Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

Đạo Đức Học Của Aristotle

Chẳng biết tự bao giờ con người đi tìm giá trị cuộc sống của mình, bắt đầu từ những băn
khoăn: Tôi được sinh ra giữa cuộc đời này để làm gì? Điều gì tôi sẽ đạt được gì từ những
hoạt động của tôi? Mục đích cuối cùng của đời tôi là gì? Làm sao tôi có được cuộc sống
tốt?... Đó là những vấn đề được đặt ra không của riêng ai, nhưng là của chung cho tất cả
mọi người. Với những suy tư về con người, Aristotle đã cố gắng trình bày quan điểm đạo
đức của ông để giải quyết phần nào về những vấn đề như trên của nhân loại. Ông tập trung
vào hoạt động của con người để tìm một hướng đi đúng đắn sao cho sống đúng giá trị của
một con người thực sự. Bài viết này trình bày một số khía cạnh về học thuyết Đạo Đức của
Aristole: Nguồn Gốc, Mục Đích Của Con Người, Cái Thiện, Hạnh Phúc, Nhân Đức, Trung
Dung Và Chiêm Nghiệm.

1. Tác giả và tác phẩm

Aristotle sinh năm 384 tCN tại một thị trấn nhỏ ở Stagira, nằm bên bờ biển phía đông bắc
vũng Thrace. Ông là học trò của Plato tại trường Academia suốt hai mươi năm. Khác với
thầy mình (Plato chú trọng đến thế giới ý niệm), ông lại quan tâm nhiều về hoạt động của
tự nhiên. Chính sự khác biệt giữa thầy và trò, Aristotle đã rời trường Academia năm 348/7
TCN để đến Asso qua lời mời của Hermeias, người cai trị Asso và cũng từng là sinh viên
ở trường Academia. Tại đây, Aristotle đã cưới cháu gái cũng là con nuôi của vua Hermeias
mang tên Pythias. Sau khi Pythias mất, ông sống ngoài hôn thú với Herpyllis và sinh được
một con trai tên là Nicomachus. Đó cũng là cái tên mà ông chọn đặt cho tác phẩm đạo đức
học Nicomachus. Sau khi trở lại Athens năm 335/4 TCN, ông đã thành lập trường học
Lyceum và làm hiệu trưởng 12/13 năm.

Ông mất năm 322 tCN tại Chalcis sau khi rời bỏ Lyceum, nơi xảy ra làn sóng chống người
Macedonia ngay sau khi hoàng đế Alexander băng hà năm 323 TCN. Aristotle đã đóng góp
nhiều lĩnh vực vào kho tàng tri thức nhân loại như sinh vật học, luận lý học, siêu hình học,
tâm lý học, chính trị học, mỹ thuật … Một trong những vấn đề mà ông đưa ra được con
người quan tâm đó là tư tưởng Đạo Đức Học.[1]

Đạo Đức Học của Aristotle được thấy trong hai tác phẩm đạo đức
học Nicomachus và Eudemeia. Tác phẩm đạo đức học Nicomachus được viết khoảng năm
340 TCN[2] gồm 10 sách và trong đó có hai cuốn V, VII được chia sẻ với tác
phẩm Eudemeia. Cũng như hầu hết các tác phẩm khác, hai tác phẩm đạo đức học này không
phải chính ông viết, mà có lẽ do các học trò ghi chép lại từ các bài giảng của ông.[3]

Các bài giảng của Aristotle về Đạo Đức Học nhằm để trả lời cho câu hỏi: “Tôi phải làm gì
để sống một cuộc sống thịnh đạt (welfare)?”.[4] Câu hỏi này được hiểu rằng con người

1
phải sống thế nào để phù hợp với mục đích hay chức năng của mình, nghĩa là phải sống
sao cho hợp lý tính và có đức hạnh. Rupert Woodfin và Judy Groves cho rằng, mục đích
này làm cho Đạo đức học của Aristotle trở thành một công trình về triết học luân lý chứ
không phải một cuốn cẩm nang học làm người đơn thuần.[5]

II. Một số vấn đề trong đạo đức học của Aristotle

1. Mục đích của con người

Aristotle cho rằng mọi hoạt động và mọi sự theo đuổi của con người đều có một mục đích
hay một chức năng để hoàn thiện. Chính mục đích này mà con người làm mọi điều khác
để đạt được. Và khi con người có một mục đích sau cùng (End), thì đó là chính cái thiện
(Good). Ngay từ đầu học thuyết đạo đức, Aristotle cho rằng tất cả sự vật hành động và
chọn lựa có lý trí điều nhắm đến cái thiện (Good) nào đó.[6]

Ông phân tích, vì có nhiều hoạt động nên cũng có nhiều mục đích khác nhau, ví dụ mục
đích của cái ly giúp uống nước, của ca sĩ là hát hay và những điều tương tự như vậy. Tuy
nhiên chỉ có một mục đích sau cùng mà thôi. Khi những hoạt động, nghệ thuật và khoa học
đến từ khả năng đặc thù thì mục đích sau cùng được ưu tiên hơn mục đích bổ trợ, vì mục
đích bổ trợ chỉ là phương tiện cho mục đích được theo đuổi sau đó, ví dụ đến trường để
học, học để hiểu biết, hiểu biết để thực hành… và cứ như thế cho đến khi đạt được mục
đích sau cùng (End). Ông khẳng định rằng mục đích sau cùng là cái thiện cao
nhất.[7] Nhưng mọi người đều có cùng quan điểm cái thiện cao nhất ấy là hạnh phúc. Vậy,
chắc hẳn theo Aristotle thì mọi người đều đồng ý rằng mục đích sau cùng (End) là hạnh
phúc (Happiness).[8]

Như vậy theo Aristotle , khi chọn được một mục đích sau cùng, tức là mục đích vì chính
nó, thì tất cả những điều khác người ta muốn là vì nó. Những điều khác mà con người muốn
dùng làm phương tiện cho mục đích sau cùng là mục đích bổ trợ hay công cụ. Và khi đạt
được mục đích sau cùng rồi thì mọi mục đích bổ trợ chỉ là sự dư thừa.

Đến đây, vấn đề cùng đích này nảy sinh ra một vấn đề khác, đó là “cái thiện tối cao (best
good) mà con người nhắm đến là gì? Làm thế nào để đạt được? ”.

2. Cái Thiện (Good)

Nếu như mục đích được chia làm hai loại là công cụ và nội tại, vậy cái thiện (Good) cũng
có thể được chia làm hai dạng là cái thiện công cụ (instrumental good) và cái thiện tối cao
(best good/ non-instrumental good).

2
Cái thiện công cụ là gì? Có thể hiểu rằng đó là việc tốt cho mục đích tốt. Ví dụ, đi tập gym
để có sức khỏe, có sức khỏe để làm việc, làm việc để có thu nhập, có thu nhập để có nuôi
con cái…

Cái thiện tối cao là gì? Đối với Aristotle, đó là hạnh phúc. Cái thiện tối cao (hạnh phúc) có
khả năng tự đầy đủ. Nó luôn luôn là chọn lựa tốt cho chính nó.[9] Tức là, khi bị tách ly
khỏi cuộc sống vẫn đáng khao khát và không thiếu thốn gì. Mọi thứ thêm vào chỉ là sự dư
thừa. [10] Tính tự đầy đủ này không được hiểu rằng cá nhân tự đầy đủ, nhưng tất cả mọi
người phải chung nhau đạt được. Theo Aristotle, thì một người tự bản chất hướng thiện
nhưng không có khả năng tự đạt được, vì con người sống mang tính cộng đồng, với cha
mẹ, anh chị em, bạn bè, đồng chí. Chính vì thế mà ông xem khoa học chính trị nhà nước là
công cụ giúp con người cùng đạt được cái thiện cao nhất. Vì nhà nước mà ông đưa ra thì
có tính tự mình đầy đủ.[11]

Làm thế nào để đạt được? Ông cho rằng con người sẽ tìm thấy cái thiện tối cao khi họ tìm
kiếm được chức năng đích thực của mình.[12] Vì mọi người sinh ra điều có chức năng
khác nhau và có cùng một mục đích để hoàn tất là cái thiện (Good). Hoàn thành chức năng
theo nhân đức trọn hảo là phương cách để đạt được cái thiện ấy. Chức năng của con người
thì khác với chức năng của thực vật là dinh dưỡng và tăng trưởng hay với động vật là khả
giác, vì con người có một yếu tố về lý tính.

Chức năng của con người là hoạt động của linh hồn hợp với nhân đức trong sự hài hòa
nhất, trọn vẹn nhất.[13]Linh hồn hoạt động theo hai phần lý tính và phi lý tính. Linh hồn
hoạt động tốt tức là khi linh hồn hoạt động phù hợp với nhân đức. Khi linh hồn hoạt
động tốt và nhờ lý trí sẽ giúp con người đạt được cái thiện caonhất mà Aristotle muốn
nói, tức là đạt được hạnh phúc. Theo Aristotle, trong linh hồn con người, phần lý tính
giúp kiểm soát phần phi lý tính. Hoạt động này làm nảy sinh ra nhiều vấn đề đạo đức. Ông
phân chia linh hồn con người ra hai phần: lý tính và phi lý tính. Trong đó, hướng về hoạt
động sống cơ bản là phi lý tính; cảm xúc và ước muốn thì phần phi lý tính lớn hơn phần lý
tính và giúp suy luận là lý tính. Như vậy, Aristotle đã cho rằng phần phi lý tính chiếm tỉ lệ
lớn hơn phần lý tính trong con người. Chúng luôn hoạt động mâu thuẫn với nhau.[14] Cụ
thể, hoạt động của phần lý trí dùng để điều chỉnh các phần phi lý tính trong con người.
Aristotle nhấn mạnh, vì cái thiện trong con người mang tính tiềm ẩn, nên con người lại
không tự nhiên hành động đúng. Do đó, có một sự suy tính và chọn lựa đúng đắn để thực
hiện dựa vào từng hoàn cảnh.

Theo Aristotle, sự thiện trọn vẹn của một người phải được tích góp hay trau dồi qua nhiều
thời gian, vì “một cánh én không làm nên mùa xuân; và cũng không làm nên một ngày.”
Thế nên, một thời gian ngắn ngủi không tạo nên một con người hạnh phúc. Aristotle nói
điều này tạo nên sự băn khoăn rằng liệu hành động tích góp là lấy lại những nhân đức đã
3
có sẵn tiềm tính trong lòng hay kết quả đạt được theo bản tính đặc trưng của con người, ví
dụ được tăng lương nhờ làm việc chăm chỉ, điểm cao nhờ chăm học…? Nếu là lấy lại
những nhân đức này được đặt sẵn tiềm tính trong mỗi người thì những nhân đức tiềm tính
xuất phát từ đâu? Aristotle không khẳng định cụ thể là theo con đường nào, nhưng ông chỉ
đưa ra giả định rằng hạnh phúc là kết quả của việc tích góp theo bản tính đặc trưng của con
người.

Vậy, việc tích góp nhân đức theo quan điểm của Aristotle có sự liên quan gì tới lời khuyên
“tu tâm tích đức” hay không? Giả định của ông có mâu thuẫn với quan niệm cho rằng từ
ban đầu con người có tính tự thiện hảo, đó là nơi xuất phát mọi điều thiện hảo hay không?

Nếu xem cái thiện là điểm đầu và cũng chính là điểm cuối của một đường đua điền kinh,
khi đem quan điểm của Aristotle (cái thiện là điểm về đích) kết hợp với quan điểm cái thiện
là nguồn phát xuất mọi điều thiện hảo khác thì có lẽ ý nghĩa sẽ tròn đầy hơn. Quá trình sau
khi xuất phát và trước khi về đích ấy là quá trình hoạt động của linh hồn theo các nhân đức
trọn hảo.

3. Hạnh Phúc

Như đã trình bày ở trên, Aristotle khẳng định có sự đồng nhất trong quan điểm về cái thiện
tối cao của các tầng lớp dân chúng đó là hạnh phúc. Họ đồng hóa sống tốt và làm tốt với
việc được hạnh phúc (being happy), nhưng việc định nghĩa hạnh phúc (happiness) lại mang
những quan điểm khác nhau. Có người cho hạnh phúc là sự hài lòng (pleasure); người thì
cho là sức khỏe; người khác lại cho hạnh phúc là danh vọng; có người lại cho giàu sang là
hạnh phúc. Như vậy có thể thấy rằng, ở trong những hoàn cảnh khác nhau người ta sẽ có
những quan điểm về hạnh phúc khác nhau. Thậm chí cùng một người lại có sự xác định
khác nhau về hạnh phúc, khi nghèo thì xem giàu của cải là hạnh phúc, mà khi giàu của cải
lại nảy sinh bệnh tật thì xem khỏe mạnh…Xem ra những hạnh phúc kiểu này chỉ tồn tại
tạm bợ và chóng qua.

Theo Aristotle hạnh phúc là gì? Ông cho rằng những quan điểm trên có lẽ một số điều là
vô vị, đủ để xác định các quan điểm về hạnh phúc thì phổ biến và đáng ngờ.

Hạnh phúc theo Aristotle là hoạt động của linh hồn theo đường lối của sự tuyệt hảo hay
đức hạnh, bởi hạnh phúc không dừng lại ở việc cảm thấy. Aristotle không cho rằng hạnh
phúc là sống lạc thú vì nó khiến cho cuộc sống của con người trở nên mù quáng khi bị nô
lệ vào lối sống ấy. Ông cũng không cho rằng hạnh phúc là đạt danh vọng, vì nó không tự
mình mà có nhưng phải dựa vào suy nghĩ của người khác[15]. Sau cùng ông cho rằng một
cuộc sống chiêm nghiệm là hạnh phúc tròn đầy.

4
Tuy không đồng ý rằng sự vui thú hay khoái lạc (pleasure) là hạnh phúc, nhưng ông nhấn
mạnh nó là một thành phần quan trọng đối với sự tồn tại của hạnh phúc.[16] Theo Aristotle,
cái thiện cao nhất cũng được gọi là hạnh phúc . Vì thế, con người đạt được cái thiện cao
nhất cũng là đạt được hạnh phúc. Cho nên, điều kiện để đạt được hạnh phúc cũng là hoạt
động của linh hồn con người (soul’s man) hòa hợp với các nhân đức trọn hảo.[17]

Vậy những nhân đức trọn hảo mà Aristotle muốn nói đến là gì?

4. Các Nhân Đức và Trung Dung

Nhân đức là thói quen

Triết gia Aristotle phân biệt hai dạng nhân đức, nhân đức thuộc trí tuệ và nhân đức thuộc
luân lý.[18] Nhân đức thuộc trí tuệ là sự khôn ngoan triết học nhờ học tập, giảng dạy; còn
nhân đức thuộc luân lý là khôn ngoan thực tiễn nhờ thói quen luyện tập và hoạt động. Ví
dụ, xây giỏi có được do những hành vi xây giỏi,có được can đảm do những hành vi can
đảm. Nó xuất phát từ một sự biến đổi nhỏ của chữ “ethos”, tập quán hay thói quen.[19] Các
nhân đức thuộc luân lý chính yếu bao gồm can đảm, tiết độ, công bằng và khôn
ngoan.[20] Người Công giáo gọi đây là bốn nhân đức nhân bản[21].

Ông cho rằng không có nhân đức thuộc luân lý nào tự nhiên nảy sinh trong con người,
nhưng bởi thói quen. Điều gì sinh ra bởi tự nhiên trong một điều kiện cụ thể (như đá ở xu
thế hướng xuống) thì thói quen (habit) không thể lôi cuốn nó theo một điều kiện khác
(hướng lên) dù có thực hiện cả hàng ngàn lần. Chính vì vây, ông khẳng định nhân đức
không hệ tại bởi tự nhiên và những gì chống lại tự nhiên. Tuy nhiên, ông cho rằng con
người dù được sinh ra bởi tự nhiên nhưng lại có khả năng thủ đắc và hoàn thiện các nhân
đức bằng thói quen.[22]Mặc dù ông đề cao giá trị của khôn ngoan thực tiễn, nhưng ông lại
xem khôn ngoan triết học là hoạt động thú vị nhất của đức hạnh.[23]

Nhân đức là chọn lựa có lý tính

Aristotle còn nhấn mạnh, cần có suy tính và chọn lựa đúng đắn vì cái thiện trong con người
ở trong tình trạng tiềm tính. Nó không tự nhiên hành động đúng mà phải nhờ lý trí để chọn
lựa. Và vì nguồn gốc của mọi hành vi luân lý (nhân đức luân lý) là sự chọn lựa. Hơn nữa,
có những điều tưởng chừng như là thiện hảo, nhưng trong một hoàn cảnh nào đó, nó không
còn thiện hảo nữa. Khi đói, việc ăn cơm là điều tốt cho sức khỏe, nhưng nếu ăn nhiều quá
lại gây phản tác dụng và khiến đau dạ dày hay các bệnh liên quan, vì thế cần có lý trí để
giúp điều độ cụ thể trong việc ăn uống. Như thế, lý trí sẽ giúp cho con người tìm biết xử lý
đúng trong từng hoàn cảnh khác nhau.[24]Cũng vậy, trong đời sống tinh thần, sự dữ đôi
khi cũng rất hấp dẫn, nhưng chỉ là cái lốt bên ngoài, nên nếu con người không dùng lý trí
thì làm sao phân biệt được với sự thiện. Theo hướng dẫn của Thánh I-Nhã, đó là chiến lược
5
của thần dữ, nên con người không thể không “tỉnh thức” (Lc 21, 36) để đưa ra chọn lựa
đúng đắn.

Nhân đức liên quan đến sự vui thú (pleasure) và đau khổ (pain)

Con người có lúc vui thú với những điều xấu mình làm và đôi khi đau khổ vì né tránh
những điều cao cả. Cho nên, cũng như Plato, ông đã cảnh báo rằng con người cần được
giáo dục về điều này càng sớm càng tốt. Cụ thể, con người cần được giáo dục đúng đắn khi
đối diện với sự hài lòng hay đau khổ, trong những sự việc chính đáng. Hơn nữa, đó là một
trạng thái ổn định dù gặp vui thì không vui thái quá, mà đau khổ thì cũng không đau khổ
thái quá.[25] Nhưng khác với Plato, ông cho rằng các nhân đức được sinh ra không chỉ
bằng việc hiểu biết, nhưng bằng hành động. Thậm chí, vì nếu không hành động thì chẳng
ai có cơ hội trở nên tốt được. Khi thánh Gia-cô-bê Tông đồ có nói: “Đức tin không hành
động thì quả là Đức tin chết.” (Gc 2, 17), chắc hẳn ngài cũng có cùng quan điểm với
Aristole về việc hành động chứng minh sự tồn tại của nhân đức.

Aristotle nói rằng, người thực hiện nhân đức thì phải thực hiện như con người thực hiện.
Có nghĩa những nhân đức ấy được tự bản chất là của con người. Nếu con người thực hiện
sai thì tự bản chất họ đã nhận ra mình không thực hiện nhân đức, ví dụ khi một người thực
hiện giết người, tự bản chất anh ta đã lỗi phạm nhân đức luân lý và cảm thấy lo sợ mà
không cần ai kết án, cho dù họ không biết tên gọi của lỗi phạm ấy.

Nhân đức là sự trung dung (a mean)

Các nhân đức và thái cực không phải là những cảm tính (feelings) hay năng lực (capacities).
Nhân đức là những trạng thái (states) ở giữa hai thái cực thái quá và bất cập, điều mà
Aristotle gọi là trung dung (a mean). Ông đưa ra ví dụ, sự trung dung giữa nhát gan (bất
cập) và liều lĩnh (thái quá) là can đảm. [26]

Trung dung là gì? Bởi vì nhân đức là phải hành động, mà trung dung là nhân đức vì thế
không chỉ dừng lại ở việc hiểu trung dung là gì mà phải hành động và luyện tập thành thói
quen thì mới đạt được nhân đức trung dung. Ví dụ một người nói trung dung trong ăn uống
là không ăn quá ít và cũng không ăn quá nhiều, nhưng ăn vừa đủ. Như thế nào là vừa đủ thì
anh ta phải thực hành và nhờ lý trí anh ta có thể xác định được. Việc ăn vừa đủ này có sự
khác nhau giữa mỗi người vì nhu cầu và khả năng hấp thụ của mỗi người là khác nhau. Các
điều này cho thấy, thứ nhất, nhờ chọn lựa có lý trí mà con người đạt được trung dung; thứ
hai, trung dung không có công thức chung cho tất cả các đối tượng và các vấn đề, nhưng
tùy vào từng đối tượng cụ thể và hoàn cảnh khác nhau, con người sẽ định mức trung dung
cho mình. Tuy nhiên, học thuyết trung dung cũng chỉ mang tính tương đối, vì có những
vấn đề như ngoại tình, ghen tỵ, giết người… đều có bản chất xấu nên không thể xác định
được sự trung dung.[27]
6
5. Chiêm nghiệm

Aristotle cho rằng nếu hạnh phúc là kết quả của hành động dựa theo bản chất nội tại của
con người thì nó đang hành động theo bản chất cao nhất, hành động ấy là sự chiêm nghiệm.
Trong tình trạng chiêm nghiệm, con người được chiêm ngắm hạnh phúc hay chân lý một
cách liên tục hơn bất cứ sự vật nào khác. Để minh họa hình ảnh về hoạt động chiêm nghiệm
cách cụ thể đối với con người chắc hẳn rất khó khăn. Tuy nhiên, một hình ảnh có thể phần
nào làm dễ hiểu hơn đời sống chiêm nghiệm đó là cách sống của chim trời và hoa hoa
huệ.[28] Dường như Chúa Giê-su đưa ra những hình ảnh đó để khuyên con người sống một
đời sống chiêm ngắm Thiên Chúa hơn những gì mà con người đang lo lắng, là của ăn, của
mặc. Và khi sống trong sự chiêm ngắm Thiên Chúa rồi thì con người sẽ được đầy đủ mọi
thứ, đó là có lẽ cũng là hạnh phúc mà Aristotle đề cập đến, theo nghĩa “hạnh phúc có tính
tự đầy đủ”[29]. Sống như chim trời và hoa huệ là sống dâng hiến bản thân mình mà không
còn đòi hỏi gì vì không còn muốn gì hơn nữa. Tuy nhiên, con người hoàn toàn có khả năng
ý thức được đời sống chiêm nghiệm của mình mà những sự vật ấy không có được.

III. Tạm kết

Trình bày của Aristotle cho thấy, để một người đạt được một đời sống tốt hay hạnh phúc
anh ta phải bắt đầu hành động theo nhân đức và hướng tới hành động cao nhất là sự hiểu
biết hay chiêm ngắm chân lý. Anh ta phải thực hành các nhân đức và hình thành thói quen
đúng đắn. Trong quá trình thực hiện anh ta sẽ được lý trí giúp đỡ để chọn lựa hành vi, đó
là chức năng của linh hồn phù hợp với nhân đức. Và khi ở trong hành động cao nhất, tức
là hành động chiêm nghiệm, thì anh ta không còn mong muốn gì hơn nữa và chỉ chiêm
ngắm điều đạt được.

Qua học thuyết này, Aristotle phần nào đánh thức được con người tìm về với chính bản
thân của mình một cách ý thức hơn bằng việc đi tìm mục đích sống và cách để đạt được.
Aristotle không áp đặt một mục đích sống cụ thể của một người hay một nhóm người cho
cả nhân loại, nhưng ông chỉ ra mục đích của con người là một cái thiện nào đó rất chung
mà ai cũng nhắm đến. Cái thiện chỉ có một, nó là gì thì tùy ở góc nhìn của mỗi người mà
có tên gọi khác nhau. Một điều quan trọng là để tiếp cận cái thiện ấy thì con người lại có
những lộ trình khác nhau vì khả năng suy lý và mục tiêu của mỗi người thì khác nhau.
Chính quá trình thực hiện suy lý của con người lại đưa ra nhiều vấn đề về đạo đức, đặc biệt
là đạo đức luân lý hay còn gọi là luật tự nhiên. Có lẽ những sự phân tích về đạo đức của
ông đã góp phần vào việc xem xét mức độ phạm tội và hình phạt trong pháp luật của các
nhà nước chính trị và luật tôn giáo sau này.

HẠNH PHÚC THEO QUAN ĐIỂM CỦA ARISTOTLE


8
7
tư, ở chỗ nó tạo cho công dân của mình hướng đến đức hạnh (le vertu)

và đảm bảohạnh phúc (le bonheur) cho họ. Trong đó, dân chủ được coi là phương tiện để
côngdân đạt đến hạnh phúc.

Hạnh
phúc là gì?
Aristote cũng như các nhà triết học khác thời kỳ này coi bản chất của một sự vật làmục
đích của chính nó. Chẳng hạn phương pháp siêu hình cho rằng đó là một sựvật nằm trong
mục đích mà nó theo đuổi, khi mục đích đã đạt được thì sự vật đãđạt

tới sự hoàn thiện bản thể (être); còn những nhà tư tưởng hiện đại ngày nay cóxu hướng
chỉ nói đến tính mục đích trong trường hợp hoạt động của con người(activité humane);
Trong khi những nhà tưởng cổ đại lại cho là ngược lại –

rằngnguyên tắc tính mục đích có gía trị với mọi sự vật dù là con người hay vật thể. Vídụ
bản chất của một cái cây là gì? không ngoài mục đích của nó, có nghĩa là tồntại, lớn lên
và phát triển nhiều hơn đó chính là mục đích của nó. Do nguyên tắcsiêu hình này làm cho
mục đích theo đuổi là cốt lõi của sự vật nên ta gọi triết họcnày là lý thuyết mục đích.
Tiếng Hy Lạp “télos” là mục đích của và “logos” cónghĩa là lý lẽ, là lời nói, là biện ý…

Tư tưởng của Aristote góp thêm vào tính đa dạng của triết học, và triết học đạo đứccủa
ông cũng là lý thuyết mục đích. Ông tìm câu trả lời cho vấn đề bản chất củacon người
bằng cách đi khám phá mục đích được con người đeo đuổi là gì? Ôngcho rằng hành động
mang tính người chính là sự hướng về đức hạnh và hạnh phúc;rằng bản chất của con
người là theo đuổi mục đích hoàn hảo –

đó chính là hạnh
phúc
Theo Aristote trước hết cần phân biệt những điều được coi là hạnh phúc mà ngườita làm
cho người khác và những cái họ mong muốn cho chính bản thân mình. Loạiđầu tiên của
hạnh phúc là một “vật dụng” dành cho sự vật khác ví dụ có thể là tiền bạc hay sức khoẻ.
Những thứ này rất hữu ích cho hạnh phúc nhưng chúng là “thế
9
giới bên ngoài” hay “các công cụ” để con người thực hiện những mục đích mà bảnthân
đang đeo đuổi.

8
Loại hạnh phúc thứ hai nó không phụ thuộc vào một ai khác, một lực lượng nàokhác, nó
tồn tại ở chính con người, nó thể hiện như là mục đích cuối cùng mà conngười theo đuổi.
Theo Aristote, đấy

chính là hạnh phúc tối cao (bien suprème),song nó cũng không phải là cái gì khác mà
chính là hạnh
phúc.
Với Aristote, chỉ có con người và loài người mới có hạnh phúc, mới đạt được sựhoàn
thiện bản thể. Do đó theo chúng tôi, lý thuyết đạo đức của Aristote là một lýthuyết tương
đối hoàn thiện, hướng con người vào những mục đích sẽ tự hoànthiện mình, đặt bản thân
mình vào tình trạng tốt nhất hay mức độ tốt nhất mà conngười có thể đạt được, để con
người tự hoàn thiện

mình hướng tới một hạnh phúchay một mục đích đã được xác định.

Tư tưởng đạo đức học của Aristote cũng giống như tư tưởng của các nhà triết họcthời cổ
đại nói chung, đều nhấn mạnh nhiều đến toàn bộ cuộc sống hơn là đến việcđánh giá
những hành động cá nhân hay những mục đích hành động. Sự hướng tớihạnh phúc, theo
quan điểm này, trở thành điều quan tâm thường trực cùng với cuộcsống của mỗi công
dân. Đó là đặc trưng quan trọng trong tư tưởng đạo đức củangười Hy lạp nói chung và
của Aristote nói riêng. Nó không hoàn toàn theo chủnghĩa vị tha (altruisme) –
là lo lắng, tạo dựng hạnh phúc cho người khác hay hiếnsinh cho họ, mà thực chất là tập
trung vào việc hoàn thiện bản chất của mình vàviệc phát triển cá tính của chính bản thân
mình.
Theo quan điểm hiện đại, điều lo lắng này của mỗi người thì trái ngược với chủnghĩa vị
tha, nó có nghĩa là chủ nghĩa vị kỷ. Điều này không phải là quan điểm củangười Hy lạp,
với họ, lo lắng, suy tư để đạt được cuộc sống tốt xuất phát từ đạođức và không trái ngược
với hạnh phúc. Điều này sẽ được làm rõ hơn trong tưtưởng của Aristote về đức hạnh.
10
Cho tới bây giờ, chúng ta vẫn khó xác định được hạnh phúc mà con người hướngtới từ
bản chất của mình là gì? Không khó khăn để tưởng tượng những câu trả lời phong
phú mà người ta có thể đưa ra để trả lời cho những câu hỏi: “ hạnh phúc ởđâu?”; hạnh
phúc có phải là cuộc sống khoái lạc, hay là của cải? Danh vị? Một sốngười cho rằng “
tiền bạc không làm nên hạnh phúc mà hạnh phúc lại là nhữngniềm tự hào, là thanh danh
và là danh tiếng tốt…; với những người khác nữa thìhạnh phúc là hạnh phúc là sự hiểu
biết, sự nắm bắt được bản thể…

Aristote không cho là như vậy, Ông hỏi cái gì thuộc về sở hữu của con người? Đốivới
con người hạnh phúc là gì?… Với ông, mỗi người hãy làm cho cuộc sống củamình trở

9
thành những điều mình mong ước và tự hoàn thiện mình, thế là đủ chomỗi người. Ví như
ông thợ chữa giày, hay người thợ kim

hoàn… mỗi người tự bảnthân mình có một vai trò, chức năng riêng, nó không chỉ là cuộc
sống tốt mà nócòn có nghĩa là hạnh phúc. Mặt khác ông còn giả định rằng, đặc điểm của
conngười là một “kiểu sống” (genre de vie) nào đó, rằng “kiểu sống” đó là một hoạtđộng
của tâm hồn, hoạt động này mang đến những hành động có lý tính chỉ có ởcon người,
chính con người hoàn thiện tất cả và làm theo cái hạnh phúc, cái hoànmỹ. Mỗi hành vi
của họ được làm để hoàn thiện cái đức hạnh của riêng mình.Aristote cho rằng, hạnh phúc
là hoạt động của tâm hồn y theo đức hạnh. Hạnh phúclà nhu cầu thường xuyên của đời
sống con người. Người ta mong đợi hạnh phúc,đấu tranh cho hạnh phúc: hạnh phúc là
mục đích thường xuyên của con người.
Đức hạnh là gì ?
Aristote phân chia đức hạnh làm hai loại.
Loại thứ nhất
, đức hạnh thuộc về lý trí, loại này chúng ta có thể thu lượm đượcthông qua học tập, giáo
dục… chúng ta thực hành nó khi chúng ta muốn biết tínhchặt chẽ, tính chính xác, sự đúng
đắn của trí tuệ.
Loại thứ hai
, đức hạnh thuộc về tinh thần, về bản năng. Aristote: ” Đó là một chuỗicác thói quen tốt,
nếu hạnh phúc đối với con người là nằm trong hoạt động về tâmhồn, phù hợp với đức
hạnh thì cuộc sống tốt đẹp và hoàn hảo sẽ nằm trong hànhđộng sống theo những đức
hạnh này” (3) . Nh
ưng loại đức hạnh nào quan trọng hơn loại đức hạnh nào? (loại thứ nhất hay loạithứ hai?
). Vấn đề này đã cuốn hút tất cả các nhà triết học đương thời, kể cả bản thân Aristote.
Con người là động vật có lý tính, thì đức hạnh theo lý trí sẽ là cái quan trọng
trọngvà cuộc sống tốt đẹp chỉ là lý tưởng, chỉ là sự tưởng tượng. Ở đó cuộc sống chỉdành
cho sự chiêm ngưỡng, ngắm nghía. Nhưng vượt trên tính chất tự nhiên củamình, loài
người là động vật chính trị –
động vật xã hội, với cuộc sống trong thành
bang Ath ènes, đã dẫn dắt họ phù hợp với đức hạnh thuộc về tinh thần, mang tính bản
năng. Đấy lại là điều tốt nhất. Điều đó giải thích tại sao Aristote lại quan tâmnhiều đến
việc nghiên cứu đạo đức và các loại hình của đức hạnh. Đức hạnh theo tiếng Hy Lạp nó
thường được viết là “aretè”-
chỉ sự ưu tú của tínhcách. Thực chất, đức hạnh chính là một nét tính cách, nhờ nó chúng
ta có thể đánhgiá hay ca ngợi được con người, ví dụ: lòng dũng cảm, tính kiên nhẫn, lòng
vị tha,sự làm chủ được bản thân và tính công bằng… Đấy chính là quan niệm củaAristote
khi ông bàn đến đức hạnh, chứ ông không đề cập đến đức hạnh theo nghĩalà sự trinh tiết,

10
vì bản thân từ (La vertu) cũng mang nhiều nghĩa trong đó có nghĩalà đức hạnh và trinh
tiết.
Những đức hạnh thuộc về tinh thần gắn
bó nhiều hơn với con người, với nhữngđặc điểm của họ hơn là với những hành động cá
nhân của họ. Đó chính là nhữngđiều mà Aristote muốn nói, Ông viết:
” những đức hạnh thuộc về tinh thần là sựbẩm sinh, không được cho, tặng mà con người
chúng ta chỉ có thể được địnhhướng để tiếp nhận những đức hạnh với điều kiện hoàn
thiện nó thông qua những
12
thói quen

(4)
. Vì vậy đức hạnh không phải là một hành động, không phải là một ýmuốn, mà đức hạnh
của con người là sự làm chủ được hành động của mình theomột hình thức nào đó, là sự
làm chủ trong sự tiếp nhận và sự tự hoàn thiện. Đứchạnh thậm chí là sự tạo nên một nét
tính cách ổn định, thường xuyên và có thểđược dự kiến trước.
Đức hạnh là sự ưu tú về tính cách là những thiên hướng mà con người có thể traurồi qua
thực tiễn. Tuy nhiên, xã hội Hy Lạp đặ biệt đề cao 4 đức hạnh:
sự cẩntrọng, tính công bằng, làng dũng cảm và sự tự chủ
. Chính vì thế người ta hay gọiđó là hình vuông của đức hạnh, bản thân nó định hướng
cho cuộc sống của chúngta.
Aristote viết:
“Đức hạnh là những phẩm chất hoàn thiện, là những cái tạo ra sựhoàn thiện và cung
cấp những kết quả mong đợi tốt nhất, toàn vẹn nhất có ở conngười“
(5)
. Theo Aristote người tốt là người hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Ônggọi đó là những
người có đức hạnh, là
những người hoàn thiện. Aristote viết:
” đứchạnh là một thiên hướng được bản thân con người tiếp thu một cách tự nguyện (la
vertu est une disposition acquise volontain), thông qua lý tính“
(6).
Mức độ cao nhất của đức hạnh là đức hạnh chính trị, nó cho phép sự cai trị củamỗi người
cũng tốt như sự cai trị của thành bang. Như chúng ta đã biết, trong xãhội Hy Lạp, đạo đức
và chính trị có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, sự tranh luận vềđức hạnh đã
xác nhạn điều đó. Duy chỉ có thành bang mới sản sinh ra những côngdân có đức hạnh, và
chỉ có ở những người đàn ông; đức hạnh là có đầy đủ quyềncông dân. Các đức hạnh đạo
đức thâm nhập vào chính trị và sự tổ chức xã hội, điềunày được Aristote viết: “ngay cả
khi lợi ích của cá nhân trùng với lợi ích của thành bang, thì có vẻ quan trọng và hợp
lý hơn với mục dích thực sự là nhận trách nhiệmvà bảo vệ những lợi ích của thành bang,

11
của nhà nước. Tuy nhiên lợi ích là đángmong ước khi nó làm cho cá nhân quan tâm tham
gia vào các công việc chung của
13
thành bang, những đặc tính của nó là đẹp hơn và xứng đáng hơn khi nó phù hợpvới công
dân” (7).
Chúng ta có thể hiểu được rõ hơn được sự quan tâm của cá nhân trong đời sốngchính trị
của người dân Hy Lạp, vì con người chỉ có thể đạt được hạnh phúc với tưcách là công
dân, nhân danh công dân và ngược lại thành bang sẽ tạo ra nhữngcông dân đức hạnh.

Trải qua hơn nghìn năm đạo đức học của Aristote được biết đến qua những
nhà bình luận và sau đó qua những dịch thuật

Ả rập. Chỉ tới thế kỷ XIII mới có một bản dịch tiếng La tinh từ đó những ảnh hưởng
của nó rất lớn đến toàn bộ sự pháttriển của tư tưởng của nhân loại, đến toàn bộ triết
học về sau của nhân loại.

Tóm lại, hạnh phúc và đức hạnh là một hệ thống hợp thành hệ

thống giá trị xã hội,nó là một hệ thống giá trị tinh thần của xã hội. Sự hình thành, phát
triển và hoànthiện của hệ thống gía trị hạnh phúc và đức hạnh không tách rời sự phát triển
vàhoàn thiện của ý thức đạo đức và sự điều chỉnh của đạo đức của con người. Conngười
có lý tính chẳng những cần cuộc sống ngày càng đầy đủ về vật chất mà ngàycàng giàu có
về tinh thần, các quyền và phẩm giá con người ngày càng được tôntrọng hơn –

một xã hội ngày càng giàu tính người là khát vọng của nhân loại tiến bộ. Ở đó

vai trò của đạo đức sẽ là không nhỏ, đức hạnh của con người góp phầnchính yếu điều
chỉnh hành vi ứng xử giữa người để con người, xã hội loài ngườingày càng có nhiều tính
người hơn.

12

You might also like