CTCP Kỹ nghệ Đô Thành - Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Trường ĐHBK TPHCM

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 45

CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP


Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Đô Thành
Nhận xét:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Đánh giá:

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

TP.HCM, ngày 16 tháng 7 năm 2018


Xác nhận của cơ quan thực tập

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 4


CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


Nhận xét:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Đánh giá:

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

TP.HCM, ngày tháng 7 năm 2018


Xác nhận của giảng viên hướng dẫn

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 5


CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

LỜI CÁM ƠN
Nhờ sự giúp đỡ của Khoa Kỹ thuật Hóa học cùng với sự hỗ trợ từ phía quý
Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Đô Thành, chúng em đã được tới thực tập tại nhà máy của
Công ty. Trải qua thời gian thực tập, được tận mắt chứng kiến các quy trình công nghệ
hiện đại, chúng em đã học hỏi nhiều kiến thức thực tế, những kinh nghiệm quý báu,
được tiếp xúc môi trường và điều kiện làm việc nơi đây. Có được những kiến thức đó,
chúng em xin chân thành cám ơn sự tận tình giúp đỡ từ các cô chú và anh chị nơi đây.

Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các phòng ban của nhà máy Công ty
Cổ phần Kỹ nghệ Đô Thành đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em được tìm hiểu
thực tiễn, đã tận tình hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình thực tập, sẵn sàng
giúp đỡ chúng em giải đáp những vướng mắc, trao đổi với chúng em những kinh
nghiệm quý báu trong quá trình làm việc.

Đồng thời chúng em cũng gửi lời cám ơn đến Trường Đại học Bách Khoa,
Khoa Kỹ thuật Hóa học và Bộ môn Hóa Hữu cơ đã tạo điều kiện cho chúng em có cơ
hội được đi thực tập, cho chúng em bước ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến
thức mà các thầy cô giáo đã giảng dạy.

Nhóm chúng em đã thực hiện báo cáo thực tập tốt nghiệp bằng tất cả sự nỗ lực
và vốn kiến thức thu thập được trong suốt quá trình học tập và thực tập, tuy nhiên
kiến thức là vô bờ bến mà sự hiểu biết của chúng em lại có giới hạn, nên không tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp, xây dựng ý kiến của cơ quan
và thầy cô.

Sau cùng, chúng em xin kính chúc Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Đô Thành
ngày càng phát triển, chúc Ban giám đốc cùng cô chú và các anh chị trong công ty dồi
dào sức khỏe, thành công trong công việc và cuộc sống. Chúng em cũng xin được lần
nữa gửi lời cảm ơn đến bộ môn Hóa Hữu cơ, đặc biệt là cô Phan Thị Hoàng Anh đã
luôn quan tâm, giúp đỡ và tận tình chỉ dẫn chúng em trong suốt thời gian thực tập và
thời gian hoàn thành báo cáo.

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 6


CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

MỤC LỤC
MỤC LỤC BẢNG ...........................................................................................................9
MỤC LỤC HÌNH ẢNH ..................................................................................................9
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH .......10
1.1 Lịch sử hình thành công ty...............................................................................10
1.2 Cơ cấu tổ chức công ty ....................................................................................11
1.3 Các lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty...............................11
1.4 Sản phẩm - dịch vụ ..........................................................................................12
1.5 An toàn lao động ..............................................................................................12
CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT ................................................................14
2.1 Poly (Ethylene Terephthalate) (PET) ..............................................................14
2.1.1 Đặc điểm ...................................................................................................14
2.1.2 Ứng dụng ...................................................................................................16
2.1.3 Nguồn nguyên liệu ....................................................................................17
2.2 High Density Polyethylene (HDPE): ...............................................................18
2.2.1 Tính chất:...................................................................................................18
2.4.2 Ứng dụng: ..................................................................................................18
2.4.3 Nguyên liệu sử dụng ở nhà máy................................................................18
2.3 Polypropylene (PP) ..........................................................................................19
2.3.1 Tính chất ....................................................................................................19
2.3.2 Nguyên liệu sử dụng trong nhà máy: ........................................................20
2.4 Acrylonitrile Butadiene Styrene (ABS) ...........................................................20
2.4.1 Đặc điểm: ..................................................................................................20
2.4.2 Ứng dụng: ..................................................................................................20
2.4.3 Nguyên liệu sử dụng trong nhà máy .........................................................21
2.5. Polystyren (PS) ................................................................................................21
2.5.1 Đặc tính .....................................................................................................21
2.5.2 Ứng dụng ...................................................................................................22
2.5.3 Nguyên liệu sử dụng ở nhà máy................................................................22
2.6 Phụ gia sử dụng: ...............................................................................................22
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHAI PET ...................................................25
3.1 Quy trình ép phun tạo phôi: .............................................................................27
3.1.1 Các chủng loại sản phẩm...........................................................................29
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 7
CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

3.1.2 Máy ép phun ..............................................................................................30


3.1.3 Kiểm tra đánh giá phôi PET ......................................................................35
3.2 Máy thổi phôi tự động......................................................................................39
3.2.1 Cấu tạo và thông số kỹ thuật .....................................................................39
3.2.2 Quy trình thổi chai PET ............................................................................42
3.2.3 Nguyên lí hoạt động ..................................................................................43
3.2.4 Những sự cố và cách khắc phục ................................................................45
3.2.5 Tiêu chuẩn chất lượng chai 350 ml ...........................................................46

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 8


CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

MỤC LỤC BẢNG


Bảng 1. Các chủng loại phôi .........................................................................................29
Bảng 2. Các sự cố thường gặp trong quá trình ép phun ..............................................38
Bảng 3. Các lỗi thường gặp trong quá trình thổi phôi, nguyên nhân và cách khắc phục
.......................................................................................................................................46
Bảng 4. Tiêu chuẩn chất lượng chai 350 ml của Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Đô Thành
.......................................................................................................................................48
MỤC LỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty Cổ phần Kỹ nghệ Đô Thành ............................11


Hình 2. Hạt nhựa PET nguyên sinh ..............................................................................14
Hình 3. Cấu trúc của PET ............................................................................................15
Hình 4. Hạt nhựa PET TAIRILIN 3842 ........................................................................17
Hình 5. Hình ảnh bao bì nhựa polypropylene ..............................................................19
Hình 6. Hình ảnh bao bì nhựa ABS ..............................................................................21
Hình 7. Hình ảnh hạt màu ............................................................................................23
Hình 8. Quy trình sản xuất chai PET............................................................................26
Hình 9. Quy trình sản xuất phôi chai............................................................................27
Hình 10. Cấu tạo máy ép phun .....................................................................................30
Hình 11. Hệ thống hỗ trợ ép phun ................................................................................30
Hình 12. Cấu tạo hệ thống phun ...................................................................................31
Hình 13. Cấu tạo trục vít ..............................................................................................32
Hình 14. Hệ thống điều khiển .......................................................................................33
Hình 15. Máy thổi phôi tự động ....................................................................................39
Hình 16. Bộ phận gia nhiệt ...........................................................................................40
Hình 17. Cấu tạo thanh đẩy ..........................................................................................40
Hình 18. Khuôn kim loại ...............................................................................................41
Hình 19. Kim thổi..........................................................................................................41
Hình 20. Quy trình thổi phôi .........................................................................................42
Hình 21. Cấu tạo khuôn thổi .........................................................................................44
Hình 22. Quá trình thổi chai .........................................................................................44

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 9


CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

1.1 Lịch sử hình thành công ty

Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Đô Thành được thành lập năm 1994 theo Giấy phép
đăng ký kinh doanh số 103027 do Sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM cấp ngày 13/06/1994
trên cơ sở sáp nhập xí nghiệp Quốc Doanh Nhựa 2 và xí nghiệp Quốc Doanh Nhựa 5,
chịu sự chỉ đạo quản lý trực tiếp của Sở Công nghiệp TP.HCM.

Năm 2004, Công ty đã tiến hành cổ phần hóa và chuyển hình thức
doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần theo Quyết định số 5777/QĐ-UB
ngày 31/12/2003 của Chủ tịch UBND TPHCM với vốn điều lệ là 12,000,000,000 đồng
(trong đó Nhà nước nắm giữ 20% vốn điều lệ) và chính thức đi vào hoạt động dưới
hình thức Công ty cổ phần từ ngày 01/07/2004.

Đến năm 2008, công ty đã hoàn tất việc mua đất và nhà xưởng. Đây có thể xem
là sự kiện đặc biệt, làm nền tảng cho sự phát triển bền vững và ổn định của công ty.
Vị trí khu đất tại thửa số 760 tờ bản đồ số 2, xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi.
Diện tích khuôn viên có tường rào bao quanh là 38,770 m2, diện tích nhà xưởng là
1,325 m2.

Tên công ty CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

Tên giao dịch DO THANH TECHNOLOGY CORPORATION

Người đại diện Lê Quang Hiệp

Logo công ty

Trụ sở chính 59 - 65 Huỳnh Mẫn Đạt, Phường 5, Quận 5, TP.HCM

Nhà máy Ấp 12, xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, TP.HCM

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 10


CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

1.2 Cơ cấu tổ chức công ty

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Tổng giám đốc

Trợ lý Tổ chức Nhà máy sản Phòng kế hoạch Phòng kế


tham mưu nhân sự xuất kinh doanh toán

Xưởng ép Xưởng PET Xưởng nắp Xưởng khuôn

Hình 1. Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty Cổ phần Kỹ nghệ Đô Thành

1.3 Các lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty

Ngành nghề kinh doanh


 Chai PET, phôi PET
 Nắp nhựa, nút nhựa
 Khuôn ép nhựa

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 11


CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

1.4 Sản phẩm - dịch vụ

Sản lượng trung bình của công ty là 3000 tấn/năm, chủ yếu là các mặt hàng:

 Sản phẩm phôi  Sản phẩm ép


 Phôi chai dược phẩm  Ép dưới 500
 Phôi chai nước uống  Ép trên 500
 Sản phẩm chai  Ép trên 1000
 Chai nông sản  Sản phẩm nắp
 Chai nước suối  Nắp dược
 Chai thực phẩm  Nắp gas
 Chai dược phẩm  Nắp gia vị
 Chai rượu  Nắp nước suối
 Sản phẩm khuôn mẫu  Sản phẩm xuất khẩu –
Chai dược

1.5 An toàn lao động

An toàn về điện: Các thiết bị sử dụng điện phải có dây tiếp đất hoặc mạch
bảo vệ. Cầu dao, công tắc điện phải đặt ở nơi cao ráo vừa tầm tay, cách xa khu vực
dễ cháy nổ. Thường xuyên kiểm tra thiết bị, dây dẫn điện, tránh trường hợp quá tải,
phải lau tay khô trước khi đóng mở cầu dao…

An toàn về thiết bị máy móc: Máy được hoạt động theo đúng thiết kế của
nhà sản xuất, được điều chỉnh và bảo dưỡng máy theo chỉ dẫn và quy tắc an toàn:

+ Kiểm tra trước khi vận hành.

+ Khi có sự cố phải thông báo ngay.

+ Tiến hành kiểm tra bôi trơn định kỳ.

+ Không làm việc khi máy có sự cố.

+ Nghiêm cấm tắt các bộ phận bảo vệ.

+ Sau khi làm việc xong phải ngừng máy và vệ sinh máy.

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 12


CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

Phòng cháy chữa cháy: Trong phân xưởng cần có các biển báo cấm hút thuốc,
cấm lửa. Trước các phân xưởng sản xuất cần đặt các trụ chữa cháy, bên trong
phân xưởng đặt các bình chữa cháy. Các phương tiện chữa cháy cần phải đặt đúng nơi,
thuận tiện, dễ dàng sử dụng khi cần thiết. Ngoài ra cần trang bị cho công nhân những
kiến thức về sử dụng các phương tiện cũng như hiểu biết về những tiêu lệnh
chữa cháy.

Bức xạ và đối lưu nhiệt: Nhiệt phát ra từ các thiết bị, máy móc sẽ gây ra
cảm giác say nóng, giảm thị giác. Với các thiết bị sinh nhiệt ta nên có hệ thống
cách nhiệt tốt nhằm tránh tổn thất năng lượng, cũng như bảo vệ sức khỏe cho người
lao động.

Tiếng ồn: Tiếng ồn do thiết bị, động cơ tạo ra trong quá trình sản xuất sẽ
ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người lao động, cần phải tìm ra những biện pháp để
giảm thiểu tiếng ồn như: nhà xưởng phải đủ rộng để giảm bớt phản xạ của sóng âm,
bố trí các phân xưởng có tiếng ồn cách biệt với các phân xưởng khác, lắp đặt vách
chống ồn, tường cách âm…

Trong nhà máy, những nguồn phát ra tiếng ồn có thể kể ra như:

+ Máy cắt vụn chai PET tái chế: máy được đặt ở khâu tái chế nguyên liệu, có nhiệm vụ
cắt nhỏ những chai PET tái chế thành những mảnh vụn nhỏ. Tiếng ồn phát ra từ máy
khá lớn và gây khó chịu nếu tiếp xúc lâu.

+ Máy nén khí: nhiệm vụ của máy là cung cấp lượng hơi nén để thổi chai, khi
hoạt động, động cơ của máy gây ra tiếng ồn, hoặc tiếng ồn khi máy xả áp.

+ Máy thổi chai: trong quá trình lấy sản phẩm ra, có sự chênh lệch áp suất ở bên trong
chai và bên ngoài, sẽ gây tiếng “bụp” (thường gặp khi thổi chai 20 lít cổ nhỏ),
công nhân đứng máy ở khoảng cách gần sẽ gây khó chịu.

+ Máy dập nắp: trong quá trình dập nắp, có tiếng “bụp” lớn phát ra khi định hình
sản phẩm, công nhân đứng máy ở khoảng cách gần trong thời gian dài sẽ gây khó chịu.

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 13


CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT

Nguyên liệu sản xuất chính được sử dụng tại nhà máy là các loại nhựa nhiệt dẻo
như PET, HDPE, LDPE, PP, ABS, TPE, PS… Các loại nguyên liệu được lựa chọn
tuỳ theo tính chất sản phẩm và yêu cầu của khách hàng, được sử dụng dưới dạng
nguyên liệu nguyên sinh hoặc nguyên liệu tái sinh. Sản phẩm chính được sản xuất ở
nhà máy là các loại chai nhựa, nên loại nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất là PET.

2.1 Poly (Ethylene Terephthalate) (PET)

2.1.1 Đặc điểm

 Tổng quan:

Công thức hóa học của nhựa PET:

Poly(ethylene terephtalate) (được gọi là PET, PETE hoặc PETP hoặc PET-P) là
nhựa nhiệt dẻo thuộc họ polyester được hình thành từ các acid trung gian terepthalic
(TPA) và ethylene glycol (EG). PET được dùng trong tổng hợp xơ sợi, vật đựng
đồ uống, thức ăn và các loại chất lỏng. Ngoài ra, có thể dùng làm vỏ cứng bọc
vật dụng nhằm tạo thành một màng chống thấm khí và ẩm rất tốt.

Hình 2. Hạt nhựa PET nguyên sinh

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 14


CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

 Hình thái cấu trúc:

Các đặc tính của PET được quyết định bởi quá trình xử lý nhiệt, nó có thể
tồn tại ở hai dạng: vô định hình (Amorphous); kết tinh (Crystalline) và bán kết tinh
(Semi-crystalline).

Hình 3. Cấu trúc của PET

Ở dạng vô định hình (amorphous), các phân tử của PET sắp xếp không có
trật tự, không theo một quy luật nào, hình thái ngoại quan là trong suốt.
Ở dạng kết tinh (crystalline), các phân tử sắp xếp theo một trật tự nhất định.
Ngoại quan đục (không trong suốt). Tính chịu nhiệt và độ bền cao hơn so với dạng
vô định hình. Cấu trúc kết tinh được hình thành bằng hai cơ chế: Dùng nhiệt hoặc
định hướng bằng cách kéo cơ học.
Dạng bán kết tinh (Semi-Crystalline). Ngoại quan đục (không trong suốt),
cấu trúc tinh thể có 50% kết tinh (crystalline).

 Phân loại:

Nhựa PET thường được chia làm 3 loại:

 PET Homopolymer (polymer đồng thể): được tổng hợp từ TPA hoặc DMT và EG.

 Copolymer (Polymer đồng trùng hợp): thay thế một phần TPA bằng IPA
(Isophthalic acid), EG bằng DEG (Diethylene glycol) hoặc CHDM (1,4 cyclo –
hexanedimethanol) với tỷ lệ ít hơn 5% mol, so với PET homopolymer thì PET
copolymer có độ bền kéo và modulus thấp hơn, độ bền và độ va đập cao hơn, nhiệt độ
nóng chảy thấp hơn (nhiệt độ gia công thấp hơn, do đó mức độ quá trình giảm cấp
trong gia công sẽ giảm (cải thiện độ trong cho sản phẩm).

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 15


CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

 PETG (poly (ethylene terephthalate glycol)) là copolymer đạt được từ trùng ngưng
TPA hoặc DMT với 15-34% mol 1,4-cyclohexane dimethanol, PETG có độ trong suốt
cao, mềm dẻo, thích hợp cho sản xuất tấm, làm chai lọ bằng phương pháp đùn thổi, thẻ
tín dụng và màn hình.

- PET homo- và co- có đặc tính gần tương tự nhau như có cấu trúc bán kết tinh,
nhiệt độ chuyển thủy tinh khoảng 76oC, nhiệt độ nóng chảy khoảng 250oC, khối lượng
riêng 1,3- 1,4 (g/cm3), phổ hồng ngoại tương tự nhau. Trong khi đó PETG có
phổ hồng ngoại khác homo- và co-, khối lượng riêng khoảng 1,27 (g/cm3), nhiệt độ
chuyển thủy tinh khoảng 86oC, cấu trúc chủ yếu là pha vô định hình.

 Thông số nguyên liệu:


 Độ nhớt nội tại (IV): 0.840 ± 0.02

 Nhiệt độ nóng chảy: 242 ± 0.3 oC

 Tính chất của PET:

PET là một polyeste mạch thẳng, có độ định hướng lớn do đó có kết cấu
chặt chẽ, khó bị thủy phân, bền cơ học cao, có khả năng chịu lực xé, chịu mài mòn
cao, tương đối cứng rất ít giãn khi bị tác động của ngoại lực. Khi cháy tạo ngọn lửa
màu vàng và tiếp tục cháy khi cách ly khỏi ngọn lửa. Độ bền kéo của màng PET
tương đương màng nhôm và gấp ba lần màng polycarbonate và màng polyamide.
Ở nhiệt độ thường nó là polyme vô định hình có độ định hướng cao, trong suốt, nhưng
ở nhiệt độ gần 80˚C thì xuất hiện kết tinh mờ đục.
PET có độ hòa tan rất bé trong dung môi hữu cơ và hoàn toàn không
thấm nước, thấm khí rất thấp. PET khá bền nhiệt, cấu trúc hóa học của mạch PET vẫn
chưa bị biến đổi ở 200˚C, tuy nhiên ở nhiệt độ khoảng 70˚C có thể làm biến dạng
co rút màng PET. Bền hóa học (cả HF), H3PO4, CH3COOH, axit béo... không bền với
HNO3 và H2SO4 đậm đặc (do tác dụng với gốc este).

2.1.2 Ứng dụng

Nguyên liệu PET được sử dụng làm khay đựng thức ăn, chai nước uống hoặc
nước ngọt... Chai nhựa PET có nhiều ưu điểm:

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 16


CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

 Sản phẩm có ngoại quan tốt, trong suốt như thủy tinh vô cơ.

 Không mùi vị (khống chế hàm lượng Acetaldehyde ở tỷ lệ thấp), không độc hại,
thích hợp cho tiếp xúc thực phẩm, thuốc.

 Rất an toàn: do có độ bền cao, dai chắc cùng độ trơ hóa học cao nên khó bị hỏng khi
chứa đựng sản phẩm, khi lực tác dụng vượt quá độ bền chúng chỉ biến dạng, nứt mà
không vỡ tan gây nguy hiểm như chai thủy tinh.

 Khả năng che chắn tốt: độ thấm khí oxy, carbon dioxide thấp (tốt trong bảo quản
thực phẩm, nước có gas, …). Tuy nhiên khi chứa các sản phẩm nhạy oxy như alcohol
thì có thể tăng cường khả năng chống thấm oxy bằng sử dụng chai nhiều lớp (thêm lớp
EVOH hoặc phủ lớp SiO2).

 Khối lượng nhẹ: khối lượng chỉ bằng 10% khối lượng chai thủy tinh cùng thể tích,
thuận tiện khi sử dụng, giảm chi phí vận chuyển.

 Khả năng tái sử dụng cao, thân thiện với môi trường.

2.1.3 Nguồn nguyên liệu

 Hạt nhựa PET TAIRILIN 3842 nhập khẩu từ công ty TNHH Formosa Biên Hòa.
 Hạt nhựa PET SA135T chính phẩm, sản xuất tại Thai PET Resin Co, Thái Lan.

Hình 4. Hạt nhựa PET TAIRILIN 3842

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 17


CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

2.2 High Density Polyethylene (HDPE):

Polyethylene là nhựa nhiệt dẻo ở dạng nguyên sinh, có hình dạng là các hạt nhỏ
như hạt gạo, sử dụng rất phổ biến trên thế giới và là sản phẩm có nguồn gốc từ
dầu mỏ. HDPE được trùng phân từ polyethylene (có tỉ trọng cao) trong áp suất tương
đối thấp cùng các hệ xúc tác như Crom/Silic hoặc hệ Xigle-Naptha (TiCl4 +
Al(C2H5)3).

2.2.1 Tính chất:

 Polyethylene màu trắng hơi trong, mặt bóng láng, mềm dẻo, không dẫn điện và
không dẫn nhiệt, ở dạng nguyên liệu có hình dạng nhỏ như hạt gạo.
 Chống thấm nước và hơi nước tốt, mức hấp thụ nước < 0.02%.
 Chống thấm khí O2, CO2, N2 và dầu mỡ đều kém.
 Chịu được nhiệt độ cao (dưới 230oC), nhiệt độ nóng chảy 90-130oC. Tùy thuộc vào
loại PE mà chúng có nhiệt độ hóa thủy tinh Tg ≈ -100 °C và nhiệt độ nóng chảy Tm ≈
120°C.
 Có thể cho khí, hương thẩm thấu xuyên qua, do đó HDPE cũng có thể hấp thu giữ
mùi trong bản thân bao bì, và cũng chính mùi này có thể được hấp thu bởi chính
thực phẩm được chứa đựng, gây mất giá trị cảm quan của sản phẩm.

2.4.2 Ứng dụng:

Sản xuất bao bì các loại dùng trong công nghiệp đóng gói như đóng gói trong
ngành may mặc, linh kiện điện tử, ốc vít, ô tô xe máy, bọc yên xe, chống trầy xước…
Bên cạnh đó HDPE được dùng để sản xuất nhiều sản phẩm khác phục vụ cho nhu cầu
phát triển ngày càng cao của xã hội.

2.4.3 Nguyên liệu sử dụng ở nhà máy

 Hạt nhựa HD2208J sản xuất tại PTT Global Chemical Public Company, Thái Lan,
dùng sản xuất nắp chai không gas.

 Hạt nhựa J2200 sản xuất tại Uz-Kor Gas Chemical Company, Uberkistan.

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 18


CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

2.3 Polypropylene (PP)

2.3.1 Tính chất

 Tỷ trọng PP vô định hình là 0.85 g/cm3, còn đối với PP tinh thể: 0.95 g/cm3.

 Tính bền cơ học cao (bền xé và bền kéo đứt), khá cứng, không mềm dẻo như PE,
không bị kéo giãn dài do đó được chế tạo thành sợi. Đặc biệt khả năng bị xé rách
dễ dàng khi có một vết cắt hoặc một vết thủng nhỏ, cách điện tốt.

 Độ giãn dài: 250 - 700 %

 Độ bền kéo: 30 - 40 N/mm2

 Độ dai va đập: 3.28 - 5.9 kJ/m2

 Nhiệt độ nóng chảy: 160 – 170oC. Nếu không có tác dụng tải trọng từ bên ngoài thì
các sản phẩm của PP có thể giữ nguyên dạng đến 150oC.

 PP chịu lạnh kém (-15oC đến -5oC thì bị giòn), dễ bị oxy hóa. Nhiệt độ làm việc
thích hợp -5oC đến 40oC.

 Trong suốt, độ bóng bề mặt cao cho khả năng in ấn cao, nét in rõ.

 PP không màu, không mùi, không vị, không độc. PP cháy sáng với ngọn lửa màu
xanh nhạt, có dòng chảy dẻo, có mùi cháy gần giống mùi cao su.

 Chịu được nhiệt độ cao hơn 100oC. Tuy nhiên nhiệt độ hàn dán mí (thân) bao bì PP
(140oC), cao so với PE, có thể gây chảy hư hỏng màng ghép cấu trúc bên ngoài,
nên thường ít dùng PP làm lớp trong cùng.

Hình 5. Hình ảnh bao bì nhựa polypropylene

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 19


CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

2.3.2 Nguyên liệu sử dụng trong nhà máy:

 Nhựa PP mã HP500N sản xuất tại nhà máy Al Waha Petrochemical tại Saudi
Arabia.
 Nhựa PP mã 1100RC nhập khẩu từ nhà phân phối IRPC Public Company Limited,
sản xuất tại Thái Lan.

2.4 Acrylonitrile Butadiene Styrene (ABS)

Là cầu nối giữa nhựa thương mại và nhựa kỹ thuật, được trùng hợp từ 3 loại monomer:
Acrylonitrile, Butadiene và Styrene, có công thức hóa học (C8H8.C4H6.C3H3N)n .

2.4.1 Đặc điểm:

 Nhựa ABS nguyên sinh màu trắng đục, cứng, rắn nhưng không giòn.

 Nhiệt độ nóng chảy 100-120oC, cách điện, không thấm nước, tính chất đặc trưng
của ABS là khả năng chịu va đập và độ dai. Tính chất của nhựa ABS tùy thuộc vào
tỉ lệ, thành phần các chất đồng trùng hợp:

 Khi tăng hàm lượng Butadiene:


• Giảm độ bền kéo, module đàn hồi, độ cứng

• Tăng độ bền va đập, kháng mài mòn và độ dãn dài

 Khi tăng hàm lượng Styrene:


• Tăng độ chảy khi gia nhiệt, cứng nhưng giòn.

 Khi tăng hàm lượng Acrylonitrile:


• Giảm độ bền kéo, module đàn hồi, độ cứng và cách điện tần số cao.

• Tăng độ bền va đập, kháng dung môi và kháng nhiệt. Đặc biệt, ABS có thể
phủ sơn bề mặt được.

2.4.2 Ứng dụng:

 Thường sử dụng trong ép phun, độ co ngót thấp (0.0005) nên sản phẩm rất
chính xác. Nhựa ABS có thể làm dạng tấm, profile đùn, màng.

 Các sản phẩm công nghiệp: Bàn phím, đồ chơi...

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 20


CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

2.4.3 Nguyên liệu sử dụng trong nhà máy

 Hạt nhựa ABS 750W chính phẩm, MI = 30-32, sản xuất tại Kumho Petrochemical
Co., Ltd, Hàn Quốc.

Hình 6. Hình ảnh bao bì nhựa ABS

2.5. Polystyren (PS)

 Là một loại nhựa nhiệt dẻo được tạo thành từ phản ứng trùng hợp Styren. Nhựa PS
được chia thành 2 loại khác nhau: GPPS và HIPS.

 Nhựa HIPS (High Impact Polystyrene) có khả năng chịu lực tốt, dùng làm
vỏ xe máy, vỏ tivi, hộp, khay đựng bánh kẹo, hũ sữa chua, làm chén, đĩa loại dùng
một lần…

 Nhựa GPPS (General Purpose Polystyrene) có màu trong suốt thường dùng
hạt nhựa GPPS làm mặt đồng hồ treo tường, vỏ công tơ điện…

2.5.1 Đặc tính

 Cứng trong suốt, không có mùi vị, cháy cho ngọn lửa không ổn định.

 Không màu và dễ tạo màu, hình thức đẹp, dễ gia công bằng phương pháp ép và
ép phun, nhiệt độ gia công vào khoảng 180 – 200oC.

 Tính chất cơ học của PS phụ thuộc vào mức độ trùng hợp. PS có trọng lượng
phân tử thấp, rất giòn và độ bền kéo thấp. Trọng lượng phân tử tăng thì độ bền cơ,
độ bền nhiệt tăng, độ giòn giảm. Nếu vượt quá mức độ trùng hợp nhất định thì

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 21


CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

tính chất cơ học lại giảm. Giới hạn bền kéo sẽ giảm nếu nhiệt độ tăng lên. Độ
giãn dài tương đối sẽ bắt đầu tăng khi đạt tới nhiệt độ 80oC. Vượt quá nhiệt độ đó
PS sẽ trở nên mềm và dính như cao su. Do đó PS chỉ được dùng ở nhiệt độ
thấp hơn 80oC.

2.5.2 Ứng dụng

 PS được sử dụng trong sản xuất hộp xốp nhựa đựng thực phẩm, vỏ nhựa CD, DVD,
đồ chơi trẻ em, máy vi tính, máy sấy tóc, thiết bị nhà bếp.

 Trong lĩnh vực nhựa định hình PS thường được dùng sản xuất hộp nhựa, ly nhựa,
tô chén nhựa, khay nhựa nhờ vào đặc tính cứng và giòn, rất nhẹ, dễ tạo hình,
sản phẩm cho ra đẹp. Tuy nhiên, đối với sản phẩm từ nhựa PS tốt nhất là không
nên dùng PS để đựng thức ăn nóng (trên 70oC) vì ở nhiệt độ cao lượng Monostyren
giải phóng ra lượng lớn sẽ tổn hại đến gan. Do đó, không dùng khay nhựa từ PS để
đựng nước sôi, thức ăn nhiều dầu mỡ, dưa muối, giấm. Hiện nay, chất liệu HIPS đã
được sử dụng thay thế nhựa PS và an toàn hơn trong đóng gói thực phẩm.

2.5.3 Nguyên liệu sử dụng ở nhà máy

 Hạt nhựa HI650 chính phẩm, MI=8, nhập khẩu từ nhà phân phối IRPC Public
Company Limited, sản xuất tại Thái Lan.
 Hạt nhựa SAN 82 TR, MI=18, sản xuất tại LG Chem, Hàn Quốc.

2.6 Phụ gia sử dụng:

Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà các sản phẩm được bổ sung thêm các phụ gia:

 Chất tạo màu:

 Được sử dụng trong quá trình pha trộn nguyên liệu, lượng màu sử dụng tùy vào
màu sắc của sản phẩm mà khách hàng yêu cầu, chiếm tỉ lệ 1-2% khối lượng
sản phẩm. Nhà máy sử dụng màu để phối trộn vào nhựa chủ yếu dưới dạng
hạt màu hay còn gọi là Masterbatch. Masterbatch là hỗn hợp màu và một số phụ
gia khác trên nền nhựa. Chất tạo màu thường là các chất màu vô cơ như oxide
của chrome, sắt, cadmium… hoặc là các hợp chất hữu cơ như Phthalocyanine.
Hạt màu sử dụng trong nhà máy được sản xuất từ Arirang Chemical Co., Ltd.

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 22


CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

Hình 7. Hình ảnh hạt màu

 Chất tăng cơ lý tính (tăng dai, tăng va đập, tăng dẻo):

 Cải thiện sự hóa dẻo, sự điền đầy khuôn và đặc biệt tạo sự mềm dẻo cho sản phẩm,
sử dụng cho các loại nhựa phổ thông như PP, PE, và các loại nhựa kỹ thuật như
ABS, PC, PS…

 Chất hóa dẻo gồm hai loại: chất hóa dẻo chính và chất hóa dẻo phụ

 Chất hóa dẻo chính: những loại ester của acid hay của rượu, những acid thơm
(Terephtalic, Benzoic) hay thẳng (Adipic, Azelaic, Sebanic, Photphoric) còn
những rượu có thể là monohydric (Ethynulhexanol, Isodecanol, Butanol,
Isononyl) hay polyhydric (Glycol, Pentaerthritor).
 Chất hóa dẻo phụ: các dầu thơm, dầu paraffin chloro hóa và ester của chúng.
 Chất ổn định:
 Bao gồm các loại ổn định nhiệt, ổn định tia tử ngoại (còn gọi là ổn định tia cực tím
UV, ánh sáng), chất chống lão hóa… nhằm mục đích tránh bị phá hủy trong quá
trình gia công sản phẩm, tăng tuổi thọ, giữ được cơ lý tính cho sản phẩm sau gia
công và lưu giữ trong kho trong thời gian dài.

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 23


CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

 Chất ổn định nhiệt chủ yếu dùng cho nhựa PVC cứng và mềm, chất ổn định nhiệt
nhằm tránh tạo thành nối đôi trong quá trình gia công.

 Sản phẩm chất dẻo được gia công ở nhiệt độ giữa nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ
phân hủy. Chất ổn định thêm vào chất dẻo để đảm bảo gia công được ở khoảng
nhiệt độ trên.

 Các loại chất ổn định nhiệt: chất hữu cơ, cadmium, calcium, kẽm… dùng cho
PVC thường ở dạng hỗn hợp các chất ổn định. Ví dụ: hệ thống sử dụng nhiệt
Ca/Zn, Ba/Cd…

 Chất ổn định ánh sáng: Hydroxybenzo, Ester của acid acrylic; Hydroxyphenyl;
Benzotriazole…bảo vệ chất dẻo dưới tác dụng của ánh sáng Mặt trời bằng cách
làm chậm quá trình giảm chất lượng khi sử dụng ngoài trời.

 Chất trợ gia công, chất bôi trơn:

 Chất bôi trơn nội: gồm sự ma sát giữa các mạch hay các đoạn mạch cao phân tử của
chất dẻo và cải thiện tính chất chảy dưới tác dụng nhiệt.

 Chất bôi trơn ngoại: tránh sự bám dính giữa nhựa với bề mặt trong nòng xylanh,
bề mặt trục vít và khuôn.

 Các loại chất bôi trơn: rượu béo, acid béo, xà phòng kim loại, paraffin,
các polyethylene phân tử thấp.

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 24


CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHAI PET

Quy trình sản xuất chai PET trải qua hai bước:

Bước 1: Tạo phôi chai

Nguyên liệu bao gồm: nhựa PET nguyên sinh, nhựa phế phẩm và hạt màu, được
phối trộn và đưa vào máy ép phun tạo phôi chai. Tại đây, nguyên liệu được nung chảy
và ép phun sử dụng khuôn phôi thích hợp. Sản phẩm của giai đoạn này là những phôi
PET, sau đó sẽ được kiểm tra để loại những sản phẩm lỗi trước khi sử dụng làm
nguyên liệu cho giai đoạn sau.

Bước 2: Phôi chai được đưa vào máy thổi để tạo thành chai

Tại đây, phôi PET sẽ được gia nhiệt làm nóng để trở nên mềm dẻo. Sau đó sẽ
được đưa qua khuôn chai và thổi thành chai có hình dáng như thiết kế của khuôn. Chai
thành phẩm sẽ được kiểm tra để loại các sản phẩm lỗi trước khi đóng gói và
vận chuyển đến khách hàng.

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 25


CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

Nguyên liệu

Ép phun

Phế liệu

Phôi

Kiểm tra lỗi - Phân loại Loại tạp chất

Không đạt
Đạt

Thổi chai

Xay - Băm

Kiểm tra lỗi - Phân loại

Không đạt

Đạt

Chai thành phẩm

Hình 8. Quy trình sản xuất chai PET

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 26


CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

3.1 Quy trình ép phun tạo phôi:

Nguyên liệu

Trộn Phế liệu

Sấy

Nhựa hóa

Loại tạp chất

Ép phun

Làm nguội

Kiểm tra
Không đạt
Xay - Băm
Đạt

Phôi chai

Hình 9. Quy trình sản xuất phôi chai


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 27
CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

 Trộn:
 Nguyên liệu cho quá trình sản xuất phôi PET thông thường gồm có: hạt nhựa PET
nguyên sinh, phế phẩm đã được cắt nhỏ và hạt màu phối trộn theo tỷ lệ định trước
bằng máy trộn.
 Đối với chai PET đựng nước có gas sử dụng nguyên liệu là hạt nhựa nguyên sinh để
đảm bảo yêu cầu chịu gas của sản phẩm.
 Sấy:
 Nguyên liệu được nạp vào phễu sấy tự động bằng bơm chân không.
 Tại đây, nguyên liệu sẽ được quạt hút lọc bụi đồng thời sấy tách ẩm ở 145 – 160oC
trong 4 – 6h tùy thuộc vào tỷ lệ phế liệu sử dụng trước khi đi vào máy ép phun.
 Thời gian sấy (hay thời gian lưu của nguyên liệu) được tính như sau:
𝑀×𝑡
𝑇=
3.6 × 𝑚 × 𝑛
Trong đó:

M: nguyên liệu chứa trong phễu sấy khi nạp đầy (kg)

t: thời gian trung bình của 1 chu kỳ ép (s)

m: trọng lượng phôi (g)

n: số phôi ép được trong 1 chu kỳ

 Nung:
 Nguyên liệu sau khi sấy sẽ được nạp vào phễu nhập liệu của máy ép phun bằng bơm
chân không một cách tự động.
 Nguyên liệu từ phễu sau đó được nạp vào vít tải tịnh tiến (Reciprocate screw) với
các bộ phận cấp nhiệt (Heater bands) bao xung quanh, có nhiệm vụ làm nóng chảy và
đồng đều nguyên liệu trước khi bơm vào khuôn.
 Ép phun:
 Được thực hiện ttrong máy ép phun.
 Hai nửa khuôn sẽ đóng lại, nhựa ở trạng thái chảy nhớt sẽ được phun từ trục vít vào
lòng khuôn với áp lực mạnh nhờ hệ thống thủy lực.

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 28


CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

 Làm nguội:
 Nhựa dạng nhớt trong lòng khuôn sẽ được kênh nước chảy ngang làm mát để
đẩy nhanh quá trình đông cứng. Sau khoảng thời gian nhất định, khuôn sẽ mở ra và
sản phẩm được đẩy ra ngoài để cắt bavia.
 Cắt bavia: là quá trình cắt gọt những phần thừa trên sản phẩm (thừa do áp lực khuôn
không đủ dẫn đến keo tràn ra ngoài mép sản phẩm).

 Kiểm tra:
 Khi sản phẩm được tháo khỏi khuôn, người công nhân phải kiểm tra hình dạng
(có biến dạng hay không), màu sắc (có giống màu sắc của mẫu hay không), chất lượng
sản phẩm (độ bền nhiệt, bền cơ học…) có đạt hay không.
 Nếu sản phẩm không đạt yêu cầu (bị lỗi, màu sắc không chuẩn, đục, trầy xước...) sẽ
được phân loại và mang đi xử lý thành nhựa nguyên liệu tái sinh.
 Sản phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ được chuyển qua làm nguyên liệu cho quá trình thổi chai.

3.1.1 Các chủng loại sản phẩm

STT Loại phôi Trọng lượng/sp (g) Loại cổ

1 Phôi 13-30 13 NF 30/25

2 Phôi 14-28 14 PCO1810/PCO1881

3 Phôi 15-30 15 NF 30/25

4 Phôi 15-28 15 PCO1810/PCO1881

5 Phôi 17-30 17 NF 30/25

6 Phôi 19-28 19 PCO1810/PCO1881

Bảng 1. Các chủng loại phôi

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 29


CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

3.1.2 Máy ép phun

3.1.2.1 Cấu tạo

Gồm 5 phần chính:

- Hệ thống kẹp

- Hệ thống khuôn

- Hệ thống phun

- Hệ thống hỗ trợ ép phun

- Hệ thống điều khiển

Hình 10. Cấu tạo máy ép phun

 Hệ thống hỗ trợ ép phun: là hệ thống giúp vận hành máy ép phun. Hệ thống này gồm
có 4 hệ thống con: thân máy, hệ thống thủy lực, hệ thống điện, hệ thống làm nguội.

Hình 11. Hệ thống hỗ trợ ép phun

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 30


CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

o Hệ thống thủy lực: cung cấp lực để đóng và mở khuôn, tạo ra và duy trì lực kẹp làm
cho trục vít quay và chuyển động tịnh tiến, tạo lực cho chốt đẩy và sự trượt của lõi
mặt bên. Hệ thống này gồm: bơm, van, motor, hệ thống ống, thùng chứa dầu.
o Hệ thống điện: cung cấp nguồn điện cho motor và hệ thống điều khiển nhiệt cho
khoang chứa vật liệu nhờ các băng nhiệt và đảm bảo an toàn cho người vận hành máy.
Hệ thống bao gồm: tủ điện và hệ thống dây dẫn.
o Hệ thống làm nguội: cung cấp nước để làm nguội khuôn và dầu thủy lực, ngăn
không cho nhựa chảy ở cổ khuôn, ngăn nhựa thô chảy vào khoang chứa liệu.
o Thân máy: Liên kết các hệ thống trên máy lại với nhau.

 Hệ thống phun: có nhiệm vụ đưa nhựa vào khuôn thông qua quá trình cấp nhựa nén,
khử khí, làm chảy dẻo nhựa, phun nhựa lỏng và định hình sản phẩm. Hệ thống này
gồm các bộ phận: phễu cấp liệu (hopper), các băng gia nhiệt (heater bands), trục vít
(screw), bộ hồi tự hở (non-return assembler), vòi phun (nozzle).

Hình 12. Cấu tạo hệ thống phun

o Phễu cấp nhựa: Chứa nguyên liệu dạng viên để cấp vào khoang trộn. Nguyên liệu sau
khi sấy được cấp tự động vào phễu cấp nhựa bằng bơm chân không.

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 31


CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

o Trục vít: Là thanh trục dài, bên trên là răng vít hình xoắn ốc với bước răng thay đổi và
độ sâu răng vít giảm dần theo trục vít hướng về phía đầu phun. Trục vít có nhiệm vụ
tiếp nhận nhựa tại cửa nạp liệu và vận chuyển hạt nhựa dọc theo xylanh để thực hiện
quá trình nhựa hóa. Ngoài ra, trong quá trình vận chuyển, trục vít cũng góp phần
đảo trộn giúp nguyên liệu đồng nhất.

Trục vít có thể chia ra thành 3 khu vực như trong hình:

Hình 13. Cấu tạo trục vít

+ Vùng nhập liệu: ở gần phễu nhập liệu, dùng để tiếp nhận nguyên liệu và đẩy về
phía trước. Tại đây nguyên liệu được nén lại và nóng lên nhờ ma sát. Cuối vùng
nhập liệu, nguyên liệu trở nên mềm và bắt đầu chảy. Chiều dài vùng nhập liệu vào
khoảng 50% chiều dài trục vít.

+ Vùng nén: nằm cạnh vùng nhập liệu, có nhiệm vụ thoát khí và nhựa hóa nguyên liệu.
Độ sâu răng vít vùng này nhỏ hơn vùng nhập liệu nhằm nén đẩy khí và tăng sự ma sát,
thúc đẩy quá trình nhựa hóa. Chiều dài vùng nén vào khoảng 25% chiều dài trục vít.

+ Vùng định lượng: ổn định nhiệt độ của nhựa lỏng, trộn đồng nhất nguyên liệu trước
khi phun vào khuôn. Chiều dài vùng định lượng vào khoảng 25% chiều dài trục vít.

+ Đối với chất dẻo, để có thể chuyển động lên phía trước nó phải bám dính nhiều vào
thành thùng hơn là vào vít, nếu không sẽ không có sự chảy chuyển động của vật liệu.
Vì các phân tử polyme được giữ lại nhiều hơn ở một phía của thùng so với trục vít nên
các phân tử polyme trượt lên nhau, tạo ra hành động cắt, các phân tử bị phá vỡ và
chuyển thành nhiệt.

+ Tỉ lệ chiều dài trục vít (L) và đường kính trục vít (D) thường chọn từ 14:1 đến 24:1.

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 32


CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

o Đầu phun: nằm giữa xylanh và cuống phun của khuôn, có nhiệm vụ dẫn nhựa lỏng từ
xylanh vào khuôn.
o Bộ hồi tự hở: nằm ở đầu trục vít, ngăn không cho nguyên liện chảy ngược trở lại trong
quá trình phun và duy trì áp. Khi trục vít lùi về sau, khoảng trống giữa vòng đệm và
cổ trục vít hình thành, nhựa chảy qua khe trên đầu trục vít để tiến vào vùng chờ,
chuẩn bị phun vào khuôn.

 Hệ thống điều khiển: giúp người vận hành máy theo dõi và điều chỉnh các thông số
gia công như: nhiệt độ, áp suất, tốc độ phun, vận tốc và vị trí trục vít, và các bộ phận
thủy lực. Quá trình điều khiển có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của sản phẩm và
hiệu quả kinh tế của quá trình.

Hệ thống điều khiển gồm: màn hình máy tính và bảng điều khiển.

Hình 14. Hệ thống điều khiển

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 33


CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

 Thông số kĩ thuật:

Nhiệt độ buồng sấy: 160oC

Thời gian sấy: 4 – 8 giờ

Nhiệt độ nước giải nhiệt: 19 – 21oC

Chế độ nhiệt các tầng của buồng nhiệt xylanh:

Tầng nhiệt 1 2 3 4 5

Nhiệt độ (oC) 285 265 194 100 47

Đồng hồ áp lực:

Áp cao 32 kg/cm2

Áp thấp 10 kg/cm2

Áp điều khiển 6.5 kg/cm2

 Hệ thống kẹp: Hệ thống đòn bản lề là một phương pháp cơ khí để khuếch đại lực.
Một đầu của đòn được nối vào một tấm cố định (khuôn cái), còn đầu kia được nối vào
một tấm di động (khuôn đực). Hệ thống thủy lực (có thể kết hợp thêm cơ) sẽ tạo ra
chuyển động cho bộ phận di động, tạo nên tốc độ kẹp thích hợp và cú đánh knock-out
cực đại khi đóng khuôn và giữ khuôn luôn kín trong quá trình phun nhựa.

 Hệ thống khuôn: Cuống phun là bộ phận tiếp nhận nhựa từ đầu khuôn, sau đó
phân phối nhựa vào các rãnh. Kích thước cuống phun phụ thuộc vào kích thước và
bề dày sản phẩm. Số lượng cuống phun phụ thuộc vào độ phức tạp của sản phẩm,
sản phẩm càng có nhiều chi tiết phức tạp thì cần càng nhiều cuống phun. Cuống phun
thường có dạng hình côn với đầu lớn gắn với sản phẩm để thuận lợi trong việc lấy
sản phẩm.
o Rãnh khuôn: Là các rãnh nhỏ dẫn nhựa từ cuống phun đến cửa cốc khuôn. Rãnh nhựa
càng ngắn càng tốt để giảm tổn thất về áp lực khi bơm nhựa vào khuôn.

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 34


CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

o Cửa cốc khuôn: Nối các rãnh nhựa với vùng tạo hình cửa khuôn. Cửa khuôn phải đủ
lớn để dòng nhựa chảy vào dễ dàng, nhưng cũng phải khống chế cho phù hợp để
không để lại vết cắt lớn trên sản phẩm.
o Cốc khuôn: Là nơi định hình sản phẩm. Khuôn có thể có nhiều cốc khuôn bố trí
song song, vòng tròn… được nối với nhau bởi các rãnh khuôn.

3.1.2.2 Nguyên lí hoạt động:

Trục vít chuyển động lùi lại để chuyển vật liệu vào xylanh và tạo vùng
không gian trống trước trục vít. Nguyên liệu đi vào được vận chuyển dọc xylanh bằng
trục vít.

Ở vùng nhập liệu, nguyên liệu được nén chặt, tạo ra ma sát làm nóng hạt nhựa
nguyên liệu song song với quá trình cấp nhiệt của các băng gia nhiệt. Bước vào vùng
nén ép, hạt nhựa nguyên liệu dần nóng chảy, cùng với đó, thể tích rãnh vít giảm dần,
tăng ma sát và kết hợp đuổi bọt khí. Nguyên liệu sẽ được chuyển tiếp qua vùng
định lượng để giữ ổn định nhiệt độ và làm đồng nhất nguyên liệu trước khi chảy qua
khe đầu trục vít vào khoang trống chờ phun vào khuôn.

Sau khi nguyên liệu được chuẩn bị đủ, phần di động của khuôn được hệ thống
thủy lực đẩy ép chặt vào phần cố định của khuôn, trục vít sẽ được hệ thống thủy lực
đẩy tới như piston trong xylanh đang chứa nguyên liệu lỏng ở đầu. Nguyên liệu lỏng
được phun với áp suất cao đi vào các kênh dẫn và đổ vào khuôn.

Nhựa lỏng trong khuôn sẽ được dòng chất làm lạnh đi qua làm nguội. Trong lúc
đó, trục vít trong xylanh sẽ được kéo lùi về để bắt đầu lại một chu kỳ nạp liệu mới
trong lúc chờ nhựa trong khuôn đóng rắn lại. Sau khi khuôn được làm nguội, phần
di động của khuôn mở ra, đẩy sản phẩm ra ngoài rồi đóng lại để cho một chu kỳ
ép phun mới.

3.1.3 Kiểm tra đánh giá phôi PET

Kiểm tra – đánh giá chất lượng phôi PET bao gồm các hạng mục: ngoại quan,
kích thước, trọng lực và độ lệch phôi:

- Độ lệch phôi: Là sự khác nhau giữa thành dày nhất và mỏng nhất trên cùng một
chu vi phôi.
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 35
CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

- Độ đồng đều phân bố ứng suất phôi: sử dụng kính phân cực (Polariscope) để
quan sát các đường vân trên phôi, độ đồng đều của vân sẽ cho ta xác định được
độ đồng đều phân bố ứng suất trên phôi.

- Ngoại quan: không co rút, không quá trầy xước, không dính dầu nhớt, vết bẩn,
không có chấm đen >0.3 mm, không có bọt khí, không biến dạng, bavia được gọt
sạch sẽ.

Khuyết tật Nguyên nhân Cách khắc phục

- Nhựa PET được sấy chưa - Kiểm tra nhiệt độ, thời gian
đủ. sấy của nguyên liệu. Tăng thời

- Quá trình nhựa hóa chưa gian hoặc tăng nhiệt độ sấy.
hoàn toàn. - Kiểm tra hoạt động của phễu

- Quá trình làm nguội chưa sấy.


đủ. - Giảm thành phần phế liệu.

- Tăng nhiệt độ xylanh.

Phôi bị mờ đục - Tăng giá trị áp suất ngược.

- Gia tăng lượng nhựa đệm


còn lại sau khi phun

- Tăng thời gian làm nguội

- Giảm nhiệt độ nước làm


nguội

- Tăng áp lực bơm của

nước làm nguội.

- Dòng chảy của nhựa bị - Kiểm tra tắc nghẽn.


Mờ đục gần cản trở tại cuống keo. - Tăng nhiệt độ đầu phun.
cuống keo
- Tốc độ kết tinh nhựa quá - Sử dụng loại nhựa có tốc độ
kết tinh chậm hơn (PET

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 36


CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

nhanh. copolymer).

- Cách nhiệt kém giữa - Thay các vòng cách nhiệt.


hot runner và cavity.

- Rãnh thoát hơi bị nghẹt. - Giảm tốc độ phun.

Phôi bị nhớt, - Thời điểm đóng chốt van - Giảm nhiệt độ xylanh.
nhăn dúm quá sớm. - Làm sạch rãnh thoát hơi.

- Điều chỉnh thời gian hợp lý.

- Thời gian phun hoặc duy - Tăng thời gian phun.


trì áp không đủ. - Tăng thời gian duy trì áp.
- Rãnh thoát hơi nghẹt. - Làm sạch rãnh thoát hơi.
Phôi bị khuyết
- Độ nhớt nhựa quá cao. - Tăng nhiệt độ xylanh vùng
- Quá trình nhựa hóa không đầu và giữa.
đủ. - Tăng thời gian nhựa hóa.

- Tốc độ phun quá nhanh. - Giảm tốc độ phun.

- Nhiệt độ của nhựa quá - Giảm nhiệt độ các băng tải


cao. nhiệt.

- Bề mặt tiếp xúc các chi - Kiểm tra và làm sạch các
Bavia lởm chởm
tiết của khuôn không kín. bề mặt tiếp xúc của các

- Lỗi từ hệ thống kẹp khuôn chi tiết khuôn.


ép phôi. - Kiểm tra hoạt động của hệ
thống thủy lực kẹp khuôn.

- Có không khí trộn lẫn - Tăng back pressure của


với nhựa trong trục vít. trục vít.
Xuất hiện bọt khí
- Hạt nhựa sấy không đủ - Giảm tốc độ quay của trục
khô. vít.

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 37


CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

- Đầu phun của máy và - Kiểm tra lại nhiệt độ và


miệng rót của hot runner thời gian sấy.
không thẳng hàng. - Điều chỉnh lại các bộ phận
- Giảm áp quá nhiều. cho thẳng hàng.

- Rãnh thoát khí bị nghẹt. - Hạn chế giảm áp.

- Làm sạch bộ phận thoát khí.

- Lắp đặt khuôn bị lệch. - Kiểm tra lại hoặc lắp lại.
Bề dày thành phôi
- Các chi tiết khuôn bị hư - Thay thế các chi tiết bị hư,
không đều
hỏng, mài mòn. cũ.

- Nhiệt độ HR–Nozzle quá - Giảm nhiệt độ HR–Nozzle.


cao. - Giảm nhiệt độ băng tải nhiệt
- Nhiệt độ nhựa quá cao. phần đầu và giữa.

- Giảm áp không đủ. - Tăng độ giảm áp.

- Hạt nhựa không đủ khô. - Kiểm tra lại quá trình sấy.
Hiện tượng keo tơ
- Chốt van đóng quá trễ. - Điều chỉnh thời gian.

- Áp lực khí vận hành - Tăng áp lực khí vận hành.


không đủ. - Tăng thời gian làm nguội.
- Thời gian làm nguội chưa
đủ.

- Quá trình lọc bụi không - Tăng tốc độ quạt hút bụi.
sạch. - Làm sạch phễu sấy và
Xuất hiện chấm đen - Nhiễm bẩn do các nguyên trục vít.
liệu khác. - Giảm nhiệt độ trong xylanh.
- Nhựa bị phân hủy.

Bảng 2. Các sự cố thường gặp trong quá trình ép phun

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 38


CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

3.2 Máy thổi phôi tự động

3.2.1 Cấu tạo và thông số kỹ thuật

Hình 15. Máy thổi phôi tự động

Dùng phương pháp phun thổi (injection blow molding).

Cấu tạo gồm 4 bộ phận chính:

 Bộ phận cấp phôi: Bao gồm một hệ thống băng chuyền để tải phôi, có gắn
các sensor để cung cấp phôi vào máy đủ số lượng và kịp lúc.
 Bộ phận gia nhiệt: Sau khi phôi được cấp vào máy thì sẽ được cấp nhiệt để trở nên
mềm và dẻo hơn, chuẩn bị cho công đoạn phun thổi. Quá trình sấy sử dụng các đèn
hồng ngoại và bản phản xạ để gia nhiệt cho phôi, các bóng đèn này được chia thành
nhiều tầng. Tùy theo từng loại nhựa phôi, kích thước, chiều dài, hình dáng,… mà
số đèn hoạt động, công suất và nhiệt độ cài đặt sẽ khác nhau.

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 39


CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

Hình 16. Bộ phận gia nhiệt

 Bộ phận thổi phôi:


- Sau khi được sấy, phôi được đưa qua bộ phận thổi.
- Cấu tạo:
 Thanh đẩy (Stretch): Là thanh kim loại có nhiệm vụ kéo dãn phôi theo chiều dọc
tới sát đáy khuôn.
 Khuôn kim loại: Có nhiệm vụ định hình cho phôi trong quá trình thổi. Cấu tạo gồm
2 phần đối xứng có hình dạng của thân phôi và phần định hình phần đáy phôi.
Ngay bên dưới bề mặt khuôn có những kênh dẫn nước lạnh để nhanh chóng làm
nguội bề mặt của khuôn thổi. Đặc biệt ở các vị trí cạnh ép dính như cổ và đáy phải
được làm nguội thật tốt vì nơi đây dễ tạo ra hiện tượng ứ dồn khi nhựa còn nóng
chảy.

Hình 17. Cấu tạo thanh đẩy

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 40


CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

Hình 18. Khuôn kim loại

 Kim thổi: Có nhiệm vụ thổi khí nén áp suất cao vào phôi để phôi dãn nở và điền
đầy khuôn. Kim thổi thường được làm bằng kim loại, ngoài lỗ thổi khí chính theo
chiều dọc còn có lỗ thoát khí theo chiều ngang để giúp khí nén được phân bố đều
trên bề mặt vật thổi để tránh trường hợp bề mặt vật thổi bị nếp gấp, dợn sóng hay
bề dày không đều.

Chai thành phẩm


Kim
thổi

Kênh dẫn nước

Phôi được thổi


thành chai Hai nửa
khuôn
Hình 19. Kim thổi

 Bảng điều khiển: Để theo dõi và cài đặt các thông số của quá trình.

Thông số kỹ thuật:

 Nhiệt độ:
- Gia nhiệt phôi: 45 – 120oC
- Thổi phôi: 30 – 120oC
- Nước làm mát: 10 – 18oC
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 41
CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

 Áp suất:
- Áp điều khiển: 6 – 8 kg/cm2
- Áp kéo dãn phôi: 7 – 10 kg/cm2
- Áp thổi phôi: 25 – 35 kg/cm2
 Thời gian lưu phôi: dao động từ 1 đến 5 phút.

Các thông số kỹ thuật được điều chỉnh tùy thuộc vào từng sản phẩm nhất định.

3.2.2 Quy trình thổi chai PET

3.2.2.1 Sơ đồ khối khái quát quy trình thổi chai PET

Phôi PET

Gia nhiệt Phế liệu

Thổi chai
Lựa tạp chất

Kiểm tra

Không đạt
Xay - băm
Đạt

Chai thành
phẩm

Hình 20. Quy trình thổi phôi

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 42


CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

3.2.2.2 Mô tả chi tiết quy trình thổi chai PET

Bước 1: Phôi PET chứa ở thùng chứa sẽ theo hệ thống băng tải chuyển vào
bộ phận gia nhiệt.

Bước 2: Phôi PET được gia nhiệt bằng hệ thống đèn hồng ngoại và
bản phản xạ. Phôi được gia nhiệt đồng đều nhờ hệ thống xích tải chuyển động ổn định
và xoay đều phôi quanh tâm của nó. Giai đoạn gia nhiệt này giúp phôi PET trở nên
mềm và dẻo trước khi đi vào khuôn thổi.

Bước 3: Phôi PET mềm dẻo được chuyển vào khuôn thổi thành chai
thành phẩm. Quá trình thổi xảy ra trong thời gian rất nhanh, đồng thời trong khuôn
cũng xảy ra quá trình hạ nhiệt độ chai thành phẩm bằng nước giải nhiệt ở các kênh
dẫn nước bên dưới bề mặt khuôn trước khi đưa ra ngoài.

Bước 4: Chai thành phẩm được lấy ra, qua khâu kiểm tra phân loại. Sau đó,
sản phẩm được đóng bao và lưu kho. Những sản phẩm lỗi hay phế phẩm sẽ được
chuyển qua bộ phận xử lí tái chế.

3.2.3 Nguyên lí hoạt động

Giai đoạn gia nhiệt phôi PET

Giai đoạn gia nhiệt phôi PET là rất quan trọng, mang tính quyết định cho
quá trình thổi và chất lượng sản phẩm. Tùy thuộc kết cấu hình dạng chai mà
khách hàng yêu cầu, độ dày dọc theo thân chai có thể thay đổi bằng cách điều chỉnh
nhiệt độ đèn gia nhiệt và có thể bật tắt đèn khác nhau.

Hệ thống đèn gia nhiệt được xếp theo tầng, thường có 5 đèn, xếp theo thứ tự
từ dưới lên (đèn 1 ở dưới, đèn 5 trên cùng). Theo thứ tự đèn, chai sẽ được gia nhiệt từ
cổ chai đến đáy chai. Thông thường, nên để đèn 1 cách vành miệng phôi 1mm với
lí do tránh làm biến dạng miệng chai thành phẩm.

Nhiệt độ đáy và dọc theo thân phôi có thể không đồng đều tùy theo hình dáng
và yêu cầu của khách hàng. Nhưng thông thường, nhiệt độ đáy phôi luôn nhỏ hơn
thân phôi do đáy phôi khi thổi sẽ chịu lực kéo lớn nhất, vì vậy nếu nhiệt độ đáy phôi
cao thì phôi sau khi thổi sẽ tạo sản phẩm bị thủng đáy.

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 43


CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

Giai đoạn thổi phôi PET thành chai

Phôi PET sau khi được gia nhiệt làm mềm sẽ được chuyển vào khuôn thổi.
Khuôn gồm 3 phần ghép lại: hai nửa khuôn và phần định hình phần đáy bình. Ngay
khi phôi vào khuôn, khuôn sẽ được đóng kín.

Định hình
đáy chai

Hai
nửa
khuôn Phôi
Thanh
đẩy

Hình 21. Cấu tạo khuôn thổi

Khi khuôn được đóng kín, thanh đẩy sẽ kéo dãn phần phôi PET xuống
đáy khuôn, lúc này sử dụng khí nén áp suất thấp khoảng 7-10 kg/cm2 để kéo dãn sơ bộ.
Khi thanh đẩy chạm đáy khuôn, khí nén áp suất cao khoảng 27-35 kg/cm2 được bơm
vào làm tăng áp lực trong lòng khuôn, phôi PET sẽ được thổi dãn ra, định hình theo
đúng hình dạng của khuôn.

Thanh đẩy
kéo dãn
phôi chạm Phôi được
tới đáy thổi, định
khuôn hình ra hình
dáng chai

Hình 22. Quá trình thổi chai

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 44


CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

Sau khi thổi, phôi PET đã định hình thành chai sẽ được làm nguội bằng
nước giải nhiệt để chai rắn lại và không bị biến dạng khi lấy ra. Nước giải nhiệt
thường có nhiệt độ 10-180C. Nước giải nhiệt được dẫn vào khuôn thông qua các lỗ nhỏ
đúc trong khuôn và sau khi làm mát, khí nén sẽ được dùng để đuổi nước ra khỏi
khuôn. Kết thúc quá trình, thanh đẩy sẽ được kéo xuống, hai nửa khuôn tách nhau ra
và sản phẩm đi ra ngoài.

Điểm đặc biệt của quy trình này là quá trình thu hồi tận dụng khí nén áp suất
cao dùng khi thổi chai để cung cấp cho các xy lanh trong hệ thống như điều khiển
các tay gắp phôi.

Tùy theo thiết kế khuôn và năng suất máy, một chu kì thổi có thể thổi được
số lượng phôi khác nhau (thường là 2 hay 4 phôi). Việc cài đặt các thông số kĩ thuật
như: nhiệt độ, áp suất, lưu lượng khí nén phụ thuộc vào từng loại sản phẩm và nguồn
nguyên liệu cũng như năng suất của máy.

3.2.4 Những sự cố và cách khắc phục

Khuyết tật Nguyên nhân Cách khắc phục

- Tâm của thanh đẩy - Điều chỉnh lại hướng


không trùng với tâm của của tâm định hướng.
phôi. - Kiểm tra các lỗ khí.
Bề dày chai không đều
- Các lỗ thổi không khí - Kiểm tra bề dày phôi
không cân xứng. trước khi thổi.
- Bề dày phôi không đều.

- Bắt đầu thổi chai quá - Tăng thời gian trễ khi
sớm. thổi hoặc tăng tốc độ.

- Nhiệt độ sấy phần đáy - Giảm nhiệt sấy phần


Đáy chai quá mỏng
cao. đáy phôi.

- Đáy phôi mỏng (quá - Tăng bề dày đáy phôi


trình ép). khi ép.

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 45


CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

- Bắt đầu thổi chai quá - Tăng thời gian hoặc


sớm. tăng tốc độ của thanh

- Thanh đẩy chưa đụng vào đẩy.

Chai bị lệch tâm đáy khuôn. - Điều chỉnh đường tâm

- Bề dày phôi không của thanh đẩy.

đồng đều. - Cải thiện chất lượng

phôi khi ép.

Đường ranh giới giữa - Lực kẹp 2 khuôn không - Tăng áp lực khi kẹp.
hai khuôn trên thân đủ. - Kiểm tra lại khuôn.
quá rõ - Khuôn có khuyết tật.

- Không đủ áp suất thổi. - Tăng áp suất khi thổi.

- Khí không đủ hay không - Tăng các lỗ khí và đảm


đồng đều. bảo khí được phân bố
Đáy chai không nở đều
- Nhiệt sấy đáy phôi cao. đồng đều.

- Giảm nhiệt độ sấy đáy


phôi.

Bảng 3. Các lỗi thường gặp trong quá trình thổi phôi, nguyên nhân và cách khắc phục

3.2.5 Tiêu chuẩn chất lượng chai 350 ml

Phương pháp
Hạng mục kiểm tra Tiêu chuẩn
kiểm tra

Chất liệu chai PET ASTM E1252

Trực quan
Màu sắc Trong suốt
Đối chiếu

Trọng lượng (g) 13.0 ± 0.5 Cân điện tử

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 46


CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

Dung tích (ml) – dưới vành


330 ± 8 Ống đong
6mm

Đúng biên dạng


Biến dạng
Không móp méo, biến dạng

Khuyết, nứt, dập Không chấp nhận

Chấm đen,
tạp chất, Bavia, < 0.2 mm
phân khuôn

Bong bóng Không chấp nhận


Ngoại Trực quan
quan Rỗ, nhám Không chấp nhận
Đối chiếu

Mờ, < 10 mm ngoài vùng


dán nhãn
Trầy xước
Mờ, < 20 mm trong vùng
dán nhãn

Quầng nhựa Mờ, ≤ 10 mm

Dính dầu nhớt,


Không chấp nhận
dơ, côn trùng

Mùi Không mùi Trực quan

Các kích thước chính (mm)

- Chiều cao tổng 182.2 ± 1.5

- Đường kính tròng nhãn 57.0 ± 0.3 Thước kẹp

- Đường kính thân 56.0 ± 0.3

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 47


CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

- Đường kính gân giữ nhãn 57.0 ± 0.3

- Kích thước cổ 30/25 High Thước kẹp

- Độ lệch bề dày (mm) ≥ 8/10 Đối chiếu

- Bề dày nhỏ nhất (mm) 0.12 Đo bề dày

Lắp ráp Phù hợp nắp 30 DTT Thử vặn nắp

Kín nước Không xì chảy ( nắp 30 DTT) Thử kín nước

Ghi nhãn theo quy định, bao bì


Bao bì, ghi nhãn Trực quan
không rách, dơ

Vệ sinh an toàn thực phẩm Phù hợp quy định của Bộ Y tế Trung tâm 3

Bảng 4. Tiêu chuẩn chất lượng chai 350 ml của Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Đô Thành

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM 48

You might also like