Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Khai thác và phát triển khu Di tích danh thắng ruộng bậc thang Sapa dưới góc

nhìn văn hóa sinh thái


NCS: Phạm Thị Thảo
GV: Khoa DL&NN
Đại học Sao Đỏ
Abstract:
Phát triển du lịch dựa trên hệ thống nguồn tài nguyên vốn có đã được các địa
phương, các doanh nghiệp khai thác triệt để và có hiệu quả. Tuy nhiên, việc khai thác đó
đã được đánh giá dưới nhiều góc độ như: phát triển bền vững, phát triển trong quá trình
hội nhập, phát triển cùng với bảo tồn và phát huy… nhưng đánh giá dưới góc độ văn hóa
sinh thái vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ trong việc nghiên cứu và đưa ra những
giải pháp khai thác có hiệu quả nhất đối với tài nguyên du lịch. Cụ thể hóa cho việc đánh
giá đó, bài viết tập trung vào hệ thống Di tích danh thắng ruộng bậc thang Sapa – Lào
Cai là đối tượng tiến hành đánh giá chính.
Abstract:
Tourism development based on the inherent resource system has been thoroughly
exploited by localities and enterprises. However, the exploitation has been evaluated in many
aspects such as sustainable development, development in the integration process, development
along with conservation and promotion, etc. but being assessed under the culture point of view,
ecology is still a relatively new concept in researching and developing the most effective mining
solutions for tourism resources. Specifying for that evaluation, the article focuses on the system
of relic landscapes Sapa - Lao Cai terrain as the main subject of the assessment.
Keys: Tourism, sustainable, development, relic landscapes Sapa
1. Dấu ấn văn hóa sinh thái của Di tích danh thắng ruộng bậc thang Sapa
Trong mối quan hệ giữa con người – tự nhiên – xã hội hay trong mối tương quan
giữa văn hóa – sinh thái của hoạt động du lịch, thực chất là mối quan hệ giữa tài nguyên
tự nhiên và tài nguyên nhân văn với hoạt động du lịch. Nguồn tài nguyên đó mang lại
nguồn thu cho kinh doanh du lịch. Vì vậy, các nhà kinh doanh, những người khai thác cần
có thái độ ứng xử có văn hóa với nguồn tài nguyên này, đó là phát triển, gìn giữ và khai
thác bền vững góp phần vào việc xây dựng và phát triển lâu dài cho doanh nghiệp cũng
như địa phương, vùng, miền, quốc gia.
Việc khai thác hệ thống ruộng bậc thang tại Sapa trong hoạt động du lịch dưới góc
độ văn hóa sinh thái, cần phải xem xét dấu ấn văn hóa của ruộng bậc thang trong môi

1
trường tự nhiên. Dấu ấn văn hóa chính là hình ảnh đặc trưng biểu tượng của khu vực vùng
cao.
Dưới góc độ văn hóa ruộng bậc thang là phương thức canh tác nông nghiệp chính,
vừa bảo tồn, vừa phát triển bền vững, đảm bảo nguồn lương thực cho người dân vùng núi,
vừa tạo ra những đặc sản phục vụ trong hoạt động du lịch đó là lương thực thực phẩm
như: gạo nếp nương, rau, củ, quả sạch…
Hệ thống ruộng bậc thang còn chứng mình cho một nền văn minh lúa nước trên cao,
nền văn minh ấy không chỉ xuất hiện ở các vùng đồng bằng mà bằng sự sáng tạo, cải tạo
tự nhiên phù hợp với môi trường sống của con người, bà con các dân tộc thiểu số cũng đã
tạo nên một hệ thống các thửa ruộng hung vĩ trải rộng khắp các sườn núi, kéo dài từ đỉnh
đồi xuống chân đồi. Để có được một hệ thống các thửa ruộng uốn lượn mềm mại trên các
địa hình quanh co đó, người dân vùng cao đã phải va đập, cọ xát với những khó khăn,
khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu, của thiên tai, của địa hình hiểm trở. Trong khi chưa có
một khuôn mẫu, một chủ trương, chính sách nào giúp đỡ người dân tiến hành khai khẩn
một cách nhanh nhất và thuận tiện nhất.
Dấu ấn văn hóa còn được biểu hiện rõ nét nhất ở một số điểm:
Thứ nhất đó là kinh nghiệm làm ruộng bậc thang của người dân: Trong quá trình
làm, yếu tố đầu tiên cần được quan tâm đó là việc chọn địa bàn có đất, đặc biệt có nguồn
nước mạch hoặc gần mạch nước để thuận lợi cho việc làm rãnh dẫn nước tới ruộng. Để
dẫn nước về ruộng, hệ thống các rãnh được đào từ trên cao xuống thấp, từ ruộng trên
xuống ruộng dưới. Hệ thống rãnh nước này cũng có các rãnh thoát nước khi mùa mưa lũ
về. Trên các ruộng bậc thang luôn có giao thông hào để đề phòng mưa lớn, nước tràn từ
đỉnh xuống làm gẫy hỏng lúa, trôi hoa màu, và đây cũng là hàng rào bảo vệ cây trồng trên
ruộng bậc thang.
Thứ hai là việc chọn giống cây trồng: việc chọn giống cây trồng như lúa nương phải
phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết, địa hình và loại đất của ruộng bậc thang. Do sản
xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, năm mưa ít, năm mưa nhiều cho nên việc
tiến hành gieo trồng cũng thay đổi, năm gieo trồng sớm, năm gieo trồng muộn. Thường
thường, chu kỳ sinh trưởng và phát triển khoảng từ tháng 3 âm lịch đến tháng 7 âm lịch.
2. Ứng xử của con người với Di tích danh thắng ruộng bậc thang Sapa
Với tư duy, quan điểm ứng xử trên tinh thần tôn trọng môi trường tự nhiên và môi
trường nhân văn, việc khai thác hệ thống di tích ruộng bậc thang tại Sapa trong hoạt động
du lịch cần phải có thái độ đúng đắn đó là biết ơn và tôn trọng hệ thống tài nguyên này.
Nhà quản lý, doanh nghiệp và người dân tham gia khai thác hệ thống ruộng bậc thang

2
trong du lịch phải đứng trên quan điểm: coi hệ thống ruộng bậc thang là chủ thể, không
thể coi đó là khách thể. Có như vậy, việc tôn trọng và biết ơn nguồn tài nguyên đó mới
thực hiện một cách triệt để.
Trên tinh thần đó Hệ thống ruộng bậc thang Sa pa được Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch công nhận Di tích danh thắng cấp quốc gia vào tháng 10 năm 2013. Trải qua lịch
sử hàng trăm năm với hình thức canh tác của nhiều dân tộc sống trên các triền núi cao và
vùng núi hiểm thiếu đất canh tác, hệ thống ruộng bậc thang được hình thành, được chạm
khắc như một kiệt tác kỳ vĩ của con người trong quá trình ứng xử với môi trường tự
nhiên. Để có thể canh tác lúa nước như vùng đồng bằng, trên những thửa ruộng đó, người
dân khắc phục bằng cách chọn những vạt đất màu, bạt thành những bậc tam cấp xếp
chồng lên nhau trải dài từ đỉnh đồi xuống chân đồi. Tùy thuộc vào từng địa hình, người
dân có thể tạo ra các thửa ruộng có nhiều hình thù khác nhau như một công trình nghệ
thuật như hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình thoi… Với sự chăm chỉ, khéo léo và
khả năng tư duy khoa học, người dân ở đây tạo ra những ruộng bậc thang như một bức
tranh tuyệt mỹ.
Hệ thống ruộng bậc thang ở Sapa bao quanh bản làng của các tộc người thiểu số và
những người làm ruộng bậc thang giỏi nhất phải kể đến như: người Hà Nhì, người Dao,
người H’Mông, người Giáy và người Tày, những tộc người quanh năm sống và lao động
trên những triền núi của dãy Hoàng Liên Sơn. Hệ thống cánh đồng bậc thang được công
nhận là Di tích danh thắng cấp quốc gia nằm trong thung lũng Mường Hoa, cách thị trấn
Sapa gần 10km về phía Tây Nam. Quần thể ruộng bậc thang lớn nhất Việt Nam, rộng
935,4ha thuộc địa bàn các xã Lao Chải, Tả Van, Hầu Thào huyện Sapa.
Không chỉ là hệ thống cảnh quan tươi đẹp và hùng vĩ mà hệ thống ruộng bậc thang ở
Sapa còn là những bồ thóc của bà con dân tộc miền núi. Dưới dàn tay lao động cần mẫn
của người dân vùng cao, cùng với phương thức canh tác truyền thống đã góp phần tạo cho
Lào Cai nói chung và Sapa nói riêng một sản phẩm du lịch độc đáo và là thương hiệu
cũng như lý do thu hút khách du lịch mỗi khi mùa nước đổ (lúc dẫn nước vào ruộng) và
mùa vàng (khi lúa chín vàng) về trên những thửa ruộng kỳ vĩ của vùng đất này. Sự độc
đáo ấy vượt ra khỏi tầm vóc quốc gia, năm 2009 Tạp chí du lịch “Travel and Leisure” của
Mỹ đã bình chọn ruộng bậc thang Sapa là 1 trong 7 ruộng bậc thang đẹp nhất, kỳ vĩ nhất
châu Á và thế giới. Năm 2014, trang Mother nature giới thiệu 30 điểm đẹp nhất thế giới,
trong đó ruộng bậc thang Sapa của Việt Nam đứng ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng.
Hệ thống ruộng bậc thang nằm trong tuyến đường mòn tuyệt vời nhất thế giới dành
cho khách du lịch thích đi bộ vào ban ngày như Sapa – Lao Chải – Tả Van – Bản Dền –

3
Thanh Phú và Sapa – Cát Cát – Sín Chải đã thu hút được trên 200.000 lượt khách du lịch
nước ngoài tham gia trải nghiệm.
Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho khách du lịch cũng đã dần được
hoàn thiện. Ngoài hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng tại thì trấn Sapa, còn có hệ
thống các nhà nghỉ theo phương thức homestay cũng tham gia tích cực vào việc phục vụ
khách du lịch. Trên toàn huyện Sapa có khoảng 289 cơ sở lưu trú, tại các thôn bản là 168
với 1728 giường, trong đó cụm homestay Tả Van Giáy 1 (làng Tả Van Giáy, xã Tả Van,
huyện Sapa, Lào Cai) vinh dự nhận giải thưởng ASEAN.
Cùng với các sản phẩm du lịch khác, chương trình trải nghiệm mùa nước đổ và mùa
vàng trên hệ thống ruộng bậc thang tại Sapa đã góp phần vào con số khá ấn tượng cho du
lịch của tỉnh Lào Cai. Năm 2016 đạt trên 2,7 triệu lượt khách, tăng 32,5% so với năm
2015. Doanh thu du lịch năm 2016 đạt 6.405 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2015. Chỉ tính
riêng 6 tháng đầu năm 2017 lượng khách đến Lào Cai là 2.337.269 lượt, tăng 77% so với
cùng kỳ năm 2016 và đạt 75,4% kế hoạch năm 2017. Tổng doanh thu 6 tháng là 6.450 tỷ
đồng, tăng 112,6% so với lũy kế cùng kỳ năm 2016.
Khai thác hệ thống di tích danh thắng ruộng bậc thang tại Sapa chủ yếu được thực
hiện trong các chương trình du lịch cộng đồng, phượt hoặc kết hợp với chương trình
trecking thám hiểm Hoàng Liên Sơn. Thời điểm khai thác ruộng bậc thang trong hoạt
động du lịch đó là mùa nước đổ và mùa vàng trải dài khắp các triền núi. Thời điểm dẫn
nước vào ruộng ( tháng 4, 5) tạo nên một bức tranh lấp lánh, lung linh của ánh nước khi
ánh nắng chiếu rọi, kết hợp với mây trời tạo nên một bức tranh tuyệt mỹ cho vùng đất
này. Đến thời điểm lúa chín vàng ( tháng 9, 10) một thảm vàng trải rộng trên những triền
núi, sườn đồi tạo ra một tuyệt phẩm hùng vĩ cho vùng đất này.
Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực, những thành tựu đạt được, vẫn còn tồn tại
nhiều hạn chế như: khai thác và phát triển du lịch đang có xu hướng mạnh ai nấy làm,
không theo quy hoạch, tổ chức qui mô và theo hướng chuyên nghiệp, đã dần đẩy Sapa nói
chung và hệ thống ruộng bậc thang của Sapa đang dần bị phá nát trên một vài góc độ:
kiến trúc, phong tục tập quán truyền thống và văn hóa ứng xử của người dân bản địa. Hệ
thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhu cầu của khách đang bị lai căng, không giữ nguyên
phong cách kiến trúc truyền thống của dân tộc. Sản phẩm thủ công truyền thống không
được giữ nguyên bản, mà pha trộn vào đó là những sản phẩm được nhập khẩu từ nước
bạn hoặc sản xuất hàng loạt. Người dân, nhất là trẻ em không còn giữ nét dung dị hồn
nhiên vốn có, thay vào đó là tư duy, hành động và phong cách sống bị thay đổi một cách
nửa vời. Những nét văn hóa bản địa đang thay đổi, vừa có chút Âu hóa, vừa có chút bản

4
địa lại vừa mang hơi hướng đặc trưng của miền xuôi, điều đó đã tạo ra một không gian
khập khiễng về văn hóa, dẫn đến việc khai thác trong hoạt động du lịch mới chỉ là tận thu
chứ không thể là phát huy và bảo tồn di sản của cộng đồng các dân tộc thiểu số trong du
lịch.
Thêm vào đó, do việc đặt mục tiêu lợi nhuận trước mắt mà năm 2017 các khu Di
tích ruộng bậc thang đang bị chiếm dụng đất trong việc xây dựng nhà cửa của người dân,
nhà hàng phục vụ cho mục đích du lịch. Theo kết quả kiểm tra của Đoàn kiểm tra liên
ngành tỉnh Lào Cai cho biết: tổng cộng có 56 hộ dân trên địa bàn 3 xã Lao Chải, Tả Van
và Hầu Thào, huyện Sapa tự ý xây dựng nhà trái phép trong vùng bảo vệ trọng điểm Di
tích danh thắng ruộng bậc thang. Nhiều hộ dân bỏ nghề làm ruộng, cho người khác thuê
ruộng làm kinh doanh hoặc bán phần ruộng bám ven đường cho các cá nhân nơi khác đến
xây dựng nhà nghỉ, nhà hàng.
3. Một số kiến nghị nhằm phát triển và bảo tồn văn hóa sinh thái tại khu di tích
danh thắng ruộng bậc thang Sa pa
1. Đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững:
Bền vững về kinh tế, bền vững về tài nguyên môi trường và bền vững về văn hóa xã
hội. Trong đó, bền vững về kinh tế cần được thực hiện và duy trì tốt, chỉ có như vậy mới
ổn định lâu dài,việc tạo ra nguồn thu góp phần tích cực vào sự tăng trưởng của kinh tế -
xã hội, đem lại lợi ích cho cộng đồng, đặc biệt người dân địa phương. Mức sống của
người dân địa phương được cải thiện thì họ sẽ có lý do để bảo vệ nguồn thu nhập này
bằng cách bảo vệ tài nguyên và môi trường, bảo vệ các giá trị văn hóa truyển thống để
phục vụ du lịch.
Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững
Thứ nhất, sử dụng nguồn lực một cách hợp lý .
Nguồn nhân lực ở đây bao gồm hệ thống Di tích danh thắng ruộng bậc thang, cảnh
quan liên vùng, lối sống, phong tục tập quán, kiến trúc nhà cửa của từng tộc người thiểu
số, nhân lực tham gia trong hoạt động du lịch địa phương, các chính sách, chiến lược của
nhà nước, các cơ quan ban ngành về quản lý, đầu tư và khai thác phát triển du lịch.
Cần ngăn chặn việc phá hoại nguồn tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn,
thực hiện chính sách môi trường hợp lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tự nhiên và môi
trường văn hóa. Bảo vệ hệ thống Di tích danh thắng ruộng bậc thang, kiên quyết loại bỏ
những tư duy, hành động đi ngược với quy luật phát triển và bảo tồn di tích.
Thứ hai, giảm thiểu sự tiêu thụ quá mức tài nguyên thiên nhiên.

5
Tại thời điểm vào vụ, lượng khách đến thăm quan, trải nghiệm nhiều, có thời điểm
vượt mức cho phép, nên cần có những phương thức phù hợp trong việc điều phối và phục
vụ khách. Thực hiện tốt việc sử dụng nguồn tài nguyên và việc xả thải rác của khách được
đảm bảo. Tránh chi phí cao trong việc phục hồi môi trường và xử lý sau mùa du lịch.
Để thực hiện được kế hoạch đó cần hỗ trợ, đầu tư cơ sở hạ tầng cho địa phương, các
dự án tái chế rác thải, xử lý giác thải triệt để và tận gốc, phục hồi những tổn thất sau khi
công tác quy hoạch du lịch được thực hiện.
Thứ ba, duy trì tính đa dạng thiên nhiên, xã hội và nhân văn.
Ngoài việc dùng hệ thống Di tích danh thắng ruộng bậc thang làm tài nguyên chính
cho sản phẩm du lịch, cần phải kết hợp với nhiều tài nguyên tự nhiên và nhân văn khác để
tạo những sản phẩm du lịch liên kết và đa dạng hơn. Ví dụ như, ngoài những chương trình
đi bộ trên các tuyến đường mòn Sapa – Lao Chải – Tả Van – Bản Dền – Thanh Phú và
Sapa – Cát Cát – Sín Chải cũng cần bổ sung các loại hình mới như kết hợp các sản phẩm
của làng nghề thủ công, các lễ hội, hay thưởng thức đặc sản trong ẩm thực, trong y học…
Thứ tư, phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch tổng thể của kinh tế xã hội.
Sự tồn tại và phát triển của hệ thống Di tích danh thắng ruộng bậc thang trong thời
gian tới cần phải tiến hành quy hoạch, thống nhất và cắm mốc gianh giới giữa khu vực Di
tích danh thắng được bảo vệ với khu ở của cư dân địa phương. Qui hoạch khu vực được
phép xây dựng nhà ở, nhà hàng phục vụ cho du lịch. Qui loại loại hình, kiểu dáng kiến
trúc vừa đảm bảo gìn giữ đặc trưng văn hóa của dân tộc thiểu số của từng bản làng, vừa
đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng trong phục vụ phát triển du lịch. Hoạch định lượng khách
du lịch để tiến hành qui hoạch số lượng cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhu cầu du lịch.
Thứ năm, phát triển du lịch cần phải hỗ trợ kinh tế cho địa phương.
Đặt hệ thống Di tích danh thắng ruộng bậc thang trong sự phát triển bền vững không
chỉ riêng có hệ thống ruộng bậc thang mà có sự kết hợp với nhiều lĩnh vực khác. Với du
lịch, việc hỗ trợ các ngành nghề khác và cùng với các doanh nghiệp, những đơn vị sản
xuất các mặt hàng của địa phương cùng phát triển. Nói cách khác, thông qua du lịch, các
hoạt động kinh tế khác của địa phương cần được đầu tư, liên kết và phát triển. Qua đó các
ngành, các nghề của địa phương cùng hỗ trợ nhau trong việc khai thác phát triển.
Thứ sáu, thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển bền vững du
lịch.
Đối với nguyên tắc này, trên địa bàn Sapa đã thực hiện khá tốt, cộng đồng địa
phương tham gia vào việc phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng ngày càng đông. Lợi ích
từ du lịch mang lại khá cao, nên số dân tham gia vào hoạt động du lịch ngày càng nhiều.

6
Chỉ tính riêng bản Cát Cát có 306 người thì 112 người tham gia hoạt động du lịch, Lý Lao
Chải có 516 người thì 102 người tham gia hay như Tả Van có 140 hộ dân thì 40 hộ đăng
ký tham gia mô hình du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều hộ có đăng ký
tham gia mô hình du lịch cộng đông nhưng chỉ tiến hành việc xây nhà trọ, nhà hàng sau
đó cho cư dân nơi khác đến thuê lại. Hoạt động du lịch như vậy chưa thực chất là hoạt
động của du lịch cộng đồng. Nên chắc chắn sẽ không thể gắn trách nhiệm của họ vói việc
khai thác đi cùng với bảo tồn, tìn giữ tài nguyên và môi trường địa phương.
Do vậy, cơ quan quản lý du lịch phải nắm bắt thông tin, tìm hiểu nhu cầu và nguyện
vọng của cộng đồng địa phương, khuyến khích họ tham gia trực tiếp vào các dự án phát
triển du lịch cộng đồng của địa phương. Khuyến khích và mở rộng hành lang pháp lý với
các doanh nghiệp tham gia các dự án, giải quyết những khó khăn cho dân cư sở tại, hợp
tác với người dân sở tại nhằm cung cấp hàng hóa và dịch vụ của chính họ cho du khách,
góp phần vào phát triển du lịch của địa phương mình.
Thứ bảy, lấy ý kiến của nhân dân và các đối tượng có liên quan.
Thường xuyên trao đổi giữa ngành quản lý Du lịch, cộng đồng và các cơ quan liên
quan rất cần thiết nhằm giải tỏa những mâu thuẫn trong quá trình thực hiện các bước của
phát triển du lịch. Tham khảo ý kiến của các bên liên quan và cộng đồng dân cư, các tổ
chức trong và ngoài nước, phi chính phủ, chính phủ với các ý kiến cho dự án, cho công
trình phát triển du lịch bền vững, lồng ghép các lợi ích của các bên nhằm mục đích hài
hòa về lợi ích trong quá trình thực hiện.
Lấy ý kiến rộng rãi khách du lịch và những đối tượng liên quan để khuyến khích sự
tham gia nhằm điều chỉnh những nội dung chưa hợp lý trong công tác quản lý và phục vụ
khách.
Thứ tám, chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực.
Đây là một trong những nhiệm vụ cần thiết và gần như quyết định đến sự thành công
của mọi chương trình, mọi dự án phát triển du lịch. Ngoài đội ngũ lao động của các cơ
quan ban ngành liên quan, các doanh nghiệp thì lực lượng lao động địa phương chiếm
một tỉ trọng lớn. Vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực
hành nghề, cũng cần phải tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức của lực lượng lao
động địa phương về việc gìn giữ những phong tục tập quán, lối sống, phương thức, tư duy
cũng như cách ứng xử với văn hóa truyền thống của họ. Quán triệt việc nói không với văn
hóa lai căng, nói không với tệ nạn và nói không với những lợi nhuận trước mắt. Tránh
việc phá vỡ qui luật phát triển của tự nhiên và văn hóa bản địa.

7
Bên cạnh việc đào tạo, huấn luyện lực lượng lao động tham gia vào du lịch cũng cần
tiến hành đào tạo tất cả người dân – những đối tượng không tham gia trực tiếp trong hoạt
động du lịch. Nhưng họ thực chất tham gia một cách gián tiếp vào sản phẩm du lịch của
địa phương.
Thường xuyên liên hệ và liên kết các lực lượng lao động để nâng cao nhận thức và
phối kết hợp chặt chẽ trong quá trình phục vụ khách du lịch cũng như trong việc khai thác
và bảo tồn nguồn tài nguyên du lịch.
Thứ chín, tiếp thị ngành Du lịch một cách có trách nhiệm
Hiện nay, việc cung cấp thông tin thông qua các phương tiện truyền thông khá phổ
biến và thuận lợi. Thông qua mạng xã hội, những trào lưu đi du lịch luôn được cập nhật,
tạo được hiệu ứng lây lan khá nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên, những thông tin đó cần được
sàng lọc và kiểm duyệt trước khi được mang ra tương tác với khách du lịch.
Xây dựng những fanpage lành mạnh, quảng bá và cập nhật tất cả thông tin du lịch
của địa phương cũng như những sản phẩm mới trong du lịch. Thực hiện việc tiếp nhận
thông tin phản ánh của khách du lịch thông qua các đường dây nóng về các cơ sở cung
cấp dịch vụ và hỗ trợ khách du lịch trong những trường hợp khẩn cấp.
Thứ mười, coi trọng công tác nghiên cứu khoa học ngành Du lịch
Việc cập nhật những thông tin mới, những ứng dụng khoa học mới trong du lịch rất
cần thiết. Vì vậy, các nhà quản lý cùng với các doanh nghiệp cần thường xuyên thực hiện,
tổ chức các hội thảo, hội nghị truyền giao khoa học công nghệ nâng cao hiệu suất của dịch
vụ nhà hàng, nhà nghỉ. Tổ chức các hội thảo nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, nâng
cao hiệu quả và đánh giá định kỳ về nguồn tài nguyên như việc khai thác Di tích danh
thắng ruộng bậc thang cần được đánh giá định kỳ về thời gian tiến hành gieo trồng, lựa
chọn giống cây phù hợp, cải tạo đất sau thời gian canh tác, trùng tu hệ thống mương rãnh
cung cấp nước, qui hoạch không gian, hình dáng của các thửa ruộng, qui hoạch thời gian
gieo trồng trên các khu sao cho việc kéo dài thời gian khai thác trong du lịch nhiều nhất
có thể... Từ đó đưa ra những chiến lược nâng cao hiệu quả của sản phẩm du lịch cũng như
việc bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, tránh việc thất thoát lớn trong quá trình bảo tồn và
phát huy sản phẩm du lịch của địa phương.
2. Tôn trọng môi trường sinh thái tự nhiên và môi trường nhân văn:
Chính môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn quyết định mọi hoạt động có văn
hóa của con người. Nên con người luôn phải thực hiện, nhất quán quan điểm tôn trọng và
sống hòa hợp với tự nhiên thì sinh thái tự nhiên mới tồn tại và phát triển bền vững, ngược
lại nếu con người muốn chế ngự, chèn ép và thuần phục thì môi trường tự nhiên dần sẽ bị

8
phá hủy, và trong giới hạn nào đó, con người và sinh thái nhân văn của con người có nguy
cơ đổ vỡ, và hủy diệt.
Với tinh thần của quan điểm trên, việc khai thác hệ thống ruộng bậc thang theo
phương thức tận thu một cách triệt để như hiện tại, không lâu sau hệ quả sẽ khó lường,
mọi thứ sẽ bị biến đổi, và phá vỡ. Vì vậy, muốn biến di sản thành tài sản cần phải có chiến
lược cụ thể, khoa học và phải có các chuyên gia trong các lĩnh vực cùng tham gia. Đối với
Di tích danh thắng ruộng bậc thang, ngoài những người dân – có thể coi họ như những
nghệ nhân, cần phải có những chuyên gia về địa chất, chuyên gia về sinh vật, chuyên gia
nông nghiệp, chuyên gia văn hóa…và các nhà quản lý cùng kết hợp với nhau để đưa ra
những phương án phát triển hiệu quả. Tất cả đều phải có tiếng nói chung, cùng hướng tới
việc khai thác tài nguyên nhưng luôn giữ vững phương châm: hiệu quả - văn hóa – bền
vững.
Kết luận.
Phát triển du lịch dựa trên tài nguyên là di tích danh thắng nhưng lại phụ thuộc nhiều
vào điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết. Vì vậy, để khai thác có hiệu quả, vừa phát triển,
vừa bảo tồn cần tiến hành xây dựng và phát triển theo hướng văn hóa sinh thái. Để hướng
đi đó được thực hiện tốt và theo một qui trình thống nhất cần phải đánh giá hệ thống Di
tích danh thắng ruộng bậc thang Sapa trong du lịch theo hướng bền vững. Hơn nữa ba trụ
cột của du lịch bền vững là môi trường – văn hóa xã hội – kinh tế, cả ba trụ cột được phát
triển một cái hài hòa và đồng đều.
Cộng đồng dân cư khi tham gia vào việc khai thác và phát triển sản phẩm du lịch
thông qua hệ thống Di tích danh thắng ruộng bậc thang Sapa chưa hoàn toàn ý thức được
hết những tác hại và ảnh hưởng lâu dài từ những hoạt động xâm phạm của họ đối với tài
nguyên mà họ đang khai thác. Vì vậy, để Di tích danh thắng ruộng bậc thang được khai
thác và phát triển đúng hướng thì ngay lúc này, các nhà quản lý các cấp, các chuyên gia,
cộng đồng cư dân cần tiến hành thống nhất, đưa ra phương án khai thác và những chiến
lược phát triển lâu dài cho nguồn tài nguyên độc đáo này của địa phương.
Tài liệu tham khảo:
1. Arthur Pedersen (2001), “ Tài liệu hướng dẫn về Di sản thề giới”;
2. Vũ Tuấn Cảnh và Phạm Trung Lương (2004), “Phát triển du lịch bền vững
– Quan điểm chiến lược của phát triển du lịch Việt Nam”;
3. Đinh Trung Kiên, (2004), Sách “Một số vấn đề về du lịch Việt Nam”; NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội;

9
4. Sở Văn hóa - Thể thao – Du lịch Lào Cai (6/2017): Báo cáo tình hình hoạt động
du lịch tỉnh Lào Cai 6 tháng đầu năm 2017;
Internet
1. Bùi Quang Thắng. Văn hóa môi trường sinh thái, nguồn:
http://www.vanhoahoc.edu.vn/nghien-cuu/ly-luan-van-hoa-hoc/vhh-cac-truong-
phai-trao-luu/128
2. Nguyễn Thị Hải Lê: Văn hóa sinh thái biển trong phát triển du lịch bền vững pử
Nha Trang – Khánh Hóa, nguồn: http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-hoc-ung-
dung/van-hoa-du-lich/2307-nguyen-thi-hai-le-van-hoa-sinh-thai-bien-trong-phat-trien-du-
lich-ben-vung-o-nha-trang-khanh-hoa.html
3. Một số website: www.vietnamtourism.gov.vn , svhttdl.laocai.gov.vn

10

You might also like