Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 89

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


---------------------------------------

NGUYỄN ANH TIẾN

ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI, ĐỀ THI PHỤC VỤ KIỂM TRA
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN QUA MÔN HỌC
DINH DƯỠNG BẰNG PHẦN MỀM EMP – TEST TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY


CHUYÊN SÂU: SƯ PHẠM KỸ THUẬT – CNTT

Hà Nội – Năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

NGUYỄN ANH TIẾN

ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI, ĐỀ THI PHỤC VỤ KIỂM TRA
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN QUA MÔN HỌC
DINH DƯỠNG BẰNG PHẦN MỀM EMP – TEST TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY


CHUYÊN SÂU: SƯ PHẠM KỸ THUẬT – CNTT

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS CAO TUẤN DŨNG

Hà Nội – Năm 2012


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của Luận văn này hoàn toàn được hình
thành và phát triển từ những quan điểm của tôi, dưới sự hướng dẫn của TS Cao
Tuấn Dũng. Các số liệu và kết quả có được trong Luận văn thạc sỹ này là hoàn toàn
trung thực.

Tác giả luận văn

Nguyễn Anh Tiến


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Cao Tuấn Dũng viện
Công nghệ thông tin - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, người đã trực tiếp hướng
dẫn, giúp đỡ em hoàn thành Luận văn này.
Trong suất thời gian thực hiện Luận văn, mặc dù thầy rất bận rộn trong công
việc nhưng thầy vẫn dành thời gian và tâm huyết hướng dẫn em. Thầy đã cung cấp
cho em nhiều hiểu biết, nhiều cách giải quyết trong các lĩnh vực mới khi em mới bắt
đầu thực hiện luận văn. Trong quá trình thực hiện, thầy luôn định hướng, góp ý và
sửa chữa để em hoàn thành tốt nhất Luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Ban giám
hiệu Nhà trường cùng các Giảng viên nơi tôi công tác đã giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện Luận văn. Cảm ơn các thầy cô trong Khoa sư phạm kỹ thuật - Trường Đại
học Bách khoa Hà Nội đã cung cấp cho em những kiến thức để hoàn thành Luận
văn, thể lớp cao học 10ALL SPKT - CNTT giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện và hoàn thành luận văn.

Học viên
Nguyễn Anh Tiến

1
Mục lục
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ 1
Những chữ viết tắt ................................................................................................................. 4
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài: .............................................................................................................. 6
2. Lịch sử nghiên cứu............................................................................................................. 7
3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................... 9
4. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................ 9
5. Khách thể nghiên cứu ........................................................................................................ 9
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 9
6.1. Lý thuyết................................................................................................................ 9
6.2. Phương pháp điều tra: ......................................................................................... 10
6.3. Thực nghiệm sư phạm ......................................................................................... 10
7. Giả thuyết khoa học ......................................................................................................... 10
8. Mục đích chính của đề tài ................................................................................................ 10
9. Cấu trúc luận văn ............................................................................................................. 10
CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN ÁP DỤNG HỆ THỐNG TRẮC NGHIỆM TRONG ĐÀO
TẠO ..................................................................................................................................... 12
I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................................. 12
1.2. Sử dụng TNKQ trong kiểm tra đánh giá qua cách nhìn chuyên gia nước ngoài .......... 14
1.3. Sử dụng trắc nghiệm ở nước ta hiện nay. ..................................................................... 15
KẾT LUẬN CHƯƠNG I ..................................................................................................... 17
CHƯƠNG II:VAI TRÒ ỨNG DỤNG CNTT TRONG VIỆC XÂY DỰNG – TỔ CHỨC
KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM, ĐÁNH GIÁ KQ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ................. 18
1. Ứng dụng tin học trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên........................ 18
2. Mục đích và chức năng của kiểm tra đánh giá trong dạy học.......................................... 20
2.1. Mục đích với sinh viên: ....................................................................................... 20
2.2. Mục đích với Giảng viên ..................................................................................... 21
2.3. Chức năng kiểm tra ............................................................................................. 21
2.4. Chức năng giáo dục: ........................................................................................... 21
3. Quan hệ của đánh giá kết quả học tập với quá trình dạy - học ........................................ 21
3.1. Các loại hình đánh giá ........................................................................................ 22
3.1.1.Đánh giá hình thành ..................................................................................... 22
3.1.2. Đánh giá tổng kết ........................................................................................ 22
3.1.3. Đánh giá theo tiêu chí ................................................................................. 22
3.2. Lĩnh vực đánh giá ................................................................................................ 23
3.3 Các tiêu chí đánh giá............................................................................................ 23
3.4. Những cơ sở của kỹ thuật trắc nghiệm ................................................................ 24
3.4.1.Trắc nghiệm tự luận...................................................................................... 24

2
3.4.2. Trắc nghiệm khách quan ............................................................................. 25
4. Kiểm định chất lượng câu hỏi trắc nghiệm ...................................................................... 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG II.................................................................................................... 32
CHƯƠNG III:ỨNG DỤNG PHẦN MỀM EMP – TEST ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH
GIÁ KẾT QỦA HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN.................................................................... 33
1. Tiêu chí lựa chọn phần mềm............................................................................................ 33
3. Mô hình hoạt động của phần mềm Emp – Test ............................................................... 36
3.1. Hình thức làm bài trên máy đơn: ........................................................................ 37
3.2. Hình thức làm bài trên máy qua mạng ................................................................ 37
3.3. Làm bài trên giấy: ............................................................................................... 37
4. Khái quát các chức năng của phần mềm Emp – Test ...................................................... 38
4.1. Chương trình EDITOR ........................................................................................ 38
4.2. Chương trình Test................................................................................................ 39
4.3. Chương trình Server ............................................................................................ 39
4.4. Chương trình SCANNER ..................................................................................... 40
5. Thao tác cần thiết khi sử dụng phần mềm Emp – Test ................................................... 41
6. Ứng dụng chương trình Test trong kiểm tra kết quả học tập .......................................... 51
6.1.Chế độ làm bài tự do ............................................................................................ 51
6.2.Làm bài kiểm tra chính thức trên máy nối mạng ................................................ 51
6.2.1. Kiểm tra trược tiếp trên máy đơn ..................................................................... 51
CHƯƠNG IV:THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ....................................................................... 59
1. Mục đích .......................................................................................................................... 59
1.1. Nội dung .............................................................................................................. 59
1.2. Phương pháp thực nghiệm .................................................................................. 59
1.3. Cách thức tiến hành kiểm tra .............................................................................. 60
1.4. Thống kê, xử lý số liệu ......................................................................................... 60
1.5. Kết quả thực nghiệm............................................................................................ 60
KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 69
KIẾN NGHỊ ......................................................................................................................... 70

3
Những chữ viết tắt
ĐH: Đại học

GV: Giảng viên

SV: Sinh viên

HS: Học sinh

KTĐG: Kiểm tra đánh giá

TNKQ: Trắc nghiệm khách quan

TNTL: Trắc nghiệm tự luận

4
DANH MỤC BẢNG – SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Hệ thống các hình thức kiểm tra .............................................. Trang 24
Bảng 1. Một số tính năng so sánh TNKQ và TNTL: .............................. Trang 30
Bảng 2. Bảng so sánh giữa phần mềm Emp – Test và các phần mềm:... Trang 35
Bảng 3: Bộ đề câu hỏi ở các mức khác nhau: ......................................... Trang 50
Bảng 4. Kết quả kiểm tra với loại đề 40 câu .......................................... Trang 61
Bảng 5. Kết quả kiểm tra với loại đề 50 câu .......................................... Trang 62
Bảng 6. Kết quả kiểm tra với loại đề 60 câu .......................................... Trang 64
Bảng 7. Kết quả so sánh các hình thức tổ chức kiểm tra ....................... Trang 68

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 1. Kết quả kiểm tra với loại đề 40 câu ...................................... Trang 61
Biểu đồ 2. Kết quả kiểm tra với loại đề 50 câu ...................................... Trang 62

DANH MỤC SƠ ĐỒ MINH HỌA


Hình 1: Mô hình hoạt động của phần mềm EMP – TEST ...................... Trang 36
Hình 2: Màn hình soạn thảo câu hỏi của phần mềm ............................... Trang 42
Hình 3: Ấn định thông số nhóm cho câu hỏi .......................................... Trang 46
Hình 4: Chọn bộ nguồn câu hỏi để tạo đề kiểm tra ................................ Trang 48
Hình 5: Tiến hành chỉnh sửa thông tin để tạo đề ................................... Trang 48
Hình 6: Lưu đề kiểm tra ......................................................................... Trang 49
Hình 7: Chia số đề, tạo từng phần, số phút ............................................. Trang 49
Hình 8: Test một đề thi trên máy tính .................................................... Trang 52
Hình 9: Màn hình mẫu đề thi .................................................................. Trang 53
Hình 10: Từ server quan sát máy trong mạng LAN .............................. Trang 55

5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong nền giáo dục nước ta hiện nay có rất nhiều hình thức thi kiểm tra nhằm
đánh giá kết quả học tập của học sinh – Sinh viên, tuy nhiên các nội dung và
phương pháp còn nhiều bất cập. Trong nghị quyết hội nghị lần 2 của Ban chấp hành
Trung ương Đảng khoá VIII về định hướng giáo dục - Đào tạo trong thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời gian tới “ Ngoài việc tăng cường
nguồn nhân lực cho giáo dục đào tạo và xây dựng đội ngũ giáo viên có chất lượng
cao thì việc tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục đào tạo và tăng cường
cơ sở vật chất cho các trường học là điều cấp thiết. “ Đổi mới tư duy giáo dục một
cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ
thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền
giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới”, trong đó
cần có những “Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học”.
Thực hiện theo chủ chương về phát triển giáo dục đào tạo, Trường Đại học Điều
dưỡng Nam Định đã chú trọng tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo cho tất cả các ngành học, qua các môn học, cấp học từ Trung cấp, Cao đẳng, Đại
học...trong toàn trường. Nhà trường xác định rằng để nâng cao chất lượng đào tạo
trong nhà trường thì không còn con đường nào khác là phải thực hiện tốt công tác
đảm bảo chất lượng tại tất cả các khâu của quá trình đào tạo trong đó có khâu kiểm
tra đánh giá.
Trong những năm vừa qua các học phần lý thuyết trong chương trình đào tạo
của Nhà trường ở các cấp học thường xuyên được tổ chức cải tiến theo hướng cập
nhật với những nội dung đào tạo mới, phương pháp đào tạo mới cũng như ứng dụng
các phương tiện đào tạo hiện đại trong dạy và học. Tuy vậy, công tác kiểm tra đánh
giá học phần này chủ yếu vẫn được tiến hành theo cách truyền thống như: SV khi
thi hết môn phải mất khoảng thời gian để ôn luyện, tổ chức thi trên giảng đường,
làm bài và trả bài trên giấy, bố chí cán bộ coi thi, chấm thi ...Có thể thấy rằng với
cách tổ chức thi, kiểm tra như trên, nhà trường sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong các

6
khâu như: mất nhiều thời gian ra để, nhiều thời gian cho chấm thi lý thuyết vì giảng
viên phải chấm thủ công, tổng hợp... Việc tổ chức thi như vậy làm cho các giảng
viên rất khó tính toán các chỉ số phục vụ cho công tác đánh giá sinh viên như: số
học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, nhất là khi cần thực hiện việc so sánh giữa các
lớp, giữa các khóa học...vì vậy, các giảng viên chỉ tính điểm để trả nhà trường là coi
như hoàn thành nhiệm vụ, không sử dụng kết quả thi, kiểm tra trong công tác đánh
giá kết quả học tập của sinh viên để rút kinh nghiệm công tác dạy và học học phần
các môn học khác nhau.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra đánh giá là một trong
những vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý giáo dục, nhà
nghiên cứu giáo dục trong những năm gần đây. Cùng với sự phát triển của khoa học
hình thức trắc nghiệm nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra đánh đã được nhiều tác
giả nghiên cứu nhằm tra đánh giá một cách toàn diện ở các khâu: Biên soạn ngân
hàng câu hỏi thi, biên soạn đề thi, tổ chức thi trên máy tính qua mạng, chấm thi trắc
nghiệm, quản lý kết quả thi, đánh giá kết quả học tập của sinh viên qua một số môn
học trong Nhà trường rồi từ đó nhân rộng ra các đơn vị khác. Đó cũng là mục tiêu
chính của Luận văn này.
Phương pháp kiểm tra trắc nghiệm khách quan (TNKQ) đáp ứng được yêu cầu
về thu nhận thông tin, phản hồi một cách chi tiết ở từng phần và mức độ kiến thức
khác nhau trong một thời lượng nhất định, có thể sử dụng để hướng dẫn giải quyết
các vấn đề ở khâu tự học, củng cố, nâng cao…, tự kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của mình rất có hiệu quả.
2. Lịch sử nghiên cứu
Trên thế giới, có rất nhiều phần mềm được phát triển để đổi mới công tác kiểm
tra đánh giá kết quả học tập, như có giao diện đẹp mắt, chuyên nghiệp, có thể biết
kết quả từng câu sau khi đã trả lời câu đó, thậm chí cho biết đáp án đúng, có giải
thích. Mặt khác, một số phần mềm này cho phép xuất thành dạng web động, thứ tự
các câu hỏi và cả thứ tự các câu lựa chọn có thể thay đổi tự động, có thể chèn hình
ảnh vào nội dung câu hỏi, cho phép một số tuỳ biến như: thời gian cho phép suy

7
nghĩ cho từng câu, số lần sửa lại đáp án cho từng câu...Tuy nhiên, những phần mềm
đó được viết bằng phiên bản tiếng Anh nên khó sử dụng đối với người Việt, mặt
khác chúng ta phải mất một khoản chi phí tương đối đắt cho việc mua bản quyền
phần mềm.
Bộ giáo dục đã cung cấp một số phần mềm mã nguồn mở miễn phí cho công
tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở Việt Nam là phần mềm moodle. Tuy nhiên,
một trong những khó khăn cho giáo viên trong việc ra đề thi là phải kết nối Internet
và sử dụng Moodle để ra đề, phần mềm không tự động lấy từ ngân hàng câu hỏi
được, công đoạn này bắt buộc giáo viên phải lựa chọn thủ công. Việc tạo nhiều đề
thi từ cùng một tập câu hỏi nên độ khác biệt giữa các đề thi là không cao, ngoài ra
khi sử dụng phần mềm phải được cài đặt trên máy chủ có cấu hình cao.
Trong một bài báo có nói về chủ đề “Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm
khách quan làm phương tiện dạy học để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo
đại học” được xuất bản vào năm 2009, tác giả Nguyễn Hoàng Bảo Khanh đã đề cập
đến việc sử dụng phần mềm ra đề tự động để biên soạn các đề thi theo hình thức
trắc nghiệm khách quan với các ưu điểm chủ yếu là có khả năng biên soạn đề khách
quan, dễ ràng tạo ra nhiều phiên bản đề thi từ một đề thi gốc và dễ ràng tổ chức thi
trắc nghiệm khách quan trên máy tính. (Nguồn tù Internet).
Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Việt Nam đã nghiên cứu và
đưa vào sử dụng từ năm 2007 để chấm các bài thi trắc nghiệm trong tuyển sinh đại
học, cao đẳng, thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Hình thức này vẫn đang thực hiện
trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới công tác kiểm tra đánh giá đã
được ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới và một số trường đại học ở Việt Nam.
Chính vì vậy, việc áp dụng TNKQ vào môn học Dinh dưỡng tại bộ môn Y tế cộng
đồng trường Đại học Điều dưỡng Nam Định là hoàn toàn khả thi. Emp- Test là một
phần mềm miễn phí với nhiều tính năng ưu việt như xây dựng ngân hàng câu hỏi, lập
đề thi, tổ chức thi trên máy tính đơn, máy tính nối mạng, chấm thi, phân tích và lưu
trữ kết quả...

8
Qua kết quả điều tra về cơ sở vật chất tại Trường Đại học Điều dưỡng Nam
Định, tôi nhận thấy khả năng áp dụng hình thức kiểm tra trực tiếp trên máy tính là
có cơ sở thực hiện được. Vì những lý do cơ bản trên đây tôi đã lựa chọn đề tài :
“Xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi phục vụ kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của sinh viên qua môn học Dinh dưỡng bằng phần mềm Emp – Test tại
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định”
3. Mục đích nghiên cứu
Ứng dụng phần mềm tin học Emp – Test trong việc đổi mới phương pháp học
tập của HS – SV tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Trên cơ sở kết quả thực
nghiệm với các giải pháp được đề xuất, luận văn sẽ rút ra các bài học kinh nghiệm
để nhân rộng áp dụng cho các đơn vị khác trong đơn vị.
4. Đối tượng nghiên cứu
Điều kiện cơ sở của Nhà trường để ứng dụng triển khai phần mềm
Xây dựng ngân hàng câu hỏi, lập đề thi, tổ chức thi qua mang LAN
Bước đầu thực nghiệm sư phạm tại phòng thực hành Tin học của Nhà trường
qua bài kiểm tra hết môn Dinh dưỡng trên máy tính bằng phần mềm Emp - Test.
Ứng dụng trực tiếp thi trên máy tính bằng phần mềm Emp – Test để hoàn
thành quy trình KTĐG kết quả học tập của HS - SV Đại học chính quy khoá 6.
5. Khách thể nghiên cứu
Sau khi thực nghiệm rồi từ đó đánh giá kết quả học tập của HS – SV qua môn
học Dinh dưỡng tại Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Lý thuyết
Tham khảo các giáo trình, các luận án, luận văn, các bài báo, tìm kiếm thông
tin trên Internet và các tài liệu liên quan đến đề tài.
Nghiên cứu nội dung môn học Dinh dưỡng tại BM YTCĐ, kế hoạch, chương
trình đào tạo tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
Nghiên cứu các văn kiện, tài liệu của Đảng,Chính phủ, Nhà nước và Bộ GD-
ĐT liên quan đến vấn đề nghiên cứu

9
Phỏng vấn, trao đổi, lấy ý kiến của một số nhà nghiên cứu giáo dục, chuyên
gia trong lĩnh vực KTĐG, thầy cô giáo ở các cơ sở đào tạo liên quan khác.
Lý thuyết phần mềm Emp - Test
6.2. Phương pháp điều tra:
Thái độ của giảng viên và sinh viên khi tiếp cận phần mềm
Cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu áp dụng phương thức kiểm tra mới ở các bộ
môn tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định hiện nay.
Trình độ tin học của giảng viên, ứng dụng tin học của giảng viên tại nhà
trường thông qua văn bằng và chứng chỉ.
6.3. Thực nghiệm sư phạm
Tổ chức thi trực tiếp trên máy qua môn học Dinh dưỡng trong thời gian 45
phút với số câu là 50 dành cho gần 400 SV đối tượng là Đại học chính quy khoá 6
tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, từ đó đề xuất quy trình tổ chức thực hiện
biện pháp đổi mới KTĐG kết quả học tập của HS - SV trong toàn trường.
7. Giả thuyết khoa học
Sau khi áp dụng thành công cho môn học Dinh dưỡng tôi hướng đến xây dựng
các bộ đề chuẩn cho các bộ khác đề từ đó có quy trình tổ chức thi kiểm tra trên máy
đạt chất lượng tốt hơn, minh bạch hơn.
8. Mục đích chính của đề tài
Phần mềm Emp – Test lần đầu tiên được áp dụng tại trường Đại học Điều
dưỡng Nam Định nhằm đổi mới phương pháp dạy học tại đơn vị chúng tôi trong
việc tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS - SV trực tiếp trên máy tính ở
môn học Dinh dưỡng nói chung và từ đó áp dụng cho các môn khác nói riêng.
Sau khi áp dụng phần mềm Emp – Test thấy được thái độ tích cực cũng như tiêu
cực của Giảng viên về phương pháp giảng dạy mới này so với phương pháp truyền
thống;
9. Cấu trúc luận văn

10
CHƯƠNG I:
Cơ sở lý luận để áp dụng hệ thống đánh giá trắc nghiệm trong đào tạo
CHƯƠNG II:
Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng, tổ chức kiểm tra trắc
nghiệm đánh giá kết quả học tập của Học sinh - Sinh viên
CHƯƠNG III:
Ứng dụng phần mềm Emp – Test đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
Sinh viên qua môn học Dinh dưỡng.
CHƯƠNG IV:
Thực nghiệm sư phạm

11
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN ÁP DỤNG HỆ THỐNG TRẮC NGHIỆM TRONG
ĐÀO TẠO
I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên là một khâu quan trọng và cần
thiết trong quá trình đào tạo sinh viên đang học tập tại mỗi nhà trường. Thông qua
đánh giá, nhà quản lý giáo dục, giảng viên biết được họ đang làm tốt cái gì và cần
thay đổi cái gì để có thể đào tạo sinh viên tốt hơn. Đồng thời thông qua đó, sinh
viên cũng biết họ tiếp thu được cái gì và cái gì chưa tiếp thu được. Kết quả học tập
giúp cho sinh viên hiểu được họ đạt chuẩn đào tạo và mục tiêu đào tạo ở mức độ
nào. Ngoài ra kết quả này còn thể hiện khả năng và chất lượng đào tạo của một
trường, cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh
nghiệp.
Như vậy muốn biết năng lực, khả năng và các yếu tố cần thiết của một người
học, điểm học tập là chỉ số rõ nhất và quan trọng nhất để hiểu về sinh viên đó. Điều
đó cho thấy điểm của sinh viên đóng vai trò rất quan trọng. Nếu các điểm số cho
thấy kết quả cuối cùng không phản ánh đúng được năng lực thực sự của người học
sẽ là một vấn đề nghiêm trọng đối với công tác giáo dục, đào tạo và việc sử dụng
nhân lực trong xã hội hiện nay.
Để phát huy nguồn lực con người phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã
hội ở mỗi quốc gia thì giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.Với tinh thần đó trong những năm gần
đây giáo dục nước ta đã có nhiều đổi mới, từ phương pháp dạy học truyền thống
mang tính thụ động đã dần nhường chỗ cho phương pháp giảng dạy tích cực, độc
lập, phát huy tiềm năng sáng tạo của người học. Tuy nhiên để thực hiện quá trình
dạy học theo hướng hoạt động hoá người học thật không dễ dàng mà phải có sự
phối hợp của nhiều thành tố mang tính sư phạm ở tất cả các khâu của quá trình dạy
học (trong đó có khâu KTĐG) vì chúng có quan hệ bổ trợ lẫn nhau.
Trước đây với lối dạy học truyền thống thì khâu KTĐG chủ yếu được thực
hiện dưới hình thức HS - SV viết bài tự luận, trả lời những câu hỏi của GV theo một

12
ý tưởng chủ quan của người thầy. Điều này dẫn đến một số hạn chế như tình trạng
HS học tủ, kiến thức không được hệ thống một cách toàn diện, kết quả chấm bài còn
thiếu chính xác…
Để góp phần khắc phục thực trạng trên, gần đây trong dạy học nói chung,
người ta đã chú ý nhiều đến phương pháp kiểm tra bằng TNKQ. Đây là một bước
đổi mới đáng kể trong tiến trình đổi mới phương pháp dạy học ở Việt nam.
Trong những năm gần đây, từ khi Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo
dục được thành lập vào năm 2003, công tác đánh giá kết quả học tập của sinh viên
được chú trọng nhiều hơn, việc ứng dụng phương pháp thi trắc nghiệm khách quan
được triển khai rộng rãi trong tuyển sinh đại học, cao đẳng (đầu vào) và các đề thi
học kỳ, thi tốt nghiệp (đầu ra). Năm 2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD & ĐT)
ban hành quyết định 25/2006/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành quy chế đào tạo đại
học và cao đẳng hệ chính quy. Theo đó, các trường đại học và cao đẳng thực hiện
đào tạo theo quy trình mềm dẻo, kết hợp niên chế với học phần. Đây có thể được
xem là bước khởi đầu cho chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Công tác kiểm
tra đánh giá học lực của sinh viên cũng được chú trọng và hoàn thiện cho phù hợp
với sự thay đổi này.
Để phát huy nguồn lực con người phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã
hội ở mỗi quốc gia thì giáo dục, đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Với tinh thần đó trong những
năm gần đây giáo dục nước ta đã có nhiều đổi mới, từ phương pháp dạy học truyền
thống mang tính thụ động đã dần nhường chỗ cho phương pháp giảng dạy tích cực,
độc lập, phát huy tiềm năng sáng tạo của người học.
Tuy nhiên để thực hiện quá trình dạy học theo hướng hoạt động hoá, người
học thật không dễ dàng mà phải có sự phối hợp của nhiều thành tố mang tính sư
phạm ở tất cả các khâu của quá trình dạy học trong đó có khâu kiểm tra đánh giá
(KTĐG) vì chúng có quan hệ bổ trợ lẫn nhau.
Để góp phần khắc phục thực trạng trên, gần đây trong dạy các cơ sở đào tạo đã
chú ý nhiều đến phương pháp kiểm tra bằng TNKQ. Đây là một bước đổi mới đáng

13
kể trong tiến trình đổi mới phương pháp dạy học ở Việt nam.
Hiện nay, theo định hướng của Bộ Giáo dục và đào tạo, việc đổi mới phương
pháp đánh giá đang được thể hiện bằng việc thay đổi hình thức đánh giá, đó là hình
thức áp dụng trắc nghiệm khách quan. Để việc ứng dụng CNTT vào trắc nghiệm
khách quan, các sản phẩm CNTT cần đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau:
Hỗ trợ người sử dụng (ở đây chính là người đánh giá) trong việc thiết kế câu
hỏi, lưu trữ câu hỏi theo hệ thống, theo chủ đề và cấu trúc chương trình môn học.
Có bộ mẫu, các đề hoặc các câu hỏi mẫu, câu hỏi chuẩn cho các môn học.
Hỗ trợ công tác tạo đề, làm đề thi một cách nhanh chóng, phù hợp với các yêu
cầu, tiêu chí cần đạt được bằng các chức năng phần mềm.
Hỗ trợ việc in ấn và phát hành các đề thi này một cách nhanh chóng, hiện đại
và khách quan.
Hỗ trợ việc thi trên máy và chấm trên máy theo các quy trình định nghĩa trước.
Kết xuất kết quả thi để có thể tái sử dụng hoặc chuyển tiếp sử dụng trong các
hệ thống quản lý khác.
1.2. Sử dụng TNKQ trong kiểm tra đánh giá qua cách nhìn chuyên gia nước ngoài
Trắc nghiệm trong trường học lúc đầu bao gồm các trắc nghiệm vấn đáp, rồi
sau đó dần phát triển các TNTL. Khi đó trắc nghiệm không dành để đánh giá thành
quả học tập nên không thích hợp để dùng như một công cụ đánh giá. Tuy nhiên các
công cụ này mang lại rất nhiều thuận tiện, được nhiều nhà giáo dục hưởng ứng.
Chính vì vậy yêu cầu phải tiêu chuẩn hóa các bài trắc nghiệm được đặt ra và các
nhà xuất bản trắc nghiệm tại các nước phát triển ra đời nhằm đánh giá thành tích
học tập của HS - SV.
Trong những năm 1961 - 1964 khi L.M.Pan.Petnhicova và V.A.Prinxcaia ứng
dụng phương pháp trắc nghiệm đối với môn Địa lý tại các lớp phổ thuộc đối tượng
trung học đã cho rằng trắc nghiệm là một phương pháp kiểm tra đáp ứng được các
yêu cầu như: mất ít thời gian mà kiểm tra được nhiều mặt khác nhau về kiến thức,
kỹ năng, kỹ xảo...
Hiện nay trên thế giới rất nhiều các tổ chức khi trao đổi thông tin về một vấn

14
đề nào đó, hay điều tra về nhu cầu, hay bất cứ một lĩnh vực nào thì hình thức trắc
nghiệm luôn được đưa ra hàng đầu. Rất nhiều nhà khoa học đang tiến hành nghiên
cứu, điều tra nhằm sử dụng phương pháp này một cách tốt nhất vào việc kiểm tra
đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, trung học chuyên nghiệp
và học sinh phổ thông, các kỳ thi HS giỏi quốc gia và quốc tế đã bước vào áp dụng
phương pháp này. Nhiều trường Đại học và Cao đẳng trên thế giới đều có ngân
hàng câu hỏi trắc nghiệm để phục vụ cho phương pháp này trong việc kiểm tra và
đánh giá kết quả học tập của SV trở nên hoàn thiện hơn rất nhiều.
1.3. Sử dụng trắc nghiệm ở nước ta hiện nay.
Trắc nghiệm trong dạy học còn khá mới mẻ, tuy rằng từ những năm trước thì
HS ở một số tỉnh miền Nam đã được tiếp xúc với TNKQ qua các cuộc khảo sát khả
năng ngoại ngữ do các tổ chức quốc tế tài trợ, nhưng đến những năm sau đó việc
nghiên cứu trắc nghiệm mới được thực sự tiến hành. Ở các tỉnh phía Bắc Những
nghiên cứu sớm nhất về trắc nghiệm thuộc về tác giả Trần Bá Hoành, tác giả đã
soạn thảo các câu hỏi, thực nghiệm và áp dụng trắc nghiệm vào việc kiểm tra kiến
thức của HS và đã thu được một số kết quả đáng kể.
Trường ĐHSP Hà Nội là trường đã đi tiên phong trong lĩnh vực xây dựng
hàng loạt các bộ câu hỏi trắc nghiệm của các bộ môn và bước đầu áp dụng có kết
quả. Việc áp dụng kỹ thuật trắc nghiệm trong kiểm tra các học trình và hết học phần
đã được Nhà trường rất quan tâm, nghiên cứu và ứng dụng.
Trong đề án “Hỗ trợ hệ thống đào tạo” của chương trình hợp tác Việt Nam -
Thụy Điển do Bộ Y tế đứng ra tổ chức đã mở lớp tập huấn về kỹ thuật và xây dựng
câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho toàn bộ các giảng viên y tế và nâng cao chất
lượng đào tạo ở các trường khối Y, Dược.
Những năm sau đó Bộ GD - ĐT vẫn tiếp tục đi đúng theo hướng đó như tổ
chức các cuộc hội thảo với chủ đề “ Kỹ thuật xây dựng câu hỏi TNKQ tại thành phố
Hồ Chí Minh, Huế, Hà Nội cho các trường Đại học...Tiếp theo đó trường ĐH Tổng
hợp Hà Nội nay là trường Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đã mở những lớp dài hạn
bồi dưỡng phương pháp xây dựng câu hỏi trắc nghiệm cho các đối tượng là Giảng

15
viên.và việc sử dụng nó vào dạy học đối với sinh viên.
Lúc bấy giờ hàng loạt các nhà giáo dục có tư tưởng muốn đổi mới về phương
pháp giảng dạy đã thử nghiệm áp dụng trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá môn
học của mình và đi đến kết luận: Có thể áp dụng trắc nghiệm cho kiểm tra học trình
và thi hết học phần môn học tại các trường Đại học và Cao đẳng tại Việt Nam.
Theo chủ trương của Bộ GD-ĐT thì trường Đại học Đà Lạt đã áp dựng hình
thức TNKQ trong kỳ thi tuyển sinh đầu vào đầu tiên tại Việt Nam, tiếp theo đó là
Trường ĐH Dân lập và Quản lý Kinh doanh Hà Nội năm 1996. Qua nhiều năm thử
nghiệm, tháng 7 năm 2006, phương pháp thi TNKQ chính thức được áp dụng trong
kì thi tuyển sinh ĐH môn Ngoại ngữ trên phạm vi toàn quốc. Sau hơn 10 năm thực
hiện TNKQ đã được chính thức áp dụng rộng rãi ở các trường Đại học và cao đẳng
trong cả nước.
Hiện nay do yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học trong đó có kiểm tra đánh
giá là một trong những khâu quan trọng trong quá trình dạy - học, cần phải đổi mới
biện pháp KTĐG, và hướng sử dụng TNKQ đang được áp dụng rộng rãi. Có nhiều
hình thức tổ chức kiểm tra TNKQ, trong đó việc áp dụng công nghệ thông tin vào
các khâu của KTĐG là vô cùng cần thiết trong thời đại bùng nổ thông tin này, đặc
biệt là việc làm bài kiểm tra và chấm điểm trực tiếp trên máy tính trong điều kiện cơ
sở vật chất của nước ta hiện nay đa phần là chưa đáp ứng được nhưng không phải là
không làm được.Với đà tăng trưởng kinh tế như hiện nay, nước ta sẽ là nước phát
triển trong thời gian không xa. Chính vì vậy việc tiếp cận, ứng dụng các thành tựu
công nghệ cao, đi trước, đón đầu, áp dụng vào GD - ĐT là điều tất yếu. Hiện nay
tuy đã có khá nhiều nơi áp dụng cách kiểm tra trắc nghiệm khách quan nhưng phần
đa là chỉ dừng lại ở việc soạn thảo câu hỏi, kết xuất đề thi…còn việc tổ chức kiểm
tra và chấm bài trực tiếp trên máy tính thì chưa thực hiện được, còn là rất mới mẻ.
Qua nghiên cứu việc áp dụng TNKQ vào một số các môn học tại trường Đại
học Điều dưỡng Nam Định là hoàn toàn có thể, rất khả thi. Là điểm mốc quan trọng
đánh dấu phương pháp trắc nghiệm thành phương pháp chủ yếu và phổ biến trong
công tác kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của Sinh viên.

16
KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Tầm quan trọng của trắc nghiệm trong nền giáo dục hiện nay
Nhu cầu cần thiết để áp dụng TN trong lĩnh vực Đào tạo giáo dục;
Áp dụng TNKQ vào giải quyết yêu cầu thực tế tại cơ sở Đào tạo

17
CHƯƠNG II:
VAI TRÒ ỨNG DỤNG CNTT TRONG VIỆC XÂY DỰNG – TỔ CHỨC
KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM, ĐÁNH GIÁ KQ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
1. Ứng dụng tin học trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin thì việc ứng
dụng tin học vào các lĩnh vực của cuộc sống cũng như dạy học đang được chú
trọng. Đặc biệt với hình thức kiểm tra TNKQ thì sự trợ giúp của tin học là rất đắc
lực. Đặc biệt các giảng viên ở cấp độ Đại học đều có ý thức sử dụng tin học để hỗ
trợ công việc soạn thảo đề trắc nghiệm, in ấn đề kiểm tra bằng cách sử dụng các
phần mềm chuyên biệt khác nhau nhằm phục vụ cho công việc của mình.
Theo điều tra trên văn bằng tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, trình
độ tin học của các GV ở mức trung bình khá, tỷ lệ GV có trình độ tin học từ dao
động từ 50% đến 70%, biết sử dụng Word hoặc Excel họ có thể sử dụng thành thạo
máy vi tính, số còn lại biết sử dụng nhưng chưa thành thạo. Còn trên thực tế sau khi
ra trường và nhận công tác, đa số các Giảng viên đều đi học thêm về vi tính để bắt
kịp với tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật. Khi được hỏi trực tiếp về khả năng
sử dụng các chương trình ứng dụng thông thường như Word, Excel, Power Point ra
sao, có tới trên 70% số giảng viên trả lời là sử dụng thành thạo. Như vậy, đây là
nhân lực có đủ khả năng triển khai áp dụng đề tài.
TNKQ để đánh giá sinh viên khi được các giảng viên tiến hành đã đem lại kết
quả khả thi, đáp ứng được xu thế đòi hỏi phải đổi mới KTĐG trong dạy học hiện
nay. Áp dụng công nghệ thông tin để tổ chức cho HS - SV kiểm tra trực tiếp trên
máy tính là một hướng đi đúng được triển khai rộng rãi góp phần không nhỏ vào
công cuộc đổi mới phương pháp dạy học nói chung của nền giáo dục nước nhà
Trường.
1.1. Những vấn đề chung về kiểm tra đánh giá
+ Thông tin đầy đủ thích hợp, đáng tin cậy.
+ Xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này với một tập hợp các
tiêu chí phù hợp với các mục tiêu đặt ra ban đầu hay đã điều chỉnh trong quá trình
thu thập thông tin.

18
+ Nhằm ra một quyết định “Quá trình đánh giá chủ yếu là quá trình xác định
mức độ thực hiện các mục tiêu trong các chương trình giáo dục”. Đánh giá giáo dục
có thể được định nghĩa như sau “Đánh giá giáo dục là sự thu thập và lý giải một
cách hệ thống những bằng chứng, như một phần của quá trình, dẫn tới sự phán xét
về giá trị theo quan điểm hoạt động”.
Theo các định nghĩa trên chúng ta thấy khái niệm đánh giá trong giáo dục khi
thì được các tác giả diễn đạt theo mục đích, yêu cầu, nội dung của một hoạt động cụ
thể, khi thì được diễn đạt ở một bình diện khái quát; khi thì được diễn đạt theo hướng
nhấn mạnh về mục tiêu, khi thì được diễn đạt theo hướng nhấn mạnh về tính chất,
quy trình…
Nói cách khác “Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lý thông
tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của Sinh viên, về tác động và
nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của
GV và nhà trường, cho bản thân Sinh viên để họ học tập ngày một tiến bộ hơn”.
Cũng có ý kiến cho rằng: "Việc đánh giá cho phép xác định mục tiêu giáo dục
được đặt ra có phù hợp hay không và có đạt được hay không, việc giảng dạy có
thành công hay không, học viên có tiến bộ không?”.
Như vậy chúng ta thấy có 2 vấn đề liên quan đến KTĐG:
- Một là việc thu nhận thông tin về trình độ, khả năng tiếp thu của SV dựa vào
mục tiêu học tập. Điều này có nghĩa là phải thông qua việc kiểm tra kết quả học tập
của HS – SV.
- Hai là việc đề xuất, điều chỉnh hoạt động dạy - học cho phù hợp.
Hai vấn đề này có liên quan chặt chẽ với nhau và tạo nên một cụm từ luôn gắn
bó và đi liền nhau – Kiểm tra đánh giá. Từ đây chúng tôi có thể đưa ra một khái
niệm về kiểm tra đánh giá trong dạy học một cách ngắn gọn như sau: Kiểm tra
đánh giá là một quá trình thu nhận thông tin giữa GV và SV nhằm điều chỉnh hoạt
động dạy - học phù hợp với những mục tiêu đã đặt ra cũng như để xác định xem
mục tiêu dạy học đã đạt được hay chưa và với mức độ nào.
Thuật ngữ có liên quan đến KTĐG:

19
- Kiểm tra: Là phương tiện và hình thức của đánh giá. Trong kiểm tra người
ta xác định trước các tiêu chí và không thay đổi chúng trong quá trình kiểm tra.
- Thi: Cũng là một hình thức kiểm tra nhưng có tầm quan trọng đặc biệt, được
dùng khi kết thúc một giai đoạn đào tạo. Thi thì tính chất tổng kết luôn luôn là tính
chất nổi trội so với tính chất định hình.
- Kết quả học tập: Có thể được hiểu theo hai cách khác nhau tùy theo mục đích
của việc đánh giá.
+ Kết quả học tập được coi là mức độ thành công của SV trong việc đạt chuẩn
kiến thức, kỹ năng.
+ Kết quả học tập được coi là mức độ thành tích đã đạt được của một SV so
với các bạn cùng học, theo cách định nghĩa này thì kết quả học tập là mức độ thực
hiện chuẩn. Trong phạm vi đề tài này tôi chỉ đề cập đến việc KTĐG mức độ tiếp thu
kiến thức của SV chứ không đặt vấn đề đánh giá về kỹ năng và thái độ. Vì vậy tôi
chọn kết quả học tập là mức độ thực hiện.
- Tiêu chí đánh giá: Là mục tiêu giáo dục đã được cụ thể hóa thành các mục
tiêu cụ thể về kiến thức, kỹ năng và thái độ của từng môn học hoặc hoạt động học
tập, phải được lượng hóa thành các chuẩn có thể đo lường được.
2. Mục đích và chức năng của kiểm tra đánh giá trong dạy học
2.1. Mục đích với sinh viên:
- Chẩn đoán năng lực và trình độ của sinh viên nhằm để phân loại, tuyển chọn
và hướng cho sinh viên.
- Xác định kết quả học tập của sinh viên theo mục tiêu của từng môn học,
chương trình học
- Thúc đẩy, động viên cố gắng khắc phục thiếu sót, phát huy năng lực của
mình để học tập có kết quả tốt hơn.
- Có sự liên kết các môn học với nhau, qua đó bổ trợ cho nhau.
- Đánh giá sự phát triển nhân cách nói chung và sự công bằng trong học tập
của sinh viên theo mục tiêu giáo dục.

20
2.2. Mục đích với Giảng viên
- Giảng viên là người cung cấp thông tin cho sinh viên một cách chủ động.
- Cung cấp thông tin cụ thể về tình hình học tập của sinh viên, làm cơ sở cho
việc cải tiến nội dung và phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng
và hiệu quả giáo dục.
- Thường xuyên chao đổi thông tin, cập nhật thông tin, nâng cao chất lượng
cho mọi khía cạnh sung quanh vấn đề giảng dạy của mình
2.3. Chức năng kiểm tra
Phát hiện được thực trạng về kiến thức của Sinh viên, có đáp ứng được yêu
cầu hiện tại hay không?
Kỹ năng và thái độ của SV từ đó xác định mức độ đạt được và khả năng tiếp
thu ý kiến học tập
Thay đổi cách đánh đúng lúc, đúng thời điểm, đúng mục đích, đúng đối tượng
2.4. Chức năng giáo dục:
- Đánh giá cho SV thấy được những ưu điểm và nhược điểm
- Góp phần quan trọng trong việc rèn luyện cho SV những phẩm chất tốt đẹp
như lòng hăng say học tập, tinh thần cố gắng, ý thức vươn lên, lòng tự trọng…
Các chức năng trên có quan hệ rất mật thiết với nhau và hỗ trợ lẫn nhau. Tuỳ
từng trường hợp cụ thể và tuỳ mục đích cụ thể mà một hoặc một số chức năng nào
đó có thể nổi trội hơn các chức năng còn lại.
3. Quan hệ của đánh giá kết quả học tập với quá trình dạy - học
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập là một bộ phận của quá trình dạy - học vì
kiểm tra đánh giá có quan hệ qua lại với quá trình dạy - học, chặt chẽ tới mức hầu
như không thể thiếu một trong hai lĩnh vực. Kết quả học tập có tính độc lập tương
đối với quá trình học tập của người học. Tuy là một bộ phận của quá trình dạy học
nhưng đánh giá kết quả học tập vẫn có tính độc lập tương đối với quá trình này. Bởi
vì đánh giá kết quả học tập phải căn cứ vào mục tiêu của chương trình môn học và
các chuẩn kiến thức- kỹ năng cụ thể, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của
người dạy học cũng như của người quản lý.

21
Kiểm tra đánh giá thường là khâu cuối cùng (đầu ra) của một giai đoạn dạy
học, đồng thời cũng có thể nó là khâu khởi đầu (đầu vào) của một giai đoạn dạy học
tiếp theo với một chất lượng cao hơn của quá trình dạy học.
3.1. Các loại hình đánh giá
3.1.1.Đánh giá hình thành
Đánh giá hình thành được tiến hành trong suốt quá trình dạy một nội dung nào
đó, nhằm thu thập thông tin phản hồi về kết quả học tập của SV về nội dung đó,
dùng làm cơ sở cho việc định hướng hoạt động dạy và học tiếp theo, nhằm làm cho
những hoạt động này có kết quả hơn.
Đã khắc phục được nhược điểm của đánh giá truyền thống. Trước kia người ta
thường chủ yếu đánh giá SV dựa trên các bài kiểm tra hoặc các bài thi cuối mỗi giai
đoạn đào tạo. Việc đánh giá này chỉ cung cấp thông tin về kết quả học tập của HS -
SV so với mục tiêu đã được xác định trong chương trình các môn học. Kiểu đánh
giá cũ này không góp phần vào việc cung cấp các thông tin phản hồi cần thiết về sự
thành công hay chưa thành công của GV và SV.
3.1.2. Đánh giá tổng kết
Đánh giá tổng kết cung cấp thông tin về kết quả học tập của SV so với mục
tiêu giáo dục của mỗi giai đoạn nó là cơ sở để phân loại, lựa chọn;
Đánh giá kết quả học tập của một SV này với SV khác được học cùng một
chương trình giáo dục. Kiểu đánh giá này cho phép sắp xếp kết quả học tập của
HS - SV và phân loại theo thứ tự.
Vì có mục đích sắp xếp nên trong đánh giá theo chuẩn phải sử dụng những
công cụ đánh giá giống nhau (như đề kiểm tra, đề thi). Bộ công cụ càng có khả năng
phân biệt năng lực học tập của học sinh càng cao càng tốt.
3.1.3. Đánh giá theo tiêu chí
Xác định mức độ kết quả học tập của mỗi SV theo mục tiêu giáo dục. Trong
đó kết quả học tập của mỗi SV được so sánh với các mục tiêu học tập được xác định
theo chương trình giáo dục của môn học.

22
3.2. Lĩnh vực đánh giá
- Lĩnh vực nhận thức: Liên quan đến khả năng suy nghĩ, lập luận.
- Lĩnh vực vận động: Khả năng phối hợp các kỹ năng của bản thân
- Lĩnh vực cảm xúc: Liên quan đến những đáp ứng về mặt tình cảm, thích
học hay không thích học, khả năng ngẫu hứng cho từng môn học...
Trong chương trình giáo dục của nước ta các mục tiêu giáo dục cũng được
phân thành ba lĩnh vực, đó là: kiến thức, kỹ năng và thái độ.
3.3 Các tiêu chí đánh giá
Tính toàn diện: Tiêu chí này yêu cầu việc tổ chức đề kiểm tra phải thể hiện
được một cách toàn diện các mục tiêu đã được xác định trong chương trình các môn
học.
Tính khách quan: Đảm bảo kết quả đánh giá không phụ thuộc vào chủ quan
người đánh giá cũng như điều kiện đánh giá.
Độ tin cậy: Đảm bảo kết quả làm bài của SV phản ánh đúng trình độ người
học và đúng mục đích đánh giá. Đồng thời một đề kiểm tra được xem là có độ tin
cậy thì quá trình kiểm tra đánh giá mới đạt đến độ chính xác cao.
Hiện nay thường chỉ những đề trắc nghiệm do các chuyên gia trắc nghiệm biên
soạn, được kiểm nghiệm nhiều lần qua từng giai đoạn, qua nhiều đối tượng mới đạt
được đầy đủ các yêu cầu của tiêu chí về độ tin cậy nêu trên.
- Tính khả thi: Nội dung, hình thức và phương tiện tổ chức kiểm tra phải phù
hợp với điều kiện của HS - SV, của nhà trường và nhất là với mục tiêu giáo dục của
từng môn học.
- Khả năng phân loại tích cực: Đề kiểm tra càng phản ánh được càng rõ ràng,
nhiều trình độ khác nhau của HS - SV càng tốt.
- Tính giá trị: Một bài kiểm tra chỉ có giá trị khi đánh giá được HS - SV về
lĩnh vực cần đánh giá, đo được cái cần đo, thực hiện đầy đủ các mục tiêu đặt ra cho
bài kiểm tra.
Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi luôn tuân thủ theo các tiêu chí đánh
giá trên nhằm tạo ra những tác động tích cực đến HS - SV, đảm bảo công bằng

23
trong dạy học, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung.
3.4. Những cơ sở của kỹ thuật trắc nghiệm
Theo nghĩa rộng thì trắc nghiệm được hiểu là một hoạt động dùng để đo lường
năng lực của một đối tượng nào đó. Trong giáo dục trắc nghiệm được sử dụng với
nhiều hình thức khác nhau và có thể phân chia thành ba hình thức: Quan sát, vấn
đáp và viết như sơ đồ dưới đây:

Quan sát Viết Vấn đáp

Trắc nghiệm Trắc nghiệm


khách quan tự luận

Ghép Điền Đúng Nhiều lựa Tiểu Giải đáp


đôi Khuyết sai chọn Luận vấn đề

Sơ đồ 1: Hệ thống các hình thức kiểm tra


3.4.1.Trắc nghiệm tự luận
* Khái niệm
Đây là hình thức trắc nghiệm mà người học có thể trả lời bằng cách diễn đạt
suy nghĩ của mình dựa trên những kiến thức, những kinh nghiệm thu thập được
trong quá trình học tập. Phương pháp này có thể đo được khả năng suy luận, so
sánh, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá.
Câu hỏi TNTL có khả năng kích thích tư duy tích cực ở HS - SV, phát huy
tính độc lập, linh hoạt và khéo léo khi giải quyết các vấn đề trong yêu cầu của câu
hỏi. Loại câu hỏi này còn rèn luyện cho HS - SV có thói quen tư duy, suy diễn để
tìm ra mối liên hệ bản chất giữa các khái niệm.
Tuỳ theo mục đích và bản chất mà trắc nghiệm tự luận được chia thành các
hình thức khác nhau như sau:

24
- Dựa vào mức độ yêu cầu hoàn thành gồm có:
+ Trắc nghiệm yêu cầu trả lời diễn đạt ngắn
+ Trắc nghiệm yêu cầu hoàn thành một bài tiểu luận
+ Trắc nghiệm yêu cầu hoàn thành một luận văn
- Dựa vào tính chất câu hỏi (tích cực hay không tích cực):
+ Trắc nghiệm có khả năng kích thích tư duy tích cực
+ Trắc nghiệm không có khả năng kích thích tư duy tích cực
* Vai trò của trắc nghiệm tự luận trong dạy học
- Phát triển năng lực tư duy sáng tạo: Khi những suy nghĩ bình thường không
thể đem lại câu trả lời thì buộc HS phải có những nỗ lực, cố gắng tư duy, từ đó phát
triển năng lực độc lập sáng tạo trong học tập.
- Là yếu tố tham gia vào quá trình tổ chức, hình thành kiến thức cho người
học, vì loại câu hỏi này như là một công cụ để tổ chức, hướng dẫn SV hình thành
kiến thức.
- Là cầu nối tư duy giữa biết và chưa biết: Câu hỏi TNTL đòi hỏi SV giải
quyết một vấn đề, mà vấn đề đó có quan hệ với những điều đã biết của HS, nhờ đó
làm xuất hiện những mâu thuẫn trong tư duy. Lúc đó SV có nhu cầu giải đáp và từ
đó hình thành kiến thức cho bản thân họ.
- TNTL vừa là mục tiêu yêu cầu mà SV cần đạt, đồng thời cũng là phương tiện
của quá trình nhận thức. Khi SV tiếp cận với những vấn đề có trong yêu cầu của
câu hỏi, buộc HS phải cố gắng vươn lên tầm hiểu biết cao hơn nhằm tìm ra
mối liên hệ bản chất, với cơ sở vốn kiến thức đã học kết hợp với sự hỗ trợ của GV
từ đó kích thích nội lực của người học.
3.4.2. Trắc nghiệm khách quan
* Khái niệm Test và Trắc nghiệm khách quan
- Test có thể tạm dịch là phương pháp trắc nghiệm, là hình thức đặc biệt để
thăm dò một số đặc điểm về năng lực, trí tuệ của học sinh như trí thông minh, sự
chú ý, trí nhớ và trí tưởng tượng...
- Trắc nghiệm khách quan

25
+ TNKQ trong giáo dục là một phương pháp đo để thăm dò một số đặc
điểm năng lực trí tuệ của SV hoặc để kiểm tra đánh giá một số kỹ năng, kỹ xảo, thái
độ của HS - SV.
+ Cho đến nay người ta thường hiểu bài trắc nghiệm là một bài tập nhỏ,
hoặc câu hỏi có kèm theo câu trả lời sẵn, yêu cầu HS - SV suy nghĩ và dùng một ký
hiệu đơn giản đã quy ước để trả lời.
+ Có nhiều loại trắc nghiệm: TNKQ, TNTL, trắc nghiệm chuẩn hóa và trắc
nghiệm do GV thiết kế, trắc nghiệm theo chuẩn và trắc nghiệm theo tiêu
chí…Trong đề tài này chúng tôi chỉ đề cập tới dạng TNKQ.
TNKQ là dạng trắc nghiệm trong đó mỗi câu hỏi có kèm theo các phương án
trả lời. Loại câu hỏi này cung cấp cho HS - SV một phần hay tất cả thông tin cần
thiết, đòi hỏi HS - SV phải chọn một hay một số câu để trả lời hoặc cần điền thêm
một hay một số từ cần thiết.
Về mối liên hệ giữa “Test” và “Trắc nghiệm khách quan” cũng có nhiều quan
điểm khác nhau. Có tác giả cho rằng “Test ” và “Trắc nghiệm khách quan” không
phải là một mà “Trắc nghiệm khách quan” chỉ là một loại của “Test”. Hiện nay lại
có quan điểm cho rằng “Test” và “Trắc nghiệm khách quan” là hai khái niệm thống
nhất nhưng không đồng nhất. “Trắc nghiệm khách quan” mang tính khách quan
hơn “Test”.
Bản chất và đặc điểm của trắc nghiệm khách quan
+ Mục tiêu của quá trình giáo dục: Bất cứ kiểm tra lĩnh vực nào, điều cần
thiết trước tiên là phải xác định được những mục tiêu giáo dục của môn học dưới
dạng những hành vi có thể quan sát được. Sau đó cho ra mẫu một số hành vi nào
đó sao cho chúng càng có độ giá trị cao càng tốt, bằng cách xây dựng những câu
hỏi thích hợp.
+ Độ tuổi và năng lực của người học: Tuổi và tâm lý của người học cũng cần
phải xem xét để có thể viết câu hỏi kiểm tra có độ khó thích hợp và chứa đựng nội
dung phù hợp. Trong nhiều trường hợp kết quả của bài thi kém chưa hẳn là do năng
lực của người học mà có thể do việc giảng dạy không tốt hoặc do các mục tiêu

26
không thực tế…
+ Mục đích bài trắc nghiệm:Trắc nghiệm có thể được sử dụng với nhiều mục
đích, có thể được dùng để chọn SV theo năng lực riêng biệt (Aptitucle Test) hoặc
xếp hạng SV theo khả năng trình độ (Achiement Test); hoặc để xác định những yếu
tố ở một số lĩnh vực học tập (Dianostic Test); hoặc dùng để xác định mức độ kiến
thức tối thiểu về một số vấn đề (Readiness Test).
- Đặc điểm của một bài trắc nghiệm
+ Bài trắc nghiệm tốt phải có giá trị, nghĩa là phải đo được cái định đo.
+ Phải thấy được tác động mong muốn về mặt giáo dục.
+ Phải đo được cái cần đo ở mức độ chắc chắn và chính xác.
+ Trình bày một cách sáng sủa, ngôn ngữ sử dụng phải chính xác và ở mức
độ phù hợp với sự trưởng thành của HS- SV.
+ Phải thuận tiện cho quản lý và cho điểm.
- Phân loại câu hỏi TNKQ
Đề thi trong TNKQ gồm rất nhiều câu hỏi, mỗi câu hỏi nêu ra một vấn đề
cùng với những thông tin cần thiết sao cho thí sinh chỉ phải trả lời vắn tắt cho từng
câu. TNKQ được chia ra làm nhiều loại câu hỏi khác nhau, cụ thể là:
+ Loại câu điền khuyết: Đối với loại câu hỏi này thì câu dẫn để một hoặc
một vài chỗ trống, thí sinh phải điền vào chỗ trống những từ hoặc cụm từ thích hợp.
Loại câu trắc nghiệm này phải chú ý đến một số điểm như: Từ phải điền có thể là
một danh từ hoặc động từ nhưng là từ có ý nghĩa nhất trong câu. Mỗi câu chỉ nên có
một hoặc hai chỗ để trống và được bố trí ở giữa hoặc cuối câu.
+ Loại câu hỏi Đúng - Sai: Trước một câu dẫn xác định (thông thường
không phải là câu hỏi) thì SV phải chọn một trong hai cách trả lời là Đúng hoặc Sai.
Loại này vừa định tính vừa định lượng được và chỉ cần thí sinh có kiến thức tích lũy
và tư duy vừa phải cũng có thể trả lời. Tuy nhiên nhược điểm của loại câu hỏi này là
học sinh dễ đoán mò với xác xuất đúng là khá cao (50%) và cũng khó thiết kế để đo
được nhiều mức độ trí lực của SV, cho nên tuỳ từng môn học mà lượng câu hỏi ở
mỗi phần khác nhau, tránh sự lặp lại quá dễ của một vấn đề.

27
+ Loại câu hỏi nhiều lựa chọn: Đưa ra một nhận định và có từ 3-5 phương
án trả lời, thí sinh phải chọn để tìm ra một phương án đúng hoặc đúng nhất. Các
phương án còn lại có thể là phương án “nhiễu” họăc để “gài bẫy”. Loại câu này
đang được sử dụng rộng rãi nhất, kích thích suy nghĩ nhiều, có khả năng phân biệt
được SV khá giỏi và SV yếu kém.
4. Kiểm định chất lượng câu hỏi trắc nghiệm
Chất lượng của câu hỏi TNKQ: Độ khó, độ phân biệt, độ tin cậy và độ giá trị.
Trong phạm vi đề tài tôi chỉ thống kê hai chỉ tiêu là độ khó và độ phân biệt, nhằm
cung cấp những thông tin về chất lượng câu hỏi để quá trình nhập câu hỏi và tạo đề
kiểm tra có cơ sở khoa học.
Các bước phân tích câu hỏi trắc nghiệm:
- Cho điểm thô của mỗi sinh viên
- Xếp hạng sinh viên theo điểm thô
- Chia nhóm: nhóm điểm cao và thấp
- Tính chỉ số khó
- Tính chỉ số phân cách
- Nhận xét từng câu hỏi Ægiữ lại / loại bỏ / chỉnh sửa ?
* Độ khó của câu hỏi Difficulty Index (DI); Được xác định bằng công thức sau:

H+L
DI =
N
Trong đó:
H là số sinh viên trả lời đúng ở nhóm cao
L là số sinh viên trả lời đúng ở nhóm thấp
N là tổng số sinh viên trả lời của hai nhóm
Thang phân loại độ khó được quy ước như sau:
+ Câu dễ đạt ≥75% thí sinh trả lời đúng
+ Câu trung bình khoảng: 45% thí sinh trả lời đúng
+ Câu khó khoảng: 25% thí sinh trả lời đúng
(DI) càng cao thì độ khó của câu hỏi càng dễ DI nằm trong khoảng 0,3 ~ 0,7 là

28
chấp nhận được.
* Độ phân cách của câu hỏi biểu thị mức ý nghĩa của một câu hỏi trắc nghiệm
trong việc phân loại sinh viên “giỏi” và sinh viên “kém”. Giá trị của chỉ số phân
cách càng lớn thì tính phân loại của câu hỏi càng cao.
Discrimination Index (DI) được xác định bằng công thức sau:

H−L
DI = 2 *
N
(DI) càng lớn thì tính phân cách của câu hỏi càng cao.
Độ phân cách 0,35 => Trắc nghiệm xuất sắc
0,25 => 0,34 Trắc nghiệm tốt
0,15 => 0,24 Trắc nghiệm tạm được
Dưới 0,15 Trắc nghiệm kém “cần chỉnh sửa lại bộ câu hỏi”
Ghi chú nguồn: http://noikhoa.net/mcq/evaluation
Ví dụ: Số sinh viên trả lời đúng cho một bộ câu hỏi 60 câu với phương án lựa
chọn là A:

Đáp án đúng lựa chọn


STT
A B C D
1 Nhóm cao 23
2 Nhóm thấp 10

Chỉ số khó = (23+10)/60 = 0.55


Chỉ số phân cách = 2 x (23-10)/60 = 0.43
Những yêu cầu chung khi ra một bộ câu hỏi trắc nghiệm
- Dùng những câu đơn giản, (thử những cách đặt câu hỏi khác nhau và chọn
cách đơn giản nhất)
- Chọn từ có nghĩa chính xác nhất.
- Đưa tất cả thông tin vào câu dẫn nếu có thể.
- Hãy tìm những chỗ gây hiểu lầm.
- Tránh những câu hỏi để ca ngợi
- Đừng cố tăng mức khó của câu hỏi bằng cách diễn đạt câu hỏi theo cách

29
phức tạp hơn (Câu hỏi phải tường minh)
- Tránh những câu hỏi mang tính khẳng định.
- Tránh sử dụng những câu hỏi đan cài với nhau hay phụ thuộc nhau.
Như vậy, qua những vấn đề nêu trên chúng ta có thể nhận thấy tính ưu việt của
trắc nghiệm khách quan trong dạy học và chúng ta có thể tóm tắt những ưu điểm đó
qua bảng như sau:
Trắc nghiệm khách quan Trắc nghiệm tự luận
Kiểm tra được một cách toàn Hình thức này vẫn có thể xảy ra
diện và có hệ thống kiến thức và kỹ tình trạng học tủ của SV.
năng của SV, tránh được tình trạng
dạy tủ và học tủ.
Tạo điều kiện cho SV tự đánh Kết quả học tập của SV chủ yếu
giá kết quả học tập của chính mình mang tính chủ quan của người thầy.
một cách chính xác.
Có thể tiến hành đánh giá trên Mất nhiều thời gian dành cho kiểm
một diện rộng trong một khoảng thời tra đánh giá.
gian ngắn.
Việc chấm bài diễn ra nhanh, Chấm bài mất nhiều thời gian, kết
chính xác và khách quan. quả độ chính xác có thể bị xê dịch
Có thể áp dụng phương tiện hiện Không áp dụng được cho những
đại trong chấm bài và phân tích kết phương tiện dạy học hiện đại và phân
quả kiểm tra. tích kết quả kiểm tra.
Bảng 1. Một số tính năng so sánh TNKQ và TNTL
Trong các loại câu hỏi TNKQ thì dạng câu hỏi nhiều lựa chọn (MCQ) có
nhiều ưu điểm vượt trội so với các dạng còn lại:
Phương diện kiến thức rất rộng, mang tính toàn diện.
Độ tin cậy cao hơn các loại câu hỏi khác do các yếu tố may rủi bị hạn chế.
Có thể phân tích được tính chất của mỗi câu hỏi.
Chấm điểm rất nhanh, chính xác, đặc biệt phù hợp với hình thức kiểm tra trực

30
tiếp trên máy tính.
Khi được thăm dò thì có tới 82% số giảng viên tại các bộ môn được hỏi đều
trả lời là hình thức kiểm tra bằng TNKQ được sử dụng nhiều nhất là (MCQ). Lý do
chung mà các GV đưa ra là hình thức này phù hợp với xu thế phát triển chung của
GD - ĐT và nó có nhiều ưu điểm vượt trội so với các hình thức kiểm tra khác.
Loại câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn (MCQ) được 90% các thầy cô lựa chọn để
sử dụng khi kiểm tra TNKQ. Với câu hỏi: “Vì sao Thầy (cô) sử dụng loại câu hỏi
TNKQ đó nhiều nhất?” thì hầu hết các thầy cô đều cho rằng câu hỏi MCQ có tính
khách quan cao, hạn chế được hiện tượng học tủ, học lệch, có độ tin cậy
cao…Chính vì lý do đó tôi chọn dạng câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn để soạn thảo
kho câu hỏi trắc nghiệm phục vụ cho tổ chức kiểm tra sau này.

31
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Là hệ thống hoá cơ sở lý luận về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
sinh viên bao gồm việc trình bày tổng quát các khái niệm về, kiểm tra, đánh giá.
Xác định các mục tiêu cần đánh giá, xác định nội dung và các tiêu chí đánh
giá, lựa chọn phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá, thiết kế công cụ kiểm tra
đánh giá, điều chỉnh bổ sung hoàn thiện công cụ đánh giá, phân tích kết quả áp dụng
phương pháp TNKQ, và TNTL.
Đưa ra được tính ưu việt của TNKQ áp dụng thực tế tại đơn vị của mình.
Ứng dụng thực trạng Tin học của Giảng viên trong công tác kiểm tra đánh giá
kết quả học tập. Đây là cơ sở khoa học quan trọng để lựa chọn các phần mềm ứng
dụng vào công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của Sinh viên.

32
CHƯƠNG III:
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM EMP – TEST ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
KẾT QỦA HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
1. Tiêu chí lựa chọn phần mềm
- Phần mềm có khả năng đáp ứng các công nghệ hiện đại, thao tác như ra đề
thi chộn đề thi, chấm thi tổ chức thi...
- Có các giải pháp đáp ứng cho mô hình cơ sở giáo dục khác nhau, trường cao
đẳng, đại học...
- Có khả năng lưu trữ dữ liệu đầy đủ các định dạng, ổn định khi nâng cấp, cho
phép soạn các câu hỏi trắc nghiệm với các định dạng khác nhau và các công thức,
hình ảnh, âm thanh, đoạn phim v.v…
- Có khả năng kế thừa dữ liệu, tái sử dụng tài nguyên, tiện lợi trong việc xây
dựng các ngân hàng câu hỏi và cấu trúc đề thi thuận tiện và nhanh chóng.
- Có khả năng kiểm soát loại bỏ, trùng lặp dữ liệu thừa...
- Tương thích với mọi hệ thống máy tính, có thể triển khai từ máy tính đơn lẻ
đến mạng LAN, Internet,… mà cấu hình sử dụng không đòi hỏi cao.
- Thân thiện, dễ sử dụng, sử dụng giao diện và hướng dẫn tiếng Việt, các thao
tác thuận tiện như sử dụng, các công cụ soạn thảo tương thích với MS Word…Cài
đặt nhanh chóng, có hệ thống tài liệu mô tả đầy đủ.
- Có bộ soạn thảo độc lập để cung cấp cho từng giáo viên có thể nhập nhiều
câu hỏi mỗi lần từ tệp MS Word, có thể nạp nhiều ngân hàng câu hỏi
- Cho phép thi trong mang an toàn vừa đảm bảo dữ liệu cho thí sinh ngay cả
trường hợp mất điện thì dữ liệu bài làm cũng không bị mất hết.
- Tạo đề thi với hệ thống ngân hàng câu hỏi và cấu trúc đề thi đã xây dựng,
việc tạo ra đề thi phải nhanh chóng, có thể tạo ra các đề thi theo ý muốn.
2. Kết quả lựa chọn phần mềm
Với các yêu cầu cần thiết được đưa ra theo các tiêu chí ở trên tôi thấy phần mềm
Emp – Test có thể đáp ứng được hầu hết các yêu cầu mà đơn vị chúng tôi cần như:

33
- Xây dựng bộ ngân hàng câu hỏi
- Tạo đề thi
- Tổ chức thi trực tiếp trên máy tính cá nhân,
- Thi trong mạng LAN
- Giao diện hoàn toàn bằng Tiếng Việt, thân thiệt với người sử dụng
Phần mềm Emp – Test là sản phẩm nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc
khoa Tin học quản lý trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân TP Hồ Chí Minh do tác
giả Lê Ngọc Thạch và Vũ Thị Phương Lan làm chủ nhiệm. Hiện nay phiên bản
Emp - Test có nhiều tính năng ưu việt hơn hẳn các phần mềm khác và có thể thấy rõ
ở bảng so sánh dưới đây:

EmpTest Các phần mềm khác


Một số tính năng
(Miễn phí) (Mất phí)
Tính năng

Soạn câu hỏi trắc nghiệm, làm đề, in ấn Có Có

Tạo đề thi trắc nghiệm từ nhiều cơ sở dữ


Có Có
liệu câu hỏi trắc nghiệm

In bản đáp án của đề thi và bản trả lời


Có Không
(bản tô bút chì) của thí sinh

Chấm điểm bảng trả lời của thí sinh bằng


Có Không
máy quét Scanner

Tạo phần mềm trắc nghiệm ngoại ngữ


Có Không
(audio+video+picture)

Trắc nghiệm qua mạng, không yêu cầu


Có Không
các dịch vụ server (file, web,...)

Bật/tắt các phần mềm công cụ trên máy


Có Có
thí sinh từ chương trình quản lý thi

34
Điều hành thi trắc nghiệm qua mạng Có Có

Tự truyền dữ liệu thi qua mạng Có Có

Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ tự nhiên, tiếng


Có Có
Việt Unicode

Cần sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu


Không Có
(Access, Foxpro, ...) cho nội dung media

Câu hỏi một lựa chọn, nhiều lựa chọn Có Có

Tự động đọc thứ tự câu hỏi trong đề thi Có Không

Thời gian
Có Có
dùng cho mỗi câu hỏi là khác nhau

Chuyển đổi hiển thị từng câu hỏi, từng


Có Có
nhóm hoặc một số nhóm câu hỏi tùy ý

Bảo mật đề thi trên hệ thống mạng Có Có


Bảng 2. Một số tính năng so sánh giữa phần mềm Emp – Test và các phần
mềm khác (Nguồn – http://www.edu.net.vn)
Việc kiểm tra trắc nghiệm trên giấy đòi hỏi phải in đề cho từng thí sinh, điều
này làm cho khâu tạo đề và bảo mật đề trở nên phức tạp và khó khăn.
Công tác chấm bài trắc nghiệm trên giấy ở phần lớn các đơn vị hiện nay là
chấm thủ công nên mất nhiều thời gian, công sức cũng như kinh phí. Chính vì vậy
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
HS - SV theo chúng tôi đây là một việc làm vô cùng cần thiết, là một trong những
biện pháp đổi mới công tác KTĐG hiện nay.
Việc sử dụng phần mềm tin học về trắc nghiệm là một giải pháp rất tốt, hiện
nay chúng ta có khá nhiều phần mềm hỗ trợ trắc nghiệm được áp dụng như: Emp –
Test, Test Pro, Mudol…Trong luận văn này tôi chọn phần mềm Emp - Test trong
nghiên cứu thực hiện vì phần mềm này đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về khả năng

35
ứng dụng, nó hỗ trợ đắc lực cho phương pháp trắc nghiệm trong việc xây dựng ngân
hàng câu hỏi, tổ chức các kỳ thi hay kiểm tra trực tiếp trên máy đơn cũng như máy
nối mạng Emp - Test cũng tích hợp các ứng dụng khác nhằm giúp người học có thể
tự nghiên cứu, sử dụng nó như một phương tiện học tập, tự kiểm tra đánh giá trình
độ của bản thân trước khi bước vào kỳ thi hay kiểm tra. Hơn thế nữa đây còn là sản
phẩm đã được “Việt hoá” và miễn phí khi sử dụng, nó không quá phức tạp, đáp ứng
mọi nhu cầu cần thiết cho đơn vị chúng tôi.
3. Mô hình hoạt động của phần mềm Emp – Test
Hoạt động của phần mềm Emp – Test được mô phỏng
(Nguồn – http://www.edu.net.vn)

Hình 1. Mô hình hoạt động của phần mềm EMP – TEST

36
Dựa vào sơ đồ trên chúng ta có thể chia hoạt động của EMP theo 3 bước sau:
Giai đoạn 1: Soạn thảo bộ câu hỏi trắc nghiệm (Xây dựng ngân hàng câu hỏi)
Đây là giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất để hệ thống EMP hoạt động. Sau khi
hoàn thành câu hỏi và đáp án, bộ câu hỏi sẽ được lưu trữ ở dạng tập tin câu hỏi
nguồn (kho câu hỏi) và được sử dụng để tạo các đề thi trắc nghiệm.
Kho câu hỏi trắc nghiệm có thể được sưu tập từ các nguồn tài liệu khác nhau
của các nhà nghiên cứu, từ mạng Internet hoặc từ những nguồn khác có đủ độ tin
cậy. Việc soạn thảo câu hỏi được thực hiện với sự trợ giúp của chương trình
EDITOR.
Giai đoạn 2: Tạo đề kiểm tra
Trên cơ sở kho câu hỏi trắc nghiệm nguồn đã được soạn thảo, chương trình
EDITOR sẽ hỗ trợ việc tạo đề kiểm tra theo mục đích mà người ra đề đặt ra.
Giai đoạn 3: Tổ chức kiểm tra :Có 3 hình thức tổ chức kiểm tra trắc nghiệm:
3.1. Hình thức làm bài trên máy đơn:
Đề kiểm tra sẽ được lưu trữ thành các tập tin đề thi trên máy tính và người sử
dụng tùy chọn mã đề bất kỳ. Việc chấm điểm được thực hiện trực tiếp trên máy
đơn. Hình thức này có thể được sử dụng trong các kỳ kiểm tra chính thức hoặc phục
vụ cho việc tự học.
3.2. Hình thức làm bài trên máy qua mạng
Đề thi sẽ được upload trên webserver dưới dạng HTML. Việc chấm điểm cũng
được thực hiện tự động trên máy và được lưu trữ đầy đủ.
3.3. Làm bài trên giấy:
Đề kiểm tra được in sẵn trên giấy theo mẫu kèm theo bảng trả lời phát cho thí
sinh. Đáp án được in ra thì GV giữ lại, việc chấm bài sẽ được thực hiện theo
phương pháp thủ công bằng cách sử dụng đáp án
Như vậy có thể thấy rằng phần mềm Emp - Test là một công cụ tiện ích và có
kết quả cao hỗ trợ đắc lực việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. Nó cho
phép tổ chức và thực hiện một kỳ thi trắc nghiệm hoàn chỉnh. Bên cạnh đó Emp –
Test còn được sử dụng làm phương tiện tự học một cách hiệu quả, giúp HS – SV

37
nắm vững kiến thức môn học ngay sau khi học xong từng chương, từng phần, thậm
chí là sau mỗi bài học.
Tuy nhiên để tạo ra một sản phẩm ứng dụng phần mềm này một cách hoàn
chỉnh và có chất lượng cao đòi hỏi người lập chương trình phải có một kiến thức
cơ bản về máy tính, phải có kỹ năng biên tập kho câu hỏi trắc nghiệm cũng như kỹ
năng xây dựng các đề thi trắc nghiệm. Có như vậy mới khai thác và phát huy hết
các ưu điểm mà phần mềm Emp – Test mang lại.
Trong điều kiện hiện tại của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định hiện nay
thì hình thức kiểm tra trên máy có tính khả thi nhất là hình thức làm bài trên máy
đơn không nối mạng, máy kết nối mạng LAN trong khuân viên bộ môn.
4. Khái quát các chức năng của phần mềm Emp – Test
Phần mềm Emp – Test bao gồm 6 chương trình đơn với các chức năng riêng:
Chương trình EDITOR – Hỗ trợ việc soạn kho câu hỏi trắc nghiệm và làm đề
thi trắc nghiệm,
Chương trình TEST – Chương trình làm bài thi trắc nghiệm trên máy.
Chương trình SERVER – Quản lí các chương trình TEST trên hệ thống.
Chương trình SCANNER – Xử lí thông tin thí sinh qua thẻ và sắp xếp chỗ
ngồi cho từng thí sinh.
Chương trình MARK SCANNER – Chấm điểm bài làm thí sinh tự động thông
qua máy quét ảnh.
Chương trình STATISTIC – Tổng hợp kết quả thi, kết xuất các bảng biểu
thống kê.Tuy là các chương trình đơn nhưng các chương trình đơn thể này hoạt
động phối hợp nhau để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đặt ra cho hệ thống kiểm tra trắc
nghiệm EMP – TEST nói chung.
4.1. Chương trình EDITOR
Đây là chương trình hỗ trợ thực hiện các vấn đề về xây dựng câu hỏi trắc
nghiệm và làm đề kiểm tra và có các đặc điểm chính như sau:
- Giao diện như một phần mềm soạn thảo văn bản.
- Giúp soạn thảo kho câu hỏi nguồn và lưu trữ chúng vào các tập tin câu hỏi.

38
- Tạo các đề kiểm tra TN từ các tập tin câu hỏi nguồn một cách tự động.
- Kết xuất đề vào chương trình TEST dưới nhiều dạng khác nhau.
4.2. Chương trình Test
Đây là chương trình hỗ trợ việc làm bài kiểm tra trên máy tính dựa vào các đề
kiểm tra đã được lưu trữ và kết xuất từ chương trình EDITOR.Đặc điểm chính của
chương trình này như sau:
- Giao diện như một trang văn bản với các đối tượng chuyên dụng.
- Xử lý nội dung hình ảnh, âm thanh, phim bằng công cụ của chương trình.
- Tự chấm điểm và thông báo kết quả.
- Có thể truyền dữ liệu bài thi và kết qủa thông qua đường truyền mạng với
giao thức TCP/IP.
- Có thể thực hiện thao tác kiểm tra theo 3 chế độ:
Làm bài tự do: Học sinh làm bài trên máy với các tập tin đề kiểm tra và cho
phép học sinh có thể xem đáp án, giải thích của từng câu hỏi. Chế độ này được sử
dụng cho việc ôn tập ở nhà.
Làm bài kiểm tra chính thức trên máy đơn: Cho phép thí sinh tùy chọn một
đề mà mình sẽ phải làm trong thời gian đã dược cài đặt. Không cho phép xem đáp
án hay giải thích. Tự động thông báo kết quả làm bài của thí sinh khi hết thời gian
làm bài.
Làm bài thi chính thức trên máy nối mạng : Quá trình làm bài của thí sinh sẽ
chịu sự điều khiển của máy chủ, kết quả làm bài được tự động thông báo về máy
chủ của giám thị.
4.3. Chương trình Server
Kết nối với chương trình TEST trên các máy tính nối mạng nhằm tạo ra một
“phòng thi” trên mạng.
Truyền đề kiểm tra cho chương trình TEST trên các máy, điều hành quá trình
làm bài và thu kết quả làm bài sau mỗi lượt kiểm tra thông qua đường truyền mạng.
Kết nối với chương trình SCANNER trong việc xử lý nhận diện SV qua thẻ.

39
Đảm bảo an toàn cho hệ thống trong trường hợp có sự cố kỹ thuật như đứt dây
mạng, mất điện…
Lưu trữ kết quả và bài làm của thí sinh vào phần cơ sở dữ liệu điểm kiểm tra
hoặc cơ sở dữ liệu riêng của chương trình.
4.4. Chương trình SCANNER
Đảm nhận việc nhận diện thí sinh và phòng thi thông qua thẻ mã vạch hoặc thẻ
từ của thí sinh và tự động sắp chỗ ngồi cho từng thí sinh trong phòng máy.
Xử lý, nhận diện các loại thẻ từ, thẻ mã vạch của thí sinh.
Kết nối với chương trình Server để kiểm tra thông tin thí sinh dựa trên cơ sở
dữ liệu và xếp chỗ ngồi .
Thông báo hướng dẫn thí sinh bằng giọng đọc tự động trên máy.
Có thể nói trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, với hình thức thi trên giấy
là phổ biến thì tổ chức khâu chấm thi là cực kỳ quan trọng, chấm bài trắc nghiệm
bằng máy đã thể hiện ưu điểm vượt trội so với chấm thủ công. Tuy nhiên các
thiết bị và phần mềm phục vụ chấm điểm của nước ngoài mà chúng ta sử dụng
trong các kỳ thi trắc nghiệm vừa qua còn gặp nhiều trở ngại như:
- Chi phí đầu tư lớn bởi giá thành của chỉ một chiếc máy quét chuyên dụng
phục vụ việc chấm bài khá cao, đối với một đơn vị thì không nên cấp...
- Thiết kế cho phiếu trả lời bằng phần mềm kèm theo máy khá phức tạp.
- Phiếu trả lời phải được in trên loại giấy đặc trưng, không thể dùng máy photo
để nhân bản.
- Việc tô màu câu trả lời sai kỹ thuật dù là nhỏ cũng có thể làm cho bài làm bị
loại. Trong khi đó phần mềm Emp – Test cho phép làm đề và chấm thi bằng máy
quét thông thường với nhiều tiện ích có thể khắc phục những nhược điểm trên:
- Có thể là máy quét thường dùng ở văn phòng, ngoài chấm bài có thể sử dụng
để quét tài liệu, quét ảnh thông thường…
- Phiếu trả lời in tự động, không cần in màu và có thể nhân bản bằng máy
photo.
- Điểm tô hơi lệch, hơi mờ vẫn có thể nhận biết được.

40
- Có phổ biến ở nhiều cơ sở.
Qua những thông tin sơ bộ, điểm qua tình hình đổi mới KTĐG kết quả học
tập của SV trên thế giới cũng như ở Việt Nam, chúng ta có thể nhận thấy xu hướng
sử dụng TNKQ đã và đang được áp dụng rộng rãi, thay thế cho cách kiểm tra
truyền thống. Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin thì những trợ
giúp đối với công cuộc cải tiến KTĐG là không thể phủ nhận. Phần mềm Emp –
Test có thể cho phép chúng ta triển khai thi và kiểm tra trắc nghiệm trên quy mô lớn
với những tiện ích đã được đề cập ở trên. Chính vì vậy việc ứng dụng phần mềm
này để thiết kế và tổ chức cho HS – SV thi trực tiếp trên máy tính mà thí sinh không
cần sử dụng đến các vật dụng liên quan như bút chì, phiếu trả lời…là một hướng
còn đúng hiện tại cho đơn vị chúng tôi
Chương trình EDITOR và TEST của phần mềm Emp – Test nhằm xây dựng
ngân hàng câu hỏi, tạo đề trắc nghiệm trên máy tính và tổ chức cho HS - SV kiểm
tra trên máy đơn không nối mạng và tổ chức thi theo lớp trong mạng LAN để từ đó
có thể: Bước đầu đưa ra những kiến nghị về một hướng đổi mới cách kiểm tra đánh
giá trong tiến trình đổi mới phương pháp dạy học chung
5. Thao tác cần thiết khi sử dụng phần mềm Emp – Test
Chương trình Editor là chương trình quan trọng nhất của phần mềm, để tạo bộ
ngân hàng câu hỏi nói chung cho từng môn học. Trước khi bắt đầu tạo bộ câu hỏi
chúng ta quan tâm đến mức độ khó của câu hỏi, nhóm câu hỏi tạo ra nhằm tạo độ
chuẩn mực cho bộ câu hỏi phù hợp với yêu cầu của từng môn học của Trường Đại
học Điều dưỡng Nam Định ( xem thêm sơ đồ 1.2 trang 38).
Bước 1. Xây dựng kho câu hỏi trắc nghiệm
Chuẩn bị bộ câu hỏi trắc nghiệm là việc đầu tiên mà mỗi môn học phải thực
hiện để tổ chức kiểm tra trắc nghiệm với Emp – Test. Trước khi soạn thảo câu hỏi
trắc nghiệm với EDITOR cần phải định hướng về tổ chức câu hỏi trắc nghiệm cũng
như các chủ đề cần soạn thảo.
Soạn một chủ đề trắc nghiệm của môn học: Cũng như trong soạn thảo với
Word, chương trình EDITOR cho phép soạn thảo câu hỏi của các chủ đề theo các

41
file khác nhau, mỗi file là một tập tin câu hỏi nguồn theo từng chủ đề riêng, khi cần
có thể chèn thêm câu hỏi vào chủ đề đó.
Nội dung câu hỏi có thể là nội dung audio, video, picture với số lượng tuỳ ý,
kiểu câu hỏi có thể là dạng một lựa chọn, nhiều lựa chọn hay tích hợp cả câu hỏi trắc
nghiệm tự luận. Chương trình cho phép ấn định các mức độ khó (từ 1 đến 16) tuỳ vào
sự ấn định của người sử dụng. Khi sử dụng chương trình EDITOR cần tiến hành như
sau:
Chạy chương trình EDITOR (Bấm vào biểu tượng EDITOR) → Nhấn Ctrl +
Q để khởi tạo một câu hỏi mới → Nhập nội dung câu hỏi → Nhập độ khó đã xác
định cho từng câu hỏi → Lưu vào Tập tin đề thi.

Hình 2: Màn hình soạn thảo câu hỏi của phần mềm
Các ký hiệu nội dung câu hỏi bao gồm:
* : Bắt đầu một câu hỏi
$ : Bắt đầu một lựa chọn là đáp án đúng
# : Bắt đầu một lựa chọn không phải là đáp án đúng
!: Nối các dòng của 1 lựa chọn với nhau nếu nội dung của nó nằm trên nhiều
dòng

42
@: Bắt đầu một dòng giải thích đáp án của một câu hỏi. Dòng giải thích được
đặt ngay sau lựa chọn cuối cùng. Nội dung giải thích chỉ được hiển thị khi xem kết
quả với chương trình TEST. @ đặt sau hai ký hiệu $ và # để cố định vị trí lựa chọn
tương ứng. Nếu @ được đặt ngay sau lựa chọn đầu tiên thì thứ tự của tất cả các lựa
chọn sẽ không thay đổi khi câu hỏi chứa chúng tham gia vào các đề kiểm tra.
Các ký hiệu chỉ có ý nghĩa như trên khi nó được đặt đầu dòng trong văn bản
của màn hình soạn thảo văn bản EDITOR
Các thao tác thông thường khi soạn thảo văn bản
Định dạng nội dung văn bản
Chèn đối tượng tiếng / phim
Chèn mục tự luận
Chèn hình ảnh
Chèn ký hiệu
Chèn các đối tượng khác
Ấn định mức, nhóm câu hỏi
Định dạng nội dung văn bản
Đánh dấu khối đoạn văn bản cần định dạng
Chọn các chức năng định dạng
o Chuyển đổi giữa Font chữ thường và Font chữ symbol: Biểu tượng
o Màu chữ: chọn Format/Color hoặc bấm chọn biểu tượng
o In đậm: chọn Format/Bold hoặc bấm chọn biểu tượng
o In nghiêng: chọn Format/Italic hoặcbấm chọn biểu tượng
o Gạch chân: chọn Format/Underline hoặc bấm chọn biểu tượng
o Gạch ngang: chọn Format/Strike Out hoặc bấm chọn biểu tượng
o Chữ nhỏ trên: chọn Format/Super Script hoặc bấm chọn biểu tượng
o Chữ nhỏ dưới: chọn Format/Sup Script hoặc bấm chọn biểu tượng
Chèn âm thanh/ phim
Di chuyển dấu nhắc tới vị trí cần chèn

43
Chọn mục Edit/Insert Media Object hoặc bấm chọn biểu tượng trên thanh
công cụ
Chọn tập tin âm thanh, phim ảnh cần chèn, Open File rồi chọn OK.
Ấn định thông tin cho đối tượng vừa được chèn vào bằng cách kích đúp lên
biểu tượng hoặc các thông tin có thể ấn định bao gồm giới hạn số lần thực hiện (The
playing times is limited by) và khoảng thời gian nghỉ giữa hai lần thực hiện (the
delay interval in seconds). Các thông tin này sẽ xác định cách thực hiện đối tượng
trong quá trình đề kiểm tra được sử dụng với chương trình TEST.
Chèn mục tự luận
Các câu hỏi dạng tự luận sẽ không có các lựa chọn trả lời mà chỉ có phần câu
hỏi và phần tự luận của thí sinh. Chức năng này cho phép người soạn đề kiểm tra
có thể cho những câu hỏi mà phần trả lời do thí sinh tự nhập vào.
Di chuyển dấu nhắc tới vị trí muốn chèn
Chọn mục Edit/Insert Essay Object hoặc bấm chọn biểu tượng
trên thanh công cụ
Xác định câu hỏi hoặc vấn đề cho đối tượng tự luận bằng cách kích đúp lên
biểu tượng
Nhập nội dung câu hỏi vào hộp nhập phía trên của màn hình soạn thảo câu
hỏi tự luận
Cuối cùng đóng màn hình này lại và chọn lưu dữ liệu vừa nhập.
Chèn hình ảnh
Thực hiện sao chép hình ảnh từ các ứng dụng khác
o Đánh dấu khối hình ảnh cần dùng từ ứng dụng nào đó
o Chọn chức năng Copy của ứng dụng đó, hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl + C
Thực hiện chèn hình ảnh vừa sao chép vào văn bản đề kiểm tra
o Di chuyển dấu nhắc soạn thảo tới vị trí muốn chèn hình ảnh trong màn hình
soạn thảo đề kiểm tra của chương trình EDITOR
o Chọn mục Edit/Paste hoặc chọn biểu tượng hoặc dùng phím Ctrl + V

44
Chèn hình ảnh từ tập tin: Chọn mục Insert/Regular Object, sau đó chọn
mục From File.
Chèn ký hiệu
Di chuyển dấu nhắc tới vị trí muốn chèn
Chọn mục Edit/Insert Symbol hoặc chọn biểu tượng trên thanh công cụ
Chọn ký hiệu cần chèn:
Sau cùng chọn Insert.
Chèn các đối tượng khác (Object)
Object là các đối tượng văn bản khác nhau được chèn vào văn bản đề kiểm tra.
Các object này có thể là bảng tính Excel, công thức toán học, biểu đồ…
Thực hiện sao chép đối tượng các ứng dụng khác
o Đánh dấu khối đối tượng cần dùng từ ứng dụng nào đó
o Chọn chức năng Copy của ứng dụng đó hoặc dùng tổ hợp Ctrl + C.
Thực hiện chèn đối tượng vừa sao chép vào văn bản đề kiểm tra
o Di chuyển dấu nhắc tới vị trí muốn chèn đối tượng
o Chọn mục Edit/Paste hoặc bấm nút trên thanh công cụ, hoặc bấm tổ hợp
phím Ctrl + V.
Ấn định mức, nhóm câu hỏi
Việc ấn định mức khó của câu hỏi là do giáo viên thực hiện dựa vào kết quả
xác định độ khó của câu hỏi. Được thực hiện qua các thao tác sau:
Di chuyển dấu nhắc soạn thảo tới vùng nội dung câu hỏi
Chọn biểu tượng Group Level sẽ xuất hiện hộp thoại

45
Hình 3: Ấn định thông số nhóm cho câu hỏi
Ấn định thông số câu hỏi trong hộp thoại:
Mã câu hỏi: Mã số của câu hỏi do chương trình tự động tạo ra.
Mức khó của câu hỏi: Nhập độ khó đã được xác định trước ở 3 mức: dễ, trung
bình và khó.
Ký hiệu nhóm: Nhóm các câu hỏi cùng loại liên tiếp nhau trong màn hình soạn
thảo được đặc trưng bởi một ký tự.
Các thao tác trên tập tin câu hỏi trắc nghiệm
- Tạo mới tập tin câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm
- Chọn mục File/New , sau đó ấn định tên và đường dẫn tập tin sẽ tạo mới .
- Đóng tập tin câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm Chọn File/ Close.
- Mở tập tin câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm Chọn File/Open, sau đó ấn định tên
và đường dẫn tập tin cần mở.
- Lưu tập tin câu hỏi trắc nghiệm Chọn File/Save
Làm đề kiểm tra trắc nghiệm
Từ kho câu hỏi trắc nghiệm trong các tập tin emp, ta có thể tạo ra nhiều đề
kiểm tra và sử dụng chúng dưới nhiều hình thức khác nhau. Quá trình làm đề kiểm
tra theo các trình tự sau đây:
Xác định bố cục đề kiểm tra
Tạo đề kiểm tra với chương trình EDITOR
Tạo đáp án và bảng trả lời
* Bố cục đề kiểm tra trắc nghiệm
Mỗi đề kiểm tra trắc nghiệm bao gồm nhiều phần, mỗi phần liên quan đến
một chủ đề của môn học đó. Khi làm đề trắc nghiệm, cần phải xác định những vấn
đề sau:
Đề kiểm tra bao gồm những phần hay chủ đề nào
Đối với đề tài của này tôi chọn một phần trong môn học Dinh dưỡng tại Bộ
môn YTCĐ tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định làm bộ câu hỏi trắc nghiệm.
Ấn định câu hỏi cho mỗi phần

46
Cần xác định mỗi phần tổng cộng có bao nhiêu câu hỏi, số câu mỗi mức là bao nhiêu.
Quy định hệ số của mỗi mức câu hỏi
Khi soạn kho câu hỏi, ta mới chỉ ấn định mức và nhóm cho các câu hỏi. Ở
giai đoạn này ta phải ấn định cụ thể hệ số tính điểm chung cho mỗi câu hỏi ở
mỗi mức. Chẳng hạn câu hỏi mức 1 có hệ số là 1, câu hỏi mức 2 có hệ số 2...tổng
cộng hệ số theo số câu hỏi trên các mức và các tính toán khác để ra kết quả kiểm tra
cuối cùng sẽ do chương trình thực hiện.
Xác định điểm trắc nghiệm
Đề kiểm tra cho phép đưa các câu hỏi tự luận vào đó, nhưng chương trình chỉ
tự động chấm các câu hỏi TN nhờ đáp án mà người làm đề cung cấp. Vì vậy, người
làm đề cần chỉ rõ tổng số điểm của riêng các câu hỏi trắc nghiệm là bao nhiêu.
Đây là cơ sở để sau này chương trình tự tính điểm trắc nghiệm cho từng thí sinh.
Xác định hình thức thực hiện kiểm tra trắc nghiệm
* Tạo đề kiểm tra với chương trình EDITOR
Chạy chương trình EDITOR
Soạn bộ câu hỏi cho từng học phần (sau khi đã có câu hỏi) tiến hành làm đề
Mở tiện ích làm đề của chương trình mục System/Build Test Document
hoặc bấm vào biểu tượng trên thanh công cụ.
Chọn tập tin câu hỏi nguồn: Đây là bước chọn kho câu hỏi trắc nghiệm để
thiết kế đề kiểm tra theo chủ đề đã chọn.
o Chọn mục Tập tin câu hỏi nguồn
Trong hộp hội thoại mở tập tin Bộ câu hỏi Emp - Test, xuất hiện các tập tin dữ
liệu câu hỏi được soạn thảo theo các chủ đề đã định trước trong cửa sổ Select one or
more Editor Document(s)
o Đánh dấu vào các mục tâp tin dữ liệu phục vụ cho đề kiểm tra chọn mục
Open
o Ấn định số câu hỏi trong từng phần kiến thức của ngân hàng câu hỏi sau khi
các tập tin dữ liệu được mở ra.
VD: Tổng số câu chọn của đề thi là 40 – 50 - 60 câu hỏi

47
Ấn định số đề thi sẽ tạo, thời gian làm bài, tổng số điểm và tựa đề bài thi
Trong các mục này sử dụng con trỏ chuột lựa chọn các thông số theo yêu cầu.
Tựa đề bài thi nhập dấu bình thường và nội dung này sẽ được hiển thị trên hộp
chọn của chương trình làm bài thi TEST.

Hình 4: Chọn bộ nguồn câu hỏi để tạo đề kiểm tra


Sau đó chon vào nút Open để trở về hộp hội thoại sau

Hình 5: Tiến hành chỉnh sửa thông tin để tạo đề

48
Lưu đề thi
Cần đặt tên và thư mục để lưu tập tin đề thi sẽ tạo ra, ta chọn mục “Lưu đề
thi”. Trên màn hình sẽ xuất hiện hộp thoại “Save Test Data to file”, tiến hành đánh
tên tập tin đề thi và chọn thư mục lưu là ổ D như màn hình dưới đây với tên tập tin
là Mẫu đề thi Lần 3

Hình 6: Lưu đề kiểm tra


Chọn số phần hiển thị của đề kiểm tra
Trong trường hợp làm bài trên máy tính, có thể hiển thị toàn bộ các câu hỏi
của đề hoặc theo từng phần
- Nội dung đề kiểm tra có thể chia làm nhiều phần và tương ứng với thời gian
đươc đặt, ở đây tôi để nguyên số câu từ 1 đến câu 50, trong thời gian 45 phút.

Hình 7: Chia số đề, tạo từng phần, số phút

49
Thực hiện tạo đề kiểm tra
Sau khi đã ấn định các thông tin cần thiết nói trên, chọn mục Tạo đề. Đề kiểm
tra sẽ được tạo ra theo các ấn định mà người dùng đã thực hiện. Sau khi đã thực
hiện các ấn định như ví dụ nói trên thì các đề kiểm tra sẽ được lưu trong tập tin Bộ
câu hỏi Emp – Test trong thư mục ổ D:\....
Chọn hình thức sử dụng đề kiểm tra
Đây là các hình thức để lưu kết quả đề kiểm tra tuỳ vào mỗi hình thức sử dụng
đề kiểm tra, thi trực tiếp trên máy, thi qua mạng, và thi bằng cách in đề ra giấy...

* Để đánh giá một đề thi trong luận văn này xin đưa ra số lượng các mức câu
hỏi để tìm ra một lượng câu hỏi nhất định, thời gian cho đề thi sao cho hợp lý.
* Khi xây dựng và thiết kế bộ ngân hàng câu hỏi người xây dựng phải đưa ra
theo các chủ đề câu hỏi, mức độ đáp ứng, phù hợp của câu hỏi theo nội dung học
tập của từng đối tượng (ĐH, CĐ, TH...) theo bảng sau.

Số câu hỏi tương ứng mức khó khác nhau


Độ khó của Tổng số
bộ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 câu hỏi
(Nhớ) (Hiểu) (Vận dụng)
Dễ 15 15 10 40

Trung bình 20 15 15 50

Khó 15 25 20 60

Bảng 3: Bộ đề câu hỏi ở các mức khác nhau


Trong đề tài này khi tiến hành chộn bộ câu hỏi ngay từ đầu phải tuân theo tiêu
chí cấu trúc định sẵn của người xây dựng ngân hàng câu hỏi. Tôi xây dựng 10 mã

50
đề khác nhau cho học sinh tuỳ ý lựa chọn khi làm bài
VD: đối với loại đề 50 câu chọn mức dễ là 10 câu cho phần (Nhớ), mức trung
bình 20 câu cho phần (hiểu), 20 câu cho câu hỏi khó (Vận dụng). Khi thực nghiệm
kiểm tra đánh giá tôi sử dụng hết các loại đề để từ đó tìm ra cấu trúc đề phù hợp nhất.
6. Ứng dụng chương trình Test trong kiểm tra kết quả học tập
Sau khi đã tạo được các đề kiểm tra với chương trình EDITOR, chúng ta có
thể sử dụng để làm bài trên máy tính với chương trình TEST. Có ba chế độ thực
hiện bài kiểm tra khác nhau của chương trình TEST như sau:
Các thao tác khi làm bài
Kích một mục lựa chọn xác định mà thí sinh muốn chọn (đối với câu hỏi một
lựa chọn). Trả lời của thí sinh sẽ được lưu lại.
Kích chọn trong danh sách câu hỏi bên trái để đi tới câu hỏi bạn cần.
Sử dụng con trỏ chuột để định hướng câu hỏi trên thanh công cụ.
Sử dụng các phím di chuyển trên bàn phím.
Chỉnh sửa đáp án
Khi đã trả lời xong một câu hỏi nào đó, nếu cần chỉnh sửa lại ta có thể sử dụng
con trỏ chuột hoặc phím di chuyển trên bàn phím để quay lại câu hỏi cần chỉnh sửa,
đánh dấu vào đáp án mới, đáp án cũ sẽ tự động mất đi.
6.1.Chế độ làm bài tự do
Thí sinh làm bài kiểm tra trên máy với các tập tin đề kiểm tra do GV cung cấp.
Chế độ này cho phép thí sinh xem đáp án, giải thích của từng câu hỏi trong đề và
được sử dụng cho việc tự ôn tập ở nhà.
6.2.Làm bài kiểm tra chính thức trên máy nối mạng
6.2.1. Kiểm tra trược tiếp trên máy đơn
Cung cấp các tiện ích như trên, đồng thời chịu sự điều khiển và tự động chấm
điểm, nộp kết quả về máy chủ Server.
Ngay sau khi chương trình TEST được thực hiện, có thể ấn định chế độ hoạt
động của nó thông qua một trong ba mục chọn sau đây trên cửa sổ màn hình “Test
Case Selection”

51
Practising with exercises from zmp data files

Hình 8: Test một đề thi trên máy tính


Sử dụng chế độ làm bài kiểm tra tự do TEST sẽ thu thập tất cả các tập tin đề kiểm
tra trong thư mục làm việc và chuyển vào mục chọn (Selection) trên thanh công cụ của
nó. Người dùng tuỳ ý chọn chủ đề để kiểm tra. Trên đây tôi chọn môn Dinh dưỡng 1
Chạy chương trình TEST, ấn định chế độ làm bài tự do thông qua mục chọn
Practising with exercises from data files
Chọn đề kiểm tra từ danh sách đề kiểm tra trong hộp chọn (Selection).
Sử dụng biểu tượng trên thanh công cụ để chọn đề kiểm tra mình sẽ làm
Chọn số đề tuỳ ý sau đó kích vào Đồng ý. Lúc này đề kiểm tra sẽ được mở ra

52
và thí sinh bắt đầu làm bài .

Hình 9: Màn hình mẫu đề thi


Chỉnh sửa thông số của Sinh viên chọn biểu tượng màn hình xuất hiện
hộp hội thoại sau đó điền thông tin vào hộp thông báo => Đồng ý

Test on network computer with Server


Sử dụng chế độ làm bài kiểm tra chính thức trên máy nối mạng. Kết thúc mỗi
ca thi, chương trình tự động gửi bài làm về chương trình SERVER để quản lý.

53
Thực hiện làm bài kiểm tra với chế độ làm bài trên máy nối mạng
Chạy chương trình TEST, ấn định chế độ kiểm tra trên mạng thông qua mục
chọn Test on network computer with Server
Tiếp theo đó sẽ là quá trình kết nối tự động với chương trình giám thị Server

Khi sử dụng chức năng thi trên mạng, Test sẽ tự động thực hiện việc tìm kiếm
chương trình Server trên hệ thống mạng ngay khi nó vừa được thi hành. Đây là
màn hình của chương trình TEST thực hiện thi trắc nghiệm trên mạng.
Thông tin cho thấy TEST đã tìm thấy một chương trình SERVER đang chạy
trên máy. Khi kết nối thành công, TEST chuyển sang trạng thái sẵn sàng thi.
Trong trạng thái sẵn sàng, nếu có hiệu lệnh thi từ chương trình
SERVER thì TEST lập tức khởi động các thông số khi cần thiết, sau đó yêu cầu SV
nhập thông tin của mình vào. Sau khi nhập xong thông tin, SV chọn Đồng ý và bắt
đầu làm bài.

54
Màn hình chính của chương trình Test Sever

Hình 10: Từ server quan sát máy trong mạng LAN


Tìm máy thí sinh : Thực hiện tìm kiếm và liên kết với các chương trình Test
đang dò tìm Server trên hệ thống mạng.
Khi tìm thấy máy chạy chương trình Test, Sever lập tức cập nhật thông tin
máy này vào danh sách các máy liên kết.
Chấm dứt dò tìm : Ngừng dò tìm và liên kết với Test.
Kết nối lại : Thực hiện liên kết lại với các chương trình Test đã liên kết trước
đó, nhưng đã bị gián đoạn vì sự cố kỹ thuật.
Hủy bỏ liên kết : Chấm dứt chương trình Test trên máy liên kết, đồng thời loại
bỏ liên kết này trong danh sách liên kết.
Tắt máy thí sinh : Mục chọn này cho phép việc hủy bỏ liên kết đồng thời với
việc Shutdown máy liên kết.
Số thí sinh : Số liệu thống kê số thí sinh thực sự làm bài trên số máy liên kết
với Server.
Bắt đầu một ca thi

55
Tập tin đề thi : Chọn tập tin CSDL đề thi.
Sử dụng đề (từ … đến …) : Ấn định các đề thi trong CSDL đề thi được sử
dụng cho buổi thi.
Mật khẩu : Nhập mật khẩu đề thi.
Thời gian thi : Thời gian làm bài của thí sinh.
Truyền trực tiếp đề thi từ máy giám thị : Mục chọn này nhằm sử dụng Server
như một file Server với chức năng trực tiếp cung cấp nội dung đề thi cho các máy
thí sinh.
Sử dụng cơ chế đăng nhập bằng số báo danh : Mục chọn này đồng thời yêu
cầu cung cấp cơ sở dữ liệu thí sinh. Khi đó, Server sẽ đảm nhận chức năng kiểm tra
thông tin nhập của thí sinh trên máy Test hoặc thông tin đọc trên máy Scanner để có
quyết định điều khiển phù hợp.
Dùng hệ số câu hỏ: Chỉ thị cho Test thực hiện tính kết quả chung của bài thi
dựa trên hệ số câu hỏi.
Hiển thị kết quả trên máy : Chỉ thị cho Test hiển thị kết quả bài làm của thí
sinh khi hết giờ làm bài.
Phát đề thi : Phát lệnh bắt đầu một ca thi.
Trong lúc gác thi
Quét thẻ thí sinh : Kích hoạt đơn thể xử lý thẻ được nhúng trong Server. Đơn
thể này tương tự như đơn thể chạy trên máy Scanner. Cả hai đơn thể xử lý thẻ này
có thể họat động song song.
Lưu ý : Gửi thông báo nhắc nhở có nội dung tùy ý đến máy thí sinh được đánh
dấu chọn trong danh sách.
Stop : Thực hiện thu bài sớm đối với các máy thí sinh được đánh dấu chọn
trong danh sách.
Báo giờ : Bật đồng hồ báo thời gian còn lại trên tất cả các máy thí sinh.
Hỗ trợ : Hướng dẫn cách sử dụng của mỗi mục chọn trên màn hình giao diện.

56
Khóa / Mở: Khi người sử dụng Server có nhu cầu rời máy để thực hiện các
công việc khác, họ có thể tạm thời khóa việc sử dụng chương trình Server bằng mục
chọn này. Mục chọn này cũng giúp để mở khóa nhưng yêu cầu nhập mật khẩu (mật
khẩu đã dùng khi mới chạy chương trình Server).
Kết thúc một ca thi
Thu bài : Chấm dứt việc làm bài trên các máy Test. Các chương trình Test
đồng loạt hiển thị kết quả (nếu cho phép) và trở về trạng thái sẵn sàng.
Lưu kết quả : Lưu bài làm và kết quả của thí sinh vào CSDL kết quả.
Dừng xem kết quả : Tắt màn hình kết quả ở các máy chạy Test (nếu trước đó
cho phép tiện ích này).
Kết thúc buổi gác thi
Tổng hợp kết quả : Tổng hợp kết quả của các thí sinh trong suốt các ca thi của
một hoặc nhiều buổi gác thi vào một CSDL với thông tin cô đọng nhất nhằm giúp
dễ dàng cho việc vào điểm trong danh sách thí sinh một cách thủ công.
Xóa tập tin đề thi : Xóa các CSDL đề thi đã sử dụng (nếu cần) mà không thể
khôi phục lại bằng bất cứ hình thức nào.
Lưu CSDL Điểm : Chuyển toàn bộ kết quả thi lên CSDL thí sinh - điểm thi.
Thoát : Chấm dứt chương trình. Mục chọn này nên được thực hiện sau khi đã
chấm dứt liên kết với các máy thí sinh.
Đề phòng, khắc phục sự cố
Dùng lại kết quả lần trước ... : Sử dụng thông tin backup để khôi phục lại
trạng thái làm bài của toàn bộ hệ thống mạng. Chức năng này chỉ sử dụng khi có sự
cố làm down mạng máy tính (ví dụ như cúp điện).
Tự động bảo lưu … : Bình thường Server sẽ tự động bảo lưu theo chu kỳ có độ
dài ấn định bởi người dùng. Nếu không chọn mục này, người sử dụng Server phải
tự thực hiện bảo lưu thông qua nút chọn Bảo lưu.
Test on none network computer

57
Sử dụng chế độ làm bài kiểm tra chính thức trên máy đơn. Kết thúc mỗi ca thi
giám thị phải đến từng máy để lấy kết quả.
Giao diện của TEST được thiết kế như một màn hình soạn thảo văn bản với
các câu hỏi được trình bày theo thứ tự và được đánh số. Thí sinh có thể thực hiện
trả lời câu hỏi theo trình tự tuỳ ý. Có thể chỉnh sửa lại câu trả lời ở vị trí trước đó.
Trong trường hợp đề có nhiều phần thì tại mỗi thời điểm, chương trình TEST tự
động giới hạn các câu hỏi được hiển thị trong phần nội dung cho phép. Các phần
khác chưa đến giờ hoặc đã qua thời hạn cho phép sẽ được cất đi. (Thông thường ít
khi dùng phương pháp này)

58
CHƯƠNG IV:
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
1. Mục đích
1.1. Nội dung
Hiện thực hoá và kiểm tra lại giả thuyết khoa học của đề tài đã nêu ra là: “Việc
ứng dụng phần mềm Emp – Test để xây dựng một bộ đề kiểm tra chuẩn, quy trình
kiểm tra chuẩn sẽ giúp việc KTĐG có chất lượng tốt hơn”. Đó là tính đúng đắn về
phương pháp luận khi ứng dụng phần mềm Emp - Test vào KTĐG.
Kiểm tra hiệu quả của biện pháp KTĐG mới, cụ thể là về tính toàn diện, tính
khách quan và tính kinh tế của cách thức kiểm tra HS - SV trực tiếp trên máy tính
thông qua phần mềm ứng dụng Emp - Test
Xử lý kết quả thực nghiệm để đánh giá tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
Chúng tôi tiến hành thiết kế mẫu một số đề kiểm tra TNKQ nhờ chương trình
EDITOR và tổ chức cho SV làm bài kiểm tra trực tiếp trên máy tính thông qua
chương trình TEST của phần mềm Emp – Test (Mẫu đề kiểm tra xin xem phụ lục số
5, trang 5 – Phần Phụ lục)
Bước 1: Tổ chức kiểm tra trực tiếp trên máy tính đối với 400 Sinh viên lớp Đại
học chính quy khoá 6 lần lượt kiểm tra với cả 3 loại đề: 40 câu, 50 câu và 60 câu.
Cùng tỷ lệ các câu khó/dễ. Cụ thể là đều sử dụng các loại đề có 40% câu hỏi ở mức 1
Bước 2: Sau khi đã tìm ra số lượng câu hỏi phù hợp nhất cho một đề kiểm tra,
chúng tôi tiến hành thiết kế các đề có cùng số câu hỏi đã được tìm ra sau bước1,
nhưng khác nhau về tỷ lệ các câu hỏi khó/dễ. Phân tích kết quả kiểm tra của SV để
tìm ra loại đề có tỷ lệ khó / dễ của câu hỏi phù hợp nhất.
1.2. Phương pháp thực nghiệm
- Thực nghiệm sư phạm được tiến hành tại phòng thực hành tin học Trường Đại
học Điều dưỡng Nam Định, tham gia là 400 em sinh viên khối ĐH chính quy khoá 6.
- Giáo viên tham gia thực nghiệm có trình độ khá về kiến thức Tin học, đại
diện thầy cô tham gia giảng dạy môn học Dinh dưỡng tại bộ môn YTCĐ.
- Thực nghiệm sư phạm bắt đầu tiến hành trong 3 tháng tháng 09 năm 2011
đến tháng 12 năm 2011. Vì đây là thực nghiệm nên chúng tôi đã đưa ra đề kiểm tra

59
ngẫu nhiên mẫu câu hỏi trong khuân khổ phạm vi môn học.
1.3. Cách thức tiến hành kiểm tra
- Đầu tiên là Giảng viên chuẩn bị phòng máy tính sẵn sàng với đầy đủ các đề
được thiết kế, đặt sẵn trong các máy tính của phòng máy.
- Gọi học sinh vào phòng máy, ổn định chỗ ngồi.
- Sinh viên khai báo các thông tin cá nhân (Số báo danh, lớp, họ tên…). Thời
gian chuẩn bị trên được tiến hành trong khoảng 10 phút.
- SV tự chọn mã đề và thực hiện trả lời bài thi trong vòng 45 phút. Hết giờ
máy tính sẽ tự động khoá máy và thông báo điểm làm bài của mỗi thí sinh trên màn
hình. Trong trường hợp sinh viên làm xong cũng có thể nộp bài của mình bằng cách
thông báo cho máy GV để kết thúc quá trình làm bài.
- GV lưu giữ kết quả làm bài
1.4. Thống kê, xử lý số liệu
Kết quả lần thực nghiệm sư phạm được thống kê thành các bảng và biểu diễn
trên các biểu đồ. Kết quả được phân tích định lượng và định tính.
1.5. Kết quả thực nghiệm
* Kết quả định lượng
Việc tổ chức cho SV làm bài trực tiếp trên máy tính với 03 loại đề kiểm tra đã
được thiết kế, kết quả bài làm được chấm theo thang điểm 10 trong đó:
+ Từ 0 điểm đến 4 điểm: Xếp loại yếu, kém
+ Từ 5 điểm đến 6 điểm: Xếp loại trung bình
+ Từ 7 điểm đến 8 điểm: Xếp loại khá,
+ Từ 9 đến 10 xếp loại giỏi (Điểm kiểm tra được làm tròn)
Thực nghiệm với loại đề có 40 câu hỏi

Đối tượng thực nhgiệm


Điểm
Số lượng Phần trăm % Tổng %

0 0 0,0 %
Yếu - Kém 7.94%
1 0 0,0 %

60
2 0 0,0 %

3 0 0,0 %

4 32 7.94%

5 58 14.39%
Trung bình 31.02%
6 67 16.63%

7 78 19.35%
Khá 39.45%
8 81 20.10%

9 45 11.17%
Giỏi 21.59%
10 42 10.42%

Tổng 403 100% 100%

Bảng 4. Kết quả kiểm tra với loại đề 40 câu


Có thể biểu diễn kết quả trên ở dạng biểu đồ như sau
Biểu đồ 1. Kết quả kiểm tra với loại đề 40 câu

21.59% 7.94% Yếu - Kém


31.02%
39.45% Trung bình
Khá
Giỏi

Số liệu thống kê ở bảng 4 cho thấy:


- Điểm yếu kém chiếm tỷ lệ (7.94%)
- Tỷ lệ điểm trung bình chiếm (31.02%)

61
- Tỷ lệ điểm khá chiếm (39.45%)
- Tỷ lệ giỏi chiếm (21.59%)
Vậy khi ra đề chỉ là 40 câu, trong thời lượng 45 phút SV có thời gian suy nghĩ
và trả lời hết các câu hỏi với kết quả khá tốt. Điều đó cho thấy loại đề 40 câu chưa
có khả năng phân hoá được trình độ sinh viên.
Thực nghiệm với loại đề có 50 câu hỏi
Đối tượng thực nhgiệm
Điểm
Số lượng Phần trăm % Tổng %
0 0 0,0 %
1 0 0,0 %
Yếu - Kém 2 0 0,0 % 8.77%
3 7 1.75 %
4 28 7.02 %
5 80 20.05%
Trung bình 42.36%
6 89 22.31%
7 60 15.04 %
Khá 31.83%
8 67 16.79 %
9 36 9.02%
Giỏi 17.04%
10 32 8.02 %
Tổng 399 100% 100%

Bảng 5. Kết quả kiểm tra với loại đề 50 câu


Có thể biểu diễn kết quả trên ở dạng biểu đồ như sau

Biểu đồ 2. Kết quả kiểm tra với loại đề 50 câu

62
17.04% 8.77% Yếu - Kém
31.83% 42.36% Trung bình
Khá
Giỏi

Số liệu thống kê ở bảng 5 cho thấy:


- Điểm yếu kém chiếm tỷ lệ (8.77%)
- Tỷ lệ điểm trung bình chiếm (42.36%)
- Tỷ lệ điểm khá chiếm (31.83%)
- Tỷ lệ giỏi chiếm (17.04%)
Chúng ta có thể nhận thấy là: Đối với loại đề này thì kết quả kiểm tra có sự
thay đổi tương đối. Tỷ lệ điểm yếu kém tăng lên, trung bình tăng lên, khá – Giỏi thì
giảm xuống. Hơn nữa, khi quan sát biểu đồ 1.2 chúng ta nhận thấy sự khác biệt về
các mức là không nhiều. Như vậy chúng ta có thể thấy tỷ lệ này tương đối phù hợp
với kết quả thực tế dạy học hiện nay.
Thực nghiệm với loại đề có 60 câu hỏi

Đối tượng thực nhgiệm


Điểm
Số lượng Phần trăm % Tổng %

0 0 0,0 %

1 0 0,0 %

Yếu - Kém 2 0 0,0 % 8.18%

3 7 1.79 %

4 25 6.39 %

63
5 87 22.35%
Trung bình 50.90%
6 112 28.64%

7 68 17.39 %
Khá 29.41%
8 47 12.02 %

9 29 7.42%
Giỏi 11.51%
10 16 4.09 %

Tổng 391 100% 100%

Bảng 6. Kết quả kiểm tra với loại đề 60 câu


Các con số thống kê ở bảng 1.6 cho chúng ta thấy là:
- Tỷ lệ yếu kém (8,18%)
- Tỷ lệ điểm trung bình tăng cao 50,90%
- Tỷ lệ khá và giỏi thì giảm xuống 29.41% và 11.51 %
Kết quả trên chứng tỏ khi số lượng câu hỏi trong đề tăng lên 60 câu thì khả năng
đạt điểm cao của SV bị hạn chế. Bởi vì số SV làm được bài ít đi, số bị điểm kém nhiều
lên nguyên do là không đủ thời gian làm bài, SV không có thời gian trao đổi bài
Kết luận chung cho 3 đề là:
Trong số 3 loại đề sử dụng để kiểm tra chúng tôi nhận thấy là kết quả kiểm tra
của loại đề được cấu trúc gồm 50 câu có tỷ lệ khá giỏi/trung bình/yếu kém phù hợp
hơn cả đối với SV hiện nay. Vì vậy trong Luận văn này tôi tiếp tục sử dụng loại đề
có cấu trúc gồm 50 câu làm bài trong 45 phút để tiếp tục thực nghiệm sư phạm
nhằm tìm ra chất lượng đề tốt nhất .
Phân tích định tính
Khi sử dụng loại đề 40 câu hỏi trong thời gian 45 phút, khả năng hoàn
thành bài kiểm tra của SV là rất tốt, điểm tối đa đạt tỷ lệ cao. Đó là do SV có
nhiêu thời gian nghiên cứu câu hỏi, và có nhiều thời gian trả lời cho từng câu.
Chính vì vậy có thể kết luận là loại đề kiểm tra gồm 40 câu hỏi là dễ đối với Sinh
viên qua môn học đó.

64
Khi sử dụng loại đề gồm 50 câu hỏi trong thời gian 45 phút thì thấy rằng kết
quả định lượng cho thấy: tỷ lệ % về các mức điểm yếu kém/trung bình/ khá giỏi là
hợp lý, sát với kết quả chung hiện nay Quyết định của chúng tôi khi chọn số câu
hỏi phù hợp cho một đề kiểm tra bao gồm 50 câu hỏi là hoàn toàn có cơ sở.
Khi phân tích về kết quả kiểm tra với loại đề 60 câu trong thời gian 45 phút
thì chúng ta lại thấy sự không hợp lý khi tỷ lệ điểm yếu kém ở mức cao, chứng tỏ
rằng kết cấu đề kiểm tra gồm 60 câu là chưa hợp lý
Như vậy, với những kết quả kiểm tra thu được ở đợt thực nghiệm, bước đầu
chúng tôi có những kết luận sau:
Sử dụng đề kiểm tra có 50 câu hỏi trong thời gian 45 phút là hoàn toàn hợp lý
với tỷ lệ các câu hỏi khó/dễ trong mỗi loại đề là hoàn toàn khả thi và có thể áp dụng
rộng rại cho các môn học hiện nay tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
2. Phần thực nghiệm lấy ý kiến của các Giảng viên và Sinh viên
Chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của 30 các bộ giảng viên của 3 đơn vị chính
là Bộ môn Điều dưỡng cơ bản; Bộ môn Y tế cộng đồng; Bộ môn phục hồi chức
năng; Bộ môn Toán tin...
* Điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu áp dụng phương thức kiểm tra mới
ở các bộ môn tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định hiện nay. (Sau khi giới
thiệu phần mềm, chức năng của phần mềm và hướng dẫn sử dụng, cho các thầy cô,
chúng tôi đã đưa ra bộ câu hỏi) (Phiếu điều tra 01- Phần Phụ lục). Qua điều tra
thấy rằng có 28 GV đưa ra ý kiến đồng ý chiếm 93%, có 2 GV (7%) chỉ đồng ý một
phần trong phiếu điều tra vì họ cho rằng họ khó tiếp cận với công nghệ mạng máy
tính hiện nay, sức khoẻ, độ tuổi không cho phép họ tìm hiểu thêm... Theo đánh giá
chủ quan của Tác giả luận văn thì tỉ lệ đó hoàn toàn dễ hiểu vì một số các GV vẫn
tư duy theo lối cũ họ là thế hệ đi trước không được tiếp cận với máy vi tính, hơn
nữa số năm công tác của họ chỉ còn 1 – 2 năm nữa là nghỉ hưu.
* Đồng thời chúng tôi thăm dò ý kiến việc ứng dụng tin học của giảng viên
vào kiểm tra đánh giá (KTĐG) kết quả học tập của SV trong đó chú ý đến ứng

65
dụng các phần mềm nói chung và Emp - Test nói riêng, ưu thế của phương pháp
kiểm tra này cũng như tính khả thi của nó khi áp dụng rộng rãi của phần mềm
(Phiếu điều tra số 02- Phần Phụ lục). Qua điều tra thấy rằng có tỷ lệ tương đối tốt
đồng ý là sử dụng phần mềm và nên triển khai cho một hai đơn vị trước khi có thể
áp dụng rộng rãi cho toàn đơn vị.
* Chúng tôi cũng tiến hành thăm dò ý kiến, thái độ của GV và HS -SV về
tính ưu việt của KTĐG kết quả học tập của SV thông qua sử dụng phần mềm Emp -
Test. Sau khi tham gia làm bài kiểm tra để xem độ tiếp nhận cách thức kiểm tra mới
này của các em ra sao (Phiếu điều tra 03- Phần Phụ lục). Tham gia điều tra có 30
GV và gần 400 SV tham gia trả lời, kết quả tương đối khả quan, có đến 20 GV
(67%) đưa ra mức độ đồng ý là mức 5, có 6 GV (20%) đưa ra mức 3 và 4, số còn lại
(13%) đánh gia mức 1 và 2. Điều đó cho thấy rằng các GV đã sẵn sàng cho việc tiếp
cận phần mềm mới. Đối với các em SV tất cả đưa ra mức chọn mức 4 và mức 5, khi
được hỏi tại sao lại chọn mức đó thì được trả lời, hình thức thi trên máy không tốn
thời gian, không có hiện tượng tiêu cực như nâng điểm, hay hạ điểm, được tiếp xúc
với thiết bị máy tính hiện đại khi ra trường không bị bỡ ngỡ...
Theo nguồn thông tin khác điều tra về văn bằng tại phòng Tổ chức cán bộ của
Nhà trường và theo thống kê hàng năm thì phòng Đào tạo đại học & Sau đại học
thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về các lớp như phương pháp giảng dạy,
phương pháp soạn bài trên máy tính... Tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
cho thấy: 95% cán bộ đã hoàn thành tốt công việc tại các lớp tập huấn đó. Như vậy
việc áp dụng phần mềm Emp - Test và việc tổ chức KTĐG kết quả học tập của HS-
SV trực tiếp trên máy tính là khả thi.Ý kiến chung của các thầy cô đều cho rằng:
việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học nói chung và trong
KTĐG nói riêng là hết sức cần thiết, chỉ có thế mới bắt kịp xu thế phát triển chung
của nhân loại. Hơn nữa, 92% số SV được thăm dò ý kiến rất hào hứng với hình thức
kiểm tra này, các em đều cho rằng hình thức kiểm tra trực tiếp trên máy tính đã
giảm đi được nhiều thao tác so với các hình thức kiểm tra khác. Và một thực tế dễ

66
nhận thấy là: khi được tiếp xúc và thao tác trên máy vi tính, tiếp cận với công nghệ
hiện đại của tin học, các em HS - SV đều có sự đam mê và nghiêm túc khi làm bài .
Hơn nữa một cách so sánh cụ thể 3 hình thức tổ chức kiểm tra: viết (TNTL), tô
đáp án (TNKQ trên giấy) và hình thức kiểm tra TNKQ trực tiếp trên máy tính tôi
nhận thấy rằng phương pháp kiểm tra trắc nghiệm khách quan nói chung có rất nhiều
ưu điểm so với phương pháp kiểm tra truyền thống trước đây, đặc biệt thể hiện rất rõ
ở hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan trực tiếp trên máy tính. Chúng tôi tiến
hành so sánh trên 2 tiêu chí là khả năng tiết kiệm và tính khách quan, công bằng của
từng phương pháp và kết quả được thể hiện trong bảng 3.9 sau:

KIỂM TRA KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM


TIÊU CHÍ KHÁCH QUAN
TỰ LUẬN TRÊN
SO SÁNH Trên giấy Trên máy tính
GIẤY
Nhân lực Phải sử dụng cán bộ Có thể sử dụng
đúng chuyên môn để Trên lớp phải có cán một cán bộ chuyên
tiến hành ra đề, tổ bộ chuyên ngành để môn không phải
chức kiểm tra và chấm tổ chức kiểm tra. chuyên ngành để tổ
bài. Mất 2 lượt cán bộ chức kiểm tra.
Mất 2 lượt cán bộ cho một bài kiểm Chỉ mất 1 lượt
cho một bài kiểm tra tra (coi và chấm). cán bộ cho một bài

Tính (coi và chấm). kiểm tra (coi thi).

tiết Thời gian Gấp đôi thời gian so Không mất thời
Gấp đôi thời gian
kiệm với kiểm tra trên gian chấm bài vì
so với kiểm tra
máy. kết quả được máy
trên máy.
tính chấm trực tiếp.

Kinh tế Tốn tiền về giấy in đề, Không tốn tiền về


giấy làm bài Tốn tiền về giấy in giấy in đề, giấy
đề, in phiếu trả lời làm bài . Có sự hao
trắc nghiệm. mòn về máy móc,
tiền điện.

67
Khách - Học sinh có hiện - Hiện tượng trao
quan tượng trao đổi bàn đổi ít, có thể lý
- Học sinh vẫn có
bạc trong khi làm giải là do việc thao
hiện tượng trao đổi
tác trên máy
bài với số lượng bàn bạc trong khi
tính là độc lập,
nhiều. làm bài nhưng
phải chú ý nhiều, ít
ít hơn so với kiểm
có điều kiện trao
- Mỗi đơn vị lớp tra tự luận.
đổi, bàn bạc
được một giáo viên
Tính - Kiểm tra trên máy
cụ thể phụ trách, -Có thể thiếu khách
khách tính mang tính
nghiệp vụ coi thi quan giống như coi
quan chuyên nghiệp, tính
& của từng giáo viên thi bằng phương
khách quan được thể
Công khác nhau nên thiếu pháp tự luận.
hiện rõ
bằng sự khách quan.

Công - Có sự thiên lệch


bằng trong công tác chấm
bài . Kết quả chấm bài Do máy tính chấm
- Hiện tượng chấm có sự công bằng và điểm nên kết quả
điểm thiếu chính chính xác hơn. chính xác tuyệt đối

xác còn nhiều.

Bảng 7. Kết quả so sánh các hình thức tổ chức kiểm tra

68
KẾT LUẬN
1. Việc điều tra về điều kiện cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất của Nhà trường tại
thời điểm hiện nay là hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu cho hình thức thi trắc nghiệm
khách quan để thực hiện Luận văn này
2. Phần mềm Emp - Test đáp ứng một cách hữu hiệu các yêu cầu cho giải
pháp đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trực tiếp trên máy tính.
3. Bằng cách ứng dụng phần mềm Emp - Test, tôi đã xây dựng được một kho
câu hỏi trắc nghiệm môn Dinh dưỡng tại bộ môn YTCĐ rất phong phú gồm nhiều
dạng câu hỏi TNKQ khác nhau đáp ứng được mục tiêu đặt ra của đề tài.
4. Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy: Với bài kiểm tra hết học phần,
bằng hình thức tổ chức làm bài trực tiếp trên máy tính rất phù hợp với một số bộ
môn tại Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định; Ra đề nhanh, đơn giản, thời
gian ít, giảm chi phí
5. Việc ứng dụng 2 chương trình EDITOR và TEST của phần mềm Emp
- Test trong đổi mới phương pháp KTĐG kết quả học tập của HS - SV là hoàn toàn
khả thi đối với môn Dinh dưỡng nói riêng và tất cả các môn học khác nói chung.

69
KIẾN NGHỊ
1. Tiếp tục triển khai thực nghiệm sư phạm trên quy mô rộng hơn nữa để có
được một ngân hàng câu hỏi và đáp án chuẩn; một loại đề chuẩn; một quy trình tổ
chức kiểm tra chuẩn, tiến tới áp dụng rộng rãi trong hầu hết tại các bộ môn trong
toàn trường.
2.Tiếp tục nghiên cứu và áp dụng những chương trình còn lại của phần
mềm này.
3.Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Luận văn này, có thể vận dụng trong
kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với các môn học khác trong toàn
trường.

70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Thị Phương Anh (2005), “Vai trò của trắc nghiệm trong giảng dạy và
học tập”, Một số vấn đề về kiểm tra và đánh giá trong dạy và học, Trường
ĐHSP TP HCM.
2. Bộ Chính Trị TW Đảng (2001), “Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục
và đào tạo”, Báo cáo chính trị tại Đại hội X của Đảng, Hà Nội.
3. Bộ GD và ĐT (1994), Những cơ sở của kiểm tra trắc nghiệm, Hà Nội.
4. Bộ Y tế (1996), Bộ câu hỏi trắc nghiệm, tài liệu tham khảo của các trường
Y, Hà Nội.
5. Nguyễn Phúc Chỉnh – Phạm Đức Hậu (2007), Ứng dụng tin học trong
nghiên cứu khoa học giáo dục và dạy học, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Hạnh (2008), “Một cách đánh giá định lượng thái độ học tập
của học sinh”, Tạp chí Giáo Dục (194),
7. Hoàng Thị Mỹ Hạnh (2008), “Ứng dụng phương pháp TNKQ trong KTĐG
năng lực nhận thức của HS đối với bộ môn Lịch sử”, Tạp chí Giáo Dục
8. Lê Văn Hảo (2005), “Về khái niệm, mục đích và yêu cầu của đánh
giá học tập”, tuyển tập “Một số vấn đề về kiểm tra và đánh giá trong dạy
và học”, Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh.
9. Võ Nữ Thu Hằng (2007), Rèn luyện cho sinh viên trường CĐSP kỹ
năng xây dựng câu dẫn và các câu lựa chọn trong câu hỏi dạng MCQ để KTĐG kết
quả học tập của học sinh.
10. Trần Bá Hoành (1995), Đánh giá trong giáo dục, NXB Đại Học Quốc Gia,
Hà Nội.
11. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học - Chương trình và
SGK, NXB Đại Học Sư Phạm, Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Hồng (2006), EMP- TEST, Thái Nguyên.
13. Nguyễn Văn Hồng (2006), “Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông trong dạy học”, Tạp chí Giáo Dục

71
14. Nguyễn Văn Hồng (2008), “Ứng dụng phần mềm EMP – TEST xây
dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi TNKQ kết quả học tập của HS”, Tạp chí GD
15. Nguyễn Xuân Huỳnh (2002), “Trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm
khách quan: ưu, nhược điểm và tình huống sử dụng”, TC GD
16. Trần Kiều (1995), “Đổi mới đánh giá - đòi hỏi bức thiết của đổi
mới phương pháp dạy học”, Nghiên cứu giáo dục
17. Võ Ngọc Lan - Nguyễn Phụng Hoàng (1996), Phương pháp trắc nghiệm
trong kiểm tra đánh giá thành quả học tập, NXB Giáo dục, Hà Nội.
18. Lưu Xuân Mới (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học,
NXB Giáo Dục.
19. Lê Thị Nam (2003), “Sử dụng câu hỏi TNKQ trong dạy học”, Tạp
chí Giáo dục
19. Nghị quyết hội nghị lần thứ II BCHTW Đảng khoá VIII (1996), Định
hướng chiến lược Giáo dục trong thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
đất nước, Hà Nội.
20. Lê Đức Ngọc (1997), Vắn tắt về kiểm tra đánh giá, Hà Nội.
21. Nghiêm Xuân Nùng (1995), Trắc nghiệm và đo lường cơ bản trong giáo
dục, Hà Nội.
22. Nguyễn Trọng Phúc (2001), Trắc nghiệm khách quan và vấn đề
đánh giá trong giảng dạy , NXB Đại Học Quốc Gia, Hà Nội.
23. Nguyễn Lan Phương (2004), “Kỹ thuật xây dựng câu hỏi TNKQ”, Tạp chí GD
24. Dương Tiến Sỹ (2008), “Sử dụng Internet khai thác thông tin, tư liệu dạy
học Tạp chí giáo dục
25. Lâm Quang Thiệp (2004), “Đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học
tập ở các trường Đại học nước ta”, Tạp chí GD
26. Dương Thiệu Tống (1998), Trắc nghiệm tiêu chí, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
27. Dương Thiệu Tống (2005), Phương pháp nghiên cứu khoa học Giáo dục
vàTâm lý, NXB Khoa học Xã hội, TP Hồ Chí Minh.

72
28. Mai Văn Trinh – Lê Thuý Vinh (2008), “Đánh giá kết quả học tập
bằng TNKQ với sự trợ giúp của công nghệ thông tin”, Tạp chí GD
29. Nguyễn Tiến Tùng (2007), “Đánh giá kết quả học tập bằng TNKQ ở
trường CĐ Công nghiệp Phúc Yên”, Tạp chí GD
30. Đặng Ứng Vận (1996), " Về công tác KTĐG ở Đại học Đại cương",
Thamluận tại hội thảo về quản lý và tổ chức kiểm tra đánh giá trong ĐHQG, HN.
31. Hoàng Ngọc Vinh (2001), “Thi trắc nghiệm đa phương án lựa chọn
trong tuyển sinh”, Tạp chí Giáo dục (18), trang 15 - 17.
32. Nguyễn Vĩnh (1998), “Trắc nghiệm khách quan - một phương pháp thi
tuyển”, Tạp chí Giáo dục.
Trang Web
1. Ngọc Bằng, Trắc nghiệm khách quan, Diễn đàn mạng Giáo Dục.
http://diendan.edu.net.vn/forums/thread/31373.aspx
2. Mai Minh (2005), Thi trắc nghiệm khách quan: Liệu có ưu việt hơn cách
thi cũ, Báo điện tử của báo Khuyến học và Dân trí.
http://dantri.com.vn/giaoduc-khuyenhoc/2005/9/79722.vip
3. Mạng Giáo Dục (2006), EMP Key – Phần mềm EmpTest
http://www.empkey.com/?page=vnEMPTestTC
4. Mạng Giáo Dục (2007), EmpTest – Phần mềm trắc nghiệm đa năng & đặc sắc
http://edu.net.vn/foums/p/52893/37406.aspx#347406
5. Mạng Giáo Dục (2008), Nhiệm vụ năm học 2008-2009 của ngành Giáo
dục,Báo Giáo dục thời đại, số 14.
http://www.gdtd.vn
6. Mạc Thành Nam (2007), Trắc nghiệm PRO - tạo đề và thi trên máy tính
http://www.echip.com.vn
7. Nguyễn Tuấn Phong – VietNam IT(1994), Hỏi về cách làm bảng trắc nghiệm
http://www.diendantinhoc.com/lofiversion/index.php/t45775.htm/

73
8. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Giáo Dục
http://www.cantho.edu/vn/index.php?option=com_docman&task=docclick&Itemid
=61&bid=139&limitstart=10&limit=10
9. Nguyễn Trọng Thọ, Kiểm tra đánh giá và đổi mới phương pháp dạy học,
Diễn đàn mạng Giáo Dục.
http://diendan.edu.net.vn/forums/thread/2869.aspx
10. Đức Trai (2008), Các phần mềm mới cập nhật, Diễn đàn các phần mềm GD
http://www.forum.thpttanhiep.net/vsbaiviet.asp?TID=2093
11. Trần Nguyên Trị (2007), Phần mềm EmpTest – Giải pháp tự động hoá
thực hiện và tổ chức thi trắc nghiệm, Mạng Điện tử Việt Nam
http://www.dientuvietnam.vn/index.php/dientu-maytinh/giaoduc/48-giaoduc/1214
12. VietAds.com (2008), Phần mềm cho mọi nội dung thi trắc nghiệm
http://vietads.com/classifieds/detail.php?setlang=bra&id=96238&catid=21
13. VietNamNet (2003), Khảo thí tại Mỹ, Nhật, Australia
http://vietnamnet.vn/giaoduc/hoso/2003/10/30911
14. Coulson (1994), Objective Testing, Red guide series 11, university of
Northumbria at Newcastle, UK, No 4.
15. N. Bak (1990), How to test insight and understanding of philosophical
issues by means of multiple – choice question, Journal of Education.
16. J.P. Herath (1986), Constructing Multipe – choice and Matching type
Test – Items, Sumary of content of Discussion – work session.
17. Lyman, howard B (1965), Test score and what they mean Englewood
Cliffs, N.J. Prentice – hall.
18. Nunnally, Jum C (1964), Educatonal Measurement and Evaluation, New
York, Mc Graw – Hill.
19. LNT soft (2005), EMPTest software Infomer: version 2005 information
http://emptest-software.software.informer.com/2005

74
PHỤ LỤC
(SỐ 01)
Nội dung: Điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu áp dụng phương thức
kiểm tra mới ở các bộ môn tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định hiện nay.
(Sau khi giới thiệu phần mềm, chức năng của phần mềm và hướng dẫn sử dụng, cho
các thầy cô, chúng tôi đã có câu hỏi nhanh như sau)
STT Câu hỏi Lựa chọn
Điều kiện cơ sở vật chất của Nhà trường hiện nay có thể 1. Có
1
đáp ứng được yêu cầu triển khai phần mềm? 2. Không
Việc ứng dụng hình thức kiểm tra đánh giá mới này trong 3. Có
2 nhà trường có phù hợp với quy định cần đổi mới của Bộ 4. Không
giáo dục và đào tạo không?
Các bộ môn của nhà trường hiện nay có đủ điều kiện ứng 1. Có
3
dụng hình thức kiểm tra đánh giá mới hay không 2. Không
Nhà trường có đầy đủ trang thiết bị để áp dụng hình thức 1. Có
4
thức kiểm tra đánh giá mới hay không? 2. Không
Nhà trường có nên thử nghiệm phần mềm mới trong kiểm 1. Có
5
tra đánh giá sinh viên hay không? 2. Không
Cách dùng phần mềm này, giao diện của phần mềm này 1. Có
6
có thân thiện với người sử dụng hay không? 2. Không
Một số Bộ môn của nhà trường có nên đồng ý sử dụng 1. Có
7 phần mền này trong kiểm tra đánh giá sinh viên của họ 2. Không
không?
Các Giảng viên phụ trách giảng dạy cho môn học có chấp 1. Có
8 nhận sử dụng phần mềm này trong quá trình thi hay 2. Không
không
Trình độ của sinh viên có thể sử dụng được phần mền này 1. Có
9 trong quá trình được kiểm tra đánh giá theo hình thức 2. Không
mới hay không?
Ghi chú: Các Thầy, Cô chỉ cần đánh dấu vào mục có hay không vào phiếu
điều tra nay. Nếu có y kiến gì cần bổ sung thì xin cho ý kiến vào mục ở dưới đây.
Nêu ý kiến:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................

1
......................................................................................................................................................
PHỤ LỤC
(SỐ 02)
Việc ứng dụng tin học của giảng viên vào kiểm tra đánh giá (KTĐG) kết quả
học tập của SV trong đó chú ý đến ứng dụng các phần mềm nói chung và EMP -
TEST nói riêng.
(Sau khi giới thiệu phần mềm, chức năng của phần mềm và hướng dẫn sử dụng, cho
các thầy cô, chúng tôi đã có câu hỏi nhanh như sau)

Câu hỏi 1: Hiện nay trong nhà trường đã áp dụng hình thức kiểm tra đánh giá
sinh viên qua các phần mềm chưa?
1. Có
2. Không
Câu hỏi 2: Nếu chưa sử dụng thì vì sao?
……………………..…………………………………………………………...........
……………………..………………………………………………………….......…
Câu hỏi 3: Nếu đã sử dụng, sử dụng phần mềm gì?
……………………..…………………………………………………………...........
……………………..…………………………………………………………...........
Câu hỏi 4: Việc sử dụng phần mền này có những ưu điểm và nhược điểm gì?
1. Ưu điểm: .............……………………..…………….………………………
……………………..…………………………………………………………...........
……………………..…………………………………………………………...........
……………………..…………………………………………………………...........
2. Nhược điểm: ……………………..………………….........…………………
……………………..…………………………………………………………...........
……………………..…………………………………………………………...........
……………………..…………………………………………………………...........
……………………..…………………………………………………………...........
Câu hỏi 5: Nhà trường có cần sử dụng thêm những phần mềm mới để kiểm tra
đánh giá sinh viên hay không?
1. Có
2. Không
Câu hỏi 6: Nếu có sử dụng thì vì sao cần sử dụng?
……………………..…………………………………………………………...........
……………………..…………………………………………………………...........
……………………..…………………………………………………………...........
……………………..…………………………………………………………...........

2
……………………..…………………………………………………………...........

3
PHỤ LỤC
(SỐ 03)
Thái độ của GV và HS -SV về tính ưu việt của KTĐG kết quả học tập của SV
thông qua sử dụng phần mềm EMP – TEST.
(Sau khi giới thiệu phần mềm, chức năng của phần mềm và hướng dẫn sử dụng, cho
các thầy cô,và các em học sinh tham gia làm bài trực tíêp trên may chúng tôi đã có câu hỏi
nhanh như sau)

Các câu hỏi Mức độ đồng ý


Phần mềm này hoàn toàn phù hợp để
1 1 2 3 4 5
đánh kiểm tra đánh giá
Việc sử dụng phần mềm đánh giá đúng
2 1 2 3 4 5
trình độ của sinh viên.
3 Phần mềm này có độ chính xác cao 1 2 3 4 5
Khả năng tương tác của phần mền rất
4 1 2 3 4 5
tốt
Khả năng bảo mật và an toàn của phần
5 1 2 3 4 5
mềm rất tốt
Phần mềm này rất hoàn thiện để đánh
6 1 2 3 4 5
giá kiểm tra sinh viên
7 Phần mềm này rất dễ sử dụng 1 2 3 4 5
8 Khả năng phục hồi của phần mềm cao 1 2 3 4 5
9 Phần mềm rất dễ vận hành 1 2 3 4 5
10 Giao diện của phần mềm rất hấp dẫn 1 2 3 4 5
11 Thời gian xử lý của phần mền rất ngắn 1 2 3 4 5
Có thể sử dụng được nhiều tài nguyên
12 1 2 3 4 5
với phần mềm này
Khả năng phân tích, đánh giá của phần
13 1 2 3 4 5
mền rất tốt
14 Phần mềm có tính ổn định rất cao 1 2 3 4 5
15 Phần mềm rất dễ cài đặt 1 2 3 4 5
Việc sử dụng phần mềm không ảnh
16 hưởng đến các chương trình khác có 1 2 3 4 5
sẵn trong máy tính
Việc sử dụng phần mềm là hoàn toàn
17 1 2 3 4 5
an toàn cho người sử dụng
Tôi hoàn toàn thỏa mãn với việc sử
18 dụng phần mềm này trong kiểm tra 1 2 3 4 5
đánh giá sinh viên

4
PHỤ LỤC
(SỐ 05)
Mẫu đề kiểm tra của GV để đánh giá điểm học phần SV thông qua sử dụng
phần mềm EMP – TEST.

BỘ Y TẾ ĐỀ THI KIỂM TRA HẾT HỌC PHẦN


TRƯỜNG ĐH ĐIỀU DƯỠNG BỘ MÔN - YTCĐ
NAM ĐỊNH MÔN HỌC: Dinh dưỡng

Mã đề : 10 Thời gian 45 phút không tính thời gian phát đề

CÂU HỎI

Câu 1) Khoa dinh dưỡng phải thành lập bộ phận giám sát chất lượng và vệ sinh an toàn
thực phẩm.
A) Đúng
B) Sai
Câu 2) Các loại thực phẩm không cần nấu chín kỹ thì sơ chế và để đến khi ăn thì chế biến.
A) Đúng
B) Sai
Câu 3) Trong bếp ăn các dụng cụ và vật chứa, ví dụ như dao bếp, thớt... không nhất thiết
phải phân loại theo từng mục đích sử dụng và từng loại thực phẩm.
A) Sai
B) Đúng
Câu 4) Khoa dinh dưỡng trong bệnh viện là một khoa tồn tại và phát triển độc lập không
liên quan đến hoạt động của các khoa khác trong bệnh viện.
A) Sai
B) Đúng
Câu 5) Nơi chế biến thức ăn trong bệnh viện phải đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh cho
môi trường xung quanh; dụng cụ, phương tiện chế biến; thực phẩm và nước sử dụng và
cho người lao động làm việc tại bếp ăn.
A) Đúng
B) Sai
Câu 6) Các thông tin về nguồn nước sử dụng chế biến thực phẩm như không mùi, không
màu, không vẩn đục và không có hợp chất lạ phải được ghi lại một tuần một lần.
A) Sai
B) Đúng
Câu 7) Việc cung cấp thành phần và nguyên liệu thô trong chế biến thực phẩm được thực
hiện một tuần một lần.
A) Đúng
B) Sai
Câu 8) Trong khâu chế biến thức ăn phải tuân thủ theo nguyên tắc một chiều, không lẫn
thức ăn chín, sống.
A) Sai
B) Đúng
Câu 9) Sơ chế thực phẩm phải được chế biến hoàn toàn tại khu vực ô nhiễm.
A) Sai
B) Đúng
Câu 10) Trong kho bảo quản thực phẩm có thể dùng chung cho các loại thực phẩm tươi
sống và thực phẩm khô.

5
A) Sai
B) Đúng
Câu 11) Trong qui trình bảo quản thực phẩm sống trước khi chế biến thì thực phẩm vẫn có
thể di chuyển ngược chiều chế biến.
A) Đúng
B) Sai
Câu 12) Trưởng khoa Dinh dưỡng cò nhiệm vụ kiểm tra khâu phân chia có đúng suất ăn,
đúng số lượng, chất lượng của khẩu phần ăn.
A) Sai
B) Đúng
Câu 13) Nhân viên trong quá trình chế biến thức ăn thực hiện nghiêm túc việc mặc đồng
phục, đội mũ, đeo khẩu A)ang.
A) Đúng
B) Sai
Câu 14) Giám đốc bệnh viện là người lập kế hoạch chỉ đạo tuyến và đào tạo về dinh dưỡng
hàng năm.
A) Sai
B) Đúng
Câu 15) Khoa dinh dưỡng bệnh viện không có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.
A) Đúng
B) Sai
Câu 16) Nhiệt độ, độ ẩm thích hợp nên duy trì trong nhà bếp là............
A) Dưới 320C - dưới 80%
B) Dưới 250C – dưới 80%
C) Dưới 300C – dưới 80%
D) Dưới 300C – trên 80%
Câu 17) 1.Men tiêu hoá tinh bột của cơ thể..................
A) Amillaza.
B) Amileza.
C) Amilazen.
D) Amilaza.
Câu 18) Men tiêu hoá chất đạm trong cơ thể là...............
A) Papain.
B) Lipaza.
C) Proteaza.
D) Trypsin.
Câu 19) Trẻ suy dinh dinh dưỡng thể thấp còi được đánh giá .................
A) CN/T thấp
B) CN/CC thấp
C) CC/T cao
D) CC/T thấp
Câu 20) Trẻ suy dinh dinh dưỡng thể nhẹ cân được đánh giá ..............
A) CN/T thấp
B) CN/CC thấp
C) CC/T cao
D) CC/T thấp
Câu 21) Nhóm thức ăn giàu chất đạm là.............
A) Chân giò
B) Sữa đậu lành.
C) Trứng các loại.
D) Cá

6
Câu 22) Khi đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở người lớn, chỉ số BMI trong giới hạn nào
sau đây là CED độ 3
A) Dưới 16
B) Dưới 17
C) Dưới 17.5
D) Dưới 18
Câu 23) Với điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay suy dinh dưỡng phụ thuộc vào một số yếu
tố ..............
A) Thực phẩm
B) Bệnh tật
C) Chính trị
D) Chăm sóc trẻ
Câu 24) Phân loại suy dinh dưỡng trẻ em ở cộng đồng gồm mấy thể...........
A) 3 thể
B) 5 thể
C) 4 thể
D) 2 thể
Câu 25) Khi có sự xuất hiện của sinh vật và côn trùng gây hại trong bếp ăn cần tiến hành
diệt trong thời gian...............
A) Sáu tháng một lần
B) Một tháng một lần
C) Ba tháng một lần
D) Một năm một lần
Câu 26) Nhu cầu năng lượng khuyến nghị cho nam giới tuổi từ 31-60, lao động nhẹ một
ngày là bao nhiêu Kcalo
A)1900 Kcalo
B)2200 Kcalo
C)2300 Kcalo
D)2000 Kcalo
Câu 27) Nhu cầu protein sẽ tăng lên bao nhiêu g/kg/ngày khi cơ thể tăng giáng hóa protein
trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng, phẫu thuật, bỏng
A)1,0 - 1,5g/kg/ngày
B)1,0 - 2g/kg/ngày
C)1,5 - 2,5g/kg/ngày
D)1,5 - 2g/kg/ngày
Câu 28) Để tính nhu cầu năng lượng cho bệnh nhân nam người ta sử dụng công thức nào
sau đây để tính năng lượng cho chuyển hóa cơ bản
A)E CHCB = 66,5 + 13,8W + 5,0H - 6,8A
B)E CHCB = 66,5 + 13,5W + 5,0H - 6,8A
C)E CHCB = 655,1 + 9,6W + 1,9H - 4,7A
D)E CHCB = 655,1 + 9,3W + 1,9H - 4,7ê
Câu 29) Nhu cầu năng lượng đối với trẻ em dưới 1 tuổi nằm trong khoảng bao nhiêu
Kcal/kg/ngày?
A)110-120 kcal/kg/ngày
B)100-120 kcal/kg/ngày
C)100-130 kcal/kg/ngày
D)110-130 kcal/kg/ngày
Câu 30) Nước chiếm bao nhiêu phần trăm trọng lượng của cơ thể trẻ sơ sinh?
A)70%
B)75%
C)80%
D)65%

7
Câu 31) Vai trò nào sau đây của Glucid là vai trò quan trọng nhất?
A)Cung cấp năng lượng
B)Tham gia cấu tạo nên tế bào và các mô của cơ thể
C)Hấp phụ những chất có hại trong ống tiêu hoá như cholesterol
D)Cung cấp chất xơ
Câu 32) Lipid có những vai trò sau đối với cơ thể con người, ngoại trừ
A)Cần thiết cho sự tiêu hoá
B)Cần thiết cho hấp thu của những vitamin tan trong dầu
C)Vận chuyển chất dinh dưỡng và kích thích ngon miệng
D)Lipid là nguồn năng lượng cao
Câu 33) Glucid có những vai trò sau đối với cơ thể con người, ngoại trừ
A)Hấp phụ những chất có hại trong ống tiêu hoá như cholesterol
B)Tham gia cấu tạo nên tế bào và các mô của cơ thể
C)Cung cấp chất xơ
D)Vận chuyển chất dinh dưỡng và kích thích ngon miệng
Câu 34) Trong những định nghĩa sau về nhu cầu các chất khoáng của cơ thể con người,
định nghĩa nào là đúng?
A)Chất khoáng vi lượng khi nhu cầu hàng ngày lớn hơn 100 mg và chất khoáng vi
lượng khi nhu cầu hàng ngày không vượt quá 100 mg
B)Chất khoáng đa lượng khi nhu cầu hàng ngày lớn hơn 100 mg và chất khoáng vi
lượng khi nhu cầu hàng ngày không vượt quá 100 mg
C)Chất khoáng đa lượng khi nhu cầu hàng ngày lớn hơn 100 mg và chất khoáng đa
lượng khi nhu cầu hàng ngày không vượt quá 100 mg
D)Chất khoáng vi lượng khi nhu cầu hàng ngày lớn hơn 100 mg và chất khoáng đa
lượng khi nhu cầu hàng ngày không vượt quá 100 mg
Câu 35) Trong khẩu phần trẻ em năng lượng từ chất đạm nên chiếm bao nhiêu phần trăm
trong tổng số năng lượng của cả khẩu phần
A)10 - 13%
B)10 - 14%
C)11 - 13%
D)11 - 14%
Câu 36) Mỗi ngày, trung bình một người cần uống bao nhiêu lít nước là đúng theo tiêu
chuẩn?
A)2,5 lít
B)1 lít
C)1,5 lít
D)2 lít
Câu 37) Nhu cầu năng lượng khuyến nghị cho nữ giới tuổi từ 31-60, lao động bình thường
một ngày là bao nhiêu calo
A) 1800 Kcalo
B)2200 Kcalo
C)2300 Kcalo
D)1900 Kcalo
Câu 38) Trong khẩu phần trẻ em năng lượng từ chất béo nên chiếm bao nhiêu phần trăm
trong tổng số năng lượng của cả khẩu phần
A)30 - 50%
B)30 - 40%
C)20 -30%
D)20 - 40%

Câu 39) Nhu cầu Lipid cho trẻ em sơ sinh là khoảng bao nhiêu g/kg/ngày?
A)4 - 5 g/kg/ngày

8
B)5 - 7 g/kg/ngày
C)4 - 6 g/kg/ngày
D)5 - 6 g/kg/ngày

Câu 40) Trong khẩu phần trẻ em năng lượng từ bột đường nên chiếm bao nhiêu phần trăm
trong tổng số năng lượng của cả khẩu phần
A)45 - 50%
B)50 - 60%
C)45 - 60%
D)50 - 65%

Câu 41) Cần cung cấp bao nhiêu Kcalo/cân nặng thực tế/ngày cho bệnh nhân điều trị tại
giường bệnh không tự phục vụ được?
A)25 Kcalo/cân nặng thực tế/ngày
B)35 Kcalo/cân nặng thực tế/ngày
C)20 Kcalo/cân nặng thực tế/ngày
D)30 Kcalo/cân nặng thực tế/ngày

Câu 42) Lượng nước trung bình cần cung cấp cho trẻ em một ngày là bao nhiêu ml/kg?
A)125-150 ml/kg
B)120-150 ml/kg
C)125-145 ml/kg

D)120-145 ml/kg

Câu 43) Để tính nhu cầu năng lượng cho bệnh nhân nữ người ta sử dụng công thức nào
sau đây để tính năng lượng cho chuyển hóa cơ bản
A)E CHCB = 66,5 + 13,5W + 5,0H - 6,8A
B)E CHCB = 655,1 + 9,3W + 1,9H - 4,7ê
C)E CHCB = 655,1 + 9,6W + 1,9H - 4,7A
D)E CHCB = 66,5 + 13,8W + 5,0H - 6,8A

Câu 44) Câu nói “Sức khoẻ của con người phụ thuộc chủ yếu vào cách lựa chọn thực
phẩm” là
của danh y nào sau đây.
A) Herophilus
B) Galen
C) Hypocrat
D) Alexandria

Câu 45) Nước chiếm bao nhiêu phần trăm thành phần cấu tạo của cơ thể con người
A)70%
B)60%
C)50%
D)80%
Câu 46) Vai trò nào sau đây của Protein là vai trò quan trọng nhất?
A)Vận chuyển chất dinh dưỡng và kích thích ngon miệng
B)Xây dựng và tái tạo tất cả các mô của cơ thể
C)Sinh năng lượng
D)Là thành phần quan trọng cấu thành nên các hormon, các enzym, tham gia sản xuất
kháng thể
Câu 47) Nhu cầu Protid cho trẻ em là khoảng bao nhiêu g/kg/ngày?

9
A)1 - 3 g/kg/ngày
B)2 - 4 g/kg/ngày
C)2 - 3 g/kg/ngày
D)1 - 2 g/kg/ngày
Câu 48) Nhu cầu năng lượng khuyến nghị cho nam giới tuổi từ 31-60, lao động bình
thường một ngày là bao nhiêu Kcalo
A)2800 Kcalo
B)2200 Kcalo
C)2700 Kcalo
D)2600 Kcalo
Câu 49) Trong những loại thức ăn sau, loại nào có chứa nhiều Glucid nhất
A)Thịt
B)Sữa
C)Trứng
D)Cá
Câu 50) Nhu cầu năng lượng khuyến nghị cho nam giới tuổi từ 31-60, lao động nặng một
ngày là bao nhiêu Kcalo
A)3200 Kcalo
B)3100 Kcalo
C)3300 Kcalo
D)3000 Kcalo

10
PHỤ LỤC
(SỐ 05)
BỘ Y TẾ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NAM ĐỊNH
Nam Định, ngày tháng 12 năm 2011

BIÊN BẢN TỔNG KẾT BUỔI THI

I. LÝ DO TỔ CHỨC
Hôm nay ngày tháng 12 năm 2011 chúng tôi tiến hành tổ chức thi hết học
phần môn học Dinh dưỡng của bộ môn Y tế công đồng nhằm đánh giá quá trình học
tập và giảng dạy của Giảng viên và Sinh viên khi áp dụng phương pháp mới đó là
thi trắc nghiệm trên máy bằng phần mềm Emp-Test.
II. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
Bắt đầu từ 08h00’ ngày tháng 12 năm 2011 tại phòng thực hành Tin học
tầng 5 khu nhà 9 tầng Trường Đại học Điều dương Nam Định.
Địa chỉ: 257 Hàn Thuyên TP. Nam Định
III. THÀNH PHẦN THAM GIA
A. Các thầy cô giáo trong bộ môn Y tế cộng đồng
1. Ths Trần Văn Long Trưởng bộ môn - YTCD
2. CN. Đỗ Minh Sinh Giảng viên
3. GV. Nguyễn Văn Bôn GV.BM PHCN
4. KS. Trần Trung Dũng Phòng Khảo thí
5. KS. Nguyễn Anh Tiến GV. BM Toán Tin
B. Các em sinh viên
1. SV lớp DHCQ khoá 6
2. Các cán bộ chi đoàn một số lớp ĐHCQ khoá 5 – CĐCQ 9AB...
IV. NỘI DUNG
Giảng viên Ths. Trần Văn Long Trưởng bộ môn lên tiến hành triển khai buổi
thi, sau đó tiến hành gọi SV vào phòng thi theo danh dách số báo danh được ghi
trước cho từng lớp, mỗi một ca thi có 30 SV tham dự , thời gian cho mỗi ca thi được
tính trung bình 60 phút (5 phút gọi SV + 10 phút SV làm các thủ tục + 45 phút LB)
Kết thúc buổi thi các GV công bố điểm cho từng ca thi, Tuy nhiên cũng có
một vài em SV phải làm lại bài thi lý do máy bị treo, còn một số em chưa làm xong
nên cố tình tắt máy chúng tôi đã sử lý kịp thời . Buổi thi diễn ra an toàn.

11
V. KẾT LUẬN
Ths. Trần Văn Long hình thức thi trên máy bằng phần mềm Emp – Test đáp
ứng được yêu cầu cần thiết của bộ môn, có thể triển khai dược cho các môn học tiếp
theo, giao diện của phần mềm rất dẽ sử dụng và tiếp cận.
BS. Nguyễn Văn Bôn phần mềm này có thể được áp dụng cho các môn học
khác trong toàn trường và xin hứa sẽ sử dụng phần mềm này cho môn học của Thầy
tại bộ môn Phục hồi chức năng cho kỳ thi sau.
CN. Đỗ Minh Sinh : Đây là một phần mềm hay, đặc biệt nó miễn phí nên hoàn
toàn yên tâm sử dụng và khuyên các thầy cô nhanh chóng tiếp cận phần mềm để
triển khai cho đơn vị mình theo cách tự học, tự xây dựng ngân hàng câu hỏi, tự
kiểm tra...
KS. Trần Trung Dũng: Hoàn toàn nhất trí sẽ triển khai phần mềm này tại
phòng Khảo thí của Nhà trường.
KS. Nguyễn Anh Tiến: Cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy cô xin tiếp
tục tìm hiểu và triển khai hoàn thiệt chương trình một cách tốt nhất.
Sinh viên: Mỗi em sau khi kiểm tra được đánh giá bằng một tờ phụ lục mẫu
(đính kèm biên bản này)
Biên bản này được hoàn thành vào lúc 17 giờ cùng ngày.

THÀNH VIÊN THAM GIA KÝ TÊN

12

You might also like