Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 28

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

CHỦ ĐỀ “POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME”


NĂM HỌC 2016 - 2017
Tiết số: 19, 20, 21, 22
A. Tên chủ đề dạy học: “CACBOHIĐRAT”
(*) Cơ sở xây dựng chủ đề
1.1. Cơ sở lí luận
- Trên cơ sở các nội dung triển khai của Bộ GD&ĐT về định hướng đổi mới căn
bản toàn diện chương trình giáo dục phổ thông trong thời gian tới: Chuyển từ chương
trình định hướng nội dung dạy học sang chương trình định hướng năng lực người học.
1.2. Cơ sở thực tiễn
- Trên cơ sở rà soát chương trình môn học là Hoá học 11 và Hoá học 12, chúng tôi
nhận thấy có nhiều phần kiến thức trùng lặp nhau, được trình bày ở cả hai bộ môn, học
sinh phải học lặp lại hai lần sẽ gây nhàm chán, đồng thời khi dạy học thì giáo viên lại
phải liên hệ hai bộ môn với nhau gây khó khăn và chồng chéo trong tổ chức dạy học. Từ
đó chúng tôi lựa chọn xây dựng chủ đề dạy học gắn liền với thực tiễn “Polime và vật liệu
polime”

B. TÓM TẮT CHỦ ĐỀ


1. Nội dung 1: Khái niệm, phân loại, tính chất vật lí polime
2. Nội dung 2: Tính chất hóa học và điều chế polime
3. Nội dung 3: ứng dụng của polime
4. Nội dung 4: Một số loại vật liệu polime quan trọng
5. Nội dung 5: Luyện tập củng cố các kiến thức trọng tâm của chương, có liên hệ
thực tế.
C. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
I. Mục tiêu dạy học
a. Về kiến thức
1. Kiến thức
HS biết được:
- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, danh pháp của polime.
- Phương pháp điều chế polime (phản ứng trùng hợp, phản ứng trùng ngưng).
- Ứng dụng của một số polime tiêu biểu.
- Khái niệm, thành phần chính, sản xuất và ứng dụng của: chất dẻo, vật
liệu compozit,
Tơ, cao su
HS hiểu được:
- Phản ứng trùng hợp và trùng ngưng
2. Kĩ năng
- Phân loại, gọi tên polime
- So sánh phản ứng trùng hợp và trùng ngưng
- Từ monome viết được công thức cấu tạo của polime và ngược lại.
- Viết được các PTHH tổng hợp một số polime thông dụng.
- Phân biệt được polime thiên nhiên với polime tổng hợp hoặc nhân tạo.
- Tính khối lượng các chất trong phản ứng.
- Sử dụng và bảo quản một số vật liệu polime trong đời sống.
- So sánh các loại vật liệu
- Viết các PTHH cụ thể điều chế một số chất dẻo, tơ, cao su.
- Sử dụng và bảo quản được một số vật liệu polime trong đời sống.
- Giải các bài toán về polime
- Tính số mắt xích trong polime
3. Thái độ
- HS có lòng say mê, yêu thích khoa học, yêu thích bộ môn đặc biệt là khoa học
thực nghiệm.
- HS sử dụng có hiệu quả, an toàn và tiết kiệm: hóa chất, thiết bị thí nghiệm.
- Xét mối quan hệ tính chất của vật liệu polime giúp HS hiểu thêm về mối quan hệ
biện chứng trong khoa học, từ đó tạo hứng thú trong học tập cho HS.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác: thông qua tìm kiếm thông tin được giao; hoạt
động nhóm.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học:
- Năng lực thực hành hóa học: qua các thí nghiệm; qua quan sát hiện tượng thực
tế.
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học:
- Năng lực tính toán hóa học: qua làm các bài tập tính toán cơ bản.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống: phương pháp điều chế
polime
- Năng lực sáng tạo
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a/ Chuẩn bị của giáo viên:
+ Máy tính, máy chiếu, SGK 12.
+ Dụng cụ, hoá chất cho TN : Đốt cháy vỏ bút bi; tính nhuộm màu của bông; khả
năng thủy phân của bông (xenlulozo) (hoặc phim thí nghiệm nếu đk cơ sở vật chất
thực hành không thuận lợi)
- Máy tính, máy chiếu
- Tranh ảnh về các nội dung, vấn đề liên quan
- Các tư liệu có liên quan….
- Phấn, bảng, bút, nháp, giáo án word, giáo án điện tử, một số hình ảnh và video
clip sưu tầm được.
- Bản kế hoạch phân công, tổ chức nhiệm vụ cho học sinh.
- Các tài liệu, website cần thiết giới thiệu cho học sinh.
- Giấy A0, bút dạ, phiếu học tập.... để học sinh thảo luận nhóm.
- Các phiếu đánh giá phiếu hỏi: Trước khi bắt đầu.
b/ Chuẩn bị của học sinh:
- Nghiên cứu trước các nội dung về chương polime và vật liệu
- Giấy Ao, bút màu, giấy màu, compa, thước kẻ....
- Sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung chủ đề.
- Chuẩn bị tài liệu báo cáo theo các nhóm
- Các sản phẩm trình chiếu do học sinh tự thiết kế.
c. Mô tả các ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học của bài học.
- Sử dụng phần mềm thiết kế bài giảng điện tử PP;
- Sử dụng máy tính và máy chiếu trong dạy học;
- Sử dụng máy ảnh, máy quay phim kĩ thuật số;
- Sử dụng mạng Internet để tìm kiếm thông tin.
- Sử dụng các phần mềm thiết kế và chỉnh sửa hình ảnh, video clip.
d. Thiết bị dạy học
- Máy tính, máy chiếu, các phần mềm hỗ trợ liên quan.
- Các thiết bị, dụng cụ thí nghiệm, hoá chất phục vụ việc nghiên cứu và thực hiện
dự án các nhóm học sinh (phòng học bộ môn Hoá học).

2. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho chủ đề

Loại câu
Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
hỏi/bài tập
1. Đại Câu hỏi /bài- Nêu được- Phân biệt - Vận dụng kiến- Tìm hiểu một số polime và vật liệu polim
cương về tập địnhkhái niệm củađược các thức đã học vàocó tính nǎng tốt, ứng dụng và cách bảo
polime. tính polime, vật liệuloạipolime,và các trường hợpquản.
2. Vật liệu polime vật liệu giả định: ví dụ- Tìm hiểu một số loại polime và
polime - Nêu được đặcpolime về suy luận tínhvật liệu polime có trong thực vật
điểm cấu tạothành phần hoá chất từ cấu tạovà sử dụng an toàn, hiệu quả.
phân tử củahọc. và ngược lại, đề- Phân biệt được vật liệu có tính
polime,và vật- Viết công thức xuất biện phápđàn hồi và vật liệu compozit về
liệu polime cấu tạo và gọi xử lí các hiệnthành phần, tính chất.
- Gọi được têntên một số tượng, vấn đề- Phân biệt polime và vật liệu
một số polime,polime cụ thể giả định, nhậnchứa các loại nhóm chức nào với
và vật liệu biết các chất có chứa nhóm sxc khác
polime (cấu tạo - Gọi tên chấtnhư ancol, anđehit, phenol, axit
- Nhận diệntên gọi) tương tự cacboxylic,...bằng phương pháp
được một số - Xác định sảnhoá học.
polime, và vật- Viết đượcphẩm phản ứng. - Xác định được CTCT, kiểu cấu
liệu phương trình trúc của một số polime và vật
polime thông điều chế liệu polime
qua công thức polime - Giải được bài tập tính tỉ lệ giữa
hoặc tên gọi. các mǎt xích,xác định câú trúc
- Nêu được tính - Minh phân tử, tính hiệu suất,...
chất vật lí củahọa/chứng - Giải được các bài tập liên quan
polime, và vậtminh được tính đến phản ứng cộng, phản ứng
liệu polime chất vật lý của trùng hợp, phản ứng trùng ngưng
- Nêu đượcchất dẻo, tơ,và (xác định sản phẩm, có cấu tạo
phương pháp caosu - Tính toán:đặc biệt, đa chức, tạp chức,... )
Bài tập địnhđiều chế- Điều kiện đểtheo công thức,
lượng polime monome có thểphương trình
- Nêu được ứngtham gia phảnhóa học, theo
dụng của mộtứng trùng hợpcác định luật
số polime, vàhay trùng- Giải được các
vật liệungưng bài tập tính hệ
polime tiêu số polime hay
biểu. độ polime hoá
Giải thích được
Bài tập - Giải thích
Mô tả và nhận một số hiệnPhát hiện được một số hiện tượng
thực được các hiện
biết được các tượng TN liêntrong thực tiễn và sử dụng kiến
hành/Thí tượng thí
hiện tượng TN quan đến thựcthức hóa học để giải thích
nghiệm nghiệm.
tiễn

3. Câu hỏi/ bài tập minh họa đánh giá theo các mức đã mô tả
Loại : Câu hỏi / Bài tập định tính
a) Mức độ nhận biết:
Câu 1:Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Tơ tăm, bông, cao su, tinh bột là polime thiên nhiên
B. Tơ capron, tơ enang, tơ clorin và nilon 6-6 là tơ tổng hợp
C. Chất dẻo là những vật liệu bi biến dạng dưới tác dụng của nhiệt độ, áp suất và giữ
nguyên sự biến dạng ấy khi thôi tác dụng
D. Tơ capron, tơ enang, tơ clorin và nilon 6-6 bị phân hủy cả trong môi trương axit
và bazơ
Câu 2: Thuỷ tinh plexiglas là polime nào sau đây?
A. Poli (metyl metacrylat) (PMM). B. Poli (vinyl axetat) (PVA).
C. Poli etilen (PE). D. Poli (vinyi clorua)

b) Mức độ thông hiểu:


Câu 3: Hợp chất hoặc cặp hợp chất nào dưới đây KHÔNG thể tham gia phản ứng trùng
ngưng?
A. Phenol và fomandehit B. Buta-1,3-dien và stiren
C. Axit adipic và hexametilen diamin D. Axit -amino caproic

Câu 4: Tơ nilon-6.6 là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng giữa
A. HOOC - (CH2 )4 - COOH và H2N - (CH2)4 - NH2
B. HOOC - (CH2 )4 - COOH và H2N - (CH2)6 - NH2
C. HOOC - (CH2 )6 - COOH và H2N - (CH2)6 - NH2
D. HOOC - (CH2 )4 - NH2 và H2N - (CH2)6 - COOH

Câu 5. Poli (metyl metacrylat) là chất dẻo nhiệt, bền, cứng, trong suốt, do đó được gọi là
thủy tinh hữu cơ. Nó không bị vỡ vụn khi va chạm và bền với nhiệt. Với những tính chất
ưu việt đó, poli (metyl metacrylat) được dùng làm kính máy bay, ô tô, kính trong nghiên
cứu và kính xây dựng.
Hãy viết phương trình hóa học tổng hợp Poli (metyl metacrylat) từ monome tương ứng.
Hướng dẫn: Viết đúng phương trình hóa học.
n CH2=C(CH3)–COOCH3 [-CH2-C(CH3)(COOCH3)-]n
c) Mức độ vận dụng thấp
Câu 6. Loại cao su nào duới đây là kết quả của phản ứng đồng trùng hợp?
A. Cao su buna B. Cao su buna-N
C. Cao su isopren. D. Cao su clopren
Câu 7: Sản phẩm trùng hợp của butadien - 1,3 với CN-CH=CH2 có tên gọi thông thường
A. cao su buna B. cao su buna - S
C. cao su buna - N D. cao su
d) Mức độ vận dụng cao
Câu 8. Polime nào dưới đây có cùng cấu trúc mạch polime với nhựa bakelit?
A. amilozơ B. glicogen
C. cao su lưu hóa D. xenlulozơ
Câu 9:Trong số các polime sau: tơ nhện, xenlulozơ, sợi capron, nhựa phenol-fomanđehit,
poliisopren, len lông cừu, poli (vinyl axetat). Số chất không bền, bị cắt mạch polime khi
tiếp xúc với dung dịch kiềm là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 2

Loại câu hỏi/ Bài tập định lượng


a) Mức độ vận dụng thấp
Câu 10. Khối lượng của một đoạn nilon – 6,6 là 24896 đvC và một đoạn mạch tơ capron
là 14690 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch của 2 polime nêu trên lần lượt là?
A. 110 và 120 B. 120 và 140 C. 120 và 130 D. 110 và 130
Hướng dẫn:
Chọn D vì Tơ nilon – 6,6: (NH(CH2)6NH-CO(CH2)4CO)n , n = 24896/226 = 110
Tơ capron: (NH(CH2)5CO)m , m = 14690/ 113 = 130
Câu 11. : Một đoạn tơ nilon – 6,6 có khối lượng 7,5mg thì số “mắt xích” trong đoạn tơ
đó là?
A. 0,133.1023 B. 1,99. 1019 C. 1,6. 1015 D. 2,5. 1016
Hướng dẫn:
Chọn B vì Mạch tơ Nilon -6,6: (NH(CH2)6NH-CO(CH2)4CO)n có M = 226 đvC
Ta có: 1 đvC = 1,6605.10-24 g
226n = x g
Nên x = 226n. 1,6605.10-24
Mǎt khác: mtơ = 7,5 mg = 7,5. 10-3 g
Vậy : 226n. 1,6605.10-24 = 7,5.10-3 nên n = 1,99.1019
Câu 12. Từ 4 tấn C2H4 có chứa 30% tạp chất có thể điều chế bao nhiêu tấn PE ? (Biết
hiệu suất phản ứng là 90%)
A. 2,55 B. 2,8 C.2,52 D.3,6

d) Mức độ vận dụng cao


Câu 13. Muốn tổng hợp 120kg poli(metyl metacrylat) thì khối lượng của axit và ancol
tương ứng cần dùng là bao nhiêu ? Biết hiệu suất quá trình este hoá và trùng hợp lần lượt
là 60% và 80%.
A. 215kg và 80kg. B. 171kg và 80kg. C. 65kg và 40kg. D. 175kg và
70kg.
Câu 14. Cứ 5,668 gam cao su buna-S phản ứng vừa hết với 3,462 gam brom trong CCl 4.
Hỏi tỉ lệ mắt xích butadien và stiren trong cao su buna-S là bao nhiêu?
A. 1/3 B. ½. C.
2/3 D. 3/5
Câu
15. Da nhân tạo (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên (CH4).Nếu hiệu suất của toàn bộ
quá trình là 20% thì để điều chế 1 tấn PVCphải cần một thể tích metan là:
A. 3500m3 B. 3560m3 C. 3584m3 D.
5500m3
Câu 16. Nếu đốt cháy hết m gam polietilen cần dùng 6720 lít O2 (đktc). Giá trị của m và
hệ số polime hóa là
A. 2,8 kg và 100 B. 5,6 kg và 50
C. 8,4 kg và 50 D. 4,2 kg và 200
Câu 17. Một loại cao su lưu hóa chứa 2% lưu huỳnh. Hỏi cứ khoảng bao nhiêu mắt xích
isopren có một cầu nối ddissunfua –S-S-, giả thiết rằng lưu huỳnh đã thay thế H ở nhóm
metylen trong mạch cao su.
A. 54 B. 46 C. 24 D. 63
Câu 18. PVC được điều chế từ khí thiên nhiên (CH4 chiếm 95% thể tích khí thiên nhiên)
theo sơ đồ chuyển hóa và hiệu suất của mỗi giai đoạn như
sau: . Muốn tổng hợp
1 tấn PVC cần bao nhiêu m3 khí thiên nhiên (ở đktc).
A. 5589. B. 5883. C. 2941. D.
5880

Loại: Câu hỏi / Bài tập thực hành – thí nghiệm

a) Mức độ nhận biết


Câu 19: Polime X là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sang truyền qua tốt nên
được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas.Tên gọi của X là
A. polietilen B. poliacrilonitrin
C. poli(vinyl clorua) D. poli(metyl metacrylat)
Câu 20. Câu nào sau đây là không đúng :
A. Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit (C6H10O5)n nhưng xenlulozơ có thể kéo sợi,
còn tinh bột thì không.
B. Len, tơ tằm, tơ nilon kém bền với nhiệt, nhưng không bị thuỷ phân bởi môi trường
axit hoặc kiềm
C. Phân biệt tơ nhân tạo và tơ tự nhiên bằng cách đốt, tơ tự nhiên cho mùi khét.
D. Đa số các polime đều không bay hơi do khối lượng phân tử lớn và lực liên kết phân tử
lớn
b) Mức độ thông hiểu
Câu 21. Bằng phương pháp thực nghiệm đơn giản nhất, hãy phân biệt:
a, len và sợi bông
b, Da thật và da giả (làm bằng PVC )
Câu 22. Không nên ủi (là) quá nóng quần áo bằng nilon; len (có nguồn gốc từ thiên
nhiên); tơ tằm, vì:
A. Len, tơ tằm, tơ nilon kém bền với nhiệt.
B. Len, tơ tằm, tơ nilon có các nhóm (- CO - NH -) trong phân tử kém bền với nhiệt.
C. Len, tơ tằm, tơ nilon mềm mại.
D. Len, tơ tằm, tơ nilon dễ cháy.
c) Mức độ vận dụng
Câu 23. Polime nào sau đây có tên gọi "tơ nilon" hay "olon" được dùng dệt may quần áo
ấm?
A. Poli(metylmetacrylat) B. Poliacrilonitrin
C. Poli(vinylclorua) D. Poli(phenol-fomanđehit)
Câu 24: Để giặt áo bằng len lông cừu cần dùng loại xà phòng có tính chất nào sau đây ?
A. Xà phòng có tính bazơ B. Xà phòng có tính axit
C. Xà phòng trung tính D. Loại nào cũng được
Câu 25: Clo hoá PVC thu được tơ clorin. Trung bình 5 mắt xích PVC thì có một nguyên
tử H bị clo hoá. % khối lượng clo trong tơ clorin là :
A. 61,38%. B. 60,33%. C. 63,96%. D. 70,45%.
Câu 26: Clo hoá PVC thu được một polime chứa 63,96% clo về khối lượng, trung bình 1
phân tử clo phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC. Giá trị của k là :
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 27: Clo hoá PVC thu được một polime chứa 66,77% clo về khối lượng, trung bình 1
phân tử clo phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC. Giá trị của k là :
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 28: Tiến hành clo hoá poli(vinyl clorua) thu được một loại polime X dùng để điều
chế tơ clorin. Trong X có chứa 62,39% clo theo khối lượng. Vậy, trung bình có bao
nhiêu mắt xích PVC phản ứng được với một phân tử clo ?
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 29: Một loại cao su lưu hoá chứa 1,714% lưu huỳnh. Hỏi cứ khoảng bao nhiêu mắt
xích isopren có một cầu nối đisunfua –S–S–, giả thiết rằng S đã thay thế cho H ở nhóm
metylen trong mạch cao su.
A. 52. B. 25. C. 46. D. 54.
Câu 30: Cao su lưu hóa (loại cao su được tạo thành khi cho cao su thiên nhiên tác dụng
với lưu huỳnh) có khoảng 2,0% lưu huỳnh về khối lượng. Giả thiết rằng S đã thay thế cho
H ở cầu metylen trong mạch cao su. Vậy khoảng bao nhiêu mắt xích isopren có một cầu
đisunfua –S–S– ?
A. 50. B. 46. C. 48. D. 44.
Câu 31: Hiđro hoá cao su Buna thu được một polime có chứa 11,765% hiđro về khối
lượng, trung bình một phân tử H2 phản ứng được với k mắt xích trong mạch cao su. Giá
trị của k là :
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 32: Cứ 5,668 gam caosu buna-S phản ứng vừa hết 3,462 gam brom trong CCl 4. Tỉ lệ
mắt xích stiren và butađien trong caosu buna-S là :
A. 2 : 3. B. 1 : 2. C. 2 : 1. D. 3 : 5.
Câu 33: Tiến hành phản ứng đồng trùng hợp giữa stiren và buta-1,3-đien (butađien), thu
được polime X. Cứ 2,834 gam X phản ứng vừa hết với 1,731 gam Br 2. Tỉ lệ số mắt
xích (butađien : stiren) trong loại polime trên là :
A. 1 : 1. B. 1 : 2. C. 2 : 3. D. 1 : 3.
Câu 34: Cứ 1,05 gam cao su buna-S phản ứng vừa hết 0,8 gam brom trong CCl 4. Tỉ lệ
mắt xích butađien và stiren trong cao su buna-S là :
A. 2 : 3. B. 1 : 2. C. 2 : 1. D. 3 : 5.
Câu 35: Protein A có khối lượng phân tử là 50000 đvC. Thuỷ phân 100 gam A thu được
33,998 gam alanin. Số mắt xích alanin trong phân tử A là :
A. 191. B. 38,2. C. 2.3.1023. D. 561,8.
Câu 36: Thủy phân 1250 gam protein X thu được 425 gam alanin. Nếu phân tử khối của
X bằng 100000 đvC thì số mắt xích alanin có trong X là :
A. 453. B. 382. C. 328. D. 479.
Câu 37: Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với acrilonitrin (CH2=CH–CN) theo tỉ lệ tương
ứng x : y, thu được một loại polime. Đốt cháy hoàn toàn một lượng polime này trong oxi
vừa đủ, thu được hỗn hợp khí và hơi (CO 2, H2O, N2) trong đó có 59,091% CO2 về thể
tích. Tỉ lệ x : y khi tham gia trùng hợp là bao nhiêu ?
x 1 x 2 x 3 x 3
A. = . B. = . C. = . D. = .
y 3 y 3 y 2 y 5
Câu 38: Đồng trùng hợp đimetyl buta-1,3-đien với acrilonitrin(CH2=CH–CN) theo tỉ lệ
tương ứng x : y, thu được một loại polime. Đốt cháy hoàn toàn một lượng polime này
trong oxi vừa đủ, thu được hỗn hợp khí và hơi (CO 2, H2O, N2) trong đó có 57,69% CO 2
về thể tích. Tỉ lệ x : y khi tham gia trùng hợp là bao nhiêu ?
x 1 x 2 x 3 x 3
A. = . B. = . C. = . D. = .
y 3 y 3 y 2 y 5
Câu 39: Người ta trùng hợp 0,1 mol vinyl clorua với hiệu suất 90% thì số gam PVC thu
được là :
A. 7,520. B. 5,625. C. 6,250. D. 6,944.
Câu 40: Muốn tổng hợp 120 kg poli(metyl metacrylat) thì khối lượng của axit và ancol
tương ứng cần dùng là bao nhiêu ? Biết hiệu suất quá trình este hoá và trùng hợp lần lượt
là 60% và 80%.
A. 215 kg và 80 kg. B. 171 kg và 82 kg.
C. 65 kg và 40 kg. D. 175 kg và 70 kg.
Câu 41: Cho sơ đồ chuyển hoá :
CH4 �� � C2H2 �� � C2H3CN �� � Tơ olon.
Để tổng hợp được 265 kg tơ olon theo sơ đồ trên thì cần V m 3 khí thiên nhiên (ở đktc).
Giá trị của V là (trong khí thiên nhiên metan chiếm 95% và hiệu suất phản ứng là 80%) :
A. 185,66. B. 420. C. 385,7. D. 294,74.
Câu 42: Để điều chế cao su Buna người ta có thể thực hiện theo các sơ đồ biến hóa sau :
hs 30% hs 80% hs 50% hs 80%
C2H6 ��� � C2H4 ��� � C2H5OH ��� � Buta-1,3-đien ��� � Cao su
Buna
Tính khối lượng etan cần lấy để có thể điều chế được 5,4 kg cao su Buna theo sơ đồ
trên ?
A. 46,875 kg. B. 62,50 kg. C. 15,625 kg. D. 31,25 kg.
Câu 43: Từ glucozơ điều chế cao su buna theo sơ đồ sau đây :
Glucozơ �� � Ancol etylic �� � Buta-1,3-đien �� � Cao su buna.
Hiệu suất của quá trình điều chế là 75%, muốn thu được 32,4 kg cao su thì khối lượng
glucozơ cần dùng là :
A. 81 kg. B. 108 kg. C. 144 kg. D. 96 kg.
Câu 44: Poli(vinyl clorua) (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên (chứa 95% thể tích
khí metan) theo sơ đồ chuyển hóa và hiệu suất của mỗi giai đoạn như sau :
hs 15% hs 95% hs 90%
Metan ��� � Axetilen ��� � Vinyl clorua ��� � PVC
3
Muốn tổng hợp 1 tấn PVC thì cần bao nhiêu m khí thiên nhiên (đo ở đktc) ?
A. 5,883. B. 5589,462. C. 5589,083. D. 5883,246.
Câu 45: Người ta có thể điều chế cao su Buna từ gỗ theo sơ đồ sau :
Xenlulozơ 35% glucozơ 80% C2H5OH 60% Buta-1,3-đien 60% Cao su Buna
Khối lượng xenlulozơ cần để sản xuất 1 tấn cao su Buna là :
A. 5,806 tấn. B. 25,625 tấn. C. 37,875 tấn. D. 29,762 tấn.
Câu 46: Cao su Buna được sản xuất từ gỗ chiếm 50% xenlulozơ theo sơ đồ :
hs 60% hs 80% hs 75% hs 100%
Xenlulozơ ��� � Glucozơ ��� � Etanol ��� � Buta-1,3-đien ���� Cao
su buna
Để sản xuất 1 tấn cao su Buna cần bao nhiêu tấn gỗ ?
A. 8,33. B. 16,2. C. 8,1. D. 16,67.
Câu 47: Người ta có thể điều chế cao su Buna từ gỗ theo sơ đồ sau :
100%
Xenlulozơ �� 35%
� glucozơ �� 80%
� C2H5OH �� 60%
� Buta-1,3-đien ��� �
Polibutađien
Khối lượng xenlulozơ cần để sản xuất 1 tấn polibuta-1,3-đien là :
A. 5,806 tấn. B. 25,625 tấn. C. 37,875 tấn. D. 17,857 tấn.
Câu 48: Thể tích khí dầu mỏ chứa 80% metan (đktc) để điều chế 810 kg cao su Buna với
hiệu suất toàn bộ quá trình 75% là :
A. 1344 m3. B. 1792 m3. C. 2240 m3. D. 2142 m3.
III. Phương pháp dạy học
- Dạy học theo dự án.
- Thảo luận theo nhóm.
- Sử dụng mô hình dạy học đa phương thức.
IV. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
- GV chia nhóm và giao việc cho 4 nhóm trong từng tiết của chủ đề
- Phần bài tập của chủ đề GV pho to cho HS về nhà nghiên cứu trước để cô
trò cùng xây dựng chủ đề hiệu quả

Tiết 19: CHỦ ĐỀ POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME (T1)


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
Biết được:
- Polime: Khái niệm, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí (trạng thái, nhiệt độ nóng
chảy, cơ tính), tính chất hoá học (cắt mạch, giữ nguyên mạch, tăng mạch).
2. Kĩ năng:
- Từ monome viết được công thức cấu tạo polime và ngược lại
- Phân biệt được polime thiên nhiên với polime tổng hợp hoặc nhân tạo.
3. Phát triển năng lực
- Năng lực tính toán hóa học.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
- Năng lực tự học.
4. Tình cảm, thái độ
- Thông qua việc rèn luyện tư duy biện chứng trong việc xét mối quan hệ giữa cấu
tạo và tính chất của chất, làm cho HS hứng thú học tập và yêu thích môn Hoá học
hơn.
- Rèn thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ.
1. Đồ dùng dạy học
- Phiếu học tập, hình ảnh, tư liệu lien quan tới bài học.
- Hình ảnh về cấu trúc của một số polime.
2. Học sinh.
- Làm các bài tập VN giáo viên giao.
- Đọc trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.
- Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
- PPDH đàm thoại phát hiện.
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp hoạt động nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ôn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Hoàn thành các pthh sau: 1 HS
C4H10 �� � CH4 �� � C2H2 �� � C2H3Cl �� � poli(vinyl clorua).
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ NỘI DUNG
TRÒ
Hoạt động 1: I. KHÁI NIỆM I. KHÁI NIỆM
1. Khái niệm 1. Khái niệm
Giáo viên yêu cầu đại diện các - Polime là những hợp chất có phân tử khối rất
nhóm giới thiệu các mẫu vật đã lớn do nhiều đơn vị cơ sở (gọi là mắt xích)
sưu tầm (áo mưa, ống nước, liên kết với nhau tạo nên.
nilon...) và trả lời các câu hỏi TQ: ━(A)n━
- Những đồ vật trên được làm từ + A là monome.
vật liệu gì? + ━A━ là mắt xích.
- Hợp chất polime có đặc điểm + n là hệ số polime hoá hay độ polime hoá.
gì ? 2. Tên gọi:
Từ đó GV yêu cầu HS rút ra khái Tên polime = poli + tên monome
niệm polime Nếu tên của monome gồm 2 cụm từ trở lên
GVcho một vài công thức của được đặt trong dấu ngoặc đơn.
polime 3. Phân loại:
a. Polime được phân loại theo nguồn gốc
- polime tổng hợp (do con người tổng hợp )
VD: PE, PVC...
- polime thiên nhiên (có sẳn trong thiên nhiên)
VD: Tinh bột , xenlulozơ
Yêu cầu Nhóm I cho biết: - polime bán tổng hợp:(polime thiên nhiên
- Hệ số n được gọi là gì? được con người chế biến 1 phần)
- Gọi tên các polime đó VD: tơ visco,tơ axetat
Giáo viên nhận xét và bổ sung b. Polime được phân loại theo phương pháp
Giáo viên diễn giảng thêm tên tổng hợp
riêng (tên thông thường) của một - Polime trùng hợp : PE, PVC
số polime khác - polime trùng ngưng: nilon 6,6
Giáo viên: Em hãy nghiên cứu II. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO
SGK và cho biết polime được
phân loại như thế nào?
Giáo viên bổ sung các kiến thức
còn thiếu
Hoạt động 2: II. ĐẶC ĐIỂM
CẤU TẠO
Nhóm II trình bày
Giáo viên cho học sinh quan sát
cấu trúc không gian của một số
polime

Ví dụ: amilozơ; amilopectin; Cau


su lưu hoá; nhựa bakelit
Từ đó giáo viên diễn giảng cấu
trúc về mạch không phân nhánh, III. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
mạch phân nhánh và mạng lưới - Hầu hết polime là: chất rắn, không bay hơi,
không gian của polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Hoạt động 3: III. TÍNH CHẤT - Đa số polime khi nóng chảy cho chất lỏng
VẬT LÍ nhớt, để nguội sẽ rán lại gọi là chất nhiệt dẻo.
Nhóm III trình bày Một số polime không nóng chảy khi đun mà bị
Giáo viên yêu cầu học sinh phân huỷ, gọi là chất nhiệt rắn.
nghiên cứu SGK và rút tính chất - Đa số polime không tan trong các dung môi
vật lí của polime thông thường, một số tan được trong dung môi
thích hợp cho dung dịch nhớt: polibutađien tan
trong benzen.
- Nhiều polime có tính dẻo (PE, PP,…), một số
có tính đàn hồi (polibutađien, poliisopren,…),
một số có thể kéo thành sợi dai bền (nilon-6,
xenlulozơ,…). Có polime trong suốt mà không
giòn (poli(metyl metacrylat)).
- Nhiều polime có tính cách nhiệt (PE, PVC,
…) hoặc bán dẫn (polianilin, polithiophen,…).
4. Củng cố:
- Các nhóm nhận xét phần chuẩn bị và trình bày của từng nhóm
- GV tổ chức củng cố cho các nhóm bằng câu hỏi trong chủ đề
5. Hướng dẫn học bài: chuẩn bị tiếp bài Đại cương polime.

TIÊT 20: CHỦ ĐỀ POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME (T2)


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
Biết được:
- Polime: ứng dụng, một số phương pháp tổng hợp polime (trùng hợp, trùng
ngưng).
2. Kĩ năng:
- Viết được các phương trình hoá học tổng hợp một số polime thông dụng.
3. Phát triển năng lực
- Năng lực tính toán hóa học.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
- Năng lực tự học.
3. Phát triển năng lực
- Năng lực tính toán hóa học.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
- Năng lực tự học.
4. Tình cảm, thái độ
- Thông qua việc rèn luyện tư duy biện chứng trong việc xét mối quan hệ giữa cấu
tạo và tính chất của chất, làm cho HS hứng thú học tập và yêu thích môn Hoá học
hơn.
- Rèn thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ.
1. Đồ dùng dạy học
- Phiếu học tập, hình ảnh, tư liệu lien quan tới bài học.
- Hình ảnh về cấu trúc của một số polime.
2. Học sinh.
- Làm các bài tập VN giáo viên giao.
- Đọc trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.
- Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
- PPDH đàm thoại phát hiện.
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp hoạt động nhóm.
C. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp
- Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
- PPDH đàm thoại phát hiện.
2. Đồ dùng dạy học
- Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập.
- Hình ảnh về cấu trúc của một số polime
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ: Hoàn thành các pthh sau:
a/ nH2N –[CH2]5 –COOH ��
0
t

b/ nHOOC-[CH2]4-COOH + n H2N-[CH2]6-NH2 ��
0
t

3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
Hoạt động 1: V. PHƯƠNG PHÁP V. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ
ĐIỀU CHẾ Polime thường được điều chế theo 2
1. Phản ứng trùng hợp loại phản ứng là trùng hợp và trùng
GV yêu cầu HS nêu các pư có thể điều ngưng
chế được polime. 1. Phản ứng trùng hợp
HS thảo luận và nhận xét. - Khái niệm: Trùng hợp là quá trình kết
Polime có thể điều chế bằng phản ứng: hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống
- Trùng hợp. nhau hay tương tự nhau thành phân tử
- Trùng ngưng. lớn (polime).
- Cải biến từ một polime khác. - Điều kiện cần về cấu tạo của monome
GV nhận xét: nếu đi từ monome thì tham gia phản ứng trùng hợp là trong
thường có 2 pư đó là trùng hợp và trùng phân tử phải có liên kết bội hoặc vòng
ngưng. kém bền có thể mở ra.
GV cho HS nghiên cứu SGK và yêu VD: CH2=CH2 ; CH2=CH-C6H5 ;
cầu: CH2=CH-CH=CH2;
- Cho một số VD về pư trùng hợp. H2
C
CH2
- Định nghĩa pư trùng hợp. H2C

- Điều kiện của monome tham gia trùng H2C


C=O
H2C
CH2
hợp. C
NH
O H2
GV nhận xét và bổ sung: 0
nCH2=CH-Cl xt,t  ,p
 -(-CH2-
- Điều kiện của monome phải có liên
CHCl-)n-.
kết bội trừ những liên kết bội bền như
2. Phản ứng trùng ngưng
benzen, naphtalen…
- Khái niệm: Trùng ngưng là quá trình
- Nếu polime được tạo ra từ hỗn hợp
kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome)
các monome được gọi là pư đồng trùng
thành phân tử lớn (polime) đồng thời
hợp. VD: cao su buna-S, cao su buna-N,
giải phóng những phân tử nhỏ khác

(H2O).
Hoạt động 2: 2. Phản ứng trùng
- Điều kiện cần về cấu tạo của monome
ngưng
tham gia phản ứng trùng ngưng là trong
GV cho HS nghiên cứu SGK và yêu
phân tử phải có ít nhất 2 nhóm chức có
cầu:
khả năng phản ứng.
- Cho một số VD về pư trùng ngưng.
VD : HOOC-C6H4-COOH ; HO-CH2-
- Định nghĩa pư trùng ngưng.
CH2-OH ;
- Điều kiện của monome tham gia trùng
n HOOC-C6H4-COOH + n HO-CH2-
ngưng. 0

GV nhận xét và bổ sung: CH2-OH  t


-(-OC-C6H4-CO-O-
- Điều kiện của monome phải có liên CH2-CH2-O-)n- + 2nH2O
kết bội trừ những liên kết bội bền như VI. ỨNG DỤNG
benzen, naphtalen… Polime có nhiều ứng dụng như làm các
- Nếu polime được tạo ra từ hỗn hợp loại vật liệu polime phục vụ cho sản
các monome được gọi là pư đồng trùng xuất và đời sống: chất dẻo, tơ sợi, cao
ngưng. VD: nilon-6,6 ; su, keo dán.
Hoạt động 3: VI. ỨNG DỤNG
GV cho HS nghiên cứu SGK và yêu cầu
HS nêu ứng dụng của polime.
4.Củng cố: GV phát các phiếu học tập sau để Hs thảo luận củng cố kiến thức đã
học:
Phiếu 1: So sánh pư trùng hợp và pư trùng ngưng.
Phiếu 2: Poli(etyl acrylat) được điều chế bằng cách trùng hợp monome nào sau
đây.
A. CH2=CHCOOCH2CH3. B. CH2=CHCOOCCH3.
C. CH3COOCH=CHCH3. D. CH2=CH-CH2OOCH.
Phiếu 3: Nhận xét nào sau đây đúng khi tổng hợp tơ capron (nilon-6).
Cách 1. Từ m gam  -aminocaproic với hiệu suất 100%.
Cách 2. Từ m gam caprolactam với hiệu suất 86,26%.
A. khối lượng tơ capron ở 2 cách là như nhau.
B. khối lượng tơ capron thu ở cách 1 lớn hơn cách 2.
C. khối lượng tơ capron thu ở cách 2 lớn hơn cách 1.
D. không thể so sánh được vì pư tổng hợp là khác nhau.
Phiếu 4: Clo hoá PVC được một loại tơ clorin chứa 63,96% clo. Trung bình 1
phân tử Cl2 tác dụng được với: A. 2 mắt xích PVC. B. 1 mắt xích PVC. C. 3
mắt xích PVC. D. 4 mắt xích PVC.
5. Hướng dẫn học bài: Bài tập về nhà: 1, 2, 3, 4, 5, 6 (SGK).
1. Chọn đáp án B.
2. Chọn đáp án C.
3.
Phản ứng trùng hợp Phản ứng trùng ngưng
Thí dụ nCH2=CH-Cl  -(-CH2- nHOOC-C6H4-COOH + nHO-CH2-
xt ,0
t , p

0
CHCl-)n- CH2-OH  t
-(-OC-C6H4-CO-O-
CH2-CH2-O-)n- + 2nH2O
Định Là quá trình kết hợp nhiều phân Là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ
nghĩa tử nhỏ giống nhau hoặc tương thành phân tử lớn (polime) đồng thời
tự nhau (monome) thành phân giải phóng những phân tử nhỏ khác
tử lớn (polime). (như H2O).
Điều Monome phải có liên kết bội Monome phải có từ 2 nhóm chức trở
kiện hoặc vòng kém bền lên có khả năng tham gia phản ứng.
0
4. a) nCH2=CH-CH3 xt,t  ,p
 -(-CH2-CH(CH3)-)n-
0
b) nCH2=C(Cl)-CH=CH2 xt,t 
,p
 -(-CH2-C(Cl)=CH-CH2-)n-
0
c) nCH2=C(CH3)-CH=CH2 xt,t  ,p
 -(-CH2-C(CH3)=CH-CH2-)n-
0
d) nHO-CH2-CH2-OH + nHOOCC6H4COOH  t
-(-CO-C6H4-COO-CH2-CH2-
O-)n + 2nH2O
0
e) nH2N-(CH2)10-COOH 
t
-(-NH-(CH2)10-CO-)n- + nH2O
5. Sơ đồ tổng hợp

C6H6 + CH2=CH2  H
C6H5-CH2-CH3   C6H5-CH(Cl)-CH3   C6H5-
CH=CH2  
-(-CH(C6H5)-CH2-)n-
6. Tính hệ số polime hoá của các polime
PE: n = 420000: 28 =15000 ; PVC: n = 250000: 62,5 = 4000
Xenlulozơ n = 1 620 000: 162 = 10 000.
TIẾT 21: CHỦ ĐỀ POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME (T3)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC


1. Kiến thức
Biết được:
- Khái niệm, thành phần chính, sản xuất và ứng dụng của : chất dẻo, vật liệu
compozit, tơ.
2. Kĩ năng
- So sánh các loại vật liệu.
- Viết các PTHH cụ thể điều chế một số chất dẻo, tơ.
- Sử dụng và bảo quản được một số vật liệu polime trong đời sống.
3. Phát triển năng lực
- Năng lực tính toán hóa học.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
- Năng lực tự học.
B. TRỌNG TÂM:
- Thành phần chính và cách sản xuất của: chất dẻo, vật liệu compozit, tơ.
C. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp
- Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
- PPDH đàm thoại phát hiện.
2. Đồ dùng dạy học
- Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập.
- Hình ảnh về một số vật liệu bằng polime
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi tên các phản ứng và viết pthh của pư polime hóa các
monome sau:
a/ CH3-CH=CH2 ; b/ CH2=CCl-CH=CH2 ; c/ CH2=
C(CH3)-CH=CH2
d/ CH2OH-CH2OH và m-C6H4(COOH)4 (axit isophtalic) ; e/ NH2-
[CH2]10COOH.
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ NỘI DUNG
TRÒ
Hđ1. (10’) GV nêu vấn đề: I. CHẤT DẺO
I. CHẤT DẺO 1. Khái niệm về chất dẻo và vật liệu
1. Khái niệm về chất dẻo và vật compozit
liệu compozit - Chất dẻo là những vật liệu polime có tính
Hiện nay, do tác động của MT, dẻo.
kim loại và hợp kim bị ăn mòn Tính dẻo của vật liệu là tính bị biến dạng khi
rất nhiều, nguồn khoáng sản chịu tác dụng của nhiệt, của áp lực bên ngoài
ngày càng cạn kiệt  phải điều và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác
chế chất dẻo….GV phát PHT : dụng.
- Nghiên cứu SGK, nêu khái - Vật liệu compozit là vật liệu hỗn hợp gồm ít
niệm, TP của chất dẻo và vật liệu nhất 2 thành phần phân tán vào nhau mà không
compozit ? tan vào nhau.
HS thảo luận theo nhóm Thành phần của vật liệu compozit: chất nền
Đại diện các nhóm HS trình bày (polime) và chất độn, ngoài ra còn các chất phụ
- Nhận xét, bổ sung ? gia khác.
GV bổ sung, tổng kết bằng bảng Chất nền có thể là nhựa nhiệt dẻo hay nhựa
phụ nhiệt nhiệt rắn. Chất độn có thể là sợi (bông,
đay, poliamit, amiăng,…) hoặc bột (silicat, bột
Hđ2.(12’) nhẹ (CaCO3)), bột tan (3MgO.4SiO2.2H2O),…
2. Một số polime dùng làm 2. Một số polime dùng làm chất dẻo
chất dẻo
(?) Lấy VD về 1 số polime được a) Polietilen (PE) :
dùng làm chất dẻo PE là chất dẻo mềm, nóng chảy ở trên 1100C,
GV cho PHT : có tính "trơ tương đối" của ankan mạch không
- Viết PTPƯ tổng hợp P.E, P.V.C, phân nhánh, được dùng nhiều làm màng mỏng,
poli (metyl metacrylat), poli vật liệu điện, bình chứa,…
(phenol- fomanđehit) ? Nêu tính
chất và ứng dụng của chúng b) Poli(vinyl clorua) (PVC) :
HS tiếp tục thảo luận theo nhóm PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt,
Đại diện HS trình bày bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện,
- Nhận xét, bổ sung ? ống dẫn nước, vải che mưa,…
GV bổ sung, tổng kết bằng bảng c) Poli(metyl metacrylat) : -(-CH2-
phụ CHCH3(COOCH3)-)n-
là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh
sáng truyền qua tốt (gần 90%) nên được dùng
chế tạo thuỷ tinh hữu cơ plexiglat.
d) Poli(phenol-fomanđehit) (PPF)
Poli(phenol-fomanđehit) có 3 dạng: nhựa
novolac, nhựa rezol và nhựa rezit.
Sơ đồ phản ứng đơn giản nhất điều chế nhựa
novolac như sau:
nC6H5-OH + nCH2=O   nOH-o-C6H4-
CH2OH
(ancol 0-hiđroxibenzylic)
 0
H,75
C
 -(OH-o-C6H4-CH2-)n- + nH2O
(nhựa vonolac)
Nhựa novolac là chất rắn, dễ nóng chảy, dễ tan
Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu trong một số dung môi hữu cơ, dùng để sản
thêm về P.S, P.V.A,… xuất bột ép, sơn.
Từ phenol và fomanđehit có thể tổng hợp được
nhựa rezol hoặc nhựa rezit có những đặc tính
Hđ3.(18’) II. TƠ khác.
1. Khái niệm Khi lấy dư fomanđehit và dùng xúc tác bazơ,
thu được nhựa rezol. Đun nóng chảy nhựa
- Nghiên cứu SGK, nêu định rezol (  1400C) sau đó để nguội, thu được
nghĩa và đặc điểm của tơ ? nhựa rezit.
II. TƠ
1. Khái niệm
- Tơ là những vật liệu polime hình sợi dài và
2. Phân loại mảnh với đọ bền nhất định.
- Tơ được phân loại như thế - Trong tơ những phân tử polime có mạch
nào ? VD ? không phân nhánh, sắp xếp song song với
nhau. Polime này tương đối rắn ; tương đối bền
với nhiệt và với các dung môi thông thường ;
mềm, dai, không độc và có khả năng nhuộm
màu.
2. Phân loại
Tơ được phân thành 2 loại:
3. Một số loại tơ tổng hợp a) Tơ thiên nhiên (sẵn cơ trong thiên nhiên)
thường gặp như bông, len tơ tằm.
- Nghiên cứu SGK, viết PTPƯ b) Tơ hoá học (chế tạo bằng phương pháp hoá
tổng hợp tơ nilon-6,6 và tơ học).
nitron ? Nêu đặc điểm của mỗi Tơ hoá học lại được chia thành 2 nhóm:
loại tơ này ? - Tơ tổng hợp (chế tạo từ các polime tổng hợp)
Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu như các tơ poliamit (nilon, capron), tơ vinylic
thêm về 1 số loại tơ khác thế (vinilon, nitron,…).
(tơ enang,…) - Tơ bán tổng hợp hay tơ nhân tạo (xuất phát
GV : tơ lapsan tổng hợp từ từ polime thiên nhiên nhưng được chế biến
etilenglicol và axit terephtalic ; thêm bằng phương pháp hoá học) như tơ visco,
tơ vinilon chế biến từ poli (vinyl tơ xenlulozơ axetat,…
axetat) bằng cách thuỷ phân 3. Một số loại tơ tổng hợp thường gặp
trong MT kiềm (tạo poli vinyl a) Tơ nilon - 6,6
ancol) + Tơ nilon - 6,6 thuộc loại tơ poliamit, được
điều chế từ hexamedylenđiamin
NH2[CH2]6NH2 và axit ađipic
HOOC[CH2]4COOH :
nNH2- [CH2]6- NH2 + nHOOC-[CH2]4- COOH
0

t

-(-NH-[CH2]6- NH-OC-[CH2]4- CO-)n- + 2nH2O


Poli(hexametylen ađipamit) còn gọi là nilon -
6,6
+ Tơ nilon - 6,6 có tính dai, bền, mềm mại, óng
mượt, ít thấm nước, giặt mau khô nhưng kém
bền với nhiệt, với axit và kiềm. Tơ nilon - 6,6
cũng như nhiều loại tơ poliamit khác dùng để
dệt vải may mặc, vải lót săm lốp xe, dệt bít tất,
bện làm dây cáp, dây dù, đan lưới,…
b) Tơ nitron (hay olon)
+ Tơ nitron thuộc loại tơ vinylic được tổng hợp
từ vinyl xianua (thường được gọi là
acrilonitrin) :
0
nCH2=CH-CN ROOR  ',t
 -(CH2-CH(CN)-)n-
acrilonitrin poliacrilonitrin
+ Tơ nitton dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt,
nên thường được dùng để dệt vải may quần áo
ấm hoặc bền thành sợi "len" đan áo rét.
Các loại tơ được cấu tạo từ các phân tử có liên
kết amit thì không bền trong môi trường axit
hoặc bazơ.
4.Củng cốá:
1- Tại sao không nên giặt quần áo vải nilon, len, tơ tằm bằng xà phòng có độ kiềm
cao cũng như không nên giặt trong nước nóng ? (Các đồ dùng này không là ủi
bằng bàn là ở nhiệt độ cao?)
2- Tính hệ số polime hóa của PE, PVC và xenluloz, biết rằng phân tử khối trung
bình của chúng lần lượt là 420 000, 250 000 và 1 620 000.
5. Hướng dẫn học bài: Bài tập về nhà : 2, 4a, 5 tr 72 SGK
TƯ LIỆU THAM KHẢO.
1. Teflon.
Teflon có tên khoa học là poli(tetrafloetilen) —CF2– CF2—n . Đó là loại polime
nhiệt dẻo, có tính bền cao với các dung môi và hoá chất. Nó mềm dẻo trong
khoảng nhiệt độ rộng từ -1900C đến +3000C, có độ bền kéo cao (245-315 kg/cm2),
đặc biệt có hệ số ma sát rất nhỏ và dộ bền nhiệt cao : tới 400 0C mới bắt đầu thăng
hoa ; không nóng chảy, phân huỷ chậm. Teflon bền với môi trường hơn cả vàng và
platin, không dẫn điện. Do các đặc tính quý đó, teflon được dùng để chế tạo các
chi tiết máy dễ bị mài mòn mà không phải dùng chất bôi trơn (vì độ ma sát nhỏ),
vỏ cách điện, tráng phủ lên chảo hoặc nồi,...để chống dính
Teflon được sản xuất từ clorofom qua các giai đoạn sau :
2nCHCl3  2 nHF / SbF 5, 4 nHCl
    2nCHF2Cl 700
0 0
  nCF2 = CF2 ROOR
C , 2 nHCl
 ,T 
,p

——CF2–CF2—n
2. Thuỷ tinh hữu cơ- Plexiglas.
Poli(metyl metacrylat) là loại chất nhiệt dẻo, rất bền, cứng, trong suốt,
do đó được gọi là thuỷ tinh hữu cơ hay plexiglas. Plexiglas rất cứng và bền với
nhiệt, khi va chạm mạnh nó bị vỡ thành các hạt không có cạnh sắc. Nó cũng bền
với nước, axit, bazơ, xăng, ancol, nhưng hoà tan trong benzen, đồng đẳng của
benzen, este và xeton.Phân tử khối của plexiglas có thể tới 5.106. Plexiglas có
khối lượng riêng nhỏ hơn thuỷ tinh silicat, dễ pha màu và dễ tạo dáng ở nhiệt độ
cao. Với những tính chất ưu việt như vậy, plexiglas được dùng làm kính máy bay,
ôtô, kính trong các máy móc nghiên cứu, kính xây dựng, đồ dùng gia đình ; trong
y học dùng làm răng giả, xương giả ; kính bảo hiểm,... Nhiều cơ sở vật liệu xây
dựng coi thuỷ tinh hữu cơ là thuỷ tinh kim loại. Nhiều nước sản xuất thuỷ tinh hữu
cơ với các tên khác nhau: acripet (Nhật), điakon (Anh), implex (Mỹ), veđril (Ý),
piacryl (Cộng hoà liên bang Đức).
TIẾT 22: CHỦ ĐỀ POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME (T4)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC


1. Kiến thức
HS Biết được:
- Khái niệm, thành phần chính, sản xuất và ứng dụng của: cao su.
HS làm bài kiểm tra 15’ lần 2
2. Kĩ năng
- Viết các PTHH cụ thể điều chế một số cao su.
- Sử dụng và bảo quản được một số vật liệu polime trong đời sống.
3. Tình cảm thái độ
Biết ứng dụng có chọn lọc khi sử dụng polime, ưu điểm của polime nhưng
cũng cần hiểu ảnh hưởng của việc lãng phí vật liệu nhựa, cao su khi sử dụng gây
ảnh hưởng xấu đến môi trường. Vì vậy HS cần có ý thức sử dụng polime một cách
hợp lí khi cần thiết
4. Phát triển năng lực
- Năng lực tính toán hóa học.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
- Năng lực tự học.
B. TRỌNG TÂM:
- Thành phần chính và cách sản xuất của: cao su.
C. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp
- Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
- PPDH đàm thoại phát hiện.
2. Đồ dùng dạy học
- Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, Bảng phụ sơ đồ tư duy về vật liệu polime
- Hình ảnh sưu tầm một số vật liệu bằng polime
ĐỀ KIỂM TRA 15’ LẦN 2
ĐỀ 01
Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Polime là hợp chất do nhiều phân tử monome hợp thành.
B. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn.
C. Polime là hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ liên kết với
nhau tạo nên.
D. Các polime đều được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp.
Câu 2: Chọn khái niệm đúng ?
A. Monome là những phân tử nhỏ tham gia phản ứng tạo ra polime.
B. Monome là một mắt xích trong phân tử polime.
C. Monome là các phân tử tạo nên từng mắt xích của polime.
D. Monome là các hợp chất có 2 nhóm chức hoặc có liên kết bội.
Câu 3: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng ?
A. Các polime không bay hơi.
B. Đa số polime khó hoà tan trong các dung môi thông thường.
C. Các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
D. Các polime đều bền vững dưới tác dụng của axit, bazơ.
Câu 4: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng ?
A. Một số chất dẻo là polime nguyên chất.
B. Đa số chất dẻo, ngoài thành phần cơ bản là polime còn có các thành phần khác.
C. Một số vật liệu compozit chỉ là polime.
D. Vật liệu compozit chứa polime và các thành phần khác.
Câu 5: Trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào đúng ?
A. Đất sét nhào nước rất dẻo, có thể ép thành gạch, ngói. Vậy đấy sét nhào nước
là chất dẻo.
B. Thạch cao nhào nước rất dẻo, có thể nặn thành tượng. Vậy đó là một chất dẻo.
C. Thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) rất cứng và bền với nhiệt. Vậy đó không phải là
chất dẻo.
D. Tính dẻo của chất dẻo chỉ thể hiện trong những điều kiện nhất định. Ở các điều
kiện khác, chất dẻo có thể không dẻo.
Câu 6: Polime nhiệt dẻo có tính chất là :
A. Hoá dẻo khi đun nóng, hoá rắn khi để nguội.
B. Bị phân huỷ khi đun nóng.
C. Trở thành chất lỏng nhớt khi đun nóng, hoá rắn khi để nguội.
D. Hoá dẻo khi đun nóng, phân huỷ khi đun nóng mạnh.
Câu 7: Polime nhiệt rắn có tính chất là :
A. Hoá dẻo khi đun nóng, hoá rắn khi để nguội.
B. Bị phân huỷ khi đun nóng.
C. Trở thành chất lỏng nhớt khi đun nóng, hoá rắn khi để nguội.
D. Hoá dẻo khi đun nóng, phân huỷ khi đun nóng mạnh.
Câu 8: Polime có cấu trúc mạch phân nhánh là :
A. PE. B. Amilopectin. C. Glicogen. D. Cả B và C.
Câu 9: Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là :
A. PE. B. Amilopectin. C. PVC. D. Nhựa
bakelit.
Câu 10: Polistiren không tham gia phản ứng nào trong các phản ứng sau ?
A. Đepolime hoá. B. Tác dụng với Cl2/ánh sáng.
C. Tác dụng với NaOH (dung dịch). D. Tác dụng với Cl2 khi có mặt bột
sắt. 113
Câu 11: Polime X có hệ số trùng hợp là 560 và phân tử khối là 35000. Công thức một
mắt xích của X là :
A. –CH2–CHCl– . B. –CH=CCl– . C. –CCl=CCl– . D. –CHCl–
CHCl– .
Câu 12: Trong 1 kg gạo chứa 81% tinh bột có số mắt xích C6H10O5 là :
A. 3,011.1024. B. 5,212.1024. C. 3,011.1021. D. 5,212.1021.

ĐỀ 02
Câu 1: Để tạo thành PVA, người ta tiến hành trùng hợp
A. CH2=CH–COO–CH3. B. CH3–COO–CH=CH2.
C. CH2=C(CH3)–COO–CH3. D. CH3–COO–C(CH3)=CH2.
Câu 2: Để tạo thành thuỷ tinh hữu cơ (plexiglat), người ta tiến hành trùng hợp
A. CH2=CH–COO–CH3. B. CH3–COO–CH=CH2.
C. CH3–COO–C(CH3)=CH2. D. CH2=C(CH3)–COOCH3.
Câu 3: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là :
A. poli(ure-fomanđehit). B. teflon.
C. poli(etylenterephtalat). D. poli(phenol-fomanđehit).
Câu 4: Teflon là tên của một polime được dùng làm
A. chất dẻo. B. tơ tổng hợp. C. cao su tổng hợp. D. keo dán.
Câu 5: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp ?
A. Poli(vinylclorua). B. Polisaccarit.
C. Protein. D. Nilon-6,6.
Câu 6: Polime dùng làm ống dẫn nước, đồ giả da, vải che mưa là :
A. PVA. B. PP. C. PVC. D. PS.
Câu 7: Tơ capron (nilon-6) được trùng hợp từ
A. caprolactam. B. axit caproic.
a
C. - amino caproic. D. axit ađipic.
Câu 8: Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là :
A. stiren. B. toluen. C. propen. D. isopren.
Câu 9: Chất có khả năng trùng hợp thành cao su là :
A. CH2=C(CH3)–CH=CH2. B. CH3–C(CH3)=C=CH2.
C. CH3–CH2–CºCH. D. CH2=CH–CH2–CH2–CH3.
Câu 10: Xét về mặt cấu tạo thì số lượng polime thu được khi trùng hợp buta-1,3-đien là :
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11: Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 đvC và của một đoạn
mạch tơ capron là 17176 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron
nêu trên lần lượt là :
A. 113 và 152. B. 121 và 114. C. 121 và 152. D. 113 và 114.
Câu 12: Số mắt xích glucozơ có trong 194,4 mg amilozơ là :
A. 7224.1017. B. 6501,6.1017. C. 1,3.10-3. D. 1,08.10-3.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:


1. ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1. Số mắt xích có trong 6,25 gam PVC là:
A. 6,023.1022. B. 6,023.1020. C. 6,023.1021. D.
23
6,023.10 .
Câu 2. Trùng hợp hoàn toàn 13,5 gam vinylclorua thu được PVC. Số mắt xích
-CH2-CHCl- có trong PVC nói trên là:
A. 1300968.1019. B. 1300968.1018. C. 1300968.1017. D.
22
1300968.10 .
Câu 3. Trùng hợp hoàn toàn 16,8 gam etilen thu được polietilen (PE). Số mắt xích
(-CH2-CH2-) có trong m gam PE là:
A. 3,624.1023. B. 3,720.1023. C. 3,6138.1023.
D. 4,140.1023.
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
THẦY
Hđ1. III. CAO SU III. CAO SU
1. Khái niệm 1. Khái niệm
- Nghiên cứu SGK, nêu khái - Cao su là loại vật liệu polime có tính đàn hồi.
niệm về cao su ? Phân loại - Tính đàn hồi là tính bị biến dạng khi chịu lực tác
cao su ? dụng bên ngoài và trở lại dạng ban đầu khi lực đó
GV giới thiệu nguồn gốc thôi tác dụng.
của cao su thiên nhiên… 2. Phân loại
- Nghiên cứu SGK, cho biết Có 2 loại cao su: cao su thiên nhiên và cao su tổng
cấu tạo và tính chất của cao hợp.
su thiên nhiên ? a) Cao su thiên nhiên
GV giới thiệu cho HS về Cao su thiên nhiên lấy từ mử cây cao su. Cây cao su
quá trình lưu hoá cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis, có nguồn gốc
từ Nam Mĩ, được trồng ở nhiều nơi trên thế giới và
nhiều tỉnh ở nước ta.
Cấu tạo
Khi đun nóng cao su thiên nhiên tới 250 - 3000C
được isopren (C5H8). Vậy cao su thiên nhiên là
polime của isopren :
-(CH2-C(CH3)=CH-CH2-)n- với n  1500-15000
Tính chất và ứng dụng
- Cao su thiên nhiên có tính đàn hồi, không dẫn
nhiệt và điện, không thấm khí và nước, không tan
trong nước, etanol, axeton,… nhưng tan trong xăng,
benzen.
- Do có liên kết đôi trong phân tử, cao su thiên
nhiên có thể tham gia các phản ứng cộng H2, HCl,
Cl2,… và đặc biệt khi tác dụng với S cho cao su lưu
hoá có tính đàn hồi, chịu nhiệt, lâu mòn, khó tan
trong các dung môi hơn cao su thường.
- Bản chất của quá trình lưư hoá (đun nóng ở 1500C
- Nghiên cứu SGK, nêu hỗn hợp cao su và S với tỉ lệ khoảng 97: 3 về khối
định nghĩa cao su tổng lượng) là tạo ra cầu nối -S-S- giữa xá mạch cao su
hợp ? thành mạng lưới
- Viết PTPƯ tổng hợp và b) Cao su tổng hợp
nêu đặc điểm của cao su - Cao su tổng hợp là loại vật liệu polime tương tự
Buna, cao su Buna-S, cao su cao su thiên nhiên, thường được điều chế từ các
Buna-N ? ankađien bằng phản ứng trùng hợp.
- Có nhiều loại cao su tổng hợp, trong đó có một vài
loại thông dụng sau đây:
Cao su buna
+ Cao su buna được sản xuất từ polibutađien thu
được bằng phản ứng trùng hợp buta-1,3-đien có mặt
Na :
0
nCH2=CH-CH=CH2 Na ,t 
,p
 -(CH2-CH=CH-
CH2-)n-
+ Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền kém cao su
thiên nhiên.
Cao su buna-S và buna-N
Khi đồng trùng hợp buta-1,3-đien với stiren
C6H5CH=CH2 có xúc tác Na được polime dùng để
sản xuất cao su buna-S có tính đàn hồi cao. Tương
tự như vậy, khi đồng trùng hợp buta-1,3-đien với
acrilonitrin CH2=CH-CN có xúc tác Na được
polime dùng sản xuất cao su buna-N có tính đàn hồi
khá cao.

4. Củng cố:
- Các nhóm trao đổi, GV hướng dẫn HS làm các bài tập vận dụng về polime trong
chủ đề
- Một nhóm nêu vấn đề sử dụng polime trong thực tiễn hiện nay và giải pháp
chỗng ô nhiễm môi trường liên quan đến rác thải polime
5. Hướng dẫn học bài: HS hoàn thiện và củng cố kiến thức; làm thành thạo các dạng bài
tập có trong chủ đề

You might also like