Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 1

TIỂU SỬ

THIỀN SƯ ĐẦU ĐÀ PHÁP MINH


Ngài Thiền Sư PHÁP MINH thế danh là NGUYỄN VĂN LONG, sinh ngày 15-
3-1918, tại Làng Phước Hải, Huyện Long Đất, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Thân phụ của Ngài là Cụ NGUYỄN VĂN TÀI, thân mẫu là Bà PHẠM THỊ
MINH.
Ngài xuất thân trong một gia đình có tinh thần yêu nước, có truyền thống đạo
đức lâu đời, thuộc gia đình trí thức, ngài đậu bằng Diplome (Trung học).
Năm 1965, Ngài xuất gia Sa di với Hòa thượng BỬU CHƠN tại chùa Phổ Minh,
Gò Vấp, Gia Định, lúc 10 giờ 30 ngày 7-2, tức tháng 6 Â. L. năm Ất Tỵ.
Ngày 6-1-1968, tại chùa Pháp Bảo, Mỹ Tho, Ngài thọ Đại giới Tỳ kheo với Thầy
Tế độ là Hòa thượng GIỚI NGHIÊM.
Sau khi tu tại chùa Phổ Minh một thời gian, Ngài vân du hành đạo tại chùa
Phước Hải Vũng Tàu. Sau đó, Ngài đến Tịnh Xá Ngọc Hương, Thủ Dầu Một.
Năm 1967, Ngài đi hành đạo ở Tịnh Xá An Lạc, Bắc Mỹ Thuận. Cuối năm ấy,
Ngài về Tổ Đình Bửu Quang ở Gò Dưa để thực hành pháp môn Đầu đà, độc cư thiền
tịnh.
Năm 1968, Ngài rời chùa Bửu Quang đến Núi Nhỏ Vũng Tàu, tìm nơi độc cư
thiền định. Năm 1969, Ngài lại trở về Tổ Đình Bửu Quang để tiếp tục sự nghiệp tu
hành.
Tháng 12-1974, theo lời thỉnh cầu của Ban Quản Trị Thích Ca Phật Đài Vũng
Tàu, Ngài đến khu Thắng Tích để hành đạo và hoằng dương Chánh Pháp.
Từ năm 1975 đến 1976, bước chân Ngài đã vân du đến Tô Châu, Hà Tiên, Rạch
Giá.
Năm 1977, 1978, 1979, 1980, Ngài lại trở về Tổ Đình Bửu Quang để thiền định.
Từ đó đến nay, Ngài sống Hạnh độc cư, trì bình khất thực tại Cốc Bình Thủy, Gò
Dưa, Thủ Đức.
Vào lúc 9 giờ ngày thứ Tư 27 tháng 1 năm 1993 (mùng 5 tháng giêng năm Quý
Dậu), Ngài đã an nhiên thị tịch trong khi ngồi thiền định với tư thế kiết già liên hoa
tọa.
Từ khi xuất gia cho đến giờ viên tịch, Ngài luôn luôn thực hành pháp hạnh Đầu
Đà khất thực, hạnh đầu đà không nằm… Ngài giữ hạnh tri túc, thường ít nhận tứ sự
cúng dường của chư Tăng và các Phật tử, Ngài sống vô cùng đơn giản.
Trong thời gian còn sinh tiền, Ngài đã soạn dịch nhiều tác phẩm Kinh điển như:
Bộ Chú Giải Kinh Pháp Cú.
Sưu Tập Kệ Pāli.
Ngài đã trước tác nhiều tác phẩm mà hiện nay vẫn còn là bản thảo, như:
1. Sổ Tức Quan thực tập 1, 2, 3…

You might also like