Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Trần Quốc Tân 15041491 Môn: Quản trị thực phẩm

DHTP11B Thứ 6_Tiết 6-7/ 14/9/2018


BÀI TẬP VỀ NHÀ
Câu 1: Phân tích các phạm vi của quản lý sản xuất vận hành, từ đó đưa ra mối quan
hệ giữa các phạm vi với nhau
1. Vị trí, cơ sở vật chất
 Nhằm để định vị được doanh nghiệp:
- Là quá trình lựa chọn vùng và địa điểm bố trí doanh nghiệp, nhằm đảm bảo thực
hiện những mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đã lựa chọn.
- Đặt ra được vị trí đối với những doanh nghiệp mới xây dựng hoặc trong những
trường hợp mở rộng quy mô sản xuất hiện có, cần mở thêm những chi nhánh, bộ
phận sản xuất mới (điểm giao dịch, phát triển các nút mạng mới..)
 Định vị doanh nghiệp là một hoạt động có ý nghĩa chiến lược trong phát triển sản
xuất kinh doanh, có khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn về nhiều yếu tố.
 Để xác đinh vị trí đặt doanh nghiệp cần tiến hành hàng loạt các phân tích đánh giá
những nhân tố của môi trường xung quanh có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh
nghiệp sau này.
 Định hình được hệ thống cơ sở vật chất cần thiết để phục vụ cho các quá trình tiếp sau
để tạo ra một doanh nghiệp bền vững
2. Thiết kế nhà máy
 Xác định phương án bố trí nhà xưởng, dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị một
cách hợp lý, nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đồng thời phải tính đến các yếu tố tâm
sinh lý và các yếu tố xã hội.
 Những phương pháp thiết kế, lựa chọn phương án bố trí sản xuất áp dụng rộng rãi hiện
nay vẫn là phương pháp trực quan kinh nghiệm. Gần đây người ta đã thiết kế những
chương trình phần mềm máy tính riêng biệt dùng để xác định và lựa chọn phương án
bố trí tối ưu.
3. Thiết kế sản phẩm
 Thiết kế và đưa sản phẩm mới ra thị trường 1 cách nhanh chóng là một thách thức đối
với mọi doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt.
 Thiết kế sản phẩm nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị
trường và phù hợp với khả năng sản xuất của doanh nghiệp.
4. Thiết kế qui trình công nghệ
 Mỗi loại sản phẩm đòi hỏi phương pháp và quy trình công nghệ sản xuất tương ứng.
Thiết kế quy trình công nghệ là việc xác định những yếu tố đầu vào cần thiết như máy
móc, thiết bị, trình tự các bước công việc và những yêu cầu kỹ thuật để có khả năng tạo
ra những đặc điểm sản phẩm đã thiết kế.
 Tổ chức hoạt động nghiên cứu thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ. Hoạt động
nghiên cứu thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ được thực hiện bởi bộ phận chuyên
trách làm nhiệm vụ nghiên cứu thiết kế sản phẩm và công nghệ, với sự tham gia phối
hợp của các cán bộ quản lý, chuyên viên trong nhiều lĩnh vực khác nhau (nhằm loại bỏ
tính không tưởng, tính phi thực tế của sản phẩm, công nghệ mới đồng thời đưa ra được
các giải pháp mang tính đồng bộ).
 Đồng thời doanh nghiệp cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ, thường xuyên với các tổ
chức nghiên cứu bên ngoài, cung cấp điều kiện cho các hoạt động nghiên cứu và sử
dụng kết quả nghiên cứu của họ.

5. Ra kế hoạch sản phẩm


 Nghiên cứu tình hình thị trường, dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm nhằm trả lời câu
hỏi cần sản xuất sản phẩm gì? Số lượng bao nhiêu? Vào thời gian nào? Những đặc điểm
kinh tế kỹ thuật cần có của sản phẩm là gì?
 Cùng với đó nên dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm và đề ra được phương phướng cũng
như nhiệm vụ cho kế hoạch tạo ra sản phẩm sắp tới. Đây chính là cơ sở để xây dựng kế
hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch các nguồn lực sản xuất cần có. Đây là căn cứ
để xác định có nên sản xuất hay không nên sản xuất? Nếu tiến hành sản xuất thì cần
thiết kế hệ thống sản xuất như thế nào để đảm bảo thoả mãn được nhu cầu đã dự báo
một cách tốt nhất.
 Ngoài ra còn có nhu cầu về các nguồn lực cần thiết để có thể sản xuất đủ số lượng sản
phẩm đã dự báo hoặc đơn hàng trong từng giai đoạn được xác định thông qua xây dựng
kế hoạch tổng hợp.
6. Kiểm soát chất lượng
 Quản lý chất lượng trong sản xuất là một yếu tố mang ý nghĩa chiến lược trong giai
đoạn ngày nay. Để sản xuất sản phẩm ra với chi phí sản xuất thấp, chất lượng cao đáp
ứng được những mong đợi của khách hàng thì hệ thống sản xuất của các doanh nghiệp
phải có chất lượng cao và thường xuyên được kiểm soát.
 Quản lý chất lượng chính là nâng cao chất lượng của công tác quản lý các yếu tố, bộ
phận toàn bộ quá trình sản xuất của mỗi doanh nghiệp.
 Phân tích mục tiêu, nhiệm vụ, các đặc điểm, phạm vi và chức năng của quản lý chất
lượng trong sản xuất là cơ sở khoa học để các cán bộ quản trị sản xuất xây dựng chính
sách, chiến lược chất lượng cho bộ phận sản xuất.
 Một yêu cầu bắt buộc đối với các cán bộ quản trị sản xuất là cần hiểu rõ và biết sử dụng
các công cụ và kỹ thuật thống kê trong quản lý chất lượng. Hệ thống công cụ thống kê
và kỹ thuật thống kê góp phần đảm bảo cho hệ thống sản xuất được kiểm soát chặt chẽ
và thường xuyên có khả năng thực hiện tốt những mục tiêu chất lượng đã đề ra.

7. Quản lý nguyên liệu


 Từ những yêu cầu về sản xuất và tạo ra sản phẩm thì nguồn nguyên liệu đầu vào là
một yếu tố quyết định cho đầu ra của sản phẩm. Kiểm tra nguyên liệu đầu vào một cách
có hệ thống và luôn tuân thủ yêu cầu đặt ra tránh làm sai hỏng để đầu ra của sản phẩm
đáp ứng được yêu cầu của khách hàng
 Kiểm tra và quản lý nguyên liệu dựa trên các chỉ tiêu được đưa ra để tạo ra một hệ
thống sản xuất chất lượng và không làm ảnh hưởng đến các khâu tiếp theo
8. Quản lý bảo trì
 Trong chuỗi vận hành hệ thống sản xuất bằng các máy móc thiết bị thì sự cố xảy ra
cho máy móc là điều không thể tránh khỏi. Vì thế đòi hỏi có một bộ phận chuyên trách
phối hợp với doanh nghiệp khắc phục các sự cố về máy móc và tiến hành bảo trì thiết bị
theo định kì. Từ đầu vào là các kĩ sư công nghệ với trang thiết bị đầy đủ sẽ tiếp ứng cho
hệ thống sản xuất tạo đầu ra cho sản phẩm một cách đúng lộ trình nhất.
 Mối liên hệ:
Tất cả các phạm vi trên có quan hệ chặt chẽ với nhau về mọi khía cạnh trong việc
tạo ra sản phẩm cho bất kỳ một doanh nghiệp nào. Có thể thấy tầm quan trọng của việc
chọn vị trí và thiết kế nhà máy bố trí mặt bằng sản xuất sẽ tạo cho hệ thống sản xuất được
trơn tru và liền mạch hơn không bị bó buộc ở một giai đoạn nào trong quá trình tạo ra sản
phẩm. Hơn thế nữa việc thiết lập ra qui trình công nghệ và thiết kể ra kế hoạch cho sản
phẩm sẽ làm cho tiến độ tạo đầu ra là sản phẩm một cách nhanh chóng và không mất quá
nhiều thời gian cho các bên có liên quan. Và để tạo ra cho sản phẩm có những tính chất
tốt nhất và chất lượng nhất thì quá trình kiểm soát chất lượng và quản lý nguyên liệu là
điều mặc định phải được làm tốt và cẩn thận. Nhìn chung cho các phạm vi vừa nêu thấy
rằng phạm vi này là cơ sở và là tiền đề cho phạm vi sau để cùng phát triển tạo nên đầu ra
cho doanh nghiệp đúng chất lượng đúng thời điểm và đúng số lượng.
Câu 2a: Phân tích hệ thống pha cà phê

Resources

Máy xay cà phê

Muỗng

Ly, tách

Nước sôi

Phòng pha chế

Input Process Output

Hạt cà phê Xay Cà phê

Con người Hòa vào nước sôi Dịch vụ bán hàng

Đường Khuấy Người phục vụ


Câu 2b: Phân tích hệ thống nấu mì gói:

Resources

Vật chứa (tô, chén)

Muỗng

Phòng nấu

Nước

Process
Input Output
Nấu nước
Mì Mì ăn liền
Hòa mì nước sôi
Gia vị Dịch vụ bán hàng
Thêm gia vị
Con người Người phục vụ
Trộn đều
https://www.evn.com.vn/d6/news/Chon-mua-va-su-dung-may-pha-ca-phe-cho-van-
phong-9-25-21673.aspx

You might also like