Bang Tom Tat de Tai - Qa

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

BẢNG TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

“Nghiên cứu chế tạo hệ nano rutin – hoạt chất tự nhiên


ứng dụng trong dược phẩm”
1. Nghiên cứu sinh thực hiện đề tài

Họ và tên: PHAN NGUYỄN QUỲNH ANH

Năm sinh: 1987

Học vị: Thạc sỹ Chuyên ngành: Kỹ thuật hữu cơ Năm đạt học vị: 2012

Chức danh khoa học: Cán bộ nghiên cứu Chuyên ngành: Kỹ thuật hữu cơ

Năm được phong chức danh: 2010

Cơ quan công tác: trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM

Địa chỉ cơ quan: 268 Lý Thường Kiệt, Quận 10, Tp. HCM

Điện thoại cơ quan: (08) 38 647 256/5681

Địa chỉ nhà riêng: 220/15 Hồ Văn Huê P.9 Q. Phú Nhuận Tp.HCM

ĐT: 091 772 2250 Email: quynh_29_anh@yahoo.com

2. Cán bộ hướng dẫn

Họ và tên: Lê Thị Hồng Nhan

Năm sinh: 1976

Học vị: Tiến sĩ Chuyên ngành: Tổng hợp hữu cơ Năm đạt học vị: 2008

Chức danh khoa học: Phó giáo sư Chuyên ngành: Tổng hợp hữu cơ

Năm được phong chức danh: 2013

Chức vụ: Chủ nhiệm Bộ môn Kỹ thuật hữu cơ, Khoa Kỹ thuật hóa học

Cơ quan công tác: Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM

Địa chỉ cơ quan: 268 Lý Thường Kiệt, Quận 10, Tp. HCM

Điện thoại cơ quan: (08) 38 647 256/5681

Địa chỉ nhà riêng: 84A Trần Quốc Toản, P8, Q3, TPHCM

ĐT: 0933 056 664 Email: lthnhan@hcmut.edu.vn


1
3. Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu đề tài là nghiên cứu tạo ra hệ phân tán nano của rutin và các điều kiện để thu
được hệ nano bền, độ ổn định cao nhằm định hướng cho các hướng ứng dụng trong dược
phẩm và mỹ phẩm. Đề tài định hướng tạo sản phẩm mang tính thương mại và khả năng ứng
dụng trong sản xuất thực tiễn nên sử dụng nồng độ rutin trong hệ khá cao (lên đến khoảng
5%). Đây là lĩnh vực nghiên cứu đang thu hút sự quan tâm chú ý các phòng thí nghiệm lớn
trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam đề tài này vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu và vẫn
chưa đưa vào giảng dạy chi tiết tại các trường đại học. Mục tiêu cụ thể của đề tài là:

 Nghiên cứu tạo vật liệu nano rutin với các tác nhân làm bền và bảo vệ hoạt chất nhằm
thu được hệ hoạt chất rutin bền và nồng độ cao.
 Khảo sát hoạt tính sinh học và ứng dụng hệ nano rutin này trong một số lĩnh vực mỹ
phẩm và dược phẩm. Nhằm mục đích tạo tiền đề, cơ sở để thay thế các hoạt chất tổng hợp
bằng các hoạt chất có nguồn gốc thiên nhiên, tương thích sinh học và thân thiện với môi
trường, góp phần “ xanh hóa” ngành công nghiêp sản xuất thuốc, giảm thiếu tối đa khả năng
nhiễm tạp chất trong sản phẩm hoạt chất tổng hợp ứng dụng cho dược phẩm và mỹ phẩm.
 Góp phần thúc đẩy các nghiên cứu về các hoạt chất có nguồn gốc thiên nhiên ở Việt
Nam, và hơn hết góp phần làm ứng dụng các hoạt chất ở quy mô công nghiệp. Đây chính là
xu thế tất yếu của ngành công nghiệp dược trên thế giới, nhưng vẫn chưa được quan tâm
đúng tầm ở Việt Nam.
 Cùng với công nghệ nano hiện nay, các kỹ thuật đang được nghiên cứu và phát triển
để có thể giảm kích thước các phần tử nguyên vật liệu. Công nghệ này không chỉ áp dụng
cho vật liệu mà ngày càng mở rộng ra các lĩnh vực sinh học, dược phẩm, mỹ phẩm… bởi
các tính chất đáng kinh ngạc và hiệu quả của chúng. Trong lĩnh vực trị liệu, một số nghiên
cứu về thuốc ở kích thước nano đã công bố rằng thuốc qua hệ thống dẫn truyền nano sẽ đi
thẳng vào hệ tiêu hóa và trao đổi chất thông qua gan và máu, từ đó tác động lên các cơ quan
và thể hiện hoạt tính chữa bệnh lên cơ thể. Công nghệ nano là một thách thức mới trong
công nghệ dược.

4. Tính cấp thiết của đề tài


Xu hướng thế giới cũng như tại Việt Nam đang tìm kiếm và sử dụng các hợp chất có
nguồn gốc thiên nhiên có hoạt tính sinh học trong phòng ngừa và chữa trị các bệnh. Rutin

2
trích ly từ hoa hòe (Sophora japonica L.), là sản phẩm hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh
học và dược lý cao. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sản phẩm này có khả năng chống oxi
hóa, chống viêm nhiễm, chống ung thư và khối u. Hiện tại, các sản phẩm dược phẩm. mỹ
phẩm sử dụng rất nhiều hoạt chất này. Quan trọng hơn hết, sản phẩm này đã được nghiên
cứu và xây dựng quy trình tách chiết, phân lập hoàn chỉnh.
Đa số các loại chất có dược tính cao đều có kích thước to và khó tan trong nước, rutin là
một trong số đó. Vì vậy khi đưa các chất này vào hấp thụ trong cơ thể gặp rất nhiều khó
khăn. Một giải pháp khắc phục nhược điểm đó là giảm kích thước các hoạt chất xuống kích
cỡ nano để tăng khả năng hấp thụ cũng như tăng hoạt tính sinh học của chúng. Ứng dụng
công nghệ nano để chế tạo hệ phân tán nano rutin trong nước nhằm phối vào dược phẩm,
nhờ kích thước hạt nhỏ nên dễ hấp thụ vào cơ thể và hoạt tính sinh học tăng cao.
Rutin không tan trong nước, thường phối chế trong sản phẩm thuốc ở dạng viên, bột rắn.
Việc phân tán chúng trong môi trường lỏng để phù hợp sản phẩm dạng tiêm hay uống là rất
khó. Vì vậy, nano là một kỹ thuật mới để tối đa hoạt tính của chúng cho cơ thể cũng như đa
dạng hóa dạng sản phẩm của các hoạt chất.
Hướng nghiên cứu tạo hệ phân tán nano của rutin vẫn còn mới mẻ, chưa có nhiều công
trình nghiên cứu trên thế giới cùng như trong nước về lĩnh vực này. Mục tiêu đặt ra của đề
tài này là nghiên cứu tạo hệ phân tán nano của rutin và đánh giá khả năng cũng như đặc tính
của hệ. Hy vọng với kết quả nghiên cứu đạt được trong luận án sẽ có thể là cơ sở cho những
phần nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn của những đề tài liên quan ứng dụng của rutin.

Hệ phân tán kích thước nano :


Trên thế giới, công nghệ nano được dùng để tạo ra những vật chất kích thước trong
phạm vi nanomet đang hấp dẫn và là thách thức của ngành công nghệ dược phẩm cũng như
những ngành khác bởi các hiệu ứng đặc biệt khi ở kích thước nhỏ. Đặc biệt, hệ nano được
quan tâm ứng dụng trong các liệu pháp chữa trị và phòng ngừa ung thư. Một trong những
chất có nguồn gốc tự nhiên được ứng dụng nhiều như curcumin đã được quan tâm trong
nghiên cứu cơ bản cũng như trong các sản phẩm ứng dụng với kích thước công bố trong
phạm vi nano nhằm tăng hiệu quả sử dụng cho các nhóm hoạt chất này. Đặc biệt, rutin từ
hoa hòe (Sophora japonica L.) cũng đang được quan tâm nhiều vì ngoài hoạt tính sinh học
tốt thì rutin còn là hợp chất quen thuộc và gần gũi tại Việt Nam.
Động học của sự tạo thành liposome rutin phân tán trong nước và sấy đông khô để tạo
tinh thể ứng dụng trong thuốc viên đã được nghiên cứu [1, 2]. Nano tinh thể rutin được tạo
3
thành bằng cách đông khô và kiểm tra tính chất hóa lý của hệ nano tạo thành. Tinh thể nano
rutin này có khả năng tái phân tán lại trong nước và kích thước trung bình đạt khoảng
721nm. Khi đưa vào thuốc viên nén thông thường, tốc độ hòa tan và phóng thích tốt. Với
đối tượng này, trên thị trường đã có một số sản phẩm thuốc viên [3] và mỹ phẩm [4] sử
dụng công nghệ này. Với hoạt chất khó tan trong nước như curcumin thì cũng có nhiều
nghiên cứu các dạng hệ nano khác nhau và tác động tích cực của chúng lên khả năng chống
viêm nhiễm, bệnh gan và các loại bệnh ung thư khác nhau [5-8].

Hình 1 : Hình ảnh của kính hiển vi (độ phóng đại 1000 lần) của rutin thô (a) và các tinh thể
nano rutin sau khi đồng hóa áp suất cao (b)

Trong các nghiên cứu tạo hệ phân tán kích thước nano, các phương pháp được sử dụng
chủ yếu như sau: tạo hệ nhũ dầu/nước hay nước/dầu bằng hệ thống đồng hóa áp suất cao,
nghiền cao hay phương pháp đảo pha [9], các hệ liposome trong môi trường lỏng, hoạt chất
được “nhốt’’ hay ‘bao” trong cấu trúc chất mang như polymer [10], chitosan, cyclodextrin
[11] hay được sấy phun, kết tụ,… để cho các tinh thể rắn.
Mueller và cộng sự [4] đa số sử dụng phương pháp nghiền để tạo hệ phân tán đối với
một số hoạt chất khó tan và cũng áp dụng tương tự cho rutin. Với hoạt chất này, nhóm sử
dụng T een80 làm chất bền hóa và hệ được nghiền kết hợp đồng hóa áp suất trên L B 0.
Kích thước hệ thu được trong khoảng 00-700 nm (PC ) và 1-1,3 m (L ). Hệ phân tán
này được thử nghiệm trên kem chống nắng mặc dù với hàm lượng nhỏ hơn 00 lần so với
kem có rutin đối chứng nhưng cho thấy hiệu quả vẫn cao hơn.
Một vài nghiên cứu của nhóm R. Mauludin [1, 2] về hạt nano tinh thể trong dược
phẩm: nguyên liệu là rutin chiếm 10% khối lượng (Sigma Aldrich GmgH), sử dụng chất ổn
định như bảng 1, sử dụng nước cất 2 lần để làm môi trường phân tán. Hệ huyền phù nano
rutin (R-N ) được tiến hành bằng máy đồng hóa cao áp với tốc độ 20 vòng/ phút ở 1 00

4
bar. Trong hệ rutin chiếm hàm lượng khoảng 10 . Các chất h trợ được sử dụng như trong
bảng 1 và kích thước trung bình hệ trong khoảng 540-920 nm.

Bảng 1 : Công thức hệ huyền phù nano rutin


Poloxamer 188 Sodium dodecyl sulfate Tween80 PVA
(2%) (0.2%) (2%) (2%)
Đường kính
648 727 912 547
hạt (nm)

au đó, R-N được làm khô lạnh với các thông số sau: lấy 2 ml R-NS làm lạnh ở -
70oC trong 2 h. Với hệ sử dụng sodium dedecyl sul at ( ), hạt rắn thu được kích thước
trung bình 721 nm, độ phân tán (P ) là 0,288. Như vậy sau khi làm đông khô, hạt không
thay đổi kích thước đáng kể. Hệ nano tinh thể sau khi làm lạnh được đưa vào tá dược bằng
máy nén viên. au khi đông khô, hạt nano tinh thể rutin có độ hoà tan tốt hơn so với dạng
micro trong cùng điều kiện thí nghiệm: pH, thiết bị khuấy trong phòng thí nghiệm. Điều đó
chứng tỏ rằng hoạt tính sinh học của rutin tăng lên khi tồn tại ở dạng nano. Thuốc dạng tinh
thể nano thông thường chỉ sử dụng trong lĩnh vực dược phẩm.
Trong nghiên cứu này, dạng huyền phù nano rutin với rutin đã được thử trên da
của tình nguyện viên và so sánh với 5% Alpha-G-Rutin PS hoà tan trong nước để thử tính
chất bảo vệ da (tính chất chống oxy hóa). Mặc dù nồng độ thấp hơn đáng kể nhưng hiệu quả
bảo vệ da tốt hơn 2 so với các sản phẩm trước đây [12].
Điều trị các bệnh nhiễm trùng da, so với rutin liposomal, trong công thức dạng nano
tinh thể, sự hòa tan bão hòa của rutin được tăng lên, do đó, có xâm nhập làm gia tăng nồng
độ trong da nên quá trình điều trị nhanh. Các dạng tinh thể nano cũng được sử dụng trong
công thức mỹ phẩm da như kem hay mỹ phẩm lỏng có chứa các hạt rắn dạng nano (SLN)
hay chất mang rắn có cấu trúc nano (NLC) để tăng quá trình xâm nhập vào da.
Tại Việt Nam, các đề tài nghiên cứu rutin chủ yếu là xây dựng quy trình trích ly, tinh
chế và khảo sát hoạt tính sinh học, hoạt chất nguyên chất hay các dẫn xuất của rutin. Năm
1995, nhóm nghiên cứu của tác giả Phạm Gia Điền thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam, đã nghiên cứu tách rutin chất lượng cao từ hoa hòe. Nhóm nghiên cứu của trường đại
học Bách Khoa-ĐH Quốc gia TPHCM cũng đã nghiên cứu xây dựng quy trình trích ly và
thủy phân thành quercetin [12]. Công ty BV Pharma là đơn vị đầu tiên có quy trình khép kín

5
từ chiết xuất rutin từ nụ hoa hòe cung cấp cho các công ty sản xuất sản phẩm thuốc tương
ứng [13].
Tại Việt Nam, công nghệ nghiên cứu hệ nano của các hợp chất sinh học ứng dụng
trong dược phẩm, thực phẩm còn rất ít và trong giai đoạn khởi đầu và hầu như chưa có
nhiều đề tài nào nghiên cứu hệ phân tán kích thước nano của rutin cũng như sản phẩm ứng
dụng tại Việt Nam. Nhóm nghiên cứu tại Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh dựa
trên thiết bị của Mueller và Mauludin sử dụng Tween80 làm chất h trợ phân tán, khác biệt
là nhóm có sử dụng h trợ thêm ethanol, và đạt được kích thước 10 nm (TEM) sau khi đồng
hóa áp ở 500 bar, 15 chu kỳ [14]. Tuy nhiên kết quả của nghiên cứu này chỉ mới là bước
đầu nên nồng độ rutin trong hệ khá nhỏ (<0,1%), khó có khả năng ứng dụng vào sản xuất.
Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu khả năng tạo hệ phân tán nano rutin ở nồng độ cao (nồng
độ rutin 5%) với sự h trợ các chất trợ phân tán, và polymer chitosan mà vẫn đảm bảo các
tiêu chí kích thước và độ bền của hệ là rất cần thiết nhằm hướng đến sản xuất nano rutin
dạng bột, nâng cao khả năng ứng dụng của rutin trong dược phẩm và mỹ phẩm.
Kết quả thu được trong đề tài sẽ mở đường cho các nghiên cứu tiếp theo trên đối tượng
rutin để cho ra các hệ phân tán khác dạng bột, dạng đậm đặc cũng như kinh nghiệm để
nghiên cứu trên các đối tượng hoạt chất khác và đẩy mạnh công tác nghiên cứu và mở rộng
ứng dụng của các hợp chất tự nhiên. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu cơ bản dựa vào nguồn
tài nguyên phong phú của Việt Nam và khả năng ứng dụng rất cao.
Khi phát triển hướng nghiên cứu công nghệ nano trong lĩnh vực hợp chất tự nhiên - một
lĩnh vực chưa được quan tâm đúng tầm tại Việt Nam, sẽ góp phần trong việc xây dựng và
phát triển công nghệ nano tại Việt Nam cũng như tại ĐH Quốc gia TP HCM được đa dạng
và tiếp cận với các ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm.. Vì
vậy, cần phải đầu tư hơn nữa để cụ thể hóa, và phổ biến hóa lĩnh vực này cho giới khoa học
trong nước quan tâm và nghiên cứu.

Các tài liệu tham khảo:

1. Mauludin, R., R.H. Muller, and C.M. Keck, Kinetic solubility and dissolution velocity of rutin
nanocrystals. Eur J Pharm Sci, 2009. 36(4-5): p. 502-10.
2. Mauludin, R., R.H. Muller, and C.M. Keck, Development of an oral rutin nanocrystal
formulation. Int J Pharm, 2009. 370(1-2): p. 202-9.
3. Inc., B., Oxitrel-Antioxidant- Nanocomplex.
4. Mueller, R.H., et al., Rutin Drug Nanocrystals for Dermal Cosmetic Application.
5. Wang, X., et al., Enhancing anti-inflammation activity of curcumin through O/W
nanoemulsions. Food Chem., 2008. 108: p. 419-424.

6
6. Yung-Nan, L., Chemoprotective Function of Nanoencapsulated Curcumin in Pancreatic AR42J
Cell Transdifferentiated Hepatocyte. 2008.
7. Li, L., F.S. Braiteh, and R. Kurzrock, Liposome-encapsulated curcumin: in vitro and in vivo
effects on proliferation, apoptosis, signaling, and angiogenesis. Cancer, 2005. 104(6): p. 1322-
31.
8. Chu, Y.-Y., Y.-C. Hsu, and Y.W. Chien, Novel Therapeutic Nano-carrier for Enhanced
Delivery of Anti-colorectal Cancer Drugs.
9. Rang, M.J. and C.A. Miller, Spontaneous Emulsification of Oils Containing Hydrocarbon,
Nonionic Surfactant, and Oleyl Alcohol. J Colloid Interface Sci, 1999. 209(1): p. 179-192.
10. Lee, J., J.Y. Choi, and C.H. Park, Characteristics of polymers enabling nano-comminution of
water-insoluble drugs. Int J Pharm, 2008. 355(1-2): p. 328-36.
11. Krauland, A.H. and M.J. Alonso, Chitosan/cyclodextrin nanoparticles as macromolecular drug
delivery system. International Journal of Pharmaceutics, 2007. 340(1-2): p. 134-142.
12. Kipp, J.E., The role of solid nanoparticle technology in the parenteral delivery of poorly
water-soluble drugs. Int J Pharm, 2004.
13. Hiền, D., Chiết xuất Rutin từ nụ hòe. 2005.
14. Nhan, L.T.H., N.T.K. Hạnh, and K.C. Quang, Nghiên cứu tạo hệ nano rutin. Tạp chí Khoa Học
& Công Nghệ, 2010. 48(2A): p. 261-267.

5. Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu tạo hệ phân tán nano rutin ở nồng độ cao còn gặp phải các khó khăn cần
khắc phục như sau :
-Với hệ phân tán hạt hoạt chất rắn trong môi trường phân tán nước, hạt rắn rất dễ kết tụ
lại kích thước to và sa lắng. Do vậy, cần phải có các phụ gia h trợ phân tán. Hệ chất hoạt
động bề mặt sẽ giúp phân tán hạt tốt hơn. Phương pháp đồng hóa rất quan trọng vì m i
phương pháp, thiết bị chỉ có khả năng tạo kích thước giới hạn.
-Với phương pháp đồng hóa cao áp, nồng độ pha rắn và kích thước hạt ban đầu sẽ ảnh
hưởng độ hoạt động thiết bị vì dễ gây nghẽn hệ thống và kết dính lại trong máy. Các nghiên
cứu trước đây của Muller và Mauludin không công bố các thông số hàm lượng rutin sau khi
đồng hóa. Các phương pháp khác cần được tìm kiếm và h trợ thêm để giảm sự thất thoát
hoạt chất.
- au khi phân tán trong môi trường nước, hạt dễ kết dính lại thành hạt to hơn, sa lắng
và ảnh hưởng cả hệ hạt khi tách dung môi và đưa về dạng bột. Do vậy cần có một số phụ gia
ngăn cách hạt tiếp cận. Thường sử dụng một số polymer phù hợp để ngăn cách và bao hạt
nano lại.
Chính vì vậy, trên đề tài này hoạt chất rutin được nghiên cứu trên 2 hướng nội dung
ứng với hai hệ phân tán nano của rutin trong môi trường nước được nghiên cứu: hệ huyền
phù hạt nano của rutin và hệ nano rutin bao bọc bằng chitosan.

7
- Hệ huyền phù hạt nano: đây là hệ phân tán dạng huyền phù của rutin trong môi
trường nước được tạo thành với sự h trợ của một số chất trợ phân tán. Hệ huyền phù này
thích hợp cho các định hướng sử dụng trực tiếp trong thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm.
- Hệ nano rutin bao bọc bởi chitosan: rutin tinh khiết được phân tán trong nước ở dạng
matrix polymer và bổ sung một số phụ gia. Ở dạng này, rutin được bảo vệ bởi polymer là
chitosan và thích hợp cho định hướng tạo dạng sản phẩm bột trung gian trước khi sử dụng
trong mỹ phẩm, dược phẩm.

6. Phương pháp nghiên cứu


 Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:
+Cách tạo hệ:
Hệ huyền phù hạt nano: rutin được hòa tan trong dung môi, sau đó phân tán trong
môi trường nước với sự h trợ phân tán của các chất trợ phân tán. Phương pháp đồng
hóa được áp dụng để tạo hệ có kích thước nhỏ của giọt. au đó, hệ được cho bay hơi
dung môi trong điều kiện tiếp tục đồng hóa để thu hạt rắn kết tinh lại với kích thước
nhỏ hơn.
Hệ nano rutin bao bọc bởi chitosan: rutin tinh khiết được hòa tan trong dung môi
và chất hoạt động bề mặt, phân tán trong nước có chitosan đã phân tán sẵn. Phương
pháp đồng hóa được áp dụng để phân tán hệ, đồng thời tác nhân tạo liên kết ngang
cho chitosan được bổ sung vào. Kết quả thu được là matrix chitosan có liên kết
ngang, được phân tán trong nước dạng huyền phù. Trong các cụm polymer này, rutin
nằm dạng hạt nano cách rời nhau.
+Các yếu tố nghiên cứu:
Phương pháp đồng hóa: các phương pháp khác nhau được áp dụng như: khuấy từ,
đồng hóa tốc độ cao (blender gia dụng, loại rotor-stator, rotor-double stator), đồng
hóa áp suất cao, nghiền bi cao tốc. Ở m i phương pháp, các điều kiện hoạt động khác
nhau được thay đổi.
Hệ dung môi: sử dụng ethanol và Polyethylenglycol (PEG) làm dung môi h trợ
phân tán. Vai trò và hàm lượng được thay đổi.
Hệ chất hỗ trợ phân tán: Một số chất hoạt động bề mặt được thay đổi để khảo sát
như T een, sodium stearoyl lactylate, Span hay h n hợp của chúng.

8
Chất tạo liên kết ngang (linker): thông thường, với hệ polymer là chitosan, 2 tác
nhân tạo liên kết ngang thường sử dụng là glutaradehyde và sodium tripolyphosphate
( TPP). Vai trò và hàm lượng được thay đổi để khảo sát.
Chất phụ gia: h trợ một số chất hạn chế kết tụ hạt như citrate, chất điện ly, …
+Các thiết bị đồng hóa :
Đồng hóa gia dụng dạng mái chèo: Phillips (tốc độ tối đa 21000 rpm)
Đồng hóa tốc độ cao dạng rotor-stator: Heidoph, Daihan (tốc độ tối đa 27000 rpm)
Đồng hóa tốc độ cao dạng rotor-double stator: SY (tốc độ tối đa 20000 rpm)
Đồng hóa áp suất cao: APV-2000 (áp suất tối đa 2000 bar)
 Phương pháp đánh giá:
Các phương pháp đánh giá được sử dụng xoay quanh các vấn đề chính: đánh giá đặc
tính hệ phân tán, đánh giá độ bền vật lý và độ bền hóa học của hoạt chất rutin.
+Hàm lượng rutin:
Rutin tinh chế bằng sắc ký cột được xem như là một mẫu chuẩn. Sử dụng ethanol hòa
tan rutin tinh khiết để thu được các dung dịch của rutin tại các nồng độ khác nhau. Sử dụng
02 phương pháp để đánh giá hàm lượng rutin:
- Quang phổ hấp thu: Đo độ hấp thu của các dung dịch rutin tinh khiết tại bước
sóng 360nm.
- Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC): ử dụng đầu do để xác định cường độ
peak tương ứng của rutin.
Vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa nồng độ rutin tinh khiết với tín hiệu thu được.
Từ đồ thị, áp dụng phương pháp bình phương cực tiểu để xây dựng phương trình tuyến tính
biểu diễn mối quan hệ giữa nồng độ và tín hiệu. Các mẫu cần xác định hàm lượng được hoà
tan và pha loãng bằng methanol, sau đó sử dụng phương trình đường chuẩn để suy ra hàm
lượng rutin tổng trong mẫu.
+Đặc tính hệ phân tán:
Quan sát ngoại quan: kính hiển vi quang học, quan sát hình thái hệ phân tán.
Phân bố kích thước hệ: tính chất hệ phân tán trong nước được xác định bằng tán xạ
ánh sáng (laser diffraction spectrometry – LDS). Với hạt nano giữ trong matrix của
chitosan, rất khó xác định bằng LDS mà có thể sử dụng kính hiển vi quét điện tử (scaning
electron microscope – SEM)

9
Hình thái của hệ: Hình thái, dạng và kích thước của hạt, lõi của hạt rắn được xác định
bằng kính hiển vi điện tử dạng quét và truyền qua (scaning electron microscopy – SEM,
transmission electron microscopy – TEM).
Hàm lượng hoạt chất: xác định hàm lượng rutin tổng theo phương pháp đo độ hấp
thu và phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao.

7. Kết quả dự kiến của đề tài và yêu cầu khoa học


 Báo cáo về phương pháp tạo hạt nano rutin kể trên ở quy mô phòng thí nghiệm và có khả
năng ứng dụng trong quy mô công nghiệp. Trong báo cáo trình bày đầy đủ và chi tiết về số
liệu để có khả năng tạo được vật liệu, với độ lặp lại và các đặc tính hóa lý, độ bền và độ ổn
định phù hợp cho quá trình ứng dụng trong dược phẩm và mỹ phẩm.
 Báo cáo về sự ảnh hưởng của các điều kiện tồn trữ cũng như cách thức tạo hệ lên các đặc
tính độ bền và độ ởn định của hạt nano rutin ứng với hai hệ bao bọc hoạt chất khác nhau.
 Báo cáo chi tiết và đầy đủ về việc tạo bột nano rutin để khảo sát khả năng giải phóng hoạt
chất ở các điều kiện khác nhau của cơ thể và hoạt tính của các hệ hoạt chất.
 Báo cáo chi tiết về phương pháp ứng dụng của hạt nano rutin trong lĩnh vực dược phẩm.
 Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí chuyên ngành uy tín quốc tế và trong nước.

Cán bộ hướng dẫn Người thực hiện đề tài

PGS. TS. Lê Thị Hồng Nhan ThS. Phan Nguyễn Quỳnh Anh

10

You might also like