Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

BÀI TẬP AMINO AXIT (TIẾP)

DẠNG 5: ĐỐT CHÁY AMINO AXIT VÀ CÁC HỢP CHẤT CỦA NÓ


Câu 1. Một amino axit (X) có công thức tổng quát NH2RCOOH. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được
6,729 lít CO2 (đktc) và 6,75 g H2O. CTCT của X là
A. CH2NH2COOH B. CH2NH2CH2COOH C. CH3CH(NH2)COOH D. Cả B và C
Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn 45,1 gam hỗn hợp X gồm CH3CH(NH2)COOH và CH3COONH3CH3 thu được
CO2, H2O và N2 có tổng khối lượng là 109,9 gam. % khối lượng mỗi chất trong X lần lượt là
A. 39,47% ; 60,53% B. 35,52% ; 64,48%. C. 59,20%; 40,80% D. 49,33% ; 50,67%
Câu 3. Xác định thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hết 22,455g hỗn hợp X gồm (CH3CH(NH2)COOH
v à CH3COOCNH3CH3). Biết sản phẩm cháy được hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch NaOH thì khối
lượng bình tăng 85,655 g.
A. 44,24 (l) B. 42,8275 (l) C. 128,4825 (l) D. Kết quả khác
Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X thu được 3,36 lít khí CO2, 0,56 lít khí N2 (đktc) và
3,15 g H2O. Khi X tác dụng với dd NaOH thu được muối H2N-CH2COONa. CTCT thu gọn của X là
A. H2N-CH2-COO-C3H7. B. H2N-CH2-COO-C2H5.
C. H2N-CH2-CH2-COOH. D. H2N-CH2-COO-CH3.
Câu 5. Este A được điều chế từ amino axit B và ancol metylic. Đốt cháy hoàn toàn 8,9 gam A thu được
1,12 lít N2 (đktc), 13,2 gam CO2 và 6,3 gam H2O. Biết tỉ khối của A so với H2 là 44,5. CTCT của A là
A. H2N–CH2–COOH B. H2N–CH2–CH2–COOCH3
C. CH3–CH(NH2)–COOCH3 D. CH2–CH=C(NH2)–COOCH3

BÀI TẬP PEPTIT VÀ PROTEIN


DẠNG 1: BÀI TẬP LIÊN QUAN PEPTIT VÀ PHÂN TỬ KHỐI
Câu 1. Khối lượng phân tử của Gly-Ala-Gly-Ala-Val là
A. 445 đvC. B. 373 đvC. C. 391 đvC. D. 427 đvC.
Câu 2. Cho peptit X được tạo nên bởi n gốc alanin có khối lượng phân tử là 302 đvC. Peptit X thuộc loại
A. tripetit. B. đipetit. C. tetrapeptit. D. pentapepit.
Câu 3. Cho peptit X được tạo nên bởi n gốc valin có khối lượng phân tử là 711 đvC. Peptit X thuộc loại
A. tripetit. B. đipetit. C. tetrapeptit. D. heptapeptit.
Câu 4. Cho peptit X được tạo nên bởi n gốc alanin và m gốc glyxin có khối lượng phân tử là 339 đvC. Peptit
X thuộc loại
A. tripetit. B. đipetit. C. tetrapeptit. D. pentapepit.
Câu 5. Cho peptit X được tạo nên bởi n gốc alanin và m gốc glyxin có khối lượng phân tử là 345 đvC. Trong
peptit (X) có
A. 2 gốc glyxin và 1 gốc alanin. B. 1 gốc glyxin và 2 gốc alanin.
C. 2 gốc glyxin và 2 gốc alanin. D. 2 gốc glyxin và 3 gốc alanin.

DẠNG 2: BÀI TẬP ĐỐT CHÁY PEPTIT


Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn 0,04 mol một peptit (X) do n gốc glyxyl tạo nên thu được sản phẩm cháy hấp thụ
vào bình đựng nước vôi trong dư thì thu được 40 gam kết tủa. (X) thuộc loại ?
A. đipetit. B. tripetit. C. tetrapetit. D. pentapetit.
Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol một peptit (X) do n gốc alanyl tạo nên thu được sản phẩm cháy hấp thụ
vào bình đựng Ba(OH)2 dư thì thu được 70,92 gam kết tủa. (X) thuộc loại ?
A. đipetit. B. tripetit. C. tetrapetit. D. pentapetit.
Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một peptit (X) do n gốc glyxyl tạo nên thu được sản phẩm cháy hấp thụ
vào bình đựng nước vôi trong dư thì khối lượng bình tăng là 36,6 gam. (X) thuộc loại ?
A. đipetit. B. tripetit. C. tetrapetit. D. pentapetit.
Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol một peptit (X) do n gốc glyxyl tạo nên thu được sản phẩm cháy hấp thụ
vào bình đựng nước vôi trong dư thì khối lượng bình tăng là 191,2 gam. (X) thuộc loại ?
A. đipetit. B. tripetit. C. tetrapetit. D. pentapetit.
Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn 11,2 gam một đipeptit của alanin rồi cho sản phẩm qua nước vôi trong dư. Tính
khối lượng bình tăng ?
A. 56 gam. B. 48 gam. C. 26,64 gam. D. 40 gam.

DẠNG 3: BÀI TẬP THỦY PHÂN PEPTIT

1
Câu 11. Khi thủy phân 40 gam protein (X) thì thu được 10,5 gam glyxin. Nếu khối lượng phân tử của protein
là 50000 đvC thì số mắt xích alanin trong (X) là bao nhiêu?
A. 191. B. 200. C. 175. D. 180.
Câu 12. Khi thủy phân 50 gam protein (X) thì thu được 26,7 gam alanin. Nếu khối lượng phân tử của protein
là 26000 đvC thì số mắt xích alanin trong (X) là bao nhiêu?
A. 191. B. 200. C. 250. D. 156.
Câu 13. Cho 26,46 gam peptit (X) do n gốc glyxyl tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit
loãng thu được 31,5 gam glyxin (là aminoaxit duy nhất). (X) thuộc loại
A. đipetit. B. tripetit. C. tetrapeptit. D. pentapepit.
Câu 14. Cho 12,08 gam peptit (X) do m gốc alanyl tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit
loãng thu được 14,24 gam alanin (là aminoaxit duy nhất). (X) thuộc loại
A. đipetit. B. tripetit. C. tetrapeptit. D. pentapepit.
Câu 15. Cho 5,48 gam peptit (X) do n gốc glyxyl và m gốc alanyl tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi
trường axit loãng thu được 3 glyxin và 3,56 gam alanin (không còn aminoaxit nào khác và X thuộc
oligopeptit). (X) thuộc loại
A. tripetit. B. đipetit. C. tetrapeptit. D. hexapepit.
Câu 16. Thủy phân hết m gam tripeptit: Gly-Gly-Gly (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 20,25 gam Gly;
23,76 gam Gly-Gly. Giá trị m là
A. 39,69. B. 26,24. C. 44,01. D. 39,15.
Câu 17. Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam
Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là
A. 111,74. B. 66,44. C. 90,6. D. 81,54.
Câu 18. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp oligopeptit gồm Ala-Val-Ala-Gly-Ala và Val-Gly-Gly thu được
x gam Ala; 37,5 gam Gly và 35,1 gam Val. Giá trị của m, x lần lượt là
A. 99,3 và 30,9. B. 84,9 và 26,7. C. 90,3 và 30,9. D. 92,1 và 26,7.
Câu 19. Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala (mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được
dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m là
A. 1,46. B. 1,36. C. 1,64. D. 1,22
Câu 20. Thuỷ phân hoàn toàn 500 gam một oligopeptit X (chứa từ 2 đến 10 gốc α-amino axit) thu được 178
gam amino axit Y và 412 gam amino axit Z. Biết phân tử khối của Y là 89. Phân tử khối của Z là
A. 103. B. 75. C. 117 D. 147.
Câu 21. Cho X là hexapeptit Ala-Gly-Ala-Val-Gly-Val và Y là tetrapeptit Gly-Ala-Gly- Glu. Thủy phân
hoàn toàn m gam hỗn hợp X và Y thu đuợc 4 amino axit, trong đó có 30g glyxin và 28,48g alanin. Giá trị
của m là
A. 73,4 B. 77,6 C. 83,2 D. 87,4
Câu 22. Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol
valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit
Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là
A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val. B. Gly-Ala-Val-Val-Phe.
C. Gly-Ala-Val-Phe-Gly. D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly.
Câu 23. Thủy phân hết một lượng pentapeptit T thu được 32,88 gam Ala-Gly-Ala-Gly; 10,85 gam Ala-Gly-
Ala; 16,24 gam Ala-Gly-Gly; 26,28 gam Ala-Gly; 8,9 gam Alanin; còn lại là Glyxin và Gly-Gly với tỉ lệ
mol tương ứng là 1:10. Tổng khối lượng Gly-Gly và Glyxin trong hỗn hợp sản phẩm là
A. 27,9 gam. B. 29,70 gam C. 34,875 gam. D. 28,80 gam.
Câu 24. Tripeptit X có công thức sau: H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH(CH3)–COOH
Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 400 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô
cạn dung dịch sau phản ứng là
A. 28,6 gam. B. 22,2 gam. C. 35,9 gam. D. 31,9 gam.

LÍ THUYẾT TỔNG HỢP


Câu 1. Dãy chỉ chứa những amino axit có số nhóm amino và số nhóm cacboxyl bằng nhau là
A. Gly, Ala, Glu, Tyr B. Gly, Val, Tyr, Ala C. Gly, Val, Lys, Ala D. Gly, Ala, Glu, Lys
Câu 2. Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là
A. anilin, metyl amin, amoniac. B. amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit.

2
C. anilin, amoniac, natri hiđroxit. D. metyl amin, amoniac, natri axetat.
Câu 3. Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt
3 chất lỏng trên là
A. dung dịch phenolphtalein. B. nước brom. C. dung dịch NaOH. D. giấy quì tím.
Câu 4. Cho các loại hợp chất: aminoaxit (X), muối amoni của axit cacboxylic (Y), amin (Z), este của
aminoaxit (T). Dãy gồm các loại hợp chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và đều tác dụng được
với dung dịch HCl là
A. X, Y, Z, T B. X, Y, T. C. X, Y, Z. D. Y, Z, T.
Câu 5. Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol
benzylic, p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 3. B. 5. C. 6. D. 4.
Câu 6. Phát biểu sai là
A. Trong dung dịch, H2 N-CH2-COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực [NH3+-CH2-COO-]
B. Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.
C. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.
D. Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin (hay glixin).
Câu 7. Có các dung dịch riêng biệt sau: C6H5-NH3Cl (phenylamoni clorua), H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-
COOH, ClH3N-CH2-COOH, HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, H2N-CH2-COONa.
Số lượng các dung dịch có pH < 7 là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 8. Cho dãy các chất: CH4, C2H2, C2H4, C2H5OH, CH2=CH-COOH, C6H5NH2, C6H5OH, C6H6. Số
chất trong dãy phản ứng được với nước brom là
A. 6. B. 8. C. 7. D. 5.
Câu 9. Cho dãy các chất: phenol, anilin, phenylamoni clorua, natri phenolat, etanol. Số chất trong dãy
phản ứng được với NaOH (trong dung dịch) là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 10. Cho dãy các chất: C6H5OH, C6H5NH2, H2NCH2COOH, CH3CH2 COOH, CH3CH2CH2NH2. Số
chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 11. Cho từng chất H2NCH2COOH, CH3COOH, CH3COOCH3 lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH
và với dung dịch HCl, số phản ứng xảy ra là
A. 3. B. 5. C. 6. D. 4.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các ancol đa chức đều phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
B. Etylamin phản ứng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường sinh ra bọt khí.
C. Benzen làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường.
D. Anilin tác dụng với axit nitrơ khi đun nóng, thu được muối điazoni.
Câu 13. Cho các chất sau: phenol, khí sunfurơ, toluen, ancol benzylic, isopren, axit metacrylic, vinyl
axetat, phenyl amin, axit benzoic. Số chất phản ứng được với dung dịch nước brom ở nhiệt độ thường là
A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 14. Dãy gồm các chất đều có khả năng làm đổi màu dung dịch quì tím là
A. CH3NH2, C2H5NH2, HCOOH B. C6H5NH2, C2H5NH2, HCOOH
C. CH3NH2, C2H5NH2, H2N-CH2-COOH D. CH3NH2, C6H5OH, HCOOH
Câu 15. Cho 6 thí nghiệm sau (phản ứng xảy ra hoàn toàn)
- Cho etylamin tác dụng với lượng dư dung dịch {NaNO2 + HCl}
- Cho etylamin tác dụng với CH3I theo tỉ lệ mol 1:1
- Cho nitrobenzen tác dụng với hỗn hợp {Fe + dd HCl} dư
- Cho NH3 dư tác dụng với C2H5I
- Cho anilin tác dụng với dd HCl dư
- Thuỷ phân hoàn toàn protein đơn giản
Số thí nghiệm thu được amin là
A. 3 B. 6 C. 4 D. 5
Câu 16. Số đồng phân cấu tạo amino axit có CTPT C4H9O2N là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.

You might also like