Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

BÀI TẬP TỐI THIỂU VẬT LÝ 09 CB

9.16 – ĐỊNH LUẬT JUN – LENXƠ (Joule – Lenz)


***
TÌM HIỂU THÊM:
Điện năng: Năng lượng của dòng điện. Dòng điện có năng
lượng không? Câu trả lời là có, vì nhờ các thiết bị chuyển đổi
như là Quạt, ti vi, … mà dòng điện sẽ sinh công, hay nói một
cách khác Công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là
số đo lượng điện năng đã được chuyển hóa ra các dạng năng
lượng khác (Nhiệt năng từ Bếp, Quang năng từ Bóng đèn, …)
để phục vụ cuộc sống!
Vậy công sinh ra trong một đoạn mạch được xác định như
thế nào?
A = UIt
Trong đó: A (J): Công sinh ra trong đoạn mạch có hiệu điện
thế 2 đầu mạch là U (V), khi dòng điện I (A) chạy qua mạch đó
trong thời gian t (s)
Ví dụ: Đoạn mạch có một bóng đèn 6V – 3W được lắp vào
hiệu điện thế 6 V, thì trong 1 phút dòng điện sẽ sinh một công
là bao nhiêu?
Bóng đèn 6V – 3W là bóng đèn khi hoạt động bình thường (với hiệu điện thế 2 đầu bóng đèn là 6V) thì
dòng điện đi qua bóng đèn lúc này là 0,5 A (hay công suất tiêu thụ điện là 3 W). Ta có điện năng tiêu
thụ trên bóng đèn là:
A = UIt = 6 V . 0,5 A . 60 s = 180 (J)
Quả là một con số đáng nể vì như chúng ta biết, thì lượng năng lượng này đủ sức nâng một chú mèo
lên độ cao của một tòa nhà 6 tầng :D
Lượng điện năng này sẽ chuyển hóa thành các dạng
năng lượng khác trong bóng đèn như thế nào?
- 5 % để phát sáng
- 1 % cho các dạng năng lượng khác
- Và 94 % dành cho bức xạ nhiệt ra môi trường
xung quanh
Hay nói một cách khác, chỉ có 5 % lượng điện năng
được chuyển hóa có ích cho việc phát sáng (Hiệu
suất chỉ có 5 %). Quả là sự lãng phí vô cùng lớn!
Nhưng tại sao lại như vậy!?
Đèn dây tóc phát sáng dựa vào hiệu ứng dòng điện
có tác dụng nhiệt khi đi qua vật dẫn, dòng điện càng lớn thì nhiệt độ của vật dẫn càng cao. Khi nhiệt độ
của vật dẫn đạt đến khoảng trên 5000C thì vật dẫn bắt đầu phát sáng, nhiệt độ càng cao thì vật dẫn càng
sáng. Để phát ra ánh sáng mầu vàng cam hơi trắng, thì nhiệt độ dây tóc của bóng đèn khoảng 20000C
(người ta thường chọn dây vonfram có điểm nóng chảy cao
3410°C để làm dây tóc bóng đèn). Như vậy trước khi có ánh sáng
thì bóng đèn cần làm nóng dây tóc đến nhiệt độ cần thiết, do đó
điện năng chuyển đổi chủ yếu thành nhiệt năng và chỉ một ít
được chuyển hóa thành Quang năng, quả là một sự lãng phí vô
cùng!
Bây giờ chúng ta dần chuyển sang dùng đèn Compact, đèn
Compact cho nhiều ánh sáng hơn mà không nhấp nháy như ánh
sáng từ bóng đèn dây tóc nên ít mỏi mắt hơn. Đèn Compact
thường có lượng phát sáng nhiều gấp 4 – 5 lần đèn sợi đốt có
cùng công suất. Do vậy mà chúng sẽ tiết kiệm được nhiều điện
hơn!

Trí Hiếu Study © Vũ Đình Thư - www.facebook.com/vatlythaythu (0904.654.798)


Định luật Jun – Lenxơ (Joule – Lenz)
Vậy nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn diễn ra như thế nào?
Theo thuyết Electron: dòng điện trong kim loại
là dòng dịch chuyển có hướng của các electron
tự do. Khi dịch chuyển có hướng trong lòng
kim loại thì các electron tự do sẽ va chạm vào
các chỗ (nguyên tử kim loại) mất trật tự của
mạng tinh thể. Thông qua các va chạm liên tiếp,
các electron sẽ truyền một phần hoặc toàn bộ
năng lượng dòng điện mà nó mang theo cho
mạng lưới tinh thể dưới dạng nhiệt. Vì vậy khi dòng điện chạy qua, dây dẫn kim loại nóng lên và tỏa
nhiệt ra môi trường xung quanh.
Link: https://www.youtube.com/watch?v=KprFTxjQAoE
Xác định lượng nhiệt tỏa ra ở dây dẫn như thế nào?
Năm 23 tuổi (1841), bằng thực nghiệm xác định lượng điện năng tiêu thụ trên một dây dẫn so sánh với
nhiệt lượng của nước thu về, James Presscott Joule (1818 – 1889) đã phát hiện ra:
Nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở tỉ lệ với bình
phương cường độ dòng điện và tỉ lệ với thời
gian dòng điện chạy qua mạch. Hay:
Q = I2Rt
Ông phát hiện ra điều này hầu như đồng thời
với nhà Vật lý người Nga: Heinrich Lenz (1804
– 1865), nên định luật này mang tên Định Luật
Joule – Lenz. Ít người biết rằng, sau khi phát
hiện ra quy luật thì ông đã kiên trì làm trên 400
lần thí nghiệm khác trong vòng 38 năm để
khẳng định nó. Và sau này, Định luật Joule –
Lenz đã trở thành cơ sở thực nghiệm vô cùng
quan trọng cho một trong những định luật bao
quát nhất của Vũ Trụ: Định luật Bảo toàn Năng
lượng.

VẬN DỤNG
1. Tại sao với cùng một dòng điện chạy qua nhưng dây tóc bóng đèn thì nóng lên rất cao, nhưng
dây nối với bóng đèn thì hầu như nóng lên không đáng kể?
2. Nếu dây dẫn điện vào nhà các bạn thường xuyên phải tải một dòng điện lên đến 30 A. Theo
em:
a. Có nguy cơ gì xảy ra không? Để đảm bảo an toàn thì bạn cần chọn dây dẫn như thế nào
hoặc có biện pháp đảm bảo an toàn nào không?
b. Dựa vào bảng 1 (Tiết diện dây đồng và dây chì được quy định theo cường độ dòng
điện) trang 46 SGK. Em hãy lựa chọn tiết diện dây dẫn điện vào nhà và tiết diện dây
cầu chì phù hợp.
3. Một điện trở có nhãn 10 Ω - 10 W.
a. Điện trở này nên được mắc vào hiệu điện thế là bao nhiêu?
b. Giả sử điện trở hoạt động đúng công suất định mức thì lượng nhiệt tỏa ra trong 1 phút là
bao nhiêu?
4. Một bình ấm đun nước có ghi 220 V – 2200 W được mắc vào hiệu điện thế là 220 V
a. Tính thời gian để đun sôi 1 lít nước từ nhiệt độ 200C, biết nhiệt dung riêng của nước là
4200 J/Kg.K và nhiệt lượng hao phí là rất nhỏ.
b. Trên thực tế, thời gian để đun nước sôi của ấm lên tới 5 phút. Tính hiệu suất của ấm đun
nước.
c. Tính lượng nhiệt mà ấm nước đã tỏa ra ngoài môi trường sau mối lần đun sôi nước.
d. Giả sử trung bình mỗi ngày gia đình cần đun sôi 5 lít nước, hãy tính tiền điện đun nước
người đó phải trả trung bình mỗi tháng (trung bình 30 ngày/tháng). Biết tiền điện trung
bình là 2000 VNĐ/ 1 số điện.

Trí Hiếu Study © Vũ Đình Thư - www.facebook.com/vatlythaythu (0904.654.798)

You might also like