Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 75

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHUẨN HÓA CÁC LỚP THÔNG TIN


BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRÊN PHẦN MỀM MICROSTATION
PHỤC VỤ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH

CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT TRẮC ĐỊA - BẢN ĐỒ

LÊ TIẾN THÀNH

HÀ NỘI, NĂM 2017


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHUẨN HÓA CÁC LỚP THÔNG TIN


BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRÊN PHẦN MỀM MICROSTATION
PHỤC VỤ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH

LÊ TIẾN THÀNH

CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT TRẮC ĐỊA - BẢN ĐỒ


MÃ SỐ: 60 52 05 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. BÙI THỊ HỒNG THẮM

HÀ NỘI, NĂM 2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Cán bộ hướng dẫn chính: TS. Bùi Thị Hồng Thắm

Cán bộ chấm phản biện 1: TS. Phạm Thế Huynh

Cán bộ chấm phản biện 2: PGS.TS. Doãn Hà Phong

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:

HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Ngày..........tháng..........năm 2017
i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn
là hoàn toàn trung thực, của tôi, không vi phạm bất cứ điều gì trong luật sở hữu
trí tuệ và pháp luật Việt Nam. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước
pháp luật.

Hà Nội, ngày tháng năm 2017


TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Tiến Thành
ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành theo chương trình đào tạo Cao học Khoa Trắc
địa - Bản đồ, chuyên ngành Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ, khóa 1 tại Trường Đại
học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

Để thực hiện luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân, em xin được bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Bùi Thị Hồng Thắm, người đã trực tiếp hướng
dẫn, giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện đề tài này.

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Đào tạo, cùng toàn thể
các thầy, cô thuộc khoa Trắc địa - Bản đồ, trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội đã tạo một môi trường tốt cho chúng em hoàn thành luận văn này.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và các đồng nghiệp, những
người đó luôn bên tôi, khuyến khích, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
để tôi thực hiện luận văn một cách tốt nhất.

Xin trân trọng cảm ơn!


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i


LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ...................................................................... viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH VÀ CƠ SỞ DỮ
LIỆU ĐỊA CHÍNH .......................................................................................... 3
1.1. Khái quát về bản đồ địa chính .................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm bản đồ địa chính .................................................................... 3
1.1.2. Chức năng của địa chính ......................................................................... 3
1.1.3. Nội dung của bản đồ địa chính................................................................ 4
1.2. Khái quát về cơ sở dữ liệu địa chính .......................................................... 5
1.2.1. Các khái niệm .......................................................................................... 5
1.2.2. Mục đích.................................................................................................. 5
1.2.3. Cơ sở khoa học xây dựng CSDL địa chính............................................. 6
1.2.4. Cơ sở pháp lý xây dựng CSDL địa chính ............................................... 9
1.2.5. Nội dung của CSDL địa chính .............................................................. 11
1.3. Thực trạng về BĐĐC phục vụ xây dựng CSDL địa chính ...................... 12
1.4. Tổng quan về phần mềm chuẩn hóa BĐĐC phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu
địa chính .......................................................................................................... 14
1.5. Vấn đề cần nghiên cứu ............................................................................. 16
1.5.1. Trên thế giới .......................................................................................... 16
1.5.2. Ở Việt Nam ........................................................................................... 17
iv

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH KỸ THUẬT VỀ CHUẨN HÓA BĐĐC PHỤC


VỤ CHO VIỆC XÂY DỰNG CSDL ĐỊA CHÍNH .................................... 20
2.1. Khái quát chung về chuẩn hóa dữ liệu bản đồ ......................................... 20
2.2. Quy định kỹ thuật về chuẩn hóa bản đồ địa chính ................................... 21
2.2.1. Chuẩn hóa về dữ liệu bản đồ ................................................................. 21
2.2.2. Chuẩn về thể hiện đối tượng bản đồ ..................................................... 26
2.2.3. Chuẩn về khuôn dạng dữ liệu (Format data standard) .......................... 29
2.2.4. Chuẩn hoá MetaData ............................................................................. 30
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN HÓA CÁC LỚP
THÔNG TIN BĐĐC TRÊN PHẦN MỀM MICROSTATION ................ 33
3.1. Khái quát về phần mềm MicroStation ..................................................... 33
3.2. Xây dựng chương trình chuẩn hóa các lớp thông tin bản đồ địa chính ... 35
3.2.1. Khái quát ngôn ngữ sử dụng để xây dựng chương trình....................... 35
3.2.2. Tạo, chỉnh sửa và chạy Macro trên nền của phần mềm MicroStation.. 36
3.2.3. Xây dựng chương trình chuẩn hóa các lớp thông tin BĐĐC ................ 42
3.2.4. Chương trình kiểm tra chuẩn hóa các lớp thông tin trên bản đồ .......... 53
3.3. Thực nghiệm chuẩn hóa các lớp thông tin bản đồ địa chính ................... 55
3.3.1. Bản đồ thực nghiệm .............................................................................. 55
3.3.2. Lựa chọn giải pháp chuẩn hóa .............................................................. 56
3.3.3. Kết quả chuẩn hóa ................................................................................. 58
3.3.4. Đánh giá hiệu quả và năng suất ............................................................ 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 62
PHỤ LỤC ...........................................................................................................
v

TÓM TẮT LUẬN VĂN


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Giải thích


BĐĐC Bản đồ địa chính
Computer Aided Design – Thiết kế được sự hỗ trợ của máy
CAD
tính (phần mềm đồ họa thiết kế)
Core Cadastral Domain Model – Mô hình cơ sở dữ liệu địa
CCDM
chính của nhóm học giả người Hà Lan
CNTT Công nghệ thông tin
CSDL Cơ sở dữ liệu
CSDLĐC Cơ sở dữ liệu địa chính
CSDLĐĐ Cơ sở dữ liệu đất đai
DGN Khuôn dạng tệp dữ liệu bản đồ của phần mềm MicroStation
Field Work and Cadastral Mapping Intergrated Software -
Famis
Phần mềm tích hợp cho đo vẽ bản đồ địa chính ở Việt Nam
Federation de Geometres International - Hiệp hội Trắc địa
FIG
thế giới
Geographic Information System Cadastral - Phần mềm hỗ
gCadas trợ đo đạc thành lập bản đồ địa chính của Công ty Cổ phần
địa lý eK
GIS Geographic Information System - Hệ thống thông tin địa lý
Land Administration Domain Model - Mô hình chuẩn hóa
LADM trong lĩnh vực đăng kí đất đai và hồ sơ địa chính do FIG
phát triển
vi

Chữ viết tắt Giải thích


LIS Land Information System - Hệ thống thông tin đất đai
Là một tệp chuẩn của phần mềm MicroStation, tệp này được
định nghĩa đầy đủ các thông số toán học bản đồ, hệ đơn vị
Seed file
đo được tính theo giá trị thật ngoài thực địa làm tăng giá trị
chính xác và thống nhất giữa các file bản đồ
Phần mềm hệ thống thông tin đất đai của Tổng công ty Tài
TMV.LIS
nguyên và Môi trường Việt Nam (TMV)
Phần mềm hỗ trợ thành lập bản đồ địa chính của Tổng công
TMV.MAP
ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
Thuật ngữ được sử dụng để chỉ mối quan hệ không gian
Topology
giữa các đối tượng địa lý
VietNam Land Information System - Phần mềm hệ thống
VILIS
thông tin đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng
vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Cấu trúc của trang mô tả đối tượng ................................................ 25


Bảng 3.1. Danh sách các tờ bản đồ thực nghiệm ............................................ 55
Bảng 3.2. Các nội dung cần chuẩn hóa lại ...................................................... 56
viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Mô hình hạt nhân trong lĩnh vực địa chính, CCDM ......................... 7
Hình 1.2. Mô hình địa chính LADM ................................................................ 8
Hình 2.1. Mô hình dữ liệu cho bản đồ địa chính ............................................ 23
Hình 3.1. Màn hình khởi động phần mềm MicroStation ................................ 34
Hình 3.2. Tạo Macro trên cửa sổ Key-in ........................................................ 37
Hình 3.3. Tên và mô tả Macro ........................................................................ 37
Hình 3.4. Các nút của Macro có tên Chuanhoa .............................................. 38
Hình 3.5. Macro trong MicroStation ............................................................... 38
Hình 3.6. Giao diện thiết lập Macro trong MicroStation ................................ 39
Hình 3.7. Giao diện thiết lập Macro theo cách 3 ............................................ 39
Hình 3.8. Giao diện chỉnh sửa Macro trong MicroStation. ............................ 40
Hình 3.9. Giao diện chỉnh sửa form của Macro. ............................................. 40
Hình 3.10. Giao diện thiết kế các nút lệnh của Macro.................................... 41
Hình 3.11. Tạo các Menu trong MicroStation. ............................................... 42
Hình 3.12. Các mô đun được đưa vào Menu trong MicroStation. ................. 42
Hình 3.13. Sơ đồ khối chuẩn hóa các lớp thông tin theo đối tượng ............... 43
Hình 3.14. Sơ đồ khối chuẩn hóa các lớp thông tin theo tờ bản đồ ................ 51
Hình 3.15. Giao diện chương trình chuẩn hóa các lớp thông tin .................... 53
Hình 3.16. Sơ đồ khối chương trình kiểm tra chuẩn hóa các lớp thông tin .... 54
Hình 3.17. Giao diện chương trình kiểm tra chuẩn hóa các lớp thông tin ...... 55
Hình 3.18. Chạy chương trình chuẩn hóa các lớp thông tin ........................... 57
Hình 3.19. Bản đồ địa chính trước khi chuẩn hóa .......................................... 58
Hình 3.20. Bản đồ địa chính sau khi chuẩn hóa.............................................. 59
ix
1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Trong xã hội hiện đại, công nghệ thông tin có một vai trò quan trọng trong
việc thu thập và quản lý thông tin. Để quản lý các dữ liệu không gian và thuộc
tính, người ta sử dụng Hệ thống Thông tin Địa lý (Geographical Information
System - GIS) để quản lý. Một trong những vấn đề lớn khi quản lý, trao đổi là
thông tin cần phải được chuẩn hóa. Chuẩn hoá các lớp thông tin bản đồ là công
việc cần thiết khi xây dựng CSDL địa chính, khi tích hợp hệ thống của mình
với các phần mềm GIS khác nhau và các nguồn dữ liệu khác nhau. Ngày
19/5/2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra quy định về bản đồ địa chính
tại Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT trong đó có nội dung về bảng phân lớp,
phân loại đối tượng bản đồ địa chính và sản phẩm giao nộp cuối cùng phải ở
định dạng file của phần mềm MicroStation, tiếp đó là Thông tư số 75/2015/TT-
BTNMT quy định kỹ thuật về CSDL đất đai.

Trước đòi hỏi của thực tiễn phát triển của xã hội, để đáp ứng yêu cầu biên
tập, chuẩn hóa dữ liệu và cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính đầy đủ, thường
xuyên, việc lập CSDL quản lý đất đai mà trước nhất là xây dựng CSDL địa
chính trên cơ sở ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật là việc cấp bách và thực
tế. Tổng cục Quản lý đất đai đã cung cấp phần mềm miễn phí Famis chạy trên
nền của phần mềm MicroStation. Phần mềm này đã đáp ứng tốt nhu cầu biên
tập, chuẩn hóa và tích hợp CSDL địa chính. Tuy nhiên, đến nay phần mềm này
đã không còn được cập nhật thường xuyên theo các quy định mới đặc biệt từ
khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực (bản cập nhật cuối cùng vào tháng 9/2011).
Do vậy một giải pháp chuẩn hóa dữ liệu địa chính nói chung và chuẩn hóa các
lớp thông tin bản đồ nói riêng trên phần mềm MicroStation là hết sức cần thiết
đáp ứng được các quy định hiện hành.
2

2. Mục đích nghiên cứu


Xây dựng một số chương trình chuẩn hóa các lớp thông tin bản đồ địa
chính chạy trên phần mềm MicroStation nhằm phục vụ xây dựng CSDL địa
chính theo quy định hiện hành.
3. Nội dung nghiên cứu
- Khái quát về bản đồ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính;
- Tổng quan về phần mềm chuẩn hóa bản đồ địa chính phục vụ cho việc
xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính;
- Các yêu cầu kỹ thuật khi chuẩn hóa các lớp thông tin BĐĐC;
- Xây dựng một số chương trình chạy trên phần mềm MicroStation nhằm
chuẩn hóa các lớp thông tin bản đồ địa chính;
- Thực nghiệm chuẩn hóa các lớp thông tin BĐĐC bằng các chương trình
được xây dựng.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có đóng góp cho việc lựa chọn giải
pháp chuẩn hóa các lớp thông tin BĐĐC theo quy định hiện hành phục vụ xây
dựng CSDL địa chính.
- Góp phần nâng cao hiệu quả của công tác biên tập bản đồ phục vụ cho
lĩnh vực tài nguyên môi trường mà cụ thể là xây dựng CSDL địa chính.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn
được trình bày trong 3 chương:

Chương 1. Tổng quan về bản đồ địa chính và CSDL địa chính.


Chương 2. Quy định kỹ thuật về chuẩn hóa bản đồ địa chính phục vụ cho
việc xây dựng CSDL địa chính.

Chương 3. Xây dựng chương trình chuẩn hóa các lớp thông tin bản đồ địa
chính trên phần mềm MicroStation.
3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH


VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH

1.1. Khái quát về bản đồ địa chính


1.1.1. Khái niệm bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên ngành đất đai, trên đó thể hiện chính xác
vị trí, ranh giới, diện tích và một số thông tin địa chính của từng thửa đất, từng
vùng đất [5]. Trên bản đồ địa chính thể hiện các dạng đồ họa và ghi chú, phản
ảnh những thông tin về vị trí, ý nghĩa, trạng thái pháp lý của các thửa đất, phản
ánh các đặc điểm khác thuộc địa chính quốc gia. Bản đồ địa chính được thành
lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn và thống nhất trong cả nước.
1.1.2. Chức năng của địa chính
1. Chức năng của địa chính
Bản đồ địa chính là tư liệu cơ bản không thể thiếu cho các hoạt động nhận
dạng, mô tả đặc điểm tự nhiên của đất đai. Bản đồ địa chính được cập nhật
thường xuyên thể hiện chính xác vị trí, kích thước, diện tích, trong các đơn vị
hành chính và các yếu tố địa lý có liên quan trong một hệ toạ độ thống nhất.
Bản đồ địa chính được xây dựng trên cơ sở kỹ thuật và công nghệ ngày càng
hiện đại, đảm bảo cung cấp các thông tin không gian của đất đai cho công tác
quản lý [5]. Việc cập nhật bản đồ địa chính được thực hiện theo các quy định
và theo định kỳ.
2. Chức năng tư liệu
Địa chính là nguồn cung cấp tư liệu phong phú về nhà, đất, kinh tế, thuế,...
Đó là các tư liệu dạng bản đồ, sơ đồ và các văn bản [5]. Tư liệu này phục vụ
cho các cơ quan, tổ chức và người dân khi có nhu cầu. Các tư liệu được xây
dựng, cập nhật khi có biến động trước khi cung cấp tư liệu.
4

3. Chức năng pháp lý


Chức năng cơ bản của địa chính là chức năng pháp lý. Sau khi có đủ tư
liệu xác định hiện trạng và nguồn gốc đất đai, thông qua việc đăng ký và chứng
nhận thì tư liệu địa chính có hiệu lực pháp lý và là cơ sở pháp lý về quyền sở
hữu, quyền sử dụng đất đai và bất động sản [5]. Chức năng pháp lý có tính đối
vật và đối nhận.
4. Chức năng định thuế
Đây là chức năng nguyên thuỷ và cơ bản của địa chính. Trước hết là nhận
dạng vị trí, ranh giới, sau đó là xác định nội dung, đánh giá, phân hạng, định
giá nhà đất, xác định mức thuế, tính toán các khoản thuế [5].
1.1.3. Nội dung của bản đồ địa chính
Các yếu tố nội dung chính thể hiện trên BĐĐC gồm [2],[3],[4]:
- Khung bản đồ;
- Điểm khống chế toạ độ, độ cao Quốc gia, điểm địa chính, điểm khống
chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định;
- Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp;
- Mốc giới quy hoạch; Chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thuỷ
lợi, đê điều, hệ thống dẫn điện và các công trình công cộng khác có hành lang
bảo vệ an toàn;
- Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất;
- Nhà ở và công trình xây dựng khác: Chỉ thể hiện trên bản đồ các công
trình xây dựng chính phù hợp với mục đích sử dụng của thửa đất, trừ các công
trình xây dựng tạm thời. Các công trình ngầm khi có yêu cầu thể hiện trên
BĐĐC phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình;
- Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất như đường giao
thông, công trình thủy lợi, đê điều, sông, suối, kênh, rạch và các yếu tố chiếm
đất khác theo tuyến;
5

- Địa vật, công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định
hướng cao;
- Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (khi có yêu cầu thể hiện phải được
nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình);
- Ghi chú thuyết minh.

1.2. Khái quát về cơ sở dữ liệu địa chính


1.2.1. Các khái niệm
- CSDL địa chính là một thành phần của CSDL đất đai Quốc gia, là tập
hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính. Bao gồm dữ liệu không gian và
dữ liệu thuộc tính địa chính.
- Dữ liệu không gian địa chính là dữ liệu về vị trí, hình thể của thửa đất,
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về hệ thống thủy văn, hệ thống
thủy lợi; hệ thống đường giao thông; dữ liệu về điểm khống chế; dữ liệu về biên
giới, địa giới; dữ liệu về địa danh và ghi chú khác; dữ liệu về đường chỉ giới và
mốc giới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông và
các loại quy hoạch khác, chỉ giới hành lang an toàn bảo vệ công trình.
- Dữ liệu thuộc tính địa chính là dữ liệu về người quản lý đất, người sử dụng
đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, tổ chức và cá nhân có liên
quan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu
thuộc tính về thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về tình trạng
sử dụng của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về quyền và
nghĩa vụ trong sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu
giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất [2],[3].
1.2.2. Mục đích
Xây dựng CSDL quản lý đất đai nhằm thể hiện đầy đủ thông tin về thửa
đất, người sử dụng đất luôn được cập nhật, đảm bảo tính công khai và minh
6

bạch. Toàn bộ hệ thống quản lý đất đai được vận hành trên cơ sở phát triển và
ứng dụng công nghệ thông tin nhằm quản lý chặt chẽ quỹ đất, phục vụ thật tốt
người đang sử dụng hoặc có nhu cầu sử dụng đất, tạo mối quan hệ trực tiếp
giữa cơ quan quản lý nhà nước và người dân trong xây dựng và thực thi pháp
luật, trong quy hoạch và triển khai quy hoạch, trong thực hiện nghĩa vụ tài chính
với Nhà nước và bảo vệ lợi ích của người sử dụng đất.
Xây dựng CSDL địa chính tạo điều kiện nâng cao năng lực và hiệu quả
quản lý nhà nước, cải cách thủ tục hành chính về lĩnh vực quản lý đất đai, kết
nối hệ thống thông tin đất đai của tỉnh vào mạng thông tin quản lý hành chính
của tỉnh, mạng thông tin đất đai quốc gia và kết nối với các mạng thông tin
chuyên ngành; là CSDL nền để xây dựng hệ thống thông tin địa lý (GIS) và hệ
thống thông tin đất đai (LIS).
Xây dựng hệ thống HSĐC và CSDL quản lý đất đai của một huyện,
phường xã nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá
đất nước, khai thác có hiệu quả tài nguyên đất, làm cơ sở điều chỉnh khi có thay
đổi hoặc lập, chia tách đơn vị hành chính mới. Ngoài ra việc xây dựng hệ thống
HSĐC chính quy còn đáp ứng nhu cầu xây dựng CSDL thống nhất làm cơ sở
tích hợp, tiến tới chuẩn hoá dữ liệu cho hệ thống thông tin đất đai từ huyện đến
các xã, tạo điều kiện đưa công nghệ tin học vào lưu trữ, khai thác, quản lý cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cập nhật thông tin trong công tác địa
chính ở các địa phương.
1.2.3. Cơ sở khoa học xây dựng CSDL địa chính
CSDL địa chính là hồ sơ địa chính được quản lý dưới dạng số sử dụng các
phần mềm chuyên môn như GIS, MicroStation, TMV.MAP, TMV.LIS,
VILIS,… CSDL địa chính chứa đựng thông tin đất đai và đồng thời thể hiện
mối quan hệ của con người với thửa đất. Trên thế giới, các nhà khoa học luôn
luôn cố gắng tìm cách khái quát hoá các mô hình quản lý đất đai, từ đó đưa ra
7

một chuẩn mẫu về quản lý đất đai. Năm 1994, Hiệp hội Trắc địa thế giới (FIG)
đã hoàn thành tài liệu Cadastral 2014 thể hiện được những nguyên tắc cơ bản
của một hệ thống địa chính hiện đại với tầm nhìn 20 năm và nó đã trở thành
một sợi chỉ xuyên suốt trong các nghiên cứu có liên quan đến hồ sơ địa chính
và đăng ký đất đai.

Hình 1.1. Mô hình hạt nhân trong lĩnh vực địa chính, CCDM

Dựa trên tài liệu này, năm 2002, một nhóm học giả người Hà Lan đã đưa
ra một mô hình CSDL địa chính có tên là CCDM [11], (hình 1.1).

Mô hình này thể hiện mối quan hệ của con người (lớp Person) đối với thửa
đất (lớp Register Object) thông qua các quyền, trách nhiệm và giới hạn sử dụng
đất (lớp RRR – Right, Responsibility, Restriction). Đối tượng đăng ký là thửa
đất hay bất động sản gắn liền với đất; con người là những người sử dụng, người
8

sở hữu bất động sản; quyền là quyền sử dụng đất và các quyền có liên quan.
CCDM đã trở thành mô hình dữ liệu chuẩn để phát triển, chỉnh sửa cho phù
hợp với hệ thống quản lý đất đai ở nhiều nước trên thế giới.

Từ mô hình này, năm 2008, FIG và các nhà khoa học tiếp tục phát triển
thành mô hình địa chính LADM và được nhiều nước trên thế giới áp dụng như
Bồ Đào Nha, Hà Lan, Nhật,… LADM là một mô hình chuẩn hóa trong lĩnh vực
đăng kí đất đai và hồ sơ địa chính.

Hình 1.2. Mô hình địa chính LADM


Về bản chất, mô hình LADM cũng vẫn thể hiện mối quan hệ giống như
CCDM. Tuy nhiên, các khái niệm về lớp đối tượng có sự mở rộng hơn. Đó là
mối quan hệ giữa con người (lớp LA_Party) với đơn vị hành chính cơ bản (lớp
LA_BAUnit) thông qua quyền, trách nhiệm và giới hạn sử dụng.

LADM là một mô hình rất linh hoạt. Do đó, phải căn cứ vào điều kiện và
đặc điểm của mỗi nước để xây dựng mô hình CSDL địa chính phù hợp và có
hiệu quả nhất cho quốc gia đó.

Một ý tưởng nữa của LADM là sử dụng CSDL thời gian trong thuộc tính
của các đối tượng để quản lý thông tin về quá khứ của các đối tượng. Đối với
mô hình CSDL địa chính, CSDL thời gian cho phép lưu trữ các trạng thái quá
khứ của thửa đất và các đăng ký quyền sử dụng đất. Trong LADM, các đối
9

tượng mà có thuộc tính tmin (được hiểu là thời gian bắt đầu) và tmax (được
hiểu là thời gian kết thúc) thì đều nằm trong lớp Versioned Objects nhằm mô
tả dữ liệu quá khứ hay lịch sử của đối tượng. Thời gian bắt đầu được hiểu là
thời điểm xuất hiện đối tượng đó theo pháp lý, còn thời gian kết thúc là thời
điểm đối tượng đó không tồn tại theo pháp lý. Như vậy, mỗi trạng thái của đối
tượng được ghi nhận bởi 2 thông tin của thời gian.

1.2.4. Cơ sở pháp lý xây dựng CSDL địa chính

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu mô hình địa chính thống nhất nói chung vẫn
đang trong giai đoạn hoàn thiện. Tuy nhiên, về bản chất thì hệ thống địa chính
ở nước ta vẫn thể hiện mối quan hệ giữa con người (bao gồm người sử dụng và
quản lý) với các thửa đất thông qua việc quy định các quyền và nghĩa vụ của
từng đối tượng. Từ mối quan hệ đó phát triển hình thành nên mô hình CSDL
địa chính. Đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn là đơn vị cơ bản để thành lập
CSDL địa chính. CSDL địa chính của quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
là tập hợp CSDL địa chính của tất cả các đơn vị hành chính cấp xã, phường
thuộc quận, huyện.
Để tạo hành lang pháp lý mở đường cho sự phát triển CSDL địa chính trên
quy mô toàn quốc, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành [6]. Theo [6],
CSDL địa chính được hiểu là hệ thống BĐĐC, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai,
sổ theo dõi biến động đất đai có nội dung được lập và quản lý trên máy tính
dưới dạng số để phục vụ cho quản lý đất đai ở cấp tỉnh, cấp huyện và được in
trên giấy để phục vụ cho quản lý đất đai ở cấp xã. CSDL địa chính bao gồm dữ
liệu BĐĐC và các dữ liệu thuộc tính địa chính.
CSDL địa chính được xây dựng phải bảo đảm các điều kiện tối thiểu:

- Được cập nhật, chỉnh lý đầy đủ theo đúng yêu cầu đối với các nội dung
thông tin của BĐĐC và dữ liệu thuộc tính địa chính theo quy định.
10

- Từ CSDL địa chính in ra được:

+ Giấy chứng nhận;


+ BĐĐC theo tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ TN&MT quy định;

+ Sổ mục kê đất đai và Sổ địa chính theo mẫu quy định.

+ Biểu thống kê, kiểm kê đất đai, các biểu tổng hợp kết quả cấp Giấy
chứng nhận và đăng ký biến động về đất đai theo mẫu quy định;

+ Trích lục BĐĐC, trích sao hồ sơ địa chính của thửa đất hoặc một khu
đất (gồm nhiều thửa đất liền kề nhau).

- Tìm được thông tin về thửa đất khi biết thông tin về người sử dụng đất,
tìm được thông tin về người sử dụng đất khi biết thông tin về thửa đất; tìm được
thông tin về thửa đất và thông tin về người sử dụng đất trong dữ liệu thuộc tính
địa chính thửa đất khi biết vị trí thửa đất trên BĐĐC, tìm được vị trí thửa đất
trên BĐĐC khi biết thông tin về thửa đất, người sử dụng đất trong dữ liệu thuộc
tính địa chính thửa đất.

- Tìm được các thửa đất, người sử dụng đất theo các tiêu chí hoặc nhóm
các tiêu chí về tên, địa chỉ của người sử dụng đất, đối tượng sử dụng đất; vị trí,
kích thước, hình thể, mã, diện tích, hình thức sử dụng, mục đích sử dụng, nguồn
gốc sử dụng, thời hạn sử dụng của thửa đất; giá đất, tài sản gắn liền với đất,
những hạn chế về quyền của người sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính của người
sử dụng đất; những biến động về sử dụng đất của thửa đất; số phát hành và số
vào sổ cấp GCN.

Việc xây dựng CSDL địa chính ở nước ta dựa trên một số quy định theo
[1],[2],[4],[6],[7]. Tuy nhiên, CSDL địa chính được xây dựng cũng phải gắn
với các đặc điểm quản lý, sử dụng đất của địa phương để thể hiện đầy đủ mối
quan hệ con người – thửa đất nhằm đảm bảo cung cấp thông tin cho công tác
quản lý đất đai cũng như nhu cầu của người dân, cộng đồng.
11

1.2.5. Nội dung của CSDL địa chính

Nội dung CSDL địa chính được quy định trong [2],[4],[6];

1. Các nhóm dữ liệu

- Nhóm lớp dữ liệu điểm khống chế đo đạc;

- Nhóm lớp dữ liệu biên giới, địa giới;

- Nhóm lớp dữ liệu thủy hệ;

- Nhóm lớp dữ liệu giao thông;

- Nhóm lớp dữ liệu địa danh và ghi chú;


- Nhóm lớp dữ liệu địa chính;

- Nhóm lớp dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Nhóm lớp dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai;

- Nhóm dữ liệu về tài sản gắn liền với đất;

- Nhóm dữ liệu về người sử dụng đất, người quản lý đất, chủ sở hữu tài
sản gắn liền với đất;

- Nhóm dữ liệu về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất, quyền sở hữu tài
sản gắn liền với đất;
- Nhóm dữ liệu tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền quản lý
đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
- Nhóm dữ liệu về sự biến động trong quá trình sử dụng đất và sở hữu tài
sản gắn liền với đất.
2. Hệ quy chiếu không gian và thời gian
- Hệ quy chiếu không gian:
+ Áp dụng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia theo [8];
+ Áp dụng Hệ tọa độ phẳng, lưới chiếu bản đồ, công thức tính toán tọa
độ theo [9].
12

- Hệ quy chiếu thời gian: Ngày, tháng, năm theo dương lịch; giờ, phút,
giây theo múi giờ UTC + 07:00 (Coordinated Universal Time).
3. Siêu dữ liệu địa chính

- Siêu dữ liệu đất đai bao gồm các nhóm thông tin sau đây:
+ Nhóm thông tin mô tả siêu dữ liệu đất đai;
+ Nhóm thông tin mô tả hệ quy chiếu tọa độ;
+ Nhóm thông tin mô tả dữ liệu đất đai;
+ Nhóm thông tin mô tả chất lượng dữ liệu đất đai;
+ Nhóm thông tin mô tả phương pháp và quy trình phân phối dữ liệu.
- Siêu dữ liệu đất đai được lập cho phạm vi xây dựng CSDL đất đai đã
được phê duyệt và được cập nhật khi có biến động về dữ liệu đất đai.
- Siêu dữ liệu đất đai phải được mã hóa bằng XML.
- Cấu trúc và kiểu thông tin của siêu dữ liệu đất đai tại [3],[4].
1.3. Thực trạng về BĐĐC phục vụ xây dựng CSDL địa chính

Hệ thống BĐĐC ở Việt Nam được thành lập ở nhiều giai đoạn, áp dụng
công nghệ và các quy định riêng, tương ứng với mỗi thời kỳ phục vụ cho các
mục đích khác nhau. Cơ bản các giai đoạn như sau:

- Giai đoạn trước năm 1954 ở Miền Bắc và trước năm 1975 ở Miền Nam:
Bản đồ và HSĐC chủ yếu ở dạng giấy, nội dung đơn giản, mục đích để xác
định diện tích, chủ sử dụng, sở hữu, làm công cụ để tính thuế.

- Trước năm 1988: Bản đồ và HSĐC chủ yếu là sản phẩm của kết quả thực
hiện Chỉ thị 299/TTg ngày 10/01/1980, bao gồm: Bản đồ (thường gọi là bản đồ
299 còn gọi là bản đồ giải thửa); sổ mục kê, sổ ruộng đất,... Các loại sản phẩm
nêu trên được lập bằng công cụ thô sơ như thước dây, thước tre, máy bàn đạc
cải tiến của Việt Nam, can sao bằng tay nên độ chính xác chưa cao; tài liệu lưu
giữ lộn xộn, khai thác tùy tiện.
13

- Giai đoạn 1988-1999: Bản đồ địa chính được thành lập theo quy phạm
tại Quyết định 220/QĐ-ĐC ngày 01/7/1991 của Tổng cục Địa chính về ban
hành quy phạm đo vẽ BĐĐC tỷ lệ 1:1000, 1:2000, 1:5000. Công cụ đo đạc gồm
máy đo kinh vĩ, máy bàn đạc. Bản đồ ở thời kỳ này tương đối chính quy tuy
nhiên công nghệ được sử dụng để thành lập thì vẫn còn thủ công, bản đồ không
được chỉnh lý biến động thường xuyên.
- Giai đoạn 1999-2008: Bản đồ được thành lập theo quy phạm tại Quyết
định 720/1999/QĐ-ĐC ngày 30/12/1999 của Tổng cục địa chính về ban hành
quy định đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2.000, 1:5000, 1/1.0000. Công cụ
đo đạc gồm máy toàn đạc điện tử, công nghệ viễn thám, công nghệ số, công
nghệ đo đạc hiện đại, độ chính xác cao.
- Giai đoạn 2008-2014: Bản đồ được thành lập theo quy phạm tại Quyết
định 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10/11/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về ban hành quy phạm thành lập BĐĐC tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000,
1:5000 và 1:10000. Công cụ đo đạc gồm máy toàn đạc điện tử, công nghệ viễn
thám, công nghệ số, công nghệ GPS-RTK,... Như vậy, công nghệ đo đạc thành
lập bản đồ trong giai đoạn này hiện đại, đa dạng, độ chính xác cao.
- Giai đoạn 2014 đến nay: Bản đồ được thành lập theo quy định tại Thông
tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định về BĐĐC [3].

Nhận xét: Hệ thống bản đồ ở Việt Nam chưa được cập nhật chỉnh lý biến
động thường xuyên, chưa đồng đều ở các đơn vị hành chính nên xảy ra tình
trạng không đồng bộ giữa không gian với thuộc tính. Các loại dữ liệu hiện nay
tồn tại ở nhiều định dạng khác nhau với khối lượng khá lớn nhưng có mức độ
đầy đủ, hoàn thiện rất khác nhau. Khi thực hiện xây dựng CSDL theo [2],[4]
hệ thống bản đồ cần phải hoàn thiện, biên tập và chuẩn hóa thì mới đảm bảo
yêu cầu đề ra.
14

1.4. Tổng quan về phần mềm chuẩn hóa BĐĐC phục vụ xây dựng cơ sở dữ
liệu địa chính
Như đã phân tích ở Mục 1.3, ở mỗi giai đoạn thành lập BĐĐC tương ứng
với một quy định về kỹ thuật và công nghệ cũng khác nhau. Việc kế thừa các
sản phẩm này để chỉnh lý, bổ sung hay thành lập mới BĐĐC theo các quy định
hiện hành đã có nhiều phần mềm đáp ứng được yêu cầu như:

- Phần mềm Famis là phần mềm tích hợp đo vẽ BĐĐC ở Việt Nam do
Tổng cục quản lý đất đai xây dựng và cung cấp miễn phí, chạy trên nền phần
mềm MicroStation SE (V7). Phần mềm có khả năng xử lý số liệu đo ngoại
nghiệp, xây dựng, xử lý và quản lý BĐĐC số. Phần mềm đảm nhiệm công đoạn
từ sau khi đo vẽ ngoại nghiệp cho đến hoàn chỉnh một hệ thống BĐĐC số.
CSDL bản đồ địa chính kết hợp với cơ sở dữ liệu HSĐC để thành một CSDL
về bản đồ và HSĐC thống nhất.

Trong phần mềm này có công cụ hỗ trợ để chọn vẽ các đối tượng bản đồ
theo bảng phân lớp [3], tuy nhiên do trình độ chuyên môn của của người biên
tập là rất khác nhau dẫn đến việc biên tập sai các đối tượng, sai các lớp thông
tin là rất phổ biến. Phần mềm chưa có tiện ích để kiểm tra và chuẩn hóa lại các
đối tượng trên bản đồ chưa được chuẩn hóa đúng quy định. Việc sửa chữa chuẩn
hóa phải thực hiện thủ công cho từng mảnh bản đồ.

- Phần mềm TMV.Map là phần mềm hệ thống thông tin đất đai của Tổng
công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam (TMV). Phần mềm thương mại
do Công ty Cổ phần CNTT Địa lý eK xây dựng, phục vụ cho công tác thành
lập BĐĐC theo đặc thù của ngành địa chính Việt Nam. Chương trình chạy trong
môi trường đồ hoạ MicroStation SE (V7). Phần mềm là một giải pháp tổng thể
bao hàm toàn bộ quy trình thành lập bản đồ địa chính từ xử lý trị đo cho đến
giai đoạn lập HSĐC.
15

Về cơ bản, phần mềm TMV.Map có các chức năng tương đương như
Famis nhưng có nhiều các tiện ích để thành lập bản đồ và HSĐC hơn.
TMV.Map khắc phục được các lỗi Famis thường mắc phải như xử lý vùng trong
vùng (thửa nằm trong thửa), trích xuất hồ sơ hỗ trợ nhiều mẫu của các địa
phương. Các công cụ biên tập của phần mềm này được xây dựng theo [3], tuy
nhiên, cũng như phần mềm Famis, TMV.Map chưa có công cụ để chuẩn hóa
các đối tượng một cách đồng loạt mà chỉ thực hiện trên từng mảnh bản đồ bằng
các thao tác thủ công.
- Phần mềm gCadas là phần mềm thương mại hỗ trợ đo đạc thành lập
BĐĐC, hỗ trợ kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận và xây dựng CSDL địa
chính chạy trên phần mềm MicroStation V8i. Phần mềm được thiết kế để giải
quyết các vấn đề về đo đạc thành lập BĐĐC; đo đạc thành lập BĐĐC kết hợp
với kê khai đăng ký cấp GCN; đo đạc chỉnh lý bản đồ kết hợp với kê khai đăng
ký cấp giấy chứng nhận; xây dựng CSDL từ kết quả đo đạc (mới hoặc chỉnh
lý) và kết quả đăng ký cấp giấy.
Phần mềm gCadas thực chất là bản nâng cấp từ TMV.Map lên một phiên
bản cao hơn. Phần mềm đã khắc phục được hầu hết các điểm yếu của các phần
mềm trước đó. Công cụ biên tập và chuẩn hóa xây dựng chuẩn theo [3], xử lý
tự động, cho kết quả chính xác, nhanh gọn. Hạn chế của phần mềm là có giá
thành cao (10 triệu/máy) và chạy trên nền phần mềm MicroStation V8i nên rất
khó khăn về vấn đề bản quyền.

- VietMapXM là phần mềm thương mại phục vụ thành lập BĐĐC chạy
trên nền phần mềm MicroStation V8 XM hoặc MicroStation V8i do Công ty
TNHH Trắc địa và Công nghệ Toàn Việt xây dựng. Phần mềm được lập ra với
mục đích thành lập nhanh BĐĐC, giúp cho người dùng không mất nhiều thời
gian trong việc thành lập bản đồ.
16

Về cơ bản, phần mềm VietMap XM có các chức năng tương đương như
phần mềm gCadas. Hạn chế của phần mềm cũng có giá thành tương đối cao
và chạy trên nền của phần mềm MicroStation V8i và rất khó khăn trong vấn
đề bản quyền.

Ngoài ra còn có một số các phần mềm, mô đun, tiện ích hỗ trợ thành lập
và biên tập BĐĐC khác như: LandMap Solutions (Đặng Minh Tấn – Bình
Định); LandDataMap (Lê Văn Toàn - Cục Công nghệ thông tin),… Thực chất
đây là các mô đun hỗ trợ thành lập bản đồ địa chính và HSĐC không phải là
các mô đun chuyên về chuẩn hóa dữ liệu.

Nhận xét: Nhìn chung các phần mềm thương mại hiện có trên thị trường
đã đáp ứng tốt nhu cầu biên tập, chuẩn hóa và thành lập bản đồ, hồ sơ địa chính,
cấp GCN quyền sử dụng đất và xây dựng CSDL địa chính. Hạn chế của các
phần mềm này là có giá thành cao và dễ gặp rủi ro về vấn đề bản quyền của
phần mềm MicroStation V8;

Các phần mềm miễn phí đến thời điểm này không còn được hỗ trợ và cập
nhật thường xuyên theo các quy định hiện hành. Hơn nữa, các phần mềm này
chủ yếu là phục vụ cho thành lập bản đồ nên còn thiếu các mô đun về chuẩn
hóa xử lý tự động theo các quy định tại [3].

1.5. Vấn đề cần nghiên cứu

1.5.1. Trên thế giới


Việc xây dựng CSDL đất đai cho hệ thống thông tin đất đai mà cụ thể là CSDL
địa chính đã được nghiên cứu và ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới. CSDL đất
đai sau khi xây dựng phục vụ cho đa mục đích như thu thuế, chuyển nhượng, cho
thuê, phục vụ xây dựng đô thị [14]. Có thể kể đến một số mô hình, hệ thống thông
tin đất đai mà Việt Nam đang học hỏi kinh nghiệm trên thế giới như:
17

- Hệ thống hạ tầng quốc gia và hệ thống thông tin đất đai Malaisia
(NaLIS). Là hệ thống sử dụng các công nghệ web Internet bắt đầu xây dựng từ
năm 1997, cung cấp phương tiện cho người sử dụng thông tin đất đai có quyền
truy cập vào hệ thống đo đạc, đăng ký đất đai; hệ thống xác định thông tin giá;
hệ thống cho quản lý và tiện ích xây dựng bản đồ và cơ sở hạ tầng; hệ thống
thông tin rừng và một số hệ thống thông tin khác.

- Hệ thống thông tin đất đai của Hàn Quốc (KLIS) được xây dựng với hệ
thống chức năng: Hệ thống hỗ trợ hành chính đất đai, cấp phép giao dịch đất
đai, cấp phát giấy chứng nhận, quản lý giá đất; hệ thống quản lý HSĐC với
chức năng quản lý biến động đất đai, chỉnh sửa hồ sơ, xuất trích đo bản đồ, tra
cứu văn bản, quản lý thống kê đo đạc; hệ thống quản lý bản đồ địa chính với
chức năng thiết lập lớp bản đồ, tra cứu thông tin thửa đất, biên tập bản đồ, chia
tách thửa đất,…Tiến tới khai thác và cung cấp các dịch vụ trên hệ thống thiết
bị di động phục vụ người dân.

Nhận xét: Các hệ thống thông tin đất đai ở các nước trên thế giới cơ bản
có hệ thống phần mềm hỗ trợ riêng cho từng phân hệ như đo đạc bản đổ, cập
nhật biến động, cấp GCN, quản lý hồ sơ địa chính và xây dựng CSDL thống
nhất, tập trung, liên kết giữa dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính.

1.5.2. Ở Việt Nam


Từ khi thành lập bản đồ số đến nay, các văn bản quy định kỹ thuật về công
tác thành lập bản đồ số địa chính đã thay đổi khá nhiều. Đầu tiên là quy phạm
thành lập BĐĐC tạm thời năm 1996, tiếp đến là quy phạm thành lập BĐĐC
năm 1999, quy phạm thành lập BĐĐC năm 2008, Thông tư 21/2011/TT-
BTNMT năm 2011, Thông tư 55/2013/TT- BTNMT năm 2013. Mới đây còn
có các văn bản kỹ thuật khác liên quan đến công tác thành lập bản đồ số địa
18

chính như [1],[3],[8],[9]. Theo tiến trình thời gian, các thay đổi lớn về việc
thành lập bản đồ địa chính bao gồm:

- Thay đổi hệ tọa độ từ hệ tọa độ HN72 sang hệ tọa độ VN2000;


- Thay đổi mã loại đất trên BĐĐC;
- Thay đổi kinh tuyến trục địa phương;
- Thay đổi thông số đơn vị đo (Working Units);
- Thay đổi tọa độ điểm trung tâm làm việc (Storage Center Point / Global Origin);
- Thay đổi hồ sơ kỹ thuật thửa đất;

- Thay đổi kiểu chữ, kiểu đường, lớp biểu thị đối tượng,...
Trong các thay đổi nêu trên có những thay đổi làm phá vỡ hệ thống bản
đồ đã thành lập cũ làm cho tọa độ các đối tượng trên bản đồ thay đổi hoàn toàn.
Chính vì vậy, khi phân mảnh bản đồ theo quy định kỹ thuật hiện hành các thửa
đất sẽ không bảo toàn được thông tin. Bản đồ được thành lập qua các thời kỳ
không thể ghép nối với nhau trong cùng một hệ thống.

Qua nghiên cứu cho thấy các nền đồ họa thường dùng phục vụ quá trình
thành lập BĐĐC số hiện nay là Autocad và MicroStation. Các phần mềm này
có các chức năng vẽ, quản lý và xử lý các đối tượng đồ họa mạnh. Tuy nhiên,
các phần mềm này chưa giải quyết được triệt để các công đoạn của quá trình
thành lập BĐĐC số theo đặc thù của BĐĐC Việt Nam.

Các phần mềm của Việt Nam như ViLis, Elis, TMV.Lis tuy đã giải quyết
được khá nhiều vấn đề nhưng các phần mềm độc lập thì chỉ giải quyết những
vấn đề đơn lẻ hoặc một công đoạn nào đó như công đoạn đăng ký cấp GCN,
lập hồ sơ địa chính, khai thác CSDL,... Còn lại thì là các mô đun phần mềm
phụ thuộc vào nền đồ họa của các phần mềm nước ngoài nên việc nâng cấp,
cập nhật còn khó khăn như phần mềm gCadas, VietMapXM,...
19

Việc xây dựng CSDL địa chính được Bộ TN&MT quy định thống nhất
trên toàn quốc. Ngày 14/02/2007, Bộ TN&MT có Quyết định số 221/QĐ-
BTNMT quyết định về việc thống nhất phần mềm hệ thống thông tin đất đai
(ViLIS) trên toàn quốc và công văn số 1945/BTNMT-ĐKTKĐĐ ngày
24/05/2007 về thống nhất sử dụng phần mềm ViLIS tại VPĐKQSDĐ các cấp
trên toàn quốc.

Để hỗ trợ cho công tác xây dựng CSDL đất đai, ViLIS đã đưa ra một quy
trình chuẩn hóa và xây dựng CSDL địa chính từ các thông tin, số liệu ban đầu
của hồ sơ địa chính. Hiện nay quy trình này đã được triển khai áp dụng tại nhiều
địa phương và luôn được điều chỉnh cho phù hợp với hiện trạng và đặc thù dữ
liệu ở từng vùng địa phương khác nhau.

Để chuyển đổi dữ liệu vào phần mềm ViLIS, phần mềm trung gian được
sử dụng là phần mềm Famis theo quy trình của Tổng cục Quản lý đất đai. Tuy
nhiên, như đã phân tích tại Mục 1.4, phần mềm Famis đến nay không còn được
cập nhật thường xuyên theo các quy định hiện hành. Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây
là làm thế nào để chuẩn hóa được các lớp thông tin của bản đồ địa chính đáp
ứng được yêu cầu về dữ liệu khi chuyển đổi vào phần mềm ViLIS. Đây cũng
chính là vấn đề nghiên cứu chính của luận văn. Để giải quyết được vấn đề nêu
trên, một số công cụ, mô đun sẽ được xây dựng trên nền của phần mềm
MicroStaion nhằm hỗ trợ quá trình biên tập và chuẩn hóa bản đồ địa chính. Đặc
biệt, quá trình chuẩn hóa này sẽ được thực hiện một cách tự động, đồng loạt và
cho sản phẩm đúng với quy định hiện hành. Bên cạnh đó, các mô đun được xây
dựng trong đề tài luận văn có mã nguồn mở cho phép người sử dụng có thể can
thiệp vào mã nguồn. Do vậy, quá trình chuẩn hóa cũng như biên tập bản đồ
được thực hiện một cách linh hoạt, nhanh chóng và hiệu quả.
20

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH KỸ THUẬT VỀ CHUẨN HÓA BĐĐC


PHỤC VỤ CHO VIỆC XÂY DỰNG CSDL ĐỊA CHÍNH

2.1. Khái quát chung về chuẩn hóa dữ liệu bản đồ


Khi các đối tượng, nội dung của bản đồ địa chính thể hiện chưa đúng theo
[3] thì cần phải được chuẩn hóa. Nội dung chuẩn hoá BĐĐC bao gồm nhiều
thành phần, mỗi thành phần chuẩn hoá thể hiện cho một lĩnh vực liên quan đến
BĐĐC, cụ thể chuẩn hoá BĐĐC bao gồm các thành phần sau:

- Chuẩn về dữ liệu bản đồ (Cartography Data Standard)

Chuẩn về dữ liệu bản đồ quy định cách thức (mô hình dữ liệu) và nội dung
của BĐĐC khi lưu trữ trong CSDL. Chuẩn về dữ liệu bản đồ bao gồm: chuẩn
về mô hình dữ liệu và chuẩn về nội dung dữ liệu:

+ Chuẩn về mô hình dữ liệu dùng để mô tả cách thức mô tả và lưu trữ các


đối tượng bản đồ dưới dạng số (digital) trong CSDL. Chuẩn về mô hình dữ liệu
(Data model Standard) bao gồm: Xác định mô hình dữ liệu phù hợp để lưu trữ
BĐĐC trong CSDL và chuẩn hoá về lựa chọn và phân loại các đối tượng cần
lưu trữ trong CSDL bản đồ địa chính;

+ Chuẩn về nội dung dữ liệu là chuẩn mô tả những đối tượng nào cần thiết
lưu trữ trong CSDL, cách phân loại, nhận dạng, nội dung ý nghĩa của từng loại
đối tượng này đồng thời cũng mô tả cụ thể về quan hệ giữa các đối tượng và dữ
liệu thuộc tính cần phải có của từng đối tượng.

- Chuẩn về thể hiện bản đồ (Cartographic Represetation Standard) nhằm


chuẩn hoá cách trình bày, hiển thị BĐĐC ở dạng số hoặc dạng analog:

+ Chuẩn về thể hiện bản đồ dưới dạng analog (in ra giấy hoặc các vật liệu
khác) được quy định dựa trên các quy định về ký hiệu và cách thể hiện bản đồ
trong quy phạm;
21

+ Chuẩn về thể hiện bản đồ dưới dạng số được quy định rộng hơn, thích
hợp với khả năng hiển thị của các phần mềm được sử dụng và tính logic của số
liệu dưới dạng số.

- Chuẩn về khuôn dạng file (Data format and data exchange standard) là
chuẩn xác định các khuôn dạng (format) file vật lý để lưu trữ BĐĐC số. Chuẩn
này rất quan trọng đối với những CSDL có tính chất dùng chung, đa người sử
dụng như CSDL bản đồ địa chính, bao gồm:

+ Chuẩn về khuôn dạng file lưu trữ vật lý trong CSDL;

+ Chuẩn về khuôn dạng file vật lý sử dụng cho trao đổi, phân phối thông tin.

- Chuẩn hoá về dữ liệu mô tả CSDL (metadata) cho bản đồ địa chính


(Metadata Standard).

Chuẩn hoá về meta data là xác định các bảng chuẩn chứa các thông tin
liên quan đến dữ liệu trong CSDL mà những thông tin này cần phải được điền
vào một cách đầy đủ khi thu thập, cập nhật dữ liệu.

2.2. Quy định kỹ thuật về chuẩn hóa bản đồ địa chính

2.2.1. Chuẩn hóa về dữ liệu bản đồ

1. Quy định lựa chọn mô hình dữ liệu

Các đối tượng của BĐĐC được mô tả bằng các mô hình dữ liệu không
gian (spatial data model) là một mô hình toán học mô tả cách biểu diễn các đối
tượng bản đồ dưới dạng số.

Để mô tả các đối tượng bản đồ, hiện nay tồn tại nhiều mô hình dữ liệu
không gian khác nhau. Chuẩn về mô hình dữ liệu không gian cho BĐĐC được
xác định dựa trên việc xem xét các khía cạnh sau:

- Tính chặt chẽ về mặt toán học.


22

- Tính phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong các CSDL bản đồ ở
Việt Nam và thế giới.

- Thể hiện được các tính chất mang tính đặc thù của BĐĐC Việt Nam.

Đặc điểm của BĐĐC là cấu trúc của các đối tượng đơn giản. Đối tượng
quan trọng nhất cho lưu trữ cũng như tra cứu, xử lý sau này là thửa đất. Nguyên
tắc lựa chọn mô hình dữ liệu cho bản đồ địa chính là mô hình phải phản ánh
được đối tượng thửa đất với đầy đủ đặc điểm và tính chất của nó.

- Mô hình dữ liệu phải mô tả được quan hệ không gian giữa các đối tượng
thửa đất.

Xuất phát từ những yêu cầu trên của BĐĐC, mô hình dữ liệu Vector
Topology (Vector Topology Data Model) là mô hình phù hợp nhất để mô tả
các đối tượng BĐĐC trong CSDL.

Tuy nhiên, CSDL bản đồ địa chính còn có 2 đặc điểm nữa là:

- CSDL bản đồ địa chính là CSDL có các dạng người sử dụng rộng rãi và
đa dạng: Những cơ quan trong Bộ TN&MT, các Bộ ngành khác và những người
dân bình thường. Phần lớn người dùng đều chỉ cần hoặc chỉ được quyền tra cứu
những thông tin có sẵn trong CSDL chứ không liên quan đến xử lý thông tin.

- CSDL bản đồ địa chính có tính phân tán: Các CSDL địa chính cho từng
tỉnh được hình thành và tập trung tại các tỉnh. Trên Trung ương chỉ quản lý các
thông tin có tính vĩ mô. Cách tổ chức thông tin như vậy dẫn đến phương thức
truy nhập thông tin sẽ qua mạng cục bộ tại địa phương. Giao diện truy cập thông
tin chủ yếu sẽ là Web.

Với 2 đặc điểm trên, mô hình dữ liệu Topology không thực sự thích hợp
vì trong mô hình này các đối tượng vùng (thửa đất, đường, sông,...) không được
mô tả tường minh. Đối với công việc tra cứu, thông tin càng tường minh càng
tốt và đối với dữ liệu khi trao đổi trên mạng, đối tượng cần trao đổi càng ít
23

thông tin phụ càng tốt. Để giải quyết vấn đề này, mô hình dữ liệu Vector
Spaghetti (Spaghetti Data Model) là phù hợp.

Từ những phân tích trên, chuẩn về mô hình dữ liệu BĐĐC được lựa chọn
áp dụng cả 2 mô hình dữ liệu Topology và Spaghetti cho CSDL bản đồ địa chính.

- Dữ liệu trong CSDL địa chính được mô tả bằng mô hình Vector


Topology. Dữ liệu mô tả bằng mô hình Spaghetti là dữ liệu dẫn xuất, được tạo
ra từ dữ liệu mô tả bằng mô hình Topology.

- Các đối tượng được mô tả bằng mô hình Topology được sử dụng cho các
ứng dụng cục bộ thuộc về chuyên ngành địa chính như cập nhật bản đồ, xử lý
biến động đất đai.

- Các đối tượng mô tả bằng mô hình Spaghetti được sử dụng cho các ứng dụng
về tra cứu thông tin và các ứng dụng phân phối thông tin trên intranet, internet.

Ngành địa chính Người dùng


Bảo trì, cập nhật và Tra cứu dữ liệu Phân phối dữ liệu
xử lý dữ liệu

CSDL BĐĐC CSDL BĐĐC


Mô hình Chuyển Mô hình
Topology đổi Spaghetti

Hình 2.1. Mô hình dữ liệu cho bản đồ địa chính

2. Quy định chuẩn về nội dung CSDL bản đồ địa chính


Chuẩn này xác định và mô tả những đối tượng bản đồ lưu trữ trong CSDL,
sự phân loại, cách nhận dạng, nội dung ý nghĩa của từng loại đối tượng này đồng
24

thời cũng mô tả cụ thể về quan hệ không gian với các đối tượng khác và dữ liệu
thuộc tính của chúng. Chuẩn về nội dung CSDL bản đồ địa chính bao gồm:

- Chuẩn phân lớp thông tin các đối tượng bản đồ.

- Chuẩn mô tả kỹ thuật của các đối tượng. Trong mô tả kỹ thuật, từng đối
tượng trong CSDL được mô tả rất chi tiết, cụ thể như mã, lớp (level), độ chính
xác, các quan hệ không gian và các dữ liệu thuộc tính.

- Quy định chuẩn về phân lớp thông tin

+ Phân lớp thông tin được kế thừa theo bảng phân loại các đối tượng bản
đồ trên BĐĐC trong quy phạm và Thông tư của Bộ TN&MT [3].

+ Các đối tượng trong một lớp thông tin thuộc vào một loại đối tượng hình
học duy nhất như điểm (point), đường (polyline), hoặc vùng (polygon).

+ Mỗi lớp thông tin chỉ thể hiện một loại đối tượng (Object). Các đối tượng
có cùng chung một số đặc điểm tính chất nhất định được gộp thành lớp đối
tượng (Object Class). Các lớp đối tượng được gộp lại thành các nhóm đối tượng
(Category). Mỗi một đối tượng được gắn một mã số thống nhất. Mã của kiểu
đối tượng gồm <Mã nhóm><Mã lớp><Mã kiểu>.
+ Mỗi một lớp thông tin có một mã duy nhất.

+ Trong một nhóm lớp thông tin, mã của các lớp được đánh số liên tục.

+ Tên của lớp thông tin được đặt theo kiểu viết tắt sao cho dễ dàng nhận
biết được đó là lớp thông tin nào.

+ Nội dung bảng phân loại các đối tượng trong CSDL bản đồ địa chính,
[3]. Cấu trúc bảng gồm các cột:

+ Phân nhóm chính;

+ Lớp đối tượng;

+ Đối tượng;
25

+ Mã địa hình: Được đánh số phụ thuộc vào loại đối tượng, ví dụ đường
bình độ cái có mã là 302, điểm tọa độ quốc gia có mã là 113. Một số đối tượng
không có mã này, ví dụ: điểm tọa độ địa chính, điểm nhãn thửa (tâm thửa),...;

+ Mã: Mã được thể hiện bằng ký hiệu chữ theo từng nhóm đối tượng.
Ví dụ các đối tượng trong phân nhóm chính “địa hình” có mã là DH (DH1,
DH2, DH4, DH5,…);

+ Chỉ số lớp trong MicroStation: Chỉ số level trong phần mềm


MicroStation được gán cho mỗi loại đối tượng, mỗi đối tượng là 1 level, sử
dụng từ level 1 đến level 63, có 4 level không được sử dụng để gán cho các đối
tượng là level 49,60,61,62, các level này sẽ sử dụng làm các level nháp khi biên
tập, chuẩn hóa BĐĐC;

+ Dữ liệu thuộc tính: Mô tả các dữ liệu thuộc tính của đối tượng lưu trong CSDL;

+ Quan hệ giữa các đối tượng: Mô tả quan hệ về không gian, thuộc tính
với các đối tượng khác.

Nội dung bảng phân lớp thông tin xem phần Phụ lục 1.

- Quy định chuẩn về chi tiết kỹ thuật


Phần chi tiết kỹ thuật của CSDL mô tả rất chi tiết từng đối tượng trong
CSDL bản đồ địa chính. Mỗi một đối tượng được mô tả trên một trang. Phần
này là tài liệu chính để người dùng CSDL bản đồ địa chính có một cách hiểu
sâu sắc, rõ ràng và toàn diện về các đối tượng trong CSDL.

Bảng 2.1. Cấu trúc của trang mô tả đối tượng

Danh mục các đối tượng


Ngày thành lập tài liệu
Nhóm đối tượng Mã nhóm Tên phân nhóm chính
Lớp đối tượng Mã lớp Tên lớp đối tượng
Định nghĩa
26

Định nghĩa tên của đối tượng được mô tả


Mã đối tượng Phiên bản Có giá trị từ ngày
Mã đối tượng Số hiệu phiên bản Ngày bắt đầu chuẩn có giá trị
Mô tả
Mô tả đặc điểm, tính chất và các đặc tính về kỹ thuật của đối tượng.
Phản ánh trong CSDL
Phản ánh tính đầy đủ của đối tượng trong toàn bộ CSDL. Đối tượng có thể được
phản ánh đầy đủ hoặc chỉ được phản ánh tại một vùng hay trong những một điều
kiện đặc biệt nào đó.
Phản ánh hình học Độ cao Độ chính xác Level
Kiểu đối tượng hình học Có/không có giá Độ chính xác Level lưu trữ
dùng để phản ánh đối trị độ cao của số liệu cm, đối tượng trong
tượng (điểm, đường, dm, m file DGN
vùng, mô tả)
Đô chính xác hình học
Chỉ ra độ chính xác của đối tượng về mặt hình học, độ chính xác phụ thuộc vào dữ
liệu ban đầu và các phương pháp dùng để số hoá đối tượng
Mô tả cấu trúc
Mô tả mô hình dữ liệu áp dụng để mô tả và lưu trữ đối tượng trong CSDL. Trong
trường hợp một đối tượng được mô tả bằng nhiều mô hình dữ liệu khác nhau, phần
này cũng nêu rõ trường hợp nào thì sử dụng mô hình dữ liệu nào và lý do. Phần
này cũng mô tả các mối quan hệ không gian của đối tượng với các đối tượng khác.
Phương pháp thu thập
Mô tả các phương pháp có thể được sử dụng để thu thập dữ liệu của đối tượng vào
CSDL.

2.2.2. Chuẩn về thể hiện đối tượng bản đồ


Chuẩn hoá về thể hiện bản đồ (Cartographic Represetation Standard)
nhằm chuẩn hoá cách trình bày các đối tượng bản đồ số trên các thiết bị dạng
số hoặc các vật liệu lưu trữ dạng analog như giấy, phim. Trong CSDL, bản đồ
số không chỉ thuần tuý là một sự sao chép lại của bản đồ giấy. Trên bản đồ giấy,
các đối tượng bản đồ được thể hiện bằng ngôn ngữ đặc biệt, gọi là ngôn ngữ
bản đồ và được xem xét như một hệ thống ký hiệu đặc trưng riêng. Khi chuyển
sang dưới dạng bản đồ số, ngôn ngữ bản đồ vẫn đóng một vai trò quan trọng
27

cho việc thể hiện các đối tượng bản đồ analog qua các thiết bị ra như máy in,
máy vẽ. Chuẩn về thể hiện bản đồ cần phải được dựa trên các quy định về ký
hiệu và cách thể hiện bản đồ trong quy phạm và Thông tư.

1. Chuẩn hoá thể hiện các đối tượng bản đồ dưới dạng số

- Chuẩn hoá về thư viện ký hiệu (Symbol Library): Mỗi một đối tượng
kiểu điểm tương ứng với một kiểu ký hiệu nhất định trong thư viện. Hình dáng
ký hiệu được thiết kế dựa theo quy phạm quy định. File ký hiệu dạng điểm do
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo phần mềm Famis là file
KyHieuDC.CEL.

- Chuẩn hoá về thư viện kiểu đường (Line Style Library): Mỗi một đối
tượng kiểu đường tương ứng với một kiểu đường nhất định trong thư viện. Hình
dáng kiểu đường được thiết kế dựa theo quy phạm quy định. File ký hiệu dạng
đường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo phần mềm Famis
là File DUONGDC.RSC.

- Chuẩn hoá về thư viện mẫu tô (Pattern Library): Mỗi một đối tượng kiểu
vùng tương ứng với một mẫu tô nhất định trong thư viện. Hình dáng mẫu tô
được thiết kế dựa theo quy phạm quy định.

- Chuẩn hoá về thư viện kiểu font chữ (Font Library): Mỗi một đối tượng
kiểu chữ tương ứng với một font chữ và kích thước chữ nhất định trong thư
viện. Các font trong thư viện dùng bộ font ABC của Ban công nghệ thông tin
quốc gia. Đối với một số font chữ cần phải tạo thêm, các font này vẫn tuân theo
mã chuẩn của bộ ABC. File thư viện phông chữ do Bộ TN&MT ban hành kèm
theo phần mềm Famis là File VNFONTDC.RSC

2. Chuẩn hoá thể hiện các đối tượng bản đồ dưới dạng analog

- Chuẩn về nội dung các lớp thông tin được hiển thị theo mỗi chuyên đề.
Ví dụ bản đồ địa hình, BĐĐC, bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
28

- Chuẩn về thứ tự in ra các lớp thông tin (mức ưu tiên khi in ra). Ví dụ thứ
tự in trong BĐĐC là thuỷ văn, giao thông, ranh giới thửa.

- Chuẩn về cách hiển thị các lớp thông tin. Ví dụ khi in BĐĐC, nếu ranh
giới thửa trùng với đường mép nước thì không in ra. Khi in bản đồ địa hình,
nếu đường ranh giới hành chính trùng với địa vật, hiển thị ranh giới theo từng
đoạn về 2 phía của địa vật.

- Chuẩn về nội dung các loại bản đồ chuyên đề: Về nguyên tắc, người sử
dụng có thể lấy bất cứ một tập hợp các lớp thông tin bất kỳ từ CSDL để tạo
thành bản đồ chuyên đề cho riêng mình. Tuy nhiên để làm được điều này, người
sử dụng phải hiểu rất rõ nội dung của CSDL và có toàn quyền về truy nhập dữ
liệu. Không phải người sử dụng nào cũng có được hiểu biết như vậy và tính bảo
mật dữ liệu không cao. Vì vậy, chuẩn về các loại bản đồ chuyên đề nhằm đưa
ra một số bản đồ chuyên đề chung nhất có nội dung đã được xác định. Chuẩn
này sẽ được hoàn thiện dần qua quá trình khai thác thông tin. Sau đây là một
số bản đồ chuyên đề lấy ra từ CSDL bản đồ địa chính:

+ Bản đồ địa chính;

+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

+ Bản đồ quy hoạch đô thị;

+ Các sơ đồ, hồ sơ thửa đất.

- Chuẩn về thứ tự in ra các lớp thông tin (mức ưu tiên khi in ra): Trong
trường hợp có nhiều đối tượng trùng lặp, chuẩn sẽ quy định lớp thông tin nào
được in trước, lớp nào được in sau hay không in ra.

- Chuẩn về cách hiển thị các lớp thông tin: Các lớp thông tin khi in ra các
vật liệu lưu trữ lâu dài như phim, giấy, diamat hoàn toàn tuân thủ theo cách thể
29

hiện mà quy phạm quy định, bao gồm các chuẩn về ký hiệu, màu sắc, kính thước,
độ dày của đường nét, phông chữ. Xử lý các đối tượng trước khi in (chế bản).

2.2.3. Chuẩn về khuôn dạng dữ liệu (Format data standard)

Chuẩn về khuôn dạng dữ liệu bao gồm ba thành phần chuẩn:

- Chuẩn khuôn dạng dữ liệu lưu trữ trong CSDL.

- Chuẩn khuôn dạng dữ liệu khi trao đổi phân phối thông tin.

- Chuẩn khuôn dạng dữ liệu phục vụ tra cứu, hiển thị trên mạng.

1. Chuẩn format dữ liệu lưu trữ trong CSDL

Yêu cầu của format dữ liệu lưu trong CSDL là phải thể hiện các đối tượng
bản đồ theo mô hình topology. Dựa trên yêu cầu này, chuẩn khuôn dạng dữ liệu
lưu trữ trong CSDL là:

- File đồ hoạ DGN và file topology POL của phần mềm Famis.

- File đồ hoạ DGN và file topology SIF của phần mềm GIS Office
(hãng Intergraph).

- Coverage của phần mềm Arc/Info (ESRI).

2. Chuẩn format dữ liệu phục vụ cho trao đổi, phân phối dữ liệu.

Chuẩn khuôn dạng format dữ liệu phục vụ cho trao đổi, phân phối dữ liệu
có thể trực tiếp là các khuôn dạng file được nêu trong chuẩn cho lưu trữ nhưng
cơ bản vẫn là các chuẩn trao đổi được sử dụng rộng rãi như DGN (Famis), DXF
(AutoCad), SHAPE (ArcView), SIF (Integraph).

3. Chuẩn format dữ liệu phục vụ cho tra cứu, hiển thị trên mạng

Chuẩn format dữ liệu phục vụ tra cứu, hiển thị dữ liệu trên máy đơn hoặc
trên các mạng cục bộ LAN, mạng diện rộng intranet hoặc mạng công cộng
internet là các khuôn dạng tương thích với các hệ thống có ứng dụng quản lý
30

và phân phối dữ liệu trên mạng như Geomedia Web Map (Intergraph), ArcIMS,
SDE (ESRI), SDO (Oracle).
File thuộc tính của các đối tượng BĐĐC được mô tả dưới dạng mô hình
dữ liệu quan hệ. Format file mô tả dữ liệu thuộc tính của các đối tượng BĐĐC
là MDB của ACCESS và Database của ORACLE.
2.2.4. Chuẩn hoá MetaData
1. Khái niệm Meta Data
Meta Data là “Dữ liệu của Dữ liệu”, có thể hiểu Meta Data là một dữ liệu
chỉ dẫn cho biết phần dữ liệu địa lý đang có trong CSDL do ai làm, làm bằng
công nghệ nào, ai kiểm tra chất lượng, làm thời gian nào, nằm trong hệ toạ độ
nào,... Trong các CSDL truyền thống các dữ liệu kiểu Meta Data không cần thiết
bằng nhu cầu đối với các CSDL địa lý. Đối với các dữ liệu địa lý, ngoài dữ liệu
được mô tả bằng vị trí địa lý người ta còn phải biết tường tận về các yếu tố sau:
Độ chính xác các vị trí địa lý trong CSDL được thể hiện qua các thông tin:
Cơ quan thực hiện, công nghệ thực hiện, độ chính xác thiết bị (loại thiết bị thực
hiện), thời gian thực hiện, tham số hệ quy chiếu.
Cơ sở pháp lý của dữ liệu địa lý được thể hiện qua các thông tin: Cơ quan
thực hiện, biên giới - địa giới chính thức hay tạm thời, dữ liệu đã được xác nhận
chất lượng ở cấp nào, mức độ có thể tiếp cận các dữ liệu,...
Ngoài ra người sử dụng còn có thể muốn biết thêm một số thông tin chi
tiết khác có liên quan:
- Tên khu vực địa lý của dữ liệu, giới hạn toạ độ;
- Mô tả chung về các điều kiện địa lý của khu vực;
- Nơi lưu trữ số liệu nguồn và khả năng tiếp cận số liệu nguồn;
- Các dữ liệu khác có liên quan;
- Thời gian thiết lập các Meta Data về độ chính xác và cơ sở pháp lý.
2. Nội dung Meta Data
31

Nội dung chủ yếu của Meta Data bao gồm các thành phần sau:
- Mô tả chung tập hợp dữ liệu đia lý:
+ Tóm tắt nội dung;
+ Mục tiêu của việc đầu tư làm dữ liệu;
+ Các cơ quan đã sử dụng dữ liệu;
+ Ngôn ngữ trong dữ liệu;
+ Hệ quy chiếu của dữ liệu;
+ Các dữ liệu địa lý khác có liên quan;
+ Cơ quan quản lý dữ liệu nguồn.
- Độ chính xác dữ liệu:
+ Mục tiêu phục vụ của dữ liệu nguồn;
+ Công nghệ, thiết bị thành lập dữ liệu;
+ Độ chính xác ước tính cho các yếu tố địa hình, địa vật.
- Hệ quy chiếu, hệ toạ độ của dữ liệu:
+ Ellipsoid quy chiếu;
+ Điểm gốc toạ độ;
+ Lưới chiếu phẳng;
+ Hệ thống toạ độ cơ sở;
+ Hệ thống độ cao cơ sở;
+ Mối liên hệ toạ độ độ cao với các hệ thường gặp;
+ Thời gian thực hiện dữ liệu.
- Cơ sở pháp lý của dữ liêu:
+ Cơ quan thực hiện dữ liệu;
+ Quá trình kiểm tra - nghiệm thu dữ liệu;
+ Cơ quan thực hiện xác nhận chất lượng sản phẩm;
+ Tính pháp lý của địa giới quốc gia;
+ Mức độ có thể tiếp cận các dữ liệu chi tiết.
32

- Các số liệu có liên quan:


+ Tên khu vực địa lý;
+ Toạ độ góc của khu vực (Xmin, Ymin, Xmax, Ymax);
+ Độ cao khu vực (Hmin, Hmax);
+ Các đơn vị hành chính thuộc khu vực địa lý;
+ Mô tả điều kiện địa lý chung của khu vực;
+ Các dữ liệu khác có liên quan;
- Nội dung bản đồ:
+ Mô tả các thông tin thuộc tính có thể tra cứu được;
+ Mô tả hệ phân lớp thông tin bản đồ;
+ Các ký hiệu bản đồ.
3. Chuẩn hoá Meta data
Với nội dung Meta Data như nêu trên việc chuẩn hoá Meta Data là cần
thiết để người dùng có thể tra cứu được các thông tin hữu ích. Hiện nay người
ta vẫn dùng 2 loại công cụ để thiết lập các Meta Data: Một là tổ chức dưới dạng
một CSDL đơn giản gồm một số bảng không có quan hệ; Hai là tổ chức dưới
dạng một trang Web để tra cứu. Vấn đề chuẩn hoá đặt ra ở đây không phải là
cấu trúc dữ liệu, khuôn dạng dữ liệu mà là nội dung dữ liệu phải có những gì.
Chuẩn hoá Meta Data thể hiện dưới dạng các form chuẩn mô tả các thông
tin liên quan đến dữ liệu trong CSDL mà những thông tin này cần phải được
điền vào một cách đầy đủ khi vào hoặc cập nhật số liệu.
- Chuẩn Meta được thực hiện bằng cách:
+ Xác định các form chuẩn cần phải điền đầy đủ khi giao nộp sản phẩm
và ban hành;
+ Xây dựng chương trình quản lý Metadata dưới dạng CSDL của
ACCESS cho phép: Nhập số liệu, tra cứu số liệu về Metadata. Các sản phẩm
được giao nộp dưới dạng số đều phải có file Metadata kèm theo.
33

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN HÓA


CÁC LỚP THÔNG TIN BĐĐC TRÊN PHẦN MỀM MICROSTATION

3.1. Khái quát về phần mềm MicroStation


MicroStation là một phần mềm đồ họa giúp thiết kế (CAD) được sản xuất
và phân phối bởi hãng Bentley Systems của Mỹ. MicroStation có môi trường
đồ họa rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các
yếu tố bản đồ. Khả năng quản lý cả dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính rất
lớn, tốc độ khai thác và cập nhật nhanh chóng phù hợp với hệ thống quản lý dữ
liệu lớn. Do vậy nó khá thuận lợi cho việc thành lập các loại bản đồ địa hình,
địa chính từ các nguồn dữ liệu và các thiết bị đo khác nhau. Dữ liệu không gian
được tổ chức theo kiểu đa lớp tạo cho việc biên tập, bổ sung rất tiện lợi.
MicroStation cho phép lưu các bản đồ và các bản vẽ thiết kế theo nhiều hệ
thống tọa độ khác nhau.
MicroStation còn được sử dụng để là nền một số ứng dụng như: Famis,
Geovec, Irasb, MSFC, Mrfclean, TMV.Map, gCadas, (tập hợp các giải pháp xử
lý bản đồ địa hình, địa chính của công ty [eK]), VietMapXM,... chạy trên đó.
Các công cụ của MicroStation được sử dụng để số hóa các đối tượng trên
nền ảnh raster, sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ.
MicroStation còn cung cấp cung cụ nhập, xuất dữ liệu đồ họa từ phần mềm
khác qua các file (*.dxf) hoặc (*.dwg). Đối với phiên bản MicroStation V8 trở
lên còn mở trực tiếp được các file định dạng của phần mềm Autocad.
Đặc biệt, trong lĩnh vực biên tập và trình bày bản đồ, dựa vào các tính
năng mở của MicroStation cho phép người sử dụng tự thiết kế các ký hiệu
dạng điểm, dạng đường, dạng pattern và rất nhiều các phương pháp trình bày
bản đồ được coi là khó sử dụng đối với một số phần mềm khác (MapInfo,
AutoCAD, CorelDraw, Adobe Freehand,…) được giải quyết một cách dễ
dàng trong MicroStation.
34

Ngoài ra, các file dữ liệu của các bản đồ cùng loại được tạo dựa trên nền
một file chuẩn (seed file) được định nghĩa đầy đủ các thông số toán học bản đồ,
hệ đơn vị đo được tính theo giá trị thật ngoài thực địa làm tăng giá trị chính xác
và thống nhất giữa các file bản đồ.

MicroStation đã rất quen thuộc với người sử dụng qua các phiên bản như
MicroStation 95, SE, J, hiện nay là MicroStation V8 và MicroStation V8i. Đây
là những phiên bản mới của MicroStation đã được Công ty Bentley công bố
như là một nền CAD toàn diện hỗ trợ tất các các định dạng CAD chuẩn hiện
nay là DWG của AutoCAD và DGN của MicroStation. Người sử dụng
AutoCAD và MicroStation bây giờ có thể trao đổi dữ liệu với nhau. Dữ liệu trở
nên thống nhất và tất cả chúng đều có thể được xử lý trên MicroStation V8,
MicroStation V8i và các ứng dụng chạy trên nó.

Hình 3.1. Màn hình khởi động phần mềm MicroStation


35

3.2. Xây dựng chương trình chuẩn hóa các lớp thông tin bản đồ địa chính
3.2.1. Khái quát ngôn ngữ sử dụng để xây dựng chương trình

BASIC (Beginner's All-purpose Symbolic Instruction Code) là một


ngôn ngữ lập trình bậc cao, đơn giản, dễ sử dụng, nhằm đơn giản hóa quá
trình lập trình. BASIC được phát minh vào năm 1965 bởi các giáo sư John
George Kemeny và Thomas Eugene Kurtz thuộc viện Đại học Dartmouth
(Dartmouth College) [10].

Ngôn ngữ này dựa một phần trên ngôn ngữ FORTRAN và một phần trên
ngôn ngữ Algol 60, thêm vào khả năng chia sẻ thời gian, xử lý văn bản và ma
trận. BASIC được cài đặt đầu tiên trên máy mainframe GE-2000 series. Khởi
đầu nó là ngôn ngữ phiên dịch.

Năm 1975, Micro-Soft (Bill Gates và Paul Allen) công bố Altair BASIC.
Phiên bản được viết cho máy Altair đồng tác giả là Gates, Allen và Monte
Davidoff. Các phiên bản của Microsoft BASIC sau đó bắt đầu xuất hiện trong
các nền tảng khác theo bản quyền, hàng triệu bản sao và biến thể đã sớm được
sử dụng, nó trở thành một trong nhiều ngôn ngữ chuẩn của máy Apple II.

Nhiều phiên bản BASIC mới hơn đã được thiết lập trong thời gian này.
Năm 1985, người ta đã công bố Turbo BASIC 1.0. Những ngôn ngữ này giới
thiệu nhiều sự mở rộng dành cho BASIC của máy tính gia đình như là cải tiến
thao tác chuỗi và hỗ trợ đồ hoạ, truy cập vào tập tin hệ thống và các kiểu dữ
liệu được thêm vào. Quan trọng hơn là những tiện lợi trong lập trình có cấu
trúc, bao gồm việc thêm cấu trúc điều khiển và các thủ tục con riêng biệt hỗ trợ
các biến cục bộ.

Khoảng nửa sau thập niên 1980, máy tính đã phát triển từ một sở thích của
cá nhân trở thành công cụ được dùng chủ yếu cho các ứng dụng. Việc lập trình
cũng được phổ biến rộng rãi hơn tuy nhiên nó lại trở nên ít quan trọng hơn vì
sự lớn dần lên về số lượng người dùng. BASIC bắt đầu mờ nhạt, dù cho một
36

vài phiên bản vẫn tồn tại. BASIC trở lại cùng với việc giới thiệu Visual Basic
của Microsoft. Dù vậy, thật khó khi nói rằng đây là ngôn ngữ BASIC, vì sự
thay đổi quan trọng về mô hình hướng tới ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng
và lập trình theo sự kiện. Trong khi điều này có thể được cho là một sự phát
triển của ngôn ngữ, vài đặc điểm của Dartmouth BASIC, như đánh số dòng và
từ khoá INPUT vẫn tồn tại.

Nhiều phiên bản BASIC khác cũng đã phát triển mạnh gồm Bywater
BASIC, True BASIC và REALbasic. Nhiều biến thể và ứng dụng khác về
BASIC được tạo ra bởi những người yêu thích, những nhà phát triển chuyên
môn vì cũng tương đối dễ dàng để phát triển những trình thông dịch và biên
dịch cho BASIC.

Ngôn ngữ BASIC có đặc trưng là dễ sử dụng ngay cả với người mới học,
ngôn ngữ lập trình cho mọi mục đích, cho phép lập trình nâng cao dành riêng
cho các chuyên gia mà vẫn giữ được sự đơn giản cho người mới học. Ngôn ngữ
này có tương tác với người dùng, các thông báo lỗi rõ ràng, tốc độ xử lý khá
nhanh khi thực hiện các chương trình.

3.2.2. Tạo, chỉnh sửa và chạy Macro trên nền của phần mềm MicroStation

Macro được hiểu là một chương trình con được lập trình theo một mục
đích để thực hiện lệnh hay công việc theo mong muốn của người lập trình. Khi
nói đến macro, người ta nghĩ ngay đến nó là một chương trình thêm vào chạy
trên nền của một phần mềm nhằm hỗ trợ người sử dụng bằng việc tự động hóa
các thao tác khi thực hiện các công việc.

Trên phần mềm MicroStation SE, các Macro được tạo ra trên cơ sở sử
dụng ngôn ngữ BASIC (Vb40). Macro giúp người sử dụng tạo ra các chương
trình, các mô đun nhằm hỗ trợ người sử dụng trong quá trình số hóa và biên
tập bản đồ.
37

Đối với các phiên bản cao hơn như MicroStation V8, MicroStation
V8XM, MicroStation V8i, các phần mềm này còn có sự hỗ trợ của ngôn ngữ
lập trình VBA (Visual Basic for Applications) giống như một số chương trình
đồ họa AutoCad, Microsoft Excel,...

Đối với MicroStation SE, để tạo một Macro ta có thể thực hiện theo nhiều cách:

Cách 1: Vào Utilities  Create Macro.

Cách 2: Đánh dòng lệnh sau trên cửa sổ Key-in: MDL SILENTLOAD
GENMACRO.

Hình 3.2. Tạo Macro trên cửa sổ Key-in

Đối với 2 cách tạo Macro nêu trên, sau khi ấn chuột trái để chấp nhận lệnh
đối với cách 1 và nhấn phím enter đối với cách 2 thì giao diện xuất hiện như sau:

Hình 3.3. Tên và mô tả Macro

Nhập tên Macro cần tạo cũng như các mô tả về Macro vào các ô textbok
tương ứng. Chọn OK để việc tạo tên của Macro được hoàn thành. Chọn Cancel
38

thì quá trình tạo Macro sẽ bị hủy bỏ. Macro được tạo ra có định dạng *.bas và
được đặt tại đường dẫn c:\win32app\ustation\macros\. Người sử dụng có thể
đặt lại đường dẫn này.

Hình 3.4. Các nút của Macro có tên Chuanhoa

Trên Hình 3.4, theo trình tự từ trái sang phải là các nút lệnh: nút ghi
chương trình, nút tạm dừng chương trình và nút thoát khỏi chương trình. Nút
ghi chương trình sẽ ghi lại các thao tác khi người sử dụng thực hiện lệnh. Trong
quá trình thực hiện có thể ấn nút tạm dừng để bỏ qua các bước trung gian, các
thao tác không cần thiết. Khi kết thúc ghi một Macro nhấn vào nút thoát khỏi
chương trình.

- Cách 3: Vào Utilities  Macro.

Hình 3.5. Macro trong MicroStation

Bấm vào nút New để tạo Macro mới.


39

Hình 3.6. Giao diện thiết lập Macro trong MicroStation

Người sử dụng lập trình chương trình mong muốn sau đó ghi lại tên của
chương trình được tạo ra (hình 3.7).

Hình 3.7. Giao diện thiết lập Macro theo cách 3

Đối với việc tạo ra Macro theo cách 1 và cách 2, sau khi kết thúc thao tác
tạo Macro để thực thi nó vào Utilities  Macro, tìm tên của Macro cần thực
hiện nếu Macro được tạo ra để đúng đường dẫn mặc định hoặc tìm đến đường
dẫn đã lưu Macro, chọn Run để chạy chương trình. Khi Macro chạy tức là nó
thực hiện lại các thao tác, các lệnh mà người sử dụng đã thực hiện trong quá
trình tạo ra Macro. Tuy nhiên, đối với việc tạo ra Macro theo cách này, không
phải thao tác hay câu lệnh nào Macro cũng thực hiện được. Vì vậy, trong trường
40

hợp này cần phải chỉnh sửa và lập trình lại để các Macro có thể chạy và cho ra
kết quả như mong muốn.

Hình 3.8. Giao diện chỉnh sửa Macro trong MicroStation.


Khi chương trình có nhiều tùy chọn, nhiều nút lệnh thì cần thiết kế một
form (bảng điều khiển). Để thiết kế và chỉnh sửa một form thực hiện bằng cách:
Từ giao diện chỉnh sửa Macro (hình 3.8) chọn Edit  Custom Dialog  Insert
để tạo mới, Edit để chỉnh sửa khi đã có form (hình 3.9).

Hình 3.9. Giao diện chỉnh sửa form của Macro.


41

Các form thiết kế được lưu dưới dạng file (*.ba) kết nối với các câu lệnh
viết trong file cùng tên (*.bas). Khi copy file (*.ba) sang các máy tính khác
không kèm theo file (*.bas) thì chương trình vẫn chạy nhưng người sử dụng
không chỉnh sửa được mã nguồn. Đây là cách để bảo vệ bản quyền các chương
trình lập trình bằng Macro Basic vì khi view file (*.ba) đã mã hóa ký tự không
thể xem, đọc và chỉnh sửa được.

Hình 3.10. Giao diện thiết kế các nút lệnh của Macro.
Trong phần mềm MicroStation có một số mô đun mẫu được đặt trong
trong thư mục cài đặt c:\win32app\ustation\macros\vb40\.

Các mô đun, chương trình thực hiện bằng Macro có thể đưa lên thanh
menu hoặc đưa vào thành các hộp công cụ của phần mềm MicroStation theo
từng nhóm. Tuy nhiên, các mô đun, chương trình này không chạy độc lập tách
rời khỏi phần mềm MicroStation. Để lưu trữ các chương trình, mô đun tạo ra,
người sử dụng nên tạo đường dẫn quản lý riêng, tránh tình trạng khi cài lại phần
mềm MicroStation sẽ bị mất các Macro đã tạo.
42

Hình 3.11. Tạo các Menu trong MicroStation.

Hình 3.12. Các mô đun được đưa vào Menu trong MicroStation.

3.2.3. Xây dựng chương trình chuẩn hóa các lớp thông tin BĐĐC
Việc xây dựng chương trình chuẩn hóa các lớp thông tin bản đồ địa chính
được thực hiện theo 2 cách: Xây dựng chương trình chuẩn hóa tự động từng
lớp đối tượng và xây dựng chương trình chuẩn hóa tự động cho tất cả các lớp
đối tượng nhằm đáp ứng linh hoạt các yêu cầu của thực tiễn công tác chuẩn hóa
dữ liệu bản đồ.
43

1. Xây dựng chương trình chuẩn hóa tự động từng lớp đối tượng

Chương trình được xây dựng nhằm chuẩn hóa các lớp thông tin trên bản
đồ địa chính theo theo từng mục đích cụ thể, đó là chuẩn hóa màu, lớp, kiểu
đường (lineStyle), chữ (text). Quá trình chuẩn hóa thực hiện các bước theo sơ
đồ khối tại hình 3.13.

Bắt đầu

Tìm thư mục chứa


file hiện thời

Kiểm tra các file


có trong thư mục

Tìm thấy các Không thấy


file *.dgn file *.dgn

Mở file tìm thấy Thông báo

Thực hiện các lệnh


chuẩn hóa các lớp
thông tin

Kết thúc

Hình 3.13. Sơ đồ khối chuẩn hóa các lớp thông tin theo đối tượng
44

Chương trình này được áp dụng trong các trường hợp sai hệ thống trên tất
cả các tờ bản đồ, các file hồ sơ kỹ thuật thửa đất (tất cả các file dgn), khi đó sử
dụng chương trình mở tất cả các file để chỉnh sửa.
Ví dụ như trên tờ bản đồ địa chính, lớp ranh thửa được đặt ở lớp 17, màu 3
(đỏ), trong khi đó theo đúng quy định lớp biểu thị là lớp 10 màu 0 (màu đen);
hoặc trên bản đồ biểu thị sai hệ thống tên địa danh, xứ đồng, ghi chú thuyết minh.
Chương trình được xây dựng theo sơ đồ hình 3.13 nêu trên là giải pháp hiệu
quả nhất và nhanh nhất sửa hệ thống cho tất cả các file. Chương trình có thể tách
riêng thành nhiều Macro để sửa cho từng đối tượng hoặc tích hợp vào một Macro
sửa cho tất cả các nội dung không đúng quy định. Trong phạm vi Luận văn này,
các Macro viết tách riêng theo từng đối tượng một cách tường minh.
a. Chuẩn hóa màu đối tượng
Chương trình được lập ra nhằm chuẩn hóa các đối tượng đang để sai màu về
đúng màu. Theo [3], trên bản đồ địa chính chỉ có 4 màu là màu đỏ (các đối tượng
chỉnh lý, chỉ giới quy hoạch), màu xanh (thủy hệ), màu nâu (yếu tố địa hình), màu
đen (các đối tượng còn lại). Mã lệnh của chương trình có dạng như sau:
' CHUONG TRINH CHUAN HOA MAU DOI TUONG
Function LayTenThuMuc(rsFileName As String) As String
On Error Resume Next
Dim i As Integer
For i = Len(rsFileName) To 1 Step -1
If Mid$(rsFileName, i, 1) = "\" Then
Exit For
End If
Next
LayTenThuMuc = Mid$(rsFileName, 1, i)
End Function
'---------------------------------------------
Sub main
Dim startPoint As MbePoint
Dim point As MbePoint, point2 As MbePoint
Dim i As Integer
Dim Tenthumuc as string
Dim a As String, Flist(3000) As String
Dim tendgn As String
45

Dim dong As String


Dim Tsf As Integer
Dim dem As Integer
Tenthumuc = LayTenThuMuc(MbeDgnInfo.DgnFilename)
loi = 0: dem = 0: dong = ""
tendgn = MbeDgnInfo.DgnFilename
a = FileParse$(tendgn, 2) + "\*.dgn"
FileList Flist, a
If arraydims(Flist) = 0 Then
MbeMessageBox "Khong co file nao ca"
Exit Sub
End If
Tsf = UBound(Flist)
For i = 0 To Tsf
MbeSendCommand "xd=" + Tenthumuc + Flist(i)
‘Doi lop thong tin
MbeSendCommand "MDL SILENTLOAD SELECTBY dialog"
MbeSendCommand "DIALOG SELECTBY "
MbeSendCommand "mdl silentload SELECTBY dialog"
MbeSendCommand "DIALOG SELECTBY "
MbeSendCommand "SELECTBY level none"
MbeSendCommand "SELECTBY level 10,14,21,22,23,42,44,46"
MbeSendCommand "SELECTBY type none"
MbeSendCommand "SELECTBY type line,lineString,Shape"
MbeSendCommand "SELECTBY EXECUTE "
MbeSendCommand "MDL UNLOAD SELECTBY"
MbeSendCommand "CHANGE ICON "
MbeSetAppVariable "", "msToolSettings.changeElement.weight", 0&
MbeSetAppVariable "", "msToolSettings.changeElement.style", 0&
MbeSetAppVariable "LSTYLE", "tcb->lineStyle.scale", 1#
MbeSetAppVariable "", "msToolSettings.changeElement.color", 1&
MbeSetAppVariable "", "msToolSettings.changeElement.level", 0&
MbeSetAppVariable "", "msToolSettings.general.useFence", 0&
MbeSettings.Color = 10
MbeSendDataPoint point, 1%
MbeSendCommand "null"
MbeSendCommand "FIT VIEW EXTENDED 1"
Next i
'MbeSendCommand "filedesign"
MbeSendCommand "compress design confirm"
MbeWriteStatus "Chuan hoa xong!"
End Sub
b. Chuẩn hóa lớp đối tượng

Chương trình được thiết lập nhằm chuẩn hóa các đối tượng đang để sai
lớp về đúng lớp. Theo [3], trên bản đồ địa chính chỉ có 58/63 lớp được sử dụng
46

cho các đối tượng khác nhau, có 4 lớp không được quy định trong [3] gồm các
lớp 49,60,61,62. Các lớp không quy định trong [3] thông thường dùng để làm
các lớp “vẽ nháp” hoặc lớp gán thông tin thuộc tính.

' CHUONG TRINH CHUAN HOA LOP DOI TUONG


'================================
Function LayTenThuMuc(rsFileName As String) As String
On Error Resume Next
Dim i As Integer
For i = Len(rsFileName) To 1 Step -1
If Mid$(rsFileName, i, 1) = "\" Then
Exit For
End If
Next
LayTenThuMuc = Mid$(rsFileName, 1, i)
End Function
Sub main
Dim startPoint As MbePoint
Dim point As MbePoint, point2 As MbePoint
Dim i As Integer
Dim Tenthumuc as string
Dim a As String, Flist(3000) As String
Dim tendgn As String
Dim dong As String
Dim Tsf As Integer
Dim dem As Integer

Tenthumuc = LayTenThuMuc(MbeDgnInfo.DgnFilename)
loi = 0: dem = 0: dong = ""
tendgn = MbeDgnInfo.DgnFilename
a = FileParse$(tendgn, 2) + "\*.dgn"
FileList Flist, a
If arraydims(Flist) = 0 Then
MbeMessageBox "Khong co file nao ca"
Exit Sub
End If
Tsf = UBound(Flist)
For i = 0 To Tsf
MbeSendCommand "xd=" + Tenthumuc + Flist(i)
MbeSendCommand "MDL SILENTLOAD SELECTBY dialog"
MbeSendCommand "DIALOG SELECTBY "
MbeSendCommand "mdl silentload SELECTBY dialog"
MbeSendCommand "DIALOG SELECTBY "
MbeSendCommand "SELECTBY level none"
MbeSendCommand "SELECTBY level 12,17"
47

MbeSendCommand "SELECTBY type none"


MbeSendCommand "SELECTBY type line,lineString,Shape"
MbeSendCommand "SELECTBY EXECUTE "
MbeSendCommand "MDL UNLOAD SELECTBY"
MbeSendCommand "CHANGE ICON "
MbeSetAppVariable "", "msToolSettings.changeElement.weight", 0&
MbeSetAppVariable "", "msToolSettings.changeElement.style", 0&
MbeSetAppVariable "LSTYLE", "tcb->lineStyle.scale", 1#
MbeSetAppVariable "", "msToolSettings.changeElement.color", 1&
MbeSetAppVariable "", "msToolSettings.changeElement.level", 1&
MbeSetAppVariable "", "msToolSettings.general.useFence", 0&
MbeSettings.Color = 10
MbeSettings.Level = 10
MbeSettings.Weight = 0
MbeSendDataPoint point, 1%
MbeSendCommand "null"
MbeSendCommand "FIT VIEW EXTENDED 1"
Next i
'MbeSendCommand "filedesign"
MbeSendCommand "compress design confirm"
MbeWriteStatus "Chuan hoa xong!"
End Sub
c. Chuẩn hóa các đối tượng dạng đường (line, linestring, shape...)
Chương trình được thiết lập nhằm chuẩn hóa các đối tượng đang để sai
kiểu đường (kiểu lineStyle). Theo [3], trên bản đồ địa chính có một số đối tượng
cần thể hiện đúng kiểu lineStyle như: lòng đường, tường nhà, biên giới, địa
giới, hành lang quy hoạch, ranh giới khoảnh, tiểu khu,...
' CHUONG TRINH CHUAN HOA DOI TUONG DUONG
'================================
Function LayTenThuMuc(rsFileName As String) As String
On Error Resume Next
Dim i As Integer
For i = Len(rsFileName) To 1 Step -1
If Mid$(rsFileName, i, 1) = "\" Then
Exit For
End If
Next
LayTenThuMuc = Mid$(rsFileName, 1, i)
End Function

Sub main
Dim startPoint As MbePoint
48

Dim point As MbePoint, point2 As MbePoint


Dim i As Integer
Dim Tenthumuc as string
Dim a As String, Flist(3000) As String
Dim tendgn As String
Dim dong As String
Dim Tsf As Integer
Dim dem As Integer

Tenthumuc = LayTenThuMuc(MbeDgnInfo.DgnFilename)
loi = 0: dem = 0: dong = ""
tendgn = MbeDgnInfo.DgnFilename
a = FileParse$(tendgn, 2) + "\*.dgn"
FileList Flist, a
If arraydims(Flist) = 0 Then
MbeMessageBox "Khong co file nao ca"
Exit Sub
End If
Tsf = UBound(Flist)
For i = 0 To Tsf
MbeSendCommand "xd=" + Tenthumuc + Flist(i)
MbeSendCommand "MDL SILENTLOAD SELECTBY dialog"
MbeSendCommand "DIALOG SELECTBY "
MbeSendCommand "mdl silentload SELECTBY dialog"
MbeSendCommand "DIALOG SELECTBY "
MbeSendCommand "SELECTBY level none"
MbeSendCommand "SELECTBY level 14,22"
MbeSendCommand "SELECTBY type none"
MbeSendCommand "SELECTBY type line,lineString,Shape"
MbeSendCommand "SELECTBY EXECUTE "
MbeSendCommand "MDL UNLOAD SELECTBY"

MbeSendCommand "CHANGE ICON "


MbeSetAppVariable "", "msToolSettings.changeElement.weight", 0&
MbeSetAppVariable "", "msToolSettings.changeElement.style", 1&
MbeSetAppVariable "LSTYLE", "tcb->lineStyle.scale", 1#
MbeSetAppVariable "", "msToolSettings.changeElement.color", 1&
MbeSetAppVariable "", "msToolSettings.changeElement.level", 0&
MbeSetAppVariable "", "msToolSettings.general.useFence", 0&
MbeSettings.Color = 10
MbeSettings.lineStyleName = "{Tuong nha}"
MbeSettings.Weight = 0
MbeSendDataPoint point, 1%
MbeSendCommand "null"
MbeSendCommand "FIT VIEW EXTENDED 1"
Next i
'MbeSendCommand "filedesign"
49

MbeSendCommand "compress design confirm"


MbeWriteStatus "Chuan hoa xong!"
End Sub

d. Chuẩn hóa các đối tượng text (kiểu chữ, cỡ chữ, phông chữ)

Chương trình được thiết lập nhằm chuẩn hóa các đối tượng đang để sai
phông chữ, cỡ chữ. Theo [3], trên bản đồ địa chính có các ghi chú tên đối tượng
kinh tế, văn hóa-xã hội, ghi chú thuyết minh,... thể hiện bằng các kiểu chữ và
cỡ chữ khác nhau.

' CHUONG TRINH CHUAN HOA DOI TUONG TEXT


'================================
Function LayTenThuMuc(rsFileName As String) As String
On Error Resume Next
Dim i As Integer
For i = Len(rsFileName) To 1 Step -1
If Mid$(rsFileName, i, 1) = "\" Then
Exit For
End If
Next
LayTenThuMuc = Mid$(rsFileName, 1, i)
End Function

Sub main
Dim startPoint As MbePoint
Dim point As MbePoint, point2 As MbePoint
Dim i As Integer
Dim Tenthumuc as string
Dim a As String, Flist(3000) As String
Dim tendgn As String
Dim dong As String
Dim Tsf As Integer
Dim dem As Integer
Tenthumuc = LayTenThuMuc(MbeDgnInfo.DgnFilename)
loi = 0: dem = 0: dong = ""
tendgn = MbeDgnInfo.DgnFilename
a = FileParse$(tendgn, 2) + "\*.dgn"
FileList Flist, a
If arraydims(Flist) = 0 Then
MbeMessageBox "Khong co file nao ca"
50

Exit Sub
End If
Tsf = UBound(Flist)
For i = 0 To Tsf
MbeSendCommand "xd=" + Tenthumuc + Flist(i)
‘Doi kieu chu lop 39 ve phong 162
MbeSendCommand "mdl silentload SELECTBY dialog"
MbeSendCommand "DIALOG SELECTBY "
MbeSendCommand "SELECTBY level none"
MbeSendCommand "SELECTBY level 39"
MbeSendCommand "SELECTBY type none"
MbeSendCommand "SELECTBY type text, textnode"
MbeSendCommand "SELECTBY EXECUTE"
MbeSendCommand "MDL UNLOAD SELECTBY"
MbeSendCommand "MODIFY TEXT "
MbeSetAppVariable "MODIFY", "msToolSettings.changeText.font", 1&
MbeSetAppVariable "MODIFY", "tcb->actfont", 162&
MbeSendCommand "ACTIVE FONT 162"
MbeSetAppVariable "MODIFY", "msToolSettings.changeText.height", 1&
MbeSetScaledAppVar "MODIFY", "tcb->chheight", 2.25#
MbeSetAppVariable "MODIFY", "msToolSettings.changeText.width", 1&
MbeSetScaledAppVar "MODIFY", "tcb->chwidth", 2.25#
MbeSetAppVariable "MODIFY", "msToolSettings.changeText.linespace", 0&
MbeSetAppVariable "MODIFY", "msToolSettings.changeText.interchar", 0&
MbeSetScaledAppVar "MODIFY", "tcb->textAboveSpacing", 0#
MbeSetAppVariable "MODIFY", "msToolSettings.changeText.slant", 0&
MbeSetAppVariable "MODIFY", "msToolSettings.changeText.linelength", 0&
MbeSetAppVariable "MODIFY", "msToolSettings.changeText.underline", 0&
MbeSetAppVariable "MODIFY", "msToolSettings.changeText.vertical", 0&
MbeSetAppVariable "MODIFY", "msToolSettings.changeText.viewind", 0&
MbeSetAppVariable "MODIFY", "msToolSettings.changeText.just", 0&
MbeSetAppVariable "MODIFY", "msToolSettings.general.useFence", 0&
MbeSendDataPoint point, 1%
MbeSendCommand "FIT VIEW EXTENDED 1"
Next i
'MbeSendCommand "filedesign"
MbeSendCommand "compress design confirm"
MbeWriteStatus "Chuan hoa xong!"
End Sub
51

2. Xây dựng chương trình chuẩn hóa tự động tất cả các lớp đối tượng
Chương trình được xây dựng nhằm chuẩn hóa tất cả các đối tượng Line,
LineStyle, Text, TextNode, Color, Weight, Cell, Dimension (mũi tên chỉ thửa)
và các đối tượng khác có trên bản đồ về đúng với quy định [3]. Các bước thực
hiện theo sơ đồ khối hình 3.14.

Bắt đầu

Mở file dgn
cần chuẩn hóa
Các chuẩn này
được định nghĩa
Đọc đối tượng
trong chương trình
cần chuẩn hóa
đúng với [3]

So với các chuẩn [3]:


1.Chuẩn Line;
2.Chuẩn LineSty;
3.Chuẩn Cell;
4.Chuẩn Dimension;
5.Chuẩn Text, Textnode.

Sai Đúng

Chuẩn hóa theo


Giữ nguyên
các chuẩn [3]

Kết thúc

Hình 3.14. Sơ đồ khối chuẩn hóa các lớp thông tin theo tờ bản đồ
52

Trong thực tế, khi thành lập bản đồ địa chính bằng công nghệ số, sau khi
biên tập cắt mảnh bản đồ có thể các đối tượng được biên tập đúng chuẩn theo
[3]. Tuy nhiên, sau thời gian thực hiện nhiều bước công việc như quy chủ, chia
tách thửa, gộp thửa, nối ranh giới thửa đất, bổ sung thêm nhiều đối tượng giao
thông, thủy hệ,… Nên trong quá trình sửa chữa xảy ra tình trạng không đồng
bộ, sai lớp, sai màu, sai kiểu chữ,…. Những sai khác này có thể hệ thống (tức
là sai giống nhau trên tất cả các tờ bản đồ), có thể không hệ thống (sự sai khác
giữa các tờ bản đồ là không giống nhau), khi đó chuẩn hóa theo phương pháp
này là một lựa chọn hoàn toàn phù hợp.

Quá trình chuẩn hóa bản đồ theo chương trình này được thực hiện theo
cách trước tiên mở file bản đồ cần chuẩn hóa, kiểm tra tất cả các đối tượng trên
bản đồ, tiếp theo là so với chuẩn theo quy định [3], các chuẩn này được định
nghĩa trong chương trình. Nếu trong quá trình kiểm tra phát hiện các đối tượng
bị sai, chương trình tự sửa lại cho đúng theo các chuẩn định nghĩa. Quá trình
thực hiện tự động trên 1 tờ bản đồ được lựa chọn.

Ví dụ: Khi chuẩn hóa, biên tập bản đồ địa chính của tỉnh Điện Biên, ranh
giới quy hoạch 3 loại rừng được quy định bằng lớp 50, màu đỏ, weight 3, style
0 khác với trong quy định [3] là lớp 50, màu 3, weight 0, style “Qui hoach”;
Cell và ghi chú điểm độ cao theo quy định là màu đen nhưng một số tỉnh lại
quy định để màu nâu,… trong các trường hợp này cần phải sử dụng các ô kiểm
tra (check book) để lựa chọn giữ nguyên các yếu tố khác với [3].

Khi thực hiện chương trình này, bất kể một quy định thể hiện nào khác
với [3] ta cũng có thể tự định nghĩa vào chương trình và coi đó là đúng theo
quy định. Do phải đọc và kiểm tra rất nhiều đối tượng nên tốc xử lý chuẩn hóa
một tờ bản đồ trung bình khoảng 20 giây tùy thuộc vào cấu hình máy và mức
độ dày đặc của các đối tượng cần chuẩn hóa.
53

Giao diện của chương trình khi thực hiện chạy Macro như hình 3.15

Hình 3.15. Giao diện chương trình chuẩn hóa các lớp thông tin
Mã lệnh chi tiết của chương trình xem phần phụ lục 2

3.2.4. Chương trình kiểm tra chuẩn hóa các lớp thông tin trên bản đồ

Việc kiểm tra sản phẩm bản đồ địa chính nói chung và kiểm tra chuẩn hóa
các đối tượng trên bản đồ địa chính nói riêng là việc làm không thể thiếu nhằm
phát hiện những sai sót trong quá trình thi công để kịp thời khắc phục, xử lý
nhằm bảo đảm chất lượng công trình, sản phẩm.

Trong thực tế sản xuất, sản phẩm được biên tập, chuẩn hóa bằng rất nhiều
cách khác nhau có thể là thủ công hoặc tự động. Thực tế cho thấy, việc kiểm
tra thủ công không những mất rất nhiều thời gian, công sức mà còn bỏ sót các
lỗi. Chính vì vậy, chương trình kiểm tra được xây dựng nhằm mục đích kiểm
tra sản phẩm bản đồ địa chính trên file số về việc biên tập, chuẩn hóa theo quy
định [3], hỗ trợ tốt nhất cho các bộ phận chuyên kiểm tra (các phòng KCS, các
đơn vị kiểm tra nghiệm thu,..). Khi chạy chương trình nếu phát hiện các đối
tượng không đúng với quy định [3] sẽ báo lỗi bằng cách ghi lỗi trực tiếp lên
bản vẽ dựa vào tọa độ X, Y của đối tượng và đưa ra gợi ý để sửa cho đúng một
54

cách trực quan nhất. Người kiểm tra dựa vào các lỗi do chương trình báo để
tổng hợp và yêu cầu sửa chữa sản phẩm theo quy định một cách nhanh nhất.

Sơ đồ khối các bước thực hiện tương tự như Mục 3.2.3 (cách 2) đã trình
bày ở trên. Tuy nhiên, khác ở chỗ chương trình sẽ không tự sửa lỗi mà đánh
dấu vào đối tượng chưa đúng để phục vụ cho việc sửa chữa.

Bắt đầu

Mở file dgn
cần kiểm tra
Các chuẩn này
được định nghĩa
Đọc các đối
trong chương
tượng trên bản đồ
trình đúng với [3]

So với các chuẩn [3]:


1.Chuẩn Line;
2.Chuẩn LineSty;
3.Chuẩn Cell;
4.Chuẩn Dimension;
5.Chuẩn Text, Textnode.

Sai Đúng

Ghi lỗi ra màn


hình tại vị trí đối Bỏ qua
tượng sai

Kết thúc

Hình 3.16. Sơ đồ khối chương trình kiểm tra chuẩn hóa các lớp thông tin
55

Hình 3.17. Giao diện chương trình kiểm tra chuẩn hóa các lớp thông tin
Mã lệnh của chương trình xem phần phụ lục 3.

3.3. Thực nghiệm chuẩn hóa các lớp thông tin bản đồ địa chính

3.3.1. Bản đồ thực nghiệm


Để minh chứng cho tính đúng đắn, hiệu quả của các chương trình chuẩn
hóa đã được xây dựng, các tờ bản đồ địa chính được lựa chọn để thực nghiệm
ở tỷ lệ 1:1000 và 1:2000 thuộc khu vực tỉnh Điện Biên (bảng 3.1).
Bảng 3.1. Danh sách các tờ bản đồ thực nghiệm

Danh pháp
Tờ bản đồ Tỷ lệ Khu vực
(phiên hiệu)
DC65 433545-4-d 1:1000 Điện Biên
DC75 433545-7-b 1:1000 Điện Biên
DC116 433545-6-a 1:1000 Điện Biên
DC156 427542-2-c 1:1000 Điện Biên
DC165 427542-4-b 1:1000 Điện Biên
DC08 433545-6 1:2000 Điện Biên
DC17 430548-2 1:2000 Điện Biên
56

Các tờ bản đồ này có nội dung bao quát và thể hiện tương đối đầy đủ các
yếu tố của bản đồ địa chính như: giao thông, cầu cống, thủy hệ, dáng đất, ghi
chú điểm độ cao, điểm khống chế tọa độ, các ghi chú thuyết minh, điểm kinh
tế, văn hóa, xã hội,... Hơn nữa, các tờ bản đồ này được thành lập từ những năm
2013 áp dụng theo quy định cũ (quy phạm 2008) để thành lập. Khi sử dụng các
tờ bản đồ này để thực nghiệm sẽ đánh giá được tổng quan mức độ chuẩn hóa
các đối tượng theo quy định mới là tốt nhất.

3.3.2. Lựa chọn giải pháp chuẩn hóa


1. Thực trạng bản đồ khu vực thực nghiệm

Bản đồ địa chính xã Tủa Thàng, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên được
thành lập ở các giai đoạn khác nhau trên 4 tỷ lệ 1:10.000, 1:5000, 1:2000 và 1:
1000. Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10.000 được thành lập bằng công nghệ ảnh số
năm 2001 do Công ty Đo đạc Ảnh địa hình thực hiện, các tỷ lệ còn lại được
thành lập bằng phương pháp toàn đạc năm 2013 thuộc dự án tổng thể “Đo đạc
bản đồ địa chính, lập HSĐC và cấp Giấy CNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên”.

Các tờ bản đồ địa chính cơ bản đã được biên tập, chuẩn hóa đúng với quy
định. Tuy nhiên có một số tồn tại chính (bảng 3.2), trong đó có một số lỗi tự thêm
sai khác với quy định để kiểm tra sau khi chuẩn hóa có đúng với quy định không?

Bảng 3.2. Các nội dung cần chuẩn hóa lại

TT Tồn tại Quy định Ghi chú


Khung nam ghi “năm
1 Năm 2014 Sai hệ thống
20...”
Cell độ cao lớp 3 mày 6, Cell độ cao lớp 3 mày Sai khác nhau
2
scale 0.5 0, scale 0.3 trên các tờ
Ranh giới thửa đất, lớp Ranh giới thửa đất, Sai khác nhau
3
5,17; màu 1, 3 lớp 10; màu 0 trên các tờ
57

TT Tồn tại Quy định Ghi chú


Sai khác nhau
4 Text nhãn thửa màu 3, 1 Text nhãn thửa màu 0
trên các tờ
Tường nhà, lòng đường Tên linestyle: {tuong Sai khác nhau
5
linestyle không đúng nha} trên các tờ
Lớp đường giao thông Màu 6 (quy định Sai khác nhau
6
màu 0 riêng của tỉnh) trên các tờ
Text “khu vực ngoài quy Cỡ chữ: 2.0 và 4.0
7 hoạch 3 loại rừng” cỡ chữ cho tỷ lệ 1:1000 và Sai hệ thống
3.0 1:2000
2. Giải pháp chuẩn hóa
Từ những tồn tại khác với quy định như bảng 3.2, hơn nữa theo Thiết kế
của dự án các quy định kỹ thuật biên tập, chuẩn hóa dữ liệu thực hiện theo quy
phạm 2008 nhưng đến ngày 19/5/2014 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ra đời
do đó việc biên tập, chuẩn hóa dữ liệu phải thực hiện theo quy định mới. Ngoài
ra, có một số quy định riêng của tỉnh khác với [3] như: chỉ giới quy hoạch 3
loại rừng, kiểu chữ, tên cell ghi chú điểm độ cao,... Vì vậy lựa chọn giải pháp
2 chương trình chuẩn hóa các lớp thông tin bản đồ địa chính như trình bày tại
Mục 3.2.3 là phù hợp.
Chương trình được đưa vào thanh Menu của phần mềm MicroStation
(hình 3.18) để thao tác được nhanh, thuận tiện và trực quan.

Hình 3.18. Chạy chương trình chuẩn hóa các lớp thông tin
Tiếp theo xuất hiện giao diện của chương trình như hình 3.15, lựa chọn tỷ
lệ bản đồ cần chuẩn hóa, chọn vào các ô Check book để thực hiện theo một số
58

quy định riêng của tỉnh. Khi nhấn vào nút “Thực hiện” chương trình tự động
sửa toàn bộ các tồn tại đã thống kê và các lớp thông tin trên bản đồ địa chính
về đúng chuẩn [3].

3.3.3. Kết quả chuẩn hóa


Bản đồ địa chính trước khi chuẩn hóa có dạng như sau:

Hình 3.19. Bản đồ địa chính trước khi chuẩn hóa


Bản đồ địa chính trước khi chuẩn hóa có những lỗi còn tồn tại như sai
màu, sai kích cỡ chữ, sai kiểu đường,...(bảng 3.2). Các sai sót có thể hệ thống,
có thể khác nhau trên các tờ bản đồ.
59

- Bản đồ địa chính sau khi chuẩn hóa có dạng:

Hình 3.20. Bản đồ địa chính sau khi chuẩn hóa


Sau khi chuẩn hóa các sai sót của các lớp thông tin trên bản đồ đã được
sửa lại theo đúng quy định [3] và phù hợp với yêu cầu khi tích hợp vào CSDL
địa chính.

3.3.4. Đánh giá hiệu quả và năng suất


Các mô đun, chương trình chuẩn hóa các lớp thông tin bản đồ địa chính
trên phần mềm MicroStation được xây dựng trên cơ sở các quy định:
60

- Pháp luật đất đai và các quy định kỹ thuật hiện hành của Nhà nước,
các quy trình, quy phạm hiện hành về đo đạc - bản đồ của Bộ Tài nguyên
và Môi trường;

- Kết quả tổng hợp, phân tích chi tiết và đánh giá khoa học các tư liệu, tài
liệu và thực trạng bản đồ của khu thực nghiệm.

Chính vì vậy các mô đun, chương trình đảm bảo tính chính xác, khoa học,
đồng bộ, cụ thể, chi tiết, tính thực tế và tính khả thi cao, góp phần nâng cao
năng suất và hiệu quả cho công tác biên tập, chuẩn hóa bản đồ địa chính.

Khi sử dụng mô đun, chương trình để chuẩn hóa các lớp thông tin trên bản
đồ địa chính cho năng suất cao hơn nhiều khi thực hiện thủ công. Khi chuẩn
hóa theo cách 2 đã trình bày ở trên, kết quả thực hiện cho 7 tờ bản đồ theo thống
kê ở bảng 3.1 hết thời gian khoảng 5 phút trong khi nếu thực hiện bằng thủ
công thì mất trung bình khoảng 8 giờ làm việc.

Đối với việc chuẩn hóa theo từng lớp đối tượng trên nhiều tờ bản đồ theo
cách 1 thì năng xuất gấp nhiều lần khi thực hiện bằng phương pháp thủ công.
Cụ thể, khi thực hiện sửa lỗi text “năm 20…” sửa thành “năm 2014” và một số
lỗi sai hệ thống khác trên tất cả các tờ bản đồ theo bảng 3.1 thì thời gian chưa
hết 1 phút, trong khi thực hiện bằng thủ công thì mất khoảng 2 giờ, thời gian
thực hiện tỷ lệ thuận với số lượng tờ bản đồ cần chỉnh sửa.

Tóm lại: Khi sử dung các mô đun, chương trình để chuẩn hóa các lớp
thông tin mang lại năng suất cao, đem lại hiệu quả kinh tế. Giúp cho người sử
dụng có thêm một giải pháp cho công tác biên tập, chuẩn hóa dữ liệu bản đồ
đảm bảo theo các quy định hiện hành.
61

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Sau quá trình nghiên cứu về cơ sở lý thuyết, thực trạng về dữ liệu bản đồ
địa chính, các quy định quy phạm hiện hành, ngôn ngữ lập trình và thực nghiệm
xây dựng chương trình chuẩn hóa các lớp thông tin trên bản đồ địa chính phục
vụ xây dựng CSDL địa chính, em có một số kết luận và kiến nghị như sau:
Kết luận
- Các mô đun, chương trình xây dựng đã chuẩn hóa tự động được từng lớp
thông tin đối tượng trên tất cả các tờ bản đồ trong thư mục hoặc chuẩn hóa cho
tất cả các đối tượng trong một tờ bản đồ theo đúng quy định;
- Việc kiểm tra các lớp thông tin trên bản đồ địa chính sau khi chuẩn hóa
được thực hiện tự động bằng chương trình, do đó hạn chế bỏ sót lỗi và rút ngắn
được thời gian kiểm tra;
- Kết quả thực hiện của đề tài đã đạt được mục tiêu và nội dung nghiên
cứu đặt ra, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác biên tập, chuẩn hóa bản
đồ phục vụ cho xây dựng CSDL địa chính;
- Các mô đun viết trên MicroStation V7 có một số hạn chế như: không xử
lý được phông chữ theo bảng mã Unicode, không hỗ chợ đoán ký tự và báo lỗi
chính tả khi gõ code, số lượng dòng lệnh trong một file (*.bas) bị hạn chế, dung
lượng của 1 file (*.dgn) không quá 34 MB,...
Kiến nghị
- Theo quy định kỹ thuật trong tài liệu [3] tại Phụ lục 1 Điểm a, Mục 3.2
quy định màu đen, mã màu = 0, có chỉ số màu đồng thời Red = 255, Green =
255, Blue = 255 nhưng thực tế khi pha màu với chỉ số này thì ra màu trắng. Vì
vậy cần phải lưu ý tới vấn đề này khi tiến hành chuẩn hóa màu của đối tượng
trên bản đồ địa chính;
- MicroStation V8i đã hỗ trợ bộ phông chữ chuẩn Unicode và ngôn ngữ
lập trình Visual Basic for Applications (VBA). Cần tiếp tục nghiên cứu nâng
cấp các mô đun lên phần mềm MicroStation V8i để giải quyết các hạn chế của
MicroStation V7 đồng thời xử lý được các bài toán phức tạp hơn.
62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật đất
đai 2013, Quốc hội ban hành ngày 29/11/2013;

[2]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Thông tư số 17/2010/TT-


BTNMT ngày 04/10/2010 Quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính, Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành ngày 04/10/2010;

[3]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 25/2014/TT-


BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về bản đồ địa chính, Bộ Tài nguyên và Môi
trường ban hành ngày 19/5/2014;

[4]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Thông tư số 75/2015/TT-


BTNMT ngày 28/12/2015 Quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai, Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành ngày 28/12/2015;

[5]. Nguyễn Trọng San (2005), Giáo trình Đo đac Địa chính (in lần thứ 2
có hiệu đính và bổ sung), Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội;

[6]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 24/2014/TT-


BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về hồ sơ địa chính, Bộ Tài nguyên và Môi
trường ban hành ngày 19/5/2014;

[7]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 23/2014/TT-


BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Bộ Tài nguyên và Môi
trường ban hành ngày 19/5/2014;

[8]. Thủ tướng Chính phủ (2000), Quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày
12/7/2000 về việc áp dụng Hệ quy chiếu và Hệ toạ độ quốc gia VN-2000, Thủ
tướng Chính phủ ban hành ngày 12/7/2000;
63

[9]. Tổng cục địa chính (2001), Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày


20/6/2001 hướng dẫn áp dụng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000,
Tổng cục địa chính ban hành ngày 20/6/2001;

[10]. https://vi.wikipedia.org/wiki/BASIC (truy cập ngày 10/7/2017);

[11]. https://www.researchgate.net/publication/222046349 (truy


cập ngày 21/7/2017);

[12]. Bentley System (2001), Bentley MicroStation MDL Function Reference


Manual v7.1 (English) (2 Volume Set), Huntington Beach, CA 92648, USA;
[13]. Bentley System (2001), MicroStation v5.7 Inside MicroStation
SE,Vervante publisher, Huntington Beach, CA 92648, USA.
[14]. Mark de Berg et al (2000), Computational Geometry, Algorithms
and Applications, Springer-Verlag, Berl

You might also like