâu
bệnh hại.

* Các kỹ thuật áp dụng


Chăm sóc cây con sau trồng: Ngoài yếu tố thí nghiệm, việc tưới nước, bón
phân, phòng trừ sâu bệnh… được thực hiện giống nhau ở các công thức thí nghiệm.

Giữ ẩm bằng cách tưới nước phun sương 2 - 3 lần/ngày.

* Thời gian và địa điểm nghiên cứu


Thời gian thí nghiệm: Từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2013.

Địa điểm thí nghiệm: Vườn lưới Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Huế.

2.3.3. Nội dung 3 (Nghiên cứu xây dựng quy trình trồng cây hoa thương phẩm -
giai đoạn vườn sản xuất).
* Các công thức thí nghiệm
Thí nghiệm 9: Nghiên cứu ảnh hưởng thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng phát
triển của cây hoa chuông- giai đoạn vườn sản suất
Mục đích: Xác định được thời vụ phù hợp, để trồng cây hoa chuông thương
phẩm có năng sất cao và chất lượng hoa tốt.
Phân bón lá sử dụng là Growmore (30:10:10), liều lượng phân ở các công thức
là như nhau (1 g/l nước, phun 7 ngày/lần).
Thí nghiệm gồm 5 công thức, tương ứng với 5 thời vụ trồng cây hoa chuông
thương phẩm khác nhau trong năm (thí nghiệm 1 yếu tố được tiến hành độc lập trên 2
giống).
- Công thức I: Trồng ngày 1/9/2013.
- Công thức II: Trồng ngày 1/10/2013.
55

- Công thức III: Trồng ngày 1/11/2013.


- Công thức IV: Trồng ngày 1/12/2013.
- Công thức V: Trồng ngày 1/01/2014.
Đánh giá thí nghiệm khi cây kết thúc chu kỳ sinh trưởng.
Thí nghiệm 10: Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến sinh trưởng
phát triển của hai giống hoa chuông - giai đoạn vườn sản suất
Mục đích: Xác định được loại phân bón lá có thành phần dinh dưỡng và chất
kích thích sinh trưởng GA3 phù hợp, để cây hoa chuông sinh trưởng phát triển tốt,
nâng cao năng sất cao và chất lượng hoa.
Thí nghiệm gồm 5 công thức, tương ứng với 5 loại phân bón lá khác nhau, liều
lượng phân ở các công thức là như nhau (1 g/l nước, phun 7 ngày/lần), (thí nghiệm 1
yếu tố được tiến hành độc lập trên 2 giống).
- Công thức I: Nước lã (đ/c).
- Công thức II: Đầu trâu 005.
- Công thức III: F-GA3 30:10:15.
- Công thức IV: Dana 01.
- Công thức V: Atonik 1.8 D.
Đánh giá thí nghiệm khi cây kết thúc chu kỳ sinh trưởng.
Thí nghiệm 11: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm bấm ngọn đến khả sinh
trưởng phát triển của hai hoa chuông
Mục đích: Xác định được thời điểm bấm ngọn phù hợp, để cây hoa chuông
sinh trưởng phát triển tốt, nâng cao năng sất cao và chất lượng hoa.
Phân bón lá sử dụng là Đầu trâu 005 (kế thừa kết quả thí nghiệm 10), liều
lượng phân ở các công thức là như nhau (1 g/l nước, phun 7 ngày/lần).
Thí nghiệm gồm 5 công thức, tương ứng với 5 thời điểm bấm ngọn khác nhau
(thí nghiệm 1 yếu tố được tiến hành độc lập trên 2 giống).
- Công thức I: Không xử lý bấm ngọn (Đ/C 1).
- Công thức II: Sau trồng 20 ngày (sinh trưởng sinh dưỡng).
- Công thức III: Sau trồng 35 ngày (bắt đầu ra nụ).
56

- Công thức IV: Sau trồng 50 ngày (hai nụ đầu cao 2 cm).
- Công thức V: Không xử lý bấm ngọn nhưng bấm hai nụ đầu tiên khi bắt đầu
chuyển màu (Đ/C 2) (65 ngày sau trồng).
Đánh giá thí nghiệm khi cây kết thúc chu kỳ sinh trưởng.
* Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), nhắc lại 3
lần, mỗi công thức thí nghiệm trồng 45 cây (chậu) theo dõi ngẫu nhiên 30 cây.

* Điều kiện thí nghiệm


Cây giống: cây có 6 - 8 lá/cây, nhiều rễ, chiều cao 5 - 7 cm, cây khỏe cứng
cáp, được dử dụng để trồng cho các công thức thí nghiệm.
Giá thể trồng là hỗn hợp gồm: đất phù sa, cát, phân chuồng, trấu hun (1:1:1:1)
và xử lý nguồn bệnh bằng thuốc Basudin 10H (0,3kg/m3 giá thể) và Vicarben (1ml/l
nước), đảm bảo độ ẩm đạt 55 - 60%, sau đó phủ nilon kín và ủ trong 7 - 10 ngày,
nhằm hạn chế nguồn bệnh [6].
Dụng cụ trồng: Cây hoa chuông được trồng đơn lẻ vào từng chậu nhựa có kích
thước: đường kính miệng x đường kính đáy x chiều cao (16 cm x 12 cm x 12 cm).
Thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện nhà lưới có mái che mưa hoàn toàn
và lưới đen giảm 50% cường độ ánh sáng (có thể chủ động trải và kéo lưới theo
điều kiện thời tiết).
* Các kỹ thuật áp dụng
Chăm sóc cây thí nghiệm: Ngoài yếu tố thí nghiệm, việc tưới nước, phòng trừ
sâu bệnh… được thực hiện giống nhau ở các công thức thí nghiệm.
Giữ ẩm bằng cách tưới nước 1 - 2 lần/ngày.
Phun thuốc phòng bệnh bằng Ridomil 72 WP hoặc Aliette 80 WP, nồng độ 3
g/l nước, phun định kỳ 10 ngày/lần.
* Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Từ tháng 8/2013 đến tháng 5/2014.

Địa điểm: Vườn lưới Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Huế.

2.3.4. Nội dung 4 (Xây dựng thực nghiệm trồng hai giống hoa chuông thương phẩm)
57

* Các thực nghiệm thực hiện.

Thực nghiệm 1: Tại vườn của gia đình ông Đặng Văn Tình, xã Phú Dương, huyện
Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thực nghiệm 2: Tại vườn của gia đình bà Nguyễn Thị Huệ, xã Quảng An, huyện
Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Thực nghiệm 3: Tại vườn của gia đình ông Lê Bá Thông, thị xã Hương Thủy, tỉnh
Thừa Thiên Huế.

* Phương pháp thực hiện thực nghiệm


Mỗi điểm thực hiện gồm thực nghiệm và đối chứng. Nhắc lại 3 lần theo điểm
thực hiện thực nghiệm tại vùng trồng hoa ở Thừa Thiên Huế. Theo dõi 30 cây/thực
nghiệm (đối chứng).

* Quy mô: 1000 cây (500 cây thực hiện thực nghiệm và 500 thực hiện đối chứng.
Trong mỗi thực nghiệm (đối chứng) có 250 cây là giống hoa màu đỏ cánh kép và
250 cây là giống hoa màu trắng cánh đơn). Diện tích thực hiện 100 m2 (50 m2/thực
nghiệm và 50 m2/đối chứng).

* Điều kiện thực hiện


Cây giống: cây có 6 - 10 lá/cây, nhiều rễ, chiều cao 4 - 8 cm, cây khỏe cứng
cáp, được sử dụng để trồng ở thực nghiệm và đối chứng.

Chậu trồng: chậu nhựa có kích thước: đường kính miệng x đường kính đáy x
chiều cao (16 cm x 12 cm x 12 cm).

Nguyên vật liệu được sử dụng cho các thực nghiệm là như nhau.

* Các biện pháp kỹ thuật áp dụng


Thực nghiệm: áp dụng kỹ thuật trồng hoa chuông thương phẩm đã nghiên cứu
đề xuất: Giá thể trồng là hỗn hợp gồm: đất phù sa, cát, phân chuồng, trấu hun
(1:1:1:1) [6]. Phân bón lá Đầu trâu 005, bấm ngọn sau trồng 50 ngày. Vườn lưới
trồng hoa chuông có mái che mưa hoàn toàn và lưới đen giảm 50% cường độ ánh
sáng (có thể chủ động trải và kéo lưới theo điều kiện thời tiết).
58

Đối chứng: áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc theo kinh nghiệm của nông
dân: Giá thể trồng là đất phù sa, phân bón NPK Phú Mỹ dạng viên (25:9:9), liều
lượng bón 0,5 kg/100 chậu cây, 15 ngày/lần bón trực tiếp vào đất. Trồng trong điều
kiện không có mái che nắng và che mưa.

* Thời gian thực hiện: Từ tháng 10/2014 - 3/2015.

2.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định

2.4.1. Các chỉ tiêu trong nuôi cấy in vitro


- Số mẫu nhiễm, số mẫu sống, số mẫu chết.

 Tỷ lệ mẫu nhiễm (%) = (Tổng số nhiễm chết/tổng số mẫu theo dõi) x100.

 Tỷ lệ mẫu sống (%) = (Tổng số mẫu sống/tổng số mẫu theo dõi) x100.

 Tỷ lệ mẫu chết (%) = (Tổng số mẫu chết/tổng số mẫu theo dõi) x100.

- Số mẫu tái sinh chồi; số chồi/mẫu; hệ số nhân chồi; chiều cao chồi; số
lá/chồi; chất lượng chồi; chất lượng cây.

 Tỷ lệ mẫu tạo chồi (%) = (Tổng số mẫu tái sinh chồi/tổng số mẫu theo
dõi) x 100.

 Số chồi/mẫu (chồi) = Tổng số chồi thu được/tổng số mẫu theo dõi.

 Hệ số nhân chồi (lần) = Tổng số chồi thu được/tổng số chồi cấy ban đầu.

 Chiều cao chồi (cm) = Tổng chiều cao các chồi/tổng số chồi theo dõi.

 Số lá /chồi (lá) = Tổng số lá thu được/tổng số chồi.

- Số chồi ra rễ; số rễ/cây; chiều dài rễ.

 Tỷ lệ chồi ra rễ (%) = Số chồi ra rễ/số chồi theo dõi x100.

 Số rễ/chồi (rễ) = Tổng số rễ thu được/tổng số chồi theo dõi.

 Chiều dài rễ/chồi (cm) = Tổng chiều dài rễ thu được/tổng số rễ.

 Tốc độ tăng chiều cao cây (cm/cây/tuần) = (Chiều cao lần đo sau - chiều
cao lần đo trước)/thời gian giữa 2 lần đo (tuần).
59

 Tốc độ ra lá (lá/cây/tuần) = (Số lá lần đếm sau - số lá lần đếm trước)/thời


gian giữa hai lần đếm lá (tuần).

Tất cả các chỉ tiêu được theo dõi 7 ngày/lần

2.4.2. Các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển (giai đoạn vườn ươm và vườn
sản xuất)
- Số lá/cây (lá); đường kính tán (cm); chiều cao cây (cm); chiều dài lá (cm);
chiều rộng lá (cm); diện tích lá (cm2), được theo dõi theo các giai đoạn sinh trưởng:
khi bắt đầu trồng, khi ra nụ đầu tiên, nụ đầu tiên nở và hoa cuối cùng tàn.

 Số cây sống (cây) = Tổng số cây sống/tổng số cây theo dõi.

 Số cây chết (cây) = Tổng số cây chết/tổng số cây theo dõi.

 Số lá/cây (lá) = Tổng số lá thu được/tổng số cây theo dõi.

 Chiều cao cây (cm) = Tổng chiều cao cây/tổng số cây theo dõi.

 Đường kính tán (cm): đo tại vị trí có đường kính lớn nhất.

 Chiều dài lá (cm): đo từ điểm tiếp giáp thân đến điểm cuối lá.

 Chiều rộng lá (cm): đo tại điểm lá có chiều rộng lớn nhất.

 Diện tích lá: áp dụng phương pháp tính diện tích lá theo kích thước thẳng
của lá: Đo độ dài lá, độ rộng của lá rồi nhân với một hệ số hiệu chỉnh k.
Đây được xem là phương pháp đơn giản, phù hợp trong điều kiện thực
hiện nghiên cứu của chúng tôi. Sau khi xem xét sự gần gũi về dạng lá của
các loài thực vật đã được xác định hệ số hiệu chỉnh k, chúng tôi lấy hệ số
hiệu chỉnh k ở cây hoa chuông có giá trị là 0,75 [8].

Công thức tính diện tích lá như sau: S = a . b . k


Trong đó: S: Diện tích lá (cm2)
a: Độ dài lá (cm)
b: Độ rộng lá (cm)
k: Hệ số hiệu chỉnh k bằng 0,75
Các chỉ tiêu khác theo dõi hàng ngày.
60

2.4.3. Các chỉ tiêu về hoa, năng suất và chất lượng hoa
Số nụ/cây (nụ); số hoa/cây (hoa); năng suất hoa lý thuyết (hoa/cây); năng suất
hoa thực tế (hoa/cây); tỷ lệ hoa hữu hiệu (%); đường kính hoa (cm); chiều dài cuống
hoa (cm); độ bền tự nhiên của hoa (ngày) và thời gian nở hoa (ngày).

 Số nụ/cây (nụ) = Tổng số nụ đếm được/tổng số cây theo dõi.

 Số hoa/cây (hoa) = Tổng số hoa đếm được/tổng số cây theo dõi.

 Năng suất hoa lý thuyết = Số nụ/cây.

 Năng suất hoa thực tế = Số hoa/cây.

 Tỷ lệ hoa hữu hiệu (%) = (Tổng số hoa/tổng số nụ) x 100

 Số nụ và số hoa được theo dõi định kỳ 7 ngày/lần.

 Đường kính hoa (cm) = Tổng đường kính của 4 hoa nở đầu tiên/tổng số
hoa theo dõi (đo ở ngày thứ 3 sau khi hoa nở).

 Chiều dài cuống hoa (cm) = Tổng chiều dài cuống hoa của 4 hoa nở đầu
tiên/tổng số hoa theo dõi (đo ở ngày thứ 3 sau khi hoa nở).

 Độ bền tự nhiên của hoa (ngày) = Tổng thời gian nở hoa của 4 hoa nở đầu
tiên/tổng số hoa theo dõi.

 Thời gian nở hoa (ngày) = Thời gian từ trồng đến khi hoa cuối cùng tàn -
Thời gian từ trồng đến hoa đầu tiên nở.

 Thời gian từ trồng đến bén rễ; ra lá (ngày).

 Thời gian từ trồng đến hình thành nụ đầu tiên (ngày).

 Thời gian từ trồng đến hoa đầu tiên nở (ngày).

 Thời gian từ trồng đến khi hoa cuối cùng tàn (ngày).

Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn được tính khi có 50% số cá thể trong
lô thí nghiệm đạt được.
61

Xác định phương trình hồi quy và hệ số tương quan giữa một số chỉ tiêu: thời
gian khử trùng và tỷ lệ mẫu sống; nồng độ BA và tỷ lệ mẫu tái sinh chồi, nồng độ
BA và hệ số nhân chồi; nồng độ NAA và tỷ lệ ra rễ; sinh trưởng, yếu tố cấu thành
năng suất với năng suất hoa.

2.4.4. Các chỉ tiêu về đặc điểm sinh học


- Hàm lượng diệp lục (chỉ số SPAD), khối lượng tươi của cây (g), khối lượng
khô của cây (g).

 Hàm lượng diệp lục tổng số trong lá của cây được đo bằng máy SPAD-
502. Đo 04 lá phía trên có diện tích lá lớn nhất [38].

 Khối lượng tươi được xác định như sau: Loại bỏ đất (giá thể) trên rễ bằng
cách rửa dưới vòi nước nhẹ, dùng giấy thấm cho ráo nước, cân trọng
lượng toàn cây với độ chính xác 0,1 g.

 Khối lượng khô được xác định như sau: Phơi khô mẫu cây ở nhiệt độ
ngoài trời, gói riêng từng cây cần xác định khối lượng khô vào giấy báo và
đưa vào tủ sấy ở nhiệt độ 60 - 700C trong 6 giờ ở ngày đầu tiên, sau đó để
nguội và cân những cây đã sấy. Lặp lại việc sấy trên ở nhiệt độ 1050C
trong 6 giờ, để nguội và cân cho đến khi khối lượng không đổi [21].

2.4.5. Phương pháp đánh giá chất lượng chồi in vitro và cây giống in vitro
Các chỉ tiêu: chất lượng chồi in vitro, chất lượng cây giống in-vitro,… được
đánh giá thông qua việc quan sát trực tiếp bằng mắt thường trên các đối tượng
nghiên cứu.
2.4.6. Các chỉ tiêu theo dõi về sâu bệnh hại
- Thành phần sâu bệnh hại chính [1].
- Mức độ bệnh hại [11].
Điểm 0: Không có cây bị hại.
Điểm 1:  10% cây bị hại.
Điểm 2: 10 - 30% cây bị hại.
Điểm 3: 30 - 50% cây bị hại.
Điểm 4:  50% cây bị hại (rất nặng)
62

2.4.7. Đánh giá hiệu quả kinh tế


Hiệu quả kinh tế được tính như sau:

 Lãi ròng = Tổng thu - Tổng chi (đồng/50m2)

 Tổng thu = Số cây thương phẩm x giá bán 1 cây (đồng/50m2)

 Tổng chi: Công lao động, giống, chậu, phân bón, thuốc trừ bệnh, lưới che
nắng, che mưa, các chi phí khác… (đồng/50m2).

 VCR = Giá trị tăng thêm từ đầu tư trồng hoa/chi phí tăng thêm để
trồng hoa.

2.5. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thí nghiệm được xử lý trên phần mềm Microsoft Excel 2007 và
Statictis SXW 10.0 phù hợp với từng nội dung nghiên cứu.
63

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống in vitro cây
hoa chuông

3.1.1. Giai đoạn tạo nguồn vật liệu khởi đầu


Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp khử trùng mẫu bằng HgCl 2 nồng
độ 0,1% ở các khoảng thời gian 5 phút, 7 phút, 10 phút và 15 phút trên các cơ
quan khác nhau là đoạn thân mang mắt ngủ, lá non, nụ non của hai giống hoa
chuông màu đỏ cánh kép và màu trắng cánh đơn, để xác định được cơ quan đưa
vào nuôi cấy và thời gian khử trùng tối ưu. Sau hai tuần theo dõi, kết quả được
trình bày ở bảng 3.1.

Số liệu bảng 3.1 cho thấy, các cơ quan sử dụng để nuôi cấy ở cả hai giống
có phản ứng rất khác nhau ở các mức thời gian khử trùng. Các mẫu lá có tỷ lệ
chết cao hơn đoạn thân mang mắt ngủ và đài nụ non ở tất cả các khoảng thời
gian thực nghiệm. Tỷ lệ chết của mẫu lá ở cả hai giống đều tăng tỷ lệ thuận với
mức tăng về thời gian khử trùng (Bảng 3.1). Một số mẫu lá còn sống thì cũng rất
yếu và khó tái sinh. Điều này có thể do lá của cây hoa chuông mềm, có rất nhiều
lông tơ nên khi khử trùng bằng HgCl2 nồng độ 0,1% thì các tế bào mô lá bị tổn
thương (bầm dập, biến màu) và rất khó để loại bỏ các vi sinh vật bám trên bề mặt
lá. Như vậy, việc sử dụng cơ quan sinh dưỡng là lá để tạo nguồn vật liệu khởi
đầu thì hầu như không có kết quả đối với cả hai giống hoa đỏ và hoa trắng.

Khi tăng thời gian khử trùng lên 10 phút thì hiệu lực diệt vi sinh vật ở các mẫu
được cải thiện rõ rệt. Cụ thể, tỷ lệ mẫu nhiễm ở tất cả các cơ quan đưa vào nuôi cấy
đều giảm và tỷ lệ mẫu sống tăng, đạt giá trị cao nhất ở đoạn thân mang mắt ngủ là
43,33% (hoa đỏ) và 53,33% (hoa trắng). Thời gian khử trùng tăng lên 15 phút thì tỷ
lệ mẫu sống không tăng mà bắt đầu giảm. Các mẫu là mô lá chết hoàn toàn ở cả hai
giống, các mẫu là đoạn thân mang mắt ngủ tỷ lệ mẫu sống giảm còn 20% (cho cả
hai giống).
64

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của thời gian khử trùng và cơ quan nuôi cấy đến sự tạo
nguồn vật liệu khởi đầu ở hai giống hoa chuông
(sau 2 tuần nuôi cấy)
Thời gian Tỷ lệ mẫu chết Tỷ lệ mẫu Tỷ lệ mẫu
Vật liệu
(phút) (%) nhiễm (%) sống (%)
Hoa màu đỏ cánh kép
Đoạn thân 0,00h 93,33a 6,67fg
5 Lá non 26,67fg 63,33c 10,00efg
Nụ non 3,33h 80,00a 16,67def
Đoạn thân 20,00g 50,00d 30,00bc
7 Lá non 53,33e 30,00e 16,67def
Nụ non 23,33fg 43,33d 33,33ab
Đoạn thân 36,67f 20,00ef 43,33a
10 Lá non 90,00ab 6,67gh 3,33g
Nụ non 56,67de 16,67fg 26,67bcd
Đoạn thân 70,00cd 10,00fgh 20,00cde
15 Lá non 100,00a 0,00h 0,00g
Nụ non 76,67bc 6,67gh 16,67def
LSD0,05 14.42 12,15 10,79
Hoa màu trắng cánh đơn
Đoạn thân 6,67h 93,33a 0,00c
5 Lá non 33,33fg 60,00bc 6,67bc
Nụ non 16,67gh 70,00b 13,33bc
Đoạn thân 30,00fg 50,00cd 20,00b
7 Lá non 53,33de 33,33ef 13,33bc
Nụ non 43,33ef 36,67de 20,00b
Đoạn thân 20,00gh 26,67ef 53,33a
10 Lá non 80,00bc 10,00gh 10,00bc
Nụ non 63,33cd 20,00fg 16,67b
Đoạn thân 73,33c 6,67gh 20,00b
15 Lá non 100,00a 0,00h 0,00c
Nụ non 93,33ab 0,00h 6,67bc
LSD0,05 18,62 15,22 16,08
Ghi chú: a, b, c, d, e, f, g, h chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại
mức α = 0,05
65

Như vậy, các cơ quan trước khi đưa vào nuôi cấy có thời gian khử trùng càng
dài thì tỷ lệ mẫu nhiễm giảm nhưng tỷ lệ mẫu chết lại tăng, do chất khử trùng ngoài
tác dụng diệt các vi sinh vật thì nó cũng gây độc cho mô nuôi cấy [17].

Tóm lại: Để tạo nguồn vật liệu khởi đầu trong nhân giống in vitro cây hoa
chuông, sử dụng cơ quan sinh dưỡng là đoạn thân mang mắt ngủ cho hiệu quả cao
hơn hẳn nụ non và lá non. Thời gian khử trùng là 10 phút cho tỷ lệ mẫu sống cao
nhất đạt từ 43,33% - 53,33%. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của
Nguyễn Quang Thạch và cs (2004) [15].

Phân tích hồi quy, chúng tôi xác định được mô hình toán học và đồ thị (Phụ
lục 4) biểu diễn mối quan hệ giữa thời gian khử trùng và tỷ lệ mẫu sống đối với
đoạn thân mang mắt ngủ như sau:

y1 = -1,2163 x12 + 25,606 x1 - 90,532 (r = 0,969)

y2 = -1,6028x22 + 34,482x2 - 135,74 (r = 0,888)

Trong đó: x là thời gian xử lý; y là tỷ lệ mẫu sống; r: là hệ số tương quan (y1,
x1, r1: giống hoa màu đỏ cánh kép; y2, x2, r2: giống hoa màu trắng cánh đơn).

Mô hình toán học và hệ số tương quan thu được cho thấy, tỷ lệ mẫu sống có
tương quan rất chặt với thời gian khử trùng mẫu (r = 0,888 - 0,969). Vì vậy, cần
phải xác định được thời gian khử trùng phù hợp để cho tỷ lệ mẫu sống cao, làm tăng
hiệu quả của phương pháp khử trùng.

3.1.2. Giai đoạn tạo sự phát sinh hình thái và nhân nhanh
Để nhân nhanh chồi in vitro, trong giai đoạn đầu cần phải điều khiển mô nuôi
cấy phát sinh nhiều chồi để tăng lượng mẫu sạch. Môi trường nuôi cấy, ngoài các
chất dinh dưỡng cần thiết, cần phải bổ sung các chất điều hoà sinh trưởng thuộc
nhóm auxin và cytokinin...

BA có tác dụng kích thích sự phân chia tế bào, tái sinh chồi mạnh mẽ từ mô
nuôi cấy và hạn chế sự phát triển rễ. α-NAA có tác dụng kích thích sinh trưởng giãn
của tế bào và hình thành rễ. Sự cân bằng tỷ lệ giữa auxin và xytokynin có ý nghĩa
quyết định trong quá trình phát sinh hình thái, sinh trưởng và phát triển chồi của mô
nuôi cấy in vitro [13].
66

Nghiên cứu xác định ảnh hưởng của sự phối hợp BA và α-NAA đến khả năng
tái sinh chồi của các mẫu cấy là đoạn thân mang mắt ngủ của hai giống hoa chuông,
sau 8 tuần theo dõi được trình bày ở bảng 3.2.

Số liệu bảng 3.2 cho thấy, các chất điều hòa sinh trưởng có vai trò quyết định
đến sự phát sinh chồi của các mô nuôi cấy. Trên môi trường không bổ sung chất
điều hòa sinh trưởng thì các mẫu cấy không có sự kích ứng tạo chồi. Trong tổ hợp
với α-NAA, khi tăng nồng độ BA từ 0,5-1mg/l, tỷ lệ mẫu tạo chồi tăng, chất lượng
chồi tốt. Tỷ lệ mẫu tạo chồi và số chồi/mẫu cao nhất đạt được lần lượt là: 46,67% và
1,17 chồi/mẫu (hoa đỏ); 60% và 1,53 chồi/mẫu (hoa trắng), trên môi trường bổ sung
1mg BA/l kết hợp với 0,02mg α-NAA/l. Chồi to khoẻ, đồng đều, màu xanh đậm.
Kết quả nghiên cứu này, tạo được các chồi in vitro ở nồng độ BA và α-NAA thấp
hơn so với nghiên cứu của Jie (2004) [58], Naz và cs (2001) [83] và Ioja-Boldura và
Ciulca (2013) [57]. Khi tăng nồng độ BA lên 1,5mg/l thì tỷ lệ mẫu tạo chồi và số
chồi TB/mẫu đã giảm rõ rệt ở tất cả các mức nồng độ α-NAA.

Môi trường thích hợp để tái sinh chồi trong nhân giống in vitro cây hoa
chuông là: MS + 1mg BA/l + 0,02mg α-NAA/l + 6,5g agar/l + 30g saccarose/l. Kết
quả này góp phần làm giảm chi phí đầu vào (chất kích thích sinh trưởng BA và α-
NAA) trong quy trình nhân giống in vitro cây hoa chuông.

Từ kết quả thu được, chúng tôi phân tích hồi quy, xác định được mô hình toán
học biểu diễn mối quan hệ giữa nồng độ BA và α-NAA đến tỷ lệ mẫu tái sinh chồi.
Tuy nhiên, kết quả phân tích ANOVA ở mức xác suất P = 0,05 thì tỷ lệ mẫu tái sinh
chồi thu được không phụ thuộc vào nồng độ α-NAA (Px21 = 0,8247 > 0,05 (hoa đỏ);
Px22 = 0,3244 > 0,05 (hoa trắng); với x21: nồng độ α-NAA cho giống hoa đỏ; x22:
nồng độ α-NAA cho giống hoa trắng) (Phụ lục 4) mà chỉ phụ thuộc vào nồng độ BA
bổ sung. Đồng thời, mối tương quan giữa tỷ lệ mẫu tái sinh chồi và nồng độ BA là
tương đối chặt (r = 0,612 - 0,619). Vì vậy, mô hình toán học biểu diễn mối quan hệ
giữa nồng độ BA và tỷ lệ mẫu tái sinh chồi như sau:

y1 = - 16,667x12 + 40x1 - 3,75 (r1 = 0,612)

y2 = - 19,1667x22 + 48x2 - 4,7083 (r2 = 0,619)

Trong đó: x là nồng độ BA; y: tỷ lệ mẫu tái sinh chồi; r: là hệ số tương quan
(y1, x1, r1: giống hoa màu đỏ cánh kép; y2, x2, r2: giống hoa màu trắng cánh đơn).
67

Bảng 3.2. Ảnh hưởng phối hợp của BA và -NAA đến khả năng tái sinh chồi in
vitro ở hai giống hoa chuông
(sau 8 tuần nuôi cấy)
BA α-NAA Tỷ lệ mẫu tạo Số chồi/mẫu Chất lượng
(mg) (mg) chồi (%) (cái) chồi
Hoa màu đỏ cánh kép
0,0 0,00 0,00f 0,00d -
0,00 0,00f 0,00d -
0,01 3,33ef 0,03d +++
0,5
0,02 0,00f 0,00d -
0,03 0,00f 0,00d +++
0,00 10,00e 0,17cd +++
0,01 33,33b 0,77b +++
1,0
0,02 46,67a 1,17a +++
0,03 20,00d 0,23c +++
0,00 6,67ef 0,13cd ++
0,01 23,33cd 0,30c ++
1,5
0,02 30,00bc 0,60b +
0,03 0,00f 0,00d -
LSD0,05 6,84 0,17 -
Hoa màu trắng cánh đơn
0,0 0,00 0,00f 0,00e -
0,00 0,00f 0,00e -
0,01 3,33ef 0,07de +++
0,5
0,02 0,00f 0,00e -
0,03 0,00f 0,00e -
0 16,67d 0,20d +++
0,01 43,33b 0,83b +++
1,0
0,02 60,00a 1,53a +++
0,03 36,67b 0,73b +++
0 10,00de 0,10de +++
0,01 26,67c 0,40c +++
1,5
0,02 40,00b 0,80b ++
0,03 6,67ef 0,07de +
LSD0,05 9,36 0,18 -
Ghi chú: a, b, c, d, e, f, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại
mức α = 0,05. +++ Chồi to, khỏe, lá màu xanh đặc trưng, ++ Chồi nhỏ, lá bé màu xanh nhạt, + Chồi nhỏ,
lá bị cong-mọng nước.
68

Từ phương trình toán học và hệ số tương quan thu được cho thấy, cần xác
định được nồng độ BA bổ sung phù hợp để thu được tỷ lệ mẫu tái sinh chồi cao
nhất, làm tăng nguồn vật liệu khởi đầu (chồi in vitro) trong nhân giống in vitro
cây hoa chuông.

Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BA đến khả năng tăng hệ số nhân chồi và
sinh trưởng của chồi in vitro ở hai giống hoa chuông
Các chồi được tạo thành ở thí nghiệm trên được tách ra và cấy chuyển sang
các môi trường nhân chồi để tạo ra số lượng chồi nhiều có chất lượng tốt, làm tăng
hiệu quả của quy trình nhân giống in vitro.

Nghiên cứu ảnh hưởng riêng lẻ của BA đến khả năng tăng hệ số nhân chồi và
sinh trưởng của chồi in vitro ở hai giống hoa chuông màu đỏ cánh kép và màu trắng
cánh đơn. Kết quả được trình bày ở bảng 3.3.

Số liệu bảng 3.3 cho thấy, ở cả hai giống, trên môi trường không bổ sung BA,
hệ số nhân chồi thu được thấp: 1,43 lần (hoa đỏ) và 1,57 lần (hoa trắng), chồi phát
triển về chiều cao, số lá. Tuy nhiên, các chồi đều nhỏ, lá bé màu xanh nhạt.

Khi bổ sung BA nồng độ từ 0,1 - 1 mg/l, hệ số nhân chồi được cải thiện rõ rệt.
Đối với giống hoa chuông màu đỏ cánh kép hệ số nhân chồi thu được đạt giá trị cao
nhất là 5,10 lần ở môi trường bổ sung 0,5 mg BA/l, chồi phát triển tốt, thân mập,
khỏe, lá màu xanh đậm. Ở giống hoa chuông màu trắng, hệ số nhân tăng tỷ lệ thuận
với nồng độ BA bổ sung (0,1 - 0,7 mg BA/l). Hệ số nhân thu được ở giống hoa màu
trắng cao hơn hẳn giống hoa màu đỏ và đạt cao nhất là 8,57 lần ở môi trường bổ
sung 0,7 mg BA/l. Tuy nhiên, các chồi thu được có chất lượng giảm (chồi nhỏ, lá bé
màu xanh nhạt, một số lá bị biến dạng). Tăng nồng độ BA lên 1 mg/l thì hệ số nhân
bắt đầu giảm ở cả hai giống, một số chồi bắt đầu có những biểu hiện thay đổi về
hình thái bên ngoài như: chồi nhỏ, lá bị cong mọng nước, xuất hiện các khối callus
màu xanh nhạt.

Như vậy, BA là hợp chất cytokinine có tác dụng tốt tới khả năng nhân nhanh
chồi trong nhân giống in vitro cây hoa chuông. Nồng độ BA bổ sung vào môi
trường nhân nhanh chồi in vitro phù hợp nhất là 0,5 mg BA/l.
69

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ BA đến khả năng tăng hệ số nhân chồi và sinh
trưởng của chồi in vitro ở hai giống hoa chuông
(sau 6 tuần nuôi cấy)
BA Hệ số nhân Chiều cao chồi Số lá/chồi Chất lượng
(mg) chồi (lần) (cm) (cái) chồi

Hoa màu đỏ cánh kép


0,0 1,43e 4,37a 5,90a ++
0,1 2,60d 3,22b 4,80b ++
0,3 3,83c 2,73c 4,40c +++
0,5 5,10a 2,30d 3,90d +++
0,7 5,17a 2,21d 3,70e ++
1,0 4,90b 1,91e 3,40f ++
LSD0,05 0,20 0,14 0,19 -
Hoa màu trắng cánh đơn
0,0 1,57e 4,25a 6,00a ++
0,1 4,00d 3,13b 5,07b +++
0,3 6,87c 2,85c 4,67c +++
0,5 7,83b 2,34d 4,03d +++
0,7 8,57a 2,28d 3,90de ++
1,0 7,20c 1,89e 3,67e +
LSD0,05 0,45 0,23 0,33 -
Ghi chú: a, b, c, d, e, f, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại
mức α = 0,05, +++ Chồi to, khỏe, lá màu xanh đậm, ++ Chồi nhỏ, lá bé màu xanh nhạt, + Chồi nhỏ, lá bị
cong, mọng nước, xuất hiện các khối callus màu xanh nhạt

Từ kết quả thu được, chúng tôi phân tích hồi quy, xác định được mô hình toán
học và đồ thị (Phụ lục 4) biểu diễn mối quan hệ giữa nồng độ BA và hệ số nhân
chồi như sau:

y1 = -6,9118x12 + 10,268x1 + 1,509 (r1 = 0,993)

y2 = -14,682x22 + 19,93x2 + 1,8717 (r2 = 0,989)

Trong đó: x là nồng độ BA; y: là hệ số nhân chồi; r: là hệ số tương quan (y1,


x1, r1: giống hoa màu đỏ cánh kép; y2, x2, r2: giống hoa màu trắng cánh đơn).
70

Từ mô hình toán học và hệ số tương quan thu được cho thấy, hệ số nhân chồi
có tương quan rất chặt với nồng BA bổ sung vào thành phần môi trường nuôi cấy (r
= 0,993 - 0,989). Vì vậy, cần xác định được nồng độ BA bổ sung phù hợp để thu
được hệ số nhân chồi cao nhất, đồng thời các chồi in vitro tạo ra có chất lượng tốt.

3.1.3. Giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh


Các chồi in vitro được hình thành ở giai đoạn nhân nhanh có hình dáng một
cụm chồi (gồm nhiều chồi/gốc). Các chồi được tách đơn lẻ (kích thước từ 3 - 3,5
cm, 4 - 6 lá) được cấy vào môi trường có bổ sung -NAA nồng độ từ 0,1 - 0,5 mg/l.
Theo dõi ảnh hưởng của nồng độ -NAA đến khả năng kích ứng tạo rễ của chồi in
vitro sau 4 tuần nuôi cấy, kết quả thu được trình bày ở bảng 3.4.

Số liệu bảng 3.4 cho thấy, trên môi trường đối chứng các chồi in vitro vẫn có
khả năng ra rễ, tuy nhiên tỷ lệ chồi ra rễ đạt giá trị thấp và số rễ/chồi còn rất ít:
43,33% và 1,97 rễ/chồi (hoa đỏ) và 56,67%, 2,3 rễ/chồi (hoa trắng). Khi bổ sung -
NAA vào môi trường nuôi cấy ở các mức nồng độ khác nhau, quá trình ra rễ của
chồi in vitro của cả hai giống đều có sự thay đổi rõ rệt. Các chỉ tiêu thu được như:
số rễ/cây và chiều dài rễ đều tăng tỷ lệ thuận với nồng độ -NAA bổ sung (0 - 0,3
mg/l) và đạt hiệu quả tốt nhất ở công thức có bổ sung 0,3 mg -NAA/l. Sau 3 tuần
nuôi cấy, tỷ lệ ra rễ của chồi in vitro ở cả hai giống đạt khá cao từ 86,67 - 100%
(hoa đỏ) và từ 83,33 - 100% (hoa trắng). Đến tuần thứ 4 sau cấy, ở tất cả các công
thức có bổ sung -NAA thì tỷ lệ ra rễ của chồi in vitro đều đạt 100% (Bảng 3.4) và
số rễ/chồi, chiều dài rễ/chồi lần lượt là: 7,07 rễ và 2,09 cm (hoa đỏ); 7,23 rễ và 2,03
cm (hoa trắng), chất lượng bộ rễ rất tốt: rễ đồng đều, mập, nhiều lông tơ. Nghiên
cứu này thu được kết quả cao hơn so với nghiên cứu của Dương Tấn Nhựt và cs
(2005) [12], Lia và cs (2009) [72].
71

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của nồng độ α-NAA đến sự hình thành rễ của chồi in vitro ở
hai giống hoa chuông
(sau 4 tuần nuôi cấy)
-NAA Động thái ra rễ của chồi (%) Số Chiều Chất
(mg) rễ/chồi dài lượng
(cái) rễ/chồi bộ rễ
1 tuần 2 tuần 3 tuần 4 tuần (cm)

Hoa màu đỏ cánh kép


0,0 0,00c 6,67c 33,33c 43,33b 1,97d 0,71e ++
0,1 0,00c 56,67b 86,67b 100,00a 3,37c 1,57d ++
0,2 3,33bc 63,33b 93,33ab 100,00a 4,43b 1,83c +++
0,3 13,33a 83,33a 100,00a 100,00a 7,07a 2,09b +++
0,5 10,00ab 66,67b 90,00b 100,00a 4,07b 6,63a +
LSD0,05 8,42 11,91 8,06 4,86 0,47 0,15 -
Hoa màu trắng cánh đơn
0,0 0,00 6,67d 40,00c 56,67b 2,30d 0,70d ++
0,1 0,00 56,67c 83,33b 100,00a 3,93c 1,58c +++
0,2 0,00 73,33ab 100,00a 100,00a 5,17b 1,76c +++
0,3 0,00 86,67a 100,00a 100,00a 7,23a 2,03b ++
0,5 0,00 70,00bc 96,67a 100,00a 5,97b 6,20a +
LSD0,05 - 13,53 11,40 4,86 0,82 0,25 -
Ghi chú: a, b, c, d, e chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức α =
0,05, +++ Rễ đồng đều, mập, ++ Rễ không đồng đều + Rễ không đồng đều, nhỏ

Tăng nồng độ -NAA lên 0,5 mg/l thì sinh trưởng của cây in vitro bắt đầu
giảm: thân cây gầy, số rễ/cây giảm, chiều dài rễ/cây tăng, rễ phát triển không đều.
Đây là những đặc điểm không có lợi cho cây in vitro khi đưa ra ngoài tự nhiên.

Tóm lại: -NAA có ảnh hưởng tốt đến sự hình thành rễ của chồi in vitro cây
hoa chuông. Để tạo cây hoàn chỉnh trong nhân giống in vitro cây hoa chuông, bổ
sung 0,3 mg -NAA/l vào môi trường cho hiệu quả tốt nhất.
72

Từ kết quả thu được, chúng tôi phân tích hồi quy, xác định được mô hình toán
học và đồ thị (Phụ lục 4) biểu diễn mối quan hệ giữa nồng độ α-NAA và tỷ lệ ra rễ
của chồi in vitro ở tuần thứ 3 như sau:

y1 = - 618,56x12 + 406,19x1 + 39,553 (r1 = 0,946)

y2 = - 547,37x22 + 374,52x2 + 44,3 (r2 = 0,954)

Trong đó: x là nồng độ α-NAA; y: là tỷ lệ ra rễ của chồi in vitro; r: là hệ số


tương quan (y1, x1, r1: giống hoa màu đỏ cánh kép; y2, x2, r2: giống hoa màu trắng
cánh đơn).

Từ mô hình toán học và hệ số tương quan thu được cho thấy, tỷ lệ ra rễ của
chồi in vitro có tương quan rất chặt với nồng độ α-NAA bổ sung vào thành phần
môi trường nuôi cấy (r = 0,946 - 0,954). Vì vậy, cần xác định được nống độ α-NAA
bổ sung phù hợp để thu được tỷ lệ ra rễ của chồi in vitro cao nhất, đồng thời cây
giống in vitro tạo ra có chất lượng tốt.
* Tóm tắt kết quả nghiên cứu nhân giống cây hoa chuông in-vitro

- Để tạo nguồn vật liệu khởi đầu khi nhân giống in vitro cây hoa chuông, sử
dụng đoạn thân mang mắt ngủ và khử trùng mẫu bằng HgCl2 nồng độ 0,1% ở thời
gian 10 phút cho kết quả tốt nhất, tỷ lệ mẫu sống đạt 43,33 - 53,33%.

- Thành phần môi trường dinh dưỡng thích hợp để tái sinh chồi là: MS + 1 mg
BA/l + 0,02 mg α-NAA/l + 6,5 g agar/l + 30 g saccarose/l. Tỷ lệ mẫu tạo chồi và số
chồi/mẫu cao nhất đạt được lần lượt là: 46,67 - 60% và 1,17 - 1,53 chồi.

- Thành phần môi trường dinh dưỡng thích hợp để nhân nhanh chồi là:

MS + 0,5 mg BA/l + 6,5 g agar/l + 30 g saccarose/l. Hệ số nhân chồi đạt được 5,10
- 7,83 lần, chiều cao chồi 2,30 - 2,34 cm.

- Thành phần môi trường dinh dưỡng để tạo rễ cho cây hoa chuông in vitro có
hiệu quả nhất là: MS + 0,3 mg -NAA/l + 6,5 g agar/l + 30 g saccarose/l. Tỷ lệ chồi
ra rễ đạt 100%, cây giống in vitro khỏe, rễ đồng đều nhiều lông tơ.

Tóm lại: Từ các kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi đề xuất quy trình kỹ thuật
nhân giống in vitro cây hoa chuông bằng nuôi cấy đoạn thân mang mắt ngủ (Hình 3.1).
73

Đoạn thân mang mắt ngủ


(MS + 1 mg BA/l + 0,02 mg α-NAA/l
+ 6,5 g agar/l + 30 g saccarose/l) 8 tuần

Tạo chồi

(MS + 0,5 mg BA/l + 6,5 g agar/l +


30 g saccarose/l)
8 tuần

Nhân nhanh chồi


(MS + 0,3 mg -NAA/l + 6,5 g agar/l +
30 g saccarose/l) 4 tuần

Tạo cây hoàn chỉnh

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông bằng nuôi
cấy đoạn thân mang mắt ngủ

3.2. Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật ươm cây giống hoa
chuông in vitro giai đoạn vườn ươm

Giai đoạn chuyển cây in vitro từ phòng thí nghiệm (điều kiện nhân tạo) ra
vườn ươm (điều kiện tự nhiên) thường gặp rất nhiều khó khăn như: tỷ lệ cây sống
rất thấp, cây sinh trưởng kém và sâu bệnh tấn công... Nguyên nhân do cây in vitro
đưa ra vườn ươm rất mẫn cảm với môi trường, bộ rễ còn non yếu, điều kiện thời tiết
khắc nghiệt và khâu xử lý giá thể trước khi trồng chưa phù hợp… Vì vậy, việc xác
định được tiêu chuẩn cây giống in vitro trước khi đưa ra vườn ươm, thời vụ trồng,
74

giá thể trồng và chế độ dinh dưỡng hợp lý có ý nghĩa quyết định đến sự thành công
của quy trình nhân giống in vitro.

3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng cây giống in vitro đến khả năng
sinh trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm
Xác định được tiêu chuẩn cây giống in vitro khi đưa ra vườn ươm có ý nghĩa
rất quan trọng, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây ở vườn ươm và chất
lượng cây giống khi xuất vườn ươm. Theo lý thuyết thì những cây có đủ thân, lá, rễ
đều có thể đưa ra trồng ở vườn ươm. Tuy nhiên, trong thực tế nhân giống cây in
vitro thường gặp hiện tượng: một số cây đưa ra không đủ tiêu chuẩn, cây sinh
trưởng yếu ngay từ khi đưa ra trồng và không thể phục hồi để sinh trưởng bình
thường ở các giai đoạn sau. Vì vậy, xác định được tiêu chuẩn cây giống in vitro khi
đưa ra vườn ươm là việc rất quan trọng, giúp giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất
lượng cây giống ở giai đoạn vườn ươm và cây thương phẩm ở vườn sản xuất. Trong
nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng các mẫu cây cấy mô có đủ thân, lá, rễ (5 - 7
rễ, 6 - 8 lá), không dập nát, có khối lượng khác nhau và được trồng vào giá thể cát,
để đánh giá khả năng sinh trưởng của chúng ở vườn ươm. Kết quả thu được trình
bày ở bảng 3.5.

Số liệu bảng 3.5 cho thấy, ở cả hai giống hoa màu đỏ và hoa màu trắng khối
lượng cây giống in vitro trước khi ra vườn ươm ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống
cũng như khả năng sinh trưởng phát triển của cây trong giai đoạn vườn ươm. Những
cây cấy mô có khối lượng từ 0,2 - 0,5g/cây, khi đưa ra vườn ươm có tỷ lệ sống thấp
nhất, chỉ đạt 76,67% (hoa đỏ) và 77.78% (hoa trắng). Các chỉ tiêu sinh trưởng đều
rất kém (Bảng 3.5). Sự tăng trưởng các chỉ tiêu sinh trưởng và tỷ lệ sống của cây
giống hoa chuông in vitro ở giai đoạn vườn ươm, tăng tỷ lệ thuận với khối lượng
cây giống cấy mô từ 0,2 - 0,9g/cây. Những cây in vitro có khối lượng 0,6 - 0,9g/cây,
có tỷ lệ cây sống đạt rất cao từ 93,33 - 100% và không có sự sai khác có ý nghĩa với
những cây có khối lượng lớn hơn từ 1,0 - 1,5 g/cây. Các chỉ tiêu sinh trưởng thu
được: số lá/cây, chiều cao cây và khối lượng tươi đều tăng trưởng rất tốt. Kết quả
thu được, phản ánh rõ thực tế các cây giống hoa chuông in vitro có khối lượng quá
nhỏ (non) khi đưa ra trồng ngoài vườn ươm thường bị héo, bệnh hại… do chưa
75

thích nghi được với môi trường bên ngoài (nhiệt độ, ánh sáng và giá thể trồng,…),
cây sinh trưởng rất chậm. Tương tự, với những cây giống in vitro có khối lượng lớn
1,0 - 1,5 g/cây khi đưa ra trồng ở vườn ươm có thời gian để thích nghi với môi trường
tự nhiên chậm hơn do cây bị héo, lâu ra rễ,… lâu hồi phục để sinh trưởng.

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của khối lượng cây giống in vitro đến khả năng sinh trưởng
của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm
(sau 04 tuần trồng)
Khối lương Tỷ lệ sống Số lá/cây Chiều cao Chiều dài rễ Khối lương
cây (gam) (%) (lá) cây (cm) (cm) tươi (gam)

Hoa màu đỏ cánh kép


0,2 - 0,5g 76,67b 5,36b 5,42c 1,42b 0,78b
0,6 – 0,9g 93,33a 7,44a 6,85b 2,55a 1,30a
1,0 – 1,5g 98,89a 8,28a 7,70a 3,29a 1,66a
LSD0,05 10,54 0,87 0,55 0,95 0,38
Hoa màu trắng cánh đơn
0,2 - 0,5g 77,78b 5,47b 5,37b 1,64b 0,80c
0,6 – 0,9g 100,00a 7,30b 6,19a 2,71a 1,23b
1,0 – 1,5g 98,89a 8,13a 6,45a 3,35a 1,71a
LSD0,05 4,36 1,34 0,39 0,65 0,20
Ghi chú: a, b, c chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức α = 0,05

Như vậy, để đảm bảo cho cây giống sinh trưởng tốt ở giai đoạn vườn ươm, rút
ngắn thời gian nuôi cây trong phòng thí nghiệm, giảm chi phí về điện,… thì cây
giống hoa chuông in vitro khi đưa ra vườn ươm cần đạt khối lượng 0,6 - 0,9 g/cây.

Từ kết quả thu được, chúng tôi phân tích hồi quy, xác định được mô hình
toán học và đồ thị (Phụ lục 4) biểu diễn mối quan hệ giữa khối lượng cây giống in
vitro và tỷ lệ cây sống như sau:
y1 = - 5,5556x12 + 33,333x1 + 48,889 (r1 = 0,945)
y2 = - 11,667x22 + 57,222x2 + 32,222 (r2 = 0,981)
76

Trong đó: x là khối lượng cây giống in vitro; y: là tỷ lệ cây sống; r: là hệ số


tương quan (y1, x1, r1: giống hoa màu đỏ cánh kép; y2, x2, r2: giống hoa màu trắng
cánh đơn).

Từ mô hình toán học và hệ số tương quan thu được cho thấy, tỷ lệ cây sống ở
giai đoạn vườn ươm có tương quan rất chặt với khối lượng cây giống in vitro
trước khi đưa ra vườn ươm (r = 0,945 - 0,981). Vì vậy, trong quy trình nhân giống
in vitro cây hoa chuông, cần xác định được khối lượng cây giống in vitro phù hợp
trước khi đưa cây ra vườn ươm, để thu được tỷ lệ cây sống cao, cây sinh trưởng tốt,
đồng thời giảm chi phí trong quy trình nhân giống in vitro.

3.2.2. Nghiên cứu xác định thời vụ phù hợp để đưa cây giống hoa chuông in
vitro ra trồng ở vườn ươm
Việc xác định được thời vụ phù hợp để đưa cây in vitro ra vườn ươm là rất
quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống cũng như khả năng sinh trưởng của
cây ở giai đoạn vườn ươm. Theo lý thuyết thì những cây có đủ thân, rễ, lá đều có thể
đưa ra trồng ở vườn ươm. Tuy nhiên, trong thực tế nhân giống cây in vitro khi đưa ra
trồng ngoài vườn ươm thường bị chết hoặc sinh trưởng còi cọc… Vì vậy, để đánh
giá khả năng thích nghi của cây giống hoa chuông in vitro trong điều kiện tự nhiên,
cần tiến hành trồng ở các thời vụ khác nhau. Từ đó, xác định được thời vụ phù hợp
để đưa cây ra trồng ngoài vườn ươm, đảm bảo cho cây sinh trưởng phát triển
tốt, giảm thiểu thiệt hại do khí hậu thời tiết, thiên tai, dịch bệnh… đem lại sự thành
công cho quy trình nhân giống và lợi nhuận cao cho người trồng hoa. Trong thí
nghiệm này, chúng tôi sử dụng các cây in vitro có kích thước tương đối đều: cây có
5 - 7 rễ, 6 - 8 lá, cao 5 - 5,5 cm, được trồng vào giá thể cát trong các thời vụ khác
nhau. Đánh giá khả năng sinh trưởng của cây in vitro ở giai đoạn vườn ươm, kết quả
thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.6.

Số liệu bảng 3.6 cho thấy, ở cả hai giống, thời vụ đưa cây giống hoa chuông in
vitro ra vườn ươm ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống cũng như khả năng sinh
trưởng của cây in vitro trong giai đoạn vườn ươm. Khi ươm cây giống in vitro ở
bốn thời vụ khác nhau thì sự sinh trưởng của cây chia làm 2 nhóm rõ rệt.
77

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của các thời vụ ươm đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng
của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm

(sau trồng 4 tuần)


Khối
Tỷ lệ Số lá/cây Chiều cao Chiều dài
Công thức lương tươi
sống (%) (lá) cây (cm) rễ (cm)
(gam)
Hoa màu đỏ cánh kép
Xuân (25/2/2013) 96,67a 7,27a 6,44a 2,98a 1,31ab
Hè (25/5/2013) 64,44b 6,13b 5,72b 2,06b 1,20c
Thu (25/8/2013) 95,56a 7,47a 6,27ab 3,02a 1,34a
Đông (25/11/2013) 100,00a 7,10a 6,32ab 2,78a 1,29b
LSD0,05 7,11 0,39 0,61 0,34 0,05
Hoa màu trắng cánh đơn
Xuân (25/2/2013) 98,89a 7,50a 6,28a 2,86ab 1,37ab
Hè (25/5/2013) 54,44b 6,10b 5,57b 2,12b 1,16c
Thu (25/8/2013) 95,56a 7,37a 6,04a 3,35a 1,28b
Đông (25/11/2013) 100,00a 7,67a 6,19a 3,60a 1,44a
LSD0,05 7,61 0,52 0,27 0,98 0,10
Ghi chú: a, b, c, d, e, f, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức α = 0,05

Ở vụ Xuân, vụ Thu, vụ Đông tỷ lệ cây sống cũng như các chỉ tiêu sinh trưởng
không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê và đều cao hơn hẳn vụ Hè. Ở cả
hai giống tỷ lệ cây sống đạt được rất cao từ 95,56 - 100%, các chỉ tiêu sinh trưởng
của cây đều tăng trưởng tốt ở cả 3 thời vụ: Xuân, Thu, Đông (Bảng 3.6). Ở vụ hè do
điều kiện khí hậu của miền Trung rất khắc nghiệt: mùa hè chịu ảnh hưởng của gió
Tây Nam, độ ẩm không khí thấp, nhiệt độ rất cao, nên khi đưa cây giống in vitro ra
trồng ở vườn ươm, cây gần như không thích nghi kịp được với với điều kiện tự
nhiên nên tỷ lệ cây sống rất thấp, chỉ đạt 64,44% (hoa đỏ) và 54,44% (hoa trắng).
Các chỉ tiêu sinh trưởng ở cả hai giống đều rất kém: số lá/cây 6,13 lá; khối lượng
tươi 1,20 g (hoa đỏ) và số lá/cây 6,10 lá; khối lượng tươi 1,16 g (hoa trắng), mép lá
thường bị khô do cây bị mất nước. Vì vậy, để đưa cây giống hoa chuông in vitro ra
ươm trồng vào vụ hè ở Thừa Thiên Huế, cần tác động các biện pháp kỹ thuật như:
78

làm tăng độ ẩm không khí (tưới phun sương nhiều lần trong ngày), giảm cường độ
chiếu sáng (che lưới đen)…

Tóm lại: Cây hoa chuông in vitro có thể đưa ra trồng ngoài vườn ươm gần như
quanh năm (vụ Xuân, vụ Thu, vụ Đông). Trong điều kiện thời tiết mát mẻ thì sự
sinh trưởng của cây giống in vitro sẽ rất thuận lợi. Vụ hè từ tháng 5 đến tháng 7 ở
Thừa Thiên Huế không nên đưa cây hoa chông in vitro ra ươm trồng.

3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại giá thể trồng đến khả năng sinh
trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm.
Giá thể không chỉ là nơi cây tiếp xúc đầu tiên để quen dần với môi trường tự
nhiên mà còn là nơi giúp cây bám rễ, đứng vững, dự trữ nước và chất dinh dưỡng để
cung cấp dần cho cây sau này. Khi đưa cây ra vườn ươm, giá thể trồng là một trong
những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống, thời gian ra rễ, thời gian ra lá và
sinh trưởng của cây. Vì vậy, giá thể trồng phù hợp có ý nghĩa quyết định đến sự
thành công của quy trình nhân giống in vitro.

Nghiên cứu này sử dụng các cây in vitro của hai hoa giống màu đỏ cánh kép
và màu trắng cánh đơn có kích thước tương đối đồng đều nhau (cây có 5 - 7 rễ, 6 - 8
lá, cao 5 - 5,5 cm) trồng trên 5 loại giá thể khác nhau, sau 4 tuần theo dõi kết quả thí
nghiệm được thể hiện trong bảng 3.7.

Bảng 3.7 cho thấy, các loại giá thể khác nhau sử dụng để ươm cây ảnh hưởng
rất có ý nghĩa tới tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của cây in vitro trong giai đoạn
vườn. Trong 5 loại giá thể nghiên cứu thì giá thể cát cho tỷ lệ cây sống và sự sinh
trưởng của cây hoa chuông in vitro ở cả hai giống đều tốt hơn hẳn các giá thể khác.
Trên giá thể này, tỷ lệ cây sống đạt cao nhất 97,78%, (hoa đỏ) đến 100% (hoa
trắng), sau trồng 5 - 6 ngày cây bắt đầu bén rễ để thích ứng với điều kiện sống bên
ngoài. Ba loại giá thể: bột dừa, đất Tribat, bột dừa + trấu hun (1:1), cho tỷ lệ cây
sống từ 90 - 94,44% (hoa đỏ), 91,11 - 95,56% (hoa trắng) và hầu như không có sự
sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức α = 0,05.

Sử dụng đất phù sa để ươm cây giống hoa chuông in vitro tỏ ra không phù
hợp: Tỷ lệ sống thấp 58,89% (hoa đỏ), 60% (hoa trắng); sau trồng 11 ngày cây mới
bắt đầu ra rễ. Kết quả thu được có sự khác biệt ở các loại giá thể trồng là do: Trên
79

giá thể cát thành phần chất dinh dưỡng rất ít, thoát nước và giữ ẩm tốt, quản lý
nguồn bệnh tốt… Trên giá thể đất phù sa, sau khi trồng cây, tưới nước chăm sóc
cây, đất thường bí dí, khả năng thoát nước kém, dễ nhiễm sâu bệnh hại… Mặt khác,
trong giai đoạn đầu ở vườn ươm, cây giống in vitro không có nhu cầu nhiều về các
chất dinh dưỡng có trong giá thể mà yếu tố ảnh hưởng có tính chất quyết định là ẩm
độ (ẩm độ của giá thể và ẩm độ không khí), nhiệt độ và ánh sáng để cây có thể thích
nghi, ra rễ mới. Nghiên cứu này thu được kết quả cao hơn so với nghiên cứu của
Shagufta và cs (2001) [105], Nguyễn Quang Thạch và cs (2004) [15], Lê Hữu Cần
và Nguyễn Thị Hồng Minh (2005), Salvador và Minami (2008) [102], Bharati và cs
(2013) [31].
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của các loại giá thể trồng đến tỷ lệ sống và thời gian sinh
trưởng của hai hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm.
(sau trồng 4 tuần)
Từ trồng đến ... (ngày)
Tỷ lệ sống
Công thức
(%)
Ra rễ mới Ra lá mới

Hoa màu đỏ cánh kép


Đất phù sa 58,89c 11,33a 16,67a
Cát 97,78a 5,00d 11,00c
Bột dừa 90,00b 7,00b 13,33b
Đất Tribat 94,44ab 7,00b 10,33c
Bột dừa +trấu hun (1:1) 91,11b 6,00c 12,00bc
LSD0,05 6,00 0,88 1,77
Hoa màu trắng cánh đơn
Đất 60,00c 11,00a 14,67a
Cát 100,00a 6,00c 10,00cd
Bột dừa 91,11b 7,00b 11,67b
Đất Tribat 93,33ab 7,00b 9,33d
Bột dừa +trấu hun (1:1) 95,56ab 6,33c 11,00bc
LSD0,05 7,34 0,49 1,17
Ghi chú: a, b, c, d, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức α = 0,05.
80

Như vậy, đối với cây giống hoa chuông in vitro khi trồng ngoài vườn ươm,
có nhu cầu về loại giá thể đặc thù, giá thể trồng phải đảm bảo khả năng thoát
nước và giữ ẩm.

Cây hoa chuông phù hợp trồng chậu, cây giống yêu cầu sinh trưởng thân, lá…
ở mức vừa phải. Cây cứng cáp khỏe mạnh, có chiều cao cân đối với đường kính tán,
khi trồng vào chậu ở giai đoạn vườn sản xuất cây sẽ sinh trưởng phát triển tốt và có
giá trị thẩm mỹ. Theo dõi khả năng sinh trưởng của hai giống hoa chuông in vitro
trên các loại giá thể được trình bày ở bảng 3.8.

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của các loại giá thể trồng đến khả năng sinh trưởng của hai
giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm.
(sau 4 tuần trồng)
Chiều cao Số lá /cây Đường Chiều dài
Giá thể trồng
cây (cm) (cái) kính tán (cm) rễ (cm)

Hoa màu đỏ cánh kép


Đất 6,31e 5,75d 5,92c 1,86d
Cát 6,82d 8,04b 6,30bc 3,36c
Bột dừa 7,47c 7,63c 6,68ab 4,90b
Đất Tribat 8,36a 8,67a 6,95a 5,76a
Bột dừa + trấu hun (1:1) 7,73b 7,71c 6,13c 3,38c
LSD0,05 0,24 0,32 0,47 0,18
Hoa màu trắng cánh đơn
Đất 5,82c 5,90c 5,86c 1,66d
Cát 6,51b 7,97b 6,37b 3,71bc
Bột dừa 6,75b 7,33b 6,51b 4,15a
Đất Tribat 8,19a 8,73a 7,32a 4,02ab
Bột dừa + trấu hun (1:1) 6,84b 7,67b 6,26b 3,49c
LSD0,05 0,44 0,68 0,34 0,37
Ghi chú: a, b, c, d, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức α = 0,05

Các chỉ tiêu sinh trưởng thu được ở cả hai giống hoa màu đỏ cánh kép và màu
trắng cánh đơn có sự sai khác rất có ý nghĩa khi trồng trên các loại giá thể khác
81

nhau. Trên giá thể đất Tribat các chỉ tiêu sinh trưởng ở cả hai giống đều đạt giá trị
cao nhất (Bảng 3.8). Tuy nhiên, sự sinh trưởng của các cây in vitro trên giá thể này
là không đồng đều (cây nhỏ, cây lớn…). Sự khác biệt này, là do trong thành phần
của đất Tribat được nhà sản xuất bổ sung một số dưỡng chất cần thiết cho cây sinh
trưởng phát triển. Trên giá thể cát, sự tăng trưởng của cây ở cả hai giống khá đồng
đều, cân đối giữa đường kính tán, chiều cao cây và số lá/cây, cụ thể đạt: 6,82 cm,
8,04 lá 6,30 cm (hoa đỏ); 6,51 cm, 7,97 lá và 6,37 cm (giống trắng), chất lượng cây
giống tốt, lá dày có màu xanh đậm. Trên giá thể đất thì việc ra ngôi cây con trong
giai đoạn vườn ươm không mang lại thành công cho quy trình nhân giống in vitro
cây hoa chuông: cây nhỏ, sinh trưởng kém, mép lá cong...

Đặc điểm sinh học của cây hoa chuông in vitro là một trong những yếu tố
quan trọng liên quan đến chất lượng cây giống. Theo dõi một số đặc điểm sinh học
của hai giống hoa chuông in vitro trồng trên các loại giá thể khác nhau thu được kết
quả thể hiện ở bảng 3.9.

Chỉ có những cơ quan màu xanh mới có khả năng quang hợp. Trên cây, lá là
cơ quan có khả năng quang hợp lớn nhất. Hàm lượng diệp lục trong lá quyết định
rất lớn đến khả năng quang hợp và hình thành chất khô. Quang hợp tạo được trên
95% khối lượng chất khô cho cơ thể, còn quá trình dinh dưỡng chỉ có tác dụng tạo
ra 5% khối lượng chất khô [13]. Đo hàm lượng diệp lục trong lá của hai giống hoa
chuông in vitro trồng trên các giá thể khác nhau bằng máy SPAD 502 thu được kết
quả là không giống nhau ở các công thức nghiên cứu. Hàm lượng diệp lục của cây
trên các công thức ở giống hoa màu đỏ cao hơn giống hoa màu trắng. Sự sai khác
này là do đặc điểm của giống: Giống hoa màu đỏ lá có màu xanh đậm, giống hoa
màu trắng lá có màu xanh nhạt. Hàm lượng diệp lục thu được thông qua máy SPAD
502 đạt giá trị cao nhất ở cả hai giống là trên giá thể cát: 35,45 (hoa đỏ); 27,16 (hoa
trắng) và thấp nhất ở giá thể bột dừa là: 26,17 (hoa đỏ): 18,38 (hoa trắng).
82

Bảng 3.9. Một số đặc điểm sinh học của hai giống hoa chuông in vitro khi trồng
trên các loại giá thể khác nhau
(sau 4 tuần trồng)
Hàm lượng Khối lượng Khối Đặc điểm
Giá thể trồng diệp lục tươi lượng khô cây
(chỉ số SPAD) (g/cây) (g/cây)
Hoa màu đỏ cánh kép
Đất 33,25b 1,27b 0,09b +
Cát 35,45a 1,45b 0,11ab +++
Bột dừa 26,17d 1,97a 0,10ab ++
Đất Tribat 28,12c 2,11a 0,12a ++
Bột dừa +trấu hun (1:1) 28,85c 1,85a 0,11ab +++
LSD0,05 1,88 0,38 0,03 -
Hoa màu trắng cánh đơn
Đất 27,02a 1,18c 0,08c +
Cát 27,16a 1,37c 0,11ab +++
Bột dừa 18,38c 1,90ab 0,09bc ++
Đất Tribat 24,74ab 2,02a 0,12a ++
Bột dừa +trấu hun (1:1) 22,83b 1,68b 0,11ab +++
LSD0,05 2,47 0,28 0,02 -
Ghi chú: a, b, c, d, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức α = 0,05.
+++ Cây khỏe, lá màu xanh đặc trưng theo giống; ++ Cây cao, lá to mỏng màu xanh nhạt, + Cây nhỏ, mép
lá bị cong, sinh trưởng kém.

Để xác định loại giá thể phù hợp để ươm cây giống in vitro cho chất lượng cây
giống tốt nhất thì ngoài việc xác định hàm lượng diệp lục trong lá, chúng tôi tiến
hành xác định khối lượng tươi, khối lượng khô của cây để đánh giá khả năng sinh
trưởng, hàm lượng chất khô cây tích lũy được khi trồng trên các giá thể khác nhau.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, khối lượng tươi và khối lượng khô thu được (Bảng
3.9) phản ánh đúng khả năng sinh trưởng của cây giống in vitro ở cả hai giống trên
các loại giá thể trồng (Bảng 3.8).
83

Tóm lại: Trong 5 loại giá thể nghiên cứu, giá thể phù hợp nhất để ươm cây hoa
chuông in vitro là giá thể cát, kế đến là giá thể bột đưa + trấu hun (1:1). Ba loại giá
thể là: đất phù sa, bột dừa, đất Tribat tỏ ra không phù hợp: tỷ lệ cây chết cao, cây
sinh trưởng không đều,…

3.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến khả năng sinh
trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm
Thời gian sinh trưởng của cây in vitro trong giai đoạn vườn ươm thường
không dài, khoảng 3 đến 4 tuần [14]. Vì vây, phân bón cho cây thường được cung
cấp dưới dạng phân bón lá, giúp cây có thể hấp thụ trực tiếp và nâng cao hiệu quả
sử dụng phân bón [13]. Đánh giá ảnh hưởng của 5 loại phân bón lá khác nhau đến
khả năng sinh trưởng của hai giống hoa chuông in vitro, kết quả thí nghiệm được
trình bày ở bảng 3.10.

Số liệu bảng 3.10 cho thấy, việc sử dụng phân bón lá cho cây giống hoa in
vitro ở giai đoạn vườn ươm có hiệu quả rõ rệt so với công thức đối chứng. Chiều
cao cây, số lá/cây và đường kính tán ở cả hai giống đều đạt giá trị cao nhất khi sử
dụng phân bón lá Đầu trâu 005, cụ thể lần lượt lá: 7,28 cm, 7,93 lá và 6,61 cm (hoa
đỏ); 7,17 cm, 7,87 lá và 6,78 cm (hoa trắng). Ở các công thức sử dụng phân bón lá
Greendelta-25 và Bacte 02 hầu hết các chỉ tiêu sinh trưởng đều đạt được giá trị thấp
nhất (Bảng 3.10). Kết quả này là do các chất dinh dưỡng thiết yếu có trong phân
bón lá Đầu trâu 005 phù hợp cho cây hoa chuông in vitro phát triển thân lá ở giai
đoạn vườn ươm. Đồng thời hàm lượng chất kích thích sinh trưởng GA3 (50 ppm/l)
bổ sung trong thành phần phân bón lá hợp lý để cây phát triển chiều cao. Vì vậy, ở
công thức sử dụng phân bón lá Đầu trâu 005 cây sinh trưởng mạnh, lá có màu xanh
đặc trưng.

Như vậy, để cây hoa chuông in vitro sinh trưởng tốt ở giai đoạn vườn ươm thì
việc sử dụng phân bón lá là rất có hiệu quả. Tuy nhiên, phân bón lá sử dụng ở giai
đoạn này phải đủ các nguyên tố đa lượng, trung lượng, có bổ sung dinh dưỡng vi
lượng và các chất kích thích sinh trưởng phù hợp.
84

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến khả năng sinh trưởng của hai
giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm
(sau trồng 4 tuần)

Chiều Tốc độ tăng Số Đường


Tốc độ ra lá
Loại phân cao cây chiều cao lá/cây kính tán
(lá/cây/tuần)
(cm) (cm/cây/tuần) (cái) (cm)

Hoa màu đỏ cánh kép


Nước lã (đ/c) 5,64d 0,17d 5,63c 0,08c 5,28d
Đầu trâu 005 7,28a 0,73a 7,93a 0,84a 6,61a
Humix 7,02b 0,65b 7,67ab 0,73ab 6,34b
Greendelta-25 6,62c 0,49c 7,20b 0,61b 6,08c
Bacte 02 6,77c 0,54c 7,53ab 0,70ab 6,24bc
Growmore 7,16ab 0,69ab 7,73a 0,76ab 6,40ab
LSD0,05 0,21 0,07 0,49 0,19 0,26

Hoa màu trắng cánh đơn


Nước lã (đ/c) 5,58d 0,12d 5,77d 0,10d 5,13c
Đầu trâu 005 7,17a 0,68a 7,87a 0,73a 6,78a
Humix 6,59bc 0,43bc 7,47c 0,61bc 6,26b

Greendelta-25 6,30c 0,38c 7,30c 0,56c 6,14b

Bacte 02 6,54bc 0,47bc 7,50bc 0,60bc 6,17b


Growmore 6,81ab 0,55ab 7,73ab 0,71ab 6,54a
LSD0,05 0,36 0,14 0,26 0,11 0,27
Ghi chú: a, b, c, d, e, f, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức p= 0,05

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sự sinh trưởng phát triển của cây
trồng nói chung và cây giống in vitro trong giai đoạn vườn ươm nói riêng. Cây
giống hoa chuông in vitro ở giai đoạn vườn ươm được cung cấp nguồn dinh dưỡng
phù hợp sẽ sinh trưởng tốt, tăng sinh khối tươi và tích lũy vật chất khô hợp lý. Các
85

chỉ tiêu sinh học thu được khi sử dụng các loại phân bón lá khác nhau trên hai giống
hoa chuông in vitro, được trình bày ở bảng 3.11.

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến một số đặc điểm sinh học của
hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm
(sau trồng 4 tuần)
Hàm lượng diệp
Khối lượng Khối lượng Đặc điểm
Loại phân lục (chỉ số
tươi (g) khô (g) cây giống
SPAD)

Hoa màu đỏ cánh kép


Nước lã (đ/c) 18,48e 0,747c 0,045c +
Đầu trâu 005 35,84a 1,369ab 0,108a +++
Humix 33,25c 1,264b 0,084b +++
Greendelta-25 31,70d 1,408a 0,077b ++
Bacte 02 32,92c 1,379ab 0,081b +++
Growmore 34,53b 1,313ab 0,092ab +++
LSD0,05 1,01 0,126 0,019 -
Hoa màu trắng cánh đơn
Nước lã (đ/c) 15,37d 0,678c 0,038d +
Đầu trâu 005 27,24ab 1,342ab 0,105a +++
Humix 24,67c 1,286b 0,087bc +++
Greendelta-25 25,03bc 1,352a 0,083c ++
Bacte 02 23,08c 1,364a 0,079c +++
Growmore 27,87a 1,328ab 0,096ab +++
LSD0,05 2,29 0,061 0,014 -
Ghi chú: a, b, c, d, e, f, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại
mức α = 0,05,+++ Cây khỏe, lá màu xanh đậm, ++ Cây có màu xanh dặc trưng, thân lá dày, dễ gãy (giòn)
+ Cây nhỏ, yếu, lá mỏng màu xanh nhạt, sinh trưởng kém.

Số liệu bảng 3.11 cho thấy, các loại phân bón lá đều có ảnh hưởng tốt đến các
đặc điểm sinh học của cả hai giống hoa chuông in vitro. Hàm lượng diệp lục tổng số
trong lá (chỉ số SPAD) thu được ở giống hoa màu đỏ cao hơn ở giống hoa màu
trắng ở tất cả các công thức. Quan sát đặc điểm của cây trong quá trình theo dõi thí
nghiệm cho thấy: màu sắc lá của giống hoa màu đỏ cánh kép xanh đậm hơn ở giống
86

hoa màu trắng cánh đơn. Vì vậy, chỉ số SPAD thu được phù hợp với đặc điểm của
giống và thành phần dinh dưỡng có trong các loại phân bón.

Khối lượng tươi thu được đạt giá trị cao nhất ở cả hai giống khi sử dụng 2 loại
phân bón lá Greendelta-25 và Bacte 02 (Bảng 3.11). Tuy nhiên, khối lương khô thu
được ở cả hai giống khi sử dụng 2 loại phân bón này lại có giá trị ngược lại, chỉ đạt:
0.077 - 0,081 g/cây (hoa đỏ) và 0,079 - 0,083 g/cây (hoa trắng). Quan sát đặc điểm cây
giống ở hai công thức này: cây có màu xanh đặc trưng, thân lá dày, dễ gãy (giòn) và
kết hợp với các chỉ tiêu sinh trưởng đạt được (Bảng 3.10) cho thấy, hai loại phân
bón lá này không phù hợp cho sự sinh trưởng của cây hoa chuông in vitro giai đoạn
vườn ươm. Ở cả hai giống hoa màu đỏ cánh kép và hoa màu trắng cánh đơn khi sử
phân bón lá Đầu trâu 005 các chỉ tiêu sinh học thu được đều đạt giá trị cao nhất
(Bảng 3.11). Kết qủa này phản ánh đúng khả năng sinh trưởng của cây (Bảng 3.10).
Cây giống có chất lượng tốt, cây khỏe, lá màu xanh đặc trưng và có nhiều lông
nhung bao phủ.

Tóm lại: Trong 5 loại phân bón lá nghiên cứu, phân bón lá Đầu trâu 005 là
phù hợp nhất cho cây hoa chuông in vitro ở giai đoạn vườn ươm. Kế đến là phân
bón lá Growmore 30:10:10, Humix. Phân bón lá Bacte 02 và Greendelta-25
không phù hợp.

Hoa chuông là cây có giá trị thẩm mỹ và kinh tế cao, tuy nhiên những nghiên
cứu về tiêu chuẩn cây giống in vitro trước khi đưa ra vườn và tiêu chuẩn cây giống
khi xuất vườn ươm còn hạn chế ở trong nước và thế giới. Vì vậy, từ các kết quả
nghiên cứu thu được chúng tôi đưa ra các chỉ tiêu sinh trưởng đối với cây giống hoa
chuông in vitro trước khi đưa ra vườn ươm và vườn sản xuất theo bảng 3.12.
87

Bảng 3.12. Tiêu chuẩn cây giống hoa chuông in vitro khi đưa ra vườn ươm và xuất
vườn ươm

STT Chỉ tiêu sinh trưởng Yêu cầu đối với cây giống

Cây giống hoa chuông in vitro khi đưa ra vườn ươm


1 Các bộ phận của cây (thân, rễ, lá) Đầy đủ, mập, khỏe
2 Số lá/cây (lá) 6-8
3 Bộ rễ (rễ) Phát triển tốt, rễ nhiều, chiều dài 0,5 - 2
cm
4 Chiều cao cây (cm) 4-6
5 Khối lượng cây (g/cây) 0,6 - 0,9
Cây giống hoa chuông khi xuất vườn ươm
1 Các bộ phận của cây (thân, rễ, lá) Đầy đủ
2 Số lá/cây (lá) 6 - 10
3 Lá mới xuất hiện (lá) 1-2
4 Chiều cao cây (cm) 4-8
5 Đường kính tán (cm) 6-8
6 Khối lượng tươi (g/cây) 1-2
7 Hàm lượng diệp lục (chỉ số SPAD) 28 - 38
8 Màu sắc lá Màu xanh theo đặc trưng của giống
9 Phân bố rễ Rễ lan ra mặt ngoài của bầu ươm
10 Sâu, bệnh hại Không có triệu chứng gây hại

* Tóm tắt kết quả nghiên cứu kỹ thuật ươm cây giống hoa chuông cấy mô - giai
đoạn vườn ươm

Cây giống hoa chuông in vitro khi đưa ra vườn ươm cần đạt các chỉ tiêu sinh
trưởng: Cây có 6 - 8 lá/cây, rễ nhiều, chiều dài rễ 0,5 - 2 cm, chiều cao 4 - 6 cm,
khối lượng tươi từ 0,6 - 0,9 g/cây.

Cây hoa chuông in vitro có thể đưa ra trồng ngoài vườn ươm gần như quanh
năm (vụ Xuân, vụ Thu và vụ Đông), điều kiện thời tiết mát mẻ thì sự sinh trưởng
88

của cây giống cấy mô sẽ rất thuận lợi: tỷ lệ cây sống đạt từ 95,56% - 100%; các chỉ
tiêu sinh trưởng của cây đều tăng trưởng tốt. Trong vụ hè từ tháng 5 đến tháng 7
không nên đưa cây giống hoa chuông cấy mô ra ươm trồng.

Cát là giá thể phù hợp nhất để ươm cây giống hoa chuông in vitro khi đưa ra
vườn ươm. Trên giá thể này, sau trồng 5 ngày cây bắt đầu ra rễ mới và sau trồng 11
ngày cây bắt đầu ra lá mới, tỷ lệ cây sống đạt 97,78 - 100%. Cây sinh trưởng tốt,
đồng đều, cứng cáp, lá có màu xanh đặc trưng. Thứ đến là giá thể bột dừa + trấu
hun (1:1). Ba loại giá thể: đất phù sa, bột dừa và đất Tribat không phù hợp

Sử dụng phân bón lá để cung cấp dinh dưỡng cho cây hoa chuông in vitro ở
giai đoạn vườn ươm, có tác dụng tốt đến khả năng sinh trưởng của cây. Các loại
phân bón lá sử dụng trong giai đoạn này cần có tỷ lệ đạm cao hơn so với lân và
kali để tăng tốc độ sinh trưởng sinh dưỡng thân lá cho cây. Phân bón lá Đầu trâu
005 phù hợp nhất cho cây hoa chuông in vitro ở giai đoạn vườn ươm, số lá/cây:
7,87 - 7,93 lá và chiều cao cây 7,17 - 7,28 cm. Kế đến là phân bón lá Growmore
30:10:10, Humix.

Cây giống hoa chuông in vitro khi xuất vườn ươm cần đạt các chỉ tiêu sinh
trưởng: Cây có 6 - 10 lá/cây, rễ nhiều, chiều cao 4 - 8 cm, khối lượng tươi (1 - 2 g/cây).

Tóm lại: Từ các kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi đề xuất quy trình kỹ
thuật ươm cây giống hoa chuông in vitro theo sơ đồ hình 3.2.
89

Cây giống in vitro đủ tiêu chuẩn đưa ra vườn ươm


(Cây có 6 - 8 lá/cây, cao 4 - 6 cm, rễ dài 0,5 - 2 cm)

Thời vụ ươm
(vụ Xuân, vụ Thu và vụ Đông)

Cây giống hoa


Giá thể (cát) chuông giai đoạn
vườn ươm

Phân bón lá Đầu trâu 005 4 tuần


(1g/l nước liều lượng 7 ngày/lần)

Cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn ươm


(Cây có 6 - 10 lá/cây, rễ nhiều, chiều cao 4 - 8 cm)

Hình 3.2. Sơ đồ quy trình kỹ thuật ươm cây hoa chuông in vitro

3.3. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng cây hoa chuông
thương phẩm - giai đoạn vườn sản xuất

3.3.1. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của
cây hoa chuông
Hoa chuông là cây có nguồn gốc nhiết đới, nên đa số các giống hoa chuông
được trồng hiện nay đều ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp dao động từ 18 -
240C. Cây hoa chuông cần nhiều ánh sáng nhưng không ưa ánh sáng trực tiếp. Ánh
sáng trực tiếp sẽ làm cháy lá, lá có màu xanh vàng. Quang kỳ thích hợp nhất để hoa
chuông phát triển là khoảng 12 - 16 giờ chiếu sáng mỗi ngày. Cường độ ánh sáng và
nhiệt độ cao, cây rút ngắn chu kỳ sinh trưởng.
90

Thời vụ trồng hoa chuông phù hợp, là thời điểm trồng sao cho thời kỳ ra nụ, ra
hoa trùng vào thời gian có điều kiện thời tiết khí hậu phù hợp với yêu cầu ngoại
cảnh của cây. Cơ sở để xác định thời vụ trồng là dựa vào yêu cầu điều kiện ngoại
cảnh (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,…) thích hợp, điều kiện sinh thái của địa phương,
điều kiện vật tư, công lao động,… Bên cạnh đó, thời vụ trồng còn phụ thuộc vào
nhu cầu, khả năng tiêu thu cao (ngày lễ, Tết,…) để thu được hiệu quả kinh tế cao.
Thời vụ trồng hoa chuông thích hợp sẽ cho năng suất hoa cao và chất lượng hoa tốt.
Theo dõi ảnh hưởng của thời vụ trồng đến thời gian các giai đoạn sinh trưởng, phát
triển của hai giống hoa chuông thể hiện ở bảng 3.13.

Kết quả bảng 3.13 cho thấy, thời vụ có ảnh hưởng rõ rệt đến các giai đoạn sinh
trưởng phát triển của hai giống hoa chuông. Ở cả hai giống, thời kỳ sinh trưởng sinh
dưỡng ở ba thời vụ: 1/11/2013, 1/12/2013, 1/01/2014 hầu như không có sự sai khác
có ý nghĩa về mặt thống kê tại mức α = 0,05. Đến thời kỳ sinh trưởng sinh thực, ở
các thời vụ khác nhau, có sự khác khác biệt rất có ý nghĩa ở các thời điểm ra nụ đầu
tiên, hoa đầu tiên nở và hoa cuối cùng tàn. Kết quả này là do điều kiện nhiệt độ và
cường độ ánh sáng thấp ở vụ Đông (Phụ lục 1) phù hợp cho quá trình sinh trưởng
phát triển của cây. Vì vậy, chu kỳ sinh trưởng của cả hai giống hoa chuông đều có
thời gian dài nhất đạt được khi trồng vào vụ đông (1/11/2013) là 118 ngày (hoa đỏ)
và 116 ngày (hoa trắng). Khi trồng ở vụ Thu (1/9/2013, 1/10/2013) hoặc vụ Đông
Xuân (1/01/2014) chu kỳ sinh trưởng của cây rút ngắn lại còn 79,67 - 94,33 ngày
(hoa đỏ) và 80,67 - 96,33 ngày (hoa trắng).

Như vậy, trong thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng (phát triển thân lá), nếu gặp điều
kiện thời tiết thuận lợi, cây có điều kiện tăng sinh khối, tăng khả năng tích lũy các
hợp chất hữu cơ và khả năng chống chịu với sâu bệnh, cho năng suất và chất lượng
hoa cao. Sự khác biệt về thời gian các giai đoạn sinh trưởng phát triển của hai giống
hoa chuông chủ yếu là do khí hậu thời tiết: vụ Đông và vụ Đông Xuân có nhiệt độ và
cường độ chiếu sáng thấp, phù hợp với yêu câu sinh thái của cây, còn ở vụ Thu nhiệt
độ và cường độ chiếu sáng cao, rút ngắn thời gian sinh trưởng phát triển của cây. Kết
quả này hoàn toàn phù với quy luật sinh trưởng phát triển của cây hoa chuông.
91

Bảng 3.13: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến thời gian các giai đoạn sinh trưởng,
phát triển của hai giống hoa chuông
(đơn vị: ngày)
Từ trồng đến…

Công thức Ra nụ đầu Hoa đầu tiên Hoa cuối


Ra rễ mới Ra lá mới
tiên nở cùng tàn

Hoa màu đỏ cánh kép


I (1/9/2013) 4,67ab 8,67bc 22,00d 57,00e 79,67d
II (1/10/2013) 3,67b 8,33c 25,00c 65,33d 94,33c
III (1/11/2013) 4,33ab 9,33ab 36,67a 76,33a 118,00a
IV (1/12/2013) 5,33a 9,67a 35,33a 71,00b 110,00b
V (1/01/2014) 4,67ab 10,00a 32,33b 67,67c 94,33c
LSD0,05 1,11 0,81 1,82 1,24 1,56
Hoa màu trắng cánh đơn
I (1/9/2013) 3,33a 7,67b 20,67d 56,00e 80,67e
II (1/10/2013) 2,67a 7,33b 24,33c 62,33c 94,00d
III (1/11/2013) 3,67a 8,33a 34,67a 72,33a 116,33a
IV (1/12/2013) 3,67a 8,67a 33,33a 68,00b 109,00b
V (1/01/2014) 3,33a 8,33a 28,00b 60,00d 96,33c
LSD0,05 1,19 0,60 1,38 1,57 2,00
Ghi chú: a, b, c, d, e, f, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức α = 0,05

Cây hoa chuông phù hợp trồng chậu nên yêu cầu về sinh trưởng phát triển
thân lá ở mức vừa phải, hài hòa giữa chiều cao cây và đường kính tán (chiều cao
cây cân đối với số lá và đường kính tán) để chậu hoa đạt được năng suất và giá trị
thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh sâu sắc và
đầy đủ sự thích nghi, quá trình sinh trưởng phát triển của các cá thể cũng như một
quần thể giống. Năng suất hoa của các giống hoa chuông có liên quan chặt chẽ tới
số nụ và số hoa trên cây. Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng, các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất để đưa ra các biện pháp kỹ thuật cần tác động một cách hợp
lý, nhằm đạt được hiệu quả mong muốn.
92

Theo dõi khả năng sinh trưởng sinh trưởng phát triển và năng suất của hai
giống hoa chuông trồng ở các thời vụ khác nhau, chúng tôi thu được kết quả trình
bày trong bảng 3.14.

Số liệu ở bảng 3.14 cho thấy, khả năng sinh trưởng thân lá của giống hoa màu
trắng cánh đơn mạnh hơn giống hoa màu đỏ cánh kép, ở tất cả các thời vụ trồng.
Khả năng sinh trưởng ở cả hai giống có xu hướng tăng trưởng mạnh khi trồng vào
các thời vụ có nhiệt độ thấp và cường độ ánh sáng yếu (Phụ lục 1): vụ Đông và
Đông Xuân (1/11/2013, 1/12/2013, 1/01/2014). Thời vụ trồng phù hợp, cây có điều
kiện để sinh trưởng thân lá tối đa, tạo tiền đề để tăng năng suất và chất lượng hoa.

Số lá/cây ở giai đoạn ra nụ đầu tiên, đều là những lá chính quyết định tạo
đường kính tán, khả năng quang hợp tích lũy các hợp chất hữu cơ để cây ra nụ và
nở hoa. Từ khi cây ra nụ đến khi hoa nở số lá trên cây vẫn tiếp tục tăng và dần đi
vào ổn định khi hoa đầu tiên nở. Số lá trên cây đạt giá trị cao nhất ở cả hai giống
đều trồng ở vụ Đông 1/11/2013: 13,9 lá/cây (hoa đỏ) và 16,47 lá/cây (hoa trắng). Ở
giai đoạn hoa đầu tiên nở, các chất dinh dưỡng chủ yếu được tập trung cho sự sinh
trưởng phát triển sinh sản, ra nụ và nở hoa. Vì vậy, số lá/cây hầu như không tăng
mà bắt đầu có có xu hướng giảm do một số lá già rụng, lá bị sâu bệnh được cắt bỏ
hoặc do điều kiện thời tiết không phù hợp (nhiệt độ, cường độ ánh sáng). Khi trồng
ở vụ Thu 1/9/2013 thì số lá trên cây ở cả hai giống đều có giá trị thấp nhất (Bảng
3.14), do thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng của cây có nhiệt độ và cường độ ánh sáng
cao (Phụ lục 1), không phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây. Vì vậy, cây không có
điều kiện để sinh trưởng tối đa.

Cơ quan thực hiện quang hợp ở thực vật chủ yếu là lá và các bộ phận có màu
xanh khác của cây như bẹ lá, cuống lá, thân… Quang hợp chuyển hóa năng lượng
ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học, năng lượng sinh học ATP và các hợp
chất hữu cơ cần thiết khác cho cây sinh trưởng phát triển. Do đó, diện tích lá là một
trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự sinh trưởng phát triển của cây, thông
qua chỉ số diện tích lá có thể dự tính được năng suất cây trồng.
93

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng và năng
suất của hai giống hoa chuông

Số Diện Đường Chiều Số Tỉ lệ nụ


Số
lá/cây tích kính cao nụ/cây hữu
Công thức hoa/cây
lá/cây tán cây hiệu/cây
(lá) (cm2) (cm) (cm) (nụ) (hoa)
(%)
Hoa màu đỏ cánh kép
I (1/9/2013) 12,87c 67,25d 25,87c 5,31b 13,87d 11,67d 84,22b
II (1/10/2013) 13,03bc 80,03c 29,43b 5,44ab 19,33c 17,63c 91,86a
III (1/11/2013) 13,90a 96,33a 33,90a 6,71a 30,63a 28,53a 93,03a
IV (1/12/2013) 13,77a 94,70a 31,77a 6,53ab 28,77a 26,67a 92,76a
V (1/01/2014) 13,37b 88,19b 32,25a 6,39ab 24,90b 22,60b 91,29a
LSD0,05 0,39 6,05 2,18 1,35 1,87 1,93 4,21
Hoa màu trắng cánh đơn
I (1/9/2013) 13,10d 70,51d 27,10c 5,28b 14,73c 13,07c 88,90c
II (1/10/2013) 14,27c 81,76c 30,27b 5,64b 20,27b 18,80b 93,14ab
III (1/11/2013) 16,47a 120,34a 35,47a 7,09a 30,43a 28,87a 95,16a
IV (1/12/2013) 16,03ab 114,40ab 35,03a 6,80a 29,30a 27,50a 94,08ab
V (1/01/2014) 15,80b 108,87b 34,80a 6,51a 27,40a 25,30a 92,31b
LSD0,05 0,52 6,03 1,79 0,78 4,16 4,00 2,23
Ghi chú: a, b, c, d, e, f, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức α = 0,05

Diện tích lá và đường kính tán, ở cả hai giống đều đạt giá trị lớn nhất khi trồng
ở chính vụ Đông 1/11/2013, cụ thể là: 96,33 cm2 và 33,9 cm (hoa đỏ); 120,34 cm2
và 35,47 cm (hoa trắng). Trồng vào vụ Thu 1/9/2013, cây sinh trưởng phát triển
nhanh, sớm ra nụ, rút ngắn thời gian sinh trưởng sinh dưỡng nên diện tích lá đạt
được có giá trị thấp nhất 67,25 cm2 (hoa đỏ) và 70,51 cm2 (hoa trắng). Sự khác biệt
này là do vào đầu tháng 9 nhiệt độ và cường độ chiếu sáng cao, không thuân lợi cho
cây hoa chuông tăng trưởng sinh trưởng sinh dưỡng. Vào vụ Đông và Đông Xuân
khí hậu thời tiết mát mẻ rất thuận lợi cho cây hoa chuông sinh trưởng phát triển.
Vào thời kỳ cây xuất hiện nụ đến hoa đầu tiên nở, diện tích lá tăng trưởng rất mạnh
ở tất cả thời vụ trồng (ở cả hai giống). Sự tăng trưởng kích thước bộ lá diễn ra mạnh
94

mẽ vào khoảng thời gian này là vì cây đang gia tăng khả năng tổng hợp các hợp
chất hữu cơ để cung cấp cho sự cấu thành nên các cơ quan sinh sản (ra nụ và nở
hoa). Nói cách khác, sự tăng trưởng diện tích lá chính là sự thúc đẩy quá trình
quang hợp diễn ra trên cây, qua đó tổng hợp, tích lũy được nhiều các hợp chất hữu
cơ. Sự phát triển bộ lá, tăng sinh khối trong thời gian này sẽ là nền tảng cho sự tạo
năng suất của các cơ quan sinh sản (nụ, hoa, quả…). Ở giai đoạn hoa nở rộ, bộ lá to
và đều, trải rộng, tạo nền xanh cho cụm hoa khoe sắc, tỏa hương. Quan sát tổng thể
chậu hoa chuông vào giai đoạn hoa nở rộ thấy có sự hài hoa giữa tán lá và hoa, tạo
nên giá trị thẩm mỹ riêng cho các chậu hoa chuông mà ít loài hoa khác có được.

Sự phát triển thân, lá có mối quan hệ tỷ lệ thuận. Vì vậy, sự tăng trưởng


chiều cao cây ở cả hai giống đều thu được giá trị lớn nhất khi trồng ở chính vụ
Đông 1/11/2013 và thấp nhất ở vụ Thu: 5,31 cm (hoa đỏ); 27,10 cm và 5,28 cm
(hoa trắng).

Như vậy, sự tăng trưởng các chỉ tiêu sinh trưởng của các giống hoa chuông
phụ thuộc rất nhiều vào thời vụ trồng và kỹ thuật chăm sóc. Thời tiết mát mẻ và
cường độ chiếu sáng thấp (vụ Đông) sẽ rất thuận lợi cho quá trình sinh trưởng phát
triển của các giống hoa chuông. Ngoài ra, trong quá trình theo dõi chăm sóc thí
nghiệm cho thấy, để bộ lá đẹp, cân đối, cần thường xuyên dãn khoảng cách, đảo vị
trí giữa các chậu hoa. Sự giới hạn về không gian cũng là nguyên nhân khiến bộ lá
không thể tăng trưởng cực đại, hoặc có tăng trưởng nhưng lá biến dạng.

Số nụ và số hoa/cây khi trồng ở các thời vụ khác nhau có sự sai khác có ý


nghĩa về mặt thống kê tại mức α = 0,05. Ở cả hai giống, khi trồng ở vụ Đông và vụ
Đông Xuân (1/11/2013, 1/12/2013 và 1/01/2014) thì số nụ và số hoa/cây thu được
đều đạt giá trị cao hơn khi trồng vụ thu (1/9/2013 và 1/10/2013) (Bảng 3.15). Kết
quả này có mối quan hệ mật thiết với sự sinh trưởng các bộ phân sinh dưỡng (thân
lá). Những cây tăng trưởng thân lá hợp lý, có khả năng tổng hợp, tích lũy các hợp
chất hữu cơ, tạo tiền đề để tăng năng suất (Bảng 3.14). Vì vậy, năng suất của hai
giống hoa chuông thu được đều đạt giá trị cao nhất khi trồng vào vụ Đông, vụ Đông
Xuân và cuối cùng là vụ Thu.
95

Tỷ lệ nụ hữu hiệu thu được ở cả hai giống khá cao và hầu như không có sự sai
khác có ý nghĩa về mặt thống kê tại mức α = 0,05, khi trồng ở vụ Thu muộn, vụ Đông
và vụ Đông Xuân. Ở giống hoa chuông màu trắng thì tỷ lệ nụ hữu hiệu đạt được cao
hơn ở giống màu đỏ ở tất cả các thời vụ trồng và giá trị cao nhất thu được lần lượt là:
95,16% và 93,03%, trồng vụ Đông. Đây là đặc điểm có liên quan đến bản chất của
giống: nụ (hoa) mọc ra từ thân và mỗi nụ nở ra một hoa. Vì vậy, cần tác động các
biện pháp kỹ thuật nông học phù hợp như: thời vụ trồng, giá thể trồng, bón phân,
điều khiển ánh sáng,… hợp lý để nâng cao tỷ lệ nụ hữu hiệu.

Các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất thu được (Bảng 3.14) cao hơn so với các
kết quả đạt được của các tác giả: Nguyễn Quang Thạch và cs (2004) [15], Lê Hữu
Cần và Nguyễn Thị Hồng Minh (2005), và Lê Nguyễn Lan Thanh và cs (2014) [16]
khi trồng cây hoa chuông ở Hà Nội, Thanh Hóa và Tiền Giang.

Mỗi kích thước, hình dáng và màu sắc của từng loại hoa sẽ tạo nên một kiểu
hoa rất riêng, mang nét duyên dáng, uyên thâm hay một chút gì đó thầm kín, e ấp
tạo ra ấn tượng đặc biệt với người thưởng ngoạn. Đối với các giống hoa chuông các
chỉ tiêu về màu sắc, hình dáng, đường kính hoa là điều mà người trồng, người chơi
hoa cũng như những người làm công tác nghiên cứu rất quan tâm. Theo dõi các chỉ
tiêu liên quan đến chất lượng hoa của hai giống hoa chuông chúng tôi thu được kết
quả trình bày ở bảng 3.15.

Chiều dài cuống hoa và đường kính hoa thu được ở cả hai giống đều đạt giá trị
cao nhất khi trồng ở vụ Đông và thấp nhất là ở vụ Thu. Kết quả này phù hợp với các
chỉ tiêu sinh trưởng thu được (Bảng 3.14). Cây sinh trưởng phát triển tốt tạo điều
kiện để nâng cao năng suất và chất lượng hoa của cây hoa chuông. Trong quá trình
chăm sóc thí nghiệm và theo dõi các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng hoa, chúng
tôi thấy ở những cây có thân lá phát triển, khỏe mạnh, màu sắc đặc trưng của giống
thì khi hoa nở, chiều dài cuống hoa mập, cứng cáp, đường kính hoa lớn cánh hoa
dày, màu sắc tươi thắm. Đường kính hoa thu được đạt giá trị cao nhất ở cả hai giống
đều trồng ở vụ đông là: 7,56 cm (hoa đỏ) và 8,09 cm (hoa trắng). Như vậy, chiều cao
cuống hoa và đường kính hoa phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của mỗi giống, thời
vụ trồng phù hợp và chế độ dinh dưỡng hợp lý.
96

Bảng 3.15. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến chất lượng hoa của hai giống hoa chuông

Chiều dài Đường kính Thời gian


cuống hoa Độ bền hoa
Thời vụ hoa hoa nở
(ngày)
(cm) (cm) (ngày)

Hoa màu đỏ cánh kép


I (1/9/2013) 6,98c 5,96c 6,33c 22,67d
II (1/10/2013) 7,14bc 6,98b 7,33ab 29,00b
III (1/11/2013) 7,47ab 7,56a 8,00a 38,67a
IV (1/12/2013) 7,66a 7,34a 8,00a 37,33a
V (1/01/2014) 7,25bc 6,79b 7,00bc 26,67c
LSD0,05 0,33 0,28 0,73 1,75
Hoa màu trắng cánh đơn
I (1/9/2013) 6,95b 7,26c 7,33e 24,33e
II (1/10/2013) 7,07ab 7,80b 8,00d 31,67d
III (1/11/2013) 7,25a 8,09a 11,00a 44,67a
IV (1/12/2013) 7,20a 8,00ab 10,00b 43,67b
V (1/01/2014) 7,16a 7,96ab 8,67c 36,33c
LSD0,05 0,19 0,22 0,64 0,60
Ghi chú: a, b, c, d, e, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức α = 0,05

Hoa chuông có độ bền tự nhiên và thời gian nở hoa tương đối dài, lần lượt là:
6 - 11 ngày và 22 - 44 ngày. Ở giống hoa màu trắng cánh đơn thì các chỉ tiêu này
thu được dài hơn ở giống hoa màu đỏ cánh kép. Và đối với từng giống, khi trồng ở
vụ Đông thu được kết quả cao hơn ở vụ Xuân và vụ Thu. Như vậy, các chỉ tiêu liên
quan đến chất lượng hoa ngoài việc phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của mỗi
giống thì thời vụ trồng (nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ…), sự tích lũy dinh dưỡng, quá
trình chăm sóc và tình trạng sâu bệnh hại cũng ảnh hưởng rất lớn. Cụ thể, ở những
ngày nắng, nóng thì hoa mau tàn do sự mất nước dẫn đến: tràng hoa bị héo, phần
đáy tràng hoa khô (điểm nối giữa tràng hoa và đế hoa). Nhưng ở những thời điểm
thời tiết mát mẻ thì hoa tươi lâu hơn. Ngoài ra, đối với những cây sinh trưởng phát
triển kém, cây không đủ nguồn dinh dưỡng để nuôi hoa, độ bền của hoa giảm. Mặt
97

khác trong quá trình chăm sóc, nếu tưới nước hay phân bón, thuốc trừ sâu lên hoa
thì hoa sẽ bị hư hại, mau tàn. Sâu, bệnh tấn công cũng dẫn đến hoa mau tàn. Các chỉ
tiêu chất lượng thu được (Bảng 3.15) rất phù hợp với các chỉ tiêu sinh trưởng và năng
suất đạt được (Bảng 3.14). Kết quả này của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của
Chae và cs (2012) [36].

Tóm lại: Các giống hoa chuông có khả năng thích ứng rất tốt với điều kiện sinh
thái Thừa Thiên Huế. Thời vụ chính trong năm để trồng cây hoa chuông thương phẩm
là vụ Đông (tháng 11/2013), thu hoạch vào dịp Tết nguyên đán. Ngoài ra, cây hoa
chuông có thể trồng rải vụ vào vụ Thu, vụ Đông Xuân và vụ Xuân để thu hoạch hoa
vào các ngày lễ Tết trong năm: ngày 20/10; ngày 20/11; ngày Tết dương lịch; ngày lễ
tình nhân 14/ 2 và ngày 8/3.

Từ kết quả thu được, chúng tôi phân tích hồi quy, xác định được mô hình toán
học và đồ thị (Phụ lục 4) biểu diễn mối quan hệ giữa đường kính tán và năng suất
hoa ở các thời vụ trồng khác nhau như sau:

y1 = -0,0583x12 + 5,5057x1 - 92,211 (r1 = 0,914)

y2 = -0,1884x22 + 13,505x2 - 214,96 (r2 = 0,909)

Trong đó: x: là đường kính tán của cây; y: là số hoa/cây; r: là hệ số tương quan
(y1, x1, r1: giống hoa màu đỏ cánh kép; y2, x2, r2: giống hoa màu trắng cánh đơn).

Từ mô hình toán học và hệ số tương quan thu được cho thấy, năng suất hoa
ở các thời vụ trồng có tương quan rất chặt (r = 0,929 - 0,938) với đường kính tán.
Vì vậy, trong kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa chuông thương phẩm cần tác
động các biện pháp kỹ thuật như: thời vụ trồng, bón phân và tưới nước phù hợp
để cây sinh trưởng phát triển tốt, đường kính tán rộng hợp lý, sẽ tác động tốt đến
năng suất hoa (số hoa/cây). Bởi vì, đường kính tán thể hiện số lá/cây đạt kích
thước lớn nhất, có khả năng quang hợp mạnh, cung cấp chất hữu cơ để hình
thành nụ và nở hoa.
98

3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát
triển của hai giống hoa chuông - giai đoạn vườn sản suất
Trong nghề trồng hoa cảnh, một trong các biện pháp để nâng cao năng suất và
chất lượng hoa là sử dụng các loại phân bón lá hoặc các loại phân bón lá có chứa
các chất kích thích sinh trưởng. Đây là biện pháp đã và đang được một số vùng
trồng hoa quan tâm sử dụng nhưng còn nhiều hạn chế, do chưa có những hướng dẫn
cụ thể về liều lượng cũng như chủng loại đối với từng đối tượng cụ thể để mang lại
hiệu quả cao.

Cây giống hoa chuông sau trồng 3 đến 5 ngày, cây bắt đầu bén rễ, điều này có
được là do chủ động được nguồn cây giống (cây giống được ươm tại vườn thí
nghiệm) nên khi trồng cây không bị mất sức. Ở thời kỳ này cây sống chủ yếu phụ
thuộc vào điều kiện thời tiết khi trồng, chất lượng cây giống và chế độ chăm sóc,
tưới nước... Khi cây bén rễ cũng là lúc cây thích nghi được với môi trường sống để
sinh trưởng phát triển. Vào thời gian này, sử dụng phân bón lá để bổ sung các chất dinh
dưỡng thiết yếu cho cây. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến sinh
trưởng phát triển của các giống hoa chuông thu được kết quả trình bày ở bảng 3.16.

Sự ra lá mới đầu tiên thể hiện cây đã hoàn toàn phục hồi và bắt đầu sinh
trưởng phát triển dựa trên nguồn dinh dưỡng được cung cấp. Số liệu bảng 3.16 cho
thấy, việc sử dụng các loại phân bón lá đã có hiệu quả rõ rệt đến khả năng sinh
trưởng phát triển của cả hai giống hoa chuông. Ở công thức đối chứng, cây không
được bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu, nguồn dinh dưỡng chủ yếu dựa vào các
chất dinh dưỡng có trong giá thể. Vì vậy, cây sinh trưởng phát triển kém, thời gian
các giai đoạn sinh trưởng phát triển đều ngắn, cây kết thúc chu kỳ sinh trưởng phát
triển sớm (từ 67 - 68 ngày sau trồng).

Thời gian ra lá mới ở giống hoa trắng sớm hơn ở giống hoa màu đỏ và ở cả hai
giống, thời gian ra lá sớm nhất đạt được đều ở công thức sử dụng phân bón lá Đầu
trâu 005 (6 - 7 ngày) và muộn nhất được ghi nhận ở công thức sử dụng phân bón lá
Atonic 1.8D.
99

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến các giai đoạn sinh trưởng,
phát triển của hai giống hoa chuông
Đơn vị: ngày
Công thức Tư trồng đến… Thời gian
nở hoa
Ra lá mới Ra nụ Hoa nở Hoa tàn
Hoa màu đỏ cánh kép
Nước lã (Đ/c) 11,33a 25,67e 55,67d 68,00d 12,33e
Đầu trâu 005 7,00c 35,67a 68,33b 112,00a 43,67a
F-GA3 8,00b 34,00b 72,33a 112,67a 40,33b
Dana 01 8,33b 30,33c 66,00c 104,00b 38,00c
Atonik 1.8 D 8,67b 28,33d 65,00c 93,67c 28,67d
LSD0,05 0,91 0,69 1,56 1,26 1,61
Hoa màu trắng cánh đơn
Nước lã (Đ/c) 10,67a 24,00d 53,00d 67,00e 14,00e
Đầu trâu 005 6,33c 34,33a 64,00b 109,67b 45,67a
F-GA3 7,00bc 34,00a 68,67a 111,00a 42,33b
Dana 01 7,00bc 31,33b 62,00c 102,00c 40,00c
Atonik 1.8 D 7,67b 28,00c 61,33c 91,67d 30,33d
LSD0,05 0,91 0,60 1,28 1,11 1,82
Ghi chú: a, b, c, d, e chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức α = 0,05

Khi cây ra nụ đầu tiên đánh dấu bước chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh
dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng sinh sản. Thời gian từ trồng đến ra nụ đầu tiên ở
cả hai giống đều có sự sai khác có ý nghĩa giữa các loại phân bón lá sử dụng. Ở giai
đoạn này, cây cần nhiều dinh dưỡng để tăng sinh khối thân lá, tích lũy các hợp chất
hữu cơ để tạo ra và nuôi dưỡng cơ quan sinh sản (nụ, hoa,…). Thời gian ra nụ đầu
tiên ở cả hai giống dao động từ 28 - 35 ngày. Trong đó, sớm nhất ở công thức sử
dụng phân bón lá Atonic 1.8D là 28 ngày (cho cả hai giống) và muộn nhất ở công
thức sử dụng phân bón lá Đầu trâu 005 là 35,67 ngày (hoa đỏ) và 34,33 ngày (hoa
trắng). Sự chênh lệch về thời gian ra nụ của các giống hoa chuông được giải thích
có thể là do đặc điểm từng giống và sự thỏa mãn về điều kiện dinh dưỡng được
100

cung cấp. Thành phần và hàm lượng các chất dinh dưỡng trong phân bón lá Đầu
trâu 005 nhiều hơn và đầy đủ hơn các loại phân bón lá khác.

Thời gian từ khi trồng đến khi hoa đầu tiên nở của hai giống hoa chuông ở các
công thức phân bón khác nhau có sự khác biệt rõ rệt. Ở giai đoạn này, cây gần như
đạt được sự tăng trưởng tốt nhất về thân lá. Thời gian hoa nở sớm nhất ở cả hai
giống được ghi nhận ở công thức sử dụng phân bón lá Atonic 1.8D là 61,33 ngày
(hoa trắng) và 65 ngày (hoa đỏ). Các công thức sử dụng phân bón lá còn lại thì thời
gian hoa nở muộn hơn dao động từ 66 - 72,33 ngày (hoa đỏ) và từ 62 - 68,67 ngày
(hoa trắng). Sự khác biệt này, có ảnh rất lớn của thành phần các chất dinh dưỡng
có trong các loại phân bón lá sử dụng. Tuy nhiên, sự ra hoa của cây diễn ra rất
phức tạp, có sự tác động của nhiều yếu tố (bản chất của giống, nhiệt độ, ánh sáng,
dinh dưỡng,…).

Thời gian từ khi trồng đến hoa cuối tàn ở hai giống hoa chuông, có sự sai khác
có ý nghĩa giữa các công thức phân bón khác nhau. Ở cả hai giống, công thức sử
dụng phân bón lá Đầu trâu 005 và F-GA3 cây kết thúc chu kỳ sinh trưởng muộn nhất
(Bảng 3.16). Kết quả này là do trong thành phần dinh dưỡng của chế phẩm phân
bón lá Đầu trâu 005 và F-GA3 có tỷ lệ các chất dinh dưỡng thiết yếu (khoáng đa
lượng, trung lượng, vi lượng và các chất kích thích sinh trưởng GA3…) phù hợp với
cây hoa chuông nên đã có tác dụng kích thích sinh trưởng phát triển của cây, tăng
khả năng tích lũy vật chất khô, tăng khả năng chống chịu,… Vì vậy, đã kéo dài
được chu kỳ sinh trưởng phát triển và thời gian nở hoa. Kết quả này cũng trùng với
kết quả của Đặng Văn Đông và Nguyễn Văn Tỉnh (2008) [4] khi nghiên cứu các
loại chế phân bón lá có chứa chất kích thích sinh trưởng GA3 cho cây hoa Lily
Sorbonne.

Cây sinh trưởng phát triển tốt thì các chỉ tiêu sinh trưởng sẽ tăng trưởng phù
hợp với từng giai đoạn phát triển của cây. Điều này có được là do các chất dinh
dưỡng có trong giá thể, chế độ dinh dưỡng bổ sung, kỹ thuật chăm sóc ... và đặc
điểm của từng giống. Theo dõi sự tăng trưởng các chỉ tiêu sinh trưởng của hai giống
hoa chuông, khi sử dụng các loại phân bón lá khác nhau, thu được kết quả trình bày
ở bảng 3.17.
101

Bảng 3.17. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến khả năng sinh trưởng của hai giống hoa chuông

Thời kỳ ra nụ đầu tiên Thời kỳ hoa đầu tiên nở Thời kỳ hoa cuối cùng tàn
Công thức Số lá Cao cây ĐK tán Số lá Cao cây ĐK tán Số lá Cao cây ĐK tán
(lá) (cm) (cm) (lá) (cm) (cm) (lá) (cm) (cm)
Hoa màu đỏ cánh kép
Nước lã (Đ/c) 8,23b 2,48c 13,66d 10,70c 4,06e 22,31e 10,07d 4,11e 24,47e
Đầu trâu 005 10,77a 2,80c 17,85b 14,10a 7,59c 35,84b 13,73a 7,68c 36,97b
F-GA3 10,40a 2,61c 17,04bc 13,27ab 6,10d 33,22c 13,03ab 6,30d 34,75c
Dana 01 10,50a 5,46a 21,77a 13,13ab 10,60a 40,71a 12,80bc 10,89a 40,86a
Atonik 1.8 D 10,13a 4,43b 16,31c 12,60b 8,24b 30,25d 12,13c 8,72b 30,59d
LSD0,05 1,03 0,48 1,24 1,11 0,48 2,15 0,78 0,45 1,45

101
Hoa màu trắng cánh đơn
Nước lã (Đ/c) 8,67c 2,34c 12,68d 10,47d 4,28e 23,09e 10,23d 4,41e 23,19e
Đầu trâu 005 12,43a 2,58c 18,05b 16,30a 7,61c 36,74b 15,77a 7,85c 36,87b
F-GA3 12,17a 2,42c 17,83b 15,23b 6,73d 34,86c 15,03b 6,82d 35,01c
Dana 01 12,03a 5,71a 23,19a 15,07b 11,52a 42,01a 14,50b 11,67a 42,68a
Atonik 1.8 D 11,30b 4,38b 16,45c 13,53c 8,86b 32,64d 12,93c 8,94b 32,84d
LSD0,05 0,62 0,37 0,88 0,75 0,34 1,76 0,60 0,34 1,48
Ghi chú: a, b, c, d, e, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức α = 0,05
102

Kết quả trình bày bảng 3.17 cho thấy, ở cả hai giống các chỉ tiêu sinh trưởng
có sự tăng trưởng mạnh từ khi cây xuất hiện nụ đầu tiên đến hoa đầu tiên nở.

Số lá/cây tăng trưởng mạnh và đạt giá trị cao nhất ở công thức sử dụng phân
bón lá Đầu trâu 005, cụ thể đạt: 10,77 - 14,10 lá (hoa đỏ), 12,43 - 16.30 lá (hoa
trắng), cây sinh trưởng phát triển cân đối giữa số lá/cây, đường kính tán và chiều
cao cây, phù hợp với đặc điểm của giống. Ở công thức sử dụng phân bón lá Atonic
1.8D hầu hết các chỉ tiêu theo dõi đều có giá trị thấp nhất (Bảng 3.17). Theo dõi số
lá/cây ở cả hai giống cho thấy, các lá mới ra từ khi trồng đến khi xuất hiện nụ
thường tăng trưởng kích thước rất mạnh, những lá này có vai trò rất lớn quyết định
đường kính tán, khả năng quang hợp tích lũy hợp chất khô để nuôi cây, ra nụ, nở
hoa và tạo giá trị thẩm mỹ cho cây (lá chính). Còn những lá ra ở thời kỳ cây xuất
hiện nụ đến hoa đầu tiên nở thường nhỏ, tăng trưởng chậm hoặc có thể tiêu biến và
dần đến sự ổn định về số lá trên cây (lá ít có giá trị đối với đời sống của cây). Số
lá/cây ở tất cả các công thức theo dõi hầu như đều giảm vào thời kỳ hoa tàn.
Nguyên nhân chính là do các lá già rụng hoặc một số lá bị bệnh cần cắt bỏ…

Chiều cao cây và đường kính tán ở cả hai giống đạt giá tri cao nhất ở công
thức sử dụng phân bón lá Danna 01: 5,46 - 10,60 cm và 21,77 - 40,86 cm (hoa đỏ);
5,71 - 11,52 cm và 23,19 - 42,01 cm (hoa trắng). Cuống lá và đốt thân kéo dài, lá có
xu hướng dựng thẳng, cây dễ đổ ngã, làm giảm giá trị thẩm mỹ của chậu hoa. Kết
quả này là do chất kích thích sinh trưởng GA3 bổ sung trong thành phần phân bón lá
có tác dụng kích thích kéo dài tế bào, phân chia tế bào, đồng thời hoạt hóa các
enzim nới lỏng tế bào, thúc đẩy sự xâm nhập của các protein expansion [34], [64].
Do đó, đã kích thích phát triển chiều cao, cuống lá dài, tán lá xòe rộng làm cho cây
không đứng vững, đổ nghiêng, giảm giá trị thẩm mỹ của cây. Kết quả này phù hợp
với những nghiên cứu của một số tác giả Nguyễn Thị Kim Lý (2007) [9] trên cây
hoa Tô Liên và Nguyễn Xuân Linh (2006) [7] trên giống cúc CN97.

Như vậy, việc sử dụng các loại phân bón lá khác nhau đều có ảnh hưởng đến
sự tăng trưởng số lá, đường kính tán và chiều cao của cây hoa chuông diễn ra trong
suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Phân bón lá Đầu trâu 005 phù hợp
103

nhất cho cây hoa chuông phát triển hoàn thiện về bộ lá, chiều cao cây cân đối với
đường kính tán giúp tăng khả năng quang hợp, tích lũy các hợp chất hữu cơ để hình
thành cơ quan sinh sản (nụ và hoa).

Hoa chuông có thời gian nở hoa dài. Vì vậy, xác định được thời gian nở hoa
tập trung của cây sẽ làm cơ sở cho việc xác định thời vụ trồng, thời điểm thu hoạch
và tác động các biện pháp kỹ thuật để nâng cao giá trị thẩm mỹ cho cây hoa và hiệu
quả kinh tế cho người trồng hoa. Theo dõi quá trình nở hoa của cây hoa chuông, kết
quả trình bày ở bảng 3.18.

Ở cả hai giống, vào tuần thứ 9 sau trồng, hầu hết các công thức theo dõi đều
bắt đầu nở hoa. Tuy nhiên, tỷ lệ cây nở hoa chưa cao. Qua trình nở hoa tập trung ở
cả hai giống kéo dài trong 4 tuần (từ tuần thứ 10 đến tuần thứ 13 sau trồng) và đạt
giá trị cao nhất ở tuần thứ 11 sau trồng (tuần thứ 3 sau khi hoa nở). Ở cả hai giống,
khi sử dụng 2 loại phân bón lá: Đầu trâu 005 và Dana 01, thời gian nở hoa và số hoa
nở/cây đều đạt giá trị lớn nhất (Bảng 3.18). Công thức có quá trình nở hoa tập trung
ngắn, số hoa nở/cây ít nhất là xử lý chế phẩm phân bón lá Atonik 1.8D. Sự khác
biệt này là do thành phần dinh dưỡng trong chế phẩm phân bón lá Atonic 1.8D thấp
không đủ để cung cấp cho cây, khả năng sinh trưởng phát triển của cây bị hạn chế
(Bảng 3.17), cây không có sức để ra nụ, nở hoa. Ở giống hoa màu trắng hoa nở tập
trung hơn ở giống hoa màu đỏ và thời gian nở hoa dài hơn. Khi hoa nở tập trung sẽ
tạo thành bó rất đẹp và có giá trị thẩm mỹ cao. Số hoa nở giảm dần vào tuần thứ 14
và kết thúc vào tuần thứ 15 sau trồng.

Khả năng sinh trưởng, phát triển và tích lũy vật chất của cây, phản ánh khả
năng cung cấp dinh dưỡng của các loại phân bón, giá thể trồng và điều kiện kỹ thuật
trồng và chăm sóc…

Diệp lục là sắc tố quang hợp quan trọng nhất. Ở thực vật bậc cao có hai loại
diêp lục a, b tham gia vào quá trình quang hợp để chuyển đổi năng lượng ánh sáng
mặt trời thành năng lượng hóa học ATP, NADPH2,… năng lượng sinh học tích lũy
(gluxit). Do đó, hàm lượng diệp lục trong lá thể hiện chất lượng lá với vai trò quang
hợp tích lũy chất khô và tạo sinh khối.
104

Bảng 3.18. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến quá trình nở hoa của hai giống
hoa chuông
(đơn vị: hoa)
Công thức Số hoa/cây ở tuần…
8 9 10 11 12 13 14 15
Hoa màu đỏ cánh kép
Nước lã (Đ/c) 0,93a 1,53 a
0,37d 0,00d 0,00d 0,00c 0,00c 0,00b
Đầu trâu 005 0,00b 1,37a 5,47ab 8,90a 7,50b 3,93b 2,00b 0,87a
F-GA3 0,00b 0,00b 2,47c 7,10b 8,87a 6,50a 3,23a 1,10a
Dana 01 0,00b 1,43a 5,87a 8,93a 7,80b 5,00b 2,27b 0,73a
Atonik 1.8 D 0,00b 1,53a 4,83b 5,47c 2,60c 0,47c 0,00c 0,00b
LSD0,05 0,18 0,37 0,72 1,29 0,96 1,17 0,35 0,47
Hoa màu trắng cánh đơn
Nước lã (Đ/c) 1,00a 1,73c 0,50c 0,00d 0,00e 0,00d 0,00c 0,00b
Đầu trâu 005 0,00b 1,37c 5,83b 9,33a 7,90a 5,03a 2,70a 0,77a
F-GA3 0,00b 1,47c 6,20b 8,83ab 7,07b 4,20b 1,70b 0,50ab
Dana 01 1,07a 6,57a 8,77a 7,70b 5,37c 3,07c 1,27b 0,00b
Atonik 1.8 D 0,87a 5,77b 6,03b 3,50c 0,90d 0,03d 0,00c 0,00b
LSD0,05 0,28 0,64 1,11 1,39 0,67 0,51 0,56 0,53
Ghi chú: a, b, c, d, e, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức α = 0,05

Trong lá diệp lục luôn luôn được đổi mới, sinh ra và mất đi phụ thuộc vào điều
kiện môi trường. Sự phá huỷ của diệp lục trong lá được thể hiện bằng sự mất màu
của lá. Trong điều kiện hạn hán, thiếu nước, ánh sáng quá mạnh hoặc thiếu CO2,
dinh dưỡng... thì quang hợp của lá bị kìm hãm, lá bị vàng dần và mất màu xanh.
Trong sản xuất cần có những biện pháp kỹ thuật tạo điều kiện thuận lợi cho sự tồn
tại và nâng cao hiệu quả quang hợp của diệp lục.

Theo dõi ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến một số đặc điểm sinh học
của cây hoa chuông, kết quả được trình bày ở bảng 3.19.

Số liệu bảng 3.19 cho thấy, việc sử dụng các loại phân bón lá đều làm tăng
hàm lượng diệp lục của cây hoa chuông (so với công thức đối chứng). Hàm lượng
diệp lục của giống hoa chuông màu đỏ cao hơn giống hoa chuông màu trắng. Ở thời
kỳ hoa đầu tiên nở, hàm lượng diệp lục tổng số đạt giá trị cao nhất ở công thức sử
dụng phân bón lá Đầu trâu 005 là: 55,94 chỉ số SPAD (hoa đỏ) và 47,62 chỉ số
105

SPAD (hoa trắng). Kế đến là các công thức sử dụng phân bón lá F-GA3. Ở cả hai
giống, hàm lượng diệp lục đạt giá trị thấp nhất ở công thức sử dụng phân bón lá
Atonic 1.8D (Bảng 3.19). Chỉ số SPAD thu được rất phù hợp với hàm lượng đạm
và thành phần dinh dưỡng có trong từng loại phân bón.

Bảng 3.19. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến một số đặc điểm sinh học của
hai giống hoa chuông

Hàm lượng Khối Khối


Công thức diệp lục lượng tươi lượng khô
(chỉ số SPAD) (g) (g)
Hoa màu đỏ cánh kép
Nước lã (Đ/c) 26,12d 109,18d 5,35d
Đầu trâu 005 55,94a 145,00b 9,62b
F-GA3 52,85b 140,73b 9,49b
Dana 01 48,51c 162,36a 10,51a
Atonik 1.8 D 46,62c 129,67c 8,20c
LSD0,05 2,61 5,74 0,57
Hoa màu trắng cánh đơn
Nước lã (Đ/c) 24,85d 105,13d 5,11d
Đầu trâu 005 47,62a 156,87b 10,08ab
F-GA3 45,69a 152,60b 9,69b
Dana 01 41,75b 170,91a 10,28a
Atonik 1.8 D 38,26c 136,73c 8,32c
LSD0,05 3,44 8,03 0,50
Ghi chú: a, b, c, d, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức α = 0,05

Ở cả hai giống, sử dụng chể phẩm Dana 01 hàm lượng diệp lục không cao hơn
so với các công thức khác nhưng các chỉ tiêu sinh trưởng: chiều cao cây, đường
kính tán, diện tích lá… đều tăng trưởng mạnh nên khối lượng tươi và khô đều đạt
giá trị cao nhất, lần lượt là: 162,36 g/cây và 10,51 g/cây (hoa đỏ); 170,91 g/cây và
10.28 g/cây (hoa trắng). Kết quả này không phản ánh được hiện tượng: cây sinh
trưởng phát triển mạnh về thân lá và ra nụ nhiều nhưng tỷ lệ nụ hữu hiệu lại thấp và
106

độ bền hoa giảm (Bảng 3.20). Hai công thức sử dụng phân bón lá Đầu trâu 005 và
F-GA3, khối lượng tươi, khối lượng khô thu được hầu như không có sự khác biệt có
ý nghĩa về mặt thống kê tại mức α = 0,05 và phản ánh rõ hiện tượng cây sinh trưởng
phát triển tốt (Bảng 3.17), cho năng suất và chất lượng hoa cao (Bảng 3.20).

Chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất, chất
lượng và sức chống chịu của cây trồng. Mức tăng năng suất cây trồng có mối quan
hệ rất chặt chẽ với số lượng, chủng loại và cách sử dụng các loại phân bón trong
canh tác. Theo dõi ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến năng suất và chất lượng
hoa của hai giống hoa chuông thu được kết quả trình bày bảng 3.20.

Số liệu bảng 3.20 cho thấy, việc sử dụng các loại phân bón lá có tác dụng cải
thiện năng suất và chất lượng hoa của hai giống hoa chuông so với công thức đối
chứng và ở giống hoa màu trắng cánh đơn có năng suất cao hơn giống hoa màu đỏ
cánh kép. Ở công thức sử dụng phân bón lá Dana 01, các chỉ tiêu liên quan đến
năng suất hoa như: số nụ và số hoa/cây đều đạt giá trị cao nhất ở cả hai giống (Bảng
3.20) nhưng tỷ lệ nụ hữu hiệu lại thấp nhất 86,68% (hoa đỏ) và 87,55% (hoa trắng).
Các nụ vô hiệu bị biến dạng hoặc bị thui chột. Công thức sử dụng phân bón lá Đầu
trâu 005, cây sinh trưởng tốt đồng đều, tỷ lệ nụ hữu hiệu đạt giá trị cao nhất:
93,84% (hoa đỏ) và 96,21% (hoa trắng). Công thức sử dụng phân bón lá Atonic 1.8D
các chỉ tiêu liên quan đến năng suất hoa thu được đều đạt giá trị thấp nhất ở cả hai
giống (Bảng 3.21). Kết quả này phản ánh thành phần dinh dưỡng thiết yếu có trong
phân bón lá: Atonic 1.8 D, Dana 01 và F-GA3 là chưa đủ hoặc chưa cân đối. Đồng thời
hàm lượng chất kích thích sinh trưởng GA3 bổ sung trong thành phần các loại phân bón
lá chưa phù hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cây hoa chuông (kích thích kéo dài
thân, lá, tăng khả năng ra nụ nhưng tỷ lệ nụ hữu hiệu lại thấp). Kết quả này phù hợp
với nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lý (2009) [10] khi nghiên cứu ảnh hưởng của
các loại phân bón lá có chứa chất kích thích đối với sự ra hoa cây hoa cúc CN01.
107

Bảng 3.20. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến năng suất và chất lượng hoa
hoa của hai giống hoa chuông

Tỉ lệ nụ Chiều
Số Đường Độ bền
Số hoa/cây hữu cao
Công thức nụ/cây kính hoa của hoa
(hoa) hiệu/cây cuống
(nụ) (cm) (ngày)
(%) hoa (cm)
Hoa màu đỏ cánh kép
Nước lã (Đ/c) 4,43d 2,83d 64,11d 6,58c 6,08c 5,33c
Đầu trâu 005 32,00b 30,03b 93,84a 7,53b 7,63a 8,00a
F-GA3 31,63b 29,27b 92,56ab 7,31b 7,02b 6,67b
Dana 01 37,00a 32,03a 86,68c 10,89a 6,67b 6,00bc
Atonik 1.8 D 16,47c 14,90c 90,45b 7,60b 6,24c 6,00bc
LSD0,05 1,79 1,27 3,38 0,39 0,40 0,77
Hoa màu trắng cánh đơn
Nước lã (Đ/c) 4,73d 3,23d 68,89d 6,74d 6,13b 6,00d
Đầu trâu 005 34,27b 32,93a 96,21a 8,39bc 7,94a 10,67a
F-GA3 32,19b 29,97b 93,05ab 8,07c 7,50a 9,00b
Dana 01 38,63a 33,80a 87,55c 11,64a 6,95ab 6,00d

Atonik 1.8 D 18,70c 17,10c 91,37bc 9,18b 7,10ab 7,00c


LSD0,05 3,06 2,53 3,84 1,08 1,07 0,49
Ghi chú: a, b, c, d, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức α = 0,05

Chiều cao cuống hoa có sự khác biệt rất có ý nghĩa giữa các công thức tại mức
α = 0,05 và đạt giá trị lớn nhất ở công thức sử dụng phân bón lá Dana 01 là 10,89
cm (hoa đỏ) và 11,64 cm (hoa trắng). Cũng ở công thức này quan sát thấy: cuống
hoa nhỏ, yếu và có màu xanh nhạt (hoa đổ nghiêng). Những công thức còn lại,
chiều cao cuống hoa gần tương đương nhau, dao động từ 7,31 - 7.60 cm (hoa đỏ) và
từ 8,07 - 9,18 cm (hoa trắng). Sự khác biệt này là do ảnh hưởng của hàm lượng GA3
được bổ sung trong các loại phân bón lá, có tác dụng kéo dài mô lóng (cuống hoa),
kích thích tế bào phát triển theo chiều dọc… làm cho cuống hoa dài hơn.
108

Đường kính hoa và độ bền của hoa ở cả hai giống đều đạt giá trị cao nhất ở
công thức sử dụng phân bón lá Đầu trâu 005: hoa nở đẹp, đều, màu sắc tươi thắm,
cánh hoa dày, cân đối với đường kính tán (Bảng 3.17). Các công thức sử dụng phân
bón lá Danna 01 và Atonic 1.8 D đường kính hoa và độ bền của hoa thu được giá trị
thấp nhất, lần lượt là: 6,24 - 6,67 cm và 6 ngày (hoa đỏ); 6,95 -7,10 cm và 6 - 7
ngày (hoa trắng). Theo dõi các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng hoa cho thấy, cũng
ở công thức sử dụng phân bón lá Danna 01, hầu hết cánh hoa ở cả hai giống bị biến
dạng (gợn sóng), màu sắc hoa nhạt, hoa nhỏ,… Kết quả này là do GA3 tác động vào
các gen quy định sự phân hóa cánh hoa. Nghiên cứu về đột biến đối với các hoa bất
thường đã được Bostrack và Struckmeyer (1967) [34], Khan (2006) [64] chỉ ra, GA3
có tác động lên các gen quy định tính trạng cánh hoa và ở nồng độ GA3 không phù
hợp có thể gây lên sự biến dạng cục bộ hoặc phổ biến. Như vậy, hàm lượng GA3 có
trong chế phẩm phân bón lá Dana 01 không phù hợp để nâng cao chất lượng hoa và
giá trị thẩm mỹ cho cây hoa chuông thương phẩm.

Tóm lại: Đối với cây hoa chuông trồng ở giai đoạn vườn sản xuất, sử dụng
phân bón lá để bổ sung các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây là rất có hiệu
quả. Trong 4 loại phân bón lá sử dụng để nghiên cứu thì phân bón lá Đầu trâu 005
cho kết quả tốt nhất. Kế đến là phân bón lá F-GA3, phân bón lá Danna 01 và Atonic
1.8 D không phù hợp với cây hoa chuông.

Từ kết quả thu được, chúng tôi phân tích hồi quy, xác định được mô hình toán
học và đồ thị (Phụ lục 4) biểu diễn mối quan hệ giữa số lá/cây và năng suất hoa khi
sử dụng các loại phân bón lá nhau như sau:
y1 = -1,838x12 + 54,107x1 - 366,23 (r1 = 0,931)
y2 = -0,5674x22 + 21,639x2 - 167,87 (r2 = 0,960)

Trong đó: x: là số lá/cây; y: là số hoa/cây; r: là hệ số tương quan (y1, x1, r1:


giống hoa màu đỏ cánh kép; y2, x2, r2: giống hoa màu trắng cánh đơn).

Từ mô hình toán học và hệ số tương quan thu được cho thấy, năng suất hoa
khi sử dụng các loại phân bón lá nhau có tương quan rất chặt với số lá/cây (r =
0,931 - 0,960). Vì vậy, việc lựa chọn loại phân bón lá có thành phần dinh dưỡng
109

hợp lý để bón cho cây, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, số lá/cây nhiều, tuổi thọ
của lá tăng, bộ lá khỏe đẹp, khả năng quang hợp mạnh,… sẽ tác động tốt đến năng
suất hoa (số hoa/cây).

3.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm bấm ngọn đến khả sinh trưởng
phát triển của hai giống hoa chuông - giai đoạn vườn sản xuất
Cây hoa chuông thuộc loại cây thân thảo sống lưu niên, thân có nhiều đốt, các
chồi bên có thể mọc ra từ nách lá. Việc bấm ngọn ngoài tác dụng làm cho cây phát
triển nhiều cành nhánh để có nhiều nụ, nhiều hoa, còn là phương pháp tạo dáng, tạo
thế cho cây. Căn cứ vào các đặc điểm này, chúng tôi nghiên cứu ảnh hưởng của thời
điểm bấm ngọn đến thời gian các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây hoa
chuông. Kết quả trình bày ở bảng 3.21.

Kết quả bảng 3.21 cho thấy, cả hai giống hoa chuông sau khi bấm ngọn đều
sinh trưởng phát triển tốt. Từ khi trồng đến khi hoa đầu tiên nở dao động từ 65,67 -
91 ngày (hoa đỏ) và 62,67 - 82 ngày (hoa trắng). Bấm ngọn vào thời kỳ sinh trưởng
sinh dưỡng (sau trồng 20 ngày), kéo dài thời gian sinh trưởng phát triển của cây, so
với công thức đối chứng 1 tăng 21 ngày (hoa đỏ) và 18 ngay (hoa trắng). Bấm ngọn
vào thời kỳ sinh trưởng sinh sản (CTIII và CTIV), rút ngắn chu kỳ sinh trưởng của
cây. Cây ra hoa và kết thúc chu kỳ sinh trưởng sớm hơn công thức đối chứng 1. Sự
khác biệt này là do: khi bấm ngọn ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, cây cần thời
gian để phục hồi tổn thương và tập trung dinh dưỡng dưỡng ra chồi bên để tiếp tục
chu kỳ sinh trưởng. Bấm ngọn vào giai đoạn sinh trưởng sinh thực cây bị hạn chế
khả năng ra nụ, dinh dưỡng tập trung để nuôi nụ và nở hoa. Vì vậy, hoa nở sớm cây
kết thúc chu kỳ sinh trưởng sớm.

Thời gian nở hoa của cây có liên quan trực tiếp đến số nụ, số hoa/cây và độ
bền của hoa. Thời gian nở hoa của các công thức bấm ngọn, ở cả hai giống, đều
thấp hơn so với các công thức đối chứng, dao động từ 27 - 40 ngày (hoa đỏ) và từ
28 - 44 ngày (hoa trắng). Kết quả này là do số nụ/cây ở các công thức bấm ngọn ít
hơn so với công thức đối chứng nên thời gian nở hoa ngắn. Như vây, việc bấm ngọn
110

ở các thời kỳ sinh trưởng khác nhau, ảnh hưởng rõ rệt tới thời gian các giai đoạn sinh
trưởng, thời gian nở hoa và chu kỳ sinh trưởng phát triển của hai giống hoa chuông.

Bảng 3.21. Ảnh hưởng của thời điểm bấm ngọn đến các giai đoạn sinh trưởng, phát
triển của hai giống hoa chuông
Đơn vị: ngày
Từ trồng đến… Thời gian nở
Công thức
Hoa nở Hoa tàn hoa
Hoa màu đỏ cánh kép
I (đ/c1) 70,00c 114,67b 44,67a
II 91,00a 129,00a 38,00c
III 65,67d 92,67d 27,00e
IV 67,00d 107,00c 40,00b
V (đ/c2) 72,00b 108,00c 36,00d
LSD0,05 1,59 1,03 0,88
Hoa màu trắng cánh đơn
I (đ/c1) 64,00c 110,67b 46,67a
II 82,00a 122,00a 40,00c
III 62,67d 90,67d 28,00d
IV 64,00c 108,33c 44,33b
V (đ/c2) 69,00b 109,67b 40,67c
LSD0,05 0,88 1,06 1,17
Ghi chú: a, b, c, d, e chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức α = 0,05

Sự tác động của biện pháp bấm ngọn ở các thời kỳ sinh trưởng khác nhau đã ảnh
hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng phát triển của cây. Về mặt lý thuyết các cây sau
khi cắt ngọn (loại bỏ ưu thế ngọn), các chồi bên được giải phóng khỏi trạng thái bị ức
chế tương quan của chồi ngọn và lập tức phát triển. Tuy nhiên, đối với từng loài cây
trồng cụ thể mà khả năng sinh trưởng phát triển diễn ra rất khác nhau. Đối với các
giống hoa chuông, kết quả thu được trình bày ở bảng 3.22.
111

Bảng 3.22. Ảnh hưởng của thời điểm bấm ngọn đến khả năng sinh trưởng của hai
giống hoa chuông

Công thức Số lá/cây Chiều cao cây Số chồi/cây Tỷ lệ cây


(lá) (cm) (chồi) mọc chồi (%)
Hoa màu đỏ cánh kép
I (đ/c1) 13,93b 7,68a 0,00c 0,00c
II 17,40a 2,92c 1,77a 86,67a
III 12,67b 3,26c 0,43b 30,00b
IV 12,93b 4,87b 0,07c 6,67c
V (đ/c2) 13,57b 7,19a 0,00c 0,00c
LSD0,05 1,67 0,72 0,16 11,91
Hoa màu trắng cánh đơn
I (đ/c1) 16,10b 7,78a 0,00c 0,00c
II 23,37a 3,47c 1,73a 80,00a
III 13,07d 3,90c 0,77b 40,00b
IV 13,83cd 5,44b 0,10c 10,00c
V (đ/c2) 15,77bc 7,59a 0,00c 0,00c
LSD0,05 2,10 0,51 0,19 10,31
Ghi chú: a, b, c, d chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức α = 0,05

Kết quả bảng 3.22 cho thấy, việc bấm ngọn ở các thời điểm sinh trưởng phát triển
khác nhau ảnh hưởng đến hầu hết các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của cây.

Số lá/cây thu được ở giống hoa màu trắng cánh đơn cao hơn ở giống hoa màu đỏ
cánh kép. Ở cả hai giống, số lá đạt giá trị lớn nhất đều ở CT II, 17,40 lá (hoa đỏ) và
23,37 lá (hoa trắng). Số lá/cây có liện hệ mật thiết với số chồi tái sinh. Ở công thức
này, sau khi bấm ngọn hầu hết các chồi mới được tái sinh, làm tăng số lá TB/cây. Ở cả
hai giống, số lá/cây đạt giá trị thấp nhất đều ở công thức III (bấm ngọn sau trồng 35
ngày). Kết quả này là do số lá mới trên thân chính không được hình thành và các chồi
bên cũng không được tái sinh do dinh dưỡng tích lũy được tập trung để hình thành và
nuôi dưỡng cơ quan sinh sản là nụ và hoa.
112

Chiều cao cây ở cả hai giống, có sự chệnh lệnh khá lớn giữa các công thức xử lý
bấm ngọn so với công thức đối chứng. Các công thức bấm ngọn, chiều cao cây thấp,
dao động từ 2,92 - 4,87 cm (hoa đỏ) và 3,47 - 5,44 cm (hoa trắng). Như vậy, việc áp
dụng biện pháp bấm ngọn không có tác dụng cải thiện chiều cao cây của các giống hoa
chuông nghiên cứu. Tuy nhiên, cây hoa chuông thích hợp trồng đơn lẻ trong từng chậu,
tán lá trải rộng che kín mặt chậu, thân cây thấp, giúp hoa khoe sắc… Vì vậy, kết quả
này rất phù hợp với quy luật sinh trưởng tự nhiên của cây, đồng thời góp phần nâng
cao giá trị thẩm mỹ cho cây hoa chuông thương phẩm.

Biện pháp bấm ngọn không những ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng thân, lá
mà còn ảnh hưởng tới số chồi mọc ra từ nách lá và tỷ lệ cây mọc chồi. Hai chỉ tiêu này,
ở cả hai giống, có xu hướng giảm dần theo gian sinh trưởng (bấm ngọn muộn khả năng
tái sinh chồi thấp). Số chồi/cây và tỷ lệ cây mọc chồi đạt giá trị cao nhất đều ở công
thức II, lần lượt là 1,77 chồi/cây, 86,67% (hoa đỏ); 1,73 chồi/cây, 80% (hoa trắng).
Khi bấm ngọn vào thời kỳ sau trồng 50 ngày (hai nụ đầu tiên dài 2 - 3 cm - CT IV) thì
số chồi/cây và tỷ lệ cây mọc chồi giảm xuống còn rất thấp (Bảng 3.22). Ở cả hai giống,
các công thức không bấm ngọn (CT đối chứng), cây không có khả năng mọc chồi bên
do ưu thế ngọn được phát huy đã kìm hãm sự phát triển của chồi bên.

Như vậy, biện pháp bấm ngọn ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng có tác dụng tích
cực đến khả năng tăng trưởng số lá, số chồi/cây.

Sinh trưởng phát triển và năng suất cây trồng có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Thông thường, cây sinh trưởng phát triển tốt sẽ tạo nền tảng để tăng năng
suất, phẩm chất và khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận. Theo dõi ảnh
hưởng của biện pháp bấm ngọn đến năng suất hoa của hai giống hoa chuông, kết
quả được trình bày ở bảng 3.23.

Kết quả bảng 3.23 cho thấy, ở cả hai giống, giữa các công thức có sự sai khác
có ý nghĩa tại mức α = 0,05 về số nụ và số hoa/cây. Trong các công thức theo dõi, bấm
ngọn ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng (CTII) số nụ và số hoa/cây đều đạt giá trị cao
nhất ở cả hai giống, lần lượt là: 36 nụ/cây và 33,57 hoa/cây (hoa đỏ); 37,20 nụ/cây và
113

35,07 hoa/cây (hoa trắng). Cả hai giống, bấm ngọn ở thời kỳ sinh trưởng sinh sản
(CTIII và CTIV) số nụ và số hoa/cây thu được đều thấp hơn so với công thức đối
chứng (Bảng 3.23). Kết qua này là do cây sau khi bấm ngọn ở thời kỳ sinh trưởng sinh
sản, tỷ lệ chồi tái sinh thấp, vị trí ra nụ, hoa bị hủy bỏ (bấm ngọn), chồi tái sinh sau bấm
ngọn thường nhỏ (dinh dưỡng tích lũy của cây không tập trung cho việc hình thành cơ
quan sinh dưỡng (chồi bên) mà bị phân tán để hình thành nụ và nuôi hoa). Vì vậy, các
chỉ tiêu liên quan đến năng suất hoa đã bị giảm.

Bảng 3.23. Ảnh hưởng của thời điểm bấm ngọn đến năng suất và chất lượng hoa
của hai giống hoa chuông

Công thức Số nụ/cây Số Tỷ lệ nụ Chiều Đường Độ bền


(nụ) hoa/cây hữu cao kính hoa hoa
(hoa) hiệu/cây cuống (cm) (ngày)
(%) hoa (cm)
Hoa màu đỏ cánh kép
I (đ/c1) 33,07b 31,03b 93,89c 7,61b 7,65a 7,67b
II 36,00a 33,57a 93,26c 6,75c 6,58b 7,00c
III 10,63d 10,43d 98,23a 7,96a 7,81a 8,67a
IV 24,50c 23,50c 96,06b 7,52b 7,59a 8,00b
V(đ/c2) 31,90b 30,10b 94,33c 7,29b 7,25a 7,00c
LSD0,05 2,01 2,03 1,47 0,33 0,67 0,60
Hoa màu trắng cánh đơn
I (đ/c1) 33,57b 32,20b 95,96abc 8,41ab 7,84ab 10,33b
II 37,20a 35,07a 94,29c 7, 58c 7,02c 9,33c
III 12,03d 11,80d 98,03a 8,63a 8,25a 12,00a
IV 24,83c 24,17c 97,32ab 8,59a 7,98ab 12,67a
V (đ/c2) 34,80ab 33,07ab 95,14bc 8,01b 7,63b 10,00bc
LSD0,05 2,54 2,79 2,49 0,42 0,48 0,69
Ghi chú: a, b, c, d, e, f, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức α = 0,05

Tỷ lệ nụ hữu hiệu thu được ở cả hai giống đều rất cao, dao động trong khoảng
từ 93,26 - 98,23% (hoa đỏ); 94,29 - 98,03% (hoa trắng). Trong đó, công thức III ở
114

cả hai giống đều đạt giá trị cao nhất (Bảng 3.23). Như vậy, biện pháp bấm ngọn ở
thời kỳ sinh trưởng sinh sản có tác dụng cải thiện tỷ lệ nụ hữu hiệu của hai giống
hoa chuông.

Giống có chất lượng tốt sẽ phát huy được hiệu quả khi có các biện pháp kỹ
thuật canh tác phù hợp. Đối với cây hoa chuông, chất lượng hoa được đánh giá
thông qua sự kết hợp hài hòa giữa các chỉ tiêu về chiều cao cuống hoa, đường kính
hoa, độ bền tự nhiên của hoa... Sự tương quan hợp lý giữa các yếu tố trên tạo nên
giá trị thẩm mỹ và giá trị thương phẩm cho chậu hoa.

Chiều cao cuống hoa của giống hoa màu trắng cánh đơn dài hơn giống hoa
màu đỏ cánh kép. Đối với từng giống, chiều cao cuống hoa ở các công thức có sự
sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê và được chia làm 3 nhóm (Bảng 3.23). Chiều
cao cuống hoa đạt giá trị cao nhất ở công thức III 7,96 cm (hoa đỏ) và 8,63 cm (hoa
trắng). Chiều cao cuống hoa có giá trị thấp nhất ở cả hai giống đều ở công thức II.

Đường kính hoa là chỉ tiêu chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm di truyền của giống,
chế độ dinh dưỡng và điều kiện khí hậu thời tiết. Đường kính hoa ở các công thức
dao động từ 6,85 - 7,81 cm (hoa đỏ) và 7,02 - 8,25 cm (hoa trắng). Ở cả hai giống,
đường kính hoa đạt giá trị cao nhất ở công thức III và thấp nhất là ở công thức II
(Bảng 3.23). Kết quả thu được có sự khác biệt ở các công thức là do bấm ngọn vào
thời kỳ sinh trưởng sinh sản (CT III và CT IV), chất dinh dưỡng được cây tích lũy
chủ yếu sử dụng để hình thành và nuôi dưỡng nụ, hoa. Đồng thời số nụ, hoa cũng
được hạn chế do vị trí ra nụ, hoa bị loại bỏ (đã bấm ngọn). Vì vậy, các hoa ở công
thức này có chất lượng tốt hơn so với các công thức còn lại.

Tương tự, độ bền hoa tự nhiên thu được ở cả hai giống cũng đạt được giá trị
cao nhất ở CT III và CT IV và giá trị thấp nhất ở công thức II. Các công thức còn
lại hầu như không sự sai khác về mặt thống kê. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc
quan sát các thí nghiệm chúng tôi thấy độ bền tự nhiên của hoa còn phụ thuộc rất
nhiều vào điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm…), khả năng sinh trưởng
phát triển của cây, kỹ thuật chăm sóc và tình trạng sâu bệnh hại.
115

Tóm lại: Bấm ngọn ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng (sau trồng 20 ngày) có
tác dụng tích cực để cải thiện năng suất hoa (số nụ và số hoa/cây tăng). Bấm ngọn ở
thời kỳ sinh trưởng sinh sản (35 - 50 ngày sau trồng), năng suất hoa của cây thấp
hơn so với các công thức đối chứng, nhưng chất lượng hoa được cải thiện rõ rệt
(đường kính hoa to hơn, độ bền của hoa dài, cánh hoa dày màu sắc tươi thắm…). Vì
vậy, việc áp dụng biện pháp bấm ngọn cho cây hoa chuông vào thời điểm nào, tùy
thuộc vào mục đích của người trồng và người chơi hoa.

Bằng phương pháp phân tích hồi quy, chúng tôi xác định được mô hình toán
học và đồ thị (Phụ lục 4) biểu diễn mối quan hệ giữa số chồi/cây với năng suất hoa
khi bấm ngọn ở các thời điểm khác nhau như sau:
y1 = 32,958x12 - 55,748x1 + 29,027 (r1 = 0,934)
y2 = 27,369x22 - 46,082x2 + 31,261 (r2 = 0,933)

Trong đó: x: là số chồi/cây; y: là số hoa/cây; r: là hệ số tương quan, (y1, x1, r1:


giống hoa màu đỏ cánh kép; y2, x2, r2: giống hoa màu trắng cánh đơn).

Từ mô hình toán học và hệ số tương quan thu được cho thấy, năng suất hoa có
tương quan rất chặt với số chồi/cây (r = 0,933 - 0,934). Vì vậy, trong kỹ thuật trồng
hoa chuông thương phẩm, có thể tiến hành việc bấm ngọn ở thời kỳ sinh trưởng phù
hợp để làm tăng số chồi/cây, tăng năng suất (số hoa/cây).

Như vậy, các kết quả nghiên cứu trên cho thấy, nếu biết khai thác các điều
kiện tự nhiên và đặc tính di truyền của giống bằng các biện pháp kỹ thuật nông học
hợp lý sẽ nâng cao được giá trị của giống và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.

3.4. Tình hình sâu bệnh hại trên hoa chuông

Cây trồng nói chung và các loại hoa cảnh nói riêng đều có thể bị sâu bệnh
hại. Sâu bệnh hại cây hoa sẽ làm giảm giá trị làm cảnh, giá trị thương phẩm của
hoa. Nếu không phát hiện kịp thời để có biện pháp xử lý thì sẽ ảnh hưởng lớn đến
khả năng sinh trưởng phát triển của cây và hiệu quả kinh tế của người trồng hoa.

Theo dõi ảnh hưởng của các thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng phát
triển của hai giống hoa chuông, chúng tôi đã ghi nhận được sự xuất hiện của các
116

loại sâu bệnh hại chủ yếu trên 2 giống hoa chuông, kết quả được trình bày ở
bảng 3.24.

Bảng 3.24. Thành phần sâu bệnh hại chủ yếu trên hai giống hoa chuông (năm 2013
- 2014)

Thành phần sâu bệnh hại Tên khoa học Bộ phân bị Mức độ hại
hại ( điểm)
Sâu hại Sâu xám Agrotis ipsilon Toàn cây 1
Sâu khoang Spodoptera litura Toàn cây 1
Bọ trĩ Thrips palmi karny Thân, lá 2
Bệnh hại Thối gốc thân Pythyum sp Thân, gốc 1
Thối rễ Fusarium và Rễ 3
Phytophthora
parasitica
Ghi chú: Điểm 0: Không bị hại, Điểm 1:  10% cây bị hại (bệnh nhẹ), Điểm 2: 10 - 30% cây bị hại (bệnh
nặng), Điểm 3: 30 - 50% cây bị hại (bệnh rất năng)
Qua bảng 3.24 cho thấy, thành phần sâu bệnh hại xuất hiện trên cây hoa
chuông trồng tại Thừa Thiên Huế rất ít. Có 5 loại sâu bệnh gây hại chính, trong đó
có 2 loại sâu hại, 1 loại côn trùng hại và 2 loại bệnh hại.

Ở giai đoạn vườn ươm, cây hầu như không bị sâu bệnh gây hại do cây giống
được tạo ra hoàn toàn sạch bệnh, giá thể trước khi trồng được xử lý bằng Basudin
10H và Vicaben 50SC để hạn chế sâu bệnh phát sinh gây hại. Hơn nữa, thời gian
cây ở giai đoạn vườn ngắn (3 - 4 tuần) và được trồng trong vườn lưới.

Ở giai đoạn vườn sản xuất, các loại sâu bệnh gây hại xuất hiện nhiều ở vụ Thu
(cường độ ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao), còn ở vụ Đông và vụ Đông Xuân thì
mức độ sâu bệnh gây hại là không đáng kể. Trong suốt chu kỳ sinh trưởng phát triển
của cây thì các loại bệnh gây hại nhiều ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (từ khi
trồng đến khi ra nụ đầu tiên). Ở giai đoạn sinh trưởng sinh sản tỷ lệ cây bị sâu bệnh
gây hại rất ít.

Các loại sâu hại gồm: sâu xám và sâu khoang chúng gây hại nhiều nhất ở gai
đoạn sau trồng 30 - 35 ngày. Sâu thường hoạt động mạnh vào ban đêm, ban ngày ẩn
117

nấp dưới lá hoặc trốn vào đất. Các loại sâu này thường ăn thủng lá, cắn đứt ngọn, nụ
non kéo xuống đất để ăn. Tuy nhiên, mức độ sâu hại là không lớn do các cây hoa
chuông được trồng đơn lẻ ở từng chậu nên dễ cách ly khi phát hiện cây bị sâu gây
hại. Để phòng tránh các loài sâu hại cây hoa chuông nên tiến hành vệ sinh vườn
trồng và phun thuốc ngừa bằng các loại thuốc trừ sâu như Dylan 2EC, Catex 1.8EC
luân phiên.

Bọ trĩ: thường gây hại thời kỳ cây nhỏ, chích hút nhựa làm đọt và lá non xoăn
lại, cây chùn đọt, sinh trưởng phát triển kém ảnh hưởng rất lớn đến giá trị thẩm mỹ
của cây hoa.

Các loại bệnh hại gồm: bệnh thối gốc, thân và thối rễ do nấm pythium sp,
Fusarium và phytophthora parasitica gây hại. Các loại bệnh này có nguồn gốc từ
đất trồng (giá thể), khi các điều kiện ngoại cảnh thuận lợi (ẩm độ, nhiệt độ... cao )
các loại nấm bệnh phát triển gây hại. Bệnh hại chủ yếu ở thời kỳ sinh trưởng sinh
dưỡng. Bệnh thối gốc, thân gây hại nhẹ nếu được phát hiện kịp thời và có các biện
pháp phòng trừ phù hợp. Bệnh thối rễ thường gây hại rất nặng, khi phát hiện các
triêu trứng: rễ thường có màu nâu hoặc thâm đen, cây đã sinh trưởng kém, chậm
thời gian sinh trưởng phát triển dự kiến khoảng từ 10 - 15 ngày. Để phòng ngừa các
bệnh có nguồn gốc từ đất trồng (giá thể trồng) cần xử lý tốt nguồn bệnh hại, áp
dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc hợp lý, phát hiện kịp thời để cách ly cây bị
bệnh, tưới nước vừa phải và phun luân phiên các loại thuốc: Ridomin gold 72 WP,
Aliette 80 WP để phòng ngừa.

Nhìn chung, tình hình sâu, bệnh hại trên cây hoa chuông là không đáng kể và
hoàn toàn có thể kiểm soát nếu áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc hợp lý và
phun phòng bằng các loại thuốc đặc hiệu trong khoảng thời gian cách ly an toàn.
118

* Tóm tắt kết quả nghiên cứu quy trình kỹ thuật trồng cây hoa chuông thương
phẩm - giai đoạn vườn sản xuất

Thời vụ chính trong năm để trồng cây hoa chuông thương phẩm là vụ Đông
(tháng 11/2013), thu hoạch vào dịp Tết nguyên đán. Ngoài ra, cây hoa chuông có thể
trồng rải vụ vào vụ Thu, vụ Đông Xuân và vụ Xuân để thu hoạch hoa vào các ngày lễ
Tết trong năm: ngày 20/10; ngày 20/11; ngày Tết dương lịch; ngày lễ tình nhân 14/2 và
ngày 8/3.

Phân bón lá Đầu trâu 005 có thành phần dinh dưỡng và chất kích thích sinh
trưởng GA3 phù hợp nhất cho cây hoa chuông sinh trưởng phát triển, làm tăng
năng suất và chất lượng hoa: Thời gian hoa nở sớm: 68,33 ngày (hoa đỏ) 64 ngày
(hoa trắng); số nụ/cây: 32 nụ (hoa đỏ), 34,27 nụ (hoa trắng); tỷ lệ nụ hữu hiệu
đạt: 93,84% (hoa đỏ), 96,21% (hoa trắng); độ bền hoa: 8 ngày (hoa đỏ), 10,67
ngày (hoa trắng).

Biện pháp bấm ngọn cho cây hoa chuông có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng
sinh trưởng phát triển, cho năng suất và chất lượng hoa của hai giống hoa chuông.
Bấm ngọn vào giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (sau trồng 20 ngày) kéo dài thời
gian sinh trưởng và tăng năng suất hoa: số nụ/cây 36 nụ, số hoa/cây 33,57 hoa (hoa
đỏ); số nụ/cây 37,20 nụ, số hoa/cây 35,07 hoa (hoa trắng).

Bấm ngọn vào thời kỳ sinh trưởng sinh sản (sau trồng 50 ngày) làm tăng chất
lượng hoa: đường kính hoa lớn, độ bền hoa dài và màu sắc tươi thắm: 7,96 cm và
8,63 ngày (hoa đỏ); 8,24 cm và 12 ngày (hoa trắng).

Tóm lại: từ các kết quả nghiên cứu thu được chúng tôi đề xuất quy trình kỹ
thuật trồng cây hoa chuông thương phẩm theo sơ đồ hình 3.3
119

Cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn ươm

9 - 10 tuần

Giá thể trồng Thời vụ chính


(đất phú sa, cát, pha chuồng, (vụ Đông - 01/11)
trấu hun (1:1:1:1))

ơng phẩm

Phân bón lá Đầu trâu 005 Bấm ngọn


(liều lượng 7 ngày/lần, 1g/lít nước) (sau trồng 50 ngày)

Thị trường tiêu thụ

Hình 3.3. Sơ đồ quy trình kỹ thuật trồng cây hoa chuông thương phẩm

3.5. Kết quả thực nghiệm trồng cây hoa chuông thương phẩm tại tỉnh Thừa
Thiên Huế

Từ các kết quả nghiên cứu đạt được, chúng tôi mở rộng áp dụng trồng cây hoa
chuông ở một số địa phương tại Thừa Thiên Huế năm 2014 - 2015. Thực hiện 3
thực nghiệm ở 3 địa điểm tại Thừa Thiên Huế (áp dụng các biện pháp kỹ thuật tốt
nhất thông qua quá trình nghiên cứu).
120

Thời vụ trồng là ngày 25/11/2014. Theo dõi khả năng sinh trưởng phát triển
của hai giống hoa chuông tại các thực nghiệm và đối chứng, kết quả thu được trình
bày ở bảng 3.25.

Bảng 3.25. Một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của hai giống hoa chuông tại các
thực nghiệm

Từ trồng Thời gian Số


Địa Số lá/cây Số nụ/cây
Quy trình đến hoa nở hoa hoa/cây
điểm (lá) (nụ)
nở (ngày) (ngày) (hoa)
Hoa màu đỏ cánh kép
Thực nghiệm 69 34 13,59 32,84 30,63
Phú
Đ/c 84 21 12,31 10,46 8,81
Vang
Tăng so Đ/c -15 13 1,28 22,38 21,82
Thực nghiệm 70 32 13,16 34,21 32,11
Hương
Đ/c 88 18 10,31 11,46 10,72
Thủy
Tăng so Đ/c -18 14 2,85 22,75 21,39
Thực nghiệm 71 32 13,07 33,07 31,19
Quảng
Đ/c 85 21 12,35 13,46 10,86
Điền
Tăng so Đ/c -14 11 0,72 19,61 20,33
Hoa màu trắng cánh đơn
Thực nghiệm 67 40 14,21 33,02 34,3
Phú
Đ/c 76 23 13,24 14,38 12,57
Vang
Tăng so Đ/c -9 17 0,97 18,64 21,73
Thực nghiệm 65 39 16,03 35,27 33,61
Hương
Đ/c 82 25 14,68 15,09 13,42
Thủy
Tăng so Đ/c -17 14 1,35 20,18 20,19
Thực nghiệm 64 41 15,37 36,81 35,65
Quảng
Đ/c 79 22 13,79 8,73 7,21
Điền
Tăng so Đ/c -15 19 1,58 28,08 28,44
Ghi chú: - Thực nghiệm: Quy trình trồng áp dụng các biện pháp kỹ thuật tốt nhất đã nghiên cứu.
- Đ/c: Quy trình trồng áp dụng theo kinh nghiệm của người trồng hoa tại địa phương.

Kết quả bảng 3.25 cho thấy, ở cả 3 thực nghiệm trồng cây hoa chuông thương
phẩm tại Thừa Thiên Huế, khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc
cây theo quy trình kỹ thuật đã nghiên cứu, cây sinh trưởng phát triển tốt hơn hẳn so
với đối chứng. Giữa các thực nghiệm thì các chỉ tiêu sinh trưởng đạt được hầu như
121

không có sự sai khác. Trong hai giống trồng thực nghiệm, giống hoa chuông màu
trắng cánh đơn sinh trưởng phát triển mạnh hơn giống hoa màu đỏ cánh kép (Bảng
3.25). Kết quả này, tương đương với kết quả trồng ở các công thức thí nghiệm tốt
nhất được chọn ra tại địa điểm nghiên cứu.

Như vậy, các kết quả thu được ở các thực nghiệm trồng cây hoa chuông
thương phẩm tại Thừa Thiên Huế, là những minh chứng cụ thể khẳng định quy trình
kỹ thuật được xây dựng qua quá trình nghiên cứu là có cơ sở khoa học và hoàn toàn
có thể áp dụng rộng rãi với quy mô lớn ở các địa phương trong Tỉnh và khu vực
miền Trung Việt Nam.

Năng suất là yếu tố quan trọng nhất cần đạt được sau quá trình sinh trưởng
phát triển. Khi cây bắt đầu nở hoa chúng tôi tiến hành phân loại cây theo đặc điểm
hình dáng của tán lá, màu sắc lá, số lượng nụ, hoa/cây và chất lượng hoa để tính
năng suất. Phân loại hoa dựa trên đánh giá của nhóm nghiên cứu và điều tra nhanh
đối với khách hàng mua hoa và người trồng hoa có kinh nghiệm (Phụ lục 5)

Cây loại 1: Tán lá cân đối với chiều cao cuống hoa, lá không bị thủng, rách,
trải đều, không có dấu vết của các loại sâu bệnh hại, hoa đẹp, mang đặc trưng của
giống, hoa nở theo cặp, cân đối và có nhiều nụ.

Cây loại 2: Tán lá tương đối cân đối, lá không bị thủng, rách, không có dấu
vết của các loại sâu bệnh hại, hoa đẹp, mang đặc trưng của giống, hoa nở theo cặp
và có nhiều nụ.

Cây loại 3: Lá có một vài dấu vết của sâu bệnh hại, hoa đẹp mang đặc trưng
của giống.

Cây hoa Chuông là cây phù hợp để trồng chậu, mỗi chậu trồng một cây với
đường kính chậu là 14 cm. Quy mô của mỗi thực nghiệm là 500 cây/50m2, theo dõi
sinh trưởng phát triển và đánh giá năng suất theo các chỉ tiêu phân loại cây, chúng
tôi thu được số liệu trình bày trong bảng 3.26.

Số liệu bảng 3.26 cho thấy, ở cả ba thực nghiệm trồng thì năng suất cây hoa
thương phẩm đều cao hơn so với công thức đối chứng. Thực nghiệm trồng ở Phú
122

Vang cho tỷ lệ cây loại 1 và tổng số cây thu hoạch được là cao nhất, lần lượt là:
77% và 243 cây (hoa đỏ); 76% và 244 cây (hoa trắng). Ở các công thức đối chứng,
kỹ thuật trồng áp dụng theo kinh nghiệm trồng hoa của các hộ nông dân nên năng
suất hoa thu được đạt giá trị rất thấp. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả
kinh tế của từng hộ gia đình trồng hoa.

Như vậy, việc đầu tư khoa học kỹ thuật trong sản xuất cây hoa chuông thương
phẩm có ý nghĩa quyết định đến tăng năng suất và chất lượng hoa, góp phần nâng
cao thu nhập cho người trồng hoa tại địa phương.
123

Bảng 3.26. Năng suất của hai giống chuông thương phẩm trồng ở các thực nghiệm tại Thừa Thiên Huế

Cây loại 1 Cây loại 2 Cây loại 3 Cây không thu hoạch Cây
Số cây
Địa điểm Quy trình thu
trồng
Cây Tỷ lệ % Cây Tỷ lệ % Cây Tỷ lệ % Cây Tỷ lệ % hoạch
Hoa màu đỏ cánh kép
Thực nghiệm 250 193 77 37 15 13 5 7 3 243
Phú
Đ/c 250 25 10 100 40 50 20 75 30 175
Vang
Tăng so Đ/c 168 67 -63 -25 -37 -15 -68 -27 68
Thực nghiệm 250 188 75 44 18 3 1 15 6 235

123
Hương Đ/c 250 18 7 128 51 41 16 63 25 187
Thủy
Tăng so Đ/c 170 68 -84 -34 -38 -15 -48 -19 48
Thực nghiệm 250 191 76 38 15 11 4 10 4 240
Quảng
Đ/c 250 15 6 124 50 42 17 69 28 181
Điền
Tăng so Đ/c 176 70 -86 -34 -31 -12 -59 -24 59
Hoa màu trắng cánh đơn
Thực nghiệm 250 190 76 38 15 16 6 6 2 244
Phú Đ/c 250 21 8 93 37 28 11 108 43 142
Vang
Tăng so Đ/c 169 68 -55 -22 -12 -5 -102 -41 102
Thực nghiệm 250 181 72 34 14 21 8 14 6 236
Hương
Thủy Đ/c 250 13 5 107 43 48 19 82 33 168
Tăng so Đ/c 168 67 -73 -29 -27 -11 -68 -27 68
Thực nghiệm 250 188 75 32 13 9 4 21 8 229
Quảng
Đ/c 250 22 9 98 39 56 22 74 30 176
Điền
Tăng so Đ/c 166 66 -66 -26 -47 -19 -53 -21 53
124

Mục đích cuối cùng của nguời sản xuất hoa là thu được hiệu quả kinh tế cao
trên một chậu hoa hoặc trên một diện tích trồng (vườn hoa), trong cùng một khoảng
thời gian (một vụ). Để tính hiệu quả kinh tế cho cây hoa chuông thương phẩm trồng ở
ba thực nghiệm tại Thừa Thiên Huế, chúng tôi thu hoạch hoa vào dịp Tết nguyên đán
và tính theo mặt bằng giá vật tư quý III và quý IV năm 2014 về chi phí cây giống,
công lao động, vật tư cho thực nghiệm (Phụ lục 6). Giá bán sỉ cho các chậu hoa là
50.000đ/chậu (loại 1), 30.000đ/chậu (loại 2) và 20.000đ/chậu (loại 3). Hoạch toán
kinh tế cho các thực nghiệm cụ thể, chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 3.27.

Bảng 3.27. Hiệu quả kinh tế của các thực nghiệm trồng cây hoa chuông thương
phẩm tại tỉnh Thừa Thiên Huế (giá tính tại thời điểm quý 4 năm 2014)
Đơn vị: đồng
Địa điểm Quy trình Tổng thu Tổng chi Lãi ròng VCR
Hoa màu đỏ cánh kép
Thực nghiệm 11.020.000 3.025.000 7.995.000
Phú
Đ/c 5.250.000 2.600.000 2.650.000
Vang
Tăng so Đ/c 5.770.000 425.000 5.345.000 13,58
Thực nghiệm 10.780.000 3.025.000 7.755.000
Hương
Đ/c 5.560.000 2.600.000 2.960.000
Thủy
Tăng so Đ/c 5.220.000 425.000 4.795.000 12,28
Thực nghiệm 10.910.000 3.025.000 7.885.000
Quảng
Đ/c 5.310.000 2.600.000 2.710.000
Điền
Tăng so Đ/c 5.600.000 425.000 5.175.000 13,18
Hoa màu trắng cánh đơn
Thực nghiệm 10.960.000 3.025.000 7.935.000
Phú Vang Đ/c 4.400.000 2.600.000 1.800.000
Tăng so Đ/c 6.560.000 425.000 6.135.000 15,44
Thực nghiệm 10.490.000 3.025.000 7.465.000
Hương
Đ/c 4.820.000 2.600.000 2.220.000
Thủy
Tăng so Đ/c 5.670.000 425.000 5.245.000 13,34
Thực nghiệm 10.540.000 3.025.000 7.515.000
Quảng
Đ/c 5.160.000 2.600.000 2.560.000
Điền
Tăng so Đ/c 5.380.000 425.000 4.955.000 12,66
125

Số liệu ở bảng 3.27 cho thấy, hiệu quả kinh tế mang lại ở các thực nghiệm
trồng cây hoa chuông cao hơn rất nhiều so với các công thức đối chứng. Cụ thể,
mức lãi ròng đạt được khi trồng cả hai giống hoa màu đỏ cánh kép và hoa màu trắng
cánh đơn ở ba địa bàn dao động trong khoảng từ 15.220.000đ - 15.930.000đ/50m2.
Mặc dù mức đầu tư: nhà lưới, giá thể trồng, phân bón lá… cao hơn nhưng hiệu qủa
kinh tế mang lại tăng hơn so với các công thức đối chứng từ 10.040.000đ -
11.480.000đ/50m2. Trong 3 thực nghiệm trồng hoa chuông thương phẩm thì thực
nghiệm của gia đình ông Đặng Văn Tình ở xã Phú Dương huyện Phú Vang thu
được mức lãi ròng cao nhất ở cả hai giống hoa đỏ và hoa trắng (Bảng 3.27). Điều
này cho thấy, thực hiện tốt quy trình từ khâu chuẩn bị giá thể, cây giống, chăm sóc
và người trồng hoa có kinh nghiệm thì hiệu quả kinh tế đạt được cao hơn nhiều so
với việc trồng hoa dựa vào kinh nghiệm truyền thống.

Như vậy, áp dụng kỹ thuật thâm canh, thực hiện tốt quy trình kỹ thuật trồng
và chăm sóc là điều kiện tiên quyết để sản xuất hoa chuông thương phẩm có năng
suất và chất lượng cao ở quy mô lớn trên địa bàn Thừa Thiên Huế và khu vực
miền Trung.

Tóm lại: Cả ba thực nghiệm trồng hai giống hoa chuông tại Thừa Thiên Huế
đều sinh trưởng phát triển tốt và cho hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, chúng tôi đề xuất
một quy trình kỹ thuật hoàn chỉnh từ khâu nhân giống in vitro đến trồng cây thương
phẩm ở vườn sản xuất (Phụ lục 3) và được tóm tắt theo sơ đồ hình 3.4.
126

Cây giống hoa chuông được lựa chọn

(MS + 0,5 mg BA/l + 6,5 g agar/l +


30 g saccarose/l) 16 tuần

Cụm chồi

Môi trường
(MS + 0,3 mg -NAA/l + 6,5 g agar/l + 4 tuần
30 g saccarose/l)

Tạo cây hoàn chỉnh

Thời vụ ươm,
trồng

Cây giống hoa


chuông giai đoạn
Giá thể ươm, vườn ươm
trồng

4 tuần

Cây hoa chuông


Phân bón lá giai đoạn vườn sản
Đầu trâu 005 xuất

9 -10 tuần
Bấm ngọn tuần
s Thị trường

Hình 3.4. Sơ đồ tóm tắt quy trình kỹ thuật nhân giống và trồng cây hoa chuông
127

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu cho phép rút ra một số kết luận sau:

1) Xác định được quy trình nhân giống cây hoa chuông in vitro

- Mẫu đưa vào nuôi cấy là đoạn thân mang mắt ngủ, cách thức khử trùng là
dùng HgCl2 nồng độ 0,1% ở thời gian 10 phút cho tỷ lệ mẫu sống cao nhất là 43,33
- 53,33%.

- Môi trường tái sinh chồi tốt nhất là: MS + 1 mg BA/l + 0,02 mg α-NAA/l +
6,5 g agar/l + 30 g saccarose/l. Tỷ lệ mẫu tạo chồi và số chồi/mẫu cao nhất đạt được
lần lượt là: 46,67 - 60% và 1,17 - 1,53 chồi.

- Môi trường nhân nhanh chồi tốt nhất là: MS + 0,5 mg BA/l + 6,5 g agar/l +
30 g saccarose/l. Hệ số nhân chồi đạt được 5,10 - 7,83 lần, chiều cao chồi 2,30 -
2,34 cm.

- Môi trường tạo rễ tốt nhất là: MS + 0,3 mg -NAA/l + 6,5 g agar/l + 30 g
saccarose/l. Tỷ lệ chồi ra rễ đạt 100%.

- Tiêu chuẩn cây giống hoa chuông in vitro khi đưa ra vườn ươm: 6 - 8 lá/cây,
rễ nhiều, chiều dài rễ: 0,5 - 2 cm, chiều cao: 4 - 6 cm, khối lượng tươi: 0,6 - 0,9g.

2) Xác định được quy trình kỹ thuật ươm cây in vitro ở giai đoạn vườn ươm.

- Thời vụ phù hợp để ươm cây in vitro từ tháng 8 năm trước đến tháng 3 năm
sau. Tỷ lệ cây sống đạt từ 95,56% - 100%; các chỉ tiêu sinh trưởng của cây đều tăng
trưởng tốt.

- Cát là giá thể ươm cây thích hợp nhất. Tỷ lệ cây sống đạt cao nhất 97,78 -
100%. Cây sinh trưởng tốt, đồng đều.

- Sử dụng phân bón lá Đầu trâu 005 là tốt nhất cho cây ở giai đoạn vườm
ươm: số lá/cây: 7,87 - 7,93 lá và chiều cao cây: 7,17 - 7,28 cm.
128

- Tiêu chuẩn cây giống xuất vườn ươm là: 6 - 10 lá/cây, rễ nhiều, chiều cao 4
- 8 cm, khối lượng tươi 1 - 2 g/cây.

3) Xác định được quy trình trồng cây hoa chuông thương phẩm phù hợp trên địa
bàn Thừa Thiên Huế.

- Thời vụ trồng thích hợp nhất là vụ Đông (tháng 11/2013), thu hoạch vào dịp
Tết nguyên đán. Số hoa/cây 28,53 - 28,87 hoa, đường kính hoa 7,56 - 8,09 cm và
thời gian nở hoa dài 38,67 - 46,67 ngày.

- Phân bón lá Đầu trâu 005 là thích hợp nhất cho sự sinh trưởng phát triển của
cây hoa chuông, giúp tăng năng suất và chất lượng hoa: Thời gian hoa nở sớm từ 64
- 68 ngày, số hoa/cây 30 - 32 hoa, tỷ lệ hoa hữu hiệu 93,84 - 96,21%, độ bền hoa: 8
- 11 ngày.

- Bấm ngọn vào thời kỳ sinh trưởng sinh sản (sau trồng 50 ngày) giúp tăng
chất lượng hoa thương phẩm : đường hoa 7,81 - 8,25 cm, độ bền hoa 8 - 12 ngày.

4) Thực hiện thành công 3 thực nghiệm trồng cây hoa chuông thương phẩm ở ba địa
điểm của tỉnh, trên hai giống hoa nghiên cứu, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

4.2. Đề nghị

- Phổ biến rộng rãi kỹ thuật nhân giống và các biện pháp kỹ thuật ươm trồng
cây hoa chuông vào sản xuất, để mở rộng diện tích trồng cây hoa chuông trên địa
bàn của tỉnh và khu vực miền Trung.

- Thực hiện các phương pháp vật lý và hóa học để tạo ra các giống hoa đột
biến mới, đa dạng về màu sắc, kiểu dáng hoa và hình thái cây.
129

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây hoa chuông (Sinningia speciosa) in-
vitro. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2013, Số: Tháng 6,
Trang: 102 - 107.

2. Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể và khối lượng cây giống in vitro đến khả
năng sinh trưởng của cây hoa chuông (Sinningia speciosa) ở giai đoạn vườn
ươm. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2014, Số: Tháng 4,
Trang: 41 - 47.

3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng cây hoa chuông (Sinningia
speciosa) in vitro ở giai đoạn vườn ươm tại Thừa Thiên Huế. Tạp chí Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, 2015, đã chấp nhận đăng.
130

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt

[1] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng, QCVN 01-38:
2010/BNNPTNT- Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn ban hành tại Thông tư số 71/2010/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 12
năm 2010.

[2] Lê Hữu Cần và Nguyễn Thị Hồng Minh (2005), Nghiên cứu ứng dụng công
nghệ in vitro trong nhân nhanh cây hoa chuông ở Thanh Hóa, Tạp chí Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, kỳ 1- tháng 12/2005, tr. 39 - 41.

[3] Lê Văn Chi (1992), Cách sử dụng chất điều hoà sinh trưởng và vi lượng đạt
hiệu quả cao, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

[4] Đặng Văn Đông và Nguyễn Văn Tỉnh (2008), Nghiên cứu một số biện pháp
kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất hoa lily áp dụng cho các tỉnh miền Bắc Việt
Nam, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tr. 32 - 36.

[5] Lê Huy Hàm, Nguyễn Thị Kim Lý, Lê Đức Thảo, N. K. Dadlani, Nguyễn
Xuân Linh, Phạm Thị Lý Thu, Trịnh Xuân Hoạt (2011), Kỹ thuật sản xuất
một số loại hoa. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

[6] Lã Thị Thu Hằng, Nguyễn Tiến Long, Trần Thị Triêu Hà, Trần Văn Minh
(2012), Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh của các giống
hoa chuông trên các giá thể khác nhau ở Thừa Thiên Huế vụ Đông Xuân
năm 2009-2010, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tr, 158-163.

[7] Nguyễn Xuân Linh (2006), Nghiên cứu ảnh hưởng của các chế phẩm đến
năng suất phẩm chất giống cúc CN97, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển
nông thôn, 1, tr. 97- 99.

[8] Nguyễn Bá Lộc (2003), Xác định hệ số điều chỉnh r để tính diện tích lá theo
phương pháp đo kích thước thẳng của lá, Thông báo khoa học, Trường Đại
học sư phạm Huế, 3 (46), tr. 169-173.

[9] Nguyễn Thị Kim Lý (2007), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao
131

chất lượng giống hoa Tô liên Torenia fournier, Tạp chí Nông nghiệp và phát
triển nông thôn, 15, tr. 28 - 31.

[10] Nguyễn Thị Kim Lý (2009), Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật điều khiển ra
hoa cúc CNO1 Chrysanthemum sp. trái vụ vụ đông cho vùng đồng bằng
sông Hồng, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tr. 33-37.

[11] Vũ Triệu Mân, Lê Lương Tề (1999), Giáo trình bệnh cây nông nghiệp. Nhà
xuất bản Nông nghiệp, Tr 55-177.

[12] Dương Tấn Nhựt, Nguyễn Thị Xuân Nguyên, Phan Xuân Huyên (2005),
Nhân nhanh in vitro cây hoa chuông bằng phương pháp nuôi cấy đốt và xử
lý ra rễ ex vitro, Tạp chí Sinh học, 27 (4), tr. 66-69.

[13] Vũ Quang Sáng, Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch (2006), Giáo trình
sinh lý thực vật, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 392 tr.

[14] Vũ Quang Sáng, Nguyễn Thị Nhẫn, Mai Thị Tân, Nguyễn Thị Kim Thanh
(2007), Giáo trình sinh lý thực vật ứng dụng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà
Nội, 162 tr.

[15] Nguyễn Quang Thạch, Vũ Ngọc Lan, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Công
Hoan, Nguyễn Thị Lý Anh (2004), Nghiên cứu nhân nhanh cây hoa chuông
(Sinningia speciosa), Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, 4, tr. 239-244.

[16] Lê Nguyễn Lan Thanh, Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Hương Lan và
Nguyễn Văn Sơn (2014), Khảo sát năng sinh trưởng và phát triển của 6
giống hoa chuông (Sinningia speciosa) từ nguồn gen in vitro tại Tiền Giang,
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 4, tr. 162-167.

[17] Nguyễn Đức Thành (2000), Nuôi cấy mô tế bào thực vật - Nghiên cứu ứng
dụng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

[18] Nguyễn Hạc Thúy (2001), Cẩm nang sử dụng chất dinh dưỡng cây trồng và
phân bón cho năng suất cao, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

[19] Lê Văn Tri (2001), Hỏi đáp về phân bón, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

[20] Nguyễn Văn Uyển (1995), Phân bón lá và các chất kích thích sinh trưởng,
Nhà xuất bản Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh.
132

[21] Viện Thổ nhưỡng nông hóa (1998), Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón
cây trồng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Tài liệu tiếng nước ngoài

[22] Addicott F. T., H. R. Carns, J .W. Cornforth, J. L. Lyon, B. V. Milborrow,


K. Ohkuma, G. Ryback, O. E. Smith, W. E Thiessen and P.F. Wareing.
(1968), Abscisic acid: a proposal for the redesignation of abscisin II
(dormin). (Wightman F & Setterfield G, eds.), Biochemistry and physiology
of plant growth substances, Ottawa, Canada: Runge Press, pp. 1527-1529.

[23] Alexander A., M. Schroeder. (1987), Modern trends in foliar fertilization,


Journal of Plant Nutrition, 10(9), pp. 1391-1399.

[24] Alfieri S. A. (1970), Crown rot of gloxinia, Plant Pathology Circular , No. 96.

[25] Alfieri S. A., and D. E. Stokes. (1968), A floliar nematode and a


phytophthora parasitic to gloxinia, Florida state horticultural society, 3145,
pp. 376-380.

[26] Alice N. A. P., P. M. Adriana, L. E.P. Peres and E. N. Higashi. (2009),


Adjustment of mineral elements in the culture medium for the
micropropagation of three vriesea bromeliads from the Brazilian Atlantic
forest: the importance of calcium, Hort. Science, 44(1), pp.106-112.

[27] Angiosperm Phylogeny Group (1998), An ordinal classification of the


families of flowering plants, Annals of the Missouri Botanical Garden,
85,pp. 531-553.

[28] Ann P. J. (1992), New diseases and records of some important flower plants
caused by phytophthora parasitica in Taiwan, Plant Pathology, 1, pp.166-173.

[29] Anonymous. (1985), TNA Principles of Foliar Feeding, Trans National


Agronomy, Grand Rapids, pp. 2.

[30] Barbara E., F. Amoding, A. Krishnan. (2014), Social and economic


upgrading in floriculture global value chains: Flowers and cuttings GVCs in
Uganda, Capturing the Gains 2014, Working paper 42, Online available at:
http://www.capturingthegains.org/pdf/ctg-wp-2014-42.pdf
133

[31] Bharati K., Y. D. Sharma, S. R. Dhiman. (2003), Performance of in vitro


raised plants of gloxinia (Sinningia speciosa Hierm.) and African violet
(Saintpaulia ionantha Wendl.) in different growing media, Journal of
Ornamental Horticulture, 8(3), pp.180 - 185

[32] Bhojwani S. S., and M. K. Razdan. (1996), Plant Tissue Culture: Theory
and Practice, Elsevier science B.V, Amsterdam, The Neitherlands, pp. 766.

[33] Borochov A., and T. Shahar. (1989), Effects of Mefluidide and


Paclobutrazol on Growth, Flowering and Chilling Response of Gloxinia,
Scientia Horticulturae, 39, pp. 331-339.

[34] Bostrack J. M., and B. E. Struckmeyer. (1967), Effect of gibberellic acid on


the growth and anatomy of Coleus blumei, Antirrhinum majus and Salvia
splendens, New Physiologist, 66, pp. 539-544.

[35] Busch L. V., and E. A. Smith. (1978), Control of root and crown rot of
African Violet and of Gloxinia caused by Phytophthora nicotianae var.
nicotianae, Can. Plant, Dí. Surv, 58, pp. 73-74.

[36] Chae S. C., H. H. Kim, and S. U. Park. (2012), Ethylene inhibitors enhance
shoot organogenesis of Gloxinia (Sinningia speciosa), The scientific world
journal, pp. 1-4.

[37] Cole J. C., and L. Newll. (1996), Recycled paper influences container
substrate physical properties, leachate mineral content, and growth of rose-
of-Sharon and Forsythia, Hort Technology, 6, pp. 79-83.

[38] Coste S., C. Baraloto, C. Leroy ,É. Marcon, A. Renaud, A. D. Richardson, J.


C. Roggy, H. Schimann, J. Uddling, B. Hérault. (2010), Assessing foliar
chlorophyll contents with the SPAD-502 chlorophyll meter: a calibration test
with thirteen tree species of tropical rainforest in French Guiana, Ann. For.
Sci., 67, pp. 607

[39] David Z. (2012), Intraspecific diversity in Sinningia speciosa (Gesneriaceae:


Sinningieae), and possible origins of the cultivated florist’s gloxinia,
University of Kentucky, 1401 University Drive, Lexington, KY 40546, USA,
pp. 1-17.
134

[40] David Z., and A. J. Pierce. (2010), Nuclear DNA content in Sinningia
(Gesneriaceae); intraspecific genome size variation and genome
characterization in S. speciosa, Genome, 53, pp. 1066-1082.

[41] Don G. (1838), A general history of the dichlamydeous plants, Vol. IV –


Corollifloræ, London: J.G. and F. Rivington, etc.

[42] El-Fouly M. M. (2002), Quality of foliar fertilizers, Acta Hort (ISHS), 594,
pp. 277-281.

[43] Eui P. H., H. Bae, W. T. Park, Y. B. Kim, S. C. Chae, S. U. Park. (2012),


Improved shoot organogenesis of gloxinia (Sinningia speciosa) using silver
nitrate and putrescine treatment, Plant Ormit Journal, 5(1), tr. 6-9.

[44] Fageria N. K., M. P. Barbosa-Filho, A. Moreira, C.M. Gumaraes. (2009),


Foliar Fertilization of Crop plants, Journal of plant nutrition, 32(4-6), pp.
1044-1064.

[45] Fernández V., and T. Eichert. (2009), Uptake of hydrophilic solutes through
plant leaves: current state of knowledge and perspectives of foliar
fertilization, Critical Reviews in Plant Sciences, 28(182), pp. 36-68.

[46] Fráguas C. B., E. A. Chagas, M. M. Ferreira, J. G. De Carvalho, M. Pasqua.


(2003), Gloxinia micropropagation in different ammonium nitrate and urea
concentrations, Ciênc. Agrotec, 27, pp. 811-815.

[47] Gill R. I. S., S. S. Gill and S. S. Gosal. (1994), Vegetative propagation of


Eucalypus tereticorns Sm. Through tissue culture, Plant tissue cuulture,
Bangladesh association for plant tissue culture, 4(1), pp. 59-67.

[48] Gonçalves S., P. J. Correia, M. A. Martins-Loução, and A. Romano. (2005),


A new formulation for in vitro rooting of carob tree based on leaf
macronutrients concentrations, Biol. Plant, 49, pp. 277-280.

[49] Grimstad S. O. (1987), The effect of supplemental Irrdiation with different


light sources on growth and flowering of Gloxinia (Sinningia speciosa
(Lodd.) Hiern), Scientia Horticulturae, 32, pp. 297-305.

[50] Hartmann H. T., D. E. Kester. (1983), Plant propagation: Principles and


practices, 4th ed. New Jersey: Prentice Hall, pp 840.
135

[51] Hazarika B. N. (2003), Acclimatization of tissue culture plants, Devision of


Horticulture, ICAR Research complex, uniam 793 103, India, pp 1704 -
1712.

[52] Heather A. O., and D. M. Benson. (2010), First Report of Crown Rot Caused
by Phytophthora tropicalis on Gloxinia in North Carolina, Department of
Plant Pathology, North Carolina State University, Campus.

[53] Himphies E. C. (1960), Kintine.inhibinited. root formation. On leaf of


detached leaves of rulgaris (dwarp bean), Physicial plant,13, pp. 654 - 663.

[54] Horst R.K. (1990), Handbook of plant cell culture, Vol5, New York, pp. 215
- 217.

[55] Hui C. H., Q. Cronk, C. N. Wang. (2009), Inheritance and molecular


genetics of floral symmetry in Darwin’s gloxinia peloria (Sinningia
speciosa), Mechanisms of development, I26, pp. 251.

[56] Huiying H., L. Qingying. (2003), The propagation of Sinningia speciosa,


Journal of Agricultural and Biological Science, 22(1), pp. 35-49

[57] Ioja-Boldura F., S. Ciulca. (2013), Assessment of “in vitro” propagation


potential for some gloxinia (Sinningia speciosa) genotypes, Journal of
Horticulture, Forestry and Biotechnology, 17(3), pp. 7- 11.

[58] Jie L. Y. (2004), Establishment of tissue culture system of Sinningia


speciosa and cymbidium grandiflorium and pilot study on cycd2 gene
transformation to cymbidium grandiflorium, Master's thesis, Sichuan
Agricultural University.

[59] Jiliang P., W. Lilin, X. Taihe, Z. Dan, Y. Hong. (2012), High-frequency


Floral Bud Regeneration from Petal Segment Cultures of Sinningia speciosa
Hiern, Chinese Journal of Cell Biology , 34(3), pp. 279 - 285.

[60] John T. M., C.M. Tucker, C.M. Tompkins. (1944), A disease of gloxinia
caused by phytophthora cryptogea, Journal of agricultural research,
Washington D.C, 68 (11), pp. 405-413.

[61] John M. D., F. W. Harold. (1999), Floriculture. Principles and species, pp.
79 - 89.
136

[62] Kannan S. (2010), Foliar fertilization for sustainable Crop production,


Sustainable Agriculture reviews, 1, Genetic Engineering, Biofertilization,
Soil quality and Organic Farming, 4, pp. 371-402.

[63] Kessler J. R. (1999), Gloxinia, Commercial green house production. Auburn


University. Online available at:
http://www.ag.auburn.edu/hort/landscape/Gloxinia.htm

[64] Khan N. A. (1996), Effect of gibberellic acid on carbonic anhydrase,


photosynthesis, growth and yield of mustard, Biologia Plantarum, 38, pp.
145-147.

[65] Kurosawa E. (1926), Experimental studies on the secretion of Fusarium


heterosporum on rice plant, Trans. Nat. Hist. Soc. Formosa, 16, pp. 213.

[66] Kvist L. P., and L. E. Skog. (1993), The genus Columnea (Gesneriaceae) in
Ecuador, Allertonia , 6, pp. 327-400.

[67] Laneri U., R. Franconi, P. Altavista. (1990), Somatic mutagenesis of Gerbera


jamesonii hybro: irradiation and in vitro culture, Acta Horticulturae, 280, pp.
395-402.

[68] Lecoufle M. (1981), Orchidées extiques, La Maison Rustique, Paris, pp. 215-217.

[69] Lehman P. S. (1991), A disease of gloxinia caused by foliar nematodes.


Nematology circular , pp.195.

[70] Lester G. E., J. L. Jifon, D. J. Makus. (2006), Supplemental foliar potassium


applications with or without a surfactant can enhance netted muskmelon
quality, Hort Sci, 4, pp. 741-744.

[71] Li X., H. Bian, D. Song, S. Ma, N. Han, J. Wang and M. Zhu. (2013),
Flowering time control in ornamental gloxinia (Sinningia speciosa) by
manipulation of miR159 expression, Annals of Botany, 111 (5), pp. 791-799

[72] Lia M., O. Sicora, C. Chis, M. Caprar, G. Hranean, C. Sicora. (2009), In vitro
multiplication and acclimatization at Sinningia hybrid, Annals of RSCB, 14
(2), pp. 289-291.

[73] Liu W. C., and H. R. Carns. (1961), Isolation of abscisin, an abscission


137

accelerating subtance. Science ,134, pp. 384.

[74] Loddiges C., and Sons. (1817), Gloxinia speciosa, Botanical Cabinet 1, 28.

[75] Mamaril J. C., A. M. Lopez. (1996), Effect of growth hormone extracts from
coconut water on the growth of reflasked dendrobium protocorms,
Philippines-Journal-of-Crop-Science, tr. 21-30.

[76] Mamaril J. C., A. M. Lopez. (1997), Comparative effect of coconut water


growth hormone extracts on the growth of reflasked Vanda, Phalaenopsis
(grandiflora) and Dendrobium protocorms, Philippine journal of coconut
studies, 23.

[77] Mantell S. H., J. A. Mathews, and R. A. McKee. (1985), Principles of Plant


Biotechnology, Blackwell Scientific Publications, Oxford.

[78] Martín M., R., E. Villanueva-Couob, V. Uicab-Quijano, A. Larque-Saavedra.


(2003), Positive effect of salicylic acid on the flowering of gloxinia, In;
Proceedings 31st Annual Meeting, August 3-6, 2003, Plant Growth
Regulation Society of America, Vancouver, Canada, pp 149 - 151.

[79] Mathieu P., A. Chautems, R. Spichiger, G. Kite, and V. Savolainen. (2003),


Systematics and evolution of tribe sinningieae (Gesneriaceae): Evidence
from phylogenetic analyses of six plastid DNA regions and nclear NCPGS,
American journal of Botany, 90 (3), pp. 445-460.

[80] Morard P., and M. Henry. (1998), Optimization of the mineral composition of
in vitro culture medium, Journal. Plant Nutr, 21, pp. 1565-1576.

[81] Murashige T. and F. Skoog. (1962), A revised medium for rapid growth and
bioassays with tobacco cultures, Physiol. Plant, 15, pp. 473-497.

[82] Murashige T. (1974), Plant propagation through tissue culture, Annu. Rev.
Plant Phys, 25, pp. 135-166.

[83] Naz S., A. Ali, F. A. Siddiqui, J. Iqbal. (2001), In vitro propagation of


gloxinia (sinningia speciosa), Pakistan Journal of Botany, 33, pp. 125-129.

[84] Navarro L., R. Bari, P. Achard, P. Lison, A. Nemri, N.P. Harberd, J.D. Jones.
(2008), DELLAs control plant immune responses by modulating the balance
138

of jasmonic acid and salicylic acid signaling, Curr Biol, 18, pp. 650-655.

[85] Nhut D.T., J.A Teixeirada silva, and C.R.Aswth. (2003), The importance of
the explant on regeneration in thin cell layer technology, In vitro cell. Dev.
Biol. Plant, 39, pp. 266 - 276.

[86] Nhut D. T., N. A. Nguyet, H. T. Phuc, N. P. Huy, P. N. Uyen, T. K. Vi, N. T.


Hai, N. V. Binh and N. Q. Thien. (2005), Primary designs of tube-shaped
nylon film culture system in shoot regeneration of Sinningia spp. Leaf
explants, Proceedings of international Workshop on Biotechnology in
Agriculture, Nong lam university Ho Chi Minh City, pp. 131-133.

[87] Nhut D. T., N. T. Don, N. H. Vu, N. Q. Thien, D. T. T. Thuy, N. D. Jaime,


A. Teixeira da Silva. (2005), Advanced technology in micropropagation of
some important plants, Floriculture, Ornamental and plant Biotechnology,
Volume II, Global science books, UK, pp. 333.

[88] Niedz R. P., and T. J. Evens. (2007), Regulation of plant tissue growth by
mineral nutrition, In Vitro Cell. Dev. Biol. Plant, 43, pp. 370-381.

[89] Ohira K., I. Makoto, K. Ojima. (1976), Thiamine requirements of various


plant cells in suspension culture, Plant Cell Physiol, 17(3), pp. 583-590.

[90] Ohkuma K., J. L. Lyon, F. T. Addicott, O. E Smith. (1963), Abscisin II, an


Abscission-Accelerating Substance from Young Cotton, Fruit. Science, 142
(3599), pp. 1592-1593.

[91] Okamoto T., O, Kitani, T. Torii. (2002), Robotic transplanting of orchid


protocorm in mericlone culture, Journal of the Japanese Society of
Agricultural Machinery, pp.103-110.

[92] Olmstead R. G., B. Bremer, K.Scott, and J. D. Palmer. (1993), A parsimony


analysis of the Asteridae sensu lato based on rbcL sequences, Annals of the
Missouri Botanical Garden, 80, pp. 700-722.

[93] Pavlova A., T. Michailova. (2009), Foliar fertilization-profitable technology,


Laktofol - 20 years science and practice, Sofia, Bulgarian, pp 455 - 465.

[94] Pierik R. L. M. (1997), In vitro culture of higher plants, Dordrecht: Klower


Acad, Publication, 312 pp.
139

[95] Pradera E. S., E. Fernandez, O. Calderin. (1942), Coconutbwater, a clinical


and experimental study, Am. J. Dis Chil., 64, pp. 977 - 995.

[96] Prakash S., M. I. Hoque, T. Brinks. (2002), Culture media and containers.
In: International Atomic Energy Agency (ed.): Low cost options for tissue
culture technology in developing countries, Proceedings of a technical
meeting, 26-30 August 2002, Vienna, Austria, 536 pp.

[97] Randy C. P., A. W. Engelhard. (1980a), Chemical control of myrothecium


disease of gloxini, Proc. Fla. State Hort. Soc, 93, pp. 181-183.

[98] Randy C. P., A. W. Engelhard. (1980b), Crown and root rot of Gloxinia and
other Gesneriads caused by phytophthora parasitica, Plant Disease, 64(5),
pp. 487-490.

[99] Raviv M., R. Wallach, A. Silber, and A. Bar-Tal. (2002), Substrates and
their analysis. D. Savvas and H. Passam (Eds), Hydroponic Production of
Vegetables and Oranmentals, Empryo Publishcations, Athens Greece, pp.
25 -101.

[100] Rikken (2011), The global competitiveness of the kenyan flower industry,
Prepared for the Fifth Video Conference on the Global Competitiveness of
the Flower Industry in Eastern Africa, World Bank Group and Kenya Flower
Council, 29pp.

[101] Robbins J. A. and M. R. Evans. (2004), Growing Media for Container


Production in a Greenhouse or Nurseries. Part 1: Components and Mixes.
Agriculture and Natural Resources, Division of Agriculture, University of
Arkansas, Fayetteville, 4pp.

[102] Salvador E. D., K. Minami. (2008), Evaluation of different substrates on


gloxinia (Sinningia speciosa lood. hiern.) growth, International Symposium
on Growing Media http://www.actahort.org/books/779/779_71.htm

[103] Satter R. L and D. F. Wetherell. (1968), Photomorphogenesis in Sinningia


speciosa, cv. Queen Victoria - II. Stem Elongation: Interaction of a
Phytochrome Controlled Process and a Red-requiring, Energy Dependent
Reaction, Plant Physiol, 43, pp. 961-967
140

[104] Scaramuzzi F., G. Apollonio and S. D’Emerico. (1999), Adventitious shoot


regeneration from Sinningia speciosa leaf discs in vitro and stability of
ploidy level in subcultures, In Vitro Cellular & Developmental Biology -
Plant, Springer Berlin/Heidelberg, 35 (3), pp. 217-221.

[105] Shagufta N., Ali. A, Siddqui. F. A and J. Iqbal. (2001), In vitro propagation
of Gloxinia (Sinningia speciosa). Pak. J. Bot, 33, pp. 575-579.

[106] Sharma S., M. Sharma. (2013), Improved protocol for in vitro propagation of
gloxinia (Sinningia sp.), Journal of Cell and Tissue Research, 13(1), pp.
3545-3548.

[107] Siddiqui F. A., S. Naz, J. Iqbal. (1993), In vitro propagation of Carnation.


Advances in plant tisue culture Pakistan, pp. 43-47.

[108] Silva A.B., M. Pasqual, A. L. R. Maciel, and L. F. Dutra. (2003), BAP and
substrates on gloxinia (Sinningia speciosa Lood. Hiern.) Plantlets from
tissue culture acclimatization, Ciênc. Agrotec, 27(n.2), pp. 255-260.

[109] Skoog F. (1955), Growth factors, polarity and morphogenesis, Ann. Biol., 31,
pp. 201-213.

[110] Skoog F., and C.O. Miller. (1957), Chemical regulation of growth and organ
formation plant tissue cultured in vitro, Symp. Soc. London, 114, pp. 317-339.

[111] Smith J. F. (1994), Systematics of Columnea section Pentadenia and section


Stygnanthe (Gesneriaceae). Systematic Botany Monographs , 44, pp. 1-89.

[112] Smith J. F., J. C. Wolfram, K. D. Brown, C. L. Carroll, and D. S. Denton.


(1997), Tribal relationships in the Gesneriaceae: evidence from DNA
sequences of the chloroplast gene ndhF, Annals of the Missouri Botanical
Garden, 84, pp. 50-66.

[113] Smith J. F., L. C. Hileman, M. P. Powell, D. A. Baum. (2004), Evolution of


GCYC, a Gesneriaceae homolog of CYCLOIDEA, within Gesneriodeae
(Gesneriaceae), Molecular Phylogenetics and Evolution, 31, pp. 765– 779.

[114] Sudhagar S. M. C., and M. Phil. (2013), Production and maketing of cut
flower (Rose and Gerbera) in Hosur Taluk, International Journal of Business
and Management Invention, 2 (5), pp. 15-25.
141

[115] Tamaki V., and H. Mercier. (2007), Cytokinins and auxin communicate
nitrogen availability as long-distancesignalmolecules in pineapple, Journal of
Plant Physiology, 164(11), pp. 1543-1547.

[116] Teresa C. U., E. H. Fajerska, and Adam Świderski. (2007), Effect of Light
Wavelength on In Vitro Organogenesis of a Cattleya hybrid, Acta Biologica
Cracoviensia Series Botanica, 49(1), pp. 113-118.

[117] Thorpe T.A. (2006), Plant Cell Culture Protocols, Second Edition Edited by:
V. M. Loyola-Vargas and F. Vázquez-Flota © Humana Press Inc., Totowa,
New Jersey.

[118] Torres K. C. (1989), Editor, Tissue culture techniques for horticultural


crops, New York, London, Chapman and Hall.

[119] Tulecke W., L. H. Weinstein, A. Rutner, and H. J. Laurencot. (1961), The


biochemical composion of coconut water (coconut milk) as related to its use
in plant tissue culture. Contributions, Boyce Thompson Institute of Plant
Research, 21, pp. 115-128.

[120] Verdan M. H., A. C. Cervi, F. R. Campos, A. Barison, M. E. A. Stefanello.


(2009), Anthraquinones and ethylcyclohexane derivatives from Sinningia
speciosa ‘‘Fyfiana’’, Biochemical Systematics and Ecology, 37, pp. 40-42.

[121] Vince-Pure D. (1994), Photomorphogenesis and plant development. In:


Lumsden PJ, Nicholas JR and Davies WJ [eds.], Physiology, growth and
development of plants in culture, 19-30, Kluwer Academic Publishers,
Dordrecht.

[122] Vinterhalter D., B. S. Vinterhalter. (1997), Micropropagation of Dracaena


sp, In: Bajaj YPS (ed.) Biotechnology in agriculture and forestry 40, High-
tech. and Micropropagation VI, Berlin, Heidelberg, Springer, pp. 131- 146.

[123] Weinbaum S. (1988), Foliar nutrition of fruit trees, In: P.M. Neumann (ed.),
Plant growth and leaf-applied chemicals, Boca Raton Florida, pp. 81-100.

[124] Went F . W. (1928), Wuchsstoff und Wachstum. Rec. Trav. Bot. Neerl, 25,
pp. 1 - 116.

[125] Wentsai W., P. Kaiyu, L. Zhenyu, A. L. Weitzman, and L. E. Skog. (1998),


142

Gesneriaceae, In W. Zheng-yi and P. H. Raven (co-chairs, Editorial


Committee), Flora of China, Science Press, Beijing, China, and Missouri
Botanical Garden Press, St. Louis, Missouri, USA, 18, pp. 244 - 401.

[126] White P. R. (1943), Nutrient deficiency studies and improved inorganic


nutrients for cultivation of excised tomato roots, Growth, 7, pp. 53 - 65.

[127] Wiehler H. (1983), A synopsis of the neotropical Gesneriaceae. Selbyana, 6,


pp. 1-219.

[128] Williams R. R. (1991), Factors determining mineral uptake in vitro, Acta


Hort., 289, pp. 165-169.

[129] Xu Q., L. Zhe Hu, C. Y. Li, X. Y. Wang, C. Y. Wang. (2009), Tissue culture
of Sinningia speciosa and analysis of the in vitro-generated tricussate
whorled phyllotaxis (twp) variant. In Vitro Cellular & Developmental
Biology - Plant, 45(5), pp. 583-590.

[130] Yabuta T., Y. Sumiki. (1938). On the crystal of gibberellin, a substance to


promote plant growth, Journal Agricultural Chemical Japan, 14, pp. 1526.

[131] Yildiz M. (2012), The Prerequisite of the Success in Plant Tissue Culture:
High Frequency Shoot Regeneration In Recent Advances in Plant in vitro
Culture, in the book "Recent Advances in Plant in vitro Culture", edited by
Annarita Leva and Laura M. R. Rinaldi, ISBN 978-953-51-0787-3.

[132] Zaitlin D., Pierce AJ. (2010), Nuclear DNA Content in Sinningia
(Gesneriaceae); intraspecific genome size variation and genome
characterization in S. speciosa, Genome, 53, pp. 1066 - 1082.

Trang thông tin điện tử

[133] Công ty công nghệ sinh học Sài Gòn xanh (2014), Đất sạch dinh dưỡng
Tribat, Online ngày 1 tháng 9 năm 2014 trên website:
http://tribat.com.vn/vn/san-pham/gia-the-trong-cay/dat-sach-dinh-duong-
tribat.aspx

You might also like