Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 47

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, do kiến thức bậc trung học phổ thông chưa
được toàn diện, kỹ năng xử lý các thông số chưa được thành thạo nên chúng tôi gặp rất
nhiều khó khăn trong việc kết hợp các kết quả nghiên cứu và đưa ra kết luận phù hợp.
Vì vậy, nếu không có sự giúp đỡ của quý thầy cô trong việc khoanh vùng đề tài nghiên
cứu từ những ngày đầu thì đề tài khó có được kết quả như hôm nay. Bên cạnh đó, nhóm
cũng nhận được sự ủng hộ và động viên từ phía thầy cô cũng như anh chị sinh viên và
các cô chú công nhân, những người đã tham gia làm khảo sát với nhóm với những ý
kiến tin tưởng vào tính thiết thực của đề tài.
Xin được trân trọng cảm ơn:
1. Thầy Ngô Hùng Cường – TTCM tổ Vật lý. Người đã trực tiếp hướng dẫn
nhóm hoàn thành đề tài.
2. Thầy Bùi Ngọc Lâm - GVMB Vật lý đã có những góp ý chi tiết cho đề tài.
3. Cô Phạm Thị Minh Ngọc – GVBM Vật lý đã giúp nhóm trong việc thực hiện
phiếu khảo sát về phía công nhân.
4. Cô Lê Võ Tuyết Nhung – GVBM Vật lý đã giúp nhóm trong việc thực hiện
phiếu khảo sát về phía giáo viên trường THPT Nguyễn Công Trứ.
5. Thầy Trương Chí Hòa đã có những hướng dẫn nhóm trong việc thiết kế dụng
cụ đo tiêu hao nhiên liệu.
6. Cô Hồ Thị Thùy Linh – Phụ trách phòng tư vấn học đường đã có những góp
ý chi tiết cho đề tài.
7. Xin cảm ơn quý thầy cô trong phòng thí nghiệm trọng điểm động cơ đốt trong
trường đại học Bách khoa – ĐH quốc gia TPHCM đã có những hướng dẫn cụ
thể trong việc đo nhiên liệu của động cơ khi khởi động máy và khi động cơ
hoạt động ở chế độ không tải.
8. Thầy, ThS. Nguyễn Đức Tâm giảng viên bộ môn vật lý trường ĐH Sư phạm
TPHCM đã hổ trợ nhóm trong việc thực hiện phiếu khảo sát.
9. Thầy, TS. Nguyễn Ngọc Dũng cán bộ nghiên cứu, giảng viên bộ môn ôtô,
máy động lực đã có những đóng góp ý kiến cho đề tài.
10. BGH trường THPT Trần Khai Nguyên, luôn tạo điều, kiện hỗ trợ nhóm tham
gia NCKH.

1
I. Tóm tắt nội dung dự án:
Các vấn đề về ô nhiểm không khí ngày càng trở nên trầm trọng, gây nên
những hậu quả to lớn: hiện tượng ấm lên toàn cầu do hiệu ứng nhà kính, các dịch
bệnh về hô hấp,… ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống trên Trái đất. Nguyên nhân chính
là khí thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất và các phương tiện tham gia giao
thông. Môi trường không khí ở Việt Nam cũng đang gặp các vấn đề tương tự. Việt
Nam, bên cạnh các hoạt động sản xuất Công nghiệp là sự gia tăng đến chóng mặt số
lượng lớn phương tiện giao thông tham gia lưu thông trên đường phố. Việc giảm
thiểu lượng khí thải từ các phương tiện đi lại của người dân đang là vấn đề được
quan tâm hàng đầu. Đã có một số tổ chức hoạt động vì môi trường đã tiến hành tuyên
truyền các biện pháp nhằm giảm lượng khí thải như bằng băng rôn, biểu ngữ, các bài
báo,… Tuy nhiên, liệu kết quả của việc truyền thông có đạt kết quả như mong muốn?
Ý thức và hành động của người dân liệu có thực sự thay đổi?
Để trả lời cho câu hỏi trên, nhóm học sinh chúng tôi đã bắt tay vào nghiên
cứu đề tài “Đánh giá mức độ hiểu biết của người tham gia giao thông về lượng khí
thải của xe máy khi dừng đèn đỏ tại TP Hồ Chí Minh”. Lấy cảm hứng từ chương
trình “20 giây cho giờ trái đất xanh” do TP Hồ Chí Minh phát động đầu năm 2014,
nhóm chúng tôi đã thực hiện đề tài nhằm khảo sát mức độ quan tâm của người dân
trên địa bàn thành phố về việc tắt máy xe khi dừng đèn đỏ. Qua đó đề ra các biện
pháp tuyên truyền hiệu quả hơn. Công trình nghiên cứu của chúng tôi thực hiện 2
công việc chính: Thực nghiệm và khảo sát. Thực nghiệm nhằm chứng minh việc tắt
máy xe khi dừng đèn đỏ là hoàn toàn có lợi cả về mặt kinh tế lẫn môi trường. Khảo
sát nhằm tìm hiểu tâm lý của người tham gia giao thông, qua đó dưa ra các giải pháp
thích hợp tác động vào tâm lý của họ. Kết quả chúng tôi đạt được là việc tắt máy xe
là có lợi, thế nhưng người dân còn ít quan tâm, do nhiều nguyên nhân khác nhau.Từ
đó chúng tôi đưa ra các biện pháp tác động đến tâm lý người điểu khiển xe gắn máy.
Mong muốn thay đổi hành động người điều khiển giao thông, góp phần giảm thiểu
một lượng lớn khí thải thải ra môi trường.

2
II. Giới thiệu và tổng quan về vấn đề nghiên cứu:
II.1. Thành phần khí thải xe máy:
- Gồm: CO, CO2, SO2, NOx, Pb, CH4, và một số tạp khí khác.
- Phản ứng hóa học:Thành phần nhiên liệu được biểu diễn tổng quát bằng công
thức (CHyOz)x . Chỉ số x liên
quan đến khối lượng phân tử
trung bình. Vì cấu trức hóa học
của nhiên liệu không tác động
trực tiếp đến quá trình cháy, mà
sản phần lại có ảnh hưởng lớn
đến mội trường.

CHyOz + (1+y/4-z/2)(O2+3.78N2) → CO2 + y/2 H2O + 3.78(1+y/4-z/2)N2


II.2. Hiệu ứng nhà kính:
Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng
mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán
trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm
toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.
Như vậy, Các tia bức xạ sóng ngắn của mặt trời xuyên qua bầu khí quyển
đến mặt đất và được phản xạ trở lại thành các bức xạ nhiệt sóng dài. Một số phân
tử trong bầu khí quyển, trong đó
trước hết là điôxít cacbon [CO2]
và hơi nước [H2O], có thể hấp thụ
những bức xạ nhiệt này và thông
qua đó giữ hơi ấm lại trong bầu
khí quyển. Hàm lượng cacbon
đioxit vào khoảng 0,036% đã đủ
để tăng nhiệt độ thêm khoảng
30 °C. Nếu không có hiệu ứng nhà kính tự nhiên này nhiệt độ Trái Đất của chúng
ta chỉ vào khoảng –15 °C. Và đến ngày nay, trái đất đang dần nóng lên do chính
hiện tượng trên. Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính
là khí thải từ các phương tiện tham gia giao thông gây ra.

3
II.3. Biến đổi khí hậu:
Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí
quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các
nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập
kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay
đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí
hậu có thế giới hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên toàn Địa
Cầu. Trong những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách môi trường,
biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung
bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi
trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành
phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản
lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế – xã hội hoặc đến sức khỏe và
phúc lợi của con người.(Theo công ước chung của LHQ về biến đổi khí hậu).
Nguyên nhân do hiệu ứng nhà kính gây ra. Lượng khí không thoát ra được trái
đất làm trái đất nóng lên, tích tụ các khí độc hại ví dụ CO, CO2 , các hợp chất
Hidro Cacbon, NOx,..
Tác hại :
- Gây mất cân bằng sinh thái,
- Nhiệt độ tăng, băng ở 2 cực tan ra, nước biển dân cao, ngập úng các vùng
miền thấp.
- Gây ra hiện tượng mưa Axít
- Hạn hán, lũ lụt nhiều nơi
- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
II.4. Ô nhiễm không khí:
Ô nhiễm không khí là hiện tượng không khí bị lẫn các tạp chất có hại cho
sức khỏe của con người, Nguyên nhân chủ yếu là xuất phát từ khói xe của các
phương tiện lưu thông trên đường phố. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm
là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx, Pb, CH4 Các bụi đất đá
cuốn theo trong quá trình di chuyển. Nếu xét trên từng phương tiện thì nồng độ
nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu xét trên một lượng lớn phương tiện tham gia

4
giao thông và quy hoạch địa hình, đường xá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm môi
trường nghiên trọng.
II.5. Quy trình thực hiện nghiên cứu:

BẢNG TÓM TẮT QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU


STT Ngày thực hiện Nội dung thực hiện
- Thiết lập nhóm.
- Chọn lĩnh vực nghiên cứu, trao đổi với giáo
1 10/9/2014 viên hướng dẫn.
- Xác định mục tiêu, định hướng đề tài
- Khảo sát giai đoạn đầu.
- Khoanh vùng đề tài nghiên cứu.
2 15/9/2014 - Tham khảo các phương pháp đo lượng nhiên
liệu tiêu thụ trong trạng thái không tải

5
- Tham khảo các công thức quy đổi từ lượng
nhiên liệu tiêu tốn sang lượng khí phát thải.
- Tiến hành đo nhiên liệu tiêu tốn trên các loại
3 20/9/2014 xe máy khác nhau.
- Xử lý số liệu.
- Lập bảng câu hỏi khảo sát.
4 01/10/2014 - Thống nhất, chỉnh sửa nội dung bảng khảo
sát với giáo viên hướng dẫn.
- Khảo sát sát đối với giáo viên.
5 10/10/2014 - Khảo sát đối với sinh viên.
- Khảo sát đối với công nhân.
- Tổng hợp số liệu khảo sát, đưa ra nhận xét,
biện pháp điều chỉnh hành vi phù hợp với sự
6 30/10/2014 hiểu biết và nhu cầu thông tin đối với đối
tượng được khảo sát.
- Vẽ biểu đồ.
- Báo cáo sơ bộ với giáo viên hướng dẫn.
7 10/11/2014
- Bắt đầu viết báo cáo.
- Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học với các
8 22/11/2014 thầy cô bộ môn liên quan và các bạn học sinh
tham khảo.
- Chỉnh sửa lần cuối
9 27/11/2014
- Gửi bài dự thi cấp Thành phố
- Nhận kết quả từ Sở giáo dục, nhóm được đi tiếp
10 31/12/2014
vào vòng chung kết.
Tiến hành thực nghiệm:
- Kiểm tra lượng khí thải trong quá trình khởi
11 1/1/2015 đến 17/1/2015 động máy.
- So sánh xe khởi động bằng đề và bằng đạp
về khí thải và lượng xăng tiêu thụ
12 19/1/2015 đến 24/1/2015 Tiến hành khảo sát:

6
- Đối tượng: Phụ huynh học sinh (sẽ phân loại theo
ngành nghề cụ thể của từng phụ huynh trong quá
trình xử lý số liệu)
Xử lý số liệu thực nghiệm
13 26/1/2015 đến 31/1/2015 - Thu phiếu khảo sát
- Thống kê số liệu khảo sát
1/2/2015 đến 14/2/2015 - Hoàn chỉnh báo cáo và nộp bài dự thi cấp quốc
14
gia.
III. Giả thuyết khoa học và phát biểu mục đích nghiên cứu:
Giả thuyết khoa học:
Từ các thông số thực nghiệm về lượng xăng tiêu thụ, lượng khí thải, thải ra
môi trường trong một thời gian khi xe máy hoạt động ở chế độ không tải, kết hợp
với các thông số khảo sát từ một bộ phận người tham gia giao thông, chúng tôi
rút ra được các cách thức tuyên truyền nhằm tăng tính hiệu quả của các chiến
dịch tuyên truyền.
Mục đích nghiên cứu:
Không nằm ngoài mục đích khắc phục các hệ quả xấu do biến đổi khí hậu gây
ra, đề tài đi sâu vào nghiên cứu hành vi của các đối tượng tham gia giao thông,
bởi vì đây chính là yếu tố quyết định trong việc cắt giảm trực tiếp lượng khí thải
thải ra môi trường, cụ thể là từ xe gắn máy. Nhất là trong bối cảnh Việt Nam hiện
đang có hơn 39 triệu xe máy đang lưu thông trên đường. Thay đổi được ý thức
của người dân là vô cùng quan trọng, vì vậy cần thiết phải có các thông tin chính
xác, cụ thể, ngắn gọn đến với người dân, song song với các cách thức tuyên truyền
mới mẻ hơn, hiểu quả hơn. Đây chính là mục tiêu mà đề tài muốn hướng tới.
IV. Phương pháp nghiên cứu và đối tượng khảo sát
IV.1. Phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp thực nghiệm: việc đo đạt trực tiếp trên các động cơ trong điều kiện
tương tự với đối tượng nghiên cứu mang lại các số liệu có độ chính xác cao. Đây
là phương pháp mang lại tính khách quan cho đề tài của nhóm.
 Phương pháp khảo sát: bằng hệ thống các câu hỏi, bảng biểu.
 Phương pháp thống kê: Trình bày dưới dạng biểu đồ các kết quả khảo sát và kết
quả thực nghiệm thu được.

7
 Phương pháp sưu tầm: sưu tầm các nguồn
thông tin đáng tin cậy, đặc biệt là các công
thức tính toán, phương trình phản ứng của các
loại khí thải, tiêu chuẩn khí thải EURO 2.
 Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tổng hợp,
nhận xét, đưa ra nhận định và hướng hành
động cho đề tài.
IV.2. Đối tượng khảo sát:
 Khảo sát lần 1
+Nhóm giáo viên: nhóm đã khảo sát các thầy cô
trong trường THPT Trần Khai Nguyên . THPT
Nguyễn Công Trứ
+Nhóm Sinh Viên: nhóm đã khảo sát các anh chị
là sinh viên của trường Đại học Sư phạm TpHCM.
+Nhóm công nhân: nhóm đã khảo sát là các cô chú
công nhân viên tại xí nghiệp may 28 bộ quốc
phòng.
 Khảo sát lần 2
+ Nhóm Nội trợ
+ Nhóm lao động chân tay
+ Nhóm lao động trí óc, nhân viên văn phòng
Khảo sát lần 2 được thực hiện tại buổi họp phụ huynh Sơ kết học kì I tại trường
THPT Trần Khai Nguyên, các nhóm đối tượng được phân loại dựa trên nghề
nghiệp trên phiếu khảo sát của phụ huynh học sinh.
Tính tới thời điểm hiện tại:
Khảo sát lần 1, nhóm đã khảo sát được 100 Giáo Viên, 100 anh chị sinh viên, 100 công
nhân viên.
Khảo sát lần 2, nhóm đã khảo sát được 100 đối tượng lao động trí óc, 100 đối tượng lao
động chân tay, 100 đối tượng thuộc diện nghỉ hưu, nội trợ.
Đề tài nghiên cứu tập trung vào phần khảo sát các đối tượng đang sống và làm
việc tại TP HCM. Các đối tượng được khảo sát với các câu hỏi xoay quanh hai khía
cạnh lớn: hiểu biết về khí thải xe máy và quan điểm của mỗi cá nhân về lợi ích thật sự

8
của việc tắt máy xe khi dừng đèn đỏ. Thông số khảo sát được phân tích và so sánh giữa
các đối tượng với nhau nhằm xác định lại vấn đề nghiên cứu và đưa tới các biện pháp
tác động tâm lý thích hợp.
V. Số liệu và kết quả đo đạt:
V.1.Số liệu:
Theo công văn số 600/ĐK của cục đăng kiểm Việt Nam hướng dẫn việc áp dụng
tiêu chuẩn khí thải theo mức EURO 2 đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu
mới.
Mức Mô tô có Khối lượng các Khối lượng Khối lượng
dung tích bon mônôxít hydrocacbon nitơ oxit
làm việc (g/km) (g/km) (g/km)
của động (CO) (HC) (NOX)

2 < 150 cm3 5,5 (7,0)(1) 1,2 (1,5)(1) 0,3 (0,4)(1)
(EURO 2)(2) ≥ 150 cm3 5,5 (7,0)(1) 1,0 (1,5)(1) 0,3 (0,4)(1)
(1)
Đối với mô tô ba bánh, áp dụng giá trị giới hạn trong ngoặc.
(2)
Mức A (2003), 2002/51/EC
Lấy trung bình lượng nhiên liệu thiêu thụ của xe máy vào khoảng 50km hết 1 lít
xăng, từ đó căn cứ vào tiêu chuẩn EURO 2 ta xác định được lượng khí thải thải ra môi
trường trong thời gian 20s như sau:
Suy ra tổng lượng HC và NOx trong 20s thải ra 0.085g

Lượng HC + NOx trong 20s = (lượng xăng trong 20s *(1.2/0.02))/1000

9
V.2.Kết quả thực nghiệm
thời điểm thời điểm
lượng xăng xe1 xe2 thời điểm xe3
100 ml 0s 0s 0s
90 ml 132 s 110 s 189 s
80 ml 280 s 225 s 380 s
70 ml 425 s 340 s 575 s
60 ml 595 s 460 s 775 s
Trung bình nhiên liệu 1.51 ml-20 s 1.71 ml-20 s 1.03 ml-20 s
trung bình mỗi xe 2,265ml-30s 2,565ml-30s 1,545ml-30s
lượng xăng trong 10 lần
đề máy 8(ml) 5(ml) 4(ml)

1 lần đề máy 0.8(ml) 0.5(ml) 0.4(ml)

Trong 20s 1,41 (ml)


Trung bình nhiên liệu
trung bình 3 xe Trong 30s 2,125 (ml)

Nhóm chúng tôi tiến hành đo đạt trên 3 xe gắn máy. Xe chỉ bắt đầu đo
khi máy nóng, ở trạng thái không tải mô phỏng lại xe khi đang dừng đèn đỏ.

Dựa vào lượng xăng tiêu thụ là 10ml, chúng tôi tính trung bình thời gian
xe nổ máy. Từ đó suy ra lượng xăng tiêu thụ trong 20 giây và 30 giây.

Từ số liệu đã có là 10km thải ra môi trường là 459g CO2,

Suy ra lượng CO2 trong 1km 45,9g CO2.

Một chiếc xe gắn máy trung bình 1lít xăng tiêu


thụ cho động cơ mỗi 50km

Suy ra 1 km cần 0,02l =20ml xăng và thải ra


môi trường 45,9g CO2.

20 giây 1,41 (ml) 3,2 g CO2

30 giây 2,125 (ml) 4,87g CO2

(Công thức từ nguồn “http://www.giaothongxanh.org/home/co2.aspx” ).

10
Tuy là con số khá nhỏ nhưng so với lượng xe ở thành phố Hồ Chí Minh là hơn 6
triệu xe ,thì chúng ta sẽ giảm được một lượng lớn CO2 thải ra môi trường. Trong khi
khảo sát, chúng tôi cho xe khởi động trong trạng thái tạm dừng đèn đỏ 10 lần, từ đó tính
trung bình mỗi lần. Chúng tôi lấy lượng xăng tiêu thụ trong 20 giây và 30 giây trừ cho
lượng xăng một lần đề máy, tất cả chia cho lượng xăng trong 20 giây và 30 giây.

Thu được kết quả:

Trong 20 giây:
xe 1 tiết kiệm được 47,01%
xe 2 tiết kiệm được 70%
xe 3 tiết kiệm được 61,16%
Trong 30 giây
xe 1 tiết kiệm được 64,67%
xe 2 tiết kiệm được 80,5%
xe 3 tiết kiệm được 74,11%
Như vậy kết quả thực nghiệm cho thấy nếu tắt
máy trong 20giây dừng đèn đỏ và khởi động lại thì tiết kiệm được trung bình 58,72%
lượng nhiên liệu và trong 30 giây là 73,09% nhiên liệu.
V.3 Thực nghiệm lần 2.
1. Cơ sở pháp lý: QĐ 249/2005/QĐ-TTG quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn
khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
2. Quy trình đo CO, HC, NOx, CO2, O2
a. Đo ở trạng thái xe không tải và không tắt máy xe trong thời gian 20 giây
b. Đo khi tắt máy xe 20 giây và nổ máy lại
3. Đối tượng
a. Một xe gắn máy sử dụng hệ thống chế hòa khí.
b. Một xe tay ga sử dụng hệ thống phun xăng điện tử.

11
4. Kết Quả Thực Nghiệm
Trường hợp 1: Đo xe ở trạng thái không tải và không tắt máy
Xe Airblake Xe 50cc
STT CO CO2 HC NOx O2 CO CO2 HC NOx O2
1 0.37 5.7 87 22 18.07 10 4.2 2520 236 16.11
2 0.37 5.8 79 26 18.01 10 4.5 2941 238 16.33
3 0.36 5.8 76 16 18.01 10 4.4 3281 295 16.59
4 0.37 5.7 75 20 18.05 10 4.4 3105 312 16.54
5 0.37 5.6 77 23 18.05 10 4.4 3107 314 16.41
Trung 0.368 5.72 78.8 21.4 18.038 10 4.38 2990.8 279 16.396
Bình
Trường hợp 2: Đo xe khi tắt máy 20 giây và nổ máy lại
Xe Airblake Xe 50cc
STT CO CO2 HC Nox O2 CO CO2 HC NOx O2
1 0.87 5.7 81 27 17.93 3.24 1.3 1603 201 20.92
2 0.85 5.7 82 29 17.91 3.67 1.4 2020 245 20.34
3 0.83 6.2 91 29 17.8 3.33 1.5 1845 280 20.01
4 0.77 5.7 86 27 17.93 3.93 1.3 2132 265 19.68
5 0.73 5.8 87 30 17.91 3.19 1.5 1693 276 20.65
Trung 0.81 5.82 85.4 28.4 17.896 3.472 1.4 1858.6 253.4 20.32
bình
*Chú thích: Các xe khi đo đã mô phỏng lại trạng thái của xe khi dừng đèn đỏ,
máy nóng, ở thái không tải.
Đơn vị
CO CO2 HC Nox O2
% % PPM AFR %
Kết luận:
Các số liệu trên là số liệu tức thời được đo ngay sau thời gian 20 giây ở mỗi
trường hợp. Đối với xe Airblake:
Thành phần khí thải khi xe khởi động lại sau 20 giây tắt máy so với xe để nổ máy,
không tải trong 20 giây có sự khác nhau: thành phần CO, HC, NOx cao hơn, CO 2 thay
đổi không đáng kể, O2 thấp hơn.
Tuy nhiên, tắt máy xe vẫn có lợi hơn do: Trong suốt 20 giây nổ máy khí thải thải
ra môi trường có thành phần độc hại. Mặt khác, khi tắt máy và nổ máy lại thành phần
khí độc hại tuy có cao hơn nhưng là cao hơn không đáng kể, chỉ thải khí ra môi trường
ở đúng thời điểm xe nổ máy.
Đối với xe 50cc:
Khi để xe nổ máy trong trạng thái không tải trong 20 giây so với khi để xe nổ
máy, khởi động lại: Tỉ lệ CO, CO2 cao gấp 3 lầ n, HC cao hơn khoảng 1000 đơn vị, NOx
cao hơn không đáng kể, O2 thấp hơn khoảng 4%. Như vậy, thành phần các khí độc hại

12
cao hơn khi để xe nổ máy thay vì tắt máy, nổ máy lại có thể khẳng định đối với xe 50cc,
đã qua sử dụng thời gian dài thì tắt máy là hoàn toàn có lợi với môi trường.
So sánh xe sử dụng hệ thống chế hòa khí (xe 50cc) và xe sử dụng hệ thống
phun xăng điện tử (xe Airblade):
Nồng độ khí thải độc hại thải ra môi trường của xe sử dụng chế hòa khí đã qua
sử dụng trong thời gian dài là vô cùng lớn so với xe sử dụng phun xăng điện tử. Trong
đó, dư lượng HC và CO là 2 khí gây ảnh hưởng đến môi trường nhất có độ chênh lệch
ở 2 xe này là rất cao, nghiêng về xe sử dụng chế hòa khí. Do vậy, xe chạy phun xăng
điện tử tiết kiệm nhiên liệu hơn và thân thiện với môi trường hơn.
VI. Phân tích kết quả khảo sát:
VI.1 Đối với Giáo viên- CNVC:
1. Tắt máy khi gặp đèn đỏ:
Đối với giáo viên khẳng định có tắt máy khi dừng đèn đỏ chiếm tỉ lệ ít nhất 21,5%
, cao nhất là lựa chọn lúc có lúc không với 41,5%. Những con số này chứng tỏ số giáo
viên không quan tâm, đến việc tắt máy xe, không tắt máy xe khi dừng đèn đỏ là rất cao
so với người tắt máy xe.
Biểu đồ thể hiện việc tắt máy xe khi dừng đèn đỏ ở giáo viên

45% 42%
40% 37%
35%
30%
25% 22%
20%
15%
10%
5%
0%
Có không lúc có lúc không

(Hình 1.1 Biểu đồ thể hiện việc tắt máy xe khi dừng đèn đỏ ở giáo viên)
2. Mức độ thường xuyên tắt máy xe khi dừng đèn đỏ của giáp viên

Biểu đồ thể hiện mức độ thường xuyên


tắt máy xe khi dừng đèn đỏ
57%
60%
29%
40% 14%
20% 0% 0%
0%
Hiếm Đôi khi thỉnh thường không
khi thoảng xuyên

(Hình 1.2 Biểu đồ thể hiện mức độ thường xuyên tắt máy xe khi dừng đèn đỏ)

13
Trong số những giáo viên chọn có thì người “Thường xuyên” tắt máy xe là 57%,
“thỉnh thoảng” chiếm 29% và “đôi khi” 14%, không có “hiếm khi”
Điều này thể hiện một khi họ đã chọn tắt máy xe thì đa số thực hiện rất nghiêm
túc, nhưng một số người vẫn chưa thường xuyên tắt máy xe, có thể do họ cho rằng tắt
máy xe có cả mặt lợi lẫn mặt hại.
3. Thời gian lựa chọn tắt máy xe khi dừng đèn đỏ của giáo viên

Thời gian lựa chọn tắt máy xe khi dừng đèn


đỏ của giáo viên

7% 7%
Dưới 20s
43%
20s-30s
30s-40s
43%
50s-60s
trên 60s

(Hình 1.3 Biểu đổ thể hiện khoảng thời gian Giáo viên thường tắt máy xe)
Mức thời gian giáo viên chọn để tắt máy xe là : Trên 20 giây và trên 30giây chiếm
tỉ lệ cao với 43% . Trên 50 giây và trên 60 giây chiếm tỉ lệ khác thấp với 7% so với tổng
thể.
4. Đánh giá mức độ trong lành của không khí.
Biểu đồ đánh giá mức độ trong lành của không
khí của giáo viên

Quá ô nhiễm 15%


Khá ô nhiễm 62%
Hơi ô nhiễm 15%
Có ô nhiễm 8%
Khá trong lành 0%
Vô cùng trong lành 0%

0% 20% 40% 60% 80%

(Hình 1.4 Biểu đồ đánh giá mức độ trong lành của không khí)
Các giáo viên được khảo sát đều có ý kiến chung là có ô nhiễm, nhưng với mức
độ khác nhau: đứng đầu là “Khá ô nhiễm” với 62% , “Hơi ô nhiễm” và “Quá ô nhiễm”
chiếm 15% thấp nhất là “Có ô nhiễm” chỉ chiếm 8%.

14
Các con số kể trên tương đối phù hợp với tình hình thực tế. Tình trạng ô nhiễm
không khí là vấn đề không chỉ riêng TP Hồ Chí Minh gặp phải, mà còn ở các thành phố
lớn khác trên cả nước với mức độ khá nghiêm trọng.
5. So sánh năng lượng tiêu tốn khi để xe nổ máy so với để xe tắt máy và khởi động
lại.
Số giáo viên cho rằng để xe nổ máy tiêu tốn năng lượng nhiều hơn chiếm tỉ lệ
cao nhất với 46%, “ít hơn” đứng nhì với 38%. Các ý kiến “bằng nhau” và “ý kiến khác”
lần lượt là 14% và 2%. Các “ý kiến khác” chúng tôi nhận được đều là “không biết”. Có
thể nói có một bộ phận giáo viên nhận biết được để xe nổ máy khi dừng đèn đỏ tốn năng
lượng nhiều hơn nhưng vẫn chưa thực hiện việc tắt máy xe (so sánh với số người khẳng
định có tắt máy xe).
Biểu đồ so sánh năng lượng tiêu tốn khi để xe nổ máy so
với để xe tắt máy và khởi động lại.
2%

14%
Ít hơn
38%
Nhiều hơn
Bằng nhau
Ý kiên khác
46%

(Hình 1.5 Biểu đồ so sánh năng lượng tiêu tốn khi đề xe nổ máy so với đề xe tắt máy
và khởi động lại)
6. Đánh giá lượng khí thải ra môi trường trong khoảng thời gian là 20 giây:

Biểu đồ đánh giá lượng khí thải ra môi


trường trong khoảng thời gian là 20 giây

54%
60%

40%
20% 23%
20%
0% 3%
0%
Rất ít ít Nhiều rất ý kiến
nhiều khác

(Hình 1.6 Biểu đồ đánh giá khí thải ra môi trường trong 20 giây)

15
Đánh giá lượng khí thải ra trong 20 giây là “Nhiều” chiếm 54%, “Rất nhiều”
chiếm 23%, “Ít” chiếm 20% , không có đánh giá nào cho là “Rất ít”, “Ý kiến
khác” chiếm 3%. Một số giáo viên cho rằng lượng khí thải còn tùy vào loại xe.
Giáo viên hầu hết có quan tâm đến lượng khí thải của chính xe của mình thải ra môi
trường. Vì vậy có thể nói việc tắt máy xe ở một bộ phận giáo viên là do ích thức bảo
vệ môi trường.
7. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của khí thải đến sức khỏe con người.

Biểu đồ đánh giá mức độ ảnh hưởng của khí


thải đến sức khỏe con người
38%
35%
40%
30% 23%
20%
10% 3%
0%
0%
không nghiêm tương khá vô cùng
nghiêm trọng đối nghiêm nghiêm
trọng trọng trọng

(Hình 1.7 Biểu đồ đánh giá mức ảnh hưởng của khí thải đến sức khỏe con người)
Các giáo viên được khảo sát đều cho rằng khí thải có ảnh hưởng đến sức khỏe
nhưng ở các mức độ khác nhau. “Khá nghiêm trọng” chiếm tỉ lệ cao nhất với 38%, “Vô
cùng nghiêm trọng” chiếm 35% , “Tương đối nghiêm trọng” chiếm 23% , thấp nhất là
lựa chọn “Nghiêm trọng” chỉ với 3%.
Các đánh giá về mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe cho thấy giáo viên quan tâm
đến chất lượng cuộc sống. Đây cũng là một trong những lý do khiến giáo viên tắt máy
khi dừng đèn đỏ.
8. Kết luận về việc dừng xe khi đèn đỏ (của đối tượng được khảo sát).

Biểu đồ ý kiến đánh giá về việc


ý kiến
khác
tắt máy xe có lợi hay không
14%


không 85%
1%

(Hình 1.8 Biểu đồ ý kiến đánh giá về việc tắt máy xe có lợi hay không)

16
Sau khi thực hiện khảo sát, đã có một sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức của
giáo viên khi số đối tượng nhận định tắt máy xe là có lợi chiếm đến 85% so với 1%
cho rằng việc làm này không có lợi. Điều này thể hiện khi được đề cập một cách trực
tiếp đến vấn đề, thì đối tượng giáo viên dễ dàng tiếp nhận nguồn thông tin mới. Ngoài
ra có 14% có các ý kiến lo ngại về hư hỏng xe, và kết cấu của các loại xe khác nhau
liệu có ảnh hưởng đến lợi ích của tắt máy xe hay không.
VI.2 Đối với Sinh viên
1. Tắt máy khi gặp đèn đỏ
Tỉ lệ sinh viên được khảo sát trả lời “lúc có lúc không” tắt máy xe chiếm tỉ lệ cao
nhất là 42%, “có” tắt máy xe là 33% và không tắt máy xe thấp nhất với 25%.

Biểu đồ thể hiện việc tắt máy xe khi dừng


đèn đỏ ở Sinh viên

50% 42%

40% 33%

30% 25%

20%

10%

0%
Có không lúc có lúc không

(Hình 2.1 Biểu đồ thể hiện việc tắt máy xe khi dừng đèn đỏ ở sinh viên)
2. Mức độ thường xuyên tắt máy xe khi dừng đèn đỏ

Biểu đồ thể hiện mức độ thường xuyên tắt


máy xe ở sinh viên
0% 0% 15% Hiếm khi
Đôi khi
55% 30% thỉnh thoảng
thường xuyên
không

(Hình 2.2 Biểu đồ thể hiện mức độ thường xuyên tắt máy xe khi dừng đèn đỏ)
Trong số các sinh viên trả lời “có” tắt máy xe khi dừng đèn đỏ, “thường xuyên”
chiếm tỉ lệ cao nhất với 55%, “thỉnh thoảng” chiếm 30% và thấp nhất là “đôi khi” với

17
15%. Các con số cho thấy sinh viên có ý định rõ ràng trong việc tắt máy khi dừng đèn
đỏ chiếm tỉ lệ chưa cao.
3. Thời gian lựa chọn tắt máy xe khi dừng đèn đỏ
Chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các khoảng thời gian đừng đèn đỏ sinh viên lựa
chọn để tắt máy xe là 20 giây trở lên với 50%, 50 giây trở lên chiếm 20%, tắt máy mỗi
khi dừng xe hay 30 giây trở lên đều chiếm 15%.

Biểu đồ thể hiện thời gian sinh viên chọn đề tắt


máy khi xe dừng đèn đỏ
50%
50%
40%
30% 20%
15% 15%
20%
10% 0%
0%
Dưới 20s 20s-30s 30s-40s 50s-60s trên 60s
(Hình 2.3 Biểu đổ thể hiện khoảng thời gian sinh viên thường tắt máy xe)
4. Đánh giá mức độ trong lành của không khí.
Đánh giá độ trong lành của không khí trên địa bàn TP HCM là “khá ô nhiễm”
chiếm đến 47%, “quá ô nhiễm chiếm 25%”, “hơi ô nhiễm” chiếm 15%, thấp nhấp là có
ô nhiễm với 13%. Không sinh viên nào tham gia khảo sát cho rằng không khí đang ở
mức độ trong lành, trái lại, các đánh giá rơi vào các mức độ cao của độ ô nhiễm chiếm
tỉ lệ vô cùng cao, điều này tương đồng với cả hai nhóm đối tượng Giáo viên và Công
nhân, mà công nhân sẽ được đề cập sau đây.

Biểu đồ đánh giá mức độ trong sạch của


không khí

Quá ô nhiễm 25%


Khá ô nhiễm 47%
Hơi ô nhiễm 15%
Có ô nhiễm 13%
Khá trong lành 0%
Vô cùng trong lành 0%

0% 10% 20% 30% 40% 50%

(Hình 2.4 Biểu đồ đánh giá mức độ trong lành của không khí)

18
5. So sánh năng lượng tiêu tốn khi để xe nổ máy so với để xe tắt máy và khởi động
lại.
67% sinh viên được khảo sát cho rằng khi để xe nổ máy tốn nhiên liệu nhiều hơn,
con số này khá cao so với đối tượng Giáo viên, thể hiện hiểu biết của giới trẻ hiện đại
về PTGT là vô cùng khả quan, tắt máy xe đối với họ sẽ tiết kiệm dược nhiên liệu, điều
này hoàn toàn đúng. Thế nhưng tại sao sinh viên hành động chưa quyết liệt?

Biểu đồ so sánh năng lượng tiêu tốn khi để xe


nổ máy so với để xe tắt máy và khởi động lại.

80% 67%

60%

40% 25%

20% 8%
0%
0%
Ít hơn Nhiều hơn Bằng nhau Ý kiên khác

(Hình 2.5 Biểu đồ so sánh năng lượng tiêu tốn khi đề xe nổ máy so với đề xe tắt máy
và khởi động lại)
6. Đánh giá lượng khí thải ra môi trường trong khoảng thời gian là 20 giây:
Khí thải trong môi trường trong 20s được đánh giá là “nhiều” chiếm tỉ lệ cao nhất
với 58%. “Ít” đứng thứ hai với 25%, “ rất nhiều” chiếm 13%, thấp hơn so với nhóm
Giáo viên, “rất ít” thấp nhất với 2% nhưng cao hơn so với giáo viên là 0%. Điều này thể
hiện sinh viên chưa quan tâm nhiều đến các vấn đề về môi trường.

Biểu đồ đánh giá lượng khí thải ra môi


trường trong 20 giây

ý kiến khác 0%

rất nhiều 13%

Nhiều 58%

ít 25%

Rất ít 3%

0% 20% 40% 60%


(Hình 2.6 Biểu đồ đánh giá khí thải ra môi trường trong 20 giây)

19
7. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của khí thải đến sức khỏe con người.

Biểu đồ đánh giá mức độ ảnh hưởng của khí


không
thải đến sức khỏe
nghiêm trọng nghiêm trọng
0% 10%
vô cùng
nghiêm trọng tương đối
28% 29%
khá nghiêm
trọng
33%

(Hình 2.7 Biểu đồ đánh giá mức ảnh hưởng của khí thải đến sức khỏe con người)
100% sinh viên được khảo sát đều công nhận khí thải có ảnh hưởng đến sức khỏe
nhưng ở các mức độ khác nhau: “khá nghiêm trọng” chiếm tỉ lệ cao nhất với 33%, thứ
hai là “tương đối” và “vô cùng nghiêm trọng” chiếm 28%, thấp nhất là nghiêm trọng
chiếm 10%. So với giáo viên các câu trả lời tập trung ở các câu trả lời có mức độ cao
(khá nghiêm trọng, vô cùng nghiêm trọng)_ thì sinh viên thể hiện số đông không quan
tâm nhiều đến chất lượng cuộc sống.
8. Kết luận về việc dừng xe khi đèn đỏ

Biểu đồ ý kiến , nhận định việc tắt máy xe


có lợi hay không khi dừng đèn đỏ.

10%
7%

không

83%

(Hình 2.8 Biểu đồ ý kiến nhận định về việc tắt máy xe là có lợi hay không?)
Sau khi tham gia khảo sát, 83% sinh viên cho rằng tắt máy xe là có lợi, 10% cho
ý kiến khác như: còn tùy thuộc dòng xe, lợi về năng lượng nhưng dễ hư hại xe, tắt máy
mở lại phiền,… còn lại chỉ 7% cho rằng tắt máy xe không có lợi.

20
Kết luận:
Sinh viên có kiến thức tốt về năng lượng tiêu hao trong quá trình hoạt động của
xe, về thành phần khí thải như lại chưa qua tâm nhiều đến các vấn đề môi trường cũng
như tác hại của nó tới con người.
VI.3 Đối với Công nhân
1. Tắt máy khi gặp đèn đỏ
Công nhân được khảo sát không quan tâm hay lưỡng lự việc tắt máy xe khi dừng
đèn đỏ lên đến 52%, khá cao so với nhóm giáo viên và sinh viên. Tỉ lệ “có” tắt máy xe
cũng ờ mức thấp với 22%, còn lại 20% là không. Công nhân có trình độ học vấn cũng
như thời gian, cơ hội tiếp xúc với thông tin đại chúng không bằng 2 nhóm trước. Vì vậy
dường như đề tài này khá mới mẻ đối với họ.
Biểu đồ thể hiện việc dừng xe tắt máy
khi gặp đèn đỏ ở công nhân
60%
50%
40%
30%
20%
10%
28% 20% 52%
0%
Có không lúc có lúc không
Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện việc tắt máy xe khi dừng đèn đỏ ở công nhân
2. Mức độ thường xuyên tắt máy xe khi dừng đèn đỏ của giáo viên

Biểu đồ cột thể hiện mức độ thường


xuyên tắt máy xe khi dừng đèn đỏ
35%
40% 29%
30% 24%
20% 12%
10% 0%
0%
Hiếm Đôi khi thỉnh thường không
khi thoảng xuyên

Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện mức độ thường xuyên tắt máy xe khi dừng đèn đỏ.
Trong số 28% có tắt máy xe khi dừng đèn đỏ, cao nhất vẫn là “thường xuyên”
nhưng chỉ với 35%, thấp so với 2 nhóm đối tượng trước. “Thỉnh thoảng”, “đôi khi” và

21
“hiếm khi” lần lượt là 29%, 24% và 12%. Công nhân chưa thực sự hành động tắt máy
xe khi dừng đèn đỏ 1 cách quyết liệt.
3. Thời gian lựa chọn tắt máy xe khi dừng đèn đỏ
35% là tỉ lệ của khỏang thời gian trên 30 giây được lựa chọn để tắt máy xe cao
nhất, tiếp theo là 29% đối với 20 giây trở lên, 18% đối với 50 giây trở lên và dưới 20
giây trở lên.

Biểu đồ thể hiện khoảng thời gian công


nhân thường chọn để tắt máy xe
0%

18% 18%
Dưới 20s
20s-30s
29% 30s-40s
35%
50s-60s
trên 60s

Hình 3.3 Biểu đổ thể hiện khoảng thời gian công nhân thường tắt máy xe
4. Đánh giá mức độ trong lành của không khí
Đánh giá không khí trên địa bàn thành phố là “khá ô nhiễm” chiếm 59%, “có ô
nhiễm” chiếm 24%, 12% đối với “hơi ô nhiễm” và 6% là “khá trong lành”. Đánh giá
đúng với tình hình thực tế là môi trường không khí có ô nhiễm chiếm 96%.

Biểu đồ đánh giá mức độ trong lành của không khí

59%
60%
50%
40%
30% 24%
20% 12%
6%
10% 0% 0%
0%
Vô cùng Khá trong Có ô Hơi ô Khá ô Quá ô
trong lành lành nhiễm nhiễm nhiễm nhiễm
Hình 3.4 Biểu đồ đánh giá mức độ trong lành của không khí

22
5. So sánh năng lượng tiêu tốn khi để xe nổ máy so với để xe tắt máy và khởi
động lại.

Biểu đồ so sánh năng lượng tiêu tốn của để nổ


máy so với tắt máy- khởi động lại
Ít hơn Nhiều hơn Bằng nhau Ý kiên khác
5%

16% 32%

47%

Hình 3.5 Biểu đồ so sánh năng lượng tiêu tốn khi đề xe nổ máy so với đề xe tắt
máy và khởi động lại.
Có đến 47% công nhân cho là để xe nổ máy tốn năng lượng nhiều hơn so với khi
tắt máy và khởi động lại, 31% là “Ít hơn”, 17% là bằng nhau và 5% là ý kiến khác, chủ
yếu là không biết. Con số tương ứng với mức thời gian họ chọn để tắt máy xe, năng
lượng tiêu thụ được coi là tỉ lệ với thời gian dừng đèn đỏ.
6. Đánh giá lượng khí thải ra môi trường trong khoảng thời gian là 20 giây

Biểu đồ đánh giá lượng khí thải ra


môi trường trong 20 giây

ý kiến… 2%
rất nhiều 48%
Nhiều 43%
ít 3%
Rất ít 3%

0% 20% 40% 60%

Hình 3.6 Biểu đồ đánh giá khí thải ra môi trường trong 20 giây
Có đến 48% số công nhân được khảo sát cho rằng lượng khí phát thải ra môi
trường là rất nhiều, 43% là nhiều, “ít” và “rất ít” chỉ chiếm 3%, ý kiến khác chiếm 2%
(tùy theo số năm sử dụng xe). Điều này cho thấy công nhân rất quan tâm tới các vấn đề

23
do khói bụi xe cộ gây ra,đây là một trong các nguyên nhân để Công nhân thực hiện tắt
máy xe.
7. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của khí thải đến sức khỏe con người
Vấn đề do khói bụi gây ra chính là sự ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Công
nhân quan tâm thật sự đến vấn đề này qua 47% đánh giá mức độ ảnh hưởng của khí thải
đến sức khỏe là “khá nghiêm trọng”, 33% là “vô cùng nghiêm trọng”, 15% là “tương
đối nghiêm trọng”, 5% là nghiêm trọng. Các đánh giá có mức độ quyết liệt hơn so với
sinh viên và giáo viên.

Biều đồ đánh giá mức độ ảnh hưởng của khí


thải đến sức khỏe con người
47%
50%
45%
40% 33%
35%
30%
25%
20% 15%
15%
10% 5%
5% 0%
0%
không nghiêm nghiêm trọng tương đối khá nghiêm vô cùng nghiêm
trọng trọng trọng

Hình 3.7 Biểu đồ đánh giá mức ảnh hưởng của khí thải đến sức khỏe con người
8. Kết luận về việc dừng xe khi đèn đỏ

Biểu đồ ý kiến, nhận địnhviệc tắt máy xe là có


lợi hay không khi dừng đèn đỏ
80%
70% 75%
60%
50%
40%
30%
20% 25%
10% 0%
0%
có không ý kiến khác
Hình 3.8 Biểu đồ ý kiến, nhận định việc tắt máy xe là có lợi hay không khi dừng đèn đỏ

24
VI.4 Đối với nhóm nội trợ
1. Tắt máy khi gặp đèn đỏ
Tỉ lệ tắt máy xe khi dừng đèn đỏ ở nội trợ so với tỉ lệ để xe nổ máy là ngang nhau.

Biều đồ đánh giá việc tắt máy xe khu dừng


đèn đỏ ở nhóm nội trợ

60%
50% 50%
40%

20%

0%
Có không

Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện việc tắt máy xe khi dừng đèn đỏ ở nhóm nội trợ
2. Mức độ thường xuyên tắt máy xe khi dừng đèn đỏ
Trong số những người có tắt máy xe, “thỉnh thoảng” chiếm tỉ lệ cao nhất là 41%,
tiếp theo là “khá thường xuyên” với 30%, “thường xuyên” chiếm 27% và “hiếm khi”
thấp nhất với 2%. Tỉ lệ người trong nhóm này chưa có ý định rõ ràng trong việc tắt máy
xe khi dừng đèn đỏ là khá cao.

Biểu đồ đánh giá mức độ thường xuyên tắt


máy khi dừng đèn đỏ

khá thường xuyên 30%


thường xuyên 27%
thỉnh thoảng 41%
Hiếm khi 2%

0% 10% 20% 30% 40% 50%


Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện mức độ thường xuyên tắt máy xe khi dừng đèn đỏ
3. Thời gian lựa chọn tắt máy xe khi dừng đèn đỏ
Tỉ lệ người chọn để tắt máy xe khi dừng đèn đỏ từ 20 giây trở lên, 33%
chọn từ 30 giây trở lên, 19% đối với dưới 20 giây trở lên và thấp nhất là 7% chọn
tắt máy xe từ 50 giây trở lên. Các lựa chọn tập trung vào các khoảng thời gian
đèn đỏ thường thấy (không kể giờ cao điểm) trong khu vực.

25
Biều đồ thể hiện khoảng thời gian nhóm nội
trợ chọn đề tắt máy xe

50% 41%
40% 33%
30%
19%
20%
7%
10%
0%
0%
Dưới 20s 20s-30s 30s-40s 50s-60s trên 60s

Hình 4.3 Biểu đổ thể hiện khoảng thời gian nhóm nội trợ thường tắt máy xe
4. Đánh giá mức độ trong lành của không khí

Biểu đồ đánh giá mức độ trong lành của không


khí

Quá ô nhiễm 16%


Khá ô nhiễm 35%
Hơi ô nhiểm 22%
Có ô nhiểm 23%
Khá trong lành 2%
Rất trong lành 2%
0% 10% 20% 30% 40%

Hình 4.4 Biểu đồ đánh giá mức độ trong lành của không khí.
Cao nhất là “khá ô nhiễm” với 35%, “có ô nhiễm” và “hơi ô nhiễm” lần lượt là
23% và 22%, “quá ô nhiễm” chiếm 16%, thấp nhất là đánh giá “rất trong lành” và “khá
trong lành” với 2%. Tỉ lệ các đánh giá tương đối ngang bằng nhau ở các mức ô nhiễm,
không đáng kể ở các đánh giá trong lành.
5. So sánh năng lượng tiêu tốn khi để xe nổ máy so với để xe tắt máy và khởi động
lại.
52% đối tượng được khảo sát cho rằng để xe nổ máy tốn nhiên liệu ít hơn so với
khi tắt máy- khởi động lại, 30% là “ít hơn” và “bằng nhau” là 14%. Các ý kiến khác
chiếm tỉ lệ thấp trong số người được khảo sát hầu hết là “không biết”. Nhóm nội trợ
chưa có thông tin chính xác về vấn đề này, đây có thể là nguyên nhân khiến tỉ lệ tắt máy
xe là chưa cao.

26
Biểu đồ so sánh năng lượng tiêu tốn của để nổ máy so
với tắt máy- khởi động lại

5%

14% Ít hơn
Nhiều hơn
52% Bằng nhau
29%
Ý kiên khác

Hình 4.5 Biểu đồ so sánh năng lượng tiêu tốn khi đề xe nổ máy so với đề xe tắt máy và
khởi động lại
6. Đánh giá lượng khí thải ra môi trường trong khoảng thời gian là 20 giây:
31% đối tượng được khảo sát đánh giá lượng khí phát thải ra môi trường là nhiều,
23% là “vừa phải”, 18% đánh giá “ít” và “rất ít” thấp nhất chiếm 12%. bảo vệ môi trường
hay nhận thức được tác hại của nó có thể nguyên nhân để họ tắt máy xe khi dừng đèn
đỏ, các đánh giá “nhiều” và “rất nhiều” tương ứng với số người “có” tắt máy xe. Thế
nhưng tại sao mức độ thường xuyên tắt máy xe là chưa cao?

Biểu đồ đánh giá lượng khí thải ra môi trường


trong 20 giây

Ý kiên khác 1%
Rất nhiều 14%
Nhiều 31%
Vừa phải 23%
ít 18%
Rất ít 12%
0% 10% 20% 30% 40%
Hình 4.6 Biểu đồ đánh giá khí thải ra môi trường trong 20 giây
7. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của khí thải đến sức khỏe con người.
“Khá nghiêm trọng” chiếm 32% trong tổng số các bản khảo sát của nhóm Nội
trợ, tương ứng với tỉ lệ người thường xuyên tắt máy xe. “tương đối” chiếm 24%, vô
cùng nghiêm trọng chiếm 21%, nghiêm trọng là 20%, “không nghiêm trọng” là 2%. Sợ
khí thải ảnh hưởng đến khí thải chính là nguyên nhân chính để họ tắt máy xe.

27
Biểu đồ đánh giá mức ảnh hưởng của khí thải
đến sức khỏe con người
32%
35%
30% 24%
25% 20% 21%
20%
15%
10% 2%
5%
0%
không nghiêm tương đối khác vô cùng
nghiêm trọng nghiêm nghiêm
trọng trọng trọng

Hình 4.7 Biểu đồ đánh giá mức ảnh hưởng của khí thải đến sức khỏe con người)
8. Ý kiến về thành phần khí thải
Kiến thức về thành phần khí thải xe máy là chưa cao với số người cho rằng chỉ 1-
2 loại khí trong thành phần khí thải lên đến 83%, chủ yếu là CO2, SO2 và CO. Còn lại
chỉ 17% nhận biết được khí thải có nhiều thành phần. Có kiến thức về thành phần khí
thải mang lại lợi ích rất lớn: các hiệu ứng nhà kính hay các căn bệnh liên quan tới đường
hô hấp khi được đưa lên truyền thông thường chỉ liệt kê nguyên nhân là các loại khí. Do
vậy, việc tạo đường liên kết từ thành phần khí thải đến các vấn đề khác của xã hội sẽ
thúc đẩy người dân hành động quyết liệt hơn.
Thành phần chỉ có một loại khí(hiểu biết ít) 83%
Thành phần trên hai loại khí(hiểu biết tương đối) 17%
9. Kết luận về việc dừng xe khi đèn đỏ

Biểu đồ ý kiến, nhận định việc tắt máy xe là


có lợi hay không khi dừng đèn đỏ.
2%
9%

không
ý kiến khác
89%

Hình 4.8 Biểu đồ ý kiến, nhận định việc tắt máy xe là có lợi hay không khi dừng đèn đỏ.

28
Sau khi khảo sát, 89% đối tượng nói rằng việc tắt máy xe là hoàn toàn có lợi, chỉ
9% cho là không có lợi và 2% là các ý kiến thắc mắc liệu tắt máy là khởi động lại nhiều
lần có hư hại xe hay không.
VI.5 Đối với nhóm lao động chân tay
1. Tắt máy khi gặp đèn đỏ
Tỉ lệ có tắt máy khi dừng đèn đỏ là 55%, không tắt máy xe khi dừng đèn đỏ là
45%, tương đối ngang nhau.

Biểu đồ đánh giá việc tắt máy xe khi


dừng đèn đỏ ở nhóm lao động chân
tay

45%
55%

Có không

Hình 5.1 Biểu đồ thể hiện việc tắt máy xe khi dừng đèn đỏ ở nhóm lao động chân tay
2. Mức độ thường xuyên tắt máy xe khi dừng đèn đỏ
Trong số cá đối tượng có tắt máy xe khi dừng đèn đỏ, 35% tắt máy xe với mức
độ “khá thường xuyên”, 31% là “thường xuyên”, “thỉnh thoảng” với 26%, thấp nhất là
hiếm khi với 9%. Người lao động chân tay thực hiện tắt máy xe khi dừng đèn đỏ có phần
quyết liệt hơn nhóm Nội trợ.
Biều đồ đánh giá mức độ thường xuyên tắt máy xe khu dừng đèn
đỏ

khá thường xuyên 35%


thường xuyên 31%
thỉnh thoảng 26%
Hiếm khi 9%

0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35%


Hình 5.2 Biểu đồ thể hiện mức độ thường xuyên tắt máy xe khi dừng đèn đỏ

29
3. Thời gian lựa chọn tắt máy xe khi dừng đèn đỏ
Thời gian nhóm Lao động chân tay chọn để tắt máy xe tập trung ở các khoảng
dưới 20 giây hay từ 20, 30 giây trở lên: cao nhất là 29% đối với 20 giây trở lên, 27% đối
với 20 giây trở lên và 24% là từ 30 giây trở lên. Trên 50 chiếm 14% và trên 60 giây chỉ
6%.
Biểu đồ thể hiện khoảng thời gian nhóm lao động chân
tay chọn đề tắt máy xe

6%
14% Dưới 20s
27%
20s-30s
30s-40s
24% 50s-60s
29% trên 60s

Hình 5.3 Biểu đổ thể hiện khoảng thời gian nhóm lao động tay chân thường tắt máy xe
4. Đánh giá mức độ trong lành của không khí:
Cao nhất là đánh giá không khí “ khá ô nhiễm” với 38%, “có ô nhiễm” và “quá ô
nhiễm” chiếm 22%, chỉ 7% đối với “trong lành”. Các đánh giá tập trung ở khá và quá ô
nhiễm tương đối cao.

Biểu đồ đánh giá nhận thức về sự trong lành của không


khí

22%
KHÁ Ô NHIỄM 38%
10%
CÓ Ô NHIỂM 22%
7%
RẤT TRONG LÀNH 0%
0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40%

Hình 5.4 Biểu đồ đánh giá mức độ trong lành của không khí

30
5. So sánh năng lượng tiêu tốn khi để xe nổ máy so với để xe tắt máy và khởi động
lại:
Có đến 53% đối tượng được khảo sát cho rằng năng lượng khi để xe nổ máy tiêu
tốn ít hơn so với khi tắt máy xe khởi động lại, 27% là “nhiều hơn”,
18% là bằng nhau và 2% là ý kiến khác, ý kiến cho rằng tùy vào các loại xe khác
nhau. Điều này cho thấy nhóm đối tượng trên phần lớn chưa có nhận thức đúng đắn về
lức năng lượng tiêu hao, đây là lý do hạn chế họ tắt máy xe.

Biểu đồ so sánh lượng xăng khi để xe nổ máy so với


dừng xe tắt máy - khởi động lại

2%
18%

53%
27%

Ít hơn Nhiều hơn Bằng nhau Ý kiên khác

Hình 5.5 Biểu đồ so sánh năng lượng tiêu tốn khi đề xe nổ máy so với đề xe tắt máy và
khởi động lại.
6. Đánh giá lượng khí thải ra môi trường trong khoảng thời gian là 20 giây

BIỂU ĐỒ ĐÁNH GIÁ LƯỢNG KHÍ


THẢI RA TRONG 20 GIÂY
29%
30% 25%

20% 15% 16%


13%
10%
2%
0%
1

Rất ít ít Vừa phải Nhiều Rất nhiều Ý kiên khác

Hình 5.6 Biểu đồ đánh giá khí thải ra môi trường trong 20 giây
Đánh giá lượng khí thải ra môi trường ở mức độ “vừa phải” là 29%, “nhiều” là
25%, “Ít” và “rất ít” lần lượt là 16% và 15%, chỉ 13% ở mức “rất nhiều” và 2% là “ý
kiến khác”. Các vấn đề về khí thải ảnh hưởng đến môi trường chưa được nhóm Người
lao động chân tay quan tâm.

31
7. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của khí thải đến sức khỏe con người
Nhìn chung, cũng như Nhóm nội trợ, Nhóm Lao động chân tay có các đánh giá tập
trung ở mức “khá nghiêm trọng” và “vô cùng nghiêm trọng” lần lượt là 31% và 25%,
“tương đối” ở 21%, “nghiêm trọng” ở 19%, “không nghiêm trọng” là 4%. Tỉ lệ đối tượng
coi nhẹ tác động của khí thải đến sức khỏe còn khá cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ý
thức tắt máy xe khi dừng đèn đỏ của họ.

Biểu đồ đánh giá mức độ nghiêm


trọng của khí thải đến sức khỏe

không nghiêm
25% 4% 19% trọng
31% 21% nghiêm trọng

tương đối

Hình 5.7 Biểu đồ đánh giá mức ảnh hưởng của khí thải đến sức khỏe con người.
8. Ý kiến về thành phần khí thải
Có đến 88% người được khảo sát có hiểu biết chưa đầy đủ về thành phần khí thải,
họ cho rằng chỉ có CO2 hay CO, NOx trong khí thải. Nhưng trên thực tế, thành phần
khí thải là vô cùng phức tạp, ảnh hưởng đến nhiều mặt như ô nhiễm không khí, hiệu ứng
nh2 kính và sức khỏe con người.
Thành phần chỉ có một loại khí(hiểu biết ít) 88%
Thành phần trên hai loại khí(hiểu biết tương đối) 12%
9. Kết luận về việc dừng xe khi đèn đỏ

Biểu đồ ý kiến về lợi ích của việc tắt


máy hay không khi dừng đèn đỏ.
ý kiến khác
không 2%
11%


87%

có không ý kiến khác

Hình 5.8 Biểu đồ ý kiến về lợi ích của việc tắt máy hay không khi dừng đèn đỏ.
87% đối tượng sau khảo sát đã xác nhận tắt máy xe là có lợi, tuy nhiên vẫn còn
11% không đồng ý quan điểm trên, 2% là ý kiến khác. Các ý kiến này lo ngại về vấn đề

32
hư xe hay xe xài lâu năm, tốn nhiên liệu hơn. Họ không tắt máy xe do chưa được cung
cấp thông tin chính xác về lợi ích của nó, vì vậy cần thiết có các chiến dịch đề cập đến
vấn đề này một cách nghiêm túc về các mặt như sức khỏe, môi trường để thay đổi hành
động của họ.
VI.6 Đối với nhóm trí thức
1. Tắt máy khi gặp đèn đỏ
Tắt máy khi dừng đèn đỏ chiếm 52% số người được khảo sát. Cũng như nhóm
Nội trợ và Lao động, các đối tượng tắt máy và không tắt máy chiếm tỉ lệ ngang nhau.

Biểu đồ đánh giá về việc tắt


máy xe khi dừng đèn đỏ ở
nhóm trí thức.

48%
52%

Có không

Hình 6.1 Biểu đồ thể hiện việc tắt máy xe khi dừng đèn đỏ ở nhóm tri thức
2. Mức độ thường xuyên tắt máy xe khi dừng đèn đỏ

Biểu đồ đánh giá mức độ thường xuyên tắt máy xe khi


dừng đèn đỏ.
khá thường xuyên 41%
thường xuyên 27%
thỉnh thoảng 32%
Hiếm khi 0%

0% 10% 20% 30% 40% 50%

Hình 6.2 Biểu đồ thể hiện mức độ thường xuyên tắt máy xe khi dừng đèn đỏ.
Trong số 52% số người tắt máy xe thì cao nhất là “khá thường xuyên” với 41%,
“thỉnh thoảng chiếm 32%, “thường xuyên” là 27%. Tuy số người thực hiện tắt máy xe

33
một cách nghiêm túc vẫn còn chiếm tỉ lệ thấp như ở nhóm đối tượng Tri thức đã có phần
cao hơn 2 nhóm trước.
3. Thời gian lựa chọn tắt máy xe khi dừng đèn đỏ
Cũng như hai nhóm trước, lựa chọn tắt máy xe từ 20 giây trở lên chiếm tỉ lệ cao
nhất với 33%, dưới 20 giây và 30 giây trở lên đều chiếm 24%, 15% đối với 50 giây trở
lên và chỉ 3% là trên 60 giây. 20 giây dường như là con số dễ nhớ đối với người dân trên
địa bàn TP. Trên thực tế, đây cũng là thời gian tiết kiệm nhiên liệu và giảm khí thải phát
ra môi trường tối ưu nhất.

Biểu đồ thể hiện khoảng thời gian nhóm tri


thức thường chọn để tắt máy
40% 33%
24% 24%
20% 15%
3%
0%
DƯỚI 20S 20S-30S 30S-40S 50S-60S TRÊN 60S

Hình 6.3 Biểu đổ thể hiện khoảng thời gian nhóm tri thức thường tắt máy xe.
4. Đánh giá mức độ trong lành của không khí
Các đánh giá tập trung theo các mức độ tăng dần của tình trạng ô nhiễm không
khí: 1% đối với “trong lành” và “khá trong lành”, 15% là “có ô nhiễm”, 10% là “hơi ô
nhiễm”, “khá ô nhiễm với 35% và cao nhất là “quá ô nhiễm” với 39%. Trí thức quan
tâm nhiều đến các vấn đề môi trường, nếu có sự liên kết từ vấn đề ô nhiễm đến tác hại
đối với con người thì tỉ lệ người tắt máy xe khi dừng đèn đỏ sẽ cải thiện.

BIỂU ĐỒ ĐÁNH GIÁ ĐỘ SẠCH CỦA KHÔNG KHÍ


1% 1% 15%
Rất trong lành
Khá trong lành
39% 10%
Có ô nhiểm
Hơi ô nhiểm
35%
Khá ô nhiễm
Quá ô nhiễm

Hình 6.4 Biểu đồ đánh giá mức độ trong lành của không khí.

34
5. So sánh năng lượng tiêu tốn khi để xe nổ máy so với để xe tắt máy và khởi động
lại
46% đối tượng cho rằng tắt máy- khởi động lại tốn nhiên liệu ít hơn, tương đối
cao so với 2 nhóm đối tượng trước. Tuy nhiên đánh giá đúng đắn khía cạnh này của
việc tắt máy xe vẫn còn chiếm tỉ lệ thấp, chưa đến 50%, vẫn còn 36% cho rằng để xe
nổ máy tốn nhiên liệu ít hơn. 13 % đối với đánh giá “bằng nhau”, còn lại là các ý kiến
khác.

BIỂU ĐỒ ĐÁNH GIÁ MỨC TIÊU TỐN NHIÊN


LIỆU KHI ĐỂ XE NỔ MÁY SO VỚI TẮT
MÁY KHỞI ĐỘNG LẠI

Ý kiên khác 5%
Bằng nhau 13%
Nhiều hơn 46%
Ít hơn 36%
0% 10% 20% 30% 40% 50%
Hình 6.5 Biểu đồ so sánh năng lượng tiêu tốn khi đề xe nổ máy so với đề xe tắt máy và
khởi động lại
6. Đánh giá lượng khí thải ra môi trường trong khoảng thời gian là 20 giây

BIỂU ĐỒ ĐÁNH GIA LƯỢNG KHÍ THẢI RA MÔI


TRƯỜNG TRONG 20 GIÂY

RẤT NHIỀU

VỪA PHẢI

RẤT ÍT
0% 10% 20%
30%
40%
50%
Rất ít ít Vừa phải Nhiều Rất nhiều Ý kiên khác
Chiếm 0% 10% 32% 44% 12% 2%

Hình 6.6 Biểu đồ đánh giá khí thải ra môi trường trong 20 giây
44% đối tượng đánh giá khí thải của PTGT ra môi trường trong 20 giây là
“nhiều”, 32% đối với “vừa phải”, rất nhiều chiếm 12% và ít chiếm 10%. Có ý kiến khác
cho rằng còn tùy thuộc vào thời gian sử dụng và loại xe. Người tham gia giao thông vẫn
còn số đông người chưa nhận thức được chính xe mình là một trong những tác nhân gây
ô nhiễm.

35
7. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của khí thải đến sức khỏe con người
Tỉ lệ đánh giá mức độ khí thải đến sức khỏe con người cao nhất là khá nghiêm
trọng với 35%,“tương đối” là 28%, “vô cùng nghiêm trọng” là 25%, 12% là “nghiêm
trọng”. Tỉ lệ người đánh giá cao sức ảnh hưởng của khí thải đến sức khỏe vẫn còn thấp,
kéo theo người nghiêm túc thực hiện tắt máy xe để giảm khí thải chiếm tỉ lệ không cao.

Biểu đồ đánh giá sự ảnh hưởng của khí thải đến sức
khỏe con người

VÔ CÙNG NGHIÊM TRỌNG 25%


KHÁC NGHIÊM TRỌNG 35%
TƯƠNG ĐỐI 28%
NGHIÊM TRỌNG 12%
KHÔNG NGHIÊM TRỌNG 0%
0% 10% 20% 30% 40%
Hình 6.7 Biểu đồ đánh giá mức ảnh hưởng của khí thải đến sức khỏe con người
8. Hiểu biết về thành phần khí thải
Nhóm Trí thức có 77% cho rằng thành phần khí thải xe máy chỉ có 1 hay 2 loại
khí là CO2, CO hay NO2. Số đối tượng có hiểu biết đầy đủ về thành phần khí thải chiếm
17%, cao hơn so với Nhóm Nội trợ và Lao động chân tay, nhưng vẫn chiếm tỉ lệ khá
thấp. Ở cả ba nhóm đối tượng cần thiết có sự bổ sung kiến thức về thành phần khí
thải.Bởi vì như đã đề cập ở phần trước, mỗi khí thải mang lại một ảnh hưởng khác nhau,
liên hệ giữa thành phần khí thải và tác hại của nó sẽ tác động tích cực đến ý thức mỗi cá
nhân.
Thành phần chỉ có một loại khí(hiểu biết ít) 77%
Thành phần trên hai loại khí(hiểu biết tương đối) 23%
9. Kết luận về việc dừng xe khi đèn đỏ

Biểu đồ ý kiến về việc tắt máy


xe có lợi hay không khi dừng
đèn đỏ.
2%
14%

83%

có không ý kiến khác

Hình 6.8 Biểu đồ ý kiến về việc tắt máy xe có lợi hay không khi dừng đèn đỏ.

36
Sau khảo sát, Nhóm Tri thức có 83% nhận định tắt máy xe là có lợi, thấp hơn so
với 2 đối tượng trước. Người trong nhóm này cần thiết có sự thuyết phục lâu dài với đầy
đủ chứng cứ về lợi ích của tắt máy xe cũng như hạn chế của nó là không đáng kể do họ
xem xét rất nhiều khía cạnh xoay quanh vấn đề này. Tuy nhiên, khi tác động được đến
ý thức của họ thì họ hành động vô cùng quyết liệt.
VII. Kết Luận:
Khảo sát lần 1:
Nhìn chung, cả giáo viên, sinh viên và công nhân viên được khảo sát đều nhận
thức được tình trạng ô nhiễm không khí trên địa bàn thành phố và ảnh hưởng của nó là
vô cùng nghiêm trọng. Tuy nhiên, các kiến thức về khí thải xe máy cũng như lượng hao
tốn nhiên liệu là chưa đầy đủ: Cụ thể, việc lượng năng lượng tiêu tốn trong quá trình để
xe nổ máy trong trạng thái không tải được cho là cao hơn so với khi tắt máy xe và khởi
động lại trung bình chiếm khoảng 60% đối tượng được khảo sát, các nhận định trên chỉ
dựa vào phán đoán là chính, chưa có căn cứ. Mặt khác thành phần khí thải của xe máy
được cho là chỉ có CO2 và CO với tỉ lệ khá cao. Tuy nhiên, có thể dễ dàng bổ sung các
kiến thức này thông qua công tác tuyên truyền tại các cơ quan trường học, vì họ đã có
sẵn mong muốn cải thiện tình hình ô nhiễm môi trường.
Nói tóm lại, các thông số thực nghiệm cho thấy nếu tắt máy trong khi dừng đèn
đỏ 20 giây sẽ tiết kiệm trung bình 75% nhiên liệu, giảm 3,2 gam CO2 và một lượng
không nhỏ các loại khí thải khác thải ra môi trường, bảo vệ trực tiếp sức khỏe con người
điều khiển phương tiện giao thông, làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu và giảm
thiểu tác động của nó vớ sự sống trên trái đất.
Các thông số khảo sát cho thấy cần thiết thay đổi cách thức tuyên truyền đối với
từng đối tượng, giới tính cụ thể và giáo dục về ô nhiễm không khí do phương tiện giao
thông gây ra, đồng thời theo sát quá trình tuyên truyền, giáo dục cũng như hiệu quả của
nó mang lại chứ không làm cho có phong trào như hiện nay.
Khảo sát lần 2
Ở cả ba nhóm có tỉ lệ tắt máy xe và không tắt máy xe khi dừng đèn đỏ là ngang
nhau. Trong đó, người có tắt máy xe nhưng không thường xuyên chiếm tỉ lệ cao. Qua
khảo sát, nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ này chưa cao là do: nhận thức sai về lượng nhiên
liệu tiêu hao khi để xe nổ máy so với khi tắt máy, khởi động lại, không có hiểu biết đầy

37
đủ về thành phần khí thải, chưa đánh giá đúng tầm ảnh hường của khí thải đến môi
trường sống và sức khỏe con người. Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa ba nhóm đối tượng.
Nội trợ
Nội trợ trong số những người có tắt máy xe khi dừng đèn đỏ thì tỉ lệ người tắt
máy với mức độ thường xuyên chiếm tỉ lệ khá thấp. Nguyên nhân là do ý thức tắt máy
xe chủ yếu đến từ việc tránh khói bụi lúc dừng đèn đỏ trong thời gian dài, ảnh hưởng
đến sức khỏe, còn các lợi ích khác như tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường,… thì
nhóm đối tượng này hầu như không quan tâm. Có thể thấy được qua mức độ ô nhiễm
trên địa bàn thành phố được nhóm nội trợ đánh giá không cao, hay thành phần khí thải
hơn 80% cho là chỉ có một đến hai loại khí thải. Nhóm nội trợ chưa có sự liên kết giữa
thành phần khí thải, mức độ ô nhiễm môi trường đến các tác hại cho con người cũng
như nhận thức đúng về lượng nhiên liệu tiêu thụ. Việc tác động đến tâm lý của nhóm
này phải được tập trung vào các yêu tố lên quan đến sức khỏe là chính vì đây là mối
quan tâm hàng đầu của người giữ vai trò chăm sóc gia đình. Cung cấp các kiến thức về
môi trường cũng như thành phần khí thải nên được thực hiện lâu dài, tổng quát, tập trung
vào các tác hại đến con người vì trình độ dân trí ở nhóm này chỉ ở mức tương đối. Tuy
nhiên, hiệu quả mang lại sẽ vô cùng nhanh chóng thể hiện qua đánh giá sau khảo sát, số
người cho rằng tắt máy xe khi dừng đèn đỏ là có lợi chiếm tỉ lệ rất cao. Có lẽ trước đây
họ chưa được nghe nhiều về vấn đề này, nếu được cung cấp thông tin xoay quanh lợi
ích cụ thể của tắt máy xe, họ sẽ dễ dàng tuân thủ. Mặt khác, thông tin cung cấp phải
mang tính liên tục, lặp đi lặp lại với cùng một nội dung ngắn gọn, dễ hiểu thì hiệu quả
mới kéo dài.
Lao động chân tay
Tỉ lệ người có tắt máy xe khi dừng đèn đỏ và thực hiện việc này thường xuyên ở
nhóm lao động chân tay cao hơn so với nội trợ. Cũng như nội trợ, các kiến thức về thành
phần khí thải và lượng xăng tiêu thụ khi để xe nổ máy so với tắt máy khởi động lại là
không đầy đủ. Mặt khác, ở nhóm này có các nhận định về tình hình ô nhiễm trên địa bàn
thành phố có phần gay gắt hơn do họ tham gia giao thông nhiều hơn giới nội trợ. Do đó,
các đánh giá về ảnh hưởng đến sức khỏe của họ cũng có mức độ cao hơn. Vấn đề của
nhóm này đặt ra thêm trong bảng khảo sát đa phần là các hư hao bộ phận đề, bình sạc
trong quá trình khởi động lại xe liên tục liệu có đáng kể hay không; cũng có các ý kiến
cho rằng khí thải và ảnh hưởng của khí thải còn tùy thuộc vào thời gian sử dụng xe.

38
Theo các tài liệu theo thời gian, khí thải do xe thải ra trong quá trình hoạt động chỉ có
tăng lên chứ không giảm đi và hư hao bộ phận đề và bình sạc là không đáng kể. Vì vậy
việc tắt máy xe khi dừng đèn đỏ là luôn có lợi cho môi trường và sức khỏe con người.
Việc tác động tâm lý ở nhóm đối tượng này là vô cùng quan trọng vì đây là bộ phận
chiếm số động trong xã hội bao gồm người buôn bán tự do, thợ, công nhân xí nghiệp,…
Phương thức tác động tâm lý đối với nhóm lao động cũng tương tự như đối với nhóm
nội trợ, bao gồm: cung cấp kiến thức một cách cơ bản, thông tin ngắn gọn, có sự liên hệ
giữa tình hình ô nhiễm không khí do khí thải và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con
người, các tác hại đối với xe là không đáng kể,… Sẽ có một số lợi thế khi tác động tâm
lý ở nhóm này bởi họ đã sẵn có các trải nghiệm thực tế về khí thải trên địa bàn thành
phố và các mối lo về sức khỏe, tuy nhiên, không như nội trợ, địa bàn cư trú, sinh hoạt
của nhóm này không cố định, thành phần đa dạng nên khó tiếp cận. Các tiếp cận hiệu
quả nhất chính là từ các phương tiện thông tin truyền thống như báo chí, tivi, kết hợp
với các bản tin ở cơ sở y tế với nội dung ngắn gọn, lặp đi lặp lại tạo thành một hành
động quen thuộc, dần trờ thành nếp sống trong nhân dân.
Trí thức
Trí thức là đối tượng có số người tắt máy xe khi dừng đèn đỏ một cách quyết liệt
cao nhất. Các kiến thức về lượng xăng xe tiêu thụ khi để xe ở trạng thái không tải so với
khi tắt máy khởi động lại, về tình hình ô nhiễm cũng như thành phần khí thải cũng tương
đối đầy đủ hơn so với hai đối tượng còn lại, nhưng vẫn chưa là số đông trong giới tri
thức được khảo sát. Các đối tượng còn lại vẫn còn phân vân về lượng xăng xe tiêu thụ,
hư hại của xe khi tắt máy và khởi động lại nhiều lần, cũng như chưa quan tâm sâu sắc
tới các vấn đề về ô nhiễm không khí gây hại cho con người. Khi tác động tâm lý ở nhóm
này cần tiếp cận trực tiếp ở các công sở, cơ quan nơi họ làm việc, mạng xã hội. Cần
cung cấp thông tin như một kết quả nghiên cứu, một nếp sốn văn minh cần có vì đối
tượng này có xu hướng cập nhật thông tin liên tục, thích làm mới mình, thể hiện mình
và sẵn có sự quan tâm tới các vấn đề của thời đại. Việc tác động tâm lý nên được thực
hiện có hệ thống, đồng loạt tạo nên một làn sóng trong giới trí thức, sẽ mang lại hiệu
quả nhanh chóng hơn. Một khi đã thay đổi được nhận thức ở nhóm này thì họ hành động
quyết liệt hơn là điều đương nhiên, mang tính hiệu quả lâu dài.

39
VIII. Giải pháp chung
Các phương pháp cũ như sử dụng băng rôn, biểu ngữ và các cuộc thi về bảo vệ môi
trường vẫn sẽ được áp dụng. Tuy nhiên cách thức tuyên truyền nên được thực hiện khác
đi:
o Nội dung trên băng rôn biểu ngữ phải cụ thể hơn, đánh động vào tâm lý người
đọc. Các khẩu hiệu trong các chiến dịch trước đây thường chỉ dừng lại ở việc đưa
ra yêu cầu nhưng chưa đưa ra được lợi ích cụ thể, hay các ảnh hưởng trực tiếp

đến người tham gia giao thông. Cần phải thay đổi nội dung cụ thể như: “ Tắt
máy 20 giây giảm 3,2g CO2 , 20 giây giảm 60% nhiên liệu so với để máy hoạt
động”. Nội dung cần đánh động vào túi tiền và tâm lý muốn bảo vệ sức khỏe của
người dân.

o Các chiến dịch phải được triển khai rộng rãi, đồng loạt có lộ trình cụ thể, không
mang tính phong trào như hiện nay. Cụ thể như triển khai ở các tổ chức lớn nhỏ
trong xã hội:
 Đoàn thanh niên cộng sản TPHCM: tác động đến sinh viên- học sinh
 Công đoàn: tác động đến các bộ, giáo viên, công nhân viên chức,…

40
 Nội trợ, hưu trí: đưa nội dung tuyên truyền vào các bản tin ở Hội phụ nữ,
nhà văn hóa địa phương, với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, có tính lặp lại
trong thời gian dài
 Trí thức: Đưa nội dung tuyên truyền vào các tạp chí, mạng xã hội và các
chương trình thi đua ở cơ quan
 Lao động chân tay: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin truyền
thống như radio, báo chí, TV với thông tin ngắn gọn, dễ hiểu, có tính lặp
lại, nhấn mạnh tới các lợi ích về sức khỏe.
 Khuyến khích chế tạo các loại xe có lắp đặt hệ thống Idling Stop: tự động
tắt máy khi xe dừng quá 5 giây, khởi động xe không cần phải đề, hạn chế
hư hao vể bộ phận đề, bình sạc.
 Đối với những xe đã sử dụng lâu năm, khó khăn trong việc khởi động: Để
tránh các rủi ro như ùn tắt giao thông khi khởi động khó khăn, người điều
khiển khi dừng xe nên trả về số N (đèn xanh trên hộp số sáng lên). Vì khi
đó xe đang ở trạng thái không tải, không có lực cản trở trong động cơ,
giảm hao mòn cũng như tiêu hao nhiên liệu, lượng khí thải thải ra ít hơn.
 Lắp đặt các bảng đính kèm đèn tín hiệu với các nội dung tuyên truyền
ngắn gọn về lợi ích tắt máy xe với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương
trong tương lai.

41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, 2013
2. Công văn số 600/ĐK Hướng dẫn áp dụng tiểu chuẩn khí thải theo mức
EURO 2 đối với xe cơ giới sản xuất, láp ráp và nhập khẩu mới.

3. Đánh giá hiện trạng đầu mối giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh.
Chủ nhiệm Lê Quả. Trung tâm Khoa học kinh tế giao thông vận tải phía
Nam, năm 1992.
4. Giáo trình lý thuyết thống kê và phân tích dữ báo, Học Viện Tài Chính -
TS Chu Văn Tuấn
5. Nghiên cứu dự báo mức đô ̣ ô nhiễm không khí do giao thông vâ ̣n tải ở ba
nút giao thông chính của Thành phố Hồ Chí Minh. Chủ nhiệm TS. Nguyễn
Duy Bình. Viện Môi trường và Tài nguyên, năm 2005.
6. Phương pháp thiết kế phỏng vấn ( AN-KÉT ) Trong nghiên cứu khoa học
GD,Phạm Phúc Tuy, Khoa CBQL & Nghiệp vụ,Trường CĐSP Bình
Dương
7. Phương pháp thống kê định lượng và điều tra tổng hợp Ludovic Lebart–
Trung tâm Nghiên cứu Khoa học quốc gia Pháp (CNRS), Marie Piron –
Viện Nghiên cứu Phát triển (IRD)
8. Phương pháp xử lý số liệu thống kê trongnghiên cứu khoa học ứng dụng,
Phạm Phúc Tuy, Khoa CBQL & Nghiệp vụ,Trường CĐSP Bình Dương
9. Tiêu chuẩn:TCVN 6565-1999 Phương tiện giao thông đường bộ - Động
cơ cháy do nén, động cơ cháy cưỡng bức khí đốt hóa lỏng, khí thải thiên
nhiên và ô tô lắp các động cơ đó - Yêu cầu liên quan đến chất thải gây ô
nhiễm trong thử công nhận kiểu
10. Xác định lượng độc hại từ nguồn khí xả của ô tô xe máy bằng phương
pháp ước tính theo lượng nhiên liệu được tiêu thụ. Tác giả Nguyễn Thị
Trà Vinh, Phạm Quang Thanh. Tạp chí Giao thông vận tải, năm 1994.
11. Xây dựng hê ̣ số ổ n đinh
̣ khí quyể n sử du ̣ng trong mô hin ́ h toán phát
̀ h tin
thải tán chấ t ô nhiễm không khí từ nguồ n cố đinh
̣ cho thành phố Hồ Chí
Minh và khu vực. Chủ nhiệm Nguyễn Đình Tuấn. Viện Môi trường và Tài
nguyên, năm 2002.

42
PHỤ LỤC
o Phiếu khảo sát đối Sinh Viên và Công nhân
PHIẾU KHẢO SÁT
Thông tin cá nhân
Anh/chị vui lòng cho biết:
a. Họ và tên : ( có thể không ghi)………………………………………
b. Năm sinh:………………………………… Nghề
nghiệp: …………………………
c. Giới tính:
 Nam.
 Nữ.
Để góp phần thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “ Đánh giá mức độ hiểu biết của
người tham gia giao thông về lượng khí thải của xe máy khi dừng đèn đỏ tại TP Hồ Chí
Minh” , Anh/chị vui lòng trả lời những câu hỏi dưới đây:

Đánh dấu X vào câu trả lời tương ứng.


--------------------------------------
1. Phương tiện đi lại của Anh/chị:
 Xe máy
 Ôtô riêng.
 Xe bus.
 Xe đạp.
 Phương tiện khác…………………………………………………..
2. Nếu phương tiện đi lại là xe máy, loại xe Anh/chị sử dụng là:
 Xe số.
 Xe tay ga.
3. Khi dừng đèn đỏ Anh/chị có tắt máy xe không?
 Có.
 Không
 Lúc có lúc không.
4. Mức độ thường xuyên của Anh/chị trong việc thực hiện tắt máy xe khi dừng đèn đỏ:
 Hiếm khi
 Đôi khi
 Thỉnh thoảng
 Thường xuyên
 Không.
5. Anh/chị thường tắt máy xe khi tín hiệu giao thông chuyển sang đèn đỏ vào khoảng
thời gian nào ?
Dưới 20 giây 20 giây đến 30 giây đến 50 giây đến Trên 60
30 giây 40 giây 60 giây giây.

6. Khi tham gia giao thông ở TP Hồ Chí Minh, Anh/chị đánh giá mức độ trong sạch của
không khí là:
 Vô cùng trong lành
 Khá trong lành
 Có ô nhiễm (khói bụi, khí thải phương tiện giao thông) nhưng không đáng kể.
 Hơi ô nhiễm

43
 Khá ô nhiễm
 Quá ô nhiễm
7. Theo Anh/chị, khi dừng đèn đỏ không tắt máy trong thời gian từ 20 giây trở lên so với
tắt máy và khởi động lại thì lượng nhiên liệu bị hao tốn là:
 Ít hơn.
 Nhiều hơn.
 Bằng nhau.
 Ý kiến khác.
…………………………………………………………………………
8. Theo Anh/chị, lượng khí thải do các xe máy thải ra môi trường khi dừng đèn đỏ mà
không tắt máy trong thời gian 20 giây là:
 Rất ít.
 Ít
 Nhiều.
 Rất nhiều.
 Ý kiến khác:
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
9. Theo Anh/chị, ô nhiễm không khí do xe cộ có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
 Có.
 Không.
10. Theo Anh/chị mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của ô nhiễm không khí do xe cộ đối
với con người là:
 Không nghiêm trọng
 Hơi nghiêm trọng
 Tương đối nghiêm trọng
 Khá nghiêm trọng
 Vô cùng nghiêm trọng
11. Theo hiểu biết của Anh/chị, thành phần khí thải do phương tiện giao thông gây ra gồm
có:
(Có thể lựa chọn một hoặc nhiều phương án)
 CO2 (Khí cacbonic)
 SOx (SO2, SO3) ( Lưu huỳnh Oxit )
 CO (Khí cacbon oxit)
 NOx (NO, N2O, NO2 ) ( Nitrơ Oxit)
 O2 (Khí oxy)
 HC ( Khí hidrocacbon)
12. Theo Anh/chị việc tắt máy xe khi đèn đỏ có ích hay không?
 Có
 Không.
 Ý kiến khác.
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Xin chân thành cám ơn.

44
Phiếu khảo sát đối với giáo viên
PHIẾU KHẢO SÁT
Thông tin cá nhân
Thầy/cô vui lòng cho biết:
a. Họ và tên : ( có thể không ghi)………………………………………
b. Năm sinh:……………………………………………………………
c. Giới tính:
 Nam.
 Nữ.
Để góp phần thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “ Đánh giá mức độ hiểu biết
của người tham gia giao thông về lượng khí thải của xe máy khi dừng đèn đỏ tại TP
Hồ Chí Minh” , quý thầy cô vui lòng trả lời những câu hỏi dưới đây:

Đánh dấu X vào câu trả lời tương ứng.


---------------------------------------
1. Phương tiện đi lại của quý thầy/ cô:
 Xe máy
 Ôtô riêng.
 Xe bus.
 Xe đạp.
 Phương tiện khác…………………………………………………..

2. Nếu phương tiện đi lại là xe máy, loại xe thầy/cô sử dụng là:


 Xe số.
 Xe tay ga.
3. Khi dừng đèn đỏ thầy/cô có tắt máy xe không?
 Có.
 Không
 Lúc có lúc không.
4. Mức độ thường xuyên của thầy/cô trong việc thực hiện tắt máy xe khi dừng
đèn đỏ:
 Hiếm khi
 Đôi khi
 Thỉnh thoảng
 Thường xuyên
 Không.
5. Thầy/cô thường tắt máy xe khi tín hiệu giao thông chuyển sang đèn đỏ vào
khoảng thời gian nào ?
Dưới 20 20 giây đến 30 giây đến 50 giây đến Trên 60
giây 30 giây 40 giây 60 giây giây.

6. Khi tham gia giao thông ở TP Hồ Chí Minh, thầy cô đánh giá mức độ trong
sạch của không khí là:
 Vô cùng trong lành

45
 Khá trong lành
 Có ô nhiễm (khói bụi, khí thải phương tiện giao thông) nhưng không
đáng kể.
 Hơi ô nhiễm
 Khá ô nhiễm
 Quá ô nhiễm
7. Theo thầy/cô, khi dừng đèn đỏ không tắt máy trong thời gian từ 20 giây trở lên
so với tắt máy và khởi động lại thì lượng nhiên liệu bị hao tốn là:
 Ít hơn.
 Nhiều hơn.
 Bằng nhau.
 Ý kiến khác.
…………………………………………………………………………
8. Theo thầy/cô, lượng khí thải do các xe máy thải ra môi trường khi dừng đèn đỏ
mà không tắt máy trong thời gian 20 giây là:
 Rất ít.
 Ít
 Nhiều.
 Rất nhiều.
 Ý kiến khác:
……………………………………………………………………………
9. Theo thầy/cô, ô nhiễm không khí do xe cộ có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
 Có.
 Không.
10. Theo thầy/ cô mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của ô nhiễm không khí do xe cộ
đối với con người là:
 Không nghiêm trọng
 Hơi nghiêm trọng
 Tương đối nghiêm trọng
 Khá nghiêm trọng
 Vô cùng nghiêm trọng
11. Theo hiểu biết của thầy/cô, thành phần khí thải do phương tiện giao thông gây
ra gồm có:
(Có thể lựa chọn một hoặc nhiều phương án)
 CO2 (Khí cacbonic)
 SOx (SO2, SO3) ( Lưu huỳnh Oxit )
 CO (Khí cacbon oxit)
 NOx (NO, N2O, NO2 ) ( Nitrơ Oxit)
 O2 (Khí oxy)
 HC ( Khí hidrocacbon)
12. Theo thầy/ cô việc tắt máy xe khi đèn đỏ có ích hay không?
 Có
 Không.
 Ý kiến khác.
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………

Xin chân thành cám ơn.

46
MỤC LỤC
Lời cảm ơn…………………………………………………………………………...1
I. Tóm tắt nội dung dự án………………………………………............................... .2
II. Giới thiệu về tổng quan vấn đề nghiên cứu……………………………..………. 3
II.1. Thành phần khí thải xe máy:……………………………………………3
II.2. Hiệu ứng nhà kính:…………………………………………………….. .3
II.3. Biến đổi khí hậu:………………………………………………………. .4
II.4. Ô nhiễm không khí……………………………………………………. ..4
II.5. Quy trình thực hiện nghiên cứu:……………………………………….. 5
III. Giả thuyết khoa học và phát biểu mục đích nghiên cứu……………………....... 7
IV. Phương pháp nghiên cứu và đối tượng khảo sát…………...................................7
IV.1. Phương pháp nghiên cứu:…………...………………………………….7
IV.2. Đối tượng khảo sát: …………………………………………………..8
V. Số liệu, kết quả đo đạt…………..……………………………………………….. 9
V.1. Số liệu:……………………………………...…………………………...9
V.2. Kết quả thực nghiệm…………………………..……………………….10
VI. Phân tích kết quả khảo sát:……………………………...……………………...13
VI.1. Đối với Giáo viên- Công nhân viên:.………….…………………….. .13
VI.2. Đối với sinh viên:……………………………………………………..17
VI.3. Công nhân viên:……………………...………………………………. 21
VI.3. Đối với nhóm nội trợ:……………...………………………………. 25
VI.3. Đối với nhóm lao động chân tay:…...………………………………. 29
VI.3. Đối với nhóm trí thức:………….…...………………………………. 33
VII. Kết Luận:…………………………………………………………………….. .37
VIII. Giải Pháp:……..………………………………………………………………39
IX. Tài liệu tham khảo……………………………………………………………...42
X. Phụ lục. …………………………………………………………………….... ...43

47

You might also like