Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 148

THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

LỜI MỞ ĐẦU

Bài tập lớn môn thiết kế nhà máy với đề tài “THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT
BỘT GIẶT CÔNG SUẤT 12000 TẤN/NĂM” được thực hiện từ tháng 08/2010 đến
tháng 10/2010 do nhóm sinh viên lớp DH07HH thực hiện, không chỉ giúp chúng em
có dịp hệ thống lại các kiến thức đã học, mà còn giúp chúng em đưa những kiến thức
đã học vào thực tế, cũng như có thêm những kiến thức mới mẻ của những chuyên
ngành không thuộc chuyên ngành đang theo học, bài tập cũng giúp chúng em có nhũng
cái nhìn toàn diện hơn về kết cấu một công ty mà chúng em có thể sẽ có dịp làm việc
trong tương lai.
Với đề tài này, chúng em mong muốn thành lập một công ty 100% vốn Việt Nam
chiếm lĩnh thị trường nội địa và vươn ra thế giới, điều mà hiện tại rất nhiều doanh
nghiệp nhà nước hiện nay vẫn chưa thực hiện được.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 1


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN KINH TẾ -KỸ THUẬT


1.1. Tổng quan về bột giặt
Một bộ quần áo sạch sẽ luôn mang lại tâm lý thật thoải mái cho chúng ta mỗi khi
giao tiếp, làm việc hay cả giải trí, tập luyện thể thao. Bột giặt cũng ra đời vì nhu cầu
làm sạch quần áo cho mọi người
Hiện nay, trên thế giới, người ta sản xuất bột giặt chủ yếu ở dạng rắn, gồm hai loại:
• Bột giặt truyền thống hay còn gọi là bột giặt quy ước ( bột giặt thông thường)
chiếm 80% tổng sản lượng bột giặt.
• Bột giặt đậm đặc chiếm khoảng 20% tổng sản lượng và đang có xu hướng tăng
lên.
1.1.1. Nguyên liệu
Có rất nhiều loại chất bẩn mà ta phải làm sạch, nhưng đa số vẫn là các chất béo. Vì
vậy, chất tẩy rửa cho vải vóc, áo quần phải chứa các tác nhân hoạt động bề mặt thích
hợp để loại trừ các chất bẩn. Người ta cũng đưa vào công thức các chất xây dựng làm
tăng khả năng hoạt động của chất hoạt động bề mặt, các loại enzyme để tẩy vết máu và
protein hay chất tẩy trắng để tẩy hết những vết bẩn khác đồng thời giúp vải sáng đẹp
hơn. Ngoài ra, các chất phụ gia trong bột giặt cũng góp phần cải thiện một số đặc tính
của bột.
Hiện nay trên thế giới, nguyên liệu dùng trong bột giặt rất đa dạng, có loại bột giặt
mà thành phần của nó bao gồm đến 20 chất. Tuy nhiên, bất cứ một sản phẩm bột giặt
nào cũng có những thành phần chính sau:
Bảng 1.1: Các thành phần chính trong bột giặt
- Alkyl benzene sulphonate ( ABS)
- Fatty alcohol sulphate
Chất hoạt động bề mặt anionic - Alpha-olefin sulphonate
- Alpha-sulpho-methylester
- Xà phòng
Chất hoạt động bề mặt không ion (NI) - Ethoxylated alkyl-phenol
- Ethoxylated fatty alcohol
- Zeolite A

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 2


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Chất xây dựng (builders) - Natri tripolyphosphate (STPP)


- Natri carbonate (Soda)
- Poly carboxylate (NTA)
- Citrate
- Natri perborate
Chất tẩy trắng - Natri percarbonate
- Tetra acetyl ethylene diamine ( TEAD)
Chất độn - Natri sulphate
- Nước
- Natri silicate : chống ăn mòn
- Alkyloamide : tạo bọt
Chất phụ gia - CMC Na : chống tái bám
- Chất ổn định
- Chất tẩy trắng quang học
- Enzyme ( alcalase, protease)
- Hương
- Màu

1.1.1.1. Chất hoạt động bề mặt


1.1.1.1.1. Chức năng
Nhiệm vụ của quá trình giặt:
• Tách chất bẩn và chất béo ra khỏi bề mặt cần tẩy rửa ( vải vóc).
• Không cho các chất này tái bám lên bề mặt cần tẩy rửa mà để chúng trôi theo
nước giặt thải đi.
Đối với vải vóc, bột giặt cần có khả năng hòa tan tốt để có thể thấm vào các thớ vải
dễ dàng. Tính chất này liên quan đến sức căng bề mặt.
Nước là chất có sức căng bề mặt ( SCBM) lớn, nhưng khi hòa tan chất hoạt động
bề mặt ( CHĐBM) vào nước thì ứng suất bề mặt của nước sẽ giảm dần cho đến khi
nồng độ của dung dịch đạt đến một giá trị nào đó phụ thuộc vào loại CHĐBM sử
dụng. Và giá trị ứng suất bề mặt này sẽ không đổi cho dù có tăng nồng độ của

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 3


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

CHĐBM lên. Nồng độ mà ứng suất bề mặt ngưng giảm đuợc gọi là nồng độ micelle
tới hạn (cmc).

SCBM

cmc Nồng độ

Người ta thấy rằng, khi cho một lượng nhỏ CHĐBM vào nuớc, các ion của
CHĐBM sẽ tập trung trên bề mặt chất lỏng nhiều hơn là ở trong lòng chất lỏng. Tại
đây chúng được định hướng như sau:
• Ở đầu ưa nước sẽ hướng vào lòng chất lỏng.
• Ở đầu kỵ nước sẽ hướng ra khỏi chất lỏng.
Đối với các hệ có nước, ở cmc, thông thường dung dịch sẽ bị bão hòa nhưng nếu
thêm CHĐBM thì chúng sẽ tạo micelles trong dung dịch gồm các bó ion CHĐBM tập
trung lại gần như hình cầu với đầu ưa nước hướng ra ngoài dung dịch, đầu kỵ nước
hướng vào trong, tạo nên những giọt gần như giọt dầu.
Các micelles làm cho dung dịch CHĐBM có dạng tự nhiên là dạng keo, điều này
rất quan trọng đối với những tính chất của chất tẩy rửa, vì:
• Cung cấp lượng CHĐBM dự trữ ở bề mặt chất lỏng để giữ cho dung dịch bão
hòa và làm cho ứng suất bề mặt của dung dịch luôn luôn nhỏ nhất, điều này
giúp việc thấm ướt các thớ vải dễ dàng hơn.
• Có thể hòa tan các chất dầu: bên trong các micelle gần như là một dung môi
hydrocarbon có thể chứa các chất bẩn dạng dầu và mang nó theo để thải cùng
nước giặt.
Như vậy, chất hoạt động bề mặt trong bột giặt là tác nhân chính cho quá trình tẩy
rửa do một số tính chất sau:
• Khi có chất hoạt động bề mặt trong nước thì sức căng bề mặt dung dịch giảm
làm tăng tính thấm ướt đối với vải sợi.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 4


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

• Các phân tử chất hoạt động bề mặt hấp phụ lên bề mặt sợi và lên các hạt chất
bẩn rắn hay lỏng và khi đó, dưới ảnh hưởng của sức căng bề mặt không đổi trên
ranh giới chất bẩn – vải, chất bẩn se lại thành giọt và dễ dàng tách ra khỏi bề
mặt sợi dưới tác dụng cơ học.
• Chất hoạt động bề mặt tạo các màng hấp phụ trên bề mặt các hạt chất bẩn làm
cho chúng có độ bền vững tập hợp cao và ngăn ngừa chúng liên kết trở lại lên
bề mặt sợi.
• Bọt được hình thành từ chất hoạt động bề mặt làm tăng thêm sự tách cơ học của
các chất bẩn hay sự nổi của chúng ( do các hạt chất bẩn liên kết vào các bóng
khí)
1.1.1.1.2. Phân loại
Các chất hoạt động bề mặt được chia làm bốn loại sau:
™ CHĐBM anionic:
Chất hoạt động bề mặt anionic là CHĐBM có phần phân cực liên kết với phần kỵ
nước mang điện tích âm ( -COO-, -SO3-, SO4-)
Vd:
• Xà phòng: RCOO-Na+ (R=C12-18)
• LAS: RC6H4SO3-Na+
• Các rượu sulphate bậc I…
™ CHĐBM cationic:
Chất hoạt động bề mặt cationic là CHĐBM có nhóm phân cực mang điện tích
dương ( -NR1R2R3+)
Vd: các muối ammonium bậc 4 như alkyl trimethyl ammonium chloride:
RN(CH3)3+Cl- …
™ CHĐBM không ion:
Chất hoạt động bề mặt không ion ( NI) có những nhóm phân cực NI hóa trong
dung dịch nước. Phần kỵ nước gồm dây chất béo. Phần ưa nước chứa những nguyên tử
Oxy, Nitơ hay Lưu huỳnh không ion hóa.
Sự hòa tan của chất hoạt động bề mặt NI là do liên kết hydro giữa các phân tử nước
với một số phần ưa nước đặc biệt như eter của nhóm polyoxyetylen chẳng hạn (
hydrate hóa).

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 5


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Vd:
• Các dẫn xuất của polyoxyetylen hay polyoxypropylen
• Các ester của đường
• Các alkanolamit …
™ CHĐBM lưỡng tính:
Chất hoạt động bề mặt lưỡng tính là những hợp chất có một phân tử tạo nên một
ion lưỡng cực.
Vd : acid cetylamilo-acetic trong môi trường nước cho hai thể:
C16H33-+NH2-CH2-COOH: CHĐBM cationic trong môi trường acid.
C16H33-NH-CH2-COO- : CHĐBM anionic trong môi trường kiềm
Dù sử dụng các nguyên liệu khác nhau nhưng để có thể sản xuất được những sản
phẩm bột giặt có đặc tính tối ưu, người ta phải tạo cho sản phẩm có những tính chất
với mức độ ngang nhau như: khả năng tẩy rửa, độ tạo bọt, độ hòa tan… Trong thực tế,
điều này có thể đạt được bằng cách sử dụng phối hợp nhiều loại chất hoạt động bề mặt.
Tuy nhiên, chất hoạt động bề mặt chủ yếu và phổ biến nhất được phối chế trong các
đơn công nghệ sản xuất bột giặt hiện nay vẫn là LAS.
1.1.1.1.3. LAS ( Linear alkyl benzene sulphonate)
™ Giới thiệu:
LAS được tạo thành từ phản ứng của một hợp chất hữu cơ chứa nhân thơm với một
tác nhân sulphonate hóa mạnh. Chất lượng sản phẩm của phản ứng tùy thuộc vào
những điều kiện sau:
• Sản phẩm sulphonate hóa có màu sáng.
• Cho hiệu suất cao, ít hàm lượng “free oil” ( các chất không bị sulphonate hóa).
• Chứa ít muối vô cơ nhất.
LAS được xem là CHĐBM khá tốt do giá thành thấp và là chất tẩy rửa khá linh
hoạt với thời gian hoạt động khá lâu. Nó cũng trong các sản phẩm tẩy rửa gia dụng
dạng lỏng hay bột, hay trong các sản phẩm tẩy rửa công nghiệp.
Tùy theo yêu cầu của từng loại sản phẩm tẩy rửa, LAS được đưa vào đơn công
nghệ cùng với một số chất hoạt động bề mặt khác nhằm làm tăng hay giảm một số tính
năng của quá trình tẩy rửa.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 6


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Vd: Đối với nước rửa chén bằng tay, yêu cầu của sản phẩm là độ hòa tan cao ở
nhiệt độ thường, nhiều bọt cũng như độ bền bọt phải tốt. Đối với bột giặt dùng cho
máy giặt, khả năng tẩy rửa lại có vai trò quan trọng hơn là độ bọt và độ hoà tan.
Chính vì vậy, nếu chỉ dùng một loại CHĐBM là LAS thì không thể tạo ra loại sản
phẩm có những tính năng tối ưu mà phải kết hợp nhiều CHĐBM khác nhau.
™ Thành phần hoạt động ( AM: active matter):
Thành phần hoạt động của sản phẩm trung hòa ( LAS) thay đổi trong khoảng 40-
60% phụ thuộc vào tính chất lưu biến của loại acid sulphuric được trung hòa.
Trong điều kiện cụ thể của phần thực nghiệm, nguyên liệu sử dụng là LABSA (
Linear Alkyl Benzene Sulphonic Acid).
LABSA là một sulpho acid. Các sulpho acid là những acid mạnh, nên không chỉ
các muối của chúng với các cation hóa trị một mà cả các muối với cation hóa trị cao
hoạc ngay cả acid ở trạng thái tự do đều tan khá nhiều trong nước để tạo thành dung
dịch có tất cả các tính chất đặc trưng của dung dịch tẩy rửa. Do đó, có thể dùng chúng
làm chất tẩy rửa trong môi trường nước cứng ( có ion Mg2+, Ca2+) và cả trong môi
trường acid.
™ Đặc tính của LAS:
Vì là acid mạnh nên phản ứng hoàn toàn với baz, phản ứng tỏa nhiều nhiệt, gây ăn
mòn nhôm đồng, hơi bốc ra khí SO2 rất độc, có mùi hắc.
Một đặc tính khác của LABSA là làm khô, gây rát khi tiếp xúc với da.
Bảng 1.2: Tính chất vật lý của LABSA
Tên Linear Alkyl Benzene Sulphonic
Acid
Công thức hóa học C18H29SO3H
Khối lượng phân tử trung bình 326
Thành phần LABSA nguyên chất: >98%
H2SO4: ~1%
Chất không sulpho hóa: ~1%
Ngoại quan Màu hổ phách, sệt
Khối lượng riêng ( kg/m3) Nhiệt độ (oC) 30 40 50

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 7


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Mạch thẳng 1050 1045 1040


Mạch nhánh 1075 1070 1060
Nhiệt dung riêng 1.6 kJ/kg oC
Độ dẫn nhiệt 0.13 W/m oC

LABSA đem trung hòa với Soda cho ra LASNa (thường gọi là LAS) – là một chất
hoạt động bề mặt rất tốt, khả năng tạo bọt tốt, tính tẩy rửa mạnh.
Bảng 1.3: Tính chất vật lý của LAS
Tên Linear Alkyl Benzene Sulphonate
Công thức hóa học C18H29SO3Na
Khối lượng phân tử trung bình 348
Ngoại quan Màu trắng đục, độ nhớt cao
Tỷ trọng Thay đổi theo AM, khoảng 1000 kg/m3
Nhiệt dung riêng ( kJ/kg oC) AM % 35 40 45 50
Cp 3.3 3.2 3.1 3.0
Độ dẫn nhiệt ( W/m oC) AM % 35 40 45 50
Đdn 0.43 0.40 0.38 0.35

™ Tỷ suất lượng chất hoạt động cần dùng:


Rất khó xác định tỷ suất hàm lượng CHĐBM cần dùng vì có nhiều yếu tố tác động
lên nó. Người ta thường xem xét các yếu tố sau:
• Tỷ trọng của sản phẩm.
• Loại chất xây dựng.
• Tính chất của chất xây dựng.
Vd:
Ở các nước đang phát triển, bột giặt thường chứa LAS khoảng 16-22% có tỷ
trọng khoảng 0.2-0.32.
Ở châu Âu, bột giặt có chứa phosphate có tỷ trọng khoảng 0.7 thì tỷ suất LAS
Na khoảng 8-12%.
Ở Nhật Bản, các nhà sản xuất thường phối LAS theo tỷ suất 25-35%.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 8


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

™ Khả năng thay thế chất hoạt động bề mặt:


Hiện nay trên thế giới người ta chủ yếu dùng LAS để phối trong bột giặt. Tuy
nhiên, ở một vài nước phát triển, ngừơi ta đã chuyển sang dùng chất hoạt động bề mặt
dạng sulphate ( CnH2n+1OSO3Na) trong bột giặt vì lý do môi trường LAS có vòng
benzene nên phân hủy chậm.
Ngoài ra, trong bột giặt thường phối một lượng chất hoạt động bề mặt NI thích hợp
để tăng hiệu quả giặt tẩy hoặc thêm một lượng nhỏ xà phòng vào, vì sự hiện diện của
các chất này giúp phân tán tốt các chất hoạt động bề mặt chính làm tăng khả năng giặt
tẩy.
Trong phương pháp sản xuất bột giặt sấy phun thường, chất hoạt động bề mặt NI
và LAS gây một số cản trở và khó khăn do dễ phân hủy ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên
trong phương pháp sản xuất bột giặt đậm đặc NTD ( không tháp), người ta thấy rằng,
có thể sản xuất được sản phẩm có đặc tính như mong muốn chỉ với một vài chất hoạt
động bề mặt, thậm chí chỉ với một loại duy nhất là LAS.
1.1.1.2. Chất xây dựng ( Builders)
1.1.1.2.1. Chức năng
Thường khi giặt giũ, vấn đề được đặt ra là nguồn nước giặt thường chứa nhiều ion
Mg2+, Ca2+, có khả năng làm kết tủa các chất hoạt động bề mặt, làm giảm hiệu suất
giặt tẩy. Các ion này chủ yếu là do nguồn nước sử dụng là nước cứng, ngoài ra còn có
thể do các chất bẩn hay chất lắng có trong sợi vải trong quá trình giặt.
Việc khắc phục hiện tượng này là chức năng chính của chất xây dựng, mục đích để
tạo phức với ion Mg2+, Ca2+ thành những hợp chất mới, tan được mà không ảnh hưởng
đến giặt tẩy. Ngoài ra, chất xây dựng còn có một số công dụng sau:
• Tạo tính kiềm cho môi trường giặt.
• Cung cấp một tác dụng đệm để duy trì pH của dung dịch giặt gần bằng với giá
trị mong muốn trong suốt thời gian giặt.
• Phân tán các phần tử chất bẩn.
Việc loại bỏ các ion Mg2+, Ca2+ từ nước giặt có thể được thực hiện bằng một trong
ba cách sau:
• Tạo tủa:

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 9


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Dùng một số muối như natri carbonate, natri orthophosphate hay natri silicate, các
muối này sẽ làm tăng tính kiềm cho nước giặt, tạo muối với các ion Mg2+, Ca2+ . Tuy
nhiên, theo cách này sẽ làm cho vải bị thô ráp, xù xì do bị muối bám lên.
• Cô lập các ion Mg2+, Ca2+:
Tạo phức với các ion thành những hợp chất mới tan được mà không gây ảnh hưởng
đến quá trình giặt tẩy. Có rất nhiều tác chất có thể thực hiện nhiệm vụ này, nhưng loại
thông dụng và có khả năng hoạt động tốt nhất là STPP ( natri tri polyphosphate).
Ngoài ra còn có thể kể đến NTA ( nitrilo-acetate acid), EDTA ( ethylene diamine
acetic acid)…
• Trao đổi ion:
Dùng các loại zeolite tổng hợp tương tự như các loại zeolite dùng trong chất làm
mềm nước thông thường. Tuy nhiên, các zeolite này không trao đổi nhiều với ion
Mg2+, Ca2+ ở điều kiện thường và thường phải dùng phối hợp với nhiều loại chất xây
dựng khác.
Tuy nhiên, ta cũng cần tìm hiểu thêm về một số chất xây dựng thông dụng khác.
1.1.1.2.2. Một số chất xây dựng thông dụng
™ Tripolyphosphate:
Trên 25 năm trở lại đây, STPP đã có mặt trong các sản phẩm tẩy rửa ở nhiều quốc
qia trên thế giới với vai trò là chất xây dựng. Sở dĩ có điều này là do STPP có một số
ưu điểm hơn các chất xây dựng khác như sau:
• STPP có khả năng làm mềm nước tốt, trợ giúp cho sự thấm ướt vải và giặt tẩy.
• STPP giúp khống chế môi trường kiềm của nước giặt và phân tán các chất bẩn
trong khi giặt. Vì vậy, nó có tác dụng chống tái bám.
• STPP có khả năng tạo dạng tinh thể STP-hexa hydrate rất bền, có tác động đến
chất lượng ngoại quan của bột giặt.
Ngoài ra, STPP còn có chức năng phụ là có khả năng cải tiến hiệu quả của các chất
hoạt động bề mặt anion và không ion. Quan trọng nhất là sự giảm CMC của sức căng
bề mặt có tác động làm tăng độ hòa tan của chất hoạt động bề mặt.
STPP tồn tại ở hai dạng tinh thể, thường gọi là dạng I và dạng II.
• Dạng I : STPP thu được từ quá trình nung vôi ở nhiệt độ 450 -500oC. Dạng này
hydrate hóa nhanh trong lúc phối trộn.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 10


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

• Dạng II: STPP thu được từ quá trình nung vôi ở nhiệt độ thấp hơn khoảng
350oC. Dạng này hydrate hóa rất chậm nhưng để lâu được nơi nóng ẩm.
STPP thương mại thường là hỗn hợp của hai dạng trên, chứa khoảng 70% dạng II
và 30% dạng I. Cả dạng I và II đều có thể cho ra một dạng tinh thể hexahydrate như
nhau: STP 6aq ( STP 6H2O).
Sự hydrate hóa STPP trong dung dịch tỏa nhiệt mạnh, nhiệt phát ra khoảng 67
kJ/mole đối với dạng I và 59 kJ/mole đối với dạng II. Cơ chế của quá trình hydrate hóa
STPP trong dung dịch có thể được tóm tắt như sau:
• STPP khan hoà tan trong dung dịch tạo dung dịch quá bão hòa. ( khả năng hòa
tan của STPP khan tốt hơn tinh thể STP 6H2O )
• Hình thành nhân của tinh thể STP 6 H2O trong dung dịch quá bão hòa.
Nhân này sẽ lớn dần hình thành các tinh thể STP6H2O với các kích thước khác
nhau.
Các hiện tượng này sẽ làm giảm độ quá bão hòa và tạo nên một cân bằng giữa
STPP trong dung dịch và các tinh thể STP 6H2O.
Khả năng hydrate hóa của STPP sẽ ảnh hưởng đến kích thước của tinh thể STPP
6H2O. Điều này cũng có tác động đến một số đặc tính vật lý của bột sau khi sấy phun
như độ chảy, ngoại quan và khuynh hướng đóng bánh.
STPP dạng khan qua quá trình sấy phun không bị phân hủy. Các tinh thể STP
6H2O qua quá trình sấy phun bị phân hủy thành TSP ( tri natri phosphate – Na3PO4)
không có tác dụng trong bột giặt và TSPP ( tetra natri pyro phosphate – Na4P2O7) tính
năng không bằng STPP.
STPP có tính kiềm do có chứa nhóm Na2O trong phân tử. Dung dịch STPP 1% có
pH 9.8-10.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vừa nêu, STPP cũng tác dụng không tốt đối
với môi trường. Điều này có thể được giải thích như sau:
Ở các ao hồ đôi khi xuất hiện hiện tượng nghẽn bùn do thiếu chất dinh dưỡng làm
ảnh hưởng đến đời sống sinh vật. Khi nước sông và nước mưa đem đến chất dinh
dưỡng, tảo và các loại thực vật khác tăng trưởng, đây là hiện tượng giàu dinh dưỡng.
Hiện tượng này thường do việc thải ra một lượng lớn chất thải ở cống đổ vào các con
sông làm ứ đọng một lượng lớn chất dinh dưỡng trong ao hồ. Sự giàu chất dinh dưỡng

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 11


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

sẽ dẫn đến sự bùng nổ sinh trưởng của tảo đi đôi với việc sản sinh oxy. Đến cuối thời
kỳ sinh trưởng, đa số tảo sẽ chết và vi khuẩn sẽ tận dụng nguồn thức ăn này để phát
triển. Quá trình này đòi hỏi phải có lượng oxy khá lớn. Do đó, sự phân hủy trên xác
tảo có tác động mạnh đến các loại sinh vật khác. Hậu quả là nước trong các ao hồ sẽ
chuyển từ môi trường háo khí sang môi trường yếm khí, thiếu oxy hòa tan trong nước
làm cho cá và các sinh vật khác bị chết hàng loạt. Trong môi trường yếm khí, các vi
khuẩn yếm khí sẽ hoạt động mạnh và có thể tạo độc tố và tạo những hợp chất chứa lưu
huỳnh có mùi khó chịu làm cho nước bị nhiễm độc và hôi thối.
Đã có rất nhiều tranh cãi xung quanh việc chất nào là nhân tố chính gây ra hiện
tượng này, photpho, nitơ hay ngay cả carbon, nhưng kết luận cuối cùng thì photpho là
nguyên nhân chính. Nguyên tố photpho có mặt trong sông và hồ là chất thải từ phân
người và từ việc tiêu nước trong nông nghiệp cũng như từ nước thải của các sản phẩm
giặt tẩy.
Tại nhiều nước phương Tây, người ta đã cấm các sản phẩm tẩy rửa có photpho,
nhưng thực tế thì lệnh cấm này hầu như không có hiệu quả bởi lẽ lượng photpho từ các
nguồn khác như nước thải trong nông nghiệp hay từ con người chiếm đến 2/3 tổng
lượng photpho thải bỏ.
Một giải pháp cho vấn đề này là làm lắng photpho bằng cách cho vào mỗi nhánh
sông khoảng 20g sắt dưới dạng muối trên 1m3 nước sông thì thấy rằng lượng photpho
giảm xuống còn khoảng 0.5ppm – nồng độ có thể làm giảm thiểu hiện tượng giàu dinh
dưỡng và đã được thực hiện hiệu quả ở Thụy Điển.
Bảng 1.4: Tính chất vật lý của STPP
Tên Natri tripolyphosphate
Công thức hóa học Na5P3O10
Khối lượng phân tử 368
Thành phần P2O5 : 57.60%
Na2O : 42.20%
Phân tử ngậm nước STP 6H2O
Độ hòa tan ( trong 100g nước) Ở 20oC : 12.9g
Ở 40oC : 13.7g

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 12


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Kích thứơc hạt ( μm) 50-100


Tỷ trọng ( kg/m3) 1150
Tỷ lệ dạngI/ dạngII 1/99 – 50/50
™ Zeolites:
Từ những năm 70, xu hướng sử dụng zeolite làm chất xây dựng trong bột giặt đã
tăng lên đáng kể, thông dụng nhất là zeolite A.
Zeolite A có cấu trúc tinh thể với nhiểu lỗ xốp. Nhờ điểm đặc biệt này, các ion
Natri chứa bên trong cấu trúc của nó có độ linh động cao và có thể dễ dàng trao đổi
với các ion trong nước cứng, đặc biệt là Canxi.
Chức năng chính của zeolite A là làm mềm nước giặt bằng cách làm giảm nồng độ
Canxi và Magne. Khả năng hoạt động của zeolite A sẽ được tăng cường bằng cách
thêm vào một lượng nhỏ các chất hòa tan được trong nước, được gọi là chất trợ xây
dựng, thường là polycarboxylate.
Ngoài ra, zeolite A còn giúp tạo sự ổn định về các tác nhân làm trắng trong các sản
phẩm tẩy rửa.
Tùy theo kích thước phần tử zeolite A, nó có thể gây bụi, người sử dụng nên tránh
hít phải. Vì không hòa tan được nên zeolite A không hút ẩm và không bị đóng bánh.
Tuy nhiên, khả năng giặt tẩy của các sản phẩm dùng chất xây dựng là zeolite A
kém hơn là các sản phẩm chứa phosphate vì chúng không tan được, khả năng xử lý ion
Canxi, Magie kém, khả năng chống tái bám kém.
1.1.1.3. Các tác nhân tẩy trắng hóa học
1.1.1.3.1. Chức năng
Người ta thường dùng các tác nhân tẩy trắng hóa học trong bột giặt để cải thiện khả
năng tẩy trắng cho bột bằng cách loại bỏ các tạp chất màu hữu cơ trên vải bằng phản
ứng hóa học. Các phản ứng này tương ứng với sự oxy hóa hoặc khử oxy làm phân hủy
không đảo ngược được các hệ thống tạo màu. Phương cách này đòi hỏi sự sự phân hủy
hoặc biến đổi các nhóm tạo màu và các thể màu thành các hạt nhỏ hơn và dễ tan hơn
để có thể loại chúng dễ dàng.
Người ta chia các tác nhân tẩy trắng hóa học làm ba loại:
• Các tác nhân khử oxy ( như các sulfit và bisulfit).
• Các hợp chất của chlor.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 13


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

• Các hợp chất có khả năng giải phóng oxy tự do.


Trong đó, các hợp chất khử oxy có khả năng hoạt động tốt nhưng lại bất tiện do hơi
của chúng rất khó giữ bằng dầu thơm nên ít được sử dụng trong công nghệ sản xuất
chất tẩy rửa.
Các hợp chất của chlor có một số thuận lợi nhờ khả năng hoạt động ở nhiệt độ thấp
và nồng độ thấp đồng thời cũng có giá thành thấp nhưng lại gây ra một số vấn đề khi
sử dụng như ảnh hưởng đến màu nguyên thủy của vải, làm mục một số sợi tự nhiên và
làm vàng chất hồ vải. Do đó việc sử dụng các hợp chất của chlor cũng rất ít.
Hiện nay, các hợp chất có khả năng giải phóng oxy tự do được sử dụng phổ biến
nhất, có thể kể đến như perborate, percarbonate, oxy già…
Trước tiên, ta hãy nghiên cứu cơ chế làm trắng của các tác nhân này.
1.1.1.3.2. Cơ chế làm trắng
Các vết bẩn trên quần áo được chia làm ba loại:
• Vết bẩn nhờn ( dầu, mỡ…).
• Vết bẩn là chất đạm ( máu, trứng…) và các vết không béo ( trái cây, chè,
càphê…).
• Vết bẩn dạng hạt.
Các vết bẩn dầu mỡ, chất đạm và dạng hạt được loại trừ tuần tự bởi các chất hoạt
động bề mặt, chất xây dựng và các enzyme. Vết bẩn không béo sẽ được loại trừ bởi
chất khử oxy hoặc chất oxy hóa.
Xét cơ chế tẩy trắng đối với nước oxy già:
Nước oxy già là một acid yếu trong dung dịch nước, có pKa = 11.75. Nước oxy già
không phân giải và tương đối ổn định. Vì vậy, mọi dung dịch oxy già bán trên thị
trường được đưa về pH acid.
Trong môi trường kiềm, nước oxy già có hai khả năng:
• Phân giải thành acid – kiềm:
H2O2 HOO- + H+
• Bị biến đổi:
2H2O2 H2O + O2
Phản ứng phân giải tạo anion perhydroxyt HOO- là phản ứng làm trắng.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 14


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Màu của các vết bẩn là do sự hiện diện của nối đôi phối hợp trong phân tử tanin.
Sự tẩy trắng là lấy đi những nối đôi phối hợp của những chất màu dính vào sợi. Điều
này có thể thực hiện được bằng cách tạo nối đôi mới ( trường hợp khử oxy) hay cắt
những nối đôi không bão hòa để sản sinh những phân tử nhỏ mới ( trường hợp oxy
hoá).
Sự cắt phân tử vết bẩn có thể thực hiện được bởi sự tấn công vào nhân ở những nơi
tích điện kém theo cơ chế sau:

Liên kết - O – O – của anion perhydroxyl có thể bị cắt đứt và phóng thích nguyên
tử oxy hoạt tính. Nguyên tử oxy này có thể ghép vào một liên kết đôi để cho một
epoxit, chất này sau đó bị thủy phân để tạo một diol.
Như vậy, oxy già và các hợp chất oxy hóa khác ( perborate, percarbonate…) có thể
bẻ gãy các liên kết đôi trong chất màu bằng sự oxy hóa.
1.1.1.3. Một số chất tẩy trắng hóa học thông dụng
™ Perborate:
Perborate được sử dụng làm tác nhân tăng trắng từ lâu ở châu Au. Trong những
năm 80, việc sử dụng perborate đã lan sang nhiều nước khác như Hoa Kỳ, các nước
Nam Mỹ và châu Á.
Perborate có công thức là: NaBO3.4H2O hay NaBO2.H2O2.3H2O chứa khoảng 10%
oxy hoạt tính. Nhược điểm của perborate là chỉ hoạt động tốt ở 80 -100oC. Ở độ ẩm

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 15


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

nhỏ, NaBO3.4H2O sẽ dehydrate hóa dần dần thành NaBO3.2H2O ở 20oC. Trên 90%
RH, NaBO3.4H2O sẽ hấp thu nước và đóng rắn.
Cần bảo quản perborate trong môi trường khô ráo, tránh nắng và giữ nhiệt độ dưới
25oC. Vật liệu chứa perborate có thể là nhựa, gốm đá hay các vật liệu được tráng lớp
nhựa bên trong.
Bảng 1.5: Tính chất vật lý của Natri perborate
Tên Natri perborate
Công thức hóa học NaBO3.4H2O
Khối lượng phân tử 154
Ngoại quan Tinh thể hoặc bột, màu trắng,
không mùi
Nhiệt độ đông đặc (oC) 63
Hydrate NaBO3.H2O ( trên 40 )
Độ hòa tan ( trong 100g nước) 40 oC 6.5g
60 oC 29.1g
Tỷ trọng ( kg/m3) 720-800

™ Percarbonate:
Natri percarbonate ( Na2CO3.1,5 H2O2) được kết hợp dùng như một tác nhân tẩy
trắng chất tẩy rửa dạng NSD.
Ưu điểm:
• Độ hòa tan tốt.
• Tỷ suất oxy hoạt tính cao.
• Đa chức năng: nguồn H2O2 và kiềm.
• Không gây ô nhiễm.
Nhược điểm:
Percarbonate dễ bị phân hủy bởi ẩm trong không khí. Ở nhiệt độ trên 25oC kết hợp
với ẩm tự do trong không khí có thể làm cho sự phân hủy mạnh hơn. Hơi nóng và
nước giải phóng trong khi phân hủy còn mạnh hơn phản ứng và trong một số trường
hợp đặc biệt khác, sự phát sinh nhiều hơi nước, oxy và nhiệt sẽ xảy ra cùng với sự hình

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 16


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

thành Natri carbonate. Nếu có các vật liệu dễ bắt cháy ở gần như mùn cưa, rơm, giẻ …
có thể gây cháy.
Cần bảo quản percarbonate ở nhiệt độ thấp, khoảng dưới 25oC và độ ẩm dưới 60%
RH trong các vật chứa bằng PVC, PE, thủy tinh… hay có thể chứa percarbonate trong
bình chứa bằng thép không gỉ.
Cả Natri perborate và percarbonate đều không thể sấy phun và chỉ được cho vào
sau khi thổi bột xong.
Bảng 1.6: Tính chất vật lý của Natri percarbonate
Tên Natri percarbonate
Công thức hóa học Na2CO3.1,5 H2O2
Khối lượng phân tử 157
Độ tinh khiết Chứa khoảng 16% oxy hoạt động
Kích thước hạt ( μm) 720
Tỉ khối ( g/l) 850-1050
Độ chảy ( ml/s) 140

™ H2O2 (oxy già):


Oxy già được phun vào để tẩy các chất màu trong LASNa. Sự có mặt của oxy già
trong bột giặt ngoài việc làm cho bột có ngoại quan đẹp hơn còn giúp cho hạt bột giặt
tơi xốp hơn và có độ chảy tốt hơn.
H2O2 dễ phân hủy thành H2O và O2 nhất là khi đun nóng, chiếu sáng, xúc tác…
Vì vậy H2O2 thường được bảo quản bằng cách cách ly với ánh sáng, để nơi mát và
có thêm chất ức chế.
Bảng 1.7: Tính chất vật lý của oxy già
Tên Nước oxy già
Công thức hóa học H2O2
Ngoại quan Chất lỏng, sánh như sirop
Độ tan Tan vô hạn trong nước

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 17


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Bảng 1.8: Tỷ suất oxy hoạt tính của một số chất tẩy trắng hóa học
Tên chất Tỷ suất oxy hoạt tính (%)
Dd H2O2 35% 16.5

1.1.1.4. Các tác nhân tẩy trắng quang học


Các chất tẩy quang học có nhiều cấu trúc hóa học khác nhau. Các hệ thống thích
hợp nhất được xây dựng từ những cấu trúc thơm hay thơm không đều kết liền với
nhau, hoặc trực tiếp, hoặc do trung gian của những cầu ethylene.
Ví dụ:

Các chất tẩy quang học dùng trong bột giặt là các dẫn xuất của acid 4 –4’-
diaminostilben 2,2’ disulfonic với cấu trúc sau:

Người ta cũng sử dụng những “chất siêu tẩy quang học” như Tinopal, Blankophore
có những đặc tính sau:
• Hòa tan ở nhệt độ lạnh tốt hơn.
• Ổn định tốt đối với các tác nhân oxy hóa.
• Ổn định tốt đối với ánh sang.
• Làm cho bột trắng hơn.
1.1.1.5. Các enzyme
Các enzyme đã trở thành một trong những thành phần chính thêm vào công thức
tẩy rửa khoảng nửa thập kỷ gần đây, với những lý do sau:
• Sự phát triển của các loại bột đậm đặc và lỏng: lượng enzyme được đưa vào
đơn công nghệ ở tỷ suất thấp nhưng đem lại hiệu quả cao.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 18


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

• Các thói quen cùa người tiêu dùng đã thay đổi. Trước kia, người ta giặt quần áo
chỉ để làm sạch. Ngày nay, người ta còn quan tâm đến việc giữ “mới” trong thời
gian càng lâu càng tốt, do đó, sự có mặt của enzyme được đáng giá cao.
• Tính không gây hại của enzyme đối với môi trường.
Các enzyme là những hợp chất rất phức tạp chứa nitơ của các loại protein làm xúc
tác cho các phản ứng khác nhau trong hóa học vi sinh. Một số phản ứng xảy ra trong
các cơ thể sống hữu cơ, nhưng một số khác xảy ra trong các hệ “không sống” ( non-
living) như tinh bột chuyển hóa thành đường trong công nghiệp sản xuất thức uống có
cồn. Từ những năm 60, người ta đã rất quan tâm đến các loại enzyme dùng trong bột
giặt như:
• Protease: thủy phân các vết bẩn có nguồn gốc protein.
• Lipase: tác động lên các vết dầu mỡ, thủy phân các glycerit không hòa tan.
• Amylase: thủy phân các vết bẩn tinh bột.
• Cellulase: thủy phân các vết bẩn có nguồn gốc cellulose.
Các enzyme cần có một khoảng thời gian để hoạt động và chỉ có thể hoạt động ở
nhiệt độ dưới 55oC, ở nhiệt độ cao hơn, chúng sẽ bị phân hủy. Trong các loại enzyme
trên thì protease được chú ý nhiều nhất.
Các enzyme dùng trong bột giặt được chiết bằng công nghệ lên men nước thịt ở
dạng bột có thêm vào một số muối vô cơ để làm loãng. Tuy nhiên, sự chiết này không
thể được kết hợp trong bột NSD vì hai lý do:
• Hoạt động của các enzyme sẽ bị phá hủy nhanh chóng do ảnh hưởng của các
thành phần khác, đặc biệt là perborate.
• Quá trình chiết sinh ra rất nhiều bụi gây độc và kích thích da.
Thời gian cần thiết để các enzyme hòa tan trong nước để được dung dịch 95% ở
25oC là khoảng 5 phút.Tỷ trọng của các enzyme dạng bột khoảng 1000kg/m3 và các
phần tử có kích thước từ 300-1500 μm.
Bảng 1.9: Những chỉ dẫn về các loại enzyme theo pH và nhiệt độ
Enzyme pH Nhiệt độ (oC)
Protease: 7-9.5 10-65
• Alcalaza 9-10.5 10-65

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 19


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

• Savinaza 9-10.5 10-65


• Everlaza 10-11.5 40-75
• Esperaza
Amylaza: 8-11.5 10-90
• Termamyl 7-9.5 10-40
• Ban
Lipaza: 7-11 5-45
• Lipolase

Cellulaza: 7-9.5 20-70


• Celluzym 7-10.5 20-55
• Carezym

1.1.1.6. Một số thành phần khác


1.1.1.6.1. Sođa ( Natri carbonate – Na2CO3) :
Soda được sử dụng trong sản xuất bột giặt để:
• Trung hòa LABSA thành LASNa, trung hòa cả H2SO4 trong LABSA.
• Là chất xây dựng tạo môi trường kiềm để thủy phân các chất bẩn có nguồn gốc
dầu mỡ, mồ hôi.
• Làm mềm nước ( bằng cách tạo tủa với các ion Ca2+, Mg2+ tạo muối carbonate
tương ứng).
Trong thương mại, soda thường ở dạng bột màu trắng gồm hai loại: hạt nhẹ và hạt
nặng. Soda khan hút ẩm và có thể kết hợp với CO2 tạo NaHCO3 ở dạng cục và tinh
thể.
Bảng 1.10: Tính chất vật lý của Soda
Tên Natri carbonate ( soda)
Công thức hóa học Na2CO3
Khối lượng phân tử 106
Thành phần • 99% Na2CO3.
• 1% gồm: NaHCO3 ( nhiều nhất),
CaCO3, Na2SO4, NaCl, MgCO3

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 20


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Hydrate • Na2CO3.10H2O ( <32oC)


• Na2CO3. 7H2O ( 32-35oC)
• Na2CO3. 1H2O ( 35-100oC)
Độ hòa tan ( trong 100g nước) • 30oC 38.4g Na2CO3.10H2O
• 34oC 47.9g Na2CO3. 7H2O
• 50oC 47.6g Na2CO3. 1H2O
Kích thước phần tử ( μm) • Hạt nhẹ 150
• Hạt nặng 530
Tỷ khối ( kg/m3) • Hạt nhẹ 480
• Hạt nặng 960
Nhiệt hòa tan ( kJ/mol) 23.4

1.1.1.6.2. Natri sulphate ( Na2SO4)


Natri sulphate được sử dụng trong bột giặt chủ yếu như là chất độn để hạ giá thành
nhưng nó có thể ảnh hưởng đến độ bền của hệ keo. Mặt khác, nó là chất điện ly mạnh,
có tác dụng làm tăng khả năng tẩy rửa.
Trong thương mại, natri sulphate có hai loại: khan và ngậm nước. Trong đó loại
ngậm nước được dùng trong công nghệ sản xuất bột giặt NSD.
Natri sulphate đóng bánh ở nhiệt độ dưới 32oC.
Bảng 1.11: Tính chất vật lý của natri sulphate
Tên Natri sulphate
Công thức hóa học • Na2SO4
Khối lượng phân tử • 142
Hydrate • Na2SO4.10H2O ( <32.4oC)
• Na2SO4. 7H2O ( <24.4oC)
Độ hòa tan ( trong 100g nước) • 40oC 48.7g Na2SO4
• 80oC 43.6g Na2SO4
Kích thước phần tử ( μm) • ~250
Tỉ khối ( kg/m3) • 1100-1500

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 21


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

1.1.1.6.3. Methyl cellulose và carboxy methyl cellulose natri ( CMC Na)


Methyl cellulose dùng trong bột giặt như một tác nhân chống tái bám trên vải sợi
tổng hợp và trợ giúp hoạt tính của chất tẩy rửa. Methyl cellulose hoà tan trong nước
lạnh, có kích thước phần tử khoảng 0.3-0.5 mm, tỷ trọng khoảng 400-500 g/l.
CMC Na có thể phân tán tốt trong hỗn hợp bột nhão (slurry) trong phương pháp
sấy phun và cũng được dùng trong công nghệ sản xuất bột giặt không tháp.
CMC Na hấp thu ẩm từ không khí, vì vậy, nó rất dễ đóng bánh. Do đó, cần bảo
quản CMC Na trong môi trường khô ráo, thoáng mát.
Lượng CMC Na thường dùng trong bột giặt khoảng 1-2%.
Bảng 1.12: Tính chất vật lý của CMC Na:
Tên Natri carboxy methyl cellulose (CMC Na)
Công thức hóa học R-OCH2COONa
Ngoại quan Dạng bột trắng, không mùi
Tỷ khối ( g/l) 400-700
Kích thước phần tử ( mm) 0.3-0.4

1.1.1.6.4. Hương, màu


Hương và màu thường được cho vào bột giặt sau khi đã hoàn thành giai đoạn trộn.
Việc lựa chọn mùi hương thích hợp rất quan trọng vì đây cũng là một trong những tiêu
chí thu hút được người tiêu dùng.
1.1.2. Phân loại bột giặt
1.1.2.1. Bột giặt truyền thống
Bột giặt “truyền thống” hay còn gọi là bột giặt “quy ước” hay “cổ điển” là loại bột
giặt có đặc tính chính là các thành phần phụ chiếm tỷ lệ rất cao ( chất trợ giúp cho quá
trình, chất độn …) vì vậy có tính năng tẩy rửa thấp.
Tỷ trọng của chúng thay đổi trong khoảng 200 g/l ~700 g/l.
Bột giặt truyền thống gồm có hai loại sản phẩm dành cho hai đối tượng sử dụng
khác nhau:
• Tạo bọt ( thường dùng cho giặt tay).
• Không tạo bọt ( thường dùng cho máy giặt).

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 22


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

1.1.2.1.1. Bột giặt có tạo bọt


Các chất hoạt động bề mặt dùng trong loại bột giặt này phần lớn là loại anionic
như: LAS, PAS. Các CHĐBM NI đôi khi được thêm vào với lượng thấp hơn 4 -5 lần
so với CHĐBM anionic.
Lượng chất xây dựng được dùng với mức độ tùy thuộc vào độ cứng của nước, loại
vết bẩn cũng như giá thành, thông thường người ta thường dùng STPP, Natri Silicate,
Natri Carbonate.
Các thành phần phụ khác như Natri Sulphate, Calcit … giúp bổ túc công thức, tăng
tỷ trọng và giảm giá thành. Các thành phần khác như chất tẩy quang học, enzyme…
chiếm hàm lượng rất nhỏ.
Ví dụ về công thức bột giặt tạo bọt:
CHĐBM anionic 15-30
CHĐBM NI 0-3
STPP 3-20
Silicate Natri 5-10
Carbonate Natri 0-15
Bentonit/ Calcit 0-15
Enzyme, chất tẩy quang học, hương, CMCNa +
Nước v/đ100
1.1.2.1.2. Bột giặt không tạo bọt
Ở loại bột giặt này, các thành phần cũng tương tự như loại tạo bọt, điểm khác biệt
giữa chúng là có sự hiện diện của các tác nhân chống bọt.
Ví dụ về công thức bột giặt không tạo bọt:
Có phosphate Không có phosphate
CHĐBM anionic 10-20 10-20
CHĐBM NI 0-5 0-5
Xà phòng 0-2 0-2
STPP 15-30 -
Zeolite - 15-30
Carbonate Natri 5-15 5-20
Silicate Natri 5-15 5-15

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 23


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Perborate Natri 0-15 0-15


Enzyme, chất tẩy quang học,
+ +
hương
Nước v/đ100 v/đ100

1.1.2.2. Bột giặt đậm đặc


Trong nhiều năm qua, trên thị trường chỉ có các sản phẩm bột giặt truyền thống,
nhưng ngày nay, theo xu thế phát triển kinh tế của thế giới, những yêu cầu về những
loại bột giặt có khả năng tẩy rửa tốt hơn, tỷ trọng cao hơn với nhiều tính năng đa dạng
hơn đã dần dần hình thành.
Vì vậy, các nhà sản xuất cũng cho ra đời những sản phẩm có tỷ trọng cao hơn bằng
nhiều phương pháp khác nhau. Qua nhiều năm sau, công ty KAO của Nhật Bản đã
tung ra thị trường một loại bột giặt đậm đặc với tỷ trọng cao tạo ra một xu hướng phát
triển mới cho thị trường bột giặt.
Bột giặt đậm đặc có đặc điểm phối trộn như sau:
• Gia tăng tối đa các thành phần hoạt động ( giảm thiểu luợng chất độn)
• Tăng tỷ trọng lên đến 600-900 g/l thậm chí 1000 g/l
Chính vì vậy, bột giặt đậm đặc hội tụ các ưu điểm sau:
• Đối với người tiêu dùng
o Một sản phẩm thực tiễn ( dễ dàng vận chuyển, lưu trữ và định lượng).
o Một kỹ thuật công nghệ mới mẻ có tính cách mạng về giặt tẩy có được
mọi ưu điểm của các bột giặt sản xuất theo công nghệ sấy phun mà không
vấp phải những điều bất thuận tiện của các bột pha trộn khô và được sử
dụng đến ngày nay nhờ phương thức sản xuất mới.
• Đối với việc buôn bán:
o Ít choán chỗ để trưng bày và lưu trữ các sản phẩm
o Thu được lợi nhuận cao
• Đối với nhà sản xuất:
o Đi tiên phong trên một thị trường thật sự đổi mới.
o Lợi nhuận cao hơn ( ít bao bì hơn, giá phân phối sản phẩm thấp hơn).
o Một bước tiến quan trọng hơn trong việc giảm gây ô nhiễm môi trường.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 24


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

™ Nguyên tắc thành lập công thức bột giặt đậm đặc:
Để thành lập công thức cho các sản phẩm đậm đặc, người thành lập công thức phải:
• Loại bỏ bất cứ thành phần nào thật sự không ích lợi cho khả năng hoạt động của
sản phẩm (các chất hay tác nhân phục vụ cho hoạt động tẩy rửa như sulphat
natri chẳng hạn).
• Giảm lượng nước trong sản phẩm. Người ta thường dùng perborate mono
hydrate hơn là perborate tetra hydrate cổ điển.
• Dùng các nguyên liệu đậm đặc nhất mà các phương pháp đo đạc cỡ hạt lần lượt
giúp lấp đầy tất cả các “khoảng trống” , và phủ đầy phần bên trong của các hạt
rỗng.
Tuy nhiên, để có được bột giặt đậm đặc cần lưu ý hai yếu tố:
• Sự gia tăng các thành phần có hoạt tính trong công thức và loại tối đa các chất
độn và nước.
• Sự gia tăng tỷ trọng của bột giặt.
Trong đó, vấn đề chính vẫn là gia tăng hàm lượng chất hoạt động bề mặt.
Ví dụ về công thức bột giặt đậm đặc:
Có phosphate Không có phosphate
LAS Natri 12-15 7-15
NI 4-8 5-12
Xà phòng 0-2 1-3
STPP 20-25 -
Zeolite 0-5 25-30
Carbonate Natri 12-20 10-15
Silicate Natri 3-7 0.5-1
Sulphate Natri 0-2 -
Perborate 0-15 12-18
TAED 4-8 5-8
CMC Natri 0.5-1.5 0.4-1
Chất tẩy quang học 0.15-0.30 0.1-0.25
Enzyme ( protease, lipaza) ++ ++

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 25


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Tác nhân chống bọt -/+ -/+


Hương ++ ++
Nước v/đ100 v/đ100

1.1.3. Cơ chế tẩy rửa


1.1.3.1. Tẩy vết bẩn
Sự tẩy rửa được định nghĩa là “ làm sạch mặt của một vật thể rắn, với một tác nhân
riêng biệt- chất tẩy rửa- theo một tiến trình lý hóa khác hẳn việc hòa tan đơn thuần”
Trong trường hợp này, tẩy rửa bao gồm:
• Lấy đi các vết bẩn khỏi vải vóc
• Giữ cho các vết bẩn này lơ lửng để tránh cho chúng bám lại trên bề mặt vải vóc.
Trên quần áo thông thường, người ta thường thấy những vết bẩn có chất béo ( dầu,
mỡ) và các vết bẩn dạng hạt (hạt mịn). Các vết bẩn này có thể tồn tại độc lập hay hòa
lẫn vào nhau với các tỷ lệ khác nhau. Để đơn giản người ta xem hai loại vết bẩn này
tách biệt nhau.
1.1.3.1.1. Tẩy vết bẩn có chất béo
Xét một chất béo H ( dầu) và một bề mặt rắn F ( sợi). Việc tẩy bẩn F bởi H được
biểu diễn như sau:

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 26


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Các tác nhân bề mặt hấp phụ lên sợi và vết bẩn làm giảm sức căng giao diện của
chúng so với nước đến mức nhỏ hơn sức căng giao diện sợi- vết bẩn lúc đó vết bẩn sẽ
tự tẩy đi.
1.1.3.1.2. Tẩy vết bẩn dạng hạt
Các hiện tượng bám và tẩy các vết bẩn dạng hạt dựa trên lý thuyết về điện và
thuyết hấp phụ.
Xét một bề mặt F và một hạt P. ở một khoảng cách δ, F và P đều chịu tác động của
lực hút Van der Waals và lực đẩy tĩnh điện. Khi P và F tiếp xúc với nhau ( δ=0), chúng
sẽ gắn liền nhau do lực hút. Việc tách hạt P ra khỏi bề mặt F có thể được biểu diễn
bằng sơ đồ sau:

Sự tách hạt P ra khỏi bề mặt F đi từ I đến II rồi đến III. Trong giai đoạn I, ta phải
cung cấp một công để tách hạt P ra khỏi bề mặt F một khoảng cách. Trong giai đoạn
II, dung dịch tẩy len vào giữa hạt P và bề mặt F và tách hạt P ra khỏi bề mặt F.
Chúng ta có thể vận dụng các lý thuyết khác nhau cho các loại vết bẩn cụ thể khác
nhau như thuyết “ Rolling up” tẩy vết bẩn thể lỏng có chất béo hay thuyết nhiệt động
học để tẩy vết bẩn có chất béo hay dạng hạt hay hỗn hợp của cả hai…
1.1.3.2. Chống tái bám
Như đã trình bày, quá trình tẩy rửa trong giặt giũ không chỉ tách các chất bẩn ra
khỏi vải vóc mà còn phải ngăn không cho chúng bám trở lại trên bề mặt vải. Chính vì
vậy, các tác nhân chống tái bám trong bột giặt và hoạt động của chúng đóng vai trò
khá quan trọng.
Trước hết, ta hãy xét một số vấn đề về sự tái bám.
1.1.3.2.1. Sự tái bám

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 27


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Xét một mặt vải và một vết b ược biểu diễn bằng một mặt phẳng và một hình cầu.
Trong dung dịch tẩy rửa, phần lớn bề mặt vải và hạt tích điện âm. Bên cạnh đó chúng
cũng tích điện dương để đảm bảo sự trung hòa về điện, tạo nên lớp điện tích kép.
Theo hình trên ta thấy một lớp dày đặc có ion trái ngược nhau, được gọi là lớp
Stern. Sau đó là lớp khuếch tán Gouy. Lớp này kết thúc ở nơi có nồng độ của các ion
bên trong lớp bằng nồng độ của dung dịch.
Một lớp các phân tử nước dày hơn lớp Stern bao bọc các mặt tích điện bởi tác động
tương tác ion lưỡng cực. Lớp hydrate hóa này di chuyển với các hạt.
Như vậy, ta có một thế năng nhiệt động lực học hay thế năng Nernst ở bề mặt của
bản thể hay của hạt, thế năng bề mặt của lớp Stern; thế năng Zeta ở bề mặt phân chia
lớp hydrate hóa với nước tự do.
Trong nước giặt chứa những vết bẩn dạng hạt có thể được xem như một sự phân
tán chất rắn trong nước hoặc hydrosol. Các chất rắn có thể ưa nước hay kỵ nước. Tùy
theo đặc tính cực của các hạt ưa nước, nếu năng lượng tự do ở giao diện rắn/nước
kém: các hạt phân tán tức thì trong nước và sự phân tán nàykhá ổn định, do đó, không
có sự tái bám trong trường hợp này. Ngược lại, năng lượng tự do ở giao diện chất rắn
không ưa nước và nước rất lớn sẽ gây nên sự tái bám.
Sự tái bám bị khống chế bởi ba yếu tố:
• Điện lực.
• Lực không điện, không đẩy.
• Các lực không bị ảnh hưởng bởi môi trường ngòai như lực hút Van der Waals
hay lực đẩy của Born.
• Chủng loại và đặc tính của vải.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 28


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

• Mức độ vết bẩn.


• Nhiệt độ.
1.1.3.2.2. Các tác nhân chống tái bám
1.1.3.2.2.1. Các chất hoạt động bề mặt
™ Chất hoạt động bề mặt anionic:
Các anionic bị hút vào các hạt và các sợi làm tăng điện tích hoặc thế năng Zéta của
chúng. Hàng rào tĩnh điện vì thế sẽ cao hơn. Do đó, sự phân tán sẽ ổn định hơn, làm
giảm sự tái bám.
™ Chất hoạt động bề mặt nonion:
Các NI bị hấp phụ vào bề mặt của sợi và hạt bằng cách hướng đầu ưa nước ra
ngoài. Thế năng Zéta không bị biến đổi bởi sự hấp phụ này. Trường hợp này, có sự
phân tán ở hàng rào phía ngoài và trong lớp nước hydrate hóa bao quanh bề mặt bị hấp
phụ ngăn hạt tiến lại gần sợi. Do đó, NI có thể làm giảm sự tái bám.
1.1.3.2.2.2. Các polyphosphate
Các polyphosphate trong bột giặt chủ yếu làm mềm nước. Ngoài ra, trong khi hấp
phụ với các hạt bẩn, các polyphosphate làm tăng đáng kể điện tích của chúng làm gia
tăng lực đẩy giữa các hạt bẩn, góp phần hạn chế sự tái bám.
1.1.3.2.2.3. Các polymer
Khả năng chống tái bám của các chất hoạt động bề mặt so với xà phòng khá kém.
Vì vậy, người ta đã tìm ra những giải pháp cho vấn đề này, việc sử dụng polymer là
một trong số đó. Trong số các polyner được sử dụng trong bột giặt thì CMC Na được
dùng khá phổ biến. CMC Na làm tăng khả năng chống tái bám bằng hai cách:
• Biến đổi điện tích của các hạt lơ lửng bởi sự hấp phụ ở giao diện rắn- lỏng
• Biến đổi những đặc tính điện lập thể của bề mặt các sợi bằng sự hấp phụ trên
vải. Thật vậy, điện tích âm của nhóm COO- trong CMC Na làm tăng thế năng
Zéta, tăng hàng rào thế năng nên ít tái bám hơn.
Lượng CMC Na thường dùng trong các công thức bột giặt có tỷ suất thay đổi từ
0.5-1%.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 29


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

1.1.4. Yêu cầu về sản phẩm bột giặt


1.1.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng giặt
Quá trình giặt là một quá trình khá phức tạp với sự tham gia của nhiều tác nhân về
hóa học, vật lý cũng như cơ học. Có thể kể đến một số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến
quá trình giặt là:
• pH.
• Nhiệt độ giặt.
• Thời gian giặt.
• Thói quen giặt của từng địa phương, cộng đồng.
• Điều kiện giặt của từng quốc gia, khu vực, cá nhân…
Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là các yếu tố sau:
1.1.4.1.1. Nước
Nước là một chất không thể thiếu của quá trình giặt giũ. Nước đóng những vai trò
quan trọng như sau:
• Nước có thể hòa tan một số chất.
• Nước có thể dẫn nhiệt.
• Nước giúp tạo ra các phản ứng hóa học.
• Nước thấm ướt vải sợi.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên, nước cũng gây một vấn đề khá khó chịu.
Đó là do trong nước lúc nào cũng tồn tại các kim loại và khoáng chất, đặc biệt là các
ion Canxi, Mange ( nước cứng). Các ion này tạo tủa với chất hoạt động bề mặt làm
giảm hiệu suất giặt tẩy.
1.1.4.1.2. Các loại vết bẩn
Các vết bẩn thường gặp trong lĩnh vực giặt tẩy có những nguồn gốc khác nhau: từ
thân thể con người, từ môi trường xung quanh, từ thực phẩm, đồ dùng hay do các công
việc cụ thể gây ra.
Từ các nguồn gốc khác nhau của các vết bẩn, người ta có thể đưa ra những các xử
lý thích hợp.
1.1.4.1.3. Các loại sợi dệt

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 30


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Ngày nay, các chủng loại vải vóc ngày một đa dạng đòi hỏi sự giặt tẩy thích hợp
khác nhau dưới tác dụng của nước, nhiệt độ, tác dụng cơ học của máy giặt và tác dụng
hóa học của chất tẩy rửa.
1.1.4.2. Các yêu cầu đối với sản phẩm bột giặt
Các sản phẩm tẩy rửa phải được phối chế sao cho có khả năng tẩy rửa tốt nhất
trong điều kiện sử dụng, đồng thời chúng phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn theo từng
quốc gia, quốc tế hay hiệp hội. Có thể nêu một số yêu cầu sau:
• An toàn đối với máy móc thiết bị trong khi sản xuất cũng như đối với người
tiêu dùng. Điều này bao gồm việc không gây hại hay phá hủy các đối tượng tẩy
rửa hay người sử dụng như: gây ăn mòn thiết bị hay dị ứng cho da.
• Mang một số đặc tính khác hấp dẫn người tiêu dùng như hương, màu…
• Giữ nguyên chất lượng trong thời gian bảo quản, lưu trữ, vận chuyển hay sử
dụng.
Yêu cầu từ phía người tiêu dùng:
• Bao bì, mẫu mã đẹp.
• Hình dạng và kích thước hạt đồng đều, hạt tơi xốp.
• Độ hòa tan và phân tán tốt.
• Tác dụng tẩy rửa tốt.
• Không gây tác dụng phụ lên da và vải vóc.
Yêu cầu đối với bột giặt:
• Có sự cân bằng giữa các thành phần như: chất hoạt động bề mặt, chất xây dựng
và các chất khác.
• Nguyên liệu có chất lượng tốt.
• Hạt tơi xốp và đồng nhất.
• Màu và hương tạo cảm giác dễ chịu và hấp dẫn.
Yêu cầu đối với bột giặt đậm đặc:
• Tỷ trọng cao.
• Hàm lượng chất hoạt động bề mặt cao ( khả năng tẩy rửa cao).
• Độ hòa tan và phân tán tối đa.
1.1.5. Nguồn cung cấp các nguyên liệu

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 31


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

1.1.5.1. LABSA (Linear Alkyl Benzene Sulphonic Acid)

• Đóng gói: 210kg/phuy.


• Thông số kỹ thuật:

Test items Units Specification Test methods


Appearance at 25 Brown.Ropy Liquid Visual
Active Matter % wt 96 min GB/T8447-1995 4.1
Free Oil % wt 2.0 max GB/T8447-1995 4.3
Sulphate % wt 1.5 max GB/T8447-1995 4.2
O
Color5% Am.aq.sol.Klett K 50 max GB/T8447-1995

• Cty: Anyang Xingya Washing Products Co.,Ltd.


• Địa chỉ: ADD&#65306; No.35 Donggong Road, Anyang, Henan Province,
China .
• P.C.:455000.
• Tel: 86-372-2938869 .
• Fax: 86-372-2918288.
• Http:www.china-xyjt.com.cn.
• Giá: USD1,380/mt .
1.1.5.2. Sodium Tripolyphosphate
• Có cấu trúc tinh thể, ở dạng rắn. Đây là loại bột trắng nóng chảy ở 622oC, dễ
dàng hòa tan trong nước. Là thành phần không thể thiếu trong bột giặt.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 32


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

• Thông số sản phẩm :


Na5P3O10 94% min
P2O5 57% min
Lượng nước 0.1% max
Fe 0.01% max
Khối lượng riêng 0.4-1g/cm3
PH 9.2-10
Độ trắng 90%
Cỡ hạt lớn hơn 1.00mm 5%max

• Contact:Susan Zhang Anyang Xingya Washing Products Co.,Ltd.


• ADD&#65306;No.35 Donggong Road, Anyang, Henan Province, China.
• P.C.:455000.
• Tel: 86-372-2938869.
• Fax: 86-372-2918288.
• Http:www.china-xyjt.com.cn.
1.1.5.3. Zeolit

• Company Name: Xiamen Zhonxinglon Import & Export Co., Ltd. ( China).
• Company Address: Xinluo Area Fujian of China.
• Postal Code: 361000.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 33


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

• Company Phone: 86-592-5653587.


• Company Fax: 86-592-5653912.
• Contact Person: Mr. Frenk Zhang (sales manager).
• Mobile Phone: 86-5653587.
• Website: http://www.asiazeolite.com.
1.1.5.4. Sodium perborate

• Công ty: Shangyu Jiehua Chemical Co., Ltd.


• Địa chỉ: sanpeng brdg,baiguan town, shangyu, Zhejiang, China 312351.
• Giám đốc: Mr. Jerry Zheng.
• Phone: 86-138-5858-7756.
• Fax: 86-575-8219-2375.
• Đơn giá / thanh toán: FOB USD450/mt.
1.1.5.5. Soda
Nhãn hiệu: Vàng Xuân Nhãn.
• Nguồn gốc: Trung Quốc.
• Giá: 300.000 VNĐ/tấn.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 34


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

1.1.5.6. Carboxy Methyl Cellulose (CMC)

• Công thức phân tử : [C6H7O2(OH)2OC2COONa].


• Mô tả: có màu trắng hoặc vàng nhạt, ở dạng tinh thể.
• HS NO. : 3912310000.
• Thông số kỹ thuật:

Loại XYG-1
Độ ẩm (%) 10 max
Độ tinh khiết (%) 75 phút
Mức độ thay thế ≥ 0,50
Giá trị PH 8-11.5
Độ nhớt (nồng độ 2% dung 250min
dịch)

• Công ty: Chongqing Weekee Import & Export Co., Ltd.


• Địa chỉ: 10-1,12#,Jinke Langqiaoshui'an, Jiangbei District, Chongqing, China
Zip: 400025.
• Website: http://www.hiweekee.cn.
• Giá: 1200 USD/tấn.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 35


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

1.2. Tổng quan kinh tế:


1.2.1. Tình hình sử dụng Bột giặt:
1.2.1.1. Tình hình sử dụng trên thế giới:
Các sản phẩm tẩy rửa và chăm sóc cá nhân là những sản phẩm tiêu dùng hàng đầu
của con người và các cộng đồng xã hội. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu sử
dụng các loại sản phẩm này càng tăng. Ngày nay, người ta còn phân biệt các nước phát
triển và đang phát triển dựa vào nhu cầu sử dụng các sản phẩm tẩy rửa và chăm sóc cá
nhân. Điều này cho thấy, các sản phẩm tẩy rửa và chăm sóc cá nhân giữ một vai trò rất
quan trọng trong đời sống của con người.
Khác với các nước đang phát triển với chất tẩy rửa chính dành cho hầu hết các hình
thức giặt tẩy là xà phòng, tại các nuớc phát triển, các sản phẩm tẩy rửa có nhiều chủng
loại và chức năng hơn để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt của người tiêu dùng như: các
sản phẩm dùng cho áo quần mặc hàng ngày, các chất làm mềm vải, các chất lau chùi
gia dụng thích hợp với từng đối tượng tẩy rửa khác nhau, các dạng sản phẩm chăm sóc
cá nhân…
Mức tiêu dùng trung bình tính trên phạm vi toàn thế giới đối với chất tẩy rửa là:
4.5kg/người/năm. Đối với các nước phát triển thì mức tiêu thụ là 9.8-9.9
kg/người/năm. Riêng đối với khu vực Đông Nam Á, châu Úc và Châu Phi , mức tiêu
thụ chỉ khoảng 2kg/người/ năm.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 36


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

( Nguồn : Sách Handbook of detergent, part F: Production của tác giả Uri Zoller and
Paul Sosis ).
Bảng 1.13: Thống kê mức sản xuất các sản phẩm tẩy rửa trên thế giới (đơn vị 1000
tấn) (theo số liệu của “World Market Analyses”.)
Loại chất 1991 1992 1993 1994 1995 1996 2000 2001
tẩy rửa
Xà phòng 5149 5059 5035 4995 5084 5076 5968 5108
cứng % 24.48 24.50 24.30 24.10 23.80 23.70 22.22 22.30
Chất tẩy 1208 1277 1289 1378 1323 1339 1356 1374
rửa tổng 5.7 6.2 6.2 6.2 6.2 6.3 5.9 6.0
hợp %
Bột nhão 210 213 312 222 341 359 373 392
(gel) % 1 1 1.5 1.1 1.6 1.7 1.6 1.7

Chất tẩy 1595 1536 1484 1544 1757 1337 1400 1567
rửa lỏng 7.6 7.4 7.4 7.5 6.3 6.3 6.1 6.8
(%)
Bột giặt % 12904 12675 12664 12555 12859 13245 13774 14462
61.3 60.9 61.2 60.7 60.1 62 62 63

Tổng 21006 20766 20694 20684 21404 21372 21971 22903


cộng:

Qua bảng thống kê, ta thấy rõ ràng nhu cầu về bột giặt chiếm tỉ lệ khá cao, khoảng
60-63% tổng lượng sản phẩm tẩy rửa trên thế giới. Điều này cho ta thấy, bột giặt là
loại sản phẩm không thể thiếu được trong đời sống và là sản phẩm chủ yếu trên thị
trường chất tẩy rửa.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 37


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Biểu đồ: So sánh mức độ tiêu thụ bột giặt với các chất giặt tẩy khác ở 1 số nước
tính trên mức tiêu thụ đầu người trong năm 2006 ( nguồn:
www.ewaonline.de/journal/2007_03.pdf).

Biểu đồ: Mô tả mức độ tiêu thụ các dạng sản phẩm bột giặt
Nguồn: (Trích từ sách: Laundry detergent của tác giả E. Smulder).

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 38


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Từ biểu đồ trên , ta nhận thấy bột giặt dạng bột đang chiếm lĩnh thị trường, và
mang nguồn lợi nhuận to lớn cho các đơn vị sản xuất.
1.2.1.2. Tình hình sản xuất bột giặt trong nước:
Cũng như khắp nơi trên thế giới, tại Việt Nam, thị trường sản phẩm tẩy rửa đang
ngày một phát triển, đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, mức tiêu thụ chất tẩy rửa của
người Việt Nam còn khá thấp khoảng 2.5 kg/người/năm ( chủ yếu là bột giặt quy ước)
và được dự đoán là sẽ tăng theo đà tăng dân số. Một điều đáng chú ý khác là các sản
phẩm tẩy rửa gia dụng chiếm phần lớn thị phần chất tẩy rửa trong nước còn các chất
tẩy giặt trong công nghiệp như dệt, nhuộm, may… chưa được quan tâm nhiều.
Tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung, các sản phẩm tẩy rửa
dạng bột của công ty liên doanh LeverViso chiếm thị phần cao nhất ( trên 60%) với
sản lượng khoảng trên 100 tấn/tháng với các nhãn hiệu OMO, Viso…Trong đó, sản
phẩm bột giặt đậm đặc ( có hàm lượng chất tẩy rửa khoảng trên 20%) chỉ chiếm dưới
20% thị phần với nhãn hiệu OMO. Ngoài ra, còn có một công ty khác cũng chiếm thị
phần khá cao với nhãn hiệu Tide ( có hàm lượng chất tẩy rửa trên 25%) là công ty
P&G.
Trong khi đó, các sản phẩm bột giặt của các công ty nhà nước ( NET, Tico) chỉ
chiếm một thị phần rất nhỏ trên các thị trường không có nhiều tiềm năng ở miền Tây
Nam Bộ và biên giới Campuchia, còn tại thành phố Hồ Chí Minh - thị trường tiêu thụ
lớn nhất nước- thì các sản phẩm của các công ty này hầu như không có chỗ đứng.
Điều này có thể được giải thích bởi sự chậm chạp trong chuyển đổi cơ cấu, chậm
tiếp cận với xu hướng phát triển của thị trường, đầu tư cho kỹ thuật để nâng cao chất
lượng, mẫu mã sản phẩm, tiếp thị và quảng bá cho sản phẩm còn thấp đã dẫn đến việc
đánh mất thị trường và thương hiệu vốn đã quen thuộc với người dân trước đây.
Danh sách một số nhãn hiệu bột giặt của các doanh nghiệp Việt Nam. Một số được
tiêu thụ tại thì trường nội địa, còn lại chủ yếu đưa đi xuất khẩu ra thị trường thế giới
như Mỹ, EU, Nhật, Trung Đông...
• Công ty Cổ phần Bột giặt Net: Bột giặt NET, Bột giặt tổng hợp ROSE, Bột giặt
Blustar.
• Công ty TNHH Vico: Vì Dân, Waha, Fami, Star, Vì Dân Cô Gái, Bột giặt Mio.
• Công ty Cổ phần bột giặt Lix: Lix.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 39


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

• Công ty Cổ phần bột giặt hóa chất Đức Giang: Bột giặt Đức Giang.
Công ty Hoá Mỹ Phẩm Daso - Dacco: Bột giặt Daso, Pro 3x, Pro Siêu sạch.
• Công ty hoá mỹ phẩm Quốc tế ICC: bột giặt Bay.
Công ty TNHH Hoá Mỹ Phẩm Hoà Hợp: Bột giặt Aka, Hoa Mơ Liên Hiệp
HTX TM TP Hồ Chí Minh ( Saigon Co.op): Bột giặt Co.opmart hương hoa.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 40


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BỘT


GIẶT
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều phương pháp và thiết bị khác nhau để sản xuất
bột giặt với tiêu chí ngày càng cải thiện chất lượng sản phẩm. Có thể kể đến một số
phương pháp sau:
• Phương pháp sấy phun.
• Phương pháp tầng sôi.
• Phương pháp kết tụ không tháp.
• Phương pháp kết hợp sấy phun - kết tụ.
• Phương pháp trộn khô.
Trong đó, phương pháp sấy phun là phương pháp phổ biến để sản xuất bột giặt.
2.1. Sơ đồ khối

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 41


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

LABSA

H2O2 Khuấy tẩy

Dd NaOH Trung hoà

STP, Na2SO4,
Silicat, CMC Khuấy trộn
Na,…

Nghiền

Lọc từ

Bồn chứa

Sấy phun

Phân loại hạt

Phụ gia Trộn bổ sung

Phun hương

Đóng gói

Sản phẩm

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 42


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

2.2. Sơ đồ quy trình công nghệ

Quy trình sấy phun truyền thống.


(a) Bồn chứa nguyên liệu lỏng (b) Bồn chứa nguyên liệu rắn
(c) Trộn lỏng (d) Trộn và chứa rắn
(e) Bồn trộn (f) Bồn trung gian
(g) Bơm thúc (h) Bơm cao áp
(i) Nén khí (k) Vòi phun
(l) hệ thống hút chân không (m) Bồn trữ
(n) Cân định lượng (o) Trộn bột
(p) Sàng (q) Đóng gói
(r) Quạt khí vào (s) Lò đốt
(t) Vòng phun khí (u) Tháp phun
(v) Lọc đỉnh tháp (w) Khí thải.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 43


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

2.3. Thuyết minh quy trình


2.3.1. LABSA ( Linear Alkyl Benzene Sulphonic Acid):
LABSA là một sulpho acid. Các sulpho acid là những acid mạnh, nên không chỉ
các muối của chúng với các cation hóa trị một mà cả các muối với cation hóa trị cao
hoặc ngay cả acid ở trạng thái tự do đều tan khá nhiều trong nước để tạo thành dung
dịch có tất cả các tính chất đặc trưng của dung dịch tẩy rửa. Do đó, có thể dùng chúng
làm chất tẩy rửa trong môi trường nước cứng ( có ion Mg2+, Ca2+) và cả trong môi
trường acid.
Vì là acid mạnh nên phản ứng hoàn toàn với bazơ, phản ứng tỏa nhiều nhiệt, gây ăn
mòn nhôm đồng, hơi bốc ra khí SO2 rất độc, có mùi hắc.
Một đặc tính khác của LABSA là làm khô, gây rát khi tiếp xúc với da.
Tính chất vật lý của LABSA

LABSA nguyên liệu ở dạng rắn trước hết được cho vào bồn khuấy trộn cùng với
nước để đưa LABSA thành dạng dung dịch có nồng độ 50%.
2.3.2. Khuấy tẩy
Nguyên liệu LABSA trước khi đi vào quy trình sản xuất sẽ được khuấy tẩy bằng
dung dịch nước oxy già (H2O2) 35% để tăng độ tinh khiết của nguyên liệu. Hàm lượng
H2O2 dùng để tẩy trắng LABSA khoảng 0.1-0.15%.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 44


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

2.3.3. Trung hoà


Sau khi khuấy tẩy xong, LABSA được bơm vào bồn khuấy trộn, sau đó ta tiến
hành cho dung dịch NaOH đã được chuẩn bị trước vào bồn khuấy để trung hoà
LABSA để tạo muối Natri linear alkyl sunfonate (LAS), là một chất hoạt động bề mặt
rất tốt, khả năng tạo bọt tốt, tính tẩy rửa mạnh. Lượng NaOH cần để trung hoà khoảng
28%, tức 100kg nguyên liệu LABSA cần 28-28.5kg dung dịch NaOH đậm đặc (40-
45%).

+ Na

Tính chất vật lý của LAS

2.3.4. Khuấy trộn


Sau khi quá trình trung hoà, người ta tiếp tục cho các thành phần khác như chất xây
dựng (STP, Zeolit), chất chống ăn mòn (Natri silicate), chất chống tái bám (CMCNa,
polyme), chất độn (Na2SO4), chất tẩy trắng (TEAD, perborat), bột giặt sau sấy phun
không đạt kích cỡ hạt ở dạng bột vào bồn khuấy trộn với tỷ lệ tuỳ theo yêu cầu thành
phần của bột giặt để tạo dung dịch ở dạng kem nhão chuẩn bị cho quá trình sấy phun.
Nước cũng được thêm vào ở giai đoạn này để tạo dung dịch kem nhão có độ ẩm
khoảng 60%. Hệ được giữ ở khoảng 80oC.
GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 45
THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Hỗn hợp kem nhão phải đảm bảo:


• Sự đồng đều các thành phần chứa trong đó không thay đổi giữa các mẻ. Do vậy,
yêu cầu dosing (liều lượng) phải chính xác.
• Bảo đảm sự đồng pha, tránh tách lớp.
Các chất xây dựng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo kem nhão. Ngoài ra, giúp
cho các chất hoạt động bề mặt, chất lỏng khác hấp thu vào. Khi chất xây dựng có chất
hoạt động bề mặt hấp thu vào và đem sấy phun, cấu trúc tinh thể giữ nguyên, chất hoạt
động bề mặt không bị thất thoát, phân bố sản phẩm không đều.
Quá trình tạo kem nhão có thể theo mẻ hay liên tục, tuỳ theo năng suất yêu cầu.
Quy trình tạo kem nhão

2.3.5. Nghiền và lọc


Dung dịch kem nhão sau khi ra khỏi bồn khuấy trộn sẽ được đưa vào một máy
nghiền trục vít để nghiền nhỏ các hạt chất rắn có kích thước lớn chưa hoà tan hết, và
các tinh thể hình thành trong hỗn hợp kem nhão.
Trước khi đi vào sấy phun, kem nhão được đưa vào một hệ thống lưới lọc từ nhằm
loại bỏ các chất rắn kim loại hoặc các chất rắn khác có kích thước lớn. Quá trình này

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 46


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

được thực hiện nhằm tránh hiện tượng tắc nghẽn, giảm sự mài mòn các vòi phun của
tháp sấy phun.
Sau khi lọc từ, hỗn hợp kem nhão được đưa vào một bồn chứa trung gian.
2.3.6. Sấy phun
Sấy phun là quá trình làm mất nước của hỗn hợp kem nhão. Chuyển hỗn hợp từ
dạng kem nhão có độ ẩm 60% thành dạng bột. Độ ẩm yêu cầu của bột sau khi sấy là 3-
10%.
Hỗn hợp kem nhão từ bồn chứa trung gian được một hệ thống bơm hai cấp hút vào
và đẩy lên đi vào phía trên đỉnh tháp sấy phun. Kem nhão dưới tác dụng của hệ thống
bơm hai cấp và hệ thống máy nén khí sẽ đi vào vòi phun với áp suất khoảng 100 atm.
Kem nhão khi qua vòi phun sẽ được tán ra thành các hạt rất nhỏ (dạng sương) vào tháp
sấy.
Trong khi đó, không khí từ môi trường ngoài sẽ được quạt hút hút vào buồng đốt
để gia nhiệt không khí lên 300oC thành tác nhân sấy. Buồng đốt sử dụng dầu FO và
truyền nhiệt gián tiếp vào không khí sấy. Không khí sấy được quạt thổi khí đưa vào
phía dưới tháp sấy phun. Dòng không khí nóng đi lên từ đáy tháp sẽ gặp các hạt lỏng
sẽ nhanh chóng bốc hơi nước của các giọt lỏng, hình thành các hạt rắn bột giặt. Các
hạt bột giặt được hình thành có độ ẩm giao động từ 2 – 10% và sẽ rơi xuống đáy tháp.
Ở giai đoạn này, độ ẩm không khí trong buồng sấy ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc và
kích thước hạt bột giặt thành phẩm. Nếu độ ẩm không khí trong buồng sấy quá thấp,
các hạt bột giặt sẽ có kích thước rất nhỏ và trở nên rời rạc do chúng không thể kết dính
lại với nhau. Ngược lại, nếu độ ẩm không khí trong buồng sấy quá cao, hiện tượng kết
dính giữa các hạt bột giặt sẽ xảy ra mạnh mẽ làm tăng kích thước của chúng. Kết quả
là bột giặt không đạt độ mịn, độ đồng nhất về kích thước và cấu trúc hạt. Các hạt bột
giặt tạo thành sẽ được tháo vào băng tải.
Dòng không khí sấy sau khi qua tháp sẽ lôi cuốn theo các hạt bột giặt có kích thước
nhỏ, nhẹ sẽ được dẫn vào hệ thống thu hồi bụi ở đỉnh tháp trước khi đưa ra ngoài.
Bột giặt sau quá trình sấy phun có nhiệt độ cao sẽ được làm nguội bằng không khí
khi vận chuyển trên băng tải.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 47


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

2.3.7. Phân loại hạt


Bột giặt từ băng tải sẽ được đưa đến đường ống đặt thẳng đứng của hệ thống hút
chân không phân loại hạt. Khi bột giặt đi vào ống, dưới tác dụng của lực hút chân
không, các hạt có kích thước đạt yêu cầu sẽ được lôi cuốn theo dòng khí đi lên phía
trên, và được thu hồi lại nhờ các cyclone, các hạt có kích thước quá nhỏ thoát ra khỏi
cyclone sẽ được đưa vào thiết bị lọc túi và đưa về hoà tan lại vào dung dịch tạo kem
nhão. Còn các hạt có kích thước quá lớn, trọng lượng của chúng thắng được lực hút
chân không sẽ bị rơi xuống dưới vào băng tải đưa về lại thiết bị khuấy trộn tạo dung
dịch kem nhão để sấy phun lại.
2.3.8. Trộn bổ sung và phun hương
Bột giặt sau khi phân loại hạt được đưa vào các bồn chứa. Sau đó người ta sẽ trộn
bổ sung các thành phần khác, các chất nhạy nhiệt, dễ biến đổi bởi nhiệt độ cao không
thể cho vào trước quá trình sấy phun, như: chất hoạt động bề mặt không ion (NI), chất
tẩy trắng quang học, enzyme, chất chống tạo bọt, chất màu. Các chất này được thêm
vào bằng hệ thống cân định lượng.
Tất cả hỗn hợp này được cho vào một hệ thống trộn thùng quay nhằm trộn đều các
thành phần và kết hợp phun hương tạo mùi thơm cho bột giặt.
Sau khi phối trộn bột giặt có tỷ trọng: 650-750 g/l.
2.3.9. Đóng gói
Thông thường, người ta sử dụng bao bì bằng nhựa, nylon để đựng sản phẩm.
Yêu cầu chung về bao bì: hạn chế được sự tiếp xúc của ánh sáng, không khí và độ
ẩm từ môi trường xung quanh đến bột giặt.
2.4. Một số thiết bị chính của quy trình
• Bồn chứa.
• Bồn khuấy trộn.
• Lọc từ.
• Bơm (bơm thúc, bơm cao áp).
• Tháp sấy phun.
• Hệ thống phân loại chân không.
• Cyclone.
• Hệ thống trộn bổ sung và phun hương.
GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 48
THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

• Băng tải.
• Máy đóng gói.
• Quạt thổi khí.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 49


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

CHƯƠNG 3: CÂN BẰNG VẬT CHẤT


Sản phẩm cuối có: ρ = 250 - 450 (g/l)
d = 0.2 – 0.8 (mm)
Độ ẩm 2 - 10%
Chọn: ρ = 400 (g/l)
Độ ẩm 6%
Năng suất 12000 tấn/năm
Tính trên cơ sở cho 1000 kg
Suy ra khối lượng khô của sản phẩm: 94% × 1000 = 940 (kg)
Trong hệ thống sản xuất ta dự đoán các tổn thất cho các công đoạn như sau:
• Khuấy tẩy 1%
• Trung hòa 1%
• Khuấy trộn 2%
• Từ khuấy trộn đến bồn chứa 0.05%
• Bồn chứa 0.5%
• Tổn thất đường ống từ bồn chứa đến nghiền 0.05%
• Nghiền 1%
• Lọc từ 1%
• Từ lọc từ đến sấy phun 0.05%
• Sấy phun 3%
• Tổn thất đường ống sấy phun đến phân loại hạt 0.05%
• Phân loại hạt 1%
• Từ phân loại hạt đến trộn bổ sung 0.05%
• Trộn bổ sung 1%
• Sàng 1%
• Tổn thất từ sàng đến bồn chứa (chuẩn bị cho phun hương) 0.05%
• Phun hương 0.05%
• Đóng gói 0.05%

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 50


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Do quá trình đóng gói tổn thất 0.05% nên ta có khối lượng trước đóng gói:
940
m1 = = 940.47 (kg)
1 − 0.05%
Khối lượng bột giặt trước phun hương:
940.47
m2 = = 940.94 (kg)
1 − 0.05%
Hương liệu phun vào là các loại dầu thơm với khối lượng không đáng kể do đó có
thể bỏ qua trong quá trình tính toán
Tổn thất từ sàng đến bồn chứa (trước phun hương) là 0.05% nên khối lượng sau khi
sàng 2 là:
940.94
m3 = = 941.41 (kg)
1 − 0.05%
Tổn thất tại sàng là 1% nên khối lượng trước khi sàng 2 là:
941.41
m4 = = 950.92 (kg)
1 − 1%
Tổn thất trong quá trình trộn bổ sung là 1% nên khối lượng trước khi trộn bổ sung
là:
950.92
m5 = = 960.53 (kg)
1 − 1%
Các chất đưa vào ở giai đoạn trộn bổ sung với tỉ lệ như sau:
NI 6%
TAED 7%
Enzyme 0.2%
Chất tẩy trắng quang học 0.3%
Chất tạo màu không đáng kể
Do đó ta có khối lượng các phụ gia bổ sung như sau:
mchất phụ gia = Tỉ lệ % × m5
mNI = 57.63 (kg)
mTAED = 67.24 (kg)
mEnzyme = 1.92 (kg)
mChất tẩy trắng = 2.88 (kg)
Tổng khối lượng chất phụ gia cần thêm vào: Σ phụ gia = 128.97 (kg)

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 51


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Vậy khối lượng trước bổ sung là: m = 960.53 – 128.97 = 831.56 (kg)
Từ phân loại hạt đến giai đoạn trộn bổ sung qua tổn thất đường ống là 0.05% nên
khối lượng sau khi sàng 1 là:
831.56
m6 = = 831.98 (kg)
1 − 0.05%
Tổn thất tại khâu phân loại hạt là 1% nên khối lượng trước khi phân loại hạt là:
831.98
m7 = = 840.38 (kg)
1 − 1%
Tổn thất đường ống từ sấy phun đến phân loại hạt là 0.05% nên khối lượng sau khi
sấy phun là:
840.38
m8 = = 840.8 (kg)
1 − 0.05%
Tổn thất sấy phun là 3% nên khối lượng trước khi sấy phun là:
840.8
m9 = = 866.8 (kg)
1 − 3%
Tổn thất đường ống và bơm từ giai đoạn lọc đến sấy phun là 0.05% nên khối lượng
bột giặt sau lọc là:
866.8
m10 = = 867.23 (kg)
1 − 0.05%
Tổn thất lọc từ là 2% nên khối lượng bột giặt trước khi lọc là:
867.23
m11 = = 875.99 (kg)
1 − 1%
Tổn thất nghiền là 1% nên khối lượng bột giặt trước khi nghiền là:
875.99
m12 = = 884.84 (kg)
1 − 1%
Tổn thất đường ống từ bồn chứa đến nghiền là 0.05%:
884.84
m13 = = 885.28 (kg)
1 − 0.05%
Tổn thất tại bồn chứa là 0.05% nên khối lượng bột giặt trước khi vào bồn chứa là:
885.28
m14 = = 889.73 (kg)
1 − 0.5%
Tổn thất đường ống từ khuấy trộn đến bồn chứa là 0.05% là:
889.73
m15 = = 890.18 (kg)
1 − 0.05%

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 52


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Tổn thất khuấy trộn là 2% nên khối lượng trước khi vào khuấy trộn là:
890.18
m16 = = 908.35 (kg)
1 − 2%
Các nguyên liệu đưa vào giai đoạn khuấy trộn:
Xà bông 2%
TPP 23%
Zeolit 5%
Na2CO3 15%
Na2SiO3 6%
Na2SO4 2%
Polyme 2%
Perborat 13%
CMC Na 1.5%
Suy ra khối lượng các nguyên liệu trên cần cho vào là:
mnguyên liệu = Tỉ lệ % × m16 (kg)
mXà bông = 18.17 (kg)
mTPP = 208.92 (kg)
mZeolit = 45.42 (kg)
mNa2CO3 = 136.25 (kg)
mNa2SiO3 = 54.5 (kg)
mNa2SO4 = 18.17 (kg)
mPolyme = 18.17 (kg)
mPerborat = 118.09 (kg)
mCMC Na = 13.63 (kg)
Tổng khối lượng các nguyên liệu trên khi đưa vào khuấy trộn là:

∑ m = 631.3 (kg )
Tổng khối lượng trước khi cho nguyên liệu vào khuấy trộn là:
m17 = 908.35 – ( 18.17 + 208.92 + 45.42 + 136.25 + 54.5 + 18.17 + 18.17 + 118.09
+ 13.63) = 277.05 (kg)
Tổn thất trung hòa 1% nên khối lượng nguyên liệu trước giai đoạn trung hòa là:

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 53


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

277.05
m18 = = 279.85 (kg)
1 − 1%
Nghĩa là m18 chính là khối lượng tổng cộng của NaOH, LABSA, H2O2
mNaOH + mLABSA + mH2O2 = m18 = 279.85 (kg)
Khối lượng LABSA cho vào là: mLABSA
Tại đây xảy ra phản ứng trung hòa nên ta chọn tỉ lệ NaOH đưa vào là 28% mLABSA
Tỉ lệ H2O2 đem vào khuấy tẩy là 0.15% mLABSA nên có
(100% +28% +0.15%) × mLABSA = 279.85 (kg)
Suy ra: mLABSA = 218.38 (kg)
mNaOH = 61.15 (kg)
mH2O2 = 0.32 (kg)
• Suy ra khối lượng LABSA đưa vào: mLABSA = 218.38 (kg)
• Dung dịch NaOH có nồng độ là 50% nên khối lượng nước có trong dung dịch
NaOH: 61.15 (kg)
• Dung dịch H2O2 có nồng độ là 35% nên khối lượng nước là : 0.59 (kg)
• Nguyên liệu LABSA mua về ở dạng rắn nhưng phải thêm nước vào để trở
thành dung dịch có nồng độ khoảng 50% trước khi vào khuấy tẩy.
• Vậy lượng nước thêm vào bằng khối lượng LABSA : 218.38 (kg)
Tổng khối lượng nước là: 218.38 + 0.59 + 61.15 = 280.12 (kg)
Tổng khối lượng nguyên liệu ở giai đoạn khuấy trộn là :
M = 631.3 + 218.38 + 61.15 + 0.32 + 280.12 = 1191.27 (kg)
280.12
Vậy độ ẩm của nguyên liệu là : x = ×100 = 23.51 %
1191.27
Nhưng để đạt độ ẩm của sấy phun là 60% thì tổng lượng nước phải có trong
nguyên liệu là :
mn
×100 = 60
(218.38 + 61.15 + 0.32 + 631.3) + mn

⇒ mn = 1366.73 (kg )

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 54


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Bảng tổng kết khối lượng nguyên liệu:


Lưu ý: số ngày làm việc của nhà máy trong 1 năm là 310 ngày.
Khối Thể tích
Tính KLR của
Tính cho lượng nguyên
cho nguyên Chọn
Nguyên liệu 12.000 nguyên liệu (m3)
1000 liệu KLR
tấn (kg) liệu cho cho 1
kg (kg) (kg/m3)
1 ngày ngày
LABSA 218.38 2620560 8453.42 1075 1075 7.86
NaOH 40% 61.15 733800 2367.1 1430 1430 1.6553
H2O2 35% 0.32 3840 12.39 1064.9 1064.9 0.0116
TPP 208.92 2507040 8087.23 1150 1150 7.0323
Zeolit 45.42 545040 1758.19 1500-2200 2000 0.879
Na2CO3 136.25 1635000 5274.19 480-960 700 7.535
Na2SiO3 54.5 654000 2109.68 1520 1520 1.384
Na2SO4 18.17 218040 703.35 1100-1500 1300 0.541
Polyme 18.17 218040 703.35 1100 1100 0.6394
Perborat 118.09 1417080 4571.23 720-800 750 6.095
CMC Na 13.63 163560 527.61 400-700 500 1.055
NI 57.63 691560 2230.84
TAED 67.24 806880 2602.84
Enzyme 1.92 23040 74.32
Chất tẩy
trắng quang 2.88 34560 111.48
học
Không Không
Chất tạo màu … … …
đáng kể đáng kể
Xà bông 18.17 218040 703.35 900 0.7815
Nước 1366.73 16400760 52905.68 1000 1000 52.9
Tổng khối lượng nguyên liệu tính cho 12000 tấn:
⇒ ∑ m = 28890840 (kg )

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 55


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

CHƯƠNG 4: CÂN BẰNG NĂNG LƯỢNG


Đối với các thiết bị cơ học không có cân bằng năng lượng.
Cân bằng năng lượng năng lượng cho thiết bị sấy phun:
Giả thiết bài toán: dung dịch bột giặt, chất rắn chiếm 30%, sau khi sấy phun sản
phẩm có độ ẩm là 6%. Có trọng lượng riêng là 400g/l, đường kính hạt bột giặt là
d=0.2-0.8 (mm).
Sử dụng không khí đốt nóng để sấy, dùng không khí ở ngoài môi trường có
To=30ºC, được đốt nóng lên 300ºC. Nhiệt độ không khí ra khỏi buồng sấy là 90ºC. Sản
phẩm ra có nhiệt độ là Tp = 65ºC Tổn thất năng lượng trong suốt quá trình sấy là 20%.
4.1. Tính cân bằng vật chất

F : nguyên liệu cho vào thiết bị sấy phun (kg/h)


P : sản phẩm ra khỏi thiết bị sấy phun (kg/h)
F × xF = P × xP (1)
Với F = 27334800 (kg/năm) = 3674.03 (kg/h)
Từ (1) ta suy được:
FF × xF 3674.03 × 0.3
P= = = 1172.56 (kg / h)
xP 0.94

Ta cũng tính được lượng nước bay hơi


W = F – P = 3674.03 – 1172.56 = 2501.47 (kg/h)

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 56


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

4.2. Cân bằng năng lượng

Công thức tính cho toàn hệ thống:


EF + Ekkvào = EP + Ekkra + Ehh + Qtt (2)
Với Qtt = 20%Qt
Enthalpy của nhập liệu:
EF = F × C pF × TF (3)

CpF: Nhiệt dung riêng của nhập liệu tại nhiệt độ TF (kJ/kgºC)
TF: Nhiệt độ nhập liệu (ºC)
Enthalpy của sản phẩm:
EP = P × C pP × TP (4)

CpP: Nhiệt dung riêng của sản phẩm liệu tại nhiệt độ TP (kJ/kgºC)
TP: là nhiệt độ sản phẩm ra (ºC )
Enthalpy không khí vào:
Ekkvào = Cvào × Mvào × Tvào (5)
Cvào = 1.005 +1.88 × Ho
Ho: Độ ẩm tuyệt đối của không khí vào máy sấy được xác định bằng cách tra dãn
đồ với nhiệt độ không khí ngoài trời và độ ẩm không khí tương ứng (kg ẩm/kg Không
khí khô).
Mvào: Khối lượng khí vào máy sấy (kg/min)
Tvào : Nhiệt độ không khí vào máy sấy (ºC)
Enthalpy không khí ra khỏi máy sấy:
Ekkra = Cra × Mra × Tra (6)
Cra = 1.005 + 1.88 × Hi

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 57


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Hi: Độ ẩm tuyệt đối của không khí ra khỏi thiết bị sấy (kg ẩm/kg không khí khô)
Mra: Khối lượng khí ra khỏi máy sấy máy sấy (kg/min)
Tra: Nhiệt độ không khí ra khỏi máy sấy (ºC)
Enthalpy của bốc hơi:
Ehh = W × λ (7)
λ: ẩn nhiệt bốc hơi của ẩm (kJ/kg)
Tra bảng tại nhiệt độ trung bình không khí vào và ra
W: ẩm thoát ra khỏi vật liệu (kg/h)
Với điều kiện đề bài:
• Ở trạng thái To = 30ºC: độ ẩm không khí là φ = 80%, Yo = 0.0218 (kg ẩm/ kg
kkk) (tra giản đồ trắc ẩm ) v1 = 0.89 (m³/kg).
• Ở trạng thái T1 = 300ºC : có Y1 = Yo= 0.0218 (kg ẩm/kg kkk).
• Ở trạng thái T2 = 90ºC : có φ = 16%, Y2 = 0.0775 ( kg ẩm/kg kkk) (tra giản đồ
trắc ẩm).
Lượng không khí cần thiết là:
1 1
Mkkvào = W = × 2501.47 = 44909.69 (kg / h)
Y2 − Y0 0.0775 − 0.0218

Công suất tiêu thụ là:


Q = M kkvao × ( H 2 − H1 ) = (300 − 85) × 44909.69 = 9655583.35 (kJ / h) = 2682.1 (kW )

Lượng không khí ra là:


Mkkra = Mkkvào + W = 44909.69+ 2501.47 = 47411.16 (kg/h)
Với CpF, CpP ta tính theo phần trăm:
n
CP = ∑ CPi × X i
i =1

Trong đó : C p là nhiệt dung riêng của thành phần (kJ/kgºC)


i

Xi là phần khối lượng các thành phần (%)

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 58


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Trước khi sấy phun:

Thành Cp
phần Suất lượng ( kg/h ) % (kJ/kgoC)
LASBA 352.23 9.59 1.6
NaOH 98.63 2.68 1.48
TPP 336.97 9.17 2.49
Zeolit 73.26 1.99 0.4
Na2CO3 219.76 5.98 1.04
Na2SiO3 87.90 2.39 0.80
Na2SO4 29.31 0.80 5.96
Polyme 29.31 0.80 1.68
Perborat 190.47 5.18 1.02
CMC Na 21.98 0.60 4.53
Xà bông 29.31 0.80 2.34
Nước 2204.40 60.00 4.18
TỔNG 3673.52 99.99 3.18

Suy ra CpF = 3.18 (kJ/kgºC)


Sau khi sấy phun:

Thành Cp
phần Suất lượng ( kg/h ) % (kJ/kgoC)
LASBA 352.23 30.04 1.6
NaOH 98.63 8.41 1.48
TPP 336.97 28.74 2.49
Zeolit 73.26 6.25 0.4
Na2CO3 219.76 18.74 104
Na2SiO3 87.90 7.50 0.80
Na2SO4 29.31 2.50 5.96

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 59


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Polyme 29.31 2.50 1.68


Perborat 190.47 16.24 1.02
CMC Na 21.98 1.87 4.53
Xà bông 29.31 2.50 2.34
Nước 58.63 5.00 4.18
TỔNG 1172.56 100.00 2.31

Suy ra CpP = 2.31 (kJ/kgºC)


Thay vào các công thức (2), (3), (4), (5), (6) và (7). Ta được:
EF = F.CpF .TF = 3674.03 × 3.18 × 30 = 350502.46 (kJ/h) = 97.36 (kW)
EP = P.CpP .TP = 1172.56 × 2.31 × 65 = 176059.88 (kJ/h) = 48.91 (kW)
Ekkvào = Cvào.Mkkvào.Tvào= (1.005+1.88 × 0.0218) × 44909.69 × 300 = 141 × 105 (kJ/h)
= 3916.67 (kW)
Ekkra = Cra.Mkkra.Tra= (1.005+1.88 × 0.0775) × 47411.16 × 90 = 49.1 × 105 (kJ/h)
= 1363.89 (kW)
Ehh = W.λ = 2501.47 × 2270 = 56.8 × 105 (kJ/h) = 1577.32 (kW)
Thay vào pt 2:
EF + Ekkvào = EP + Ekkra + Ehh + Qtt => Qtt = 1023.91 (kW)
Với Qtt = 0.2 × Qt => Qt = 5119.55 (kW)
4.3. Tính toán thời gian sấy
Các dữ liệu cần thiết cho tính toán:
• Khối lượng riêng dung dịch trước khi sấy: (tra bảng) ρ F = 996.675 (kg/m³)
• Khối lượng riêng dung dịch sau khi sấy: (tra bảng) ρ P = 400 (kg/m³)
• Nhiệt độ không khí vào máy sấy: T1 = 300ºC
• Nhiệt độ bề mặt giọt chất lỏng TS = 60ºC (tính theo nhiệt độ bầu ướt của không
khí tại nhiệt độ trung bình của không khí vào và ra khỏi máy sấy)
• Ẩn nhiệt bốc hơi tại nhiệt độ trung bình λ = 2270.103 (J/kg)
• Hệ số dẫn nhiệt của không khí tính theo nhiệt độ trung bình Kg = 0.03826
(W/mºC)
• Độ ẩm tới hạn (tính theo căn bản khô) Xe = 0.25 (kg ẩm/kgkkk)

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 60


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

• Độ ẩm cuối (tính theo căn bản khô) X P = 0.05 × (1 − 0.05) = 0.0564 (kg ẩm/kgkkk)

• Đường kính ban đầu (giọt chất lỏng) dF = 0.35 (mm)


Tính toán đường kính hạt sau khi sấy:
Lượng chất rắn trong một giọt chất lỏng được tính bằng:
M cl = VF × ρ F × xF (xF tính theo căn bản ướt)

Lượng chất rắn trong hạt sản phẩm được tính bằng:
M ran = VP × ρ P × xP (xP tính theo căn bản ướt)

4 dF 3
Với thể tích giọt chất lỏng ban đầu: VF = π( )
3 2
4 dP 3
Thể tích hạt sản phẩm: VP = π( )
3 2
Chất rắn trong 1 giọt chất lỏng nguyên liệu = Chất rắn trong 1 hạt sản phẩm
3 3
4 ⎛d ⎞ 4 ⎛d ⎞
ρ F × xF × π ⎜ F ⎟ = ρ P × xP × π ⎜ P ⎟
3 ⎝ 2 ⎠ 3 ⎝ 2 ⎠

Ö dP = 0.44 (mm) ∈ (0.2 ÷ 0.8) mm


Tính thời gian sấy:
Thời gian sấy được tính toán theo công thức:
ρ F .λ.d F2 ρ p .d p .λ.( X p − X e )
t= m
+
8.K g .(T − Ts )
a 6.h.Tavg

XP và Xe tính trên căn bản khô


2K g
Với h =
dp

996.675 × 2270 × 103 × (0.35 ×10−3 ) 2 400 × (0.44 ×10−3 ) 2 × 2270 × 103 × (0.0564 − 0.25)
t= + = 3.4 ( s )
8 × 0.03826 × (300 − 60) 6 × 2 × 0.03826 ×195

4.4. Tính toán kích thước căn bản của tháp sấy
Gọi L là chiều cao tháp sấy (m)
D là đường kính tháp sấy (m)
R là bán kính tháp sấy (m)
L 3
Chọn tỉ lệ: =
D 2

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 61


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

1
Ta được: R = L
3
M kkvao × v 44909.69 × 0.89
Vận tốc khí đi trong tháp sấy được tính: U = =
π R2 L
3600 × π ( ) 2
3
L
Vận tốc hạt rơi từ trên xuống sẽ là : U =
t
Thay vào ta tính được L = 4,77 (m) => R = 1,6 (m)
4.5. Cân bằng năng lượng cho lò đốt
Sử dụng dầu DO để đốt có nhiệt trị riêng là Qt = 41.868 (MJ/kg)
Phương trình cân bằng năng lượng:
Qd = Qtt + Qnhiet

Với Qtt = 20%Qd


Với Qd là nhiệt lượng cần thiết (kW)
Qtt là nhiệt tổn thất ra môi trường (kW)
Qnhiet là nhiệt lượng mà không khí cần làm nóng nhận được (kW) (lấy ở cân
bằng năng lượng cho sấy phun).
Qnhiet 2682.1
⇒ Qd = = = 3352.63 (kW )
1 − 0.2 0.8
Khối lượng dầu DO cần cung cấp là:
Qd 3352.63 × 3600
M= = = 0.29 (kg / h)
Qt 41.868 ×106

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 62


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN VÀ CHỌN THIẾT BỊ


5.1. Bồn chứa
Trong quá trình sản xuất bột giặt ta cần đến 6 bồn chứa:
• Bồn chứa nguyên liệu LABSA.
• Bồn chứa nguyên liệu H2O2.
• Bồn chứa nguyên liệu NaOH.
• Bồn khuấy trộn.
• Bồn trung gian.
• Bồn chứa bột căn bản sau sấy phun.
Chọn tất cả bồn chứa đều có dạng hình trụ tròn, nắp phẳng, được chế tạo bằng thép
không rỉ.
πD 2 H πD 2
V= S × H = = × 0.6D = 0.15πD3
4 4
Với: H= 0.6D (chiều cao phần trụ).
5.1.1. Bồn chứa LABSA
• Khối lượng LABSA sử dụng trong một ngày là: 8453.42 (kg)
• Khối lượng LABSA sử dụng trong một tuần là: 6 × 8453.42 = 50720.52 (kg)
• Khối lượng riêng của LABSA là: 1075 (kg/m3)
50720.52
Ö Thể tích LABSA: = 47.18 (m3)
1075
• Khối lượng nước thêm vào tạo dd LABSA 50% là:
50720.52 (kg)
50720.52
Ö Thể tích nước thêm vào: = 50.72 (m3)
1000
Thể tích của nguyên liệu LABSA là 47.18 + 50.72 =
97.9 (m3)
Hệ số sử dụng của nồi là: 75%.
97.9
Vậy thể tích của bồn chứa là: = 130.54 (m3)
0.75
Với: V = 130.54 (m3) → 0.15πD3 = 130.54 → D = 6.52 (m).
Ö Quy chuẩn: Chọn bồn chứa như sau:

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 63


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

D = 6.8 (m)
H = 4 (m)
Bồn chứa nguyên liệu LABSA (là một axit mạnh,dễ dàng phản ứng với bazo tỏa
nhiệt mạnh) có yêu cầu nghiêm ngặt về cách nhiệt, độ ăn mòn kim loại, phản ứng hóa
học... Chọn bề dày lớp thép là 0.1 (m).
Vậy đường kính ngoài của bồn là: Dn= 6.8 + 0.1 × 2 = 7 (m).
5.1.2. Bồn chứa nguyên liệu H2O2
• Khối lượng H2O2 sử dụng trong một ngày là: 12.39 (kg)
• Khối lượng H2O2 sử dụng trong một tuần là: 6 × 12.39 = 74.34 (kg)
• Khối lượng riêng của H2O2 là: 1064.9 (kg/m3)
74.34
Ö Thể tích H2O2 : = 0.0698 (m3)
1064.9
• Dung dịch H2O2 có nồng độ là 35% nên khối lượng
nước là: 138.06 (kg)
138.06
Ö Thể tích H2O: = 0.318 (m3).
1000
Ö Tổng thể tích của nguyên liệu H2O2 là: 0.0698 +
0.3118 = 0.2078 (m3).
Hệ số sử dụng của nồi là: 75%.
0.2078
Ö Vậy thể tích của bồn chứa là: = 0.277 (m3)
0.75
Với: V = 0.277 (m3)
Ö V = 0.15πD3 = 0.277
Ö D = 0.84 (m)
Ö Quy chuẩn: Chọn bồn chứa như sau:
D = 1 (m)
H = 0.6 (m)
Nước oxy già là một axit yếu trong dung dịch nước, có pKa = 11.75. Nước oxy già
không phân giải và tương đối ổn định. Nên chọn bề dày lớp thép khoảng 0.05 (m).
Vậy đường kính ngoài của bồn là: Dn= 1 + 0.05 × 2 = 1.1 (m)

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 64


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

5.1.3. Bồn chứa nguyên liệu NAOH


• Khối lượng NaOH sử dụng trong một ngày là: 2367.1 (kg)
• Khối lượng NaOH sử dụng trong một tuần là: 6 × 2367.1 =14202.6 (kg)
• Khối lượng riêng của NaOH là: 1430 (kg/m3)
14202.6
Ö Thể tích NaOH: = 9.93 (m3)
1430
• Dung dịch NaOH có nồng độ là 50% nên khối lượng
nước có trong dd NaOH: 14202.6 (kg)
14202.6
Ö Thể tích H2O: =14.026 (m3).
1000
Ö Vậy tổng thể tích của nguyên liệu NaOH là:
9.93 + 14.026 = 23.96 (m3)
Hệ số sử dụng của nồi là: 75%.
23.96
Ö Vậy thể tích của bồn chứa là: = 31.95 (m3).
0.75
Với: V = 27.5 (m3)
Ö V = 0.15πD3 = 31.95
Ö D = 4.07 (m)
Î Quy chuẩn: Chọn bồn chứa như sau:
D = 4.5 (m)
H = 2.7 (m)
Chọn bề dày lớp thép khoảng 0.05 (m)
Vậy đường kính ngoài của bồn là: Dn= 4.5 + 0.05 × 2 = 4.6 (m).
5.1.4. Bồn khuấy trộn
Nguyên liệu từ các bồn chứa được chuyển đến bồn trộn theo 1 tỉ lệ nhất định, tạo
hợp chất sền sệt ( kem nhão) trước khi chuyển sang bồn chờ. Ở đây, các cục rắn bị
chia nhỏ và không khí bị loại bỏ. Quá trình trộn được kiểm soát chặt chẽ, tránh thông
khí vào bùn. Vỏ bồn làm bằng thép mềm hoặc thép không rỉ.
Bồn trung hòa chứa khối lượng của cả 3 nguyên liệu LABSA, NaOH, H2O2 .
Vậy khối lượng tổng cộng là:

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 65


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

8453.42 + 12.39 + 2367.1 = 10832.91 (kg).


Thể tích 3 loại nguyên liệu ở thể rắn :
8453.42 12.39 2367.1
V= + + = 9.29 (m3)
1075 1064.9 1430
Tại bồn này một số nguyên liệu được cho vào để
khuấy trộn với khối lượng tương ứng:

Khối lượng riêng


Nguyên liệu Khối lượng (kg) 3
Thể tích (m3)
(kg/m )
Xà bông 703.35 900 0.78
TPP 8087.23 1150 7.03
Zeolit 1758.29 2000 0.88
Na2CO3 5274.19 700 7.53
Na2SiO3 2019.68 1520 1.33
Na2SO4 703.35 1300 0.54
Polyme 703.35 1100 0.64
Perborat 4571.23 750 6.1
CMC Na 527.61 500 1.1
Tổng cộng 24348.28 25.93

Tổng khối lượng thêm vào: 243448.28 (kg)


Để đạt được độ kem nhão trước khi vào sấy phun, nguyên liệu phải đạt được
độ ẩm là 60%. Tức là:
mnuoc mnuoc
= 0.6 ⇒ = 0.6 ⇒ 0.4mnuoc = 0.6mnguyenlieu
mkem mnuoc + mnguyenlieu

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 66


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

3 3
Ö m nuoc = × m nguyenlieu = × (24348.28 + 10832.91) = 52771.79 (kg)
2 2
Vậy khối lương tổng cộng ở bình khuấy trộn là:
52771.79 +24348.28 +10832.91 = 87952.97 (kg)
52771.79
Thể tích nước thêm vào là: = 52.77 (m3)
1000
Thể tích nguyên liệu rắn đưa vào: 25.93 + 9.29 = 35.22 (m3)
Tổng thể tích nguyên liệu rắn và nước trong bồn: 35.22 + 52.77 = 87.99 (m3).
87.99
Hệ số sử dụng là 0.75 nên thể tích bồn chứa là: = 117.32 (m3)
0.75
Với : V = 117.32 (m3)
Ö V = 0.15πD3 = 117.32
Ö D = 6.29 (m)
Î Quy chuẩn: Chọn bồn chứa như sau:
D = 6.5 (m)
H = 4 (m)
Vì LABSA là axit mạnh nên phản ứng hoàn toàn với
bazo, phản ứng tỏa nhiều nhiệt, gây ăn mòn mạnh, bốc hơi
ra khí SO2 rất độc có mùi hắc. Vì thế, cấu tạo bồn trung
hòa phải đảm bảo các yếu tố an toàn lao động: có thiết bị
hút khí SO2, bồn dạng hình trụ tròn, vật liệu chế tạo là
thép mềm và có phương pháp giải nhiệt phù hợp, các
nguyên liệu được lỏng rắn được pha trộn bởi cánh vít bên
trong theo chiều kim đồng hồ, chống lại sự quay theo
chiều ngược kim đồng hồ. Chọn bề dày vật liêu là 0.15
(m).
Vậy đường kính ngoài của bồn là: Dn= 6.5 + 0.15 × 2 = 6.8 (m).
5.1.5. Bồn trung gian
Được dùng để lưu trữ và tiếp tục khuấy trộn kem nhão, thời gian lưu ở bồn này
được kiểm soát để đủ thời gian cho phép hydrat hóa các muồi vô cơ như: sulfat Na,
carbonat và triphotphate Na.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 67


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Vì nhà máy làm việc theo chế dộ liên tục nên cần có bồn chứa nguyên liệu sau khi
khuấy trộn để chuẩn bị cho giai đoạn nghiền nên thể tích bồn chứa bằng thể tích bồn
khuấy trộn V = 117.32 (m3).
Do đó ta chọn bồn chứa có:
D = 6.5 (m)
H= 4 (m).
Và cấu tạo của bồn chứa cũng tương tự như bồn
khuấy trộn, bề dày 0.05 (m) và đường kính ngoài
của bồn khuấy trộn, bề dày 0.05 m và đường kính
ngoài của bồn là: Dn = 6.5 + 0.05 × 2 = 6.6 (m).
5.1.6. Bồn trữ sau sấy phun
Sau sấy phun độ ẩm bột giặt còn lại là 6 %. Tức là 54 % nước đã được bay hơi.
Khối lượng nước còn lại sau sấy phun: 6 % × 52771.79 = 3166.3 (kg)
3166.3
Thể tích nước là: = 3.17 (m3).
1000
Vậy thể tích bồn chứa là: 35.22 + 3.17 = 38.39 (m3) .
38.39
Hệ số sử dụng là 0.75 nên thể tích bồn chứa là: = 51.19 (m3) .
0.75
Với: V = 51.19 (m3)
Ö V = 0.15πD3 = 51.19
Ö D = 4.77 (m).
Î Quy chuẩn: Chọn bồn chứa như sau:
D = 5 (m)
H = 3 (m)
Và cấu tạo của bồn trữ sau sấy phun cũng tương tự như các bồn ở trên, bề dày
0.05 (m) và đường kính ngoài của bồn là: Dn= 5+ 0.05 × 2 = 5.1 (m).
5.2. Tính toán cánh khuấy trong thiết bị khuấy trộn
Tính và chọn cánh khuấy như sau:
Ta chọn cánh khuấy loại có ống tuần hoàn trung tâm (áp dụng cho dung tích thùng
khuấy từ 1-50 m3, độ nhớt dung dịch 1-500 Ns/m2, tốc độ vòng quay n = 1.5 – 5 m/s)
với tỷ lệ như sau:
D/d = 2.5, H/D = 0.6, h/d = 1/5, S/h = 0.36
GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 68
THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Trong đó: D, d (m) là đường kính của bồn chứa và cánh khuấy.
H, h (m) là chiều cao của bồn chứa và cánh khuấy.
S (m) là khoảng cách từ đáy bồn chứa đến cánh khuấy.
Áp dụng công thức tính công suất khuấy :
N = 240*µ*(h/d)*n2*d3
Chọn n = 1.5m/s, µ = 500 Ns/m2
Ta có được gái trị như bảng sau:

Bồn chứa D (m) H (m) d (m) h (m) S (m) Nđc (kW)


LABSA 6.8 4 2.72 0.544 0.196 1086.7
NaOH 4.5 2.7 1.8 0.36 0.13 314.93
H2O2 1 0.6 0.4 0.08 0.029 3.456
Bồn khuấy 6.5 4 2.6 0.52 0.187 949.1
Tổng công suất của cánh khuấy 2354.2

5.3. Máy nghiền

46114.56
Khối lượng nguyên liệu mà máy phải nghiền trong 1 giờ là = 1921.44 kg / h
24
Lựa chọn thiết bị:
Tên thiết bị WFJ-60
Năng suất (kg/h) 200-2000
Kích thước nguyên liệu (mm) <=10
Kích thước máy (mm) 9500 × 1800 × 3730

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 69


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Tốc độ của trục (rpm) 4500


Công suất (kW) 74
Trọng lượng thiết bị (tấn) 3.2
Hãng sản xuất Trung Quốc
Nhà cung cấp CTY TNHH TM & CGCN KIÊN CƯỜNG
Giá bán (tham khảo) (USD) 6000 ( với giá USD tham khảo : 19500VNĐ)

5.4 Bộ lọc từ tính


Bộ lọc từ trường làm việc bằng cách sản xuất một từ trường thu sắt từ, các hạt thép.
Các nam châm được sắp xếp để tạo thành một từ trường có thông lượng không đều và
các hạt sắt thép được hút vào đó. Chênh lệch từ trường càng lớn thì các hạt sắt thép bị
hút vào càng mạnh
Từ bồn khuấy kem nhão được chuyển đến một bồn chờ, tùy theo mức độ kem nhão
được nhào trộn sẽ hình thành các pha khác nhau và quá trình kết tinh diễn ra. Việc lọc
được thực hiện để đạt được sự đồng nhất hơn nữa và đảm bảo các vòi phun không bị
nghẽn khi phun kem nhão vào tháp sấy. Thông thường, bộ lọc từ tính được đặt sau bồn
khuấy
Màng lọc được chế tạo bằng vật liệu kim loại, khi có dòng điện chạy qua màng lọc
sẽ nhiễm từ và hút những phân tử kim loại trong bột giặt, kem nhảo đi ra tiếp tục qua
quá trình khuấy trộn
Khối lượng nguyên liệu mà thiết bị phải lọc trong 1h là: kg/h
Lựa chọn thiết bị:
• Nhà cung cấp: Ningbo Mingrui magnetic materials co., LTD.
• Mã hàng: S1-001.
• Vật liệu chế tạo: Thép không gỉ.
• Giá: 11000 USD.
5.5. Bơm
Phương pháp tính toán công suất của Bơm
Với: : độ nhớt của vật liệu
: khối lượng riêng của vật liệu

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 70


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

L: tổng chiều dài của ống dẫn (30 m)


D: đường kính ống dẫn (0.023 m)
Z1: mức chất lỏng được duy trì
Z2: chiều cao cần bơm
N: công suất bơm
: cột áp bơm
Qb × ΔPb
N=
n
ρ ×d ×v
Re =
μ

v2
Wb + Z1 = Z 2 + + hm + hc
2g

v2 L
hm = 2 × f × ×
g d

v2 Lek Lev Let


hc = 2 × f × × (2 × + + )
g Dk Dv Dt
ΔPb = ρ × g × Wb

5.5.1. Bơm nguyên liệu LABSA


Ta có các thông số sau:
= 0.2 (Pas)
= 1075 (kg/m3)
Z1 = 1.2 (m)
Z2 = 4 (m)
Khi bơm LABSA vào bồn khuấy trộn thì ta bơm theo mẻ, một ngày chia làm 3 mẻ
và mỗi lần bơm trong vòng 1h.
97.9
Như vậy, một mẻ ta cần bơm là = 55.44 (m3 ) LABSA trong vòng 1h
3× 6
Nên: Vận tốc bơm là: 3.6 (m/s)
Khuỷu 90o tiêu chuẩn Lek/Dk = 32, van mở hoàn toàn có Lev/Dv = 330, sự thu nhỏ
đột ngột từ bồn chứa nguyên liệu vào ống dẫn có Let/Dt = 25.
Như vậy:

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 71


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

1075 × 0.023 × 3.6


Re = = 445.05
0.2
Ö Dòng chảy là dòng chảy tầng.
Giản đồ Moody:

Từ Re và độ nhám tương đối ε/D = 0.002 của giản đồ Moody cho ống nhẵn ta tìm
được f = 0.07
3.62 30
hm = 2 × 0.07 × × = 241.24 (m)
9.81 0.023
3.62
hc = 2 × 0.07 × × (2 × 32 + 330 + 25) = 77.5 (m)
9.81
Như vậy:
3.62
Wb = 4 + + 241.24 + 77.5 − 1.2 = 322.2 (m)
2 × 9.81
Cột áp bơm:
ΔPb = 1075 × 9.81× 322.2 = 3397840.65 ( Pa )

Công suất bơm:

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 72


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

3.1416 × 0.0232 × 3.6 × 339780.65


N= = 10159 (W )
4 × 0.5
Để đảm bảo việc có thể tăng năng suất của quá trình sản xuất thì công suất bơm
phải là: N = 10159 ×1.5 = 15238.5 (W )
Như vậy ta phải chọn bơm có công suất khoảng 15238.5 (W)
Lựa chọn bơm nguyên liệu LABSA:

• Xuất xứ: Ấn độ.


• Dãy công suất: 1.5 -55Kw.
• Lưu lượng: 200 m3/h.
• Điện áp: 50Hz/ 3Ph/ 380-500V.
• Cấu tạo: Vỏ Thép Đúc/ Cánh
Gang/Đồng.
• Giá bán: khoảng 3800 USD.

5.5.2. Bơm nguyên liệu NaOH


= 6.74 × 10-3 (Pas)
= 1430 (kg/m3)
Lượng NaOH dùng trong 1 ngày là khoảng 9.93 m3, ta dùng bơm để bơm vào bể
chứa đặt ngay bên trên bồn khuấy tẩy rồi dùng van để xả NaOH vào bồn khuấy tẩy.
9.93
Như vậy 1 mẻ ta cần bơm: = 0.55 (m3 )
3× 6
Ta bơm trong vòng 1h. như vậy vận tốc bơm là: 0.37 (m/s)
Z1 = 1.2 (m)
Z2 = 5 (m)
Tương tự ta tính được:
Re = 1805.5
Tra trên giản đồ Moody ta được f = 0.026
hm = 0.95 (m)
hc = 0.304 (m)

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 73


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Wb = 5.06 (m)
ΔPb = 1479.64 (Pa)
N = 0.68 (W)
Cần chọn bơm có công suất khoảng 0.68 W.
Lựa chọn thiết bị:

• Xuất xứ: Ấn độ.


• Dãy công suất: 0.37 – 1.5 KW.
• Lưu lượng: 57 m3/h.
• Giá bán: 600 USD.
• Ứng dụng: Bơm chất lỏng, bơm cấp
nước.

5.5.3. Bơm nước vào bồn khuấy trộn


= 0.8937 × 10-3 (Pas)
= 1000 (kg/m3)
Z1 = 0
Z2 = 4
Nước được bơm vào bồn khuấy trộn để tạo ra hệ kem nhão có độ ẩm 60%. Lượng
nước cần bơm vào trong 1h là 2198.83 (kg).
Vận tốc của dòng chảy là: 1.47 (m/s)
Tương tự, ta tính được:
Re = 37831.5
Tra giản đồ Moody ta tìm được f = 0.028
hm = 16.1 (m)
hc = 5.17 (m)
Wb = 25.4 (m)
ΔPb = 249174 (Pa)
N = 456 (W).
Như vậy, cần chọn bơm có công suất là 456 W
Lựa chọn máy bơm nước:
GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 74
THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

• Nhà sản xuất: công ty Zhenjiang ,


Trung Quốc
• Mã thiết bị: CPM- 158
• Công suất: 0.75 (kW)
• Năng suất: 2.4 (m3/h)

5.5.4. Bơm tăng áp


Kem nhão từ thiết bị lọc đi vào bơm tăng áp do đó
1950.38
năng suất của bơm tăng áp là kg/h (~ = 1.96 m3/h).
996.675
Lựa chọn thiết bị:
• Nhà sản xuất: công ty Zhenjiang , Trung Quốc
• Mã thiết bị: RS25/4-1
• Công suất: 850 (W)
• Năng suất: 2.5 (m3/h)
• Áp suất làm việc lớn nhất: 25 (bar)
5.5.5. Bơm áp suất cao
Sau khi qua bơm tăng áp, kem nhão tiếp tục đi qua bơm áp suất cao để nâng cao áp
suất, áp suất kem nhão lúc này có thể đạt tới 80bar. Năng suất bơm là 2.065 m3/h
Lựa chọn thiết bị:
• Nhà sản xuất: công ty Tamil Nadu , Ấn Độ
• Công suất: 1.5 (kW)
• Năng suất: 2.5 (m3/h)
• Vùng áp suất làm việc: 80-120 (bar)
5.6. Bồn khí nén
Lựa chọn thiết bị:
• Vật liệu chế tạo: thép không rỉ
• Nhiệt độ: 50 đến 100 (°C)
• Áp suất: lên đến 100 (bar)
• Tác dụng: dùng lực khí nén đẩy kem nhão đi vào các vòi phun
• Công ty sản xuất: PVT LTD (Ấn Độ)
GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 75
THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

5.7. Lò đốt cung cấp khí nóng

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP TTM


Thiết bị này cung cấp khí nóng cho các hệ thống máy sấy trong công nghiệp như
máy sấy băng tải, hầm sấy, máy sấy phun sương....
Chủng loại lò than này có hiệu suất cao, tiêu tốn ít than.
5.8. Máy sấy phun
5.8.1. Tính toán tháp sấy phun
5.8.2 Lựa chọn thiết bị sấy phun
Mô tả thiết bị:
Vật liệu sấy (kem nhão) được phun vào tháp thành các hạt nhỏ li ti nhờ cơ cấu đặc
biệt của vòi phun được đặt trên đỉnh tháp. Chùm tia phun được dòng tác nhân sấy
(không khí nóng) phân tán đều khắp thể tích tháp, trong quá trình tiếp xúc xảy ra quá
trìng truyền ẩm từ vật liệu sấy vào dòng tác nhân sấy rồi hỗn hợp này cùng chuyển
động xuống đáy tháp, sản phẩm khô được thu gom tại đáy cyclon.
Tác nhân sấy (không khí nóng) nhờ quạt hút qua caloriphe để nâng đến nhiệt độ
sấy cần thiết ( khoảng 3000C). Không khí trước khi qua bộ trao đổi nhiệt được lọc sạch
bởi thiết bị lọc. Sau khi qua bộ lọc, không khí được làm sạch và dẫn đến bộ gia nhiệt.
Quy trình gia nhiệt có thể là: Lò tạo khí nóng, Gia nhiệt bằng điện, gia nhiệt bằng
hơi…Khi không khí được gia nhiệt đến nhiệt độ cài đặt, sau đó được đưa đến bộ chia
khí nóng tiếp tuyến. Sau khi được phân chia, khí nóng thổi vào buồng sấy một cách ổn
định và theo kiểu xoáy. Cùng lúc đó, dung dịch nguyên liệu sấy được phun khuyếch
tán thành những giọt dung dịch hoặc thành những kích cỡ sương mù nhỏ trong khoảng
kích thước 0.2 - 0.8mm. Khi hạt dung dịch tiếp xúc với khí nóng trong buồng sấy,
phần tử nước sẽ bị bốc hơi và còn lại là những hạt bột khô. Những hạt bột khô này sẽ

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 76


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

rơi xuống phần hình nón của buồng sấy và trượt rơi xuống thùng thu bột sản phẩm
phía đáy buồng, một lượng nhỏ bột mịn theo luồng khí vào bộ phận tách bụi cyclone.
Cuối cùng khí thải được hút ra ngoài qua quạt hút.
Lựa chọn thiết bị:

Máy sấy phun


Mã thiết bị LPG-100
Nhà cung cấp Công ty TNHH phát triển thị trường
công nghiệp TTM
Nhiệt độ dòng khí nóng (oC) 130-350
Nhiệt độ dòng khí ra (oC) 70-90
Kích thước thùng sấy (m) 5.5 × 3.5 (chiều cao × đường kính)
Tốc độ bay hơi (kg/h) 2000
Vận tốc quay của vòi phun (vòng/phút) 18000
Kiểu phun Dẫn động bằng động cơ
Nguồn nhiệt Điện, Hơi nước bão hòa + điện, lò dầu, lò
than khí nóng
Công suất dẫn động (KW) 220
Công suất gia nhiệt (KW) 96
Tỷ lệ thu hồi bột khô (%) 97

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 77


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Gía thành ($) 50000 ~ 200000

Sơ đồ máy sấy phun:

1. Air filter
2. steam heater
3. elictric heater
4. hot air distributor
5. atocnizer
6. pipes for powder returning
7. duster
8. butterfly valve for air adjusting
9. electric control cabinet
10. fan
11. cyclone
12. fan for fowder returning
13. discharge device
14. hig- pressure pump
15. drumof raw material liquid

5.9. Thiết bị vận chuyển bằng khí động


Bột căn bản vừa từ tháp sấy đi ra có nhiệt độ khá
cao(thường trên 70oC) nó ảnh hưởng không tốt với các chất phụ
gia nhạy nhiệt được trộn lẫn vào do đó cần giảm nhiệt độ
xuống. Điều này được thực hiện bằng thiết bị nâng khí (Air-lift)
Quạt gió thổi không khí lên trên và các vật liệu bột sẽ được
nâng lên một tầm cao cố định và xả vào silo. Ở cuối thiết bị
nâng khí bố trí máy tách trọng lực để tách các hạt ra khỏi dòng
khí. Không khí được thải ra ngoài, còn bột được đưa qua hệ
thống bồn chứa và sau đó thêm phụ gia vào.
Các bộ phận của một Air-Lift là: vỏ thiết bị hình trụ, vòi
phun thẳng đứng và đường ống truyền, một máy tách trọng lực.
Ở phần cuối của ống truyền có một bộ lọc bụi, không khí được cung cấp bởi một quạt
gió.
Năng suất thiết bị vận chuyển bằng khí bằng 1172.56 (kg/h)
Nguyên lý: Tạo ra chênh lệch áp suất ở hai đầu ống dẫn.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 78


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Để Vận chuyển bột căn bản sau sấy phun thì dùng hệ thống vận chuyển bằng
không khí với áp suất thấp và trung bình, nồng độ rắn trong hỗn hợp là C =4.5-
5(kg/kg), và vận tốc dòng khí là 18-20 (m/s).
5.10. Tính toán và lựa chọn băng tải
Cấu tạo: Băng tải gồm có tấm băng được đặt trên các tang dẫn động và tang căng
băng, để băng tải không bị chùng theo chiều dài người ta thiết kế các con lăn đỡ dọc
theo chiều dài băng, tấm băng vừa là bộ phận đỡ vừa là bộ phận vận chuyển vật liệu.
( K1 × v × L + 0.00014 × Q × L + 0.0024 × Q × H ) × K 2
N=
n
Với:
• B: bề rộng băng tải, chọn B = 0.5 (m)
• v: vận tốc băng tải, chọn v = 2.5 (m/s)
• K1: hệ số phụ thuộc bề rộng băng tải, chọn K1 = 0.005
• Q: năng suất của băng tải ( sao bang 3.95)
• L: chiều dài của băng tải, chọn L = 10 (m)
• H: chiều cao nâng hàng hóa
• K2: hệ số phụ thuộc chiều dài băng tải, chọn K2 = 1.5
• n: hiệu suất dẫn truyền, chọn n = 0.75
Trong qui trình có sử dụng 3 băng tải, coi như việc thất thoát vật chất từ giai đoạn
sau sấy phun đến đem đi đóng gói là không đáng kể. Và năng suất của băng tải là
1223.5 (kg/h).
5.10.1. Băng tải sau sấy phun:
Cho: H = 1 (m)
Công suất băng tải trong giai đoạn này là:
(0.005 × 2.5 ×10 + 0.00014 × 3.95 ×10 + 0.0024 × 3.95 ×1) ×1.5
N= = 0.28 (kW )
0.75
Gọi công suất thực là N*, ta có:
N * = 1.5 × N = 1.5 × 0.28 = 0.42 (kW )

Lựa chọn băng tải:

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 79


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Thông tin về sản phẩm:


• Công ty Shanghai/Ningbo china Port
• Xuất xứ : Trung Quốc
• Nhãn hàng: KD
• Số hiệu : KD-SL3
• Đặc điểm chức năng :

Screw Conveyor for Powder

Sự đơn giản trong cơ cấu vận hành là thiệt bị cốt yếu trong các vít chuyển đổi, chỉ
một phần di chuyển là động cơ xoắn ốc, quay bên trong ống để di chuyển vật liệu dọc
theo nó. Sự không cần thiết đến nhiều các thiết bị khi vận hành như bộ lọc hay tru đệm
làm hạ giá thành nhưng vẫn giữ được hiệu suất cao, chỉ gồm phần trục thẳng đứng gắn
với các ốc, đảm bảo không có nhiều thiệt bị phức tạp.
Thông số kỹ thuật:
• Model: KD-SL30
• Dung tích đảm nhận: 3 m3/h
• Thể tích chứa: 230 L
• Năng lượng cung cấp: dòng điện 3 pha 380 V, 50 Hz/60 Hz
• Năng lượng tổng cộng: 815 W
• Giá bán: 4.600.000 VNĐ
5.10.2. Băng tải sau thiết bị phân loại hạt
Cho: H = 1 (m).
Công suất băng tải: N = 0.28 (kW)
Chọn loại băng tải có công suất khoảng:
GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 80
THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

N* = 0.42 kW
Lựa chọn băng tải: Giống băng tải trên
5.11. Thiết bị trộn bột căn bản với phụ gia
Một năm sản xuất được tổng là 310 ngày
1 ngày sản xuất được 24 h--> số giờ sản xuất trong 1 năm 310*24= 7440 h
1 năm sản xuất 12.000 tấn ---> 1h sản xuất được 12000/7440=1.613 tấn
Khối lượng phụ gia trước khi trộn:
m phụ gia = (2230.839 + 2602.839 + 87.22581 + 111.4839)/24= 209.683 (kg)
Lượng bột bị hao hụt: ( 960.53-950.92)*1613/1000=15.5 (kg)
Tổng khối lượng bột và phụ gia cho vào máy trộn:
M bột = 1223.5 – 15.5 + 209.683 = 1417.68 (kg/h)
Lựa chọn thiết bị có các thông số sau:
• Nhãn hàng: Saideli, Ấn Độ.
• Mã thiết bị: SDL-2000.
• Năng suất:2-4T/H.
• Công suất trộn: 23kw.
• Kích thước: dài 5.5m, Rộng 3.1 m, cao 2.6 m.
• Giá tiền: 56.000.000 VNĐ.

5.12. Máy sàng


Một năm sản xuất được 310 ngày.
1 ngày sản xuất được 24 h--> 1h sản xuất được 310*24= 7440h.
1 năm sản xuất 12.000 tấn ---> 1h sản xuất được 12000/7440=1.613 tấn.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 81


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Khối lượng hao hụt bột :


( 950,92 − 941, 41) × 1613 = 15,34 (kg)
1000
--> năng suất cần có của máy sàng là: 1385,225-12,8208=1369,9 (kg/h)
Chọn máy sàng thùng quay có các thông số sau:
• Nhà sản xuất : Jiangsu China.
• Tên thiết bị: HS1035.
• Đường kính lưới sàng: 1000mm.
• Chiều dài lưới sàng: 3500mm.
• Cấp độ sàng: 2-4.
• Vận tốc quay: 18.8rpm.
• Năng suất: 2-4t/h.
• Công suất: 2.2 kW.
• Loại vật liệu chế tạo: Thép không rỉ.
• Giá tiền: 10.000.000VNĐ.
Sản phẩm là kỹ thuật từ Italy. Sản phẩm sàng rung có nhiều đặc tính tốt cũng như
độ chính xác cao, dễ hoạt động và bảo dưỡng, độ tiêu hao và tiếng ồn thấp, sản phẩm
chất lượng cao và chính xác. Lưới sàng mịn và không rỉ. Không chỉ là thiết bị rời mà
chúng còn có thể di chuyển và hoạt động tự động. Máy này được sử dụng trong các
ngành thực phẩm, dược phẩm, hóa chất, công nghiệp luyện kim, xây dựng…
Đường kính lưới sàng là ф400mm—ф2500mm, máy được làm bằng thép không
rỉ chất lượng cao, được cài đặt 4 lớp sàng rung.
Bên trong là động cơ điện chạy ổn định và phát ra những rung mạnh. Hơn nữa,
những khung lưới căng ra để dễ dàng hoạt động và có thể thay thế trong một thời gian
ngắn do vậy tạo hiệu quả cao, tuổi thọ tối đa và liệu quả sàng lọc cao.
5.13. Máy đóng gói tự động
Cho điều chỉnh khối lượng bột giặt đóng gói thuộc các dạng: 400g, 800g,120g,
2000g.
12000 × 103
Khối lượng bột giặt được đóng trong 1h là: = 1612,9 (kg/h).
310 × 24
Đối với 1 máy ta có:
Trọng lượng túi 400 g trong 1h là : 60*400 = 24000g= 24 (kg).

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 82


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Trọng lượng túi 800 g trong 1h là : 60*800 = 48000g= 48 (kg).


Trọng lượng túi 1200g trong 1h là : 60*1200 = 72000g=72(kg).
Trọng lượng túi 2000g trong 1h là : 60*2000 = 120000g=120(kg).
--> Trọng lượng bột giặt đóng bao trong 1h là : 24 + 48 + 72 + 120 = 264(kg).
--> Cần 1612,9/264= 6,1.
Chọn 7 máy đóng gói, phòng trường hợp tăng năng suất nhà máy.
Từ kết quả tính toán ta chọn được máy sau:

Tên máy Máy đóng gói túi to tự động kiểu đứng


Ký hiệu máy DXD-1300KB
Tốc độ đóng túi 10-30 túi/phút
Chiều rộng băng 270,310,350,390,430mm
túi
Kích thước túi (L)80-310mm (W)120-200mm
Kiểu định lượng Kiểu định lượng cốc hoặc kiểu trục vít
Dung tích đóng Tối đa 1300ml
Tiêu hao khí nén 0.6Mpa 300L/phút
Kiểu điều khiển Hệ thống điều khiển PLC + màn hình hiển thị

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 83


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

tiếng Anh/ Trung


Vỏ máy S/S
Công suất điện 3KW
Điện áp 220V
Trọng lượng N.W 400kg
Kích thước L1330mm W1140mm H2460mm
Kiểu hàn túi Hàn kiểu gối
Chức năng máy Tự động định lượng dung tích đóng, tự động tạo
hình túi, tự động đóng, hàn, cắt, in số lô sản xuất,
cắt khía mép túi. Máy được ứng dụng đóng gói
cho nhiều loại hạt, ngũ cốc, bột ví dụ như: Cà
phê, đường, muối, gia vị, bột mỳ, bột sữa.... máy
có thể tích hợp với bộ định lượng nhiều đầu, định
lượng cốc, và định lượng kiểu trục vít.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 84


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

CHƯƠNG 6: TÍNH TOÁN NHU CẦU ĐIỆN NƯỚC CHO


NHÀ MÁY
6.1. Nhu cầu về điện
6.1.1. Điện dùng cho chiếu sáng
Để xác định được công suất tiêu thụ ta phải biết được số lượng đèn, loại đèn dùng
cho nhà máy.
Số đèn chiếu sáng được tính theo công thức:
E min × K × S p × ΔE
N =
na × Kθ

Với:
Emin: độ rọi sáng được chọn như sau:
• Đối với nơi sản xuất (kích thước vật phân biệt trên 10 mm) Emin = 100 lux.
• Đối với phòng có thiết bị: Emin = 75 lux.
• Đối với văn phòng: Emin = 50 lux.
• Đối với nhà ăn Emin = 35 lux.
K: hệ số dự trữ, đối với đèn huỳnh quang : K= 1,5.
na : số lượng đèn.
quy ước:
• tính theo hàng ngang hai bóng đèn cách nhau 2,5 (m).
• tính theo hàng dọc hai bóng đèn cách nhau 3 (m).
Kθ : Hệ số sử dụng quang thông (%), quy ước Kθ = 70% .

ΔE : Tỉ số độ rọi trung bình (đối với đèn huỳnh quang ta có ΔE = 1).


Để tìm Kθ , trước hết phải biết chỉ số i của phòng được chiếu sáng:
Sp
i=
htt × ( D1 + D2 )

S p : diện tích phòng được chiếu sáng.

D1, D2 : kích thước rộng, dài của phòng được chiếu sáng (m).
htt : Chiều cao treo đèn (m).
Nhà máy dùng loại đèn huỳnh quang có các thông số kỹ thuật sau :
• Công suất định mức 40 W.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 85


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

• Điện áp định mức 220 – 250 V.


• Cường độ dòng điện của bóng đèn: 0,19 – 0,21 A.
• Đường kính: Υ = 38 mm.
• Chiều dài đèn: l = 1200 mm.
• Chiều dài giá đèn: L = 1220 mm.
• Quang thông Υtt_a = 1700 lumen.

Từ công thức tính N và giá trị của các thông số trên ta sẽ tìm được số lượng đèn ở
bảng sau:

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 86


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Diện Cao Số lượng đèn


Dài Rộng KF Loại Emin F
TT Nội dung tính tích htt K DE
(m) (m) (%) đèn (lux) (lumen) Tính Chọn
(m2) (m)
Khu sản xuất
1 200 75 15000 6 70 1,5 1 HQ 100 1700 1607,14 1607
chính
Kho chứa sản
2 90 50 4500 6 70 1,5 1 HQ 75 1700 423 423
phẩm
Kho nguyên liệu
3 50 30 1500 6 70 1,5 1 HQ 75 1700 141 141
sản xuất
4 Trạm năng lượng 10 7 70 4.8 70 1,5 1 HQ 75 1700 5 5
5 Trạm điện 8 5 40 4.8 70 1,5 1 HQ 50 1700 7 7
6 Phòng QA 5 5 25 3 70 1,5 1 HQ 50 1700 3 3
7 Phòng giám đốc 5 4 20 4.8 70 1,5 1 HQ 50 1700 1 1
Phòng phó giám
8 5 4 20 4.8 70 1,5 1 HQ 50 1700 1 1
đốc sản xuất
Phòng phó giám
9 5 4 20 4.8 70 1.5 1 HQ 50 1700 1 1
đốc kinh doanh
10 Phòng kỹ thuật 5 5 25 4 70 1,5 1 HQ 50 1700 2 2
11 Phòng kế hoạch 5 5 25 4.8 70 1,5 1 HQ 50 1700 1 1

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 87


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

12 Phòng marketing 5 5 25 4.8 70 1,5 1 HQ 50 1700 1 1


13 Phòng nhân sự 5 5 25 5 70 1,5 1 HQ 35 1700 1 1
14 Phòng bảo vệ 5 3 15 4.8 70 1,5 1 HQ 50 1700 1 1
15 Phòng Y tế 10 4 40 4 70 1,5 1 HQ 50 1700 4 4
16 Hội trường 30 10 300 6 70 1,5 1 HQ 50 1700 18.75 19
17 Nhà ăn 15 8 120 5 70 1,5 1 HQ 50 1700 4.8 5
18 Nhà để xe 30 10 300 2.4 70 1,5 1 HQ 50 1700 19 19
19 WC (3) 6 5 30 4.2 70 1,5 1 HQ 75 1700 4 4
20 Khu rác thải 10 8 80 6 70 1,5 1 HQ 35 1700 4 4

Bảng 6.1: Thống kê số lượng đèn chiếu sáng trong nhà máy
Ngoài số đèn thống kê trên, nhà máy còn cần một số đèn chiếu sáng hành lang và cổng:
STT Nơi sử dụng Loại đèn Số lượng
1 Hành lang khu sản xuất HQ 1,2 m 9
2 Hành lang khu hành chính HQ 1,2 m 6
3 Cổng Cao áp 4

Dựa vào công suất chiếu sáng và số lượng cũng như thời gian chiếu sáng ta có tổng công suất điện năng tiêu thụ được trình bày ở
bảng sau:

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 88


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Công
Công
T Số suất Giờ/ kWh/
Đối tượng tính suất kWh/năm
T đèn tổng Ngày ngày
(W)
(kW)
1 Khu sản xuất chính 1607 75 120.525 24 2892.6 896706
2 Kho chứa sản phẩm 423 75 31.725 24 761.4 236034
3 Kho nguyên liệu sản xuất 141 75 10.575 24 253.8 78678
4 Trạm năng lượng 5 75 0.375 24 9 2790
5 Trạm điện 7 75 0.525 24 12.6 3906
6 Phòng QA 3 75 0.225 24 5.4 1674
7 Phòng giám đốc 1 75 0.075 24 1.8 558
Phòng phó giám đốc sản
1 75 0.075 24 1.8 558
8 xuất
Phòng phó giám đốc kinh
1 75 0.075 24 1.8 558
9 doanh
10 Phòng kỹ thuật 2 75 0.150 24 3.6 1116
11 Phòng kế hoạch 1 75 0.075 24 1.8 558
12 Phòng marketing 1 75 0.075 24 1.8 558
13 Phòng nhân sự 1 75 0.075 24 1.8 558
14 Phòng bảo vệ 1 75 0.075 24 1.8 558
15 Phòng Y tế 4 75 0.300 24 7.2 2232
16 Hội trường 19 75 1.425 24 34.2 10602
17 Nhà ăn 5 75 0.375 24 9 2790
18 Nhà để xe 19 75 1.425 24 34.2 10602
19 WC (3) 4 75 0.300 24 7.2 2232
20 Khu rác thải 4 75 0.300 24 7.2 2232
21 Hành lang khu sản xuất 9 100 0.900 24 21.6 6696
22 Hành lang khu hành chính 6 100 0.600 24 14.4 4464
23 Cổng 4 1000 4.000 24 96 29760
Tổng 174.25 4182 1296420

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 89


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Bảng 6.2: Bảng thống kê điện năng tiêu thụ để chiếu sáng
6.1.2. Điện dùng cho sản xuất
Lượng điện được tính theo công thức:
n
W = K1.K2. ∑ n i .t i
i =1

Trong đó:
K1: hệ số phụ tải (cosφ = 0,75).
K2: hệ số tổn thất trên đường dy, K2 = 1,05.
ni: công suất động cơ điện thứ i.
ti: thời gian sử dụng trong 1 năm, giờ.

Số Thời gian sử Công Tiêu thụ,


Tên thiết bị K1 K2 dụng (h) suất,
lượng kWh
1 ngày 1 năm
kW
Máy nghiền 1 0.75 1.05 24 7440 74 550560
Cánh khuấy 1 0.75 1.05 24 7440 2354.2 1751248
Máy sàng rung 1 0.75 1.05 24 7440 2.2 16368
Máy đóng gói 7 0.75 1.05 24 7440 3 22320
Máy nén khí 1 0.75 1.05 8 2480 1.5 3720
Bơm nguyên liệu LABSA 1 0.75 1.05 8 2480 15.23 377704
Bơm nguyên liệu NaOH 1 0.75 1.05 8 2480 1.5 3720
Bơm nước 1 0.75 1.05 8 2480 0.75 1860
Bơm tăng áp 1 0.75 1.05 8 2480 0.85 2108
Bơm áp suất cao 1 0.75 1.05 8 2480 1.5 3720
Máy lọc từ 1 0.75 1.05 24 7440 35 260400
Máy sấy phun 1 0.75 1.05 24 7440 316 2351040
Cân băng tải 1 0.75 1.05 24 7440 0.815 6064
Thiết bị trộn bột 1 0.75 1.05 24 7440 23 1171120
Tổng 6521952
Bảng 6.3: Điện năng tiêu tốn cho sản xuất
Vậy tổng điện năng tiêu thụ trong một năm gồm:
A = Acs + Adc = 1284702000 + 6521952 = 1.29 x109 kWh

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 90


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

A : Điện năng tiêu thụ tổng cộng.


Acs : Điện năng tiêu thụ cho chiếu sáng.
Adc : Điện năng tiêu thụ cho động cơ.
6.2. Nhu cầu về nước
Nước dùng cho nhà máy gồm có: nước dùng cho sản xuất và nước sinh hoạt.
6.2.1. Nước dùng cho sinh hoạt
Tổng số nhân viên và công nhân là 200 người.
Tiêu chuẩn mỗi người là 30 l/ngày.
Lượng nước dùng cho vệ sinh là:
L1 = 20030,03 = 6 m3/ngày
Lượng nước dùng cho nhà ăn là L2 = 5 m3/ngày.
Tổng lượng nước sinh hoạt trong một năm là:
Lsh = 310* ( L1 + L2) = 310*(6 + 5) = 3410 m3
6.2.2. Nước dùng cho sản xuất
Như đã tính ở phần cân bằng vật chất và cân bằng năng lượng, lượng nước cần
dùng như sau:
L = 16400 m3

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 91


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

CHƯƠNG 7: BỐ TRÍ MẶT BẰNG


7.1. Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy
7.1.1. Các yêu cầu khi thiết kế tổng mặt bằng nhà máy
Giải pháp thiết kế tổng mặt bằng nhà máy phải đáp ứng mức cao nhất của dây
chuyển công nghệ sao cho dây chuyền sản xuất ngắn nhất, không trùng lặp lộn xộn,
hạn chế tối đa sự giao nhau. Đảm bảo mối liên hệ mật thiết giữa các hạng mục công
trình với hệ thống giao thông, các mạng lưới cung cấp kĩ thuật khác bên trong và bên
ngoài nhà máy.
Trên khu đất xây dựng nhà máy phải được phân thành các khu vực chức năng theo
đặc điểm của sản xuất, yêu cầu vệ sinh, đặc điểm sự cố, khối lượng phương tiện vận
chuyển, mật đọ công nhân.Tạo điều kiện tốt cho công việc quản lí vận hành các khu
vực chức năng.
Diện tích khu đất được tính toán thỏa mãn yêu cầu đồi hỏi của dây chuyền công
nghệ trên cơ sở bố trí hợp lí các hạng mục công trình.
Tổ chức hệ thống giao thông vận chuyển hợp lí phù hợp với dây chuyền công nghệ,
đặc tính hàng hóa đáp ứng mọi yêu cầu sản xuất và quản lí, luồng người, lượng hàng
phải ngắn nhất không trùng lặp hoặc cắt nhau. Ngoài ra còn phải chú ý khai thác mạng
lưới giao thông quốc gia cũng như nhà máy lân cận.
Phải thỏa mãn các yêu cầu vệ sinh công nghiệp, hạn chế tối đa hạn chế sản xuất,
đảm bảo vệ sinh môi trường bằng các giải pháp phân khu chức năng bố trí hướng nhà
thích hợp theo hướng gió chủ đạo của khu đất. Khoảng cách của hạng mục công trình
phải tuân theo quy phậm thiết kế, tạo mọi điều kiện thông thoáng tự nhiên hạn chế sự
bức xạ mặt trời truyền vào nhà.
Khai thác triệt để các đặc điểm các địa hình tự nhiên, đặc điểm khí hậu địa phương
nhằm giảm đến mức chi phí sàn nền, xử lí nền đất, tiêu thủy…
Phải đảm bảo tốt mối quan hệ hợp tác mật thiết với các nhà máy lân cận trong khu
vực công nghiệp với việc sử dụng chung các công trình đảm bảo kĩ thuật, xử lí chất
thải, chống ô nhiễm môi trường cũng như các công trình công cộng…
Phân chia thời kì xây dựng hợp lí tạo điều kiện thi công nhanh sớm đưa nhà máy
vào sản xuất, nhanh chóng hoàn vốn đầu tư xây dựng.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 92


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Bảo đảm các yêu cầu thẩm mỹ của từng công trình, tổng thể nhà máy. Hòa nhập,
đóng góp cảnh quan tạo thành cảnh kiến trúc đô thị công nghiệp.
7.1.2. Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy theo nguyên tắc phân vùng
Để tạo điều kiện dễ dàng cho việc quản lí theo ngành, theo xưởng, theo các
công đoạn của dây chuyền sản xuất nhà máy. Đảm bảo được các yêu cầu vệ sinh công
nghiệp, dễ dàng xử lí các bộ phận phát sinh, các điều kiện bất lợi trong quá trình sản
xuất chất độc, bụi, cháy, nổ… Dễ dàng bố trí hệ thống giao thông bên trong nhà máy,
thuận lợi cho quá trình phát triển nhà máy, phù hợp với điều kiện khí hậu nơi xây
dựng, ta nên chọn theo nguyên tắc phân vùng. Biện pháp này chia diện tích nhà máy
thành 4 phần chính.
™ Vùng trước nhà máy
Nơi bố trí các nhà máy quản lí, phục vụ sinh hoạt, cổng vào, cổng ra, gara ôtô, xe
đạp, xe máy, bảng tin và cây xanh cảnh quan … Diện tích này tùy theo đặc điểm sản
xuất, qui mô sản xuất của nhà máy có diện tích từ 4-20% diện tích nhà máy.
™ Vùng sản xuất
Bố trí các công trình nằm trong dây chuyền sản xuất chính của nhà máy như phân
xưởng khuấy trộn, phân xưởng trung hòa, phân xưởng hoàn thiện và phân xưởng trộn
bổ sung. Diện tích này tùy theo đặc điểm sản xuất, quy mô sản xuất của nhà máy có
diện tích từ 22-25% diện tích nhà máy. Đây là vùng quan trọng của nhà máy, nên ưu
tiên về địa hình, địa hình chất cũng như về hướng gió.
Các nhà máy sản xuất chính, phụ, phụ trợ sản xuất có nhiều công nhân nên bố trí
gần phía cổng hoặc gần trục giao thông chính của nhà máy và đặc biệt là ưu tiên
hướng gió.
Các xưởng trong quá trình sản xuất gây ra nhiều tác động xấu như tiếng ồn, lượng
bụi, nhiệt thải ra lớn… nên đặt ở cuối hướng gió và tuân thủ chặt chẽ qui phậm an toàn
vệ sinh công nghiệp.
™ Vùng các công trình phụ
Nơi đặt các nhà và công trình cung cấp năng lượng bao gồm: Các công trình cung
cấp điện, nước, xử lí chất thải và các công trình bảo quản kĩ thuật khác. Nên hạn chế
tối đa chiều dài hệ thống cung cấp kĩ thuật bằng cách bố trí hợp lí giữa nơi cung cấp và
tiêu thụ năng lượng (khai thác tối đa hệ thống cung cấp ở trên không và ngầm dưới

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 93


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

mặt đất), tận dụng các khu đất không lợi về hướng hoặc giao thông để bố trí công trình
phụ. Diện tích này tùy theo đặc điểm sản xuất, qui mô sản xuất của nhà máy có diện
tích từ 14-28% diện tích nhà máy.
Các cônh trình có nhiều bụi , khói hoặc chất thải bất lượng đều được bố trí cuối
hướng gió chủ đạo như công trình nồi hơi , bãi than,xỉ….
™ Vùng kho hàng và phục vụ giao thông
Trên đó, bố trí các hệ thống kho, bến bãi… Bố trí trên vùng đất không ưu tiên về
hướng, phù hợp với các nơi tập kết nguyên liệu và sản phẩm của nhà máy để dễ dàng
thuận tiện cho việc nhập khẩu, xuất hàng của nhà máy.
7.2. Địa điểm xây dựng nhà máy
7.2.1. Bảng thống kê sơ lược về một số khu công nghiệp:
Bảng 7.1: Vị trí và quy mô của một số khu công nghiệp
Tên khu Vị trí Quy mô
công
nghiệp
Khu công Thuộc xã Ngọc Xá và xã Đào Viên, huyện Quy mô: 517.34 ha
nghiệp Quế Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Khu công nghiệp nằm Giai đoạn 1: 272.54 ha
Võ II - Bắc ở vùng trung tâm của các thành phố lớn của Giai đoạn 2: 244.8 ha
Ninh vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có vị trí
thuận lợi về giao thông và gần với các đô thị
lớn, cách TP.Hà Nội 45 km, Sân bay Nội Bài
50 km, Cảng Hải Phòng 100 km, Cảng Cái
Lân 98 km. Có vị trí thuận lợi với Cảng Sông
Cầu, Cái Lân; Sân bay quốc tế Nội Bài, đường
sắt Bắc Nam.

Khu công Khu công nghiệp nằm giáp ranh thành phố Hà Quy mô : 105.52 ha
nghiệp Kim Nội, nằm cạnh đường cao tốc Nội Bài - Hà
Hoa - Vĩnh Nội. Cách thành phố Hà Nội 15 km, cách sân
Phúc bay Quốc tế Nội Bài 10 km, cách trục đường
sắt Bắc - Nam 17 km, cách cảng Sông Hồng

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 94


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

15 km. Thuận lợi về đường bộ, đường sắt,


đường thuỷ và đường hàng không
Khu công Khu công nghiệp thuộc địa giới xã An Bài, Quy mô: 234 ha
nghiệp Cầu huyện Quỳnh Phụ, có vị trí rất thuận lợi, cạnh Giai đoạn 1 là 97.5ha
Nghìn -Thái vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng -
Bình Quảng Ninh, giáp ranh giới thành phố Hải
Phòng và hai tỉnh hải Dương, Hưng Yên.

Khu công Nằm trong khu liên hợp Công nghiệp - Dịch Quy mô: 1256.8 ha
nghiệp Sơn vụ Sơn Mỹ thuộc, xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Giai đoạn 1: 657.8 ha
Mỹ I - Bình Tân, tỉnh Bình Thuận, cách trung tâm huyện Giai đoạn 2: 599.0 ha
Thuận Hàm Tân 11 km về phía Tây Nam, cách trung
tâm thị trấn Lagi 10 km về hướng Tây và có vị
trí như sau:

Khu công Nằm ở vị trí đầu mối giao thông quan trọng Quy mô: 620.6 ha
nghiệp Phú của Vùng kinh tế trọng điểm phía nam
Mỹ II - Bà (VKTTĐPN), thành phố Hồ Chí Minh - Đồng
Rịa Vũng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu - Bình Dương, cách
Tàu trung tâm thành phố Biên Hoà khoảng 70 km
theo Quốc lộ 51, cách trung tâm Vũng Tàu 30
km, cách thành phố Hồ Chí Minh 90km.
Khu công Tọa lạc ở mạn Bắc thành phố Biên Hòa theo Quy mô: 700 ha
nghiệp hướng quốc lộ 51, nằm ở vị trí trung tâm đối Giai đoạn 1: 336.9 ha
Nhơn Trạch với các thành phố lớn của vùng kinh tế trọng Giai đoạn 2: 360.49 ha
3 - Đồng điểm phía Nam, là địa điểm đầu mối quan
Nai trọng cho việc phát triển kinh tế, xã hội, giao
thông của vùng cũng như việc phát triển trung
tâm công nghiệp và thương mại của thành phố
mới Nhơn Trạch.
Khu công Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh (cách trung Quy mô: 109 ha

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 95


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

nghiệp Tân tâm thành phố 10 km) Tỷ lệ đất cho thuê:


Bình -Thành 100%
Phố Hồ Chí
Minh
Khu công Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh (cách trung Quy mô: 374 ha
nghiệp Tân tâm thành phố 12 km) Giai đoạn 1: 169 ha
Tạo - Thành Giai đoạn 2: 205 ha
Phố Hồ Chí
Minh
Khu công VSIP là một khu công nghiệp hợp nhất, toạ lạc Quy hoạch tổng thể
nghiệp Việt tại phía nam tỉnh Bình Dương VSIP có một vị VSIP I: 500 ha
Nam - trí địa lý kinh tế thuận lợi cách: thành phố VSIP II: 2045 ha
Singapore HCM 17 km, TP. Biên Hòa 17 km, cảng Đồng
Nai và Bình Dương 15 km, cách cảng Sài Gòn
27 km, cách ga Sài Gòn 26 km, cách sân bay
quốc tế Tân Sơn Nhất 27 km.

Bảng 7.2: Cơ sở hạ tầng tại các khu công nghiệp.


Tên Khu Giao thông Cấp điện Cấp nước Thông tin liên Xử lý nước
công lạc thải
nghiệp
Khu công Thuận lợi về Trạm biến áp Công suất Đảm bảo liên Công suất
nghiệp vận chuyển 220/110KV 5000m3 ngày lạc trong nước 8000 m3/ngày
Quế Võ II đường bộ và Tiên Sơn. Đảm đêm. Đảm và quốc tế dễ đêm
- Bắc Ninh đường thủy bảo cấp điện bảo cung cấp dàng (điện
22KV liên tục nước liên tục thoại, internet,
24/24 giờ 24/24 fax)

Khu công Thuận lợi về Công suất Công suất Trong nước - Xử lý tập
nghiệp đường bộ, 40MVA- 14000m3/ngày quốc tế trung tại trạm

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 96


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Kim Hoa - đường sắt, 110/22KV đêm xử lý nước


Vĩnh Phúc đường thuỷ và được nối với 2 thải của khu
đường hàng nguồn: trạm công nghiệp
không biến áp 220-
110KV Sóc
Sơn và trạm
biến áp 110KV
Đông Anh.
Khu công Khu công Trạm Biến áp Nhà máy Đảm bảo liên công suất
nghiệp nghiệp có được xây dựng nước công lạc trong nước 4400m3/ngày
Cầu Nghìn tuyến Quốc là Trạm suất và quốc tế dễ đêm
3
-Thái Bình Lộ 10 đi qua, 110/22KV-63 5000m /ngày dàng bao gồm
nối từ Thái MVA để cấp Đảm bảo cung điện thoại, điện
Bình đi Hải điện cho toàn cấp nước liên thoại di động,
Phòng khu công tục 24/24 giờ Fax, Internet
quy mô mặt nghiệp Cầu cho các nhà
cắt ngang Nghìn. đầu tư.
29m gồm mặt
đường Bmđ =
10,80m
lề 2x5m.

Khu công Mạng lưới 04 trạm trung Công suất Hệ thống thông Dẫn nước thải
nghiệp giao thông nội gian khoảng tin liên lạc sẽ của các nhà
Sơn Mỹ I - bộ theo dạng 110KV/22KV 180000m3/ngà do Sở Bưu máy tới khu
Bình bàn cờ. Các với tổng công y đêm đảm chính viễn xử lý làm sạch
Thuận tuyến đường suất là: 525 bảo cung cấp thông quản lý đạt tiêu chuẩn
xương cá MVA cấp điện nước cho các và do công ty theo TCVN
vuông góc với cho toàn khu nhà máy xí viễn thông tỉnh 5945 - 2005.
các tuyến trục liên hợp. Trong nghiệp tại khu Bình Thuận
chính tạo đó các trạm công nghiệp. thiết kế, lắp đặt
thành mạng biến áp vận hành.
giao thông 110/22KV T1;

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 97


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

thuận tiện. T2; T3 cấp


điện cho các
nhà máy công
nghiệp.

Khu công Đường bê Có trạm biến Công suất Đảm bảo liên Có nhà máy
nghiệp tông nhựa tải áp 110/22KV- 20000 lạc trong nước xử lý nước
Phú Mỹ II trọng H30. 2x40MVA m3/ngày đêm. và quốc tế dễ thải chung
- Bà Rịa Bao gồm các phục vụ cho Đảm bảo cấp dàng bao gồm cho toàn khu
Vũng Tàu loại đường có các nhà máy nước liên tục điện thoại, điện công nghiệp
chiều rộng sản xuất trong 24/24 giờ thoại di động, với công suất
8m, 15m có khu công Fax, Internet 10000 m3
hè đường cho nghiệp. ngày đêm.
người đi bộ Đảm bảo cấp
kết hợp với hệ điện 22KV liên
thống chiếu tục 24/24 giờ
sáng
Khu công Thuận lợi về Cấp điện áp Nhà máy Hệ thống thông Có tổng công
nghiệp đường bộ, 22KV. Ngoài nước ngầm tin liên lạc suất:
Nhơn đường sắt, ra, KCN còn Nhơn Trạch: được đầu tư 14000m3/ngày
Trạch 3 - đường thủy và có thể sử dụng công suất đồng bộ trong đêm. (Công
Đồng Nai đường hàng điện từ nguồn 20000m3/ngày toàn KCN suất giai đoạn
không cung cấp của đêm.Nhà máy Hệ thống 1 là
công ty nước Thiện internet ADSL 2000m3/ngày
Formosa, có Tân, công tốc độ cao, tốc đêm), đạt tiêu
công suất suất 200000 độ tối đa 4MB chuẩn TCVN
150MW. m3/ngày đêm. 5945: 2005

Khu công Chiều dài các Mạng lưới điện Hệ thống cấp Trong nước và Nhà máy xử
nghiệp tuyến đường quốc gia thông nước của quốc tế lý nước thải
Tân Bình - trong KCN qua trạm biến thành phố với với công suất
Thành phố khoảng 13,2 áp 110 / 22 dung lượng và thiết kế 2000

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 98


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Hồ Chí km với các (KV) – Trạm Nguồn nước m3/ngày đêm


Minh loại đường có biến áp Tân dự phòng từ
lộ giới từ 16 Bình 1 các trạm xử lý
m đến 32 m nước ngầm
được trải bê với công suất
tông nhựa thiết kế 6000
nóng và nối m3/ngày đêm
trực tiếp với
xa lộ vành đai
(QL 1A),
Quốc lộ 22,
tải trọng H.30.

Khu công Hệ thống Mạng lưới điện Hệ thống cấp Mạng lưới viễn Nhà máy xử
nghiệp đường riêng quốc gia thông nước của thông hiện đại lý nước thải
Tân Tạo - biệt gồm qua trạm biến thành phố với đạt tiêu chuẩn với công suất
Thành Phố đường chính áp 110 / 15 22 dung lượng quốc tế, đáp thiết kế 12000
Hồ Chí và đường phụ (KV) – Trạm 10000 ứng đầy đủ và m3/ngày đêm.
Minh được quy biến áp Phú m3/ngày đêm nhanh chóng
hoạch đạt tiêu Lâm và Nguồn nhu cầu thông
chuẩn quốc tế nước dự tin liên lạc
và xây dựng phòng từ các trong nước và
hoàn chỉnh trạm xử lý quốc tế
nước ngầm
với công suất
5000 m3/ngày
đêm

Khu công Thuận lợi về 141 MWA Xử lý nước IDD, dây cáp Công suất
nghiệp đường bộ, gồm nguồn theo tiêu quang (1200 12000
Việt Nam đường thủy. điện ổn định chuẩn WHO lines). m3/ngày.
-Singapore đường sắt và của quốc gia tối đa
Đường truyền

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 99


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

đường hàng cung cấp và 40000m3 băng tải rộng


không. Hệ nhà máy điện (hiện tại dung tốc độ cao
thống trục công xuất tích 24000 ADSL .
3
chính 15MWA. m /ngày).
Rộng: 28m
Số làn xe:
4làn.
Hệ thống giao
thông trục nội
bộ
Rộng: 18m
Số làn xe:
2làn

Bảng 7.3: Chi phí hạ tầng tại các khu công nghiệp.
Tên khu Giá thuê đất Giá điện Giá nước Phí xử lý
công nước thải
nghiệp
Khu công 40-50 USD/m2/49 Xem bảng Theo quy 0.25
nghiệp Quế năm (chưa bao gồm VAT). phụ lục A định của USD/m3
Võ II - Bắc Phí duy tu hạ tầng: 0.30 nhà nước
Ninh USD/m2/năm (chưa bao
gồm VAT)
Khu công 35USD/m2/43 năm
nghiệp Kim
Hoa - Vĩnh
Phúc

Khu công Chưa cập nhật được thông


nghiệp Cầu tin
Nghìn -Thái

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 100


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Bình
Khu công Chưa cập nhật được thông
nghiệp Sơn tin
Mỹ I - Bình
Thuận
Khu công 60USD/m2/Toàn bộ thời 4.200
nghiệp Phú gian (chưa bao gồm VAT). VND/m3
Mỹ II - Bà Phí duy tu hạ (chưa có
Rịa Vũng tầng: 0.40USD/m2/năm VAT)
Tàu (chưa bao gồm VAT)
Phí sử dụng
đất: 1500VND/m2/năm (chư
a bao gồm thuế VAT)

Khu công Thanh toán hàng năm: 4830 0.32USD/


nghiệp Tiền thuê đất: VND/m3 ~ m3
Nhơn Trạch 1750VND/m2/năm. 0.3 USD/m3
3 - Đồng Giá thuê cơ sở hạ tầng: từ
Nai 2.5USD/m2/năm trở lên.
Phí quản lý:
0.5USD/m2/năm.

Thanh toán một lần:


Tiền thuê đất:
1750VND/m2/năm.
Giá thuê cơ sở hạ tầng: từ
50 - 55USD/m2/45năm (đến
2053)
Phí quản lý:
0.5USD/m2/năm. (Tất cả
các giá trên đều không gồm

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 101


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

thuế VAT - 10%)

Khu công 100% đã sử dụng (Trung bình) 4000 (Trung


nghiệp Tân 1700 VND/m3 bình) 3950
Bình - VND/KWh VND/m3
Thành Phố
Hồ Chí
Minh
Khu công 210 – 250 USD/m2 22h) 1715 4500 0.2
nghiệp Tân VND/KWh VND/m3 USD/m3
Tạo - (giá chưa bao (giá đã bao
Thành Phố gồm VAT)◊ gồm VAT)
Hồ Chí 4h) 480
Minh VND/KWh,
giờ cao điểm
(18h ◊ 18h)
860
VND/KWh,
giờ thấp điểm
(22h ◊giờ
bình thường
(4h
Khu công 70- 80 USD/m2/năm Giờ cao điểm 4500 Tính bằng
nghiệp Việt 1645 VND/ VND/m3 80% lưu
Nam - KWh chưa bao lượng
Singapore Giờ bình gồm VAT nước cấp
thường
815 VND/
KWh
Giờ thấp

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 102


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

điểm
445 VND/
KWh
Giá trên chưa
bao gồm
VAT/ KWh

(Trích từ nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, IDICO - tổng
công ty đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, khu công nghiệp VSIP )

Bảng phụ lục A: Biểu giá bán lẻ điện của khu công nghiệp Quế Võ II - Bắc Ninh chưa
bao gồm thuế VAT
(Trích từ: http://www.ifit.vn/a/news?t=20&id=807394)

STT Đối tượng áp dụng Giá Bán


Giá bán điện cho sản xuất: đ/kwh USD/kwh
1. Cấp điện áp 110 KV trở lên:
Giờ bình thường 835 0.0463889
Giờ thấp điểm 455 0.0252778
Giờ cao điểm 1.690 0.0938889
2. Cấp điện áp từ 22 KV đến dưới 110 KV:
Giờ bình thường 870 0.0483333
Giờ thấp điểm 475 0.0263889
Giờ cao điểm 1,755 0.0975
3. Cấp điện áp từ 6 KV đến dưới 22 KV:
Giờ bình thường 920 0.0511111
Giờ thấp điểm 510 0.0283333
Giờ cao điểm 1830 0.1016667
4. Cấp điện áp dưới 6 KV :
Giờ bình thường 955 0.0530556
Giờ thấp điểm 540 0.03

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 103


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Giờ cao điểm

Ngoài ra, chúng ta có thể tham khảo thêm tình hình thuê đất và giá thuê đất tại một
số khu công nghiệp khác trong bảng sau:
STT KCX/KCN DIỆN TÍCH TỶ LỆ GIÁ ĐẤT
LẤP ĐẦY THAM KHẢO
1 KCX Tân Thuận 300 ha 95.4% 168 - 200
USD/m2/kỳ thuê
đất
2 KCX Linh Trung 62 ha 100% -
1
3 KCX Linh Trung 61,7 ha 100% -
2
4 KCN Tân Tạo 373,3 ha 94% 210 – 250
(hiện hữu và mở USD/m2/kỳ thuê
rộng) đất
5 KCN Tân Bình 130 ha 100% -
6 KCN Lê Minh 100 ha 95.04%
Xuân 80 – 150
USD/m2/kỳ thuê
đất
7 KCN Vĩnh Lộc 203 ha 88.04% 200 USD/m2/kỳ
thuê đất
8 KCN Tân Thới 28 ha 100% -
Hiệp
9 KCN Tây Bắc Củ 208 ha 100% -
Chi
10 KCN Bình Chiểu 27,34 ha 100% -
11 KCN Hiệp Phước 311,4 ha 100% -
(giai đoạn 1)
12 KCN Hiệp Phước 597 ha 0% 110 USD/m2/kỳ
(giai đoạn 2) thuê đất

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 104


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

13 KCN Cát Lái II 124 ha 100% -


14 KCN Phong Phú 148,4 ha 0% -
15 KCN Tân Phú 542,64 ha 13.8% 70 USD/m2/kỳ
Trung thuê đất
16 KCN Đông Nam 283 ha 0% 55 USD/m2/kỳ
thuê đất

(Trích từ nguồn: Hepza – Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Thành phố
Hồ Chí Minh).
7.2.2. Lựa chọn địa điểm
Sau khi tiến hành khảo sát về vị trí, quy mô, cơ sở hạ tầng và những yếu tố
khác...của một số khu công nghiệp, chúng tôi quyết định chọn Khu công nghiệp VSIP
là nơi xây dựng nhà máy.

Địa chỉ: Số 8, Đại Lộ Hữu Nghị, Cao Ốc VSIP, Huyện Thuận An,Tỉnh Bình
Dương
ĐT: (84-650) 3743 898
FAX: (84-650) 3743 430
EMAIL: marketing@vsip.com.vn
Website: www.vsip.com.vn
Tổng diện tích VSIP tại Bình Dương: 2.545 ha .
Tổng vốn đầu tư: 2.226.312.000.000 đồng (VSIP I).

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 105


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Được phê duyệt tại các quyết định:


Quyết định số 870/TTg ngày 18/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ban quản lý Khu công nghiệp Việt
Nam – Singapore.
Giấy phép đầu tư số 1498/GP ngày 13 tháng 02 năm 1996, 1498/GPĐC1 ngày 20
tháng 07 năm 1998, 1498/GPĐC2 ngày 05 tháng 11 năm 2001, 1498/GPĐC3 ngày 10
tháng 08 năm 2004 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp.
Bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư ký ngày 20 tháng 06 năm 2008 và hồ sơ
kèm theo của Công ty Liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore nộp
ngày 30 tháng 06 năm 2008.
7.2.2.1. Giới thiệu
• Sự hình thành:
Khu công nghiệp Việt Nam Singapore (VSIP), khởi đầu trên cơ sở ý tưởng hợp tác
của Chính phủ hai nước Việt Nam và Singapore do Thủ Tướng Võ Văn Kiệt đề xuất
tới Thủ Tướng Singapore Goh Chok Tong.Tiếp theo sau thỏa thuận giữa hai Thủ
Tướng, tập đoàn Sembcorp Industrial Parks ( trước đây là SembCorp Parks Holdings),
một trong những công ty lớn nhất và năng động nhất ở khu vực Châu Á Thái Bình
Dương trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, được đề nghị dẫn đầu một tập đoàn các
thành phần kinh tế tư nhân để thực hiện dự án VSIP. VSIP được chính thức khởi động
vào tháng 1 năm 1996 với mong muốn là thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam và củng
cố vị thế trong khu vực như một trung tâm đầu tư bền vững.
• Các cổ đông:
Với sự hỗ trợ mạnh từ phía Chính phủ của hai nước Việt Nam và Singapore, VSIP
được thành lập từ một liên doanh liên kết vốn đầu tư của các đối tác trong và ngoài
nước. Đó là những tập đoàn có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng
cơ sở và bất động sản như Becamex (Việt Nam) và tập đoàn SembCorp Industrial
Parks (Singapore). (với : Becamex IDC Corp: 49%, Tập đoàn Semcorp: 25%, Tập
đoàn Mitshubishi: 8%, Tập đoàn: Asendas: 8%, Các cổ đông khác...)

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 106


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

7.2.2.2. Vị trí khu


công nghiệp
Vsip là một khu
công nghiệp hợp nhất,
toạ lạc tại phía nam
tỉnh Bình Dương VSIP
có một vị trí địa lý kinh
tế thuận lợi cách thành
phố HCM 17 km gần
cảng biển và sân bay
quốc tế:

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 107


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

7.2.2.3. Quy hoạch tổng thể


VSIP I : 500 ha (cho thuê hơn 99%)
VSIP II : 2045 ha
• Giai đọan đầu 345 ha (cho thuê hơn 97%)

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 108


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

• VSIP II mở rộng, VSIP Bình Dương Township & Industrial Park 1700 ha trong
đó 1000 ha phát triển khu CN và 700 ha phát triển khu đô thị, hiện có 17 dự án
đã đăng ký và đang chuẩn bị sẵn sàng giao đất cho các nhà đầu tư.

7.2.2.4. Các ngành mục tiêu


Điện & điện tử, phụ tùng ôtô, dược phẩm và y tế, cơ khí chính xác, chế biến thực
phẩm, ngành công nghiệp hỗ trợ, kho bãi và giao nhận, vật liệu xây dựng.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 109


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

7.2.2.5. Cơ sở hạ tầng
VSIP đã tạo được niềm tin, về quan điểm tự cung cấp cơ sở hạ tầng cho các nhà
đầu tư bao gồm những lĩnh vực sau:
• Đất chuẩn và nhà xưởng xây sẵn
o Đất đã được xây dựng cơ sở hạ tầng, diện tích từ 5000 – 8000 m2.
o Nhà xưởng xây sẵn: 1000 m2 – 2000 m2.
• Nguồn điện cung cấp: 141 MWA gồm nguồn điện ổn định của quốc gia cung
cấp và nhà máy điện công xuất 15MWA.
• Nguồn nước cung cấp: Xử lý nước theo tiêu chuẩn WHO tối đa 40000m3 (hiện
tại dung tích 24000 m3/ngày).
• Giao thông:
o Hệ thống trục chính
Rộng: 28m
Số làn xe: 4 làn
o Hệ thống giao thông trục nội bộ
Rộng: 18m
Số làn xe: 2 làn
• Dịch vụ viễn thông:
o IDD, dây cáp quang (1.200 lines).
o Đường truyền băng tải rộng tốc độ cao ADSL .
• Nhà máy xử lý chất thải: 12000 m3/ ngày.
• Những ngành công nghiệp tiêu biểu:
VSIP là một vị trí thuận lợi cho các công ty đa quốc gia đến để sản xuất và cung
cấp các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cho các ngành nghề sau: Điện và điện tử, Cơ khí chính
xác, Dược phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, Những ngành công nghiệp hỗ
trợ, Công nghiệp thực phẩm và hàng tiêu dùng, Vật liệu xây dựng đặc biệt.
• Những dịch vụ tiện ích
VSIP tự hào không chỉ là nơi lựa chọn đầu tư cho các tập đoàn quốc tế đang ngày
càng tăng, cung cấp dịch vụ hậu mãi và sự thành công của các nhà đầu tư, mà còn
cung cấp cho nhà đầu tư những phương tiện hỗ trợ của một khu công nghiệp phát triển

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 110


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

hoàn chỉnh với sự hiện diện của: Ngân hàng, Bưu điện, Hải quan, Giao nhận, Khu thể
thao, Nhà hàng, Khu ăn uống, Trung tâm kho vận, Trung tâm y tế, Trung tâm thương
mại, Khu dân cư.
7.2.2.6. Quy trình đầu tư

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 111


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

7.2.2.7. Các lợi thế cạnh tranh của VSIP


• Hỗ trợ của Chính phủ:
Điểm nổi bật của VSIP là có cơ quan đại diện cấp giấy phép ngay tại chỗ, Ban
Quản Lý bao gồm những quan chức từ các bộ ngành có liên quan để bảo đảm cho nhà
đầu tư trong quá trình thành lập và hoạt động. Những chức năng chính của Ban Quản
Lý là:
o Thẩm định, phê duyệt và cấp giấy phép đầu tư có tổng vốn đầu tư đến 40
triệu USD.
o Quản lý những vấn đề liên quan đến công nghiệp.
o Hỗ trợ tuyển dụng nhân sự.
• Văn phòng Hải Quan ngay tại chỗ:
o Hải Quan ngay tại VSIP giúp khai thủ tục Hải Quan nhanh chóng cho tất cả
hàng nhập và xuất khẩu.
o Hàng hóa sẽ được kiểm tra ngay tại khu vực Hải Quan của VSIP.
o Đội ngũ Hải quan có kinh nghiệm và làm việc rất hiệu quả phục vụ cho
khách hàng.
• Phòng Dịch Vụ Khách Hàng
o Hỗ trợ nhà đầu tư xin giấy phép.
o Hướng dẫn nhà đầu tư trong quá trình thành lập.
o Giúp đỡ khách hàng trong các vướng mắc hoạt động thường nhật.
• Phòng Quản Lý Bất Động Sản và Lực Lượng Bảo Vệ:
o Bảo đảm an ninh và an toàn cho môi trường sản xuất và hoạt động kinh
doanh trong Khu Công Nghiệp.
o Giám sát KCN 24/24 và trong những trường hợp khẩn cấp.
• Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Việt Nam- Singapore ( VSTC)
VSTS nằm gần KCN Việt Nam Singapore, được hợp tác thành lập bởi Chính Phủ
Việt Nam và Singapore. Hầu hết học sinh tốt nghiệp từ trung tâm này đều làm việc cho
khách hàng tại VSIP. Học sinh tại VSTS có thể tham gia khóa đào tạo từ 6 tháng đến 3
năm theo chương trình đào tạo kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế của Singapore.
o Các khóa học tại trường bao gồm: bảo trì điện, bảo trì cơ khí, chế tạo máy,
điện tử, sữa chữa ô tô, kế toán.
GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 112
THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

o Đào tạo và cung ứng khoảng 500 công nhân mỗi năm cho khách hàng tại
VSIP.
• Khu liên hợp: VSIP được xem như một trong những KCN thành công nhất tại
Việt Nam. Hơn thế nữa, VSIP đã không dừng lại như một công ty quản lý và
phát triển KCN, VSIP đã và đang phát triển khu liên hợp bao gồm các dự án
khu dân cư, khu thương mại như khách sạn, trung tâm mua sắm, văn phòng,
trường học, khu thể thao,viện nghiên cứu,..
7.2.2.8. Chiến lược phát triển
VSIP(1996) tọa lạc tại Tỉnh Bình Dương, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 17
km, khoảng 40 phút đi xe. VSIP với vị trí thuận lợi gần TP HCM giúp nhà đầu tư dễ
dàng sử dụng được cơ sở hạ tầng, các tiện ích và dịch vụ hỗ trợ tại TP HCM. Ngoài ra,
VSIP cũng nằm rất gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng chính (40-45 phút
bằng đường bộ). VSIP được thiết kế là một Khu công nghiệp với cơ sở hạ tầng hiện
đại, hoàn chỉnh bao gồm điện, nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc và có nhà máy
phát điện. Dự án đầu tiên là dự án phát triển 500 ha đất.
VSIP II (2006): cách VSIP I khoảng 15 km. Có diện tích khoảng 345 ha, nằm
ngay trung tâm Khu liên hợp dịch vụ đô thị Bình Dương 4200 ha. VSIP II được xây
dựng giống như mô hình của VSIP với cùng cơ sở hạ tầng phát triển và đáng tin cậy.
VSIP II tiêp tục cung cấp cho nhà đầu tư môi trường kinh doanh quốc tế với hệ thống
cơ sở hạ tầng hiện đại và dịch vụ hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp. Các nhà đầu tư sẽ
nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của Ban Quản Lý KCN VSIP và các cấp chính quyền
tỉnh trong suốt thời gian hoạt động tại VSIP.
VSIP II mở rộng (2008): tiếp tục đáp ứng nhu cầu thuê đất ngày càng cao, các cổ
đông VSIP đã triển khai thêm 1700 ha đất cạnh bên VSIP II. Việc mở rộng này đã làm
tăng tổng diện tích đất của VSIP II là 2045 ha.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 113


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

CHƯƠNG 8: TÍNH TOÁN KINH TẾ


8.1. Tổ chức quản lý của nhà máy
8.1.1. Sơ đồ tổ chức

GIÁM ĐỐC ĐIỀU


HÀNH

PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN PHÓ GIÁM ĐỐC KINH


XUẤT DOANH

Phòng
Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Bộ Phòng Phòng
kinh
nhân sản kế kĩ QA phận Marketing kinh
doanh
sự xuất hoạch thuật kho thị trường doanh
Bình
TP.HCM
Dương

Bộ phận Bộ phận Bộ phận


sản xuất vật tư QC
R&D

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 114


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

8.1.2. Dự tính số lãnh đạo, công nhân viên trong nhà máy
Bảng 8.1: Danh sách thống kê nguồn nhân lực của nhà máy
STT Chức danh Số lượng
1 Giám đốc 1
2 Phó giám đốc 2
3 Kỹ sư 10
4 Quản đốc 5
5 Kế toán 2
6 Trưởng phòng 8
7 Nhân viên 20
8 Thủ kho 10
9 Công nhân 120
10 Bảo vệ 8
11 lái xe 5
12 Nhà bếp 4
13 Vệ sinh 5
Tổng 200

8.1.3. Chức năng của từng phòng ban, bộ phận


8.1.3.1. Giám đốc
-Chịu trách nhiệm về các mặt hoạt động của công ty trước Hội đồng thành viên và
pháp luật hiện hành.
-Chịu trách nhiệm về công tác đối ngoại.
-Là người quyết định các chủ trương, chính sách, mục tiêu chiến lược của công ty.
-Phê duyệt tất cả các quy định áp dụng trong nội bộ công ty.
-Giám sát và kiểm tra tất cả các hoạt động về sản xuất kinh doanh, đầu tư của công
ty.
-Đề xuất các chiến lược kinh doanh, đầu tư.
-Trực tiếp ký các hợp đồng sản xuất kinh doanh.
-Quyết định toàn bộ giá cả mua bán hàng hóa vật tư thiết bị.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 115


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

-Quyết định ngân sách hoạt động cho các đơn vị và các phòng ban cụ thể trong
công ty theo kế hoạch phát triển do hội đồng thành viên phê duyệt.
-Quyết định các chỉ tiêu về tài chính.
-Giám sát toàn bộ hệ thống hoạt động trong công ty.
8.1.3.2. Phòng nhân sự
Quản lý nhân sự, bố trí, tuyển dụng, đào tạo nhân lực sao cho phù hợp, phát triển
tài năng và có kế hoạch bồi dưỡng, phát triển chuyên môn..Giải quyết các chế độ bảo
hiểm, khen thưởng và kỷ luật, quản lý công nhân trong các phân xưởng thông qua các
trưởng xưởng, tổ trưởng....
8.1.3.3. Phòng QA
Chịu trách nhiệm kiểm tra bán thành phẩm trên dây chuyền sản xuất và thành phẩm
cuối cùng. Kiểm tra nguyên liệu và bán thành phẩm đầu vào. Thống kê bán thành
phẩm hư hỏng trên dây chuyền sản xuất nhằm thông báo kịp thời cho Ban Lãnh Đạo
và các phòng ban có liên quan.
Đồng thời phòng QA còn thực hiện các chức năng nghiên cứu sản phẩm thị trường.
Cập nhật các thông tin mới nhất về sản phẩm đồng thời nghiên cứu có thể sản xuất ra
các sản phẩm mới, cải tiến quy trình sản xuất để tăng hiệu quả kinh tế.
8.1.3.4. Phòng kĩ thuật
Thực hiện nhiệm vụ quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng, áp dụng tiến bộ khoa học
công nghệ vào các hoạt động sản xuất của công ty.
8.1.3.5. Phòng kế hoạch
Phục vụ, tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác hành chánh quản trị, đảm
bảo điều kiện làm việc và phương tiện phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
8.1.3.6. Phòng marketing thị trường
Chịu trách nhiệm giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm, tìm hiểu thị trường, tổ chức bán
hàng, điều phối sản phẩm….
8.1.3.7. Phòng kinh doanh TP. HCM, Bình Dương
Thực hiện các công tác tiếp thị, lập hồ sơ đấu thầu, tham gia đấu thầu.Quản lý thực
hiện các hợp đồng kinh tế của công ty. Tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh của
công ty. Quản lý hệ thống phân phối và chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh và Bình
Dương.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 116


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

8.1.3.8. Bộ phận vật tư


Thực hiện công tác cung ứng, quản lý vật tư. Lập kế hoạch sản xuất theo dõi và
hiệu chỉnh kế hoạch. Đồng thời phụ trách quản lý bộ phận kho bãi, nhà ăn, đội xe, cơ
điện, phòng cháy chữa cháy và cung ứng vật tư, lắp đặt, sữa chữa, xây dựng các khu
vực nhà xưởng của nhà máy, xử lý các sự cố. Cung ứng nguyên liệu cho sản xuất.
8.1.3.9. Bộ phận sản xuất
Lập kế hoạch sản xuất tại xưởng. Điều hành và quản lý mọi hoạt động của xưởng.
Huấn luyện và đào tạo nhân viên thuộc cấp. Báo cáo định kỳ hoạt động xưởng cho
BGĐ công ty.
8.2. Vốn đầu tư và chi phí
8.2.1. Vốn đầu tư
8.2.1.1. Đất và xây dựng
Bảng 8.2: Dự toán hạng mục xây dựng
Diện tích Đơn giá Thành tiền
STT Hạng mục
(m2) (đồng/m2) (đồng)
1 Khu vực sản xuất 15000 1200000 18000000000
2 Kho chứa thành phẩm 4500 1200000 5400000000
Kho chứa và dự trữ
3 1500 1200000 1800000000
nguyên liệu sản xuất
4 Trạm năng lượng 70 1200000 84000000
5 Trạm điện 40 1200000 48000000
6 Phòng QA 25 2300000 57500000
7 Phòng giám đốc 20 2300000 46000000
Phòng phó giám đốc sản
8 20 2300000 46000000
xuất
Phòng phó giám đốc
9 20 2300000 46000000
kinh doanh
10 Phòng kỹ thuật 25 2300000 57500000
11 Phòng kế hoạch 25 2300000 57500000
12 Phòng marketing 25 2300000 57500000

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 117


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

13 Phòng nhân sự 25 2300000 57500000


14 Phòng bảo vệ 15 1200000 18000000
15 Phòng y tế 40 2300000 92000000
16 Hội trường 300 2300000 690000000
17 Nhà ăn 120 1200000 144000000
18 Nhà để xe 300 1200000 360000000
19 WC 90 1200000 108000000
20 Kho phế liệu, rác thải 80 1200000 96000000
21 Tổng (m2) 22240 35000000 27265500000

Chi phí cho một số công trình phụ để trang trí khác (bồn cây, rào chắn, tường
hoa…) là 300,000,000 đồng.
Chi phí đầu tư cho xây dựng là: 27,265,500,000 + 300,000,000 = 27,565,500,000
đồng.
Nhà máy thuê diện tích đất ở khu công nghiệp VSIP với diện tích là 30,000 m2.
Giá thuê mặt bằng = 70 USD /m2/ năm.
Giả sử giá trị trung bình 1 USD là 19,500 đồng.
ÆTrong 50 năm vốn thuê mặt bằng 1m2 = 19,500 x 70 x 50 = 68,250,000 đồng/m2.
(50 năm là tính cho thời gian kinh doanh và sử dụng đất).
Tổng chi phí thuê mặt bằng = 68,250,000 x 30,000= 2047,500,000,000 (đồng).
Vậy tổng vốn đầu tư cho đất và xây dựng là:
27,565,500,000 + 2047,500,000,00 = 2075,065,500,000 đồng = 2,075.0655 tỷ
(đồng).
8.2.1.2. Thiết bị và lắp đặt
Bảng 8.3: Thống kê vốn đầu tư thiết bị máy móc
Tổng số
Tuổi Giá
Số lượng Thành
Tên thiết bị thọ thành
TT (trong 50 tiền (tr)
(năm) (tr)
năm)
1 Bồn chứa LABSA 50 1 60 60

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 118


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

2 Bồn chứa H2O2 50 1 15 15


3 Bồn chứa NaOH 50 1 20 20
4 Bồn khuấy trộn 50 1 58 58
5 Bồn trung gian 50 1 58 58
6 Bồn chứa sau sấy phun 50 1 58 58
7 Máy nghiền 50 1 117 117
8 Máy nén khí 50 1 91 91
9 Lò đốt cung cấp khi nóng 50 1 50 50
8 Máy lọc từ 50 1 214.5 214.5
9 Bơm nguyên liệu LABSA 25 1 74.1 74.1
10 Bơm nguyên liệu NaOH 25 1 11.7 11.7
11 Bơm nước 25 1 2.4 2.4
12 Bơm tăng áp 25 1 7.2 7.2
13 Bơm áp suất cao 25 1 6.2 6.2
14 Thiết bị sấy phun 50 1 975 975
15 Thiết bị vận chuyển bằng khí 50 1 95 95
16 Băng tải 25 2 4.6 4.6
17 Máy sàng 50 1 10 10
18 Máy trộn 50 1 56 56
19 Máy đóng gói 25 7 67 469
Tổng 2452.7

Æ Vốn đầu tư mua các thiết bị chính: T1 = 2452.7(triệu)


Vốn đầu tư để mua các thiết bị phụ
T2= T1 x 0.3 = 735.81 (triệu)
Vốn đầu tư mua các thiết bị để kiểm tra, kiểm soát, sửa chữa máy móc quy trình
T3 = 0.1xT1 = 245.27 (triệu đồng)
=>Vốn đầu tư để mua thiết bị = T1+T2+T3 = 3433.78 (triệu đồng)
Chi phí vận chuyển và lắp đặt
T4= 0.4xT1= 981.08 (triệu đồng)

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 119


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Î Tổng vốn đầu tư cho thiết bị:


T=T1+T2+T3+T4
= 2452.7+735.81+245.27+981.08 = 4414.86 (triệu đồng)
8.2.2. Tính toán chi phí
8.2.2.1. Tính tiền lương cho cán bộ, công nhân viên của nhà máy
Bảng 8.4: Quỹ lương
STT Chức danh Số Mức lương Thành tiền
lượng (Triệu/tháng) (Triệu/năm)
1 Giám đốc 1 30 360
2 Phó giám đốc 2 25 600
3 Kỹ sư 10 6 720
4 Quản đốc 5 8 480
5 Kế toán 2 10 240
6 Trưởng phòng 8 8 768
7 Nhân viên 20 3 720
8 Thủ kho 10 2 240
9 Công nhân 120 1.8 2592
10 Bảo vệ 8 3 288
11 Lái xe 5 3 180
12 Nhà bếp 4 1.5 72
13 Vệ sinh 5 1.8 108
Tổng quỹ lương (L) 7368

Các khoản khác: tiền bảo hiểm xã hội, thưởng….được tính bằng 5% tổng tiền
lương của cán bộ, công nhân viên trong nhà máy:
B = 0.05 x 7368 = 368.4 (triệu đồng).
Æ Tổng tiền lương cho 1 năm:
L + B = 7368 + 368.4 = 7736.4 triệu đồng/năm = 7.7364 tỷ đồng/năm.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 120


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

8.2.2.2. Tính chi phí điện, nước


Các mức giá: 800 đồng/kWh trong giờ bình thường, 500 đồng/kWh với giờ thấp
điểm và 1700 đồng/kWh với giờ cao điểm.
Đơn giá bình quân nhà máy sử dụng: 1000 đồng/kWh.
• Chi phí điện.
Bảng 8.5: thống kê chi phí cho điện năng tiêu thụ để chiếu sáng
TT Khu Vực kWh/năm Thành tiền (VNĐ/năm)
1 Khu sản xuất chính 896706 896706000
2 Kho chứa thành phẩm 236034 236034000
3 Kho chứa nguyên liệu 78678 78678000
4 Trạm năng lượng 2790 2790000
5 Trạm điện 3906 3906000
6 Phòng QA 1674 1674000
7 Phòng giám đốc 558 558000
8 Phòng phó giám đốc sản xuất 558 558000
9 Phòng phó giám đốc kinh doanh 558 558000
10 Phòng kĩ thuật 1116 1116000
11 Phòng kế hoạch 558 558000
12 Phòng marketing 558 558000
13 Phòng nhân sự 558 558000
14 Phòng bảo vệ 558 558000
15 Phòng y tế 2232 2232000
16 Hội trường 10602 10602000
17 Nhà ăn 2790 2790000
18 Nhà để xe 10602 10602000
19 WC 2232 2232000
20 Kho phế liệu, rác thải 2232 2232000
21 Hành lang khu sản xuất 6696 6696000
22 Hành lang khu hành chính 4464 4464000
23 Cổng 29760 29760000

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 121


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Tổng 1296420 1296420000

Bảng 8.6: Bảng chi phí điện năng tiêu tốn cho sản xuất
Tên thiết bị Tiêu thụ, kWh Thành tiền (VNĐ/năm)
Máy nghiền 550560 550560000
Cánh khuấy 1751248 1751248000
Máy sàng rung 16368 16368000
Máy đóng gói 22320 22320000
Máy nén khí 3720 3720000
Bơm nguyên liệu LABSA 377704 377704000
Bơm nguyên liệu NaOH 3720 3720000
Bơm nước 1860 1960000
Bơm tăng áp 2108 2108000
Bơm áp suất cao 3720 3720000
Máy lọc từ 260400 260400000
Máy sấy phun 2351040 2351040000
Cân băng tải 6064 6064000
Thiết bị trộn bột 1171120 1171120
Tổng 6521952 6521952000

Chi phí điện tiêu thụ trong một năm:


1296.42 + 6521.952= 7818.372 (triệu đồng/năm)
• Chi phí về nước
Đơn giá nước: 5000 (Đồng/m3)
Lượng nước sử dụng một năm:
L = nước dùng trong sản xuât + nước dùng trong sinh hoạt
=16400 + 3410 = 19810 m3
Chi phí nước tiêu thụ trong một năm:
Chi phí nước = Số khối * 5000 = 19810 *5000 = 99050000 đồng/năm = 99.05
(triệu/năm)
t Tổng chi phí điện nước= 7818.372 + 99.05= 7917.422 (triệu đồng/năm)
GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 122
THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

8.2.2.3. Tính chi phí khấu hao thiết bị


Giả sử khấu hao máy móc thiết bị lấy bằng 15%
Æ Khấu hao máy móc thiết bị = 0.15x3433.78 = 515.067(triệu đồng)
8.2.2.4. Tính chi phí khấu hao nhà xưởng
Giả sử khấu hao công trình xây dựng,nhà xưởng lấy bằng 10%
Æ Khấu hao nhà xưởng = 0.1x27,265.5= 2726.55 (triệu đồng)
8.2.2.5. Chi phí nguyên, nhiên liệu
Bảng 8.7: Bảng chi phí nguyên liệu trong một năm
Lượng sử dụng Thành tiền
Nguyên liệu (kg/năm) Đơn giá (nghìn đồng)
LABSA 2620560 25000 65514000000
NaOH 40% 733800 6000 4402800000
H2O2 35% 3840 5000 19200000
TPP 2507040 15000 37605600000
Zeolit 545040 25000 13626000000
Na2CO3 1635000 3000 4905000000
Na2SiO3 654000 4000 2616000000
Na2SO4 218040 4500 981180000
Polyme 218040 36000 7849440000
Perborat 1417080 5550 7864794000
CMC Na 163560 20000 3271200000
NI 691560 9000 6224040000
TAED 806880 12000 9682560000
Enzyme 23040 6330 145843200
Chất tẩy trắng quang học 34560 9800 338688000
Xà bông 218040 3000 654120000
Tổng 165700465200

• Chi phí nhiên liệu : 0,29*24*310*10500 = 22654800 (VNĐ/năm)


• Tổng chi phí nhiên liệu và nguyên liệu:
165700465200 + 22654800 = 165723120000 = 165.72312 tỉ đồng.
GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 123
THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

8.2.2.6. Chi phí phát sinh hằng năm


Bảng 8.8: Bảng cho phí phát sinh hằng năm
Chi phí phát sinh Triệu đồng
Sửa chữa máy móc 100
Lãi suất ngân hàng (5% vốn đầu tư) 103753.275
Quảng cáo 80
Vận chuyển 160
Cở sở vật chất cho văn phòng 300
Tổng 104393.275

Æ Tổng chi phí cho nhà máy trong một năm:


Bảng 8.9: Bảng tổng chi phí cho nhà máy trong một năm
Chi phí Triệu đồng
Tiền lương 7736.4
Điện, nước 7917.422
Nguyên, nhiên liệu 165723.12
Khấu hao thiết bị 515.067
Khấu hao nhà xưởng 2726.55
Sửa chữa máy móc 100
Lãi suất ngân hàng (5% vốn đầu tư) 103753.275
Quảng cáo 80
Vận chuyển 160
Cở sở vật chất cho văn phòng 300
Tổng 289011.834

8.3. Tính hiệu quả kinh tế


Giá bán của nhà máy là 35000 VNĐ/kg bột giặt.
ÆTổng doanh thu = tổng sản phẩm x đơn giá
= 12000 x 35 = 420000 (triệu đồng)

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 124


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Bảng 8.10: Bảng tính hiệu quả kinh tế

Chi phí Triệu đồng


Vốn cố định = vốn đầu tư thiết bị
+ vốn đầu tư xây dựng 2079480.36
Vốn lưu động = 20% vốn cố định 415896.072
Vốn đầu tư 2495376.432
Tổng thu 420000
Tổng chi 289011.8347
Lợi nhuận hàng năm= tổng thu -
tổng chi 130988.153
Tiền thuế (20% lợi nhuận) 26197.631
Thời gian thu hồi vốn 4.477968226

tongvondautu
ÆThời gian hoàn vốn= = 23.8 năm
loinhuansauthue

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 125


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

CHƯƠNG 9: XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG


9.1. Thành phần tính chất nước thải trong công nghệ sản xuất bột giặt
Nguồn chất thải sinh ra chủ yếu rửa thiết bị và đường ống vào cuối ca hay thay đổi
sản phẩm cùng một số nguyên liệu tồn đọng. Ô nhiễm chủ yếu về mặt hóa học: các
chất hoạt động bề mặt, hàm lượng cặn lơ lửng, một vài hóa chất có trong thành phần
nguyên liệu.
9.2. Một vài phương pháp xử lý nước thải trong sản xuất bột giặt
Phương pháp vật lý: dùng song chắn rác, bể chắn rác bể lắng, bể lọc… để tách các
hợp chất rắn, cặn lơ lửng.
Phương pháp hóa học: dùng bể oxy hóa, khử nito, photpho và các chất khác.
Phương pháp hóa lý: hấp phụ, keo tụ….
Phương pháp sinh học:hồ sinh vật, cánh đồng lọc, tưới, bể lọc sinh học.
9.3. Độ ô nhiễm của nước thải
Dựa trên kết quả thực tế của một số công ty sản xuất bột giặt hiện nay, ta dự đoán
mức độ ô nhiễm của nguồn nước thải:
Bảng 9.1: Mức độ ô nhiễm của nguồn nước thải
Số thứ tự Chỉ tiêu Nước thải sản Nước thải sinh
xuất hoạt
1 COD 3005 1287
2 BOD5 1409 99
3 SS 1566 93
4 P2O5 100 50
5 N tổng 79,7 56
6 pH 6,47 6,96

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 126


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Quy trình xử lý với dự tính nước thải khoảng 10 m3 /ngày hoạt động.

Nước thải

Song chắn rác

Bể thu gom

Bể tuyển nổi

Máy thổi Bể điều hòa


khí

Phèn Bể phản ứng


Nước
tách
bùn
Bể keo tụ

Bùn
Máy Bể lắng I
thổi khí

Bể
Bùn tuần hoàn chứa bùn
Bể Aerotank

Bể lắng II Bùn Sân


phơi bùn

Bồn lọc áp lực

Thùng Bể khử trùng


Chlorine

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 127


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

9.4. Các yêu cầu cơ bản


• Nước thải sau xử lý phải đạt tiêu chuẩn loại B (TCVN 5945 – 2005)
• Chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp
• Quy trình công nghệ đơn giản, dễ vận hành.
• Không làm phát sinh các tác động khác, gây ảnh hưởng đến quy trình sản xuất
của công ty.
9.5. Quy trình công nghệ
Công nghệ xử lý được đề xuất:
Xử lý hoá – lý kết hợp với xử lý vi sinh hiếu khí.
Mô tả quy trình
Nước thải từ quá trình sản xuất chảy vào mạng lưới thoát nước thải và đưa đến hệ
thống xử lý nước thải, chức năng của các bể được trình bày dước đây:
9.5.1. Song chắn rác
Nước thải đầu tiên được đưa qua song chắn rác để chắn giữ rác bẩn thô có kích
thước lớn (vải vụn, sợi thô, giấy, cỏ, nhành cây …), đồng thời bảo vệ các bơm không
bị nghẹt hay ảnh hưởng đến các quá trình xử lí sau.
Song chắn rác là công trình xử lí sơ bộ để chuẩn bị cho các công việc xử lí tiếp
theo đó. Rác sau khi thu gom được thu gom bỏ vào thùng chứa rác.
9.5.2. Bể thu gom
Nước thải sau khi qua song chắn rác chảy vào bể thu gom để tiếp tục được đưa vào
các công trình phía sau. Mục đích là nơi thu gom nước thải về một nơi để tiện cho việc
xử lý, giúp các công trình sau không phải thiết kế âm sâu dưới đất.
9.5.3. Bể tuyển nổi
Nước thải sau khi qua bể thu gom được dẫn vào bể tuyển nổi để loại bỏ các hạt rắn
hoặc lỏng ra khỏi hỗn hợp nước thải và cô đặc bùn sinh học. Ưu điểm của phương
pháp này là có thể khử được hoàn toàn các hạt nhỏ nhẹ, lắng chậm trong một thời gian
ngắn. Khi các hạt đã nổi lên bề mặt, chúng có thể được thu gom bằng bộ phận vớt bọt.
Không khí được thổi vào bể tạo bọt khí, bọt khí và hạt nổi lên trên mặt nước thải và bị
loại bỏ bằng các thiết bị gạt bọt.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 128


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Bể tuyển nổi được xây dựng hình chữ nhật dành cho xử lý nước dân dụng vì nó cho
phép thực hiện một cách hài hòa tất cả các khối liền bằng cách hợp nhất với bể kết
bông, tuyển nổi và bộ lọc ở một vùng đất nhỏ nhất.
Hiện nay phương pháp tuyển nổi được ứng dụng phổ biến trong công nghiệp là
phương pháp tuyển nổi bằng áp suất hay còn gọi là tuyển nổi với sự tách không khí từ
dung dịch. Ưu điểm của phương pháp là cho phép làm sạch nước với nồng độ tạp chất
còn lại rất nhỏ, thiết bị cấu tạo đơn giản, giá thành rẻ, dễ thực hiện thi công, lắp đặt sửa
chữa.
9.5.4. Bể điều hòa
Sau đó nước thải được tiếp tục dẫn qua bể điều hòa với tác dụng đối với các quá
trình xử lí hoá lí và sinh học. Có bể điều hoà trong công nghệ xử lí là hết sức cần thiết
vì chế độ xả nước thải là gián đoạn hay lưu lượng không ổn định và thành phần nước
thải thay đổi theo các công đoạn sản xuất.
Điều hoà nước thải giúp cho việc giảm thiểu kích thước các bể xử lí, đơn giản hoá
công nghệ, tăng hiệu quả xử lí. Đồng thời có ý nghĩa lớn trong việc điều hoà nhiệt độ
trước khi đi vào hệ thống xử lí.
Bể điều hoà điều hòa chất lượng và lưu lượng được tiến hành sụt khí để ngăn cản
quá trình lắng của hạt rắn và các chất có khả năng tự phân huỷ.
Vật liệu xây dựng thường làm bằng bêtông cốt thép. Nếu dùng thiết bị khuấy trộn
cơ khí đặt trên phao nổi phải tính thể tích hồ sao cho luôn có mực nước chiết cao hơn
đáy 1.5 – 2m để đảm bảo cho hệ thống phao và máy khuấy làm việc an toàn.
Thiết bị khuấy trộn làm nhiệm vụ hòa trộn để san bằng nồng độ các chất bẩn cho
toàn bộ thể tích nước thải có trong bể và để ngăn ngừa cặn lắng trong bể, pha loãng
nồng độ các chất độc hại nếu có và bắng cách ấy loại trừ được các cú xốc về chất
lượng cho các công trình xử lý sinh học phía sau.
Đáy bể điều hòa có rốn tập trung nước khi cần có thể tháo khô bể bằng bơm chìm
lưu động hoặc bằng cách xả nước theo trọng lực.
9.5.5. Bể keo tụ, tạo bông
Từ bể điều hòa, nước thải được bơm liên tục vào bể keo tụ tạo bông, nhằm loại bỏ
các hạt chất rắn khó lắng hay cải thiện hiệu suất lắng của bể lắng. Trong quá trình vận

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 129


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

hành, chúng ta thêm vào chất keo tụ như phèn nhôm để tạo điều kiện cho quá trình keo
tụ và tạo bông cặn để cải thiện hiệu suất lắng.
Chất keo tụ thường sử dụng là phèn nhuôm vì nó hoà tan tốt trong nước, giá rẻ,
hoạt động trong khoảng pH lớn.
Để tăng cường cho quá trình keo tụ, tăng tốc độ lắng người ta thường cho thêm vào
nước thải các hợp chất cao phân tử gọi là chất trợ keo tụ. Thông thường liều lượng
chất trợ keo tụ khoảng 1 - 5 mg/l.
Để phản ứng diễn ra hoàn toàn và tiết kiệm năng lượng, phải khuấy trộn đều hoá
chất với nước thải. Thời gian lưu lại trong bể trộn khoảng 5 phút. Tiếp đó thời gian cần
thiết để nước thải tiếp xúc với hoá chất cho đến khi bắt đầu lắng dao động khoảng 30 –
60 phút. Trong khoảng thời gian này các bông cặn được tạo thành và lắng xuống nhờ
vào trọng lực.
Mặt khác, để tăng cường quá trình khuấy trộn nước thải với hoá chất và tạo được
bông cặn người ta dùng các thiết bị khuấy trộn cơ khí bằng cách trong bể trộn lắp đặt
các thiết bị có cánh khuấy có thể quay ở các góc độ khác nhau nhằm tăng khả năng
tiếp xúc giữa nước thải và hoá chất.
Hiệu quả keo tụ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Với mỗi nguồn nước cụ thể sau khi
đã xác định được liều lượng và loại phèn sử dụng, hiệu quả keo tụ chỉ còn phụ thuộc
vào các yếu tố vật lý là cường độ khuấy trộn nước biểu thị bằng gradien vận tốc G, và
thời gian hoàn thành phản ứng tạo bông cặn.
9.5.6. Bể lắng I
Sau khi qua bể tạo bông và trước khi đi vào xử lí sinh học, nước thải tiếp tục được
đưa qua bể lắng I nhằm loại bở cặn tạo ra từ bể tạo bông. Bể lắng có cấu tạo mặt bằng
là hình tròn, được thiết kế để loại bỏ bằng trọng lực các hạt cặn có trong nước thải theo
dòng liên tục ra vào bể. Bể lắng được chia ra làm 4 vùng, trong đó nước có chứa các
hạt cặn lơ lững đi vào vùng phân phối nước ở đầu bể với mục đích phân phối đều trên
toàn bộ tiết diện ngang của vùng lắng, việc tách các hạt cặn ra khỏi nước bằng trọng
lực xãy ra trong vùng lắng, nước đã lắng chảy đều vào vùng thu nước ra để dẫn đi, cặn
lắng tích lũy trong vùng chứa và cô đặc cặn nằm ở đáy bể.
Bể lắng được thiết kế để loại bỏ ra khỏi nước ba loại cặn khác nhau:

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 130


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

• Cặn cứng (cát) là các hạt phân tán, có kích thước và vận tốc lắng không đổi
trong suốt quá trình lắng.
• Cặn lơ lững có bề mặt thay đổi, có khả năng kết dính và keo tụ với nhau trong
quá trình lắng làm cho kích thước và vận tốc của các bông cặn thay đổi theo
chiều cao lắng.
• Bông cặn có khả năng liên kết và có nồng độ lớn trên 1000 mg/l.
Trong công nghệ này ta chọn bể lắng đứng. Các bông cặn trong bể sẽ được gom về
hố chứa bùn nhờ bơm chìm đặt trong đáy bể hình phễu.
Chế độ làm việc của bể lắng nước thải phụ thuộc vào đặc tính cặn lắng, chế độ
dòng chảy trong vùng lắng do thiết bị phân phối nước vào và rút nước ra quyết định,
ảnh hưởng của gió và nhiệt độ, chuyển động đối lưu do nhiệt và chênh lệch nồng độ
xãy ra trong bể.
9.5.7. Bể Aerotank
Nước thải sau khi qua bể lắng hoá lý được dẫn qua bể xử lý sinh học hiếu khí với
bùn hoạt tính tuần hoàn và có bổ sung một số chủng vi sinh đặt hiệu và một số dưỡng
chất cho quá trình phân hủy hiếu khí. Không khí được đưa vào tăng cường bằng máy
thổi khí qua các hệ thống phân phối khí đặt ở đáy bể, đảm bảo lượng ôxi hòa tan trong
nước thải luôn lớn hơn 2mg/l.
Nước thải sau khi qua bể lắng đợt I có chứa các chất hữu cơ hòa tan và các chất lơ
lửng đóng vai trò là các hạt nhân để cho vi khuẩn cư trú, sinh sản và phát triển dần lên
thành các bông cặn gọi là bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính là các bông cặn có màu nâu sẫm
chứa các chất hữu cơ hấp thụ từ nước thải và là nơi cư trú để phát triển của vô số vi
khuẩn và vi sinh vật sống khác và cũng là loại bùn xốp chứa nhiều vi sinh vật có khả
năng oxy hoá và khoáng hoá các chất hữu cơ chứa trong nước thải. Vi khuẩn và các vi
sinh vật sống dùng chất nền (BOD) và chất dinh dưỡng (N, P) làn thức ăn để chuyển
hóa chúng thành các chất trơ không hòa tan và thành các tế bào mới. Quá trình chuyển
hóa thực hiện theo từng bước xen kẽ và nối tiếp nhau. Một vài loại vi khuẩn tấn công
vào các hợp chất hữu cơ có cấu trúc phức tạp, sau khi chuyển hóa thải ra các hợp chất
hữu cơ có cấu trúc đơn giản hơn nữa, và quá trình cứ tiếp tục cho đến khi chất thải
cuối cùng không thể dùng làm thức ăn cho bất cứ loại vi sinh vật nào nữa. Số lượng
bùn hoạt tính sinh ra trong thời gian lưu lại trong bể Aerotank của lượng nước thải đi

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 131


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

vào bể không đủ để làm giảm nhanh các chất hữu cơ, do đó phải sử dụng lại bùn hoạt
tính đã lắng xuống bể lắng đợt II bằng cách bùn tuần hoàn ngược trở lại đầu bể
Aerotank để duy trì nồng độ đủ của vi khuẩn trong bể. Bùn dư ở đáy bể lắng được xả
ra khu xử lý bùn.
Quá trình xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính lơ lửng trong các bể phản ứng hiếu
khí gồm các công đoạn sau:
• Khuấy trộn đều nước thải cần xử lý với bùn hoạt tính trong thể tích V của bể
phản ứng.
• Làm thoáng bằng khí nén hay khuấy trộn bề mặt hỗn hợp nước thải và bùn hoạt
tính có trong bể trong một thời gian đủ dài để lấy oxy cung cấp cho quá trình
sinh hóa xảy ra trong bể.
• Làm trong nước và tách bùn hoạt tính ra khỏi hỗn hợp bằng bể lắng đợt II.
• Tuần hoàn lại trong một lượng bùn cần thiết từ đáy bể lắng đợt 2 vào bể
Aerotank để hòa trộn với nước thải đi vào.
• Xả bùn dư và xử lý bùn.
Bể Aeroten là công trình làm bằng bêtông với mặt bằng là hình chữ nhật. Hỗn hợp
bùn và nước thải được cho chảy qua suốt chiều dài bể .
Để giữ cho bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng và để đảm bảo oxy dùng cho quá trình
oxy hoá các chất hữu cơ thì phải luôn luôn đảm bảo việc thoáng gió. Số lượng bùn
tuần hoàn và số lượng không khí cần cấp phụ thuộc vào độ ẩm và mức độ yêu cầu xử
lí của nước thải.

Không khí

Nước
thải Bể Aeroten Bể lắng II Nước sau xử

Bùn dư
Bùn tuần hoàn

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 132


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

9.5.8. Bể lắng II
Nước thải sau khi qua bể Aerotank chảy vào bể lắng II, mục đích của bể này là loại
bỏ các bông bùn hoạt tính phát sinh ở bể Aerotank và các thành phần chất không hòa
tan chưa được giữ lại ở bể lắng I nhờ trọng lực của các bông bùn. Đồng thời cô đặc
bùn ở đáy bể đến nồng độ mong muốn để tuần hoàn một phần lại bể Aerotank. Bùn dư
hàng ngày được xả ra ngoài theo đường trích ra từ dòng tuần hoàn. Đây là bước quan
trọng trong dây chuyền xử lý.
Nồng độ cặn trong hỗn hợp nước và bùn từ bể Aerotank sang bể lắng II thường lớn
hơn 1000 mg/l. Với nồng độ này các bông cặn tiếp xúc với nhau tạo thành các đám
bông cặn và lắng xuống dưới đáy bể trong quá trình xử lý.
Nước thải với bùn hoạt tính tuần hoàn sau khi qua bể Aeroten thì cho qua tiếp bể
lắng II. Ở đây bùn lắng, một phần đưa trở lại bể Aeroten, phần khác đưa đến bể nén
bùn.
9.5.9. Bồn lọc áp lực
Sau khi qua bể lắng, nước thải được đưa vào bồn lọc áp lực dạng kín, các cặn tan
hoặc không tan được giữ lại trong lớp vật liệu, nước đã lọc được đưa đến bể khử trùng.
Lớp vật liệu lọc được bơm nước rữa ngược định kỳ.
9.5.10. Bể khử trùng
Nước tiếp tục đưa sang bể khử trùng. Khử trùng là một khâu quan trọng cuối cùng
trong hệ thống xử lý nước sinh hoạt. Sau quá trình xử lý cơ học, nhất là nước sau khi
qua bể lọc, phần lớn các vi sinh vật đã bị giữ lại. Song để tiêu diệt hoàn toàn các vi
trùng gây bệnh, cần phải tiến hành khử trùng nước. Khử trùng nước thải là nhằm mục
đích phá hủy, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm hoặc chưa được hoặc
không thể khử bỏ trong quá trình xử lý nước thải. Nước thải sau khi xử lý bằng
phương pháp sinh học còn chứa khoảng 105 - 106 vi khuẩn/ml. Hầu hết các loại vi
khuẩn có trong nước thải không phải là vi trùng gây bệnh nhưng không loại trừ khả
năng có vi khuẩn gây bệnh. Tại bể khử trùng sẽ được châm một lượng chlorine 5ppm
nhờ bơm định lượng, nhằm tiêu diệt hết những vi sinh vật còn lại trong nước như
E.Coli trước khi thải ra ngoài. Sau khi cho hoá chất khử trùng vào, nước thải đi qua bể
tiếp xúc. Để nước thải và hoá chất khử trùng có thời gian tiếp xúc, quá trình khử trùng
diễn ra triệt để.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 133


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Như đã biết, xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện tự nhiên
cho hiệu xuất xử lý và khử trùng cao nhất, đạt tới 99%, còn các công trình xử lý sinh
học trong điều kiện nhân tạo chỉ đạt 91 – 98%.
9.5.11. Bể chứa bùn
Bùn từ bể lắng II một phần được tuần hoàn trở lại bể Aerotank, phần bùn dư cho
vào sân phơi bùn và được hút định kỳ để thải bỏ. Bể chứa bùn được chia làn hai ngăn,
bùn từ bể lắng II được hút vào ngăn thứ nhất rồi được bơm tuần hoàn vào bể Aerotank,
phần bùn dư chảy qua ngăn thứ hai rồi được hút qua sân phơi bùn.
Ngoài ra bùn từ bể lắng I cũng được hút vào bể chứa bùn.
Mục đích của việc tuần hoàn lại bùn là để duy trì đủ nồng độ bùn hoạt tính lơ lững
trong bể Aerotank đáp ứng với yêu cầu xử lý đã đặt ra.
9.5.12. Sân phơi bùn
Bùn dư từ bể chứa bùn được xả vào sân phơi bùn và được hút định kỳ để chôn lấp
hoặc xử lý theo qui định.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 134


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

CHƯƠNG 10: VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG


Khi tổ chức một hoạt động sản xuất bất kỳ nào trong công nghiệp cũng cần phải
tính đến tất cả các nhân tố lao động trong tất cả các giai đoạn sản xuất. Các điều kiện
lao động của công nhân đều phụ thuộc vào chúng.
Những vấn đề bao gồm bảo hộ lao động, kỹ thuật an toàn, vệ sinh sản xuất, bộ luật
lao động đều thảo ra các biện pháp qui định bởi các luật an toàn trong công nghiệp,
nhằm đảm bảo ngăn ngừa thương tích do sản xuất, do các bệnh nghề nghiệp, do các sự
cố của máy móc, do cháy và nổ.
10.1. Những vấn đề tổng quát về an toàn lao động trong nhà máy công nghiệp
An toàn lao động giới thiệu các hệ thống văn bản về luật và những biện pháp tương
ứng với chúng nhằm đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khoẻ và khả năng làm việc của con
người trong quá trình lao động, kinh tế - xã hội, kỹ thuật, vệ sinh và tổ chức.
Các axit, kiềm, muối và các loại vật được sử dụng rộng rãi trong các xí nghiệp để
sản xuất ra các chế phẩm hoạt hoá (vitamin, chế phẩm protein và enzim, nấm men gia
súc...), chúng có thể gây nên những dị ứng cho công nhân và các chất phụ được sử
dụng trong sản xuất dễ cháy và dễ nổ.
Cho nên cần đặc biệt chú ý những vấn đề về an toàn lao động trong các xí nghiệp.
10.1.1. Điều kiện chung về an toàn lao động
Chúng bao gồm những nhiệm vụ phát hiện và nghiên cứu thương tích do sản xuất,
thảo ra những biện pháp làm tăng điều kiện lao động và các biện pháp vệ sinh sức
khoẻ nhằm bảo đảm ngăn ngừa thương tích, các bệnh nghề nghiệp, các tai nạn, các
đám cháy, vụ nổ trong xí nghiệp.
Cần chú ý nâng cao chất lượng đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật an toàn cho công
nhân với việc ứng dụng các phương tiện đào tạo hiện đại, bảo đảm cho công nhân
những phương tiện bảo vệ cá nhân có hiệu quả với sự cân nhắc đặc điểm của các quá
trình sản xuất, trách nhiệm của công nhân, cán bộ kỹ thuật và các cán bộ lãnh đạo đến
các văn bản tiêu chuẩn trong lĩnh vực an toàn lao động và phòng chống cháy.
10.1.2. Thông gió và chiếu sáng
Trong các luật an toàn để sản xuất trong công nghiệp, vấn đề thông gió và chiếu
sáng đã được thể hiện một cách rõ ràng.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 135


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

• Thông gió trong sản xuất là biện pháp quan trong nhất để tạo ra những điều
kiện vệ sinh phòng bệnh bình thường trong các xí nghiệp. Ở trong tất cả các xí
nghiệp, các thiết bị hoạt động đều được bịt kín, tuy nhiên không khí trong
phòng sản xuất của xí nghiệp chứa nhiều vi sinh vật, các sản phẩm do hoạt động
của chúng, những tiểu phần của các chất dinh dưỡng dạng bụi, cũng như ẩm,
khí, hơi, nhiệt, các chất bay hơi dễ nổ và các chất độc. Thông gió sẽ làm giảm
tối thiểu nồng độ các chất trên.
• Việc chiếu sáng các phòng sản xuất cũng đóng một vai trò quan trọng. Khi
chiếu sáng phù hợp sẽ loại trừ được sự căng thẳng mắt, đảm bảo sự phân biệt
được các đối tượng xung quanh trong hoạt động sản xuất của công nhân.
• Nếu chiếu sáng không tốt sẽ dẫn đến quá căng thẳng, nhanh chóng bị mệt mỏi
thị giác làm cho sự phối hợp chuyển động không nhịp nhàng. Điều đó dẫn đến
làm giảm năng suất và chất lượng lao động, làm tăng khả năng bị tai nạn vì
công nhân phải đứng gần thiết bị đang hoạt động.
10.1.3. Đảm bảo an toàn điện
Doanh nghiệp phải thực hiện quy phạm an toàn điện hạ áp và các tiêu chuẩn kỹ
thuật và an toàn liên quan.
Phân chia các vị trí làm việc trong doanh nghiệp theo mức độ nguy hiểm về điện để
áp dụng các biện pháp an toàn điện thích hợp.
Có sơ đồ mạng điện, danh mục thiết bị điện với các thông số để tính toán, kiểm tra
hay lắp đặt các dụng cụ bảo vệ từng thiết bị điện.
Mọi thiết bị phải đảm bảo đầy đủ nhãn mác của nhà chế tạo để phục vụ tính toán
kiểm tra việc bảo vệ.
Có người quản lý kỹ thuật điện, có văn bản giao nhiệm vụ. Người quản lý kỹ thuật
điện phải am hiểu các văn bản quy định của nhà nước về kỹ thuật an toàn điện, am
hiểu các giải pháp an toàn điện, am hiểu sơ đồ, các thông số kỹ thuật của thiết bị điện,
chế độ vận hành, các phương án khắc phục sự cố và có khả năng hướng dẫn thợ điện
thực hiện.
Bố trí số lượng thợ điện cần thiết, có đủ văn bằng, chứng chỉ về đào tạo, sức khoẻ,
có kiến thức chuyên môn và tay nghề để thực hiện lắp đặt, sửa chữa, vận hành an toàn
các thiết bị điện có trong doanh nghiệp, thành thạo cấp cứu người bị điện giật. Thợ

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 136


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

điện chịu trách nhiệm về việc lắp đặt, sửa chữa, hướng dẫn công nhân vận hành an
toàn và nắm vững các biện pháp kỹ thuật an toàn điện thông dụng.
Thực hiện kiểm tra an toàn điện trong doanh nghiệp. Các công trình điện phải được
tiến hành kiểm tra nghiệm thu trước khi đưa vào vận hành, kiểm tra định kỳ để phát
hiện trước sự cố và kiểm tra đột xuất khi có sự cố. Có sổ ghi chép công tác kiểm tra để
theo dõi việc thực hiện các kiến nghị.
Tiến hành huấn luyện chung về an toàn điện cho tất cả công nhân trong doanh
nghiệp. Riêng thợ điện phải được huấn luyện hàng năm theo những công việc có yêu
cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, sau huấn luyện có kiểm tra, nếu đạt yêu cầu thì
được doanh nghiệp cấp thẻ an toàn theo mẫu của Bộ LĐTB&XH.
Mọi sự cố và tai nạn điện phải kịp thời khắc phục và điều tra, thống kê, báo cáo.
Nếu có tai nạn lao động thì phải tổ chức điều tra theo quy định.
Có trạm y tế, trong đó có cấp cứu người bị tai nạn điện.
Công nhân sử dụng thiết bị sản xuất có lắp thiết bị điện thực hiện các quy định đề
ra để đảm bảo an toàn điện.
10.1.4. Phòng chống cháy nổ
Tổ chức bộ máy, xây dựng nội quy, quy chế quy định nhiệm vụ, chức trách.
Xây dựng và thực hiện các phương án phòng cháy, chữa cháy nổ.
Xây dựng phương án phòng chống cháy nổ.
Định kỳ mở các lớp huấn luyện nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng chống cháy
nổ.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện nội quy, quy chế làm việc an
toàn và phòng chống cháy nổ.
Định kỳ tiến hành báo động, thực tập chữa cháy, cấp cứu người bị nạn.
Thực hiện chữa cháy nổ khi xảy ra cháy nổ.
Các trường hợp sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt vào mục đích sản xuất và sinh hoạt
phải đảm bảo an toàn và có kiểm soát không để xảy ra cháy nổ.
Chỉ tiêu an toàn cháy:
• Trang bị lắp đặt đủ dụng cụ chữa cháy ngay tại khu vực sử dụng lửa, nhân viên
sử dụng lửa phải học cách sử dụng bình chữa cháy.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 137


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

• Người sử dụng lửa phải giới hạn hoạt động của mình trong phạm vi có thể kiểm
soát ngọn lửa, không nên để các chất liệu, vật liệu dễ cháy gần ngọn lửa.
• Các quy định chung:
• Không được hút thuốc trong khuôn viên công ty, trừ các trường hợp cho phép.
• Không được sử dụng các dụng cụ để tự nấu nướng, ngoại trừ những khu vực
được chấp thuận.
• Không được tùy tiện câu móc, sử dụng điện.
• Kiểm tra và tắt các thiết bị sử dụng điện trước khi ra về, ngoài trừ những thiết bị
có yêu cầu phải đảm bảo hoạt động liên tục.
• Không dùng các thiết bị sử dụng xăng, cồn trong khu vực đặt bồn dễ cháy.
• Không để vật tư, hàng hóa hoặc đậu xe làm tắt nghẽn các lối đi công cộng hoặc
làm cản trở việc tiếp cận các dụng cụ và phương tiện chữa cháy.
• Không được sử dụng tùy ý các dụng cụ chữa cháy vào mục đích khác.
10.1.5. Bảo đảm an toàn lao động trong sản xuất
Trong phần này bao gồm những luật lệ mà chủ yếu là những biện pháp nhằm bảo
đảm an toàn hoạt động trong các quá trình công nghệ cơ bản, bố trí, lắp ráp và vận
hành của thiết bị công nghệ, của các đường ống chính và của các vị trí làm việc, các
biện pháp bảo đảm hoạt động an toàn cho thiết bị trong phân xưởng nguyên liệu và
phân xưởng phụ, trong các trạm chứa kiềm, axit, trong khu vực chứa thuỷ phân, các
muối dinh dưỡng môi trường, trong phân xưởng lên men, trong các khu vực và xưởng
ly tâm, phân ly,lọc, trích ly các chất, trong phân xưởng sấy, tiêu chuẩn hoá phân chia
và gói thành phẩm các chất hoạt hoá sinh học.
Để tổ chức mỗi một vị trí làm việc cần phải có những số liệu về các chất độc, năng
lượng bức xạ khí, bụi trong khu vực của vị trí làm việc, những số liệu về việc tồn tại
tiếng ồn, rung động, cần biết kích thước cơ bản của thiết bị, các phương pháp nạp
nguyên liệu, vật liệu và bán thành phẩm, sự phân bố các nguồn năng lượng, các đường
vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, hệ thống phục vụ ví trí làm việc
theo chức năng... Thành lập dự án tổ chức làm việc để tạo ra những điều kiện an toàn
lao động có tính đến tất cả các yếu tố không an toàn cho mỗi một khu vực sản xuất.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 138


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Ở trong những khu vực sản xuất có thải chất độc hại thì phải nêu thời hạn và
phương tiện kiểm tra hàm lượng đơn vị chất độc hại đó cũng như các tính chất lý hoá
và độc tố học trong dự án tổ chức lao động.
Luật an toàn phải nêu những yêu cầu bảo đảm các khu vực sản xuất và thiết bị đặc
biệt quan trọng bằng những dụng cụ đo- kiểm tra, bằng các phương tiện tự động hoá,
hệ thống tín hiệu sản xuất và bằng những thông tin liên lạc.
10.1.6. An toàn nhà xưởng
Nền nhà xưởng phải bằng phẳng, cao ráo, không trơn trượt, không sinh bụi, dễ cọ
rửa. Có thể trải thảm để chống trơn trượt. Nếu có môi trường xâm thực thì nền phải lát
bằng các vật liệu chịu hoá chất.
Mặt bằng nhà xưởng phải gọn gàng, ngăn nắp, có khu vực để nguyên liệu, vật liệu,
bán thành phẩm, thành phẩm, phế thải riêng biệt, có vạch kẻ rõ ràng để phân biệt lối đi
lại, vận chuyển, khu vực sản xuất, khu vực để nguyên liệu, vật liệu, bán thành phẩm,
thành phẩm, phế thải.
Những chỗ nguy hiểm về cơ khí, nồi hơi, thiết bị áp lực, nơi có nguy cơ cháy, chỗ
để phương tiện chữa cháy, phải có biển báo chỉ dẫn, biển báo an toàn tương ứng.
Đường đi lại cho xe cơ giới phải đủ rộng, hẹp nhất cũng bằng chiều rộng của loại
xe lớn nhất cộng với 1,4 m.
Bậc lên xuống phải lát các vật liệu nhám tránh trơn trượt, có biển báo và có chiếu
sáng đầy đủ.
Nên có nhà vệ sinh để công nhân đi từ nhà này sang nhà kia, tránh phải đi ra ngoài
trời nắng hay trời mưa.
Các khu vực có toả hơi khí độc, chất dễ cháy, chất kích thích, phải được ngăn chia
riêng và thực hiện các giải pháp thu gom xử lý thích hợp, tránh để hoả hoạn hay chất
độc lan toả sang các khu vực khác.
Các kho được dùng để bảo đảm nguyên liệu, vật liệu phụ và các thành phẩm cần
được thiết kế có tính đến sự thuận tiện cho lối vào, an toàn cho sự tiến hành công tác
xếp dỡ và loại trừ cháy và nổ.
Tiến hành bảo quản các chất độc đối với sức khoẻ con người cần phải thật thận
trọng. Điều đó có liên quan đến các chất độc, các axit, các kiềm và một số các chất
khác có tính tác động mạnh.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 139


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Các luật an toàn cho sản xuất thuộc lĩnh vực công nghiệp rất chú ý đến hoạt động
của thiết bị điện kỹ thuật, đến các biện pháp chống cháy, các phương tiện bảo vệ cá
nhân, phòng khí.
Lãnh đạo xí nghiệp phải có trách nhiệm trong việc phá vỡ các quy luật an toàn
cũng như trách nhiệm hoàn thành các biện pháp đã nêu trong các văn bản.
10.2. Kỹ thuật an toàn trong nhà máy
Tất cả những yếu tố nguy hiểm trong sản xuất theo bản chất tác động tới con người
có thể chia ra thành những yếu tố: lý học, hoá học, sinh học và tâm sinh lý.
Thuộc nhóm đầu bao gồm: các máy móc và cơ cấu chuyển động, các bộ phận di
động của thiết bị không được bảo vệ tốt, các vật liệu di chuyển, thành phẩm, tăng nhiệt
độ bề mặt của thiết bị, chi tiết, nguyên vật liệu, điện áp trong mạch điện, chập mạch có
thể qua cơ thể người, mức tăng điện tĩnh, tăng áp suất quy định trong các bình hoạt
động dưới áp suất...
Nhóm thứ hai có quan hệ với các chất độc có thể gây thương tích khi xâm nhập vào
cơ thể con người qua đường hô hấp, lớp da và đường tiêu hoá.
Thuộc nhóm thứ ba bao gồm các chất sinh học, vật và một số các sản phẩm hoạt
hoá sinh học.
Nhóm thứ bốn kết hợp các yếu tố quá tải về lý học và tâm trạng thần kinh. Quá tải
lý học có thể bao gồm quá tải động, quá tải tĩnh và quá tải kém động. Những tải trọng
về tâm trạng thần kinh xuất hiện do trí óc quá mệt mỏi, do hoạt động đơn điệu và do sự
xúc cảm cao.
10.2.1. Các biện pháp dự phòng an toàn
Cần thiết phải thực hiện các biện pháp dự phòng trong các xí nghiệp công nghiệp
có liên quan với các quá trình sản xuất xảy ra ở chế độ tiệt trùng cao của thiết bị công
nghệ, các đường ống dẫn và các môi trường dinh dưỡng trong thiết bị có áp suất dư
hay xảy ra trong các đường ống dẫn có chất lỏng dễ cháy (rượu, axeton,...), làm tăng
nồng độ của chúng trong không khí có thể dẫn tới cháy và nổ.
Nồng độ các chất dễ nổ trước hết có thể tạo thành bên trong khu vực sản xuất, bên
trong thiết bị, bể chứa. Theo quy luật thì những chất lỏng dễ cháy được bảo quản trong
các bể cách nhiệt, tốt nhất là bảo quản dưới đất. Trong khi đổ đầy và tháo cạn chúng
cần phải theo dõi cẩn thận các quy luật và định mức hoạt động. Đặc biệt chú ý hàm

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 140


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

lượng hỗn hợp dễ nổ đã được tạo thành trong các thiết bị đã được tháo hết các chất
lỏng dễ cháy, vì khi nguồn cháy đã được tạo thành trong các thiết bị có thể dẫn đến
hiện tượng nổ một cách ngẫu nhiên. Cho nên tất cả các thiết bị chứa cần phải rửa cẩn
thận và sau đó kiểm tra lượng hơi còn hay hết.
Không cho phép sử dụng không khí nén để tạo quá áp cho các chất lỏng dễ cháy từ
thiết bị này vào thiết bị khác, vì tỷ lệ về lượng giữa không khí và hơi cũng như bụi ở
bên trong thiết bị có thể dẫn tới tạo thành nồng độ dễ nổ. Để tạo quá áp trong trường
hợp này tốt nhất nên dùng khí trơ. Dùng các bơm có dạng màng hay dạng không có
vòng khít để bơm các loại chất lỏng dễ cháy nhằm loại trừ rò rỉ. Để ngăn ngừa sự tạo
thành các tia lửa điện, các nguồn nung nóng trong các khu dễ nổ và dễ cháy, tất cả
những cái lấy điện, các dụng cụ mở điện, các phương tiện tự động cần phải hoàn thành
ở kiểu phòng nổ và kín nước.
Nước sản xuất trước khi xả vào hệ thống rãnh cần phải trung hoà, làm sạch dầu
mỡ, nhựa và các hợp chất độc khác trong các thiết bị làm sạch.
Khi lắp ráp các nguồn ánh sáng và các thiết bị điện cần phải tuân thủ theo các quy
định của thiết bị điện đối với mỗi khu vực, có tính đến loại phân xưởng.
Cần phải có quy định các biện pháp ngăn ngừa rất thận trọng khi các bộ phận của
máy móc hoạt động, dẫn đến bị nung nóng do ma sát (ví dụ: các bộ dẫn động cánh
khuấy, các bánh răng, ổ trục...). Cần thiết phải chế tạo chúng bằng những vật liệu
không bắn ra tia sáng như nhôm, đồng, chất dẻo…
Trong sản xuất cần đặc biệt chú ý tới sự phân ly điện tích tĩnh, chúng có thể làm
bốc cháy các hỗn hợp dễ nổ khi vận chuyển các chất lỏng dễ cháy - nổ và các chất khí
theo các đường ống không tiếp đất, khi tháo và rót các chất lỏng trong bể chứa và
trong các thiết bị, khi chuyển dịch hỗn hợp bụi - không khí ở trong các đường ống của
máy vận chuyển bằng khí nén và trong các thiết bị để sấy, nghiền, sang, khi các chất
lỏng được phun ra khỏi ống phun, vòi phun dưới áp suất. Cần biết rằng tốc độ chuyển
động của chất lỏng và khí theo các ống càng cao thì trị số tích điện càng lớn, cho nên
phải giữ được quy cách hạn chế tốc độ vận chuyển của khí và chất lỏng.
Tiếp đất các thiết bị, các đường ống dẫn, thùng chứa, các cơ cấu rót, tháo, cũng như
các phễu chứa, xyclon, máy sấy, thiết bị dẫn gió, bụi, chúng có thể tích được thế năng
điện tích cao, là phương pháp phổ biến nhất để bảo vệ tĩnh điện.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 141


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

10.2.2. An toàn vận hành trong sản xuất các chất hoạt hoá sinh học
Điều kiện cơ bản để bảo đảm an toàn vận hành là phải quan sát thận trọng quy trình
tiến hành thao tác công nghệ của tất cả các công đoạn. Để cho thiết bị hoạt động tốt,
các phân xưởng cần phải sáng sủa và rộng rãi, có bề rộng của lối đi lại theo chính diện
thiết bị không nhỏ hơn 2m, để quan sát và kiểm tra định kỳ thiết bị và các dụng cụ, cho
phép tiến hành bố trí thiết bị công nghệ dọc theo tường ngoài có các cửa sổ.
Khi xuất phát từ nguyên nhân vệ sinh, cần phải phủ mặt tường bằng gạch men, sàn
nhà phải bằng phẳng, không thấm nước, có độ nghiêng. Để giảm tổn thất nhiệt và
tránh bỏng, tất cả các thiết bị và các đường ống cần phải phủ lớp cách nhiệt, nhiệt độ
bề mặt cách nhiệt ở các vị trí làm việc không quá 450C. Không cho phép đặt các đường
ống dẫn dung dịch dễ nổ, dễ bay hơi cùng với các đường dẫn nhiệt và dẫn khí nén.
Để an toàn cần sơn các đường ống dẫn thành những màu để đoán nhận theo nhóm
các chất được vận chuyển: nước - màu xanh lá cây, hơi - màu đỏ, không khí - xanh,
khí (trong đó có khí hoá lỏng) - vàng, axit - cam, kiềm - tím, chất lỏng - nâu, các chất
khác (môi trường dinh dưỡng, chất lỏng canh trường, dung dịch enzim ...) - màu xám,
các ống chữa cháy - đỏ.
Cần phải hướng dẫn thận trọng cho công nhân thao tác, phải nghiên cứu cụ thể kết
cấu và nguyên tắc hoạt động của thiết bị, công nghệ và các luật về kỹ thuật an toàn để
tiến hành thao tác.
Các bản hướng dẫn kỹ thuật an toàn được phác thảo riêng biệt cho mỗi loại thiết bị,
công nghệ, cần nghiên cứu kỹ vị trí công tác của mọi thành viên sao cho phù hợp.
10.2.3. Các bình hoạt động dưới áp suất
Trong các xí nghiệp thuộc công nghiệp thường sử dụng phổ biến các loại bình hoạt
động dưới áp suất. Đó là các nồi phản ứng công nghệ, các bộ tiệt trùng, các thiết bị
cấy, thiết bị lên men, thiết bị cô đặc, thiết bị cô đặc chân không, nồi hấp (ôtôcla), thiết
bị chưng luyện, trích ly...cũng như thiết bị năng lượng (bộ trao đổi nhiệt), thiết bị làm
lạnh, máy nén khí...
Phụ thuộc vào trị số của áp suất làm việc, tất cả các bình được chia ra làm hai
nhóm. Nhóm đầu tiên thuộc các bình làm việc dưới áp suất cao hơn 0.07MPa (không
tính áp suất thủy tĩnh) được phổ biến các luật về trang bị và an toàn vận hành. Nhóm
thứ hai thuộc các bình làm việc với áp suất nhỏ hơn 0.07MPa.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 142


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Những quy luật về kỹ thuật an toàn đối với chúng được thảo ra ở dạng luật ngành
và vệ sinh sản xuất.
Bình dùng để hoạt động dưới áp suất cần phải có thuyết minh với nội dung: tên nhà
máy sản xuất, ngành sản xuất, ngày sản xuất, trị số áp suất theo tính toán và giới hạn
và các thông số khác.
Chỉ cho phép những người được đào tạo theo các phương pháp hoạt động và đã
qua hướng dẫn các luật kỹ thuật an toàn, mới được thao tác thiết bị làm việc dưới áp
suất.
10.2.4. Các máy lọc để làm sạch và thu hồi khí, bụi
Đặc biệt nguy hiểm trong các xí nghiệp công nghiệp là không khí trong các phòng
sản xuất bị nhiễm các chất thải độc, cần phải thải ra khỏi các kho, các phân xưởng sản
xuất môi trường dinh dưỡng từ các cấu tử khô, các khu tách và trích ly, các kho sấy,
đóng gói, tiêu chuẩn hoá và bảo quản thành phẩm.
Sự nhiễm bẩn không khí xảy ra tập trung tại các loại thiết bị để cấy, lên men, sấy,
nghiền... (những loại thiết bị này phải kín).
Để làm sạch không khí khỏi các chất nhiễm bẩn công nghiệp thường sử dụng các
thiết bị thu gom các khí - bụi.Thiết bị để làm sạch các khí dễ bốc cháy hay các chất dễ
nổ được trang bị phù hợp với các bộ luật an toàn có tính đến sự bảo đảm làm sạch liên
tục trong sản xuất và chu kỳ hoạt động của thiết bị chính. Cấm xả khí vào khí quyển.
Khi phát hiện sự hỏng hóc của các thiết bị trên thì cần phải dừng lại để sửa chữa.
Tình trạng ứng cứu xảy ra khi thiết bị hoạt động không phù hợp với các thông số
làm sạch không khí theo thể tích, nhiệt độ, áp suất, thành phần hoá - lý và độ phân tán,
vượt giới hạn trong bản hướng dẫn sản xuất, ngoài ra khi vi phạm quy cách tháo sản
phẩm được thu góp, vi phạm chế độ làm tơi, rửa hay thổi các ống, khi bộ lọc túi bị
lủng, bị mài mòn, hư hỏng và tổn thất khả năng lọc của các bộ lọc.
Nếu sử dụng phương pháp ướt để làm sạch khí thì tình trạng ứng cứu cần thiết sẽ
xảy ra khi phá huỷ sự nạp nước, phân bố không đều nước theo thể tích bộ lọc, hàm
lượng các chất lơ lửng dạng rắn cao và chất hút nước lấp đầy lớp lọc. Thiết bị thu góp
khí - bụi được trang bị các dụng cụ kiểm tra tự động. Tất cả các thiết bị loại này cần
phải nối đất.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 143


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

10.2.5. An toàn nồi hơi và thiết bị áp lực


Doanh nghiệp lập sổ theo dõi, quản lý nồi hơi, bình chịu áp lực, lịch bảo dưỡng, tu
sửa, kiểm tra vận hành, khám xét, khám nghiệm.
Xây dựng lịch bảo dưỡng, tu sửa phù hợp với hướng dẫn của nhà chế tạo và chế độ
vận hành thực tế của nồi hơi và bình chịu áp lực.
Xây dựng nội quy và quy trình vận hành an toàn cho từng nồi hơi và bình chịu áp
lực.
Có bảng tóm tắt quy trình vận hành và xử lý sự cố treo tại nơi đặt nồi hơi và bình
chịu áp lực.
Có quyết định phân công người có năng lực và trách nhiệm để quản lý nồi hơi và
bình chịu áp lực và có quy định các nhiệm vụ cụ thể.
Tổ chức huấn luyện và sát hạch người đã nghỉ vận hành quá 12 tháng.
Làm thủ tục kiểm định, đăng ký theo quy định của Bộ LĐTB&XH.
Nồi hơi và bình chịu áp lực phải có đủ hồ sơ xuất xưởng của nhà chế tạo khi kiểm
định, đăng ký. Hồ sơ kiểm định, đăng ký và lý lịch máy theo mẫu quy định bằng tiếng
Việt.
Thời hạn kiểm định nồi hơi và bình chịu áp lực theo quy định của các tiêu chuẩn
liên quan.
Thời hạn khám xét nồi hơi không quá 2 năm/lần, bình chịu áp lực không quá 3
năm/lần hoặc theo kiến nghị của cơ quan kiểm tra.
Thời hạn kiểm tra vận hành 1 năm/lần đối với nồi hơi và bình chịu áp lực.
Thực hiện tự kiểm tra theo quy phạm, tiêu chuẩn hiện hành. Kết quả và kiến nghị
kiểm tra được ghi vào sổ để theo dõi thực hiện.
Khi có sự cố doanh nghiệp tổ chức điều tra bất thường. Nếu có tai nạn cho người
thì tổ chức điều tra theo điều tra tai nạn lao động. Đoàn điều tra lập biên bản theo mẫu
của quy phạm an toàn nồi hơi và bình chịu áp lực. Sau đó doanh nghiệp báo cáo cho
thanh tra nhà nước địa phương về lao động.
Người quản lý nồi hơi và bình chịu áp lực phải nắm vững quy phạm và tiêu chuẩn
liên quan, nội quy, quy trình vận hành an toàn và xử lý sự cố tất cả các nồi hơi và bình
chịu áp lực.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 144


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Người vận hành nồi hơi và bình chịu áp lực là nam giới, trên 18 tuổi, có sức khoẻ,
có chứng chỉ đào tạo, được huấn luyện và sát hạch về kỹ thuật an toàn và được cấp thẻ.
Để đảm bảo an toàn vận hành nồi hơi doanh nghiệp thực hiện các công việc:
• Lập sổ nhật ký vận hành cho mỗi nồi hơi, để người vận hành ghi thời gian, số
lần xả bẩn, kiểm tra áp kế, van an toàn, tình trạng làm việc và các trục trặc phát
sinh.
• Trang bị đồng hồ, phương tiện thông tin, để người vận hành thông tin kịp thời
với người phụ trách khi có sự cố xảy ra.
10.2.6. Phương tiện bảo vệ cá nhân
Mua và cấp phát phương tiện BVCN phải theo bản danh mục trang bị phương tiện
BVCN do Bộ LĐTB&XH quy định.
Cấp phát lại cho người lao động khi phương tiện BVCN bị hư hỏng nhưng không
vì lỗi chủ quan của họ.
Không phát tiền hoặc trao tiền cho người lao động thay cho việc cấp phát trực tiếp
phương tiện BVCN.
Căn cứ vào đặc điểm, tính chất, nhu cầu của từng loại nghề hoặc công việc, chất
lượng của phương tiện BVCN và tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở để
định ra thời gian sử dụng phù hợp.
Định kì hàng năm mở lớp huấn luyện kỹ năng sử dụng và bảo quản đúng phương
tiện BVCN cho người lao động.
Tổ chức đánh giá, kiểm tra chất lượng các phương tiện BVCN có công dụng đặc
biệt: khẩu trang, mặt nạ lọc hơi khí độc, lọc bụi, găng và ủng cách điện, găng chống
dung môi hữu cơ, dây an toàn...trước khi cấp phát và định kỳ trong quá trình sử dụng
theo tiêu chuẩn.
Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc sử dụng phương tiện BVCN và
đánh giá sự phù hợp và hiệu quả sử dụng.
Tổ chức bảo dưỡng cho các phương tiện BVCN có công dụng đặc biệt, phức tạp:
quần áo chống cháy, mặt nạ loc hơi khí độc...để có thể kéo dài thời gian sử dụng của
chúng.
Bố trí nơi cất giữ phương tiện BVCN một cách thuận lợi và an toàn theo chỉ dẫn
hoặc khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc cung ứng.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 145


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

Quản lý chặt chẽ các mặt hoạt động kể trên liên quan đến phương tiện BVCN bằng
việc lập các biểu, bảng theo dõi thích hợp và lưu giữ chúng cẩn thận.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 146


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

KẾT LUẬN
Nghiên cứu tìm hiểu về xây dựng và sản xuất bột giặt là một chuyên đề rất hay vì
qua đó chúng em học được nhiều kỹ năng như:kỹ năng làm việc theo nhóm, tìm kiếm
tài liệu,…cũng như kiến thức chuyên môn kỹ thuật cần thiết. Đồng thời, đây cũng là
quá trình để chúng em ôn lại và vận dụng vào quy trình sản xuất thực tế những kiến
thức mà các thầy cô đã truyền dạy.
Tuy nhiên, chúng em gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu, lựa chọn
thiết bị … và đặc biệt là với những con số sao cho phù hợp với quy trình thực tế.Nên
dù đã cố gắng, nhưng chắc rằng chuyên đề này không tránh khỏi những sai sót, bất
cập.Chúng em rất mong thầy cô góp ý, sửa chữa cho chúng em hoàn chỉnh chuyên đề
này.Với mong muốn ấy, chúng em tin rằng bài tập này sẽ không đơn giản chỉ là một
chuyên đề mà sẽ có một nhà máy sản xuất bột giặt HH07 hoạt động trong tương lai
không xa.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 147


THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT NĂNG SUẤT 12 000 TẤN/NĂM

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Bộ sách Handbook of detergen , part A, part B, part C, part D, prat F.
[2]. Sách Laundry of detergent của E. Smulder.
[3]. Các trang web chuyên về thiết bị như: alibaba.com, trade.com, tradeidian.com....
[4]. Sách powder detergent của Michael S. Showell
[5]. Nhóm tác giả, Sổ tay quá trình và thiết bị, tập 1-2, NXB Khoa học và kỹ thuật
[6]. Vũ Bá Minh-Hoàng Minh Nam, Cơ học vật liệu rời, tập 2, NXB Đại học Quốc Gia
TP.HCM, 2004.
[7]. Các sản phẩm tẩy rửa và chăm sóc cá nhân.
www.ewaonline.de/journal/2007_03.pdf.
http://www.vatgia.com/home/.
http://vst.vista.gov.vn/home/database/an_pham_dien_tu/MagazineName.2004-06-
01.4343/2004/2004_00010/MItem.2004-06-14.4404/MArticle.2004-06-
17.3532/marticle_view.
http://cafef.vn/20081212120420984CA33/thue-thu-nhap-doanh-nghiep-xuong-25-
tu-01012009.chn.
http://www.diaoconline.vn/tinchitiet/9/15355/tang-gia-thue-dat-tai-khu-cong-
nghiep-doanh-nghiep-them-kho-khan/.

GVHD: KS. Phạm Quỳnh Thái Sơn http://www.ebook.edu.vn 148

You might also like