Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

THẬT BẤT NGỜ KHI BẠN CÓ ĐẾN 12 GIÁC QUAN

Cảnh báo về những điều thú vị sắp tới ! Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng cảm giác an toàn, sự tự do, sự hài
hòa và cân bằng bên trong con người…đều do các giác quan mang lại.
--------------------------------------------------------------
Một trong những điều kỳ diệu nhất của Rudolf Steiner là sự mô tả của ông về sự tồn tại của 12 giác quan.
Ở trong ảnh đầu tiên danh sách 12 giác quan của Rudolf Steiner.
Theo Steiner, mỗi người chúng ta đều có 12 giác quan, nhưng không phải giác quan nào cũng được phát
triển cân bằng. Chúng ta thấy nhiều trẻ có những hành vi chống đối hoặc thách thức, thực ra đều xuất phát
từ sự mất cân bằng của 12 giác quan này.
Một giác quan nào đó phát triển “quá độ” thì không có nghĩa là giác quan đó phát triển tốt, đặc biệt hơn
người khác. Điều đó có nghĩa rằng giác quan đó của trẻ bị kích thích quá nhiều. Khi giác quan bị “quá
độ” thì chúng ta trở nên phòng vệ một cách vô ý thức.
Ngược lại với “quá độ” là “không đủ” hay “bị thiếu”. “Không đủ” không có nghĩa là không có sở trường
gì đó, mà nó có nghĩa là trẻ không có đủ trải nghiệm về giác quan này. Khi nói một giác quan nào đó của
trẻ “không đủ” thì có nghĩa là trẻ đang đi tìm nhiều hơn sự kích thích về giác quan đó.
Tìm hiểu về 12 giác quan sẽ nâng cao mức độ hiểu biết của bạn, đặc biệt là khi làm việc với trẻ em.
Không chỉ trong giáo dục Steiner mà bạn có thể áp dụng cho trẻ trong mọi hoạt động của cuô ̣c số ng.
Trong phần I của chuỗi bài viết “12 giác quan”, chúng ta sẽ tìm hiều về 4 giác quan đầu tiên, hay còn gọi
là giác quan vật lý – những giác quan nằm bên trong con người, và cũng là những giác quan về ý chí.
✪1. XÚC GIÁC ✪
Khi chạm vào cái gì đó thì những gì chúng ta trải nghiệm là cảm giác của chính bản thân mình. Mỗi một
bộ phận cơ thể đều có một lớp da bao xung quanh. Dưới lớp da này có những bộ phận cảm giác, khi bộ
phận này tiếp xúc với những thứ nằm ngoài da chúng sẽ có phản ứng. Mỗi khi chúng ta sờ vào vật gì đó,
thậm chí là cơ thể mình, chúng ta sẽ cảm nhận được cơ thể mình, thấy rằng mình đang ở đây. Xúc giác sẽ
khiến chúng ta cảm nhận được giới hạn. Chúng ta biết được rằng mình đang sống trong lớp da đó, vì vậy
chúng ta mới có cảm giác an toàn. Các trải nghiệm này là phản ứng từ bên trong của chúng ta với một quá
trình ở bên ngoài.
Có một vài trẻ gặp vấn đề về giới hạn này, do đó trẻ không có cảm giác an toàn rằng mình đang ở đây.
Cảm giác an toàn này nói với chúng ta rằng những gì nằm ở dưới da mới là của mình, còn những vật nằm
ngoài da như quần áo, nhẫn…. đều không phải là của mình.
Một lần nữa xin nhắc lại xúc giác nằm trong da của chúng ta, xúc giác đem lại cho chúng ta cảm nhận
Giới Hạn và cảm giác An Toàn.
✰Các yếu tố phát triển xúc giác:
✔Từ trong bụng mẹ, khoảng tuần thứ 9 trong thai kỳ bé đã phát triển xúc giác. Khi được sinh ra, mẹ cho
bé bú, tiếp xúc da, ôm ấp, mát xa, vuốt ve, vỗ về …sẽ giúp trẻ phát triển xúc giác.
✔Các tác động môi trường như ánh nắng mặt trời, mưa, gió v.v…
✔Các “Giới Hạn” vật lý như ga phủ giường, túi ngủ, chăn quấn trẻ em…
✔Các chất liệu của quần áo hay các nguyên vật liệu từ môi trường.
✔Các công việc trong gia đình và làm vườn
✔Sự chuyển động, lăn, bò, đi chân trần
✔Các hoạt động: nấu ăn, làm bánh mì, nặn đất sét, chơi cát ...
✰Xúc giác phát triển “quá độ”
Bạn A chạm vào người bạn B, bên B kêu: “ôi đau quá”, bạn A ngạc nhiên nói : “mình có đánh bạn đâu”,
nhưng với bạn B thì chỉ chạm nhẹ như thế đã đau rồi.
Với một bạn “quá độ” về xúc giác thì “nhẹ” như thế đã là “rất đau” rồi, còn với một bạn xúc giác “không
đủ” thì không hề cảm thấy đau, mà bạn ấy còn cần phải chạm mạnh hơn, nhiều hơn. Một trẻ có xúc giác
quá độ, trẻ sẽ thu mình lại.
Trong trường mầm non, các bạn này sẽ hay ở góc tường, đứng sát tường hoặc là sẽ bám lấy cô giáo, chỉ
có như thế mới khiến bạn ấy có cảm giác an toàn. Các bạn này thường thấy khó tham gia vào giờ vòng
tròn (một hoạt động đặc trưng của giáo dục Steiner - ảnh số 6-7). Bởi vì các bạn thích có khoảng cách với
những bạn khác, nhưng trong giờ vòng tròn lại đứng sát vào người các bạn khác nên trẻ thường chọn giải
pháp đến gần cô giáo.
Thấy như vậy, cô giáo nên để cho các bạn đứng gần mình, nếu không các bạn sẽ bị căng thẳng, lo lắng,
dẫn đến dễ cắn móng tay, tè ra quần.
✰Xúc giác phát triển "không đủ":
Chúng ta thấy nhiều trẻ hay nhảy, nằm lên người những bạn khác, thậm chí đôi khi chúng ta thấy như trẻ
đang có hành vi “giao cấu”, nhưng thực ra không phải như vậy, mà là các bạn đó đang tìm kiếm sự kích
thích về xúc giác nhiều hơn. Chúng ta thường cho rằng những bạn xúc giác phát triển không đủ rất khó
chịu, vì các bạn hay đi trêu ghẹo, đâm vào người hay đi trêu các bạn khác.
Có thể thống kê ra một số biểu hiện như sau :
✔Trẻ đưa mọi thứ vào miệng quá trễ lúc còn bé, chậm mút ngón tay cái. (Trẻ nhỏ có xu hướng đưa mọi
thứ vào miệng, đó chính là lúc trẻ phát triển xúc giác)
✔Liên tục tự sờ vào bản thân hay người khác - hoặc tránh sờ chạm
✔Luôn cảm thấy căng thẳng, bất an, bồn chồn, đứng ngồi không yên
✔Thiếu cảm giác đau
✔Thiếu sự đồng cảm
Khi xúc giác phát triển không đủ, trẻ hay có xu hướng xô vào người bạn khác, bụng trẻ thường hướng
xuống phía dưới, bởi vì trẻ không thể đứng thẳng lên được nên phải tì bụng xuống. Giải pháp là trong giờ
kể chuyện có thể để trên đùi trẻ một bao cát nhỏ hay một búp bê cát hoặc mặc một chiếc áo nặng một chút
để trẻ có thể ngồi yên được. Do xúc giác phát triển không đủ nên trẻ sẽ không có cảm giác về "Giới Hạn"
tốt, vì thế trẻ sẽ dựa vào cái gì đó để cảm nhận giới hạn của mình.
✰Một số tác động của việc xúc giác không đủ có thể gây ra:
✔Thiếu tự tin
✔Khó tự kiểm soát
✔Có hành vi hung hăng
✔ADHD (hội chứng tăng động giảm chú ý)
✿---------------✿---------------✿---------------✿
✪2.GIÁC QUAN SINH MỆNH (hay còn gọi là Giác quan sức khỏe)✪
Thông thường chúng ta chỉ trở nên ý thức về giác quan sinh mệnh khi chúng ta cảm thấy hoặc bị tổn
thương hay không được khỏe. Nếu chúng ta khỏe mạnh bình thường, chúng ta sẽ không cảm nhận được
giác quan này.
Giác quan sinh mệnh cho chúng ta thấy trạng thái của chúng ta như thế nào, chúng ta đang cần gì? Chúng
ta có khỏe hay không? Có đói, khát hay đau không? Cũng có một vài nơi người ta gọi đây là giác quan
sinh tồn, vì giác quan này cho chúng ta biết khi nào chúng ta cần ăn, cần uống, cần ngủ. Mỗi sáng khi
thức dậy có lúc chúng ta thấy mình đã ngủ đủ rồi, nhưng cũng có lúc chúng ta thấy vẫn còn mệt, chưa ngủ
đủ. Đó chính là giác quan sinh mệnh đang nói với chúng ta.
Trước khi uống nước chúng ta thử cảm nhận miệng của mình trước, khi khát uống một ngụm nước, rồi
cảm nhận lại miệng của mình. Giác quan sinh mệnh nói với rằng, miệng khô, chúng ta cần uống nước.
Khi ta cảm thấy bình thường mọi thứ đều đang ở trật tự của nó, tất cả các nội tạng trong cơ thể đều được
sử dụng một cách hài hòa, khi ta thấy đói, lạnh, mệt thì giác quan sinh mệnh sẽ cho ta biết rằng ta đang
mất đi trật tự này.
Cơ quan thể hiện giác quan sinh mệnh là: hệ thống thần kinh tự chủ (đặc biệt là hệ thống thần kinh giao
cảm).
✰Phát triển giác quan sinh mê ̣nh
✔Chú ý nhịp điệu sinh hoa ̣t, quy trin
̀ h trong cuô ̣c số ng hàng ngày, cũng như giấ c ngủ.
✔Số ng trong môi trường tích cực, vượt qua những thách thức, vươ ̣t qua mê ̣t mỏi về thể chấ t và bê ̣nh tâ ̣t.
✔Không có áp lực thời gian
✔Dinh dưỡng tốt và chăm sóc bản thân
✔Tập thể dục
✔Chơi đất sét, ve.̃ ..
✰Giác quan sinh mệnh phát triển "quá độ":
Trẻ sẽ hay phàn nàn về việc bị đau, có khả năng chịu đau kém. Và khi có bất kì một loại giác quan nào bị
mất cân bằng đều ảnh hưởng đến giác quan sinh mệnh. Ví dụ khi trời lạnh thì giác quan nhiệt độ của trẻ
cũng bị ảnh hưởng và ảnh hưởng đến giác quan sinh mệnh. Khi trẻ bị đói, khát hay làm đau mình, chúng
ta hay nói với trẻ rằng rồi sẽ ổn thôi, không sao đâu, nhưng với trẻ thì không phải như vậy. Chúng ta nên
nói với trẻ rằng : mẹ biết là con rất đau, nhưng sẽ không sao con ạ, lát nữa sẽ hết thôi. Rồi chúng ta có thể
giao cho trẻ một việc nhỏ nào đó nhờ trẻ giúp đỡ để trẻ quên đi việc này. Tuyê ̣t đố i không nên nói với trẻ
rằng : chẳng đau đâu.
✰Giác quan sinh mệnh phát triển không đủ:
Trẻ sẽ không thấy có hứng thú với bất kì việc gì, vật gì. Giới hạn về sự đau đớn tương đối cao. Thâ ̣m chí
có một cậu bé khi bị dao cắt vào tay đến tận xương rồi mà cậu vẫn không cảm thấy đau. Cậu bé chỉ thấy
bị chảy máu. Hoặc cậu có thể để ngón tay trên ngọn nến đốt có mùi thịt khét mà không biết đau, không
biết bỏng. Những bé có giác quan sinh mệnh phát triển không đủ rất nguy hiểm, bởi vì hệ thống cảnh giác
của trẻ hoạt động không tốt, và trẻ rất khó để tìm kiếm sự kích thích về giác quan đó.
Có thể thố ng kê mô ̣t số biể u hiê ̣n sau :
✔Bơ phờ, toàn bộ cơ thể yế u ớt, mệt mỏi
✔Trông nhợt nhạt, tay chân lạnh
✔Có các vấn đề về giấ c ngủ,viê ̣c ăn
✔Sự thiếu hiểu biết
✰Một số tác động của việc giác quan sinh mê ̣nh không đủ có thể gây ra:
✔Nỗi sợ hãi, bệnh rối loạn lo âu (có đặc điểm là có những sợ hãi kỳ lạ hoặc quá mức về một thứ nào đấy
như sợ đi học, sợ bóng tối, sợ những đồ vật hình tròn…)
✔Hội chứng "Sự khủng hoảng ý nghĩa cuộc sống" (existential crisis - khi người ta bỗng trăn trở về mục
đích tồn tại của mình, và cảm thấy nhỏ bé, vô dụng, hoang mang. Nó là kết quả cho sự thiếu định hướng
rõ ràng, thường ở giai đoạn chuyển tiếp như khi sắp vào đại học, gần tốt nghiệp, hoặc chuyển nghề, khi
con người bắt đầu tự hỏi mình thực sự muốn gì trong cuộc sống)
✔Tắc nghẽn trí tuệ
✔Ăn uống vô độ hoă ̣c biếng ăn, Bệnh tưởng (đôi khi còn gọi là triệu chứng lo lắng quá mức cho sức
khỏe, chỉ sự lo sợ hay quan tâm quá mức đến việc bị mắc bệnh nặng)
✿---------------✿---------------✿---------------✿
✪3.GIÁC QUAN VẬN ĐỘNG (hay còn gọi là vận động tự thân)✪
Khi cơ thể di chuyể n, ta cảm thấ y đươ ̣c điề u đó. Giác quan vâ ̣n đô ̣ng tác động đến hệ thống cơ của chúng
ta, bao gồm cả các dây thần kinh có liên quan đến cơ bắp, được gọi là hệ thần kinh ngoại vi, nó cho chúng
ta biết mối quan hệ của Cơ thể và Chúng ta là như thế nào? Khi một người không vận động đủ thì sẽ khó
khăn hơn để cảm thấy thoải mái trong đời số ng tâm hồn.
Haỹ quan sát một em bé sơ sinh, ban đầu bé không khống chế được các động tác của cơ thể, bé sẽ phát
triển dần dần từ trên xuống dưới, từ mắt, mũi, miệng, cổ đế n tay. Sự phát triển này ngày càng tỉ mỉ. Ví dụ
khi chúng ta muốn cầm một cái bút lên, thì từ khi có ý nghĩ đó, sau đó 3-4 giây tay chúng ta sẽ cầm bút
lên. Hoặc khi chúng ta muốn uống nước, thì tay chúng ta cầm sẽ khác với cách cầm một chiếc bút, chúng
ta sẽ không dùng động tác cầm bút để cầm cốc. Như vậy, giác quan vận động này không những cho
chúng ta thấy cốc ở đâu, mà còn giúp chúng ta có kế hoạch rõ ràng về vận động của chiếc cốc đó là đưa
lại gần chúng ta.
Haỹ thử nghĩ đến những em bé hay động chân động tay ở trường mẫu giáo. Chúng ta biết rằng các em
không phải là em bé hư, không phải có vấn đề về não, chỉ là giác quan vận động của các em có vấn đề.
Nếu chúng ta nhìn ra vấn đề đồng thời nhận thấy rằng giác quan vận động của các em chưa được phát
triển hoàn toàn thì lúc này chúng ta sẽ biết cầ n phải làm gì.
✰Phát triển giác quan vâ ̣n đô ̣ng
✔Di chuyển, các trò chơi vận động, thể thao, nhảy lò cò, chơi thăng bằng, múa, diễn kịch v.v...
✔Các hoa ̣t đô ̣ng thủ công, nghệ thuật, điêu khắc, vẽ, may, đan lát, thắ t dây, thắ t nút, chơi nha ̣c cu ̣, xế p
khố i v.v...
✰Giác quan vận động bị "quá độ":
Biểu hiện là trong giờ vòng tròn (các hoa ̣t đô ̣ng của chuyể n đô ̣ng và cử chỉ), các ba ̣n này sẽ thường làm
các động tác nhỏ và rất đẹp, thường có xu hướng tránh làm những động tác lớn, mạnh mẽ. Do đó khi các
bạn làm các động tác nhỏ thì chúng ta nên quan sát các bạn một cách cẩn thận, rồi cổ vũ để các bạn có
cảm giác miǹ h có thể làm được những động tác mạnh mẽ hơn, nhưng cũng phải từ từ từng chút một.
✰Giác quan vận động "không đủ"
Trẻ thường chơi xích đu với biên độ lớn, hoặc trượt cầu trượt từ những nơi rất cao xuống. trẻ đi tìm sự
kích thích về giác quan mà những vận động thô đó đem lại. Trẻ không thể chịu đựng được những vận
động tinh hoặc những động tác nhỏ trong giờ vòng tròn, bởi vì trẻ cần đến kích thích nhiều hơn, những
động tác mạnh hơn. Với những trẻ như này, chúng ta cần giao cho trẻ những công việc nặng một chút, ví
dụ cho trẻ xếp đồ lên xe đẩy để đẩy đến nơi khác, cho trẻ cầm cuốc xẻng làm vườn…
Chúng ta cần phải cho trẻ những ấn tượng về sự kích thích giác quan này. Chúng ta đều biết những trẻ
này sẽ phá rối trong giờ kể chuyện hoặc giờ vòng tròn, bởi vì trẻ khát khao cần được nhiều hơn thế.
Mô ̣t số biể u hiê ̣n có thể thố ng kê như sau :
✔Trẻ luôn cảm thấ y bất ổn, không an tòan khi vận động, các vấn đề về điều phối
✔Bị cứng, chuyển động như cái máy, ít có biểu hiện, cử chỉ trên khuôn mặt
✔Phát âm kém
✔Nó cũng thường ảnh hưởng đến cảm giác cân bằng. Do đó chúng ta có thể cho trẻ một vài hoạt động để
cân bằng bản thân, hoặc những việc hơi nặng một chút để trẻ cảm nhận được cơ thể mình.
✰Điều này có thể dẫn đến: Khó bắt chước, khó khăn ho ̣c tâ ̣p, giảm nhâ ̣n thức không gian hoă ̣c bướng
̣ sự.
̉ h, bấ t lich
bin
✿---------------✿---------------✿---------------✿
✪4. GIÁC QUAN THẲNG BẰNG ✪
Giác quan này cho chúng ta thấy mối quan hệ giữa cơ thể chúng ta với thế giới bên ngoài như thế nào. Bô ̣
phận cơ thể chúng ta biểu hiện cho giác quan này là phần bên trong ống tai. Cơ quan này vừa có tính đất,
tính gió, tính nước. Sự tác động của 3 tính chất này có thể giúp chúng ta đứng được trong cơ thể của
chúng ta, đứng được trong thế giới xung quanh chúng ta.
Ba giác quan phía trên thì liên hệ trực tiếp với cơ thể của chúng ta, giác quan thăng bằng bắt đầu liên kết
cơ thể chúng ta với thế giới xung quanh. Đây cũng là cánh cửa giữa giác quan vâ ̣t lý với bố n giác quan
tiế p theo - sẽ đươ ̣c trình bày ở phầ n II (go ̣i là nhóm giác quan xã hô ̣i)
Bốn giác quan trên đây còn gọi là giác quan cơ thể. Các giác quan này liên kết với cơ thể chúng ta, và
phát triển trong giai đoạn 0-7 tuổi. Các giác quan này cần chúng ta phát triển mỗi ngày.
✰Các yế u tố phát triể n giác quan thăng bằ ng :
✔Vui chơi ở sân chơi đu quay, ván bập bênh, cà kheo, nhảy cao, nhảy lò cò, đi xe đạp, giữ thăng bằng,
nhảy múa v.v...
✔Tất cả các trò chơi xây tháp
✔Chơi các trò sử dụng một tay, một mắt, một chân
✔Số ng trong môi trường và con người nồng hậu, đáng tin cậy, an toàn, yêu thương
✰Giác quan thăng bằng quá độ:
Biể u hiện trẻ sẽ tránh chơi xích đu, trẻ dễ bị say xe, cũng có khi sẽ gặp những vấn đề về tiêu hóa, bởi vì
chỉ một vài vận động nhỏ cũng có thể làm cho trẻ mất cân bằng, trẻ đều cảm thấy khó chịu. Vì thế chúng
ta không nên cho rằng trẻ khó tính, chúng ta cần phải quan sát xem trẻ vận động như thế nào, rồi cổ vũ trẻ
từng chút một để trẻ làm được nhiều hơn thế.
✰Giác quan thăng bằng không đủ : cũng giố ng như giác quan vâ ̣n đô ̣ng không đủ, trẻ thường chơi xích
đu với biên độ lớn, hoặc trượt cầu trượt từ những nơi rất cao xuố ng.
Mô ̣t số biể u hiê ̣n khác như
✔Không bình tĩnh, bị giằng xé bên trong nội tâm
✔Khó khăn trong ra quyết định
✔Khó nghe hoặc đọc to
✔Đi bộ ngược khó khăn
✰Điều này có thể dẫn đến:
✔Mất cân bằng cảm xúc
✔Chứng khó đọc
✔Borderline Personality Disorder (Ngọc trai) Nó là một căn bệnh phức tạp và khó hiểu. Những người có
rối loạn nhân cách ranh giới có thể có những tâm trạng không ổn định, sự phức tạp của các mối quan hệ
giữa các cá nhân, lòng tự trọng và hành vi. Họ thường hành động bốc đồng.
✔Rối loạn lưỡng cực (hưng-trầm cảm) là một loại bệnh lý tâm thần khá thường gặp trong xã hội hiện đại.
Biểu hiện đặc trưng thường thấy của bệnh là sự thay đổi rõ rệt tâm trạng, cảm xúc, hành vi cũng như năng
lực cá nhân
✪5.KHỨU GIÁC ✪
Cơ quan nội tạng: mũi
Chúng ta ngửi những gì đến với ta qua không khí, khứu giác phụ thuộc vào không khí, và muốn ngửi
được mùi thì phải dùng mũi để ngửi. Một bé sơ sinh sẽ không dùng mũi để ngửi, trẻ sẽ không ngửi như
chúng ta. Nếu chúng ta cho một bé chưa đến 3 tuổi ngửi thì bé sẽ ngửi như thế nào? Bé sẽ dùng lỗ mũi để
thổi khí, hoặc để thổi đồ. Muốn ngửi được mùi chúng ta cần phải hít vào, vậy bé ngửi thấy gì: ngửi thấy
những mùi xung quanh. Vậy thì các giác quan cấp trung không cho chúng ta thấy cơ thể của chúng ta, mà
cho chúng ta thấy thế giới xung quanh chúng ta.
Ấn tượng về khứu giác diễn ra rất nhanh chóng. Rất rõ ràng rằng chúng ta ngửi thức ăn, chúng ta cũng có
thể ngửi thấy mùi tuyết, mùi nắng, mùi gió, mùi của bốn mùa. Chúng ta hãy thử nghĩ xem những em bé
sống ở thành phố sẽ ngửi thấy mùi gì? Mùi xăng, mùi thuốc lá, mùi nước hoa, rất nhiều mùi hương nhân
tạo. Chúng ta nên trẻ trở về thiên nhiên, cho trẻ ngửi các mùi thiên nhiên, tự nhiên để phát triển khứu giác
của trẻ. Khứu giác mang đến cho chúng ta sự nhận thức rõ ràng, và cũng giúp chúng ta khỏe mạnh. Ví dụ
khi chúng ta mở tủ lạnh ra, chúng ta thường xem xem là đồ trong tủ lạnh có bị hỏng không vẫn còn tươi.
Vậy thì ý nghĩa sâu xa của khứu giác đó là giúp chúng ta phân biệt được tốt, xấu.
Khứu giác mang lại cảm giác mạnh mẽ về sự đồng cảm hoặc ác cảm, và mang tính rất chủ quan. Đây
chính là giác quan về đạo đức. Vậy thì cho dù nhà của bạn nằm trong thành phố, nhưng bạn vẫn nên đảm
bảo rằng môi trường xung quanh có thiên nhiên, để trẻ có thể sờ, ngửi thấy mùi tự nhiên. Có thể trồng cây
hoặc cỏ trong vườn. chúng ta đặt nền móng cho đạo đức bên trong đứa trẻ là vô cùng quan trọng và cần
thiết.
✰Phát triển tích cực khứu giác thông qua:
✔Môi trường sạch sẽ, hợp vệ sinh, văn minh
✔Không hút thuốc trong môi trường, tránh mùi không thật như nước hoa v.v...
✔Ngửi các loại gia vị, hoa, thực phẩm
✔Vệ sinh mũi sạch sẽ.
✰Khứu giác phát triển quá độ:
Trẻ thường biểu hiện: “Ôi, mùi khó chịu quá” ,rồi trẻ sẽ bịt mũi lại. Trẻ nhạy cảm với mọi loại mùi. Ví dụ
bạn bên cạnh ợ hơi, trẻ cũng có thể muốn nôn rồi. Với những bạn này chúng ta nên cho các bạn tham gia
vào việc nấu ăn cùng mẹ, dùng những mùi tự nhiên để phát triển khứu giác.
✰Khứu giác phát triển không đủ:
Trẻ thích ợ hơi hoặc xì hơi, trẻ thường thích những kích thích cảm giác kiểu như này.
✿---------------✿---------------✿---------------✿
✪6. VỊ GIÁC ✪
Chúng ta nếm những gì mình đưa vào cơ thể bằng vị giác. Vị giác có liên quan đến thức ăn đồng thời
cũng liên quan đến khứu giác. Vị giác không chỉ “đi vào” như khứu giác mà ta phải cố gắng nếm một
cách thực chất. Vị giác có hai mặt khách quan và chủ quan Vị giác có thể khách quan khi liên quan đến
những thứ như vị ngọt, chua, đắng, v.v... Sau đó, là mặt chủ quan của vị giác, đó là việc quyết định liệu
chúng ta có thích một cái gì đó hay không.
Con người đưa một chất vào cơ thể của mình, đầu tiên là nếm vị nó, nhưng cảm giác đó sẽ nhanh chóng
qua đi. Một khi chất đó đã được đi vào đường tiêu hóa, một cách vô thức vị giác vẫn tiếp tục khắp toàn bộ
đường tiêu hóa. Trải nghiệm về mùi và vị tràn ngập toàn bộ con người, những trải ngjiệm này được tiếp
tục ở bên trong. Điều này có nghĩa rằng việc “tiêu hóa” không thể chỉ đơn thuần mô tả từ một quan điểm
hóa học.
Vị giác có liên quan đến chất lỏng trong miệng chúng ta. Mỗi khi chúng ta ăn thức ăn như táo, lạc….
chúng ta đều phải cho thức ăn vào miệng để nhai, lúc này thế giới bên ngoài và bên trong của chúng ta
gặp nhau tại khoang miệng. Tuy nhiên, có rất nhiều trẻ không làm được điều này, có nhiều trẻ không tiêu
hóa được.
Ngày nay chúng ta đang hấp thu những thói quen ăn uống xấu của phương tây như ăn đồ ăn nhanh, vậy
thì lý tưởng nhất đó là chúng ta chuẩn bị đồ ăn cho trẻ. Ở trường mầm non nếu trong lúc chuẩn bị đồ ăn,
trẻ ngửi thấy mùi thức ăn thì dung dịch trong dạ dày trẻ bắt đầu hoạt động để chuẩn bị tiêu hóa thức ăn.
Khi các cô nhà bếp bắt đầu nấu ăn, trẻ ngửi thấy mùi thức ăn sẽ nói “Ôi con đói rồi ạ” mặc dù chưa đến
giờ ăn cơm. Lúc này chúng ta cần biết rằng vị giác và khứu giác của trẻ đã được đánh thức bởi giác quan
sinh mệnh. Với một vài trẻ chúng ta có thể để trẻ cùng chuẩn bị đồ ăn, nhưng cũng có những trẻ không
thể chờ đợi được thì bạn có thể đưa cho trẻ một vài quả khô ăn tạm trước.
Như vậy chúng ta cần phải nhận biết được rằng phản ứng của trẻ khi ngửi thấy mùi thức ăn là như thế
nào, và cũng phải đáp ứng một phần phản ứng của trẻ. Ở một vài trường mầm non cứ đến 11h30 là trẻ
đều trở nên nghịch ngợm, lúc này trẻ biết sắp đến giờ ăn rồi, não đã có những phản ứng có điều kiện, bạn
không nên trách cứ những hành vi của trẻ lúc này.Chúng ta nên nghĩ xem nhu cầu của trẻ là gì và nên đáp
ứng lại nhu cầu đó. Hành vi của trẻ là những tín hiệu giúp chúng ta hiểu được chuyện gì đang xảy ra với
trẻ.
✰Các yếu tố phát triển vị giác
✔Trải nghiệm các vị khác nhau
✔Chất lượng thực phẩm tốt
✔Môi trường ăn uống có văn hóa : phòng, thời gian, nhịp điệu, các nghi lễ khi ăn.
✔Học cách thưởng thức bữa ăn – chúng có đáp ứng tính thẩm mỹ không?
✔Ăn với một thái độ hòa nhã, bình tĩnh và tôn kính.
✰Vị giác phát triển quá độ:
Những bạn này sẽ ăn ít, và ăn ít các loại thức ăn. Với những bạn khoảng 5 tuổi, thường có hiện tượng khó
ăn, phạm vi những thức ăn có thể lựa chọn được rất ít, có khi chỉ thích ăn một loại. Đó là do vị giác của
trẻ nhạy cảm quá độ, nên trẻ chỉ chịu được một vài loại thức ăn trong phạm vi nhất định.
Những trẻ có vị giác hoặc khứu giác nhạy cảm thường trở thành đầu bếp hoặc người thử rượu rất tốt.
✰Vị giác phát triển không đủ:
Trẻ thường ăn không ngừng, mặc dù có thể là trẻ không thích lắm những thức ăn đó, thậm chí cũng không
biết mình đang ăn gì, nhưng vẫn cứ ăn liên mồm. Với những trẻ như này, chúng ta nên cho trẻ tham gia
vào quá trình nấu nướng, chuẩn bị bữa ăn để kích thích vị giác của trẻ.
✿---------------✿---------------✿---------------✿
✪7. THỊ GIÁC ✪
Cơ quan nội tạng tương ứng: mắt.
Chúng ta nhìn thấy màu sắc, ánh sáng, khoảng cách, chuyển động và hình dạng của bất kỳ đối tượng nào
có ánh sáng chiếu vào. Chúng ta thấy cấu trúc và cảm nhận được các thành phần bên trong của vật đó.
Thị giác có một đặc tính giao tiếp mạnh mẽ. Khi ta nhìn, ta thấy những thứ mà mình đang tìm kiếm, cho
dù bản thân có quan tâm hay không. Khi mắt gặp nhau chúng trở thành các cửa sổ tâm hồn, bởi vì chúng
nói lên nhiều điều hơn so với những gì ta nhìn thấy. Chúng ta cũng có thể nhắm mắt của mình lại, khi
chúng ta muốn giữ lại sự riêng tư hoặc khi mệt mỏi. Đôi mắt trực tiếp đại diện cho tâm hồn con người.
Do đó chúng ta phải có ý thức để ánh sáng tràn vào nhà, tràn vào lớp học ở trong trường mầm non. Buổi
tối chúng ta kéo rèm vào thì sáng sớm kéo rèm ra cho ánh sáng ngập tràn mắt trẻ, vào tâm hồn trẻ.Vào giờ
ngủ trưa chúng ta có thể kéo rèm vào để giảm ánh sáng, và cũng là để trẻ hòa vào hoạt động nội tại của
mình. Màu sắc là sự trộn lẫn giữa ánh sáng và bóng tối. Trong trường mầm non chúng ta thường dùng
những màu sắc hiền hòa, do đó ở độ tuổi mầm non trẻ sẽ không bị quá nhiều kích thích về màu sắc, khi
lớn lên trẻ sẽ có khả năng thích ứng với nhiều màu sắc rực rỡ hơn.
Mỗi một giác quan vừa giúp chúng ta cảm nhận được thế giới bên ngoài, đồng thời cũng đem lại cho
chúng ta những phẩm chất nội tại. Mỗi ngày chúng ta thấy rất nhiều hình ảnh, nhưng chúng ta hầu như
không kết nối với những gì chúng ta đã thấy. Rất ít hình ảnh được kết nối với chúng ta trước khi chúng bị
suy yếu đi về cường độ. Càng bị tấn công dồn dập với những hình ảnh thú vị, chúng ta càng ít quan sát
hơn; càng ít nhớ đến hình ảnh hơn.
Thị giác cũng có trung tâm, ví dụ như trẻ con hay tập trung vào một điểm nào đó, nhìn vào một chi tiết
nào đó trên người trẻ. Trẻ có thể quan sát những chi tiết nhỏ, từ những chi tiết nhỏ này phát triển thành
việc trẻ sẽ quan sát thế giới xung quanh mình. Trẻ nhìn thấy đầu tiên là mắt và mặt, sau đó trẻ bắt đầu
quan sát tay của mình, sau đó trẻ bắt đầu dùng tay để nắm lấy những vật xung quanh mình. Do đó trẻ nhỏ
từ việc quan sát tỉ mỉ, chi tiết đến khi lớn lên mới có sự nghiệp lớn hơn của mình.
Ngày xưa hay thậm chí là bây giờ vẫn còn những người nông dân quan sát được khoảng cách xa, họ có
thể nhìn từ khoảng cách xa về thời tiết hôm đó. Trước khi trời mưa họ đã thấy mây đen ùn ùn kéo đến,
nhưng dần dần khoảng từ 50-100 năm trước đây khi chúng ta bước vào cuộc sống thành thị, tầm nhìn của
chúng ta không còn được xa như vậy nữa rồi. Rồi đến khi có ti vi, thì tầm nhìn của chúng ta chỉ khoảng
trong tầm 3m. Chúng ta đã mất đi khả năng nhìn xa, chúng ta chỉ nhìn trong tầm nhìn gần, thật đáng sợ
biết bao!
Làm thế nào để giúp cho trẻ thoát khỏi những khó khăn này không? Hãy bắt đầu từ chính bản thân chúng
ta, trong các trường mẫu giáo ko nên có wifi vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Người lớn cũng nên
tránh không dùng điện thoại, mỗi khi ở cạnh trẻ mà bạn dùng điện thoại thì tương đương với việc bạn nói
với trẻ rằng “điện thoại quan trọng hơn con”. Bạn và con mình dễ bị nghiện điện thoại và nó ảnh hưởng
rất nhiều đến não, thị lực …. Vậy thì nhiệm vụ ở trường mầm non đó là đánh thức thị lực của trẻ, tăng khả
năng quan sát của trẻ với những sự vật xung quanh. Khi bạn kể chuyện bằng rối ( một hình thức kể
chuyện trong trường Steiner), trẻ đang được thưởng thức những gì đẹp nhất để phát triển thị giác.
✰Các yếu tố phát triển thị giác
Khi ở trong bụng mẹ , em bé đã có phản ứng với ánh sáng. Sau khi sinh ra, thị giác trở nên rõ ràng trong
vùng lân cận và toàn bộ não hoạt động cho hành động nhìn. Sau 3-4 tháng thị giác được phát triển đầy đủ.
Phát triển tích cực thông qua:
✔Nhìn thấy những điều tốt đẹp và nhìn khỏang cách xa
✔Hãy chú ý của cường độ ánh sáng
✔Tiếp xúc hạn chế hoặc không tiếp xúc với màn hình điện tử.
✔Quan sát và thu nhận mọi thứ từ tự nhiên, thực vật, động vật, con người, thời tiết, sự phân biệt màu sắc.
✔Thường xuyên thư giãn mắt
✰Thị giác phát triển quá độ:
Có một ví dụ về bé trai có thị giác nhạy cảm, chỉ thích màu hồng, chỉ thích những màu lạnh. Giờ ông ấy
là một nghệ nhân về kính, ông có thể dùng những màu sắc rất đẹp để làm kính. Nhưng ông không vẽ
tranh, chỉ dùng một chút màu xanh, màu tím hoặc những màu nhạt chấm trên giấy là cảm thấy đủ rồi. Đối
với ông thì vẽ cả một bức tranh vô cùng khó. Cũng có những người có biểu hiện muốn ngồi xa ánh sáng
để nghe giảng, bởi vì họ nhạy cảm với ánh sáng, họ sẽ thường đội mũ, quàng khăn…để tránh ánh sáng.
✰Thị giác phát triển không đủ:
Trẻ sẽ không để ý thấy sự vật và sự việc, hoặc không để ý đến sự thay đổi của thời tiết. Những trẻ này
thường không thích mặc nhiều quần áo, hay cởi bớt quần áo ra. Mùa đông ngày nào chúng ta cũng cần
phải nhắc trẻ đội mũ quàng khăn. Cho đến khi mùa đông kết thúc, trẻ học được cách đội mũ quàng khăn
rồi thì mùa xuân đến, chúng ta bảo trẻ là chúng ta không phải đội mũ nữa, nhưng trẻ sẽ bảo: “nhưng mẹ/
cô bảo con phải đội mũ mà”. Trẻ chỉ làm theo những gì chúng ta nói, chứ không cảm nhận được sự thay
đổi của thời tiết. Vì thế chúng ta cần phải kích thích vùng giác quan này của trẻ, để trẻ có thể cảm nhận
được nhiều hơn.
✿---------------✿---------------✿---------------✿
✪8. GIÁC QUAN NHIỆT ĐỘ ✪
Chúng ta cảm nhận được sự khác biệt về nhiệt độ trên bề mặt của cơ thể của mình. Toàn bộ cơ thể chúng
ta được được tác động bởi giác quan nhiệt độ.
Sự ấm áp luôn có xu hướng chảy về phía lạnh hơn. Ví dụ như hai vật liệu là kim loại và xốp foam thực sự
có cùng nhiệt độ, nhưng dường như chúng lại có vẻ khác nhau do thực tế sự ấm áp mà chúng tỏa ra. Vật
liệu khác nhau thì nhiệt độ khác nhau. Kim loại hút sự ấm áp về phía mình nhanh hơn nhiều so với vật
liệu cách nhiệt là xốp foam. Kim loại lấy đi sự ấm áp từ đôi tay của chúng ta rất nhanh; do đó chúng ta
cảm nhận được kim loại lạnh. Tìm hiểu sự phụ thuộc lẫn nhau của dòng chảy nhiệt độ này, chúng ta biết
về các thành phần bên trong của vật liệu.
Chúng ta cũng cảm nhận được nhiệt độ cơ thể tăng cao trong tất cả các khớp của chúng ta. Về nhiều mặt
điều này có liên quan đến giác quan sinh mệnh và cảm giác mạnh khỏe của chúng ta. Chúng ta sẽ có bàn
chân lạnh khi tiếp xúc với một sàn nhà lạnh -đây là một trải nghiệm thực sự về giác quan nhiệt độ. Một số
điều khác về giác quan nhiệt độ mà chúng ta cảm nhận được là do không khí tạo ra thông qua màu sắc,
âm thanh, và thái độ. Ví dụ như tại sao hầu hết mọi người tin rằng màu đỏ là một màu ấm áp?
Giác quan nhiệt độ có thể cân bằng nhiệt độ cơ thể nội tại và nhiệt độ bên ngoài của chúng ta. Khi trẻ còn
là một bào thai nằm trong bụng mẹ thì nhiệt độ của trẻ được duy trì bởi nhiệt độ của cơ thể mẹ và nhiệt độ
của nước ối, khi trẻ mới được sinh ra thì việc đầu tiên chúng ta làm đó là quấn trẻ lại để trẻ được ấm. Giác
quan nhiệt độ trở nên hòan thiện hơn trong những năm đầu tiên của cuộc sống. Khi tự biết chăm sóc cho
sự ấm áp của cơ thể thường là lúc trẻ đã sẵn sàng để đi học. Cho đến lúc đó, người lớn cần phải đảm bảo
trẻ được mặc quần áo và chăm sóc thích hợp.
Trong trường mầm non cần giúp trẻ vừa có sự ấm ấp về cơ thể lại có sự ấm áp về tâm hồn là vô cùng
quan trọng. Trẻ nên mặc những bộ quần áo được làm với chất liệu tự nhiên có thể giúp trẻ duy trì nhiệt độ
tự nhiên của trẻ. Ngày nay những bộ quần áo hiện đại thường là áo rất ngắn, quần cạp thấp, do đó mà
phần nhiệt độ ở giữa bị lộ ra ngoài, việc này làm ảnh hưởng đến giác quan nhiệt độ của chúng ta. Là giáo
viên mầm non mỗi lần chạm vào tay trẻ, chúng ta đều nên có ý thức về việc tay của trẻ là ấm hay lạnh.
Nếu tay trẻ lạnh thì nghĩa là trẻ vừa cần có sự ấm áp về cơ thể và cần sự ấm áp về tâm hồn. Đặc tính của
giác quan nhiệt độ là cảm nhận được nhiệt độ của mình và người khác.
Duy trì sự ấm áp cho cơ thể tạo cơ sở cho cá tính của trẻ phát triển. Điều này rất dễ để tưởng tượng khi
chúng ta thường hay nói “một đứa trẻ lạnh như băng, thu mình lại so với một đứa trẻ ấm áp, má đỏ hồng”.
Đối với nhà giáo dục cho dù bạn có không thích những hành vi của trẻ nào đi chăng nữa thì bạn cũng phải
đem lại sự ấm áp cho trẻ.
✰Phát triển tích cực thông qua:
✔Chăm sóc da
✔Giữ ấm phần đầu, tóc cho trẻ nhỏ bằng mũ len hoặc mũ
✔Quần áo thoáng khí và hợp hòan cảnh
✔Tạo ra một môi trường ấm áp với : nhiệt độ, màu sắc, vật liệu
✔Sự ấm áp của con người, đảm bảo trẻ có một tuổi thơ được bảo vệ và chăm sóc bằng hơi ấm tình người.
✰Giác quan nhiệt độ phát triển quá độ:
Trẻ sẽ có phản ứng với thời tiết. Xúc giác và giác quan nhiệt độ có liên quan với nhau, do đó mà trẻ cũng
không thích mặc quần áo, không thích một vài loại vải. Trẻ cũng khá nhạy cảm với con người, trẻ có thể
nói cô giáo này không thích con và có những phản ứng hơi quá với những việc nhỏ.
✪9. THÍNH GIÁC ✪
Thính giác cho phép chúng ta ý thức được tiếng ồn, âm thanh và giọng nói. Nó là giác quan thấp nhất
trong bốn giác quan cao cấp, nó dường như khá là khách quan.
Thính giác cho chúng ta thấy sự tồn tại bên trong của môi trường xung quanh, có thể là thậm chí nó còn
nhiều hơn cả giác quan nhiệt độ. Gỗ có âm thanh khác hẳn với kim loại, các loại gỗ khác nhau cũng có
những tiếng vang khác nhau, và âm thanh của chúng sẽ cho chúng ta thấy được đặc tính của chúng.
Để nghe được, con người không cần phải quá là có ý thức, khi một người tỉnh dậy thì thính giác của họ sẽ
thức dậy đầu tiên.
Thính giác có ấn tượng mạnh mẽ với chúng ta, chúng ta có ý thức nghe, và hiểu những gì chúng ta nghe
được. Ấn tượng về âm thanh mà chúng ta nghe được là duy nhất và ngắn gọn. Một hình ảnh có thể được
nhìn ra rộng hơn. Một giọng nói sẽ được nhận thức khi nó vang lên. Mọi thứ chúng ta nghe được đều là
chính xác, duy nhất và chân thực.
Cơ quan nội tạng của thính giác là tai. Sự rung động của âm thanh lan truyền đến toàn cơ thể. Khi móng
tay cào lên chiếc bảng, chúng ta có thể nghe được âm thanh bằng toàn bộ cơ thể mình. Chúng ta không
chỉ lắng nghe bằng tai mà còn nghe bằng da. Sau ấn tượng của thị giác thì ấn tượng về thính giác là chủ
yếu mà chúng ta trải nghiệm hàng ngày.
Tai của chúng ta có phần tai ngoài, tai giữa và tai trong, giúp chúng ta có thể phân biệt được âm thanh,
như tiếng chuông xe đạp, tiếng trống, tiếng ti vi. Âm thanh đem lại cho chúng ta những ấn tượng mạnh
mẽ. Trẻ không có khả năng lọc những âm thanh ồn ào ở môi trường xung quanh mình. Do đó nếu chúng
ta phải đi đến nơi nào ồn ào thì nên để trẻ ở nhà. Người lớn chúng ta nhiều khi ở siêu thị, sảnh lớn, các
cửa hàng bán đồ, cũng cảm thấy đau đầu vì tiếng ồn, tiếng loa đài, âm thanh quá to, khiến chúng ta khó
đưa ra được quyết định cho mình. Tai của trẻ vô cùng nhạy cảm, tránh để tiếng ồn ảnh hưởng đến trẻ
nhiều. Ngày nay trẻ bị tiếng động cơ, tiếng CD, tiếng ti vi bao vây xung quanh, đây là một sự kích thích
với trẻ. Tiếng nhạc nền cũng làm cho trẻ không thể tập trung vào công việc đang làm bằng tay, làm giảm
khả năng tập trung vào việc chơi tự do của mình.
✰Thính giác phát triển quá độ: trẻ không thích một vài âm thanh, ko thích một vài loại nhạc cụ, ghét một
âm thanh nào đó vì âm thanh đó nghe không hay. Với những trẻ này thì cần dùng một giọng nói hay, dễ
nghe là vô cùng quan trọng với trẻ.
✰Thính giác phát triển không đủ trẻ thường nói to, trẻ thích gõ trống hoặc là gõ vào vật gì đó, bởi vì trẻ
cần nhiều kích thích về thính giác hơn.
Ngay từ khi trong bụng mẹ, các bào thai đã phản ứng lại với các âm thanh và tiếng ồn. Trẻ có thể nhận ra
giọng nói của người chăm sóc mình từ rất sớm.
✰Phát triển tích cực thính giác thông qua:
✔Phát triển giác quan cân bằng.
✔Thông qua âm nhạc, các buổi hòa nhạc.
✔Nghe âm thanh từ các con vật khác nhau, nghe các âm thanh tự nhiên.
✔Tránh tiếng ồn lớn từ các buổi tiệc, ngày hội.
✿---------------✿---------------✿---------------✿
✪6. GIÁC QUAN NGÔN NGỮ ✪
Chúng ta hiểu được giác quan ngôn ngữ bởi những gì chúng ta nghe và nhìn thấy. “ Nghe một từ và nhận
thức được ý nghĩa của từ đó hoàn toàn khác với việc chỉ nghe âm thanh, giọng nói”.
Giác quan ngôn ngữ giúp chúng ta nhận thức được ngôn ngữ chúng ta dùng khi giao tiếp với người khác,
thông qua giác quan ngôn ngữ, chúng ta hiểu được phương pháp làm việc của ngôn ngữ, cấu tạo, phát âm,
ý nghĩa của từ và câu, và việc chúng ta là làm thế nào dùng từ và câu để diễn đạt được cảm giác và ý
mình muốn nói. Trong quá trình nói chuyện thông qua giọng nói, chúng ta có thể cảm nhận về thế giới
xunh quanh mình, do đó có thể sử dụng vào trong văn hóa và xã hội của đất nước này. Vì vậy, giác quan
ngôn ngữ là một trong những nhân tố quan trọng để chúng ta nhận thức về thế giới.
Đặc tính âm thanh của ngôn ngữ có thể truyền đạt rất nhiều thứ, phụ âm là nguyên tố mang tính cấu tạo,
có thể gọi đó là nòng cốt, nguyên âm có tính chất biểu hiện. Khi chúng ta lắng nghe nhau, những âm
thanh này truyền đạt đặc tính văn hóa của ngôn ngữ mà chúng ta nói.
Nói là hoạt động chỉ có ở con người, chúng ta cần hoàn toàn hòa mình vào hoạt động này, cần có sự giao
lưu giữa con người với nhau. Máy móc không thể truyền đạt được những tinh hoa thực sự và phát âm của
từ ngữ của ngôn ngữ đó. Người lớn khi nghe âm thanh ghi âm, chúng ta có thể dùng tất cả những trải
nghiệm âm thanh của cuộc sống, do đó có thể bù đắp được sự không thật của âm thanh. Nhưng trẻ con
không có khả năng đó, do đó sử dụng CD cho trẻ âm thanh máy móc sẽ làm ảnh hưởng đến phát triển
lành mạnh của giác quan ngôn ngữ.
“Trẻ học thông qua mô phỏng, lắng nghe và qua thực tế, học nói qua việc nói chuyện với người thật. Khi
chúng ta nói chuyện, ngôn ngữ có sinh mệnh, có cảm giác đồng thời kết hợp với các động tác, trẻ cần lĩnh
hội được sự kì diệu của ngôn ngữ trong khi nói. Tiếng ở trong ti vi, cd không thể thay thế được tiếng con
người. trẻ cũng không thể học nói thông qua tiếng máy móc”.
Như đã nói ở trên, trong giai đoạn ngôn ngữ phát triển nhạy cảm, xem ti vi có thể dẫn đến việc làm chậm
phát triển vùng ngôn ngữ ở não, từ đó làm chậm giác quan ngôn ngữ của trẻ.
Trẻ trước tiên nghe thấy những tiếng nói chuyện xunh quanh, khi có người nói chuyện trẻ có thể hiểu
nhiều, vài tháng sau đó trẻ sẽ tập phát âm, đồng thời bắt đầu nói lại từ những từ đơn. Ngược lại với bố
mẹ, anh chị, ti vi không thể đợi trẻ phản ứng lại cũng không thể cười với trẻ và đem lại cho trẻ cũng cái
ôm ấm áp.
Khi trẻ tập đi, trẻ sẽ mô phỏng, luyện tập, không ngừng lặp lại, chúng ta có thể giúp trẻ nắm được ý nghĩa
của từ đơn, từ ghép và ngôn ngữ, trong quá trình này, nói chuyện là con đường phát triển ngôn ngữ của
trẻ tốt nhất.
Các trường steiner vô cùng chú trọng sử dụng đến tính nghệ thuật trong ngôn ngữ. chúng ta có thể sử
dụng ngôn ngữ hình tượng để kể chuyện, có thể truyền đạt dược nội dung tinh thần trong đó. Trong giờ
vòng tròn cũng vậy, chúng ta vừa hát đồng dao, hát bài hát, hoặc đọc thơ, vừa làm những động tác to hoặc
nhỏ, hoạt động ngôn ngữ như thế này làm phong phú thêm đặc trưng nghệ thuật của ngôn ngữ, đi vào
trong tâm hồn đứa trẻ bằng những phương thức của cuộc sống thật.
✰Giác quan ngôn ngữ phát triển quá độ: trẻ sẽ lí giải về biểu cảm hoặc hành động của trẻ một cách thái
quá. Ví dụ ngoài trời đang mưa, nếu cô giáo ngồi và nghĩ “ôi trời mưa rồi, tiếp theo m sẽ cho trẻ làm các
hoạt động gì nhỉ”, và những bạn giác quan ngôn ngữ phát triển quá độ sẽ nghĩ rằng : cô giáo không thích
mình.
✰Giác quan ngôn ngữ phát triển không đủ trẻ nhìn thấy hành động của bạn, nhưng trẻ sẽ không hiểu. Do
đó với những trẻ này thì việc đóng kịch, diễn kịch là vô cùng quan trọng. những trẻ này không tiếp nhận
được những thông tin nhỏ nhặt thông thường.
✰Phát triển tích cực giác quan ngôn ngữ thông qua:
✔Phát triển giác quan vận động.
✔Âm thanh, phát âm, bắt chước, điệu bộ chính xác, chân thực của người nói.
✔Hân hoan trong tinh thần của ngôn ngữ, câu đố, thơ văn…
✔Chuyển động trị liệu Erythmy.
✿---------------✿---------------✿---------------✿
✪11. GIÁC QUAN TƯ TƯỞNG VỚI NGƯỜI KHÁC ✪
Chúng ta nhận ra điều gì nằm sau từ, câu, kí hiệu. chúng ta hiểu được ý nghĩa đằng sau. Điều đó vô cùng
khác giữa việc hiểu được suy nghĩ của người khác trong các từ, trong các cấu trúc, và trong mối quan hệ
giữa các từ. Chúng ta cũng phải phân biệt được giữa việc hiểu ý nghĩ của người khác và ý nghĩ của bản
thân chúng ta. “Khi chúng ta cần phải hiểu được tư tưởng của người khác, bản thân chúng ta cần phải
nghĩ để hiểu được tư tưởng của họ, để kết nối với những suy nghĩ mà chúng ta đang có”.
Giác quan tư tưởng có nhiệm vụ giúp chúng ta hiểu được tư tưởng, ý nghĩa của từ, câu, kí hiệu, bức tranh.
Trẻ sống trong thế giới đầy những tư tưởng của người lớn, trẻ phải mất rất nhiều thời gian sau đó mới có
thể hiểu được những ý nghĩ này. Cùng với sự phát triển của giác quan tư tưởng với người khác, trẻ dần
hiểu, lĩnh hội và tưởng tượng được những thứ mà tư tưởng này truyền đạt.
Nếu bạn đã từng đi nước ngoài, có thể bạn sẽ có cảm giác đó, bạn dường như người khác muốn nói gì,
mặc gì giữa hai người có trở ngại về ngôn ngữ. Các bạn có thể thông qua cử chỉ, biểu cảm thậm chí dùng
chính ngôn ngữ của m để nói chuyện với đối phương. Hơn nữa cũng có thể đạt được mức độ giao lưu
nhất định. Với những trẻ nhỏ sống trong thế giới đầy tư tưởng và ngôn ngữ của người lớn, thì cảm giác sẽ
sống như vậy.
Có thể bạn có trải nghiệm như sau: khi bạn giải thích một việc gì đó bỗng nhiên bị líu lưỡi hoặc là bạn
dùng sai từ ngữ, nhưng đối phương vẫn hiểu ý bạn nói. Cũng có lúc người khác muốn nói gì, nhưng
không tìm thấy từ ngữ thích hợp, thông qua giác quan tư tưởng với người khác, bạn có thể giúp họ tìm
được từ ngữ thích hợp.
Thông qua những trải nghiệm chúng ta nhận thức được rằng, mặc dù người khác không diễn đạt được rõ
ý của họ, chúng ta có thể tưởng tượng được họ muốn nói gì. Thông qua cảm giác này, chúng ta có thể
bước vào tư tưởng của người khác. Giác quan tư tưởng vượt qua liên kết về ngôn ngữ, dẫn dắt chúng ta
phát hiện ra ý nghĩa và quan niệm nội tâm của đối phương, giúp chúng ta hiểu những gì đối phương muốn
truyền đạt.
Trong giờ vòng tròn, chúng ta có thể dùng một ý nghĩa để xuyên suốt bài thơ, đồng dao và bài hát về
mùa, đồng thời dùng hành động để diễn đạt ý nghĩa bao hàm.
✰Giác quan tư tưởng phát triển quá độ: khi bạn kể một câu chuyện cho trẻ nghe, thì trẻ hi vọng lần nào kể
cũng phải giống hệt nhau. Đương nhiên hầu hết trẻ em đều muốn mỗi lần kể chuyện đều giống nhau,
nhưng những trẻ có giác quan tư tưởng phát triển quá độ thì thậm chí, trẻ còn muốn giọng nói, giọng hát,
cách ngồi đều phải lặp lại giống hệt nhau, nếu không giống nhau thì trẻ sẽ cảm thấy có vấn đề, và sẽ chỉ
ra cho bạn thấy. những bạn này khi nghe bố mẹ nói chuyện sẽ phân tích xem có chuyện gì xảy ra tiếp
theo, và bạn sẽ bị căng thẳng.
✰Giác quan tư tưởng phát triển không đủ thì trẻ sẽ nghe thấy lời bạn nói, nhưng trẻ sẽ không hiểu được
hết. trẻ nghe truyện quốc vương và những chú lùn, nhưng trẻ không biết quá trình bên trong như thế nào.
Những trẻ có giác quan tư tưởng và giác quan ngôn ngữ phát triển không đủ sẽ gặp khó khăn trong việc
giao tiếp xã hội, trẻ nhìn thấy những bạn khác chơi với nhau, nhưng trẻ không biết phải chơi như thế nào.
Trẻ không biết được quy tắc lần lượt. Trẻ cứ muốn được hoạt động mãi.
Phát triển giác quan tư tưởng tích cực thông qua:
✔Phát triển giác quan sinh mệnh.
✔Thành thạo, hiểu được ý nghĩa, kết nối … với ý nghĩ của người lớn xung quanh mình.
✔Cố gắng cảm nhận được sự chân thực của ý nghĩ.
✿---------------✿---------------✿---------------✿
✪12. GIÁC QUAN CÁI TÔI ✪
Tôi hiểu được người khác. Giác quan cao nhất trong 12 giác quan giúp chúng ta trải nghiệm việc hiểu
được ý nghĩ con người khác trong chính chúng ta. Giác quan cái tôi phát triển sau cùng. Nó có nền tảng
khi đứa trẻ nói “tôi” với bản thân chúng trong 3 năm đầu đời. Nó sẽ phát triển hơn khi đứa trẻ cảm nhận
được sự khác biệt ở tuổi thứ 9. Và nó sẽ phát triển hơn nữa khi đứa trẻ nhận ra mình có suy nghĩ riêng của
mình ở tuổi thứ 16.
Giác quan cái tôi có mối liên hệ mật thiết với xúc giác. Khi trẻ còn nhỏ, mỗi lần chúng ta ôm trẻ, bón cho
trẻ ăn, nói chuyện với trẻ. Thông qua những trải nghiệm này, giữa trẻ sơ sinh sẽ có sự giao lưu với mọi
người. mỗi lần ôm, xoa giúp trẻ dần thích giao lưu với người khác. Đồng thời phát triển loại cảm giác
“người kia là ai”, trẻ trở nên nhạy cảm với cá tính của người khác.
Khi cảm giác của trẻ với người khác phát triển đầy đủ, trước khi nhận thức được cảm nhận của mình, trẻ
đã có trải nghiệm về thế giới rồi. Người đang nói, đang làm việc với trẻ là người như nào? Họ là người
nhiệt tình, chân thành, hay là một người không quan tâm đến trẻ, không thành thật, chỉ nghĩ đến bản thân
mình. Trực giác của trẻ cảm nhận được. nhưng trẻ ở tuổi mầm non vẫn chưa phát triển đủ để có thể bảo
vệ được mình, để cho mình không bị những ảnh hưởng tiêu cực. vì thế trong vô thức trẻ tràn đầy tự tin và
tin tưởng mở lòng minh, khả năng để đối diện với “cái tôi” hoặc cá tính bị yếu đi. Điều này sẽ có những
ảnh hưởng không tốt trong việc phát triển giác quan sức khỏe (giác quan sinh mệnh) của trẻ. Trải nghiệm
bị người khác nói dối, lừa làm cho trẻ thấy rằng không thể tin tưởng cảm giác với người khác của mình.
Cảm giác nội tâm của trẻ cho trẻ thấy rằng khác với người kia muốn truyền đạt. Đương nhiên những việc
này diễn ra ở dưới tầng nhận thức của trẻ. Sau khi lớn lên chúng ta thấy rằng, những trải nghiệm thuở nhỏ
làm cho chúng ta không thể hoặc không muốn mở lòng với người khác.
Steiner cho rằng, trẻ nhỏ có thể hiểu rõ được tính cách của những người xung quanh mình, do đó những
người xung quanh trẻ phải là những người vô cùng chân thành, chính trực. Giáo viên là người như thế nào
quan trọng hơn là việc giáo viên nói ra những gì. Sự phát triển nội tâm của phụ huynh, giáo viên là tấm
gương tốt cho trẻ.
✰Giác quan về cái tôi phát triển quá độ: trẻ sẽ không chủ động tương tác với người khác, trẻ thường lùi lại
phía sau, sau đó thường có nhiều suy nghĩ và lí giải về người khác, trẻ sẽ lùi lại hơn nữa trẻ còn co lại và
cảnh giác quá độ.
✰Giác quan cái tôi phát triển không đủ: trẻ sẽ không nhận ra sự khác biệt giữa bản thân mình và người
khác, trẻ nhìn thấy một đồ vật, trẻ sẽ xông thẳng ra và cướp lấy đồ đó, bởi vì trẻ không nhận ra được rằng
đồ vật đó là của bạn chứ không phải là của mình. Do đó mà chúng ta cần phải phát triển giới hạn về xúc
giác cho trẻ, như vậy thì trẻ mới phân biệt được sự tách biệt với người khác.
Phát triển giác quan cái tôi tích cực thông qua:
✔Phát triển xúc giác.
✔Yêu và tôn trọng mối quan hệ với người lớn.
✔Trẻ nên gặp những người có nhân phẩm tốt khi trẻ vào trường.
✔Bảo đảm sự gắn bó với cha hoặc người tích cực.
✔Hạn chế những trò chơi ảo như điện tử.
✔Sống trong một cộng đồng.

You might also like