Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 24

1. Chương I.

QUANG HỌC

1. Bài tập 1: Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng và vật sáng
1.1 Vì sao ta nhìn thấy một vật ?

A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật

B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật

C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta

D. Vì vật được chiếu sáng

Giải

chọn A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật

1.2 Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng ?

A. Ngọn nến đang cháy

B. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng

C. Mặt trời

D. Đèn ống đang sáng

Giải

Chọn B. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng

1.3 Giải thích vì sao trong phòng có cửa gỗ đóng kín, không bật đèn, ta không nhìn
thấy mảnh giấy trắng đặt trên bàn.

Giải

Trong phòng cửa gỗ đóng kín, ta không nhìn thấy mảnh giấy trắng vì không có ánh sáng
chiếu lên mảnh giấy, do đó cũng không có ánh sáng bị mảnh giấy hắt lại truyền vào mắt
ta.
1.4 Ta đã biết vật đen không phát ra ánh sáng và cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào
nó. nhưng ban ngày ta vẫn nhìn thấy miếng bìa màu đen để trên bàn. Vì sao ?

Giải

Vì ta nhìn thấy các vật sáng ở xung quanh miếng bìa đen do đó mắt ta phân biệt được
miếng bìa đen với các vật ở xung quanh.

1.5 Ta có thể dùng một gương phẳng hướng ánh nắng chiếu qua cửa sổ làm sáng
trong phòng. gương đó có phải là nguồn sáng không? Tai sao?

Giải

Gương đó không phải là nguồn sáng vì nó không tự phát ra ánh sáng mà chỉ hắt lại ánh
sáng chiếu vào nó.

1.6 Khi nào ta nhận biết được ánh sáng ?

A. Khi ta mở mắt

B. Khi có ánh sáng đi ngang qua mắt ta

C. Khi có ánh sáng lọt vào mắt ta

D. Khi đặt một nguồn sáng trước mắt

Giải

Chọn C. Khi có ánh sáng lọt vào mắt ta

1.7 Khi nào ta nhìn thấy một vật ?

A. Khi vật được chiếu sáng


B. Khi ta mở mắt hướng về phía vật

C. Khi vật phát ra ánh sáng

D. Khi có ánh sáng từ vật đến mắt ta

Giải

Chọn D. Khi có ánh sáng từ vật đến mắt ta

1.8 Ban ngày trời nắng dùng một gương phẳng hứng ánh sáng Mặt Trời, rồi xoay
gương chiếu ánh nắng qua cửa sổ vào trong phòng, gương đó có phải là nguồn sáng
không ? Tại sao ?

A. Là nguồn sáng vì có ánh sang từ gương chiếu vào phòng

B. Là nguồn sáng vi gương hắt ánh sáng Mặt Trời chiếu vào phòng

C. Không phải la nguồn sáng vì gương chỉ chiếu ánh sáng theo một hướng

D. Không phải là nguốn sáng vì gương không tự phát ra ánh sáng

Giải

Chọn D. Không phải là nguốn sáng vì gương không tự phát ra ánh sáng

1.9 Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?

A. Mặt Trời

B. Ngọn nến đang cháy

C. Con đom đóm lập lòe

D. Mặt Trăng

Giải

Chọn D. Mặt Trăng


1.10 Trường hợp nào dưới đây ta không nhận biết được miếng bìa màu đen?

A. Dán miếng bìa đen lên một tờ giấy xanh rồi đặt dưới ánh đèn điện.

B. Dán miếng bìa đen lên một tờ giấy trắng rồi đặt trong phòng tối

C. Đặt miếng bìa đen trước một ngọn nến đang cháy

D. Đặt miếng bìa đen ngoài trời nắng

Giải

Chọn B. Dán miếng bìa đen lên một tờ giấy trắng rồi đặt trong phòng tối

1.11 Trường hợp nào dưới đây ta nhận biết được một miếng bìa màu đen?

A. Dán miếng bìa màu đen lên trên một tờ giấy trắng rồi đặt trong phòng tối.

B. Dán miếng bìa màu đen lên trên một cái bảng đen rồi đặt dưới ngọn đèn điện đang
sáng.

C. Dán miếng bìa màu đen lên một tờ giấy màu xanh đặt ngoài trời lúc ban ngày.

D. Đặt miếng bìa màu đen lên bàn trong bóng tối

Giải

Chọn C. Dán miếng bìa màu đen lên một tờ giấy màu xanh đặt ngoài trời lúc ban
ngày.

1.12 Vật nào dưới đây không phải là vật sáng?

A. Ngọn nến đang cháy


B. Mảnh giấy trắng đặt dưới ánh nắng Mặt Trời

C. Mảnh giấy đen đặt dưới ánh nắng mặt trời

D. Mặt trời

Giải

Chọn C. Mảnh giấy đen đặt dưới ánh nắng mặt trời

1.13 Ta nhìn thấy bông hoa màu đỏ vì

A. Bản thân bông hoa có màu đỏ

B. Bông hoa là một vật sáng

C. Bông hoa là một nguồn sáng

D. Có ánh sáng đỏ từ bông hoa truyền đến mắt ta

Giải

Chọn D. Có ánh sáng đỏ từ bông hoa truyền đến mắt ta

1.14 Ban đêm, bạn Hoa ngồi đọc sách ở dưới một ngọn đèn điện. Hoa nói rằng, sở dĩ
bạn ấy nhìn thấy trang sách vì mắt bạn ấy đã phát ra các tia sáng chiếu lên trang
sách. Hãy bố trí một thí nghiệm chứng tỏ lập luận của bạn Hoa là sai.

Giải

Nếu đúng như bạn Hoa nói thì khi ta mở mắt là co ánh sáng phát ra từ mắt chiếu lên
trang sách và ta nhìn thấy trang sách dù là tắt đèn. Hãy thử tắt đèn xem thấy có đúng như
bạn Hoa nói không nhé.
1.15 Ban đêm, trong phòng tối, ta nhìn thấy một điểm sáng trên bàn. Hãy bố trí một
thí nghiệm để kiểm tra xem điểm sáng đó có phải là nguồn sáng không.

Giải

Hãy tìm cách đảm bảo không cho ánh sáng từ bất cứ nơi nào trong phòng chiếu lên điểm
sáng trên bàn, nếu ta vẫn nhìn thấy điểm sáng thì đó là nguồn sáng. Chẳng hạn, dùng một
hộp cotton không đáy, phía trên có đục một lỗ nhỏ, úp lên điểm sáng. Nếu nhìn qua lỗ
nhỏ vẫn thấy điểm sáng thì đó là nguồn sáng.
2. Bài tập 2: Sự truyền ánh sáng
2.1 Tại một điểm C trong một hộp kín có một bóng đèn điện nhỏ đang sáng
(hình2.1)

a) Một người đặt mắt ở gần lỗ nhỏ A trên thành hộp nhìn vào trong hộp, người đó có nhìn
thấy bóng đèn không? Vì sao?

b) Vẽ một vị trí đặt mắt để nhìn thấy bóng đèn.

Giải

a) Người đó không nhìn thấy bóng đèn vì ánh sáng từ bóng đèn không truyền vào
mắt người đó.

b) Vì ánh sáng đèn phát ra truyền đi theo đường thẳng CA. Mắt ở bên dưới đường
CA nên ánh sáng đi từ đèn không truyền vào mắt được. Phải để mắt nằm trên đường
thẳng CA.

2.2 Trong một buổi tập đội ngũ, đội trưởng hô: “Đằng trước thẳng”, em đứng trong
hàng, hãy nói xem em làm thế nào để biết mình đã đứng thẳng hàng chưa. Giải
thích cách làm.

Giải

Làm tương tự như cắm ba cái kim thẳng hàng ở câu hỏi C5. Nếu em không nhìn thấy
người thứ hai ở phía trước em có nghĩa là em đã đứng thẳng hàng. Đội trưởng đứng
trước người thứ nhất sẽ không thấy được những người còn lại trong hàng.

2.3 Hãy vẽ sơ đồ đối chiếu một thí nghiệm (khác trong sách giáo khoa) để kiểm tra
xem ánh sáng từ một đèn pin được bậc sáng phát ra có truyền đi theo đường thẳng
không? Mô tả cách làm.

Giải

Có thể di chuyển một màn chắn có đục một lỗ nhỏ sao cho mắt luôn nhìn thấy ánh sáng
từ đèn pin phát ra. Cách thứ hai là dùng một vật chắn tròn nhỏ di chuyển để cho mắt luôn
luôn không nhìn thấy dây tóc bóng đèn pin đang sáng.

2.4 Trong một lần làm thí nghiệm, Hải dùng một miếng bìa có đục một lỗ nhỏ ở A.
Đặt mắt ở M nhìn qua lỗ nhỏ thấy bóng đèn pin Đ sáng. Hải nói rằng, ánh sáng đã
đi theo đường thẳng từ Đ qua A đến mắt. Bình lại cho rằng ánh sáng đi theo đường
vòng ĐBAC đến mắt ( hình 2.2 ở bên).

Hãy bố trí một thí nghiệm để kiểm tra xem ai nói đúng? Ai nói sai?

Giải

Lấy một miếng bìa đục lỗ thứ hai đặt sao cho lỗ ở trên miếng bìa này ở đúng điểm C.
Nếu mắt vẫn nhìn thấy đèn có nghĩa là ánh sáng đã đi qua C.

2.5 Trong hình 2.3, hình nào vẽ đúng đường truyền ánh sáng từ không khí (1) vào
nước (2)?

2.6 Trên hình 2.3 biểu diễn các tia sáng, mũi tên cho ta biết điều gi?

A. Ánh sáng đang chuyển động

B. Ánh sáng mạnh hay yếu


C. Ánh sáng truyền đi nhanh hay chậm

D. Hướng truyền của ánh sáng


Giải

Chọn D. Hướng truyền của ánh sáng

2.7 Trong trường hợp nào dưới đây, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng?

A. Trong môi trường trong suốt

B. Đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác

C. Trong môi trường đồng tính

D. Trong môi trường trong suốt và đồng tính

Giải

Chọn D. Trong môi trường trong suốt và đồng tính

2.8 Đặt một bóng đèn pin đang bật sáng trước một tấm bìa có đục một lổ thủng nhỏ
O. Phải đặt mắt ở vị trí nào bên kia tấm bìa để có thể nhìn thấy dây tóc bóng đèn
(hình2.4)

A. Ở I B. Ở H

C. Ở K D. Ở L

Giải

Chọn B vì dây tóc bóng đèn, điểm O,H nằm trên một đường thẳng

2.9 Chùm sáng do dây tóc bóng đèn pin (đèn đang bật sáng) phát ra có tính chất
nào dưới đây?

A. Song song
B. Phân kì

C. Hội tụ

D. Đầu tiên hội tụ sau đó phân kì

Giải

Chọn B. Phân kì

2.10 Hình vẽ nào dưới đây biểu diễn đúng chùm tia sáng phát ra từ dây tóc bóng
đèn đang sáng?

Giải

2.11 Làm thế nào để kiểm tra xem cạnh của một cái thước có thẳng không? Mô
tả cách làm.

Giải

Đặt mắt ở một đầu thước, đầu kia của thước hướng về một nguồn sáng, nhìn dọc theo
thước. Điều chỉnh hướng của thước sao cho điểm đầu của cạnh thước ở phía mắt che
khuất điểm đầu kia của cạnh thước. Nếu tất cả các điểm trên cạnh thước cũng đều bị che
khuất thì cạnh thước thẳng. Lí do là vì tia sáng phát ra từ nguồn đi theo một đường thẳng
bị đầu thước gần nguồn chặn lại nên không đến được các điểm khác cũng nằm trên
đường thẳng ấy trên cạnh thước để đến mắt.
3. Bài tập 3: Ứng dụng của định luật truyền thẳng của ánh sáng
3.1. Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nhật thực ?

A. Ban đêm, khi mặt trời bị nửa kia của trái đất che khuất nên ánh sáng mặt trời không
đến được nơi ta đứng.

B. Ban ngày, khi mặt trăng che khuất mặt trời, không cho ánh sáng mặt trời chiếu mặt đất
nơi ta đứng.
C. Ban ngày, khi trái đất che khuất mặt trăng.

D. Ban đêm, khi trái đất che khuất mặt trăng.

3.2. Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nguyệt thực?

A. Ban đêm, khi nơi ta đứng không nhận được ánh sáng mặt trời.

B. Ban đêm, khi mặt trăng không nhận được ánh sáng mặt trời vì bị trái đất che khuất.

C. Khi mặt trời che khuất mặt trăng, không cho ánh sáng từ mặt trăng tới trái đất.

D. Khi mặt trăng che khuất mặt trời, ta chỉ nhìn thấy phía sau mặt trăng tối đen.

3.3. Vì sao nguyệt thực xảy ra vào đêm rằm âm lịch?

3.4. Vào một ngày trời nắng, cùng một lúc người ta quan sát thấy một cái cọc cao 1m
để thẳng đứng có một cái bóng trên mặt đất dài 0.8m và một cái cột đèn có bóng dài
5m. Hãy dùng vẽ theo tỉ lệ 1cm ứng với 1m để xác định chiều cao của cột đèn. Biết
rằng các tia sáng mặt trời đều song song?

3.5. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực ?

A. Mặt trời ngừng phát ra ánh sáng.

B. Mặt trời bỗng nhiên biến mất.

C. Mặt trời bị mặt trăng che khuất nên ánh sáng mặt trời không đến được mặt đất.
D. Người quan sát đứng ở nửa sau trái đất không được mặt trời chiếu sáng

3.6. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nguyệt thực?

A. Mặt trăng bị gấu trời ăn.

B. Mặt phản xạ của mặt trăng không hướng về phía trái đất nơi ta đang đứng

C. Mặt trăng bỗng nhiên ngừng phát sáng.

D. Trái dất chắn không cho ánh sáng mặt trời chiếu tới mặt trăng.

3.7. Ta quan sát thấy gì khi nơi ta đang đứng trên mặt đất nằm trong bóng tối của
mặt trăng?

A. Trời bỗng sáng bừng lên.

B. Xung quanh mặt trăng xuất hiện cầu vồng.

C. Phần sáng của mặt trăng bị thu hẹp dần rồi mất hẳn.

D. Trời bỗng tối sầm như mặt trời biến mất.

3.8. Đêm rằm, ta quan sát thấy gì khi mặt trăng đi vào bóng tối của trái đất?

A. Mặt trăng bừng sáng lên rồi biến mất.

B. Phần sáng của mặt trăng bị thu hẹp dần rồi mất hẳn.

C. Mặt trăng to ra một cách khác thường

D. Trên mặt đất xuất hiện một vùng tối


3.9. Một vật cản được đặt trong khoảng giữa một bóng điện dây tóc đang sáng và một
màn chắn. Kích thước của bóng nửa tối thay đổi như thế nào khi đưa vật cản lại gần
màn chắn hơn?

A. Tăng lên

B. Giảm đi

C. Không thay đổi

D. Lúc đầu tăng lên, sau giảm đi

3.10. Đặt một ngọn nến trước một màn chắn sáng. Để mắt trong vùng bóng nửa tối, ta
quan sát ngọn nến thấy có gì khác so với khi không có màn chắn?

A. Ngọn nến sáng yếu hơn

B. Ngọn nến sáng mạnh hơn

C. Không có gì khác

D. Chỉ nhìn thấy một phần của ngọn nến

3.11. Hình nào dưới đây vẽ không đúng hình mặt trăng khi có nguyệt thực một phần
(hình 3.1)?
3.12. Vì sao khi đặt bàn tay ở dưới một ngọn đèn điện dây tóc thì bóng của bàn tay
trên mặt bàn rõ nét, còn khi đặt dưới bóng đèn ống thì bóng của bàn tay lại nhòe?
4. Bài tập 4: Định luật phản xạ ánh sáng
4.1 Trên hình 4.1 vẽ tia sáng SI chiếu lên một gương phẳng. Góc tạo bởi tia SI với mặt
gương bằng 30o. Hãy vẽ tiếp tia phản xạ và tính góc phản xạ.

4.2 Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ với một tia
với một góc 400. Góc tới có giá trị nào dưới đây?

A.200

B.800

C.40 0

D.60 0

4.3 Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng (hình 4.2)

a) Vẽ tia phản xạ

b) Vẽ một ví trí đặt gương để thu được tia phản xạ theo phương nằm ngang, chiều từ trái
sang phải

4.4 Một gương phẳng đặt trên mặt bàn nằm ngang, gần một bức tường thẳng
đứng (hình 4.3). dùng đèn pin chiếu một tia sáng lên gương (lấy một miếng bìa
khoét 1 lỗ nhỏ rồi dán lên mặt kính của đèn để tạo tia sáng), sao cho tia phản xạ
gặp bức tường. Hãy vẽ hai tia tới cho hai tia phản xạ gặp bức tường ở một điểm
M.

4.5 Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ IR tạo
với một tia tới một góc 600 (hình 4.4). Tìm giá trị của góc tới i và góc phản xạ r.

A. i = r = 600

B. i = r = 300

C. i = 20, r = 400

D. i = r = 1200

4.6 Chiếu một tia sáng vuông góc với mặt một gương phẳng. Góc phản xạ r có giá trị
nào sau đây ?

A. r = 900

B. r = 450

C. r = 1800
D. r = 00

4.7 Chiếu một tia sáng SI theo phương nằm ngang trên một gương phẳng như hình
4.5, ta thu được tia phản xạ theo phương thẳng đứng. Góc SIM tạo bởi tia SI và mặt
gương có giá trị nào sau đây?

A. 300

B.450

C. 600

D.900

4.8 Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng, tia phản xạ thu được nằm trong mặt
phẳng nào?

A. Mặt gương

B. Mặt phẳng tạo bởi tia tới và mặt gương

C. Mặt phẳng vuông góc tia tới

D. Mặt phẳng tạo bởi tia tới và pháp tuyến với gương ở điểm tới

4.9 Một tia tới tạo với mặt gương một góc 1200 như ở hình 4.6. Góc phản xạ r có giá
trị nào sau đây?

A. r = 1200

B. r = 600

C. r = 300
D. r = 450

4.10 Hai gương phẳng G1 và G2 đặt song song với nhau, mặt phản xạ quay vào nhau.
Tia tới SI được chiếu lên gương G1 phản xạ một lần trên gương G1 và một lần trên
gương G2 (hình 4.7). Góc tạo bởi tia tới SI và tia phản xạ cuối cùng trên gương G2 có
giá trị nào sau đây?

A.00

B.600

C.450

D.900

4.11 Hai gương phẳng G1 và G2 đặt vuông góc với nhau, mặt phản xạ quay vào nhau.
Tia tới SI chiếu lên gương G1 (hình 4.8) lần lượt phản xạ trên gương G1 rồi trên
gương G2. Góc tạo bởi tia tới SI và tia phản xạ cuối cùng trên gương G2 có giá trị nào
sau đây?

A.1800

B.600

C.450

D.90 0

4.12 Hai gương phẳng G1 và G2 có mặt phản xạ quay vào nhau va tạo với nhau một
góc a (hình 4.9). Tia tới SI được chiếu lên gương G1 lần lượt phản xạ một lần trên
gương G1 rồi một lần trên gương G2. Biết góc tới trên gương G1 bằng 300. Tìm góc α
để cho tia tới trên gương G1 và tia phản xạ trên gương G2 vuông góc với nhau.
5. Bài tập 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
5.1. Nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, tính chất nào dưới đây là
đúng ?

A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật.

B. Không hứng được trên màn và bé hơn vật.

C. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật.

D. Hứng được trên màn và lớn hơn vật.

5.2.Cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng, cách gương 5cm.

1. Hãy vẽ ảnh của S tạo bởi gương theo hai cách :

a) Áp dụng tính chất của một vật tạo bởi gương phẳng.

b) Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng.

2. Ảnh vẽ theo hai cách trên có trùng nhau không ?

5.3. Một vật sáng AB đặt trước một gương phẳng (hình 5.1). Góc tạo bởi vật và mặt
gương bằng 60o. Hãy vẽ ảnh của vật tạo bởi gương và tìm góc tạo bởi ảnh và mặt
gương.

5.4. Cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng.

a) Vẽ ảnh S’ của S tạo bởi gương (dựa vào tính chất của ảnh).

b) Vẽ một tia tới SI cho một một tia phản xạ đi qua một điểm A ở trước gương (hình 5.2)
5.5. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không có tính chất nào dưới đây?

A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật.

B. Không hứng được trên màn.

C. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật.

D. Cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.

5.6. Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng một khoảng d cho một ảnh S’ cách
gương một khoảng d’. So sánh d và d’.

A. d = d’

B. d > d’

C. d < d’

D. Không so sánh được vì ảnh là ảo, vật là thật.

5.7. Hai quả cầu nhỏ A và B được đặt trước một gương phẳng như hình 5.3. Đặt mắt
ở vị trí nào thì nhìn thấy ảnh của quả cầu này che khuất ảnh của quả cầu kia? Vẽ
hình.

5.8. Đặt một gương phẳng trước một vật như thế nào thì nhìn thấy ảnh lộn ngược so
với vật? Vẽ hình.

5.9. Hãy vẽ ảnh của chữ ÁT đặt trước gương phẳng như hình 5.4 . Ảnh thu được là
chữ gì?

5.10. Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng OM (hình 5.5). Khi cho gương
quay một góc 30o quanh O thì ảnh của S di chuyển trên đường nào? Đoạn ảnh OS
quay được một góc bằng bao nhiêu?

5.11. Một người đứng trước một gương phẳng đặt mắt tại M để quan sát ảnh của một
bức tường song song với gương ở phía sau lưng (hình 5.6 ).

a) Dùng hình vẽ xác định khoảng PQ trên tường mà người ấy quan sát được trong gương.
Nói rõ cách vẽ.

b) Nếu người ấy tiến lại gần gương hơn thì khoảng PQ sẽ biến đổi như thế nào ?

5.12. Một nguồn sáng S được đặt trước một gương phẳng (hình 5.7).

a) Xác định khoảng không gian cần đặt mắt để có thể quan sát thấy ảnh của S.

b) Nếu đưa S lại gần gương hơn thì khoảng không gian này sẽ biến đối như thế nào?
6. Bài tập 7: Gương cầu lồi
7.1. Câu phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi?

A. Không hứng được trên màn, nhỏ hơn vật.

B. Hứng được trên màn, nhỏ hơn vật.

C. Hứng được trên màn, bằng vật.


D. Không hứng được trên màn, nhỏ hơn vật.
7.2. Trên xe ô tô, người ta gắn gương cầu lồi để cho người lái xe quan sát các vật ở phía sau xe có lợi
gì hơn là gắn gương phẳng?

A. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi rõ hơn trong gương phẳng.

B. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn trong gương phẳng.

C. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

D. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.

7.3. Trò chơi ô chữ (hình 7.1).

Theo hàng ngang

1. Cái mà ta nhìn thấy trong gương phẳng.

2. Vật có mặt phản xạ hình cầu.

3. Hiện tượng xảy ra khi trái đất đi vào vùng bóng tối của Mặt Trăng.

4. Hiện tượng ánh sáng xảy ra khi gặp gương phẳng thì bị hắt lại theo một hướng xác định.

5. Điểm sáng mà ta nhìn thấy trên trời, ban đêm, trời quang mây. Từ hàng dọc trong ô in đậm là
từ gì?

7.4. Hãy tìm trong các đồ dùng ở nhà một vật có dạng giống gương cầu lồi. Đặt một vật trước gương
và quan sát ảnh của vật đó tạo bởi gương. Ảnh đó có độ lớn thay đổi thế nào khi ta đưa vật lại gần
gương?

7.5. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất nào sau đây?

A. Ảnh thật, bằng vật.

B. Ảnh ảo, bằng vật.

C. Ảnh ảo, các gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.
D. Không hứng được trên màn và bé hơn vật.

7.6. Chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lồi, ta thu được một chùm sáng phản xạ có
tính chất:

A. Song song

B. Hội tụ

C. Phân kì

D. Không truyền theo đường thẳng.

7.7. Đặt hai viên pin giống hệt nhau trước một gương cầu lồi và một gương phẳng. Kết luận nào sau
đây là đúng khi so sánh Kích thước ảnh của viên pin tạo bởi gương cầu lồi và gương phẳng?

A. Ảnh của gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh của gương phẳng.

B. Ảnh của gương cầu lồi bằng ảnh của gương phẳng.

C. Ảnh của gương cầu lồi lớn hơn ảnh của gương phẳng.

D. Không thể so sánh được.

7.8. Cho một điểm sáng S đặt trước một gương cầu lồi tâm O, bánh kính R. Coi phần mặt cầu nhỏ
quanh một điểm M trên mặt gương cầu như một gương phẳng nhỏ đặt vuông góc với bán kính OM
(hình 7.2).

a) Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng để vẽ ảnh của S tạo bởi gương cầu lồi. Nêu rõ cách vẽ.

b) Ảnh đó là ảnh gì? Ở gần hay xa gương hơn vật?

7.9. Dựa vào thí nghiệm ở hình 5.3 SGK, hãy đề xuất một phương án thí nghiệm để kiểm tra xem
ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi lớn hơn hay nhỏ hơn vật.
7.10. Đặt mắt tại một điểm M ở phía trước một gương cầu lồi tâm O, bán kính R. Áp dụng phép vẽ
như ở bài 7.8 để xác định vùng mà mắt có thể quan sát được trong gương.

7. Bài tập 8: Gương cầu lõm


8.1. Chuyện cũ kể lại rằng : Ngày xưa, nhà bác học Ác-si-mét đã dùng những gương
phẳng nhỏ sắp xếp thành hình một gương cầu lõm lớn tập trung ánh sáng Mặt Trời
để đốt cháy chiến thuyền quân giặc. Ác-si-mét đã dựa vào tính chất nào của gương
cầu lõm? Hãy vẽ sơ đồ bố trí một thí nghiệm để thực hiện ý tưởng nói trên của Ác-si-
mét bằng những gương phẳng nhỏ.

8.2. Tìm trong nhà một đồ dùng có tác dụng tương tự như một gương cầu lõm. Đặt một vật ở vị trí thích
hợp trước gương cầu lõm đó để nhìn thấy ảnh ảo của vật, di chuyển vật lại gần mặt gương, độ lớn của ảnh
thay đổi như thế nào ?

8.3. Hãy dùng lập luận để chứng tỏ rằng ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi luôn luôn bé hơn ảnh ảo
của vật đó tạo bởi gương cầu lõm.

8.4. Ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm có những tính chất nào dưới đây ?

A. Lớn bằng vật.

B. Lớn hơn vật.

C. Nhỏ hơn vật.

D. Nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương cầu lồi.

8.5. Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùn
tia phản xạ có tính chất nào dưới đây ?
A. Song song.

B. Hội tụ.

C. Phân kì.

D. Không truyền theo đường thẳng.

8.6. Vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin lại có thể chiếu sáng được xa hơn so với khi
không có pha đèn ?

A. Vì pha đèn phản xạ được ánh sáng.

B. Vì pha đèn có thể hội tụ ánh sáng tại một điểm ở xa.

C. Vì pha đèn làm cho ánh sáng mạnh thêm.

D. Vì pha đèn có thể tạo ra một chùm phản xạ song song.

8.7. Vì sao trên ô tô trên xe máy, người ta không gắn gương cầu lõm để cho người lái
xe quan sát ảnh ảo của các vật ở phía sau xe ?

A. Vì ảnh không rõ nét.

B. Vì vật phải để rất gần gương mới cho ảnh ảo.

C. Vì ảnh ảo nhỏ hơn vật nhiều lần.

D. Vì ảnh ảo nằm xa gương ở phía sau mắt.

8.7. Trong ba loại gương (gương cầu lồi, gương phẳng, gương cầu lõm), gương nào
cho ảnh ảo của cùng một vật lớn hơn ? Xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải.
A. Gương phẳng, gương cầu lõm, gương cầu lồi.

B. Gương cầu lõm, gương cầu lồi, gương phẳng.

C. Gương cầu lõm, gương phẳng, gương cầu lồi.

D. Gương cầu lồi, gương phẳng, gương cầu lõm.


Chương II. ÂM HỌC

You might also like