Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 24

WWW.Docmienphi365.

com
THIẾT KẾ KHUÔN VỚI
Creo Parametric 3.0 &
Expert Moldbase Extension EMX

Thông qua các nội dung có trong tài liệu sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức về việc
ứng dụng Creo Parametric 3.0 & Expert Moldbase Extension trong việc thiết kế ra những bộ
khuôn hoàn chỉnh
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com

Lesson 1 : Introduction to Creo Parametric 3.0 Mold Cavity

1.1. Khái niệm chung


1.2. Tạo Mold Model.
1.3. Kiểm tra góc thoát khuôn.
1.4. Kiểm tra chiều dày chi tiết.
1.5. Tạo đường Silhouette.
1.6. Cải tạo kích thước lòng khuôn theo hệ số co rút.
1.7. Tạo mặt phân khuôn.
1.8. Tạo Mold Volume.
1.9. Tạo Mold Component.
1.10. Mold Opening.
1.11. Bài tập.

1
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com

1.1. Tổng quát về tách khuôn trong Creo Parmetric 3.0.


Trong khuôn mẫu một điểm mấu chốt ban đầu là làm sao đó để bạn
có thế tạo ra được các nữa khuôn từ chi tiết mẫu , do đó hãy chắc
chắn rằng việc thiết kế mẫu đã đúng và chuẩn cho quá trình thiết kế
khuôn , để biết rõ kết cấu hợp lý thế nào của chi tiết cho khuôn mẫu
người học xin hãy tham khảo các tài liệu về khuôn mẫu, còn ở đây tôi
chỉ đề cập đến việc dùng Creo Parmetric 3.0 để tách khuôn .Nhìn
chung đê tách thành công các nữa khuôn thì bạn phải trải qua các
công việc chính chốt nhất sau đây.
1.1.1. Thiết kế vật mẫu.
– Việc thiết kế mẫu tối ưu mang lại một ý nghĩa về kinh tế rất cao
trong sản xuất . Người thiết kế vật mẫu phải tạo ra cho được
hình dạng hình học phù hợp với vật liệu nhựa , điển hình là một
số yếu tố đáng chú ý là bề dày , gân , góc bo , các lỗ , vấu lồi và
đặc biệt là góc vát thoát khuôn.
– Việc thiết kế vật mẫu bạn có thể thực hiện một cách riêng biệt ,
tức là dùng môi trường Part để thiết kế, cũng có thể vào môi
trường phân khuôn để thiết kế hoặc cũng có thể sử dụng một
phần mềm khác để thiết kế cũng được.

1.1.2. Vào môi trường phân khuôn,đưa vật mẫu vào và thiết
lập độ co ngót vật liệu.
– Khi đưa vật mẫu vào để bắt đầu thực hiện việc tách khuôn, thì
bản chất là phần mềm sẽ lấy chi tiết làm tham chiếu để tạo ra
cho được vùng thể tích (Rỗng ) cần tạo ra sau này . Bước này ta
có thêm một số lựa chọn để đưa tham chiếu vào.
– Yếu tố độ co ngót vật liệu thì phần mềm sẽ tiến hành tính lại các
kích thước theo các phương để tạo ra được vùng thể tích mới
phù hợp , bước này đòi hỏi người thực hiện công việc phải có
hiểu biết rõ ràng về vật liệu.

1.1.3. Tạo mặt phân khuôn hoặc các vùng thể tích riêng biệt.
– Mục đích của bước này là tạo ra cho được các vùng thể tích
riêng biệt từ phôi của chúng ta , bạn có thể tạo ra mặt phân
khuôn rồi căn cứ mặt phân khuôn này để cắt (Split) thể tích
phôi thành các vùng thể tích nhỏ hơn .

2
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com

– Bạn cũng có thể không cần dùng đến mặt phân khuôn và thay
vào đó là tự vẽ ra những vùng thể tích nhỏ .
– Bạn cũng có thể kết hợp cả hai cách trên, tức là vừa cắt thể tích
bằng mặt phân khuôn và vừa tự tạo ra các vùng thể tích.
1.1.4. Đông cứng các vùng thể tích
– Đây là giai đoạn quan trọng , bạn phải tiến hành đông cứng các
vùng thể tích đã tạo ra ở trên để biến các vùng này thành các
chi tiết (Part) , phần mềm sẽ biến vùng thể tích này thành các
chi tiết có phần đuôi mở rộng là *.Prt và hiển nhiên là bạn có
thể mở ra và thực hiện các công việc khác , đây chính là kết quả
cuối cùng mà bạn cần có.
– Hình dưới đây mô tả quá trình tách khuôn bằng Creo
Parametric .

Hình 1- 1

3
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com

1.2. Khái niệm chung


– Bây giờ bạn sẽ thực hành việc tách khuôn khay cơm như hình 1-2 , đây
là chi tiết đơn giản, không có bất kỳ một lỗ nào , khuôn chúng ta sẽ có
hai mảnh.
– Trước tiên hãy Select Working Directory vào thư mục Part TH kèm
theo.
– Để truy cập vào Modul này bạn nhấp tổ hợp phím Crtl + N và sử dụng
các tùy chọn như trên hình 1-3 . Sau khi hoàn thành bươc 7 sẽ xuất hiện
môi trường thiết kế khuôn như hình 1-4.

Hình 1- 2

Hình 1- 3

4
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com

Hình 1- 4

Hình 1- 4

1.2.1. Đưa vật mẫu lên hệ thống


– Để thực hiện việc đưa chi tiết
tham chiếu vào hệ thống bạn có ba
cách tương ứng với ba lựa chọn
như trên hình 1-5 trong đó .
– Locate Refenrence Model (1) : Cho Hình 1- 5
phép bài trí tham chiếu theo các
kiểu khác nhau tùy thuộc vào việc
tính toán trước đó, chẳng hạn như
kiểu vòng tròn, so le hay các kiểu
khác nhau như trên hình 1-6 . Tùy
chọn này sử dụng trong trường
hợp cần bố trí nhiều lõi khuôn . Hình 1- 6
– Assemble Refenrence Model (2) :
Cho phép việc gọi chi tiết tham chiếu từ bên ngoài vào , đối với việc chi
tiết thiết kế bằng phần mềm khác hãy chý ý đến việc chuyển đổi phần
đuôi mở rộng. Tùy chọn này thường sử dụng trong trường hợp bạn đưa
những chi tiết lớn , có một lõi sản phẩm mà thôi .

5
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com

– Create Refenrence
Model (3) : Cho phép
bạn thực hiện việc
thiết kế chi tiết tham
chiếu ngay trong môi
trường thiết kế
khuôn .Tùy chọn này
thường sử dụng
trong trường hợp chi
tiết có kế cấu đơn
giản .
– Chú ý : Bạn cũng có
thể thực hiện việc bài
trí trước bằng các Hình 1- 7
lệnh Mirror hay Patterm ngay ngoài môi trường Part lúc thiết kế sau đó
dùng tùy chọn Assemble Refenrence Model (2) .
1. Hay Chọn Assemble Refenrence Model (2) > Chọn chi tiết Khay-cam.Prt
> Open . Hình 1-7.

Hình 1- 8

2. Sau khi hoàn thành quá trình lắp chi


tiết vào hệ thống sẽ xuất hiện cửa sổ
Create Reference Model. Hình 1-9 với
các tùy chọn được giải thích như sau .
– Merge by Reference : Tham chiếu độc
lập với chi tiết khi bạn thay đổi tham
chiếu thì chi tiết không ảnh hưởng gì
Hình 1- 9
6
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com

nhưng khi Design Model thì Model tham chiếu thay đổi theo
– Same Model : Medel tham chiếu chính là chi tiết . Khi ta chọn Same
Model thì Reference Model name bị mờ đi nghĩa là không dùng Model
tham chiếu mà dùng chính chi tiết. Khi bạn thay đồi kích thước chi tiết
chẳng hạn như sau khi áp dụng hệ số co rút thì kích thước chi tiết thay
đổi theo.
– Inherited: Model tham chiếu kế
thừa tính chất của chi tiết. Khi
chi tiết thay đổi thì Model tham
chiếu thay đổi nhưng khi model
tham chiếu thay đổi thì chi tiết
không thay đổi. Sự khác nhau
giữa Merge by Reference và Hình 1- 10
Inherited là ở chỗ tùy chọn
Merge by Reference chỉ copy hình học và các lớp của chi tiết chứ không
kế thừa dữ liệu về tính chất của chi tiết. Trong cả hai trường hợp hệ
thống tự động thêm .REF vào sau tên gọi của Mold model.
3. Trên hình 1-9 hãy để yên mặc định và chọn OK để chấp nhận .

1.2.2. Tạo phôi

4. Chọn Workpiece xuất hiện ba lựa chọn như hình 1-10 . Lúc này xuất
hiện Menu (Hình 1-10) với hai tùy chọn sau:
– Automatic Workpiece (1) : Tự động tạo phôi bằng cách cho kích thước
phôi lớn hơn kích thước bao của chi tiết một lượng mong muốn theo
các phương X.Y,Z , Với phương pháp tạo phôi này phần mềm cung cấp
cho ta chỉ ba hình dạng phôi mà thôi , nên hay sử dụng trong trường
hợp phôi có kết cấu hình dáng đơn giản .
– Assemble Workpiece (2) : Tạo phôi bằng cách đem vào một Part đã
được chuẩn bị trước đó. Hay dùng trong việc tạo ra các phôi có hình
dạng phức tạp, tương tự hình dạng chi tiết .
– Create Workpiece (3) : Tạo phôi bằng cách tự vẽ

7
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com

Hình 1- 11

5. Chọn Automatic Workpiece (1) xuất hiện hiện cửa sổ Automatic


Workpiece như trên hình 1-11. Hệ thống yêu cầu chọn Mold Origin .
Hãy chọn MOLD_DEF_CSYS. Chấp nhận Shape là hình chữa nhật, đơn vị
mm. Chọn Uniform Offset là 75mm > Enter . Đây là khoảng cách từ mặt
phôi đến chi tiết theo cả ba phương X,Y,Z về hai phía âm và dương ,chọn
Ok. Kết quả phải được như hình 1-12.
Bạn thấy có khối màu xanh bao quanh,
đây chính là phôi cần tạo.
Với trường hợp tạo phôi bằng tay bạn
hãy tự mình thực hiện, nếu bạn không
làm được bạn sẽ được hướng dẫn lúc
thực hành tại lớp. Bạn đừng nên bỏ qua
bước này vì rằng sẽ có đôi lúc gặp lỗi
không tạo phôi tự động được và cần
dùng tới. Hình 1- 12

8
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com

1.2.3. Bài trí chi tiết tham chiếu.


– Bài trí chi tiết chính là việc tạo ra một lòng khuôn với một hoặc nhiều
chi tiết cùng một lúc, có nghĩa là một lần ép khuôn ta sẽ tạo ra nhiều sản
phẩm cùng lúc .Một điều rằng vậy bạn sẽ hỏi căn cứ vào đâu để tính
được có bao nhiêu lòng khuôn . Điều này ta phải cân nhắc nhờ các
thông tin như năng suất máy , thời gian giao hang, yêu cầu về chất
lượng sản phẩm. Số lòng khuôn thông thường được thiết kế theo dãy số
2,4,6,8,12,24,32,48,64,96,128 vì rằng các lòng khuôn sẽ dễ dàng được
xếp theo hình chữ nhật hoặc hình tròn. Hình dưới đây là các cách bố trí
lòng khuôn và kênh dẫn thông dụng.

Hình 1-13: Kiểu bố trí lòng khuôn dạng tròn

– Trên thực tế , người ta thường bố trí các lòng khuôn theo kinh nghiệm
mà không có bất kì một sự tính toán hay mô phỏng nào. Nhưng nếu làm
như vậy đôi khi ta gặp phải một số lỗi trên sản phâm. Đặc biệt với
những khuôn có các lòng khuôn khác nhau, làm ta phải sửa lại khuôn do
đó rất tốn kém về thời gian và chi phí. Do đó để tránh lỗi này ta mô
phỏng quá trình điền đầy của từng lòng khuôn mà không có hệ thống
kênh dẫn để biết chúng được điền đầy như thế nào. Khi ấy ta sẽ thiết kế
hệ thông dẫn nhựa để tạo sự cân bằng động cho từng lòng khuôn.
– Việc dùng Assemble ở trên chỉ lắp ráp được một chi tiết,như ta đã làm ở
trên. Trong trường hợp cần bài trí nhiều chi tiết tham chiếu trên cùng một
bộ khuôn đê tạo nhiều lòng khuôn thì bạn phải dùng lệnh Locate Refpart .
Lệnh này nằm dưới lệnh Create trên Menu Mold Model . Để tìm hiều phần
này ta làm như sau:
6. Bây giờ bạn hãy chọn SAVE để lưu lại , việc này để lát nữa chúng ta lại
mở lại từ bước này để thực hiện tiếp. Hãy chắc chắn rằng đã lưu thành
công.

9
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com

7. Trên cây lệnh hãy chọn phôi và chi tiết và xóa nó đi , bạn sẽ gọi lại chi tiết
mẫu vào và bài trí theo các kiểu khác nhau để bạn hiểu được cách bố trí
khác nhau trong trường hợp khuôn có nhiều lõi.
8. Hãy chọn Locate Refenrence Model (1) (Hình 1-10) > Cửa sổ Open và
cửa sổ Layout xuất hiện , trong cửa sổ Open hãy chọn chi tiết Khay-
Com.Prt > Open > Chọn tiếp OK
9. Trên cửa sổ Layout > nhấp chọn Preview , bạn thấy hệ thống chọn Single
vì lắp có một hãy chọn > Hãy chọn Rectangula. Chọn Orientation là
Constant. Trong hàng Cavities. Cho X=2. Y=2 , Increment theo X là 20 ,
theo Y là 20 rồi chọn Preview. Kết quả phải được như hình 1-14. Ta thấy sự
bài trí được bố trí theo phương X, Y với tư thế không đổi.

Hình 1-14
10. Hãy chọn X-Symetric rồi chọn Preview . Kết quả được như hình 1-15 . Ta
thấy hai chi tiết nằm đối xứng qua trục X nhưng cùng chiều qua trục Y.
11. Hãy chọn Y-Symetric rồi chọn Preview . Kết quả được như hình 1-16 . Ta
thấy hai chi tiết nằm đối xứng qua trục Y nhưng cùng chiều qua trục X

Hình 1-15 Hình 1-16

10
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com

Đến đây các tùy chọn khác như Circular ( Chi tiết nằm xung quanh tâm theo
kiểu hướng kính) và Variable ( Định hướng tùy định) các bạn có thể tùy ý
thay đổi để tự tìm hiểu.Tuy nhiên trong bài học này chúng ta chỉ có ý định
lắp một tham chiếu lên hệ thống khuôn. Do đó hãy chọn Cancel để thoát
khỏi cửa sổ Layout rồi chọn Close để thoát tất cả.
12. Hãy chọn > OK để thực hiện việc xóa sạch trơn các
yếu tố vừa làm việc đang được lưu trữ trong bộ nhớ
13. Hãy chọn Open > Chọn file “khuon-khay-com.asm” mà bạn đã lưu lại ở
bước 6 , rồi chọn Open để mở nó lên.

1.3. Kiểm tra góc thoát khuôn.


– Góc thoát khuôn cần thiết để chi tiết được rút ra khỏi khuôn một cách
dễ dàng . Khi thiết kế sản phẩm người thiết kế chi tiết mẫu có thể không
phải là người thiết kế khuôn , đã phải có ý đồ này . Tuy nhiên không
phải khi nào người thiết kế cũng nhớ, rất nhiều khi họ quên mất điều
này.Do vậy ta cần kiểm tra để nếu có sai sót thì sữa chữa kịp thời trước
khi thực hiện công việc tiếp theo . Để kiểm tra ta làm như sau.
14. Hãy chọn phôi , kích giữ phải chuột và chọn Hide để ẩn nó đi , lúc này
chỏ còn chi tiết trên màn hình.
15. Hãy chọn Tab Analysis > Kích hoạt biểu tượng để gọi lệnh
kiểm tra góc thoái khuôn.
16. Hãy thực hiện các bước theo thứ tự như hình 1-17 trang bên , trong đó
cần chú ý , 4-là chọn chi tiết trên cây lệnh .Bạn thấy hệ thống cho hiển
thị bảng màu như, đồng thời trên chi tiết các mặt cũng được bao phủ
bởi các màu

11
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com

Hình 1-17

12
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com

1.4. Kiểm tra chiều dày chi tiết.

Trong kỹ thuật làm khuôn ép vật liệu nhựa , chiều dày đồng đều của chi tiết
rất quan trọng, nó đảm bảo sản phẩm không bị cong vênh do sự co ngót
không đồng đều . Để kiểm tra bề dày chi tiết ta làm như sau.

17. Hãy chọn Tab Analysis > > Chọn tiếp các tùy chọn
như hình 1-18 bên dưới.
18. Chọn chi tiết , chọn mặt Mold Front > Done Plane > Cho Max là 4 , Min
là 3 > Chọn Compute . Hệ thống cho xuất hiện mặt cắt ngang như trên
hình 1-19 và có kết luận là có chỗ có chiều dày lớn hơn 3mm ( Max =
Yes), dày nhỏ hơn 2 cũng có (Min = Yes). Diện tích mặt cắt này là
1.675790.

Hình 1-19

1-Kích hoạt lệnh kiểm tra , 2-Chọn mũi tên lúm xuống rồi chọn chi tiết trên cây lệnh , 3-
Chọn mũi tên lũm xuống rồi chọn mặt MOLD_FONT , nhập giá trị Max,Min , 4-Chọn
kiểm tra

13
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com

19. Bây giờ ta sẽ kiểm tra chiều dày chi tiết theo nhiều lớp mặt cắt , để làm
điều này bạn hãy chọn Slices thay vì Plane . Xuất hiện thêm các thông số
cần khai báo . Hãy thực hiện từng bước như hình 1-20.

Hình 1-20

1-Kích mũi tên rồi chọn chi tiết , 2- Chọn kiểu Slices , 3-Chọn mũi tên rồi
chọn điểm đầu A , 4 –Chọn điểm cuối B ,5-Nhập số mặt cắt , 6-Chọn mặt
phẳng chỉ hướng cắt (MOLD-FONT), 7-Nhập các giá trị giới hạn , 8-Tính
toán xuất kết quả

20. Bạn cũng có thể làm nhiều hướng khác nhau để kiểm tra bề dày chi tiết
. Cuối cùng bạn hãy đóng hết các hộp thoại kiểm tra lại và đến đây bạn
đã biết đến công cụ kiểm tra bề dày.

14
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com

1.5. Tạo đường Silhouette.


– Mục đích của việc tạo ra đường Silhouette là để tạo bề mặt phân khuôn
theo kiểu tự động , đây là phương pháp tạo mặt phân khuôn rất nhanh
cho những chi tiết đơn giản.
– Đường Silhouette còn gọi là đường bóng. Khi ánh sáng chiếu lên một
vật, vật đó sẽ cản ánh sáng, tạo nên cái bóng chiếu lên một nền cho
trước. Giới hạn giữa miền sáng và miền tối trên vật tạo nên đường
bóng. Kỹ thuật dùng đường Silhouette được dùng rộng rãi trong việc
tạo đường phân khuôn và mặt phân khuôn. Có thể nói đây là một công
cụ rất hay và ưu việt. Để tạo ra đường này ta làm như sau.
21. Trên Tab Mold > Kích hoạt . Xuất hiện mũi tên đỏ chỉ
hướng chiếu ánh sáng.Đồng thời xuất hiện cửa sổ như trên hình 1-21.

Hình 1-21
1-Hướng mặc định , 2-Hướng chiếu đường bóng , 3-Xem trước đường bóng
tạo ra , 4-Đường bóng màu xanh , 5-Hoàn thành lệnh tạo đường bóng
V
Ý nghĩa các tùy chọn trong cửa sổ Silhouette Curve như sau:
- Name: Tên của đường bóng
- Surfce Refs: Các mặt tham chiếu trên chi tiết. thường hệ thống chọn tất
cả các mặt trên chi tiết vì thế ta không cần phải chọn gì cả.
- Direction: Hướng chiếu ánh sáng. Hướng chiếu ánh sáng mặc định là
ngược với hướng tháo khuôn. Ta có thể chỉ ra một hướng khác nếu
muốn bằng cách chỉ ra một mặt phẳng vuông góc với hướng chiếu ánh
sáng, chọn một trục, một cạnh dọc theo hướng chiếu ánh sáng.
- Slides: Lõi mặt bên, nếu có. Tùy chọn này vô hiệu nếu bạn khống có lõi
mặt bên

15
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com

- Gap Closure: Đóng kín khe hở nếu có của đường bóng. Tùy chọn này
dùng khi đường bóng bị đứt hoặc xa rời nhau, thường gặp khi mặt chi
tiết song song với hướng chiếu và đường bóng tạo ra bị lệch nhau. Khi
ta chọn tùy chọn này nếu đường bóng tốt, hệ thống sẽ thông báo là
không có khoảng nào hở. Còn nếu có hệ thống sẽ chỉ chỗ hở để bạn xử
lý.
- Loop Selection : Chọn xử lý các Contout kín.
Với chi tiết của chúng ta không có một đường nào bị dứt đoạn hoặc
ngược hướng chiếu do đó ta không cần sửa gì hết và chọn OK để thoát
khỏi hộp thoại Silhouette Curve . Lúc này bạn thấy có một đường bao
màu xanh xuất hiện , đây chính là đường Silhouette Curve .

1.6. Cải tạo kích thước lòng khuôn theo hệ số co rút.

- Co rút là một đặc tính không thể bỏ qua được khi đúc hay ép sản phẩm .
Mỗi một vật liệu có hệ số co rút khác nhau . Muốn biết chính xác ta phải
dựa vào hồ sơ liên quan đến vật liệu đó . Đối với vật liệu nhựa nhiệt dẻo
hệ số co rút được cho như bảng ở hình 1-22 bên dưới.
22. Để áp dụng hệ số co rút ta
chọn Shrinkage trên Tab
Mold Xuất hiện menu
Shrinkage với hai tùy chọn
như hình 1-22.

Hình 1-22

Hình 1-23

16
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com

1.6.1. Áp dụng hệ số co rút theo kích thước.

23. Hãy chọn By Dimension . Xuất hiện cửa sổ như trên hình 1-24. Trong
khung Formula có hai tùy chọn .
- 1 + S : Dùng khi kích thước khuôn tương lai tăng thêm một lượng S so
với chi tiết tham chiếu . Đây là tùy chọn mặc định.
- 1/ (S+1) : Dùng khi kích thước chi tiết đạt được sau khi có rút nhỏ hơn
kích thước khuôn một lượng là S.

3-Nếu được chọn kiểm thì


kích thước nguyên thủy chi
tiết sẽ thay đổi và ngược lại.
4-Chọn kích thước để cho
vào bảng.
2-Chọn tất cả kích thước
của một Feauter để cho vào
bảng.
1-Chuyển đổi giữa trị số và
ký hiệu kích thước.
5-hệ số co rút
6- Cho xuất hiện một danh
sách các kích thước
7-Loại bỏ một kích thước.
8-Thêm một kíc thước.

Hình 1-24

- Mặc định hệ thống chọn All Dimensions . Bạn


có thể nhập hệ số co rút chẳng hạn như 0.05
rồi nhấn Enter . Lúc này nút Clean mới có
hiệu lực và nhãy nhấp vào nó , sẽ xuất hiện
Hình 1-25
các danh sách như hình 1-24 .
- Nếu bạn chọn biểu tượng 4 rồi chọn một kích thước dài trên chi tiết thì
kích thước này sẽ xuất hiện trong cột Dimension, hệ số co rút sẽ xuất
hiện trong cột Ratio, kích thước cuối cùng xuất hiện trong cột Final
Value. Như hình 1-25 .

17
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com

- Nếu bạn chọn biểu tượng 1 các giá trị số sẽ chuyển thành ký hiệu, còn
các kích thước sẽ xuất hiện trong ngoặc đơn bên cạnh ký hiệu . Tuy
nhiên những gì mà tôi vừa nói nhằm mục đích để bạn tìm hiểu thêm mà
thôi, còn cái mà bạn quan tâm là chỉ việc nhập vào 0.05 ở dòng All
Dimensions > OK mà thôi.

1.6.2. Áp dụng hệ số co rút theo tỷ lệ.

24. Hãy chọn By Scale , xuất hiện cửa sổ như trên hình 1-24 . hệ thống yêu
cầu bạn chọn hệ tọa độ , hãy chọn mũi tên và chọn một gốc tọa độ.
Trong phần Style có hai tùy chọn mà bạn cần phải biết như sau.
- Isotropic : Áp dụng hệ số co rút đều cho tất cả các phương kích thước,
nếu được chọn kiểm. Nếu không được chọn kiểm, sẽ xuất hiện
Shrinkage Ratio áp dụng cho ba phương riêng biệt X,Y,Z như trên hình
1-24 . Hãy chọn kiểm để áp dụng theo ba phương.
- Forward References : Nếu được chọn kiểm sự có rút không thay đổi
kích thước của chi tiết và ngược lại.
- Shrinkage Ratio : Nhập hệ số co rút vào đây và chọn OK.

Hình 1-26

- Bạn thấy rằng việc dùng By Scale > Isotropic cho phép chúng ta thực
hiện tính toán lại kích thước một cách nhanh chóng . Tuy nhiên chi tiết
phức tạp rất nhiều khi sẽ không thành công, lúc này việc bỏ tùy chọn
Isotropic rồi thực hiện theo từng phương riêng biệt sẽ hữu ích . Trong
trường hợp này của chũng ta hãy Cancel để thoát ra.

18
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com

1.7. Tạo mặt phân khuôn.


- Sau khi áp dụng hệ số co rút , việc tiếp theo là tạo
mặt phân khuôn,mặt phân khuôn cần bố trí hợp lý
để thoát khuôn dễ dàng, đảm bảo không có sai sót
trên cá bề mặt chịu lực, các bề mặt quan trọng .
Một chi tiết có thể có nhiều mặt phân khuôn , điều
này phụ thuộc vào sự phức tạp hình dáng sản
phẩm. Để tạo mặt phân khuôn chúng ta sẽ làm như
sau. Hình 1-27
25. Trên thanh lệnh bên phải chọn biểu
tượng . Chọn tiếp biểu
tượng để báo cho phần
mềm biết ta muốn tạo mặt phân khuôn tự
động bằng đường Silhouette > Xuất hiện
cửa sổ như hình 1-27 . Hãy chọn đường
Silhouette trên cây lệnh Model Tree > OK > Hình 1-28
Done > Preview > OK . Bạn thấy một bề
mặt được tạo ra như hình 1-28.
26. Hãy chọn Done để hoàn thành việc tạo mặt phân khuôn tự động. Đơn
giản chỉ vậy.

1.8. Tạo Mold Volume.


Chi tiết của chúng ta thuộc loại đơn giản,nên chỉ cần
một mặt phân khuôn là đủ, tiếp theo là tạo ra các
thể tích khuôn . Hình 1-29

27. Chọn vào biểu tượng như hình


1-29 cạnh bên.

Hình 1-29 . Trong đó 3-Là chọn OK ở cửa sổ Select

19
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com

28. Chọn OK ở cửa sổ Split >


Rồi OK hai lần liên tiếp như
hình 1-30.
29. Kết quả trên Model Tree
được hai vùng thể tích tạo
ra như hình 1-31. Hình 1-30

Hình 1-31 Hình 1-32

1.9. Tạo Mold Component.

Bây giờ ta sẽ đông đặc hai thể tích vừa tạo ra ở trên, để thực hiện điều này
ta làm như sau.

30. Trên cây lệnh bên phải thẳng đứng chọn vào biểu tượng
Xuất hiện cửa sổ như hình 1-32 . Trên cửa sổ này chọn để chọn hết hai
vùng thể tích để đông cứng > Chọn OK > Lúc này bạn thấy có hai nữa
khuôn được đông cứng và tạo ra thành công như hình 1-32

1.10. Mold Opening.

Sau khi đông cứng bây giờ ta sẽ thực hiện việc mở khuôn, thực hiện như
sau.

31. Trên cây lệnh bên phải thẳng đứng chọn


vào biểu > Xuất hiện
Menu như hình 1-33 , trên này cần giải
thích thêm một số biểu tượng lệnh .
1- Thiết lập mở khuôn
2- Xóa một thiết lập
3- Xóa tất cả thiết lập
4- Chỉnh sữa thiết lập mở khuôn Hình 1-33
5- Chỉnh sữa khoảng cách mở khuôn
6- Đổi thứ tự mở khuôn

20
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com

32. Hãy chọn Define Step > Chọn tiếp Define Move > Chọn nữa khuôn trên
> OK > Chọn một cạnh thẳng đứng theo hướng mở khuôn > Xuất hiện
mũi tên đỏ chỉ hướng mở khuôn . HÌnh 1-34.

Hình 1-34 : Chọn MOLD_VOL muốn mô phỏng mở


1-Chọn cạnh để định hướng mở , 2-Nhập giá trị mở 20>Enter , nhập
giá trị âm nếu muốn đi ngược chiều

33. Nhập giá trị mở khuôn


(20) , chú ý rằng nếu
mũi tên ngược so với
hướng mỡ khôn bạn có
thể nhập giát tri âm. Lặp
lại với nữa khuôn còn lại
34. Hãy chọn lại
bạn thấy
khuôn được mở ra như
như hình 1-35
35. Hãy bấm Save để lưu lại
File làm việc , đến đây
bạn đã hoàn thành tách
khuôn một chi tiết đơn
giản .
Hình 1-35

Như vậy là bạn vừa trải qua một loạt những thao tác để có thể tách khuôn
một sản phẩm đơn giản , những bước mà bạn vừa thực hiện là rất cơ bản
mà thôi, sẽ còn rất nhiều bước khác xen kẽ và phức tạp dần, hãy chắc chắn
rằng bạn đã nắm được những điều trên, nếu cảm thấy chưa chăn chắn hãy
thực hành lại nhiều lần đến khi nhuần nhuyễn và hãy áp dụng những điều
vừa mới học được để làm các bài tập sau đây.

21
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com

1.11. Bài tập.


Tách khuôn các chi tiết sau đây .

Bài tập 2
Bài tập 1

Bài tập 3

22
Chia se bởi WWW.Docmienphi365.Com

You might also like