Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 8

BÀI 7: Kỹ thuật tạo dẫn xuất hydride.

1. Hạn chế của các kỹ thuật đo phổ nguyên tử đã biết:


Trong các kỹ thuật phổ ngọn lửa (F-AAS), lò Graphite (GF-AAS) đều có những nhược điểm nhất định
như:
- Hiệu suất phun sương làm giảm độ nhạy của phổ ngọn lửa.
- Thời gian lưu trong quang lộ kém làm giảm độ nhạy.
- Một số nguyên tố dễ bay hơi (Pb, Sb, As, Se …) sẽ bị thất thoát trong chu trình nhiệt 4 bước của
lò Graphite.
- Cản nhiễu do nền mẫu còn phức tạp.

Vì vậy, để cải tiến độ nhạy trong việc xác định một vài nguyên tố dễ bay hơi bằng phổ hấp thu nguyên
tử người ta phát triển kỹ thuật nguyên tử hóa thông qua dẫn xuất hydride (Hydride Generation Atomic
Absorption Spectrometry viết tắt là HG-AAS)

2. Giới thiệu kỹ thuật tạo dẫn xuất hydride:

- Kỹ thuật này chỉ áp dụng được cho các nguyên tố có thể sinh hơi hydride (được gọi chung là
“nhóm hydride”).
- Trong kỹ thuật này người ta sẽ khử ion của kim loại A về mức hóa trị thấp nhất rồi tạo dẫn xuất
hydride dễ bay hơi có dạng A với tác chất Natri bohiđrua – NaB . Hơi hydride này sẽ được
vận chuyển đến lò nguyên tử hóa (là ống thạch anh được gia nhiệt) và nguyên tử hóa theo cơ
chế gốc tự do dưới tác dụng của nhiệt độ cao (700-9500C).
- Kỹ thuật này cho độ nhạy cao hơn lò Graphite cũng như giảm được rất nhiều cản nhiễu.

3. Nguyên tắc:
3.1. Khử ion kim loại:

- Ion kim loại phải bị khử về mức hóa trị thấp nhất để gia tăng hiệu suất nguyên tử hóa cũng như
vận chuyển mẫu.
- Qua nghiên cứu chỉ ra rằng nếu không khử ion kim loại về mức hóa trị thấp nhất thì sẽ làm giảm
độ nhạy hoặc mất tín hiệu (Abs = 0). Điều này do 2 nguyên nhân sau:
 Đối với hơi hydride dạng A thì khi n càng lớn hiệu suất nguyên tử hóa càng thấp, qua đó
làm giảm độ nhạy. Ví dụ nếu ta không khử As (V) về As (III) mà đo hydride ngay thì giảm
20-50% tín hiệu.
 Một số hydride không bay hơi như Se không bay hơi, do đó làm mất tín hiệu.
- Dung dịch sau xử lý mẫu được cho vào ống khử chuyên dụng cùng với hệ dung dịch khử thích
hợp.
- Ống khử cho vào bình điều nhiệt ở nhiệt độ phù hợp trong thời gian tương ứng.
- Người ta thường hay khử ion kim loại bằng: HCl, KI – ascorbic acid, HCl – L-Cysteine. Mỗi
chất khử có tính khử và tác dụng đi kèm khác nhau.
- Ngoài ra, cũng có thể khử ion kim loại bằng phương pháp điện hóa khi áp vào dung dịch một
thế phù hợp trong thời gian đủ lâu.

1
Hình 1: ống khử chuyên dụng

Hình 2: công thức cấu tạo L-Cysteine.

Hình 3: công thức cấu tạo Ascorbic acid


3.2. Tạo dẫn xuất hydride: thực chất cũng là một phản ứng oxy hóa – khử.

Có 3 cách tạo dẫn xuất hydride cơ bản:


- Khử bằng kẽm kim loại: cho kẽm kim loại vào dung dịch. Phản ứng xảy ra như sau:
Zn + 2H+ ® Zn2+ + 2H
Am+ + (m+n)H ® AHn + mH+
- Khử bằng Natri bohiđrua – NaB : Dung dịch sau khử được pha trong acid HCl và trộn với
NaB bằng thiết bị chuyên dụng. Phản ứng xảy ra như sau:
BH4- + 3H2O +H+ ® H3BO3 + 8H
Am+ + (m+n)H ® AHn + mH+
- Khử bằng phương pháp điện hóa: áp vào dung dịch một thế phù hợp trong thời gian đủ lâu.
- Phương pháp khử bằng kẽm kim loại và khử bằng điện hóa bộc lộ nhiều bất cập nên hiện
nay, phương pháp thông dụng nhất là khử bằng Natri bohiđrua – NaB .
- Hiện nay, các hệ thống khử hydride có 3 dạng chính:
 Khử theo mẻ (Batch mode): dung dịch được cho vào 1 ống Teflon, kỹ thuật viên dùng
pipet hút một lượng Natri bohiđrua – NaB cho vào ống. Nhanh chóng gắn chặt ống
vào hệ thống vận chuyển hơi hydride. Cũng có thể bơm Natri bohiđrua vào ống như hệ
thống trong hình sau:

2
Hình 4: hệ thống tạo hydride theo mẻ
 Phương pháp dòng chảy liên tục (Continuous flow): hệ thống gổm ống dây: dây hút NaB
, dây hút HCl, dây hút mẫu. Ba dây này sẽ hút dung dịch liên tục và trộn với nhau
trong cuộn dây phản ứng để sinh hơi hydride.

Hình 5: Sơ đồ hệ thống tạo hydride theo phương pháp dòng chảy liên tục

Hình 6: Hệ thống tạo hydride theo phương pháp dòng chảy liên tục của Shimadzu

 Phương pháp tiêm dòng chảy (Flow Injection): cũng tương tự như phương pháp dòng chảy liên
tục nhưng mẫu chỉ được tiêm vào 1 lần chứ không hút lên liên tục như phương pháp dòng chảy
liên tục.
 Sau phản ứng sẽ có các hơi hydride sau đây được tạo thành:

3
Ion bị khử Hơi hydride Tên gọi
As AsH3 Arsine
Bi BiH3 Bismuthine
Ge GeH4 Gemane
Pb PbH4 Plumbane
Sb SbH3 Stibine
Se SeH2 Selenium hydride
Sn SnH4 Stanate
Te TeH2 Tellurium hydride
Bảng 1: các hơi hydride được tạo thành.
3.3. Nguyên tử hóa:
Hơi hydride vận chuyển đến ống thạch anh được gia nhiệt bằng điện hoặc bằng ngọn lửa và được
nguyên tử hóa theo cơ chế gốc tự do như sau:
H2 ↔ 2H*
H* + O2 ↔ OH* + O*
O* + H2 ↔ OH* + H*
OH* + H2 ↔ H2O + H*
AHn + H* ↔ AHn-1 + H2
AHn-1 + H* ↔ AHn-2 + H2
..........................
AH + H* ↔ A + H2
OH* + H* ↔ H2O
O* + O* ↔ O2
2H* ↔ H2

Hình 7: Lò nguyên tử hóa gia nhiệt bằng điện

4
Hình 8: bộ điều khiển nhiệt độ cho hệ thống gia nhiệt

Hình 9: phổ đồ trong kỹ thuật HG-AAS


4. Các ảnh hưởng:
4.1. Tốc độ bơm: tốc độ bơm có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu suất tạo hydride như đồ thị sau

Hình 10: ảnh hưởng của tốc độ bơm đến độ nhạy


4.2. Nồng độ tác chất:
4.2.1. Nồng độ Natri bohiđrua – NaB : Nồng độ Natri bohiđrua ảnh hưởng rất lớn đến độ
nhạy. Quá cao hay quá thấp cũng đều không tốt.

5
Hình 11: ảnh hưởng của nồng độ Natri bohiđrua đến độ nhạy
4.2.2. Nồng độ acid mang: nồng độ acid mang góp phần quan trọng vào phản ứng sinh hydride.
Nồng độ quá cao sẽ làm giảm hiệu suất vận chuyển hơi hydride.

Hình 12: Ảnh hưởng của nồng độ HCl mang đến độ nhạy
4.2.3. Nồng độ acid pha mẫu: Nồng độ acid pha mẫu có vai trò tương tự như nồng độ acid mang
do 2 dung dịch này được trộn lẫn vào nhau trước khi trộn với Natri bohiđrua để phản ứng
sinh hydride.

6
Hình 13: Ảnh hưởng của nồng độ HCl pha mẫu đến độ nhạy

4.3. Nhiệt độ nguyên tử hóa: nhiệt độ nguyên tử hóa quá thấp sẽ làm giảm hiệu suất nguyên tử
hóa.

Hình 14:Ảnh hưởng của nhiệt độ nguyên tử hóa lên độ nhạy


5. Định lượng: trong phép đo HG-AAS, do nồng độ kim loại quá nhỏ nên đường chuẩn khó tuân
theo định luật Lambert-Beer (dạng tuyến tính bậc 1). Thay vào đó ta dùng đường phi tuyến bậc
2 để định lượng thật chính xác và có khoảng làm việc kéo dài.

Hình 15: Đường chuẩn bậc 2 định lượng Arsenic

6. Cản nhiễu và loại trừ: cũng như trong tất cả các phương pháp phổ nguyên tử khác, phương
pháp này cũng chịu một số cản nhiễu như sau:
6.1. Cản nhiễu quang phổ: chủ yếu do ống thạch anh nóng đỏ phát bức xạ và ngọn lửa phát bức
xạ. Cản nhiễu này dễ dàng loại trừ bằng phép hiệu chỉnh nền nguồn liên tục (CS-BG) rẻ tiền.
6.2. Cản nhiễu không quang phổ: chủ yếu do các nguyên nhân

- Độ nhớt dung dịch cao do xử lý mẫu không tốt dẫn đến không hút dung dịch lên được.
Ngoài ra còn váng hữu cơ, keo tụ, bọt khí cũng làm giảm độ nhạy. Loại trừ bằng cách vô cơ
hóa mẫu triệt để.

7
- Nhiễu cation: một số cation Cu2+, Co2+, Fe3+ …. có tính oxy hóa làm giảm hiệu suất khử và
hiệu suất sinh hydride. Loại trừ bằng cách chiết bỏ hoặc dùng chất che.
- Nhiễu anion: NO3-, SO42- … có tính oxy hóa làm giảm hiệu suất khử và hiệu suất sinh
hydride. Loại trừ bằng cách đuổi acid thật tốt, không dùng HF, HNO3 & H2SO4 làm acid
mang hay acid pha mẫu.
- Nhiễu do “Nhóm hydride”: các ion “nhóm hydride” bị khử đồng thời làm giảm hiệu suất
khử ion chính và tạo hơi hydride đồng thời làm giảm hiệu suất tạo hydride cũng như vận
chuyển hơi hydride. Loại trừ bằng cách chiết bỏ hoặc dùng chất che.
- Nhóm kim loại quý: khử cạnh tranh làm giảm hiệu suất khử đồng thời làm phân hủy hơi
hydride & tạo hỗn hống, bắt giữ kim loại nhóm hydride. Loại trừ bằng cách chiết bỏ hoặc
dùng chất che.

7. Ưu và nhược điểm:
7.1. Ưu điểm:
- Độ nhạy cao do hiệu suất lấy mẫu & nguyên tử hóa cao.
- Kéo dài được thời gian lưu trong quang lộ.
- Tách bỏ được nguyên tố cần phân tích ra khỏi nền mẫu phức tạp do đó làm giảm nhiễu hóa
học, quang phổ.
- Thời gian phân tích nhanh hơn phương pháp lò Graphite (GF-AAS).
- Rẻ tiền.
7.2. Nhược điểm:
- Đòi hỏi kỹ thuật viên có kinh nghiệm cao.
- Chưa loại trừ được hoàn toàn cản nhiễu trong pha khí.
- Độ lặp lại kém

8. Câu hỏi ôn tập:


8.1. Tại sao không thể áp dụng phép đo HG-AAS cho các nguyên tố khác ngoài “nhóm
hydride”?
8.2. Có thể làm gì để tăng độ nhạy và giảm cản nhiễu cho kỹ thuật này?
8.3. Phép đo HG-AAS có thể dùng để phân tích nguyên dạng không? Nếu có thì sẽ phân tích như
thế nào?
9. Các phần cần chuẩn bị cho tiết sau: bài Kỹ thuật hóa hơi lạnh:
9.1. Lý do các kỹ thuật đã biết kém nhạy khi xác định thủy ngân.
9.2. Các kỹ thuật khử thủy ngân và các hệ thống đi kèm.
9.3. Bộ tích góp bằng vàng “Gold trap” và ứng dụng.
9.4. Phương pháp hóa hơi lạnh kết hợp phổ huỳnh quang (CV - AFS).

You might also like