Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 22

Chương 1.

TỔNG QUAN VỀ ZIGBEE

1.1. Khái quát về Zigbee/ IEEE 802.15.4

1.1.1. Tình hình nghiên cứu

Từ khi chuẩn mạng IEEE 802.15.4 được chính thức phê duyệt vào tháng 8/2004,
zigbee phiên bản 1 đã khẳng định được ưu thế của mình trong các ứng dụng trong công
nghiệp, thương mại và đặc biệt là mô hình căn hộ thông minh. Ngày nay zigbee đã trở
thành một xu thế đúng như người ta đã dự đoán.
Xuất phát từ ý tưởng các thiết bị có thể kết nối, tương tác qua lại và hoạt động hiệu
quả với nhau. Ta có thể hiểu đơn giản zigbee là một loại ngôn ngữ không dây được các
thiết bị sử dụng để kết nối và thực hiện ý tưởng đó. Trên thực tế đã có nhiều loại ngôn
ngữ mà thiết bị sử dụng để nói chuyện với nhau như Thread, BLE và Z-Wave.Chúng
cùng nhau làm cho các thiết bị trở nên thông minh và hoạt động hiệu quả hơn bao giờ
hết.Đặc biệt chúng thực sự đã đưa những thành tựu công nghệ vào trong cuộc sống của
bạn, căn hộ thông minh là một thành công mà thực tế đã minh chứng.

Hình 1.1: ZigBee ứng dụng trong smart home.


Do zigbee mới chuyển từ hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại sang
mô hình căn hộ thông minh trong vài năm trở lại đây, điều này dẫn đến sự tồn tại một số
các bộ phận khác nhau, các thiết bị trung gian và sự phức tạp không cần thiết trong cấu
trúc mạng. Một chuẩn zigbee mới vừa được đề xuất để khắc phục các nhược điểm trên,
đó là zigbee 3.0. Zigbee 3.0 ra đời với mục tiêu đơn giản hóa và dể dàng trong triển khai
lắp đặt và phát triển sản phẩm và dịch vụ Internet of Things (IoT), cho phép tương thích
giữa một loạt các thiết bị thông minh cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Zigbee
3.0 cung cấp tất cả các tính năng có sẵn trong phiên bản trước đó và bổ sung thêm một số
tính năng mới trên lớp ứng dụng. Cụ thể tại lớp ứng dụng, zigbee hổ trợ hơn 130 thiết bị
bao gồm các sản phẩm cho cao ốc và căn hộ thông minh, thiết bị thông minh, bảo mật,
cảm biến, thiết bị đo lường và các thiết bị hổ trợ chăm sóc sức khỏe.

Hình 1.2: Mô hình OSI zigbee 3.0.


Zigbee 3.0 cũng cung cấp tính đa dạng trong sự lựa chọn, bạn có thể mua các hệ
thống đơn giản, dể dàng lắp đặt và sử dụng ở quy mô hộ gia đình cũng như có thể chọn
mua những hệ thống lớn có quy mô công nghiệp v.v…
Các thành viên trong liên minh zigbee vừa cho ra mắt sản phẩm dành cho các ứng dụng
viễn thông (ZigBee Telecom Services) hổ trợ những ứng dụng công cộng của zigbee. Nó
hổ trợ một loạt các ứng dụng cho thiết bị di động như dịch vụ sử dụng vị trí trong nhà,
dịch vụ truy vấn thông tin, dịch vụ bán vé, thanh toán qua điện thoại di động, các dịch vụ
đa phương tiện và các loại hình mạng xã hội. Một điện thoại di động có gắn sim zigbee
có thể nhận các thông tin từ nhà khai thác mạng và thanh toán các dịch vụ. Dịch vụ
zigbee viễn thông cho phép các thiết bị di động có thể liên lạc với nhau qua mạng zigbee,
có thể kết nối với các nốt hoặc thiết bị khác như các máy bán vé hay thiết bị đầu cuối
v.v…
1.1.2. Khái niệm
Cái tên Zigbee được xuất phát từ cách mà các con ong mật truyền những thong tin quan
trọng với các thành viên khác trong tổ ong. Đó là kiểu lien lạc “Zig-Zag” của loài ong
“honeybee”.Và nguyên lý ZigBee được hình thành từ việc ghép hai chữ cái đầu với
nhau.Việc công nghệ này ra đời chính là sự giải quyết cho vấn đề các thiết bị tách rời có
thể làm việc cùng nhau để giải quyết một vấn đề nào đó.
1.1.3. Đặc điểm
Đặc điểm của công nghệ ZigBee là tốc đọ truyền tin thấp, tiêu hao ít năng lượng, chi phí
thấp, và là giao thức mạng không dây hướng tới các ứng dụng điều khiển từ xa và tự
động hóa. Tổ chức IEEE 802.15.4 bắt đầu làm việc với chuẩn tốc độ thấp một thời gian
ngắn thì tiểu ban về ZigBee và tổ chức IEEE quyết định xác nhập và lấy tên ZigBee đặt
cho công nghệ mới này. Mục tiêu của công nghệ ZigBee là nhắm tới việc truyền tin với
mức tiêu hao năng lượng nhỏ và công suất thấp cho những thiết bị chỉ có thời gian sống
từ vài tháng đến vài năm mà không yêu cầu cao về tốc độ truyền tin như Bluetooth. Một
điều nổi bật là ZigBee có thể dung trong các mạng mắt lưới (mesh network) rộng hơn là
sử dụng công nghệ Bluetooth. Các thiết bị không dây sử dụng công nghệ ZigBee có thể
dễ dàng truyền tin trong khoảng cách 10-75m tùy thuộc vào môi trường truyền và mức
công suất phát được yêu cầu với mỗi ứng dụng, tốc độ dữ liệu là 250kbps ở dải tần
2.4GHz (toàn cầu), 40kbps ở dải tần 915MHz (Mỹ + Nhật) và 20kbps ở dải tần 868MHz
(Châu Âu).

Hình.1.2. Băng tần hệ thống ZigBee.


Bảng. Băng tần và tốc độ dữ liệu.
Tốc độ Kiểu Tốc
PHY Băng tần Tốc độ ký tự Dạng ký
chip điều độ bit
(MHz) (MHz) (ksymbol/s) tự
(kchips/s) chế (kb/s)

868 868-868.6 300 B-PSK 20 20 Nhị phân

915 902-928 600 B-PSK 40 40 Nhị phân

2450 2400-2486.5 2000 QPSK 250 62.5 Hệ 16

Có tất cả 27 kênh truyền trên các dải tần số khác nhau được mô tả như bảng dưới. Bảng các kênh truyền
và tần số của ZigBee
Tần số trung tâm
Số lượng kênh (N) Kênh Tần số kênh trung tâm(MHz)
(MHz)

868 1 0 868.3

915 10 1 – 10 906+2(k-1)

2450 16 11 – 26 2405+5(k-11)

Các nhóm nghiên cứu Zigbee và tổ chức IEEE đã làm việc cùng nhau để chỉ rõ toàn bộ
các khối giao thức của công nghệ này.IEEE 802.15.4 tập trụng nghiên cứu vào 2 tầng
thấp của giao thức (tầng vật lý và tầng liên kết dữ liệu). Zigbee còn thiết lập cơ sở cho
những tầng cao hơn trong giao thức (từ tầng mạng đến tầng ứng dụng) về bảo mật, dữ
liệu, chuẩn phát triển để bảo đảm chắc chắn rằng các khách hang dù mua sản phầm từ các
hang sản xuất khác nhau nhưng vẫn theo một chuẩn riêng để làm việc cũng nhau được
mà không tương tác lẫn nhau.
Hiện nay thì IEEE 802.15.4 tập trung vào các chi tiết kỹ thuật của tầng vật lý PHY và
tầng điều khiển truy cập MAC ứng với mỗi loại mạng khác nhau (mạng hình sao, mạng
hình cây, mạng mắt lưới). Các phương pháp định tuyến được thiết kế sao cho năng lượng
được bảo toàn và độ trễ trong truyền tin là ở mức thấp nhất có thể bằng cách dung các
khe thời gian bảo đảm ( GTSs_guaranteed time slots). Tính năng nổi bật chỉ có ở tầng
mạng ZigBee là giảm thiểu được sự hỏng hóc dẫn đến gián đoạn kết nối tại một nút mạng
trong mạng mesh. Nhiệm vụ đặc trưng của tầng PHY gồm có phát hiện chất lượng của
đường truyền (LQI) và năng lượng truyền (ED), đánh giá kênh truyền (CCA), giúp nâng
cao khả năng chung sống với cái loại mạng không dây khác.
Hình 1.4. Kiến trúc lớp (hay ngăn xếp – stack) trong kiến trúc ZigBee.
Ưu điểm của ZigBee/IEEE 802.15.4 với Bluetooth/IEE 802.15.1
 ZigBee cũng tương tự như Bluetooth nhưng đơn giản hơn, ZigBee có tốc độ
truyền dữ liệu thấp hơn, tiết kiệm năng lượng hơn. Một nốt mạng trong mạng
ZigBee có khả năng hoạt động từ 6 tháng đến 2 năm chỉ với nguồn là hai ắc qui
AA. Phạm vi hoạt động của ZigBee là 10-75m trong khi của Bluetooth chỉ là 10m
(trong trường hợp không có khuếch đại).
 ZigBee xếp sau Bluetooth về tốc độ truyền dữ liệu. Tốc độ truyền của ZigBee là
250kbps tại 2,4GHz, 40kbps tại 915MHz và 20kbps tại 868MHz trong khi tốc độ
này của Bluetooth là 1Mbps.
 ZigBee sử dụng cấu hình chủ - tớ cơ bản phù hợp với mạng hình sao tĩnh trong đó
các thiết bị giao tiếp với nhau thong qua các gói tin nhỏ. Loại mạng này cho phép
tối đa 254 nút mạng. Giao thức Bluetooth phức tạp hơn bởi loại giao thức này
hướng tới truyền file, hình ảnh, thoại trong các mạng ad hoc ( ad hoc là một loại
mạng đặc trưng cho việc tổ chức tự do, tính chất của nó là bị hạn chế về không
gian và thời gian). Các thiết bị Bluetooth có thể hỗ trợ mạng scatternet là tập hợp
của nhiều mạng picconet không đồng bộ. Nó chỉ cho phép tối đa là 8 node slave
trong một mạng chủ - tớ cơ bản.
 Node mạng sử dụng ZigBee vận hành tốn ít năng lượng, nó có thể gửi và nhận các
gói tin trong khoảng 15msec trong khi thiết Bluetoothị Bluetooth chỉ có thể làm
việc này trong 3sec
1.2. Thành phần mạng ZigBee
Một mạng ZigBee gồm có 3 loại thiết bị:
 ZC (ZigBee Coordinator): đây là thiết bị gốc có khả năng quyết định kết
cấu mạng, quy định cách đánh địa chỉ và lưu giữ bảng địa chỉ. Mỗi
mạng chỉ có duy nhất một Coordinator và nó cũng là thành phần duy
nhất có thể truyền thông với cái mạng khác.
 ZR (ZigBee Router): có các chức năng quyết định tuyến trung gian
truyền dữ liệu, phát hiện và lập bản đồ các nút xung quanh, theo dõi,
điều khiển, thu thập dữ liệu như nút bình thường. Các router thường ở
trạng thái hoạt động ( active mode) để truyền thông với các thành phần
khác của mạng, vì vậy nó phải được cấp nguồn chính.
 ZED (ZigBee End Devide): các nút này chỉ truyền thông với
Coordinator hoặc router ở gần đó, chúng được coi như điểm cuối của
mạng và chỉ có nhiệm vụ hoạt động đọc thông tin từ các thành phần vật
lý. ZED có kết cấu đơn giản và thường ở trạng thái nghỉ (sleep mode) để
tiết kiệm năng lượng. chúng chỉ được “đánh thức” khi cần nhận hoặc
gửi một thông điệp nào đó.
Các thiết bị này được chia làm 2 loại là FFD( Full Function Device)
và RFD (Reduced Function Device). Trong đó FFD có thể hoạt động
như một coordinator, router hoặc End device, còn RFD chỉ có thể đóng
vai trò End Device trong 1 mạng ZigBee.
Hiện nay liên đoàn ZigBee có rất nhiều nhà cung cấp các thiết bị và
các dịch vụ hỗ trợ trên toàn thế giới như Gban, Philips, Texas
Instrument… với nhiều dòng thiết bị và chủng loại khác nhau, cung cấp
tính đa dạng về sự lựa chọn cho người tiêu dùng.

Hình 1.5. Một số công ty thành viên trong liên đoàn ZigBee
1.3. Địa chỉ mạng
Thiết bị zigbee có 2 loại địa chỉ:
- 64-bit IEEE address (còn gọi là MAC address hoặc Extended address).
- Địa chỉ mạng 16-bit (còn gọi là logical address hoặc short address).
Địa chỉ 64-bit là địa chỉ duy nhất và được gán trong toàn thời gian sống của thiết
bị.Thông thường, nó được cài đặt bởi nhà sản xuất, địa chỉ này được duy trì và được cấp
phát bởi IEEE.Địa chỉ 16-bit là địa chỉ được gán vào thiết bị khi nó gia nhập vào mạng và
nó là duy nhất trong mạng.Địa chỉ 16-bit dùng để xác định thiết bị và truyền nhận dữ liệu
trong mạng.
1.3. Mô hình mạng ZigBee
Có 3 mô hình mạng cơ bản, tùy vào ứng dụng cụ thể mà người ta thiết lập mạng theo các
cấu hình khác nhau:
+ Mạng hình sao (star netword)
Cấu hình mạng hình sao gồm một điều phối viên mạng – zigbee PAN Coordinator
(gọi tắt là ZC) và các điểm cuối – Zigbee end devices (gọi tắt là ZED).Khi một FFD được
kích hoạt lần đầu tiên nó sẽ trở thành bộ điều phối mạng PAN. Mỗi mạng hình sao có
PAN ID riêng để hoạt động độc lập.Mạng chỉ có một ZC duy nhất kết nối với các FFD và
RFD khác nên mọi liên lạc điều phải thông qua ZC.ZED không truyền trực tiếp dữ liệu
cho nhau, ví dụ 2 nốt mạng muốn trao đổi với nhau thì phải thông qua ZC này.

Hình 1.6. Cấu trúc mạng hình sao

Có thể dễ thấy được là ZC sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn các nốt mạng khác và
mạng có tầm phủ sóng nhỏ (trong vòng bán kính khoảng 100m). Chuẩn IEEE 802.15.4
khuyến cáo chỉ nên sử dụng cấu trúc hình sao này cho các ứng dụng có tầm nhỏ, ví dụ
như các dự án nhà thông minh (home automation), thiết bị ngoại vi cho máy vi tính
(personal computer peripherals), đồ chơi (toys and games).

+ Mạng hình lưới (mesh netword)


Mạng hình lưới cấu tạo từ các router (gọi là zigbee router – ZR), các điểm cuối ZED
và nó cũng chỉ có một Coordinator PAN. Ngược lại với topo sao, bất kỳ thiết bị nào cũng
có thể giao tiếp với bất kỳ thiết bị khác miễn là các thiết bị đó đang ở trong phạm vi của
chúng. Cách hình thành mạng lưới cũng tương tự như mạng hình sao, song trong mạng
này có thêm sự xuất hiện của ZR. ZR đóng vai trò định tuyến dữ liệu, mở rộng mạng và
nó cũng có khả năng điều khiển, thu thập số liệu như một nốt bình thường.

Hình 1.7. Cấu trúc mạng hình lưới.

Mạng hình lưới có ưu điểm là cho phép truyền thông liên tục và có khả năng tự xác
định lại cấu hình xung quanh đường đi bị che chắn bằng cách nhảy từ nốt này sang nốt
khác cho đến khi thiết lập được kết nối. Mỗi nốt trong lưới đều có khả năng kết nối và
định tuyến với các nốt lân cận.Cũng chính khả năng chuyển tiếp và định tuyến gói tin đã
làm cho khoảng cách truyền giữa hai điểm không còn là trở ngại đối với zigbee.Các ứng
dụng trong công nghiệp như điều khiển và giám sát, mạng cảm biến không dây, kiểm kê
và theo dõi hàng tồn kho là ví dụ về ứng dụng điển hình của topology này.
+ Mạng hình cây (cluster tree topology)
Là một trường hợp đặc biệt của mạng lưới, mạng hình cây gồm một ZC, mỗi ZR
trong mỗi nhánh và các ZED.

Hình 1.8. Cấu trúc mạng hình cây


Trong đó ZED có thể kết nối vào mạng như một nốt rời rạc ở điểm cuối của nhánh
cây.Bất kì một FFD nào cũng có thể hoạt động như một coordinator, cung cấp tín hiệu
đồng bộ cho các thiết bị và các coordinator khác.Vì thế mà cấu trúc mạng kiểu này có qui
mô phủ sóng và khả năng mở rộng cao.Trong loại cấu hình mạng này, mặc dù có thể có
nhiều coordinator nhưng chỉ có duy nhất một bộ điều phối mạng PAN (ZC).Mạng hình
cây hứa hẹn sẽ đem về ưu điểm của hai mạng trên, mạng hình sao (khả năng đồng bộ,
đường truyền tin cậy nhờ vào chế độ GTS) và mạng lưới (co giãn về khoảng cách địa lý,
tầm hoạt động rất rộng).
1.4 . Các thuật toán định tuyến của ZigBee/IEEE 802.15.4
Mạng lưới là mạng mà ở đó việc định tuyến một gói tin được thực hiện phân cấp, quá
trình phối hợp định tuyến liên quan đến nhiều thiết bị ngang hàng. Định tuyến hoàn toàn
minh bạch tới các lớp ứng dụng, ứng dụng chỉ cần gởi dữ liệu đến thiết bị và “stack” của
thiết bị có trách nhiệm định tuyến gói tin đó. Bằng cách này, ứng dụng không cần biết sự
hoạt động của multi-hop network. Định tuyến cũng cho phép phục hồi link hỏng, nếu có
một đường truyền nào bị rớt, nó sẽ tự tìm một liên kết mới, đặc điểm này giúp nâng cao
độ tin cậy của mạng wireless và đây cũng là một đăc điển quan trọng của mạng zigbee.
Zigbee sử dụng giao thức định tuyến nền tảng là giao thức AODV cho mạng ad-hoc và
được đơn giản hóa cho mạng cảm biến. Giao thức định tuyến zigbee thuận tiện cho các
môi trường có các nốt di động, môi trường hay có đường truyền bị yếu và hay bị mất gói
tin.
Những router mà nằm trong tầm với của nhau, sẽ quan sát các router mà nó có thể tương
tác trực tiếp thông qua “neighbor table”, “neighbor table” sẽ được cập nhật khi một router
nhận được tin nhắn của bất kì một router khác.
Khi một router nhận một gói unicast từ chính ứng dụng của nó hoặc từ một thiết bị khác,
lớp NWK sẽ chuyển nó theo tiến trình sau. Nếu đích đến là một nốt lân cận của router
(bao gồm cả những thiết bị con của nó) gói tin sẽ được chuyển đến trực tiếp đến thiết bị
đích. Nếu không, router sẽ kiểm tra trong bảng định tuyến, nếu có một mục tương ứng
định tuyến đến địa chỉ đích và nếu mục đó đang được kích hoạt định tuyến cho gói tin
đích, gói sẽ được chuyển đến trạm tiếp theo. Nếu truyền gói tin thất bại, nó sẽ thử truyền
lại và đợi ack. Số lần thử tối đa là NWK_MAX_DATA_RETRIES=2 (được định nghĩa
trong f8wconfig.cfg). Nếu “active entry” không được tìm thấy trong bảng định tuyến
hoặc sử dụng entry vẫn bị lỗi sau lần thử cuối cùng, quá trình tìm đường (được đề cập
sau) sẽ được khởi động và gói tin sẽ được chuyển vào bộ đệm cho đến khi tiến trình được
hoàn thành.
Một zigbee end-device không thực hiện định tuyến. End-device muốn gởi một gói tin tới
bất kì thiết bị khác, đơn giản là nó sẽ chuyển gói tin đó tới thiết ZR của nó và thiết bị này
sẽ thay nó định tuyến gói tin đó. Tương tự, khi bất kì thiết bị muốn gởi một gói tin đến
end-device và khởi động quá trình tìm đường, thiết ZR của end-device này sẽ thay mặt
end-device trả lời. Trong Z-Stack, thiết lập định tuyến được tối ưu cho quá trình lưu trữ
bảng định tuyến. Thông thường, “routing table entry” cần thiết cho mỗi thiết bị đích,
bằng cách kết hợp tất cả các “entry” của end-device vào ‘entry” của ZR, lưu trữ được tối
ưu hóa và không mất bất kì chức năng nào.
ZigBee routers, bao gồm cả coordinator, thực hiện các chức năng định tuyến sau: Định
tuyến tìm và lựa chọn; bảo trì đường định tuyến; Route hết hạn.
 Tìm và lựa chọn đường định tuyến
Route Discovery là một thủ tục, theo đó các thiết bị trong mạng phối hợp với nhau để
tìm và thiết lập route thông qua mạng. Route discovery có thể được khởi tạo bởi bất kì
thiết bị router nào và được thực hiện liên quan đến một thiết bị đích đặc biệt.Cơ chế route
discovery tìm tất cả các đường có thể có giữa thiết bị nguồn và thiết bị đích và cố gắng
tìm đường tốt nhất.
Route selection sẽ chọn tuyến đường tốt nhất, thuật toán chọn đường tốt nhất sao
cho “route cost” nhỏ nhất. Trong đó, “route cost” được tính bằng cách cộng dồn các “link
cost”, “ link cost” thông thường là độ mạnh của tín hiệu nhận giữa hai thiết bị (nếu tuyến
đường đi qua càng ít trạm thì “route cost” của tuyến đường đó càng thấp, tối ưu được thời
gian truyền).
“Routes” được tìm bằng cách gởi các gói tin “request/response”. Một thiết bị
nguồn tìm đường đến địa chỉ đích bằng cách “broadcast” gói tin “Route Rquest” (RREQ)
đến các “neighbor” của nó, các “neighbor” của nó sẽ “reboadcast” gói tin RREQ. Nhưng
trước khi thực hiện điều đó, nó cập nhật “cost field” của gói RREQ bằng cách cộng thêm
“link cost” của link cuối và tạo một mục trong “Route Discovery Table” của nó. Bằng
cách này gói RREQ sẽ mang theo tổng “link cost” thuộc về một link mà nó đi qua. Tiến
trình này được thực hiện cho đến khi tới thiết bị đích.Nhiều gói tin RREQ được tìm thấy
với các tuyến đường khác nhau và mỗi gói RREQ sẽ chứa tổng “route cost”.Thiết bị đích
sẽ chọn một gói RREQ tốt nhất và gởi ngược lại một gói RREP đến thiết bị nguồn.
RREP là một unicast gởi ngược đến lần lượt các nốt trung gian cho đến khi gặp
thiết bị nguồn. Khi gói RREP di chuyển ngược về thiết bị nguồn, những nốt trung gian sẽ
cập nhật cập nhật vào “routing table” để chỉ tuyến đường đến địa chỉ đích. “Route
Discovery Table” tại mỗi nốt trung gian, được sử dụng để xác định trạm kế tiếp mà gói
RREP phải đi qua khi di chuyển về nguồn của gói RREQ đồng thời tạo tạo một mục
trong “Routing Table”.
Một tuyến đường được tạo ra, gói dữ liệu có thể được gởi đi. Khi một nốt mất kết
nối với nốt tiếp theo, (không nhận được MAC ACK khi gởi gói dữ liệu), nốt đó sẽ làm
mất hiệu lực của tuyến đường bằng cách gởi gói RERR đến tất cả các nốt đã nhận được
RREP và đánh dấu link tồi trong bảng “Neighbor Table” của nó.
 Bảo trì đường định tuyến
Mạng lưới có khả năng tự bảo trì và tự khôi phục “routes”. Các nốt trung gian sẽ
kiểm tra lỗi truyền nhận của một link, nếu có một link giữa các “neighbor” được xác định
là link xấu, nốt nguồn sẽ khởi động sửa các “route” đang sử dụng link đó bằng cách
“rediscovery route” cho gói dữ liệu kế tiếp. Nếu “route discovery” không thể được khởi
tạo, hoặc bị lỗi vì một lí do nào đó, RERR sẽ được gởi đến nguồn của gói tin, nơi chịu
trách nhiệm tìm một “route” mới. Dù bằng cách nào đi nữa thì tuyến đường sẽ tự động
thiết lập lại.
 Router hết hạn
Bảng định tuyến duy trì các “entries” cho việc thiết lập “routes”. Nếu không có gói tin
nào được gởi trên một “route” trong khoảng một thời gian ROUTE_EXPIRY_TIME=30
(trong file "f8wconfig.cfg" , đơn vị là s) “route” đó sẽ được đánh dấu là hết hạn. Các
“exprired route” sẽ không được xóa nếu việc đó chưa cần thiết.
1.5 . Ứng dụng
 Mạng ZigBee ứng dụng trong nhà thông minh
Hiện nay, hệ thống mạng zigbee cũng được tích hợp các cơ chế bảo mật, an ninh mạng,
đảm bảo an toàn dữ liệu cho người dùng. Zigbee được dùng cho lĩnh vực chiếu sáng, bật
TV tự động, giám sát ngôi nhà từ xa và thiết kế hệ thống âm thanh đa vùng. Nếu không
có công nghệ zigbee, mô hình nhà thông minh sẽ không phát huy được hết ưu điểm của
nó.

Hình 1.9. Zigbee trong căn hộ thông minh.


Hình 1.10. Zigbee trong smart office.
 Ứng dụng trong nông nghiệp, theo dõi các thông số môi trường

Mạng ZigBee có ưu thế trong những vùng mà việc cung cấp nguồn cho các thiết bị
mạng bị hạn chế. Ví dụ: Rừng, nông trại lớn… Vì các end device có thể hoạt động bằng
pin trong 2 đến 3 năm. Trong nông nghiệp, zigbee được ứng dụng rộng rãi trong một số
ứng dụng như:
 Nhiệt độ, độ ẩm không khí.
 Áp suất khí quyển
 Nồng độ khí CO
 Độ ẩm và pH đất
Hình 1.11. Ứng dụng trong nông nghiệp, theo dõi các thông số môi trường.
- Quản lý rừng và cảnh báo cháy rừng

Sử dụng công nghệ mạng cảm biến không dây, hệ thống được thiết kế để sửdụng ở
những khu vực khó tiếp cận, đòi hỏi năng lượng tiêu thụ thấp và không yêucầu cấp nguồn
bằng điện lưới như: rừng, núi…
Hình 1.11. Cảnh báo cháy rừng.
Hình 1.12. Thiết lập cảm biến cảnh báo cháy rừng.
- Ứng dụng trong công nghiệp

Hình 1.13. Giải pháp không giây zigbee trong công nghiệp.

1.6Module ZigBee DRF 1605


1.1 Giới thiệu module ZigBee DRF 1605
Hình 2.23: DRF 1605
DRF 1605 là module ZigBee dựa trên Chip ZigBee của hang Texas Instruments nhưng
đã được hang DTK viết firmware riêng để chúng ra có thể giao tiếp với nó một cách dễ
đang qua giao thức Uart quen thuộc. Nhờ vậy có thể giảm đi rất nhiều thời gian tiếp cận
với công nghệ ZigBee.
Những ưu điểm của DRF 1605 so với các module ZigBee CC2530 khác:
 Tạo network một cách tự động:
Vào lần sử dụng đầu tiên, khi DRF 1605 khởi động, Router có thể tìm
kiếm và gia nhập mạng một cách tự động. Sau lần sử dụng đầu tiên, tất
cả các điểm trong mạng (network point) có thể giữ nguyên trạng thái đó
dù ta có on/of các điểm đó vì chúng đã được ghi nhớ trong mạng lưới
của mình.
 Dễ dàng sử dụng:
Ở hầu hết các trường hợp, chúng ta đêu giao tiếp qua Uart hay RS232
không cần them driver hay API của ZigBee.
 Quá trình truyền nhận đơn giản:
Ở vai trò Coordinator, ta có thể gửi đến tất cả các điểm trong mạng
(Network point) một cách tự động qua giao thức Uart quen thuộc.
Ở vai trò Router, ta có thể gửi đến Coordinator dữ liệu một cách tự động
qua gio thức Uart.
1.2 Đặc tính của module DRF 1605
 Điện áp hoạt động: DC 3.3V (2.6V-3.6V)
 Uart Boud rate: 38400bps, 9600bps, 19200bps, 57600bps, 115200bps.
 Tần số hoạt động: 24600MHz, 2405MHz-2480MHz
 Cấu hình: Router, Coordinator. (Mặc định: Router PAN ID 0x199B,
kênh 22 – 2460MHz).
 Giao tiếp: Uart 3.3V TX-RX
1.3 Sơ đồ chân module ZigBee DRF 1605

1.4 Thiết lập mô hình mạng ZigBee với module DRF 1605
 Để có thể thiết lập được một mạng ZigBee hoàn chỉnh với module DRF
1605 cần ít nhất 2 module DRF 1605 và một đế cắm để có thể giao tiếp
với máy tính (qua cổng USB, RS 232…)
 Module USB ZigBee giúp cho module ZigBee 1605 giao tiếp với máy
tính thông qua cổng giao tiếp USB, là module quan trọng trong bộ
module ZigBee của DTK giúp thiết lập các thông số thông qua giao điện
phần mềm của DTK.
Thông tin module USB ZigBee
Hình 2.24. Module USB ZigBee
 Nguồn : lấy từ cổng USB ( có thể cấp nguồn 5V)
 Chip : PL2303HXD
 Mức logic : 3,3V
 Kích thước : 61 x 39 x 14 mm
 Trọng lượng : 20,5g
 Nhiệt độ hoạt động : -40 đến 85 độ C
 Baud rate : 9600, 19200, 38400, 57600, 115200 bps
 Chuẩn giao tiếp: USB
 Tích hợp sẵn 2 led báo hiệu TX, RX, một nút RESET và một nút
TEST
 Module được cấu hình là Coordinator, khi nguồn được cấp cho tất cả
các module thì Coordinator sẽ tự động gán các địa chỉ cho tất cả các
điểm. Về truyền nhận dữ liệu Coordinator nhận dữ liệu từ Serial Port sẽ
tự động gởi đến tất cả các Node, và ngược lại khi các node nhận dữ liệu
từ Serial Port sẽ gởi về Coordinator. Module cho phép thay đổi thành
router hoặc Coordinator thông qua quá trình cái đặt.
 Để cấu thành một mạng ZigBee cần 3 yếu tố: Coordinator, Router và
End Divice.
CÁC BƯỚC CẤU HÌNH MẠNG ZIGBEE
 Bước 1: Chọn một module DRF 1605 làm Coordinator, sử dụng phần
mềm DTK Application cấu hình các tham số cho module.
Hình 2.25: Giao diện DTK Application
+ Khi cắm giao tiếp module với máy tính ta mở phần mềm DTK Application, chọn cổng
COM giao tiếp với module, chọn Connect và chờ cho máy tính nhận module ( điều kiện
máy tính đã cài Drive giao tiếp với module).
+ Chọn các thông số muốn cài đặt cho module, ví dụ chọn module DRF 1605 đầu tiên
làm Coordinator. Sau đó chọn Write để ghi vào chip, rồi Disconnect. Connect lại thì lúc
này module đó trở thành Coordinator. Để xác minh thì ta chọn Read để đọc các thông số
của module.
Hình 2.26: Cài đặt các thông số cho Zigbee
+ Tiếp đến cài đặt các thông số tùy theo mạng chúng ta muốn, hai thông số quan trọng là
PAN ID và Baud rate. Với PAN ID thì PAN ID của Coordinator cần nắm rõ, để ta cấu
hình chọn PAN ID của các Router hay End Divice trùng với PAN ID của Coordinator.
Khi đó Coordinator mới cấp cho các node tham gia vào mạng một địa chỉ short address.
Thông số tiếp theo là tốc độ Baud rate tùy theo tốc độ mà ta chọn cho phù hợp, khi test
mạng thì sẽ chọn Baud rate là 38200. Sau khi cấu hình thông số hoàn thành ta disconnect
module.
 Bước 2: Chọn tiếp 1 module khác, để cấu hình thành một node mạng, module
DRF 1605 hộ trợ hai loại Coordinator và Router. Vì vậy tiếp đến sẽ cấu hình
Router. Các bước cấu hình tương tự như cấu hình Coordinator, chú ý PAN ID
trùng với PAN ID cảu Coordinator và cùng tốc độ Baud rate.
 Bước 3: Sau khi cấu hình xong các module thành các node mạng, lưu ý là chỉ cấu
hình Coordinator một lần duy nhất. Tiếp theo ta cấp nguồn cho module
Coordinator trước rồi cấp nguồn cho các module Router tiếp theo.
 Bước 4: Để kiểm tra trực quang mô hình mạng ta mới thiết lập ta sử dụng phần
mềm ZigBee Sensor monitor của TI hỗ trợ test mạng.

You might also like