BGiang CDe 4 HĐong KTe. 2-2017. Chuyen HV

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 49

BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ 4

Hợp đồng kinh tế: Pháp luật và kỹ năng đàm phán, soạn thảo, thực hiện

TS. Nguyễn Hợp Toàn


Khoa Luật Trường ĐH KTQD
email: toannh.neu@gmail.com

KẾT CẤU CHUNG


4.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG KINH TẾ
4.1.1. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng và hợp đồng kinh tế
4.1.2. Các loại hợp đồng kinh tế
4.1.3. Nguồn pháp luật hợp đồng kinh tế
4.2. KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN, SOẠN THẢO VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KINH TẾ
4.2.1. Đàm phán, soạn thảo và giao kết hợp đồng
4.2.2. Thực hiện hợp đồng
4.2.3. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng
4.2.4. Giải quyết tranh chấp hợp đồng
4.3. MỘT SỐ MẪU HỢP ĐỒNG KINH TẾ
4.3.1. Mẫu hợp đồng trong đấu thầu
4.3.2. Mẫu hợp đồng trong kinh doanh bất động sản
4.3.3. Hợp đồng xây dựng
4.4. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG HỢP ĐỒNG

VĂN BẢN PHÁP LUẬT


1. Bộ luật dân sự 2015
2. Bộ luật tố tụng dân sự 2015
3. Luật Thương mại 2005
4. Luật Trọng tài thương mại 2010
5. Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung 2014
6. Luật Đấu thầu 2013
7. Luật Xây dựng 2014
8. Luật Kinh doanh bất động sản 2014.
9. Các văn bản khác ghi trong nội dung cụ thể của từng phần.
NỘI DUNG CỤ THỂ
1
4.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG KINH TẾ
4.1.1. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng và hợp đồng kinh tế
4.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng theo Bộ luật dân sự
+ “Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự” (Đ385 BLDS).
+ Đặc điểm của hợp đồng
- Bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận dựa trên sự tự nguyện, tự do ý chí của
các bên ở vị trí bình đẳng về pháp lý. Những thuật ngữ chỉ quan hệ hợp đồng-thỏa thuận
- Quan hệ hợp đồng là những quan hệ cụ thể: Chủ thể, đối tượng của hợp đồng
- Sự thỏa thuận của các bên làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý
+ Mối liên hệ giữa khái niệm hợp đồng với giao dịch dân sự và nghĩa vụ trong Bộ luật
dân sự
- “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh,
thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” (Đ116 BLDS)
- “Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (bên có nghĩa vụ) phải
chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc
hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể
khác (bên có quyền)” (Đ274 BLDS). Hợp đồng là căn cứ chủ yếu làm phát sinh nghĩa vụ.
Từ mối liên hệ đó, những quy định của Bộ luật dân sự về giao dịch dân sự, nghĩa
vụ cũng được áp dụng cho hợp đồng như: Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự;
Hình thức của giao dịch dân sự; Giao dịch dân sự vô hiệu; Các biện pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ; Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ.
4.1.1.2. Các lĩnh vực sử dụng hợp đồng
+ Giao dịch dân sự không có mục đích kinh doanh
Tất cả các bên hoặc ít nhất có 1 bên chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng không có
mục đích kinh doanh như hợp đồng mua bán tài sản, hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhằm
thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình hoặc bảo đảm hoạt động
của các tổ chức ; hợp đồng lao động; những thỏa thuận trong lĩnh vực hôn nhân và gia
đình
+ Hoạt động kinh doanh
Khái niệm kinh doanh: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số
hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm
hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” (K16 Đ4 LDN).
Tất cả các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng đều có mục đích kinh doanh, thực
hiện trong các lĩnh vực kinh doanh như sản xuất, mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ
thương mại (hợp đồng kinh tế)
4.1.1.3. Đặc điểm của hợp đồng kinh tế
2
+ Chủ thể: Các tổ chức, cá nhân của quan hệ hợp đồng là những doanh nghiệp, hợp tác
xã, hộ kinh doanh có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký
hợp tác xã, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Hình thức của hợp đồng: Chủ yếu bằng văn bản, kể cả các giao dịch dân sự thông qua
phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về
giao dịch điện tử cũng được coi là giao dịch bằng văn bản.
“Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu
trữ bằng phương tiện điện tử”(K12 Đ4 LGDĐT).
+ Mục đích của hợp đồng: Tất cả các bên tham gia quan hệ hợp đồng để thực hiện các
hoạt động kinh doanh, đều có mục đích lợi nhuận
4.1.2. Các loại hợp đồng kinh tế
4.1.2.1. Hợp đồng thương mại
+ Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng
hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh
lợi khác.
+ Hoạt động thương mại chủ yếu:
a. Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao
hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa
vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.
b. Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (gọi là bên cung
ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử
dụng dịch vụ (gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử
dụng dịch vụ theo thỏa thuận.
Trong mỗi nhóm hoạt động thương mại, có những hợp đồng cho mỗi hoạt động
thương mại cụ thể
a. Hợp đồng mua bán hàng hóa
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế bao gồm các hoạt động *xuất khẩu, nhập
khẩu; *tạm nhập, tái xuất; *tạm xuất, tái nhập; *chuyển khẩu; *các hoạt động ủy thác và
nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu; *đại lý mua, bán, gia công và *quá cảnh hàng hóa
(Đ1 NĐ187/2013).
Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản
hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
+ Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá bao gồm hợp đồng kỳ hạn
và hợp đồng quyền chọn.

3
- Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam
kết nhận hàng hoá tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng.
- Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận, theo đó bên
mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định
trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là
tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc
mua hoặc bán hàng hóa đó.
b. Hợp đồng dịch vụ
+ Hợp đồng của các dịch vụ gắn với mua bán hàng hóa (xúc tiến thương mại, trung gian
thương mại và các dịch vụ cụ thể khác):
- Hợp đồng dịch vụ khuyến mại Đ89, 90 LTM
- Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại Đ104, 110 LTM
- Hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ Đ119, 124 LTM
- Hợp đồng dịch vụ tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại Đ130 LTM
- Hợp đồng đại diện cho thương nhân Đ142 LTM
- Hợp đồng môi giới Đ150 LTM
- Hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá Đ159 LTM
- Hợp đồng đại lý Đ168 LTM
- Hợp đồng gia công Đ179 LTM
- Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá Đ193 LTM
- Hợp đồng dịch vụ logistics Đ233, 235, 236 LTM
- Hợp đồng dịch vụ quá cảnh Đ251 LTM
- Hợp đồng dịch vụ giám định Đ263, 264 LTM
- Hợp đồng cho thuê hàng hoá Đ269 LTM
- Hợp đồng nhượng quyền thương mại Đ285 LTM
+ Hợp đồng dịch vụ thương mại độc lập
- Hợp đồng thực hiện các hoạt động cụ thể của các ngân hàng thương mại, công ty
tài chính, công ty cho thuê tài chính, của các tổ chức tín dụng là hợp tác xã, của tổ chức
tài chính vi mô, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam theo Luật Các tổ chức tín
dụng 2010
- Hợp đồng trong hoạt động du lịch: Hợp đồng lữ hành, hợp đồng đại lý lữ hành
theo Luật Du lịch 2005 (Đ52, 54)
- Các loại hợp đồng bảo hiểm con người, hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo
hiểm trách nhiệm dân sự theo Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, sửa đổi, bổ sung năm
2010

4
- Các hợp đồng tư vấn, dịch vụ pháp lý theo quy định của các văn bản pháp luật
chuyên ngành.
4.1.2.2. Hợp đồng kinh tế trong các lĩnh vực kinh doanh đặc thù
a. Hợp đồng xây dựng Đ138-147 LXD, NĐ37/2015
+ Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao
thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu
tư xây dựng.
Hoạt động đầu tư xây dựng là quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng gồm
xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng
Hoạt động xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công
trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản
lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng,
bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công
trình.
+ Các loại hợp đồng xây dựng
- Theo tính chất, nội dung công việc hợp đồng xây dựng có các loại sau:
a) Hợp đồng tư vấn xây dựng (viết tắt là hợp đồng tư vấn) là hợp đồng để thực hiện
một, một số hay toàn bộ công việc tư vấn trong hoạt động đầu tư xây dựng;
b) Hợp đồng thi công xây dựng công trình (viết tắt là hợp đồng thi công xây dựng)
là hợp đồng để thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc
phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình; hợp đồng tổng thầu thi công xây
dựng công trình là hợp đồng thi công xây dựng để thực hiện tất cả các công trình của một
dự án đầu tư;
c) Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ (viết tắt là hợp đồng cung cấp thiết bị) là
hợp đồng thực hiện việc cung cấp thiết bị để lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế
công nghệ; hợp đồng tổng thầu cung cấp thiết bị công nghệ là hợp đồng cung cấp thiết bị
cho tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng;
d) Hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình (tiếng Anh là Engineering -
Construction viết tắt là EC) là hợp đồng để thực hiện việc thiết kế và thi công xây dựng
công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công
trình là hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư
xây dựng;
đ) Hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ (tiếng Anh là Engineering -
Procurement viết tắt là EP) là hợp đồng để thực hiện việc thiết kế và cung cấp thiết bị để
lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ; hợp đồng tổng thầu thiết kế và
cung cấp thiết bị công nghệ là hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ cho tất cả
các công trình của một dự án đầu tư xây dựng;
e) Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (tiếng
Anh là Procurement - Construction viết tắt là PC) là hợp đồng để thực hiện việc cung cấp
5
thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng
thầu cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình là hợp đồng cung cấp
thiết bị công nghệ và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây
dựng;
g) Hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình
(tiếng Anh là Engineering - Procurement - Construction viết tắt là EPC) là hợp đồng để
thực hiện các công việc từ thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ đến thi công xây dựng
công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu EPC là hợp đồng thiết kế - cung cấp
thiết bị công nghệ và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây
dựng;
h) Hợp đồng chìa khóa trao tay là hợp đồng xây dựng để thực hiện toàn bộ các
công việc lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình
của một dự án đầu tư xây dựng;
i) Hợp đồng cung cấp nhân lực, máy và thiết bị thi công là hợp đồng xây dựng để
cung cấp kỹ sư, công nhân (gọi chung là nhân lực), máy, thiết bị thi công và các phương
tiện cần thiết khác để phục vụ cho việc thi công công trình, hạng mục công trình, gói thầu
hoặc công việc xây dựng theo thiết kế xây dựng;
k) Các loại hợp đồng xây dựng khác.
- Theo hình thức giá hợp đồng, hợp đồng xây dựng có các loại sau:
a) Hợp đồng trọn gói;
b) Hợp đồng theo đơn giá cố định;
c) Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh;
d) Hợp đồng theo thời gian;
đ) Hợp đồng theo giá kết hợp là hợp đồng xây dựng sử dụng kết hợp các loại giá
hợp đồng nêu từ Điểm a đến Điểm d nói trên.
Hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước chỉ áp dụng các loại hợp đồng quy định
tại các điểm a, b, c và d hoặc kết hợp các loại hợp đồng này.
- Theo mối quan hệ của các bên tham gia trong hợp đồng, hợp đồng xây dựng có
các loại sau:
a) Hợp đồng thầu chính là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa chủ đầu tư với nhà
thầu chính hoặc tổng thầu.
b) Hợp đồng thầu phụ là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa nhà thầu chính hoặc
tổng thầu với nhà thầu phụ.
c) Hợp đồng giao khoán nội bộ là hợp đồng giữa bên giao thầu và bên nhận thầu
thuộc một cơ quan, tổ chức.
d) Hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa
một bên là nhà thầu nước ngoài với nhà thầu trong nước hoặc chủ đầu tư trong nước.

6
b. Hợp đồng trong pháp luật đấu thầu (Luật Đấu thầu 2013)
+ Đấu thầu là quá trình *lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp
dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; *lựa chọn nhà đầu tư để
ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có
sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
+ Hợp đồng với nhà thầu Đ62-67 LĐTh, Đ89-99 NĐ63/2014
- Hợp đồng trọn gói
Hợp đồng trọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối
với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Việc thanh toán đối với hợp đồng trọn
gói được thực hiện nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanh toán một lần khi hoàn
thành hợp đồng. Tổng số tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoàn thành các
nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng;
Hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản. Khi quyết định áp dụng loại hợp đồng
theo đơn giá cố định và hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, người phê duyệt kế hoạch lựa
chọn nhà thầu phải bảo đảm loại hợp đồng này phù hợp hơn so với hợp đồng trọn gói.
Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm
hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói;
- Hợp đồng theo đơn giá cố định
Hợp đồng theo đơn giá cố định là hợp đồng có đơn giá không thay đổi trong suốt
thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Nhà thầu được
thanh toán theo số lượng, khối lượng công việc thực tế được nghiệm thu theo quy định trên
cơ sở đơn giá cố định trong hợp đồng.
- Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh
Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh là hợp đồng có đơn giá có thể được điều chỉnh
căn cứ vào các thỏa thuận trong hợp đồng đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp
đồng. Nhà thầu được thanh toán theo số lượng, khối lượng công việc thực tế được
nghiệm thu theo quy định trên cơ sở đơn giá ghi trong hợp đồng hoặc đơn giá đã được
điều chỉnh.
- Hợp đồng theo thời gian
Hợp đồng theo thời gian là hợp đồng áp dụng cho gói thầu cung cấp dịch vụ tư
vấn. Giá hợp đồng được tính trên cơ sở thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ và
các khoản chi phí ngoài thù lao. Nhà thầu được thanh toán theo thời gian làm việc thực tế
trên cơ sở mức thù lao tương ứng với các chức danh và công việc ghi trong hợp đồng.
+ Hợp đồng với nhà đầu tư Đ68-72 LĐTh, Đ40, 43, 44 NĐ30/2015, Đ3, 30-36
NĐ15/2015
Hợp đồng trong đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), gọi là hợp đồng dự
án, bao gồm:

7
- Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (gọi tắt là hợp đồng BOT) là
hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công
trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền kinh doanh
công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình
đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (gọi tắt là hợp đồng BTO) là
hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công
trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao cho cơ quan
nhà nước có thẩm quyền và được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất
định.
- Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (gọi tắt là hợp đồng BT) là hợp đồng được ký
giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ
tầng; nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được
thanh toán bằng quỹ đất để thực hiện Dự án khác theo các điều kiện quy định tại Khoản 3
Điều 14 và Khoản 3 Điều 43 Nghị định 15/2015.
- Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (gọi tắt là hợp đồng BOO) là hợp
đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công
trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư sở hữu và được quyền
kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định.
- Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (gọi tắt là hợp đồng BTL) là
hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công
trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao cho cơ quan
nhà nước có thẩm quyền và được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác
công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch
vụ và thanh toán cho nhà đầu tư theo các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị
định 15/2015.
- Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (gọi tắt là hợp đồng BLT) là
hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công
trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền cung cấp
dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ
quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư theo các điều
kiện quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định 15/2015; hết thời hạn cung cấp dịch vụ, nhà
đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (gọi tắt là hợp đồng O&M) là hợp đồng được ký
giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để kinh doanh một phần hoặc toàn
bộ công trình trong một thời hạn nhất định.
- Các hợp đồng tương tự khác: Căn cứ các loại hợp đồng dự án nêu trên, Bộ,
ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất các loại hợp đồng tương tự khác trình Thủ
tướng Chính phủ xem xét, quyết định (Khoản 3 Điều 32 Nghị định 15/2015)
c. Hợp đồng trong kinh doanh bất động sản

8
+ Kinh doanh bất động sản là việc đầu tư vốn để thực hiện hoạt động xây dựng, mua,
nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất
động sản; thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản; dịch vụ sàn giao dịch bất động sản;
dịch vụ tư vấn bất động sản hoặc quản lý bất động sản nhằm mục đích sinh lợi.
+ Các loại hợp đồng kinh doanh bất động sản
- Kinh doanh nhà, công trình xây dựng có sẵn, hình thành trong tương lai: Đ17,
18, 47, 53 LKDBĐS, Đ6-14 NĐ76/2015
a) Hợp đồng mua bán nhà, công trình xây dựng;
b) Hợp đồng cho thuê nhà, công trình xây dựng;
c) Hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng;
d) Hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất;
đ) Hợp đồng chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án bất động sản.
- Kinh doanh dịch vụ bất động sản: Đ61-75 LKDBĐS
a) Hợp đồng dịch vụ môi giới bất động sản;
b) Hợp đồng dịch vụ tư vấn bất động sản;
c) Hợp đồng dịch vụ quản lý bất động sản.
d. Một số hợp đồng khác trong kinh doanh
+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu
tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập
tổ chức kinh tế (K9 Đ3 LĐT).
+ Hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp Đ19 LDN
Người thành lập doanh nghiệp được ký các loại hợp đồng phục vụ cho việc thành
lập và hoạt động của doanh nghiệp trước và trong quá trình đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp được thành lập thì doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện
quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết, trừ trường hợp các bên hợp đồng có
thỏa thuận khác.
Trường hợp doanh nghiệp không được đăng ký thành lập thì người ký kết hợp
đồng chịu trách nhiệm hoặc người thành lập doanh nghiệp liên đới chịu trách nhiệm thực
hiện hợp đồng đó.
+ Hợp đồng mua bán, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp Đ194, 195 LDN
- Hợp đồng hợp nhất
- Hợp đồng sáp nhập.
4.1.3. Nguồn luật và nguyên tắc áp dụng pháp luật hợp đồng kinh tế
4.1.3.1. Các nguồn luật (Căn cứ trong bản hợp đồng)
a. Văn bản quy phạm pháp luật

9
+ Bộ luật dân sự 2015 (luật chung)
Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá
nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong
các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự
chịu trách nhiệm (gọi chung là quan hệ dân sự).
+ Luật Thương mại 2005 (luật riêng)
Luật Thương mại điều chỉnh các hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ
Việt Nam; Hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp
các bên thoả thuận chọn áp dụng Luật này hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng Luật này; Hoạt
động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực
hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực
hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này.
+ Văn bản pháp luật trong các lĩnh vực kinh doanh đặc thù (luật chuyên ngành)
Trong các lĩnh vực cụ thể, có những văn bản pháp luật chuyên ngành trong đó có
những quy định cụ thể về hợp đồng như Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015, Luật Đấu
thầu năm 2013, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, SĐBS năm 2010, Luật Kinh doanh
bất động sản năm 2014, Luật Xây dựng năm 2014, Luật Đất đai năm 2013, Luật Nhà ở
năm 2014, Luật Viễn thông năm 2009, Luật chứng khoán năm 2006, SĐBS năm 2010,
Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, Luật Dầu khí năm 1993, SĐBS năm 2008, Luật
Điện lực năm 2004, SĐBS năm 2012, Luật Du lịch năm 2005, Luật Luật sư năm 2006,
SĐBS năm 2012 v.v.
Những văn bản pháp luật chuyên ngành quy định về những nội dung đặc thù của
vấn đề hợp đồng trong các lĩnh vực cụ thể mà Bộ luật dân sự và Luật thương mại không
đề cập.
b. Thói quen, tập quán thương mại
+ Thói quen trong hoạt động thương mại là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình
thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên
thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại (K3 Đ3
LTM).
+ Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại
trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên
thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại (K4
Đ3 LTM).
c. Nghị quyết, hướng dẫn, tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao, các phán quyết và
nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Nghị quyết, hướng dẫn, tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao, các phán quyết và
nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được tái công bố từ năm
2004 được coi là một nguồn pháp luật tương tự án lệ. Đối với những vụ việc dân sự chưa
có điều luật để áp dụng, trong đó nhiều vấn đề liên quan đến hợp đồng, có thể áp dụng
10
tương tự pháp luật, áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, lẽ công bằng để
giải quyết .
d. Luật quốc tế
Trong các quan hệ hợp đồng có yếu tố quốc tế như các hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế, hợp đồng trong vận chuyển hàng hải, ngoài việc áp dụng pháp luật quốc gia,
còn phải áp dụng pháp luật quốc tế. Pháp luật quốc tế bao gồm các điều ước quốc tế và
các tập quán thương mại quốc tế.
+ Điều ước quốc tế
Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước
hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài,
làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công
ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc
văn kiện có tên gọi khác.
Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên là
điều ước quốc tế đang có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Việt Nam đã ký kết và gia nhập nhiều Điều ước quốc tế song phương và đa
phương như các Hiệp định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Hiệp định Thương
mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA)…
+ Tập quán thương mại quốc tế
Tập quán thương mại quốc tế có thể ở phạm vi khu vực hoặc toàn cầu. Tập quán
thương mại quốc tế toàn cầu mà Việt Nam đang áp dụng như “Incoterms 2010”, “UCP
600”.
4.1.3.2. Nguyên tắc áp dụng pháp luật hợp đồng kinh tế
a. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
+ Việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh doanh, thương mại (hợp đồng kinh tế) phải áp
dụng quy định của Luật thương mại 2005 và những quy định pháp luật khác có liên quan.
+ Những vấn đề không có trong Luật thương mại 2005 thì áp dụng quy định của Bộ luật
dân sự.
+ Đối với cùng một nội dung, nếu có sự khác nhau giữa quy định của Bộ luật dân sự và
Luật Thương mại thì ưu tiên áp dụng quy định của Luật Thương mại.
+ Đối với cùng một nội dung, nếu có sự khác nhau giữa quy định của luật chuyên ngành
với Bộ luật dân sự và Luật Thương mại thì ưu tiên áp dụng quy định của luật chuyên
ngành
b. Áp dụng thói quen, tập quán thương mại
+ Áp dụng tập quán

11
- Trường hợp các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy định thì có thể
áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự (Đ5 BLDS)
- Việc áp dụng tập quán được thực hiện như sau: K1 Đ45 BLTTDS
Tòa án áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên
không có thỏa thuận và pháp luật không quy định. Tập quán không được trái với các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự.
Khi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền viện dẫn tập quán
để yêu cầu Tòa án xem xét áp dụng.
Tòa án có trách nhiệm xác định giá trị áp dụng của tập quán bảo đảm đúng quy định
tại Điều 5 của Bộ luật dân sự.
Trường hợp các đương sự viện dẫn các tập quán khác nhau thì tập quán có giá trị áp
dụng là tập quán được thừa nhận tại nơi phát sinh vụ việc dân sự.
+ Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên:
Đ12 LTM
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói
quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết
hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
+ Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại: Đ13 LTM
Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thoả thuận và không
có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng
không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật Thương mại và trong Bộ luật
dân sự.
c. Áp dụng tương tự pháp luật, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ
công bằng
+ Áp dụng tương tự pháp luật
- Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà
các bên không có thoả thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp
dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự (Đ6 BLDS).
- Việc áp dụng tương tự pháp luật được thực hiện như sau: K2 Đ45 BLTTDS
Tòa án áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp
các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp
dụng theo quy định tại Điều 5 của Bộ luật dân sự và khoản 1 Điều 45 Bộ luật tố tụng dân
sự.
Khi áp dụng tương tự pháp luật, Tòa án phải xác định rõ tính chất pháp lý của vụ
việc dân sự, xác định rõ ràng trong hệ thống pháp luật hiện hành không có quy phạm
pháp luật nào điều chỉnh quan hệ đó và xác định quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ
dân sự tương tự.

12
+ Áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng K3 Đ45
BLTTDS
Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật thì áp dụng các nguyên tắc cơ
bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng.
Tòa án áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng để
giải quyết vụ việc dân sự khi không thể áp dụng tập quán, tương tự pháp luật
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là những nguyên tắc được quy định tại
Điều 3 của Bộ luật dân sự.
Án lệ được Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong giải quyết vụ việc dân sự khi đã được
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao công bố.
Lẽ công bằng được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong xã hội thừa
nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và bình đẳng về quyền và nghĩa
vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó.
d. Áp dụng luật quốc tế
+ Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Bộ luật dân sự và điều ước quốc tế mà
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về cùng một vấn đề thì áp dụng quy
định của điều ước quốc tế (K4 Đ4 BLDS).
+ Áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế Đ5
LTM
- Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng
pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định
của Luật Thương mại thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
- Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp
dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập
quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt
Nam.
4.2. KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN, SOẠN THẢO VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KINH
TẾ
Những nội dung chủ yếu của quan hệ hợp đồng kinh tế: (4)
1) Xác lập quan hệ hợp đồng: Đàm phán, soạn thảo và giao kết hợp đồng
2) Thực hiện hợp đồng
3) Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng
4) Giải quyết tranh chấp hợp đồng.
4.2.1. Đàm phán, soạn thảo và giao kết hợp đồng kinh tế
4.2.1.1. Đề nghị giao kết hợp đồng, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Đ386-394,
397, 399-401 BLDS
13
+ Phương thức giao kết hợp đồng (4)
- Các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả qua điện thoại hoặc phương tiện khác
- Thông qua phương tiện điện tử, bằng các thông điệp dữ liệu
- Thông qua dịch vụ chuyển phát bưu điện
- Kết hợp các phương thức trên.
+ Đề nghị giao kết hợp đồng
- Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự
ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công
chúng (gọi chung là bên được đề nghị).
- Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị
lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì
phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có
thiệt hại phát sinh.
+ Thông tin trong giao kết hợp đồng
- Trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp
đồng của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết.
- Trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao
kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó
cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác.
- Bên vi phạm quy định nêu trên mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
+ Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực
- Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:
a) Do bên đề nghị ấn định;
b) Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ
khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định
khác.
- Các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:
a) Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được
chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;
b) Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;
c) Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương
thức khác.
+ Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng
- Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng
trong trường hợp sau đây:
a) Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước
14
hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;
b) Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có
nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.
- Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đó là đề nghị mới.
+ Huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng
Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể huỷ bỏ đề nghị nếu đã nêu rõ quyền này trong
đề nghị và bên được đề nghị nhận được thông báo về việc hủy bỏ đề nghị trước khi người
này gửi thông báo chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
+ Các trường hợp chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng
1. Bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng;
2. Bên được đề nghị trả lời không chấp nhận;
3. Hết thời hạn trả lời chấp nhận;
4. Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực;
5. Khi thông báo về việc huỷ bỏ đề nghị có hiệu lực;
6. Theo thoả thuận của bên đề nghị và bên được đề nghị trong thời hạn chờ bên
được đề nghị trả lời.
+ Sửa đổi đề nghị do bên được đề nghị đề xuất
Khi bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng có nêu điều kiện hoặc
sửa đổi đề nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới.
+ Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
- Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc
chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.
- Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết
hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các
bên.
+ Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng
- Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu
lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được
trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm
trả lời.
Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu
lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý.
- Trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan
mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao
kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với
chấp nhận đó của bên được đề nghị.

15
- Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại
hoặc qua phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc
không chấp nhận, trừ trường hợp các bên có thoả thuận về thời hạn trả lời.
+ Rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng
Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp
đồng, nếu thông báo về việc rút lại này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị
nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.
+ Địa điểm giao kết hợp đồng
Địa điểm giao kết hợp đồng do các bên thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì địa
điểm giao kết hợp đồng là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề
nghị giao kết hợp đồng.
+ Thời điểm giao kết hợp đồng
1. Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao
kết.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp
đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời
hạn đó.
3. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về
nội dung của hợp đồng.
4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn
bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.
Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì
thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp
đồng.
+ Hiệu lực của hợp đồng
- Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
- Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối
với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của
các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
+ Những quy định riêng về đề nghị giao kết hợp đồng trong Luật Đấu thầu
- Trước khi công bố kết quả đấu thầu, Bên mời thầu thực hiện thương thảo, hoàn
thiện hợp đồng với nhà thầu, đàm phán sơ bộ hợp đồng với nhà đầu tư dự kiến trúng thầu
- Sau khi có kết quả đấu thầu, Bên mời thầu thực hiện ký kết hợp đồng với nhà
thầu trúng thầu, đàm phán, hoàn thiện hợp đồng, ký kết Thỏa thuận đầu tư và hợp đồng
với nhà đầu tư trúng thầu.
4.2.1.2. Hình thức của hợp đồng

16
+ Quy định chung của Bộ luật dân sự
- Với ý nghĩa là một giao dịch dân sự, hợp đồng được thể hiện bằng 3 hình thức:
(i) Bằng văn bản; (ii) Bằng lời nói; (iii) Bằng hành vi cụ thể
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu
theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
- Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, có
công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
+ Hợp đồng kinh tế pháp luật quy định phải bằng văn bản
- Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế: Đ27 LTM
- Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá
- Hợp đồng dịch vụ giữa các thương nhân
- Hợp đồng trong đấu thầu: Đ89 NĐ63/2014, Đ3 NĐ15/2015
- Hợp đồng xây dựng: K1 Đ2 NĐ37/2015
- Hợp đồng trong kinh doanh bất động sản: Đ6 NĐ76/2015
4.2.1.3. Nội dung hợp đồng
+ Quy định chung về nội dung của hợp đồng Đ398, 405, 406 BLDS
- Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng. Hợp
đồng có thể có các nội dung sau đây:
a) Đối tượng của hợp đồng;
b) Số lượng, chất lượng;
c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
g) Phương thức giải quyết tranh chấp;
h) Những thỏa thuận khác.
- Hợp đồng theo mẫu
Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản do một bên đưa ra theo
mẫu để bên kia trả lời trong một thời gian hợp lý; nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận
thì coi như chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra.
Hợp đồng theo mẫu phải được công khai để bên được đề nghị biết hoặc phải biết về
những nội dung của hợp đồng. Trình tự, thể thức công khai hợp đồng theo mẫu thực hiện
theo quy định của pháp luật.
Trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản không rõ ràng thì bên đưa ra hợp
đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó.
17
Trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản miễn trách nhiệm của bên đưa ra hợp
đồng theo mẫu, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì điều
khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng
Điều kiện giao dịch chung là những điều khoản ổn định do một bên công bố để áp
dụng chung cho bên được đề nghị giao kết hợp đồng; nếu bên được đề nghị chấp nhận
giao kết hợp đồng thì coi như chấp nhận các điều khoản này.
Điều kiện giao dịch chung chỉ có hiệu lực với bên xác lập giao dịch trong trường
hợp điều kiện giao dịch này đã được công khai để bên xác lập giao dịch biết hoặc phải
biết về điều kiện đó. Trình tự, thể thức công khai điều kiện giao dịch chung thực hiện
theo quy định của pháp luật.
Điều kiện giao dịch chung phải bảo đảm sự bình đẳng giữa các bên. Trường hợp
điều kiện giao dịch chung có quy định về miễn trách nhiệm của bên đưa ra điều kiện giao
dịch chung, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì quy định
này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Văn bản cụ thể: Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg ngày 13-1-2012 về việc ban
hành danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện
giao dịch chung.
+ Nội dung bắt buộc của hợp đồng kinh tế theo quy định của pháp luật
- Hợp đồng mua bán hàng hóa
- Hợp đồng trong đấu thầu
- Hợp đồng trong kinh doanh bất động sản...
+ Tính hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ là đối tượng của hợp đồng thương mại
Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12-6-2006 quy định chi tiết Luật Thương mại
về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện và
Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 7-5-2009 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2006/NĐ-
CP ban hành:
a) Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh (Phụ lục I);
b) Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh (Phụ lục II);
c) Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện (Phụ lục III).
Ngoài hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo Phụ lục I của Nghị định này, Điều 6
Luật Đầu tư 2014 còn quy định cấm các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh các
chất ma túy (Phụ lục 1); Các loại hóa chất, khoáng vật (Phụ lục 2); Mẫu vật các loại thực
vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các
loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã
nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên (Phụ lục 3) của Luật này.
Việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh
doanh trong trường hợp cụ thể phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Đồng thời,
18
Nghị định này cũng ban hành những điều kiện về kỹ thuật, trang thiết bị, quy trình kinh
doanh và các tiêu chuẩn khác của cơ sở kinh doanh, về chủ thể để kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện
+ Áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước, hoạt động cung
ứng hoặc sử dụng dịch vụ
- Hàng hóa đang được lưu thông hợp pháp trong nước bị áp dụng một hoặc các
biện pháp buộc phải thu hồi, cấm lưu thông, tạm ngừng lưu thông, lưu thông có điều kiện
hoặc phải có giấy phép đối với một trong các trường hợp sau đây:
a) Hàng hóa đó là nguồn gốc hoặc phương tiện lây truyền các loại dịch bệnh;
b) Khi xảy ra tình trạng khẩn cấp.
Các điều kiện cụ thể, trình tự, thủ tục và thẩm quyền công bố việc áp dụng biện
pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước được thực hiện theo quy định của
pháp luật.
- Trong trường hợp cần thiết, để bảo vệ an ninh quốc gia và các lợi ích quốc gia
khác phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên, Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp
đối với hoạt động cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ, bao gồm việc tạm thời cấm cung ứng
hoặc sử dụng đối với một hoặc một số loại dịch vụ hoặc các biện pháp khẩn cấp khác đối
với một hoặc một số thị trường cụ thể trong một thời gian nhất định.
+ Nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Nhãn hàng hoá là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh
được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng
hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn lên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng
hoá.
Hàng hóa lưu thông trong nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải có nhãn
hàng hóa, trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật.
Nội dung bắt buộc ghi trên nhãn hàng hóa, vị trí, ngôn ngữ, trách nhiệm ghi nhãn
hàng hóa thực hiện theo quy định của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30-9-2006 về
nhãn hàng hoá và Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN ngày 6-4-2007 hướng dẫn thi hành
một số điều của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP.
+ Tiêu chuẩn hàng hoá, dịch vụ
Hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn của Việt Nam bao gồm: (i) Tiêu chuẩn
quốc gia, ký hiệu là TCVN; (ii) Tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu là TCCS. Các bên trong hợp
đồng phải tuân thủ các tiêu chuẩn về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản
phẩm, hàng hoá.
Văn bản cụ thể: Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006; Nghị định số
127/2007/NĐ-CP ngày 1-8-2007 quy định chi tiết thi hành Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn
kỹ thuật và Nghị định số 67/2009/NĐ-CP ngày 3-8-2009 sửa đổi một số điều của Nghị
định số 127/2007.
19
+ Chất lượng hàng hóa
Trên phương diện quản lý chất lượng, hàng hóa được chia làm 2 nhóm: (i) Sản
phẩm, hàng hoá không có khả năng gây mất an toàn (gọi là sản phẩm, hàng hoá nhóm 1)
là sản phẩm, hàng hoá trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và
đúng mục đích, không gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường; (ii) Sản
phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn (gọi là sản phẩm, hàng hoá nhóm 2) là sản
phẩm, hàng hoá trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng
mục đích, vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi
trường.
Pháp luật quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của người sản xuất, người nhập khẩu,
người xuất khẩu, người bán hàng; Danh mục sản phẩm, hàng hoá phải kiểm tra về chất
lượng và Quy chế phối hợp kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Văn bản cụ thể: Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá 2007; Nghị định số
132/2008/NĐ-CP ngày 31-12-2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất
lượng sản phẩm, hàng hoá và Nghị định số 67/2009/NĐ-CP ngày 3-8-2009 sửa đổi một
số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP; Quyết định số 50/2006/QĐ-TTg ngày 7-3-
2006 về việc ban hành danh mục sản phẩm, hàng hoá phải kiểm tra về chất lượng; Quyết
định số 36/2010/QĐ-TTg ngày 15-4-2010 ban hành Quy chế phối hợp kiểm tra chất
lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật An toàn thực phẩm 2010, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP
ngày 25-4-2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Thông tư 44/2011/TT-B YT ngày 6-12-2011 Ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa có
khả năng gây mất an toàn thuộc phạm vi được phân công quản lý của Bộ Y tế.
+ Đo lường trong hoạt động thương mại
- Đơn vị đo bao gồm 2 loại: (i) Đơn vị đo pháp định và (ii) Đơn vị đo khác. Giao
dịch giữa các bên là hàng đóng gói sẵn theo định lượng thì bắt buộc phải sử dụng đơn vị
đo pháp định.
Hàng đóng gói sẵn theo định lượng (gọi là hàng đóng gói sẵn) là hàng hóa được
định lượng, đóng gói và ghi định lượng trên nhãn hàng hóa mà không có sự chứng kiến
của bên mua.
Hàng đóng gói sẵn không thuộc Danh mục hàng đóng gói sẵn nhóm 2 (gọi là hàng
đóng gói sẵn nhóm 1) được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân
công bố.
Hàng đóng gói sẵn có số lượng lớn lưu thông trên thị trường hoặc có giá trị lớn, có
khả năng gây tranh chấp, khiếu kiện về đo lường giữa các bên trong mua bán, thanh toán,
gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, môi trường (gọi là hàng đóng gói sẵn nhóm 2) thuộc
Danh mục hàng đóng gói sẵn nhóm 2 phải được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường
do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định. Bộ trưởng Bộ Khoa
học và Công nghệ ban hành Danh mục hàng đóng gói sẵn nhóm 2.
Lượng của hàng đóng gói sẵn phải phù hợp với thông tin ghi trên nhãn hàng hóa
hoặc tài liệu đi kèm và phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân

20
sản xuất, kinh doanh công bố hoặc do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm
quyền quy định. Việc ghi lượng của hàng đóng gói sẵn trên nhãn hàng hóa phải tuân thủ
quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
- Kinh nghiệm tránh tranh chấp hợp đồng thương mại: Các bên cần sử dụng tối đa
đơn vị đo pháp định. Trong trường hợp cần phải sử dụng đơn vị đo khác (đơn vị đo cổ
truyền và đơn vị đo do các bên thỏa thuận) thì cần có chú thích, liên hệ với đơn vị đo
pháp định.
Văn bản cụ thể: Luật Đo lường 2011, Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19-10-
2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường.
+ Giá hàng hóa, dịch vụ
Các bên trong quan hệ hợp đồng có quyền thỏa thuận giá của hàng hóa và dịch vụ.
Tuy nhiên, sự thỏa thuận này phải phù hợp với những quy định của pháp luật về hoạt
động điều tiết giá của Nhà nước như: Bình ổn giá, định giá, hiệp thương giá, kiểm tra yếu
tố hình thành giá.
Văn bản cụ thể: Luật Giá 2012, Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá
4.2.1.4. Giải thích hợp đồng Đ404 BLDS
+ Tại sao phải có giải thích hợp đồng
+ Nguyên tắc giải thích hợp đồng
1. Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích điều khoản đó
không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí của các bên được
thể hiện trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng.
2. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác
nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với mục đích, tính chất của hợp đồng.
3. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo
tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng.
4. Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau,
sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng.
5. Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng
trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng.
6. Trường hợp bên soạn thảo đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên kia thì khi
giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên kia.
4.2.1.5. Hợp đồng vô hiệu Đ117, 122, 123, 126, 129-132, 407, 408 BLDS
+ Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: (3+1)
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao
dịch dân sự được xác lập;
21
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật,
không trái đạo đức xã hội.
Hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp luật
có quy định.
+ Hợp đồng vô hiệu
- Hợp đồng không có một trong các điều kiện nêu trên thì vô hiệu, trừ trường hợp
Bộ luật dân sự có quy định khác.
- Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã
hội thì vô hiệu.
Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện
những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được
cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
- Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn
Trường hợp hợp đồng được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên
không đạt được mục đích của việc xác lập hợp đồng thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu
cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Hợp đồng được xác lập có sự nhầm lẫn không vô
hiệu trong trường hợp mục đích xác lập hợp đồng của các bên đã đạt được hoặc các bên
có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập hợp đồng
vẫn đạt được.
- Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Hợp đồng vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ
trường hợp sau đây:
Hợp đồng đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không
đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa
vụ trong hợp đồng thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công
nhận hiệu lực của giao dịch đó
Hợp đồng đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công
chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ
trong hợp đồng thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công
nhận hiệu lực của hợp đồng đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc
công chứng, chứng thực.
- Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được
Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được
thì hợp đồng này bị vô hiệu.

22
Trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng
có đối tượng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên
kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia
biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được.
Những quy định nêu trên cũng được áp dụng đối với trường hợp hợp đồng có một
hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được nhưng phần còn lại của hợp đồng
vẫn có hiệu lực.
+ Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu
- Hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự của các bên kể từ thời điểm hợp đồng được xác lập.
- Khi hợp đồng vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho
nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức
đó.
Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
+ Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu
- Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn, do không
tuân thủ quy định về hình thức là 02 năm, kể từ ngày người bị nhầm lẫn biết hoặc phải
biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn.
Hết thời hiệu quy định như trên mà không có yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì
hợp đồng có hiệu lực.
- Đối với hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì
thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu không bị hạn chế.
+ Xử lý các tình huống cụ thể
- Hợp đồng vô hiệu từng phần
Hợp đồng vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của hợp đồng vô hiệu nhưng
không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của hợp đồng.
- Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các
bên có thoả thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp
dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
- Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp
các bên thoả thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.
4.2.1.6. Giao kết hợp đồng trong thương mại điện tử
Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình
của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng
viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.
23
Các văn bản liên quan:
- Luật Giao dịch điện tử 2005
- Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15-2-2007 quy định chi tiết thi hành Luật
Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số
- Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16-5-2013 về thương mại điện tử
- Quyết định số 07/2015/QĐ-TTg ngày 2-3-2015 ban hành Quy chế quản lý và
thực hiện Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia
- Thông tư số 47/2014/TT-BCT ngày 5-12-2014 quy định về quản lý website
thương mại điện tử
- Thông tư số 09/2008/TT-BCT ngày 21-7-2008 hướng dẫn Nghị định thương mại
điện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử
4.2.2. Thực hiện hợp đồng
Thực hiện hợp đồng là việc thực hiện những nghĩa vụ mà các bên đã cam kết trong
hợp đồng. Vì vậy, những quy định của Điều 277 đến Điều 291 của Bộ luật dân sự cũng
áp dụng đối với việc thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, trong việc thực hiện hợp đồng còn
phải tuân theo những quy định sau đây.
4.2.2.1. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng Đ292-350 BLDS
Hợp đồng là căn cứ đầu tiên và chủ yếu làm phát sinh nghĩa vụ. Các bên của quan
hệ hợp đồng có thể thỏa thuận áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo
hợp đồng.
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Cầm cố tài sản;
2. Thế chấp tài sản;
3. Đặt cọc;
4. Ký cược;
5. Ký quỹ;
6. Bảo lưu quyền sở hữu;
7. Bảo lãnh;
8. Tín chấp;
9. Cầm giữ tài sản.
Khi áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, các bên phải tuân thủ
những quy định về: Phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm; Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong
tương lai; Tài sản bảo đảm, Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ; Đăng
ký biện pháp bảo đảm; Xử lý tài sản bảo đảm.
4.2.2.2. Thực hiện hợp đồng trong một số trường hợp cụ thể Đ410-417, 420 BLDS

24
+ Thực hiện hợp đồng song vụ
- Trong hợp đồng song vụ, khi các bên đã thoả thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì
mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn; không được hoãn thực hiện với lý
do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ trường hợp quy định tại Điều 411 và
Điều 413 của Bộ luật dân sự.
Trường hợp các bên không thoả thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước thì các bên
phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau; nếu nghĩa vụ không thể thực hiện đồng
thời thì nghĩa vụ nào khi thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì nghĩa vụ đó phải được
thực hiện trước.
- Quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ
- Bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ, nếu khả
năng thực hiện nghĩa vụ của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực
hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa
vụ hoặc có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
- Bên phải thực hiện nghĩa vụ sau có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ đến hạn nếu
bên thực hiện nghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn.
- Cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ
Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì bên có
quyền xác lập quyền cầm giữ tài sản đối với tài sản của bên có nghĩa vụ theo quy định từ
Điều 346 đến Điều 350 của Bộ luật dân sự.
+ Nghĩa vụ không thực hiện được do lỗi của một bên
Trong hợp đồng song vụ, khi một bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình do
lỗi của bên kia thì có quyền yêu cầu bên kia vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình
hoặc huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
+ Không thực hiện được nghĩa vụ nhưng không do lỗi của các bên
Trong hợp đồng song vụ, nếu một bên không thực hiện được nghĩa vụ mà các bên
đều không có lỗi thì bên không thực hiện được nghĩa vụ không có quyền yêu cầu bên kia
thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Trường hợp một bên đã thực hiện được một phần nghĩa
vụ thì có quyền yêu cầu bên kia thực hiện phần nghĩa vụ tương ứng đối với mình.
+ Thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba
- Khi thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba thì người thứ ba có quyền trực
tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình; nếu các bên trong hợp
đồng có tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng thì người thứ ba không có quyền yêu cầu
thực hiện nghĩa vụ cho đến khi tranh chấp được giải quyết.
Bên có quyền cũng có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng vì lợi ích của
người thứ ba.
- Quyền từ chối của người thứ ba

25
Trường hợp người thứ ba từ chối lợi ích của mình trước khi bên có nghĩa vụ thực
hiện nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ không phải thực hiện nghĩa vụ, nhưng phải thông báo
cho bên có quyền và hợp đồng được coi là bị huỷ bỏ, các bên phải hoàn trả cho nhau
những gì đã nhận.
Trường hợp người thứ ba từ chối lợi ích của mình sau khi bên có nghĩa vụ đã thực
hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được xem là đã hoàn thành và bên có quyền vẫn phải thực hiện
cam kết đối với bên có nghĩa vụ. Trong trường hợp này, lợi ích phát sinh từ hợp đồng
thuộc về bên mà nếu hợp đồng không vì lợi ích của người thứ ba thì họ là người thụ
hưởng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Không được sửa đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba
Khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực hiện, các
bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng, trừ trường hợp
được người thứ ba đồng ý.
+ Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
- Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây: (5)
a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp
đồng;
b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay
đổi hoàn cảnh;
c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã
không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;
d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ
gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;
đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng
cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức
độ ảnh hưởng đến lợi ích.
- Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có
quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.
- Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong
một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án: (2)
a) Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;
b) Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn
cảnh thay đổi cơ bản.
Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt
hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa
đổi.

26
- Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc,
các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác.
4.2.2.3. Sửa đổi, hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng Đ421-428 BLDS
+ Sửa đổi hợp đồng
Các bên có thể thoả thuận sửa đổi hợp đồng. Hợp đồng có thể được sửa đổi khi
hoàn cảnh thay đổi cơ bản (Đ420 BLDS). Hợp đồng sửa đổi phải tuân theo hình thức của
hợp đồng ban đầu.
+ Chấm dứt hợp đồng
- Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây: (7)
1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
2. Theo thoả thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại
mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
6. Hợp đồng chấm dứt khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo quy định tại Điều 420
của Bộ luật dân sự;
7. Trường hợp khác do luật quy định.
+ Huỷ bỏ hợp đồng
- Một bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong
trường hợp sau đây:
a) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận;
b) Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
c) Trường hợp khác do luật quy định.
Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức
làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu
không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
- Huỷ bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ
Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu
cầu thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện
thì bên có quyền có thể huỷ bỏ hợp đồng.
Trường hợp do tính chất của hợp đồng hoặc do ý chí của các bên, hợp đồng sẽ
không đạt được mục đích nếu không được thực hiện trong thời hạn nhất định mà hết thời

27
hạn đó bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp
đồng mà không phải tuân theo quy định nêu trên.
- Huỷ bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện
Trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ
nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên có quyền không thể đạt được thì bên có
quyền có thể huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
- Huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp tài sản bị mất, bị hư hỏng
Trường hợp một bên làm mất, làm hư hỏng tài sản là đối tượng của hợp đồng mà
không thể hoàn trả, đền bù bằng tài sản khác hoặc không thể sửa chữa, thay thế bằng tài
sản cùng loại thì bên kia có quyền huỷ bỏ hợp đồng.
Bên vi phạm phải bồi thường bằng tiền ngang với giá trị của tài sản bị mất, bị hư
hỏng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều
351 và Điều 363 của Bộ luật dân sự.
- Hậu quả của việc huỷ bỏ hợp đồng
Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các
bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi
thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong
thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.
Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng
hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả.
Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực
hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định
khác.
Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.
Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ quy định tại các điều 423, 424,
425 và 426 của Bộ luật dân sự thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm
nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo
quy định của Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan.
+ Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
- Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi
thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên
có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
- Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia
biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường.

28
Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời
điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện
nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết
tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ
đã thực hiện.
- Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên
kia được bồi thường.
- Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy
định tại khoản 1 Điều 428 Bộ luật dân sự thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo
quy định của Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ
trong hợp đồng.
4.2.2.3. Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa Đ34-62 LTM
+ Giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa
- Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng,
chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng.
Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng
từ liên quan theo quy định của Luật Thương mại.
- Địa điểm giao hàng
Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thoả thuận. Trường hợp không
có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như sau:
a) Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại
nơi có hàng hoá đó;
b) Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có
nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;
c) Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu
vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm
xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó;
d) Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của
bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán
được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.
- Trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến người vận chuyển
Trường hợp hàng hóa được giao cho người vận chuyển nhưng không được xác
định rõ bằng ký mã hiệu trên hàng hóa, chứng từ vận chuyển hoặc cách thức khác thì bên
bán phải thông báo cho bên mua về việc đã giao hàng cho người vận chuyển và phải xác
định rõ tên và cách thức nhận biết hàng hoá được vận chuyển.
Trường hợp bên bán có nghĩa vụ thu xếp việc chuyên chở hàng hoá thì bên bán
phải ký kết các hợp đồng cần thiết để việc chuyên chở được thực hiện tới đích bằng các

29
phương tiện chuyên chở thích hợp với hoàn cảnh cụ thể và theo các điều kiện thông
thường đối với phương thức chuyên chở đó.
Trường hợp bên bán không có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá trong quá
trình vận chuyển, nếu bên mua có yêu cầu thì bên bán phải cung cấp cho bên mua những
thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá và việc vận chuyển hàng hoá để tạo điều kiện
cho bên mua mua bảo hiểm cho hàng hoá đó.
- Thời hạn giao hàng
Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp
đồng.
Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm
giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn
đó và phải thông báo trước cho bên mua.
Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng
trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.
- Giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận
Trường hợp bên bán giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận thì bên mua có quyền
nhận hoặc không nhận hàng nếu các bên không có thoả thuận khác.
- Hàng hoá không phù hợp với hợp đồng
Trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì hàng hoá được coi là không
phù hợp với hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trường hợp sau đây: (4)
a) Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng
chủng loại;
b) Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết
hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;
c) Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã
giao cho bên mua;
d) Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng
hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp
không có cách thức bảo quản thông thường.
Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hoá không phù hợp với hợp đồng
theo quy định nêu trên.
- Trách nhiệm đối với hàng hoá không phù hợp với hợp đồng
Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, trách nhiệm đối với hàng hóa không
phù hợp với hợp đồng được quy định như sau:
Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu
vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết
đó;

30
Trừ trường hợp quy định nêu trên, trong thời hạn khiếu nại theo quy định của Luật
này, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước
thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện
sau thời điểm chuyển rủi ro;
Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời
điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.
- Khắc phục trong trường hợp giao thiếu hàng, giao hàng không phù hợp với hợp
đồng
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hợp đồng chỉ quy định thời hạn giao hàng
và không xác định thời điểm giao hàng cụ thể mà bên bán giao hàng trước khi hết thời
hạn giao hàng và giao thiếu hàng hoặc giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì bên
bán vẫn có thể giao phần hàng còn thiếu hoặc thay thế hàng hoá cho phù hợp với hợp
đồng hoặc khắc phục sự không phù hợp của hàng hoá trong thời hạn còn lại.
Khi bên bán thực hiện việc khắc phục quy định nêu trên mà gây bất lợi hoặc làm
phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc
phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó.
- Giao chứng từ liên quan đến hàng hoá
Trường hợp có thỏa thuận về việc giao chứng từ thì bên bán có nghĩa vụ giao
chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn, tại địa điểm và bằng
phương thức đã thỏa thuận.
Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn, địa điểm giao chứng từ liên quan
đến hàng hoá cho bên mua thì bên bán phải giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho
bên mua trong thời hạn và tại địa điểm hợp lý để bên mua có thể nhận hàng.
Trường hợp bên bán đã giao chứng từ liên quan đến hàng hoá trước thời hạn thỏa
thuận thì bên bán vẫn có thể khắc phục những thiếu sót của các chứng từ này trong thời
hạn còn lại. Khi bên bán thực hiện việc khắc phục những thiếu sót mà gây bất lợi hoặc
làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc
phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó.
- Giao thừa hàng
Trường hợp bên bán giao thừa hàng thì bên mua có quyền từ chối hoặc chấp nhận
số hàng thừa đó.
Trường hợp bên mua chấp nhận số hàng thừa thì phải thanh toán theo giá thoả
thuận trong hợp đồng nếu các bên không có thoả thuận khác.
- Kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng
Trường hợp các bên có thoả thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến
hành kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua hoặc
đại diện của bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra.
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên mua hoặc đại diện của bên mua phải kiểm
tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép; trường hợp
31
hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa thì việc kiểm tra hàng hoá có thể
được hoãn lại cho tới khi hàng hoá được chuyển tới địa điểm đến.
Trường hợp bên mua hoặc đại diện của bên mua không thực hiện việc kiểm tra
hàng hóa trước khi giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp
đồng.
Bên bán không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà
bên mua hoặc đại diện của bên mua đã biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho
bên bán trong thời hạn hợp lý sau khi kiểm tra hàng hoá.
Bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua
hoặc đại diện của bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng hoá không thể
phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết
hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua.
+ Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hoá
- Bên bán phải bảo đảm:
a) Quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán không bị tranh chấp bởi
bên thứ ba;
b) Hàng hóa đó phải hợp pháp;
c) Việc chuyển giao hàng hoá là hợp pháp.
- Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá
Bên bán không được bán hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Bên bán phải
chịu trách nhiệm trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối
với hàng hóa đã bán.
Trường hợp bên mua yêu cầu bên bán phải tuân theo bản vẽ kỹ thuật, thiết kế,
công thức hoặc những số liệu chi tiết do bên mua cung cấp thì bên mua phải chịu trách
nhiệm về các khiếu nại liên quan đến những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ
việc bên bán đã tuân thủ những yêu cầu của bên mua.
- Yêu cầu thông báo
Bên bán mất quyền viện dẫn quy định tại khoản 2 Điều 46 của Luật Thương mại
(Trường hợp bên mua yêu cầu bên bán phải tuân theo bản vẽ kỹ thuật, thiết kế, công thức
hoặc những số liệu chi tiết do bên mua cung cấp thì bên mua phải chịu trách nhiệm về
các khiếu nại liên quan đến những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ việc bên bán
đã tuân thủ những yêu cầu của bên mua) nếu bên bán không thông báo ngay cho bên mua
về khiếu nại của bên thứ ba đối với hàng hoá được giao sau khi bên bán đã biết hoặc phải
biết về khiếu nại đó, trừ trường hợp bên mua đã biết hoặc phải biết về khiếu nại của bên
thứ ba.
Bên mua mất quyền viện dẫn quy định tại Điều 45 và khoản 1 Điều 46 của Luật
Thương mại (Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hoá; Bên bán không được
bán hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Bên bán phải chịu trách nhiệm trong trường
hợp có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa đã bán) nếu bên
32
mua không thông báo ngay cho bên bán về khiếu nại của bên thứ ba đối với hàng hoá
được giao sau khi bên mua đã biết hoặc phải biết về khiếu nại đó, trừ trường hợp bên bán
biết hoặc phải biết về khiếu nại của bên thứ ba.
- Nghĩa vụ của bên bán trong trường hợp hàng hóa là đối tượng của biện pháp
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
Trường hợp hàng hoá được bán là đối tượng của biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự thì bên bán phải thông báo cho bên mua về biện pháp bảo đảm và phải
được sự đồng ý của bên nhận bảo đảm về việc bán hàng hóa đó.
+ Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
- Hàng cấm gồm hàng hóa cấm kinh doanh; hàng hóa cấm lưu hành, sử dụng;
hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam.
- Hàng hóa nhập lậu gồm:
a) Hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp
luật;
b) Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện mà
không có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
theo quy định kèm theo hàng hóa khi lưu thông trên thị trường;
c) Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải
quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ
tục hải quan;
d) Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm
theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là
không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;
đ) Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu
nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán
nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
- Hàng giả gồm:
a) Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng
không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng,
công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ
bản tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với
tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên
nhãn, bao bì hàng hóa;
c) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược
chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký;
có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

33
d) Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70%
trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng;
không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì
hàng hóa;
đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ
của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo
mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác;
e) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc
hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
g) Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ
năm 2005. Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ bao gồm: (i) Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu
và giả mạo chỉ dẫn địa lý (gọi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu) và (ii) Hàng hoá sao chép
lậu. Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu
hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho
chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản
lý chỉ dẫn địa lý. Hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép
của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan;
h) Tem, nhãn, bao bì giả gồm đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, các loại tem
chất lượng, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa hoặc vật phẩm khác của cá nhân, tổ
chức kinh doanh có chỉ dẫn giả mạo tên và địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên
thương mại, tên thương phẩm hàng hóa, mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc bao bì
hàng hóa của thương nhân khác.
Văn bản cụ thể: Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15-11-2013 Quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng
cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19-11-
2015 sửa đổi bổ sung Nghị định số 185/2013/NĐ-CP.
+ Nghĩa vụ bảo hành hàng hoá
Trường hợp hàng hoá mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo
hành hàng hoá đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận.
Bên bán phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành trong thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh
thực tế cho phép.
Bên bán phải chịu các chi phí về việc bảo hành, trừ trường hợp có thoả thuận
khác.
+ Thanh toán
- Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận.
Bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo
trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật.

34
Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hoá mất mát,
hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp mất
mát, hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra.
- Ngừng thanh toán tiền mua hàng
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc ngừng thanh toán tiền mua hàng được
quy định như sau:
1. Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc
thanh toán;
2. Bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp thì có
quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi việc tranh chấp đã được giải quyết;
3. Bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp
đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục sự không phù
hợp đó;
4. Trường hợp tạm ngừng thanh toán theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 nêu
trên mà bằng chứng do bên mua đưa ra không xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên
mua phải bồi thường thiệt hại đó và chịu các chế tài khác theo quy định của Luật Thương
mại.
- Xác định giá
Trường hợp không có thoả thuận về giá hàng hoá, không có thoả thuận về phương
pháp xác định giá và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá thì giá của hàng hoá
được xác định theo giá của loại hàng hoá đó trong các điều kiện tương tự về phương thức
giao hàng, thời điểm mua bán hàng hoá, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các
điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá.
Xác định giá theo trọng lượng: Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu giá được
xác định theo trọng lượng của hàng hoá thì trọng lượng đó là trọng lượng tịnh.
- Địa điểm thanh toán
Trường hợp không có thỏa thuận về địa điểm thanh toán cụ thể thì bên mua phải
thanh toán cho bên bán tại một trong các địa điểm sau đây: (2)
a) Địa điểm kinh doanh của bên bán được xác định vào thời điểm giao kết hợp
đồng, nếu không có địa điểm kinh doanh thì tại nơi cư trú của bên bán;
b) Địa điểm giao hàng hoặc giao chứng từ, nếu việc thanh toán được tiến hành
đồng thời với việc giao hàng hoặc giao chứng từ.
- Thời hạn thanh toán
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thời hạn thanh toán được quy định như sau:
a) Bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc
giao chứng từ liên quan đến hàng hoá;

35
b) Bên mua không có nghĩa vụ thanh toán cho đến khi có thể kiểm tra xong hàng
hoá trong trường hợp có thỏa thuận theo quy định tại Điều 44 của Luật Thương mại
(Kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng).
+ Chuyển rủi ro
- Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên
mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển
cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua uỷ
quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ
lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá.
- Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển
hàng hoá và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về
mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao
cho người vận chuyển đầu tiên.
- Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà
không phải là người vận chuyển
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để
giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng
hàng hoá được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây: (2)
a) Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá;
b) Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua.
- Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hoá đang trên đường vận chuyển
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang
trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho
bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.
- Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc chuyển rủi ro trong các trường hợp khác
được quy định như sau:
a) Trong trường hợp không được quy định tại các điều 57, 58, 59 và 60 của Luật
Thương mại thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua, kể
từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng
do không nhận hàng;
b) Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá không được chuyển cho bên mua,
nếu hàng hoá không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không
được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác.
+ Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá

36
Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác,
quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được
chuyển giao.
4.2.2.4. Thực hiện hợp đồng dịch vụ Đ78-87 LTM
+ Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên cung ứng dịch vụ có các nghĩa vụ sau
đây: (4)
1. Cung ứng các dịch vụ và thực hiện những công việc có liên quan một cách đầy
đủ, phù hợp với thoả thuận và theo quy định của Luật này;
2. Bảo quản và giao lại cho khách hàng tài liệu và phương tiện được giao để thực
hiện dịch vụ sau khi hoàn thành công việc;
3. Thông báo ngay cho khách hàng trong trường hợp thông tin, tài liệu không đầy
đủ, phương tiện không bảo đảm để hoàn thành việc cung ứng dịch vụ;
4. Giữ bí mật về thông tin mà mình biết được trong quá trình cung ứng dịch vụ
nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
+ Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ theo kết quả công việc
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu tính chất của loại dịch vụ được cung ứng
yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải đạt được một kết quả nhất định thì bên cung ứng dịch
vụ phải thực hiện việc cung ứng dịch vụ với kết quả phù hợp với các điều khoản và mục
đích của hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể về tiêu chuẩn
kết quả cần đạt được, bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện việc cung ứng dịch vụ với kết
quả phù hợp với tiêu chuẩn thông thường của loại dịch vụ đó.
+ Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ theo nỗ lực và khả năng cao nhất
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu tính chất của loại dịch vụ được cung ứng
yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải nỗ lực cao nhất để đạt được kết quả mong muốn thì
bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện nghĩa vụ cung ứng dịch vụ đó với nỗ lực và khả
năng cao nhất.
+ Hợp tác giữa các bên cung ứng dịch vụ
Trường hợp theo thỏa thuận hoặc dựa vào tình hình cụ thể, một dịch vụ do nhiều
bên cung ứng dịch vụ cùng tiến hành hoặc phối hợp với bên cung ứng dịch vụ khác thì
mỗi bên cung ứng dịch vụ có các nghĩa vụ sau đây: (2)
1. Trao đổi, thông tin cho nhau về tiến độ công việc và yêu cầu của mình có liên
quan đến việc cung ứng dịch vụ, đồng thời phải cung ứng dịch vụ vào thời gian và theo
phương thức phù hợp để không gây cản trở đến hoạt động của bên cung ứng dịch vụ đó;
2. Tiến hành bất kỳ hoạt động hợp tác cần thiết nào với các bên cung ứng dịch vụ
khác.
+ Thời hạn hoàn thành dịch vụ

37
- Bên cung ứng dịch vụ phải hoàn thành dịch vụ đúng thời hạn đã thoả thuận trong
hợp đồng.
- Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn hoàn thành dịch vụ thì bên cung
ứng dịch vụ phải hoàn thành dịch vụ trong một thời hạn hợp lý trên cơ sở tính đến tất cả
các điều kiện và hoàn cảnh mà bên cung ứng dịch vụ biết được vào thời điểm giao kết
hợp đồng, bao gồm bất kỳ nhu cầu cụ thể nào của khách hàng có liên quan đến thời gian
hoàn thành dịch vụ.
- Trường hợp một dịch vụ chỉ có thể được hoàn thành khi khách hàng hoặc bên
cung ứng dịch vụ khác đáp ứng các điều kiện nhất định thì bên cung ứng dịch vụ đó
không có nghĩa vụ hoàn thành dịch vụ của mình cho đến khi các điều kiện đó được đáp
ứng.
+ Yêu cầu của khách hàng liên quan đến những thay đổi trong quá trình cung ứng dịch vụ
- Trong quá trình cung ứng dịch vụ, bên cung ứng dịch vụ phải tuân thủ những yêu
cầu hợp lý của khách hàng liên quan đến những thay đổi trong quá trình cung ứng dịch
vụ.
- Trừ trường hợp có thoả thuận khác, khách hàng phải chịu những chi phí hợp lý
cho việc thực hiện những yêu cầu thay đổi của mình.
+ Tiếp tục cung ứng dịch vụ sau khi hết thời hạn hoàn thành việc cung ứng dịch vụ
Sau khi hết thời hạn hoàn thành việc cung ứng dịch vụ mà dịch vụ vẫn chưa hoàn
thành, nếu khách hàng không phản đối thì bên cung ứng dịch vụ phải tiếp tục cung ứng
theo nội dung đã thoả thuận và phải bồi thường thiệt hại, nếu có.
+ Nghĩa vụ của khách hàng
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, khách hàng có các nghĩa vụ sau đây: (4)
1. Thanh toán tiền cung ứng dịch vụ như đã thoả thuận trong hợp đồng;
2. Cung cấp kịp thời các kế hoạch, chỉ dẫn và những chi tiết khác để việc cung ứng
dịch vụ được thực hiện không bị trì hoãn hay gián đoạn;
3. Hợp tác trong tất cả những vấn đề cần thiết khác để bên cung ứng có thể cung
ứng dịch vụ một cách thích hợp;
4. Trường hợp một dịch vụ do nhiều bên cung ứng dịch vụ cùng tiến hành hoặc
phối hợp với bên cung ứng dịch vụ khác, khách hàng có nghĩa vụ điều phối hoạt động
của các bên cung ứng dịch vụ để không gây cản trở đến công việc của bất kỳ bên cung
ứng dịch vụ nào.
+ Giá dịch vụ
Trường hợp không có thoả thuận về giá dịch vụ, không có thoả thuận về phương
pháp xác định giá dịch vụ và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì
giá dịch vụ được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về
phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và
các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ.

38
+ Thời hạn thanh toán
Trường hợp không có thỏa thuận và giữa các bên không có bất kỳ thói quen nào về
việc thanh toán thì thời hạn thanh toán là thời điểm việc cung ứng dịch vụ được hoàn
thành.
4.2.3. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng
4.2.3.1. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ: Đ351-364, 418, 419 BLDS
+ Nguyên tắc xác định trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
- Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên
có quyền.
Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn,
thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.
- Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả
kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc
pháp luật có quy định khác.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước
được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả
năng cho phép (K1 Đ156 BLDS).
- Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa
vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.
Lỗi trong trách nhiệm dân sự bao gồm lỗi cố ý, lỗi vô ý.
Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho
người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc
cho thiệt hại xảy ra.
Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng
gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước
hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra
hoặc có thể ngăn chặn được.
+ Những hình thức trách nhiệm dân sự
1) Trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ
Khi bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền
được yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ.
Xử lý trong các tình huống cụ thể:
- Chậm thực hiện nghĩa vụ
Chậm thực hiện nghĩa vụ là nghĩa vụ vẫn chưa được thực hiện hoặc chỉ được thực
hiện một phần khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết.

39
Bên chậm thực hiện nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền về việc không
thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn.
- Hoãn thực hiện nghĩa vụ
Khi không thể thực hiện được nghĩa vụ đúng thời hạn thì bên có nghĩa vụ phải
thông báo ngay cho bên có quyền biết và đề nghị được hoãn việc thực hiện nghĩa vụ.
Trường hợp không thông báo cho bên có quyền thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường
thiệt hại phát sinh, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc do nguyên nhân khách quan
không thể thông báo.
Bên có nghĩa vụ được hoãn việc thực hiện nghĩa vụ, nếu được bên có quyền đồng ý.
Việc thực hiện nghĩa vụ khi được hoãn vẫn được coi là thực hiện đúng thời hạn.
- Chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ
Chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ là khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà
bên có nghĩa vụ đã thực hiện nhưng bên có quyền không tiếp nhận việc thực hiện nghĩa
vụ đó.
Trường hợp chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ là tài sản thì bên có nghĩa vụ có
thể gửi tài sản tại nơi nhận gửi giữ tài sản hoặc áp dụng biện pháp cần thiết khác để bảo
quản tài sản và có quyền yêu cầu thanh toán chi phí hợp lý. Trường hợp tài sản được gửi
giữ thì bên có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền.
Đối với tài sản có nguy cơ bị hư hỏng thì bên có nghĩa vụ có quyền bán tài sản đó
và phải thông báo ngay cho bên có quyền, trả cho bên có quyền khoản tiền thu được từ
việc bán tài sản sau khi trừ chi phí hợp lý để bảo quản và bán tài sản đó.
- Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật
Trường hợp nghĩa vụ giao vật đặc định không được thực hiện thì bên bị vi phạm có
quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao đúng vật đó; nếu vật không còn hoặc bị hư hỏng thì
phải thanh toán giá trị của vật.
Trường hợp nghĩa vụ giao vật cùng loại không được thực hiện thì bên bị vi phạm có
quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao vật cùng loại khác; nếu không có vật cùng loại khác
thay thế thì phải thanh toán giá trị của vật.
Trường hợp việc vi phạm nghĩa vụ giao vật cùng loại không được thực hiện mà gây
thiệt hại cho bên bị vi phạm thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại.
- Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền
Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền
chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên
nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật
dân sự; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ
luật dân sự.

40
- Trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc
Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện
thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện
hoặc giao người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi
phí hợp lý, bồi thường thiệt hại.
Khi bên có nghĩa vụ không được thực hiện một công việc mà lại thực hiện công
việc đó thì bên có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chấm dứt việc thực
hiện, khôi phục tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại.
- Trách nhiệm do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ
Bên có quyền chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ làm phát sinh thiệt hại cho
bên có nghĩa vụ thì phải bồi thường thiệt hại cho bên đó và phải chịu mọi rủi ro, chi phí
phát sinh kể từ thời điểm chậm tiếp nhận, trừ trường hợp luật có quy định khác.
2) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ
- Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi
thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
- Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh
thần.
Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về
tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất
hoặc bị giảm sút.
Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.
- Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng
Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo
quy định tại khoản 2 Điều 419, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật dân sự.
Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ
được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa
vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp
với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường
thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ
vào nội dung vụ việc.
- Nghĩa vụ ngăn chặn, hạn chế thiệt hại
Bên có quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để thiệt hại không xảy ra
hoặc hạn chế thiệt hại cho mình.
- Bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên bị vi phạm có lỗi

41
Trường hợp vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại là do một phần lỗi của bên bị vi phạm
thì bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình.
3) Thoả thuận phạt vi phạm
- Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm
nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
- Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy
định khác.
- Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi
phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải
bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thoả thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc
vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ
phải chịu phạt vi phạm.
4.2.3.2. Chế tài trong thương mại Đ292-316 LTM
+ Vi phạm hợp đồng thương mại
Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật
này.
Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến
mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
+ Các loại chế tài trong thương mại
1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
2. Phạt vi phạm.
3. Buộc bồi thường thiệt hại.
4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
5. Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
6. Huỷ bỏ hợp đồng.
7. Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của
pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên và tập quán thương mại quốc tế.
+ Áp dụng chế tài trong thương mại đối với vi phạm không cơ bản
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài
tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng đối
với vi phạm không cơ bản.
+ Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm
Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
42
a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.
+ Phạt vi phạm
- Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt
do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách
nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật Thương mại.
- Mức phạt vi phạm: Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức
phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8%
giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của
Luật Thương mại (Phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết quả giám định
sai).

+ Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi đã áp dụng các chế tài khác
Một bên không bị mất quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tổn thất do vi
phạm hợp đồng của bên kia khi đã áp dụng các chế tài khác.
4.2.4. Giải quyết tranh chấp hợp đồng
4.2.4.1. Khái niệm, đặc điểm và các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh
tế
+ Tranh chấp hợp đồng kinh tế là những xung đột, bất đồng giữa các bên trong quá trình
thực hiện quan hệ hợp đồng
+ Những nguyên nhân chủ quan, khách quan của các tranh chấp hợp đồng kinh tế
+ Đặc điểm của các tranh chấp hợp đồng kinh tế
+ Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế
- Tự thương lượng
- Trung gian hòa giải
- Trọng tài thương mại
- Khởi kiện ra Tòa án nhân dân
4.2.4.2. Giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng trọng tài thương mại LTTTM
+ Thỏa thuận trọng tài
- Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài
tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh

43
- Hình thức thoả thuận trọng tài: Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình
thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận
sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản: (5)
a) Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư
điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b) Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
c) Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép
lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
d) Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận
trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
đ) Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của
thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.
- Thoả thuận trọng tài có hiệu lực (Đ18 LTTTM)
+ Hình thức trọng tài
- Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài
theo quy định của Luật Trọng tài thương mại và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài
đó.
- Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật Trọng
tài thương mại và trình tự, thủ tục do các bên thoả thuận.
+ Các tổ chức trọng tài thương mại
1. Các Trung tâm Trọng tài thành lập tại thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng,
thành phố Hồ Chí Minh, thành lập và hoạt động theo Nghị định số 25/2004/NĐ-CP ngày
15-1-2004 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh TTTM 2003
2. Các Trung tâm trọng tài kinh tế tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,
thành lập và hoạt động theo Nghị định số 116/CP ngày 5-9-1994
3. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam (VIAC), thành lập và hoạt động theo Quyết định số 204/TTg ngày 28-4-
1993 và Quyết định số 114/TTg ngày 16-2-1996
4. Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam,
thành lập và hoạt động theo Luật Trọng tài thương mại 2010.
+ Luật áp dụng giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng trọng tài Đ14 LTTTM
- Đối với tranh chấp hợp đồng không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp
dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp.
- Đối với tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng
pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội
đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất.

44
+ Những giai đoạn cơ bản của tố tụng trọng tài
1. Khởi kiện
2. Thành lập Hội đồng trọng tài
3. Phiên họp giải quyết tranh chấp
4. Phán quyết trọng tài và vấn đề hủy phán quyết trọng tài.
4.2.4.3. Giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng Tòa án nhân dân
+ Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng Đ429 BLDS
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể
từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình
bị xâm phạm.
+ Gửi đơn khởi kiện tranh chấp về hợp đồng Đ30, 35, 39, 40 BLTTDS
- Tòa án nhân dân cấp huyện (Tòa dân sự-nếu có) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm
tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật tố tụng
dân sự (Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ
chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận) trừ những tranh
chấp mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ
quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ
quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Tòa án nhân dân cấp tỉnh (Tòa kinh tế) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những
tranh chấp về kinh doanh, thương mại còn lại. Khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị
của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết
những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp
huyện.
- Nguyên đơn gửi đơn kiện đến Tòa án nơi bị đơn có trụ sở. Các đương sự có
quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi nguyên đơn có trụ sở.
Nếu đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm
quyền giải quyết.
- Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về kinh doanh,
thương mại trong các trường hợp sau đây: (5)
1. Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu
cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải
quyết;
2. Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có
thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;
3. Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu
Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;
4. Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn
có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
45
5. Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau
thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.
+ Những giai đoạn cơ bản của tố tụng dân sự giải quyết tranh chấp hợp đồng
1. Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm Đ186-269 BLTTDS
- Khởi kiện và thụ lý vụ án
- Thủ tục hòa giải và chuẩn bị xét xử
- Phiên tòa sơ thẩm
2. Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp phúc thẩm Đ270-315 BLTTDS
- Tính chất của xét xử phúc thẩm và kháng cáo, kháng nghị bản án, quyết định của
Tòa án cấp sơ thẩm
- Chuẩn bị xét xử phúc thẩm
- Thủ tục xét xử phúc thẩm
3. Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật Đ325-357 BLTTDS
- Thủ tục giám đốc thẩm
- Thủ tục tái thẩm
4. Thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao
Đ358-360 BLTTDS
5. Thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án,
quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài; công nhận và cho thi hành phán quyết của
Trọng tài nước ngoài Đ423-463 BLTTDS
4.2.4.4. Thi hành phán quyết trọng tài và bản án, quyết định của Tòa án nhân dân về
hợp đồng kinh tế LTHADS 2008, SĐBS 2014
Những nội dung cơ bản của Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung 2014:
1. Bản án, quyết định được thi hành
2. Thoả thuận thi hành án
3. Quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án
4. Quyền, nghĩa vụ của người phải thi hành án
5. Quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
6. Tự nguyện và cưỡng chế thi hành án
7. Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự và Chấp hành viên
8. Cấp bản án, quyết định
9. Chuyển giao bản án, quyết định
10. Thời hiệu yêu cầu thi hành án

46
11. Thẩm quyền thi hành án
12. Những thủ tục cụ thể thi hành án dân sự
13. Biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án
14. Thi hành án trong một số trường hợp cụ thể
15. Khiếu nại, tố cáo và kháng nghị về thi hành án dân sự.
4.3. MỘT SỐ MẪU HỢP ĐỒNG KINH TẾ
4.3.1. Mẫu hợp đồng trong đấu thầu
1. Hợp đồng dịch vụ tư vấn: Thông tư số 01/2015/TT-BKHĐT ngày 14-2-2015 quy
định chi tiết lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu dịch vụ tư vấn

2. Hợp đồng thầu xây lắp: Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6-5-2015 quy
định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp (Mẫu số 24, trang 156)

3. Hợp đồng mua sắm hàng hóa: Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16-6-2015
quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa (Mẫu số 19, trang 120)

4. Hợp đồng chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh: Thông tư số 11/2015/TT-
BKHĐT ngày 27-10-2015 quy định chi tiết lập hồ sơ yêu cầu đối với chỉ định thầu, chào
hàng cạnh tranh

5. Hợp đồng mua sắm hàng hóa đối với đấu thầu qua mạng: Thông tư số
07/2016/TT-BKHĐT ngày 29-6-2016 quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
mua sắm hàng hóa đối với đấu thầu qua mạng

6. Hợp đồng thầu thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC): Thông tư số
11/2016/TT-BKHĐT ngày 26-7-2016 hướng dẫn lập hồ sơ mời thầu thiết kế, cung cấp
hàng hóa và xây lắp (EPC)

7. Hợp đồng dịch vụ phi tư vấn: Thông tư số 14/2016/TT-BKHĐT ngày 29-9-2016


quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu dịch vụ phi tư vấn (Mẫu số 20, trang 87)

8. Hợp đồng đặt hàng trong sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích quản
lý, bảo trì công trình đường bộ: Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16-10-2013 về sản
xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích và Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 10-3-
2015 bổ sung Danh mục sản phẩm, dịch vụ công ích ban hành kèm theo Nghị định số
130/2013/NĐ-CP; Thông tư số 31/2014/TT-BGTVT ngày 5-8-2014 hướng dẫn đấu thầu,
đặt hàng sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích quản lý, bảo trì công trình
đường bộ sử dụng Quỹ bảo trì đường bộ trung ương
4.3.2. Mẫu hợp đồng trong kinh doanh bất động sản

47
Các loại hợp đồng mẫu trong kinh doanh bất động sản được ban hành kèm theo các
Phụ lục của Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Kinh doanh bất động sản bao gồm:

1. Hợp đồng mua bán nhà, công trình xây dựng có sẵn, hình thành trong tương lai
theo Mẫu số 01

2. Hợp đồng cho thuê nhà, công trình xây dựng có sẵn, hình thành trong tương lai
theo Mẫu số 02
3. Hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng có sẵn, hình thành trong tương lai
theo Mẫu số 03
4. Hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất theo Mẫu
số 04a và Mẫu số 04b
5. Hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản theo Mẫu
số 05.
4.3.3. Hợp đồng xây dựng
Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22-4-2015 quy định chi tiết về hợp đồng xây
dựng
4.4. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG HỢP ĐỒNG
Công ty cổ phần xi măng Hoàng Long có trụ sở chính tại thành phố Uông Bí tỉnh
Quảng Ninh (Bên A). Công ty TNHH xây dựng Xuân Trường có trụ sở chính tại huyện
Giao Thủy tỉnh Nam Định (Bên B). Tháng 5/2016, thông qua chi nhánh của Bên A tại
quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, hai bên ký kết một bản hợp đồng. Theo đó, Bên A bán
cho Bên B 900 tấn xi măng với chất lượng cụ thể theo Phụ lục hợp đồng. Bên bán chịu
trách nhiệm vận tải và hàng được giao làm 3 đợt vào các ngày từ 5 đến 8 các tháng 7, 8, 9
năm 2016 tại các địa điểm theo thỏa thuận. Thanh toán chậm nhất sau 5 ngày kể từ ngày
nhận hàng cuối cùng của mỗi đợt. Hợp đồng không có điều khoản về phạt vi phạm và bồi
thường thiệt hại nhưng quy định rằng nếu có tranh chấp mà hai bên không tự giải quyết
được thì Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh sẽ giải quyết.
Lô hàng 400 tấn giao ngày 15/7/2016 không có phụ gia như thỏa thuận nên Bên B
không thể dùng xây dựng kè biển như dự kiến ban đầu. Vì những vi phạm về chất lượng
và thời gian nên Bên B yêu cầu Bên A trả 70 triệu đồng tiền phạt vi phạm và 150 triệu
đồng bồi thường thiệt hại. Bên A không chấp nhận những yêu cầu này và lý giải việc
chậm giao hàng là do nước sông xuống thấp, sà lan bị mắc cạn nên cần được miễn trách
nhiệm. Vì vậy cho đến hết tháng 9/2016, Bên B chỉ mới thanh toán một nửa số tiền hàng
của đợt giao tháng 7/2016.
Trong đợt giao hàng tháng 8/2016, một lái xe do sơ ý khi lùi ô tô đã quệt đổ quán
bán nước của một người dân ven đường gần địa điểm giao hàng. Thiệt hại được xác định
là 21 triệu đồng.

48
Lô hàng 200 tấn giao ngày 7/9/2016 tại Kho số 3 của Bên B như quy định trong
hợp đồng. Sau khi làm thủ tục nhận hàng, Bên B đề nghị 1 ô tô của Bên A chở giúp xi
măng xuống công trình cách đó 2 km. Trên đường đi, ô tô này bị lật nghiêng nên hơn 20
tấn xi măng bị đổ xuống hồ nước. Bên B yêu cầu được bồi thường số xi măng này nhưng
Bên A cũng không chấp nhận.
Các bên đã nhiều lần gặp nhau nhưng không giải quyết được những tranh chấp.
NHỮNG VẤN ĐỀ THẢO LUẬN
1. Khi xác lập và giải quyết quan hệ hợp đồng mua bán xi măng này, các bên phải căn cứ
vào những đạo luật chủ yếu nào? Giải thích rõ vì sao.
2. Bên B có thể đòi 70 triệu đồng tiền phạt vi phạm và 150 triệu đồng bồi thường thiệt hại
hay không? Nêu rõ căn cứ pháp lý cho lập luận của mình.
3. Bên B có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại của hơn 20 tấn xi măng đợt giao tháng
9/2016 hay không? Giải thích rõ vì sao.
4. Hãy xác định tính chất của vi phạm chất lượng của lô hàng giao tháng 7/2016. Đối với
vi phạm này, có thể áp dụng những chế tài nào?
5. Bên A có được miễn trách nhiệm đối với việc chậm giao hàng đợt tháng 7/2016 hay
không? Giải thích rõ vì sao.
6. Ai là người phải bồi thường thiệt hại 21 triệu đồng cho người dân? Nêu rõ căn cứ pháp
lý cho lập luận của mình.
7. Hãy nêu những phương thức mà các bên có thể áp dụng để giải quyết những tranh
chấp trong quan hệ hợp đồng này.
8. Nếu các bên lựa chọn phương thức trọng tài để giải quyết tranh chấp thì cần phải có
điều kiện gì và hãy nêu những quy định cơ bản của pháp luật hiện hành về điều kiện này.
9. Hãy chỉ ra những điểm sai đối với điều khoản trong hợp đồng về việc Tòa án nhân dân
tỉnh Quảng Ninh sẽ giải quyết tranh chấp của các bên.
10. Trong trường hợp Bên A hoặc Bên B khởi kiện thì đơn kiện phải đưa đến Tòa án của
địa phương nào? Nêu rõ căn cứ pháp lý cho ý kiến của mình./.

49

You might also like