Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

/ Phân tích phương pháp luận thiết kế hệ thống truyền thông.

Vai trò của mô phỏng trong thiết kế một hệ thống thông tin là mô phỏng
không phải là điểm cuối của việc thiết kế và xây dựng một hệ thống truyền thông,
mà nó là một công cụ để trợ giúp quá trình đó. Có nhiều khía cạnh của quá trình
đó, bởi vì quá trình đó cùng được thực hiện, các mặt đó có một tác động chung lên
phương pháp mô phỏng. Đặc điểm nổi bật của việc xây dựng một hệ thống thực
là không như các vấn đề phân tích truyền thống, quá trình này không được –và
cũng không thể - dựa vào hiểu biết chi tiết và chính xác các đặc tính của mỗi khối
của một hệ thống. Điều này dẫn đến việc tiếp cận cụ thể, đó là phương tiện tiêu
chuẩn cho việc thiết kế hệ thống. Mục tiêu cơ bản của người thiết kế hệ thống là
xây dựng một hệ thống thỏa mãn các mục tiêu hiệu năng nhất định trong suốt
khoảng đời của hệ thống. Mỗi một khối được mô tả đầy đủ bởi một vài tập hợp các
hàm thích hợp. Các thiết bị và các thành phần thực tế không thể được làm ra hoặc
đo đạc mà có độ chính xác không giới hạn, vì vậy nó không thực tế để mong rằng
chúng ta có thể thiết kế và tạo ra các thiết bị có vô số các giá trị. Thậm chí nếu
người ta có thể tạo được thiết bị mà các đặc tính của nó được tạo ra chính xác như
cho trước, vẫn có các lý do tại sao chúng ta không muốn cố gắng làm điều này.
Một trong số đó là vấn đề đo và kiểm thử thực tế. Bất cứ yêu cầu nào được đưa ra
phải được kiểm tra xác nhận đã đáp ứng yêu cầu, và các yêu cầu càng chi tiết thì
thủ tục kiểm tra càng tốn kém, và có khả năng nó không thể đạt được.

Vì vậy có nhiều các tác động mà không thể dự tính trước được, ngoại trừ có
thể bằng phương pháp thống kê. Người ta không thể làm bật ra tất cả các tác động
để có được các đặc tính cần thiết ngay lúc đầu để đảm bảo hiệu năng cho lúc cuối.
Tuy nhiên, hiệu năng qua thời gian thực ra là mục tiêu của nhà thiết kế. Trong
cách tiếp cận này chúng ta đưa ra các chỉ tiêu tham số EOL trên một tập các tham
số có ảnh hưởng chính đến hiệu năng hệ thống nhưng không thể kiểm soát hoàn
toàn tuyệt đối hiệu năng ấy. Tập hợp các tham số nên càng nhỏ có thể để đơn giản
hóa cả việc tổng hợp và các thủ tục đo kiểm, và các tham số đó không thay đổi đối
với đo đạc với bất kỳ giai đoạn nào của việc phát triển hệ thống.

Để sử dụng mô phỏng trong suốt quá trình này chúng ta phải có thể đoán
trước các tham số chi tiết EOL.Các tham số này có được từ các chỉ tiêu tham số
EOL hoặc từ một số kinh nghiệm thực tế của thiết bị đã được sử dụng. Hình sau
cho thấy sơ đồ trình tự của quá trình thiết kế hệ thống bao gồm vai trò của mô
phỏng. Quá trình bắt đầu với giai đoạn “định nghĩa khái niệm”, ở đó các chỉ tiêu ở
mức cao nhất được đưa ra, như là tốc độ thông tin, chất lượng kết nối, độ sẵn sàng,
tính kết nối …sau đó chỉ những mặt liên quan đến hiệu năng kênh truyền mới được
xem xét . Hiệu năng của bất kỳ kết nối nào cũng được xem xét bởi hai yếu tố SNR
của kết nối và méo tích lũy. Nhìn chung có sự thỏa hiệp giữa các tham số đó.
Người thiết kế hệ thống phải xác định những tham số dễ dàng xác định. Dựa trên
những giá trị ban đầu, người ta có thể xây dựng một hệ mô phỏng để xác định độ
suy giảm sau khi hệ thống đưa vào làm việc. Sau đó dựa trên tham số này để định
hướng cho giai đoạn phát triển phần cứng. Phần cứng phát triển giai đoạn này được
gọi là phần cứng trình diễn, hoặc các mô hình phát triển chế tạo, nhưng có lý khi
nói nó như một sản phẩm hoàn chỉnh. Các phần tử được đo đạc các tham số mà các
mô hình mô phỏng yêu cầu để mô tả, vì vậy mô phỏng có thể được thiết lập như là
hình ảnh gương phản của phần cứng. Sau đó các phần tử được kết nối trong phòng
thí nghiệm để tạo thành một hệ thống, hiệu năng của chúng dưới điều kiện này
được trình diễn. Hệ thống mô phỏng được chạy, và các hiệu năng của chúng được
quan sát. Mức độ gần sát của kết quả mô phỏng và kết quả phần cứng là cơ sở cho
việc xem xét đánh giá mô phỏng có giá trị đối với hệ thống này hay không. Sau đó
tập hợp cơ sở dữ liệu cho loại thiết bị này. Thông tin này là cơ sở quan trọng để dự
đoán độ lão hóa và môi trường, và cho phép lỗi đo đạc và các tham số cuối cùng.
Mô hình như vậy đáp ứng đồng thời tất cả các giới hạn tiêu chí cùng lúc có các
tham số chi tiết going như là một thiết bị thực sự.
- Trong thiết hế một hệ thống thông tin thì các bước được thực hiện từ mức cao
nhất đến mức thấp nhất. Đầu tiên xác định, mô tả các đặc điểm cần thiết, yêu cầu
của người dùng và hiệu năng mong muốn (đặc điểm hoạt động, tốc độ, băng tần…)
đây sẽ là cơ sở để bắt đầu thiết kế hệ thống. Từ đây sẽ tính toán các tham số cần
thiết của hệ thống thông tin được gọi là các tham số ban đầu. Ngoài ra, sau khi xác
định được môi trường truyền, phương thức hoạt động… áp dụng các công thức
chúng ta tính toán được độ dự trữ công suất ( bao gồm các tổn hao do môi trường
truyền, độ tăng ích…),

-Sau các bước trên, thực hiện mô phỏng trên phần mềm hệ thống mới được xây
dựng từ các tham số đã tìm ra. Hệ thống được mô phỏng sẽ cho ra các tham số kết
quả.

-Ở đây chúng ta sẽ có khái niệm Độ sự trữ tuyến là “kín” hay “cân bằng” nếu
tuyến có tỷ số tín hiệu trên nhiễu đủ lớn với hệ số dự phòng an toàn để tạo ra hiệu
năng hệ thống chấp nhận được. Trong trường hợp các tham số ban đầu và độ dự trữ
tuyến của hệ thống được tính toán từ các công thức xấp xỉ thì các tham số này sẽ
được điều chỉnh lại sao cho tối ưu sau khi hệ thống được mô phỏng. nếu độ dự trữ
tuyến chưa cân bằng thì các tham số của hệ thống sẽ được điều chỉnh lại. Nếu độ
dự trữ tuyến đã cân bằng thì sẽ tiếp tục thực hiện xây dựng các cấu trúc phần cứng
của hệ thống.
-Khi thiết kế mới một hệ thống thông tin dùng kiến trúc phần cứng mới hoàn toàn
thì những thiết kế này phải được kiểm chứng cũng bằng mô phỏng để tính toán tuổi
thọ, cũng như hiệu suất.

Trọng tâm của phương pháp là việc mô hình hóa hệ thống và các phần tử
chức năng của chúng. Có một quy tắc chung là càng trình bày chi tiết thì càng
chính xác, nhưng khi đó độ tính toán càng lớn. Khi đó có sự trả giá giữa độ chính
xác-độ phức tạp-và tài nguyên tính toán.

2/ Phân tích ảnh hưởng của sai số trong mô phỏng hệ thống thông tin.

Một hệ thống thông tin có thể được biểu diễn như sau:

Ta có thể mô phỏng hệ thống thông tin với các khối chức năng
như trên . Khi đó xuất hiện các lỗi khi xây dựng các mô hình và lỗi do
quá trình xử lý tạo ra . Các nguồn sinh ra lỗi khi mô phỏng một hệ
thống thông tin có thể như sau:
-Dựa trên mô hình hệ thống trên ta thấy sai số bắt nguồn từ hai nhóm chính là sai
số do mô hình hóa và sai số do giới hạn hạn chế trong năng lực xử lý của phần
mềm (phần cứng). Sai số do mô hình hóa bao gồm sai số do mô hình hóa hệ thống,
sai số do mô hình hóa linh kiện, sai số mô hình hóa các quá trình ngẫu nhiên và sai
số do việc lấy xấp xỉ. Sai số do sự giới hạn của phần cứng (phần mềm) gồm do giới
hạn bộ nhớ, do giới hạn thời gian mô phỏng, giới hạn trong thống kê, giá trị (biến),
giới hạn trong tốc độ lấy mẫu.

-Sai số do mô hình hóa hệ thống: do quá trình mô hình hóa hệ thống không sát với
thực tế, hoặc một số phần của hệ thống bị bỏ qua, cắt giảm độ phức tạp do đó giảm
thời gian chạy mô phỏng. tuy nhiên khi lược bỏ cần chú ý đến các tính quan trọng
và không quan trọng của thành phần xét đến, sao cho không ảnh hưởng đến tính
chân thực của mô hình dẫn đến kết quả mô phỏng không có giá trị.

- Sai số do mô hình hóa linh kiện: Trong một số trường hợp, việc mô hình hóa linh
kiện vẫn có thể xảy ra sai số do môi trường hoạt động của hệ thống trên thực tế là
phức tạp và các phép đo thông số vật lý của linh kện trong từng điều kiện môi
trường là không chính xác.

-Sai số do các quá trình ngẫu nhiên: Trong một hệ thống thông tin, Tín hiệu sẽ
được truyền từ nguồn đến đích, từ máy phát đến máy thu thông qua môi trường
truyền dẫn là kênh truyền. Khi đi qua kênh truyền, tín hiệu sẽ bị tác động bởi môi
trường xung quanh (nguồn nhiễu) có thể làm méo, sai lệch các bit thông tin. Do đó
các quá trình ngẫu nhiên này là thành phần tác động nhiều nhất đến tín hiệu, dĩ
nhiên sai số trong các quá trình này sẽ ảnh hưởng rất lến đến việc mô phỏng hệ
thống. Sai số trong các quá trình ngẫu nhiên này phần lớn đến từ sự tính toán hữu
hạn của phần mềm hoặc phần cứng dùng để mô phỏng trong khi các quá trình ngẫu
nhiên tác động đến hệ thống trong môi trường thực tế là vô cùng phức tạp.

Tóm lại một hệ thống được mô phỏng có chất lượng là mô phỏng được gần
giống nhất các đặc tính kỹ thuật cũng như tham số so với hệ thống hoạt động trong
môi trường thực tế.

You might also like