Đề Cương Quốc Phòng 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

ĐỀ CƯƠNG QUỐC PHÒNG 1

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHIẾN TRANH:

1)Bản chất, quy luật chiến tranh:


Bản chất của chủ nghĩa đế quốc như “con đỉa 2 vòi”, một vòi hút máu nhân dân lao động chính
quốc, một vòi hút máu nhân dân lao động thuộc địa.
Vạch trần bản chất, bộ mặt thật và chiến tranh cướp bóc của chủ nghĩa thực dân Pháp: “Người
Pháp khai hóa văn minh bằng rượu lậu, thuốc phiện”
Nói về mục đích cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Người khẳng định: “Ta chỉ giữ gìn non
sông, đất nước của ta. Chỉ chiến đấu cho quyền thống nhất và độc lập của Tổ quốc. Còn thực dân
phản động Pháp thì mong ăn cướp nước ta, mong bắt dân ta làm nô lệ”.
Quy luật chiến tranh: CTCM và CT phản CM. Cuộc chiến tranh do thực dân Pháp tiến hành ở
nước ta là cuộc chiến tranh xâm lược. Chiến tranh của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược là
cuộc chiến tranh nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền và thống nhất đất nước.

2) Xác định tính chất xã hội của chiến tranh


Chiến tranh xâm lược là phi nghĩa, chiến tranh chống xâm lược là chính nghĩa
Kế thừa và phát triển tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin về bạo lực CM, HCM đã vận dụng
sáng tạo vào thực tiễn chiến tranh CM VN. Ng khẳng định: “Chế độ thực dân, tự bản thân nó đã là
một hành động bạo lực, độc lập tự do ko thể cầu xin mà có đc, phải dùng bạo lực CM chống lại bạo
lực phản CM, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền” → quy luật tất yếu trog CM dân tộc,
dân chủ: dùng bạo lực CM chống lại bạo lực phản CM.
Tư tưởng lấy dân làm gốc: CM là sự nghiệp của quần chúng, con ng là nhân tố quyết định thắng
lợi trong chiến tranh, coi dân là gốc, là cội nguồn sức mạnh.
Chiến tranh toàn dân: chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng là cuộc chiến tranh toàn
dân.
Kháng chiến toàn dân phải đi đôi với kháng chiến toàn diện: Qsự, Ctrị, Ktế, Vhóa, Ngiao. Trong
đó, mặt trận Qsự là quan trọng nhất.
Ý nghĩa tư tưởng: lấy ít đánh nhiều, toàn dân toàn diện là kim chỉ nam cho CMVN để tiến hành
chiến tranh giành độc lập, bảo vệ Tổ quốc.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân pháp ngày 19-12-1946: “Bất kì đàn ông, đàn
bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc…hễ là người VN thì phải
đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, ko có
gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nc”.
Để đánh thắng giặc Mĩ xâm lược, Ng tiếp tục khẳng định: “Ba mươi mốt triệu đồng bào ta ở cả
hai miền, bất kì già trẻ, gái trai, phải là ba mươi mốt triệu chiến sĩ anh dũng diệt Mĩ cứu nc, quyết
giành thắng lợi cuối cùng”.

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUÂN ĐỘI

1) Sự ra đời của quân đội là một tất yếu, là vấn đề có tính quy luật trong đấu tranh
giai cấp, đấu tranh dân tộc ở VN:
Mối quan hệ biện chứng giữa sự ra đời của quân đội với sự nghiệp giải phóng giai cấp và giải
phóng dân tộc. Ng viết: “Dân tộc VN nhất định phải đc giải phóng. Muốn đánh chúng phải có lực
lượng qsự, phải có tổ chức”.
Thực tiễn yêu cầu sự nghiệp CM giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp ở nc ta. Kẻ thù sử dụng
bạo lực phản CM để áp bức nô dịch dân tộc ta. Do vậy, chúng ta phải tổ chức bạo lực CM để chống
lại bạo lực phản CM. Ngày 22-12-1944, Đội VN tuyên truyền giải phóng quân (tiền thân của quân
đội ta hiện nay) được thành lập.
Hợp nhất các tổ chức tự vệ đỏ, du kích vũ trang, VNTTGPQ thành lực lượng vũ trang CM:
+Là lực lượng nòng cốt cho cuộc đấu tranh giai cấp dân tộc.
+Là lực lượng vũ trang CM của giai cấp công nhân và quần chúng lao động, đấu tranh với kẻ
thù.
Quá trình xây dựng và trưởng thành, quân đội ta luôn gắn liền với phong trào *****đt***** CM
của quần chúng:
+Phẩm chất anh “Bộ đội cụ Hồ” đc rèn luyện, thử thách, phát triển thành chủ nghĩa anh hùng
CM trong chiến tranh giải phóng dân tộc

2) Quân đội nhân dân VN mang bản chất của giai cấp công nhân:
Chủ tịch HCM luôn coi trọng xây dựng bản chất giai cấp công nhân cho quân đội:
 Giáo dục, nuôi dưỡng phẩm chất CM, bản lĩnh Ctrị, lý tưởng chiến đấu.
 Kế thừa truyền thống dân tộc, lịch sử đấu tranh dựng nc, giữ nc.
 Chuyển từ lập trường xuất thân sang lập trường của giai cấp công nhân, thật sự là quân đội
kiểu mới.
“Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của Tổ
quốc, vì CNXH. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh
thắng”.

3) Khẳng định quân đội ta từ dân mà ra, vì dân mà chiến đấu:


Đây là một trong những cống hiến của Chủ tịch HCM trong phát triển lí luận về quân đội.
“Quân đội ta là quân đội nhân dân. Nghĩa là con em ruột thịt của nhân dân. Đánh giặc để giành lại
độc lập thống nhất cho Tổ quốc, để bảo vệ tự do, hạnh phúc của nhân dân. Ngoài lợi ích của nhân
dân, quân đội ta ko có lợi ích nào khác” → Mối quan hệ quân-dân là truyền thống của “Bộ đội cụ
Hồ”, “như cá với nc”.

4) Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt:


Bắt nguồn từ nguyên lí của chủ nghĩa Mác – Lênin về xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp vô
sản, Chủ tịch HCM và Đảng Cộng sản VN đặc biệt quan tâm đến công cụ đặc biệt này để nó thực sự
trở thành lực lượng nòng cốt trong đấu tranh giai cấp, trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Cơ chế lãnh đạo: tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội trong thực hiện chế độ
công tác đảng, công tác Ctrị.

5) Nhiệm vụ và chức năng cơ bản của quân đội:


Chủ tịch HCM khẳng định: “Hiện nay quân đội ta có hai nhiệm vụ chính. Một là xây dựng một
đội quân ngày càng hùng mạnh và sẵn sàng chiến đấu. Hai là thiết thực tham gia lao động sản xuất
góp phần xây dựng CNXH”.
Quân đội ta có ba chức năng: đội quân chiến đấu, Đquân công tác, Đquân sx.
 Đội quân chiến đấu: luôn luôn sẵn sàng chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc, tham gia vào cuộc tiến công
địch trên mặt trận lí luận, Ctrị - tư tưởng, văn hóa.
 Đội quân sản xuất: tăng gia sx cải thiện đời sống, xây dựng Ktế, góp phần xây dựng, phát triển đất
nc, là lực lượng nòng cốt và xung kích trong xây dựng ktế - quốc phòng ở các địa bàn chiến lược,
nhất là ở biên giới, biển đảo, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn gian khổ và những địa bàn có
những tình huống phức tạp.
 Đội quân công tác: vận động quần chúng nhân dân xây dựng cơ sở Ctrị - XH vững mạnh, góp phần
tăng cường sự đoàn kết giữa Đảng với nhân dân, quân đội với nhân dân: giúp dân chống thiên tai,
giải quyết khó khăn, tuyên truyền vận động nhân dân hiểu rõ và chấp hành đúng đường lối, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nc, tinh thần quốc tế vô sản.

TƯ TƯỞNG HCM VỀ BẢO VỆ TỔ QUỐC XHCN


Tư tưởng của HCM về bảo vệ Tổ quốc XHCN là sự vận dụng sáng tạo Học thuyết Bảo
vệ Tổ quốc XHCN của Lênin vào tình hình thực tiễn của CM VN.

1) Bảo vệ Tổ quốc VN XHCN là một tất yếu khách quan:


Tính tất yếu đc Chủ tịch HCM chỉ rõ: “Các vua Hùng đã có công dựng nc, Bác cháu ta phải cùng
nhau giữ lấy nc”.
Năm 1945, HCM khẳng định: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù phải đốt cháy cả dãy Trường
Sơn cũng phải cương quyết giành cho đc độc lập”.
Năm 1966, khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng ko quân và hải quân,
HCM kêu gọi: “chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải
Phòng và một số xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân VN quyết ko sợ!”.
“Ko j quí hơn độc lập, tự do”
Ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc là tư tưởng xuyên suốt trong cuộc đời hoạt
động của Chủ tịch HCM:
- Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19-12-1946, Ng nói: “Chúng ta thà hi sinh tất cả
chứ nhất định ko chịu mất nc, nhất định ko chịu làm nô lệ…”
- Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, Chủ tịch HCM đã chỉ ra một chân lí rằng: “Hễ còn một tên
xâm lược trên đất nc ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi”.
- Trong bản di chúc, Ng căn dặn: “Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nc có thể còn kéo dài, đồng
bào ta có thể phải hi sinh nhiều của nhiều người. Dù sao chúng ta phải quyết tâm đánh thắng
giặc Mĩ đến thắng lợi hoàn toàn”.

2)Mục tiêu bảo vệ tổ quốc là độc lập dân tộc và CNXH, là nghĩa vụ và trách nhiệm
của mọi công dân:
Độc lập dân tộc và CNXH là mục tiêu xuyên suốt trong tư tưởng HCM, là sự thống nhất giữa
nhân dân, dân tộc và giai cấp. Bảo vệ Tổ quốc XHCN là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi công dân
VN. Trong Bản Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945, Ng khẳng định: “Toàn thể dân tộc VN quyết đem tất
cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy”. Ng kêu gọi:
“Hễ là ng VN thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp cứu Tổ quốc”.
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nc, Ng kêu gọi nhân dân cả nc quyết tâm chiến đấu đến
thắng lợi hoàn toàn để giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới thống nhất Tổ quốc, cả nc đi
lên XHCN.

3) Sức mạnh bảo vệ tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, cả nc, kết hợp vs
sức mạnh thời đại:
Chủ tịch HCM luôn nhất quán quan điểm: phát huy sức mạnh tổng hợp trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc XHCN: đó là sức mạnh của toàn dân tộc, toàn dân, của từng ng dân, của các cấp, các ngành từ
trung ương đến cơ sở, là sức mạnh của các nhân tố Ctrị, Qsự, Ktế, VH-XH, sức mạnh truyền thống
vs hiện đại, sức mạnh dân tộc vs sức mạnh thời đại.
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, Ng phân tích: Chúng ta có chính nghĩa, có sức mạnh đoàn kết
toàn dân từ Bắc đến Nam, có truyền thống đấu tranh bất khuất, lại có sự đồng tình ủng hộ rộng lớn
của các nc XHCN anh em và nhân dân tiến bộ trên thế giới, chúng ta nhất định thắng. Để bảo vệ Tổ
quốc XHCN, Chủ tịch HCM rất coi trọng xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh
nhân dân, xây dựng quân đội nhân dân, coi đó là lực lượng chủ chốt để bảo vệ Tổ quốc.
→Kết hợp sức mạnh dân tộc vs sức mạnh thời đại là một nội dung lớn của tư tưởng HCM.

4) Đảng Cộng sản VN lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc VN XHCN:


Đảng CSVN là ng lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của CM VN:
- Chủ tịch HCM nói: “Đảng và Chính phủ lãnh phải đạo toàn dân, ra sức củng cố và xây dựng
miền Bắc tiến dần lên XHCN, đồng thời tiếp tục đấu tranh để thống nhất nc nhà”
Sự nghiệp BVTQ VN XHCN phải do Đảng lãnh đạo. Chỉ có Đảng mới đủ sức giương cao ngọn
cờ dân tộc, tập hợp đc quần chúng làm CM
- “Từ khi thành lập đến nay, Đảng đã lãnh đạo dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác,
giành độc lập cho dân tộc, đánh thắng hai cuộc chiến tranh xâm lược, từng bước xây dựng Tổ
quốc VNXHCN”
- Trong những năm tháng khó khăn của kháng chiến chống Mỹ, Chủ tịch HCM đã nói: “Với
sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Chính phủ, nhân dân ta nhất định thắng lợi”.
Một số nội dung chiến lược:
- 1 là xây dựng tiềm lực toàn diện của đất nc, đặc biệt tiềm lực ktế, tạo ra thế và lực mới cho cho
sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN.
- 2 là xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh, xây dựng quân đội
nhân dân và công an nhân dân CM, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
- 3 là quán triệt tư tưởng CM tiến công, chủ động đánh thắng địch trong mọi hoàn cảnh, tình
huống chiến tranh.
- 4 là tăng cường sự lãnh đạo của ĐCSVN đối với sự nghiệp quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ
quốc.

XÂY DỰNG NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN,


AN NINH NHÂN DÂN

1) Vị trí, đặc trưng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân:

a) Vị trí
-Khái niệm:
+Quốc phòng toàn dân là nền quốc phòng mang tính chất “vì dân, do dân, của dân”, phát triển
theo phương hướng toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường và ngày càng hiện đại, kết
hợp chặt chẽ ktế vs quốc phòng và an ninh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí, điều hành của
Nhà nước, sẵn sàng đánh bại mọi hành động xâm lược và bạo loạn lật đổ của các thế lực đế quốc,
phản động; bảo vệ vững chắc Tổ quốc VN XHCN.
+“Nền quốc phòng toàn dân là sức mạnh quốc phòng của đất nc đc xây dựng trên nền tảng nhân
lực, vật lực, tinh thần mang tính chất toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường.

b) Đặc trưng
1. Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân chỉ có mục đích duy nhất
là tự vệ chính đáng
Đặc trưng cơ bản thể hiện sự khác biệt về bản chất trong xây dựng nề QPTD, ANND của VN vs
QP của các nc khác trên thế giới.
Nền QPTD, ANND VN có mục đích tự vệ chính đáng, chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc
VNXHCN.
“Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền
sung sướng và quyền tự do” (HCM – Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945)

2. Nền quốc phòng, an ninh vì dân, của dân và do toàn thể nhân dân tiến
hành
Đặc trưng vì dân, của dân, do dân thể hiện truyền thống, kinh nghiệm trong lịch sử dựng nc, giữ
nc của dân tộc.
Tập hợp và phát huy đc sức mạnh của toàn dân.
Nền QPTD, ANND phải phục vụ lợi ích của dân tộc, phù hợp nguyện vọng và khả năng của nhân
dân.

3. Nền quốc phòng, an ninh có sức mạnh tổng hợp do nhiều yếu tố tạo
thành
Sức mạnh tổng hợp gồm nhiều yếu tố:
- Chính trị
- Kinh tế
- Văn hóa
- Tư tưởng
- Khoa học
- Quân sự
- An ninh
Là sức mạnh dân tộc kết hợp vs sức mạnh thời đại.
Yếu tố về con ng, về Ctrị, tinh thần, yếu tố dân tộc giữ vai trò quyết định.

4. Nền quốc phòng, an ninh nhân dân đc xây dựng toàn diện và từng bc
hiện đại
Xây dựng toàn diện: ctrị, ktế, vh, KH-KT, qsự, an ninh, ngoại giao…
Xây dựng hiện đại: về con ng, về cơ sở vật chất, vũ khí trang bị, khí tài…
Kết hợp xây dựng toàn diện vs hiện đại.

5. Nền quốc phòng toàn dân gắn chặt vs nền an ninh nhân dân
QPTD – ANND có cùng mục đích: bảo vệ Tổ quốc VN XHCN
Phương thức tổ chức lực lượng, hoạt động, mục tiêu cụ thể khác nhau.
Việc kết hợp chặt chẽ giữa QP và AN đc tiến hành đồng bộ, thống nhất từ tổ chức, kế hoạch,
trong chiến lược BVTQ.

2) Xây dựng nền QPTD, ANND vững mạnh để bảo vệ Tổ quốc VN XHCN
a) Mục đích xây dựng nền QPTD, ANND vững mạnh hiện nay
Tạo sức mạnh tổng hợp của đất nc, cả về ctrị, qsự, an ninh, ktế, vhóa, xhội, k.học, công nghệ để
giữ vững hòa bình, ổn định, đẩy lùi, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh, sẵn sàng đánh thắng chiến tranh
xâm lược dưới mọi hình thức và quy mô.
Tạo thế chủ động cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhằm bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; bảo
vệ sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nc; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân
tộc; bảo vệ an ninh ctrị, an ninh ktế, an ninh tư tưởng vhóa, xh; giữ vững ổn định ctrị, môi trường hòa
bình, phát triển đất nc theo định hướng XHCN.

b) Nhiệm vụ xây dựng nền QPTD, ANND vững mạnh hiện nay
Xây dựng lực lượng quốc phòng, an ninh đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc TQVNXHCN
Lực lượng quốc phòng, an ninh là những con ng, tổ chức và những cơ sở vật chất, tài chính đáp
ứng cho QP,AN.
 Lực lượng Ctrị: - Hệ thống chính trị
-Các tổ chức CT – XH
-Tổ chức quần chúng
 L.lượng vũ trang: -Quân đội NDVN
-Công an NDVN
-Dân quân tự vệ

3) Xây dựng tìm lực QP,AN ngày càng vững mạnh:


Tiềm lực là sức mạnh, là khả năng nội sinh vốn có hoặc đc chuẩn bị trc.
Tiềm lực QP,AN: là khả năng về nhân lực, vật lực, tài lực có thể huy động để thực hiện nhiệm vụ
QP,AN.

a) Xây dựng tìêm lực chính trị, tinh thần: Tiềm lực Ctrị, tinh thần của nền QPTD, ANND
là khả năng về Ctrị, tinh thần có thể huy động tạo nên sức mạnh để thực hiện nhiệm vụ QP,AN.
Biểu hiện:
-Năng lực lãnh đạo của Đảng
-Khả năng qlí, điều hành của Nhà nc
-Niềm tin và ý chí quyết tâm của ND, của LLVTND trong nhiệm vụ BVTQ
Nội dung xây dựng:
-XD tình yêu quê hương, đất nc
-XD niềm tin đối với Đảng, Nhà nc, chế độ…
-XD hệ thống Ctrị vững mạnh
-XD khối ĐĐKDT
-Giữ vững ổn định ctrị, TTATXH
-Thực hiện tốt GDQPAN

b) Xây dựng tiềm lực KT: Tiềm lực KT của nền QP toàn dân, ANND là khả năng về KT của
đất nc có thể khai thác, huy động nhằm phục vụ cho QP,AN
Biểu hiện:
-Nguồn nhân lực, vật lực, tài lực của QG
-Tính ổn định, phát triển bền vững nền KT
-Tính năng động của nền KT
Nội dung xây dựng:
-CNH, HĐH đất nc
-Xây dựng nền KT độc lập, tự chủ
-Kết hợp phát triển KT-XH với tăng cường củng cố QPAN
-Phát triển CNQP, HĐH quân đội, công an
-XD cơ sở hạ tầngKT vs CSHT QP
-Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ND và LLVT

c) Xây dựng tiềm lực KH-CN: Tiềm lực KH,CN của nền QPTD và ANND là khả năng về
khoa học (KHTN, KHXH-NV) và công nghệ quốc gia có thể khai thác, huy động để phục vụ cho
QP,AN
Biểu hiện:
-Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ KHTN
-csvc kỹ thuật phục vụ QP-AN
-Năng lực ứng dụng kết quả của nghiên cứu KH, đáp ứng nhu cầu QP-AN
Nội dung xây dựng:
-Huy động mọi nguồn lực để nghiên cứu các vấn đề qsự, QP, AN
-Nghiên cứu sx, cải tiến, sửa chữa các loại vũ khí, trang bị
-Đào tạo, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ KH kỹ thuật
d) Xây dựng tiềm lực qsự, AN: Tiềm lực qsự, AN của nền QPTD, ANND là khả năng về vật
chất và tinh thần có thể huy động tạo thành sức mạnh phục vụ cho nhiệm vụ qsự,AN, cho chiến
tranh
Biểu hiện:
-Duy trì, phát triển trình độ sẵn sàng chiến đấu, sức mạnh chiến đấu của LLVT
-Nguồn dự trữ sức ng, sức của trên mọi lĩnh vực của đời sống XH và ND
ND xây dựng:
-Xây dựng LLVTND vững mạnh, toàn diện
-Tăng cường vũ khí, trang bị cho LLVT
-Xây dựng đội ngũ cán bộ LLVT đáp ứng nhiệm vụ mới
-Chuẩn bị lực lượng bảo vệ Tổ quốc
-Nghiên cứu KH qsự, nghệ thuật qsự

Vị trí các tiềm lực:


-Tiềm lực Ctrị, tinh thần là nhân tố cơ bản tạo nên sức mạnh của QP-AN, là nền tảng của tiềm lực
qsự, AN
-Tiềm lực KT tạo sức mạnh vật chất cho nền QPTD, ANND, là csvc của các tiềm lực khác
-Tiềm lực qsự, AN là biểu hiện tập trung, trực tiếp của sức mạnh qsự, AN, giữ vai trò nòng cốt để
BVTQ
-Tiềm lực KHCN là điều kiện tăng cường, phát huy sức mạnh vật chất, tinh thần cho tiềm lực qsự,
AN

Trách nhiệm sinh viên:


Xây dựng nền QPTD-ANND là trách nhiệm của toàn dân. Mọi công dân, trong đó có sinh viên
phải tham gia, tùy theo khả năng và điều kiện của mình
1) Tích cực học tập, nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt…
2) Nắm vững kiến thức QP-AN, nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá CMVN
của CNĐQ và các thế lực thù địch…
3) Tự giác tích cực luyện tập các kỹ năng qsự,AN, chủ động tham gia các hoạt động QP-AN tại
địa phương, nhà trường.
4) Tuyên truyền phổ biến kiến thức QP-AN trong cộng đồng…

CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ


TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1) Những vấn đề chung về chiến tranh nhân dân BVTQ:

a) Mục đích, đối tượng của CTNDBVTQ:


*Khái niệm: CTNDVN là quá trình sử dụng tiềm lực của đất nc, nhất là tiềm lực QPAN, nhằm
đánh bai ý đồ xâm lược lật đổ của kẻ thù đối vs CM nc ta

*Mục đích:
- Bảo vệ vững chắc đôc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ
- Bảo vệ ANQG, trật tự an toàn XH và nền VH
- Bảo vệ Đảng, Nhà nc, ND, và chế độ XHCN
- Bảo vệ sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH đất nc, lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ AN Ctrị, trật tự
an toàn XH và nền VH
- Giữ vững ổn định Ctrị và môi trường hòa bình, phát triển đất nc theo định hướng XHCN

*Đối tượng: đối tượng tác chiến: chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động có hành động phá
hoại, xâm lược lật đổ VN
-Đối tượng có âm mưu lật đổ chế độ XHCN
-Đối tượng có tham vọng về chủ quyền lãnh thổ
-Đối tượng do bị tác động của “diễn biến hòa bình”
-Đối tượng gây thảm họa thiên tai, môi trường

*Âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù:


-Thực hiện: đánh nhanh, thắng nhanh
-Tiến công qsự từ bên ngoài với bạo loạn lật đổ từ bên trong
-Kết hợp biện pháp vũ trang với phi vũ trang
-Quân số đông, vũ khí trang bị hiện đại
-Bao vây phong tỏa, dùng hỏa lực đánh ồ ạt
-Xâm chiếm lãnh thổ với tuyên truyền xuyên tạc

*Điểm mạnh, yếu của địch


-Điểm mạnh: +Ưu thế tuyệt đối về sức mạnh qsự, KT và tiềm lực về KHKT, vũ khí CN cao
+Cấu kết vs l.lượng phản động trong nc, thực hiện trong đáh ra, ngoài đáh vào
-Điểm yếu: +Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, bị nhân loại phản đối
+Dân tộc VN có truyền thống đánh giặc ngoại xâm, sẽ làm địch tổn thất nặng nề
+Địa hình, thời tiết, khí hậu phức tạp

b) Tính chất, đặc điểm của chiến tranh NDVNBVTQ:

b.1) Tính chất:


*Tính toàn dân, toàn diện: Là cuộc chiến tranh ND toàn dân, toàn diện, lấy llượng vũ
trang 3 thứ quân làm nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN
Llượng vũ trang 3 thứ quân gồm: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ
Chiến tranh chính quy: bđ chủ lực, bđ địa phương
Chiến tranh du kích: bộ đội địa phương, dân quân tự vệ

*Tính chính nghĩa, tự vệ, CM: Là cuộc chiến tranh chính nghĩa, tự vệ, CM, nhằm bảo
vệ độc lập dân tộc, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, Nhà nc, ND
-Bảo vệ độc lập DT, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
-Bảo vệ Đảng, Nhà nc, ND, lợi ích DT
-Tinh thần quốc tế sâu sắc

*Tính hiện đại: Là cuộc chiến tranh mang tính hiện đại, hiện đại về vũ khí, trang bị, tri
thức, nghệ thuật quân sự

b.2) Đặc điểm của chiến tranh ND:


- Bối cảnh qtế diễn biến phức tạp, tiến hành CTND, BVTQ, thực hiện mục tiêu thời đại: hòa bình,
độc lập DT, dân chủ và tiến bộ XH; nên tập hợp sức mạnh cả nc
- Bảo vệ độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ XHCN bằng sức mạnh tự lực tự cường,
dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự ủng hộ của thế giới
- Chiến tranh diễn ra khẩn trương, quyết liệt, phức tạp ngay từ đầu và suốt quá trình CT. Địch kết
hợp tiến công hỏa lực trên bộ, trên ko, trên biển, bạo loạn lật đổ
- Hình thái đất nc đc chuẩn bị sẵn sàng, thế trận QP-AN đc củng cố vững chắc, phát huy sức mạnh
tổng hợp, chủ động đánh địch lâu dài

2) Quan điểm của Đảng trong CTNDBVTQ:


a) Quan điểm CT toàn dân: Tiến hành CTND, toàn dân đánh giặc, lấy llượng vũ trang ND
làm nòng cốt. Kết hợp tác chiến của llượng vũ trang địa fương vs tác chiến của các binh đoàn
chủ lực
*Vị trí:
- Đây là quan điểm cơ bản xuyên suốt, thể hiện tính ND sâu sắc trong CT
- Khẳng định đây là cuộc CT của dân, do dân và vì dân
- Là đk để phát huy sức mạnh tổng hợp trong CT
*Nội dung:
- Trong đk tiến hành CT “lấy nhỏ thắng lớn”, “lấy ít địch nhiều”, “lấy yếu đánh mạnh” phải dựa
vào sức mạnh toàn dân
- Động viên toàn dân đánh giặc, tổ chức LLVT làm nòng cốt kết hợp vs llượng quần chúng ND,
đánh giặc bằng mọi vũ khí, cách đánh độc đáo, sáng tạo
*Biện pháp:
- Tăng cường giáo dục QP cho mọi tần lớp ND
- Xây dựng LLVT vững mạnh toàn diện, đặc biệt là chất lượng ctrị
- Nghiên cứu nghệ thuật qsự, nghiên cứu các cuộc CT gần đây trên thế giới để phát triển nghệ
thuật quân sự lên một tầm cao mới
- Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc để tiến hành CTND

b) Quan điểm CT toàn diện: Tiến hành CT toàn diện, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh qsự,
ctrị, n.giao, ktế, VH và tư tưởng, lấy đấu tranh qsự là chủ yếu, lấy thắng lợi trên chiến trường
là yếu tố quyết định để giành thắng lợi trong CT
*Vị trí: quan điểm có vai trò quan trọng, vừa mang tính chỉ đạo và hướng dẫn hành động cụ thể
để giành thắng lợi trong CT
*Nội dung:
- CT là cuộc thử thách toàn diện, để phát huy sức mạnh tổng hợp, phải đánh địch trên các mặt
trận: qsự, ctrị, n.giao, ktế, VH-tư tưởng; mỗi mặt trận đều có vị trí quan trọng
- Các mặt trận phải kết hợp chặt chẽ và hỗ trợ vs nhau, tạo đk cho đấu tranh qsự giành thắng lợi…
- Là truyền thống và kinh nghiệm của ông cha ta, của Đảng trong CT dựng nc, giữ nc
*Biện pháp:
- Đg lối chiến lược, sách lược đúng đắn, đấu tranh làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình”,
bạo loạn lật đổ của địch
- Vận dụng nhiều hình thức, biện pháp đấu tranh và nghệ thuật chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ các mặt
trận trong từng giai đoạn cụ thể… lấy đấu tranh qsự là chủ yếu, lấy thắng lợi trên chiến trường là yếu
tố quyết định trong kết thúc CT

Trách nhiệm sinh viên:


- Học tập nâng cao nhận thức về mọi mặt
- Nắm vững kiến thức QP-AN-QS, vận dụng sáng tạo quan điểm của Đảng trong CTNDBVTQ
để xây dựng và phát triển nghệ thuật qsự VN
- Tuyên truyền giáo dục quan điểm, đg lối, chính sách của Đảng về CTND
- Tích cực góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng và BVTQ
CÂU HỎI VÀ CÁCH TRẢ LỜI:

1) Tại sao cần xây dựng tiềm lực QP,AN ngày càng vững mạnh?
- Khái niệm tiềm lực QP-AN
- ND xây dựng tiềm lực QP-AN
+ Tiềm lực Ctrị - tinh thần
+ Tiềm lực ktế
+ Tiềm lực qsự,AN
+ Tiềm lực khoa học công nghệ
- Mục đích: tạo sức mạnh tổng hợp của đất nc, tạo thế chủ động trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc VNXHCN
- Kết luận: tiềm lực QP-AN vững mạnh đủ sức răn đe, ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ
CT, đánh thắng CT xâm lược, bảo vệ TQ

2) Tại sao cần tiến hành CTND toàn dân toàn diện?
- CTND là gì?
- Quan điểm CT toàn dân
- Quan điểm CT toàn diện
- Âm mưu thủ đoạn của kẻ thù
- Thực tiễn CMVN trong bảo vệ TQ.
- Kết luận: Tiến hành CTND toàn dân toàn diện để tạo sức mạnh tổng hợp, đủ sức đánh thắng
CT xâm lược, bảo vệ TQVNXHCN

CÂU HỎI ÔN TẬP:


- Khái niệm QPTD
- Đặc trưng của nền QPTD, ANND
- Mục đích, nhiệm vụ xây dựng nền QPTD, ANND
- Trách nhiệm SV trong việc góp phần xây dựng nền QPTD, ANND
- Tiềm lực QP-AN là gì? Tại sao cần xây dựng tiềm lực QP-AN ngày càng vững
mạnh?
- Mục đích, tính chất, đặc điểm của CTND
- Quan điểm của Đảng trong CTND, BVTQ (quan điểm toàn dân, toàn diện)

You might also like