Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

I.

Bài tập tỷ giá:


- Tính tỷ giá chéo
- Chiết khấu hối phiếu, giá trị chiết khấu của Hối phiếu
II. Bài tập Hối phiếu
Đọc kỹ các Luật quốc tế điều chỉnh Hối phiếu và Luật các công cụ chuyển nhương Việt
Nam bởi không được mang vào phòng thi các tài liệu này.
III. Các phương thức thanh toán
Phân biệt các phương thức thanh toán quốc tế: ghi sổ, chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng
chứng từ.
Vẽ sơ đồ quy trình nghiệp vụ của các phương thức thanh toán.
IV. Chữa bài tập Chương Tín dụng chứng từ
A. Các nội dung cần lưu ý trong Thư tín dụng. Lưu ý nội dung L/C phải phù hợp với
Đơn yêu cầu mở L/C:
1. Địa điểm của L/C: Tokyo.
Đúng. Bởi người mua là người yêu cầu mở Thư tín dụng, mà người mua tại Nhật Bản,
nên L/C sẽ được phát hành tại Nhật Bản. Điều 8 Hợp đồng cũng quy định “người mua
mở cho Tổng công ty xuất nhập khẩu công nghiệp thực phẩm 1 L/C không huỷ ngang,
miễn truy đòi 100%, trả ngay qua ngân hàng DAIICHI Bank Ltd. Tokyo”. -> Địa điểm
của L/C là Tokyo
2. Thời gian L/C: ngày 20 tháng 2 năm 2015
Theo Điều 8 Hợp đồng, thư tín dụng phải được mở muộn nhất 20 ngày trước ngày giao
hàng. Theo Điều 6, thời hạn giao hàng không quá ngày 15 tháng 3 năm 2015. Như vậy,
ngày mở L/C muộn nhất là 15/3-20= 23/2.
Như vậy, ngày mở L/C là 20/2 là đúng quy định
3. Tên Ngân hàng phát hành L/C: DAIICHI BANK LTD, TOKYO, JAPAN
Nhìn chung các tên và địa chỉ của ngân hàng phát hành cũng như của người yêu cầu,
người hưởng lợi nên giống y hệt, thậm chí tới từng dấu chấm dấu phẩy như đã đề trong
Hợp đồng. Nếu có viết tắt tên thì theo ISBP 745, tên viết tắt đó phải chấp nhận được, ví
dụ Ltd. thay cho Limited, Co. thay cho Company, v.v.
4. Số thư tín dụng: trong bài tập sai số L/C: phải sửa thành 03/IM/2015
5. Tên và địa chỉ người yêu cầu và người hưởng lợi:
Tên và địa chỉ phải giống y hệt Hợp đồng, và nếu viết tắt thì phải chấp nhận được theo
quy định của ISBP 745.
Trong thư này, tên của người nhập khẩu (công ty VN) đã viết chưa chính xác (viết hoa 1
số từ), tuy nhiên vẫn chấp nhận được. Thiếu địa chỉ của người yêu cầu (người nhập khẩu)
và người hưởng lợi (người xuất khẩu)
6. Số tiền của L/C
Số tiền phải hoàn toàn giống với số tiền trong Hợp đồng, ghi cả loại tiền tệ theo tiêu
chuẩn ISO (ví dụ USD). Số tiền phải ghi bằng cả số và cả chữ.
Theo điều 31 UCP 600 có quy định có thể sử dụng dung sai cho số tiền. Tuy nhiên, có
điều kiện áp dụng, đó là chỉ khi hàng hoá không quy định dung sai. Nếu số lượng hàng
hoá đã được quy định dung sai, ví dụ +-5% thì số tiền L/C phải là 1 số tiền chẵn, không
có dung sai.
7. Ngày hết hạn Thư tín dụng: 20 tháng 3 năm 2015
Ngày hết hạn L/C phải là 1 thời gian hợp lý. Thời gian này phù hợp nhất được tính = thời
gian chuyển L/C tới ngân hàng thông báo + thời gian chuyển L/C tới người hưởng lợi +
thời gian kiểm tra L/C + thời gian tu chỉnh L/C (nếu có) + Thời gian chuẩn bị chứng từ
sau khi giao hàng + thời gian lưu chứng từ tại Ngân hàng thông báo và chuyển chứng từ
tới ngân hàng phát hành + thời gian 5 ngày làm việc ngân hàng để ngân hàng phát hành
kiểm tra bộ chứng từ được xuất trình phù hợp hay không.
Khi quy định thời hạn hiệu lực của L/C, người nhập khẩu và người xuất khẩu cũng nên
cần nhắc tới yếu tố thời gian không quá ngắn khiến cho người xuất khẩu không kịp
chuẩn bị hàng hoá, hay quá dài khiến cho người nhập khẩu bị đọng vốn.
Trong Thư tín dụng trên, ngày hết hiệu lực là 20/3/2015. Trong khi ngày bốc hàng là
15/3/2015. Như vậy, ngày hết hiệu lực L/C chỉ sau ngày bốc hàng 5 ngày, là quá ngắn.
Nếu đứng từ góc độ người xuất khẩu kiểm tra L/C ngày, đây là 1 bất lợi rất lớn cho người
xuất khẩu. Nên đề nghị tu chỉnh kéo dài thêm ngày hết hiệu lực của L/C, nhưng ngày kéo
dài cũng phải dài hợp lý để tránh người nhập khẩu bị đọng vốn quá lâu.
8. Địa điểm hết hạn hiệu lực L/C: Tokyo
Về địa điểm hết hạn hiệu lực L/C, người xuất khẩu thường muốn địa điểm hết hạn hiệu
lực tại nước của mình để tiện xuất trình chứng từ. Ngược lại, người nhập khẩu muốn địa
điểm hết hiệu lực tại nước của mình bởi thuận tiện thanh toán

Địa điểm hết hạn hiệu lực tại Tokyo là hợp lý.
9. Phương tiện thanh toán
Trong L/C này, thanh toán bằng hối phiếu trả ngay, lập thành 2 bản bằng 100% trị giá
hoá đơn ký phát đòi tiền người xin mở thư tín dụng này
- Thanh toán bằng hối phiếu trả ngay: phù hợp với điều 8 Hợp đồng
- Hối phiếu phải ký phát đòi tiền người xin mở thư tín dụng là sai. Trong phương thức tín
dụng chứng từ, người trả tiền là ngân hàng phát hành. Do đó, hối phiếu phải ký phát đòi
tiền ngân hàng phát hành, và ngân hàng phát hành sau khi kiểm tra chứng từ xuất trình
phù hợp sẽ ký chấp nhận Hối phiếu. Cũng theo khoản B18 ISBP 745, Hối phiếu trong
phương thức tín dụng chứng từ không được phép ký phát đòi tiền người yêu cầu.
10. Bộ chứng từ xuất trình đòi tiền:
Bộ chứng từ xuất trình đúng theo quy định trong Hợp đồng. Các chứng từ gồm có chứng
từ thương mại và chứng từ tài chính (chứng từ nào là thương mại, là tài chính, đọc kỹ
URC 522). Đứng từ góc độ người xuất khẩu kiểm tra thư tín dụng, Lưu ý 1 số điều sau:
- Các yêu cầu ký phát từng loại chứng từ có đúng theo quy định của UCP 600 và ISBP
745: ví dụ hoá đơn thương mại, hối phiếu phải do người thụ hưởng ký phát, vận đơn hoặc
chứng từ vận tải phải do hãng tàu/đại lý uỷ quyền hãng tàu/ thuyền trưởng ký phát.
- Thời gian ký phát cũng phải theo đúng UCP 600 và ISBP 745: ví dụ chứng từ bảo hiểm
không được phép ký phát sau ngày giao hàng. Ngày vận đơn được coi như là ngày giao
hàng. 1 số chứng từ có thể ký trước ngày giao hàng, thậm chí trước ngày mở L/C như
giấy chứng nhận số lượng, chất lượng, hun trùng, v.v.
- Số lượng bản gốc/bản sao các loại chứng từ: như trong Hợp đồng. Chú ý các vấn đề sau:
+ theo Điều 17a UCP 600, mỗi loại chứng từ phải xuất trình ít nhất 1 bản gốc;
+ cách xác định số bản gốc/bản sao theo ISBP 745: ví dụ Hoá đơn 4 bản, có nghĩa là 1
bản gốc và 3 bản sao
+ Có những chứng từ quy định phải xuất trình riêng, tuy nhiên có thể xuất trình kèm với
1 nội dung khác, miễn là nội dung chứng từ không thay đổi 1 cách cơ bản. Ví dụ: yêu cầu
xuất trình “packing list”, nếu người thụ hưởng xuất trình “packing and weight list” mà
trong chứng từ vẫn ghi đầy đủ nội dung của 1 packing list thì vẫn được chấp nhận.
+ Nếu L/C quy định xuất trình các chứng từ gộp, ví dụ “giấy chứng nhận số lượng và
chất lượng” 1 bản gốc, theo ISBP 745 thì người thụ hưởng vẫn có thể xuất trình riêng
giấy chứng nhận số lượng và giấy chứng nhận chất lượng mỗi loại 1 bản gốc.
- Vận đơn đường biển phải quy định là “hoàn hảo” (theo UCP 600, vận đơn đường biển
sạch không có nghĩa phải ghi chú “Clean” mà chỉ cần không có bất cứ điều khoản nào chỉ
ra là có lỗi hàng hoá thì đã được coi là vận đơn sạch).
Vận đơn nên ký theo lệnh của ngân hàng phát hành. Bởi nếu theo lệnh để trống sẽ
rất nguy hiểm, khi vận đơn bị thất lạc thì người cầm vận đơn đó hoàn toàn có thể lấy
được hàng. Cũng không nên ký theo lệnh của người yêu cầu bởi người nhập khẩu có thể
lấy được hàng trước mà chưa thanh toán, khi đó ngân hàng và người xuất khẩu đều gặp
rủi ro
Vận đơn đề “cước phí trả sau” hay “cước phí trả trước” phụ thuộc vào điều kiện
thương mại quốc tế. VD điều kiện CIF thì cước phí do người bán đã trả, còn điều kiện
FOB cước phí do người mua trả sau.
Không nên để 1/3 B/L chuyển cho 1 người khác không thể kiểm soát, như trong
thư tín dụng này. Nhưng có thể để 1/3 bộ vận đơn đường biển gửi tới người yêu cầu,
nhưng vẫn phải theo lệnh của ngân hàng; khi đó người yêu cầu sẽ cầm vận đơn tới ngân
hàng ký hậu để được nhận hàng. Cũng cần chú ý là theo ISBP 745, nếu L/C chỉ yêu cầu
2/3 bộ vận đơn hoặc không đủ số bản gốc vận đơn, mà không nói rõ 1/3 hoặc các bản còn
lại được dùng để làm gì, thì người thụ hưởng vẫn phải xuất trình đầy đủ bộ vận đơn.
- Hoá đơn: theo Điều 18 UCP 600, Hoá đơn không nhất thiết phải được ký. Nhưng Hoá
đơn bắt buộc phải đề tên người hưởng lợi, tới người yêu cầu, và mô tả hàng hoá đúng như
trong L/C.
- Bảo hiểm: có hay không phụ thuộc vào điều kiện thương mại quốc tế. Theo UCP 600,
nếu chứng từ không quy định số tiền bảo hiểm thì tối thiểu phải là 110% giá CIF. Khoảng
cách bảo hiểm tối thiểu theo ISBP 745 là từ nơi nhận hàng để gửi đi đến nơi hàng đến
cuối cùng theo L/C.
11. Thời hạn xuất trình chứng từ:
Đây là 1 nội dung bắt buộc phải có của L/C. Theo điều 14c, thời hạn xuất trình vận đơn
gốc muộn nhất là 21 ngày kể từ ngày giao hàng. Các ngân hàng cũng thường lấy thời hạn
21 ngày này làm thời hạn xuất trình chứng từ.

Tuy nhiên, theo ISBP 745, vận đơn gốc có thể đến chậm, nhưng phải trong thời hạn hiệu
lực của L/C.

Điều 29 UCP 600 quy định về gia hạn ngày xuất trình chứng từ.
12. Cách vận tải
Giao hàng từng phần và chuyển tải có thể cho phép hoặc không cho phép.
Điều 31 UCP 600 định nghĩa thế nào là giao hàng từng phần. Ngắn gọn là hàng hoá chỉ
cần giao trên cùng 1 phương tiện, cùng 1 hành trình, 1 nơi đến sẽ không bị coi là giao
hàng từng phần, cho dù ngày giao hàng và cảng đi là khác nhau. VD: 13.000 tấn gạo giao
thành 2 chuyến cùng trên tàu A. Ngày 1/1/2017 tàu A bốc 6.000 tấn gạo tại cảng Hải
Phòng đi cảng Kobe, ngày 1/2/2017 tàu A bốc tiếp 7.000 tấn gạo còn lại tại cảng Vũng
Áng cũng đi cảng Kobe, thì đây không phải là giao hàng từng phần. Ngược lại, nếu cùng
vào ngày 1/1/2017, 2 tàu A và B cùng khởi hành tại cảng Sài Gòn đi Kobe, lần lượt chở
6.000 và 7.000 tấn gạo, thì trường hơp này vẫn bị coi là giao hàng từng phần.
Điều 19 UCP 600 đinh nghĩa chuyển tải, có nghĩa là dỡ hàng từ 1 phương tiện vận tải này
và bốc hàng lên 1 phương tiện vận tải khác (dù cùng 1 phương thức vận tải) trong quá
trình chuyên chở.
13. Ngày giao hàng:
Đứng trên góc độ người xuất khẩu, nên chọn ngày giao hàng là 15/3/2015, là ngày muộn
nhất trong thời hạn giao hàng quy định trong Hợp đồng, sẽ có lợi cho người xuất khẩu.
Chú ý cả cách tính thời hạn trong L/C, ví dụ theo ISBP 745 các từ “sau, từ” để tính thời
gian là không bao gồm ngày đó, mà bắt đầu tính từ ngày sau ngày đó.

14. Các điều kiện khác:


Không nên đưa điều kiện “ngân hàng cam kết trả tiền cho người hưởng lợi thư tín dụng
này với điều kiện bộ chứng từ phải được xuất trình trong vòng 5 ngày làm việc kể từ sau
ngày giao hàng và sau khi được sự đồng ý trả tiền của người xin mở thư tín dụng này”.
Thứ nhất, Thời hạn xuất trình chứng từ không nên 5 ngày làm việc kể từ sau ngày giao
hàng bởi như thế là quá ngắn. Theo UCP 600, thời hạn xuất trình chứng từ thường là 21
ngày kể từ ngày giao hàng.
Thứ hai, theo tinh thần của UCP 600, trách nhiệm của ngân hàng phát hành là cam kết trả
tiền khi người hưởng lợi xuất trình chứng từ phù hợp, không cần phải có sự đồng ý trả
tiền của người xin mở thư tín dụng. Mặc dù theo Điều 16 UCP 600, cho phép ngân hàng
phát hành được tham khảo ý kiến của người nhập khẩu để quyết định chấp nhận hay từ
chối thanh toán. Các ngân hàng thương mại Việt Nam đã lợi dụng điều khoản này để
tham khảo ý kiến của người nhập khẩu trước khi thanh toán.

B. Tính chất Thư tín dụng: theo điều 4 UCP 600 là độc lập với hợp đồng cơ sở.
C. Vẽ sơ đồ 5 trường hợp thanh toán L/C tại bước 5 theo Giáo trình
D. Các loại thư tín dụng cơ bản và dùng trong trường hợp nào.

You might also like