Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 53

LỜI CẢM ƠN.

Trước tiên em xin gửi lời cám ơn chân thành sâu sắc tới các thầy cô giáo
trong trường Đại học Hàng Hải nói chung và các thầy cô giáo trong khoa
Điện - Điện tử, ngành Điện tử - Viễn thông nói riêng đã truyền đạt em những
kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong 4,5 năm học qua.

Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo Ngô Xuân Hường.,Người đã
hướng dẫn, tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình làm đồ án tốt nghiệp.”Trong
thời gian đó, em đã được tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích và còn học tập
được tinh thần làm việc, thái độ làm việc nghiêm túc, nhiệt tình và hiệu quả, đây
là những điều rất cần thiết để em chuẩn bị hành trang vào cuộc sống.

Cuối cùng em xin được cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, đóng
góp ý kiến và giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đồ
án tốt nghiệp.

i
LỜI CAM ĐOAN.
Em xin cam đoan:

Những nội dung trong luận văn trong đồ án này là do em thực hiện dưới
sự hướng dẫn của thầy giáo Ngô Xuân Hường.

Nội dung của đồ án tốt nghiệp có tham khảo một số thông tin, tài liệu từ
các nguồn sách, trang web trên mạng mà em đã liệt kê rõ rành theo quy định
trong danh mục các tài liệu tham khảo.

ii
MỤC LỤC.
Trang
LỜI CẢM ƠN. ................................................................................................................ i

LỜI CAM ĐOAN. ........................................................................................................ii

MỤC LỤC.................................................................................................................... iii

MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG ĐỒ ÁN/KHÓA LUẬN. .............. vi

DANH MỤC CÁC BẢNG. ..................................................................................... viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ. ................................................................................... ix

LỜI MỞ ĐẦU. .............................................................................................................. 0

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ QUANG THỤ ĐỘNG TỐC


ĐỘ GIGABIT- GPON. ................................................................................................. 1

1.1. Tổng quan về công nghệ G-PON..................................................................... 1

1.1.1.Định nghĩa và đặc điểm. ............................................................................. 1

1.1.2. Khả năng cung cấp băng thông. ................................................................ 2

1.1.3.Khả năng cung cấp dịch vụ . ...................................................................... 3

1.2. Tình hình triển khai công nghệ GPON. .......................................................... 5

1.2.1. Tình hình triển khai trên thế giới. ............................................................. 5

1.2.2.Tình hình triển khai tại Việt Nam.............................................................. 5

1.2.3.Nhận xét về tình hình triển khai công nghệ GPON................................. 5

1.3. Cấu hình mạng công nghệ GPON. .................................................................. 5

1.3.1. Mô hình tham chiếu . ................................................................................. 5

1.3.2 . Giao diện node dịch vụ SNI . ................................................................... 7

1.3.3. Giao diện mạng người dùng UNI . ........................................................... 7

1.3.4. Thiết bị OLT,bộ chia Spiller, ONT/ONU. .............................................. 8

iii
1.4. Một số đặc tính cơ bản của GPON. ............................................................... 10

1.4.1. Kỹ thuật truy nhập và phương thức ghép kênh..................................... 10

1.4.2. Phương thức đóng gói dữ liệu................................................................. 11

1.4.3. Định cỡ và phân định băng tần động. .................................................... 12

1.4.4. Cơ chế bảo mật thông tin và mã hóa sửa lỗi. ........................................ 15

CHƯƠNG 2. CẤU TRÚC PHÂN LỚP CỦA MẠNG QUANG THỤ ĐỘNG
GPON. .......................................................................................................................... 17

2.1. Lớp phụ thuộc phương tiện vật lí PMD. ....................................................... 17

2.1.1. Tốc độ tín hiệu danh định. ....................................................................... 17

2.1.2. Phương tiện vật lí và phương thức truyền. ............................................ 17

2.1.3.Tốc độ bit.................................................................................................... 18

2.1.4. Mã hóa đường dây. ................................................................................... 18

2.1.5. Bước sóng hoạt động. .............................................................................. 18

2.1.6. Nguồn phát tại giao diện Oldvà giao diện Oru. .................................... 19

2.1.7. Đường truyền quang giữa giao diện Old/Oru và giao diện Ord/Olu.20

2.2. Lớp hội tụ truyền dẫn GTC. ........................................................................... 22

2.2.1. Tổng quan. ................................................................................................. 22

2.2.2. Ngăn xếp giao thức trong mặt phẳng điều khiển/quản lí (C/M plane).23

2.2.3. Ngăn xếp giao thức trong U-plane. ........................................................ 25

2.2.4. Các chức năng chính của hệ thống GTC. .............................................. 26

2.2.5. Các chức năng của các phân lớp trong hệ thống GTC......................... 27

2.2.6. QoS và dòng lưu lượng. ........................................................................... 29

2.2.7. Cấp phát băng thông động DBA(Dynamic Bandwith Allocation)..... 32

2.2.8. Cấu trúc khung GTC. .............................................................................. 35

iv
CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GPON TRONG MẠNG TRUY
NHẬP QUANG FTTx. ............................................................................................... 38

3.1. Mạng quang băng thông rộng đến nhà cao tầng FTTB........................... 38

3.2. Mạng quang băng thông rộng đến lề đường FTTC, FTTCab. ............... 39

3.3.Mạng quang đến tận nhà FTTH. ................................................................. 40

v
MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG ĐỒ ÁN/KHÓA LUẬN.
AF Adaptation function – Chức năng tương thích.
Alloc-ID Allocation Identifier – Nhận dạng cấp phát.
ATM Asynchronous Transfer Mode – Chế độ truyền không đồng bộ.
BER Bit Error Rate – Tỉ lệ lỗi bit
BW map Bandwidth map – Ánh xạ băng thông.
C/M-plane Control/management place – Mặt phẳng điều khiển và quản lí.
DBA Dynamic Bandswidth Assignment – Cấp phát băng tần rộng.
DBRu Dynamic Bandswdth Report Upstream – Báo cáo băng tần động lên
FTTB Fiber to the Buiding – Mạng quang đến toàn nhà.
FTTC/Cab Fiber to the Curb/Cabinet – Mạng quang đến tủ cáp.
FTTH Fiber to the Home – Mạng quang đến hộ gia đình.
GEM GPON Encapsulation Mode – Chế độ đóng gói GPON.
GPM GPON Physical Media Dependent – Lớp phụ thuộc vật lí GPON.
GPON Gigabit-capable Passive Optical Network – Mạng quang thụ động
Gigabit
GTC GPON Transmission Convergence – Lớp hội tụ truyền dẫn GPON.
NSR-DBA Non Status Reporting DBA – Cấp phát băng tần không báo.
OAM Operation, Administration and Maintenance – Vận hành, quản lí và
bảo dưỡng.
ODN Optical Distribution Network –Mạng phân phối quang.
OLT Optical Line Termination – Thiết bị kết cuối đường dây.
OMCI ONU Management and Control Interface – Giao diện điều khiển và
quản lí ONU.
ONT Optical Network Termination – Thiết bị kết cuối mạng quang.
ONU Optical Network Unit – Thiết bị kết cuối mạng quang.

vi
PBCd Physical Control Block downstream – Khối điều khiển vật lí đường
xuống.
PDU Protocol Data Unit – Đơn vị bản tin giao thức.
PLOAM Physical Layer OAM – OAM lớp vật lí.
PLOAMd PLOAM downstream – OAM lớp vật lí đường xuống.
PLOu Physical Layer Overhead upstream – Tiêu đề lớp vật lí đường lên.
Port -ID Port Identifier – Nhận dạng cổng.
PSTN Public Swiched Telephone Network – Mạng điện thoại chuyển mạch
công cộng.
SNI Service Node Interface – Giao diện nốt dịch vụ.
SR-DBA Status Reporting DBA – Cấp phát băng thông động báo cáo trạng
thái.
TC Transmission Convergence – Hội tụ truyền dẫn
T-CONT Transmission Container – Khối truyền dẫn.
U-plane User-plane – Mặt phẳng người dùng.
UNI User Network Interface – Giao diện mạng người dùng.
VC Virtual Channel – Kênh ảo.
VCI Virtual Channel Indentifer – Nhận dạng kênh ảo.
VP Virtual Path – Đường ảo.
VPI Virtual Path Interface – Nhận dạng đường ảo.
WDM Wavelength Division Multiplexing – Ghép kênh phân chia theo bước
sóng.

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG.
Số bảng Tên bảng Trang
Bảng 1.1 Giao diện nốt dịch vụ SNI và các dịch vụ 9
Bảng 1.2 Giao diện nốt dịch vụ UNI và các dịch vụ 9
Bảng 2.1 Các thông số lớp phụ thuộc vật lí cho mạng quang ODN 22
Bảng 2.2 Các chức năng chính của GPON DBA 32
Bảng 2.3 Các chế độ hoạt động của DBA 36

viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.

Số hình Tên hình Trang


Hình 1.1 Mạng truy nhập quang thụ động GPON 2
Hình 1.2 Mô hình tham chiếu cho mạng GPON 7
Hình 1.3 Vị trí giao diện SNI và UNI 8
Hình 1.4 Sơ đồ khối chức năng OLT 10
Hình 1.5 Sơ đồ khối chức năng ONU 11
Hình 1.6 TDMA GPON 12
Hình 1.7 GPON ranging 1 14
Hình 1.8 GPON ranging 2 15
Hình 1.9 Báo cáo và phân bố băng 16
Hình 1.10 Thủ tục cấp phát băng thông trong GPON 16
Hình 2.1 Ngăn xếp giao thức hệ thống GTC 24
Hình 2.2 Các khối chức năng trong mặt quản lí và điều khiển 27
Hình 2.3 Ngăn xếp giao thúc cho mặt phẳng người dùng 28
Hình 2.4 Điều khiển truy nhập phương tiện 30
Hình 2.5 Hoạt động của SR-DBA 37
Hình 2.6 Cấu trúc khung hội tụ truyền dẫn lớp GTC 39
Hình 2.7 Cấu trúc khung đường xuống GTC 40
Hình 2.8 Cấu trúc khung đường lên GTC 40
Hình 2.9 Tiêu đề khung đường lên GTC 41
Hình 3.1 Cáp quang kéo đến nhà cao tầng FTTB 43
Hình 3.2 Cáp quang kéo dến khu dân cư FTTC 44
Hình 3.3 Cáp quang kéo đến hộ gia đình FTTH 44

ix
LỜI MỞ ĐẦU.
Công nghệ đầu tiên khi lắp đặt cáp quang là AON (Active Optical
Network-Mạng cáp quang chủ động ), mỗi thuê bao sẽ có một đường truyền cáp
quang chạy từ thiết bị trung tâm đến tận nhà. Công nghệ này có lợi thế về tầm
kéo dây, tính bảo mật và dễ dàng nâng cấp băng thông. Tuy nhiên, việc triển
khai vận hành đều cần nguồn cung cấp, mỗi thuê bao cần một sợi quang riêng
nên tốn kém cho nhà mạng. Để khắc phục nhược điểm này, công nghệ GPON ra
đời.”()
“Công nghệ GPON thuộc kiến trúc mạng điểm-đa điểm nên có thể giảm chi
phí triển khai. Đường truyền trước khi tới khách hàng sẽ qua thiết bị chia tín
hiệu. Mỗi bộ chia sẽ cung cấp cho khoảng 32 đến 64 người dùng và bộ chia
không sử dụng điện nên có thể giảm chi phí triển khai cho nhà mạng.”()
Để hiểu rõ về công nghệ GPON, em đã đi tìm hiểu về các phần sau:
Chương 1: Tổng quan về công nghệ quang thụ động tốc độ Gigabit GPON.
Chương 2: Cấu trúc phân lớp của mạng quang thụ động GPON.
Chương 3: Ứng dụng công nghệ GPON trong mạng truy nhập quang FTTx.

0
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ QUANG THỤ ĐỘNG TỐC
ĐỘ GIGABIT- GPON.

1.1. Tổng quan về công nghệ G-PON.

1.1.1.Định nghĩa và đặc điểm.

a. Định nghĩa.

Hình 1.1. Mạng truy nhập quang thụ động GPON.

GPON (Gigabit-capable Passive Optical Networks- mạng quang thụ động


tốc độ Gigabit) là công nghệ truy nhập Internet băng rộng qua đường truyền cáp
quang .

GPON thuộc kiểu kết nối mạng: điểm – đa điểm, trong đó các thiết bị kết
nối giữa nhà mạng và khách hàng sử dụng các bộ chia tín hiệu quang (Splitter)
thụ động (không dùng điện).

Có tốc độ đường lên 2.5 𝐺𝑏/𝑠 và đường xuống 1.25𝐺𝑏/𝑠.

GPON được ITU chuẩn hóa theo tiêu chuẩn G.984 bắt đầu từ năm 2003.

1
b. Đặc điểm.

 Ưu điểm.

- Sử dụng Splitter không cần cấp nguồn điện có thuận lợi là có thể đặt ở bất
kỳ đâu. Tiết kiệm được chi phí nguồn điện, thời gian bảo trì, chi phí về
vật tư, không gian hộp cáp, đặc biệt là nguồn nhân lực bảo dưỡng tuyến
cáp.
- Tốc độ download cực mạnh .
- Chất lượng tín hiệu có độ ổn định và độ tin cậy rất cao.
- Không bị suy giảm và tiêu hao về tốc độ,chất lượng đường truyền.
- Chi phí vận hành, bảo dưỡng giảm.
- Không bị ảnh hưởng của thời tiết và từ trường.
- Giá thành lắp ráp trọng gói thấp hơn cả đường truyền ADSL.
- Cung cấp đường truyền đa dịch vụ như internet, truyền hình trực tuyến,
VOD, Camera, Video Conference, IPTV...
 Nhược điểm.

- Khó khăn trong việc nâng cấp băng thông khi 1 bộ chia bị dùng hết băng
thông (người ta cải thiện bằng cách giảm lượng cổng ở mỗi bộ chia lại).

- Phức tạp khi muốn tăng băng thông tạm thời.

- Số thuê bao bị ảnh hưởng khi có lỗi nhiều và thời gian xác định lỗi sẽ bị
chậm và khó xác định lỗi hơn do sử dụng một sợi quang dùng chung cho
nhiều người

- Giữa OLT và spitter chỉ có một kết nối duy nhất nên khi nó bị mất thì
toàn bộ ONT không được cung cấp dịch vụ. Và nó không có phương án 2.

- Chi phí nâng cấp cao vì phải được nâng cấp toàn bộ thuê bao trong một
đường dây G-PON (từ OLT -> splitter -> user ).

1.1.2. Khả năng cung cấp băng thông.

a. Hướng xuống.
2
Hướng xuống có tốc độ là 2.488𝑚𝑏𝑖𝑡/𝑠 × 92% = 2.289 𝑀𝑏𝑖𝑡/𝑠 .

Khi áp dụng MDU (multiple-dwelling-unit- nhiều nhóm người sử dụng),


với tỷ lệ chia là 1: 32 thì GPON cung cấp các dịch vụ: truy cập Internet tốc độ
cao (100 Mbitps trên mỗi thuê bao với tỷ lệ dùng chung 20: 1) và thoại
(100 𝐾𝑏𝑖𝑡/𝑠) đến 32 ONU, mỗi ONU cung cấp cho 8 thuê bao.

b. Hướng lên.

Ngoài việc đưa ra các yêu cầu về hệ thống mạng nó còn đưa ra các yêu
cầu về chất lượng dịch vụ QoS( Quality of Service) riêng cho lớp PON vượt ra
ngoài các phương thức Ethernet lớp 2 và phân loại dịch vụ CoS(Classification of
Service) IP lớp 3 để đảm bảo việc phân phát các dịch vụ thoại, TDM chất lượng
cao, video qua môi trường chia sẻ trên nền TDMA.

Đối với TDMA PON, chất lượng dịch vụ hướng lên sẽ bị giảm khi tất cả
các ONT của GPON sử dụng hết băng thông hướng lên và ưu tiên của nó trong
TDMA. Hướng lên GPON có tốc độ đến 1,25 𝐺𝑏𝑖𝑡/𝑠 cao hơn 20% so với
GEPON là một sự khác biệt đáng kể giúp cho cơ chế QoS có thể hoạt động tốt
hơn.

c. Băng thông.

Công nghệ GPON có hướng xuống là 1.25 𝐺𝑏𝑖𝑡/𝑠 hoặc 2.5 𝐺𝑏𝑖𝑡/𝑠 và
hướng lên có thể từ 155 𝐺𝑏𝑖𝑡/𝑠 155 đến 2.5 𝐺𝑏𝑖𝑡/𝑠. Hiệu suất băng thông lớn
hơn 90%.

1.1.3.Khả năng cung cấp dịch vụ .

a. Khoảng cách OLT-ONU.

Cự li của công nghệ GPON có giới hạn là 20 km với tỷ lệ chia tách/ghép


quang là 1:128( hiện nay thường là 1:32)

b. Chi phí trên mỗi khách hàng.

3
Mặc dù thiết bị GPON còn tương đối cao, tuy nhiên với việc tạo ra các bộ
tách/ghép quang có hệ số tách/ghép quang lớn sẽ giúp giảm chi phí trên mỗi
người dùng. Ngoài ra lưu lượng sử dụng lớn thì chi phí trên mỗi Mbps sẽ rẻ hơn
so với công nghệ GEPON.

c. Khả năng hỗ thợ cấu trúc xếp chồng CATV(Collective Antenna Television-
truyền hình cáp dây dẫn).

GPON có khả năng hỗ trợ cấu trúc mạng xếp chồng dịch vụ CATV, đáp
ứng được đòi hỏi cho dịch vụ hướng xuống tốc độ cao. Các hệ thống này đều sử
dụng bước sóng 1490𝑛𝑚 hướng xuống và 1310𝑛𝑚 hướng lên, bước sóng
1550𝑛𝑚 được dành riêng cho cấu trúc mạng xếp chồng.

d.Ứng dụng cơ bản.

GPON được áp dụng trong các mạng truy nhập quang FTTx để cung cấp
các dịch vụ sau: Internet tốc độ cao, IPTV, thoại TDM, VoD, VoIP, RF Video
với tốc độ dữ liệu/thuê bao có thể đạt 1000 Mbps, hỗ trợ chất lượng dịch vụ đầy
đủ.

Thông tin liên lạc: Các đường thoại, thông tin liên lạc, truy nhập Internet,
truy cập internet không dây, đường băng thông lớn (BPLL) .

Bảo mật : Camera, báo đột nhập, báo cháy, báo động an ninh, trung tâm
điều khiển 24/7 với khả năng giám sát, SANs, backup dữ liệu.

Giải trí : HDTV, CATV, IPTV, PDVR, PPV. Hệ thống đường lên Video
hoàn thiện cho modem DOCSIS và dịch vụ Video tương tác, truyền hình vệ tinh,
tất cả các dịch vụ trên cáp quang GEPON.

Nhà thông minh, giám sát trong nhà & BMS:nước, điện và giám sát xử lý
chất thải, khám sức khỏe tại nhà, điều khiển đèn từ xa, điều khiển từ xa các thiết
bị tự động trong nhà.

4
1.2. Tình hình triển khai công nghệ GPON.

Hiện nay hai công nghệ GPON và GEPON vẫn đang được triển khai đồng
thời trên thế giới. Trong đó, GPON chủ yếu được triển khai ở Châu Á, Châu Mỹ
và Châu Âu. Về cơ bản, các nhà cung cấp dịch vụ FTTH tận dụng kiến trúc của
GPON theo ITU.

1.2.1. Tình hình triển khai trên thế giới.

- Huawei là nhà cung cấp hàng đầu trong cả hai lĩnh vực cung cấp giải pháp
GPON và sản xuất thiết bị Port, xếp sau là Alcatel-Lucent và ZTE.
- Châu Á-Thái Bình Dương vẫn là thị trường phát triển GPON sôi động tiếp
đến là Châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Đông, Châu Phi.

1.2.2.Tình hình triển khai tại Việt Nam.

Dịch vụ băng rộng dựa trên công nghệ truy nhập quang thụ động GPON
bắt đầu được triển khai tại Việt Nam vào đầu năm 2011, hiện có nhiều nhà cung
cấp dịch vụ FTTH/GPON là Netnam, VNPT và CMC,FPT,… các dịch vụ này
đã được triển khai ở khắp các tỉnh thành nước ta.

1.2.3.Nhận xét về tình hình triển khai công nghệ GPON.

- Công nghệ GPON hiện được triển khai khá phổ biến và trở thành xu
hướng công nghệ phát triển mạnh trong tương lai.
- Công nghệ này hiện đã được các nhà cung cấp dịch vụ trong nước triển
khai theo mô hình truy nhập FTTx để cung cấp các dịch vụ băng rộng với
nhiều chủng loại thiết bị của nhiều hãng cung cấp thiết bị khác nhau .

1.3. Cấu hình mạng công nghệ GPON.

1.3.1. Mô hình tham chiếu .

5
Hệ thống GPON bao gồm OLT, các ONU/ONT, một bộ chia quang và
các sợi quang. Sợi quang được kết nối tới các nhánh OLT tại bộ chia quang và
các sợi phân nhánh được nối tới ONU/ONT.
Giao diện quang tại điểm tham chiếu R/S giữa ONU và ODN đối với
đường lên gọi là 𝑂𝑟𝑢 với đường xuống là 𝑂𝑟𝑑 . Giao diện quang giữa điểm tham
chiếu S/R giữa OLT và ODN đối với đường lên gọi là 𝑂𝑙𝑢 , với đường xuống là
𝑂𝑙𝑑 .

Hệ thống chức năng quản lí truy nhập mạng

S/R SNI
R/S
ODN

Service mode
AF ONU/ONT OLT
function
(a)Reference Point Bộ Splitter

UNI IF PON IF PON


WDM WDM

NE Point A Point B NE

Hình 1.2. Mô hình tham chiếu cho mạng GPON.


Trong đó : OLT: thiết bị kết cuối đường dây.
ODN: mạng phân phối quang.
WDM: Module ghép kênh quang theo bước sóng.
ONU/ONT: thiết bị đầu cuối mạng
NE: Thiết bị mạng sử dụng bước sóng khác so với OLT và ONU.
AF :Chức năng tương tích (có thể bao gồm trong thiết bị ONU).
SNI: Giao diện nốt dịch vụ.
S:Điểm trên sợi quang sau OLT hoặc điểm kết nối quang OUN.
R: Điểm trên sợi quang ngay trước ONU hoặc điểm kết nối quang
OLT.
6
UNI: Giao diện mạng người dùng.

1.3.2 . Giao diện node dịch vụ SNI .

Hệ thống chức năng quản lí truy nhập mạng

ONT

Chức năng nốt dịch vụ OLT DN

S/R ONT
SNI
R/S UNI

Hình 1.3. Vị trí giao diện SNI và UNI.


Giao diện node dịch vụ SNI là giao diện giữa mạng truy nhập và một
node dịch vụ. Nếu phía mạng truy nhập- giao diện node dịch vụ và node dịch vụ
-giao diện node dịch vụ không ở cùng một địa điểm thì đường truyền giữa mạng
truy nhập và node dịch vụ thường sử dụng đường truyền vô tuyến.

Bảng 1.1. Một số giao diện node dịch vụ và các dịch vụ.

1.3.3. Giao diện mạng người dùng UNI .

7
Thiết bị ONU/ONT bao gồm giao diện UNI . Giao diện mạng người dùng
tùy thuộc vào dịch vụ do nhà khai thác mạng cung cấp.

Bảng 1.2. Một số giao diện mạng người dùng và dịch vụ.

1.3.4. Thiết bị OLT,bộ chia Spiller, ONT/ONU.

a. Thiết bị kết cuối đường quang OLT.


Thiết bị kết cuối đường quang tích cực OLT (Optical Line Terminal) được
đặt tại phía nhà cung cấp dịch vụ và thường được đặt tại các đài trạm .
Khối đấu nối Khối dịch vụ
Khối lõi PON
chéo
Chức năng giao Chức năng Điều hợp
diện ODN PON TC dịch vụ
Chức năng
đấu nối
chéo
Chức năng giao Chức năng Điều hợp
diện ODN PON TC dịch vụ

Hình 1.4. Chức năng của OLT.


- Khối lõi PON.

8
Khối lõi PON thực hiện chức năng giao diện ODN và chức năng hội tụ
truyền dẫn PON-TC. Chức năng PON TC gồm có: khung tín hiệu, quản lý
ONU,OAM,DBA và điều khiển truy nhập phương tiện. Mỗi PON TC lựa chọn
một phương thức truyền dẫn như ATM, GEM hoặc cả hai.
- Khối kết nối chéo.
Khối kết nối chéo tạo ra đường truyền giữa khối lõi và khối dịch vụ. Kết
nối này lệ thuộc vào: kiến trúc bên trong OLT ,các dịch vụ và các yếu tố khác.
OLT thực hiện kết nối chéo phụ thuộc vào phương thức truyền dẫn là GEM hay
ATM hoặc cả hai phương thức đã được lựa chọn.
- Khối cổng dịch vụ .
Chức năng: chuyển đổi giữa các giao diện dịch vụ và giao diện khung TC
của phần mạng GPON.
b.Thiết bị kết cuối mạng quang ONU/ONT.
- Thiết bị này đặt ở phía user.
- Tốc độ các luồng data thường từ 64Kbps -> 1Gbps.
- Khối chức năng của ONU tương tự như các khối chức năng của OLT.tuy
nhiên ,vì ONU hoạt động với một giao diện PON nên chức năng đấu nối
chéo có thể được bỏ và thay bởi chức năng ghép và tách kênh dịch vụ
(MUX và DMUX) để xử lý lưu lượng.
Khối
Khối lõi PON dịch vụ
Điều
Chức năng Chức
hợp
giao diện năng
dịch vụ
ODN PON TC

Chức năng Chức


Điều
giao diện năng
Ngẫu hợp
ODN PON TC
nhiên MUX hoặc dịch vụ
DEMUX dịch
vụ

Hình 1.5. Sơ đồ khối chức năng ONU.

9
- Thiết bị ONU( Optical Netword Terminal) thực hiện kết nối với OLT
thông qua OND trong FTTH.
- Thiết bị ONT(Optical Netword Unit) thực hiện kết nối với OLT thông qua
ODN trong FTTC,FTTCab, FTTB.
c. Bộ chia quang thụ động.
- Chức năng: để chia/ghép thụ động tín hiệu quang từ nhà cung cấp dịch vụ
đến người dùng và ngược lại, giúp sử dụng được hiệu quả sợi quang. Nó
thường được dặt ở các điểm điểm truy nhập quang và phân phối quang.
- Tỉ lệ chia có thể là: 1-8;1-16;1-32; 1-64;1-128 … tỉ lệ với hệ số chia công
suất quang và suy hao tín hiệu quang.
- Thường thì tỉ lệ chia 1- 2 tại tủ quang phối cấp 1 và tỉ lệ chia 1-32 tại tủ
quang phối cấp 2.

1.4. Một số đặc tính cơ bản của GPON.

1.4.1. Kỹ thuật truy nhập và phương thức ghép kênh.

a. Kỹ thuật truy nhập.


Hệ thống GPON sử dụng kĩ thuật truy nhập phân chia theo thời gian
TDMA (Time Division Mutiple Access).
Kĩ thuật TDMA thực hiện phân chia băng tần truyền dẫn thành những
khe thời gian kế tiếp nhau. Các khe thời gian này được ấn định cho từng người
sử dụng hoặc có thể phân theo yêu cầu tùy thuộc vào phương thức chuyển giao
đang dùng. Mỗi thuê bao được ghép gửi số liệu đường lên trong khe thời gian
riêng biệt. Bộ tách kênh sắp xếp số liệu đến theo vị trí khe thời gian của nó hoặc
thông tin được gửi ngay trong chính khe thời gian. Số liệu đường xuống cũng
được gửi trong những khe thời gian xác định.
Yều cầu: hệ thống phải đồng bộ lưu lượng đường lên để tránh xung đột số
liệu.

10
Hình 1.6. Kỹ thuật truy nhậpTDMA GPON.
b.Phương thức ghép kênh.
Hệ thống GPON sử dụng phương thức ghép kênh phân chia không gian.
Người ta dùng những sợi cáp quang tách biệt dành cho đường truyền dẫn
lên và xuống .
Đặc điểm:
- Việc thiết kế mềm dẻo hơn và tăng độ khả dụng vì sử dụng 2 sợi quang
riêng cho 2 đường tín hiệu lên và xuống.
- Công suất trong mạng tăng.
- Do sử dụng cùng bước sóng ,bộ phát và bộ thu nên chi phí triển khai
giảm.Tuy nhiên, số lượng sợi cáp quang và connector tăng gấp đôi.

1.4.2. Phương thức đóng gói dữ liệu.

Hai phương thức đóng gói dữ liệu được lựa chọn sử dụng là ATM và
GEM.
ATM (Asynchronous Transfer Mode- chế độ truyền không đồng bộ) là
một trong những phương pháp kết nối mạng WAN nhanh nhất hiện nay, tốc độ
từ 155Mbit/s tới 622Mbit/s.
ATM có đặc điểm:
- Tốc độ truyền dữ liệu cao.
11
- Sử dùng gói data nhỏ, có kích thước cố định (53 byte) và frame relay 53
bytes gồm 48 byte data và 5 byte header.
- Có khả năng truyền đồng thời nhiều loại dữ liệu.
- Chất lượng cao, độ nhiễu thấp nên gần như không cần đến việc kiểm tra
lỗi.
GEM (GPON Encapsulation Mode- chế độ đóng gói GPON) là phương
thức đóng gói dữ liệu trong mạng GPON, GEM cung cấp khả năng thông tin kết
nối định hướng tương tự ATM. GEM còn hỗ trợ việc chia nhỏ các khung lớn và
ghép chúng lại ở đầu thu giúp giảm trễ cho tin tức cần thời gian thực.

1.4.3. Định cỡ và phân định băng tần động.

a. Thủ tục định cỡ .


Để một ONU có thể hoạt động trong mạng GPON nó phải được xác định
cự li giữa OLT và ONU(ranging). Cự li ranging tối đa là 20km.
Thủ tục ranging gồm làm 2 pha .Ở pha thứ nhất đăng kí số sêri cho ONU
chưa đăng kí và cấp phát ONU-ID cho ONU đã thực hiện .Số ID phải là duy
nhất đồng thời ONU-ID được sử dụng để điều khiển , giám sát và kiểm tra
ONU.

Ranging window
Data #2 Data #1
OLT
t
ONU halt Serial_number Assign
request ONU-ID
ONU #1

t
ONU #2
t
SN transmission
ONU mới
Random delay t

Hình 1.7. GPON ranging pha 1.


12
* “ Các bước trong pha 1:
- Bước 1: OLT xác định tất cả các ONU đang hoạt động để cho ngừng quá
trình truyền dẫn ((1)ONU halt).
- Bước 2: OLT xác định tất cả các ONU chưa có ID để yêu cầu truyền số
serial ((2) Serial_number request).
- Bước 3: Sau khi nhận được yêu cầu truyền số serial ,ONU không có ID sẽ
truyền sêri ( (3) SN- transmission ) sau khi chờ một khoảng tối đa là
50ms.
- Bước 4: OLT chỉ định một ONU-ID tới một ONU chưa đăng kí mà OLT
đã nhận được seri ((4) –assign ONU-ID).”(1)
Trong pha thứ 2: RTD đo cho mỗi ONU đăng kí mới , nó cũng áp dụng cho
các ONU bị mất trong quá trình thông tin.
Ranging window
RTD của ONU mới
OLT Data#2 Data#1
(5)ONU halt (6)ranging (8) Ranging-time t
request message
ONU#1
t

ONU#2
(7) Ranging t
ONU mới transmission
(9) Delay t
equalization

Hình 1.8. GPON ranging pha 2.


“Các bước trong pha thứ 2 bao gồm:
- Bước 5: OLT xác định tất cả các ONU đang hoạt động để cho ngừng quá
trình truyền dẫn ((5) ONU halt).
- Bước 6: Sử dụng các số seri ,OLT xác định một ONU nhất định và chỉ
cho ONU đó được truyền cho quá trình trễ ((6) ranging request ).

13
- Bước 7: ONU có cùng số sêri với OLT đã được xác định cho quá trình trế
((7) ranging tranmssion ) ,bao gồm cả ONU-ID trong pha 1.
- Bước 8: OLT đo RTD phụ thuộc vào thời gian mà tín hiệu sử dụng cho
phép đo trễ được thu .Sau khi số sêri và ONU-ID là đúng ,OLT thông báo
trễ cân bằng ((9)–Equalization Delay ) tới ONU ((8)- ranging_ time
message ).
- Bước 9: ONU lưu giá trị trễ cân bằng và tạo trễ định thời cho chuỗi dữ
liệu luồng lên với giá trị này.”()(
b. Thủ tục cấp phát băng thông .

Hình 1.9. Báo cáo và phân bố băng thông trong GPON


Thủ tục cấp phát băng thông.
- Bước 1: ONU lưu dữ liệu thuê bao cho lưu lượng hướng lên vào bộ đệm.
- Bước 2: Khối dữ liệu trong bộ đệm được báo tới OLT như một yêu cầu tại
một thời điểm OLT quy định .
- Bước 3: OLT xác định thời gian bắt đầu truyền dẫn và khoảng thời gian
truyền cho phép (1/4 cửa sổ truyền dẫn ) tới ONU như một sự cấp phép .
Bước 4: ONU nhận sự cấp phép và truyền khối dữ liêu đã xác định.

14
R R Data
OLT
G G t

R R data
ONU
t

data
User terminal
G Grant R Request t

Hình 1.10. Thủ tục cấp phát băng thông trong GPON.

1.4.4. Cơ chế bảo mật thông tin và mã hóa sửa lỗi.

Cơ chế bảo mật đảm bảo các yêu cầu sau:


- Ngăn chặn người dùng giải mã dữ liệu đường truyền xuống.
- Ngăn chặn người dùng khác giả mạo ONU/ONT hay người khác dùng.
- Cho phếp triển khai với chi phí hiệu quả.

a, Bảo mật .
Hệ thống GPON dùng chuẩn mật mã AES.
ASE (Avanced Encrytion Standard) hay tiêu chuẩn mã hóa tiên tiến thuộc
kiểu mã hóa khối. ASE chỉ làm việc với các khối dữ liệu ( đầu vào và đầu ra)
128 bit và khóa có đội dài 128, 192 hoặc 256 bit. Mỗi khóa con cũng là một cột
gồm 4 byte. Mỗi khối dữ liệu 128 bit đầu vào được chia thành 16 byte được sắp
xếp thành ma trận trạng thái 4×4.
b. Mã hóa sửa lỗi .
Phương pháp sửa lỗi FEC (Forward Error Correction) được sử dụng để
phát hiện và sửa lỗi. FEC là kĩ thuật mã hóa kênh , FEC tăng quỹ đường truyền
lên 3 đến 4 Db.
c. Bảo vệ với phần mạng quang thụ động.

15
 Các dạng chuyển mạch bảo vệ.
Mạng GPON sử dụng lựa chọn 2 loại chuyển mạch bảo vệ :

- Chuyển mạch tự động hoạt động khi phát hiện các lỗi như mất tín hiệu,
mất khung, giảm tín hiệu( tỉ lệ lỗi bit BER thấp hơn mắc quy định)...
- Chuyển mạch bắt buộc được kích hoạt trong quá trình quản trị mạng như
định lại tuyến, thay thế sợi quang...

Cơ chế chuyển mạch thường được thực hiện bởi chức năng OAM, do đó
trường thông tin OAM cần được đặt trong khung OAM.

 Các yêu cầu với chuyển mạch bảo vệ.


- Chức năng chuyển mạch bảo vệ nên là chức năng tùy chọn.
- Cả chuyển mạch tự động và chuyển mạch bắt buộc có thể sử dụng trong
hệ thống GPON nếu cần thiết.
- Cơ chế chuyển mạch thường được thực hiện bởi chức năng OAM nên
trường thông tin OAM phải được dự trữ trong khung OAM.
- Mọi kết nối giữa node dịch vụ và thiết bị đầu cuối phải được giữ sau khi
chuyển mạch.

Tùy theo yêu cầu cuối cùng của việc triển khai node dịch vụ, POTS yêu
cầu quá trình mất khung phải nhỏ hơn 120ms. Nếu thời gian mất khung dài hơn
khoảng thời gian này, node dịch vụ sẽ cắt kết nối và yêu cầu thiết lập lại cuộc
gọi sau khi chuyển mạch bảo vệ.

 Trường thông tin yêu cầu trong khung OAM.

Chuyển mạch bảo vệ trong hệ thống GPON yêu cầu ít hơn 10 mã sử dụng
trong cả đường lên và đường xuống để nhập dạng trường thông tin trong khung
OAM. Do vậy cần phải xem xét việc ánh xạ trường thông tin trong khung OAM
cho chuyển mạch bảo vệ.

16
CHƯƠNG 2. CẤU TRÚC PHÂN LỚP CỦA MẠNG QUANG THỤ ĐỘNG
GPON.
Cấu trúc phân lớp của mạng GPON bao gồm:
Lớp hội tụ truyền dẫn Phân lớp tương thích hội tụ
(TC-Transmission truyền dẫn
convergence) (TC adaption sub-layer)
Phân lớp đóng khung
GTC(GTC framing sub- layer)

Lớp phụ thuộc phương tiện vật lí


(Physical Media Dependence)

2.1. Lớp phụ thuộc phương tiện vật lí PMD.


Các thông số của lớp PDM như sau:

2.1.1. Tốc độ tín hiệu danh định.

Tốc độ đường truyền được tính là bội số của 8 Khz. Hệ thống GPON
được chuẩn hóa sẽ có hệ số danh định (đường lên /đường xuống) như sau:
- 155.52 Mbitps/1244.16 Mbitps.
- 622.08 Mbitps/1244.16 Mbitps.
- 1244.1 Mbitps/1244.16 Mbitps.
- 155.52 Mbitps/2488.32 Mbitps.
- 622.08 Mbitps/2488.32 Mbitps.
- 1244.16 Mbitps/2488.32 Mbitps.
- 2488.32 Mbitps/ 2488.32 Mbitps.
Các thông số này tương ứng với các giá trị trong nhiều loại môi trường và
thời gian khác nhau với suy hao và tán sắc đường truyền lớn nhất để đạt được tỉ
lệ lỗi bit 𝐵𝐸𝑅 ≥ 1 × 10−10 .

2.1.2. Phương tiện vật lí và phương thức truyền.

17
Tín hiệu được truyền tải trên đường truyền dẫn bằng cáp quang. Việc
truyền dẫn song hướng được thực hiện bằng cách ghép kênh theo bước sóng
WDM để truyền trên 1 sợi quang hay truyền đơn hướng trên 2 sợi quang.

2.1.3.Tốc độ bit.

a. Tốc độ đường xuống.


Là tốc độ bit tín hiệu từ OLT tới ONU , giá trị có thể là 1244.16𝑀𝑏𝑖𝑡/𝑠
hoặc 2488.32 𝑀𝑏𝑖𝑡/𝑠. Tốc độ này sẽ được giám sát bởi các xung nhịp (clock).
b. Tốc độ đường lên.
Là tốc độ bit tín hiệu từ ONU tới OLT, giá trị có thể là 155.52Mbit/s;
622.08Mbit/s; 1244.16Mbit/s hay 2488.32Mbit/s. ONU sẽ phát tín hiệu với độ
chính xác bằng độ chính xác của tín hiệu thu được ở đường xuống khi nó ở trạng
thái hoạt động và được cấp quyền.

2.1.4. Mã hóa đường dây.

Người ta sử dụng mã NRZ để mã hóa cho cả đường lên và đường xuống.


NRZ (Nonreturn to Zero) sử dụng 2 mức điện áp khác nhau cho bit 1 và 0 và
khoảng thời gian cho mỗi bit là không đổi.
Quy ước mức logic quang: mức cao cho bit “1” và mức thấp cho bit “0”.

2.1.5. Bước sóng hoạt động.

a. Đường xuống.
Dải bước sóng hoạt động cho đường xuống trong hệ thống khi dùng 1 sợi
cáp quang là 1480 − 1500 𝑛𝑚 .
Dải bước sóng hoạt động cho đường xuống trong hệ thống khi dùng 2 sợi
cáp quang là 1260 − 1360 𝑛𝑚 .
b. Đường lên .

18
Dải bước sóng hoạt động đường lên là 1260 − 1360 𝑛𝑚 .

2.1.6. Nguồn phát tại giao diện 𝑶𝒍𝒅 và giao diện 𝑶𝒓𝒖 .

Các thông số cho nguồn phát được cho sau đây :

a. Các loại nguồn phát.


Có 2 loại nguồn phát được sử dụng là :
- Laser chế độ đa mode MLM(Multi- Longitudinal Mode) .
- Laser chế độ đơn mode SLM (Single-Longitudinal Mode).
b. Công suất phát trung bình.
Công suất phát trung bình tại giao diện 𝑂𝑙𝑑 và 𝑂𝑟𝑢 là công suất trung bình
của chuỗi số giả ngẫu nhiên được phát vào sợi quang.
Trong trường hợp, công suất phát quang không có đầu vào tại máy phát,ở
hướng lên, ONU sẽ không phát công suất vào sợi quang tại tất cả các khe thời
gian mà ONU được cấp phát. ONU có thể phát mức công suất quang nhỏ hơn
hoặc bằng công suất phát khi không có đầu vào máy phát. OUN sẽ đáp ứng yêu
cầu trong khoảng thời gian của khe thời gian bảo vệ được phân cho nó.
c.Tỷ lệ chênh lệch logic.
Tỷ lệ chênh lệch logic EX :
EX  10log10 (A/ B)

Trong đó :
A : Mức công suất quang trung bình tại điểm giữa của logic “1”.
B : Mức công suất quang trung bình tại điểm giữa của logic “0”.
Tỷ lệ chênh lệch logic ở đường lên tính từ bit đầu tiên của phần mào đầu
(preamble) cho tới bit cuối của khung tín hiệu.
d. Hệ số phản xạ lớn nhất của thiết bị đo tại bước sóng máy phát.

19
Sự phản xạ từ thiết bị ONU/OLT từ mạng cáp quang được xác định bằng
hệ số phản xạ lớn nhất cho phép của thiết bị đo tại giao diện 𝑂𝑙𝑑 /𝑂𝑟𝑢 . Thông số
này sẽ tuân theo bảng sau:

Bảng 2.1. Các thông số lớp phụ thuộc vật lí cho mạng quang ODN.
2.1.7. Đường truyền quang giữa giao diện 𝑶𝒍𝒅 /𝑶𝒓𝒖 và giao diện 𝑶𝒓𝒅 /𝑶𝒍𝒖 .

a. Dải suy hao.


“Có 3 mức dải suy hao sử dụng cho mạng quang thụ động:
Mức 1: 5- 20 dB.
Mức 2: 10-25 dB.
Mức 3: 15- 30 dB.

20
Các thông số mức suy hao được tính toán với các giá trị thu được trong
trường hợp xấu nhất bao gồm suy hao do đấu nối, các bộ suy hao quang (nếu sử
dụng) hoặc do các thiết bị quang thụ động khác …
b. Suy hao phản xạ quang nhỏ nhất của mạng cáp tại điểm tham chiếu R/S bao
gồm các connector.
Suy hao phản xạ quang toàn phần ORL(Optical Return Loss) nhỏ nhất tại
điểm tham chiếu R/S trong mạng ODN phải lớn hơn 32 dB.
Hệ số phản xạ toàn phần tại điểm tham chiếu S/R cho một mạng ODN bị
chi phối bởi các connector trong khung phân phối quang ODF (Optical
Distribution Frame ). Hệ số phản xạ lớn nhất của một thành phần riêng lẻ trong
mạng là -35dB. Hệ số phản xạ từ 2 connector ODF có thể là -32dB. Tuy nhiên,
tùy theo mô hình mạng mà hệ số phản xạ toàn phần có thể xấu hơn -32 dB.”()
c. Hệ số phản xạ riêng lẻ giữa điểm tham chiếu S và R.
Các hệ số phản xạ riêng lẻ trong ODN phải tốt hơn -35 dB.

21
2.2. Lớp hội tụ truyền dẫn GTC.

2.2.1. Tổng quan.

Hình 2.1. Ngăn xếp giao thức hệ thống GTC.


Lớp GTC gồm có 2 phân lớp:
- Phân lớp đóng khung GTC (GTC Framing Sub-layer): có nhiệm vụ nhận
ra khung và mô tả các phần dữ liệu trong khung.
- Phân lớp tương thích hội tụ truyền dẫn (TC adaption Sub-layer): có
nhiệm vụ lọc tín hiệu được truyền theo VPI/VCI hoặc theo Port ID.
Hay theo cách hiểu khác thì GTC có 2 mặt phẳng:
- Mặt phẳng quản lí và điều khiển (C/M-plance): thực hiện quản lí dòng lưu
lượng người dùng, bảo mật và các đặc tính OMA. Gồm: OAM, PLOAM
và OMCI.
- Mặt phẳng người sử dụng (U-plane): thực hiện truyền lưu lượng người
dùng. Gồm: Các gói tin dịch vụ SDU (Service Data Unit) không tính
OMCI, GEM và ATM.
Khối PLOAM: xử lí thông tin vận hành , quản lí và bảo dưỡng của lớp vật
lí PLOAM (Physical Layer Operation Administration and Mantenance) , cung
cấp chức năng quản lí mạng GPON.
22
Các gói tin dịch vụ SDU trong phần ATM, GEM được chuyển thành/ từ
gói tin giao thức PDU (Protocol Data Unit) của phần ATM, GEM tại mỗi phân
lớp thích ứng hội tụ tương ứng. Ngoài ra, các PDU còn bao gồm các dữ liệu
kênh OMCI, được xem xét ở phân lớp hội tụ và được trao đổi ở thực thể giao
diện điều khiển và quản lí ONU (OMCI-ONU Management and Control
Interface).
Khối điều khiển cấp phát băng tần rộng (DBA control) là khối chức năng
chung, có trách nhiệm cấp phát băng tần động cho toàn bộ các ONU.
Trong lớp hội tụ GTC, OLT và ONU không bắt buộc có cả 2 chế độ hỗ
trợ giao thức ATM hay GEM. Việc nhận dạng chế độ nào đang được yêu cầu
được thực hiện ngay khi cài đặt hệ thống. ONU thông báo chế độ làm việc ATM
hay GEM thông qua bản tin Serial-Number. Nếu OLT có thể giao tiếp với một
trong số các chế độ mà ONU đưa ra thì nó sẽ tiến hành thiết lập kênh giao diện
điều khiển và quản lí ONU (OMCI) và thiết bị ONU sẽ xuất hiện trong mạng.
Nếu OLT không hỗ trợ chế độ hoạt động mà ONU đưa ra thì ONU sẽ được xếp
vào hàng đợi nhưng sẽ được thông báo không tương thích với hệ thống đang
hoạt động.
2.2.2. Ngăn xếp giao thức trong mặt phẳng điều khiển/quản lí (C/M plane).

C/M plance gồm có 3 phần:


- OAM và PLOAM: quản lí các chức năng phụ thuộc phương tiện vật lí
PMD và các lớp GTC.
- OMCI: cung cấp hệ thống quản lí đồng bộ các lớp cao hơn (các lớp dịch
vụ).
a, Kênh OAM.
Được thực hiện bởi các thông tin trong tiêu đề của khung GTC. Vì muốn
truyền các tín hiệu điều khiển khẩn cấp nên kênh OAM có đường truyền với trễ
nhỏ.
Chức năng của kênh:
23
- Cấp phát băng thông.
- Chức năng chuyển mạch chính.
- Chức năng báo hiệu cấp phát băng tần động.
b, Kênh PLOAM.
Kênh này bao gồm các thông tin được dành riêng trong khung GTC. Nó
được dùng cho tất cả các thông tin quản lí GTC và PMD khác không được gửi
qua kênh OAM.
c, Kênh OMCI.
Nó được dùng để quản lí các lớp dịch vụ nằm trên lớp GTC. GTC đưa ra
2 lựa chọn về giao diện truyền tải là ATM và GEM cho OMCI.
Chức năng GTC cung cấp phương tiện để cấu hình các kênh tùy chọn này
sao cho đáp ứng được khả năng của thiết bị bao gồm nhận dạng luồng giao thức
truyền tải (VPI/VCI hoặc Port ID).

Hình 2.2. Các khối chức năng trong C/M-plane.

24
2.2.3. Ngăn xếp giao thức trong U-plane.

Luồng lưu lượng trong U-plane được xác định bằng:


- Loại lưu lượng ATM hoặc GEM . Nó được thể hiện ở phần đường xuống
hoặc số nhận dạng đường lên (Allocation ID hay Alloc-ID) mang dữ liệu.
- Tên luồng ảo (VPI) hay nhận dạng cổng (Port ID). Port ID gồm 12 bit
được dùng để xác định luồng trong trường hợp lưu lượng là GEM. VPI
được sử dụng đối với trường hợp lưu lượng là ATM.
T-CONT là khối truyền dẫn (transmission container) bao gồm nhiều lưu
lượng được xác định bởi nhận dạng Alloc-ID. T-CONT có chức năng cấp phát
băng tần và điều khiển 𝑄𝑜 𝑆 bằng cách cấp phát băng tần với số khe thời gian
khác nhau. Lưu lượng ATM và GEM không thể có cùng nhận dạng Alloc-ID.

Hình 2.3. Ngăn xếp giao thức U-plane.


Các hoạt động trong mỗi luồng lưu lượng như sau:
1) Lưu lượng ATM trong lớp GTC.

25
“Ở đường xuống, các cell ATM được truyền trong phần ATM (ATM
partition) tới tất cả các ONU. Phân lớp đóng gói OUN thu các cell và bộ tương
thích hội tụ truyền dẫn ATM (ATM TC adapter) lọc các cell dựa trên nhận dạng
đường ảo VPI. Chỉ có các cell thích hợp với VPI mới được đưa tới ATM client.
Ở đường lên, lưu lượng ATM được truyền trong một hay nhiều T-
CONTs. Mỗi T-CONT được liên kết với một lưu lượng ATM hay GEM duy
nhất. OLT nhận các thông tin gắn với T-CONT có nhận dạng là Alloc-ID, và các
cell chuyển tiếp tới bộ thích ứng hội tụ truyền dẫn ATM (ATM TC adapter) và
sau đó đến ATM client.
2) Lưu lượng GEM trong lớp GTC.
Ở đường xuống, các khung GEM được truyền trong phần GEM (GEM
partition) và tới tất cả các ONU. Phân lớp đóng gói ONU lọc các khung và bộ
tương thích hội tụ truyền dẫn GEM (GEM TC adapter) lọc các tế bào dựa trên
Port-ID. Chỉ có các khung có Port-ID thích hợp mới được cho chuyển tới chức
năng GEM client.
Ở đường lên, lưu lượng GEM được truyền trên một hay nhiều T-CONT.
Mỗi T-CONT được liên kết với một lưu lượng ATM hoặc GEM duy nhất. OLT
nhận các thông tin gắn với T-CONT, và các cell được chuyển tiếp tới bộ thích
ứng hội tụ truyền dẫn GEM (GEM TC adapter) và sau đó đến GEM client.

2.2.4. Các chức năng chính của hệ thống GTC.

a. Điều khiển truy nhập phương tiện (Media access control flow).
Lớp GTC thực hiện điều khiển truy nhập cho lưu lượng đường lên. Các
khung dữ liệu sẽ chỉ ra vị trí lưu lượng đường lên sẽ được phép truyền trong các
khung đường lên đã được đồng bộ với các khung đường xuống.
OLT gắn các con trỏ (pointer) vào khối điều khiển vật lí đường xuống
PCBd, con trỏ này cho biết thời gian ONU bắt đầu và kết thúc việc truyền dữ
liệu. Một ONU có thể truy nhập phương tiện tại thời điểm bất kì và không có
26
xung đột trong quá trình truyền. Các con trỏ trong các byte thông tin cho phép
OLT điều khiển phương tiện hiệu quả tại băng tần cố định 64kbps. Một số OLT
có thể chọn cách thiết lập các giá trị cho con trỏ với tốc độ lớn hơn và thực hiện
điều khiển băng thông bằng cơ chế động.
Bất cứ T-CONT nào cũng có thể điểu khiển truy nhập phương tiện.

Downstream

Frame header(PCBd)
Payload for downstream
US BW map

Alloc-ID Start End Alloc-ID Start End Alloc-ID Start End

1 100 300 2 400 500 3 520 600

Upstream

T-CONT1 T-CONT2 T-CONT3


(ONU 1) (ONU 2) (ONU 3)
Slot Slot Slot Slot Slot Slot
100 300 400 500 520 600

Hình 2.4. Điều khiển truy nhập phương tiện.


b. Đăng kí ONU.
Có 2 phương thức đăng kí ONU:
- Phương thức A: số sê ri của ONU được đăng kí tại OLT qua hệ thống
quản lí (NMS hoặc EMS ).
- Phương thức B: số sê ri của ONU không được đăng kí tại OLT qua hệ
thống quản lí.

2.2.5. Các chức năng của các phân lớp trong hệ thống GTC.

27
a. Phân lớp đóng khung GTC (GTC framing sub-layer).
Thực hiện 3 chức năng như sau:
- Ghép kênh và phân kênh: các thành phần PLOAM, ATM và GEM được
ghép vào khung TC đường xuống tùy theo thông tin về giới hạn trong tiêu
đề của khung. Mỗi thành phần được trích ra từ một đường lên tùy theo chỉ
thị của tiêu đề.
- Tạo tiêu đề và giải mã: tiêu đề khung TC được tạo và định dạng trong
khung đường xuống, tiêu đề trong khung đường lên được giải mã.
- Chức năng định tuyến nội bộ dựa trên Alloc-ID: định tuyến dựa trên
Alloc-ID được thực hiện với dữ liệu đến/từ bộ thích ứng hội tụ truyền dẫn
ATM và GEM.
b. Phân lớp thích ứng GTC và giao diện với các thực thể lớp trên.
Phân lớp thích ứng bao gồm 3 bộ thích ứng phân lớp hội tụ: bộ thích ứng
hội tụ truyền dẫn ATM (ATM TC adapter), bộ thích ứng hội tụ truyền dẫn GEM
(GEM TC adapter) và bộ thích ứng giao diện điều khiển quản lí ONU (OMCI
adapter). Các bộ thích ứng hội tụ ATM và GEM giám sát các PDU của ATM và
GEM trong phân lớp đóng khung GTC và ánh xạ các PDU vào từng phần.
Các bộ thích ứng cung cấp giao diện sau đây cho các thực thể lớp trên:
- Giao diện ATM: Phân lớp đóng khung GTC và bộ thích ứng hội tụ truyền
dẫn ATM liên kết với nó cung cấp các giao diện ATM cho các dịch vụ
ATM. Các thực thể lớp ATM thường được sử dụng như là các ATM
client.
- Giao diện GEM: GEM TC adapter được cấu hình để tương thích các
khung vào nhiều loại giao diện truyền khung khác nhau.
Các bộ thích ứng còn nhận dạng các kênh OMCI theo tên kênh ảo/tên đường
ảo (VPI/VCI) đối với ATM và theo Port ID đối với GEM. Bộ thích ứng OMCI
có thể trao đổi dữ liệu kênh OMCI cho các bộ thích ứng ATM TC và GEM TC.
Bộ thích ứng OMCI nhận dữ liệu từ các bộ thích ứng TC này và truyền nó tới

28
thực thể OMCI và chuyển dữ liệu từ thực thể OMCI tới các bộ thích ứng TC
này.”()

2.2.6. 𝑸𝒐 𝑺 và dòng lưu lượng.

a. Mối quan hệ giữa GTC và quản lí dữ liệu người dùng.


Dịch vụ người dùng: Hệ thống GTC thực hiện quản lý lưu lượng đối với
các T-CONT và mỗi T-CONT nhận dạng bởi 1 Alloc-ID. Một T-CONT có thể
có một hay nhiều đường ảo và mỗi đường ảo VP có thể có 1 hoặc nhiều kênh ảo
VC. OLT giám sát lưu lượng trên mỗi T-CONT và thực hiện việc điều chỉnh
việc cấp phát băng thông sao cho băng thông mạng PON được phân bố hợp lí.
Hệ thống GTC không theo dõi và duy trì các mối quan hệ 𝑄𝑜 𝑆 giữa các VP và
VC mà các ATM client tại mỗi OLT sẽ thực hiện chức năng này.
Dịch vụ GEM: Hệ thống GTC thực hiện quản lí lưu lượng đối với các T-
CONT và mỗi T-CONT được nhận dạng bởi 1 Alloc-ID. Một T-CONTcó thể có
1 hoặc nhiều GEM Port ID. OLT giám sát lưu lượng trên mỗi T-CONT và thực
hiện điều chỉnh việc cấp phát băng thông sao cho băng thông PON được phân bố
hợp lí. Hệ thống GTC không theo dõi và duy trì các mối quan hệ 𝑄𝑜 𝑆 giữa Port
ID mà GEM client tại OLT sẽ thực hiện chức năng này.
b.Cấp phát băng thông.
Băng thông được cấp phát cho các liên kết logic theo phương thức tĩnh
hay động. Khi cấp phát băng thông động, OLT giám sát tình trạng tắc nghẽn
bằng cách kiểm tra các hồi đáp cấp phát băng thông động (DBA-Dynamic
Bandwidth Allocation) từ ONU và/hoặc từ chính luồng lưu lượng tới. Nên OLT
có thể cấp phát đầy đủ băng thông cho các ONU.

29
Các chức năng chính của bộ cấp phát băng thông động DBA trong
GPON:

GPON DBA
Đơn vị điều khiển T-CONT
Nhận dạng T-CONT Alloc-ID
Đơn vị báo cáo - Tế bào ATM đối với phần ATM
- Các khung có độ dài cố định (mặc định là 48
bytes) đối với phần GEM
Cơ chế báo cáo Trường OAM(báo cáo băng tần động đường lên
DBRu) trong chế độ 0 và báo cáo trạng thái loại
T-CONT là phương thức mặc định
Báo cáo DBRu trong chế độ 1 và 2 và báo cáo
DBA của ONU là phương thức tùy chọn
Thủ tục trao đổi G-PON OMCI

Bảng 2.2. Các chức năng chính của GPON DBA.


Chú thích: Chế độ 0: gửi 2 byte DBRu.
Chế độ 1: gửi 3 byte DBRu.
Chế độ 2: gửi 5 byte DBRu.
Còn khi cấp phát băng thông tĩnh, OLT sẽ cấp phát băng thông theo băng
thông cung cấp.
c. Đảm bảo chất lượng dịch vụ 𝑄𝑜 𝑆.
Chức năng cấp phát băng thông động DBA cung cấp nhiều loại 𝑄𝑜 𝑆 khác
nhau. Lớp hội tụ GPON đưa ra 5 loại T-CONT như sau:
T-CONT loại 1: có băng thông cố định, được dành riêng và được cấp phát
theo chu kì với tốc độ cố định và trễ truyền được điều khiển. Các tham số mô tả

30
về lưu lượng cho 1 T-CONT loại 1 là băng thông cố định đặt trước. T-CONT
loại 1 có thể đáp ứng mọi loại 𝑄𝑜 𝑆. Các OLT không hỗ trợ DBA có thể sử dụng
T-CONT loại 1 để đảm bảo 𝑄𝑜 𝑆. Các OLT có hỗ trợ DBA sử dụng T-CONT
loại 1 này để hỗ trợ lưu lượng thời gian thực. Các OLT hỗ trợ DBA luôn cung
cấp băng thông cố định cho các kết nối trên T-CONT loại 1 mà không cần kiểm
tra có thông tin cần truyền hay không.
T-CONT loại 2: có băng thông cung cấp được đảm bảo. Băng thông được
đảm bảo nghĩa là băng thông trung bình được cấp phát cố định trong các khoảng
thời gian xác định. Nếu T-CONT loại 1 đảm bảo độ trễ truyền và sự thay đổi trễ
và tốc độ truyền thì T-CONT loại 2 chỉ đảm bảo tốc độ truyền. Chỉ các OLT hỗ
trợ DBA mới hỗ trợ T-CONT loại 2. Các tham số mô tả về lưu lượng cho T-
CONT loại 2 là : băng thông đảm bảo đặt trước.T-CONT loại 2 có thể hỗ trợ tất
cả các mức 𝑄𝑜 𝑆 trừ mức 1(dịch vụ phi thời gian thực).
T-CONT loại 3: có băng thông đảm bảo và băng thông không đảm bảo. T-
CONT loại 3 sẽ được cấp phát băng thông tương đương với băng thông đã được
đảm bảo chỉ khi nó có các gói tin cần truyền với tốc độ tương đương hoặc lớn
hơn băng thông đã được đảm bảo. Băng thông không được đảm bảo sẽ được
cấp phát T-CONT loại 3 với băng thông đảm bảo đang yêu cầu thêm băng
thông tương ứng với băng thông được đảm bảo của các T-CONT riêng lẻ trong
mạng GPON. Thông số mô tả lưu lượng cho T-CONT loại 3 là băng thông đảm
bảo: đặt trước, băng thông không đảm bảo: cấp phát động, băng thông tối đa: đặt
trước. T-CONT loại 3: có thể hỗ trợ tất cả các mức 𝑄𝑜 𝑆 trừ mức 1( dịch vụ phi
thời gian thực).
T-CONT loại 4: có khả năng cho băng thông tốt nhất (best-effort) nhưng
băng thông không được đảm bảo cung cấp. T-CONT loại 4 chỉ sử dụng băng
thông không được cấp phát cố định, băng thông đảm bảo cho các T-CONT loại
khác trong mạng PON. Băng tần best-effort được cấp phát đều nhau cho các T-
CONT loại 4, cho tới khi cấp phát đến băng thông tối đa. Thông số mô tả lưu

31
lượng cho T-CONT loại 4 là : Băng best-effort: cấp phát động, băng thông tối
đa: đặt trước.
T-CONT loại 5: có thể đáp ứng tất cả các 𝑄𝑜 𝑆 được đề cập trong mạng
PON. T-CONT loại 5 còn có thể được biến đổi thành các loại T-CONT khác.
Thông số mô tả về lưu lượng cho T-CONT loại 5 là băng thông cố định: đặt
trước, băng thông đảm bảo: đặt trước, băng thông không đảm bảo: cấp phát
động,băng thông best-effort: cấp phát động, băng thông tối đa: đặt trước. T-
CONT loại 5 có thể hỗ trợ ứng dụng thời gian thực hay ứng dụng đảm bảo băng
tần. Cơ chế truyền các gói tin trong T-CONT và các chính sách cung cấp để đảm
bảo 𝑄𝑜 𝑆 ở lớp ATM phụ thuộc vào việc triển khai thiết bị ONU/ONT.
Trong trường hợp truyền dẫn là ATM việc cấp phát băng thông sử dụng
VCC hoặc VPC. VCC và VPC được định dạng bởi các thông số mô tả lưu lượng
và được truyền trong các T-CONT tùy theo yêu cầu 𝑄𝑜 𝑆. Cơ chế ánh xạ giữa độ
đảm bảo 𝑄𝑜 𝑆 và loại T-CONT do nhà điều hành quản lí.
Trong trường hợp truyền dẫn là GEM thì các tế bào ATM được thay thế
bằng các khối tin có chiều dài cố định. Các kết nối GEM được xác định bằng
Port có thể được định dạng lưu lượng bởi các thông số mô tả lưu lượng và có
thể được truyền trong một loại T-CONT.

2.2.7. Cấp phát băng thông động DBA(Dynamic Bandwith Allocation).

Trong cơ chế cấp phát băng thông động, khi các gói tin GEM có độ dài
thay đổi thì sẽ được chuẩn hóa thành các khối có độ dài cố định.
a.Yêu cầu cấp phát băng thông động.
Các chức năng DBA được thực hiện đối với mọi loại T-CONT. Các chức
năng này được phân loại thành các phần sau:
- Phát hiện trạng thái tắc nghẽn do OLT và/hoặc ONU thực hiện.
- Báo cáo trạng thái tắc nghẽn tới OLT.

32
- Cập nhập băng thông đã cấp phát bởi OLT theo các tham số được cung
cấp.OLT thực hiện cấp quyền theo băng tần đã được cập nhập và theo loại
T-CONT.
- Quản lí đối với hoạt động DBA.
b. Phân loại T-CONT.
Trong GPON DBA có 5 loại T-CONT như đã nêu ở trên. Mỗi loại T-
CONT có các tham số hoạt động riêng. Tuy nhiên đơn vị của tham số hoạt động
được chỉ ra như sau:
- Đối với ATM: số lượng cell.
- Đối với GEM: số lượng khối có chiều dài cố định.
Đối với GEM, khối có chiều dài cố định do OMCI qui định có chiều dài
mặc định là 48 byte.
c. Hoạt động DBA.
Hoạt động DBA bao gồm 2 chế độ: DBA báo cáo trạng thái (SR-DBA) và
DBA không báo cáo trạng thái (NSR-DBA) trong mỗi T-CONT. Chức năng báo
cáo DBA là tùy chọn đối với ONU. Các OLT bắt buộc phải hỗ trợ cả chế độ báo
cáo và không báo cáo , do vậy tất cả các ONU được cung cấp các mức độ với
chức năng DBA. Các chế độ này được gồm các dịch vụ và khả năng của ONU
được cho trong bảng sau đây:

Bảng 2.3. Các chế độ hoạt động của DBA.


Hoạt động của mỗi chế độ được tổng kết như sau:
 SR-DBA.
Để báo cáo trạng thái tắc nghẽn của T-CONT, khi một T-CONT gửi dữ
liệu ở đường lên từ ONU tới OLT, số lượng cell hay khối tin trong bộ đệm T-
CONT được thiết lập trong trường DBA của báo cáo băng thông đường lên
DBRu. Nếu OLT không muốn cho phép truyền dữ liệu cho T-CONT, OLT có
33
thể cấp thời gian cho riêng báo cáo DBRu đó. Tuy nhiên, có thể có trường hợp
OLT nhận được báo cáo nhưng không áp dụng báo cáo đó đối với việc cập nhập
băng thông. Mặt khác, nếu một T-CONT không thể báo cáo số tế bào hay gói tin
được lưu trữ trong bộ đệm, nó sẽ gửi tới OLT một mã số không có giá trị trong
trường DBA. Trong chế độ này, việc truyền trường tin DBA trong DBRu là bắt
buộc nếu OLT yêu cầu vì nếu thiếu trường DBA, khuôn dạng của dữ liệu của
đường lên không được nhận ra.
 NSR-DBA.

OLT nhận dạng trạng thái tắc nghẽn của từng T-CONT bằng cách giám sát
dòng lưu lượng đến. Trong chế độ này, trường DBA trong DBRu không được
gửi đi do OLT không yêu cầu. Trong tình huống ngoại lệ khi OLT yêu cầu
DBRu thì ONU phải lưu gửi bản tin này mặc dù nội dung thông tin sẽ bị OLT
bỏ qua.

ONU
T-CONT(Alloc ID=X) OLT
Request of transmission
Indicated window
(User data+report)
User data Report is applied
Report User data+report to update BW

Request of transmission
Indicated window
(User data+report)
User data
Report is not applied
Report User data+report to update BW

Request of transmission
Indicated window
(Report)
Report is applied
Report Report to update BW

Hình 2.5. Hoạt động của SR-DBA.

34
d. Khía cạnh quản lí.

Để cơ chế DBA hoạt động cần cung cấp một số thông số thỏa mãn các
chức năng quản lí. OLT và ONU sử sụng các chức năng quản lí để thỏa thuận về
chế độ hoạt động DBA, và đáp lại thích hợp với các yêu cầu của hai bên. Tất cả
các thông số DBA sẽ được cung cấp và thỏa thuận bởi giao diện điều khiển quản
lí ONU của GPON (GPON OMCI).

2.2.8. Cấu trúc khung GTC.

Khung đường xuống bao gồm khối điều khiển vật lí đường xuống (PCBd),
phần ATM (ATM partition) và phần GEM (GEM partition).

Khung đường lên bao gồm nhiều các cụm truyền dẫn. Mỗi cụm đường lên
sẽ bao gồm tối thiếu là tiêu đề lớp vật lí PLOu, ngoài tải tin cụm đường lên còn
có thể bao gồm phần Oam lớp vật lí PLOAMu, chuỗi mức công suất đường lên
PLSu và phần báo cáo băng tần động đường lên. Khung đường xuống cung cấp
tham chiếu thời gian chung cho toàn mạng PON và cung cấp báo hiệu điều
khiển chung cho đường lên.

T=125us
Downstream
PCBd PCBd Playload
Playload n
n n+1 n+1

1 byte
Upstream
Slot Slot Slot Slot Slot Slot
R 0 1 R 0 1

US virtual frame TX interval

Hình 2.6. Cấu trúc khung hội tụ truyền dẫn lớp GTC.

a.Cấu trúc khung đường xuống.

35
Khung có chiều dài 125µ𝑠 cho cả tốc độ dữ liệu 1.24416 Gbit/s và
2.48832 Gbit/s nên khung dài 19440 byte trong hệ thống tốc độ 1.24416 Gbit/s
và dài 38880 byte trong hệ thống tốc độ 2.48832 Gbit/s. Chiều dài của PCB
đường xuống là như nhau cho cả hai tốc độ và phụ thuộc vào số lượng cấu trúc
phát đối với mỗi khung.

Hình 2.7. Cấu trúc khung đường xuống hội tụ truyền dẫn lớp GTC.

b. Cấu trúc khung đường lên.

Hình 2.8. Cấu trúc khung đường lên.

Độ dài khung bằng độ dài của khung đường xuống đối với các loại tốc độ.
Mỗi khung bao gồm các truyền dẫn cho một hoặc nhiều ONU. BWmap(ánh xạ
băng tần) thực hiện sắp xếp các truyền dẫn này. Trong đó quá trình cấp phát
băng tần theo sự điều khiển của OLT, ONU có thể phát từ 1 tới 4 loại tiêu đề
GPON và dữ liệu người dùng. Các loại tiêu đề này như sau:

- Tiêu đề lớp vật lý đường lên (PLOu).


- Quản lí vận hành và bảo dưỡng lớp vật lí đường lên (PLOAMu).
- Chuỗi định mức công suất đường lên (PLSu).
- Báo cáo băng tần động đường lên (DBRu).

36
Hình 2.9. Tiêu đề khung đường lên GTC.

OLT sử dụng trường flag trong Bwmap để chỉ ra thông tin PLOAMu,
PLSu hay DBRu sẽ được truyền trong mỗi lần cấp phát băng thông hay không.
Việc truyền các thông tin này trong OLT cần phải tính đến nhu cầu về băng
thông và độ trễ của các kênh phụ thuộc khi thiết lập tần số truyền dẫn.

Mỗi khi một ONU đến lượt sử dụng phương tiện mạng PON từ một ONU
khác, nó phải gửi một bản copy mới của thông tin tiêu đề lớp vật lý đường lên
PLOu. Trong trường hợp một ONU nhận được 2 nhận dạng cấp phát (Alloc ID)
liên tiếp (thời gian kết thúc của một nhận dạng nhỏ hơn 1 so với thời gian bắt
đầu của nhận dạng tiếp theo),thì ONU sẽ bỏ qua việc gửi thông tin PLOu cho
nhận dạng cấp phát thứ 2. ONU có thể bỏ qua việc gửi này nhiều lần bằng với số
nhận dạng cấp phát mà OLT cấp cho nó. Yêu cầu cấp phát quyền truy nhập liên
tục giúp OLT tránh việc bỏ qua các khoảng trống giữa các lần truyền của cùng
một ONU. Các cấp phát truy nhập phải liên tục hoặc theo lịch trình nếu chúng
xuất phát từ hai ONU khác nhau. Sau tiêu đề truyền dẫn là dữ liệu tải tin của
người dùng được gửi đến cho khi việc cấp phát được chỉ định bởi con trỏ kết
thúc (Stop Time pointer).

37
CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GPON TRONG MẠNG TRUY
NHẬP QUANG FTTx.
Vì công nghệ GPON cần chi phí đầu tư cao nên người ta giảm bớt đi bằng
cách lai ghép giữa mạng cáp quang FTTx với cáp đồng.
3.1. Mạng quang băng thông rộng đến nhà cao tầng FTTB.
Fiber To The Buiding: cáp quang được kéo đến móng của nhà cao tầng,
rồi sử dụng thiết bị chuyển đổi (quang- điện) đấu nối tới từng khách hàng khác
nhau.

FTTB gồm 2 loại: FTTB tại chung cư và FTTB khu vực doanh nghiệp.

 FTTB dành cho chung cư cung cấp các dịch vụ :


- Băng rộng đối xứng : Email , đào tạo từ xa, trao đổi file,chơi game trực
tuyến, khám bệnh từ xa ….
- Băng rộng không đối xứng: Broadcast số, download file, Video.
- Điện thoại truyền thống và ISDN.
 FTTB dành cho doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ :
- Băng rộng đối xứng : Email, trao đổi file , broadcast nội dung,…
- Đường thuê bao riêng: cung cấp dịch vụ thuê bao kênh riêng với mức độ
khác nhau.
- Điện thoại truyền thống và ISDN.

38
Hình 3.1. Cáp quang kéo đến nhà cao tầng FTTB.

3.2. Mạng quang băng thông rộng đến lề đường FTTC, FTTCab.

Fiber To The Curb: cáp quang được kéo đến tủ cáp đặt ở lề đường hoặc
cabin cách khu vực người dùng khoảng 300m, sau đó người ta sử dụng cáp đồng
đấu nối tới người dùng.
FTTC cung cấp các dịch vụ như sau:
- Băng rộng không đối xứng: Video theo yêu cầu,broadcast số,download
file...
- Băng rộng đối xứng: Email, trao đổi file, đào tạo từ xa, broadcast nội
dung, chơi game trực tuyến, khám bệnh từ xa, …
- Điện thoại truyền thống và ISDN.

39
Hình 3.2. Cáp quang kéo đến khu dân cư FTTC.
3.3.Mạng quang đến tận nhà FTTH.

Fiber To The Home :sợi quang được dẫn tới tận nhà của khách hàng.
FTTH cung cấp các dịch vụ :
- Băng rộng không đối xứng:download file, video theo yêu cầu, broadcast
số...
- Băng rộng đối xứng :email, chơi game trực tuyến, trao đổi file, đào tạo từ
xa, broadcast nội dung, khám bệnh từ xa, …
- Điện thoại truyền thống và ISDN.

Hình 3.3. Cáp quang kéo đến hộ gia đình FTTH.

40
TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. “Mạng truy nhập quang tới thuê bao GPON”, NXB Bộ thông tin và truyền
hình, 2007.
2. “Tìm hiểu về mạng FTTx trên nền công nghệ GPON”,Haind91, 12,2011.
Truy nhập ngày 13/11/2015.
https://haind91.wordpress.com/2011/12/12/tim-hi%E1%BB%83u-
v%E1%BB%81-m%E1%BA%A1ng-fttx-tren-n%E1%BB%81n-cong-
ngh%E1%BB%87-gpon/ .

41
NHẬN XÉT TÓM TẮT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

1. Tinh thần thái độ, sự cố gắng của sinh viên trong quá trình thực hiện Đồ
án/khóa luận:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
2. Đánh giá chất lượng Đồ án/khóa luận tốt nghiệp (so với nội dung yêu cầu đã
đề ra trên các mặt: lý luận, thực tiễn, chất lượng thuyết minh và các bản vẽ):
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
3. Chấm điểm của giảng viên hướng dẫn
(Điểm ghi bằng số và chữ)

Hải Phòng, ngày tháng năm


2015
Giảng viên hướng dẫn

42
ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN

1. Đánh giá chất lượng Đồ án/khóa luận tốt nghiệp về các mặt: thu thập và phân
tích số liệu ban đầu, cơ sở lý thuyết, vận dụng vào điều kiện cụ thể, chất lượng
thuyết minh và các bản vẽ, mô hình (nếu có) …:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
2. Chấm điểm của người phản biện
(Điểm ghi bằng số và chữ)

Hải Phòng, ngày tháng năm 2015


Người phản biện

43

You might also like